BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5...

16
BTHÔNG TIN VÀ TRUYN THÔNG CNG HÒAXÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 31 tháng 7 năm 2020 BÁO CÁO TÓM T T Tình hình phát tri n Chính ph đ i n t Báo cáo chi tiết tình hình phát trin Chính phđin tđến 31/7/2020 trong cun tài liu kèm theo. Tóm tt ni dung chính như sau: I. X P H NG CHÍNH PH Đ I N T C A CÁC QU C GIA TRÊN TH GI I DO LIÊN H P QU C Đ ÁNH GIÁ Ngày 10/7/2020, Liên Hp Quc công bBáo cáo kho sát xếp hng mc độ phát trin Chính phđin tca 193 quc gia, vùng lãnh thtrên toàn cu, ghi nhn kết qutrong giai đon ttháng 8/2017 đến tháng 7/2019. Vit Nam tăng 2 bc, xếp hng 86/193 quc gia, 24/47 Châu Á và 6/11 Đông Nam Á. Chstng hp ca Vit Nam là 0,6667, cao hơn chstrung bình thế gii và khu vc, thuc nhóm quc gia mc Cao. Trong các chsthành phn, Vit Nam có ci thin vượt bc ChsHtng vin thông (tăng 31 bc), ci thin ChsNhân lc (tăng 3 bc) và tt hng đáng kChsDch vtrc tuyến (gim 22 bc). Kết quxếp hng ca Vit Nam trong 3 chsphnhư sau: - ChsTham gia đin t: Vit Nam tăng 2 bc, xếp hng 70/193 toàn cu, 23/47 Châu Á và 6/11 Đông Nam Á, thuc nhóm quc gia mc Cao. - ChsDch vtrc tuyến ca địa phương: Thành phHChí Minh là địa phương duy nht ca Vit Nam trong danh sách, xếp th42/100, thuc nhóm quc gia mc Trung bình.

Transcript of BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5...

Page 1: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2020

BÁO CÁO TÓM TẮT

Tình hình phát triển Chính phủ đ iện tử

Báo cáo chi tiết tình hình phát triển Chính phủ điện tử đến 31/7/2020 trong cuốn tài liệu kèm theo. Tóm tắt nội dung chính như sau:

I. XẾP HẠNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI DO LIÊN HỢP QUỐC ĐÁNH GIÁ

Ngày 10/7/2020, Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu, ghi nhận kết quả trong giai đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2019.

Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia, 24/47 Châu Á và 6/11 Đông Nam Á. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam là 0,6667, cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức Cao.

Trong các chỉ số thành phần, Việt Nam có cải thiện vượt bậc ở Chỉ số Hạ

tầng viễn thông (tăng 31 bậc), cải thiện ở Chỉ số Nhân lực (tăng 3 bậc) và tụt hạng đáng kể ở Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (giảm 22 bậc).

Kết quả xếp hạng của Việt Nam trong 3 chỉ số phụ như sau:

- Chỉ số Tham gia điện tử: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 70/193 toàn cầu, 23/47 Châu Á và 6/11 Đông Nam Á, thuộc nhóm quốc gia ở mức Cao.

- Chỉ số Dịch vụ trực tuyến của địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương duy nhất của Việt Nam trong danh sách, xếp thứ 42/100, thuộc nhóm quốc gia ở mức Trung bình.

Page 2: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

2

- Chỉ số Dữ liệu mở: Việt Nam xếp hạng 97/193 quốc gia, 26/47 Châu Á và 6/11 Đông Nam Á, thuộc nhóm quốc gia ở mức Trung bình.

Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá cao ở những nỗ lực của Ngành Thuế khi thực hiện kê khai thuế điện tử, thanh toán điện tử và hải quan điện tử.

Báo cáo trên chưa ghi nhận nỗ lực của Việt Nam từ tháng 8/2019 tới nay. Mục tiêu đặt ra đến hết năm 2020 là Việt Nam tăng 10 bậc. Kết quả của giai đoạn tháng 8/2019 đến tháng 7/2021 dự kiến sẽ được công bố trong báo cáo năm 2022.

II. XẾP HẠNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA CÁC BỘ , NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM DO BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐÁNH GIÁ

2.1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Page 3: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

3

Bảng 2.1. Xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

của Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2019

TT Bộ, cơ quan ngang Bộ Xếp hạng

1 Bộ Tài chính 1 (0,9291) 2 Bộ Công Thương 2 (0,8914) 3 Bộ Thông tin và Truyền thông 3 (0,8642) 4 Bộ Y tế 4 (0,8639) 5 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 5 (0,8598) 6 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6 (0,8529) 7 Bộ Khoa học và Công nghệ 7 (0,8220) 8 Bộ Tư pháp 8 (0,8188) 9 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 9 (0,8122) 10 Bộ Giao thông vận tải 10 (0,8086) 11 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch 11 (0,8058) 12 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 (0,8016) 13 Bộ Ngoại giao 13 (0,7978) 14 Bộ Tài nguyên và Môi trường 14 (0,7753) 15 Bộ Giáo dục và Đào tạo 15 (0,7734) 16 Bộ Nội vụ 16 (0,7467) 17 Bộ Xây dựng 17 (0,6885)

(Trong Khối Bộ có 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, tuy nhiên không đánh giá đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc vì có đặc thù về chức năng, nhiệm vụ nên không cung cấp đầy đủ thông tin trên Trang/Cổng thông tin điện tử hoặc không cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT))

2.2. Các cơ quan thuộc Chính phủ

Page 4: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

4

Bảng 2.2. Xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

của các cơ quan thuộc Chính phủ năm 2019

TT Cơ quan thuộc Chính phủ Xếp hạng

1 Bảo hiểm Xã hội Việt Nam 1 (0,904) 2 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 (0,707) 3 Thông tấn xã Việt Nam 3 (0,669) 4 Đài Tiếng nói Việt Nam 4 (0,634) 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 6 (0,492) 7 Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam 7 (0,292)

2.3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bảng 2.3. Xếp hạng chỉ số đánh giá tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ

thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019

TT Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương Xếp hạng

1 Thừa Thiên - Huế 1 (0,9039) 2 Đà Nẵng 2 (0,8813) 3 Quảng Ninh 3 (0,8697) 4 Bình Dương 4 (0,8360) 5 Thành phố Hồ Chí Minh 5 (0,8354) 6 Khánh Hòa 6 (0,8339) 7 An Giang 7 (0,8217) 8 Thanh Hóa 8 (0,7832)

Page 5: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

5

TT Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương Xếp hạng

9 Lâm Đồng 9 (0,7826) 10 Hà Nội 9 (0,7826) 11 Phú Thọ 11 (0,7811) 12 Thái Nguyên 12 (0,7789) 13 Bình Định 13 (0,7788) 14 Cần Thơ 14 (0,7760) 15 Ninh Bình 15 (0,7735) 16 Bắc Kạn 16 (0,7699) 17 Bắc Ninh 17 (0,7684) 18 Nam Định 18 (0,7683) 19 Tiền Giang 19 (0,7658) 20 Thái Bình 20 (0,7653) 21 Bắc Giang 21 (0,7635) 22 Đồng Nai 22 (0,7618) 23 Bà Rịa - Vũng Tàu 23 (0,7593) 24 Lào Cai 24 (0,7585) 25 Hải Phòng 25 (0,7526) 26 Lạng Sơn 26 (0,7396) 27 Hải Dương 27 (0,7343) 28 Đắk Lắk 28 (0,7246) 29 Long An 29 (0,7240) 30 Ninh Thuận 30 (0,7231) 31 Vĩnh Phúc 31 (0,7220) 32 Hậu Giang 32 (0,7199) 33 Hưng Yên 33 (0,7188) 34 Hòa Bình 34 (0,7156) 35 Gia Lai 35 (0,7117) 36 Tuyên Quang 36 (0,7083) 37 Bình Thuận 37 (0,7074) 38 Đắk Nông 38 (0,7050) 39 Kiên Giang 39 (0,7011) 40 Tây Ninh 40 (0,6991) 41 Quảng Nam 41 (0,6980) 42 Hà Giang 42 (0,6960) 43 Vĩnh Long 43 (0,6930) 44 Hà Tĩnh 44 (0,6921) 45 Đồng Tháp 45 (0,6899) 46 Yên Bái 46 (0,6850) 47 Quảng Ngãi 47 (0,6822) 48 Lai Châu 48 (0,6716)

Page 6: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

6

TT Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương Xếp hạng

49 Trà Vinh 49 (0,6702) 50 Quảng Bình 50 (0,6559) 51 Cà Mau 51 (0,6425) 52 Hà Nam 52 (0,6423) 53 Sóc Trăng 53 (0,6369) 54 Quảng Trị 54 (0,6230) 55 Sơn La 55 (0,6187) 56 Điện Biên 56 (0,6130) 57 Bình Phước 57 (0,6078) 58 Phú Yên 58 (0,6063) 59 Bến Tre 59 (0,5986) 60 Nghệ An 60 (0,5857) 61 Bạc Liêu 61 (0,5699) 62 Kon Tum 62 (0,5698) 63 Cao Bằng 63 (0,5030)

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG

Nghị quyết số 17/NQ-CP giao cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện 83 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm 76 nhiệm vụ có thời hạn cụ thể giao cho các bộ, ngành, địa phương chủ trì và 7 nhiệm vụ thường xuyên.

TT Loại nhiệm vụ Số

nhiệm vụ

Đã hoàn thành Đang thực hiện

Hoàn thành

dứt điểm

Đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Thời hạn hoàn thành trong năm

2020

Thời hạn hoàn thành

sau năm 2020

1 Nhiệm vụ có thời hạn cụ thể

76 62 14

54 8 12 2

2 Nhiệm vụ thường xuyên

7 7

3.1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế

Các bộ, ngành đã nỗ lực xây dựng và trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định quan trọng đó là: Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư tạo điều kiện pháp lý trong việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước; Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tạo điều kiện phát triển các dịch vụ công trực tuyến; Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về quản lý, kết nối và

Page 7: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

7

chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước xác định rõ trách nhiệm kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước.

3.2. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước a) Chỉ tiêu chủ yếu 100% cơ quan nhà nước từ trung ương tới cấp huyện kết nối vào Mạng

truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (Mạng TSLCD). b) Kết quả thực hiện - Năm 2019: Mạng TSLCD đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương; 93,4% quận, huyện, thị xã. - Tháng 7 năm 2020: Mạng TSLCD đã kết nối đến 100% các bộ, ngành,

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 96% quận, huyện, thị xã.

3.3. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu

a) Chỉ tiêu chủ yếu

Đến hết năm 2020, 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP), kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

b) Kết quả thực hiện

- Năm 2018: 03 bộ, ngành, địa phương có LGSP, đạt tỷ lệ 3,2%. - Năm 2019: 04 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 21

tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có LGSP, đạt tỷ lệ 27,17%. - Tháng 7 năm 2020: 21 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

55 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có LGSP, đạt tỷ lệ 82,61%.

93.4

96

100

90.0

95.0

100.0

Năm2019 Tháng7/2020 Năm2020

Tỷ lệ (%) quận, huyện, thị xã kết nối vào Mạng TSLCD

Page 8: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

8

Tính từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/7/2020, đã có tổng cộng khoảng 4,4 triệu giao dịch chính thức thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), trung bình 01 ngày có khoảng hơn 7,6 nghìn giao dịch.

Ước tính chi phí, thời gian tiết kiệm được cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện 01 thủ tục hành chính thông qua NGSP là 30.500 đồng. Hàng năm chỉ riêng dịch vụ liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi thông qua NGSP có thể giúp tiết kiệm cho xã hội khoảng 48,8 tỷ đồng.

- Mục tiêu Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra đến hết năm 2020: 100% các bộ, ngành, địa phương có LGSP.

3.4. Cơ sở dữ liệu a) Chỉ tiêu chủ yếu - Xây dựng, triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, chia sẻ, khai

thác dữ liệu với hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia và các hệ thống thông tin khác, đưa vào sử dụng chính thức từ năm 2020, tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Tiếp tục triển khai Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

b) Kết quả thực hiện

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư: Bộ Công an đã thực hiện lựa chọn doanh nghiệp thực hiện xây dựng thiết

kế chi tiết và dự toán, cung cấp hàng hóa dịch vụ và triển khai hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư. Hiện nhà thầu đang gấp rút thực hiện các công việc thiết kế chi tiết cho dự án. Về thu thập dữ liệu ban đầu cho Cơ sở dữ liệu quốc

3.2

27.17

82.61

100

0.010.020.030.040.050.060.070.080.090.0

100.0

Năm2018 Năm2019 Tháng7/2020 Năm2020

Tỷ lệ (%)cácbộ, ngành, địa phương đã có LGSP

Page 9: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

9

gia về Dân cư, hiện tại cơ bản đã hoàn thành công tác thu thập số liệu qua phiếu, đang triển khai công tác số hóa và nhập dữ liệu. Dự kiến đến cuối năm 2020 cơ bản hoàn thành được hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần cứng và phần mềm để đưa Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư vào hoạt động thử nghiệm cung cấp dịch vụ dữ liệu, kết nối chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan nhà nước để khai thác.

- Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia:

Về dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện điều chỉnh thiết kế sơ bộ và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Về công tác lựa chọn phần mềm xây dựng dữ liệu đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai thử nghiệm phần mềm tại Thái Nguyên để đánh giá lựa chọn. Phấn đấu đến cuối năm 2020, cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và phần mềm để tích hợp dữ liệu của các địa phương vào Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia (khi các địa phương hoàn thành xây dựng dữ liệu).

3.5. Hệ thống trao đổi văn bản điện tử

a) Chỉ tiêu chủ yếu

90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử.

b) Kết quả thực hiện

- Năm 2018: Tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc đạt 72%.

- Năm 2019: Tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc đạt 86,5%

- Tháng 7 năm 2020: Tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc đạt 88,53%.

72

86.5 88.53 90

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Năm2018 Năm2019 Tháng7/2020 Năm2020

Tỷ lệ (%) trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc

Page 10: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

10

3.6. Dịch vụ công trực tuyến

a) Chỉ tiêu chủ yếu

Tối thiểu 30% DVCTT thực hiện ở mức độ 4.

b) Kết quả thực hiện - Năm 2018: Tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trung bình cả nước đạt khoảng

4,55%.

- Năm 2019: Tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trung bình cả nước đạt khoảng 10,76%.

- Tháng 7 năm 2020: Tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trung bình cả nước đạt khoảng 15,91%. Có 9 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 11 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%, trong đó có Bộ Y tế và Bộ TTTT có tỷ lệ DVCTT mức độ 4 đạt 100% ;

+ 9 bộ, cơ quan đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%.

TT Tên đơn vị Tỷ lệ

DVCTT mức độ 3

Tỷ lệ DVCTT mức độ 4

Tỷ lệ DVCTT

mức độ 3, 4

1 Bộ Thông tin và Truyền thông 0.00% 100% 100% 2 Bộ Y tế 0.00% 100% 100% 3 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 10.53% 51.58% 62.11% 4 Bộ Tài nguyên và Môi trường 44.54% 46.22% 90.76% 5 Bảo hiểm xã hội Việt Nam 29.63% 44.44% 74.07% 6 Bộ Xây dựng 22.45% 40.82% 63.27% 7 Bộ Tài chính 21.85% 38.24% 60.08% 8 Bộ Nội vụ 41.67% 35.83% 77.50% 9 Bộ Giao thông vận tải 27.59% 30.24% 57.84%

+ 11 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%.

TT Tên đơn vị Tỉ lệ

DVCTT mức độ 3

Tỉ lệ DVCTT

mức độ 4

Tỉ lệ DVCTT

mức độ 3, 4 1 Thừa Thiên - Huế 45.47% 54.53% 100% 2 Tiền Giang 52.24% 45.01% 97.25% 3 Nam Định 20.83% 41.47% 62.30% 4 Thành phố Đà Nẵng 59.16% 40.84% 100% 5 Bình Dương 18.43% 40.07% 58.50%

Page 11: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

11

TT Tên đơn vị Tỉ lệ

DVCTT mức độ 3

Tỉ lệ DVCTT

mức độ 4

Tỉ lệ DVCTT

mức độ 3, 4 6 Lào Cai 20.25% 37.38% 57.62% 7 Trà Vinh 40.09% 33.99% 74.09% 8 An Giang 37.45% 33.69% 71.14% 9 Lạng Sơn 29.42% 33.11% 62.53% 10 Bình Phước 51.57% 32.10% 83.66% 11 Quảng Ninh 59.94% 30.03% 89.97%

- Mục tiêu Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra đến hết năm 2020: Tối thiểu 50% DVCTT trên cả nước thực hiện ở mức độ 4.

3.7. An toàn, an ninh mạng a) Chỉ tiêu chủ yếu Đến hết năm 2020, 100% các bộ, ngành, địa phương triển khai hoạt động

giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung một cách phù hợp, bảo đảm hiệu quả.

b) Kết quả thực hiện - Năm 2018: Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo vệ 4 lớp là 0%. - Năm 2019: Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo vệ 4 lớp là 0%. - Tháng 7 năm 2020: Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo vệ 4

lớp là 44%; trong đó đã triển khai bảo vệ lớp 2 (SOC) là 59%. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã kết nối

tới 38 SOC (Trung tâm Giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng) của các bộ, ngành, địa phương.

4.55

10.76

15.91

30

0.00

10.00

20.00

30.00

Năm2018 Năm2019 Tháng7/2020 Năm2020

Tỷ lệ (%) dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Page 12: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

12

Trong đó, 7 tháng đầu năm 2020, đã kết nối thêm 30 SOC, tăng 375,0% so với 7 tháng cuối năm 2019 (8 SOC) và giúp cho tỷ lệ kết nối SOC của các bộ, ngành, địa phương tăng từ 9,6% (12/2019) lên 45,8% (7/2020).

- Mục tiêu Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra đến hết năm 2020: Tỷ lệ bộ,

ngành, địa phương triển khai bảo vệ 4 lớp là 100%.

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ Năm 2020 là lần đầu tiên thuật ngữ Chính phủ số được Liên Hợp Quốc

sử dụng làm chủ đề của Báo cáo. Chính phủ số không phải là một khái niệm thay thế Chính phủ điện tử, cũng không phải là một khái niệm tách rời không liên quan đến Chính phủ điện tử. Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử,

0 0

44

100

0

20

40

60

80

100

Năm2018 Năm2019 Tháng7/2020 Năm2020

Tỷ lệ (%) bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo vệ 4 lớp

9.6% 10.8%

16.9% 21.7%

28.9%

37.35%

45.8%

8 9

14 18

24

31

38

0

5

10

15

20

25

30

35

40

0.0% 5.0%

10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% 50.0%

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7

Số S

OC

đượ

c kế

t nối

Tỷ lệ

kết

nối

SO

C

Năm 2020

Phát triển kết nối SOC của bộ, ngành, địa phương

Page 13: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

13

nhưng thể hiện một sự thay đổi về mặt nhận thức, một mức độ trưởng thành lớn hơn, phát triển cao hơn so với Chính phủ điện tử.

Bảy điểm khác biệt giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số 4.1. Chính phủ như là một nền tảng (Government as a Platform) Đó là sự chuyển đổi về tư duy quản lý, từ việc Chính phủ cung cấp dịch

vụ công để phục vụ sự quản lý nhà nước là chính sang việc Chính phủ cung cấp dịch vụ công mang tính nền tảng, để kiến tạo sự phát triển cho xã hội là chính.

Đó là sự chuyển đổi về cách thức triển khai, từ việc triển khai các dịch vụ riêng lẻ theo từng hệ thống riêng lẻ đến việc triển khai toàn bộ các dịch vụ thông qua một nền tảng. Ví dụ, một cơ quan cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thông qua việc sử dụng nền tảng thay vì triển khai riêng lẻ từng dịch vụ công trực tuyến theo từng hệ thống công nghệ thông tin khác nhau.

4.2. Tích hợp đa kênh trực tuyến và trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ

Đó là sự chuyển đổi về cách thức cung cấp dịch vụ, từ việc cơ quan chính quyền hoặc chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến (online), hoặc chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tiếp (offline), hoặc đây là 2 quy trình riêng rẽ, đến việc tích hợp, cung cấp dịch vụ đa kênh, tạo ra sự tiện lợi và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Lúc này, ranh giới hành chính giữa các bộ, ngành, ranh giới địa lý giữa các địa phương sẽ bị xóa nhòa.

Ví dụ, người dân, tùy theo kỹ năng số và điều kiện của mình, có thể lựa chọn kênh thực hiện thủ tục hành chính phù hợp. Có thể nộp hồ sơ trực tuyến ở bất cứ đâu, nhưng nhận kết quả trực tiếp tại địa điểm mong muốn. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp ở địa điểm phục vụ gần nhất, nhưng nhận kết quả trực tuyến hoặc nhận kết quả tại một địa điểm khác mà họ mong muốn.

4.3. Khả năng linh hoạt, nhanh chóng cung cấp dịch vụ mới Đó là sự chuyển đổi về thời gian cần thiết để đưa ra một dịch vụ mới, từ

vài tháng, vài năm theo cách cũ đến chỉ còn vài tuần, vài ngày, thậm chí vài giờ, theo cách mới để phản ứng kịp thời với thách thức hoặc nhu cầu của xã hội.

Ví dụ, trong khi diễn ra cách ly xã hội trong giai đoạn COVID-19, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ mất vài ngày có thể triển khai dịch vụ tờ khai xuất nhập cảnh điện tử. Chính quyền có thể đo lường theo thời gian thực hành vi tụ tập đông người và các điểm nóng dịch bệnh để cảnh báo tức thời, theo thời gian thực, tới người dân.

4.4. Cho phép sự tham gia nhiều hơn của người dân, của doanh nghiệp Đó là sự chuyển đổi về cách thức tương tác giữa người dân và cơ quan

chính quyền, từ việc người dân chỉ thụ động nhận kết quả đến việc người dân có thể tham gia vào việc làm cho chất lượng dịch vụ trở nên tốt hơn, từ việc doanh

Page 14: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

14

nghiệp chỉ tham gia vào thiết lập các hệ thống kỹ thuật công nghệ để cung cấp dịch vụ đến việc doanh nghiệp có thể tham gia cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho người dân trên cơ sở dữ liệu mở của Chính phủ.

Trong sự chuyển đổi này, Chính phủ không chỉ cung cấp dịch vụ công, mà còn trở thành nhà cung cấp nền tảng lớn cho phép bên thứ 3 kết nối, ví dụ, dữ liệu mở hoặc các hệ thống phân tích dữ liệu, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Ví dụ, các dịch vụ triển khai giai đoạn COVID-19 như dịch vụ khai báo tình trạng sức khỏe bản thân, khai báo trường hợp nghi nhiễm v.v… hay dịch vụ phản ánh hiện trường trong đô thị thông minh.

4.5. Dữ liệu là trung tâm Đó là sự chuyển đổi về cách thức ra quyết định của cơ quan chính quyền

từ dựa trên báo cáo bản giấy truyền thống là chính sang dựa trên dữ liệu phân tích định lượng, có thể được tổng hợp tự động từ nhiều nguồn khác nhau.

Ví dụ, quá trình ra quyết định phân luồng, cho phép thông quan hàng hóa ở cửa khẩu được hỗ trợ bởi việc tự động tổng hợp, phân tích dữ liệu liên quan (khai báo điện tử, truy xuất dữ liệu lịch sử, v.v…) đã giúp rút thời gian xử lý từ nhiều giờ xuống chỉ còn vài giây.

4.6. Phát triển kỹ năng số Đó là sự chuyển đổi về kỹ năng số của từng cán bộ trong cơ quan chính

quyền từ việc chỉ đơn thuần là kỹ năng sử dụng công nghệ sang bổ sung thêm các kỹ năng về phân tích và xử lý dữ liệu và kỹ năng giao tiếp hiệu quả với các bên để thích ứng với sự chuyển đổi từ chính phủ điện tử sang chính phủ số.

4.7. Ứng dụng công nghệ mới Đó là sự chuyển đổi về cách thức ứng dụng công nghệ trong cơ quan nhà

nước khi xuất hiện hàng loạt công nghệ mới, chuyển từ việc ứng dụng công nghệ để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ sang ứng dụng công nghệ để phục vụ và thích ứng kịp với sự phát triển nhanh và sáng tạo của nền kinh tế số, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển của xã hội số.

Trước đây vòng đời của một giải pháp công nghệ ứng dụng trong Chính phủ được tính theo năm thì hiện nay, các giải pháp công nghệ phải nâng cấp hàng tháng, thậm chí hàng tuần để đáp ứng nhu cầu quản lý.

Trước đây việc thay đổi quy trình nghiệp vụ, cải cách hành chính thường được đánh giá và ra quyết định dựa trên các cuộc khảo sát tốn kém và mất nhiều thời gian thì nay, việc cải tiến quy trình nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên dựa trên dữ liệu của chính các hệ thống công nghệ đang vận hành nhờ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn.

Page 15: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

15

Việc ứng dụng công nghệ mới giúp Chính phủ phục vụ theo nhu cầu riêng của từng người dân, doanh nghiệp, chẳng hạn các ứng dụng AI chatbots, ứng dụng di động kết hợp trợ lý ảo.

V. TỒN TẠI, HẠN CHẾ - Một số nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính

phủ điện tử chưa được ban hành (bảo vệ dữ liệu cá nhân; quy định về định danh, xác thực điện tử);

- Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử chưa được triển khai, đặc biệt là về dân cư, đất đai;

- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các bộ, ngành, địa phương còn thấp.

VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Chính phủ xem xét, ban hành các nghị định quan trọng để hoàn thiện

thể chế phát triển Chính phủ điện tử gồm: Nghị định về định danh và xác thực điện tử; Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và sớm trình phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

3. Các bộ, ngành, địa phương: a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra

của năm 2020 nêu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ; đặc biệt là hoàn thành chỉ tiêu 30% DVCTT mức độ 4 trong năm 2020; phấn đấu đưa 100% DVCTT lên mức độ 4 năm 2020 - 2021; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, hoàn thành trước tháng 9/2020;

b) Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó chú trọng kiện toàn tổ chức các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin để thực thi nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng và triển khai các Đề án thành phần để thúc đẩy Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, Đề án phát triển kinh tế số, Đề án hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số;

c) Khẩn trương triển khai các nội dung được quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; tập trung vào xây dựng danh mục các CSDL quốc gia, CSDL của bộ,

Page 16: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ …Bao... · 2020. 8. 25. · 5 Đài Truyền hình Việt Nam 5 (0,518) 6 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

16

ngành, địa phương theo hướng làm rõ nội dung, phạm vi, nội hàm các CSDL; tích cực chuẩn hóa dữ liệu hiện có, triển khai hoàn thiện cung cấp các dịch vụ chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan nhà nước khai thác; thực hiện cung cấp dữ liệu mở, bảo đảm mỗi cơ quan, đơn vị tại thời điểm ban đầu tối thiểu có một bộ dữ liệu mở cung cấp rộng rãi cho người dân, doanh nghiệp;

d) Khẩn trương hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, thu phạt xử lý vi phạm hành chính và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và chỉ tiêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ điện tử hóa các biểu mẫu báo cáo liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Quyết định số 293/QĐ-TTg; rà soát, lựa chọn danh mục thông tin, tần suất báo cáo phục vụ chỉ đạo, điều hành hàng ngày, hàng tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ hoặc kết nối Hệ thống báo cáo, Hệ thống thông tin chuyên ngành của bộ, cơ quan với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

4. Bộ Công an tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tiến độ đưa vào khai thác, vận hành trước tháng 7/2021, cung cấp dữ liệu cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa giấy tờ công dân.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia và các văn bản pháp luật, quy định kỹ thuật về CSDL Đất đai quốc gia phù hợp với các quy định hiện hành về CSDL quốc gia./.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG