BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

56
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ĐĂNG NHẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÁO CÁO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HUẾ - 2020

Transcript of BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐĂNG NHẬT

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

BÁO CÁO TÓM TẮT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HUẾ - 2020

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐĂNG NHẬT

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ

MÃ SỐ: 9140111

BÁO CÁO TÓM TẮT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG

2. PGS.TS. VŨ TRỌNG RỸ

HUẾ - 2020

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm, Đại học

Huế

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Huy Hoàng

PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ

Phản biện 1:……………………………………………………

Phản biện 2:……………………………………………………

Phản biện 3:……………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế

họp tại:………………………………..………………….……

Vào hồi……….giờ..........ngày............tháng..........năm....................

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:………………………...........…

…………………………………………………………......….....……

…………………………………………..…………...……..…………

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Kiểm tra, đánh giá KQHT của HS là một trong những công cụ

điều chỉnh quá trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Song thực tiễn ở Việt Nam, kiểm tra, đánh giá còn một số hạn chế. Do

đó, chuẩn hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá là một nhu cầu đảm bảo và

nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và xây

dựng xã hội học tập.

Xu hướng kiểm tra, đánh giá mới của thế giới là kiểm tra, đánh giá

theo NL (Competence base assessment), tức là “kiểm tra, đánh giá khả

năng tiềm ẩn của HS dựa trên kết quả đầu ra cuối một giai đoạn học tập, là

quá trình tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực hiện thành công các

sản phẩm đó”. Việc kiểm tra, đánh giá KQHT theo NL giúp đào tạo ra

những người có khả năng thích ứng và sáng tạo trong mọi môi trường và

điều kiện phức tạp của cuộc sống hiện đại như sự thay đổi từng ngày của

khoa học kỹ thuật hay những tình huống bất ngờ, mới mẻ của xã hội.

Vật lí (VL) là môn khoa học thực nghiệm (TNg), kiến thức VL

gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Vì vậy việc lồng ghép

các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học bộ môn, tạo điều

kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế “học đi đôi với hành”, tạo

ra cho HS hứng thú, hăng say trong học tập, thấy được sự thiết thực của

học tập, bên cạnh đó giúp HS hình thành và phát triển NL.

Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra đời cho thấy

sự cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp DH và kiểm tra, đánh

giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển NL HS.

Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài "Kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực trong dạy học Vật

lí 10 Trung học phổ thông" để nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng

cao chất lượng kiểm tra, đánh giá; chất lượng DH môn VL nói riêng và

chất lượng đào tạo trong các trường THPT nói chung.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề xuất quy trình, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT

theo hướng phát triển NL và sử dụng chúng trong DH VL 10 THPT.

3. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được quy trình, phương pháp và công cụ kiểm tra,

đánh giá hướng vào việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học để giải quyết những vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc

sống, phù hợp với mục tiêu DH và sử dụng chúng để kiểm tra, đánh giá

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

KQHT theo hướng phát triển NL trong DH môn VL lớp 10 thì sẽ đánh

giá được NL chuyên biệt môn VL của HS THPT.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận kiểm tra, đánh giá KQHT và kiểm

tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL trong DH môn VL;

- Nghiên cứu thực trạng kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng

phát triển NL trong DH môn VL ở một số trường THPT trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng;

- Xây dựng và sử dụng quy trình, phương pháp và công cụ kiểm tra,

đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL trong DH môn VL lớp 10 THPT;

- Khảo nghiệm, TNg sư phạm quy trình, phương pháp và công cụ

kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL trong DH môn VL

lớp 10 THPT để kiểm tra giả thuyết và rút ra các kết luận cần thiết.

5. Đóng góp của luận án

5.1. Những đóng góp về mặt lí luận

- Hệ thống, phát triển, làm rõ và làm phong phú thêm lí luận về

kiểm tra, đánh giá KQHT của HS theo hướng phát triển NL như: NL

của HS; kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL;

- Đề xuất được quy trình thiết kế thang đo NL chuyên biệt môn

VL trong chương trình THPT; từ đó làm rõ được khái niệm, các

thành tố, chỉ số hành vi, tiêu chí chất lượng và gán điểm cho các

thang đo năng lực thành phần đó, như thang đo NL sử dụng ngôn ngữ

VL, thang đo NL tính toán trong VL, thang đo NL thực hành VL và

thang đo NL sử dụng kiến thức VL;

- Đề xuất được quy trình kiểm tra, đánh giá KQHT môn Vật lí lớp

10 THPT theo hướng phát triển NL; đồng thời kèm theo phương pháp

và công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL trong

DH môn VL lớp 10 THPT.

5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn

- Đã điều tra, khảo sát và đánh giá được thực trạng về kiểm tra,

đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL trong DH môn VL THPT.

Qua đó, luận án đã chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm, thuận

lợi và khó khăn cũng như nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó;

- Đã xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng

phát triển NL trong DH VL 10 THPT;

- Đã thiết kế và xây dựng được 02 tiến trình DH và 04 Bài

kiểm tra cho 4 chương của chương trình VL lớp 10 THPT theo

hướng phát triển NL của HS.

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực

Qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá

KQHT và kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL ở

trong và ngoài nước có thể thấy:

- Các nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá KQHT rất phong phú,

đa dạng và ở nhiều khía cạnh khác nhau.

- Xu hướng DH và kiểm tra, đánh giá KQHT đang được quan

tâm nhất hiện nay là đánh giá theo hướng phát triển NL. Đây là xu

hướng mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới với mục

đích kiểm tra, đánh giá công việc, việc làm thật của HS nhằm khắc

phục những hạn chế của kiểm tra, đánh giá truyền thống thiên về đánh

giá khả năng ghi nhớ kiến thức. Mặc dù kiểm tra, đánh giá theo hướng

phát triển NL có giá trị rất lớn trong đào tạo, nhưng những nghiên cứu

ứng dụng kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL của một

môn học cụ thể ở nước ta hiện nay còn rất mới mẻ.

1.2. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết của luận án

- Nghiên cứu để bổ sung và hoàn chỉnh cơ sở lí luận kiểm tra,

đánh giá KQHT và kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL;

- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc kiểm tra, đánh giá

KQHT theo hướng phát triển NL HS trong DH VL;

- Đề xuất khung năng lực chuyên biệt môn VL và đề xuất quy

trình thiết kế thang đo năng lực chuyên biệt môn VL;

- Xây dựng và sử dụng quy trình, phương pháp và công cụ

kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL trong DH môn

VL lớp 10 THPT;

- Khảo nghiệm, TNg sư phạm quy trình, phương pháp và công

cụ kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL trong DH môn

VL lớp 10 THPT để kiểm tra giả thuyết và rút ra các kết luận cần

thiết.

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

Chương 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH

GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Một số vấn đề lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

theo hướng phát triển năng lực

2.1.1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá KQHT của HS là xác định giá trị của những thành tựu

học tập mà HS đạt được thông qua quá trình học tập của họ để đưa ra

những nhận định, những phán xét về mức độ đạt được mục tiêu giảng

dạy đã đề ra; từ đó có cơ sở xếp hạng, phê chuẩn hay phân loại thành

tựu học tập của HS, đưa ra các giải pháp để điều chỉnh phương pháp

giảng dạy của thầy giáo và phương pháp học tập của HS và đưa ra các

khuyến nghị để góp phần thay đổi các chính sách giáo dục.

2.1.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển

năng lực

NL là một phẩm chất tâm sinh lý, là một hệ thống tổ hợp các

kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ... của cá nhân, được thể hiện ra

bên ngoài khi cá nhân vận dụng linh hoạt hệ thống này để giải quyết

thành công các vấn đề trong tình huống cụ thể.

Kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL là quá

trình tập hợp và phân tích thông tin nhằm đưa ra những nhận định về

việc vận dụng tích hợp tri thức, kĩ năng, thái độ của HS để giải quyết

các nhiệm vụ DH phức hợp trong một bối cảnh thực tế hoặc giả định

để đáp ứng mục tiêu về NL đặt ra.

2.2. Năng lực và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí

theo hướng phát triển năng lực của học sinh

2.2.1. Năng lực cốt lõi và năng lực chuyên biệt trong môn Vật lí

chương trình Trung học phổ thông

“NL cốt lõi” là NL cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào

cũng cần có để sống, học tập và làm việc. Tất cả các hoạt động giáo

dục (bao gồm các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo) với

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

khả năng khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và

phát triển các NL cốt lõi của HS.

“Năng lực chuyên biệt” là những NL riêng được hình thành và

phát triển trong một lĩnh vực/môn học nào đó; vì thế đôi khi còn

được gọi là “NL môn học cụ thể”.

Xuất phát từ hai quan điểm xây dựng NL chuyên biệt và đặc

điểm, cấu trúc chương trình VL THPT, chúng tôi đề xuất 4 NL

chuyên biệt môn VL cần hình thành và phát triển ở HS THPT là NL

sử dụng ngôn ngữ VL; NL tính toán trong VL; NL thực hành VL; NL

sử dụng kiến thức VL.

2.2.2. Thiết kế thang đo năng lực chuyên biệt trong môn Vật lí

chương trình Trung học phổ thông mới

Dựa vào mô hình cấu trúc các đơn vị NL, chúng tôi xây dựng

quy trình thiết kế thang đo NL gồm các bước như sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế thang đo năng lực

Xác định nội hàm năng lực cần đo

Xác định các thành tố của năng lực cần đo

Xây dựng các chỉ số hành vi của mỗi thành tố năng lực

Xây dựng các tiêu chí chất lượng tương ứng với mỗi chỉ số

hành vi

Gán điểm và quy ước sử dụng thang đo

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

2.2.3. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí theo

hướng phát triển năng lực của học sinh

Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí

theo hướng phát triển năng lực

Xác định mục đích đánh giá

Xác định nội dung cần đánh giá

Xác định chuẩn năng lực cần đánh giá

và xây dựng tiêu chí đánh giá

Xác định phương pháp đánh giá

Xác định hình thức đánh giá

Tiến hành kiểm tra đánh giá

Phân tích, xử lí kết quả và lưu trữ

Công bố kết quả đánh giá,

tiếp nhận phản hồi

Lựa chọn công cụ đánh giá

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của

học sinh Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực

Trên cơ sở những kết quả thực trạng đã thu được ở trên,

chúng tôi nhận thấy đa số GV và HS THPT đã nhận thức được vai

trò của kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL đối với việc phát triển

NL của HS. Đa số GV quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá KQHT

môn VL theo hướng phát triển NL. Tuy nhiên, việc thực hiện còn

gặp nhiều hạn chế, khó khăn nhất định.

Thứ nhất, việc thực hiện mục tiêu kiểm tra, đánh giá KQHT

môn VL bước đầu đã theo hướng phát triển NL song vẫn nghiêng

nhiều về kiểm tra, đánh giá kiến thức. GV chỉ mới tập trung vào

kiểm tra, đánh giá các mục tiêu vận dụng ở mức độ thấp chứ chưa

thực sự chú ý đến các mục tiêu vận dụng ở mức độ cao.

Thứ hai, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá KQHT

môn VL theo hướng phát triển NL được GV sử dụng chưa đa dạng.

Nhiều GV còn khá chú trọng đến các phương pháp, hình thức kiểm

tra, đánh giá mang tính truyền thống chứ chưa thực sự chú ý đến các

phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển NL.

Thứ ba, công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo hướng

phát triển NL được GV sử dụng nhiều nhất là bài kiểm tra tự luận,

bài thu hoạch thảo luận nhóm và bài kiểm tra vấn đáp. Các công cụ

này tương ứng với phương pháp kiểm tra, đánh giá mang tính truyền

thống, chưa thực sự phát huy được tính tích cực và NL của HS.

Thứ tư, GV còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra,

đánh giá KQHT môn VL theo hướng phát triển NL như biên soạn

công cụ kiểm tra, đánh giá; xây dựng tiêu chí; thang đo NL; cơ sở

vật chất phục vụ kiểm tra, đánh giá còn thiếu và thiếu thời gian thực

hiện. Những khó khăn này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc đổi

mới kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL nói riêng và nâng cao chất

lượng DH nói chung.

2.4. Kết luận chương 2

Kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL là một quan

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

điểm về kiểm tra, đánh giá phổ biến trên thế giới hiện nay do những ưu

việt của nó là chú trọng đến việc phát triển những NL thực của HS, tạo

điều kiện cho HS thâm nhập vào thực tiễn, gắn học đi đôi với hành.

Căn cứ vào đặc trưng của môn VL và NL chuyên biệt trong

môn VL THPT, chúng tôi xác định những NL cần hình thành và phát

triển cho HS thông qua môn VL lớp 10 trong luận án gồm: NL sử

dụng ngôn ngữ VL, NL tính toán trong VL, NL thực hành VL và NL

sử dụng kiến thức VL.

Để kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo hướng phát triển

NL đòi hỏi HS thực hiện vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ đã

học để giải quyết các bài tập, nhiệm vụ học tập đặt ra để qua đó thể

hiện được NL của bản thân; GV sử dụng phối hợp đa dạng hóa các

phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng

phát triển NL.

Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL

của HS THPT theo hướng phát triển NL, cho thấy đa số GV và HS đã có

nhận thức đúng về tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá KQHT, chỉ

còn một bộ phận nhỏ HS chưa nhận thức đúng về vấn đề này.

Giáo viên đã thực hiện kiểm tra, đánh giá các NL của HS trong

quá trình DH môn VL. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá này chưa

được triệt để, toàn diện và đầy đủ bởi cách thức chấm điểm của GV

là chấm điểm nội dung chứ chưa đi vào đánh giá các NL. GV chưa

xác định được tiêu chí đánh giá của từng NL, do đó họ chưa đánh giá

được mức độ đạt được các NL của HS trong quá trình DH môn VL ở

bậc THPT.

Kết quả nghiên cứu lí luận về kiểm tra, đánh giá KQHT môn

VL theo hướng phát triển NL và khảo sát thực trạng này là cơ sở để

chúng tôi đề xuất quy trình, phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá

KQHT môn VL lớp 10 THPT theo hướng phát triển NL nhằm khắc

phục những tồn tại của thực trạng trên, góp phần tích cực vào việc

nâng cao hiệu quả của hoạt động DH, đánh giá KQHT môn VL ở các

trường phổ thông hiện nay.

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

Chương 3

TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC

VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng

phát triển năng lực trong dạy học Vật lí 10 Trung học phổ thông

3.1.1. Câu hỏi

Câu hỏi là một trong các công cụ khá phổ biến được dùng

trong kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL. Câu hỏi có

thể được sử dụng trong kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới dạng: tự

luận, trắc nghiệm, bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWLH…

Bảng 3.1. Phiếu KW dạy bài Lực ma sát

Cột Cột K Cột W

Câu

hỏi

Em đã biết gì về lực ma sát

và vai trò của chúng trong

cuộc sống?

Em mong muốn biết/hiểu

thêm về những gì liên quan

đến lực ma sát và vai trò của

chúng trong cuộc sống?

Nội

dung

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

Bảng 3.2. Phiếu LH dạy bài Lực ma sát

Cột Cột L Cột H

Câu

hỏi

Em đã học được gì về lực

ma sát và vai trò của chúng

trong cuộc sống?

Em tìm các ví dụ nói lên vai

trò của lực ma sát trong

cuộc sống và phương pháp

đo hệ số ma sát trượt, theo

các gợi ý sau:

- Ví dụ một số trường hợp

lực ma sát có lợi

- Ví dụ một số trường hợp

lực ma sát có hại

- Đề xuất phương án đo hệ

số lực ma sát trượt

3.1.2. Bài tập

Bài tập trong đánh giá phát triển NL HS là những tình huống nảy

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

sinh trong cuộc sống, trong đó chứa đựng những vấn đề mà HS cần phải

quan tâm, cần tìm hiểu, cần phải giải quyết và có ý nghĩa giáo dục.

Ví dụ: Bài tập đánh giá năng lực sử dụng kiến thức vật lí

Khi ngồi trên tàu xe lửa đang chạy trong mưa ta thấy các giọt

mưa rơi xiên và đập vào mặt ta. Hay ngồi trong ô tô có cửa kính thì ta

thấy các giọt mưa rơi xiên đập vào cửa kính theo những đường cong

kể cả khi trời lặng gió. Lẽ ra khi lặng gió các giọt mưa phải rơi theo

đường thẳng đứng, vậy tại sao lại có hiện tượng vô lí trên?

Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng kiến thức vật lí

Đáp án Năng

lực Tiêu chí chất lượng

Thực ra chẳng có gì là vô lí

cả, mà do ta đã so sánh

chúng trong hai hệ qui

chiếu khác nhau nên mới

có sự lẫn lộn đó. Trong hệ

qui chiếu gắn với mặt đất

thì các giọt mưa là rơi

thẳng đứng khi trời lặng

gió. Còn trong hệ qui chiếu

của những người quan sát

thấy hiện tượng giọt mưa

rơi xiên là hệ qui chiếu gắn

liền với xe đang chuyển

động với vận tốc v

theo

phương ngang. Do đó, hệ

này sẽ chuyển động với vận

tốc v so với hệ gắn mặt

đất.

K.B.2. Mức 4. Xác định đúng kiến

thức liên quan đến hiện tượng

là tính tương đối của chuyển

động, công thức cộng vận tốc

và giải thích chính xác.

Mức 3. Xác định đúng kiến

thức liên quan đến hiện tượng

là tính tương đối của chuyển

động, công thức cộng vận tốc.

Tuy nhiên, giải thích vẫn còn

một số lỗi nhỏ.

Mức 2. Xác định đúng kiến

thức liên quan đến hiện tượng

là tính tương đối của chuyển

động, công thức cộng vận tốc.

Tuy nhiên, giải thích chưa

chính xác.

Mức 1. Không thể tìm ra được

kiến thức VL liên quan đến

tình huống thực tiễn.

3.1.3. Bài tập theo tiếp cận Pisa

Bài tập Pisa thường kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến

thức vào các tình huống thực tiễn của HS, không mang nặng đánh giá

kiến thức. Do đó, bài tập Pisa có tác dụng rất lớn trong việc đánh giá

sự phát triển NL của HS, phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo

dục Việt Nam hiện nay.

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

PHI HÀNH GIA

Phạm Tuân (sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947) là phi công, phi

hành gia người Việt Nam. Ông là người

Việt Nam và châu Á đầu tiên bay lên vũ

trụ vào năm 1980 trong chương trình

Interkosmos của Liên Xô.

Do có sự cố va chạm thiên thạch với

vệ tinh của trạm không gian nên phi hành

gia Phạm Tuân phải đi ngoài tàu để sửa

chữa. Phạm Tuân cân nặng 63 kg đã mang

bộ đồ 50 kg cùng bình khí 10 kg. Không

may dây nối của Phạm Tuân với con tàu bị

tuột khi ông đang ở cách tàu 20 m. Để

quay về tàu vũ trụ, ông đã ném bình khí mang theo người về phía

ngược với tàu với vận tốc v = 7 m/s.

Câu hỏi 1: Giải thích cách làm của Phạm Tuân để quay về con tàu. 0 1 2 9

Câu hỏi 2: Hỏi sau khi ném bình khí, Phạm Tuân sẽ chuyển động với

vận tốc là bao nhiêu? 0 1 2 9

Câu hỏi 3: Sau khoảng thời gian bao lâu Phạm Tuân sẽ về đến tàu? 0 1 2 9

Câu hỏi 4: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên trạm không gian thì tàu

vũ trụ của Phạm Tuân trở về Trái Đất. Khi con tàu cách Trái Đất 16

km thì trọng lượng của con tàu này sẽ bằng bao nhiêu? Cho biết khối

lượng con tàu mtàu = 24400 kg, khối lượng Trái Đất MTĐ = 5,974.1024

kg, bán kính Trái Đất R = 6371 km, gia tốc trọng trường ở mặt đất g

= 9,8 m/s2. 0 1 2 9

Câu hỏi 5: Nếu lúc quay về con tàu quay quanh Trái Đất thì Phạm

Tuân sẽ ở trong trạng thái mất trọng lượng. Nguyên nhân là do đâu? 0 1 9

A. Con tàu ở rất xa Trái Đất nên lực hút của Trái Đất giảm đáng kể.

B. Con tàu ở vào vùng mà lực hút của Trái Đất và lực hút của Mặt Trăng

cân bằng nhau.

C. Con tàu đã thoát ra khỏi khí quyển Trái Đất.

D. Các nhà du hành và con tàu cùng “rơi” về Trái Đất với gia tốc g

nên không còn lực của người đè vào sàn tàu.

Mục đích đánh giá của từng câu hỏi

Câu hỏi 1: Đánh giá NL sử dụng kiến thức VL, NL sử dụng ngôn

ngữ VL.

Câu hỏi 2: Đánh giá NL sử dụng kiến thức VL, NL tính toán trong VL.

Hình 3.1. Hai nhà du

hành vũ trụ Phạm Tuân

và Victor Gorbatko

(trái)

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

Câu hỏi 3: Đánh giá NL sử dụng kiến thức VL, NL tính toán trong VL.

Câu hỏi 4: Đánh giá NL sử dụng kiến thức VL, NL tính toán trong VL.

Câu hỏi 5: Đánh giá NL sử dụng kiến thức VL.

3.1.4. Sản phẩm học tập

Sản phẩm học tập là kết quả của hoạt động học tập của HS, là

bằng chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có. Thông

qua sản phẩm học tập, GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá quá

trình tạo ra sản phẩm và đánh giá mức độ đạt được các NL của HS.

Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá năng lực thực hành vật lí

Tiêu chí Xuất hiện

1. Xác định mục tiêu, cơ sở lý thuyết liên quan □

2. Đề xuất phương án thí nghiệm □

3. Xây dựng tiến trình thí nghiệm □

4. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách sử

dụng dụng cụ

5. Tìm hiểu thang đo và giới hạn đo của dụng cụ □

6. Chế tạo dụng cụ thí nghiệm không có sẵn □

7. Lắp ráp, sắp đặt, bố trí các dụng cụ □

8. Thao tác, đo đạc với các dụng cụ □

9. Quan sát và đọc, ghi kết quả □

10. Tính toán các giá trị trung bình, các đại lượng đo

gián tiếp

11. Tính sai số □

12. Vẽ đồ thị biểu diễn □

13. Kết luận, nhận xét, đánh giá □

3.1.5. Hồ sơ học tập

Hồ sơ học tập là tập tài liệu về các sản phẩm được lựa chọn

một cách có chủ đích của người học trong quá trình học tập môn học,

được sắp xếp có hệ thống và theo một trình tự nhất định.

Bảng 3.5. Hồ sơ học tập đánh giá năng lực Kiểu

phong

cách

học

Hồ sơ học tập

Trải

nghiệm

1. Mục đích: Khảo sát chuyển động rơi tự do: Đo thời gian

rơi ứng với khoảng cách s khác nhau.

2. Nhiệm vụ:

- HS tiến hành thí nghiệm trên bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

tự do tại phòng thí nghiệm.

- Tiến hành đo thời gian rơi với khoảng cách s khác nhau.

Lần đo

s (m)

Thời gian rơi t (s)

1 2 3 4 5

0,050

0,200

0,450

0,800

Phân

tích

1. Mục đích: Tìm mối liên hệ giữa s và v theo t dựa vào kết

quả thí nghiệm và đồ thị.

2. Nhiệm vụ:

- Dựa vào kết quả thí nghiệm tính các giá trị t , 2t ,

2

2

t

sg

và t

sv2

.

- Vẽ đồ thị 2ts = s và tv = v .

- Nhận xét:

+ Đồ thị 2tss có dạng một đường.................................,

như vậy chuyển động của vật rơi tự do là chuyển

động.........................................

+ Đồ thị tvv có dạng một đường

......................................, tức là vận tốc rơi tự

do................................ theo thời gian. Vậy chuyển động

của vật rơi tự do là chuyển động..........................................

- Tính:

5

54321 gggggg

5

54321 gggggg

với ;....; 2211 gggggg

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

- Viết kết quả của phép đo gia tốc rơi tự do:

2/................................................ smggg

Áp

dụng

1. Mục đích: Xác định nguyên nhân sai số của phép đo và đề

xuất phương án khác để đo gia tốc rơi tự do chính xác hơn.

2. Nhiệm vụ:

Trả lời các câu hỏi sau:

- Khi tính g theo cách nêu trên, ta đã quan tâm chủ yếu đến loại

sai số nào và bỏ qua không tính đến loại sai số nào? Vì sao?

- Vì sao khi nhấn nút trên hộp công tắc ngắt điện vào nam

châm để thả vật rơi và khởi động đồng hồ đo thời gian, ta

lại phải nhả nhanh nút nhấn trước khi vật rơi đến cổng E?

- Em có thể đề xuất một phương án thí nghiệm khác, vẫn

dùng các dụng cụ nêu trên, để đo g đạt kết quả chính xác

hơn.

3.1.6. Bảng kiểm

Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản

phẩm mà HS thực hiện. Với một danh sách các tiêu chí đã xây dựng

sẵn, GV sẽ sử dụng bảng kiểm để quyết định xem những hành vi

hoặc những đặc điểm của sản phẩm mà HS thực hiện có khớp với

từng tiêu chí có trong bảng kiểm không.

Bảng 3.6. Bảng kiểm đánh giá năng lực bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”

Nội dung Không

bao giờ

Ít

khi

Thường

xuyên

Rất

thường

xuyên

Câu 1: Quý Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về câu trả lời của HS đối

với tình huống GV đưa ra đầu bài?

HS không trả lời được

HS trả lời nhưng không

chính xác

HS trả lời đúng nhưng giải

thích chưa chính xác

HS trả lời và giải thích đúng

Câu 2: Quý Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về thí nghiệm sự nở vì

nhiệt của vật rắn HS đã tiến hành?

HS không đề xuất được

phương án thí nghiệm

HS đề xuất được phương án

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

thí nghiệm nhưng không tiến

hành được thí nghiệm

HS đề xuất được phương án

thí nghiệm nhưng kết quả đo

không chính xác

HS đề xuất được phương án

thí nghiệm và đo được kết

quả chính xác

Câu 3: Quý Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về khả năng thu thập

thông tin của HS?

Không rút ra được kết luận từ kết

quả thí nghiệm

Rút ra được kết luận nhưng

chưa chính xác

Rút ra kết luận chính xác

nhưng chưa giải thích được

Rút ra được kết luận và giải

thích chính xác

Câu 4: Quý Thầy (Cô) nhận xét như thế nào về việc giao tiếp giữa

các HS trong lớp và giữa GV và HS?

HS lo ngại, thiếu tự tin trong

giao tiếp, không dám trình

bày ý kiến của bản thân

HS tương đối tích cực trong

hoạt động giao tiếp tuy nhiên

còn lúng túng trong việc sử

dụng ngôn ngữ và cách thức

trình bày

HS tích cực giao tiếp, có khả

năng trình bày chính xác nội

dung cần truyền đạt

HS có khả năng tranh luận,

bảo vệ quan điểm của bản

thân trước tập thể một cách

khoa học

Câu 5: Khi DH có sử dụng cả thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo, theo

các Thầy (Cô) thì thái độ của HS khi tiếp nhận kiến thức như thế nào?

HS không quan tâm đến việc

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

GV có sử dụng hay không sử

dụng thí nghiệm

HS tích cực hơn, hứng thú

hơn khi được quan sát, cũng

như tự tiến hành thí nghiệm

HS hứng thú với các thí

nghiệm thật hơn các thí

nghiệm ảo

HS quan tâm đến hiện tượng

xảy ra chứ không quan tâm

đến dụng cụ thí nghiệm

3.2. Sử dụng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng

phát triển năng lực trong dạy học Vật lí 10 Trung học phổ thông

3.2.1. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng phát triển năng lực

môn Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông

Để thiết kế bài DH môn VL lớp 10 THPT sử dụng công cụ kiểm

tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL có hiệu quả cần thực hiện

theo quy trình gồm 6 bước sau:

Sơ đồ 3.1. Quy trình thiết kế bài dạy học theo hướng phát triển năng

lực môn Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông

Xác định mục tiêu dạy học

Xác định hình thức, phương pháp đánh giá

Lựa chọn công cụ đánh giá năng lực phù hợp

Triển khai công cụ trong dạy học theo hướng phát triển NL

Đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ

Lưu thông tin về tác dụng trong đánh giá của công cụ

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

3.2.2. Thiết kế bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí lớp

10 Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực

Một bài kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL lớp 10 THPT theo

hướng phát triển NL được xây dựng theo 7 bước như sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình thiết kế bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực

3.4. Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về kiểm tra, đánh giá

KQHT theo hướng phát triển NL đã được trình bày trong chương 2,

căn cứ vào đặc điểm, cấu trúc và nội dung của chương trình VL lớp 10

THPT, nội dung chương 3 đi sâu vào việc xây dựng và phân tích quy

trình thiết kế tiến trình DH theo hướng phát triển NL, quy trình thiết kế

bài kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL; xây dựng và

vận dụng phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL lớp

Xác định mục đích/ mục tiêu

đánh giá

Xác định hình thức đánh giá

Xây dựng/ Thiết lập ma trận đề

kiểm tra

Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Kiểm tra, thử nghiệm

Phân tích kết quả và tiếp nhận phản hồi

Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

10 THPT theo hướng phát triển NL. Đồng thời xây dựng và sử dụng hệ

thống bài tập VL lớp 10 THPT theo hướng phát triển NL, cụ thể đã

xây dựng và tổng hợp 159 bài tập đánh giá NL cho 7 chương của

chương trình VL lớp 10 THPT; xây dựng 2 tiến trình DH và 4 bài kiểm

tra chương I “Động học chất điểm”, chương IV “Các định luật bảo

toàn”, chương V “Chất khí” và chương VII “Chất rắn và chất lỏng. Sự

chuyển thể” theo hướng phát triển NL.

Các quy trình, phương pháp và công cụ đánh giá KQHT môn

VL lớp 10 THPT theo hướng phát triển NL được đánh giá theo ý kiến

của chuyên gia trước khi tiến hành đánh giá NL sử dụng ngôn ngữ VL,

NL tính toán trong VL, NL thực hành VL và NL sử dụng kiến thức VL

của HS. Để đánh giá tính hiệu quả và độ tin cậy của phương pháp và

công cụ đã xây dựng, chúng tôi đã tiến hành TNg sư phạm để kiểm

chứng, nội dung được trình bày chi tiết trong chương 4.

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

CHƯƠNG 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1. Khảo nghiệm sư phạm

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy: Đa số ý kiến giảng vên và

GV đều đánh giá cao sự cần thiết và tính khả thi của khung NL

chuyên biệt môn VL; quy trình, phương pháp và công cụ kiểm tra,

đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL trong DH môn VL lớp 10

THPT đã đề xuất.

4.2. Khái quát về quá trình thực nghiệm sư phạm

4.2.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực hiện quy trình, phương pháp và công cụ kiểm

tra, đánh giá KQHT của HS theo hướng phát triển NL trong DH môn

VL lớp 10 THPT nhằm đánh giá một số NL chuyên biệt trong môn

VL, qua đó để chứng minh giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra.

4.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

- Đối với nhóm TNg: Áp dụng quy trình, phương pháp và công

cụ đã xây dựng vào việc thực hiện DH và kiểm tra, đánh giá KQHT

môn VL lớp 10 theo hướng phát triển NL;

- Đối với nhóm ĐC: Thực hiện việc DH và kiểm tra, đánh giá

KQHT môn VL lớp 10 theo cách thông thường, không áp dụng quy trình,

phương pháp và công cụ trên;

- Hình thức TNg sư phạm: Tiến hành TNg sư phạm song song

giữa nhóm ĐC và nhóm TNg.

4.2.3. Giả thuyết thực nghiệm sư phạm

Nếu sử dụng quy trình, phương pháp và công cụ đã xây dựng

vào quá trình kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL lớp 10 THPT thì sẽ

đánh giá được mức độ thể hiện các NL đó của HS, đồng thời góp

phần bồi dưỡng các NL đó của HS.

4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

4.3.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm lần 1

- Bằng các công cụ được xây dựng, GV đã đánh giá được một

số NL chuyên biệt của HS trong học tập môn VL;

- Kết quả đánh giá cuối chương V “Chất khí” cho thấy NL của

HS trong học tập môn VL ở hai nhóm TNg và ĐC là tương đương nhau,

không có sự khác biệt lớn;

- Kết quả đánh giá cuối chương VII “Chất rắn và chất lỏng. Sự

chuyển thể” cho thấy ở nhóm TNg, tỉ lệ HS đạt mức NL cao (mức 3 và

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

mức 4) cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Ở các NL cùng được đo chung ở

cả hai chương, kết quả cho thấy tỉ lệ HS đạt mức NL cao (mức 3 và

mức 4) tăng rõ rệt, vượt hẳn so với nhóm ĐC và so với kết quả của

chính nhóm TNg cuối chương V “Chất khí”. Kết quả này là bằng

chứng quan trọng khẳng định một điều rằng thay đổi cách kiểm tra,

đánh giá làm thay đổi cách học của HS, chính kiểm tra, đánh giá theo

NL một cách thường xuyên, liên tục có thể phát triển được NL của HS.

4.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm lần 2

Kết quả TNg sư phạm lần 2 của nhóm TNg và ĐC có sự khác

biệt rõ rệt. Tỉ lệ HS đạt mức NL tốt và khá của nhóm TNg cao hơn

hẳn so với nhóm ĐC. Tỉ lệ HS đạt mức NL trung bình và thấp của

nhóm TNg thấp hơn nhiều so với nhóm ĐC.

Từ kết quả TNg sư phạm lần 2 đã củng cố và khẳng định tính

hiệu quả của quy trình, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá

KQHT môn VL lớp 10 theo hướng phát triển NL đưa ra là ổn định.

Hệ thống công cụ không chỉ giúp HS bộc lộ và rèn luyện các NL

trong quá trình học tập môn VL mà còn giúp đánh giá một cách

chính xác các mức độ NL mà HS đạt được.

4.3.3. Kết quả phân tích định tính sau thực nghiệm sư phạm

Qua nghiên cứu định tính trên HS nhóm TNg có thể nhận thấy:

Tuy công tác kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo hướng phát

triển NL còn gặp một số khó khăn như thời gian làm bài, chấm chữa

bài và phản hồi kết quả nhưng có thể thấy hình thức này mang lại rất

nhiều lợi ích như giúp HS học tập hứng thú hơn, vận dụng kiến thức,

kĩ năng tốt hơn và đánh giá chính xác các NL của HS. 4.4. Kết luận chương 4

Qua việc tổ chức khảo nghiệm, TNg sư phạm, dự giờ và phân

tích diễn biến TNg sư phạm ở các lớp TNg và ĐC bằng phương pháp

điều tra, quan sát, phỏng vấn cũng như xử lý kết quả các bài kiểm tra

bằng phương pháp thống kê toán học, có thể rút ra những kết luận

sau:

- Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo hướng

phát triển NL có sử dụng quy trình, phương pháp và công cụ được

xây dựng trong chương 3, các NL chuyên biệt trong môn VL như NL

sử dụng ngôn ngữ VL, NL tính toán trong VL, NL thực hành VL, NL

sử dụng kiến thức VL được đánh giá chính xác hơn. Kết quả này ổn

định qua hai vòng TNg sư phạm chứng tỏ quy trình, phương pháp và

công cụ đã đề xuất có tính khả thi và hiệu quả cao.

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

- Kết quả TNg sư phạm cho thấy mức độ thể hiện NL của HS

sau TNg sư phạm cao hơn trước khi TNg sư phạm, điều đó chứng tỏ

thực hiện kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo hướng phát triển

NL đã góp phần phát triển NL của HS.

- Khi tham gia quá trình kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL

theo hướng phát triển NL có sử dụng quy trình, phương pháp và công

cụ đã đề xuất, HS cảm thấy hứng thú hơn khi học tập môn VL. HS

biết rõ các ưu, nhược điểm của mình, do đó họ biết cách khắc phục

những hạn chế để học tập hiệu quả hơn. Đồng thời, việc sử dụng

Rubric trong đánh giá còn giúp HS nâng cao NL tự đánh giá KQHT của

bản thân.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, kiểm tra, đánh giá KQHT

môn VL theo hướng phát triển NL vẫn còn một số hạn chế như mất

thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập hay mất nhiều thời gian để

chấm bài và phản hồi kết quả.

Tuy nhiên, kết quả khảo nghiệm và TNg sư phạm đã chứng tỏ

tính khả thi của quy trình, phương pháp và công cụ đánh giá NL đã đề

xuất. Nếu việc kiểm tra, đánh giá KQHT của HS theo hướng phát triển

NL được thực hiện thường xuyên, liên tục, các quy trình, phương pháp

và công cụ đánh giá NL được thiết kế và sử dụng một cách hợp lý thì

không những có thể xác định chính xác NL của HS mà còn giúp cho

HS quen dần với cách đánh giá này, từ đó HS thay đổi phương pháp

học tập và dần phát triển NL của bản thân, góp phần nâng cao chất

lượng DH ở các trường THPT.

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

KẾT LUẬN

1.1. Kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL đang

là vấn đề được nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà giáo dục quan tâm

nghiên cứu để hướng đến phát triển NL của HS, tạo điều kiện cho HS

thâm nhập vào thực tiễn, gắn học đi đôi với hành. Trong các trường

phổ thông, VL là môn học có tác động lớn trong việc hình thành và

phát triển các NL cho HS. Vì vậy, việc nghiên cứu kiểm tra, đánh giá

KQHT môn VL của HS theo hướng phát triển NL là hết sức cần thiết

giúp họ hình thành những NL cốt lõi và các NL chuyên biệt của môn

VL, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Mục tiêu kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo hướng phát

triển NL là đánh giá các NL chuyên biệt trong môn VL như NL sử

dụng ngôn ngữ VL, NL tính toán trong VL, NL thực hành VL, NL sử

dụng kiến thức VL. Nội dung kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo

hướng phát triển NL đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng,

thái độ đã học để giải quyết các bài tập, nhiệm vụ học tập đặt ra để

thể hiện NL của bản thân. Phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá

KQHT được sử dụng phối hợp đa dạng trong kiểm tra, đánh giá

KQHT môn VL theo hướng phát triển NL. Hệ thống bài tập là công

cụ phổ biến để thu thập thông tin về NL của HS, còn Rubric là công

cụ chủ yếu dùng để đánh giá các mức độ NL của họ trong kiểm tra,

đánh giá KQHT môn VL theo hướng phát triển NL.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kiểm tra, đánh giá KQHT

môn VL theo hướng phát triển NL cho thấy: Đa số GV và HS đã có

nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra, đánh giá

KQHT môn VL trong việc phát triển NL cho HS. GV đã hướng đến

kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo hướng phát triển NL. Tuy

nhiên, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá còn chưa đồng bộ, chưa triệt

để và chưa nhiều do chưa có bộ công cụ, hình thức và phương pháp

đánh giá phù hợp.

Một số khó khăn chủ yếu mà GV gặp phải trong quá trình thực

hiện kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL theo hướng phát triển NL:

khó xây dựng các tiêu chí và Rubric đánh giá NL; khó xây dựng các

nhiệm vụ đánh giá NL, khó xác định quy trình kiểm tra, đánh giá

KQHT môn VL theo hướng phát triển NL và đa số GV chưa hiểu biết

nhiều về loại hình đánh giá này.

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

1.3. Để khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi đã đề xuất quy

trình, phương pháp và công cụ để kiểm tra, đánh giá KQHT môn VL

lớp 10 của HS theo hướng phát triển NL. Chúng tôi đã đề xuất 4 quy

trình: Quy trình thiết kế thang đo một số NL chuyên biệt trong môn

VL; Quy trình kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL

trong DH VL 10 THPT; Quy trình thiết kế tiến trình DH theo hướng

phát triển NL môn VL lớp 10 THPT; Quy trình thiết kế bài kiểm tra,

đánh giá KQHT môn VL lớp 10 THPT theo hướng phát triển NL.

Xây dựng thang đo một số NL chuyên biệt trong môn VL như NL sử

dụng ngôn ngữ VL, NL tính toán trong VL, NL thực hành VL và NL

sử dụng kiến thức VL; Xây dựng phương pháp và công cụ kiểm tra,

đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL (trong đó có hệ thống bài

tập đánh giá NL gồm 159 bài cho 7 chương của chương trình VL lớp

10 THPT). Hệ thống quy trình, phương pháp và công cụ kiểm tra,

đánh giá KQHT môn VL lớp 10 THPT theo hướng phát triển NL đã

được tiến hành khảo nghiệm và TNg sư phạm cho kết quả có tính khả

thi cao.

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Đăng Nhật, Trần Ngọc Truồi (2015), Đánh giá kết quả

học tập học phần Vật lí ứng dụng tại trường Đại học Nông lâm

Huế theo hướng năng lực, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

2. Nguyễn Đăng Nhật (2019), “Xây dựng và đề xuất biện pháp sử

dụng thang đo năng lực tính toán trong dạy học Vật lí ở trường

Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa

học xã hội và Nhân văn, số 6A, tr. 151-166

3. Nguyễn Đăng Nhật, Nguyễn Văn Kiệt (2019), “Giải pháp đẩy

mạnh hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí

trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực”, Tạp chí

Thiết bị Giáo dục, số 198, tr. 22-24

4. Nguyễn Văn Kiệt, Nguyễn Đăng Nhật, Nguyễn Thị Lan Ngọc

(2019), “Dạy học chủ đề “Khám phá từ trường Trái Đất” theo

định hướng nâng cao năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ

của mạng xã hội”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học xã

hội và Nhân văn, số 6C, tr. 42-53.

5. Nguyễn Đăng Nhật (2019), “Đánh giá năng lực thực hành của

học sinh trong dạy học vật lí”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 202

kỳ 1, tr. 43-46.

6. Nguyễn Đăng Nhật (2019), “Đánh giá năng lực sử dụng ngôn

ngữ vật lí của học sinh trong dạy học vật lí”, Tạp chí Thiết bị

Giáo dục, số đặc biệt, tr. 40-43.

7. Nguyễn Đăng Nhật (2019), “Đánh giá năng lực sử dụng

kiến thức vật lí trong dạy học Vật lí trung học phổ thông”,

Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 103 (164), tr. 41-44.

8. Vũ Trọng Rỹ, Nguyễn Đăng Nhật (2019), “Kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn Vật lí của học sinh ở trường phổ thông theo

định hướng phát triển năng lực”, Tạp chí Khoa học & Công

nghệ - Trường Đại học Phạm Văn Đồng, số 18, tr. 46-56.

9. Nguyễn Đăng Nhật (2019), “Thiết kế thang đo năng lực thực

hành trong dạy học vật lí Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa

học & Công nghệ - Trường Đại học Phạm Văn Đồng, số 18, tr.

187-195.

10. Trần Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Đăng Nhật (2020), Đánh giá kết

quả học tập môn Vật lí của học sinh, NXB Đại học Huế.

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...
Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF EDUCATION

NGUYEN DANG NHAT

TESTING AND ASSESSMENT OF LEARNING OUTCOMES

TOWARDS COMPETENCE DEVELOPMENT IN TEACHING

GRADE 10 PHYSICS IN HIGH SCHOOL

Major: THEORY AND TEACHING METHODS IN PHYSICS

CODE : 9140111

SUMMARY OF

PHD DISSERTATION IN EDUCATION

SUPERVISORS:

1. ASSOC.PROF.DR. TRAN HUY HOANG

2. ASSOC.PROF.DR VU TRONG RY

HUE-2020

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

The dissertation has been completed at University of Education, Hue

University

Supervisors: ASSOC.PROF.DR. Tran Huy Hoang

ASSOC.PROF.DR. Vu Trong Ry

Reviewer 1:……………………………………………………

Reviewer 2:……………………………………………………

Reviewer 3:……………………………………………………

The dessertation will be defended at the Board of Examiners of Hue

University at :………………………………..………………….……

On………..............................................

The dessertation can be found at

library…………………………………

………………………………………………………………………

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

1

INTRODUCTION

1. Rationale

Testing and assessment the students' learning outcomes is one of the tools to adjust the training process, contributing to improving the quality of training. Howerver, testing and assessment still have some limitations in Vietnam. Therefore, standardizing testing and assessing activities is a need that ensures and improves the quality of training quality and human resources as well as builds a learning society.

The new trend of testing and assessing in the world is Competency-based assessment, which means “testing and assessing students' potential ability based on the outcomes at the end of a learning period, is the process of finding evidence that students have successfully implemented those products”. The competency-based assessment helps to train people who are adaptable and creative in all the environments and complex conditions of modern life such as the daily changes of science and technology or the unexpected, new situations of society.

Physics is an experimental science, physical knowledge is closely linked to real life. Therefore, integrating practical exercises into the process of teaching and learning creates conditions for learning and practice associated with reality, making students exciting and enthusiastic in learning, contributing to realizing the practicality of learning, helping students form, and developing competency as well.

On the other hand, the 2018 general education program showed the need to synchronize teaching methods and test, assess of learning outcomes towards student’s competence development.

For the reasons mentioned above, we choose the topic "Testing and

assessment of learning outcomes towards competence development in teaching grade 10 Physics in high school" to study with the hope of contributing to improving the quality of testing and assessment in physics teaching in particular and the quality of training in high schools in general. 2. Research aims

Proposing processes, methods and tools to test and assess learning outcomes toward competence development in teaching physics 10 grade in high school. 3. Scientific hypothesis

If processes, methods, forms and tools are proposed and used to test, assess the ability to apply gained knowledge and skills to solve problems in learning and in real life, suitable with teaching objectives, we can assess the specialized competence in physics subject of high school students.

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

2

4. Research aims Based on the research objectives of the topic, research aims are

identified as: - Studying theoretical basis of testing, assessing of learning

outcomes toward competence development in teaching physics; - Studying the situation of testing and assessing of learning outcomes

toward competence development in teaching physics in some high schools in the provinces of Thua Thien Hue, Quang Binh, Quang Tri and Da Nang city;

- Developing and appying process, methods, forms and tools for testing, assessing of learning outcomes toward competence development in teaching grade 10 Physics in high school;

- Pedagogical experiment, pedagogical testing of processes, methods, forms and tools of testing and assessment of learning outcomes toward competence development in grade 10 teaching physics in high school to test hypotheses and draw necessary conclusions. 5. Contribution of the dissertation 5.1. Theoretical contributions

- Systematize, develop, clarify and enrich the theory of testing and assessment of students' learning outcomes toward comtepence development such as: Competence of students( general, specialized competence); testing, assessing student's learning outcomes toward competence development;

- Propose the process of designing the specialized for physics subject in high school program; thereby clarifying the concepts, components, behavior indicators, quality criteria and assigning points to those component competence scales, such as physics language-using scale, physics computing scale, physics practice scale and physics knowledge-using scale;

- Propose the process of testing and assessment of Physics learning outcomes of grade 10 in high school toward competence development with the organizational plan, forms, methods and tools for testing and assessment learning outcomes toward competence development in teaching grade 10 physics in high school. 5.2. Practical contributions

- Investigated, surveyed and assessed the real situation of testing and assessment of learning outcomes towards competence development in teaching physics in high school. Thereby, the dissertation has pointed out the advantages and disadvantages, as well as the causes of that situation;

- Designed, collected and built a system of Physics exercises for grade 10 in high school towards students' compentence development.

- Designed and built 02 teaching processes and 04 tests for Grade 10 physics program towards student's competence development.

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

3

Chapter 1

LITERATURE REVIEW

1.1. Domestic and foreign studies on testing and assessment of

learning outcomes towards competence development

By studying the situation of researching on the testing,

assessment of learning outcomes and the competency-based assessment

both domestic and foreign, we can see:

The studies on testing and assessment of learning outcomes are

very diverse in many different aspects.

- Teaching trend and testing and assessment of learning outcomes

that are most interested in today is the competency-based assessment This

is a new trend not only in Vietnam but also in the world to test and assess

students' real jobs to overcome the limitations of traditional testing and

assessment that tends to assess knowledge-memorize competence.

Although competency-based assessment has great value in training,

researches on testing and assessment of learning outcomes towards

competence development of a specific subject in our country are still new.

1.2. The issues raised that need to be solved are

- Researching to supplement and complete the rationale on testing,

assessment of learning outcomes and testing, assessment of learning

outcomes towards competence developmet;

- Analyzing and assessing the real situation of testing and

assessment of learning outcomes towards the competence development of

students in teaching physics;

- Proposing a specialized competency frame and process of

designing a specialized scale for physics;

- Developing and appying process, methods, forms and tools for testing,

assessing of learning outcomes toward competence development in teaching

grade 10 Physics;

- Pedagogical experiment, process, methods, forms and tools for

testing and assessing of learning outcomes towards competence

development in teaching grade 10 physics in high school to test

hypotheses and draw necessary conclusions.

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

4

Chapter 2

THEORETICAL BASIS AND REALITY ON TESTING AND

ASSESSMENT OF LEARNING OUTCOMES TOWARDS

COMPETENCE DEVELOPMENT IN TEACHING HIGH

SCHOOL PHYSICS

2.1. Some theoretical issues on testing and assessing learning

outcomes towards competence development

2.1.1. Assessment of student’s learning outcomes

Assessment student's learning outcomes is determining the value of

academic achievements that students achieve through their learning

process to make judgments about the level of achieving the defined

teaching objectives. Thereby, there is a basis for ranking, approving, or

classifying students' learning achievements, offering solutions to adjust

teachers' teaching methods and students' learning methods, and making

recommendations to contribute to changing educational policies.

2.1.2. Testing and assessment of learning outcomes towards

competence development

Competence is a psychophysical quality, a system of combination

of knowledge, skills, attitudes, motives ... of the individual, shown

externally when his/her flexibly apply this system to successfully solve

problems in specific situations.

Testing and assessment learning outcomes towards competence

development is the process of gathering and analyzing information to

make judgments on the integration of knowledge, skills, and attitudes of

students to solve complex teaching tasks in a real or assumed context to

meet the defined goals of competence.

2.2. Testing and assessment of Physics learning outcomes towards

competence development of students

2.2.1. The main and specialized competence in Physics at High School

General competence is the basis and essential competence that

every one needs to live, study and work. All educational activities

(including subjects and creative experience activities) with different

competence but all are aimed at the goal of forming and developing the

common competencies of students.

"Specific competencies" are unique competencies that are formed

and developed in a specific field/subject. Therefore, it is sometimes

called "specific subject competence".

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

5

Originating from two perspectives on building specific and

specialized competence, the structure of high school physics program,

we propose four specialized competencies for Physics that need to be

formed and developed in high school students, which are physics

language-using competence, computing competence in physics, physics

practice-competence, physics knowledge-using competence

2.2.2. Design a scale for some specialized competencies in the new

Physics program for high school

Based on the structure of competence units, we build process of

designing competence scales including the following steps:

Diagram 2.1. The process of designing competence scales

Identify the internal function of the competence need to be

measured

Identify the components of the competence to be measured

Develop behavior indicators for each competency componets

Develop quality criteria corresponding to each behavior

indicator

Assign points and conventions using scales

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

6

2.2.3. Process of testing and assessment of Physics learning outcomes

towards competence development of students

Diagram 2.2. Process of testing and assessment of Physics learning

outcomes towards competence development

Determine the purpose of assessment

Determine the content that need to be assessed

Determine the competency standards that need to be

assessed

and build assessment criteria

Determine the method of assessment

Determine the form of assessment

Carry out testing and assessing

Analyze, process resultsand save

Announce the assessment results,

receive feedbacks

Select assessment tool

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

7

2.3. Real situation of testing and assessment of Physics learning outcomes of

high school students towards competence development

Based on the actual results obtained above, we realize that most

teachers and high school students have been aware of the role of

testing and assessment of physics learning outcomes towards student's

competence development. Most teachers are interested in testing and

assessment of Physics learning outcomes towards competence

development. However, the implementation still faces certain

limitations and difficulties.

Firstly, the implementation of the objectives of testing and

assessment of physics learning outcomes has initially towardss the

competence development but still leaning heavily on testing and

assessing of knowledge. Teachers only focus on testing and assessment

low-level targets but not really pay attention to high-level targets.

Secondly, the methods and forms of testing and assessment of

Physics learning outcomes towards competence development used by

teachers are not diverse. Many teachers still focus on traditional

methods and forms of testing and assessment but not really pay

attention to ones of competency-based assessment ones.

Thirdly, the tools for testing and assessment of Physics learning

outcomes towards competence development most used by teachers are

essay, group discussion and oral quizzes. These tools correspond to the

traditional testing and assessment methods, which have not really brought

into play the students' activeness and competence.

Fourthly, teachers still face many difficulties in the process of

testing and assessment of physics learning outcomes towards

competence development such as compiling testing and assessment

tools; buildìng criteria; competence scale, facilities for testing and

assessment are insufficient and lack of time for implementation. These

difficulties have a great effect on the effectiveness of innovating

testing and assessment of learning outcomes of physics in particular

and improving the quality of teaching in general.

2.4. Conclusion of chapter 2

Testing and assessment of learning outcomes towards competence

development is a viewpoint of testing and assessments that are popular in the

world today due to its advantages that focus on the development of students'

actual competencies, facilitating for students to get access reality, associating

learning with practice.

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

8

Based on the characteristics and specialized competence of

physics in high school, we identify the competence that need to be

formed and developed for students through grade 10 physics in the

dessertation, including physics language-using competence, computing

competence in physics, physics practice-competence, physics knowledge-

using competence

The act of testing and assessment the learning outcomes of

physics towards competence development requires students to apply

gained knowledge, skills and attitudes to solve the exercises and

learning tasks so that their competencies can be shown, teachers use in

combination to diversify methods, forms, testing and assessment tools

towards competence development.

Results of the survey on the reality of testing and assessment of physics

learning outcomes of high school students towards competence development,

showing that the majority of teachers and students have a proper awareness of

the importance of testing and assessment of learning outcomings, only one a

small number of students are not well aware of this problem.

Teachers have tessted and assessed students' competencies in

teaching physics. However, this testing and assessment have not been

thorough, comprehensed and completed because the grading method of

teachers is to grade the content, not to assess the competencies.

Teachers have not identified the assessment criteria of each student, so

they have not been able to assess how well students achieve the

competencies in the process of teaching physics at high school.

The results of theoretical research on the testing and assessment of

physics learning outcomes towards competence development and

surveying this real situation are the basis for us to propose the process,

methods, forms and tools for testing and assessment of physics learning

outcomes towards competence development to overcome the shortcomings

of the above situation, positively contribute to improving the effectiveness

of teaching activities, assessment the results of physics learning outcomes

in high schools today.

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

9

Chapter 3

ORGANISING TESTING AND ASSESSMENT OF LEARNING

OUTCOMES TOWARDS COMPETENCE DEVELOPMENT IN

TEACHING GRADE 10 PHYSICS IN HIGH SCHOOL

3.1. Building testing, assessment tools of learning outcomes towardss

competence development in teaching grade 10 Physics in High school

3.1.1. Question

The question is one of the quite common tools used in testing

and assessing learning outcomes towards competence development.

Questions can be used in oral tests, written tests in the form of essays,

multiple-choices, short questionnaires, test card, KWLH chart, etc.

Table 3.1. KW sheet of paper on Friction lesson

Column Column K Comlum W

Question What do you know

about friction and their

role in life?

What do you want to know

more about which related to

friction and their role in life?

Content ......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

.............................................

.............................................

.............................................

.............................................

.............................................

.............................................

.............................................

Table 3.2. LH sheet of paper on Friction lesson

Column Column L Colum H

Questions What did you learn

about friction and their

role in life?

Let’s look for examples that

show the role of friction in

life and the method of

measuring coefficient of

friction with the following

suggestions:

- Give examples of beneficial

friction

- Give examples of harmful

friction

- Propose options for

measuring coefficient of

friction

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

10

3.1.2. Exercises

Exercise in assessing competence development of students is

situations that arise in life, which contain issues that students need to care

about, need to learn, need to solve with educational implications.

For example: Exercise in assessing physics knowledge-using

competence

When sitting on a train running in the rain, we see raindrops

slanting and beating at our faces. Or when sitting in a car with a glass

window, we see the raindrops slanting on the glass in the curve even

when it is calm. The rain should have fallen in a vertical direction, so

why is there such an absurd phenomenon?

Table 3.3. Criteria for assessing physics knowledge-using

competence

Key Competence Quality criteria

Nothing is ridiculous in

fact. Because we

compared them in two

different frames of

reference, there was

confusion. In the frame

of reference attached to

the earth, the raindrops

are vertical when it is

calm. In the frame of

reference for those who

observe the phenomenon,

slanting raindrops is a

frame of reference

attached to vehicles

moving horizontally at a

v

speed. Therefore, this

frame of reference will

move at a v

speed

compared to the frame of

reference attached to the

earth.

Apply

physical

knowledge

to practical

situations

Level 4. Identifying correctly

knowledge related to

phenomena is the relativity of

motion, the formula for

adding velocity and accurate

explanation.

Level 3. Identifying the right

knowledge related to

phenomena is the relativity of

motion, the formula for

adding velocity. However, the

explanation still has some

minor mistakes.

Level 2. Identifying correctly

knowledge related to

phenomena is the relativity of

motion, the formula for adding

velocity. However, the

explanation is not correct.

Level 1. It is impossible to

find physics knowledge

relevant to real life situations.

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

11

3.1.3. Exercises according to the Pisa approach

Pisa exercises often test and assess the ability to apply knowledge

into practical situations of students without knowledge assessment.

Therefore, Pisa exercises have a great effect in assessing the students'

competence development, under the development trend of Vietnam's

current education.

COSMONAUT

Pham Tuan (born February 14, 1947) is a Vietnamese pilot and

cosmonaut. He was the first Vietnamese

and Asian to fly into space in 1980

during the Soviet Interkosmos program.

Due to the impact of an asteroid

collision with the space station's satellite,

Pham Tuan had to go outside the ship to

repair it. Pham Tuan weighs 63 kg with a

50 kg suit and a 10 kg air tank.

Unfortunately, Pham Tuan's connection

to the boat failed when he was 20 meters

from the ship. To return to the spacecraft,

he threw his air tank in the opposite

direction of the ship at a speed of v = 7 m

/ s.

Question 1: Explain the way Pham Tuan

returns to the ship.

Question 2: After throwing the air tank, how much will Pham Tuan

move at a speed? 0 1 2 9

Question 3: How long does it take Pham Tuan get to the ship? 0 1 2 9

Question 4: After completing the mission on the space station, Pham

Tuan's spaceship returned to Earth. When the ship is 16 km from Earth,

what is the weight of this ship? The mass of the ship is 24400 kg, the

mass of the Earth is 5.974.1024 kg, the radius of Earth is 6371 km, the

gravitational acceleration at the ground is 9.8 m / s2. 0 1 2 9

Question 5: If the ship goes round the Earth when returrn, Pham Tuan

will be in a state of losing weight. What is the reason? 0 1 9

A. The ship is so far away from the Earth that the gravity of the

Earth is greatly reduced.

B. The ship is in an area where the gravity of the Earth and the

Moon are equal.

Figure 3.1. Cosmonaut Pham

Tuan and Victor

Gorbatko(left)

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

12

C. The ship has escaped from Earth's atmosphere.

D. The cosmonauts and the ship "fell" to the Earth with an

acceleration of g so no force of people pressed on the deck.

Purpose of assessing each question

Question 1: Assessing physics language-using and knowledge-using

competence.

Question 2: Assessing physics language-using competence and computing

competence in physics.

Question 3: Assessing physics language-using competence and computing

competence in physics

Question 4: Assessing physics language-using competence and computing

competence in physics

Question 5 : Assessing physics language-using.

3.1.4. Learning products

Learning products are the result of students' learning activities,

as evidence of applying the knowledge and skills that students have.

Through learning products, teachers assess students 'progress as well as

the process of creating products and evaluate how well students achieve

the competencies

Table 3.4. Criteria for assessing physics practice competence

Criteria Appear

1. Identify relevant objectives and theoretical bases □

2. Proposing experimental methods □

3. Developing a testing process □

4. Learn the structure, operating principles, how to use

the tool

5. Learn the scale and measuring limits of tools □

6. Make unavailable laboratory instruments □

7. Install, arrange tools □

8. Manipulate, measure with tools □

9. Observe and read and write the results □

10. Calculate mean values, indirect measurements □

11. Calculate measurement uncertainty □

12. Draw a presentative graph □

13. Conclude, comment, review □

3.1.5. Learning records

Learning records are documents about products that are intentionally

selected by learners in the course of study, systematically and orderly.

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

13

Table 3.5. Learning records for competence assessment

Learning

style Learning records

Experience 1. Purpose: Survey of free-fall motion: Measuring the

falling time with different distance s.

2. Tasks:

- Students do experiments with a set of experiments

measuring the free fall acceleration at the laboratory.

- Measure fall time with different distance s.

Time

s (m)

Fall time t (s)

1 2 3 4 5

0,050

0,200

0,450

0,800

Analyzing 1. Purpose: Find the relationship between s and v

according to t based on experimental results and graphs.

2. Tasks:

- Based on the experimental results, calculate the values of

t , 2t ,

2

2

t

sg và

t

sv

2 .

- Draw graph 2ts = s and tv = v .

- Comments:

+ Graph 2tss is in the form of................................., so,

the motion of free-falling object

is.........................................

+ Graph tvv is in the form of ......................................,

ie free-falling velocity............................... over time. So,

the motion of free fall object is........................................

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

14

Learning

style Learning records

- Calculate:

5

54321 gggggg

and

5

54321 gggggg

with ;....; 2211 gggggg

- Write the results of the measurement of free-fall

acceleration:

2/................................................ smggg

Applying 1. Purpose: Determine the cause of the measurement

uncertainty and propose another method to measure the

free-fall acceleration more accurately.

2. Tasks:

Answer the following questions:

- When calculating g in the way mentioned above, we

were mainly concerned with what kind of measurement

uncertainty and regardless of which ones? Why?

- Why do we have to push the button quickly before the

object falls to gate E when pressing the button on the

current switch box on the magnet to drop the object and

start the timer?

- Can you suggest another experimental solution with the

above tools, to measure g more accurate.

3.1.6. Score-boards

Score-board is used to evaluate the behaviors or products

performed by students. With a list of built-in criteria, teachers will use

the score-board to decide if the behaviors or characteristics of these

products match with each criterion contained in the score-board.

Table 3.6. Score-board for assessing competence on "The thermal

expansion of solids"lesson

Content Never Rarely Sometimes Always

Question 1: How do you evaluate the student's answer to the situation you

gave at the begining of the lesson?

Students cannot answer

Student’s anwer is not correct

Students answer correctly but

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

15

explain incorrectly

Students answer and explain correctly

Question 2: How do you evaluate the experiment of thermal expansion of

solids that carried out by students?

Students cannot propose experimental

methods

Students propose the experimental method

but they cannot do the experiment

Students propose experimental

methods but their measurement

results are not accurate

Students propose experimental methods

with accurate measurement results

Question 3: How do you evaluate the students' ability to collect information?

Students cannot be draw the

experienmental results

Students draw incorrect conclusions

Students draw an accurate

conclusion but they cannot explain

Students draw conclusions and

explain correctly

Question 4: How do you comment on the communication between students

in class and between teachers and students?

Students lack confidence in

communication, do not dare to

present their opinions

Students are relatively active in

communication but they are still

confused in using language and

presentation method

Students actively communicate with

the ability to present exactly what

they need to convey

Students have the ability to argue,

protect their own views in public

scientifically

Question 5: What do you think about the student’s attitude in receiving

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

16

knowledge when using both real and virtual experiments during teaching?

Students are not interested in

whether teachers use or not use

experiments

Students are more active, and

interested in observing, as well as

doing experiments themselves

Students are more interested in real

experiments than virtual ones

Students are interested in the

happening phenomenon, not

laboratory instruments

3.2. Using tools for testing, assessing learning outcomes towards

competence development in teaching grade 10 Physics in High school

3.2.1. Designing the teaching process towards competence

development in grade 10 Physics in High School

To design teaching lessons for grade 10 physics in high school use

tools for testing and assessing towards competence development effectively,

we should follow a process including 6 steps as follows:

Diagram 3.1. The process of designing towards competence

development for grade 10 Physics in High school

Determine teaching goals

Determine the form and method of assessment

Select the appropriate competence assessment tool

Deploy tools in teaching towards competence development

Evaluate the effectiveness of using the tool

Save information about assessment effects of the tool

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

17

3.2.2. Designing assessment tests of Physics Grade 10 learning

outcomes towards competence development

An assessment test of Physics grade 10 learning outcomes in high

school towards competence development is built in 7 steps as follows:

Diagram 3.2. The process of designing assessment tests of Physics grade

10 learning outcomes in high school towards competence development

3.4. Conclusion of chapter 3

Based on theoretical research and the reality of testing and

assessment of learning outcomes towards competence development, as

detailed in chapter 2, the characteristics, structure, and content of 10th

grade Physics program, the content of chapter 3 goes into building and

analyzing the the process of designing teaching process and assessment

tests towards competence development; building and applying methods,

and tools of testing and assessment of Physics Grade 10 learning

outcomes towards competence development. At the same time, building

Determine assessment objects

Determine the form of assessment

Build / Set up test matrix

Compile the question according to the matrix

Test, experiment

Analyze results and receive feedbacks

Develop grading guidelines (answers) and grading scale

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

18

and using the system of exercises of grade 10 at high school towards

competence development, specifically built and synthesized 159

competence assessment exercises for 7 chapters of 10thgrade Physics

program at high school; built 2 teaching process and 4 tests of Chapter

I. Kinetics of Particles; Chapter IV. The laws of conservation; Chapter

V. Gas; Chapter VII. Solids and liquids. Transformations towards

competence development.

The processes, methods, and tools of assessing Physics grade 10

learning outcomes in high school towards competence development are

evaluated according to experts' opinions before assessing Physics

language-using competence, computing competence in physics, physics

practice-competence, physics knowledge-using competence of students.

To evaluate the effectiveness and reliability of the built methods, and

tools, we conducted pedagogical experiments for testing, the content is

detailed in chapter 4.

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

19

CHAPTER 4

PEDAGOGICAL EXPERIMENTS

4.1. Overview of pedagogical experiment process

4.1.1. Purpose of pedagogical experiment

Carry out processes, methods, and tools of testing and assessing

students' learning outcomes towards competence development in

teaching physics grade 10 in high school to assess some specific

competencies in physics, and prove the research hypotheses laid out.

4.1.2. Content of pedagogical experiment

- For the experimental group: Applying the built processes,

methods and tools into the implementation of teaching and assessing

Physics Grade 10 learning outcomes towards competence development;

- For the control group: Conducting teaching, testing and

assessing Physics Grade 10 learning outcomes in the usual way, without

applying the above processes, methods and tools;

- Form of pedagogical experiment: Conduct pedagogical experiment in

parallel between the control group and the experimental group.

4.1.3 Hypothesis of pedagogical experiment

` If the built processes, methods, and tools are applied in the

process of testing and assessing Physics Grade 10 learning outcomes in

High School, it will be able to assess the performance level of those

competencies of students and strengthen them.

4.2. Pedagogical experiment results

4.2.1. The first result of pedagogical experiment

- With built-in tools, teachers have assessed some typical

competencies of students in learning physics;

- Assessment results at the end of Chapter V "Gas" shows that

students' competence in learning physics in two groups of experimental and

control are similar, with no big difference;

- Assessment results at the end of Chapter VII "Solids and liquids.

The transformations” show that in the experimental group, the percentage

of students with high competence level (level 3 and level 4) is much

higher than that of the control group. In the competencies that are jointly

measured in both chapters, the results show that the percentage of

students with high competence level (level 3 and level 4) increases

markedly, much higher than the control group and compared to the

results of the experimental group at the end of Chapter V "Gas". This

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

20

result is important evidence confirming one thing that changing the way

of testing and assessing changes the students 'way of learning, testing,

and assessment competence regularly and continuously can develop

students' competencies.

4.2.2. The second result of pedagogical experiment

The second results of the pedagogical experiment of the

experimental and the control group have significant differences. The

percentage of students with good competence levels of the experimental

group is much higher than that of the control group. The percentage of

students with average and low competence levels of the experimental

group is much lower than that of the control group.

The second results of the pedagogical experiment have

strengthened and confirmed the effectiveness of the processes,

methods and tools of testing and Physics Grade 10 learning outcomes

in High School towards competence development is stable. The system

of tools not only helps students develop and train their competencies

in the process of learning physics but also helps to accurately assess

the levels of competence that students achieve.

4.2.3. Results of qualitative analysis after the pedagogical experiment

Through qualitative research on the students of the experimental

group, we can realize: Although the testing and assessment of physics

learning outcomes towards competence development still faces some

difficulties such as time for doing tests, grading, and feedbacking

results, it can be seen that this form brings a lot of benefits such as

helping students to be more interested in learning, applying better

knowledge and skills and assessing students' competencies accurately.

4.3. Pedagogical experiment

The testing results show that most of the teachers highly

appreciate the necessity and feasibility of the specialized competence

framework for physics; plans, processes, methods, and tools of testing

and assessing Physics Grade 10 learning outcomes in High School as

proposed.

4.4. Conclusion of chapter 4

Through the organization of pedagogical experiments, class

observation and pedagogical experiment analysis in experimental classes

and comparision by methods of investigation, observation, interview as

well as processing the results of the tests by mathematical statistical

methods, the following conclusions can be drawn:

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

21

- When carrying out testing and assessment of physics learning

outcomes competence development using the processes, methods, and

tools built in Chapter 3, the specialized competencies in physics

subjects such as physics language-using competence, computing

competence in physics, physics practice-competence, physics

knowledge-using competence are assessed more accurately. This result

is stable through two times of pedagogical experiments, proving that the

proposed process, methods, and tools are highly feasible and effective.

- The pedagogical experiment results show that the performance

level of student's competencies after the pedagogical experiment is

higher than before pedagogical experiment, which proves that testing

and assessing Physics Grade 10 learning outcomes toward competence

development have contributed to the development of student’s

competencies.

- When participating in the testing and assessment process of

physics learning outcomes towards competence development using the

proposed processes, methods, and tools, students feel more interested in

studying physics subjects. Students know their advantages and

disadvantages, so they know how to overcome limitations to study more

effectively. At the same time, the use of Rubric in the assessment also

helps students improve their self-assessment competence in learning

outcomes.

- In addition to the achieved results, testing and assessments of

physics learning outcomes toward competence development still have

some limitations such as losing time to perform learning tasks or taking

a long time to mark tests and give feedback on results.

However, the results of the pedagogical have proved the feasibility

of the proposed process, method, and assessment tool. If the testing and

assessment of students' learning outcomes towards competence

development are carried out regularly and continuously, the processes,

methods, and assessment tools for competence assessment are designed

and used appropriately, we not only can determine the student’s

competence exactly but we also help them get used to this assessment.

From that, students change their learning methods and gradually develop

their own competence, contributing to improving the quality of teaching

in high schools.

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

22

CONCLUSION

1.1. Testing and assessment of learning towards competence

development are being a problem that many countries in the world,

many educators are interested in researching in order to develop

students' competence, create conditions for students to approach reality,

associated learning with practice. In high schools, Physics has a great

impact in forming and developing the competence for students.

Therefore, the study of testing and assessment of physics learning

outcomes of students towards competence development is very essential

to help them form common and specific competencies of physics

subject, thereby contributing to improving the quality. educate.

The testing and assessment objective of physics learning

outcomes towards competence development is to assess specific

competencies in physics subjects such as physics language-using

competence, computing competence in physics, physics practice-

competence, physics knowledge-using competence. The content of

testing and assessing physics learning outcomes towards competence

development requires students to apply gained knowledge, skills, and

attitudes to solve the exercises and learning tasks to perform their

competence. Methods, and tools of testing and assessment of learning

outcomes are used in a variety of combinations in testing and assessing

physics learning outcomes towards competence. The system of

exercises is a common tool to collect information about students'

competence, while Rubric is the main tool used to assess their

competency levels in testing and assessing physics learning outcomes

towards competence development.

1.2. Research results on the situation of testing and assessing

physics learning outcomes towards competence development show that

most teachers and students have a proper awareness of the purpose,

meaning, and role of testing and assessing physics learning outcomes

towards competence development. Teachers have directed to test and

assess physics learning outcomes towards competence development.

However, the implementation of testing and assessment is not

comprehensive, thorough with the lack of suitable tools, forms, and

methods of assessment.

Some major difficulties that teachers encounter in the process of

conducting testing and assessments of physics learning outcomes

towards competence development are having difficulties to set criteria

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

23

and Rubric for assessing competence, determine the process of testing

and assessing physics learning outcomes towards competence

development and most teachers do not know much about this type of

assessment.

1.3. To overcome these shortcomings, we have proposed processes,

plans, methods, and tools to test and assess physics learning outcomes

of Grade 10 towards competence development. There are 4 processes

including the process of designing a scale of some specific

competencies in Physics; the process of testing and assessing physics

learning outcomes towards competence development in teaching

physics at high schools; the process of designing the teaching process

towards competence development in Grade 10 high school and the

process of designing assessment tests of physics learning outcomes

Grade 10 in high school towards competence development. Building a

scale of some specific competencies in physics subject such as physics

language-using competence, computing competence in physics, physics

practice-competence, physics knowledge-using competence; developing

plans, methods, and tools to check and assess learning outcomes

towards competence development (including a system of assessment

exercises with 159 lessons for 7 chapters of Grade 10 physics

curriculum). The system of processes, plans, methods, and tools of

testing and assessment of physics learning outcomes Grade 10 in high

school towards competence development has been conducted the

pedagogical experiment with high feasibility results.

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

1

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

2

LIST OF PUBLISHED WORKS

1. Nguyen Dang Nhat, Tran Ngoc Truoi (2015), Assessment of

learning oucomes of Applied Physics toward competence

development at University of Agriculture and Forestry - Hue

University, Grassroots research project, University of Agriculture

and Forestry - Hue University.

2. Nguyen Dang Nhat (2019), "Building and proposing calculating

competence scalce in teaching Physics in High School", Hue

University Journal of Science: Social Sciences and Humanities,

No. 6A, p. 151-166

3. Nguyen Dang Nhat, Nguyen Van Kiet (2019), "Solutions to

enhance the testing and assessment of Physics learning outcomes

towards competence development in high school", Journal of

Educational Equipment, No. 198, p. 22-24

4. Nguyen Van Kiet, Nguyen Dang Nhat, Nguyen Thi Lan Ngoc

(2019), "Teaching Discovering Earth’s magnetic field to improve

self-study competence for students with the support of social

networks", Journal of Science Hue University: Social Sciences

and Humanities, No. 6C, p. 42-53.

5. Nguyen Dang Nhat (2019), "Assessment of students' practical

competence in teaching physics", Journal of Educational

Equipment, No. 202, issuse 1, p. 43-46.

6. Nguyen Dang Nhat (2019), "Assessment students' physics

language-using competence in teaching physics", Journal of

Educational Equipment, special issue, p. 40-43.

7. Nguyen Dang Nhat (2019), "Assessment of physics knowledge-

using competence in teaching high school Physics", Journal of

Education and Society, No. 103 (164), p. 41-44.

8. Vu Trong Ry, Nguyen Đang Nhat (2019), "Testing and

assessment of Physics learning outcomes of students in high

school towards competence development", Journal of Science and

Technology - Pham Van Dong University, No. 18, p. 46-56.

9. Nguyen Dang Nhat (2019), "Designing a practical comtetence

scale in teaching Physics in high school", Journal of Science and

Technology - Pham Van Dong University, No. 18, p. 187-195.

10. Tran Thi Ngoc Anh, Nguyen Dang Nhat (2020), Assessmnet of

Physics learning outcomes of students , Hue University Publishing

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I H C HU I H M NGUYỄN ĐĂNG NHẬT ...

3

House.

11.