phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành...

22
QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 TẬP MƯỜI MỘT TU THÂN - TỀ GIA - TRỊ QUỐC - BÌNH THIÊN HẠ Kính thưa các vị trưởng bối, các vị học trưởng! Xin chào mọi người! Chúng ta tiếp tục xem câu thứ tư trong Ngụy Chí (Ngụy của Tam Quốc). Trong Ngụy Chí có nói đến: “Phu vật tốc thành tắc tật vong, vãn tựu tắc thiện chung, triêu hoa chi thảo, tịch nhi linh lạc, tùng bách chi mậu, long hàn bất suy thị dĩ đại nhã quân tử ác tốc thành” . Chúng ta xem trên văn tự, rất nhiều sự vật nhanh chóng trưởng thành thì sẽ nhanh chóng diệt vong. Thành tựu chậm, thành tựu sẽ được chắc chắn, như vậy mới có kết quả tốt. “Vãn tựu tắc thiện chung”. Chúng ta xem hai chữ “tốc thành” này thì liền nghĩ đến lời của Khổng Tử: “Dục tốc bất đạt”. Mạnh Tử cũng nói: “Nóng vội hỏng việc”, muốn thành công gấp nhưng lại hoàn toàn trái ngược. Muốn nhanh chóng nhìn thấy kết quả tốt thì rất dễ, chính là công phu ở bề ngoài, làm để cho mọi người xem. Thí dụ như cây đại thụ trong thiên nhiên có thể trở thành cây đại thụ cao chọc trời 1

Transcript of phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành...

Page 1: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

TẬP MƯỜI MỘT

TU THÂN - TỀ GIA -

TRỊ QUỐC - BÌNH THIÊN HẠ

Kính thưa các vị trưởng bối, các vị học trưởng! Xin chào mọi người!

Chúng ta tiếp tục xem câu thứ tư trong Ngụy Chí (Ngụy của Tam Quốc). Trong Ngụy Chí có nói đến: “Phu vật tốc thành tắc tật vong, vãn tựu tắc thiện chung, triêu hoa chi thảo, tịch nhi linh lạc, tùng bách chi mậu, long hàn bất suy thị dĩ đại nhã quân tử ác tốc thành”.

Chúng ta xem trên văn tự, rất nhiều sự vật nhanh chóng trưởng thành thì sẽ nhanh chóng diệt vong. Thành tựu chậm, thành tựu sẽ được chắc chắn, như vậy mới có kết quả tốt. “Vãn tựu tắc thiện chung”. Chúng ta xem hai chữ “tốc thành” này thì liền nghĩ đến lời của Khổng Tử: “Dục tốc bất đạt”. Mạnh Tử cũng nói: “Nóng vội hỏng việc”, muốn thành công gấp nhưng lại hoàn toàn trái ngược. Muốn nhanh chóng nhìn thấy kết quả tốt thì rất dễ, chính là công phu ở bề ngoài, làm để cho mọi người xem. Thí dụ như cây đại thụ trong thiên nhiên có thể trở thành cây đại thụ cao chọc trời thì điều quan trọng nhất là rễ của nó có cắm chắc hay không. Mà rễ thì chúng ta không nhìn thấy được, bởi vì “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”.

Giáo dục nếu như muốn nhanh chóng nhìn thấy kết quả, có thể hoàn toàn trái ngược lại. Bởi vì hiện nay chỉ lo cái lợi trước mắt, thật ra

1

Page 2: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

trong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự phát triển của mỗi ngành nghề hiện tại thì đầy rẫy những tình huống. Cho nên, tuổi thọ của các xí nghiệp càng ngày càng ngắn lại, đều là do vi phạm vấn đề này: “Tốc thành tức tật vong”, đều là làm ở bề ngoài. Giống như xây nhà vậy, trụ cột không vững chắc, bề ngoài thì tô vẽ rất đẹp, một cơn gió thổi qua liền bị đổ sập. Các vị xem, vạn pháp do tâm sanh, tất cả đồ vật thật ra đều là do tâm của con người sáng tạo ra. Việc tạo ra hình dạng của đồ vật, việc tạo ra đồ vật thực tại có liên quan với người tạo ra hay không? Các vị xem, một cây cầu thời cổ đại có thể dùng tám trăm năm, có thể dùng một ngàn năm, đường xá hiện nay của chúng ta thì như thế nào? Tình trạng hư hỏng rất nghiêm trọng. Các vị xem, chỉ là làm ngoài bề mặt, làm vội vàng cho xong. Cây cầu vô cùng vững chắc mà chúng ta nói đến có lợi ích nhiều thế hệ. Dựa vào lương tâm hay làm vì cái lợi trước mắt thì hiệu quả hoàn toàn không như nhau. Từ đạo đức học vấn của bản thân chúng ta mà nói, muốn nhanh chóng hoàn thành thật ra chỉ là học ở bên ngoài, thậm chí học như vậy để mọi người nhìn thấy là học cũng khá, trên thực tế hết thảy mọi động lực để nỗ lực chính là mong muốn người khác nói mình cũng khá lắm, cơ bản vẫn là cái tâm hư vinh, vẫn là cái tâm mưu cầu.

Lão Tử nói: “Vi đạo nhật tổn”. Đạo nghiệp chân chánh phải được đề cao, chẳng phải là tăng thêm thật nhiều mà là không ngừng buông bỏ những tập khí của nội tâm. Buông bỏ đến khi nào không còn tập khí thì đạo đức tốt đẹp, tánh thiện vốn có hiển lộ ra. Cho nên chân thật cầu học vấn là công phu buông bỏ, buông bỏ tập khí. Đã buông bỏ tập khí rồi thì tâm chân thành của con người mới lộ ra bên ngoài. Có tâm danh lợi thì

2

Page 3: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

sự chân thành chẳng thể lưu lộ ra bên ngoài. Thành ý thì tâm mới có thể ngay thẳng, mới có thể tu thân.

Tăng Văn Chánh Công thời nhà Thanh có nói: “Nhất niệm bất sanh thị vị thành”. Một niệm tham cũng chẳng khởi, một tập khí cũng chẳng khởi, không khởi tâm ngạo mạn, không khởi ý niệm ưu tư, đều có thể điều phục được tham sân si mạn, lúc này mới có được chân tâm, thành tâm mới có thể hiện tiền. Nông nổi hoặc có tâm danh lợi, tâm công danh lợi lộc, tâm thích phô bày, sẽ có tổn hại đối với đạo nghiệp. Trong cách ngôn có nói: “Vi học đệ nhất công phu”. Học vấn đạo đức của mỗi người phải được nâng cao, trước tiên phải hàng phục được cái tâm bao chao của chính mình. Hai từ bao chao này từ đâu mà có? Từ sự nóng vội, từ trong việc cầu nhanh chóng mà có. Cho nên trí huệ là từ trong định mà thành tựu, nhân định khai trí tuệ. Chữ “định” này là đến từ việc công phu trì giới, đến từ việc thật sự công phu để đối trị những tập khí, dục vọng. Dục vọng của con người rất nhiều. Tâm không tịnh thì ý niệm sẽ tràn lan. Đương nhiên ý niệm thì chỉ có bản thân mình nhìn thấy. Cho nên, muốn cầu học vấn, trước tiên bản thân chúng ta không thể tự lừa dối mình, “quán tâm vi yếu”, nên biết rõ ý niệm của bản thân  mình có tương ưng với Kinh Điển hay không, hễ không tương ưng thì “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.

Hiện nay chúng ta tu học có một chỗ cần phải đột phá, chẳng phải là muốn tự lừa dối mình, mà là tập khí sai khiến, hoàn toàn chẳng biết được tập khí của mình tác dụng ở đâu, ngạo mạn đã nổi lên, thậm chí lời nói đối với trưởng bối làm cho người ta rất khó chịu. Lúc đang nói thì bản thân rất đắc ý, không nhận ra được. Từ những hiện tượng này chúng ta nhìn thấy, trong gia đình, đặc biệt là công đức của người mẹ

3

Page 4: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

rất to lớn. Người tu hành hiện nay gặp phải đủ thứ vấn đề là do từ lúc nhỏ nền tảng không được xây dựng vững chắc. Gia giáo tốt thì khi gặp trưởng bối làm sao thể có những lời nói không cung kính chứ. Người thành niên chúng ta hiện nay cũng có thiện tâm muốn truyền bá văn hóa, nhưng nhất định phải bắt đầu từ nơi chúng ta, bắt đầu từ việc đối trị tập khí. Tập khí không trừ, chỉ nghĩ đến việc chúng ta học những câu Kinh này để đi giảng cho người khác nghe là đã truyền bá văn hóa, nhận thức như vậy thì chẳng được ổn thỏa. “Người có thể hoằng đạo”chính là những lời giáo huấn này bản thân chúng ta phải làm được, dùng đức hạnh cảm hóa người khác. Giả như những người thân, đồng nghiệp bên cạnh chúng ta, những người gần chúng ta nhất mà không thân thiết với chúng ta, không thể cảm hóa được họ mà chúng ta lại đi giảng dạy, người ta sẽ nói “hay đấy, nói rất hay”,chúng ta sẽ rất phấn khởi. Điều này vô hình trung đã rơi vào cạm bẫy rồi, ngất ngây trong tiếng vỗ tay. Thậm chí những người ở bên cạnh chúng ta đề xuất ý kiến, chúng ta cho rằng họ cố tình soi mói: “Anh xem, nhiều người đều tán thán tôi như vậy, nói tôi là người tốt, nói tôi rất có tâm”. “Sắc bất mê nhân, nhân tự mê”. Cái danh cũng chẳng làm con người say mà con người cũng tự say. Vì vậy, không có sự cảnh giác cao thì buông bỏ tập khí thật sự chẳng phải dễ, thật sự rất khó. Mạnh Tử nói: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kì phóng tâm nhi dĩ hĩ”. Tâm của chúng ta đã bị tham, sân, si, mạn chướng ngại mất rồi. Phải nhìn cho thấu đáo.

Tiến thêm bước nữa là “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, chuyển nó trở lại, phải phá bỏ tình trạng không hay không biết này. Trước tiên bản thân mình phải tịnh lại để đọc Kinh, quán chiếu bản thân, thường xuyên chủ động lắng nghe người khác đóng góp ý kiến,

4

Page 5: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

chỉ ra chỗ sai cho chúng ta. Chúng ta phải tạo thành thái độ này. Giả như người bên ngoài rất tán thán chúng ta, nhưng người thân ở bên cạnh phê bình thì chúng ta cũng vui vẻ. Thậm chí vui vẻ đi ra với những người bạn nhưng không vui vẻ trở về nhà, những người này không phân biệt được tốt xấu, như vậy càng học thì tâm thái càng bị thiên lệch. Những người ở xung quanh chúng ta nhìn thấy rõ ràng nhất.

“Cận xứ bất năng cảm động”, những người ở gần nhất đều không thể cảm hóa. “Vị hữu năng cập viễn giả”, những người ở gần nhất khảo nghiệm chúng ta có chân thành hay không. Thành có thể cảm thông. Ngay cả người ở bên cạnh mà cũng không hiểu rõ, thì sự thành tâm này vẫn còn kém lắm.

Chúng ta hãy suy nghĩ, không nên tự lừa dối mình. Hơn nữa, đối với bản thân ta mà nói, chúng ta hãy bình tĩnh một chút. Nhà Phật có một câu nói: “Vạn pháp nhân duyên sanh”. Hiện nay gia đình chúng ta cũng tốt, sự ngiệp cũng tốt, đều là nhân duyên đã thành tựu. Những nhân duyên này thực ra chính là một số điều kiện khách quan. Trong việc trồng trọt thì phải cần gieo hạt giống, cần phải có nước tưới, cần phải bón phân, đủ thứ điều kiện thì mới thu hoạch được.

Hơn bảy năm trước, tôi ở Hải Khẩu để chia sẻ “Đệ Tử Quy” với mọi người. Việc này cũng là nhân duyên. Đúng vào đó, cả đại lục có chính sách xem trọng việc phục hưng văn hóa truyền thống. Giả như chẳng phải cả một cấp cao khởi xướng như vậy, chúng tôi đi giảng thì người ta sẽ không cho chúng tôi giảng. Cho nên những việc này đều là do nhân duyên. Hơn nữa, lòng người lương thiện, còn có rất nhiều người giúp đỡ tôi, thật ra đều là học trò của sư trưởng. Các vị xem,

5

Page 6: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

nhiều nhân duyên như vậy thúc đẩy để cho tôi có một cơ hội  giao lưu cùng với đại chúng. Khách quan mà nói, những đạo lý mà tôi đã giảng, đại đa số là bản thân tôi vẫn làm chưa được tốt. Nhân duyên như thế này, bởi vì chẳng có ai giảng, đúng lúc tôi đi giảng, mọi người rất tán thán. Các vị xem, tôi dần dần không biết bản thân mình là ai nữa, không biết tình hình khách quan của bản thân mình. Thậm chí có người còn xem tôi như một vị thần, nói là thầy Thái điều gì cũng biết. Thật ra thì tôi cái gì cũng chẳng biết. Là thật, người ta xem tôi như một vị thần! Giả như bạn chẳng biết rõ tập khí của chính mình quá nhiều, bất ngờ người đầu tiên xem bạn là một vị thần, bạn lo sợ đến chết khiếp; nhưng đến người thứ mười xem bạn như một vị thần, bạn cảm thấy hình như là giống một chút. Danh so với lợi thì càng khó buông bỏ tập khí hơn, bởi vì nó vô hình, hễ bạn không cẩn thận thì nó liền đi theo bạn. Lợi có hình tướng, vì đồng tiền, của cải nhìn thấy được; còn danh thì vô hình. Chẳng bằng lúc nào cũng “chẳng cầu có công, chỉ mong không có lỗi”, đặt câu này ở  trong tâm không được rời, dù chỉ trong chốc lát.

Danh vọng thật sự rất khó buông bỏ. Có một người vừa nói với một vị trưởng bối của anh ấy: “Con hiện giờ phải đi làm quan, con đã chuẩn bị xong 100 lời tâng bốc”. Vị trưởng bối này vừa nghe xong: “Con là người có học thì phải có chí khí, phải có chánh khí, chánh nghĩa, làm sao mà có thể tâng bốc nịnh bợ. Phải chuyên tâm nhân nghĩa, phải giữ vững cương vị, không nên đi nịnh bợ tâng bốc ai cả”. Người này vừa nghe xong: “Thưa trưởng bối! Thời đại này, người giống như ngài thật sự là còn quá ít ạ”. Vị trưởng bối này nói: “Nói nghe cũng phải”. Người này đi ra ngoài nói: “100 lời tâng bốc, lời thứ nhất đã sử dụng rồi”. Mỗi người chúng ta giảng cho những người đang

6

Page 7: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

học, nói thật ra, bởi vì đều là lời trong Kinh Điển, người ta nghe rồi đương nhiên sẽ có sự đồng tình, đó chẳng phải là trình độ chân thật của bản thân. Thậm chí là càng nói trong tâm càng hổ thẹn, càng thiếu tự tin.

Trong Luận Ngữ có mấy câu đặc biệt nhắc nhở: “Quân tử phải biết hổ thẹn vì lời nói quá so với việc làm”. Người xưa ít ngôn luận, vì sợ không thực hành được điều đã nói mà xấu hổ, không dám nói những lời mà bản thân mình làm không được. Nói càng nhiều bản thân mình làm không được, lo âu thấp thỏm, cảnh giác không yên. Lo sợ mình nói rồi sau này làm không được, ngược lại còn sỉ nhục văn hóa truyền thống. Điều này chẳng phải là chính mình, chẳng phải là bản thân mình làm những chuyện được dự tính ban đầu. Vì vậy, khi có cơ hội chia sẻ cho đại chúng, chia sẻ xong rồi thì phải nhanh chóng dụng công, nhanh chóng như con vịt bơi trong nước mới được. Vì sao vậy? Điều phục những tập khí chẳng phải là việc của một ngày. Cho nên càng thất bại thì càng phải phấn đấu, kiên cường bất khuất. Đối trị chỉ một tính khí xấu cũng không phải dễ, hơn nữa việc này phải cần thời gian huân tập lâu dài, thời gian quán chiếu lâu dài, thậm chí là phải dùng phương pháp, dùng cách thức cụ thể trong cuộc sống để điều chỉnh tập khí mới được. Vì vậy, điều phục tập khí, đế vương, tướng lĩnh chưa chắc làm được, không phải là chuyện dễ, cho nên không thể lơ là, mất cảnh giác. Cảm giác như là đọc mấy quyển Kinh, giảng vài bài học, học vấn thì không thành vấn đề. “Phu vật tốc thành tắc tật vong”, quy luật thông thường, càng nhanh nổi tiếng thì càng nhanh sụp đổ. Bởi vì khi chống không lại với danh lợi thì sẽ chịu không nổi.

7

Page 8: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

Các vị xem, rất nhiều quốc gia đều có học sinh học nhảy lớp. Học sinh học nhảy lớp có tốt hay không? Mười ba tuổi học đại học, mười một tuổi học đại học, rất lợi hại. Trái ngược với câu nói trên. Có ai đi điều tra những học sinh học nhảy lớp sau này thì như thế nào không? Xin hỏi mọi người, có thấy người nào trên Thế Giới này thành công là học sinh học nhảy lớp không? Lạ thật, đều chẳng có tiếp tục điều tra như thế nào. Đi sâu mới phát hiện, những học sinh học nhảy lớp này đối xử chẳng tốt mối quan hệ giữa người với người, bởi vì họ chẳng được học. Mối quan hệ giữa người với người chẳng phải là dựa vào việc ghi chép một quyển sách nào thì mối quan hệ giữa người với người của họ liền ổn. Điều này là một sự cảm nhận, một dạng thể nghiệm mà họ phải từ việc đối nhân xử thế mà lần mò, mà mở mang. Không có cách nào ăn một món gì đó thì họ sẽ biết. Hơn nữa, chúng ta chẳng chú ý đến việc trưởng thành tâm hồn của chúng. Giả như chúng luôn học nhảy lớp, luôn luôn ở trong sự tán thán, thật ra cái tâm được mất của chúng vô cùng nặng nề, chúng chuyển tải không nổi, trong chốc lát thì sự trắc trở sẽ đến, có thể chúng có muốn cũng chẳng rời bỏ được ý niệm đó. Cho nên tất cả phải tuân theo quy luật tự nhiên: “Trăng đến rằm sẽ tròn”.

Cầu học vấn thì trước tiên phải điều phục cái tâm nôn nóng thành công này, phải lập tức ổn định trở lại, ổn định mỗi ý niệm mà hạ thủ công phu. Cho nên, “dây cưa gỗ đứt, nước chảy đá mòn, nước chảy thành sông, dưa chín cuống rụng”. Dưa hái ép thì sẽ không ngọt, đúng không? Trái đào bị hái ép sẽ rất chua. Câu này là tôi tự thêm. Bởi vì Khổng Lão Phu Tử nói suy một mà ra ba, đây là cùng một ý nghĩa. Không thể trái ngược với tự nhiên. Nói thật ra, bồi dưỡng nhân tài phải bắt đầu từ nền tảng căn bản. Đợi đến khi thực lực của chúng tích lũy

8

Page 9: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

được rồi, chúng làm người quản lý thì mới có thể đồng tình với tâm nguyện của người cấp dưới, chúng mới có thể chỉ bảo những người cấp dưới, chúng tuyệt đối không phải lý luận suông.

Hiện nay, rất nhiều người thạc sĩ quản lý xí nghiệp, tiến sĩ quản lý xí nghiệp, đúng không? Tốt! Trong ý nghĩ của họ, họ đến đó sẽ làm gì? Họ phải làm người quản lý, sau đó là áp dụng lý thuyết một cách máy móc. Họ có thể cảm nhận được lòng người hay không? “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa”. Gây được sự cảm động là chính bản thân mình phải thể nghiệm qua một số công việc. “Chẳng trải qua làm việc thì không biết được cái khó”.

Có một vị lãnh đạo lập nên sự nghiệp, đặc biệt rất trọng tình cảm, toàn cả xí nghiệp giống như người một nhà vậy. Khi truyền đến đời cháu của ông, ông nội tốt nghiệp tiểu học, quá trình học rất kém, lập nên sự nghiệp; còn cháu của ông là quản lý thì học tiến sĩ, từ Mỹ trở về. Kết quả là vừa trở về thì nói với toàn thể nhân công: “Tôi không phải đến đây để làm bạn với các vị. Công ty thì có chế độ của công ty, các vị nên cố găng tuân thủ”. Anh ấy là tiến sĩ. Xin hỏi mọi người, lòng người như vậy khác nhau có lớn hay không? Nói thẳng ra, anh ấy nói những lời này, công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động là nhờ năng lực, phước báu của ai? Là của ông nội của anh ấy, những người hiện nay là nể mặt ông nội của anh ấy. Nếu như chẳng có ông nội của anh ấy gian nan lập xí nghiệp, xây dựng nền tảng này, tôi nghĩ, anh ấy nói xong hôm sau không biết bao nhiêu người sẽ bỏ đi. Cho nên toàn bộ việc bồi dưỡng nhân tài, bao gồm việc nâng cao học vấn, đều là do tích lũy, đều không thể gấp gáp thành tựu được. Vì vậy, vừa đúng đoạn văn này: “Dây cưa gỗ đứt, nước chảy thành sông, dưa chín cuốn rụng”, “căng táo hồ nghi,

9

Page 10: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

dục tốc chuyển trì”. “Căng” nghĩa là ngạo mạn, nghĩ rằng khả năng của mình ưu việt hơn ông nội, ưu việt hơn người xưa. “Táo” nghĩa là nôn nóng thành tựu. “Hồ nghi” là hoài nghi đối với Kinh Điển này, không tin tưởng. Thật sự là đúng như vậy không? Tương đối dễ dàng xuôi theo cách nghĩ của mình, ngã chấp, ngã kiến mà làm. “Căng táo hồ nghi”. “Dục tốc”, muốn phải nhanh chóng đạt được kết quả. “Chuyển trì”, hoàn toàn ngược lại với dự kiến ban đầu.

Mọi người nhìn xem, trong quá trình cầu học vấn, chúng ta rất dễ nôn nóng, dễ dàng hoài nghi giáo huấn của Kinh Điển, sau đó rất dễ ngạo mạn. Các vị xem, Khổng Lão Phu Tử là bậc Tiên sư Thánh Hiền, thái độ học tập của các Ngài là “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”. Chữ “tín” này là không hoài nghi; “hiếu cổ”, “thuật nhi bất tác” là không ngạo mạn. Đương nhiên chữ “tín”, chữ “hiếu” này thể hiện trong việc y giáo phụng hành, biểu hiện trong tư tưởng của mình, tùy thuận theo lời giáo huấn của cổ Thánh Tiên Hiền, không phải tự vỗ ngực nói “tôi đã tin, tôi hiếu học”. Tư tưởng quan niệm, nhất cử nhất động của chúng ta có y theo Kinh Điển để thực hiện hay không mới là thật sự tin, thật sự hiếu học. Điều này là trọng thực chất chứ không phải trọng hình thức, chẳng phải nói trên miệng mà thôi.

Về học vấn, trong thành ngữ cũng có nhắc chúng ta: “Hậu tích bạc phát”. Nói thật ra, tôi đã gặp được cơ hội này rồi. Ở Hải Khẩu giao lưu với đại chúng, nếu không có phước báo, không có Kinh Điển của Tổ Tiên, không có oai đức của Sư Phụ  thì ai thèm nghe tôi giảng chứ. Cho nên điều này bản thân mình phải thông suốt tình trạng của mình. Hiện giờ Tổ Tiên cũng rất gia hộ cho tôi, biết tôi đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, sắp dùng hết rồi, định lực cũng không đủ. Cho nên Sư Trưởng từ

10

Page 11: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

ái, biết được những người trẻ tuổi chúng tôi cũng chẳng có thứ gì, nên xây cho chúng tôi học viện Hán học, kêu chúng tôi bế quan, đừng đi ra ngoài mà mất thể diện, cố gắng tích lũy. Học vấn mà không tích lũy thì chẳng cách nào nhập tâm thâm nhập, Kinh Điển chẳng có cách nào trở thành việc xử sự đối người tiếp vật trong cuộc sống của mình, trở thành tâm tánh của mình. Điều này khó, chẳng phải trong thời gian ngắn mà đạt được. Thật sự chúng tôi đều cảm thấy Tổ Tiên luôn âm thầm gia hộ chúng tôi. Chúng tôi phải nghe lời, không nên chạy lung tung ra bên ngoài. Đi ra bên ngoài tám gió thổi liền động, bị lung lay, ngay cả cái gốc cũng bị nhổ bật lên, như vậy sẽ tạo tội rất lớn, làm xấu đi hình tượng văn hóa truyền thống. “Chẳng cầu có công, chỉ mong không có lỗi”. Con người khi gặp được tri kỷ sẽ nói những lời chân thật. Mọi người đều là tri kỷ, đối với việc hoằng dương văn hóa thật sự là phải tận tâm tận lực. Nhìn thấy mọi người học văn ngôn văn được hơn một năm, tiết học nào cũng không vắng mặt, thật sự là trong tâm tôi rất khâm phục sứ mệnh, sự đảm đương của mọi người. Mọi người rất hiếu học.

“Triêu hoa chi thảo”, cây cỏ phát triển rất mạnh vào buổi sáng, tràn đầy sức sống. Chữ “tịch” này nghĩa là buổi chạng vạng. Buổi chạng vạng chính là sự tàn tạ. Nhưng mà “tùng bách” thì xanh tốt, cho dù mùa đông lạnh giá cũng không bị suy giảm. “Tùng bách hậu điêu ư tuế hàn”. Tùng bách đều có thể lớn thành cây cổ thụ mấy ngàn năm, nên gốc rễ bám rất chặt, nhưng mà chúng lớn rất chậm. Các vị xem, cây cỏ thực vật lớn đặc biệt nhanh, hai - ba ngày thì chúng lớn như vậy, nhưng cũng nhanh chóng chết đi. Những quy luật của tự nhiên đã gợi ý cho cuộc đời chúng ta rất nhiều.

11

Page 12: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

“Thị dĩ đại nhã quân tử”. “Đại nhã quân tử” nghĩa là những người có tài đức cao, chẳng cầu nhanh chóng đạt kết quả. Dục tốc thì không đạt. Chúng ta cần phải bình tĩnh. Phong khí cả xã hội hiện nay đa số là ham muốn hư danh trước mắt. Trên đường hoằng dương văn hóa của chúng tôi, cái tâm công danh lợi lộc của bản thân chúng tôi thật sự vẫn còn đang điều phục, có khả năng đang thực hành, chúng tôi cũng là dùng tâm công danh lợi lộc để làm. Cho nên, trong một đoàn thể phải nhắc nhở, quan tâm lẫn nhau, dũng cảm nói lời chân thật, mục tiêu tiến độ nhắc nhở toàn cả đoàn thể. Đây là điều cần thiết. Nếu không thì trên hình thức là hoằng dương văn hóa, nhưng thực tế vẫn là truy cầu danh lợi. Việc truy cầu danh lợi này có thể tiêu hao phước báu của Tổ Tiên, là đang tạo nghiệp chướng. Truy cầu danh lợi đến cuối cùng tập khí của bản thân mình không được điều phục, vừa tiếp xúc với đại chúng liền làm cho đại chúng mất niềm tin: “Làm sao mà người học văn hóa truyền thống mà làm người, làm việc đều như vậy chứ”. Thế nên, điều quan trọng hiện nay là phải cắm rễ, chúng ta phải áp dụng lời giáo huấn của Kinh Điển vào trong đoàn thể, gia đình của mình. Có như vậy mới thật sự là “nhân năng hoằng đạo”. Làm để cho mọi người có niềm tin như vậy mới được lâu dài. Chỉ nói mà không làm, cuối cùng lâu ngày thì thấy được lòng người, mọi người vừa tiếp xúc với chúng ta liền nhận ra được: “Người giảng bài làm sao mà tập khí nặng như vậy, đức hạnh kém như vậy”. Việc này sẽ làm tâm mọi người chấn động, thậm chí bị nản chí. Cho nên, chúng ta gặp phải cái duyên này thì không quên cái tâm lúc ban đầu. Không nên cầu danh, cũng chẳng phải cầu lợi, hy vọng lấy sự chân thành và đức hạnh của chính mình để cho mỗi người tiếp xúc với chúng ta đều có niềm tin vững chắc đối với văn hóa truyền thống. Dùng cái tâm như vậy để kì vọng vào bản thân mình mới được.

12

Page 13: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

Danh lợi, huyễn mộng thoáng qua như mây khói, đặc biệt sẽ đầu độc huệ mạng của chúng ta. Thật sự đã nhìn ra rồi thì tránh cũng chẳng kịp.

Câu này nói trên thực tế là có một vị phụ huynh ân cần dạy bảo con của ông. “Quần Thư Trị Yếu” quyển thứ năm, trang 668 có câu nói này. Bài văn này do một phần tử tri thức thời nhà Ngụy, cũng là một vị quan, viết cho con của ông. Ở hàng cuối cùng của trang 666, trên màn bạc của chúng ta cũng có chữ này. Sự giáo huấn của gia đình này thật tuyệt vời, có thể nhận thức được tâm của một vị phụ huynh muốn con mình thành tài. Cái tâm quan tâm đến hạnh phúc và đức hạnh của con.

Chúng ta xem câu đầu tiên.

“Vương sưởng tự văn thư, thái nguyên nhân dã”. Thái Nguyên ở Sơn Tây.

“Thiên Duyễn châu Thích sử”. Thích sử là quan phụ trách một tỉnh, cũng là quan lớn.

“Vi huynh tử cập tử tác danh tự, giai y khiêm thực, dĩ kiến kì ý” . Ông cho con của người anh (là cháu trai của ông), và khi đặt tên cho con của ông đều lấy chữ khiêm nhường, trung thực, trung thành. Những cái tên hàm chứa tên và họ của ông, để đứa con nhận được cái tên này liền hiểu rõ người cha rất kỳ vọng đối với mình, không dám quên. Yêu con từ những chỗ rất tinh tế, đều phải suy nghĩ rất nhiều.

“Cố huynh tử mặc”. Con của anh trai ông tên là Vương Mạc.

13

Page 14: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

“Tự xứ tịnh, thẩm tự xứ đạo”. Hai người con của anh ông, chữ “xứ tịnh” và “xứ đạo” đều nhắc nhở ông phải ở trong đạo, tâm phải luôn thanh tịnh. Tịnh thì mới có trí huệ.

“Kỳ tử hỗn tự huyền xung, thâm tự đạo trọng”. Trong “Tam Quốc Chí” thì viết là đạo xung. Tên của ông đặt đều rất có nghĩa lý.

“Toại thư giới chi viết”. Vả lại còn viết thư khuyên can họ.

Thư khuyên can nói đến: “Phu nhân vi tử chi đạo”. Thân phận con người thì phải tuân  theo đạo đức.

“Mạc đại ư bảo thân toàn hành, dĩ hiển phụ mẫu, thử tam giả, nhân tri kỳ thiện, nhi hoặc kỳ nguy thân phá gia, hạm ư diệt vong chi quá giả, hà dã, do sở tổ tập phi kỳ đạo dã”. Người cha rất khẩn thiết đề xuất. “Vi nhân tử chi đạo”. Không bằng việc giữ gìn thân thể của mình. Mọi người nhìn thấy hai chữ “bảo thân” này có nghĩ đến câu Kinh nào hay không? “Thân bị thương, cha mẹ lo”. Câu kế tiếp: “Toàn hành”, “đức tổn thương, cha mẹ tủi”. Tiếp theo một câu nữa: “Dĩ hiển phụ mẫu”, “cha mẹ thích dốc sức làm”. Các vị xem, “Đệ Tử Quy” cũng nhiều lợi ích. Những đạo lý làm người, làm việc đều thông với nhau. Kinh Điển chẳng phải nói học nhiều mới có học thức, điều quan trọng là học xong phải hoàn toàn làm được thì đức hạnh mới được nâng cao. “Bảo thân” là giữ gìn thân thể. Thân thể tóc da nhận ở cha mẹ. Mạnh Tử cũng nói: “Thờ ai là chuyện lớn?”. Thờ cha mẹ là chuyện lớn. Phụng dưỡng Sư Trưởng việc nào quan trọng nhất? Phụng dưỡng cha mẹ của mình là quan trọng nhất. “Thủ thục vi đại, thủ thân vi đại”, bảo vệ tốt cái thân này, mở rộng ra đến đức hạnh của chính mình. Đức hạnh bị tổn hại, cả cuộc đời cha mẹ lấy làm tiếc. Một người

14

Page 15: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

luôn đặt cha mẹ ở trong tâm thì chắc chắn sẽ bảo vệ thân thể và đức hạnh của chính mình. Học vấn của một người tất nhiên là bắt đầu thực hiện từ việc hiếu thuận. Hiếu chính là căn bản của đạo đức. Chúng ta nhìn thấy chữ “bổn” của câu Kinh này nhất định là không thể (có tâm lý) cầu may, nhất định phải thật sự công phu tại ngay chỗ này. Gốc phải vững thì mới sanh ra đạo. Thật vậy, đối với cha mẹ luôn luôn chân thành, đối với bất kỳ người nào cũng thật sự làm như vậy. Không yêu cha mẹ mình mà đi thương yêu cha mẹ người khác, điều này gọi là trái với đức hạnh.

Bốn chữ “dĩ hiển phụ mẫu” này, chúng ta xem xong rất cảm động. Cổ nhân trong việc hun đúc nền văn hóa, mỗi người đều có tinh thần trách nhiệm đối với gia đình. Việc này chẳng liên quan đến việc nói học vấn của họ có cao hay không. Cho dù họ chẳng biết chữ nào, họ vẫn có tinh thần trách nhiệm đối với gia đình và cha mẹ. Những người có tính cách đặc biệt như vậy, họ đến với xã hội đều có tinh thần trách nhiệm, đều tận trung đối với tập thể. Hiện tại thì phiền phức rồi, từ nhỏ thì chẳng được bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, khi đến đơn vị hoặc đến công ty đều muốn mọi người theo ý của mình, họ làm sao mà tận trung, chẳng phải là họ gây thêm phiền phức sao?

Tôi đã nghe được một sự thật, là cha mẹ đem quà tặng đến công ty để gặp lãnh đạo, gặp người quản lý để nài nỉ người quản lý này: “Xin anh cố gắng chiếu cố con của tôi, những tập khí xấu của con tôi, xin anh rộng lòng khoan dung”. Xem công ty như trường học vậy! Đây là để giữ vững cương vị. Người ta mời mình đến còn trả lương cho mình, mà mình ở đó gây thêm phiền phức cho người ta, điều này chẳng được hợp logic cho lắm. Vì vậy, chúng ta thấy trung thần xuất thân từ nơi

15

Page 16: phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02... · Web viewtrong ngành giáo dục hoặc là trong các ngành nghề khác cũng tốt, ngược lại sự

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

người con hiếu, họ ở nhà thì muốn mọi người phục dịch, họ đâu thể nói đến cơ quan thì trở nên độc lập, giữ vững cương vị như vậy chứ. Vậy họ cần uống loại thuốc hiệu gì? Cần phải biết rõ, đâu có loại thuốc như vậy để uống chứ.

Trong “Hiếu Kinh” có rất nhiều lời giáo huấn thông suốt. “Sự thân hiếu, cố trung khả dĩ ư quân, sự huynh đễ, cố thuận khả dĩ ư trưởng, cư gia lý, cố trị khả dĩ ư quan”. Họ ở nhà rất siêng năng, đặc biệt là đại gia đình có rất nhiều vấn đề về nhân sự, họ đều biết cách để phụ trách, để rèn luyện. Họ vừa đến đơn vị, những nhân tình thế sự này họ rất uyển chuyển, rất nhạy bén. Lãnh đạo gặp được những người như vậy, họ tiết kiệm được rất nhiều tinh thần và sức lực, công việc gì giao cho họ cũng chẳng phải lo lắng. Ở nhà được bồi dưỡng cách đối nhân xử thế, “cư gia lí, cố trị khả dĩ ư quan”, khi họ đã làm quan rồi thì ở đoàn thể nào thì họ cũng đều phụ trách tốt công việc của mình.

16