BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -...

108
1 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIU TP HUN PHƢƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT TCHC HOẠT ĐỘNG HC THEO NHÓM VÀ HƢỚNG DN HC SINH THC MÔN: CÔNG NGH(Dành cho cán bqun lí, giáo viên trung hc phthông) (LƢU HÀNH NỘI B) Hà Nội, tháng 7 năm 2017

Transcript of BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -...

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

PHƢƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

THEO NHÓM VÀ HƢỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

MÔN: CÔNG NGHỆ

(Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên trung học phổ thông)

(LƢU HÀNH NỘI BỘ)

Hà Nội, tháng 7 năm 2017

2

MỤC LỤC Trang

Phần 1. Một số vấn đề chung về đổi mới nội dung, phƣơng pháp,

hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá

5

I. Một số vấn đề chung về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá 5

II. Quy trình xây dựng bài học 21

III. Các bước phân tích hoạt động học của học sinh 29

IV. Câu hỏi thảo luận về tiến trình bài học 30

Phần 2. Xây dựng bài học và tổ chức hoạt động học theo nhóm và

hƣớng dẫn học sinh tự học

32

Bài 1: Sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh

trơ sỏi đá

37

Bài 2. Khái quát về động cơ đốt trong 55

Bài 3. Động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe máy 70

Phần 3: Hƣớng dẫn biên soạn, quản lí và sử dụng bài học trên

mạng "trƣờng học kết nối"

89

3

LỜI NÓI ĐẦU

Việc ðổi mới phýõng pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, ðánh giá theo

ðịnh hýớng phát triển nãng lực học sinh ðã ðýợc triển khai từ hõn 30 nãm qua. Hầu

hết giáo viên hiện nay ðã ðýợc trang bị lí luận về các phýõng pháp và kĩ thuật dạy

học tích cực trong quá trình ðào tạo tại các trýờng sý phạm cũng nhý quá trình bồi

dýỡng, tập huấn hằng nãm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phýõng pháp dạy học

tích cực trong thực tiễn còn chýa thýờng xuyên và chýa hiệu quả. Nguyên nhân là

chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ

mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để

học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình

bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy

luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại

được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với

phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều

môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết

những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực

hành, vận dụng kiến thức.

Ðể khắc phục những hạn chế trên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo biên soạn tài liệu

tập huấn về "Phýõng pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt ðộng học theo nhóm và hýớng

dẫn học sinh tự học" nhằm hýớng dẫn giáo viên các môn học chủ ðộng lựa chọn

nội dung sách giáo khoa hiện hành ðể xây dựng các bài học theo chủ ðề; thiết kế

tiến trình dạy học theo các phýõng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng

cao chất lýợng tổ chức hoạt ðộng học theo nhóm và hýớng dẫn học sinh tự học.

Ngoài các vấn ðề chung về ðổi mới nội dung, phýõng pháp, hình thức, kĩ thuật tổ

chức dạy học và kiểm tra, ðánh giá theo ðịnh hýớng phát triển nãng lực học sinh, tài

liệu tập trung vào việc xây dựng bài học theo chủ ðề gồm 6 býớc:

Býớc 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chủ đề sẽ xây dựng

Bước 2: Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành

của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện

hành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh để xác định các năng lực

và phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển trong bài học

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,

vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá

năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học

4

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô

tả ở Bước 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,

đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo

tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực để tổ chức cho học sinh thực

hiện ở trên lớp và ở nhà.

Trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên "Nghiên cứu bài học", các tổ/nhóm

chuyên môn có thể vận dụng quy trình này để xây dựng và thực hiện "Bài học

minh họa".Các bài học được xây dựng và trình bày trong tài liệu không phải là

"mẫu" mà được xem là các "Bài học minh họa" để giáo viên trao đổi, thảo luận,

điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thức tiễn của các địa phương, nhà

trường.Việc phân tích, rút kinh nghiệm bài học được thực hiện theo các tiêu chí tại

Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014.

Tuy đã hết sức cố gắng nhưng tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót. Các

tác giả mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy giáo, cô giáo để tài liệu được

hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trân trọng cảm ơn./.

Nhóm biên soạn

5

PHẦN I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP, HÌNH THỨC

TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

I. Một số vấn đề chung về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá

1. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động,

tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành,

vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình

giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ

quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được

cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công

việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách

học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm

chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí

nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú

trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm

nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương

trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng

hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo

dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng

thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo

hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ

năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự

cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu

trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại

khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra

và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi,

kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên

tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử

dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh

giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh

6

giá của gia đình và của xã hội”. - Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 –

2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng

Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn

luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự

học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh

đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công

bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản

của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người

học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công

dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền

thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận

dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích

học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà

trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.

- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động

của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Đổi mới

hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng

đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối

kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...

Thực hiện định hướng nêu trên việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình

thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực người học

trong giáo dục phổ thông cần được thực hiện một cách đồng bộ. Cụ thể như sau:

a) Về nội dung dạy học

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên áp dụng thường xuyên và hiệu

quả các phương pháp dạy học tích cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa

phương giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò

sáng tạo của nhà trường và giáo viên. Theo đó, các cơ sở giáo dục trung học, tổ

chuyên môn và giáo viên được chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch

giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của

nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh. Nhà trường tổ chức cho giáo viên

rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học theo

hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn nhằm khắc phục hạn chế về

7

cấu trúc chương trình kiểu "xoáy ốc" dẫn đến một số kiến thức học sinh đã được học ở

lớp dưới có thể lại được tác giả đưa vào sách giáo khoa lớp trên theo lôgic của vấn đề

khiến học sinh phải học lại một cách chưa hợp lý, gây quá tải.

Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ bộ môn, được

phòng, sở góp ý và phê duyệt để làm căn cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm

tra. Kế hoạch như vậy tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các

hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt

từ cấp trên.

b) Về phương pháp dạy học

Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học

như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo;

năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền

thông... Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết

vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy sự hình

thành và phát triển của các năng lực khác. Để có thể đạt được mục tiêu đó, phương

pháp dạy học cần phải đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học

để học sinh có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề; góp

phần đắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng

tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành

khả năng học tập suốt đời. Việc tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải

quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình

và cộng đồng phải được đặt như một mục tiêu của giáo dục và đào tạo.

Từ năm học 2011 - 2012, Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai áp dụng phương pháp

"Bàn tay nặn bột" ở tiểu học và trung học cơ sở. Bản chất của phương pháp dạy

học này là tổ chức hoạt động học dựa trên tìm tòi, nghiên cứu; học sinh chiếm lĩnh

được kiến thức, kĩ năng dựa trên các hoạt động trải nghiệm và tư duy khoa học.

Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải

quyết các vấn đề thực tiễn thông qua "Dạy học dựa trên dự án", tổ chức các "Hoạt

động trải nghiệm sáng tạo"; tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật, thể thao… có

tác dụng huy động các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh

toàn diện. Các phương pháp dạy học tích cực như vậy đều là dạy học thông qua tổ

chức hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo

viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh theo

một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá

trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình

hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng

của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt

động dạy học.

8

Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự

trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học

sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học

tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự

trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm

tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình

chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và sự

trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự

định hướng của giáo viên đối với học sinh.

Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao

đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động

dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa

trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng

hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận

của học sinh với nhau.

Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri

thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích

cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện

kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.

Như vậy, phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích

cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính

tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của

người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ

lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Phương pháp dạy học tích cực

nhấn mạnh việc lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là

nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, khác với

cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo

viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn

chung các phương pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau:

- Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong phương pháp

dạy học tích cực, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ

chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ

không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt

vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận,

làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm

được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, kĩ

năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm

9

năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri

thức mà còn hướng dẫn hành động.

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Các phương pháp dạy

học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một

biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các

phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học

có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham

học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân

lên gấp bội. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy

học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt

vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau

bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.

- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong

một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt

đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độ

hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi

hoạt động độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân

hóa này càng lớn. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái

độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi

trường giao tiếp giáo viên - học sinh và học sinh - học sinh, tạo nên mối quan hệ

hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua

thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay

bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Được sử dụng phổ biến

trong dạy học hiện nay là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ. Học tập hợp tác làm

tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất

hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.

- Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong quá

trình dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực

trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận

định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong phương pháp tích cực,

giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh

cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh

được tham gia đánh giá lẫn nhau.

Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người

truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các

hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học

tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương

trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhưng

10

trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so

với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người

gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,

tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng,

có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của

học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

c) Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình

dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức

hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được

nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên

tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến

trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn

biến của hoạt động dạy học như sau:

- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng

hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới

sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu

dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.

- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định

hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến

trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.

- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết,

khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy

học các nội dung cụ thể đã xác định.

Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng

nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia

ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của

tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong

nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài

người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm

hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc

của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy

học tích cực như sẽ được sử dụng trong tốt chức hoạt động nhóm trên lớp để thực

hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học.

Nhý vậy, mỗi bài học bao gồm các hoạt ðộng học theo tiến trình sý phạm

của phýõng pháp dạy học tích cực ðýợc sử dụng. Mỗi hoạt ðộng học có thể sử

11

dụng một kĩ thuật dạy học tích cực nào ðó ðể tổ chức nhýng ðều ðýợc thực hiện

theo các býớc nhý sau:

(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với

khả nãng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn

thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh ðộng, hấp dẫn, kích

thích ðýợc hứng thú nhận thức của học sinh; ðảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận

và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi

thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khãn của học sinh và có

biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung

học tập và kĩ thuật dạy học tích cực ðýợc sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao

ðổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sý phạm nảy

sinh một cách hợp lí.

(4) Ðánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực

hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, ðánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà

học sinh ðã học ðýợc thông qua hoạt ðộng.

2. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh, vì sự tiến bộ của học sinh

Thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối kỳ, cuối

năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng

kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới

phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương

pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy

học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan

trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.

Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học sinh là những hoạt động quan sát,

theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư

vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả

học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học

sinh nhằm mục đích giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong

quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng

lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi

trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh

trong quá trình giáo dục. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên rút kinh nghiệm,

điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai

12

đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh

để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học

sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật

và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực,

phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để

giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập.Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với

tất cả học sinh: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học

tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập,

nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua

bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập (sau đây gọi chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá

trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh

giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của

cha mẹ học sinh và cộng đồng.Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh,

không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến

khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh;

giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách

quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

a) Đánh giá quá trình học tập của học sinh

Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của

mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:

- Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học

sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học

sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.

- Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết

quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến

thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết...

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh,

quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động

tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học

sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu

điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ.

- Khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý

bạn, nhóm bạn: Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình thực hiện từng

13

nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý,

hướng dẫn; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình

thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng

dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tiến hành trong quá trình học sinh

thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mục đích và phương thức kiểm tra, đánh giá trong

mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm vụ học tập như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn

đề, lựa chọn một kỹ thuật học tích cực phù hợp để giao cho học sinh giải quyết tình

huống. Trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ, giáo viên cần quan sát, trao đổi với

học sinh để kiểm tra, đánh giá về khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm

vụ học tập của học sinh trong lớp.

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá

nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ). Hoạt động giải quyết vấn đề có thể (thường) được

thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà. Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

học tập, giáo viên quan sát, theo dõi hành động, lời nói của học sinh để đánh giá

mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; khả năng phát hiện vấn đề cần

giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề; khả năng lựa chọn,

điều chỉnh và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; phát hiện những khó khăn,

sai lầm của học sinh để có giải pháp hỗ trợ phù hợp giúp học sinh thực hiện được

nhiệm vụ học tập.

- Báo cáo, thảo luận: Sử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho

học sinh báo cáo và thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ, có thể là một báo cáo

kết quả thực hiện một dự án học tập; dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật; báo cáo

kết quả thực hành, thí nghiệm; bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video

clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

b)Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Định hướng chung trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải xây

dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập

theo 4 mức độ yêu cầu:

- Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng

đã học khi được yêu cầu.

- Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã

học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích,

giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để

giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.

14

- Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để

giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.

- Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết

các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được

hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong

học tập hoặc trong cuộc sống.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng

khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi theo 4 mức độ yêu cầu

trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh

và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

Bảng dưới đây là một ví dụ mô tả về 4 mức độ yêu cầu cần đạt của một số

loại câu hỏi, bài tập thông thường:

Loại câu

hỏi/bài

tập

Mức độ yêu cầu cần đạt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Câu

hỏi/bài

tập định

tính

Xác định

được một

đơn vị kiến

thức và nhắc

lại được

chính xác

nội dung của

đơn vị kiến

thức đó.

Sử dụng một

đơn vị kiến

thức để giải

thích về một

khái niệm,

quan điểm,

nhận định...

liên quan trực

tiếp đến kiến

thức đó.

Xác định và vận

dụng được nhiều

nội dung kiến

thức có liên

quan để phát

hiện, phân tích,

luận giải vấn đề

trong tình huống

quen thuộc.

Xác định và vận

dụng được nhiều

nội dung kiến

thức có liên quan

để phát hiện,

phân tích. luận

giải vấn đề trong

tình huống mới.

Câu

hỏi/bài

tập định

lượng

Xác định

được các

mối liên hệ

trực tiếp

giữa các đại

lượng và

tính được

các đại

lượng cần

tìm.

Xác định được

các mối liên hệ

liên quan đến

các đại lượng

cần tìm và tính

được các đại

lượng cần tìm

thông qua một

số bước suy

luận trung gian.

Xác định và vận

dụng được các

mối liên hệ giữa

các đại lượng

liên quan để giải

quyết một bài

toán/vấn đề

trong tình huống

quen thuộc.

Xác định và vận

dụng được các

mối liên hệ giữa

các đại lượng

liên quan để giải

quyết một bài

toán/vấn đề trong

tình huống mới.

15

Câu

hỏi/bài

tập thực

hành/thí

nghiệm

Căn cứ vào

kết quả thí

nghiệm đã

tiến hành,

nêu được

mục đích và

các dụng cụ

thí nghiệm.

Căn cứ vào kết

quả thí nghiệm

đã tiến hành,

trình bày được

mục đích, dụng

cụ, các bước

tiến hành và

phân tích kết

quả rút ra kết

luận.

Căn cứ vào

phương án thí

nghiệm, nêu

được mục đích,

lựa chọn dụng

cụ và bố trí thí

nghiệm; tiến

hành thí nghiệm

và phân tích kết

quả để rút ra kết

luận.

Căn cứ vào yêu

cầu thí nghiệm,

nêu được mục

đích, phương án

thí nghiệm, lựa

chọn dụng cụ và

bố trí thí nghiệm;

tiến hành thí

nghiệm và phân

tích kết quả để

rút ra kết luận.

3. Tiêu chí ðánh giá bài học

Mỗi bài học có thể ðýợc thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập

có thể ðýợc thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ

thực hiện một số hoạt ðộng học trong tiến trình bài học theo phýõng pháp dạy học

tích cực ðýợc sử dụng. Khi phân tích, rút kinh nghiệm một bài học cần sử dụng các

tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm về kế hoạch và tài liệu dạy học ðã ðýợc nêu rõ

trong Công vãn số 5555/BGDÐT-GDTrH ngày 08/10/2014. Bảng dýới ðây ðýa ra

03 mức ðộ của mỗi tiêu chí ðánh giá.

a) Việc ðánh giá về kế hoạch và tài liệu dạy học ðýợc thực hiện dựa trên hồ

sõ dạy học theo các tiêu chí về: phýõng pháp dạy học tích cực; kĩ thuật tổ chức

hoạt ðộng học; thiết bị dạy học và học liệu; phýõng án kiểm tra, ðánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.

Tiêu chí Mức ðộ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Mức ðộ phù

hợp của

chuỗihoạt

ðộng học với

mục tiêu, nội

dung và

phýõng pháp

dạy học ðýợc

sử dụng.

Tình huống/câu

hỏi/nhiệm vụ mở

ðầu nhằm huy

ðộng kiến thức/kĩ

nãng ðã có của học

sinh ðể chuẩn bị

học kiến thức/kĩ

nãng mới nhýng

chýa tạo ðýợc mâu

thuẫn nhận thức ðể

Tình huống/câu

hỏi/nhiệm vụ mở

ðầu chỉ có thể ðýợc

giải quyết một

phần hoặc phỏng

ðoán ðýợc kết quả

nhýng chýa lí giải

ðýợc ðầy ðủ bằng

kiến thức/kĩ nãng

ðã có của học sinh;

Tình huống/câu

hỏi/nhiệm vụ mở

ðầu gần gũi với kinh

nghiệm sống của

học sinh và chỉ có

thể ðýợc giải quyết

một phần hoặc

phỏng ðoán ðýợc kết

quả nhýng chýa lí

giải ðýợc ðầy ðủ

16

ðặt ra vấn ðề/câu

hỏi chính của bài

học.

tạo ðýợc mâu

thuẫn nhận thức.

bằng kiến thức/kĩ

nãng cũ; ðặt ra ðýợc

vấn ðề/câu hỏi chính

của bài học.

Kiến thức mới

ðýợc trình bày rõ

ràng, týờng minh

bằng kênh

chữ/kênh

hình/kênh tiếng; có

câu hỏi/lệnh cụ

thểcho học

sinhhoạt ðộng ðể

tiếp thu kiến thức

mới.

Kiến thức mới

ðýợc thể hiện trong

kênh chữ/kênh

hình/kênh tiếng; có

câu hỏi/lệnh cụ thể

cho học sinh hoạt

ðộng ðể tiếp thu

kiến thức

mớivàgiải quyết

ðýợc ðầy ðủ tình

huống/câu

hỏi/nhiệm vụ mở

ðầu.

Kiến thức mới ðýợc

thể hiện bằng kênh

chữ/kênh hình/kênh

tiếng gắn với vấn ðề

cần giải quyết; tiếp

nối với vấn ðề/câu

hỏi chính của bài

học ðể học sinh tiếp

thu vàgiải quyết

ðýợc vấn ðề/câu hỏi

chính của bài học.

Có câu hỏi/bài tập

vận dụng trực tiếp

những kiến thức

mới học nhýng

chýa nêu rõ lí do,

mục ðích của mỗi

câu hỏi/bài tập.

Hệ thống câu

hỏi/bài tập ðýợc

lựa chọn thành hệ

thống; mỗi câu

hỏi/bài tập có mục

ðích cụ thể, nhằm

rèn luyện các kiến

thức/kĩ nãng cụ

thể.

Hệ thống câu hỏi/bài

tập ðýợc lựa chọn

thành hệ thống, gắn

với tình huống thực

tiễn; mỗi câu hỏi/bài

tập có mục ðích cụ

thể, nhằm rèn luyện

các kiến thức/kĩ

nãng cụ thể.

Có yêu cầu học

sinh liên hệ thực

tế/bổ sung thông

tin liên quan nhýng

chýa mô tả rõ sản

phẩm vận dụng/mở

rộng mà học sinh

phải thực hiện.

Nêu rõ yêu cầu và

mô tả rõ sản phẩm

vận dụng/mở rộng

mà học sinh phải

thực hiện.

Hýớng dẫn ðể học

sinh tự xác ðịnh vấn

ðề, nội dung, hình

thức thể hiện của sản

phẩm vận dụng/mở

rộng.

Mức ðộ rõ

ràng của mục

tiêu, nội dung,

Mục tiêu của mỗi

hoạt ðộng học và

sản phẩm học tập

Mục tiêu và sản

phẩm học tập mà

học sinh phải hoàn

Mục tiêu, phýõng

thức hoạt ðộng và

sản phẩm học tập mà

17

kĩ thuật tổ

chức và sản

phẩm cần ðạt

ðýợc của mỗi

nhiệm vụ học

tập.

mà học sinh phải

hoàn thành trong

mỗi hoạt ðộng ðó

ðýợc mô tả rõ ràng

nhýng chýa nêu rõ

phýõng thức hoạt

ðộng của học

sinh/nhóm học

sinh nhằm hoàn

thành sản phẩm

học tập ðó.

thành trong mỗi

hoạt ðộng học

ðýợc mô tả rõ

ràng; phýõng thức

hoạt ðộng học

ðýợc tổ chức cho

học sinh ðýợc trình

bày rõ ràng, cụ thể,

thể hiện ðýợc sự

phù hợp với sản

phẩm học tập cần

hoàn thành.

học sinh phải hoàn

thành trong mỗi hoạt

ðộng ðýợc mô tả rõ

ràng; phýõng thức

hoạt ðộng học ðýợc

tổ chức cho học sinh

thể hiện ðýợc sự phù

hợp với sản phẩm

học tập và ðối týợng

học sinh.

Mức ðộ phù

hợp của thiết

bị dạy học và

học liệu ðýợc

sử dụng ðể tổ

chức các hoạt

ðộng học của

học sinh.

Thiết bị dạy học và

học liệu thể hiện

ðýợc sự phù hợp

với sản phẩm học

tập mà học sinh

phải hoàn thành

nhýng chýa mô tả

rõ cách thức mà

học sinh hành

ðộng với thiết bị

dạy học và học liệu

ðó.

Thiết bị dạy học và

học liệu thể hiện

ðýợc sự phù hợp

với sản phẩm học

tập mà học sinh

phải hoàn thành;

cách thức mà học

sinh hành ðộng

(ðọc/viết/nghe/nhìn

/thực hành) với

thiết bị dạy học và

học liệu ðó ðýợc

mô tả cụ thể, rõ

ràng.

Thiết bị dạy học và

học liệu thể hiện

ðýợc sự phù hợp với

sản phẩm học tập mà

học sinh phải hoàn

thành; cách thức mà

học sinh hành ðộng

(ðọc/viết/nghe/nhìn/t

hực hành) với thiết

bị dạy học và học

liệu ðó ðýợc mô tả

cụ thể, rõ ràng, phù

hợp với kĩ thuật học

tích cực ðýợc sử

dụng.

Mức ðộ hợp lí

của phýõng án

kiểm tra, ðánh

giá trong quá

trình tổ chức

hoạt ðộng học

của học sinh.

Phýõng thức ðánh

giá sản phẩm học

tập mà học sinh

phải hoàn thành

trong mỗi hoạt

ðộng học ðýợc mô

tảnhýng chýa có

phýõng án kiểm tra

trong quá trình

hoạt ðộng học của

học sinh.

Phýõng án kiểm

tra, ðánh giá quá

trình hoạt ðộng học

và sản phẩm học

tập của học sinh

ðýợc mô tả rõ,

trong ðó thể hiện

rõ các tiêu chí cần

ðạt của các sản

phẩm học tập trong

các hoạt ðộng học

Phýõng án kiểm tra,

ðánh giá quá trình

hoạt ðộng học và sản

phẩm học tập của

học sinh ðýợc mô tả

rõ, trong ðó thể hiện

rõ các tiêu chí cần

ðạt của các sản

phẩm học tập trung

gian và sản phẩm

học tập cuối cùng

18

của các hoạt ðộng

học.

b) Việc phân tích, rút kinh nghiệm về hoạt ðộng của giáo viên và học sinh

ðýợc thực hiện dựa trên thực tế dự giờ theo các tiêu chí dýới ðây.

- Hoạt ðộng của giáo viên

Tiêu chí Mức ðộ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Mức ðộ sinh

ðộng, hấp dẫn

học sinh của

phýõng pháp

và hình thức

chuyển giao

nhiệm vụ học

tập.

Câu hỏi/lệnh rõ

ràng về mục tiêu,

sản phẩm học tập

phải hoàn thành,

ðảm bảo cho phần

lớn học sinh nhận

thức ðúng nhiệm vụ

phải thực hiện.

Câu hỏi/lệnh rõ

ràng về mục tiêu,

sản phẩm học tập,

phýõng thức hoạt

ðộng gắn với thiết

bị dạy học và học

liệu ðýợc sử dụng;

ðảm bảo cho hầu

hết học sinh nhận

thức ðúng nhiệm vụ

và hãng hái thực

hiện.

Câu hỏi/lệnh rõ ràng

về mục tiêu, sản

phẩm học tập,

phýõng thức hoạt

ðộng gắn với thiết bị

dạy học và học liệu

ðýợc sử dụng; ðảm

bảo cho 100% học

sinh nhận thức ðúng

nhiệm vụ và hãng

hái thực hiện.

Khả nãng

theo dõi,

quan sát, phát

hiện kịp thời

những khó

khãn của học

sinh.

Theo dõi, bao quát

ðýợc quá trình hoạt

ðộng của các nhóm

học sinh; phát hiện

ðýợc những nhóm

học sinh yêu cầu

ðýợc giúp ðỡ hoặc

có biểu hiện ðang

gặp khó khãn.

Quan sát ðýợc cụ

thể quá trình hoạt

ðộng trong từng

nhóm học sinh; chủ

ðộng phát hiện

ðýợc khó khãn cụ

thể mà nhóm học

sinh gặp phải trong

quá trình thực hiện

nhiệm vụ.

Quan sát ðýợc một

cách chi tiết quá

trình thực hiện

nhiệm vụ ðến từng

học sinh; chủ ðộng

phát hiện ðýợc khó

khãn cụ thể và

nguyên nhân mà

từng học sinh ðang

gặp phải trong quá

trình thực hiện

nhiệm vụ.

Mức ðộ phù

hợp, hiệu quả

của các biện

pháp hỗ trợ

Ðýa ra ðýợc những

gợi ý, hýớng dẫn cụ

thể cho học

sinh/nhóm học sinh

Chỉ ra cho học sinh

những sai lầm có

thể ðã mắc phải dẫn

ðến khó khãn; ðýa

Chỉ ra cho học sinh

những sai lầm có thể

ðã mắc phải dẫn ðến

khó khãn; ðýa ra

19

và khuyến

khích học

sinh hợp tác,

giúp ðỡ nhau

khi thực hiện

nhiệm vụ học

tập.

výợt qua khó khãn

và hoàn thành ðýợc

nhiệm vụ học tập

ðýợc giao.

ra ðýợc những ðịnh

hýớng khái quát ðể

nhóm học sinh tiếp

tục hoạt ðộng và

hoàn thành nhiệm

vụ học tập ðýợc

giao.

ðýợc những ðịnh

hýớng khái quát;

khuyến khích ðýợc

học sinh hợp tác, hỗ

trợ lẫn nhau ðể hoàn

thành nhiệm vụ học

tập ðýợc giao.

Mức ðộ hiệu

quả hoạt ðộng

của giáo viên

trong việc tổng

hợp, phân tích,

ðánh giá kết

quả hoạt ðộng

và quá trình

thảo luận của

học sinh.

Có câu hỏi ðịnh hýớng

ðể học sinh tích cực

tham gia nhận xét,

ðánh giá, bổ sung,

hoàn thiện sản phẩm

học tập lẫn nhau trong

nhóm hoặc toàn lớp;

nhận xét, ðánh giá về

sản phẩm học tập ðýợc

ðông ðảo học sinh tiếp

thu, ghi nhận.

Lựa chọn ðýợc một số

sản phẩm học tập của

học sinh/nhóm học

sinh ðể tổ chức cho

học sinh nhận xét,

ðánh giá, bổ sung,

hoàn thiện lẫn nhau;

câu hỏi ðịnh hýớng

của giáo viên giúp hầu

hết học sinh tích cực

tham gia thảo luận;

nhận xét, ðánh giá về

sản phẩm học tập ðýợc

ðông ðảo học sinh tiếp

thu, ghi nhận.

Lựa chọn ðýợc một số

sản phẩm học tập ðiển

hình của học sinh/nhóm

học sinh ðể tổ chức cho

học sinh nhận xét, ðánh

giá, bổ sung, hoàn thiện

lẫn nhau; câu hỏi ðịnh

hýớng của giáo viên

giúp hầu hết học sinh

tích cực tham gia thảo

luận, tự ðánh giá và

hoàn thiện ðýợc sản

phẩm học tập của mình

và của bạn.

- Hoạt ðộng của học sinh

Tiêu chí Mức ðộ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Khả nãng

tiếp nhận và

sẵn sàng

thực hiện

nhiệm vụ

học tập của

tất cả học

sinh trong

lớp.

Nhiều học sinh tiếp

nhận ðúng nhiệm vụ

và sẵn sàng bắt tay

vào thực hiện nhiệm

vụ ðýợc giao, tuy

nhiên vẫn còn một số

học sinh bộc lộ chýa

hiểu rõ nhiệm vụ học

tập ðýợc giao.

Hầu hết học sinh

tiếp nhận ðúng và

sẵn sàng thực hiện

nhiệm vụ, tuy

nhiên còn một vài

học sinh bộc lộ

thái ðộ chýa tự tin

trong việc thực

hiện nhiệm vụ học

tập ðýợc giao.

Tất cả học sinh tiếp

nhận ðúng và hãng

hái, tự tin trong việc

thực hiện nhiệm vụ

học tập ðýợc giao.

20

Mức ðộ tích

cực, chủ ðộng,

sáng tạo, hợp

tác của học

sinh trong

việc thực hiện

các nhiệm vụ

học tập.

Nhiều học sinh tỏ ra tích

cực, chủ ðộng hợp tác

với nhau ðể thực hiện

các nhiệm vụ học tập;

tuy nhiên, một số học

sinh có biểu hiện dựa

dẫm, chờ ðợi, ỷ lại.

Hầu hết học sinh tỏ

ra tích cực, chủ

ðộng, hợp tác với

nhau ðể thực hiện

các nhiệm vụ học

tập; còn một vài học

sinh lúng túng hoặc

chýa thực sự tham

gia vào hoạt ðộng

nhóm.

Tất cả học sinh tích cực,

chủ ðộng, hợp tác với

nhau ðể thực hiện nhiệm

vụ học tập; nhiều học

sinh/nhóm tỏ ra sáng tạo

trong cách thức thực hiện

nhiệm vụ.

Mức ðộ tham

gia tích cực

của học sinh

trong trình

bày, trao ðổi,

thảo luận về

kết quả thực

hiện nhiệm vụ

học tập.

Nhiều học sinh hãng hái,

tự tin trình bày, trao ðổi

ý kiến/quan ðiểm của cá

nhân; tuy nhiên, nhiều

nhóm thảo luận chýa sôi

nổi, tự nhiên, vai trò của

nhóm trýởng chýa thật

nổi bật; vẫn còn một số

học sinh không trình bày

ðýợc quan ðiểm của

mình hoặc tỏ ra không

hợp tác trong quá trình

làm việc nhóm ðể thực

hiện nhiệm vụ học tập.

Hầu hết học sinh

hãng hái, tự tin trình

bày, trao ðổi ý

kiến/quan ðiểm của

cá nhân; ða số các

nhóm thảo luận sôi

nổi, tự nhiên; ða số

nhóm trýởng ðã biết

cách ðiều hành thảo

luận nhóm; nhýng

vẫn còn một vài học

sinh không tích cực

trong quá trình làm

việc nhóm ðể thực

hiện nhiệm vụ học

tập.

Tất cả học sinh tích cực,

hãng hái, tự tin trong việc

trình bày, trao ðổi ý kiến,

quan ðiểm của cá nhân;

các nhóm thảo luận sôi

nổi, tự nhiên; các nhóm

trýởng ðều tỏ ra biết cách

ðiều hành và khái quát

nội dung trao ðổi, thảo

luận của nhóm ðể thực

hiện nhiệm vụ học tập.

Mức ðộ ðúng

ðắn, chính

xác, phù hợp

của các kết

quả thực hiện

nhiệm vụ học

tập của học

sinh.

Nhiều học sinh trả lời

câu hỏi/làm bài tập

ðúng với yêu cầu của

giáo viên về thời

gian, nội dung và

cách thức trình bày;

tuy nhiên, vẫn còn

một số học sinh chýa

hoặc không hoàn

thành hết nhiệm vụ,

kết quả thực hiện

nhiệm vụ còn chýa

Ða số học sinh trả

lời câu hỏi/làm

bài tập ðúng với

yêu cầu của giáo

viên về thời gian,

nội dung và cách

thức trình bày;

song vẫn còn một

vài học sinh trình

bày/diễn ðạt kết

quả chýa rõ ràng

do chýa nắm vững

Tất cả học sinh ðều trả

lời câu hỏi/làm bài tập

ðúng với yêu cầu của

giáo viên về thời gian,

nội dung và cách thức

trình bày; nhiều câu

trả lời/ðáp án mà học

sinh ðýa ra thể hiện sự

sáng tạo trong suy

nghĩ và cách thể hiện.

21

chính xác, phù hợp

với yêu cầu.

yêu cầu.

II. Quy trình xây dựng bài học

1. Định hƣớng chung

Căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, khi xây

dựng các bài học theo chủ đề cần dựa trên một phương pháp dạy học tích cực cụ

thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh thực

hiện. Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho

học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập. Chuỗi

hoạt động học trong mỗi chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức

chung như sau:

- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích của hoạt động này

là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng

thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến

thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài

liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân

học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.

- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới hoặc/và

thực hành, luyện tập,củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm

giải quyết tình huống/vấn đề học tập.

- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết

các tình huống/vấn đề thực tiễn.

Dựa trên con đường nhận thức chung đó và căn cứ vào nội dung chương

trình, sách giáo khoa hiện hành, tổ/nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo

luận, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp.

2. Quy trình xây dựng bài học

Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọng vẹn một vấn đề học tập. Vì

vậy, việc xây dựng mỗi bài học cần thực hiện theo quy trình như sau:

a) Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.

22

Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những

ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác

định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện

hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học

đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học,

lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội

dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.

Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng

lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:

Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện

cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả

làm việc của học sinh.

Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn

đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.

Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh

phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa

chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và

học sinh cùng đánh giá.

Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình

hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự

đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

Ví dụ: Một bài học vật lí được xây dựng theo tiến trình dạy học giải quyết vấn

đề ở mức 3 có thể được xây dựng như sau:

Theo sách giáo khoa Vật lý lớp 10 trung học phổ thông, các định luật chất khí

được trình bày trong 3 tiết riêng biệt: Định luật Bôilơ - Mariốt (1 tiết); Định luật

Sáclơ. Nhiệt độ tuyệt đối (1 tiết); Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Định luật

Gay Luy xác (1 tiết). Nội dung của 3 tiết học đều giải quyết một vấn đề chung là mối

quan hệ giữa các thông số trạng thái của một khối lượng khí nhất định. Vì vậy, cần

phải xây dựng nội dung dạy học thành chuyên đề "Các định luật chất khí". Theo lịch

sử vật lí, 3 định luật về chất khí đều được phát hiện bằng thực nghiệm: Định luật Bôi-

lơ – Ma-ri-ốt (1662), định luật Sác-lơ (1787), định luật Gay Luy-xác (1802). Sau này,

Cla-pê-rôn gộp kết quả của 3 định luật vào một phương trình (1834), đó là phương

trình trạng thái. Lôgíc trình bày trong sách giáo khoa bắt đầu từ việc đặt vấn đề:

Tìm mối liên hệ giữa 3 đại lượng p, V, t đặc trưng cho trạng thái của một lượng khí

xác định. Và để đơn giản, cố định một đại lượng bất kì và nghiên cứu quan hệ giữa

2 đại lượng còn lại. Nhưng vấn đề lôgíc tự nhiên đặt ra là: Tại sao không nghiên

23

cứu quá trình đẳng áp trước mà lại nghiên cứu quá trình đẳng nhiệt và quá trình

đẳng tích trước? Trong khi, theo lịch sử hình thành, cả 3 quá trình này được nghiên

cứu độc lập và đều bằng con đường thực nghiệm? Hơn nữa, trong chương trình vật

lí phổ thông, cũng có nhiều kiến thức được xây dựng nhờ nghiên cứu mối quan hệ

giữa 3 đại lượng song phần lớn các trường hợp là các đại lượng có mối quan hệ

nhân quả. Ví dụ như quan hệ I, U, R, quan hệ a, F, m, quan hệ F, I, l… nhưng

không xét mối liên hệ giữa 2 đại lượng có vai trò độc lập như 3 đại lượng p, V, t để

có thể khảo sát mối quan hệ giữa 3 đại lượng đó ứng với 3 trường hợp riêng một

cách “đồng thời”, “bình đẳng” và “độc lập” với nhau. Vì vậy, nếu tổ chức dạy học

xây dựng 3 định luật chất khí và từ đó khái quát lên phương trình trạng thái của khí

lí tưởng theo con đường nghiên cứu đồng thời, độc lập 3 quá trình đẳng thì sẽ có

nhiều cơ hội phát huy tính tích cực nhận thức và năng lực sáng tạo của học sinh

trong học tập

b) Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử

dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng,

dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của

học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề bài học. Lựa

chọn các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học

hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học. Thông thường,

các bài học thuộc cùng một chủ đề trong sách giáo khoa hiện hành được đặt gần

nhau, trong cùng một chương, gồm: các bài học lí thuyết mới; bài học luyện tập;

bài học thực hành; bài ôn tập, củng cố… Về thực chất, mỗi bài học này tương ứng

với 1 loại hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích

cực.

Ví dụ: Đối với bài học nói trên, nội dung bài học gồm:

- Phương trình trạng thái của khí lí tưởng: Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối và thể

tích của một khối khí xác định quan hệ với nhau theo hệ thức: PV

Thằng số

- Các định luật chất khí:

+ Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể

tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.

+ Định luật Sác-lơ: Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p phụ

thuộc vào nhiệt độ t của khí như sau: 0(1 )p p t ; p0là áp suất ở 0

0C, p là áp suất ở

t0C, có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng

1

273 độ

-1 – được

gọi là hệ số tăng đẳng tích.

24

+ Định luật Gay Luy-xác: Với một lượng khí có áp suất không đổi thì thể tích

V phụ thuộc vào nhiệt độ t của khí như sau: 0(1 )V V t ; V0là thể tích ở 0

0C, V là áp

suất ở t0C, có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng

1

273 độ

-1

– được gọi là hệ số nở đẳng áp.

- Thang nhiệt độ tuyệt đối: Trong thang nhiệt độ tuyệt đối, khoảng cách nhiệt

độ 1 ken-vin (1K) bằng khoảng cách nhiệt độ 10C. Không độ tuyệt đối (0K) ứng với

nhiệt độ -2730C. Hệ thức T = t + 273 trong đó, T là số đo nhiệt độ trong nhiệt giai

Ken-vin, t là số đo nhiệt độ đó trong nhiệt giai Xen-xi-út.

c) Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và

các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích

cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong

chuyên đề sẽ xây dựng.

Ví dụ: Đối với bài học Vật lí nói trên, Chương trình giáo dục phổ thông vật

lí quy định mức độ cần đạt của học sinh về chủ đề "Các định luật chất khí" như

sau:

- Về kiến thức:

+ Phát biểu được các định luật Bôi-lơ − Ma-ri-ốt, Sác-lơ.

+ Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.

+ Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.

+ Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng pV

T hằng số

- Về kĩ năng:

+ Vận dụng được phương trình trạng thái khí lí tưởng.

+ Vẽ được đường đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V).

- Về năng lực: Qua việc thực hiện các hoạt động học trong bài học, học sinh

được rèn luyện về năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề.

d) Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận

dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh

giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

đ) Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã

mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh

giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng.

25

Ví dụ: Đối với bài học Vật lí nói trên, việc kiểm tra, đánh giá như sau:

- Đánh giá bằng nhận xét: Với tiến trình dạy học như trên, chúng ta có thể hình

dung các hoạt động học của học sinh được diễn ra trong 2 tuần với 3 tiết học trên lớp.

Thông qua quan sát, trao đổi và các sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên có thể

nhận xét, đánh giá được sự tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong học tập:

+ Đánh giá tính tích cực, tự lực của học sinh: Mức độ hăng hái tham gia phát

biểu ý kiến của học sinh; Thái độ lắng nghe của học sinh khi giáo viên gợi ý,

hướng dẫn; Mức độ hăng hái thảo luận nhóm của học sinh để giải quyết nhiệm vụ học

tập; Khả năng tập trung, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập của mỗi cá nhân; Vai

trò của nhóm trưởng trong việc tổ chức hoạt đông của nhóm; Trách nhiệm của mỗi

thành viên trong nhóm, thể hiện ở trách nhiệm hoàn thành các phần việc được phân

công; nêu ý kiến độc lập và tham gia thảo luận để thống nhất được ý kiến chung;

Sự tiến bộ về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh sau mỗi tiết học, thể hiện

từ chỗ giáo viên phải gợi ý từng bước để học sinh trả lời câu hỏi đến việc giáo viên

chỉ đưa các nhiệm vụ và hỗ trợ khi thực sự cần thiết; Khả năng ghi nhớ những điều

đã học để có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng và vận dụng

được những kiến thức vào thực tiễn; Sự tự tin của học sinh khi trình bày, bảo vệ

kết quả hoạt động của nhóm trước lớp một cách chặt chẽ, thuyết phục.

+ Đánh giá khả năng sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh:

Trong quá trình học tập, học sinh được thực tế hoạt đông phỏng theo con đường

nhận thức của nhà khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán giải pháp, đề xuất phương

án thí nghiệm, phân tích kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật đồ thị,... Giáo viên

có thể đánh giá được mức độ đáp ứng của học sinh đối với các hoạt động sáng tạo

này thông qua quan sát, nhận xét sự trải nghiệm hoạt động nhận thức sáng tạo và

khả năng “luyện tập” tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua học

tập theo tiến trình dạy học kể trên như: Học sinh đưa ra được giả thuyết về mối quan

hệ giữa các đại lượng p, V, t dựa trên căn cứ là thuyết động học phân tử chất khí và kinh

nghiệm sống của bản thân; Học sinh đề xuất được giải pháp nghiên cứu mối quan hệ

giữa các thông số trạng thái chất khí là suy luận lí thuyết từ thuyết động học phân

tử chất khí và tiến hành thí nghiệm đo p, V, t; Học sinh đã thiết kế được phương án

thí nghiệm và nêu được dự kiến tiến hành thí nghiệm ứng với 3 trường hợp riêng;

Từ bảng số liệu, học sinh dự đoán được p tỉ lệ nghịch với V và biết kiểm tra dự

đoán này bằng cách tính tích p.V ứng với mỗi cặp số liệu p – V và xem chúng có

bằng nhau không...

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Căn cứ vào các mức độ yêu cầu của

câu hỏi, bài tập được mô tả trong bảng trên, giáo viên có thể xây dựng các câu hỏi,

bài tập tương ứng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Căn cứ vào

mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên

26

và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các

bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh.

e) Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho

học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực

hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy

học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình

huống xuất phát.

Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương pháp

dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi

với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó.

Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập

thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà

nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động

do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng

cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được

nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của

quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ

thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.

Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là

sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học. Như vậy, việc

xây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

- Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận

và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.

- Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học

sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu

thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp

nhằm giải quyết vấn đề.

Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp

giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết

luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức...

Ví dụ: Bài học Vật lí nói trên có thể được tiến hành như sau:

TT Hoạt động Nội dung

Tình huống xuất phát - đề xuất vấn đề

27

1 Chuyển

giao nhiệm

vụ

Trong tiết 1, giáo viên có thể giao cho học sinh trình bày

cách làm phồng quả bóng bàn bị bẹp và giải thích.

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Học sinh có thể làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh

về cách làm và thống nhất cách giải thích tại sao với cách làm của

mình thì quả bóng bàn có thể lấy lại hình dạng ban đầu.

3 Báo cáo,

thảo luận

Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày và thảo luận về các

cách làm quả bóng bàn phồng trở lại. Quá trình thảo luận làm

bộc lộ các thông số đặc trưng cho trạng thái của một khối

lượng khí là nhiệt độ, áp suất và thể tích.

4 Phát biểu

vấn đề

Từ kết quả báo cáo, thảo luận phát hiện vấn đề cần giải quyết là:

Các thông số trạng thái của một khối lượng khí có mối liên hệ gì

với nhau hay không? Nếu có thì mối quan hệ đó như thế nào?

Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

1 Chuyển

giao nhiệm

vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận về giải pháp

nhằm xác định mối quan hệ (nếu có) giữa các thông số nhiệt

độ, áp suất, thể tích của một khối lượng khí.

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Học sinh có thể thảo luận với bạn bên cạnh hoặc theo nhóm

(Nếu không có điều kiện bố trí lại lớp học thì có thể chia

nhóm theo từng bàn hoặc gộp bàn trên và bàn dưới). Kết quả

thảo luận nhóm có thể được trình bày trên bảng phụ hoặc

giấy A0.

3 Báo cáo,

thảo luận

Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận về giải

pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

4 Lựa chọn

giải pháp

Từ kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên giúp học sinh nhận

thấy là cần phải lần lượt cho một thông số không đổi và khảo

sát mối quan hệ giữa hai thông số còn lại. Có thể tìm hiểu tài

liệu trước rồi làm thí nghiệm kiểm tra hoặc ngược lại.

Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề (Lí thuyết)

1 Chuyển

giao nhiệm

Giáo viên giao cho học sinh nghiên cứu tài liệu về mối quan

hệ giữa các thông số trạng thái ở nhà để chuẩn bị báo cáo vào

tiết học tiếp theo. Có thể giao cho mỗi nhóm học sinh báo

28

vụ cáo về một mối quan hệ giữa hai thông số.

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Học sinh nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài báo cáo về mối

quan hệ giữa hai thông số được giao. Hình thức báo cáo có

thể là bằng Powerpoint hoặc trên tờ giấy A0.

3 Báo cáo,

thảo luận

Trong tiết 2, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo

luận. Kết quả báo cáo và thảo luận của học sinh nêu ra được

các mối quan hệ P-V; P-t; V-t. Tiếp theo, giáo viên yêu cầu

học sinh đề xuất phương án thí nghiệm nhằm kiểm tra lại các

kết quả trên.

4 Kết luận,

nhận định

Giáo viên nhận xét về kết quả nghiên cứu của học sinh;

thống nhất phương án chung là phải tiến hành đo các đại

lượng để nghiệm lại mối quan hệ của chúng.

Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề (Thực hành)

1 Chuyển

giao nhiệm

vụ

Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu tài liệu hướng dẫn để

chuẩn bị tiến hành các thí nghiệm nhằm nghiệm lại mối quan

hệ giữa các thông số trạng thái trong tiết 3.

2 Thực hiện

nhiệm vụ

Trong tiết 3, học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Giáo

viên phân công cho mỗi nhóm thực hiện một bài thí nghiệm

(khác với mối quan hệ đã được phân công tìm hiểu tài liệu và

trình bày ở tiết 2)

3 Báo cáo,

thảo luận

Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm theo nhóm và thảo luận

về các kết quả thu được.

4 Kết luận,

nhận định,

hợp thức

hóa kiến

thức

Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh và xác nhận

mỗi mối quan hệ tìm được tương ứng với một định luật chất

khí. Thông báo tên các định luật khí, đồng thời hướng dẫn

học sinh xây dựng phương trình trạng thái của khí lí tưởng từ

các định luật đó.

Tóm lại, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm

tra đánh giá của quá trình giáo dục có liên quan chặt chẽ với nhau nên cần phải đổi

mới một cách đồng bộ, trong đó khâu đột phá là đổi mới kiểm tra, đánh giá theo

định hướng chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức sang coi trọng kết

hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình

giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học

29

sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố

gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá

không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh

học như thế nào, có biết vận dụng không.

III. Các býớc phân tích hoạt ðộng học của học sinh

Việc phân tích, rút kinh nghiệm 1 hoạt ðộng học cụ thể trong giờ học ðýợc

thực hiện theo các býớc sau:

1. Býớc 1: Mô tả hành ðộng của học sinh trong mỗi hoạt ðộng học

Mô tả rõ ràng, chính xác những hành ðộng mà học sinh/nhóm học sinh ðã

thực hiện trong hoạt ðộng học ðýợc ðýa ra phân tích. Cụ thể là:

- Học sinh ðã tiếp nhận nhiệm vụ học tập thế nào?

- Từng cá nhân học sinh ðã làm gì (nghe, nói, ðọc, viết) ðể thực hiện nhiệm

vụ học tập ðýợc giao? Chẳng hạn, học sinh ðã nghe/ðọc ðýợc gì, thể hiện qua việc

học sinh ðã ghi ðýợc những gì vào vở học tập cá nhân?

- Học sinh ðã trao ðổi/thảo luận với bạn/nhóm bạn những gì, thể hiện thông

qua lời nói, cử chỉ thế nào?

- Sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh là gì?

- Học sinh ðã chia sẻ/thảo luận về sản phẩm học tập thế nào? Học sinh/nhóm

học sinh nào báo cáo? Báo cáo bằng cách nào/nhý thế nào? Các học sinh/nhóm học

sinh khác trong lớp ðã lắng nghe/thảo luận/ghi nhận báo cáo của bạn/nhóm bạn

nhý thế nào?

- Giáo viên ðã quan sát/giúp ðỡ học sinh/nhóm học sinh trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ học tập ðýợc giao nhý thế nào?

- Giáo viên ðã tổ chức/ðiều khiển học sinh/nhóm học sinh chia sẻ/trao

ðổi/thảo luận về sản phẩm học tập bằng cách nào/nhý thế nào?

2. Býớc 2: Ðánh giá kết quả/hiệu quả của hoạt ðộng học

Với mỗi hoạt ðộng học ðýợc mô tả nhý trên, phân tích và ðánh giá về kết

quả/hiệu quả của hoạt ðộng học ðã ðýợc thực hiện. Cụ thể là:

- Qua hoạt ðộng ðó, học sinh ðã học ðýợc gì (thể hiện qua việc ðã chiếm lĩnh

ðýợc những kiến thức, kĩ nãng gì)?

- Những kiến thức, kĩ nãng gì học sinh còn chýa học ðýợc (theo mục tiêu của

hoạt ðộng học)?

3.Býớc 3: Phân tích nguyên nhân ýu ðiểm/hạn chế của hoạt ðộng học

30

Phân tích rõ tại sao học sinh ðã học ðýợc/chýa học ðýợc kiến thức, kĩ nãng

cần dạy thông qua mục tiêu, nội dung, phýõng thức hoạt ðộng và sản phẩm học tập

mà học sinh phải hoàn thành:

- Mục tiêu của hoạt ðộng học (thể hiện thông qua sản phẩm học tập mà học

sinh phải hoàn thành) là gì?

- Nội dung của hoạt ðộng học là gì? Qua hoạt ðộng học này, học sinh ðýợc

học/vận dụng những kiến thức, kĩ nãng gì?

- Học sinh ðã ðýợc yêu cầu/hýớng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ học tập

(cá nhân, cặp, nhóm) nhý thế nào?

- Sản phẩm học tập (yêu cầu về nội dung và hình thức thể hiện) mà học sinh

phải hoàn thành là gì?

4. Býớc 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt ðộng học

Ðể nâng cao kết quả/hiệu quả hoạt ðộng học của học sinh cần phải ðiều

chỉnh, bổ sung những gì về:

- Mục tiêu, nội dung, phýõng thức, sản phẩm học tập của hoạt ðộng học?

- Kĩ thuật tổ chức hoạt ðộng học của học sinh: chuyển giao nhiệm vụ học

tập; quan sát, hýớng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập; tổ chức, hýớng dẫn

học sinh báo cáo, thảo luận về sản phẩm học tập; nhận xét, ðánh giá quá trình hoạt

ðộng học và sản phẩm học tập của học sinh.

IV. Câu hỏi thảo luận về tiến trình bài học

Ðể hoàn thiện, tiến trình dạy học mỗi bài học theo chủ ðề ðýợc xây dựng cần

ðýợc trình bày và thảo luận dựa trên một số câu hỏi gợi ý nhý sau:

1. Tình huống xuất phát

1.1. Tình huống/câu hỏi/lệnh xuất phát nhằm huy ðộng kiến thức/kĩ

nãng/kinh nghiệm sẵn có nào của học sinh? (Học sinh ðã học kiến thức/kĩ nãng ðó

khi nào?)

1.2. Vận dụng kiến thức/kĩ nãng/kinh nghiệm ðã có ðó thì học sinh có thể trả

lời câu hỏi/thực hiện lệnh ðã nêu ðến mức ðộ nào? Dự kiến các câu trả lời/sản

phẩm học tập mà học sinh có thể hoàn thành.

1.3. Ðể hoàn thiện câu trả lời/sản phẩm học tập nói trên, học sinh cần vận

dụng kiến thức/kĩ nãng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong Hoạt ðộng Hình

thành kiến thức? (Có thể không phải là toàn bộ kiến thức/kĩ nãng mới trong bài).

2. Hình thành kiến thức mới

31

2.1. Kiến thức mới mà học sinh phải thu nhận ðýợc của bài học là gì? Học

sinh sẽ thu nhận kiến thức ðó bằng cách nào? Cụ thể là học sinh phải thực hiện các

hành ðộng (ðọc/nghe/nhìn/làm) gì? Qua hành ðộng (ðọc/nghe/nhìn/làm), học sinh

thu ðýợc kiến thức gì? Kiến thức ðó giúp cho việc hoàn thiện câu trả lời/sản phẩm

học tập ở tình huống xuất phát nhý thế nào?

2.2. Nếu có lệnh/câu hỏi trong phần Hình thành kiến thức thì cần làm rõ:

- Lệnh/câu hỏi ðó có liên hệ thế nào với lệnh/câu hỏi ở tình huống xuất phát?

- Câu trả lời/sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành là gì?

- Học sinh sử dụng kiến thức gì ðể trả lời câu hỏi/thực hiện lệnh ðó?

3. Hình thành kĩ nãng mới

3.1. Nêu rõ mục ðích của mỗi câu hỏi/bài tập luyện tập trong bài học. Cụ thể

là câu hỏi/bài tập ðó nhằm hình thành/phát triển kĩ nãng gì?

3.2. Nếu có nhiều hõn 01 câu hỏi/bài tập cho việc hình thành/phát triển 01 kĩ

nãng cần giải thích tại sao?

4. Vận dụng và mở rộng

Cần trả lời ðýợc các câu hỏi sau:

Vận dụng: Học sinh ðýợc yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết một

ðiều gì trong cuộc sống? Cần thay ðổi gì trong hành vi, thái ðộ của bản thân học

sinh?Ðề xuất với gia ðình, bạn bè… thực hiện ðiều gì trong học tập/cuộc sống?

Mở rộng: Học sinh ðýợc yêu cầu ðào sâu/mở rộng thêm gì về những kiến

thức có liên quan ðến bài học? Lịch sử hình thành kiến thức? Thông tin về các nhà

khoa học phát minh ra kiến thức? Những ứng dụng của kiến thức trong ðời sống, kĩ

thuật?

Học sinh cần trình bày/báo cáo/chia sẻ các kết quả hoạt ðộng nói trên nhý

thế nào? Dýới hình thức nào?

32

PHẦN 2

XÂY DỰNG BÀI HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

THEO NHÓM VÀ HƢỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

Để minh họa cho việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua xây dựng bài

học, tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học

môn Công nghệ ở trung học phổ thông, phần này xin giới thiệu một số bài thuộc

chương trình Công nghệ 10 và Công nghệ 11. Các ví dụ này cũng chỉ là một gợi ý,

trong thực tiễn, giáo viên có thể tự xây dựng bài học và tổ chức thực hiện sao cho

phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh và điều kiện thực hiện.

Bài 1: SẢN XUẤT RAU SẠCH TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU

VÀ ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ

(3 tiết)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI HỌC

- Rau xanh và các loại củ, quả dùng làm thức ăn là nguồn thực phẩm phổ

biến và quan trọng đối với tất cả mọi người Việt Nam, vì: Rau bổ sung các chất

dinh dưỡng thiết yếu giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại

vitamin, chất khoáng, chất xơ có trong rau. Không những vậy, một số loại rau còn

có tác dụng như dược liệu quý, giúp con người tăng cường sức khoẻ và ngăn ngừa

bệnh tật. Do đó, nhu cầu tiêu thụ rau hàng ngày ở nước ta rất lớn.

- Rau xanh, củ, quả là những loại thực vật có thời gian sinh trưởng ngắn, có

nhu cầu về dinh dưỡng, nước cao và rất dễ bị sâu bệnh phá hoại. Trong quá trình

sản xuất, nhiều người trồng rau đã lạm dụng sử dụng các hóa chất như phân hóa

học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, không tuân thủ

thời gian cách li để tạo ra khối lượng sản phẩm cao và thu được nhiều lợi nhuận.

Điều này dẫn đến tình trạng rau bị nhiễm độc do thuốc bảo vệ thực vật, Nitrat

(NO3), kim loại nặng, vi sinh vật gây hại ngày càng trầm trọng. Đây là một trong

những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm và căn bệnh

ung thư đang ngày càng gia tăng ở nước ta .

- Việt Nam là đất nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều

với khoảng 70% diện tích đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi, dẫn đến tình trạng

diện tích đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất bạc màu tương đối lớn. Đây là những

33

loại đất nghèo dinh dưỡng và có độ pH chua hoặc rất chua, không phù hợp với yêu

cầu về dinh dưỡng và thổ nhưỡng của hầu hết các loại rau.

Câu hỏi đặt ra là: Có thể sản xuất rau sạch trên đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

và đất bạc màu được không? Nếu được thì cần phải làm như thế nào?

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, nội dung của sách

giáo khoa Công nghệ 10 hiện hành và các ứng dụng khoa học kĩ thuật, chúng tôi

xây dựng bài học tích hợp với chủ đề: “Sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu

và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”.

Vấn đề cần giải quyết của bài học này là: Tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm

và ứng dụng kiến thức mới về việc sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu và đất

xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

Bài học “Sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh

trơ sỏi đá” được thiết kế trên cơ sở nội dung các bài học trong chương trình Công

nghệ 10 sau đây:

- Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi

đá (bài 9- 1 tiết)

- Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường (

Bài 12- 1 tiết)

- Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (Bài 17- 1 tiết)

Việc đưa nội dung sản xuất rau sạch vào nội dung của bài học mới được xây

dựng nhằm giúp HS không chỉ có được những hiểu biết lí thuyết mà còn giúp HS

hiểu được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức lí thuyết (về sử dụng, cải tạo đất,

phân bón, phòng trừ sâu bệnh) trong chương trình thông qua việc giải quyết tình

huống thực tiễn (Học để biết - Biết để làm gì?). Qua đó góp phần hình thành và

phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết cho HS.

III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA BÀI HỌC VÀ NHỮNG NĂNG

LỰC, PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ

Theo chương trình hiện hành, chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của các bài

được lựa chọn như sau:

- Biết được sự hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng một số

loại đất xấu phổ biến ở nước ta.

- Biết được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón.

34

- Hiểu được khái niệm, nguyên lý và biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp

dịch hại cây trồng.

- Có ý thức bảo vệ, cải tạo đất trồng.

- Có ý thức bảo vệ môi trường qua sử dụng một số loại phân bón theo các

hướng: Đảm bảo thực phẩm sạch; không gây ô nhiễm đất, nước, không khí.

Đây cũng chính là những kiến thức, kĩ năng HS phải đạt được sau khi học

bài “Sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”.

2. Các năng lực và phẩm chất hƣớng tới hình thành cho học sinh qua bài học

Thông qua việc học tập bài học này sẽ góp phần hình thành cho HS các năng

lực sau:

- Năng lực tự học: HS tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu

học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập

được giao để thực hiện được mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi

chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập

chuyên đề.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề và

đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả; Chủ động vận dụng kiến thức đã

học trong bài học vào việc giải quyết các vấn đề phát hiện qua bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình

trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành

viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc

được giao; chỉ ra được mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm; khiêm

tốn, lắng nghe tích cực trong quá trình học tập, luôn học hỏi các thành viên trong

nhóm; diễn đạt được ý tưởng của bản thân một cách tự tin…

- Phẩm chất: HS tự lập, tự chủ và tự tin trong học tập.

IV. CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Trên cơ sở mục tiêu của bài học như đã nêu ở chuẩn kiến thức, kĩ năng, có

thể phân tích mục tiêu ra 4 mức: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Ta có bảng

mục tiêu sau (Mỗi nội dung và mức mục tiêu có thể xác định xây dựng một vài câu

hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá):

Mức độ

Nội dung Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao

1. Biện

pháp cải

- Xác định được

tính chất của đất

- So sánh được

tính chất của đất

- Vận dụng

được kiến thức

35

tạo và

sử dụng

đất xám

bạc

màu, đất

xói mòn

mạnh

trơ sỏi

đá

xám bạc màu

(câu 1.1)

- Nêu được các

biện pháp cải tạo,

sử dụng đất xám

bạc màu (câu 1.2)

- Nêu được các

biện pháp cải tạo,

sử dụng đất xói

mòn mạnh trơ sỏi

đá (câu 1.3)

xám bạc màu và

đất xói mòn mạnh

trơ sỏi đá (câu

2.1)

- Giải thích được

cơ sở khoa học

của biện pháp cải

tạo đất xám bạc

màu và đất xói

mòn mạnh trơ sỏi

đá để trong rau an

toàn (câu 2.2).

- Giải thích được

yêu cầu kĩ thuật

cần đạt khi cải

tạo, sử dụng đất

xám bạc màu, đất

xói mòn mạnh trơ

sỏi đá để trong

rau an toàn đạt kết

quả (câu 2.3).

- Chỉ ra và giải

thích được biện

pháp kĩ thuật

quan trọng nhất

cần thực hiện khi

cải tạo đất xám

bạc màu và đất

xói mòn mạnh trơ

sỏi đá để trồng

rau sạch (câu 2.4)

đã học để xác

định những

việc nên làm và

không nên làm

khi chuẩn bị

đất để gieo

trồng rau sạch

(câu 3.1)

- Đề xuất

những việc cần

làm nhằm đảm

bảo các yêu

cầu về đất cho

việc sản xuất

rau sạch ở gia

đình, địa

phương (câu

3.2).

2. Đặc

điểm,

tính

chất, kĩ

thuật sử

dụng

một số

- Nêu được đặc

điểm và cách sử

dụng phân hóa

học (câu 1.4)

- Nêu được đặc

điểm và cách sử

- Giải thích được

vì sao không được

lạm dụng sử dụng

phân hóa học

trong sản xuất rau

sạch (câu 2.5)

-Vận dụng

được những

hiểu biết về

phân bón để

xác định những

việc nên làm và

không nên làm

36

loại

phân

bón

thông

thường

dụng của phân

hữu cơ (câu 1.5)

-Nêu được đặc

điểm và cách sử

dụng của phân vi

sinh vật (câu 1.6)

- Giải thích được

vì sao cần phải

tăng cường sử

dụng phân hữu

cơ, phân vi sinh

trong sản xuất rau

sạch (câu 2.6).

khi sử dụng

phân bón trong

quá trình sản

xuất rau sạch

(câu 3.3)

- Đề xuất được

biện pháp sử

dụng phân bón

hợp lí trong

quá trình sản

xuất rau sạch ở

gia đình, địa

phương (câu

3.4)

3.

Phòng

trừ tổng

hợp dịch

hại cây

trồng

- Nêu được các

nguyên lý cơ bản

phòng trừ tổng

hợp dịch hại cây

trông (câu 1.7)

- Xác định được

các biện pháp chủ

yếu của phòng trừ

tổng hợp dịch hại

cây trồng (câu

1.8)

- Giải thích được

tác dụng của việc

áp dụng các biện

pháp phòng trừ

tổng hợp dịch hại

khi sản xuất rau

sạch (câu 2.7).

- Giải thích được

vì sao cần phải áp

dụng nhiều biện

pháp khác nhau

khi tiến hành

phòng trừ tổng

hợp dịch hại cây

trồng (câu 2.8).

- Phân biệt được

biện pháp hóa học

với biện pháp

phòng trừ tổng

hợp dịch hại cây

trồng (câu 2.9)

- Đề xuất được

biện pháp

phòng trừ tổng

hợp dịch hại

cây trồng phù

hợp với điều

kiện ở gia đình,

địa phương

(câu 3.5).

- Vận dụng

được hiểu biết

về phòng trừ

tổng hợp dịch

hại cây trồng

để tuyên

truyền, vận

động mọi

người thực

hiện trong quá

trình sản xuất

rau ở gia đình,

cộng đồng (câu

3.6)

- Đề xuất

và thực

hiện được

các giải

pháp sản

xuất rau

sạch ở địa

phương,

gia đình

đạt kết quả

(câu 4.1)

37

38

V. CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Câu hỏi, bài tập mức Biết

Câu 1.1. Đất xám bạc màu có tính chất như thế nào?

A. Tầng đất mặt và lớp mùn mỏng, nghèo chất dinh dưỡng

B. Tầng đất mặt dày nhưng nghèo chất dinh dưỡng và độ pH thấp (chua hoặc

rất chua)

C. Đất thường bị khô hạn, chua hoặc rất chua, hoạt động của vi sinh vật đất yếu.

D. A và C

E. B và C

Câu 1.2. Cải tạo những tính chất xấu của đất xám bạc màu bằng cách nào để trồng

được rau sạch?

A. Cày sâu dần, bón vôi cải tạo đất kết hợp với tăng cường bón phân hữu cơ.

B. Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, hệ thông mương máng tưới tiêu hợp lý và luân

canh cây trồng.

C. Tăng cường bón phân hóa học để làm tăng ngay các chất dinh dưỡng cần

thiết trong đất.

D. A và B

E. B và C.

Câu 1.3. Cải tạo những tính chất xấu của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá bằng cách

nào để trồng được rau sạch ?

A. Làm ruộng bậc thang kết hợp với các biện pháp khác như tăng cường trồng

cây họ Đậu, bón phân hữu cơ, bón vôi cải tạo đất, luân canh, xen canh gối vụ hợp

lí; không bỏ đất trống đồi trọc.

B. Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, hệ thống mương máng hợp lý để hạn chế xói

mòn.

C. Tăng cường bón phân hóa học để cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời cho cây

trồng.

D. Cày nông để hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất.

Câu 1.4. Phân hóa học có những đặc điểm chủ yếu nào? Nên sử dụng phân hóa

học như thế nào cho hợp lí khi sản xuất rau sạch?

A. Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao.

Phân hóa học thường chứa gốc axit và không có tác dụng cải tạo đất. Vì vậy, cần

phải bón kết hợp với phân hữu cơ và các loại phân hóa học N, P, K, bón đúng liều

lượng quy định và không bón liên tục nhiều năm khi sản xuất rau sạch.

39

B. Hầu hết các loại phân hóa học đều dễ tan nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả

nhanh. Vì vậy, phân hóa học dùng để bón thúc là chính khi sản xuất rau sạch.

C. Phân hóa học có tác dụng cải tạo đất tốt, không gây chua nên bón càng nhiều

phân hóa học càng có lợi cho việc sản xuất rau sạch.

D. A và B

Câu 1.5. Phân hữu cơ có những ưu điểm gì? Sử dụng phân hữu cơ như thế nào là

hợp lý khi sản xuất rau sạch?

A. Phân hữu cơ chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, có tác dụng cải tạo đất tốt.

Bón liên tục nhiều năm không gây hại cho đất. Vì vậy, cần phải tăng cường bón lót

phân hữu cơ ủ hoai mục khi sản xuất rau an toàn.

B. Phân hữu cơ chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, cây có thể sử dụng ngay

được. Vì vậy, cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón thúc cho rau.

C. Phân hữu cơ có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao hơn hẳn phân hóa học và không

gây chua đất. Do đó, cần bón phân hữu cơ với liều lượng thấp và bón làm nhiều

lần.

D. Phân hữu cơ rẻ tiền, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện gieo trồng ở nước ta.

Vì vậy, cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ để giảm chi phí giá thành sản phẩm

rau an toàn.

Câu 1.6. Phân vi sinh có những đặc điểm chủ yếu nào? Sử dụng phân vi sinh như

thế nào là hợp lý khi sản xuất rau an toàn?

A. Phân vi sinh thích hợp với nhiều loại cây trồng và không gây hại cho đất. Vì

vậy, nên bón nhiều loại phân vi sinh vật khi sản xuất rau an toàn.

B. Phân vi sinh chứa vi sinh vật sống nhưng mỗi loại chỉ thích hợp với một

hoặc một nhóm cây trồng nhất định và thời gian sử dụng ngắn. Vì vậy, cần đọc kĩ

hướng dẫn sử dụng trước khi dùng phân vi sinh để bón nhằm đảm bảo sự phù hợp

giữa tính chất của phân bón với đặc điểm sinh vật học của cây rau và điều kiện thời

tiết.

C. Phân vi sinh có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng và tỉ lệ chất dinh dưỡng

cao nên sử dụng phân vi sinh để bón cho tất cả các loại rau đều rất tốt. Chú ý bón

đúng liều lượng quy định.

D. A và C.

Câu 1.7. Nguyên lý cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì?

A. Trồng cây khỏe; bảo tồn thiên địch để khống chế sâu bệnh.

B. Bồi dưỡng kiến thức bảo vệ thực vật cho người trồng trọt; phát hiện sâu bệnh

sớm, kịp thời để có biện pháp kịp thời hạn chế sự gây hại của chúng.

C. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

D. A và B.

Câu 1.8. Khi tiến hành phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng cần áp dụng biện

pháp nào?

40

A. Biện pháp kĩ thuật và sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh.

B. Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

C. Biện pháp kĩ thuật, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, sinh học, biện pháp

cơ giới, vật lý. Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi dịch hại tới ngưỡng gây hại và các

biện pháp khác không có hiệu quả.

D. A và B

2. Câu hỏi, bài tập mức Hiểu

Câu 2.1. Đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có tính chất chủ yếu

nào giống nhau?

A. Không có tính chất nào giống nhau vì nguyên nhân hình thành 2 loại đất này

khác nhau.

B. Đất nghèo mùn, chất dinh dưỡng, chua hoặc rất chua, hoạt động của vi sinh

vật trong đất yếu.

C. Tầng đất mặt dày, thành phần chủ yếu là sét, nghèo chất dinh dưỡng.

D. Đất có màu xám bạc, thường bị khô hạn hoặc ngập úng, độ pH cao, nghèo

mùn và chất dinh dưỡng.

Câu 2.2. Dựa trên cơ sở nào mà thực hiện biện pháp kĩ thuật bón vôi và tăng

cường bón phân hữu cơ kết hợp với các biện pháp thủy lợi khi cải tạo đất xám bạc

màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá để trong rau an toàn?

A. Dựa vào nguyên nhân hình thành đất.

B. Dựa vào nguyên nhân và tính chất chủ yếu của đất xám bạc màu và đất xói

mòn mạnh trơ sỏi đá; tác dụng của vôi và phân hữu cơ trong việc cải tạo đất.

C. Dựa vào điều kiện thực tế trồng rau hiện nay.

D. Vôi và phân hữu cơ rẻ tiền, dễ kiếm.

Câu 2.3. Muốn trồng rau sạch đạt kết quả, việc cải tạo đất xám bạc màu và đất xói

mòn mạnh trơ sỏi đá cần phải đạt được những yêu cầu kĩ thuật nào?

A. Sạch cỏ dại, sỏi đá và các tạp chất. Độ dốc của đất giảm xuống thấp nhất.

B. Tưới tiêu nước thuận lợi, dễ dàng, đảm bảo trồng được rau.

C. Các tính chất lí, hóa, sinh của đất được cải thiện, đảm bảo độ pH, hàm lượng

chất dinh dưỡng, tỉ lệ mùn và hoạt động của vi sinh vật phù hợp với yêu cầu về

điều kiện ngoại cảnh của cây rau.

D. A và B

Câu 2.4. Trong các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi

đá để trồng rau sạch sau đây, biện pháp nào là cần thiết và đem lại hiệu quả cao

nhất? Vì sao?

A. Biện pháp thủy lợi vì nguyên nhân chính làm cho đất bạc màu và xói mòn

mạnh trơ sỏi đá là do địa hình dốc và quá trình rửa trôi mạnh.

41

B. Bón vôi và tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với bón phân hóa học hợp lí

vì tính chất chủ yêu của 2 loại đất này là chua hoặc rất chua, nghèo dinh dưỡng và

tỉ lệ mùn, hạt keo thấp.

C. Luân canh, xen canh cây họ Đậu, cây phân xanh với một số loại cây trồng

khác vì các loại cây trồng này vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa có tác dụng giữ lớp

đất mặt ít bị rửa trôi.

D. Làm đất đúng kĩ thuật nhằm làm cho đất sạch cỏ dại, tơi xốp, thông thoáng,

tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích hoạt động mạnh.

Câu 2.5. Vì sao không được lạm dụng sử dụng phân hóa học trong sản xuất rau

sạch ?

A. Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng và tỉ lệ chất dinh dưỡng cao nên

nếu bón nhiều cây sẽ bị lốp, yếu ớt, dễ bị đổ .

B. Phân hóa học dễ tan, cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh nên làm cho cây

sinh trưởng phát triển mạnh, hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm rau xanh

thấp.

C. Phân hóa học thường có gốc axit. Khi bón vào đất sẽ xảy ra tình trạng trao

đổi ion với keo đất, tạo ra các axit, làm cho đất bị chua. Bón liên tục nhiều năm sẽ

làm cho đất bị chua và trở nên chai cứng.

D. Phân hóa học không có tác dụng cải tạo đất, chỉ có tác dụng cung cấp kịp

thời chất dinh dưỡng cho cây. Nếu lạm dụng phân hóa học, nhất là phân đạm trong

sản xuất rau sạch không những làm hại đất mà còn gây hiện tượng tồn dư chất độc

hại trong rau (chất nitrat), gây hại cho sức khỏe con người.

Câu 2.6. Vì sao cần phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh trong sản

xuất rau sạch ?

A. Phân hữu cơ và phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất, không gây độc hại cho

đất và cây.

B. Phân hữu cơ và phân vi sinh chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng có tỉ lệ

chất dinh dưỡng thấp.

C. Phân hữu cơ và phân vi sinh phù hợp với tất cả các loại đất và các loại cây

trồng.

D. Phân hữu cơ và phân vi sinh cho hiệu quả nhanh nhưng không gây độc hại

cho đất và cây trồng.

Câu 2.7. Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại khi sản xuất rau sạch

có tác dụng như thế nào đối với việc sản xuất rau sạch ?

A. Đảm bảo cây trồng khỏe, tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh nên

hạn chế được tác hại của sâu bệnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau.

B. Ngăn chặn hoặc hạn chế được sự phát sinh phát triển của sâu bệnh. Nhờ đó,

hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong quá

trình sản xuất rau.

42

C. Không tốn kém tiền của, công sức, dễ thực hiện nên phù hợp với khả năng

thực hiện của mọi người.

D. A và B

E. B và C

Câu 2.8. Vì sao cần phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau khi tiến hành phòng

trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ?

Câu 2.9. Biện pháp hóa học trong hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại

cây trồng có những điểm nào khác so với biện pháp hóa học mà người trồng trọt

thường sử dụng khi trồng rau trong thực tế?

3. Câu hỏi, bài tập mức Vận dụng thấp

Câu 3.1. Gia đình bác Mẫn có 2 sào đất đã gặt xong lúa mùa. Bác nghe nói việc

sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP sẽ được hỗ trợ về tài chính, hơn nữa,

rau sạch sẽ được thu mua với giá cao để bán ở các siêu thị. Bác dự định sẽ gieo

trồng rau vụ Đông trên thửa ruộng đó, chỉ có điều đất ruộng nhà bác là đất xám bạc

màu. Em hãy giúp bác Mẫn xác định những việc nên làm và không nên làm khi

chuẩn bị đất để gieo trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP?

Cải tạo, chuẩn bị đất trên nền đất xám bạc màu

để trồng rau sạch

Nên Không

nên

1. Phơi khô đất, sau đó cày hoặc cuốc vỡ đất rồi bón

vôi cải tạo đất.

2. Tăng cường bón phân hóa học để làm tăng các chất

dinh dưỡng dễ tiêu và lượng mùn trong đất

3. Làm sạch cỏ dại và làm cho đất tơi xốp, thông

thoáng

4. Lấy bớt lớp đất mặt ở ruộng đắp thành bờ để giữ

nước và giữ chất dinh dưỡng không bị rửa trôi

5. Bón tăng phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học hợp

lý.

Câu 3.2. Giả sử đất vườn nhà em ở nơi có độ dốc cao, bị xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Hiện nay, gia đình em rất muốn cải tạo khu vườn đó để trồng rau sạch, vừa có rau

sạch để sử dụng cho các bữa ăn hàng ngày, vừa có thể cung cấp cho hàng rau sạch.

Bằng những hiểu biết của mình, em hãy đề xuất với gia đình các biện pháp cải tạo

đất cần thực hiện để sản xuất được rau sạch trên mảnh vườn nhà mình.

43

Câu 3.3. Rau xanh là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, có

nhu cầu về dinh dưỡng và nước cao. Vì vậy, phân bón và kĩ thuật sử dụng phân

bón trong quá trình sản xuất rau sạch có vai trò rất quan trọng.

Bằng những hiểu biết về phân bón, em hãy chỉ ra những việc nên làm và không

nên làm khi sử dụng phân bón để sản xuất rau sạch trên nền đất xám bạc màu hoặc

đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá đã được cải tạo ở bảng sau:

Kĩ thuật sử dụng phân bón Nên Không

nên

1. Tăng cường bón phân hóa học khi bón lót và bón

thúc để cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây

rau

2. Tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục và phân

lân trước khi gieo trồng .

3. Đối với những loại rau ăn lá, càng bón nhiều phân

đạm càng tốt

4. Sử dụng phân đạm, phân kali để bón thúc vào các

thời kì cây sinh trưởng mạnh.

5. Căn cứ vào đặc điểm của cây rau, điều kiện thời tiết

và tính chất của đất để xác định loại phân bón và liều

lượng bón phân cho phù hợp.

6. Trước khi thu hoạch rau khoảng 5 ngày, có thể bón

phân cho cây rau để thu được năng suất cao

7. Sử dụng phân hữu cơ chưa ủ hoai mục hoặc hòa

loãng phân tươi để bón cho cây rau

Câu 3.4. Gia đình bạn Lan ở một huyện ngoại thành có diện tích đất bạc màu

chiếm chủ yếu. Nhận thấy nhu cầu rau sạch của người dân trong thành phố ngày

càng cao, gia đình Lan có ý định chuyển toàn bộ diện tích đất hoa màu sang trồng

rau sạch. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy tư vấn cho gia đình Lan cách sử

dụng phân bón hợp lí để sản xuất rau sạch theo yêu cầu “phân bón sạch”.

Câu 3.5. Trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, gia đình

hoặc mọi người ở địa phương em đã thực hiện được những biện pháp nào? Những

biện pháp nào chưa được thực hiện? Vì sao?

44

Câu 3.6. Cho đến nay, biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng chưa được

mọi người chú trọng thực hiện trong quá trình sản xuất rau xanh. Em sẽ làm thế

nào để tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp

dịch hại cây trồng trong quá trình sản xuất rau ở gia đình, cộng đồng?

4. Câu hỏi, bài tập mức Vận dụng cao

Câu 4.1. Bằng những hiểu biết thu nhận được qua bài học và điều tra thực tế, em

hãy thử đề xuất các biện pháp kĩ thuật cần thiết để sản xuất rau sạch ở địa phương,

gia đình em nhằm đảm bảo yêu cầu 3 sạch: Đất sạch, phân bón sạch, phòng trừ sâu

bệnh sạch .

Đáp án:

Mức biết: Câu 1.1-D; câu1.2-D; câu1.3-A; câu1.4-D; câu1.5-A; câu1.6-B; câu1.7-

D; câu1.8-C

Mức hiểu: Câu 2.1- B; câu 2.2-B; câu 2.3-C; câu 2.4-B; câu2.5-D; câu 2.6-A; câu

2.7-D

Mức vận dụng thấp:

Câu 3.1: 1-nên; 2-không nên; 3- nên; 4- không nên; 5- nên

Câu 3.2: Nêu được biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Câu 3.3: 1-không nên; 2- nên; 3- không nên; 4- nên; 5- nên; 6- không nên; 7-

không nên

Câu 3.4: Nêu được các biện pháp sử dụng phân bón hợp lí khi trồng rau sạch

Câu 3.5: Nêu được các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng mà gia

đình, địa phương đã thực hiện được và chưa thực hiện được.

Câu 3.6: Chỉ ra được những biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng mà

mọi người chưa chú ý thực hiện và biện pháp tuyên truyền, vận động mọi người

thực hiện

Mức vận dụng cao: Đề xuất được biện pháp trồng rau sạch phù hợp với điều kiện

của gia đình, địa phương

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI HỌC

1. Thiết kế tiến trình dạy học

Bài học được thiết kế thành 5 hoạt động chính theo tiến trình của các phương

pháp dạy học tích cực, đó là:

* Hoạt ðộng 1: Khởi ðộng.

45

Hoạt động khởi động được tiến hành theo trình tự sau:

1) Xác định tình huống xuất phát - đề xuất vấn đề cần giải quyết.

- GV cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện, xác định

tình huống, vấn đề nảy sinh. Vấn đề đặt ra được phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu

vấn đề (Thế nào là rau sạch ? Thế nào là đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám

bạc màu ? Làm thế nào để sản xuất được rau sạch trên đất xói mòn mạnh trơ sỏi

đá và đất xám bạc màu nhằm giải quyết nhu cầu về rau sạch cho người tiêu

dùng?).

- Phân tích vấn đề: Làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm hiểu

khi sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP.

2) Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV theo

các bước:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận về giải pháp nhằm giải quyết vấn đề

đã xác định

- HS thảo luận để đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra theo

các hướng khác nhau và cách thức kiểm tra các giải pháp giải quyết vấn đề.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm và tiếp tục thảo luận

về giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

- Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề : Tìm hiểu yêu cầu của việc sản xuất

rau sạch và các kiến thức về đất, phân bón, phòng trừ sâu bệnh liên quan đến việc

sản xuất rau sạch qua sách; Xác định các giải pháp sản xuất rau sạch tại địa phương

hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.

- Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

Thông qua hoạt động này, HS hình thành các kiến thức lí thuyết theo kế

hoạch đã lập để đề xuất, xác định giải pháp giải quyết vấn đề. Trình tự thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo

về yêu cầu của việc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP ; Biện pháp cải

tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (bài 9); Đặc điểm,

tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường ( Bài 12); Phòng trừ

tổng hợp dịch hại cây trồng (Bài 17).

- HS nghiên cứu các tài liệu, SGK; thảo luận và chuẩn bị báo cáo những

thông tin thu thập được.

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và đề xuất giải pháp giải quyết vấn

đề qua hoạt động thực tiễn.

- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.

46

* Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.

Thông qua việc tham gia hoạt động này một cách tích cực, chủ động, HS vận

dụng, củng cố các kiến thức đã tìm hiểu được để giải quyết các bài tập tình huống

về sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Qua đó

hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề (đề xuất và xác định các giải pháp sản xuất

rau sạch hiệu quả, phù hợp với thực tiễn)

Thực hiện qua 4 bước: chuyển giao nhiệm vụ- thực hiện nhiệm vụ- báo cáo

kết quả thực hiện nhiệm vụ- Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Hoạt động 4: Vận dụng.

HS vận dụng, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức, kĩ năng về sản xuất rau

sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá tại địa phương, gia đình.

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.

HS tìm tòi, mở rộng hiểu biết về sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu và

đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá qua các nguồn khác nhau.

Phần đầu của kế hoạch hoặc giáo án của bài học trình bày một số nội dung

sau:

Mục tiêu bài học

(Như đã trình bày ở mục chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ)

Chuẩn bị

a) Chuẩn bị của giáo viên

- Sách giáo khoa (SGK) Công nghệ 10 và tài liệu tham khảo về kĩ thuật trồng

rau sạch.

- Tranh ảnh hoặc video clip về mục đích, ý nghĩa, qui trình kĩ thuật trồng rau

sạch; máy chiếu...

- Phiếu giao việc

- Kế hoạch bài học

b) Chuẩn bị của học sinh

- Đọc các bài học có liên quan trong SGK Công nghệ 10 và tài liệu tham

khảo về kĩ thuật trồng rau sạch.

- Tìm các thông tin qua thực tế, sách báo, internet...

- Tìm hiểu thực tế trồng rau sạch ở gia đình, địa phương.

2. Tiến trình dạy học chuyên đề

47

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

* Xác định tình huống xuất phát - đề xuất vấn đề cần giải quyết:

- GV tạo tình huống có vấn đề bằng cách nêu nội dung ghi ở mục I và thực

tiễn sản xuất rau ở địa phương.

- Sử dụng kĩ thuật động não để HS phát hiện các vấn đề nảy sinh và phát

biểu vấn đề dưới dạng câu hỏi, như:

+ Thế nào là rau sạch ? Tại sao cần phải sản xuất rau sạch?

+ Thế nào là đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

+ Những mâu thuẫn cần giải quyết khi tiến hành trồng rau sạch trên đất

bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là gì?

+ Làm thế nào để sản xuất được rau sạch trên đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

và đất xám bạc màu để giải quyết nhu cầu về rau sạch cho người tiêu dùng ?

- Yêu cầu HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để trả lời những

câu hỏi trên. Từ đó, xác định vấn đề HS đã biết và vấn đề HS muốn nghiên cứu,

tìm hiểu để trả lời được đầy đủ các câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn đề sản xuất rau

sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

- Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết qua bài học:

Tại sao cần phải tìm hiểu và thực hiện việc sản xuất rau sạch trên đất xói

mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu?Làm thế nào để sản xuất được rau sạch

trên đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu nhằm giải quyết nhu cầu về

rau sạch cho người tiêu dùng?.

- GV gợi ý để HS nêu được một số mâu thuẫn và những kiến thức cần có để

giải quyết mâu thuẫn xuất hiện trong bài học.

Ví dụ:

- Các mâu thuẫn xuất hiện trong bài học:

+ Yêu cầu của việc sản xuất rau sạch >< Lợi nhuận của người sản xuất;

+ Nhu cầu về dinh dưỡng cao của cây rau >< Hàm lượng chất dinh dưỡng

của đất thấp và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất kém;

+ Sự phát sinh phát triển mạnh của sâu bệnh ở điều kiện khí hậu nhiệt đới

>< Rau rất dễ bị sâu bệnh phá hoại (là nguồn thức ăn của sâu hại)

- Những hiểu biết, kiến thức cần có để giải quyết các mẫu thuẫn : tính chất,

biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá; đặc điểm, tính

chất, cách sử dụng một số loại phân bón thông thường; phòng trừ tổng hợp dịch hại

cây trồng.

* Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV theo

các bước:

48

Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận để đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đã xác

định : Tại sao cần phải tìm hiểu và thực hiện việc sản xuất rau sạch trên đất xói

mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu? Làm thế nào để sản xuất được rau sạch

trên đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu nhằm giải quyết nhu cầu về

rau sạch cho người tiêu dùng?

Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ

Tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật „khăn trải bàn‟ :

- Làm việc cá nhân: HS suy nghĩ và viết vào vở những đề xuất của cá nhân

về giải pháp giải quyết vấn đề trồng rau sạch trên đất bạc màu và xói mòn mạnh

trơ sỏi đá dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân

- Làm việc nhóm: Từng cá nhân trình bày đề xuất về giải pháp giải quyết vấn

đề đã xác định. Thư kí nhóm tập hợp các ý kiến, thảo luận trong nhóm và thống

nhất các đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề của nhóm (về lí thuyết và tìm hiểu

thực tiễn)

Bƣớc 3. Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm và tiếp tục thảo luận

về giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Bƣớc 4. Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề

Từ kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và kết quả thảo luận, GV giúp

cho HS hiểu được : Muốn trồng rau sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn

mạnh trơ sỏi đá đạt kết quả, cần phải thực hiện 2 giải pháp sau : 1/Trang bị kiến

thức cần thiết về kĩ thuật sản xuất rau sạch và cải tạo ; sử dụng đất xám bạc màu,

đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá ; sử dụng phân bón ; phòng trừ sâu bệnh liên quan đến

việc sản xuất rau sạch. 2/ Xác định giải pháp giải quyết vấn đề trồng rau sạch trên

đất bạc màu và xói mòn mạnh trơ sỏi đá khả thi, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.

Sau khi đã xác định được giải pháp giải quyết vấn đề, GV hướng dẫn cho HS

Lập kế hoạch giải quyết vấn đề theo trình tự :

a. Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề

Đề xuất được các biện pháp kĩ thuật trồng rau sạch đạt hiệu quả cao trên đất

xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá dựa trêncác kiến thức về đất trồng,

phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng và kết quả điều tra, tìm hiểu thực tiễn

sản xuất rau ở gia đình, dịa phương.

b. Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu

49

- Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trong 3 bài học (bài 9, bài 12, bài 17) và các

nguồn thông tin khác (internet, tài liệu tham khảo..)

- Vận dụng kiến thức mới được hình thành kết hợp với hiểu biết, kinh

nghiệm thực tế về làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh trong quá trình trồng rau

ở gia đình, địa phương để đề xuất các biện pháp và chỉ ra những việc nên làm,

không nên làm khi sản xuất rau sạch hoặc rau an toàn trên đất xám bạc màu và đất

xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

- Tập hợp thông tin thu thập được qua hoạt động vận dụng trong thực tiễn và

chuẩn bị trình bày theo phương pháp, hình thức phù hợp.

c. Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết vấn đề

Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cần thể hiện rõ tên bài học, mục tiêu, các

nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu, các thiết bị, tài liệu cần có để thực

hiện nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ, thời gian và địa điểm thực hiện, phương pháp

thực hiện, trình tự thực hiện, kết quả nghiên cứu và phương pháp trình bày.

GV có thể gợi ý cho HS lập thành bảng kế hoạch thực hiện và các phương

pháp trình bày kết quả hoạt động như kết hợp thuyết trình với sử dụng các tranh,

ảnh minh họa; thiết kế các kết quả thực hiện trên slides để trình bày…

* Sản phẩm HS cần hoàn thành:

- Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết qua bài học.

- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

- Kế hoạch giải quyết vấn đề của nhóm và dự kiến trình bày kết quả hoạt

động vận dụng của nhóm.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Thông qua hoạt động này, HS hình thành các kiến thức lí thuyết theo kế

hoạch đã lập để đề xuất, xác định giải pháp giải quyết vấn đề : Cần có những kiến

thức gì để sản xuất rau sạch trên đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV nêu các nhiệm vụ HS cần thực hiện :

Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu nội dung bài 9 - SGK Công nghệ 10 và tài liệu tham

khảo Kĩ thuật trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP để trả lời câu hỏi sau: Đất

xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có những tính chất chủ yếu nào?

Trình bày các biện pháp cải tạo 2 loại đất này để trồng được rau sạch đạt kết quả.

Theo em, nên tăng cường thực hiện biện pháp nào để vừa đảm bảo làm tăng hàm

lượng chất dinh dưỡng, mùn trong đất, vừa đảm bảo yêu cầu “đất sạch” ? Vì sao?

50

Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu nội dung bài 12, bài 13- SGK Công nghệ 10 và tài liệu

tham khảo Kĩ thuật trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP để trả lời câu hỏi

sau : Phân bón có vai trò như thế nào đối với cây trồng và đất trồng? So sánh đặc

điểm, tính chất, cách sử dụng phân vô cơ (phân hóa học), phân hữu cơ và phân vi

sinh? Nên sử dụng phân bón như thế nào trong quá trình trồng rau sạch để vừa

đảm bảo đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của cây rau, vừa đảm bảo yêu cầu “Phân

bón sạch”.

Nhiệm vụ 3. Nghiên cứu nội dung bài 17- SGK Công nghệ 10 và tài liệu tham

khảo Kĩ thuật trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP để trả lời câu hỏi sau : Tại

sao cần phải quan tâm đặc biệt tới việc thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu

bệnh hại cây trồng nói chung, cây rau nói riêng? Làm thế nào để vừa ngăn chặn

hoặc hạn chế tối đa sự phát sinh phát triển, phá hoại của sâu, bệnh hại, vừa đảm

bảo yêu cầu “bảo vệ thực vật sạch”.

GV chia lớp thành 6-9 nhóm hoặc nhiều nhóm hơn nếu lớp đông HS. Sau đó

giao nhiệm vụ cho các nhóm và nêu phương thức thực hiện nhiệm vụ : Hoạt động

nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép. Cách thực hiện như sau :

Giai đoạn 1: Hoạt động nhóm “chuyên sâu”. Nhóm 1, nhóm 2 thực hiện nhiệm

vụ 1; Nhóm 3, nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ 2; Nhóm 5, nhóm 6 thực hiện nhiệm vụ

3. Các thành viên trong nhóm làm việc cá nhân trước (theo kĩ thuật khăn trải bàn),

sau đó trình bày, thảo luận trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Cần

đảm bảo rằng, tất cả các thành viên trong nhóm phải hiểu rõ và trình bày được câu

trả lời- kết quả thảo luận của nhóm- một cách đầy đủ, rõ ràng.

Giai đoạn 2: Hoạt động của nhóm “mảnh ghép”. Thành lập nhóm mới gồm 3

thành viên của 3 nhóm chuyên sâu (1 người từ nhóm thực hiện nhiệm vụ 1; 1

người từ nhóm thực hiện nhiệm vụ 2; 1 người từ nhóm thực hiện nhiệm 3. Từng

thành viên của nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày câu trả lời của nhóm mình. Cần

đảm bảo rằng, tất cả các thành viên trong nhóm đều trình bày và hiểu được các nội

dung của cả 3 nhiệm vụ.

GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo về yêu cầu của việc

sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP

Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân: nghiên cứu các nội dung trong SGK, tài liệu tham

khảo, suy nghĩ và viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân.

- Làm việc nhóm:

+ Làm việc trong nhóm chuyên gia: Lần lượt từng thành viên trong nhóm

trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Thư kí nhóm ghi lại các ý kiến,

thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm chuyên gia. Các thành viên trong nhóm

51

ghi bổ sung các ý kiến cả nhóm đã thống nhất để chuẩn bị báo cáo trong nhóm

mảnh ghép.

+ Làm việc trong nhóm mảnh ghép: Trong mỗi nhóm mảnh ghép có thể có

6-9 thành viên (hoặc nhiều hơn) đến từ 3 nhóm chuyên gia. Do đó, với mỗi nhiệm

vụ sẽ có đại diện của 1 nhóm chuyên gia báo cáo, đại diện các nhóm cùng thực

hiện nhiệm vụ bổ sung ý kiến. Các thành viên khác trong nhóm ghi chép báo cáo

kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm vào vở. Mỗi thành viên phải ghi chép

đầy đủ kết quả thực hiện cả 3 nhiệm vụ.

Bƣớc 3. Trình bày, báo cáo, thảo luận các kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đại diện một nhóm mảnh ghép báo cáo các kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các

nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến

Bƣớc 4. Kết luận những nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Rau sạch là rau được sản xuất đảm bảo 3 sạch: đất sạch, phân bón sạch và

thuốc bảo vệ thực vật sạch.

Rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được

tiêu chuẩn sau: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ

sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như

nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Ở nước ta, diện tích

đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chiếm tỉ lệ rất lớn. Vì vậy, nếu

tiến hành trồng rau sạch trên 2 loại đất này đạt kết quả sẽ góp phần quan trọng

vào việc đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu

dùng.

- Đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có tầng đất mặt mỏng,

nghèo dinh dưỡng và mùn, khả năng giữ nước kém ; hoạt động của vi sinh vật đất

yếu.

Biện pháp cải tạo, sử dụng : Tăng cường bón phân hữu cơ vì phân hữu cơ có

tác dụng cải tạo đất, làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và lớp mùn cho đất ; kết

hợp với bón phân N, P, K và bón vôi cải tạo độ chua của đất nhằm tạo môi trường

thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật trong đất ; thực hiện các biện pháp thủy

lợi, làm ruộng bậc thang để hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng và luân canh, xen

canh cây trồng

- Phân bón có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và bù đắp

những chất dinh dưỡng trong đất bị mất đi do cây trồng hút trong quá trình sinh

trưởng, phát triển. Phân bón, nhất là phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, làm

tăng độ phì nhiêu của đất.

52

Các loại phân bón khác nhau có đặc điểm, tính chất, cách sử dụng khác

nhau : Phân hữu cơ chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng

thấp. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất và làm tăng hàm lượng mùn trong đất

nhưng hiệu quả của việc bón phân chậm. Vì vậy, phân hữu cơ phải được ủ hoai

mục rồi mới đem bón và chủ yếu được sử dụng để bón lót với số lượng nhiều.

Phân vô cơ (phân háo học) chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất

dinh dưỡng cao. Phân vô cơ dễ hòa tan, cây sử dụng ngay được và cho hiệu quả

nhanh nhưng không có tác dụng cải tạo đất và dễ làm đất bị chua. Vì vậy, phân vô

cơ thường được dùng để bón thúc với số lượng ít. Không bón phân vô cơ liên tục

nhiều năm.

Phân vi sinh có chứa các vi sinh vật sống (vi sinh vật cố định đạm, vi sinh

vật chuyển hóa lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ) nên có tác dụng tốt đối với

đất (làm tăng vi sinh vật có ích trong đất) và cây trồng. Các loại phân vi sinh vật

khác nhau thì có tác dụng, cách sử dụng khác nhau. Cách sử dụng phổ biến là tẩm

hoặc trộn vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.

- Cần phải quan tâm đặc biệt tới việc thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu

bệnh hại cây trồng vì rau xanh là thức ăn rất ưa thích của nhiều loại sâu bệnh.

Điều kiện khí hậu và thiên nhiên ở nước ta rất thích hợp cho sự phát sinh, phát

triển của sâu, bệnh hại cây trồng. Sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh là nguyên

nhân chủ yếu làm suy giảm nghiêm trọng năng suất, chất lượng sản phẩm cây

trồng. Để vừa ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa sự phát sinh phát triển, phá hoại của

sâu, bệnh hại, vừa đảm bảo yêu cầu “bảo vệ thực vật sạch”, cần phải tiến hành

phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng với phương châm chính là Phòng bệnh hơn

chữa bệnh.

- GV nhận xét chung, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.

- Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS đối chiếu kết quả

làm việc của cá nhân, nhóm với kết quả thao luận chung và kết luận để tự đánh giá

kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Sản phẩm dự kiến:

- Ghi chép có bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3.

- Ghi chép những kiến thức mới được hình thành: nguyên nhân, tính chất và

biện pháp cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá; đặc

điểm, tính chất, cách sử dụng phân bón hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật; biện pháp phòng

trừ tổng hợp dịch hai cây trồng.

- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động qua tự đánh giá và đánh giá

của nhóm, GV.

53

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng các câu hỏi/ bài tập ở mức vận dụng thấp và vận dụng cao đã

xây dựng ở bước 5 giao cho HS thực hiện. Cụ thể là các câu hỏi/ bài tập 3.1, 3.2,

3.3, 3.4, 3.5, 3.6 và 4.1 trong bước 5 (Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các

mức độ yêu cầu đã mô tả ở bước 4).

- Nêu phương thức thực hiện: Cá nhân làm các bài tập vận dụng, sau đó hoạt

động nhóm đôi để trao đổi, chia sẻ kết quả làm bài tập.

Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Làm việc cá nhân: HS vận dụng kiến thức mới được hình thành để giải

quyết các bài tập vận dụng.

- Hoạt động nhóm đôi: hai HS cùng nhóm chia sẻ, trao đổi và thống nhất kết

quả làm bài tập vận dụng.

Bƣớc 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV chỉ định đại diện một nhóm trình bày kết quả làm bài tập vận dụng.

HS các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ ý kiến và thể hiện sự đồng tình/ không đồng

tình với kết quả của nhóm đại diện.

- Nhận xét, nêu đáp án hoặc gợi ý hướng giải quyết vấn đề (xem ở phần đáp

án của các câu hỏi/ bài tập)

Bƣớc 4. Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và đáp án của các câu hỏi/ bài tập. HS

tự đánh giá kết quả học tập.

- GV nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của HS.

* Sản phẩm HS cần hoàn thành

- Phần trình bày kết quả làm các bài tập vận dụng được giao.

- Tự đánh giá và đánh giá của nhóm, GV về kết quả làm bài tập vận dụng.

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG

Hoạt động này được thực hiện ở gia đình, cộng đồng.

Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao cho HS về nhà thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Tìm hiểu, xác định tính chất của đất trồng ở địa phương, gia đình.

+ Tìm hiểu các biện pháp kĩ thuật trồng rau ăn lá, củ, quả (dùng làm thực

phẩm) đang được tiến hành ở địa phương. Chỉ ra những biện pháp bón phân, phòng

trừ sâu bệnh hại cây rau đã và chưa đáp ứng được yêu cầu của việc sản xuất rau

sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP.

54

+ Đề xuất các giải pháp để thực hiện được các yêu cầu của việc sản xuất rau

sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP tại gia đình, địa phương.

- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS:

+ Cách thu thập và ghi chép các thông tin thu thập được qua thực hiện hoạt

động vận dụng. Có thể dùng máy ảnh hoặc điện thoại di động chụp lại các hình ảnh

để minh họa cho các thông tin thu thập được.

+ Cách trình bày kết quả thực hành (bằng các slides có hình ảnh đi kèm với

thông tin hoặc trình bày trên giấy khổ to).

- Nêu phương thức hoạt động: Hoạt động theo nhóm (4-6HS/ nhóm) hoặc

theo tổ. Các nhóm trưởng hoặc tổ trưởng trao đổi với các bạn trong nhóm lập kế

hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ.

Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ.

HS hoạt động theo kế hoạch đã thống nhất. Trong quá trình HS hoạt động ở

gia đình, cộng đồng, GV thường xuyên theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết để các em

hoàn thành các nhiệm vụ đã xác định trong kế hoạch.

Bƣớc 3. Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ (được thực hiện vào tiết 3 của bài

học).

- Lần lượt đại diện của các nhóm HS trình bày, phân tích kết quả thực hiện

nhiệm vụ của nhóm mình. Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc bình luận kết

quả đạt được của nhóm vừa trình bày.

- Khẳng định các giải pháp cần thực hiện khi sản xuất rau sạch trên đất xám

bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá nhằm đảm bảo được 3 sạch hoặc đảm bảo

các yêu cầu của rau an toàn.

Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vận dụng

Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động vận dụng dựa vào kết quả thực hiện

nhiệm vụ và phần trình bày của các nhóm.

Cuối tiết 3, GV tổ chức đánh giá kết quả học tập bài học của HS theo gợi ý

sau:

TT Nội dung đánh giá Hình thức, phƣơng pháp đánh giá

1 Đánh giá kiến thức Kiểm tra viết bằng phương pháp tự luận

kết hợp với trắc nghiệm khách quan (sử

dụng các câu hỏi kiểm tra đã thiết kế ở

bước 5 )

55

2 Kĩ năng làm việc nhóm Đánh giá quá trình và đánh giá đồng đẳng

3 Kĩ năng thuyết trình Quan sát và nghe nhóm trình bày, báo cáo,

giới thiệu sản phẩm

4 Kĩ năng tự học Đọc thông tin HS thu thập được từ việc

đọc tài liệu, tìm hiểu thực tế

5 Kĩ năng giải quyết vấn đề Dựa vào hiệu quả giải quyết các vấn đề,

nhiệm vụ đặt ra cho cá nhân, nhóm

- Tổng kết bài học.

* Sản phẩm học sinh cần hoàn thành

- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động vận dụng được ghi chép đầy

đủ vào vở.

- Tự đánh giá và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.

HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

HS tự nguyện tham gia ở gia đình, cộng đồng để mở rộng hiểu biết, kĩ năng

thực hiện các biện pháp cải tạo, sử dụng đất, sử dụng phân bón và áp dụng biện

pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng trong sản xuất rau sạch.

- Hướng dẫn HS tìm đọc sách khoa học kĩ thuật hoặc tra cứu trên mạng

internet để tìm hiểu thêm về kĩ thuật gieo trồng một loại rau phù hợp với điều kiện

khí hậu, đất đai của địa phương.

- Tham gia thực hiện các biện pháp kĩ thuật trồng rau sạch tại gia đình (trồng

ở vườn của gia đình hoặc trồng trong chậu). Theo dõi và ghi chép kết quả thu thập

được.

* Sản phẩm học sinh cần hoàn thành

- Những thông tin thu thập được về kĩ thuật sản xuất loại rau sạch phù hợp

với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương.

- Ghi chép những điều đã thực hiện được khi tham gia trồng rau sạch tại gia

đình, địa phương.

56

57

Bài 2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

(3 tiết)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI HỌC

Bài học được xây dựng trên cơ sở tích hợp 3 bài trong chương trình Công

nghệ 11 là:

- Bài “20. Sơ lược về động cơ đốt trong” giúp HS nắm được sơ lược lịch sử

phát triển động cơ đốt trong, khái niệm và phân loại động cơ, đồng thời biết được

cấu tạo chung của các cơ cấu và hệ thống trên động cơ.

- Bài “21. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong” giúp HS hiểu được các

khái niệm cơ bản về động cơ; hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì và

động cơ 4 kì.

- Bài “32. Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong” giúp HS hiểu được

nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong, đặc điểm, cách bố trí động cơ

đốt trong trên một số phương tiện vận tải và máy…

Có thể thấy 3 bài này đều có nội dung liên quan mật thiết với nhau. Sau khi

nắm được khái quát về động cơ, cấu tạo chung của ĐCĐT sẽ có điều kiện tìm hiểu

nguyên lí làm việc và ứng dụng của nó trên thực tế. Sau khi học xong bài này giúp

HS có thể nắm được một cách khái quát về động cơ đốt trong, là cơ sở để tìm hiểu

cụ thể hơn về các cơ cấu và hệ thống bên trong của động cơ.

Ở bài này, HS sẽ tìm hiểu:

- Thế nào là động cơ đốt trong?

- Động cơ đốt trong gồm những cơ cấu và hệ thống chính nào?

- Trình bày được nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì và 4 kì.

- Trình bày được ứng dụng, sơ đồ và nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ

đốt trong.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

Phần khái quát về động cơ đốt trong có 3 nội dung chính:

- Sơ lược về lịch sử phát triển động cơ đốt trong

- Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong

- Cấu tạo chung của động cơ đốt trong

Phần nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong có 3 nội dung chính:

- Một số khái niệm cơ bản

- Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì

- Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì

Phần khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong có 2 nội dung chính:

- Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong

58

- Nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong.

Trên cơ sở phân tích nội dung ba bài 20 và 21 và 32 như trên, có thể xác định

các chủ đề chính của bài “Khái quát về động cơ đốt trong” môn Công nghệ 11 bao

gồm các chủ đề sau:

- Chủ đề 1: Sơ lược về lịch sử phát triển động cơ đốt trong. Khái niệm và

phân loại động cơ đốt trong.

- Chủ đề 2: Cấu tạo chung của động cơ đốt trong.

- Chủ đề 3: Một số khái niệm cơ bản của động cơ đốt trong.

- Chủ đề 4: Nguyên lí làm việc của động cơ điezen và xăng 4 kì.

- Chủ đề 5: Nguyên lí làm việc của động cơ điezen và xăng 2 kì.

- Chủ đề 6: Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong.

- Chủ đề 7: Sơ đồ ứng dụng và nguyên tắc chung ứng dụng động cơ đốt

trong.

III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA BÀI HỌC VÀ NHỮNG NĂNG

LỰC, PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài học

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ lớp 11 do Bộ

GD&ĐT ban hành, bài học này sẽ được thực hiện trong 3 tiết với những mục tiêu

sau:

* Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.

- Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.

- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.

- Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.

- Biết được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong.

- Biết được nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong.

- Biết được đặc điểm, cách bố trí động cơ đốt trong trên một số phương tiện

vận tải và máy.

* Kĩ năng:

- Đọc được tên các bộ phận chính của động cơ đốt trong.

- Có thể nhận biết được một số loại động cơ đốt trong.

- Nhận biết được các chi tiết của động cơ đốt trong.

- Trình bày được nguyên lí hoạt động của động cơ đốt trong.

- Nhận biết được các ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế.

- Đọc được sơ đồ nguyên lí hệ thống truyền lực của một số phương tiện vận

tải và máy.

* Thái độ:

59

- Nhận thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong đối với sự phát triển

của nền công nghiệp.

- Có ý thức sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường.

- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ

nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ hình

thành và rèn luyện phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực, chủ động và

bước đầu có tính sáng tạo.

- Ý thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong trong thực tế sản xuất.

2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh

Trên cơ sở nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài học, phân

tích nội dung của bài, có thể xác định được các năng lực cần hình thành cho HS

qua dạy học bài “Khái quát về động cơ đốt trong” như sau:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như thể

tích xi lanh, thể tích công tác, thể tích buồng cháy, điểm chết, điểm chết trên, điểm

chết dưới v.v… Với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân,

thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, HS sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn

đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

- Năng lực tự học: HS tự đọc, trao đổi trong nhóm, lớp, qua đó biết được

các khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong, vai trò và khả năng sử dụng động cơ

đốt trong trong sản xuất và đời sống v.v…

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS có thể phân tích, so sánh ưu điểm, hạn chế

của động cơ 2 kì và 4 kì, của động cơ xăng và động cơ điêzen v.v...

- Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo

cho HS năng lực hợp tác trong làm việc.

IV. CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Từ mục tiêu của bài học, có thể mô tả các năng lực cần đạt theo 4 mức của

cấp độ tư duy như sau (Bài này sử dụng cách lập bảng mục tiêu và dự kiến câu hỏi

bài tập ở 2 bảng riêng):

Nội

dung

Các mức độ và yêu cầu cần đạt

Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận

dụng cao

1. Khái

quát về

động cơ

đốt

- Trình bày được

sơ lược lịch sử

phát triển động cơ

đốt trong.

- Mô tả được cấu

tạo của động cơ đốt

trong trên sơ đồ cấu

tạo của hệ thống

- Giải thích được

lí do trong động

cơ cần phải có

các cơ cấu và hệ

60

trong - Trình bày được

cách khái niệm

động cơ đốt trong.

- Trình bày được

phân loại động cơ

đốt trong

- Trình bày được

cấu tạo chung của

động cơ đốt trong.

thống như: cơ

cấu trục khuỷu

thanh truyền, cơ

cấu phân phối

khí, hệ thống

cung cấp nhiên

liệu và không

khí….

2.

Nguyên

lí làm

việc của

động cơ

đốt

trong

- Trình bày được

các khái niệm

điểm chết, hành

trình pittong, thể

tích toàn phần, thể

tích công tác, thể

tích buồng cháy, tỉ

số nén, chu trình

làm việc và kì.

- Trình bày được

nguyên lí làm việc

của động cơ 2 kì

- Trình bày được

nguyên lí làm việc

của động cơ 4 kì.

- Vẽ được sơ đồ cấu

tạo của động cơ 2 kì

-Vẽ được sơ đồ cấu

tạo của động cơ 4 kì

- Giải thích được vì

sao trong động cơ

xăng có bugi, trong

động cơ điezen có

vòi phun.

3. Khái

quát về

ứng

dụng

động cơ

đốt

trong

- Trình bày được

vai trò và vị trí của

động cơ đốt trong

-Trình bày được

nguyên tắc ứng

dụng ĐCĐT. Nêu

và vẽ được sơ đồ

về ứng dụng

ĐCĐT.

- Giải thích được

vai trò, chức năng

các khối trong sơ đồ

ứng dụng ĐCĐT.

- Phân tích được

nguyên tắc ứng

dụng ĐCĐT.

- Đọc được tên

gọi của một số bộ

phận chính trong

HTTL trên một

số phương tiện

giao thông

thường gặp trong

thực tế.

- Giải

quyết

được một

số tình

huống

thường

gặp

trong

thực tế.

Theo hướng dẫn của Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày 30/12/2010

và Công văn số 5555/BGD ĐT-GDTrH, ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT về

hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, có thể xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và phân

bổ câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của bài “Khái quát về

động cơ đốt trong” môn Công nghệ 11.

61

Trên cơ sở nội dung bài học, mục tiêu và bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra

đánh giá trong quá trình dạy học của bài “Khái quát về động cơ đốt trong” môn

Công nghệ 11, có thể phân bổ các câu hỏi, bài tập như sau (quy ước cách đánh số

câu hỏi: số thứ nhất dùng chữ số La mã là số thứ tự của chủ đề, số thứ hai chỉ mức

độ yêu cầu: 1 là mức biết, 2 là mức hiểu, 3 là mức vận dụng thấp, 4 là mức vận

dụng cao; số thứ ba là số thứ tự của câu hỏi trong mức đó):

Nội dung

Mức độ yêu cầu cần đạt

Nhận

biết/Biết

Thông

hiểu/Hiểu

Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao

Chủ đề 1

Sơ lược về lịch sử phát

triển. Khái niệm và phân

loại ĐCĐT

Câu I.1.1

Câu I.1.2

Câu I.2.1

Chủ đề 2

Cấu tạo chung của

ĐCĐT

Câu: II.1.1 Câu: II.3.1

Câu: II.3.2

Chủ đề 3

Một số khái niệm cơ bản

của ĐCĐT

Câu: III.1.1

Câu: III.1.2

Câu: III.1.3

Câu: III.1.4

Câu: III.3.1 Câu: III.4.1

Chủ đề 4

Nguyên lí làm việc của

động cơ điezen và xăng 4

Câu: IV.1.1 Câu: IV.2.1

Câu: IV.2.2

Câu: IV.3.1

Chủ đề 5

Nguyên lí làm việc của

động cơ điezen và xăng 2

Câu: V.1.1 Câu: V.2.1

Câu: V.2.2

Chủ đề 6

Vai trò và vị trí của

ĐCĐT

Câu: VI.1.1

Câu: VI.1.2

Chủ đề 7

Sơ đồ ứng dụng, nguyên

tắc chung ứng dụng

ĐCĐT

Câu: VII.1.1

Câu: VII.1.2

Câu: VII.1.3

Câu:

VII.2.1

Câu: VII.3.1

Câu:

VII.4.1

V. CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

62

I.1.1. Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy bằng nhiên liệu nặng?

A. LơNoa ; B. Điezen ; C. Otto và Lăng Ghen ; D. Đemlơ

I.1.2. ĐCĐT là ĐC biến đổi:

A. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên ngoài ĐC.

B. Nhiệt năng biến đổi thành điện năng bên ngoài ĐC.

C. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên trong ĐC.

D. Nhiệt năng biến đổi thành điện năng bên trong ĐC.

I.2.1. Tiêu chí phân loại ĐCĐT theo:

A. Nhiên liệu B. Theo chuyển động

C. Theo hành trình của chu trình D. Cả A, C đều đúng

II.1.1. Cấu tạo động cơ điezen gồm:

A. Hai cơ cấu, bốn hệ thống B. Hai cơ cấu, năm hệ thống

C. Ba cơ cấu, ba hệ thống D. Ba cơ cấu, bốn hệ thống

II.3.1. Trục cam thuộc:

A. Cơ cấu phân phối khí B. Hệ thống khởi động

C. Cơ cấu trục khủy thanh truyền D. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

II.3.2. Bugi thuộc:

A. Hệ thống cung cấp nhiên liệu B. Hệ thống đánh lửa

C. Hệ thống khởi động D. Hệ thống làm mát

III.1.1. Điểm chết trên là điểm chết mà:

A. Pittong gần tâm trục khuỷu nhất B. Điểm tại đó Pittông đổi chiều

C. Pittong xa tâm trục khuỷu nhất D. B,C đúng

III.1.2. Điểm chết dưới là điểm chết mà:

A. Pittong xa tâm trục khuỷu nhất B. Pittong gần tâm trục khuỷu nhất

C. Điểm tại đó Pittong đổi chiều D. A, C đúng

III.1.3. Khi Pittong ở ĐCT kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích:

A. Toàn phần B. Công tác

C. Buồng cháy D. Buồng cháy, công tác

III.1.4. Khi Pittong ở ĐCD kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích:

A. Buồng cháy B. Toàn phần

C. Công tác D. không gian làm việc ĐC

III.3.1. Muốn tăng công suất ĐC thì cần:

A. Tăng tỷ số nén B. Giảm tỉ số nén

C. Vtp = Vbc D. Giảm Vtp, tăng Vbc

III.4.1. Trên xe Camry ghi 2.4. Ý nghĩa của con số đó là :

A. Thể tích 1 buồng cháy là 2,4L B. Tổng thể tích buồng cháy ĐC là

2,4L

C. Thể tích 1 xilanh là 2,4L D. Tổng thể tích công tác ĐC là 2,4L

IV.1.1. Ở ĐC diezen 4 kì, kì nạp nạp:

A. Hòa khí B. Dầu diezen C. Xăng D. Không khí

63

IV.2.1. Một chu trình làm việc của ĐC 4 kì, trục khủy quay:

A. Một vòng B. Hai vòng C. Ba vòng D. Bốn vòng

IV.2.2. Ở ĐC xăng 4 kỳ, cuối kỳ nén xảy ra hiện tượng:

A. Nén hòa khí B. Phun hòa khí C. Đánh lửa D. Phun nhiên liệu

IV.3.1. Viết vào cuối câu chữ Đ nếu em cho là đúng, chữ S nếu em cho là sai trong

các câu sau:

A. Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kì chỉ có kì 3 là sinh công, các kì khác

đều tiêu tốn công.

B. Trong chu trình làm việc của động cơ tất cả các kì đều sinh công.

C. Trong chu trình làm việc của động cơ 2 kì chỉ có một kì là sinh công.

V.1.1. Ở động cơ xăng 2 kỳ thì hòa khí được nạp vào đâu trước khi vào xilanh?

A. Vào đường ống nạp B. Xilanh

C. Các te D. Cửa quét

V.2.1. Việc đóng mở các cửa hút, cửa xả của động cơ xăng 2 kỳ công suất nhỏ là

nhờ chi tiết nào?

A. Pit-tông. B. Nắp xi lanh.

C. Các xu pap. D. Do cácte.

V.2.2. Một chu trình làm việc của ĐC 2 kì, trục khủy quay:

A. Một vòng B. Hai vòng C. Ba vòng D. Bốn vòng

VI.1.1. Kể tên các ngành, lĩnh vực có sử dụng động cơ đốt trong ?

VI.1.2. Kể tên một số phương tiện, thiết bị khác có sử dụng động cơ đốt trong ?

VII.1.1.Trình bày các nguyên tắc về ứng dụng ĐCĐT?

VII.1.2. Công suất của máy công tác luôn luôn:

A. Lớn hơn công suất của ĐCĐT

B. Nhỏ hơn công suất của ĐCĐT

C. Lớn hơn hoặc bằng công suất của ĐCĐT

D. Nhỏ hơn hoặc bằng công suất của ĐCĐT

VII.1.3. Xe máy thường sử dụng loại ĐCĐT:

A. Động cơ xăng 2 kỳ C. Động cơ Điêzen

B. Động cơ xăng 4 kỳ D. Động cơ xăng 2 kỳ và 4 kỳ.

VII.2.1. Quan sát sơ đồ sau và nêu chức năng của các khối?

Động cơ đốt trong ->HT truyền lực -> Máy công tác

VII.3.1. Nhà bạn Linh có 2 cái xe máy . Bố bạn Linh rất ít khi dùng đến chiếc xe

Air Blade với lý do: “tốn xăng hơn xe Future”. Bạn ấy đã tìm hiểu và thấy các

thông số về hãng sản xuất, dung tích xilanh của 2 chiếc xe đều giống nhau. Vậy tại

sao xe Air Blade lại tốn xăng hơn xe Future?

VII.4.1. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong trường hợp này nếu người lái cố

tình cho ô tô vượt qua vũng lầy thì các bánh xe chủ động ở 2 bên sẽ có xu hướng

chuyển động như thế nào? Giải thích tại sao? Nếu xe vẫn không vượt qua đoạn

đường lầy lội trên em hãy đề xuất phương án khắc phục?

64

Đáp án câu trắc nghiệm và gợi ý trả lời câu tự luận

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án

I.1.1 B IV.1.1 D

I.2.1 D II.3.2 B

I.1.2 C V.1.1 C

IV.2.1

B

III.3.1 A

II.1.1 A VI.1.1 (2*) IV.2.2 C

IV.3.1 (*)

III.1.1 C VI.1.2 (3*) V.2.1 A

VII.3.1

(6*)

III.1.2 B VII.1.1 (4*) V.2.2 A

III.4.1 D

III.1.3 C VII.1.2 D

VII.2.1

(5*) VII.4.1

(7*)

III.1.4 B VII.1.3 D

II.3.1 A

(*) Câu IV.3.1: A - Đúng ; B - Sai ; C - Đúng

(2*) Câu VI.1.1: Công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông

vận tải...

(3*) Câu VI.1.2: Tùy thuộc câu trả lời của HS.

(4*) Câu VII.1.1: - Tốc độ quay: Nếu tốc độ quay của ĐCĐT bằng tốc độ quay của máy công

tác thì có thể nối trược tiếp bằng trục hoặc khớp nối. Nếu tốc độ quay của ĐCĐT

khác tốc độ quay của máy công tác thì phải nối ĐCĐT với máy công tác thông qua

hộp số hoặc bộ truyền bằng đai, xích.

- Công suất phải thỏa mãn NĐC = (NCT + NTT).K .

(5*) Câu VII.2.1: - ĐCĐT là nguồn động lực

- HTTL có chức năng truyền mômen từ ĐCĐT đến máy công tác.

65

- Máy công tác nhận mômen từ ĐCĐT thông qua HTTL để thực hiện nhiệm

vụ cụ thể.

(6*) Câu VII.3.1: Đáp án: Dựa vào công thức NĐC = (NCT + NTT).K để giải thích về NTT của 2

loại xe. Đối với xe Air Blade được trang bị số tự động nên tổn hao công suất NTT

trên hệ thống truyền lực nhiều hơn xe Future vì vậy sử dụng xe Future tốn ít xăng

hơn.

(7*) Câu VII.4.1: Các bánh xe chủ động phía vũng lầy có xu hướng quay nhanh hơn các bánh

xe phía bên trái vì bánh xe chủ động phía bên phải nằm trên vũng lầy nên lực cản

lên bánh xe nhỏ, do hoạt động của bộ vi sai hoạt động, mômen từ động cơ truyền

đến chủ yếu về bánh xe phía bên phải làm nó quay nhanh hơn.

Một số phương án khắc phục:

- Rải đá răm, chèn gạch, gỗ lên mặt đường trơn lầy để tăng lực bám của bánh

xe với mặt đường.

- Dùng phương tiện khác kéo xe vượt qua.

- Khóa vi sai nếu ô tô có cấu tạo khóa vi sai.

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI HỌC

1. Thiết kế tiến trình dạy học

So với việc xây dựng tiến trình dạy học tích hợp theo chủ đề, việc xây dựng

tiến trình dạy học sử dụng phương pháp và kĩ thuật tổ chức học sinh hoạt động

theo nhóm và tự học cần chú trọng hơn tới các hoạt động học của HS.

Bài học được thiết kế thành 5 hoạt động chính theo tiến trình của các phương

pháp dạy học tích cực, đó là:

* Hoạt ðộng 1: Khởi ðộng.

Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức

được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên

việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất

hiện trong bài học; làm bộc lộ "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn

thiếu, giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.

Để tổ chức tốt hoạt động này, GV cần lưu ý mấy điểm sau:

- Câu hỏi hoặc yêu cầu ðýa ra phải dựa trên những kiến thức, kĩ nãng hoặc

kinh nghiệm mà HS ðã có, ðã ðýợc học ðể HS thấy có thể trả lời ðýợc.

- Với kiến thức, kĩ nãng hoặc kinh nghiệm ðã có, HS có thể trả lời ðýợc câu

hỏi, thực hiện ðýợc yêu cầu nhýng không thể ðầy ðủ, trọn vẹn.

66

- Tạo cho HS ham muốn giải quyết triệt ðể vấn ðề bằng cách tích cực, tập

trung nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học.

* Hoạt ðộng 2: Hình thành kiến thức, kĩ nãng mới.

Mục đích của hoạt động này là giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của bài

học, rèn luyện cho HS năng lực cảm nhận về khái niệm khoa học; cung cấp cho HS

cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong bài.

GV tổ chức, hýớng dẫn, gợi ý, giám sát quá trình HS tự học, nghiên cứu cá

nhân, trao ðổi cặp ðôi, thảo luận nhóm nhỏ,... ðể tự hình thành kiến thức, kĩ nãng

cho bản thân. Trong hoạt ðộng này GV cần lýu ý một số ðiểm sau:

- Những kiến thức mới nào, kĩ nãng mới nào của bài học mà HS phải lĩnh

hội, hình thành ðýợc.

- HS sẽ lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ nãng ðó bằng cách nào.

- Những kiến thức, kĩ nãng này giúp HS giải quyết ðýợc trọn vẹn vấn ðề nêu

ra ở hoạt ðộng 1 hay không.

- Mức ðộ lĩnh hội kiến thức mới và hình thành kĩ nãng mới của HS ðến ðâu.

* Hoạt ðộng 3: Luyện tập, thực hành.

Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng

vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó, GV xem HS đã

nắm được kiến thức, có được kĩ năng hay chưa và ở mức độ nào.

GV phải xác định được nhiệm vụ cụ thể của HS như trả lời câu hỏi gì, làm

bài tập gì,... thuộc lí thuyết hay vấn đề thực tiễn

HS có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các

câu hỏi, bài tập tình huống, bài thực hành… Đầu tiên nên cho HS hoạt động cá

nhân để HS hiểu và biết được mình đã nhận biết, thông hiểu kiến thức mới ở mức

nào, có đóng góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể

lớp. Sau đó cho HS hoạt động nhóm để trao đổi, chia sẻ kết quả mình làm được,

thông qua đó HS có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình

học tập của HS hiệu quả hơn. Kết thúc hoạt động này HS sẽ trao đổi với GV để

được bổ sung, uốn nắn những nội dung chưa đúng.

* Hoạt ðộng 4: Vận dụng.

Mục đích của hoạt động này là khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra

cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra

những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập với

gia đình và cộng đồng.

67

Hoạt động vận dụng khác với hoạt động luyện tập, thực hành bởi đó là hoạt

động triển khai ở nhà, cộng đồng; động viên, khuyến khích HS nghiên cứu, sáng

tạo; giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương; tranh thủ sự hướng dẫn của gia

đình, địa phương. HS tự đặt ra yêu cầu cho mình, trao đổi, thảo luận với gia đình

và cộng đồng để cùng giải quyết. GV cần nêu các vấn đề cần phải giải quyết và

yêu cầu HS phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau; yêu cầu HS phải thể

hiện năng lực thông qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, GV, gia đình và

cộng đồng.

HS được hướng dẫn hoạt động cá nhân và nhóm để trao đổi với các bạn về

nội dung và kết quả về bài tập do mình đặt ra, sau đó thảo luận với GV. Đặc biệt

cần lưu ý hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận với gia đình về những vấn đề cần giải

quyết hoặc nêu những câu hỏi để các thành viên trong gia đình trả lời,… GV có thể

yêu cầu HS báo cáo và đánh giá.

* Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

Mục đích của hoạt động này là khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu và mở

rộng kiến thức, để không bao giờ được hài lòng và hiểu rằng, ngoài những kiến

thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học.

GV giao cho HS những nhiệm vụ bổ sung và hướng dẫn HS tìm các nguồn

tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho HS các nguồn sách tham

khảo và nguồn tài liệu trên mạng. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm,

đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a) Chuẩn bị của giáo viên

Tuỳ điều kiện cụ thể, GV cần chuẩn bị một hoặc các loại phương tiện sau

đây:

- Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ trên giấy khổ lớn các hình của bài 20 và 21

và 32 trong sách giáo khoa Công nghệ 11; có thể sử dụng hoặc vẽ thêm một số

hình mô tả cấu tạo chung của các cơ cấu và hệ thống (bài 20), cấu tạo một số động

cơ được ứng dụng trên thực tế v.v… Nếu sử dụng máy chiếu Overhead thì chuẩn bị

bản trong các hình vẽ trên và chuẩn bị máy chiếu. Nếu sử dụng các phương tiện

khác như đĩa hình, băng hình sử dụng đầu VIDEO hoặc máy vi tính và máy chiếu

Projector thì cũng chuẩn bị các hình như trên, chuẩn bị băng hình mô tả cấu tạo,

mô phỏng nguyên lí làm việc hoặc nhiều hình vẽ phong phú, đa dạng hơn.

- GV nên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhất là xây dựng các

hoạt hình mô tả chuyển động của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, phân phối khí,

đường đi của hòa khí hoặc không khí, khí thải khi giảng về nguyên lí làm việc của

động cơ xăng và điezen.

- Một số vật thật các cơ cấu và hệ thống của động cơ xe máy…

68

Khi lập kế hoạch dạy học (soạn giáo án), GV cần lưu ý làm tốt mấy điểm sau:

- Đọc kĩ nội dung bài 20, 21 và 32 trong sách giáo khoa Công nghệ 11 và

hướng dẫn trong sách giáo viên. Xem thêm nội dung có liên quan trong các tài liệu

kĩ thuật về động cơ đốt trong, ô tô, xe máy.

- Nghiên cứu một số hình vẽ của bài 20, 21; 32

- Phân tích mục tiêu bài dạy: phân tích mục tiêu của bài thành các mục tiêu

cụ thể. Trong ba loại mục tiêu, thường chỉ có các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng

được quan tâm hơn bởi nếu thực hiện được hai loại mục tiêu này thì về cơ bản

cũng đã hoàn thành được mục tiêu về thái độ.

- Xác định nội dung trọng tâm và các nhiệm vụ dạy học cụ thể: Những nội

dung đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã xác định ở trên chính là nội dung

trọng tâm của chuyên đề.

- Lựa chọn phương pháp dạy học: Khi lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức

dạy học, GV cần nghiên cứu các cơ sở lựa chọn như đặc điểm nội dung kiến thức,

điều kiện dạy học, trình độ HS để chọn PPDH chủ đạo; lưu ý sự đồng nhất giữa

mục tiêu, PPDH và KTĐG; tăng cường vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy

học tích cực. GV cũng dự kiến các câu hỏi mà HS có thể đề xuất, các tình huống

dạy học có thể xuất hiện trong giờ dạy và tìm các phương án giải quyết chúng.

Nội dung bài học chủ yếu là giới thiệu kiến thức khái quát về động cơ đốt

trong và nguyên lí làm việc. Đây là những động cơ được sử dụng trên ô tô, xe máy,

các máy bơm nước, xay xát, máy nông nghiệp,… là những phương tiện, thiết bị

quen thuộc trong đời sống hằng ngày của HS. Những thiết bị này tuy không xa lạ

với HS nhưng các em cũng hầu như chưa biết được những đặc điểm nói trên.

Trong dạy học Công nghệ 11, PPDH chủ đạo là PPDH trực quan kết hợp đàm thoại

nêu vấn đề theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS và tăng cường tổ

chức hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm. Ngoài ra, GV nên khai thác tối đa

những hiểu biết thực tiễn của HS và tăng cường liên hệ thực tiễn với những thiết bị

động lực đang được sử dụng phổ biến ở địa phương như xe máy, máy nông nghiệp,

máy bơm nước v.v...

- Biên soạn kế hoạch dạy học: Cấu trúc của kế hoạch dạy học về cơ bản vẫn

như cấu trúc thường sử dụng, GV cần tăng cường các hoạt động tổ chức cho HS

tích cực, tự lực tham gia trong quá trình học tập.

b) Chuẩn bị của học sinh

Ở cuối tiết trước, GV yêu cầu HS về nhà quan sát, tìm hiểu về ô tô, xe máy,

máy nông nghiệp, máy bơm nước,… trong gia đình, trong thực tiễn cuộc sống; tìm

thông tin về các thiết bị này trong sách báo, trên internet v.v...

GV có thể nêu một số nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể sau:

- Hãy kể tên những máy móc thiết bị sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn

động lực (gọi tắt là “thiết bị động lực”) mà em biết.

69

- Hãy kể tên một số loại thiết bị động lực đang được sử dụng ở gia đình hoặc

được sử dụng phổ biến tại địa phương mà em biết.

- Với những thiết bị động lực mà em biết, em có thể cho biết trên động cơ có

những bộ phận nào, thuộc cơ cấu và hệ thống nào. Hãy giải thích lí do vì sao mà

em lại nhận định chúng thuộc cơ cấu và hệ thống đó.

- Quan sát những thiết bị động lực theo em làm thế nào nó hoạt động được,

và hoạt động như thế nào?

3. Tiến trình dạy học chuyên đề

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

- Kiểm tra bài cũ: Do đây là chuyên đề đầu tiên của phần Động cơ đốt trong

nên không kiểm tra bài cũ.

- Lớp chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi HS trong nhóm liệt kê ra giấy tên gọi

của thiết bị động lực mà bản thân đã biết. Mô tả những bộ phận, cơ cấu và hệ thống

của động cơ theo hiểu biết của mình và ứng dụng của chúng. Sau đó nhóm thảo

luận thống nhất kết quả. Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của

nhóm mình.

- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.

-> Vậy ở bài này chúng ta cần đi tìm hiểu về 3 nội dung chính:

+ Khái quát về động cơ đốt trong.

+ Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.

+ Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong.

GV chia lớp ra làm 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ nghiên cứu về 1 nội dung chính

Nhóm 1: Khái quát về động cơ đốt trong

Nhóm 2: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Nhóm 3: Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong

Lần lượt các nhóm nghiên cứu và cử đại diện lên trình bày phần nghiên cứ

nội dung của nhóm mình. Các nhóm còn lại nghe phần trình bày của nhóm trước

và thảo luận đặt câu hỏi cho nhóm trình bày (ít nhất 2 câu hỏi).

GV là người hướng dẫn hoạt động của các nhóm, ngoài ra đặt câu hỏi thêm

cho các nhóm cùng thảo luận.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1. Hình thành kiến thức về khái quát động cơ đốt trong

Nhóm 1 cử đại diện lên trình bày phần nội dung nghiên cứu của nhóm mình:

a) Kẻ bảng sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong

Năm Nhà chế tạo Loại động cơ

1860 Giăng echien lơnoa Động cơ 2 kì, công suất 2 mã lực,

chạy bằng khí thiên nhiên

70

1877 ….

1885 ….

1897 ….

b) Khái niện ĐCĐT

c) Phân loại

d) Cấu tạo chung của động cơ đốt trong

Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 1.

Thảo luận 3 phút, nhận xét phần trình bày sau đó đặt câu hỏi cho nhóm 1.

Nhóm 1 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm.

Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau:

(1) Động cơ đốt trong trên ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu là gì ?

(2) Quá trình biến đổi nhiệt năng được thực hiện như thế nào? ở đâu?

(3) Động cơ đốt trong có 2 cơ cấu và 5 hệ thống đối với động cơ nào?

(4) Kể tên các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí trong hình 20.1 ( SGK tr 96)

2.2. Hình thành kiến thức về nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Nhóm 2 cử đại diện lên trình bày phần nội dung nghiên cứu của nhóm mình:

a) Một số khái niệm cơ bản:

- Điểm chết của pittong

- Thế tích toàn phần

- Thể tích buồng cháy

- Thể tích công tác

- Tỉ số nén

- Chu trình làm việc của động cơ

- Kì

b) Nguyên lí làm việc động cơ điezen 4 kì

Vẽ sơ đồ cấu tạo. Trình bày nguyên lí làm việc trên hình vẽ

c) Nguyên lí làm việc động cơ xăng 2 kì

Vẽ sơ đồ cấu tạo. Trình bày nguyên lí làm việc trên hình vẽ

Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 2. Thảo luận 3 phút,

nhận xét phần trình bày sau đó đặt câu hỏi cho nhóm 2.

Nhóm 2 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm.

Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau:

(1) Pittong chuyển động từ ĐCT xuốg điểm chết dưới thì trục khuỷu quay được

bao nhiêu độ?

(2) Tại sao kì cháy giãn nở còn được gọi là kì sinh công?

(3) Nguyên lí làm việc động cơ xăng khác động cơ điezen như thế nào?

71

(4) Ở động cơ 2 kì có xupap nạp và xupap thải ko?

2.3. Hình thành kiến thức về khái quát ứng dụng động cơ đốt trong

Nhóm 3 cử đại diện lên trình bày phần nội dung nghiên cứu của nhóm mình:

a) Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống

b) Nguyên tắc chung ứng dụng động cơ đốt trong

- Sơ đồ ứng dụng:

ĐCĐT -> Hệ thống truyền lực -> Máy công tác

- Nguyên tắc ứng dụng:

+ Về tốc độ quay

+ Về công suất.

Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 3. Thảo luận 3 phút,

nhận xét phần trình bày sau đó đặt câu hỏi cho nhóm 3.

Nhóm 3 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm.

Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau:

(1) Động cơ đốt trong được ứng dụng nhiều nhất ở ngành nào?

(2) Động cơ đốt trong khi làm việc sản sinh ra một năng lượng trên trục khuỷu là

momen quay. Để sử dụng năng lượng này ta phải làm thê nào?

(3) Để động cơ làm việc thì động cơ đốt trong và yếu tố nào phải tạo thành 1 tổ

hợp thống nhất?

(4) Khi nào thì động cơ đốt trong không cần hệ thống truyền lực?

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Bài học này không có bài tập để HS luyện tập vận dụng kiến thức hoặc thực

hành rèn luyện kĩ năng. GV có thể đưa ra một số câu hỏi định hướng để qua đó HS

nắm vững kiến thức trọng tâm của bài

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG

GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp cùng thảo luận nhằm vận

dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích việc sử dụng động cơ đốt

trong vào các lĩnh vực khác nhau; những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu ý khi

vận hành, bảo dưỡng động cơ.

HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin

liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống.

Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa xe,… về ô tô, xe máy; có thể quan

sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.

72

Bài 3. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO Ô TÔ, XE MÁY

(3 tiết)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI HỌC

Theo nội dung chương trình, sách giáo khoa Công nghệ lớp 11 trung học phổ

thông, nội dung về phương tiện giao thông sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn

lực được trình bày trong các bài 33 (Động cơ đốt trong dùng cho ô tô) và bài 34

(Động cơ đốt trong dùng cho xe máy). Nội dung 2 bài này cùng đề cập tới đặc

điểm của động cơ dùng trên phương tiện giao thông, sự bố trí động cơ trên phương

tiện và khái quát về hệ thống truyền lực của phương tiện. Vì vậy, có thể tập hợp 2

bài này thành một bài với chủ đề là “Động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe máy”.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

Trên cơ sở tổng hợp nội dung các bài được đề cập trong chủ đề, có thể xác

định bài “Động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe máy” bao gồm các nội dung chính

sau:

1. Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe máy.

2. Bố trí động cơ đốt trong trên ô tô, xe máy.

3. Hệ thống truyền lực trên ô tô.

4. Hệ thống truyền lực trên xe máy.

III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA BÀI HỌC VÀ NHỮNG NĂNG

LỰC, PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của chuyên đề

a) Kiến thức

- Biết được đặc điểm, cách bố trí động cơ đốt trong trên ô tô, xe máy.

- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống

truyền lực trên ôtô, xe máy.

b) Kĩ năng

- Đọc được sơ đồ hệ thống truyền lực của ô tô, xe máy.

- Đọc được sơ đồ một số thiết bị chính trong hệ thống truyền lực của ô tô: li

hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính và vi sai.

c) Thái độ

Nhận thức được vai trò của ô tô, xe máy trong sản xuất và đời sống; thấy

được ý nghĩa của việc nghiên cứu chúng để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích

73

học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ hình thành và rèn luyện

phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực, chủ động và bước đầu có tính sáng

tạo.

2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh

Trên cơ sở phân tích các nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài

học, phân tích nội dung của bài học, có thể xác định được các năng lực cần hình

thành cho HS qua dạy học bài “Động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe máy” như sau:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : HS hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như ô tô,

xe máy, hệ thống truyền lực, li hợp, hộp số, truyền lực cac đăng, vi sai, xích tải

v.v… Với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận

nhóm và báo cáo trước lớp, HS sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình

bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

- Năng lực sáng tạo: Trên cơ sở phân tích đặc điểm của động cơ, bố trí động

cơ trên ô tô, xe máy; cấu tạo của hện thống truyền lực sẽ tạo cho HS ý tưởng thiết

kế, lựa chọn phương án bố trí động cơ, hệ thống truyền lực v.v…

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS hiểu được cách sử dụng xe máy đúng quy

trình kĩ thuật; HS có thể phân tích, so sánh ưu điểm, hạn chế của các phương án bố

trí động cơ, phương án bố trí hệ thống truyền lực. Chẳng hạn xe khách thường bố

trí động cơ ở đuôi xe để đảm bảo tiện nghi cho hành khách.

- Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo

cho HS năng lực hợp tác trong làm việc.

IV. CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Từ chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt và mục tiêu hình thành năng

lực cho HS, các mức độ mục tiêu, yêu cầu cần đạt qua dạy học bài này như sau:

Các mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá của bài học

Nội dung

Mức độ yêu cầu cần đạt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

1. Đặc

điểm của

ĐCĐT

dùng trên

ô tô, xe

máy

Trình bày được

đặc điểm của

ĐCĐT dùng trên

ô tô. Câu 1.1; 1.2

- Giải thích được

đặc điểm chung

của ĐCĐT dùng

trên ô tô. Câu 2.1

- Giải thích được

đặc điểm chung

của ĐCĐT dùng

Giải thích được

vai trò của yếm

xe máy. Câu

3.1; 3.2

74

trên xe máy. Câu

2.2; 2.3; 2.4; 2.5

2. Bố trí

ĐCĐT

trên ô tô,

xe máy

Mô tả được sự bố

trí động cơ ở trên

xe máy. Câu 1.3

- Phân tích được

những ưu điểm và

hạn chế của việc

bố trí động cơ ở

đầu xe, đuôi xe và

giữa xe. Câu 2.6

- Đọc được sơ đồ

bố trí động cơ trên

ô tô. Câu 2.7

- Phân tích được

những ưu điểm và

hạn chế của việc

bố trí động cơ ở

giữa xe và lệch về

đuôi xe. Câu 2.8

- Đọc được sơ đồ

bố trí động cơ trên

xe máy. Câu 2.9

Nhận biết được

xe ga và xe số.

Câu 3.3

3. Hệ

thống

truyền lực

trên ô tô

- Trình bày được

nhiệm vụ của

HTTL trên ô tô.

Câu 1.4; 1.5

- Trình bày được

cấu tạo chung

của HTTL trên ô

tô. Câu 1.6

- Trình bày được

nguyên lí làm

việc của HTTL

loại một cầu chủ

động. Câu 1.7

- Trình bày được

cấu tạo chung và

nguyên lí làm

việc của li hợp ô

tô loại ma sát

khô, thường

- Giải thích được

vì sao phải biến

đổi mô men. Câu

2.10

- Đọc được sơ đồ

khối, sơ đồ cấu

tạo của HTTL trên

ô tô, loại một cầu

chủ động. Câu

2.11

- Giải thích được

vì sao khi sang số

thì phải ngắt li

hợp. Câu 2.12

- Đọc được sơ đồ

cấu tạo của li hợp

ô tô loại ma sát

khô, một đĩa,

thường đóng. Câu

Giải thích được

thế nào là xe

một cầu, hai

cầu, ba cầu.

Câu 3.4

- Đọc được sơ

đồ khối, sơ đồ

cấu tạo của

HTTL trên ô tô

có hai cầu chủ

động.

Câu 3.5

- Giải thích

được vai trò

của các thiết bị

chính trong

HTTL lực của

ô tô. Câu 4.1;

4.2; 4.3; 4.4;

4.5; 4,6

75

đóng. Câu 1.8

- Trình bày được

cấu tạo chung và

nguyên lí làm

việc của hộp số ô

tô loại có cấp số

truyền. Câu 1.9

- Trình bày được

cấu tạo chung và

nguyên lí làm

việc của truyền

lực cac đăng khác

tốc. Câu 1.10

- Trình bày được

cấu tạo chung và

nguyên lí làm

việc của bộ

truyền lực chính

và vi sai bánh

răng côn.

Câu 1.11; 1.12

2.13

- Đọc được sơ đồ

cấu tạo của hộp số

ô tô loại có cấp số

truyền. Câu 2.14

- Đọc được sơ đồ

cấu tạo của truyền

lực cac đăng khác

tốc. Câu 2.15;

2.16

- Đọc được sơ đồ

cấu tạo của bộ

truyền lực chính

và vi sai bánh

răng côn. Câu

2.17

4. Hệ

thống

truyền lực

trên xe

máy

- Trình bày được

nhiệm vụ của

HTTL trên xe

máy. Câu 1.13

- Trình bày được

cấu tạo chung

của HTTL trên

xe máy. Câu 1.14

- Trình bày được

nguyên lí làm

việc của HTTL

trên xe máy.

Câu 1.15

Đọc được sơ đồ

khối, sơ đồ cấu

tạo của HTTL trên

xe máy, loại bố trí

động cơ giữa xe,

dùng truyền lực

bằng xích. Câu

2.18

- Vận dụng

được kiến thức

đã học trong

chăm sóc xích

tải trên xe máy.

Câu 4.7

- Giải thích

được việc sử

dụng cac đăng

trong HTTL

của xe máy.

Câu 4.8

V. CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

76

Trên cơ sở nội dung bài học, mục tiêu cụ thể nêu trong bảng mô tả các yêu

cầu kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bài học, có thể biên soạn các câu

hỏi, bài tập như sau (quy ước cách đánh số câu hỏi: số thứ nhất chỉ mức độ yêu

cầu: 1 là mức biết, 2 là mức hiểu, 3 là mức vận dụng, 4 là mức vận dụng cao; số

thứ hai là số thứ tự của câu hỏi trong mức đó):

1. Câu hỏi, bài tập mức Biết

Câu 1.1. Trình bày đặc điểm chủ yếu của động cơ đốt trong dùng cho ô tô.

Câu 1.2. Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho ô tô là:

A - Có tốc độ quay cao, kích thước và trọng lượng nhỏ, làm mát bằng không

khí.

B - Có tốc độ quay cao, kích thước nhỏ, làm mát bằng không khí.

C - Có tốc độ quay cao, kích thước và trọng lượng nhỏ, làm mát bằng nước.

D - Có tốc độ quay cao, kích thước nhỏ, làm mát bằng nước.

Câu 1.3. Trình bày nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô.

Câu 1.4. Hệ thống truyền lực trên ô tô có nhiệm vụ:

A - Thay đổi tốc độ quay của động cơ phù hợp với tốc độ xe.

B - Thay đổi tốc độ của xe phù hợp với tốc độ của động cơ.

C - Truyền và biến đổi mô men quay của động cơ tới các bánh xe

D - Truyền và biến đổi mômen từ động cơ tới bánh xe chủ động.

Câu 1.5. Trình bày cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ô tô.

Câu 1.6. Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực loại một cầu chủ

động.

Câu 1.7. Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của li hợp ô tô loại ma sát.

Câu 1.8. Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của hộp số ô tô loại 3 cấp.

Câu 1.9. Trình bày cấu tạo chung của truyền lực các đăng.

Câu 1.10. Trình bày nhiệm vụ của truyền lực chính. Kể tên các chi tiết của truyền

lực chính.

Câu 1.11. Trình bày nhiệm vụ của bộ vi sai. Kể tên các chi tiết chính của bộ vi sai.

Câu 1.12. Trình bày các phương án bố trí động cơ đốt trong trên xe máy.

Câu 1.13. Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực xe máy là:

A – Truyền và biến đổi mô men từ động cơ đến bánh sau.

77

B – Truyền, biến đổi mô men cả về chiều và trị số.

C – Giống nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô.

D – Cả ba câu trên.

Câu 1.14. Điểm giống nhau chủ yếu của hộp số xe máy với hộp số ô tô là:

A – Có các trục chủ động, trục bị động, trục trung gian và trục số lùi.

B – Có thể điều khiển sang số bằng tay hoặc điều khiển tự động.

C – Có các bánh răng chủ động, bị động, trung gian và bánh răng số lùi.

D – Có thể điều khiển số ở trạng thái số “mo”, số tiến hoặc số lùi.

Câu 1.15. Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực xe máy.

2. Câu hỏi, bài tập mức Hiểu

Câu 2.1. Động cơ đốt trong dùng trên ô tô là loại động cơ cao tốc, kích thước và

trọng lượng nhỏ, gọn và làm mát bằng nước là vì:

A - Để ô tô có công suất lớn nên có thể tăng tải trọng, tăng khả năng leo dốc, đi

trên đường xấu và có thể tăng tốc nhanh.

B - Để thuận lợi cho việc bố trí trên xe, nhất là với xe bố trí động cơ ở đầu xe;

giảm tự trọng của xe.

C - Làm mát bằng nước hiệu quả hơn và vì động cơ được bố trí trong vỏ xe

nên làm mát bằng không khí khó hơn.

D – Cả ba câu trên.

Câu 2.2. So sánh ưu, nhược điểm của cách bố trí động cơ được đặt ở đầu xe và ở

đuôi xe.

Câu 2.3. Trên ô tô, động cơ đốt trong thường được bố trí ở:

A - Đầu xe hoặc đuôi xe

B - Trước xe hoặc sau xe

C - Trước xe hoặc giữa xe

D - Sau xe hoặc giữa xe

Câu 2.4. Một trong những nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là phải biến đổi mô

men là vì:

A – Dải mô men của động cơ nhỏ trong khi giải mô men của bánh chủ động phải

lớn.

78

B – Ô tô cần phải tiến hoặc lùi trong khi chiều quay trục khuỷu động cơ không

đổi.

C – Khi xe khởi hành, chở nặng hoặc leo dốc thì cần mô men lớn.

D – Cả ba câu trên.

Câu 2.5. Trên ô tô loại một cầu, kiểu bố trí phổ biến nhất là:

A - Động cơ ở đầu xe, cầu sau chủ động.

B - Động cơ ở đầu xe, cầu trước chủ động.

C - Động cơ ở đuôi xe, cầu sau chủ động.

D - Động cơ ở đuôi xe, cầu trước chủ động.

Câu 2.6. Khi sang số cần phải ngắt li hợp là để:

A – Việc sang số được nhẹ nhàng.

B – Bảo vệ cho các bánh răng hộp số.

C – Ô tô không bị giật khi sang số.

D – Động cơ không bị chết máy.

Câu 2.7. Cấu tạo của li hợp ô tô loại ma sát bao gồm các chi tiết chính sau:

A – Trục khuỷu, bánh đà, đĩa ma sát, đĩa ép, đòn mở, lò xo, trục li hợp, vỏ li hợp

B – Bánh đà, đĩa ma sát, đĩa ép, đòn mở, lò xo, bạc mở, trục li hợp, vỏ li hợp

C – Trục khuỷu, bánh đà, đĩa ma sát, đĩa ép, đòn mở, lò xo, khớp ngắt, trục li

hợp

D – Bánh đà, moay-ơ đĩa ma sát, đĩa ép, đòn mở, lò xo, khớp ngắt, vỏ li hợp

Câu 2.8. Trong hộp số ô tô loại 3 cấp số truyền, những bánh răng nào sau đây là

bánh răng lắp khớp then hoa với trục:

A - Bánh răng chủ động. C – Bánh răng trung gian.

B - Bánh răng bị động. D – Bánh răng số lùi.

Câu 2.9. Tại sao trục cac đăng lại phải có cấu tạo gồm hai trục nối với nhau bằng

khớp trượt.

Câu 2.10. Vì sao trên ô tô cần có truyền lực các đăng?

Câu 2.11. Vì sao các bánh răng của bộ truyền lực chính và vi sai đều là loại bánh

răng côn?

Câu 2.12. Trình bày đặc điểm chủ yếu của động cơ đốt trong dùng trên xe máy.

79

Câu 2.13. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy hiện nay thường là loại:

A. Động cơ xăng 2 kỳ C. Động cơ diêzen 2 kỳ

B. Động cơ xăng 4 kỳ D. Động cơ diêzen 4 kỳ.

Câu 2.14. Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho xe máy thường là:

A - Động cơ xăng, có công suất nhỏ và tốc độ nhỏ.

B - Động cơ xăng, có công suất nhỏ và tốc độ lớn.

C - Động cơ xăng, có công suất lớn và tốc độ nhỏ.

D - Động cơ xăng, có công suất lớn và tốc độ lớn.

Câu 2.15. Động cơ xe máy thường được làm mát bằng không khí là vì:

A - Khi xe chạy sẽ có nhiều gió làm mát.

B - Động cơ có công suất nhỏ nên nhiệt độ không cao lắm.

C - Để cấu tạo của động cơ đơn giản.

D - Trên xe máy khó bố trí két làm mát.

Câu 2.16. So sánh ưu, nhược điểm của cách bố trí động cơ xe máy ở giữa xe và

lệch về phía đuôi xe.

Câu 2.17. Trên xe máy loại xe số, động cơ bao giờ cũng được đặt ở giữa xe. Đúng

hai sai ?.

Câu 2.18. Hệ thống truyền lực trên xe máy thường dùng xích là vì:

A - Cấu tạo của xe đơn giản và gọn nhẹ hơn.

B - Xích dễ chế tạo và chăm sóc hơn.

C - Dùng xích đỡ gây tiếng ồn hơn.

D - Do hình dáng xe máy khá giống xe đạp.

3. Câu hỏi, bài tập mức Vận dụng

Câu 3.1. Xe ô tô được gọi là xe một cầu, xe hai cầu, xe ba cầu là do:

A - xe có một cầu, xe có hai cầu và xe có ba cầu

B - xe có một cầu dẫn hướng, xe có hai cầu dẫn hướng và xe có ba cầu dẫn

hướng

C - xe có một cầu chủ động, xe có hai cầu chủ động và xe có ba cầu chủ động

D – Cả ba câu trên.

80

Câu 3.2. Xe của Nam là xe Wave, vì yếm xe bị sứt nên Nam muốn tháo yếm ra.

Nhưng người thợ khuyên Nam không nên tháo yếm vì yếm xe có tác dụng như bản

hướng gió để làm mát cho động cơ tốt hơn. Theo em, lời giải thích của người thợ

rửa xe là đúng hay sai.

A. Đúng B. Sai

Câu 3.3. Trên ô tô loại hai cầu, thông thường người ta bố trí:

A - Động cơ ở đầu xe, hộp số ở giữa xe, có hai trục cac đăng truyền ra 2 cầu.

B - Động cơ ở đuôi xe, hộp số ở giữa xe, có hai trục cac đăng truyền ra 2 cầu.

C - Động cơ ở giữa xe, hộp số đặt cạnh động cơ, có hai trục cac đăng truyền ra 2

cầu.

D - Động cơ ở giữa xe, hộp số đặt trước động cơ, có hai trục cac đăng truyền ra 2

cầu.

Câu 3.4. Yếm xe máy có tác dụng:

A – Chắn gió cho người lái.

B – Tạo dáng khí động học để giảm lực cản gió.

C – Tạo dáng cho xe và hướng gió để làm mát.

D – Tạo dáng và bảo vệ chân cho người lái.

Câu 3.5. Dấu hiệu phân biệt xe ga và xe số là:

A – Động cơ xe số phải đặt ở giữa xe.

B – Động cơ xe ga thường đặt lệch về đuôi xe.

C – Động cơ xe ga có hai tay phanh.

D – Cả ba câu trên.

4. Câu hỏi, bài tập mức Vận dụng cao

Câu 4.1. Li hợp trên ô tô có nhiệm vụ:

A – Cắt và nối mô men quay từ động cơ tới hộp số

B – Truyền mô men quay từ động cơ đến hộp số

C – Bảo vệ cho hệ thống truyền lực khi bị quá tải

D – Cả ba câu trên

Câu 4.2. Trên ôtô, hộp số có nhiệm vụ:

A - Đảm bảo cho ô tô chuyển động được trên các loại mặt đường và địa hình khác

nhau.

81

B - Đảm bảo cho ô tô chuyển động được với vận tốc và chiều chuyển động khác

nhau.

C - Đảm bảo cho ô tô chuyển động được với tải trọng và vận tốc chuyển động khác

nhau.

D - Đảm bảo cho ô tô chuyển động được với tải trọng và chiều chuyển động khác

nhau.

Câu 4.3. Bố bạn Hùng trong lớp vừa mua một xe ô tô mới. Hùng khoe với Quân là

xe của bố là xe có số tự động. Quân bèn bảo, đó không phải là số tự động mà chỉ là

số bán tự động thôi. Hỏi ai nói đúng và vì sao ?

Câu 4.4. Truyền lực các đăng có thể truyền được mô men quay giữa hai thiết bị

mà:

A -Trục quay của hai thiết bị này không đồng tâm mà lệch nhau một góc nào đó.

B - Khoảng cách giữa hai thiết bị này luôn thay đổi trong một giới hạn nào đó.

C - Góc lệch giữa hai trục quay của hai thiết bị thay đổi trong một giới hạn nào đó.

D - Góc lệch và khoảng cách hai trục quay của hai thiết bị thay đổi trong một giới

hạn nào đó.

Câu 4.5. Truyền lực chính trên ô tô có nhiệm vụ:

A - Thay đổi chiều và trị số mô men.

B - Thay đổi phương và trị số mô men.

C - Thay đổi tốc độ và trị số mô men.

D -Thay đổi tỉ số truyền mô men.

Câu 4.6. Bộ vi sai trên ô tô có nhiệm vụ:

A - Hạn chế được sự mài mòn cho tất cả các bánh xe.

B - Đảm bảo cho xe quay vòng được.

C - Cho phép hai bánh dẫn hướng quay với vận tốc khác nhau.

D - Cho phép hai bánh chủ động trên một cầu quay với vận tốc khác nhau.

Câu 4.7. Để xích tải xe máy làm việc tốt và bền, cần phải:

A – Kiểm tra thường xuyên.

B – Tra dầu và điều chỉnh định kì.

C – Không tháo hộp xích hoặc nắp hộp xích.

D – Cả ba câu trên.

82

Câu 4.8. Hệ thống truyền lực xe máy cũng có thể dùng truyền lực các đăng như ô

tô là vì:

A – Về cơ bản, nhiệm vụ hai hệ thống truyền lực giống nhau.

B – Truyền lực các đăng làm việc bền hơn và không tốn công chăm sóc.

C – Truyền lực các đăng dễ bố trí hơn khi động cơ đặt gần bánh sau.

D – Cả ba câu trên.

* * *

Trên đây mới chỉ là một số câu hỏi tương ứng với các mức yêu cầu về năng

lực đối với HS trong dạy học bài học này. GV có thể xây dựng thêm các câu hỏi

khác hoặc gắn với một câu chuyện thực tiễn phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở địa

phương để tăng tính vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn và tăng tính hấp dẫn

của câu hỏi.

5. Đáp án câu trắc nghiệm

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án

1.2 C 2.5 A 2.17 Đúng 4.2 B

1.4 D 2.6 B 2.18 A 4.4 D

1.13 A 2.7 B 3.1 C 4.5 B

1.14 B 2.8 B 3.3 A 4.6 D

2.1 D 2.13 B 3.4 C 4.7 D

2.3 A 2.14 B 3.5 D 4.8 D

2.4 D 2.15 B 4.1 D

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI HỌC

1. Thiết kế tiến trình dạy học

So với việc xây dựng tiến trình dạy học tích hợp theo chủ đề, việc xây dựng

tiến trình dạy học sử dụng phương pháp và kĩ thuật tổ chức học sinh hoạt động

theo nhóm và tự học cần chú trọng hơn tới các hoạt động học của học sinh.

Bài học được thiết kế thành 5 hoạt động chính theo tiến trình của các phương

pháp dạy học tích cực tương tự như đã trình bày ở bài 2.

83

2. Tiến trình dạy học chuyên đề

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

Để chuẩn bị cho hoạt động này được tốt, ở cuối tiết học trước khi dạy học

bài này, GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu về ô tô, xe máy trong gia đình, trong

thực tiễn cuộc sống; tìm thông tin về ô tô xe máy trong sách báo, trên internet v.v...

GV có thể nêu một số nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể sau:

- Hãy kể tên những loại ô tô chuyên dùng để chở khách, chở hàng, dùng

trong một công việc nhất định nào đó (nghĩa là kể tên các loại xe chuyên dùng như

xe cứu thương, chữa cháy, xe xitec chở xăng dầu,…).

- Hãy kể tên một số loại xe máy đang sử dụng phổ biến tại địa phương hoặc

những xe mà em biết.

- Hãy tìm hiểu lực truyền từ động cơ đến bánh xe thông qua những bộ phận

nào.

- Hãy kể tên những loại ô tô, xe máy mà em biết.

- Với những xe máy mà em biết, em có thể cho biết loại nào là loại xe ga, loại

nào là loại xe số. Hãy giải thích lí do vì sao mà em lại nhận định chúng là loại như

vậy.

Trước khi bắt đầu thực hiện hoạt động khởi động, GV có thể tiến hành kiểm

tra bài cũ: yêu cầu HS trả lời những câu hỏi về nội dung bài cũ.

- Lớp chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi HS trong nhóm liệt kê ra giấy tên gọi

của ô tô, xe máy mà bản thân đã biết. Mô tả những bộ phận chính của xe theo hiểu

biết của mình. Sau đó nhóm thảo luận thống nhất liệt kê các bộ phận (phần, cơ cấu,

hệ thống) chính của một xe ô tô, của một xe máy cần phải có. Lần lượt đại diện

mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.

- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI

2.1. Hình thành kiến thức về đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe

máy

Trong nội dung các hoạt động hình thành kiến thức về ô tô và xe máy dưới

đây chỉ giới thiệu khái quát chung mang tính gợi ý các vấn đề cần giải quyết.

Trong dạy học chuyên đề, căn cứ vào điều kiện, tình hình cụ thể mà GV lựa chọn

các PPDH hay kĩ thuật dạy học chủ yếu cho mỗi chủ đề.

a) Hình thành kiến thức về đặc điểm của động cơ đốt trong dùng trên ô tô.

- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:

84

(1) Tại sao động cơ dùng cho ô tô lại phải có kích thước và trọng lượng nhỏ

gọn?

(2) Tại sao động cơ dùng cho ô tô lại phải có tốc độ quay của trục khuỷu cao?

(3) Tại sao động cơ dùng cho ô tô lại thường dùng hệ thống làm mát bằng

nước?

- Gợi ý:

+ Động cơ cần có kích thước và trọng lượng nhỏ gọn để thuận lợi cho việc bố

trí trên ô tô, giảm tự trọng của xe. Nhất là với ô tô bố trí động cơ ở đầu xe thì động

cơ càng nhỏ, gọn càng dễ bố trí.

+ Động cơ cần có tốc độ quay cao để ô tô có công suất lớn, nhờ vậy có thể

chở nhiều hàng, đi trên đường dốc, đường xấu và có thể tăng tốc nhanh. Có thể

tham khảo công thức tính công suất có ích của động cơ:

Pe .Vh .i.n

Ne = --------------- = K.n

30.

Với : Ne : công suất có ích của động cơ ; Pe : áp suất có ích của động cơ ; Vh :

Thể tích công tác của xi lanh động cơ ; i : số xilanh của động cơ ; n : số vòng quay

trục khuỷu động cơ ; : số kì của động cơ.

Từ công thức này, có thể thấy nếu muốn tăng công suất của động cơ thì cần

phải tăng Pe , Vh , i, n và giảm . Tuy nhiên, khi tăng Pe sẽ phải cấu tạo động cơ có

độ cứng vững cao hơn, vật liệu phải tốt hơn và sẽ làm kích thước, trọng lượng

động cơ lớn hơn ; khi tăng Vh và i cũng sẽ buộc phải tăng kích thước, trọng lượng

động cơ. Còn số kì () thì khó giảm vì đa số động cơ ô tô đều dùng động cơ 4 kì.

Vì thế, muốn tăng công suất động cơ mà gần như không phải tăng kích thước,

trọng lượng của nó thì tốt nhất là tăng số vòng quay của trục khuỷu (n).

+ Động cơ ô tô thường được làm mát bằng nước vì làm mát bằng nước

hiệu quả hơn và vì động cơ được bố trí trong vỏ xe nên làm mát bằng không

khí khó hơn.

b) Hình thành kiến thức về đặc điểm của động cơ đốt trong dùng trên xe máy.

- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:

Ngoài đặc điểm là động cơ cao tốc và kích thước, trọng lượng nhỏ gọn như

động cơ dùng cho ô tô, với động cơ xe máy có thể sử dụng một số câu hỏi sau :

(1) Tại sao động cơ dùng cho xe máy lại là loại động cơ xăng ?

85

(2) Tại sao động cơ dùng cho xe máy thường dùng loại làm mát bằng không

khí?

(3) Tại sao động cơ dùng cho xe máy lại có số xi lanh ít ?

- Gợi ý:

+ Động cơ xăng có ưu điểm so với động cơ điêzen là kích thước, trọng

lượng nhỏ gọn hơn, dễ khởi động hơn, tiếng ồn nhỏ hơn,… nên phù hợp với xe

máy hơn.

+ Động cơ xe máy thường làm mát bằng không khí vì cấu tạo hệ thống làm

mát đơn giản, công suất động cơ không lớn nên nhiệt độ động cơ không cao, động

cơ thường được bố trí thuận tiện cho việc tiếp xúc với luồng gió khi hoạt động

v.v...

+ Động cơ xe máy dùng loại ít xi lanh vì yêu cầu công suất động cơ không

lớn, đảm bảo kích thước, trọng lượng nhỏ gọn để dễ bố trí,…

Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ

chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV khéo léo sử

dụng cách giải thích trên, đồng thời nên tìm nhiều ví dụ thực tiễn ở địa phương

để bài giảng sinh động, thiết thực.

2.2. Hình thành kiến thức về bố trí động cơ đốt trong trên ô tô, xe máy

a) Hình thành kiến thức về cách bố trí động cơ đốt trong trên ô tô.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp đàm thoại nêu vấn đề.

Nên chuẩn bị tranh giáo khoa hoặc vẽ phác nhanh trên bảng sơ đồ các kiểu bố trí

động cơ trên ô tô. Sử dụng các câu hỏi vừa sức, mang tính gợi ý để HS suy nghĩ,

trả lời như một số câu hỏi sau:

(1) Theo em thì động cơ dùng trên ô tô thường được đặt ở vị trí nào ? Ở đầu xe,

đuôi xe hay ở giữa xe ?

(2) Theo em thì những loại xe nào chỉ đặt động cơ ở đầu xe, những loại xe nào

có thể đặt động cơ ở đầu xe hoặc đuôi xe ? Tại sao ?

- Gợi ý:

Khi phân tích ưu - nhược điểm của mỗi cách bố trí động cơ ở đầu xe, đuôi xe

và giữa xe, GV nên sử dụng các câu hỏi gợi ý để HS tự tìm lời giải đáp về các vấn

đề như: việc điều khiển động cơ và HTTL; việc giảm tác dụng nhiệt thải, tiếng ồn,

mùi nhiên liệu và khí thải; việc làm mát động cơ, phân bố tải trọng lên các cầu

v.v… Vì thế xe tải có thùng hàng phía sau thì phải bố trí động cơ ở đầu xe, xe

khách nếu bố trí động cơ ở đuôi xe thì khách sẽ ít chịu ảnh hưởng tiếng ồn hơn

v.v... Các nội dung này đã được trình bày khá đầy đủ trong SGK Công nghệ 11.

86

b) Hình thành kiến thức về cách bố trí động cơ đốt trong trên xe máy.

- Tổ chức hoạt động và sử dụng phương pháp dạy học tương tự như hoạt

động tìm hiểu về cách bố trí động cơ trên ô tô như nêu trên. GV có thể sử dụng câu

hỏi gợi ý như sau:

(1) Tại sao động cơ trên xe máy không được bố trí ở đầu xe như trên ô tô ?

(2) Theo em thì động cơ xe máy đặt ở giữa xe tốt hơn hay đặt lệch về phía đuôi

xe tốt hơn ? Tại sao ?

(3) Em có nhận xét gì khi với xe số thì động cơ thường đặt ở giữa xe, còn với xe

ga thì động cơ thường đặt lệch về đuôi xe ?

- Gợi ý:

+ Động cơ xe máy không thể bố trí ở đầu xe như trên ô tô vì cấu tạo của xe

không cho phép. Hơn nữa bánh chủ động xe máy là bánh sau, bố trí động cơ càng

xa bánh sau thì truyền lực càng khó và phức tạp.

+ Khi phân tích ưu - nhược điểm của mỗi cách bố trí động cơ ở giữa xe và

lệch về phía đuôi xe, GV nên sử dụng các câu hỏi gợi ý để HS tự tìm lời giải đáp

về các vấn đề như: việc điều khiển động cơ và HTTL; việc giảm tác dụng nhiệt

thải; việc làm mát động cơ, phân bố tải trọng lên các bánh xe v.v... Các nội dung

này đã được trình bày khá đầy đủ trong SGK Công nghệ 11.

+ Với ưu điểm của xe đặt động cơ lệch về phía đuôi xe nên người ta thiên về

cách đặt này. Tuy nhiên, do trên xe máy, li hợp và hộp số được đặt chung trong

cacte động cơ nên xe số thường đặt động cơ ở giữa xe để người lái điều khiển sang

số dễ dàng, thuận tiện hơn.

Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức,

hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV khéo léo sử dụng

cách giải thích trên để gợi ý, phân tích. Đặc biệt với xe máy là loại phương

tiện phổ biến hiện nay, GV nên tìm nhiều ví dụ minh họa thực tiễn để bài

giảng sinh động và thiết thực.

2.3. Hình thành kiến thức về hệ thống truyền lực trên ô tô

a) Hình thành kiến thức về nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô.

- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:

(1) Trên ô tô, mô men quay được truyền từ đâu đến đâu ?

(2) Tại sao HTTL lại phải có nhiệm vụ đổi chiều quay ?

(3) Tại sao HTTL lại phải ngắt được mô men ?

- Gợi ý:

87

+ Mô men quay được truyền từ động cơ đến các bánh xe chủ động.

+ Hệ thống truyền lực phải đổi được chiều quay để xe có thể chạy lùi được

(xe máy nhỏ, gọn và nhẹ nên có thể dắt lùi được, hộp số xe máy không cần có số

lùi).

+ Phải ngắt được mô men vì thường khi ô tô dừng nhưng động cơ vẫn làm

việc, trục khuỷu động cơ vẫn quay. Mặt khác, khi khởi động động cơ thì phải ngắt

mô men, nếu không ngắt thì không khởi động được (loại trừ trường hợp hãn hữu là

phải đẩy xe để khởi động động cơ).

b) Hình thành kiến thức về phân loại hệ thống truyền lực trên ô tô.

- GV có thể đặt một số câu hỏi sau:

(1) Em có biết người ta gọi ô tô một cầu, hai cầu nghĩa là gì không ?

(2) Thế nào là xe một cầu chủ động, xe hai cầu chủ động, xe có tất cả các cầu

đều là chủ động ?

(3) Em có biết người ta gọi xe số sàn và xe số tự động nghĩa là gì không?

- Gợi ý:

+ Người ta quy ước gọi ô tô một cầu, hai cầu,… là gọi theo số cầu chủ động

của xe (còn ô tô thì phải có ít nhất 2 cầu).

+ Cầu xe được mô men từ động cơ truyền tới được gọi là cầu chủ động. Gọi

xe một cầu, hai cầu,… là xe có một cầu chủ động hoặc xe có hai cầu chủ động,…

+ Xe số sàn là xe điều khiển hộp số hoàn toàn bằng tay. Xe số tự động là xe

điều khiển hộp số kiểu bán tự động hoặc có thể coi là tự động.

c) Hình thành kiến thức về cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ô tô.

- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:

(1) Hệ thống truyền lực có những bộ phận (thiết bị) chính nào ? Tại sao phải có

những bộ phận đó ?

(2) Theo em, trong HTTL ô tô có những bộ phận nào không thể thiếu ?

(3) Vẽ sơ đồ khối và mô tả cấu tạo chung của HTTL.

- Gợi ý:

+ Với nhiệm vụ của HTTL, trong hệ thống phải có hộp số để truyền và biến

đổi mô men cả về chiều và trị số. Muốn sang số thì phải ngắt tạm thời mô men

truyền từ động cơ tới, do đó hệ thống phải có li hợp. Vì hộp số đặt trên khung xe,

truyền lực chính đặt ở cầu xe. Giữa cầu xe và khung xe được liên kết với nhau qua

bộ phận đàn hồi là lò xo hoặc nhíp nên khoảng cách và góc lệch của trục truyền

88

hộp số và truyền lực chính có thay đổi trong một khoảng nhất định. Do đó bộ phận

truyền lực từ hộp số đến truyền lực chính phải có cấu tạo đặc biệt : trục và khớp

cac đăng. Truyền lực chính có nhiệm vụ đổi phương truyền mô men từ dọc xe sang

ngang xe. Vi sai có nhiệm vụ đảm bảo các bánh xe chủ động trên một cầu xe quay

với số vòng quay khác nhau.

+ Trong HTTL kể trên, có thể không cần hộp số ; nếu động cơ đặt trên cầu

chủ động thì có thể không cần truyền lực cac đăng.

+ Trên sơ đồ khối, các bộ phận động cơ ,li hợp, hộp số, truyền lực chính và

vi sai được vẽ dạng khối chữ nhật hoặc tròn; còn truyền lực cac đăng và bán trục

vẽ dạng đường hoặc đoạn thẳng.

d) Hình thành kiến thức về nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên ô

tô.

- GV có thể dùng một số câu hỏi sau:

(1) Em có thể mô tả đường truyền mô men trên HTTL.

(2) Khi muốn thay đổi tốc độ của xe, người lái tác động vào những bộ phận

nào ?

(3) Tại sao trong hộp số lại phải có số «MO» (số không) ?

- Gợi ý:

+ Nêu rõ mô men được truyền từ bộ phận nào đến bộ phận nào.

+ Lưu ý không chỉ có sang số, tốc độ của xe thay đổi còn do tác động vào

chân ga và phanh.

+ Số MO của hộp số để cho phép dừng xe lâu tùy ý mà không cần đạp côn

(ngắt li hợp).

e) Hình thành kiến thức về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận

chính trong hệ thống truyền lực.

Đây là một trong những nội dung chính của chuyên đề. Nội dung của phân

này bao gồm nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của 4 bộ phận chính là li

hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính và vi sai. Với mỗi bộ phận,

trong điều kiện có thể, GV nên sử dụng mô hình, vật thật, tranh giáo khoa hoặc mô

phỏng trên máy tính để HS biết được cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của

chúng.

Phương pháp dạy học chủ đạo khi dạy học cả 4 bộ phận này là phương pháp

dạy học trực quan kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề. Tuy nhiên, với định hướng

dạy học phát triển năng lực HS, giáo viên cần tăng cường cho HS làm việc tự lực

với SGK, thảo luận nhóm.

89

2.4. Hình thành kiến thức về hệ thống truyền lực trên xe máy

a) Hình thành kiến thức về cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên xe

máy

- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:

(1) Hệ thống truyền lực xe máy có những bộ phận chính nào ? Có bộ phận nào

giống như trong HTTL của ô tô ?

(2) Tại sao trong HTTL xe máy không dùng vi sai ?

(3) Nếu động cơ đặt ở giữa xe, có thể dùng truyền lực cac đăng được không ?

Tại sao ?

(4) Li hợp xe máy thường dùng loại điều khiển bằng tay hay điều khiển tự

động ?

(5) Hộp số trên xe ga là loại điều khiển bằng tay, tự động hay bán tự động ?

- Gợi ý:

+ Hề thống truyền lực xe máy thường bao gồm các bộ phận chính là li hợp

(côn), hộp số, xích tải (hoặc truyền lực cac đăng), nhông xích và khớp các đăng

mềm (khớp nối từ bánh nhông sau tới moay-ơ bánh xe).

+ Trong hệ thống truyền lực xe máy không cần vi sai vì chỉ có một bánh xe

chủ động.

+ Nếu động cơ đặt ở giữa xe vẫn có thể dùng truyền lực cac đăng thay cho

xích tải.

+ Li hợp xe máy thường dùng loại điều khiển tự động để sử dụng thuận tiện

hơn.

+ Hộp số trên xe ga là loại điều khiển tự động.

b) Hình thành kiến thức về nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên

xe máy.

Nội dung nguyên lí làm việc của HTTL xe máy đơn giản và HS đã được học

về nguyên lí làm việc của HTTL trên ô tô nên GV có thể cho HS tự nghiên cứu và

phát biểu trước lớp. Sau đó GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Bài học này không có bài tập để học sinh luyện tập vận dụng kiến thức hoặc

thực hành rèn luyện kĩ năng. Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi định hướng để

qua đó học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm của bài

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG

90

GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp cùng thảo luận nhằm vận

dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật

hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị có liên quan đến nội

dung học tập.

HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin

liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống.

Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa xe,… về ô tô, xe máy; có thể quan

sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.

Nhìn chung, với định hướng dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho

HS, tùy thuộc nội dung và điều kiện dạy học cụ thể, GV nên tăng cường tổ chức

cho HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp đôi, làm việc theo nhóm và hướng dẫn

HS tự nghiên cứu, thảo luận để rút ra những kiến thức cần lĩnh hội. Đồng thời, do

nội dung chuyên đề đề cập tới những phương tiện khá phổ biến trong cuộc sống,

GV nên khai thác những vốn sống thực tiễn của HS, khuyến khích HS có thể vận

dụng kiến thức đã học để tham gia cùng người thân trong sử dụng, bảo dưỡng

phương tiện ở một mức độ nhất định nào đó.

91

PHẦN 3

HƢỚNG DẪN BIÊN SOẠN, QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG

BÀI HỌC TRÊN MẠNG "TRƢỜNG HỌC KẾT NỐI"

I. Truy cập và đăng nhậphệ thống

Sử dụng tài khoản được cấp của Trường học kết nối để đăng nhập và sử dụng

hệ thống Soạn bài dạy Online.

- Truy cập truonghocketnoi.edu.vn;

- Kích chuột vào Banner của đợt tập huấn.

- Chuyển sang trang Tập huấn trực tuyến

- Kích chuột vào nút Đăng nhập (Xem hình): Sử dụng tài khoản Trường học

kết nối để đăng nhập;

92

II. Đăng ký bài học của khóa tập huấn

Mỗi khóa học trên hệ thống được phân chia thành các chuyên mục/môn

học/lĩnh vực khác nhau.

- Lựa chọn chuyên mục/môn học/lĩnh vực phù hợp với mình để bắt đầu đăng

ký tham gia khóa tập huấn.

- Mỗi chuyên mục/môn học/lĩnh vực bao gồm các bài học khác nhau. Quý

thầy/cô sẽ tiến hành đăng ký từng bài học như mô tả trong hình dưới.

93

Lƣu ý: Khi đăng ký bài học, hệ thống sẽ yêu cầu nhập thẻ đăng ký

homeSchool do Ban tổ chức cấp nhƣ hình minh họa dƣới đây.

III. Cách thức thực hiện các bài học

Sau khi đăng kí tham gia bài học, thực hiện lần lượt các hoạt động theo tiến

trình bài học. Chỉ khi hoàn thành hoạt động trước thì các hoạt động sau mới mở ra.

Với các hoạt động đã hoàn thành, dấu tích xanh sẽ hiện lên ở cuối tên hoạt động để

quý thầy/cô nhận biết. Mức độ hoàn thành bài học hiển thị bằng thanh Mức độ

hoàn thành trên menu bên trái.

94

- Với các hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tích chọn vào ô

tròn trước phương án lựa chọn của mình với từng câu hỏi.

- Với hoạt động yêu cầu trả lời các câu hỏi tự luận (yêu cầu nộp sản phẩm),

kích vào nút “Trả lời” tương ứng với mỗi câu hỏi (yêu cầu).

Khung trả lời sẽ hiện ra để đánh máy câu trả lời trực tiếp hoặc đính kèm file

để gửi kết quả của mình lên hệ thống.

IV. Cách thức trao đổi, thảo luận trong mỗi bài học

Hệ thống cung cấp 02 không gian trao đổi, thảo luận trong mỗi bài học:

4.1. Trao đổi với chuyên gia.

Mỗi nhóm lĩnh vực sẽ có các chuyên gia được phân công phụ trách hỗ trợ quý

thầy/cô trong quá trình học. Để trao đổi với chuyên gia, quý thầy/cô chọn nút “Hỏi

chuyên gia” ở góc dưới bên trái màn hình.

Khung chat sẽ hiện ra ở góc phải bên dưới màn hình để thực hiện việc trao đổi

với các chuyên gia.

4.2. Trao đổi nhóm.

Nhóm trao đổi với các thành viên khác cùng tham gia bài học có thể được

thiết lập bằng cách chọn nút “Thảo luận” ở góc dưới bên trái màn hình.

Để tạo một nhóm trao đổi mới, hãy click vào dấu + hình tròn đỏ.

95

Khung khởi tạo thảo luận hiện ra như hình dưới đây.

Sau khi khởi tạo, khung chat sẽ hiện lên ở góc dưới bên phải màn hình để tiến

hành thảo luận.

V. Thiết kế bài học trực tuyến

- Sau khi đăng nhập thành công, kích chuột vào biểu tượng cá nhân (Xem

hình), rồi chọn “Không gian giáo viên”:

96

- Khi đó, bạn sẽ vào Không gian giáo viên. Tại đây, hệ thống hỗ trợ các công

cụ để bạn tạo giáo án điện tử Online (Hướng dẫn soạn chi tiết sẽ được trình bày cụ

thể ở phần dưới).

5.1. Tạo bài học mới – Nhập các thông tin cơ bản của bài học

Bƣớc 1: Kích chuột vào nút Tạo bài học, cửa sổ nhập các thông tin thuộc tính

của bài học hiện ra:

97

Bƣớc 2: Nhập các thông tin cơ bản của bài học, bao gồm (xem ô màu đỏ):

- Tiêu đề của bài học;

- Hình ảnh minh họa cho bài học;

- Mô tả, giới thiệu ngắn gọn về bài học;

- Nhập các từ khóa liên quan đến bài học;

- Lưu thông tin cơ bản của bài học bằng cách kích chuột vào nút “Lưu lại”.

5.2. Tạo hoạt động học

Sau khi lưu các thông tin cơ bản của bài học, màn hình quản lý bài học sẽ như

sau:

98

Để tiếp tục soạn nội dung bài học (tạo ra các hoạt động), bạn kích chuột vào

nút “Vào bài học”. Khi đó, màn hình soạn nội dung bài học xuất hiện:

5.2.1. Cấu trúc không gian soạn bài

- Khung liệt kê danh sách các hoạt động được tạo ra trong bài học;

- Mô tả chung của bài học;

- Thanh công cụ điều khiển;

- Nút “Tạo hoạt động”.

5.2.2. Tạo hoạt động

99

Bƣớc 1: Kích chuột vào nút “Tạo hoạt động” hoặc “Thêm hoạt động mới”

trên thanh công cụ.

- Nhập tiêu đề của hoạt động;

- Chọn Thể loại hoạt động: Hoạt động dạy học (Đối với Hoạt động kiểm tra,

đánh giá sẽ được trình bày ở phần dưới);

- Nhập nội dung của hoạt động;

- Kích chuột vào nút “Lưu lại” để ghi nội dung hoạt động vào hệ thống.

* Công cụ này hỗ trợ mọi định dạng dữ liệu (Văn bản, Video tự làm,

Youtube, Flash, Hình ảnh, …) để giáo viên thực hiện soạn thảo nội dung của từng

hoạt động (Xem hình).

(1) Nhúng link Youtube:

100

(2) Thêm video tự làm

(3) Thêm nội dung tương tác Flash

101

(4) Đặt liên kết đến Website khác

(5) Thêm, chèn hình ảnh vào nội dung hoạt động

(6) Thêm các biểu tượng vào nội dung hoạt động

102

Bƣớc 2: Chỉnh sửa, hiệu chỉnh nội dung hoạt động

Sau khi ghi nội dung hoạt động, bạn có thể thực hiện các chỉnh sửa nếu cần

thiết.

103

(1) Thêm tài liệu tham khảo cho hoạt động học

(2) Chỉnh sửa nội dung

(3) Xóa hoạt động học.

5.2.3. Tạo hoạt động kiểm tra, đánh giá

104

Hoạt động này cho phép giáo viên cài đặt các đánh giá trong quá trình học của

học sinh. Giáo viên có thể sử dụng hoạt động này sau từng hoạt động học hoặc sau

một số hoạt động học tùy vào nội dung và tiến trình dạy học.

Quy trình tạo hoạt động kiểm tra, đánh giá bao gồm các bước sau:

Bƣớc 1: Tạo hoạt động (Tương tự như Tạo hoạt động học đã nêu trên).

- Nhập tiêu đề của hoạt động;

- Chọn Thể loại hoạt động: Hoạt động kiểm tra, đánh giá;

- Kích chuột vào nút “Câu hỏi tự luận” hoặc “Câu hỏi trắc nghiệm” để thêm

câu hỏi vào hệ thống hoặc Kích chuột vào nút “Lưu lại” để ghi nội dung hoạt động

vào hệ thống.

* Công cụ này hỗ trợ mọi định dạng dữ liệu (Văn bản, Video tự làm, Youtube,

Flash, Hình ảnh, …) để giáo viên thực hiện soạn thảo nội dung của từng hoạt động

(Giống phần Tạo hoạt động học đã nêu ở trên).

105

(1) Nội dung câu hỏi;

(2) Chọn Thể loại câu hỏi trắc nghiệm: Mặc định 4 lựa chọn và 01 lựa chọn

đúng;

(3) Nội dung phương án 1;

(4) Lí giải, giải thích phương án 1 (nếu có);

(5) Xác định mức độ của câu hỏi: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận

dụng cao;

(6) Chọn phương án đúng.

Sau khi điền đủ thông tin, kích chuột vào nút (7) Lưu lại để ghi câu hỏi vào

hoạt động kiểm tra, đánh giá.

106

Khi đó, màn hình mới hiện ra như sau:

Giáo viên có thể:

(1) (2) Thêm câu hỏi mới;

(3) Thêm mô tả chung cho cả hoạt động;

(4) Sửa câu hỏi hiện tại.

Như vậy, để soạn bài Online, giáo viên cần chuẩn bị kịch bản (tiến trình) dạy

học bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tiếp nhau. Trong đó, giáo viên có thể

tạo đan xen các “Hoạt động học” và “Hoạt động kiểm tra, đánh giá” để thực hiện ý

đồ dạy học của mình.

107

Minh họa dưới đây là một bài giảng Online bao gồm 08 hoạt động, trong đó

có 04 Hoạt động học và 04 Hoạt động kiểm tra, đánh giá cho bài học.

VI. Không gian học tập của học sinh

6.1. Trong không gian soạn thảo của giáo viên, hệ thống cung cấp thêm công

cụ xem trước “Preview”, tức là giao diện mà học sinh được tiếp cận bài học. Cụ

thể như sau:

- Hiển thị chế độ học sinh: Kích chuột vào thanh “Preview”:

- Tắt hiển thị chế độ học sinh: Kích chuột vào nút “Đóng”.

6.2. Hoạt động học của học sinh

108

- Sau khi soạn bài xong, giáo viên có thể cấp quyền để học sinh vào học bài.

- Học sinh thực hiện tuần tự từng hoạt động của bài học do giáo viên tạo ra.

Khi học sinh kết thúc hoạt động hiện tại, hệ thống sẽ tự gọi hoạt động tiếp theo.

- Đối với các Hoạt động kiểm tra, đánh giá: Hệ thống sẽ tự chấm điểm bài làm

của học sinh (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và ghi lại sản phẩm mà học sinh nộp

(đối với câu hỏi tự luận). Giáo viên có thể truy cập kết quả học tập của từng học

sinh gắn với từng bài học trên hệ thống; chấm điểm; quản lý điểm; trao đổi thảo

luận, ….

(a) Quản lý kết quả, chấm điểm

(b) Trao đổi, thảo luận với học sinh