Alexis lo lắng cho cái tƣợng bán thân cuả ĐGM lại đồn lắm...

30
151 Alexis lo lắng cho cái tƣợng bán thân cuả ĐGM Jeannin, nên các nhà bác học đã phải đành cho phóng từ giữa lối đi. Công trình sƣ Berger giành quyền khai hoả, tƣớng nhìn hệt Tintin dù Anh vẫn thích làm Dupond hơn! Cả nhà nín thở. Có kẻ cam đoan nghe rõ cả tiếng hoa đại (sứ) …. nở! Xạo! Kỹ sƣ Berger long trọng bƣớc tới, châm ngòi (là 1 cái đuôi từ 1 mảnh bóng bàn cắt nhỏ). "Xì,Xịt" một tiếng rõ to. Khói xì um tùm, khét lẹt. Nhiều ngƣời, trong đó có "thày" Quỳnh, "Thầy" Viên, thầy Nguyên (và cả Đức Alexis) nhắm mắt, che mặt lại. Thầy Trí Già mắt vẫn mở to, phục tài bọn hậu thế,tràng hạt trong tay lần liên hồi, cái bê rê suýt rơi vì chen chúc. Nhƣng, tàn nhẫn thay cái định luật "tiền nào cuả đó": số nhiên liệu chƣa hề thấy trong bất cứ tài liệu khoa học nghiêm chỉnh nào, chỉ nâng đƣợc phi thuyền cao cở vài gang rời mặt đất đủ cao để rơi lại gần nhƣ nguyên xi từ chổ đƣợc … phóng đi! Đít phi thuyền cháy đen ngòm,tiêu luôn mộng theo chân Haddock, TinTin lên mặt trăng! Don‟t be so disappointed, hỡi các nhà bác học: chỉ 7 năm sau, to a day (jour pour jour), Mẽo đã ăn cắp cọp- pi bản quyền để lên trên mặt trăng. Ít ra, lớp CVK 60 cũng có ngƣời nối nghiệp. (Chẳng thế mà trên bàn Rev Thắng, chẳng khi nào vắng hình 1 cái … tênlửa!). Sáng chế là cái tài cuả CVK, nhƣng bắt chƣớc cũng tài chẳng kém, tài hoa mà tài cả… họa! "Chữ tài đi với chữ tai một vần" mà! Buổi tối, Cha Trinh cho xem phim Pygmée(xứ ngƣời lùn). Vũ khí cuả các trự cao 1, 1m hay 3,5 inches nầy, là những cái ống tre lồ ô nhỏ xíu và những mũi tên tẩm độc gắn vào 1 cái nhƣ chiếc loa kèn nhỏ. Khi bỏ vào, thổi mạnh, mũi tên phóng đi vun vút. Cái giống lồ ô đủ kích đủ cở thì ở Paradis thiếu gì. Đinh "chỉ" thay cho mũi tên và chỉ cần văn tí giấy là thành thợ săn Pygmée. Chỉ sau 2 đêm mà cả CVK biến thành Pygmées vũ trang đầy đủ. Nhƣng tìm đâu ra mục tiêu đây? Thế là trong lúc thử loại vũ khí không tẩm độc nầy, Bảy Tẹt thổi phẹt một cái. Mũi tên xé gió bay đi, cắm phập vào … lƣng Kình An Khê, đứng gần nơi để lu nuớc lọc ở cuối góc nhà, cạnh phòng học chung. Trƣớc khi mở miệng la hét, kêu khóc nhƣ Ngô chết gái, thì con nhà Kình vùng vằng trúng cái lu! "Hoạ vô đơn chí, con ơi" (Bố Bảy Tẹt vốn học nho, hay dạy nó thế). Con nhà Kình chạy vào Cha Faugère, nhƣng không quên mếu máo ghé Đức Thầy. 5 roi và qùy 1 giờ cho mũi tên. 5 roi và một giờ phạt qùy cho cái lu bể. Không cần đình chiến, ngay sau đó, tất cả vũ khí đều biến mất nhƣ chƣa hề có cung tên, trả lại hoà bình cho trần thế. Phải vậy thôi, vì chỉ còn 12 ngày sau là Lễ Noel! Nhiều cái phát minh không đƣợc ai cấp patent bản quyền, vì lén lén lút lút (of course!) nhƣ là nhà ngủ ở lầu 3 mà nhà vệ sinh ở mãi tầng trệt, đi ngủ chƣa kịp … thải hết đồ đặc đồ lỏng, đêm tối âm u lại đồn lắm … ma! Đành nín thôi, song không phải ai cũng có tài nín. Cho nên, thỉnh thoảng cầu thang vẫn ƣớt đều, giòng nƣớc âm thầm róc rách nhƣ 1 con rắn trƣờn nhẹ, từ trên cao bò xuống dƣới. Chủ nhân khoan khoái tạ ơn Chúa, nhƣng tim đập thùm thụp, vì lỡ mà bị tóm đƣợc thì … ể lắm! Cái kim trong đạy, lâu ngày còn lòi ra, huống chi …! Vâng, có một buổi trời tối nhƣ đêm 30, Cha quản lý Trinh ở lầu dƣới giật mình thức giấc. Cái đầu tiên phả vào mũi Ngài, là cái mùi "nồng nàn" nhƣ nƣớc muối dƣa cả năm chƣa đổ! Kế đến, Ngài soi đèn và thấy 1 giòng nƣớc lúc đầu còn chậm rãi tạo 1 vệt đen theo cột trƣờn xuống. Nhƣng có lẽ chủ nhân vòi rồng thấy mọi sự tốt đẹp yên ả, mà áp lực ngày càng tăng, nên vặn hết volume! Khi ấy nƣớc tung toé. Ngài cầm đèn pin nhẹ nhàng thám sát chiến sự, thì thấy con nhà Thành(63 Châu Sơn), đang ngỡ ngàng … khoá vòi. Cái loại vòi chết dịch nầy mở dễ mà đóng khó: khúc xà lỏn rồi đến đùi, chân, anh chàng từ từ thấm đẫm. Cha Trinh hiền nhƣ bụt. Ngài dắt hắn đi rửa. Hắn trút mọi xấu hổ, bực tức lên Mỗ vì Mỗ dám kêu hàng xóm dậy chung … cƣời. Hôm sau, giờ phiên bàn trƣa, bổng nhiên hắn nhào vào vật Mỗ té nhào. Đức Thầy Alexis tƣởng Mỗ mới thêm một cái tài đánh lộn, bèn ra chiếu chỉ cho cả 2 phe: "qùy 30 phút", cấm cãi! Cha Trinh thì không bao giờ ngờ cớ sự,đi ngang qua tủm tỉm cƣời! Nhìn cái nốt ruồi duyên cuả Ngài rung rinh, biết ngay Ngài đang cố nín! Bằng từng nầy tuổi rồi,mà nay hể nghe nói đến “phát minh”,”sáng chế”, là da Mỗ nhất loạt nỗi gai ốc! DỌC ĐƢỜNG GIÓ BỤI (CHUYẾN XE CHỞ ĐẦY ẮP KỶ NIỆM VỀ LẠI MÁI NHÀ TIỂU CHỦNG VIỆN XƢA) Tiếng xe gắn máy không hẹn mà đến gần nhƣ một trật: hai, bốn, năm, rồi lần lƣợt đủ khắp mặt bô lão, khắp mặt nhi đồng: sân nhà CVK Luận sáng trƣng, sáng hơn mấy hôm ngƣời làm chở những bao cà phê về, đổ ra đỏ ửng cà một vùng sân phơi. Nhƣng hôm nay chủ nhân những chiếc xe tập họp giữa đêm khuya ngày áp lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê nầy ăn mặc không giống nhƣ những ngƣời sắp lên nƣơng rẫy, mà nhƣ chuẩn bị đi dự một lễ hội, đám đình nào đó. Cũng không đúng! Chẳng ai dỡ hơi đi tổ chức đám đình vào những ngày nầy, khi mọi gia đình lớn bé già trẻ đều ở ngoài rẫy cà phê, không chỉ tranh thủ với thời gian,với thời tiết,mà còn chạy đua với…trộm, đám ngƣời rình rập chỉ chực chờ gia chủ sơ hở,là hái trộm,thậm chí còn cõng luôn cả những bao cà phê đã hái. Đám ngƣời mới đƣợc ngƣời nhà chở tới,hôm nay nom thanh lịch hơn hẳn ngày thƣờng: mày râu bảnh bao,tóc tai gọn gàng, thoang thoảng mùi nƣớc hoa,cƣời nói chào hỏi nhau rộn ràng. Hai từ KONTUM không ngớt trên môi, nhƣ

Transcript of Alexis lo lắng cho cái tƣợng bán thân cuả ĐGM lại đồn lắm...

151

Alexis lo lắng cho cái tƣợng bán thân cuả ĐGM Jeannin, nên các nhà bác học đã phải đành cho phóng từ giữa lối đi. Công trình sƣ Berger giành quyền khai hoả, tƣớng nhìn hệt Tintin dù Anh vẫn

thích làm Dupond hơn! Cả nhà nín thở. Có kẻ cam đoan nghe rõ cả tiếng hoa đại (sứ) …. nở! Xạo! Kỹ sƣ Berger long trọng bƣớc tới, châm ngòi (là 1 cái đuôi từ 1 mảnh bóng bàn cắt nhỏ). "Xì,Xịt" một tiếng rõ to. Khói xì um tùm, khét lẹt. Nhiều ngƣời, trong đó có "thày"

Quỳnh, "Thầy" Viên, thầy Nguyên (và cả Đức Alexis) nhắm mắt, che mặt lại. Thầy Trí Già mắt vẫn mở to, phục tài bọn hậu thế,tràng hạt trong tay lần liên hồi, cái bê rê suýt rơi vì chen chúc. Nhƣng, tàn nhẫn thay cái định luật "tiền nào cuả đó": số nhiên liệu chƣa hề thấy trong bất cứ tài

liệu khoa học nghiêm chỉnh nào, chỉ nâng đƣợc phi thuyền cao cở vài gang rời mặt đất đủ cao để

rơi lại gần nhƣ nguyên xi từ chổ đƣợc … phóng đi! Đít phi thuyền cháy đen ngòm,tiêu luôn mộng theo chân Haddock, TinTin lên mặt trăng! Don‟t be so disappointed, hỡi các nhà bác học: chỉ 7 năm sau, to a day (jour pour jour), Mẽo đã ăn cắp cọp-

pi bản quyền để lên trên mặt trăng. Ít ra, lớp CVK 60 cũng có ngƣời nối nghiệp. (Chẳng thế mà trên bàn Rev Thắng, chẳng khi nào vắng hình 1 cái … tênlửa!). Sáng chế là cái tài cuả CVK, nhƣng bắt chƣớc cũng tài chẳng kém, tài hoa mà tài cả… họa! "Chữ

tài đi với chữ tai một vần" mà! Buổi tối, Cha Trinh cho xem phim Pygmée(xứ ngƣời lùn). Vũ khí cuả các trự cao 1, 1m hay 3,5 inches nầy, là những

cái ống tre lồ ô nhỏ xíu và những mũi tên tẩm độc gắn vào 1 cái nhƣ chiếc loa kèn nhỏ. Khi bỏ vào, thổi mạnh, mũi tên phóng đi vun vút. Cái giống lồ

ô đủ kích đủ cở thì ở Paradis thiếu gì. Đinh "chỉ" thay cho mũi tên và chỉ cần văn tí giấy là thành thợ săn Pygmée. Chỉ sau 2 đêm mà cả CVK biến thành Pygmées vũ trang đầy đủ. Nhƣng tìm đâu ra mục tiêu đây? Thế là trong lúc thử loại vũ khí không tẩm độc nầy, Bảy Tẹt thổi phẹt một cái. Mũi tên xé gió bay đi, cắm phập vào … lƣng Kình

An Khê, đứng gần nơi để lu nuớc lọc ở cuối góc nhà, cạnh phòng học chung. Trƣớc khi mở miệng la hét, kêu khóc nhƣ Ngô chết gái, thì con nhà Kình vùng vằng trúng cái lu! "Hoạ vô đơn chí, con ơi" (Bố Bảy Tẹt vốn học nho, hay dạy nó thế). Con

nhà Kình chạy vào Cha Faugère, nhƣng không quên mếu máo ghé Đức Thầy. 5 roi và qùy 1 giờ

cho mũi tên. 5 roi và một giờ phạt qùy cho cái lu bể. Không cần đình chiến, ngay sau đó, tất cả vũ khí đều biến mất nhƣ chƣa hề có cung tên, trả lại hoà bình cho trần thế. Phải vậy thôi, vì chỉ còn 12 ngày sau là Lễ Noel!

Nhiều cái phát minh không đƣợc ai cấp patent bản quyền, vì lén lén lút lút (of course!) nhƣ là nhà ngủ ở lầu 3 mà nhà vệ sinh ở mãi tầng trệt, đi ngủ chƣa kịp … thải hết đồ đặc đồ lỏng, đêm tối âm u

lại đồn lắm … ma! Đành nín thôi, song không phải ai cũng có tài nín. Cho nên, thỉnh thoảng cầu thang vẫn ƣớt đều, giòng nƣớc âm thầm róc rách nhƣ 1 con rắn trƣờn nhẹ, từ trên cao bò xuống

dƣới. Chủ nhân khoan khoái tạ ơn Chúa, nhƣng tim đập thùm thụp, vì lỡ mà bị tóm đƣợc thì … ể lắm! Cái kim trong đạy, lâu ngày còn lòi ra, huống chi …! Vâng, có một buổi trời tối nhƣ đêm 30, Cha quản lý Trinh ở lầu dƣới giật mình thức giấc. Cái đầu tiên phả vào mũi Ngài, là cái mùi "nồng nàn" nhƣ nƣớc muối dƣa cả năm chƣa đổ! Kế đến, Ngài

soi đèn và thấy 1 giòng nƣớc lúc đầu còn chậm rãi tạo 1 vệt đen theo cột trƣờn xuống. Nhƣng có lẽ chủ nhân vòi rồng thấy mọi sự tốt đẹp yên ả, mà áp lực ngày càng tăng, nên vặn hết volume! Khi ấy nƣớc tung toé. Ngài cầm đèn pin nhẹ nhàng thám sát chiến sự, thì thấy con nhà Thành(63

Châu Sơn), đang ngỡ ngàng … khoá vòi. Cái loại vòi chết dịch nầy mở dễ mà đóng khó: khúc xà lỏn

rồi đến đùi, chân, anh chàng từ từ thấm đẫm. Cha Trinh hiền nhƣ bụt. Ngài dắt hắn đi rửa. Hắn trút mọi xấu hổ, bực tức lên Mỗ vì Mỗ dám kêu hàng xóm dậy chung … cƣời. Hôm sau, giờ phiên bàn trƣa, bổng nhiên hắn nhào vào vật Mỗ té nhào.

Đức Thầy Alexis tƣởng Mỗ mới thêm một cái tài đánh lộn, bèn ra chiếu chỉ cho cả 2 phe: "qùy 30 phút", cấm cãi! Cha Trinh thì không bao giờ ngờ cớ sự,đi ngang qua tủm tỉm cƣời! Nhìn cái nốt ruồi duyên cuả Ngài rung rinh, biết ngay Ngài đang cố nín!

Bằng từng nầy tuổi rồi,mà nay hể nghe nói đến “phát minh”,”sáng chế”, là da Mỗ nhất loạt nỗi gai ốc!

DỌC ĐƢỜNG GIÓ BỤI

(CHUYẾN XE CHỞ ĐẦY ẮP KỶ NIỆM VỀ LẠI

MÁI NHÀ TIỂU CHỦNG VIỆN XƢA) Tiếng xe gắn máy không hẹn mà đến gần nhƣ một trật: hai, bốn, năm, rồi lần lƣợt đủ khắp mặt bô lão, khắp mặt nhi đồng: sân nhà CVK Luận sáng trƣng, sáng hơn mấy hôm ngƣời làm chở những bao cà phê về, đổ ra đỏ ửng cà một vùng

sân phơi. Nhƣng hôm nay chủ nhân những chiếc xe tập họp giữa đêm khuya ngày áp lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê nầy ăn mặc không giống nhƣ những ngƣời sắp lên nƣơng rẫy, mà nhƣ chuẩn bị đi dự một lễ hội, đám đình nào đó. Cũng không

đúng! Chẳng ai dỡ hơi đi tổ chức đám đình vào những ngày nầy, khi mọi gia đình lớn bé già trẻ

đều ở ngoài rẫy cà phê, không chỉ tranh thủ với thời gian,với thời tiết,mà còn chạy đua với…trộm, đám ngƣời rình rập chỉ chực chờ gia chủ sơ hở,là hái trộm,thậm chí còn cõng luôn cả những bao cà phê đã hái. Đám ngƣời mới đƣợc ngƣời nhà chở tới,hôm nay nom thanh lịch hơn hẳn ngày thƣờng:

mày râu bảnh bao,tóc tai gọn gàng, thoang thoảng mùi nƣớc hoa,cƣời nói chào hỏi nhau rộn ràng. Hai từ KONTUM không ngớt trên môi, nhƣ

152

thể họ đang chuyền chúng từ miệng ngƣời nầy sang ngƣời khác. Khi phu nhân chủ nhà mời anh em vào nhà ăn

cháo gà và uống cà phê “cho ấm bụng” trƣớc khi khởi hành, thì xe hơi cũng tới : đồng hồ chỉ 23.45. Anh em có 15 phút để thanh toán nồi cháo gà và cà phê, vì hẹn đúng 24 giờ sẽ xuất phát. Giữa đêm khuya,chỉ còn nghe tiếng thìa múa đụng thành tô, hoặc tiếng thià nhỏ va vào thành ly lanh canh, những ly cà phê sữa thơm lừng. Hai từ

KONTUM cũng tạm gác lại. Nếu thay vì chiếc bàn tròn là một chiếc bàn dài, thì ai đó liên tƣởng ngày nghỉ lễ thuở xƣa : cũng nôn nao cả đêm,rồi xe ca vào giữa đêm và ra về giữa đêm. Chỉ sau ít giờ xe chạy là gặp lại mẹ,gặp lại anh chị em,bạn bè lâu ngày xa cách.Hôm nay, đúng hơn là đêm nay,

những ngƣời tụ họp ở đây cũng có cùng tâm trạng đó, dù là chuyến xe ngƣợc dòng: ngƣợc dòng cả

về không gian lẫn thời gian,nhƣng sự nôn nao thì y nguyên! Mấy chục năm xƣa, rời mái Nhà TCV về lại Mái Nhà Gia đình. Nay rời gia đình, để tìm về Mái Nhà TCV xƣa, tìm lại hơi ấm tình thƣơng, gặp lại huynh đệ đàn anh đàn em,nhƣng vui nhất và

hồi hộp nhất là nhìn lại những bạn thân đã từng mài đũng quần với nhau,từng tranh nhau từng đƣờng banh, giành nhau từng miếng cơm cháy, cùng nhau “toa rập” trong đủ trò khỉ mà kết cuộc nạn nhân nhăn nhó vì bị chơi xỏ,còn thủ phạm cũng nhăn nhó vì bị phạt! Sƣơng gió dãi dầu! Nói xa xôi gì: ngay trong đám đang ngồi húp cháo rụp

rụp nầy, có những mái đầu muối đã nhiều hơn tiêu. Gặp nhau một lần nữa - chỉ ít tiếng đồng hồ nữa thôi - sống với nhau một ngày – bèo dạt mây

trôi - rồi hát với nhau ca khúc giã từ đãm nƣớc mắt: GIỜ ĐÂY PHÖT CHIA LY,BẠN ƠI VUI RA ĐI.GIAN KHỔ TA KHÔNG NỀ,LUÔN NHỚ NHAU

TRONG ĐỜI. Nhớ thôi,nhớ lắm,nhƣng có lẽ đây là lần cuối gặp mặt nhau. Màn đêm bƣông lơi, theo ánh lửa dần tàn.Tình anh em ta theo ánh lửa tràn lan. Tim ta đây còn cất cao mối tình mặn nồng. Lửa đêm nay tan,nhƣng lửa thiêng còn cháy âm thầm ngàn đời.Biệt ly muôn phƣơng ta nguyện đem lửa thiêng rải rác khắp chốn.Mong mai sau

ngọn lửa thiêng cháy lên đốt lòng mọi ngƣời. Ai đó cất lên bài ca chia ly trƣớc khi gặp mặt: TAN trƣớc khi HỢP. Chƣa HỢP đã phải nghĩ tới TAN. Sóng ngoài biển tấp vô.Mây trên trời cuộn lại. Sóng tan,mây tán: mắt từng ngƣời đỏ hoe. Phu nhân

chủ nhà dƣờng nhƣ không chịu nỗi, len lén lau nƣớc mắt và đi vào nhà trong, lúng túng làm đổ

nồi niêu. Rồi tiếng CVK Luận hô lớn “ AU LARGE ! LÊN ĐƢỜNG NÀO ANH EM! Tất cả lục tục ra xe. Một anh vói tay lấy mấy cây tăm: chƣa ai kịp xỉa răng! Xe lăn bánh,chậm hơn dự kiến 7 phút. Chiếc xe hơi 57 chổ ngồi. Đám ngƣời hơn một chục lọt thỏm mất hút. Xe sẽ dừng

đón anh em CVK ở “xóm”ngoài.Sau đó sẽ hợp với chiếc xe bằng ấy chỗ ngồi vào 1:30 sáng tại thành phố Bụi Mù Trời, đã lấp đầy với những anh em Banmê và Châu Sơn. Xe từ Đăknông sẽ đón anh

em CVK Trung Hoà,Giang Sơn và cùng trực chỉ hƣớng Bắc Xe chở đoàn quân Hàlan sẽ hợp đoàn vào khoảng 3 giờ sáng và cùng nhau bon bon tiến lên : KONTUM ƠI! CHÖNG TÔI ĐÂY! HÃY ĐỢI

ĐẤY! Nhìn quân só đông đúc, anh em nghĩ tới ngay chuyện trong sách Sáng Thế, lúc Thiên Chúa chƣa muợn của ai cái sƣờn nào! ET DIEU CRÉA LA FEMME! Và Chúa đã dựng nên qúy bà! Quả thật, từ trong mấy hàng ghế, chỉ có không đến một tiểu

đội hậu cần, so với gần hai đại đội chủ lực quân, luôn mồm kể vô số chuyện xƣa chuyện nay, mà phần lớn nếu không cấm trẻ em dƣới 18 tuổi, thì cũng làm cho hai gò má của các phu nhân rực đỏ! Thoảng nhẹ nhƣ hơi thở,song vẫn nghe đƣợc rõ ràng, tiếng một phu nhân vùng Hàlan: “Đúng là

nhất qủy,nhì ma,thứ ba tu xuất”. Tạ ơn Chúa vì không có một cháu thế hệ thứ hai,thứ ba nào

trong chuyến hành trình DỌC ĐƢỜNG GIÓ BỤI nầy : mang theo gió và nhất là bụi mù của vùng trời Đăklăk, Đăknông lên miền Gialai-Kontum đầy gió lạnh, đổi lấy chút thƣơng nhớ, đổi lấy nhiều thƣơng nhớ, đổi lấy một trời thƣơng nhớ, đem về

ấp ủ cho tháng ngày đời còn lại. Chẳng phải dễ dàng gì để có đƣợc chuyến đi đông đảo hôm nay: không sợ tốn kém tiền bạc,mà chỉ tiếc thời gian. Công việc đồng áng quanh năm, một sƣơng hai nắng,bán mặt cho cà phê,bán lƣng cho cà phê, không đi thì tiếc một đời,mà đi rồi khi

trở về,lỡ chẳng may bọn trộm biết mình đi vắng,mà thăm viếng, thì một năm trƣớc mắt lấy gì để sống,lấy gì cho con cái học hành. Trăm thứ

đều nhìn vào hạt cà phê! Thế rồi có những anh em hô lên : một liều ba bảy liều! Và mọi ngƣời bắt đầu chia động từ (conjugaison) : TÔI LIỀU – ANH

LIỀU – NÓ LIỀU – CHÚNG TA LIỀU – CÁC ANH LIỀU – CHÚNG NÓ LIỀU. “Máu liều” lan truyền mau hơn tốc độ Internet băng thông rộng, nhanh nhƣ tiếng sét ái tình, nhƣ ánh chớp xẹt. Ba tuần trƣớc ngày họp mặt, anh em khắp nơi còn tới tấp gọi điện,gửi e-mail : kẻ cảm thông thì..,phân ƣu,nhƣ thể “dân Banmê” sắp

DIE đến nơi; ngƣời ít thông cảm thì nói bóng nói gió, rằng để mấy kílô cà phê đem đúc vàng mà thờ; rằng hãy ôm gốc cà phê mà thƣơng nhớ; rằng nầy rằng nọ,nghe thật xóc óc,mà cũng thật xót xa,song le khó mà nói lại,KHI quả đúng là vì

hạt cà phê,MÀ KHÔNG CHỪNG MẤT HẾT TÌNH NGHĨA ANH EM. Phân vân nửa ở nữa đi. Mái tóc

cuả không ít anh em thêm từng mảng muối! Nhiều anh em cầu xin sao đƣợc một lần nhƣ Archimède, rồi dù có vì thế mà bị con cháu, làng xóm bịt mũi cƣời vì tồng ngồng “tú nuy” (tout nu), thì cũng bỏ bèn!

Và đích thân Archimède đã đến! Chẳng hiểu sao bốn tiểu nhóm Đức Minh – Châu Sơn – Hà Lan - Trung Hoà cùng đồng ý nghĩ, cùng đồng sáng kiến. Chỉ biết rằng anh em cám ơn “Ông Trời” đã

153

cho nhân gian cái điện thoại di động : từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng, tiếng “dế” không ngừng reo. Bốn anh em gọi cho nhau, nói lên sáng kiến của mình. Chỉ nghe bên kia hét toáng lên :”CHOA

CŨNG ĐỊNH NÓI VỚI MI NHƢ RỨA!”. Tƣ tƣởng lớn gặp nhau là vậy. Đêm lịch sử đó, có hai điều may mà không xảy ra : primo, vui quá, anh nào cũng ngửa cổ rót rƣợu vào. Rƣợu bị các mệ quản lý chặt, nên dù thòm thèm và muốn vui hơn nữa cũng đành chịu! Secundo, chẳng may đêm ấy có kẻ gian, muốn kêu cứu ai cũng…thua, vì đi động

nào cũng xài hết công suất muốn cháy và hết sạch pin! Chuyện chi mà họ vui rứa? Thƣa rằng là chuyện mà hôm nay họ đang thực hiện. Lúc nầy, gật gà trên xe, họ mới thấy mình…súyt dại và súyt ân hận cả đời, NẾU VÍ LÝ

DO NẦY NỌ,MÀ BỎ MẤT CƠ HỘI KHÔNG PHẢI TRĂM NĂM,NGÀN NĂM,MÀ LÀ CẢ ĐỜI nầy! Anh

em BANMÊ đã đƣa ra quyết định không thể sáng suốt hơn, nhƣ câu latinh nghe thuở nào “ PHẢI MẦN CÁI NI,NHƢNG ĐƢỢC BỎ CÁI NỚ! Alia facienda,non alia omittenda! Không bỏ cà phê,cũng không bỏ anh em! SẼ TRỌN TÌNH VẸN

NGHĨA NẾU ĐI VỀ TRONG 24 GIỜ,THEO NGHĨA ĐEN: HỌ ĐÃ HẸN NHAU VÀ QUYẾT TÂM GIỮ ĐÖNG GIỜ: 24 GIỜ ĐÊM 02.12 LÀ LỆNH XUẤT PHÁT : Khởi đầu là anh em vùng ĐăkNông - kế đến gặp nhau hợp đoàn tại Thành phố Banmê và sau cùng

là Hàlan. Đoàn ngƣời ngƣa sẽ cập bến Kontum vào giờ sáng, kịp làm đẹp để cùng anh em mừng lễ Thánh Quan Thầy Phanxicô Xaviê và dự lễ

truyền chức linh mục của giáo phận Kontum. SAU ĐÓ, nói làm gì cái “sau đó” chứ! ÔM HÔN – MỪNG MỪNG TỦI TỦI - CƢỜI RA NƢỚC MẮT – TOE TOÉT

ÔN LẠI DỌC ĐƢỜNG GIÓ BỤI mấy chục năm xa cách. MỘT NGÀY BÊN NHAU . THOẢ THÍCH. THỜI GIAN VÙN VỤT TRÔI. TIỆC TRƢA XONG, KÉO NHAU RA SÂN, NẰM NGỮA ÔN CHUYỆN ĐỜI. CHUYỀN NHAU GÓI THUỐC,CHAI RƢỢU. THỜI GIỜ NHƢ

BÓNG CÂU QUA CỬA SỔ. NÖI TABÔRÊ ĐÃ LÊN TỚI ĐỈNH, ĐÃ XÂY RẤT NHIỀU LỀU,nhƣng nay phải dứt áo xuống núi,về lại trần gian,về với nƣơng rẫy, SONG TỪ NAY CÕI LÒNG SẼ ẤM ÁP, NỤ CƢỜI SẼ LUÔN NỞ TRÊN MÔI, vì biết rằng ở

những phƣơng trời xa, cũng đang có những tâm hồn hƣớng về nhau. MỘT THỜI KONTUM - MÃI

MÃI KONTUM. 16: 30 : anh em đã no say cơm căng-tin. Cám ơn Chúa. Cám ơn giáo phận Kontum. Cám ơn ban tổ chức. Cám ơn anh em hết thảy. XE LĂN BÁNH, quay lại gia đình,lòng nhẹ thênh thang. GIAN KHÓ

TA KHÔNG NỀ. LUÔN NHỚ NHAU TRONG ĐỜI. RỒI MAI ĐÂY KHI MÌNH XA NHAU,CÕN NHỚ NHAU HOÀI!

Ký sự dặm trƣờng. TRỞ VỀ LẠI MÁI NHÀ XƢA Mừng 75 năm TCV Thừa Sai Kontum (1935 – 2010).

" VUI NGÀY TRỞ LẠI MÁI NHÀ XƢA" XVI

SI VIS PACEM, PARA BELLUM! Cho tới ngày nay, chàng quản lý cái "Vỏ Hến" (Shell) Việt Nam vẫn ấm ức và ám ảnh rằng đàn anh là Mỗ ngày xƣa bị … ám ảnh bởi César và

Cicéron. Tội nghiệp Toàn-Phúc! Nếu nhƣ hắn biết rằng Mỗ ngày xƣa cũng thù hai cái anh chàng La mã nầy quá trời, chẳng kém chi hắn! Cái ngữ nhƣ Cicéron thì đúng là đồ "chết toi"! Cứ mỗi câu "Y" viết thì lớp Mỗ 15 đứa dịch ra 15 nghĩa khác nhau, đứa nào cũng cho mình là em hoặc cháu Cicéron,

hiểu biết anh, chú chứ đâu có nhƣ 14 trự nòi ngoại đạo kia. Nhƣng khi Bok Faugère công bố kết

quả, thì cái nghĩa đúng lại là nghĩa thứ …. 16! (Song nếu lớp có 16, thì nghĩa đúng chắc chắn là nghĩa 17!). Không, ở đây Mỗ không muốn nói lại cái loại ngoại ngữ quái đản ấy đâu. Mỗ cũng không muốn nói lại cái thứ mà đất nƣớc VN quá

dƣ: chiến tranh! Dù rằng thuở còn ở Tum, bất kể là thầy hay trò, đều ham mê … chiến tranh. Nhiều thầy nhìn đám chủng sinh bò toài, tay lăm lăm khẩu súng …ngón trỏ,sẵn sàng nhả đạn…mồm khi địch xuất hiện trong tầm ngắm, mà thèn nhập bọn quá trời! Súng … mồm ì oằng nổ mổi lần đi dạo ra bờ sông. Lập tức hai phe đƣợc phân chia mau lẹ

(nhƣ là kẻ thù truyền kiếp vậy!). Hai vùng chiến tuyến trên bờ sông, giữa các lùm cây, đƣợc thành hình: bò toài, chạy và … ngã nhƣng rất minh bạch

khi bị "kẻ thù" bắn tiả bằng … tên! (Không bao giờ ăn gian, không bao giờ cãi hoặc chỉ điểm, cũng nhƣ lúc đá banh, hể chạm tay là tự giác "me" và

chịu ngƣng banh phạt). Hoặc những lần dàn quân cuả Cụ Huỳnh, có đầy đủ tƣớng tá, sĩ quan, hạ sĩ quan. Đại úy „bắt" (lột lon) trung úy trở xuống, nhƣng bị thiếu tá trở lên "làm thịt". Vậy anh chàng đại tƣớng thì ai dám sờ? -Thƣa rằng: đã có anh … gián điệp. Chỉ tội anh chành gián điệp nầy, bắt đƣợc Đại tƣớng nhƣng ngoài ra, thấy đứa con

nít ho cũng sợ xanh mặt, cho nên phải dấu mình, phải đƣợc bảo vệ tối đa, song hể thấy tƣơng địch thì dù có "thân nầy ví xẻ làm" mấy, cũng phải xông pha nơi hòn tên mũi đạn, mà bắt lột lon cho đƣợc đại tƣớng địch. Anh chàng trở thành cái đích

săn lùng và thƣờng thì về tới chủng viện là… bỏ ăn, vì quá mệt!

Không, Mỗ không muốn nói về cái hình thức chiến tranh ấy,nhƣng muốn nhớ lại cách giáo dục cuả các Bề Trên, nhằm cho bọn Mỗ nhanh nhẹn, tháo vát, can đảm (không rúc vào bụi nằm chờ hết chiến tranh, ta thắng hoặc ta bại, mới lò mò chui

ra!). Kế đến, tinh thần đồng đội là cái thứ không thể thiếu cuả những ngƣời muốn chia sẽ gian nan Miền Thƣợng với nhau! Vai trò tƣớng tá có thể đổi thay, nhƣng anh chỉ huy hoặc tôi làm tƣớng, nay

154

anh mai tôi, việc cần là đem lại chiến thắng và niềm vui ở … chiên thắng chung, cũng nhƣ thất bại … chung! Anh hay tôi đều có thể mang lon "gián điệp", bắt đƣợc tƣớng … quỷ, nhƣng một

"đứa bé" ở chính quyền ho một cái, cũng biết ngay có chuyện chẳng lành! Đoàn kết thì sống. Chiến tranh giả hay thật, đều dạy thế. Kỷ luật là sống, thiếu kỷ luật thì toi, chiến tranh dạy thế, dù là thứ chiến trận mà kết thúc chỉ toàn mồ hôi và cát dính! Si vis pacem,para bellum. Muốn có hoà bình,phải chuẩn bị chiền tranh! Mỗ thấy nhiều anh

em lớp Mỗ mơ thành lực sĩ, nhƣng luôn trong tƣ thế sắm … bụng, phề lề nhƣ bà đẻ, trốn đƣợc giờ Fleutot còn sƣớng hơn cả đƣợc Ông Hân dí cho cái bánh (ở Adran, mà Cụ Truyền ngày xƣa gọi là "Cậu họ", thực chất chỉ để bòn cái Paté chaud chuà!). Đáng tiếc là nhiều lúc ai cũng muốn mang

lon đại tƣớng! Kontum ở mút trên tận cùng cao nguyên ai chả

biết. Con sông Dakbla muà khô chắt tí nƣớc để rửa mặt còn khó, nhƣng hung bạo, gây lũ lụt có khi tràn cả đƣờng Quang-Trung (nay là gì chẳng biết) vào muà mƣa. Không cẩn thận là Hà Bá chọn làm đệ tử nhƣ chơi! Một lần, Đức Thầy kéo ba

quân đi cắm trại ỡ Hara Ktu (nếu Mỗ không lầm, vì Hàra Chôt thì nằm gần dốc Tân Hƣơng.) hai ngày, nghĩa là ngủ lại tối, nghĩa là phải qua sông và vào muà … nƣớc lớn. Dân Tum mƣời phần thì đến chín rƣỡi có tài bơi lội nhƣ cá … chết! Dân Hàlan thì ở quê chỉ có 1 con suối quanh năm gánh đủ vài thùng. DakMin thì thấy toàn đồi núi,chẳng

lẽ nhảy xuống giếng sâu cho chết mà tắm ru! Châu Sơn thì rõ rồi, "Châu" không phải là "trâu", song chỉ toàn núi với núi (Sơn), thì cũng chẳng ra

cơm cháo gì! Dân Sàigòn 3 cái giòng kênh đen sì, chỉ lỡ té xuống lôi lên, đã phải đem vô cấp cứu vì … ghẻ, nói chi chuyện bơi lội (thế mà Thành Thu

68 lại chết đuối ở Khánh Hội hè 1972. Cũng vì không biết bơi!). Một số dân gốc Nhatrang, gần nhƣ tất cả do Cha Trinh đem đi, tƣởng nhƣ cá lội, ai dè khi tả biển, chẳng ma trơi nào thấy biển rộng hơn cái …vung nồi! Tất nhiên, những ngữ ấy thì chẳng ai dám bảo đảm sinh mạng khi xuống suối, chứ đừng kể thứ sông hung dữ vào muà lũ

nhƣ Dakbla hôm ấy! (36 năm sau, Mỗ còn phải đem mấy trự CVK-NT gốc NT đi chơi biển cho … biết!). Đức Thầy Alexis liều chăng? Có đấy, nhƣng vẫn

phải "para bellum" cho lũ đệ tử, kẻo mai sau, khi mần Cụ, ngồi bên ni sông khóc hu hu vì không

biết mần răng qua xứ bên kia đặng mà làm lễ, giải tội! Đức Thầy âm thầm mặc bọn đệ tử xoay xở: những chàng thƣờng ngày to mồm, coi trời bằng niêu, nay sao mà ngoan thế! Mãi rồi cũng phải liều qua: Oanh Bà (trƣớc là 59 – 60), bèn chất lên 1 "sỏng" (thuyền bé tí, đẽo từ thân cây) nào thịt,

nào gạo nào rau. Bà Oanh anh dũng nhảy lên chèo. Song cho tới nay, chàng chỉ chèo trên … sân khấu, cho nên, khi ra giữa sông, thấy nƣớc cuồn cuồn chảy, chàng quên hết bài vở, loay loay thế

nào mà cá Dakbla đƣợc bửa ra trò: bao nhiêu thứ cho bửa trƣa đều xuống sông. Cũng không nên nói quá, tội lão, vì sau đó với lòng dũng cảm cao độ, chàng ta vùng vẫy vớt đƣợc 4…bó rau!Song

từng ấy cũng đủ để đàn em con cháu Thuỷ-Tề,coi lão ngang với những nhà bơi lội lớn trên trái đất. Nói dại: lỡ nếu có vì nƣớc mạnh quá hoặc chuột rút, có bề chi, chắc chắn sẽ đƣợc anh em truy tặng anh hùng … rơm! Chỉ tội cho mấy thằng nhóc nhƣ Mỗ, dân "ăn theo" vinh quang, nhƣng vì vinh quang không đến, cho nên nƣớc thì uống đầy

bụng (no luôn, hào phóng thiệt!), mà bị đàn anh đem làm vật tế thần(bouc émissaire), đem bao tội lỗi đổ hết lên đầu. Nào là cựa quậy, nào chẳng chịu chèo (run thí mồ, ngồi im thu lu ăn năn tội, lấy chi mà chèo với chống), nào…nặng quá! May Đức Thầy có lẽ hiểu "lỗi quy về trƣởng", đã không

nói gì! Anh em ngồi rầu rĩ.Qua không đặng, về chẳng xong, mà qua rồi thì lấy gì cho vào bụng tối

nay? Đức Thầy vẫn dzui dzẻ! Vâng, vì một đoàn ghe anh em Thƣợng từ trên nguồn đổ xuống,mang toàn binh đoàn sang Hàra Ktú! Trời vẫn chƣa hết thử thách con cái: Con heo Đức

Thầy mua cuả dân làng để làm thịt cho con cái, khi mổ ra, chỉ toàn … gạo! Ai mà dám sờ heo gạo chứ! Tối ấy cả nhà ăn chay! Tối ấy,cả làng nhậu say mệt nghỉ! Giá nhƣ ngày ấy mà có mì tôm, bẻ ra nhai trệu

tạo,cũng đỡ biết mấy,nhỉ!

" AI ĐÃ TỪNG MỘT LẦN QUA NƠI ẤY.."

XVII CÁI CHẾT CUẢ CON THIÊN NGA.

Có nói có, không nói không, thêm bớt gì là do ý lòng qủy ma! Lời Chúa dạy thế, Mỗ nào dám sai, Mỗ nào dám phai. Nói bớt vài câu hoặc không nói, không ai bảo mình câm. Le silence est d‟or, vì nó che cái … dốt cuả mình! Thú thật, cho tới mãi năm 1991, khi thủ đô hoa lệ Hàlan cuả Mỗ có điện lƣới kéo về, dù chập cha chập chững thích tắt thích đỏ

hồi nào tùy ý, Mỗ sắm cái TV, cả ơ vùng tới xem và con vật đầu tiên hiện trên màn hình, là con … thiên nga! Ấy là theo ngƣời giới thiệu nói, chớ Mỗ u mê không làm sao hiểu đƣợc cái ả con gái trắng toát, uốn uốn éo éo nhƣ đồ gãy xƣơng sống ấy, là

ngƣời rõ ràng, lại đƣợc gọi là một loài chim! Cũng thú thật cái gọi là Opera, Ballet, cho tới lúc đang

ngồi lóc cóc "gõ" lại các kỷ niệm Xa và Gần, Mỗ vẫn không tài nào "cảm" và hiểu đƣợc. Thiên hạ lắm ngƣời thông thái thật, nhất là các Bourgeois gentils hommes made in Hanoi chính tông: thà bị cứa cổ vài trăm ngàn, - lòng tiếc ngẫn ngơ bởi ngày thƣờng tô phở còn kỳ kèo bớt hai trăm hay

thêm cho cục xƣơng dính thịt, - mà đƣợc tiếng là trí … thất! Nhắc lại, Mỗ còn nhoi nhói đau cho cái thói … khỉ (bắt chƣớc) cuả mình, tiếc cuả thì ít mà

155

tiếc cái tỏ ra thông minh, rành nghệ thuật cuả mình thì nhiều. Hè 1996, ra thủ đô nƣớc cộng-huề xã-hội chủ-

nghĩa Việt Nam có tí việc (chứ không hề định xem con HIV nó to béo ra sao, nên khi về không đến nỗi phải … xƣng tội ngay!), lợi dụng lúc chờ đợi, Mỗ đi lòng vòng ngắm mấy vũng nƣớc Hànội. Mỗ ra vào muà hè là muà ở Hanội thiếu điều "tout nu" mới bớt nóng. Cũng một phần vì cái sự nóng thúc bách cái tính tò mò, cọng với ƣớc vọng thành

trƣởng giả, trí thức, cho nên Mỗ đã chui vào Nhà Hát, chịu mất toi 100,000 đồng cho 1 chút vinh quang, để ngắm cho đƣợc tận mắt cái Mỗ vẫn théc méc và nay thấy bảng vẽ quảng cáo sáng ngời ngời: Con thiên nga! Hay đúng hơn, CÁI CHẾT CUẢ CON THIÊN NGA! Chỉ 20 phút là có

"ep-phê"ngay: ra về thì tiếc … tiền và tiếc cả cái hơi máy điều hoà mát lạnh (phải đối diện vơi cái

nóng nung ngƣời ở bên ngoài và cái cƣời chế diễu cuả ngƣời khác), ở lại thì càng lâu càng muốn … ngủ và lo cho con gái ở Hotel không biết Bố bị ả xẫm nào bắt hồn cột xác mất rồi! Hai bên Mỗ, trƣớc sau Mỗ, những cặp trí thức có lẽ hôm qua

còn tăng gia sản xuất, không dễ một sớm một chiều che mấy cục chai ở lòng bàn tay, nay ăn diện nhƣ ở Paris (nghĩa là áo lông chồn, vét cà vạt …). Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Chịu đấm ăn xôi. Nóng chảy mở "dƣng mà" …. oai! OK, oai khăn là ăn khoai! Mỗ nhận ra chân lý ngàn đời cuả cha ông: ta về ta tắm ao ta, rằng trên đời có

những món ăn có thể ngon với ngƣời, lại chẳng hợp với cái tính giác, vị giác hoặc cái bao tử nhà quê vốn quen chặt to kho mặn cuả ta. Ví nhƣ cái

mùi thum thủm cuả Camembert mà các Pha-lăng-Sa khen nức nở, thì dù có chặt đầu, Mỗ cũng chả dám thử, chỉ nhỡ đứng dƣới gió mà ngửi phải, đã

nhƣ trúng gió. Mãi sau nầy, Mỗ mới thấy nó giống mùi cuả một thứ: nƣớc đái qủy, tên khoa học là Ammoniaque! Cha Desroches thấy Mỗ nín hơi gật gù, tƣởng Mỗ bái phục và ca ngợi, nên Hè 1969 đã truyền hết bí mật nghề nghiệp cho Mỗ: cứ một lớp fromage -loại thùng tròn có in hai bàn tay đang bắt, cuả USAID – lại một lớp rau cresson. Xong 5,

6 lớp nhƣ thế, dùng vải màn thƣa đậy lại. Một tuần mở ra,s ẽ thấy nó …khủng khiếp đến độ nào. Đức Cha Seitz nhân dịp ghé qua, cũng đồng tình nức nở khen với Cha Desroches: "Excellent! cà a l‟odeur de Camembert et de Rocquefort!". Chúa

ơi, Mỗ đƣợc miễn hình phạt luyện ngục ít là vài trăm năm, bởi đã hít phải mùi nầy và bỏ ăn trƣa

đó! Còn "họ", vừa ăn vừa gật gù khen bức hoạ "LE BERGER ET LA PORTEFEUILLE", mà chỉ có Cha Bề Trên Chung, Mỗ và vài anh em hiểu ý nghĩa (lúc ấy thôi, chứ sau nầy thì lắm ngƣời biết)!Thế mới hay: cho một chú vịt ra chết hay bơi bơi, mình chịu ngay, còn con "thiên nga" lạ ngƣời lạ

nết nầy, cọng với môn nghệ thuật thời thƣợng (à la mode) nầy, xin gửi trả cho cả Nga Hoàng, lẫn ông Traicopski hay gì gì đó. Tối hôm ấy, Bố con

Mỗ lần đầu ra Hànội mà dám vào Nhà Hàng kéo ghế. Cành hông cũng chỉ hết … 70,000! Đừng chửi Mỗ phàm phu tục … tĩu! Cái ngữ nầy chỉ có biết ăn với nhậu, trang nào cũng thấy …

nhậu! Thật ra, Mỗ muốn nhớ về ngày xƣa, muốn CLICK lại vài "pô" hình kỷ niệm một thời tê-át-tờ-rờ ở CVK, khi cả nhà hồi hộp theo dõi bƣớc đi cuả MAI HOA CÔNG CHUÁ, "tình trong nhƣ đã, mặt ngoài còn e". Ba mƣơi năm sau, giá nhƣ diễn viên vai ấy còn trong nghề,ắt phải mời thủ vai Từ Hải, cái nét

phƣơng phi và cái bụng thề lề cuả một trọc phú. Kinh! Cái anh vua Lê Trần-văn-Lan khi tập không thấy trong kịch bản chỗ nào chỉ cho cách … gãi lúc muỗi cắn, nên đã nhăn nhó đắng cay "chịu trận" khi bị "mọi đút" (muỗi cắn), lúc hết thấu, bèn vừa nói vừa cúi xuống gãi cẳng sồn sột, ngồi gần nghe

rõ một (da dân Hàlan có mỏng hồi nào đâu!) Chúa Trịnh Cao-Nhang khi tập chƣa kịp chế tạo gƣơm,

nên mấy lần doạ nạt thiên hạ, mà cứ lao đao muốn té vì vấp … gƣơm cuả mình! Mỗ chỉ còn mỗi một thắc mắc là vai ông linh mục Tây Buzomi hay Bizumo hoặc Zubomi gì đo ù(ghi để tra lại, kẻo lại bảo … ngu!), không rõ ngày nay trong vai Cố Đạo

xịn 100%, Oăng có thỉnh thoảng vớ vẫn "thử vai" chăng? Oăng có thật đủ cái … khờ để chối từ vinh hoa phú qúy và ngƣời đẹp cở Mai-Hoa để trọn kiếp theo Thầy Giêsu chăng?. Mỗ không thích cái kịch Minh Hoa Công Chúa ở chổ quá … ít vai. Đức Thầy Alexis thấy Mỗ có vẽ tây … con, song trong kịch bản chỉ có duy nhất 1 Tây mà lại .. đi tu, "công

công" cuả Nƣớc Trời, nên muốn nhét cho một vai gì đó hợp khả năng đi không quá 3 bƣớc và không phát ngô n… bừa bãi, song, sorry! không có! Bèn

cho Mỗ làm chân cầm … gƣơng trong hậu trƣờng,đặng mà các công chuá, vua tôi,soi mặt bôi phấn. Kể ra ngày ấy mà có chụp hình,thì ít chi

Mỗ cũng có tên trong Đoàn Văn Nghệ đặng hù con cháu! Mỗ hơi dông dài (tật mà, hệt các Cụ CVK… giảng Lễ!), để nói cái thiếu sót ngoài ý muốn và ngoài khả năng, hoàn cảnh cuả giáo dục nghệ thuật trong CVK,về nhạc, về hoạ, về ca muá, văn nghệ, etc …Tel Père tel fils. Mỗ cảm thông cho các bậc Thầy cuả Mỗ, vì chính

các Vị cũng chẳng hề đƣợc đào tạo. Nemo dat quod non habet. Ai lại đi cho cái mình chẳng có! (Chƣa kể thời Mỗ, khi xem phim mà thấy cô gái nào vô tình để gió thổi lòi ơ milimet vuông cổ tay, cổ chân -nói chi ngực, bụng cùng là phơi ra nhƣ

rao bán đủ thứ trên ngƣời nhƣ ngày nay- thì có nhiều Vị đã hiệp cùng các Xơ mà làm dấu và che

mắt lại, miệng lẩm bẩm : "Satan!".) Nhƣng cái căn bản, cái nhân bản, sự hiểu biết CÁI ĐẸP nó thấm vào huyết quản lúc nào chẳng hay. Hơn ngƣời thì không dám, nhƣng thua ngƣời, cũng chẳng … dám đâu! Một đàn anh CVK Halan, trên Mỗ 6 lớp, đã ngạc nhiên khi thấy Mỗ tập hát

chiếm giải trong các kỳ thánh ca. L‟étonnement est le premier pas vers la philosophie! Bon! Nhƣng câu nói sau cuả Ngài thì dỡ ẹt, ám ảnh Mỗ cho tới nay: "Ai có ngờ hắn -là Mỗ ấy!- lại cũng muá máy

156

ra trò rứa!". Câu nói làm Mỗ xấu hổ mãi: không phải vì xấu cho Mỗ, mà lo cho cái đầu óc ít động não cuả đàn anh hay đúng ra, cuả quảng thời gian đàn anh dùi mài ở CVK. May mắn thay, sau nầy

Mỗ đƣợc biết đàn anh ấy phần lớn thời gian học ở … Sàigòn (hình nhƣ ké các con cái Thánh Ăn Mày Phan Sinh). Mỗ mần ca trƣởng, nhạc sĩ, hay CVK nào đó thành hoạ sĩ, thi sĩ chính hiệu nai vàng, thì chỉ vì ngày xƣa, bọn Mỗ đã đƣợc huấn luyện kỹ: "VOULOIR,C‟EST POUVOIR!" Và rằng "đừng để ai chê cƣời tuổi thanh xuân các con!" (ĐGM quá cố

luôn nhắc). Cái ghê gớm nhất mà con ngƣời ta còn dám LIỀU, không lƣợng sức tí nào, mà vẫn "mần" đƣợc, có vẽ nhƣ ngon ơ là đằng khác: LINH MỤC, thì sá chi ba cái thứ nhỏ nhoi chỉ cần tò mò và chịu khó ít thời gian. Sau nầy, khi muốn liên lạc với CVK toàn cầu, Mỗ năn nỉ hết nƣớc bọt với

phu nhân để mua một PC. Mỗ chƣa hề hỏi ai nửa chƣ õ(vì cứ bị ám ảnh "một chuà cũng làm sƣ,

bán chuà đi rồi vẫn còn làm sƣ" ), Mỗ vẫn xong các phần căn bản và tự.."tốt nghiệp" nhiều phần cực kỳ hóc buá: Excel, Access, Pascal, Autocard và Encore (chuyên về sáng tác nhạc). Mỗ phét-ti-za-rê ƣ? –Vặt thôi! Mỗ khoe khoang ƣ?- Chuyện!

Chỉ nhƣ đom đóm so với những xừ Tiến Sĩ kỷ sƣ, các Programmer, EE engineer, etc… Chỉ muốn nói rằng: CVK vẫn làm đƣợc, làm tốt, những điều không hề có trong bài vở CVK, không hề đƣợc khai môn bài bản, nhƣ nhiều nơi khác. Aên thua ở LÒNG TỰ TIN, ở BẢN LÃNH. Niềm tin cuả Mỗ không giống nhƣ con THIÊN NGA, không dễ chết

đi. CÁI CHẾT CỦA CON THIÊN NGA làm Mỗ hiểu những giới hạn vốn có và … cần có cuả mình, song cũng mở ra cho Mỗ những chân trời ƣớc vọng mới,

hoàn thiện mới. MAI HOA CÔNG CHÚA có ảnh hƣởng không nhỏ vậy! Ba mƣơi mấy năm sau, Mỗ vẫn nhớ nhƣ in sân

bóng rỗ ngoài, phía sau nhà, nhộn nhịp những tối chuẩn bị Trung-Thu: một đống lửa sáng trƣng, đì đẹt nổ vui tai và trƣớc mặt mỗi nhóm là hƣơng vị cuả ổi, mía và ba thứ ăn uống vặt vãnh, nhƣng quan trọng nhất, cái "đinh" cuả ngày rằm tháng 8, vẫn là những mục văn nghệ thi đua giữa các lớp. Các tác giả nghiệp dƣ thƣờng cóp-py lại những

kịch bản đã xem, chặt đầu chặt đuôi, thêm tí mắm muối, diễn … dỡ ẹt, nhƣng vui và nhộn quá xá! Mỗ vẫn nghe rõ giọng "đoàn hợp xƣớng" lớp 62 năm 7eA ong ỏng ca bản "Trời hôm nay thanh thanh" trong phim tâm lý chiến "chân trời mới",

với nào là "chúc ai vừa tìm đƣợc bến mơ", nào là "mừng cho đôi uyên ƣơng sớm sum vầy vui trong

hạnh phúc", rồi thì "bên bếp hồng đuà vui trẻ thơ" dƣới quyền điều khiển cuả nhạc-trƣởng … Bảy Tẹt. Và vì thấy nơi đây không hề có mục đích đào tạo sĩ quan tâm lý chiến hoặc nghệ thuật nuôi con nít,trồng ngô khoai,cho nên cả lớp ôm cái giải … bét, còn nhạc trƣởng thì sáng hôm sau mặt nom

xanh lè khi ra khỏi Toà Phán Xét cuả Đức Alexis: tội hát dở nhƣ hạch không bị kết án, nhƣng tội tuyên truyền "văn hoá ngoài luồng" thì lãnh án …treo. Cùng kỳ năm sau, hắn rời CVK, không

quên khoá nín nỗi lòng và tiện tay, khoá trái luôn tất cả mọi cánh cửa cho anh em CVK trút bỏ "nỗi lòng"! Từ đó, Mỗ không còn nghe bản nhạc ấy nữa, song Mỗ …thuộc lòng cho tới bây giờ!

Lẩm cẩm mát rồi! Lê Thành Thu còn sờ sờ ra đó,thế mà Ống Nhòm lại dùng kỷ xảo điện ảnh cho y biến mất năm 1972!!! (trong Tấm Hình thứ 16,gửi hôm 11.11)

Xin thƣa: đó là Đặng Thái Thu, gầy nhọn, xanh xao, chứ không phải Thành Thu, béo”Trục” béo tròn! Xin vui lòng "phục sinh" cho chuyên gia về Sénégal và nuôi thỏ cvk68 Lê Thành Thu, Còn Phó Nhòm 62, xong đợt triển lãm nầy, e phải cho vào

viện…dƣỡng lão!

TRIỂN LÃM ẢNH "RỒI MÌNH NGÒI KỂ CHUYỆN CHO NHAU NGHE"

XVIII NGƢỜI QUÂN TỬ ĂN CHẲNG CẦU NO ! (vẫn

có thứ độc miệng: NGƢỜI QUÂN TỬ ĂN, CẦU

… (mà) CHẲNG NO!) Chuyện kể rằng: Onassis, tỷ phú ngƣời Hy-Lạp,- ngƣời sau khi TT Kennedy bị ám sát tại Texas, đã cƣới đệ nhất phu nhân Jacqueline, - khi đặt chân tới Nam Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ I, chỉ có trong túi …20 đô la! Ông Vua dầu hoả Rockfeller,

ông vua thép Carnegie (không phải anh chàng viết cuốn How to make friends, mà Nguyễn-Hiến-Lê dịch là"Đắc-nhân-tâm"), cũng khỉ sự tay trắng.

Gần ta nhất, nhƣ diều gặp gió, lên vù vù thành một tỷ phú đứng đầu với gia tài khủng khiếp khoảng 50 tỷ đồng. Mấy trự An-Nam đừng có láo,

ấy là 50 tỷ đô la (theo Forbes! Nghĩa là quy ra dzàng, phải cở đâu trên dƣớỉ 300,000,000 lƣợng, cứ tính theo cân thập lục thì phải là trên 10,000,000 kí lô hay là 5,000 tấn, thế mà năm 1975 "thằng" Thiệu bị gán tội là đem đi mất 16 tấn, đã làm nổi cả da ga cả nƣớc. Ôi mẹ ơi, cái thằng Bill Gates. Giá nhƣ nó chịu làm em mình thì

đỡ biết mấy! Thằng nầy không vào CVK, không học tí khiêm nhƣờng nào nhƣ con vợ Melinda cuả nó, nên chả hy vọng gì nó chịu làm em mình! An Nam ta thời Pháp thuộc cũng có những tay giàu khét tiếng, thành ca dao luôn, nhƣ là "Nhất Sĩ -

(tức là cái Ông Huyện Sĩ Sài-Thành, mà ngày nay cái Nhà Thờ và con đƣờng vẫn mang tên Ông. Khi

Ông mất, bà vợ rất đạo đức chứ không lèo tèo nhƣ y, đã sang tận Roma xin … lễ. Phải mà Cụ Thắng nhà mình sang đấy sớm chừng 1 trăm năm, e cũng bòn đƣợc vài nghìn lễ béo.) - Nhì Phƣơng, Tam Cƣơng, Tứ Bạch" (lão nầy khét tiếng về hàng hải, đến mấy Chú Chệt nghe danh còn

run lập cập). Nhƣng loại giàu mà làm cho cả ta cả Tây "rét", cở con cháu nhà Ford hoặc Murdoch vái sƣ phụ, thì phải kể đến Công tử Bạc-Liêu, dùng cả bó tờ con công (50 đồng Đông Dƣơng, sức mua

157

bằng 5,000 USD ngày nay ), đốt làm đuốc để tìm 1 tờ …. 1 đồng, mà đối thủ làm rơi! Hèn chi đất nƣớc ngày càng nghèo đi. CVK nhà mình cũng có những trự giàu thua gì Bill Gates!

Vâng! Luật cuả Tum-thất (Séminaire de KT) thì ai còn lạ gì: có bao nhiêu đồng bố mẹ bán khoai, mót lúa bán đƣợc đem cho, (lên xe đò cột 7, 8 dây bì dây thép, vẫn chƣa yên tâm, còn cài thêm 3 lớp kim găm), phải nộp tất tật. Vớ vẫn mà dấu một xu teng nào đặng lén lút bòn vài hơi cà rem,

thì coi nhƣ cà rem vừa tam vô miệng, thì cũng giơ tay mà nhận vé xe về đi …bộ đội! Ngày tựu trƣờng, cả dân Halan "chơi" luôn mấy chuyến xe, y hệt cả tiểu đoàn lên đƣờng nhập ngũ. Mỗi xe dài thoòng, 35 ghế ngồi gồm 11 vé hạng nhất, còn lại đồng hạng, cũng chỉ mất … 273,5 đồng! Ấy, vẫn

còn cái lẽ 5 hào không cách chi này nỉ bớt đƣợc, vì đó là dĩa cơm sƣờn của chú lơ xe! Ngày Tết, từ bé

tới nhớn đều sắp hàng vào nhận 1 đồng (mờ ô mô nặng một) để đi phố … ăn chơi, mua sắm (chứ Tết chả có về đâu). Mấy năm đầu, nhìn thiên hạ gói bánh chƣng, thèm và nhớ chẳng đứa nào cầm đặng nƣớc mắt. Đây là giai đoạn lắm kẻ"vƣợt

biên" về trần gian, chỉ vì nhớ … mẹ! . Anh Thái 60 và anh Châu 61, các "bề trên" Hàlan hồi ấy, bày cho bọn Mỗ cách sinh lời (ít quá không bỏ ngân hàng đƣợc, mà Lời Chúa dạy phải sinh lãi gấp đôi !): chơi bầu cua! Hồi ấy, đồng bạc không còn xé làm tƣ đƣợc nhƣ lúc mới di cƣ (mẹ Mỗ đi mua con gà, xé tƣ đồng bạc MỘT, mua xong vẫn còn đƣợc

lui lại đồng 5 xu.), nhƣng có đồng "ken" 5 hào, 1 bên có hình ông Diệm một bên có hình bụi tre hẳn hoi. Mỗ chỉ qua hai lần đặt, là coi nhƣ 5 cái kẹo ve

(1 đồng 10 cái) và một que cà rem đành hẹn Tết năm tới. Đến lƣợt thằng Báu. Nó làm nhƣ dƣới gầm trời nầy chỉ có mình nó thủ đắc cái gia tài 1

tờ đổi ra 2 đồng ken 5 hào ấy. Mắt nó sòng sọc, chê Mỗ ngu, rồi xắn tay ném thẳng đồng ken 5 hào xuống tờ giấy vẽ vời nào cua, nào bầu … và hét: "cua"! Giọng nó sang sảng nhƣ lý trƣởng hét thằng mỏ, bọn Mỗ phục quá lẽ, nhƣng con mẹ chủ cái tờ giấy kiêm chủ "casino" thì chẳng nể cũng chẳng sợ cái thằng khố rách áo ôm non choẹt nầy.

Lấy trứng chọi với đá, sức đâu mà trứng chả nát. Nén bạc đâm toạc tờ giấy, cha ông dạy thế, là cái đƣơng nhiên: Cú ném quá manh cuả thằng Báu, làm tờ giấy sau khi lủng 1 lỗ lớn, kéo theo hằn gấp sờn mòn do khai thác quá kỹ, rách bƣơm

luôn. Giờ thì đến con mẹ gốc Las Vegas nỗi giận, trợn mắt và mặt đỏ kè. Sẵn cái đòn bấy lâu bàn

tọa khổng lồ vẫn ngự, con mẹ cầm lên vừa xổ nho vừa đuổi bọn Mỗ: "Tiên sƣ chúng mầy -ở đất KT, mà nghe chửi rặc Bắc, chân lo chạy trốn mà tai lại muốn nghe! – Chúng mầy đui hở? Chúng mầy làm tan nát … bà rồi!". Điêu ngoa quá xá. Mỗ chỉ có tội "cùng phe" với anh quậy, mà cũng phải "tẩu vi

thƣợng sách". Lỡ con mẹ chụp đƣợc, đè xuống, e thành ruốc! Hai quân sƣ quay lại tìm em út, ngạc nhiên không hiểu bọn nầy làm gì mà mụ béo quần áo lôi thôi lếch thếch, mặt đỏ nhƣ gà chọi, đứng

xắn váy vừa thở vừa chửi, vậy! Ô rờ voa kẹo và cà rem đêm ngày đợi chờ, mơ ƣớc! Mồng 3, mới ăn sáng lên, Đức Thầy Alexis kêu vào phòng. Thôi rồi, cái mồm thằng nào mách lẽo tấu bậy Ông

đánh bạc, mê tứ đổ tƣờng đây. Phen nầy thì chết chắc! Mỗ chƣa kịp xƣng tội, thì thấy Đức Thầy thò tay vào hộc bàn, nhúm cho một nắm mứt xanh vàng trắng đỏ và cho rút lui chuẩn bị đi cắm trại cả nhà ở Kon Rơbang (lúc ấy Cụ Sự đang là thầy tƣ!). Con nhà Báu, nạn nhân cuộc rƣợt đuổi, lấy làm ấm ức vì bao nhiêu tủi nhục hắn chịu, mà Mỗ

lại là ngƣời đƣợc Vêrônicus an ủi! Lại dài dòng nữa rồi! Mỗ đang muốn nói về Bill Gates CVK ngày ấy! Mọi khoản tiền, sau khi đã nộp đủ, đều đƣợc ghi vào một tờ giấy màu đỏ có, xanh có, vàng có. Ấy là sổ mua hàng! Một be kem có hình anh chà dzà

nhe răng trắng ởn: 2,7 đồng. Một cái khăn mặt xanh xanh hồng hồng: 3,5 đồng. Ba cuốn vở: 2

đồng. Còn xà bông ? 1,5 đồng thôi. Anh chàng chủ tiệm Thƣ 60 mới thu giấy, gạch những khoản nào có và đã giao hàng, và lấy cây … xà bông ra, dùng thƣớc dài ƣớm đo theo ý ngƣời mua, và cắt. Một cây cở 35 cm: 5 đồng. 1,5 đồng, vị chi là….

Anh ta vừa nhẩm, vừa méo mồm chăm chú cái vạch để cắt cho đúng, kẻo … lỗ vốn! (Xà bông thơm ấy à? Sang Mỹ mà mua! Thuở ấy, e chỉ mẹ con Bà Ngô Đình Nhu xài. Mãi đến năm 1965, kỷ thuật tiến bộ, đất nƣớc văn miêng, mới thấy xuất hiện loại xà bông tròn tròn, bao giấy thơm mùi quế, in ngoài bao là "Santal", làm Cố Radelet tức

quá: "Cai nhan hieu ma cung viet sai. Phai la Chantal moi đung chu!"). Bọn Hàlan Mỗ ra đi mẹ cha đã nhét cho mấy cục xà bông vuông vức trắng

hếu (giá nhƣ ngày nay mà đem bỏ dƣới gió, đến dân Êđê cũng phải bịt mũi). Vở thì dặn dò kỹ càng rồi: nửa năm đâu viết và nháp bằng bút chì, nửa

năm sau tẩy đi xài bút mực (bút gồm cái thân bằng gỗ vót ngọn, cắm ngòi vào, chấm mực viết. Giấy hơi kém một tí là thấm thâu một lần 3, 4 trang nhƣ chơi!), kem cũng một ve, với lời chỉ dẫn tiết kiệm theo gƣơng đàn anh Đặng Minh Chính, Đậu Hoàng Mai là "nặn ra, ló một tí là quệt ngay. Xài đƣợc … cả năm". Bởi lẽ ra đi, nhà khá giả cũng

chỉ lo đƣợc cho "ông cụ tƣơng lai" 55 hoặc 75 đồng. Tiền xe đi về hơn một chục. Còn lại, tiêu chi cho … hết! Rằng "đi tu đâu cho ăn vặt": đúng! "Đi tu đâu có mua sắm la cà": đúng! Riết rồi theo các Cụ, "tu" còn hơn "tù": cấm ráo. Cuả đáng tội: nhƣ

mẹ Mỗ cũng muốn dúi thêm cho con vài hào, đặng mút cây cà rem, song đào đâu ra tiền chứ! Cho

nên, cọng cả 16 trự Hàlan lớp 62 bọn Mỗ lại, vét cả xu lẫn chinh, vẫn chƣa tròn một nghìn. Ấy thế mà Bill Gates Thƣ 60 lại một mình có những … 555 đồng và 5 hào! Một dãy 4 con số 5 ngạo nghễ. Lúc ấy, bọn Mỗ chƣa biết mấy thằng nhóc công tử tử Bạc Liêu, nhƣng giá mà quen, thì nghĩ

rằng cũng chỉ đáng đi ở cho anh chàng Thƣ mà thôi. Cũng dân Sè-Ghềnh mà nhƣ Lý Toét (sorry!)chỉ thấy ghi 132 đồng (có dấu giỏi, hay Cha Tuệ có lì xì, cũng chỉ hơn dăm đồng), Dũng

158

62 (thằng chả đi Canada năm 1969 rồi biến mất luôn!) 107 đồng. Còn loại nhƣ bọn Mỗ, đếm không hết. Tệ nhất là mấy anh … nẫu: ngày tựu trƣờng cũng coi nhƣ là ngày … hết tiền về xe! Thằng Hiếu

"lác" (cháu Cụ Đƣờng, con cha cháu ông chứ ít gì) gằm Mỗ: "eng hổng có eng, tiềng mô mua sém dữ rƣá na"! Nói chung, bọn Mỗ đều hãnh diện vì là con cháu cuả … Job: chả mất công cân đo đong đếm lo giữ gì ráo trọi! Song,cho tới hôm nay, Mỗ vẫn chƣa hiểu tại sao mấy ả con gái choai choai, đỏng đảnh và điêu ngoa, gọi bọn Mỗ là "rớt …

mùng tơi"! Vâng, quả thật dân Tum 100 tên thì đến 90 là từ gia đình bần cố, nếu không phải từ nông thôn, thì cũng đến từ các hẻm nhỏ thành phố. Mẹ Mỗ khi gửi con vào "nhà Đức Chuá Lời" chƣa nghĩ chuyện

làm "bà cố, bà cụ" hoặc thằng con mũi đặc quệt sờn tay áo, nƣớc miếng nhễu ƣớt cả ngực cuả

mình mai sau sẽ "mần cha thiên hạ". Mẹ Mỗ rất chân chất, nghĩ rằng trƣớc hết vào đó xa lánh thế gian tội lỗi, học đƣợc thì tốt, không thì "kiếm năm ba trự" (chữ). "Chữ" Nhà Đức Chuá Lời e tốt hơn "chữ" thế gian. Vào tới nơi, chút gì cũng lạ, chút gì

cũng phải bày dạy: dạy từ cách đánh răng, vì ở nhà, lại là nhà quê, vệ sinh lắm cũng chỉ ăn xong thò gáo múc 1 gáo nƣớc mƣa,sục sục vài cái rồi nhổ đi. (Có nơi, hình nhƣ còn tiếc những hạt cơm, cọng rau dính lại kẻ răng phí cuả, mới chỉ cho con cháu tráng chén ăn cuả chính mình mà… uống, sẽ trừ đƣợc bệnh yết hầu! Mà bệnh yết hầu thì nguy

lắm thôi, chết chắc, cho nên nghe theo răm rắp); lại dạy cho dùng giấy vệ sinh, chứ quê Mỗ và vô số nơi, ngƣời dân diễn tả cảnh nầy bằng hai chữ

hết xẩy, vừa nói lên chức năng, vừa diễn tả không gian thời gian, có trăng thanh gió mát: đi … đồng! Lá lung, cây cối đƣợc tận dụng tối đa, đâu có gò

bó vào một cái phòng "deux mètres carrés" thế nầy: cho nên phải học! (Thƣ giãn 1 tí: thuở còn ở Dalat, theo 1 thầy bạn về Vĩnh Long chơi hè. Miền tây lắm thức ngon vật lạ, nhất là trái cây 4 muà. Mỗ không hề tỏ ra khách sáo trong việc ăn uống. Khi đến nhà -cũng ở miền quê, Cái Mơn- thì cái bụng nó réo đòi thanh lý phần quá tải. Mỗ nhìn

trƣớc nhìn sau: nhà Miền Tây ai nào lạ gì, chặt cả cây mít kéo sau ra trƣớc không vấp váp thứ chi, cho nên, nếu có cái nhà "cần việc", thì Mỗ đã thấy và mau chóng xử dụng. Đàng nầy: không có! Mỗ ghé tai hỏi hắn: "WC ở đâu dzậy?" .Hắn nói:"Uả,

mầy cũng quan đòi hả. Đi với tao. Tao cũng hết nín nổi đây!". Chèn ơi, mình hỏi nhỏ, mà nó nói

oang oang làm mình tía cả mặt. Ăn thua gì: nó dẫn mổ ra … bờ sông! Nhìn trƣớc trông sau, không hề thấy một thứ gì mà trong tự điển kêu bằng nhà, chòi hay ngăn. Mỗ đang bối rối thì thấy hắn biến lẹ vào một lùm cây nhỏ, ngoái đầu dặn: "cẩn thận … mìn nghe!". Mỗ chƣa hình dung ra bụi bờ

nào, đứng ngồi ra sao, thì từ một bụi khác, một cái đầu ló ra, một cô gái nhô nhẹ lên gần đó cƣời hỏi toe toét: "Thầy Q. mới dzìa hả? Mạnh hôn, Thầy?". Ôi Giê su Maria, có giết thì con cũng chả

dám đâu. Thế là Mỗ phải lấy hết công lực và áp dụng mọi cách để hoãn binh với đại tràng cho tới đêm khuya. Ban đêm thì kín đáo, dễ xoay trở hơn, nhƣng nghe nó dặn đi dặn lại: "coi chừng mìn

và…rắn!". Rắn ở cái xứ nầy đâu phải chuyện đùa. Hôm sau, Mỗ lấy cớ tham quan, chuồn lẹ!). Gì nữa nhỉ? Phải học cái kiểu muá đũa ăn nom hệt nhƣ gái Bình Định muá roi đi quyền (và phải tập cho mau, muá cho nhanh, kẻo "ơn Chuá" đi qua không trở lại, đói rán chịu, bạn đồng bàn chả ai quen chậm, cũng không ai quen chờ!). Rồi nhai làm sao

cho không lòi đầu tôm đuôi cá, trông vô vàn thiếu thẩm mỹ và kém giáo dục, lại phải nuốt rồi mới nói, kẻo ngồm ngoàm nhai nói trông muốn nổi cả da gà. Ngày nay, thỉnh thoảng đi ăn tiệc, gặp các tai to mặt bự trong ngoài Giáo Hội, chức sắc đạo đời, có ngƣời mặt mày sáng láng, quần áo bảnh

bao, ra điều "qúy xờ tộc", nhƣng nhìn cách họ ăn uống, nhai nuốt, Mỗ mới thấy cái căn bản giáo dục

mình hơn họ xa, xa lắm lận! Cũng ngày ấy, sách giáo khoa là thứ xa xỉ. Học trò ở ngoài đi học rất nhẹ nhàng: vài cuốn vở, một ve mực, 1 cái viết là xong. Sách các môn chỉ có ông

thầy độc quyền, tha hồ ghi chép. Vào Tum-thất, thứ gì cũng có. Lúc đầu hí hửng vì cả đời mới cầm đƣợc những cuốn sách đẹp, dày, bóng nhƣ thế, lại là sách Tây! Nào "Gilbert dort dans son berceau" lim dim thƣởng thức cho tới khi nghe Cụ Tuệ dịch" những cái hôn chùn chụt" mới choàng tỉnh. Nào "Toto et Médor" vẽ đầu thằng ngƣời tròn nhƣ trái

banh, chân tay là mấy cái que, nhƣng giọng thầy Nguyên (cùng lớp Cha Đông, Cha Khoái, sau nầy về dạy ở Minh-Đức, Pleiku do cha Hoàng-Anh, nay

là Cha Chính, làm hiệu-trƣởng), khiến cho hấp dẫn mê ly! Cứ mong sao đến giờ Thầy Nguyên để nghe chuyện Ben Hur, có ông già Balthazar và cô

con gái, những gian nan và đắng cay, có mẹ và em bị cùi rồi đƣợc Chúa Giêsu chữa lành, etc… Mắt cả lớp dõi theo từng bƣớc chân đi lại, tay 7 chắp sau lƣng cuả Thầy, mà lo cho số phận cuả Ben Hur! Tất tật đều mới, tất tật đều lạ và tất tật đều … chùa. (mà chủ bút Hùng Sơn kín đáo kêu bằng "pagoda", tờ LLCVK là báo"pagoda", nhƣng vắng

… bụt!). Trƣớc khi lên Tum, Mỗ qua lớp Nhất trƣờng làng, với ông giáo già (Ba cuả Oanh 59-61, Quốc 64) mà nửa dân làng đã từng bị thầy gõ đầu, tính trên dƣới có hơn 4 thế hệ. Vậy là đã ngon rồi. Ở Tum, ngoài vài ba vị thông thái là

Việt, còn lại "rặc" … Tây: Tây Giám Mục (đã thấy mặt ngày nhận thêm-sức), Tây quản lý, Tây dạy

học, Tây … Bác Sĩ hiền nhƣ bụt mà tốt quá trời. Những điều tƣởng nhƣ trong chyện thần tiên! Những điều mà Mẹ già Mỗ nơi quê mơ cũng chẳng dám! Nay con Bả hƣởng "pagode" cả! Sau nầy, Mỗ lên xứ anh đào tiếp tục học ở một trong những trƣờng xịn nhất Dalat, với cái chƣơng trình "tây"

mà chỉ con nhà giàu hoặc tƣớng tá mới dám cho theo, không kể mấy chú Chệt con! Bọn nó nhìn các "ông Cha" sáng láng, học giỏi, mạnh khoe ũtrắng trẻo (trừ vài anh em có lấy giấy nhám mà

159

đánh vẫn đen cứ hoàn đen), có ngờ đâu rằng cha mẹ bọn mình may lắm cũng chỉ đƣợc làm gác cổng hoặc vú em nhà chúng! Sự kính nể … thật tình cuả chúng, làm mình nhiều lúc thẹn quá trời!

(May mà tụi nó, nam nữ, đều không có ý cũng không dám đòi hoặc xin về chơi hè nhà mình. Có mà đem cà mặn ,dƣa chua ra đãi!). Time was passing, hồi nhỏ học là"nhƣ bóng câu qua cửa sổ". Năm 71, lớp 62 bọn Mỗ đến lƣợt về "cai" các tân binh ở Tum, trong vai mần thầy, "trả

thù"đời (ghê!) và trả thù … mình (kinh!). Những tƣởng bọn Mỗ đi … "trả cơm" cho vơi đi gánh nợ nần 9 năm mài đủng quần, song rồi chỉ thấy nợ nặng thêm. Hoá ra, thời gian "mần thầy" thực chất chỉ là để xả hơi (sau 9 năm chăm chú bám trụ, bị sàng sẩy, tinh luyện), để cho thêm trƣởng

thành trong suy nghĩ, trong nhận thức. Một năm, mỗi tháng quản lý Huệ "phát lƣơng" 1,000 đồng

(lúc ấy, 1USD = 75 VN$ và tô phở đã là 15 đồng. Bánh Pâté chaud của"cậu" Hân bán ở Pâtisserie Adran là 5 đồng và xe Honda "dame" là 35,000 = 1,6 lƣợng vàng). Tháng 6 năm 1971, ông Thiệu cho in loại tiền 1,000 xanh lè, cho nên mỗi tháng

nhận đƣợc 1 tờ, phải cầm chắc kẻo sơ ý gió thổi bay là tiêu công 1 tháng. Ban đầu, nói con nhà Huệ chịu khó đổi thành tiền nhỏ cho thêm … bề dày! 200 hủ yaourt cho những chuyên gia cứ chiều sau giờ lên lớp, kéo nhau ra bờ sông và chỉ rút lui sau khi cái bàn tròn nhỏ không còn chổ để chứa … lọ không và khi đã rửa mắt vài ba bóng

hồng, mất toi 1 phần "lƣơng", chƣa kể những tay quen xài Gotab nhƣ Thi, Pall Mall nhƣ Huệ. 13 trự "ra trƣờng" cho một đầu vào 96. Hai trự ( Hƣơng

Tèo – đƣợc chia về địa phận BMT- và Ma Lân) đi thẳng mần "thầy già" ở Xuân Bích, Đànẵng. Hai trự chƣa dính đƣợc mùi Banahr đủ, là Thuyên

(Tuyển) và Chƣơng (mất năm 1990? Mỗ gặp hắn lần cuối năm 1984 tại Nhatrang, cùng lấy vé tàu đi SG), thì cho sang Cuénot thụ giáo với Giám Đốc Alexis là Thầy cũ. Còn 9 mạng khác (Bài, Huệ, Linh, Nguyên, Tâm, Thành, Thi, Truyền, Vân) đƣợc giữ lại Tum. Rút cuộc, cũng chỉ là một thời gian huấn luyện và vẫn không làm đƣợc gì ngoài

thụ hƣởng và học việc. Chất "ngây thơ" còn hiển hiện rõ ở lời nói việc làm. Mỗ vẫn còn nhớ buổi chiều chất nhau lên chiếc Land Rover tập lái. Giữa chừng xe chết máy. Tài xế Vân đã mất công tìm cái … bu gi để chùi cho sạch, nhƣng mằn mò mãi

chẳng thấy nó nằm chổ nào. Con nhà Cò làm chết máy, còn đùa: "e nó … teo rồi!". Tới nhà (dĩ nhiên

là kéo về), gặp Bok Bác Sĩ và kể về cái "bu gi", Bok Bác Sĩ suýt ngộp vì sặc do cƣời: "Nó là xe chạy dầu diesel, làm gì có … bu gi". Bài học "bu gi" nhắc nhở bọn "ngố" Mỗ nhớ lâu cái cục dốt cuả mình! Một năm time passing với Mùa Hè Đỏ Lửa và chƣa đầy 3 năm sau, khi bọn Mỗ đang thong

dong học hành ở Đànẵng, Huế, Dalat (Huệ rời bỏ chiến trƣờng sau hè 72), thì đại biến cố xãy đến: mỗi ngƣời một ngã, mỗi ngƣời một hoàn cảnh sống. Một anh dọt lẹ lên lớp vì to xác và học trội,

Đậu-Văn-Hồng (1991) cùng hai 62 (Tâm 1982 và Truyền 1992) là đầu ra cuối cùng cuả con số 96 đầu vào. Chẳn chòi tỷ lệ 1 phần 32! Các "con nợ" tự an ủi đặng mà … chạy làng: Chúa gọi nhiều,

mà chọn thì ít! Những gì Mỗ có hôm nay,có thể rất nhỏ, rất ít, nhƣng Mỗ biết nó mằn mặn những giọt mồ hôi cuả biết bao ngƣời đã dâng cúng, để nuôi dạy Mỗ, thấm đƣợm bao nhiêu công ơn, hy sinh, lo lắng (kể cả lúc lo tìm cách … phạt bọn Mỗ tội quậy!).

Khi thấy Mỗ rời Nhà Chuá Lời, câu chào đầu tiên cuả Bảy Tẹt 62 là: "Tao ờ năm rƣỡi, trả nửa đời. Bọn mi ăn học quy ra thóc hết cả … trăm tấn, Chúa chẳng tha đâu, móc từng hột đấy, lo mà trả. Thằng ít thằng nhiều, vớ cẳng vào đó là… NỢ!". Tẹt ơi, Mỗ hay ruả nhà ngƣơi là đồ thúi mồm thúi

miệng, cái thứ thiên lôi còn sợ, quân sƣ quạt mo chuyên gia bày dại (Đức Thầy Alexis "sợ" ngƣơi

hơn mọi loài Chúa dựng trên đời), ấy thế mà Mỗ điểm mặt các hiền nhân quân tử, các Thánh Nam Nữ trên trời (ma qủy thì khỏi cần để ý) và mọi nhà khôn ngoan thông thái đời nầy, cả các đàn anh đã từng mài mòn hàng tá ghế học và phòng ăn CVK,

cũng phải công tâm mà nói: chƣa ai nói đƣợc câu nghĩa tình về Kontum, nhƣ ngƣơi! Ngƣơi nợ ít, có kẻ nợ ít hơn ngƣơi, còn Mỗ nợ Tum gấp nhiều lần ngƣơi: nợ ân, nợ tình, nợ cả công và cuả. CÓ DỄ TRẢ CHĂNG? VÀ KHI NÀO … TRẢ?

TRIỂN LÃM ẢNH : "NỤ CƢỜI TƢƠI LUÔN NỞ TRÊN MÔI"

XIX CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ ĐỂ QUÊN … !

I. NỬA ĐẦU TẤM HÌNH XIX

Trƣớc khi "tôi mần thầy", dĩ nhiên Mỗ đã mần trò (cả trò học, cả trò tếu) và đã có thầy. "Tôi mần

160

thầy" là hình ảnh cuả các thầy Mỗ, là công lao uốn nắn, bày dạy cuả các ân sƣ. Các Vị đã nhƣ con tằm, đau đớn nhả tơ, xây cho bọn Mỗ những cái kén êm đềm, sang trọng, ấm áp và đầy đủ, những

mong bọn Mỗ sẽ thành những chú bƣớm muôn màu, đem hƣơng hoa cho đời và rồi đến lƣợt mình, sẽ dệt những cái kén cho hậu sinh. Mỗ CLICK hình ảnh các ân sƣ cuối cùng, vì nhƣ nhời Chúa nói: "Hãy xem trái thì biết cây" và "cây nào sinh trái đó", rằng: không ai tìm trái vả nơi bụi gai; không ai tìm đƣợc trái ngon nơi cây xấu". Nếu

hoa trái là bọn Mỗ không đến nỗi chua lè, không làm ô danh cuả Tum và nếu cuộc sống bây giờ, tƣơng lai, còn làm đƣợc gì đẹp, còn nghĩ đƣợc gì hay, trái ngọt ấy, công đầu là cuả các ân sƣ, là kết tinh bao tháng ngày, bao thế hệ, bao mồ hôi để cho Mỗ. Mỗ CLICK các Thầy, các ân sƣ sau

cuối, là vì để khi đã xem hình ảnh cuả bọn Mỗ qua nhiều thời kỳ, nhiều nhân vật, thấy đƣợc và hiểu

đƣợc con ngƣời, tâm tình và ƣơc vọng cuả các Thầy Mỗ. Hè 1966, phần do hoàn cảnh thiếu giáo sƣ các bộ môn, không thể bảo đảm cho chƣơng trình "tây"

Cấp III nơi góc Tum xa xôi nầy, phần vì chiến lƣợc giáo dục (máu … "liều" thì đúng hơn !) cho bọn trẻ trƣởng thành lớp anh bày dạy (mong là không bày dại) lớp em, nên Đức Thầy Paul Seitz (+) đã quyết định cho dời Trung chủng viện Tum lên xứ Anh đào trăng mờ và gửi học trƣờng ngoài, trong một "hợp đồng" cực kỳ sáng tạo với Đức Cha Piquet,

tên Việt là Lợi. (ĐC Phanxicô Nguyễn-Văn-Thuận đƣợc tấn phong và nhận Nhatrang năm 1967, ở tuổi 39, là GM trẻ nhất, cùng lần với ĐC Nguyễn-

Huy-Mai nhận BMT tách khỏi mẹ Tum, ĐC Nicolas Huỳnh-Văn-Nghi, nhận Phan-Thiết và ĐC Nguyễn-Tiến-Lãng nhận Xuân Lộc, cả 2 địa phận vừa tách

từ Sàigòn, ĐC Nguyễn-văn-Mầu nhận Vĩnh-Long và ĐC Huỳnh-Đông-Các về trụ trì địa phận mẹ Qui-Nhơn) và các Sƣ Huynh Lasan phụ trách trƣờng Adran Đàlạt. Lớp Mỗ là lớp Quatrième đầu tiên ở lại Tum làm đàn anh, còn 4 lớp khác nhƣ Đỗ-Hiệu 58, Đỗ-Viết-Đại 59, Hoàng-Minh-Thắng 60, Nguyễn Quang Vinh 61 thì kéo nhau lên Dalat

xây tổ ấm. Căn nhà Sohier có 1 lịch sử đáng cho vào Guiness.Số là Đức Thầy Kim đang nóng lòng bởi năm học sắp kết thúc, mà dự tính vẫn chƣa ra sao: dễ gì tìm ở cái xứ toàn là biệt thự Tây nầy một chổ đủ cho 5, 6 chục con ngƣời vừa ăn ở, học

hành, vui chơi giải trí. Nhƣng rồi Chúa quan phòng cho con cái Ngƣời. Bác Sĩ Tây đã gặp và thƣơng

lƣợng nhƣờng cho Ngài cái biệt thự-bệnh viện tƣ năm-bờ-oăn ở số num-bờ-oăn Thống-Nhất cuả ông ta. Nguyên do là vì các bệnh nhân ở phòng dƣỡng bệnh (sau là nhà ngủ chính, nằm đầu cầu thang lớn, cửa mở nhìn ra dãy hành lang phòng các Đấng) đã đóng bít các oeil-de-chat và đốt lò

sƣởi. 7 ngƣời đã bị chết ngạt (asphyxié). Từ lâu, các đốc tờ Việt Nam rất ghen ghét ông Đốc Tây nầy vì uy tín điều trị đã cƣớp mất các thân

chủ nhà giàu Giao Chỉ. Cớ sự xảy đến là dịp bằng vàng để cho ông tây Sohier rời Dalat và rời VN luôn! Khi ấy, thị trƣởng Dalat là bà nguyễn-Thị-Hậu, một thời là ngƣời tình cuả Ngài Thiệu, thèm

cái biệt thự và địa điểm cuả biệt thƣ không kể hết. Mụ ta đã tiếp tay hất ông Đôc tây bay xa và đã thành công. Ông Sohier phải rời Dalat và VN, nhƣng còn phia Mụ Hậu mới chiếm đƣợc biệt thƣ, vì đã thuộc về Tum, qua cá nhân Đức Thầy Paul Seitz! Vụ kiện đã thất bại nhờ tài cãi cuả bà luật sƣ Nguyễn-Phƣớc-Đại, nhƣng phần lớn là vì Ngài

Dê Thiệu không muốn vì chuyện ỉ ôi cuả mụ nhân tình quá xỗi mà đụng chạm đến 1 GM có uy tín lớn cả quốc nội lẫn quốc tế ! (Chuyện dông dài bên lề: làng quê Ngài Thiệu là Tri-Thủy, Phan Rang, gần Bình Chính là nơi Cố Desroches -chị Ngát cứ toáng lên: "ôi Cha Đề-dốt"- lấy cớ cho các chú đi tắm

nghỉ, rồi Ngài ngày hai bửa bám theo các ghềnh đá, một đùm chanh muối tiêu, à la recherche de

hàu, xơi sống, mà Ngài lầm với sò huyết. Trƣớc đảo chánh 1963, Ngài Trung tá Thiệu coi trƣờng Võ Bị ở Dalat, theo Đạo lấy vợ, sau khi bị một cô y tá chê … xấu trai. Ống Cố thân sinh Đức Cha Nguyễn-văn-Nhơn Dàlạt là Bõ đở đầu cuả Ngài

Thiệu, cho nên ĐC Nhơn là … em vậy! Theo Mỗ mục thị và mục thính, thì Ngài chậm làm GM do chuyện ấy.Tất cả áo lễ, nhất là chén lễ đều có ghi: Gia đình Nguyễn-Văn-Thiệu kính tặng". Con xin lỗi ĐC Nhơn -GHHV khoá thứ 2,1959- vì nói vài chuyện riêng tây cuả Ngài, chỉ để làm sáng tỏ cái nôi mà anh em con đã từng gắn bó một thời). Cha

Phaolô Nguyễn-văn-Trinh, quản lý và “loong toong” Tiểu CV, đƣợc cử làm bề trên tiên khởi TRUNG CV Kontum Sohier, tiền nhiệm cuả Đức

Thầy Phêrô Trần-Thanh-Chung. Cha Trinh là ngƣời không chỉ bọn Mỗ thƣơng mến vô chừng, bởi tính hiền hoà, nụ cƣời duyên dáng hiền hậu (một phần

do cái nốt ruồi hết xẩy ), hy sinh và chịu khó, mà có lẽ là ngƣời mà Đức Thầy Alexis quý mến nhất, -duy nhất- nhƣ một ngƣời em, nhƣ một ngƣời bạn và nhƣ một ngƣời cộng sự thánh thiện, nhẫn nhục, quên mình và … vâng lời (Vâng lời và chiều Đức Alexis không dễ dàng chút nào. Sorry Đức Thầy, cho phép con nói thật !). Nhƣng trái ngon,

Chúa hái về cho Chúa. Công việc chƣa ra sao, thì tin dữ nhƣ sét đánh: Cha Bề Trên Sohier tử nạn! Ngƣời ta bảo rằng: một tài xế sau khi gây hoặc bị tai nạn, mà trong 9 ngày sau đó không cầm lại

Vô-lăng (tay lái), thì coi nhƣ bỏ đi! Đức Thầy Paul Seitz, - ngƣời mà sách vỡ, bút ký đã viết rất

nhiều, ngƣời gây cho mọi ngƣời sự kính trọng, cảm phục sâu sắc, ngƣời trổi vƣợt về Đức Tin và Đức Cậy, ngƣời Cha cuả Tum, - đã nói và làm thế với anh Hồng, đứa con cô nhi mà Ngài yêu thƣơng, tin tƣởng và theo Ngài trên xe suốt bao năm, mà Ngài đã sai lên Dalat giúp đỡ Cha

Trinh.Tai nạn đã xảy đến khi anh đƣa Ngài về Sài gòn, nhƣng chỉ mới tới Biên Hoà thì sự không may xảy đến, khiến anh run rẩy bần thần nhiều ngày. Đức Thầy Phaolô Kim "ép" anh Hồng cầm lái lại.

161

Mỗ muốn đề cập đến lối suy nghĩ và hành động cuả một cựu phi-công nhƣ Đức Thầy Paul Seitz cuả chúng ta: lối suy nghĩ và hành động đầy nhân bản, mà chỉ những lúc "hữu sự" thế nầy, mới bộc

lộ hết, mới thấy hết đƣợc. Khi Dƣơng-Qua cỡi con thiên-lý –mã qúy giá của Quách-Tĩnh và bị té, để sổng ngựa, trở vế lấm lét trình diện và thú tội. Quách phu-nhân là Hoàng-Dung, ghét ngƣời cha dâm đãng cuả Dƣơng-Qua là Dƣơng-Khang, nên rất giận. Nhƣng Quách-Tĩnh, con ngƣời đôn hậu, thật "nhƣ đất", đầy nhân ái, đã đi ra và câu đầu

tiên cuả ông không hỏi han chi về con ngựa qúy, mà hỏi ngay Dƣơng Qua có bị thƣơng, bị đau chổ nào chăng và ủi an chú bé con cuả kẻ ngày xƣa đã từng gây khốn đốn cho Quách-Tĩnh. Tính cách cuả Đức Thầy Paul Seitz là nhƣ thế: trong Chúa, mọi sự đều là hồng ân và ngày Sabbat đƣợc dựng

nên cho con ngƣời! Về công ơn Ngài, Mỗ mà nói ra thì sẽ thành vô duyên, bởi làm sao kể xiết. Hình

nhƣ cuộc đời Ngài, một ngày 24 tiếng, một năm 365 ngày, chỉ có 1 ý nghĩ duy nhất: KONTUM, địa phận mà Chúa và Giáo Hội trao cho Ngài. Kontum, con cái Ngài, rút đi bao sức lực của Ngài, mà nhìn bề ngoài nhanh nhẹn hoạt bát, tƣơi rói, ít ai ngờ

rằng là ổ bệnh đƣợc che dấu kỹ (viêm phổi mãn tính và mầm ung thƣ), chỉ vì hy sinh, chỉ vì không muốn làm ai bận tâm lo lắng vì mình và nhất là không còn giờ để lo cho mình nữa. Câu bất hủ Ngài luôn nhắc cho bọn Mỗ: "Đừng để ai chê cƣời tuổi thanh xuân cuả con" (II Tim 1,12), thực chất là châm ngôn sống cuả Ngài, khi Ngài thấy mình

lúc nào cũng phơi phới tuổi xuân, không chấp nhận những hạn chế cuả tuổi già. Ngài rất buồn khi Cha Nguyễn-Thanh-Văn (Võ Lâm, KT) nửa đùa

nửa thật với Ngài: "Après soixante ans, on devient maniaque!" (nôm na là:"già sinh tật"!). Nhƣng rõ ràng là sau 60,s au 70, Ngài chẳng "maniaque" tí

nào, trong khi các Đấng ngoài 50 mà đã sinh đủ "tật", xấu nhiều chứ chẳng thấy tốt đâu. Qua 2 lần đi "kẻ giảng", Mỗ biết đƣợc nhiều chuyện"thâm cung bí sử", lắm chuyện làm Mỗ "ê cả răng", thêm thƣơng cho Đức Thầy chƣa hết chèo bên nầy, đã phải chống bên kia. Muà Hè Đỏ Lửa, Mỗ đƣợc dịp ở cạnh Ngài lâu nhất, không chỉ

thấy hết sự hy sinh, lòng can đảm và yêu đời, tin tƣởng cuả Ngài, không chỉ thấy Ngài thƣơng con cái Ngài biết bao (cả chủng sinh, lẫn giáo dân kinh thƣợng), mà còn thấy nỗi buồn "không thành lời" cuả Ngài, thật cô đơn, thật "bị bỏ rơi" giữa đống

đổ nát ấy! Muà hạ kế tiếp, Cụ Hồng và Mỗ làm những câu, nhƣ là: "ngày nay KT tan hoang …", là

trong dòng ký ức đó vậy. Hƣơng hồn Ngài giờ đây bên cạnh Chúa, âu yếm nhìn mảnh đất đau khổ KT ngày ấy và vẫn và càng khổ ải ngày nay, nhìn đến con cái tản mác tứ phƣơng, Mỗ tin rằng Ngài sẽ hiệp lực với Thánh Cuénot, cầu bầu cho Tum và tất cả những gì cuả Tum, thuộc về Tum, một thời

là Tum. Nhân vật thứ 2 mà từ bè, bọn Mỗ vẫn xin phép Chúa Ba Ngôi để gọi là "đức chuá trời" (viết

thƣờng, để khỏi nhầm lẫn). Khi mới chập chững vào chủng viện, đƣợc Thầy già Cƣơng (nay là Cha xứ Vinh An, Dakmil, BMT) dẫn vào giới thiệu nhập học, gặp ngay Đức Thầy mà tiểu sử quan thầy A-

lê-xù cuả Ngài thì bảo đảm Mỗ thuộc không thua chi Ngài, dù cái Mỗ biết chỉ là chuyện cái ông "Giáo Hoàng dạy mở thƣ ra; đọc thƣ mới biết là A-lê-xù". Oâng quan thầy cuả Đƣc Thầy đƣợc "nâng niu trên trƣớng dƣới cù", đâm trở tính, giả đò lấy vợ về rồi nửa đêm … bỏ trốn, đi tu. 17 năm xa nhà, rồi lại đi trốn, gặp bão thổi về quê, lại chui

vào "ở lặng chân thang, mƣời bảy năm trƣờng", ngày ngày dòm thấy vợ mà tỉnh ruị, cho trọn kiếp tu! Giáo Hội thấy cái ông thánh thì thật thánh, nhƣng không làm tròn chức năng nầy, sợ gây gƣơng xấu cho bọn Mỗ mai sau lỡ theo gƣơng mà bỏ bê nhà cửa để tìm cõi phúc, cũng sẽ hứng lên

rƣớc một mụ, rồi dăm bửa nửa tháng chán ngấy, trốn vào chủng viện lại, cho nên đã đành phải cho

Ngài rút lui khỏi danh sách các Thánh, báo hại Đức Thầy còn ngày kính 17/7 hằng năm, song Thánh thì chƣa kịp … đổi. Con xin lỗi Đức Thầy, nhƣng những ai đã một lần đọc tiểu sử A-lê-xu phổ thơ, đều đồng ý với con rằng: ngay khi gặp

Đƣc Thầy lần đầu tiên, ai cũng có cảm giác mình gặp lại … thánh Alêxù! Có khác chăng là khuôn mặt rạng rỡ, đỏ hây hây, bảo đảm không có nơi ông khổ tu Alexis "ô-ri-zin", nhƣng có một điều nữa cũng chắc chắn không thể có nơi tổ phụ Alexis, ấy là: Đức Thầy mà đỏ mặt, trừng mắt, thì ôi thôi, còn hơn mọi điềm xấu trên trần gian: nhẹ

thì 15, 20 phút quỳ ăn năn tội, nặng thì y nhƣ rằng các hãng xe Ngọc-Trân, Song Hiệp có khách về quê! Gặp Ngài, Mỗ than thầm với ngƣời mẹ xa

xứ cuả Mỗ: "không ăn thua rồi, Mẹ ơi, mình cả đời đi chân không, nay lại vào đúng nơi đi chân không … cả đời". Vì Mỗ thấy chân Ngài có vẻ xa lạ với

dép guốc! Hoá ra, khi Mỗ len lén cúi xuống tháo đôi dép nhật mới keng ra, trƣớc lấy lòng, sau cho nên giống Ngài (Mẹ Mỗ dạy kỹ: nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục,mà!), nhƣng bị Ngài trừng mắt và la cho 1 hồi, rằng dơ (bộ Ngài đi chân đất là sạch chắc?), rằng lạnh chân dễ cảm, rằng sàn gỗ nhiều lúc bị dằm đâm. Mỗ nhớ nhƣ in những

ngày có xừ đau, bỏ ăn, Đức Thầy vẩy tay kín đáo, bảo Mỗ đi theo. Hoá ra, đi giữ thang để Đức Thầy leo mò … cu ra ràng, đặng nấu cháo cho bệnh nhân. Lôi đƣợc hai con, Đức Thầy vội tụt ào ào xuống, bảo cất thang ngay, kẻo bà Nhất (lé) mà

thấy đƣợc thì khốn! Ngày con chó mực đẻ ở chân cầu thang, ông Hoạ và ông Minh mỗi ngƣời dặn

một con đực làm giống. Hồi ấy chƣa có siêu âm, làm sao biết đƣợc mấy đực mấy cái, chỉ rõ ràng là Ngài phải tém một chú cẩu để bồi dƣỡng cho những đệ tử còm nhom suy dinh dƣỡng cở nhƣ Long Bò Chét (có lẽ ngày nay hắn phì ra nom phát khiếp do ngày đó xơi chó con!). Ngài truyền thực

đơn cho Mỗ: chó con đẻ ra đừng để rơi chạm đất, cuốn trong trái dừa non cƣa đôi, bao đất sét kín và nƣớng 1 giờ, rồi … xúc ăn. Ngày sau, Mỗ chặt dừa bỏ bếp nƣớng chừng 1 tiếng, mổ ra uống

162

ngon ơi là ngon (mời các bạn làm thử), nhƣng cho đến chết, nói Mỗ thò thià vào cái món "cẩu" đó, Mỗ cũng vái dài! Bửa đó thật may, con chó sẵn bụng đẻ 1 hơi 5 con: 1 làm ruột dừa, một cho ông

Hoạ, một cho ông Minh, một thì "Thầy" Hữu xin cho ai đó, mãi không thấy lấy, bắt bọn Mỗ ngày ngày phải theo đuôi nó dọn chất thải, bực quá, đƣợc ba tháng, Mỗ bắt cho ông Hoạ luôn (à, trời sinh con chó hay đáo để. Ngày chó con mở mắt, bằng tổng số chó con cọng mƣời. Hể 2 con thì 12 ngày mở mắt; con Mẹ làm một lèo 10 con, thì

phải 20 ngày mới tự mở đƣợc; đừng hòng nóng nảy mà lấy tăm chống mi bắt chó con nhìn mặt trời sớm hơn. "Thầy" Hoạ truyền nghề đấy!). Trong số các LM rất ít ƣa Ngài, Mỗ còn biết một LM ở BMT, vì Đức Thầy rất ghét những ai tự chăm sóc quá trớn, ngày 5 lần bảy lƣợt chải tóc bóng

đến độ ruồi gãy hết chân vì té, lại xức nƣớc hoa Chanel No 5 sặc mùi. May mà ông LM ấy không

phải do lò Tum ra (mà cở ấy mà xin vào lò Tum thì bảo đảm tuổi thọ không quá …3 tháng!). [Nói chen ngang: Lớp 62 Mỗ có con Vịt nƣớc tên là Vỹ (chả rõ tông tích ngày nay). Hể nghe chuông

báo ra chơi 15 phút, chứ đừng nói nhiều,là hắn cắp 1 thau, 1 khăn, chạy nhƣ bay xuống nhà tắm, hụp hặp, ngụp lặn, vùng vẫy tung toé, trắng hểu, rồi mới chịu lên, trăm bửa nhƣ một, chả bù cho những cuả mới thấy nƣớc đã nổi da gà nhƣ Mỗ! (Mỗ thấy Cha bề Trên Thiệp cũng rất tiết kiệm nƣớc, cực kỳ tiết kiệm. Xin Ngài tha cho vì nhắc

kỷ niệm Cha con. Mỗ về CV thời kỳ Ngài làm bề trên và rất tâm đắc với Ngài khoản dùng ít … nƣớc!)]. Mỗ nhớ năm 1990, Đức Thầy về

Hàlan,tiếng là thăm con cái xƣa, tiếng là thăm Cụ Sáu Hồng lƣu lạc (sau đó mần Cụ), nhƣng chính là để dòm thằng con hoang đàng cuả Ngài: Đoàn-

văn-Thúy, dân Tum, ở xứ Tum, kéo vợ và 2 con (sau 3) về Hàlan sinh sống. Lễ sáng xong, Ngài bảo Mỗ chở đi gặp nó. Thằng nhỏ đang … ngủ! Đƣờng quanh co, ở ngoài bìa làng, Cụ nói với Mỗ rằng thƣơng và nhớ nó lắm. Cái thằng đệ tử về chữ, về nhạc (ca đoàn) nầy cuả Mỗ, lại là đệ tử … be cuả lão T... Một ngày nhƣ mọi ngày, hai thầy

trò đối ẩm chan chát. Thầy chán đời, trò chán đời, may mà phu-nhân thầy cùng bà xã trò yêu đời, chịu thƣơng chịu khó ra rít. Hằng năm, đến ngày Tết, nó dẫn con đi Tết "ông" (tức là Mỗ). Đức Thầy nhận xét về nó đúng chóc: "nó dzậy, nhƣng không

phải dzậy!". Hắn rất hiền và khi cần cũng rất chịu khó. Chỉ có cái be là nó học cả Tản-Đà cả Tú-

Xƣơng,nói mãi không chừa. Nhiều khi Mỗ nổi khùng, đuổi cho chạy, mắng nhƣ tát nƣớc (lắm khi theo …yêu cầu cuả vợ hắn!), nhƣng đƣợc 24 giờ, rồi hắn lại cứ cái triết lý dân "be": "rƣợu là gạo. Uống nhiều là tốt chứ. Vả lại, mình không tiêu thụ, thì anh nấu rƣợu biết bán cho ai!". Đến

Đức Thầy cũng ngã nón chào thua hắn, sau khi dặn dò Mỗ là đàn anh, theo dõi khuyên lơn hắn. Nay hắn không còn, Mỗ tin rằng hắn rất đơn sơ, chân thành, chỉ không vƣợt đƣợc cái hoàn cảnh,

không thấy rằng chung quanh hắn, bên cạnh hắn, nhƣ hắn, anh em, bạn bè đã, đang và sẽ đấu tranh để tồn tại, nƣớc mắt nhiều hơn nụ cƣời, nhiều khi cƣời vì chẳng lẽ lại … khóc! Hãy nghỉ

yên, Thú Y nhé (hắn thích ký nhƣ thế ở các bản nhạc)! II. NỬA SAU TẤM HÌNH XIX Dĩ nhiên, Mỗ phải nói đến Đức Thầy, Bề Trên cuả Mỗ suốt thời Sohier: Đức Cha Phêrô Trần-Thanh-

Chung. Thú thật trƣớc khi lên Dalat, nhất là thời kỳ Tum-nhỏ, không biết các bạn thế nào, chứ Mỗ thì tuyệt nhiên "min chẳng biết ngƣời ấy là ai!", where from hoặc where to! Tuy Ngài không trực tiếp dạy môn gì, song mỗi ngày đều dặn thấy bóng Ngài khắp mọi nơi, thân ái, hoạt bát và chƣa

thấy khi nào nụ cƣời rời đôi môi, cũng thâm niên và gắn bó với môi nhƣ nụ cƣời là điếu Bastos đen.

Bọn Mỗ vẫn thắc mắc trong lòng: Tại sao cùng là thuốc lá mà thuốc Cha Ginhoux hút thì thơm, Cha Desroches hút không thơm không thúi, Cha Pouclet hút khét lẹt, còn Đức Thầy nhả khói không thơm tí nào (nói hôi, e phạm thƣợng!). Bù lại,

điếu thuốc ở môi Ngài non thân thƣơng, hấp dẫn, mà "đánh đu" nơi miệng Cha Larroque trông cứ nhƣ "địa long", nôm na là con trùn, tiếng Bắc kêu bằng "giun", trong khi điếu thuốc lại cho Cha Lange cái dáng vẻ "Bất cần đời", lãng tử, kiểu "l‟amour, c‟est une Goebels derrière une bicyclette" (Ngài định nghĩa nhƣ thế khi môn đệ

hỏi "qu‟est ce que l‟amour?", chẳng là vì Ngài trung thành với cái Goebels muôn thuở, còn nàng -bà đầm- thì đi dạy ở Adran trên 1 chiếc xe đạp,

lại hay trùng giờ đi về mí nhau!). Mỗ luôn nhớ câu cuả Đức Thầy khi thấy muôn sự rắc rối trắc trở ở đời, khi sống tập thể, khởi sự bằng "tàtàrisme":

"Đúng giờ là đức tính các vua chúa, messieurs, c‟est la vertu des rois". Vậy mà xƣa rày Mỗ cứ quan sát, thấy và nghĩ rằng hể làm to thì tà tà, ngồi chả ai dành chổ (lại toàn chổ êm mát), ăn thì ai cũng phải chờ (ai "đóng dấu" cho mà chẳng chờ!). Ngoài ra, càng tà tà đến chậm, càng sang. Ngài không vất vả vì lũ nhóc đến từ nông thôn

mới keng nhƣ bề trên Tum-nhỏ, nhƣng trách nhiệm thì nặng hơn nhiều, vì có thể nói Trung-Tum Sohier là nơi thành hình cái nhân cách đƣợc xây dựng từ 5 năm ở Tum-nhỏ, cho nên Mỗ biết Ngài đã phân vân biết mấy khi phải mua vé máy

bay và nhắn ngƣời nầy "hôm nay ở nhà Cha gặp", ngƣời kia "chiều nay ở nhà có việc". Tính cách

viril, mạnh mẽ và đàn ông tính, là điều Đức Thầy Phêro muốn đào tạo anh em, bởi vì Ngài đã kinh qua, đã quá rõ đòi hỏi về bản lãnh cuả một tông đồ suốt đời cheo leo nơi đỉnh núi, chỉ có mình đối diện với Chúa, chỉ có mình với mình. Dù có ông Nguyện làm tài xế và chị Nguyện lo văn phòng,

nhƣng Mỗ thấy tay chân Ngài ít đƣợc Ngài để yên và suốt ngày cứ nghe cánh cửa xe Wolswagen đóng mở rẹch rẹch rầm rầm. Bà Xã Mỗ gặp Ngài năm 1983 ở Đức An, đã phải thốt lên: "Ôi, cộng

163

sản rồi mà Cha còn chơi sang quá!". Chả là Ngài gọi Bé Hải (nay ở Hàlan, bƣơn chải rất tốt): "con đem cây giò và chai whisky ra đi. Lâu lâu mình có khách qúy mà!". Hoá ra, "cây giò" ghê gớm ấy là

trái dƣa leo lột vỏ, còn chai whisky thì vỏ là whisky"gin", còn ruột lại là fresh water!! Dân Tum ít cần khấn nghèo khó, vì muốn làm giàu, cũng chịu thôi! Bây giờ Mỗ phải CLICK tiếp Vị nào trong rất nhiều Vị đã từng "đè đầu đè cổ" bọn Mỗ đây?. Cha

Ginhoux hào hoa phong nhã, làm các bà đầm Dalat ngẩn ngơ mất ngủ. "Anh chàng" Cựu đại úy vẫn giữ tác phong bộ đội trọn đời, luôn bênh vực "phe ta", có khi sẵn sàng thêm vài ba điểm để con cái "đè" bọn ngoại đạo cho chừa thói ăn chơi. Ngài còn một cái "tài" hiếm thấy, ấy là sang Việt-Nam

nần ấy năm, chỉ biết độc một từ: "chào", song lại đọc theo âm "ciao" tiếng Ý! Quả là … tối dạ! Cha

Desroches thân yêu cuả chúng ta, kẻ đã làm cho hai ba hãng thuốc lá khánh kiệt đến phá sản do "tật" hút thuốc tận dụng cả sợi lẫn giấy (Mỗ chƣa hề thấy dung nhan cái gọi là "gạt tàn" –ashtray- trong phòng Ngài), là một nhân vật dễ làm nản

lòng thầy thợ các nghành, vì nếu Ngài nói về bệnh: çà guérit tout seul!", thì về mọi công việc xây dựng, chế tạo, trang trí, mộc, hồ nề, etc … cũng: "çà se fait tout seul"! Kiểu nhà nguyện có một không hai, mà Ngài nhọc công áp dụng phƣơng pháp sấy gỗ bằng cách tự đào cái lò, xếp gỗ vào, nung rồi đậy lại đi Bình Chính(Phan Rang)

ăn sò, đến lúc trở về thì tất cả thành … than! Thất bại là mẹ thành công, Ngài vẫn làm và giàn đỡ mái thuộc loại Guinness ra đời với một hệ thống

cáp và tăng-đơ tính ra nếu ngay từ đầu để tiền mua chúng mà xây nhà lầu vẫn chƣa … hết tiền! Nhà nguyện có đặc điểm là muà hè nhƣ ngồi

trong tủ lạnh, còn muà đông cứ có thỉnh thoảnh nhìn ra xem hôm nay có tuyết rơi chăng. Chƣa kể Dalat thì lắm mƣa, mà hể mƣa thì nhà ƣơt át, ngƣời ƣớt át, may là Chuá luôn … khô! Cái nhà chơi cũng do tay Ngài thiết kế thi công. Con đƣờng có đủ ngã ba, bọn Mỗ cũng đƣợc tham gia trộn, xúc,múc, đắp. Tóm lại, Ngài tận dụng đôi tay

Chúa ban còn hơn tận dụng điếu thuốc Bastos đen thúi om! Amen! Giờ nầy ở trên cao, Cố đang dòm xuống, hai hằn má chun lại lúc cƣời thật dễ thƣơng !

Ngày xƣa từ lớp Mỗ trở lên còn học Toán với Cha Thomann. Ngài thƣờng dạy đầu giờ chiều, do Ngài

ở trên núi cao, muốn xuống "trần gian" thì leo lên xe đạp Peugeot, cho sách vào cái túi made in France en … 1928 và tay nắm chặt càng xe, giơ hai chân lên, cứ thế tuột dốc (thƣờng làm xanh mang các tay Cua-rơ). Nhiều đứa trong bọn Mỗ chƣa kịp chải đầu, vội lợi dụng đi sau Ngài để soi

gƣơng, vì tóc Ngài cực hiếm. Ông Tây nầy cũng thuộc loại "kém" tiếng Việt, nhƣng rất rành ngoại ngữ Sédang! Ấy thế mà hè 1972, khi các bạn Ngài nhƣ Cố Carat (Nghĩa phụ Cố Dournes … Nguyễn-

Hùng-Vị), Cố Chastannet vùng Diên Bình, Tân Cảnh và Kon Hơ Ring bị phe ta mời vào rừng học tập đƣờng lối chính sách (trao trả năm 1973, sau Hiệp Định Paris), thì Ngài xuống BMT và ngộ nạn,

để lại một Bà Mẹ già ở bên Tây, mà Ngài vẫn phải giúp đỡ chút ít tài chánh trƣớc đây. Hôm ấy Ngài đi xem đồn điền Tây ở thị xã BMT, hƣớng Quảng-Phú (Ea Tul, Giavằm) với cha Romeuf (mà bọn Mỗ quen mồm đọc là Râu Mƣớp). Khi ra lại quốc lộ, Cụ Râu Mƣớp chỉ thấy xe chở cây bên nầy đƣờng, không hề ngờ một anh tài xế xe "be" đỗ song

song phí bên kia và vì Cố Romeuf ít khi chạy xe dƣới 70km/h (chiếc Land Rover cuả Ngài là 1 cặp với cái dùng ở Tum-nhỏ), nên xe đã chui vào gọn dƣới gầm xe "be". Cha Romeuf bị văng ra xa do cửa trái loại xe nầy rất nhạy (cũng hoàn toàn tƣơng tự vụ tai nạn dẫn đến cái chết cuả Cha

Trinh 4 năm sau), còn Cha Thomann bị kẹt lại …! Mỗ và một số anh em BMT đã tới canh thức cầu

nguyện và dự lễ an táng Ngài. Requiesci in Pace, Pater! Ngoài Cố Mẫn (tên Việt cuả Cha Thomann), thì CVK cũng chẳng còn bao nhiêu Cha Tây phục vụ. Cha Lantrade (Cố Lãng) chỉ dạy duy nhất lớp Mỗ trở lên và rất ít giờ, vì tiếng Tây thì phe ta còn

rất chi mù mờ, mà tiếng Việt cuả Ngài –rất giỏi- thì anh em gốc Bắc, Bình Định, Nam Ngãi, Miền Tây chỉ có …ngáp, bởi Ngài phát âm đặc sệt dân "Cá Gỗ". Bạn nghe 1 đoạn và thử đoán xem: "Rứa cái trôốc nớ để mô mà trúc cúi, trắp vả ra ri?". Bảo đảm tiếng Việt thuần túy 100% đấy (nghĩa là: vậy cái đầu để đâu mà cùi chỏ, bắp đùi nhƣ thế

nầy?). Mỗ quá sức vui sƣớng (và … hãnh diện) khi nghe lại cái âm và các từ ngữ thân yêu rặc Nghệ-Tĩnh, nhƣng các bạn đồng môn thì phải có thông

ngôn! Vị ân sƣ bền bỉ nhất, ngoài Cố Đốc Tờ Cao, thì

không ai ngoài Cố Gia (Rev. Henri Radelet). Ngài thì khỏi phải tả bởi từ lớp 61 về sau, không ai "lọt" tay Ngài. Ngày về lại để "mần thầy" ở Tum, Mỗ nhớ nhất (và sau đó lòng đầy hối hận) vì sự việc bất hoà do Cố vô ý "sút phạm" (nguyên văn cuả Cố) mà Mỗ thì cái thứ trung-sĩ mới tốt nghiệp vừa hăng vừa nóng. Hôm nớ, Mộ và môn sinh đang hì

hục làm bài, thì thấy xuất hiện cái bụng và nghe tiếng đọc "bảng điểm" hàng tháng (Ngài và ngoài đều thuộc trƣờng phái tiếng đi … trƣớc ngƣời!), không nói cho Mỗ dù chỉ là một chữ. Mỗ mời Ngài lui gót và theo Ngài lên tận phòng "bắt" xin lỗi

công khai. Việc sau đó, là bọn "về dạy" 62 cứ nhằm các ngày họp mà làm tim Ngài giật thót! Số

là Ngài có mấy cậu ấm: Hoá, Văn (69, 70? ). Lơ mơ "bọn trời" đánh về huà nhau, cùng bỏ phiếu cho "về đi bộ đội" là tàn đời! Mà ai chứ những cái bản mặt nầy, cái gì chả dám làm! Cái trò … trả ơn Thầy, nghĩ lại cứ thẹn thùng mãi với … vợ con! Nay Ngài bị Alhzeimer (bệnh quên) do tuổi cao,

đến ngay tên bạn chí cốt cuả Ngài là Cố Bề Trên Đoàn-Đức-Thiệp cũng chẳng nhớ nỗi. Song, công ơn Ngài đối với Tum, với Tum-nhỏ và riêng với

164

Mỗ, thì cực lớn! Con cá sẩy, bao giờ cũng là con cá lớn !?! Còn biết bao ân sƣ, bạn bè mà giới hạn bút giấy

không cho phép ghi lại tất cả những kỷ niệm ngày xƣa. Nầy là Cha Tuệ, Cha Hiệp, Cha Đồng và Cha Quỳnh (chẳng biết Xuân Bích hấp dẫn ra sao mà KT mất một loạt cả 3 vị ). Nầy là Thầy Nguyên, "Thầy" Khoái, "Thầy" Đông, mà đi đâu cũng có một cái đuôi học trò bám theo để nghe và học những câu .. Trạng! (Hồi ở Piô X, có Cha

Champoux Canada -Champ = đồng; Poux = chí = Cha Đồng-Chí, tiếng Việt còn hơn ngƣời Việt, một sáng muà đông, vƣơn vai hít thở và nói với ngƣời anh em: "Hôm nay trời mù". Ngƣời kia nói ngay: "trời vừa mù vừa…gió!". Ấy thế mà anh chàng Canada đỏ mặt tía tai, thầm khen anh chàng Giao

Chỉ nói thạo tiếng … Đức! Nghe đâu cũng có họ hàng nhiều đời với … Hồ Xuân Hƣơng! Rồi thì

"Thầy" Sơn Chiểu (mà theo hình thể, anh em ƣa nói vắn gọn Cụ Sơn "lùn",), "Thầy" Viên,"Thầy" Hữu, "Thầy" Đây, "Thầy" Huỳnh ( "ông thầy" nầy mãi đến năm Mỗ Cinquième mà vẫn tƣởng Mỗ chƣa chịu thêm sức, nên đã thay mặt giám-mục

mà cho Mỗ nhận, nhƣng đọc "chữ đỏ" nhầm, nên thay vì "má", lại nhằm cái huyệt bách-hội cuả Mỗ mà …gõ! Ôi, errare humanum est! Cái huyệt ấy nằm tên đỉnh sọ lận!). Mỗ chỉ thụ giáo về giáo lý với Cha nhạc sĩ Hoài Đức Lê-Đức-Triệu, song công Ngài dạy cho Mỗ suốt bao năm không cách chi còn hát đúng giọng

đƣợc nữa, thì chẳng phải là "môn đệ bằng thầy, đã là may lắm đó ru"?. Ngài vui mừng “quá sức” ( = vƣợt sức chịu đựng) vì câu trả lời cuả các môn

sinh sau 1 năm Ngài rèn dũa thần-học. Thầy: "Phúc Âm khác sách Thánh chổ nào". Trò: "Phúc Âm do cha đọc; sách thánh do …. giáo dân đọc".

Câu trả lời nầy, năm 1972, khi đi thi tuyển chủng sinh ở trung tâm Pleiku, Mỗ thung thƣớng đƣợc nghe lập lại bởi một chú bé quê …. Mỗ (nay thì đã mần Cụ ở Canada). Nay Ngài tuổi cao và đau yếu sau thời kỳ đi cải tạo và nghỉ hƣu tại nhà một ngƣời cháu ở GX Bùi-Phát [Sorry! Bài viết năm 2000]. Ai muốn ghé thăm Ngài, cứ hỏi Thầy Già

CVK 69 Nguyễn-ngọc-Quyền. Mỗ còn chƣa quên cái "tag question" "N‟est ce pas?" cuả "Thầy" Cƣơng Prof Géographie khi Mỗ ở Sixième. Mấy đứa kháo nhau, bảo có ngày Ngài xài tới trên trăm lần "n‟est ce pas", dù chỉ kêu …tên. "Tâm, n‟est ce

pas", "Trạch, n‟est ce pas". Thép inox hoặc Platine xài nhƣ thế còn mòn, nói chi tiếng Tây!

Ông Linh mục mà có tên trùng với nữ ca sỹ vang bóng một thời, khi lên Tum-nhỏ nhận nhiệm sở, đã khiến bọn Mỗ mất ăn mất ngủ vì lầm rằng Ngài là … ca sĩ đó! Thật tội cho cả Ngài và oan cho cả cô Hoàng-Oanh (vì giọng Ngài hát thật đáng nể .…

sợ!). Ngày nay, hết nữ ca sĩ, lại xuất hiện một đàn em cùng tên, lại cũng là dân nghệ thuật, là nhạc sĩ thứ thiệt! Ôi, đời Ngài sao mà lắm gian nan: đến cái tên cũng chẳng đƣợc yên. May là nay Ngài

còn có cái "cauda‟: Cha Chính. Mỗ còn các vị ân sƣ, dù không phải dân Tum, nhƣng đã vất vả không ít vì bọn Mỗ và vì Tum: Tây thì có Cố Larroque (nay truyền giáo ở đảo Maurice?), Cố

Pouclet tròn lẳn, cái mũi lân luôn chun lên vì cƣời, Cố Ngô-Thành-Mai (Mais = ngô, bắp), siêu trên mọi thứ siêu, đi dạy học mƣời bửa thì đến 9 quên cài nút áo, khoe cái bụng rậm rạp. Bọn Mỗ không sao, nhƣng tội cho mấy nàng cùng Ma Xƣa ngồi bàn đầu, coi nhƣ chỉ tai nghe mà mắt chẳng hề thấy chữ gì. Việc thắt cà vạt mà chạy gió thổi ra

sau vai, để nguyên đi dạy hoặc quần áo vô thùng bảnh bao mà chân xỏ dép nhật là chuyện cơm bửa. "Fe" quản lý ngạc nhiên sao Ngài xài lắm phấn thế, biết đâu rằng Cố Mai cứ mỗi giờ dạy, nếm nhai và gặm mất cả hộp phấn! Ngài xuống thăm cha Moussey (trung tâm Chàm, Phan Rang),

lúc trở về để … quên chìa khoá nhà, vội trở lại. Cha Moussey đã đƣa cho Ngài và yên trí. Nhƣng

ngày hôm sau, lại thấy Ngài xuống. Hoá ra, Ngài lại bỏ quên chìa khoá! Lý do là do quá cẩn thận, Ngài bỏ chìa khoá vào áo vét, song lại để quên …áo vét! Mỗ mang ơn Cha Trƣơng-Cao-Đạt (giám đốc Chúa Chiên Lành -Nhatrang) đã bắt bọn Mỗ

méo mồm vì đọc English giọng Anh. Bọn Mỗ đâu có xài giọng Mỹ, giọng Úc gì. Bọn Mỗ xài giọng …Việt! Ngày nay, gặp lại đệ tử thân yêu ngày xƣa, các Ngài gật gù: "thằng nầy giống … tao", khi có những điểm ƣng ý, và "thằng nầy chả giống tao",

khi có những điểm dỡ ẹt! Dù sao, cha ông ngày xƣa dạy cấm có sai: Con nhà tông, không giống lông, cũng giống cánh".

Mỗ thầm ƣớc mong một ngày không xa, sẽ đi đƣợc một vòng để thăm lại các ân sƣ, trƣớc khi về

với Chúa: Mỗ hoặc các Ngài "về" thì cũng hết gặp lại đời nầy! XIN NÓI KẺO LẮM HIỂU LẦM : TẤT CẢ 20 TẤM HÌNH TRIỂN LÃM ÑỀU CHỤP NĂM 2000. HƠN 10 NĂM ĐÃ TRÔI QUA : LẮM SỰ THAY ĐỔI. XIN CẢM THÔNG.

TRIỂN LÃM ẢNH :"ĂN QUẢ NHỚ NGƢỚI

TRỒNG CÂY" XX

CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ ĐỂ QUÊN … !

TRIỂN LÃM ẢNH "VUI NGÀY TRỞ VỀ TUM"

CLICK ! TẤM HÌNH CUỐI CÙNG! LỜI TỎ TÌNH NGÀY SAU SỎI ĐÁ CŨNG CẦN CÓ NHAU ()

Lâu lắm rồi, Mỗ mới dám đặt bút viết một đề tài nghiêm trang thế nầy. Năm 1994, có một cô ngƣời Nhật (hình nhƣ tên là Mizuko) đã làm luận

165

án tiến sĩ về nhạc Trịnh-Công-Sơn. Nhƣng năm 1970, đã có một anh Tây chính tông cũng chọn họ Trịnh để lấy câu "NSSĐCCCN" làm luận án tiến sĩ … triết! (theo lời Cha Maïs, địa phận Nhatrang, GS

cuả chúng ta). Ngày nay, dù thích hay ghét, thì ai cũng phải công nhận Trịnh-Công-Sơn là cây đại thụ cuả làng nhạc Việt Nam. Mỗ cũng hân hạnh đƣợc chị Khánh-Ly truyền cho (tất nhiên qua băng dĩa) vài chục bản nhạc cuả họ Trịnh. Nhƣng yêu ghét nhạc Trịnh-Công-Sơn hoặc yêu ghét nhạc sĩ họ Trịnh không phải là điều Mỗ muốn nói ở đây.

Nhạc Trịnh-Công-Sơn chỉ hay với giọng khàn cuả Khánh-Ly (KL cuả thời xa xƣa thôi ,chứ một KL gân cổ để hoài … cổ ngày nay, thì chỉ khiến Mỗ tóc gáy dựng đứng vì … ê răng!). Nhạc TCS sẽ chỉ còn là một kỷ niệm giữa giòng Rock, Pop, Rap hiện đại, có khi là lạc lõng, có khi nghe "buồn nôn"

(sorry) khi có cô ca sởi miền Bắc Thanh Lam "disco-hoá" mấy bản Lệ Đá, Hạ Trắng, etc… (Cha

Thắng còn nhớ anh chàng ở Adran hát bài nầy, năm CVK hợp xƣớng "Giòng Bến Hải" do Cha tập và điều khiển chăng? Hình nhƣ là ngày mừng chân phƣớc Benilde! Thằng chả hát hết xẩy!). [Đức Ông].

Ba mƣơi năm trƣớc say mê sƣu tầm nhạc TCS, ngày nay chỉ còn trong ký ức, chỉ thoáng nhớ khi nghe ai hát. Bonjour Tritesse(Fr.Sagan). Còn một chút gì, để nhớ để quên (bản hát cuả Phạm Duy)! Định luật đào thải cuả cuộc sống. Cái đến, cái đi. Cái đến rồi đi. Cuộc sống không chấp nhận cho ta dừng lại, vì cuộc đời lại là những tiếp nối: cái vui

nối tiếp cái buồn, thành công nối với thất bại (hoặc ngƣợc lại). Không ai nắm tóc mình để tự nâng cao đƣợc, dù chỉ là một tí. Không ai chối

đƣợc quá khứ và không ai có hiện tại nếu không có cái quá khứ làm nên cái hiện tại hôm nay. Cây xấu không thể sinh trái tốt hoặc ngƣợc lại. Do

vậy, trái tốt, trái ngon, trái đẹp hôm nay, ắt hẳn do cây ta trồng, ta chăm tiả hôm qua, nhiều khi tƣởng chừng quắt queo, èo uột nhƣ cây, cành nho (mà lá lung um sùm chỉ tổ gây hại). Ta ngồi ở đây: "Tôi nhìn tôi trên vách" (Túy Hồng, một nữ nhà văn trƣớc 1975), để thấy bóng mình không hề giả nhƣ bóng mà vợ chàng Trƣơng chỉ cho con nhỏ

mỗi đêm, đã gây oan khiên lúc chàng trở về. Bóng ta dính liền với ta, là ta theo năm tháng: méo mó với ta, mập mạp với ta, cƣời với ta, khóc với ta (dù trên vách thì không có nƣớc mắt). NGÀY SAU SỎI ĐÁ CŨNG CẦN CÓ NHAU. Ngày xƣa ta đọc đi

đọc lại "Le Petit Prince" (Hoàng Tử Bé) cuả Antoine de Saint-Exupéry, thấy sự ngạc nhiên lƣu

luyến cuả chú bé với những sự vật, những vật, những ngƣời chú gặp trên hành tinh. DÙ CHÚ KHÔNG HỀ THUỘC HÀNH TINH NẦY. Dù chẳng có một chân trời kỷ niệm nào trói buộc chú. Ta so sánh với "l‟étranger" cuả Albert Camus hoặc "La Nausée" cuả Jean-Paul Sartre, mới thấy cái nhân

bản nồng nàn cuả cuộc sống, cuả những mối liên hệ, không hề và không thể "Xa Lạ" hoặc bị đẩy đến "Buồn Nôn" (Có ngƣời khi đọc xong, thắc mắc không hiểu Sartre có buồn nôn vì nữ nhà văn

nhân tình Simone de Beauvoir chăng!). Neil Amstrong khi đặt bƣớc chân "con ngƣời" đầu tiên lên Chị hằng, đã cảm nhận đƣợc sự hoang vu, cô đơn. Cái "Tôi" tƣởng chừng ghê gớm, to tát, hoá

ra cực kỳ nhỏ nhoi. Cái Tôi tƣởng chừng "ngã độc duy tôn" trên thế gian, hoá ra chằng chịt không chỉ dây mơ rễ má, mà đƣợc liên kết bằng cuống rốn nhân loại và chỉ có thể sống khi dính vào đó, khi cùng chung chia và chung chịu mọi số phận. Mọi phản kháng, mọi nỗi loạn, chỉ thêm chứng tỏ mối liên kết gắn bó ấy. Nhiều chủ thuyết đã nuốn

tách con ngƣời ra khỏi vòng nhân sinh, muốn tái tạo một thiên đƣờng hạ giới. Nhƣng họ đã phải "bóc lột" con ngƣời, làm cho con ngƣòi mà họ muốn "cứu rỗi", giải phóng, chỉ thêm đa đoan, cay đắng, hoài nghi và lạc lõng. Những chủ nghĩa duy hiện sinh (existencialisme) tập … nôn ọe cái mà

cuối cùng họ phải nuốt vào, nhƣ đã nuốt vào từ khi ra đời. Cuối cùng đi đến tự hủy nhƣ Guy de

Maupassant, cũng chỉ vì thấy ngõ cụt cuả lối tƣ duy cuả chính mình, song lại không đủ cái dũng khí cần có để quay lại, để tự cứu rỗi trƣớc khi đƣợc cứu rỗi. Aide-toi, Dieu t‟aidera. Dân Tum chặt to kho mặn. Dân Tum không cần

đến lý thuyết suông. Dân Tum chán phèo ba cái mớ triết lý … gàn nhƣ Ông đồ! Chính Mỗ lại phạm vào cái điều cấm kỵ ấy. Sorry! Điều Mỗ muốn chia sẽ cùng anh em qua vài góc kỷ niệm gắng chụp lại (với nhiều khiếm khuyết) trong tập "CLICK!ET VOILÀ KONTUM!" nầy, ấy là lý do tồn tại cuả CVKitié, cuả một tờ LLCVK ai cũng hƣởng nhƣng

nhọc công thì chỉ vài ngƣời quán quân về nghệ thuật "eat rice home mà thổi tù và hàng tổng", cuả những hàng thơ đi tin lại, hờn giỗi, thƣơng ít

nhớ nhiều, giữa những kẻ đang "mần cha thiên hạ" với những kẻ vỡ mộng "mần cha" đành chấp nhận làm con, và compensation occulte (bù trừ

kín đáo. Good!) bằng việc làm cha sắp nhỏ. Những thế hệ dần dà thƣa đi (cả tóc tai, cả quân số) cuả các năm 37, 50, 55. Những nhóm còn sống sót qua bao thăng trầm cuộc sống nhƣ 58, 59, 60, 61, 62. Những nhóm vẫn mạnh mẽ sau nhiều biến cố đổi thay nhƣ 63, 64 nhất là 65, 66, 67. Những lớp có nhiều dự tính và ôm ấp nhiều

ƣớc vọng làm đẹp cho … nhau nhƣ 67, 68, 69. Những nhóm chƣa nhiều kỷ niệm gắn bó ngày chia tay, đang đi tìm lại nhau nhƣ 70, 71, 72 và về sau. Tất cả bọn Mỗ, đông lắm và chƣa truy tầm hết đƣợc, đều thấy trên đầu lƣỡi giọt sữa cuả Mẹ

Kontum: giọt sữa có thể rất ngọt ngào với những năm tháng êm đềm và tràn trề hồng phúc cho

ngƣời nầy; giọt sữa có thể pha mặn mòi bởi những lý tƣởng không đạt cho kẻ khác; thậm chí có những giọt sữa vẫn còn đắng cho tới hôm nay! Mỗi ngƣời có một số phận. Mỗi ngƣời có một cảm nhận riêng. Nhƣng cuối cùng thì ai cũng hiểu đƣợc rằng GIÒNG SỮA nuôi mình chỉ là MỘT. Mẹ chúng

tôi nghèo, nhƣng Mẹ đã chắt chiu không hề tiếc nuối chút gì cho con cái. Nếu Kontum cũng giàu có, rạng rỡ, bề thế nhƣ Sàigòn, nhƣ Nhatrang,

166

nhƣ Huế, chắc gì tình cảm trong tâm hồn chúng tôi còn bền bỉ, thân thƣơng (và dằn vặt) nhƣ thế CLICK ! Kỷ niệm uà về. Ta không chọn, nhƣng ta

ghi không kịp, không hết. Ta nhặt đại lên và ghép lại, nhiều khi ngu ngơ, lắm lúc lộn xộn, để cùng cƣời cùng khóc với anh em mình. Ta căng nó ra cho thêm thân ái. Ta bóp nó méo một vài góc độ để thêm gần gủi. Ta bôi nhọ một vài khuôn mặt để cùng nổi lên đồng đều. Ta biết ta thành công. Ta biết ta thất bại. Chỉ có anh em ta là thành công

và ta là một trong anh em ta. CLICK ! CLICK! Ta bực cho sự bất lực cuả ta! CLICK!CLICK! Ta bực cho năm tháng chất chồng chóng qua, hòng xoá đi nhiều kỷ niệm cần ghi lại. Chỉ có bề dày tuổi tác là tăng nhanh và theo nó là kỷ niệm mỏng dần,mờ nhạt dần. CLICK! CLICK! Xin anh em chỉ

dẫn cho tôi, tiếp tay với tôi, cùng nhau không chỉ sống lại, ghi lại các kỷ niệm xƣa, mà cả những

hình ảnh hôm nay, hình ảnh ngày mai: những gì chúng ta làm đƣợc với nhau, cho nhau. Có thể ít, rất ít, nhƣng trong một cuộc sống hai "chốp"(jobs) mới đủ cho chi phí sinh sống, vật vờ cày sâu cuốc bẩm, ăn mai lo tối, dằn vặt với bao ƣu tƣ, khát

vọng, THÌ "làm đƣợc" đã là cái qúy. Ta chỉ sợ ta hững hờ. Ta chỉ sợ ý nghĩ nông cạn rằng nó chỉ làm ta mất giờ, chỉ làm ta tốn kém, chỉ quấy động giờ nghỉ ngơi và cuộc sống muốn ổn định (hay muốn trốn chạy ?) cuả ta.

CLICK ! Anh em sẽ cƣời vì đồng tình: Thanks! CLICK ! Anh em nhăn mặt vì bực: Good! CLICK ! Mackêno ! Đó là điều Mỗ sợ ! What a pity! CLICK !

Dù ai nói ngã nói nghiêng ,…"đếch" dính dáng gì ta: Đó mới là điều thật đáng sợ! CẢM THÔNG. Trong những nghề Mỗ đã làm cho tới nay, không có nghề viết văn (dù có mộng).

Trong những đoạn Mỗ vừa ghi lại và có thể bạn vừa lƣớt qua do tò mò hoặc để thƣ giản (nếu là chia sẽ thì quá … đả!), không hƣ cấu, không dấu tên, có sao nói vậy (dù vài đoạn nhạt mờ do thời gian). Tất nhiên hoàn toàn không có ý moi móc, đã kích

hoặc bêu rếu ai (xấu mình trƣớc,chứ xấu ai) Tuổi già hay sinh tật. Một trong các tật dễ thƣơng

là: lẩm cẩm! Một trong các tật dễ ghét là: lẩm cẩm! Một trong các tật ai cũng sẽ có: lẩm cẩm! MONG ĐƢỢC THÔNG CẢM. MONG ĐƢỢC THỨ THA.

MỘT THỜI KONTUM, MÃI MÃI KONTUM. () Diễm Xƣa, nhƣng Phó Dỏm 62 không xƣa. cvk62 Nguyễn Thế Bài, Nha Trang

Nào Ta Lên Đƣờng! Đoàn ngƣời tƣng bừng về trong cơn gió hồn nhƣ

đám mây trằng lững lơ giang hồ không bờ không bến đẹp nhƣ kiếp bô-hê-miêng anh em cvk wuơ. nào nằm tay nhau ta lên đƣờng về kontum vùng

trời kỷ niệm. Lần nữa, cám ơn anh em CVK Hải Ngoại đã tích cực tạo điều kiện để những ngày vui đoàn tụ thêm trọn vẹn hơn Cầu Chúa chúc lành cho chúng ta

cvk62 Nguyễn Thế Bài, Nha Trang Thân mến chào quý Cha và quý anh em, Thấy mọi ngƣời đều hồ hỡi về nhà chung (Chủng

Viện Kontum) mà lòng thấy bồi hồi cũng nhƣ luyến tiếc không thể về gặp lại mọi ngƣời.

Xin kính chúc quý Cha và tất cả lên đƣờng bằng an và gặp nhau trong tình huynh đệ và hồng ân của Chúa. Thân mến,

cvk70 Đào Văn Đức, USA 3.12.2010

Tớ đang buồn vì mình đã từng ăn học ở căn nhà

gỗ này 6 năm mà không đƣợc làm LM. Đọc cái Panô "gọi thì nhiều, chọn thì ít" thấy càng buồn hơn. Các tân chức LM hôm nay đâu có ngồi học ở

cái nhà gỗ này ngày nào đâu, phải không? Những ngƣời đến đƣợc đất hứa đâu phải là những ngƣời đã theo Moise vƣợt qua biển Đỏ, ăn chim cút và manna trong sa mạc, cắm trại dƣới chân núi Sinai chờ Moise mang bia đá xuống...

Nhà nƣớc còn cho giữ cái nhà gỗ để làm viện bảo tàng là may mắn lắm rồi, chứ nhƣ trƣờng Cuenot, và cả căn nhà ngày xƣa mình ở ngay trƣớc trƣờng Cuenot

cvk68 Nguyễn Toàn Phúc, Sàigòn

5.12.2010 Thƣ Cám Ơn

Kính gởi ĐC Micae, Giám mục GP Kontum,

Cha Tổng Đại diện Nguyễn Thanh Liên,

Cha Chủ tịch CVK & KMF Hải ngoại,

Đ.Ô. Cố vấn Hoàng Minh Thắng,

Ban Điều hành CVK+KMF,

167

Tiến Sĩ Phạm Hùng Sơn, Tổng Thƣ ký CVK-KMF.

Thay mặt ban tổ chức đặc trách CVK, chúng con

xin chân thành cám ơn ĐC Chính Giáo phận, đã rộng lòng cho phép anh em CVK/VN tổ chức ngày

hội « Về nguồn » mừng kỷ niệm 75 năm Chủng viện Thừa Sai Kontum trong một thời gian rộng rãi từ ngày 2 đến ngày 5/12/2010, với sự hổ trợ của cha QL Trần quang Truyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho anh em sinh hoạt thoải mái suốt thời gian lƣu trú tại chủng viện Kontum.

Xin cám ơn Cha Tổng Đại diện Nguyễn thanh Liên, dù đang thời kỳ điều trị bệnh tai Saigon, vẫn luôn hằng quan tâm gọi điện về từ nhiều tháng trƣớc nhắc nhở ban Tổ chức phải quan tâm giải quyết mọi vấn đề tổ chức cho anh em CVK đƣợc chu đáo.

Xin cám ơn cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, Quản Hạt Pleiku, Đại diện Giám Mục GP, kiêm phó trƣởng ban Điều hành tổ chức Lễ, đã đặc biệt hổ trợ anh em CVK/KT mọi mặt để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao phó phụ trách CVK.

Và cách riêng, thay mặt anh em CVK/VN, xin chân thành cám ơn Cha Chủ tịch CVK & KMF và ban Điều Hành, anh TTK Phạm Hồng Sơn cùng tất cả quý anh chị em CVK & KMF hải ngoại đã đặc biệt quan tâm và hào phóng giúp đỡ ban đặc trách CVK/KT có điều kiện lo cho anh em CVK khắp bốn phƣơng về tham dự lễ hội từ ngày 2, 3, 4 và

5/12/2010

Mọi sự đã diễn tiến một cách tốt đẹp từ khởi đầu đến kết thúc. Anh chị em CVK khắp bốn phƣơng trong và ngoài nƣớc về dự hội khá đông đủ ngoài dự kiến, kế cả các CVK cao niên (từ lớp đầu tiên

1935 – 41 v.v…đến những lớp cuối 2010 và từ nuớc ngoài về, trên 250 anh chị em, chƣa tính các LM/CVK trong và ngoài Gíáo Phận. Thay mặt ban tổ chức, Ban đặc trách CVK một lần nữa xin cám ơn quý Đức Cha, Đức Ông, các quý Cha cùng tất cả quý anh chị em CVK-KMF

khắp mọi miền vùng trong và ngoài nƣớc về những đóng góp lớn lao về tinh thần và vật chất để tạo nên ngày kỷ niệm có một không hai này.

„‟ Haec dies quam fecit Dominus….Deo gratias ! „‟ TM ban tổ chức,

Phó ban đặc trách CVK, Phaolô Nguyễn văn Nho - 47, Kontum 6.12.2010

Hình Chụp Thánh Lễ

Thƣa diễn đàn, Tất cả đã về lại gia đình hoặc đả trở về với công việc sau 3 ngày dành trọn cho ngày hội về nguồn

75 năm cvk. Vui, hoành tráng, cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa, có lẽ cũng có đôi chút phiền muộn đối với một vài ngƣời. Cám ơn tất cả đã góp sức cho dịp lễ trọng đại này. Gửi những tấm hình chụp đầu tiên trong thánh lễ truyền chức LM và mừng 75 năm CVK.

Đoàn ngƣời từ các nơi đổ về, khan đài nơi đặt bàn thờ và tổ chức lể truyền chức. Tất cả trong một bầu không khí trang nghiêm, cảm động, trong một buổi sang KT trời se lạnh, nhƣng tất cả đều cảm thấy ấm long với nhữn gì đang diễn ra.

Kính

Hiền 67

Thánh lễ kết thúc lúc 8g 20. Sau đó các tân chức , gia đình thân nhân tân chức, tất cả an hem CVK qua bên khoảng sân trong bên TGM ăn sang, tay

bắt mặt mừng sau những năm tháng không gặp lại, có ngƣời cả gần 50 năm nay không hề gặp mặt nhau….Em Hiền không chụp đƣợc những tâm hình này, tiếc quá. Sau đó, kéo nhau ra sân bong rỗ đấu giao hữu....

Nghi thức mở tấm bia kỷ niệm và ghi công ơn DC Jannin Phƣớc. Tất cả có mặt và cùng chụp chung những tấm hình kỷ niệm trƣớc bức tƣợng của vị

sáng lập CVK.

168

Sau đó là giờ chầu Thánh thể trong ngôi nhà nguyện chung của tất cả chúng ta ngày nào.

Tiếp theo là bữa tiệc gặp mặt.

Vài khuôn mặt thân quen cũng nhƣ xa lạ, nhƣng tất cả cùng chung một tâm tình và cùng hoà

chung một niềm vui của ngày gặp mặt NGỌC KHÁNH CVK 75 năm. Hiền 67 8.12.2010

CVK BMT Gửi Bài Chia Sẻ Trong Giờ Chầu Thánh Thể Bích gửi bài chia sẻ trong giờ Chầu Thánh Thể. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể !

Hôm nay trong hân hoan chúng con trở về Mái Nhà Xƣa, quây quần bên Chúa, ngay trong Nguyện Đƣờng thân quen. Bầu khí thật ấm áp tình Chúa tình anh em CVK. 75 Năm, một chặng đƣờng dài với biết bao thăng

trầm trong cuộc sống. Chúng con từ những CVK niên trƣởng cao tuổi nhất đến những CVK nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam, Hải Ngoại sau bao ngày xa cách hiện diện nơi đây trong vòng tay ấp ủ yêu thƣơng của Chúa. Vì chính trong Mái ấm Tiểu Chủng Viện, cái nôi đào tạo ơn gọi thừa sai, chúng con đã

đƣợc các Đức Giám Mục, Các Cha Bề trên, các Cha Giáo đặc biệt quan tâm, dồn biết bao tâm huyết để uốn nắn, hun đúc chúng con nên ngƣời tốt, ngƣời hữu dụng cho tƣơng lai của Giáo Hội, Xã

Hội. Mái Trƣờng Tiểu Chủng Viện rộng lớn, cổ kính, luôn đẹp mãi trong tâm trí chúng con. Nơi đây đã một thời vang bóng đầy ắp tiếng cƣời vui, học tiếng Pháp: le, la les. Un une, des, tiếng La-Tin: Rosa, Rose, Rosarum….. Học hành tất bật nhƣng quậy phá cũng nhiều. Tốt hay xấu, giàu có hay nghèo khó tất cả chúng con đều xuất xứ từ

một Gia Đình: Gia Đình CVK thân yêu. Trong Gia Đình CVK chúng con đƣợc Chúa mời gọi trở nên công nhân lành nghề làm việc trong vƣờn nho của Chúa. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể !

75 năm hành trình yêu thƣơng, chúng con nhƣ những ngƣời con hoang đàng trở về nhà Cha dấu

yêu tham dự cuộc Hội Ngộ CVK lịch sử này mục đích sống lại, nhìn lại, hồi tƣởng những kỷ niệm thân thƣơng thời gian chúng con sống trong Nhà Chúa. Điều quan trọng nhất trong cuộc Hội Ngộ CVK là chúng con khát khao bày tỏ lòng tri ân

sâu xa vì biết bao ơn lành Chúa đã ân ban nhƣng không cho chúng con, qua bàn tay dìu dắt của các Vị Thừa Sai (Các Đức Cố Giám Mục, Linh Mục, Cha Giáo vì lòng yêu mến Chúa và yêu mến chúng con. Các ngài đã bỏ quê hƣơng đất nƣớc, bỏ nhà cửa, cha mẹ và những ngƣời thân, bỏ những tiện nghi của một nƣớc tân tiến giàu sang để đi đến

một nơi xa xôi, nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn. Vì Chúa, vì Tin Mừng các ngài chấp nhận tất cả, kể cả hy sinh tính mạng để hạt giống đức tin đƣợc

đơm chồi nẫy lộc, sinh hoa kết trái ngọt ngào nơi quê hƣơng, đất nƣơc chúng con. Chúa đã ban cho chúng con Mái Nhà Tiểu Chủng Viện thân yêu xinh

đẹp, cổ kính này nhờ công lao của các Vị Thừa Sai tiền nhân, để từ vƣờn ƣơm ơn gọi TCV biết bao linh mục tu sỹ, những ngƣời con CVK hăng say làm tông đồ giáo dân cộng tác với Cha Xứ trong Hội Đồng MụcVụ Giáo Xứ, Giáo Phận, các ban ngành, Hội Đoàn, giáo lý viên, Legio Ma-ri-e, xuất thân từ mái ấm thân yêu này.

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể ! Hôm nay mừng kỷ niệm 75 Thánh Lập Tiểu Chủng Viện chúng con quy tụ về đây để dâng lên Chúa

lời tạ ơn, cúi đầu sám hối vì chúng con chƣa bày tỏ đƣợc hình ảnh Giáo Hội đầy yêu thƣơng cho

anh em lƣơng dân nhƣ lòng Chúa hằng mong ƣớc. Xin Chúa mở lƣợng từ bi, thƣơng xót chúc lành tất cả chúng con : Các Đức Cố Giám Mục, Linh Mục, CVK đã ly trần hay còn sống, hiện diện nơi đây hay vắng mặt luôn đƣợc ơn Chúa nâng đỡ, quan phòng vững bƣớc đi trên con đƣờng tin yêu

Chúa đến cùng. 75 năm yêu thƣơng, 75 năm ân sủng đang mở ra cho chúng con một trang sử mới, bình mới rƣợu mới tinh thần hăng say của Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê để chúng con tiếp tục

169

truyền thống truyền giáo cao đẹp của TCV KonTum, ra đi thực hiện truyền giáo bằng những việc làm cụ thể, làm chứng nhân cho Chúa bằng đời sống hiền hòa, làm việc nhỏ, khiêm nhu nhƣ

Thánh Nữ Tê-rê-sa, xin Chúa Giê-su Thánh Thể ban thêm ơn can đảm cho chúng con để chúng con mạnh dạn giới thiệu Chúa cho anh em lƣơng dân, còn và còn rất nhiều anh em cộng đoàn sắc tộc chƣa nhận biết Chúa. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể !

Xin Chúa tiếp tục ban ơn cho Gia Đình Cựu Chủng Sinh KonTum chúng con đƣợc luôn sống bình an, hạnh phúc hiệp nhất yêu thƣơng nhau và luôn biết mặc lấy tâm tình “ uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ đối với những gì chúng con đã

nhận đƣợc nơi đây.

Chúng con cũng không quên tri ân Quý Cha, Quý anh chị CVK KonTum đã hy sinh thời giờ, trí tuệ, sức lực, tiền bạc để chuẩn bị cho cuộc Hội Ngộ lịch sử Mừng Ngọc Khánh đi đến thành công tốt đẹp.

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể chúng con xin tạ ơn Ngƣời. Ban Mê Thuột, Thứ Năm, Ngày 02/12/2010 T/M Gia Đình CVK BMT cvk61 Raphael Lê Thế Bích

Banmêthuột 8.12.2010

Lễ Ngọc Khánh CVK Và Đôi Điều Cảm Nhận.

Niềm vui dâng trào nơi mỗi ngƣời, trên từng khuôn mặt, bởi lẽ ai cũng hiểu rằng đây là cơ hội duy nhất, có một không hai trong cuộc đời mỗi ngƣời, là dịp gặp mặt đầy đủ nhất và ý nghĩa nhất. Có một cơ hội nhƣ thế chăng nữa ƣ? Có đấy, chẳng hạn 100 năm CVK, nghĩa là năm 2035, nghĩa là 25 năm nữa, và lúc đó, chƣa nói tới

những ngoại cảnh, thế hệ chúng ta ngày hôm nay chắc chẳng còn đƣợc mấy ngƣời, lớp 62 nhƣ Anh Thi, Anh Bài…, CVK 67 nhƣ chúng em, nếu còn sống, sẽ là những U90, và nếu còn sống, chắc chắn sẽ không còn đủ sức để có mặt. Thế hệ đàn

em của chúng ta có còn giữ lại đƣợc những kỷ niệm của cha anh chúng hay không, và nếu giữ lại

đƣợc, ý nghĩa sâu xa nhất của cuộc hội ngộ này (nếu có) cũng chẳng còn, bởi lẽ, chắc chắn sẽ chẳng còn có sự hiện diện của những chủng sinh đầu tiên của CVK 35, chẳng còn ai biết và đã sống qua với những biến cố thăng trầm của CVK, trong đó có Tế Mậu thân 68, Mùa hè đỏ lửa với biến cố

ngôi nhà CVK tạm đóng cửa dời vế Đàlạt, CVK Anh Sohier và CVK Em Dòng Chúa Cứu Thế, và nhất là cột mốc 75 với việc xóa sổ Tiểu Chủng Viện, thành

lập Đại Chủng Viện Kontum chỉ với vỏn vẹn 1 năm tồn tại với những n lực thích nghi với hoàn cảnh mới để tồn tại, lao động, chăn bò, nông trƣờng, canh gác, cải tạo, bị

tƣớc hết tất cả cái quyền làm ngƣời…, anh em tản mác mỗi ngƣời một phƣơng, kẻ bám trụ ở quê nhà, ngƣời đi viễn xứ, kẻ gửi thân xác lại giữa biển khơi…. Cuộc hội ngộ mừng 75 năm CVK lần này đã ghi nhận sự hiện diện của mọi thế hệ với những ngƣời

còn sót lại, đã sống và đã trải qua những cột mốc đánh dấu những biến cố thăng trầm của CVK từ ngày thành lập, từ khắp nơi đổ về. Niềm hạnh phúc về nguồn mừng Ngọc Khánh CVK lần này đƣợc nhân lên gấp bội bằng một tin vui

mới : nguồn nhân lực khiêm tốn và mỏng dòn phục vụ cho cánh đồng truyền giáo hơn 150 năm

hình thành của Địa phận đƣợc đƣợc bổ sung bằng 10 tân Linh mục. Đập vào mắt mọi ngƣời, ngay từ lối vào cổng chính dẫn tới khán đài nơi cử hành thánh lễ, là

những panneaux với hình ảnh đấng sang lập CVK, hình ảnh những vị tiền bối đã dày công vun đắp và góp sức cho công cuộc truyền giáo của Địa phận từ những năm đầu phát triển, những khuôn mặt vẫn đang ngày ngày rảo bƣớc tiếp nối công cuộc truyền giáo của thế hệ cha anh trên những cánh đồng mênh mông đầy lúa chín vàng, nhƣng

thiếu thợ gặt… Một khán đài hoành tráng, đơn sơ với những chất

liệu của rừng núi Kontum, nhƣng mang đậm màu sắc truyền thống dân tộc…. Một thánh lễ hoành tráng, trang trọng đƣợc tổ chức với sự hiện diện

của không dƣới 3.000 ngƣời giáo dân từ các nơi đổ về, không bị hạch hỏi, ít là cho đến sau khi những ngày hội hoàn tất, điều hiếm thấy trong bối cảnh hoạt động tôn giáo ở những nơi bị kiểm soát nhƣ Kontum. Có lẽ không ai, kể cả Ban Tổ chức, biết đƣợc con

số chính xác là bao nhiêu, bao nhiêu cựu CVK, bao nhiêu phu nhân CVK, bao nhiêu con cháu CVK, bao nhiêu đã từng là ân nhân của CVK cách này hay cách khác.., kẻ đoán là 200, ngƣời bảo ít cũng là 300… Bữa điểm tâm sau thánh lễ….

Có lẽ không ai, kể cả Ban Tổ chức, biết đƣợc con

số chính xác là bao nhiêu, bao nhiêu cựu CVK, bao nhiêu phu nhân CVK, bao nhiêu con cháu CVK, bao nhiêu đã từng là ân nhân của CVK cách này hay cách khác.., kẻ đoán là 200, ngƣời bảo ít cũng là 300… Bữa điểm tâm sau thánh lễ….

170

Buổi huấn đức do Đức Cha Micae chủ trì, giúp mọi ngƣời co đƣợc cái nhìn tổng quan về tình hình Địa phận, những ƣu tƣ lo lắng và những trăn trở của

Ngài trong vai trò và trách nhiệm của vị Chủ chăn bên cạnh các cộng sự : cánh đồng lúa chín đang

thiếu thợ gặt. Giờ Chầu Thánh Thể thật trang nghiêm và sâu lắng. Nhìn lại những năm tháng học Chủng viện cách đây mấy chục năm, cũng trong chính nguyện

đƣờng này, đối với không ít anh em, có lẽ đây là giờ Chầu Thánh Thể trang nghiêm nhất và sốt sắng nhấy, bởi lẽ thời còn là những chú chủng sinh, chƣơng trình Chầu Thánh Thể, cũng nhƣ các sinh hoạt hàng ngày, hàng tuần khác đã đƣợc lập sẵn và khi có chuông báo, các chú cứ thế mà thực

hiện nhƣ một bổn phận phải làm và lắm lúc làm nhƣ một cái máy; ngủ gà ngủ gật trong những giờ Chầu Thánh Thể năm nào không phải là điều hiếm gặp!

Buổi hội ngộ chính thức mừng Ngọc Khánh CVK tối ngày thứ sáu 03 tháng 12 : mừng lắm vì những

khoảng thời gian gặp mặt đầy ý nghĩa này…. Cám ơn Cha Đông, anh Nho, cám ơn Ban tổ chức, cám ơn các Yă, cám ơn những tấm lòng đã góp công sức và thời gian cho buổi hội ngộ có một không hai này, cám ơn những anh em đã bỏ thời gian và công sức để có mặt hôm nay…

Bao công sức, thời gian, nhiệt tình và tài năng của Ban Tổ chức bỏ ra từ cả tháng qua, kể cả những bàn ăn đặc sản Kontum đầy ắp… tất cả đã sẵn sàng để đón những ngƣời con CVK bao thế hệ và từ khắp muôn nơi qui tụ về.

03 animateurs chính trong buổi gặp mặt CVK mừng Ngọc Khánh. Bok Đông, Bok Vinh, Bok Thắng. Những ƣu tƣ lo lắng của Cha Tổng Đại diện trong hoàn cảnh hiện tại (bệnh không thuyên giảm, sức khỏe càng lúc càng xuống, công trình nhà thờ Dakmot - nhà thờ đầu tiên đƣợc phép xây trong khu vực rộng lớn thuộc huyện Dakto va

Tumorong -, bàn ghế đang đóng dở dang, phần hoàn tất – finition- nhà thờ chƣa có tiền để trang trải, chƣa có tiền, nên chƣa dám tính đến ngày khanh thành…. , khiến ai cũng lo lắng cho Ngài.

Có lẽ vì thế mà Ban Đại diện (?), các animateurs đã nảy ra sáng kiến “bán đấu giá” những chai rƣợu quí và đắt tiền do lòng hảo tâm của Bok Vinh, Bok Thắng… để có tiền giúp Ngài trang trải

một phần gánh nặng tài chánh Ngài đang lo, đồng thời để thêm phần nhộn nhịp cho buổi hội ngộ này. Mục đích đã rõ: giúp Cha Tổng Đại diện. Phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích này là chuyện có thể là hay đối với ngƣời này, nhƣng là không hay đối với

ngƣời kia.

Bok Vinh gọi những ngƣời tham gia đấu giá là những “ngƣời dại”. Có thể hiểu “ngƣời dại” theo cách là không có lý gì để bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua những chai rƣợu bán đấu giá này. Có

đúng không Bok Vinh??? Và “ngƣời dại” đầu tiên là Bok Đông! Bok Đông đã

phải xót xa khi móc bóp lấy ra số tiền khá lớn. Nhìn khuôn mặt của Ngài thấy thƣơng quá : xót đứt ruột!! May mà Ngài không có Mẹ Bề Trên trong nhà… Và không chỉ có Bok Đông “dại”, mà còn có đến

trên dƣới 10 anh CVK “dại”!! Tránh sao đƣợc những trách cứ khi mà chỉ vừa xong đƣợc phần “bán đấu giá”, cuộc vui chƣa trọn vẹn, anh em từ nhiều thế hệ và từ khắp nơi hội tụ về chƣa có thời gian thăm hỏi nhau và nhận diện nhau, thời gian theo lịch sắp đặt trƣớc đã không còn nữa, và Bok

Đông đã phải công bố kết thúc buổi gặp mặt giao

lƣu. Mọi ngƣời nhìn nhau, ngạc nhiên, tiếc nuối… Cha Hoan 67 (Ân Đức) vẫn còn ấm ức và quay qua Hiền hỏi tại sao trong Ban Tổ chức mà không dự liệu thời gian để cho anh em các lớp gặp mặt và nhận diện nhau. Hiền không trả lời vì Hiền không

thuộc Ban Tổ chức. Cuộc “bán đấu giá” do bị dàn trải ra trong suốt thời gian dành cho buổi hội ngộ chính thức, nên đã gây ít nhiều hiểu lầm cho một số ít anh em,

171

khiến một số có cảm tƣởng nhƣ buổi Hội Ngộ CVK chỉ đƣợc dành để giới thiệu và tôn vinh những “đại gia” CVK và những anh em CVK có lắm tiền nhiều của, làm tủi thân những anh em khó khăn, túng

thiếu hơn. Chút hiểu lầm đáng tiếc đó vẫn sẽ cần có thời gian để giải thích, để cảm thông … Đâu là “dại”, đâu là “khôn”, dại – khôn, khôn dại…. xin để mỗi ngƣời đoán xét và giữ lấy cho riêng mình…

Nếu mang tiếng là “dại” để Cha Tổng có đƣợc niềm an ủi và niềm hạnh phúc, có lẽ anh em cũng sẵn sàng. Trong thánh lễ chính thức mừng Ngọc Khánh sáng thứ bảy, Ngài đã tỏ bày niềm hạnh phúc và cám ơn tâm tình anh em dành cho Ngài…. Ngài cũng đã công bố luôn cả con số mà anh em

đã giúp Ngài qua buổi gặp gỡ tối hôm qua, vƣợt quá 50% tổng số tiền mà Ngài đang cần để hoàn

tất ngôi thánh đƣờng đang dang dở. Tối hôm trƣớc, sau buổi họp mặt chính thức, Bok Đông thông báo sẽ có khoảng 10 LM làm lễ đồng tế thánh lễ sáng họp mừng kỷ niệm Ngọc Khánh

CVK ngày thứ sáu 03 tháng 12, nhƣng đến giờ lễ, con số này không là khoảng 10 nữa mà phải đến trên dƣới 40, làm mấy anh em trong Ban Tổ chức thêm bối rối vì phải xếp chỗ lại. Lúc này, 200 hay 300 hoặc hơn nữa không quan trọng, chỉ biết rằng Nhà nguyện CVK hoàn toàn

không còn một chỗ trống trong thánh lễ mừng Ngọc Khánh CVK sáng ngày thứ sáu 03 tháng 12, và có đến cả một nửa phải đứng dọc hành lang hai

bên hoặc phía trƣớc hành lang chính của nhà nguyện để tham dự thánh lễ.

Thánh lễ thật trang nghiêm, cảm động, tất cả nhƣ đƣợc sống lại những ngày xƣa thân ái, cũng chính

trong nhà nguyện này, vẫn bầu khí cầu nguyện, vẫn bàn thờ gỗ tuyệt đẹp có khắc chữ Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh, vẫn dòng chữ đậm nét lời truyền dạy của Đức Giêsu trƣớc khi Ngài về trời : Euntes ergo docete omnes gentes. Cảnh vật còn đó, nhƣng ngƣời còn đƣợc mấy? Gần 40 năm nay rồi, kể từ ngày tạm thời giải tán TCV Mùa hè đỏ

lửa 1972, mới có dịp gặp lại nhau khá đông đủ, nhƣng tâm trạng và cuộc sống mỗi ngƣời một

khác, kẻ tiếp bƣớc cha ông trong hành trình truyền giáo, ngƣời con đàn cháu đống, kẻ ở lại quê hƣơng, ngƣời đi viễn xứ…

Phép lành Tòa Thánh hƣởng ơn Đại xá nhân dịp lễ kỷ niệm 75 năm CVK do Đức Ông Thắng ƣu ái chuẩn bị và gửi về cho CVK kịp trƣớc lễ…

Sau thánh lễ, trƣớc giờ điểm tâm, mọi ngƣời nán lại, tận dụng chút thời giờ rảnh hiếm hoi để chụp

hình lƣu niệm trƣớc cửa CVK. 02 Đức Giám Mục,

các Cha…

Rồi đến anh em, chụp chung, chụp riêng, từng lớp, từng nhóm, từng cặp… cứ nhƣ là chẳng còn bao giờ có cơ hội hiếm hoi này nữa. Còn hay không, xin để Ngài xếp đặt cho ta…

172

Hành hƣơng Đức Mẹ Măng Đen : không thể không cùng nhau lên viếng Mẹ Thánh trong dịp lễ Ngọc

Khánh này.… Cần nói thêm là nhóm Châu Sơn Banmêthuột đã viếng Mẹ từ hôm qua và sáng nay

đã lên đƣờng về nhà. Khuôn mặt Đức Mẹ chẳng xinh đẹp tí nào cả, đôi tay của Mẹ không có. Đƣợc giải thích, mới hiểu lý do tại sao Mẹ không xinh xắn nhƣ vẫn thấy! Trông

Mẹ không hấp dẫn tí nào, nhƣng nhìn từng đoàn con cái từ khắp muôn nơi ngày ngày nối đuôi nhau lên viếng Mẹ và xin ơn Mẹ, nhìn những bia tạ ơn, đủ biết tình thƣơng yêu con cái, sức mạnh và quyền năng của Mẹ nhƣ thế nào. Nói nhƣ Bok Quang “Đại Hàn” : Mẹ Măng Đen không có tay, nhƣng Mẹ làm đƣợc tất cả cho con cái của Mẹ.

Trạm xá Cố Cao (TXCT), điểm ghé thăm cuối cùng của chƣơng trình hội ngộ về nguồn này… Ngày 11 tháng 12 sắp tới là ngày giỗ 3 năm của Cha Cố Faugère rồi.

Cha Cố ơi, còn nhớ mãi những hình ảnh cách nay đúng 3 năm, khi con ghé lại thăm Cha lần đầu sau 35 năm (và cũng là lần cuối và hình nhƣ trong đám học trò của Cha, con là ngƣời cuối cùng đƣợc gặp Cha trƣớc khi Cha mất, vì chỉ sau đó 12 ngày, Chúa gọi Cha về). Gặp Cha, Cha không còn nói đƣợc nữa, nhƣng những ánh mắt, những cái nhíu

mày nhƣ để lục tìm trong ký ức xem đứa học trò đang đứng trƣớc mặt Cha là đứa nào. Con đã đọc thấy và đã thầm hiểu lời nhắn gửi cuối cùng của Cha cũng nhƣ ƣớc nguyện cuối cùng của Cha là gì : một trạm xá để giúp bệnh nhân nghèo! Đâu là

động lực khiến Cha liều mình kéo theo vài anh em y tá CVK của Cha lăn xả trong làn đạn trong cuộc chiến những ngày Tết Mậu Thân và Mùa hè đỏ lửa trên chiếc xe Deux Chevaux màu xám của Cha để

cứu chữa những ngƣời lính cả hai bên bị thƣơng và chôn cất những anh lính hoặc những ngƣời dân chết tức tƣởi vì bom đạn? Vì tình yêu Chúa? Phải, vì yêu Chúa nên phải yêu tha nhân. Tha nhân là ai, chúng con biết rồi. Chúng con đã và đang cùng nhau thực hiện lời

nhắn gửi cuối cùng đó của Cha Cố: anh em CVK chúng con đang ghé thăm công trình TXCT của Cha đây! Cha Cố thấy không?? Bok Quyền và anh Thi đại diện CVK công bố chính thức công trình TXCT là do anh em CVK đóng góp giúp bà con nghèo đó, và giúp để tƣởng nhớ đến Cha Giáo

Faugère của chúng con. Cha có vui không?

Anh em đến vào ngày giáo dân Kon Jodreh tiễn Bok Quyền đi nhận xứ mới Mangla. Hẹn 2 giờ chiều Bok Quyền sẽ về đón đoàn, nhƣng anh em đến hơi sớm. Đành ăn trƣa ngay tại sân nhà xứ Kon Jodreh vậy. Biết anh em sẽ đƣợc đón tiếp

long trọng, đoàn cồng chiêng và đoàn múa với những cô gái trẻ xinh đẹp duyên dáng của vùng núi rừng Kontum đang chờ sẵn, một số nôn nóng đi một vòng tham quan TXCT trƣớc đoàn. Vui quá Cha Cố ơi!! buổi giao lƣu với giáo dân của Bok Quyền. Vài anh em mãi mê nhìn ngắm, trầm

trồ khen ngợi các cô gái miền sơn cƣớc xinh với nƣớc da trắng phảng phất chút hoang dại của núi rừng cùng những điệu múa không dễ bắt chƣớc

đƣợc. Cũng nắm tay cùng múa hát, cùng cƣời nói…

Anh em đƣợc mời đi tham quan các phòng khám và các phòng bệnh, những trang thiết bị và những tủ thuốc khá đầy đủ, cách hoạt động và hình thức hoạt động, vài ý tƣởng về những dự phóng cho tƣơng lại…. Chúng con giới thiệu các cộng sự viên

gồm các bác sĩ, y sĩ, y tá, nhân viên…Hầu hết là ngƣời dân tộc, là giáo dân Kon Jodreh hoặc các làng xung quanh…

173

Sau phần giới thiệu, đang lúc anh em tiếp tục tham quan, con nhìn ra phía sân nhà thờ : một số anh em vẫn còn đang mãi mê múa hát giao lƣu với đoàn cồng chiêng và các cháu lớn (mà lạ thay

chỉ có các cháu gái thôi Cha Cố ạ!). Con nhìn qua bên sân nhà thờ : anh Lân 62 (mà các lớp đàn anh vẫn thân mật gọi là “Ma Lân”) đang cầm micro cất cao giọng hát rất điêu luyện :“E xong ba dim, xong ba dim, dim ma e dei, E xong ba dim, xong ba dim, dim ma e dei”…, bên cạnh những cô gái đang nhún nhảy uyển chuyển trong trang

phục Bahnar, trông thật xinh xắn và duyên dáng…. (thôi, con không dám kể tiếp nữa Cha Cố ạ!!). Không ít những anh em khác vẫn còn tiếp tục giao lƣu múa hát với các cháu em, quay phim, chụp ảnh lung tung hết. Nguyễn Đình Luận 69 quay qua bảo con “Hèn gì mà lắm khi Bok Quyền

cũng bị chia trí……”!

“KHÔNG SAO SỐT!” phải không Cha Cố ? 75 năm mới có một lần, mà cũng phải có cái gì đó để lôi kéo anh em về thăm TXCT mỗi khi có dịp chứ ! Nhà chung của chúng con chính là CVK, là Địa phận Mẹ, có đi đâu, ở đâu, chúng con vẫn hƣớng

lòng về nhà Mẹ mà! Ngay cả Đức Ông Thắng của chúng con khi đƣợc xem những tấm hình chụp Lễ Ngọc Khánh, cũng phải “ngậm ngùi ra đứng ngõ sau Radio Vaticano, trông về quê Mẹ CVK Kontum mà ruột đau chín chiều cơ mà !” hoặc bạn Phạm Hùng Sơn 67 không về đƣợc cũng đòi cho bằng đƣợc xem lại những tấm hình chụp Restrooms

ngày nào, hoặc thắc mắc cả về những tấm trần trên nhà ngủ!! Hồi xƣa trên núi Tabor, sau khi đƣợc chiêm ngắm

Chúa biến hình, Phêrô còn xin phép Chúa Giêsu cho dựng 03 lều cơ mà. Ngay cả Anh Huy Sơn 58 Le Marseillais (ngƣời về từ Marseille để đƣợc tham

gia lễ Ngọc Khánh CVK, có mặt trong buổi giao lƣu này), cũng đã phải xin không phải “dựng 03 lều”, mà là „”3 Villas” !!! Ừ, con đùa bảo thì Anh Sơn muốn dựng 03 villas cũng đƣợc, đất để mở rộng TXCT vẫn còn, cứ xây lên đi rồi tụi con trƣng dụng làm Phòng Khám mở rộng, để dành 01 phòng cho Anh Sơn mỗi khi về Kontum, cứ về

nghỉ ngơi khi anh muốn và mỗi ngày ra làm công việc cùng với mấy y tá của TXCT là đƣợc. Không thất nghiệp đâu mà sợ !!! Và dành tiền nghỉ hƣu của Anh Chị cho TXCT là xong. Mỗi sáng ra nhìn các cháu mang gùi lên rẫy, ngắm nhìn những

ruộng lúa xanh tƣơi bên kia đƣờng lộ, phiá Kon Mơnei, ban đêm ngủ không sợ còi xe quấy rầy,

khoai lang khoai mì cả lá cả củ, măng tre tƣơi, bắp nƣớng bắp luộc không thiếu (và đặc biệt không phải ƣớp tủ lạnh nhƣ bên Marseille đâu!), nếu Anh ăn những thứ đó thay cơm hàng ngày thì càng tốt! Kể cũng thú vị đó chứ !

“KHÔNG SAO SỐT” phải không Cha Cố!! Miễn là ngƣời bệnh nhân nghèo gặp đƣợc niềm an ủi, sự sẽ chia từ những tấm lòng rộng mở của anh em CVK chúng con. Và ở trên trời, Cha Cố đừng quá

bận tâm, miễn là đừng quên cầu nguyện cho anh em chúng con luôn biết yêu thƣơng nhau và biết mở rộng tấm lòng là đƣợc. Chúng con đang và sẽ cùng nhau nhìn về một hƣớng, về Nhà Chung

CVK, về ĐP KT của chúng con, thế thì không thể bảo là chúng con không yêu thƣơng nhau đƣợc. Hồi xƣa trong Chủng viện chúng con đƣợc dạy bảo : “Yêu nhau là cùng nhìn về một hƣớng”, không nhớ có phải là lời của Thánh Tê rê xa Hài Đồng Giê Su không? Chúng con sẽ không còn dùng nickname @ để khích bác nhau, chỉ trích nhau

trên i-meo. Sẽ chẳng còn những từ ngữ „đại gia – tiểu gia‟‟ trong anh em chúng con nữa, bởi vì tất cả cùng chung một tấm lòng với một vòng tay rộng mở. Ngày chia tay. Một số lớn anh em đã về…

Một đêm nghỉ ngơi, sáng dậy, ĐC Micae vẫn còn muốn níu kéo anh em và nán lại để Cha con còn

đƣợc gặp nhau thêm : Ngài cùng dâng thánh lễ sáng Chủ Nhật, anh em kéo nhau qua chào ĐC Phê rô và chia tay với các Ngài. Một chút tiếc nuối…. đôi chút ngậm ngùi… và thêm một tấm hình kỷ niệm với các Ngài.

Trong những ngày hội về nguồn, anh em vẫn hỏi nhau : bao giờ thì gặp lại nhau? Gặp hay không là

do nơi mỗi ngƣời, phải không Cha? Nhà chung CVK của chúng con đó (cám ơn mấy anh VC năm 76 đã không nỡ lấy mất Nhà Chung của chúng con), công việc chung của anh em đó. TXCT của anh em đó! Cha Chung của chúng ta vẫn còn đây. Thế thì cứ về! Đã hẹn và đã nghéo tay với các anh 62 trong dịp

hội ngộ vừa qua rồi, 2 năm nữa, tức là năm 2012,

sẽ họp mặt 50 năm kỷ niệm CVK 62 và 45 năm kỷ niệm 67. Sohier Đàlạt ƣ? Đâu cũng đƣợc, nếu chỉ 02 lớp, ta lên Sohier và nếu thêm các lớp khác, con số sẽ hơn 100 và ta kéo nhau về nhà Chung của chúng ta trên KT mà, ai cấm đâu. Anh Bài chuẩn bị sẵn Copyright đi nhé! Thật đẹp, xù hoặc

chạy làng là không xong với đám đàn em 67 đâu nhé! Trốn đâu cho thoát! Sài gòn ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm 08 tháng 12 năm 2010.

174

Nhân kỷ niệm 03 năm ngày Cha Cố Gioan Faugère về nhà Cha. Trần Văn Hiền 67

Sàigòn 8.12.2010 Bài viết của Hiền Lạnh rất hay. Hay lắm. Phúc Jean đọc đi đọc lại mấy lần.

Thú thực là PJ chƣa hề để mắt xem bất kỳ hình ảnh nào của 1000 năm Thăng Long, nhƣng PJ xem rất kỹ những hình ảnh ngày lễ,ngày hội CVK, hình ảnh nhà nguyện xƣa, nhà ngủ xƣa, cái giƣờng xƣa, hành lang xƣa, mái ngói xƣa. PJ chƣa đƣợc thấy lại hình phòng tắm tập thể xƣa, cái bàn

học xƣa với cái lỗ để bình mực bằng gốm.. Lớp 35, 47, 58, 62.. ai còn giữ đƣợc cái bình mực bằng

gốm đó thì khoe cho đàn em xem cái ... Lớp 68 của PJ không đƣợc hân hạnh chấm mực vào cái bình mực bằng gốm đó, nhƣng có vào trong "kho tàng" của cha Radelet ở đối diện "phòng huấn đức chung " và lục ra đƣợc cả chục bình mực nhƣ

vậy.. Hiền hứa với Cố Cao 1 điều rất khôn: không dùng nick name để khích bác nhau nữa. Bây giờ ít có dịp gặp nhau lắm, nên dễ gì mà khích bác nhau đƣợc. Ngày xƣa sống ở trong CVK không chửi tục, không oánh lộn thì đặt nick name và "nói chọt" là

thú tiêu khiển xả năng lƣợng tuổi 15 - 17 của dân CVK. Ở CVK có ai không có nick name? Phúc Jean có tới 3 nicknames: Phúc Jean, Phúc Fou, Phúc

Foulosophe. Ai đó mà làm quyển từ điển nick name CVK, thêm phần chú giải thì đọc chắc thú vị lắm. Ví dụ nhƣ Phiến (68) nhà ở gần cầu De Lattre

Đà Nẵng đƣợc gọi là Phiến Lác chỉ vì tên De Lattre phát âm nghe giống Lác, chứ chàng Phiến hay tƣớng De Lattre có bị lác ngày nào đâu! Nhƣ cái tên Chính Xi Cù Lù nghĩa là gì, Phúc Jean nghe mà chẳng hỉu ! Cuối cùng thì cũng xin cảm ơn các chú VC đã

không tịch thu mái trƣờng xƣa ấy vì lòng tốt hay lòng lành gì đó để nó không bị biến dạng trầm trọng nhƣ Sohier, GHHV, DCCT, trƣờng Kuenot, Lasan Kim Phƣớc,....

Không biết bây giờ 5 giờ sáng có còn vang tiếng chuông chủng viện, 12 giờ trƣa vang tiếng chuông

Angelus...nhƣ xƣa ? Phúc Jean 8.12.2010

Phuc Fou oi, Cám ơn lời khen của Phúc Fou. Ý mình muốn nói là vì thời buổi bây giờ gặp nhau không dễ dàng,

do đó email là phƣơng tiện hay nhất, chẳng hạn nhƣ email mình đang viết cho Phúc Fou đây. Tiện lợi vô cùng, lại miễn phí (free). Vấn đề là ở chổ ai đó muốn chửi anh em nào hoặc “chửi đổng” một

ai đó hoặc một nhóm nào đó mà không muốn cho nạn nhân biết mình là ai, thì nick name là một giải pháp tuyệt vời, vẫn biết rằng tuyệt vời nhƣng cũng tƣơng đối thôi vì một lúc nào đó nó sẽ lòi ra cả. Nhƣ Ziziblanc@... hay zizinoir gì gì đó, hoặc clarissime@..., để mà khích bác nhau, có thể anh em đa số không biết, nhƣng muốn tìm hiểu là ra

cả thôi. Nick name thời @ chứ không phải nickname thời những năm 50s, 60s, Hiểu chƣa? Phòng tắm tập thể, dãy lavabo tập thể ở khu A, khu B, Khu C bây giờ đập bỏ hết rồi. Restrooms thì đa số vẫn còn nguyên vị trí, nhƣng cái ruột đã

thay cả rồi. Tóm lại, 40 năm rồi còn gì, ngƣời còn thay đổi nói gì cảnh vật chung quanh, có còn

chăng chỉ là toà nhà CVK, TGM và tất cả nhũng gì chứa đựng sau đó, tức là tinh thần CVK, là Điạ Phận KT. Phúc Fou có muốn biết rõ hơn và tìm hiểu kỷ hãy đến mà xem. Ai biểu không chiụ lên.

Thân ái. Hiền 67 8.12.2010 Anh chị Cảnh thân mến !

Theo kinh nghiệm thƣờng gặp khi đi thăm ngƣời bệnh, đặc biệt là chấn thƣơng vùng cột sống ...

em thấy trƣờng hợp chị nhà rất có khả năng hồi phục nhƣ trƣớc , vì :

Hai chân cử động đƣợc tƣơng đối sau khi lấy lại khớp. Có thể đứng và di chuyển , đó là dấu hiệu rất tốt. Trƣờng hợp này rất cần nằm yên để tránh làm tổn hại thêm vùng cột sống, có thể thời gian sẽ dài hơn so với lúc còn trẻ ! Cầu chúc chị chóng bình

phục. Thân chào anh trong tình huynh đệ. Chắc anh chị vẫn còn ở VN?

cvk66-67 Hà Văn Khánh Long Giao.

Cảm ơn Khánh Hà đã hỏi thăm . Chị đã đi bác sĩ và đã đƣợc chụp hình. Bác sĩ nói không nặng lắm, chỉ cần uống thuốc và nằm nghỉ, không đƣợc di chuyển nhiều .

Hôm nay thì đã khá lắm rồi, có thể đi lại đƣợc. Mình có mua cho bà xã cái đai lƣng. Chỉ hơi khó khăn khi đang nằm mà cần ngồi dậy. Nói chung là tiến triển tốt đẹp.

175

Một lần nữa xin cảm ơn. cvk62 Trần Đình Cảnh

Hawai Quả là may mắn khi hội ngộ ở Kontum, vì có thầy lang chữa trặc đả quá hay nên chị Cảnh mới có thể nằm trên xe về lại Saigon đƣợc chứ ở nơi khác e là nguy to.

Hoan hô Kontum một cái và hoan hô tinh thần chăm sóc bà xã của anh Cảnh mà các ông cvk cần học tập và cuối cùng hoan hô tinh thần chịu đựng của bà chị vì không nhăn nhó hay rên la trong suốt cuộc hành trình về nhà rất rất dài.

Chúc anh chị về lại Hawai một cách mạnh khoẻ

cvk67 Trần Đức Công Sàigòn 10.12.2010

Vô Cùng Thƣơng Tiếc Kinh thƣa Đại Gia Đình CVK KMF, Gia đình CVK Saigon thƣơng tiếc báo tin : Bà Cố Lucia Nguyễn Thị Lục,

(là Thân mẫu Anh Phan Đình Thi CVK 62, trƣởng đại diện CVK Saigon, Sr Phan Thị Quảng, phụ trách cộng đòan Nữ Vƣơng Hòa Bình Dak Nông,

Chú Phan Thanh Hảo, CV Lê Bao Tịnh khóa 1970) đã đƣợcChúa gọi về lúc 20 giờ 38 phút, tối Thứ

Sáu 10/12/2010, hƣởng thọ 92 tuổi, sau một thời gian dài thọ bệnh. Gia đình CVK Saigon Xin thánh kính chia sẽ nỗi mất mát lớn lao với Anh Chị Thi Tuyết, Sr Quảng, Chú Hảo và đại gia đình tang quyến. Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, cho Bà Cố

Lucia đƣợc lên chốn nghỉ ngơi. Thay mặt Ban Đại diện CVK Saigon, Nguyễn Văn Lan CVK 64, Nguyễn Anh Võ CVK 67,

Nguyễn Đình Thiện CVK 93

Khấp báo cvk67 Nguyễn Anh Võ Sàigòn 14.12.2010

THƢ MỜI

Trong tâm tình hiệp thong, gia đình chúng tôi xin trân trọng kính mời quý anh em cvk. đúng vào lúc 10 h sáng chủ nhật ngày 19/12/2010 để tham dự thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho thân nhân, tại

nhà thờ Thanh Đa TPHCM. Sau thánh lễ có gặp mặt mừng tân LM Pet Bùi Huy Ngọc. Sự hiện diện của các bạn là sự hiệp thông sâu xa của những ngƣời từng ngồi chung mái trƣờng chủng viện

Gia Đình Bùi Phƣơng Hạc Kính Mời Tiểu Sử Đức Mẹ Măng Đen

Kính thƣa anh em.

Măng Đen nhƣ một "trung tâm hành hƣơng thánh mẫu" tại giáo phận Kontum. Đức Giám Mục đang quan tâm nhƣ anh em đã biết. Ngay từ đầu khi phát hiện tƣợng đài Đức Mẹ, Đức Giám Mục Micae, cha tổng đại diện một số khá đông quí cha quí khách hành hƣơng đến tƣợng đài măng đen. Đức

Cha giao công việc tìm hiểu nguồn gốc tƣợng đài nầy cho cha tông đại diện Giuse Nguyễn Thanh Liên và tôi. Riêng tôi đã trình Đức Cha những thông tin về tƣợng đài này . nhƣng khi trao công việc này cho

chúng tôi, ngài nhắc nhở cần khôn ngoan và tế nhị về những tin tức thu thập đƣợc cho đến khi

ngài thấy thời điểm thuận tiện.tôi đang chờ thời điểm thuận tiện đó.Ngoài ra cha Vƣơng Đình khởi, nguyên là bề trên dòng Phanxicô cũng đã viết về Đức Mẹ Măng Đen, có suy tƣ thần học về vai trò Đức Mẹ trong Kinh Thánh, theo lịch sử của giáo

hội, có cơ sở nến tảng lịch sử. qua bài suy tƣ của cha, tôi nghĩ lòng mộ mến Đức Mẹ đƣợc thể hiện qua nhiều hình thái rất chân tình và sâu đậm. nhƣng điều quan trọng là tâm tình đó đƣợc nuôi dƣỡng bằng lòng tin sâu sắc và đúng mức. cvk55 Rev Nguyễn Hoàng Sơn

176

Kontum

Cảm ơn anh Bích, anh Lý và cha Sơn đã cung cấp

thông tin. Ai đã đến Phủ Tây Hồ, Hà Nội, các đền chùa miếu mạo, sẽ thấy vô số những xe hơi nhà nƣớc chở cán bộ cao cấp đi cúng kiến xin may mắn, giàu có, thăng quan tiến chức, nhà nhà to nhƣ cái dinh, tiền đô la nhiều nhƣ lá trên rừng. Tiền họ chi cho vàng mã, đồ cúng cũng nhiều vô số kể.... Phúc Jean vẫn thƣờng nghe các cán bộ

nói với nhau : "bọn công giáo là cái bọn không có tín ngƣỡng, không biết cúng kiến là gì, không tin thần linh, phong thủy, tử vi bói toán, v.v...". Hy vọng địa điểm Đức Mẹ Mang Đen sẽ không tấp nập nhƣ Phủ Tây Hồ, bên trong nƣờm nƣợp quan

chức giàu có, bên ngoài ăn mày chuyên nghiệp bu đông nhƣ kiến, chung quanh là cò mồi "buôn Phật

bán Chúa "... Đức Mẹ nghèo của ngƣời nghèo, tràn trề tình thƣơng, luôn cầu bầu cho chúng con trƣớc mặt Chúa.

cvk68 Nguyễn Toàn Phúc Sàigòn 17.12.2010 Hỉ Tin Và Xin Cầu Nguyện

Trọng kính Đức Giám Mục Giáo Phận và Qúy Đức Cha

Giáo Phận Kontum,

Kính thƣa Đức Ông Giuse, Quý Cha và Qúy Niên Trƣờng, Chƣ Huynh Đệ trong Đại Gia Đình CVCK-KMF

Trong Tình Thƣơng Thiên Chúa - Đại Gia Đình CVK và KMF: cvk62 Giuse Nguyễn Thế Bài

Kính Báo Hỉ Tín (xin coi thiệp đính kèm) Vì không thể gửi thiệp báo tin và kính mời chung vui đến mỗi cha, mỗi niên trƣởng, và chƣ huynh đệ, nhƣng vô cùng tha thiết kính mong:

Quý huynh đệ hiệp -ý cầu nguyện cho cuộc sống hôn nhân và gia đình của hai cháu qúy cha ,qúy

huynh đệ có dịp (hoặc có thể ) ghé nhatrang vào dịp nầy, xin vui lòng cho biết, để tiếp đón đến chung vui với hai gia đình và hai cháu.

Chân thành cám ơn và hết lòng mong đƣợc đón tiếp Trân Trọng Giuse Nguyễn-Thế-Bài

Nha Trang

177

17.12.2010

Chúc Mừng Giáng Sinh

Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông Nhà thờ Thăng Thiên

02 Quang Trung - Tp Pleiku - Gia Lai - Viet Nam Tel: 059 3824713 - 0909 724705

Email: [email protected]; [email protected]

17.12.2010 Tin Cha Giáo Radelet

Dear All CVK,

Duy Sỹ vừa nhận đƣợc tin mới nhất về cha giáo Radelet qua e-mail của Bok cvk67 Hà Thanh Hải nhƣ sau: " Mình (Bok Hải) vừa sang Nouvelle Calédonie và về lại hôm nay. Và đang bù đầu với việc Noel.

Sang bên đó có chuyện và có gặp RP. Henry Radelet, nói chuyện đƣợc một hồi, trao đổi vài câu chuyện CVK. Radelet bây giờ mới về hƣu dƣỡng tại Les Petites Soeurs des Pauvres bên Nouvelle Calédonie (NC) sau những năm làm việc và phải vật lộn với tuổi tác. Cái xứ đạo Canala trong 'vùng

xa vùng sâu', giáo dân toàn là ngƣời bản xứ (Kanakiens), nhà thờ mà cha Radelet khởi công xây dựng phải bỏ dỡ (undone) vì tình trạng tài chánh của ngƣời bản xứ còn nghèo lắm, có thể nói nghèo hơn ngƣời Thƣợng (dân tộc thiểu số) ở Kontum! Bây giờ không đi lại đƣợc nữa, nên Archeveque Michel Calvert (NC) đã bắt phải nghĩ

hƣu. Và cũng từ chối về nghĩ hƣu bên Pháp. Khi trao đổi một vài câu chuyện xƣa và nay, Radelet nói: "Je suis missionaire just qu'à la mort"! C'est le moment le plus touchant de la conversation

entre lui et moi! Cuối cùng một vài lời cầu nguyện ngắn ngủi, et l'adieu, peut être!" Ngƣời đƣa tin.

Merry Xmas

cvk64 Trần Duy Sỹ 17.12.2010 Duy Sỹ ơi ,

Hỏi Bok Hải xem ngài có E-mail không, hay có cách nào liên lạc đƣợc với ngài. Theo tôi biết ngài là cha sở đầu tiên giáo xứ Cheo Reo, Phú Bổn sau đó mới tới cha Vƣợng, cha Trƣờng, cha Sơn và cha Tiên. 1.5.2011 này lễ thánh Giuse thợ, cũng là bổn mạng giáo xứ và cũng là kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ, BHG và BTC lễ muốn gặp gỡ và

có thể tìm thông tin về giáo xứ cũng nhƣ về các cha sở. Rất mừng vì biết tin cha giáo củ. Mình biết cha Radelet (cố Gia) ở Phú Bổn trƣớc khi ngài về đây TCV. Khi bàn giao cho cha Vƣợng, ngài đi lập xứ mới tại quận Thuần Mẫn, hình nhƣ bây giờ là EA LEO hay CU JUT gì đó. Nhƣng chỉ ít

lâu sau chiến tranh, nhà thờ nhà xứ cha bị cháy rụi, ngài không còn Manh giáp, chạy về TGM ngồi chơi xơi nƣớc, cha BT Lộc mời ngài dạy học. Tính tình ngài vui vẻ hoà nhã, rất hoà đồng với các

178

chú, Nên đƣợc các lớp sau rất mến, hình nhƣ ngài bắt đầu dạy lớp Sỹ? cvk62 Nguyễn Đức Lân

Hố Nai Cha giáo Radelet mặc dù không qua trƣờng lớp sƣ phạm, nhƣng dạy rất có méthode. Dạy géoghaphie, Ngài bắt phải lấy miếng bìa cứng cắt bản đồ nƣớc đang học làm khuôn để vẽ trên giấy nhiều lần cho quen tay và ghi tên các thành phố

chính vào. Từ từ sẽ nhớ vị trí trong bản đồ nƣớc sở tại. Rất hay. Cha Bề Trên Lộc thƣờng nhận xét:"Tây làm việc gì, họ làm tới nơi tới chốn !". Nhƣ Cố Radelet chẳng hạn. Không biết Ngài còn có thể qua VN một lần nữa kg? Nghe nói là Ngài không còn di chuyển đƣợc nữa nên mới hƣu.

Chúng ta cầu nguyện cho Ngài có sức khỏe.

cvk64 Trần Duy Sỹ 18.12.2010 Mời Dự Lễ Tạ Ơn

Kính thƣa Gia Đình CVK Saigon, Nhƣ Anh Bùi Phƣơng Hạc (trƣớc giúp ở giáo xứ Phú Bổn, nhập lớp CVK 65 = Lớp RP Lê Tiên, RP Đích MEP . . . sau năm 1975), đã có thƣ mời : Thƣ Mời

Trong tâm tình hiệp thông. Gia đình chúng tôi xin trân trọng kính mời quý anh em CVK. đúng vào

lúc 10 h sáng chủ nhật ngày 19.12.2010 để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho thân nhân, tại nhà thờ Thanh Đa, Sàigòn. Sau thánh lễ có

gặp mặt mừng Tân Lm Pet Bùi Huy Ngọc. Sự hiện diện của các bạn là sự hiệp thông sâu xa của những ngƣời từng ngồi chung mái trƣờng chủng viện GIA ĐÌNH BÙI PHƢƠNG HẠC KÍNH MỜI

Nay Ban Dại Diện CVK Saigon xin đƣợc nhắc lại, và ƣớc mong Anh Chị Em Con Cháu CVK Saigon, sẽ cố gắng có mặt để cùng dâng Thánh Lễ Tạ Ơn với Tân Chức Bùi Huy Ngọc tại Thánh Đƣờng Giáo Xứ Thanh Đa lúc 10 giờ sáng ngày Chúa Nhật

19/12/2010.

Sau Thánh Lễ, xin mời ở lại cũng chia sẽ Bữa Agapé với gia đình Anh Hac và Tân Chức. Kính, cvk67 Nguyễn Anh Võ

Sàigòn 26.12.2010

Chia Buồn Gia đình CVK Saigon Chia sẻ sự mất mát với Anh Chị cvk64 Nguyễn Văn Lan Phó Ban Đại diện CVK

Saigon vì sự ra đi đột ngột của ngƣời em út Anh Phêrô Nguyễn Quốc Thái, 48 tuổi, vào ngày 25.12.2010, sau cơn đột quỵ. Thánh lễ An táng lúc 05g00 ngày 27.12.2010 tại Nhà Thờ NAM HÒA, Tân Bình. Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu vui nhận Anh

PHÊRÔ NGUYỄN QUỐC THÁI vào hƣởng vinh phúc Nƣớc Trời với Ngài. "Hoa từng tràng đã kết sẵn sàng, Tiệc cưới đã bày, Đã đến giờ gặp Ngài Con một mình vào giữa bóng đêm

Để mãi từ nay sống kết hợp với Ngài" Tagore - Lời dâng.

Ban Đại diện CVK Sàigòn 28.12.2010 Đặc San

Anh Sơn ơi! Chúc mừng Giáng sinh và năm mới! Kèm theo là bài viết cho tờ đặc san. Không biết đã trể chƣa. Nếu trễ rồi, xin lỗi nghe! Rất mến,

Halan choa! (Rev.) Peter Tuyen Nguyen

Pastor, Holy Rosary Parish Milton, Ontario "Fear not tomorrow, God is already there

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ VÀ ĐỂ THƢƠNG Sau những ngày chuẩn bị cho Chúa sinh ra, nay Chúa đã giáng sinh. Tạ ơn Chúa, vì “Mẹ tròn con vuông”. Chúa Hài đồng khỏe mạnh, Đức Mẹ vui, và mình cũng đỡ mệt. Sau ngày mừng lễ Giáng

sinh, văn phòng giáo xứ yên tĩnh hơn…có lẽ bà con đang ngủ giấc say sƣa sau những ngày “ăn chơi” của truyền thống. Mình lặng lẽ viết lại mấy dòng cho tờ Đặc san LLCVK.

Tôi sinh trƣởng trong một gia đình thuần túy Công giáo trong một giáo xứ toàn tòng. Mọi ngƣời biết

nhau. Cha xứ biết rõ từng giáo dân. Giáo dân kính trọng Linh mục và các tu sỹ. Từ thuở nhỏ, các anh chị em và tôi hàng ngày theo thầy mẹ tham dự thánh lễ hàng ngày. Tôi học hỏi và ảnh hƣởng rất nhiều về lòng mến đạo từ thầy mẹ và anh chị em trong gia đình.

Năm lên chín tuổi, cha xứ đã chọn tôi vào đội giúp lễ của giáo xứ. Tôi lại càng sốt sắng đi lễ hơn, chẳng phải vì lòng mến Chúa hay yêu ngƣời,

179

nhƣng để đƣợc giúp lễ, một công việc mà tôi ƣa thích, không nhàm chán. Thầy tôi, tuy rất nghiêm khắc, thỉnh thoảng khen tôi giúp lễ ngoan, sốt sắng, có khi giúp tôi sửa đổi cách đi đứng nghiêm

trang hơn để tôi thăng tiến trong công việc phụng vụ. Năm 1972, tôi lên mƣời một tuổi, có lẽ vì cái tính tinh nghịch, thầy tôi muốn tôi vào chủng viện đi tu nhƣ anh tôi đang học tại chủng viện Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột. Cha xứ, lúc bấy giờ là cha Phê

rô Trần anh Kim, không muốn hai anh em cùng học một chủng viện nên giới thiệu tôi thi vào tiểu chủng viện thừa sai Kontum. Chủng Viện Kontum tuyển chủng sinh tại hai địa điểm. Tất cả ứng sinh từ Nha Trang trở vào miền Tây dự thi tại dòng Chúa Cứu Thế, Đà lạt; và các ứng sinh từ

Ban mê thuột trở ra Quảng bình dự thi tại Pleiku. Sau khi trúng tuyển, tôi chuẩn bị hành trang lên

đƣờng đi tu! Vì hoàn cảnh chiến tranh, Chủng Viện Kontum phải tạm đóng cửa. Đức Giám Mục Kontum bấy giờ là Đúc Cha Paul Seitz, ngƣời Pháp. Ngài rất dễ

thƣơng và sống chết với địa phận truyền giáo Kontum. Ngài mƣợn tòa nhà của dòng Chúa Cứu thế Đà lạt để tiếp tục chƣơng trình đào tạo chủng sinh. Năm 1973, cùng với một số anh em Cvk khác trong giáo xứ Vinh đức, Hà lan, tôi lên Đà lạt nhập tiểu chủng viện Kontum.

Vì phƣơng tiện giao thông trong thời chiến loạn rất khó khăn, không có đƣờng giao thông xuyên thẳng từ Ban-mê-thuột lên Đà lạt nhƣ bây giờ.

Cậu bé mƣời một tuổi, từ giã gia đình, chào hỏi bà con lối xóm trong giáo xứ lên đƣờng nhập học. Cùng với mƣời anh em CVKem từ Hà lan, chúng

tôi đi xe đò từ Ban mê thuột xuống Đồng đế, Nha trang dƣới sự chỉ huy và hƣớng dẫn của Nguyễn thanh Minh cvk 69. (Cậu Minh là em ruột của cậu Liên cvk 64). Xe đò chất ních ngƣời chạy qua con đƣờng quanh co đèo Rù rì. Thỉnh thoảng, chúng tôi phải xuống phụ các “lơ” xe đẩy xe đò lên đèo cao. Nguyễn Nam Phong CVK 72 ôm gục vào tôi

ói mửa, cũng không bao lâu, tôi cũng cho “chó ăn chè”. Cảm tạ ơn trên! Chúng tôi cuối cùng cũng đến Nha Trang. Chúng tôi tạm trú nhà bà dì (Bà Luật) của cậu Minh. Sau khi nghỉ mệt, ăn tối, chúng tôi ra tắm biển Đồng đế, tối leo lên bàn

Billiards ngủ. Lúc bấy giờ, thân hình các chú CVKem thật gọn gàng, mỏng manh, không quá

nặng nhƣ bây giờ, nên mấy bàn billards không bị hƣ hỏng. Sáng hôm sau, tiểu đổi CVKem Hà lan tiếp tục xe đò trực chỉ lên Đà lạt. Lại một lần nữa, xe đò phải “bò” lên đèo Sông Pha, Bảo Lộc. Đèo cao và ngoằn nghoèo nên tôi cho ra tất cả món ăn đặc

sản của Nha trang. Thành phố Đà lạt thật buồn tẻ, cọng thêm những cơn mƣa phùn và sƣơng mù dày đặc. Rời bến xe

Đà lạt, chúng tôi tiếp tục lên xe “lam” ba bánh trực chỉ lên đồi 116, dòng Chúa Cứu Thế. Đến Chủng viện, tôi rất vui mừng gặp lại những ngƣời bạn cùng lớp, cách đây mấy tháng đã cùng nhau

tham dự khóa thi tuyển sinh tại Pleiku. Gặp thêm các bạn mới. Lớp chúng tôi đƣợc gọi là các “Chú mới”. Lớp CVK 73 gồm tất cả 42 “chú mới”. Hình ảnh các chú ở tuổi mƣời một thật dễ thƣơng, vẻ mặt hồn nhiên vô tội. Các “chú mới” bắt đầu làm quen

với nhau. Chúng tôi thân thƣơng nhau nhƣ đã gặp nhau từ bao giờ. Có lẽ, các “Chú mới” phải đoàn kết để đối phó với các lớp đàn anh. Một buổi chiều, 42 chú mới rũ nhau xuống thung lũng đồi thông của dòng Chúa Cứu Thế, mà chúng

tôi quen gọi là “vallee d‟amour”, thung lũng tình yêu. Chúng tôi ngồi trên những tảng đá hà huyên

tâm sự kể cho nhau nghe chuyện vui buồn của gia đình mỗi ngƣời. Càng kể chuyện, chúng tôi lại càng nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ anh chị em…làng xóm. Cọng thêm những tiếng vi vu sầu ải của rừng thông già buổi chiều sầu thƣơng, các “chú

mới” bắt đầu cùng khóc với nhau…ôi cái hình ảnh dễ thƣơng của thời thơ ấu!!! Sau khi cùng nhau khóc, cả lớp chúng tôi quyết định lên gặp cha Giám đốc Giuse Đoàn Đức Thiệp xin về lại gia đình. Cha Giám đốc khuyên chúng tôi kiên nhẫn chờ một tháng sau lên gặp ngài, vì

lúc này ngài quá bận. Các “chú mới” trông mong từng ngày cho đến hết tháng để gặp lại cha giám đốc.

Ôi các chú quá đơn sơ! Sau một tháng, các chú đã quen dần nếp sống chung, đƣợc các lớp đàn anh

giúp đỡ, các thầy chỉ bảo, chúng tôi đã quen với lối sống và sinh hoạt của đời chủng sinh, chẳng ai muốn bỏ bạn bè về lại gia đình. Bây giờ tôi mới hiểu ý khôn ngoan của cha Giám đốc ngƣời đã từng thông hiểu và kinh nghiệm. Sinh hoạt trong chủng viện rất đúng giờ giấc.

Sáng sớm thức dậy, lên sân thƣợng tập thể dục. Cái lạnh buổi sáng của Đà lạt làm tê cóng. Sau bốn mƣơi lăm phút tập thể dục đồng loạt, các chú tranh thủ, chạy đua tìm chỗ đánh răng rửa mặt. Sau đó tham dự thánh lễ Misa, ăn sáng và lên lớp

học.

Sau khi ăn trƣa, các chủng sinh cùng tản bộ quanh sân chủng viện. Một số các lớp đàn anh thảy bóng rổ; một số các chú lớp bảy và lớp sáu thi nhau chơi banh tù. Một số chú rủ nhau xuống thung lũng tìm bắt những con sâu, con bƣớm để đổi lấy tem ngoại quốc của cha Giám học Radelet.

Bên kia thung lũng vắng tanh là trại gà tây Scala. Vì tính nghịch nghợm của tuổi trẻ, các chú la hét, gây tiếng động ồn ào làm cho gà tây không đẻ đƣợc, các nhân viên trại gà đuổi các chú về tận

180

chủng viện và báo cáo cho cha giám luật. Thế là, một số chú phải quì gối đền tội. Nghe hiệu chuông, chúng tôi bắt buộc lên phòng

nghỉ trƣa. Các chú mới lên lầu ba, các phòng ngủ của Dòng Cứu Thế rất gọn gàng, cứ bốn giƣờng một phòng. Giờ ngủ trƣa, cha Giám luật (Cha Nguyễn thanh Liên) rảo bƣớc xem chú nào không ngủ. Bởi vậy, chúng tôi thƣờng chia phiên nhau để cảnh giác ngài, các chú còn lại tranh thủ đọc chuyện Tintin (chuyện thiếu nhi tiếng Pháp). Khi

đƣợc báo hiệu ngài đến, chúng tôi dấu sách Tintin dƣới gối và nhắm mắt nhƣ đang ngủ giấc say sƣa. Học trong chủng viện thật vui! Vì chủng viện Thừa sai Kontum theo chƣơng trình Pháp, nên tất cả các môn học đều tiếng pháp, ngoại trừ môn việt văn.

“Tout est en Francais!” Đó là câu nói dăn dò đầu tiên của cha Giám học ngƣời Pháp cho các chú

mới. Lúc bấy giờ, chúng tôi chẳng hiểu ngài nói cái gì. Ngài nói ngài nghe, các chú mới nói, các chú nghe! Môn học Pháp văn đầu tiên do một nữ tu ngƣời Pháp dạy, soeur Marie Reine. Chúng tôi chƣa biết tiếng Pháp, “Ma soeur” lại không biết

tiếng Việt…Soeur phải dùng hình ảnh để dạy các chú mới. Các chú mới lợi dụng thời cơ không hiểu tiếng Pháp chọc tức Ma Soeur. Soeur Marie lại vào “méch” cha giám đốc, và một lần nữa các “chú mới” đƣợc nghe một giờ huấn đức của cha Linh hƣớng, bây giờ là Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục địa phận Kontum.

Năm 1973, để tạo điều kiện cho các chú mới học tiếng Pháp, cha giám đốc mời cô giáo trẻ ngƣời

Việt vào dạy lớp sáu, lớp các chú mới. Mỗi lần cô giáo vào, cha Radelet (cha giám học) cầm tay cô giáo hôn, nhƣ một cử chỉ lịch thiệp theo tục lệ tây

phƣơng. Nhƣng lớp “chú mới” chúng tôi cƣơng quyết phản đối, cho rằng Linh mục Công giáo tuyệt đối không đƣợc hôn phái nữ bất cứ ở đâu, nơi nào, hay trong bất cứ truyền thống văn hóa nào. Mỗi lần cô giáo trẻ Việt nam đi xe “Vespa” vào chủng viện, tiếng xe ồn ào nhƣ báo hiệu cho cha Giám học ra đón cô vào, làm các chú mới

càng để ý và bực tức hơn. Sau khi bàn thảo, cả lớp “chú mới” chúng tôi lên trình cha Giám đốc tố cáo việc cha Giám học hôn tay phụ nữ. Tuy đƣợc cha Giám đốc giải thích và khuyên giải, các chú mới vẫn không thỏa lòng. Nhƣng vì đức vâng lời,

chúng tôi cố gắng chấp nhận và sinh hoạt bình thƣờng.

Từ đó, lớp chúng tôi không mấy ƣa thích cha Radelet. Một ngày kia, vào lớp học, cha Radelet vào lớp thấy trên bảng chữ: Rat de lait (dịch ra tiếng Việt là “con chuột sữa”) Chữ Rat de lait đồng âm với tên của ngài Radelet. Lại một lần

nữa, lớp chúng tôi lại đƣợc nghe một giờ huấn đức của cha Linh Hƣớng…Thật ra, không một chú mới nào dám liều lĩnh viết “Rat de lait” trên bảng, sau này, chúng tôi mới biết thủ phạm là lớp đàn anh

cvk72. Lớp đàn anh CVK72 không ƣa thích lớp cvk73 vì các anh chƣa bao giờ thắng banh tù với lớp CVK73…N‟est-ce-pas?

Chủng viện ở dòng Chúa Cứu Thế có ba sân Baskets: hai sân xi-măng và một sân đất. Các chú mới chúng tôi phải chơi sân đất. Khi trời mƣa, sân đất ƣớt choẹt không chơi đƣợc, chúng tôi rủ nhau leo qua hàng rào hái trộm đào của nhà dòng. Ôi bao kỷ niệm thật dễ thƣơng của thời tiểu chủng

sinh thơ ấu! Năm 1975, vì hoàn cảnh đất nƣớc, chủng viện giải tán. Các chủng sinh về lại gia đình…mỗi ngƣời một ngã tuy theo theo hoàn cảnh và môi trƣờng của cuộc đời đƣa đẩy…

Ba mƣơi tám năm trôi qua! Viết lại vài dòng để

nhớ và sống lại những hình ảnh xƣa của thời tinh nghịch, nhƣng đơn sơ! Viết để không ngừng tạ ơn Chúa, cảm ơn Thầy mẹ, địa phận Kontum, các cha, các thầy và bạn bè. Đặc biệt, các thân nhân đã giúp đỡ, cầu nguyện và đồng hành trong đời

sống tận hiến linh mục. Linh Mục Phê rô Nguyễn thế Tuyển, cvk 73 29.12.2010

Mừng Tân Chức Kinh thƣa cả nhà CVK KMF,

Võ cứ chờ xem Ông Cố Bùi Phƣơng Hạc có post hình Tân Chức lên không, nhƣng mà chờ dài cả

cổ, không thấy Ông Cố lên tiếng, (chắc là Ông Cố sau ngững ngày vui, đang phải "đo giƣờng" cho Bà Cố chăm sóc cái tấm thân gầy còm ngày xƣa) nên nay xin "qua mặt", gửi mấy tấm hình trễ. Mấy tấm hình này chụp ở Nhà Thờ Thanh Đa, hôm Tân Chức về ra mắt Bà Con cung nhƣ gia đình CVK.

Hai Lúa Võ 67, Anh Minh 64, Anh Lân 62, Tân Chức, Bác Nho 47, Aki Khin 69, Anh Mẫn 58