bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web...

20
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo làng quê; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ở hầu khắp các địa phương đổi mới rõ nét: Hạ tầng cơ sở nông thôn được đầu tư, nâng cấp đáng kể; hầu hết các địa phương đã tiến hành cơ cấu lại sản xuất nhằm phát huy thế mạnh mang tính đặc thù của địa phương; kinh tế nông thôn có bước chuyển biến mạnh mẽ; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn được nâng lên rõ nét (Mục tiêu của chương trình đặt ra để phấn đấu, xong không ít địa phương không những đã đạt mà còn vượt xa so với mục tiêu đề ra); tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; cảnh quan môi trường ở nhiều vùng nôn thôn đã thực sự sáng, xanh, sạch, đẹp; chất lượng đời sống văn hóa tinh thân của người dân nông thôn được nâng cao; an ninh trật tự ở nhiều vùng nông thôn được giữ vững. Nhiều vùng quê trên cả nước đã thực sự trở nhành những “Miền quê đáng sống”. II. VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã đạt được những thành tựu cơ bản: 1. Công tác chỉ đạo, điều hành: Giai đoạn 2010-2019, để triển khai thực hiện Chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành; đồng thời xây dựng ban hành theo thẩm quyền hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo 1

Transcript of bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web...

Page 1: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUANSau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng

nông thôn mới (NTM), diện mạo làng quê; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ở hầu khắp các địa phương đổi mới rõ nét: Hạ tầng cơ sở nông thôn được đầu tư, nâng cấp đáng kể; hầu hết các địa phương đã tiến hành cơ cấu lại sản xuất nhằm phát huy thế mạnh mang tính đặc thù của địa phương; kinh tế nông thôn có bước chuyển biến mạnh mẽ; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn được nâng lên rõ nét (Mục tiêu của chương trình đặt ra để phấn đấu, xong không ít địa phương không những đã đạt mà còn vượt xa so với mục tiêu đề ra); tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; cảnh quan môi trường ở nhiều vùng nôn thôn đã thực sự sáng, xanh, sạch, đẹp; chất lượng đời sống văn hóa tinh thân của người dân nông thôn được nâng cao; an ninh trật tự ở nhiều vùng nông thôn được giữ vững. Nhiều vùng quê trên cả nước đã thực sự trở nhành những “Miền quê đáng sống”.

II. VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOSau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới, lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã đạt được những thành tựu cơ bản:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:Giai đoạn 2010-2019, để triển khai thực hiện Chương trình, Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã tham mưu với Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành; đồng thời xây dựng ban hành theo thẩm quyền hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; trên cơ sở đó, các địa phương có căn cứ để xây dựng Kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện. Tổng số văn bản đã ban hành là 53; trong đó có: 01 Chỉ thị của Bộ Chính trị; 03 Nghị định của Chính phủ; 12 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 22 Thông tư, 02 Quyết định của Bộ GD&ĐT và liên bộ; 13 Công văn chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (Có phụ lục chi tiết kèm theo).

2. Công tác tuyên truyền phổ biến, tập huấn, hướng dẫn thực hiện:Bộ GDĐT đã tổ chức tuyên truyền về phổ cập giáo dục (PCGD) dưới

nhiều hình thức đa dạng: xây dựng chuyên mục trên trang Thông tin điện tử của Bộ, liên tục cập nhật các thông tin mới để các địa phương trao đổi, chia se kinh nghiệm về phổ cập; Phối hợp với các đơn vị chức năng tuyên truyền về PCGD trên các phương tiện thông tin đại chúng: VTV1, VTV2, VTV5, VTV7, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Vietnamnet, Vnexpress, Dân trí, Cổng thông tin

1

Page 2: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

điện tử của Bộ, đài PTTH, báo địa phương, pano áp phích, tờ rơi, biển tường, các đợt ra quân; các phong trào thi đua; các lớp tập huấn, bồi dưỡng; tổ chức hội họp, sinh hoạt của các đoàn thể...

Hằng năm, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị giao ban về công tác PCGD, xóa mù chữ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục cho những năm tiếp theo; đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ kĩ thuật nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác PCGD ở cơ sở: Tham mưu với Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai, Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện công tác PCGD; tổ chức Hội nghị giao ban về công tác PCGD các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; Hội thảo về “giáo dục mầm non đồng bằng Sông Cửu long”, Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1008; hội thảo, tập huấn triển khai thực hiện Nghị định số 06… nhằm tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn cho các tỉnh về việc thực hiện chính sách và hỗ trợ các tỉnh có kết quả phổ cập đạt thấp.

- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả PCGD theo quy trình 4 bước: xã, huyện, tỉnh, quốc gia. Tổ chức kiểm tra công nhận các đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn PCGD theo các mức độ qua việc kiểm tra đánh giá kết quả của địa phương (3 cấp: xã, huyện, tỉnh); qua việc kiểm tra, hỗ trợ kĩ thuật; kiểm tra hồ sơ thực hiện; kiểm tra số liệu trên hệ thống thông tin quản lí phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC) và hồ sơ công nhận đạt chuẩn.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lí PCGD, XMC thống nhất trên toàn quốc và tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai tới các đơn vị cấp xã để sử dụng, quản lí dữ liệu PCGD, XMC giúp các cấp quản lí giáo dục và chính quyền địa phương quản lí thông tin, chỉ đạo công tác PCGDTH thúc đẩy việc quản lí ngành tốt hơn nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

- Ký kết Chương trình phối hợp với: Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng về đẩy mạnh công tác chống mù chữ, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học khu vực biên giới, hải đảo; phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập với Hội Khuyến học VN, Hội Cựu giáo chức VN, Hội Người cao tuổi VN.

- Tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp XMC cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy XMC các địa phương; tập huấn chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ, chiến sỹ biên phòng tham gia dạy XMC; tập huấn chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ giáo dục dạy XMC các trại giam, trường giáo dưỡng của Bộ Công an .

- Tổ chức các hội thảo bàn về các giải pháp XMC hiệu quả cho đồng bào các DTTS theo các khu vực (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Trung, đồng bằng Sông Cửu Long).

- Tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy trong các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) góp phần củng cố kết quả XMC.

3. Nguồn lực thực hiện chương trình

2

Page 3: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 6/2019, tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục để thực hiện Chương trình trong cả giai đoạn 2011-2019 khoảng 462.791,1 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là giai đoạn 2011-2015 (chiếm 66,31%), cụ thể như sau:

- Ngân sách Trung ương phân bổ giai đoạn 2011-2015 chiếm tỷ lệ 45,79% so với cả giai đoạn, tương đương với giai đoạn 2016-2019;

- Ngân sách địa phương phân bổ giai đoạn 2011-2015 chiếm tỷ lệ 65,2% so với cả giai đoạn, gần gấp 02 lần so với với giai đoạn 2016 - 2019;

- Các nguồn thu hợp pháp khác chủ yếu huy động được trong giai đoạn 2011-2015, chiếm tỷ lệ 79,31%, giai đoạn 2016-2019 chỉ chiếm khoảng 20,69%.

Về chi tiết các khoản chi, theo báo cáo của các địa phương, phần lớn các khoản chi đều chi cho đầu tư phát triển, cụ thể:

- Giai đoạn 2011-2015, chi cho đầu tư phát triển chiếm 70,78%; chi thường xuyên chiếm 29,22%;

- Giai đoạn 2016-2019, chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 67,54%, chi thường xuyên chiếm 32,46%;

- Tính tổng cả giai đoạn 2011-2015, chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 69,69%; chi thường xuyên chiếm 30,31%.

4. Kết quả thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo:4.1. Kết quả thực hiện tiêu chí số 5 (Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày

17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ):

Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của cả nước là 53,79%, trong đó: GDMN là 59,45%; GDTH là 68,81%; GDTHCS là 61,46%. Kết quả thực hiện của từng khu vực cụ thể như sau:

- Khu vực Trung du miền núi phía Bắc: Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của khu vực là 39,93%, trong đó: GDMN là 55,1%; GDTH là 61,4%; GDTHCS là 45,5%;

- Khu vực Đồng bằng sông Hồng: Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của khu vực là 81,74%, trong đó: GDMN là 78%; GDTH là 91,6%; GDTHCS là 84,2%;

- Khu vực Bắc Trung Bộ: Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của khu vực là 53,8%, trong đó: GDMN là 61,7%; GDTH là 82,2%; GDTHCS là 63,1%;

- Khu vực Nam Trung Bộ: Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của khu vực là 40,06%, trong đó: GDMN là 38,6%; GDTH là 62,7%; GDTHCS là 59,4%;

- Khu vực Tây Nguyên: Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của khu vực là 38,84%, trong đó: GDMN là 48,4%; GDTH là 67,5%; GDTHCS là 53,3%;

3

Page 4: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

- Khu vực Đông Nam Bộ: Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của khu vực là 49,8%, trong đó: GDMN là 61,2%; GDTH là 63,2%; GDTHCS là 67,9%;

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của khu vực là 52,94%, trong đó: GDMN là 52,02%; GDTH là 52,4%; GDTHCS là 56,3%.

4.2. Kết quả thực hiện tiêu chí số 14 (Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ):

a) Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi:

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho tre 5 tuổi vào năm 2017. Kết quả tính đến tháng 12/2018: Cả nước có 63/63 tỉnh/thành phố, 713/713 đơn vị cấp huyện (100%) duy trì phổ cập phổ cập giáo dục mầm non cho tre 5 tuổi, 11.138/11.151 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập phổ cập giáo dục mầm non cho tre 5 tuổi (đạt 99,9%). Tỷ lệ huy động tre mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,98% (tăng 1,38%).

Trong đó:

- Tỷ lệ huy động tre 5 tuổi tới trường: Năm 2019 là 99,98% (tăng so với năm 2010 là 13,6% và so với năm 2015 là 0,48%). Tính đến năm 2019 nhiều tỉnh có tỷ lệ huy động tre cao như: Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Yên, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Đồng Nai, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau (đều 100%); một số tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là Ninh Thuận (95,9%), An Giang (97,9%), Sóc Trăng (98,8%), Quảng Bình (97,4%), Kon Tum (98,7%).

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho tre 5 tuổi: Năm 2019 là 99,9% (tăng so với năm 2010 là 55,3% và so với năm 2015 là 9,4%). Tính đến năm 2019, hầu hết các tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn PCGDMNTNT; một số tỉnh chưa đạt 100% số xã là: Hà Giang (99,5%), Lạng Sơn (99,6%), Nghệ An (99%), Quảng Bình (99,4%), Thừa Thiên Huế 99,3%, Bình Thuận 99,2%, Đồng Nai 99,4%, Sóc Trăng 98,2%.

- Tỷ lệ đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho tre 5 tuổi: Năm 2019 là 100% (tăng so với năm 2010 là 100% và so với năm 2015 là 31,1%).

b) Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học:

- Tỷ lệ tre 6 tuổi huy động vào lớp 1: Năm 2019 là 99,63% (tăng so với năm 2010 là 3,12% và so với năm 2015 là 0,03%). Tỉ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: Năm 2019 là 95,63% (tăng so với năm 2010 là 4,13%).

- Tỷ lệ đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (theo các mức độ 1, 2 và 3):

4

Page 5: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

+ Mức độ 1: Năm 2019 là 99,9% (tăng so với năm 2010 là 2,8% và so với năm 2015 là 0,2%);

+ Mức độ 2: Năm 2019 là 99,5% (tăng so với năm 2010 là 66,1% và so với năm 2015 là 17,1%);

+ Mức độ 3: Năm 2019 là 95,7% (tăng so với năm 2010 là 89,9% và so với năm 2015 là 34,9%);

- Tỷ lệ đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (theo các mức độ 1, 2 và 3):

+ Mức độ 1: Năm 2019 là 100% (tăng so với năm 2010 là 26,1% và so với năm 2015 là 4,3%);

+ Mức độ 2: Năm 2019 là 91,3% (tăng so với năm 2010 là 76,1% và so với năm 2015 là 19,6%);

+ Mức độ 3: Năm 2019 là 56,5% (tăng so với năm 2010 là 52,2% và so với năm 2015 là 41,3%);

c) Kết quả phổ cập giáo dục xóa mù chữ:

- Hiện nay, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi (15-60) của toàn quốc là 97,85%; trong đó, tỷ lệ biết chữ của người DTTS là 93,7%, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện KT-XH khó khăn là 93,79%.

- Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi (15-35) của toàn quốc là 98,96%; trong đó, tỷ lệ biết chữ của người DTTS là 97,23%, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện KT-XH khó khăn là 97,11%.

- Một số địa phương có tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi 15-60 vẫn còn cao như: Lai Châu (15,31%), Trà Vinh (10,18%), Bà Rịa-Vũng Tàu (9,88%), Đắc Nông (8,37%), Kiên Giang (8,04%), An Giang (7,92%), Đắc Lắc (7,313%), Gia Lai (7,15%), Vĩnh Long (6,96%), Hà Giang (6,414%), Bến Tre (6,015%),…

- Số người còn mù chữ trong độ tuổi 15-60 trên toàn quốc là 1.490.819 người.

- Trung bình mỗi năm huy động được khoảng 30.000 người mù chữ từ 15-60 tuổi tham gia học các lớp xóa mù chữ (từ lớp 1 đến lớp 3); huy động được 25.000 người đã được công nhận biết chữ (học hết lớp 3) và những người đang học dở lớp 4, lớp 5 tham gia các lớp học giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (từ lớp 4 đến lớp 5).

- Hằng năm, có khoảng 18-20 triệu lượt người tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong các TTHTCĐ nhằm duy trì, củng cố kết quả XMC.

- 86,3% đơn vị cấp xã, 72% đơn vị cấp huyện và 37,25% đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2.

d) Kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở:5

Page 6: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

Kết quả PCGD THCS được duy trì, củng cố và từng bước được nâng cao chất lượng.

- Năm 2010 (theo Thông tư 17/2003/TT-BGDĐT, khi đó chưa quy định các mức độ đạt chuẩn PCGD THCS): Có 63/63 tỉnh, 695/695 huyện, 11036/11059 xã đạt chuẩn PCGD THCS (99,8%);

- Năm 2015 (việc kiểm tra PCGDTHCS thực hiện theo Thông tư số 07/2016/TT-BGD ĐT): Tỷ lệ xã đạt chuẩn PCGD THCS 99.94%, trong đó:

+ Tỷ lệ xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 là 44,89%;

+ Tỷ lệ xã đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 2 là 37,20%;

+ Tỷ lệ xã đạt chuẩn mức độ 3 là 17,85%;

+ 100% số huyện đạt chuẩn PCGD THCS; trong đó: Tỷ lệ huyện đạt chuẩn mức I là 56,24%; tỷ lệ huyện đạt chuẩn mức II là 43,76%;

+ 63/63 tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1, đạt tỉ lệ 100%.

- Năm 2018, theo số liệu báo cáo của các sở GDĐT

+ Tỷ lệ xã đạt chuẩn PCGD THCS 100%, trong đó: Tỷ lệ xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 là 25,36%; tỷ lệ xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 là 48,06%, tỷ lệ xã đạt chuẩn mức 3 là 53,49%.

+ Tỷ lệ huyện đạt chuẩn PCGD THCS 100%, trong đó: tỷ lệ huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 là 48,69%; tỷ lệ huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 là 50,87%, tỷ lệ xã đạt chuẩn mức 3 là 21,62%.

4.3. Kết quả thực hiện tiêu chí số 5 (Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ):

Tỷ lệ trường trung học phổ thông đạt chuẩn theo quy định của Tiêu chí số 5 (chỉ tiêu 5.3)

- Năm 2010: Cả nước là 14,44%, trong đó: Trung du miền núi phía Bắc là 11,3%; Đồng bằng sông Hồng là 24%; Bắc Trung Bộ là 13,7%; Duyên hải Nam Trung Bộ là 7,6%; Tây Nguyên là 25,4%; Đông Nam Bộ là 13,7%; Đồng Bằng sông Cửu Long là 4,7%.

- Năm 2019: Cả nước là 43,34% (tăng so với năm 2010 là 28,89% và so với năm 2015 là 15,64%), trong đó:

+ Trung du miền núi phía Bắc là 36,3% (tăng so với năm 2010 là 25,02% và so với năm 2015 là 12,16%);

+ Đồng bằng sông Hồng là 62,9% (tăng so với năm 2010 là 38,87% và so với năm 2015 là 22,83%);

+ Bắc Trung Bộ là 42,2% (tăng so với năm 2010 là 28,49% và so với năm 2015 là 19,27%);

+ Duyên hải Nam Trung Bộ là 32,7% (tăng so với năm 2010 là 25,09% và so với năm 2015 là 10,31%);

6

Page 7: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

+ Tây Nguyên là 61% (tăng so với năm 2010 là 35,62% và so với năm 2015 là 23,58%);

+ Đông Nam Bộ là 40% (tăng so với năm 2010 là 26,31% và so với năm 2015 là 12,57%);

+ Đồng Bằng sông Cửu Long là 27,1% (tăng so với năm 2010 là 22,45% và so với năm 2015 là 9,56%).

4.4. Nhận xét, đánh giá:Qua 9 năm thực hiện Chương trình, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị

dạy học trong các cơ sở giáo dục đã được quan tâm đầu tư xây mới; cải tạo nâng cấp, sửa chữa; mua sắm bổ sung, thay thế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở. Tuy nhiên, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết bị trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông của cả nước và 7 vùng đều chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Cụ thể cả nước (53,79% so với 80%); các vùng: Trung du miền núi phía Bắc (39,93% so với 70%); Đồng bằng sông Hồng (81,74% so với 100%); Bắc Trung Bộ (53,8% so với 80%); Duyên hải Nam Trung Bộ (40,06% so với 80%); Tây Nguyên (38,84% so với 70%); Đông Nam Bộ (49,8% so với 100%); Đồng Bằng sông Cửu Long (52,94% so với 70%).

Các địa phương đã tích cực, chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục; xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với giải pháp tích cực để củng cố, duy trì đạt chuẩn PCGD XMC vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao hơn để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Các cơ sở giáo dục đã có nhiều biện pháp và tạo các điều kiện để huy động tối đa tre em trong độ tuổi vào học tiểu học tại địa bàn, nhất là tre em có hoàn cảnh khó khăn và tre em khuyết tật được đi học và hoàn thành chương trình tiểu học. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra công nhận, công nhận lại các đơn vị đã đạt chuẩn PCGD XMC theo các mức độ để đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế, thực chất kết quả công tác PCGD XMC; triển khai thực hiện hệ thống thông tin quản lí phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đồng bộ, hiệu quả.

5. Một số hạn chế cơ bản đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo:5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc điểm của CTMTQG xây dựng NTM là một chương trình lồng ghép,

đa mục tiêu và phân cấp rất mạnh về cho cấp cơ sở (xã và huyện). Cách thiết kế này có ưu điểm phát huy tính tự chủ và tự quyết của địa phương (nhấn mạnh đến nguyên tắc quản lý theo lãnh thổ), nhưng lại khiến việc chỉ đạo, định hướng và kiểm tra, giám sát của các Bộ ngành rất khó khăn (gây hạn chế cho nguyên tắc quản lý theo ngành).

- Chương trình không hoàn toàn được thiết kế theo nguyên tắc quản lý theo kết quả nên việc đánh giá mức độ đạt được kết quả do nỗ lực trong nội bộ chương trình (tác bạch khỏi các nỗ lực quản lý ngành ngay cả khi không có chương trình) là không thực hiện được một cách chính xác.

7

Page 8: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

- Nguồn lực dành cho chương trình không có tính cam kết cao, mà tuỳ thuộc khả năng cân đối của NSĐP và khả năng huy động nguồn xã hội hoá, dẫn đến mức độ hoàn thành các tiêu chí trước hết phụ thuộc vào khả năng huy động và khai thác nguồn lực của từng địa phương, chứ không phải là đổi mới phương thức dạy và học, quản lý giáo dục hay các yếu tố “phần mềm” khác.

5.2. Về quá trình thực hiện Chương trình MTQG:- Tính phù hợp: Đầu tư cho GD&ĐT luôn được coi là một ưu tiên trong

phát triển của các địa phương, thường chỉ đứng sau mục tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế (đường giao thông, điện, nước…). Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp hoặc có địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức, nên chỉ tập trung kinh phí cho ưu tiên thứ nhất đã không đủ tiền, dẫn đến trên thực tế phần đầu tư cho GD&ĐT hạn hẹp, chỉ chủ yếu nhằm giúp các trường “đạt chuẩn” để đủ tiêu chuẩn được công nhận là xã NTM; thậm trí có địa phương còn tồn tại tình trạng “nợ chuẩn” đối với tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị trường học.

- Tính hiệu quả: Rất khó đánh giá được chính xác do không tách được kinh phí chi cho GD&ĐT trong CTMTQG xây dựng NTM ra khỏi các khoản chi khác của chương trình. Nhưng đánh giá chung về cơ bản có chậm tiến độ và đội vốn đầu tư vào CSVC của các trường, nhưng mức độ sai lệch so với kế hoạch không nhiều. Chậm trễ lớn nhất là trong khâu quyết toán các công trình.

- Tính hiệu lực: Điểm nổi bật là tính thiếu đồng bộ trong quá trình đầu tư (thiết kế không phù hợp với công năng, tập trung đầu tư vào trường, lớp nhưng thiếu đồng bộ với đầu tư vào CSVC khác như phòng chức năng, công trình vệ sinh, nước sạch do thiếu vốn). Điều này thể hiện năng lực của đơn vị thiết kế còn hạn chế và sự tham gia của ngành GD&ĐT trong thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình trường học chưa cao.

- Tính bền vững: Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất vì chất lượng của GD&ĐT phụ thuộc vào cả yếu tố phần “cứng” (CSVC) và phần “mềm” (số lượng và chất lượng giáo viên, học liệu, quản lý GD&ĐT). Xu hướng chạy theo thành tích, tập trung quá mức vào các tiêu chí “cứng” sẽ dẫn đến các nguy cơ: thiếu đồng bộ giữa chi đầu tư và chi vận hành bảo dưỡng, CSVC khang trang nhưng đội ngũ giáo viên, quản lý nhà trường không được “nâng cấp” tương ứng. Điều đó không đảm bảo chất lượng và sự phát triển thực chất của ngành.

6. Một số kiến nghị, đề xuất:- Khi GD&ĐT tiếp tục được coi là một lĩnh vực mũi nhọn, để giải quyết

điểm đột phá về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần thiết kế riêng một CTMTQG về lĩnh vực này. CTMTQG đó cần được thiết kế theo đúng nguyên lý của một chương trình dựa trên kết quả để có thể đánh giá, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và trách nhiệm giải trình đối với việc đầu tư cho GD&ĐT.

- Nếu mục tiêu về GD&ĐT vẫn được lồng ghép vào trong Chương trình MTQG xây dựng NTM thì cũng cần bóc tách từ Chương trình tổng thể thành các tiểu chương trình (trong đó có Chương trình GD&ĐT), với nguồn lực, phạm vi và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa Bộ ngành và địa phương.

8

Page 9: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

- Xây dựng ngay từ đầu hệ thống giám sát đánh giá chương trình dựa trên kết quả, với bộ máy quản lý riêng và kinh phí độc lập, thực hiện các hoạt động GS&ĐG mang tính độc lập (tách rời khỏi hệ thống báo cáo hành chính của chương trình hay địa phương) để đảm bảo trách nhiệm giải trình với các bên: Quốc hội, Chính phủ, người dân và các nhà tài trợ.

- Tiếp tục quan tâm, bổ sung ngân sách cho lĩnh vực giáo dục, bảo đảm ưu tiên phân bổ đủ 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho GDĐT; Tăng ngân sách chi đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị; xem xét, cân đối nguồn vốn ngân sách trung ương chi sự nghiệp GDĐT để hỗ trợ các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện duy tu bảo dưỡng và mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện PCGDMN cho tre dưới 5 tuổi.

- Có chính sách đặc thù hỗ trợ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu long để nâng cao tỷ lệ huy động tre đến trường; tăng cường các điều kiện về CSVC, đội ngũ, giảm sự chênh lệch giữa các vùng, miền. Cần có chính sách hỗ trợ người học XMC ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ người dạy XMC không hưởng lương từ NSNN.

- Tiếp tục bổ sung chỉ tiêu biên chế cho các tỉnh/thành phố để các địa phương tuyển dụng bổ sung giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục tre.

- Nâng mức hỗ trợ ăn trưa cho tre em mẫu giáo theo Nghị định 06 để hỗ trợ các cơ sở GDMN tổ chức ăn trưa cho tre, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để phát triển về thể chất và tinh thần.

- Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho tre mầm non các độ tuổi để nâng cao tỷ lệ huy động tre đến trường, đáp ứng yêu cầu thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

9

Page 10: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ, CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN

TT Tên và trích yếu của các văn bản1. Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về PCGDMN cho

tre 5 tuổi, củng cố kết quả PCGDTH , THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn;

2. Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/2/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

3. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho tre mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.

4. Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

5. Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho tre em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;

6. Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”;

7. Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”;

8. Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;

9. Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Chính phủ Phê duyệt Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho tre em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025";

10. Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo CSVC cho trương trình GDMN và GDPT giai đoạn 2017-2025

11. Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015;

12. Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định đóng một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

13. Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ qui định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015;

14. Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính đã phê duyệt Đề án Kiên cố hóa giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020.

15. Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển nhóm tre độc lập tư thục khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020;

10

Page 11: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

TT Tên và trích yếu của các văn bản16. Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”;17. Quyết định số 1065/QĐ-BGDĐT ngày 19/4/2019 của Bộ GD&ĐT về việc

Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”;

18. Quyết định số 3141/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non

19. Thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT ngày 13/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi tre em trong nhà trường;

20. Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho Giáo dục mầm non

21. Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng-Đồ chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010;

22. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.

23. Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông

24. Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non

25. Thông tư số 38/2011/TT-BGDĐT ngày 29/8/2011 Ban hành Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ - Trường trung học phổ thông chuyên

26. Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

27. Thông tư số 25/2014/TT-BGDDT ngày 07/8/2014 của Giáo dục va Đào tạo ban hanh Quy định, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non;

28. Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;

29. Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

30. Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;

31. Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 Quy định về quản lý và sử

11

Page 12: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

TT Tên và trích yếu của các văn bảndụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non,giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

32. Thông tư số 31/2015/TT-BGDĐT ngày 14/12/2015 Quy định bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh giáo dục phổ thông;

33. Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

34. Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;

35. Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;

36. Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non;

37. Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 Hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho tre em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non;

38. Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06/11/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập GDMN cho tre em năm tuổi giai đoạn 2010-2015.

39. Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập

40. Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục thay thế Quyết định số 1447/1994/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế trường, lớp mầm non tư thục và các văn bản khác về giáo dục mầm non tư thục

41. Công văn số 1356/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 19/3/2010 về việc hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH cấp THPT;

42. Công văn số 4529/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 30/7/2010 về việc hướng dẫn mua sắm, tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi, TBDH tối thiểu cho giáo dục mầm mon năm học 2010-2011;

43. Công văn số 5893/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 06/9/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn mua sắm TBDH môn ngoại ngữ cấp tiểu học;

44. Công văn số 7110/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn mua sắm TBDH môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông;

45. Công văn số 7752/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn mua sắm, tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho giáo dục mầm non;

46. Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu của các cơ sở giáo

12

Page 13: bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹onongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/oRk8jbS6U2ba1mjSII... · Web view5.1. Về mặt thiết kế của Chương trình mục tiêu quốc gia: - Đặc

TT Tên và trích yếu của các văn bảndục và đào tạo.

47. Công văn số 2038/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 12/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM triển khai nhiệm vụ GD&ĐT giai đoạn 2016-2020

48. Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu của các cơ sở giáo dục và đào tạo;

49. Công văn số 1428/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 07/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông

50. Công văn số 6088/BGDĐT-CSVC ngày 26/12/2017 gửi các địa phương về việc rà soát, đánh giá thực trạng CSVC và TBDH tại các địa phương, trên cơ sở đó đề xuất các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa;

51. Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

52. Công văn số 4470/BGDĐT-CSVC ngày 28/9/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ về CSVC và TBDH trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

53. Công văn số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025.

13