[ANTDEMY] Revit Mep

57
[Ngày] THIẾT KẾ HỆ THỐNG MEP REVIT MEP ADVANCED Nam Trinh ANTDEMY.EDU.VN

Transcript of [ANTDEMY] Revit Mep

Page 1: [ANTDEMY] Revit Mep

[Ngày]

THIẾT KẾ HỆ THỐNG MEP REVIT MEP ADVANCED

Nam Trinh ANTDEMY.EDU.VN

Page 2: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 1

Content FORE WORDS: .......................................................................................................................................... 2

CHAPTER 1: BIM WORKFLOW .............................................................................................................. 3

Section 1.1: BIM Workflow .................................................................................................................... 3

1.1.1 What is BIM? ............................................................................................................................. 3

1.1.2 BIM 3D 4D 5D 6D và 7D ......................................................................................................... 5

Section 1.2: BIM Project ........................................................................................................................ 8

Section 1.3: Starting a MEP Project .................................................................................................. 10

Chapter 2: MEP Drafting Skills. ............................................................................................................. 16

Section 2.1 HVAC Module .................................................................................................................. 17

2.1.1 Basic of HVAC system .......................................................................................................... 17

2.1.2 Ductwork .................................................................................................................................. 18

2.1.3 Revit HVAC Module ............................................................................................................... 21

Section 2.2 Piping Module .................................................................................................................. 26

2.2.1 Basic of Piping systems ........................................................................................................ 26

2.2.2 Piping ....................................................................................................................................... 28

2.2.3 Revit Piping Module. .............................................................................................................. 30

Section 2.3 Electrical Module ............................................................................................................. 35

2.3.1 Basic of Electrical system. .................................................................................................... 35

2.3.2 Revit Electrical Module .......................................................................................................... 36

Section 2.4 Revit Family ..................................................................................................................... 41

2.4.1 Understand of Revit Family. ................................................................................................. 41

2.4.2 Create a Family ...................................................................................................................... 43

Chapter 3: Other Skills ............................................................................................................................ 47

Section 3.1 Coordination ..................................................................................................................... 48

3.1.1 What is coordination? ............................................................................................................ 48

3.1.2 Run clash detection ............................................................................................................... 49

Section 3.2 Schedule ........................................................................................................................... 51

Section 3.3 Documentation ................................................................................................................. 52

3.3.1 Create sheet and add view to sheet. ................................................................................... 52

3.3.2 Tag, note and dimention........................................................................................................ 53

3.3.3 Printing and exporting files .................................................................................................... 55

Page 3: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 2

FORE WORDS:

Trong bối cảnh hiện tại, khi mà design and build đang phát triển, nhân lực cho mảng MEP

Modeler còn đang rất mỏng, rất nhiều doanh nghiệp cần tuyển dụng nhưng không đủ ứng viên.

Antdemy tạo ra:

Khóa học THIẾT KẾ HỆ THỐNG MEP – REVIT MEP ADVANCED

Khóa học mang lại những kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế trong vị trí MEP Modeler.

Các kỹ sư đã có kinh nghiệm có thể học thêm về revit để hỗ trợ cho công việc hiện tại của

mình, với các sinh viên, tân kỹ sư có thể trực tiếp ứng tuyển vào vị trí Modeler sau khi hoàn

thanh khóa học.

Khóa học này ứng dụng revit để tạo ra bản vẽ, model cho hệ thống MEP, đây không phải là một

khóa học sử dụng phần mèm nên sẽ đi sâu vào 2 nội dung:

Kiến thức kỹ thuật: đối với các kỹ sư đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành, tham gia khóa học

với mục tiêu học những kỹ năng về revit thì phần kiến thức kỹ thuật này không có gì đáng nói.

Tuy nhiên với các kỹ sư mới ra trường hoặc sinh viên thì cần hết sức chú ý những kiến thức

này, có nó bạn sẽ tạo ra những bản vẽ đúng – nếu không bạn chỉ tạo ra những bản vẽ có tính

thẩm mỹ mà không sử dụng được.

Kỹ năng làm việc: là những kỹ năng đi làm thực tế của một Revit modeler: từ việc tạo ra model

3d cho tới trình bày bản vẽ và in ấn… là nội dung được truyền tải trực tiếp trong những buổi

học trực tiếp với giảng viên.

Bạn cần đọc cuốn tài liệu này trước khi tham gia các buổi học vì những bài giảng trên lớp là

những nội dung chi tiết nằm ngoài cuốn sách này, những kiến thức trong tài liệu là những

kiến thức nền để giúp bạn nắm được nội dung của các buổi học.

Các bạn tham gia một khóa học thực hành nên cần thiết phải thực hành nhiều để nâng cao kỹ

năng của mình, những buổi thực hành trên lớp là không đủ.

Trong tài liệu có một số bài tập cơ bản để bạn nghiên cứu trước khi thực hành ở lớp. Mặc dù

các bài tập này khá tổng quát và đã bao phủ được một phần các kỹ năng vẽ. Bạn sẽ được giao

một bản vẽ hoàn chỉnh như thực tế để làm bài tập về nhà. Bạn cần bỏ thời gian tự thực hành ở

nhà để khám phá ra những vướng mắc, giảng viên sẽ tận tình giải đáp cho các bạn những thắc

mắc này, từ đó nâng cao kiến thức và khả năng vận dụng phần mềm trong công việc.

Học viên nên sử dụng phiên bản Revit 2016 có bản quyền education cho khóa học.

Antdemy chúc sức khỏe và thành công tới các học viên.

Page 4: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 3

CHAPTER 1: BIM WORKFLOW

Section 1.1: BIM Workflow

1.1.1 What is BIM?

BIM (Building Information Modeling) có thể được hiểu như một phương thức quản lý thông tin

của dự án. Các thông tin này được lưu trữ bằng một mô hình 3D thay vì các bản vẽ giấy, các

files DWG hay PDF… Và để xây dựng được các mô hình 3D này, người ta cần có sự trợ giúp

của các phần mềm làm BIM.

Một số phần mềm được sử dụng để làm BIM:

Một số phần mềm tiêu biểu dành cho mảng MEP/Process Piping có thể kể tới như: REVIT,

CADPlan, CADDuct, Bentley, 4MSA, FineHVAC, PDMS.

Việc lựa chọn sử dụng phần mềm BIM phù hợp có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như: tính

chất công việc, giá cả phần mềm + phần cứng và mức độ phổ biến của phần mềm.

Điển hình như đối với mảng Building Services (MEP), nhóm các phần mềm như Revit, Bentley,

4MSA và Fine được sử dụng phổ biến. Vì các phần mềm này ngoài khả năng đồ họa dựng hình

3D còn có thể ứng dụng khá nhiều cho việc hỗ trợ tính toán thiết kế….

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng để hỗ trợ thiết kế bản vẽ, model và đặc biệt hơn như để vẽ

shopdrawing và với các dự án công nghiệp, process plan… khi mà hệ thống phức tạp hơn hay

cần sự chi tiết hơn trong mô hình 3D để giảm thiểu sai sót thi công, và những khả năng hỗ trợ

engineering của các phần mềm kể trên trở nên ít hơn thì các phần mềm như CADPlan,

CADDuct, PDMS… được sử dụng phổ biến hơn.

Điểm khác biệt cơ bản của một BIM Software với một 3D Software là mỗi vật thể trong mô hình

đều đại biểu cho một vật thể trong thực tế với đầy đủ thông tin tương ứng.

Page 5: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 4

Ví dụ:

Một bức tường trong Revit không chỉ được định nghĩa bởi các thông số LxWxH mà còn bao

gồm các thông tin chứa bên trong nó như: có bao nhiêu lớp vật liệu? Các loại vật liệu đó là gì?

Vị trí của các lớp vật liệu và độ dày của chúng?.....

Một space trong Revit không chỉ đơn thuần là một khoảng không, người ta có thể đưa các

thông tin vào trong đó để quản lý cũng như có thể xuất thông tin tự động ra các bảng tính excel

để phục vụ cho việc tính toán….

Ví dụ:

Từ model, modeler có thể xuất ra bảng thông tin của các space này như chức năng của chúng

là gì? Kích thước, thể tích bao nhiêu? Số lượng người trong không gian đó? Tải điện….Từ đó

các kỹ sư có thể tính toán dễ dàng hơn mà không cần thiết phải tự mình đo đạc các thông số.

Page 6: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 5

Sau đó kết quả có thể được trở lại vào model như các thông tin về căn phòng này cần bao

nhiêu lux để đủ sáng; Cần bao nhiêu khí tươi hoặc cần thải bao nhiêu gió… Từ đó, modeler có

thể tự động biết được cần bố trí bao nhiêu đèn để đảm bảo độ sáng, bao nhiêu miệng gió cấp,

miệng gió thải để đảm bảo yêu cầu….

1.1.2 BIM 3D 4D 5D 6D và 7D

Có thể hiểu BIM x-D ở đây là mức độ ứng dụng của BIM vào công viêc. Mỗi một “chiều” được

thêm vào thì mức độ ứng dụng của BIM model được đẩy lên cao hơn.

Về cơ bản, ta có thể hiểu BIM 3D giúp nghiên cứu, thực hiện bản vẽ ở mức độ chính xác hơn

nhằm tránh những lỗi va chạm trong phần thiết kế chi tiết, từ đó rút ngắn thời gian thi công,

giảm thiểu những chi phí phát sinh do sửa các lỗi này và cũng ghóp phần giúp cho hệ thống

hoạt động ổn định hơn.

Trong ảnh là một trường hợp đường

ống va chạm với ống thép của kết

cấu. Việc cắt xén khung thép kết cấu

có thể gây ra nhiều hậu quả vể sau.

Trong thực tế, đặc biệt đối với các

công trình tòa nhà dân dụng, có

nhiều trường hợp do không có đủ

không gian để đi nên nhà thầu phải

đục xuyên dầm kết cấu để đi đường

ống.

Và phổ biến nhất khi sửa lỗi va chạm

là các đường ống thường được gắn

Page 7: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 6

thêm nhiều co cút để đi vòng qua vật cản gây ra nhiều trở lực hơn.

Sử dụng BIM 3D có thể hỗ trợ tìm kiếm các lỗi va chạm này bằng phần mềm, có thể giảm thiểu

sai sót tới mức thấp nhất và thậm chí có thể là hoàn toàn không sai sót khi đưa ra thi công. Bên

cạnh đó, sử dụng phần mềm 3D trực quan sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với làm việc trên môi

trường 2D nên thời gian tiêu tốn cho việc chuẩn bị các bản vẽ thi công được rút ngắn đi rất

nhiều.

BIM 4D được đưa thêm 1 chiều thời gian vào model 3D để nghiên cứu lên kế hoạch tiến độ cho

việc thi công, phân bổ nguồn lực hợp lý. Theo thời gian người ta có thể thấy công trình thực tế

được xây lên như thế nào so với công trình ảo. Có thể bạn sẽ nghĩ việc mô phỏng này chẳng

qua chỉ nhìn cho vui mắt nhưng thực sự nó rất cần thiết. Người lên kế hoạch sẽ thấy được nên

làm việc gì trước, việc gì nên làm sau.

Một ví dụ cụ thể: không thiếu trường hợp các căn phòng máy đã được xây xong phải đập bỏ

tường vì thiết bị không thể mang vào (gây lãng phí nhân công và nguồn lực, một bức tường

được xây lên rồi đập bỏ và tiếp tục phải xây lại hoặc phải mời chuyên gia xuống tháo tung thiết

bị ra để vận chuyển vào và lắp ráp trở lại). Nếu như được mô phỏng rõ ràng thì những lãng phí

như thế này sẽ được hạn chế rất nhiều.

BIM 5D được hiểu như sử dụng BIM Model để hỗ trợ bốc dự toán, các bạn có thể thấy được

người ta sử dụng chữ ESTIMATE chứ không phải là báo ra chính xác. Ở đây bốc dự toán được

gọi là Material Take Off chứ không phải BOQ.

Vậy thì giá trị của BIM 5D nằm ở đâu?

Page 8: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 7

Thay vì bạn phải mở từng bản vẽ lên và thực hiện đo đạc cụ thể 1 cái ống dài bao nhiêu trên

mặt bằng, ước lượng chiều cao ống để có được tổng chiều dài hay phải ngồi cẩn thận đếm từ

cái co, cút đúng chủng loại….bạn có thể sử dụng các phần mềm BIM đưa ra dữ liệu mình cần

thiết, việc còn lại chỉ là xử lý các dữ liệu đó để cho ra bảng bốc khối lượng BOQ. Giảm thiểu

được rất nhiều thời gian và sai sót.

BIM 6D liên quan tới một lĩnh vực gọi là BEM (Building Energy Modeling), người ta sẽ mô

phỏng mức độ sử dụng hiệu quả năng lượng của công trình. Đưa ra những thông số để góp ý

cho kiến trúc cũng như MEP thiết kế hệ thống hiệu quả năng lượng hơn, để tính toán mức độ

hiệu quả kinh tế của hệ thống….

Một ví dụ điển hình:

Đối với các công trình như văn phòng

làm việc, trường học… Các bạn có

thể thấy như hình bên cạnh:

Mặc dù là ban ngày, tuy nhiên đèn

điện vẫn bật sáng để đảm bảo độ

sáng cho tất cả mọi người làm việc

thoải mái.

Nếu muốn giảm thiểu tải điện xuống,

ta có thể mở thêm các ô cửa sổ hay

skylight… để tận dụng thêm ánh sáng

ban ngày. Tuy nhiên, nếu các ô cửa

sổ được mở rộng lại gây ra ảnh hưởng tới hệ thống điều hòa không khí và có thể sẽ gây tiêu

tốn năng lượng nhiều hơn.

Do đó, BEM modeler sẽ nghiên cứu điểm giao thoa và đưa ra cho kiến trúc nên mở cửa sổ bao

nhiêu, loại kính gì để tận dụng tối đa ánh sáng nhằm giảm tải cho hệ thống chiếu sáng và cũng

không làm ảnh hưởng quá nhiều tới hệ thống điều hòa không khí. Họ cũng sẽ đưa các thông số

cần thiết cho các kỹ sư MEP thiết kế hệ thống của mình cho phù hợp, đảm bảo tổng năng

lượng sử dụng của tòa nhà được sử dụng hợp lý, hiệu quả…

BIM 7D được hiểu như lưu trữ thông

tin để thuận tiện cho việc vận hành,

bảo trì và cũng như dùng để thiết kế

mở rộng.

Mẫu tin tuyển dụng Freelancer để vẽ

lại công trình có sẵn nhằm mục đích

chuẩn bị cho việc sửa chữa.

Đi qua các khái niệm của BIM từ 3D

tới 6D có lẽ bạn cũng đã thấy những

ưu điểm khi sử dụng BIM.

Và nếu như 1 công trình muốn sử

dụng BIM trong việc thiết kế lại thì

cần thiết phải có as built model.

Page 9: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 8

Và thêm 1 lý do nữa là các bản vẽ hoàn công 2D thường không phải chính xác hoàn toàn nên

gây nhiều khó khăn trong quá trình vận hành cũng như bảo dưỡng.

Section 1.2: BIM Project

Dưới đây là mô hình mẫu về workflow của một dự án theo phương thức truyền thống và BIM:

Ở phương thức truyền thống, ta có thể thấy sự chồng chéo thông tin và do đó có thể gây ra

những sai sót khi truyền đạt nhưng với workflow của BIM – về lý thuyết, tất cả các bên liên

quan có thể làm việc chung trên một “central model”, và mỗi khi thông tin thay đổi nó có thể lập

tức được update lên “central model” này để các bên khác có thể nắm bắt ngay lập tức, tránh sự

trễ nãi thông tin và sai sót.

Theo mô hình lý thuyết này, một BIM

Central Model sẽ được tạo ra và đặt

vào một 𝐶𝐷𝐸(1) phù hợp với tất cả các

bên liên quan.

Các bên liên quan này bao gồm:

Client, Design Consultant, Contractor,

Supplier…

Các 𝑀𝑜𝑑𝑒𝑙 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟(2) (MEP,Architect,

Structure hay Supplier) đều có những

central model riêng dành cho đơn vị

của mình và họ sẽ link những model

của các đơn vị khác vào model của

mình để lấy những thông tin cần thiết.

Khi một đơn vị có hiệu chỉnh về thiết

kế, những bên khác đều có thể lập

tức cập nhật thay đổi đó. Nếu tất cả

Page 10: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 9

các bên liên quan này đều sử dụng thống nhất một phần mềm BIM thì sẽ càng thuận tiện cho

quá trình trao đổi thông tin, tuy nhiên không nhất thiết bắt buộc vì các phần mềm BIM hiên nay

hầu như đều có thể giao tiếp với nhau thông qua định dạng file có đuôi IFC.

Xét ở một mức độ hẹp hơn là trong nội bộ một công ty tư vấn thiết kế: các kỹ sư ở văn phòng

tại thành phố A có thể vào xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận xét, yêu cầu sửa chữa trực

tiếp trong model. Drafters ở những văn phòng các tại thành phố B, C… sẽ sữa chữa theo

những gì kỹ sư đưa ra, sau đó kỹ sư sẽ vào và kiểm tra lại những sửa chữa đó và xác nhận

những lỗi nào đã được sửa hoàn chỉnh, những lỗi nào vẫn cần tiếp tục sửa lại.

Ngoài ra, các đơn vị khác như tư vấn, chủ đầu tư hoặc nhà thầu có thể vào CDE này để lấy

những thông tin, cập nhật những thay đổi cũng như đưa ra những phản hồi về sai sót và yêu

cầu chỉnh sửa.

Sơ đồ phía trên là một biểu đồ về các cấp độ của BIM được phân chia theo chuẩn UK, và hiện

tại rất ít dự án đạt tới level 3 ( đa số là công trình mẫu của các hãng phần mềm BIM). Phần lớn,

các công ty tư vấn thiết kế, nhà thầu đang cố gắng đạt tới level 2.

𝐶𝐷𝐸(1): Common Data Environment, có thể xem CDE như các cloud tương tự như như One Drive, Drop Box... Tuy

nhiên, CDE được tạo ra để đặt BIM Central model vào đó, CDE yêu cầu tính ổn định và đường truyền cao hơn nhiều

so với những cloud thông dụng. Nhờ có CDE mà các văn phòng ở những nơi khác nhau có thể cùng hoạt động trên

một model, hoặc các công ty khác nhau có thể cùng hợp tác và làm việc trên cùng 1 Central model.

𝑀𝑜𝑑𝑒𝑙 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟(2): là những đơn vị tạo ra model, các đơn vị này thông thường là các bên thiết kế ( kiến trúc, kết cấu,

MEP ) hoặc nhà cung cấp ( trong các dự án thiên về công nghệ )…

Page 11: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 10

Section 1.3: Starting a MEP Project

BIM có thể được sử dụng dọc theo suốt

vòng đời của dự án: từ lúc lên kế hoạch

sơ bộ cho tới khi công trình hoàn thành,

đưa vào sử dụng rồi có thể bị cải tạo

hoặc cho tới khi đập bỏ.

Khái niệm bắt đầu một sự án MEP ở

đây, cụ thể trong khóa học chỉ bao gồm

trong giai đoạn thiết kế chi tiết và chỉ bao

gồm nội dung tạo ra bản vẽ (drafting

work).

Trước khi đi vào phương pháp bắt đầu

một dự án với Revit MEP, ta đi sơ qua

cách thức chuẩn bị cho một dự án sử

dụng auto cad thông thường:

Tất cả các bản vẽ sẽ được phân loại và sắp xếp

vào các thư mục riêng biệt.

Thông thường, đối với một dự án MEP thì cấu trúc

thư mục thực hiện bản vẽ sẽ bao gồm các thư

mục con của từng hệ thống mà dự án thực hiện.

Trong ví dụ bên cạnh là các hệ thống của một

bệnh viện. Kỹ sư và họa viên của mỗi hệ sẽ làm

việc với các bản vẽ nằm trong thư mục của mình

Ngoài các thư mục chứa bản vẽ thiết kế của hệ

MEP, có một thư mục chứa các file bản vẽ của

kiến trúc, kết cấu. Các file này thường được sử

dụng để 𝑥𝑟𝑒𝑓 vào bản vẽ thiết kế.

Họa viên lấy thông tin từ kỹ sư rồi thực hiện bản vẽ cho hệ thống của mình trên nền kiến trúc

được xref vào. Khi có những thay đổi về kiển trúc, họa viên xử lý bản vẽ kiến trúc mới và đưa

vào thư mục xref thay thế cho file cũ. Các hệ cũng thường phải thực hiện bản vẽ combined và

ngồi lại rà soát những vị trí cấn vướng nghi ngờ không thể thi công được, thực hiện mặt cắt cho

những vị trí này.

Đối với 1 dự án sử dụng BIM, thư mục là nơi để chứa Central model của mỗi hệ (hoặc model

này có thể được đặt trên các CDE) và Model lấy từ bộ phận kiến trúc kết cấu.

Tất cả các dự bản vẽ MEP có thể được sắp xếp trong cùng một Central Model hoặc trong

những dự án lớn, người ta có thể chia Central Model thành các file nhỏ hơn dành riêng cho mỗi

hệ. Quyết định 1 hoặc nhiều Central model do BIM Coordinator đặt ra, BIM coordinator nhận

thông tin từ kỹ sư MEP và các hệ kiến trúc, kết cấu…. rồi triển khai cho các Drafter thực hiện

bản vẽ.

Page 12: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 11

Có thể thấy rõ điểm khác biệt giữa phương thức truyền thống và sử dụng BIM:

- Đối với dự án sử dụng Auto CAD, thông thường, đối với các công ty thiết kế ở nước ta,

kỹ sư MEP cũng kiêm luôn nhiệm vụ thực hiện bản vẽ nhưng với BIM thì có phân chia

rõ Drafter và Engineer.

- Với dự án sử dụng BIM, Coordinator là người đứng ra điều phối thông tin giữa các

drater trong các bộ phận MEP với nhau để hạn chế sai sót từ đầu, điều phối thông tin

giữa kỹ sư và drafter cũng như giữa hệ MEP với Kiến trúc và Kết Cấu.

- Một điểm khác biệt cơ bản là tất cả các bản vẽ thiết kế đều nằm chung trong central file

và được sắp xếp trong thanh Project Browser. Có thể dễ dàng mở các bản vẽ lên để

thực hiện hoặc tham chiếu mà không cần tốn thời gian mở thư mục và tìm kiếm. Nhiều

người có thể cùng làm việc trên một Central file và các hệ có thể nhìn thấy thiết kế của

hệ khác thay đổi như thế nào, không cần tốn thời gian cho việc combined bản vẽ và tìm

lỗi sai cũng như thời gian để vẽ các mặt cắt

Môi trường làm việc của Revit:

Khác với các phần mềm 3D khác, mặc dù là một

phần mềm làm BIM, tạo ra các model 3D nhưng

môi trường làm việc của Revit lại tương đối đơn

giản và giống với Auto CAD 2D tới 90%: đều là

các mặt phẳng 2D. Các lệnh của Revit cũng đa

số là tương tự với Auto CAD.

Revit sử dụng một công cụ gọi là section box

để tạo ra tất cả các hình bản vẽ. Section Box là

một hình hộp chữ nhật bao quanh đối tượng 3D:

- Nhìn từ trên xuống ta có được bản vẽ

mặt bằng của đối tượng 3D.

- Nhìn từ các mặt cạnh của hình hộp ta

được các bản vẽ mặt đứng hoặc mặt cắt

của đối tượng 3D.

Page 13: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 12

- Khi quay hình hộp theo góc bất kỳ ta có được các hình 3D và bản vẽ isometric của đối

tượng 3D.

- Kích thước của hình hộp chữ nhật này có thể tùy chỉnh theo ý muốn của người sử dụng.

Từ đó, phương thức để Revit tạo ra bản vẽ cho các tầng của tòa nhà là sử dụng nhiều

section box khác nhau. Mỗi section box sẽ chứa trọn vẹn một tầng của tòa nhà và thể hiện

trên mặt bằng là hình chiếu nhìn từ trên xuống của tầng đó.

Trong ví dụ bên dưới: phía bên phải là section box chứa 1 tầng của tòa nhà, khung hình

phía trên bên trái là khi nhìn từ trên xuống của mô hình 3D trong section box. Khung hình

cuối cùng là view làm việc 2D, bản vẽ mặt bằng của tầng này

Hầu hết các đối tượng trong Revit đều được gọi là Family. Có 2 dạng Family cơ bản:

- Project family: là những family cố định của Revit, người dùng không được phép tạo mới

và chỉ có thể chỉnh sửa, thay đổi một chút trong phạm vi cho phép

- Normal family: là các đối tượng mà người dùng có thể tạo ra. Các family này có thể

được tạo ra bằng chính revit hoặc sử dụng mô hình 3d từ một số phần mềm khác để

chèn vào.

Thực tế, người dùng có thể model hệ thống MEP ngay chính trên file kiến trúc, kết cấu. Tuy

nhiên, phần lớn các công ty thường không có đủ 3 bộ phận này mà chỉ làm hoặc là thiết kế kiến

trúc hoặc là kết cấu, MEP nên muốn làm trên cùng một model tương đối khó khăn ( ví dụ như

khi kiến trúc thay đổi, sẽ rất khó khăn để copy, thay thế nền kiến trúc ), và vì một số lý do khác (

muốn giảm kích thước của file ) nên hệ thống MEP thông thường sẽ được thực hiện trên một

model độc lập với kiến trúc, kết cấu. Và thậm chí là MEP sẽ được tách ra thành nhiều model

khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các model này sẽ được liên kết lại với nhau.

Để bắt đầu một hệ thống người ta sẽ chọn template tương ứng và bắt đầu thực hiện link các

model còn lại vào model của mình. Template có thể hiểu là một file mẫu, trong đó, các yếu tố về

hiển thị và các công cụ làm việc đã được tùy chỉnh trước để phù hợp với một loại hình công

việc, mỗi hệ thống khác nhau.

Page 14: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 13

Ví dụ: trong template mẫu của Autodesk dành cho hệ thống HVAC: bạn có thể sử dụng lệnh vẽ

các loại ống dễ dàng, revit sẽ tự động thêm các fitting phù hợp để kết nối các đường ống khi

bạn thay đổi cao độ hoặc đường đi của ống…. tuy nhiên khi bạn vẽ một cái đèn hoặc một cái

trunking của hệ điện thì nó không hiển thị ra trên bản vẽ. Tương tự, khi bạn vẽ một đường ống

thuộc hệ nước thải thì đường ống đó cũng không được hiển thị vì đó không phải là hệ thống

đường ống thuộc hệ HVAC.

Ứng với mỗi công ty, một kiểu template riêng biệt sẽ được tạo ra để phù hợp với phong cách

làm việc của công ty đó. Revit cung cấp đầy đủ những template và các family cơ bản cho tất cả

các hệ thống MEP, kiến trúc và kết cấu.

Khi khởi động Revit, ở khung nhìn đầu tiên bạn sẽ thấy một danh sách

các template cơ bản. Hãy chọn template tương ứng để bắt đầu dự án

của mình.

Trong trường hợp bạn muốn tạo một dự án cho hệ thống Plumbing

hoặc Electrical? Hãy click vào New => Browse template. Bạn sẽ thấy

một khung window mới hiện ra với đầy đủ các template cơ bản dành

cho tất cả các hệ thống thường gặp

Mechanical template sẽ được dùng để thiết kế hệ

thống điều hòa không khí và thông gió.

Plumbing template được dùng để thiết kế cho hệ

thống cấp thoát nước.

Electrical template được dùng để thiết kế các hệ

thống điện.

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên là hệ thống chữa cháy sử

dụng template nào? Và các hệ thống khác? Trên

thực tế thì Revit không phân chia thành 3 mảng MEP

như tên gọi trước đây của nó.

Revit phân chia hệ thống thành 5 module chủ yếu:

- HVAC: bao gồm các thiết bị và hệ thống phân phối khí (ống gió, fitting ống gió và các

phụ kiện như VCD, NRD, OBD, miệng gió….)

- Piping: bao gồm tất cả các thiết bị và hệ thống phân phối chất lỏng (đường ống, fitting

đường ống và các valve…)

- Electrical: bao gồm tất cả các thiết bị và hệ thống phân phối điện (dây điện, bóng đèn, tủ

điện…).

- Mechanical bao gồm tất cả các thiết bị máy móc, bồn bể, bơm quạt…

- Fabrication: trên thực tế thì đây là một module phụ thêm vào chuyên dùng để vẽ

shopdrawing bằng Revit. Fabrication vẽ ra model nhẹ hơn và đẹp hơn nhiều so với revit

thông thường

Các hệ thống chữa cháy hoặc các hệ thống đường ống khác được cấu thành từ module piping,

và do Mechanical hay Plumbing đều liên quan tới piping nên có thể sử dụng một trong 2

template này để thiết kế cho các hệ thống đó. Và dĩ nhiên, template của Autodesk cung cấp

cũng chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản.

Page 15: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 14

Tóm tắt 4 bước cơ bản để bắt đầu dự án:

B1: Lựa chọn template phù hợp với hệ thống (trong khóa học ta sẽ sử dụng template do

Antdemy cung cấp để dùng chung cho tất cả hệ thống MEP).

B2: Link nền kiến trúc vào model của hệ thống MEP bằng lệnh link revit ở tab insert.

B3: Copy lưới trục và các level của model kiến trúc bằng lệnh copy/monitor ở tab collaborate.

B4: tạo các mặt bằng của các tầng để bắt đầu thiết kế hệ thống bằng lệnh Plan views ở tab

view.

Page 16: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 15

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Page 17: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 16

Chapter 2: MEP Drafting Skills.

Trong lịch sử phát triển của các công trình dân dụng, người thiết kế chính của các công trình

được gọi là General Contractor (tổng công trình sư), người này sẽ thiết kế toàn bộ hệ thống

kiến trúc và kết cấu, thông gió của công trình. Theo thời gian các công trình có xu hướng phát

triển cao hơn, lớn hơn nên hệ thống kết cấu cũng như kiến trúc ngày càng phức tạp hơn nên từ

đó kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu ra đời.

Tuy nhiên, một đặc điểm chung của các công trình hoành tráng ngày xưa đều không được sử

dụng để làm nơi ở thường ngày của con người. Ví dụ như các tòa tháp cao chỉ là nơi tham

quan, để quan sát mọi vật từ trên cao, các công trình trên những diện tích rộng thường chỉ giới

hạn chiều cao. Thử tưởng tượng bạn sống ở một căn hộ trên lầu 8 mà không có thang máy

hoặc hệ thống cấp thoát nước trong nhà? Mỗi lần muốn nấu ăn phải xách nước từ lầu trệt,

muốn tắm rửa vệ sinh phải xuống lầu trệt? Hay bước vào một căn hầm gửi xe không có hệ

thống thông gió?

Từ những nhu cầu đó, hệ thống MEP cho nhà cao tầng được ra đời. Có thể nói rằng không có

MEP sẽ không có các tòa cao ốc như hiện tại, vì con người sẽ thấy bất tiện hoặc thậm chí

không thể sống trong môi trường đó.

MEP cho nhà cao tầng có nhiều tên gọi khác nhau như: Building Services, M&E, MEPF…

Mechanical bao gồm các hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Electrical bao gồm các hệ

thống điện: hệ thống phân phối điện, chiếu sáng, data & điện thoại…Plumbing bao gồm các hệ

thống cấp thoát nước sinh hoạt. Fire Fighting bao gồm các loại hệ thống chữa cháy: sprinkler tự

động, bình chữa cháy…

Trong phần lớn các công trình dân dụng, vì tính thẩm mỹ nên các hệ thống MEP được che đậy

lại, tuy nhiên các hệ thống này có mặt khắp nơi trong công trình. Nếu bước vào căn hầm gửi xe

và ngước mắt nên nhìn trên trần nhà bạn sẽ thấy dày đặc các hệ thống đường ống, máng

cáp… Mỗi tòa nhà cao tầng đều cần một đội ngũ kỹ thuật để vận hành các hệ thống này.

Page 18: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 17

Section 2.1 HVAC Module

2.1.1 Basic of HVAC system

Đối với nhà cao tầng, HVAC bao gồm hệ thống Điều hòa không khí và Hệ thống thông gió.

Điều hòa không khí: là hệ thống bao gồm các thiết bị dùng để thay đổi trạng thái không khí

trong phòng để mang lại sự thoải mái cho người trong không gian đó. Các thông số trạng thái

không khí bị kiểm soát bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn và độ sạch.

Các hệ thống ĐHKK thông dụng trong nhà cao tầng bao gồm:

- Điều hòa cục bộ (máy lạnh 2 cục gắn tường): dạng hệ thống này thường dành cho các

loại căn hộ, chung cư hoặc khách sạn, văn phòng dạng nhỏ.

- Hệ thống VRF: sử dụng một số dàn

nóng đặt ở sân thượng (hoặc 1 vị trí

phù hợp nào đó) kết nối tới tất cả các

hệ thống cục lạnh bên trong nhà. Hiện

tại, hệ thống VRF hầu hết chỉ sử dụng

cho các công trình từ 20 tầng trở lại (ở

Việt Nam). Tuy nhiên, ở nước ngoài đã

có nhiều công trình 50, 60 tầng cũng

sử dụng hệ thống VRF để làm lạnh cho

tòa nhà. Ưu điểm lớn nhất của hệ

thống này là đơn giản, ống đồng nhỏ

gọn nên dễ thi công và tốn ít diện tích

đi ống hơn so với hệ thống khác.

- Hệ thống Chiller: là hệ thống ĐHKK phức

tạp sử dụng môi chất lạnh trung gian là

nước. Hệ thống chiller có 2 dạng cơ bản

thường được sử dụng ở VN:

+ Chiller giải nhiệt gió: hệ thống này tương

tự với VRF, các máy Chiller thường được

đặt trên sân thượng và tạo ra nước lạnh.

Nước này được cung cấp tới các AHU,

FCU để tạo ra gió lạnh cung cấp cho không

gian điều hòa.

+ Chiller giải nhiệt nước: hệ thống này phức

tạp hơn tất cả. Các máy chiller thường

được đặt trong các phòng máy kín, nước lạnh được bơm tới các AHU, FCU để tạo ra

gió lạnh cấp cho không gian điều hòa. Ngoài ra, hệ thống này cần thêm một hệ thống

nước giải nhiệt và các tháp giải nhiệt.

- Hệ thống sử dụng chiller thường được sử dụng với các tòa nhà cần công suất làm lạnh

lớn. Đòi hỏi diện tích lắp đặt dàn máy ít hơn so với VRF (nếu VRF muốn đạt tới mức

công suất tương tự). Tuy nhiên, do môi chất làm lạnh là nước nên hệ thống đường ống

có kích thước lớn hơn nhiều so với VRF.

- Một hệ thống ĐHKK sẽ chia thành 2 thành phần chủ yếu: hệ thống phân phối môi chất

lạnh và hệ thống phân phối gió. Trong module này, ta sẽ chủ yếu nghiên cứu về hệ

thống phân phối gió của hệ HVAC.

Page 19: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 18

2.1.2 Ductwork Chiller sẽ làm lạnh nước và nhờ một hệ thống bơm để đưa nước lạnh tới các thiết bị sử dụng.

Có 2 dạng thiết bị chủ yếu được sử dụng ở

VN:

- AHU: một một thiết bị xử lý không

khí có công suất lớn, thường được

đặt trong các phòng máy. Một AHU

có thể cung cấp gió lạnh tới rất

nhiều không gian khác nhau, thậm

chí là cung cấp gió lạnh cho nhiều

tầng trong 1 tòa nhà. Gió nóng trong

không gian điều hòa sẽ đi theo một

hệ thống đường ống và dẫn về nơi

đặt AHU, gió này đi qua thiết bị và trao đổi nhiệt với nước lạnh. Sau đó, gió lạnh được

quạt thổi đi và phân bố trở lại cho các

không gian điều hòa.

- Tùy theo chức năng mà nó có thể

được gọi là PAU, OAHU, TRU hay

AHU…

- FCU: là các thiết bị làm lạnh có công

suất nhỏ hơn. Thường được lắp ngay

trong không gian điều hòa. Gió nóng

trong không gian điều hòa được hút

vào thiết bị, sau khi trao đổi nhiệt với

nước lạnh sẽ được thổi trở lại vào

phòng để làm lạnh.

Để hiểu rõ hoạt động của hệ thống bao gồm các thiết bị gì, lắp đặt ở đâu…người ta sử dụng

một bản vẽ được gọi là air schematic. Trên bản vẽ này, kỹ sư sẽ thể hiện về nguyên lý:

- Thiết bị được đặt ở đâu trong hệ thống: trong phòng hoặc ngoài phòng… chỉ mang tính

tương đối, không nói rõ vị trí cụ thể.

- Lưu lượng gió trên đường ống và lưu lượng gió ở mỗi miệng gió.

- Các đường ống gió sẽ được đưa vào từng system cụ thể như: supply air, return air,

exhaust air. Trên đường ống có thể hiện vị trí tương đối của các phụ kiện, damper. KÍch

thước của từng đoạn ống gió.

Phương pháp đọc hiểu air schematic sẽ được trình bày trên lớp. Trong tài liệu sẽ đề cập kỹ hơn

về cấu tạo và phương pháp vẽ cũng như phương thức thi công thực tế của hệ thống ống gió để

modeler có thể hình dung trong thực tế hệ thống của mình như thế nào và thực hiện vẽ mô hình

3D chính xác hơn.

Một số thành phần cơ bản của hệ thống ống gió:

DUCT:

- Về hình dáng: ống gió thẳng có thể có hình các dạng hình tròn/ hình chữ nhật / oval. Ở

Việt Nam, loại ống gió hình chữ nhật được sử dụng phổ biến nhất do dễ chế tạo và dễ

Page 20: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 19

lắp ráp, thi công. Tuy nhiên ở các nước khác có thể ống gió tròn hoặc oval sẽ được sử

dụng phổ biến hơn.

- Về vật liệu: tùy theo loại gió trong ống là gì mà cần loại ống thích hợp, đối với gió lạnh

điều hòa thông thường trong dân dụng thì ống gió thường được chế tạo bằng tôn kẽm.

Ngoài ra, các các hệ thống khác, ống gió có thể chế tạo bằng vải, sắt, thép, nhựa, bê

tông….

DUCT FITTING:

- Fitting là các phụ kiện giúp routing hệ thống

đường ống. Fitting của ống gió muôn hình

vạn trạng, tuy nhiên một số loại fitting phổ

biến nhất có thể kể tới:

+ Elbow: giúp chuyển hướng ống gió. Elbow

có thể có dạng Radius (co tròn) hoặc

rectangular elbow (co vuông). Rectangular

elbow thường được sử dụng trong các không

gian chật hẹp và thường được gắn thêm các

cánh hướng dòng để giảm bớt tổn thất.

+ Reducer: giúp thay đổi kích thước ống gió.

+ Transition: thay đổi hình dạng của ống gió,

loại transition thường gặp nhất ở nước ta là

rec to round.

+ Wye, Fish tale: là một dạng tee, giúp tách ống gió thành 2 nhánh khác nhau

+ Tap, boot, take off: dùng để thêm một ống nhánh trên hệ thống ống chính

DUCT CONNECTION:

- Một tuyến ống gió sẽ bao gồm rất nhiều đoạn ống thẳng nhỏ (dài khoảng 1m2 mỗi ống)

và các fitting kết nối lại với nhau. Để kết nối chúng, người ta sử dụng một số loại kết nối

như sau:

- Các ống gió nhỏ sẽ được kết nối bằng các loại nẹp. Nhưng với các ống gió lớn, do cần

phải tải lưu lượng gió lớn hơn, áp suất cao hơn nên cần thiết độ cứng cao hơn, chúng

sẽ được chế tạo có những mặt bích để kết nối với ống khác.

Page 21: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 20

- Ngoài những kết nối kể trên, một số loại fitting như tap, boot, take off sẽ được kết nối

vào ống gió bằng một loại kết nối khác:

DUCT ACCESSORIES:

- Duct accessories là các thiết bị gắn thêm trên đường ống gió để hệ thống có thể hoạt

động được Một số loại accessories cơ bản thường gặp:

+ Filter: là các thiết bị lọc có thể dùng để lọc bụi, mùi hoặc một số loại hóa chất độc, vi

khuẩn độc hại

+ Sound Attenuator/ silencer: dùng để giảm ồn trên đường ống gió.

Page 22: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 21

+ Damper: đóng vai trò như valve trong các hệ thống ống nước. Một số loại damper

thường gặp:

+ VCD, OBD: dùng để cân chỉnh lưu lượng gió trên đường ống.

+ NRD: van một chiều.

+ FD: van chặn không cho lửa lan tỏa theo ống gió từ không gian đang bị cháy

sang các không gian khác.

AIR TERMIAL:

- Là các thiết bị phân phối gió, tùy theo loại gió đi qua miệng gió là gì mà tên gọi của nó

được gắn thêm hệ thống: supply air grille, return air grille… Một số loại miệng gió cơ

bản:

+ Diffuser: là miệng gió khuếch tán gió đều khắp không gian xung quanh.

+ Grille: là miệng gió thông thường, không có chức năng đặc biệt.

+ Linear: là các miệng gió loại dài, thường được sử dụng trong các khách sạn… vì tính

thẩm mỹ cao hơn và dễ che khuất đi.

+ Jet: miệng để thổi gió đi xa hơn.

+ Louvre: các miệng gió gắn tường, dùng để lấy gió tươi hoặc thải gió ra ngoài.

- Miệng gió có thể được gắn trên trần giả, gắn tường hoặc gắn trực tiếp trên ống gió.

Miệng gió thường được gắn với hộp gió, có gắn cách chỉnh lưu lượng, ống gió sẽ kết

nối với hộp box này để thổi gió ra khỏi miệng gió.

2.1.3 Revit HVAC Module

Các thao tác vẽ cơ bản:

Page 23: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 22

Các bước đặt miệng gió:

Sử dụng lệnh hoặc lệnh tắt AT để load family miệng gió.

Từ thanh Properties, chọn loại miệng gió phù hợp.

Sử dụng lệnh để đặt miệng gió lên đúng mặt phẳng cần đặt. Trong một số trường hợp, phải

tạo trước mặt phẳng này bằng lệnh Ref Plane.

Nhập lưu lượng cho miệng gió.

Các bước vẽ ống gió:

Khởi động lệnh hoặc sử dụng lệnh tắt DT. Nếu vẽ ống gió mềm, sử dụng lệnh hoặc lệnh

tắt FD.

Từ thanh properties, chọn loại đường ống phù hợp để có đúng loại kết nối fitting.

Nhập các thông số cơ bản vào thanh quick properties

Chọn đúng loại hệ thống ống gió và bắt đầu vẽ như lệnh line trong AutoCAD, fitting sẽ được tự

động gắn vào khi bạn thay đổi hướng đi của đường ống.

Các bước đặt accessories:

Khởi động lệnh hoặc gõ lệnh tắt DA.

Chọn loại accessory tương ứng từ thanh properties, đặt vào đường ống. Accessories sẽ tự thay

đổi kích thước và gắn vào đường ống.

Sizing đường ống: Sau khi đã kết nối đường ống với các

miệng gió có gán lưu lượng, ta có thể sizing kích thước của

đường ống bằng lệnh .

Chọn phương pháp sizing .

Nhập thông số tương ứng với phương pháp đó (sizing theo

tốc độ gió hoặc tổn thất hoặc cả 2 thông số)

Có thể giới hạn trước một chiều của đường ống bằng các

tùy chọn constraints.

Bọc cách nhiệt cho đường ống:

Để bọc cách nhiệt cho ống gió ta sử dụng lệnh Add

Insulation.

Để bọc cách nhiệt bên trong đường

ống (tiêu âm ống gió)

ta sử dụng lệnh Add lining.

Page 24: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 23

Cả 2 lệnh trên đều có biểu tượng giống nhau .

Sau đó chọn loại cách nhiệt trong bảng chọn và nhập vào độ dày của cách nhiệt/ tiêu âm và

nhấn ok.

Tất cả các hệ thống ống gió phức tạp đều được tạo ra từ tổ hợp các lệnh cơ bản này, kết hợp

với các lệnh modify bằng những cách khác nhau. Một hệ thống ống gió sau khi vẽ đúng ta có

thể kiểm tra được kết nối của chúng, kiểm tra được tổn thất áp suất trên hệ thống và vận tốc

của không khí trong từng đoạn ống khác nhau.

Ngoài ra, cần những tùy chỉnh hiển thị để hệ thống sau khi vẽ ra có hiển thị trên bản vẽ đúng

với ý đồ của người vẽ.

Bài thực hành ở lớp:

Vẽ đúng hình dạng và thể hiện đúng màu sắc, chủng loại fitting của các đoạn ống gió bên

dưới.

Bài 1: Vẽ ống trên mặt bằng, vận dụng các loại fitting.

Bài 2: Vẽ ống trên mặt cắt.

Page 25: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 24

Bài 3: Vẽ ống trên nhiều cao độ khác nhau.

Page 26: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 25

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………....

Page 27: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 26

Section 2.2 Piping Module

2.2.1 Basic of Piping systems

Một hệ thống đường ống về cơ bản sẽ chỉ có 2 loại chủ yếu:

- Hệ thống hở: chất lỏng từ nguồn cấp (giếng, bể chứa…) được bơm vào hệ thống đường

ống và phân phối tới các thiết bị sử dụng đầu cuối. Sau khi sử dụng, chất lỏng theo hệ

thống thoát thải đi ra ngoài.

- Hệ thống tuần hoàn: chất lỏng được bơm đưa vào hệ thống đường ống và phân phối tới

các thiết bị sử dụng. Sau khi sử dụng, chất lỏng được dẫn về thiết bị xử lý và tiếp tục

vòng tuần hoàn mới.

Các hệ thống liên quan tới piping trong building bao gồm:

- Hệ thống Mechanical: bao gồm các đường ống gas, ống nước lạnh, nước giải nhiệt và

nước ngưng. Ngoại trừ hệ thống nước ngưng, các hệ thống còn lại của hệ Mechanical

đều là hệ thống tuần hoàn.

- Hệ thống Plumbing: bao gồm các đường ống nước cấp sinh hoạt, nước thải, nước mưa

và ống thông hơi. Hệ thống plumbing là hệ thống hở.

- Hệ thống Fire Fighting: bao gồm các đường ống chứa nước chữa cháy. Đây cũng là

một hệ thống hở

- Ngoài các hệ thống trên có thể còn các đường ống gas LPG, ống khí y tế, khí nén… tùy

theo đặc điểm của từng công trình mà có thể có hoặc không có.

Cơ bản về hệ thống piping của hệ Mechanical:

- Hệ thống Mechanical bao

gồm thiết bị xử lý là water

chiller, thiết bị này sẽ làm

lạnh nước xuống khoảng

5 − 7℃

- Nước sau khi được chiller

làm lạnh sẽ được bơm đưa

tới các thiết bị sử dụng là

các AHU, FCU… tại đây

nước lạnh trao đổi nhiệt với

không khí, nhận nhiệt từ

không khí rồi tiếp tục trở về

chiller để được làm lạnh

xuống và bắt đầu vòng tuần

hoàn mới.

- Nhiệt lượng mà nước lạnh

hồi về sẽ được chiller

chuyển tới bình ngưng tụ. Tại đây, sẽ có một hệ thống nước giải nhiệt đi tới nhận lấy

nhiệt lượng này và đưa ra tháp giải nhiệt để tỏa nhiệt này ra không khí xung quanh. Sau

khi tỏa nhiệt xong, nước này tiếp tục tuần hoàn về để tiếp tục giải nhiệt cho bình ngưng

của chiller.

- Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của các máy lạnh sẽ có nước ngưng tụ. Nước

ngưng này sẽ chảy trong hệ thống đường ống thu gom riêng và thải ra vị trí thích hợp

Page 28: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 27

Cơ bản về hệ thống piping của hệ Plumbing:

Hệ thống Plumbing về cơ bản sẽ bao gồm 2 hệ thống: cấp nước và thoát nước.

- Hệ thống cấp nước lấy nước từ

nguồn ( giếng hoặc nước thủy

cục…), nước này sẽ được bơm

dẫn vào các bể chứa đặt ở các

tầng thích hợp (thường là trên

mái) để lưu trữ nước trong

những trường hợp không mong

muốn như cúp nước, cúp

điện…Từ bể chứa, một hệ

thống đường ống được nối tới

các thiết bị sử dụng ( các vòi

rửa, thiết bị vệ sinh, nhà bếp…).

- Hệ thống nước thoát bao gồm

nước thoát sinh hoạt và nước mưa. Nước sinh hoạt sau khi được sử dụng (tắm rửa,

giặt đồ…) sẽ được thu gom vào các hệ thống nước thải sinh hoạt và đưa về bể xử lý

trước khi thải ra các hệ thống cống. Nước mưa sẽ được thu gom bằng một hệ thống

riêng và thải ra hệ thống cống hoặc được tận dụng vì mục đích khác.

- Đi kèm với hệ thống nước thoát là hệ thống ống thông hơi. Vì thông thường các hệ

thống nước thải này không sử dụng bơm để vận chuyển nên cần thiết phải thông hơi để

thuận tiện cho chất lỏng chảy trong đường ống.

Cơ bản vể hệ thống chữa cháy:

Hệ thống chữa cháy cũng là một hệ

thống hở. Đối với nhà cao tầng,

công trình dân dụng thì hệ thống

chữa cháy chủ yếu sử dụng nước

làm chất chữa cháy. Các hệ thống

chữa cháy bằng khí rất hiếm khi

được sử dụng.

- Hệ thống chữa cháy có một

hệ thống bồn bể chứa nước

chữa cháy riêng với hệ

thống cấp thoát nước thông

thường.

- Trong trường hợp có cháy,

bơm chữa cháy sẽ bơm

nước tới các trụ chữa cháy

ngoài nhà, cuốn vòi chữa

cháy trong nhà và các đầu

phun tự động. Đây cũng là

các thiết bị sử dụng đầu cuối của hệ thống.

Page 29: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 28

2.2.2 Piping

PIPE:

Cũng giống như Duct, pipe dùng để vận chuyển các loại môi chất. Tuy nhiên, pipe có yêu cầu

cao về độ kín và áp suất làm việc. Pipe thường được kí hiệu kích thước bằng DN hoặc ∅.

DN là đường kính danh nghĩa của đường ống và có thể xem như nó không liên quan mấy tới

kích thước thật của đường ống. Đối với một kỹ sư thi công, họ sẽ hiểu pipe có DN32 thì OD

(Outside diameter) sẽ là 42 hoặc DN40 thì OD là 49… Tuy nhiên điều này không hoàn toàn

đúng. Cùng một DN nhưng OD của ống thép và ống nhựa sẽ khác nhau, thậm chí cùng là ống

thép nhưng sử dụng tiêu chuẩn khác nhau thì với cùng DN cũng sẽ có OD khác nhau.

Đối với Revit, pipe có thể được được định nghĩa đầy đủ thông số của vật liệu, độ dày đường

ống, ID, OD theo các tiêu chuẩn trong thực tế để phục vụ cho việc tính toán sizing đường ống.

PIPE FITTING

Phụ kiện kết nối của pipe cũng rất đa dạng, tuy nhiên không tùy biến nhiều như fitting ống gió

mà phải theo các tiêu chuẩn khắt khe. Một số dạng fitting phổ biến nhất:

- Elbow: là loại fitting dùng để chuyển

hướng đi của ống. Fitting chuẩn sẽ có các

góc chuyển hướng là 30, 45, 60, 90.

- Reducer: thay đổi kích thước ống.

Reducer thường có 2 loại là concentric và

eccentric.

- Tee/Reducing tee: rẽ thành 2 ống nhánh.

Trong một số trường hợp, khi ống nhánh

nhỏ hơn nhiều so với ống chính, người ta

khoét lỗ trên ống chính và hàn ống nhánh

vào.

Page 30: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 29

- Cross: rẽ thành 3 ống nhánh (trong hệ thống MEP, thường chỉ có hệ thống chữa cháy

sử dụng cross)

PIPE CONNECTION:

Theo catalogue phía trên, một đoạn ống thẳng dài nhất chỉ là 12m và còn kết nối với nhiều phụ

kiện để chuyển hướng, rẽ nhánh tạo thành các mạng phân phối nên cần thiết phải có cách kết

nối các đoạn ống lại với nhau. Một số loại kết nối ống cơ bản:

- Nối hàn: thông thường sử dụng cho các đường ống nhỏ. Các đoạn đường ống và fitting

được kết nối với nhau bằng những mối hàn cứng.

- Nối ren: khi có yêu cầu đặc biệt về hệ thống (ví dụ: đường ống nước chữa cháy) hoặc ở

các vị trí kết nối ống với các valve thì người ta sẽ dùng kết nối ren.

- Nối bằng khớp nối: với các đường ống nhựa hoặc với các hệ thống ống chữa cháy có

kích thước lớn, người ta sử dụng các khớp nối rời để kết nối các đoạn ống.

- Nối bằng mặt bích: trong trường hợp ống lớn người ta thường sử dụng ống có kết nối

mặt bích để thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo trì hệ thống. Đặc biệt là khi nối đường

ống với van.

PIPE ACCESSORIES:

Pipe accessories cũng tương tự như Duct accessories, bao gồm các thiết bị gắn trên đường

ống để điều khiển hoạt động của hệ thống phân phối. Một số dạng pipe accessories thường

thấy trong hệ thống MEP:

Page 31: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 30

- Straner là thiết bị lọc cặn bẩn trên đường ống, lọc thường được lắp ở trước đầu vào của

các thiết bị nhằm bảo vệ thiết bị.

- Valve: là các thiết bị giúp hệ thống phân phối vận hành. Tùy theo cấu tạo mà tên gọi của

valve có thể được đặt tên khác nhau; Tuy nhiên về chức năng, ta có thể kể tên một số

loại valve cơ bản:

+ Isolate valve: nhiệm vụ chính của isolate

valve dùng để ngắt thiết bị ra khỏi hệ thống

nhằm mục đích bảo trì, sửa chữa mà không

làm ảnh hưởng hoạt động của hệ thống.

+ Control valve: là loại van dùng để điều khiển

lưu lượng môi chất đi qua đường ống.

+ Balancing valve: dùng để cân bằng áp suất

giữa các đường nhánh, giúp hệ thống phân

phối môi chất đều hơn.

+ Check valve: là van 1 chiều, dùng để ngăn

dòng chảy đi ngược.

+ Air valve: là van dùng để xả khí không

ngưng trong hệ thống.

+ Drain valve: dùng để xả cặn.

Ngoài ra còn có rất nhiều accessories phụ trợ khác như flexible join, thermal expansion, test

plug…

2.2.3 Revit Piping Module.

Có 2 dạng thiết bị trong revit:

- Equipment: là các thiết bị có cấu tạo phức tạp và mang tính máy móc (mechanism). Các

thiết bị này bao gồm chiller, bơm, quạt, FCU, AHU, Transfomer, Generator…

- Fixture: là những thiết bị đơn giản không mang tính máy móc nhiều nhw bóng đèn, thiết

bị vệ sinh hoặc vòi sprinkler…

Đặt các Equipment vào model:

- Khởi động lệnh Mechanical equipment bằng nút lệnh hoặc lệnh tắt ME.

- Chọn loại thiết bị từ khung Properties.

- Đặt thiết bị vào model và tùy chỉnh lại góc quay, cao độ của thiết bị.

Đặt các Fixture vào model:

- Sử dụng lệnh Plumbing Fixture hoặc Sprinkler để đưa thiết bị vào model bằng các nút

lệnh hoặc sử dụng lệnh tắt PX và SK.

- Chọn family tương ứng từ thanh Properties. Family của fixture thông thường sẽ gặp 2

dạng: freedom (đặt tự do trong model) hoặc workplane based (đặt trên một mặt phẳng

nào đó: tường, trần…)

- Với các family dạng freedom bạn đặt tự do thiết bị vào model rồi tùy chỉnh đúng vị trí,

cao độ cũng như góc quay của thiết bị bằng các lệnh modify.

- Với các thiết bị Workplane based: chọn lệnh để đặt thiết bị lên tường hoặc lệnh

để đặt thiết bị lên một mặt phẳng bất kỳ. Bạn cần phải chọn chính xác tên của mặt

Page 32: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 31

phẳng mà thiết bị của bạn sẽ được đặt vào, nếu mặt phẳng đó đựa vẽ ra mà chưa được

đặt tên, bạn có thể chọn option trỏ về mặt phẳng đó bằng con trỏ (pick workplane)

Vẽ ống thẳng:

- Sử dụng nút lệnh hoặc lệnh tắt PI để bắt đầu vẽ ống.

- Chọn loại đường ống cần vẽ từ thanh Properties. Loại đường ống sẽ quyết định chủng

loại fitting được tự động kết nối tự động khi bạn vẽ.

- Thay đổi các thông tin từ thanh Quick Properties trước khi vẽ

- Thực hiện vẽ đường ống giống như duct.

- Trong trường hợp muốn vẽ ống có độ dốc chính xác, sau bước thứ 3 bạn chọn các lệnh

trong thẻ slope piping trước khi thực hiện vẽ. Từ trên xuống bạn có 3 lựa chọn: ống

ngang (không có độ dốc), ống dốc lên và cuối cùng là ống dốc xuống. Giá trị Slope

value là các giá trị cài đặt từ trước trong template, bạn chỉ được chọn trong các giá trị

này. Trong trường hợp muốn thay đổi một giá trị độ dốc khác bạn cần thay đổi tùy chỉnh

trong template hoặc đơn giản là thay đổi cao độ của một trong 2 đầu đường ống.

Đặt các accessories vào đường ống:

- Sử dụng nút lệnh hoặc lệnh tắt PA.

- Chọn loại accessorie tương ứng và đặt vào đường ống.

- Sau khi đặt cần phải flip hoặc xoay accessories đúng vị trí. Bởi vì Accessories sau

khi đặt vào sẽ được kết nối với đường ống nên bạn không thể dùng các lệnh modify

thông tường để Mirror hoặc Rotate thiết bị mà phải sử dụng các lệnh riêng biệt này.

BEST PRACTICE:

Để vẽ được kiểu đường ống như mong muốn (duct/pipe) bạn cần phải chọn đúng loại đường

ống ở bước thứ 2. Loại đường ống (Duct/Pipe Type) sẽ quy định những fitting gì sẽ được tự

động kết nối khi bạn thay đổi tuyến ống hoặc rẽ nhánh, loại kết nối là gì (weld, flanged…).

Trong trường hợp muốn thay đổi một fitting bất kỳ sau khi đã vẽ xong tuyến ống, bạn bấm

chọn fitting đó và tìm trong thanh Property loại fitting mà bạn muốn sử dụng.

Sau khi thực hiện vẽ xong đoạn ống ở cao độ A, nếu muốn vẽ tiếp tuyến ống ở cao độ khác

bạn chỉ cần thay đổi giá trị Offset ở thanh Quick Properties và tiếp tục vẽ.

Nếu muốn vẽ tiếp một đoạn ống có sẵn, bạn có thể bắt đầu lại lệnh vẽ hoặc click chọn vào

đoạn ống đó rồi right click và chọn lệnh draw duct/pipe từ menu và tiếp tục vẽ.

Muốn kết nối ống với thiết bị: hãy dừng đoạn ống gần thiết bị và click chọn vào thiết bị đó.

Bạn sẽ thấy những biểu tượng … hãy click vào đó và bạn sẽ bắt đầu vẽ đường

ống từ thiết bị đi ra. Hãy kết nối ống mới này vào đoạn ống chờ sẵn của bạn.

Page 33: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 32

Bài thực hành ở lớp:

Bài 1: khả năng vận dụng vẽ các loại fitting.

Bài 2: Vẽ ống có cao độ khác nhau, kết nối ống nghiêng.

Page 34: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 33

Bài 3: Vẽ đường ống xéo

Page 35: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 34

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………....

Page 36: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 35

Section 2.3 Electrical Module

2.3.1 Basic of Electrical system.

Có khá nhiều cách phân chia hệ thống điện, một trong những cách phân chia đơn giản nhất ta

có thể xem hệ thống Electrical cho building sẽ bao gồm:

- Hệ thống phân phối: bao gồm máy phát điện, máy biến thế, các tủ điện, bảng điện và hệ

thống dây điện kết nối tới ổ cắm, bóng đèn và các thiết bị sử dụng điện khác.

- Hệ thống chiếu sáng: hệ thống đèn.

- Hệ thống bảo vệ: là hệ thống bảo vệ tòa nhà khỏi tác hại của sét, nối đất thiết bị để bảo

vệ cho con người khi có điện bị rò rỉ.

- Hệ thống điện nhẹ: là hệ thống bao gồm các đường dây tín hiệu, sử dụng nguồn điện có

voltage thấp như hệ thống mạng, điện thoại, truyền hình, hệ thống báo cháy…

Ta có thể hiểu sơ bộ hoạt động của hệ thống như sau:

Nguồn điện trung thế sẽ được đưa từ hệ thống điện lưới vào tòa nhà, điện này sẽ được các

máy biến thế chuyển thành nguồn hạ thế để phân phối tới các tủ điện chính, các tủ điện chính

này phân phối với các tủ điện/ bảng điện ở các cấp nhỏ hơn. Các thiết bị sử dụng điện sẽ được

cấp nguồn từ các tủ điện cục bộ này. Đối với các nhà cao tầng, do tổn thất khi truyền tải điện đi

xa nên có thể có nhiều phòng máy biến thế ở các độ cao khác nhau, nguồn điện trung thế sẽ

được cấp tới các phòng máy biến áp này.

Ngoài nguồn điện sinh hoạt này tòa nhà sẽ có nguồn điện dự phòng và nguồn điện khẩn cấp để

đảm bảo khi điện lưới bị cắt hoặc trong các trường hợp khẩn cấp vẫn có nguồn điện để sử

dụng…

Các thành phần của hệ Electrical trong revit:

Electrical equipment: bao gồm các thiết bị biến thế, máy phát điện và các tủ điện, bảng điện…

Electrical appliances: là các thiết bị sử dụng điện như máy lạnh, máy quạt, máy bơm…

Electrical device: bao gồm các thiết bị như ổ cắm, công tắc, điện thoại, các loại sensor, đầu

báo…

Lighting fixture: các loại đèn.

Page 37: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 36

Wire: dây dẫn điện.

Cable tray, trunking, ladder, counduit: là các thiết bị phụ trợ để kéo dây điện đi phân phối cho

tòa nhà. Trong thực tế còn có busway, busduct…dùng để phân phối dòng điện trung thế, tuy

nhiên revit hiện thiếu các thiết bị này.

2.3.2 Revit Electrical Module

Trong thực tế, hệ thống điện là hệ thống chiếm số lượng bản vẽ nhiều nhất trong hệ thống

MEP. Tuy nhiên, việc thực hiện các bản vẽ cho hệ thống điện lại đơn giản hơn khá nhiều so với

các hệ thống còn lại.

Đặt các thiết bị vào model:

- Ta sử dụng các lệnh để chọn và đặt thiết bị vào model.

- Phương pháp đặt các thiết bị điện hoàn toàn giống với đặt các thiết bị của các hệ còn

lại. Phần lớn các thiết bị điện đều thuộc dạng workplane based.

Vẽ hệ thống Cable Tray, Conduit:

- Hệ thống dây điện trong tòa nhà rất nhiều nên cần thiết có những máng cáp để dẫn

đường và bó gọn dây điện. Các loại cable tray, trunking, cable ladder…phương pháp vẽ

các loại thang máng cáp tương tự với vẽ duct.

- Conduit tương tự với ống nước, conduit có thể bằng nhựa hoặc bằng kim loại thường

sử dụng để bảo vệ dây điện đi bên trong ống. Conduit trong nhà cao tầng thường dùng

Page 38: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 37

để đi dây âm tường và đi dây trong các phòng máy. Phương pháp vẽ conduit giống với

vẽ pipe.

Vẽ dây dẫn

Có 2 phương pháp vẽ dây dẫn: vẽ bằng tay và vẽ tự động:

Phương pháp vẽ tự động: tương tự như vẽ ống nước và ống gió cũng có thể tự động để máy

vẽ, tuy nhiên trong thực tế thì chức năng tự động vẽ đường ống của revit không được sử dụng.

Tuy nhiên, chức năng vẽ dây điện lại được sử dụng khá nhiều vì trên bản vẽ dây điện chỉ mang

tính nguyên lý là chủ yếu, đường đi thực tế của các dây điện và dây tín hiệu chủ yếu đi theo các

ống conduit và thang máng cáp.

- Chọn tất cả các thiết bị điện sẽ được nối với nhau, click chọn lệnh . .Như vậy, bạn đã

nối tất cả các thiết bị vào cùng 1 mạch điện.

- Không thoát lệnh mà tiếp tục chọn lệnh để máy tự động vẽ dây

Phương pháp vẽ bằng tay tương đối đơn giản và cũng cần thiết bị bản vẽ cũng cần được thể

hiện đẹp, và chức năng vẽ tự động đôi khí nhìn không được đẹp và có thể không đúng cách vẽ

nên cũng cần sửa đổi đôi chút..

- Chọn lệnh hoặc sử dụng lệnh tắt EW.

- Lần lượt click vào thiết bị thứ nhất, 1 điểm trung gian rồi tới thiết bị thứ 2 để tạo thành

dây điện có dạng arc.

- Nếu cần thiết sửa chữa hình dáng dây điện đẹp hơn có thể click chọn dây điện và

chọn biểu tượng và kéo biểu tượng này để thay đổi độ cong dây dẫn.

Bài thực hành ở lớp:

Bài 1:

Đặt hệ thống đèn, công tắc và kết nối dây dẫn dạng arc.

Kết nối dây dẫn từ bóng đèn tới công tắc theo 2 cách như trong hình.

Page 39: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 38

Bài 2: Đặt hệ thống ổ cắm, tủ điện và nối dây dẫn dạng chamfer

Bài 3: Vẽ thang máng cáp và conduit.

Page 41: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 40

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………....

Page 42: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 41

Section 2.4 Revit Family

2.4.1 Understand of Revit Family.

Để dễ hiểu hơn về Revit Family, ta đi so sánh family với các công cụ vẽ trong auto CAD.

Công cụ vẽ trong Auto CAD và Revit:

Trong autocad, các đường thẳng là công cụ cơ bản để vẽ (một đường cong sẽ bằng rất nhiều

đoạn thẳng nhỏ kết nối với nhau).

Revit sử dụng fimily làm công cụ vẽ cơ bản. Từ một lưới trục tới một bức tường hay một cái

công tắc…tất cả đều được gọi chung là family.

Định nghĩa một thiết bị:

Trong các bản vẽ Auto CAD, để định nghĩa một biết bị bạn cần vẽ ra hình dạng của vật thể đó

giống với trong thực tế (2D hoặc 3D) hoặc sử dụng một symbol để định nghĩa, ngoài ra bạn cần

viết chữ bên cạnh để chú thích cho đối tượng đó.

Trong Revit, một thiết bị là 1 family bao gồm hình dạng 3D và các thông tin khác kèm theo. Khi

trình bày trên bản vẽ, bạn chỉ cần đưa thông tin đó ra là được.

Ví dụ:

Trong hình bên dưới. Nếu được thực hiện trên AutoCAD thì ngoài việc phải vẽ ra cần tự đánh

các chữ để giải thích cho người xem thiết bị đó là gì. Nhưng nếu hình vẽ bên dưới được thực

hiện trong Revit, người xem chỉ cần click và vật thể để xem các thông tin cần thiết, bảng bên

phái là thông tin của 1 miệng gió trong đó.

Page 43: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 42

Parameters:

Mỗi thông tin bạn đưa vào revit là một parameter. Các thông tin đưa vào sẽ có một số định

dạng cơ bản bao gồm:

- Chữ: dùng để nhập vào các thông tin hiển thị dưới dạng chữ như: tên gọi thiết bị, mô tả

đặc tính kỹ thuật…

- Số: định dạng con số bao gồm khá nhiều kiểu khác nhau vì con số đó có thể có hoặc

không có thứ nguyên. Một số định dạng về số mà revit parameter quy định: number,

length, volume, slope, currency…

- Hình ảnh: có thể dùng để gán vật liệu, render…

- Yes/no: là những tùy chọn có hoặc không.

Phương thức quản lý:

Auto CAD sử dụng layer để quản lý đối tượng.

- Tưởng tượng mỗi layer là một tấm giấy vẽ

trong suốt, và với bản vẽ có nhiều layer

bạn có thể hình dung là bản vẽ đó là do

nhiều lớp giấy vẽ trong suốt xếp chồng lên

nhau. Tất cả các hình ảnh dùng chung

một layer sẽ được vẽ riêng biệt trên một

lớp giấy. Do đó, bạn sẽ dễ dàng tắt mở

các đối tượng trên bản vẽ của mình.

- Số lượng layer mà bạn có thể được phép tạo ra là gần như vô hạn.

Revit sử dụng category để quản lý family.

- Tất cả những đối tượng có chung tính chất sẽ được gán vào

một category. Bạn có thể tùy chỉnh category để các family trong

category đó được phép hiển thị hay bị ẩn đi, và nếu được hiển

thị thì nó hiển thị như thế nào…

- Số lượng category là cố định, bạn không được phép tạo mới.

Tuy nhiên, số lượng family trong mỗi category là gần như vô

hạn. Ví dụ: cột thép, cột bê tông, cột gỗ...cột có hình dạng

vuông, tròn…có kích thước lớn hay nhỏ…tất cả đều được xếp

chung vào một category tên là Collumn. Các thiết bị bơm, quạt,

bồn bể, boiler, chiller, FCU đều là máy móc cơ khí nên được

xếp chung vào một nhóm Mechanical equipment.

- Ngoài category, revit còn sử dụng phase (thời gian), Filter (bộ

lọc) và Workset (theo công việc) để quản lý family.

Cuối cùng, một family có thể hiểu là một nhóm vật thể chứ không phải

là một vật thể riêng biệt, các vật thể trong cùng một family đều là một

dạng đồ vật và chủ yếu chỉ khác nhau về kích thước hoặc một giá trị

nào đó.

Ví dụ như trong hình bên cạnh: family chiller gồm 4 families con khác

nhau có công suất lạnh khác nhau và tương ứng với mỗi công suất đó

thì kích thước của các family con này cũng khác nhau, nhưng xét về

Page 44: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 43

cấu tạo chung thì vẫn không có nhiều khác biệt.

Dưới đây là family chiller trong bảng chọn phía trên và được sắp xếp theo thứ tự có công suất

cao nhất tới thấp nhất khi đi từ trái qua phải. Và tương ứng có thể thấy kích thước của các mô

hình 3D giảm dần từ trái qua phải:

2.4.2 Create a Family

Do revit quản lý family bằng category nên việc đầu tiên khi tạo ra một family là bạn phải biết mình đang tạo ra đối tượng nào? Nó sẽ thuộc nhóm Category nào? Từ đó bạn có thể chọn template đúng để bắt đầu tạo Family. Nếu bạn tạm thời không xác định được cụ thể thì có thể xếp family đó vào nhóm Generic Equipments.

Có 2 cách để tạo family:

- Để tạo family dùng một lần (nghĩa là một family chỉ là một vật thể cố định) bạn có thể sử

dụng mô hình được tạo trên các phần mềm 3D chuyên dụng khác như Inventer,

3Dmax…và chèn vào sử dụng làm revit family. Sau đó sử dụng revit để gán các

parameter cần thiết cho đối tượng và đưa vào sử dụng.

- Để tạo một family tùy chỉnh (từ một family ban đầu có thể tạo ra được nhiều vật thể khác

có thông số, kích thước khác so với vật thể ban đầu): để làm các family dạng này bạn

cần tự vẽ lên hình thể 3D của family trên revit và gán các parameter cho các thông số

mà bạn muốn có thể tùy chỉnh được.

Các bước cơ bản để tạo family:

B1: chọn template phù hợp để bắt đầu.

- Từ màn hình khởi động cua Revit click chọn lệnh

new family.

- Như đã nói, ta chọn đúng loại family template cho

đúng loại category. Ngoài ra, cần chú ý tới family đó

là loại gắn trên tường, trên sàn hay đặt tự do…

B2: Tạo hình đối tượng

Nếu sử dụng 3D model có sẵn từ các phần mềm khác, sử

dụng lệnh trong tab INSERT để chèn vào. Các định

dạng file mà revit hỗ trợ:

Page 45: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 44

Nếu sử dụng Revit để tạo hình 3D, ta chia hình dạng của vật thể thành nhiều phần khác nhau,

mỗi phần đó sẽ là một hình khối căn bản.

- Các hình khối căn bản là các hình hộp, hình trụ, hình chop, hình cầu…Ta sử dụng các

lệnh tạo khối:

Sau khi chọn 1 trong số các lệnh này, sử dụng bảng công cụ 2D để tạo biên dạng và

thực hiện lệnh.

Extrusion: tạo hình hộp từ biên dạng 2D hình chữ nhật, tạo hình trụ từ biên dạng 2D

tròn.

Blend: tạo hình 3D có hình dạng mặt đáy và đỉnh khác nhau.

Revolve” quay một hình 2D quanh trục để tạo vật thể 3D.

Sweep: kéo biên dạng 2D dọc theo một tuyến đường và tạo thành vật thể 3D.

Sweep blend: kết hợp 2 lệnh sweep và blend.

- Ngoài ra, ta có thể cắt các hình khối đó bằng cách tạo các Void có hình dạng cơ bản

tương tự. Các lệnh để vẽ Void

- Sắp xếp các hình khối và void đúng chỗ để tạo ra mô hình 3D mong muốn.:

B3: Gán parameter

- Bạn có thể gán các connector để vật thể đó có thể kết

nối được vào hệ thống đường ống hoặc gán nguồn

điện để đưa vật thể vào mạng phân phối điện…

- Để gán thêm những parameter tùy chỉnh khác ví dụ như về kích thước của family, bạn

phải tự định nghĩa chúng.

- Sau khi đưa family vào model, bạn có thể dùng lệnh Duplicate và tạo ra các vật thể với

nhiều kích thước khác nhau dựa trên vật thể ban đầu.

- Một điểm mạnh của revit family là

khi bạn muốn tạo ra một vật thể

theo catalogue có sẵn của nhà sản

xuất với rất nhiều kích thước khác

nhau, bạn có thể dùng bảng excel

kích thước đó để tự động nhập vào

family và tạo ra tất cả các vật thể tương ứng với catalogue mà chỉ cần vẽ ra 1 vật thể

ban đầu.

- Điểm mạnh tiếp theo của family là

bạn có thể đặt các phép tính tương

quan giữa các parameter. Và bạn

chỉ cần nhập 1 thông số bằng tay,

những thông số còn lại sẽ được

revit tự tính toán dựa theo phép tính

bạn đã cung cấp.Trong ví dụ phía

trên, khi bạn vẽ đường ống gió với kích thước bất kỳ và gắn elbow này vào thì family sẽ

tự động lấy kích thước của ống gió làm kích thước đầu vào và tự tính toán ra chiều dài

cũng như bán kính cong để vẽ thành hình khối Elbow mới.

Page 46: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 45

Revit là một phần mềm chuyên về kỹ thuật cho công trình nên bạn không nhất thiết phải dựng

các mô hình family thật đẹp và giống trong thực tế. Có 2 lý do:

- Nếu không làm EPC, bạn không bao giờ biết trước công trình của mình sẽ mua máy

móc hay vật tư của hãng nào. Và dù thiết bị cùng công suất, cùng thông số nhưng khác

hãng thì hình dáng và kích thước cũng khác nhau nên việc model quá chính xác chi tiết

của một hãng nào đó là không cần thiết.

- Trong kỹ thuật công trình, bạn chỉ cần biết kích thước tổng quát và vị trí chính xác của

các nozzle để kết nối hệ thống chứ không thiên về thẩm mỹ. Dĩ nhiên, bản vẽ của kỹ sư

cũng cần phải đẹp, tuy nhiên đẹp chỉ là yếu tố đi đằng sau sự đúng đắn và rõ rang để

ngoài đọc có thể hiểu được.

Khi bạn làm cho một công ty chuyên nghiệp, bạn không cần thiết phải tạo ra family mà sẽ có

người tạo giúp bạn. Ngoài ra thì bạn có thể tìm được rất nhiều family từ các nguồn trên mạng

như trực tiếp từ các nhà cung cấp, các diễn đàn…Nên bạn chỉ cần biết để có thể modify một

family có sẵn để sử dụng là đủ.

Bài thực hành ở lớp:

Bài 1: Tạo một vài family cho quạt ly tâm

Bài 2: Sửa family vừa tạo thành loại có thể sửa đổi kích thước được và gán các kích thước

trong bảng bên dưới vào family

Page 47: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 46

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………....

Page 48: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 47

Chapter 3: Other Skills

Dù bạn làm BIM hoặc sử dụng phương pháp truyền thống thì sản phẩm cần thiết phải đưa ra là

các bản vẽ thi công và có thể hỗ trợ các công việc của bộ phận QS. BIM model có thể dùng cho

nhiều mục đích khác nhau nhưng ra công trường thi công thì thứ bạn cầm trên tay là bản vẽ.

Và trước khi bản vẽ mang ra thi công thì cần phải được kiểm tra cấn vướng kỹ càng. Trước khi

có các công cụ như revit thì người ta phải làm bản vẽ shopdrawing bằng AutoCAD. Giờ đây,

bạn có thể dùng các công cụ để hỗ trợ cho việc kiểm tra và sửa các lỗi va chạm. Sau khi đã

sửa các lỗi va chạm, bạn cần phải trình bày model thành các bản vẽ 2D.

Bản vẽ mặt cắt phía trên rất đẹp nhưng không hề có thông tin gì cả: kích thước ống bao nhiêu?

Độ cao ống như thế nào?... Thiếu những thông tin kỹ thuật, bản vẽ chỉ là hình vẽ để ngắm. Do

đó, trên các bản vẽ cần phải thể hiện đầy đủ thông tin để người đọc có thể hiểu và biến bản vẽ

thành thực tế.

Page 49: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 48

Section 3.1 Coordination

3.1.1 What is coordination?

Sản phẩm của các kỹ sư là các bảng tính, sơ đồ nguyên lý thể hiện hệ thống hoạt động như thế

nào và bản vẽ thiết kế.

Bản vẽ thiết kế sẽ mô tả vị trí đặt của các thiết bị (ví dụ như vị trí đặt đèn đã được mô phỏng và

cần đặt đúng vị trí để đạt được mục tiêu thiết kế hoặc vị trí miệng gió đã được tính toán để

phân bố lạnh đúng và đảm bảo kỹ thuật…), đường đi cơ bản của các tuyến ống…

Hệ thống MEP bao gồm rất nhiều đường ống, thang máng cáp cũng như thiết bị nhưng ở trong

nhà cao tầng, MEP chỉ có một khoảng không gian chật hẹp phía trên trần giả nên để các bản vẽ

có thể đưa ra thi công được người ta cần đặt cao độ của các thiết bị MEP vào không gian, xem

tra thử hệ thống có thể thi công được hay không và tìm cách sửa các lỗi đó. Quy trình này

được gọi là làm shopdrawing.

Việc làm shopdrawing trên các phần mềm CAD 2D thực sự khó khăn và tốn kém thời gian. Bạn

phải tự hình dung các đường ống đi trong không gian như thế nào nó có đâm xuyên hệ thống

dầm đà của kết cấu hay không, nếu có những đường ống khác cắt ngang thì các ống có va

chạm nhau hay không… Do đó, các công trình thường hay bị vướng nhiều sai sót.

Việc sử dụng BIM để hỗ sửa cái sai sót va chạm đó được gọi là coordination. Quy trình thực

hiện này sẽ do một người được gọi là BIM Coordinator điều phối. BIM Coordinator sẽ quản lý

các model và quyết định những gì sẽ được vẽ như thế nào ở mỗi giai đoạn thiết kế. Coordinator

kiểm soát các lỗi này từ giai đoạn ban đầu của thiết kế, hạn chế để phát sinh nhiều lỗi và phối

hợp các Drafter sửa lỗi một cách hợp lý.

Page 50: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 49

Coordinator sẽ điều phối nguồn thông tin trao đổi giữa các modeler, giữa nhóm modeler với

engineer và giữa bộ phận MEP với các bộ phận Arch, Struc và với các bên khác. Giảm thiểu lỗi

phát sinh cũng như giảm thời gian cho việc phối hợp bản vẽ.

Trên lý thuyết, khi áp dụng BIM thì các bản vẽ hoàn toàn có thể mang ra thi công mà không cần

phải shopdrawing lại.

Nhưng trên thực tế thì rất ít công trình đạt tới mức đó, lý do có thể do chủ đầu tư không hiểu rõ

hết các ích lợi mà BIM mang lại nên không muốn bỏ thêm tiền cho bên thiết kế làm

shopdrawing vì nếu để cho các thầu phụ thi công làm shopdrawing thì chủ đầu tư/tổng thầu

không phải trả tiền cho chi phí làm bản vẽ. Và mặc dù họ không cần phải trả phí bản vẽ nhưng

thay vào đó họ phải tốn thời gian và lãng phí tiền bạc để sửa chữa những sai sót đó.

3.1.2 Run clash detection

Quá trình tìm kiếm những lỗi va chạm được thực hiện bằng các phần mềm như:

- Revit: bản thân revit cũng có thể thực hiện kiểm tra va chạm cấn vướng giữa các đối

tượng với nhau. Sau đó, revit xuất ra một bảng kết quả chính xác các vị trí cấn vướng,

từ đó modeler có thể dễ dàng tìm tới vị trí bị sai và sửa chữa.

- Navisworks: bản thân naviswork không phải là một phần mềm vẽ, chức năng của

naviswork chủ yếu là dùng để mô phỏng quá trình thi công 4D, bốc dự toán và kiểm tra

va chạm của model. Sau khi chạy clash test, naviswork có thể xuất ra bảng excel chụp

hình các lỗi va chạm.

Page 51: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 50

- Ngoài ra còn khá nhiều công cụ khác có thể sử dụng để kiểm tra va chạm, và ngoài

naviswork thì còn có một số công cụ nổi tiếng khác như Solibri, BÍMSign…

Đối với revit, ta có thể kiểm tra cấn vướng giữa các đối tượng trong model với nhau hoặc giữa

các đối tượng giữa các model với nhau. Các bước để thực hiện kiểm tra clash:

B1: Trong tab lệnh Colaborate, khởi động lệnh

B2: Trong bảng hiện ra có 2 phần tách biệt, mỗi phần tượng trưng cho một model revit. Chọn

các vật thể cần kiểm tra giữa bên phải và bên trái. Nếu muốn kiểm tra cấn vướng trong mode

thì để tùy chọn là current project, nếu muốn chọn kiểm tra va chạm với vật thể trong model khác

thì chọn tên của model đó.

B3: Sau khi có kết quả, revit báo ra chính xác vật thể đó ở đâu bằng cách chọn vào lỗi và click

show. Hoặc có thể xuất file báo lỗi va chạm ra bằng định dạng html.

Page 52: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 51

Section 3.2 Schedule

Một trong những chức năng hay nhất của revit là Schedule. Sử dụng schedule bạn có thể xuất

ra bất cứ thông tin gì của bất cứ vật thể nào trong BIM model.

Những thông tin này có thể phục vụ cho những tính toán engineering hoặc để đếm số lượng

thiết bị, đo đạc đường ống… để hỗ trợ bốc dự toán.

Trong ví dụ phía trên là một mẫu bốc dự toán cửa bằng revit. Ngoài việc đo đếm, schedule còn

có những chức năng cơ bản của excel, nhờ đó có thể sử dụng schedule để thực hiện những

phép tính đơn giản một cách tự động.

Về cách thức hoạt động, schedule của revit dựa vào các thông tin đã được input vào trong quá

trình modeler tạo ra bản vẽ và thể hiện các thông tin đó ra ngoài. Bốc dự toán của Revit được

gọi là MTO. Các dữ liệu này sẽ được xử lý lại để trở thành bảng BOQ.

Các bước cơ bản để tạo một schedule:

B1: Trong Ribbon View tab của revit, chọn lệnh và lựa chọn loại hình Schedule

phù hợp để bắt đầu.

B2: Trong khung thiết lập hiện ra. Chọn category của đối tượng.

B3: Chọn các parameter cần lấy thông số và Add vào khung Scheduled fields. Ví dụ: parameter

Count để chỉ số lượng thiết bị, Length để chỉ tổng chiều dài, Name để biết thiết bị đó loại nào,

B4: Có thể dùng Calculated Value để tạo các phép tính đơn giản xử lý sơ các thông số có

được. Ngoài ra thì có thể sử dụng Filter, Sofrting/Grouping…để xử lý các dữ liệu lấy ra được từ

model.

B5: Revit cho phép xem Schedule dưới dạng bảng bằng chính phần mềm, và chỉ có phép xuất

ra định dạng txt. Nếu muốn lấy dữ liệu ra excel cần phải xử lý file txt này hoặc sử dụng addin

trực tiếp xuất từ Revit schedule thành bảng excel.

Page 53: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 52

Section 3.3 Documentation

Sau khi đã tạo được model và coordinate hoàn chỉnh, việc kế tiếp là xuất ra bản vẽ để thi công.

Công việc này bao gồm 3 bước như sau:

3.3.1 Create sheet and add view to sheet.

Hệ thống MEP sẽ được phát hành thành các bộ bản vẽ khác nhau để phục vụ cho việc thi công

dễ dàng. Về cơ bản, ta có các bộ bản vẽ sau:

- Mechanical: bao gồm ít nhất 2 bộ bản vẽ ống gió và ống nước.

- Electrical: bao gồm ít nhất 3 bộ bản vẽ: hệ thống phân phối, hệ thống chiếu sáng và hệ

thống điện nhẹ.

- Plumbing: bao gồm ít nhất 2 bộ bản vẽ riêng biệt cho hệ thống cấp nước và thoát nước.

- Fire Fighting: thường chỉ gồm 1 bộ bản vẽ.

Mỗi một bộ bản vẽ sẽ bao gồm rất nhiều chủng loại bản vẽ trong đó, một số loại cơ bản:

- Bản vẽ legen & symbol: chú thích các ký hiệu và chữ viết tắt trong bản vẽ.

- Schematic: mô tả hoạt động của hệ thống.

- Schedule: danh sách thiết bị chính.

- Plan layout: là bản vẽ mặt bằng.

- Section/elevation: ở các vị trí khó hình dung trên mặt bằng, người ta sẽ tạo ra các mặt

cắt, mặt đứng để mô tả rõ hơn.

- 3D/isometric: một sô trường hợp quá phức tạp, người ta sẽ thể hiện bản vẽ dưới dạng

3D để người xem dễ nắm bắt ý đồ thiết kế.

Page 54: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 53

- Detail: để mô tả chi tiết cách thi công, lắp đặt các thiết bị.

Tất cả các bản vẽ đều được thể hiện trong khung tên. Một khung tên sẽ chứa đựng những

thông tin cơ bản như:

- Tên công trình, chủ đầu tư và các bên tham gia thiết kế, thi công.

- Tên những người tham gia chính trong dự án

- Tên của bản vẽ, tỉ lệ bản vẽ, ngày tháng và mục đích phát hành bản vẽ.

Trong một khung tên bản vẽ có thể chứa đựng nhiều bản vẽ của nhiều tầng khác nhau hoặc

ngược lại, bản vẽ của một tầng sẽ được tách ra thành nhiều bản.

Nếu như bạn sử dụng AutoCAD bạn có thể trình bày bản vẽ, khung tên trên layout hoặc cũng

có thể trình bày trực tiếp trên model. Tuy nhiên, đối với Revit bạn bản sử dụng đúng thứ tự trên

project browser:

- Mục Views: chứa tất cả các khung viewport làm việc của bạn,

bao gồm mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và 3D.

- Mục sheet là nơi để bạn đưa các khung viewport của mình vào

khung tên và in ấn.

- Các mục còn lại chứa tất cả các đối tượng trong file revit của

bạn: tất cả các family, group, assembly và các file được link từ

bên ngoài tới.

Các bước cơ bản để tạo khung tên và đưa bản vẽ vào khung tên:

B1: click chuột phải vào Sheet ngay trên Project Browser rồi chọn New Sheet. Hoặc bạn có thể

sử dụng lệnh trong tab Views của revit. Ngay sau đó chọn loại khung tên và ok.

B2: Tương tự như tạo sheet, để đưa bản vẽ vào khung tên bạn có 2 cách. Click chuột phải vào

khung tên vừa tạo và chọn Add view hoặc sử dụng lệnh trong tab View. Khi sử dụng lệnh

này, revit sẽ hiện lên một bảng bao gồm tất cả các view có thể chèn được vào khung tên. Lưu ý

rằng cùng một khung tên bạn không thể chèn 1 viewport vào 2 lần.

3.3.2 Tag, note and dimention

Các thao tác tag, note và dim không phức tạp, tuy nhiên cũng không hề dễ. Người làm

document cần phải biết nên cần tag, note những thông tin gì mới đầy đủ để người xem có thể

hiểu và sử dụng bản vẽ.

Ví dụ:

Page 55: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 54

- Bản vẽ phía trên không hề có những thông tin khác ngoài những hình ảnh, do đó người

xem không hề nắm bắt được chi tiết những thông tin của bản vẽ.

- Bản vẽ trên đây là bản vẽ thiết kế sau khi đã làm document đầy đủ, nhìn vào nó người

xem có thể biết được đường ống này có kích thước bao nhiêu, thiết bị này tên gì, miệng

gió ngày loại gì và lưu lượng gió bao nhiêu…Những thông tin trên là cơ bản đã giúp

người xem hiểu được thêm rất nhiều về bản vẽ,dựa vào đó người ta có thể kiểm tra

thiết kế đúng hay sai…

- Nhưng dù vậy thì bản vẽ phía trên vẫn không thể đưa ra để thi công. Một bản vẽ để

mang ra thi công cần có thêm ít nhất những thông tin về vị trí chính xác của thiết bị,

đường ống cũng như cao độ của nó.

Page 56: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 55

Bên cạnh đó, số lượng các thông tin này đôi khi rất nhiều nên người Drafter cần phải biết cách

sắp đặt chúng hợp lý không gây thêm rối loạn và khó khăn khi đọc.

Và như vậy, về cơ bản bạn có thể hiểu việc làm document chính là thêm những thông tin vào

bản vẽ nhưng ứng với từng loại bản vẽ, công việc làm document sẽ khác nhau tùy theo chức

năng của bản vẽ được sử dụng vào mục đích gì.

Những thông tin cần thiết cần đặt vào bản vẽ:

Đối với các bản vẽ thiết kế: những thông tin cần thiết phải có là tên của thiết bị, tên và kích

thước của các loại đường ống, lưu lượng miệng gió, điểm kết nối của thiết bị…

Đối với bản vẽ thi công cần có thêm vị trí đặt thiết bị, vị trí này sẽ bao gồm vị trí trên mặt bằng (

thường lấy lưới trục hoặc tường để định vị) và cao độ của thiết bị (thường so với mặt sàn).

Ngoài ra có thể có thêm các thông tin về độ dốc đường ống…

Tùy theo bản vẽ cụ thể có thể có thêm những thông tin cần thiết khác nhưng những thông tin

cơ bản được liệt kê trên đây là tổng quát cho các loại bản vẽ.

Các bước cơ bản để thực hiện tag trên revit:

Sử dụng lệnh tắt TG hoặc click vào lệnh .

Trỏ con chuột vào đối tượng cần tag, các thông tin cần thiết sẽ hiện ra.

Di chuyển thông tin đó tới vị trí phù hợp. Trong trường hợp di chuyển ra xa thì cần click vào

lệnh để tạo ra mũi tên trỏ tới vật thể.

Trong một số trường hợp cần gõ chữ thông thường, dùng lệnh TX hoặc click vào lệnh để

bắt đầu viết chữ.

Sử dụng trình soạn thảo để căn lề cho text, có thể thêm các mũi tên để

chỉ vào vật thể tương tự như tag.

3.3.3 Printing and exporting files

Để in ấn bản vẽ ta sử dụng tổ hợp phím ctr + P

Khung setting đầu tiên cho phép ta chọn lựa các máy in thật hoặc máy in ảo (in ra PDF):

Nếu bạn lựa chọn máy in ảo, khung setting tiếp theo cho phép bạn in nhiều bản vẽ riêng biệt

hoặc gộp tất cả các bản vẽ đó trên cùng một file *.PDF. Ngoài ra là vị trí lưu file đã in.

Page 57: [ANTDEMY] Revit Mep

[email protected] 56

Khung điều chinh thứ 3 cho phép bạn lựa chọn in view đang mở hoặc click vào Seclected

vews/sheets để chọn và in hàng loạt các bản vẽ cùng một lúc. Khung option bên phải là các tùy

chọn định dạng bản vẽ.

Cuối cùng bạn ấn OK để thực hiện lệnh in.

Để export file revit thành các định dạng khác:

Click vào biểu tượng Revit ở góc trên bên trái và lựa chọn export.

Revit cho phép bạn xuất file thành các định

dạng:

- DWG, DWF ( Auto CAD 2D/3D)

- gbXML: là một định dạng file hỗ trợ tính

toán green building.

- IFC: là định dạng chung của các phần

mềm làm BIM, dùng để giao tiếp với một

phần mềm làm BIM khác.

- Ngoài ra còn rất nhiều định dạng file khác

thuộc nhiều chủng loại khác nhau như

data, hình ảnh render, phim hoạt hình,

report…

Tuy nhiên, muốn file xuất ra đẹp và được như ý

muốn cần phải sử dụng template chuyên nghiệp

và người tạo ra template đó đã thiết lập sẵn cấu

hình để export từ trước.