BỘ GIÁO D ỤC VÀ ÀO T ẠO TR ƯỜNG ðẠ C NÔNG NGHI P HÀ N I...

203
BGIÁO DC VÀ ðÀO TO TRƯỜNG ðẠI HC NÔNG NGHIP HÀ NI TRƯỜNG ðẠI HC NÔNG LÂM HUðỨC NGOAN, VŨ DUY GING, NGÔ HU TOÀN GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG VÀ THC ĂN THUSN Giáo trình ñiện tử (version 1) HÀ NI 2009

Transcript of BỘ GIÁO D ỤC VÀ ÀO T ẠO TR ƯỜNG ðẠ C NÔNG NGHI P HÀ N I...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

LÊ ðỨC NGOAN, VŨ DUY GIẢNG, NGÔ HỮU TOÀN

GIÁO TRÌNH

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THUỶ SẢN

Giáo trình ñiện tử (version 1)

HÀ NỘI 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 2

LỜI NÓI ðẦU

ðào tạo ñại học ngành nuôi trồng thủy sản của trường ðại học Nông Lâm, ðại học Huế bắt ñầu từ năm 1995. Những năm gần ñây, ñào tạo kỹ sư nuôi trồng thủy sản của trường nói riêng và cả nước nói chung ñã và ñang ñược phát triển ñáng kể về số lượng lẫn chất lượng. ðể phục vụ việc nâng cao chất lượng ñào tạo, nhà trường luôn khuyến khích các giảng viên, cán bộ khoa học tham gia biên soạn giáo trình, bài giảng và tài liệu tham khảo.

„Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản" ñược GS.TS. Vũ Duy Giảng (trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội), PGS.TS. Lê ðức Ngoan và TS. Ngô Hữu Toàn (trường ðại học Nông Lâm, ðại học Huế) biên soạn nhằm góp phần vào công tác ñào tạo và nghiên cứu của nhà trường. Chúng tôi mong rằng quyển sách này là tài liệu tham khảo tốt cho các trường ñại học, cao ñẳng khác trong cả nước. Giáo trình ñược nhóm tác giả biên soạn công phu, tham khảo nhiều tài liệu trong, ngoài nước và thông tin cập nhật. Giáo trình bao gồm 14 chương và 5 nhóm phụ lục, ñã ñược TS. Lại Văn Hùng – trưởng khoa Nuôi ttrồng thủy sản, giảng viên lâu năm về môn học này tại ðại học Nha Trang- góp ý và phản biện.

Trong khuôn khổ thời lượng của một môn học thuộc chương trình ñào tạo ngành nuôi trồng thủy sản với 3 tín chỉ, chắc chắn nội dung và thông tin trong giáo trình này chưa thể bao trùm những vấn ñề chuyên sâu về lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn cho tất cả các ñối tượng nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi mong muốn nhận ñược sự ñóng góp ý kiến xây dựng từ quý thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các sinh viên và ñọc giả ñể tài liệu có thể hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.

Chúng tôi xin trân trọng cám ơn TS. Lại Văn Hùng về những góp ý có giá trị khoa học và dự án Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững (RDVIET) do Sida/SAREC tài trợ ñã trợ giúp in ấn trong lần xuất bản năm 2008.

Giáo trình ñược biên soạn lại ở dạng ñiện tử, có bổ sung và sửa chữa. PGS. TS. Trần Văn Minh Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội ñồng Khoa học - Giáo dục

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 3

MỤC LỤC

MỞ ðẦU...................................................................................................................9

ðẶC ðIỂM DINH DƯỠNG ðỘNG VẬT THỦY SẢN .......................................9

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM .......................................................................................9 1.1. Thức ăn .......................................................................................................9 1.2. Dinh dưỡng .................................................................................................9 1.3. Lịch sử phát triển dinh dưỡng học ñộng vật thủy sản ..............................10

II. NHỮNG ðẶC ðIỂM DINH DƯỠNG ðỘNG VẬT THỦY SẢN ................10 III. QUAN HỆ GIỮA THỨC ĂN VỚI CÁC HÌNH THỨC NUÔI TRỒNG

THỦY SẢN .....................................................................................................................11

CHƯƠNG I.............................................................................................................13

SINH LÝ TIÊU HOÁ CỦA CÁ............................................................................13

1.1. CẤU TẠO GIẢI PHẪU BỘ MÁY TIÊU HOÁ CỦA CÁ.............................13 1.2. ðẶC ðIỂM CÁC LOẠI DỊCH TRONG ỐNG TIÊU HÓA CỦA CÁ..........13

1.2.1. Dịch vị (dạ dày - gastric secretion) .......................................................13 1.2.2. Dịch tuỵ (pancreatic secretion) .............................................................14 1.2.3. Dịch mật (bile secretion) .......................................................................14 1.2.4. Dịch ruột (intestial secretion)................................................................14

1.3. SỰ TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ...............................................15 1.3.1. Sự tiêu hóa do các enzyme .....................................................................15 1.3.2. Sự tiêu hoá do vi sinh vật .......................................................................17

1.4. SỰ HẤP THU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG.................................................17 1.5. TỶ LỆ TIÊU HOÁ THỨC ĂN......................................................................18

CHƯƠNG II ...........................................................................................................21

CHUYỂN HÓA VÀ TÍCH LŨY CHẤT DINH DƯỠNG Ở CÁ........................21

2.1. MỞ ðẦU.......................................................................................................21 2.2. CHUYỂN HOÁ CARBOHYDRATE...........................................................21

2.2.1. Sự thuỷ phân glucose .............................................................................22 2.2.2. Tổng hợp carbohydrate..........................................................................23 2.2.3. Con ñường chuyển hóa pentose phosphate............................................23 2.2.4. Thức ăn và sự chuyển hoá carbohydrate ...............................................23

2.3. CHUYỂN HÓA LIPID..................................................................................23 2.4. CHUYỂN HOÁ AMINO ACID ...................................................................25 2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN QUÁ TRÌNH TRAO ðỔI CHẤT........27

2.5.1. Ảnh hưởng của khẩu phần ñến sự trao ñổi trung gian ..........................27 2.5.2. Lượng ăn vào và sự trao ñổi chất ..........................................................27 2.5.3. Thành thục giới tính và trao ñổi chất ....................................................28

CHƯƠNG III..........................................................................................................30

NĂNG LƯỢNG VÀ NHU CẦU NĂNG LƯỢNG...............................................30

3.1. TRAO ðỔI NĂNG LƯỢNG........................................................................30

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 4

3.1.1. Khái niệm chung ....................................................................................30 3.1.2. Chuyển hóa năng lượng của thức ăn .....................................................30

3.2. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG .........................................................................33 3.2.1. Nhu cầu năng lượng duy trì ...................................................................33 3.2.2. Nhu cầu năng lượng cho sự tăng trưởng ...............................................34

CHƯƠNG IV..........................................................................................................36

DINH DƯỠNG PROTEIN VÀ AMINO ACID ..................................................36

4.1. PROTEIN......................................................................................................36 4.1.1. Phân loại ................................................................................................36 4.1.2. Vai trò của protein .................................................................................36 4.1.3. Nhu cầu protein của cá ..........................................................................37 4.1.4. Tỷ lệ năng lượng/protein........................................................................37 4.1.5. ðánh giá chất lượng protein thức ăn.....................................................38

4.2. AMINO ACID...............................................................................................40 4.2.1. Các amino acid thiết yếu........................................................................40 4.2.2. Nhu cầu amino acid ...............................................................................41 4.2.3. Vấn ñề bổ sung amino acid công nghiệp vào khẩu phần.......................42

CHƯƠNG V ...........................................................................................................44

DINH DƯỠNG LIPID...........................................................................................44

5.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG ..........................................44 5.1.1. Khái niệm...............................................................................................44 5.1.2. Phân loại ................................................................................................44 4.1.3. Chức năng..............................................................................................49

5.2. VAI TRÒ DINH DƯỠNG CỦA AXIT BÉO ................................................50 5.2.1. Sinh tổng hợp các axit béo của ñộng vật thuỷ sản.................................50 5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến thành phần axit béo trong ñộng vật thuỷ sản

......................................................................................................................................51 5.2.3. Vai trò và nhu cầu axit béo thiết yếu .....................................................51

CHƯƠNG VI..........................................................................................................55

CARBOHYDRATE VÀ NHU CẦU ðỐI VỚI CÁ.............................................55

6.1. KHÁI NIỆM..................................................................................................55 6.2. PHÂN LOẠI CARBOHYDRATE ...............................................................55

6.2.1. Monosaccharide.....................................................................................57 6.2.2. Oligosaccharide.....................................................................................58

6.3. SỰ CHUYỂN HOÁ ðƯỜNG Ở CÁ.............................................................62 6.4. SỬ DỤNG TINH BỘT VÀ CHẤT XƠ Ở CÁ ...............................................62

6.4.1. Tinh bột ..................................................................................................62 6.4.2. Chất xơ ...................................................................................................63

CHƯƠNG VII ........................................................................................................65

DINH DƯỠNG VÀ NHU CẦU VITAMIN .........................................................65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 5

7.1. VITAMIN A..................................................................................................65 7.1.1. Công thức cấu tạo..................................................................................65 7.1.2. Vai trò sinh học......................................................................................66

7.2. VITAMIN D..................................................................................................66 7.2.1. Công thức...............................................................................................66 7.2.2. Vai trò sinh học......................................................................................67

7.3. VITAMIN E ..................................................................................................68 7.3.1. Công thức...............................................................................................68 7.3.2. Vai trò sinh học......................................................................................68

7.4. VITAMIN K..................................................................................................69 7.4.1. Công thức...............................................................................................69 7.4.2. Chức năng..............................................................................................70

7.5. VITAMIN C (AXIT ASCORBIC) ................................................................70 7.6. VITAMIN NHÓM B.....................................................................................70 7.7. NHU CẦU VITAMIN CỦA CÁ ...................................................................71 7.8. SỬ DỤNG VITAMIN TRONG THỨC ĂN NUÔI CÁ.................................71

CHƯƠNG VIII.......................................................................................................74

DINH DƯỠNG VÀ NHU CẦU CHẤT KHOÁNG.............................................74

8.1. KHÁI NIỆM CHUNG ..................................................................................74 8.2. CANXI, PHOSPHO, MAGIE .......................................................................75

8.2.1. Canxi (Ca).............................................................................................75 8.2.2. Phospho (P) ...........................................................................................76 8.2.3. Magiê (Mg) ............................................................................................76

8.3. CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG KHÁC ........................................................77

CHƯƠNG IX..........................................................................................................79

ðẶC ðIỂM THỨC ĂN TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN.........................79

9.1. PHÂN LOẠI THỨC ĂN ..............................................................................79 9.2. ðẶC ðIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN ........................79

9.2.1. Thức ăn giàu năng lượng.......................................................................79 9.2.2. Thức ăn giàu protein..............................................................................79 9.2.3. Thức ăn bổ sung (feed additives) ...........................................................82 9.2.4. Thức ăn tự nhiên ....................................................................................83 9.2.5. Mùn bã hữu cơ và sinh khối vi khuẩn ....................................................83 9.2.6. Probiotic trong nuôi trồng thuỷ sản ......................................................83

CHƯƠNG X ...........................................................................................................88

THỨC ĂN TỰ NHIÊN..........................................................................................88

10.1. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN TỰ NHIÊN ðỐI VỚI NUÔI TRỒNG THỦY

SẢN..................................................................................................................................88 10.1.1. Kích thước miệng ấu trùng ở pha nuôi dưỡng ñầu..............................88 10.1.2. Ống tiêu hoá.........................................................................................89

10.2. VI TẢO (MICRO-ALGAE)..............................................................................89

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 6

10.2.1.Các loài tảo nuôi trồng chủ yếu 82

10.2.2. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo...............................................................91 10.2.3. Vi tảo trong nuôi trồng thủy sản..........................................................94

10.3. LUÂN TRÙNG (ROTIFERS).........................................................................96 10.3.1. Hình thái ..............................................................................................96 10.3.2. Một vài ñặc ñiểm sinh học quan trọng.................................................96 10.3.3. Giá trị dinh dưỡng của rotifer .............................................................97 10.3.4. Rotifer trong nuôi trồng thủy sản.........................................................97

10.4. ARTEMIA...................................................................................................98 10.4.1. Một số ñặc ñiểm sinh học quan trọng..................................................98 10.4.2. Giá trị dinh dưỡng ...............................................................................99

10.5. CÁC ZOOPLANKTON KHÁC................................................................101 10.5.1. Copepod .............................................................................................101 10.5.2. Daphnia và Moina .............................................................................102 10.5.3. Nematode ...........................................................................................103 10.5.4. Ấu trùng bánh xe (trochophora larvae) .............................................104

10.6. QUẢN LÝ AO NUÔI ðỂ PHÁT TRIỂN THỨC ĂN TỰ NHIÊN............104 10.6.1. Yếu tố vật lý........................................................................................104 10.6.2. Yếu tố sinh học...................................................................................104 10.6.3. Yếu tố hoá học....................................................................................105

CHƯƠNG XI........................................................................................................107

CHẾ BIẾN THỨC ĂN VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ................................107

11.1. CHẾ BIẾN THỨC ĂN HẠT .....................................................................107 11.1.1. Tính chất vật lý, hóa học của tinh bột................................................107 11.1.2. Biến ñổi vật lý, hóa học của tinh bột trong quá trình chế biến..........107 11.1.3. Kỹ thuật chế biến ...............................................................................108

11.2. THỨC ĂN HỖN HỢP VÀ CÔNG NGHỆ THỨC ĂN HỖN HỢP .........109 11.2.1. Phân loại thức ăn công nghiệp ..........................................................109 11.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng của thức ăn hỗn hợp .....................................109 11.2.3. Các quy ñịnh pháp lý ñối với thức ăn hỗn hợp ..................................110

11.2.4. Công nghệ thức ăn hỗn hợp ................................................................111 11.2.5. Những thiết bị cần thiết của một nhà máy thức ăn hỗn hợp.. ............113

CHƯƠNG XII ......................................................................................................115

TIÊU CHUẨN ĂN VÀ KHẨU PHẦN ...............................................................115

12.1. KHÁI NIỆM..............................................................................................115 12.1.1. Tiêu chuẩn ăn.....................................................................................115 12.1.2. Nội dung tiêu chuẩn ăn......................................................................116 12.1.3. Khẩu phần ăn.....................................................................................116

12.2. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN........................................116 12.2.1. Nguyên tắc khoa học..........................................................................116 12.2.2. Nguyên tắc kinh tế..............................................................................117

12.3. PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN CHO TÔM, CÁ...........117 12.3.1. Phương pháp phối hợp thông thường................................................117

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 7

12.3.2. Phương pháp hình vuông Pearson.....................................................118 12.3.3. Phương pháp giải phương trình ........................................................118

CHƯƠNG XIII.....................................................................................................121

DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG MỘT SỐ ðỐI TƯỢNG TÔM, CÁ.......121

13.1. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ CHÉP (CIPRINUS CARPIO) .........121 13.1.1. Giới thiệu ...........................................................................................121 13.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng...........................................................................122 13.1.3. Khẩu phần ăn.....................................................................................126 13.1.4. Nuôi dưỡng ........................................................................................128

13.2. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ TRÔI ẤN ðỘ (INDIAN MAJOR

CARP) ..............................................................................................................................130 13.2.1. Giới thiệu ...........................................................................................130 13.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng...........................................................................130 13.2.3. Khẩu phần và nuôi dưỡng..................................................................133

13.3. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ RÔ PHI (OEROCHROMIS SPP.) ..136 13.3.1. Giới thiệu ...........................................................................................136 13.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng...........................................................................136 13.3.3. Khẩu phần thức ăn.............................................................................145 13.3.4. Nuôi dưỡng ........................................................................................145

13.4. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ QUẢ VÀ CÁ DA TRƠN

(PANGASIUS)...................................................................................................................147 13.4.1. Giới thiệu ...........................................................................................147 13.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng...........................................................................147 13.4.3. Khẩu phần ăn.....................................................................................148 13.4.4. Nuôi dưỡng ........................................................................................149

13.5. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ CHÌNH (ANGUILLA SP.) ...........150 13.5.1. Giới thiệu ...........................................................................................150 13.5.2. Nhu cầu dinh dưỡng...........................................................................150 13.5.3. Khẩu phần ăn.....................................................................................153 13.5.4. Nuôi dưỡng ........................................................................................153

13.6. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG TÔM HE.........................................154 13.6.1. Giới thiệu ...........................................................................................154 13.6.2. Các hình thức nuôi.............................................................................155 13.6.3. Nhu cầu dinh dưỡng và nguồn cung cấp ...........................................155 13.6.4. Khẩu phần ăn và nuôi dưỡng.............................................................158

CHƯƠNG XIV.....................................................................................................163

ðỘC TỐ TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN.......................................................163

14.1. ðÔC TỐ TỰ NHIÊN................................................................................163 14.1.1. ðộc tố có nguồn gốc thực vật ............................................................163 14.1.2. ðộc tố có nguồn gốc ñộng vật ..............................................................167 14.1.3. ðộc tố có nguồn gốc vi sinh vật ............................................................168

14.2. CÁC HỢP CHẤT KHÔNG TỰ NHIÊN VÀ PHỤ GIA TRONG KHẨU PHẦN.............................................................................................................................171

14.2.1. Hóa chất hữu cơ.................................................................................171

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 8

14.2.2. Kim loại nặng.....................................................................................172 PHỤ LỤC I.........................................................................................................174 HỖN HỢP THỨC, PREMIX KHOÁNG, VITAMIN CHO TÔM, CÁ .......................................174 PHỤ LỤC II .......................................................................................................180 BẢNG NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ..................................................180 PHỤ LỤC III ......................................................................................................183 THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN CHỦ YẾU ......................................183 CHO CÁ Ở VIỆT NAM (%) ........................................................................................183 PHỤ LỤC IV......................................................................................................185 TIÊU CHUẨN NGÀNH MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THỦY SẢN ..........................................185 PHỤ LỤC V .......................................................................................................200 TÊN KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI CÁ.....................................................................200 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.....................................................................201

Tiếng Việt .......................................................................................................201 Tiếng Anh.......................................................................................................201

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 9

MỞ ðẦU

ðẶC ðIỂM DINH DƯỠNG ðỘNG VẬT THỦY SẢN

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1. Thức ăn

Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), thức ăn ñóng vai trò quan trọng vì chiếm tỷ lệ cao trong chi phí (60-80% tổng chi phí). Tiết kiệm chi phí thức ăn làm tăng ñáng kể lợi nhuận trong nuôi trồng. Về nguyên tắc, phương pháp tiết kiệm chi phí thức ăn bao gồm giảm ñơn giá thức ăn và giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Giảm giá thức ăn bao gồm chọn nguyên liệu ñầu vào hợp lý về chất dinh dưỡng và giá. Giảm lượng thức ăn tiêu thụ cần phải hiểu biết rõ về nhu cầu dinh dưỡng ñể cân ñối dinh dưỡng khẩu phần.

Thức ăn là vật chất chứa chất dinh dưỡng mà ñộng vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu ñể duy trì sự sống và tích lũy trong các mô cơ thể.

Trong tự nhiên, một loại vật chất có thể là thức ăn của loài cá này, giai ñoạn phát triển cơ thể này nhưng chưa hẳn ñã là thức ăn của loài cá khác, giai ñoạn phát triển cơ thể khác. Sự khác biệt ñó hoặc là do ñặc ñiểm dinh dưỡng khác nhau theo loài, mà nguyên nhân chính là khả năng thu nhận và tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau theo loài hoặc do sự khác biệt về mức ñộ hoàn thiện bộ máy tiêu hóa theo giai ñoạn phát triển cơ thể. ðó cũng thể hiện ñặc tính loài.

Thức ăn tự nhiên (live food, natural food): như các loài rong tảo và các sinh vật phù du ñộng vật là những cơ thể sinh vật sống và phát triển trong hệ thống nuôi hoặc sinh vật sống ñược nuôi có thể dùng làm thức ăn cho ñộng vật thuỷ sản.

Thức ăn nhân tạo (man-made food) còn ñược gọi là thức ăn công nghiệp (commercial food) hay thức ăn viên (pellet food). Trong thức ăn công nghiệp, nó còn ñược chia ra gồm thức ăn viên chìm (sinking food) sử dụng chủ yếu nuôi giáp xác và thức ăn nổi (floating food) sử dụng nuôi cá.

Thức ăn tươi sống (fresh food): là các loại ñộng vật chưa qua chế biến, còn tươi.. dùng làm thức ăn cho tôm, cá như: tôm cá tạp, ốc, cua…

Thức ăn tự chế (home-made food): thức ăn do người nuôi tự phối chế chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu sẵn có với qui trình ñơn giản nhằm giảm giá thành và chủ ñộng khi sử dụng. Loại thức ăn tự chế này thường ở dạng ẩm và sử dụng ngay sau khi chế biến.

1.2. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là các quá trình hoạt ñộng sinh lý và hoá học ñể chuyển hóa những chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất dinh dưỡng cho cơ thể sử dụng.

Có 4 quá trình trong quá trình dinh dưỡng: thu nhận thức ăn, tiêu hoá hấp thu thức ăn, chuyển hoá và bài tiết các chất dinh dưỡng khỏi cơ thể. Môn học nghiên cứu các quá trình trên gọi là dinh dưỡng học.

Mục ñích của dinh dưỡng học ñộng vật thuỷ sản là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn ñể cho quá trình chuyển những chất dinh dưỡng của thức ăn thành những chất dinh dưỡng của cơ thể hiệu quả nhất (con vật khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt và có hiệu suất lợi dụng thức ăn cao nhất).

Chất dinh dưỡng là các nguyên tố hay hợp chất hóa học có trong khẩu phần làm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng hay duy trì quá trình sống bình thường. Sáu nhóm chất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 10

dinh dưỡng ñã ñược phân loại như sau: nước, protein và amino acid, carbohydrate, lipit, vitamin và các nguyên tố khoáng.

Nước Carbohydrate Lipit THỨC ĂN Hữu cơ Protein và axit nucleic

Axit hữu cơ

Vật chất khô Vitamin Lignin hỗn hợp; axit hữu cơ; các hợp chất tạo màu, mùi và vị; hormone...

Vô cơ: Thiết yếu: Ca, Cl, K, Mg, Na, P, S, Co, Cr, Cu, F, Fe, I, Mn, Mo, Ni,Se, Si, Sn, V, Zn.

Không thiết yếu: Ag, Al, Au, Bi, Ge, Hg, Pb, Rb,Sb, Ti.

ðộc: As, Cd, F, Hg, Mo, Pb, Se, Si. Năng lượng mà tất cả ñộng vật ñều cần ñược lấy từ mỡ, carbohydrate và từ các sản

phẩm khử amin của các amino acid. Các chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào: nước, các vật liệu, các hợp chất cấu trúc (da, cơ, xương, thần kinh, mỡ) và chất ñiều chỉnh quá trình trao ñổi chất trong cơ thể. ðộng vật cần hơn 40 chất dinh dưỡng khác nhau và ñược lấy từ khẩu phần thức ăn và có những chất bản thân cơ thể không tổng hợp ñược gọi là ”chất dinh dưỡng thiết yếu”, và một số chất bản thân có thể tổng hợp ñược gọi là “chất dinh dưỡng không thiết yếu”. Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm: các amino acid thiết yếu, các axit béo thiết yếu và các khoáng thiết yếu (sẽ trình bày cụ thể trong các chương IV, V và VIII).

1.3. Lịch sử phát triển dinh dưỡng học ñộng vật thủy sản

Dinh dưỡng học thuỷ sản chỉ mới phát triển gần ñây. Những nghiên cứu ñầu tiên về dinh dưỡng thủy sản ñược thực hiện tại Corland (Ohio, Mỹ) vào những năm 40 và phát triển nhanh sau những năm 60 của thế kỹ XX. Thức ăn nhân tạo cho ñộng vật thuỷ sản bắt ñầu áp dụng từ thập niên 50 và cuối thập niên của thế kỷ trước, thức ăn viên ñược dùng phổ biến tại Mỹ và Châu Âu.

ðộng vật thuỷ sản chủ yếu bao gồm các loài cá có xương (finfish), giáp xác (crustacean) và nhuyễn thể (mollusca). Chúng có những ñặc ñiểm dinh dưỡng khác với các ñộng vật trên cạn. Số lượng các loài cá rất phong phú, nhưng hiện chỉ có khoảng 20 loài ñược nghiên cứu về dinh dưỡng và ñại bộ phận tập trung vào những loài cá ôn ñới.

II. NHỮNG ðẶC ðIỂM DINH DƯỠNG ðỘNG VẬT THỦY SẢN

Cá có cấu trúc ống tiêu hoá và chức năng tiêu hoá rất khác nhau và ña số ñộng vật thuỷ sản ñều trãi qua giai ñoạn ấu trùng. Ở giai ñoạn này nhu cầu dinh dưỡng của chúng biến ñổi rất lớn, do vậy nghiên cứu về dinh dưỡng của ñộng vật thủy sản khó hơn so với ñộng vật trên cạn.

Cá là ñộng vật biến nhiệt (poikilotherms) nên có nhu cầu năng lượng thấp hơn ñộng vật máu nóng vì không tiêu tốn năng lượng vào việc ñiều tiết thân nhiệt. Tuy nhiên, cá lại nhạy cảm với stress của môi trường, ñặc biệt là nhiệt ñộ nước. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng thường ñược xác ñịnh ở khoảng nhiệt ñộ nước thích hợp nhất ñịnh, gọi là nhiệt ñộ môi

trường tiêu chuẩn (SET: Standard Environmental Temperatures).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 11

Ví dụ: theo NRC thì SET của một số loại cá như sau: Cá hồi (chinook salmon): 59o F (15o C) Cá hồi vân (rainbow trout): 50oF (10oC) Cá da trơn Mỹ (channel catfish): 86oF (30oC) Nhu cầu năng lượng của ñộng vật thuỷ sản thấp hơn ñộng vật trên cạn (vì không

mất năng lượng ñể ñiều hoà thân nhiệt, không tốn nhiều năng lượng ñể vận ñộng, không mất nhiều năng lượng trong chuyển hoá protein (vì vậy, cá ñược xếp vào nhóm ammoniotelic- bài tiết amoniac).

Nhu cầu vitamin cũng cao hơn, ñặc biệt vitamin C, do cá không tự tổng hợp ñược trong cơ thể, vì vậy nhu cầu vitamin phụ thuộc nhiều vào thức ăn.

Nhu cầu chất khoáng thấp hơn vì cá có thể lấy chất khoáng từ môi trường nước. Hầu hết các loài cá có nhu cầu về axit béo nhóm Ω-3 (hay n-3) và các nhóm ñộng vật thuỷ sản khác nhau thì có nhu cầu axit béo này khác nhau.

Về hiệu suất sử dụng thức ăn. Hiệu suất sử dụng (HSSD) thức ăn của cá cao hơn ñộng vật trên cạn. HSSD của cá trong khoảng 1,2 - 1,7/1, trong khi ñó HSSD của lợn là 3/1 và của gà là 2/1).

Về phương thức lấy thức ăn của cá. Có nhiều phương thức như bắt mồi (cá hồi), gặm (như cá ñối), lọc (như cá mòi, có thể lọc 6 gallons nước/phút qua mang), hút, ký sinh (như cá mút ñá ...). Do ñó, thức ăn phải ñược chế biến và cho ăn theo phương thức lấy thức ăn của cá.

III. QUAN HỆ GIỮA THỨC ĂN VỚI CÁC HÌNH THỨC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Trong nuôi trồng thuỷ sản, tuỳ phương thức sản xuất, thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo chiếm vị trí khác nhau. Trong nuôi quảng canh, thức ăn tự nhiên là quan trọng, khi phương thức quảng canh ñược thay dần bằng bán thâm canh hoặc thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế dần cho thức ăn tự nhiên. Trình ñộ thâm canh càng cao thì thức ăn nhân tạo càng giữ vai trò quan trọng (sơ ñồ 1). Hai tam giác ngược chiều nhau (thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên) chỉ rõ mức ñộ ñóng góp của các nguồn thức ăn khi thay ñổi các phương thức nuôi trồng thủy sản.

Sơ ñồ 1. Mối quan hệ giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo trong nuôi trồng thuỷ sản

Thức ăn

nhân tạo

Thức ăn tự

nhiên

Nuôi quảng canh

Nuôi bán thâm canh

Nuôi thâm canh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 12

CÂU HỎI

1. Thế nào là thức ăn và dinh dưỡng? 2. Nêu những ñặc ñiểm dinh dưỡng của ñộng vật thủy sản? 3. Quan hệ giữa thức ăn với các hình thức nuôi trồng thủy sản?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1997). Dinh dưỡng và thức ăn

gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội. Lại Văn Hùng (2004). Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Tp

Hồ Chí Minh. Lê ðức Ngoan (2002). Dinh dưỡng gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Tiếng Anh Michael B. New (1987). Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the

preparation and presentation of compound feed for shrimp and fish in aquacultue), UNDP, FAO, Rome.

Webster, C.D. and Lim C. (eds) (2002). Nutritient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 13

CHƯƠNG I

SINH LÝ TIÊU HOÁ CỦA CÁ

1.1. CẤU TẠO GIẢI PHẪU BỘ MÁY TIÊU HOÁ CỦA CÁ

Ống tiêu hoá cá có 4 phần: phần ñầu, ruột trước, ruột giữa và ruột sau (sơ ñồ 1.1 và 1.2). Phần ñầu gồm xoang miệng và mang. Ruột trước gồm thực quản, dạ dày, hạ vị. Một số loài cá không có dạ dày (khoảng 15% loài cá không có dạ dày) thì ruột trước chỉ có thực quản và một ñoạn ruột bắt ñầu từ cuối ống thực quản kéo ñến cửa ống dẫn mật. Ruột giữa là ñoạn ruột từ sau van hạ vị ñến ñầu ñoạn ruột sau. Gần van hạ vị có túi mù hạ vị (pylorus caecae), cá chó có 5-8 túi , cá hồi nước ngọt có 35-100 túi. Ruột sau gồm kết tràng và lỗ thải phân.

Niêm mạc ruột là các lông nhung, kích cỡ lông nhung biến ñổi theo thời tiết và thức ăn (cá sống môi trường lạnh có lông nhung dài và dày hơn so với cá sống môi trờng nóng, tuy nhiên tổng số lông nhung thì không biến ñổi).

ðặc ñiểm chung về ống tiêu hoá tất cả các loài cá là: cấu tạo giải phẫu biến ñổi theo tập tính ăn. Ruột của loài ăn thực vật (herbivores) dài hơn loài ăn ñộng vật (carnivores). Chiều dài ruột/dài thân của carnivores, omnivores và herbovores lần lượt là 0,2-0,5/1; 0,6-8,0/1 và 0,8-15/1.

1.2. ðẶC ðIỂM CÁC LOẠI DỊCH TRONG ỐNG TIÊU HÓA CỦA CÁ

Ống tiêu hoá của cá chứa nhiều loại dịch như dịch vị, dịch tuỵ và dịch ruột, trong ñó có chứa các enzyme giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng.

1.2.1. Dịch vị (dạ dày - gastric secretion)

Dịch vị có tính axit có ở hầu hết các loài cá, trừ cá không có dạ dày. Thành phần dịch vị gồm: axit

hydrochloric,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 14

tiết ra từ dạ dày khi có thức ăn, nhờ ñó pH dịch dạ dày có thể ñạt tới 2 sau khi ăn vài giờ; enzyme: pepsin ñược hình thành từ pepsinogen trong môi trường axit. Pepsin phân cắt các peptide thành những mạch ngắn hơn, nó phân giải ñược hầu hết protein nhưng không phân giải ñược mucins, spongin, conchiolin, keratin hay những peptide phân tử lượng thấp.

Dich vị cũng chứa một số enzyme không phân giải protein, ñó là các enzyme: amylase (ở cá trích), lipase (cá rô phi), esterase (pH = 5,3 - 8,0), chitinase (Coryphaenoides sp), hyaluronidase (Scomberjaponicus), cellulase (trong một vài loài cá cửa sông và cá nước ngọt) - enzyme này có nguồn gốc vi sinh vật chứ không phải của cá.

1.2.2. Dịch tuỵ (pancreatic secretion)

Dịch tụy do tuyến tụy ngoại tiết tiết ra, bao gồm: bicarbonate tiết ra ñể trung hoà HCl tiết ra từ dạ dày và các nhóm enzyme khác nhau.

Nhóm protease

Trypsin: hình thành do thuỷ phân trypsinogen, phân giải liên kết peptide có nhóm carboxyl ñến từ arginine hay lysine. Hoạt ñộng tối ưu ở pH=7.

Chymotrypsin: hình thành do trypsin tác ñộng vào chimotrypsinogen, phân giải liên kết peptide có chứa nhóm carboxyl của axit amin mạch nhánh (tyrosine, tryptophan, phenylalanine).

Elastase ñược hình thành khi pro-elastase ñược hoạt hoá bởi trypsin, nó phân giải dây nối peptide của elastin.

Carboxypeptidase hình thành từ procarboxypeptidase sau khi ñược trypsin hoạt hoá, nó thuỷ phân các mạch peptide cuối cùng của cơ chất.

Amylase: tuyến tuỵ là nguồn chủ yếu của amylase của cá, pH tối ưu cho hoạt ñộng của nó là 6,7.

Chitinase: có ở nhiều loài cá, ñặc biệt các loài cá ăn côn trùng và giáp xác. Enzyme này hoặc sinh ra từ tuỵ (pH cho hoạt ñộng tối ưu là 8-10) hoặc từ dạ dày (pH cho hoạt ñộng tối ưu là 1,25-3,5).

Lipase: thuỷ phân mỡ triglyceride, phospholipide và sáp. Carbonic anhydrase: thấy ở ruột cá ở rạn san hô, người ta cho rằng enzyme này

dùng ñể phân giải calcium carbonate.

1.2.3. Dịch mật (bile secretion)

Về cơ bản, mật cá giống mật ñộng vật có vú, nhưng vì mô gan và mô tuỵ của một vài loài cá trộn lẫn nhau cho nên dịch mật có chứa enzyme của tuỵ. Dịch mật có tính kiềm yếu, chứa muối mật, cholesterol, phospholipides, sắc chất mật, anion hữu cơ, glycoproteins và ion vô cơ. Dịch mật là tác nhân nhũ hoá mỡ trong quá trình tiêu hoá mỡ.

1.2.4. Dịch ruột (intestial secretion)

Dịch ruột chứa nhiều loại enzyme như amino-di-tripeptidase; alkali và axit nucleosidase (phân chia nucleoside); polynucleotidase (phân chia axit nucleic); lecithinase (phân chia phospholipid); lipase và những esterase khác (phân chia lipid); amylase, maltase, isomaltase, sucrase, lactase, trehalase và laminarinase (tiêu hoá carbohydrate). Hoạt tính amylase ruột cá chép cao hơn ở cá hồi vân. Laminarinase trong ruột cá rô phi (Tilapia macrochira) nuôi bằng vi sinh vật phù du. Laminarinase phân giải laminarin (β-1,3-glucan), có nhiều trong nhóm tảo Laminariaceae.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 15

1.3. SỰ TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

1.3.1. Sự tiêu hóa do các enzyme

Nhóm enzyme protease và peptidase Ở ñộng vật dạ dày ñơn, tiêu hóa protein xảy ra trong ống tiêu hoá, bắt ñầu ở dạ dày

trong những loài cá có dạ dày. Protein bị phân cắt thành những mảnh polypeptide sau ñó thành dipeptide và amin acid (sơ ñồ 1.3). Các poly, di-peptide tiếp tục ñược tiêu hoá ở ruột. Dưới tác ñộng của nhóm enzyme protease từ dịch vị, dịch tụy và dịch ruột. Protein bị phân giải theo sơ ñồ:

Protein pepton, polypeptide peptide ñơn giản amino acid

Như ñã biết, protein có nhiều mức cấu trúc nên cần có lượng lớn enzyme protease và peptide và mỗi loại enzyme có chức năng chuyên biệt ứng với cấu trúc protein. Protease có vai trò như protease nội thì cắt giữa chuổi peptide, nếu là protease ngoại thì cắt ñầu các chuổi peptide tự do. Ví dụ, aminopeptidase là một peptidase ngoại cắt các amino acid từ ñầu cuối có nhóm amin của chuổi peptide từng lần một.

Protease là nhóm enzyme quan trọng ñể hoạt hóa các tiền enzyme của nhiều enzyme tiêu hóa thành enzyme hoạt ñộng. Một ví dụ kinh ñiển là trypsinogen ñược hoạt hóa bởi enterokinase. Trypsin lại hoạt hóa các tiền enzyme tiêu hóa khác như chymotrypsin, elastase, collagenase và lipase.

Hoạt tính enzyme tiêu hoá protein của cá phụ thuộc yếu tố sau: - Loài: hoạt tính proteolytic của loài ăn ñộng vật lớn hơn loài ăn thực vật. - Tuổi: hoạt tính enzyme peptic và tryptic tăng mạnh trong 20 ngày tuổi ñầu, sau ñó

hoạt tính tryptic tăng mạnh hơn peptic (40 ngày tuổi hoạt tính tryptic tăng 10 lần còn hoạt tính peptic tăng 4 lần).

- Thành phần thức ăn trong khẩu phần: khẩu phần chứa nhiều tinh bột và xơ làm giảm hoạt tính proteolytic.

- Nhiệt ñộ nước: enzyme proteolytic tiết nhiều và có hoạt lực cao ở nhiệt ñộ cao (40-50oC), ở nhiệt ñộ từ 5oC ñến 20oC, hoạt lực proteolytic giảm 30-40% giá trị ban ñầu.

- pH: ñối với nhóm ăn lọc, pH tối ưu cho pepsin dạ dày là 3, cho trypsin và chimotrysin là 8,2 và 7,8; ñối với nhóm ăn tạp những con số tương ứng là 2,5-3,3 ñối với pepsin (nhiệt ñộ 40-50oC) và là 7,6 ñối với trypsin (nhiệt ñộ 46oC).

- Thời gian sau khi ăn: hoạt tính protease dịch ruột cá chép ñạt tối ña sau khi ăn 5 giờ, hoạt tính amylase giảm sau khi ăn 1 giờ , nhưng sau 5-6 giờ lại tăng lên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 16

Nhóm enzyme lipase Nhìn chung, lipid ñược thủy

phân ngoài tế bào (Higg và Dong, 2000) ở ruột non và manh tràng (sơ ñồ 1.4) bởi nhiều nhóm enzyme lipase và colipase (Sargen et al., 1989). Hiểu chung nhất, các acid béo mạch ngắn (2-10 carbon) và glycerol ñược hấp thu trưc tiếp qua lông nhung của niêm mạc ruột. Các acid béo mạch dài (trên 12 carbon) ñược cắt ngắn bỏi lipase và nhủ hóa do muối mật thành các micelle. Micelle ñược chuyển vận từ ống tiêu hóa vào lông nhung, ở ñó tách khỏi muối mật và acid béo khuếch tán qua màng biểu mô. Các acid béo tái este và nhóm với protein thành chylomicron.

Ở cá, lipid quan trọng nhất là triaglycerole, cholesterol và phospholipid (Sargen et al., 1989). Các chất này bị thủy phân thành các acid béo, glycerol, 2-monoacylglycerol và lysophospholipid. Các hợp chất này ñược hấp thu qua màng ruột (Higg và Dong, 2000). Lipid cũng ñược hấp thu ở dạng hạt nhỏ (Smith, 1989).

Nhóm enzyme carbohydrase Enzyme tiêu hóa carbohydrate có rất nhiều nhóm và ñược tiết ra ở các ñoạn khác

nhau của ñường tiêu hóa. Amylase và maltase tiết ra chủ yếu ở ñoạn ruột giữa, saccharase tiết chủ yếu ở ñoạn ruột sau. Tuy nhiên, ở cá chép amylase tiết ra chủ yếu ở tuỵ và hầu như không tiết ra ở ruột. Cá con (6,5 g) có hoạt tính amylase và maltase cao hơn cá lớn (400 g); khẩu phần giàu tinh bột làm tăng hoạt tính của amylase và maltase; nhiệt ñộ thích hợp cho carbohydrase hoạt ñộng thì tương ñối rộng (20-40oC).

Nói chung, carbohydrate bị thủy phân ngoài tế bào ở dạ dày, ruột và manh tràng (Divakaran et al., 1999). Sản phẩm của thủy phân là polysaccharide và monosaccharide. Ở ñộng vật có vú, monosaccharide ñược hấp thu chủ ñộng qua tế bào lông nhung ruột non (Lentner, 1981). ðối với cá, cơ chế này chưa rõ ràng.

Khả năng tiêu hóa và sử dụng carbohydrate khác nhau rất lớn ở các loài (Chan và Horn, 1999; Divakaran et al., 1999). Sự sai khác về tỷ lệ tiêu hóa do khác nhau về số lượng và chủng loại carbohydrate tìm thấy ở các loài ñó (Chan và Horn, 1999). Hầu hết các loài sử dụng tinh bột sống (chưa nấu) rất kém (Hemre et al., 2000). Ngược lại, tinh bột nấu chín và polysaccharide ñơn giản ñược tiêu hóa rất tốt ở cá. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan dương giữa ñộ chính với tỷ lệ tiêu hóa tinh bột (Jeong et al., 1992; Podoskina et al., 1997). Mặt khác, carbohydrate có hoặc không thể ñược ñồng hóa tốt ở các loài cá. Cá hồi (Oncorhynchus mykiss) sử dụng carbohydrate rất kém.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 17

Chitin bị phân giải thành ñường và N-acetylamin nhờ enzyme chitinase. Moe và Place (1999) cho thấy tương quan giữa hoạt tính chitinase và loại khẩu phần ở 8 loài cá biển ñánh bắt. Tuy nhiên, Lindsay không tìm thấy tương quan nào ở 29 loài cá. Hoạt tính của enzyme này chỉ phát hiện ở dạ dày (pH thấp) và ruột và manh tràng (pH trung tính), ñiều này chỉ ra rằng có it nhất hai nhóm chitinase, một tiết ra từ dạ dày và một tiết ra từ tụy (Smith, 1999). Chitinase có thể không bị tiêu hóa do vi sinh vật và ký sinh trùng ở các nơi khác (Lundblad et al., 1979; Smith, 1999).

1.3.2. Sự tiêu hoá do vi sinh vật

Vi sinh vật trong ñường tiêu hóa của cá gồm: vi khuẩn và protozoa, có ở phần cuối ñoạn ruột nơi tiếp giáp trực tràng, chúng tiết ra các enzyme proteolytic, amylolytic, chitinase, lecithinase và cellulase. Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ ñóng một vai trò nhỏ trong quá trình tiêu hoá chitin và cellulose.

1.4. SỰ HẤP THU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

Sự vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ống ruột non vào tế bào bởi nhiều con ñường khác nhau, như thực bào, thẩm thấu, khuếch tán, hấp thu chủ ñộng, trao ñổi ion.. (Smith, 1989). Thực bào (pinocytosis) có thể vận chuyển lượng lớn các hợp chất sẽ ñược tiêu hóa nội bào hoặc sử dụng cho hệ miễn dịch hay các dịch tiết tiêu hóa (enzyme, muối mật..). Thẩm thấu là do chênh lệch nồng ñộ trong và ngoài tế bào. Hấp thu chủ ñộng (active transport) là sự lựa chọn và cần gradient Na ñể bơm chất dinh dưỡng (ví dụ, amino acid) qua màng tế bào lông nhung (Storelli và Verri, 1993). Hấp thu chủ ñộng cần năng lượng và quan trọng hơn thẩm thấu cũng như thực bào, ñặc biệt ñối với các amino acid thiết yếu (Verri, 1993).

Ít nhât có hai nhóm enzyme quan trọng ở cá và ñộng vật có xương sống tham gia hấp thu chủ ñộng là alkaline phosphatase và gama-glutamyltransferase. Phosphatase khử phospho các chất dinh dưỡng và có vai trò trong hấp thu lipd và protein như là chất xúc tác cho phản ứng chuyển phospho (Villanueva et al., 1997). Gama-Glutamyltransferase xúc tác thủy phân các liên kết peptide gama-glutamyl và tham gia vận chuyển protein qua màng (Baumrucker et al., 1989).

Bảng 1.1. Các hệ thống vận chuyển các chất dinh dưỡng

Hệ thống vận chuyển

Cơ chất, chất mang Vị trí Nguồn

Amino acid

Alanine (A) Hầu hết amino acid, chất mang Na

Thành ruột Baumrucker et al. 1989

Leucine (l) Chuổi nhánh lớn hay chuổi chất thơm

nt nt

LNBB Hầu hết amino acid trung tính, chất mang Na

nt Mercer et al., 1989

Phenylalanine Phe, Met; chất mang Na nt Baumrucker et al. 1989

Cation Amino acid cation (Arg, Lys, Orn)

nt nt

Anion Amino acid anion (Asp, Glu) nt nt Imino Proline; chất mang Na nt nt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 18

Khoáng Ca Vit D có vai trò quan trọng

trong hấp thu ở ruột. Hấp thu giảm do xơ, Zn, Mg và phytate

Mang, biểu mô; Ruột

Lall, 1989

P Phosphate hòa tan; trao ñổi P bị ức chế bởi Fe và Mn

Ruôt, mang và da

nt

Na/K/Clo Bơm năng lượng chuyển các Ion quan màng

Mang, da nt

Fe Tiến trình phức tạp, Fe ñược hấp thu qua hệ thống protein và chuyển vào máu qua protein khác

Ruột, mang nt

Ở ñộng vật có vú có bảy hệ thống vận chuyển chủ ñộng amino acid trong lông

nhung chất nhầy ruột (bảng 1.1). Một số tác giả cho rằng các hệ thống này ở cá tương tự với ñộng vật có vú nhưng ñến nay chúng vẫn chưa ñược nghiên cứu chi tiết trên cá. Mặc dù vậy, có thể tóm tắt sự hấp thu ba nhóm chất dinh dưỡng như sau:

Protein. Amino acid ñược hấp thu theo gradient nồng ñộ sau khi kết hợp với ion vô cơ, những peptide ñơn giản ñược hấp thu bằng cơ chế thực bào (pinocytosis).

Lipid. Những sản phẩm hoà tan của tiêu hoá lipid ñược hấp thu chủ yếu ở niêm mạc ruột trước và cả ở các túi mù hạ vị.

Carbohydrate. Glucose ñược hấp thu ở niêm mạc ruột theo cơ chế hấp thu tích cực và theo gradient nồng ñộ.

1.5. TỶ LỆ TIÊU HOÁ THỨC ĂN

ðể xác ñịnh khả năng tiêu hóa thức ăn, người ta sử dụng khái niệm tỷ lệ tiêu hóa. Tỷ lệ tiêu hoá (TLTH) thức ăn ñược xác ñịnh bằng tỷ lệ của chất dinh dưỡng tiêu hoá so với chất dinh dưỡng ăn vào. TLTH có thể biểu thị bởi hệ số hay phần trăm.

TLTH = Chất dinh dưỡng ăn vào - Chất dinh dưỡng trong phân

Chất dinh dưỡng ăn vào

Chất dinh dưỡng ñược ñịnh nghĩa như là năng lượng, protein, axít amin, carbon

hydrate, lipid. Riêng ñối với chất khoáng không áp dụng công thức trên vì lượng khoáng trao ñổi thải qua phân khá lớn.

Ví dụ, trong một ngày, một cá trắm cỏ ăn hết 400 g cỏ tươi (chứa 10% vật chất khô, tương ứng 40 g chất khô ăn vào) và thải ra 50 g phân (chứa 20% vật chất khô, tương ứng 10 g chất khô thải ở phân), thì TLTH vật chất khô sẽ là 0,75 (hay là 75%).

Ý nghĩa: Tỷ lệ tiêu hóa nói lên khả năng tiêu hóa của vật nuôi với một loại thức ăn, khẩu phần hay một chất dinh dưỡng nào ñó. Giá trị 75% có nghĩa là nếu cho cá ăn 1 kg thức ăn thì chỉ có 750 g ñược tiêu hóa ñể hấp thu, còn 250 g thải qua phân.

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (Apparent Digestibility) và tỷ lệ tiêu hóa thực (True Digestibility). Chất thải trong phân không chỉ có thức ăn không tiêu hóa mà còn có các chất dinh dưỡng (ngoại trừ xơ) thải qua phân có nguồn gốc nội sinh. Những chất dinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 19

dưỡng này là những chất có trong tế bào ruột và các chất tiết của ñường tiêu hóa.có nguồn gốc từ cơ thể vật chủ. Các chất nội sinh này không thể phân biệt với chất không tiêu hóa trong thức ăn ñược. Vì vậy người ta ñã ñưa ra khái niệm TLTH biểu kiến (bao gồm cả phần nội sinh) ñể phân biệt với TLTH thực (không bao gồm các chất nội sinh). Tính tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (theo công thức trên) sẽ luôn luôn cho giá trị thấp hơn tỷ lệ tiêu hóa thực của thức ăn. TLTH biểu kiến ñối với các chất khoáng gần như không có ý nghĩa.

Tỷ lệ tiêu hóa thực (TLTHt) là tỷ lệ chất ăn vào ñược hấp thu từ ñường tiêu hóa, không tính ñến lượng nội sinh so với lượng ăn vào. Công thức tính như sau:

TLTHt = Chất dinh dưỡng ăn vào - (Chất dinh dưỡng trong phân + Chất nội sinh)

Chất dinh dưỡng ăn vào

Chất nội sinh của cơ thể thải qua phân chủ yếu là Nitơ - ñược gọi là N trao ñổi

trong phân. Một trong các phương pháp ñể xác ñịnh N trao ñổi là nuôi cá với khẩu phần không chứa N và N thu ñược trong phân chính là N có nguồn gốc từ cơ thể.

Hiện nay, TLTH biểu kiến và TLTH thực ñang ñược sử dụng rộng rãi trong các tài liệu. Trong thực tế, TLTH thực ñược xác ñịnh rất khó khăn ví khó ñể tách biệt các chất có nguồn gốc thức ăn và nguồn gốc từ cơ thể, cho nên trong dinh dưỡng ñộng vật thuỷ sản người ta thường chỉ sử dụng TLTH biểu kiến.

ðể xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá một chất dinh dưỡng nào ñó trong thức ăn, có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có một phương pháp phổ biến trong nghiên cứu dinh dưỡng cá là phương pháp dùng chất ñánh dấu.

Chất ñánh dấu thường dùng là oxit crom (Cr2O3), chất này hầu như không bị tiêu hoá hấp thu trong ñường tiêu hoá. Oxit crom ñược trộn vào thức ăn theo tỷ lệ 1-2%. Sau khi cho ăn một thời gian, người ta lấy mẫu phân của cá. Cùng với việc ñịnh lượng tỷ lệ của các chất dinh dưỡng trong thức ăn, người ta cũng xác ñịnh tỷ lệ của oxit crom trong phân. Sau ñó, áp dụng công thức sau ñể tính TLTH biểu kiến:

TLTH = 100 - [ 100 A x b ] B a Trong ñó, A: % chất ñánh dấu có trong thức ăn (theo khối lượng chất khô) B: % chất ñánh dấu có trong phân (theo khối lượng chất khô) a: % chất dinh dưỡng có trong thức ăn (theo khối lượng chất khô) b: % chất dinh dưỡng có trong phân (theo khối lượng chất khô)

CÂU HỎI

1. Sự giống và khác nhau giữa thức ăn và chất dinh dưỡng ? 2. Những ñặc ñiểm cấu tạo ống tiêu hoá của cá ? 3. Những enzyme tiêu hoá protein, lipid và carbohydrate và kết quả tác ñộng của

những enzyme này trong quá trình tiêu hoá thức ăn ? 4. Hấp thu protein, lipid và carbohydrate của cá ? 5. Tỷ lệ tiêu hóa và cách xác ñịnh ?

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt Lại Văn Hùng (2004). Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, TP

Hồ Chí Minh. Hồ Trung Thông, Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, ðỗ Quý Hai, Cao ðăng Nguyên, 2006.

Giáo trình hóa sinh ñộng vật. Nhà XBNN, Hà Nội; 402 tr. Tiếng Anh Halver, J.E. and Hardy, R.W. (2002). Fish Nutrition. 3rd Ed. Academic Press, Imprint of

Elsevier Science. Steffens, W. (1989). Principles of Fish Nutrition. Ellis Horwood Limited, England.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 21

CHƯƠNG II

CHUYỂN HÓA VÀ TÍCH LŨY CHẤT DINH DƯỠNG Ở CÁ

2.1. MỞ ðẦU

Sự chuyển hoá các chất dinh dưỡng của cá là tổng hợp các phản ứng hoá sinh trong suốt quá trình sống. Những nét cơ bản về con ñường chuyển hoá dinh dưỡng của các loài ñộng vật sống trên cạn ñã ñược nêu ra trong những nghiên cứu cổ ñiển về sinh hoá của Lehninger (1979), West et al. (1966) và Kaneko (1989), nó cũng phù hợp với các loài ñộng vật biến nhiệt như cá. Các loài cá khác nhau từ loài ăn thịt ñến ăn tạp và ăn thực vật sống trong giới hạn nhiệt ñộ nước khá rộng từ 00C ñến 400C, thích ứng với khả năng sử dụng nguồn carbohydrate, protein và lipid ñể tạo năng lượng và các chất trao ñổi cho quá trình ñồng hoá xảy ra ở mô cơ. Sự khác nhau chính về dinh dưỡng giữa ñộng vật trên cạn và ñộng vật dưới nước là khả năng sử dụng các loài thực vật làm thức ăn. ðộng vật trên cạn lợi dụng khả năng tự dưỡng của thực vật, biến ñổi năng lượng ánh sáng mặt trời vào trong lá và hạt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thức ăn. Một vài loài cá sử dụng trực tiếp thực vật nước nhưng phần lớn là các sinh vật phù du (plankton) bao gồm cả thực vật phù du (phytoplankton) và ñộng vật phù du (zooplankton) cũng trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thức ăn. Không có loài cá nào giống với ñộng vật nhai lại. Chương này sẽ giới thiệu các con ñường dinh dưỡng chính và nhấn mạnh sự khác nhau giữa các loài cá và giữa cá và ñộng vật trên cạn.

Phần lớn cá sống trong vùng nóng và tốc ñộ trao ñổi chất của chúng bị chi phối bởi nhiệt ñộ nước. Vì vậy, hầu hết cá có hệ thống enzyme thích nghi với môi trường nhiệt và “isozymes di truyền” của chúng. Những nhóm cá khác nhau có khả năng tiêu hoá và sử dụng polysaccharide phức hợp làm nguồn năng lượng là khác nhau, nhưng cũng thích ứng tốt với việc sử dụng protein và lipid như nguồn năng lượng hoàn hảo. Cá nước ngọt ở vùng nước ấm thường sử dụng nhiều carbohydrate trong khẩu phần và cá ăn thực vật phát triển tốt trong ñiều kiện sử dụng thức ăn thực vật. Tất cả các loài cá chỉ cần chuyển hoá protein thành amino acid cho ñồng hoá ñể sinh trưởng. Như vậy, tất cả các loài cá ñược nghiên cứu có hệ thống enzyme phân giải protein phát triển tốt và một vài loài có cả enzyme tripsin có tính acid và base, trái ngược với ñộng vật trên cạn. Nét ñặc trưng khác nữa là sự có mặt của enzyme chitinase hoạt ñộng trong nhiều loài với khả năng tiêu hoá và sử dụng 2-aminoglucose polymer có mặt trong vỏ của côn trùng và giáp xác. Phần lớn các loài cá ñều sử dụng tốt lipid mà không phát sinh ñộc ở gan và béo phì, một số loài thuộc họ cá chép hạn chế sử dụng khẩu phần chứa lipid cao. Cá sống trong môi trường nước, rất thuận lợi ñể tiếp xúc trực tiếp với dung môi tốt cho sự hấp thu chất bài tiết. Vì thế, cá bài tiết chủ yếu nitơ là kết quả của quá trình dị hoá amino acid và chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ khác vào nước như amoniac qua mang. ðó là một phương thức tiết kiệm năng lượng ñược gia tăng bởi giá trị năng lượng chuyển hoá mà cá nhận từ chuyển hoá protein. Như vậy, cá sử dụng nguồn protein có hiệu quả hơn ñộng vật ổn nhiệt trên cạn, chúng phải bài tiết các hợp chất chứa nitơ ở dạng urea hoặc acid uric.

2.2. CHUYỂN HOÁ CARBOHYDRATE

Các loài cá ăn thịt tiêu hoá polysaccharide không tốt lắm. Cá hồi và phần lớn các loài cá nước mặn sử dụng protein và lipid như một nguồn năng lượng chính và các sản phẩm trung gian sử dụng cho sinh trưởng. Cowey (1989) ñã tóm tắt hoạt ñộng của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 22

amylase, pepsin và trypsin trong cá chép và cá tráp cao gấp 10 lần hoạt ñộng của amylase trong cá chép ở vùng nước ấm so sánh với cá tráp biển.

Glycogen chỉ là dạng carbohydrate dự trữ chính trong gan và cơ của cá, ngay cả trong suốt thời kỳ dài nhịn ñói và di trú, glycogen trong gan hoặc cơ của cá hồi cũng chỉ mất rất ít (French et al., 1983). ðó là bằng chứng cho thấy sự hình thành glucose trong cơ thể ñộng vật từ sự dị hoá các amino acid trong suốt thời kỳ nhịn ñói.

2.2.1. Sự thuỷ phân glucose

Con ñường của Emden - Meyerh cổ ñiển về sự chuyển hoá glucose tồn tại trong cá như các ñộng vật trên cạn, bắt ñầu từ sự hình thành glucose 1-phosphate. Theo ñó, glucose 6-phosphate ñược hình thành, nó ñược biến ñổi thành fructose 1,6-diphosphate, ñược phân chia thành hai phân tử glyceraldehydes 3 - phosphate và sau ñó hình thành hai phân tử pyruvate có thể ñi vào chu trình tricaboxylic acid (TCA, sơ ñồ: 2.1) như acetyl - coenzyme A (acetyl - CoA). Tất cả các enzyme của chu trình ñược tìm thấy trong các cơ quan của cá (Tarr, 1972).

Con ñường chuyển hóa glucose thành acetyl - CoA kèm theo sự hình thành năng lượng liên kết cao năng adenosine triphosphate (ATP) từ adenosine diphosphate (ADP). Kết quả là từ 1 mol glucose tạo thành 36 mol ATP. Mỗi mol (phân tử) ATP thuỷ phân trong tế bào mang lại 7 kcal năng lượng cho các phản ứng ñồng hoá và dị hoá. Hiệu suất sinh học của chuyển hoá hiếu khí của glucose có thể ñược tính từ các năng lượng liên kết liên quan như sau:

C6H12O3 + 6O2 6CO2 + 6 H2O + 686 kcal Trong khi, sự thuỷ phân glucose bởi enzyme cho 36 ATP x 7 kcal thành 252 kcal,

vì vậy, hiệu suất sinh học theo lý thuyết là 38% (252/686).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 23

Trong ñiều kiện kỵ khí ở cơ cá, glucose ñược chuyển hóa thành lactate và chỉ 2 mol ATP. Ngoài ra, lactate cần thời gian ñáng kể ñể bài tiết từ cơ với ñủ lượng oxy ra môi trường nước. Tarr (1972) ñã liệt kê danh sách các enzyme liên quan ñến sự thuỷ phân glycogen trong mô cá. Cowey và Walton (1989) ñã thảo luận về những phản ứng không thuận nghịch và các nhân tố ñiều chỉnh có thể có trong sự thuỷ phân và sự hình thành glucose trong cơ thể ñộng vật và ngoài phạm vi của enzyme glycolytic trong cá hồi (Walton và Cowey, 1982).

2.2.2. Tổng hợp carbohydrate

Tổng hợp carbohydrate là một quá trình rất tốn năng lượng trong mô cá. ðể tổng hợp 1 mol glucose cần 2 mol pyruvate và sử dụng 6 liên kết phosphate cao năng, nhưng sự chuyển ñổi kỵ khí của glucose thành lượng pyruvate chỉ cần 2 mol ATP. Sự hình thành glucose trong cơ thể ñộng vật xảy ra như ở cá, ñặc biệt trong suốt thời kỳ nhịn ñói và di trú kéo dài, glycogen ở cơ và gan phải cung cấp cho glucose máu cần thiết cho quá trình sống.

2.2.3. Con ñường chuyển hóa pentose phosphate

Con ñường chuyển hóa pentose phosphate là một phần nhỏ của tổng hợp phân tử ribose và niacin adenine diphosphate (NADP) ñã ñược Walton và Cowey (1982) mô tả ở cá như sau:

D- Glucose 6-phosphate + 2 NADP + H2O → D-ribose 5-phosphate + CO2 + + 2 NADPH + 2 H+ Các chất sau phản ứng khử này có thể ñược dùng ñể tổng hợp lipid. Khẩu phần

chứa carbohydrate cao ñối với cá da trơn làm tăng mức enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase ở trong gan (Likimandi và Wilson, 1982).

2.2.4. Thức ăn và sự chuyển hoá carbohydrate

Sự cân bằng trong khẩu phần ảnh hưởng ñến sự chuyển hoá carbohydrate. Kết quả thí nghiệm của Cowey et al. (1977) cho thấy, cá hồi sử dụng 60% protein và không có carbohydrate dễ tiêu trong khẩu phần có lượng thuỷ phân glucogen cao hơn ñáng kể so với cá hồi nuôi khẩu phần thấp protein và với 50% carbohydrate. Ngoài ra, ở khẩu phần có chứa protein cao cá nhịn ăn có tốc ñộ thủy phân glycogen cao. Hai enzyme glycolytic cho thấy mức ñộ hoạt ñộng cao, tương tự như cá ăn khẩu phần có lượng protein cao. Buhler và Halver (1961) cho rằng cá hồi sử dụng hexoses ñơn dễ dàng và disaccharide tốt nhưng sử dụng polysaccharide kém trong nước lạnh nơi mà cá hồi cư ngụ. Giá trị năng lượng tiêu hoá ñược tính theo các hệ số sau:

Tinh bột thô: 1.5 - 2 kcal/g Tinh bột nấu chín: 2.5 - 3 kcal Dextrin: 3 - 3.5 kcal Glucose: 4.0 kcal Saccharose: 4.0 kcal Cellulose: 0.1 kcal Dưới ñây là giá trị năng lượng tiêu hoá của protein và lipid tiêu hóa (Smith,1989): Protein tiêu hoá: 5.0 kcal/g Lipid tiêu hoá: 8.0 kcal/g

2.3. CHUYỂN HÓA LIPID

Những chất béo ñơn giản ñược tiêu hoá bởi enzyme lipase, giải phóng ra acid béo và glycerol. Những acid béo bị thủy phân thành 2 ñơn vị carbon tại một thời ñiểm trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 24

bước oxy hoá ở vị trí β-cổ ñiển, acetyl-CoA sinh ra chu chuyển vào chu trình TCA và sinh ra các liên kết phosphate cao năng trong ATP (sơ ñồ 2.2). Chuỗi oxy hoá chính ñược thể hiện ở công thức sau:

Acid béo + ATP và S-CoA → Acid béo - S-CoA

Khử nước ñể tạo thành β-dehydro acid béo - CoA

Hydrat hoá tạo thành β-hydroxy acid béo - CoA

Oxy hoá tạo thành β-keto acid béo - CoA

Sự tiêu (lysis) bằng CoA-SH tạo thành acid béo-CoA mới và acetyl-CoA

Sau ñó, quá trình β-oxy hoá lặp lại các bước trên ñể sinh ra acetyl-CoA nhiều hơn. Mỗi vòng như vậy làm giảm 2 cacbon của cả chuổi cacbon của acid béo trong thức ăn.

Ví dụ, acid palmitic (C16) tạo thành palmityl-CoA và sinh ra 8 phân tử acetyl-CoA. Trong chu trình ñó, 7 flavin adenine dinucleotie (FADH) và 7 diphosphopyridine nucleotide (DPNH) ñược sinh ra ở dạng khử.

Năng lượng thuần thu ñược như sau: Acid Palmitic tạo ra palmityl-CoA→ 2ATP 7 Palmityl-CA sinh ra 8 acetyl-CoA 7 FADH tạo ra 7 FP (7x2) → + 14 ATP 7 DPNH tạo ra 7 DPN (7x3) → + 21 ATP

8 Acetyl-CoA tạo ra 16 CO2 + 8 HOH + 8 CoASH (8x12) → + 96 ATP Ước tính năng suất sinh học: 129 ATP (96 + 14 + 21 – 2) x 7 kcal = 903 kcal Nhưng, quá trình oxy hoá hoàn toàn của acid palmitic tạo ra CO2 và H2O sinh ra

2340 kcal. Do ñó, hiệu suất sinh học là 39% (= 903/2340). Hiệu suất sinh học của quá trình oxy hoá tế bào acid béo xấp xỉ như carbohydrate hoặc lipid hoặc protein tiêu hoá.

Một vài vitamin tham gia trong các bước khác nhau của quá trình oxy hoá: acid pantothenic trong CoA ở bước 1; riboflavin như flavin adenine diphosphate trong bước 2; biotin và acid ascorbic trong bước 3; riboflavin, niacin và pyridoxine trong bước 4; acid pantothenic lần nữa trong bước 5 và acid lipoic trong suốt chu trình TCA ñể sử dụng “acetate hoạt hóa” sinh ra ATP ñảm bảo nhu cầu năng lượng chuyển hoá trong tế bào (sơ ñồ 2.2. Chu trình dinh dưỡng và ATP).

Quá trình oxy hoá acid béo mạch dài có số carbon lẻ Acid béo mạch dài có số carbon lẻ có một lượng nhỏ trong chất nhớt ở trên da cá

và trên bề mặt của lớp vỏ ở côn trùng và giáp xác. Các chất này giống như tác nhân tiêu diệt vi khuẩn khi bị phân giải bởi quá trình β-oxy hoá tạo ra acid propionic 3 cacbon. Chất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 25

này không bị phân huỷ bởi phần lớn các vi khuẩn. Quá trình trao ñổi các acid béo liên quan ñến loại 1 nguyên tử carbon khỏi acid béo và do vậy sinh ra một acid béo mạch dài có số carbon chẵn có thể sau ñó β-oxy hoá sản sinh năng lượng. Những enzyme ñặc hiệu cho quá trình khử methyl ở cá tương tự như ñã tìm thấy ở ñộng vật trên cạn (Nicolaides và Laves, 1958; Gurr và Harwood, 1991).

Chuyển bậc electron Trong phản ứng oxy hoá - khử, các electron ñược chuyển từ các chất cho electron

ñến một chất oxy hoá hoặc chất nhận electron. Có 4 nhóm enzyme chính: Pyridine dehydrogenase xúc tác di chuyển thuận nghịch của electron từ cơ chất ñến

niacin adenine dinucleotide (NAD) hoặc phosphate NAD tạo thành NADH hoặc NADPH. Flavin dehydrogenase chứa flavin mononucleotide (FMN) hoặc dinucleotide

(FDA). Các flavin oxidase quan trọng nhất là succinic dehydrogenase vàác Các protein phức sắt - lưu huỳnh có từ 2 ñến 8 nguyên tử sắt và số các nguyên tử

sulfur acid không bền tương ứng, khi mà nguyên tử sắt Fe2+ ñổi thành Fe3+ như vậy là một electron ñã bị chuyển ñi.

Các cytochrome vận chuyển electron từ flavoprotein ñến oxygen. Những hợp chất này chứa phức sắt - porphyrin và có thể thực hiện phản ứng thuận nghịch chuyển Fe2+ thành Fe3+ và ngược lại. Sự vận chuyển electron từ NADH ñến oxygen gắn với việc giảm năng lượng tự do. Như ñã biết, năng lượng tự do có thể chuyển ñổi bởi quá trình phosphoryl hóa (phosphorylation) ADP thành ATP ñể sinh ra liên kết cao năng, dễ dàng sử dụng như một nguồn năng lượng cho ñồng hoá và dị hoá ở trong mô. Cytochrome chứa ñồng cũng tham gia vào con ñường chuyển hóa này, ñồng có thể ñược dùng cho vận chuyển electron từ trạng thái Cu+ ñến Cu+2. Oxy phân tử có thể ñược sử dụng trong hệ thống có hợp chất hữu cơ hydroxyl hoá. Dioxygenase chèn hai nguyên tử oxy vào cơ chất, trong khi monooxygenase chỉ chèn một nguyên tử oxy. Cytochrome P450 là một ñồng tố hoạt ñộng trong quá trình hydroxy hoá bằng enzyme (enzymatic hydroxations).

2.4. CHUYỂN HOÁ AMINO ACID

Cá và tất cả các ñộng vật cần một nguồn ổn ñịnh các amino acid kết hợp ñể tổng hợp protein mô cơ và cùng với quá trình trao ñổi chất ñể tổng hợp protein ở các mô và tổng hợp các hợp chất liên quan ñến quá trình trao ñối chất như hormone, các hợp chất purine và các enzyme chuyển hoá. Ngoài ra, các amino acid còn ñể cung cấp năng lượng trao ñổi cho cơ thể. Các amino acid dùng cho những mục ñích trên ñược cung cấp từ thức ăn và các amino acid trong protein ở mô cơ. Mức amino acid tự do trong mô thường thấp; phần lớn các amino acid trong cơ thể là những hợp chất của protein ở mô cơ. Như vậy, cần cung cấp thường xuyên các amino acid cho chuyển hoá cần thiết ñể bảo tồn sự sống của cá. So với chuột, cá phụ thuộc nhiều hơn vào amino acid thức ăn ñể ñáp ứng cho quá trình chuyển hoá. Cowey và Luquet (1983) ước tính dị hoá protein ở mô cá cung cấp khoảng 50% amino acid ñể sử dụng cho quá trình trao ñổi chất; trong khi với chuột con số này khoảng 70% (Millward et al., 1976).

Như ñã ñề cập ở trên, cá bài tiết nitơ từ quá trình dị hoá amino acid tạo nên chủ yếu là amoniac, trong khi ở ñộng vật có vú hoặc chim là ure hoặc acid uric. Tổng hợp ure và acid uric từ amoniac tiêu tốn năng lượng, do vậy, ñộng vật có vú và chim nhận ít năng lượng chuyển hoá từ sự dị hoá amino acid hơn cá. ðiều ñặc biệt có thể giải thích tại sao trong ñiều kiện thí nghiệm, cá không thể tích lũy hơn 55% N khẩu phần, trong khi các ñộng vật có vú tích lũy N cao hơn trong ñiều kiện lý tưởng (NRC, 1974). Amoniac chiếm khoảng 70-90% tổng lượng chất thải có chứa nitơ ở cá (Mommsen và Walsh, 1992), với 5-

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 26

15% bài tiết dạng urea, phụ thuộc vào loài cá (Dosdat et al., 1996). Khoảng 80-90% nitơ bài tiết qua mang.

Quá trình dị hoá amino acid xảy ra chủ yếu trong gan do phản ứng khử amin, tức là các phản ứng khử amin có sự tham gia của các enzyme aminotranferase xảy ra ở cytosol và mitochondria. Mỗi một amino acid có con ñường dị hóa riêng với sự tham gia của enzyme ñặc hiệu và cho sản phẩm cuôi cùng riêng biệt. Vấn ñề này chưa ñược nghiên cứu nhiều ở cá, nó ñược xem như là những con ñường và các phản ứng ñã tìm thấy ở ñộng vật cũng tồn tại ở cá. Cowey và Walton (1989) ñã liệt kê các enzyme và con ñường dị hoá cho mỗi amino acid, và những thông tin này vẫn còn sử dụng ñến ngày nay. Bước ñầu tiên trong sự dị hoá amino acid là việc di chuyển của nhóm amino (transdeamination) tạo ra hợp chất trung gian có thể xúc tiến sự chuyển hoá trong chu trình TCA ñể sinh ra năng lượng hoặc sử dụng như cơ chất cho tổng hợp các hợp chất khác. Nhóm amino, chứa nitơ, ñược chuyển thành α-ketoglutarate tạo thành acid glutamic. ðây là phản ứng liên quan ñến các enzyme transaminase trong tế bào chất. Sản phẩm ñã loại nhóm amin (deaminated) có thể sau ñó ñược chuyển hoá thông qua con ñường oxy hoá ñể sản sinh năng lượng. Hiệu suất sinh học thuần thu ñược của chuyển ñổi protein thành năng lượng là khoảng 40%.

Acid glutamic ñược vận chuyển vào mitochondria và bi khử amin bởi glutamate dehydrogenase và tạo ra NH4

+ thoat ra khỏi mitochondria (Walsh, 1997). Giả thuyết ñó cho rằng, phần NH4

+ trong “con thoi” amoniac do enzyme glutamine tổng hợp tế bào chất ñể hình thành glutamine. Glutamine ñược chuyển vào mitochondria, ở ñó nó ñược chuyển ñổi thành NH3. Cơ chế này tồn tại trong thận của bộ cá nhám và giúp thiết lập gradient chemiosmotic cần cho sự hình thành ATP.

Ở cá, hầu như toàn bộ nitơ bài tiết qua mang. Ở gan, acid glutamic loại bỏ nhóm amino (NH2) hình thành α-ketoglutarate và NH3, và sau ñó luân chuyển qua hệ thống tuần hoàn của máu ñến mang. Chúng ñược bài tiết bằng khuếch tán trực tiếp từ máu ñến nước, khuếch tán trực tiếp NH3 và/hoặc sự trao ñổi Na+/NH4

+ chức năng. Cơ chế nào chiếm ưu thế còn phụ thuộc vào môi trường sống của cá ở nước mặn hay nước ngọt. Ở những loài nước ngọt, sự khuyếch tán NH3 là cơ chế chính ñể bài tiết. Phần lớn cá có xương bài tiết amoniac, một phần sản phẩm bài tiết nitơ của chúng dưới dạng ure. Bộ cá nhám, cá vây tay và một số loài cá xương khác sống trong môi trường ñặc biệt là bài tiết ure, và sản phẩm bài tiết nitơ chủ yếu của chúng là ure (Walsh, 1997). Bộ cá nhám và cá vây tay là cá thẩm thấu ure và có thể duy trì sự ñiều chỉnh thẩm thấu bằng cách duy trì mức ure cao trong mô cá. Ở cá nhám góc có gai (Squalus acanthias), hơn 90% sản phẩm bài tiết nitơ là ure ñược bài tiết qua mang (Wood et al., 1995). Ure là chất ít ñộc hơn amoniac, nhưng ở mức tìm thấy ở các loài cá thẩm thấu ure, ure có thể làm kết tủa protein. Bản thân cá tự làm mất tác dụng này bởi trimethylamine oxide (TMAO) tồn tại với hàm lượng cao và trung hoà ảnh hưởng của ure và làm ổn ñịnh protein (Somero, 1986).

Bởi vì amoniac là chất ñộc, nó phải ñược bài tiết một cách nhanh chóng ñể ngăn chặn sự tích luỹ lại ở mô. Nồng ñộ amoniac huyết tương có liên quan ñến protein ăn vào (Kaushik, 1980; Jobling, 1981; Kikuchi và cộng sự, 1991) và bắt ñầu tăng 3 - 8 giờ sau bữa ăn, phụ thuộc vào loài cá, protein ăn vào, và chất lượng của protein trong thức ăn (Dosdat và cộng sự, 1996). Những loài nước ngọt có mức nitơ trong huyết tương cao sau bữa ăn (6,5 mg/l) hơn những loài nước mặn (cá vược, cá tráp, cá bơn) ñều thấp giống nhau (3,5mg/l). Ngược lại, nồng ñộ ure trong huyết tương ở những loài nước mặn không liên quan ñến protein ăn vào và ở loài nước mặn cao hơn 7 ñến 8 lần so với loài nước ngọt (44-59 so với 6,5 – 7 mg/l). Sản phẩm bài tiết nitơ cao nhất xuất hiện 3-5 giờ sau bữa ăn ñối

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 27

với cá nhỏ (10g), ñối với cá lớn (100g) là 5-8 giờ sau bữa ăn. Khoảng 30 - 38% lượng nitơ ăn vào ñược bài tiết trong 24 giờ ở cá hồi, cá vược và cá tráp nhưng ñối với cá bơn giá trị này chỉ là 21% (Dosdat và cộng sự, 1996).

2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN QUÁ TRÌNH TRAO ðỔI CHẤT

2.5.1. Ảnh hưởng của khẩu phần ñến sự trao ñổi trung gian

Lysine trong khẩu phần ăn ảnh hưởng ñến tốc ñộ (tỷ lệ) tổng hợp và thoái biến protein trong gan và cơ của cá hồi (Garzon và cộng sự, 1994). Cá ăn khẩu phần thiếu lysine tăng tốc ñộ của sự thoái biến protein, không có thay ñổi ñáng kể tỷ lệ tổng hợp protein trong gan, trong khi ở trong cơ, thiếu lysine làm tăng ñáng kể tỷ lệ thoái biến protein và tốc ñộ tổng hợp protein. Một số nghiên cứu khác cũng ñã xác nhận các enzyme amino acid transferase khác nhau có hoạt tính cao hơn ở cá ăn khẩu phần chứa protein cao so với cá ăn khẩu phần chứa protein thấp, nhưng ảnh hưởng này không ñồng nhất (Cowey và Walton, 1989). Protein thức ăn ăn vào ít ảnh hưởng ñến hoạt tính của các enzyme dị hoá amino acid.

Cách xác ñịnh sự tích lũy và thoái biến của protein Các phương pháp mới và nhạy ñã ñược phát triển ñể ño tốc ñộ tổng hợp và thoái

biến protein trong mô sử dụng liều flooding [3H] phenylalanine, bằng cách tiêm (Garlick et al., 1980). Sử dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu ñã hiểu bản chất của quá trình chuyển hoá liên quan tích lũy protein trong mô cơ. Houlihan (1991) ñã tóm tắt như sau: “Một ñiều rõ ràng rằng, lượng protein tổng hợp vượt quá lượng tích lũy cho sinh trưởng”. Sự biến ñổi giá trị này phụ thuộc protein thức ăn ăn vào, kích cỡ cá và loài, ngoài ra còn có sự khác nhau của các mô cơ. Carter và cộng sự (1993) cho thấy có một mối tương quan giữa protein ăn vào, tổng hợp protein và hiệu suất tích lũy protein (tỷ lệ protein tích lũy/protein ăn vào) trong cá trắm cỏ, nhưng hiệu suất protein sinh trưởng lại ñược xác ñịnh bằng tốc ñộ của sự thoái biến protein. Cá sinh trưởng nhanh hơn khi có tỷ lệ thoái biến protein thấp, tích lũy protein ñược tổng hợp cao hơn, hoạt tính RNA cao hơn, năng lực tổng hợp và tốc ñộ tổng hợp protein thấp hơn. Houlihan và cộng sự (1988) cho rằng tốc ñộ tổng hợp protein khác nhau giữa các mô cơ: gan > mang > ruột > lá lách > tâm thất > dạ dày > tuyến sinh dục > cơ trắng ở cá tuyết. Cơ trắng ở cá tuyết có hiệu suất sử dụng protein cao nhất và tính ñược khoảng 40% của tổng protein tích lũy trong cơ thể mỗi ngày, ngoài ra Facuconneau và cộng sự (1995) cũng quan sát thấy ñối với các cá “rainbow trout” (loại cá hồi có ñốm ñen và hai vệt hơi ñỏ kéo từ mõm ñến ñuôi). Houlihan và cộng sự (1986) ñã xếp hạng tốc ñộ tổng hợp và thoái biến protein ở các mô cơ cá “rainbow trout” như sau: mang > tâm thất > cơ ñỏ > cơ trắng. Tuy nhiên, việc sắp xếp dựa trên tổng lượng protein tổng hợp mỗi ngày như sau: cơ trắng = mang > cơ ñỏ > tâm thất. Nhiều nghiên cứu cho rằng, 76% protein tổng hợp trong cơ trắng cho sinh trưởng, còn ở mang thì chỉ có 4%. Gần ñây, Overturf và Hardy (2001) giới thiệu phương pháp ñánh giá tốc ñộ tổng hợp protein (cơ) bằng cách ño hàm lượng mRNA ở mô liên quan với tổng hợp myosin. Nếu có một phương pháp tương tự ñể ño tốc ñộ thoái biến protein, thì có thể hiểu sâu hơn về các nhân tố ñiều chỉnh hiệu suất tích lũy protein và cung cấp công cụ ñể thiết lập khẩu phần và chọn lọc di truyền của giống cá sinh trưởng nhanh và kinh tế, và các ứng dụng có lợi khác.

2.5.2. Lượng ăn vào và sự trao ñổi chất

Lượng ăn vào xác ñịnh tốc ñộ tổng hợp protein ở cá ngừ ðại Tây Dương (Houlihan và cộng sự, 1995), Carter và cộng sự (1993). Các tác giả ñã kết luận rằng, protein và acid amin sử dụng cho tái sử dụng và tổng hợp trong cơ thể (cho sinh trưởng) lớn hơn nhiều so

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 28

với protein bị oxy hoá và thải ra ngoài, làm cho một số cá hồi tích lũy protein một cách hiệu quả hơn. Ở cá bơn, sự khác nhau giữa các cá thể về tốc ñộ sinh trưởng liên quan ñến protein thoái biến, cá lớn nhanh có tốc ñộ tổng hợp và thoái biến protein thấp (Carter và cộng sự, 1998).

2.5.3. Thành thục giới tính và trao ñổi chất

Trao ñổi protein trong thời kỳ thành thục khác với các giai ñoạn phát triển khác trong vòng ñời của cá. Martin và cộng sự (1993) cho rằng có sự quay vòng protein ñáng kể và sự phân phối lại

các amino acid trong suốt giai ñoạn nhịn ñói và thành thục ở cá hồi ðại Tây Dương. Rõ ràng, buồng trứng có nhu cầu lớn nhất về năng lượng và amino acid của cá trong suốt thời kỳ này. Phần lớn các amino acid cần thiết cho sự thành thục của buồng trứng bắt nguồn từ cơ trắng và ñược hình thành như là một kết quả của sự thoái biến protein. Gần ñây, kỹ thuật sử dụng các chất ñồng vị, chính là 15N, sử dụng kỹ thuật liều chảy tràn với chất ñồng vị phóng xạ của amino acid dùng ñể xác ñịnh những thông tin nói ở trên ñã ñược sử dụng (Owen và cộng sự, 1999). Lợi ích của phương pháp tiếp cận này có thể sử dụng trong những lĩnh vực hoặc tình huống sử dụng chất ñồng vị phóng xạ có giới hạn. Một vài nét chính của dòng dinh dưỡng, sử dụng và chuyển hoá ở cá ñược chỉ ra ở sơ ñồ 2.3.

Nâng cao hiệu suất tích lũy protein (protein retention efficiency) Như ñã thảo luận ở trên, hiệu suất tích lũy protein bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố

nội sinh và ngoại sinh, bao gồm lượng thức ăn ăn vào, mức protein và năng lượng thức ăn, mức amino acid, giá trị sinh học của amino acid, giai ñoạn sinh trưởng và tốc ñộ ñiều chỉnh về mặt di truyền của protein thoái biến. Hơn một thập kỷ qua, sử dụng protein (nitơ) ở các loài cá nuôi ñược nâng cao mà không ảnh hưởng ñến mức lipid cao trong khẩu phần

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 29

như cá hồi ðại Tây Dương. Cuối năm 1980, mức protein trung bình trong khẩu phần cá hồi ðại Tây Dương nuôi là 22-25%, với hơn 75% lượng nitơ ăn vào bị bài tiết. Năm 2000, mức protein ñược tăng lên trên 45% do sự thay ñổi mức năng lượng trong khẩu phần (với 35% lipid) và sự cải thiện chất lượng protein. ðối với cá hồi ðại Tây Dương, việc tăng protein thêm nữa là có thể, nhưng ñiều ñó bị giới hạn bởi chuyển hoá thuần của protein. Ở một số loài cá nuôi khác, cơ hội ñể nâng cao hiệu suất sử dụng protein có thể liên quan ñến lipid cao trong khẩu phần.

Nâng cao hiệu suất tích lũy protein ở các loài cá nuôi rất cần thiết ñể giảm ảnh hưởng ñến môi trường nuôi trồng, và ngoài ra làm tăng hiệu quả sử dụng protein trong khẩu phần, thành phần ñắt tiền nhất trong công thức thức ăn cho cá. Có thể, tiềm năng cho việc nâng cao tích lũy protein ñó là lựa chọn cặp bố mẹ có tốc ñộ tích lũy protein cao do tốc ñộ thoái biến protein thấp, nhưng tiềm năng tốt hơn cả là cải thiện việc tích lũy protein thông qua việc lập khẩu phần “protein lý tưởng” bởi tăng mức năng lượng khẩu phần.

CÂU HỎI:

1. Trình bày sự chuyển hóa carbohydrate? 2. Trình bày sự chuyển hóa lipid? 3. Trình bày sự chuyển hóa amino acid? 4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự trao ñổi các chất dinh dưỡng?

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Lại Văn Hùng (2004). Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, TP

Hồ Chí Minh. Hồ Trung Thông, Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, ðỗ Quý Hai, Cao ðăng Nguyên, 2006.

Giáo trình hóa sinh ñộng vật. Nhà XBNN, Hà Nội; 402 tr. Tiếng Anh Halver, J.E. and Hardy, R.W. (2002). Fish Nutrition. 3rd Ed. Academic Press, Imprint of

Elsevier Science. STEFFENS, W. (1989). PRINCIPLES OF FISH NUTRITION.

ELLIS HORWOOD LIMITED, ENGLAND

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 30

CHƯƠNG III

NĂNG LƯỢNG VÀ NHU CẦU NĂNG LƯỢNG

Năng lượng mặc dù không phải là chất dinh dưỡng nhưng là yếu tố quan trọng trong khẩu phần thức ăn của ñộng vật thủy sản (ðVTS). Tất cả khẩu phần thức ăn cho ðVTS ñều phải ñược phối trộn không những ñáp ứng ñủ các nhu cầu về dinh dưỡng mà còn thỏa mãn ñược nhu cầu về năng lượng cho từng giai ñoạn phát triển của ñộng vật thủy sản. Nguồn năng lượng này có nguồn gốc từ các chất dinh dưỡng của các loại thức ăn phối trộn trong khẩu phần. Vì vậy, cần phải xác ñịnh giá trị năng lượng ñối với chúng. Chương này ñề cập ñến sự chuyển hóa năng lượng của thức ăn trong cơ thể và các phương pháp ước tính giá trị năng lượng của thức ăn, và nhu cầu năng lượng của cá.

3.1. TRAO ðỔI NĂNG LƯỢNG

3.1.1. Khái niệm chung

Năng lượng là ñại lượng vật lý ñặc trưng cho khả năng sinh ra công của vật chất (Từ ñiển tiếng Việt, 1998). Thuật ngữ này không áp dụng trực tiếp trong dinh dưỡng ñộng vật. ðối với dinh dưỡng ñộng vật, năng lượng chính là nhiệt lượng sản sinh ra trong quá trình ñốt cháy các hợp chất hữu cơ và biểu thị bằng calori. Calori (cal) sử dụng trong dinh dưỡng là calori 150C (tương ñương lượng nhiệt cần thiết ñể làm nóng 1 g nước từ 14,5 ñến 15,50C). Calori có các bội số là kilocalori (kcal = 1.000 cal) và megacalori (Mcal = 1.000 kcal). Joule (J) cũng là ñơn vị biểu thị năng lượng và hiện nay ñang ñược nhiều nước sử dụng (1 Joule là 1 kg-m2/s2). Có thể chuyển ñổi calori sang joule (J), 1 cal = 4,184 J hay 1 J = 0,239 cal. Joule cũng có các bội số tương ứng là kJ (1.000 J) và MJ (1.000 kJ).

3.1.2. Chuyển hóa năng lượng của thức ăn

Năng lượng các chất hữu cơ của thức ăn ñược chuyển hóa trong cơ thể cá theo sơ ñồ 3.1 như sau:

Năng lượng thức ăn (Năng lượng thô - GE) Năng lượng tiêu hóa (DE) Năng lượng phân (FE) Năng lượng trao ñổi (ME) Năng lượng nước tiểu (UE) Năng lượng thải qua mang (GEE) (Metabolisable energy) (Urine Energy) (Gill Excretion Energy) Năng lượng thuần (NE) Sinh nhiệt (HE= Heat Energy) (Tiêu hóa, hấp thu; tạo SP tiêu hóa; tạo chất thải & bài tiết) Năng lượng tích lũy Năng lượng cho duy trì (NE for Maintenence = NEm) (NE for Production = NEp) (Trao ñổi cơ bản, hoạt ñộng bắt buộc, ñiều chỉnh thân nhiệt) Sơ ñồ 3.1. Chuyển hóa năng lượng của thức ăn trong cơ thể ñộng vật (Webster, Lim, 2002)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 31

Năng lượng thô (Gross Energy - GE)

Năng lượng hóa học có trong thức ăn chuyển ñổi thành nhiệt năng nhờ ñốt cháy bởi có mặt ôxy. Nhiệt lượng sản sinh ra do ñốt cháy hoàn toàn một ñơn vị khối lượng thức ăn gọi là năng lượng thô.

Năng lượng thô ñược xác ñịnh bằng máy ño năng lượng (Bomb calorimeter). Giá trị năng lượng thô của một số chất dinh dưỡng và thức ăn như sau (MJ/kg chất khô):

Các tinh chất: Glucose 15,6 Tinh bột 17,7 Xelulose 17,5 Casein 24,5 Mỡ 38,5 Dầu 39,0

Sản phẩm lên men: Axit axetic 14,6 Propionic 20,8 Butyric 24,9 Lactic 15,2 Mêtan 55,0

Mô cơ thể: Nạc 23,6 Mỡ 39,3

Thức ăn: Hạt ngô 18,5 Rơm 18,5 Cỏ khô 18,9 Khô dầu ôliu 21,4 Sữa (4% mỡ) 24,9

Xác ñịnh năng lượng thô của các chất hữu cơ thông qua khả năng oxy hóa của chúng và biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ cacbon + hydro so với ôxy. Tất cả carbohydrate có tỷ lệ này như nhau nên giá trị năng lượng thô xấp xỉ 17,5 MJ/kg. Mỡ trung tính có hàm lượng ôxy thấp rất nhiều so với cacbon và hydro nên giá trị năng lượng thô cao hơn nhiều (39 MJ/kg) so với carbohydrate. Năng lượng thô của từng axit béo khác nhau do số chuỗi cacbon; chuỗi cacbon càng ngắn (các axit béo bay hơi) thì năng lượng thô càng thấp. Protein có giá trị năng lượng thô cao hơn carbohydrate vì có chứa yếu tố ôxy hóa, N và S. Mêtan có giá trị năng lượng thô cao vì chỉ có cacbon và hydro.

Như vậy, thức ăn chứa nhiều mỡ và dầu thực vật thì năng lượng thô cao còn thức ăn chứa nhiều tinh bột thì thấp năng lượng. Hầu hết các loại thức ăn thông thường có giá trị năng lượng thô khoảng 18,5 MJ/kg (4.400 kcal).

Giống như tất cả các ñộng vật khác, cá cần năng lượng ñể sống. Chu trình Krebs là nơi sản xuất ATP khởi ñầu và thủy phân ATP cho các tế bào có năng lượng. Oxy hóa hoàn toàn 1 mol glucose tạo ra 686 kcal và thủy phân 1 mol ATP cho 8 kcal. Về lý thuyết, thủy phân 1 mol glucose cho ra 85 mol ATP (686/8); tuy nhiên, thực tế chỉ có 39 mol ATP mà thôi, phần còn lại mất qua nhiệt vào môi trường nước.

Năng lượng tiêu hóa (DE- digestible Energy) và trao ñổi (ME - Metabolisable

Energy)

Năng lượng tiêu hóa (DE = GE – FE) phụ thuộc khả năng tiêu hóa thức ăn của cá. Trong khi ñó, năng lượng trao ñổi chỉ phụ thuộc năng lượng của N bài tiết qua mang ở dạng NH3 (chứ không phải ure). Vì mất ít năng lượng thải qua mang nên chênh lệch giữa DE và ME ở cá nhỏ hơn ở ñộng vật có vú (bảng 3.1). Giá trị DE và ME của một số loại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 32

thức ăn trên một số ñối tượng nuôi có thể tham khảo ở các bảng 3.2, 3.3 và 3.4. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về năng lượng trên cá chưa ñược ñề cập nhiều ở Việt Nam.

Bảng 3.1. Sự sai khác giữa giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) và năng lượng trao ñổi (ME) ở cá hồi Rainbow trout

Chất dinh dưỡng DE (kJ/g) ME (kJ/g) ± % Glucose Tinh bột chín Bột sống

15,6 10,6 4,8

13,1 9,0 3,0

83,9 84,9 62,5

Bảng 3.2. Giá trị GE và DE của một số chất dinh dưỡng

DE (kJ/g) Chất dinh dưỡng GE (kJ/g) Cá chình Rô phi Cá chép

Protein Mỡ Cacbohydrate

23,9 39,8 17,6

22,2 33,3 6,8

18,9 37,7 16,8

16,8 33,5 14,7

Bảng 3.3. Giá trị DE và ME của một số loại thức ăn cá

DE (MJ/kg) Nguyên liệu Cá da trơn Rô phi Cá hồi

ME (MJ/kg) (Cá hồi)

Ngô (extruded) 30% khẩu phần 60% khẩu phần Bột ngô Lúa mì Bột ñỗ tương Khô dầu bông Bột cá Bột cỏ Dầu ñộng vật Bột phụ phẩm gia cầm

4,6 8,5 -

10,7 10,7 11,2 17,2 2,5 - - -

- -

13,0 -

11,2 -

16,1 -

36,4 15,2 11,2

- - - -

12,5-14,8 11,3

14,6-19,8 8,1 -

11,5 7,1-10.2

- - - -

10,8-137 9,5-10,3 12,5-17,3

5,8 - -

5,2-9,4 Trong sản xuất, ñể dễ ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá (DE) của thức ăn, ADCP

(1983) ñề nghị sử dụng những giá trị DE sau ñây cho các chất dinh dưỡng (bảng 6.4). Giá trị năng lượng tiêu hoá của một số loại thức ăn tính toán trên cơ sở các số liệu ở bảng 6.4 ñược ghi ở phụ lục 3 “Thành phần hoá học một số loại thức ăn tôm - cá’’.

Bảng 3.4. Giá trị DE của một số chất dinh dưỡng dùng ñể ước tính DE của thức ăn thuỷ sản (ADCP, 1983)

Chất dinh dưỡng GE (kcal/g) DE (kcal/g) Carbohydrate (không phải rau cỏ) Carbohydrate (rau cỏ) Protein (ñộng vật) Protein (thực vật) Chất béo

4,1 -

5,5 -

9,1

3,00 2,00 4,25 3,80 8,00

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 33

3.2. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG

Trong thực tế, ðVTS có nhu cầu cao về protein hơn các ñộng vật khác và nhu cầu năng lượng thì lại thấp hơn. Nguyên nhân thứ nhất là ðVTS không cần năng lượng ñể duy trì nhiệt ñộ cơ thể như vật nuôi. Thứ hai, ðVTS sống trong nước nên hạn chế tối thiểu năng lượng mất ñi ñể duy trì thăng bằng trong khoảng không. ðộng vật trên cạn phải mất năng lượng ñể giữ vị trí cơ thể khỏi tác ñộng với trọng lực. Nhiều loài cá có bong bóng nhằm duy trì vị trí cơ thể trong các tầng nước nên cơ của chúng ít hoạt ñộng ñể giữ yên vị trí của chúng. Nguyên nhân thứ ba là cá thải khoảng 85% chất thải trao ñổi dưới dạng NH3 trực tiếp qua mang vào môi trường nước và cần rất ít năng lượng. Mặt khác, ñộng vật có vú phải dùng năng lượng ñể tạo urea và gia cầm thì tạo acid uric.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến nhu cầu năng lượng của cá như: hoạt ñộng cơ học, nhiệt ñộ, kích cỡ, tốc ñộ sinh trưởng, giống loài và thức ăn tiêu thụ. Hoạt ñộng cơ học bao gồm bơi, lẫn trốn khỏi kẻ thù hay stress. Nhiệt ñộ nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất ñến nhu cầu năng lượng của cá. Như ñã biết, nhiệt ñộ cá gần giống nhiệt ñộ môi trường nước xung quanh, khi nhiệt ñộ nước gần nhiệt ñộ tối ưu cho từng loại cá thì tăng trao ñổi chất, ñộ ngon miệng, tốc ñộ sinh trưởng và hoạt ñộng. Ngược lại, khi nhiệt ñộ nước giảm dưới ngưỡng tối ưu thì tốc ñộ trao ñổi chất giảm. Kích cỡ cá có ảnh hưởng ñến nhu cầu năng lượng của chúng, cá nhỏ nhu cầu năng lượng trên ñơn vị thể trọng cao hơn cá lớn. Tương tự, cá lớn nhanh cần nhiều năng lượng hơn cá chậm lớn.

ðối với hầu hết ñộng vật trên cạn, carbohydrate là nguồn năng lượng chủ yếu, tuy nhiên, cá không dùng nguồn này nhiều như ñộng vật trên cạn. Lợn có thể tiêu hóa 90% carbohydrate trong khi ñó cá trắm cỏ chỉ tiêu hóa 55-60% mà thôi. Carbohydrate chứa 4,1 kcal GE/gram và là nguồn năng lượng rẻ nhất, vì vậy nó là nguồn thức ăn chủ yếu cho các loài cá ăn cỏ và ăn tạp. Protein chứa 5,6 kcal GE/gram, cá sử dụng rất mạnh. Tuy nhiên, protein là nguồn ñắt nhất trong khẩu phần thức ăn. vì vậy, protein không phải là nguồn năng lượng chính trong khẩu phần. Lipid chứa khoảng 9.4 kcal GE/gram, là nguồn năng lượng phụ thêm trong thức ăn thủy sản. Vì vậy, lipid và carbohydrate là nguồn năng lượng làm tăng mật ñộ năng lượng khẩu phần.

3.2.1. Nhu cầu năng lượng duy trì

Nhu cầu năng lượng duy trì là nhu cầu năng lượng chỉ ñủ ñể cho cá không thay ñổi thể trọng trong thời gian thí nghiệm. ðể xác ñịnh nhu cầu năng lượng, người ta tiến hành phương pháp cân bằng cacbon hay cân bằng năng lượng hoặc bằng phương pháp nuôi dưỡng.

Bảng 3.5. Nhu cầu NL duy trì của ba nhóm cá (Guillaume, 1999 theo Lê Thanh Hùng,

2000)

Nhóm cá Khối lượng cá (g) Nhiệt ñộ (0C) Duy trì (kJ/kg cá/ngày)

Cá chép Nhóm cá da trơn Nhóm cá hồi

80 80

10-20 100 150 300

10 20 25 25 18 15

28 67 84 72

85-100 60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 34

Lượng năng lượng cho duy trì chính là phần mất mát tối thiểu qua nhiệt. Nhu cầu năng lượng duy trì của cá thấp hơn ñộng vật trên cạn vì cá tiêu hao ít năng lượng cho sự vận ñộng và giữ thăng bằng cơ thể, cá không có cơ chế ñiều tiết thân nhiệt, cá bài tiết amonia mà không bài tiết ure hay axit uric.Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu này tiến hành rất khó khăn.

Nhu cầu năng lượng duy trì cho cá bình quân 70 kJ/kg thể trọng hay 50 kJ/kg W0.75 (khi nhiệt ñộ nước 20-240C). Nhu cầu năng lượng duy trì so với tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày chiếm tỷ lệ 14-17% ở cá chép, 17-24% ở cá hồi, còn ở ñộng vật có vú tỷ lệ này là 30-59%. Bảng 6.5 cho biết nhu cầu năng lượng của một số nhóm cá.

3.2.2. Nhu cầu năng lượng cho sự tăng trưởng

Khẩu phần ñủ protein, tăng năng lượng thì tăng sinh trưởng, ví dụ:

GE (MJ/kg thức ăn khô) 13,8 16,8 18,6 20,9-18,2 20,5 22,8 24,9 Tăng (% so với BW ñầu) 148 257 392 380 - 150 218 283 320

Ở một mức năng lượng, tăng tỷ lệ protein có thể không làm làm tăng tốc ñộ sinh

trưởng (bảng 3.6)

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của năng lượng và protein khẩu phần ñến tốc ñộ sinh trưởng của cá (cá chép W=170g, cung cấp thức ăn ở mức 2% khối lượng cơ thể, t0: 240C)

Protein (% vật chất khô) DE (MJ/kg thức ăn khô) 41,3 46,5 51,4

18,3 20,1

2,01 2,15

1,99 2,17

2,01 2,14

Các kết quả trên cho thấy sự quan trọng của việc duy trì tỷ lệ năng lượng/protein trong khẩu phần của cá.

CÂU HỎI

1. Các dạng năng lượng của thức ăn, công thức tính? 2. Nhu cầu năng lượng cho duy trì, sinh trưởng của cá, những yếu tố chi phối nhu

cầu năng lượng cho sinh trưởng? 3. Công thức P/E và cho một số chỉ tiêu P/E thích hợp của một số loài cá?

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, 1997. Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, 2002. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 35

Hồ Trung Thông, Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, ðỗ Quý Hai, Cao ðăng Nguyên, 2006. Giáo trình hóa sinh ñộng vật. Nhà XBNN, Hà Nội; 402 tr.

Tiếng Anh

Akiyama, T., Oohara, I. and Yamamoto, T., 1997. Comparision of essential amino acid requirements with A/E ratio among fish species (review paper). Fisheries Science 63, 963-970.

AOAC, 1990. Official Methods of Analysis. 15th Ed. Washington, DC.Arai, S., 1991. Eel, Anguilla spp. In: Wilson, R.P. (ed) Handbook of Nutrient requirements of Finfish, CRC Press, Boca Raton, Florida, pp. 69-75.

Cowey, C. B., and Walton, M.J. (1989). In “Fish nutrition,” 2nd ed. (J. E. Halver, ed), pp. 259 - 329. Acedemic Press, New York.

FAO. 1995. Farm-made Aquafeed. FAO Fisheries Technical Paper 343. Rome. Garzon, A., preagon, J., Hidalogo, M., Cardenete, G., Lupianez, J. A., and de la Higuera,

M.(1994). Aquaculture 124, 64 (abstr). Gurr, M. I., and Harwood, J.l. (1991). In “Lipid Biochemistry,” vol. 93, p.375. Chapman

and Hall, London. Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of

Elsevier Science, 823pp. Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the

preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 36

CHƯƠNG IV

DINH DƯỠNG PROTEIN VÀ AMINO ACID

4.1. PROTEIN

4.1.1. Phân loại

Về khía cạnh chức năng người ta chia protein thành nhiều loại sau: Protein ñơn giản là protein chỉ cho axit amin khi thủy phân, bao gồm hai nhóm là

protein sợi và protein cầu. Protein sợi (fibrous protein): giữ vai trò cấu tạo các mô liên kết như collagen,

elastin và keratin. Protein này không hòa tan và bền với các enzyme tiêu hóa, collagen có hydroxyproline, là một axit amin quan trọng của protein này. Elastin cấu tạo gân và mạch máu, chuỗi polipeptid của elastin giàu alanine và glycine. Keratin có hai loại là α- keratin là protein của lông và tóc và β - keratin là protein của lông vũ, da…, keratin rất giàu axit amin chứa lưu huỳnh, ví dụ protein lông chứa tới 4 % lưu huỳnh.

Protein hình cầu (globular protein): là các enzyme, antigen và hormon. Các protein hình cầu chính, gồm:

Albumin: có ở sữa, máu, trứng, thực vật, ñặc ñiểm: hòa tan trong nước, ngưng tụ bởi nhiệt

Histone: có ở nhân tế bào, ở ñây nó gắn với deoxyribonucleic. ðặc ñiểm: hòa tan trong dung dịch muối và không bị ngưng tụ bởi nhiệt, khi thủy phân cho ra nhiều arginine và lysine.

Protamin: là protein kiềm gắn với axit nucleic có nhiều trong tinh trùng của ñộng vật có vú, protamin giàu arginine nhưng không có tyrosine, tryptophan hay axit amin chứa lưu huỳnh.

Globulin protein có trong sữa, trứng, máu. Protein phức tạp loại protein này ngoài các axit amin còn có nhóm không phải

protein như glycoprotein, lipoprotein, photphoprotein và chromoprotein. Glycoprotein là thành phần của niêm dịch có tác dụng bôi trơn, cũng có trong lòng trắng trứng, ovalbumin. Lipoprotein là thành phần chính của màng tế bào. Photphoprotein như cazein của sữa và photphovitin của lòng ñỏ. Chromoprotein như hemoglobin, cytochrome hoặc flavoprotein.

Về khía cạnh dinh dưỡng, người ta chia protein thành hai loại: Protein thô gồm cả protein và các hợp chất chứa nitơ không phải protein. Theo quy

ước của ngành thức ăn chăn nuôi và cá, protein thô ñược tính bằng công thức: Protein thô = N x 6,25 (N: hàm lượng N)

Hợp chất N phi protein là những hợp chất chứa N nhưng không có cấu trúc protein như: axit amin tự do, amin (putresine, histamine, cadaverine..), amid (urea, asparagine, glutamine..), nitrate, alkaloid (nicotine, cocaine, strichnine, morphine..).

Thức ăn thực vật non chứa nhiều hợp chất nitơ phi protein hơn thực vật trưởng thành ( 25-30% nitơ tổng số), thức ăn ủ xanh chứa tối ña 50-60% nitơ phi protein, thức ăn hạt chứa 10% nitơ phi protein.

4.1.2. Vai trò của protein

Protein ngoài vai trò cấu trúc (nguyên liệu tạo các mô và các sản phẩm) còn có những vai trò quan trọng sau:

Tạo các chất xúc tác (enzyme), hormone

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 37

Thực hiện chức năng vận chuyển như hemoglobin Tham gia chức năng cơ giới như colagen Chức năng bảo vệ như kháng thể Chức năng thông tin như protein thị giác Protein còn có vai trò tạo năng lượng, 1g protein sản sinh ra 4,5 kcal năng lượng (ở

cá). Cá là loại Aminotelic (thải amoniac) khác với ñộng vật có vú là loại Ureotelic và chim là Uricotelic, ñối với các loại này 1g protein chỉ cho 4 kcal năng lượng.

4.1.3. Nhu cầu protein của cá

Người ta chia nhu cầu làm hai loại: nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất: - Nhu cầu protein cho duy trì ở cá cao hơn ở ñộng vật có vú. Ví dụ: cá hồi vân

(Oncorhynchus mykiss) nặng 100g có nhu cầu protein duy trì hàng ngày là 52,1; 69,3 và 97,7 mg/ngày, tương ứng với nhiệt ñộ môi trường là 100C, 150C và 200C.

- Nhu cầu protein cho sản xuất (cho tăng trưởng) cũng cao hơn ñộng vật có vú 4 lần, gà 2 lần và phụ thuộc vào:

+ Loài cá: ví dụ cá rô phi lớn nhanh hơn hai lần so với cá mè hoa. + Tính biệt: ví dụ cá chép cái lớn nhanh hơn cá chép ñực + Tuổi và khối lượng cơ thể: nhu cầu protein tính cho một ñơn vị khối lượng cơ

thể ở con vật non cao hơn con vật trưởng thành. Thí nghiệm nuôi dưỡng cá giai ñoạn cá bột, cá hương và cá thương phẩm thấy rằng nhu cầu protein cao nhất ở giai ñoạn cá bột, sau ñó giảm dần, ở giai ñoạn cá bột, protein khẩu phần phải ñạt 50%, lúc 6 – 8 tuần giảm còn 40% ñối với salmon và trout và 35% ñối với salmonid ở giai ñoạn nuôi thương phẩm.

+ Mật ñộ ñàn: số lượng cá trên ñơn vị diện tich mặt nước. + Mức ñộ hoạt ñộng. + Yếu tố môi trường: nhiệt ñộ, ánh sáng, ñộ mặn, nồng ñộ O2, chất ñộc hoặc chất

chuyển hóa (như NH3 hay nitrite). Ví dụ: cá hồi (O. tshawytscha) yêu cầu khẩu phần chứa 40% protein khi nhiệt ñộ

nước là 80C, nhưng ở nhiệt ñộ nước 140C nhu cầu protein sẽ là 55% tính trên cơ sở khẩu phần vật chất khô.

+ ðộ mặn cao thì yêu cầu về protein cũng cao. Ví dụ cá hồi (O. mykiss) yêu cầu protein là 40 và 43,5% khi ñộ mặn lần lượt là 100/00 và 200/00.

+ Chất lượng protein khẩu phần và cân ñối năng lượng: Kanko (1968) ñã thấy khẩu phần cá hồi chứa 40% protein sẽ cho tốc ñộ sinh trưởng tối ưu khi bột cá trắng là nguồn protein chính, nhưng với những khẩu phần giầu năng lượng protein chỉ cần 30% (chú ý cá hồi sử dụng mỡ tốt hơn carbohydrate). Protein có axit amin cân ñối và có tỷ lệ tiêu hoá cao sẽ tạo cho nhu cầu protein thấp hơn so với loại protein không cân ñối axit amin.

Do bị những yếu tố trên chi phối cho nên khó có ñược một hướng dẫn chung về protein cho cả kỳ sinh trưởng của cá. Bảng 3.1 và 3.2 sau ñây cho biết những kết quả nghiên cứu về nhu cầu protein của cá (các thí nghiệm xác ñịnh nhu cầu protein của cá thường làm trên cá giống có khối lượng từ 5 - 50g).

4.1.4. Tỷ lệ năng lượng/protein

Có hai công thức, hoặc là tỷ lệ năng lượng/protein (E/P), hoặc là tỷ lệ protein/năng lượng (P/E):

Năng lượng của khẩu phần (KJ hoặc MJ/kg) E/P = -------------------------------------------------- Protein thô của khẩu phàn (%)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 38

Số mg (hoặc g) protein Tỷ lệ P/E = ------------------------------------------------ Năng lượng khẩu phần KJ (MJ) Tỷ lệ E/P tối ưu cho cá chép 450-500 (tính theo DE). Như vậy thức ăn với mức 2%

thể trọng, DE khẩu phần là 16,9 - 20,1 MJ/kg và protein thô của khẩu phần là 30-42%. Khuyến cáo của NRC về nhu cầu protein của một số loài cá ghi ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Nhu cầu protein một số loài cá (NRC, 1993)

Loài Tỷ lệ protein trong khẩu phần (giai ñoạn juvenile) Cá hồi Atlantic 45 Cá da trơn 32-36 Cá chép 31-38 Cá trắm cỏ 41-43 Cá hồi vân (Rainbow trout) 40 Cá lóc 52 Cá rô phi 30-34 Cá chình Nhật 44,5

Bảng 4.2. Tỷ lệ P/E hoặc E/P cho tăng trưởng tối ưu của một số loài cá

Giống loài Khối lượng

(g)

Protein tiêu hóa

(%)

DE (kJ/g)

DP/DE (mg/kJ)

Tác giả

Cá trơn Mỹ Cá rô phi ðài Loan Cá chép Cá hồi Salmo gairdneri Cá trê phi Cá tra Cá basa

526 34 10 266 600 50 20 90 94

15 20

22,2 28,8 27,0 27,0 24,4 30

31,5 33 42 40 32 28

9,7 12,8 11,6 13,1 12,8 12,3 12,3 15,1 17,2 18,6*

22,7 22,5 23,2 20,5 19,3 24,6 25,8 22,0 25,1

21,5** 18,6** 14,4**

Page&andrews,1973 Garling&Wilson, 1976 Mangalik, 1986 Mangalik, 1986 Li&Lovell, 1992 El Sayed, 1987 Takeuchi et al., 1979 Cho&Kaushik, 1985 Cho&Woodward, 1989 Machiels&Henken, 1985 Hung L.T, 1999 Hung L.T, 1999

* DE: năng lượng tiêu hoá; GE: năng lượng thô

4.1.5. ðánh giá chất lượng protein thức ăn

Protein của các loại thức ăn khác nhau có chất lượng khác nhau, người ta ño chất lượng protein theo các chỉ tiêu sau:

Protein tích lũy Năn vào–( Nphân+Nnước tiểu) Giá trị SVH (BV) =

Protein tiêu hóa =

Năn vào - Nphân

x 100

Năn vào–( Nphân-Ntrao ñổi)–( Nnước tiểu- Nnội sinh)

= Năn vào – ( Nphân – Ntrao ñổi)

x 100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 39

Số liệu ở bảng 4.3 giới thiệu giá trị SVH (BV) của các protein khác nhau thí nghiệm trên cá chép thể trọng từ 50 – 100g với khẩu phần chứa 10% protein.

Bảng 4.3. Giá trị BV một số protein thức ăn cá (Ogino và Chen, 1973)

Loại thức ăn

BV Nhận xét

Lòng ñỏ trứng khô Cazein Bột cá trắng Gelatin Bột gluten ngô Bột ñỗ tương Nấm men từ dầu hỏa

89 80 76 23 55 74

73 - 79

Xử lý Ethanol và Ete không có vitamin C Khử mỡ

BV phụ thuộc vào loài, kỹ thuật chế biến. Ví dụ, bột cá hấp 1270C trong 3,5 giờ có

BV giảm 10 – 20% so với bột cá hấp trong 25 phút. Hiệu quả protein (PER: protein efficiency ratio):

Tăng trọng(g) PER =

Protein tiêu thụ(g) Hoặc một chỉ tiêu tương tự có tên là Giá trị protein sản xuất (PPV:productive

protein value).

Lượng protein của mô ñã tăng(g)

PPV = Protein tiêu thụ(g)

x 100

Ví dụ: Sự liên quan giữa lượng thức ăn cung cấp ( tính theo % thể trọng cá), tăng

trọng trong 4 tuần ( tính theo % thể trọng ban ñầu của cá), PER, PPV khi nuôi cá chép con ( khối lượng ban ñầu là 40g) ñược trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn và hiệu quả lợi dụng protein theo các khẩu phần

Khẩu phần thức ăn Tăng trọng,

% FCR PER PPV

1 3 5 7 9

19 81 117 128 101

1,41 1,14 1,41 1,87 2,76

1,46 1,80 1,46 1,10 0,74

28,2 30,3 22,8 18,1 12,1

Thang giá trị hóa học (CS: chemical score)

ðể xác ñịnh CS của một thức ăn nào ñó cần biết hàm lượng các axit amin của nó, ñem so sánh hàm lượng từng axit amin của thức ăn với hàm lượng axit amin tương ứng của trứng gà từ ñó tính CS.

Ví dụ: Tỷ lệ của lysine lúa mì so với lysine của trứng gà: (2,7/7,2) x 100 = 37,5%

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 40

CS của lysine lúa mì: 37,5 – 100 = - 62,5

Bảng 4.5. Thang giá trị hóa học của lúa mì

Axit amin Lúa mì (%) Trứng (%) CS Arg His Lys Try Phe Met Met + cys Thr Leu Ils Val

4,2 2,1 2,7 1,2 5,7 2,5 4,3 3,3 6,8 3,6 4,5

6,7 2,7 6,8 1,9 5,4 3,3 5,5 5,5 8,5 7,0 8,2

- 37,31 - 22,22 - 60,29 - 36,84 5,55 - 24,24 - 21,81 - 40,00 - 20,00 - 48,57 - 45,12

Chỉ số amino acid thiết yếu (EAAI = Essential Amino Acid Index)

EAAI = n

n

n

2

2

1

1

ae

a100........x

ae

a.100x

ae

a.100

a1…an: amino acid của protein thức ăn( g/100g protein) ae1…aen: amino acid của protein trứng gà(g/100g protein)

4.2. AMINO ACID

Amino acid là thành phần của protein. Protein tự nhiên có khoảng 23 axit amin. Có hai loại amino acid là amino acid thiết yếu và không thiết yếu. ðối với tôm và cá có 10 loại amino acid ñược coi là amino acid thiết yếu.

4.2.1. Các axit amin thiết yếu

Bảng 4.6. Các axit amin thiết yếu của tôm và cá

Amino acid thiết yếu (Essential amino acids)

Amino acid không thiết yếu (Non-essential amino acids)

Arginine (Arg) Histidine (His) Isoleucine (Ils) Leucine (Leu) Lysine (Lys) Methionine (Met) Phenylalanine (Phe) Threonine (Thr) Tryptophan (Try) Valine (Val)

Alanine (Ala) Acid aspartic (Asp) Acid glutamic (Glu) Glycine (Gly) Proline (Pro), Hydroxyproline Cystine, Cysteine (Cys) Tyrosine (Tyr) Serine (Ser) Ornitine (Orn)

Chú ý:Phenylalanine có thể ñược thay thế một phần bằng tyrosine (thay thế ñược 5% phenylalanine ở cá da trơn).

Cystine có thể thay thế một phần (60%) methionine, thí nghiệm ở cá da trơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 41

4.2.2. Nhu cầu amino acid

Nhu cầu axit amin của cá ghi ở bảng 4.7, số liệu trong bảng cho thấy:

Bảng 4.7. Nhu cầu amino acid một số loài cá (% vật chất khô)*

Axit amin Cá chép Cá rô phi Cá chình Nhật bản

Cá da trơn Cá hồi

Arginine Histidine Isoleucine Leucine Lysine Methionine Phenylalanine Threonine Tryptophan Valine

1,6 0,8 0,9 1,3 2,2 1,2a 2,5b

1,5 0,3 1,4

1,18 0,48 0,87 0,95 1,43 0,75c 1,05d 1,05 0,28 0,78

1,7 0,8 1,5 2,0 2,0 1,2a 2,2b 1,5 0,4 1,5

1,0 0,4 0,6 0,8 1,2 0,6 1,2e 0,5 0,12 0,71

1,4 0,64 0,96 1,76 2,12 0,72f 1,24 1,36 0,3 1,24

* a: không có cystine; b: không có tyrosine, nếu có, tyrosine chiếm 1% nhu cầu

phenyalanine; c: có 0,15% cystine; d: có 0,5% tyrosine; e: có 0,3% tyrosine; f: có

cystine

Nhu cầu arginine của nhóm cá hồi giai ñoạn hương gần giống như gà nhưng lớn hơn của lợn và chuột rất nhiều. Ở ñộng vật có vú và ở gia cầm, cơ thể có thể tự ñáp ứng ñược một phần arginine nhưng cá thì không. Nhu cầu arginine của cá nước mặn thấp hơn cá nước ngọt. Không có sự ñối kháng arginine - lysine ở cá.

Nhu cầu histidine cho sinh trưởng của hồi giai ñoạn hương là 0,7% tính theo chất khô khẩu phần (1,6g/16gN). Histidine ñược dùng ñể hình thành dipeptit carnosine và ansezine. Khử cacboxyl histidine thành histamine. Khẩu phần ăn cá hồi (O. mykiss) có nhiều histamine làm cho thành dạ dày bị loét giống ở gia cầm.

Nhu cầu isoleucine ở nhóm cá hồi giai ñoạn cá bột phụ thuộc vào hàm lượng leucine trong khẩu phần, tăng isoleucine thì cũng tăng nhu cầu leucine. Mối tương tác giữa isoleucine và leucine cũng thấy ở cá da trơn.

ðối với cá hồi giai ñoạn cá hương, 1,9% lysine/CK khẩu phần (4,8g/16gN) sẽ cho sinh trưởng tốt, nhưng ñể có sinh trưởng và hiệu quả lợi dụng thức ăn cao thì lysine cần 2,5%. Nhu cầu lysine của cá hồi (O. mykiss) giai ñoạn hương thì cao hơn (6,1g/16gN hay 9 g/kg khẩu phần), các giai ñoạn sau thì mức lysine tối thiểu là 25 - 30g/kg khẩu phần. Cung cấp lysine thiếu sẽ dẫn ñến sinh trưởng kém, thối loét vây và chết.

Axit amin chứa S rất quan trọng ñối với dinh dưỡng cá, methionine có nhiều trong protein ñộng vật nên những khẩu phần có quá ít protein ñộng vật, sinh trưởng của cá giảm mạnh. ðối với cá hồi (O. mykiss) sinh trưởng sẽ thoả mãn khi khẩu phần chứa methionine + cystine ít nhất là 13 - 15g/kg VCK khẩu phần (0,85 - 1,05% khẩu phần).

Thiếu methionine (không thiếu cystine) dẫn ñến viêm cata thuỷ tinh thể mắt ngoài hiện tượng giảm sinh trưởng. Thuỷ tinh thể bị ñục sau 2 - 3 tháng tuỳ theo mức ñộ thiếu. Tuy nhiên, thừa methionine cũng dẫn ñến ức chế sinh trưởng.

Threonine: nhu cầu của cá hồi (O. keta) ñối với axit amin này là 1,2%/VCK khẩu phần (3g/16gN), của cá hồi (O. mykiss) là 2,2 - 3,2g/16gN (8g/kg VCK khẩu phần), hàm lượng cao hơn làm giảm sinh trưởng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 42

Tryptophan: thiếu làm tăng chứng vẹo xương (scoliosis) ở nhóm cá hồi (vẹo xương là bệnh biến dạng cột sống do thiếu serotonin). Vẹo xương có thể liên quan ñến mức serotonin ở não. Cho uống serotonin - creatinsulphate (0,25 - 3g/kg khẩu phần) giảm sự biến dạng cột sống của cá hồi (O. keta) giai ñoạn hương, nhưng không ngăn ngừa ñược bệnh (chú ý ở cá da trơn không thấy có sự quan hệ giữa scoliosis với tryptophan). Ở nhóm cá hồi, thiếu tryptophan gây viêm cata thuỷ tinh thể mắt. Hiện tượng này xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt ñộ giảm thấp (từ 20oC xuống 10oC).

4.2.3. Vấn ñề bổ sung axit amin công nghiệp vào khẩu phần

Cá chép (Cyprius carpio) giai ñoạn chưa trưởng thành không thể sinh trưởng ñược khi cho ăn khẩu phần thức ăn mà protein ñược thay thế bằng hỗn hợp axit amin công nghiệp có thành phần tương tự.

Cá da trơn cũng không lợi dụng ñược axit amin tự do bổ sung vào khẩu phần ăn của chúng. Hỗn hợp thức ăn có nguồn protein chủ yếu từ bột cá ñược thay bằng ñỗ tương và bổ sung thêm methionine, cystine hay lysine và hầu hết những axit amin giới hạn ñều không cải thiện ñược tăng trọng.

Tăng arginine vào khẩu phần gelatin của cá da trơn từ 11g lên 17g/kg làm tăng trọng tăng lên rõ rệt, nhưng thêm arginine, cystine, tryptophan hay methionine vào khẩu phần chứa cazein không làm thay ñổi tăng trọng và hiệu suất sử dụng thức ăn.

Tuy nhiên họ cá hồi (salmonids) lại có thể sử dụng ñược axit amin tự do cho sinh trưởng. Bổ sung lysine, tryptophan vào khẩu phần cazein – gelatin, cho thấy sinh trưởng tăng rõ rệt so với khẩu phần này không bổ sung 2 axit amin trên.

CÂU HỎI:

1. Vai trò protein trong dinh dưỡng thủy sản? 2. Nhu cầu protein phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho biết nhu cầu protein của

một số loài cá? 3. Cách ñánh giá giá trị protein (BV, PER, CS, EAAI) và ứng dụng? 4. Kể tên 10 axit amin thiết yếu ñối với tôm và cá, nhu cầu các axit amin này, vai

trò axit amin thiết yếu ñối với cá?

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, 2001. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc (Dành cho sinh viên cao học). Nhà XBNN, Hà Nội.

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, TP Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, 2002. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội; 150 tr. Hồ Trung Thông, Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, ðỗ Quý Hai, Cao ðăng Nguyên, 2006.

Giáo trình hóa sinh ñộng vật. Nhà XBNN, Hà Nội; 402 tr.

Tiếng Anh

Akiyama, T., Oohara, I. and Yamamoto, T., 1997. Comparision of essential amino acid requirements with A/E ratio among fish species (review paper). Fisheries Science 63, 963-970.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 43

Arai, S., Nose, T. and Hashimoto, Y., 1972. Amino acids essential for the growth of eels, Anguilla anguilla and A.japonica. Bulletin of the Japanese Society of Scientific Fisheries 38, 753 - 759.

Cowey, C. B., and Walton, M.J. (1989). In “Fish nutrition,” 2nd ed. (J. E. Halver, ed), pp. 259 - 329. Acedemic Press, New York.

Degani, G., Gallagher, M.L, and Levanon, D., 1987. Effect of dietary protein and energy levels on growth of European eels (Anguilla anguilla). Boletim de fisiologia animal da Universidale de Sao Paulo 11, 95 - 100.

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Nose, T., 1979. Summary report the requirements of essential amino acids for carp. In: Tiews, K. and Halver, J.E (eds) Finfish Nutrition and fishfeed technology. Heenemann, Berlin, pp, 145-146

Schmitz, O., Greuel, E. and Peffer, E., 1984. Digestibility of crude protein and organic matter of potential source of dietary protein for eels (A. anguilla, L.). Aquaculture 41,21-30.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 44

CHƯƠNG V

DINH DƯỠNG LIPID

Lipid ñóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng ñộng vật. Chúng có bốn chức năng chính sau ñây:

- Cung cấp năng lượng cho các chức năng duy trì và sản xuất, và nguồn dự trữ, khi bị oxy hóa sinh ra năng lượng cao gấp 2,25 lần so với carbohydrate và protein

- Là nguồn cung cấp axit béo thiết yếu - Là chất vận chuyển các vitamin tan trong dầu và vận chuyển ñiện tử và các cơ chất

trong các phản ứng của enzyme - Thành phần quan trọng của màng tế bào. Trong chương này, chúng tôi xin tóm tắt

một số nội dung liên quan ñến khía cạnh dinh dưỡng hơn là sinh lý và sinh hóa của lipit

5.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG

5.1.1. Khái niệm

Lipid hay chất béo (ether extract -EE) là các hợp chất hữu cơ không tan trong nước nhưng tan trong nhiều dung môi hữu cơ như benzen, ete, cloroform.., và có các chức năng sinh lý, sinh hóa quan trọng trong cơ thể thực vật và ñộng vật.

5.1.2. Phân loại

Căn cứ cấu tạo và chức năng mà lipit ñược phân thành các loại ở bảng 5.1.

Bảng 5.1. Phân loại lipid (MacDonald et al., 1988)

Lipid

Có glycerol Không có glycerol

ðơn giản Phức tạp

Sphingomyelin, Glycolipit Phosphoglycerit cerebrosit, sáp,

steroit, terpen

Dầu, mỡ Glycolipit Glactolipit Lecithin Cephalins

Dầu và mỡ Mỡ và dầu có trong thành phần cơ thể của ñộng vật và thực vật, có cùng cấu trúc và

tính chất hóa học nhưng khác nhau về cấu trúc vật lý. ðiểm nóng chảy của dầu thấp, ở ñiều kiện nhiệt ñộ bình thường chúng ở dạng lỏng, còn mỡ thì ngược lại. ðó là ñặc ñiểm cơ bản ñể nhận biết dầu và mỡ. Thuật ngữ chất lipit hay chất béo (fat) dùng ñể chỉ cả hai nhóm.

Cấu tạo dầu và mỡ Dầu, mỡ là este của axit béo với glycerol-là một rượu no ba chức. Khi tất cả ba

nhóm rược ñược este với axit béo thì tạo thành một hợp chất gọi là triglyxerit hay triacylglycerol. Quá trình phản ứng như sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 45

CH2- OH CH2- O- CO - R

CH- OH + 3R-COOH => CH- O- CO - R + 3H2O

CH2- OH CH2- O- CO - R

Glycerol Axit béo Triglycerit Triacylglycerol (Triglycerit) khác nhau do ñặc tính và vị trí của các axit béo. Vị trí

các axit béo quyết ñịnh ñặc tính vật lý của các triacylglycerol. Các triacylglycerol chứa nhiều axit béo mạch ngắn và axit béo không no thì có nhiệt ñộ nóng chảy thấp. Nếu các axit béo khác nhau ñược nối vào các gốc rượu của glycerol thì công thức chung của triacylglycerol sẽ là:

CH2- O- CO - R1

CH - O- CO - R2

CH2- O- CO - R3

Nhiều bằng chứng cho thấy ñịnh dạng của triacylglycerol của dầu mỡ có thể ảnh hưởng ñến khả năng tiêu hóa. Ví dụ như, palmitat (hexadecanoat) phân bố ngẫu nhiên ở các vị trí 1, 2 và 3 thì tỷ lệ tiêu hóa thấp hơn phân bố ở vị trí 2- ñây là vị trí thích hợp cho tác ñộng của enzyme pancreatic lipase.

Phần lớn các axit béo có trong tự nhiên có một nhóm carboxyl và một chuỗi cacbon không phân nhánh, chúng là các axit béo no hoặc chưa no. Một vài axit béo quan trọng có trong tự nhiên ñược trình bày ở bảng 5.2.

Bảng 5.2. Một số axit béo thường gặp trong các dầu mỡ tự nhiên

Tên axit Công thức Nhiệt ñộ nóng

chảy (0C) Axit béo no (-anoic) (Saturated Fatty Acids – SFA) : Butyric (butanoic) Caproic (hexanoic) Caprylic (octanoic) Capric (decanoic) Lauric (dodecanoic) Myristic (tetradecanoic) Palmitic (hexadecanoic) Stearic (octadecanoic) Arachidic (eiocosanoic) Axit béo chưa no (-enoic)(Unsaturated Fatty Acids - USFA)

Palmitoleic (9-hexadecenoic): 16:19 hay n-7-16:1* Oleic (octadecenoic): 18:19 hay n-9-18:1 Linoleic (octadecadienoic): 18:29,12 hay n-6,9-18:2 Linolenic (octadectienoic): 18:39,12,15 hay n-3,6,9-18:3 Arachidonic (eicosatetraenoic): 20:45,8,11,14 hay n-6,9,12,15-20:4 Eicosapentanoic: 20:55,8,11,14, 17 (n-3,6,9,12,15) Docosahexaenoic: 22:64,7,10,13,16,19 (n-3,6,9,12,15,18)

C3H7.COOH C5H11.COOH C7H15.COOH C9H19.COOH C11H23.COOH C13H27.COOH C15H31.COOH C17H35.COOH C19H39.COOH C15H29.COOH C17H33.COOH C17H31.COOH C17H29.COOH C19H31.COOH C20H33.COOH C22H35.COOH

-7,9 -3,2 16,3 31,2 43,9 54,1 62,7 69,6 76,3

0 13 -5

-14,5

-49,5

* Công thức viết tắt theo 2 cách khác nhau, chỉ ñiểm có liên kết ñôi

Axit béo thiết yếu (Essential Fatty Acid)

Năm 1930, axit linoleic ñược phát hiện là có hiệu quả ngừa ñược nhiều chứng bệnh của chuột cho ăn khẩu phần thiếu mỡ như da có vẩy, chậm tăng trưởng, sinh sản và có thể

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 46

chết. Các triệu chứng trên cũng ñược phát hiện ở nhiều loại ñộng vật và cả người. Sau ñó, axit arachidonic ñược chứng minh có vai trò như axit linoleic và có thể mạnh hơn các axit linoleic, và γ-linolenic có hoạt tính cao hơn 1,5 lần so với axit linoleic. Các axit arachidonic và γ-linolenic ñều ñược tổng hợp từ axit linoleic trong cơ thể và không hoàn toàn là axit béo thiết yếu. Tuy nhiên, một trong số các bước tổng hợp, δ-6 desaturation, xảy ra rất hạn chế nên hàm lượng các axit trên có thể thấp và cần phải bổ sung từ bên ngoài. Axit α-Linolenic có hoạt lực thấp hơn linoleic nhưng không thể tổng hợp trong cơ thể và ñược coi là một axit béo thiết yếu khác ngoài axit linoleic.

Cơ chế chính xác về hoạt ñộng duy trì chức năng bình thường của cơ thể của các axit béo thiết yếu chưa ñược biết rõ ràng, nhưng có thể tập trung vào hai lĩnh vực: (1) thành phần quyết ñịnh của cấu trúc lipit-protein của màng tế bào và (2) thành phần quan trọng của nhiều hợp chất gọi là eicosanoit có vai trò ñiều chỉnh việc tiết các hormon tuyến yên và tuyến dưới ñồi.

Các axit béo này ñược xem là axit béo thiết yếu (EFA) cần thiết cho gà, lợn, cừu và dê. Giống như các axit béo chưa no khác, chúng là thành phần dùng ñể tổng hợp prostaglandin và thromboxan, là một chất giống như hormon ñiều hòa nhiều chức năng tế bào bao gồm trong việc ñông máu, ñiều hòa huyết áp và ñáp ứng miễn dịch. ðộng vật hấp thu axit linoleic vào cơ thể có thể chuyển hóa thành axit arachidonic.

Glycolipid Trong cấu trúc phân tử, hai nhóm rượu của glyxerol ñược kết nối với axit béo còn

một nhóm nối với ñường. Lipit của hòa thảo và họ ñậu chứa chủ yếu galactolipit (khoảng 60%), ñường ở ñây là galactose. Axit béo của galactolipit của cỏ hầu hết (95%) là axit α-linolenic và một ít linoleic (2-3%). Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải galactolipit thành galactose, axit béo và glycerol. Ở ñộng vật, glycolipid có chủ yếu trong não và thần kinh. Glycerol ñược thay bằng sphingosin bazơ chứa N:

CH3.(CH2)12.CH:CH.CH.CH.CH2.OH OH NH2 Cấu trúc thông thường của glycolipit của ñộng vật là: CH3.(CH2)12.CH:CH.CH.CH.CH2-O- OH NH-CO.R Photpholipid Photpholipid là thành phần ban ñầu cấu tạo nên phức hợp lipoprotein của các màng

sinh học. Chúng có trong các cơ tim, thận và mô thần kinh. Ví dụ, myelin của axon thần kinh chứa gần 55% photpholipit. Trứng và ñậu nành chứa rất nhiều photpholipid. Photpholipid là hợp chất có chứa axit béo, glycerol, axit phosphoric và base nitơ. Lecithine và cephalin là hai ñại diện của nhóm lipit này.

Glycerolphospholipid gồm phosphatidyl cholin (PA, còn có tên là lecithin), phosphatidyl ethanolamine (PE, còn có tên là cephalin), phosphatidyl inositol (PI), phosphotidyl serine (PS), phosphatidyl glycerol (PG). Sphingolipit phổ biến nhất là sphingomyelin.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 47

CH2.O.CO.R1 CH2.O.CO.C15H31

CH.O.CO.R2 CH.O.CO.C17H33

O CH2.O.PO3.CH2.CH2.N+(CH3)3

CH2.O.P.OH

OH Phosphatidylcholine

Axit phosphatidic

Phospholipid có một vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng vì nó tham gia vào cấu trúc của tất cả các màng cơ bản và gữi vai trò quan trọng trong sự vận chuyển và hấp thụ lipid và tham gia vào các quá trình biến dưỡng trung gian trong cơ thể sinh vật. Phospholipid có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng cho ñộng vật thủy sản, ñặc biệt là giáp xác. Nó tham gia vào cấu trúc của tất cả các màng tế bào cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong sự vận chuyển và hấp thu lipid, tham gia vào quá trình biến dưỡng trung gian trong cơ thể sinh vật. Thường ñối với thủy sản, nguồn cung cấp phospholipid chủ yếu là lecithin từ dầu ñậu nành. Tất cả các loài giáp xác ñều cần lecithin trong suốt quá trình phát triển ñặc biệt là giai ñoạn ấu trùng (Harrison, 1990).

Ấu trùng tôm biển giai ñoạn mysis chết 100% nếu cho ăn khẩu phần thức ăn không có lecithin (Kazanawa và ctv, 1985). Teshima và Kavazawa (1986) nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lecithin lên sinh trưởng tôm he Nhật bản ñã kết luận rằng: tốc ñộ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ giảm khi chỉ bổ sung lecithin dưới 3%. ðối với tôm hùm triệu chứng của việc thiếu hụt phospholipid là tôm không có khả năng lột xác hoàn toàn (bệnh "molt death: bẩy lột xác), bệnh này kéo dài ñến 90 ngày tuổi làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng (Coklin và ctv, 1980). Lecithin lấy từ ñậu nành và phosphostidylcholine (PC) ñã ñược chứng minh là cần thiết cho sự sinh trưởng của tôm P. penicillatus (Jenn, 1989), tôm P. monodon (Piedad-Pascula, 1985) và P. chinensis (Kazanawa, 1993). Piedad-Pascula (1985) cho biết tăng trọng của tôm sú giống tăng khi bổ sung 2% lecithin kết hợp với dầu cá Tuyết trong khẩu phần ăn của chúng.

Bảng 5.3. Nhu cầu lecithin của một số ñối tượng giáp xác

Loại tôm Nguồn phospholipid Mức tối ưu (%)

Tác giả

Tôm hùm (giống)

Lecithin ñậu nành (Hỗn hợp dầu ñậu nành, PC, PE và một số loại khác)*

7.5 Conklin và ctv (1980)

He Nhật Bản (P. japonicus)

Lecithin ñậu nành (hỗn hợp PC (24%), PE (30%) và một số loại khác)

3 Teshima và ctv (1983)

Tôm sú (P. monodon)

Lecithin ñậu nành 2% Piedad-Pascula, 1985

P. stylirostris Lecithin ñậu nành 1.5 Bray và ctv (1990) * PC: phosphostidylcholine, PE: Phosphatidylethanolamine Steroit Steroit là nhóm chất gồm sterol, các axit mật, hormôn thượng thận và hormone sinh

dục. Chúng có ñơn vị cấu trúc cơ bản chung là nhân phenanthren nối với vòng cyclopentan. Các hợp chất ñơn lẻ chỉ khác nhau số lượng và vị trí nối ñôi cũng như ñặc tính của chuỗi nối với cacbon vị trí 17.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 48

ðại diện của nhóm sterol là cholesterol, 7-dehydrocholesterol và ergosterol. Nó cũng là một thành phần chính của màng tế bào ñộng vật, có vai trò quan trọng trong việc ñiều khiển ñộ nhớt. Cholesterol cũng là tiền chất của các steroids khác như hormone sinh dục, hormone của tuyến vỏ thượng thận (estrogen, androgen, progesterol, aldosterone, corticosterone) và axit mật. Nồng ñộ bình thường của cholesterol trong máu là 1,3 - 2,6 g/lit. Vì cholesterol có ñộ hoà tan rất thấp, khi có nhiều trong máu trong thời gian dài chúng sẽ tích tụ trên vách thành mạch, dần dần cứng lại tạo thành những plaque atherosclerotic. ðây chính là nguyên nhân của của nhồi máu cơ tim và những cơn ñau tim.

Giáp xác phải lấy sterol từ thức ăn, mà duy nhất là từ lipid của thức ăn (Kanazawa và ctv, 1971; Castell và ctv, 1975). Một vài dạng của sterol là Cholesterol, phytosterol, isofucosterol, stigmasterol... Trong ñó cholesterol ñược xem như là loại có ảnh hưởng lớn nhất ñến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nhiều loại giáp xác (Teshima và Kanazawa, 1983). Một số loài giáp xác như cua và tôm hùm sẽ chuyển hoá cholesterol ngoại sinh thành cholesteryl esters, corticoids, kích thích tố sinh dục, và kích thích tố lột xác (Kanazawa, 1985; Teshima và Kanazawa, 1971). Thí nghiệm của Teshima và ctv (1982) trên tôm P.

japonicus cho thấy, khi bổ sung 1% cholesterol vào thức ăn cho loài tôm này ñã làm gia tăng tỷ lệ sống cũng như tốc ñộ tăng trưởng. Nhu cầu cholesterol của tôm sú P. monodon ñược ñề nghị bởi Wu (1986) là 0,5%.

Các axit mật (axit glycocholic) khác với nhóm trên ở chuỗi nối gồm 5 cacbon và cuối là nhóm cacboxyl, và ñược tổng hợp từ cholesterol. Nhóm hormone gồm oestrogen, androgen, progesteron, cortisol, aldosteron và corticosteron. Nhóm hormon thượng thận có vai trò quan trọng trong việc ñiều chỉnh trao ñổi glucose và mỡ.

Eicosanoit Eicosanoit là nhóm hợp chất gồm prostaglandin, throboxan và prostacyclin bắt

nguồn từ axit béo C20. Các prostaglandin và các chất trao ñổi của chúng ảnh hưởng ñến sự co cơ, dung nạp của tiểu cầu, áp lực thành ñộng mạch và áp suất máu. Chúng kìm chế tiết dịch vị và sản sinh các axit béo từ các mô mỡ và là chất gây viêm nhiễm. Prostaglandin thường dưới dạng PGF2 ñược sử dụng trong kích thích ñộng dục hàng loạt ở cừu và bò và ñiều khiển thời gian ñẻ của lợn nái.

Nhóm hợp chất eicosanoit liên quan tới các axit béo thiết yếu theo sơ ñồ 5.1 sau: KHẨU PHẦN Axit linoleic Axit arachidonic Axit linolenic γ-linoleic Axit dihomo- Axit gammalinoleic Eicosapentaenoic PGE1 PGE2 TXA2 PGE2 PGE3 TXA3 PGI3 PGF1a PGF2a PGF3a

Ghi chú: PGE và PGF là các prostaglandin; PGI là prostacyclin; TXA là thromboxan.

Sơ ñồ 5.1. Mối liên hệ giữa các axit béo và nhóm eicosanoit

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 49

Sáp Sáp là este của một axit chuỗi dài và một gốc rượu chuỗi dài. Ơ một số loài cá như

cá sụn, sáp là một thành phần ñáng kể của lipid và những loài cá nhỏ thường có khả năng oxy hoá sáp như là nguồn năng lượng.

Terpenes

Terpenes ñược tạo nên từ những ñơn vị isoprene liên kết với nhau thành chuỗi thẳng hay vòng. Isoprene là hợp chất 5 cacbon có công thức:

CH2 :C.CH :CH2 CH3

Nhiều isoprene thấy trong thực vật có mùi vị rất mạnh, chúng là thành phần của dầu lemon và camphor; ở ñộng vật isoprene có trong coenzyme như coenzyme nhóm Q.

4.1.3. Chức năng

Ở thực vật lipit ở hai dạng cấu trúc và dự trữ. Ở dạng cấu trúc, lipit có trong thành phần của màng tế bào và bảo vệ lớp bề mặt của tế bào và chiếm ñến 7% lá của thực vật bậc cao. Lipit trên bề mặt tế bào chủ yếu là chất sáp, axit béo và cutin. Lipit còn là thành phần màng của ty thể, màng nguyên sinh chất....ở dạng glycolipit (40-50%) và photpholipit. Lipit dự trữ ở thực vật chủ yếu trong quả và hạt ở dạng dầu.

Ở ñộng vật, lipit là nguồn dự trữ năng lượng chủ yếu dưới dạng mỡ và có thể lên ñến 97% trong mô mỡ của gia súc béo phì. Năng lượng từ mỡ cao hơn nhiều so với carbohydrate, 1 kg mỡ ôxy hóa hoàn toàn cho 39 MJ trong khi ñó glycogen cho 17 MJ mà thôi. Lipit cấu trúc trong mô của ñộng vật chủ yếu là phospholipit (0,5-1% trong mô cơ và mô dự trữ) và 2-3% trong gan.

Trong khẩu phần, lipit có các tác dụng như cải thiện tính chất lý học của thức ăn như làm bớt ñộ bụi, tạo mùi vị thơm ngon nên gia súc dễ ăn hơn. ðây là một vai trò khá quan trọng của chất béo trong khẩu phần. Lipit có ảnh hưởng ñến các chất dinh dưỡng khác như làm giảm sự sử dụng carbohydrate và protein.

Khẩu phần cá vùng nước lạnh cần nhiều lipid hơn cá vùng nước ấm vì năng lực sử dụng carbohydrate ñể lấy năng lượng kém hơn.

Takeuchi et.al. (1978) cho biết sinh trưởng của cá hồi vân (rainbow trout) không bị ảnh hưởng khi protein khẩu phần giảm từ 48% xuống 35% nếu lipid tăng từ 15% lên 20%.

Như vậy, khi xây dựng khẩu phần cho tôm và cá không chỉ ñảm bảo cân ñối tỷ lệ P/E mà còn cần có một tỷ lệ lipid nhất ñịnh (ñối với nhiều loài cá tỷ lệ này là từ 20% trở lên). Tuy nhiên, quá nhiều lipid có thể làm mất cân bằng E/P và thừa mỡ tích luỹ ở mô và phủ tạng. Steffens et.al. khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung thêm dầu vào khẩu phần cá hồi vân ñã thấy sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn của cá tăng lên khi lipid khẩu phần tăng từ 4,7% lên 9%, các loại dầu khác nhau cũng cho kết quả khác nhau (bảng 5.3).

Bảng 5.3. Ảnh hưởng của bổ sung dầu ñến tăng trọng và FCR của cá

Không thêm

dầu Dầu hướng

dương Dầu gan cá

thu Dầu cá

Khẩu phần: - Mỡ % - Protein %

4,7 40,1

9,0 38,2

8,9 38,3

8,2 38,6

Thể trọng ban ñầu (g) 35,5 35,2 39,6 34,2 Thể trọng cuối (g) 127,7 169,6 169,1 141,1 Tăng % 261 382 324 313 FCR (kg/kg tăng trọng) 1,98 1,28 1,46 1,57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 50

Mức sử dụng tối ña lipid trong thức ăn trên cá nươc ngọt thường thấp hơn cá biển, mức này ñối với cá chép là 12-15%, rô phi <10%, trê phi và cá trơn Mỹ 7-10%; cá hồi 18-20%, cá chẽm 13-18%, cá mú 13-14%, cá vền biển 12-15%.

5.2. VAI TRÒ DINH DƯỠNG CỦA AXIT BÉO

5.2.1. Sinh tổng hợp các axit béo của ñộng vật thuỷ sản

Tất cả ñộng vật ñều có thể tổng hợp ñược các axit béo no chuỗi dài từ axetat: n CH3COO- → CH3CH2CH2COO- → CH3CH2CH2CH2CH2CH2… Tất cả các loài ñộng vật cũng tổng hợp ñược các axit béo chưa no bằng cách thêm

những nối ñôi vào phía ñầu chuỗi chứa nhóm cacboxyl nhưng không có thể thêm những nối ñôi vào phía ñầu chuỗi chứa nhóm methyl (trừ thực vật).

Sơ ñồ sinh tổng hợp các axit béo trên cá và ñộng vật thuỷ sản như sau: Acetate 14:0 (myristic acid) 14:1n5 16:1n5 16:0 (palmitic acid) 16:1n7 18:1n7 18:0 (stearic acid) 18:1n9 20:1n9 20:0 (arachidic acid) 20:1n11 22:1n11

Oleic acid Linoleic acid Linolenic acid

18:1n9 18:2n6 18:3n3 20:1n9 18:2n9 20:2n6 18:3n6 20:3n3 18:4n3 20:2n9 20:3n6 20:4n3

20:3n9 22:3n6 20:4n6 22:4n3 20:5n3

22:4n6 22:5n3

22:5n6 22:6n3

Sơ ñồ 5.2. Sinh tổng hợp các axit béo trên cá và ñộng vật thuỷ sản Như vậy, các axit béo họ n5, n7, n9 có thể ñược cá sinh tổng hợp từ các tiền chất là

các axit béo no, các họ n3 và n6 sinh ra từ tiền chất là axit linolenic (18:3n3) và axit linoleic (18:2n6), các tiền chất này không có trong cơ thể mà hoàn toàn phải lấy từ thức ăn.

Như vậy, hai axit béo linolenic và linoleic là hai axit béo thiết yếu. Xem thêm sơ ñồ 4.3 biểu thị những con ñường tạo axit béo chưa no và kéo dài chuỗi carbon từ tiền chất là axit linolenic và axit linoleic của Dave A.Higgs và Faye M.Dong (2000) cuối chương. Các axit linolenic và linoleic ñược gọi là HUFA (highly unsaturated fatty acid) và những axit béo trong hai họ trên có chuỗi carbon dài trên 20 như 20:3n3; 22:4n3; 20:2n6; 22:3n6 ñược gọi là PUFA (Polyunsaturated fatty acid).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 51

5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến thành phần axit béo trong ñộng vật thuỷ sản

ðộ mặn. Cá nước ngọt chứa nhiều axit béo C16 và C18, trong khi cá biển chứa nhiều axit béo có chuỗi carbon dài hơn như C20 và C22. Ngoài ra, cá biển chứa một tỷ lệ cao các họ axit béo n-3 hơn họ n-6 so với cá nước ngọt.

Tỷ lệ n-6/n-3 thay ñổi từ 0,34 và 0,15 lần lượt ñối với cá nước ngọt và cá nước biển. Tỷ lệ n-6/n-3 cũng thấy khác nhau ñối với loài cá di cư từ biển vào sông hay ngược

lại (bảng 5.4).

Bảng 5.4. Thành phần của axit béo thay ñổi khi cá di cư

Plecoglosus altivelis Onchorhynchus masu Biển Nước ngọt Nước ngọt Biển

Axit béo

TG PL TG PL TG PL TG PL No Mono n-6 n-3 n-6/n-3

34,9 27,4 4,4 31,7 0,14

31,8 16,1 2,2 49,4 0,04

35,1 32,0 7,2 23,9 0,30

53,8 35,9 3,2 6,9 0,46

31,9 18,6 4,0 39,8 0,10

37,5 18,6 4,0 39,8 0,10

31,0 43,1 23,0 23,2 0,10

36,0 19,2 1,5 43,1 0,03

Nhiệt ñộ. Cá vùng ôn ñới thường chứa nhiều PUFA trong thành phần axit béo hơn

cá vùng nhiệt ñới, tỷ số n-6/n-3 giảm theo sự giảm nhiệt ñộ. Thức ăn. Tỷ lệ axit béo n-6/n-3 thay ñổi rất lớn theo tỷ lệ n-6/n-3 của thức ăn. Khi

cho cá ăn thức ăn chứa nhiều n-6 như mỡ bò, dầu thực vật, cá có khuynh hướng thay ñổi tỷ lệ n-6/n-3 trong cơ thể bằng cách tăng tỷ lệ n-6/n-3 và ngược lại khi cho cá ăn thức ăn giàu axit béo n-3.

Cá có khả năng ñiều hoà số lượng axit béo trong cơ thể, tuy nhiên người ta thấy rằng một khi có lượng axit béo dư thừa nó có thể ức chế sự hấp thu và tích luỹ các axit béo khác. Axit béo 18:2 có thể ngăn cản sự tích luỹ và sử dụng axit béo 16:1 và 18:1. Như vậy, thành phần axit béo trong cơ thể là kết quả của sự ñiều chỉnh cân bằng giữa axit béo thức ăn và axit béo tồng hợp từ các nguồn chất trong cơ thể.

Mùa vụ. Thành phần axit béo trong cá thay ñổi theo mùa. Lượng lipit tổng số và chỉ số iốt của ñầu cá mòi có chỉ số iốt hạ thấp nhất vào tháng giêng và tăng cao vào tháng sáu hàng năm.

5.2.3. Vai trò và nhu cầu axit béo thiết yếu

Vai trò dinh dưỡng. Thiếu các axit béo thiết yếu (EFA) có thể gây những rối loạn sau: thối loét vẩy và vây, tăng tỷ lệ chết, viêm cơ tim, giảm khả năng sinh sản (cá chép, cá hồi, cá tráp), giảm sinh trưởng…

Trong quá trình phát triển của trứng và ấu trùng cá, triglyxerite và phospholypide là nguồn năng lượng chính và axit béo họ n-3 (n3-HUFA) cũng giữ vai trò quan trọng, khẩu phần thiếu họ axit béo này, tỷ lệ chết tăng cao trong vòng 19 ngày (thí nghiệm trên cá tráp). Cũng trên loài cá này, Fernandez Palacios et al. (1995) báo cáo rằng, khẩu phần chứa một nồng ñộ tối ưu n-3-HUFA trong 3 tuần sẽ làm cho khả năng sinh sản, bao gồm tỷ lệ ñẻ, tỷ lệ nở và chất lượng ấu trùng ñược cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng khẩu phần thừa n3-HUFA hay tỷ lệ EPA (eicosapentaenoic acid chưa este hoá- 20:5n3) và DHA và arachidonic acid không thích hợp có ảnh hưởng xấu ñến tất cả khả năng sinh sản của tôm và cá.

Thành phần axit béo khẩu phần cũng có ảnh hưởng ñến khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong một nghiên cứu trên cá hồi, Thomson et al., (1996) ñã thấy rằng khẩu phần ñầy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 52

ñủ axit béo n-3 nhưng tỷ lệ n-3/n-6 thấp thì sức ñề kháng với bệnh Aeromonas salmonicida và Vibrio anguillarum kém hơn khẩu phần có tỷ lệ n-3/n-6 cao.

Nhu cầu EFA của cá. Nhu cầu EFA của cá khác nhau theo loài và cho ñến nay cũng chưa ñược hiểu biết một cách ñầy ñủ, bảng 5.5 giới thiệu nhu cầu axit béo thiết yếu của một số loài cá.

Bảng 5.5. Nhu cầu các axit béo quan trọng (EFA) của cá

Loài Nhu cầu EFA Nguồn tài liệu

Cá nước ngọt

Ayu Cá da trơn Cá hồi Chum Cá hồi Coho Cá chép Cá chình Nhật Bản Cá hồi (Rainbow trout) Rô phi Nile Rô phi Zillii Cá vược Cá biển

Cá tráp hồng Cá pecca (cárô biển) Cá sọc vằn Cá bơn Cá cam

1% linoleic acid hay 1% EPA 1-2% linoleic acid hay 0,5-0,75 EPA và DHA 1% linoleic acid và 1% linolenic acid 1-2,5%linolenic acid 1% linoleic acid và 1linolenic acid 0,5 linoleic acid và 0,5% linolenic acid 1% linolenic acid 0,8% linolenic acid 20% lipid dưới dạng linolenic acid hoặc 10% lipid dưới dạng EPA và DHA 0,5% linoleic acid 1% linoleic acid hay 1% arachidonic acid 0,5% EPA và DHA 0,5% EPA và DHA hay 0,5% EPA 1% EPA và DHA 1,7% EPA và DHA hay 1,7% DHA 0,8% EPA và DHA 2% EPA và DHA

Kanazaw et al. (1982) Satoh et al. (1989) Takeuchi &Watanabe (1982)Yu & Sinnhuber (1979) Watanabe et al. (1975), Takeuchi & Watanabe (1977) Takeuchi et al. (1980) Gastell et al. (1972) Watanabe et al. (1974) Takeuchi&Watanabe(1977) Takeuchi et al. (1983) Kanazawa et al. (1980) Webster & Lovell (1990) Yone et al. (1971) Buranapanidgit et al(1989) Watanabe et al. (1989) Gatesoupe et al. (1977) Deshimaru and Kuroki (1983)

Nguồn thức ăn EFA. Nói chung, dầu thực vật (dầu lạc, dầu bông, dầu lanh, dầu dừa, dầu ngô, dầu cải dầu), mỡ lợn, mỡ bò, cừu nhiều axit béo họ ω6, còn dầu cá biển (cá hồi, cá thu, cá sardin) nhiều axit béo họ ω-3.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 53

18: 2n-6 (Linoleic acid) 18: 3n-3 (Linolenic acid) Desaturase

18: 3n-6 (γ linolenic acid) 18: 4n-3 (Octadecatetraeinoic acid) Elongase

20: 3n-6 (Diomo γ linolenic acid) 20: 4n-3 (Eicosatetraeinoic acid) Desaturase 1-series prostanoic 20: 4n-6 (Arachidonic acid, AA 20: 5n-3(Eicosapentanenoic acid, EPA

nonesterified) non-esterified) Cyclooxygenase

Lipoxygenase 2-series prostanoid 3-series prostanoid 4-series leukotrienes 5-series leucotrienes Elongase & lipoxins & lipoxins 22: 4n-6 (Docosatetraeinoic acid) 22: 5n-3 (Docosapentaeinoic acid) Elongase Eicosanoids 24:4n-6 22: 5n-6 24:5n-3 22: 6n-3

(Docosahexaenoic acid, DHA)

Desaturase 24: 5n-6 β-oxidation 24: 6n-3 β –oxidation

Sơ ñồ 5.3. Con ñường chuyển hoá axit béo họ n6 và n3 (Dave A.Higgs và Faye M.Dong, 2000)

CÂU HỎI:

1. Vai trò lipid ñối với cá. Cho một số con số về nhu cầu lipid của một số loài cá? 2. Phân loại, cách gọi tên và ký hiệu của axit béo no và không no? 3. ðặc ñiểm chuyển hoá axit béo của cá. Từ axit linoleic và axit linolenic sẽ cho

những axit béo nào trong họ n6 và n3? 4. Vai trò và nhu axit béo chưa no n3 và n6 của một số loài cá?

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ……………… 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tiếng Việt

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, 2002. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội. Hồ Trung Thông, Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, ðỗ Quý Hai, Cao ðăng Nguyên, 2006.

Giáo trình hóa sinh ñộng vật. Nhà XBNN, Hà Nội; 402 tr.

Tiếng Anh

Gurr, M. I., and Harwood, J.l. (1991). In “Lipid Biochemistry,” vol. 93, p.375. Chapman and Hall, London.

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

Takeuchi, T., Arai, S., Watanabe, T. and Shimma, Y., 1980. Requirement of eel Anguilla japonica for essential fatty acids. Bullentin of the Japanese Society of Scientific Fisheries 49, 345-353.

Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 55

CHƯƠNG VI

CARBOHYDRATE VÀ NHU CẦU ðỐI VỚI CÁ

6.1. KHÁI NIỆM

Tên carbohydrate bắt nguồn từ tiếng Pháp hydrate de carbone, là hợp chất trung tính có chứa carbon, hydro và oxy, và tỷ lệ hydro và oxy giống như cấu tạo của phân tử nước. Phần lớn carbohydrat có công thức cấu tạo chung là (CH2O)n trong ñó n từ 3 trở lên.

ðịnh nghĩa trên không thật chính xác khi phát hiện ra những carbohydrate có chứa không những C, H, O mà còn có phospho, nitơ và hưu huỳnh. Hơn nữa, một số hợp chất như là deoxyribose (C5H10O4) không có tỷ lệ hydro và oxy như trong phân tử nước.

Quan ñiểm hiện tại ñể ñịnh nghĩa carbohydrate là những polyhydroxy aldehyt, xeton, rượu hoặc axit hay những dẫn xuất ñơn giản của các hợp chất kể trước ñó và bất cứ hợp chất nào mà ñều có thể bị thủy phân cho ra chúng.

Trong thức ăn thực vật, carbohydrate chiếm tỷ lệ lớn hơn bất cứ chất dinh dưỡng nào khác. Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và là nguồn năng lượng ban ñầu cho các hoạt ñộng của cơ thể. Khác với thức ăn thực vật, thức ăn ñộng vật có hàm lượng carbohydrate thấp, chiếm khoảng 1-1,5%, tuy vậy, chúng giữ vai trò không kém phần quan trọng. Glycogen ñược hình thành từ nhiều phân tử glucose làm nhiệm vụ dự trữ năng lượng trong cơ thể.

6.2. PHÂN LOẠI CARBOHYDRATE

Carbohydrate có thể phân chia theo bản chất hóa học thành 2 nhóm chính: nhóm các loại ñường và nhóm không chứa ñường (Bảng 6.1). Nhóm ñường ñơn giản nhất bao gồm các monosaccharide chia làm các nhóm phụ triose, tetrose, pentose, hexo và heptose, phụ thuộc vào số nguyên tử cacbon trong phân tử. Monosaccharide liên kết với nhau ñể tạo thành di, tri hoặc tetra-polysaccharide.

Thuật ngữ “ñường” giới hạn với carbohydrat chứa ít hơn 10 ñơn vị monosaccharide, ñồng thời thuật ngữ oligosaccharide (oligos tiếng Ai Cập là một vài) dùng ñể chỉ các loại ñường trừ monosaccharide.

Polysaccharide, còn gọi là glycan là các polyme của các ñơn vị monosaccharide. Chúng ñược phân thành 2 nhóm: nhóm homoglycan chứa một ñơn vị monosaccharide và nhóm heteroglycan khi thủy phân cho ra nhiều ñơn vị monosaccharide. Khối lượng phân tử của polysaccharide rất khác nhau từ 8.000 trong một vài loại fructan của thực vật ñến 100 triệu trong amylopectin của tinh bột. Quá trình thủy phân polysaccharide thành ñường chịu ảnh hưởng bởi hoạt ñộng của các enzyme ñặc hiệu hoặc axit.

Carbohydrate phức tạp chứa carbohydrate kết hợp với phân tử không chứa carbohydrate, bao gồm glycolipit và glycoprotein.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 56

Bảng 6.1. Phân loại carbohydrate Triose

C3H6O3 Glyceraldehyte

Dihydroxyacetone Treose

(C4H8O4) Erythrose

Monosaccharide Pentose (C5H10O5)

Arabinose Xylose Xylulose Ribose Ribulose

ðường

Hexose (C6H12O6)

Glucose Galactose Mannose Fructose

Heptose (C7H14O7)

Sedoheptulose

Disaccharide

Succarose Lactose Maltose Cellobiose

Oligosacharide Triasaccharide

Raffinose Kestose

Tetrasaccharide Arabinan Xylan

Stachynose

Homoglycan

Glucan

Tinh bột Dextrin Glycogen Cellulose Callose

Polysaccharide

Fructan Galactan Mannan Glucosamine

Inulin Levan

Hợp chất không chứa ñường

Heteroglycan

Hợp chất pectic Hemicellulose Gum Các chất nhầy axit Axit hyaluronic Chondroitin

Carbohydrate Carbon phức tạp

Glycolipit Glycoprotein

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 57

1CHO CHO

HO3CH HCOH

H2COH HOCH

H4COH HOCH

H5COH HOCH

6CH2OH CH2OH

D-Glucoz L-Glucoz

6.2.1. Monosaccharide

Cấu trúc. Công thức của glucose có thể viết ở dạng thẳng như sau: Rõ ràng là phân tử monosaccharide có chứa nhóm aldehyte (CHO) và ñường chứa nhóm

này thuộc nhóm aldose. Do sự có mặt của 4 nguyên tử cacbon trong aldohexose nên có 16 ñồng phân lập thể, 8 dạng D và 8 dạng L. Công thức chuỗi của hexose có thể chứa một nhóm xêton (CO) thay vì nhóm aldehyte, ví dụ trường hợp của fructose.

Monosaccharide tồn tại ở dạng tự do, chỉ có ở một số thực vật và mô cơ ñộng vật. Trong thực vật, monosaccharide là tiền thân của polysaccharide (ñường ñơn và ñường ña). ðặc tính chung của monosaccharide là hoạt ñộng như những chất khử do sự có mặt các nhóm aldehyt hay xeton. ðặc tính khử của ñường thể hiện ở chỗ: khử ion kim loại như Zn hoặc Cu trong môi trường kiềm. Nhóm aldehyt hay xeton có thể bị khử bởi hóa học hoặc bởi enzyme ñể hình thành rượu của ñường tương ứng.

Các nhóm monosaccharide quan trọng

Hexose. ðường quan trọng nhất của hydrat cacbon trong thức ăn và trong cơ thể ñộng vật là ñường 6 carbon gọi là hexose. ðại diện của ñường 6 carbon có: glucose, galactose, fructose và mantose. ðường hexose tồn tại ở dạng tự do rất ít (ví dụ, fructose có trong nước hoa quả, glucose ở trong máu).

Pentose. ðường pentose (ñường ñơn có 5 nguyên tử cacbon trong phân tử có arabiose và xylose. Chúng là những ñơn vị cơ bản ñể cấu trúc nên ñường pentose loại ñường này có nhiều ở vách tế bào thực vật; hoặc ñường ribose và deroxyribose là ñơn vị cơ bản của axit nucleotic và các enzym. Dẫn xuất quan trọng nhất của ñường hexose là ñường amino (thành phần của mucopolysaccharide và glycoside).

Heptose. D-sedohetulose là ví dụ quan trọng của monosaccharide chứa 7 carbon. ðường heptose xuất hiện dạng photphat hay chất trung gian trong con ñường chuyển hóa photphat pentose.

Dẫn suất của monosaccharide

Este axit photphoric. Este của axit photphoric với ñường có vai trò quan trọng trong các phản ứng trong cơ thể sống. Este quan trọng nhất là với glucose ở vị trí nguyên tử cácbon 1 hoặc 6 hoặc cả hai.

ðường có nhóm amino. Nếu nhóm hydro ở nguyên tử cacbon số 2 của aldohexose ñược thay thế bởi nhóm amino (-NH2) thì hợp chất mới là một ñường có nhóm amino. Trong tự nhiên tồn tại hai nhóm quan trọng là D-glucosamine là thành phần chính của chitin (trong vỏ tôm, châu chấu..) và D-galactosamine là thành phần polysaccharide của sụn.

1CH2OH CH2OH

HO3CH HCOH

2C=O O=C

H4COH HOCH

H5COH HOCH

6CH2OH CH2OH

D-Fructoz L-Fluctoz

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 58

ðường deoxy. Thay thế nhóm hydroxyl bởi hydro hình thành ñường deoxy. Dẫn xuất của ribose, deoxyribose là thành phần cấu tạo của axit deoxyribonucleic (DNA). Tương tự như vậy, dẫn xuất của galactose là fucose và mannose là rhamnose, và chúng là thành phần của heteropolysaccharide.

Axit từ ñường. Các aldose có thể bị oxy hóa thành axit, trong ñó có các axit quan trọng sau: axit aldonic, axit aldaric và axit uronic. ðối với glucose thì có các dẫn xuất axit sau: gluconic, glucanic và glucoronic.

Rượu từ ñường. Các ñường ñơn giản có thể bị oxy hóa thành rượu polyhydric, ví dụ, glucose thành sorbitol, galactose thành dulciol, còn mannose và fructose ñều thành mannitol. Mannitol xuất hiện trong cỏ ủ silô do hoạt ñộng của vi khuẩn phân giải fructose.

Glycoside. Nếu hydro của nhóm hydroxyl bất kỳ của glucose ñược thay bởi este hay alcohol hay phenol hình thành nên glucoside. Tương ứng, galactose hình thành galactoside và fructose thành fructosit. Oligosaccharide và polysaccharide thuộc nhóm glycoside khi thủy phân tạo thành ñường hoặc dẫn suất của ñường.

Glycoside cyanogenetic khi thủy phân giải phóng HCN-có tính ñộc nên những thực vật chứa nhóm glycoside trên ñều ñộc ñối với gia súc. Bản thân glycoside không gây ñộc và phải thủy phân chúng trước khi gây ñộc. Tuy nhiên, glycosit dễ dàng bị thủy phân bởi enzyme có mặt trong thực vật. Ví dụ, linamarin (còn gọi phaseolunatin) có trong sắn, ñậu Java và hạt lanh khi bị thủy phân (hydrolysis) tạo thành HCN, glucose và acetone. Một số glycoside quan trọng có trong tự nhiên trình bày ở bảng 6.2.

Bảng 6.2. Một số glycoside cyanogenetic tự nhiên quan trọng

Tên Nguồn Sản phẩm khi thủy phân ngoài glucose và HCN

Linamarin ðậu Java, sắn và hạt lanh Acetone Vicianin Vicia angustfolia Arabinose, benzaldehyt Amygdalin Mận, ruột quả ñào, dứa và quả của

Rosaceae Benzaldehyte

Dhurrin Lá kê (Sorghum vulgare) p-hydroxy-benzaldehyt Lotaustralin Trefoil (Lotus australis), cỏ ba lá

trắng (Trifolium repens) Methylethyl xeton

6.2.2. Oligosaccharide

Nhờ sự liên kết từ 2 ñến 10 monosaccharide và giải phóng nước, xuất hiện oligosaccharide. Oligosaccharide có ba nhóm: di-, tri- và tetrasaccharide.

Disaccharide

Nhóm này xuất hiện nhiều trong tự nhiên và có những ñường quan trọng sau: saccarose, maltose, lactose và cellobiose khi thủy phân cho hai phân tử hexose:

C12H22O11 + H2O = 2C6H12O6 ðường saccharose có nhiều trong mía và củ cải ñường, có cấu trúc phân tử: α-D-glucose

+ β-D-fructose. Mía chứa 20% ñường saccharose, củ cải ñường chứa 15-20%... ðường lactose còn gọi là ñường sữa là sản phẩm tổng hợp từ tuyến vú. Sữa bò chứa 43-

48 g/kg. Lactose tan trong nước không nhanh và không ngọt như glucose. Lactose chứa 1 phân tử α-glucose liên kết với một phân tử β-galactose qua liên kết β-(1-4). Lactose bị lên men một cách nhanh chóng do vi sinh vật, chủ yếu là Streptococcus lactis. Nhóm vi sinh vật này làm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 59

chua sữa do biến ñường lactose thành axit lactic (CH3.CHOH.COOH). Ở nhiệt ñộ 1500C lactose chuyển thành màu vàng, 1750C thành màu nâu, gọi là lactocaramel.

Mantose (ñường mạch nha) là sản phẩm phân giải tinh bột và glycogen bởi axit loãng hoặc enzyme. Matose thường có nhiều trong các loại hạt như ñại mạch, mì, thóc... ðại mạch hoặc thóc khi lên mầm bị khống chế và ñem sấy ñể làm mạch nha sử dụng cho sản xuất bia. Maltose dễ tan trong nước và không ngọt như saccharose. Maltose do hai phân tử α-D-glucose liên kết với nhau qua vị trí α-1,4 và có một nhóm hoạt ñộng.

Cellobiose không tồn tại trong tự nhiên như là ñường tự do, là sản phẩm phân giải từ cellulose. Cellubiose ñược tạo thành từ hai β-D-glucose là sản phẩm của phân giải celulose liên kết thông qua mạch nối β-(14). Liên kết này không bị bẻ gãy bởi enzyme tiêu hóa của ñộng vật có vú, tuy nhiên, bị phân giải bởi enzyme vi sinh vật. Cellobiose cũng chỉ có một nhóm hoạt ñộng.

Trisaccharide Raffinose và cestose là hai ñại diện của nhóm trisaccharide. Chúng ñều không phải là

chất khử và khi thủy phân cho ba phân tử ñường hexose: C18H32O16 + H2O = 3C6H12O6 Raffinose là nhóm ñường phổ biến nhất, có hầu hết trong thực vật như là saccharose. Nó

có lượng nhỏ trong củ cải ñường và hình thành trong rỉ mật trong khi chế biến ñường saccharose. Hạt bông chứa khoảng 80 g raffinose/kg. Khi thủy phân raffinose tạo thành glucose, fructose và galactose. Cestose cũng như dẫn suất của nó có trong từng phần của rau và hạt cỏ hòa thảo.

Tetrasaccharide Nhóm này ñược hình thành từ bốn monosaccharide. Stachyose thuộc nhóm này, có mặt

hầu hết trong thực vật bậc cao. Nó không phải là ñường khử và thủy phân tạo thành hai phân tử galactose, một phân tử glucose và một phân tử fructose:

C24H42O21 + 3H2O = 4C6H12O6 2.3. Polysaccharide (Glycan) Polysaccharide ñược cấu tạo từ các monosaccharide, gồm có homoglycan, heteroglycan

và lignin. Homoglycan

Nhóm carbohydrate này rất khác với nhóm ñường. Khác cơ bản là trọng lượng phân tử cao, hình thành từ nhiều pentose và hexose. Homoglycan không mang ñặc tính phản ứng ñường của aldose và cestose. Nhiều loại homoglycan có trong thực vật như tinh bột (nguyên liệu dự trữ) và cellulose (chất liệu cấu tạo).

Arabinan và xylan

Arabinan và xylan là polyme của arabinose và xylose. Chúng ñược tìm thấy trong sự kết hợp với các loại ñường khác như là thành phần của heterpglycan.

Glucan

Tinh bột là một glucan có nhiều trong thực vật như là nguồn dự trữ cacbon hydrat. Nó có rất nhiều trong hạt, quả, củ và rễ. Tinh bột có trong tự nhiên ở dạng hạt với kích cỡ và hình thù khác nhau.Tinh bột là hỗn hợp của hai polysaccharide khác nhau: amylose và amylopectin, tuy nhiên rất khác nhau về cấu trúc hóa học trừ một số trường hợp. Tỷ lệ của các nhóm trong tinh bột phụ thuôc vào nguồn nhưng amylopectin là thành phần chủ yếu chiếm khoảng 70-80%. Người ta có thể kiểm tra nhanh chất lượng tinh bột thông qua phản ứng với iôt: Amylose cho màu xanh ñậm và amylopectin cho màu violet hoặc màu ñỏ tía.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 60

Amylose có cấu trúc thẳng, ñó là liên kết giữa α-D-glucose ở vị trí cácbon 1 và cácbon 4 của phân tử glucose khác. Liên kết α-(1→6) chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong amylose. Amylopectin có cấu trúc phức tạp hơn bao gồm liên kết α-(1→4) là chính và cả liên kết α-(1→6).

Hạt tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng khi khuấy ñều và ñun nóng thì bị trương phồng và dẻo. Hạt tinh bột khoai tây trương phồng to và vỡ ra, còn tinh bột hạt cốc thì chỉ trương phồng. Trong thực tế chăn nuôi, gia súc ñược cho ăn một khối lượng lớn tinh bột của hạt cốc và sản phẩm phụ của hạt cốc.

Glycogen

Glycogen là thuật ngữ ñể chỉ nhóm polysaccarrit mạch nhánh ñược tách ra từ ñộng vật hay vi sinh vật. Glycogen có nhiều trong gan, cơ và các mô khác của ñộng vật. Glycogen là những glucan có cấu trúc tương tự amylopectin vì vậy có thuật ngữ riêng cho glycogen là "tinh bột ñộng vật". Glycogen là cacbon hydrat dự trữ ở ñộng vật và ñóng vai trò quan trọng trong trao ñổi năng lượng.

Khối lượng phân tử glycogen rất khác nhau tùy theo loại ñộng vật, dạng mô cơ và trạng thái sinh lý. Ví dụ, glycogen của gan chuột có khối lượng phân tử 1 - 5 x 108, trong khi ñó glycogen cơ là 5 x 106.

Dextrin

Dextrin là sản phẩm trung gian của quá trình thủy phân tinh bột và glycogen: Tinh bột dextrin → maltose → glucose Glycogen Dextrin tan trong nước và tạo thành dung dịch giống như gôm (dính). Sự có mặt dextrin

trong thức ăn ngũ cốc hình thành những tính chất như cứng, nướng ñược và cháy từng phần. Cellulose

Cellulose là polyme ñơn phổ biến trong thực vật, là cấu trúc vững chắc cho màng tế bào. Dạng thuần của cellulose ñược tìm thấy trong sợi bông. Cellulose thuần là một homoglycan có khối lượng phân tử cao ñược hình thành từ các ñơn vị cellobiose (hình 6.1).

Trong thực vật, chuỗi cellulose ñược hình thành theo trật tự nhất ñịnh thông qua cầu nối hydro cả trong và ngoài phân tử. Trong các tế bào thực vật, cellulose liên quan chặt chẽ về cả lý tính và hóa tính với các thành phần khác, ñặc biệt là hemicellulose và lignin.

Callose. Callose là thuật ngữ chỉ nhóm polysaccharide chứa liên kết β-(1,3) và β-(1,4). Các β-glucan này có mặt trong thực vật bậc cao như là thành phần của màng tế bào chỉ xuất hiện trong một số giai ñoạn phát triển nhất ñịnh.

Hình 6.1. Cấu trúc cellulose và chitin

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 61

Fructan

Fructan là nguyên liệu dự trữ trong rễ, thân, lá và hạt của nhiều loài thực vật, nhưng chủ yếu ở hai họ Compositae và Gramineae. Trong họ Gramineae, fructan chỉ có trong các loài cây ôn ñới.

Fructan tan trong nước lạnh và có khối lượng phân tử thấp. Toàn bộ fructan ñều chứa các mảnh β-D-frutose liên kết với nhau qua cầu nối 2,6 hoặc 2,1. Fructan có thể chia làm ba nhóm: nhóm levan với ñặc trưng liên kết 2,6; nhóm inulin chứa liên kết 2,1; và nhóm fructan có nhánh tìm thấy trong cỏ Agropyron repens. Nhóm này chứa cả hai loại liên kết trên.

Galactan và mannan

Galactan và mannan là polyme của galactose và mannose có mặt trong thành tế bào thực vật. Mannan là thành phần chính của thành tế bào hạt cây cọ và dừa. Trong khi ñó, hạt của nhiều cây bộ ñậu như cỏ clover, trefoil và medicago chứa galactan.

Bảng 6.3. Khối lượng và số lượng phân tử glucose trong cấu trúc polysaccharide khác nhau

Polysaccharide Khối lượng phân tử Số lượng phân tử glucose Amylose 16.200 - 97.200 100 - 600 Amylopectin 48.600 - 972.000 300 - 6.000 Glycogen 972.000 - 4.050.000 6.000 - 25.000 Cellulose 972.000 - 1.296.000 6.000 - 8.000

Glucosamine

Chitin là ñiển hình của homoglucan chứa glucosamine. Chitin phân bố nhiều trong ñộng vật bậc thấp và ñặc biệt có nhiều trong Crustacae (giáp xác), trong nấm và vài loại tảo xanh. Chitin có cấu trúc giống với cellulose (hình 6.1) và là polysaccharide phổ biến trong tự nhiên sau cellulose.

Heteroglycan

Heteroglycan là một loại polysaccharide, trong ñó gồm nhiều loại hương vị một số chất khác. Những heteroglycan có ý nghĩa trong dinh dưỡng bao gồm: hemicellulose, pectin, mucopolysaccharide và glycopotein.

Hemicellulose

Hemicellulose là polysaccharide trong màng tế bào tan trong dung dịch kiềm và có liên kết chặt chẽ với cellulose. Về cấu trúc, hemicellulose có thành phần chính là D-glucose, D-galactose, D-mannose, D-xylose và L-arabinose liên kết với các thành phần khác và nằm trong liên kết glucoside. Hemicellulose cũng có thể chứa axit uronic.

Lignin

Lignin không phải là carbohydrate nhưng có liên kết chặt chẽ với nhóm này ñể cấu tạo màng tế bào và làm cho cây cứng cáp. Lignin là một polyme bắt nguồn từ ba dẫn xuất của phenylpropal: rượu coumaryl, coniferil và sinapyl. Một phân tử lignin bao gồm nhiều ñơn vị phenylpropanoit ñan chéo nhau thành liên kết phức hợp.

Fructan (chuäøi saccharose)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 62

Rượu coumaryl: R = R1 = H Rượu coniferil: R = H; R1 = OCH3 Rượu sinapyl: R = R1 = OCH3

Trong dinh dưỡng ñộng vật, lignin rất ñáng quan tâm vì nó không bị tiêu hóa bởi enzym của cơ thể vật chủ. Lignin còn liên kết với nhiều polysaccharide và protein màng tế bào ngăn trở quá trình tiêu

hóa các hợp chất ñó. Gỗ, cỏ khô và rơm rất giàu lignin nên tỷ lệ tiêu hóa thấp trừ khi ñược xử lý hóa học ñể bẻ gãy liên kết giữa lignin với các hydrat cacbon khác.

Thực vật càng già, lượng lignin tích tụ càng lớn. Lignin chỉ bị phân giải bởi enzyme của mối, mọt... Lignin chiếm tới khoảng 13-15% trong chất khô của cây cỏ hòa thảo.

6.3. SỰ CHUYỂN HOÁ ðƯỜNG Ở CÁ

Tinh bột Dextrin + Maltose + Glucose

Dextrin Glucose + Maltose

Maltose Glucose + Glucose

Lactose Glucose + Galactose

Sucrose Glucose + Fructose

Cá có khả năng hấp thu tốt glucose, nhưng khả năng sử dụng glucose thì kém hơn ñộng vật trên cạn. Theo dõi trên cá ăn khẩu phần giàu tinh bột hay glucose, thấy rằng lượng ñường trong máu tăng lên rất cao và kéo dài, khác với ñộng vật có vú có hàm lượng ñường trong máu rất thấp và ổn ñịnh. Thực ra, cá có khả năng tiết ra insulin (sau bữa ăn hàm lượng insulin tăng trong khoảng 5-48mg/ml plasma, nhưng khi nhịn ñói chỉ có 1-3mg/ml). Insulin có tác dụng biến glucose thành glycogen dự trữ ở gan, cơ và não và từ ñó làm giảm lượng ñường trong máu. Tuy nhiên, quá trình chuyển glucose thành glycogen còn phụ thuộc vào các “chất nhận” (receptor) có trong tế bào và mối tương quan với glucagon. Các nghiên cứu gần ñây cho thấy, cá rô phi thiếu “chất nhận” glucose do insulin ñem ñến và ñã có phản ứng chậm và không hiệu quả ñối với insulin. Tuy nhiên, nếu tăng số lần cho ăn thì thấy tăng khả năng sử dụng glucose. ðiều này cho kết luận là khả năng chuyển hoá glucose của cá chậm hơn ñộng vật trên cạn, thêm một lượng lớn thức ăn chứa glucose sẽ dẫn ñến sự gia tăng ñột ngột và lâu dài glucose plasma của cá.

Ở cá con ñường sản sinh glucose (glucogenesis) từ protein và lipid là con ñường quan trọng. Các axit amin ñều có thể ñược chuyển hoá tạo ra glucose, trong ñó alanine, serine và glycine có ưu thế hơn axit glutamic và axit aspartic.

ðối với triglyceride thì sau khi thuỷ phân, glycerol sẽ ñược phosphoryl hoá tạo ra dihydroxyacetone phosphat rồi hình thành pyruvat và ñi vào chu trình Krebs ñể tạo năng lượng. Còn các axit béo sẽ theo con ñường oxy hoá tạo nên acetyl-CoA ñi vào chu trình Krebs.

6.4. SỬ DỤNG TINH BỘT VÀ CHẤT XƠ Ở CÁ

6.4.1. Tinh bột

Tinh bột là nguồn năng lượng rẻ tiền hơn protein và lipid và ñược các nhà sản xuất ñưa vào khẩu phần với những tỷ lệ khác nhau tuỳ theo loài cá. Nhóm cá hồi ăn ñộng vật, carbohydrate làm giảm sinh trưởng. Tuy nhiên, ở cá bơn (Pluronectus platessa) và cá chép thì bổ sung tinh bột làm tăng tốc ñộ sinh trưởng. Tỷ lệ tiêu hoá tinh bột của cá chép trong khoảng 40-80% phụ thuộc vào nguồn tinh bột (bảng 6.4).

α

α

α

Lactase

sucrase

R R1

OH

CH CH.CH2OH

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 63

Bảng 6.4. Tỷ lệ tiêu hoá các carbohydrate khác nhau của cá chép 2 năm tuổi (Scerbina, 1973)

Loại thức ăn Hàm lượng carbohydrate (%) Tỷ lệ tiêu hoá ðại mạch (barley) 55,0 74 Yến mạch (oats) 37,3 75 Mạch ñen (rye) 46,8 84 Lúa mì (wheat) 43,6 58 ðậu peas 34,1 45 ðậu lupins 22,8 56 Khô lạc (groundnut meal) 15,0 65 Khô ñậu tương (soyabean meal) 25,4 51 Thức ăn hỗn hợp 14,8 – 30,5 46 - 75

Lượng tinh bột có thể sử dụng tối ña trong khẩu phần của một số loài cá ghi ở bảng 6.5. Cần chú ý rằng những nhóm cá sử dụng ñược tinh bột nếu tăng tinh bột trong khẩu phần thì làm tăng hàm lượng lipit cơ thể.

Bảng 6.5. Tỷ lệ tinh bột có thể sử dụng tối ña trong thức ăn một số loài cá

Cá nước ngọt % tinh bột Cá biển % tinh bột Chép Cá da trơn Mỹ Cá hồi Cá rô phi Cá chình

40-45 30-35 25-30 35-40 25-30

Cá măng biển Cá chẽm

Cá bơn Atlantic

35-40 20-25 15-20

(Nguồn: Halver và Hardy, 2002) ðể tăng hiệu quả sử dụng tinh bột trong thức ăn thuỷ sản nên áp dụng các biện pháp như

sau: hồ hoá tinh bột qua biện pháp nấu chín, ép viên hay ép ñùn ñể tăng tỷ lệ tiêu hoá tinh bột; và tăng số lần cho ăn ñể tránh glucose tăng ñột ngột sau bữa ăn.

6.4.2. Chất xơ

Hoạt tính enzyme cellulase rất yếu trong ñường tiêu hoá của cá. Xơ trong khẩu phần làm tăng sản xuất phân, giảm tỷ lệ tiêu hoá, tăng khối lượng ống tiêu hoá (bảng 6.6).

Tỷ lệ xơ trong khẩu phần cá thường ñược khuyến cáo từ 8-10%, ñối với tôm thì không quá 5%. Nếu xơ không ảnh hưởng ñến tỷ lệ tiêu hoá và ñộ lợi dụng của các chất dinh dưỡng khác, có thể sử dụng xơ như chất pha loãng và ñể ñiều chỉnh tỷ lệ P:E khi phối hợp khẩu phần.

Bảng 6.6. Ảnh hưởng của xơ thô ñến tỷ lệ tiêu hoá VCK khẩu phần

Xơ thô (%/CK) 0 10 20 Tỷ lệ tiêu hoá VCK (%) Thời gian rỗng dạ dày (phút) Tỷ lệ khối lượng dạ dày/WB

71 782 1,4

66 379 1,8

59 412 1,9

(Nguồn: Werner Steffens, 1985, thí nghiệm trên cá hồi)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 64

CÂU HỎI: 1. Phân loại carbohydrate và ý nghĩa của nó? 2. Vai trò của tinh bột ñối với cá và sự lợi dụng tinh bột của cá? 3. Bản chất của chất xơ, cá có sử dụng ñược chất xơ không?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, 2001. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc (Dành cho sinh viên cao học). Nhà XBNN, Hà Nội.

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, 2002. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội. Hồ Trung Thông, Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, ðỗ Quý Hai, Cao ðăng Nguyên, 2006. Giáo

trình hóa sinh ñộng vật. Nhà XBNN, Hà Nội; 402 tr.

Tiếng Anh

De Silva, K.H.G.M, 1989. Cheap source of alternate feed for the farming of snakehead fish (Teleostei: Channidae) in Sri Lanka. In: Huisman, E.A., Zonneveld, N. and Bouwmans, A.H.M. (eds) Aquacultural Research in Asia: Management Techniques and Nutrition. Proceedings of the Asia Seminar on Aquaculture, Malang, Indonesia, pp, 241 - 267.

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Ling, S.W., 1977. Aquaculture in Southeast Asia: A Historical Overview. University of Washington Press, Seattle, Washington, 108 pp.

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 65

CHƯƠNG VII

DINH DƯỠNG VÀ NHU CẦU VITAMIN

Cá ñược nuôi hàng nghìn năm nay nhưng những biểu hiện thiếu vitamin chỉ mới phát hiện gần ñây khi cá ñược nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp. Bổ sung vitamin cho cá trong ñiều kiện nuôi thâm canh không những thúc ñẩy ñược tăng trưởng của cá mà còn ngăn chăn ñược những rối loạn bệnh lý do thiếu vitamin. Thông thường, vitamin bổ sung trong thức ăn chỉ chiếm 1-2%, nhưng chi phí lại chiếm tới 15% tổng giá tiền thức ăn.

Có hai nhóm vitamin là vitamin hoà tan trong mỡ (gồm vitamin A, D, E, K) và vitamin hoà tan trong nước (gồm vitamin B1, B2, PP, B5, B6, B12, biotin, axit folic, cholin, vitamin C...).

Dưới ñây trình bày vai trò dinh dưỡng, nhu cầu và nguồn cung cấp một số vitamin quan trọng ñối với cá, những vitamin khác thì ñược ghi trong bảng tóm tắt.

7.1. VITAMIN A

7.1.1. Công thức cấu tạo

CH2-OH

CH3 CH3

CH3 CH3

CH3

Các dẫn xuất của Vitamin A. Vitamin A có các dẫn xuất sau: retinol, retinaldehyd,

retinoic, retinilacetat, retinilpropionat, retinilpalmitat. ðơn vị tính là ñơn vị quốc tế 1UI = 0,300 microgram retinol = 0,344 microgram retinilacetate = 0,440 microgram retinilpalmitate Các chất tiền vitamin A. Vitamin A không có ở thực vật, nhưng có mặt tiền vitamin ở

dạng các caroteneoit, sẽ chuyển ñổi thành vitamin A trong cơ thể ñộng vật. Có ít nhất 80 tiền vitamin ñược biết bao gồm các α-, β-, γ- caroten, cryptoxanthin có mặt ở thực vật bậc cao và myxoxanthin có mặt trong tảo lục và tảo lam. Không phải tất cả các caroteneoit là tiền vitamin

A. Ví dụ, xantophyl là một sắc tố ñáp ứng chủ yếu cho lòng ñỏ trứng. Trong các tiền vitamin thì β-caroten có phân bố rộng rãi và hoạt ñộng nhất. Tinh thể β-caroten có màu vàng ñỏ và dung dịch có màu vàng cam. Tất cả tiền vitamin ñều không tan trong trong nước nhưng tan trong dầu và dung môi hữu cơ. β-caroten rất dễ bị oxy hoá, ñặc biệt là ở nhiệt ñộ cao của không khí. Thức ăn phơi dưới ánh sáng mặt trời hàm lượng β-caroten mất rất nhiều.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 66

7.1.2. Vai trò sinh học

Vitamin A ñóng vai trò quan trọng trong thị giác. Trên tế bào võng mạc mắt có một quang chất tên là rhodopsin, khi có ánh sáng, rhodopsin bị phân giải thành retinol và opsin, trong tối thì có quá trình tái tổng hợp ngược lại. Rhodopsin tạo nên kích thích thần kinh và gây phản xạ nhìn. Khi khẩu phần thiếu vitamin A ñộng vật bị bệnh quáng gà (hình 7.1).

Vai trò với niêm mạc thượng bì. Tế bào thượng bì do tế bào gốc biệt hoá mà thành. Khi khẩu phần có ñầy ñủ vitamin A, tế bào gốc biệt hoá hình thành tế bào tiết niêm dịch (ñó là các tế bào cuboidal, columna và tế bào goblet), còn nếu khẩu phần thiếu vitamin A, tế bào gốc chủ yếu biệt hoá hình thành tế bào vẩy cá, loại tế bào này tiết ít niêm dịch, lớp thượng bì, niêm mạc sẽ khô, sừng hoá, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn bị giảm (hình 7.2). Tóm tắt như sau:

+ VitaminA → Tế bào Cuboidal, columna và goblet Basal cells (tế bào gốc) - VitaminA → Tế bào Squamous (giống vẩy cá)

Vai trò liên quan ñến sức ñề kháng của cơ thể.

Thiếu vitamin A, sự sản sinh kháng thể bị giảm thấp. Như vậy cùng với hiện tượng sừng hoá, giảm hoạt ñộng của hệ thống kháng thể ñã làm cho sức chống bệnh của cơ thể bị suy giảm. Biểu hiện chung của sự thiếu vitamin A ở cá là: xuất huyết hố mắt, gốc mang cá, nắp mang bị xoắn lại. Cá trơn của Mỹ nuôi bằng khẩu phần có 0,4mg caroten/kg thức ăn, có hiện tượng cá chậm tăng trưởng, mắt lồi, thận xuất huyết. Cá chép thiếu vitamin A sẽ có màu nhợt nhạt, xuất huyết da và vây, biến dạng nắp mang. Tuy nhiên, quá nhiều vitamin A (2,2 triệu UI/kg dưới dạng retinyl palmitat) làm cho cá chậm tăng trưởng, thiếu máu, biến dạng cuống ñuôi.

7.2. VITAMIN D

7.2.1. Công thức

Trong tự nhiên có hai vitamin D phổ biến là vitamin D2 và D3 (còn có tên là ergocalciferol và cholecalciferol), tiền của vitamin D2 là ergosterol và tiền vitamin D3 là 7-dehydrocholesterol. Dưới tác ñộng của tia tử ngoại, tiền vitamin D biến thành vitamin D. Dưới ñây là công thức của tiền vitamin D3, Vitamin D2 và vitamin D3:

OH

CH3

CH3

CH3

CH3

CH3

CH3

7-dehydro cholesterol

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 67

OH

CH3

CH3 CH3

CH3

CH3

CH2

Vitamin D3

OH

CH3

CH3

CH3 CH3

CH3

CH3

Ergosterol

OH

CH2

CH3

CH3 CH3

CH3

CH3

Vitamin D2 - 1UI = 0,025 microgram vitamin D3 tinh thể.

7.2.2. Vai trò sinh học

Vitamin D3 (cholecalciferol) hấp thu vào máu ñến gan, ở gan ñược thuỷ phân thành 25-hydroxy cholecalciferol (viết tắt 25 (OH)-vitamin D3), khi ñến thận nó lại bị thuỷ phân tiếp ñể biến thành 1,25(OH)2-vitamin D3 hoặc 24,25(OH)2-vitamin D3. Sản phẩm thuỷ phân 1,25(OH)2-vitamin D3 có hoạt tính mạnh nhất, nó kích thích thành ruột tiết một protein vận chuyển (BP = binding protein), nhờ protein này ion Ca ñược hấp thu vào máu cũng như vận chuyển Ca vào xương và các sản phẩm khác cùng với phospho (sơ ñồ 7.3). Hoạt tính sinh học của D3 trên các loài cá hồi và cá trơn Mỹ gấp 3 lần vitamin D2.

Xương

Ca++ + BP CaBP Ca+ + + BP CaBP Ca++ Ruột BP BP Sữa Máu Trứng Tổ chức

Sơ ñồ 7.3. Vai trò vitamin D3 trong hấp thu Ca

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 68

Chức năng sinh hoá của vitamin D là thúc ñẩy sự hấp thu Ca (và cả P) ở ruột ñể duy trì sự khoáng hoá bình thường của xương. Thiếu vitamin D3: sinh trưởng kém, gan nhiều mỡ, cơ chế homeostasis ñối với Ca bị cản trở (biểu hiện co cứng cơ xương).

Hiện tại người ta vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn nhu cầu vitamin D của cá. Ở nhóm cá hồi, người ta thấy nhu cầu vitamin D rất nhỏ, thậm chí khẩu phần không chứa calciferol thì rainbow trout cũng không biểu hiện một triệu chứng nào cả.

Thông thường người ta bổ sung dầu thực vật thì cũng có ñủ vitamin D, tuy nhiên với thức ăn viên người ta thường ñưa vào 2000-3000 IU vitamin D3/kg thức ăn. Cá trao ñổi Ca trực tiếp với nước qua mang, cho nên vùng nước nào nghèo Ca thì mới phải bổ sung Ca cùng với vitamin D.

7.3. VITAMIN E

7.3.1. Công thức

Vitamin E có nhiều ñồng phân như α-tocopherol, β-tocopherol, γ-tocopherol và δ-tocopherol, nếu hoạt tính của α-tocopherol là 100, thì các tocopherol β , γ và δ lần lượt là 30-40, 10 và 1.

HO

H3C -CH2-CH2-CH2-CH-CH2-CH2-CH2-CH-CH2-CH2-CH2-CH

CH3 CH3 CH3 CH3

CH3

CH3

CH3

O

α -Tocopherol

7.3.2. Vai trò sinh học

Vai trò sinh học chính của vitamin E là chất chống oxy hoá sinh học, ngăn cản sự oxy hoá các axit béo không no PUFA và HUFA có trong màng tế bào. Thiếu vitamin E thường dẫn ñến tổn thương gan, cơ thoái hoá, và cơ quan sinh dục bị ảnh hưởng. Trên cá chép, người ta ghi nhận vitamin E làm tăng khả năng sinh sản. Cá ăn khẩu phần bổ sung vitamin E có hệ số thành thục là 14,1% thay vì 3,3% trên khẩu phần không bổ sung vitamin E. Ngoài ra, vitamin E còn giúp nâng cao tỷ lệ nở của trứng.

Bảng 7.1. Tác dụng của vitamin E và Se bổ sung vào thức ăn cá (Bell et al. 1985; dẫn theo

W.Steffens, 1989)

Vitamin E (mg/kg) Se (mg/kg)

2,0 0,06

41 0,06

2,0 0,9

41 0,9

Tăng trọng (%) FCR (kg/kg TT) Vitamin E:

- Máu (microg/ml) - Gan (microg/g)

Tỷ lệ hồng cầu vỡ (%)

2322 1,89 1,7 2,3 51,5

3125 1,62 16,0 36,8 30,9

2976 1,63 2,8 3,4 21,6

3137 1,53 15,9 35,6 20,1

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 69

Vitamin E và Se có quan hệ hỗ trợ nhau trong việc ngăn trở sự oxy hoá những axit béo không no. Vitamin E có vai trò ngăn cản sự hình thành peroxit, còn Se tham gia vào một enzyme có tên là glutathion peroxidase (GSH-Px), có tác vai trò xúc tác sự phân giải peroxit thành nước:

GSH-Px

2 GSH + H2O2 GSSH + H2O Bổ sung vitamin E và Se vào thức ăn cá có tác dụng làm tăng tốc ñộ sinh trưởng, FCR và

ñộ bền của huyết cầu (bảng 7.1).

7.4. VITAMIN K

7.4.1. Công thức

Cho ñến nay người ta biết vitamin K có 3 dạng hoá học như sau: Vitamin K1 có trong thực vật có tên là phytokinon, vitamin K2 do vi sinh vật tạo ra có tên là menakinon và vitamin K3 tổng hợp bằng con ñường hoá học có tên là menadinon. Hoạt tính của vitamin K3 lớn hơn 2 lần K1 hoặc K2.

O

O CH2-CH=C-CH2-(CH2-CH2-CH-CH2)3H

CH3

CH3 CH3

Vitamin K1

CH3

CH3

(CH2-CH=C-CH2)nH

O

O

Vitamin K2

O

O H

CH3

Vitamin K3

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 70

7.4.2. Chức năng

Vitamin K tham gia vào một enzyme hoạt hoá protrombin, cần cho sự ñông máu của ñộng vật trên cạn và cá. Lượng vitamin K 0,5 - 1 mg/kg trong thức ăn ñủ ñể duy trì sự ñông máu bình thường trên các loài cá hồi.

Thức ăn ñộng vật như bột cá là nguồn cung cấp quan trọng của vitamin K2. Vitamin K3 bền khi không trộn vào thức ăn hỗn hợp hoặc trong premix (vì cholin chlorid và các ion kim loại xúc tác phân huỷ chúng).

7.5. VITAMIN C (AXIT ASCORBIC)

Vitamin C còn gọi là axit ascorbic, hầu hết các loài cá không tự tổng hợp ñược vitamin này trong cơ thể (người, khỉ, chuột biển cũng không tổng hợp ñược vitamin C trong cơ thể).

Axit ascorbic là một ñồng yếu tố tham gia vào quá trình hydroxin hóa prolin và lysine ñể hình thành hydroxyprolin và hydroxylysine trong procollagen (tiền collagen). Như vậy, axit ascorbic cần cho việc hình thành mô liên kết, mô sẹo và khung protein xương.

Vitamin C giúp cho sắt ñược hấp thu tốt do ñó ngăn ngừa ñược hiện tượng thiếu máu hay gặp ở cá do thiếu vitamin C. Ngoài ra, vitamin C cùng với vitamin E tham gia vào quá trình hạn chế sự hình thành peroxit ở lipit trong mô cá.

Thiếu vitamin C ở cá hồi và trout có biểu hiện biến dạng cấu trúc (vẹo xương-scoliosis, ưỡn lưng-lordosis, sụn mắt, mang và vây bất thường), xuất huyết nội. Những dấu hiệu này xảy ra trước cả những dấu hiệu không ñặc trưng như giảm ăn và yếu ớt, kém linh hoạt (anorexia và lethargy). Biến dạng cấu trúc cũng thấy ở cá da trơn, chép, rôphi...

Gần ñây, người ta cũng thấy bổ sung vitamin C cho cá da trơn và rainbow trout ñã có tác dụng tăng ñáp ứng miễn dịch (tăng hoạt tính thực bào của tế bào hệ thống miễn dịch).

Môi trường ô nhiễm kim loại nặng (Yamamoto et.al. 1985), thuốc diệt côn trùng chứa hydrocacbon chlorinate (Mayer et.al. 1978) làm tăng nhu cầu vitamin C của cá.

Vitamin C rất dễ bị phá hủy trong quá trình dự trữ và chế biến, do vậy người ta phải bảo vệ nó trước khi bổ sung vào thức ăn cá.

Vitamin C khi sử dụng cho cá thường ở dạng bọc với ethylcellulose hay bọc với mỡ, dạng phosphorylated ascorbic là dạng khá bền nhưng ñắt tiền cho nên cũng it ñược dùng.

7.6. VITAMIN NHÓM B

Vitamin nhóm B thuộc nhóm vitamin tan trong nước gồm có các loại vitamin B1, B2, B6, B12... Chúng ñóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của ñộng vật thủy sản. Khi thiếu vitamin nhóm B, chúng thường xuất hiện những triệu chứng bệnh lý ảnh hưởng ñến sức khỏe của vật nuôi và thiệt hại ñáng kể ñến hiệu quả sản xuất. Bảng 7.2. trình bày nhu cầu của cá ñối với vitamin nhóm B và các triệu chứng khi thiếu nhóm vitamin này

Bảng 7.2. Tóm tắt những triệu chứng thiếu vitamin nhóm B của cá

Vitamin Nhu cầu (mg/kg)

Triệu chứng thiếu

Thiamin (B1

0,5 10-20*

Chảy máu vây, hiện tượng thần kinh, nhạt màu, kém ăn, chậm lớn. Sử dụng cá sống làm thức ăn sẽ thiếu B1 vì trong thịt cá sống có thiaminase gây vô hoạt thiamin

Riboflavin (B2 4-7 15-20*

Kém ăn, chậm lớn, tỷ lệ chết cao, chảy máu ở da và vây, hiện tượng thần kinh, sợ ánh sáng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 71

Pyridoxin 4-5 8-12*

Kém ăn, chậm lớn, rối loạn thần kinh

Pentothenic axit 30-50 40-50*

Kém ăn, chậm lớn, lờ ñờ, chậm chạp, thiếu máu, chảy máu da, lồi mắt

Nicotinic axit 28 80-120*

Chảy máu da, tỷ lệ chết cao

Biotin 1-2,5 0,5-1*

Chậm lớn, giảm hoạt ñộng

Folic axit Vitamin B12

NR NR

Inositol 440 100-150

Chậm lớn, chảy máu da và vây, mất niêm mạc da.

Cholin 4000 800-1200

Chậm lớn, gan nhiễm mỡ.

Vitamin C NR 300-500

Chậm lớn, biến dạng cột sống, xuất huyết vây, ñầu và da.

NR: Không có nhu cầu (dưới ñiều kiện thí nghiệm); * Tăng 30 giai ñoạn hương và 50% giai ñoạn giống

7.7. NHU CẦU VITAMIN CỦA CÁ

Những nghiên cứu về nhu cầu vitamin hầu hết thực hiện trên cá hồi và những kết quả nghiên cứu này ñược chấp nhận cho những loài cá khác (bảng 7.3).

Bảng 7.3. Nhu cầu vitamin của nhóm cá hồi (mg/kg thức ăn)

Vitamin NRC (1993) Mức thêm vào thức ăn Vitamin A (IU) Vitamin D3 (IU) VitaminE Vitamin K3 Thiamin (B1) Riboflavin (B2) Pyridoxine Pantothenic acid Niacin Biotin Folic acid Vitamin B12 Inositol Cholin Vitamin C

2500 2400 50 R* 1

4-7 3-6 20 10

0,15 1

0,01 300 1000 50

6000 2000

300-500 10 15 25 15 50 180 0,6 8

0,03 130 1000 150**

R* : có nhu cầu nhưng không xác ñịnh ñược số lượng; ** : dùng loại vitamin C bền

7.8. SỬ DỤNG VITAMIN TRONG THỨC ĂN NUÔI CÁ

ðộ bền của vitamin D3 trong ñiều kiện bảo quản như vitamin A bằng 75 - 80%. Các dạng vitamin khác và ñộ bền của nó trong thức ăn viên (ép ñùn) và trong premix ghi ở bảng 6.7. Tuy nhiên, cần lưu ý ñến ñộ bền của vitamin C. Tinh thể axit ascorbic cực kỳ nhạy cảm với sự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 72

oxy hoá. Trong 3 ngày dự trữ ở nhiệt ñộ thường, toàn bộ hoạt tính vitamin mất hết, trong viên hoạt tính vitamin C chỉ còn lại 20% sau khi sử lý nhiệt và dự trữ. Gần ñây, người ta sử dụng asorbate-2-monophosphate (sản phẩm này có ascorbate-2-monophosphate và một lượng nhỏ ascorbate-2-polyphosphate, hoạt tính acid ascorbic là 33% và 35 % lần lượt). Dạng vitamin này chỉ mất 15 % hoạt tính trong viên ép ñùn và dự trữ 3 tháng ở nhiệt ñộ trong phòng, trong khi viên vitamin C bọc mỡ hay ethylcellulose mất tới 70-90% hoạt tính trong cùng ñiều kiện.

Hầu hết, vitamin bổ sung vào thức ăn cá ñược sản xuất bằng con ñường hoá học hoặc vi sinh vật hoặc kết hợp cả hai chứ không phải chiết từ thức ăn tự nhiên, vì các vitamin chiết từ nguồn tự nhiên rất ñắt và hiệu quả thấp. Các vitamin tổng hợp ñược sản xuất ra dưới dạng khác nhau và ñược bảo vệ ñể chống lại sự phân huỷ trong quá trình chế biến và dự trữ. Khi sử dụng vitamin ñể trộn vào thức ăn phải chú ý ñến ñộ bền của vitamin. Các dạng vitamin khác nhau và cách bảo vệ khác nhau thì có ñộ bền khác nhau.

Ví dụ: Vitamin A dưới dạng vitamin A acetate chứa trong viên nang, trong nang chứa một cái khung bằng gelatin có cấu trúc liên kết chéo, vitamin phân tán khắp trong cái khung này cùng với chất chống oxy hoá và ñược bọc một lớp vỏ bảo vệ bằng tinh bột ngô. Thường trong viên gelatin người ta thêm cả vitamin D3.

Bảng 7.4. ðộ bền của vitamin trong premix và trong viên ép ñùn sau 3 tháng dự trữ ở nhiệt ñộ trong phòng (F.Hoffmann-La Roche, 1988)

Hoạt tính còn sau 3 tháng dự trữ ở nhiệt ñộ trong phòng (%)

Vitamin

Dạng sử dụng

Trong premix Trong viên ép ñùn

Vitamin A Vitamin D Vitamin E Vitamin K Vitamin B1 Vitamin B2 Pyridoxine Pantothenic acid Niacin Biotin Folic acid Vitamin B12 Cholin Inositol Ascorbic acid

Vitamin A acetate Cholecalcalciferol dl-a tocoferol acetate Muối menadione (K3) Thiamin mononitrate Tinh thể Pyridoxine hydrochoride Calcium d-pantothenate Niacinamide và nicotinic acid D-Biotin Tinh thể Dung dịch 1% Muối chloride Ascorbate-2-polyphosphate Tinh thể

70 - 90 80 - 100 90 - 100 65 - 85 70 - 80 90 - 100 80 - 90 80 - 100 90 - 100 80 - 100 50 - 70 50 - 80

không thêm 100 90

30 - 70

70 - 90 75 - 100 90 - 100 40 - 70 60 - 80 90 - 100 80 - 90 80 - 100 90 - 100 70 - 90 50 - 65 40 - 80

100 100 90

10 - 30

CÂU HỎI:

1. Công thức vitamin A, vai trò và nhu cầu ñối với cá? 2. Công thức vitamin D vai trò và nhu cầu ñối với cá? 3. Công thức vitamin E vai trò và nhu cầu ñối với cá? 4. Vai trò vitamin C ñối với cá và những chú ý khi bổ sung vitamin C trong thức ăn cá. Những chú ý khi sử dụng vitamin trong thức ăn tôm và cá?

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, 2001. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc (Dành cho sinh viên cao học). Nhà XBNN, Hà Nội.

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, 2002. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Tiếng Anh

Boonyaratpalin, M., 1981. Vitamin Requirement in Snakehead Diets. Progress report of the Regional Project RAS/76/003. Network of Aquaculture Centers in Asia, Bangkok, Thailand, 18pp.

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Laurent Verschuere, Geert Rombaut, Patrick Sorgeloos, Willy Verstraete, 2000. Probiotic Bacteria as Biological Control Agents in Aquaculture

NRC (National Research Council), 1993. Nutrient Requirements of Fish. National Academy Press, Washington, DC, USA.

Primary Industries and Resources SA (www.pir.sa.gov.au/factsheets). Water quality in freswater aquaculture ponds - FS No. 60/01

Steffens, W., 1989. Principles of Fish Nutrition. Ellis Horwood Limited, England Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for

Aquaculture. CAB international. Yamakawa, T., Arai, S., Watanabe, T. and Shimma, Y., 1975. Vitamin E requirement for

Japanaese eel, Vitamin 49, 62.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 74

CHƯƠNG VIII

DINH DƯỠNG VÀ NHU CẦU CHẤT KHOÁNG

Trong tự nhiên có ít nhất 22 chất khoáng mà cơ thể ñộng vật cần. Khoáng ñược chia làm hai nhóm căn cứ vào nhu cầu của ñộng vật: nhóm khoáng ña lượng và khoáng vi lượng. Trong chương này chúng tôi ñề cập ñến vai trò sinh học của một số khoáng ña lượng và vi lượng là những nguyên tố hết sức quan trọng ñối với cá

8.1. KHÁI NIỆM CHUNG

Mặc dù hầu hết các chất khoáng tìm thấy trong tự nhiên ñều có mặt trong các mô của ñộng vật vì chúng có trong thức ăn nhưng không phải chất khoáng nào cũng có vai trò trong trao ñổi chất của cơ thể. Một số chất khoáng với hàm lượng rất thấp có thể còn gây ñộc cho cơ thể. Ngay cả một số chất khoáng cần thiết ñối với ñộng vật thủy sản nhưng ñược cung cấp với lượng vượt mức nhu cầu cũng gây ñộc cho cơ thể.

Trong cơ thể người, ñộng vật và cá chất khoáng chiếm tỷ lệ rất thấp so với các chất hữu cơ khác (bảng 8.1; bảng 8.2).

Thuật ngữ khoáng thiết yếu (Essential mineral element) dùng ñể diễn tả những chất tham gia vào quá trình trao ñổi chất của cơ thể. ðể nhận biết một chất khoáng là thiết yếu hay không thì khi con vật ăn một phần không có chứa chất khoáng ấy và gây ra những triệu chứng bệnh lý chỉ có thể ñiều trị hoặc phòng ngừa bằng chính chất ñó. Phần lớn các nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng ñều sử dụng phương pháp trên. Tuy nhiên, ñối với những chất khoáng mà cơ thể cần với số lượng rất nhỏ thì không thể kiểm soát ñược sự có mặt của chúng trong nước uống, máng ăn, chuồng trại, các dụng cụ vệ sinh, bụi trong không khí.

Bảng 8.1. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong cơ thể ñộng vật

ða khoáng g/kg thể trọng Vi khoáng mg/kg thể trọng Ca P K Na Clo S Mg

15 10 2

1,6 1,1 1,5 0,4

Fe Zn Cu Mo Se I

Mn Co

20-80 10-50 1-5 1-4 1-2

0,3-0,6 0,2-0,5 0,02-0,1

ðến năm 1950, 13 chất ñược coi là khoáng thiết yếu, bao gồm Ca, P, K, Na, Cl, S, Mg,

Fe, I, Cu, Mn, Zn và Co. ðến năm 1970, người ta bổ sung thêm Mo, Se, Cr, Fl, As, Bo, Pb, Li, Ni, Si, Sn và Va. Có khoảng trên dưới 40 chất khoáng tham gia vào quá trình trao ñổi chất trong cơ thể ñộng vật.

Ngoài ra, chất khoáng thường xếp vào hai nhóm tùy theo nồng ñộ là khoáng ña lượng và khoáng vi lượng. Thông thường những chất khoáng ñược gọi là vi lượng khi chúng có mặt trong cơ thể ñộng vật không lớn hơn 50 mg/kg. Một số tài liệu khác cho rằng, khoáng ña lượng là những chất mà ñộng vật có nhu cầu lớn hơn 100mg/kg khẩu phần như Ca, P, Mg, K, Na, Cl, và S; khoáng vi lượng: nhu cầu nhỏ hơn 100mg/kg khẩu phần như Fe, Cu, Mn, Zn, Co, Mo, Cr, Se, F, I, và Ni.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 75

Bảng 8.2. Thành phần chất khoáng trong cơ thể cá (Shearer, 1984, Kirchgessmer và Shwarz,

1986)

Các loại khoáng phổ biến Cá hồi (10-1800g)

Cá chép (170-1150g)

Khoáng ña lượng (g/kg WB) Ca P Mg K Na

5,2 4,8 0,33 3,2 1,3

6,1 5,0 0,25 2,1 0,85

Khoáng vi lượng (mg/kg WB) Fe Cu Mn Zn

12 1,2 1,8 25

20 1,1 0,7 63

Về cơ bản người ta chấp nhận rằng nhu cầu khoáng của cá tương ứng với ñộng vật bậc

cao. Tuy nhiên, môi trường xung quanh (nước) là nguồn cung cấp khoáng quan trọng, ngoài thức ăn. Sự trao ñổi khoáng của cá thể hiện ở sơ ñồ 8.1.

Nước

Máu Mô (cơ thể)

Khẩu Phân, phần Nước tiểu

Sơ ñồ 8.1. Trao ñổi khoáng ở cá

8.2. CANXI, PHOSPHO, MAGIE

8.2.1. Canxi (Ca)

Ca của cơ thể cá phân bố tập trung ở xương, vây. Hàm lượng Ca của cá chép (khối lượng - 340-3300mg) như sau:

Cột sống: 80g/kg (69-96g/kg) Cơ : 124mg/kg (57-410mg/kg) Gan : 38mg/kg (21-155mg/kg) Tỷ lệ Ca/P của xương và vây là 1,5 - 2:1 và của toàn bộ cơ thể là 0,7-1,6. Nồng ñộ Ca của nước là 200mg/l ñáp ứng ñủ nhu cầu Ca cho cá hồi. Nếu lượng Ca của

nước thấp (5mg/l) thì cá phải lợi dụng Ca của khẩu phần.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 76

Như vậy, sinh trưởng của cá phụ thuộc vào nồng ñộ Ca và pH của nước. Người ta cũng thấy hàm lượng nhôm trong máu cao làm giảm sự hấp thu Ca. Những hồ nước axit, pH thấp, Ca thấp và Al cao làm giảm tỷ lệ sống của cá rõ rệt. Những hồ nào có hàm lượng Ca nhỏ hơn 0,8mg/l; pH nhỏ 4,5 thường không có cá (Howell et al., 1983).

Vậy, nhu cầu của cá trong khẩu phần là bao nhiêu? Nói chung, khó xác ñịnh ñược nhu cầu Ca của cá. Cá hồi có thể trọng ban ñầu là 1,2 g không thấy biểu hiện sinh trưởng khác nhau khi khẩu phần chứa 0,3-3,4g Ca/kg và hàm lượng Ca nước là 20-30mg/l.

Cá da trơn có thể trọng 6-24g sống trong nước có hàm lượng Ca là 56mg/l ñáp ứng sinh trưởng tối ưu khi khẩu phần chứa 8g Ca/kg (+8g photpho hữu dụng) nhưng sinh trưởng giảm khi Ca khẩu phần là 20g/kg. Cá hồi châu Âu, cá chép thích hợp với khẩu phần 18-22g/kg Ca. Cá hồi O. aureus thích hợp khẩu phần 8g Ca/kg trong ñiều kiện nước không có Ca.

8.2.2. Phospho (P)

Cá lấy P từ nước kém hơn Ca. Ví dụ, cá hồi (cá giống) hấp thụ P từ nước chỉ bằng 1/400 so với Ca từ nước. Hấp thu P từ nước cũng phụ thuộc vào nhiệt ñộ nước và hàm lượng Ca nước. Hấp thu P từ nước tăng khi nhiệt ñộ tăng và nồng ñộ Ca nước giảm.

Như vậy, nguồn P khẩu phần ñối với cá quan trọng hơn là nguồn P từ nước. Nhu cầu P khẩu phần của cá nằm trong phạm vi 0,4-0,7% khẩu phần phụ thuộc vào:

+ Cấu tạo ống tiêu hoá: loài cá có dạ dày hấp thu P tốt hơn cá không có dạ dày, ngay cả khi nguồn P có ñộ lợi dụng kém.

+ Nguồn Photpho: Phospho phytic không lợi dụng ñược vì cá không có enzyme phytase. Giống như ñộng vật trên cạn, photpho monocanxi có ñộ lợi dụng cao nhất, ñi và tri-canxi thì kém hơn, nhất là cá chép (bảng 8.3).

Bảng 8.3. Sinh trưởng của cá hồi và cá chép (g) theo ñộ lợi dụng của photpho khẩu phần

Cá hồi (11 tuần) Cá chép (4 tuần) Monocanxi photphat Dicanxi photphat Tricanxi photphat

640-710 610 494

270-287 150 112

P trong bột cá, cazein, nấm men ñều ñược rainbow trout lợi dụng tốt, cá chép lợi dụng

tốt P trong nấm men và cazein.

8.2.3. Magiê (Mg)

Mg giữ vai trò quan trọng trong phản ứng photphoryl hoá và một vài enzyme. Mức Mg trong nước ngọt không ñáp ứng ñủ nhu cầu Mg của cá, phải bổ sung một lượng thích ñáng vào khẩu phần. Nước biển chứa 1,3g Mg/lít thì ñáp ứng ñủ nhu cầu Mg cho cá biển.

Cowey et. al. (1977) làm thí nghiệm với cá hồi nặng khoảng 30g thấy rằng tính ham ăn, tăng trọng và FCR tốt khi khẩu phần chứa 1000mg/kg so với khẩu phần 26-63mg/kg. Thí nghiệm ở cá hồi non thấy 200-300mg/kg thì ñủ cho sinh trưởng nếu nước chứa 1,7mg/lít.

Thiếu Mg gắn với mức Ca 26-40g/kg khẩu phần ñã làm tăng nephrocalcinosis (nephocalcinosis: Ca lắng ñọng ở thận), natri trong cơ cũng tăng, làm cho thịt nát..vì cơ thịt chứa nhiều nước.

Ơ cá chép thiếu Mg làm giảm thu nhận thức ăn, nghèo sinh trưởng và inertia. Trong một thí nghiệm người ta thấy mức Mg là 52mg/kg ñã làm tăng tỷ lệ tử vong từ ñó người ta thấy nhu cầu tối thiểu Mg phải là là 400-700mg/kg khẩu phần.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 77

8.3. CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG KHÁC

Bảng 8.4 sau ñây tóm tắt chức năng của các nguyên tố vi khoáng.

Bảng 8.4. Tóm tắt vai trò dinh dưỡng của một số nguyên tố vi lượng

Nguyên tố Chức năng Biểu hiện thiếu và nhu cầu Fe Cấu tạo Hb, myoglobin, cytocrome và

nhiều enzyme khác Chậm lớn, thấp Hb và hematocrit. 200mg/kg thức ăn của cá chép, 30mg/kg thức ăn của cá da trơn.

Cu Tham gia vào các enzym có ñồng như cytocrome oxidase, feroxydase, tyrosinase, superoxide dismutase

Chậm lớn, viêm cata, tim yếu. 3mg/kg thức ăn của cá chép. 5mg/kg thức ăn của cá da trơn

Mn Coenzym của một số enzyme tổng hợp ure, trao ñổi axit amin, axit béo và oxy hoá glucose.

Chậm lớn, cột sống ngắn. Viêm cata, tỷ lệ tử vong cao, 2,4mg/kg thức ăn của cá da trơn , 13mg/kg thức ăn của cá chép

Zn Cofactor của một số enzyme và thành phần của nhiều metaloenzyme như cacbonic anhydrase, carboxypeptidase, malic dehydrogenase, alkali photphatase, superoxid dismutase, ribonuclease và DNApolymerase.

Chậm lớn, kém ăn, viêm cata, thối vây và da, tử vong cao. 20mg/kg thức ăn của cá da trơn. 15-30mg/kg thức ăn của cá chép

Co Thành phần của vitamin B12 Chậm lớn, số lượng hồng cầu giảm, mức khuyến cáo 1 - 6mg/kg thức ăn.

Se Thành phần của glutathion peroxidase, phân giải peroxid sinh ra trong quá trình oxy hoá mỡ

Chậm lớn, thiếu máu, viêm cata. Mức khuyến cáo 0,25mg/kg thức ăn của cá da trơn

I Thành phần hormon thyroxin 0,6-2,8mg/kg thức ăn của cá hồi

Giới thiệu hỗn hợp khoáng dùng cho cá (premix):

2,1% CaCO3 0,034% Cu (OH)2.2CuCO3 73,5% CaHPO4.2H2O 0,081% ZnCO3 8,1% K2HPO4 0,001% KI 6,8% K2SO4 0,002% NaF 3,1% NaCl 0,020% CoCl2 2,5% MgO 0,0686% axit citric 0,558% MnCO3

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 78

CÂU HỎI: 1. Sơ ñồ chuyển hoá khoáng của cá? 2. Vai trò của Ca, P, Mg, và nhu cầu của cá. Tại sao khả năng lợi dụng P dưới dạng axit

phytic ở cá rất thấp, biện pháp khăc phục? 3. Cho ví dụ về một công thức khoáng hỗn hợp của cá và cho ý kiến nhận xét về công

thức khoáng này?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, 1997. Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, 2002. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Tiếng Anh

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

Nose, T. and Arai, S., 1979. Recent advances in studies on mineral nutrition of fish in Japan. In: Pillay, T.V.R and Dill, W.A. (eds) Advances in Aquaculture, Fishing News, Farnham, England, pp, 584 - 590.

NRC (National Research Council), 1993. Nutrient Requirements of Fish. National Academy Press, Washington, DC, USA.

Steffens, W., 1989. Principles of Fish Nutrition. Ellis Horwood Limited, England Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for

Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 79

CHƯƠNG IX

ðẶC ðIỂM THỨC ĂN TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

9.1. PHÂN LOẠI THỨC ĂN

Người ta xếp thức ăn cho ñộng vật thuỷ sản thành 5 nhóm dựa vào thành phần dinh dưỡng và cách sử dụng:

+ Thức ăn thô xanh: bao gồm thức ăn xanh như rau cỏ xanh, thức ăn thô khô như cỏ khô, rơm, thân cây ngô … Tỷ lệ xơ trong thức ăn thường lớn hơn 18%.

+ Thức ăn giàu năng lượng: nhóm thức ăn có hàm lượng protein nhỏ hơn 20% và xơ nhỏ hơn 18%.

+ Thức ăn giàu protein: nhóm thức ăn có hàm lượng protein lớn hơn hoặc bằng 20%, ñó là protein nguồn gốc ñộng vật như bột thịt, bột cá, bột lông vũ thuỷ phân... và protein nguồn gốc thực vật như khô dầu ñỗ tương, khô dầu bông, gluten ngô …

+ Thức ăn giàu khoáng như bột ñá, monocanxiphosphat, dicanxiphosphat… + Thức ăn bổ sung: gồm thức ăn bổ sung dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng, axit

amin, và thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng (feed additives) như chất chống oxy hoá, sắc chất, các thuốc phòng bệnh...

9.2. ðẶC ðIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN

9.2.1. Thức ăn giàu năng lượng

Các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm của ngũ cốc, các loại bột củ và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì… nằm trong nhóm thức ăn này. Thành phần hoá học: tinh bột chiếm 2/3 khối lượng hạt, protein 9 – 12%, mỡ 2 – 4%, xơ trung bình 6%, nhưng khác nhau nhiều giữa các loại hạt và phụ phẩm của hạt.

Bột sắn là nguồn thức ăn giầu tinh bột (60-70% trong chất khô), nhưng protein lại rất thấp (0,9-2,1%).

ðặc ñiểm chung của nhóm thức ăn giàu năng lượng là tỷ lệ protein thấp, acid amin thiếu và không cân ñối; ña số có hàm lượng Lipid thấp (trừ cám gạo có 10-15% lipid); tỷ lệ xơ cao; hàm lượng khoáng thấp và không thích hợp cho ñộng vật thủy sản.

Tùy vào ñối tượng thủy sản nuôi cụ thể mà ta có thể sử dụng các nguồn thức ăn này khác nhau. ðối với nhóm ñối tượng ăn thiên về ñộng vật, lượng tinh bột không nên sử dụng quá 20%. Bột sắn là nguồn thức ăn cung cấp năng lượng tốt nhất. Cám gạo có hàm lượng xơ từ 11- 20% (tùy loại cám) do ñó ít ñược sử dụng làm thức ăn cho tôm.

9.2.2. Thức ăn giàu protein

Có hai nhóm là thức ăn protein có nguồn gốc thực vật và nguồn gốc ñộng vật. Nhóm thức ăn protein nguồn gốc thực vật có hai nhóm nhỏ: - Nhóm thức ăn có 20 – 30% protein thô, trong nhóm này có bã rượu, bã bia, bã mạch

nha.. hàm lượng protein 25 – 27%, chất lượng protein thấp (thiếu lysine), xơ tương ñối cao (12 – 15%).

- Nhóm thức ăn chứa 30 – 45% protein, trong nhóm này có các loại khô dầu lạc, khô dầu bông, khô dầu lang, khô ñỗ tương, khô hướng hướng dương, khô cải dầu, … Hàm lượng protein của các loại khô dầu này từ 42 – 46%. Chất lượng protein cao hơn nhóm thức ăn trên. Tuy nhiên, khô dầu lanh và khô dầu bông nghèo lysine, khô dầu lạc nghèo axit amin chứa S, chỉ có khô ñỗ tương là có chất lượng khá hoàn toàn. Tỷ lệ xơ của nhóm thức ăn này thấp hơn nhóm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 80

trên (9 – 11%), riêng khô ñỗ tương rất thấp (5%). Chất béo của nhóm khô dầu phụ thuộc vào cách lấy dầu, nếu lấy dầu bằng cách ép thì chất béo của sản phẩm còn 6- 8%, còn chiết dầu bằng dung môi hữu cơ thì chất béo chỉ còn 1 – 2%.

Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn protein thực vật trình bày ở bảng 9.1.

Bảng 9.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật

Thành phần Khô ñậu tương

Khô dầu bông

Khô dầu dừa

Khô dầu lạc

Vật chất khô % 88 91 90 89 Protein % 45-48 41 21.5 45-48 Lipid % 1.9 1.4 1.6 1.1 Dẫn xuất không ñạm % 28.5 29.1 43.9 - Khoáng % 6.2 6.5 7.0 4.5 Năng lượng thô (MJ/kg) 17.5 17.9 16.1 - Năng lượng tiêu hóa (MJ/kg) 13.5 9.1 - -

ðặc ñiểm dinh dưỡng của một số loại khô dầu Khô ñậu tương. 42 – 48% protein, giàu lysine (2,45%) nhưng hạn chế methionine và

cystine, Ca, P, và vitamin B. Khẩu phần nuôi cá O. niloticus có thể thay hoàn toàn bột cá bằng khô ñỗ tương nếu bổ sung thêm 0,25% methionine.

Khô dầu bông: 40 – 45% protein, nghèo methionine, cystine, lysine, Ca, P, giầu vitamin B1, chứa 0,003 – 0,2% gossypol là chất ñộc gây ức chế enzym tiêu hoá và làm giảm ñộ ngon của khô dầu bông.

Khô dầu lạc. 45 – 50% protein, nghèo lysine, methionine, cystine, dự trữ trong ñiều kiện nóng ẩm sẽ sản sinh mycotoxin, ñặc biệt là aflatoxin. Cá rất nhạy cảm với ñộc tố aflatoxin, liều gây ñộc ở cá là 1 ppb trong khi ở gà con là > 50 ppb, lợn con ≥ 50 ppb, bê > 200 ppb.

Khô dầu cải dầu. Protein giống khô dầu ñỗ tương, chứa glucozit làm giảm sinh trưởng của cá chép. Glucoside bền ñối với nhiệt.

Khô dầu hướng dương: 35 – 40% protein, không thấy có chất ñộc, xơ cao ( 16%). Khô dầu vừng. 40% protein, giàu methionine, arginine và leucine, nhưng thiếu lysine.

Chứa axit phytic dễ kết hợp với chất khác như axit amin, vi khoáng.. tạo thành phytat không hoà tan, không hấp thu ñược, làm mất cân ñối axit amin và vi khoáng khẩu phần.

Nhóm thức ăn giàu protein nguồn gốc ñộng vật gồm có bột thịt, bột thịt xương, bột máu, bột cá, phụ phẩm sữa,… Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn này ghi ở bảng 9.2.

ðặc ñiểm một số thức ăn giàu protein nguồn ñộng vật Bột cá: Bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho các ñối tượng nuôi thủy sản, hàm

lượng protein thô biến ñộng từ 45% ñến 70% phụ thuộc vào nguồn cá, cách chế biến. Bột cá chứa ñầy ñủ các acid amin cần thiết cho ñộng vật thủy sản, giàu lysine (7,8% so với CP), methionine (3,5% so với CP), methionine+cystine (4,7% so với CP), tryptophan (1,3% so với CP), threonine (4,9% so với CP). ðặc biệt trong thành phần lipid của bột cá có nhiều acid béo cao phân tử không no (HUFA). Trong bột cá có hàm lượng vitamin A và D cao và thích hợp cho việc bổ sung vitamin A trong thức ăn. Bột cá làm cho thức ăn trở nên có mùi hấp dẫn và tăng tính ngon miệng của thức ăn. Hàm lượng khoáng trong bột cá luôn lớn hơn 16% và là nguồn khoáng ñược ñộng vật thủy sản sử dụng hiệu quả. Năng lượng thô của bột cá từ 4100 - 4200 kcal/kg. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trong bột cá có chứa chất kích thích sinh trưởng,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 81

ñây là nguyên nhân chính khi thay thế bột cá bằng các nguồn protein ñộng vật khác kết quả không hoàn toàn ñạt ñược như sử dụng bột cá.

Bột cá ñược chia làm hai loại: bột cá nhạt và bột cá mặn. Trong chế biến thức ăn cho ñộng vật thủy sản chỉ sử dụng bột cá nhạt (ñộ muối <5%). Bột cá thường ñược làm từ cá trích, cá mòi và cá cơm. Chất lượng bột cá phụ thuộc vào loài, ñộ tươi của nguyên liệu tươi, phương thức chế biến và bảo quản. Có hai phương pháp chế biến bột cá:

- Chế biến ẩm: Cá tươi ñem hầm hơi sau ñó ép ñể tách nước và dầu, bã ñược sấy khô nghiền thành bột, làm bền bột bằng các chất chống oxy hoá. Dịch ép ñược chiết mỡ, cô ñặc rồi cho thêm vào bột ñể bổ sung vitamin và protein hoà tan.

- Chế biến khô: Cá sau khi nấu chín (hoặc hầm chín) rồi làm khô không tách mỡ. Bột cá cũng có thể chế biến theo phương pháp chiết bằng dung môi. Bột cá chế biến theo phương pháp này rất giầu protein (80%) và ít mỡ.

Bảng 9.2. Thành phần dinh dưỡng của nhóm thức ăn protein nguồn gốc ñộng vật

Khoáng (%) Thức ăn

Protein%

Béo% Na P

8,0 10,0 0,3 - - -

1,2 0,9

4,03 5,07 0,22

- - -

1,0 0,8

Bột thịt Bột thịt xương Bột máu Bột cá 50% protein 70% protein 65% protein Sữa : Bột sữa khử mỡ Váng sữa ( whey) Bột tôm Phụ phẩm gia cầm Bột lông vũ thuỷ phân

53 51 80 53 74 68 34 14

49-74 60-65

80-85

10 10 2 4 1 1 1 1 -

15-20 -

Nghèo lysine hơn bột cá da trơn, có thể dùng 15% bột lông vũ thuỷ phân

Bột tôm. Bột tôm là phụ phẩm của nhà máy chế biến tôm ñông lạnh bao gồm ñầu tôm và vỏ tôm. Hàm lượng protein 30-40%, chứa ñầy ñủ các axit amin thiết yếu, tuy nhiên, methionine axit amin là giới hạn một. Bột ñầu tôm có thể thay 20-30% bột cá và không nên bổ sung quá 15% trong khẩu phần ăn của tôm. Bột ñầu tôm là nguồn cung cấp axit béo n3, cholesterol, asthaxanthin, khoáng và chứa cả chất dẫn dụ. Ngoài ra, bột ñầu tôm giàu chitin (15-23%) là chất cần thiết cho quá trình hình thành vỏ của tôm. Mục ñích bổ sung bột ñầu tôm vào thức ăn nhằm cải thiện mùi vị hấp dẫn của thức ăn. Chất lượng của bột ñầu tôm rất biến ñộng phụ thuộc vào nguyên liệu, phương thức chế biến và bảo quản.

Cá ủ ướp (fish silage). ðây là cách bảo quản bằng phương pháp lên men sinh học trong môi trường axit. Cá hay phụ phẩm cá ñược chặt nhỏ, trộn với bột sắn và rỉ mật theo tỷ lệ 5 kg cá + 3 kg bột sắn + 2 kg rỉ mật. Có thể thay bột sắn bằng bột gạo, bột ngô, bột các loại khoai củ hoặc chỉ cần ủ với rỉ mật. Có ñiều kiện thêm axit hữu cơ như axit formic hay chế phẩm lên men lactobacillus.

Cá ñã băm nhỏ ñặt vào các thùng nhựa ủ kín, thỉnh thoảng khuấy ñều. Trong quá trình ủ, axit lactic ñược hình thành, pH xuống dưới 4,5 nhờ vậy, sản phẩm ñược bảo quản vài tháng không hư hỏng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 82

Cá ủ ướp có hàm lượng protein từ 30 – 50% so với vật chất khô, tuỳ theo nguyên liệu ñem ủ và có nhiều axit amin quý như lysine, methionine.

Bột lông vũ thuỷ phân. Hàm lượng protein cao tới 80-85% nhưng không cân ñối axit amin (nghèo lysine, histidine và tryptophan). Thành phần protein chủ yếu là keratin nên tỷ lệ tiêu hóa rất thấp (khoảng 50%). Bột lông vũ thủy phân có thể thay 30% bột cá trong khẩu phần cá rô phi và cá trê.

Bột thịt. Bột thịt bao gồm phế phụ phẩm lò mổ gồm tất cả những phần không dùng làm thức ăn cho người như: ruột già, gân, móng, thức ăn trong dạ dày, móng và lông. Hàm lượng dinh dưỡng biến ñổi nhiều tuỳ theo nguồn phụ phẩm, protein từ 30-60%, lipit 8-11%, Ca 4,5-5% và P 8-10%. Nhìn chung giá trị protein của cả hai loại bột này ñều không cao, hàm lượng methionin thấp nên hiệu quả sử dụng không cao khi làm thức ăn cho ñộng vật thuỷ sản. Hàm lượng bột thịt xương ñược ñề nghị sử dụng trong thức ăn cho tôm không quá 15%.

Bột máu. Bột máu có hàm lượng protein cao tới 85-90%, rất giàu lysine (9-11%), tuy nhiên thiếu Isoleusine và Methionin. Khả năng tiêu hóa bột máu của ñộng vật thuỷ sản thấp, tỷ lệ tiêu hoá protein biến ñộng từ 40-80% tuỳ theo phương pháp sấy. Protein và acid amin trong bột máu dễ bị phân hủy trong quá trình sấy. Bột máu rất dễ bị hư trong quá trình tồn trữ. Hàm lượng bột máu phối trộn trong khẩu phần ăn cho tôm không nên quá 10%.

9.2.3. Thức ăn bổ sung (feed additives)

Có hai nhóm thức ăn bổ sung, ñó là thức ăn bổ sung dinh dưỡng và thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng:

Thức ăn bổ sung dinh dưỡng bao gồm thức ăn bổ sung vitamin, vi khoáng, axit amin tổng hợp... Thông thường, thức ăn bổ sung loại này ñược sản xuất dưới dạng premix.

Premix là một hỗn hợp chứa hoạt chất và chất mang. Hoạt chất có thể là axit amin, vitamin, nguyên tố vi lượng, còn chất mang thì tuỳ loại hoạt chất mà có thể khác nhau. Ví dụ, ñối với hoạt chất là vitamin, axit amin.. thì hoạt chất là trấu hay cám mì nghiền mịn, ñối với hoạt chất là vi khoáng thì chất mang là bột ñá. ðể cho các hoạt chất trộn ñều vào chất mang thì khối lượng riêng và kích thước của hoạt chất- chất mang phải tương ñương nhau, thời gian bảo quản tương ñồng và không phá hoại nhau.

Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng bao gồm chất chống oxy hoá, chất tạo mầu, tạo mùi, chất hấp phụ mycotoxin, enzyme, chất dẫn dụ, chất kết dính...

- Chất chống oxy hoá: trong công nghiệp thức ăn thuỷ sản, người ta thường sử dụng các chất chống oxy hoá là Ethoxyquin (1,2 dihydro-6 cthoxy-2,2,4 trimethyl quinoline) với liều 150ppm, BHT (Butylated hydroxy toluene) với liều 200ppm, BHT (Butylaled hydroxy anisole) với liều 200ppm.

- Chất chống nấm: có các loại như potassium sorbate, polypropilene glycol, aluminiumsilicat, Mycofix-plus.. ngăn ngừa sự phát triển của một số nấm mốc sản sinh mycotoxin.

- Sắc chất: cá không thể sinh tổng hợp ñược các sắc tố nên phải ñược cung cấp từ thức ăn. Sắc tố có nhiều trong thức ăn tự nhiên như rong, tảo, rau cỏ xanh, các sắc tố tổng hợp thường chiết rút từ các nguồn thực vật trên.

Hai loại sắc tố sử dụng trong thức ăn của cá hồi (làm ñỏ da, cơ và vây) là asthaxanthin và cathaxanthin. Asthaxanthin cũng dùng ñể tạo màu cho tôm hùm. Các sắc tố trên cũng dùng cho cá cảnh.

ðối với cá tra hay basa người tiêu dùng ưa thích thịt cá trắng không vàng, như vậy, ñối với loaị cá này người ta không dùng sắc tố hay những loại thức ăn tự nhiên chứa sắc tố như ngô vàng hay rau xanh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 83

- Chất dẫn dụ: Các axit amin tự do như glycine, alanine, glutamate; một số peptid như betain có tác dụng hấp dẫn tôm, cá. Các chất này hiện diện trong bột tôm, bột cá, bột mực, bột các loài nhuyễn thể hay trong các sản phẩm thuỷ phân của những thức ăn này, các loại này có thể trộn vào thức ăn ở mức 1-5%.

- Chất kết dính: Chất kết dính làm cho thức ăn bền trong nước. Chất kết dính thường dùng là tinh bột ngũ cốc, tinh bột sắn có thể dùng 5% trong hỗn hợp thức ăn viên. Các chất kết dính khác ñược dùng nhiều trong công nghiệp thức ăn thuỷ sản là alginate, gelatin, chitosan, bentonite, CMC (carboxyl methyl cellulose).

9.2.4. Thức ăn tự nhiên

Thức ăn tự nhiên ñóng vai trò rất quan trọng, quyết ñịnh sự thành công trong ương nuôi nhiều loài ñộng vật thủy sản, ñặc biệt là ở giai ñoạn ấu trùng. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, kỹ thuật nuôi một số loại thức ăn tươi sống cho ñộng vật thủy sản ñã ñược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các ñối tượng chủ yếu ñang ñược quan tâm nghiên cứu như: vi tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia, trùng chỉ.. vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao (bảng 9.3)

Bảng 9.3. Thành phần dinh dưỡng của một số zooplankton nước biển và nước ngọt (Hepher,

1988)

Thành phần dinh dưỡng (% vật chất khô) Zooplankton VCK CP EE Tro GE kcal/kg

Rotifier Artemia Cladocera Malacostraca Ostracoda Copepoda

11,2 11,0 9,8 24,6 35,0 10,3

64,3 61,3 56,5 49,9 41,5 52,3

20,3 19,5 19,3 20,3

- 7,1

6,2 10,1 7,7 19,6

- 1,7

4866 5835 4800 5537 5683 5445

Nghề nuôi giáp xác, cá biển và nhuyễn thể ñang ngày càng phát triển mạnh, vì thế, nhu cầu con giống ngày càng gia tăng. Trong sản xuất giống ấu trùng, thức ăn và kỹ thuật cho ăn là vấn ñề rất quan trọng. Ngày nay, mặc dù có nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, nhưng những thức ăn tươi sống như tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia.. vẫn ñược xem là thức ăn vô cùng quan trọng và có tiềm năng rất lớn trong sản xuất giống. Việc nuôi và sử dụng các sinh vật làm thức ăn này ñã có một lịch sử lâu ñời ở nhiều nước và ngày nay ñang ñược áp dụng rộng rãi tên toàn thế giới.

Chi tiết về thức ăn tự nhiên ñược trình bày ở chương tiếp theo.

9.2.5. Mùn bã hữu cơ và sinh khối vi khuẩn

Mùn bã hữu cơ là sản phẩm phân giải chất hữu cơ có nguồn gốc từ ñộng vật hoặc thực vật. Mùn bã hữu cơ có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng gắn trên mùn bã hữu cơ là những tập ñoàn nấm, vi khuẩn và các protozoa làm nhiệm vụ phân huỷ chất hữu cơ. Lượng protein trong mùn bã hữu cơ chỉ khoảng 10%, nhưng nếu kể chung với tập ñoàn sinh vật công sinh thì giá trị dinh dưỡng của mùn bã hữu cơ tăng lên nhiều lần, ñặc biệt sinh khối vi khuẩn là nguồn cung cấp axit amin thiết yếu, nhất là nhóm axit amin chứa lưu huỳnh.

9.2.6. Probiotic trong nuôi trồng thuỷ sản

Do yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao, kháng sinh và các hoá chất dùng làm thức ăn bổ sung (feed additives) trong thức ăn cho ñộng vật nuôi trên cạn và ñộng vật nuôi dưới nước ñược kiểm soát ngày càng chặt chẽ (xem phụ lục: Kháng sinh cấm sử dụng).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 84

Khoảng 20 năm trước ñây, kháng sinh dùng với một lượng rất lớn, hàng năm lượng kháng sinh sản xuất ra lên tới 27 ngàn tấn, 90% số lượng này bổ sung vào thức ăn chăn nuôi (International Poultry Production, 1998). Kháng sinh ñã tạo ra những dòng vi kháng sinh, loài người ñã tốn hàng tỷ ñô la ñể nghiên cứu và tìm ra những loại kháng sinh mới thay thế kháng sinh cũ ñã mất tác dụng diệt khuẩn.

Ngày nay, kháng sinh ñã bị hạn chế sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng và phòng bệnh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Bắt ñầu từ năm 2006, Cộng ñồng Châu Âu ñã cấm sử dụng tất cả các loại kháng sinh làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Nhiều biện pháp ñã ñược áp dụng ñể thay thế kháng sinh, trong số các biện pháp này probiotic ñã có tác dụng lớn và có nhiều triển vọng. Na Uy giảm lượng kháng sinh trong NTTS từ 50 tấn vào năm 1987 xuống còn 746,5kg năm 1997, nhưng sản lượng cá vẫn tăng từ 50 ngàn tấn lên 350 ngàn tấn.

Sử dụng probiotic trong NTTS còn rất mới. Yasuda và Taga, lần ñầu tiên sử dụng vi khuẩn như một nguồn thực phẩm và như một tác nhân sinh học ñể khống chế bệnh của cá vào năm 1980. Vi khuẩn Vibrio alginolyticus ñược dùng như một probiotic cho tôm ở Ecuador vào năm 1992, nhờ vậy sản lượng tôm ñã tăng 35% trong khi toàn bộ lượng dùng kháng sinh giảm 94% trong thời gian từ 1991 ñến 1995. Ngày nay, việc sử dụng probiotic trong nuôi tôm ở Mexico cũng trở phổ biến. FAO cũng coi việc nghiên cứu probiotic cùng với các chất kích thích miễn dịch (immunostimulant), các chất nâng cao khả năng miễn dịch (immune enhancers) như một trong các biện pháp chủ yếu ñể cải thiện chất lượng môi trường nuôi thuỷ sản.

Probiotic là gì? Theo Laurent Verschuere và ctv (2000), probiotic ñược ñịnh nghĩa như sau: “Probiotic là những vi khuẩn sống có ảnh hưởng tốt cho vật chủ nhờ vào sự biến ñổi hệ vi khuẩn gắn với vật chủ hay xung quanh con vật chủ, từ ñó cải thiện khả năng sử dụng thức ăn, nâng cao khả năng chống bệnh của vật chủ và cải thiện chất lượng môi trường xung quanh”

Dựa trên ñịnh nghĩa này chúng ta thấy rằng, probiotic có thể bao gồm những vi khuẩn ngăn ngừa bệnh sinh (pathogen) phát triển trong ống tiêu hoá, trên cấu trúc bề mặt ñộng vật chủ và trong môi trường nuôi. Những vi khuẩn cung cấp chất dinh dưỡng không hỗ trợ cho con vật chủ hay không có mối quan hệ tương tác với vi khuẩn khác, với môi trường sống của con vật chủ thì không bao gồm trong ñịnh nghĩa này.

Probiotic còn có các tên khác là: Probiont, Probiotic Bacteria, Beneficial Bacteria. Hầu hết probiotic ñược dùng như một tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc về vi khuẩn lactic (Lactobacillus, Carnobacterium...), Vibrio (Vibrio alginolyticus...), Bacillus và Pseudomonas.

Kiểu tác ñộng của probiotic. Có nhiều nghiên cứu về cơ chế tác ñộng của probiotic, tuy nhiên cũng chưa có những lý giải ñược chấp nhận hoàn toàn. Sau ñây là tóm tắt những kiểu tác của probiotic (Verschuere và ctv., 2000 và Jenn-Kan Lu, 2003):

Probiotic sản sinh các chất ức chế Vi khuẩn probiotic có thể sản sinh một số hoá chất có tác dụng diệt khuẩn hay ức chế

hoạt ñộng của vi khuẩn bệnh dưới dạng ñơn hay hỗn hợp như kháng sinh, bactericins,

siderophores, lysozymes, proteases, hydrogen peroxid, axit hữu cơ hay diacetyl, nhờ ñó ngăn chặn bệnh và hạn chế sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng và năng lượng của những vi khuẩn có hại.

Tác ñộng này có thể thực hiện trên bề mặt (trên da) và trong ruột ñộng vật chủ hay trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn.

Các nhà vi sinh học ñã ñưa ra các bằng chứng sau: Lactobacillus sp. có thể sản sinh bactericins là chất ưc chế trưởng của vi khác (chủ yếu là vi khuẩn gram (+). Các vi khuẩn biển

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 85

sản sinh enzyme phân giải vi khuẩn chống lại Vibrio parahaemolyticus (V. parahaemolyticus là vi khuẩn hiếu khí gram (-), thường nhiễm trong hải sản và gây ñộc cấp tính cho người).

Alteromonas sp.dòng B-10-31, phân lập từ nước biển gần bờ của Nhật sản sinh monastatin có tác dụng ức chế hoạt tính protease của Aermonas hydrophila và V. anguillarum (hai vi khuẩn này thuộc vi khuẩn gram (-) thường nhiễm trong nước, trong ñất và thực phẩm).

Tranh dành dinh dưỡng và năng lượng với những vi khuẩn khác Tất cả các vi khuẩn ñều yêu cầu Fe ñể tăng trưởng. Siderophores là chelat sắt ba khối

lượng phân tử thấp (<1500) do vi khuẩn probiotic sinh ra và có thể hoà tan sắt kết tủa ñể cho vi khuẩn sử dụng, các khuẩn hại không có khả năng này cho nên thiếu sắt cho tăng trưởng của chúng.

Bản thân vi khuẩn có hại bị loại bỏ thì cũng có nghĩa là loại bỏ ñược ñối thủ cạnh tranh các chất dinh dưỡng và năng lượng dùng cho vi khuẩn probiotic và cho con vật chủ. Cơ chế này xãy ra ở mô và ñược thực nghiệm với V. anguillarum (dòng VL4335).

Tranh giành vị trí bám dính với vi khuẩn có hại Vi khuẩn probiotic có thể ngăn trở sự khu trú của bệnh sinh theo cơ chế tranh giành trí

bám dính trên vách ruột hay trên bề mặt các mô khác. Vi khuẩn bám dính trên niêm mạc ruột nhờ cơ chế ñặc trưng (dựa vào chất bám dính của vi khuẩn và các phân tử receptor của thượng bì ruột) và cơ chế không ñặc trưng (dựa vào những yếu tố hoá vật lý học).

Năng lực cạnh tranh bám dính và sinh trưởng trong ruột hay niêm dịch ñã ñược chứng minh in vitro trên vi khuẩn probiotic Carnobacterium dòng K1 ñối với V. anguillarum và A.

hydrophila. Nâng cao ñáp ứng miễn dịch của ruột Kháng nguyên của probiotic kích thích tế bào niêm ruột sản sinh kháng thể chống lại

bệnh. Chất ức chế của probiotic tiếp tục nâng cao hiệu quả của kháng thể của con vật chủ. Trong thực nghiệm người ta thấy ñộng vật thí nghiệm ñược bổ sung vi khuẩn lactic ñã tăng khả năng chống lại bệnh truyền nhiễm ñường ruột khá rõ rệt.

Cải thiện chất lượng nước Xử lý nước nuôi thuỷ sản bằng probiotic ñã thấy giảm ñược chất hữu cơ trong nước của

ao nuôi, giảm ñuợc BOD (Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hoá) và giảm ñộc amonia, nitrit và hydrogen sulfide, khống chế ñược vi khuẩn bệnh.

Ngoài các kiểu tác ñộng trên người ta cũng thấy rằng vi khuẩn probiotic còn góp thêm enzym cho con vật chủ cũng như cung cấp các nguyên tố ña vi lượng cho con vật chủ, giúp con vật chủ sử dụng thức ăn hiệu quả hơn và tăng trưởng tốt hơn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong mối tương tác với vi tảo thì vi khuẩn probiotic lại ức chế sự phát triển của vi tảo, ñặc biệt tảo ñỏ. Trong số 41 dòng vi khuẩn thử nghiệm có tới 23 dòng ức chế sinh trưởng của tảo ñơn bào Pavlova lutheri ở những mức ñộ khác nhau. Vi khuẩn probiotic hạn chế sự phát triển của tảo là ñiều không mong muốn trong nuôi ấu trùng bằng kỹ thuật nước xanh (green-water technique), tức là kỹ thuật bổ sung thêm tảo ñơn bào cho ấu trùng.

Ứng dụng probiotics trong nuôi trồng thuỷ sản. Có 3 cách sử dụng probiotic trong nuôi trồng thuỷ sản: ðưa trực tiếp vào nước ñể vi khuẩn probiotic khu trú trước trong nước, trộn probiotics vào thức ăn, ương nuôi thức ăn tự nhiên (rotifier, artemia) với probiotic.

Kết quả thực nghiệm trên cá Cá hồi ðại Tây dương (Atlantic salmon) và cá hồi nước ngọt (O. mykiss) nuôi bằng thức

bổ sung vi khuẩn probiotic là Camobacterium, vi khuẩn bệnh ñược dùng trong thực nghiệm là Aeromonas salmonicida. Số lượng A.salmonicida trong phân từ 105 CFU/g giảm còn 102 CFU/g phân sau khi dùng probiotic trong 3 ngày.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 86

Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens cũng có tác dụng hạn chế A. salmonicida do cơ chế tranh giành sắt. Vi khuẩn P. fluorescens tác ñộng bên ngoài cơ thể cá.

Kết quả thực nghiệm trên các loài giáp xác (crustaceans) Kết quả thực nghiệm trên tôm. Artemia ương nuôi bằng môi trường bổ sung Bacillus sp.

ñã cải thiện tỷ lệ nuôi sống của tôm Penaeus monodon khi cho nhiễm Vibrio harveyi. Sau 10 ngày nuôi nhóm tôm thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống là 100% còn nhóm ñối chứng là 26%.

Vi khuẩn proboiotic là V. alginolyticus hàng ngày ñưa vào bể nuôi ấu trùng tôm (bể 25-60 tấn) ñã làm tỷ lệ nuôi sống và khối luợng của tôm cao hơn tôm ñối chứng hay tôm dùng oxytetracycline.

Vi khuẩn có hại V. paraheamolyticus không phát hiện thấy trên tôm dùng probiotic, trong khi ñó phát hiện thấy 10% mẫu tôm có vi khuẩn gây bệnh này trên tôm nhận kháng sinh hay trên tôm ñối chứng.

Ở Indonesia người ta dùng Bacillus cho ao nuôi tôm ñã giúp tôm phát triển 160 ngày không có vấn ñề gì, trong khi ñó tất cả những ao nuôi không dùng Bacillus ñều thất bại do Vibrio ñã giết chết tôm trước 80 ngày nuôi.

Kết quả thực nghiệm trên cua. Diatom và rotifier ủ với dòng vi khuẩn PM-4 rồi ñưa vào bể nuôi ấu trùng cua (Portunus trituberculatus) trong 7 ngày, dung tích bể 200m3, bể cũng ñã nuôi diatom và rotifier. Có mối tương quan âm giữa sự có mặt của PM-4 với mật ñộ của Vibrio

spp. Trong 7 thí nghiệm, tỷ lệ sống của ấu trùng cua bổ sung PM-4 là 27,2%; trong 6/9 thí nghiệm không có PM-4, ấu trùng không phát triển, tỷ lệ sống chỉ ñạt 6,8%.

Probiotics dùng trong xử lý nước. Hợp chất hữu cơ trong nước, dưới tác dụng của hầu hết vi khuẩn, bị phân giải thành amoniac, amoniac tham gia vào quá trình nitrit hoá biến thành nitrit (NO2

-) rồi thành nitrat (NO3-) nhờ nhóm vi khuẩn tự dưỡng mà chủ yếu là Nitrosomonas

và Nitrobacter theo phản ứng tóm tắt như sau: Nitrosomonas

2NH3-N + 3O2 2NO2--N +2H2 + 2H-

Nitrobacter

2NO2- -N + O2 2NO3

--N Nitrate lại ñược thực vật và tảo biến thành nitrit rồi ñược chloroplast chuyển thành NH4

+ ñể sinh tổng hợp protein. Protein lại bị vi khuẩn phân giải thành NH3. Quá trình phân giải hình thành NH3 nhanh hơn quá trình lấy NH3 ñể tổng hợp protein, nồng ñộ NH3 trong nước sẽ cao và có hại cho sự sống của ñộng vật nước.

Thông thường, người ta dùng chất hấp phụ (như zeolite hay De-Odorase chiết từ cây Yucca) ñể giảm lượng NH3 trong môi trường nuôi. Vi khuẩn probiotic (chủ yếu là Nitrobacter) có vai trò thúc ñẩy quá trình nitrit hoá nhờ ñó làm giảm bớt nồng ñộ NH3 trong nước.

Nhóm vi khuẩn Bacillus sp. cũng thường ñược sử dụng ñể xử lý nước. Ngày nay probiotic ñã ñược dùng khá phổ biến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Thông thường người ta phối hợp probiotic với prebiotic (prebiotic là những chất hỗ trợ vi khuẩn có lợi phát triển và loại bỏ những vi khuẩn có hại như manan oligosacharide và glucan oligosacharide), với vi khoáng và với chất hấp phụ amoniac. Ví dụ, Shrimp-604TM của hãng Alltech (Mỹ) là sản phẩm phối hợp của manan oligosacharide, crôm và selen hữu cơ cùng với chất hấp phụ amoniac chiết rút từ cây yucca dùng cho tôm rất hiệu quả (năng suất và tỷ lệ nuôi sống tăng 10%, hiệu suất chuyển hoá thức ăn tăng 20%, tốc ñộ tăng trưởng tăng 30%).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 87

CÂU HỎI: 1. ðặc ñiểm dinh dưỡng của nhóm thức ăn giầu năng lượng và protein 2. Kể tên và nêu vai trò của những thức ăn bổ sung dinh dưỡng và phi dinh dưỡng. 3. Vì sao người ta ñánh giá cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn tự nhiên, ấu trùng tôm cá

thích loại thức ăn nào? 4. Các chất ñộc nguồn gốc hóa học, sinh học và các chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn

của cá và tác hại của chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, 1997. Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thanh Hằng, 2005. Giáo trình thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Viện chăn nuôi, 2002. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà nội.

Tiếng Anh

Gerald M. Ludwig, 1999. Zooplankton Succession and Larval Fish Culture in Freshwater Ponds - SRAC Publication No. 700.

Granvil D. Treece and D. Allen Davis, 2000. Culture of Small Zooplankton for the Feeding of Larval Fish – SRAC Publication No. 701

Granvil D. Treece, 2000. Arrtemia Procduction for Marine Larval Fish Culture - SRAC Publication No. 702.

Edwards, P. and Allan, G. L. (eds), 2004. Feeds and Feeding for Inland Aquaculture in Mekong Region Countries. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra 2004

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Laurent Verschuere, Geert Rombaut, Patrick Sorgeloos, Willy Verstraete, 2000. Probiotic Bacteria as Biological Control Agents in Aquaculture

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

Steffens, W., 1989. Principles of Fish Nutrition. Ellis Horwood Limited, England Stumn, W. and Morgan, J.J., 1996. Aquatic Chemistry: Chemical equilibria and rates in natural.

3rd Ed, A Wiley-Interscience Publication. Swift, D.R., 1985. Aquaculture Training Manual. Fishing New Books Ltd., England Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for

Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 88

CHƯƠNG X

THỨC ĂN TỰ NHIÊN

10.1. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN TỰ NHIÊN ðỐI VỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thức ăn tự nhiên hay thức ăn sống (natural food, live food ) là các phiêu sinh (plankton). Phiêu sinh chính là chuỗi thức ăn sơ cấp và thứ cấp cho hầu hết ñộng vật nước. Phiêu sinh có hai nhóm, ñó là phiêu sinh thực vật (phytoplankton) và phiêu sinh ñộng vật (zooplankton). Phytoplankton ñược coi là sinh vật tự dưỡng, bởi vì chúng có thể sử dụng nguồn cacbon, nitơ ñơn giản và ánh sáng mặt trời ñể sinh trưởng và phát triển; chúng là ñiểm xuất phát của chuỗi thức ăn. Zooplankton ñược coi là sinh vật dị dưỡng, chúng ăn những sinh vật tự dưỡng và các sinh vật dị dưỡng khác. Zooplankton là nguồn thức ăn quan trọng của ấu trùng tôm và cá trong tự nhiên hay nuôi trồng.

Trong những năm 70, sản xuất của các trại cá và tôm hầu như dựa chủ yếu vào việc ñánh bắt những cá giống (giai ñoạn cá bột) sống trong tự nhiên. Tuy nhiên, từ sau khi kỹ thuật sản xuất ấu trùng từ ñàn bố mẹ trở nên phổ biến thì hàng tỷ ấu trùng cá, ấu trùng thân mềm và giáp xác ñã ñược sản xuất trong các trại giống trên toàn thế giới.

Ấu trùng là những sinh vật còn rất nhỏ, yếu ñuối và chưa phát triển ñầy ñủ về mặt sinh lý như kích thước miệng còn nhỏ, giác quan và hệ thống tiêu hoá chưa hoàn thiện. Những yếu tố này hạn chế việc lựa chọn và sử dụng thức ăn thích hợp trong những pha nuôi dưỡng ñầu tiên của ấu trùng.

10.1.1. Kích thước miệng ấu trùng ở pha nuôi dưỡng ñầu

Kích thước miệng của ấu trùng pha ñầu giới hạn kích thước của các tiểu phần thức ăn mà ấu trùng có thể ăn. Nói chung, kích thước miệng có liên quan với kích thước cơ thể và kích thước cơ thể lại bị chi phối bởi ñường kính của trứng và thời kỳ nuôi dưỡng nội sinh (tức là thời kỳ tiêu thụ túi lòng ñỏ). Ví dụ: trứng cá hồi Atlantic thường lớn hơn trứng Gilhead seabream ít nhất 4 lần (bảng 10.1). Kết quả là ở lúc nở, ấu trùng cá hồi khá lớn và túi lòng ñỏ cũng lớn ñủ cung cấp thức ăn nội sinh trong 3 tuần phát triển ñầu tiên, còn như ấu trùng cá Gilhead seabream thì rất nhỏ, túi lòng ñỏ cũng nhỏ và cung cấp thức ăn nội sinh chỉ ñủ trong khoảng 3 ngày. Ở pha ñầu, ấu trùng cá hồi có thể ăn ñược những tiểu phần thức ăn có kích thước 1mm, còn như ấu trùng Gilthead seabream chỉ ăn ñược những tiểu phần có kích thước 0,1mm.

Bảng 10.1. Kích thước trứng và chiều dài ấu trùng lúc nở của một số loài cá*

Loài ðường kính trứng (mm) Chiều dài ấu trùng (mm) Cá hồi Atlantic (Salmo salar) Cá hồi vân (Onchorhyncus mykiss) Cá chép (Cyprinus caprio) Seabass châu Âu (Dicentrarchus labrax) Gilthead seabream (Sparus aurata) Turbo (Scophthalmus maximus) Sole (Solea solea) Milkfish (Chanos chanos) Grey mullet (Mugil cephalus) Greasy grouper (Epinephelus tauvina) Bream (Acanthopagrus cuvieri)

5,0 - 6,0 4,0 0,9 - 1,6 1,2 - 1,4 0,9 - 1,2 0,9 - 1,2 1,0 - 1,4 1,1 - 1,25 0,9 - 1,0 0,77 - 0,90 0,78 - 0,84

15,0 - 25,0 12,0 - 20,0 4,8 - 6,2 7,0 - 8,0 3,5 - 4,0 2,7 - 3,0 3,2 - 3,7 3,2 - 3,4 1,4 - 2,4 1,4 - 2,4 1,8 - 2,0

* Nguồn: Jones và Houde, 1981 (dẫn theo Patric Lavens và Patric Sorgelooos,1996)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 89

10.1.2. Ống tiêu hoá

Tình trạng phát triển của hệ thống tiêu hoá của ấu trùng pha ñầu cũng cho biết ấu trùng có thể tiêu hoá ñược thức ăn ăn vào hay không. Ví dụ: ấu trùng cá hồi pha ñầu ñã có ống tiêu hoá phát triển tốt với hệ thống enzyme cho phép tiêu hoá ñược thức ăn ñập vụn (feed crumble). Ngược lại, ấu trùng cá Gilhead seabream (giống như ấu trùng nhiều loài cá khác) không có dạ dày hoàn chỉnh, ống tiêu hoá thì ngắn, chỉ có một số enzyme hoạt ñộng ở ñầu pha nuôi dưỡng. Từ ñó, thấy rằng ấu trùng của những cá này chỉ có thể sử dụng ñược những nguồn thức ăn (i) dễ tiêu hoá (như thức ăn chứa một số lớn axit amin tự do và oligopeptide thay cho những phân tử protein phức hợp), (ii) chứa enzyme cho phép thức ăn tự phân giải, và (iii) cung cấp ñầy ñủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà ấu trùng yêu cầu.

Nói chung, thức ăn phối chế không ñáp ứng ñược tất cả các yêu cầu cho ấu trùng các loài cá nhỏ như Gilhead seabream và kết quả là ấu trùng nghèo sinh trưởng và có tỷ lệ chết cao. Trái lại, thức ăn sống thì có thể ñáp ứng ñược tất cả các tiêu chuẩn cần thiết của ấu trùng các loài cá nhỏ. Ngoài ra, thức ăn sống còn có tác dụng kích thích sự phát triển các giác quan của ấu trùng. Các giác quan của ấu trùng như thị giác, khứu giác, vị giác và ñường bên rất quan trọng ñối với việc phát hiện thức ăn. Tuy vậy, các cơ quan này lại phát triển chưa hoàn thiện khi ấu trùng còn non. Ví dụ: võng mạc mắt của ấu trùng cá chỉ chứa tế bào hình nón, khiến cho năng lực thị giác kém, nhưng võng mạc mắt của cá giai ñoạn lớn hơn (giai ñoạn cá hương), ngoaì tế bào hình nón còn có tế bào hình gậy với nhiều sắc chất thị giác trên võng mạc, nhờ vậy năng lực thị giác tốt hơn. Thức ăn sống thường có ñộ tương phản tốt hơn thức ăn nhân tạo và nhờ vận ñộng liên tục mà có hiệu quả kích thích, giúp cho giác quan ấu trùng phát triển. Ngoài ra, nhờ khả năng bơi của thức ăn sống mà thức ăn ñược phân bố ñều trong cột nước, giúp cho ấu trùng có nhiều cơ hội gặp ñược thức ăn.

Khẩu phần tự nhiên của hầu hết các loài cá nuôi gồm những loài phytoplankton (diatoms, flagellates vv..) và zooplankton khác nhau (copepods, cladocerans, ấu trùng decapod, rotifers, cilliates vv..). Sự phong phú và ña dạng của thức ăn sống với những kích thước và thành phần dinh dưỡng khác nhau ñã cho ấu trùng cá những cơ may tuyệt vời ñể tăng trưởng và phát triển.

Ngày nay, ba nhóm thức ăn sống dùng phổ biến ñể nuôi ấu trùng ở quy mô công nghiệp (industrial larviculture) là:

+ Những loài vi tảo có kích thước 2 ñến 20μm sử dụng cho hai mảnh vỏ (bivalves), tôm he (penaeid shrimp), rotifer, copepods.., cá.

+ Brachionus plicatilis sử dụng cho giáp xác (crustaceans), cá biển + Artemia spp. (meta-)nauplii cho giáp xác, cá Ngoài các nhóm trên, một số loại thức ăn sống khác cũng ñược dùng với mức ñộ hạn chế

hơn, bao gồm Brachionus rubens, Moina spp., daphnids, trứng Artemia khử vỏ cho cá nước ngọt và ấu trùng tôm và sinh khối Artemia cho ấu trùng tôm hùm, postlarrvae tôm và tôm bố mẹ, cá biển giai ñoạn cá hương. Trong vài năm gần ñây người ta ñạt ñược kết quả rất tốt trong việc nuôi tôm bằng một số sản phẩm bổ sung và thay thế thức ăn sống. Tuy nhiên, ñối với việc nuôi cá biển giai ñoạn ñầu bằng loại thức ăn này thì kết quả còn rất hạn chế.

10.2. VI TẢO (MICRO-ALGAE)

Vi tảo là nguồn thức ăn cho tất cả các giai ñoạn sinh trưởng của ñộng vật hai mảnh vỏ, thức ăn cho ấu trùng của một số loài giáp xác và thức ăn cho một số loài cá ở giai ñoạn sinh trưởng ñầu. Mặt khác tảo lại là nguồn thức ăn của zooplankton và chính zooplankton lại là nguồn thức ăn cho ấu trùng của cá và giáp xác giai ñoạn ấu trùng và giai ñoạn cá hương. Bên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 90

cạnh ñó, việc nuôi ấu trùng cá biển theo kỹ thuật nước xanh (green water technique), tảo ñược dùng trực tiếp trong các tank ấu trùng và chúng ñóng vai trò làm ổn ñịnh chất lượng nước, cung cấp dinh dưỡng cho ấu trùng và khống chế vi khuẩn (hình 10.1).

10.2.1.Các loài tảo nuôi trồng chủ yếu

Ngày nay 40 loài vi tảo khác nhau ñược phân lập từ khắp nơi trên thế giới ñược nuôi trồng theo phương thức thâm canh.

Bảng 10.2 cho biết 8 lớp chính và 32 giống tảo nuôi trồng ñang ñược dùng ñể nuôi dưỡng những nhóm ñộng vật nước quan trọng.

Bảng kê các loài tảo trong bảng bao gồm các loài diatoms, tảo xanh chlorococcalean và tảo xanh hình roi (flagellated), tảo xanh hình sợi có kích thước từ vài micromet ñến hơn 100μm. Hầu

hết những loài tảo dùng thường xuyên trong nuôi biển là diatoms (Skeletonema costatum, Thalassiosira pseudonana, Cheatoceros gracilis, C. Calcitrans), tảo roi (Isochrysis galbana, Tetraselmis suecica, Monochrysis lutheri và Chorella spp.) (hình 10.2).

Bảng 10.2. Các lớp và giống vi tảo chủ yếu ñược nuôi trồng (De Pauw và Persoone, 1988)

Lớp Giống Ứng dụng

Skeletonema PL, BL, BP

Thalassiosira PL, BL, BP

Phaeodactylum PL, BL, BP, ML, BS

Chaetoceros PL, BL, BP, BS

Cylindrotheca PL

Bellerochea BP

Actinocyclus BP

Nitzchia BS

Bacillariophyceae

Cyclotella BS

Isochrysis PL, BL, BP, ML, BS

Pseudoisochrysis BL, BP, ML

Haptophyceae

Dicrateria BP

Chrysophyceae Monochrysis (Pavlova) BL, BP, BS, MR

Tetraselmis (Platymonas) PL, BL, BP, AL, BS, MR Prasinophyceae

Pyramimonas BL, BP

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 91

Micromonas BP

Chroomonas BP

Cryptomonas BP

Cryptophyceae

Rhodomonas BL, BP

Cryptophyceae Chlamydomonas Chlorococcum

BL, BP, FZ, MR, BS BP

Xanthophyceae Olisthodiscus BP

Carteria BP Chlorophyceae

Dunaliella BP, BS, MR

Cyanophyceae Spirulina PL, BP, BS, MR Ghi chú:

PL: ấu trùng tôm he BL: ấu trùng nhuyễn thể hai mảnh vỏ ML: ấu trùng tôm nước ngọt BP: hậu ấu trùng nhuyễn thể hai mảnh vỏ

AL: ấu trùng bào ngư MR: rotifers nước mặn (Brachionus) BS: Tôm nước mặn (Artemia) SC: copepods nước mặn FZ: zooplankton nước ngọt

10.2.2. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo

Giá trị dinh dưỡng của vi tảo phụ thuộc vào kích thước tế bào, tỷ lệ tiêu hoá, chất ñộc và thành phần sinh hoá (bảng 10.3). ðiều kiện nuôi trồng cũng ảnh hưởng nhiều ñến giá trị dinh dưỡng của vi tảo. Tuy biến ñộng khá rộng tuỳ theo các lớp và các loài, nhưng hàm lượng protein, lipid và carbohydrate biểu thị bằng % chất khô nằm trong phạm vi 12-35, 7,2-23 và 4,6-23, lần lượt.

Hình 10.2. Một vài loại tảo biển dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản: (a) Tetraselmis

spp., (b) Dunaniella spp., (c) Chaetoceros spp. (Laing, 1991)

Các acid béo chưa no HUFA, ñặc biệt eicosapentaenoic acid (EPA, 20:5n-3),

arachidonic acid (ARA, 20:4n-6) và docosahexaenoic acid (DHA, 22:6n-3) giữ vai trò quan trọng trong việc ñánh giá giá trị dinh dưỡng ñối với với một loài tảo dùng ñể nuôi ñộng vật biển. EPA có nhiều trong các loài diatom (Chaetoceros calcitrans, C. gracilis, S. costatum, T.

pseudomonas) và prymnesiophyte Platymonas lutheri, còn DHA thì có nhiều trong prymnesiophytes (P. lutheri, Isochrysis sp.) và Chroomonas salina.

Thành phần acid béo của 10 loài vi tảo phát triển dưới những ñiều kiện xác ñịnh và thu hoạch ở pha log ñược trình bày ở ñồ thị 10.3.

Vi tảo cũng là một nguồn giầu vitamin C (0,11 - 1,62 %/chất khô).

Bảng 10.3. Hàm lượng chlorophyl a (Chl a), protein, carbohydrtae (CHO) và lipid của 16 giống vi tảo dùng phổ biến trong nuôi thuỷ sản (% theo chất khô)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 92

Lớp và giống vi tảo Chất khô (pg.cell-1)

Chl a Protein (pg.cell-1)

CHO Lipid

Bacillariophyceae

Chaetoceros calcitrans 11.3 0.34 3.8 0.68 1.8

Chaetoceros gracilis 74.8 0.78 9.0 2.0 5.2

Nitzchia closterium - - - - -

Phaeodactylum tricornutum 76.7 0.41 23.0 6.4 10.7

Skeletonema costatum 52.2 0.63 13.1 2.4 5.0

Thalassiosira pseudonana 28.4 0.27 9.7 2.5 5.5

Chlorophyceae

Dunaliella tertiolecta 99.9 1.73 20.0 12.2 15.0

Nannochloris atomus 21.4 0.080 6.4 5.0 4.5

Cryptophyceae

Chroomonas salina 122.5 0.98 35.5 11.0 14.5

Eustigmatophyceae

Nannochloropsis oculata 6.1 0.054 2.1 0.48 1.1

Prasinophyceae

Tetraselmis chui 269.0 3.83 83.4 32.5 45.7

Tetraselmis suecica 168.2 1.63 52.1 20.2 16.8

Prymnesiophyceae

Isochrysis galbana 30.5 0.30 8.8 3.9 7.0

Isochrysis aff. Galbana (T-iso) 29.7 0.29 6.8 1.8 5.9

Pavlova lutheri 102.3 0.86 29.7 9.1 12.3

Pavlova salina 93.1 0.34 24.2 6.9 11.2

% theo vật chất khô

Bacillariophyceae

Chaetoceros calcitrans 11.3 3.01 34 6.0 16

Chaetoceros gracilis 74.8 1.04 12 4.7 7.2

Nitzchia closterium - - 26 9.8 13

Phaeodactylumtricornutum 76.7 0.53 30 8.4 14

Skeletonema costatum 52.2 1.21 25 4.6 10

Thalassiosira pseudonana 28.4 0.95 34 8.8 19

Chlorophyceae

Dunaliella tertiolecta 99.9 1.73 20 12.2 15

Nannochloris atomus 21.4 0.37 30 23.0 21

Cryptophyceae

Chroomonas salina 122.5 0.80 29 9.1 12

Eustigmatophyceae

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 93

Nannochloropsis oculata 6.1 0.89 35 7.8 18

Prasinophyceae

Tetraselmis chui 269.0 1.42 31 12.1 17

Tetraselmis suecica 168.2 0.97 31 12.0 10

Prymnesiophyceae

Isochrysis galbana 30.5 0.98 29 12.9 23

Isochrysis aff. Galbana (T-iso) 29.7 0.98 23 6.0 20

Pavlova lutheri 102.3 0.84 29 9.0 12

Pavlova salina 93.1 0.98 26 7.4 12

Tảo Chlorella Chlorella ñược biết ñến nhiều bởi vai trò quan trọng của nó về dinh dưỡng cũng như là

nhân tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Việc dùng Chlorella vào trong sản xuất ñó là phương pháp nước xanh ñược áp dụng rộng rãi trong sản xuất giống tôm càng, một số loài cá và hai mảnh vỏ.

Khi ương ấu trùng tôm càng xanh, Cohen (1976) thấy rằng sự hiện diện của thực vật phiêu sinh có thể thúc ñẩy sự tăng trưởng của ấu trùng tôm thông qua việc loại bỏ NH3 và một số chất ñộc khác. Joshep (1977) cũng ghi nhận sự bổ sung tảo sẽ làm cho môi trường nước trở nên giàu dinh dưỡng, cung cấp những hợp chất vi lượng mà thức ăn ban ñầu và thức ăn bổ sung không có.

Chlorella cũng ñược chú ý nhiều trong sản xuất giống cua Scylla serrata. Ở ðài Loan, Nhật Bản, ấu trùng cua ñược ương trong môi trường có bổ sung Chlorella. Thêm Chlorella vào môi trường ương, tỉ lệ sống của cua tăng cao.

Ngoài ra, Chlorella còn là thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi luân trùng và ñộng vật phiêu sinh khác. Bên cạnh những loài Chlorella biển, loài Chlorella nước ngọt, Chlorella

vulgairs, cũng ñược thử nghiệm thành công làm thức ăn cho luân trùng. Theo một số báo cáo, tốc ñộ tăng trưởng và sức sinh sản trung bình của luân trùng cao nhất khi cho ăn Chlorella, tiếp theo là loài Isochrysis galbana (Nagata và Whyte, 1992). Với hàm lượng HUFA cao, Chlorella không chỉ là thức ăn quan trọng của luân trùng mà còn ñược dùng ñể làm giàu acid béo cho luân trùng và một số ñộng vật phù du khác trước khi dùng chúng làm thức ăn cho cá và các loài nuôi thủy sản khác.

Tảo Dunaliella

Tảo Dunaliella có chứa hàm lượng glycerol và β-caroten cao nên ñược xem là ñối tượng nuôi ñầy triển vọng, dùng làm thức ăn không chỉ trong nghề nuôi thủy sản mà còn nhiều lĩnh vực khác. Trong các loài thuộc giống Dunaliella, loài D. salina có hàm lượng β-caroten cao nhất (Borowithzka, 1990), chiếm 20% trọng lượng khô (Kranzfelder, 1991). Trong nuôi thủy sản, Dunaliella ñóng vai trò trong chế ñộ dinh dưỡng của nhuyễn thể nhưng với mức ñộ khác nhau tùy theo loài nhuyễn thể.

Quan sát quá trình tiêu hóa của ấu trùng Strombus gigas với 8 loại tảo khác nhau (Isochrysis galbana, Tetraselmis chuii, T. seucica, Dunaliella tertiolecta, Chlamidomonas

cocoides, Thalassiosira fluviatilis, Chlorella sp., và Chaetoceros sp.), Aranda (1994) thấy rằng quá trình tiêu hóa tảo Tetraselmis chuii, Chaetoceros sp. và Chlorella sp. nhanh hơn so với 5 loài tảo còn lại. Sự tiêu hóa tảo Chaetoceros sp. và Chlorella sp. nhanh hơn so với tảo D.

tertiolecta...Khi ương ấu trùng Mytilus galloprovincialis với các loài tảo Dunaliella tertiolecta,

T. seucica, I. Galbana, P. tricornutum, dạng ñơn lẻ hay hỗn hợp, kết quả cho thấy tỉ lệ sống và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 94

sức tăng trưởng của ấu trùng thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn hỗn hợp T. seucica và I. Galbana

(Moskera và ctv., 1989). Dunaliella không chỉ có vai trò quan trọng trong ương nuôi nhuyễn thể mà chúng còn dùng làm thức ăn cho một số loài cá biển, cho Artemia và ñộng vật phiêu sinh khác.

ðồ thị 10.3. Thành phần acid béo của 10 loài vi tảo (Volkman et al., 1989).

10.2.3. Vi tảo trong nuôi trồng thủy sản

Tảo Spirulina

Cùng với Chlorella và Dunaliella,

Spirulina cũng là loài tảo rất giàu protein, acid amin thiết yếu, acid béo, khoáng, vitamin và các hợp chất carotenoid nên chúng ñược xem là nguồn dinh dưỡng rất tốt trong nuôi thủy sản. Mustafa và ctv. (1994) thông báo Spirulina ñược thêm vào làm thức ăn bổ sung cho Pagrus major với tỉ lệ 5% ñã làm tăng tốc ñộ tăng trưởng của cá, hiệu quả chuyển ñổi thức ăn và hiệu suất sử dụng protein; thành phần protein có trong thịt cá không bị ảnh hưởng xấu. So với những loại tảo có kích thước lớn ñược thí nghiệm trước ñó thì loài Spirulina ảnh hưởng tốt nhất ñến sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn của cá Red sea beam. El (1994) cũng cho biết tốc ñộ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Silver sea beam khác nhau không có ý nghĩa giữa

nghiệm thức có bổ sung 50% Spirulina trong khẩu phần ăn với nghiệm thức ñối chứng 100% bột cá. Tuy nhiên, thay 75% Spirulina thì có ảnh hưởng bất lợi. Spirulina cũng ñược ñề nghị thay thế một phần bột cá trong chế ñộ ăn của cá rô phi O. mossambicus.

Boonyarapalin và ctv (1989) nghiên cứu về sự thay ñổi màu sắc của cá rô phi ñỏ Oreoromic niloticus với các nguồn bổ sung sắc tố khác nhau, gồm: Spirulina marigold, Pepal

meal, bột ñầu tôm, bột nghệ và thức ăn ñối chứng. Ông thấy rằng tương ứng với các loại thức ăn trên, màu sắc của cá rô phi thay ñổi theo thứ tự nâu ñỏ, vàng lam, lam, cam và hơi cam. Một

Ghi chú: (a) C16- & C18-polyunsaturated fatty acids (PUFA); (b) 20:5n-3 and 22:6n-3; (c) (n-3) and (n-6) PUFA. Các loài tảo (viết tắt): C. CAL: Chaetoceros calcitrans; C.GRA: C. gracilis; SKEL: Skeletonema costatum; THAL: Thalassiosira pseudonana; ISO: Isochrysis sp. (Tahitian); PAV: Pavlova lutheri; DUN: Dunaliella tertiolecta; NAN: Nannochloris atomus; TET: Tetraselmis suecica; CHRO: Chroomonas salina.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 95

nghiên cứu khác cũng cho biết sắc tố của cá chép trở nên ñậm hơn khi cho cá ăn khẩu phần có bổ sung 10% Spirulina. Nguồn cung cấp sắc tố khác là Marigold petal chỉ cho sự biến ñổi màu nhẹ (Wutiporn-Phromkunthong, 1984). Sự biến ñổi màu sắc của tôm sú nuôi cũng ñược Okada và ctv nghiên cứu. Các tác giả nghiên cứu sử dụng các nguồn bổ sung carotenoid khác nhau trong khẩu phần ăn của tôm từ β-caroten, Spirulina, Phaffia và krill oil. Họ nhận thấy Spirulina cho kết quả tốt nhất về sự gia tăng hàm lượng caroten trong vỏ của tôm. Nên cho tôm ăn với khẩu phần chứa 3% Spirulina trong 1 tháng trước khi thu hoạch.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguồn protein khác nhau trong khẩu phần ăn của tôm thẻ (Penaeus indicus), Ali (1992) phát hiện Spirulina và ñậu phụng cho sức tăng trưởng của tôm tốt hơn so với bánh dầu dừa; hiệu quả sử dụng protein thô và giá trị sinh học của Spirulina cao hơn so với ñậu phụng. Khi ương ấu trùng tôm he (Penaeus) từ gia ñoạn Zoea 1 ñến Mysis 2, Gu và ctv (1989) thấy rằng ấu trùng ñược cho ăn Spirulina apletensis và S. platensis cộng với bột ñậu nành, ñạt kích cỡ 663-757 µm, dài hơn có ý nghĩa so với thức ăn ñối chứng chỉ dùng bột ñậu nành. Tỉ lệ tôm sống của nghiệm thức trên ñạt 48-53%, cao hơn rất nhiều so với ñối chứng (11%).

Tảo khuê Trong lớp tảo khuê, loài Skeletonema costatum ñược phân lập lần ñầu tiên bởi Masue

(1941) ñã ñược dùng rộng rãi và là thức ăn rất quan trọng của âu trùng tôm biển. Hudinaga ñã ñạt ñược thành công ñầu tiên trong việc sử dụng tảo này làm thức ăn cho ấu trùng tôm, tỉ lệ sống ở giai ñoạn Mysis ñạt 30%, cao hơn rất nhiều so với các kết quả trước ñây, chỉ ñạt 1% (Liao, 1983). Từ kết quả ñó, nhiều loài tảo khuê khác như Chaetoceros sp., Thlasiosira, Isochrysis,...

cũng ñược nghiên cứu làm nguồn thức ăn cho ấu trùng tôm. Tùy theo từng loài tảo và ñặc ñiểm của chúng mà mỗi loài ñều có những ưu ñiểm và nhược ñiểm riêng ñối với ấu trùng tôm.

Trong quá trình phát triển của lĩnh vực sản xuất tôm giống, người ta ñã chế biến ra nhiều loại thức ăn nhân tạo ñể thay thế một phần hoặc toàn bộ tảo khuê. Tuy nhiên, ñến nay tảo khuê vẫn ñược xem là thức ăn tươi sống rất quan trọng của ấu trùng tôm. Trong thí nghiệm so sánh về sự ảnh hưởng của 9 loại thức ăn nhân tạo dùng thay cho tảo khuê (Chaetoceros) làm thức ăn cho ấu trùng tôm, Utama và ctv (1992) nhận thấy giảm mật ñộ tảo từ 50.000 xuống còn 5.000 tế bào/ml do việc thay thế tảo bằng thức ăn nhân tạo vẫn cho kết quả tốt, tỉ lệ sống của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức vẫn không khác nhau, nhưng mật ñộ tảo không thể thấp hơn 5.000 tế bào/ml. Hơn nữa, Chu (1991) cũng nhận thấy ấu trùng tôm Metapenaeus ensis và Penaeus

chinese cho ăn thức ăn nhân tạo bị chậm lớn và tỉ lệ sống luôn thấp hơn so với tôm cho ăn Chaetoceros garcilis và Artemia. Kết quả thí nghiệm của Chu (1989) cho thấy chỉ dùng một loài tảo Chaetoceros gracilis có thể cung cấp chế ñộ ăn ñầy ñủ dinh dưỡng cho ấu trùng tôm Metapenaeus ensis từ giai ñoạn Zoea ñến PL6 với tỉ lệ sống ñạt 35-63%. Việc bổ sung Artemia không làm cải thiện ñược tỉ lệ sống của ấu trùng tôm.

Bên cạnh ñó, tảo khuê còn ñóng vai trò quan trọng trong nuôi nhuyễn thể. Okauchi (1990) thí nghiệm tìm hiểu về vai trò của tảo ñối với spat của trai (Pintctada fucata) và thấy sức tăng trưởng của spat cho ăn chỉ có tảo Isochrysis aff galbana thấp hơn so với spat cho ăn kết hợp Isochrysis galbana và Chaetoceros garcilis. Laing và ctv (1990) nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của tảo khô loài Nannochloris sp. và Tetraselmis seucica so với lô ñối chứng gồm hỗn hợp tảo Chaetoceros calcitral và T-ISO dùng làm thức ăn cho ấu trùng nghêu Manila (Tapes

philipinarum), thấy rằng ấu trùng nghêu cho ăn tảo khô có sức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn so với cho ăn dạng tươi sống, nhưng thấp hơn so với lô ñối chứng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 96

10.3. LUÂN TRÙNG (ROTIFERS)

10.3.1. Hình thái

Rotifer thuộc về lớp ñộng vật ña bào nhỏ nhất. Trong số hơn 1000 loài ñã ñược nhận biết, có tới 90% loài sống ở môi trường nước ngọt. Chiều dài cơ thể của rotifer khoảng 2mm, con ñực nhỏ hơn và kém phát triển hơn con cái. Cơ thể của tất cả các loài gồm một số tế bào cố ñịnh (ví dụ các loài Brachionus chứa khoảng 1000 tế bào) (xem hình 10.6 mô tả sơ lược một số loài rotifer nước mặn và nước ngọt).

Rotifer có một lớp vỏ keratin ñược gọi lorica, hình thái và các loại gai cho phép phân biệt sự khác nhau giữa các loài.

Cơ thể rotifer có 3 phần là ñầu, thân và chân. ðầu mang cơ quan vận ñộng, ñó là các lông hình khuyên, giúp con vật vận ñộng xoay tròn (vì thế rotifer có tên gốc là Rotatoria). Thân chứa ống tiêu hóa, cơ quan bài tiết và sinh sản. Cơ quan ñặc trưng của rotifer là mastax, một cơ quan ñã ñược canxi hóa ở vùng miệng, có vai trò nghiền những tiểu phần thức ăn ñã ăn vào (xem hình 10.4).

10.3.2. Một vài ñặc ñiểm sinh học quan trọng

Rotifer có hai nhóm loài, nhóm loài nước mặn và nhóm loài nước ngọt.

Trong nhóm loài nước mặn, rotifer dùng trong nuôi ấu trùng biển thường là rotifer kiểu nhỏ (có tên là Brachionus rotundiformis) và kiểu lớn (có tên là Brachionus plicatilis). Chiều dài lorica của rotifer kiểu lớn trung bình là 239m/m (130-340m/m), còn của kiểu nhỏ là 160m/m ( 100-21-m/m).

Rotifer nước ngọt thường dùng trong nuôi ấu trùng nước ngọt là các loài Brachionus calyciflorus và Brachionus rubens.

ðời sống của rotifer nước mặn kéo dài khoảng 3,4 - 4,4 ngày ở 25oC. Nói chung, ấu trùng trưởng thành sau 0,5 - 1,5 ngày và sau ñó thì con cái ñẻ trứng cứ 4 giờ một lần. Người ta cho rằng con cái có thể sinh ra 10 thế hệ trước khi chết. Năng lực sinh sản của Brachionus phụ thuộc vào nhiệt ñộ môi trường, trong phạm vi từ 15 ñến 25oC tuổi con cái ñẻ lần ñầu, khoảng cách giữa hai lần ñẻ và tuổi thọ càng ngắn khi nhiệt ñộ càng cao và số trứng ñẻ ñược trong cả ñời cũng nhỏ hơn khi nhiệt ñộ tăng.

Trong vòng ñời của Brachianus plicatilis

thường có hai kiểu sinh sản, sinh sản vô tính (asexual) và hữu tính (sexual). Trong sinh sản ñơn tính, con cái sản sinh trứng amictic (diploid, 2 nhiễm sắc thể), trứng sẽ nở thành con cái amictic. Trong ñiều ñiều kiện môi trường nào ñó, con cái sinh sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 97

hữu tính, sinh ra con cái mictic và amictic. Tuy không phân biệt ñược về hình thái, nhưng con cái mictic thì sản sinh ra trứng haploid (n nhiễm sắc thể). Ấu trùng nở ra từ trứng mictic không thụ tinh thì phát triển thành con ñực haploid, có kích thước nhỏ chỉ bằng khoảng 1/4 kích thước của con cái, không có ống tiêu hóa và bong bóng nhưng có một dịch hoàn chứa ñầy tinh trùng. Trứng mictic thụ tinh thì có kích thước lớn hơn và có một lớp vỏ hạt dày bọc ngoài. ðây là những trứng nghỉ mà sẽ chỉ phát triển và nở ra những con cái amictic sau khi tiếp xúc với môi trường thuận lợi (xem hình 10.5).

ðiều kiện sống của rotifer phụ thuộc vào ñộ mặn, nhiệt ñộ, oxy hòa tan, pH, hàm lượng NH3, vi khuẩn.

Brachianus plicatilis có thể sống trong môi trường có ñộ mặn từ 1 ñến 97 ppt, tuy nhiên khả năng sinh sản tốt nhất khi ñộ mặn dưới 35 ppt (Lubzens, 1987). Hầu hết các cơ sở ương nuôi rotifer sử dụng ñộ mặn 10-20 ppt. ðộ mặn thay ñổi 5 ppt có thể ức chế khả năng bơi và gây chết, như vậy việc thay ñổi ñộ mặn phải thực hiện từ từ và thận trọng.

Nhiệt ñộ tối ưu cho rotifer kiểu lớn thấp hơn kiểu nhỏ, nói chung tăng nhiệt ñộ trong phạm vi thích hợp thì tăng khả năng sinh sản. Nuôi rotifer dưới nhiệt ñộ tối ưu thì làm chậm sự

tăng trưởng của quần thể. Nhiệt ñộ tối ưu thích hợp với hầu hết các nhóm rotifier là 28-32oC.

10.3.3. Giá trị dinh dưỡng của rotifer

Rotifer rất giàu protein (52-59% CP) và chất béo (13% EE), ñặc biệt là các HUAF (3,1% n-3 HUFA). Rotifer là thức ăn lý tưởng của ấu trùng tôm và cá vì chúng có kích thước nhỏ, bơi chậm, sinh trưởng với mật ñộ cao và sinh sản nhanh.

Giá trị dinh dưỡng của rotifer phụ thuộc vào môi trường. Người ta có thể tăng giá trị dinh dưỡng của rotifer bằng cách nuôi rotifer trong các môi trường ñược làm giầu các chất dinh dưỡng như acid béo omega-3, vitamin C, protein ...

Ví dụ, hàm lượng HUFA của rotifer nuôi trong môi trường tảo Chlorella sp., men bánh mì hay các môi trường nhân tạo khác của hãng Selco ñã thay ñổi rất nhiều theo với các môi truờng khác nhau, HUFA của rotifer nuôi trong môi trường của hãng Selco có thể tăng 5-10 lần

so với môi trường tảo Chlorella hay tảo kết hợp men bánh mì (ñồ thị 10.4).

ðồ thị 10.4. Hàm lượng HUFA của rotifer nuôi trong các môi trường khác nhau (CHL: Chlorella sp., Men bánh mì: BY, Protein Selco: PS, môi trường Selco: CS và Super Selco: SS)

10.3.4. Rotifer trong nuôi trồng thủy sản

Wendy (1991) từ kết quả nghiên cứu của Nagata

(1989) cho biết Brachionus plicatilis ñược sử dụng rất rộng rãi trên thế giới trong ương nuôi ấu trùng của trên 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác. Zheng và ctv. (1994) nghiên cứu sử dụng rotifer cho tôm he cũng khẳng ñịnh Brachionus plicatilis là một trong những loại thức ăn thích

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 98

hợp nhất cho ấu trùng tôm he ở giai ñoạn Mysis 3. Brachionus plicatilis còn là nguồn thức ăn tốt cho ương ấu trùng tôm Penaeus

monodon, P. indicus và P. Merguiensis

Cruz và ctv (1989) báo cáo cá bột rô phi cho ăn kết hợp thức ăn chế biến với rotifer ñạt ñược trọng lượng cuối, tốc ñộ tăng trưởng hàng ngày và năng suất cao hơn so với cá bột chỉ cho ăn một loại thức ăn, hoặc rotifer hoặc thức ăn chế biến. Việc sử dụng rotifer làm thức ăn cho cá bột mặc dù không làm tăng tỉ lệ sống của cá, nhưng lại làm tăng tốc ñộ tăng trưởng và năng suất cá bột.

10.4. ARTEMIA

Trong các khẩu phần nuôi ấu trùng tôm và cá, nauplii của Artemia ñược dùng nhiều nhất. Hàng năm trên 2000 tấn cyst khô Artemia ñược bán trên thị trường. Tính chất

duy nhất của Artemia là hình thành những phôi ngủ, gọi là “cyst”, ñó là nguồn thức ăn tuyệt vời của ấu trùng tôm cá. Cyst có quanh năm với số lượng lớn dọc theo bờ các hồ nước mặn, ñầm phá ven biển hay những ruộng muối trên khắp thế giới. Sau 24 giờ ấp trong nước biển, cyst nở ra những nauplii bơi tự do và có thể trực tiếp ñem nuôi các loại ấu trùng ñộng vật biển hay nước ngọt.

10.4.1. Một số ñặc ñiểm sinh học quan trọng

Artemia trưởng thành có kích thước trên dưới 1 cm, có hai mắt kép, ống tiêu hóa thẳng, có râu anten và 11 cặp ñốt ngực. Con ñực có cơ quan giao cấu (penis) ở phần sau của vùng thân. Con cái có tử cung ngay sau cặp ñốt ngực số 11. Trứng phát triển trong hai buồng trứng ở xoang bụng. Khi chín trứng trở nên tròn và ñi vào tử cung theo ống dẫn trứng (hình 10.7).

Trong môi trường tự nhiên, Artemia sản sinh cyst, các cyst này nổi trên mặt nước. Cyst có một lớp vỏ cứng, màu nâu ñậm, bảo vệ rất hiệu quả phôi sống ở bên trong và chống lại ñược

các ñiều kiện bất lợi như khô, nhiệt ñộ chênh lệch từ 0 - 100oC, bức xạ năng lượng cao và một số dung môi hữu cơ. Cyst khô có thể dự trữ hàng tháng hay hàng năm mà không ảnh hưởng ñến ñộ nở.

Khi ngâm vào nước biển, từ hình tròn lõm hai mặt, cyst biến thành hình cầu bên trong chứa phôi. Sau 20 giờ vỏ ngoài của cyst vỡ ra, phôi xuất hiện với màng bọc bên ngoài, ñó là nauplii. Nauplii phát triển qua nhiều giai ñoạn, khi bước vào giai ñoạn bung dù (phôi treo dưới vỏ rỗng) thì có nghĩa là nauplii ñã phát triển hoàn toàn. Sau khi màng ngoài của nauplii vỡ ra, nauplii bước vào giai ñoạn bơi tự do (hình 10.8).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 99

Thực ra phôi phát triển qua nhiều giai ñoạn, giai ñoạn ñầu gọi là instar I (kích thước 400-500 microns, instar I chỉ sống bằng chất dự trữ trong túi lòng ñỏ), sau 8 giờ thì vào giai ñoạn instar II, ở giai ñoạn này nhận ñược thức ăn có kích thước 1-50 microns như tảo ñơn bào, vi khuẩn... Sau 15 lần lột xác (từ instar I ñến instar XV), ấu trùng trở thành Artemia thành thục. Bình thường, 200.000- 300.000 nauplii nở ra từ 1 g cyst chất lượng cao.

ðiêù kiện tối ưu cho cyst nở: nhiệt ñộ > 250C (tốt nhất 280C), ñộ mặn 5 ppt, nước sục khí và tuần hoàn tốt, ánh sáng ñầy ñủ, pH = 8, mật ñộ không quá 5 g cyst/lit nước.

10.4.2. Giá trị dinh dưỡng

Căn cứ thành phần axit béo, Artemia ñược chia làm hai nhóm: nhóm chứa nhiều EFA, phù hợp với ấu trùng cá nước ngọt (có ở Nam Mỹ); nhóm chứa nhiều PUFA (20: 5ω3) và DHA (22: 6ω3), phù hợp với ấu trùng cá nước mặn (có ở hồ Saskachewan Canada, Greatlake, Mỹ và Tien-tsin, Trung quốc).

Cyst của Artemia giầu protein (50%), chất béo (14%), nauplii có hàm lượng protein thấp hơn một chút nhưng hàm lượng chất béo lại cao hơn (bảng 10.4). Tỷ lệ acid amin tự do so với protein tổng số của nauplii cao hơn cyst; hàm lượng acid amin của nauplii khác nhau nhiều theo vùng ñịa lý (bảng 10.5). Phổ acid béo của cyst và nauplii giống nhau nhưng khác nhau về mứcViatmin C trong cyst ở dạng ascorbic acid 2-sulfate (AAS), là dạng rất bền nhưng có ñộ lợi dụng sinh học kém. Trong quá trình cyst nở thành nauplii, vitamin C ñược thủy phân thành dạng tự do, có ñộ bền thấp nhưng có ñộ lợi dụng sinh học cao ñối với ấu trùng tôm cá.

Bảng 10.4. Thành phần dinh dưỡng của cyst Artemia bỏ vỏ và nauplii instar I (% chất khô)

Hồ Nước Lớn Vịnh San Francisco cysts nauplii Cysts nauplii

Protein ± 50 41-47 ± 57 47-59

Lipid ± 14 21-23 ± 13 16-27

Carbohydrate - 11 - 11

Tro ± 9 10 ± 5 6-14

Bảng 10.5. Thành phần acid amin của nauplii Artemia (mg.g-1 protein) (Seidel et al., 1980)

Macau, Brazil Great Salt Lake, UT-USA San Pablo Bay, CA-USA

Aspartic acid 110 113 141

Threonine 52 48 60

Serine 45 54 77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 100

Glutamic acid 131 135 102

Proline 57 59 49

Glycine 60 60 74

Alanine 46 49 42

Valine 53 52 55

Methionine 22 37 26

Isoleucine 56 68 54

Leucine 89 100 84

Tyrosine 105 66 77

Phenylalanine 51 85 104

Pistidine 49 27 35

Lysine 117 93 87

Arginine 115 97 98

Bảng 10.6. Hàm lượng axit béo của cyst Artemia (vùng Hồ lớn, San Francisco)

C18:0 Stearic 9.0 mg/g

C18:1 Oleic 27.2

C18:3 Linoleic 9.1

C18:4 Octadecatetra 11.2

C20:0 Arachidic 1.1

C20:4 Arachidonic 4.5

C20:3 Eicosatrienoic 2.7

C20:5 Eicosapentaenoic (EPA) 4.1

C22:6 Docosahexaenoic (DHA) 0.1

Tổng Omega-3 Fatty Acids 4.0

Artemia ñược dùng ñể nuôi ấu trùng tôm penaeid giai ñoạn ấu trùng sau và postlarval; nauplii mới nở thường cung cấp cho tôm ở lúc khởi phát giai ñoạn mysis ñầu. Tuy nhiên, penaeid thường ăn tảo trước khi ăn Artemia, thêm Artemia quá sớm trong chu kỳ sống của tôm sẽ xẩy ra hiện tượng cạnh tranh tảo giữa Artemia (Artemia không ñược tôm ăn) với tôm. Giải pháp thuận tiện là dùng nauplii ñã làm chết (bằng cách ngâm nhanh nauplii vào nước nóng 80oC hay làm lạnh ở -100C) hay sử dụng cyst Artemia khử vỏ. Tuy nhiên ấu trùng tôm nước ngọt lại có thể sử dụng tốt nauplii của Artemia, ấu trùng Macrobrachium có thể cho ăn nauplii mới nở ngay từ giai ñoạn ñầu.

Ấu trùng của nhiều loài cá biển như cá bơn (turbot), cá mú (grouper) chỉ có thể sử dụng Artemia sau thời kỳ ăn những mồi nhỏ như rotifer. Tuy vậy, thời kỳ ăn Artemia của ấu trùng cá biển tương ñối dài (20-40 ngày) cho nên cyst Artemia vẫn là loại thức ăn sống ñược tiêu thụ nhiều nhất của ấu trùng cá biển (ñể sản xuất 1000 fry cần 200-500 g cyst Artemia).

Artemia làm thức ăn cho tôm biển: Artemia là thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng và hậu ấu trùng tôm biển. Artemia bắt ñầu cho ăn khi ấu trùng ñạt ñến giai ñoaün Mysis1 hay ngay cả Zoa E2-3. Nhiều nghiên cứu ñã cho thấy rằng, thành phần dinh dưỡng của những nguồn Artemia khác nhau và ngay cả ở những ñợt sản xuất khác nhau là khác nhau. Amat

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 101

nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn Artemia khác nhau lên ấu trùng một số loài tôm biển ñã cho thấy rằng kết quả tốt nhất ở tôm ăn Artemia có thành phần HUFA cao nhất.

Việc sản xuất giống tôm càng xanh cũng phụ thuộc căn bản vào nguồn Artemia. Không như tôm biển, ấu tôm càng xanh có thể bắt ñầu cho ăn từ giai ñoạn ñầu với Artemia mới nở. Tuy nhiên, cũng giống như tôm biển, trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh, ngoài Artremia cần bổ sung thêm các nguồn thức ăn nhân tạo khác ñể tăng cường dinh dưỡng và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng.

ðối với cá biển, trong sản xuất giống, Artemia thường ñược bắt ñầu cho ăn một tuần sau khi cho ăn bằng rotifer với kích cỡ nhỏ. Lượng Artemia cần cho sản xuất giống cá thường tốn hao nhiều hơn so với sản xuất giống tôm biển và tôm càng xanh. Kết quả sản xuất giống cá biển ñược nâng cao rất có ý nghĩa khi Artemia ñược làm giàu hóa HUFA.

ðối với cá nước ngọt, rất nhiều loài cá ñược ương nuôi trực tiếp ở ao sau khi hết giai ñoạn noãn hoàng. Ấu trùng cá sẽ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao như tảo, ñộng vật phù du ñược gây nuôi bằng cách bón phân. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cá cần ñược ương nuôi trên bể như cá Basa, cá tra, cá lăng .., và vì thế Artemia là thức ăn rất quan trọng cho sản xuất giống những loài cá này.

Ngoài ra, trong nghề nuôi nuôi cá cảnh, cả ấu trùng Artemia và Artemia trưởng thành ñều ñược sử dụng cho mục ñích sản xuất giống hay nuôi.

Mặc dù Artemia có giá trị dinh dưỡng rất cao và có một số loài có thể dựa vào nguồn thức ăn là Atermia ñơn ñộc, song, trong sản xuất giống, việc bổ sung các nguồn thức ăn nhân tạo hay làm giàu Artemia là ñiều rất cần thiết và rất phổ biến.

10.5. CÁC ZOOPLANKTON KHÁC

10.5.1. Copepod

Copepod có hai nhóm, một là calcanoid (Acartia tonsa, Eurytemora affinis, Calcanus

finmarchius & C. helgolandicus, Pseudocalcanus elongatus) và hai là harpacticoid (Tsibe

holothuriae, Tigriopus japonicus, Tisbenta elongata, Schizopera elatensis). Calcanoid có râu anten thứ nhất rất dài (khoảng 16-26 ñốt), còn harpacticoid thì râu anten ngắn hơn (khoảng 10 ñốt).

Hầu hết copepod trưởng thành có chiều dài trong khoảng 1-5m/m, cơ thể hình ống, phần trước phình to hơn phần sau. Thân gồm hai phần rõ rệt, ñó là ngực và bụng, ñầu lẫn vào ñốt thứ nhất của phần ngực có. ðầu có mắt và râu anten khá dài. Con ñực nhỏ hơn con cái, khi giao phối con ñực ôm lấy con cái bằng râu anten rồi phóng tinh vào cửa của lỗ tiếp nhận tinh của con cái, sau ñó cửa ñược bịt lại bởi một loại chất gắn ñặc biệt. Trứng thường ñược bao bằng một túi trứng và gắn vào ñốt bụng ñầu tiên của con cái.

Calcanoid ñẻ trứng vào nước, trứng nở thành nauplii rồi sau 5-6 lần lột xác ấu trùng trở thành copepodite. Sau 5 lần lột xác nữa copepodite bước vào giai ñoạn trưởng thành. Sự phát triển từ trứng ñến khi trưởng thành có thể kéo dài một tuần ñến một năm. Tuổi thọ của copepod kéo dài từ 6 tháng ñến một năm. Dưới những ñiều kiện không thuận lợi, copepode có thể sản sinh trứng nghỉ (cyst).

Kích thước của copepod phụ thuộc vàp loài và sự phát triển của cá thể. Nhờ kích thước khác nhau mà ñảm bảo ñược thức ăn cho ấu trùng tôm cá trong tất cả các giai ñoạn phát triển.

Harpacticoid Tsibe holothuriae ở giai ñoạn nauplii chỉ có kích thước 55 micron ñến khi trưởng thành thì có kích thước 180 micron. Schizopera elatensis có kích thước 50-500 micron, Tisbenta elongata có kích thước từ 150 ñến hơn 750 micron.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 102

Trong nuôi trồng copepod, người ta thấy harpacticoid ít nhậy cảm và dung nạp tốt ñối với ñiều kiện môi trường hơn calcanoid (ñộ mặn: 15-70 g/lit nhiệt ñộ 17-30oC) và như vậy harpacticoid dễ nuôi thâm canh hơn.

Nhiều loài copepod ôn ñới có thể sản sinh cyst giống như Artemia. Cyst có thể dung nạp ñược ñiều kiện làm khô ở 25oC và ñông lạnh ở -25oC, chúng có thể chịu ñược nhiệt ñộ thấp (3-5oC) dài tới 9-15 tháng.

Về mặt thức ăn và chất lượng dinh dưỡng, copepod có một số ưu ñiểm trong nuôi ấu trùng cá biển như sau:

- Copepod có thể ñem nuôi ấu trùng cá ở các giai ñoạn khác nhau như nauplii, copepodite…

- Chuyển ñộng zic-zac của copepod có tác dụng kích thích thị giác của nhiều loài cá. - Chất lượng dinh dưỡng của Copepode ñược cho là cao hơn Artemia, protein trong

phạm vi 44-52%, tỷ lệ acid amin cân ñối trừ methionine và histidine. Thành phần acid béo khác nhau nhiều theo ñiều kiện nuôi trồng. Ví dụ: (n-3) HUFA của Tisbe trưởng thành nuôi bằng tảo Dunaliella (thấp HUFA) hay tảo Rhodomonas (cao HUFA) là 0,8% và 1,3% tính theo chất khô, lần lượt. Hàm lượng EPA và DHA lần lượt là 6% và 17% của Tisbe trưởng thành cho ăn tảo Dunaliella và lần lượt là 18% và 32% khi nuôi bằng tảo Rhodomonas. (n-3) HUFA của nauplii thì cao hơn Tisbe trưởng thành.

- Copepod ñược cho là có hàm lượng enzyme tiêu hóa cao hơn Artemia (Pedeson, 1984, khảo sát trên ấu trùng cá herring ñã thấy rằng copepod ñược tiêu hóa tốt hơn Artemia).

10.5.2. Daphnia và Moina

Daphnia Daphnia thuộc về phân bộ Cladocera sống hầu như duy nhất ở nước ngọt. Vỏ giáp bọc

toàn thân, trừ ñầu và gai ñuôi (apical spine) (hình 10.9). Hiện tại có 50 loài ñược báo cáo trên toàn thế giới, trong ñó chỉ có 6 loài có ở vùng ñất

thấp nhiệt ñới. Kích thước của Daphnia trưởng thành khác nhau nhiều tùy thuộc vào thức ăn; khi thức ăn phong phú, con trưởng thành có vỏ giáp (carapace) dài gấp hai lần các cá thể mới

thành thục. Không những vậy, kích thước của ñầu cũng biến ñổi từ tròn chuyển sang bầu dục vào mùa xuân và giữa hè, nhưng từ giữa hè trở ñi thì ñầu lại trở về hình tròn. Sự biến dạng này ñược gọi là biến hình theo chu kỳ (cyclomorph), có thể xẩy ra do những yếu tố nội tại hay do mối tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường.

Bình thường, Daphnia sinh trưởng từ nauplii tới khi thành thục phải trải qua 4-5 lần lột xác, thời gian lột xác của mỗi thời kỳ phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt ñộ (11 ngày ở 10oC hay 2 ngày ở 25oC) và vào thức ăn. Các loài Daphnia sinh sản ñơn tính hầu như chỉ sinh ra con ñực. Trứng ñược sản sinh trong túi trứng với 200 tới vài trăm trứng. Một con cái có thể sản xuất vài ổ trứng. Trứng ñơn tính nếu ñược sản sinh theo kiểu không giảm phân thì kết quả cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 103

ra những con cái, nhưng ñôi khi cũng xuất hiện con ñực. Sự phát triển của phôi cladoceran xẩy ra trong túi ấp (broodpouch) và ấu trùng là phiên bản nhỏ của con trưởng thành. Trong ñiều kiện không thuận lợi trứng ñã thụ tinh hình thành lớp vỏ bảo vệ phôi bên trong, ñó là các trứng nghỉ (cyst).

Giá trị dinh dưỡng của Daphnia phụ thuộc nhiều vào thành phần hóa học của nguồn thức ăn. Nói chung Daphnia nghèo acid béo quan trọng, tuy nhiên Daphnia chứa một phổ rộng enzyme tiêu hóa như protease, peptidase, lipase và cellulase, là nguồn enzyme ngoại sinh tốt trong ruột của ấu trùng cá.

Moina Moina cũng thuộc phân bộ Cladocera, nhiều ñặc ñiểm sinh học giống như Daphnia.

Moina phát triển mạnh ở ao và những hồ nước. Thời kỳ ñể ñạt thành thục sinh sản cần 5 ngày ở nhiệt ñộ 26oC. Con ñực nhỏ hơn con cái, con cái thành thục sinh dục chỉ mang hai trứng nằm trong ephippium. Moina nhỏ hơn Daphnia nhưng có hàm lượng protein cao hơn. Sinh khối của moina thường dùng ñể nuôi ấu trùng cá hồi vân, cá hồi và các ấu trùng cá nước ngọt hay nước mặn khác. Moina micrura cũng ñược báo cáo là có tác dụng tốt khi thay thế một phần Artemia trong nuôi ấu trùng tôm Macrobrachium rosenbergii.

10.5.3. Nematode

Nematode, Panagrellus redivivus ñược chứng minh là thức ăn tốt ñể nuôi thành công ấu trìng cá chép, cá silver carp và tôm Penaeus blebejus.

Panagrellus redivivus là loại thức ăn sống tốt vì nó có kích thước nhỏ (ñuờng kính 50 micron), profile acid amin tương tự như của Artemia (bảng 10.7), nhưng EPA DHA thì cao hơn của Artmia. Mặt khác P. redivivus lại có thể nuôi trồng rất ñơn giản trong các khay chứa 70 g bột mì (loại 10,8% protein)/100cm2, sau ñó giữ ẩm bằng cách phun nước. Môi trường nuôi cấy hàng tuần ñược bổ sung 0,5 g men/100cm2. Khay nuôi cần giữ nơi thoáng khí có nhiệt ñộ 20-23oC, khay cần che ñậy bằng vải mỏng ñể tránh côn trùng. Nematode có thể thu họach hàng ngày trong khoảng 53 ngày trên cùng một môi trường. Sản lượng tối ña có thể ñạt 75-100 mg/100cm2 sau 3 tuần nuôi.

Bảng 10.7. So sánh hàm lượng protein và amino acid của P. redivivus and Artemia (% tổng số amino acid) (Watanabe & Kiron, 1994)

P. redivivus Artemia P. redivivus Artemia

Protein 48.3 61.6

Amino acids Amino acids

ILE 5.1 3.8 ARG 6.6 7.3

LEU 7.7 8.9 HIS 2.9 1.9

MET 2.2 1.3 ALA 8.8 6.0

PHE 4.7 4.9 ASP 11.0 11.2

TYR 3.2 5.4 GLU 12.8 12.9

THR 4.7 2.5 GLY 6.4 5.0

TRY 1.5 PRO 5.4 6.9

VAL 6.4 4.7 SER 3.7 6.7

LYS 7.9 8.9

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 104

10.5.4. Ấu trùng bánh xe (Trochophora larvae)

Một số loài cá biển như cá bơn, cá hanh… thì rotifer thì quá lớn cho pha nuôi dưỡng ñầu của ấu trùng, ấu trùng bánh xe có thể thay thế rotifer. Ấu trùng bánh xe có kích thước khoảng 50 micron (xem H. 10.10), bơi chậm và có giá trị dinh dưỡng cao ñối với ấu trùng cá biển (ấu trùng trocophora chứa 15% EPA và DHA so với tổng acid béo.

10.6. QUẢN LÝ AO NUÔI ðỂ PHÁT TRIỂN THỨC ĂN TỰ NHIÊN

Chất lượng nước của ao nuôi cá nước ngọt phụ thuộc vào các yếu tố: vật lý, hoá học và sinh học.

10.6.1. Yếu tố vật lý

Khác nhau theo các vùng trong ao nuôi (hình 10.11). Ở tầng mặt (littoral zone), cây thuỷ sinh ảnh hưởng ñến lượng oxy hoà tan (DO) của nước trong ao. Ở tầng ñáy (benthic zone), tính chất ñất có ảnh hưởng quan trọng ñến chất lượng nước. Ở tầng giữa (limnetic zone), sinh vật nước sống ở vùng này và các số ño về chất lượng nước thực hiện tại ñây.

Hình 10.11. Sơ ñồ lát cắt các vùng ao nuôi

10.6.2. Yếu tố sinh học

Yếu tố sinh học liên quan ñến các sinh vật sống trong ao thông qua chu trình sau:

Vi khuẩn → Phytoplankton → Zooplankton → Cá & Tôm → Chất hữu cơ lắng cặn → Vi khuẩn → Phytoplankton …

Các pha phát triển sinh vật như ở sơ ñồ cho thấy, pha trước có ảnh hưởng ñến pha sau. Phân vô cơ và hữu cơ và chất lượng nước ao nuôi có ảnh hưởng ñến chu trình phát triển hệ sinh vật trong ao (hình 10.12).

Hình 10.12. Sơ ñồ Chu trình phát triển hệ vi sinh vật trong ao nuôi (Boyd, 1998)

Giải pháp phát triển zooplankton bằng việc bón phân hữu cơ, phân vô cơ hoặc phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ. Ưu ñiểm của phân vô cơ ñó là thúc ñẩy sinh vật tự dưỡng (P là nguồn thức ăn rất cơ bản của phytoplankton), thành phần tương ñối ổn ñịnh, sẵn có, dễ mua, và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 105

tốn ít công và dễ dự trữ. Trong khi, phân hữu cơ (phân gia súc, khô dầu bông, khô ñỗ tương, bột cỏ alfalfa..) làm thúc ñẩy phát triển sinh vật tự dưỡng (autotrophic organism) và dị dưỡng (heterotrophic organism), giải phóng CO2 cung cấp cho thực vật, giúp làm giảm ñộ ñục, và có ảnh hưởng lâu bền.

Ngoài ra, việc bón vôi cho môi trường ao nuôi cũng có các tác dụng như: khử chua, tăng pH, tăng ñộ hoà tan của phosphor, và thúc ñẩy sự phân giải của chất hữu cơ.

10.6.3. Yếu tố hoá học

Các yếu tố hoá học là: oxy hoà tan, nhiệt ñộ, pH, ñộ mặn, ñộ ñục, ñộ kiềm và ñộ cứng, amoniac, chất dinh dưỡng.. ñều ảnh hưởng ñến phát triển của hệ sinh vật trong ao nuôi.

Boyd, 1998 ñưa ra hàm lượng các chất vô cơ hoà tan thích hợp trong ao nuôi ñược trình bày ở bảng 10.8.

Bảng 10.8. Hàm lượng các chất vô cơ hoà tan thích hợp trong ao nuôi

Nguyên tố Dạng tồn tại trong nước

Hàm lượng thích hợp

Nguyên tố Dạng tồn tại trong nước

Hàm lượng thích hợp

Oxy O2 5-15 mg/l Hydro H+ pH 7-9 Nitơ N2 Bảo hòa Nitơ NH4 0,2-2 mg/l Nitơ NH3 <0,1 mg/l Nitơ NO3 0,2-10 mg/l Nitơ NO2 <0,3 mg/l Sulfur H2S; SO4 5-100 mg/l

Carbon CO2 1-10 mg/l Ca Ca2+ 5-100 mg/l Mg Mg2+ 5-100 mg/l

Quản lý ao nuôi trước và sau khi thả cá có ảnh hưởng rất quan trọng ñến sự phát triển

nguồn thức ăn tự nhiên, từ ñó có ảnh hưởng ñến năng suất và hiệu quả nuôi cá. Sau ñây là một ñiểm cần chú ý:

- Dọn tẩy ao trước khi thả cá. Nếu là ao mới ñào thì phải dẫn nước vào – ra vài lần ñể rửa ao. Tẩy vôi với 10-12kg/100m2 ñáy ao. Cày bừa ñáy ao và phơi nắng 5-7 ngày. Bón lót phân chuồng (50kg/100m2 ñáy ao). Nếu là ao cũ ñã nuôi cá, phải tháo cạn ñể bắt hết cá, vét bớt bùn thối, phát quang bụi rậm quanh ao, lấp kín các hang hốc, ñắp bờ, sửa cống cấp thoát nước. Tẩy vôi với 8-10kg/100m2 ñáy ao và phơi nắng 5-7 ngày. Bón lót bằng phân chuồng và phân xanh mỗi thứ 30-40 kg/100m2. Bừa san phẳng ñáy ao 1-2 lượt.

- Sau khi bón lót, cho nước vào ao, lọc nước qua ñăng chắn. Mức nước lấy vào chỉ cần 0,5-0,7 m, ngâm ao 2-3 ngày, nước ao sẽ có mầu xanh nõn chuối. Trước khi thả cá phải lấy ñủ nước, ñảm bảo mức nước sâu từ 1 – 1,5m.

- Sau khi thả cá phải chú ý ñến việc bón phân cho ao, có thể dùng phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh và phân vô cơ như ñạm, lân, vôi... Nuôi cá kết hợp với chăn nuôi (hệ thông VAC) vừa có nguồn phân hữu cơ cho cá, vừa kiểm soát ñược ô nhiễm môi trường do chăn nuôi.

- Thêm nước mới vào ao nuôi cá mỗi tuần một lần (dâng cao khoảng 0,3m nước), sau 2 tuần tháo nước ñáy và thêm nước mới vào tầng mặt. Những ngày có mưa giông phải kiểm tra bờ ao, cống ...Những ngày trời oi bức, thời tiết thay ñổi phải theo dõi hiện tượng cá nổi ñầu, nếu cá bị thiếu oxy thì phải xử lý kịp thời.

- Sau khi thu hoạch cá lại thực hiện việc xử lý ao như trình bày ở trên: vét bùn, dọn tẩy ao, bón phân... ñể bước vào một vụ nuôi cá mới.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 106

Câu hỏi 1. Vai trò của thức ăn sống ñối với nuôi trồng thủy sản? 2. Các loài tảo thường sử dụng trong NTTS? 3. Sử dụng Rotifer và Atermia trong NTTS? 4. Giải pháp phát triển nguồn thức ăn tự nhiên?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thanh Hằng, 2005. Giáo trình thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Tiếng Anh

Gerald M. Ludwig, 1999. Zooplankton Succession and Larval Fish Culture in Freshwater Ponds - SRAC Publication No. 700.

Granvil D. Treece and D. Allen Davis, 2000. Culture of Small Zooplankton for the Feeding of Larval Fish – SRAC Publication No. 701

Granvil D. Treece, 2000. Arrtemia Procduction for Marine Larval Fish Culture - SRAC Publication No. 702.

Edwards, P. and Allan, G. L. (eds), 2004. Feeds and Feeding for Inland Aquaculture in Mekong Region Countries. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra 2004

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Laurent Verschuere, Geert Rombaut, Patrick Sorgeloos, Willy Verstraete, 2000. Probiotic Bacteria as Biological Control Agents in Aquaculture

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

NRC (National Research Council), 1993. Nutrient Requirements of Fish. National Academy Press, Washington, DC, USA.

Steffens, W., 1989. Principles of Fish Nutrition. Ellis Horwood Limited, England Stumn, W. and Morgan, J.J., 1996. Aquatic Chemistry: Chemical equilibria and rates in natural.

3rd Ed, A Wiley-Interscience Publication. Swift, D.R., 1985. Aquaculture Training Manual. Fishing New Books Ltd., England Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for

Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 107

CHƯƠNG XI

CHẾ BIẾN THỨC ĂN VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP

11.1. CHẾ BIẾN THỨC ĂN HẠT

11.1.1. Tính chất vật lý, hóa học của tinh bột

Tinh bột là polysaccharide dự trữ trong hạt, củ, quả. ðại phân tử tinh bột có hai cấu tử là amylose và amylopectin. Amylose là một polyme mạch thẳng do các phân tử α-glucose liên kết với nhau theo kiểu 1,4-α-glucoside. Thông thường, tinh bột hạt ngũ cốc chứa 20 – 30% amylose (gạo ngon chứa 25 – 30% amylose, tỷ lệ này cao hơn hay thấp hơn ñều làm thay ñổi ñộ ngon). Amylopectin là một polyme mạch nhánh do các glucose liên kết với nhau qua mạch 1,4 và 1,6-α-glucoside. Trong lượng phân tử của amylopectin là hàng chục triệu, trong khi ñó amylose chỉ khoảng 106.

Cấu trúc hạt tinh bột khá ñặc biệt, mỗi hạt có một rốn hạt (hilum), xung quanh rốn hạt là các vòng ñồng tâm (còn gọi là vòng sinh trưởng). Các hạt tinh bột ngũ cốc thường có các vết nứt hình thành do sự mất nước nhanh của ngũ cốc trong quá trình thành thục. Chính nhờ những vết nứt này mà enzym tiêu hóa dễ thâm nhập tạo ñiều kiện dễ dàng cho sự phân giải. Các hạt tinh bột các loại củ không có vết nứt này cho nên khó tiêu hóa hơn. Tinh bột có cấu trúc tinh thể, dưới tác dụng của nhiệt hay axit, cấu trúc tinh thể bị phá vỡ

11.1.2. Biến ñổi vật lý, hóa học của tinh bột trong quá trình chế biến

Sự gelatin hóa. Dưới tác dụng của cơ, nhiệt hoặc hóa chất, liên kết hydro giữa các ñại phân tử amylose và amylopectin bị phá vỡ, cấu trúc tự nhiên của hạt bị biến ñổi. Khi tinh bột ñược ngâm trong nước và nhiệt ñộ nước tăng dần lên tới 550C, các hạt tinh bột hút nước và trương phồng lên. Sự trương phồng này là quá trình thuận nghịch, sau khi làm lạnh và khô, hạt trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu ngâm nước và ñun nóng ở nhiệt ñộ cao hơn (60 - 800C), các hạt tinh bột mất ñi cấu trúc tinh thể. Nhiệt ñộ ñun nóng càng cao, càng kéo dài và có sự rung ñộng mạnh thì cấu trúc tinh thể cũng bị phá vỡ nhiều.

ðây là quá trình gelatin hóa. Nhiệt ñộ gelatin hóa khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc tinh bột: tinh bột ñại mạch 59 - 640C, tinh bột ngô 62 - 720C, tinh bột lúa mỳ 65 - 670C, tinh bột cao lương 67 - 770C. Gelatin hóa có thể xuất hiện khi nghiền hoặc cán mỏng các hạt ngũ cốc, một số dung dịch kiềm hay axit cũng có tác dụng thúc ñẩy quá trình gelatin hóa.

Sự rắn ñanh (retrogradation) và dextrin hóa. Rắn ñanh là quá trình trong ñó các hạt tinh bột từ trạng thái trương phồng hoặc gelatin hóa trở về trạng thái quần tụ thành từng ñám và không hòa tan. Kết quả của quá trình này là liên kết hydro giữa amylopectin ñược phục hồi.

Mức ñộ rắn ñanh phụ thuộc vào bản chất, vào hàm lượng nước tự do, nhiệt ñộ. Sự rắn ñanh của tinh bột làm giảm hiệu quả tác ñộng của enzyme, do ñó là giảm tỷ lệ tiêu hóa.

Dextrin hóa là quá trình cắt phân ñoạn các cấu tử amylose và amylopectin. Dextrin hóa có thể thực hiện bằng phương pháp xử lý tinh bột bằng nhiệt ñộ và ñộ ẩm, bằng dung dịch axit hoặc muối. Xử lý bằng tia hồng ngoại (micronizzing), nổ bỏng (poping) là các phương pháp dextrin hóa ñiển hình, tỷ lệ tiêu hóa tinh bột tăng lên rõ rệt.

Tác ñộng của enzyme amylase lên tinh bột. Các α-amylase có thể gắn vào một ñiểm bất kỳ bên trong của chuỗi tinh bột mạch thẳng và bẻ gẫy chúng thành các ñoạn có kích thước nhỏ hơn, chuyển chúng thành ñường maltose và dextrin mạch thẳng hoặc mạch nhánh.

Các β-amylase gắn vào các mạch α.1,4 và α.1,6-glucoside ở phần ngoại vi của ñại phân tử tinh bột, thủy phân tinh bột thành maltose và glucose. ðối với các cấu tử amylopectin, α-

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 108

amylase ñầu tiên tác ñộng vào các liên kết gần các ñiểm phân nhánh và bẻ gẫy chúng thành các oligosaccharide có liên kết phân nhánh. Về ñại thể các amylase tác ñộng lên bề mặt hạt tinh bột, trước hết ở những chỗ gãy hay những vùng không hoàn hảo về cấu trúc, sau ñó lan tỏa ra các vùng xung quanh, tạo thành các hốc hình nón, xói mòn các hạt và làm cho chúng hòa tan hoàn toàn.

11.1.3. Kỹ thuật chế biến

Thức ăn hạt thường ñược chế biến theo các kỹ thuật sau (bảng 11.1).

Bảng 11.1. Tóm tắt các phương pháp chế biến thức ăn hạt

Chế biến khô Chế biến ướt Khô lạnh Khô nóng Ướt lạnh Ướt nóng

Nghiền búa Nghiền trục lăn

Nổ bỏng (Poping) Xử lý tia hồng ngoại (Micronizing) Rang chín (Roasting) Ép ñùn (Dry extruding)

Ngâm ướt (Soaking) ủ hạt ướt Xử lý kiềm (Alkali treatment) Xử lý axit (Acid treatment)

Hấp cám (Steam rollring) Hấp và làm vỡ (Steam flaking) Làm giãn nở (Expanding) Nấu chín (Cooking)

Các phương pháp chế biến khô. Nghiền bằng búa: trong máy nghiền, hạt ñược ñập vỡ

bằng hệ thống búa ñập. ðộ nhỏ của hạt phụ thuộc vào loại hạt, ñộ ẩm của hạt, kích cỡ mặt sàng, tốc ñộ dòng hạt lưu chuyển.

Nghiền bằng trục lăn: hạt ñược làm vỡ, bị cán mỏng và nghiền nhỏ bởi các trục lăn trong máy nghiền. ðộ nhỏ của hạt phụ thuộc vào kích cỡ và cấu trúc, tốc ñộ của vòng quay của con lăn và các yếu tố khác như loại hạt, ñộ ẩm của hạt.

Nổ bỏng (popping): ñây là phương pháp làm giãn nở và phá vỡ các hạt bằng nhiệt ñộ và áp suất cao. Ngô, gạo, cao lương, lúa mì có thể áp dụng nổ bỏng nhưng ñại mạch, yến mạch không thực hiện ñược. Nhiệt ñộ nổ bỏng thường là 150oC, nhưng mức ñộ bung nổ khác nhau nhiều tùy theo loại hạt và ñộ ẩm của hạt.

Phương pháp dùng sóng cực ngắn (micronizing): nhờ tác ñộng của vi sóng, nhiệt ñộ của hạt tăng nhanh trong khoảng 140-180oC với thời gian vài chục giây thùy theo loại hạt, tinh bột hạt ñược ñược gelatin hóa, vitamin ñược bảo toàn.

Phương pháp rang chín: hạt ñược quay trong một khoang kim loại chuyển ñộng theo chu kỳ. Nhiệt ñộ của hạt trong quá trình rang ñạt khoảng 150oC.

Ép ñùn (extruding): hạt ñược ép qua một syranh trơn, bên trong là một trục có rãnh xoắn. Lực ma sát tạo ra nhiệt ñộ khoảng 95oC. Tinh bột ñược gelatin hóa và chất kháng dinh dưỡng cũng bị phá hủy, các chất dinh dưỡng ñược bảo toàn.

Các phương pháp chế biến ướt. Ngâm nước: hạt ñược ngâm nước trong khoảng thời gian 12-24 giờ, hạt ngấm một lượng nước.

Phương pháp ủ hạt ướt: hạt ñược ngâm nước ñạt hàm lượng nước 25-30% sau ñó ñem ủ yếm khí 20 ngày. Trong quá trình ủ, các enzym có sẵn trong hạt sẽ tác ñộng ñến tinh bột. Chất lượng của sản phẩm chế biến sẽ phụ thuộc vào loại hạt, nhiệt ñộ môi trường và tỷ lệ nước trong hạt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 109

Xử lý kiềm (alkali treatment): hạt ñược ngâm hoặc phun bằng dung dịch xút nồng ñộ 2,5-4% phụ thuộc vào loại hạt. Cũng có thể sử dụng dung dịch amoniac, tuy nhiên phương pháp này ñóng vai trò bảo quản nhiều hơn là làm thay ñổi tính chất vật lý, hóa học của hạt.

Xử lý axit (acid treatment): xử lý axit thường áp dụng cho hạt cốc tươi, axit ñược dùng là axetic, propionic, izobutyric, formic, benzoic nhưng phổ biến là axit axetic hoặc propionic hoặc hỗn hợp của hai axit này. Tùy theo ñộ ẩm của hạt mà tỷ lệ axit ñược dùng từ 0,5-3% tính theo khối lượng hạt, ñộ ẩm càng cao lượng axit càng nhiều. Ưu ñiểm của phương pháp xử lý axit là không cần có hầm ủ kín ( hạt ñã ngấm axit có thể bảo quản trong túi polyetylen, trong thùng gỗ ), thời gian bảo quản có thể kéo dài tới một năm. Tác dụng bảo quản của hạt vẫn còn duy trì khi ñưa hạt ra khỏi nơi bảo quản.

Phương pháp hấp cán (steam rolling): trước hết hạt phải chịu tác ñộng bởi hơi nước nóng trong khoảng thời gian từ 3-5 phút, sau ñó hạt ñược nghiền bằng trục lăn.

Hấp và làm vỡ (steam flaking): theo phương pháp này hạt ñược phun một lượng hơi nước nóng trong khoảng thời gian sao cho ñộ ẩm của hạt nâng lên 18% (với ngô mất 12 phút, với hạt cao lượng mất 25 phút). Nhiệt ñộ hạt ñạt ñược khoảng 100oC khi ñưa vào trục lăn.

Hấp chín áp suất cao (pressure cooking): hạt ñược ấp chín ở nhiệt ñộ 143oC và áp suất 3kg/cm2. Sau khi hấp chín nguyên liệu ñược làm mát cho ñến khi nhiệt ñộ còn 90oC và hàm ẩm giảm còn 20% trước khi cán và nghiền bằng trục lăn.

Phương pháp làm giãn nở (expanding): theo phương pháp này hạt ñược hấp chín trong ñiều kiện có hơi nước ở áp suất và nhiệt ñộ cao (15kg/cm2, 200oC trong 20 giây). Dưới áp suất và nhiệt ñộ cao, hạt bị trương phồng sau ñó giãn nở ñến mức tối ña.

Ép viên (pelleting): thông thường người ta ñưa hơi nước nóng vào khối nguyên liệu ñể ñưa nhiệt ñộ lên khoảng 60-94oC, ở nhiệt ñộ này một phần tinh bột ñược gelatin hóa. Nhờ sức ép của trục lăn trên syranh, viên thức ăn ñược hình thành khi chui qua các rãnh của thành syranh.

11.2. THỨC ĂN HỖN HỢP VÀ CÔNG NGHỆ THỨC ĂN HỖN HỢP

11.2.1. Phân loại thức ăn công nghiệp

ðịnh nghĩa: Thức ăn công nghiệp là một hỗn hợp thức ăn bao gồm một số nguyên liệu ñã qua chế biến và phối hợp theo công thức của nhà chế tạo, ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của tôm và cá.

Phân loại thức ăn hỗn hợp: thức ăn hỗn hợp có 2 loại. Hỗn hợp hoàn chỉnh: ñầy ñủ các chất dinh dưỡng, khi cho ăn không phải bổ sung thêm

bất cứ một chất dinh dưỡng nào khác (dùng trong hệ thống nuôi công nghiệp). Hỗn hợp bổ sung: bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, chất

khoáng… Các dạng thức ăn hỗn hợp: Có nhiều dạng thức ăn công nghiệp cho tôm và cá như dạng khô, dạng ướt; trong ñó lại

chia làm dạng bột hay viên, dạng mảnh hay hạt.., mỗi dạng ñòi hỏi một công nghệ sản xuất riêng (sơ ñồ 11.1).

11.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng của thức ăn hỗn hợp

ðộ ẩm. Hàm lượng ẩm của TACN (dạng khô) rất quan trọng vì ñộ ẩm của thức ăn có quan hệ ñến sự phát triền của vi sinh vật từ ñó ảnh hưởng ñến thời hạn sử dụng. Bảng 11.2 sau ñây cho biết mối quan hệ giữa hàm ẩm của thức ăn ñến sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 110

Bảng 11.2. Mối quan hệ giữa hàm ẩm của thức ăn với sự phát triển của côn trùng và vi sinh vật

ðộ thức ăn (%)

ðộ ẩm không khí (RH%)

Hậu quả

0 – 8 0 – 30 Không có hoạt ñộng sinh học 9 -14 30 –70 Nhiễm côn trùng khi RH>60% 14 – 20 70 -90 Nhiễm côn trùng và mốc 20 – 25 90 – 95 Mốc và vi khuẩn phát triển >25 >95 Vi khuẩn tăng và nẩy mầm Kích thước. Kích thước tùy thuộc vào loài và giai ñoạn sinh trưởng của tôm cá (bảng 11.3)

Bảng 11.3. Kích thước viên của thức ăn công nghiệp cho cá

Cá Rô phi Cá da trơn Kich cỡ/tuổi Kích cỡ viên Kích cỡ (g) Kích cỡ viên (mm)

Hương 1-24 giờ Hương 2-10 ngày Hương 10-30 ngày Juvenille 1 –30 g 20 – 120 g 125 – 25 g >250 g

liquify 500 microns 500 –1000 microns 500 –1500 microns 1 – 2mm 2 mm 3 mm 4 mm

0,02 – 0,25 0,25 – 1,50 1,50 – 5,00 5,0 – 20,0

0,4 – 0,8 0,8 – 1,4 1,4 – 2,8 2,8 – 4,0

Tiêu chuẩn cảm quan. Thức ăn phải có mầu ñặc trưng của nguyên liệu trong hỗn hợp có mùi thơm, không có mùi mốc hoặc hôi thối…

Tiêu chuẩn dinh dưỡng. Tiêu chuẩn này tùy thuộc vào loài và giai ñoạn sinh trưởng của tôm cá. Các tiêu chuẩn thường ñược quy ñịnh là năng lượng (DE hoặc ME tính theo MJ hay Mcal/kg hỗn hợp), tỷ lệ P/E, protein và một số axit amin, chất béo và axit béo n-3, một số chất khoáng (Ca, P…), một số vitamin ( các chất này ñược tính theo % hay g, mg/kg hỗn hợp).

11.2.3. Các quy ñịnh pháp lý ñối với thức ăn hỗn hợp

Thức hỗn hợp là một loại hàng hóa cho nên phải tuân thủ những quy ñịnh pháp luật của loại hàng hóa này, những quy ñịnh này phải ñược thể hiện trên nhãn hàng.

Những quy ñịnh này gồm: - Hàm lượng ẩm: ñối với hỗn hợp khô, hàm ẩm ñược quy ñịnh là <14%. - Hàm lượng tối thiểu chất dinh dưỡng (ñối với cá chất dinh dưỡng quý như protein, axit

amin, chất béo, Ca, P…) và hàm lượng tối ña các chất dinh dưỡng (ñối với các chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu ñến sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của ñộng vật như tro, cát sạn (khoáng không hòa tan trong axit HCl), chất xơ.

- Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn: bao gồm các chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh và nấm mốc ñộc hại (như aflatoxin…), các chất hóa chất ñộc hại (như kim loại nặng Pb, Hg, Cd…), các thuốc (như kháng sinh…).

- Các quy ñịnh về nhãn hàng: nhãn hàng phải ghi tên thương phẩm (ñối với những hỗn hợp có bổ sung thuốc, một số nước bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng chữ “có sử dụng thuốc” (MEDIATED), ñối tượng sử dụng, các phân tích ñảm bảo (guaranteed analysis), các nguyên liệu trong hỗn hợp (chỉ ghi tên nguyên liệu không cần khối lượng hay tỷ lệ), hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng, tên và ñịa chỉ nhà sản xuất, khối lượng tịnh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 111

11.2.4. Công nghệ thức ăn hỗn hợp

Công nghệ chế biến thức ăn hỗn hợp xuất hiện từ những năm 50, ngày nay công nghệ này ngày càng hiện ñại. ở giai ñoạn ñầu, thức ăn hỗn hợp chỉ ñược trộn bằng tay trên sàn kho, rồi tiến tới trộn cơ khí, trộn liên tục và bây giờ máy tính ñã kiểm soát việc trộn và viên. Các công ñoạn của chế biến thức ăn hỗn hợp gồm : nhập kho, cân, nghiền, trộn, viên, làm nguội, bao gói, bảo quản (sơ ñồ 11.1).

Không ñi sâu vào các công ñoạn trên, ở ñây chỉ nhấn mạnh những ñiểm sau:

(1). Cân nguyên liệu: ðể phối hợp ñúng công thức, việc cân chính xác nguyên liệu là rất quan trọng, có một số nguyên liệu cần phải nghiền trước khi cân, cân thức ăn bổ sung phải chú ý vì khối lượng nhỏ và ñắt tiền.

(2).Nghiền (hình 11.1): ðây là công ñoạn tốn nhiều năng lượng nhất. Chi phí năng lượng cho việc nghiền thức ăn thuỷ sản thường gấp 5-6 lần so chi phí năng lượng cho việc nghiền nguyên liệu làm thức ăn cho ñộng vật trên cạn. (Ví dụ: máy nghiền công suất 22 KW/giờ, nếu ngô ñem nghiền mịn, mỗi giờ nghiền ñược 200kg, còn nghiền thô thì ñược tới 2000kg).

Kích thước nghiền phụ thuộc vào công thức ăn cho từng loại cá, nghiền nhỏ giúp dễ trộn và tăng tỷ lệ tiêu hoá. Tuy nhiên nghiền quá nhỏ thì không tốt vì bề mặt tiếp xúc tăng, khó bảo quản, tỷ lệ tiêu hoá có thể giảm. Nghiền làm cho nhiệt ñộ nguyên liệu tăng lên ( 10 – 200C) do vậy máy nghiền phải có thiết bị làm mát (quạt, …). Thường trước khi nghiền người ta phải loại bỏ kim loại và những tạp chất khác.

(3). Trộn: Trộn là một “ nghệ thuật”, chứ không phải “kỹ thuật”. Mục ñích của trộn là làm cho hỗn hợp ñồng nhất. ðối với thức ăn cá, việc trộn ñều càng cần thiết vì hàng ngày cá ăn ít, trộn không ñều làm cho lượng thức ăn ăn vào biến ñộng. ðối với quy mô nhỏ, ñể trộn ñều người ta ñưa thêm chất màu vào ñể làm chất chỉ thị. Thức ăn

bổ sung khi ñưa vào hỗn hợp phải trộn trước ( ở dạng premix) và ñảm bảo khối lượng không dưới 1 kg tính cho 100 kg hỗn hợp.

Máy trộn có hai loại (hình 11.2):

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 112

+ Máy trộn ñứng (vertical mixers) : Trộn bằng vít xoắn ở tốc ñộ 100 – 200 vòng/phút, thời gian trộn kéo dài 10 – 15 phút. Máy trộn ñứng khi phải trộn thức ăn cùng với chất lỏng thì ít hiệu quả vì chất lỏng có khuynh hướng tạo thành những cục nhỏ chứ không bám ñều vào

nguyên liệu khô. + Máy trộn nằm ngang

(horizontal mixers) : Thời gian trộn ngắn hơn ( 3 – 6 phút), máy này cũng thích hợp với việc trộn 8% chất lỏng trong hỗn hợp, máy này ñắt hơn máy trộn ñứng.

(4). Viên (hình 11.3): Viên nguội thức ăn ñã trộn, ñưa vào máy dập viên ở nhiệt ñộ trong phòng. ðưa ñộ ẩm của khối thức ăn lên 15 – 16%. Viên thực hiện bằng cách ép ñùn cho nên trong quá trình viên nhiệt ñộ tăng lên 60 – 700C, sau ñó viên ñược làm khô và làm nguội ñến nhiệt ñộ trong phòng.

Viên nóng (conditioner pelleting) : Hỗn hợp thức ăn ñược làm nóng bằng hơi nước khô nhờ một bộ phận tạo hơi nước nóng. Hỗn hợp thức ăn ñược ép bằng máy dập khuôn ñể tạo viên, sau ñó viên ñược làm khô và làm nguội.

Trong công nghiệp thức ăn hỗn hợp cần chú ý ñến chất lượng viên thức ăn. Chất lượng viên (chỉ xét về khía cạnh vật lý) thể hiện ở ñộ cứng, ñộ bóng, ñộ gelatin hoá, ñộ chín và ñộ bền với nước khi sử dụng.

Chất lượng viên phụ thuộc vào nguyên liệu ñưa vào ép viên, thiết bị và công nghệ viên.

Về nguyên liệu. - Khối lượng riêng, kết cấu và thành phần hoá học nguyên liệu. Hỗn hợp nguyên liệu có

khối lượng riêng (klr) 0,4 g/cc khi ñược ép thành viên có klr 0,5-0,6 g/cc (với khuôn vòng, áp xuất viên là 75-600 kg/cm2).

- Thức ăn nhiều xơ viên cứng hơn thức ăn ít xơ. - Thức ăn nhiều mỡ (>8-10%), nhiều nước (>15%) làm giảm chất lượng viên (giảm ñộ

cứng). Về công nghệ. Quan hệ giữa ñường kính x ñộ dài khuôn viên; tốc ñộ quay của khuôn, tốc

ñộ thức ăn ña vào buồng nguyên liệu; lượng hơi nước vào khuôn; ñộ ẩm không khí ñều có ảnh hưởng ñến chất lượng viên thức ăn.

(5).ðóng bao: Thức ăn hỗn hợp rời hay viên ñược bao gói bằng túi polyetylen, bên ngoài bằng bao dứa. Dự trữ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột bọ xâm hại.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 113

11.2.5. Những thiết bị cần thiết của một nhà máy thức ăn hỗn hợp cho tôm và cá

Giới thiệu những thiết bị cần thiết ñể sản xuất các loại thức ăn hỗn hợp khác nhau cho tôm và cá (bảng 11.4 và sơ ñồ 11.1. và 11.2).

Bảng 11.4. Các thiết bị cần thiết ñể sản xuất thức ăn hỗn hợp khô cho tôm và cá

Bột

Viên nổi Viên chìm Hạt

Máy nghiền (grinder) Máy trộn khô (dry mixer) Máy nâng (elevator) Băng tải (conveyor) Máy ép viên (pelleter/dies) Nồi nấu hay máy ép ñùn (cooker/extruder) Surge bins Máy làm nguội/làm khô (cooler/dryer) Máy phun mỡ (fat sprayer) Nồi hơi (steam boiler) Máy ñập mảnh (crumbler) Máy nâng (sifter) Máy khâu bao (bag sewer) Cân (scales)

+(*)

+

?

?

-

-

-

-

-

-

-

-

+

+

+

+

+

+

-

+

+

+

?

+

-

+

+

+

+

+

?

?

+

-

+

+

-

+

-

+

+

+

+

+

?

?

+

-

+

+

?

+

+

+

+

+

*(+): cần; (-): không cần; (?): có thể cần

CÂU HỎI: 1. Những biến ñổi vật lý, hoá học của tinh bột khi chế biến? 2. Kỹ thuật chế biến thức ăn hạt? 3. Cho biết ñặc ñiểm các loại và các dạng thức ăn hỗn hợp cho tôm và cá? 4. Các khâu chính trong công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho tôm và cá? TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, 1997. Dinh dưỡng và thức ăn gia

súc. Nhà XBNN, Hà Nội. Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí

Minh. Lê ðức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thanh Hằng, 2005. Giáo trình thức ăn gia súc. Nhà

XBNN, Hà Nội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 114

Viện chăn nuôi, 2002. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà nội.

Tiếng Anh

De Silva, K.H.G.M, 1989. Cheap source of alternate feed for the farming of snakehead fish (Teleostei: Channidae) in Sri Lanka. In: Huisman, E.A., Zonneveld, N. and Bouwmans, A.H.M. (eds) Aquacultural Research in Asia: Management Techniques and Nutrition. Proceedings of the Asia Seminar on Aquaculture, Malang, Indonesia, pp, 241 - 267.

FAO. 1995. Farm-made Aquafeed. FAO Fisheries Technical Paper 343. Rome. Edwards, P. and Allan, G. L. (eds), 2004. Feeds and Feeding for Inland Aquaculture in Mekong

Region Countries. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra 2004

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Laurent Verschuere, Geert Rombaut, Patrick Sorgeloos, Willy Verstraete, 2000. Probiotic Bacteria as Biological Control Agents in Aquaculture.

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 115

CHƯƠNG XII

TIÊU CHUẨN ĂN VÀ KHẨU PHẦN

Mỗi loài ñộng vật khác nhau yêu cầu khác nhau về các chất dinh dưỡng, tuỳ theo ñặc ñiểm riêng của từng loài, giống và khả năng sản xuất của chúng. Trong từng loài, giống tuỳ theo giai ñoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cân ñối các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần so với nhu cầu của ñộng vật là biện pháp rất quan trọng nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

12.1. KHÁI NIỆM

12.1.1. Tiêu chuẩn ăn

Tiêu chuẩn ăn ñược xác ñịnh dựa trên nhu cầu các chất dinh dưỡng (phần này ñã ñề cập trong các chương trước). Như ñã biết, nhu cầu dinh dưỡng là khối lượng chất dinh dưỡng mà tôm, cá cần ñể duy trì hoạt ñộng sống và tạo sản phẩm (tăng trọng, ñẻ trứng..) trong ngày ñêm.

Tiêu chuẩn ñược xây dựng trên cơ sở nhu cầu. Vì vậy, có thể khái niệm tiêu chuẩn ăn là khối lượng các chất dinh dưỡng (ñược tính bằng ñơn vị khối lượng hoặc tính bằng phần trăm trong thức ăn hỗn hợp) mà tôm, cá yêu cầu trong một ngày ñêm. Tiêu chuẩn ăn có thể hiểu như sau:

Tiêu chuẩn ăn = Nhu cầu + Số dư an toàn

Số dư an toàn là số lượng chất dinh dưỡng cần thêm vào ngoài nhu cầu của tôm, cá ñược xác ñịnh thông qua các thực nghiệm. Trong thực tế, xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng ñược tiến hành trong phòng thí nghiệm (on-station) với nhiều cá thể và giá trị thu ñược là trung bình số học của các quan sát. Giá trị về nhu cầu dinh dưỡng (ví dụ: 10 MJ ME) là giá trị trung bình của các giá trị thu ñược trên hoặc dưới giá trị trung bình nói trên (có thể 9-11 MJ ME). Có nghĩa, nếu áp dụng giá trị trung bình trên ñể xác ñịnh nhu cầu thì một số cá thể không ñáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng (những quan sát trên 10 MJ ME). Do ñó, người ta mới sử dụng khái niệm số dư an toàn.

Tiêu chuẩn ăn ñược qui ñịnh bởi một số chỉ tiêu cơ bản, những chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự phát triển nuôi trồng thủy sản của mỗi nước.

Ví dụ 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cá chép:

Lipit: 18% trở lên Protein: 25-38% Lisine: 5,7% của thức ăn Methionine: 3,1% của protein (không có cystine) Photpho hữu dụng: 0,6-0,7%. DE kcal/kg: 2700-3100.

Nhu cầu của cá rôphi (Jaucey, Ross, 1982): Lipit: 10% (từ hương ñến 0,5g)

8% (từ 0,5 ñến 35g) 6% (từ 35g ñến bán)

Protein: 50% (từ hương ñến 0,5g) 35% (từ 0,5 ñến 35g)

30% (từ 35 ñến bán) Lysine: 4,1% protein thức ăn Methionine + 50% Cystine: 1,7% protein thức ăn Carbohydrate tiêu hoá: 25% Xơ thô: 8 – 10% DE (kcal/kg): 2500 – 3400

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 116

12.1.2. Nội dung tiêu chuẩn ăn

- Nhu cầu năng lượng (ví dụ 1): Biểu thị bằng kcal (Mcal) hay kJ (MJ) của DE, ME tính cho một ngày ñêm hay tính cho 1 kg thức ăn. Khi nhu cầu năng lượng tính trên 1 kg thì gọi là mật ñộ năng lượng hay mức năng lượng.

- Nhu cầu protein và axít amin (ví dụ 1): Nhu cầu protein có thể thể hiện bằng khối lượng (g; kg) cho một ngày ñêm hay tỷ lệ (%) protein thô hay protein tiêu hóa trong khẩu phần. Axit amin cũng ñược tính theo khối lượng (g) cho một ngày ñêm hay tỷ lệ (%) so với vật chất khô hoặc tỷ lệ (%) so với protein.

- Nhu cầu mỡ và axit béo (ví dụ 1): Nhiều nước ñã sử dụng các axit béo thiết yếu trong tiêu chuẩn ăn của vật nuôi (Anh, Mỹ, Australia..).

- Nhu cầu các chất khoáng (ví dụ 1): + Khoáng ña lượng: Ca, P, Mg, Na, Cl ,K, S (g/con ngày hoặc % thức ăn). + Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn, Zn.. (mg/con ngày). - Nhu cầu vitamin: A, D, E (UI), VTM nhóm B, C, K (mg); B12 (µg).

12.1.3. Khẩu phần ăn

ðể hiển thị tiêu chuẩn ăn bằng các loại thức ăn cụ thể thì người ta sử dụng khái niệm “khẩu phần ăn”. Khẩu phần ăn là khối lượng các loại thức ăn cung cấp cho con vật ñể thoả mãn tiêu chuẩn ăn. Khẩu phần ăn ñược tính bằng khối lượng trong một ngày ñêm hoặc tỷ lệ phần trăm trong thức ăn hỗn hợp.

Ví dụ, ñể ñảm bảo tiêu chuẩn ăn cho cá da trơn với yêu cầu là protein thô 34,5; lipit 10,8; khoáng 11,9; Ca 1,0 và P 1,2% thì khẩu phần như ở ví dụ 2.

12.2. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN

Tối ưu hoá khẩu phần ăn hay còn gọi là lập khẩu phần ăn ñể thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của gia súc gia cầm với giá thành thấp nhất là rất quan trọng ñể nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Có hai nguyên tắc ñể lập khẩu phần ăn là nguyên tắc khoa học và nguyên tắc kinh tế.

12.2.1. Nguyên tắc khoa học

Khẩu phần ăn phải ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu dinh dưỡng, thoã mãn ñược tiêu chuẩn ăn. ðảm bảo ñược sự cân bằng các chất dinh dưỡng: axit amin, khoáng, vitamin...

Khối lượng khẩu phần ăn phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hoá. ðể khống chế khối lượng khẩu phần ăn người ta dùng lượng thức ăn (% vật chất khô) có

thể thu nhận tính theo tỷ lệ khối lượng cơ thể. Ví dụ, khối lượng thức ăn nuôi tôm khoảng 2-3% khối lượng tôm.

Ví dụ 2. Khẩu phần cho cá da trơn kg

Bột cá thương phẩm Khô ñỗ tương Khô lạc Bột mì Mỡ lợn Dicanxiphotphat Muối ăn Chất kết dính (Cacboxymethyl celulose) Premix vitamin Nước Tổng cộng

15,17 8,50 8,50 18,70 5,11 1,04 2,00 2,00

0,92 38,56 100,00

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 117

12.2.2. Nguyên tắc kinh tế

Khẩu phần thức ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ. ðể khẩu phần thức ăn vừa ñảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho tôm, cá và vừa tối ưu về mặt kinh tế cho người nuôi, khi lập khẩu phần ăn phải chú ý các vấn ñề sau ñây:

+ Tính sẵn có, chất lượng và giá cả của nguồn nguyên liệu thức ăn + ðặc tính sinh học của tôm cá và cách cho ăn + Mục tiêu nuôi (thịt, làm giống...) + ðặc ñiểm cơ bản của hệ thống nuôi dưỡng, ăn tự do hay hạn chế + Nhiệt ñộ, ñộ ẩm của môi trường...

12.3. PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN CHO TÔM, CÁ

Muốn phối hợp khẩu phần ăn cho tôm, cá một cách khoa học và hợp lý chúng ta cần biết:

- Tiêu chuẩn ăn ñối với các chất dinh dưỡng như: năng lượng, protein, axit amin, hàm lượng lipit, vitamin, khoáng...

- Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng, giá cả của các loại thức ăn dự kiến sẽ sử dụng trong khẩu phần ăn (chú ý giới hạn tốt ña % của từng loại nguyên liệu).

- Giá cả của các nguyên liệu làm thức ăn có thể tính cho 1 kg hay cho 1.000 kcal năng lượng (tiêu hoá hay trao ñổi) và 100 gam protein thô trong thức ăn.

Bảng 12.1. Tính toán giá trị năng lượng tiêu hoá (DE) cho cá

Chất dinh dưỡng Năng lượng thô (GE, kcal/g)

Năng lượng tiêu hoá (DE, kcal/g)

Carbohydrate (không phải cây bộ ñậu) Carbohydrate (cây bộ ñậu) Protein (ñộng vật) Protein (thực vật) Chất béo

4,1 4,1 5,5 5,5 9,1

3,0 2,0 4,25 3,8 8,0

Có thể sử dụng bảng “Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho tôm, cá” của ADCP

(Aquaculture Developpement and Coordination Programe - FAO) ở phần phụ lục. Trong bảng có ghi thành phần protein thô, chất béo, xơ thô, khoáng, chất chiết không N, Ca, P, Met + Cys, lysine (tính trên cơ sở chất khô của thức ăn) và năng lượng tiêu hoá (DE, kcal/kg). DE của thức ăn cho tôm, cá tính trên cơ sở giá trị DE của 1g các chất dinh dưỡng trong thức ăn theo khuyến cáo của Michael B. New (1987, bảng12.1).

12.3.1. Phương pháp phối hợp thông thường

Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao gồm một vài nguyên liệu và yêu cầu tính một vài chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần. Các phương pháp kinh ñiển ñược sử dụng ñể xây dựng khẩu phần như: Phương pháp thử - sai (trial - error), phương pháp hình vuông Pearson, phương pháp lập phương trình ñại số…

Nhìn chung, các phương pháp có các bước như sau: Bước 1:

Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn cho tôm, cá. Nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) hoặc tham khảo tiêu chuẩn NRC (Mỹ), ARC (Anh), tiêu chuẩn của Nhật Bản, Hà Lan, Ân ðộ.. phù hợp với khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau, và môi trường nuôi trồng thủy sản.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 118

Bước 2:

Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn ñể lập khẩu phần ăn. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn ñó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo ñảm chất lượng tốt và phải phù hợp với tôm, cá. Nói chung, nguồn thức ăn cho thủy sản phải ñảm bảo hàm lượng protein cao.

Bước 3:

Tiến hành lập khẩu phần. Phương pháp này thường theo các bước chính sau ñây: - Xác ñịnh khối lượng các loại thức ăn bổ sung như khoáng vi lượng , premix vitamin...

Các loại thức ăn này thường chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần (bảng 10…). - Ấn ñịnh khối lượng một số loại thức ăn giàu protein hoặc thức ăn giàu năng lượng

(tham khảo khuyến cáo ở trên). - Trên cơ sở thức ăn ñã ấn ñịnh tính toán khối lượng các loại thức ăn còn lại. Ta có thể

xác ñịnh khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: phương pháp Pearson hoặc

phương pháp dùng phương trình ñại số. - Tính toán giá trị dinh dưỡng của khẩu phần dự kiến. - ðiều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn ñể ñiều chỉnh và bổ sung các chất dinh

dưỡng cho phù hợp với nhu cầu của tôm, cá.

12.3.2. Phương pháp hình vuông Pearson

Ví dụ 1: hãy phối hợp 1 hỗn hợp có 25% protein cho cá lóc, gồm khô dầu dừa (chứa 20% protein) và bột cá (chứa 60% protein).

Khô dầu dừa 20 35 (35/40) x 100 = 87,5/100

25

Bột cá 60 5 (5/40) x 100 = 12,5/100

Như vậy, cần phối hợp 12,5 kg bột cá và 87,5 kg khô dầu dừa, chúng ta sẽ có một hỗn hợp chứa khoảng 25% protein thô.

12.3.3. Phương pháp giải phương trình

Ví dụ 2: Lấy lại thí dụ 1, gọi x là kg khô dầu dừa và y là kg bột cá trong 100 kg thức ăn, ta có phương trình 2 ẩn số:

0,20x + 0,60y = 25 (1) x + y = 100 (2) Giải phương trình trên ta ñược x = 87,5 kg và y = 12,5 kg. Ví dụ 3: Phối hợp 1 khẩu phần có 35% protein thô (CP) bằng các nguyên liệu sau cho cá

rô phi: Bột cá 60%CP, cám gạo 10%CP, khô dầu ñỗ tương 45%CP. Hỗn hợp cuối cùng chứa

protein ñộng vật không quá 1/3 lượng protein khẩu phần. Hỗn hợp chứa 4% premix vitamin - khoáng, 4% mỡ và 2% chất kết dính.

Giải: Gọi x: kg bột cá trong 100kg thức ăn hỗn hợp y: kg cám trong 100kg thức ăn hỗn hợp z : kg ñỗ tương trong 100kg thức ăn hỗn hợp Các chất bổ sung ñã có trong hỗn hợp: 4 premix + 4% mỡ + 2% chất kết dính = 10% Giới hạn protein ñộng vật: 0,60x = 35/3 = 11,67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 119

Ta lập ñược phương trình: 0,6 x + 0,1y + 0,45z = 35 (1)

x + y + z = (100 - 10) (2)

0,6 x = 11,67 (3)

Từ (3) ta có x = 11,67/0,6 = 19,45

Thay giá trị của x vào (1) và (2), ta có phương trình: 0,1 y + 0,45 z = 23,43 (4)

y + z = 70,56 (5)

Giải phương trình ta ñược: x = 19,45 y = 42,03 z = 38,42 Tóm lại khẩu phần ăn chứa: Bột cá 19,45 kg Cám 42,03 kg Khô ñỗ tương 38,42 kg Premix 4,00 kg Mỡ 4,00 kg Chất kết dính 2,00 kg 100,00 kg Ngoài các phương pháp trên, phương pháp phối hợp khẩu phần bằng các chương trình

phần mềm trên máy vi tính cũng ñã ñược áp dụng nhiều. Tùy theo khả năng mà có thể sử dụng các phầm mềm khác nhau. phần mềm ñơn giản nhất sử dụng chương trình trên phần mềm Excel ñể thiết lập bảng tính với những công thức thích hợp hoặc các phần mềm chuyên biệt như: UFFDA, Feedlive, Feedmania… Các phần mềm chuyên biệt ngoài việc tính toán công thức thức ăn còn có thể có chức năng so sánh giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu, tồn trữ các công thức, dữ liệu ñể giảm bớt thời gian tìm kiếm, tính toán

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 120

CÂU HỎI:

1. Tiêu chuẩn, khẩu phần ăn là gì? Cho ví dụ? 2. Cho biết nhu cầu dinh dướng của một số loài tôm và cá? 3. Cho biết các nguyên tắc và phương pháp phối hợp khẩu phần, cho ví dụ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, 1997. Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thanh Hằng, 2005. Giáo trình thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Viện chăn nuôi, 2002. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà nội.

Tiếng Anh

FAO. 1995. Farm-made Aquafeed. FAO Fisheries Technical Paper 343. Rome. Gerald M. Ludwig, 1999. Zooplankton Succession and Larval Fish Culture in Freshwater Ponds

- SRAC Publication No. 700. Edwards, P. and Allan, G. L. (eds), 2004. Feeds and Feeding for Inland Aquaculture in Mekong

Region Countries. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra 2004

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

NRC (National Research Council), 1993. Nutrient Requirements of Fish. National Academy Press, Washington, DC, USA.

Swift, D.R., 1985. Aquaculture Training Manual. Fishing New Books Ltd., England Takeuchi, T., Arai, S., Watanabe, T. and Shimma, Y., 1980. Requirement of eel Anguilla

japonica for essential fatty acids. Bullentin of the Japanese Society of Scientific Fisheries 49, 345-353.

Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 121

CHƯƠNG XIII

DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG MỘT SỐ ðỐI TƯỢNG TÔM, CÁ

13.1. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ CHÉP (CIPRINUS CARPIO)

13.1.1. Giới thiệu

Cá chép (Cyprinus carpio) thuộc họ Cyprinidae. Trong tự nhiên, cá chép sống ở vùng trung và hạ lưu các con sông có dòng chảy chậm hoặc trong các ñầm lầy. Môi trường sống của chúng thường là vùng nước nhiều cỏ dại và ñáy bùn. Thức ăn của cá hương là ñộng vật phù du như rotifer và copepods, nhưng khi trưởng thành thì chúng là những ñối tượng ăn ñáy, thức ăn của chúng là ñộng vật và các loại sinh vật khác.

Những loài trong họ cá chép ñã ñược nuôi từ rất lâu ñời cho ñến nay, ñây là họ cá có xương quan trọng nhất của nghề nuôi cá nước ngọt trên toàn thế giới. Sản lượng hiện nay của cá chép ñạt ñến hơn 13 triệu tấn mỗi năm. Cá chép là một ñối tượng nuôi quan trọng của họ cyprinids, chỉ sau cá mè trắng và cá trắm cỏ, sản lượng của nó ñã tăng gấp ñôi so với 1 thập niên trước ñây, ñạt khoảng 2,5 triệu tấn vào năm 1998, trị giá 2,8 tỷ USD. Một tỷ lệ lớn từ nguồn cá chép nuôi ở châu Á, ñặc biệt là ở Trung Quốc. Trong khi hầu hết sản lượng cá chép từ hình thức nuôi tự nhiên, thì chỉ khoảng

Hình 13.1. Cá Chép (Cyprinus carpio) 3% trong họ cá chép ñược nuôi theo các hệ thống chuyên canh (Tacon, 1993).

Cá chép ñược nuôi truyền thống trong ao hoặc trong ruộng lúa, hoặc theo hình thức nuôi hiện ñại trong ao chủ ñộng nước, hệ thống nuôi nước chảy và nuôi lồng lưới trong hồ. Nhiều kỹ thuật nuôi ñã ñược áp dụng trong nuôi vỗ cá bố mẹ, cá hương, cá giống và cá thương phẩm. Các giai ñoạn, hình thức nuôi và cách cho ăn ñược trình bày bảng 13.1. Khẩu phần với giá thành thấp ñược sử dụng nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng thích hợp từ các loại thức ăn sẵn có.

Bảng 13.1. Hình thức nuôi và khẩu phần thức ăn trong những giai ñoạn phát triển khác nhau của cá chép (Cyprinus carpio) (Kafuku, 1992)

Giai ñoạn Hình thức nuôi Thức ăn/cho ăn Cá bố mẹ Cá hương Cá giống Cá thương phẩm

Ao nuôi vỗ Ao không lưu thông nước Ao không lưu thông nước Ao nước chảy một phần Ao ruộng Ao ruộng, ao nước chảy, Ao lấy nước suối Ao tuần hoàn Lồng lưới

70% thức ăn xanh và 30% thức ăn ñộng vật ñã ñược làm giàu vitamin và khoáng Daphnia và ñộng vật phù du khác Thức ăn tự chế biến Thức ăn viên, ăn hơn 5 lần/ngày Thức ăn tự chế biến, nhộng tằm Rau cỏ, lúa mì nấu chín

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 122

13.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của cá chép trong khẩu phần về protein, amino acids, lipid, axit béo, carbohydrates, vitamin, khoáng, năng lượng và protein/năng lượng ñã ñược kiểm nghiệm bởi nhiều nhà khoa học và các nhà nghiên cứu (Satoh, 1991; Oma, 1992; Song, 1994; De Silva và Anderson, 1995; Kaushik, 1995; Takeuchi, 1999).

Protein và amino acid. Một số nghiên cứu cho biết nhu cầu protein hàng ngày của cá chép khoảng 1g/kg khối lượng cơ thể cho duy trì và 12g/kg khối lượng cơ thể cho tích lũy protein tối ña (Ogino và Chen, 1973; Ogino, 1980). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng N cho quá trình tăng trưởng cao nhất khi lượng protein ăn vào 7-8 g/kg khối lượng cơ thể/ ngày.

Nhu cầu tối ưu của cá chép về protein thô là: 30-38% (Jauncey, 1982; Wantanabe, 1988). Nhìn chung, mức protein thô này ñược xác ñịnh bởi việc sử dụng khẩu phần gồm một nguồn ñơn protein có chất lượng cao, như casein, protein trứng gà hoặc bột cá. Nếu ñủ năng lượng tiêu hóa có trong khẩu phần, mức protein tối ưu có thể giữ 30-35 % (Watanabe, 1982).

Bảng 13.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá chép (Ciprinus carpio)

Thành phần dinh dưỡng Nhu cầu Protein Lipit Acid béo no thiết yếu Linoleate Linolenate Năng lượng tiêu hóa Carbohydrate (như tinh bột)

30–35 g /100g 5-15 g /100g (tùy theo mức năng lượng) 1 g/100g 1 g/100 g 13-15 MJ/ kg (310-360 kcal) 30-40 g/100g

Amino acid cấu trúc cơ thể cá chép không bị ảnh hưởng bởi sự biến ñộng các thành phần

khác nhau trong khẩu phần hoặc bởi tuổi của cá (Schwarz và Kirchgessner, 1988). Mười amino acid thiết yếu (EAA) tương tự cho hầu hết các loại cá cũng ñều cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cá chép. Nhu cầu về số lượng các amino acid ñược thiết lập thông qua các nghiên cứu khác nhau và ñược chỉ ra ở bảng 13.3. Cần chú ý là có những thay ñổi nhỏ trong nhu cầu ñối với từng amino acid tùy theo từng giai ñoạn sinh trưởng (Baloguma, 1995). Nhu cầu lysine ở giai ñoạn cá giống là 2,25% của khẩu phần (6% của protein) và giảm xuống 1,75% (5,4% của protein) ở giai ñoạn thịt, còn ñối với methionine thì không có sự thay ñổi. ðiều này cũng ñược nhận thấy ở các ñối tượng khác, cysteine và tyrosine có thể dư hoặc lần lượt thay thế một phần của methionine và phenylalanine khẩu phần. Những nghiên cứu hiện nay về amino acid có chứa lưu huỳnh cho thấy rằng hoạt lực enzyme cysteinsulphinate decarboxylase (CSD) ở gan của cá chép khá yếu so với cá hồi nước ngọt (Oncorhynchus mykiss) và cá rô phi (Oreochromis

niloticus) ñến 50 lần (Yokoyama và cộng sự, 2001). Ta biết rằng cơ của cá chép có chứa một lượng lớn Taurine. CSD là một enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp Taurine từ cysteine và, nếu như hoạt ñộng của nó yếu, có nghĩa là nhu cầu taurine của cá chép phải ñược cung cấp thêm trong khẩu phần.

Nhu cầu amino acid có thể ước tính từ số liệu về thành phần amino acid và nguồn protein tích lũy hàng ngày của cơ thể (Ogino, 1980). Nếu khẩu phần chứa 35% protein, tỷ lệ tiêu hóa (TLTH) protein là 80%, ñịnh mức cho ăn 3% khối lượng cơ thể, giả thiết rằng cá có thể tích lũy ñược 0,58g protein/100g khối lượng cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, mức tích lũy này không

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 123

tính ñến các ñường chuyển hóa của amino acid không dẫn ñến quá trình tổng hợp protein. Nhu cầu về acid amin của cá chép ñược trình bày ở bảng 13.3.

Bảng 13.3. Nhu cầu về amino acid của cá chép (Cyprinus carpio)

Nose (1979) Các amino acid % protein trong

khẩu phần % khẩu phần

Ogino (1980) % protein trong

khẩu phần

Dabrowski (1983) mg/kg/ngày

Arginine 4,3 1,6 4,4 506 Histidine 2,1 0,8 1,5 145 Isoleucine 2,5 0,9 2,6 255 Leucine 3,3 1,3 4,8 429 Lysine 5,7 2,2 6,0 458 Methionine 2,1 0,8 1,8 105 Cystein 5,2 2,0 0,9 - Phenylalanine 3,4 1,4 3,4 254 Tyrozine 2,6 1,0 2,3 190 Threonine 3,9 1,5 3,8 213 Valine 3,6 1,4 3,4 305 Tryptophan 0,8 0,3 0,8 -

Tỷ lệ hấp thu các amino acid rất khác nhau phụ thuộc vào nguồn protein và khoảng thời gian sau khi ăn (Dabrowshi, 1983, 1986). Gần ñây, Akiyama và cộng sự (1997) ñã so sánh tỷ lệ amino acid/năng lượng (A/E; liên quan ñến tỷ lệ của từng EAA/tổng của EAA) giữa các loài cá, và giữa cá chép với cá catla (Catla catla), cả hai ñều thuộc họ Cyprinidae.

Năng lượng. Nhu cầu năng lượng của cá chép rất ít thông tin so với lượng thông tin về các chỉ tiêu dinh dưỡng khác. Như ñã mô tả ở các loài cá xương khác, cả tỷ lệ chuyển hóa năng lượng và nhu cầu năng lượng duy trì ñều bị ảnh hưởng bởi nhiệt ñộ nước. Tỷ lệ chuyển hóa kém tích cực ở nhiệt ñộ dưới 170C là khá thấp (Kaushik, 1995). Tương quan tuyến tính giữa nitrogen (N) ăn vào và sự gia tăng nhiệt ñộ thức ăn cũng ñã ñược ñề cập. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ năng lượng vào khoảng 40 kJ/g N ăn vào (Chakraborti và cộng sự, 1992; Kaushik, 1995).

Nhu cầu protein và lipit liên quan ñến năng lượng tiêu hóa. Giá trị tối ưu của năng lượng tiêu hóa/protein cho sinh trưởng tối ña là 97-116 (Takeuchi và cộng sự, 1979). Nghiên cứu chuyển hóa năng lượng của khẩu phần thực tế bao gồm 25% bột cá, 4% bột thịt, 10% bột ñậu nành và 8% bột ngô, Ohta và Wantanabe (1996) cho thấy, 29,9% năng lượng mất qua phân, 1,5% mất qua phần thải khác, 31,9% mất do sinh nhiệt và 36,7% năng lượng thuần (bao gồm 12,6% cho duy trì và hoạt ñộng và 24,1% cho sản xuất). Các tác giả cũng khuyến cáo rằng, nhu cầu năng lượng tiêu hóa cho sinh trưởng tôí ña là 285; 548 và 721 kJ/kg khối lượng cơ thể tương ứng với mức cho ăn 1,83; 3,60 và 5,17% của khối lượng cơ thể/ngày, chịu ảnh hưởng bởi cả khẩu phần và kích cỡ cá.

Lipid và acid béo. Cá chép là loài cá ăn tạp và có thể sử dụng hiệu quả cả lipid và carbohydrates như nguồn năng lượng từ khẩu phần, và vì vậy năng lượng tiêu hóa quan trọng hơn so với lipid trong khẩu phần. ðiều ñó có nghĩa là việc làm giàu thêm thành phần tạo năng lượng tiêu hóa từ 13 ñến 15 MJ/ kg khẩu phần bởi thêm vào 5-15% lipid không làm cải thiện tốc ñộ sinh trưởng và sử dụng protein thuần (Takeuchi và cộng sự, 1979). Hơn nữa, một mặt tiêu cực của việc tăng tỷ lệ lipid trong khẩu phần là có thể làm tăng tích lũy mỡ trong cơ thể, ñặt biệt là mỡ ruột (Zeitler và cộng sự, 1983; Murai và cộng sự, 1985).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 124

Cá rất cần các acid béo thiết yếu. Cá chép và cá trắm (Ctenopharygodon adella) ñòi hỏi cả acid béo n-6 và n-3. Ước tính cung cấp 1% mỗi acid béo này ñảm bảo tốt nhất cho quá trình sinh trưởng và hiệu quả cho ăn ñối với cá chép giống (Takeuchi và Watanabe, 1977). Tuy nhiên, cũng có một báo cáo khác thấp hơn nhu cầu này (Kaushik, 1995). Dù vậy, triệu chứng thiếu hụt liên quan ñến EFA khó có thể nhận thấy ở cá chép như là chậm lớn, tỷ lệ chết cao và mất sắc tố da. Mặt khác, ở cá trắm cỏ, một loài gần gũi, sự thiếu hụt thể hiện rõ như hiện tượng cong thân, giống như “bệnh Sekoke”, nhưng những dấu hiệu của nó biểu hiện rõ ở sự loạn dưỡng mô cơ (Takeuchi và cộng sự, 1992).

Vai trò của chuỗi triglycerides (MCT) mạch trung bình trong dinh dưỡng ấu trùng cá chép vừa mới ñược nghiên cứu gần ñây (Fontagné và cộng sự, 1999, 2000). Trong lúc tricaproin (C6:0), tricaprin (C10:0), trilaurin (C12:0) và triolein (C18:1) cho thấy có ảnh hưởng một cách

hiệu quả về sinh trưởng và tỷ lệ sống, còn tricaprylin (C8:0) thì không. ðiểm riêng của tricaprylin trong các MCT khác, dường như ñược sử dụng tốt trên 30g/100g của tổng acid béo khẩu phần, liên quan ñến sự tổn thương tổ chức của hệ thống enzyme phân giải acid béo. Hình 13.2. Cá Trắm cỏ Phosphilipids (PL) có một số chức năngtrong thức ăn của ấu trùng bao gồm

ảnh hưởng bề mặt, chống lại sự oxi hóa và giữ ổn ñịnh nước trong các mẫu thức ăn (Coutteau và cộng sự, 1995). Hậu quả của sự thiếu hụt PL khẩu phần là làm tích lũy các giọt mỡ trong biểu bì ruột trước, làm tăng chất nhầy niêm mạc và giảm thể tích tế bào gan. Tuy nhiên, việc bổ sung phosphatidylcholine (PC) từ lòng ñỏ trứng gà hoặc từ ñậu tương ngăn chặn ñược thoái hóa ruột và tăng thể tích tế bào gan (Fontagné và cộng sự, 1998). Những nghiên cứu ñã ñề cập ở trên cho thấy rằng, PL cần thiết cho việc hấp thu lipid trung tính mặc dù hiệu quả phụ thuộc vào ñặc tính nhũ tương hóa của nó. Dựa trên so sánh một vài nguồn PL tạo thành từ lecithin ñậu tương, Geurden và cộng sự (1998) thấy rằng PC quan trọng ñối với sự hấp thu cao ñầu tiên của quá trình sinh trưởng, phosphatidylinositol liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của ấu trùng cá chép. Họ ñề nghị rằng thêm PL vào khẩu phần bằng phối trộn như trong chất tổng hợp của cơ thể ấu trùng. Trong một nghiên cứu sau này Geurden và cộng sự (1999) nhấn mạnh phân bố bảo tồn của PL sắp sếp theo kích cỡ cá nhất ñịnh, không phụ thuộc vào khẩu phần, ñiều ñó giải thích rằng chỉ có sự tái tổ chức có giới hạn là cần thiết.

Carbohydrate. Một vài nghiên cứu ñã cho biết cách sử dụng carbohydrate của cá chép. Hoạt ñộng của enzyme amylase trong ống tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa tinh bột ở cá thường thấp hơn so với sinh vật ở cạn. Trong các loài cá, hoạt ñộng của enzyme amylase ở ruột cao hơn ở các ñối tượng ăn tạp, bao gồm cá chép, hơn là các ñối tượng ăn ñộng vật. ðiều ñó cho thấy tỷ lệ chiều dài ruột với chiều dài cơ thể cá chép là 1,8-2,0, giá trị này lớn hơn 4 lần so với cá hồi và cá chình Nhật (Anguilla japonicus), ñiều này giải thích việc sử dụng tinh bột tốt hơn ở cá chép. Murai và cộng sự (1983) ñã kiểm tra ảnh hưởng của các khẩu phần tinh bột khác nhau và việc thường xuyên cho ăn các mẫu thức ăn sử dụng cho cá chép. Sử dụng tinh bột trong khẩu phần hiệu quả nhất khi cho ăn 2 lần mỗi ngày, còn glucose và maltose ít nhất 4 lần. ðiều ñó chỉ ra

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 125

rằng, có sự giảm sút trong hiệu quả hấp thu của glucose và maltose khi sử dụng số lượng lớn cùng một thời ñiểm.

Ogino và cộng sự (1976) nhận thấy rằng, cá trắm cỏ sử dụng tinh bột một cách hiệu quả như là một nguồn cung cấp năng lượng. Sau ñó, Takeuchi và cộng sự (1979) cũng xác ñịnh giá trị khẩu phần của carbohydrates như là nguồn cung cấp năng lượng. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng tối ưu của carbohydrate khẩu phần dao ñộng 30-40% khối lượng thức ăn ñối với cá chép.

Vitamin và muối khoáng. Nhu cầu về chất lượng và số lượng Vitamin của cá chép ñã ñược xác ñịnh; các biểu hiện do thiếu Vitamin ñược trình bày ở bảng 13.4. Nhu cầu trong khẩu phần ñối với acid folic và vitamin B12, D và K chưa ñược nghiên cứu, nhưng một số vitamin này có thể ñược tổng hợp bởi các vi khuẩn ñường ruột ñối với cá chép và một số loại cá nước ngọt khác (Lovell và Limsuwan, 1982). Nhu cầu vitamin ở cá chép có thể bị tác ñộng bởi nhiều yếu tố, như kích cỡ cá, nhiệt ñộ nước và thành phần thức ăn. Ví dụ, cá giống và cá chép trưởng thành không có nhu cầu về vitamin C bởi vì bản thân chúng có thể tổng hợp vitamin C từ D-glucose. Tuy nhiên, ấu trùng cá chép có những biểu hiện do thiếu vitamin C như mòn vây ñuôi, biến dị xương cung mang (Dabrowski và CS, 1098). Những nghiên cứu về dinh dưỡng giai ñoạn ñầu của ấu trùng cho thấy rằng nhu cầu tích lũy tối ña trong mô (270mg vitamin C/1kg) là cao hơn nhu cầu cho duy trì và sinh trưởng (45mg vitamin C/kg) (Goullou-Coustans và CS, 1988).

Bảng 13.4. Nhu cầu vitamin ở cá chép và những triệu chứng thiếu (Satoh, 1991; NRC, 1993)

Vitamin Nhu cầu (mg/kg)

Dấu hiệu thiếu hụt

Thiamine 0,5 Tăng trưởng kém, hốt hoảng, mất sắc tố da, xuất huyết dưới da Riboflavin 7 Biếng ăn, tăng trưởng kém, xuất huyết ở gan, da và vây, gầy

mòn, sợ ánh sáng, hốt hoảng, hoại tử thận sớm, Pantothenate 30 Biếng ăn, chậm lớn, cáu kỉnh, xuất huyết ở da, ñờ ñẫn, mắt lồi Niacin 28 Biếng ăn, chậm lớn, sống yếu, xuất huyết da, tỷ lệ chết cao Biotin 1 Chậm lớn, hồng cầu dễ vỡ ra từng mảnh, hôn mê, tăng tế bào

nhầy da Choline 500 Chậm lớn, gan nhiễm mỡ, rỗng hóa tế bào gan Vitamin A 4000 IU Biếng ăn, chậm lớn, mắt lồi, xuất huyết mang, da, mang xoắn,

mất sắc tố da Vitamin E 100 Loạn dưỡng cơ, mắt lồi, lưng cong, thoái hóa gan, thận. Vitamin C ðã thỏa mãn Mòn vây ñuôi, biến dị xương cung mang ở giai ñoạn ấu trùng,

sinh trưởng kém Liên quan ñến vitamin E, nhu cầu có thể tăng lên phụ thuộc vào mức ñộ của axit béo

không có khả năng sinh cholesterol trong khẩu phần. Hiện nay kỹ thuật ñùn thức ăn ñã ñược áp dụng nên có thể làm thay ñổi khẩu phần và một vài axit amin có thể bị mất tác dụng trong quá trình chế biến.

Mức ñộ bổ sung vitamin vào khẩu phần thức ăn cao gấp 2-5 lần so với nhu cầu muối khoáng và những biểu hiện do thiếu khoáng ñược tóm tắt ở bảng 13.5 (cá chép có nhu cầu về Co, Cu, Mg, Mn, P, Zn). Cá chép thiếu 1 acid thiết yếu tiết ra từ dạ dày cho tiêu hóa và hòa tan các hợp chất chứa cả Ca và P; như vậy P tồn tại phụ thuộc vào muối và thành phần khác hòa tan trong nước (Satoh và cộng sự, 1992,1997). Hàm lượng P từ tricalcium phosphate của bột cá (FM) ít hơn so với nhiều mono và dicalcium phosphate hòa tan.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 126

Bảng 13.5. Nhu cầu muối khoáng của cá chép và những triệu chứng do thiếu muối khoáng (Satoh, 1991; NRC, 1993; Kim và cộng sự,1998)

Muôi khoáng

Nhu cầu Dấu hiệu thiếu hụt

Phốt pho 6 – 8 g/kg Chậm lớn, xương không bình thường, hiệu quả thức ăn kém, lượng khoáng thấp toàn cơ thể và cột sống, tăng mỡ nội tạng

Magiê 0,4 - 0,5 g/kg Chậm lớn, biếng ăn, tỷ lệ chết cao, lờ ñờ và co giật, lượng canxi cao, magiê giảm trong xương, ñục nhân mắt.

Sắt 150 mg/kg Mất trọng lực, Hb, huyết tương không bình thường Kẽm 15-30 mg/kg Chậm lớn, tỷ lệ chết cao, mòn mang và da, kẽm thấp trong xương Mangan 13 mg/kg Chậm lớn, còi cọc, xương không bình thường, tỷ lệ chết cao,

Canxi, Mg, P, kẽm và Mn thấp trong xương ðồng 3 mg/kg Chậm lớn Coban 0,1 mg/kg Chậm lớn

Việc bổ sung mono phosphate vào khẩu phần chứa bột cá là nguyên liệu cơ bản ñã mang lại kết quả tốt về tăng trưởng của cá chép. Nó cũng cho thấy rằng, việc bổ sung các chất từ bên ngoài như Cu, Mn, Mg và Zn rất cần thiết cho khẩu phần thức ăn của cá chép. Tuy nhiên, ở cá chép phải chú ý rằng một lượng giới hạn của tricalcium phosphate có thể ngăn cản sự cung cấp của một số các yếu tố, như Zn và Mn, mặc dù ít hơn nhiều so với cá hồi (Satoh và cộng sự, 1989). Trong một nghiên cứu xem xét sự tương tác giữa thiếu Zn và lipid, người ta thấy các chất dinh dưỡng không ñược hấp thu và liên quan ñến sự tích tụ lipid ở ruột (Taneja và Arya, 1994).

13.1.3. Khẩu phần ăn

Thay ñổi theo thời gian, phương thức cho ăn truyền thống với thức ăn thô ñược chế biến bằng những nguyên liệu sẵn có ở ñịa phương chuyển dần sang cách cho ăn thức ăn công nghiệp. Ở những nước ñang phát triển như ở Trung Quốc, người dân vẫn còn áp dụng hình thức nuôi quảng canh dựa vào thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống và những thức ăn khô chế biến ñơn giản (Song, 1994). Khẩu phần ăn ñơn giản bao gồm khô dầu dừa, cám, cỏ và thức ăn xanh ñược sử dụng trong nuôi quảng canh, trong lúc khẩu phần bao gồm bột cá, thịt và bột xương, nhộng tằm và bột máu ñược áp dụng cho hình thức nuôi thâm canh.

Khẩu phần thức ăn cho cá chép lấy bột cá làm nguyên liệu cơ bản. Các nghiên cứu nhằm vào mục ñích giảm giá thành và tạo nên một khẩu phần phù hợp hơn cho môi trường ñã ñược tiến hành. Sử dụng thức ăn ñơn lẻ nhanh chóng ñược áp dụng ñối với nhiều ñối tượng nuôi, trong ñó bao gồm cả cá chép. Thức ăn ñơn lẻ có những ñặc ñiểm giống viên thức ăn ñùn, viên thức ăn khô và ñồng thời có chi phí thấp.

Khả năng tiêu hóa các thành phần thức ăn. Chúng ta biết rõ rằng, tiêu hóa protein biểu kiến (APD) và năng lượng ở một số thành phần của khẩu phần phụ thuộc vào mỗi loài và nhiệt ñộ. ðặc biệt là ñối với thức ăn xanh. Bảng 13.6 chỉ ra tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến protein và năng lượng của một số loại thức ăn ở nhiệt ñộ nước khác nhau của cá chép (Takeuchi, 1991). Giá trị tiêu hóa không bị ảnh hưởng bởi kích thước cá có khối lượng dao ñộng từ 3-295 g.

Trong thiết lập khẩu phần ăn cho cá chép, người ta ñang cố gắng ñể thay thế bột cá bằng nguồn protein từ thực vật mà vẫn cho hiệu quả tốt. Takeuchi và cộng sự (1990) cho rằng, carbohydrate từ các nguồn như bột khoai tây, bột ngô, lúa mạch, bột mì ñã ñược cải thiện nhờ xử lý ñùn, làm tăng mức gelatin hóa cũng như năng lượng. Jeong và cộng sự (1992) ñã ñiều tra về ảnh hưởng của tỉ lệ carbohydrate ñược gelatin hóa trong khẩu phần với năng lượng tiêu hóa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 127

của cá chép con nuôi bằng khẩu phần chứa khoai tây và khoai tây ñùn. Sinh trưởng ñạt tốt nhất khi mức gelatin hóa là 40% trong khẩu phần có năng lượng thấp (19,7 MJ/kg) và 20% trong khẩu phần có năng lượng cao (20,9 MJ/kg).

Bảng 13.6. Tỷ lệ tiêu hóa protein biểu kiến và năng lượng của các loại thức ăn khác nhau trong khẩu phần ăn của cá chép ở các mức nhiệt ñộ khác nhau

Thành phần TLTH biểu kiến (%) Protein Năng lượng

Thành phần thức ăn Ẩm

ñộ, % Protein %

GE, MJ/kg 15oC 20oC 25oC 15oC 20oC 25oC

Bột cá trắng 8.8 63.8 0.17 94 90 92 86 89 88 Bột cá ñịa phương 10.8 63.5 0.18 90 90 93 87 87 86 Bột thịt 11.8 69.0 0.22 91 91 95 76 79 82 Bột nhộng tằm 7.8 52.6 0.24 87 86 88 80 79 82 Bột Gluten ngô 8.8 64.3 0.22 82 88 93 73 80 85 Bột ñỗ tương khử mỡ

10.7 45.3 0.17 94 96 95 76 79 80

Mầm lúa mỳ khử mỡ 10.6 31.3 0.17 92 93 94 70 74 77 Cám gạo khử mỡ 11.3 15.8 0.16 60 85 88 48 71 76 Bột mỳ 13.1 18.8 0.16 78 79 80 49 73 79

Loại thức ăn từ protein ñậu nành cô ñặc (SPC) có hệ số tiêu hóa biểu kiến (TLTH) protein và lipit ở 180C cao hơn bột cá trích (HM) (Kim và cộng sự, 1988). Tuy nhiên, TLTH năng lượng không có sự khác nhau giữa SPC và HM. Trong nghiên cứu khác, sử dụng khô dầu ñược làm từ vừng, hạt cải, hạt lanh và dừa khô các mức từ 25%-75% so tổng số protein trong khẩu phần, cho thấy rằng TLTH protein không sai khác giữa các khẩu phần và trong khoảng 78%-90% (Hasan và cộng sự ,1997).

Protein trong bột mạch nha (MPF), bã bia ñược sử dụng như 1 nguồn thức ăn giàu protein. MPF có thể thay thế 40% hoặc 60% bột cá trắng (WFM) trong khẩu phần cá con. Nếu thay thế 60% thì cần bổ sung EAA (axit amin thiết yếu) tinh khiết (Yamamoto và cộng sự, 1996). Ngoài ra, thay thế 60% MPF cho bột ñậu nành (SBM) trong khẩu phần cho tăng trọng tốt hơn khẩu phần chỉ có WFM. Vì vậy, MPF cũng là một lựa chọn tốt ñể làm nguồn thức ăn giàu protein.

Trong thiết lập khẩu phần sử dụng nhiều nguồn protein, các dữ liệu về TLTH protein cũng như các amino acid là rất cần thiết. Phương thức chế biến thức ăn cũng có thể làm mất phần lớn hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Thức ăn chế biến ñùn hoặc gelatin hóa carbohydrate có thể làm mất các amino acid bởi sự oxi hoá và bị giảm hàm lượng một vài acid amin (như lysine) thông qua phản ứng Maillard. Yamamoto và cộng sự (1998) ñã so sánh TLTH biểu kiến của WFM, SBM, ñùn SBM (ExSBM ), MPF, ExMPF và bột ngô (CGM), kết quả cho thấy TLTH biểu kiến của chúng thấp hơn xấp xỉ 1,9% tỷ lệ tiêu hóa protein thực (TLTHT). Sự khác nhau giữa tỷ lệ tiêu hóa acid amin thực và acid amin biểu kiến cũng giống như sự khác nhau giữa TLTH protein thực và TLTH protein biểu kiến. Xác ñịnh ñược TLTH của các acid amin giúp ta ñánh giá chính xác hơn về số lượng chất dinh dưỡng của các nguyên liệu phối trộn trong khẩu phần của thức ăn chế biến cũng như thức ăn công nghiệp.

Dầu cá ngừ là nguồn lipit trong khẩu phần thức ăn cá chép (Applfold và Anderson, 1997). Dầu cá có TLTH khác nhau tại các ñiểm nóng chảy khác nhau, Takeuchi và cộng sự (1979) nhấn mạnh rằng việc tiêu hóa dầu cá tại ñiểm nóng chảy cao (530C) là thấp, ñặc biệt là

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 128

trong tăng trưởng của với cá chép dưới 10 g. Khi ñiểm nóng chảy của dầu cá thấp hơn (380C) thì nó ñược sử dụng hiệu quả (hơn 70%) không tính ñến kích cỡ cá và nhiệt ñộ nước. Vì vậy, lipid trong nguyên liệu kém chất lượng có thể dùng như một nguồn cung cấp năng lượng mà không có tác dụng phụ nào.

Trong số tất cả các giải pháp nhằm thay thế bột cá trong khẩu phần ñã ñược thử nghiệm, bột ñậu tương (SBM) ñã ñược sử dụng rộng rãi nhất. Một nghiên cứu dài hạn bao gồm cả trong phòng thí nghiệm và ngoài trời ñã chứng minh hiệu quả của bột ñậu nành là nguyên liệu chính trong khẩu phần (Noble và cộng sự, 1998).

Việc thay thế hòan toàn bột cá nâu (BFM) bằng sự phối hợp của SBM, CGM và bột thịt (MM) ñã ñược bổ sung các amino acid tổng hợp như lysine, methionine và threonine ñã không cho kết quả tương ñương về tăng trưởng và khả năng sử dụng thức ăn, mặc dù hương vị của nó cũng hấp dẫn như khẩu phẩn bột cá (Pongmaneerat và cộng sự, 1993). Pongmaneerat và cộng sự (1993) ñề nghị thay thế 56% BFM trong khẩu phần của cá chép bằng 25% SBM và 10% CGM trong khẩu phần chứa 38% protein. ðiều này trái ngược với mức thay thế khoảng 90% ở mức 44% protein khẩu phần cho cá hồi (Pongmaneerat, 1993). Mặc dù xét một cách tổng quát, cá chép có thể sử dụng protein thực vật hiệu quả hơn so với cá hồi, các mức thấp hơn ñã ñạt ñược ở cá chép có thể là do sử dụng thấp hơn các phân tử amino acid ñược cung cấp. Cũng nên kiểm tra Taurine nếu như Taurine là một amino acid thiết yếu như ñã ñề cập trên ñây.

Những thí nghiệm thay thế bột cá khẩu phần cũng ñã chứng minh rằng photspho trong môi trường có thể giảm xuống tương ứng với những tỷ lệ bột cá khác nhau. Căn cứ trên photspho tổng số và nitrogen, Jahan và cộng sự (2000) cho rằng tỉ lệ FM phù hợp trong khẩu phần thức ăn của cá chép là từ 20-25%.

13.1.4. Nuôi dưỡng

Việc nuôi thâm canh cá chép không chỉ phải chú ý ñến tỉ lệ phối trộn các loại thức ăn ñể ñạt sinh trưởng tối ưu mà còn phải kiểm soát ñược chất thải. Do vậy, nên sử dụng các công thức phối chế khẩu phần và cách cho ăn thích hợp, chú ý ñến vấn ñề tiêu hoá – trao ñổi và chất thải. Nhiệt ñộ và kích cỡ cá ảnh hưởng lớn ñến tỷ lệ cho ăn hàng ngày ñối với cá chép (bảng 13.7 và 13.8). Nhiệt ñộ thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng của cá là 30-320C, khi nhiệt ñộ giảm xuống trên dưới 100C thì sinh trưởng sẽ chậm lại.

Bảng 13.7. Tỷ lệ cho ăn hàng ngày thay ñổi theo nhiệt ñộ và kích cỡ cá chép nuôi bằng thức ăn công nghiệp (Miyatke, 1997)

Khối lượng cá (g) To nước (oC) 2-5 5-10 10 -

20 20 -30

30 -40

40 -50

50 -100

100-200

200-400

400-600

600-800

800-1000

15 4.5 3.7 3.2 2.8 2.5 2.3 2.0 1.7 1.5 1.3 1.1 0.9 16 4.8 4.0 3.4 3.0 2.7 2.4 2.1 1.8 1.6 1.4 1.1 0.9 17 5.2 4.3 3.7 3.2 2.9 2.6 2.2 1.9 1.7 1.5 1.2 1.0 18 5.6 4.7 4.0 3.4 3.1 2.8 2.3 2.0 1.8 1.6 1.3 1.0 19 6.0 5.1 4.3 3.7 3.4 3.0 2.5 2.2 1.9 1.7 1.3 1.1 20 6.5 5.5 4.6 4.0 3.7 3.2 2.7 2.4 2.2 1.8 1.4 1.2 21 7.0 6.0 4.9 4.3 4.0 3.4 2.9 2.6 2.1 1.9 1.5 1.3 22 7.6 6.5 5.3 4.6 4.3 3.7 3.1 2.8 2.3 2.0 1.6 1.4 23 8.2 7.0 5.7 4.9 4.6 4.0 3.4 3.0 2.5 2.1 1.7 1.5 24 8.8 7.5 6.1 5.3 4.9 4.3 3.7 3.2 2.7 2.3 1.8 1.6 25 9.5 8.0 6.5 5.7 5.2 4.6 4.0 3.4 2.9 2.5 2.0 1.7

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 129

26 10.2 8.5 6.9 6.1 5.5 4.9 4.3 3.7 3.1 2.7 2.2 1.8 27 10.9 9.0 7.4 6.5 5.8 5.2 4.6 4.0 3.3 2.9 2.4 1.9 28 11.6 9.5 7.9 6.9 6.2 5.6 4.9 4.3 3.6 3.1 2.6 2.0 29 12.3 10.1 8.4 7.4 6.6 6.0 5.2 4.6 3.9 3.3 2.8 2.1 30 13.1 10.7 8.9 7.9 7.0 6.4 5.7 4.9 4.2 3.5 3.0 2.2

Bảng 13.8. Tỷ lệ cho ăn hàng ngày thay ñổi theo nhiệt ñộ và kích cỡ cá chép nuôi bằng khẩu phần nghèo protein nhưng giàu năng lượng do Kasumigaura ñiều chỉnh (Miyatke, 1997)

Khối lượng cá (g) To nước (oC) 1-5 5-10 10-50 50 -100 100-200 200-400 400-600 600-800 800-1000

15 4.65 3.42 2.16 1.59 1.26 0.95 0.84 0.76 0.69 16 5.15 3.80 2.39 1.76 1.40 1.05 0.94 0.84 0.77 17 5.17 4.21 2.65 1.95 1.55 1.17 1.04 0.93 0.85 18 6.33 4.66 2.94 2.17 1.72 1.30 1.15 1.03 0.95 19 7.02 5.17 3.26 2.40 1.90 1.44 1.28 1.14 1.05 20 7.78 5.73 3.61 2.66 2.11 1.59 1.41 1.26 1.16 21 8.62 6.35 4.00 2.95 2.34 1.76 1.57 1.40 1.29 22 9.65 7.04 4.44 3.27 2.59 1.96 1.74 1.55 1.43 23 10.60 7.81 4.92 3.62 2.88 2.17 1.93 1.72 1.58 24 11.75 8.65 5.45 4.02 3.19 2.40 2.13 1.91 1.75 >=25 13.02 9.60 6.04 4.45 3.53 2.66 2.37 2.11 1.94

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 130

13.2. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ TRÔI ẤN ðỘ (INDIAN MAJOR CARP)

13.2.1. Giới thiệu

Cá trôi Ấn ðộ là một ñối tượng nuôi kinh tế ở Ấn ðộ và các tiểu lục Ấn ðộ. Catla (Catla catla), Rohu (Labeo rohita) và Mrigal (Cirrhinus mrigala) là 3 loài chủ yếu trong nhóm cá trôi Ấn ðộ. Một số cá trôi với kích cỡ nhỏ và trung bình phát triển tốt trong các ao nuôi nước ngọt. Phần lớn cá trôi Ấn ðộ ñược nuôi ghép. Ở hình thức nuôi này sử dụng chủ yếu nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên ở những mức khác nhau ñể ñạt ñược năng suất tối ña trên mỗi ñơn vị diện tích (Jhingran, 1991).

Cá trôi không chỉ ñược nuôi ở Ấn ðộ mà còn ñược nuôi ở các nước lân cận như Pakistan, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka và các nước lân cận. Cá trôi nuôi ở Ấn ðộ ñã từ vài thế kỷ trước, hầu hết cá trôi nuôi ñược tiêu thụ nội ñịa. Trong những năm gần ñây, thịt fillet cá trôi và các sản phẩm khác của nó ñược xuất khẩu ñến các nước Trung ðông.

Sản phẩm Cá Trôi từ Ấn ðộ ñứng hàng thứ hai trên Hình 13.3. Cá Trôi Ấn ðộ thế giới sau Trung Quốc. Trong 2000 tấn thuỷ sản của Án ðộ, phần lớn là các sản phẩm cá trôi nuôi. Cho ñến nay, trên thế giới ñã có nhiều công trình phối hợp nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn và nuôi dưỡng trên ñối tượng cá trôi Ấn ðộ.

13.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng

Protein và amino acid. Nhu cầu protein khẩu phần tối ưu ảnh hưởng bởi giá trị dinh dưỡng của protein thức ăn và năng lương từ nguồn khác protein trong khẩu phần. Khi nguồn năng lượng như lipid và cacbohydrate ñược cung cấp ñầy ñủ trong khẩu phần, hầu hết protein tiêu hoá ñược sử dụng cho quá trình tổng hợp protein. Cá trôi Ấn ðộ trưởng thành cần 30% protein khẩu phần cho nhu cầu duy trì và sinh trưởng. Nhu cầu của cá giống và cá hương là 35% và 40% protein khẩu phần cho sinh trưởng tốt (Sen và cộng sự, 1978; Renukaradhya và Varghese, 1986). Theo báo cáo của Mondal và cộng sự (2000), nhu cầu protein của cá hương cho duy trì và sinh trưởng tối ưu là 38,5% khẩu phần.

Cá trôi Ấn ðộ trưởng thành cũng giống như những ñộng vật khác, không có nhu cầu về protein nguyên chất nhưng lại ñòi hỏi hỗn hợp thức ăn cân ñối về các amino acid thiết yếu và không thiết yếu (Murthy và Varghese, 1998). Chất lượng và số lượng về nhu cầu amino acid của cá trôi Ấn ðộ ñược xác ñịnh bởi những nghiên cứu về sinh trưởng thông qua phương pháp nuôi dưỡng. Nhu cầu về chất lượng amino acid của cá trôi cũng ñược thiết lập bởi ñồng vị C14. Thành phần các amino acid của cơ thể chỉ giúp ta ước tính một cách sơ lược về nhu cầu, nên chỉ sử dụng trong trường hợp không có thông tin về nhu cầu amino acid khẩu phần. Những nghiên cứu về nhu cầu khẩu phần ăn của cá trôi ñã cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 131

thấy, chúng cần tất cả 10 amino acid thiết yếu (EAA). Nhu cầu về số lượng amino acid khẩu phần của cá Catla, Rohu và Mrigan ñối với 10 amino acid ñược trình bày trong bảng 13.9, 13.10 và 13.11. Cysteine có giá trị thay thế khoảng 50% ñối với cá trôi Ấn ðộ.

Bảng 13.9. Nhu cầu amino acid khẩu phần của Catla catla (% protein khẩu phần)

Amino acid Cá bột Cá hương/trưởng thành Arginine 4,80 5,63 Histidine 2,45 2,38 Isoleucine 2,35 2,75 Leucine 3,70 4,38 Lysine 6,23 6,86 Methionine 3,55 3,00 Phenylalanine 3,70 4,50 Threonine 4,95 4,50 Tryptophan 0,95 1,03 Valine 3,55 3,60

Bảng 13.10. Nhu cầu amino acid khẩu phần của Labeo rohita

Amino acid % khẩu phần % protein KP Nguồn Arginine 2,30 5,75 Murthy và Varghese (1995) Histidine 0,90 2,25 Murthy và Varghese (1995) Isoleucine 1,20 3,00 Murthy và Varghese (1996a) Leucine 1,85 4,63 Murthy và Varghese (1997a) Lysine 2,27 5,58 Murthy và Varghese (1997) Methionine* 1,15 2,88 Murthy và Varghese (1998) Phenylalanine** 1,60 4,00 Murthy và Varghese (1996) Threonine 1,71 4,28 Murthy và Varghese (1996) Tryptophan 0,45 1,13 Murthy và Varghese (1997) Valine 1,50 3,75 Murthy và Varghese (1997) * Tổng số amino acid gốc Sulfua (Methionine + Cysteine) là 1,42% (3,55% protein khẩu phần)

** Tổng số amino acid thơm (Phe + Tyrosine) là 2,31% (5,77% protein khẩu phần)

Bảng 13.11. Nhu cầu amino acid khẩu phần của Cirrhinus mrigala

Amino acid % khẩu phần % protein KP Arginine 2,10 5,25 Histidine 0,85 2,13 Isoleucine 1,10 2,75 Leucine 1,70 4,25 Lysine 2,35 5,88 Methionine 1,27 3,18 Phenylalanine 1,60 4,00 Threonine 1,65 4,13 Tryptophan 0,43 1,08 Valine 1,40 3,50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 132

Lipid và acid béo. Dầu và mỡ (gọi chung là lipid) là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo thiết yếu. Hơn nữa, lipid còn ñóng vai trò vận chuyển các vitamin hoà tan trong mỡ. Acid béo và phospholipid giúp duy trì cấu trúc màng tế bào. Nhu cầu lipid tổng số ñối với cá trôi Ấn ðộ trưởng thành là 7-8% của khẩu phần. Cá con có nhu cầu về lipid và protein cao hơn cá trưởng thành.

Cả 3 loài các trôi Ấn ðộ trưởng thành ñều sinh trưởng tốt khi khẩu phần chứa 1% acid béo n-3 và 1% acid béo n-6. Cơ thể cá trôi Ấn ðộ trưởng thành chứa một tỷ lệ lớn acid béo n-3 cũng như acid béo n-6. ðã có những nghiên cứu sâu về nhu cầu acid béo khẩu phần của cá trôi Ấn ðộ. Tuy nhiên vai trò của các acid béo mạch dài chưa bão hoà (HUFA), như là eicosapentaenoic acid (EPA) (20:5n-3) và docosahexaenoic acid (DHA) (22:6n-3) vẫn chưa ñược nghiên cứu trên cá trôi Ấn ðộ.

Carbohydrates. Carbohydrate là loại thức ăn tinh và là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất ñối với cá trôi. Là sinh vật ăn thực vật/ ăn tạp, cá trôi Ấn ðộ trưởng thành dễ dàng tiêu hoá một lượng lớn tinh bột trong khẩu phần. Mức 22-30% tinh bột trong khẩu phần cho kết quả sinh trưởng tối ưu ñối với cá trôi Ấn ðộ. Khi tỷ lệ tinh bột vượt quá 35% của khẩu phần thì sẽ làm giảm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Trong thực tế, cám, bột sắn, gạo là những nguồn tinh bột ñược sử dung trong phối hợp khẩu phần. Những nguyên liệu này cũng ñóng vai trò là chất kết dính tự nhiên trong khẩu phần. Sự thiếu hụt tinh bột trong khẩu phần của cá trôi có thể dẫn ñến việc huy ñộng protein ñể sử dụng như một nguồn năng lượng.

Vitamin và muối khoáng. Thiamine là một trong những vitamin cần thiết cho quá trình sinh trưởng và tồn tại của một số loài cá nước ngọt. Chưa có một nghiên cứu nào về nhu cầu thiamine trong khẩu phần thức ăn của cá trôi Ấn ðộ. Tuy nhiên, ước lượng từ 8-12mg/kg thức ăn ñảm bảo ñủ nhu cầu, phụ thuộc vào từng giai ñoạn sống. Trong khẩu phần thức ăn công nghiệp, người ta thường cho vitamin này với một lượng cao ñể trừ bù tỷ lệ hao hụt qua quá trình chế biến và bảo quản.

Riboflavin cần thiết cho cá trôi ñã trưởng thành, sự thiếu hụt Riboflavin dẫn ñến hậu quả mòn cụt vây, bỏ ăn, mất sắc tố và ñục mắt ở cá. Nhu cầu về Riboflavin ở cá trôi Ấn ðộ vào khoảng 6-8mg/kg thức ăn. Tuy nhiên, trong thức ăn công nghiệp, bổ sung một lượng Riboflavin 10mg/kg thức ăn hoặc hơn nhằm loại trừ lượng vitamin mất khi hoà tan trong nước hoặc qua quá trình lọc.

Ước lượng, ñối với 3 loài cá trôi Ấn ðộ, khoảng 10-12mg niacin/kg thức ăn ñảm bảo cho quá trình sinh trưởng bình thường.

Nhu cầu về pantothenic acid ñối với cá trôi Ấn ðộ là khoảng 9-11 mg/kg thức ăn. Sử dụng các dạng ít bị phân huỷ của vitamin C, như ascorbate 2-monophosphate

hoặc ascorbate 2-sulphate trong thức ăn cá trôi vì vitamin C dễ dàng bị phân hủy và mất qua lọc. Một vài nghiên cứu về nhu cầu ascorbic acid của cá trôi Ấn ðộ trưởng thành ñã ñược thực hiện. Tuy nhiên, mức 300mg ascorbic acid/kg trong khẩu phần thức ăn là ñủ cho quá trình sinh trưởng và sống bình thường của ấu trùng và cá hương Rohu và Mrigan. Người ta ñã làm các thí nghiệm tăng các mức vitamin C lần lượt trong khẩu phần ăn lên ñến 1000mg/kg thức ăn cho cả cá Rohu và Mrigan. Khả năng ñề kháng, ñặc biệt là ñối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla ñược tăng lên bởi việc bổ sung vitamin C và giảm thiểu tỷ lệ chết khi cá Rohu ñược bổ sung 600 mg vitamin C/ kg thức ăn và Mrigan là 1000 mg/kg thức ăn (Sobana và cộng sự, 1997). Chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng của việc bổ sung Vitamin C ñến tỷ lệ chết, các biểu hiện thiếu vitamin C hoặc các dấu hiệu sinh trưởng không bình thường so với việc không bổ sung vitamin C (Hasan và cộng sự, 1993). Nhìn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 133

chung, bổ sung 100-150 mg ascorbic acid/kg thức ăn là phù hợp cho quá trình sinh trưởng bình thường của cá trôi Ấn ðộ trưởng thành. Sự thiếu hụt ascorbic acid sẽ dẫn ñến việc bỏ ăn, chậm lớn, tỷ lệ chết cao, hoại tử vây, mất sắc tố da, cong cột sống ở cá Mrigan (Agarwal và Mahajan, 1980; Mahajan và Agarwal, 1980), xuất huyết dưới da, thiếu máu ngoại vi và thiếu máu hypochronic cá trôi Ấn ðộ (Sabana, 1997).

Các biểu hiện do thiếu Pyridoxine ở cá là bỏ ăn, hoại tử, rối loạn thần kinh, bấn loạn và ngột thở. Nhu cầu pyridoxine: 6-8mg pyridoxine/ kg thức ăn.

Nhu cầu về vitamine B12 vẫn chưa ñược xác ñịnh ở cá trôi Ấn ðộ, nhưng khuyến cáo bổ sung 0,001-0,01 mg/kg.

Nhu cầu inositol dao ñộng từ 300 ñến 350 mg/kg thức ăn; biotin 5-8mg/kg thức ăn; acid folic là 0,5-1mg/kg thức ăn; choline 500-600 mg/kg thức ăn.

Sự thiếu hụt Vitamin A (retinoic acid) gây nên các hiện tượng như: thay ñổi vị trí của thấu kính mắt, loãng dịch màng mắt, chậm lớn, lồi mắt, mất sắc tố trên da cá. Nhu cầu vitamin A của cá trôi Ấn ðộ trưởng thành là 1.500UI.

Việc thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn ñến giảm quá trình sinh trưởng và teo cơ trong vây cá, kể cả cá trôi. Việc ñiều chỉnh các muối khoáng cũng ñóng vai trò rất quan trọng, nhất là Ca và P. Không có nghiên cứu nào về nhu cầu vitamin D ở cá trôi Ấn ðộ trưởng thành; tuy nhiên mức vitamin D từ 200-500 UI ñã ñược khuyến cáo; vitamin E là 40 -50 g/ kg thức ăn; vitamin K dao ñộng 5-10 mg/ kg thức ăn.

Về muối khoáng, nhu cầu canxi khẩu phần của cá trôi Ấn ðộ ñến nay vẫn chưa ñược nghiên cứu, nhưng mức 4000-5000 mg canxi/ kg ñược khuyến cáo bổ sung. Biểu hiện do thiếu canxi vẫn chưa ñược phát hiện ở cá trôi (Ogino và Takeda, 1976; Lall và cộng sự, 1985). Thiếu photspho dẫn ñến hiệu suất sử dụng thức ăn kém, bỏ ăn, giảm sự khoáng hoá ở xương, cong cột sống, biến dạng sọ và những rối loạn khác ở cá trôi. Mức 5.000-6.000 mg/kg thức ăn ñảm bảo an toàn cho chúng. Mức Magiê 500 mg/kg thức ăn là tốt nhất cho cá trôi, trong khi ñồng là 3-4 mg/ kg thức ăn vẫn chưa ñủ nhu cầu của nó. Khi bổ sung 0,1 mg cobalt/ kg thức ăn ñối với cá hương trong ao ương, ở dạng cobalt chloride, tăng sức sống và tỷ lệ tăng trưởng (Alikunhi, 1987). Nhu cầu các muối khoáng khác trong khẩu phần của cá trôi Ấn ðộ vẫn chưa ñược nghiên cứu.

13.2.3. Khẩu phần và nuôi dưỡng

Việc bổ sung dinh dưỡng là cần thiết ñể tăng sản lượng cá hương trong ao. Tỷ lệ sống trung bình của cá trôi Ấn ðộ trưởng thành trong giai ñoạn ñầu khá thấp (khoảng 30% từ trứng lên cá hương) và xấp xỉ 50% từ cá hương lên cá giống. Khi cá có tỉ lệ chết cao cần cung cấp ñầy ñủ thức ăn cân ñối dinh dưỡng và quản lý tốt.

Khẩu phần truyền thống là sử dụng cá vụn trộn với cám gạo và bánh dầu theo tỉ lệ bằng nhau ñể nuôi cá trôi Ấn ðộ trưởng thành. Khẩu phần thức ăn có tỷ lệ 1:1 cám gạo và bánh khô dầu thường chứa 25-28% protein thô. Tuy nhiên, khẩu phần này không phải là một khẩu phần cân bằng dinh dưỡng. Thông thường, bánh khô dầu ñược ngâm trong nước sau vài giờ rồi trộn với cám gạo ñể tạo thành hỗn hợp thức ăn bột, dạng thức ăn chưa nấu chín, 3 lần mỗi ngày cho xuống ao ương, lượng cho ăn ứng với 10-20% khối lượng cá.

Khẩu phần cân bằng dinh dưỡng ñược sử dụng cho cá trôi giống và cá trôi trưởng thành do phối hợp nhiều nguyên liệu như trình bày ở bảng 13.12.

Nguồn bột cá, khô dầu, nhộng tằm, phụ phẩm chế biến tôm.. là nguồn protein có giá trị cao cho cá trôi (Varghese và cộng sự, 1976; Jeychandran và Paulraj, 1977; Jayaram và Shetty, 1980). Bột của bèo khô và bắp cải ñược phối hợp trong khẩu phần nhưng không cho kết quả như mong muốn (Devaraj và cộng sự, 1981). Kết hợp của bột nhộng tằm, bơ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 134

thực vật, dầu cá mòi và bột cá Cassia tora trong công thức thức ăn làm tăng sức sống và tốc ñộ tăng trưởng cuả cá trôi Ấn ðộ trưởng thành (Manissery và cộng sự 1988). Murthy và Devaraj (1990,1991) nghiên cứu sử dụng 3 loại thực vật thuỷ sinh dạng bột là Eichhornia, Pistia và Salvinia, cho thấy rằng, thức ăn chứa Pistia có hiệu quả hơn hẳn 2 khẩu phần kia.

Bảng 13.12. Một số loại thức ăn thường gặp trong khẩu phần của cá trôi ở Ấn ðộ

Thành phần thức ăn Ẩm ñộ (%)

Protein thô %

Mỡ thô (%)

Xơ thô (%)

Khoáng (%)

DXKð (%)

Gạo ñánh bóng 12,6 14,5 17,3 7,5 -* - Tấm gạo 10,1 12,6 11,3 19,3 10,2 36,5 Cám gạo khử mỡ 7,2 12,1 1,3 15,2 23,8 40,4 Cám mỳ 12,3 15,8 4,3 8,7 - - Tấm mỳ 9,0 11,5 1,9 4,0 0,2 73,4 Bột mỳ 12,6 14,5 3,7 2,7 2,3 64,2 Khô dầu lạc 10,0 42,0 7,3 13,0 2,5 25,2 Khô dầu hướng dương 8,0 31,0 2,1 18,4 1,5 39,0 Bột ñậu nành 11,8 46,3 1,3 5,0 - - Bột ngô 13,5 9,5 4,0 4,0 1,5 67,5 Ngô hạt 10,4 4,6 7,8 3,5 1,0 72,7 Hạt cao lương 10,0 9,0 2,8 3,0 0,1 75,1 *: Không có số liệu

Cá hương của Catla, Rohu và Mrigal có kính thước từ 5-10mm sử dụng chủ yếu tảo

ñơn bào, ñến khi kích thước ñạt 10-20mm thì ăn ñộng và thực vật phù du có kích thước nhỏ. ðể giảm giá thanh, nên sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở ñịa phương như nhộng tằm, bột ñậu nành (Chakraborthy và cộng sự 1973), cá và bột ñầu tôm (Mahajan và Yadav 1974), protein thực vật và gạo (Chakraborthy và Kar, 1975), bột tảo trộn với bột cá (Singh và Bhanot, 1988) và bột của bèo Nymphoides và Spirodella (Patnaik và Das, 1979).

Nuôi cá bột và hương bằng thức ăn nổi ñược chế biến từ cám gạo, ñậu lạc hoặc tép. Các nguyên liệu này ñược trộn ñều, nấu chín và rây qua dụng cụ có kích cỡ mắt lưới là 300 -400µm và cho ăn vài lần trong 1 ngày sau khi trứng cá trôi nở (Alikunhi, 1987). Trong những nghiên cứu gần ñây, bột lá của cây dâu tằm, cây keo dậu (Leucena leucocephala) và nhộng tằm sấy khô ñã ñược ñánh giá như là các nguyên liệu tốt cho thức ăn cá trôi hương (Vijayakumaraswamy và Devaraj, 1994). Khẩu phần thức ăn cho cá trôi hương ñược chế biến từ khô ñậu lạc, cám gạo với bột cá (Swamy và cộng sự, 1988; Mohanty và cộng sự, 1990). Cá Catla hương cũng ñược nuôi các khẩu phần khác nhau từ bột ñậu nành, bột cá và cám gạo (Mondal và cộng sự, 2000) có tỷ lệ sống cao hơn và FCR tốt hơn khi nuôi với thức ăn công nghiệp chứa 39% protein.

Công thức của hỗn hợp thức ăn ñược trình bày ở bảng 13.13. Hỗn hợp thức ăn brood-stock này chứa 25-30% protein thô ñược phối trộn từ

những nguyên liệu sẵn có tại ñịa phương, là những nguyên liệu ít ñắt tiền và cho ăn 2% khối lượng cơ thể/ ngày. Khẩu phần này giúp cho cá trôi Ấn ðộ thành thục nhanh và tăng khả năng sinh sản sau 1-2 tháng. Hơn nũa, khẩu phần này còn làm tăng sức sinh sản và chất lượng trứng tốt hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 135

Bảng 13.13. Tỷ lệ phối trộn các loại thức ăn trong hỗn hợp thức ăn brood-stock

Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ phối trộn % Cám gạo 25 Khô dầu lạc 25 Bột cá 10 Ngô 10 Gạo vỡ 10 ðậu ngựa 10 ðậu ñen 10 Vitamin và muối khoáng <1

Hormone thường ñược sử dụng trong kích thích sinh sản ở cá trôi. Một số hormone tương tự với mức sử dụng thấp trong khẩu phần lại nâng cao khả năng sinh trưởng của cá. Các loại hormon, như 17α-methyl-testosterone, khi phối hợp 2,5- 5 ppm trong khẩu phần cho cá chép (Basavaraja và cộng sự, 1989) và 1ppm cho cá Catla và Rohu (Deb và Varghese, 1988), tăng sinh trưởng và sức sống. Sử dụng những loại hormone khác, như 19-norethyl-stillboestrol ở cá chép (Nanjundappa và Vargadhara, 1989), hormone chorionic gonadotropic ở người với mức 5ppm cho cá trôi (Keshavanath và Matty, 1994) và 15 µg/g thức ăn cho cá Labeo fimbriatus (Jayaprakas và Sherly, 1996), làm tăng tốc ñộ sinh trưởng so với lô ñối chứng. Tuy nhiên, hiện nay vấn ñề sử dụng hormone cũng như kháng sinh trộn vào thức ăn nhằm tăng tốc ñộ sinh trưởng và phòng bệnh không ñược khuyến khích (một số loại bị cấm sử dụng) vì mục ñích an toàn vệ sinh thưc phẩm và sức khỏe của con người

Phương pháp cho ăn phổ biến nhất trong nuôi cá trôi Ấn ðộ là cho ăn bằng tay (cho ăn thủ công), ñặc biệt là những trại nuôi cá quy mô nhỏ. Thức ăn ñược cho ăn mỗi ngày một lần với tỷ lệ dao ñộng từ 2 -4% khối lượng thân. Cách cho ăn: trộn 1/2 ñộ ẩm với nhiều kích thước và hình dạng ñược vãi khắp bề mặt ao hay cho thức ăn vào túi treo. Thức ăn ñược cho vào trong một túi nhựa rỗng, có một vài lỗ (ñường kính 1- 2 cm) ở ñáy túi. Túi cho thức ăn ñầy ñược treo vào một cọc tre, rồi ñược nhấn xuống nước, vì vậy mà phần ñáy của túi nằm dưới mặt nước. Toàn bộ thức ăn sau khi ñã ñược tiêu thụ hết trong 2-3 giờ. Sau khi hết thức ăn, túi ñược ñưa lên, rửa sạch và phơi khô trước khi sử dụng cho ngày kế tiếp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 136

13.3. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ RÔ PHI (OEROCHROMIS SPP.)

13.3.1. Giới thiệu

Cá rô phi là loài cá chủ yếu sống trong ao hồ và thích nghi tốt với môi trường nước tù ñọng. ðây là loài cá có tốc ñộ sinh trưởng cao, chống chịu tốt với bệnh tật và quá trình

vận chuyển, dễ dàng tái sản xuất quần ñàn ngay cả trong ñiều kiện nuôi nhốt và có thể chịu ñựng những biến ñổi lớn của ñiều kiện môi trường. Cá rô phi ñược nuôi rộng rãi ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới và là nhóm cá nuôi ñứng thứ 3 về số lượng trong các ao nuôi, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 11,5% (El-Sayed, 1999). Sản phẩm mang tính chất toàn cầu của rô phi tăng lên hơn gấp 3 lần từ năm 1984, từ 186.544 ñến 659.000 triệu tấn, chiếm 4.48% trong tổng số ao nuôi cá năm 1995 (Tacon, 1997).

Hầu hết cá rô phi nuôi ñều thuộc 2 Hình 13.4. Cá rô phi giống (Trewavas, 1982): Tilapia và Oreochromis. Loài nuôi chính là Oreochromis niloticus, Oreochromis aureus, con lai O.

niloticus O. aurenus, Oreochromis mossambicus và Tilapia zill. ðối với giống Oreochromis, sinh trưởng của cá rô phi cái chậm nên hình thức nuôi ñơn rô phi ñực ñược ưa chuộng hơn. Vì vậy, cần phải xác ñịnh ñực cái trong nuôi cá rô phi và kiểm soát giới tính thông qua việc phân loại, chuyển ñổi giới tính bằng xử lý hormone hoặc lai tạo.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và kỹ thuật công nghệ, hình thức nuôi rô phi truyền thống dần ñược thay thế bởi hình thức nuôi bán công nghiệp và công nghiệp. Các sinh vật tự nhiên trong ao là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho sự phát triển của cá ở hình thức nuôi quảng canh. Ở hình thức nuôi bán thâm canh, thức ăn bổ sung bao gồm các nguyên liệu sẵn có ở ñịa phương, là các thực phẩm rẻ tiền, như cám gạo, bột ngô, bột cùi dừa, cà phê lững, bã bia và/ hoặc hỗn hợp của chúng, thường ñược sử dụng như thức ăn bổ sung cho thức ăn tự nhiên (Lim, 1989). ðể tăng tỷ lệ ñàn giống, thành phần thức ăn tự nhiên giảm và cần nhiều hơn thức ăn ñầy ñủ các thành phần dinh dưỡng. Trong hình thức nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh, thức ăn là thành phần chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất, dao ñộng từ 30% ñến 60% trong toàn bộ chi phí. Vì vậy, việc sử dụng giá tối thiểu, ñảm bảo cân bằng dinh dưỡng và quản lý tốt việc cho ăn là 2 yếu tố quan trọng nhât quyết ñịnh ñến sự thành công của việc nuôi cá.

13.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng

Protein và các amino acid. Protein là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng của tất cả các cơ thể sống, bao gồm cả cá rô phi. Bởi vì, protein luôn luôn cần ñể sử sụng cho duy trì, sinh trưởng và tái sản xuất, là nguồn cung cấp liên tục các amino acid. Cá không có nhu cầu chính xác về protein, nhưng nó cần hỗn hợp cân bằng các amino acid thiết yếu và không thiết yếu. Việc thiếu hụt protein khẩu phần có thể dẫn ñến ngưng trệ hoặc làm giảm quá trình sinh trưởng của cá và ñưa ñến việc giải phóng dần dần protein tích luỹ ở các mô ñể duy trì các chức năng sống của chúng. Nếu protein ñược cung cấp quá nhiều, chỉ một phần sẽ ñược sử dụng cho các phản ứng sinh hoá tạo mô mới và phần còn lại chuyển hoá trở lại thành năng lượng (NRC, 1983).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 137

Nhiều nhà nghiên cứu ñã sử dụng thức ăn tinh chế và bán tinh chế ñể ñánh giá mức protein khẩu phần tối ưu của cá rô phi. Mức protein khẩu phần tối ưu của cá rô phi phụ thuộc vào kích cỡ, tuổi và dao ñộng từ 28% ñến 50% (bảng 13.14). ðối với cá hương, protein khẩu phần dao ñộng từ 36 ñến 50% cho tăng trưởng tối ña (Davis và Stickney, 1978; Jauncey và Ros, 1982; Santiago và Laron, 1991; El-Sayed và Teshima, 1992); ñối với cá giống, 29-40% protein khẩu phần cho tăng trưởng tối ưu (Cruz và Laudensia, 1977; Teshima và cộng sự, 1978; Mazid vac, 1979; Kubaryk, 1980; Jauncey, 1982; Jauncey và Ross, 1982; Siddiqui và cộng sự, 1988; Wee và Tuan, 1988; Twibell và Brown, 1998).

Bảng 13.14. Nhu cầu protein của cá rô phi nuôi ở nước ngọt (% khẩu phần)

Giống Kích cỡ cá (g) Nhu cầu Nguồn 1,0-2,5 29-38 Cruz và Laudencia (1977) Cá bột 50 0,5-1,0 40 6-30 30-35

Jauncey và Ross (1982) O. mossambicus

1,8 40 Jauncey (1982) 1,5-7,5 36 Kubaryk (1980) 3,2-3,7 30 Wang et all (1085) 0,838 40

40 30 Siddiqui et al (1988)

24 27,5-35 Wee và Tuan (1988)

O. niloticus

0,012 45 El-Sayed và Teshima (1992) 0,3-0,5 36 Davis và Stickney (1978)

O. aureus 0,16 40 Santiago và Laron (1991) 1,7 35-40 Teshima et al (1978)

Tilapia zillii 1,65 35 Mazid et al (1979)

0,6-1,1 32 Shiau và Peng (1993) O.niloticus x O.aureus

21 28 Twibell và Brown (1998)

Khẩu phần ăn của cá rô phi thường chứa 25-35% protein thô. Trong ao nuôi, tuy nhiên, cá có thể ăn thức ăn tự nhiên giàu protein; vì vậy mức protein trong khẩu phần giảm xuống 20-25% ñã ñảm bào ñủ nhu cầu (Newman vac, 1979; Lovell, 1980; Wannigama và cộng sự, 1985).

ðộ mặn của nước cũng ảnh hưởng ñến nhu cầu protein, nhu cầu này sẽ thấp ñi nếu ñộ mặn càng cao (bảng 13.15).

Bảng 13.15. Nhu cầu protein của cá rô phi nuôi ở các ñộ mặn khác nhau

Giống Cỡ cá (g)

ðộ mặn (ppt)

Nhu cầu (%)

Nguồn

0 30,4 5 30,4 10 28,0

O. niloticus 0,024

15 28,0

De Silva và Perera (1985)

O.niloticus x O.aureus 2,88 32-34 24,0 Shiau và Huang (1989) Rô phi ñỏ Florida 10,6 37 20,0 Clark, A.E. et al (1990)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 138

Cá rô phi cũng có nhu cầu về 10 amino acid thiết yếu (arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalamine, threonin, tryptophan và valine) như các loài cá khác và các ñộng vật ở cạn. Số lượng nhu cầu các amino acid thiết yếu cho sự phát triển của cá rô phi Nile nhỏ (O. niloticus) ñược xác ñịnh bởi Santiago và Lovell (1988) qua bảng 13.16.

Bảng 13.16. Nhu cầu các amino acid thiết yếu của cá rô phi

Amino acid Nhu cầu (% protein khẩu phần) Arginine 4,20 Histidine 1,72 Isoleucine 3,11 Leucine 3,39 Lysine 5,12 Methionine* 2,68 Phenylalanine** 3,75 Threonine 3,75 Tryptophan 1,00 Valine 2,80 * Tổng số nhu cầu amino acid gốc Sulfua (Methionine + Cystein) là 3,21% protein khẩu phần

** Tổng số nhu cầu amino acid thơm (Phe + Tyrosine) là 5,54% protein khẩu phần

Các amino acid không thiết yếu có thể ñược cá tổng hợp nhưng sự có mặt của

chúng trong khẩu phần vẫn có ý nghĩa dinh dưỡng bởi vì giảm ñược nhu cầu tổng hợp chúng. Hai ví dụ ñiển hình dễ giải thích là chuyển ñổi của methionine thành cysteine và phenylalanine thành tyrosine. Những AA không thiết yếu này chỉ có thể ñược tổng hợp từ những AA thiết yếu tiền thân (NRC, 1983). Cá rô phi thực ra vẫn có nhu cầu về các amino acid nhân sulfua nhưng có thể thỏa mãn hoặc chỉ cung cấp methionine hoặc cung cấp hỗn hợp thích hợp methionine và cystein. Cystein khẩu phần có thể thay thế hơn 50% tổng số nhu cầu amino acid chứa lưu huỳnh ñối với O. mossambicus (Jauncey và Ross, 1982). Một quan hệ tương tự tồn tại giữa các amino acid thơm, sự hiện diện của Tyrosine trong khẩu phần sẽ làm giảm nhu cầu về phenylalanine (NRC, 1993).

Nhìn chung, các nguồn protein có chứa các AA thiết yếu với hàm lượng gần với nhu cầu AA thiết yếu là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Bột cá ñược sử dụng như nguồn protein chính trong khẩu phần thức ăn thuỷ sản. ðã có những cố gắng nhằm thay thế từng phần hoặc toàn bộ bột cá với chi phí thấp nhất bằng nguồn protein có sẵn ở ñịa phương cho cá rô phi. Bột ñậu nành ñã ñược nghiên cứu rộng rãi và có nhiều mức ñộ thành công khác nhau. Các yếu tố, như kháng dinh dưỡng (Tacon, 1993), amino acid giới hạn (Jackson và cộng sự, 1982; Tacon và cộng sự, 1983; Viola và Arieli, 1983; Téhima và Kanazawa, 1988; Shiau và cộng sự,1989), muối khoáng (Viola và cộng sự, 1986, 1988), mức nhu cầu protein (Shiau và cộng sự, 1989; Viola và cộng sự, 1994) ñã ñược nghiên cứu và thảo luận. Một ñánh giá toàn diện về việc chọn lựa nguồn protein khẩu phần, bao gồm các sản phẩm phụ ñộng vật, dầu thực vật, thực vật thuỷ sinh, protein ñơn bào, hạt rau màu và protein thực vật, ñối với cá rô phi cũng ñã ñược thực hiện (El-Sayed, 1999).

Năng lượng. Năng lượng không phải là dinh dưỡng nhưng nó là thuộc tính của dinh dưỡng ñược tạo thành trong suốt quá trình oxy hoá protein, carbohydrate và lipid. Thông thường, protein dược coi là ưu tiên hàng ñầu trong thiết lập khẩu phần cho cá, vì nó là

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 139

thành phần ñắt nhất trong số các nguyên liệu phối hợp khẩu phần. Tuy nhiên, năng lượng là yếu tố dinh dưỡng ñược chọn lựa ñầu tiên khi cá rô phi cũng như các loại cá khác ăn vào ñể thỏa mãn nhu cầu năng lượng của chúng. Nếu như luôn thiếu năng lượng phi protein thì một phần của protein sẽ ñược sử dụng như là nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, thừa năng lượng thì sẽ tạo thành mỡ cá, làm giảm sự thu nhận khẩu phần ăn (giảm tổng lượng protein ăn vào) và hạn chế mức sử dụng thích hợp các loại thức ăn khác. Kubaryk (1980) quan sát thấy rằng, khi năng lượng tiêu hóa (DE) trong khẩu phần tăng thì lượng ăn vào của cá rô phi giảm, còn số lượng protein trong khẩu phần thì ñã không ảnh hưởng ñến lượng ăn vào.

Nhu cầu về năng lượng của cá rô phi ñược ñưa ra dưới dạng năng lượng tổng số hay còn gọi là năng lượng thô (GE), năng lượng tiêu hóa (DE) hay năng lượng trao ñổi (ME) trong sự tương quan với mức protein khẩu phần (bảng 13.17). Nhìn chung, tỷ lệ protein/năng lượng (P/E) ñược yêu cầu cho tăng trưởng tối ña của cá sẽ giảm khi khối lượng cơ thể cá càng tăng. ðối với cá bột (cho ñến 0,5g) và cá hương (từ 0,5g ñến 5g), tỷ lệ P/E là 95,3-123 mgP/Kcal DE, ñối với cá trưởng thành (từ 5-50g) là 99,48 - 108 mg P/Kcal DE. Shiau và Huang (1990) kết luận rằng tăng trưởng của cá rô phi O.niloticus nuôi nước biển (ñộ mặn 32-34ppt) ñạt tối ña khi protein khẩu phần là 21 và 24% với tỷ lệ P/ME là 67,74 và 104,35 mg P/Kcal ME.

Bảng 13.17. Tỷ lệ Protein/Năng lượng tối thích cho cá rô phi

Giống cá rô phi Cỡ cá (g) P/E Nguồn 1,80 116,6 mg P/Kcal ME Jauncey (1982)

O. mossambicus 5,19 99,48 mg P/Kcal DE El-Dahhar và Lovell (1995) 0,012 110 mg P/Kcal GE El-Sayed và Teshima (1992)

O. niloticus 1,70 120 mg P/Kcal DE Kubaryk (1980) 2,50 123 mg P/Kcal DE Winfree và Stickney (1981)

O. aureus 7,50 108 mg P/Kcal DE Winfree và Stickney (1981) 1,65 95,3 mg P/Kcal DE Mazid et al (1979)

Tilapia zillii 50,00 103 mg P/Kcal DE El-Sayed (1987)

O. niloticus x O.

aureus

0,16 111 mg P/Kcal DE Santiago và Laron (1991)

Lipit và acid béo. Lipid là chất dinh dưỡng cần thiết ñược sử dụng ñể giảm chi phí

khẩu phần ăn và tối ưu hóa tích lũy nitơ. Lipid là nguồn axit béo thiết yếu cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cá. Chúng cũng là chất mang quan trọng và hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin hòa tan trong mỡ. Lipid, ñặc biệt là phospholipid, có vai trò quan trọng trong khả năng linh hoạt và tính thấm của màng và cấu trúc tế bào.

Tăng khẩu phần lên ñến 15% ñã làm cải thiện một cách có ý nghĩa tỷ lệ hiệu dụng protein (Protein Efficiency Ratio - PER) và giá trị sản xuất protein (Protein Production Values – PPV) của cá Tilapia zillii (Teshima, 1978, El-Sayed và Garling, 1988). Teshima (1985) cũng tìm thấy kết quả tương tự khi nghiên cứu trên ñối tượng cá O. Nilotcus.

Hanley (1991) cho rằng, cá rô phi có thể tích trữ một lượng lipid có ý nghĩa ở thân thịt và nội tạng của chúng nhưng không thể sử dụng nguồn năng lượng này cho tăng trưởng. Tuy nhiên, thí nghiệm này ñược tiến hành ‘ngoài trời’ nên năng suất tự nhiên trong hệ thống nuôi có thể dã ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Lipid khẩu phần có tác dụng là tiết kiệm việc sử dụng protein, mức protein khẩu phần của cá O. Niloticus có thể giảm từ 33,2%

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 140

xuống 25,7% bằng cách tăng lipid từ 5,7 ñến 9,4% và bột ñường từ 31,9% lên 36,9% (Li, 1991). Mức lipid khẩu phần vượt quá 12% sẽ kìm hãm tốc ñộ sinh trưởng của con lai O.

aureus và O. noliticus (Jauncey và Ross, 1982). Sự phát triển của O. aureus có thể ñược cải thiện một cách chắc chắn khi bổ sung dầu cá mòi hoặc dầu cá 7,5-10% khẩu phần so với mức lipid khẩu phần thấp. Tuy nhiên, hiệu suất tốt nhất ñạt ñược ñối với dầu cá mòi là 10% khẩu phần (Stickney và Wurts, 1986). Mức lipid tối ưu trong khẩu phần cá rô phi ñược xác ñịnh bởi Chou và Shiau (1996). Các chất 5-isoenerdetic và isonitrogenous ñược tinh chế từ khẩu phần chứa 0-20% lipid (dầu ngô, dầu gan cá và mỡ lợn ở tỷ lệ 1 :1 :1) với 5% lượng phụ gia dùng ñể nuôi con lai giữa O. niloticus và O. aureus giai ñoạn cá con. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, 5% lipid khẩu phần ñủ cho nhu cầu tối thiểu của các rô phi giai ñoạn chưa trưởng thành, nhưng mức 12% mới cho kết quả sinh trưởng tối ưu.

Cá sống trong môi trường nước lạnh có nhu cầu về n-3 acid béo mạch dài không no (PUFA) cao hơn, trong khi cá ở vùng nước ấm hướng ñến nhu cầu về n-6 acid béo. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu acid ñối với nhiều loài cá rô phi là khác nhau. Ranozawa và cộng sự (1980) ñã chỉ ra rằng T.zilli có khả năng biến ñổi nhiều 18:2n-6 thành 20:4n-6. Tuy nhiên, Kanazawa và cộng sự (1980) ñề nghị rằng những loài gần nhau chắc chắn biến ñổi ñược 18:2n-6 thành 20:4n-6. Stickney và McGeachin (1985) ñã chỉ ra rằng sự phát triển của cá rô phi xanh, O. aureus, không bị ảnh hưởng với mức khẩu phần chứa 2% linoleic acid. Khi cá rô phi xanh ăn thức ăn chứa dầu ñậu nành, sự phát triển của nó ñược cải thiện theo tỷ lệ tăng của linoleic acid (Stickney và cộng sự, 1985). Takeuchi và cộng sự (1983) ñã nhận thấy rằng tốc ñộ sinh trưởng của cá rô phi O. aureus giảm ñáng kể khi sử dụng thức ăn chưa dầu cá (pollock liver oil) so với dầu ngô hoặc dầu ñậu nành. Ramachandran Nair và Gopakumar (1981) ñã chứng minh có hàm lượng cao 22:6n-3 trong trứng cá O.mossambica, khuyến cáo một vài vai trò quan trọng của docosahexaenoic acid trong giai ñoạn phát triển phôi. Tuy nhiên, Santiago và Reyes (1993) cũng chỉ ra rằng, mặc dù dầu cá (cod-liver oil) có 22:6n-3 cao thúc ñẩy tăng trọng tối ña ñối với cá rô phi sông Nile, nhưng khi sử dụng dầu tương tự với dầu cá này thì ñã cho kết quả giảm chất lượng sinh sản. Cá rô phi xanh có tốc ñộ sinh trưởng tốt khi sử dụng thức ăn chứa 10% dầu ñậu nành, với tỷ lệ 20:5n-3 và 22:6n-3 cao (Stickney và McGeachin, 1983). Tác giả Stickney và Hardy (1989), tuy nhiên, ñã cho rằng nhu cầu của O. aureus có thể giảm khi có mặt n-3 acid béo. Stickney và Wurts (1986) khi so sánh khẩu phần chứa các mức dầu cá da trơn và dầu mendahen khác nhau ñã thấy rằng, sự phát triển tốt nhất ở cá rô phi sử dụng 10% dầu menhaden khẩu phần. Những nghiên cứu này ñã cho những kết quả trái ngược nhau về nhu cầu n-3 và n-6 PUFA ñối với cá rô phi. Gần ñây, Chou và Shiau (1999) ñã chứng minh rằng cả n-3 và n-6 acid béo mạch dài chưa no ñều ñóng vai trò quan trọng trong phát triển tối ña của cá lai (O.niloticus ×O. aureus). Cho ñến nay, việc tiếp tục nghiên cứu ñể xác ñịnh số lượng của acid béo thiết yếu cho nhu cầu của các loài cá rô phi và cá lai là cần thiết.

Carbohydrate. Carbohydrate là thành phần rẻ tiền nhất trong năng lượng khẩu phần thức ăn của con người và vật nuôi, nhưng việc sử dụng chúng có sự thay ñổi ñối với ñộng vật thuỷ sản và còn cần phải nghiên cứu thêm. Cá nói chung sử dụng kém nguồn carbohydrate khẩu phần. Nhu cầu về carbohydrate ở cá vẫn chưa ñược chứng minh. Việc sử dụng tinh bột cho kết quả tăng trưởng cao hơn một cách có ý nghĩa so với sử dụng glucose ñối với cá rô phi (Anderson,1984; Tung và Shiau, 1991; Shiau và Chen, 1993; Shiau và Lin, 1993). Báo cáo cũng chỉ ra rằng cá rô phi sử dụng disacharide tốt hơn gluco nhưng lại kém hơn tinh bột. ðối với disacharide thì mức ñộ hấp thu tốt nhất là ñường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 141

maltose tiếp ñến là sucrose và lactose (Shiau và Chuang,1995). Báo cáo của Lin và Shiau (1995) cho rằng enzyme malic, glucose-6-phosphat dehydrogennase (G-6-PD) và phosphogluconate ñehdrogenase (PGD) hoạt ñộng cao hơn trong khẩu phần thức ăn tinh bột hơn là khẩu phần thức ăn chứa glucose. Việc thay ñổi thức ăn từ tinh bột sang gluco sẽ làm tăng lượng enzyme malic, G-6-PD và PGD hoạt ñộng, trong khi ñó việc thay ñổi thức ăn chứa glucose sang tinh bột sẽ làm tăng hoạt ñộng của các enzym trong gan cá. Các tác giả này cho rằng hoạt ñộng của enzyme lipogenic ở gan cá rô phi có thể hấp thu ñược carbohydrate khẩu phần.

Tung và Shiau (1991) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng carbohydrate hằng ngày ñối với cá rô phi. Khẩu phần chứa 44% glucose dextrin và tinh bột ñược sử dụng cho cá ăn 3 hoặc 6 lần/ngày. Tác giả nhận thấy rằng cá sử dụng nguồn carbohydrate 6 lần/ngày cho tăng trọng cao hơn, hiệu quả sử dụng protein khẩu phần, protein và năng lượng tích luỹ một cách có ý nghĩa hơn là nuôi 2 lần/ ngày. Nghiên cứu này cũng ñã chứng minh rằng, nếu việc cho ăn ñược tăng từ 2 lần/ ngày lên 6 lần/ ngày, thì cá ăn tinh bột và dextrin cho tăng trưởng tốt hơn là ăn glucose, nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. Nó cũng chỉ ra rằng tốc ñộ tăng trưởng của cá rô phi ăn thức ăn chứa glucose 6 lần/ngày cao hơn cá ăn tinh bột hoặc dextrin 2 lần / ngày. Hiệu quả của chiến lược cho cá rô phi ăn carbohydratee ñã ñược Shiau và Lei (1999) xác nhận gần ñây, khi họ ñánh giá lại hiệu quả của việc cho ăn carbohydratee liên tục và 2 bữa/ ngày ñối với cá rô phi. Kết quả này cho thấy việc cho ăn thường xuyên trong ngày tăng hiệu quả sử dụng carbohydrate.

Shiau và cộng sự (1988) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của carboxymethycellulose (CMC) lên tốc ñộ tăng trưởng, tiêu hóa và thời gian rỗng dạ dày của cá rô phi. Trong nghiên cứu này, CMC ñược bổ sung với mức 2, 6, 10 và 14% khẩu phần. Dextrin cũng ñược sử dụng như một nguồn carbohydrate. Cả việc tăng trọng lượng và tiêu tốn thức ăn ñều bị giảm khi tăng mức CMC khẩu phần. Shiau và cộng sự (1989) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của 5 khẩu phần dạng sợi (guar gum, agar, carrageenan, CMC và cenllulose) ñối với việc sử dụng dextrin và gluco ở cá rô phi. Mỗi dạng sợi ñược bổ sung 10% vào khẩu phần. Kết quả cho thấy rằng trọng lượng tăng lên chỉ có ít ý nghĩa ñối với cá rô phi ăn thức ăn có thành phần dạng sợi hơn là thức ăn có thành phần dextrin hoặc glucose. Việc hấp thụ carbohydrate ở ruột thấp hơn so với cá ăn thức ăn có thành phần dạng sợi, dù là loại thức ăn dạng sợi nào. Gần ñây, Shiau và Yu (1999) ñã chứng minh rằng việc bổ sung chitin hoặc chitosan làm giảm tốc ñộ tăng trưởng cá rô phi dù là bổ sung ở mức ñộ nào (2 - 5 và 10%).

Niacin là tiền chất của một vài coenzyme cần cho quá trình chuyển hoá carbohydrate. Shiau và Suen (1992) ñã chứng minh ñược số lượng niacin cần cho cá rô phi thay ñổi theo nguồn carbohydrate trong khẩu phần. Họ chỉ ra rằng mức niacin thích hợp ñảm bảo cho cá rô phi giống tăng trưởng tối ña là 26mg/kg thức ăn ở cá ăn thức ăn chứa gluco và 121mg/kg ở cá ăn thức ăn chứa dextrin, và cũng chỉ ra rằng nhu cầu niacin trong thức ăn của cá rô phi phụ thuộc vào dạng carbohydrate trong khẩu phần.

Shiau và Peng (1993) ñã tiến hành nghiên cứu nhằm ñánh giá hiệu quả về sử dụng tiết kiệm protein của carbohydrate ở cá rô phi. 3 khẩu phần protein với mức (32, 28, 24%) ñã ñạt ñược bằng việc thay thế 3 mức (33, 34, 41%) và 3 nguồn (glucose, dextrin, tinh bột) của carbohydrate khẩu phần. Những kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả tiết kiệm sử dụng protein của carbohydrate (dextrin hoặc tinh bột) chỉ xảy ra khi mức protein khẩu phần dưới mức tối ưu. Shiau và Liang (1995) ñã báo cáo rằng việc sử dụng carbohydrate của cá rô phi chịu ảnh hưởng của nguồn protein trong khẩu phần thức ăn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 142

Những chất dinh dưỡng khác, như chromium, cũng ñược báo cáo về tác ñộng của việc sử dụng carbohydrate cho cá. Shiau và Lin (1993) lần ñầu tiên chứng minh rằng việc bổ sung chromium trong công thức thức ăn của chromium chloride ñã cải thiện có ý nghĩa về việc sử dụng gluco nhưng không cải thiện ñối với việc sử dụng tinh bột ở cá rô phi. Shiau và Chen (1993) cũng có những báo cáo ngay sau ñó về việc cải thiện việc sử dụng gluco bởi cá rô phi ăn thức ăn bổ sung chromic oxide trong việc sử dụng các khẩu phần chứa gluco thay ñổi. Cá ăn gluco khẩu phần chứa 5g chromic oxide/ kg thức ăn thì tăng trọng tốt hơn cá sử dụng 20 g chromic oxide/ kg thức ăn. Họ nhận xét, việc sinh trưởng ở cá rô phi càng chậm khi ăn khẩu phần chứa lượng chromic oxide càng cao có thể là do ảnh hưởng của ñộc tố có trong chromium khẩu phần. Gần ñây, báo cáo của Shiau và Shy (1998) cho thấy sự sinh trưởng tốt ña và việc sử dụng gluco ở cá rô phi lai sẽ ñạt ñược với mức khẩu phần chứa 204,4 mg chromic/ kg thức ăn.

Lin và cộng sự (1995) ñã chỉ ra rằng nồng ñộ isulin huyết tương ở cá rô phi ñã ăn vào với glucose là cao hơn so với ăn vào với tinh bột và cơ cấu insulin huyết tương của cá rô phi tương tự như ở người. Tuy nhiên, sự chuyển hoá insulin trong việc sử dụng carbohydrate ở cá rô phi vẫn chưa ñược làm sáng tỏ.

Amonia thải ra và việc tiêu thụ oxy của cá rô phi chịu tác ñộng bởi dạng carbohydrate ăn vào. Shiau và Cheng (1999) cho cá rô phi ăn khẩu phần chứa 3 mức carbohydrate (gluco và tinh bột) (33, 37 và 41%) trong 8 tuần ; cá ăn thức ăn chứa tinh bột thải ra ít amonia hơn ăn thức ăn chứa gluco ở cả ba mức ñó. Amonia thải ra trong thức ăn chứa glucose giảm khi mức carbohydrate tổng số tăng. Ở cá ăn thức ăn tinh bột, amonia thải ra là thấp hơn ở mức 41% hơn là 33 và 37%. Tổng số oxy tiêu thụ là cao hơn ở cá ăn thức ăn chứa tinh bột hơn so với cá ăn thức ăn chứa gluco. Trong cả 2 trường hợp, lượng oxy tiêu thu cao hơn ñã ñược quan sát ở mức 37% và 41% hơn là mức 33%.

Các yếu tố sinh học có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng carbohydrate ở cá rô phi. Tung và Shiau (1993) ñã so sánh việc sử dụng 2 loại carbohydrate (glucose, tinh bột) cho 2 kích cỡ cá rô phi khác nhau (4.55 và 0.46g). Tác giả ñã nhận thấy rằng cá có kích cỡ lớn tăng trọng nhanh hơn cá có kích cỡ nhỏ khi ăn thức ăn có chứa gluco. Tuy nhiên, con số này lại tương ñương ở cá lớn lẫn cá nhỏ hơn khi ăn tinh bột.

Vitamin và muối khoáng. Việc bổ sung vitamin thường không bao gồm thức ăn dùng trong ao nuôi cá giống có bón phân với mật ñộ vừa phải. Ở hệ thống nuôi thâm canh hạn chế hoặc không có nguồn thức ăn tự nhiên thì cần phải bổ sung vitamin.

Bảng 13.18 trình bày nhu cầu vitamin ở các ñối tượng rô phi khác nhau. Nhu cầu vitamin hoà tan trong nước của cá rô phi ñã ñược xác ñịnh như sau: Thiamine, riboflavin, pyridoxine, vitamin B12, niacin, biotin, choline, pantothenic acid và ascorbic acid. Việc thiếu hụt thiamin ở cá rô phi ñỏ giống (O.mossambicus × O. niloticus) nuôi nước biển (32 p.p.t ñộ muối) ñã làm giảm quá trình sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Mức thiamine cần bổ sung trong khẩu phần là 2.5 mg/ kg thức ăn ñảm bảo cho sự tăng trưởng tối ña và ngăn ngừa các biểu hiện do thiếu thiamine. (Lim và LeaMaster, 1991). Dấu hiệu ñặc trưng do thiếu riboflavin ở cá rô phi ăn khẩu phần không có riboflavin là chán ăn, chậm lớn, tỷ lệ chết cao, mòn vây, màu sắc cơ thể khác thường, còi cọc, ñục thể thuỷ tinh. Nhu cầu riboflavin trong khẩu phần là 6 mg/ kg thức ăn cho cá O. aureus chưa trưởng thành phát triển trong môi trường nước ngọt (Soliman và Wilson, 1992) và 5mg/kg thức ăn cho cá ñiêu hồng (O. mossambicus × O.niloticus) nuôi ở 32 p.p.t ñộ muối (Lim et al., 1993).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 143

Bảng 13.18. Nhu cầu vitamin ở các ñối tượng rô phi khác nhau (mg/kg thức ăn)

Vitamin O.niloticus x O.

aureus

O. aureus O.niloticus O.mossambicus

x O.niloticus

Thiamine - - - 2,5 Riboflavin - 6 - 5 Pyridoxin 1,7-9,5 (28%CP) - - 3 15-16,5 (36%CP) Vitamin B12 Không cần thiết - Không cần - Niacin 121 - - - Biotin 0,06 - - - Folic acid - - - - Inositol - - - - Choline 1000 Không cần - - Pantothenic acid - 6-10 - - Vitamin A - - - - Vitamin D 0,00937 Không cần - - (374,8 IU/kg) Vitamin E 42-44 (5%lipid) 10 (3%L) 50-100(5%L) - 60-66 (12%lipid) 25 (6%L) 500 (10-15%L) - Viatmin K - - - -

Cá ăn thức ăn không bổ sung pyrodoxine sẽ xuất hiện những dấu hiệu thần kinh bất bình thường, bỏ ăn, co giật, mòn vây, tổn thương miệng, chậm lớn và tỷ lệ chết cao. Tăng trọng và hoạt ñộng của enzyme vận chuyển axit amin alanine gan có tương quan phi tuyến tính, chứng tỏ nhu cầu pyridoxine tối ưu trong khẩu phần của cá lai O.niloticus ×O. aureus giai ñoạn chưa trưởng thành nuôi ở nước ngọt là 1.7-9.5 mg/ kg thức ăn và 15.0-16.6 thức ăn chứa 28% và 36% protein theo thứ tự (Shiau và Hsied, 1997). Mức pyroxidine trong khẩu phần là 3 mg/ kg thức ăn ñã ñược xác ñịnh ñối với con lai O.mossambicus × O.

niloticus sử dụng thức ăn chứa 38% protein và nuôi trong môi trường nước biển. Cá rô phi có khả năng sản xuất ra vitamin B12 trong ống tiêu hoá thông qua quá trình chuyển hoá của vi khuẩn nên không cần cung cấp thêm vitamin này qua thức ăn (Lovell và Limsuwan, 1982; Sugita và cộng sự, 1990; Shiau và Lung, 1993).

Niacin là một thành phần quan trọng trong khẩu phần ñối với cá lai O.niloticus ×O.

aureus nhưng nhu cầu thay ñổi phụ thuộc vào nguồn carbohydrate cung cấp. Mức tối ưu trong khẩu phần cho sinh trưởng tối ña ñã ñược nghiên cứu là 26 mg/kg thức ăn cho cá ăn thức ăn chứa glucose và 121 mg/ kg thức ăn cho cá ăn thức ăn chứa dextrin. Cá thiếu niacine có hiện tượng xuất huyết, miệng biến dạng, mang hoại tử và da, vây, miệng tổn thương (Shiau và Suen, 1992). Nhu cầu biotin trong khẩu phần cho cá lai O.niloticus ×O.

aureu sinh trưởng tối ña là 0,06 mg/kg thức ăn (Shiau và Chin, 1999). Trong khi nhu cầu về methionine có thể ñược ñảm bảo một phần từ choline, nhu cầu choline khẩu phần tối ưu ñối với cá lai O.niloticus ×O. aureu là 1000 mg/kg thức ăn.

Khi thiếu Pantothenic acid có thể gây ra hiện tượng chậm lớn, xuất huyết, hoạt ñộng lờ ñờ, tỷ lệ chết cao, thiếu máu và tăng sản tế bào biểu bì tơ ở mang cá O. aureus. Mức 10mg calcium-pantothenate/kg thức ăn ñảm bảo ngăn ngừa ñược các dấu hiệu do thiếu pantothenic acid (Soliman và Wilson, 1992). Tuy nhiên, O. aureus có thể ñảm bảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 144

ñược nhu cầu pantothenic acid khi nuôi bằng vi khuẩn trong hệ thống tái tuần hoàn (Roem và cộng sự, 1990).

Cá rô phi có những dấu hiệu ñặc trưng do thiếu vitamin C khi ăn khẩu phần không có thức ăn tự nhiên. Nhu cầu vitamin C ñảm bào sinh trưởng bình thường ñối với cá lai (O.niloticus ×O. aureus) là 50mg ascorbic acid/kg thức ăn (Stick và cộng sự, 1984). Cá giống cần 79mg ascorbic acid/kg thức ăn ñể ñảm bảo cho sinh trưởng tối ña (Shiau và Jan,1992). Nhu cầu về vitamin C ñối với O.niloticus là 420 mg/kg thức ăn (Soliman và cộng sự, 1994). Trong tất cả các nghiên cứu, L-ascrobic acid ñược sử dụng như một nguồn vitamin C. L-ascrobic acid (C1) dễ bị phân huỷ, nhất là qua các khâu chế biến thức ăn và mất dần trong quá trình bảo quản. Khoảng 75% lượng C1 bổ sung ban ñầu trong thức ăn thủy sản có thể mất qua quá trình chế biến và bảo quản ở nhiệt ñộ phòng (Shiau và Hsu, 1993). Bởi vì ở dạng nguyên thuỷ, C1 dễ phân huỷ, nên việc sử dụng dạng ascorbic acid khó phân huỷ hơn là cần thiết. Một số dẫn xuất của C1 có các hoạt ñộng ñối kháng với ascorbic ñối với rô phi; L-ascorbyl-2-sunphate (C2S) có hoạt ñộng ñối kháng về ascorbic với L-ascorbyl-2-monophosphate-magnesium (C2MP-Mg) ñối với cá lai O.niloticus ×O.

aureus. Nhu cầu ñể ñảm bào sinh trưởng tối ưu của Oreochromis spilurus trong nước biển ñã ñược chứng minh là trong khoảng 100 ñến 200 mg C2S/ kg thức ăn (Al-Amoundi và cộng sự, 1992).

Những thông tin về vitamin hoà tan trong dầu ñối với cá rô phi chỉ bao gồm vitamin D và vitamin E. Nhu cầu tối ưu về vitamin D3 (cholecalciferol) cho tốc ñộ sinh trưởng tối ña của con lai O.niloticus ×O. aureus l à 374.8 UI/kg thức ăn (Shiau v à Hwang, 1993). Qua báo cáo của O’Connell và Gatlin (1994) cho thấy vitamin D3 không phải là vitamin thiết yếu ñối với O. aureus . Sự thiếu hụt vitamin E ở O. aureus làm xuất các biểu hiện chán ăn, giảm tăng trọng và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, xuất huyết dưới da, sụt giảm lượng hồng cầu, thoái hoá cơ, ceroid ở gan, lá lách và da; màu da có màu bất thường. Nhu cầu về vitamin E tăng lên theo mức tăng lipit trong khẩu phần. Nhu cầu ñối với O.

aureus là 10-25 mg D.L-α-tocopheryl acetate/ kg thức ăn ñối với thức ăn chứa 3- 6% lipit hoặc 3-4 mg α-tocopheryl acetate cho mỗi % khẩu phần của lipit (Roem và cộng sự, 1990). Nhu cầu về vitamin E của O.niloticus ñược xác ñịnh là 50-100 mg/kg thức ăn ñối với thức ăn chứa 5% lipit, và tăng lên 500 mg/ kg thức ăn ñối với thức ăn chứa 10-15% lipit (Satoh và cộng sự, 1987).

Gần ñây, các nhà khoa học ñã chỉ ra nhu cầu của cá rô phi về cả n-3 acid béo mạch dài chưa no và n-6 acid béo ñều cần cho quá trình phát triển tối ña (Chou và Shiau,1999). Do ñó, nhu cầu về vitamin E của cá rô phi ñã ñược ñánh giá lại là 42-44 mg/kg và 60-66 mg/kg trong khẩu phần chứa 5% ñến 12% lipit (Shiau và Shiau, 2001). Chưa có nghiên cứu nào về nhu cầu của cá vitamin A và K ñối với cá rô phi.

Có rất ít thông tin về nhu cầu muối khoáng của cá rô phi. 5 muối khoáng chính, Ca, P, Mg, Zn và K ñã ñược xác ñịnh về nhu cầu của chúng ñối với cá rô phi (bảng 13.19). Trong nước chứa ít Ca, việc bổ sung 7,0g (7%) Ca và 5,0g (5%) P/ kg thức ăn ñáp ứng ñủ nhu cầu cho quá trình sinh trưởng bình thường và khoáng hoá của xương của O. aureus (Robinson và cộng sự, 1984, 1987). Nhu cầu P cho quá trình sinh trưởng tối ña và khoáng hoá bình thường của xương ñối với O.niloticus là dưới 0,9% khẩu phần (Wantanabe và cộng sự, 1980). ðối với aureus, mức magnesium 0,05% (Reigh và cộng sự, 1991) và 0,002% Zn (McClain và Gatlin, 1988) ñáp ứng ñược cho quá trình sinh trưởng tối ưu, trong khi nhu cầu của Mg là 0,059-0,077% (Dabrowska và cộng sự, 1989) và 0,003% Zn (Eid và Ghonim, 1994) ñã ñược báo cáo ñối với O. niloticus. Nhu cầu về K ñối với con lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 145

O.niloticus ×O. aureus là xấp xỉ 0,2-0,3% (Shiau và Hsieh, 2001). Mức khẩu phần của Mg là 0,0012% và của ñồng là 0,0003-0,0004% là nhu cầu của O. niloticus (Wantanabe và cộng sự, 1988).

Bảng 13.19. Nhu cầu muối khoáng của cá rô phi (% khẩu phần)

Muối khoáng O. aureus O. niloticus O.niloticus

xO.aureus Ca 0,7 - - P 0,5 <0,9 -

Mg 0,05 0,059-0,077 - Zn 0,002 0,003 - K - - 0,21-0,33

13.3.3. Khẩu phần thức ăn

Cá rô phi ñã ñược nuôi rất thành công với công thức thức ăn dành cho các ñối tượng khác như cá chép và cá da trơn. Công thức thức ăn chế biến thường bao gồm chỉ 3 hoặc 4 loại thức ăn, chủ yếu là thực vật. Công thức thức ăn công nghiệp ñối với cá rô phi thường chứa 24-28% protein. Thức ăn tự nhiên trong ao ñóng góp một phần protein ñáng kể, vì vậy mức protein này ñược công nhận là ñủ cao (Lim, 1989). Tuy nhiên, có ít nghiên cứu so sánh những công thức thức ăn khác nhau cho mô hình nuôi cá rô phi thâm canh và bán thâm canh. Thức ăn viên chứa 25% protein phối hợp từ 15% bột cá, 20% ñậu nành, 20% lúa mì và 45% cao lương ñã ñược sử dụng rất hiệu quả ở Israel trong phương thức nuôi này (Viola và Arieli, 1983). Tầm quan trọng của các yếu tố vi lượng bổ sung trong khẩu phần ñối với thức ăn cho cá rô phi nuôi ao vẫn chưa ñược biết ñến nhiều. Vì sự biến ñộng cực lớn trong nuôi trồng, công thức phối trộn khẩu phần bổ sung chất dinh dưỡng một cách hiệu quả ñối với thức ăn tự nhiên là không thể áp dụng ñược. Ở hình thức nuôi thâm canh, như nuôi lồng bè hoặc nuôi nước chảy, cá rô phi hoàn toàn dựa vào thức ăn chế biến như là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Vì vậy, cần phải có khẩu phần ñầy ñủ tất cả các chất cần thiết với nhu cầu của cá.

Cá rô phi có thể sử dụng nhiều khẩu phần khác nhau, ở dạng bột và dạng nhão, viên chìm hay nổi. Thành phần thức ăn thô, như cám gạo, ở dạng bột, trong khi các thành phần thức ăn hầu hết ñược chế biến dưới dạng viên. Các loại thức ăn thô có thể không kinh tế khi tạo viên cho cá rô phi nuôi ao; tuy nhiên, khẩu phần ăn có chất lượng cao nên ñược chế biến thành viên ñể hạn chế làm tách rời các thành phần, cho ăn từng thành phần riêng rẽ, cũng như hạn chế sự hao hụt ñối với các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước và chất thải.

Cá rô phi dường như ưa thích thức ăn dạng viên nhỏ hơn cá da trơn và cá hồi có cùng kích cỡ. Kích cỡ viên thức ăn ñối với cá rô phi ñược ñề nghị bởi Jauncey và Ross (1982). Cỡ phổ biến nhất là viên có ñường kính 3-4mm và dài 6-10mm. Thức ăn bột hoặc bóp vụn ñược sử dụng cho cá bột và cá giống.

13.3.4. Nuôi dưỡng

Nhìn chung tỷ lệ cho ăn/khối lượng cơ thể ñối với cá nhỏ lớn hơn cá lớn. Tỷ lệ cho ăn theo kích cỡ cá rô phi ñược thể hiện qua bảng 13.20. Nhiệt ñộ nước cũng ảnh hưởng ñến tỷ lệ chuyển hoá và tiêu hao năng lượng, vì vậy mà có ảnh hưởng lớn ñến tỷ lệ cho ăn. Cá rô phi sẽ ít sử dụng thức ăn khi thời tiết lạnh hơn thời tiết ấm. Luquet (1991) khuyến cáo không nên cho cá rô phi ăn khi nhiệt ñộ nước xuống dưới 160C. Trong hình thức nuôi bán

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 146

thâm canh, thức ăn tự nhiên cũng góp phần quan trọng ñối với nhu cầu dinh dưỡng của cá. Dưới ñiều kiện này, số lượng thức ăn ñược sử dụng nên ít hơn với cá nuôi thâm canh.

Bảng 13.20. Tỷ lệ và số lần cho ăn với các kích cỡ khác nhau của cá rô phi ở 28oC

Kích cỡ cá Tỷ lệ cho ăn/ngày (%P thân) Số lần cho ăn trong ngày 2 ngày tuổi ñến 1 g 30 – 10 8

1 – 5 g 10 – 6 6 5 – 20 g 6 – 4 4

20 – 100 g 4 – 3 3 – 4 > 100 g 3 - 2 2 - 3

Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến việc tiêu thụ thức ăn của cá, việc cho ăn tự do

(cho ăn ở mức nhiều nhất mà cá có thể ăn) có thể tốt hơn so với cho ăn hạn chế theo tỷ lệ cho ăn / trọng lượng thân như ñã trình bày. Clark, J.H và cộng sự (1990) ñã ñạt ñược sinh trưởng tối ña của cá ñiêu hồng Florida Oreochromis urolepis hornorum× O. mossambicus nuôi lồng trên biển với tỷ lệ cho ăn gần như thoả mãn (90%). Gía thành thức ăn có thể giảm nhưng ñã không làm giảm một cách có ý nghĩa ñến sự tăng trưởng khi cho ăn ở 70% mức tự do.

Có thể cho cá ăn bằng tay, máy thổi, cho ăn tự ñộng hoặc máy ăn theo nhu cầu. Cho ăn bằng tay tuy tốn lao ñộng nhưng có thuận lợi hơn các cách cho ăn khác. Nó cho phép người cho ăn quan sát hoạt ñộng bắt mồi và các hành vi của cá và vì vậy ñiều chỉnh ñược lượng thức ăn nhằm ngăn ngừa việc cho ăn quá mức. Tuy nhiên, phương pháp cho ăn này khó khả thi trong những trang trại quy mô lớn. Phương pháp phổ biến nhất ñể cho ăn ñối với ao có diện tích lớn là cho thức ăn trên bề mặt phát tán theo hướng gió bằng cách sử dụng các thiết bị quạt. Cách cho ăn tự ñộng, ñược ñiều khiển bởi ñồng hồ hẹn giờ hoặc thiết bị ñiện, cho phép người công nhân ñặt trước số lượng thức ăn ñể cho ăn vào các thời gian khác nhau. Máy cho ăn theo nhu cầu gồm có phễu ở ñầu trên ñể ñưa thức ăn vào và một ñáy mở như một cổng di chuyển ñể phân phối thức ăn. Kèm với cổng là một tay ñòn có ñầu chìm vào nước nơi mà nó có thể ñược khởi ñộng bởi cá. Khi mà cá vẫn còn tiếp tục tác ñộng vào ống, thì thức ăn sẽ tiếp tục ñược chảy xuống. Clark J.H và cộng sự (1990) ñã chỉ ra rằng máy ăn theo nhu cầu là phương pháp tốt nhất ñể cho cá rô phi ăn trong nuôi lồng ở biển ñạt ñược sự sinh trưởng và chuyển ñổi thức ăn tốt với việc giảm chi phí lao ñộng.

Thông thường số lần cho ăn phụ thuộc vào kích cỡ cá. Cá càng lớn thì số lần cho ăn trong ngày sẽ giảm. Cho ăn 3 ñến 4 lần một ngày ñối với cá giai ñoạn nhỏ, 2-3 lần ñối với giai ñoạn trưởng thành. Vì thói quen ăn liên tục và khả năng chứa của dạ dày nhỏ, cá rô phi ñáp ứng tốt với việc cho ăn nhiều lần hơn là cá da trơn và cá hồi. Cá Oreochromic

niloticus giống lớn nhanh khi ăn 4 lần/ngày hơn 2 lần/ngày nhưng không lớn nhanh hơn khi cho ăn 8 lần/ngày (Kubaryk, 1980).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 147

13.4. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ QUẢ VÀ CÁ DA TRƠN (PANGASIUS)

13.4.1. Giới thiệu

Cá quả Ophiocephalus và cá Pangasius phân bố ở Nam Phi, Ấn ðộ, Burma, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan (Wee, 1982; Chuapohuk, 1994). Những loài cá này ñược nuôi phổ biến vì chúng có tốc ñộ sinh trưởng rất nhanh, ñề kháng với dịch bệnh và có sức chịu ñựng tốt khi chất lượng nước kém và bị nuôi nhốt. Ở Thái Lan, cá quả và cá Pangasius là hai loài trong số 27 loài nước ngọt ñược nuôi với số lượng lớn, từ thâm canh cho sản phẩm thương mại ñến nuôi quảng canh cho sản phẩm tiêu thụ trong gia ñình. Cả hai loài cá quả và cá Pangasius thường ñược nuôi trong lồng và hồ. Theo thống kê, sản lượng cá quả và cá Pangasius ước tính chiếm khoảng 15% tổng sản lượng cá nuôi nước ngọt ở Thái Lan với giá trị hàng năm 18 triệu USD (Jantrarotal, 1994).

Cá quả. Cá quả thuộc họ Channidae. Nó còn có tên gọi là cá chuối hoặc cá ñầu rắn.

Cá quả có mùi vị thơm ngon và là loài cá phổ biến nhất ở Nam Á và ðông Nam Á (De Silva, 1989). ðây là loài cá có giá trị, chất lượng thịt ñược ñánh giá là bồi bổ sức khỏe, ñặc biệt là hồi phục sức khỏe cho người bị bệnh và người lớn tuổi. Cá quả bắt ñầu ñược nuôi từ năm 1955 ở Thái Lan và mở rộng ra các nước khác bao gồm Hồng Kông, Ấn ðộ, Campuchia, ðài Loan và Việt Nam. Loài nuôi phổ biến là Channa

striatus. Tuy nhiên, các loài khác như Channa micropeltes (cá lóc bông) và

Hình 13.5. Cá lóc bông Channa marulius cũng ñưa vào nuôi (De Silva, 1989).

Cá da trơn Pangasius. Có hai loài thuộc Pangasids ñược nuôi khá nhiều ở các nước ðông Nam Á: Pangasius sutchi (cá tra) và Pangasius lamaudii (black-ear catfish). Chúng ñược tìm thấy ở các dòng sông ở Ấn ðộ, Burma, Indonesia, Malaysia, Campuchia và Thái Lan (Ling, 1977). Cá Pangasius là loài cá có tốc ñộ sinh trưởng nhanh và sức chịu ñựng với ñiều kiện môi trường tốt hơn cá quả. Nó ñược biết nhiều như là một loài cá thể thao. Cá Pangasius có giá trị cho chế biến do thịt cá có lượng thịt cao hơn so với cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus).

13.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng

Cá quả. Nhu cầu về dinh dưỡng của cá quả rất ít ñược biết ñến. Cá quả là loài cá ăn thịt và thường ăn các loại thức ăn có nguồn gốc là ñộng vật. Mức nhu cầu protein cao hơn so với các loài cá nước ngọt khác. Theo Boonyaratpalin (1980) thì cá quả bột ăn 3,1 kcal năng lượng tiêu hóa (DE)/g thức ăn với 43% protein, trong khi ñó cá 1 tháng tuổi yêu cầu mức năng lượng như trên chứa trong thức ăn 36% protein. Nhu cầu lipid cho sinh trưởng và tồn tại ở cá hương là 6% (Boonyaratpalin, 1981). Các acid béo cần thiết cho cá chưa có thông tin nhiều. Các acid béo mạnh dài n-6 hoặc n-3 ñược làm giàu cho lipid và ñược cá quả sử dụng tốt. Chưa có nghiên cứu nào về nhu cầu ñối với vitamin, ngoại trừ acid

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 148

pantotheic. Boonyaratpalin (1981) cho rằng khẩu phần có pantothenate là rất cần thiết cho sinh trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao của cá quả.

Cá Pangasius. So với cá quả, nhu cầu dinh dưỡng của cá Pangasius ít ñược biết hơn nhiều. Cá Pangasius là một loài ăn tạp và có nhu cầu về protein thấp hơn cá quả. Jantrarotai et al (1992) cho rằng cá P.sutchi giai ñoạn giống có nhu cầu 27 - 29% protein cho sinh trưởng bình thường. Chuapoehak (1994) ñã tiến hành một nghiên cứu về thức ăn ở cá P.sutchi và thấy rằng lượng protein có thể giảm còn 18% nhưng không làm giảm tốc ñộ sinh trưởng và hệ số thức ăn nếu nguồn protein có chất lượng cao ñược sử dụng trong thức ăn và tỷ lệ năng lượng/protein là 13kcal/g. Trong những nghiên cứu gần ñây, Chutjareyaves et al. (1998) ñã kết luận hàm lượng protein 35% thích hợp cho P. lamaudii giai ñoạn cá hương. Còn giai ñoạn cá P.lamaudii giống hàm lượng protein là 20% (Chutjareyaves et al., 1999). Chưa có nghiên cứu nhu cầu về các chất dinh dưõng khác của cá Pangasius.

13.4.3. Khẩu phần ăn

Thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp thường ñược sử dụng ở Thái Lan và những nước lân cận. ðối với cá quả, người nuôi thường tự chế biến thức ăn. ðôi khi, người nuôi cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp sản xuất cho cá da trơn - thức ăn công nghiệp. Thành phần thức ăn người nuôi sử dụng cho cá quả ñược trình bày ở bảng 13.21

Bảng 13.21. Công thức thức ăn tự chế biến cho cá quả nuôi ở Thái Lan

Thành phần Hàm lượng (%) Công thức 1 (Somseub, 1994) Cá tạp 90 Cám gạo 10 Công thức 2 (Somseub, 1994) Cá tạp 80 Cám gạo 20 Công thức 3 (S.Koonsomboon cung cấp thông tin) Cá tạp 50 Bột cá 17,5 Bột ñậu tương 7,5 Gạo tấm 7 Cám gạo 17 Vitamin và chất khoáng 1

Thức ăn công nghiệp cho cá da trơn sản xuất tại Thái Lan dùng cho cá bột, cá

giống, cá trưởng thành và chứa tương ứng 40%, 35%, 30% và 25% protein. Thành phần thức ăn sử dụng cũng tương tự như các loại thức ăn khác bao gồm bột cá, bột ñậu tương, bột ñậu lạc, cám gạo, bột ngô, gạo tấm, bột sắn mì, vitamin, các chất khoáng và chất kết dính.

Thức ăn tự chế biến cho cá Pangasius sp thường là hỗn hợp của vài loại sản phẩm có sẵn ở ñịa phương. Tuy nhiên, người dân cũng thỉnh thoảng sử dụng thức ăn công nghiệp khi các phụ phẩm ở ñịa phương không có sẵn. Bảng 13.22 ñưa ra các công thức thức ăn cho cá Pangasius sp. Thức ăn công nghiệp cho cá Pangasius nuôi thương phẩm chứa hàm lượng protein từ 15% ñến 26%.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 149

Bảng 13.22. Công thức thức ăn cho cá Pangasius (P.Rimteerakul)

Thành phần % Cá giống (30% protein) Bột cá 30 Cám gạo 45 Bột ñậu tương 24 Vitamin và chất khoáng 1 Cá trưởng thành (25% protein) Bột cá 15 Bột ñậu tương 15 ðậu phụng 24 Cám gạo 30 Gạo tấm 15 Vitamin và chất khoáng 1

Thông tin về nhu cầu vitamin và chất khoáng của cá quả và cá Pangasius chưa có nhiều. Tuy nhiên, NRC (1993) ñã công bố nhu cầu một số vitamin và chất khoáng cho các loài cá nước ngọt khác ở vùng nhiệt ñới.

13.4.4. Nuôi dưỡng

Cá quả. Diện tích hồ nuôi cá quả thường từ 1600 - 3200 m2 và có ñộ sâu 2-3m. Mật ñộ nuôi 25 con cá giống/m2. Nuôi cá quả hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn protein ñộng vật ñặc biệt là cá tạp. Ở những vùng cá tạp có sẵn, cá quả cho ăn hoàn toàn cá tạp băm nhỏ và lượng cho ăn thoả mãn nhu cầu. Giai ñoạn cá bột (15g) lên cá giống (50g) cá ñược cho ăn 3 lần/ngày. Khi cá ñạt kích cỡ cá giống, lượng cá tạp giảm xuống 80% và thêm vào 20% cám gạo hoặc gạo tấm ñược nấu chín. Hỗn hợp các thành phần ñược băm nhỏ bằng máy băm thịt và ñược ñặt trên tấm gỗ dọc theo hồ (S.Koonsomboon - người cung cấp thông tin). Cá sau 6 - 7 tháng ñạt kích cỡ khoảng 1 kg, là kích cỡ thương phẩm thông dụng nhất ở Thái Lan.

Hai loài cá quả C.micropeltes và C.striatus thường ñược nuôi trong lồng. Lồng nuôi cá quả có thể tích 15 - 200m3. Cá có kích cỡ 50g ñược nuôi với mật ñộ 400 - 500 con/m3. Cá tạp ñược băm nhỏ trước khi cho ăn. Sau 8 - 12 tháng nuôi cá ñạt kích cỡ 1 kg. Tốc ñộ sinh trưởng phụ thuộc vào khẩu phần thức ăn và mật ñộ nuôi. Hệ số chuyển ñổi thức ăn của cá quả nuôi trong hồ và lồng khoảng 4:1 (Nuov và Nandeesha, 1994).

Cá da trơn Pangasius. Loài Pangasius ñược nuôi cả trong lồng và hồ. P.sutchi

thường ñược nuôi trong hồ, còn lồng thường dùng ñể nuôi P.sutchi và P.lamaudii. Diện tích hồ nuôi cá Pangasius khoảng từ 600 - 2000m2 và ñộ sâu 2 - 3m. Cá giống kích cỡ 50g ñược nuôi với mật ñộ 3 tạ/ha. Phần lớn các hồ có hệ thống chứa nước và ñược làm ñầy bằng nước mưa hoặc bằng máy bơm từ hồ bên cạnh. Kế hoạch cho ăn dựa trên tính sẵn có của các nguyên liệu trong vùng hơn là sự quan tâm ñến kỹ thuật cao. Trong 2 tháng ñầu, cá ñược cho ăn cám gạo. Một số người nuôi dùng hỗn hợp cám gạo, gạo tấm và một lượng nhỏ cá tạp. Từ tháng nuôi thứ 3 trở ñi, tuỳ theo từng vùng nuôi và dựa trên thành phần thức ăn có sẵn ở mỗi ñịa phương mà các khẩu phần thức ăn cho cá khác nhau. Ví dụ, rau cỏ, gạo tấm nấu chín, phế phụ phẩm khác từ các nhà máy chế biến trái cây (như phụ phẩm từ dứa, bao lá từ trái ngô…), cá tạp, cá rẻ tiền và một số thứ khác có sẵn ở Thái Lan, Campuchia và Burma (New et al, 1994). Lượng cho ăn hàng ngày khoảng 10% trọng lượng thân từ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 150

giai ñoạn cá bột ñến cá hương và giảm xuống còn 5% ở giai ñoạn cá giống và cá trưởng thành.

Cá ñược cho ăn 3 lần/ngày trong 8 - 12 tháng nuôi cho ñến khi ñạt 1-1,5kg. Sản lượng thu ñược ở Thái Lan là 25,0 -37,5 tấn/ha (theo P.Rimteerakul). Hệ số chuyển ñổi thức ăn 4 - 6:1. Pangasius còn ñược nuôi kết hợp với các loài khác trong hồ (Somsueb, 1994). Mật ñộ nuôi kết hợp là 1250 gà hoặc vịt hoặc 30- 60 con lợn với 12.500 con cá/ha.

Tiến hành nuôi lồng cá Pangasius ở các hồ lớn hoặc sông. Lồng có kích cỡ từ 20 - 900m3. Thường nuôi với mật ñộ 5 - 10kg/m3 giai ñoạn cá giống (75 - 100g). Cho ăn cá tạp và thỉnh thoảng bổ sung thêm thức ăn viên công nghiệp. Sau 8 - 12 tháng, khi cá ñạt 35 -65 kg/m3 tiến hành thu hoạch.

13.5. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG CÁ CHÌNH (ANGUILLA SP.)

13.5.1. Giới thiệu

Cá chình là một trong những ñối tượng nuôi trồng thuỷ sản chính, sản lượng toàn cầu trong năm 1997 ước tính ñạt trên 200.000 tấn. Bốn loài chính ñược nuôi ñó là Anguilla

japonica ở Châu Á, Anguilla anguilla ở Châu Âu, Anguilla rostrata ở Bắc Mỹ và Anguilla

australis ở Úc và New Zealand. Trong các loài ñó thì A.

japonica là ñối tượng chính và ñược nuôi nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Arai (1991) ñã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá chình. Kể từ ñó, một số thông tin mới cũng ñược trình bày. Những nghiên cứu gần ñây cũng ñã tập trung vào ñặc ñiểm dinh dưỡng cơ bản của cá chình.

Hình 13.6. Cá Chình

13.5.2. Nhu cầu dinh dưỡng

Protein và amino acid. Cá chình là loài ăn ñộng vật và có nhu cầu về protein cao hơn các loài ăn thực vật và ăn tạp cùng kích cỡ khác. Nose và Arai (1972) cho rằng khi khẩu phần thức ăn sử dụng cazein tinh chế thì A. japonica giai ñoạn chưa trưởng thành cần hơn 45% protein trong thức ăn. Gần ñây, Tibbets và cộng sự (2000) ước tính mức protein tối ưu cho cá chình Châu Mỹ giai ñoạn giống (A. rostrata) là 47% khi trong khẩu phần sử dụng thành phần chính là cá trích. De la Higuera và cộng sự (1989) cho rằng lượng protein ăn vào hàng ngày tốt nhất cho A.anguilla sinh trưởng cao nhất khoảng 1,4g/100g cá và cao hơn cá hồi (Oncorhynchus mykiss) và cá chép (Cyprinus carpio) là 1,16g/100g cá (Ognio, 1980). Nhu cầu protein của cá chình (45-47%) tương ñối cao hơn những loài cá khác.

Arai và cộng sự (1972) ñã xác ñịnh nhu cầu về chất lượng các amino acid của cá A.

japonica và A. anguilla khi sử dụng thức ăn thiếu các amino acid cần thiết. Khi cá chình thiếu arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, trytophan và valine trong thức ăn, chúng sẽ sinh trưởng thấp hơn so thức ăn ñối chứng có ñầy ñủ các amino acid. Tuy nhiên, khi bổ sung ñầy ñủ các amino acid thì cá hồi phục tăng trưởng. Như vậy, cũng như các loài cá khác, cá chình cũng yêu cầu có ñầy ñủ 10 amino acid thiết yếu.

Nose (1979) ñã tiến hành nghiên cứu ñể xác ñịnh nhu cầu về số lượng mỗi amino acid ñối với cá chình Nhật Bản (bảng 13.23).

Nhu cầu về arginine của cá chình thấp hơn cá hồi Sinuc (Oncorhynchus

tshawytscha). Tuy nhiên, nhu cầu về isoleucine và leucine lại cao hơn cá chép, cá nheo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 151

(Ictalurus punctatus) và cá rô phi Nile (Oreochromis niloticus). Hơn thế nữa, nhu cầu về trytophan cao hơn các loài khác ngoại trừ cá rô phi. Gần ñây, Akiyama et al (1997) ñã tiến hành so sánh nhu cầu các amino acid thiết yếu với tỷ lệ mỗi amino acid thiết yếu chứa trong tổng các amino acid (tỷ lệ A/E) giữa các loài cá và kết luận rằng nhu cầu các amino acid trong thức ăn của cá chình Nhật Bản tương tự cá măng sữa (Chanos chanos); nhưng ở một khía cạnh khác nó lại xếp gần với cá rô phi Nile.

Bảng 13.23. Nhu cầu amino acid của cá chình Nhật Bản giai ñoạn giống (Nose, 1979)

Amino acid Tỷ lệ % trong khẩu phần protein*

Tỷ lệ % trong vật chất khô

Arginine 4,5 1,7 Histidine 2,1 0,8 Isoleucine 4,0 1,5 Leucine 5,3 2,0 Lysine 5,3 2,0 Methionine 3,2 1,2 Phenylalanine 5,8 2,2 Threonine 4,0 1,5 Tryptophan 1,1 0,4 Valine 4,0 1,5

* Thức ăn trong thí nghiệm chứa 38% protein

Bột cá chất lượng cao ñược xem là thành phần chính trong khẩu phần của cá chình nhằm kích thích tăng trưởng và tăng mùi vị thức ăn, trung bình hàm lượng bột cá chiếm 75% của khẩu phần (Gallagher và Degani, 1988). Các nguồn protein có thể sử dụng thay thế bột cá cho cá chình châu Âu: thịt gà tươi tốt hơn máu gà và thịt gà, và chất thải của gà (Degani và cộng sự, 1984). Gần ñây, Lee và Bai (1997) cho thấy rằng, trong khẩu phần ăn của cá chình Nhật Bản có thể thay thế bột haemoglobin ñến 50% mà không cần bổ sung 3 loại amino acid thiết yếu là methionine, isoleucine và arginine.

Schmitz và cộng sự (1984) ñã nghiên cứu khả năng tiêu hoá protein có thành phần là cazein, gelatin, cá, protein vi khuẩn, ñậu tương, dung dịch protein ñậu tương với các kết quả theo thứ tự là 99, 94, 94, 89, 96 và 94%.

Lipid và các acid béo. Cũng như các loài cá hồi và cá chép, cá chình cũng cần các acid béo cần thiết. Arai và cộng sự (1971) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung lipid lên tốc ñộ tăng trưởng của cá chình Nhật Bản giai ñoạn giống sử dụng thức ăn có cazein-gelatin tinh chế, và tìm thấy một hỗn hợp dầu bắp và dầu gan cá với tỷ lệ 2:1 là thích hợp cho sinh trưởng cá chình. Sau ñó, Takeuchi và cộng sự (1980) ñã xác ñịnh nhu cầu các acid béo cần thiết cho cá chình Nhật Bản khi sử dụng thức ăn chứa các methyl esters của acid béo. Họ cũng cho rằng nhu cầu về hai acid linoleic (18:2n-6) và linolenic (18:3n-3) cũng như cá chép nhưng thấp hơn còn 0,5% hơn là 1% ñối với mỗi loại.

Lipid có vai trò rất quan trọng, là một nguồn năng lượng trong khẩu phần của cá, ñặc biệt ñối với những loài ăn tạp như cá chình khi nguồn năng lượng carbohydrates bị hạn chế. Lượng lipids thêm vào có thể làm cho việc sử dụng thức ăn protein tốt hơn. Burgos và cộng sự 1989) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế từng phần protein bằng chất béo. Các tác giả cho rằng giảm lượng protein trong khẩu phần không làm giảm tăng trọng của cơ thể, nhưng khi tăng lượng chất béo thì trọng lượng thân chỉ tăng ñến một mức nhất ñịnh, như vậy chất béo chỉ có thể thay thế protein trong một giới hạn nhất ñịnh. Theo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 152

Degani và cộng sự (1987), cá chình (40-120g) sinh trưởng tốt khi thức ăn chứa tỷ lệ protein/năng lượng (P/E) trên 16,7g/MJ. Ngoài ra, Gallego et al. (1993) ñã nghiên cứu ảnh hưởng dự trữ của lipid khi sử dụng protein. Kết quả sinh trưởng tốt nhất khi cá sử dụng khẩu phần chứa 30% protein và 20% lipid, cụ thể là tỷ lệ protein/năng lượng (P/E) là 16,1g/MJ năng lượng thô và năng lượng thô 19MJ/kg thức ăn. Tibbets et al (2000) ước tính tỷ lệ protein/năng lượng tối ưu cho cá chình Châu Mỹ là 22g/MJ.

Dầu cá là nguồn lipid chính trong thức ăn của cá chình. Trong nghiên cứu của Gallagher và Degani (1988) ñã chứng minh ñiều ñó. Họ ñã thử dùng gia cầm và dầu gia cầm thay cho cá và dầu cá trong khẩu phần của cá chình và thấy rằng những loại thức ăn ñược bổ sung 10% dầu cá có sự tăng trọng cao hơn là những loại thêm 5% dầu cá hoặc 5-10% dầu gia cầm.

Carbohydrate. Như ñã ñề cập ở trên, cá chình là loài ăn thịt và khả năng sử dụng carbohydrate có giới hạn. Mặc dù những thông tin về ñiều này còn rất hạn chế, có báo cáo cho rằng khả năng tiêu hóa gelatin tinh chất là khá cao từ 78 - 98% khi trong thức ăn chứa 20 -60%. Gelatin tinh chất giữ vai trò quan trọng như là chất kết dính trong thức ăn của cá chình. Nó là thành phần không thể thiếu, ngay khi có sự hoài nghi về tỷ lệ sử dụng thấp ñối với cá chình.

Degan (1987) ñã ñánh giá ảnh hưởng của các nguồn carbohydrate khác nhau lên hoạt ñộng của enzyme và glucose chứa trong cơ và gan của cá chình. Họ cho rằng cá chình ăn 30% bột mì hoặc tinh bột ngô thì có mức glucose trong cơ và gan cao, và hoạt ñộng của aldolase cao khi cá ăn hạt lúa mì, bột mì hoặc tinh bột. Garcia - Gallego và cộng sự (1991) ñánh giá khả năng của mức carbohydrate cao trong thức ăn công nghiệp cho cá chình và ñề nghị tỷ lệ cho phép sử dụng tốt nhất ở mức 40% và cao hơn.

Vitamin. Arai và cộng sự (1972) ñã ñưa ra nhu cầu ñối với các vitamin hoà tan của cá chình A. japonica giai ñoạn non và các triệu chứng khi thiếu vitamin (bảng 13.24).

Bảng 13.24. Dấu hiệu thiếu vitamin ở cá chình (Arai và cộng sự, 1972)

Vitamin Dấu hiệu thiếu vitamin Thiamine Cong thân, mất ñiều hoà, xuất huyết và sung huyết ở vây, màu sắc tối

sẫm, bơi lờ ñờ Riboflavin Xuất huyết và sung huyết ở vây, viêm da, nổi tầng mặt (thích sáng)

và bơi lờ ñờ Pyridoxine Rối loạn thần kinh, co giật, bơi lung tung (như ñộng kinh) Pantothenic acid Bơi dị thường, mất ñiều hoà, chết, xuất huyết ở biểu bì và viêm da. Niacin Bơi dị thường, mất ñiều hoà, thiếu máu, xuất huyết ở biểu bì và viêm

da. Biotin Bơi dị thường, màu sắc tối sẫm Folic acid Màu sắc tối sẫm, chậm lớn Cyanocobalamin Chậm lớn Choline Ruột trắng xám Inositol Ruột trắng xám Ascorbic acid Xuất huyết ở vây, ñầu và da, miệng dưới bị ăn mòn p-aminobenzoic Không α-tocopherol Xuất huyết ở vây và da và viêm da

Cá chình Nhật Bản cần 11 vitamin, tuy nhiên, sự thiếu hụt không rõ ràng trong thức ăn của cá chình ngoại trừ acid p-aminobenzoic. Trong các loại vitamin, sự thiếu hụt về

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 153

pyridoxine, acid pantothenic và choline ñã gây ra ảnh hưởng sớm hơn các loại khác, sự biểu hiện các dấu hiệu của chúng có ý nghĩa quan trọng. Phần lớn những dấu hiệu sẽ biến mất sớm sau khi cho ăn ñầy ñủ các vitamin.

Yamakawa và cộng sự (1975) ñã mô tả dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin E và xác ñịnh số lượng nhu cầu α-tocopherol dùng vitamin tự do cazein như là nguồn protein và acid béo methyl esters như là nguồn lipid. Dấu hiệu quan sát ñược là bỏ ăn và sinh trưởng kém, xuất huyết và sung huyết ở vây và viêm ở da. Nhu cầu tối thiểu ñối với α-tocopherol cho sinh trưởng của cá chình con là 200mg/kg thức ăn.

Chất khoáng. Nose và Arai (1979) ñã xác ñịnh ñược nhu cầu chất khoáng của cá chình Nhật Bản trong thức ăn tinh chế. Cá chình ăn thức ăn thiếu canxi và photpho thì dần dần chúng sẽ chán ăn sau một tuần cho ăn và tiếp ñó sẽ giảm tăng trưởng. Tuy nhiên, khi thức ăn thiếu magiê và sắt, cá sẽ bỏ ăn sau 3-4 tuần. Cá chình ăn thiếu sắt, bị bệnh thiếu máu. Lượng tối ưu ñối với canxi, magiê, photpho và sắt cho cá chình con ñược ước tính lần lượt là 2700, 400, 2500-3200 và 170 mg/kg thức ăn.

Theo Park và Shimizu (1989) mức bổ sung nhôm và kẽm tối ưu cho thức ăn cá lần lượt là 15 và 50 - 100mg/kg.

13.5.3. Khẩu phần ăn

Thức ăn công nghiệp dùng cho cá chình Nhật Bản ñã ñược sản xuất gần 35 năm trước. Gần ñây, sự ñổi mới các dạng thức ăn (dạng viên, dạng dính, dạng nổi) ñã tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Một số thông tin về thành phần của thức ăn công nghiệp ñại diện cho cá chình ở Nhật Bản trình bày ở bảng 13.25. Thức ăn công nghiệp loại B chứa 5-6% lipid có nguồn gốc từ cá. Thức ăn tốt cho sinh trưởng và hiệu quả thức ăn cao khi tăng lượng dầu trong thức ăn ñến 15% (Tsuda, 1997).

Bảng 13.25. Thành phần (%) của thức ăn công nghiệp cho cá chình (Tsuda, 1997)

Loại thức ăn Kích cỡ cá chình (g) ðộ ẩm Protein Lipid Loại dính (nhão) Cá chình con (sau nở): 0,2 – 0,5 82 14 0.8 Loại A Cá chình con: 0,4 – 1,0

Cá chình con: 0,5 - 10 7 7

65 54

5 5

Loại B Cá chình con 10 - 20 Cá giống ñến trưởng thành 20 -200

7 7

52 49

6 5

Nổi Cá chình trưởng thành 7 49 16

13.5.4. Nuôi dưỡng

- Ngày thứ nhất ñến ngày thứ hai cho ăn Cladocera; - Ngày thứ ba ñến ngày thứ tư cho ăn hồng trần; - Ngày thứ năm cho ăn hồng trần nghiền vụn trộn với 10 - 30% thức ăn tổng hợp.

Sau ñó mỗi ngày tăng thêm 10% thức ăn tổng hợp ñến ngày thứ 10 thức ăn tổng hợp chiếm 80%. Từ ngày thứ 15 trở ñi hoàn toàn dùng thức ăn tổng hợp. Lượng thức ăn tổng hợp ñược tính bằng 10 - 15% trọng lượng cá trong ao, ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7 - 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.

Giai ñoạn cho ăn hồng trần, lượng hồng trần ñược tính bằng 30 - 35% trọng lượng cá trong ao và ngày cho ăn 3 lần vào sáng, chiều, tối. Nếu nhiệt ñộ dưới 15oC chỉ cho ăn 1 lần hoặc không cho ăn. Khi cho ăn không sục khí, tập dần cho cá chỉ ăn ban ngày và khu vực cho cá ăn không cần che tối.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 154

Thức ăn phải mềm cá mới ăn ñược nhưng không quá mềm, dễ tan trong nước. Nên thêm dầu dinh dưỡng vào thức ăn và trộn ñều rồi mới cho cá ăn. Tỷ lệ thức ăn, dầu dinh dưỡng và nước ñể trộn thức ăn có quan hệ mật thiết với nhiệt ñộ (bảng 13.26) và tỷ lệ cho ăn so với trọng lượng thân cá tùy theo các giai ñoạn phát triển của chúng (bảng 13.27)

Bảng 13.26. Tỷ lệ phối trộn thức ăn hỗn hợp với dầu và nước (kg)

Nhiệt ñộ (oC) Thức ăn Dầu dinh dưỡng Nước

< 18 100 0 130

18 - 23 100 3 - 5 170

> 23 100 5 - 8 200

Bảng 13.27. Tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá chình ở các giai ñoạn

Cỡ cá Cá bột Cá hương Cá giống Cá cỡ nhỏ Cá thương phẩm

Trọng lượng cá (g) 0,2- 0,8 1-1,5 16-40 40-100 150-200

Thức ăn (%) 6-10 4-6 3-4 2,8-3 2-2,5

13.6. DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG TÔM HE

13.6.1. Giới thiệu

Hiện nay, sản lượng ñánh bắt tôm xấp xỉ ñạt ngưỡng tối ña và không thể tiên ñoán ñược bởi các hiện tượng tự nhiên xảy ra bất thường không thể lường ñược. Hơn nữa, sự ô nhiễm và các hoạt ñộng khác của con người ñã phá hủy vùng sinh thái cho tôm ñẻ ở nhiều khu vực. Nhu cầu tiêu tốn năng lượng cho việc khai thác tôm biển cao ñẩy giá thành tôm lên cao. Do vậy, việc thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng trên thế giới phụ thuộc vào việc ñẩy mạnh hoạt ñộng nuôi. Năm 1986, tôm nuôi ao cung cấp khoảng 6 – 8% nhu cầu tôm trên thế giới , ñến 1996 theo FAO con số này ñã lên ñến 43% nhu cầu tiêu thụ trên thế giới.

Sự phát triển các hình thức nuôi tôm bắt ñầu từ những năm 1930 khi người Nhật cho ñẻ và ương nuôi thành công ấu trùng tôm Penaeus japonicus trong bể. Từ ñó, công nghệ tăng nhanh sinh khối ấu trùng tôm biển phát triển mạnh mẽ. Trong vòng 20 năm qua, tôm bố mẹ Pennaeus japonicus, P.

monodon, P. indicus, P.

mergiensis, P. aztecus, P. setiferus, P. schmitti, P. chinensis, P.

Hình 13.7. Tôm sú (P. monodon) penicillatus, P. stylirostris và P. vannamei ñã ñược nuôi vỗ và cho ñẻ, ấu trùng của chúng ñược ương nuôi trong bể.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 155

Do các trang trại tôm ngày càng tăng, các hình thức nuôi thâm canh thay thế cho nuôi truyền thống dùng các ngư cụ ñể bẫy và giữ tôm tự nhiên ñi vào ao ven bờ mỗi khi thủy triều dâng nhằm ñạt năng suất 24 tấn/ha/vụ nuôi. Thức ăn tự nhiên ñóng vai trò chủ lực trong nuôi quảng canh trong khi thức ăn nhân tạo ñóng vai trò chủ yếu trong hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Trong hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh, thức ăn chiếm ñến 50% tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, việc sử dụng thức ăn cân bằng dinh dưỡng và giá rẻ cùng với việc cho ăn tốt là những yếu tố cơ bản cho việc nuôi tôm thành công.

13.6.2. Các hình thức nuôi

Nhìn chung, có 3 hình thức nuôi tôm he là hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.Thông thường, với hình thức quảng canh, mật ñộ nuôi post hoặc giống (juvenile) thấp hơn 2,5 con/m2. Hình thức lấy giống tự nhiên vào ao lúc nước triều dâng vẫn còn áp dụng ở một số nước châu Á. Rất ít khi cho thêm thức ăn bổ sung mà chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao. Bón thêm phân vô cơ và hữu cơ ñể tăng số lượng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Quản lý nguồn nước dựa vào sự biến ñộng của thủy triều. Với hình thức nuôi này, năng suất ñạt từ 150-500 kg/ha/vụ.

Hầu hết tôm nuôi cung cấp trên thế giới ñược nuôi ở ao ñất bằng hình thức bán thâm canh. Với hình thức này, mật ñộ thả giống từ 3-15 con/m2 hoặc gấp ñôi mật ñộ nếu thả post. Bổ sung thêm thức ăn công nghiệp cùng với thức ăn tự nhiên. Phân bón ñược sử dụng ngay từ ban ñầu ñể tăng khả năng sinh trưởng của thức ăn tự nhiên trong ao. Nước ñược bơm thêm vào ao hàng ngày từ 2 – 10% khi cho ăn. Nhìn chung, năng suất ñạt 600-2.000 kg/ha/vụ, 2-2,5 vụ/năm. Khối lượng trung bình của tôm khi thu hoạch biến ñộng từ 16-36 con/kg tùy thuộc vào mật ñộ nuôi, môi trường và quản lý ao nuôi. Giá bán khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ của tôm lớn hay nhỏ.

Ở những nơi giá ñất xây dựng ao nuôi quá cao hoặc không có ñất và khi giá tôm lên cao, hình thức nuôi thâm canh ñược áp dụng. Hình thức nuôi thâm canh ñòi hỏi công nghệ quản lý phức tạp, tỷ lệ sục khí và trao ñổi nước cao cùng với khẩu phần ăn ñầy ñủ dinh dưỡng. Tôm ñược nuôi trong bể hoặc ao với mật ñộ 20-40 con/m2. Thức ăn nhân tạo là nguồn thức ăn cung cấp dinh dưỡng chủ lực cho tôm. Năng suất biến ñộng từ 2.000-9.000 kg/ha/vụ, nuôi thâm canh trong bể ở Nhật có thể ñạt tới 24 tấn/ha/vụ.

13.6.3. Nhu cầu dinh dưỡng và nguồn cung cấp

Mức protein trong khẩu phần cho tăng trưởng tối ưu của tôm dao ñộng từ 28 – 60% tùy vào giống, kích cỡ, chất lượng protein, mức năng lượng phi protein, chất lượng của dạng viên thức ăn, tính ngon miệng, tỷ lệ cho ăn, chất lượng nước và lượng thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao. Hầu hết, nhu cầu về số lượng protein ñược tính cho tôm nhỏ nuôi trong thùng chứa hoặc bể không có thức ăn tự nhiên. Tôm tăng trưởng cho ñến kích cỡ thu hoạch ở ao có nhu cầu ít protein hơn so với số cung cấp trong tài liệu.

Tỷ lệ protein trong thức ăn công nghiệp nuôi thâm canh khoảng 35% hoặc cao hơn. Protein thức ăn trong nuôi bán thâm canh biến ñộng từ 25-35%. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Enrique Ensenot ở Panama cho thấy thức ăn chứa 25% protein cho năng suất tôm tương ñương với thức ăn chứa tỷ lệ protein cao hơn trong nuôi bán thâm canh có bón phân với mật ñộ 5 con/m2. Hợp tác nghiên cứu giữa trường ðại học Auburn và trang trại Granjas Marinas ở Honduras cũng cho kết quả tương tự.

Một số nghiên cứu ñã ñược thực hiện ñể ñánh giá giá trị dinh dưỡng của các nguồn protein khác nhau. Bột cá là nguồn thức ăn chất lượng cao cho cá nhưng dường như có giá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 156

trị dinh dưỡng thấp hơn ñối với tôm, ñặc biệt khi cho ăn chỉ ñơn ñộc nguồn protein này. ðiều này ñã ñược xác ñịnh ở nhiều giống. Shigueno (1975) cho rằng, có thể vì do thiếu phenylalanine và acid amin căn bản (arginine, histidine và lysine) trong một số loại bột cá. Vai trò quan trọng của bột cá trong khảu phần nuôi tôm là ñể tăng tính ngon miệng.

Bột ñậu tương là nguồn protein thực vật ñược sử dụng phổ biến nhất cho cá, ñây cũng là nguồn protein tốt cho tôm. Bột ñậu tương cho tăng trưởng của tôm P. duorarum tốt hơn bột cá, bột tôm, casein, bột gluten (Sick và Andrews, 1973). Trong thực tế sản xuất, bột ñậu tương với tỷ lệ 20 – 50% khẩu phần có thể thay thế phần lớn bột cá, bột tôm, bột mực hoặc kết hợp giữa các loại này với nhau ñể nuôi tôm. Tuy nhiên, Lim và Dominy (1990) cho rằng nếu tính ngon miệng và sự ổn ñịnh về nước ñược duy trì thì có thể sử dụng bột ñậu tương cho con giống P. vannamie lên ñến 56% trong khẩu phần.

Bột hạt bông có thể sử dụng ñược cho tôm. Tuy nhiên, bột hạt bông (chứa 0,41% gossyfol tự do) không nên bổ sung quá 26% (hoặc 1100 ppm gossyfol tự do) trong khẩu phần của tôm giống P. vannamie. Bột hạt bông chứa rất ít lysine, do vậy, không thể thay thế một cách ngang bằng cho bột ñậu tương ñược.

Tôm cũng cần có ñủ 10 acid amin thiết yếu giống như cá và các ñộng vật trên cạn. Arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine là các acid amin thiết yếu ñối với tôm Panaeus japonicus, P. azteus và P. monondon. Tuy nhiên nhu cầu về số lượng cho tất cả các acid amin thiết yếu này chưa ñược xác ñịnh. Trong ñiều kiện thiếu thông tin về nhu cầu số lượng này thi có thể áp dụng nhu cầu acid amin thiết yếu như của gia súc.

Bảng 13.28 sau ñây liệt kê hàm lượng acid amin thiết yếu trong cơ của tôm P.

japonicus và P. vannamei, và của mực, nguồn protein chất lượng cao ñối với tôm. Khẩu phần nuôi tôm với tỷ lệ acid amin thiết yếu như trong cơ của tôm, mực, sò sẽ tạo ñược sự tăng trưởng tốt của tôm nuôi.

Bảng 13.28. Hàm lượng các acid amin thiết yếu của protein trong cơ thịt tôm, sò, mực, casein và trứng toàn phần

Nguồn protein (%) Acid amin thiết yếu P.japonicus P.vannamei Sò Mực Casein Trứng

Arginine 7,46 8,54 4,50 5,40 3,30 5,45 Histidine 1,66 1,86 1,27 1,50 2,65 1,71 Isoleucine 2,89 3,40 2,00 2,88 4,50 3,46 Leucine 7,04 6,28 4,01 5,79 8,76 6,47 Lysine 7,24 6,97 4,68 5,52 7,34 5,45 Methionine 2,92 2,48 1,70 2,30 2,51 3,01 Phenylalanine 3,90 3,39 2,13 2,86 4,75 4,15 Threonine 3,62 2,69 2,81 3,28 3,77 3,73 Tryptophan 0,52 1,27 0,51 0,72 1,21 3,76 Valine 2,87 3,38 2,18 2,66 5,83 3,76

Những nổ lực bổ sung trong các khẩu phần thiếu acid amin bằng các acid amin

tổng hợp ñã không thành công ñối với tôm, trái ngược với kết quả thu ñược từ cá da trơn và gia súc. Deshimaru (1982) cho rằng tỷ lệ tạo thành arginine dạng tự do vào trong protein cơ ít hơn 1% so với sự tạo thành 90% arginine ở dạng protein. Mai và cộng sự (1988) cho rằng con giống P. orientalis ñã không hấp thu ñồng thời cùng lúc methionine

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 157

và lysine tự do với các acid amin ở dạng gắn với protein. Sự bất lực của tôm trong việc sử dụng các acid amin dạng tự do thay cho acid amin dạng protein là do sự hấp thu với tỷ lệ khác nhau giữa acid amin tự do và acid amin dạng protein.

Việc cung cấp năng lượng tối ưu trong khẩu phần rất quan trọng vì khi thiếu hụt năng lượng phi protein, một phần protein sẽ ñược sử dụng ñể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cung cấp ñủ nhu cầu carbohydrate và lipid trong khẩu phần sẽ giảm ñược nhu cầu protein mà vẫn không làm giảm khả năng tăng trưởng của tôm nuôi. Tuy nhiên, thừa năng lượng trong khẩu phần có thể làm giảm sự tiêu thụ thức ăn, do ñó giảm lượng protein và các chất dinh dưỡng khác ăn vào. Sedgwick (1979) cho rằng lượng thức ăn tôm P. merguiensis tiêu thụ bị khống chế bởi mức năng lượng khẩu phần bất chấp hàm lượng protein có trong khẩu phần.Có rất ít nghiên cứu liên quan ñến nhu cầu năng lượng của tôm. Tuy nhiên, tỷ lệ năng lượng / protein tối ưu ñối với tôm gần giống với cá là 9-11 kcal/g protein. P. merguiensis ñạt tăng trưởng tối ña khi khẩu phần có chứa 39,5% protein có năng lượng tổng số là 4,42 kcal/g (Sedgwick, 1979). Tỷ lệ protein thô – năng lượng tổng số trong thí nghiệm này vào khoảng 90 mg/kcal. Khẩu phần phối hợp có chứa 25 – 35% protein và 4-5% lipid sẽ tạo ñược tỷ lệ năng lượng – protein phù hợp.

Tôm sử dụng nguồn năng lượng từ carbohydrate và lipid trong khẩu phẩn ñể tiết kiệm protein. Tuy nhiên, chúng cũng sử dụng protein như một nguồn năng lượng, các nghiên cứu ñã chỉ ra rằng khẩu phần chứa quá cao tỷ lệ protein – năng lượng phi protein làm giảm tỷ lệ tăng trưởng. Lipid trong khẩu phần của tôm không chỉ cung cấp năng lượng mà còn cung cấp các acid béo thiết yếu, các vitamin hòa tan trong mỡ, sterol và phospholipid cần thiết cho sự phát triển bình thường của tôm.

Những nghiên cứu về dinh dưỡng chỉ ra rằng acid béo linoleic (n-6) và linolenic (n-3) là cần thiết cho tôm P.japonicus, P. indicus, Palaemon serratus, P. stylirostris và P. vannamei. Tôm không có khả năng phá hủy sự bão hòa và kéo dài chuỗi các acid béo 18:3 n-3 thành các acid béo 20:5 n-3 và 22:6 n-3. Mức tối ưu trong khẩu phần ñối với các acid béo không no n-3, 20:5 n-3 và 22:6 n-3 cho tôm dao ñộng từ 0,5-1%, mức tối ưu của acid béo n-6 khoảng 0,5%. Khẩu phần chứa 0,5% acid béo n-6 và 0,5% acid béo n-3 cho sự tăng trưởng tối ña của nhiều giống tôm khác nhau.

Mặc dầu lipid trong khẩu phần có ảnh hưởng ñến sự sử dụng tiết kiệm protein, nhưng tôm không chịu ñược khẩu phần chứa lượng lipid cao như ñối với cá hồi. Nhiều nghiên cứu sử dụng các nguồn lipid khác nhau ñã cho biết vượt quá tỷ lệ 10% lipid trong khẩu phần có thể làm giảm tăng trưởng.

Loài giáp xác không tổng hợp sterol từ acetate hoặc mevalonate như cá, do vậy chúng cần ñược cung cấp từ khẩu phần ăn. Cholesterol là sterol chủ yếu ñược tìm thấy ở loài giáp xác và là một tiền hormon giới tính, hormon lột xác và là một thành phần của lớp dưới da ở loài giáp xác. Bên cạnh acid béo thiết yếu, sterol, tôm biển còn có nhu cầu về phospholipid, như lecithin. Mức phối hợp phospholipid tối ưu trong khẩu phần dao ñộng từ 1-3% phụ thuộc vào giống, vòng ñời, nguồn và ñặc tính của phospholipid, và có lẽ là các chất dinh dưỡng khác. Lecithin từ ñậu tương là một nguồn cung cấp thích hợp và rẻ tiền phospholipid cho tôm.

Trong số 15 vitamin ñã ñược xác ñịnh là cần thiết cho cá thì 14 vitamin ñã ñược thử nghiệm thông qua các nghiên cứu về xác ñịnh nhu cầu cho tôm. Tỷ lệ phối trộn các vitamin trong khẩu phần ñối với tôm cao hơn so với cá. Cũng có thể do nhu cầu trao ñổi của tôm cao hoặc cũng có thể là do mất ñi một lượng hòa tan vào nước trong quá trình ăn mà chưa xác ñịnh ñược. Hơn nữa, thí nghiệm xác ñịnh nhu cầu vitamin ñối với post và giai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 158

ñoạn ñầu của juvenile ñược thiết lập trong phòng thí nghiệm với các yếu tố môi trường ñược tối ưu hóa và ổn ñịnh.

Bảng 13.29. Lượng vitamin ñề nghị bổ sung và lượng tối ña trong khẩu phần ăn của tôm

Số lượng/kg khẩu phần Các vitamin

Bổ sung Tối ña Vitamin A 2000 IU 4000 IU Vitamin D 1000 IU 2000 IU Vitamin E 50 mg 100 mg Vitamin K 10 mg 20 mg Thiamin 20 mg 50 mg Riboflavin 10 mg 30 mg Pyridoxine 30 mg 60 mg Pantothenic acid 30 mg 80 mg Niacin 30 mg 80 mg Biotin 0 2 mg Acid folic 2 mg 5 mg Vitamin B12 0,01 mg 0,05 mg Inositol 50 mg 200 mg Vitamin C 100 mg 200 mg Choline chloride 500 mg 1500 mg

Tôm có nhu cầu bổ sung thêm phospho, nhưng trong nước biển chúng có thể hấp

thu ñủ magiê và canxi từ nước. Bổ sung vào khẩu phần cho tôm các khoáng vi lượng, sắt, ñồng, kẽm, Se và Mn ñể cải thiện sự tăng trưởng (Deshimaru và Yone, 1978).

Bảng 13.30. Lượng khoáng cần thiết trong khẩu phần của tôm

Khoáng Số lượng/kg thức ăn khô

Khoáng Số lượng/kg thức ăn khô

Khoáng ña lượng (g) Khoáng vi lượng (mg)

Canxi 10 Mangan 40 Photpho 10 Kẽm 33 hoặc 200 Kali 6 Sắt 60 Magiê 0,4 ðồng 32

Iod 5 Selen 0,4

Coban 0,4

13.6.4. Khẩu phần ăn và nuôi dưỡng

Thức ăn tự nhiên

Tôm he trưởng thành là loại ăn tạp, thức ăn là các sinh vật và mùn bã ñáy, chúng là những bọn bắt mồi cơ hội. Ở giai ñoạn Zoea và Mys, ấu trùng ăn vi sinh vật bơi tự do. Giai ñoạn Post, sống tầng ñáy, thức ăn là mùn bã hữu cơ. Thói quen của Juvenile bắt ñầu là ăn tạp sau ñó ñổi thành ăn thịt và chúng bắt chủ yếu là những ñộng vật không xương sống nhỏ di chuyển chậm chạp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 159

Khẩu phần cho năng suất cao trong nuôi thâm canh ñã ñược thiết lập. Tuy nhiên, những khẩu phần ăn như thế có lẽ là không kinh tế lắm ñối với phương thức nuôi tôm bán thâm canh. Trong ñiều kiện ao hồ, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm là lớp mỏng ở ñáy ao nơi bao gồm tảo, thủy sinh vật sống và chết, loài giáp xác và ñộng vật thân mềm nhỏ, vi khuẩn, mùn bã và các sinh vật ñáy khác như giun ñốt và giun tơ. Mặc dầu tôm ñã ăn một số lượng có ý nghĩa các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn tự nhiên này hàng ngày nhưng khó biết ñược số lượng hay tỷ lệ phần trăm lấy ñược là bao nhiêu so với nhu cầu. Năng suất tôm có thể ñạt ñến 500 kg/ha/vụ trong những ao không cho ăn. Bởi vì tôm có xu hướng tiêu thụ mạnh thức ăn tự nhiên và sự biến ñộng lớn về khả năng sẵn có của thức ăn trong những ñiều kiện quản lý và môi trường nuôi khác nhau nên khó có thể phối trộn ñược các loại thức ăn giá rẻ cho tôm nuôi bán thâm canh.

Tập quán ăn

Tôm lấy thức ăn chủ yếu bằng cơ chế nhận biết hơn là nhìn thấy. Những cơ quan thụ quan tập trung ở các phần phụ phía trước và râu. Ngay khi phát hiện ñược mùi của con mồi, tôm di chuyển về phía con mồi và nhanh chóng vồ chúng với những càng kẹp. Con mồi bị nhai nhỏ ra cỡ thích hợp trước khi nuốt. Thức ăn vào bụng ñi qua thực quản và vào túi trước của dạ dày (ruột trước), nơi nó biến thành dạng sền sệt bởi các enzyme tiêu hóa. Dịch thức ăn ñi xuống phần sau của ruột và cuối cùng ñến các ống nhỏ của gan tụy tiếp tục tiêu hóa và hấp thu. Những hạt không mịn, thô chảy trực tiếp ñến ruột giữa, nơi có vài sự tiêu hóa và là nơi quan trọng ñể hấp thu các chất dinh dưỡng. Những phần thức ăn không ñược tiêu hóa ñi vào ruột sau, nơi chủ yếu tạo thành khuôn phân.

Khẩu phần ăn

Thức ăn chế biến công nghiệp là nguồn dinh dưỡng cho tôm ở giai ñoạn ương, nuôi thương phẩm hình thức thâm canh và bán thâm canh. Tuy nhiên các mô bào tươi sống như bã cá, sò, mực thường dùng ñể nuôi vỗ tôm bố mẹ, nơi thức ăn tươi sống (rotifer, Artemia, tảo) là nguồn thức ăn chính ñể nuôi ấu trùng tôm.

Mặc dù thông tin về nhu cầu các chất dinh dưỡng cơ bản của nhiều giống tôm là sẵn có nhưng thiếu số liệu nghiên cứu về ñề xuất các loại thức ăn nuôi ao. Bởi vì môi trường nuôi có ảnh hưởng lớn ñến nhu cầu dinh dưỡng của tôm, phân tích lợi nhuận - chi phí thức ăn cho các hình thức nuôi và quản lý khác nhau là khó tính toán. Tính cần thiết của việc bổ sung các loại thức ăn ao khác nhau với tất cả các chất dinh dưỡng như vitamin và các chất béo cần thiết chưa ñược hình thành. Hầu hết các loại thức ăn công nghiệp có chứa hỗn hợp vitamin – khoáng. Nhìn chung, khẩu phần chứa hàm lượng protein cao ñược sử dụng sớm trong suốt giai ñoạn post và giai ñoạn juvenile, mức protein khẩu phần giảm dần trong suốt giai ñoạn nuôi thương phẩm.

Chế biến thức ăn

Vì tôm có thói quen ăn ñáy, thức ăn công nghiệp nên ñược chế biến thành các dạng viên chìm. Kích cỡ của viên thức ăn biến ñộng tùy thuộc vào cỡ tôm. Dạng vụn nát ñược sử dụng trong suốt giai ñoạn post; dạng viên ñược sử dụng kể từ giai ñoạn juvenile cho ñến cỡ thương phẩm. ðường kính của viên thức ăn ñể phù hợp với các cỡ tôm khác nhau nên là 1-2 mm ñối với tôm 0,5-2 g; 2 mm ñối với tôm 2-5 g; 3 mm ñối với tôm 5-10g và 4mm cho tôm 4-10g và lớn hơn nữa. Tôm là con vật có tính ăn chậm và chọn lựa, vì vây, viên thức ăn nên duy trì ñược trong nước một thời gian cho ñến khi ăn hết.

Hai quy trình chế biến là viên ép ñùn và viên ép hấp ñược sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn cho tôm. Ép ñược sử dụng rộng rãi trong sản xuất thức ăn nổi cho cá, tuy nhiên, cũng có thể sản xuất thức ăn chìm với máy ñùn ép có nấu bằng cách giảm tỷ lệ giãn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 160

nở nên viên thức ăn nặng. Viên thức ăn ñùn ép thường có tính ổn ñịnh trong nước cao vì có sự keo hóa tinh bột. Tuy nhiên, hầu hết các loại thức ăn cho tôm ñược chế biến với viên nén ñược thiết kế ñặc biệt gắn với máy phun hơi và hệ thống ñiều hòa hơi cho phép gia tăng nấu hỗn hợp thức ăn.

Các chất khác nhau (có thể là tự nhiên, chế biến, tổng hợp) ñược sủ dụng làm chất kết dính cho thức ăn tôm dạng viên hấp hơi. Bột mì, bột ngũ cốc, bột các loại củ là những chất kết dính tự nhiên ñược sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất viên thức ăn cho tôm.. Những chất kết dính công nghiệp như lignin và bentonite ñược dùng phổ biến cho các loại thức ăn dạng viên cho vật nuôi ñã ñược xác ñịnh là ít ảnh hưởng ñến thức ăn tôm ñòi hỏi nhu cầu ổn ñịnh lâu trong nước. Các hydrocolloid hữu cơ như carboxymethyl cellulose, alginate, gum ñã ñược thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm nhưng còn hạn chế ñưa ra thị trường ñể sản xuất thức ăn cho tôm dạng viên vì giá thành quá cao. Các chất kết dính tổng hợp như Aqua-firm 1A, Aqua-firm 2A ñược sử dụng trong thức ăn cho tôm.

Các chất dẫn dụ (chất hấp dẫn) thường ñược sử dụng trong thức ăn của tôm ñể tăng sự hấp dẫn và tiêu thụ thức ăn. Những chất khác nhau như acid amin, acid béo và các chất chiết của cá, tôm, mực, sò.. kích thích sự bắt mồi của tôm. Những nghiên cứu này ñã thành công trong phòng thí nghiệm nhưng chưa ñược chứng minh trong thực tiễn. Bột cá, nhìn chung, ñược sử dụng như là thành phần gây sự hấp dẫn trong thức ăn cho tôm và cá.

Cho ăn

Bởi vì tôm là loài ăn chậm nên thỏa mãn việc cho ăn là khó và có lẽ không thể ñạt ñược. Môt số nhà sản xuất cho ăn dựa theo kinh nghiệm của vụ nuôi trước. ðể tăng hiệu quả việc cho ăn, một số nhà sản xuất cố gắng tính toán hoạt ñộng bắt mồi trong ao. Họ ñặt các khay cho ăn trong ao và số lượng thức ăn còn lại trong khay 1 giờ, 2 giờ sau khi cho ăn sẽ quyết ñịnh lượng thức ăn cho ăn vào ngày tiếp theo tăng hay giảm. Một số nhà sản xuất lấy một vốc bùn ñáy ở khu vực cho ăn ñể tìm thức ăn sót lại hoặc mùi hôi thối của thức ăn thối rữa. Những nhà sản xuất kinh nghiệm có thể quan sát thói quen bơi của tôm dọc theo bờ 1 hoặc 2 giờ sau khi cho ăn ñể biết tôm ñã ăn ñủ hay chưa. Các bảng hướng dẫn cho ăn ñã ñược các công ty thức ăn chuẩn bị. ðây có thể xem như những hướng dẫn cách cho ăn nếu như có thể ước tính ñược khối lượng tôm trong ao nuôi. Lượng cho ăn không nên vượt quá khả năng của hệ thống ñể tiêu hóa hết những sản phẩm thải ra và duy trì ñủ lượng oxy hòa tan trong ao.

Do tôm ăn chậm và liên tục nên cho ăn nhiều lần trong ngày. Trong ñiều kiện thí nghiệm, tần suất cho ăn tối ưu ñối với tôm P. monodon giống là 3 lần/ngày (Lim và Pascual, 1979). Có thể hạn chế tối ña sự tan rã thức ăn và việc mất các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước bằng cách cho ăn nhiều lần trong ngày hơn là cho ăn 1 lần trong ngày. Không như cá, tôm thường khu trú cố ñịnh và không bơi ñi xa ñể bắt mồi. Do vây, việc phân phối thức ăn khắp ñều trên mặt ao hoặc nơi tôm khu trú là rất quan trọng. ðối với hồ nhỏ có thể cho ăn bằng tay, ñối với các hồ lớn có thể cho ăn bằng thuyền, máy thổi.

13.6.5. Chế phẩm sinh học EM trong quản lý môi trường ao nuôi tôm Nghề nuôi tôm ở nước ta ñã ñược hình thành từ lâu nhưng mãi ñến năm 1990 mới ñược phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng ñể ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng sản phẩm tôm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, không theo ñúng quy hoạch nên chất lượng môi trường ngày càng giảm, ñang có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, tính rủi ro của nghề nuôi tôm ngày càng cao. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, một trong những nguyên nhân quyết ñịnh làm tôm tăng trưởng chậm, giảm sức ñề kháng, dễ bị bệnh tấn công là do môi trường từ lớp bùn cặn bã hữu cơ dơ bẩn tích tụ lâu ngày ở bề

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 161

mặt ñấy ao, bắt nguồn từ thức ăn dư thừa, từ các chất mùn, vỏ tôm, các cặn bã hữu cơ co sẵn trong nguồn nước. Chính những lớp bùn dơ bẩn ñó là nguồn chứa ñủ mọi vi sinh vật gây bệnh và tạo ra các khí ñộc. Trong ao nuôi có càng nhiều chất cặn bã hữu cơ hay thực phẩm dư thừa, cung cấp và tạo ñiều kiện cho vi sinh vật gây bệnh như : Vibrio, Aeromonas, E coli... sinh sôi nảy nở càng nhanh và sớm giết chất tôm nuôi trong ao. Thực chất là bản thân các vi sinh vật có trong ao nuôi không giết chết tôm nuôi hàng loạt, nhưng chúng là nhân tố làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể tôm, tạo ñiều kiện cho virus giết chết tôm trong ao. Mặt khác do lạm dụng việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất ngăn ngừa mầm bệnh, rong tảo, ñã dẫn ñến việc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và cả vi sinh vật hữu ích.

Nhằm từng bước khắc phục và cải thiện dần môi trường phục vụ cho nghề nuôi tôm, với mục tiêu hướng ñến một môi trường nuôi tôm bền vững, người ta ñã ứng dụng chế phẩm sinh học nhằm quản lý môi trường ao nuôi tôm. Loại chế phẩm sinh học dược sử dụng có hiệu qủa nhất là Effective Micro-organism (gọi tắt là chế phẩm EM). Kết quả thử nghiệm cho thấy, chế phẩm sinh học EM có khả năng phân giải tốt các chất thải hữu cơ hòa tan và không hòa tan từ uế chất của tôm, từ thức ăn thừa tích tụ ở ñáy ao nuôi; tạo ñược sự ổn ñịnh và duy trì chất lượng nước, màu nước trong ao nuôi trong qúa trình nuôi; ức chế khả năng phát triển của vi sinh vật gây hại như Vibrio, Aeromonas và những mầm bệnh vi khuẩn khác; ñiều hòa hàng loạt các yếu tố môi trường phát sinh trong quá trình nuôi như pH, ôxy hòa tan, cặn lắng, ñộ trong, H2S, NH3...

Những nhóm vi sinh vật hữu hiệu có trong chế phẩm như: Rhodopreudomonas. Lactobacillus, Strepptomyces, Sacchamyces, Aspergillus, Penicillium có vai trò "tiêu thụ" các chất hữu cơ phát sinh trong ao hồ theo qúa trình nuôi tôm. Chế phẩm EM không hoạt ñộng ở môi trường khô, nó chỉ hoạt ñộng mạnh trong môi trường nước. Khi gặp nước, các Enzym ñược kích hoạt và bắt ñầu thực sự phân giải rất mạnh các chất hữu cơ trong ao. Chính sự phân giải này ñã tạo ra cơ chất làm thức ăn cho các chủng vi sinh vật hữu hiệu, tăng nhanh sinh khối, phân hủy các chất thải, các chất lơ lửng rồi kết tụ lắng xuống ñáy ao, giúp môi trường ao nuôi trong sạch. Qúa trình này diễn ra liên tục theo chiều hướng tích cực và có lợi cho môi trường nuôi tôm.

Căn cứ ñiều kiện thời tiết, yếu tố mùa vụ việc sử dụng EM giống có thay ñổi nhất ñịnh. Nếu thời tiết tốt ñiều kiện môi trường ổn ñịnh, rãi EM 1 tuần/ lần, liều lượng bình quân 0,5 - 1 lít EM giống /sào (500m2). Nếu thời tiết thất thường, biến ñộng liên tục, tốt nhất là rãi EM giống liên tục hàng ngày với liều lượng bình quân 0,2-0,4 lít/sào. Nên rãi ñều trên mặt nước ao vào buổi sáng, tốt nhất là khi mặt trời vừa hé sáng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 162

CÂU HỎI: 1. ðặc ñiểm về dinh dưỡng, khẩu phần ăn và nuôi dưỡng cá chép, cá rô phi, cá trôi

Ấn ðộ, cá quả, cá chình, tôm he? 2. Các giải pháp dinh dưỡng và nuôi dưỡng nhằm nâng cao năng suất các ñối tượng

nuôi kể trên?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Viện chăn nuôi, 2002. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà nội.

Tiếng Anh

FAO. 1995. Farm-made Aquafeed. FAO Fisheries Technical Paper 343. Rome. Edwards, P. and Allan, G. L. (eds), 2004. Feeds and Feeding for Inland Aquaculture in

Mekong Region Countries. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra 2004

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

Rottmann, R.W., J. Scott Graves, Craig Watson and Roy P.E. Yanong, 2003. Culture Techniques of Moina: The Ideal daphnia for Feeding freshwater Fish Fry – University Florida, IFAS Extension.

Swift, D.R., 1985. Aquaculture Training Manual. Fishing New Books Ltd., England Takeuchi, T., Arai, S., Watanabe, T. and Shimma, Y., 1980. Requirement of eel Anguilla

japonica for essential fatty acids. Bullentin of the Japanese Society of Scientific Fisheries 49, 345-353.

Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture. CAB international.

Wee, K.L., 1982. Snakeheads - Their Biology and Culture. In: Muir, J.F and Roberts, R.J (eds) Recent Advances in Aquaculture. Croom Helm, London, pp. 179 - 213.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 163

CHƯƠNG XIV

ðỘC TỐ TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN

14.1. ðÔC TỐ TỰ NHIÊN

ðộc tố tự nhiên chỉ những chất và hợp chất ñộc hại có tự nhiên trong thức ăn. ðộc tố có thể có từ nguồn gốc thực vật, ñộng vật và vi sinh vật.

14.1.1. ðộc tố có nguồn gốc thực vật

Thời xa xưa, phối hợp khẩu phần ăn cho cá chủ yếu dựa vào các thức ăn có nguồn gốc từ ñộng vật (Law et al., 1961). Ngày nay, do sự hiểu biết về dinh dưỡng ngày càng tăng, giá thức ăn có nguồn gốc ñộng vật vừa tăng cao lại vừa không ñủ cung ứng kịp thời nên việc sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật phối hợp trong khẩu phần ăn cho tôm, cá tăng nhanh một cách rõ rệt. Những thức ăn có nguồn gốc thực vật thường ñược sử dụng phổ biến là hạt ñỗ tương, lạc và các sản phẩm phụ từ công nghiệp chế biến như bã ñậu nành, khô dầu lạc, khô dầu bông... ðây là những loại thức ăn ñược nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước nghiên cứu nhằm thay thế với tỷ lệ thích hợp các loại thức ăn có nguồn gốc ñộng vật trong khẩu phần ăn của ðVTS. Tuy nhiên, một vấn ñề cần ñối mặt khi sử dụng nguồn thức ăn này là các ñộc tố làm cản trở ñến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong các loại thức ăn này.

Chất ức chế trypsin (Trypsin inhibitor - I-trypsin) trong ñỗ tương

ðỗ tương là một trong những nguồn protein thực vật quan trọng thay thế bột cá. ðỗ tương thường ñược bổ sung ở dạng viên trong khẩu phần ăn của cá da trơn và các loại cá khác với một lượng hạn chế do có chứa nhiều chất ức chế (anti-metabolites) mà chủ yếu nhất là chất ức chế trypsin. Chất ức chế trypsin là một protein hình cầu có khối lượng phân tử 21.500 (Liener và Kakade, 1980). Nó làm chậm sinh trưởng của gà, chuột, cá hồi (rainbow trout), cá da trơn, cá chép và các loại khác, và gây ra triệu chứng phình to tụy ở gà và chuột do tụy tăng cường hoạt ñộng quá mức ñể ñáp ứng nhu cầu cao việc cung cấp enzyme trypsin cần thiết cho cơ thể (Sandholm et al. 1976). Nó không làm phình to tụy ở bê, lợn, chó (Liener và Kakade, 1980). Tuy nhiên, Robinson et al (1981) mổ khám tụy cá da trơn nuôi bằng khô ñỗ tương ở các mức I-trypsin khác nhau không thấy ảnh hưởng gì. Bằng chứng ñó cho thấy cơ chế giảm sinh trưởng do ñỗ tương rất phức tạp không ñơn giản chỉ có ức chế tiêu hóa protein. Xử lý nhiệt có thể giảm hoạt tính của I-trypsin. ðiều kiện nhiệt và ẩm và thời gian khi xử lý ñỗ tương phụ thuôc loại vật. Nhiệt ñộ không ñủ không hoạt hóa ñược I-trypsin sẽ ức chế tiêu hóa protein (Dabrowska, Kozak, 1979), nhưng quá nhiệt làm giảm một số axit amin sẵn có trong ñỗ tương, ñặc biệt lysine (Riesen et al. 1947; Evans và Butts, 1951).

Viola et al. (1982) nghiên cứu trên cá chép, kết luận rằng khô ñỗ tương có mức năng lượng và hàm lượng lysine thấp hơn 10 -15% so nhu cầu. Các tác giả ñề nghị chỉ nên thay thế một phần bột cá bằng ñỗ tương, nếu thay thế hoàn toàn sẽ tăng chi phí bổ sung axit amin và tăng mức lipid. Họ còn chỉ ra rằng bột cá chứa một số chất kích thích sinh trưởng chưa ñịnh rõ tên mà trong ñỗ tương không có.

Andrew và Page (1974) phát hiện thấy khi thay thế bột cá bằng ñỗ tương cùng mức N làm giảm ñáng kể sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cá da trơn.

Robinson et al (1981) thử nghiệm ảnh hưởng xử lý nhiệt lên I-trypsin trong khẩu phần cá da trơn và cho thấy làm giảm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi khẩu phần chứa trên 1,9 TIU (trypsin inhibitor unit)/mg mẫu. Nhưng, cũng nhóm tác giả này

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 164

(1985), họ ñã không tìm thấy ảnh hưởng của I-trypsin ở cá da trơn khi nuôi khẩu phần chứa 3,6 TIU trong một thí nghiệm khác.

Các nghiên cứu trên phát hiện nhiều ñặc tính quan trọng về ảnh hưởng của I-trypsin trong nuôi trồng thủy sản. ðặc ñiểm thứ nhất là ñộ nhạy cảm với I-trypsin khác nhau ở các ñối tượng thử nghiệm. Cá hồi (Rainbow trout) nhạy cảm hơn, cá da trơn có sức kháng hơn, trong khi cá chép nằm ở vị trí trung gian. ðặc ñiểm thứ hai là xử lý nhiệt khô ñỗ tương thương mại không có quy trình chuẩn nên có mức I-trypsin khác nhau giữa các mẫu phân tích. Trên cơ sở kinh tế và ưu ñiểm sinh học, nên dùng nguyên hạt ñỗ tương (không ép dầu) sau khi xử lý nhiệt ñể làm thức ăn, ít nhất cho loại cá hồi này (Smith 1977). ðặc ñiểm thứ ba là bổ sung amino acid và khoáng cho kết quả khả quan có thể do sai khác các giống, và chất lượng khô ñỗ tương. ðặc ñiểm thứ tư là rất ít các nghiên cứu trên cá về ảnh hưởng của I-trypsin lên tụy.

Phytic acid

Phytic acid - hexaphosphate của myo-inositol là thành phần của hầu hết các sản phẩm hạt cốc và khô dầu như ñỗ tương, bông, oliu… Ở chuột, phytate gây ảnh hưởng ñáng kể ñến sinh trưởng ñặc biệt khi có mức Ca cao trong khẩu phần (Moris và Ellis 1980). Phytate có khả năng kết hợp với các cation như Ca, Mg và Zn, và nhất là P có trong thực vật thành hợp chất không thích hợp cho ñộng vật (Smith 1977). ðiều này có thể giải thích lợi ích của bổ sung khoáng dưới dạng khẩu phần chứa ñỗ tương (Ketola 1975). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng axit phytic cao kìm hãm sinh trưởng, chuyển hóa protein và chức năng tuyến giáp, và tăng tỷ lệ chết ở cá (Richardson et al. 1985; Satoh et al. 1983).

Glucosinolate (GL)

Glucosinolate (thioglucoside) ñược hình thành tự nhiên trong các thực vật dạng hình chữ nhật như bắp cải, súp lơ, cải dầu, cải xoăn… GL bao gồm 5-vinyloxazolidine-thione, nitrite hữu cơ, isothiocyanate và ino thiocyanate (R-N=C=S). Tất cả các sản phẩm thủy phân GL là những hợp chất antithyroid (Van Etten 1969; Tookey et al 1980). GL không tự gây ñộc nhưng khi thủy phân bởi enzyme myrosinase tạo các hợp chất làm suy yếu chức năng tuyến giáp và gây các ảnh hưởng có hại khác (Tookey et al 1980; Van Etten và Tookey 1983).

GL trở nên ñược chú ý ñặc biệt khi sử dụng khô cải dầu - nguồn protein rẻ tiền - trong khẩu phần ăn của cá hồi. Hơn nữa, ngoài chất GL, khô cải dầu còn chứa các hợp chất ñộc khác như axit erucic, tannin và các phenolic khác, I-trypsin và axit phytic. GL từ

nguồn cải dầu gây cường năng tuyến giáp và giảm thyroxine (T4) huyết thanh ở cá hồi (Yurkowski et al 1978).

Gossypol

Hạt bông là nguồn bổ sung protein cho vật nuôi và cá với lượng hạn chế vì chứa nhiều ñộc tố tư nhiên. ðộc tố ñược biết nhiều nhất là gossypol trong tuyến sắc tố màu vàng. Các tuyến sắc tố chứa 2,4-4,8% của hạt và gossypol 39-50% khối lượng tuyến (Berardi và Goddblatt 1980). Xử lý nhiệt, ẩm hạt bông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 165

chuyển gossypol tự do thành liên kết và không gây ñộc cho ñộng vật. Phương pháp chế biến hiện nay có thể loại trừ 80-90% gossypol, như vậy sử dụng khô dầu cotton làm thức ăn cho vật nuôi khá an toàn ngoại trừ một số loại quá mẩn cảm như lợn (Singleton và Kratzer, 1973).

Thí nghiệm xác ñịnh ảnh hưởng của gossypol trên rainbow cho thấy cá chậm sinh trưởng khi hàm lượng 290ppm gossypol tự do trong khẩu phần (Herman, 1970). Tuy nhiên, kết quả TN của Roehm et al (1967) không thấy ảnh hưởng ñến tăng trọng của rainbow khi ăn 250ppm gossypol acetate trong 18 tháng liền.

Thí nghiệm của Dorsa et al (1982) trên cá da trơn cho ăn khô dầu bông và gossypol acetate thì sinh trưởng giảm 17% ở khẩu phần khô dầu bông. Trong khi, Tilapia aurea ñề kháng với gossypol và với mức dưới 0,18% không ảnh hưởng tăng trọng.

Ảnh hưởng của gossypol với các loài cá khác chưa ñược biết rõ. Sức kháng gossypol rất khác nhau ở các loài cá như cá hồi, cá da trơn, cá rophi, và mức gossypol vượt quá ngưởng ñề kháng làm giảm sinh trưởng, tích lũy mô và thay ñổi mô bệnh.

Alkaloid

Alcaloid là nhóm ñộc tố thực vật lớn và ña dạng. Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ và có tính kiềm nhẹ, ña số có nguồn gốc từ thảo mộc, chỉ với một liều rất nhỏ cũng tạo ra tác dụng sinh học rất mạnh trên cơ thể. Chất alkaloide ñơn giản ñược tổng hợp sớm nhất vào năm 1886 là chất coniine, tên hóa học là 2 - propyl - piperidine (C5H10NC3H7). ðây là chất mà ngày xưa người xấu sử dụng ñể ñầu ñộc nhà triết học vĩ ñại Socrates. Hiện nay, người ta tìm thấy có gần 6000 chất alkaloid khác nhau và có khoảng 30 trong số này ñã ñược sử dụng rộng rãi trong y học và ñược nghiên cứu kỹ. Ví dụ: chất nicotine trong cây thuốc lá ñược sử dụng ñể làm thuốc trừ sâu, cafein trong hạt cà phê, cocaine trong cây coca ñể làm hưng phấn thần kinh, morphine trong nhựa cây á phiện ñược sử dụng ñể làm thuốc giảm ñau, reserpine trong cây dừa cạn làm thuốc giảm ñau, atropin ñược tìm thấy trong cây cà ñộc dược (belladonna) ñể làm thuốc giãn ñồng tử (Encarta, McRosoft, 1997). Theo tài liệu của Petterson (1991) thì alkaloid ñược chia ra làm 3 nhóm: nhóm alkaloid thực (True - alkaloids), nhóm alkaloid giả (Pseudo - alkaloids) và nhóm tiền alkaloid (Proto - alkaloids). Những alkaloid ñược biết rõ nhất là trong cây khoai tây và trong cỏ lupin. Ngày nay, người ta còn biết ñược trong một số cây nhiệt ñới cũng có nhiều alkaloid. Ví dụ: cây vông nem (Erythrina sp) có chứa trên 60 loại alkaloid. Alkaloid có chứa nhiều trong hạt Erythrina americana, E. breviflora (Sotelo, 1930).

Phần củ khoai tây trồi lên trên mặt ñất có vỏ xanh và phần củ khoai tây có chứa chất solanin. Khi thủy phân nó giải phóng ra ñường, vì vậy người ta gọi nó ñúng nghĩa hoá học là các glucoside cũng ñược.

Trên người: hiện tượng ngộ ñộc solanin thường xảy ra do ăn củ khoai tây mọc mầm. Tùy theo giống khoai tây mà hàm lượng solanin có khác nhau. Giống khoai tây Rosevall ở Angieri có chứa ñến 0,49g solanin/1kg ruột củ và 1,22g/1kg vỏ củ. Các giống khác có hàm lượng solanin thấp hơn, trung bình 0,04 - 0,07 g/kg ruột củ và 0,30 - 0,55 g/kg vỏ củ. Khi khoai tây mọc mầm thì solanin có thể lên ñến 1,34g/kg củ. Liều gây chết người của salonin từ 0,2 - 0,4 g/1kg thể trọng người.

Triệu chứng ngộ ñộc trên người ở thể nhẹ là ñau bụng, tiêu chảy rồi sau ñó táo bón. Thể nặng thì giãn ñồng tử và liệt nhẹ hai chân. Khi khu thần kinh bị tê liệt dẫn ñến ngừng hô hấp, ngừng tim và tử vong.

Trên ñộng vật: Trong thực tiễn chăn nuôi trên ñồng cỏ chăn thả có một số loài thực vật họ ñậu như cỏ ngôi sao hoa trắng (Lupinus albus) hoặc hoa vàng (Lupinus luteus) có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 166

một loại chất ñộc gây bệnh cho gia súc trên ñồng cỏ xứ ôn ñới, trước ñây người ta gọi tên bệnh do loại cỏ này gây ra là lupinozis. Sau này, xác ñịnh trong cây cỏ Lupin có chứa nhiều loại alkaloid mà trong ñó có chất kinolizidin là rất ñộc gây hại cho gan, làm thoái hoá và mỡ hoá gan. Alkaloid trong loại cỏ này không bị phá hủy bởi qúa trình phơi và sấy, do ñó sự ngộ ñộc trên gia súc thường xảy ra khi cho bò ăn cỏ Lupin khô. Theo tài liệu của Humphreys (1988) thì sự ngộ ñộc do loại cỏ này xảy ra ở bò sữa mang thai kỳ cuối hoặc mới ñẻ còn gây ra bệnh ketosis cho bò.

Trong một số cỏ họ ñậu thuộc giống Medicago sativa sau một thời gian dài trồng ñể lấy hạt cỏ già tích lũy chất ñộc ñược biết là chất latirin còn là loại alkaloid gây ngộ ñộc cho gia súc ăn nhiều. Triệu chứng bệnh xuất hiện trên hệ thần kinh dẫn ñến bại liệt người ta gọi là bệnh latirizmus.

Biện pháp phòng ngừa: ngâm nước và rửa nhiều lần có thể làm giảm chút ít alkaloid. Tuy vậy, ñiều quan trọng là về mặt di truyền, người ta cố gắng tuyển chọn giống có hàm lượng alkaloid thấp.

Nhóm chất tannin

Tannin là một hợp chất ester giữa ñường glucose và một nhóm chất khác, thường là một phức hợp của axit phenolic hoặc axit oxyphenolic. Nếu ñem thủy phân ra ta thu ñược ñường glucose và một thành phần khác không phải ñường, ñó là axit gallic và m - digallic, như thế ta gọi là "gallotannins". Ngoài ra, người ta còn biết có một loại tannin khác gọi là "ellagitannins" nếu cắt liên kết ra ta thu ñược axit ellagic. Theo Kumar và D’Mello (1995) thì tannin là những hợp chất có chứa phenolic hòa tan, có phân tử lượng >500, có khả năng kết tủa với gelatin và các protein trong môi trường nước. Trong thực vật có 2 loại tannin: một loại tannin có khả năng thủy phân gọi là hydrolysable tannin (HTs) và một loại không có khả năng thủy phân gọi là condensed tannin (CTs).

Tannin phân bố rất rộng trong các loại thực vật, tuy nhiên có loại thực vật chứa nhiều, có loại ít. Thực vật càng già, ñã hóa gỗ thì tannin càng nhiều. Chất gallotannin có nhiều trong lá cây non cây Shin - oak (Quereus havardi) gây tổn thất lớn cho ñộng vật chăn thả trong mùa nó phát triển gia súc phải sử dụng loại cây này (Pigeon et al.,1962) ở Bắc Mỹ. Một dẫn chứng khác về loại ñộc tố này ñã gây thiệt hại kinh tế khá lớn trong chăn nuôi, ñó là một loại cây ở châu Úc: Terminalia oblongata (Evereist, 1974; Payner, 1975). ðộc tố của nó còn có ở cây Acacia salicina.

Từ xa, người ta biết sử dụng tannin ñể thuộc da, bảo vệ chất ñạm chống lại sự lên men phân giải của vi khuẩn. Một hướng khác, người ta còng sử dụng tannin ñể làm se niêm mạc ruột trị các bệnh tiêu chảy.

Cơ chế tác ñộng của tannin trong dinh dưỡng ñộng vật: phản ứng với protein gây kết tủa và biến tính protein làm cho nó trở nên khó tiêu hóa. Trong các loại cây cao lương, những giống nguyên thủy hàm lượng tannin rất cao. Những giống cao lương cải tiến có hàm lượng protein khá cao (11 - 13%) nhưng vì có chứa tannin nên khả năng tiêu hóa kém, protein bao bọc xung quanh hạt tinh bột, dưới tác ñộng của tannin làm cho nó kết tủa, tiêu hóa kém, từ ñó tỉ lệ tiêu hóa tinh bột còng kém theo. Nếu cao lương ñược hấp hơi hoặc ép dẹp làm khô cho gia súc ăn sẽ tiêu hóa tốt hơn rất nhiều.

Tannin còn có ảnh hưởng như một chất kháng dinh dưỡng. Sự có mặt của tannin trong một vài cây cỏ làm thức ăn gia súc quan trọng không những làm giảm khả năng tiêu hóa, mà còn làm giảm tính ngon miệng của gia súc, làm thay ñổi trao ñổi chất trong dạ cỏ và gây hại cho ñộng vật.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 167

Các axit béo cyclopropene

Các axit béo cyclopropene (CPFA), axit sterculic, malvalic là các axit trong thực vật họ Malvale. Khô dầu bông chứa các CPFA nói trên. Hàm lượng CPFA trong dầu bông khoảng 0,6-1,2% (Bailey et al. 1966). CPFA còn có trong khô dầu loại bỏ dầu nhưng hàm lượng phụ thuộc dầu còn lại, khoảng 0,01% khi chế biến bằng phương pháp hiện ñại (Levi et al., 1967) và tỷ lệ giữa axit sterculic và malvic là 2:1. Nếu khẩu phần chiếm 20-30% khô dầu bông - thường dùng cho cá hồi - thì CPFA có 20-30ppm. Như vậy, chỉ có 7-10% axit sterculic hữu hiệu có trong khẩu phần cá hồi. Mức này không ñủ gây ảnh hưởng sinh trưởng ở cá, ñặc biệt cá lớn.

Một trong các ảnh hưởng của CPFA ñến ñộng vật có vú và lớp chim là ức chế hệ thống enzyme desaturase axit béo (Raju và Reiser, 1967; Johnson et al., 1969) và cá rainbow (Roehm et al., 1970). Một số ảnh hưởng khác lên cá rainbow là làm biến ñổi trao ñổi lipid (Truthers et al., 1975), biến ñổi thành phần và cấu trúc lipid (Scarpelli et al., 1974), biến ñổi hoạt tính của oxidase chức năng trong gan và các enzyme khác (Eisele et al., 1978, 1983), tăng tỷ lệ khối lượng giữa gan và cơ thể (Hendricks et al., 1980)... Dầu bông chứa 0,35% CPFA ñược sử dụng trong khẩu phần 7,5% làm cho 30% cá có khối u trong gan lúc 12 tháng. Khẩu phần này chứa khoảng 90ppm axit sterculic.

14.1.2. ðộc tố có nguồn gốc ñộng vật

Trong thủy sản, thức ăn có nguồn gốc ñộng vật như bột cá, bột máu, bột lông vũ, bột thịt, bột ñầu tôm.. ñược sử dụng với một lượng nhỏ trong khẩu phần. Nhìn chung, các loại này không có ñộc tố. Tuy nhiên, gan và buồng trứng cá có chứa 2 ñộc tố tự nhiên có thể ảnh hưởng khi sử dụng làm thức ăn, ñó là tetrodotoxin và dinogunellin.

Tetrodotoxin Khoảng 80 loại thuộc họ

Tetraodontiformes (cá puffer hay globefish) sản sinh và chứa tetrodotoxin – rất ñộc ñối với tât cả ñộng vật xương sống trừ loài sản sinh ñộc tố trên (Fuhrman, 1974). Chưa thử nghiệm trên cá, nhưng ñối với người và ñộng vật thí nghiệm, chất này gây tê cóng môi, lưỡi và ngón tay, mất cảm giác cơ, mất cảm giác hô hấp và chết. Hầu hết cá chứa ñộc tố trên từ Ấn ðộ dương và Tây Thái Bình dương. Ảnh hưởng của ñộc tố lên thức ăn cá

là chưa ñược hiểu rõ. Tuy nhiên, với tỷ lệ bột cá rất thấp trong khẩu phần cho cá thì ñộ ñộc hiếm khi xảy ra.

Dinogunellin Dinogunellin là lipoprotein ñộc, ñược sản sinh trong tinh dịch của hai loài cá (Stichaeus

grigorgjewi và Scorpaenichthys marmoratus). Chất này không ñộc như tetrodotoxin nhưng gây ỉa chảy, nôn mữa, hoại tử gan và lách trên người (Fuhrman, 1974, 1985). Khả năng gây ñộc cho thủy sản là rất thấp vì tỷ lệ sử dụng thấp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 168

Mỡ bị oxy hóa Mỡ của cá biển chứa nhiều các axit béo không no (PUFA) và thường bị oxy hóa bởi oxy

trong không khí (Watanabe, 1982). Sử dụng mỡ bị oxy hóa hoặc mỡ trong khẩu phần ñể lâu ngày bị oxy hóa gây ra ñộc. Các chất ñộc này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp ñên cá, ví dụ thông qua sự thiếu hụt các vitamin, ñặc biệt vitamin E (Hardy et al., 1983). Ảnh hưởng của mỡ bị oxy hóa ñã ñược nghiên cứu trên các nhóm cá nuôi như cá hồi, da trơn và họ cá chép. Ảnh hưởng bao gồm ngưng sinh trưởng, tăng tỷ lệ chết, thiếu máu và thoái hóa mỡ gan ở cá hồi (Smith, 1979), loạn dưỡng cơ ở cá chép (Hashimoto et al., 1966). Tuy nhiên, các triệu chứng nói trên có thể khắc phục khi bổ sung vitamin E vào khẩu phần có mỡ bị oxy hóa.

14.1.3. ðộc tố có nguồn gốc vi sinh vật

ðộc tố có nguồn gốc vi sinh vật là chất ñộc sinh ra từ nấm mốc, nó không phải là hợp chất có trong nguyên liệu thức ăn do sự tổng hợp của thực vật hay ñộng vật. Nó xuất hiện trong nguyên liệu sau quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến do các loại nấm mốc tạo ra. Nó gây tác hại rất lớn cho vật nuôi thủy sản và cả cho sức khỏe con người. Ví dụ, nấm Aspergillus flavus có trong khô dầu bông gây bệnh ung thư gan cho cá hồi (rainbow trout). Trong thực tế, nấm Aspergillus có thể lây nhiễm qua khô dầu bông, lạc, các sản phẩm ngô, lúa mì, gạo và ñại mạch. Như ñã biết, loại nấm này sản sinh các aflatoxin, trong ñó aflatoxin B1 (AFB1) là chủ yếu. Nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của AFB1 trên cá hồi ñã ñược công bố, tuy nhiên, ít có nghiên cứu trên các loại cá khác.

Aflatoxin có trong tự nhiên

Aflatoxin là nhóm ñộc tố thường gặp trong thức ăn gia súc. Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus, Aspergilus parasiticus sinh ra, là hợp chất hữu cơ có nhân ña mạch

vòng có 16 dẫn xuất hóa học khác nhau, trong ñó có 4 loại có tính ñộc lớn nhất: B1, B2, G1 và G2. Cơ chế gây bệnh của aflatoxin là do khả năng liên kết của chất này với DNA trong nhân tế bào, sự liên kết này gây ức chế enzyme polymerase của RNA làm hạn chế sự tổng hợp RNA và ức chế polymerase t - RNA. ðây là nguyên nhân làm giảm sút sự tổng hợp protein trong tế bào. Người ta còn chứng minh rằng α - , β - lactone không bão hoà có trong phân tử aflatoxin làm cho hợp chất này có hoạt tính gây ung thư, ñồng thời cũng lactone này gây ức chế tổng hợp DNA nhân tế bào, do ñó, làm rối loạn sự tăng trưởng bình thường của tế

bào. Các loại nông sản dễ nhiễm aflatoxin bao gồm: hạt lạc, khô dầu lạc, các hạt cốc (bắp), hạt họ ñậu, khô cùi dừa, hạt hướng dương (bảng 14.1). Aflatoxin gây thương tổn gan và cú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 169

thể gây ung thư. Nó còng làm giảm khả năng ñẻ trứng, tiết sữa, sức ñề kháng cho gia súc và gia cầm.

Giữa bốn loại trên thì loại aflatoxin B1 và G1 chiếm số lượng nhiều nhất và còn gây tác hại nhiều nhất trên cá hồi (Halver, 1965, 1967; Bauer et al., 1969); giá trị LD50 ñã ñược xác lập cho AFB1 là 0,81 mg/kg và AFG1 là 1,90 mg/kg (Bauer et al., 1969). Trong khi ñó, cá Zebra thì nhạy cảm hơn, với giá trị liều LD50 ñối với AFL1: 0,44-0,58 mg/kg và AFG1: 0,75-0,83 mg/kg; AFB2: 1,0 mg/kg; AFG2: 4,2 mg/kg (Abedi, McKinley, 1968). ðối với cá hồi coho, liều LD50 là 5-10 mg/kg AFB1 (Halver et al., 1969). Thử nghiệm ảnh hưởng AFB1 trên cá da trơn cho thấy, cá này ñề kháng tốt và chưa tìm thấy liều LD50. Các số liệu trên còn cho thấy, ảnh hưởng khác nhau của AF trên các ñối tượng là không giống nhau.

Bảng 14.1. Hàm lượng aflatoxin trong một số thức ăn dùng cho chăn nuôi ở Việt Nam

Tên thức ăn N Hàm lượng trung bình

aflatoxin (ppb) Hàm lượng tối ña

aflatoxin (ppb) Ngô hạt Gạo và tấm ðậu nành hạt Cám gạo Khô dầu mỡ Khô dầu dừa Khô dầu ñậu nành Khô dầu lạc Bột sắn lát Thức ăn hỗn hợp

25 2 1 3 3 7 4 29 1 28

205 22 50 29 8 17 12 1200 40 105

600 25 50 55 10 50 50 5000 40 500

Nguồn: Trần Văn An, 1991. Các loại mycotoxin khác

Ochratoxin là nhóm ñộc nhất, do nấm Aspergillus ochraceus sản sinh ra khi ngô và lúa mì bị nhiễm (Shotwell et al., 1969; Scott et al., 1970). Nhóm này gồm ochratoxin A và B và có hai hoạt chất a và b (Doster et al., 1972). Các loại thực vật dễ nhiễm là gạo, lúa mạch, lúa mì, ngô, cao lương, ớt, hạt tiêu, ñậu nành, cafe. ðộc tố này gây hại ñến gan, thận ñộng vật, với nồng ñộ lớn hơn 1 ppm làm giảm sản lượng trứng ở gà ñẻ, liều trên 5 ppm có thể gây tổn hại ñến gan và ruột, giảm sức ñề kháng và gây ung thư ở người. Ochratoxin A gây chết người, với liều LD50 4,67 mg/kg. Nó gây thoái hóa gan, hoại tử ống lượn gần và tiểu cầu thận, trong khi ñó các loại khác không gây ñộc. Ngoài ochratoxin, patulin ñược sản sinh từ nhiều loại nấm Penicillium và Aspergillus, và sinh sản rất nhanh trên các loại thức ăn hạt cốc (Scott, 1977). Ít có nghiên cứu ñộc tố này trên cá. Rubratoxin A và B ñược sản sinh do Penicellium rubrum, rất ñộc với ñộng vật nhưng chưa thử nghiệm trên cá (Scott, 1977). Citrinin ñược sản sinh do Penicillium và Aspergillus và phát triển nhanh trên lúa mì, ñại mạch và yến mạch (Scott, 1977).

Các giai ñoạn và nguồn gây nhiễm ñộc tố nấm

Trong thực tế sản xuất, có 3 nguồn nhiễm quan trọng: (i) Nhiễm ngoài ñồng lúc thu hoạch: ðiều này ñược nhận biết rõ nhất là ngô. Muốn khắc phục tình trạng này thì khi thu hoạch không nên ñể lâu ngoài ñồng mà ñem về sấy, phơi khô liền. (ii) Nhiễm trong kho trong khi chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn. Nguyên nhân chủ yếu là do ẩm ñộ trong thức ăn còn cao (>14%), sau ñó ñem dự trữ hoặc do ẩm ñộ không khí trong kho cao hấp thu vào nguyên liệu. Ngoài ra, do chênh lệch nhiệt ñộ ngày ñêm làm cho nước ngưng tụ bề mặt lớp thức ăn gây ra hiện tượng ẩm cục bộ, tạo ñiều kiện tốt cho nấm phát triển. (iii) Nhiễm khi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 170

cho ăn: trường hợp này ít xảy ra với nuôi trồng thủy sản vì thời gian thức ăn tiếp xúc với môi trường nhiễm bẩn ngắn. Nhưng thường xãy ra ở trong môi trường chăn nuôi khi thức ăn tiếp xúc với máng ăn, nền chuồng nhiễm bẩn..

Những giải pháp phòng ngừa mycotoxin

Có 3 nội dung quan trọng và ñơn giản cần thực hiện khi tiến hành dự trữ thức ăn, như sau:

Kiểm tra ñánh giá tình trạng nguyên liệu trước khi dự trữ. Giảm thiểu tối ña tình trạng hô hấp của hạt và mầm vi sinh vật có trong nguyên liệu dự trữ.

Nơi dự trữ phải có cấu trúc hợp lý ñể duy trì môi trường ổn ñịnh và phải ngăn chặn không cho côn trùng, sâu mọt, các loài gặm nhấm xâm nhập vào kho.

Hạt dự trữ trong kho qua một thời gian, nếu cần thiết phải xử lý thêm nhiệt ñể duy trì tình trạng tốt với sự cung thờm nhiệt và hút ẩm.

Có sự liên quan giữa nấm và sâu mọt. Nếu ñể sâu mọt phát triển vừa làm tổn thất chất dinh dưỡng, vừa làm tăng ñộ ẩm nguyên liệu và vừa mang mầm vi sinh như bào tử nấm gây lan truyền nấm mốc rất mau lẹ, từ ñó sản sinh ra ñộc tố gây hại cho người và ñộng vật.

1. Kiểm tra, khống chế ñộ ẩm và nhiệt ñộ thớch hợp. Phải sấy khô nguyên liệu trước khi ñưa vào kho dự trữ. ðộ ẩm và nhiệt ñộ có liên quan nhau. Muốn giữ nguyên liệu tốt ta cần có qui ñịnh tình trạng hạt trong ñiều kiện dự trữ cụ thể. Có sự cân ñối giữa ẩm ñộ không khí và ẩm ñộ nguyên liệu, và phụ thuộc vào nhiệt ñộ môi trường (bảng 14.2).

Bảng 14.2. Sự cân ñối ñộ ẩm nguyên liệu và ẩm ñộ không khí (70%) ở nhiệt ñộ 27oC

Nguyên liệu Sự cân ñối ẩm ñộ nguyên liệu ở ñộ ẩm không khí 70% Ngô 13,5 Lúa 15,0 Gạo 13,0 ðậu các loại 15,0 Lạc nhân 7,0

Lượng nước trong nguyên liệu có 2 dạng: dạng kết hợp, liên kết chặt với chất hữu cơ, khóang trong nguyên liệu và dạng nước tự do dễ dàng bay ra hoặc hấp thu vào nguyên liệu, ta gọi là nước hoạt ñộng (free water hay active water). Chính lượng nước này có thể gây ra tình trạng ẩm cục bộ cho nguyên liệu, tạo ñiều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

2. Kiểm soát và trừ khử côn trùng, sâu mọt trong kho bải. Người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa sự phá hoại của sâu mọt, côn trùng trong nguyên liệu và sự phát triển nấm mốc. ðiều này có thể giải thích bởi 2 lý do sau ñây:

Hoạt ñộng trao ñổi chất của côn trùng sử dụng chất hữu cơ trong nguyên liệu, hô hấp sinh ra nước làm cho môi trường trữ thức ăn ngày càng ẩm thêm, tạo ñiều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Côn trùng, sâu mọt di chuyển trong nguyên liệu mang trên mình nó những bào tử nấm phát tán nhanh trong nguyên liệu. Theo tài liệu của FAO (1979) thì côn trùng, sâu mọt có thể làm tăng sự phát triển của nấm mốc lên từ 10 - 30%.

Chính vì vậy, ta cần phải kiểm tra ñộ nhiễm côn trùng ñể có biện pháp kiểm tra ñộ nhiễm côn trùng.

3. Sử dụng hóa chất. Người ta sử dụng nhiều loại hóa chất như Aureofugin, Thiramtan, các axit: propionic, lactic, sorbic, benzoic và axetic ñể trộn vào thức ăn khống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 171

chế nhiễm ñộc nấm. Tùy từng loại nấm và nguồn lây nhiễm mà sử dụng hóa chất cho hợp lý. Ví dụ, nấm Aspergillus flavus nhiễm trên ngô hạt có thể bị khống chế bởi ammonia 2% hay axit propionic 1%.

4. Biện pháp vật lý. Nhiều phương pháp vật lý ñể loại trừ nấm mycotoxin trong thức ăn như loại bỏ hạt bị nhiễm ñể sử dụng hạt không nhiễm; loại bỏ aflatoxin trong dầu. Ngày nay, người ta ñẫ chế ra hệ thống lọc hấp phụ ñể tách aflatoxin ra khỏi dầu 95 - 100%.

5. Làm mất hiệu lực aflatoxin. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi nhiệt ñộ: Nguyên lý của phương pháp là biến ñổi thành phần hóa học của aflatoxin hoặc thay ñổi nhóm hoạt ñộng trong phân tử aflatoxin.

Ở Ấn ðộ, người ta thấy khi ñem gạo nhiễm aflatoxin nấu dưới áp suất hơi nước có gần 70% aflatoxin bị phá hủy. Phương pháp nhiệt như rang, nướng nhờ nhiệt ñộ cao có thể làm giảm aflatoxin.

Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi ánh sáng: Ánh sáng còn ñược dùng ñể phá hủy aflatoxin. Như vậy, ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt ñể phá hủy aflatoxin.

Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi NH3 dưới áp suất cao. Mặc dù còn một số ñiểm liên quan ñến khả năng gây biến tính của sản phẩm chưa ñược làm rõ, song nó ñược coi là một phương pháp thành công và ñược sử dụng ở mức công nghiệp với những ñảm bảo cần thiết.

Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt: Người ta chọn các chất hấp phụ aflatoxin trong ñường tiêu hóa, làm cho nó không hấp thu ñược vào cơ thể mà theo phân thải ra ngoài, từ ñó không gây tác hại cho cơ thể.

Mặt trái của chất hấp phụ bề mặt là nếu không chọn lọc kỹ thì chất hấp phụ có thể gây ra sự hấp phụ vitamin và một số hoạt chất sinh học khác thải ra ngoài.

14.2. CÁC HỢP CHẤT KHÔNG TỰ NHIÊN VÀ PHỤ GIA TRONG KHẨU PHẦN

14.2.1. Hóa chất hữu cơ

Các chất hữu cơ xâm nhiễm vào thức ăn dưới 2 con ñường: dài hạn, xâm nhiễm mức thấp thông qua môi trường tích lũy dần vào thức ăn; ngắn hạn, nhiễm mức cao từ rũi ro công nghiệp hay chất thải. Cả hai phương thức ô nhiễm này ñều ảnh hưởng ñến cá nuôi hay cá tự nhiên (Nadeau, Davis, 1976; Murchelano, Wolke, 1985).

Toxaphene

Toxaphene là hỗn hợp chứa 67-69% chlorine, ñược sử dụng rộng rãi ñể phun cho cây trồng khi DDT bị nghiêm cấm. Toxaphene ñã ñược thấy trong cá với hàm lượng cao do sự tích lũy sinh học. Toxaphane ñộc hơn DDT ñối với các loại cá chép nhưng ít ñộc hơn ở cá hồi (Macek, McAllister, 1970). Thức ăn, như ñậu tương, ngô, bong và lạc trồng ở vùng có sử dụng toxaphene thì có tiềm năng nhiễm rất cao.

Polychlorinated Biphenyls (PCB)

PCB là hợp chất hóa học bền, có mặt khắp nơi và gây nhiều ảnh hưởng ñến người, gia súc và cả cá. Ảnh hưởng cấp tính của PCB ñã ñược phát hiện trên nhiều loại cá thong qua ñường nước (Stalling, Mayer, 1972). Một trong số nguồn nhiễm PCB trong khẩu phần cá là dầu cá làm nguồn bổ sung lipid. Hàm lượng PCB trong dầu cá biển thấp nhưng nếu kéo dài thời gian cho ăn dầu này thì hàm lượng trong cá nuôi sẽ cao. Nguồn PCB lây nhiễm chủ yếu từ dầu họ cá trích hoặc từ mỡ thịt cá và tôm. Nói chung, PCB là nguồn lây nhiễm ñối với cá nhưng không nguy hiểm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 172

14.2.2. Kim loại nặng

Trong lĩnh vực ñộc tố học thủy sản, ảnh hưởng của kim loại nặng trong nước ñến cá ñã ñược ñề cập rất rõ ràng. Cá thường ngộ ñộc một số kim loại nặng như thủy ngân (Hg), cadmium (Cd) và chì (Pb). Tuy nhiên, sự ngộ ñộc này ít khi xảy ra.

Thủy ngân

Thí nghiệm nuôi cá hồi với các mức Hg 4, 8, 16 và 24 ppm dưới dạng methyl HgCl trên 105 ngày (Wobeser, 1975) cho thấy, hai mức cao nhất làm tăng hematocrit và tăng sinh biểu mô mang nhưng không chết. Hg ñã tích tụ trong cơ dưới 30 ppm.

Cadmium

Cd gây hoại tử gan, trong khi PCB làm giảm tác ñộng tổn thương lên cá. Tỷ lệ chết cao ở cả hai trường hợp (Rhodes et al., 1985).

Bảng 14.3. Tóm tắt một số chất kháng dinh dưỡng và ñộc tố trong thức ăn (De Silva, Anderson, 1995; NRC, 1993)

Hoạt chất Mô tả ảnh hưởng Nguồn thức ăn Xử lý Kháng trypsin Các chất ức chế trao ñổi protein.

Nhiều loại nhưng chủ yếu ức chế trypsin và chrysotrypsin

Hầu hết hạt cốc, khô dầu (lạc, ñỗ tương, bông..) và hạt bộ ñậu

Xử lý nhiệt

Gossypol Giảm chất lượng protein, ñặc biệt lysine. Giảm lượng ăn vào và hạn chế sinh trưởng

Hạt bông Không thể xử lý nhiệt hoặc ngâm trong nước

Mimosine Ảnh hưởng sản sinh thyroxin và sinh trưởng của cá

Keo dậu Ngâm nước

Glucosinonate Khi thủy phân sinh ra ion thiocynate, goitrin, nitrate làm giảm hoạt ñộng tuyến giáp

Cải dầu Xử lý nhiệt, ngâm nước

Phytic acid 70% phospho trong ñỗ tương.. ở dạng phytate. Phytate giảm availability của protein, Zn, Mn, Cu và Fe

ðỗ tương và nhiều cây trồng khác

Không có phương pháp xử lý hữu hiệu. Sử dụng enzyme phytase hay bổ sung khoáng

Mycotoxin Mọc trên các loại thức ăn dự trữ ẩm mốc.

Khô lạc Nên dự trữ thức ăn nơi khô, mát. Không dùng TĂ ñã bị nhiễm

Erucic acid Axit béo không no gây tích lũy mỡ và hoại tử tim, da, mang và thận

Cải dầu Không xử lý ñược

Kim loại nặng Kim loại nặng vừa là chất dinh dưỡng nhưng vừa chất ñộc, ví du, Hg, Cd, As, Cu, Pb, Al, Zn..

Thỉnh thoảng gây ảnh hưởng trên cá

Tạo ra chất mang (chelator) kim loại ñể hạn chê ñộc khi bổ sung vào TĂ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 173

CÂU HỎI: 1. Hãy so sánh các nhóm ñộc tố trong thức ăn thủy sản? 2. ðặc ñiểm và ảnh hưởng của nhóm ñộc tố mycotoxin? 3. Những biện pháp loại bỏ ảnh hưởng của nhóm mycotoxin? 4. ðặc ñiểm của nhóm ñộc tố từ các chất phụ gia trong khẩu phần và biện pháp

giảm thiểu ảnh hưởng?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy ðồng, 2002. Thức ăn và dinh dưỡng ñộng vật. Nhà XBNN, TP Hồ Chí Minh; 438 tr.

Lê ðức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thanh Hằng, 2005. Giáo trình thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội; 150 tr.

Tiếng Anh

AOAC, 1990. Official Methods of Analysis. 15th Ed. Washington, DC.Arai, S., 1991. Eel, Anguilla spp. In: Wilson, R.P. (ed) Handbook of Nutrient requirements of Finfish, CRC Press, Boca Raton, Florida, pp. 69-75.

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

NRC (National Research Council), 1993. Nutrient Requirements of Fish. National Academy Press, Washington, DC, USA.

Swift, D.R., 1985. Aquaculture Training Manual. Fishing New Books Ltd., England Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for

Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 174

PHỤ LỤC I

HỖN HỢP THỨC ĂN, PREMIX KHOÁNG, VITAMIN CHO TÔM, CÁ

(Feed and Feeding of Fish and Shrimp, Michael B. New; FAO, Rome, 1987)

Bảng 1.1. Hỗn hợp khoáng số 1 (cá hồi, chép, rôphi, da trơn) (Chow, 1982)

Chất khoáng mg/g premix Fe Cu Co Mn Zn I

Se

50 3

0,01 20 30 0,1 0,1

Premix dung với mức 0,1% khẩu phần

Bảng 1.2. Hỗn hợp khoáng số 2 (Cá da trơn - Catfish) (Halver, 1982)

Chất khoáng Số lượng ( g )

CaCO3 MnSO4.H2O ZnSO4.7H2O CuSO4.5H2O FeSO4.7H2O KI (hoặc KIO4) NaH2PO4 MgSO4 NaCl

150,0 15,0 35,0 2,0 25,0 0,1

1000,0 50,0 223,0

Premix dùng với mức 1,2% trong khẩu phần ẩm

Bảng 1.3. Hỗn hợp khoáng số 3 (Cá chép Ấn ðộ - Indian Carps) (Chow, 1982)

Chất khoáng ppm trong khẩu phần cuối cùng

CuSO4.5H2O FeSO4.7H2O MnSO4.H2O ZnO CoCl.6H2O KI

Cu = 10 Fe = 100 Mn = 50 Zn = 50

Co = 0,05 I = 0,1

Dùng ở mức 0,1% trong khẩu phần

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 175

Bảng 1.4. Hỗn hợp khoáng số 4 (Tilapia) (Jauncey và Ross, 1982) Chất khoáng Trong khẩu phần cá nước

ngọt (g/kg premix)1 Trong khẩu phần cá biển (g/kg premix)2

CaHPO4.H2O MgSO4.7H2O

NaCl KCl

FeSO4.7H2O ZnSO4.7H2O MnSO4.4H2O CuSO4.7H2O CoSO4.7H2O Ca(IO3).6H2O CrCl3.6H2O

727,7775 127,5000 60,0000 50,0000 25,0000 5,5000 2,5375 0,7850 0,4775 0,2950 0,1275

- 510.00 200,00 151,11 100,00 22,00 10,15 3,14 1,91 1,18 0,51

1Dùng ở mức 4% trong khẩu phần;

2 Dùng ở mức 1% trong khẩu phần

Bảng 1.5. Hỗn hợp vitamin (Cá hồi, chép, rôphi, da trơn) (Chow, 1982)

Vitamin mg/kg khẩu phần khô

Vitamin A

- D3 - E - K - C - B1 - B2

Axit panthothenic Niacin

Vitamin B6 Biotin

Axit folic Cholin chloride

Vitamin B12 Ethoxyquin

1000 IU 200 IU 10 IU

2 40 4 4 10 20 4

0,02 1 90

0,004 16

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 176

Bảng 1.6. Hỗn hợp vitamin (Tôm biển, tôm nước ngọt ) Vitamin mg/g premix

(Chow, 1982) mg/kg thức ăn (Kanazawa, 1984)

Vitamin A - D3 - B1 - B2 Pyridoxine Vitamin B12 Axit Nicotinic Calcium Panthothenate Axit Folic Vitamin K Vitamin C

500 IU 100 IU 0,1 0,3 0,2 0,001 2,0 0,6 0,05 0,2 5,0

5000 IU 1000 IU 120 40 120 0,02 150 100 5 40 5000

Bảng 1.7. Công thức thức ăn hỗn hợp cá da trơn (catfish) (Lee, 1981); Tacon và Beveridge, 1981) Channel Catfish (USA- Viên khô)

Catfish (Clarias&Ophicephalus) (Thái Lan- Viên khô)

Bột cá (60% CP) 12,0 Bột máu (80%CP) 5,0 Bột lông vũ 5,0 Khô ñỗ tương chiết ly 22,5 Khô dầu bông bỏ vỏ 12,5 Distillers solubles khô 8,0 Cám gạo 20,0 Tấm lúa mì 10,0 Bột cỏ alfalfa (17%CP) 3,5 Muối iot 1,0 Premix vitamin 0,5 TC: 100,0

Bột cá 56,0 Cám gạo 12,0 Khô lạc 12,0 Tinh bột (alpha) 14,0 Dầu cá 4,0 Premix K+V 1,6 Basfin (Chất kết dính) 0,4 TC: 100,0

Bảng 1.8. Hỗn hợp cho cá chép, da trơn và rôphi (Chow, 1982) Nguyên liệu Thức ăn cho cá sinh trưởng

(Mehico) ðỗ tương ép dầu Khô dầu hướng dương Khô mầm ngô Cao lương Cám lúa mì Mật rỉ Calcium orthophosphat Bột ñá vôi Premix vitamin Premix khoáng

54,00% 11,07 7,34

15,00 3,00 5,00 2,35 2,54 0,60 0,10

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 177

Bảng 1.9. Hỗn hợp cho rô phi nước ngọt (Jauncey và Ross, 1982)

Nguyên liệu Hương 0,5 g ( % )

0,5 - 35 g ( % )

35g – cá bột ( % )

Bột cá Bột lông vũ Bột thịt Khô ñỗ tương Khô lạc Khô dầu bông Cám gạo Bổng bia rượu Premix vitamin Premix khoáng Lipit bổ sung Tổng cộng

30 15 5 5 10 5 10 10 2 4 4 100

10 5 5 12 12 20 20 10 2 4 - 100

5 3 5 4 10 20 37 10 2 4 - 100

Bảng 1.10. Một số công thức thức ăn cho cá măng – Chanos chanos (Lim, 1991)

Loại thức ăn 40% protein cho cá giống 27% protein Bột cá 30 10 Khô ñỗ tương 20 34,5 Bột tôm, bột mực 15 - Bột mì 25,45 - Dầu cá biển 8 - Premix vitamin 1 0,5 Premix khoáng 0,5 0,5 Chất chống oxy hóa 0,05 - Hạt cốc hay phụ phẩm - 48 Hemicellulose viên - 3 Dầu - 2 Dicalcium phosphate - 1,5

Bảng 1.11. Một số công thức thức ăn cho cá hồi Atlantic (Storebakken, 2000)

Cá bột Cá giống

Cá con Trưởng thành

Vỗ béo Brood stock

Loại thức ăn (%) Bột cá 35-60 35-60 35-60 25-50 25-50 25-50 Sản phẩm ñỗ tương 0 0-5 0-5 0-15 0-15 0-15 Gluten 0-15 0-15 0-15 5-20 5-20 5-20 Hạt ngũ cốc 8-15 8-15 8-15 10-18 10-18 10-18 Dầu 10-15 10-20 10-20 20-30 10-30 10-30 Khác 3-5 3-5 3-5 3-5 3-5 3-5 Thành phần dinh dưỡng (%) Protein 50-60 50-60 50-55 35-55 35-55 50-60 Mỡ 18-25 18-30 18-30 30-40 20-40 20-35 Tinh bột 6-12 6-12 6-12 7-15 7-15 7-15

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 178

Bảng 1.12. Một số công thức thức ăn tự sản xuất cho ấu trùng cá da trơn và rôphi ở Thái Lan (Supis Thongrod et al., 2002 trong Feed and Feeding for Inland Aquaculture, FAO)

Nguyên liệu thức ăn Ấu trùng cá da trơn 1

Ấu trùng cá da trơn 1

Ấu trùng cá da

trơn/rôphi

Ấu trùng rôphi

Ấu trùng rôphi ñơn

tính Tinh bột sắn 0 15 15 15 0 Cám gạo 0 3 10 30 30 Gluten mì 25 0 0 0 0 Bột cá 50 72 65 47 68 Dầu 7 7 7 5 0 Dicalcium phosphate 1 1 1 1 0 Premix 2 2 2 2 2 Chất mang (binder) 15 0 0 0 0 Protein thô (%) 45 40 37,5 30 41 Năng lượng (kcal/kg) 3000 3000 3000 2800 2700

Bảng 1.13. Một số công thức thức ăn tự phối chế cho cá roophi và các loại cá ăn cỏ ở Thái Lan (Supis Thongrod et al., 2002, trong Feed and Feeding for Inland Aquaculture, FAO)

Nguyên liệu phối trộn Cá giống ñến 2-4 tháng

tuổi

ðến cá thương phẩm (nuôi

lồng)

ðến cá thương phẩm 1

ðến cá thương phẩm

2 Sắn khô 23 23 35 22 Khô dừa 0 0 0 30 Cám gạo 15 20 15 0 Khô ñỗ tương 35 25 25 25 Bột cá 25 25 20 20 Dầu 4 4 2 0 Dicalcium phosphate 1 1 1 1 Premix 2 2 2 2 Protein thô (%) 31 27,5 24,5 26 Năng lượng (kcal/kg) 2700 2700 2500 2500 Bảng 1.14. Hỗn hợp cho tôm biển (Kanazawa, 1984); NRC, 1983)

Viên khô cho P.monodon & P.

merrguiensis (Malaysia) Khẩu phần thực hành ở ao ( USA )

Nguyên liệu Bột cá Bột thịt xương Khô ñỗ tương Khô vừng ép Khô lạc ép Ngô Khô dừa

( % ) 27,0 10,0 15,0 5,0 5,0 4,0 10,0

Nguyên liệu Bột cá (61%CP) Khô ñỗ tương chiết ly Bột ñầu tôm Bột mì giầu gluten Cám gạo Mỡ

( % )

15,000 36,000 10,000 20,000 12,000 2,000

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 179

Cám gạo ñã lấy dầu Bột xanh Tapioca Premix vitamin (+0,02%BHT và 0,015% Ethoxiquin)

10,0 5,0 8,0 1,0

100

Chất kết dính Premix vitamin Premix khoáng Dicalcium Phosphate Vitamin C (bọc)

2,000 0,500 0,500 1,000 0,038 100

Bảng 1.15. Hỗn hợp cho tôm nước ngọt (New-Singholka, 1982); Manik,1976)

Viên khô (Thái Lan)

Viên khô (Indonesia)

Công thức 1 2 Dầu cá 3,0 3,0 Bột tôm 25,0 10,0 Bột cá 10,0 4,0 Khô lạc 5,0 2,0 Khô ñỗ tương 5,0 2,0 Gạo nghiền 25,0 39,0 Cám gạo 25,5 39,0 Guar Gum 1,0 1,0 Tổng: 100,0 100

Bột cá 20,0 Khô ñỗ tương 9,0 Cám gạo 45,0 Khô dừa 20,0 Tapioca 5,0 Premix K+V 1,0 Tổng: 100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 180

PHỤ LỤC II

BẢNG NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ

Những giá trị về nhu cầu dinh dưỡng trình bày trong bảng dưới ñây là nhu cầu tối thiểu của cá trong ñiều kiện thí nghiệm. Trong thực tế sản xuất những nhu cầu này phải ñược thêm một số dư an toàn (margin of safety) ñể bù ñắp cho những mất mát khi chế biến và dự trữ, sự chênh lệch về khả năng lợi dụng sinh học của các chất dinh dưỡng và chênh lệch về nhu cầu do tác ñộng của môi trường. Nếu nồng ñộ năng lượng hay protein khẩu phần cao hơn hay thấp hơn các giá trị ghi trong bảng thì nhu cầu các chất dinh dưỡng khác cũng phải thay ñổi theo .

Nhu cầu axit amin, axit béo, vitamin và khoáng ñược xác ñịnh với khẩu phần tinh chế có ñộ lợi dụng sinh học gần 100%, ñiều này cần ñược xem xét khi khẩu phần ñược phối hợp từ thức ăn tự nhiên có ñộ lợi dụng sinh học kém hơn.

Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá (NRC, 1993)

Cá da trơn Cá hồi

(Rainbow Trout)

Cá hồi Pacific

Cá chép Rô phi

DE (kcal/kg) Protein thô (%) Protein tiêu hoá (%) Axit amin (%): - Arginine - Histidine - Isoleucine - Leucine - Lysine - Met + Cys - Phe + Tyr - Threonine - Tryptophan - Valin n-3 fatty acids (%) n-6 fatty acids (%) Chất khoáng: Ca (%) Cl (%) Mg (%) P (%) K (%) Na (%) Cu (mg/kg) I (mg/kg) Fe (mg/kg) Mn (mg/kg)

3000 32 28

1,2 0,42 0,73 0,98 1,43 0,64 1,40 0,56 0,14 0,84

0,5 - 1,0 -

R R

0.04 0,45

R R 5

1,1 E 30 2,4

3600 38 34

1,5 0,7 0,9 1,4 1,8 1,0 1,8 0,8 0,2 1,2 1 1

1 E 0,9 E 0,05 0,6 0,7

0,6 E 3

1,1 60 13

3600 38 34

2,04 0,61 0,75 1,33 1,70 1,36 1,73 0,75 0,17 1,09 1 - 2

-

NT NT NT 0,6 0,8 NT NT

0,6 - 1,1 NT R

3200 35 28

1,31 0,64 0,76 1,00 1,74 0,94 1,98 1,19 0,24 1,1 1 1

NT NT 0,05 0,6 NT NT 3

NT 150 13

3000 32 28

1,18 0,48 0,87 0,95 1,43 0,90 1,55 1,05 0,28 0,78

- 0,5 - 1

R

NT 0,06 0,5 NT NT R

NT NT R

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 181

Zn (mg/kg) Se (mg/kg) Vitamin: A, UI/kg D, UI/kg E, UI/kg K, mg/kg Riboflavin, mg/kg Pantothenic acid, mg/kg Niacin, mg/kg Vitamin B12, mg/kg Choline, mg/kg Biotin, mg/kg Folate, mg/kg Thiamin, mg/kg Vitamin B6, mg/kg Myoinositol, mg/kg Vitamin C, mg/kg

20 0,25

1000-2000

500 50 R 9

15 14 R

400 R

1,5 1 3

NR 25-50

30 0,3

2500 2400 50 R 4

20 10

0,01 E 1000 0,15 1,0 1 3

300 50

R R

2500 NT 50 R 7

20 R R

800 R 2 R 6

300 50

30 NT

4000 NT 100 NT 7

30 28 NR 500 1

NR 0,5

6 NT 440 R

20 NT

NT NT 50 NT 6 10

NT NR NT NT NT NT NT NT 50

Ghi chú:

R: có nhu cầu nhưng không xác ñịnh ñược số lượng

NR: không thấy có nhu cầu khi xác ñịnh trong ñiều kiện thí nghiệm.

NT: không thử

E: ước tính

Bảng 2.2. Nhu cầu protein cho cá chép, rôphi và cá da trơn châu Á (Jantrarotai, 1996; Takeuchi et al., 2002; Murthy, 2002; Shiau, 2002; Paripatananont, 2002) Loài Nhu cầu (%) Kích cở Cá chép 30-38 Cá giống Trắm cỏ 28-35 Cá giống Cá mè 37-42 Cá bột và giống

45 Cá bột 30-36 Cá giống Rôphi 28-35 Juvenile

Cá da trơn: Clarias 40 C. macrocephalus 35

27-29 Cá giống Pangasius hypothalmus

>18 Juvenile 43 Cá bột

Cá lóc 30 Cá giống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 182

Bảng 2.3. Nhu cầu axit amin thiết yếu (g/16 g N) của cá chép, rô phi và da trơn (NRC, 1993; Jantrarotai, 1996; Murthy, 2002; Shiau, 2002) Axit amin Cá chép Catla catla Labeo rohita Rô phi Ictalurus

Agr 4,2 4,8 5,8 4,2 4,4 His 2,1 2,5 2,3 1,7 1,5 Iso 2,3 2,4 3,0 3,1 2,6 Leu 3,4 3,7 4,6 3,4 3,5 Lys 5,7 6,2 5,6 5,1 5,1 Met 3,1 3,6 2,9 2,7 2,3 Phe 6,5 3,7 4,0 3,8 5,0 Thr 3,9 5,0 4,3 3,8 2,0 Try 0,8 1,0 1,1 1,0 0,5 Val 3,6 3,6 3,8 2,8 3,0

Bảng 2.4. Nhu cầu dinh dưỡng cho các loại cá ăn thịt (Tacon, 1990)

Cá bột Giống Juvenile Sinh trưởng

Vỗ béo

Mỡ thô, % min(*) 16 14 14 12 10 Protein thô, % min 52 49 47 45 47 Lys, % min 3,08 2,9 2,78 2,66 2,78 Met 1 0,94 0,9 0,87 0,9 Cys 0,36 0,34 0,33 0,31 0,33 Carbohydrate, % 15 20 25 25 25 Ca, % max 2,5 2,5 2 2 2 P, % min 1 0,8 0,8 0,7 0,8 Mg, % min 0,08 0,07 0,07 0,06 0,07 * Tỷ lệ mỡ cá: thực vật là 7:1

Bảng 2.5. Nhu cầu dinh dưỡng cho các loại cá ăn tạp (Tacon, 1990)

Cá bột Giống Juvenile Sinh trưởng

Vỗ béo

Mỡ thô, % min(*) 8 7 7 6 5 Protein thô, % min 42 39 37 35 37 Lys, % min 2,48 2,31 2,19 2,07 2,19 Met 0,81 0,75 0,71 0,67 0,71 Cys 0,29 0,27 0,26 0,24 0,26 Carbohydrate, % 30 35 40 40 40 Ca, % max 2,5 2,5 2 2 2 P, % min 1 0,8 0,8 0,7 0,8 Mg, % min 0,08 0,07 0,07 0,06 0,07 * Tỷ lệ mỡ cá: thực vật là 7:1

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 183

PHỤ LỤC III

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN CHỦ YẾU CHO CÁ Ở VIỆT NAM (%)

Loại thức ăn C

hất k

Pro

tein

thô

Lip

t thô

thô

Dẫn

suấ

t kh

ông ñạ

m

K

hoán

g tổ

ng

số

Ca

P

Cỏ tự nhiên hỗn hợp

24.10 2.60 0.70 6.90 11.60 2.30 0.11 0.05

Bèo cái 8.60 1.20 0.30 1.20 4.30 1.60 0.09 0.04 Bèo dâu 7.00 1.30 0.30 0.70 3.20 1.50 0.05 0.02 Bèo tấm 8.50 1.60 0.20 0.50 5.00 1.20 0.07 0.05 Bèo tây 7.60 0.80 0.30 1.50 3.60 1.40 0.16 0.04 Rau muống 10.60 2.10 0.70 1.60 4.70 1.50 0.12 0.05 Cỏ Ghi-nê 23.30 2.47 0.51 7.30 10.62 2.40 0.13 0.03 Cây Trichantera

13.68 2.08 0.60 1.72 6.07 3.21 0.86 0.04

Cỏ Ruzi 22.43 2.91 0.32 7.11 10.73 1.37 0.11 0.06 Thân lá Stylô 24.27 4.13 0.54 6.81 10.80 1.99 0.61 0.05 Củ sắn bỏ vỏ 31.5 0.90 0.60 0.70 28.6 0.70 0.08 0.05 Củ sắn bỏ vỏ khô

88.36 2.06 1.39 2.01 81.33 1.58 0.14 0.40

Củ sắn cả vỏ 27.70 0.90 0.40 1.00 24.70 0.70 0.05 0.04 Củ sắn cả vỏ khô

89.10 2.91 2.38 4.07 77.56 2.18 0.17 0.19

Cây bắp cải- lá già

11.00 2.20 0.70 1.60 4.50 2.00 0.26 0.05

Hạt ñậu tương

88.48 37.02 16.30 6.39 23.87 4.91 0.29 0.56

Khô dầu bông

91.49 33.54 7.43 17.54 27.19 5.79 0.53 0.98

Khô dầu ñậu tương

86.46 42.57 7.40 5.86 24.65 5.97 0.26 0.76

Khô dầu lạc nhân

90.19 45.54 6.96 5.25 26.70 5.74 0.18 0.53

Cám bổi 89.01 7.96 7.61 31.39 31.51 10.54 - - Cám gạo nếp 87.40 11.20 12.80 7.10 47.00 9.30 0.11 1.22 Cám gạo tẻ giả chày

89.00 13.70 17.90 6.80 37.00 13.60 - 1.50

Cám gạo tẻ loại I

87.57 13.00 12.03 7.77 46.40 8.37 0.17 1.56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 184

Bột cá lợ 50% protein

89.00 52.80 6.10 1.80 0.10 28.20 5.35 2.79

Bột cá nhạt 40% protein

87.50 38.30 4.80 1.50 42.90 7.34 1.67

Bột cá nhạt 45% protein

89.71 64.19 10.91 1.06 0.52 31.03 5.52 2.53

Bột cá nhạt 50% protein

88.98 51.58 10.52 2.97 1.37 22.54 4.34 3.01

Bột cá nhạt 55% protein

90.26 35.55 10.25 0.89 1.17 24.40 5.09 2.88

Bột tôm 87.50 57.60 10.50 13.10 0.00 4.50 2.00 0.60 Sữa bột 96.50 26.50 26.00 38.50 5.50 0.90 0.80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 185

PHỤ LỤC IV

TIÊU CHUẨN NGÀNH MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THỦY SẢN

4.1. Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm càng xanh - Compound pellet feed for Giant freshwater prawn - Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 190 : 2004 4.1.1 ðối tượng và phạm vi ứng dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy ñịnh các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); ñược phối chế từ nhiều loại nguyên liệu ñảm bảo có ñủ các chất dinh dưỡng; sử dụng ñể ương giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm.

1.2 Tiêu chuẩn ñược áp dụng trong phạm vi cả nước ñối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho tôm càng xanh. 4.1.2. Phân loại

Thức ăn viên cho tôm càng xanh gồm 6 loại sử dụng cho các giai ñoạn phát triển của tôm với các số hiệu như sau:

Số 1: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 0,01 - 0,20 g/con Số 2: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 0,20 -2,00 g/con Số 3: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 2 - 5 g/con Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 5,00 -10,00 g/con Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 10,00 - 20,00 g/con Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: > 20,00 g/con

4.1.3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên phải theo ñúng quy ñịnh trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên

TT Chỉ tiêu Yêu cầu 11 Hình dạng bên ngoài Viên hình trụ (hoặc mảnh) ñều nhau, bề mặt mịn, kích

cỡ theo ñúng số hiệu của từng loại thức ăn quy ñịnh trong bảng 4.2.

22 Màu sắc Nâu vàng ñến nâu, ñặc trưng của nguyên liệu phối chế. 33 Mùi vị Ðặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi

men mốc và mùi lạ khác. 3.2 Các chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên phải theo ñúng quy ñịnh trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên

Loại thức ăn TT Chỉ tiêu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 0,4 - 0,7

0,7 - 0,9

1,5

2,2

2,5

3,0

1

Kích cỡ: - Ðường kính viên (hoặc mảnh) tính bằng mm, không lớn hơn - Chiều dài so với ñường kính viên (lần) nằm trong khoảng

1,5 - 2,0

2 Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ lệ % khối lượng,

2

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 186

không lớn hơn 3 Ðộ bền, tính theo số

giờ quan sát, không nhỏ hơn

2

4 Năng lượng thô, tính bằng kcal cho 1 kg thức ăn, không nhỏ hơn

3100 3000 2860 2800 2750 2700

5 Ðộ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

11

6 Hàm lượng protein thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn

35 32 30 27 25 23

7 Hàm lượng lipid thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn

5 5 5 4 4 4

8 Hàm lượng xơ thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

3 3 4 4 5 5

9 Hàm lượng tro, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

16

10 Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

2

11 Hàm lượng canxi, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

2,3

12 Tỷ lệ canxi/ phospho nằm trong khoảng

1,0 - 1,5

13 Hàm lượng natri clorua (tỷ lệ % khối lượng), không lớn hơn

2,5

14 Hàm lượng lysine, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn

1,8 1,8 1,7 1,7 1,6 1,5

5 Hàm lượng

methionin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn

0,89

0,89

0,84

0,76

0,72

0,72

3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên phải theo ñúng yêu

cầu ñược quy ñịnh trong bảng 4.3. 3.4.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 187

Bảng 4.3. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên

TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Côn trùng sống Không cho phép 2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc ñộc (Aspergillus flavus) Không cho phép 4 Chất ñộc hại (Aflatoxin) Không cho phép 5 Các loại kháng sinh và hóa chất ñã bị cấm sử dụng theo Quyết

ñịnh số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Không cho phép

4.1.4. Phương pháp thử

4.1 Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.

4.2 Thử chỉ tiêu cảm quan theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532-1993 4.3 Thử các chỉ tiêu lý, hóa 4.3.1 Ðo kích cỡ (ñường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp 4.3.2 Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sàng 4.3.3 Thử ñộ bền trong nước của thức ăn viên: 4.3.3.1 Dụng cụ thử :

- Cốc thủy tinh dung tích 50 ml - Ðũa thủy tinh

4.3.3.2 Cách thử: - Lấy khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thủy tinh có chứa nước trong ñể yên trong

vài phút. Sau ñó, cứ khoảng 15 phút dùng ñũa thuỷ tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.

- Ðộ bền của viên thức ăn ñược tính bằng số giờ quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thuỷ tinh chứa nước cho ñến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng phải ñúng theo quy ñịnh trong bảng 4.2.

4.3.4 Xác ñịnh năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.3.5 Xác ñịnh ñộ ẩm theo TCVN 4326 : 2001. 4.3.6 Xác ñịnh hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 : 2001. 4.3.7 Xác ñịnh hàm lượng lipid thô theo TCVN 4331 : 2001. 4.3.8 Xác ñịnh hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329 - 1993. 4.3.9 Xác ñịnh hàm lượng tro và cát sạn theo TCVN 4327 - 1993. 4.3.10 Xác ñịnh hàm lượng canxi theo TCVN 1526 - 86. 4.3.11 Xác ñịnh hàm lượng phospho theo TCVN 1525 : 2001. 4.3.12 Xác ñịnh hàm lượng natri clorua theo TCVN 4330 - 86. 4.3.13 Xác ñịnh hàm lượng lyzin theo TCVN 5281- 90. 4.3.14 Xác ñịnh hàm lượng methionin theo TCVN 5282 - 90. 4.4 Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y 4.4.1 Xác ñịnh ñộ nhiễm côn trùng sống theo TCVN 1540-86. 4.4.2 Xác ñịnh vi khuẩn gây bệnh theo TCVN 4829 : 2001. 4.4.3 Xác ñịnh nấm mốc ñộc theo TCVN 5750 -1993. 4.4.4 Xác ñịnh chất ñộc hại theo TCVN 4804 - 89.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 188

4.4.5 Xác ñịnh các loại kháng sinh và hoá chất bị cấm sử dụng theo các quy ñịnh hiện hành.

4.1.5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển 5.1 Bao gói 5.1.1 Tuỳ theo ñiều kiện sản xuất, thức ăn viên phải ñược ñóng gói trong các loại bao

PE, hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp. 5.1.2 Bao ñựng thức ăn phải bền, kín, không rách, ñã ñược tẩy trùng. 5.2 Ghi nhãn 5.2.1 Việc ghi nhãn trên bao ñựng thức ăn viên phải theo ñúng các quy ñịnh tại

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thủy sản (hướng dẫn thực hiện Quyết ñịnh số 178/1999/QÐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ñối với hàng hóa thủy sản).

5.2.1.1 Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn: a. Tên hàng hoá b. Tên và ñịa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa c. Ðịnh lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh) d. Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính ñược sử dụng) ñ. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, ñộ ẩm, chất xơ

thô, hàm lượng khoáng ...) e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản g. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách

theo dõi lượng thức ăn hàng ngày) h. Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn ñược nhập khẩu) 5.2.1.2 Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau: a. Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết ñịnh của Bộ

trưởng Bộ Thủy sản số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002. b. Số hiệu tiêu chuẩn ñăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành). c. Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy ñịnh trong

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản. 5.3 Bảo quản 5.3.1 Thức ăn viên phải ñựơc bảo quản trong kho khô, sạch; ñể trên bục kê cao ráo,

thoáng mát và ñược tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại. 5.3.2 Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho ñến khi sử dụng không

quá 90 ngày. 5.4 Vận chuyển 5.4.1 Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, ñược che mưa nắng,

không có chất ñộc hại, ñảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thú y. 5.4.2 Khi bốc dỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va ñập mạnh.

4.2. Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú - Compound pellet feed for tiger shrimp

(Penaeus monodon)- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102 : 2004 4.2.1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy ñịnh các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); ñược phối chế từ nhiều loại nguyên liệu ñảm bảo có ñủ các chất dinh dưỡng; sử dụng ñể ương giống và nuôi tôm Sú thương phẩm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 189

1.2 Tiêu chuẩn ñược áp dụng trong phạm vi cả nước ñối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho tôm sú. 4.2.2. Phân loại

Thức ăn viên cho tôm sú gồm 6 loại sử dụng cho các giai ñoạn phát triển của tôm với các số hiệu như sau:

Số 1: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm PL15 có khối lượng: 0,01 - 0,20 g/con Số 2: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 0,20 -1,00 g/con Số 3: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 1 - 5 g/con Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 5,00 -10,00 g/con Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 10,00 - 20,00 g/con Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: > 20,00 g/con

4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên phải theo ñúng yêu cầu quy ñịnh trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên

TT Chỉ tiêu Yêu cầu

1 Hình dạng bên ngoài Viên hình trụ hoặc mảnh ñều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo ñúng số hiệu của từng loại thức ăn quy ñịnh trong bảng 4.4.

2 Màu sắc Nâu vàng ñến nâu, ñặc trưng của nguyên liệu phối chế. 3 Mùi vị Ðặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men

mốc và mùi lạ khác. 3.2 Các chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên phải theo ñúng mức ñược quy ñịnh trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên

Loại thức ăn TT Chỉ tiêu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 0,6

0,8

1,2

1,8

2,2

2,5

1

Kích cỡ: - Ðường kính viên (hoặc mảnh) tính bằng mm, không lớn hơn - Chiều dài so với ñường kính viên (lần) nằm trong khoảng

1,5 - 2,5

2 Tỷ lệ vụn nát (% khối lượng), không lớn hơn

2

3 Ðộ bền, tính theo số giờ quan sát, không nhỏ hơn

1

4 Năng lượng thô, tính bằng kcal cho 1 kg thức ăn, không nhỏ hơn

3400 3400 3200 3200 3000 3000

5 Ðộ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

11

6 Hàm lượng protein thô, % 42 40 39 38 37 35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 190

khối lượng, không nhỏ hơn 7 Hàm lượng lipid thô, % khối

lượng, trong khoảng 6 - 8 6 - 8 5 - 7 5 - 7 4 - 6 4 - 6

8 Hàm lượng xơ thô, % khối lượng, không lớn hơn

3 3 4 4 5 5

9 Hàm lượng tro, % khối lượng, không lớn hơn

14 14 15 15 16 16

10 Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

1 1 2 2 2 2

11 Hàm lượng canxi, % khối lượng, không lớn hơn

2,3

12 Tỷ lệ canxi/phospho nằm trong khoảng

1,0 - 1,5

13 Hàm lượng natri clorua, % khối lượng, không >

2,5

14 Hàm lượng lyzin, % khối lượng, không nhỏ hơn

2,10 2,10 1,80 1,80 1,70 1,70

15 Hàm lượng methionin, % khối lượng, không nhỏ hơn

0,90 0,90 0,80 0,80 0,70 0,70

3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên phải theo ñúng yêu cầu ñược quy ñịnh trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên

TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Côn trùng sống Không cho phép 2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc ñộc (Aspergillus flavus) Không cho phép 4 Chất ñộc hại (Aflatoxin) Không cho phép 5 Các loại kháng sinh và hóa chất ñã bị cấm sử dụng theo Quyết

ñịnh số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Không cho phép

4.2.4. Phương pháp thử

4.1 Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.

4.2 Thử chỉ tiêu cảm quan theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532-1993. 4.3 Thử các chỉ tiêu lý, hóa 4.3.1 Ðo kích cỡ (ñường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp. 4.3.2 Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sàng. 4.3.3 Thử ñộ bền trong nước của thức ăn viên: 4.3.3.1 Dụng cụ thử :

- Cốc thủy tinh dung tích 50 ml - Ðũa thủy tinh.

4.3.3.2 Cách thử:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 191

- Lấy khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thủy tinh có chứa nước trong ñể yên trong vài phút. Sau ñó, cứ khoảng 15 phút dùng ñũa thuỷ tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.

- Ðộ bền của viên thức ăn ñược tính bằng số giờ quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thuỷ tinh chứa nước cho ñến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng phải ñúng theo quy ñịnh trong bảng 4.4.

4.3.4 Xác ñịnh năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.3.5 Xác ñịnh ñộ ẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326 : 2001. 4.3.6 Xác ñịnh hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 : 2001. 4.3.7 Xác ñịnh hàm lượng lipid thô theo TCVN 4331 : 2001. 4.3.8 Xác ñịnh hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329 - 1993. 4.3.9 Xác ñịnh hàm lượng tro và cát sạn theo TCVN 4327 - 1993. 4.3.10 Xác ñịnh hàm lượng canxi theo TCVN 1526 - 86. 4.3.11 Xác ñịnh hàm lượng phospho theo TCVN 1525 : 2001. 4.3.12 Xác ñịnh hàm lượng natri clorua theo TCVN 4330 - 86. 4.3.13 Xác ñịnh hàm lượng lysine theo TCVN 5281- 90. 4.3.14 Xác ñịnh hàm lượng methionine theo TCVN 5282 - 90. 4.4 Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y 4.4.1 Xác ñịnh ñộ nhiễm côn trùng sống theo TCVN 1540-86. 4.4.2 Xác ñịnh vi khuẩn gây bệnh theo TCVN 4829 : 2001. 4.4.3 Xác ñịnh nấm mốc ñộc theo TCVN 5750 -1993. 4.4.4 Xác ñịnh chất ñộc hại theo TCVN 4804 - 89. 4.4.5 Xác ñịnh các loại kháng sinh và hoá chất bị cấm sử dụng theo các quy ñịnh

hiện hành. 4.2.5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển 5.1 Bao gói 5.1.1 Tuỳ theo ñiều kiện sản xuất, thức ăn viên phải ñược ñóng gói trong các loại bao

PE, hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp. 5.1.2 Bao ñựng thức ăn phải bền, kín, không rách, ñã ñược tẩy trùng. 5.2 Ghi nhãn 5.2.1 Việc ghi nhãn trên bao ñựng thức ăn viên phải theo ñúng các quy ñịnh tại

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thủy sản (hướng dẫn thực hiện Quyết ñịnh số 178/1999/QÐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ñối với hàng hóa thủy sản).

5.2.1.1 Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn: a. Tên hàng hoá b. Tên và ñịa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa c. Ðịnh lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh) d. Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính ñược sử dụng) ñ. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, ñộ ẩm, chất xơ

thô, hàm lượng khoáng ...) e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 192

g. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày)

h. Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn ñược nhập khẩu) 5.2.1.2 Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau: a. Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết ñịnh của Bộ

trưởng Bộ Thủy sản số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002. b. Số hiệu tiêu chuẩn ñăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành). c. Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy ñịnh trong

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản. 5.3 Bảo quản 5.3.1 Thức ăn viên phải ñựơc bảo quản trong kho khô, sạch; ñể trên bục kê cao ráo,

thoáng mát và ñược tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại. 5.3.2 Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho ñến khi sử dụng không

quá 90 ngày. 5.4 Vận chuyển 5.4.1 Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, ñược che mưa nắng,

không có chất ñộc hại, ñảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thú y. 5.4.2 Khi bốc dỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va ñập mạnh.

4.3. Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá tra và cá ba sa (Compound pellet feed for

Pangasianodon hypophthalmus and Pangasius bocourti) - Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188 : 2004 4.3.1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy ñịnh các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); ñược phối chế từ nhiều loại nguyên liệu ñảm bảo có ñủ các chất dinh dưỡng; sử dụng ñể ương giống và nuôi cá Tra và cá Ba sa thương phẩm.

1.2 Tiêu chuẩn ñược áp dụng trong phạm vi cả nước ñối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa.

4.3.2. Phân loại Thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa gồm 6 loại sử dụng cho các giai ñoạn phát

triển của cá với các số hiệu như sau: Số 1: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: < 1 g/con Số 2: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 1 - 5 g/con Số 3: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 5 - 20 g/con Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 20 - 200 g/con Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 200 - 500 g/con Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: >500 g/con

4.3.3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa phải theo ñúng yêu cầu quy ñịnh trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên

TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Hình dạng bên ngoài Viên hình trụ (hoặc mảnh) ñều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ

theo ñúng số hiệu của từng loại thức ăn quy ñịnh trong Bảng 2.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 193

2 Màu sắc Nâu vàng ñến nâu, ñặc trưng của nguyên liệu phối chế. 3 Mùi vị Ðặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men

mốc và mùi lạ khác.

3.2 Các chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa phải theo ñúng mức ñược quy ñịnh trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên

Loại thức ăn TT Chỉ tiêu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 1,0

1,5

2,5

5,0

10,0

12,0

1

Kích cỡ: - Ðường kính viên tính bằng mm, không lớn hơn - Chiều dài so với ñường kính viên (lần) nằm trong khoảng

1,0 - 1,5

2 Tỷ lệ vụn nát, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn

2

3 Ðộ bền, tính theo số phút quan sát, không nhỏ hơn

30

4 Năng lượng thô, kcal/1 kg thức ăn, không nhỏ hơn

3300 2800 2400 2100 1800 1500

5 Ðộ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

11

6 Hàm lượng protein thô, % khối lượng, không nhỏ hơn

40 35 30 26 22 18

7 Hàm lượng lipid thô, % khối lượng, không nhỏ hơn

8 6 5 5 4 3

8 Hàm lượng xơ thô, tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

6 6 7 7 8 8

9 Hàm lượng tro, tỷ lệ % Khối lượng, không lớn hơn

16 14 12 10 10 10

10 Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

2

11 Hàm lượng phospho, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn

1

12 Hàm lượng natri clorua, % khối lượng, không lớn hơn

2,5

13 Hàm lượng lysine, % khối lượng, không nhỏ hơn

2,0 1,8 1,5 1,3 1,1 0,9

14 Hàm lượng methionine, % khối lượng, không nhỏ hơn

0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 194

3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa phải theo ñúng yêu cầu ñược quy ñịnh trong Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên

TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Côn trùng sống Không cho phép 2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc ñộc (Aspergillus flavus) Không cho phép 4 Chất ñộc hại (Aflatoxin) Không cho phép 5 Các loại kháng sinh và hóa chất ñã bị cấm sử dụng theo Quyết

ñịnh số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Không cho phép

4.3.4. Phương pháp thử

4.1 Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.

4.2 Thử chỉ tiêu cảm quan theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532-1993. 4.3 Thử các chỉ tiêu lý, hóa 4.3.1 Ðo kích cỡ (ñường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp. 4.3.2 Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sàng. 4.3.3 Thử ñộ bền trong nước của thức ăn viên: 4.3.3.1 Dụng cụ thử : - Cốc thủy tinh dung tích 50 ml - Ðũa thủy tinh 4.3.3.2 Cách thử: - Lấy khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thủy tinh có chứa nước trong ñể yên trong

vài phút. Sau ñó, cứ khoảng 15 phút dùng ñũa thuỷ tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.

- Ðộ bền của viên thức ăn ñược tính bằng số phút quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thuỷ tinh chứa nước cho ñến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng phải ñúng theo quy ñịnh trong bảng 4.7.

4.3.4 Xác ñịnh năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.3.5 Xác ñịnh ñộ ẩm theo TCVN 4326 : 2001. 4.3.6 Xác ñịnh hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 : 2001. 4.3.7 Xác ñịnh hàm lượng lipid thô theo TCVN 4331 : 2001. 4.3.8 Xác ñịnh hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329 - 1993. 4.3.9 Xác ñịnh hàm lượng tro và cát sạn theo TCVN 4327 - 1993. 4.3.10 Xác ñịnh hàm lượng phospho theo TCVN 1525 : 2001. 4.3.11 Xác ñịnh hàm lượng natri clorua theo TCVN 4330 - 86. 4.3.12 Xác ñịnh hàm lượng lyzin theo TCVN 5281- 90. 4.3.13 Xác ñịnh hàm lượng methionin theo TCVN 5282 - 90. 4.4 Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y 4.4.1 Xác ñịnh ñộ nhiễm côn trùng sống theo TCVN 1540-86. 4.4.2 Xác ñịnh vi khuẩn gây bệnh theo TCVN 4829 : 2001. 4.4.3 Xác ñịnh nấm mốc ñộc theo TCVN 5750 -1993.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 195

4.4.4 Xác ñịnh chất ñộc hại theo TCVN 4804 - 89. 4.4.5 Xác ñịnh các loại kháng sinh và hoá chất bị cấm sử dụng trong thức ăn theo

các quy ñịnh hiện hành 4.3.5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

5.1 Bao gói 5.1.1 Tuỳ theo ñiều kiện sản xuất, thức ăn viên phải ñược ñóng gói trong các loại bao

PE, hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp. 5.1.2 Bao ñựng thức ăn phải bền, kín, không rách, ñã ñược tẩy trùng. 5.2 Ghi nhãn 5.2.1 Việc ghi nhãn trên bao ñựng thức ăn viên phải theo ñúng các quy ñịnh tại

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thủy sản (hướng dẫn thực hiện Quyết ñịnh số 178/1999/QÐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ñối với hàng hóa thủy sản).

5.2.1.1 Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn: a. Tên hàng hoá b. Tên và ñịa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa c. Ðịnh lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh) d. Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính ñược sử dụng) ñ. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, ñộ ẩm, chất xơ

thô, hàm lượng khoáng ...) e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản g. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách

theo dõi lượng thức ăn hàng ngày) h. Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn ñược nhập khẩu) 5.2.1.2 Ngoài các nội dung ắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau: a. Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết ñịnh của Bộ

trưởng Bộ Thủy sản số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002. b. Số hiệu tiêu chuẩn ñăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành). c. Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy ñịnh trong

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản. 5.3 Bảo quản 5.3.1 Thức ăn viên phải ñựơc bảo quản trong kho khô, sạch; ñể trên bục kê cao ráo,

thoáng mát và ñược tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại. 5.3.2 Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho ñến khi sử dụng không

quá 90 ngày. 5.4 Vận chuyển 5.4.1 Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, ñược che mưa nắng,

không có chất ñộc hại, ñảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thú y. 5.4.2 Khi bốc dỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va ñập mạnh.

4.4. Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Rô phi (Compound pellet feed for

Oreochromiss sp) - Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 189 : 2004 4.4.1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy ñịnh các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); ñược phối chế từ nhiều loại nguyên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 196

liệu ñảm bảo có ñủ các chất dinh dưỡng; sử dụng ñể ương giống và nuôi cá Rô phi thương phẩm.

1.2 Tiêu chuẩn ñược áp dụng trong phạm vi cả nước ñối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho cá Rô phi. 4.4.2. Phân loại

Thức ăn viên cho cá Rô phi gồm 6 loại sử dụng cho các giai ñoạn phát triển của cá với các số hiệu như sau:

Số 1: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: nhỏ hơn 5,0 g/con Số 2: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 5,0 -10,0 g/con Số 3: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 10,0 - 20,0 g/con Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 20,0 - 200,0 g/con Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 200,0 - 500,0 g/con Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: lớn hơn 500,0 g/con

4.4.3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên cho cá Rô phi phải theo ñúng yêu cầu quy ñịnh trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên

TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Hình dạng bên ngoài Viên hình trụ/hình tròn (hoặc mảnh), ñều nhau, bề mặt

mịn, kích cỡ theo ñúng số hiệu của từng loại thức ăn quy ñịnh trong Bảng 2.

2 Màu sắc Nâu vàng ñến nâu, ñặc trưng của nguyên liệu phối chế. 3 Mùi vị Ðặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men

mốc và mùi lạ khác. 3.2 Các chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên cho cá Rô phi phải theo ñúng mức ñược

quy ñịnh trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên

Loại thức ăn TT Chỉ tiêu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 1,0 1,5 2,0 4,0 4,0 6,0

1

Kích cỡ: - Ðường kính viên tính bằng mm, không lớn hơn - Chiều dài so với ñường kính viên (lần) nằm trong khoảng

1,0 - 1,5

2 Tỷ lệ vụn nát, % khối lượng, không lớn hơn

2

3 Ðộ bền, tính theo số phút quan sát, không nhỏ hơn

30

4 Năng lượng thô, kcal/1 kg thức ăn, không nhỏ hơn

3200 3000 2860 2800 2750 2700

5 Ðộ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

11

6 Hàm lượng protein thô, % 40 35 30 27 25 20

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 197

khối lượng, không nhỏ hơn 7 Hàm lượng lipid thô, % khối

lượng, không nhỏ hơn 6 6 5 5 4 4

8 Hàm lượng xơ thô, % khối lượng, không lớn hơn

5 5 6 6 7 7

9 Hàm lượng tro, % khối lượng, không lớn hơn

16

10 Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), % khối lượng, không lớn hơn

2

11 Hàm lượng canxi, % khối lượng, không lớn hơn

2,5

12 Tỷ lệ canxi/phospho nằm trong khoảng

1,0 - 1,5

13 Hàm lượng natri clorua, % khối lượng, không lớn hơn

2,5

14 Hàm lượng lyzin, % khối lượng, không nhỏ hơn

1,7 1,6 1,4 1,3 1,1 0,9

15 Hàm lượng methionin, % khối lượng, không <

1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5

3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên cho cá Rô phi phải theo ñúng yêu cầu ñược quy ñịnh trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên

TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Côn trùng sống Không cho phép 2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc ñộc (Aspergillus flavus) Không cho phép 4 Chất ñộc hại (Aflatoxin) Không cho phép 5 Các loại kháng sinh và hóa chất ñã bị cấm sử dụng theo Quyết

ñịnh số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Không cho phép

4.4.4. Phương pháp thử

4.1 Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.

4.2 Thử chỉ tiêu cảm quan theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532-1993. 4.3 Thử các chỉ tiêu lý, hóa 4.3.1 Ðo kích cỡ (ñường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp. 4.3.2 Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sàng. 4.3.3 Thử ñộ bền trong nước của thức ăn viên: 4.3.3.1 Dụng cụ thử : - Cốc thủy tinh dung tích 50 ml - Ðũa thủy tinh 4.3.3.2 Cách thử: - Lấy khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thủy tinh có chứa nước trong ñể yên trong

vài phút. Sau ñó, cứ khoảng 15 phút dùng ñũa thuỷ tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 198

Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.

- Ðộ bền của viên thức ăn ñược tính bằng số phút quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thuỷ tinh chứa nước cho ñến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng phải ñúng theo quy ñịnh trong Bảng 4.9.

4.3.4 Xác ñịnh năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.3.5 Xác ñịnh ñộ ẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326 : 2001. 4.3.6 Xác ñịnh hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 : 2001. 4.3.7 Xác ñịnh hàm lượng lipid thô theo TCVN 4331 : 2001. 4.3.8 Xác ñịnh hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329 - 1993. 4.3.9 Xác ñịnh hàm lượng tro và cát sạn theo TCVN 4327 - 1993. 4.3.10 Xác ñịnh hàm lượng canxi theo TCVN 1526 - 86. 4.3.11 Xác ñịnh hàm lượng phospho theo TCVN 1525 : 2001. 4.3.12 Xác ñịnh hàm lượng natri clorua theo TCVN 4330 - 86. 4.3.13 Xác ñịnh hàm lượng lysine theo TCVN 5281- 90. 4.3.14 Xác ñịnh hàm lượng methionine theo TCVN 5282 - 90. 4.4 Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y 4.4.1 Xác ñịnh ñộ nhiễm côn trùng sống theo TCVN 1540-86. 4.4.2 Xác ñịnh vi khuẩn gây bệnh theo TCVN 4829 : 2001. 4.4.3 Xác ñịnh nấm mốc ñộc theo TCVN 5750 -1993. 4.4.4 Xác ñịnh chất ñộc hại theo TCVN 4804 - 89. 4.4.5 Xác ñịnh các loại kháng sinh và hoá chất bị cấm sử dụng theo các quy ñịnh

hiện hành. 4.4.5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

5.1 Bao gói 5.1.1 Tuỳ theo ñiều kiện sản xuất, thức ăn viên phải ñược ñóng gói trong các loại bao

PE, hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp. 5.1.2 Bao ñựng thức ăn phải bền, kín, không rách, ñã ñược tẩy trùng. 5.2 Ghi nhãn 5.2.1 Việc ghi nhãn trên bao ñựng thức ăn viên phải theo ñúng các quy ñịnh tại

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thủy sản (hướng dẫn thực hiện Quyết ñịnh số 178/1999/QÐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ñối với hàng hóa thủy sản).

5.2.1.1 Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn: a. Tên hàng hoá b. Tên và ñịa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa c. Ðịnh lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh) d. Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính ñược sử dụng) ñ. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, ñộ ẩm, chất xơ

thô, hàm lượng khoáng ...) e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản g. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (khuyến cáo về mật ñộ nuôi, lượng cho

ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày) h. Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn ñược nhập khẩu)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 199

5.2.1.2 Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau: a. Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết ñịnh của Bộ

trưởng Bộ Thủy sản số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002. b. Số hiệu tiêu chuẩn ñăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành). c. Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy ñịnh trong

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000. 5.3 Bảo quản 5.3.1 Thức ăn viên phải ñựơc bảo quản trong kho khô, sạch; ñể trên bục kê cao ráo,

thoáng mát và ñược tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại. 5.3.2 Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho ñến khi sử dụng không

quá 90 ngày. 5.4 Vận chuyển 5.4.1 Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, ñược che mưa nắng,

không có chất ñộc hại, ñảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thú y. 5.4.2 Khi bốc dỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va ñập mạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 200

PHỤ LỤC V

TÊN KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI CÁ

Tiếng Anh Tên latin Tiếng Việt Anabantids

Climbing perch Anabas testudibneus Gour Osphronemus goramy

Carp, common Cyprinus carpio Cá chép Chinese Parabramis pekinensis Cá chép Trung Quốc Grass Ctenopharyngodon idella Cá trắm cỏ Mud Cirrhina molitorella Cá trôi Silver Hypophthalamichthys molitrix Cá mè

Catfish Họ cá da trơn African Clarias gariepinus Brackish water Chrysichthys nigrodigitalus Channel Ictalurus punctatus Malaysian Pangasius pangasius Walking Clarias batrachus

Eel Họ cá chình Japanese Anguilla japonica Cá chình Nhật Bản European Angiulla anguilla Cá chình châu Âu

Rabbit fish Siganus spp Nhóm cá dìa Salmonids Họ cá hồi

Atlantic salmon Salmo salar Pink salmon Oncorhynchus gorbuscha Lake trout Salvelinus namaycush Rainbow trout Oncorhynchus mykiss

Bass Họ cá vược Black sea Centropristis striata European sea Dicentrarchus labrax Giant sea perch Lates calcarifer

Snakehead Ophicephalus spp Cá lóc Tilapia Họ cá rôphi

Blue Oreochromis discolor Java O. aureus Nile O. niloticus

Whitefish Coregonus clupeaformis Yellow perch Perca flavescens Yellowtail Seriola quiqueradiata Cá cam Milkfish Chanos chanos Cá măng Snapper Lujanus spp. Cá hanh, cá chỉ vàng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 201

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Tiếng Việt

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, 1997. Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội.

Vũ Duy Giảng, 2001. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc (Dành cho sinh viên cao học). Nhà XBNN, Hà Nội.

Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà XBNN, Hồ Chí Minh.

Lê ðức Ngoan, 2002. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. Nhà XBNN, Hà Nội. Lê ðức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thanh Hằng, 2005. Giáo trình thức ăn gia súc.

Nhà XBNN, Hà Nội. Viện chăn nuôi, 2002. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc. Nhà

XBNN, Hà nội.

Tiếng Anh

Akiyama, T., Oohara, I. and Yamamoto, T., 1997. Comparision of essential amino acid requirements with A/E ratio among fish species (review paper). Fisheries Science 63, 963-970.

AOAC, 1990. Official Methods of Analysis. 15th Ed. Washington, DC.Arai, S., 1991. Eel, Anguilla spp. In: Wilson, R.P. (ed) Handbook of Nutrient requirements of Finfish, CRC Press, Boca Raton, Florida, pp. 69-75.

Arai, S., Nose, T. and Hashimoto, Y., 1972. Amino acids essential for the growth of eels, Anguilla anguilla and A.japonica. Bulletin of the Japanese Society of Scientific Fisheries 38, 753 - 759.

Boonyaratpalin, M., 1981. Vitamin Requirement in Snakehead Diets. Progress report of the Regional Project RAS/76/003. Network of Aquaculture Centers in Asia, Bangkok, Thailand, 18pp.

Carter, C. G., Houlihan, D. F., and Owen, S. F. (1998). J. Fish Biol. 53, 272 - 284. Cowey, C. B., and Walton, M.J. (1989). In “Fish nutrition,” 2nd ed. (J. E. Halver, ed), pp.

259 - 329. Acedemic Press, New York. De Silva, K.H.G.M, 1989. Cheap source of alternate feed for the farming of snakehead fish

(Teleostei: Channidae) in Sri Lanka. In: Huisman, E.A., Zonneveld, N. and Bouwmans, A.H.M. (eds) Aquacultural Research in Asia: Management Techniques and Nutrition. Proceedings of the Asia Seminar on Aquaculture, Malang, Indonesia, pp, 241 - 267.

Degani, G., Gallagher, M.L, and Levanon, D., 1987. Effect of dietary protein and energy levels on growth of European eels (Anguilla anguilla). Boletim de fisiologia animal da Universidale de Sao Paulo 11, 95 - 100.

Ensminger, M.E., 1991. Animal Science. 9th Edition. Interstate Publishers, INC., Illinois FAO. 1995. Farm-made Aquafeed. FAO Fisheries Technical Paper 343. Rome. Gerald M. Ludwig, 1999. Zooplankton Succession and Larval Fish Culture in Freshwater

Ponds - SRAC Publication No. 700. Granvil D. Treece and D. Allen Davis, 2000. Culture of Small Zooplankton for the

Feeding of Larval Fish – SRAC Publication No. 701

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 202

Granvil D. Treece, 2000. Arrtemia Procduction for Marine Larval Fish Culture - SRAC Publication No. 702.

Garzon, A., preagon, J., Hidalogo, M., Cardenete, G., Lupianez, J. A., and de la Higuera, M.(1994). Aquaculture 124, 64 (abstr).

Gurr, M. I., and Harwood, J.l. (1991). In “Lipid Biochemistry,” vol. 93, p.375. Chapman and Hall, London.

Edwards, P. and Allan, G. L. (eds), 2004. Feeds and Feeding for Inland Aquaculture in Mekong Region Countries. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra 2004

Halver, J. E., Hardy, R.W., 2002. Fish Nutrition. 3rd Eds. Academic Press, Imprint of Elsevier Science, 823pp.

Laurent Verschuere, Geert Rombaut, Patrick Sorgeloos, Willy Verstraete, 2000. Probiotic Bacteria as Biological Control Agents in Aquaculture

Ling, S.W., 1977. Aquaculture in Southeast Asia: A Historical Overview. University of Washington Press, Seattle, Washington, 108 pp.

McDonald, Edward, Greenhalgh và Morgan, 2002. Animal Nutrition. 6th Ed, Longman Scientific & Technical.

Michael B. New, 1987. Feed and Feeding of Fish and Shrimp (A manual on the preparation and presentatition of compound feed for shrimp and fish in aquaculture), UNDP, FAO, Rome.

Nose, T. and Arai, S., 1979. Recent advances in studies on mineral nutrition of fish in Japan. In: Pillay, T.V.R and Dill, W.A. (eds) Advances in Aquaculture, Fishing News, Farnham, England, pp, 584 - 590.

Nose, T., 1979. Summary report the requirements of essential amino acids for carp. In: Tiews, K. and Halver, J.E (eds) Finfish Nutrition and fishfeed technology. Heenemann, Berlin, pp, 145-146

NRC (National Research Council), 1993. Nutrient Requirements of Fish. National Academy Press, Washington, DC, USA.

Primary Industries and Resources SA (www.pir.sa.gov.au/factsheets). Water quality in freswater aquaculture ponds - FS No. 60/01

Robert R. Stickney, 2000. Encyclopedia of Aquaculture. Rottmann, R.W., J. Scott Graves, Craig Watson and Roy P.E. Yanong, 2003. Culture

Techniques of Moina: The Ideal daphnia for Feeding freshwater Fish Fry – University Florida, IFAS Extension.

Schmitz, O., Greuel, E. and Peffer, E., 1984. Digestibility of crude protein and organic matter of potential source of dietary protein for eels (A. anguilla, L.). Aquaculture 41,21-30.

Steffens, W., 1989. Principles of Fish Nutrition. Ellis Horwood Limited, England Stumn, W. and Morgan, J.J., 1996. Aquatic Chemistry: Chemical equilibria and rates in

natural. 3rd Ed, A Wiley-Interscience Publication. Swift, D.R., 1985. Aquaculture Training Manual. Fishing New Books Ltd., England Takeuchi, T., Arai, S., Watanabe, T. and Shimma, Y., 1980. Requirement of eel Anguilla

japonica for essential fatty acids. Bullentin of the Japanese Society of Scientific Fisheries 49, 345-353.

Webster, C.D. and Lim, C. (eds), 2002. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture. CAB international.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn Thuỷ sản ………………… 203

Wee, K.L., 1982. Snakeheads - Their Biology and Culture. In: Muir, J.F and Roberts, R.J (eds) Recent Advances in Aquaculture. Croom Helm, London, pp. 179 - 213.

Yamakawa, T., Arai, S., Watanabe, T. and Shimma, Y., 1975. Vitamin E requirement for Japanaese eel, Vitamin 49, 62.