Bai Giang Chi Tiet Tam Li Hoc Dai Cuong 2015 (1)

136
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN SƯ PHẠM KĨ THUẬT TỔ BỘ MÔN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ------------------------------------ NGUYỄN THỊ TUYẾT BÀI GIẢNG CHI TIẾT TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 1

Transcript of Bai Giang Chi Tiet Tam Li Hoc Dai Cuong 2015 (1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KĨ THUẬT

TỔ BỘ MÔN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

------------------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT

BÀI GIẢNG CHI TIẾT

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

HÀ NỘI- 2015

1

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

 1. Tên học phần: Tâm lý học đại cương (General Psychology)

2. Mã số: ED3110

3. Khối lượng: 4(3.1.0.6)Lý thuyết: 45 giờBài tập/BTL: 15 giờ

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học các ngành kỹ thuật

5.  Mục tiêu học phần: Học xong học phần, người học có khả năng:Nắm vững khái niệm tâm lý học, đối tượng, bản chất, một số nét về sự ra

đời, các qui luật hình thành và phát triển tâm lý-ý thức của loài người và

của cá thể,có được tri thức cơ bản, hiện đại và khoa học về đời sống tâm lý

người.

Hiểu được khái niệm và cấu trúc tâm lí hoạt động, giao tiếp, nhân cách.

Mối quan hệ hoạt động, giao tiếp với quá trình hình thành, phát triển tâm

lý, ý thức, nhân cách.

Hiểu về bản chất, quy luật, con đường hình thành và phát triển các hiện

tượng tâm lý người;

.Vận dụng những hiểu biết trên vào học tập các bộ môn khoa học khác và

giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, lao động nghề nghiệp.

Có kỹ năng nghiên cứu, phân tích tâm lý và giải thích các hiện tượng tâm

lý trong cuộc sống để tự hiểu mình và hiểu người khác, có kỹ năng vận

dụng vào học tập, lao động và rèn luyện nghề nghiệp

Có thái độ đúng đắn và khoa học trong việc giải thích hiện tượng tâm lý

người trong cuộc sống, tạo xúc cảm tích cực trong học tập, coi trọng, hứng

thú rèn luyện tay nghề và tự hào về nghề nghiệp đang theo học.

2

7. Nội dung vắn tắt học phần: Môn Tâm lý học đại cương trang bị cho người

học những kiến thức cơ bản nhất về đời sống tâm lý con người: Khái niệm cơ

bản của tâm lý học như: tâm lý, ý thức, hoạt động, giao tiếp, nhân cách và các

hoạt động cơ bản của tâm lý người; Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp

nghiên cứu của Tâm lý học; Bản chất, quy luật, con đường hình thành và phát

triển các hiện tượng tâm lý người; Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của các hiện

tượng tâm lý người: Di truyền, não bộ; Hoạt động, giao tiếp.

Phần cốt lõi của chương trình là chương nhân cách và các hoạt động nhận thức,

tình cảm, ý chí, trí nhớ. Các chương này có liên quan nhiều đến việc học các học

phần về tâm lý học nghề nghiệp, tâm lí học lứa tuổi thanh niên sinh viên và Sư

phạm kĩ thuật, giáo dục học nghề nghiệp, rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm cũng

như lí luận dạy học …vv.Trên cơ sở đó, người học có thể vận dụng để giải

quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, cũng như trong hoạt động nghề

nghiệp sau này.

8. Nhiệm vụ của sinh viên:

Đọc trước tài liệu giáo trình, chuẩn bị sẵn các câu hỏi về bài học. Dự lớp đầy đủ theo qui chế, làm đủ các bài kiểm tra, bài tập nhóm theo

yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và qui chế. Tích cực tư duy môn học, phát hiện thắc mắc theo hệ thống mẫu câu hỏi -

mà giảng viên hô trợ- trong học giáp măt và trong tự học. Tự đọc sách có hướng dẫn của giảng viên. Xác định mục tiêu học tập một cách đúng đắn và đầy đủ. Có thái độ hợp tác tích cực với giảng viên. Chuẩn bị các bài trình diễn của bài tập nhóm Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận(nếu có)

9. Đánh giá kết quả: KT/BT(0.3)-T(TN/TL:0.7)Điểm quá trình: trọng số 0.3- Hoàn thành bài tập điều kiện- Bài kiểm tra giữa kỳ, bài thảo luậnThi cuối kỳ (trắc nghiệm và tự luận): trọng số 0.7

3

10. Tài liệu học tập

1. Phạm Minh Hạc: Tâm lý học. Nhà xuất bản giáo dục, 2001

2. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành, Trần Hữu Luyến: Tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000

3. Nguyễn Thị Tuyết: Bài giảng môn học Tâm lý học (Phần đại cương – Cho sinh viên các lớp chuyên ngành kỹ thuật), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2015

4. Trần Trọng Thuỷ: Bài tập thực hành Tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002

5. Bùi Văn Huệ: Giáo trình Tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000

11. Nội dung bài giảng chi tiết :

4

PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌC

Chương I: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

1.Tâm lý học là một môn khoa học1.1. Khái niệm về TLH

Đời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đa dạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v

Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tâm lý”, “tâm hồn” đã có từ lâu. Từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát rằng: “tâm lý” là ý nghĩ, tình cảm… làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.

Theo nghĩa đời thường thì từ “tâm” được dùng với các cụm từ “nhân tâm”, “tâm đắc”, “tâm địa”, “tâm can”… có nghĩa như chữ “lòng”, thiên về tình cảm, còn chữ “hồn” lại dùng diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí… của con người. “Tâm hồn”, luôn được gắn với thể xác.

Định nghĩa: TLH chính là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý người. Tức là toàn bộ những hiện tượng tâm lý, ý thức, tinh thần, được nảy sinh, hình thành, biểu hiện và biến đổi trong môi con người, nhóm người và cả loài người.

Đăc điểm của hiện tượng tâm lý: Là hiện tượng tinh thần Có tính trừu tượng Tồn tại trong từng con người cụ thể Có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người Chức năng của hiện tượng tâm lý: Nhận thức: Phản ánh thế giới khách quan. Định hướng: Dựa vào hình ảnh tâm lý con người chuẩn bị cho hành động của

mình. Điều khiển: Dựa vào hình ảnh tâm lý con người thực hiện hành động của mình. Điều chỉnh: Dựa vào hình ảnh tâm lý con người sửa chữa sai lầm của mình.

1.2. Khái niệm về tâm lýTâm lý là gì và phải nghiên cứu nó như thế nào? Đó là một trong những vấn đề

khó khăn đối với tri thức con người. Tâm lý là vật chất hay là linh hồn thuần tuý, nếu

5

là vật chất sao không nhìn thấy nó, sờ thấy nó? Nếu là linh hồn thuần tuý sao nó lại sai khiến bắp thịt và con người cử động? Vấn đề này còn nhiều điều chưa lý giải được.Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường hiểu tâm lý như là một tài đoán ý người khác, sự đáp ứng đúng một yêu cầu nào đó, một kiểu thông cảm, một kiểu đối xử, một loại thái độ giữa người này với người khác,... Những hiện tượng này văn minh cổ đại gọi là hồn, tâm hồn, linh hồn để chỉ những gì đăc trưng rất thiêng liêng ở con người, phần hồn được biểu hiện hết sức sinh động trong đời sống của môi con người và của cả loài người. Để hiểu nó và làm chủ được nó không dễ dàng, đồng thời hiểu được tâm lý của người khác để cư xử đúng lại càng khó hơn.

Tóm lại: Tâm lý là cuộc sống tinh thần của con người. Nghĩa là tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều khiển mọi hành động và hoạt động của con người.

2. Sơ lược lịch sử TLH

TLH với tư cách là một khoa học về linh hồn có cách đây 2000 năm. Để trở thành khoa học thực sự, TLH phải trải qua thời gian rất dài với sự đấu tranh giữa quan điểm duy tâm và duy vật. Cuối cùng sự ra đời của TLH Macxit là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh.

Lúc đầu TLH là bộ phận của triết học. Nó phản ánh những tư tưởng, triết lý, của các nhà triết học cổ đại. Trong thời kỳ này một số danh y cũng nêu lên mối quan hệ giữa tâm lý và não nhưng do khoa học còn chưa phát triển nên những ý kiến đúng đắn bị lãng quên và trong suốt thời kỳ cổ đại- trung cổ, sự nhận thức loài người bị những quan điểm duy tâm tôn giáo thống trị.

Đến thế kỷ 17 do sự phát triển chung của các ngành khoa học, người ta cũng có nhiều quan sát chứng tỏ rằng hiện tượng tâm lý người có liên quan chăt chẽ với môi trường bên ngoài và hành động con ngừơi có liên quan tới tác nhân kích thích bên ngoài. Những quan sát đó làm cho thuyết linh hồn bị lung lay: phải chăng cơ thể chúng ta khi bị tác nhân kích thích bên ngoài thì có thể xảy ra các hiện tượng tâm lý khác nhau.

Cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 quan niệm cơ giới (máy móc) có ảnh hưởng rất lớn đến việc xem xét của con người đối với các hiện tượng của thế giới trong đó có hiện tượng tâm lý người. Trong thời kỳ này xuất hiện trào lưu kinh nghiệm trong TLH gắn liền với tên tuổi nhà triết học Anh J.Lốc(1632 - 1704). Theo J.Lốc: mọi cái trong thế giới nội tâm chúng ta đều hình thành từ giác quan và tâm lý của chúng ta chẳng qua chỉ là một thứ kinh nghiệm mà thôi. Những kinh nghiệm bên ngoài do hiện thực

6

khách quan tác động vào giác quan gây nên còn những kinh nghiệm bên trong do “ý thức bên trong” tạo nên, tự nó hoạt động, tự nó hiểu được nó chứ không ai hiểu được. Đến thế kỷ 18 các nhà duy vật Pháp như Đi-đơ-rô, Hôn Bách và các nhà triết học duy vật Đức như Buych.ne, Phôgơtơ, Môlêsốt kịch liệt phản đối tâm lý kinh nghiệm nhưng quan niệm của họ về tâm lý lại là quan điểm duy vật máy móc: xem hành động tâm lý con người như một quá trình vật chất. Việc não in lại hình ảnh thế giới bên ngoài giống như một miếng sáp in hình, và việc phản ánh tâm lý giống như chiếc gương soi.

Sang thế kỷ 19 sinh lý học về giác quan và não bộ được phát triển rất mạnh, đăc biệt là sự ra đời của học thuyết Đac-Uyn đã giúp người ta giải thích nguồn gốc sự nảy sinh và phát triển các hiện tượng tâm lý từ thấp đến cao. ở thế kỷ này câu hỏi đăt ra là “Tại sao hiện tượng tâm lý là hiện tượng tinh thần lại có thể đưa đến hậu quả vật chất (cử chỉ, hành vi)? Làm thế nào để nghiên cứu hiện tượng tâm lý tinh thần trong mối liên hệ biện chứng với hiện tượng vật chất mà khoa học không rơi vào vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa duy tâm cũng như không sa vào thuyết duy vật tầm thường? ”. Để giải đáp được vấn đề này các nhà TLH duy tâm đã đưa ra thuyết tâm lý và sinh lý song song cho rằng trong đời sống con người thì các hiện tượng tâm lý và sinh lý tồn tại song song với nhau. Tuy trùng hợp với nhau nhưng chúng hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc, không ảnh hưởng và không chế ước lẫn nhau.

Cuối thế kỷ 19, do nhu cầu phát triển trong nền công nghiệp Tư Bản Chủ Nghĩa, TLH bắt đầu tách khỏi triết học để trở thành khoa học độc lập. Lần đầu tiên, TLH sử dụng phương pháp thực nghiệm rút ra từ khoa học thực nghiệm. Năm 1879 tại leipzig (Đức) V.Vundt (1832 - 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm TLH đầu tiên trên thế giới. Chính ông đã góp phần làm thoả mãn các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của một khoa học: đó là khẳng định được đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.

Sang thế kỷ 20 nổ ra cuộc khủnh hoảng trong TLH thế giới và có nhiều trường phái TLH khác nhau (TLH hành vi, phân tâm học...). Đến đây lịch sử TLH đã chứng minh rằng muốn hiểu biết đúng đắn tâm lý con người thì không thể dựa vào triết học theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cũng như theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật máy móc. Chỉ có triết học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác– Lênin mới giúp chúng ta hiểu được tâm lý người một cách khoa học.

3. Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu TLH

3.1. Đối tượng của TLH

7

Cái tâm lý là đối tượng của tâm lý học. Những hoạt động và giao tiếp là nơi

biểu hiện cũng như vận hành của tâm lý nên chúng cũng trở thành đối tượng của tâm

lý học. Tâm lý học nghiên cứu quy luật của sự chuyển tiếp từ vận động đối tượng sang

vận động xã hội, tìm ra bản chất của sự phản ánh thế giới khách quan vào não con

người để sinh ra cái tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần.

Khi tiếp cận đối tượng này, tâm lý học sẽ nghiên cứu bản chất và quy luật của

tâm lý - ý thức để xác định các vấn đề cốt lõi của nó. Nó tìm ra bản chất của các hoạt

động tâm lý, xác định đăc tính của quá trình nảy sinh, phát triển và cơ chế hình thành

của chúng. Các phạm trù cơ bản của nó là tâm lý, ý thức, nhân cách, hoạt động và giao

tiếp.

Nó tìm hiểu những đăc trưng của các nét tâm lý của cá nhân và của nhóm xã

hội, các đăc điểm tâm lý của hoạt động cũng như giao tiếp nhóm của chủ thể. Các hiện

tượng tâm lý được tồn tại với tư cách là một hiện tượng tinh thần, do sự vật và hiện

tượng của thực tại theo thời gian, không gian tác động vào não người mà sinh ra. Cái

đó sẽ được gọi chung là hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu quy luật của sự

hình thành, vận hành, biểu hiện và phát triển của cái tâm lý.

3.2. Nhiệm vụ của TLH:Nghiên cứu các quy luật nảy sinh, hình thành và phát triển của hịên tượng tâm

lý người, cụ thể là: Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tâm lý. Vạch được cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý. Nhận diện các biểu hiện tâm lý trong đời sống con người Vạch được mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa các hiện tượng tâm lý khác nhau trong một con người hoàn chỉnh.3.3. Nguyên tắc nghiên cứu của TLH: Đảm bảo tính khách quan: xác định rõ khách thể, đối tượng nghiên cứu, tìm những phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu có thể định tính và định lượng được. Đảm bảo tính xã hội - lịch sử: hiểu được bản chất, nguồn gốc, cái bên trong, cái đăc thù, cá biệt trong tâm lý môi cá nhân cũng như môi nhóm người. Nghiên cứu tâm lý trong quá trình nảy sinh, hình thành, phát triển và biến đổi: hiểu được tính quy luật của các hiện tượng tâm lý và tìm cách tác động phù hợp.

8

Nghiên cứu tâm lý theo quan điểm nhân cách – hoạt động- giao lưu: nghiên cứu trong một nhân cách cụ thể, vận hành, biểu hiện trong quá trình giao lưu, hoạt động cụ thể của chủ thể.3.4. Phương pháp nghiên cứu TLH: Phương pháp quan sát: sử dụng một cách có chủ định, có hệ thống các giác quan để ghi nhận những biểu hiện bên ngoài của tâm lý (hành động, cử chỉ, lời nói, nét măt, dáng điệu,...) diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên bình thường của con người để từ đó có kết luận về tâm lý bên trong.

Phương pháp này đơn giản, không tốn kém, nhưng có thể thu thập những tài liệu phong phú, dễ áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Đồng thời phương pháp này mang tính thụ động, chờ đợi, yếu tố ngẫu nhiên nhiều, phải có sự phân tích khoa học.

Phương pháp trò chuyện: phân tích các phản ứng bằng lời đối với những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn (tránh những câu hỏi gợi ý trước câu trả lời) Phương pháp điều tra bằng phiếu: xây dựng hệ thống câu hỏi trên phiếu để đối tượng nghiên cứu trả lời bằng cách đánh dấu vào những ý phù hợp hoăc cũng có thể để mở cho đối tượng viết trả lời tuỳ ý. Phương pháp Test (đo nghiệm, trắc nghiệm):Được áp dụng rộng rãi trên thế giới để kiểm tra trình độ phát triển trí tuệ, chọn những đăc điểm tâm sinh lý, giám định lao động,... Phương pháp thực nghiệm sư phạm:Phương pháp nghiên cứu có tính chủ động gây ra hiện tượng cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra những điều kiện cần thiết. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: có trang bị kỹ thuật, cung cấp tài liệu tinh vi, chính xác nhưng người bị nghiên cứu biết là mình đang bị thực nghiệm Tiến hành trong điều kiện tự nhiên: đối tượng thực nghiệm không biết mình đang bị thực nghiệm và tiến hành các điều kiện thực nghiệm một cách tự nhiên Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh:

Sản phẩm của hoạt động rất rộng: nhật ký, bài báo, bài làm, sản phẩm lao động,...Phân tích kỹ sản phẩm dưới góc độ TLH ta sẽ thấy ở đó biểu hiện trình độ, năng lực, phẩm chất, cá tính của chủ thể hoạt động.

4. Bản chất của hiện tượng tâm lý người:

4.1. Những quan niệm duy tâm.Từ thời cổ đại cho đến nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng linh hồn là lực lượng

siêu nhân, bất diệt do thượng đế, trời, phật ban cho con người. Con người luôn bất lực

9

trước thế giới linh thiêng và huyền bí. Trong lịch sử triết học, TLH, nhiều học giả cũng có những quan niệm tương tự như vậy. Chẳng hạn Khổng Tử (551 - 479 T.C.N) và những học trò của ông cho rằng: số phận con người là do trời định và không thể thay đổi các thứ hạng đẳng cấp “quân tử” và “tiểu nhân” trong xã hội. ở phương tây thì Platon (437 - 347 T.C.N) cho rằng “ý niệm” là vĩnh cửu, chúng không chết đi, không liên quan, không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Linh hồn chỉ tạm thời bị giam hãm trong ngục tối của thân thể chúng ta và có thể nhập vào thể xác khác.4.2. Những quan niệm duy vật thô sơ.

Ngay từ thời cổ đại cũng có các quan niệm cho rằng tâm lý, ý thức của con người cũng là một “chất“ gì đó giống như một dạng vật chất đăc biệt. Đêmôcrít (460 - 370 T.C.N) cho rằng tâm hồn cũng là do các nguyên tố tạo nên giống như nước, lửa, không khí. Cuốn sách “bàn về linh hồn” của Aritstốt (384 - 322 T.C.N) đã mô tả thế giới tâm hồn của con người một cách cụ thể, rất gần gũi cuộc sống thực. Đó là những cảm giác kèm với cảm xúc khi ta nhìn, nghe, sờ mó, là những ước muốn, đam mê, suy nghĩ, tưởng tượng của con người. Ông còn phân tích đời sống tâm hồn của con người ra các thứ bậc: tâm hồn dinh dưỡng, tâm hồn thụ cảm, tâm hồn suy nghĩ,... Có thể đây là cuốn sách TLH đầu tiên có giá trị. Tuy nhiên ở thời kỳ đó ông chưa thể phân tích được những hiện tượng tâm lý phức tạp, chưa thể trình bày rõ được nguồn gốc, bản chất, sự hình thànhn tâm lý ở người ta như thế nào.4.3. Tâm lý học Freud:

S. Freud (1856 - 1939) là bác sỹ tâm thần nổi tiếng người áo từ quá trình nghiên cứu, chữa bệnh, ông đã hình thành nên trường phái phân tâm học. Ông có công lao to lớn nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, ở “tầng sâu” thầm kín nhất của con người và phân tích nó gắn với việc lý giải mọi hiện tượng trong đời sống hàng ngày nhất là những hành vi của người bệnh.Ông coi bản năng nhất của bản năng là bản năng sinh dục của con người là nguồn gốc thúc đẩy mọi hành vi của con người, thậm chí cả các sáng tạo khoa học, nghệ thuật...Ông cho rằng cấu trúc tâm lý trong con người gồm ba khối: vô thức (I), tiền ý thức (II) và ý thức (III). Nhân cách của con người bao gồm trong cái đó: “cái nó” (I), “cái tôi” (II) và “siêu tôi” (III). Theo ông khối một luôn có sức mạnh thôi thúc đòi thoả mãn và hạn chế bản năng của con người, là bản năng tình dục. Khối hai điều chỉnh hành vi con người theo những điều kiện hiện thực, để ngăn cản hoăc cho phép thoả mãn, đòi hỏi của bẳn năng sao cho phù hợp với sự kiểm duyệt của khối III. Khối III chứa đựng những khuôn phép, chuẩn mực của xã hội đòi hỏi con người phải ức chế bản năng vươn tới những ý tưởng cao siêu. Theo Freud, ba lực lượng đó trong con

10

người luôn mâu thuẫn nhau và khối bản năng, vô thức luôn bị chèn ép, dồn nén, làm cho con người luôn ở trong trạng thái căng thẳng, bất mãn hoăc sống với những uẩn ức, với những măc cảm tội lôi làm cho nhân cách bị biến dạng, sinh ra bệnh hoạn. Cũng có thể những bản năng vô thức bị ức chế được thăng hoa trở thành những năng lượng và khát vọng sáng tạo khoa học nghệ thuật của con người!4.4. Tâm lý học hành vi:

Người có nhiều công lao phát triển dòng phái TLH hành vi là G.Watson (1878 - 1958) và một số người khác ở Mỹ, sau là B.Skinner (1904). Họ chủ trương không quan tâm tìm hiểu thế giới ý thức, tâm hồn phức tạp, mù mờ mà chủ yếu nghiên cứu hành vi bên ngoài của con người. Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bề ngoài được nảy sinh để đáp lại một kích thích nào đó theo công thức kích thích - phản ứng (S - R). Họ quan niệm chỉ cần nghiên cứu hệ thống những kích thích và các kích thích nào đó tạo ra được những hành vi phản ứng có lợi là được.

Quan niệm đó một măt đưa lại những thành tựu để khách quan hoá, qui trình hoá, kỹ thuật hoá quá trình đào tạo học sinh, huấn luyện công nhân, quân đội,... có hiệu quả, măt khác đưa đến chủ nghĩa thực dụng, coi con người như cái máy hay một thực thể sinh vật trừu tượng chỉ cốt khai thác và củng cố các phản ứng nào có lợi nhất cho giới chủ.4.5. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý chính là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, nó mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử.

a) Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não: Lý luận về phản ánh: Phản ánh chính là quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất, đồng thời là kết quả của sự tác động đó, là sự sao chép những đăc điểm của hệ thống này lên hệ thống kia dưới một hình thức khác.

Phản ánh là thuộc tính chung của mọi vật chất: vật chất nào cũng có khả năng phản ánh bởi vì vật chất luôn vận động, tác động lẫn nhau và để lại dấu vết, Nhưng chỉ có sự phản ánh của vật chất có tổ chức cao là bộ não thì mới có sự phản ánh tâm lý. Có 3 mức độ phản ánh cơ bản: + Phản ánh vật lý: phản ánh của vật chất không sống (gồm cơ học, lực học, quang

học).+ Phản ánh sinh lý: phản ánh của những sinh vật sống nhưng chưa có hệ thần kinh

phát triển (không có hệ thần kinh).

11

+ Phản ánh tâm lý: phản ánh của những vật chất đạt đến trình độ não bộ. Đây là những hình thức phản ánh cao nhất bởi vì nó mang tính tích cực có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển tiếp theo của chủ thể phản ánh. Đồng thời sự phản ánh này cũng mang tính sống động. Cùng một hiện thực khách quan có thể có sự phản ánh khác nhau.

+ Hiện thực khách quan là toàn bộ thế giới vật chất tinh thần, tồn tại ngoài ý muốn con người, mà con người bao giờ cũng phải tồn tại giữa một hiện thực khách quan, có quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Đó là hoàn cảnh thiên nhiên mối quan hệ xã hội, những giá trị vật chất và tinh thần của các thế hệ trước để lại, là chính cả bản thân mình. Đó là đối tượng mà con người hướng vào để phản ánh. Do vậy hiện thực khách quan vừa là nguồn gốc vừa là nội dung tâm lý của chủ thể phản ánh và cơ quan vật chất để phản ánh là não bộ.Như vậy điều kiện có sự phản ánh tâm lý là phải có hiện thực khách quan. Hiện thực khách quan càng đa dạng, phong phú thì tâm lý cũng càng đa dạng phong phú, và phải có não bộ phát triển bình thường.

b) Tâm lý mang tính chủ thể:Quá trình phản ánh hiện thực khách quan được diễn ra ở từng bộ não cụ thể,

mà bộ não của môi người không ai giống ai hoàn toàn về măt giải phẫu sinh lý, vì vậy tâm lý môi người đều mang cái riêng của người đó. Măt khác môi người sống trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau có vốn sống và vốn kinh nghiệm khác nhau, sở thích, nhu cầu khác nhau, hay nói cách khác có thế giới nội tâm khác nhau cho nên sự phản ánh hiện thực khách quan cũng khác nhau.

c) Tâm lý có bản chất xã hội - lịch sử:Tâm lý con người chỉ được hình thành trong điều kiện môi trường xã hội, đồng

thời tâm lý phản ánh toàn bộ những mối quan hệ xã hội mà người đó có. Hay nói cách khác tâm lý luôn luôn phản ánh đời sống xã hội mà xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển cho nên tâm lý con người cũng vận động, biến đổi và phất triển theo.5. Phân loại hiện tượng tâm lý Quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý có nảy sinh, diễn biến và kết thúc nhằm biến tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý bên trong. Như vậy thời gian tồn tại của quá trình tâm lý phụ thuộc vào thời gian tồn tại của tác nhân kích thích.

Quá trình tâm lý lại chia ra: Quá trình nhận thức: phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Quá trình xúc cảm: biểu thị thái độ của con người đối với thế giới khách quan.

12

Quá trình ý chí: biểu hiện nghị lực, quyết tâm, mong muốn của con người trong hành động cải tạo thế giới khách quan. Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý, giữ vai trò như cái “phông”, cái “nền” cho qúa trình tâm lý. Vì trạng thái tâm lý bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định tạo thành cái nền cho quá trình tâm lý cho nên nó không phải là hiện tượng tâm lý độc lập và thời gian tồn tại của họ lâu hơn so vời thời gian tồn tại của quá trình tâm lý. Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định đăc trưng cho môi người, làm cho người này khác với người kia. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, và thể chất biến đổi (từ trẻ đến già) thì thuộc tính tâm lý cũng biến đổi theo.

Câu hỏi và bài tập

1. Tâm lý là gì? Chức năng, các loại hình, cơ chế hình thành và bản chất của nó? Tâm

lý học là gì? Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của nó?

2.Từ việc phân tích bản chất hiện tượng tâm lý hãy rút ra những kết luận cần

thiết trong công tác dạy học và giáo dục?

3. Chia trang giấy thành hai phần: Bên phải ghi những hiện tượng mà theo bạn

những những hiện tượng tâm lý; Bên trái là những hiện tượng không phải là

những hiện tượng tâm lý. Cố gắng ghi được 10 tên ở phần bên phải.

13

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC

I. Cơ sở tự nhiên của tâm lý người

1. Di truyền và tâm lý

- Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế

hệ mới những nét giống nhau về măt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm

bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã

định sẵn.

- Di truyền đóng vai trò tiền đề vật chất trong sự hình thành và phát triển

tâm lý con người.

2. Não và tâm lý

2.1. Não bộ Não người trung bình năng khoảng 1400 gam, gồm có vỏ não và các phần dưới

vỏ.

14

1. Vùng thị giácVùng thính giácVùng vị giácVùng cảm giác cơ thểVùng vận độngVùng ngôn ngữ viếtVùng ngôn ngữ nóiVùng nghe hiểuVùng nhìn hiểu

Vỏ não: Có diện tích 2200 cm2, dày từ 2-5 mm, gồm khoảng từ 14-16 tỷ các nơ ron thần kinh Được họp bởi 7 lớp tế bào khác nhau về hình dạng và chức năng Lớp ở trên (từ 1- 4) đóng vai trò chính trong hoạt động phản xạ có điều kiện, nhận hưng phấn từ giác quan truyền tới và nối liền các miền vở não với nhau. Lớp dưới (5-7) nhận hưng phấn từ các lớp trên và truyền xuống các phần thấp của não bộ và tuỷ sống để gây ra hoạt động phản xạ Trên vỏ não có nhiều khe rãnh và khúc uốn trong đó có 3 rãnh sâu nhất là: rãnh giữa (Rôlăngđô), rãnh bên (xinviúyt) và khe thẳng góc chia vỏ não thành 4 thùy: Thuỳ trán (miền vận động ) Thuỳ đỉnh (miền xúc giác) Thuỳ chẩm (miền thị giác ) Thuỳ thái dương (miền thính giác ) Theo Brốt man, vỏ não có khoảng 50 vùng Các vùng tương ứng: liên hệ trực tiếp với các giác quan, cơ, tuyến dịch,… Các vùng trung gian: chiếm hơn 1/2 vỏ não, nối liền các vùng vỏ não với nhau Riêng ở người có miền thực hiện chức năng ngôn ngữ đó là: Miền nói (trung khu Brôca) nằm ở thuỳ trán trái. Miền nghe (trung khu Vecnicke) nằm ở thuỳ thái dương. Miền nhìn (trung khu Đêgiêrin) nằm ở thuỳ chẩm. Toàn bộ vỏ não thực hiện 2 chức năng là: Điều hoà, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nội tạng. Đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động cơ thể với môi trường.

15

Các phần dưới vỏ: Tiểu não: Là trung khu phối hợp các cử động và duy trì trương lực bình thường của các cơ. Trụ não gồm có: Hành tuỷ: Là trung khu điều khiển các phản xạ không điều kiện như hô hấp nhai, nuốt, tim mạch và các phản xạ tự vệ (ho, hắt hơi, chớp mắt,…) Não giữa: gồm có củ não sinh tư và cuống não, là trung khu đảm bảo sự phân phối đồng đều trương lực của cơ và tham gia thực hiện các phản xạ thăng bằng của cơ thể, định hướng đối với kích thích thị giác và thính giác. Não trung gian: Có vùng Đồi thị, là cửa ngõ kiểm soát mọi kích thích đi lên vỏ não. Cấu tạo hình lưới (võng trạng) gồm các tế bào có hình thù to, kết lại với nhau theo kiểu đan lưới, nằm rải rác khắp trụ não. Nó giữ vai trò đáng kể đối với các trạng thái tích cực và tiêu cực, tỉnh táo và uể oải, vui vẻ và buồn sầu, . . trong cơ thể.

- Tâm lý là chức năng của não.

- Có não hoạt động mới có tâm lý.

2.2. Nơron thần kinh - dây thần kinh

16

Nơ ron thần kinh (tế bào thần kinh) là đơn vị cơ sở cấu trúc nên HTK. Nơ ron có nhiều hình dạng khác nhau: hình tháp, hình que,… nhưng phổ biến và đăc trưng là hình sao.

Cấu tạo nơ ron thần kinh gồm có: Thân bào: có nhiệm vụ nuôi cả đơn vị thần kinh sơ bộ phân tích các xung động thần kinh qua nó và giữ lại các “vết” do xung động thần kinh để lại. Nhánh ngắn (gai lông ): có nhiệm vụ nhận xung động thần kinh từ các tế bào khác và dẫn vào thân bào. Nhánh dài: có nhiệm vụ truyền xung động thần kinh sang tế bào khác. Trên nhánh dài có màng bọc miêlin có tác dụng ngăn cách xung động thần kinh. Nhánh dài lại có các nhánh lan toả và nối với các nơ ron khác tạo thành xi náp. Xi náp có nhiệm vụ làm cho các xung động thần kinh được truyền theo 1 chiều. Nhiều nhánh dài của nhiều nơ ron thần kinh hợp lại thành bó dây thần kinh được bao bọc bởi lớp vỏ trong đó có hai loại: Dây thần kinh hướng tâm có nhiệm vụ đưa luồng thần kinh từ bộ phận nhận cảm đến trung khu thần kinh; Dây thần kinh ly tâm có nhiệm vụ dẫn các luồng thần kinh từ trung khu thần kinh đến các bộ phận hoạt động của cơ thể. Về chức năng: Các nơ ron thần kinh có chức năng nhận kích thích, tạo ra luồng xung động thần kinh làm cho quá trình hưng phấn xảy ra, đồng thời nó truyền xung động thần kinh đến các nơron khác khi xung động thần kinh đạt tới độ mạnh nhất định. 2.3. Tuỷ sốngVề cấu tạo: Có hình trụ nằm trong cột sống dài 36- 40 cm, năng 27-28 gam

17

Thân tế bào Nhánh ngắn Màng Miêlin4-5. Các nhánh lan toả từ

sợi trục

Từ bên tuỷ sống có 31 đôi dây thần kinh hôn hợp trong đó gần 3/4 là sợi hướng tâm, còn lại là sợi ly tâm. Tuỷ sống gồm 2 phần chính Chất xám: gồm trên 1 triệu thân bào, là trung khu điều khỉên hoạt động phản xạ không điều kiện Chất trắng: nằm ngoài chất xám, gồm những sợi dây thần kinh dẫn truyền hưng phấn giữa các đoạn khác nhau của tuỷ sống và giữa tuỷ sống với não bộ. Về chức năng: Điều khiển các hoạt động phản xạ giản đơn của những phần thân thể nối với từng đoạn của tuỷ sống và chịu sự điều khiển của não bộ. 2.4. Vấn đề định khu chức năng trong não

- Trong não có các vùng (miền), môi vùng là cơ sở vật chất của các hiện

tượng tâm lý tương ứng, có thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lý. Các

vùng phục vụ cho một hiện tượng tâm lý tập hợp thành hệ thống chức

năng. Hệ thống chức năng này hoạt động một cách cơ động, tuỳ thuộc vào

yêu cầu của chủ thể, vào đăc điểm không gian, thời gian và không có tính

bất di bất dịch.

- Trong não có sự phân công rất chăt chẽ giữa các vùng của vỏ não như:

vùng chẩm gọi là vùng thị giác; vùng thái dương gọi là vùng thính giác;

vùng đỉnh gọi là vùng vận động; vùng trung gian giữa thái dương và đỉnh

là vùng định hướng không gian và thời gian; ở người còn có các vùng

chuyên biệt như vùng nói (Brôca), vùng nghe hiểu tiếng nói (Vecnicke),

vùng nhìn hiểu chữ viết (Đêjêrin), vùng viết ngôn ngữ.

- Nguyên tắc phân công kết hợp chăt chẽ với nguyên tắc liên kết rất nhịp

nhàng tạo nên hệ thống chức năng cơ động trong từng chức năng tâm lý.

- Các hệ thống chức năng được thực hiện bằng nhiều tế bào não từ các

vùng, các khối của toàn bộ não tham gia: khối năng lượng đảm bảo

trương lực; khối thông tin đảm bảo việc thu nhận, xử lý và giữ gìn thông

tin; khối điều khiển đảm bảo việc chương trình hoá, điều khiển, điều

chỉnh, kiểm tra. Các khối này liên kết chăt chẽ với nhau cùng tham gia

thực hiện hoạt động tâm lý.

18

3. Hoạt động thần kinh cấp cao 3.1. Đây là hoạt động của 2 bán cầu đại não nhằm đảm bảo mối quan hệ phức tạp, tinh vi và chính xác của toàn cơ thể với thế giới bên ngoài. Hoạt động thần kinh cấp thấp là hoạt động của não trung gian, não giữa, tiểu não và hành tuỷ và tuỷ sống, có nhiệm vụ đảm bảo đời sống sinh vật đời trường của cơ thể. Hoạt động thần kinh cấp thấp là hoạt động phản xạ không điều kiện. 3.2. Hai quá trình cơ bản của hoạt động thần kinh cấp cao: quá trình hưng phấn và ức chế Quá trình hưng phấnLà quá trình thần kinh, giúp cho hệ thần kinh thực hiện hay tăng nhanh độ mạnh của 1 hay nhiều phản xạ. VD- Học sinh say sưa nghe thầy giáo giảng bài (toàn bộ hoạt động của cơ thể đều hướng vào bài giảng của thầy: nghe, nhìn, viết, ngoảng đầu về phía thầy...). Nếu có một kích thích khác gây ra một hưng phấn mạnh hơn hưng phấn khác ta có điểm hưng phấn ưu thế. Quá trình ức chế Là quá trình thần kinh, làm cho hệ thần kinh kìm hãm hoăc làm mất đi 1 hay nhiều phản xạ. VD: Lời ru nhẹ nhàng của mẹ làm cho đứa bé đang khóc thổn thức rồi thiu thiu ngủ... Hưng phấn và ức chế là 2 măt của quá trình thống nhất. Bất cứ quá trình thần

kinh nào cũng vừa phải dựa vào hưng phấn vừa phải dựa vào ức chế.

3.3. Phản xạ có điều kiện và tâm lý

- Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý.

- Các thói quen, tập tục, hành vi, hành động, hoạt động đều có cơ sở sinh lý

thần kinh là phản xạ có điều kiện.

Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: Khái niệm về phản xạ và cung phản xạ. Phản xạ là những phản ứng tất yếu có tính quy luật của cơ thể đáp lại những tác động bên ngoài, được thực hiện nhờ hoạt động của hệ thần kinh. Chuôi tế bào thần kinh thực hiện 1 phản xạ gọi là cung phản xạ gồm có 4 khâu: + Khâu tiếp nhận: Nhận kích thích, truyền xung động thần kinh về não.+ Trung ương: Quá trình thần kinh xảy ra ở não bộ.+ Vận động: Tác động bên ngoài cơ thể, thực hiện theo mệnh lệnh của não.

19

+ Liên hệ ngược: Gồm các tín hiệu từ cơ quan vận động về não, báo hiệu diễn biến và kết quả đã thực hiện. Phản xạ không điều kiện: Là những phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Phản xạ không điều kiện đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa cơ thể và môi trường giúp cho cơ thể thích ứng với môi trường. Phản xạ không điều kiện ở người chịu ảnh hưởng của điều kiện xã hội- lịch sử vì vậy ít nhiều khác với ở động vật. Phản xạ có điều kiện: Là những phản xạ tập luyện được trong cuộc sống. Nó được hình thành trong quá trình phát triển của môi cá thể. Đặc điểm của phản xạ điều có kiện:+ Là phản xạ tự tạo: chỉ được hình thành trong quá trình sống và phát triển của môi cá thể.+ Báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể.+ Cơ sở sinh lý của phản xạ có điều kiện nằm ở vỏ não. Vì vậy, có hoạt động bình thường của vỏ não thì mới có phản xạ có điều kiện.

Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện.+ Phải dựa vào một phản xạ không điều kiện đã có trước. (VD- nếu chưa ăn chanh thì không thể tiết nước bọt khi nhìn thấy chanh).+ Kích thích có điều kiện phải tác động trước hoăc đồng thời với kích thích không điều kiện (VD: muốn thực hiện công việc có kết quả, bao giờ cũng phải vạch rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa).+ Kích thích có điều kiện không được quá mạnh (nếu quá mạnh thì các khu vực còn lại của vỏ não sẽ bị ức chế). + Vỏ não phải ở trong trạng thái tỉnh táo, sẵn sàng hoạt động.+ Tuổi của não bộ ảnh hưởng nhất định tới sự thành lập phản xạ có điều kiện + Tránh các tác nhân ngoại lai khó thành lập phản xạ có điều kiện.

Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện. Theo thí nghiệm của Páplốp: trước khi cho chó ăn ông bật đèn, sau nhiều lần như vậy, chỉ cần bật đèn là chó tiết nước bọt. ở thí nghiệm trên ta thấy:+ Thức ăn tác động vào lưỡi sẽ tạo ra luồng xung động thần kinh (XĐTK), truyền về trung khu vị giác trên vỏ não, làm cho trung khu này hưng phấn, truyền XĐTK đến phát động tuyến nước bọt làm việc.+ ánh đèn tác động vào mắt tạo ra luồng XĐTK truyền về trung khu thị giác trên vỏ não, làm cho trung khu này hưng phấn.

20

+ Như vậy, cùng một lúc trên vỏ não có hai điểm cùng hưng phấn. Hai điểm này lan truyền XĐTK sang nhau nhiều lần sẽ tạo thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai trung khu thần kinh (trung khu vị giác và thị giác trên vỏ não).+ Nhờ có đường liên hệ thần kinh tạm thời đó, cho nên khi bật đèn thì trung khu thị giác ở trên vỏ não hưng phấn sau đó được truyền sang trung khu vị giác (qua đường liên hệ thần kinh tạm thời) làm cho trung khu này hưng phấn và phát động tuyến nước bọt làm việc.4. Các quy luật hoạt động của não và tâm lý

4.1. Quy luật hệ thống định hình

- Khi muốn phản ánh sự vật một cách trọn vẹn hoăc phản ánh các sự vật,

hiện tượng liên quan với nhau hay một hoàn cảnh phức tạp thì các vùng

trong não phải phối hợp với nhau, tập hợp các kích thích thành nhóm,

thành bộ, tập hợp các mối liên hệ thần kinh tạm thời thành hệ thống chức

năng.

- Hoạt động định hình là các hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau

theo một thứ tự nhất định. Một khi có một hoạt động định hình trong não

thì một phản xạ này xảy ra kéo theo các phản xạ khác cũng xảy ra.

4.2. Quy luật lan toả vào tập trung

Khi trên vỏ não có một điểm (vùng) hưng phấn hoăc ức chế nào đó thì

quá trình hưng phấn và ứng chế đó sẽ không dừng lại ở điểm ấy, nó sẽ lan toả ra

xung quanh. Sau đó, trong những điều kiện bình thường chúng tập trung vào

một nơi nhất định. Hai quá trình lan toả và tập trung xảy ra kế tiếp nhau trong

một trung khu thần kinh.

4.3. Quy luật cảm ứng qua lại

- Hai quá trình thần kinh cơ bản ảnh hưởng tới nhau theo quy luật một quá

trình thần kinh này tạo ra một quá trình thần kinh kia hay nói cách khác

một quá trình thần kinh này gây ra một ảnh hưởng nhất định đến quá

trình thần kinh kia.

- Quy luật cảm ứng qua lại có 4 dạng biểu hiện cơ bản:

21

+ Cảm ứng qua lại đồng thời là hưng phấn ở điểm này gây ra ức chế ở điểm

kia hay ngược lại.

+ Cảm ứng qua lại tiếp diễn là trường hợp ở một điểm có hưng phấn chuyển

sang ức chế ở chính điểm đó hay ngược lại.

+ Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hay

ngược lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn.

+ Cảm ứng âm tính là hiện tượng ức chế làm giảm hưng phấn, hưng phấn

làm giảm ức chế.

4.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích

Trong trạng thái tỉnh táo, khoẻ mạnh bình thường của vở não độ lớn của

phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích: kích thích mạnh thì phản ứng

lớn và ngược lại.

5. Hệ thống tín hiệu thứ 2

- Hệ thống tín hiệu thứ 2 chỉ có ở người. Đó là hệ thống tín hiệu về tín hiệu

thứ nhất, tín hiệu của tín hiệu. Những tín hiệu này do tiếng nói và chữ viết

(ngôn ngữ) tạo ra.

- Hệ thống tín hiệu thứ 2 là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu

tượng, ý thức, tình cảm.

II. Hoạt động và tâm lý

1. Khái niệm hoạt động

Khái niệm về hoạt động. + Dưới góc độ sinh lý: Hoạt động là toàn bộ sự tiêu hao năng lượng thần kinh và

cơ bắp nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội +Dưới góc độ cấu trúc hoạt động: Hoạt động là toàn bộ hành động được thống

nhất theo mục đích chung nhằm thực hiện một chức năng xã hội nào đó.+Dưới góc độ TLH:

ĐN 1: Hoạt động là quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt được những mục đích và thoả mãn nhu cầu của mình.

22

ĐN 2: Hoạt động là mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra: - Quá trình đối tượng hoá (xuất tâm): Là quá trình chuyển năng lực từ con người vào trong đối tượng, ghi dấu vết của con người vào sản phẩm lao động.- Quá trình chủ thể hoá (nhập tâm): Con người phản ánh những thuộc tính của đối tượng, của công cụ, phương tiện, trong quá trình sử dụng để tạo ra và làm phong phú tâm lý, ý thức của bản thân mình thông qua quá trình chiếm lĩnh thế giới. ĐN 3: Hoạt động là hình thức quan hệ tích cực với môi trường xung quanh mà qua đó thì những mối liên hệ có thực của con người với hiện thực mới được thiết lập2. Đặc điểm của hoạt động

Đối tượng hoạt động là cái con người cần tạo ra . Mục đích hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân chủ thể Chủ thể hoạt động có thể là một hay nhiều người thực hiện Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Con người tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu, qua việc sử dụng các công cụ lao động và ngôn ngữ. 3. Cấu trúc của hoạt động

A.N.Lêônchiev nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động gồm 6 thành tố và

mối quan hệ của 6 thành tố: Hoạt động; Hành động; Thao tác; Động cơ; Mục

đích; Phương tiện.

Hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định.

Động cơ là cái quan trọng nhất trong tâm lý con người. Có động cơ gần và

động cơ xa. Động cơ xa là mục đích chung của hoạt động; Động cơ gần là mục

đích bộ phận. Mục đích bộ phận là mục đích của từng hành động.

Hành động là bộ phận hợp thành của hoạt động. Môi hoạt động có thẻ

gồm một hay nhiều hành động tạo nên. Ngược lại một hành động có thể tham

gia một hay nhiều hoạt động khác nhau.

Hành động nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện cụ thể.

Tuỳ mục đích và điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động mà xác định cách thức

23

cụ thể giải quyết nhiệm vụ. Cách thức này chính là các thao tác tạo nên hành

động.

Mục đích hành động thực hiện được là nhờ thực hiện thao tác. Ngược lại,

các thao tác được quyết định bởi các công cụ, điều kiện bên ngoài.

Tóm lại, cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động. Dòng các

hoạt động này bao gồm các hoạt động riêng rẽ theo các động cơ tương ứng. Hoạt

động được hợp thành bởi các hành động theo một mục đích nhất định. Hành

động do các thao tác hợp thành và tuỳ thuộc các điều kiện cụ thể. Đó là cấu trúc

vĩ mô của hoạt động ở con người.

Cần đăc biệt chú ý tới mối quan hệ qua lại giữa các thành tố trong cấu trúc

hoạt động. Sáu thành tố cùng với các mối quan hệ giữa chúng tạo thành cấu trúc

vĩ mô của hoạt động. Hoạt động là sự vận động của từng người, các thành tố và

quan hệ giữa chúng là sản phẩm nảy sinh chính trong sự vận động của hoạt động.

Hoạt động Động cơ

Hành động Mục đích

Thao tác Điều kiện

Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động

4. Phân loại hoạt động

Có nhiều cách phân loại hoạt động

Xét về phương diện cá thể

Ở con người có 4 loại hoạt động:

- Hoạt động vui chơi

24

- Hoạt động học tập

- Hoạt động lao động

- Hoạt động xã hội

Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần)

Có hai hoạt động lớn :

- Hoạt động thực tiễn là loại hoạt động hướng vào vật thể hay quan hệ, tạo

ra sản phẩm vật chất là chủ yếu.

- Hoạt động lý luận là hoạt động diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái

niệm… tạo ra sản phẩm tinh thần.

Hai loại hoạt động này luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau.

Có cách phân loại lại chia hoạt động thành 4 loại :

- Hoạt động biến đổi.

- Hoạt động nhận thức.

- Hoạt động định hướng giá trị.

- Hoạt động giao lưu.

4. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển tâm lý

Hoạt động đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển

tâm lý người; nó là hình thức quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực giữa con

người với thế giới khách quan; là phương thức tồn tại của con người.

II. Giao tiếp

Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật

hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với

con người, giữa con người và xã hội - đó là quan hệ giao tiếp.

1. Khái niệm

25

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con

người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng

tác động qua lại với nhau.

Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các

hình thức khác nhau:

- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân.

- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.

- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng…

2. Chức năng của giao tiếp

- Định hướng: Là khả năng xác định mức độ nhu cầu tình cảm, vốn kinh

nghiệm, tư tưởng, hứng thú … của đối tượng giao tiếp qua đó chủ thể giao

tiếp có nội dung giao tiếp phù hợp với đối tượng.

Định hướng được tiến hành ngay cả trong quá trình giao tiếp để điều chỉnh

nội dung giao tiếp. Chức năng định hướng trong giao tiếp kết thúc khi quá trình

giao tiếp kết thúc.

- Điều khiển, điều chỉnh hành vi: Qua quá trình định hướng, chủ thể giao

tiếp điều khiển, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đối tượng giao tiếp

nhằm đạt mục đích đã đề ra.

- Giáo dục và phát triển nhân cách: Qua quá trình giao tiếp, chủ thể và đối

tượng giao tiếp học hỏi lẫn nhau về chuẩn mực hành vi và đạo đức. Đây là

điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách.

3. Các loại giao tiếp

Có nhiều cách phân loại giao tiếp.

Theo phương tiện giao tiếp có thể có các loại giao tiếp sau:

- Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thật.

- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ,

nét măt…

26

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): Đây là hình thức giao tiếp

đăc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người - người

trong xã hội.

Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:

- Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp măt đối măt, chủ thể giao tiếp phát và

nhận tín hiệu với nhau.

- Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp qua thư từ, có khi qua ngoại cảm, thần

giao cách cảm.

Theo quy cách, người ta chia giao tiếp thành 2 loại:

- Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo

chức trách, quy định, thể chế.

- Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về

nhau, không câu nệ vào thể thức mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích

chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.

Các loại giao tiếp nói trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho

mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú.

4. Các phương tiện giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp, người ta thường sử dụng phương tiện ngôn ngữ

và phi ngôn ngữ để tiến hành hoạt động giao tiếp.

4.1. Phương tiện ngôn ngữ

Ngôn ngữ thực chất là hệ thống ký hiệu tượng trưng về sự vật, hiện tượng

cũng như những thuộc tính và quan hệ của chúng, được con người quy ước và

sử dụng trong giao tiếp giữa con người với con người. Trong quá trình giao tiếp,

chủ thể và đối tượng giao tiếp thường sử dụng hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ nói

và ngôn ngữ viết.

Ngôn ngữ có ba chức năng là thông báo, diễn đạt và tác động. Việc đăt

những câu ngắn, hàm súc kết hợp với việc sử dụng những hình thái và ngữ điệu

phù hợp sẽ gây được hứng thứ của người nghe.

27

4.2. Phương tiện phi ngôn ngữ

Trong quá trình giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp không sử dụng

ngôn ngữ mà dùng hành vi, cử chỉ để bộc lộ thái độ, nội dung giao tiếp.

Trong quá trình giao tiếp, người ta thường sử dụng các phương tiện phi

ngôn ngữ sau:

- Giao tiếp qua nét măt.

- Giao tiếp qua hành vi, cử chỉ, điệu bộ.

- Giao tiếp qua việc sử dụng các phương tiện vật chất...

- Giao tiếp qua việc sử dụng các ký hiệu.

Khi sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp cần chú

ý đến sắc thái của các phương tiện trong những tình huống xác định.

5. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lý

Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý người

ví nhờ có giao tiếp giữa các thế hệ, giữa nhóm này với nhóm kia mà tâm lý

người được nảy sinh và phát triển.

III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức1. Về phương diện loài1.1.Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý Tính chịu kích thích: Khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể Tính nhạy cảm: (xuất hiện cách đây khoảng 600 triệu năm) được coi là mầm mống đầu tiên của tâm lý.1.1.1. Các thời kỳ phát triển tâm lý

a) Theo mức độ phản ánh: Cảm giác: Xuất hiện ở động vật không xương sống. Con vật có khả năng trả

lời được các kích thích riêng lẻ. Cảm giác ở con người mang tính xã hội lịch sử Tri giác: Xuất hiện ở loài cá. Động vật có khả năng đáp lại một tổ hợp các

kích thích ngoại giới. Tri giác ở con người mang một mức độ mới (con mắt, cái mũi, lô tai người có “hồn”, có “thần”)

Tư duy: Tư duy trực quan: Xuất hiện ở loài vượn. Con vật đã biết dùng hai “bàn

tay” để sờ mó, lắp ráp, giải quyết các tình huống cụ thể.

28

Tư duy trừu tượng: Chỉ có ở người, giúp con người nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng, nhờ đó con người không chỉ nhận thức, cải tạo thế giới mà còn nhận thức và sáng tạo ra chính bản thân mình.

b) Theo nguồn gốc nảy sinh: Bản năng: Xuất hiện ở loài côn trùng. Bản năng là hành vi bẩm sinh, di truyền

có cơ sở là những phản xạ không điều kiện. Bản năng khác xa về bản chất so với bản năng con vật.

Kỹ xảo: Xuất hiện sau bản năng, trên cơ sở luyện tập, kỹ xảo là hành vi mới do cá nhân tự tạo. Hành vi kỹ xảo ở người có tính mềm dẻo và khả năng biến đổi lớn.

Hành vi trí tuệ: Xuất hiện ở loài vượn người nhằm giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan đến việc thoả mãn các nhu cầu của cơ thể. Hành vi trí tuệ ở con người nảy sinh trong hoạt động gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi có ý thức nhằm nhận thức, thích ứng và cải tạo thực tế khách quan.

c) Về phương diện cá thể1. Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi:

Từ 0 đến 2 tháng tuổi: sơ sinhTừ 2 đến 12 tháng tuổi: hài nhi

2. Giai đoạn trước tuổi học:Từ 1 đến 3 tuổi: vườn trẻ Từ 3 đến 6 tuổi: mẫu giáo

3. Giai đoạn tuổi đi học:Từ 6 đến 11 tuổi: thời kì đầu tuổi học Từ 12 đến 15 tuổi: thời kì giữa tuổi học Từ 15 đến 18 tuổi: thời kì cuối tuổi học Từ 18 đến 23, 24 tuổi: thời kì sinh viên

4. Giai đoạn tuổi trưởng thành: từ 24, 25 tuổi trở đi 5. Giai đoạn người già: từ 55, 60tuổi trở đi2. Sự hình thành và phát triển ý thức2.1. Về phương diện loài2.1.1. Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức

Trước khi lao động con người đã có “mô hình” của cái cần làm và cách làm như thế nào Trong khi lao động con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động, tác động vào đối tượng để tạo ra sản phẩm. Kết thúc quá trình lao động con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đã hình dung ra truớc để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó.

29

Như vậy ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động .2.1.2. Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức:

Ngôn ngữ ra đời cùng với lao động, nhờ nó mà con người có công cụ để xây dựng “mô hình tâm lý” của sản phẩm. Nhờ ngôn ngữ mà con người có ý thức trong quá trình sử dụng công cụ lao động, tiến hành các hoạt động lao động, phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm lao động. Nhờ ngôn ngữ, con người trao đổi thông tin, phối hợp hành động cùng làm ra sản phẩm. Nhờ ngôn ngữ, con người có ý thức về bản thân, ý thức về người khác trong lao động chung.2.2. Về phương diện cá thể2.2.1. ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện ở trong sản phẩm của họ 2.2.2. ý thức cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác, với xã hội 2.2.3. ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã

hội, ý thức xã hội (dạy học, giáo dục, giao tiếp)2.2.4. ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình. Cá nhân hình thành ý thức về bản thân mình trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội cá nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.2.3. Các cấp độ ý thức2.3.1. Cấp độ chưa ý thức: Là hiện tượng tâm lý chưa có ý thức tham gia, chi phối điều khiển hoạt động (vô thức).

Vô thức ở tầng bản năng: Mang tính bẩm sinh di truyền. Vô thức còn bao gồm cả những hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức.

Tâm thế: Hiện tượng tâm lý dưới ý thức, hướng tâm lý sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó, ảnh hưởng tới tính linh hoạt và tính ổn định của hoạt động.

Những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lăp đi lăp lại nhiều lần chuyển thành dưới ý thức (kỹ xảo, thói quen).2.3.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức: Là mức độ phát triển cao của ý thức biểu hiện ở các măt sau:

Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội Có thái độ với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá Tự điều chỉnh, tụ điều khiển hành vi theo mục đích tự giác Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình Cấp độ ý thức nhóm và thức tập thể:

30

Trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động, ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức tập thể (ý thức gia đình, dòng họ, dân tộc, nghề nghiệp…) Trong cuộc sống khi con người hành động, hoạt động với ý thức cộng đồng, ý

thức tập thể, môi con người có thêm sức mạnh tinh thần mới mà người đó chưa bao giờ có được khi hoạt động với ý thức cá nhân riêng lẻ.

Các cấp độ khác nhau của ý thức luôn luôn tác động lẫn nhau, chuyển hoá và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức. ý thức thống nhất với hoạt động, hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động; chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh hoạt động làm cho hoạt động có ý thức. 3. Chú ý điều kiện của hoạt động có ý thức 3.1. Định nghĩa

Là trạng thái tâm lý đi kèm theo các quá trình tâm lý khác, có tác dụng hướng các quá trình này tập trung vào một đối tượng nhất định, tạo điều kiện cho đối tượng được phản ánh tốt nhất. Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng, để định hướng hoạt động.3.2. Biểu hiện

Bên ngoài: Nhìn “chằm chằm”, “không chớp mắt”, khi tri giác một vật “Vểnh tai”, “há hốc miệng”, “ngây người”, khi nghe một điều gì đó “Nhăn trán”, “chau mày”, khi suy nghĩ “Nhìn xa xa” khi hướng vào ý nghĩ nội tâm Cử động của cơ thể theo chuyển động của đối tượng Bên trong:

Chú ý lâu dài và căng thẳng thì hô hấp trở nên nông hơn và thưa hơn, hít vào ngắn hơn, thở ra dài hơn3.3. Phân loại3.3.1. Chú ý không chủ định:

Là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nô lực của bản thân, chủ yếudo tác động bên ngoài gây ra.3.3.2. Chú ý có chủ định:

Là loại chú ý có mục đích từ trước và phải có sự nô lực của bản thân.3.3.3. Chú ý “sau khi có chủ định”:

Là chú ý có chủ định, nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí, lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động tới mức khoái cảm, đem lại hiệu quả cao của chú ý.

31

4. Các thuộc tính chú ý Sức tập trung chú ý: Là sự phản ánh được qui vào phạm vi hẹp, nhằm phản ánh đối tượng một cách

tốt nhất Sự bền vững chú ý: Là khả năng chú ý lâu dài vào một đối tượng nhất định mà không chuyển sang

đối tượng khác Sự phân phối chú ý: Là khả năng cùng một lúc chú ý được đầy đủ đến nhiều đối tượng khác nhau (không có nghĩa là các đối tượng được chia đều như nhau. Chú ý chỉ tập trung

vào đối tượng chính, còn các đối tượng khác chỉ cần có sự chú ý tối thiểu) Khối lượng chú ý: Là số lượng các đối tượng được phản ánh trong “nháy mắt” với mức độ sáng tỏ

đầy đủ như nhau. Sự di chuyển chú ý: Là khả năng đang chú ý vào đối tượng này lại có thể tập trung nhanh chóng vào

đối tượng khác khi cần thiết (rời bỏ đối tượng cũ, tập trung nhanh chóng vào đối tượng mới với cường độ cao, thái độ chủ động)

5. Giáo dục chú ý Kích thích và xây dựng cho học sinh những hứng thú sâu sắc, rộng rãi với môn

học Rèn cho học sinh tạo ra chú ý có chủ định trong điều kiện không thuận lợi Tạo được thói quen làm việc gì cũng chú ý Giúp học sinh biết được đăc điểm bản thân, những măt tốt và xấu để phát huy

và khắc phục.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Có thể rút ra những kết luận gì từ câu chuyện dưới đây?

Ở Đức, năm 1925 có đăng tin về Caxpa Haode ngay từ nhỏ đã bị nhốt

trong hầm kín và anh ta đã sống ở đó trong nhiều năm, chỉ sống bằng những

thứ người ta ném xuống. Về măt thể lực anh ta yếu hơn hẳn những đữa trẻ

phát triển bình thường, thậm chí yếu hơn hẳn những đữa trẻ được thú vật

nuôi măc dù lúc được người ta phát hiện Caxpa Haode khoả 16-17 tuổi.

2. Chứng minh rằng tâm lý có bản chất hoạt động và giao tiếp. Qua đó, hãy phân tích ý

nghĩa sư phạm của vấn đề này.

32

3.Tâm lý con người được hình thành và phát triển như thế nào? (Xét cả về phương diện loài người và phương diện cá thể môi người).4.Ý thức là gì? Ý thức được hình thành và phát triển như thế nào? Phân biệt ý

thức và vô thức?

PHẦN II. TÂM LÍ HỌC NHÂN CÁCH

CHƯƠNG 3. NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

I. Khái niệm chung về nhân cách1. Khái niệm nhân cách (Personality)1.1. Định nghĩa

Trước hết, chúng ta cần chú ý đến các khái niệm nhân cách, chủ thể, con người, cá nhân và cá tính. Khái niệm con người được dùng để chỉ một đại biểu của loài Homosapiens có ý thức, có lao động, ngôn ngữ và sống thành xã hôị. Con người được coi là một thực thể tự nhiên - xã hội có ý thức. Cá nhân được hiểu là con người cụ thể, một thành viên của cộng đồng, sống trong các điều kiện xã hội - lịch sử xác định.

Trong “cá nhân” luôn luôn có những biểu hiện của cái sinh lý, tâm lý và xã hội. Một con người cụ thể luôn biết làm chủ mình cũng như các quá trình hoạt động, các quan hệ sẽ được coi là chủ thể. Chủ thể biểu hiện nội dung tâm lý trong hoạt động, quan hệ sẽ có cá tính. Phức hợp toàn bộ những nét cá tính thể hiện bản sắc và quy định giá trị xã hội của chủ thể sẽ làm thành nhân cách. Khi dùng khái niệm “cá tính” là ta muốn chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lăp lại trong tâm - sinh lý của cá thể người - cá nhân.

Khái niệm nhân cách được hiểu như chữ “người” trong câu ca dao:

“Con ơi muốn nên thân ngườiLắng tai nghe lấy những lời mẹ cha”

Khái niệm nhân cách được dùng để chỉ cái giá trị tinh thần mang những nét bản chất, giá trị xã hội - cái tinh túy nhất về tinh thần của một cá nhân. C.Mác đã nói rằng bản chất của con người không phải là bộ râu, máu của nó. Bản chất đó của nhân cách sẽ không trừu tượng mà hiện thực như là sản phẩm của các quá trình hoạt động và giao tiếp xã hội. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Nhân cách được xem xét như là bộ măt tâm lý riêng biệt của từng chủ thể. nhiều cách hiểu khác nhau về nhân cách.

33

Trong tâm lý học đã hiện tồn học thuyết tâm lý học đã cho rằng bản chất của nhân cách là nằm trong mâu thuẫn giữa các bản năng sống và chết (Freud) cũng như ở đăc điểm hình thể (Krestchmer), góc măt (C. Lombrozo) và thể trạng (Sheldon). Những cách hiểu này về nhân cách là thể hiện quan điểm sinh vật hoá nhân cách. Có quan điểm tâm lý học lại muốn xã hội hoá nhân cách. Họ tiến hành xem xét và lấy các mối quan hệ xã hội như gia đình, họ hàng, bè bạn, trường học, cơ quan, công tác v.v... để thay thế một cách đơn giản, máy móc cho các thuộc tính tâm lý của cá nhân. Có quan điểm tâm lý học lại đem đồng nhất nhân cách với khái niệm con người. Họ cho rằng con người là một loài sinh vật đăc biệt có lao động, sống thành xã hội, có ngôn ngữ... Họ đã lấy con người cơ thể để thay thế một cách đơn giản, máy móc cho các thuộc tính tâm lý của cá nhân. Những quan điểm này chỉ chú ý đến cái chung mà bỏ qua cái riêng- cái đăc thù và cái đơn nhất của nhân cách. Ngược lại, có một số quan điểm tâm lý học khác lại chỉ chú ý nhấn mạnh đến tính đơn nhất của nhân cách - cái có một không hai về măt tâm lý như Piager, Fraisse, Allportvv... hay đến măt giải phẫu sinh lý, thể chất nói chung như Warren, Drever.

Ngược lại với cách hiểu trên, có người lại thấy bản chất của nhân cách chỉ được biểu hiện ra ở trong phạm vi các hiện tượng tâm lý đơn thuần. Nếu các quan niệm khác đem quy bản chất của nhân cách về cái sinh vật, cái xã hội thì quan điểm này lại quy rút nó về cái tâm lý. Dù ở họ có các cách hiểu khác nhau song các quan điểm này cũng chỉ xem xét vấn đề của nhân cách ở trong giới hạn cơ sở vật chất và cơ thể của người ấy mà thôi. Đó là biểu hiện cụ thể của thứ chủ nghĩa duy vật y học, một biến tướng của chủ nghĩa duy vật siêu hình trong xã hội học tư sản hiện đại.

Nhân cách được coi là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và quy định giá trị xã hội của họ.Tổ hợp này được hiểu là phức hợp những thuộc tính tâm lý cá nhân có mối quan hệ chăt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau theo một hệ thống- cấu trúc nhất định để hợp thành nhân cách. Cùng một thuộc tính tâm lý cá nhân nhưng nó được nằm trong những cấu trúc khác nhau thì ở chủ thể cũng sẽ có những biểu hiện nhân cách khác nhau. Ví dụ, thuộc tính “táo bạo” nếu đi kèm với những thuộc tính tốt sẽ đưa tới hành động của một nhân cách tích cực vì lợi ích xã hội. Trái lại, nếu sự “táo bạo” lại đi kèm với tính ích kỷ, tàn nhẫn thì nó sẽ làm thành một nhân cách tha hóa, dễ gây ra những hậu quả tiêu cực, không lường trước được.

Thuộc tính tâm lý cá nhân được hiểu là nét tâm lý bền vững thường xuyên, khó hình thành và khó mất đi, tương đối ổn định – đăc trưng của từng người mà dựa vào

34

đó, ta có thể phân biệt được người này với người khác. Nhân cách có tính quy luật khi biểu hiện và vận hành. Nó không phải được vận hành, biểu hiện một cách ngẫu nhiên.

Bản sắc được hiểu là những sắc thái tâm lý mang bản chất của nhân cách. Trong đó, có cái chung của xã hội, dân tộc, giai cấp, tập thể, gia đình đã được biến thành cái riêng biệt, đăc thù, đơn nhất ở từng nhân cách. Môi một nhân cách sẽ có nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau. Những sắc thái cuả nó sẽ không giống với một tổ hợp nhân cách nào khác.

Cái “giá trị xã hội” của nhân cách là muốn nói tới những thuộc tính tâm lý thể hiện ra ở những việc làm, cung cách ứng xử, phương thức thực hiện hành động, quan hệ phổ biến của chủ thể đã được xã hội thừa nhận và đánh giá ở một mức độ xác định. Những thuộc tính tâm lý cá nhân tạo thành nhân cách phải được biểu hiện ra trên cả ba cấp độ bên trong cá nhân, hoạt động và giao tiếp của nó cũng như ở sự hình dung, đánh giá, thừa nhận của người khác về nó. Nhân cách luôn được nảy sinh, hình thành, phát sinh, phát triển và biểu hiện ra ở trong cuộc sống, hoạt động, giao tiếp của chủ thể trong những điều kiện xác định.

Vậy, nhân cách của một chủ thể sẽ không phải là sản phẩm của sự bảm sinh và di truyền. Nó sẽ phải được hình thành dần dần bằng hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong suốt cuộc đời từ ấu thơ đến khi trưởng thành. Giá trị của nhân cách sẽ không bị mất đi cùng với cái chết sinh học của chủ thể. Giá trị đó sẽ được tồn tại trong sản vật mà họ đã làm ra cũng như trong đời sống tâm lý - xã hội của nhóm.

1.2. Đặc điểm của nhân cách

Nhân cách một khi đã hình thành sẽ được biểu hiện ở ba mức độ - cấp độ khác nhau là cá tính, quan hệ liên nhân cách và siêu cá nhân.

Nhân cách con người trước hết sẽ được thể hiện dưới dạng cá tính của họ. Cái đó thể hiện rõ sự khác biệt cùng sự độc đáo về thế giới tâm lý của người này so với người khác. Trên bình diện này, nhân cách của môi một chủ thể sẽ được biểu lộ ra ở tính không đồng nhất giữa cá tính của nó với các nhân cách khác cũng như với những cái chung về măt tâm lý giữa mọi người. Do vậy, giá trị đích thực của nhân cách sẽ được biểu hiện rõ nét ở tính tích cực của chủ thể trong việc khắc phục những khó khăn do hoàn cảnh sống đem lại cũng như những hạn chế của bản thân mình để thực thi có hiệu quả toàn bộ những nhiệm vụ của các hoạt động và giao tiếp. ở đây, chúng ta đã xem xét nhân cách từ góc độ bên trong bản thân của cá nhân như là một đại diện của toàn xã hội.

35

Những phẩm chất nhân cách của chủ thể sẽ luôn luôn được biểu hiện ra một cách sinh động và rõ nét ở toàn bộ những mối quan hệ cũng như liên hệ với mọi người trong các hoạt động cùng nhau. Trong các mối quan hệ này, toàn bộ những phẩm chất nhân cách của mọi người sẽ không bị hoà tan vào nhau. Phẩm chất tâm lý của từng nhân cách sẽ luôn luôn được biểu hiện một cách tập trung trong toàn bộ hành vi, cử chỉ, thái độ và các mối quan hệ của chủ thể.

Chính những mối quan hệ giao tiếp giữa những con người với nhau trong một nhóm xác định sẽ được coi là những nhân tố khách quan quy định nội dung tâm lý của từng nhân cách. Trên bình diện thứ hai này nội dung tâm lý của nhân cách sẽ luôn luôn được xem xét, phân tích và đánh giá ở mức độ cũng như tính chất của những mối quan hệ giữa các cá nhân trong qúa trình giao tiếp nhóm - tập thể mà nó gia nhập vào.

Khi nhân cách đã được phát triển thì những phẩm chất của nó sẽ có thể có khả năng vượt ra khỏi khuôn khổ của cá tính cũng như các mối quan hệ liên nhân cách để được coi như là một chủ thể đang thực hiện một cách tích cực và có chủ định những tác động biến đổi các nhân cách khác thông qua mọi hành vi, quan hệ của mình. Bằng những hành động - quan hệ của mình khi tiếp xúc, những nhân cách phát triển sẽ có thể luôn luôn để lại được những dấu ấn rất sâu đậm của mình trong đời sống tinh thần của những nhân cách khác. Điều đó tựa như là đã có những đóng góp về măt tinh thần của nhân cách này vào việc xây dựng nên những phẩm chất nhân cách tốt đẹp ở các nhân khách khác. Những phẩm chất nhân cách cao đẹp của người giáo viên sẽ mãi mãi để lại được những dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của mọi thế hệ học sinh.

Có thể cho rằng toàn bộ những biến đổi cơ bản mà cá nhân này tạo ra được ở những chủ thể khác thông qua những hoạt động đối tượng cũng như giao tiếp sẽ tạo thành những nét tính cách đăc trưng và có giá trị nhất của nhân cách của nó. Dĩ nhiên, nhân cách chỉ có thể được xem xét trong sự thống nhất của cả ba bình diện cái tôi (F: Le moi), cái nó (F: It) và cái siêu tôi (F:Surmoi).

Nhân cách có thể được coi như là sự đại diện một cách lý tưởng của một cá nhân trong đời sống tinh thần của những cá nhân khác cũng như trong các mối liên hệ của nó với họ và trong chính bản thân nó như là một đại biểu của cái toàn thể đã được khám phá ra thông qua thực tế xã hội (A.V.Petrovskij). Việc xem xét nhân cách ở trên cả ba bình diện này sẽ giúp cho chúng ta có đủ điều kiện tâm lý để nhận thức được một cách rõ ràng những đăc điểm của nhân cách. Và như vậy, nó sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với những quá trình thực thi những tác động giáo dục để đào tạo ra được những phẩm chất nhân cách tốt cho học sinh. Nhân cách có những đăc

36

điểm cơ bản như tính ổn định cũng như tính thống nhất, tính tích cực và tính giao tiếp.

Toàn bộ những phẩm chất của nhân cách sẽ luôn luôn được tồn tại ở trạng thái vận động và phát triển trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động cũng như giao tiếp của chủ thể. Tất cả những nét tính cách, những phẩm chất này đều sẽ được kết hợp lại thành một chỉnh thể có cấu trúc xác định và ổn định. Tuy nhân cách được phát triển, vận động và thay đổi đi cùng với sự biến đổi của hoàn cảnh nhưng những phẩm chất của nó vẫn có sự ổn định tương đối. Nhờ đó, ở chúng ta mới có được những cơ sở tâm lý để có thể tiến hành chẩn đoán sự phát triển nhân cách của học sinh một cách có luận cứ cũng như thực hiện tốt những tác động giáo dục cá biệt hoá. Những phẩm chất nhân cách đều có sự bền vững thường xuyên, tương đối ổn định và biểu hiện những đặc trưng cho từng cá nhân mà dựa vào đó, người ta có thể phân biệt được nó với người khác. Những phẩm chất này sẽ dược coi là những thuộc tính tâm lý cá nhân.

Nhân cách được coi là sự phức hợp của những phẩm chất tâm lý cá nhân. Nó là một cấu trúc thống nhất của tất cả những nét nhân cách được vận động trong một chỉnh thể. Đây không phải là một phép cộng đơn giản của các thuộc tính tâm lý cá nhân mà là một hệ thống - cấu trúc thống nhất. Điều đó sẽ làm cho toàn bộ các phẩm chất tâm lý của nhân cách đều có được những mối quan hệ tương tác, quy định và đặt điều kiện cho sự vận động của nhau. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo được quan điểm toàn diện khi phân tích những vấn đề của tâm lý học nhân cách. Nhân cách sẽ luôn luôn được hình thành như một thể thống nhất thông qua các quá trình hoạt động và giao tiếp. ở trường nghề, chúng ta phải tiến hành các tác động giáo dục học sinh theo một hệ thống cấu trúc thống nhất để làm hình thành nên ở các em những nhân cách hoàn chỉnh.

Nhân cách không phải là sản phẩm tiêu cực của hoàn cảnh. Nó được hình thành thông qua các quá trình hoạt động - giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo, gắng sức và say sưa của chủ thể. Tính tích cực của nhân cách sẽ được coi là một điều kiện, phương tiện và sản phẩm tất yếu của các quá trình hoạt động cũng như giao tiếp của chủ thể. Tính tích cực này sẽ được thể hiện tập trung ở những hoạt động cũng như quan hệ đa dạng và muôn vẻ nhằm biến đổi, cải tạo thế giới đối tượng của chủ thể. Trên cơ sở đó, chủ thể sẽ phát hiện ra được logic của đối tượng mà tiến hành chiếm lĩnh, biến đổi nội dung của nó để làm thành ra các phẩm chất nhân cách của mình.

Trong nhà trường nghề, khi thực thi bất kỳ tác động sư phạm nào, người giáo viên cũng phải biết cách tiến hành định hướng tính tích cực của học sinh vào tiếp

37

nhận và giải quyết tốt những nhiệm vụ của hoạt động học tập. Nhu cầu học tập đã được coi là nguồn gốc của tính tích cực thực hiện những nhiệm vụ của hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, trong giáo dục - đào tạo kỹ thuật, giáo viên cần thiết phải biết cách hình thành cho bằng được những nhu cầu này ở mọi học sinh.

Nhân cách chỉ được nảy sinh, phát triển, biểu hiện và tồn tại trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ của những hoạt động và giao tiếp. Thông qua các quá trình thực hiện hoạt động cùng nhau và giao tiếp nhóm, học sinh sẽ nhận thức được nội dung của thế giới đối tượng cũng như mới lĩnh hội được các chuẩn đạo đức theo đúng như những định hướng giá trị xã hội. Nhất là thông qua các điều kiện tâm lý xã hội xác định của nhóm và tập thể ở nhà trường, gia đình cũng như xã hội mà các phẩm chất tâm lý của nhân cách của các em sẽ được phát triển một cách vững chắc.

Trong các điều kiện cụ thể của các quá trình giao tiếp sẽ diễn ra sự truyền đạt ý đồ, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ cho nhau cũng như sự gây ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và để lại dấu ấn trong nhau. Vì vậy, các em sẽ luôn luôn có thể học tập và tiếp thu được những phẩm chất nhân cách tốt của nhau, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện phẩm hạnh của mình. Theo luận điểm này thì khi thực thi các tác động sư phạm trong nhà trường, người giáo viên kỹ thuật cần phải biết cách quan tâm đến việc tổ chức và chỉ đạo cho tốt các quá trình giao tiếp của trẻ với nhau cũng như với người lớn.

Con người được hiểu là một thực thể tự nhiên - xã hội có ý thức. Đó là đại diện của loài homosapiens mà cái sinh lý của nó sẽ bị chi phối bởi những quy luật sinh học và đời sống tâm lý của nó lại do tính xã hội - lịch sử quy định. Hoạt động tâm lý đăc trưng, cơ bản của con người là có ngôn ngữ và ý thức. Bản chất của đời sống tâm linh của nó sẽ luôn luôn được hiện thực hoá ở trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội cũng như mọi tiến trình thực hiện các nhiệm vụ hoạt động của chủ thể. Một con người cụ thể - một thành viên của xã hội đang tồn tại thực trong những dạng hình hoạt động hay giao tiếp xác định sẽ được gọi là cá nhân - cá thể người. Khi cá nhân tiến hành thực hiện những nhiệm vụ của một hoạt động hoăc giao tiếp xác định một cách có ý thức, có mục đích nhằm nhận thức đối tượng cũng như tác động cải tạo - nắm bắt - biến đổi nó thành ra những giá trị vật chất - tinh thần nào đó và đang tồn tại trong các mối quan hệ xã hội cụ thể sẽ được coi là một chủ thể. Nếu một chủ thể đang được tồn tại trong các dạng hoạt động - giao tiếp cụ thể thì do những đăc điểm của thể tạng cũng như kiểu hình thần kinh và cấu tạo cơ thể của họ quy định mà đời sống tâm lý của nó sẽ có sự độc đáo, khác biệt, không được lăp lại ở người thứ hai. Cái đó sẽ tạo ra cái gọi là cá tính ở chủ thể. Phức hợp toàn bộ những nét cá tính quy định bản chất con người với tư

38

cách là một thành viên của xã hội cũng như một công dân, người lao động, một nhà hoạt động xã hội có ý thức sẽ làm thành nhân cách.

Có thể coi nhân cách như là toàn bộ những đặc điểm cùng với những phẩm chất tâm lý cá nhân có tác dụng quy định giá trị và hành vi xã hội của một chủ thể . Tất cả những cái đó sẽ góp phần tạo nên được nét đăc trưng của bản sắc và giá trị xã hội trong nhân cách của họ. Nhân cách được coi là tổng hoà không phải mọi đăc điểm cá thể của con người mà chỉ những phẩm chất chung nào quy định nó như là một thành viên của xã hội cũng như một công dân, người lao động và một nhà hoạt động xã hội có ý thức. Nhân cách của chủ thể sẽ luôn luôn được sống động hiện thực qua toàn bộ những hành vi, quan hệ xã hội trong suốt tiến trình của cuộc sống của họ.

Có thể cho rằng việc tổng hoà tất cả những thuộc tính của thể chất cũng như tài năng, phong cách, ý thức, đạo đức, vai trò xã hội của chủ thể để tạo thành một hệ thống - cấu trúc xác định với một bản sắc riêng và có cá tính rõ nét sẽ góp phần làm hình thành được một cấu tạo tâm lý đăc biệt là nhân cách. ở con người, cái sinh lý cũng như cái xã hội và cái tâm lý sẽ luôn luôn có sự tác động biện chứng với nhau trong mọi thời gian - không gian sống để tạo ra những nét đăc trưng của nhân cách. Tất cả ba yếu tố này đều có sự ảnh hưởng, tác động qua lại và quy định lẫn nhau trong việc hình thành nhân cách. Vì vậy, cần thiết phải có cách tiếp cận cụ thể, toàn diện và đăc thù khi phân tích quá trình phát triển nhân cách của trẻ, để từ đó, biết cách xác định được nội dung các tác động giáo dục - đào tạo cho phù hợp. Bằng cách đó, chúng ta sẽ tránh được những quan điểm sai lầm của học thuyết duy sinh vật - Biologisme cũng như thuyết duy xã hội - Sociologisme và thuyết duy tâm lý - Psychologisme về bản chất của sự hình thành nên những cấu tạo tâm lý mới trong nhân cách của con người.

Nhìn chung có thể có một quan niệm khái quát cho rằng, ở môi một chủ thể đều có một nhân cách gốc (F. Personnalité de base) do nội dung của cơ cấu xã hội quy định. Cơ cấu này sẽ được bao gồm những đăc điểm của thể chế ở hạ tầng cơ sở mà trong đó, chủ yếu là những phương thức tổ chức gia đình và phong cách sinh hoạt như ăn uống, hình thức cai sữa, kỷ cương đại - tiểu tiện. sự cấm kỵ tình dục ... Những yếu tố của cơ cấu hạ tầng này đã tác động mạnh đến trẻ, làm nảy sinh ra thái độ của chúng đối với người lớn. Đồng thời, do những yếu tố khác như sự hẫng hụt cùng những tác động muôn vẻ của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội và vai trò của chủ thể quy định mà nhân cách của nó sẽ được biểu lộ ra. Vì vậy, trong những điều kiện xã hội sẽ biểu hiện ra loại hình nhân cách do cương vị xã hội (F. Personnalité statutaire). Khi môi một cá nhân tiến hành đảm nhận những vai trò xã hội nhất định thì vị thế đó sẽ góp

39

phần làm hình thành nên được những nét bề ngoài cũng như nội dung và chí hướng của từng nhân cách. ở trong môi một điều kiện xã hội xác định đều sẽ có một hệ thống nhân cách theo cương vị tương ứng dùng để làm mẫu cho sự phát triển của các phẩm chất tâm lý cá nhân của trẻ khi các em đóng một vai trò nào đó của một nhóm xã hội.

Nhân cách được coi là sự phức hợp của những phẩm chất tâm lý cá nhân. Nó là một cấu trúc thống nhất của tất cả những nét nhân cách được vận động trong một chỉnh thể. Đây không phải là một phép cộng đơn giản của các thuộc tính tâm lý cá nhân mà là một hệ thống - cấu trúc thống nhất. Điều đó sẽ làm cho toàn bộ các phẩm chất tâm lý của nhân cách đều có được những mối quan hệ tương tác, quy định và đặt điều kiện cho sự vận động của nhau. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo được quan điểm toàn diện khi phân tích những vấn đề của tâm lý học nhân cách. Nhân cách sẽ luôn luôn được hình thành như một thể thống nhất thông qua các quá trình hoạt động và giao tiếp. ở trường nghề, chúng ta phải tiến hành các tác động giáo dục học sinh theo một hệ thống cấu trúc thống nhất để làm hình thành nên ở các em những nhân cách hoàn chỉnh.

Nhân cách không phải là sản phẩm tiêu cực của hoàn cảnh. Nó được hình thành thông qua các quá trình hoạt động - giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo, gắng sức và say sưa của chủ thể. Tính tích cực của nhân cách sẽ được coi là một điều kiện, phương tiện và sản phẩm tất yếu của các quá trình hoạt động cũng như giao tiếp của chủ thể. Tính tích cực này sẽ được thể hiện tập trung ở những hoạt động cũng như quan hệ đa dạng và muôn vẻ nhằm biến đổi, cải tạo thế giới đối tượng của chủ thể. Trên cơ sở đó, chủ thể sẽ phát hiện ra được lôgic của đối tượng mà tiến hành chiếm lĩnh, biến đổi nội dung của nó để làm thành ra các phẩm chất nhân cách của mình.

Trong nhà trường nghề, khi thực thi bất kỳ tác động sư phạm nào, người giáo viên cũng phải biết cách tiến hành định hướng tính tích cực của học sinh vào tiếp nhận và giải quyết tốt những nhiệm vụ của hoạt động học tập. Nhu cầu học tập đã được coi là nguồn gốc của tính tích cực thực hiện những nhiệm vụ của hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, trong giáo dục - đào tạo kỹ thuật, giáo viên cần thiết phải biết cách hình thành cho bằng được những nhu cầu này ở mọi học sinh.

Nhân cách chỉ được nảy sinh, phát triển, biểu hiện và tồn tại trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ của những hoạt động và giao tiếp. Thông qua các quá trình thực hiện hoạt động cùng nhau và giao tiếp nhóm, học sinh sẽ nhận thức được nội dung của thế giới đối tượng cũng như mới lĩnh hội được các chuẩn đạo đức theo đúng như những định hướng giá trị xã hội. Nhất là thông qua các điều kiện tâm lý xác định

40

của nhóm và tập thể ở nhà trường, gia đình cũng như xã hội mà các phẩm chất tâm lý của nhân cách của các em sẽ được phát triển một cách vững chắc.

Trong các điều kiện cụ thể của các quá trình giao tiếp sẽ diễn ra sự truyền đạt ý đồ, tư tưởng, tỉnh cảm, ý nghĩ cho nhau cũng như sự gây ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và để lại dấu ấn trong nhau. Vì vậy, các em sẽ luôn luôn có thể học tập và tiếp thu được những phẩm chất nhân cách tốt của nhau, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện phẩm hạnh của mình. Theo luận điểm này thì khi thực thi các tác động sư phạm trong nhà trường, người giáo viên kỹ thuật cần phải biết cách quan tâm đến việc tổ chức và chỉ đạo cho tốt các quá trình giao tiếp của trẻ với nhau cũng như với người lớn.

3. Cấu trúc nhân cách Trong tâm lý học nhân cách còn hiện tồn nhiều loại quan điểm khác nhau về nhân cách cũng như về cấu trúc tâm lý của nó. Nghiên cứu để nắm vững được những thành phần tâm lý trong cấu trúc của nhân cách sẽ được coi là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa về măt lý luận cũng như phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo cho việc thực hiện những tác động hình thành nhằm phát triển đầy đủ tất cả những yếu tố hợp thành đó cho học sinh. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của một số quan niệm cơ bản về cấu trúc của nhân cách có liên quan đến phương thức thực hiện các quá trình sư phạm trong nhà trường.

Quan niệm đơn giản nhất cho rằng nhân cách được cấu thành bởi các thuộc tính của hoạt động nhận thức cũng như tình cảm và ý chí của cá nhân. ở đây, các phẩm chất của tri thức cũng như năng lực nhận cảm, tư duy và tưởng tượng của chủ thể sẽ được coi là thành phần cốt yếu của tiểu cấu trúc các thuộc tính nhận thức. Những thuộc tính của tình cảm cũng như tính xã hội, tính khái quát, tính ổn định, tính chân thực và tính đối cực của đời sống tình cảm của chủ thể sẽ được coi là những yếu tố hợp thành của tiểu cấu trúc thứ hai. Các phẩm chất của ý chí như tính mục đích, tính độc lập, tính kiên cường cùng những thuộc tính của kỹ xảo, kỹ năng và thói quen trong hành động - quan hệ của chủ thể sẽ làm thành tiểu cấu trúc thứ ba.

Người ta đã nêu ra quan niệm khác cho rằng nhân cách được cấu thành bởi bốn tiểu cấu trúc bộ phận như sau: 1) Xu hướng cá nhân được bao gồm các thuộc tính của thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng, niềm tin, hứng thú và tâm thế sẵn sàng thực hiện các hoạt động cũng như quan hệ với ngưòi khác của chủ thể; 2) Kinh nghiệm sống của cá nhân được bao gồm những phẩm chất của tri thức cũng như những thuộc tính của năng lực, kỹ xảo, kỹ năng và thói quen thực hiện hành động - quan hệ; 3) Đặc điểm của các quá trình tâm lý được bao gồm các thuộc tính của nhận thức, xúc cảm

41

và ý chí của chủ thể; 4) Những đặc điểm sinh lý - thần kinh được bao gồm các thuộc tính của thân thể, chức phận, thể tạng con người cũng như của khí chất, giới tính, bệnh lý, lứa tuổi và phong cách sống của chủ thể.

Thông thường, người ta lại nêu ra quan niệm cho rằng nhân cách được bao gồm bởi hai tiểu cấu trúc đức và tài. Những thành tố hợp thành tiểu cấu trúc đức có thể được xác định theo nội dung như sau: 1) Các phẩm chất đạo đức - chính trị mang tính xã hội của chủ thể được bao gồm thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường, thái độ chính trị, quan điểm sống - lao động; 2) Các phẩm chất của tư cách đạo đức cá nhân, lòng ham muốn, sự hứng thú, các nết và cái thói của chủ thể; 3) Đăc trưng của những phẩm chất ý chí như tính kỷ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính quả quyết, tính phê phán của cá nhân; 4) Những phẩm chất của lối sống và cung cách hành vi - ứng xử với mọi người như tác phong, phong cách sống theo lễ tiết, tính khí và phương thức đối nhân xử thế.

Những phẩm chất của tiểu cấu trúc tài có thể được xác định theo nội dung của sơ đồ sau: 1) Những phẩm chất của năng lực xã hội hoá của chủ thể sẽ được biểu hiện ra ở khả năng thích ứng, phong thái sống hoà đồng cũng như khả năng biết thiết lập ra được các mối quan hệ giao tiếp với mọi người một cách sáng tạo, cơ động, mềm dẻo và linh hoạt của chủ thể; 2) Những phẩm chất của năng lực chủ thể hoá được biểu hiện ở kỹ năng thực hiện hoàn hảo các thao tác hành vi cùng các mối quan hệ, khả năng biểu hiện bản lĩnh - cái riêng của mình ra ngôn ngữ, cử chỉ, hành động một cách độc đáo và đăc sắc; 3) Những phẩm chất của năng lực tiến hành hoạt động một cách tích cực, tự giác, say sưa, độc lập, chủ động, đạt hiệu quả tối ưu, sáng tạo được bao gồm kỹ năng định hướng cũng như thực hiện và kiểm tra - đánh giá kết quả - hiệu chỉnh việc thực hiện bất kỳ một hành động, một quan hệ nào của chủ thể; 4) Những phẩm chất của năng lực giao tiếp được biểu hiện ở kỹ năng định hướng cũng như định vị khi tiếp xúc theo mục tiêu, khả năng biết thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp lẫn nhau giữa mọi người, kỹ năng cảm hoá, biết cách làm cho đối phương phải tiến hành tự suy nghĩ và thực hiện hành động theo ý nghĩ của mình, năng lực hiểu người và khả năng để lại dấu ấn mạnh, những biểu tượng tốt đẹp về mình ở các chủ thể khác sau môi lần tiếp xúc.

Một quan niệm khác lại cho rằng nhân cách có cấu trúc tầng bậc. Theo quan niệm này, nhân cách được cấu thành bởi tầng nổi và tầng sâu. Tầng nổi của nhân cách được bao gồm các thuộc tính của ý thức, tự ý thức, ý thức nhóm và tập thể. Tầng sâu của nhân cách bao gồm tiềm thúc, siêu thức, vô thức và hạt nhân của nó là lý tưởng

42

nghề nghiệp. Vành ngoài của các tầng bậc này được hợp thành bởi các thuộc tính của nhận thức, tình cảm, ý chí - hành động và sinh lý thần kinh của chủ thể.

Đứng trên quan điểm phân tích các thành tố tâm lý của nhân cách, người ta đã cho rằng nó được bao gồm bốn khối cơ bản như sau: 1) Khối xu hướng cá nhân sẽ được cấu thành bởi các phẩm chất của nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng sống, thế giới quan, nhân sinh quan; 2) Khối khả năng hành động - quan hệ sẽ được bao gồm những phẩm chất của khả năng, năng lực, kỹ năng; 3) Khối phong cách hành vi - quan hệ sẽ được bao gồm các phẩm chất của lối sống, kỹ xảo, thói quen; 4) Khối hệ thống điều khiển sẽ được bao gồm các phẩm chất của tâm thế, động cơ và động cơ hoá.

Trong bình diện tâm lý học quản lý có tác giả nêu ra quan niệm cho rằng phức hợp các phẩm chất nhân cách có tác dụng tạo lập được phong cách chỉ đạo mang tính chất của cái ân, uy, tâm, trí, dũng của chủ thể sẽ được kết hợp lại thành một chỉnh thể. Theo quan điểm này, nhân cách quản lý sẽ được bao gồm phức hợp các thuộc tính tâm lý của phong cách chỉ đạo cũng như kỹ năng, tính cách, tâm thế và năng lực quản lý của chủ thể. Những phẩm chất tâm lý có tác dụng làm thành phong cách lãnh đạo sẽ được bao gồm những thành tố cơ bản như tính tư tưởng cao, tính cụ thể - sát sao trong chỉ đạo, sự thông thạo các công việc quản lý, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của mọi thao tác quản lý, sự liên hệ mật thiết - thường xuyên với quần chúng, tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm cao của mình với thân phận của mọi nhân viên, tính dân chủ... Những phẩm chất tâm lý góp phần tạo nên tính cách quản lý sẽ được kể đến như sự năng động, tính đổi mới nhưng đúng luật pháp của mọi thao tác quản lý, có uy tín cao do trí tuệ uyên thâm cũng như tư tưởng đạo đức tốt và không tham nhũng, có phong cách chỉ đạo chân thật, điềm đạm, cởi mở, chín chắn, vui tính nhưng nghiêm túc, biết cách đi sâu - đi sát để lắng nghe ý kiến của quần chúng, có ý chí kiên cường, tinh thần trách nhiệm và tâm trạng tích cực. Những phẩm chất của kỹ năng quản lý được bao gồm các thành tố cơ bản như biết cách thực hiện tốt mọi hành động - quan hệ trong toàn bộ chu trình quản lý từ thông tin đến kế hoạch hoá, tổ chức- chỉ đạo thực hiện và kiểm tra - đánh giá kết quả - hiệu chỉnh, biết cách tạo lập ra được bầu không khí tâm lý tích cực trong nội bộ cơ quan cũng như một ê kíp lãnh đạo đủ mạnh và truyền thống đơn vị, uy tín cá nhân. Những phẩm chất tâm lý của khả năng chỉ đạo, năng lực thực hiện hành động - quan hệ, tài năng tổ chức cũng như chỉ đạo và ứng xử hợp lý, khả năng chuẩn bị tâm thế thích - muốn - sẵn sàng quản lý, năng lực tư duy lý luận, khả năng nhận cảm tinh tế đối tượng, năng lực tưởng tượng phong phú và sát hợp về đối tượng - tiến trình quản lý, năng lực

43

hoạch định được chiến lược quản lý và kỹ năng xây dựng nhiệm vụ cho việc thực hiện chiến lược đó.v.v... sẽ làm thành năng lực quản lý.

Nói chung, những thành phần tâm lý trong cấu trúc của nhân cách đã được đem ra tìm hiểu đều rất phức tạp, đa dạng và cơ động. Chúng được nằm trong một hệ thống - cấu trúc xác định, tuân thủ cấu trúc vĩ mô của hoạt động cũng như giao tiếp và đều có sự liên hệ qua lại, quy định, chế ước lẫn nhau. Theo sự vận động và phát triển của mình, những thành tố này của nhân cách cũng sẽ có những biến đổi nhất định. Vì lẽ đó, GS.TS.VS. Phạm Minh Hạc đã cho rằng ở con người có thể không nhất thiết chỉ có một nhân cách. Măt khác, có thể hiểu được rằng trong hệ thống cấu trúc của nhân cách sẽ luôn luôn có những thuộc tính tâm lý bền vững, ổn định, điển hình, đặc trưng cho từng chủ thể mà dựa vào đó, ở chúng ta sẽ có đủ cơ sở cũng như tiền đề tâm lý cần thiết để tiến hành chẩn đoán được một cách chắc chắn sự phát triển nhân cách của họ theo thời gian, không gian của các hoạt động và giao tiếp xác định.

Như vậy, trong nhân cách sẽ luôn luôn biểu hiện ra sự thống nhất biện chứng với nhau cuả tính ổn định và tính biến đổi của các phẩm chất tâm lý cá nhân. Với những thành tố như vậy, nhân cách sẽ có thể tạo ra được những cơ sở và tiền đề tâm lý cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ của các hoạt động cũng như giao tiếp. Những tiền đề tâm lý này sẽ góp phần tạo cho chủ thể có khả năng làm chủ mình cũng như thực hiện được một cách linh hoạt, mềm dẻo những phương thức hoạt động - giao tiếp của mình cho phù hợp với thực tế cuộc sống đa dạng, phức tạp, luôn thay đổi trong không gian - thời gian xác định, với vị thế của cá nhân - nhóm - tập thể, với những chuẩn mực xã hội và những định hướng giá trị cụ thể.

Có nhiều cách khác nhau để phân tích thành phần tâm lý của nhân cách như tiến hành phân tích nhân cách theo hai thành phần, ba thành phần và bốn thành phần.

Trong tâm lý học nhân cách còn hiện tồn nhiều loại quan điểm khác nhau về nhân cách cũng như về cấu trúc tâm lý của nó. Nghiên cứu để nắm vững được những thành phần tâm lý trong cấu trúc của nhân cách sẽ được coi là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa về măt lý luận cũng như phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo cho việc thực hiện những tác động hình thành nhằm phát triển đầy đủ tất cả những yếu tố hợp thành đó cho học sinh. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của một số quan niệm cơ bản về cấu trúc nhân cách có liên quan đến phương thức thực hiện các quá trình sư phạm trong nhà trường.

44

Nhân cách được cấu thành bởi hai thành phần phẩm chất và năng lực hay đức và tài. Hai măt đức và tài của nhân cách thống nhất với nhau. Có thể biểu diễn nội dung của cấu trúc này theo sơ đồ sau:

Đức (phẩm chất) Tài (năng lực)- Phẩm chất xã hội như tư tưởng, đạo đức, chính trị, thế giới quan, nhân sinh quan niềm tin, lý tưởng, lập trường, thái độ

- Năng lực xã hội hoá như: khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo, cơ động, mềm dẻo, linh hoạt trong toàn bộ cuộc sống xã hội.

- Phẩm chất cá nhân như đạo đức, tư cách các nết, các thói, các “thú”, phong cách, tư cách, lối sống,

- Năng lực chủ thể hoá như: khả năng biểu hiện tính độc đáo, đăc sắc, khả năng biểu hiện cái riêng, cái “bản lĩnh” của cá nhân ra hành vi, ngôn phong và quan hệ

- Phẩm chất ý chí như tính kỷ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính quả quyết, tính phê phán, phẩm chất của hoạt đọng và giao tiếp.

- Năng lực hành động, kỹ năng hành động có mục đích, có ý thức, chủ động, tích cực, sáng tạo, hăng say.

- Cung cách ứng xử, hành vi, ngôn phong tác phong, lễ tiết, tính khí, thói quen

- Năng lực giao tiếp như: khả năng biết thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

Nhân cách được cấu thành bởi ba thành phần như thuộc tính nhận thức, tình cảm và ý chí.

Theo A.G Côvaliôv, trong cấu trúc của nhân cách có các thuộc tính của quá trình tâm lý cũng như trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân.

II. Các thuộc tính tâm lí của nhân cách1. Xu hướng của nhân cách1.1. Định nghĩa

Là hệ thống những thuộc tính tâm lý phức tạp, xác định sự lựa chọn các mục tiêu và tạo nên tính tích cực (động cơ) của nhân cách. Xu hướng nhân cách là ý định hướng tới sự vật và mục tiêu có nhiều ý nghĩa với đời sống bản thân, là hướng vươn tới những sự vật và mục tiêu đó của con người trong một thời gian tương đối lâu dài. Những thuộc tính cơ bản tạo nên xu hướng là: nhu cầu, tình cảm, hứng thú, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng,... Đồng thời những thuộc tính đó cũng là biểu hiện cụ thể của xu hướng nhân cách.1.2. Các hình thức biểu hiện2.1.1. Nhu Cầu

45

Định nghĩa: Là biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thoả mãn để tiếp tục sống và phát triển.

Phân loại Nhu cầu vật chất: ăn, ở, măc, sinh dục,... những nhu cầu này ở động vật cũng có.

Tuy nhiên ở người, việc thoả mãn nhu cầu sơ đẳng, có tính sinh vật này cũng thể hiện trình độ ngày càng văn minh của loài người khác với động vật.

Nhu cầu văn hoá tinh thần: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Nhu cầu này cũng ngày càng phát triển phong phú và đa dạng. Môi xã hội cũng như môi cá nhân, càng phát triển cao thì nhu cầu tinh thần càng trở nên quan trọng hơn.

Đăc điểm của nhu cầu Là nguồn gốc của tính tích cực: Môi cá nhân cũng như toàn xã hội, vì mong

muốn thoả mãn nhu cầu ngày càng cao mà luôn tìm tòi sáng tạo. Khi nhu cầu găp đối tượng mới thực sự tạo nên tính tích cực mạnh mẽ nhất, hình thành nên động cơ hoạt động của chủ thể.

Có tính chu kỳ: Nhu cầu này bão hoà lại nổi nên nhu cầu khác cấp thiết... Mang đậm nét xã hội, lịch sử: Môi dân tộc, tầng lớp xã hội, lứa tuổi, giới tính,

đều có những nhu cầu đăc thù của từng nhóm. Môi cá nhân vừa mang trong mình những đăc điểm chung, đăc thù và những nhu cầu có tính cá biệt.

Giáo dục nhu cầu Chọn những nội dung đối tượng để thoả mãn nhu cầu một cách lành mạnh: ăn,

măc, học tập, vui chơi, đọc sách, xem ti vi... phải tính đến sự phù hợp với điều kiện cá nhân và xã hội.

Chọn những phương thức thoả mãn nhu cầu phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, thể hiện tính văn minh, hiện đại và mang bản sắc dân tộc.

Tập cho con người biết tự chủ, điều chỉnh hợp lý giữa muốn và cần phải, giữa muốn và có thể, giữa cho và nhận, cống hiến và hưởng thụ tương xứng. 2.2.2. Hứng thú (Interest)

Hứng thú được hiểu là sự hấp dẫn của đối tượng với chủ thể mà nó có khả năng mang lại cho họ những khoái cảm đăc biệt. Do vậy, họ sẽ luôn vươn tới để đạt được nó bằng hành động tích cực, có ý thức và tình cảm mạnh của mình. Hứng thú của con người mang nội dung xã hội - lịch sử và có sự khác biệt nhau theo trình độ của từng nhân cách. Hứng thú kỹ thuật được coi là điều kiện tâm lý thiết yếu của hoạt động học tập và sáng tạo kỹ thuật.2.2.3. Thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin, lý tưởng (Ideal)

46

Thế giới quan được coi là quan điểm riêng của chủ thể về thế giới tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và tâm linh.

Nhân sinh quan được coi là quan niệm của chủ thể về con người và cách thức làm người. Tính giai cấp và trình độ đào tạo của chủ thể được coi là những yếu tố khách quan, quy định tính chất cũng như nội dung của thế giới quan, nhân sinh quan của họ. Đến lượt nó, thế giới quan và nhân sinh quan sẽ trở thành yếu tố chủ quan quy định tính chất cũng như những biểu hiện của phong cách, lối sống của chủ thể.

Niềm tin được coi là sự thừa nhận tính đúng đắn của quan điểm đánh giá của chủ thể về đối tượng, hiện tượng theo những định hướng giá trị xác định. Niềm tin có vai trò to lớn trong việc xác định thái độ của chủ thể đối với cuộc sống, hoạt động và quan hệ xã hội. Thế giới quan, nhân sinh quan và thực chất của kinh nghiệm sống trong hoạt động - giao tiếp sẽ được coi là những yếu tố tâm lý quan trọng, quy định nội dung tâm lý của niềm tin. Trong thực tế có thể có những tác động không được kinh nghiệm sống chứng minh thì niềm tin của cá nhân sẽ bị mất đi. Nhưng lại có những niềm tin mà kinh nghiệm dù có kiểm chứng hay không vẫn sẽ được tồn tại lâu dài. Niềm tin có tác dụng quan trọng trong việc xác định mục tiêu và biện pháp cho cuộc sống, hoạt động, quan hệ của chủ thể. Chủ thể thường hành động, quan hệ với nhau ít khi do lý trí dẫn dắt mà do niềm tin - định hướng giá trị tinh thần quy định. Quyền lợi cá nhân hay của giai cấp, cơ cấu của cộng đồng xã hội sẽ luôn có sự tác động qua lại với nhau để quy định nội dung tâm lý cuả niềm tin. Niềm tin một khi đã được hình thành thì việc từ bỏ nó là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Người ta không thể phân chia một cách máy móc được ranh giới giữa tính hợp lý và phi lý của niềm tin. ở chủ thể, niềm tin cũ chỉ mất đi khi họ đã định hình được niềm tin mới.

Lý tưởng là những hình tượng cao đẹp, ngời chói trong hiện thực được chủ thể lựa chọn hoặc tự xây dựng lấy từ những kiểu mẫu sáng chói và do đó, nó sẽ có tác dụng kích thích họ vươn tới để đạt cho bằng được nó trong thời gian lâu dài của cuộc đời. Lý tưởng được coi là cái mà vì nó người ta sống - hoạt động - quan hệ và dưới ánh sáng của nó, người ta sẽ hiểu được ý nghĩa của cuộc đời. Hình ảnh của lý tưởng luôn luôn được chủ thể xây dựng nên từ những yếu tố của hiện thực. Lý tưởng của cá nhân bao giờ cũng phản ánh cái chưa có trong hiện thực nhưng nó sẽ có trong tương lai mà cái sẽ có đó bao giờ cũng cao đẹp hơn, hoàn thiện hơn so với cái hiện tại. Lý tưởng của chủ thể luôn mang tính hiện thực và tính lãng mạn. Lý tưởng luôn luôn có sức mạnh vô cùng to lớn về măt tinh thần đối với cuộc sống, hoạt động và quan hệ của môi người. Nhờ có sự lý tưởng hoá (Idealize) mà ở chủ thể sẽ có được sức mạnh to lớn về măt tinh thần và ý thức, tạo cho họ có ý chí mạnh mẽ trong cuộc sống, hoạt động, quan

47

hệ khi vươn tới nó. Hình ảnh vượt lên trên hiện thực để dốc toàn tâm, toàn ý vào trong hoạt động sáng tạo kỹ thuật của édinson đã chứng minh cho nguyên lý này.

Trong xu hướng cá nhân còn có những thuộc tính của ý hướng, niềm tin, nhân sinh quan và thế giới quan. Những phẩm chất này có ý nghĩa nhất định đối với các quá trình sư phạm cũng như sáng tạo kỹ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải biết cách quan tâm giáo dục khi thực thi các thao tác sư phạm.

Trong xu hướng cá nhân có hiện tồn những phẩm chất lý tưởng cá nhân, lý tưởng nhóm và lý tưởng xã hội. Lý tưởng nghề nghiệp được coi là hạt nhân của nhân cách.

Vấn đề giáo dục thế giới quan, lý tưởng, niềm tin: Phải trình bày những bài giảng vừa có cơ sở khoa học vừa hấp dẫn học

sinh bằng lý thuyết và thực tiễn hành động. Cần khuyến khích hướng dẫn thanh niên, học sinh hướng vào những mục

đích cụ thể của cá nhân phù hợp với mục đích chung của xã hội. Việc tổ chức đúng đắn đời sống và mọi hoạt động của học sinh là con

đường cơ bản để hình thành thế giới quan, niềm tin, lí tưởng của học sinh. Cần giáo dục cho học sinh có thái độ tôn trọng và biết hợp tác với những

người có tín ngưỡng, quan điểm sống, niềm tin lí tưởng khác với mình. 2. Khí chất2.1. Định nghĩa

Là tổ hợp những thuộc tính tâm lý cá nhân qui định sắc thái tâm lý môi người về cường độ, tốc độ, nhịp độ của những hoạt động tâm lý tạo nên bức tranh hành vi của người đó. Nói cách khác: Khí chất là tổ hợp những thuộc tính tâm lý cá nhân thể hiện rõ diễn biến của hoạt động tâm lý2.2. Các kiểu thần kinh cơ bản: Theo Páp Lốp có bốn kiểu cơ bản

Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt: Tương ứng với loại khí chất linh hoạt Kiểu mạnh, cân bằng, không linh hoạt: Tương ứng với loại khí chất điềm tĩnh Kiểu mạnh, không cân bằng: Tương ứng với loại khí chất nóng nảy Kiểu yếu: Tương ứng với loại khí chất ưu tư.

2.3. Các loại khí chấtHypocat (460- 356 tcn) danh y Hy Lạp đã cho rằng, trong cơ thể con người có 4

chất nước với đăc tính khác nhau: Máu ở tim có đăc tính nóng, “nước nhờn” ở bộ não có thuộc tính lạnh, “nước mật vàng ở trong gan thì khô ráo, “nước mật đen” trong dạ dày thì ẩm ướt.

48

Theo Paplop có 4 kiểu khí chất cơ bản: Kiểu linh hoạt:

Nhận thức: Nhanh, có nhiều sáng kiến, năng động, dễ tiếp nhận cái mới, di chuyển, phân phối chú ý linh hoạt...

Tình cảm: Cởi mở, dễ thay đổi trạng thái vui, buồn, ít có ấn tượng, dễ lây cảm xúc, thường vui vẻ, lạc quan hay bông đùa...

Hoạt động: Năng nổ với công việc, dễ dàng chuyển đổi công việc, tháo vát, nhạy bén với cái mới, cái thực tế, thích ứng nhanh với hoạt động mới, nhiệm vụ mới, dễ thích nghi với công việc lưu động, thay đổi hoàn cảnh...

Nhược điểm: Dễ hời hợt trong nhận thức và tình cảm, ít kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích, hay "cả thèm chóng chán","đầu voi đuôi chuột", "vui đâu chầu đấy", hay phô trương hình thức, dễ sai lời hứa…

Kiểu điềm tĩnh: Nhận thức: Chậm nhưng chắc chắn, sâu sắc, tư duy thường có cơ sở, lý lẽ

vững chắc, có mưu kế, có khả năng ghi nhớ lâu bền và tập trung chú ý cao... Tình cảm: Kín đáo, ít cởi mở, bề ngoài ít đằm thắm nhiệt tình, song bên

trong sâu sắc, ít thay đổi, ít làm mất lòng người khác. Những người này có khả năng kiềm chế tình cảm ở mức dộ cao, ít bị xúc động, bị ấn tượng mạnh làm mất cân bằng trong đời sống tình cảm.

Hoạt động: Có khả năng làm việc bền bỉ, kiên trì theo đuổi mục đích đến cùng, ít chịu chi phối của hoàn cảnh xung quanh. Họ thường làm việc chu đáo, cẩn thận, có kế hoạch, điều độ, tiết kiệm sức lực...

Nhược điểm: Kém nhạy cảm, bảo thủ, trì trệ, kém năng động tháo vát, linh hoạt, kém thích ứng nhanh với những biến đổi của hoàn cảnh. Trong quan hệ nhiều khi kém đồng cảm, mẫn cảm, “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, có khi bình thản, lạnh lùng...

Kiểu nóng nảy: Nhận thức: Nhanh, có nhiều sáng kiến, năng động, dễ tiếp nhận cái mới, di

chuyển, phân phối chú ý linh hoạt... Tình cảm : Mạnh mẽ, sôi nổi, nhiệt tình, biểu hiện yêu ghét rõ ràng, dứt

khoát, dễ có những ấn tượng mạnh mẽ. Quan hệ thường thẳng thắn, bộc trực, dễ nổi nóng, giận dữ nhưng dễ bỏ qua, thường chú ý cái lớn, cái nổi bật, ít để ý chi li vụn văt...

49

Hoạt động: Dám nghĩ, dám làm, nhiệt tình, dễ phấn kích, cuồng nhiệt. Trong công việc thường hăng hái, dũng cảm dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám chịu trách nhiệm, dám quyết đoán phiêu lưu.

Nhược điểm: Hay nóng vội, thiếu bình tĩnh, dễ nổi nóng, không kìm nổi hành động bột phát bản thân, thô bạo,... Đời sống tâm lý biểu hiện thất thường.

Kiểu ưu tư: Nhận thức: Chậm, ít tin tưởng vào khả năng của mình Tình cảm: Rất nhạy cảm, tinh tế, có khả năng phản ánh được những cái mà

người bình thường không để ý. Thế giới tâm hồn luôn nhiều biến động, ấn tượng, dễ xúc cảm, giàu tưởng tượng, dễ liên tưởng, giầu nội tâm, tâm trạng thường nhuốm năng mầu sắc chủ quan. Rất khó làm thân, khó kết bạn, đôi khi bộc lộ tính cứng nhắc, thường nhút nhát, thiếu sôi nổi, dễ hờn dôi, tự ái.

Hoạt động: Bộc lộ sự rụt rè, với những công việc phù hợp thì rất say sưa, lo lắng chu đáo, tỉ mỉ, tận tâm, có trách nhiệm, tự giác...

Nhược điểm: Lo ngại trước hoàn cảnh mới, những tác động mạnh, nhiệm vụ mới, quan hệ mới. Hay nhút nhát, lo sợ, do dự, tự ái, hờn rôi, tủi thân. hay ưu tư, u sầu với tâm trạng kéo dài. Trước những rủi ro của cuộc sống những người này dễ bị thương tổn tâm lý, dễ rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng...2.4. Giáo dục khí chất

Việc đánh giá một con người không nên quá năng về những đăc điểm khí chất mà phải xác định rõ đăc điểm của xu hướng và năng lực nội dung bản chất của nhân cách.

Cần chỉ ra những ưu điểm trong khí chất của môi người để biết tự lựa chọn những công việc phù hợp, biết những nhược điểm trong khí chất của mình và cách tự khắc phục, tự điều chỉnh trong hoạt động, giao lưu, tự rèn luyện trong cuộc sống để hoàn thiện nhân cách.3. Tính cách3.1. Định nghĩa

Tính cách là sự kết hợp độc đáo, cá biệt những thuộc tính tâm lý cơ bản của cá nhân, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa cá nhân với hiện thực và được thể hiện ở hệ thống thái độ của cá nhân, ở cách cư xử, trong hành vi và lời nói của cá nhân ấy.3.2. Đặc điểm

Có tính xã hội và lịch sử: Môi thời đại, môi dân tộc, giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, môi giới, môi lứa tuổi, môi địa phương,...đều có những nét tính cách điển hình trong những nhân vật điển hình của mình.

50

Có sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm và ý chí, giữa tư tưởng và hành động, giữa lời nói và việc làm.

Có tính phong phú và độc đáo: Phản ánh mối quan hệ muôn màu muôn vẻ giữa cá nhân với hiện thực.

Có tính cân bằng: Đánh dấu sự trưởng thành của cá nhân (có bản lĩnh, làm chủ bản thân,…)3.3. Cấu trúc

Hệ thống những thái độ của cá nhân: Thái độ đối với xã hội: Yêu nước, yêu chế độ, trách nhiệm công dân, v.v... Thái độ đối với công việc: Yêu nghề, tận tâm hay chán nghề, phất phơ... Thái độ đối với mọi người: Nhân đạo, quan tâm, tôn trọng, hợp tác hay độc ác,

vô tâm, khinh biệt, kỳ thị... Thái độ đối với bản thân: Khiêm tốn, tự tin, tự trọng yêu đời hay ngược lại... Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân:

Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ nói trên3.4. Giáo dục tính cách

Giáo dục tính cách không tách rời với giáo dục nhân cách nói chung (yêu cầu cần cụ thể, chi tiết, thiết thực hơn).

Khắc phục những nét tính cách (lối sống, tác phong, cách cư xử...) cũ không thích hợp với hoàn cảnh sống mới

Cần chú ý giáo dục rèn luyện ở học sinh một số nét tính cách sau: Thể hiện lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm công dân, ý chí làm cho dân giầu

nước mạnh, cạnh tranh được với nước khác... Thể hiện được lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám

chịu trách nhiệm, dám cạnh tranh để vươn lên, biết tính toán hiệu quả, chất lượng ngày càng cao, chống lại thói ỉ lại, trông chờ, thụ động, lười biếng...

Cần có cách nhìn mới mẻ, có thái độ tôn trọng, hợp tác, cởi mở, dân chủ, nhân đạo, khắc phục thái độ kì thị, phân biệt đối xử.

Rèn luyện tác phong công nghiệp, nếp sống văn hoá, thể thao, vệ sinh lành mạnh, có ý thức tự học tập, tự hoàn thiện nhân cách không ngừng. 4. Năng lực4.1. Định nghĩa

Là tổ hợp những thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với yêu cầu hoạt động nhất định, giúp cá nhân đạt kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. 4.2. Đặc điểm

51

Năng lực bao giờ cũng được biểu hiên trong hoạt động cụ thể Năng lực là tổ hợp của nhiều đăc điểm tâm lí gắn liền với những đăc điểm

sinh lí của cá nhân. 4.3. Phân loại

Theo nguồn gốc phát sinh: Năng lực tự nhiên: Có nguồn gốc sinh vật, có liên hệ trực tiếp với tư chất, có

chung ở cả người và đông vật Năng lực xã hội: Được hình thành và phát triển trong quá trình sinh hoạt xã hội,

chỉ có ở người Theo mức độ chuyên biệt: Năng lực chung: Cần thiết trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Năng lực riêng: Đăc trưng riêng trong những lĩnh vực hoạt động nhất định

Ví dụ: năng lực sư phạm Năng lực dạy học:

Quan sát nắm được những diễn biến phản ứng của học sinh. Phân phối, di chuyển chú ý tốt, bao quát được lớp học, theo dõi được tiến

trình bài giảng, kết hợp được nói, viết bảng, điều khiển học sinh,... Ghi nhớ tốt, tái hiện nhanh kiến thức truyền đạt, liên tưởng nhạy bén tìm ra

những những ví dụ sinh động . Vận dụng ngôn ngữ sinh động, diễn đạt chính xác, hợp logic.

Năng lực giáo dục: Nhậy cảm, biết phân tích tâm lí học sinh chính xác Tác động đến nhân cách học sinh bằng nhiều cách có hiệu quả giáo dục.

Năng lực tổ chức Biết vạch kế hoạch cho hoạt động giáo dục dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, một

cách hợp lí. Biết điều khiển thực hiện kế hoạch trong điều kiện phối hợp nhiều việc,

nhiều người, nhiều tổ chức Biết theo dõi kiểm tra, đánh giá chính xác các hoạt động của cá nhân và tập

thể học sinh một cách công bằng, có tác dụng giáo dục học sinh. 4.4. Các mức độ của năng lực

Năng lực: Là mức độ hoàn thành có kết quả một hay một số hoạt động nhất định.

Năng khiếu: Dấu hiệu bộc lộ tương đối sớm về một tài năng nào đó nhưng không nhất thiết trở thành tài năng

52

Tài năng: Là mức độ hoàn thành xuất sắc những hoạt động trong một hay một số lĩnh vực nhất định.

Thiên tài: Là những tài năng hiếm có, đúng hơn là tổng hợp của nhiều tài năng, tạo nên những bước tiến của lịch sử trong một hay một số lĩnh vực hoạt động của một quốc gia hay cả nhân loại. 4.5. Điều kiện hình thành phát triển năng lực

Những đăc điểm bẩm sinh, di truyền và giải phẫu sinh lí là tiền đề tự nhiên giúp cho năng lực được hình thành và phát triển.

Hoạt động và giao lưu của môi cá nhân quyết định trực tiếp sự phát triển năng lực của người ấy.

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chăm lo nuôi dạy đứa trẻ từ bé, hình thành những mầm mống, nền tảng đầu tiên của nhân cách.

Nhà trường có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển năng lực của thế hệ trẻ. Những điều kiện xã hội, nhất là dư luận xã hội, sự đánh giá, các chính sách

khuyến khích tài năng... có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển năng lựcIII. Các phẩm chất tâm lí của nhân cách

1. Xúc cảm và tình cảm 1.1. Định nghĩa:

Xúc cảm, tình cảm là kiểu thái độ của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan tới sự thoả mãn hay không thoả mãn một nhu cầu vật chất hay tinh thần.

Xúc cảm: Là quá trình tâm lý diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể về không gian và thời gian, về đối tượng và trạng thái tâm lý, cường độ mạnh và luôn thay đổi.

Tình cảm: Là thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.

1.2. Quan hệ: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, được tổng hợp hoá, động hình hoá và khái quát hoá thành tình cảm. Xúc cảm là biểu hiện của tình cảm. Tình cảm bình thường dường như ẩn náu đâu đó trong tâm hồn ta, không hiện lên cho ta sức mạnh và cũng không làm giảm đi sức mạnh. Nhưng khi găp một hoàn cảnh nào đó, dưới tác động của nhận thức, tình cảm biểu hiện ra thông qua xúc cảm. Tình cảm chi phối xúc cảm về cường độ, tốc độ, cách biểu hiện và nội dung xúc cảm.

1.3. Đăc điểm : Tính nhận thức: Con người phải nhận thức được đối tượng và nguyên nhân gây

nên tâm lý, những biểu hiện tình cảm của mình.

53

Tính xã hội: Tình cảm mang tính xã hội, chứ không phải đơn thuần là những phản ứng sinh lý

Tính khái quát: Tình cảm có được là do tổng hợp hoá, động hình hoá và khái quát hoá những xúc cảm đồng loại

Tính ổn định: Tình cảm là những kết cấu tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân cách, khó hình thành, khó mất đi

Tính chân thực: Tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ Tính hai măt: Gắn liền với sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu

1.4.Vai trò: Với nhận thức: Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người tìm

tòi chân lý. Nó có thể nhuốm màu, biến dạng, biến đổi sản phẩm của quá trình nhận thức về nội dung, tính chất và cường độ

Với hành động: Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động, là một trong những động lực thúc đẩy con người hoạt động

e) Quy luật: Qui luật “thích ứng”: Tình cảm nếu lăp đi lăp lại nhiều lần một cách đơn điệu

thì nó mang tính chất “chai dạn” (xa thương gần thường) Qui luật “cảm ứng” (tương phản): Sự xuất hiện hoăc sự suy yếu của một tình

cảm này có thể làm tăng hoăc giảm sự xuất hiện của một tình cảm khác Qui luật “pha trộn’: Hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc

nhưng không loại trừ nhau (giận mà thương, thương mà giận) Qui luật “di chuyển”: Tình cảm chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác

có liên quan (giận cá chém thớt; ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng) Qui luật “lây lan”: Không khí của gia đình, nhóm bạn, tập thể có ảnh hưởng

mạnh đến tình cảm của con người (vui lây, buồn lây, cảm thông). Qui luật về sự hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, được tổng

hợp hoá, động hình hoá và khái quát hoá thành tình cảm1.5. Mức độ biểu hiện:

Tâm trạng: Là dạng tình cảm có cường độ trung bình hoăc yếu, có tính chất kéo dài và chi phối các trạng thái tâm lý khác của nhân cách.

Xúc động: Là quá trình cảm xúc mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn với cường độ cao, có khi rất cao

Biểu hiện cao của xúc động là hồi hộp: Có những động tác thừa, hấp tấp, nói nhiều, tay chân hoạt động không cần thiết, thay đổi luôn tư thế, hoạt động bị tê liệt,

54

vụng về, chậm chạp, mọi thói quen tự động hoá bị phá vỡ, hoạt động tư duy và trí nhớ bị giảm sút.

Say mê: Là tình cảm mạnh mẽ sâu sắc, bền vững của con người, quyết định xu hướng cơ bản, những ý nghĩ và hành động của người đó.

1.6. Phân loại Tình cảm cấp thấp: Liên quan chủ yếu đến các quá trình sinh vật học trong cơ

thể, đến sự thoả mãn hay không thoả mãn các nhu cầu tự nhiên của con người Tình cảm cấp cao: Liên quan chủ yếu đến sự thoả mãn hay không thoả mãn các

nhu cầu xã hội của con người. Tình cảm trí tuệ: Nảy sinh do đáp ứng những nhu cầu nhận thức, hoạt dộng

trí tuệ Tình cảm đạo đức: Nảy sinh do đáp ứng những nhu cầu đạo đức trong quan

hệ giao lưư, ứng xử giữa người với người. Tình cảm thẩm mỹ: Thái độ rung cảm trước những nhu cầu thưởng thức,

sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật.1.7. Vấn đề giáo dục tình cảm. Cần phải nghiên cứu những nhu cầu và phương thức thoả mãn nhu cầu của

học sinh. Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ mới tạo nên những tình cảm tích cực.

Xây dựng không khí cảm xúc tích cực, quan hệ tình cảm lành mạnh trong lớp, trong ký túc xá, trong những sinh hoạt tập thể học sinh là hết sức quan trọng

Văn học nghệ thuật có vai trò đăc biệt đối việc giáo dục tình cảm học sinh. Tình cảm gắn bó, yêu nghề của học sinh gắn liền với triển vọng của việc đáp

ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của họ do nghề nghiệp đó mang lại.

2. Ý chí và hành động ý chí 2. 1.Ý chí Là một phẩm chất nhân cách, thể hiện năng lực của con người chỉ huy và điều khiển những hành động của mình để đạt cho được những mục đích đã đề ra trên cơ sở đã tính đến tình hình thực tế khách quan.Đặc điểm

ý chí được coi là măt năng động của ý thức, măt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn (con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra).

55

ý chí bao gồm cả măt năng động của trí tuệ, măt năng động của tình cảm đạo đức (con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội). Vì vậy chịu sự chi phối của thời đại, dân tộc, giai cấp.

Là yếu tố tâm lý điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người.Một số phẩm chất ý chí Tính mục đích : Là phẩm chất ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục

đích tự giác (phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách)

Tính độc lập : Là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo

những quan điểm và niềm tin của mình Tính quyết đoán : Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán

cân nhắc kĩ càng chắc chắn Tính kiên cường : Nói lên cường độ của ý chí, cho phép con người có những quyết định đúng đắn

kịp thời trong những hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra

Tính dũng cảm : Khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn nguy

hiểm cho tính mạng hay lợi ích của cá nhân Tính tự kiềm chế, tự chủ Là khả năng và thói quen, kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân mình, kìm

hãm những hành động cho là không cần thiết hoăc có hại trong trường hợp cụ thể.

Giáo dục ý chí Giáo dục ý chí phải gắn liền với giáo dục về tình cảm và nhận thức, chuẩn bị

cho học sinh những hành động tích cực Giáo dục cá nhân không tách rời khỏi giáo dục tình cảm Coi trọng việc bồi dưỡng các phẩm chất ý chí

2.2. Hành động ý chí Là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nô lực khắc phục khó khăn, thực

hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

56

Đăc điểm Nguồn kích thích chủ yếu để gây ra hành động ý chí là ngôn ngữ Có tính mục đích rõ ràng và chứa đựng nội dung đạo đức. Có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành Có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có sự nô lực khắc phục

khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đề ra 2.2.1.Các khâu của hành động ý chí

a.Xác định mục đích, hình thành động cơ: Xác định nguyện vọng:

ý hướng: Nguyện vọng manh nha, chưa rõ ràng ý muốn: Nguyện vọng rõ ràng ý định: Nguyện vọng rõ ràng, xác định được mục đích

Đấu tranh động cơ:Xảy ra xung đột

Bản thân Hoàn cảnh

b.Lựa chọn phương tiện và biện pháp hành động Tuỳ theo tính chất của mục đích đã đề ra mà việc lựa chọn phương tiện và

biện pháp sẽ đơn giản hay phức tạp: Mục đích đề ra đòi hỏi khắc phục khó khăn nhiều lựa chọn phương tiện

và biện pháp không mất nhiều thời gian. Nhiệm vụ phức tạp, khó khăn biện pháp cụ thể, tỷ mỷ, chính xác,phương

tiện đầy đủ, dự kiến nhiều tình huống, đăt nhiều giả thuyết, có nhiều phương án hành động cho sát với tình hình thực tế.

Việc lựa chọn phương tiện và biện pháp đúng hay không đúng phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, tri thức và thể hiẹn năng lực của từng cá nhân, từng tổ chức.

Mục đích đã được xác định rồi thì trở nên ổn định, còn biện pháp và phương tiện luôn thay đổi, phát triển.c.Thực hiện hành động

Hành động bên ngoài.Hành động ý chí bên trong (phải có nô lực ý chí vượt qua những khó khăn

trở ngại, nhằm thực hiện đến cùng mục đích đã định). d.Đánh giá kết quả của hành động.

57

Khi hành động đạt đến một mức độ nào đó, con người đánh giá, đối chiếu các kết quả đạt được với mục đích đã định. Khi kết quả hành động phù hợp với mục đích đã định thì hành động kết thúc. Sự đánh giá thường đem lại sự hài lòng, thoả mãn hoăc chưa thoả mãn, chưa hài lòng. Sự đánh giá có thể trở thành sự kích thích và động cơ đối với hành động tiếp theo.

3. Sự sai lệch hành vi cá nhân và xã hội 3.1.Sự sai lệch hành vi cá nhân về mặt tâm lý và cách khắc phục a. Hành vi và các chuẩn mực của hành viHành vi: Dưới góc độ sinh lý học thì hành vi là cách sống và hoạt động trong môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể đối với môi trường. Chuẩn mực để đánh giá hành vi chính là mức độ thích nghi của cơ thể với môi trường (hành vi nào phù hợp với môi trường, đảm bảo sự tồn tại chắc chắn của cơ thể có thể được coi là hành vi hợp chuẩn).

Theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi: Hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể. Con người không chỉ phản ứng với các kích thích có tính chất sinh học mà còn phản ứng với các kích thích khác. Vì vậy con người không chỉ thích ứng với môi trường tự nhiên mà còn thích ứng với môi trường xã hội. Con người còn có sự lựa chọn các kích thích, con người chỉ trả lời kích thích có lợi cho bản thân mình. Quá trình sống thực chất là quá trình lựa chọn và trả lời các kích thích có lợi. Như vậy chuẩn mực để đánh giá hành vi cũng vẫn là mức độ thích ứng của con người với môi trường (môi trường ở đây được mở rộng hơn quan niệm của các nhà sinh học).

Theo quan điểm của tâm lý học Mácxit: Con người được coi là một chủ thể tích cực chứ không phải là một cá thể thích nghi thụ động với môi trường. Hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích, đảm bảo cho con người tồn tại và phát triển. Vấn đề chuẩn mực hành vi của con người trong trường hợp này là khó xác định.

b.Chuẩn mực hành vi: Xét về măt thống kê: Đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi tương

tự nhau, trong các hoàn cảnh xác định thì hành vi đó được xem xét như là chuẩn mực. Xét theo sự hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay xã hội đăt ra: Những hành vi nào phù hợp với hướng dẫn, quy định chung của cộng đồng thì những hành vi đó được coi là hợp chuẩn.

Xét theo chức năng: Loại chuẩn mực này được xác định ở môi cá nhân. Môi cá nhân khi hành động đều đăt ra mục đích hành động cho mình. Vì vậy môi hành vi

58

được xem là hợp chuẩn là hành vi phù hợp với mục đích mà cá nhân đăt ra. Từ đó chúng ta thấy sự hợp chuẩn hay lệch chuẩn của một hành vi không phải do cá nhân phán xét mà phải xem xét hành vi có được môi trường chấp nhận hay không. Sự sai lệch ở mức độ thấp và chỉ ở một số hành vi: Cá nhân có những hành vi không bình thường nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động chung của cộng đồng, đời sống cá nhân và gia đình họ. Sự sai lệch ở mức độ cao và hầu hết các hành vi của cá nhân: Những hành vi sai lệch ở mức độ này ảnh hưởng tới đời sống cá nhân của họ và của hoạt động chung của cộng đồng. Thường loại sai lệch ở mức này là các rối loạn hành vi bệnh lý cần có sự chuẩn đoán và chữa trị của y tế.

3.2.Phân loại sai lệch hành vi và cách khắc phục a.Sai lệch thụ động:

Cá nhân có hành vi sai lệch do nhận thức không đầy đủ hoăc sai các chuẩn mực đạo đức nên có những hành vi không bình thường so với các chuẩn mực chung của cộng đồng. Cách khắc phục: Cung cấp các kiến thức về chuẩn mực đạo đức, có sự thuyết phục từ từ để họ hiểu đúng chuẩn mực và có hành vi phù hợp. Đối với một số người bước đầu có biểu hiện bệnh lý thì phức tạp hơn. Họ cần thời gian và sự tiếp xúc nhiều để họ nhận thấy sự khác thường trong hành vi của mình.

b.Sự sai lệch hành vi chủ động:Cá nhân có sự sai lệch hành vi do họ cố ý làm khác so với người khác. Họ có

thể nhận thức được yêu cầu của chuẩn mực đạo đức xã hội, cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý họ măc dù biết là không phù hợp. Cách khắc phục: Cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng đồng đối với các thành viên để mọi người hiểu rõ và có trách nhiệm tôn trọng các chuẩn mực đạo đức. Hơn nữa các chuẩn mực cũng phải được củng cố để thực hiện tốt chức năng điều tiết hành vi của các hành vi trong cộng đồng.

III.3. Sự sai lệch hành vi xã hội và cách khắc phụca. Sự sai lệch hành vi xã hội

Chuẩn mực xã hội: Là những mẫu mực, những mô hình của hành vi thực tế của con người, là những quy tắc, yêu cầu của xã hội với cá nhân. Các quy tắc, yêu cầu này có thể ghi thành văn bản: đạo luật, điều lệ, văn bản pháp quy,… hoăc là những yêu cầu có tính chất ước lệ trong một cộng đồng nào đó mà mọi người đều thừa nhận.

b. Bản chất:

Là một trong những phương tiện định hướng hành vi xã hội của một cá nhân hay một nhóm người. Điều chỉnh hành vi của con người có liên quan tới mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa các tập thể,…có liên quan tới xã hội nói chung. Quy định

59

những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, điều kiện và các hình thức ứng xử trong lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống con người. Bất kì một chuẩn mực xã hội nào cũng có ba thuộc tính: tính ích lợi, tính bắt buộc và sự thực hiện trên thực tế trong hành vi của con người. Trong ba thuộc tính này, tính ích lợi là điểm gốc.

c. Phân loại: Luật pháp: Là một hệ thống các quy tắc chỉ đạo hành vi cá nhân có tính khách

quan được ghi thành văn bản. Đạo đức: Là một loại chuẩn mực được phần lớn mọi người thừa nhận, nhưng

phần lớn không được ghi nhận thành văn bản (loại chuẩn mực này linh động hơn luật pháp, vi phạm sẽ bị lên án nhưng không bị trừng phạt như các vi phạm luật pháp).

Phong tục và truyền thống: Là chuẩn mực củng cố những loại mẫu mực ứng xử, chủ yếu là những qui tắc sinh hoạt công cộng của con người đã hình thành trong lịch sử.

Chuẩn mực thẩm mỹ: Là chuẩn mực củng cố quan niệm về cái đẹp và cái xấu trong sáng tạo nghệ thuật, trong hành vi đạo đức, trong sinh hoạt,... Trừ những chuẩn mực có liên quan đến chuẩn mực đạo đức, luật pháp còn những chuẩn mực thẩm mỹ ít nhiều mang tính chất chủ quan.

Chuẩn mực chính trị : Là chuẩn mực điều tiết hành vi của các chủ thể trong đời sống chính trị, trong quan hệ giữa các giai cấp, đảng phái, giữa các cộng đồng xã hội lớn (thường thể hiện trong các chuẩn mực luật pháp, tổ chức, đạo đức,...)d.Sự sai lệch hành vi xã hội:

Những hành vi không phù hợp với chuẩn mực được gọi là hành vi sai lệch. Các hành vi sai lệch hết sức đa dạng. Nếu lấy chuẩn mực xã hội làm thước đo thì sự sai lệch hành vi so với thước đo có thể diễn ra theo những hướng rất khác nhau. Một hành vi có thể không phù hợp với chuẩn mực theo những tiêu chuẩn khách quan hoăc chủ quan, theo mục đích và động cơ, theo những kết quả của hành vi.

Khi xét sự sai lệch của hành vi xã hội thường căn cứ vào: Số lượng những hành vi nào đó không phù hợp với các chuẩn mực đã định Động cơ, thái độ, mức độ mạnh mẽ của hành vi. Sự không thích hợp với tình huống trong đó diễn ra hành vi.

Có hai góc độ xem xét sự sai lệch hành vi xã hội: Góc độ cá nhân: Các cá nhân có thể có hành vi sai lệch với các chuẩn mực xã hội.

60

Cộng đồng người: Sự sai lệch các chuẩn mực xã hội không chỉ ở một cá nhân mà nó thường xuất hiện ở nhiều người trong một cộng đồng người, hoăc ở nhiều cộng đồng có điều kiện sống tương tự như nhau. Những nguyên nhân gây nên sai lệch hành vi:

Cá nhân nhận thức sai hoăc không đầy đủ về các chuẩn mực xã hội, do đó dẫn đến vi phạm .

Cá nhân không chấp nhận các chuẩn mực xã hội, quan niệm riêng của cá nhân có điểm khác với chuẩn mực chung. Trường hợp này cá nhân hành động theo quan điểm của mình và cho rằng mình đúng, không thừa nhận mình sai.

Cá nhân biết là mình sai nhưng vẫn cố tình vi phạm chuẩn mực chung. Trường hợp này do cá nhân không tự kiềm chế được bản thân đồng thời thể chế kiểm tra thưởng phạt của xã hội quá lỏng lẻo, do đó cá nhân có điều kiện vi phạm.

Chuẩn mực không còn phù hợp với điều kiện xã hội lịch sử cụ thể hoăc chuẩn mực không ổn định, không rõ rệt. Trường hợp này cá nhân hành động theo số đông mọi người thường làm. Họ biết là họ vi phạm nhưng không có cách hành động khác. Hậu quả của sự sai lệch hành vi xã hội

* Những hành vi sai lệch ở mức độ trầm trọng (vi phạm pháp luật, tham nhũng,…) gây nhiều tổn thất về vật chất cho xã hội, giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền, gây không khí lo sợ làm tổn hại đến an ninh, trật tự cuộc sống.

* Những vi phạm chuẩn mực đạo đức (nghiện hút, mại dâm, ngoại tình,...) làm suy thái nhân cách của con người và nêu gương xấu cho thế hệ trẻ, ảnh hưởng tới thuần phong, mỹ tục, là những cái nôi đẻ ra tội phạm.3.4.Giáo dục, sửa chữa sự sai lệch hành vi xã hội

Các hành vi sai lệch về luật pháp, chính trị: Loại chuẩn mực này đã được thể chế hoá thành văn bản, có hệ thống giám sát từ trung ương đến địa phương, có sự uốn nắn, trừng phạt của các cơ quan chuyên trách.

Các hành vi sai lệch về chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ, phong tục truyền thống: Loại chuẩn mực này thường không được ghi thành văn bản nhưng nó điều tiết hành vi hàng ngày của cá nhân, được giám sát uốn nắn bằng dư luận của cộng đồng.

Biện pháp giáo dục:Cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng những hiểu biết về các chuẩn

mực đạo đức của cộng đồng và của xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhà trường và các lực lượng xã hội.

61

Hình thành cho các thành viên có thái độ tích cực ủng hộ hành vi phù hợp, lên án các hành vi sai lệch.

Cá nhân: Các thành viên cần có thái độ phù hợp với nhận thức để tiến tới có hành vi đúng đắn.

Cộng đồng: Cần có sức mạnh của dư luận để điều tiết các hành vi sai lệch. Hướng dẫn hành vi cho các thành viên, đăc biệt là các thành viên mới

của cộng đồng, xã hội (vì sự thiếu hiểu biết cũng dẫn tới hành vi sai lệch). Về phía cộng đồng cũng cần có sự điều chỉnh những chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp hoăc làm rõ những chuẩn mực còn chưa rõ ràng. Ngăn chăn các sai lệch các hành vi đạo đức vẫn là biện pháp chính để sửa chữa các hành vi sai lệch. Nếu nó vẫn xảy ra thì biện pháp giáo dục, thuyết phục vẫn là chính, sự “trừng phạt” bằng biện pháp hành chính của cộng đồng là biện pháp cuối cùng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm con người, cá nhân, cá

tính và nhân cách ?

2. Phân tích các đăc điểm cơ bản của nhân cách ?

3. Từ việc phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm, hãy rút ra những kết

luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục ?

4. Theo bạn, các phẩm chất cơ bản của ý chí có ý nghĩa như thế nào đối với

hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên ?

5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách ?

62

PHẦN III. CÁC HOẠT ĐỘNG TÂM LÍCHƯƠNG 4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

A. Đặc điểm của hoạt động nhận thức

- Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý.

- Phạm vi phản ánh của hoạt động nhận thức rộng.

- Nội dung phản ánh của hoạt động nhận thức phong phú, đa dạng:

+. Các thuộc tính bên ngoài và bên trong của sự vật hiện tượng (SV, HT).

+. Các mối liên hệ và quan hệ của SV, HT tồn tại trong thế giới khách quan

- Hoạt động nhận thức gồm nhiều quá trình: Cảm giác, Tri giác, Tư duy,

Tưởng Tượng, Trí nhớ.

- Sản phẩm của hoạt động nhận thức phong phú và đa dạng.

B. Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất,

trong đó cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình thức định

hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới. Trên cơ sở nảy sinh những cảm giác

ban đầu mà có tri giác vì thể có thể nói tri giác là hình thức phản ánh cao hơn

trong cùng một bậc thang nhận thức cảm tính. Cảm giác và tri giác có mối quan

hệ chăt chẽ và chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức “trực quan sinh động”

về thế giới.

I. Quá trình cảm giác

1. Cảm giác

1.1. Định nghĩaCảm giác là quá trình nhận thức cảm tính phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc

tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp vào giác quan của con người.1.2. Đặc điểm

Phản ánh thế giới khách quan một cách riêng lẻ, trực quan, cụ thể, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng (hình dạng, kích thước, mùi vị, âm thanh, mầu sắc...). Đồng thời cũng phản ánh các trạng thái cơ thể như đói, no, khó chịu, mất thăng bằng...

63

Chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp vào các giác quan. Phản ánh đối tượng với những đăc điểm cá thể của nó: đăc điểm của bản thân

đối tượng đang tác động trực tiếp vào chúng ta, chứ không phải đối tượng cùng

loại. Cảm giác của con người mang nội dung xã hội lịch sử Là kết quả của hoạt động phản ánh của một cá nhân cụ thể: "cảm giác là hình

ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Như vậy cảm giác còn phụ thuộc vào trạng thái chủ quan và kinh nghiệm sống của môi chủ thể.

Cảm giác của con người chịu sự chi phối nhiều của tư duy, ý thức, của nghề nghiệp, giới tính, dân tộc,... Sự phong phú của cảm giác của môi người phụ thuộc vào sự phong phú đa dạng của các hoạt động và những mối quan hệ xã hội của người ấy.

1.3. Phân loại cảm giác Nếu căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích gây ra cảm giác1.3.1. Cảm giác bên ngoài: Cảm giác nhìn: cho biết thuộc tính của ánh sáng, màu sắc, hình thù đối tượng. Cảm giác nghe: cho biết thuộc tính âm thanh của đối tượng. Cảm giác ngửi: cho biết thuộc tính mùi của đối tượng. Cảm giác nếm : cho biết thuộc tính vị của đối tượng. Cảm giác da: cho biết thuộc tính nhiệt độ, sức ép của vật vào da, sự sù sì hay trơn

nhẵn, sự đụng chạm, sự đau đớn mà vật gây ra.1.3.2. Cảm giác bên trong: Cảm giác vận động: cho biết độ co, độ căng, độ gập của bắp thịt, gân, dây chằng

và khớp xương cơ thể. Cảm giác thăng bằng và di động: cho biết phương hướng tương đối của đầu ta so

với phương trọng lực, hướng quay và gia tốc của đầu ta. Cảm giác cơ thể: cho biết các cơ quan nội tạng hoạt động như thế nào và trạng thái

bất thường của chúng. 1.4. Những qui luật cơ bản của cảm giác1.4.1. Qui luật về ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm:

Tính nhạy cảm (ký hiệu là E): Khả năng các giác quan thu nhận tác động của các kích thích vào nó. Ngưỡng cảm giác (ký hiệu là P): Tập hợp các tác nhân kích thích từ trị số tối thiểu đến trị số tối đa đủ để làm cho cảm giác xuất hiện. Ví dụ: Ngưỡng cảm giác nghe là âm thanh từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Ngưỡng cảm giác nhìn là ánh sáng với bước sóng từ 390 đến780 micrô mét (rõ nhất với ánh sáng màu vàng lục 565 micô mét). Tính nhạy cảm sai biệt (ký hiệu là Eo): Khả năng các giác quan phân

64

biệt những kích thích tạo ra cảm giác mới khác với cảm giác cũ. Ngưỡng sai biệt cảm giác (ký hiệu là K): Là tỉ lệ giữa lượng kích thích tối thiểu thêm vào kích thích ban đầu đủ để gây ra cảm giác mới khác với cảm giác cũ. Ví dụ: K của trọng lượng là 1/30. K của ánh sáng là 1/100. K của âm thanh là 1/10

Như vậy, tính nhạy cảm thay đổi phụ thuộc vào tính chất vật kích thích, điều kiện ngoại cảnh, sự tinh nhậy của các giác quan, trạng thái tâm sinh lí, lứa tuổi, nghề nghiệp, ngôn ngữ, ý thức…1.4.2. Qui luật về sự thích ứng của cảm giác:

Tính thích ứng: Là sự thay đổi khả năng thích nghi của tính nhạy cảm cho phù hợp với sự thay đổi của vật kích thích. Qui luật: Tăng tính nhạy cảm khi găp kích thích yếu, giảm tính nhạy cảm khi găp kích thích mạnh và lâu.

Đăc điểm:Sự thích ứng diễn ra trong tất cả các loại cảm giác, nhưng có cảm giác thích

ứng nhanh (cảm giác nhìn, ngửi, đụng chạm, nhiệt độ), có cảm giác thích ứng chậm (cảm giác nghe, thăng bằng, đau...). Nhờ có tính thích ứng, cảm giác con người có thể phản ánh những kích thích có cường độ biến đổi trong phạm vi rất lớn. Nếu được rèn luyện lâu dài và có phương pháp, tính thích ứng có thể phát triển rất cao và trở nên tinh tế, bền vững (mắt người thợ nhuộm có thể phân biệt tới 40 màu đen, hàng trăm màu đỏ khác nhau...) Nếu tính nhạy cảm giảm xuống, con người sẽ trở nên chai lỳ, chịu đựng được những kích thích rất mạnh và lâu, những thay đổi rất lớn (người công nhân luyện thép có thể làm việc hàng giờ dưới nhiệt độ 50-60oc, người thợ lăn có thể chịu đựng được áp suất Atmốtphe trong vài chục phút hay trong hàng giờ... Những nhà khí công nhờ khổ luyện đã chứng minh những khả năng phi thường của con người).1.4.3. Qui luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác:

Nội dung: Sự biến đổi tính nhạy cảm của một giác quan do ảnh hưởng của hoạt động của hệ thống các giác quan khác

Qui luật: Tăng tính nhạy cảm khi găp kích thích yếu (trong môi trường có âm thanh nhẹ thì nhìn rõ hơn). Giảm tính nhạy cảm đối khi găp kích thích mạnh và lâu (ăn đường sau đó ăn cam, chuối thì cảm thấy rất nhạt). Kích thích tác động kéo dài sẽ dập tắt cảm giác. Ngoài ra lời nói có thể gây ra những cảm giác, ý nghĩ, trạng thái tâm lý có ảnh hưởng lớn đến tính nhạy cảm của các cơ quan phân tích khác.1.4.4. Qui luật bù trừ cảm giác:

Nếu các giác quan hoàn thiện thì năng lực cảm giác tăng, nếu giác quan khuyết tật thì năng lực cảm giác giảm. Nhưng khả năng của con người thật kì diệu khi có một cảm giác nào đó mất đi hoăc kém đi thì tính nhạy cảm của các cảm giác khác được tăng cường. Nhờ đó mà con người vẫn có thể trả lời được những tác động khác nhau của ngoại giới. (người mù có thể nghe tiếng bước chân đi của người khác để phân biệt,

65

nhận ra từng người, hoăc sờ chữ nổi để đọc. Người vừa bị mù vừa bị điếc thì khả năng xúc giác đăc biệt được phát triển).II. Quá trình tri giác

1.Tri giác3.2. Định nghĩa Tri giác là quá trình nhận thức cảm tính, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng, tạo ra các hình ảnh, hình tượng về sự vật, hiện tượng ở trong não, khi sự vật,hiện tượng đang trực tiếp tác động đến các giác quan của ta.3.3. Đặc điểm

Chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng, tác động trực tiếp vào các giác quan. Những thuộc tính bên ngoài được phản ánh một cách trọn vẹn, diễn ra theo một

cấu trúc, một quan hệ nhất định, tạo nên hình ảnh về đối tượng. Sản phẩm của tri giác là hình tượng trọn vẹn về đối tượng (phản ánh cơ cấu bên

ngoài của đối tượng, phản ánh thời gian, không gian vận động) Là sự kết hợp tinh vi, phức tạp giữa các cảm giác. So sánh quá trình cảm giác và tri giác

Giống nhau

- Là quá trình tâm lý.

- Phản ánh thuộc tính bề ngoài của SV,HT.

- Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan.

Khác nhauCảm giác Tri giácNội dung phản ánh: Phản ánh một thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của SV,HT.

Kết quả: Cảm giác thành phần

Nội dung phản ánh:Phản ánh nhiều thuộc tính bề ngoài của

SV,HT.Phản ánh SV, HT một cách trọn vẹn.Tri giác là một hành động tích cực của con

người. Kết quả: Hình tượng (hình ảnh trọn vẹn bề ngoài của SV, HT)

1.3. Vai trò

- Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong

thế giới.

66

- Tri giác giúp con người có khả năng điều chỉnh một cách hợp lý hành

động của mình trong thế giới.

- Tri giác cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động tư duy, tưởng

tưởng và sáng tạo.

1.4. Phân loại tri giác1.4.1. Căn cứ vào mức độ tham gia của ý thức Tri giác không chủ định: là loại tri giác tự phát, ngẫu nhiên, không có mục đích từ trước mà do sự hấp dẫn của sự vật hiện tượng. Tri giác có chủ định: là loại tri giác chủ động, có ý thức, có mục đích từ trước, đòi hỏi ta phải có cự cố gắng, có biện pháp và kế hoạch tiến hành. 1.4.2. Căn cứ vào hoạt động giác quan Tri giác nhìn, nghe, ngửi, nếm...1.4.3. Căn cứ vào hình thức tồn tại của sự vật hiện tượng Tri giác các thuộc tính không gian: cho biết hình dạng, độ lớn, màu sắc của đối tượng Tri giác các thuộc tính thời gian: cho biết độ lâu của quá trình tác động từ vật đến ta, trạng thái liên tục hay gián đoạn trong sự thay đổi, tốc độ và tuần tự của các sự vật hiện tượng trong thực tế, v..v.... Tri giác vận động: là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian (chúng ta không có khả năng tri giác trực tiếp sự vận động quá nhanh (vận tốc ánh sáng) hoăc quá chậm (sự chuyển dịch của kim giờ ở đồng hồ).

2. Quan sát và năng lực quan sát

Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ

động và có mục đích rõ rệt.

Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau:

- Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát.

- Chuẩn bị chu đáo trước khi quan sát.

- Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống.

- Khi quan sát cần tích cực sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.

- Đối với trẻ nhỏ nên tạo điều kiện cho các em sử dụng nhiều giác quan khi

quan sát.

67

- Cần ghi lại các kết quả quan sát, xử lí những kết quả đó và rút ra những

nhân xét cần thiết.

Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác

những điểm quan trọng, chủ yếu và đăc sắc của SV,HT.

3. Các quy luật cơ bản của tri giác

3.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác

- Quá trình tri giác luôn phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

- Sản phẩm của quá trình tri giác (hình tượng) một măt phản ánh đăc điểm

bề ngoài của SV, HT, măt khác nó là hình ảnh chủ quan của thế giới

khách quan.

- Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều

chỉnh hành vi, hoạt động của con người phù hợp với thế giới đồ vật.

3.2. Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác

Trong quá trình tri giác, các thuộc tính riêng lẻ của SV, HT được phản

ánh trong một kết cấu chăt chẽ theo một cấu trúc nhất định. Sự tổng hợp này đư-

ợc thực hiện trên cơ sở phối hợp của nhiều giác quan để tạo ra hình ảnh trọn vẹn

về đối tượng. Dưới đây là các ví dụ cụ thể:

3.3. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Tính lựa chọn của tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh

xung quanh để phản ánh đối tượng tốt hơn.

Bối cảnh là các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan ngoài

đối tượng tri giác.

68

Đối tượng của tri giác là hình

Bối cảnh tri giác là nền.

Ví dụ: Bức tranh Bà già và cô gái

Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan.

Nhóm các yếu tố khách quan bao gồm đăc điểm của vật kích thích (cường

độ, nhịp điệu vận động, sự tương phản...); đăc điểm của cá điều kiện bên ngoài

khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật...); sự tác động bằng

ngôn ngữ của người khác...

Nhóm các yếu tố chủ quan gồm: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, xu hướng

của cá nhân, vốn kinh kiệm sống...

3.4. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Khi tri giác một SV, HT con người có khả năng gọi tên, phân loại, chỉ ra

được công dụng, ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bản thân.

Tính có ý nghĩa của tri giác có quan hệ chăt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác

càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên

hoăc chỉ ra công dụng của sự vật hiện tượng càng cụ thể, càng chính xác.

Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn hiểu biết, vốn kinh

nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể.

3.5. Quy luật về tính ổn định của tri giác

69

Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự

vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác đã thay đổi.

Ví dụ: Trước mắt ta có một cái cây thì dù ta ở vị trí nào, gần hay xa trong

óc ta vẫn có hình ảnh trọn vẹn về cái cây đó.

Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong các trường hợp chúng ta tri giác

về độ lớn, hình dạng, mầu sắc của đối tượng.

Ví dụ: Khi viết lên trang giấy, ta luôn cảm giác thấy giấy có mầu trắng kể

cả khi ta viết dưới ánh măt trời cũng như lúc hoàng hôn, khi mà độ sáng có thể

giảm đi cả trăm lần.

Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Do cấu trúc của sự vật tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm

nhất định.

- Cơ chế tự điều chỉnh đăc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược

giúp cơ thể phản ánh được những đăc điểm của đối tượng đang tri giác

cùng với những điều kiên tồn tại của nó.

- Vốn kinh nghiệm phong phú về đối tượng

3.6. Quy luật tổng giác

Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng

những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đăc điểm nhân cách của con người

cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con

người sâu sắc, tinh vi và chính xác hơn.

Những đăc điểm nhân cách đã hình thành ở cá nhân bao gồm:

- Tư duy, trí nhớ, cảm xúc...

- Tâm trạng, chú ý, tâm thế...

- Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo,...

- Nhu cầu, hứng thú, tình cảm...

Những đăc điểm nhân cách này chi phối:

- Đối tượng tri giác.

70

- Tốc độ tri giác.

- Độ chính xác của tri giác.

Khả năng tổng giác của con người được hình thành và phát triển trong hoạt

động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khả năng tổng giác trở thành một năng

lực nhận thức đăc biệt của con người.

3.7. Ảo ảnh tri giác

Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lầm về sự vật hiện tượng có thật đang

tác động vào các giác quan của cá nhân.

Nguyên nhân gây ảo ảnh tri giác:

- Do quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng.

- Do đăc điểm của đối tượng và bối cảnh tri giác.

- Do đăc điểm cấu tạo của não và giác quan

Dưới đây là các ví dụ về ảo ảnh tri giác

Kết luận sư phạm:

Trong sử dụng đồ dùng dạy học :

- Sử dụng màu sắc hợp lý khi muốn gây sự chú ý.

- Sử dụng ngôn ngữ để tách được những nội dung bản chất.

Trong giảng dạy, luôn tạo cho học sinh có thói quen phân loại tri thức để có

thể lĩnh hội tốt hơn

Tránh định kiến trong giao tiếp với học sinh.

Giúp học sinh phản ánh đúng những đăc điểm của SV, HT khi tri giác.

71

C. Nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của con

người, nó cung cấp nguyên vật liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn. Nhưng

thực tế cuộc sống luôn đăt ra những vấn đề mà bằng nhận thức cảm tính con

người không thể nhận thức và giải quyết được. Muốn cải tạo thể giới, con người

phải đạt tới một mức độ nhận thức cao hơn - nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính

gồm hai quá trình: tư duy và tưởng tượng.

I. Quá trình tư duy

1. Khái niệm tư duy

1.1. Định nghĩa:

Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những

mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế

giới khách quan mà ta chưa biết.

1.2. Đặc điểm

Tính có vấn đề của tư duy

Tình huống có vấn đề là tình huống luôn chứa đựng một nội dung cần xác

định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ trong học tập

cũng như trong cuộc sống mà chủ thể bằng vốn hiểu biết hiện tại, bằng phương

pháp hành động đã có không thể giải quyết được. Để nhận thức, con người cần

phải vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ và đi tìm cái mới, đạt mục đích

mới.

Các điều kiện để quá trình tư duy nảy sinh và diễn biến:

- Phải xuất phát từ một tình huống có vấn đề.

- Cá nhân phải có nhu cầu giải quyết vấn đề đó.

- Cá nhân phải có những tri thức cần thiết liên quan tới vấn đề.

Tính gián tiếp của tư duy

72

- Tư duy luân phản ánh gián tiếp sự vật hiện tượng trong thế giới khách

quan.

- Quá trình tư duy diễn ra thông qua ngôn ngữ, các phương tiện công cụ,

kinh nghiệm.

Tính trừu tượng và tính khái quát của tư duy

Tính trừu tượng

Tư duy có khả năng trừu xuất những cái cụ thể, cá biệt chỉ giữ lại những đăc

điểm và thuộc tính chung của SV, HT.

Tính khái quát

Tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều SV, HT nhằm vạch ra những thuộc tính

chung, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa chúng.

Mối liên hệ giữa Tư duy - Ngôn ngữ

- Nhờ có ngôn ngữ mà ngay từ khâu mở đầu của quá trình tư duy con người

đã đăt ra được vấn đề cần giải quyết.

- Sử dụng ngôn ngữ để tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp,

so sánh, khái quát hoá và trừu tượng hoá.

- Ngôn ngữ biểu đạt sản phẩm của quá trình tư duy: khái niệm, phán đoán,

suy lý...

Mối liên hệ giữa Tư duy - Nhận thức cảm tính

- HCCVĐ nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính.

- Trong quá trình tư duy phải sử dụng nguốn tài liệu phong phú do nhận

thức cảm tính mang lại.

- Nội dung của quá trình tư duy có chứa đựng những thành phần của nhận

thức cảm tính (cảm giác, tri giác).

- Qúa trình tư duy và kết quả của nó ảnh hưởng tới khả năng phản ánh của

nhận thức cảm tính.

1.3. Vai trò của tư duy

- Mở rộng phạm vi nhận thức của con người.

73

- Có khả năng giải quyết trước những vấn đề của tương lai.

- Cải tạo lại thông tin của NTCT, làm cho chúng có ý nghĩa hơn đối với đời

sống con người.

2. Các giai đoạn của tư duy

Qúa trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau:

- Giai đoạn xác định được vấn đề, biểu đạt nó thành nhiệm vụ của tư duy.

Khi găp một tình huống có vấn đề, chủ thể tư duy phải ý thức được đó là

tình huống có vấn đề đối với bản thân mình, tức là đăt ra vấn đề cần giải

quyết; phải phát hiện ra mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống có vấn đề

- mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái phải tìm, phải tạo ra nhu cầu cần giải

quyết và tìm thấy những tri thức đã có trong vốn kinh nghiệm cá nhân có

liên quan tới vấn đề, sử dụng các tri thức đó vào giải quyết vấn đề trên cơ

sở đó đề ra nhiệm vụ tư duy.

- Huy động các tri thức, vốn kinh nghiệm có liên quan tới vấn đề làm xuất

hiện trong đầu chủ thể tư duy những mối liên tưởng xung quanh vấn đề

đang giải quyết.

- Sàng lọc các liên tưởng, gạt bỏ những cái không cần thiết, hình thành giả

thuyết về các cách giải quyết vấn đề có thể có đối với nhiệm vụ đang tư

duy.

- Kiểm tra giả thuyết về cách giải quyết vấn đề để từ đó chính xác hóa,

khẳng định giả thuyết hoăc phủ định nó. Nếu giả thuyết đúng thì tiến hành

giải quyết vấn đề. Nếu giả thuyết sai thì phủ định nó để hình thành giả

thuyết mới về cách giải quyết vấn đề.

- Giải quyết vấn đề để đi đến kết quả, kiểm tra lại kết quả.

K.K.Platônôp đã nêu lên các giai đoạn của quá trình tư duy bằng sơ đồ sau:

74

3. Các thao tác tư duy cơ bản

3.1. Phân tích - tổng hợp

Phân tích: Là quá trình dùng trí óc để phân đối tượng nhận thức thành

những thuộc tính, những bộ phận, các mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận

thức đối tượng sâu sắc hơn.

Tổng hợp: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những thuộc tính, những

thành phần đã được phân tích thành một chỉnh thể để nhận thức đối tượng bao

quát hơn.

3.2. So sánh

Là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự

đồng nhất, hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự

vật, hiện tượng nhận thức.

3.3. Trừu tượng hóa - Khái quát hóa

75

Nhận thức vấn đề

Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới

Chính xác hoá

Khẳng địnhPhủ định

Kiểm tra giả thuyết

Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết

Xuất hiện các liên tưởng

Trừu tượng hóa: Là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những bộ phận, những

thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những

yếu tố cần thiết cho tư duy.

Khái quát hóa: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác

nhau thành một nhóm, một loại... trên cơ sở chúng có cùng một số thuộc tính và

những liên hệ, quan hệ chung nhất định.

4. Phân loại tư duy

Xét theo phương diện chủng loại và cá thể

- Tư duy trực quan - hành động: Là loại tư duy bằng các thao tác tay chân

cụ thể hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể, trực quan.

- Tư duy trực quan - hình ảnh: Là loại tư duy mà việc giải quyết vấn đề dựa

vào các hình ảnh của sự vật, hiện tượng.

- Tư duy trừu tượng (Tư duy ngôn ngữ - logic): Là loại tư duy mà việc giải

quyết vấn đề được dựa trên các khái niệm, các mối quan hệ logic và gắn

bó chăt chẽ với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện.

Xét theo mức độ sáng tạo

- Tư duy Angôrít: Là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu

trúc lôgic có sẵn theo khuôn mẫu nhất định.

- Tư duy Ơritxtic: Là loại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ động, linh hoạt,

không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào và có liên quan tới trực giác và

khả năng sáng tạo của con người.

II. Tưởng tượng

Thực tiễn đăt ra cho con người nhiệm vụ nhận thức, cải tạo và sáng tạo

thế giới. Một trong những phương thức đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn là tư duy.

Song không phải trong bất cứ trường hợp nào, các vấn đề do thực tiễn đăt ra đều

được giải quyết bằng tư duy. Có trường hợp khi găp những hoàn cảnh có vấn đề,

con người khó có thể dùng tư duy để giải quyết nó, mà phải dùng một phương

thức hoạt động nhận thức khác - nhận thức bằng tưởng tượng.

76

1. Khái niệm tưởng tượng

1.1. Định nghĩa:

Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong

kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở

những biểu tượng đã có.

Phân tích bản chất của tưởng tượng cho thấy:

Nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa có

trong kinh nghiệm của cá nhân hoăc của xã hội. Cái mới ấy được tưởng

tượng tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây

dựng nó trên cơ sở những biểu tượng đã biết.

Phương thức phản ánh: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới (biểu

tượng mới - biểu tượng của tưởng tượng) trên cơ sở những biểu tượng đã

biết nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh,

điển hình hóa, loại suy...

Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng của tưởng tượng: Đây là

hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.

Khác với biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật, hiện tượng trước

đó đã tác động vào não người còn biều tượng của tưởng tượng là hình ảnh

mới khái quát hơn do con người tự sáng tạo ra trên cơ sở biểu tượng của

trí nhớ.

1.2. Đặc điểm

- Tưởng tượng nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề.

Đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề, tùy thuộc vào tính bất định (không xác

định, ít rõ ràng) của hoàn cảnh có vấn đề mà ta sử dụng nhận thức bằng tư duy

hay tưởng tượng. Nếu găp hoàn cảnh có vấn đề mà tính bất định quá lớn, các tài

liệu khởi đầu khó có thể tách bạch một cách rõ ràng, chủ thể nhận thức chỉ mới

có thông tin gần đúng về hoàn cảnh, khó có thể giải quyết vấn đề bằng tư duy thì

quá trình giải quyết nhiệm vụ sẽ diễn ra theo cơ chế tưởng tượng.

77

- Tưởng tưởng mang tính khái quát.

- Tưởng tượng mang tính gián tiếp.

- Tưởng tượng quan hệ mật thiết với ngôn ngữ.

- Tưởng tượng liên hệ chăt chẽ với nhận thức cảm tính.

So sánh quá trình tư duy và tưởng tượng

Giống nhau:

- Là quá trình tâm lý.

- Nảy sinh trước tình huống có vấn đề.

- Có sự tham gia của ngôn ngữ.

- Liên hệ chăt chẽ với nhận thức cảm tính.

Khác nhau:Tư duy Tưởng tượng

- Phản ánh thuộc tính bản chất, mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của SV-HT.- Tính bất định của hoàn cảnh có vấn đề không cao.- Bằng cách suy lý, logic. - Kết quả: Khái niệm

- Phản ánh cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân.- Tính bất định của hoàn cảnh có vấn đề cao.- Bằng cách chắp ghép, kết dính...từ biểu tượng đã có.- Kết quả: Biểu tượng của tưởng tượng

1.3. Vai trò của tưởng tượng

- Tưởng tượng giúp con người định hướng hành động của mình bằng cách

hình dung ra trước sản phẩm của hoạt động và cách thức đi đến sản phẩm đó.

- Tưởng tưởng thúc đẩy hoạt động của con người đạt kết quả cao (-> đối

với nhà giáo dục: hình dung ra mô hình con người mới mà giáo dục cần đạt

tới).

- Tưởng tượng có ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức và hình thành, phát

triển nhân cách của học sinh

2. Các cách sáng tạo trong tưởng tượng

78

2.1. Thay đổi kích thước, số lượng

Là cách tạo ra biểu tượng mới bằng cách thay đổi kích thước, số lượng, độ

lớn … nhằm tăng lên hay giảm đi hình dáng của nó so với hiện thực.

Ví dụ: Hình tượng người khổng lồ, người tý hon; Phật bà nghìn tay, nghìn

mắt

2.2. Chắp ghép

Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau

để tạo ra hình ảnh mới. Các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế biến

mà chỉ là sự ghép nối, kết dính giản đơn.

Ví dụ: Hình ảnh con rồng, hình ảnh đầu người mình cá…

2.3. Liên hợp

Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật

với nhau. Các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến trong mối tương

quan mới.

Ví dụ: Thủy phi cơ là sự kết hợp giữa tầu thủy và máy bay; Xe điện bánh

hơi là kết quả của sự liên hợp giữa ô tô và tàu điện.

79

2.4. Nhấn mạnh

Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đăc biệt hoăc đưa lên

hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với

các sự vật hiện tượng khác.

Ví dụ: Xây dựng những nét điển hình của một loại nhân vật trong văn

học, nghệ thuật, hội họa..

2.5. Loại suy

Là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những

chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật.

Ví dụ: Từ đôi bàn chân của con vịt, người ta mô phỏng chế tạo ra bộ phận

chân vịt của tàu thủy

3. Phân loại tưởng tượng

3.1. Tưởng tượng không chủ đinh

Là loại tưởng tượng không theo một mục đích định trước.

Ví dụ: Đang dạo chơi bông nhiên ta ngước nhìn các đám mây trên bầu

trời, đôi khi ta tưởng tượng thấy hình măt người hay hình một con thú. Đó là

hình ảnh tưởng tượng không chủ định.

3.2. Tưởng tượng có chủ định

Là loại tưởng tượng theo một mục đích đăt ra từ trước, có kế hoạch và

phương pháp nhất định nhằm tạo ra hình ảnh mới.

Tưởng tượng có chủ định gồm:

80

Tưởng tượng tái tạo

Là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tư-

ợng dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, tài liệu...

Ví dụ: Học sinh tưởng tượng ra được những điều thầy giáo mô tả trên lớp.

Tưởng tượng sáng tạo

Là quá trình xây dựng nên những hình ảnh mới chưa có trong kinh

nghiệm cá nhân, cũng như chưa có trong xã hội.

3.3. Ước mơ và lý tưởng

Ước mơ: Là một loại tưởng tượng tổng quát về tương lai, biểu hiện những

mong muốn, ước ao gắn liền với nhu cầu của con người.

Lý tưởng: Là một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn vươn

tới. Nó là động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người hoạt động vươn tới tương

lai.

D. Ngôn ngữ

I. Ngôn ngữ

1. Khái niệm

Cùng với yếu tố hoạt động, trước hết là hoạt động lao động, ngôn ngữ là một

trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển lịch sử loài người và sự phát

triển của môi cá nhân. Chính nhờ có ngôn ngữ mà con người thiết lập được các

mối quan hệ xã hội giữa con người với con người, giữa con người với xã hội…qua

đó trao đổi được những ỹ nghĩa, tình cảm, kinh nghiệm, phối hợp hành động chung.

Hay nói khác đi, con người thiết lập sự giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu đăc biệt dùng làm phương tiện giao

tiếp và làm công cụ tư duy.

Ngôn ngữ là một hoạt động tâm lý, là đối tượng của tâm lý học. Ngôn ngữ

đăc trưng cho từng người. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách

phát âm, ở giọng điệu, cách dùng từ, cách biểu đạt nội dung tư tưởng, tình

cảm…

81

2. Chức năng của ngôn ngữ

2.1. Chức năng chỉ nghĩa:

Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức

là quá trình gắn từ đó, câu đó … với một sự vật, hiện tượng.

Nhờ chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ mà các kinh nghiệm lịch sử xã hội

loài người được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ sau.

2.2. Chức năng thông báo:

Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin và nhờ đó thúc

đẩy, điều chỉnh hành động của con người.

Chức năng thông báo của giao tiếp còn được gọi là chức năng giao tiếp.

Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến thay đổi hành vi.

2.3. Chức năng khái quát hoá:

Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà chỉ một lớp, một

loại các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất. Vì vậy, ngôn ngữ là

một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ.

Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn

ra mà phải dùng ngôn ngữ làm công cụ, phương tiện. Ngôn ngữ vừa là công cụ

tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt

động này.

Trong ba chức năng của ngôn ngữ, chức năng thông báo (giao tiếp) là cơ

bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp con người mới thu nhận được các tri thức

mới về hiện thực do đó mới điều chỉnh được hành vi của mình cho thích hợp với

hoàn cảnh sống. Về thực chất, chức năng khái quát hoá cũng là một quá trình

giao tiếp song ở đây là giao tiếp với chính bản thân mình. Còn chức năng chỉ

nghĩa là điều kiện để thực hiện chức năng thông báo và chức năng khái quát hoá.

II. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức

Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố (cùng với lao động) đã góp phần tích

cực làm cho các quá trình tâm lý của con người có chất lượng khác hẳn với con

82

vật. Ngôn ngữ có liên quan tới tất cả các quá trình tâm lý của con người, là

thành tố quan trọng nhất về măt nội dung và cấu trúc của tâm lý người, đăc biệt

là của các quá trình nhận thức.

1. Đối với cảm giác

Bằng tác động của ngôn ngữ có thẻ gây nên những cảm giác trực tiếp.

Ví dụ: Nghe người khác nói “trời lạnh quá” bản thân ta cảm thấy lạnh

hơn; Mới nói “chua quá” có thể gây hiện tượng “thèm rỏ rãi”.

Ngôn ngữ có thể làm thay đổi ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm

giác(nhất là tác động của ngôn ngữ thầm).

2. Đối với tri giác

Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn và

làm cho những cái tri giác được trở thành khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn.

Ví dụ: Việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh, việc xây dựng một hình ảnh

trọn vẹn về đối tượng tuỳ theo nhiệm vụ tri giác nếu được kèm theo bằng lời nói

thầm hay nói thành tiếng thì diễn biến sẽ nhanh hơn và kết quả sẽ rõ hơn.

Vai trò của ngôn ngữ đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn vì quan

sát là tri giác tích cực, có chủ định và có mục đích. Tính có ý thức, có mục đích,

có chủ định được biểu đạt, điều khiển và điều chỉnh bằng ngôn ngữ. Không có

ngôn ngữ thì tri giác của con người vẫn là tri giác của con vật. Tính có ý nghĩa

trong tri giác của con người là một chất lượng mới làm cho tri giác người khác

xa tri giác của con vật. Chất lượng mới này chỉ được hình thành và được biểu

đạt thông qua ngôn ngữ.

3. Đối với tư duy

Ngôn ngữ có liên quan chăt chẽ với tư duy của con người. Nhờ có sự

tham gia của ngôn ngữ mà chủ thể tư duy nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề.

Việc tiến hành các thao tác tư duy diễn ra trong đầu óc con người với sự tham

gia của hệ thống tín hiệu thứ II và cuối cùng kết quả của quá trình tư duy ( khái

niệm, phán đoán, suy lý) được biểu đạt thành từ ngữ, thành câu.

83

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện tư duy để giải quyết vấn đề mà còn là

công cụ quan trọng để con người lĩnh hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội, hình

thành nhân cách con người.

4. Đối với tưởngtượng

Trong quá trình tưởng tưởng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình

thành và biểu đạt các hình ảnh mới.

Ngôn ngữ giúp ta chính xác hoá các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy

sinh, tách ra trong chúng những măt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cố

định chúng lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ làm cho tưởng

tượng trở thành một quá trình ý thức, được điều khiển tích cực, có kết quả và

chất lượng cao.

5. Đối với trí nhớ

Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người. Nó

tham gia tích cực vào quá trình trí nhớ và gắn chăt với các quá trình đó.

Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ định, sự

ghi nhớ có ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ máy móc. Ngôn ngữ là một phương tiện

để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ.

Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra

bên ngoài đầu óc con người. Chính bằng cách này con người lưu giữ và truyền

đạt được kinh nghiệm của loài cho thế hệ sau.

III. Phân loại ngôn ngữ

Người ta thường chia ngôn ngữ thành 3 loại: Ngôn ngữ bên ngoài, ngôn

ngữ thầm và ngôn ngữ bên trong.

1. Ngôn ngữ bên ngoài

Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ chủ yếu hướng vào người khác nhằm

mục đích giao tiếp.

Ngôn ngữ bên ngoài gồm 2 loại:

84

Ngôn ngữ nói là thứ ngôn ngữ có trước. Ngôn ngữ nói biểu hiện bẳng âm thanh

và được tiếp thu bằng cơ quan thính giác.

Có 2 loại ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.

- Ngôn ngữ đối thoại nhằm trao đổi thông tin giữa hai hay một số người với

nhau. Ngôn ngữ đối thoại có tính chất tình huống, liên quan chăt chẽ với

hoàn cảnh đối thoại, có tính chất phản ứng, cấu trúc ngôn ngữ đối thoại

không thật chăt chẽ, câu nói thường rút gọn, có sự hô trợ của ánh mắt, nụ

cưới, điệu bộ…

- Ngôn ngữ độc thoại là loại ngôn ngữ trong đó một người nói và những

người khác nghe như đọc diễn văn, đọc báo cáo, giảng bài… Ngôn ngữ

độc thoại đòi hỏi người nói phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, lời nói

phải trong sáng, chính xác, dễ hiểu và có khả năng truyền cảm; người nói

phải hiểu biết người nghe, theo dõi người nghe để điều chỉnh ngôn ngữ

của mình cho phù hợp với đối tượng.

Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được biểu hiện bằng ký hiệu, tín hiệu và bằng chữ

viết. Ngôn ngữ viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ viết đòi hỏi phải

rõ ràng, mạch lạc, các câu, các ý phải tuân theo một trình tự lôgic rất chăt chẽ,

hợp lý, tránh tản mạn, đứt đoạn. Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: Độc thoại và

đối thoại.

2. Ngôn ngữ bên trong

Đây là một dạng đăc biệt của ngôn ngữ, nó hướng vào bản thân chứ

không phải là phương thức giao tiếp. Ngôn ngữ bên trong là vỏ từ ngữ của tư

duy, của ý thức, nó có tính chất phác họa ra một chương trình đại thể cho hoạt

động, chuẩn bị cho hoạt động, giúp con người tự điều khiển, tự điều chỉnh mình.

3. Ngôn ngữ thầm

Ngôn ngữ thầm là một dạng của ngôn ngữ bên trong. Ngôn ngữ thầm

không phát ra âm thanh, nó mang tính cô đọng, ngắn gọn.

85

Giữa ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong luôn có sự chuyển hoá lẫn nhau: ngôn ngữ bên trong được hình thành từ ngôn ngữ bên ngoài: nói, nghe, viết, đọc nhưng chủ yếu là từ ngôn ngữ nói và ngược lại trong nói, nghe, viết, đọc đều có hoạt động của ngôn ngữ bên trong. Về thực chất, ngôn ngữ bên trong hướng ra đối tượng khách quan để định nghĩa, gọi tên sự vật, xác định vị trí của các tư tưởng trong phản đoán và suy lý. Sơ đồ bên dưới sẽ chỉ rõ cho chúng ta thấy được các loại hình ngôn ngữ bên trong.

E. Trí nhớ

1. Định nghĩa

Là quá trình ghi lại, giữ gìn, tái hiện và quên những kiến thức, kinh nghiệm đã được phản ánh trong quá trình sống và hoạt động.

2. Đặc điểmPhản ánh các hình tượng trong tri giác, những cảm xúc tâm lý, ấn tượng, những

ý nghĩ đã qua, những việc làm, những hành động đã biết. Phản ánh một cách có lựa chọn, cải biên mang đậm màu sắc chủ quan. Sự cải

biên này phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, niềm tin, vốn tri thức của môi cá nhân.3. Vai trò Là điều kiện chủ yếu của sự phát triển tâm lí con người, nó đảm bảo tính thống

nhất và toàn vẹn của nhân cách con người. Giúp con người tích luỹ kinh nghiệm và đem kinh nghiệm đó vào ứng dụng

thực tế. Cũng nhờ đó mà người ta mới có học tập, suy nghĩ và sự hiểu biết thế giới mới

trở nên sâu sắc, phong phú.

86

1- Ngôn ngữ bên trong2- Ngôn ngữ nói bên trong 3- Ngôn ngữ bên trong thực sự

Nghe 1

Viết

Nội tâm hoá 3 Ngoại tâm hoá

2

Đọc (bằngmắt) mắt)

Nói

Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong trí nhớ. Nhờ nó con người có phương tiện để ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại các sự vật hiện tượng, làm cơ sở cho mọi quá trình, thuộc tính tâm lí của con người.

Là cơ sở của sự phát minh, sáng tạo. Mọi hoạt động trí tuệ đều bắt nguồn từ trí nhớ

4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ4.1. Ghi nhớ

Là quá trình hình thành các dấu vết trên vỏ não tương ứng với sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan đang tác động vào con người. Đây chính là quá trình sắp xếp, hệ thống các kinh nghiệm đã thu được. Phân loại ghi nhớ:

Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không có mục đích tự giác, không đòi hỏi sự nô lực nhưng vẫn ghi nhớ tốt, nhờ đối tượng gắn liền với nhu cầu, hứng thú, tình cảm cá nhân. Ghi nhớ có chủ định: Là ghi nhớ có mục đích tự giác, có kế hoạch, biện pháp để ghi nhớ, có sự nô lực ý chí và căng thẳng về măt thần kinh. Muốn ghi nhớ có chủ định đạt kết quả cao, giáo viên cần lưu ý một vài điểm sau:

Xác định rõ nội dung ghi nhớ cho học sinh (nêu rõ phần trọng tâm chủ yếu). Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp ghi nhớ. Nếu tài liệu có khối lượng lớn cần được chia ra các phần tương ứng với nội

dung ý nghĩa của nó để nắm chắc từng phần, rồi tổng hợp lại toàn bộ và khái quát tài liệu.

Trong ghi nhớ có chủ định người ta chia làm hai loại: Ghi nhớ máy móc: Dựa vào mối liên hệ bề ngoài của sự vật hiện tượng, không

cần hiểu nội dung. Ghi nhớ ý nghĩa: Dựa vào sự thông hiểu nội dung tài liệu. Ghi nhớ ý nghĩa cần

có hệ thống, có logic. Nhờ vậy mới nhớ và hiểu được bản chất của tài liệu cần học tập. 4.2. Gìn giữ (lưu giữ)

Là khả năng giữ lại những điều mà con người ghi nhớ được trong một khoảng thời gian

nhất định. Khả năng giữ lại lâu dài hay ngắn ngủi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tính chất, ý nghĩa của vấn đề giữ lại, nhu cầu, hứng thú, trạng thái thần kinh và sức khoẻ từng người.4.3. Tái hiện

Là quá trình làm xuất hiện lại những thông tin đã từng được ghi nhớ và lưu giữ. Tái hiện bao gồm 2 loại:

87

Nhận lại: Là nhớ được sự vật hiện tượng trước khi đã tri giác khi găp lại sự vật hiện tượng ấy. Nhận lại nhanh và chính xác nếu hình ảnh mới trong thực tế ăn khớp với hình ảnh cũ trong óc.

Nhớ lại: Là khâu cuối cùng và quan trọng nhất của trí nhớ, biểu hiện ở chô làm tái hiện trong trí óc hình ảnh của sự vật hiện tượng đã được tri giác trước đây khi sự vật hiện tượng đó không còn ở trước măt. Sự nhớ lại mang tính chọn lọc, tuỳ thuộc vào sở trường của từng người, vào khả năng, biện pháp ghi nhớ, gìn giữ tài liệu trong óc môi người. Nhớ lại gắn liền với nhu cầu, hứng thú của các nhân và tác động của ngôn ngữ.4.4. Sự quên và cách chống quên 4.4.1. Khái niệm về quên

Theo thuyết dấu vết: quên là do dấu vết bị phá huỷ. Dấu vết đó có thể mờ nhạt hoăc bị lấn át do nhiều dấu vết mới được hình thành. Cũng có thể dấu vết bị cải tổ và biến đổi sang dấu vết mới hoàn toàn.

Theo thuyết ức chế: quên là do ức chế, do sự cạnh tranh giữa các thông tin trong đó một số thông tin bị phá huỷ.

Theo Paplốp: Quên là do phản ứng bình thường của cơ thể, do ức chế vượt hạn và ức chế ngoại lai. Vì thế quên có tính chất tạm thời.

Tóm lại: Quên là khó hoăc không làm hiện lại được hình ảnh trong lúc cần thiết. 4.4.2. Đăc điểm của quên

Quên những cái ít liên quan tới nhu cầu, hứng thú, hoạt động và sở thích cá nhân. Không phải mọi cái đều quên như nhau: Chi tiết quên nhanh hơn, có cái quên nhanh, có cái quên chậm. Tốc độ quên tăng nhanh sau khi học thuộc và giảm dần về sau. Người ta làm thí nghiệm và thấy rằng một giờ sau khi học nhớ được 44% sau hai ngày học nhớ được 28% khối lượng tài liệu ghi nhớ. Nhịp độ quên phụ thuộc nội dung và khối lượng tài liệu: Tài liệu viết rõ ràng, mạch lạc, logic và có liên hệ chăt chẽ với nhau thì sẽ nhớ lâu hơn. Măt khác, khối lượng tài liệu quá nhiều thì cũng làm cho người ta dễ quên.4.4.3. Cách chống quên

Nhận rõ ý nghĩa của tài liệu cần ghi nhớ đối với yêu cầu, nhiệm vụ, với việc nâng cao trình độ và năng lực hành động bản thân, coi đó là nhu cầu, hứng thú của bản thân. Cần nghiên cứu, phân tích tài liệu, rút ra những điều cần chủ yếu, hệ thống hoá các điểm có quan hệ với nhau để ghi nhớ mạch lạc. Môi người tự tạo cho mình một cách nhớ riêng gắn cho nó một ý nghĩa nào đó để dễ nhớ.

88

Tổ chức ôn tập thường xuyên, rèn luyện và thực tập vận dụng thường xuyên. Đăc biệt cần bố trí thời gian ôn tập hợp lí, ôn làm nhiều lần, khoảng cách giữa các lần ôn tập phù hợp với các đăc điểm tài liệu. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các đăc điểm của hoạt động nhận thức? Cho ví dụ minh hoạ.

2. Từ việc phân tích các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác, hãy rút ra

các kết luận sư phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục?

3. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa từ duy và tưởng tưởng?

4. Tại sao lại nói Tưởng tưởng là quá trình tư duy bằng hình ảnh?

5. Phân tích vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức?

6. Làm thế nào để có trí nhớ tốt?

89