BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA H C VÀ...

26
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHNGUYN THHI NGHIÊN CU NGUN TÀI NGUYÊN CÂY THUC NHẰM ĐỀ XUT GII PHÁP BO TN VÀ SDNG BN VNG MT SLOÀI CÓ GIÁ TRKHU BO TN THIÊN NHIÊN NA HANG, TNH TUYÊN QUANG TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Thc vt hc Mã s: 9.42.01.11 Hà Ni 2018

Transcript of BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA H C VÀ...

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ HẢI

NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI

PHÁP BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG MỘT SỐ LOÀI CÓ GIÁ TRỊ Ở

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 9.42.01.11

Hà Nội – 2018

2

Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ -

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: 1

1. PGS. TS. Trần Huy Thái

2. PGS. TS. Nguyễn Tiến Đạt. PGS. TS. Trần Huy Thái

2. PGS. TS. Nguyễn Tiến Đạt

Người phản biện 1:

Người phản biện 2:

Người phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại …. ,

nhà Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

vào hồi …giờ, ngày tháng năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam,

Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang được thành lập theo Quyết định

274/UB-QĐ ngày 9 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có

khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới. Trong đó, khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi,

số còn lại là những vùng rừng thường xanh trên các đai thấp. Đến năm 2006, Nguyễn Nghĩa

Thìn và cộng sự đã xác định, thống kê được tại khu BTTN Na Hang có 1.162 loài thực vật,

nhiều loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) như: Trai (Garcinia fragraeoides),

Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Đinh (Markhamia

stipulata)…

Ngoài các kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Viện Điều tra qui hoạch rừng,

Chương trình Birdlife international; Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến (2006);

Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2012); thì đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu tổng

thể nào về tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là các loài có triển vọng tại khu BTTN Na Hang.

Mặt khác, nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang hiện ngày càng khan hiếm,

một số loài quý có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi, thiếu kế hoạch. Tiềm năng,

triển vọng của nguồn tài nguyên cây thuốc và vốn tri thức bản địa của các dân tộc ở khu

BTTN Na Hang rất phong phú và đa dạng; song những nghiên cứu về chúng còn rất ít và

chưa đầy đủ. Vì thế, nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền

vững tính đa dạng của các loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là vấn

đề thời sự, mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị kinh tế, xã hội cao. Từ thực

tiễn trên, tác giả tiến hành đề tài “Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm đề xuất

giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài có giá trị ở khu Bảo tồn thiên nhiên

Na Hang, tỉnh Tuyên Quang".

2. Mục tiêu của luận án

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu BTTN Na Hang,

tỉnh Tuyên Quang, nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài có

triển vọng.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

* Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng của nguồn tài nguyên cây thuốc

tại khu BTTN Na Hang; Đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài cây thuốc có giá trị

khoa học và kinh tế.

* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý,

sản xuất, kinh doanh hoạch định chính sách phát triển, đầu tư sản xuất, tạo nguồn nguyên

liệu dược ổn định và sử dụng bền vững, đồng thời bảo tồn có hiệu quả những loài có giá trị

và tiềm năng; các kết quả nghiên cứu sàng lọc các loài có hoạt chất sinh học, nhằm góp

phần định hướng cho việc tạo chế phẩm sinh học mới làm thuốc.

4. Bố cục của luận án

Luận án gồm 146 trang: Mở đầu - 02 trang; Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên

cứu - 32 trang; Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - 11 trang;

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và Thảo luận - 86 trang; Kết luận và kiến nghị - 02 trang;

Tài liệu tham khảo - 11 trang.

2

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới

Dược thảo được phát triển như một truyền thống văn hóa của Trung Quốc từ khoảng

5000 năm về trước (2.737 TCN - 2.697 TCN). Tài liệu ghi chép lại tri thức sử dụng cây

thuốc sớm nhất của người Sumarian được viết bằng chữ tượng hình vào năm 2000 TCN,

“Materia Medica” đã ghi chi tiết tác dụng cây cỏ chữa bệnh của 250 loại cây thuốc.

Ấn Độ cũng là quốc gia có truyền thống sử dụng các loại dược thảo lâu đời.Tài liệu ghi

chép sớm nhất về sử dụng cây thuốc được tìm thấy trong sách Rig - Veda vào khoảng

4500 - 1600 TCN, đây được xem là cuốn sách cổ nhất về sử dụng cây thuốc trong lịch sử

loài người. Hiện nay, có hơn 8.000 loài thực vật sử dụng làm thuốc đã được biết đến ở Ấn

Độ.

Không chỉ ở châu Á mà việc sử dụng cây cỏ làm thuốc cũng xuất hiện từ lâu tại các

nước châu Âu. Ở châu Phi, các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai

Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với khoảng 800 bài thuốc

và trên 700 cây thuốc, trong đó có Lô hội, Gai đầu..

1.1.2. Đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc trên

thế giới

1.1.2.1. Đánh giá về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc

Trên toàn thế giới, ước tính có tới 70.000 loài cây cỏ được sử dụng trong dân gian.

WHO thông báo có hơn 21.000 loài thực vật được sử dụng cho mục đích chăm sóc sức

khỏe. Trong đó, Ấn Độ sử dụng khoảng 7.500 loài. Tính đến năm 1997, Trung Quốc sử

dụng trên 6.000 loài. Tại châu Phi, hơn 5.000 loài thực vật được sử dụng cho mục đích y tế.

Ở châu Âu, với truyền thống lâu đời trong việc sử dụng thực vật, khoảng 2.000 dược liệu và

hương liệu được sử dụng trong thương mại…

1.1.2.2. Đánh giá về giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc

Ở quy mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ Euro mỗi

năm. Trong những năm 1990, kim ngạch nhập khẩu cây thuốc trên toàn thế giới hàng năm

trung bình trên 4.000 tấn với trị giá 1,224 triệu USD. Trong đó, có đến 80% giá trị xuất

nhập khẩu là của 12 quốc gia châu Á và châu Âu. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia

tiêu thụ cây thuốc nhiều nhất. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia cung cấp cây thuốc

hàng đầu; Hồng Kông và Mỹ là các trung tâm thương mại quan trọng.

Nhiều cây thuốc không những bị khai thác để sử dụng tại chỗ mà còn được xuất khẩu

đi khắp nơi trên thế giới. Một lượng lớn cây thuốc ở châu Á và châu Phi ngoài việc được

khai thác để sử dụng nội địa, chúng còn được dùng để xuất khẩu. Có tới 80% cây thuốc

được xuất khẩu từ các nước châu Á. Nhu cầu về cây thuốc tăng 15-25% hằng năm và theo

ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vào năm 2050 nhu cầu tiêu thụ cây thuốc

3

tăng hơn 5 nghìn tỷ USD.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên

thế giới

Điều tra, nghiên cứu cây thuốc đồng thời với việc hệ thống hóa tri thức truyền thống

về cây thuốc, kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây thuốc gắn với bảo tồn đa dạng

sinh học, bảo tồn các giá trị văn hóa đã và đang thu hút sự quan tâm ở hầu hết các nước trên

thế giới.

1.2. Khái quát về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu như: Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác

(1720 - 1791), Crévost và Pétélot (1928 - 1935), Đỗ Tất Lợi (1957), Vũ Văn Chuyên

(1966), Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Võ Văn Chi (2012), Lã Đình Mỡi và cs (2005)…

1.2.2. Khái quát giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt

Nam

Số liệu thống kê của ngành Y tế gần đây cho biết, mỗi năm ở nước ta tiêu thụ từ

30.000 - 50.000 tấn các loại dược liệu khác nhau. Ở Việt Nam trong những năm gần đây,

mỗi năm đã xuất khẩu từ 5.000 đến gần 10.000 tấn dược liệu, với giá trị khoảng 15 triệu

USD… Ngoài ra còn xuất khẩu một số bán thành phẩm thuốc dưới dạng hoạt chất như:

Berberin, palmatin, rotundin, rutin,… Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu được thuốc hoạt

chất như: Artemisinin, artesunat,… và nhiều dạng thuốc Đông dược khác.

1.2.3. Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc các dân tộc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu về cây thuốc các dân tộc đặc trưng cho các vùng

khác nhau như người Tày, Dao, H’Mông ở VQG Ba Bể (Bắc Kạn); Sán Dìu ở VQG Tam

Đảo (Vĩnh Phúc); Dao ở Ba Vì (Hà Tây); Mường ở Cúc Phương; Tày và Dao ở 2 xã Yên

Ninh và Yên Đổ, huyện Phú Lương (Thái Nguyên); Cao Lan ở Đội Cấn, huyện Yên Sơn

(Tuyên Quang); Mường (Thanh Hóa); Thái (Nghệ An),…

1.2.4. Những nghiên cứu về hệ thực vật và cây làm thuốc tại Na Hang

Các nghiên cứu về thực vật ở Na Hang chưa nhiều. Ngoài các công bố của Mike Hill

& Nevill Kemp (1996); Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến (2006); Nguyễn Anh Tuấn

và Trần Huy Thái (2012); Phan Kế Lộc, Phạm Văn Thế, L.V. Averyanov và cộng sự

(2013)… thì hầu như chưa có các nghiên cứu nào mang tính hệ thống về cây thuốc.

1.3. Vấn đề bảo tồn và nghiên cứu nhân giống tài nguyên cây thuốc

Bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt các loài thực vật làm thuốc là vấn đề toàn cầu,

không chỉ riêng các quốc gia mà của các tổ chức quốc tế (IUCN, WWF, FAO, WHO,…).

Theo Akerele (1991) vấn đề bảo tồn cây thuốc ở các quốc gia chính là sự nhận biết và bảo

tồn giá trị sử dụng chúng trong y học dân tộc. Đề cập đến bảo tồn những loài cây thuốc đang

bị đe dọa, Hamann (1991) cũng cho rằng không có cách nào khác là phải nắm vững về phân

bố, tình hình hiện trạng của chúng để thiết lập các khu vực bảo tồn nội vi hay bảo tồn

nguyên vị (in - situ) và bảo tồn ngoại vi hay bảo tồn chuyển vị (ex - situ).

Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, cây thuốc nói riêng, gắn với bảo tồn tri

4

thức bản địa ở Việt Nam đã và đang được quan tâm đặc biệt.

* Nhân giống bằng hom: Giâm hom là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng, có

hệ số nhân giống lớn, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ và tương đối rẻ tiền nên được sử

dụng rộng rãi trong nhân giống cây trồng, cây cảnh và cây ăn quả.

* Nhân giống bằng hạt: Nhân giống bằng hạt là phương thức nhân giống truyền

thống và tự nhiên, cho hệ số nhân giống cao, đồng thời có thể bảo quản và vận chuyển

giống một cách dễ dàng. Yếu tố quyết định tới hiệu quả của nhân giống bằng hạt đó chính là

chất lượng của hạt giống.

1.4. Cây thuốc và hoạt tính kháng ung thƣ từ cây thuốc

Tác dụng chữa trị bệnh của cây thuốc chính là các hợp chất tự nhiên đã được chúng

sinh tổng hợp và tích lũy. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3.000 loài thực vật được báo

cáo là chứa các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư. Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ đã

thu thập 35.000 mẫu thực vật từ 20 quốc gia khác nhau và sàng lọc khoảng 114.000 dịch

chiết với hoạt tính kháng ung thư.

Ở Việt Nam những năm gần đây các nghiên cứu về cây thuốc có khả năng chữa trị

ung thư cũng đã được quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất kháng u đã được

công bố; song các nghiên cứu về hai loài từ Ba bét quả nhỏ (Mallotus microcarpus) và Song

môi tàu (Miliusa sinensis) còn rất ít.

1.5. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu BTTN Na Hang

Tọa độ địa lý: Từ 22014' - 22

035' vĩ độ Bắc; Từ 104

017' - 105

035' kinh độ Đông. Diện

tích khu rừng đặc dụng là 22.401,5 ha và nằm trên địa phận 4 xã Thanh Tương, Sơn Phú,

Khau Tinh, Côn Lôn và Thị trấn Na Hang.

Khí hậu nằm trong vùng khí nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Việt Nam và

mang đậm tính chất khí hậu của vùng núi cao. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc

trưng sau: Mùa hè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; mùa

đông, khô lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ trung bình năm 23,5°C;

lượng mưa bình quân: 1.400 - 1.600 mm. Có 2 hệ thống sông lớn: Sông Năng và sông Gâm.

Tổng 4 xã và Thị trấn Na hang có 52 thôn, 3.916 hộ/tổng số 10.081 hộ (chiếm

38,84% số hộ toàn huyện). Có 4 dân tộc chính: Tày, Kinh, Dao, Dân tộc H’mông. Còn lại là

các dân tộc khác như: Cao Lan, Hán...

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng 1 vụ lúa, bình quân lương thực thóc ngô

thấp. Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, tận dụng nguồn thức ăn tinh tại địa phương để chăn

nuôi giống lợn, gà, vịt, ngan. Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

hiện có.

Toàn vùng có một bệnh viện Đa khoa huyện tại Thị trấn Na Hang; 5 trạm y tế xã; cán

bộ y tế thôn, bản có 46 thôn/52 thôn. Có 5 trường Mầm non với 26 điểm trường; 5 trường tiểu

học với 27 điểm trường; 5 trường trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông. Thị trấn Na

Hang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Na Hang, đã được đầu tư xây dựng

nhiều công trình để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.

5

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu, địa điểm và thời gian

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang và vùng phụ cận.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Điều tra, nghiên cứu và khảo sát tại khu BTTN Na Hang, tập trung chủ yếu ở các xã

Thanh Tương, Sơn Phú và Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Các mẫu vật được tiến hành nghiên cứu, phân tíchvà được lưu giữ tại phòng Tiêu bản

Thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam.Nghiên cứu thực nghiệm về hoá học và hoạt tính sinh học được tiến hành tại

phòng thí nghiệm Hoạt chất sinh học, Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam.

Thời gian điều tra nghiên cứu từ năm 2014 – 2016.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, huyện Na Hang,

tỉnh Tuyên Quang: Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc; Đa dạng cây thuốc được sử dụng

bởi hai cộng đồng dân tộc Tày và Dao tại khu BTTN Na Hang.

- Thử hoạt tính sinh học và phân tích cấu trúc hóa học: Sàng lọc hoạt tính sinh học;

Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học mẫu TQ02 từ loài Ba bét quả nhỏ

(Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm.) và mẫu TQ13 từ loài Song môi tàu (Miliusa

sinensis Fin. & Gagnep.).

- Các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài cấy thuốc có giá trị

tại khu BTTN Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang: Các loài cây thuốc có triển

vọng phát triển; Thăm dò khả năng nhân giống của hai loài cây thuốc có tiềm năng khai thác

và sử dụng; Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây

thuốc tại khu BTTN Na Hang.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu: Danh lục các loài thực vật

Việt Nam; Từ điển cây thuốc Việt Nam;Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam;Đa

dạng thực vật khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang....

2.3.2. Phương pháp thu thập, xử lí mẫu vật và định loại

- Phương pháp thu và xử lý mẫu: theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997,2007).

- Giám định tên khoa học: Sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh, căn cứ theo:

Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam; Cây cỏ Việt Nam; Các

bộ Thực vật chí Việt Nam; Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I,II, III; Từ điển Cây

thuốc Việt Nam…

6

2.3.3. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc

Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của khu BTTN Na Hang, dựa theo

phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), như: Đa dạng về các bậc taxon (ngành,

lớp, chi, họ, loài), đồng thời xác định các chỉ số đa dạng, cũng như dạng sống của chúng.

Các nhóm bệnh được phân chia theo tài liệu của Lê Trần Đức (1995) “Cây thuốc Việt

Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu”và Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 08

tháng 7 năm 2016…

2.3.4. Phương pháp đánh giá về giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc

Hiện trạng của các loài đánh giá theo tiêu chí của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh

lục Đỏ cây thuốc (2006), Sách Đỏ Việt Nam (2007), IUCN Red List (2014),...

2.3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố của một số loài thực vật quí hiếm

Bản đồ nền địa lý khu BTTN Na Hang được xây dựng dựa theo bản đồ địa hình tỷ lệ

1:50.000; hệ tọa độ quốc gia VN2000. Dữ liệu được cập nhật đến năm 2015 từ ảnh vệ tinh

bao gồm các lớp thông tin như: Lớp địa hình (đường bình độ), giao thông, khu dân cư, thủy

văn, ranh giới hành chính…

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu thực vật làm thuốc của các dân tộc

Trong quá trình nghiên cứu cộng đồng, đã sử dụng phương pháp điều tra thực vật dân

tộc học với các bộ công cụ: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và đánh giá nông thôn có sự

tham gia của người dân (PRA). Phương pháp PRA được tiến hành phòng vấn trực tiếp

người dân bằng hai cách: Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn hoặc cán bộ

nghiên cứu cùng với người cung cấp thông tin vừa đi vừa phỏngvấn.

Đối với nội dung điều tra thu thập cây thuốc, bài thuốc được sử dụng bởi hai dân tộc

Tày và Dao tại khu BTTN Na Hang, lựa chọn các điểm điều tra của 3 xã tiêu biểu: Thanh

Tương, Sơn Phú và Khau Tinh. Tại mỗi xã chọn 15 người của hai dân tộc Tày và Dao để

tiến hành phỏng vấn, bao gồm: người già, trung niên và người trẻ, có cả nam và nữ; Dân tộc

Tày: phỏng vấn trên 30 người, dân tộc Dao phỏng vấn trên 15 người. Mỗi người trả lời 20

phiếu.

Điều tra tình hình khai thác sử dụng, sản lượng, giá cả thị trường, thời gian khai

thác, cho những loài thực vật được sử dụng làm thuốc, được tiến hành với 30 người: những

người thường xuyên đi khai thác cây thuốc trong rừng; những người buôn bán cây thuốc ở

địa phương hay ở chợ (tư thương địa phương); ông lang, bà mế ở địa phương sử dụng dược

liệu để làm thuốc chữa bệnh (hội viên Hội Đông Y của huyện Na Hang)… tại khu vực

nghiên cứu.

2.3.7. Phương pháp nhân giống một số cây thuốc chính

2.3.7.1.Phương pháp nhân giống sinh dưỡng

Nhân giống sinh dưỡng được thực hiện bằng cách giâm các loại hom từ củ của loài

Râu hùm (Taccachantrieri Andre) và thân của loài Hoàng đằng (Fibraureatinctoria Lour.)

được thu từ cây mọc tự nhiên. Các thí nghiệm bao gồm:

a. Ảnh hưởng của mùa vụ và loại hom tới khả năng sống và ra rễ của hom giâm: các

7

mùa được xác định là mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; loại hom bao gồm: hom ngọn, hom thân

(bánh tẻ) và hom gốc từ củ và cành. Mỗi công thức thí nghiệm là 30 hom; lặp lại 3 lần ở 3

vườn khác nhau. Số liệu được ghi lại 1 lần sau 60 ngày với cả hai loài.

b. Ảnh hưởng của loại chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ của các chất đó tới tỷ lệ

sống và ra rễ của hom giâm: Các chất điều hoà sinh trưởng dùng trong các thí nghiệm là: α-

NAA (Acid α-napthilen acetic), IBA (Indol butyric acid), IAA (Indole Acetic Acid); với 3

loại nồng độ: 1.000ppm; 1.500ppm và 2.000ppm, lô đối chứng không sử dụng chất điều hoà

sinh trưởng. Thí nghiệm được bố trí 10 công thức.

2.3.7.2. Phương pháp nhân giống hữu tính

Râu hùm (Taccachantrieri Andre) : Hạt giống được gieo trên luống cát ẩm, tránh ánh

nắng trực tiếp; đồng thời với các thí nghiệm trên đĩa petri trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Mỗi thí nghiệm gieo 100 hạt. Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, theo dõi thời gian nảy mầm của

hạt.Tổng số hạt trong thí nghiệm: 100 hạt/công thức x 2 công thức x 3 lần lặp = 600 hạt.

Hoàng đằng (Fibraureatinctoria Lour.) : Hạt giống được gieo theo 3 phương pháp xử

lý hạt (3 công thức) như sau:

+ CT1: Gieo hạt ngay trong cát ẩm

+ CT2: Ngâm nước ấm ban đầu 400C trong 10 giờ, sau đó mới gieo trong cát ẩm.

+ CT3: Ngâm 10 giờ trong nước lã sau đó đem gieo trong cát ẩm.

Mỗi công thức bố trí 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp 30 hạt. Tổng số hạt Hoàng đằng trong

thí nghiệm: 30 hạt/công thức x 3 công thức x 3 lần lặp = 270 hạt.

Chăm sóc và bảo quản: Các thí nghiệm được tưới nước hàng ngày, theo dõi thường

xuyên và bảo vệ cẩn thận.

2.3.7.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Thí nghiệm nhân giống sinh dưỡng: Theo dõi, ghi chép: Số hom sống, hom có chồi -

số chồi; số hom ra rễ - số rễ, chiều dài trung bình rễ, cùng ảnh hưởng của các loại hom giống

đến tỷ lệ sống, khả năng nảy chồi và ra rễ...

- Thí nghiệm nhân giống hữu tính: Các chỉ tiêu theo dõi (Số ngày hạt bắt đầu nảy mầm,

số ngày hạt nảy mầm hoàn toàn, số hạt nảy mầm… Số ngày để cây con đạt tiêu chuẩn cấy vào

bầu).

- Theo dõi sinh trưởng cây con trong giai đoạn vườn ươm: Các chỉ tiêu đo đếm bao

gồm: Thống kê số cây sống trên tổng số cây đã bố trí trong mỗi lần lặp. Đo đường kính gốc (D00)

bằng thước kẹp panme có độ chính xác tới 1/10mm, đo chiều cao bằng thước mét khắc vạch tới

mm (chiều cao vút ngọn - Hvn).

2.3.8. Thử hoạt tính sinh học in vitro (gây độc tế bào và hoạt tính ức chế α-glucosidase,

α-amylase) của một số loài thông dụng và có triển vọng

2.3.8.1. Tạo dịch chiết thô: Dung môi chiết mẫu methanol. Các mẫu thực vật được

ngâm chiết với dung môi 3 lần trong bể siêu âm ở 40ºC trong 30 phút. Dịch chiết sau đó

gom lại và cất loại dung môi thu được cao chiết thô.

2.3.8.2. Phương pháp thử hoạt tính sinh học

Đánh giá hoạt tính kháng tế bào ung thư: Các dòng tế bào ung thư gồm: Ung thư

8

phổi người (A-549, H1975), ung thư vú (MCF-7, MDA-MB-231), ung thư tụy tạng

(PANC1), ung thư tiền liệt tuyến (DU145) được cung cấp bởi GS. Jeong-Hyung Lee, trường

Đại học Quốc gia Kangwon, Hàn Quốc. Tế bào ung thư được nuôi cấy in vitro theo phương

pháp của Mosmann và cs.

Đánh giá hoạt tính ức chế α-amylase: Hoạt tính ức chế α-amylase được thực hiện

dựa vào phản ứng tạo màu của tinh bột xanh (Starch Azure) với nước.

Đánh giá hoạt tính ức chế α-glucosidase: Hoạt tính ức chế α-glucosidase được

thực hiện dựa trên phản ứng thủy phân 4-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG)

thành đường glucose và p-nitrophenol,hợp chất có màu vàng, dưới xúc tác của enzyme

α-glucosidase.

2.3.8.3. Phương pháp chiết tách và phân lập các hợp chất

- Phân lập các chất tinh khiết bằng các phương pháp sắc ký gồm:

+ Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn silica gel DC-Alufolien

60 F254 và RP-18 F254. Phát hiện vệt chất bằng đèn UV 254 và 368 nm, và phun H2SO4 10%

lên bản mỏng rồi hơ nóng từ từ đến khi hiện màu.

+ Sắc ký cột pha thường (silica gel 230-400 mesh, Merck), pha đảo (RP-18, YMC

ODS), dùng nhựa trao đổi ion (Dianion HP20) hoặc hấp phụ cỡ hạt (Sephadex LH20).

- Xác định cấu trúc các chất phân lập được bằng các phương pháp phổ hiện đại bao

gồm phổ hấp thụ hồng ngoại (IR), tử ngoại (UV), phổ cộng hưởng từ nhân một và hai chiều

(1D và 2D-NMR), phổ khối lượng thường (MS) và phân giải cao (HRMS).

2.3.8.4. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất

Phương pháp chung để xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là sự kết hợp giữa

việc xác định các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại.

2.3.9. Xử lý số liệu

Tất cả các số liệu được xử lí trên Excel, được trình bày dạng mean ± SE. Các thuật

toán thống kê Student's t-test, F’test và phương pháp phân tích phương sai một nhân tố ngẫu

nhiên (one way ANOVA) để kiểm tra sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng âm, với

P<0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu BTTN Na Hang

Kết quả nghiên cứu tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã xác định được 647

loài thực vật được ghi nhận sử dụng làm thuốc, thuộc 443 chi, 137 họ, 4 ngành Thực vật bậc

cao có mạch; ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 3 loài thuộc 2 họ; ngành Dương xỉ

(Polypodiophyta) có 20 loài thuộc 12 họ; ngành Thông (Pinophyta) có 6 loài thuộc 4 họ;

ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 618 loài thuộc 119 họ. Đề tài đã kế thừa từ tác giả

Nguyễn Nghĩa Thìn 467 loài và bổ sung vào Danh lục cây thuốc tại khu BTTN Na Hang

thêm 180 loài (chiếm 27,8%).

9

3.1.1.1. Đa dạng về các bậc taxon trong ngành

Tính đa dạng của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu không chỉ thể hiện ở số lượng lớn

các taxon bậc ngành mà còn thể hiện ở sự phân bố của các bậc taxon trong mỗi ngành. Số

lượng các taxon cụ thể trong từng ngành thực vật, được trình bày trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Sự phân bố cây thuốc của từng ngành thực vật tại khu BTTNNa Hang

STT Ngành Họ Chi Loài

Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

1 Lycopodiophyta 2 1.46 2 0.46 3 0.46

2 Polypodiophyta 12 8.76 15 3.46 20 3.09

3 Pinophyta 4 2.92 6 1.39 6 0.93

4 Magnoliophyta 119 86.86 410 94.69 618 95.52

Tổng 137 100.00 433 100,00 647 100,00

Kết quả trình bày ở bảng 3.1 cho thấy: thành phần cây thuốc tại khu BTTN Na Hang

các taxon phân bố ở các ngành là không đều nhau; trong đó Mộc lan (Magnoliophyta) là

ngành đa dạng nhất với 618 loài (chiếm 95,52%) thuộc 410 chi (chiếm 94,69%) và 119 họ

(chiếm 86,86%); kế tiếp Dương xỉ (Polypodiophyta) với 20 loài (3,09%), 15 chi (3,46%) và

12 họ (8,76%); Thông (Pinophyta) với 6 loài (0,93%) 6 chi (1,39%) và 4 họ (2,92%); Thông

đất (Lycopodiophyta) có 3 loài thuộc 2 chi và 2 họ là ngành kém đa dạng nhất (chỉ chiếm

0,46% tổng số loài; 0,46% tổng số chi và 1,46% tổng số họ).

Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta): Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế

hơn hẳn với 505 loài (chiếm 81,72%), 336 chi (chiếm 81,95%), 94 họ (chiếm 78,99%). Lớp

Hành (Liliopsida) thấp hơn hẳn, với 113 loài (chiếm 18,28%), 74 chi (chiếm 18,05%), 25 họ

(chiếm 21,01%) (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Phân bố các taxon (lớp, họ, chi, loài) trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta)

Lớp

Họ Chi Loài

Số

lượng Tỷ lệ (%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Magnoliopsida 94 78.99 336 81.95 505 81.72

Liliopsida 25 21.01 74 18.05 113 18.28

Tổng 119 100.00 410 100.00 618 100.00

Tỷ lệ Magnoliopsida /

Liliopsida 3.76 4.54 4.47

Về các chỉ số đa dạng cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Các kết quả trình bày trong bảng 3.3 cho thấy, chỉ số họ là: 4,72 (trung bình mỗi họ

có gần 5 loài); chỉ số chi là 1,49 (trung bình mỗi chi có 1,5 loài); chỉ số chi/họ là 3,16 (trung

10

bình mỗi họ có trên 3 chi).

Bảng 3.3. Các chỉ số đa dạng cây thuốc ở từng ngành của khu Hệ thực vật tại khu BTTN Na

Hang

STT Ngành Chỉ số họ Chỉ số chi Chỉ số chi/họ

1 Lycopodiophyta 2 1.46 2 0.46 3 0.46

2 Polypodiophyta 12 8.76 15 3.46 20 3.09

3 Pinophyta 4 2.92 6 1.39 6 0.93

4 Magnoliophyta 119 86.86 410 94.69 618 95.52

Tổng 4,72 1,49 3,16

3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ

Trong nguồn tài nguyên cây thuốc của khu BTTN Na Hang thì, 10 họ đa dạng nhất

chỉ chiếm 7,30% số họ, nhưng lại chiếm tới 28,64% số chi và 31,68% số loài. Họ có số loài

nhiều nhất là Cúc (Asteraceae) với 32 loài, chiếm 4,95% tổng số loài cây thuốc ghi nhận

được; tiếp theo là các họ: Cà phê (Rubiaceae) với 28 loài, chiếm 4,33%, Thầu dầu

(Euphorbiaceae) 26 loài, chiếm 4,02% Dâu tằm (Moraceae) 23 loài, chiếm 3,55% Bầu bí

(Cucurbitaceae); Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) đều có số loài là 18, chiếm 2,78% tổng số loài;

tiếp đến là Ráy (Araceae) có 17 loài chiếm 2,63%; Gừng (Zingiberaceae) với 16 loài, chiếm

2,47%; Gai (Urticaceae) có 15 loài chiếm 2,32% và cuối cùng là họ Lúa (Poaceae) có số

loài là 12, chiếm 1,85% trên tổng số loài.Tại khu BTTN Na Hang,10 họ cây thuốc giàu loài

nhất cũng đều nằm trong nhóm các họ đa dạng và phong phú nhất của hệ thực vật Việt

Nam.

3.1.1.3. Đa dạng về bậc chi

Ở khu BTTN Na Hang, sự phân bố các loài cây thuốc trong các chi là không đều

nhau. Chi ít nhất chỉ có 1 loài (Lycopodium, Duabanga, Manglietia, Costus,…). Tổng số 10

chi đa dạng nhất tất cả có 60 loài, chiếm 9,29% tổng số loài. Chi Ficus (Moraceae) đa dạng

nhất với 15 loài, chiếm 2,32% tổng số loài. Các chi còn lại có từ 4 đến 7 loài.

3.1.1.4. Nguồn gen cây thuốc quý, hiếm cần được bảo vệ

Tại khu BTTN Na Hang hiện có 29 loài cây thuốc quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

được ưu tiên bảo tồn gồm: 09 loài có tên trong Nhóm IIA thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP;

22 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), (15 loài ở mức Sẽ nguy cấp – VU, 07 loài ở

mức Đang nguy cấp – EN); 17 loài có tên trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006 (10

loài xếp ở mức Sẽ nguy cấp – VU; 6 loài xếp ở mức Đang nguy cấp – EN và 01 loài xếp ở

mức Cực kỳ nguy cấp - CR); 07 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2014) (06 loài xếp ở

mức Ít bị nguy cấp, 01 loài xếp ở mức Sẽ nguy cấp).

3.1.1.5. Xây dựng bản đồ phân bố một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm

Dữ liệu loài được ghi nhận tại khu BTTN Na Hang qua các đợt khảo sát thực địa.

Các thông tin về thành phần loài được nhập dưới dạng bảng excel với các thông tin mô tả

theo từng loài như số hiệu, tên loài, tên họ, tên Việt Nam, vị trí theo tọa độ và địa giới hành

chính, độ cao, thời gian khảo sát. Bản đồ phân bố một số loài thực vật quí hiếm tỷ lệ

1/50.000 được thành lập trên cơ sở biên tập các lớp thông tin nền và thông tin về thành phần

11

loài đã thu thập được qua điều tra thực địa.

3.1.2. Đa dạng cây thuốc được sử dụng bởi hai dân tộc Tày và Dao tại khu BTTN Na

Hang, tỉnh Tuyên Quang

3.1.2.1. Thành phần cây thuốc được sử dụng bởi hai dân tộc Tày và Dao tại khu

BTTN Na Hang

Thành phần cây thuốc mà đồng bào hai dân tộc Tày và Dao sử dụng được thể hiện

trong bảng 3.8: Đồng bào dân tộc Tày sử dụng 223 loài thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có

mạch, chủ yếu thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta), có 76/84 họ (chiếm 90,5% tổng số

họ); 167/176 chi (chiếm 94,9% tổng số chi) và 213 loài. Số loài cây thuốc được người dân

tộc Dao sử dụng ít hơn và cũng chủ yếu thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta), có 64/72 họ

(chiếm 88,9% tổng số họ); 127/136 chi (93,4% tổng số chi) và 154 loài. Số liệu bảng 3.8

cho thấy có 71 họ, 130 chi và 151 loài sử dụng chung cả 2 dân tộc Tày và Dao. Điều đó

chứng tỏ rằng do điều kiện sống gần nhau nên có sự ảnh hưởng, giao lưu, chia xẻ không chỉ

riêng về văn hóa mà cả cách sử dụng các loài cây thuốc, bài thuốc trong điều trị bệnh giữa

các dân tộc trong cùng khu vực sinh sống.

Bảng 3.8: So sánh số lượng loài cây thuốc được sử dụng bởi 2 dân tộc Tày và Dao tại

khu BTTN Na Hang

STT Ngành

Họ Chi Loài

Tày Dao Tày Dao Tày Dao

1 Lycopodiophyta 1 1 1 1 2 2

2 Polypodiophyta 6 6 7 7 7 7

3 Pinophyta 1 1 1 1 1 1

4 Magnoliophyta 76 64 167 127 213 154

Magnoliopsida 60 49 134 99 172 118

Liliopsida 16 15 33 28 41 36

Tổng 84 72 176 136 223 164

Sử dụng chung 2 dân tộc 71 130 151

Trong số 84 họ thực vật được người Tày sử dụng, thì 14 họ có số loài nhiều nhất là:

Gai - Urticaceae (15 loài); Cà phê - Rubiaceae (13 loài); các họ Ô rô -Acanthaceae, Thầu

dầu - Euphorbiaceae và Gừng - Zingberaceae (9 loài);Ráy - Araceae (8 loài); Cúc – Asteraceae(7

loài) và Hồ tiêu - Piperaceae (6 loài); Tiết dê - Menispermaceae, Cơm nguội - Myrsinaceae,

Cam – Rutaceae, Dâu tằm - Moraceae, Đậu - Fabaceae và Nho - Vitaceae (5 loài). Đối với

người Dao, trong số 72 họ thực vật được sử dụng, 9 họ có số loài nhiều nhất là: Cà phê-

Rubiaceae và Gừng - Zingberaceae (9 loài); Thầu dầu - Euphorbiaceae và Ráy – Araceae (8

loài); Ô rô - Acanthaceae (7 loài); Đậu - Fabaceae, Cơm nguội - Myrsinaceae, Cỏ roi ngựa -

Verbenaceae và Nho - Vitaceae (5 loài).

Dạng sống của các loài cây thuốc được người dân tộc Tày và Dao sử dụng chủ yếu là

cây thảo (chiếm 46,64% với người Tày, 42,68% với người Dao) và cây bụi (chiếm 19,73%

với người Tày, 23,78% với người Dao); cây gỗ và cây dây leo được sử dụng ít hơn (tỷ lệ lần

lượt là 16,59% và 15,24% với người Tày, 15,25% và 15,85% với người Dao); còn lại là cây

12

bì sinh và cây kí sinh chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này phản ánh đúng về phương thức sử dụng

các cây thuốc của các dân tộc nói chung ở Việt Nam, cây thảo và cây bụi vẫn là những dạng

sống được sử dụng làm thuốc nhiều nhất.

3.1.2.2. Bộ phận sử dụng cây thuốc của hai dân tộc Tày và Dao tại khu BTTN Na

Hang

Kết quả điều tra bộ phận sử dụng cây thuốc của đồng bào 02 dân tộc Tày và Dao cho

thấy, trong 223 loài cây thuốc mà người Tày sử dụng, có 53 loài được sử dụng đồng thời các

bộ phận khác nhau làm thuốc, chiếm tỷ lệ 23,77%. Có 9 bộ phận của cây đã được thống kê

trong phương thức sử dụng cây thuốc. Trong đó, các bộ phận được sử dụng nhiều nhất là

thân (chiếm 35,87%), lá (34,98%) và rễ (17,49%); còn lại là các bộ phận như củ, hạt, quả,

lông và vỏ thân được sử dụng tương đối thấp.

Đối với người Dao, trong 164 loài cây thuốc có 22 loài được sử dụng đồng thời các

bộ phận khác nhau làm thuốc, chiếm tỷ lệ 13,41%. Có 10 bộ phận đã được thống kê trong

phương thức sử dụng cây thuốc. Trong đó, các bộ phận được sử dụng nhiều nhất là thân

(chiếm 38,41%), lá (36,59%) và rễ (21,95%); còn lại là các bộ phận như củ, hạt, quả, lông,

vỏ thân và vỏ rễ được sử dụng thấp hơn.

3.1.2.3. Cách sử dụng cây thuốc của hai dân tộc Tày và Dao tại khu BTTN Na Hang

Cách sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Tày ở khu BTTN Na Hang khá đa dạng,

có 9 cách sử dụng đã được xác định, trong đó, chủ yếu là uống (156 loài, chiếm 69,96%),

tiếp đó là đắp, bó (44 loài; 19,73%) và tắm, gội (36 loài; 16,14%); số loài chỉ có một cách

dùng là 164 loài (chiếm 73,54%), số loài có 2 cách dùng là 59 loài (chiếm 26,46%). Tương

tự như vậy, với người Dao, uống (105 loài, chiếm 64,02%), sau đó là đắp, bó (36 loài;

21,95%) và tắm, gội (24 loài; 14,63%); số loài chỉ có một cách dùng là 137 loài (chiếm

83,54%), số loài có 2 cách dùng là 27 loài (chiếm 16,46 %).

3.1.2.4. Kinh nghiệm điều trị các nhóm bệnh của hai dân tộc Tày và Dao tại khu BTTN

Na Hang

Trong 7 nhóm bệnh, 53 loại bệnh có thể được chữa bằng cây thuốc của 2 dân tộc tại

khu BTTN Na Hang cho thấy: Người dân tộc Tày với 15 bệnh có nhiều cây thuốc chữa nhất

là: Bệnh thận; mụn nhọt, mẫn ngứa; bổ gan, viêm gan B, xơ gan; thuốc thanh nhiệt; bồi bổ

cơ thể; tiểu tiện vàng - đỏ; đau đầu; ho, hen; sâu răng; sốt, sốt rét, cảm cúm; lở loét; tê thấp

đau nhức; thấp khớp; rối loạn kinh nguyệt và hậu sản. Với người Dao, 12 bệnh có nhiều cây

thuốc chữa nhất là: Bệnh thận; mụn nhọt, mẫn ngứa; tiểu tiện vàng - đỏ; bồi bổ cơ thể; thuốc

thanh nhiệt; rắn cắn; sâu răng; tê thấp đau nhức; bổ gan,viêm gan B, xơ gan; đau đầu và lở

loét.

3.1.3. Kết quả thử hoạt tính sinh học và phân tích cấu trúc hóa học

3.1.3.1. Sàng lọc hoạt tính sinh học

Áp dụng các phương pháp và quy trình chiết đã thiết lập ở trên đối với 18 mẫu thực

vật thu thập tại các xã thuộc khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Các mẫu cao chiết

được đựng trong lọ kín, bảo quản ở nhiệt độ 4ºC để đảm bảo hoạt chất không bị biến đổi và

tiếp tục sàng lọc hoạt tính sinh học.

* Hoạt tính kháng tế bào ung thư

Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thưcủa các dịch chiết từ 18 mẫu thực vật thu

13

thập tại các xã thuộc khu BTTN Na Hang cho thấy: 07 mẫu (TQ02, TQ05, TQ07, TQ10,

TQ11, TQ15, TQ16) có tác dụng diệt tế bào ung thư phổi H1975; 03 mẫu (TQ05, TQ14,

TQ15) ức chế tế bào ung thư vú MCF-7; mẫu TQ05 diệt tế bào ung thư vú MDA-MB-231;

mẫu TQ13 có khả năng diệt tế bào ung thư tuỵ tạng PANC1. Trong số đó, mẫu TQ02 từ loài

Ba bét quả nhỏ (Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm.) có tác dụng mạnh nhất với tỉ lệ ức

chế đến 73% (tế bào còn sống sót 27%) ở 100 µg/ml đối với dòng tế bào ung thư phổi

H1975. Do vậy mẫu này được lựa chọn để nghiên cứu sâu hơn về thành phần hoá học.

* Hoạt tính ức chế α-glucosidase và α-amylase

Kết quả thu được cho thấy, 06 mẫu có tác dụng rất mạnh α-glucosidase (ức chế >50%

ở 100 μg/ml) gồm: TQ03, TQ04, TQ08, TQ09, TQ10, TQ13. Đối với α-amylase, có 04 mẫu

thể hiện tác dụng ức chế >50% ở 500 μg/ml gồm: TQ05, TQ15, TQ17, TQ18. Trong số các

mẫu này có TQ13 từ loài Song môi tàu (Miliusa sinensis Fin. & Gagnep.), thể hiện tác dụng

ức chế α-glucosidase đáng chú ý, đồng thời theo tra cứu loài này chưa được nghiên cứu về

hoạt tính ức chế α-glucosidase. Do đó mẫu này được lựa chọn để nghiên cứu sâu hơn về

thành phần hoá học.

3.1.3.2. Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học mẫu TQ02 từ loài Ba bét

quả nhỏ (Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm)

* Chiết tách và phân lập các hợp chất

Từ mẫu loài (Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm), đã chiết tách và xác định cấu

trúc được 11 hợp chất ký hiệu từ MM1 đến MM11, trong đó có 01 hợp chất mới lần đầu tiên

được công bố: 3-Methoxybenzensulfonic acid 4-O-β-D-glucopyranoside (MM4).

Guaiacylglycerol1-(4-Hydroxy-3-

methoxyphenyl)-1,2,3-propanetriol (MM1) Antiarol rutinoside (MM2)

Zansimuloside A (MM3)

3-Methoxybenzensulfonic acid 4-O-β-

D-glucopyranoside (chất mới) (MM4)

Erigeside (MM5)

3,4’;-Dihydroxypropiophenone 3-O-

glucoside (MM6)

14

Methyl salicylate 2-rutinoside (MM7)

Leonuriside A (MM8)

Syringin (MM9)

Coniferin (MM10)

Hovetrichoside A (MM11)

. Đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư của các chất sạch

Các chất sạch phân lập được từ mẫu TQ02 (Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm)

được đánh giá tác dụng gây độc tế bào trên các dòng ung thư phổi H1975, A549 và dòng

ung thư vú MCF-7. Kết quả cho thấy chất mới 3-Methoxybenzensulfonic acid 4-O-β-D-

glucopyranoside (MM4) và hợp chất Methyl salicylate 2-rutinoside (MM7) có tác dụng

trên cả 3 dòng tế bào thử nghiệm. Trong khi đó chất leonuriside A (MM8) lại có tác dụng

rất mạnh trên tế bào ung thư vú MCF-7.

3.1.3.3. Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học mẫu TQ13 từ loài

Song môi tàu (Miliusa sinensis Fin. & Gagnep.)

* Chiết tách và phân lập các hợp chất

Từ mẫu loài (Miliusa sinensis Fin. & Gagnep.), đã chiết tách và xác định cấu trúc

được 03 hợp chất ký hiệu: MSW2.1, MSW2.2 và MSW5.1.

Kaempferol 3-O-(2,6-di-O-α-L-

rhamnopyranosyl)-β-D-

galactopyranoside (MSW2.1)

Quercetin 3-O-(2,6-di-O-α-L-

rhamnopyranosyl)-β-D-galactopyranoside

(MSW2.2)

15

Daucosteol (MSW5.1)

* Đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của các chất phân lập được

Trong số 3 hợp chất phân lập được từ mẫu TQ13 (Miliusa sinensis Fin & Gagnep.),

Daucosterol là hợp chất phổ biến đã được nghiên cứu nhiều nên không được lựa chọn để thử

hoạt tính. Hai mẫu MSW2.1 và MSW2.2 đều có tác dụng ức chế α-glucosidase với giá trị

IC50 là 557.3 và 692.5 µM. Tác dụng này được đối chiếu với hoạt tính của thuốc chữa tiểu

đường là acarbose (IC50 671.2 µM). Như vậy có thể nhận định 2 hợp chất flavonoid

glycoside phân lập từ mẫuTQ13 (Miliusa sinensis Fin. & Gagnep.), là hoạt chất có tác dụng

ức chế α-glucosidase liên quan đến bệnh tiểu đường.

3.2. Các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài cây thuốc có giá trị

tại khu BTTN Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

3.2.1. Các loài cây thuốc có triển vọng phát triển

3.2.1.1. Các tiêu chí lựa chọn các loài cây thuốc có triển vọng phát triển

Các loài có triển vọng là những loài đáp ứng các tiêu chí sau đây: i/ Loài có thị

trường tiêu thụ; ii/ Có giá trị kinh tế cao; iii/ Có nhu cầu sử dụng trong cộng đồng lớn và

thường xuyên; iv/ Thích hợp với phương án trồng để thu nguyên liệu.

3.2.1.2. Đề xuất một số loài cây thuốc có triển vọng cần nghiên cứu tại khu BTTN Na

Hang

Tình hình khai thác và sử dụng dược liệu tại khu BTTN Na Hang

Qua điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc kết hợp với tri thức khai thác và sử

dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc tại khu BTTN Na Hang, bước đầu đã thống kê được

khoảng 20 loại dược liệu đang được khai thác và thị trường có nhu cầu sử dụng.

Các loài có độ gặp nhiều và phân bố rộng trong khu vực như: Thiên niên kiện

(Homalomena occulta), Tế tân nam (Asarum balansae), Râu hùm (Tacca chantrieri), Nghệ vàng

(Curcuma longa), Nghệ đen (Curcuma zedoaria), Hàm ếch (Saururus chinensis), Bổ béo

(Gomphandra mollis) và Dây đau xương (Tinospora sinensis). Trong khi đó, có năm loài bị khai

thác cạn kiệt là Bình vôi (Stephania rotunda Lour.), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis

longifolia Craib.), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard) và

Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) đây cũng là các loài này trong những

năm qua đã bị khai thác nhiều để bán sang Trung Quốc. Hiện nay, Hoàng đằng (Fibraurea

tinctoria Lour), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard); Hoàng tinh hoa trắng(Disporopsis longifolia

Craib.); Ba gạc (Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.); Khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudiana

16

(Kunth) Maxim.), Bách bộ (Stemona tuberola Lour)… lại là các loại dược liệu đang được tiêu

thụ nhiều nhất.

Thị trường và tiềm năng phát triển cây thuốc ở Na Hang

Qua kết quả điều tra có thể thấy, giá cả mua bán một số loại dược liệu: Hà thủ ô đỏ,

Hoàng tinh hoa trắng, Bình vôi, Hoàng đằng, Lá khôi… là khá cao. Hiện nay là những loài

đã và đang bị khai thác bừa bãi, nhưng việc gây trồng bảo tồn lại chưa được quan tâm.

Với các loài cây thuốc kể trên, nếu biết khai thác một cách hợp lí, đi đôi với việc gây

trồng, bảo vệ thì đây sẽ là một thế mạnh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của các dân

tộc tại khu BTTN Na Hang. Các loài như: Nghệ vàng, Nghệ đen, Râu hùm, Giảo cổ lam ở

địa phương khá nhiều, người dân đã đưa trồng ở vườn nhà, cây phát triển tốt.

Đặc điểm các loài cây thuốc có triển vọng phát triển

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, xin đề xuất 12 loài cây thuốc có triển vọng trong

khu vực nghiên cứu (bảng 3.20) để thử nghiệm nhân giống, trồng và phát triển.

Bảng 3.20: Các loài cây thuốc có triển vọng phát triển tại khu BTTN huyện Na Hang

TT Tên tiếng Việt Tên dân tộc Tên khoa học Họ thực vật

1 Thiên niên kiện Vát vẹo (Tày);

Sì nhàn chấn (Dao)

Homalomena occulta

(Lour.) Schott.

Araceae

2 Tế tân nam Muầu đin (Tày, Dao) Asarum balansae

Franch

Aristolochiaceae

3 Biến hóa Mầu đin (Tày, Dao) Asarum caudigerum

Hance

Aristolochiaceae

4 Bình vôi Cà tom khao (Tày);

Hùng mầu pẹ (Dao)

Stephania rotunda

Lour.

Menispermaceae

5 Dây đau xương Khau bết phạ (Tày), Tiền

mạy hoày (Dao)

Tinospora sinensis

(Lour.) Merr.

Menispermaceae

6 Bách bộ Rạng mạ (Tày), Tiệp

phầy mua đòi (Dao)

Stemona tuberosa Lour. Stemonaceae

7 Râu hùm Bo thác lủa (Tày), Mào

xạm đòi (Dao)

Tacca chantrieri Andr. Taccaceae

8 Giảo cổ lam Pyắc dạ (Tày),

Lạy im (Dao)

Gynostemma

pentaphyllum (Thunb.)

Makino

Cucurbitaceae

9 Hà thủ ô đỏ Cốc gia vụ (Tày, Dao) Fallopia multiflora

(Thunb.) Haraldson

Polygonaceae

10 Hoàng đằng Thau khem (Tày, Dao) Fibraurea tinctoria

Lour.

Menispermaceae

11 Nghệ đen Mịn đăm (Tày),

Trằn đìa chịa (Dao)

Curcuma zedoaria

(Berg.) Rosc.

Zingiberaceae

12 Nghệ vàng Mịn khao (Tày),

Trằn đìa pẹ (Dao)

Curcuma longa L. Zingiberaceae

3.2.2. Thăm dò khả năng nhân giống của hai loài cây thuốc có tiềm năng khai thác và

sử dụng tại khu BTTN Na Hang

3.2.2.1. Nhân giống loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) tại khu BTTN Na Hang

17

Thí nghiệm nhân giống sinh dưỡng

* Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và loại hom từ củ đến tỷ lệ nảy chồi, tỷ lệ ra rễ

của loài Râu hùm

Các kết quả thí nghiệm cho thấy, vào mùa Đông và mùa Xuân thì tỷ lệ nảy chồi và ra

rễ của cả 3 loại hom đều cao hơn so với 2 mùa Hạ và Thu.

Giữa 3 loại hom từ củ thì, 60 ngày sau khi giâm tỷ lệ nảy chồi và ra rễ của các hom từ

thân củ là cao nhất; vào mùa Xuân (86,7% nảy chồi, 77,0% ra rễ), tiếp đến là hom từ phần

ngọn củ (67,8% nảy chồi và ra rễ), thấp nhất là các hom từ phần gốc củ (60,4% nảy chồi,

58,1% ra rễ).

* Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ của

chúng đến tỷ lệ nảy chồi và tỷ lệ ra rễ của hom củ giống cắt từ thân ở loài Râu hùm

Sau khi xử lý các chất điều hòa sinh trưởng IAA, α-NAA và IBA ở các nồng độ khác

nhau (1.000ppm; 1.500ppm và 2.000ppm) đối với hom củ giống cắt từ thân ở loài Râu hùm,

các hom giống được giâm vào mùa Thu (01/9/2016). Kết quả thử nghiệm cho thấy, tỷ lệ nảy

chồi và ra rễ của các hom giống rất cao sau 60 ngày giâm (100%) ở nồng độ 1.500ppm với

cả IBA và IAA.

. Thí nghiệm nhân giống bằng hạt

Sau 90 ngày, tỷ lệ hạt nảy mầm trong cát ẩm ở ngoài trời đạt 14,3% và ở điều kiện

trong phòng đạt 11,0%.

Cây Râu hùm sau khi nảy mầm sự sinh trưởng của lá, chiều cao cây; sự phát triển của

rễ và chiều dài trung bình của rễ cây rất chậm.

Cây con Râu hùm trong giai đoạn vườn ươm từ 1 - 5 tháng tuổi có tỷ lệ sống tương

đối cao sau 5 tháng đạt 83,33%. Cây con từ khi cấy vào bầu cho tới khi 5 tháng tuổi có số lá

đạt 5,44 lá/cây, chiều cao vút ngọn sinh trưởng rất chậm đạt 8,15cm. Sau 5 tháng tuổi chăm

sóc trong vườn ươm cây Râu hùm chưa đủ tiêu chuẩn xuất vườn cần tiếp tục chăm sóc và

theo dõi tiếp. Điều đó cho thấy nhân giống bằng hạt với loài Râu hùm khó khăn và không

hiệu quả so với nhân giống bằng hom từ phần thân củ.

3.2.2.2. Nhân giống loài Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) tại khu BTTN Na

Hang

. Thí nghiệm nhân giống sinh dưỡng

* Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và loại hom đến nhân giống loài Hoàng đằng

Thí nghiệm sử dụng 3 loại hom: hom ngọn, hom thân (bánh tẻ) và hom già từ thân của

loài Hoàng đằng được tiến hành vào các mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông. Từ kết quả thu được

cho thấy: Sau 60 ngày ở tất cả các mùa, hom thân có tỷ lệ sống và tỷ lệ nảy chồi cao nhất,

thấp nhất là hom ngọn. Hom thân với tỷ lệ hom sống 78,9% (mùa Hạ) và tỷ lệ hom nảy chồi

là 76,7% (mùa Xuân), còn hom ngọn chỉ đạt tỷ lệ sống 41,1% (mùa Xuân) và tỷ lệ nảy chồi

14,1% (mùa Xuân). Điều này có thể lý giải là do hom ngọn còn non và chất dinh dưỡng dự

trữ trong hom không đủ cung cấp nên sức sống và khả năng sinh trưởng kém. Các hom giâm

vào mùa Hạ có tỷ lệ sống cao nhất với 78,9%; tiếp đến là giâm vào mùa Xuân với tỷ lệ sống

đạt 71,1%. Giâm hom vào mùa Đông và mùa Thu cho tỷ lệ hom sống thấp lần lượt là 28,9%

18

và 37,8%. Như vậy, tỷ lệ nảy chồi của các hom giâm vào mùa Xuân cao nhất, tiếp đến là

mùa Hạ và thấp nhất là hom giâm vào mùa Đông.

* Nghiên cứu ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ của chúng

đến hom thân (bánh tẻ) loài Hoàng đằng

Thời điểm giâm hom vào mùa Thu (ngày 01/9/ 2016). Kết quả cho thấy sử dụng chất

IBA nồng độ 1.500ppm cho tỷ lệ ra rễ cao và thời gian ra rễ sớm (96,7% sau 60 ngày). Tiếp

đến chất IAA nồng độ 1.500ppm và IBA nồng độ 2.000ppm cùngcho kết quả rất cao (94,4%

sau 60 ngày). Đối với số rễ và chiều dài trung bình rễ thì sử dụng chất IAA nồng độ

1.500ppm cho kết quả rất cao.

. Thí nghiệm nhân giống bằng hạt

Thời gian bắt đầu nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm giữa các công thức có sự khác nhau rõ

rệt: ở CT1 gieo hạt ngay trong cát ẩm chỉ sau 51 ngày hạt đã bắt đầu nảy mầm đạt tỷ lệ

98,9%. Còn ở CT3 hạt Hoàng đằng được gieo sau khi ngâm trong nước lạnh 10 giờ có thời

gian bắt đầu nảy mầm dài hơn và cho tỷ lệ nảy mầm thấp hơn là 58 ngày đạt 82,2%. Như

vậy, hạt Hoàng đằng sau khi thu hái và chế biến có thể đem gieo ngay trong cát ẩm mà

không cần sử dụng phương pháp xử lý nào vẫn đạt tỷ lệ nảy mầm rất cao.

. Thí nghiệm nghiên cứu sinh trưởng cây con Hoàng đằng trong vườn ươm

Mỗi lần theo dõi 30 cây/ 3 lần lặp.

Cây con từ hạt sau khi đạt tiêu chuẩn chiều cao trung bình 7cm, đường kính gốc trung

bình 0,2cm, có khoảng 2 - 3 lá thật sẽ được cấy vào bầu để nuôi dưỡng trong vườn ươm.

Về tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cây con Hoàng đằng đạt rất cao. Sau 6 tháng tuổi tỷ lệ

sống đạt 98%.

Về sinh trưởng đường kính: Cho thấy trong giai đoạn vườn ươm cây Hoàng đằng có

sinh trưởng về đường kính gốc tương đối nhanh. Từ số liệu đo đếm cây cho thấy sau 6 tháng

cây mới đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Hệ số biến động về đường kính có xu hướng giảm dần theo

các tuần tuổi.

Về sinh trưởng chiều cao: Từ số liệu đo đếm cho thấy, sau 6 tháng nuôi dưỡng trong

giai đoạn vườn ươm cây mới đạt chiều cao cần thiết để trồng. Hệ số biến động về chiều cao

của cây con Hoàng đằng giai đoạn vườn ươm cũng rất thấp từ 1,23 - 2,22%. Có thể kết luận

rằng sinh trưởng cây con Hoàng đằng giai đoạn vườn ươm từ 2 - 6 tháng tuổi là rất đồng

đều.

3.2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây

thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

3.2.3.1.Vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc của người dân tại khu BTTN Na

Hang

+ Trữ lượng các loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang ngày càng giảm (thể hiện độ

gặp và khối lượng các sản phẩm được khai thác, mua bán). Một số loài cây thuốc tại khu

BTTN Na Hang, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân

trong khu vực như: Bình vôi, Hoàng đằng, Lá khôi, Ba gạc, Khúc khắc…

+ Những loài có khả năng phát triển tốt ở khu vực, là những loài phù hợp với điều

19

kiện địa hình, khí hậu của địa phương, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, nguồn giống dễ

tìm, kỹ thuật trồng đơn giản, có thể trồng ở vườn nhà, vườn rừng và còn đem lại giá trị kinh

tế cho người dân như: Nghệ vàng, Nghệ đen, Râu hùm, Giảo cổ lam…

+ Để bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc tại khu BTTN Na Hang đáp ứng được

nhu cầu hiện tại và tương lai, cần khai thác hợp lý đảm bảo tái sinh tự nhiên (in - situ) kết

hợp với việc nghiên cứu nhân trồng (ex – situ).

+ Có nhiều loài cây thuốc bị người dân khai thác quá mức, đẫn đến cạn kiệt trong tự

nhiên, một số loài hiện tại gần như rất khó gặp như: Bảy lá một hoa, Bình vôi đỏ, các loại

tầm gửi. Nhiều loài đã và đang bị các lái thương Trung Quốc thu mua với số lượng lớn qua

đường tiểu ngạch như: Hoàng đằng, Bình vôi, Ba gạc, Khúc khắc… Đó cũng là nguyên

nhân suy giảm đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc.

+ Hiện nay, tri thức sử dụng các cây thuốc, bài thuốc của các ông lang, bà mế đều

được truyền miệng từ đời trước cho đời sau mà không được ghi chép lại bài bản để có thể

lưu giữ lâu dài. Thế hệ trẻ ở địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc thừa kế tri thức sử

dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước, nên làm cho tri thức sử dụng cây thuốc ngày càng bị

mai một.

3.2.3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc

tại khu BTTN Na Hang

Với mục tiêu là quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc, xin bước

đầu đề xuất một số điều chỉnh, bổ sung góp phần hoàn thiện các giải pháp, kế hoạch liên

quan hiện có như:

Giải pháp kỹ thuật:

Đây là giải pháp khoa học - kỹ thuật quan trọng nhất.Trên cơ sở những kết quả nghiên

cứu tại khu BTTN Na Hang đã thu được,xin có những xét và đề xuất sau:

+ Bảo tồn nguyên vị (in – situ):

Được tiến hành tại khu rừng tự nhiên của Thác Mơ (độ cao từ 400 đến 600 m), thuộc

xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; lựa chọn nơi gần ven suối, dưới tán rừng

nơi có cây che bóng để trồng các các loại cây như: Tế tân nam, Biến hóa, Râu hùm, Thiên

niên kiện, Giảo cổ lam, Bình vôi (khu vực 1). Còn các cây Hoàng đằng, Bách bộ, Dây đau

xương, Hà thủ ô đỏ, Nghệ đen, Nghệ vàng trồng ở thung lũng nơi có ánh sáng (khu vực 2).

Tổng diện tích 02 khu vườn trồng là 500m2, với số lượng 1200 cây (trung bình 100

cây/loài).

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây tại các khu vực, kết quả bước đầu cho

thấy các loài: Nghệ vàng, Nghệ đen, Tế tân nam, Râu hùm, Thiên niên kiện, Hoàng đằng có

khả năng sinh trưởng phát triển tốt biểu hiện ở tỷ lệ sống cao, ra hoa quả (Nghệ vàng, Nghệ

đen và Râu hùm); còn đối với các loài: Giảo cổ lam, Bình vôi, Dây đau xương, Hà thủ ô đỏ

có tỷ lệ sống không cao, sinh trưởng phát triển chậm, riêng Hà thủ ô đỏ nhận thấy có sự ra

hoa; đặc biệt là các loài như: Biến hóa, Bách bộ, Dây đau xương có tỷ lệ sống tương đối

thấp, nhiều cây sau khi trồng có hiện tượng lụi dần rồi chết.

20

+ Bảo tồn chuyển vị (ex – situ):

Thực hiện trong khu vực vườn rừng của 02 hộ gia đình tại Bản Bung, xã Thanh tương,

huyện Na Hang với diện tích 1000m2/hộ với số lượng 100 cây con/loài đã nhân giống. Nhìn

chung do được lựa chọn điều kiện tự nhiên phù hợp, thuận lợi và chăm sóc tốt nên sinh

trưởng và phát triển các loài tương đối đồng đều, tỷ lệ cây sống khá cao.

Một số giải pháp khác cần có sự tham gia của cộng đồng:

Về nhận thức

+ Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành, các

xã và cộng đồng các dân tộc trong khu BTTN Na Hang, nâng cao nhận thức về giá trị nguồn

tài nguyên cây thuốc, bài thuốc.

+ Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn cho người dân địa phương về các phương

pháp khai thác, sử dụng, mở rộng gieo trồng, thu hái bền vững những loài cây thuốc quý.

Về cơ chế chính sách

+ Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Có các chính sách, chế độ ưu đãi để thu

hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân nghiên cứu, sản xuất thử

nghiệm các giống cây thuốc.

+ UBND huyện cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí để

công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ như:

▪ Quy hoạch các khu đất có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây

thuốc để nhân giống và trồng cây thuốc. Qua nghiên cứu thấy có các vùng như Khau tinh,

Bản bung, Nặm pàn, Nặm trang, Thác mơ, Phiêng bung… điều kiện tự nhiên rất thuận lợi

cho việc trồng và phát triển các loài cây thuốc.

▪ Xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ người dân nghèo ở các thôn

giáp rừng tìm kiếm các sinh kế mới và bền vững hơn.

Về tổ chức:

+ Các đơn vị, các tổ chức xã hộicần chủ động xây dựng các chương trình, dự án về

phát triển cây thuốc từ nguồn cây thuốc bản địa vừa đảm bảo an toàn, chất lượng vừa có tác

dụng bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã

hội của địa phương.

+ Xây dựng các vườn cây thuốc tại mỗi xã trong khu Bảo tồn nhằm bảo tồn các loài

cây thuốc quý hiếm, có giá trị và phát triển chúng thành nguồn giống phục vụ cho chương

trình phát triển cây dược liệu của địa phương.

+ Quan tâm và đầu tư trong nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc.

Xây dựng và thành lập hợp tác xã thuốc Nam ngay tại các xã sẽ đem lại hiệu quả trong việc

bảo tồn và phát triển cây thuốc, đồng thời sẽ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho

người dân, làm tiền đề cho chỉ đạo trong quá trình thực hiện và duy trì, phát triển mô hình

bền vững tại địa phương.

+Giải pháp kết hợp giữa các công ty Dược và Hội Đông y ở các huyện, xã… để phát

triển những bài thuốc từ dược liệu tại khu vực.

21

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1/ Nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang rất đa

dạng, phong phú; qua điều tra, nghiên cứu xác định được 647 loài, thuộc 433 chi của137 họ

trong 4 ngành Thực vật bậc cao có mạch (chiếm 55,7% tổng số loài đã biết). So với các tư

liệu hiện có đề tài luận án đã bổ xung thêm 180 loài.

2/Tại khu BTTN Na Hang, đồng bào các dân tộc Tày và Dao đã có tập quán sử dụng

cây thuốc để chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh từ rất lâu đời. Các loài cây thuốc mà đồng

bào Tày thường khai thác, sử dụng khá phong phú (223 loài/176 chi/84 họ) và nhiều hơn

hẳn so với đồng bào dân tộc Dao (164 loài/136 chi/72 họ). Trong số đó có 151 loài/130

chi/71 họ, được cả hai dân tộc cùng sử dụng làm thuốc.

3/ Sàng lọc hoạt tính sinh học của 18 mẫu cây thuốc thu từ khu BTTN Na Hang đã

cho kết quả: 07 mẫu (TQ02, TQ05, TQ07, TQ10, TQ11, TQ15, TQ16) có tác dụng kháng tế

bào ung thư phổi H1975, 03 mẫu (TQ05, TQ14, TQ15) ức chế tế bào ung thư vú MCF-7, 01

mẫu (TQ05) kháng tế bào ung thư vú MDA-MB-231, 01mẫu (TQ13) có khả năng kháng tế

bào ung thư tuỵ tạng PANC1; 06 mẫu (TQ03, TQ04, TQ08, TQ09, TQ10, TQ13) có tác

dụng rất mạnh α-glucosidase (ức chế >50% ở 100μg/ml). Đối với α-amylase, có 04 mẫu

(TQ05, TQ15, TQ17, TQ18) có tác dụng ức chế >50% ở 500μg/ml.

4/ Từ loài Ba bét quả nhỏ (Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm) của mẫu TQ02 đã

phân lập và xác định được cấu trúc hoá học của 11 hợp chất, trong đó có 01 chất mới là

3-Methoxybenzensulfonicacid 4-O-β-D-glucopyranoside. Hợp chất mới

3-Methoxybenzensulfonic acid 4-O-β-D-glucopyranosidevà hợp chất Methyl salicylate

2-rutinoside có tác dụng trên cả 3 dòng tế bào ung thư phổi H1975, A549 và ung thư vú

MCF-7; Chất Leonuriside A lại có tác dụng rất mạnh trên tế bào ung thư vú MCF-7 với giá

trị IC50 = 0,48 µM trong thử nghiệm.

5/ Từ loài Song môi tàu (Miliusa sinensis Fin. & Gagnep) của mẫu TQ13 đã phân lập

và xác định được cấu trúc của 02 hợp chất flavonoid là: Kaempferol 3-O-(2,6-di-O-α-L-

rhamnopyranosyl)-β-D-galactopyranoside; Quercetin 3-O-(2,6-di-O-α-L-rhamnopyranosyl)-β-D-

galactopyranoside và 01 hợp chất sterol là Daucosterol. Cả hai hợp chất flavonoid có tác dụng

ức chế α-glucosidase với giá trị IC50 là 557,3 và 692,5µM.

6/ Từ kết quả điều tra, nghiên cứu đánh giá tiềm năng, tình hình khai thác, buôn bán,

sử dụng 20 loài cây thuốc có giá trị tại khu BTTN Na Hang, đề tài bước đầu lựa chọn, đề

xuất 12 loài cây thuốc có triển vọng cần được nghiên cứu gây trồng, tạo nguồn dược liệu

phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn bền vững.

7/ Các kết quả nhân giống đối với hai loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) và

Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) cho thấy:

- Nhân giống sinh dưỡng bằng hom từ củ (Râu hùm) và từ thân (Hoàng đằng) có xử

lý các chất kích thích, đã cho kết quả đáng chú ý: Số hom giống nảy mầm, ra rễ khá cao.

- Nhân giống từ hạt ở loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) có tỷ lệ nảy mầm rất

thấp (chỉ đạt 11,0 - 14,3%). Cây con trong giai đoạn vườn ươm từ 1 - 5 tháng tuổi có số lá

22

đạt 5,44 lá/cây, chiều cao vút ngọn đạt 8,15cm. Cây con sinh trưởng chậm, sau 5 tháng tuổi

chăm sóc trong vườn ươm cây Râu hùm chưa đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Trong khi đó ở loài

Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) tỷ lệ hạt nảy mầm rất cao (đạt 98,9% khi gieo trong

cát ẩm). Cây con giâm trong bầu sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao đạt tới 98% sau 6 tháng, ít bị

sâu bệnh và ở giai đoạn 6 tháng tuổi có thể đạt tiêu chuẩn đưa trồng trên diện tích đại trà.

8/ Bước đầu đề xuất một số giải pháp (xác định các loài cây thuốc có tiềm năng, kỹ

thuật, tổ chức, quản lý, giáo dục...) nhằm phát triển, gây trồng, khai thác, sử dụng và bảo tồn

nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Kiến nghị

1. Đề tài kiến nghị tiếp tục điều tra nghiên cứu, nhất là việc điều tra, đánh giá, lựa

chọn thêm các loài có tiềm năng phát triển. Từ đó thử nghiệm nhân trồng các loài cây thuốc

quý, hiếm có tiềm năng nhằm bảo tồn và phát triển tại khu BTTN Na Hang.

2. Riêng loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre), đề tài mới chỉ nghiên cứu được 02

công thức xử lý gieo ươm hạt giống Râu hùm nên tỷ lệ nảy mầm của hạt còn rất thấp. Cần

có tiếp tục những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt;

chăm sóc theo dõi, đánh giá sinh trưởng của cây Râu hùm, trong giai đoạn vườn ươm tới khi

cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

3. Tiếp tục điều tra, tìm kiếm các loài có chứa hoạt tính sinh học từ nguồn tài nguyên

cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, đặc biệt là những hoạt chất có triển vọng chữa trị các

bệnh hiểm nghèo (ung thư, tim mạch...)

23

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Lần đầu tiên đã hệ thống tương đối đầy đủ danh lục các loài cây thuốc ở khu BTTN

Na Hang, gồm: 647 loài, thuộc 433 chi, 137 họ trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong

đó đã bổ sung thêm 180 loài; Đã điều tra, tập hợp được số loài cây thuốc mà đồng bào tại khu

BTTN Na Hang thường sử dụng: người Tày là 223 loài và người Dao là 164 loài. Trong số đó

có 151 loài, 130 chi và 71 họ, được cả hai dân tộc cùng sử dụng làm thuốc.

Bước đầu nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và nhân giống từ hạt đối với hai loài

Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) và Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) tại khu

BTTN Na Hang.

Từ loài Ba bét quả nhỏ (Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm) đã phân lập và xác

định được 11 hợp chất, phát hiện trong đó có 01 hợp chất mới: 3-Methoxybenzensulfonic

acid 4-O-β-D-glucopyranoside. Từ loài Song môi tàu (Miliusa sinensis Fin. & Gagnep.) đã

phân lập và xác định được cấu trúc của 2 hợp chất flavonoid gồm: Kaempferol 3-O-(2,6-

di-O-α-L-rhamnopyranosyl)-β-D-galactopyranoside; Quercetin3-O-(2,6-di-O-α-L-

rhamnopyranosyl)-β-D-galactopyranoside và 01 hợp chất sterol: Daucosteol. Cả hai hợp

chất flavonoid có tác dụng ức chế α-glucosidase với giá trị IC50 là 557,3 và 692,5 M trong

thử nghiệm hoạt tính.

24

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Thế Cường, Trần Huy Thái, Chu Thị Thu Hà, Nguyễn

Anh Tuấn (2015), Bổ sung một số kết quả điều tra, nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây

thuốc ở khu rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Hội nghị Khoa học toàn quốc về

Sinh thái và TNSV lần thứ 6, 2015, tr. 1093-1099.

2. Nguyễn Thị Hải, Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Anh Tuấn, Trần

Huy Thái (2016), Nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào người Tày tại khu

Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. J. Viet. Env., 2016, Vol. 8, No. 5, pp. 227-

283.

3. Tran Huy Thai, Nguyen Thi Hai, Nguyen Thi Hien, Chu Thi Thu Ha, Nguyen The

Cuong, Pham Thanh Binh, Nguyen Hai Dang, Nguyen Tien Dat (2017), Cytotoxic

constituents of Mallotus microcarpus Pax & Hoffm. J. Natural Product Communications,

2017, Vol. 12. No. 3, p. 407-408 (SCIE).

4. Nguyễn Thị Hải, Trần Huy Thái, Phạm Hữu Hạnh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đoàn

Thị Phương Lý (2017), Nhân giống loài Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) ở khu Bảo

tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. TCNN&PTNT, số 19 kì 1 tháng 10/2017, tr

151-157.

5. Nguyễn Thị Hải, Trần Huy Thái,Nguyễn Thế Cường, Trần Thị Thanh Vân (2017),

Đa dạng cây làm thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (2017). Tạp

chí Đại học Tân Trào, số 6, tháng 9/2017, tr 45-50.