“GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho...

12
7 “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” Hạt Cát ghi nhận Sống không giận, không hờn, không oán trách Sống mỉm cười với thử thách chông gai Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai Sống chan hòa với người chung sống Sống là động nhưng luôn luôn bất động Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” Giữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” là bài nói chuyện của nữ tu tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà , tại Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần của Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP.HCM, vào chiều ngày 18.09.2010, trước cử toạ hơn 150 tham dự viên, đa số là người trẻ. Bằng chất giọng Huế ngọt ngào cùng với những lời thơ lai láng, diễn giả đã trình bày một cách dí dỏm cho khán giả cái nhìn của

Transcript of “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho...

Page 1: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

“GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN”

Hạt Cát ghi nhận

“Sống không giận, không hờn, không oán trách

Sống mỉm cười với thử thách chông gai

Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai

Sống chan hòa với người chung sống

Sống là động nhưng luôn luôn bất động

Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương

Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”

“Giữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” là bài nói chuyện của nữ tu tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng, Dòng Đức Bà, tại Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần của Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP.HCM, vào chiều ngày 18.09.2010, trước cử toạ hơn 150 tham dự viên, đa số là người trẻ.

Bằng chất giọng Huế ngọt ngào cùng với những lời thơ lai láng, diễn giả đã trình bày một cách dí dỏm cho khán giả cái nhìn của một nhà tâm lý và một người xác tín theo Chúa Kitô, về thái độ bình thản và tâm hôn tĩnh lặng cần có, để giữ tâm bất biến giữa cuộc sống đầy thăng trầm và biến đổi.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng cần có sự thanh tịnh trong tâm hôn và khao khát một cuộc sống có phẩm chất, có chiều sâu và sức mạnh siêu nhiên để có thể vững vàng trước cuộc sống đầy những sóng gió khó lường. Bằng thái độ khiêm tốn, tỉnh thức và

Page 2: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

lắng nghe, mỗi biến cố xảy ra chung quanh luôn là những bài học rất có ý nghĩa và đắt giá, luôn làm giàu cho bản thân và làm tăng phẩm chất cuộc đời của mỗi người chúng ta. Con người ngày nay quá bận rộn nên thiếu nhạy cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, trước những cử chỉ dễ thương biểu hiện lòng thân ái của tha nhân, trước những điều bình dị của cuộc sống.

1. Để có con tim nhạy cảm, đón nhận những bài học vô giá và sống động của cuộc đời, con người cần luyện tập cho mình:

a. Luôn có cái nhìn hy vọng: là khởi đầu cho một xu hướng hành động tích cực. Chúng ta cần có lòng tin rằng “Tôi có thể có được những phẩm chất tốt như người khác”, “Tôi có thể có trái tim vững vàng trong cuộc đời đầy thăng trầm này”,..

b. “Tâm bình – thế giới bình”: Con người phản ánh thế giới mà họ đang sống. Chúng ta cần luyện tập những phút giây tĩnh lặng, để đối diện với bản thân mình, thu dọn những rác rưởi trong tâm hôn qua những giờ phút xét mình… Tâm phải trong để không bị nhuộm màu bởi những ham muốn, thành kiến yêu – ghét,...

c. Tĩnh lặng để lắng nghe: Con người sống trong xã hội ngày nay đang có nguy cơ đánh mất chính mình vì tiếng ôn tư bên trong và bên ngoài. Chúng ta cần tĩnh lặng để nghe tiếng nói tư nội tâm, để suy tư, để biết hành động một cách thích hợp. Tĩnh lặng là một hình thức nhẫn nại biết chờ đợi, để có thể nhận ra đâu là những giá trị chúng ta cần tìm kiếm và có cái nhìn khách quan trước những sự việc đang diễn ra. Tĩnh lặng còn giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn, nhận thức thực chất và giới hạn của mình. Tĩnh lặng sẽ giúp chúng ta chìm sâu, thanh luyện, lắng lòng để có thể gặp được bản thân, và qua đó, chúng ta có thể gặp được tha nhân một cách tinh ròng, khách quan hơn.

Page 3: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

d. Cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.

2. Để cuộc sống có chất lượng hơn, con người cần:

a. Biết: Tìm để biết, để hiểu những gì đang diễn ra trong nội tâm, những gì đang chi phối ý nghĩa và trái tim mình, đang làm cho chúng ta đau khổ hay hạnh phúc... Tìm biết mình là khởi đầu cho tiến trình đi đến tự do. Biết hay ý thức là khởi điểm của sự đổi thay. Ý thức để có thể tự giải thoát mình ra khỏi những vướng bận không đáng, không cần thiết. Ý thức vưa là nguyên nhân của đau khổ, vưa là nguyên nhân của sự sửa mình. Con người được tự do hay không là tuỳ ở tiến trình và mức độ ý thức trong mỗi người.

b. Làm chủ cảm xúc: giúp chúng ta tránh tình trạng bám víu, lệ thuộc người khác. Nếu không làm chủ được cảm xúc, người ta sẽ trở nên yếu đuối, xao động đưa đến sống trong mối lo âu, sợ sệt…Chúng ta sẽ bình an và hưởng trọn vẹn những gì đang có, nếu chúng ta không phải lo sợ chúng sẽ mất đi, hay lo tìm cách giữ cho riêng mình.

c. Tập nhìn thấy cái may trong cái rủi: đây là cái nhìn mang lại sự bình tĩnh và lạc quan cho con người trước những biến đổi của cuộc sống. Cái nhìn này còn chứng tỏ niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

3. Sự tự do nội tâm:

Page 4: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

a. Hậu quả của việc bám víu:

Bám víu là trạng thái cảm xúc được tạo nên do sự yên trí rằng thiếu người này, vật nọ thì chúng ta không thể hạnh phúc.

Khi bám víu hoặc ham muốn đến độ thái quá, sẽ làm cho chúng ta trở nên u muội, và mất đi sự nhạy bén của tâm hôn.

Bám víu là trói buộc mình và trói buộc người khác.

Bám víu là nguyên nhân phát sinh tranh đua, ganh ghét, khổ đau, có khi tủi nhục nếu bị ruông bỏ hay tư khước, và còn làm cho tâm hôn mình bị mờ đục.

Bám víu đem lại sự sụp đổ, khi những điều mình chờ mong, tưởng nghĩ hay yêu thích không còn, hay không xảy ra theo như mình nghĩ.

Sự bám víu làm cho chúng ta trở nên như những người hành khất, van xin chút tình cảm hay sự nâng đỡ của người khác.

Người bám víu có thể làm cho chúng ta trở nên đui, điếc không những đối với đối tượng bám víu mà còn với bản thân và những gì trong thế giới bên ngoài nữa.

Bám víu là tự huỷ diệt khả năng làm chủ đời mình.

b. Loại bỏ bám víu:

Chúng ta sẽ bình an và hưởng trọn vẹn những gì đang có, nếu chúng ta không phải lo sợ đối tượng yêu thích của mình sẽ mất đi, hay lo tìm cách giữ cho riêng mình. Không bám víu, lệ thuộc là không phải khổ sở vì những gì không xảy đến như lòng và trí mình nghĩ. Loại bỏ sự bám víu là “nói không” với những gì ràng buộc cuộc sống mình.Nói không cũng có nghĩa là biết giữ gìn sức khoẻ tinh thần và thể chất, giữ được giá trị của

Page 5: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

mình. Bao lâu còn bám víu, con người còn bị cản trở khỏi sự giải thoát chính mình.

Muốn giải thoát, ngoài việc cắt bỏ sợi dây ràng buộc tâm trí và sự dính bén với những gì mà chúng ta đang đeo bám

c. Thái độ tự do:

Tự do là khi mình không còn muốn làm người đặc biệt đối với bất cứ ai, hay không muốn ai là người đặc biệt đối với mình.

Chúng ta còn phải tỉnh thức, đưng để mình bị “mê” bởi những lời tán thưởng, bởi sự hoan hô, bởi những chiến công, thành đạt, uy quyền,..

Chúng ta khổ, buôn đau hay để cuộc đời teo héo vì đã để mình bị ràng buộc bởi những sự ham muốn, rôi bon chen để tìm cách chiếm hữu, và sau đó lo sợ bị mất đi...

d. Giải thoát “nô lệ”:

Thưa nhận mình đang bị nô lệ.

Tiến trình giải thoát:

Ý thức

Trực diện vấn đề

Không quan trọng hoá

Cắt đứt sự bám víu

Sống vô tư như trẻ con

“Giữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” là một đề tài thuộc về quan điểm, nhận thức và đấu tranh nội tâm. Sự chín chắn của con người không phụ thuộc vào độ tuổi, mà dựa vào mức độ hiểu biết. Ngày nay người ta chú trọng nhiều đến sức mạnh nội tại để có thể đương đầu trước sóng gió của cuộc đời, hơn là khái niệm sức mạnh cơ bắp, tiền bạc, quyền lực như trước đây. Nhận thức về bản thân là khởi điểm của sự thay đổi, đưa con người thoát khỏi ảnh hưởng của các cảm xúc tiêu cực. Giải thoát tâm hôn khỏi tình trạng nô lệ để có sự tự do nội tại đích thực, là một cuộc hành trình dài, cần nhiều thời gian và sự cương quyết. Đây là cuộc chiến đấu gay gắt và dai dẵng, mà sức lực hữu hạn của con người luôn bị mài mòn. Do đó, người ta không thể ỷ vào sức mình để giành phần thắng lợi, mà cần phải có lòng tín thác và cậy trông vào sự trợ giúp của Thiên Chúa – Đấng yêu thương và luôn chăm lo cho mỗi người chúng ta.

Page 6: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

TA ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI MÌNH?Hạt Cát

Biến đổi là điều tất yếu trong cuộc sống, đau khổ là điều không thể tránh khỏi của cuộc đời. Chúng ta không có quyền tư chối sự hiện hữu của mình ở đời này, lại càng không thể nào lựa chọn cho mình những đổi thay chỉ đem niềm vui và hạnh phúc. Chúng ta không có quyền định đoạt những biến cố xảy ra cho mình, lại càng không thể né tránh những trải nghiệm sụp đổ, đau thương. Trước sóng gió của cuộc đời, điều duy nhất chúng ta có thể làm là lựa chọn cho mình một thái độ sống, một nhân sinh quan. Đó có thể là một cái nhìn tích cực để chúng ta tiếp bước, hay là ánh mắt chán chường, đắng cay khiến ta chùn bước, khựng bước hoặc lùi bước… Không ít lần trong đời, chúng ta có những chọn lựa như thể chúng ta sống mà không phải chết, và sử dụng những nén bạc Chúa ban, cho những mục đích riêng tư của mình, mà quên mất rằng chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa, vào ngày chúng ta rời bỏ cuộc đời này cùng với những thứ đã cố công tích góp. Có thể khi đó, chúng ta sẽ phải hoảng hốt, bàng hoàng kêu lên: Ta đã làm gì đời mình thế này?

Kể tư khi tổ tiên của loài người là Adam và Eva sa ngã, những hấp lực trần thế đã kéo ghì đôi cánh thiên thần của con người, khiến nhân loại ngày càng xa rời khỏi quỹ đạo Thiên Đàng và khởi đầu cho những cuộc hạ cánh xuống bùn lầy của tội lỗi, hố sâu của tự mãn, vực thẳm của kiêu căng,… Con người sử dụng tự do của mình để thoả mãn bản ngã, chạy theo những cái lợi trước mắt và chóng qua, quên mất bản tính thánh thiêng của mình. Đôi khi bị cám dỗ dưng lại ở những điều bé nhỏ,

Page 7: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

những thứ ảo tưởng, phù du, chúng ta lao vào những cuộc kiếm chác, tranh giành bất tận, không chút chần chư, không kịp nghĩ suy.

Xưa kia, con người đã tưng xây tháp Babel cao bằng trời để được ngang bằng Thiên Chúa. Ngày nay, nhân loại lại tiếp tục loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình, bằng giáo thuyết của chủ nghĩa duy vật hay những giáo lý do con người nghĩ ra, cổ suý cho các giá trị tầm thường. Con người đang ngang bướng kiến tạo một thiên đàng vắng bóng Thiên Chúa. Không ít người trong chúng ta bị ảnh hưởng của các quảng cáo hưởng thụ và ôn ào, không giữ được cho mình sự tĩnh lặng cần thiết để thấu hiểu bản thân, cảm thông với tha nhân và gắn kết sâu đậm với Thiên Chúa.- Nguôn mạch của mọi sự sống.

Dù cách nhau mấy ngàn năm, nhưng con người của Cựu Ước và con người thời nay đều có cùng khuynh hướng trốn chạy Thiên Chúa, cũng chính là chạy trốn người khác và chính mình. Adam và Eva đã trốn Chúa vì phạm tội bất tuân; ta cũng sợ hãi tội lỗi của mình mà tránh né, xa rời toà giải tội. Môse – tổ phụ dân Do Thái – vì bị tổn thương sâu xa thời trai trẻ, đã lên tiếng khước tư sứ mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của người AiCập; ta cũng đã nhiều lần thoái thác sứ mệnh Thiên Chúa giao vì những vết cắt sâu hoắy, khó lành trong lòng. Thánh Kinh cũng đã ghi lại cuộc đào tẩu của tiên tri Giôna trên chuyến tàu đi Tác-sít, thay vì vâng lệnh Chúa đến thành Ni-ni-vê để loan truyền án phạt; ta cũng chạy trốn Chúa vì thấy mình bất toàn, bất xứng nên chẳng ngại ngần tư chối những vị trí “đầu sóng, ngọn gió”, những vị trí dễ bị công kích, khước tư và tổn thương… Thiên Chúa có sứ mạng riêng cho mỗi người, nhưng nhiều người trong chúng ta đã co giò trốn chạy trước khi bắt đầu, hay xua tay thoái thác vì quá sợ thế gian, sợ lòng người thay đổi, sợ những thiệt thòi trước mắt, sợ phải thích ứng với những điều mới mẻ không mấy dễ chịu,… Chúng ta đã chạy trốn Chúa trong những bận rộn đời thường, trong những chương trình, dự phóng, toan tính riêng tư. Không ít người bỏ ngoài tai lời Chúa gọi, thích đi con đường bằng phẳng hơn là những con đường nhỏ hẹp, đầy chông gai…Và như thế, chúng ta đã vô tình khép lại cánh cửa Thiên Đàng phía trước.

Con người dễ dàng có xu hướng buông xuôi, thả trôi cuộc đời mình trong dòng sông đầy rác rưỡi. Người ta thường lo thu gọn rác bên ngoài, nhưng lại thiếu nhạy bén đến loại rác trong tim, mà Thánh Kinh thường gọi là tội lỗi. Tội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng đã tiết lộ rằng tội xuất phát tư bản chất xa ngã của con người. Tội chẳng thể thành sự nếu chúng ta

Page 8: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

không đáp lại lời gọi mời của cám dỗ. Ngay tư giai đoạn đầu của lịch sử hình thành loài người, cám dỗ đã tôn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhưng chung quy đều làm cớ cho con người xa ngã và xa rời Thiên Chúa. Đã bao lần chúng ta nuông chìu bản ngã, “bắt tay” với tội lỗi để tự nguyện trở thành nô lệ cho những tham vọng và bản năng thấp hèn của mình? Mỗi thứ cám dỗ chứa đựng quá nhiều sự quyến rũ và hứa hẹn dễ chịu, khiến cho ý chí của con người dễ bị cùn nhụt và lòng tham lam trở nên không giới hạn.

Con người tham lam vơ vét cho mình tư vật chất hữu hình đến danh vọng hão huyền. Khốn thay, ta quên mất rằng tất cả những điều này chẳng thể theo ta qua cánh cổng sinh – tử của đời người.

Sống là một chuỗi những chọn lựa liên tiếp. Có những lựa chọn khiến ta vui vẻ và hạnh phúc. Không ít những quyết định khiến ta dằn co, tiếc nối. Con đường giải phóng nội tâm để đạt đến sự tự do đích thực, đòi hỏi phải can đảm vứt bỏ nhiều thứ, kể cả những gì thật thân thương, thật gần gũi, làm nên sự sống hay là một phần của cuộc đời mình. Thoát khỏi sự bám víu vào những thọ tạo trần gian, ta mới có thể giữ cho lòng mình bình thản trước những đổi thay khó lường và nâng cánh tâm hôn bay lên tầng trời lộng gió. Không thưa nhận và không mưu cầu một sự tự do nội tâm sâu xa, ta còn tiếp tục chao đảo trong tưng biến cố của cuộc sống hay sự hờ hững của lòng người… Khi đó, ơn gọi và niềm vui làm người mà Thiên Chúa đã ban, không còn là một ân huệ hào phóng mà là một gánh nặng cho chính mình và cho tha nhân.

Chúng ta khó lòng tránh được những khổ đau trong cuộc sống và thường giam mình trong khóc thương. Có thể chẳng bao giờ chúng ta hiểu được trọn vẹn lý do cho những trải nghiệm đau đớn của mình, nhưng đau khổ là điều cần thiết để thấy mình cần phải thay đổi, thanh luyện và nên Thánh.

Giữa dòng sống đầy ôn ào và hấp hả ngày nay, thời gian dường như trôi thật nhanh. Đôi khi giật mình vì đã mấy mươi năm qua rôi, mà chẳng có gì để đánh dấu cho công trình đời đời của mình ở sự sống mai sau. Trong những đổi thay vui buôn của cuộc đời, có mấy khi dưng lại và tự hỏi: “Ta đã làm gì đời mình thế này?” Đây không phải là câu hỏi chỉ giành cho những ai đang mất định hướng hay đang phải

Page 9: “GIỮ TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN” · Web viewTội lỗi làm cho mối tương quan giữa con người với Chúa bị gián đoạn.Tân Ước cũng

7

trải qua một kinh nghiệm mất mát, dằng co nội tâm nào đó, mà là câu hỏi cần thiết nhằm thức tỉnh tâm hôn dễ ngáy ngủ của mỗi người chúng ta.