Bài tập kim loại kiềm 1

10
Nguyn Hoàng Thái 3 2= 2 BÀI TP KIM LOI KIM 1 Lời nói đầu : Các dng bài tp khí CO 2 , SO 2 tác dng vi dung dch kim NaOH, Ba(OH) 2 có 3 trường hp xãy ra. Trường hp 1 ( TH 1 ) : CO 2 hoc SO 2 hết , kiềm dư tức OH - : Trường hp 2 (TH 2 ) : CO 2 , OH - đều hết . Trong trường hp này ta có công thc tính nhanh (CTTN): Trường hp 3(TH 3 ) : CO 2 hoc SO 2 dư , tt nhiên là OH - hết : Các bạn lưu ý các trường hợp trên để gii tt các bài tp dng này .Thường thì đề ra trường hp 1 và 2. Các bài giải dưới đây áp dụng lý thuyết trên.Bn nên hiu và nhba trường hp trên! Bài gii không phi là ti ưu, không khỏi thiếu sót . Các bn có cách gii nào nhanh, ngn gọn hơn thì làm nhé ! (Tác gi) DNG 1 : CO 2 (SO 2 ) TÁC DNG VI DUNG DCH KIM Câu 1: Dn 4,48 lít khí CO 2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cn dung dch sau phn ứng thu được m gam mui khan. Giá trca m là A. 5,3 B. 12,9 C. 17,9 D. 18,2 Câu 2: Sc V lít khí CO 2 (đktc) vào 200ml dung dịch X gm Ba(OH) 2 1M và NaOH 1M .sau phn ứng thu được 19,7 gam kết ta. giá trca V là A. 2,24 hoc 4,48 B. 2,24 hoc 11,2 C. 6,72 hoc 4,48 D. 5,6 hoc 11,2 Câu 3: Cho 28 gam hn hp X gm CO 2 và SO 2 ( tkhi ca X so vi O 2 bng 1,75 ) li chm qua 500 ml dung dch hn hp gm NaOH 0,7M và Ba(OH) 2 0,4M được m gam kết ta. Giá trca m là A. 54,25 B. 52,25 C. 49,25 D. 41,80 2 2 3 2= 2 1 < 2 <2 2 1 2 = HCO3

Transcript of Bài tập kim loại kiềm 1

Page 1: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

𝑛𝐶𝑂32− = 𝑛𝐶𝑂2

BÀI TẬP KIM LOẠI KIỀM 1

Lời nói đầu :

Các dạng bài tập khí CO2 , SO2 tác dụng với dung dịch kiềm NaOH, Ba(OH)2 … có 3 trường hợp xãy ra.

Trường hợp 1 ( TH1 ) : CO2 hoặc SO2 hết , kiềm dư tức OH- dư :

Trường hợp 2 (TH2) : CO2 , OH- đều hết .

Trong trường hợp này ta có công thức tính nhanh (CTTN):

Trường hợp 3(TH3) : CO2 hoặc SO2 dư , tất nhiên là OH- hết :

Các bạn lưu ý các trường hợp trên để giải tốt các bài tập dạng này .Thường thì đề ra trường hợp 1 và 2.

Các bài giải dưới đây áp dụng lý thuyết trên.Bạn nên hiểu và nhớ ba trường hợp trên! Bài giải không phải là tối

ưu, không khỏi thiếu sót . Các bạn có cách giải nào nhanh, ngắn gọn hơn thì làm nhé ! (Tác giả )

DẠNG 1 : CO2 (SO2) TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM

Câu 1: Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam

muối khan. Giá trị của m là

A. 5,3 B. 12,9 C. 17,9 D. 18,2

Câu 2: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M .sau phản ứng thu được 19,7

gam kết tủa. giá trị của V là

A. 2,24 hoặc 4,48 B. 2,24 hoặc 11,2 C. 6,72 hoặc 4,48 D. 5,6 hoặc 11,2

Câu 3: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 ( tỉ khối của X so với O2 bằng 1,75 ) lội chậm qua 500 ml dung dịch

hỗn hợp gồm NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 54,25 B. 52,25 C. 49,25 D. 41,80

𝑛𝑂𝐻−

𝑛𝐶𝑂2

≥ 2

𝑛𝐶𝑂32− = 𝑛𝑂𝐻− − 𝑛𝐶𝑂2

1 <𝑛𝑂𝐻−

𝑛𝐶𝑂2

< 2

𝑛𝑂𝐻−

𝑛𝐶𝑂2

≤ 1

𝑛𝐶𝑂2= 𝑛HCO3−

Page 2: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

Câu 4: Hòa tan một hỗn hợp kim loại K, Ba có số mol bằng nhau vào nước được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc). Sục

0,025 mol CO2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. giá trị của m là

A. 2,955 B. 4,344 C. 3,940 D. 4,925

Câu 5: Cho 0,05 mol hoặc 0,35 mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 đều thu được 0,05 mol kết tủa. Số

mol Ca(OH)2 trong dung dịch là

A. 0,15 B. 0,20 C. 0,30 D. 0,05

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được a mol hỗn hợp khí và

dung dịch X. sục khí CO2 dư vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là

A. 0,40 B. 0,60 C. 0,45 D. 0,55

Câu 7: Hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 2 muối . Thêm Br2 dư vào

dung dịch X, phản ứng xong thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Khối

lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xãy ra hoàn toàn là

A. 34,95 g B. 69,90 g C. 32,55 g D. 17,475 g

Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít ( ở đktc) hỗn hợp khí CO2 và SO2 vào 500 ml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/lít,

thu được dung dịch X, dung dịch X có khả năng hấp thụ tối đa 2,24 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là

A. 0,4 B. 0,6 C. 0,5 D. 0,8

Câu 9: Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào bình chứa 200ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/lít; dung dịch thu được có khả

năng hấp thụ tối đa với 100 ml dung dịch KOH 1M. giá trị của a là

A. 1,75 B. 2,00 C. 0,5 D. 0,8

Câu 10 : Nhiệt phân 3,0 gam MgCO3 một thời gian thu được khí X và hỗn hợp rắn Y. hấp thụ hoàn toàn X vào 100ml

dung dịch NaOH x M thu được dung dịch Z. dung dịch Z phản ứng với BaCl2 dư tạo ra 3, 94 gam kết tủa . để trung hòa

hoàn toàn dung dịch Z cần 50ml dung dịch KOH 0,2M. giá trị của x và hiệu xuất phản ứng nhiệt phân MgCO3 lần lượt:

A. 0,75 và 50% B. 0,5 và 66,67% C. 0,5 và 84% D. 0,75 và 90%

Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. khi đó

khối lượng dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu sẽ là

A. Tăng 3,04 gam B. tăng 7,04 gam C. giảm 3,04 gam D. giảm 7,04 gam

Câu 12: Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Cho dung dịch X hấp thụ 0,06 mol CO2 được 2b mol kết tủa, nhưng nếu

dùng 0,08 mol CO2 thì thu được b mol kết tủa. giá trị của a và b lần lượt là

A. 0,08 và 0,04 B. 0,05 và 0,02 C. 0,06 và 0,02 D. 0,08 và 0,05

Câu 13: Cho dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch chứa b mol NaHCO3 thu được 20 gam kết tủa .

tiếp tục cho thêm a mol Ca(OH)2 vào dung dịch , sau phản ứng tạo ra thêm 10gam kết tủa nữa. Giá trị của a và b lần

lượt :

A. 0,2 và 0,3 B. 0,3 và 0,3 C. 0,3 và 0,2 D. 0,2 và 0,2

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam kim loại M thuộc nhóm IIA trong lượng dư không khí , được hỗn hợp chất rắn X(

gồm oxit và nitrua của kim loại M ). Hòa tan X vào nước được dung dịch Y. thổi CO2 đến dư vào dung dịch Y thu được

6,48 gam muối . Kim loại M là

A. Mg B. Sr C. Ca D. Ba

Câu 15: Trong một bình kín chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Sục vào bình lượng CO2 có giá trị biến thiên trong khoảng từ

0,005 mol đến 0,024 mol. Khối lượng kết tủa (gam) thu được biến thiên trong khoảng

A. 0 đến 3,94 B. 0,985 đến 3,94 C. 0 đến 0,985 D. 0,985 đến 3,152

Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M,

sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 19,70 B. 17,73 C. 9,85 D. 11,82

Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 khí CO2 ( ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít, thu được 15,76

gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,032 B. 0,048 C. 0,06 D. 0,04

Page 3: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

DANG 2: MUOI CACBONAT TÁC DUNG VOI AXIT

Câu 1: Dung dịch X chứa 0,375 mol K2CO3 và 0,3 mol KHCO3. Thêm từ từ dung dịch chứa 0,525 mol HCl vào dung

dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy tạo thành

m gam kết tủa . Giá trị của V và m là

A. 3,36 và 17,5 B. 8,4 và 52,5 C. 3,36 và 52,5 D. 6,72 và 26,25

Câu 2: Cho từ từ dung dịch hỗn hợp chứa 0,5 mol HCl và 0,3 mol NaHSO4 vào dung dịch chứa hỗn hợp 0,6 mol

NaHCO3 và 0,3 mol K2CO3 được dung dịch X và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thấy

tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

A. 11,2 và 78,8 B. 20,16 và 148,7 C. 20,16 và 78,8 D. 11,2 và 148,7

Câu 3: Cho từ từ dung dịch 0,015 mol HCl vào dung dịch chứa a mol K2CO3 thu được dung dịch X (không chứa HCl)

và 0,005 mol CO2 . Nếu thí nghiệm trên được tiến hành ngược lại (cho từ từ K2CO3 vào dung dịch HCl) thì số mol CO 2

thu được là

A. 0,005 B. 0,0075 C. 0,01 D. 0,015

Câu 4: Trộn 100 ml dung dịch KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M vào

dung dịch X. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch X được V lít CO2 (đktc) và

dung dịch Z. Nhỏ Ba(OH)2 dư vào Z thì được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 5,6 và 59,1 B. 2,24 và 59,1 C. 1,12 và 82,4 D. 2,24 và 82,4

Câu 5: Nung 13,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II thu được 6,8 gam chất rắn và khí X.Lượng

khí X sinh ra cho hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam

chất rắn . Giá trị của m là

A. 15,9 B. 12,6 C. 19,9 D. 22,6

Câu 6: Cho từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm

kế tiếp đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại . Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh

ra 3 gam kết tủa. Công thức của hai muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. LiCO3 và Na2CO3; 0,03 lít B. Na2CO3 và K2CO3; 0,03 lít

B. LiCO3 và NaCO3;0,06 lít D. Na2CO3 và K2CO3;0,06 lít

Câu 7: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3 . Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung

dịch X thu được dung dịch Y và V lít CO2 (đkc) . Thêm nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy tạo thành m gam kết

tủa . Giá trị của V và m lần lượt là

A. 11,2 và 40 B. 11,4 và 60 C. 16,8 và 60 D. 11,2 và 90

Câu 8: Có 2 cốc riêng biệt : Cốc (1) đựng dung dịch chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 ; Cốc (2) đựng dung

dịch chứa 0,5 mol HCl . Khi nhỏ từ từ cốc (1) vào cốc (2) thấy thoát ra V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72 B. 7,84 C. 8,00 D. 8,96

Câu 9: Cho 100ml dung dịch HCl 1M vào 200ml dung dịch Na2CO3 thu được dung dịch X chứa 3 muối. Cho dung dịch

X vào nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 ban đầu là

A. 0,75M B. 0,65M C. 0,85M D. 0,9M

Câu 10: Cho rất từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaHCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 2M.

Thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là

A. 3,36 lít B. 2,8 lít C. 2,24 lít D. 3,92 lít

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 27,4 gam hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 ( M là kim loại kiềm) bằng dung dịch HCl dư

thấy thoát ra 6,72 lít CO2 (đktc). Kim loại M là

A. Li B. Na C. K D. Rb

Câu 12: Trộn 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa

đủ với 100 ml dung dịch NaHCO3 0,5M. Nồng độ mol dung dịch HCl là

A. 0,5M B. 1,5M C. 0,5M hoặc 1,5M D. 0,5M hoặc 2,0M

Page 4: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

Câu 13: Cho 150 ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M vào 250 ml dung dịch HCl 2M thì thu được V lít khí CO2

(đktc) . Giá trị của V là

A. 3,36 B. 2,52 M C. 5,60 D. 5,04

Câu 14: Cho rất từ từ từng giọt 100ml dung dịch HCl 2,5M vào dung dịch chứa 0,15 mol Na2CO3. Sau khi dung dịch

HCl hết cho dung dịch nước vôi trong dư vào thu được bao nhiêu gam kết tủa ?

A. 7,5 gam B. 10 gam C. 5,0 gam D. 15 gam

Hết

BẢNG ĐÁP ÁN :

DẠNG 1 : CO2 (SO2) TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM

1C 2B 3D 4D 5B 6B 7A 8C 9B 10C

11A 12B 13A 14C 15D 16C 17D

DẠNG 2: MUOI CACBONAT TÁC DUNG VOI AXIT

1C 2D 3B 4D 5C 6D 7A 8C 9A 10B

11B 12C 13D 14C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIÊT

DẠNG 1 : CO2 (SO2) TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM

Câu 1:

Giải Chon C

𝑛𝐶𝑂2 = 0,2 ; 𝑛𝑂𝐻− = 0,25 . 0,2/0,25= 1,25 .1<1,25<2.

Nên khối lượng muối khan = 0,2.44 + 0,25. 40 – 0,05.18 = 17,9

Hoặc tính khối lượng từng muối rồi cộng lại.

Có 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 . có số mol lần lượt là 0,15 và 0,05.

Suy ra, khối lượng muối là 0,15.84 + 0,05.106 = 17,9

Câu 2:

Giải chọn B

𝑛𝐶𝑂2 = a , 𝑛𝑂𝐻− = 0,2.2.1 + 0,2 = 0,6 , 𝑛𝐶𝑂3

2− = 0,1 .

Có 2 trường hợp có thể xãy ra:

TH1 : OH- dư : CO2 hết và 𝑛

𝐶𝑂32− = 𝑛𝐶𝑂2

= 0,1 → V = 22,4

TH2 : OH- hết, CO2 cũng hết . 𝑛𝐶𝑂3

2− = 𝑛𝑂𝐻− − 𝑛𝐶𝑂2 = 0,5 → V = 11,2

Câu 3:

Giải chọn D

Gọi công thức phân tử chung cho CO2 và SO2 là MO2 . Có khối lượng mol = 56 → M = 24

Ta có 𝑛𝑀𝑂2= 0,5 ; 𝑛𝑂𝐻− = 0,75 .Có 0,75/0,5 = 1.5 . → đây là trường hợp 2 .

Áp dụng công thức tính nhanh(CTTN), ta có : 𝑛𝑀𝑂32− = 𝑛𝑂𝐻− − 𝑛𝑀𝑂2

= 0,75 – 0,5 = 0,25 .

Mà 𝑛𝐵𝑎2+ = 0,2 → m kết tủa = 0,2. ( 24 + 16.3 + 137 ) = 41,8 . Câu 4:

Giải chọn D

Page 5: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

ta có : K → ½ H2

a mol → a/2 mol

Ba → H2

A mol → a mol

→ 1,5a = 0,3 ↔ a = 0,2

So sánh thấy đây là trường hợp 1. và 𝑛𝐵𝑎2+ = 0,2 , . 𝑛𝐶𝑂3

2− = 0,025 → m ket tua = 0,025 . 197 = 4,925

gam

Câu 5:

Giải . chọn B

Khi 𝑛𝐶𝑂2 = 0,05 mol thì phản ứng thuộc trường hợp 1 .

Khi 𝑛𝐶𝑂2 = 0,35 mol thì phản ứng thuộc TH2 .

CTTN: → 𝑛𝑂𝐻− = 0,35 + 0,05 = 0,4 → Ca(OH)2 = 0,2

Câu 6:

Giải chọn B

Đặt Al : a mol

Al4C3 : b mol

Các phương trình xãy ra :

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

a mol → a/2 → 3/2.a mol

Al4C3 +2 Ba(OH)2 + 4H2O → 2Ba(AlO2)2 + 3CH4

b mol → 2b → 3b

AlO2- + CO2 + H2O → Al(OH)3 + HCO3

-

0,6 mol ← 0,6mol

Tổng hợp, ta có hệ: a + b = 0,3

a + 4b = 0,6

Giải hệ trên, ta được a = 0,2 , b = 0,1

→ tổng số mol khí = 0,2.1,5 + 0,1.3 = 0,6 mol

Câu 7:

Giải Chọn A

SO2 +NaOH cho ra 2 muối là HSO3- và SO3

2-, Br2 oxi hóa hai ion đó thành SO4

2- và tạo kết tủa BaSO4↓

Br2 dư, Ba(OH)2 dư : nên khối lượng kết tủa BaSO4 là (tính theo số mol SO2 ) : 0,15.( 137 + 96 ) = 34,95 g

Câu 8:

Giải chọn C

𝑛𝑂𝐻− = 0,5a ;

→ . 𝑛𝐶𝑂32− = 0,1

TH2 : → CTTN : 𝑛𝑂𝐻− = 0,15 + 0,1 = 0,25

→ a = 0,25/0,5 = 0,5 mol/lít

Câu 9:

Giải chọn B

Ta có :

𝑛𝐶𝑂2= 0,25

𝑛𝑂𝐻−= 0,2a

Page 6: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

𝑛HCO3− = 0,1

Thấy 0,1 < 0,25 → đây thuộc trường hợp 2 .

Công thức tính nhanh (CTTN) :

𝑛𝐶𝑂32− = 𝑛𝑂𝐻− − 𝑛𝐶𝑂2

↔ 0,25 – 0,1 = 0,2a – 0,25

↔ a = 2 M

Câu 10:

Giải Chọn C

Tổng hợp đề cho thấy khí X là CO2 . và Phản ứng giữa CO2 và NaOH nằm trong trường hợp 2 .

Ta có : 𝑛𝐶𝑂32− = 0,02 ; 𝑛HCO3− = 0,01 → 𝑛𝐶𝑂2

= 0,03

Theo CTTN : 𝑛𝑂𝐻− = 0,02 + 0,03 = 0,05 Nên x = 0,5M

Số mol MgCO3 = 3/(24+60) = 0,035714285 …,

→ hiệu suất = 0,03/0,035714285 . 100 = 84%

Câu 11:

Giải chọn A

Dạng toán này có 3 trường hợp . bài này nằm trong trường hợp 2 .

Trường hợp có công thức tính nhanh : 𝑛𝐶𝑂32− = 𝑛𝑂𝐻− − 𝑛𝐶𝑂2

↔ CO32-

= 0,2 – 0,16 = 0,04

Ta có : Ca2+

= 0,1

Ta có độ tăng hay giảm khối lượng : ( CO2 + Ca(OH)2 ) – (CaCO3 ) = 0,16 + 0,1.74 – 0,04.100 = 3,04

Số dương cho thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng so với dung dịch ban đầu .

→ Tăng 3,04 gam

Câu 12:

Giải chon B

Dạng toán này có 3 trường hợp xãy ra.

Do có kêt tủa nên loại trường hợp 1

Xem xét thất trường hợp 3 thì không hợp lý

→ bài này nằm trong trường hợp 2 .

Ta có 2 phương trình 2 ẩn dựa vào công thức tính nhanh .

0,06 = 2a – 2b

0,08 = 2a – b

Giải hệ trên ra được a = 0,05 ; b= 0,02

Câu 13:

Giải chọn A

Phương trình phản ứng:

Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 ↓ + NaOH + H2O

Tổng hợp đề, suy ra NaHCO3 dư sau thí nghiệm đầu tiên, dư 0,1 mol .

→ số mol Ca(OH)2 = 0,2, số mol NaHCO3 = 0,3

Câu 14:

Giải chon C

Hh rắn Y là : MO và M3N2 . Có MO và M3N2 tan trong nước .

MO tan trong nước tạo M(OH)2 .

CO2 dư vào M(OH)2 tạo M(HCO3)2

Pứ: CO2 + M(OH)2 → M(HCO3)2

Page 7: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

1,6 g 6,48 g

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng :

Ta có : 6,48 – 1,6 = 4,88

4,88/(61.2) = 0,04

→ số mol CO2 = 0,04 → M = 1,6/0,04 = 40 . là Canxi (Ca)

Câu 15:

Giải chọn D.

OH- = 0,04 ,

Với 𝑛𝐶𝑂2= 0,005 thì kết tủa thu được là 0,005.197 = 0,985 g ,

Với 𝑛𝐶𝑂2= 0,024 thì 𝑛𝐶𝑂3

2− = 0,016 ( theo Công thức tính nhanh) , có 𝑛𝐵𝑎2+ = 0,02

→ kết tủa thu được là 0,016.197 = 3,152 g. ( kết tủa đã tan một phần )

Lượng kết tủa lớn nhất là mmax = 0,02.197 = 3,94 g.

Vậy 0,985 < ↓ < 3,94

Câu 16:

Giải chọn C

𝑛𝐶𝑂2= 0,2 , 𝑛𝑂𝐻− = 0,25 . → 1 <

𝑛𝑂𝐻−

𝑛𝐶𝑂 2

< 2,

→ CTTN : 𝑛𝐶𝑂32− = 𝑛𝑂𝐻− − 𝑛𝐶𝑂2

↔ CO32-

= 0,25 – 0,2 = 0,05

Mà 𝑛𝐵𝑎2+ = 0,2 → khối lượng kết tủa là : 0,05.197 = 9,85 g Câu 17:

Giải Chọn D

𝑛𝐶𝑂2= 0,12 , 𝑛𝑂𝐻−= 5a , 𝑛𝐶𝑂3

2− = 0,08

Nhận xét: Ta thấy 0,08 < 0,12, nên đây là trường hợp CO2 hết, OH- cũng hết .

CTTN: 𝑛𝐶𝑂32− = 𝑛𝑂𝐻− − 𝑛𝐶𝑂2

↔ 0,08 = 5a – 0,12 ↔ a = 0,04

DẠNG 2: MUOI CACBONAT TÁC DUNG VOI AXIT

Câu 1:

Giải chọn C

Câu này làm tương tự câu 7 .

Câu này thuộc trường hợp phản ứng tuần tự ( không phản ứng đồng thời ) . CO32-

có tính bazo mạnh hơn

HCO3- nên nó tác dụng với H

+ trước. Hai phản ứng sau xãy ra tuần tự (lần lượt )

H+

+ CO32-

→ HCO3-

H+ + HCO3

- → CO2 + H2O

Câu 2:

Giải chọn D

Câu này làm tương tự câu 7 .

Câu này thuộc trường hợp phản ứng tuần tự ( không phản ứng đồng thời ) . CO32-

có tính bazo mạnh hơn

HCO3- nên nó tác dụng với H

+ trước. Hai phản ứng sau xãy ra tuần tự (lần lượt )

H+

+ CO32-

→ HCO3-

H+ + HCO3

- → CO2 + H2O

Page 8: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

𝑚𝐶𝑂2= 13,4− 6,8 = 6,6 g

∑𝑛𝐻+ = 0,03 + 0,015 + 0,015 = 0,06 𝑚𝑜𝑙

Chỉ khác câu 7 là có thêm kết tủa BaSO4 .

Câu 3:

Giải chọn B

Các bài tập dạng này quan trọng ở 2 chữ “ từ từ “. Các bạn hiểu rỏ chổ này nhé !

Ví dụ bài này nếu cho nhanh dung dịch HCl vào dd K2CO3 thì sẽ xãy ra phản ứng :

2HCl + K2CO3 → 2KCl + CO2 + H2O

Còn nếu cho từ từ thì xãy ra phản ứng.

HCl + K2CO3 → KCl + KHCO3 .

Bắt đầu làm bài này :

Hai phản ứng sau xãy ra lần lượt.

H+

+ CO32-

→ HCO3-

a mol → a mol

H+ + HCO3

- → CO2 + H2O

0,005mol ← 0,005 mol

→ a = 0,01 ,

Nếu tiến hành thí nghiệm ngược lại thì : ta có phản ứng

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

0,0075 ← 0,015 → 0,0075

(Tính theo số mol HCl )

→ nCO2 = 0,0075 mol

Câu 4:

Giải chọn D

Câu này làm tương tự câu 7 .

Câu này thuộc trường hợp phản ứng tuần tự ( không phản ứng đồng thời ) . CO32-

có tính bazo mạnh hơn

HCO3- nên nó tác dụng với H

+ trước. Hai phản ứng sau xãy ra tuần tự (lần lượt )

H+

+ CO32-

→ HCO3-

H+ + HCO3

- → CO2 + H2O

Chỉ khác câu 7 là có thêm kết tủa BaSO4 .

Câu 5:

Giải chọn A

Phản ứng : MCO3 → MO + CO2

→ 𝑛𝐶𝑂2= 0,15 mol

Ta có 𝑛𝑂𝐻−

𝑛𝐶𝑂 2

= 2,667 → TH1 . Có NaOH dư 0,1 mol

→ mchất rắn = 0,15.106 + 0,1.40 = 19,9 g

Câu 6:

Giải chọn D

Công thức chung cho 2 kim loại là: M2CO3 .

H+

+ CO32-

→ HCO3-

H+ + HCO3

- → CO2 + H2O

0,015 ← 0,015 mol

Tiếp tục phản ứng : Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

0,03 ← 0,03

Page 9: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

→ pH = 0 → CM = 1 → VHCl = 0,06 lít

Ta có:

5,25

0,045 = 116,67 → M = (116,67 – 60): 2 = 28,33 ( 23 < 28,33 < 39 ) → Na với K

Câu 7:

Giải Chọn A

Câu này thuộc trường hợp phản ứng tuần tự ( không phản ứng đồng thời ) . CO32-

có tính bazo mạnh hơn

HCO3- nên nó tác dụng với H

+ trước. Hai phản ứng sau xãy ra tuần tự .

H+

+ CO32-

→ HCO3-

0,3 ← 0,3

H+ + HCO3

- → CO2 + H2O

0,5→ 0,5

Nên HCO3- dư 0,1 mol , → ∑ số mol HCO3

- = 0,4 , và VCO2 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

Tiếp tục có phản ứng :

Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

0,4 → 0,4

→ mket tua = 0,4.100 = 40 g

Câu 8:

Giải chọn C

Phản ứng như ở câu 11 và cách làm cũng tương tự như câu 11.

Ta có : 0,2.a.2 + 0,3.a = 0.5 → a = …

→ 0,2a + 0,3a = … , → V = (0,2a + 0,3a ) . 22,4 = 8 lít .

Các chỗ chấm chấm bạn tự tính nhé !

Câu 9:

Giải chọn A

Do dung dịch chứa 3 muối nên chỉ có phản ứng sau xãy ra và Na2CO3 dư .

HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl

0,1 → 0,1

Tiếp tục hai phản ứng sau xãy ra:

Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2 NaOH

Kết tủa là 0,15 → Na2CO3 dư : 0,05

Nên số mol Na2CO3 = 0,15 → CM = 0,15/0,2 = 0,75 M

Câu 10:

Giải chọn B

Cho từ từ trường hợp này thì ta có 2 phản ứng sau xãy ra đồng thời và cùng tốc độ phản ứng

CO32-

+ 2H+ → CO2 + H2O

0,15a → 0,15a.2

HCO3- + H

+ → CO2 + H2O

0,1a → 0,1a

Ta có hiệu suất phản ứng là a

→ 0,15a.2 + 0,1a = 0,2 ↔ a = 0,5

→ nCO2 = 0,15a + 0,1a = 0,15.0,5 + 0,1.0,5 = 0,125 → V = 2,8 lít

Câu 11:

Giải Chọn B

Do HCl dư nên ta có hệ:

Page 10: Bài tập kim loại kiềm 1

Nguyễn Hoàng Thái

(2M + 60).x + y. ( M + 61 ) = 27,4

X + y = 0,3

Với M = 23 → x = 0,1 ; y = 0,2

Với M = 39 → x < 0 , y > 0 nên không hợp lý

→ Na

Câu 12:

Giải Chọn C

HCO3- lưỡng tính nên vừa tác dụng được với OH

- , vừa tác dụng được với H

+ .

→ HCl dư hoặc hết đều được . HCl hết để OH- tác dụng với NaHCO3 . HCl dư để nó tiếp tục phản ứng với

NaHCO3 . nhưng HCl dư hoặc hết ở 1 lượng xác định . vì phản ứng vừa đủ .

Câu 13:

Giải chọn D

Phương trình phản ứng xãy ra:

CO32-

+ 2H+ → CO2 + H2O

0,225 → 0,45 0,225

→V = 0,225.22,4 = 5,04 lít

Câu 14:

Giải

H+ = 0,25 mol , CO3

2- = 0,15 mol

Các phản ứng xãy ra khi cho từ từ :

H+ + CO3

2- → HCO3

-

0,15 ← 0,15

HCO3- + H

+ → CO2 + H2O

0,1 ← 0,1

Nên trong dung dịch còn HCO3- : 0,05 mol

Phản ứng tiếp tục : 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

0,05 → 0,025 0,025

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH

0,025 → 0,025

→ ncaco3 = 0,025 + 0,025 = 0,05 mol

Hoặc ta gom 2 phương trình thành 1: NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O

0,05 → 0,05

→ mkết tủa = 0,05.100 = 5 gam .

Chúc các bạn thành công !