BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp...

33
Số ra ngày 12/4/2019 Đơn vị thực hiện: - Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Tel: 024.22205440; Email: [email protected]; [email protected]; - Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương Tel: 024.22192875; Email: [email protected] Mọi thông tin phản hồi xin liên hệ theo số điện thoại và email trên. Giấy phép xuất bản số: 56/GP- XBBT ngày 28/08/2018 BỘ CÔNG THƯƠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TÌNH HÌNH CHUNG.......................................................................................2 THỊ TRƯỜNG CAO SU ..............................................................................3 1. Thị trường thế giới......................................................................................3 2. Thị trường trong nước................................................................................4 3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam...............................................4 4. Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tháng 1/2019 tăng.................................................................................................................... 5 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ............................................................................7 1. Thị trường cà phê thế giới........................................................................7 2. Thị trường cà phê trong nước...................................................................8 3. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 3/2019 tăng nhẹ so với tháng 2/2019........................................................................................................ . . 8 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2019 và thị phần của Việt Nam..........................................................................10 THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU............................................................................12 1. Thị trường hạt tiêu thế giới......................................................................12 2. Trong nước, giá hạt tiêu biến động không đồng nhất.......................12 3. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng 3/2019 giảm.........................13 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt tiêu Đức tháng 1 năm 2019 thị phần của Việt Nam..........................................................................15 THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................16 1. Thị trường thế giới.................................................................................16 2. Thị trường trong nước....................................................................................16 3. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam....................................................17 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam..18 THỊ TRƯỜNG THỊT ..................................................................................20 1. Thị trường thế giới..................................................................................20 2. Thị trường trong nước.............................................................................21 THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................22 1. Thị trường thủy sản thế giới..................................................................22 2. Thị trường trong nước...........................................................................23 3. Tình hình xuất khẩu thủy sản..............................................................23 THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................26 1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới...........................................26 2. Thị trường trong nước...........................................................................27 3. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.........................................27 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2019 và thị phần của Việt Nam..................................29 TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ.............................................................32 C h ính thức loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa glyphosate tại Việt Nam...32 Quy định của In-đô-nê-xi-a về nhập khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật (FFPO)..32 Triển khai tốt các hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.................................................33 Bản tin

Transcript of BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp...

Page 1: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019

Đơn vị thực hiện:

- Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ Công Thương

Tel: 024.22205440;

Email:

[email protected];

[email protected];

- Trung tâm Thông tin

Công nghiệp và Thương mại,

Bộ Công Thương

Tel: 024.22192875;

Email: [email protected]

Mọi thông tin phản hồi xin

liên hệ theo số điện thoại

và email trên.

Giấy phép xuất bản số:

56/GP- XBBT

ngày 28/08/2018

BỘ CÔNG THƯƠNG

THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH CHUNG.......................................................................................2THỊ TRƯỜNG CAO SU ..............................................................................31. Thị trường thế giới......................................................................................32. Thị trường trong nước................................................................................43. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam...............................................44. Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốctháng 1/2019 tăng....................................................................................................................5THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ............................................................................71. Thị trường cà phê thế giới........................................................................72. Thị trường cà phê trong nước...................................................................83. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 3/2019 tăng nhẹ so vớitháng 2/2019..........................................................................................................84. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2019và thị phần của Việt Nam..........................................................................10THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU............................................................................121. Thị trường hạt tiêu thế giới......................................................................122. Trong nước, giá hạt tiêu biến động không đồng nhất.......................123. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng 3/2019 giảm.........................134. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt tiêu Đức tháng 1 năm 2019 và thị phần của Việt Nam..........................................................................15THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................161. Thị trường thế giới.................................................................................162. Thị trường trong nước....................................................................................163. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam....................................................174. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam..18THỊ TRƯỜNG THỊT..................................................................................201. Thị trường thế giới..................................................................................202. Thị trường trong nước.............................................................................21THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................221. Thị trường thủy sản thế giới..................................................................222. Thị trường trong nước...........................................................................233. Tình hình xuất khẩu thủy sản..............................................................23THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................261. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới...........................................262. Thị trường trong nước...........................................................................273. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.........................................274. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2019 và thị phần của Việt Nam..................................29TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ.............................................................32Chính thức loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa glyphosate tại Việt Nam...32Quy định của In-đô-nê-xi-a về nhập khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật (FFPO)..32Triển khai tốt các hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với trái cây tươixuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.................................................33

Bản tin

Page 2: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 2

TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trường thế giới- Cao su: Trong 10 ngày đầu tháng

4/2019, giá cao su trên thị trường thế giới tăng.

- Cà phê: Giá cà phê trên thị trường thế giới giảm do áp lực dư cung.

- Hạt tiêu: Trong 10 ngày đầu tháng 3/2019, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới biến động trong biên độ hẹp.

- Chè: Xuất khẩu chè Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2019 giảm 7%.

- Thịt: Trong 10 ngày đầu tháng 4/2019, giá lợn nạc tại Hoa Kỳ tăng nhẹ; giá lợn hơi tại Trung Quốc tăng 8 - 9 NDT/kg so với cuối tháng 3/2019.

- Thủy sản: Sản lượng tôm nuôi của thế giới năm 2019 được dự báo tăng nhẹ, đạt mức 3,3 triệu tấn. Người nuôi tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá tôm thấp và sự không ổn định trên thị trường thế giới.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường sàn gỗ thế giới đạt 5,9% trong giai đoạn năm 2018-2025.

Thị trường trong nước- Cao su: Trong 10 ngày đầu tháng

4/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại

Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Lắk tăng nhẹ theo xu hướng của thị trường thế giới. Xuất khẩu cao su tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

- Cà phê: Giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới, xuống còn 30.900 – 31.700 đ/kg.

- Hạt tiêu: Giá hạt tiêu tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất tại các địa phương. Lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 3/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

- Chè: Xuất khẩu chè của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng 19,6% về trị giá. Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm mạnh.

- Thịt: Trong 10 ngày đầu tháng 4/2019, giá lợn hơi tăng trở lại tại nhiều địa phương.

- Thủy sản: Xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2019 tăng chậm. Hoa Kỳ đã quyết định áp thuế suất bằng 0% đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng 16,2%. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng.

Page 3: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/20193

THỊ TRƯỜNG CAO SU

- Trong 10 ngày đầu tháng 4/2019, giá cao su trên thị trường thế giới tăng.

- Giá cao su tại thị trường trong nước tăng theo giá thế giới.

- Xuất khẩu cao su tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

- Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng

1. Thị trường thế giớiTừ đầu tháng 4/2019 đến nay, giá cao

su kỳ hạn tại Tokyo, Thượng Hải và Thái Lan có xu hướng tăng so với cuối tháng 3/2019, cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), ngày 10/4/2019 giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2019 giao dịch ở mức 185,9 Yên/kg (tương đương 1,67 USD/kg), tăng 5,6% so với cuối tháng 3/2019.

+ Tại Thượng Hải, ngày 10/4/2019 giá cao su thiên nhiên giao kỳ hạn tháng 5/2019 giao dịch ở mức 11.660 NDT/tấn (tương đương 1,74 USD/kg), tăng 3,7% so với cuối tháng 3/2019.

+ Tại Thái Lan, ngày 10/4/2019, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 54,1 Baht/kg (tương đương 1,7 USD/kg), tăng 1,8% so với cuối tháng 3/2019.

Giá cao su tăng do: (i) nguồn cung cao su sẽ giảm khi In-đô-nê-xi-a,

Ma-lai-xi-a và Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch hạn chế xuất khẩu; (ii) giá dầu trên thị trường thế giới tăng; (iii) thị trường lạc quan về tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới; (iv) tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc tháng 3/2019 tăng lên mức cao nhất 14 tháng do nhu cầu trong nước và nước ngoài được cải thiện. Điều này cho thấy các chính sách kích thích của chính phủ Trung Quốc dần có hiệu lực. Bên cạnh đó, Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường chính sách nhằm cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng để khuyến khích tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và trung bình (những doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế).

Nguồn cung cao su trên thế giới dự kiến sẽ giảm từ tháng 4/2019 khi

Page 4: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 4

THỊ TRƯỜNG CAO SU

In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch hạn chế xuất khẩu cao su tự nhiên nhằm bình ổn giá cao su trên thị trường toàn cầu. Theo đó, từ ngày 01/4/2019, In-đô-nê-xi-a sẽ giảm xuất khẩu 98.160 tấn cao su trong vòng 4 tháng tới, trong khi Ma-lai-xi-a giảm 15.600 tấn và Thái Lan giảm 126.240 tấn từ ngày 20/5/2019. Đây là một phần trong Chương trình thỏa thuận sản lượng xuất khẩu (AETS) lần thứ 6 của Hội đồng Cao su quốc tế ba bên (ITRC), nhằm giảm tổng cộng 240.000 tấn cao su xuất khẩu. ITRC sẽ tiếp tục theo dõi giá cao su để đảm bảo lợi nhuận tốt hơn cho nông dân. Đồng thời, các nhà xuất khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) sẽ giúp giám sát hoạt động cắt giảm xuất khẩu cao su. Chính phủ In-đô-nê-xi-a sẽ mở rộng thị trường nội địa cho cao su tự nhiên, như sử dụng vật liệu tổng hợp cho xây dựng đường và sản xuất lốp xe. Với AETS, giá cao su được dự báo tăng lên trên 1,5 USD/kg, và có khả năng chạm mức 2 USD/kg.

2. Thị trường trong nướcTrong 10 ngày đầu tháng 4/2019, giá

mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Lắk tăng nhẹ theo xu hướng của thị trường thế giới. Cụ thể ngày 10/4/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và tại nhà máy tăng 7 đ/độ TSC so với cuối tháng 3/2019, đạt lần lượt 240 đ/độ TSC và 245 đ/độ TSC.

3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong tháng 3/2019 tăng 30,1% về lượng và tăng 37,3% về trị giá so với tháng 2/2019, đạt 103,49 nghìn tấn, trị giá 144,39 triệu USD, tăng 35% về lượng và tăng 25,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 340,66 nghìn tấn, trị giá 450 triệu USD, tăng 29,6% về lượng và tăng 15,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2019 bình quân ở mức 1.395 USD/tấn, tăng 5,5% so với tháng 2/2019, nhưng giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Diễn biến xuất khẩu cao su theo tháng các năm 2017 - 2018 (ĐVT: nghìn tấn)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 5: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/20195

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Trong tháng 3/2019, Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam với khối lượng đạt 65,84 nghìn tấn, trị giá 90,95 triệu USD, tăng 34,6% về lượng và tăng 41,6% về trị giá so với tháng 2/2019; so với cùng kỳ năm 2018 tăng 35,1% về lượng và tăng 27,1% về trị giá, Trung Quốc chiếm 63,6% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 219,03 nghìn tấn, trị giá 286,97 triệu USD, tăng 47,6% về lượng và tăng 32,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt bình

quân 1.310 USD/tấn, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2019, lượng cao su xuất khẩu sang 3 thị trường lớn nhất đều tăng, trong khi một số thị trường giảm nhập khẩu cao su của Việt Nam so với cùng kỳ năm 2018 như: Đài Loan giảm 8,6%, Ma-lai-xi-a giảm 62,8%, Ý giảm 16%, Nga giảm 25,6%, Pa-ki-xtan giảm 68,5%, Ác-hen-ti-na giảm 24,9%... Đáng chú ý, trong 3 tháng đầu năm 2019, lượng cao su xuất khẩu sang Pháp tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018, tăng 106,7%, Hà Lan tăng 90,7%, Bra-xin tăng 91,2%...

10 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2019

Thị trường

T3/2019 So với T3/2018 (%) 3T/2019 So với

3T/2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tổng 103.489 144.391 35,0 25,9 340.656 450.001 29,6 15,8Trung Quốc 65.836 90.946 35,1 27,1 219.029 286.975 47,6 32,4Ấn Độ 8.581 12.215 86,3 65 29.676 40.484 52,6 33,6Hàn Quốc 3.623 5.372 74,5 59,3 11.087 15.625 23,1 10,3Đức 3.324 4.728 58,1 40,7 9.725 13.389 2,7 -10,9Đài Loan 3.207 4.654 41,2 28,6 6.562 9.165 -8,6 -19,3Hoa Kỳ 2.117 2.894 71,7 50,5 8.030 9.968 6,1 -12,7Thổ Nhĩ Kỳ 1.906 2.713 5,5 -1,0 6.095 8.116 -0,7 -10,8Bra-xin 1.162 1.273 188,3 111,4 2.729 2.861 91,2 43,0Ý 1.010 1.308 11,7 -7,6 3.477 4.214 -16,0 -30,6In-đô-nê-xi-a 958 1.723 -46,1 -38,6 3.573 5.224 -20,8 -25,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan4. Thị phần cao su của Việt Nam

trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tháng 1/2019 tăng

Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong tháng 01/2019, Trung Quốc nhập khẩu 639,1 nghìn tấn cao su, với kim ngạch 944,56 triệu USD, giảm 6,5% về lượng và giảm

8,9% về trị giá so với tháng 12/2018; so với cùng kỳ năm 2018 giảm 10,6% về lượng và giảm 19,1% về trị giá. Trong đó, Thái Lan, Việt Nam và Ma-lai-xi-a là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Trung Quốc. Đáng chú ý, trong tháng 01/2019, Trung Quốc tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, với trên 113 nghìn tấn, trị giá 141,28 triệu USD, tăng 11,4%

Page 6: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 6

về lượng nhưng giảm 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Trung Quốc cũng tăng mạnh từ 14,2% trong tháng 01/2018, lên 17,7% trong tháng 01/2019.

Tháng 1/2019, Trung Quốc giảm nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001), đạt 173,94 nghìn tấn, trị giá 214,97 triệu USD, giảm 39,2% về lượng và giảm 43,5% về trị giá so với tháng 12/2018, giảm 27% về lượng và giảm 37,3% so với cùng kỳ năm 2018. Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam là 3 thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn nhất cho Trung Quốc. Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Trung Quốc, chiếm 9,9% về lượng, trong khi Thái Lan chiếm 62,4%, Ma-lai-xi-a chiếm 13,1%. Đáng chú ý, lượng cao su tự nhiên nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc trong tháng 01/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018, tăng tới 23,6%, đạt 17,14 nghìn tấn, trị giá 20,1 triệu USD, tăng 1,8%; nhưng giảm 46,4% về lượng và giảm 46,3% về trị giá so với tháng 12/2018 .

Tháng 01/2019, nhập khẩu cao su tổng hợp (mã HS: 4002) của Trung Quốc đạt 445,26 nghìn tấn, trị giá 690,43 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 10,9% về trị giá so với tháng 12/2018, nhưng giảm 3% về lượng và giảm 11,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thái Lan, Việt Nam và Ma-lai-xi-a là 3 thị trường chính cung cấp cao su tổng hợp cho Trung Quốc trong tháng 01/2019. Trong đó, thị phần cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 21,4% trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 40,6%.

Trung Quốc tăng nhập khẩu cao su tái sinh (mã HS: 4003) trong tháng 01/2019, đạt 11,28 nghìn tấn, trị giá 8,01 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 30% về trị giá so với tháng 12/2018; tăng 49,5% về lượng và tăng 36,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc nhập khẩu cao su tái sinh chủ yếu từ Thái Lan, Ấn Độ và Ma-lai-xi-a. Lượng cao su tái sinh của Việt Nam chỉ chiếm 2,2% trong tổng lượng cao su tái sinh nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 01/2019.

10 thị trường lớn cung cấp cao su cho Trung Quốc trong tháng 01/2019 (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)

Thị trườngT01/2019 So với T01/2018

(%)Tỷ trọng theo lượng

(%)Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá T01/2018 T01/2019

Thái Lan 296.557 385.610 -7,8 -18,9 45,0 46,4 Việt Nam 113.009 141.278 11,4 -4,3 14,2 17,7 Ma- lai-xi-a 65.456 85.526 -23,9 -34,6 12,0 10,2 Hàn Quốc 34.207 58.023 4,6 -1,4 4,6 5,4 In-đô-nê-xi-a 25.615 33.864 -52,3 -58,1 7,5 4,0 Nhật Bản 16.264 54.700 -9,7 5,0 2,5 2,5 Nga 12.718 24.571 -15,5 -3,9 2,1 2,0 Hoa Kỳ 11.002 27.797 -51,2 -52,3 3,2 1,7 Xin-ga-po 9.484 22.239 -21,0 -16,5 1,7 1,5 Ả Rập Xê Út 7.879 16.313 1,3 0,8 1,1 1,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Page 7: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/20197

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

- Giá cà phê trên thị trường thế giới giảm.

- Giá cà phê trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới.

- Hàn Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, tăng nhập khẩu từ Bra-xin

1. Thị trường cà phê thế giới10 ngày đầu tháng 4/2019, giá cà phê

Robusta và Arabica giao kỳ hạn giảm so với tháng 3/2019. Cụ thể:

+ Trên sàn giao dịch London, ngày 10/4/2019 cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 2,5% so với ngày 30/3/2019 và giảm 7,2% so với ngày 9/3/2019, xuống còn 1.420 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 7/2019 giảm 2,0% so với ngày 30/3/2019 và giảm 6,4% so với ngày 9/3/2019, xuống còn 1.442 USD/tấn.

+ Trên sàn giao dịch New York, ngày 10/4/2019, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 ở mức 93,65 Uscent/lb, giảm 0,9% so với ngày 30/3/2019, và giảm 4,9% so với ngày 9/3/2019; kỳ hạn giao tháng 7/2019 giao dịch ở mức 96,1 Uscent/lb, giảm 1,0% so với ngày 30/3/2019 và giảm 5,0% so với ngày 9/3/2019.

+ Trên sàn BMF của Bra-xin, ngày 10/4/2019 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 1,2% so với ngày 30/3/2019 và giảm 1,4% so với

ngày 9/3/2019, xuống còn 113,6 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 7/2019 giao dịch ở mức 115,55 Uscent/lb, giảm 1,4% so với ngày 30/3/2019 và giảm 1,8% so với ngày 9/3/2019.

+ Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/4/2019, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức 1.360 USD/tấn, trừ lùi 60 USD/tấn, giảm 1,5% so với ngày 30/3/2019, và giảm 5,9% so với ngày 9/3/2019.

Giá cà phê trên thị trường giảm do áp lực dư cung, thiếu sức đầu cơ trong trung và dài hạn trên thị trường. Đồng real Bra-xin giảm trở lại đã thúc đẩy người trồng cà phê nước này tăng bán, trong khi áp lực vụ mùa mới cũng bắt đầu gia tăng. Công ty tư vấn - phân tích Safras & Mercado ở Sao Paulo, Bra-xin mới đây đã điều chỉnh tăng dự báo tổng sản lượng cà phê Bra-xin năm 2018 từ 63,7 triệu bao, lên 64,1 triệu bao. Đồng thời, Safras & Mercado cũng tăng dự báo tổng sản lượng Bra-xin năm 2019 từ khoảng 55,9 – 58,7 triệu bao, lên 58,9 triệu bao do thời tiết thuận lợi.

Page 8: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 8

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

2. Thị trường cà phê trong nước Trong 10 ngày đầu tháng 4/2019, giá

cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm xuống còn từ 30.900 - 31.700 đ/kg. Ngày 10/4/2019, giá cà phê Robusta giảm 1,6 – 2,5% so với ngày 30/3/2019, và giảm 4,9 – 6,6% so với ngày 9/3/2019. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/4/2019 cà phê Robusta loại R1 giảm 2,1% so với ngày 30/3/2019 và giảm 4,9% so với ngày 9/3/2019, xuống mức 32.800 đ/kg.

Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 10/4/2019

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Ngày 10/4/2019

(đ/kg)

So với ngày

30/3/2019 (%)

So với ngày

9/3/2019 (%)

Tỉnh Lâm ĐồngBảo Lộc 31.000 -1,6 -5,2Di Linh 31.000 -2,2 -5,5Lâm Hà 30.900 -1,6 -5,5Tỉnh Đắk LắkCư M’gar 31.700 -2,2 -5,7Ea H’leo 31.600 -2,2 -5,4Buôn Hồ 31.600 -2,2 -5,4Tỉnh Gia Laila Grai 31.300 -2,2 -6,6Tỉnh Đắk NôngGia Nghĩa 31.300 -2,2 -6,0Tỉnh Kon TumĐắk Hà 31.400 -2,5 -6,0TP. Hồ Chí MinhR1 32.800 -2,1 -4,9

Nguồn: Tintaynguyen.com

3. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 3/2019 tăng nhẹ so với tháng 2/2019

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 3/2019 đạt 172 nghìn tấn, trị giá 298,52 triệu USD, tăng 49,5% về lượng và tăng 49,6% về trị giá so với tháng 2/2019, nhưng giảm 14,1% về lượng và giảm 22,9% về trị giá so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 488,6 nghìn tấn, trị giá 850,1 triệu USD, giảm 13,3% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2018 - 2019 (ĐVT: Triệu USD)

0100200

300400

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2018 Năm 2019

Nguồn: Tổng cục Hải quanGiá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà

phê tháng 3/2019 đạt mức 1.735 USD/tấn, tăng 0,1% so với tháng 2/2019, nhưng vẫn giảm 10,3% so với tháng 3/2018.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.740 USD/tấn, thấp hơn 10,5% so với 3 tháng đầu năm 2018.

Page 9: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/20199

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Lượng và giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2018 – 2019 (ĐVT: Lượng – nghìn tấn; Đơn giá – USD/kg)

0

80

160

240

T1/18 T2 T3

T4/18 T5 T6

T7/18 T8 T9

T10/1

8T1

1T1

2T1

/19 T2 T31,61,71,81,92,0

Lượng Giá XKBQ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanTháng 3/2019, xuất khẩu cà phê

sang nhiều thị trường giảm so với tháng 3/2018, gồm: Đức giảm 4,2% về lượng và giảm 16,8% về trị giá, Hoa Kỳ giảm 23,8% về lượng và giảm 32,9% về trị giá, Tây Ban Nha giảm nhẹ 0,1% về lượng và giảm 3,7% về trị giá, Nhật Bản giảm 28,2% về lượng và giảm 38,3% về trị giá; trong khi xuất khẩu sang Ý tăng 22,9% về lượng và tăng 7,3% về trị giá, Phi-lip-pin

tăng 12,7% về lượng và tăng 36% về trị giá.Trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất

khẩu cà phê sang Đức giảm 12,7% về lượng và giảm 21,8% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018, đạt 65 nghìn tấn, trị giá 106,32 triệu USD; xuất khẩu cà phê sang Ý tăng 20,1% về lượng và tăng 4,5% về trị giá, đạt gần 45 nghìn tấn, trị giá 73,63 triệu USD.

10 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất tháng 3 và 3 tháng năm 2019

Thị trường

Tháng 3/2019 So với tháng 3/2018 (%) 3 tháng năm 2019 So với 3 tháng

năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá(nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá(nghìn USD)

Lượng Trị giá

Đức 23.811 38.110 -4,2 -16,8 65.019 106.328 -12,7 -21,8Hoa Kỳ 18.324 30.950 -23,8 -32,9 48.935 84.148 -19,8 -28,9Ý 15.464 25.262 22,9 7,3 44.959 73.637 20,1 4,5Tây Ban Nha 12.489 21.636 -0,1 -3,7 36.896 61.267 17,3 5,5Phi-lip-pin 10.839 23.807 12,7 36,0 22.234 49.736 4,6 21,9Nhật Bản 8.496 14.620 -28,2 -38,3 26.554 47.020 -13,0 -23,2Bỉ 7.241 11.744 0,2 -10,6 24.042 39.017 12,9 1,5Nga 6.886 13.741 -29,0 -37,4 26.110 49.586 1,5 -7,7An-giê-ri 5.728 9.462 -29,1 -34,8 16.545 26.966 -25,2 -34,2Ma-lai-xi-a 4.758 7.867 25,4 3,4 13.551 22.060 49,8 22,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 10: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 10

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2019 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2019, Hàn Quốc nhập khẩu 25,6 nghìn tấn cà phê, trị giá 98,42 triệu USD, giảm 1,6% về lượng và giảm 3,8% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.

2 tháng đầu năm 2019, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc đạt mức 3,8 USD/kg, giảm 2,1% so với 2 tháng đầu năm 2018, trong đó giá nhập khẩu bình quân từ hầu hết các thị trường giảm, tăng duy nhất từ Thụy Sỹ. Cụ thể: Giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Việt Nam ở mức 1,8 USD/kg, giảm 12,1%; Bra-xin đạt mức 2,6 USD/kg, giảm 11,8%; Cô-lôm-bi-a đạt mức 3,2 USD/kg, giảm 5,9%; Pê-ru đạt mức 2,7 USD/kg, giảm 6,2% so với 2 tháng đầu năm 2018. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ một số thị trường ở mức cao như Hoa Kỳ là 11,1 USD/kg, Ý là 14,9 USD/kg.

Cơ cấu nguồn cung: 2 tháng đầu năm 2019, Hàn Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường Bra-xin, Ê-ti-ô-pi-a, Hoa Kỳ, Goa-tê-ma-la, Ý và Thụy Sỹ, giảm nhập khẩu từ các thị trường Việt Nam, Cô-lôm-bi-a, Pê-ru.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất về lượng cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2019, đạt 5.488 tấn, trị giá 6,7 triệu USD, giảm 3,3% về lượng và giảm 15% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Trong 2 tháng đầu năm 2019, thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 21,7% của 2 tháng đầu năm 2018, xuống còn 21,4%.

Bra-xin đứng ở vị trí nguồn cung cà phê lớn thứ 2 về lượng cho Hàn Quốc

trong 2 tháng đầu năm 2019, nhưng sự chênh lệch rất thấp so với nguồn cung lớn nhất Việt Nam, đạt 5.379 tấn, tăng trưởng 8,1% về lượng so với 2 tháng đầu năm 2018. Do đó, thị phần cà phê Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ 19,1% trong 2 tháng đầu năm 2018, lên 21% thị phần 2 tháng đầu năm 2019.

Cô-lôm-bi-a đứng ở vị trí nhà cung cấp cà phê lớn thứ 3 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu đạt 4.486 tấn, trị giá 14,44 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 20,9% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Thị phần cà phê Cô-lôm-bi-a trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 17,5% trong 2 tháng đầu năm 2019, giảm so với 20,4% thị phần trong 2 tháng đầu năm 2018.

Mặc dù là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc, nhưng rất ít người dân nước này biết đến thương hiệu cà phê Việt Nam, hoặc một số ít người tiêu dùng biết đến thương hiệu cà phê hòa tan G7. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, người dân nước này thường ưu tiên lựa chọn các thương hiệu mà họ biết đến. Do đó, ngành cà phê Việt Nam cần tập trung xây dựng thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài ngày càng gay gắt.

Một trong những điểm yếu trong việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam nằm ở chỗ thiết kế mẫu mã bao bì chưa được bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc. Cùng một sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam, nhưng sản phẩm do doanh nghiệp Hàn Quốc đặt hàng sản xuất bao giờ cũng bán chạy hơn, mặc dù chất lượng như nhau. Lý do là bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc thiết kế bao bì

Page 11: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201911

hấp dẫn và nắm đúng thị hiếu, thẩm mỹ người Hàn Quốc. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng Hàn Quốc. Có như

vậy, thương hiệu Việt Nam mới để lại dấu ấn vào tạo thói quen mua sắm của khách hàng bản địa.

10 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2019 (HS0901)

Thị trường

2 tháng năm 2019 So với 2 tháng năm 2018 (%)

Thị phần 2 tháng theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/kg) Lượng Trị giá Giá

NKBQNăm 2019

Năm 2018

Tổng 25.675 98.423 3,8 -1,6 -3,8 -2,1 100,0 100,0Việt Nam 5.488 9.691 1,8 -3,3 -15,0 -12,1 21,4 21,7Bra-xin 5.379 14.015 2,6 8,1 -4,7 -11,8 21,0 19,1Cô-lôm-bi-a 4.486 14.441 3,2 -16,0 -20,9 -5,9 17,5 20,4Pê-ru 1.805 4.803 2,7 -27,2 -31,7 -6,2 7,0 9,5Ê-ti-ô-pi-a 1.646 6.396 3,9 14,8 16,7 1,6 6,4 5,5Hoa Kỳ 1.221 13.611 11,1 11,2 9,7 -1,4 4,8 4,2Goa-tê-ma-la 680 2.463 3,6 45,5 25,3 -13,8 2,6 1,8Kê-ni-a 567 2.496 4,4 34,1 -2,9 -27,6 2,2 1,6Ý 337 5.016 14,9 32,6 23,5 -6,8 1,3 1,0Thụy Sỹ 204 7.732 38,0 8,7 27,4 17,2 0,8 0,7

Nguồn: Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc

Page 12: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 12

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

- Trong 10 ngày đầu tháng 3/2019, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới dao động trong biên độ hẹp.

- Giá hạt tiêu tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất tại các địa phương.

- Lượng hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

1. Thị trường hạt tiêu thế giớiNhững ngày đầu tháng 4/2019, giá

hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng dao động trong biên độ hẹp. Cụ thể:

+ Bra-xin: Giá hạt tiêu đen duy trì ổn định ở mức 2.250 USD/tấn kể từ ngày 9/1/2019 đến nay.

+ In-đô-nê-xi-a: Tại cảng Lampung ASTA, ngày 9/4/2019 giá hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này đạt mức 2.587 USD/tấn, tăng 0,7% so với ngày 29/3/2019; Tại cảng Pangkal Pinang, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 0,7% so với ngày 28/3/2019, lên mức 4.210 USD/tấn.

+ Ma-lai-xi-a: Tại cảng Kuching, chốt phiên giao dịch ngày 9/4/2019, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu giảm 0,4% so với ngày 28/3/2019 và giảm 0,1% so với ngày 8/3/2019, xuống cùng mức 4.578 USD/tấn.

+ Tại Việt Nam, ngày 9/4/2019 giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l giảm 1,1% so với ngày 28/3/2019, xuống còn lần lượt 2.150 USD/tấn và 2.250 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu cũng giảm 0,7% so với ngày 28/3/2019, xuống còn 3.450 USD/tấn.

Giá hạt tiêu toàn cầu biến động trong

biên độ hẹp do dự kiến lượng thiếu hụt khi thu hoạch hạt tiêu của Ấn Độ giảm, sẽ được bù đắp bởi lượng tồn kho lớn của Việt Nam. Hiện nay, hàng trăm mẫu đất trồng hạt tiêu tại Ấn Độ đang bị đe dọa bởi bệnh héo nhanh do tình trạng hạn hán. Tuy nhiên, lượng hạt tiêu tồn kho của Việt Nam vẫn ở mức cao và kỳ vọng một vụ mùa bội thu của Xri Lan-ca khi nước này bước vào mùa thu hoạch mới từ tháng 4/2019. Theo Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPA), sản lượng hạt tiêu của Xri Lan-ca năm 2019 dự kiến đạt khoảng 26.700 tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018. Như vậy, nguồn cung hạt tiêu dồi dào, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới không có dấu hiệu tăng mạnh, giá hạt tiêu được dự báo sẽ khó có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới.

2.Trong nước, giá hạt tiêu biến động không đồng nhất

10 ngày đầu tháng 4/2019, giá hạt tiêu trong nước biến động không đồng nhất tại các địa phương. Giá hạt tiêu tại hầu hết các địa phương ổn định so với 10 ngày trước đó, trừ giá tại Chư Sê - Gia Lai và Đồng Nai giảm 2,3%. Tuy nhiên, so với ngày 9/2/3/2019, giá hạt tiêu tại hầu hết các địa phương ổn định đến tăng, trong khi giá tại Chư Sê giảm 1,1%.

Page 13: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201913

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Giá hạt tiêu tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 9/4/2019Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)Ngày 9/4/2019

(đ/kg)So với ngày

30/3/2019 (%)So với ngày 9/3/2019 (%)

Đắk LắkEa H’leo 45.000 0,0 1,1Gia LaiChư Sê 43.000 -2,3 -1,1Đắk NôngGia Nghĩa 45.000 0,0 1,1Bà Rịa - Vũng Tàu 46.000 0,0 2,2Bình Phước 45.000 0,0 1,1Đồng Nai 43.000 -2,3 0,0

Nguồn: Tintaynguyen.com3. Giá xuất khẩu bình quân hạt

tiêu tháng 3/2019 giảmTheo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải

quan, tháng 3/2019 xuất khẩu hạt tiêu đạt 35,3 nghìn tấn, trị giá 89,45 triệu USD, tăng 110,5% về lượng và tăng 102,3% về trị giá so với tháng 2/2019, tăng 17,3% về lượng, nhưng giảm 15,7% về trị giá so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt gần 71

nghìn tấn, trị giá 189,56 triệu USD, tăng 18,3% về lượng, nhưng giảm 14,4% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Tháng 3/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.536 USD/tấn, giảm 3,9% so với tháng 2/2019 và giảm 28,2% so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.672 USD/tấn, giảm 27,6% so với 3 tháng đầu năm 2018.

Lượng và giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu năm 2018 – 2019 (ĐVT: Lượng – nghìn tấn; Đơn giá – USD/kg)

0

10

20

30

40

T1/18 T2 T3

T4/18 T5 T6

T7/18 T8 T9

T10/18 T11 T12

T1/19 T2 T3

0,01,02,03,04,05,0

Lượng Giá XKBQ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Tháng 3/2019, giá xuất khẩu bình

quân hạt tiêu sang nhiều thị trường tăng so với tháng 2/2019, nhưng giảm so với tháng 3/2018. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang Bỉ tăng 24,9% so với tháng 2/2019, nhưng giảm 31,2% so với tháng 3/2018, đạt mức 3.802 USD/tấn.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang Bỉ đạt 4.063 USD/tấn, giảm 23,3% so với 3 tháng đầu năm 2018.

Trong khi đó, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang Úc tháng 3/2019 tăng mạnh

Page 14: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 14

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

70,8% so với tháng 2/2019, đạt 3.318 USD/tấn, nhưng so với tháng 3/2018 giảm 21,5%. Tính chung 3 tháng đầu

năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang Úc đạt 3.581 USD/tấn, giảm 30,6% so với 3 tháng đầu năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang 10 thị trường đạt mức cao nhất tháng 3/2019

Thị trườngGiá XKBQ

tháng 3/2019 (USD/tấn)

So với tháng 2/2019 (%)

So với tháng 3/2018 (%)

Giá XKBQ 3 tháng 2019 (USD/tấn)

So với 3 tháng 2018 (%)

Bỉ 3.802 24,9 -31,2 4.063 -23,3Xri Lan-ca 3.600 42,8 2.862Hà Lan 3.449 24,7 -27,6 3.664 -30,7Thái Lan 3.368 -20,8 3.243 -28,9Úc 3.318 70,8 -21,5 3.581 -30,6Anh 3.276 43,7 -32,4 3.526 -30,1Tây Ban Nha 3.081 -15,5 3.125 -17,5Đức 3.038 10,6 -23,6 3.216 -24,2Ma-lai-xi-a 3.033 29,2 -13,3 3.057 -26,7Pháp 2.981 -8,5 -39,9 3.148 -37,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanHoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hạt

tiêu lớn nhất của Việt Nam tháng 3/2019, đạt 5,9 nghìn tấn, trị giá 16,44 triệu USD, tăng 20,5% về lượng, nhưng giảm 13,8% về trị giá so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ đạt 13,8 nghìn tấn, trị giá 39,65 triệu USD, tăng 33,5% về lượng, nhưng giảm 7,3% về trị giá so với 3

tháng đầu năm 2018.

Đáng chú ý, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang một số thị trường tăng so với tháng 3/2018 như: Ấn Độ tăng 12,1%, Ai Cập tăng 32,3%, Hàn Quốc tăng 38,7%, Phi-lip-pin tăng 33,5%. Xuất khẩu sang các thị trường giảm như: Pa-ki-xtan, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đức, Hà Lan.

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2019

Thị trường

Tháng 3/2019 So với tháng 3/2018 (%)

3 tháng năm 2019

So với 3 tháng năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá(nghìn USD)

Lượng Trị giá

Hoa Kỳ 5.904 16.448 20,5 -13,8 13.812 39.650 33,5 -7,3Ấn Độ 3.448 8.413 12,1 -19,1 7.508 18.841 5,6 -24,6Pa-ki-xtan 1.981 4.750 -6,0 -33,0 3.910 9.714 -2,1 -29,1Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất 1.846 4.330 -4,2 -29,9 3.671 8.784 9,4 -19,6

Ai Cập 1.304 2.799 32,3 -4,6 1.810 3.970 6,0 -19,0Đức 986 2.995 -7,4 -29,3 1.993 6.409 -2,4 -26,0Hàn Quốc 864 2.288 38,7 -7,6 1.917 5.350 58,6 10,1

Page 15: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201915

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Thị trường

Tháng 3/2019 So với tháng 3/2018 (%)

3 tháng năm 2019

So với 3 tháng năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá(nghìn USD)

Lượng Trị giá

Hà Lan 689 2.376 -20,4 -42,4 1.800 6.595 12,1 -22,3Ả Rập Xê út 669 1.659 987 2.488Phi-lip-pin 598 1.388 33,5 -5,9 1.724 3.853 59,2 17,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan4. Dung lượng thị trường nhập

khẩu hạt tiêu Đức tháng 1 năm 2019 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hạt tiêu của Đức tháng 1/2019 đạt 4.747 tấn, trị giá 16,43 triệu USD, tăng 12,7% về lượng và tăng 24,1% về trị giá so với tháng 12/2018, và tăng 38,6% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với tháng 1/2018.

Bra-xin là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Đức trong tháng 1/2019 với lượng đạt 1.737 tấn, trị giá 4,44 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 1,4% về trị giá so với tháng 12/2018, nhưng tăng 139,6% về lượng và tăng 45,1% về trị giá so với tháng 1/2018.

Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn tiếp theo với lượng nhập khẩu tháng

1/2019 đạt 800 tấn, trị giá 3,16 triệu USD, tăng 54,1% về lượng và tăng 39,3% về trị giá so với tháng 12/2018, giảm 12,5% về lượng, nhưng tăng 18,5% về trị giá so với tháng 1/2018.

Việt Nam là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn thứ 3 cho Đức trong tháng 1/2019 với lượng đạt 585 tấn, trị giá 2,07 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 27,3% về trị giá so với tháng 12/2018, tăng 17,9% về lượng, nhưng giảm 33,3% về trị giá so với tháng 1/2018.

Tháng 1/2019, thị phần hạt tiêu của Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng mạnh từ 21,2% trong tháng 1/2018, lên 36,6%; ngược lại, thị phần hạt tiêu của Trung Quốc và Việt Nam giảm lần lượt từ 26,7% và 14,5% trong tháng 1/2018, xuống còn 16,9% và 12,3% trong tháng 1/2019.

5 nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Đức tháng 1 năm 2019 (Mã HS: 0904)

Thị trường

Tháng 1/2019 So với tháng 12/2018 (%)

So với tháng 1/2018 (%)

Thị phần theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Tháng 1/2019

Tháng 12/2018

Tháng 1/2018

Tổng 4.747 16.433 12,7 24,1 38,6 7,2 100,0 100,0 100,0Bra-xin 1.737 4.444 -13,8 -1,4 139,6 45,1 36,6 47,8 21,2Trung Quốc 800 3.167 54,1 39,3 -12,5 18,5 16,9 12,3 26,7Việt Nam 585 2.075 28,3 27,3 17,9 -33,3 12,3 10,8 14,5Tây Ban Nha 495 1.403 50,5 61,6 -7,3 -11,9 10,4 7,8 15,6In-đô-nê-xi-a 267 1.124 -1,8 -2,2 184,0 112,1 5,6 6,5 2,7

Nguồn: ITC

Page 16: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 16

THỊ TRƯỜNG CHÈ

- Xuất khẩu chè Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2019 giảm 7%.

- Thị trường chè trong nước ổn định do cung cầu không có biến động lớn.

- Xuất khẩu chè của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng 19,6% về trị giá.

- Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm mạnh.

1. Thị trường thế giớiẤn Độ: Theo Hội đồng chè Ấn Độ,

xuất khẩu chè của Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 41,6 nghìn tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chè của Ấn Độ sang Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) đạt 9,2 nghìn tấn, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2018; xuất khẩu sang I-ran đạt 11,37 nghìn tấn, tăng 121,6%; xuất khẩu sang Pa-ki-xtan đạt 2,35 nghìn tấn, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè sang thị trường Pa-ki-xtan đạt 224,34 Rupee/kg (tương đương với 3,2 USD/kg), tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2018.

(Tỷ giá: 1Rupee = 69,51 USD)

Ma-la-uy: Theo Ngân hàng Dự trữ Ma-la-uy, trong năm 2018 xuất khẩu chè

nước này đạt 16,1 triệu USD, tăng 11% so với năm 2017. Năm 2018, giá chè bình quân tại Ma-la-uy biến động theo xu hướng giảm, trong quý 1/2018 giá chè bình quân đạt 1,86 USD/kg, quý 2/2018 giá chè bình quân đạt 1,84 USD/kg, quý 3/2018 đạt 1,71 USD/kg, quý 4/2018 đạt 1,54 USD/kg. Ma-la-uy xuất khẩu chè sang một số thị trường chính như: Anh, Hoa Kỳ, Nam Phi, Ca-na-đa, Pa-ki-xtan và Trung Đông.

2. Thị trường trong nướcTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn, giá chè nguyên liệu trong nước ổn định. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao giữ mức 200.000 đồng/kg, chè xanh búp khô là 105.000 đồng/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) giữ mức 140.000 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè cành giao dịch ở mức 8.500 đồng/kg, giá chè hạt 7.500 đồng/kg.

Page 17: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201917

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Dự báo, thị trường chè trong nước thời gian tới sẽ ổn định do nguồn cung đủ đáp ứng nhu cầu.

3. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè trong tháng 3/2019 đạt 9,3 nghìn tấn, trị giá 16,6 triệu USD, tăng 3,8% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế

3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chè đạt 26,7 nghìn tấn, trị giá 46,7 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè trong tháng 3/2019 đạt 1.794,3 USD/tấn, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 1.750,6 USD/tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu chè của Việt Nam theo tháng năm 2018-2019 (ĐVT: Triệu USD)

0

10

20

30

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Năm 2018 Năm 2019

Nguồn: Tổng cục Hải quanTrong 3 tháng đầu năm 2019, xuất

khẩu chè sang thị trường Pa-ki-xtan đạt 7,7 nghìn tấn và 14,7 triệu USD, tăng 89% về lượng và 73,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng xuất khẩu chè sang thị trường Pa-ki-xtan trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng thêm 12,8% so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất bình quân mặt hàng chè sang thị trường Pa-ki-xtan trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 1.909,8 USD/tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng 193,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.036,2 USD/tấn. Do đó, mặc dù lượng chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2018, nhưng trị giá xuất khẩu vẫn tăng mạnh.

Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm 2019 mặt hàng chè của Việt Nam còn xuất khẩu sang một số thị trường khác như: Nga, Đài Loan, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, I-rắc...Đáng chú ý, mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường I-rắc chiếm 4,7% thị phần xuất khẩu chè của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019, trong khi đó mặt hàng chè không xuất khẩu sang thị trường này trong cùng kỳ năm 2018.

Không như các mặt hàng khác, giá chè biến động mạnh tùy theo chủng loại và chất lượng, do vậy nâng cao chất lượng, tiến tới nâng giá trị xuất khẩu chè là khâu then chốt. Thực tế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2019 cho thấy, mặc dù xuất khẩu sang nhiều nước như Trung Quốc, Đức, Ả rập Xê-út giảm mạnh nhưng nhờ giá tăng mạnh nên trị giá xuất khẩu vẫn tăng so với cùng kỳ.

Page 18: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 18

THỊ TRƯỜNG CHÈ

10 thị trường xuất khẩu chè chính trong 3 tháng đầu năm 2019

Thị trường

3 tháng năm 2019 So với 3 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá TB

3 tháng 2019

3 tháng 2018

Tổng 26.655 46.663 1.750,6 5,2 19,6 13,7 100,0 100,0Pa-ki-xtan 7.686 14.678 1.909,8 89,0 73,8 -8,0 28,8 16,0Nga 3.671 5.669 1.544,3 -11,2 -12,0 -0,9 13,8 16,3Đài Loan 3.413 5.287 1.549,1 4,4 11,9 7,2 12,8 12,9In-đô-nê-xi-a 2.308 2.204 954,8 7,6 1,1 -6,1 8,7 8,5Trung Quốc 1.401 5.655 4.036,2 -20,2 134,5 193,7 5,3 6,9Hoa Kỳ 1.303 1.648 1.264,8 -28,3 -19,5 12,3 4,9 7,2I-rắc 1.251 1.873 1.497,5 0,0 0,0 0,0 4,7 0,0Ma-lai-xi-a 830 657 791,7 -17,2 -20,9 -4,5 3,1 4,0Ả Rập - Xê út 631 1.596 2.529,5 5,9 -0,7 -6,2 2,4 2,4U-crai-na 376 622 1.653,0 21,3 12,4 -7,3 1,4 1,2

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan4. Dung lượng thị trường nhập

khẩu chè Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trong tháng 1/2019 nhập khẩu chè của Hoa Kỳ đạt 9,6 nghìn tấn, trị giá 39,7 triệu USD, giảm 3,6% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng chè của Hoa Kỳ đạt 4.149,1 USD/tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Về thị trường: Ắc-hen-ti-na là thị trường cung cấp chè lớn nhất cho Hoa Kỳ trong tháng 1 năm 2019, đạt 3,2 nghìn tấn, trị giá 4,5 triệu USD, giảm 5,2% về lượng và giảm 6,4% về trị giá so

với cùng kỳ năm trước; Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 1,5 nghìn tấn, trị giá 8,4 triệu USD, tăng 1,1% về lượng, nhưng giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng chè lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ trong tháng 1/2019, đạt 464 tấn, trị giá 575 nghìn USD, giảm 36,4% về lượng và giảm 34,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng chè từ Việt Nam đạt mức thấp nhất so với các thị trường cung cấp chính mặt hàng chè tới Hoa Kỳ, giá nhập khẩu chè bình quân từ Việt Nam đạt 1.239,6 USD/tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Hoa Kỳ nhập khẩu chè từ 10 thị trường chính trong tháng1/2019

Thị trường

Tháng 1/2019 So với tháng 1/2018(%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá TB

Tháng 1/2019

Tháng 1/2018

Tổng 9.571 39.710 4.149,1 -3,6 -3,9 -0,3 100,0 100,0Ác-hen-ti-na 3.223 4.500 1.396,3 -5,2 -6,4 -1,2 33,7 34,3Trung Quốc 1.480 8.448 5.707,7 1,1 -4,1 -5,1 15,5 14,7Ấn Độ 1.391 5.373 3.861,6 -19,6 -8,5 13,9 14,5 17,4Việt Nam 464 575 1.239,6 -36,4 -34,6 2,9 4,8 7,3

Page 19: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201919

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Thị trường

Tháng 1/2019 So với tháng 1/2018(%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá TB

Tháng 1/2019

Tháng 1/2018

Xri Lan-ca 412 2.577 6.256,8 1,8 -15,4 -16,9 4,3 4,1In-đô-nê-xi-a 397 868 2.186,8 42,2 48,7 4,6 4,1 2,8Ma-la-uy 389 1.126 2.892,9 4,7 -9,8 -13,9 4,1 3,7Kê-ni-a 307 848 2.764,9 18,1 -19,9 -32,2 3,2 2,6Dim-ba-bu-ê 217 402 1.852,4 21,9 28,0 5,1 2,3 1,8Đài Loan 182 1.202 6.601,6 95,8 54,8 -20,9 1,9 0,9

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa KỳVề mặt hàng: Hoa Kỳ nhập khẩu

chủ yếu là chè xanh và chè đen. Tháng 1/2019, nhập khẩu chè đen của Hoa Kỳ đạt 7,7 nghìn tấn, trị giá 24,4 triệu USD, giảm 4,5% về lượng và giảm 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Ắc-hen-ti-na và Ấn Độ là 2 thị trường cung cấp chè đen chủ yếu cho Hoa Kỳ. Tháng 1/2019, Việt Nam là thị trường cung cấp chè đen lớn thứ 5 cho Hoa Kỳ với lượng đạt 368 tấn, trị giá 443 nghìn USD, giảm 32,6% về lượng và giảm 31,8% về trị giá.

Lượng chè xanh nhập khẩu của Hoa Kỳ

trong tháng 1/2019 đạt 1,6 nghìn tấn, trị giá 14,6 triệu USD, giảm 4,8% về lượng và giảm 3,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tháng 1/2019, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu chè xanh từ thị trường In-đô-nê-xi-a, thị phần nhập khẩu chè xanh từ thị trường này tăng thêm 11,5% so với cùng kỳ năm 2018; trong khi nhập khẩu từ Việt Nam giảm 47,8% về lượng và giảm 42,4% về trị giá. Thị phần chè xanh Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm từ mức 10,7% trong tháng 1/2018, xuống còn 5,9% trong tháng 1/2019.

Mặt hàng chè chính Hoa Kỳ nhập khẩu trong tháng 1/2019

Thị trường

Tháng 1/2019 So với tháng 1/2018(%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn)

Lượng Trị giá Giá TB

Tháng 1/2019

Tháng 1/2018

Chè đen 7.737 24.416 3.155,9 -4,5 -5,5 -1,0 100,0 100,0Ác-hen-ti-na 3.150 4.247 1.348,1 -4,3 -6,1 -1,9 40,7 40,6Ấn Độ 1.290 4.892 3.791,1 -22,4 -11,5 14,0 16,7 20,5Trung Quốc 739 3.896 5.274,5 30,7 10,6 -15,4 9,5 7,0Ma-la-uy 389 1.126 2.892,9 4,7 -9,8 -13,9 5,0 4,6Việt Nam 368 443 1.203,6 -32,6 -31,8 1,2 4,8 6,7Chè xanh 1.639 14.614 8.916,3 -4,8 -3,2 1,6 100,0 100,0Trung Quốc 741 4.552 6.139,4 -17,5 -13,8 4,5 45,2 52,2In-đô-nê-xi-a 198 546 2.755,1 1.880,0 2.131,1 12,7 12,1 0,6Nhật Bản 147 5.235 35.671,8 -13,4 -0,6 14,7 9,0 9,8Ấn Độ 101 481 4.762,2 46,7 41,6 -3,5 6,2 4,0Việt Nam 96 132 1.377,4 -47,8 -42,4 10,3 5,9 10,7

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 20: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 20

THỊ TRƯỜNG THỊT

- Trong 10 ngày đầu tháng 4/2019, giá lợn nạc tại Hoa Kỳ tăng nhẹ; giá lợn hơi tại Trung Quốc tăng 8 - 9 NDT/kg so với cuối tháng 3/2019.

- Giá lợn hơi trong nước 10 ngày đầu tháng 4/2018 tăng trở lại tại nhiều địa phương.

1. Thị trường thế giớiVề giá cả: Trong 10 ngày đầu tháng

4/2019, giá lợn nạc tại Hoa Kỳ tăng nhẹ. Ngày 10/4/2019, giá lợn nạc giao tháng 5/2019 tại Hoa Kỳ giao dịch ở mức 86,45 UScent/lb, tăng 8% so với cuối tháng 3/2019 và tăng 63,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Tại Trung Quốc, giá lợn hơi tăng 8 - 9 NDT/kg so với cuối tháng 3/2019, hiện dao động trong ngưỡng 15,26 - 17,47 NDT/kg (tương đương 52.700 - 60.330 đồng/kg). Nguồn cung lợn thấp, dự báo giá lợn sẽ tăng nhẹ trong ngắn hạn.

Giá lợn hơi tăng do thị trường ngày càng lo ngại về sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc có khả năng gây ra tình trạng thiếu thịt lợn. Do đó, gần đây Trung Quốc đã tăng cường mua thịt lợn từ Hoa Kỳ, mặc dù thuế nhập khẩu tăng.

Ngày 07/4/2019, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo một ổ dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện tại thành phố Lâm Tri, khu tự trị Tây Tạng. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã có

30 tỉnh bị nhiễm virus tả lợn châu Phi. Về cung - cầu:

Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu thịt lợn Hoa Kỳ lên mức kỷ lục trong 2019 như một phần trong cam kết tăng mua hàng nông sản Hoa Kỳ. Theo đó, Trung Quốc có thể nhập khẩu tới 300.000 nghìn tấn thịt lợn trong năm 2019, tăng 81% so với mức nhập khẩu 166.000 tấn của năm 2017 (năm trước khi có căng thẳng thương mại). Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc có thể nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thịt lợn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch tả lợn châu Phi ở quốc gia này. Theo thống kê, số lợn nái nhân giống ở Trung Quốc đã giảm 15% vì đợt dịch này. Dịch tả lợn đã đẩy giá thịt lợn ở Trung Quốc lên cao, buộc nước này phải tăng nhập khẩu thịt lợn Hoa Kỳ, cho dù căng thẳng thương mại đã khiến thuế quan mà Trung Quốc áp đối với thịt lợn Hoa Kỳ tăng lên mức 62%. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo xuất khẩu thịt lợn của nước này sang Trung Quốc sẽ tăng khoảng 28% trong năm 2019.

Page 21: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201921

THỊ TRƯỜNG THỊT

2. Thị trường trong nướcTrong 10 ngày đầu tháng 4/2019, giá

lợn hơi có dấu hiệu tăng trở lại tại nhiều địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi (ASF) khiến người chăn nuôi bán tháo trước đó để tránh nhiễm virus, nhưng sau đó không dám tái đàn và nhu cầu từ phía người tiêu dùng đã tăng trở lại. So với cuối tháng 3/2019, giá lợn tại nhiều tỉnh, thành tăng từ 3.000 - 6.000 đồng/kg lên phổ biến trong khoảng 39.000 - 45.000 đồng/kg, tại địa phương nhiễm dịch có giá thấp hơn khoảng 34.000 - 38.000 đồng/kg. Ngày 10/4/2019, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động từ 39.000 - 46.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên phổ biến từ 38.000 - 43.000 đ/kg. Giá lợn hơi thương lái thu mua tại các khu vực chăn nuôi trọng điểm phía Nam hiện trung bình từ 43.000 - 49.000 đ/kg.

Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 23 tỉnh, thành phố, tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 73.000 con, diễn biến phức tạp của dịch đã ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, trong quý I/2019, nhờ sự tăng đàn từ cuối năm 2018 và đầu năm 2019 nên đàn lợn vẫn tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp nhưng dịch bệnh này rất phức tạp và khó kiểm soát. Dự báo khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì giá thịt lợn có khả năng tăng hơn nữa, tạo điều kiện tái đàn, đáp ứng đủ nhu cầu cầu của người tiêu dùng trong cả nước

Tình hình sản xuất chăn nuôi:

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đàn trâu cả nước trong tháng 3/2019 tiếp tục giảm 2,8% so với cùng kỳ năm

2018 do hiệu quả kinh tế không cao, diện tích chăn thả thu hẹp; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng quý I/2019 đạt 26,3 nghìn tấn, tăng 1,8%. Đàn bò phát triển khá với mức tăng trong tháng đạt 3% do thuận lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ, người chăn nuôi có lãi ổn định; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng quý I/2019 ước tính đạt 99,2 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng sữa bò tươi quý I/2019 đạt 252,2 nghìn tấn, tăng 7,3%. Đàn lợn của cả nước tháng 3/2019 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I/2019 đạt 1.012,2 nghìn tấn, tăng 3,2%. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, thị trường tiêu thụ ổn định, ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 3/2019 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý I/2019 đạt 338,3 nghìn tấn, tăng 6,2%; sản lượng trứng gia cầm quý I/2019 đạt gần 3,6 tỷ quả, tăng 10,6%.

Năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trương ưu tiên tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn trên cơ sở dựa vào doanh nghiệp lớn để tạo ngành sản xuất hàng hóa, đầu tư công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và xúc tiến thương mại, kết nối thị trường. Tham gia chuỗi có các nông hộ với chăn nuôi trang trại chuyên nghiệp. Đảm bảo phát triển bền vững, tăng năng suất, hạ giá thành (xuống dưới 35.000đ/kg hơi), tăng sức cạnh tranh, sẵn sàng tham gia xuất khẩu. Một số chỉ tiêu sản xuất năm 2019 như sau: Tổng đàn lợn đạt 28,5 triệu con, tăng 2,5% so với năm 2018, tỷ lệ đàn nái ngoại chiếm 30%, tỷ lệ đàn lợn thịt lai, ngoại chiếm từ 93,5% trở lên. Sản lượng thịt lợn hơi đạt gần 4 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2018.

Page 22: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 22

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

- Sản lượng tôm nuôi của thế giới năm 2019 được dự báo tăng nhẹ, đạt mức 3,3 triệu tấn.

- Người nuôi tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá tôm thấp và sự không ổn định trên thị trường thế giới.

- Xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2019 tăng chậm.

- Hoa Kỳ đã quyết định áp thuế suất bằng 0% đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

1. Thị trường thủy sản thế giới- Theo nhóm chuyên gia ngành

tôm tham dự Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu (Global Seafood Market Conference – GSMC), sản lượng tôm nuôi của thế giới năm 2019 sẽ tăng nhẹ, đạt mức 3,3 triệu tấn. Theo dự báo, mặc dù sản lượng tôm của Ấn Độ không đổi, nhưng sản lượng từ các quốc gia sản xuất tôm khác như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ê-cu-a-đo, Thái Lan và Mê-xi-cô có dấu hiệu tăng trưởng tích cực.

Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ vượt xa nhu cầu trong năm 2019 do sản lượng tăng nhưng nhu cầu giảm. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã giảm nhập khẩu do hàng tồn kho cao.

Cung vượt cầu khiến giá tôm đầu năm 2019 ở mức thấp.

- Ê-cu-a-đo: Tháng 2/2019 giá tôm của Ê-cu-a-đo giảm xuống mức trung bình 2,67 USD/lb, giảm so với mức 2,96 USD/lb cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm 2019, lượng tôm xuất khẩu của Ê-cu-a-đo tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, lên 187,9 triệu lb (tương đương 85,2 nghìn tấn). Giá tôm cỡ 30-40 con/kg giao dịch ở mức 6,40 USD/kg kg; Giá tôm cỡ 40-50 con/kg giao dịch ở mức 5,60 USD/kg và cỡ 60-70 con/kg giao dịch ở mức 5,5 USD/kg. Năm 2018, sản lượng của Ê-cu-a-đo đã tăng lên 471.027 tấn

so với khoảng 219.412 tấn năm 2013.

Ngày 16/3/2019, Hiệp hội tôm bền vững (SSP) của Ê-cu-a-đo đã ký phê duyệt lô tôm nuôi xuất khẩu đầu tiên. Tất cả tôm SSP đều được chứng nhận ASC, được nuôi mà không sử dụng kháng sinh, không tác động đến môi trường và hoàn toàn có thể truy xuất nguồn gốc. Đã có 11 trang trại sản xuất tôm ở Ê-cu-a-đo được SSP phê duyệt.

- Ấn Độ: Tháng 2 và 3 năm 2019, hoạt động thả nuôi ở các trại nuôi tôm tại các tỉnh Andhra Pradesh, Tamil Nadu và Odish của Ấn Độ giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Người nuôi tôm trì hoãn việc thả nuôi do giá tôm thấp và sự không ổn định trên thị trường thế giới.

Giá 1 pao tôm cỡ 100 con/kg tại Ấn Độ dao động trong khoảng 200 rupee (tương đương 2,90 USD/kg) trong khi giá thành sản xuất đạt khoảng 240-250 rupee, khiến người nuôi phải chịu lỗ 40-50 rupee/pao.

- Ca-na-đa: Cục Nghề cá và Đại dương Ca-na-đa (DFO) đã công bố sản lượng được phép khai thác (TAC) cho ngư trường cua tuyết của tỉnh Newfoundland và Labrador là 26.894 tấn, giảm 9% so với mức 28.975 tấn của năm 2018. Khu vực khai thác 3LNO bắt đầu khai thác vào ngày 8/4/2019 và khu vực 3K bắt đầu vào ngày 14/4/2019.

Page 23: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201923

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

2. Thị trường trong nướcTrong 10 ngày đầu tháng 4/2019,

giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tăng. Sau khi tăng 500-1.000 đ/kg tùy kích cỡ

và chủng loại trong tuần kết thúc ngày 4/4/2019, tuần kết thúc ngày 11/4/2019, giá cá tra tiếp tục tăng 500 đ/kg, nhưng vẫn giảm 3.500-4.500 đ/kg so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tuần đến ngày 11/4/2019

Mặt hàng Trọng lượng

Dạng sản

phẩmGiá (đ/kg) So với tuần

trước (đ/kg)So với cùng kỳ

năm trước (đ/kg)

Cá Tra thịt trắng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con Tươi 24.500 -

25.500 (+) 500 (-) 3.500 - 4.500

Cá Tra thịt hồng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con Tươi 24.000 -

24.400 (+) 500 (-) 3.500 - 4.500

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

3. Tình hình xuất khẩu thủy sảnTheo thống kê của Tổng cục Hải

quan, tháng 3/2019 xuất khẩu thủy sản đạt 683,6 triệu USD, tăng 83,4% so với tháng 2/2019, nhưng giảm 1,9% so với tháng 3/2018. Tính chung 3 tháng đầu năm

2019, xuất khẩu thủy sản đạt 1,79 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 3/2019, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường giảm so với cùng kỳ năm trước, trừ xuất khẩu sang các thị trường tham gia CPTPP tăng.

Page 24: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 24

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Tháng 3/2019, xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước tham gia CPTPP đạt 196,4 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước tham gia CPTPP đạt 502 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản, Ca-na-đa, Mê-xi-cô, Ma-lai-xi-a tăng trưởng khả quan, trong khi xuất khẩu sang Úc chỉ tăng nhẹ.

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng mạnh bởi theo các cam kết của Nhật Bản tại CPTPP, đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực như: Cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ...., bao gồm toàn bộ các dòng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế ngay theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản.

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tháng 3/2019 giảm 2,4% so với tháng 3/2018, đạt 104,9 triệu USD. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 283 triệu USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ sẽ khả quan hơn nhờ Bộ Thương mại nước này đã đồng ý áp thuế suất bằng 0% đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là kết quả từ đợt công bố mức thuế sơ bộ cho lần xem xét hành chính thứ 13 (POR13) trong vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ. Theo đó, phía Hoa Kỳ đã đồng ý áp thuế suất bằng 0% cho hai bị đơn bắt buộc là Công ty Sao Ta và Công ty Nha Trang; đồng thời cũng là mức thuế bằng 0% cho gần 30 bị đơn

còn lại. Với mức thuế này, việc xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ của doanh nghiệp Việt sẽ thuận lợi hơn, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu tôm từ Ấn Độ và Thái Lan và các nước khác vào thị trường rộng lớn này.

Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang EU tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2019 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tháng 3/2019, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 108,5 triệu USD, giảm 11,7% so với tháng 3/2018. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 268,2 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, có thể thấy việc bị “thẻ vàng” cảnh báo của EU vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã có tác động làm giảm xuất khẩu thủy sản sang khối thị trường này. Tuy nhiên, việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có thể được phê chuẩn vào tháng 6, tháng 7 năm 2019, tức là sau khi Nghị viện châu Âu (EP) kết thúc bầu cử và bắt đầu nhiệm kỳ mới có thể sẽ phần nào hỗ trợ xuất khẩu thủy sản sang EU.

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản trong năm 2019 mặc dù xuất hiệu những tín hiệu tích cực từ các thị trường, nhưng sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như: (i) Giá nhiều mặt hàng thủy sản giảm do cung vượt cầu; (ii) Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế; (iii) Các nước nhập khẩu ngày càng chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm và đưa ra nhiều rào cản phi thuế quan đối với các mặt hàng thủy sản...

Page 25: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201925

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 3 và 3 tháng năm 2019

Thị trường Tháng 3/2019 (nghìn USD)

So với tháng 3/2018 (%)

3 tháng 2019 (nghìn USD)

So với 3 tháng năm 2018 (%)

CPTPP 196.426 17,8 502.021 14,6Nhật Bản 126.733 21,7 306.587 16,1Ca-na-đa 17.925 8,6 48.200 11,7Úc 16.546 -0,2 43.077 1,4Mê-xi-cô 9.854 36,7 38.318 36,3Ma-lai-xi-a 14.599 49,6 32.270 32,8Xin-ga-po 7.364 -21,4 24.304 -8,6Niu Di-lân 1.893 -14,2 5.075 4,7Chi-lê 1.302 62,1 3.723 -9,4Bru-nêy 210 18,0 468 -4,7Hoa Kỳ 104.934 -2,4 283.025 4,4EU 108.513 -11,7 268.245 -11,2Trung Quốc 75.699 -18,5 196.590 -2,2Hàn Quốc 66.482 -9,7 173.140 -3,1Thái Lan 26.542 19,3 70.803 11,0Hồng Kông 13.595 -10,3 40.007 -4,1Phi-lip-pin 10.099 52,8 28.680 33,5Đài Loan 9.813 35,9 25.522 24,9Nga 8.496 7,9 21.645 13,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 26: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 26

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

- Dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường sàn gỗ thế giới đạt 5,9% trong giai đoạn năm 2018-2025.

- Niu Di-lân là thị trường cung cấp gỗ tròn lớn nhất cho Trung Quốc.

- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng.

- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng 16,2%.

1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới

- Thế giới: Theo Allied Market Research, thị trường sàn gỗ thế giới dự báo đạt 141,09 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 5,9% trong giai đoạn 2018-2025. Sự gia tăng các công trình dân cư và phi dân cư, tăng chi tiêu cho việc tu sửa nhà ở, nhu cầu ngày càng tăng đối với các vật liệu thân thiện với môi trường...dự báo sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường sàn gỗ thế giới. Trong đó, phân khúc gỗ kỹ thuật dự báo sẽ tăng mạnh. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất từ năm 2018 đến năm 2025. Phân khúc nhà ở là phân khúc mang lại doanh thu chính trong giai đoạn dự báo.

- Trung Quốc: Niu Di-lân là thị trường cung cấp gỗ tròn lớn nhất cho Trung Quốc trong năm 2018. Lượng nhập khẩu gỗ tròn của Trung Quốc từ Niu Di-lân trong năm 2018 đạt 17,38 triệu m3, tăng 21% so với năm 2017, chiếm 29% tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu của Trung Quốc. Nga là thị trường cung cấp gỗ tròn lớn thứ hai cho Trung Quốc trong năm 2018, lượng gỗ tròn nhập khẩu từ Nga đạt 10,48 triệu m3, giảm 7% so với năm 2017, chiếm 18% tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu của Trung Quốc.

Giá nhập khẩu gỗ tròn từ Niu Di-lân trong năm 2018 đạt 141 USD/m3-CIF, tăng 6% so với năm 2017, trong khi giá gỗ tròn nhập khẩu từ Nga đạt 124 USD/m3 - CIF, giảm 0,4% so với năm 2017.

Page 27: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201927

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

2. Thị trường trong nước

Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất lâm nghiệp trong tháng 3/2019 tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị mặt bằng, cây giống để triển khai trồng rừng theo kế hoạch năm 2019. Trong tháng 3/2019, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tính đạt 16,6 nghìn ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 996 nghìn m3, tăng 6%.

Trong quý I/2019, diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 31,9 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 15,7 triệu cây, tăng 0,5%; sản lượng gỗ khai thác đạt 2.714 nghìn m3, tăng 4,5%, trong đó: Lào Cai tăng 21,7%; Thanh Hóa tăng 7,2%; Quảng Nam tăng 7%. Sản lượng củi khai thác quý I năm 2019 ước tính đạt 3,9 triệu ste, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2018.

3. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3/2019 đạt 882,4 triệu USD, tăng 120% so với tháng trước, tăng 21,1% so với tháng 3/2018. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 616,8 triệu USD, tăng 135,7% so với tháng trước, tăng 20,7% so với tháng 3/2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2019, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,27 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,62 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2019 nhờ nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, Nhật Bản và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện nhằm xóa bỏ rào cản, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của ngành gỗ. Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 tăng từ 16%-18% so với cùng kỳ năm 2018. Những yếu tố chính thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng khả quan trong thời gian tới như:

+ Thị trường sản phẩm gỗ và đồ nội thất trên toàn thế giới còn nhiều dư địa cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.

+ Nhiều doanh nghiệp gỗ trong nước đã có đơn hàng đến hết năm 2019 và đều đạt tốc độ tăng trưởng mạnh so với năm 2018.

+ Thực hiện lộ trình của các Hiệp định Thương mại tự do FTA, thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của các nước tham gia Hiệp định sẽ tiếp tục được cắt giảm hoặc xóa bỏ tạo lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Page 28: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 28

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2018-2019 (ĐVT: triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thị trường xuất khẩu chínhXuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của

Việt Nam sang 2 thị trường chính là Hoa Kỳ và Nhật Bản tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2019. Tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hai thị trường này chiếm tới 58,8% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ đạt 1,03 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2018; xuất khẩu sang thị trường

Nhật Bản đạt 305,2 triệu USD, tăng 15,2% so với 3 tháng đầu năm 2018.

Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều tới một số thị trường khác trong 3 tháng đầu năm 2019 như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Đức, Ca-na-đa, Úc... Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường này đều giảm trong 3 tháng đầu năm 2019.

10 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2019

Mặt hàngTháng 3/2019 (Nghìn USD)

So với tháng 2/2019

(%)

So với tháng 3/2018

(%)

3 tháng năm 2019

(Nghìn USD)

So với 3 tháng

2018 (%)

Tỷ trọng 3 tháng (%)

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 882.370 120,0 21,1 2.269.998 16,2 100,0 100,0Hoa Kỳ 393.878 143,0 34,7 1.030.118 34,0 45,4 39,3Nhật Bản 122.960 84,9 29,6 305.239 15,2 13,4 13,6Trung Quốc 102.445 74,3 3,6 253.256 -5,1 11,2 13,7Hàn Quốc 75.586 103,4 -4,7 200.657 -4,4 8,8 10,7Anh 30.785 176,1 14,2 77.740 6,0 3,4 3,8Đức 15.671 163,4 23,7 39.644 15,8 1,7 1,8Ca-na-đa 12.938 100,9 -0,7 37.339 1,0 1,6 1,9Úc 11.272 99,1 -22,0 33.469 -12,7 1,5 2,0Pháp 12.183 182,4 14,1 32.694 -3,3 1,4 1,7Hà Lan 8.966 86,6 6,5 25.352 0,8 1,1 1,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 29: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201929

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2019 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu đồ nội thất bằng

gỗ của Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 131,9 nghìn tấn, trị giá 43,07 tỷ Yên (tương đương với 386,8 triệu USD), giảm 6,1% về lượng và giảm 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản năm 2018 - 2019 (ĐVT: Tỷ Yên)

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật BảnThị trường nhập khẩu:Trong 2 tháng đầu năm 2019, Trung

Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Nhật Bản. Theo thống kê, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản từ Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2019 đạt 58,3 nghìn tấn, trị giá 21 tỷ Yên (tương đương 188,4 triệu USD), giảm 6,2% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ

nội thất bằng gỗ lớn thứ hai cho Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2019. Đáng chú ý, mặc dù lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2018, nhưng thị phần nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam tăng thêm 0,7% trong 2 tháng đầu năm 2019.

Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ một số thị trường khác trong 2 tháng đầu năm 2019 như: Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin...

10 thị trường cung cấp đồ nội thất gỗ lớn nhất cho Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2019

Thị trường2 tháng năm 2019

So với 2 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn Yên)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng Trị giá

2 tháng 2019

2 tháng 2018

Tổng 131.938 43.072.765 386.754 -6,1 -4,7 100 100Trung Quốc 58.313 20.986.546 188.440 -6,2 -4,5 44,2 44,3Việt Nam 33.992 9.740.635 87.462 -3,8 -5,1 25,8 25,1Ma-lai-xi-a 17.759 2.772.684 24.896 -3 -3,6 13,5 13

Page 30: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 30

Thị trường2 tháng năm 2019

So với 2 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn Yên)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng Trị giá

2 tháng 2019

2 tháng 2018

Thái Lan 8.158 1.803.233 16.191 -17,9 -24,4 6,2 7,1In-đô-nê-xi-a 5.631 1.713.955 15.390 -5,5 2,4 4,3 4,2Phi-lip-pin 2.519 2.167.467 19.462 5,6 7,8 1,9 1,7Đài Loan 2.168 790.749 7.100 -11,6 -7,6 1,6 1,7Ba Lan 859 269.678 2.421 -16,4 -6 0,7 0,7Ý 666 1.062.771 9.543 -7,6 8,8 0,5 0,5Lít-va 292 70.395 632 -26,3 -31 0,2 0,3

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật Bản

Mặt hàng nhập khẩuĐồ nội thất phòng khách và phòng ăn

(mã HS 940360) là mặt hàng chính Nhật Bản nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu mặt hàng này chiếm tới 58,8% tổng lượng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản. Lượng và trị giá nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 77,6 nghìn tấn và 21,8 tỷ Yên ( tương đương với 195,08 triệu USD), giảm 8,4% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản nhập khẩu mặt hàng này từ một số thị trường chính như: Trung Quốc, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a.

Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Nhật Bản nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2019 chỉ có mặt hàng ghế khung gỗ (mã HS 940161 và 940169) và mặt hàng đồ nội thất nhà bếp (mã HS 940340) đều tăng cả về lượng và trị giá trong 2 tháng đầu năm 2019.

+ Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu mặt hàng ghế khung gỗ đạt 25,5 nghìn tấn và 13,58 tỷ Yên ( tương đương 122 triệu

USD), tăng 0,4% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, thị phần nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản cũng tăng thêm 1,3% so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản tăng nhập khẩu mặt hàng này từ hai thị trường cung cấp chính là Trung Quốc và Việt Nam. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 16,6 nghìn tấn và 8,1 tỷ Yên (tương đương với 73,1 triệu USD), tăng 0,2% về lượng và tăng 0,7% về trị giá; Nhập khẩu từ Việt Nam đạt 5,4 nghìn tấn và 2,5 tỷ Yên ( tương đương với 22,5 triệu USD), tăng 2,4% về lượng và tăng 4,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu ghế khung gỗ từ hai thị trường này chiếm tới 86,5% tổng lượng ghế khung gỗ nhập khẩu của Nhật Bản.

+ Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất nhà bếp Nhật Bản nhập khẩu đạt 8,1 nghìn tấn và 3 tỷ Yên (tương đương 26,9 triệu USD), tăng 4,5% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất nhà bếp lớn nhất cho Nhật Bản đạt 4,2 nghìn tấn và 1,08 tỷ Yên (tương đương 9,7 triệu USD), tăng 12,5% về lượng và tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, tỷ trọng nhập khẩu

Page 31: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201931

từ Việt Nam chiếm tới 51,4% tổng lượng đồ nội thất nhà bếp Nhật Bản nhập khẩu. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập khẩu đồ nội

thất nhà bếp từ một số thị trường khác như: Trung Quốc, Phi-lip-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Ý...

Mặt hàng đồ nội thất gỗ Nhật Bản nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2019

Mặt hàng

2 tháng năm 2019 So với 2 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn Yên)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng Trị giá 2 tháng 2019

2 tháng 2018

Tổng 131.938 43.072.765 386.754 -6,1 -4,7 100 100940360 77.582 21.725.667 195.076 -8,4 -8,3 58,8 60,3940161+940169 25.474 13.579.095 121.928 0,4 1,1 19,3 18,1940350 19.195 4.294.388 38.560 -6,8 -8,8 14,5 14,7940340 8.088 2.994.986 26.892 4,5 6,3 6,1 5,5940330 1.599 478.629 4.298 -24,5 -12,1 1,2 1,5

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật Bản

(Tỷ giá 1USD = 111,37 Yên)

Page 32: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/2019 32

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Chính thức loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa glyphosate tại Việt Nam

Ngày 10 tháng 4 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1186/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký ban hành. Theo Quyết định nêu trên, có 9 loại hoạt chất/nguyên liệu liên quan bị loại bỏ, không được phép sản xuất, nhập khẩu; chỉ được buôn bán, sử dụng tối đa 01 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực; ngừng toàn bộ các thủ tục đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Glyphosate kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực

Hoạt chất diệt cỏ Glyphosate được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam từ năm 1994; hiện có 104 tên thương mại chứa Glyphosate đang lưu hành và còn có khoảng 5 triệu lít Glyphosate thành phẩm trên thị trường (ban hành theo Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 9/2/2018 và Thông tư số 13/2018/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2018). Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố một kết quả nghiên cứu cho

thấy thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Glyphosate có nguy cơ gây ra các bệnh ung thư máu, phổi và tuyến tiền liệt. Trên thế giới hiện có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cấm sử dụng hoạt chất Glyphosate.

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật hiện hành, hài hòa với quy định quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trước khi quyết định loại bỏ hoạt chất Glyphosate, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các giải pháp tổng thể để không ảnh hưởng đến công tác sản xuất nông nghiệp, theo đó sẽ có 54 hoạt chất trừ cỏ hiệu quả và an toàn thay thế. Trong trường hợp có đủ cơ sở khoa học chứng minh hoạt chất Glyphosate không gây ung thư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đăng ký hoạt chất này vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Quy định của In-đô-nê-xi-a về nhập khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật (FFPO)

Ngày 28/3/2019, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được Công thư số 6606/KR010/K.3/03/2019 ngày 26/3/2019 của Cục kiểm dịch nông nghiệp In-đô-nê-xi-a (IAQA) thông báo việc công nhận 11 phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của Việt Nam kèm theo các chỉ tiêu phân tích thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật (Fresh Food of Plant Origin-FFPO) và lưu ý một

số vấn đề sau:1. Doanh nghiệp có lô hàng FFPO

xuất khẩu vào In-đô-nê-xi-a phải thực hiện Thông báo trước (Prior Notice) và phải kèm theo Chứng nhận phân tích (CoA).

2. Việc Thông báo trước phải được thực hiện trực tiếp (online) trên website của IAQA http://www.karantina.deptan.go.id/ hoặc https://notice.karantina.pertanian.go.id/ trước khi lô hàng rời

Page 33: BỘ CÔNG THƯƠNG · tôm Ấn Độ trì hoãn việc thả nuôi do giá ... khẩu từ Hiệp hội Cao su In-đô-nê-xi-a (Gapkindo) ... địa cho cao su tự nhiên, như

Số ra ngày 12/4/201933

cảng của Việt Nam để đến In-đô-nê-xi-a.3. Chứng nhận phân tích (CoA)

phải được thực hiện bởi các Phòng kiểm nghiệm đã được In-đô-nê-xi-a công nhận.

* Lưu ý: FFPO là “thực phẩm có nguồn gốc thực vật chưa qua chế biến” bao gồm: Trái cây, rau, cà phê, hồ tiêu, gạo…(100 loại). Thông tin chi tiết về quy định của In-đô-nê-xi-a (Danh sách phòng kiểm nghiệm được Indonesia công nhận mới; Danh mục chỉ tiêu kiểm tra ATTP,

Quy định số 55/2016…) được đăng tải trên website của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- http://nafiqad.gov.vn/vi-vn/home (Mục quy định thị trường).

-http:/ /nafiqad.gov.vn/quy-dinh-cua-indonesia-ve-nhap-khau-thuc-p h a m - n g u o n - g o c - t h u c - v a t - f f p o _t221c323n1742

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Triển khai tốt các hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Để đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc đối với việc truy xuất nguồn gốc trái cây tươi nhập khẩu, theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương liên quan tổng hợp danh sách vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây tươi của Việt Nam gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Bộ Công Thương đã và đang phối hợp tích cực, chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác đàm phán, vận động phía bạn đẩy nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục đánh giá rủi ro, mở cửa thị trường cho một số loại trái cây tươi mà Việt Nam có thế mạnh như măng cụt, chanh leo, bưởi da xanh, na…, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động giao thương và kết nối tiêu thụ, góp phần tăng trưởng thương mại nông sản, trái cây song phương giữa hai nước.

Bên cạnh đó, nhằm tận dụng tốt cơ hội thị trường, tạo thuận lợi tối đa cho việc thông quan hàng hóa nói chung và

trái cây tươi của Việt Nam nói riêng khi vào thời điểm chính vụ, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam như thực hiện tốt việc phân luồng thông quan xuất khẩu; tăng cường công tác an ninh, trật tự trên địa bàn; điều tiết kịp thời các phương tiện vận tải để tránh tình trạng ùn ứ, ách tắc trên các tuyến đường dẫn vào khu vực cửa khẩu; bảo đảm công tác vệ sinh môi trường...; đồng thời, đàm phán, vận động phía bạn bổ sung thêm các cửa khẩu được phép nhập khẩu nông sản, trái cây tươi trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung.

Danh sách mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với một số loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tại các biểu đính kèm.

Lưu ý: Thông tin sử dụng trong bản tin được thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo, các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.

Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin ngày càng chất lượng hơn.