B 1án #2 #12October , 2018 Giới thiệu về mô hình Hỗ trợ ... · nên khu đô thị...

3
MANG MÔ HÌNH FBF TI KHU VC ĐÔ THHi Chthp đỏ và Trăng lưỡi lim đỏ đã xây dng thí đi m mô hình dán Htrtài chính da vào dbáo (FbF) ti nhiu quc gia thuc châu Á, châu Phi và Trung M. Cho đến thi đim này tt ccác dán thí đim đều được trin khai tp trung các vùng nông thôn. Để có thhiu rõ hơn vi c áp dng mô hình FbF ti khu vc đô th, Hi Chthp đỏ Vit Nam và Hi Chthp đỏ Đức trin khai dán “Gim thiu tác động ca các đợt nng nóng vi các nhóm dbtn thương ti Hà Ni thông qua nâng cao năng lc cho Hi Chthp đỏ Vi t Nam vhtrtài chính da vào dbáo (Tên dán gi tt : Sn sàng cho FbF) ti Hà Ni, Vi t Nam trong ttháng 6/2018 đến 10/2020. Mc đích ca dán “Sn sàng cho FbF” là xây dng Hành động sm giúp gim thi u tác động tiêu cc ca nng nóng lên sc khe nhóm người dbtn thương (người già, người khuyết tt, người bbnh mãn tính và người bán hàng rong). Thông qua dán nâng cao năng lc cho VNRC giúp hcó tháp dng mô hình FbF ng phó vi các loi hình thiên tai khác. TI SAO VIT NAM? TI SAO HÀ NI ? Vit Nam là mt trong nhng nước dbnh hưởng bi thiên tai trong khu vc châu Á Thái Bình Dương, 1 thường xuyên gp phi thiên tai như bão, lũ lt, hn hán, nng nóng, st lđất và cháy rng. Vi t Nam là mt trong 5 nước trên thế gii bnh hưởng nghiêm trng bi Biến đổi khí hu. 2 Biến đổi khí hu có thlàm tăng tn sut và cường động ca các thiên tai do thiên nhiên mang li mà Vit Nam sphi đối mt. 3 Trong đó, nng nóng gây ra nh hưởng đến sc khe người dân ti khu vc đô th, đặc bit là nhóm đối tượng dbtn thương như người cao tui. 4 Nhng năm gn đây nhit độ trung bình ti Hà Ni đã tăng lên, hu quca biến đổi khí hu và đô thhóa. 5 Nng nóng ngày càng gia tăng các thành phđông dân cư, nơi tp trung nhi u hot động ca con người và nhi u tòa nhà cao tng gây cn trlung không khí lưu thông và tiêu thnhi u nhiên liu hóa thch. Kết quto ra nhiu “đảo nhit đô th” hoc các vùng btăng nhit cc btrong đô th. Để xác định địa bàn can thi p ca dán htrngười dân ng phó vi nng nóng, chúng ta cn có thông tin dbáo cthvà xây dng bn đồ địa bàn dân nh kho sát nhanh trong đợt nng nóng đầu tháng 7/2018 ti Hà Ni, Viêt Nam. Gii thiu vmô hình Htrtài chính da vào dbáo (FbF) khu vc đô thBn tin cp nht dán 12.2018

Transcript of B 1án #2 #12October , 2018 Giới thiệu về mô hình Hỗ trợ ... · nên khu đô thị...

Page 1: B 1án #2 #12October , 2018 Giới thiệu về mô hình Hỗ trợ ... · nên khu đô thị hiện đại như thành phố Hà Nội. Trong vòng bán kính vài trăm mét,

MANG MÔ HÌNH FBF TỚI KHU VỰC ĐÔ THỊ Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ đã xây dựng thí điểm mô hình dự án Hỗ trợ tài chính dựa vào dự báo (FbF) tại nhiều quốc gia thuộc châu Á, châu Phi và Trung Mỹ. Cho đến thời điểm này tất cả các dự án thí điểm đều được triển khai tập trung ở các vùng nông thôn.

Để có thể hiểu rõ hơn việc áp dụng mô hình FbF tại khu vực đô thị, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Đức triển khai dự án “Giảm thiểu tác động của các đợt nắng nóng với các nhóm dễ bị tổn thương tại Hà Nội thông qua nâng cao năng lực cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về hỗ trợ tài chính dựa vào dự báo (Tên dự án gọi tắt : Sẵn sàng cho FbF) tại Hà Nội, Việt Nam trong từ tháng 6/2018 đến 10/2020.

Mục đích của dự án “Sẵn sàng cho FbF” là xây dựng Hành động sớm giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của nắng nóng lên sức khỏe nhóm người dễ bị tổn thương (người già, người khuyết tật, người bị bệnh mãn tính và người bán hàng rong). Thông qua dự án nâng cao năng lực cho VNRC giúp họ có thể áp dụng mô hình FbF ứng phó với các loại hình thiên tai khác.

TẠI SAO VIỆT NAM? TẠI SAO HÀ NỘI ? Việt Nam là một trong những nước dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, 1 thường xuyên gặp phải thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, sạt lở đất và cháy rừng. Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Biến đổi khí hậu.2 Biến đổi khí hậu có thể làm tăng tần suất và cường động của các thiên tai do thiên nhiên mang lại mà Việt Nam sẽ phải đối mặt.3 Trong đó, nắng nóng gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe người dân tại khu vực đô thị, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi.4

Những năm gần đây nhiệt độ trung bình tại Hà Nội đã tăng lên, hậu quả của biến đổi khí hậu và đô thị hóa.5 Nắng nóng ngày càng gia tăng ở các thành phố đông dân cư, nơi tập trung nhiều hoạt động của con người và nhiều tòa nhà cao tầng gây cản trở luồng không khí lưu thông và tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch. Kết quả là tạo ra nhiều “đảo nhiệt đô thị” hoặc các vùng bị tăng nhiệt cục bộ trong đô thị. Để xác định địa bàn can thiệp của dự án hỗ trợ người dân ứng phó với nắng nóng, chúng ta cần có thông tin dự báo cụ thể và xây dựng bản đồ địa bàn dân

Ảnh khảo sát nhanh trong đợt nắng nóng đầu tháng 7/2018 tại Hà Nội, Viêt Nam.

Giới thiệu về mô hình Hỗ trợ tài chính dựa vào dự báo (FbF) khu vực đô thị

Bản tin cập nhật dự án #2 #12October , 2018

12.2018

Page 2: B 1án #2 #12October , 2018 Giới thiệu về mô hình Hỗ trợ ... · nên khu đô thị hiện đại như thành phố Hà Nội. Trong vòng bán kính vài trăm mét,

cư nghèo sống trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.

Những người làm việc trên đường phố, người cao tuổi và những người được chăm sóc ở các trung tâm bảo trợ, bệnh viện là nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng. Tình trạng dễ bị tổn thương của người dân khu vực đô thị còn có thể tồi tệ hơn do họ phải sống trong điều kiện thiếu thốn, do nhà ở không được xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt hoặc không có hệ thống điều hòa làm mát. Bên cạnh đó thiếu thông tin và kiến thức về biện pháp ứng phó với nắng nóng cũng góp phần làm tăng tính dễ bị tổn thương.

ĐIỀU GÌ LÀM NÊN SỰ KHÁC BIỆT Ở DỰ ÁN FBF TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ?

Do tính chất đặc thù của khu vực đô thị nên dự án FbF đô thị cần lưu ý đến phạm vi địa lý nhỏ hơn so với triển khai các dự án ở khu vực nông thôn. Do khu vực đô thị có mật độ dân số lớn, khoảng cách giàu nghèo trong thành phố được phân hóa rất rõ về điều kiện sống và tình trạng dễ bị tổn thương (TTDBTT) trong cùng một cụm dân cư. Điều này cũng đúng với các khu phố tạo nên khu đô thị hiện đại như thành phố Hà Nội. Trong vòng bán kính vài trăm mét, người ta có

thể tìm thấy những xóm trọ nghèo cũ kỹ, chật chội và ngột ngạt, đồng thời thấy gần đó các tòa nhà căn hộ chung cư cao tầng có đầy đủ hệ thống làm mát không khí quy mô.

Sự đa dạng về cảnh quan, dân số ở khu vực đô thị như vậy nên việc triển khai dự án FbF ở đây cần phải có thông tin dự báo có độ chính xác cao để có thể dự báo được hiện tượng thời tiết cực đoan với khoảng thời gian dự báo hợp lý và độ tin cậy của dự báo cao. Hợp tác với Viện khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Việt Nam (IMHEN), dự án FbF đang tập trung vào đánh giá năng lực và hạn chế trong công tác dự báo trong nước.

Tại cùng một thời điểm, nắng nóng có thể ảnh hưởng đến khu vực rộng lớn, dự báo cần được hiển th trên bản đồ để có thể xác định khu vực có khả năng thành “đảo nhiệt đô thị” và tập trung số lượng lớn người dân có tình trạng dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng. Ngoài việc IMHEN cung cấp thông tin dự báo chính xác, dự án còn xây dựng phương pháp lập bản đồ sử dụng phần mềm QGIS xác định khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe cộng đồng do nắng nóng, để có thể xác định các hành động sớm ứng phó với nắng nóng.

TVN CTĐ phỏng vấn lái xe ôm Grab trên phố thuộc quận Hoàng Mai, ngày 1/11/2018. Hoạt động khảo sát đầu kỳ của dự án “Sẵn sàng cho FbF”

Page 3: B 1án #2 #12October , 2018 Giới thiệu về mô hình Hỗ trợ ... · nên khu đô thị hiện đại như thành phố Hà Nội. Trong vòng bán kính vài trăm mét,

Cập nhật của dự án “Sẵn sàng cho FbF” tháng 12/2018. Trước khi xác định dự báo và xác định ngưỡng ảnh hưởng để kích hoạt hành động, Cần tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát để có thể hiểu được ảnh hưởng của nắng nóng lên nhóm DBTT trên địa bàn Hà Nội

Xây dựng bản đồ, chúng tôi sử dụng 3 lớp thông tin để xác định địa bàn dự án: Lớp thông tin về Tình trạng dễ bị tổn thương TTDBTT của người dân (tuổi, người khuyết tật), nhóm dân có rủi ro bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nắng nóng (vd. Không có hệ thống làm mát) và dự báo khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai. Bằng cách kết hợp 3 lớp thông tin, xây dựng nên một bức tranh cụ thể về các phường có rủi ro thiên tai cao nhất ở Hà Nội.

Cuối cùng, dự án FbF đô thị tiến hành tổng quan nghiên cứu khoa học tìm hiểu thể hiểu được môi trường hoạt động của các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn đầu tiên triển khai dự án “Đánh giá rủi ro”. Hướng tới mục tiêu này, dự án FbF đã tiến hành khảo sát Kiến thức thái độ thực hành (KAP) trên địa bàn Hà Nội, thu thập thông tin định tính và định lượng về năng lực hiện tại của nhóm dễ bị tổn thương ứng phó với nắng nóng như thế nào, đồng thời tìm hiểu nhận thức của họ về nắng nóng và tác động của nó đối với đời sống hàng ngày.

Thành phố Hà Nội tập trung nhiều cơ quan ban ngành chính phủ, tổ chức phi chính phủ cùng tham gia vào công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nên cần thiết xây dựng 1 mạng lưới có sự tham gia của các Bên liên quan.

Bảnđồkhuvực12quậnnộithànhHàNội.

Dự án “sẵn sàng cho FbF” đã tiến hành phân tích mạng lưới các Bên liên quan và phân tích AGIRI để xác định các bên liên quan ở Hà Nội và đề xuất các cơ hội hợp tác và quan trọng mong muốn có sự tham gia tích cực vào dự án FbF đầu tiên của Hội CTĐ Việt Nam.

(1-2) “Vietnam” in “Disaster Risk Management Programs for Priority Countries,” World Bank, 2011. Pages 106-120. (3) Susmita Dasgupta, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan. “The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis,” World Bank, 2007. (4) Xiaofang Ye, Rodney Wolff, Weiwei Yu, Pavla Vaneckova, Xiaochuan Pan, and Shilu Tong. “Ambient Temperature and Morbidity: A Review of Epidemiological Evidence,” Environmental Health Perspectives, 2012. Page 19.

• (5) Thi Thanh Hiên Pham, Thi Huyen Ai Tong, Van Cu Pham. “Becoming Urban: How Urbanization Influences the Loss of Arable Land in Peri-urban Hanoi,” Computational Science and its Applications, 2013.