ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy...

132

Transcript of ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy...

Page 1: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là
Page 2: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là
Page 3: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

3ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

N hân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2018), Tổng công ty Điện lực miền Trung ra mắt tập sách “Điện lực miền Trung - Biên

niên sự kiện”.

Nội dung tập sách diễn đạt cô đọng về quá trình xây dựng, phát triển của Tổng công ty thông qua các sự kiện. Cấu trúc tập sách gồm 03 phần: Phần I. Điện lực miền Trung - Cơ sở hình thành; Phần II. Mô hình tổ chức của Điện lực miền Trung qua các giai đoạn; Phần III. Xây dựng Điện lực miền Trung - Củng cố và phát triển nguồn, lưới điện.

Trong quá trình thực hiện sách, Ban biên soạn đã được tham khảo các tư liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các Thư viện, Trung tâm Lưu trữ lịch sử các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, tài liệu khảo cứu về ngành điện của các tác giả trong và ngoài ngành và đặc biệt là ý kiến đóng góp tâm huyết, tận tình của các cán bộ hưu trí nguyên là lãnh đạo, cán bộ Điện lực miền Trung qua các giai đoạn. Các đơn vị thành viên và các BanTổng công ty cũng đã rất tích cực trong việc cung cấp các thông tin tư liệu trong quá trình xây dựng tập sách này. Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn đối với những tập thể, cá nhân, tác giả các nguồn tư liệu đã có đóng góp xây dựng sách, góp phần quan trọng để Tổng công ty Điện lực miền Trung có thể ra mắt tập Biên niên sự kiện trong dịp này.

Ban biên soạn đã cố gắng chắt lọc tư liệu, tiếp thu các ý kiến đóng góp, thực hiện với tinh thần trách nhiệm và tâm huyết để nội dung tập sách phản ánh trung thực, khách quan và đầy đủ nhất có thể về dòng chảy sự kiện trong quá trình phát triển của Điện lực miền Trung. Tuy nhiên, trong ấn phẩm xuất bản lần đầu này, tập sách không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về hình thức và nội dung. Ban biên soạn hy vọng nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý độc giả, lãnh đạo và CBCNV Tổng công ty để tiếp tục hoàn thiện tập sách này trong những lần tái bản sau.

Ban Biên soạn

Lời nói đầu

Page 4: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

ĐIỆN

LỰC M

IỀN

TRUN

G - B

iên

niên

sự ki

ện

Page 5: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

ĐIỆN

LỰC M

IỀN

TRUN

G - B

iên

niên

sự ki

ện PHẦN I.

ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - CƠ SỞ HÌNH THÀNH

Page 6: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là
Page 7: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

7ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương I. CáC Cơ sở đIện lựC đầu tIên tạI mIền trung

Theo một số tư liệu, các cơ sở điện lực bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Năm 1892, nhà máy điện đầu tiên được xây dựng trên con đường mang tên Francis Garnier (nay là

đường Minh Khai) thành phố Hải Phòng. Đến tháng 2/1894, nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động. Tại Hà Nội, tháng 12/1892, Pháp tiến hành xây dựng Nhà máy điện Bờ Hồ, đến ngày 05/01/1895, Hà Nội chính thức có điện. (1)

Tại khu vực miền Trung, nằm trong chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, Nhà máy điện Huế được thành lập vào năm 1920, đánh dấu sự xuất hiện của ngành điện lực tại khu vực miền Trung. Đây là nhà máy điện thuộc Công ty SIPEA, một công ty cổ phần của Pháp, tên gọi đầy đủ là Société Indochinoise pour les Eaux et l ‘ électricité en Annam (Công ty Điện nước Đông Dương tại Trung kỳ). Nhà máy điện Huế chạy bằng hơi nước, lúc đầu đốt lò hơi bằng than củi, sau chuyển sang sử dụng than đá chở từ Hòn Gai vào. Nguồn nước do Nhà máy nước Vạn Niên cung cấp, lấy nước từ sông An Cựu lên. Công suất nhà máy điện khoảng 1.000 kW. Nhiệm vụ chính của nhà máy là phục vụ điện cho nhà máy nghiền đá Long Thọ và “thắp đèn” phục vụ các cơ quan hành chính, quân sự và các gia đình công chức trong bộ máy chính quyền phong kiến - thực dân tại thành phố Huế. Nhân dân thường gọi nhà máy nhiệt điện do tư bản Pháp đầu tư khai thác đó là “nhà đèn”.

Cũng trong khoảng thời gian này, tại Đồng Hới, Nhà máy điện Đồng Hới được xây dựng. Nhà máy này thường được thực dân Pháp gọi là “Si-đa Nguyễn Thành Hưng”, do một tư nhân người Việt bỏ tiền góp vốn với thực dân Pháp để mở công ty đầu tư. Công ty này cũng thuộc SIPEA, có 05 nhà máy điện: Quảng Ngãi, Đồng Hới, Nghệ Tĩnh, (1) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2014). Ngành điện Việt Nam, Biên niên sự kiện - tư liệu, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Page 8: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

8 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Thà Khẹt, Đà Nẵng. Máy móc thiết bị Nhà máy điện Đồng Hới do Pháp trang bị. Nhà máy hoạt động 24/24 giờ, phục vụ máy nước đá và ánh sáng. Giờ cao điểm, công suất nhà máy đạt 40kW. Nhà máy có 04 máy xip-min 16kW, các-te 24 kW, phuốc-xông 14 kW chạy bằng than, một máy bô-đoan dự bị chạy bằng dầu công suất 40kW.(1)

Khi Hiệp định Genève được ký kết năm 1954, Nhà máy điện Đồng Hới do thực dân Pháp để lại gồm 02 tổ máy Zeseroto. Thời kỳ này, hàng loạt cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Đồng Hới ra đời như Xí nghiệp 3-2, Xưởng cơ khí 2-9, các trạm bơm phục vụ nông nghiệp, phục vụ nước sinh hoạt... Vì vậy yêu cầu về điện ngày càng cao; điện vượt khỏi nhu cầu sinh hoạt, hướng tới phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp. Để phục vụ được yêu cầu đó, ngành điện Quảng Bình tăng nguồn điện bằng cách rút dần các cơ sở độc lập, phân tán và tập trung vào một đầu mối chính: Vào năm 1956, lắp thêm một máy 60kW; năm 1958, lắp một máy SKODA do Tiệp Khắc viện trợ và năm 1960 lắp thêm một máy 120kW của Liên Xô. Năm 1969, Tỉnh ủy Quảng Bình quyết định thành lập Nhà máy điện Cộn. Bấy giờ, Trung ương chi viện cho Quảng Bình một cụm 10 máy SKODA của Tiệp, phân bổ theo từng vùng phục vụ sản xuất: 04 máy cho khu vực Ninh Lộc phục vụ cho 02 huyện Quảng Ninh - Lệ Thuỷ, 02 máy đặt tại Thu Trường, 04 máy đặt tại Nam Lý. Đến năm 1973, đội ngũ CBCNV có tới 180 người, đồng chí Nguyễn Văn Thược làm Bí thư Đảng bộ, đồng chí Nguyễn Văn Tri làm Giám đốc Nhà máy.

Năm 1974, Nhà máy điện Đồng Hới được đổi tên thành Xí nghiệp điện nước Đồng Hới. Cùng thời gian đó, nhà máy điện 4.000kW (SKODA) Nam Lý được triển khai xây dựng, sau khi hoàn thành đã được sáp nhập với Xí nghiệp điện nước Đồng Hới và đổi tên thành Nhà máy điện Quảng Bình.

Tại Quảng Trị, theo một số nguồn tư liệu, vào những năm 1920, Nhà máy điện Đông Hà - Quảng Trị chỉ là những trạm điện nhỏ phụ thuộc vào các nhà máy điện Đồng Hới, Huế. Bác Cao Thoại, công nhân Nhà máy điện Huế mang thẻ SIPEA N02 cho biết, có lần bác đã ra Đông Hà để thay cho một công nhân điện nghỉ phép 15 ngày. Như vậy có thể thấy, Nhà máy điện Đông Hà cũng thuộc bộ máy tổ chức của Nhà máy điện Huế. (2)

(1), (2) Sở Điện lực Bình Trị Thiên (1989). Truyền thống cách mạng của công nhân ngành điện Bình Trị Thiên (1927 - 1984).

Page 9: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

9ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Cũng vào khoảng thời gian này, khu vực Trung và Nam Trung bộ cũng xuất hiện những nhà máy điện đầu tiên do tư bản Pháp đầu tư.

Tại Đà Nẵng, để phục vụ cho bộ máy cai trị, ngày 7/6/1921, Tòa đốc lý tại Đà Nẵng đã tổ chức đấu thầu cung cấp và phân phối điện nước cho thành phố. Qua đấu thầu, công ty SIPEA, một công ty cổ phần chuyên kinh doanh điện nước của Pháp tại Đông Dương lúc đó trúng thầu quyền cung cấp và khai thác tại Đà Nẵng.

Sau khi trúng thầu, công ty SIPEA đã nhanh chóng tiến hành khảo sát, chọn địa điểm để xây dựng nhà máy. Trụ sở Công ty Điện lực Đà Nẵng hiện nay (35 Phan Đình Phùng) lúc đó là một khu đất nằm trên đường thống chế Joffre, với diện tích khoảng 2.920m2, được chọn để xây dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là 230kW, trong đó, 01 máy 80kW và 01 máy 150kW. Đây là loại máy phát điện chạy bằng hơi nước. Điện sản xuất ra lúc đó là điện một chiều, chủ yếu phục vụ thắp sáng cho các cơ quan hành chính của chính quyền thực dân và một số bóng đèn đường công cộng để duy trì an ninh trật tự. Chính vì điều đó nên nhân dân thành phố lúc bấy giờ thường gọi Nhà máy điện Đà Nẵng là “Nhà đèn Đà Nẵng”.

Đến giữa năm 1930, Nhà máy điện Đà Nẵng được công ty SIPEA lắp đặt thêm 2 máy phát điện chạy bằng hơi nước, gồm một máy Charron 75kW và một máy Duplex 100 kW, đưa tổng số lên 4 máy và công suất lắp đặt của nhà máy lên khoảng 400kW. Thông thường ban ngày nhà máy chỉ vận hành 2 máy, ban đêm vào giờ cao điểm vận hành thêm 01 máy, máy còn lại chỉ dùng để dự phòng.

Đến năm 1938, thực dân Pháp cho mở rộng và gia tăng xuất khẩu hàng hóa qua cảng Đà Nẵng để đẩy mạnh các hoạt động khai thác thuộc địa. Hoạt động giao thương, buôn bán tại Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp hơn. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển đó, Công ty SIPEA đã cho lắp đặt thêm 2 máy phát điện chạy bằng dầu diesel, 1 máy 250kW và 01 máy 150kW; đưa tổng số máy phát điện của nhà máy đến thời điểm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lên 6 máy, với tổng công suất lắp đặt là 800kW. Cũng chính trong thời điểm này, nguyên liệu để đốt lò hơi của 4 máy cũ cũng đã được thay thế từ củi qua than đá.

Page 10: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

10 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Đến những năm 1953 - 1954, Pháp tăng cường đầu tư một số hạ tầng phục vụ chiến tranh để đối phó với cuộc tấn công của ta, như mở rộng cảng Tiên Sa, xây dựng con đường từ cảng Tiên Sa đi về cầu Đờ Lát (sau này là cầu Nguyễn Văn Trỗi) đến sân bay thành con đường huyết mạch để vận chuyển hàng hóa, vũ khí, đạn dược chi viện cho chiến trường khu vực miền Trung. Và để phục vụ cho các hoạt động quân sự, tháng 01/1953, Bộ Quốc phòng Pháp đã chuẩn y xây dựng cơ sở phát điện cho quân đội tại Đà Nẵng với tên gọi ”Trung tâm phát điện của quân đội”. Nhà máy điện Liên Trì được chọn là nơi để xây dựng nhà máy (nay là trụ sở Tổng công ty Điện lực miền Trung và một số đơn vị). Ở thời điểm đó, Liên Trì là khu vực ven thành phố về phía nam, nằm trên trục đường chiến lược từ cảng Tiên Sa về sân bay Đà Nẵng, rộng khoảng 3ha.

Việc xây dựng Nhà máy điện Liên Trì được quân đội Pháp tiến hành khá khẩn trương, cuối tháng 6/1953 quân đội Pháp chính thức bắt đầu xây dựng nhà máy, theo kiểu vừa xây dựng mặt bằng, nhà xưởng, vừa tiến hành lắp đặt máy phát điện. Công việc đang tiến hành dở dang thì Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, chấp nhận ký kết Hiệp định Genève, chấm dứt sự có mặt của quân đội viễn chinh tại Việt Nam. Các căn cứ quân sự và các cơ sở công nghiệp của quân đội Pháp để lại đều được bàn giao cho quân đội Sài Gòn. Quân đội Sài Gòn nhận thấy không đủ khả năng quản lý, nên đã đồng ý cho Công ty SIPEA quản lý khai thác Nhà máy điện Liên Trì trong vòng 20 năm (từ tháng 8/1955 đến tháng 8/1975), mỗi năm nộp cho quân đội Sài Gòn 800.000 đồng tiền Sài Gòn.

Sau khi tiếp quản, tháng 11/1956, Công ty SIPEA cho lắp đặt thêm 2 máy Nordbeng 892, 893; công suất mỗi máy là 1.000kW đưa công suất lắp đặt tăng lên 2.600kW (gồm 1 máy Sulzer và 2 máy Nordbeng) chính thức đưa nhà máy đi vào hoạt động. Sau khi Nhà máy Liên Trì hoạt động, Công ty SIPEA cho dừng các máy phát điện tại 35 Phan Đình Phùng và chuyển các máy này vào Nhà máy điện Nha Trang. Kể từ đây, Nhà máy điện Liên Trì trở thành cơ sở phát điện chính tại Đà Nẵng; khu vực Phan Đình Phùng chỉ còn sử dụng để làm văn phòng.(1)

Tại Bình Định, vào năm 1920, một công ty tư nhân do một người tên Nguyễn Minh Vũ đứng tên, cũng là một chi nhánh của Công ty (1) Công ty Điện lực Đà Nẵng (2014). Điện lực Đà Nẵng những chặng đường phát triển, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Page 11: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

11ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Điện nước Đông Dương tại Trung kỳ, đã khởi công xây dựng Nhà máy đèn Quy Nhơn, đến năm 1923 thì hoàn tất. Người bỏ vốn ra thầu để xây dựng là một tư sản Pháp tên là Grand Morin. Như vậy, có thể cho rằng, điện xuất hiện tại Quy Nhơn từ năm 1923.(1)

Nhà máy đèn Quy Nhơn nằm trên một vùng đất bằng phẳng, có diện tích chừng 600m2, phía Bắc giáp đường Gia Long cũ, phía Đông là chợ Lớn Quy Nhơn, phía Tây Nam là giao điểm của hai đường Khải Định và Jules Ferry cũ. Nhà máy có 4 tầng đổ bê tông cốt sắt, trang thiết bị đơn giản và ít ỏi, nguyên vật liệu đều phải nhập từ Pháp, phạm vi hoạt động và sản lượng điện của nhà máy chỉ giới hạn trong việc cung cấp cho khu vực trung tâm đô thị và phục vụ cho bộ phận sửa chữa ở đề-pô Diêu Trì. Toàn bộ công nhân nhà máy đèn có khoảng hơn 50 người (kể cả nhân viên và thợ), hoạt động theo bộ phận: rèn, cưa, đường dây, trồng trụ đèn, đốt than, chạy máy...

Đầu tháng 3/1930, Phân cục Trung kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử cán bộ vào Quy Nhơn liên lạc với những người Tân Việt tích cực để gây dựng tổ chức cộng sản. Nhờ đó mà Chi bộ Cộng sản tại Nhà máy đèn Quy Nhơn đã thành lập vào thượng tuần tháng 3/1930, gồm 5 ủy viên, do đồng chí Lê Xuân Trữ làm Bí thư. Trong số 5 đảng viên này thì hết 4 người là công nhân kỹ thuật ở Nhà máy đèn Quy Nhơn. Sự ra đời của Chi bộ Nhà máy đèn Quy Nhơn đánh dấu bước tiến vượt bậc trong phong trào cách mạng của nhân dân Quy Nhơn.(2)

Tại Quảng Ngãi, vào năm 1930, chính quyền thực dân Pháp xây dựng một máy phát điện Cummin công suất 30kW tại Ty Công chánh Quảng Ngãi, gần cửa Tây tỉnh thành (nay là UBND TP Quảng Ngãi) phục vụ thắp sáng nội thành Quảng Ngãi và để phục vụ bộ máy chính quyền Pháp thuộc, đồng thời thành lập Ty Điện lực Quảng Ngãi trực thuộc Công ty Điện lực Việt Nam (CĐV).

Năm 1975, chính quyền cách mạng tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi tiếp quản hệ thống điện ở đây chỉ có 14 tổ máy diesel phát điện với tổng công suất lắp đặt 14.600 kW, lưới điện cũ nát và chỉ có trong khu vực trung tâm thị xã Quy Nhơn và Quảng Ngãi. Ngoài ra còn 02 trạm diesel phát điện nhỏ tại thị trấn An Nhơn và Tuy Phước, Bình Định.

(1), (2) Đỗ Bang (1998). Lịch sử thành phố Quy Nhơn, NXB Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế

Page 12: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

12 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương II.đoàn Công táC đ73, bướC Chuẩn bị quan trọng

về bộ máy tổ ChứC ngành đIện mIền trung

Từ cuối năm 1972, Bộ Điện và Than chỉ đạo nghiên cứu tình hình kinh tế điện và than ở miền Nam, chuẩn bị tiếp quản sau giải phóng. Giữa tháng 1/1973, thời điểm chuẩn bị ký Hiệp định Paris,

Bộ đã cử một số cán bộ vào khảo sát tình hình điện ở Vinh, Quảng Bình, Vĩnh Linh (Quảng Trị). Đến cuối tháng 01/1973 khi Hiệp định Paris vừa có hiệu lực, Bộ đã cử đồng chí Phạm Khai, lúc đó là Giám đốc Công ty Điện lực (trụ sở tại 20 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội) vào vùng giải phóng làm việc với Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Trị về nhu cầu Điện lực của địa phương.

Ngày 19/3/1973, Bộ Điện và Than có Quyết định số 81 ĐT/CBTC3 thành lập Nhà máy điện Vĩnh Linh.

Ngày 25/4/1973, Công ty Điện lực thông qua Ủy ban thống nhất cử một đoàn cán bộ công nhân đi B vào phục vụ điện cho tỉnh Quảng Trị.

Ngày 30/4/1973 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/TTg chỉ đạo việc viện trợ thiết bị, vật tư, cán bộ, công nhân kỹ thuật cho Liên khu V, Quảng Trị.

Ngày 7/5/1973, Giám đốc Công ty Điện lực (tiền thân của Tổng công ty Điện lực miền Bắc ngày nay) Phạm Khai ký Quyết định số 1111/ĐL3 thành lập Đoàn công tác Đ73 đi Công tác B và sau đó Bộ trưởng Bộ Điện và Than Nguyễn Hữu Mai ký Quyết định 1102 QĐ/TCCB3 ngày 21/7/1973 điều chỉnh lại Đoàn Đ73 trực thuộc Công ty Điện lực, hoạt động theo chế độ biệt phái chi viện tỉnh Quảng Trị. Đây là đoàn chi viện Điện lực đầu tiên cho vùng giải phóng miền Nam với nhiệm vụ khảo sát và triển khai lắp đặt các cụm phát điện nhằm đảm bảo điện phục vụ nhu cầu kinh tế, dân sinh cho Quảng Trị, mà trước mắt là phục vụ cho hoạt động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đóng tại trung tâm huyện Cam Lộ, các cơ quan, đơn vị

Page 13: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

13ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

và nhân dân khu vực thị xã Đông Hà và các vùng lân cận, đồng thời sẵn sàng cơ hội để cùng với toàn ngành tiếp quản các cơ sở điện khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Tiếp theo các quyết định thành lập Đoàn Đ73 nói trên, Bộ Điện và Than và Công ty Điện lực tiếp tục có các quyết định chỉ đạo về Đoàn:

Ngày 24/7/1973, Bộ trưởng Nguyễn Hữu Mai ký 02 Quyết định đề bạt đồng chí Văn Giai giữ chức Đoàn trưởng và đề bạt đồng chí Trần Nhỏ giữ chức Đoàn phó Đoàn công tác Đ73.

Ngày 24/8/1973, Giám đốc Công ty Điện lực Phạm Khai ký quyết định về cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý và các đơn vị sản xuất trực thuộc đoàn công tác Đ73.

Ngày 22/10/1973, Thứ trưởng Bộ Điện và Than Lê Ba ký quyết định giao chỉ tiêu đào tạo 70 công nhân kỹ thuật cho Đoàn Đ73 trong năm 1973 - 1974.

Năm 1974 - 1975, Đoàn Đ73 không ngừng được Trung ương chi viện đầu tư tăng đầu máy, công suất máy và nhân lực nhằm phục vụ điện cho hoạt động của chính quyền địa phương và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Đoàn công tác Đ73 tại Đông Hà, Quảng Trị, năm 1973

Page 14: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

14 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Các hoạt động của Đoàn Đ73:

- Khẩn trương khôi phục vận hành các trạm máy phát điện, kéo dây cấp điện các công sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

- Về điều kiện làm việc, chỗ ăn ở: Đoàn tự tổ chức xây dựng lán trại để sử dụng.

- Kết hợp tiếp nhận công nhân, cán bộ từ các cơ sở điện lực miền Bắc vào, vừa đào tạo tại chỗ, đáp ứng nhân lực cho đoàn.

- Vận chuyển máy móc, vật tư thiết bị từ Lạng Sơn và các tỉnh miền Bắc vào, thành lập các trạm phát điện diesel nhỏ, công suất từ 18 - 50kW phục vụ các cơ quan, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam và các cơ quan của tỉnh, nhân dân thị xã Đông Hà.

- Thực hiện Quyết định của Bộ Điện và Than, tổ chức thăm dò, khảo sát, chọn địa điểm xây dựng Nhà máy điện Vĩnh Linh.

- Tổ chức phục vụ các ngày lễ lớn, đón các đoàn ngoại giao quốc tế, các sự kiện quan trọng: Đón Chủ tịch Cuba Fidel Castrol, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm vùng giải phóng Quảng Trị (15/9/1973).

- Phục vụ sự kiện trao trả tù binh và đón tiếp cán bộ chiến sĩ chiến thắng trở về trên sông Thạch Hãn.

- Thăm dò, khảo sát, xây dựng Nhà máy điện Đông Hà 3.200 kW. Nhà máy được xây dựng năm 1976, đưa vào hoạt động năm 1977.

- Xây dựng các tuyến đường dây hạ thế cung cấp điện cho thị xã Đông Hà và vùng phụ cận.

- Giúp tỉnh Quảng Trị lập quy hoạch phát triển lưới điện cho khu vực thị xã Đông Hà và biên soạn “Điều lệ cung cấp và tiêu thụ điện” để Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh ký quyết định ban hành, áp dụng trong vùng giải phóng Quảng Trị.

Cuối năm 1974, Công ty Điện lực chuyển Đoàn Đ73 từ chế độ công tác biệt phái sang công tác đi B do tỉnh quản lý. Trên cơ sở Đoàn Đ73, tỉnh quyết định thành lập Nhà máy điện Đông Hà, về sau đổi tên thành Nhà máy điện Quảng Trị trực thuộc Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Trị.

Page 15: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

15ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Điện và Than thành lập Công ty Điện lực miền Trung và chuyển Nhà máy điện Quảng Trị thuộc Sở Quản lý và Phân phối điện Bình Trị Thiên, tiền thân của các Công ty Điện lực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sau này. Từ những cơ sở ban đầu về bộ máy nhân sự do Bộ Điện và Than cử vào gầy dựng hoạt động điện lực cách mạng tại Quảng Trị, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, kỹ sư trong Đoàn Đ73 sau này cũng là những nhân sự đầu tiên, quan trọng trong buổi đầu xây dựng bộ máy tổ chức và hoạt động của Điện lực miền Trung. (1)

(1) Văn Giai (2005). Một số tư liệu về Đoàn công tác Đ73 - Quảng Trị, Tài liệu lưu hành nội bộ, Tổng công ty Điện lực miền Trung.

Page 16: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

ĐIỆN

LỰC M

IỀN

TRUN

G - B

iên

niên

sự ki

ện

Page 17: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

ĐIỆN

LỰC M

IỀN

TRUN

G - B

iên

niên

sự ki

ện PHẦN II.

MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Page 18: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

18 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương I.mô hình tổ ChứC

Của đIện lựC mIền trung qua CáC gIaI đoạn

năm 1975

- Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa Xuân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Lúc 7h30 sáng 01/5/1975, Tiểu ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định (K9) đến tiếp quản Công ty Điện lực Việt Nam (CĐV) tại số 72 Hai Bà Trưng, quận 1, Sài Gòn. Tháng 8/1975, Tổng cục Điện lực miền Nam được thành lập, quản lý điện từ Quảng Trị đến Minh Hải.(1)

- Ngày 23/9/1975: Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành công văn số 55 CV/TW thông báo chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ về việc thành lập Công ty Điện lực miền Trung; đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy liên quan tạo điều kiện để Bộ Điện và Than sớm triển khai việc thành lập Công ty.

- Ngày 04/10/1975: Bộ Điện và Than cử đoàn cán bộ đi Sài Gòn để làm việc với Tổng cục Điện lực miền Nam và các nhà máy điện ở miền Trung, chuẩn bị cho việc tổ chức thành lập Công ty Điện lực miền Trung.

- Ngày 07/10/1975: Bộ Điện và Than ban hành Quyết định số 1867 QĐ/TCCB3 về việc thành lập Công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Bộ Điện và Than. Công ty có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh điện, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình phát triển nguồn và lưới điện để phục vụ sản xuất và đời sống trong phạm vi các tỉnh thuộc Công ty quản lý. Cùng ngày, Bộ Điện và Than cũng có Quyết định 1868 ĐT/TCCB1 điều động đồng chí Cao Thành Tài - Quyền Giám (1) Mai Hoa (2018). 43 năm ngành điện miền Nam phát triển cùng đất nước, <http://icon.com.vn/vn-s83-141779-631/43-nam-nganh-dien-mien-Nam-phat-trien-cung-dat-nuoc.aspx>, xem 12/2018

Page 19: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

19ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

đốc Công ty Điện lực - Bộ Điện và Than vào Công ty Điện lực miền Trung giữ chức Giám đốc Công ty Điện lực, trực tiếp làm Giám đốc Nhà máy điện Đà Nẵng kể từ ngày 15/10/1975.

năm 1981

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1236/NQ/TVQHK6 tách Bộ Điện và Than thành hai bộ: Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than. Công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Bộ Điện lực.

- Ngày 09/5/1981: Bộ Điện lực ban hành Quyết định số 15 ĐL/TCCB-3 về việc quy định tên gọi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Điện lực. Theo đó, Công ty Điện lực miền Trung được đổi tên thành Công ty Điện lực 3. Các nhà máy điện, các Sở quản lý và phân phối điện và các cơ quan, đơn vị khác trước đây trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung nay trực thuộc Công ty Điện lực 3; đổi tên các nhà máy điện, các Sở quản lý và phân phối điện thành các Sở điện lực gọi kèm theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

năm 1993

- Công ty Điện lực 3 được thành lập lại, trực thuộc Bộ Năng lượng.Trên cơ sở Bộ Năng lượng đã được thành lập từ năm 1987 trên

cơ sở hợp nhất hai Bộ: Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than theo Nghị quyết số 782NQ/HĐNN7 ngày 16/12/1987 của Hội đồng Nhà nước, ngày 07/4/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 148/QĐ-TTg thành lập lại Công ty Điện lực 3 trực thuộc Bộ Năng lượng. Vốn ngân sách cấp và tự bổ sung đăng ký trong đơn xin thành lập lại doanh nghiệp 707.607 triệu đồng.

năm 1994

- Ngày 10/10/1994: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 562/QĐ-TTg thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.

Page 20: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

20 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 1995

- Ngày 04/3/1995: Bộ Năng lượng ban hành Quyết định 127 NL/TCCB-LĐ về việc thay đổi tổ chức, bộ máy. Theo đó, Công ty Điện lực 3 thuộc Bộ Năng lượng được chuyển về trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam kể từ ngày 01/4/1995.

- Ngày 21/10/1995: Bộ Công nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Năng lượng, Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty Điện lực 3 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công nghiệp.

năm 2006

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên.

năm 2007

- Ngày 31/7/2007: Bộ Công Thương được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Công ty Điện lực 3 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

năm 2010

- Ngày 12/1/2010: Thủ tướng Chính phủ ban hành công văn số 60/TTg–ĐMDN gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo thành lập các Tổng công ty quản lý phân phối điện trực thuộc EVN.

- Ngày 05/02/2010: Tổng công ty Điện lực miền Trung được thành lập theo Quyết định số 739/QĐ-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công Thương, trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 3 và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng và Công ty CP Điện lực Khánh Hòa, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

- Ngày 09/02/2010, Tổng công ty Điện lực miền Trung tổ chức khai trương bảng hiệu với tên gọi mới.

Page 21: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

21ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 3/4/2010 tại Đà Nẵng, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức ra mắt hoạt động theo mô hình tổ chức mới.

năm 2015

- EVNCPC được xếp hạng Tổng công ty đặc biệt: Ngày 15/7/2015, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 5486/VPCP-KTTH thông báo Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương và ý kiến của các Bộ liên quan về việc xếp hạng Tổng công ty hạng đặc biệt đối với 06 Tổng công ty thuộc EVN, gồm: Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.

Page 22: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

22 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Page 23: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

23ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Page 24: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

24 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Page 25: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

25ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Page 26: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

26 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Page 27: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

27ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Page 28: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

28 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Lãnh Đạo Điện LựC miền Trung CáC giai Đoạngiai đoạn Lãnh đạo Thời gian

giữ chức vụ

1975

- 19

86

• giám đốc Công ty

Đ/c Cao Thành Tài

07/10/1975 - 01/12/1986

• Phó giám đốc Công tyĐ/c Trần Thanh TrướcĐ/c Ngô Xuân Ân Đ/c Văn Giai 8/1980 - 31/12/1986Đ/c Phan Văn Diêm (Kiêm Giám đốc Sở Điện lực Phú Khánh) 12/1980 - 01/12/1993

Đ/c Đỗ Chanh (Kiêm Giám đốc Sở Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng) 1983 - 01/5/1989

Đ/c Hồ Văn Khôi 01/9/1984 - 01/01/1991

1987

- 19

95

• giám đốc Công ty

Đ/c Văn Giai

01/01/1987 - 30/4/1995

• Phó giám đốc Công tyĐ/c Phan Văn Diêm 12/1980 - 01/12/1993Đ/c Tạ Cảnh 01/5/1987 - 30/4/1995Đ/c Hồ Văn Khôi 01/9/1984 - 01/01/1991Đ/c Trần Quốc Anh Đến 01/5/1998Đ/c Trần Thị Như Quỳnh 01/01/1991 - 01/9/1997Đ/c Trần Đình Thanh 05/11/1994 - 09/7/1999

Page 29: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

29ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện 19

95 -

1999

• giám đốc Công ty

Đ/c Tạ Cảnh

01/5/1995 - 01/7/1999

• Phó giám đốc Công tyĐ/c Trần Quốc AnhĐ/c Trần Đình Thanh 05/11/1994 - 09/7/1999Đ/c Vũ Đức Thìn 28/6/1995 - 10/1996Đ/c Nguyễn Minh Tiến 01/3/1997 - 1/02/2010Đ/c Thái Văn Thắng 01/4/1999 - 1/01/2014

1999

- 20

14

• giám đốc Công ty • Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

EVnCPC từ 2010

Đ/c Trần Đình Thanh

10/7/1999 - 30/4/2014

• Phó giám đốc Công ty• Phó Tổng giám đốc Tổng công ty

từ 2010Đ/c Nguyễn Minh Tiến 01/3/1997 - 1/02/2010Đ/c Thái Văn Thắng 01/4/1999 - 1/01/2014Đ/c Lê Kim Hùng 01/7/2000 - 31/7/2016Đ/c Nguyễn Thành 03/4/2010 đến nayĐ/c Trần Đình Nhân 01/02/2007 - 30/4/2014

Page 30: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

30 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Page 31: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

31ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương II. đảng bộ tổng Công ty đIện lựC mIền trung

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung, tiền thân là Chi bộ cơ quan Công ty Điện lực miền Trung được thành lập tháng 3/1976. Tại thời điểm thành lập, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng

chỉ định đồng chí Cao Thành Tài - Giám đốc Công ty Điện lực miền Trung giữ chức vụ Bí thư Chi bộ.

Ngày 03/9/1976, Đại hội lần thứ I Chi bộ Công ty Điện lực miền Trung được tổ chức. Đồng chí Trần Khắc Minh được Đại hội bầu giữ chức vụ Bí thư Chi bộ.

Năm 1980: Thành lập Đảng bộ Cơ quan Công ty Điện lực miền Trung.Tháng 5/1981: Công ty Điện lực miền Trung đổi tên thành Công

ty Điện lực 3, Đảng bộ Cơ quan Công ty Điện lực miền Trung được chuyển thành Đảng bộ Công ty Điện lực 3, trực thuộc Đảng bộ thành phố Đà Nẵng thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Năm 1995: Đảng bộ Công ty Điện lực 3 chuyển về trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp nhà nước Quảng Nam - Đà Nẵng.

Năm 1997, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TP. Đà Nẵng được thành lập, Đảng bộ Công ty Điện lực 3 chuyển về trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng.

Ngày 05/02/2010, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc thành lập các Tổng công ty quản lý phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực 3 được tổ chức thành Tổng công ty Điện lực miền Trung hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; đồng thời, Đảng bộ Công ty Điện lực 3 được đổi tên thành Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung.

Ngày 29/9/2011, Thành ủy Đà Nẵng đã có Quyết định số 1997-QĐ/TU chuyển Đảng bộ EVNCPC về trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng và là Đảng bộ cơ sở mà Đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở.

Page 32: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

32 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Ngày 17/8/2018, Đảng bộ EVNCPC được Thành ủy Đà Nẵng ban hành Quyết định 11008-QĐ/TU nâng cấp Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung thành Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng.

Liên tục từ năm 1994 đến 2015 và năm 2017, Đảng bộ EVNCPC được công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”; liên tục từ năm 2002 đến năm 2012 và các năm 2014, 2015, 2017, Đảng bộ EVNCPC được Thành ủy Đà Nẵng tặng Bằng khen, công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”và 2 lần liên tiếp được tặng Cờ, Bằng khen và công nhận “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền” giai đoạn 2003 - 2007 và 2008 - 2012. Đặc biệt, tại cuộc bình chọn lần thứ nhất do Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tạp chí Cộng sản tổ chức vào năm 2011, Đảng bộ EVNCPC được tôn vinh là một trong 104 tổ chức Đảng xuất sắc tiêu biểu trong doanh nghiệp trên toàn quốc.

Lãnh Đạo CấP Ủy Đảng qua CáC giai Đoạn

i. Chi bộ Cơ quan Công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Tỉnh ủy quảng nam Đà nẵng

- Tháng 3/1976 - 8/1976 + Đ/c Cao Thành Tài - Bí thư Chi bộ, Giám đốc Công ty

- Tháng 9/1976 - 12/1979 + Đ/c Trần Khắc Minh - Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Tổ chức Công ty.

ii. Đảng bộ Cơ quan Công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Tỉnh ủy quảng nam Đà nẵng

- Tháng 01/1980 - 4/1981 + Đ/c Trần Thanh Trước - Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty

iii. Đảng bộ Công ty Điện lực 3 từ tháng 5/1981 trực thuộc Đảng ủy Khối Công nghiệp quảng nam Đà nẵng; từ tháng 10/1985 trực thuộc Đảng ủy Khối iV - Kinh tế quốc doanh; từ 01/1988 trực thuộc Thành ủy Đà nẵng và từ 01/1996 trực thuộc Đảng ủy khối Doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng nam Đà nẵng thuộc Tỉnh ủy quảng nam Đà nẵng

- Tháng 5/1981 - 7/ 1986 + Đ/c Võ Đình Khôi - Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Tháng 8/1986 - 9/1989 + Đ/c Nguyễn Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng Công ty.

Page 33: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

33ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Tháng 10/1989 - 01/1992 + Đ/c Nguyễn Quang Sanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Tháng 02/1992 - 10/1994 + Đ/c Tạ Cảnh - Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty

-Tháng 11/1994 - 8/1998

+ Đ/c Trần Đình Thanh - Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty + Đ/c Lê Thanh Minh - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Công ty

iV. Đảng bộ Công ty Điện lực 3 trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TP. Đà nẵng thuộc Đảng bộ TP. Đà nẵng

-Tháng 9/1998 - 5/2003

+ Đ/c Trần Đình Thanh - Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty (từ 10/2000 là Giám đốc Công ty)+ Đ/c Lê Thanh Minh - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Tháng 6/2003 - 4/2010

+ Đ/c Trần Đình Thanh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty+ Đ/c Nguyễn Minh Tiến - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty

V. Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TP. Đà nẵng thuộc Đảng bộ TP. Đà nẵng

- Tháng 5/2010 - 9/2011

+ Đ/c Trần Đình Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung+ Đ/c Lê Kim Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung

Vi. Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Thành ủy Đà nẵng

- Tháng 10/2011 - 4/2014

+ Đ/c Trần Đình Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung+ Đ/c Lê Kim Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung+ Đ/c Tăng Tấn Ngân - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tổng công ty Điện lực miền Trung

Page 34: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

34 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Tháng 5/2014 đến nay

+ Đ/c Trần Đình Nhân - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty+ Đ/c Tăng Tấn Ngân - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tổng công ty (đến tháng 7/2015, hết nhiệm kỳ)+ Đ/c Lê Tấn Sỹ - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tổng công ty (từ tháng 8/2015 đến nay)+ Đ/c Lê Kim Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty (đến tháng 7/2015, hết nhiệm kỳ)+ Đ/c Nguyễn Thành - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty (từ tháng 8/2015 đến nay)

Page 35: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

35ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương III. Công đoàn tổng Công ty đIện lựC mIền trung

quá trình hình thành, phát triển: Cùng với Công ty Điện lực miền Trung, Công đoàn công ty Điện

lực miền Trung được thành lập ngày 07/10/1975, trực thuộc Công đoàn Bộ Điện và Than.

Năm 1981, Công đoàn Công ty Điện lực miền Trung được đổi tên thành Công đoàn Công ty Điện lực 3, trực thuộc Công đoàn Bộ Điện lực.

Năm 1995, Công đoàn Công ty Điện lực 3 trực thuộc Công đoàn Điện lực Việt Nam.

Năm 2010, Công đoàn Công ty Điện lực 3 đổi tên thành Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Công đoàn Điện lực Việt Nam.

Lãnh đạo Công đoàn qua các thời kỳ

giai đoạn Lãnh đạo Thời gian giữ chức vụ

1976

- 19

87

• Trưởng Ban cán sự Công đoàn Công ty, Thư ký Công đoàn Công ty

- Đ/c Trần Quang Phô• Thư ký Công đoàn Công ty

- Đ/c Võ Đình Khôi

1987

- 19

91

• Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Đ/c Võ Đình Khôi

• Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Đ/c Nguyễn Quang Sanh

Page 36: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

36 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

1991

- 19

94• Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Đ/c Nguyễn Quang Sanh

• Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Đ/c Lê Thanh Minh

1994

- 20

02

• Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Đ/c Lê Thanh Minh

• Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Đ/c Phạm Quốc Khánh- Đ/c Trần Đình Thanh- Đ/c Trần Hữu Hùng

2002

đến

nay

• Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Phạm Quốc Khánh • Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty

- Đ/c Trần Hữu Hùng Nghỉ hưu 2016

- Đ/c Lê Kim Hùng Nghỉ hưu 2016

- Đ/c Trần Đình Hà

- Đ/c Phạm Sỹ Hùng

ĐIỆN

LỰC M

IỀN

TRUN

G - B

iên

niên

sự ki

ện

Page 37: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

ĐIỆN

LỰC M

IỀN

TRUN

G - B

iên

niên

sự ki

ện PHẦN III.

XÂY DỰNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN

Page 38: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

38 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương I. tIếp quản, xây dựng bộ máy

(1975 - 1980)

• Công ty Điện lực miền Trung được thành lập• Tiếp quản, củng cố các cơ sở nguồn và lưới điện • Thành lập các nhà máy điện trực thuộc Công ty để tiếp tục quản lý

vận hành cấp điện tại các địa phương• Bộ Điện và Than ban hành Quyết định thành lập các Sở quản lý và

phân phối điện trực thuộc Công ty

Page 39: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

39ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 1975

- Ngày 07/10/1975: Công ty Điện lực miền Trung được thành lập theo Quyết định số 1867 QĐ/TCCB3 của Bộ Điện và Than (trụ sở tại 16 Lê Thánh Tôn, TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng). Ngay sau khi được thành lập, Công ty Điện lực miền Trung thực hiện công tác tiếp quản, củng cố các cơ sở điện do Công ty SIPEA xây dựng và quản lý khai thác trước đây, các nhà máy điện của Công ty Điện lực Việt Nam (CĐV) thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa, các cơ sở điện của miền Bắc và của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Bộ máy tổ chức quản lý điều hành hoạt động điện lực tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng từng bước được hình thành.

năm 1976

Năm 1976, trong khi chờ đợi quyết định chính thức của Bộ Điện và Than về tổ chức và nhiệm vụ các cơ sở thuộc Công ty Điện lực miền Trung, Giám đốc Công ty đã ban hành các quyết định để tạm thời ổn định tổ chức và giao nhiệm vụ để các đơn vị triển khai hoạt động, khẩn trương thực hiện nhiệm vụ kiến thiết hệ thống điện và cung ứng điện tại các địa phương:

- Ngày 27/9/1976: Công ty Điện lực miền Trung ban hành Quyết định 240 và 241/ĐT/ĐMT3 thành lập Nhà máy điện Quảng Ngãi, Nhà máy điện Quy Nhơn trực thuộc Công ty.

- Ngày 16/10/1976: Công ty Điện lực miền Trung ban hành các quyết định thành lập đơn vị:

Quyết định 289/ĐT/ĐMT3 v/v đổi tên Nhà máy điện Đ73 thành Nhà máy điện Quảng Trị trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung, giao đồng chí Văn Giai, nguyên Trưởng Đoàn điện lực Đ73 nhận nhiệm vụ phụ trách Nhà máy điện Quảng Trị;

Quyết định 290/ĐT/ĐMT3 v/v thành lập Nhà máy điện Buôn Ma Thuột trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung, giao đồng chí Nguyễn Đình Ba tiếp tục nhận nhiệm vụ phụ trách Nhà máy điện Buôn Ma Thuột;

Quyết định 292/ĐT/ĐMT3 v/v thành lập Nhà máy điện Quảng Bình trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung, giao đồng chí Nguyễn Văn Tri làm Giám đốc Nhà máy;

Page 40: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

40 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Quyết định 294/ĐT/ĐMT3 v/v thành lập Nhà máy điện Huế trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung, giao đồng chí Ngô Văn Đối tiếp tục nhận nhiệm vụ phụ trách nhà máy điện Huế;

Quyết định 296/ĐT/ĐMT3 v/v thành lập Nhà máy điện Kon Tum trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung, giao đồng chí Huỳnh Trung Hiếu làm Giám đốc Nhà máy.

Quyết định 298/ĐT/ĐMT3 v/v thành lập Nhà máy điện Pleiku trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung, giao đồng chí Phan Thanh Đường tiếp tục nhận nhiệm vụ phụ trách Nhà máy điện Pleiku;

Quyết định 300/ĐT/ĐMT3 v/v thành lập Nhà máy điện Ayunpa trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung.

- Công ty Điện lực miền Trung trình Bộ Điện và Than về Đề án tổ chức các Sở điện lực khu vực trực thuộc Công ty.

- Ngày 28/12/1976, Bộ Điện và Than ban hành Quyết định 3799 QĐ/TCCB3 thành lập các sở quản lý và phân phối điện trực thuộc Công ty, gồm: 1. Sở quản lý và phân phối điện Bình Trị Thiên, trụ sở đặt tại TP Huế; 2. Sở quản lý và phân phối điện Quảng Nam - Đà Nẵng, trụ sở đặt tại TP Đà Nẵng; 3. Sở quản lý và phân phối điện Nghĩa Bình, trụ sở đặt tại thị xã Quy Nhơn; 4. Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh, trụ trở đặt tại thị xã Nha Trang; 5. Sở quản lý và phân phối điện Đắk Lắk, trụ sở đặt tại thị xã Buôn Ma Thuột; 6. Sở quản lý và phân phối điện Gia Lai - Kon Tum, trụ sở đặt tại thị xã Pleiku.

năm 1977

- Ngày 4/5/1977: Bộ Điện và Than ban hành Quyết định 812-QĐ/TCCB3 thành lập Trường Trung học điện II.

- Đồng chí Văn Giai bàn giao nhiệm vụ phụ trách Nhà máy điện Quảng Trị cho đồng chí Trần Nhỏ, đi nhận nhiệm vụ Giám đốc Sở quản lý và phân phối điện Bình Trị Thiên theo Quyết định số 3837/QĐ-TCCB3 của Bộ Điện và Than.

- Giám đốc Công ty Điện lực miền Trung giao đồng chí Văn Giai - Giám đốc Sở quản lý và phân phối điện Bình Trị Thiên kiêm nhiệm vụ Trưởng ban kiến thiết cơ bản thuộc Sở quản lý và phân phối điện Bình Trị Thiên.

Page 41: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

41ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 1978

- Ngày 14/4/1978: Công ty Điện lực miền Trung ban hành Quyết định 77/ĐLMT/P3 thành lập cơ sở điện lực Phú Khánh trực thuộc Công ty.

- Ngày 10/5 - 22/5/1978: Công ty Điện lực miền Trung làm việc với đoàn chuyên gia Nam Tư về Nhà máy nhiệt điện Cầu Đỏ.

- Ngày 5/12/1978: Bộ Điện và Than ban hành Quyết định số 2490ĐT/TCCB3 tách bộ phận lao động tiền lương và đào tạo của Phòng Tổ chức cán bộ đào tạo và Lao động tiền lương thành lập Phòng Lao động tiền lương và đào tạo.

- Tách Phòng Kỹ thuật để thành lập hai phòng là Phòng Kỹ thuật điện và Phòng Cơ khí và diesel.

- Tách Phòng kiến thiết cơ bản để thành lập hai phòng là Phòng Kế hoạch kiến thiết cơ bản và Phòng Kỹ thuật kiến thiết cơ bản.

năm 1979

- Ngày 22/10/1979: Ban Cán sự Đảng Bộ Điện và Than ra thông báo về quyết định ấn định ngày truyền thống của công nhân viên chức ngành điện: “Một ngày trong tuần thứ hai, tháng 10 hằng năm” (1).

- Ngày 06/11/1979: Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Ngày 15/9/1979, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 315/CT-TTg ấn định ngày khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình vào dịp kỷ niệm 62 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1979). Đúng 10 giờ sáng ngày 6/11/1979, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình.

năm 1980

- Giao cho Sở quản lý và phân phối điện Gia Lai - Kon Tum tiếp nhận và tiến hành phục hồi trạm phát điện tại sân bay Cù Hanh.

(1) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2014). Ngành điện Việt Nam, Biên niên sự kiện - tư liệu, tập 1, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Page 42: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

42 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 10/5/1980: Bộ trưởng Bộ Điện và Than ban hành Quyết định số 34ĐT/TCCB3 chuyển Nhà máy điện Đồng Hới trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung về trực thuộc Sở quản lý và phân phối điện Bình Trị Thiên.

- Ngày 26/9/1980: Công ty Điện lực miền Trung ban hành Quyết định 853/ĐT/ĐMT3 sáp nhập Chi nhánh điện Quảng Bình với Nhà máy điện Đồng Hới thành đơn vị Nhà máy điện Đồng Hới thuộc Sở quản lý và phân phối điện Bình Trị Thiên.

Page 43: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

43ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương II.Củng CỐ CáC nguồn đIện tạI Chỗ

(1981 - 1987)

• Công ty Điện lực miền Trung được đổi tên thành Công ty Điện lực 3.

• Xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ: Thủy điện Phú Ninh, Thủy điện Đrây H’linh, Thủy điện An Điềm.

• Tăng cường các nguồn diesel, nghiên cứu xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cầu Đỏ.

Page 44: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

44 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 1981

- Tháng 01/1981: Cùng với công trình đại thủy nông Phú Ninh, Nhà máy thủy điện Phú Ninh được khởi công xây dựng, gồm 02 tổ máy với tổng công suất 1,6MW. Sau 03 năm triển khai thi công, ngày 03/05/1984 nhà máy hoàn thành, đi vào vận hành.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1236/NQ/TVQHK6 tách Bộ Điện và Than thành hai bộ: Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than. Công ty Điện lực miền Trung trực thuộc Bộ Điện lực.

- Ngày 9/5/1981: Bộ Điện lực ban hành Quyết định 15 ĐL/TCCB3, đổi tên Công ty Điện lực miền Trung thành Công ty Điện lực 3 và quy định tên gọi các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 3. Thực hiện Quyết định của Bộ Điện lực, ngày 25/5/1981, Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 326 ĐT/ĐMT3 đổi tên các đơn vị trực thuộc Công ty cho phù hợp với quy định của Bộ. Theo đó, các Sở quản lý và phân phối điện được đổi tên thành các Sở Điện lực.

- Ngày 20/10/1981: Công ty Điện lực 3 có công văn 707 ĐL/ĐL3/3 đề xuất Bộ Điện lực đổi tên Trường Trung học điện II thành Trường Công nhân kỹ thuật điện.

- Ngày 4/12/1981: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 968 ĐL/ĐL3/3 thành lập các Phòng kinh doanh bán điện ở các Sở Điện lực trực thuộc Công ty.

- một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật năm 1981:+ Tổng sản lượng: 185.417.681 kWh, trong đó điện mua: 31.117.368

kWh; điện sản xuất diesel: 150.500.313 kWh; điện sản xuất thủy điện: 4.000.000 kWh.

+ Điện tự dùng: 2,86%+ Điện tổn thất: 15,93%+ Suất tiêu hao nhiên liệu: 0,2765 kg/kWh- Cơ sở vật chất của Công ty đến cuối năm 1981:+ Tổng công suất lắp đặt: 113.271 kW+ Công suất phát cao nhất Pmax: 35.000 kW+ Công suất phát thấp nhất Pmin: 5.000 kW

Page 45: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

45ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

+ Toàn Công ty có 1245,228 km đường dây cao thế; 1237,02 km đường dây hạ thế; 37,02 km cáp ngầm. Về trạm, có 113,415 MVA biến áp thăng và trung gian; 119,274 MVA biến áp phụ tải.

năm 1982

- Ngày 16/4/1982: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 220/ĐL/ĐL3-3 tách bộ phận thí nghiệm điện thuộc Phòng Kỹ thuật điện Công ty, thành lập Đội Thí nghiệm điện trực thuộc Giám đốc Công ty, “là đơn vị sản xuất kinh doanh làm nhiệm vụ thí nghiệm điện phục vụ cho các đơn vị thuộc Công ty sản xuất an toàn, đạt hiệu quả kinh tế cao theo đúng pháp quy mà Nhà nước và Bộ đã ban hành”.

- Ngày 31/12/1982: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 935/ĐL/ĐL3-3 thành lập Tổng kho vật tư trực thuộc Công ty Điện lực 3 kể từ ngày 01/01/1983.

năm 1983

- Ngày 9/6/1983: Bộ Điện lực chỉ đạo về việc thành lập Trường Kỹ thuật điện Hội An thuộc Công ty Điện lực 3 trên cơ sở tổ chức lực lượng, phương tiện, địa điểm v.v... của Trường Trung học Kỹ thuật điện II trực thuộc Bộ. Ngày 12/10/1983, Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định số 841/ĐL/ĐL3/3 thành lập Trường Kỹ thuật điện Hội An trực thuộc Công ty. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật hệ trung cấp, công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân ngành điện miền Trung và cho các thành phần kinh tế của địa phương.

- Ngày 10/11/1983: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có Quyết định 2348/QĐ/UB thành lập Ban chỉ đạo thi công công trình Nhà máy nhiệt điện Đà Nẵng và công trình Thủy điện An Điềm, gọi tắt là “Ban chỉ đạo thi công công trình điện tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng”.

- Công ty Điện lực 3 phê duyệt cơ cấu tổ chức các bộ máy của Ban quản lý công trình Nhà máy nhiệt điện Cầu Đỏ trực thuộc Công ty. Theo đó, lãnh đạo Ban quản lý có giám đốc và 02 phó giám đốc; có 05 phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Page 46: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

46 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 1984

- Ngày 23/3/1984: Công ty Điện lực 3 có Quyết định 185/ĐL/ĐL3/3, sáp nhập Ban kiến thiết Trường Trung học điện 2 (Hội An) vào Trường Kỹ thuật điện (Hội An) trực thuộc Công ty Điện lực 3 để kết hợp nhiệm vụ xây dựng trường với việc đào tạo công nhân kỹ thuật theo kế hoạch của Bộ và Công ty.

- Công ty Điện lực 3 khởi công xây dựng Thủy điện Đrây H’linh (12MW - Đắk Lắk), một trong những công trình nguồn điện tại chỗ quan trọng của miền Trung giai đoạn này. Nhà máy hoàn thành, phát điện vào năm 1989.

- Nhà máy thủy điện Phú Ninh (1,6MW - Quảng Nam) được đưa vào vận hành.

năm 1985

- Thực hiện Công văn số 53/ĐL/LĐTL ngày 30/6/1985 của Bộ Điện lực về việc phân bổ chỉ tiêu cho Công ty tuyển lao động đi làm việc có thời hạn tại Liên Xô năm 1985, Công ty Điện lực 3 thông báo các đơn vị tuyển chọn công nhân đi hợp tác lao động tại Liên Xô, theo danh mục nghề nghiệp: Nghề mài, nghề khoan, nghề nguội, nghề dập (Công văn 796/ĐL/ĐL3-10 ngày 13/7/1985).

- Công ty Điện lực 3 xin phép xuất bản tập san “Thông tin sáng kiến cải tiến kỹ thuật 1981 - 1985” phục vụ Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến 5 năm của Công ty Điện lực 3.

- Ngày 28/8/1985: Giám đốc Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 959/ĐL/ĐL3 khen thưởng các cá nhân thuộc Cơ quan Công ty được Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng tặng thưởng Huân chương, Huy chương chống Mỹ cứu nước. Theo đó, Công ty Điện lực 3 có 16 cá nhân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, 15 cá nhân được tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, 5 cá nhân được tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Ba và 16 cá nhân được tặng Huy chương chống Mỹ cứu nước các hạng.

- Ngày 13/9/1985: Giám đốc Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết

Page 47: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

47ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

định 1028/ĐL/ĐL3-3 cử đồng chí Phan Văn Diêm - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 kiêm giữ chức vụ Giám đốc Sở Điện lực Phú Khánh.

- Ngày 12/10/1985: Công ty Điện lực 3 hướng dẫn thực hiện giá bán điện mới. Giá bán điện cho sinh hoạt áp dụng: 1,2 đ/kWh. Giá bán điện cho sản xuất: 1,2 đ/kWh. Sản lượng tiêu thụ vượt định mức tính theo mức giá vượt định mức được Bộ Điện lực quy định.

- Ngày 7/11/1985: Giám đốc Công ty Điện lực 3 có Quyết định 1246/ĐL/ĐL3-3 điều động đồng chí Lê Quang Lộc - Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - Đào tạo đến nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật điện (Hội An) trực thuộc Công ty.

- Ngày 4/12/1985: Công ty Điện lực 3 trình Bộ Điện lực phương án phục hồi trạm phát điện phía Đông sân bay Đà Nẵng để tăng cường nguồn diesel cho Quảng Nam Đà Nẵng. Công suất các máy phục hồi: 5.200 kW; công suất phát thực tế: 3.500 - 4.000 kW. Đây là trạm phát điện do Sư đoàn 370 quản lý từ sau ngày giải phóng, làm nguồn dự phòng cho công tác chỉ huy chiến đấu trong trường hợp mất điện lưới. Sư đoàn 370 đã thống nhất bàn giao trạm phát điện này cho Sở Điện lực Quảng Nam Đà Nẵng quản lý.

- Ngày 01/11/1985: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 1217/ĐL/ĐL3-3 thành lập Phòng Kinh doanh điện năng trực thuộc Công ty.

- Ngày 01/11/1985: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 1218/ĐL/ĐL3-3 tách bộ phận Giám sát điện năng khỏi Ban Thanh tra kỹ thuật an toàn, thành lập Ban Giám sát điện năng trực thuộc Giám đốc Công ty.

- Ngày 13/12/1985: Công ty Điện lực 3 ban hành công văn 1406 ĐL/ĐL3-GSĐN hướng dẫn triển khai thực hiện “Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của hệ thống giám sát điện năng”.

- Năm 1985, bão số 8 đổ bộ vào khu vực Huế - Đông Hà - Vĩnh Linh gây thiệt hại lưới điện nặng nề. Toàn bộ lưới 35 kV bị hư hỏng, đổ gãy trên 200 cột; nghiêng hơn 50 cột, đứt dây cột vượt sông Thạch Hãn và gãy đổ cột vượt sông Hiền Lương. Đường dây 6, 10kV bị đổ gãy và nghiêng trên 100 cột. Đường dây hạ thế khu vực Huế và Đông Hà hư hỏng khoảng 50%.

Page 48: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

48 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Tính đến cuối năm 1985, toàn Công ty Điện lực 3 có 197 tổ máy diesel phát điện gồm nhiều chủng loại, nhiều công suất, tổng công suất lắp đặt là 130 MW, khả năng huy động cao nhất là 70MW; thủy điện gồm 7 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 2,76 MW (1).

năm 1986

- Ngày 19/5/1986: Nhà máy thủy điện An Điềm (Quảng Nam) được khởi công xây dựng, gồm 03 tổ máy với tổng công suất 5,4MW. Sau hơn 05 năm xây dựng, ngày 18/8/1991, nhà máy chính thức vận hành phát điện.

- Từ ngày 2/5 đến 19/5/1986, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô Ivan Nhicôlaêvich Rômanốp làm việc tại miền Trung, tư vấn các giải pháp về củng cố nguồn và lưới điện trên địa bàn.

- Phân cấp quản lý tài chính và tín dụng cho các Sở Điện lực, Tổng kho vật tư trong Công ty được hạch toán độc lập trong nội bộ Công ty kể từ ngày 01/7/1986 (thực hiện theo công văn hướng dẫn số 805/ĐL/TVKT ngày 28/6/1986 của Bộ Điện lực).

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình “Nhà điều độ điện” cho Ban quản lý công trình nhiệt điện Đà Nẵng, theo công trình nhiệt điện kết hợp phục vụ chuyên gia thi công, tại 35 Phan Đình Phùng, Đà Nẵng.

- Ngày 31/12/1986, đồng chí Cao Thành Tài - Giám đốc Công ty Điện lực 3 chính thức nghỉ hưu theo chế độ.

năm 1987

- Ngày 01/1/1987, đồng chí Văn Giai chính thức đảm nhiệm chức vụ giám đốc Công ty Điện lực 3.

- Thành lập Xí nghiệp Sửa chữa Cơ điện thuộc Công ty Điện lực 3 trên cơ sở Đội Thí nghiệm thuộc Công ty.

- Tháng 11/1987: Khởi công xây dựng đường dây 220 - 110kV Vinh - Đà Nẵng. Công trình hoàn thành tháng 8/1990, đưa điện từ Hòa Bình vào cung cấp cho 4 tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng.

(1) Công ty Điện lực 3 (9/1991). Báo cáo tổng kết công tác QLKT 1986 - 1990.

Page 49: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

49ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đổ mẻ bê tông đầu tiên khởi công xây dựng đường dây 110kV đoạn Huế - Đà Nẵng (1987), khởi đầu sự nghiệp xây dựng hệ thống điện kết nối 3 miền Bắc - Trung - Nam

- Ngày 16/12/1987: Hội đồng Nhà nước ban hành Quyết định số 782NQ/HĐNN7 thành lập Bộ Năng lượng trên cơ sở hợp nhất hai Bộ: Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than.

Page 50: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

50 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương III. thựC hIện “3 gIảI pháp” Cấp đIện mIền trung

(1988 - 1994)

• Tháng 2/1988, Hội đồng Bộ trưởng quyết định dừng thi công công trình nhiệt điện Đà Nẵng, tình hình nguồn điện cho miền Trung khó khăn gay gắt.

• Công ty Điện lực 3 tổ chức họp lãnh đạo 06 tỉnh, thống nhất đề xuất Bộ Năng lượng về “03 giải pháp cấp điện miền Trung”.

• Triển khai thực hiện 03 giải pháp: - Đề nghị Bộ Năng lượng tăng thêm số máy diesel phát điện hằng năm để tăng cường nguồn diesel tại chỗ cho miền Trung;- Đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện: Yaly, Vĩnh Sơn, Đrây H’linh, An Điềm, Ry Ninh...- Đầu tư xây dựng, đóng điện vận hành các công trình đường dây và TBA 110kV tuyến Đồng Hới - Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi; công trình 110kV Đa Nhim - Cam Ranh, Cam Ranh - Nha Trang, Nha Trang - Quy Nhơn; công trình đường dây 220kV Quy Nhơn - Pleiku và các đường dây 35kV liên sở, thực hiện giải pháp “đưa điện từ miền Nam ra, miền Bắc vào”, kết nối miền Trung vào lưới điện quốc gia.

• Đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành. Đúng 19 giờ 6 phút ngày 27/5/1994, ấn nút hòa điện đường dây 500kV Bắc - Nam tại TBA 500kV Đà Nẵng.

• Hoàn thành xây dựng và đóng điện vận hành các trạm biến áp 500kV Đà Nẵng, Pleiku. Miền Trung - Tây Nguyên được nhận điện từ hệ thống điện 500kV, mở ra một giai đoạn mới, tiến đến xóa trắng điện triệt để và đẩy nhanh tiến trình điện khí hóa miền Trung.

Page 51: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

51ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 1988

- Công ty Điện lực 3 trình Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Năng lượng xin chủ trương đầu tư thủy điện A Vương - Sông Côn thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, chia thành 3 giai đoạn, tổng công suất 310 MW, điện năng 1,4 tỷ kWh.

- Trình Bộ Năng lượng về các dự án bổ sung hợp tác với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), gồm Dự án phát triển thủy điện nhỏ; Dự án khai thác năng lượng khác (năng lượng gió, năng lượng mặt trời...); Dự án tiến bộ kỹ thuật sản xuất điện.

- Giao nhiệm vụ cho Đoàn cơ sở Công ty Điện lực 3 thiết kế đường dây và trạm biến áp cho đơn vị 18005 tại Phù Cát, Nghĩa Bình.

- Công ty Điện lực 3 tổ chức đóng điện đưa vào vận hành cấp 35kV đường dây 110kV Đồng Hới - Huế.

- Thành lập đoàn công tác biệt phái tại Ban Quản lý công trình thủy điện Đrây H’linh gồm các đồng chí: Đỗ Hồng Quân - Kỹ sư thiết bị thủy điện, làm trưởng đoàn; Vũ Văn Thư - Đại học Kinh tế tài chính; Phan Văn Hùng - Kỹ sư thủy công. Thời gian công tác: từ khi được cử công tác đến khi tổ máy số 1 phát điện.

- Công ty Điện lực 3 đăng ký với Bộ Năng lượng thành phần tham gia hợp tác lao động tại Liên Xô, Bungari và Cộng hòa Dân chủ Đức, là con CBCNV, học sinh Trường Kỹ thuật điện Hội An và một số CBCNV các đơn vị thuộc Công ty.

- Tháng 2/1988: Hội đồng Bộ trưởng quyết định dừng thi công công trình nhiệt điện Đà Nẵng, tình hình nguồn điện cho miền Trung càng khó khăn gay gắt.

- Ngày 2/8/1988 tại Đà Nẵng, Công ty Điện lực 3 đã tổ chức họp với lãnh đạo các tỉnh miền Trung. Hội nghị đã thảo luận và thống nhất đánh giá “tình hình cung cấp điện tại 6 tỉnh miền Trung đang gặp khó khăn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện 3 chương trình kinh tế của địa phương, trong lúc đó việc đầu tư hiện nay quá ít, phương hướng đầu tư lâu dài chưa rõ nét; đề nghị Nhà nước quan tâm có biện pháp giải quyết cấp bách việc cung cấp điện hiện nay”.

Hội nghị cũng thống nhất “đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Năng lượng chủ trì Hội nghị với Chủ tịch UBND các tỉnh miền Trung quyết định các phương án cấp điện trước mắt và lâu dài”. Với đề xuất

Page 52: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

52 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

của Giám đốc Công ty Điện lực 3 lúc bấy giờ, Bộ trưởng Bộ Năng lượng đã xác định với lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành phố miền Trung 3 giải pháp: Củng cố, tăng cường nguồn điện hiện có; kéo lưới điện truyền tải từ Nam ra, Bắc vào; xây dựng tại chỗ các nhà máy điện có công suất đủ mạnh, trước mắt tập trung xây dựng công trình thuỷ điện Ialy (720 MW) để phục vụ nhu cầu tại chỗ, đồng thời tham gia vào lưới Bắc - Nam, làm cầu nối cho lưới điện thống nhất cả nước.(1)

- Công ty Điện lực 3 có Tờ trình đề nghị Bộ Năng lượng trình Nhà nước chương trình tài trợ khẩn cấp cho nguồn điện miền Trung.

- Trình Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Năng lượng đề nghị tăng thêm số máy diesel phát điện hằng năm để bổ sung điện giai đoạn 1988 - 1989; đề nghị đàm phán với Tiệp Khắc, trong 02 năm 1988 và 1989, đưa vào công hàm nhập bổ sung cho miền Trung mỗi năm 6 máy SKODA 2270 kVA do Tiệp Khắc chế tạo.

- Trình Bộ Năng lượng đề nghị cho triển khai thi công đường dây 110kV Đa Nhim - Cam Ranh và TBA 110kV Cam Ranh, TBA 110kV Nha Trang trong năm 1988.

- Trình Bộ Năng lượng về việc tổ chức nghiệm thu đoạn đường dây 110kV Cam Ranh - Nha Trang.

- Thực hiện tinh thần Hội nghị lãnh đạo các tỉnh miền Trung ngày 02/8/1988, để có nguồn ngoại tệ nhập khẩu phụ tùng thiết bị phát triển nguồn, lưới điện, Công ty Điện lực 3 hướng dẫn các đơn vị làm việc với các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ để huy động ngoại tệ căn cứ theo số điện năng sử dụng, trong đó xem xét phần điện năng trực tiếp làm ra sản phẩm có ngoại tệ. Các Sở Điện lực báo cáo UBND các tỉnh và tổ chức họp khách hàng để thỏa thuận phần điện năng trả bằng ngoại tệ này. Công ty sẽ đặt nhập thiết bị, phụ tùng và sử dụng hoàn toàn cho sở huy động được ngoại tệ mà không điều hoàn, thuyên chuyển cho các khu vực khác.

- Trung tâm Điện toán thuộc Công ty Điện lực 2 hỗ trợ Công ty Điện lực 3 mua 01 máy vi tính và đào tạo cán bộ vận hành. Công ty Điện lực 3 cử cán bộ vào Trung tâm Điện toán PC2 học tập trong thời gian 01 tháng (20/5 - 20/6/1988) thành phần gồm: Đồng chí Phí Anh Tuấn - cán (1) Tư liệu truyền thống của Tổng công ty Điện lực miền Trung.

Page 53: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

53ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

bộ Phòng Kỹ thuật điện Công ty, làm Trưởng đoàn; đồng chí Trần Đình Lợi - cán bộ Phòng Lao động tiền lương; đồng chí Trần Dũng - cán bộ Phòng Kế toán, thống kê, tài chính Công ty. Công ty xây dựng kế hoạch triển khai Tổ máy tính phục vụ công tác quản lý sản xuất và tiếp tục đề nghị Trung tâm điện toán PC2 hỗ trợ mua thêm 02 máy vi tính để trang bị phục vụ công việc.

- Công ty Điện lực 3 cử cán bộ tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ công trình đường dây 110kV Nha Trang - Cam Ranh do Công ty Xây lắp điện 3 làm chủ đầu tư và thi công, hoàn thành cuối năm 1988.

- Thực hiện đề nghị của Bộ Năng lượng, Công ty Điện lực 3 đề xuất Bộ các công trình dự kiến sẽ hợp tác với Thụy Điển để thực hiện, gồm: Thủy điện Sông Côn 2 (56MW - Quảng Nam), Thủy điện Sông Cút (6,3 MW - Nghĩa Bình); Xưởng sửa chữa phục hồi máy phát điện diesel (Đà Nẵng); Cải tạo lưới điện thành phố Nha Trang; Cung cấp trang thiết bị để xây dựng một trường dạy nghề về ngành điện ở miền Trung (xây dựng cơ sở mới hoặc sử dụng cơ sở của Trường Kỹ thuật điện Hội An, hiện tại đồ dùng dạy học rất nghèo nàn).

- Công ty Điện lực 3 tổ chức Hội nghị quản lý kỹ thuật và kỹ thuật an toàn lần thứ 4 (1983 - 1988). Đánh giá tình hình cung ứng điện trên địa bàn trong giai đoạn này, Hội nghị nhìn nhận:

“Vấn đề điện cho miền Trung hiện nay trở nên rất nghiêm trọng, cùng với việc Nhà nước đã quyết định đình chỉ hẳn việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cầu Đỏ 120MW, hiện nay chúng ta không có một nguồn điện chủ lực nào cả. Trước mắt, một giai đoạn quá độ kéo dài có thể từ 3 - 5 năm, chúng ta vẫn chỉ có những nguồn phát điện diesel nhỏ lẻ và cũ kỹ. Giải pháp được Bộ và Nhà nước chủ trương hiện nay là: Nhanh chóng lấn dần lưới điện cao thế từ phía Bắc để đưa điện từ Phả Lại, Hòa Bình vào Bình Trị Thiên, Quảng Nam Đà Nẵng; lấn dần lưới điện phía Nam để đưa điện từ Đa Nhim, Trị An ra toàn tỉnh Phú Khánh và Nam Nghĩa Bình; đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình Thủy điện Đrây H’linh để giải quyết điện cho tỉnh Đắk Lắk vào năm 1989; đẩy nhanh tiến độ thi công Thủy điện Vĩnh Sơn để giải quyết điện cho Nghĩa Bình và Gia Lai - Kon Tum vào năm 1991 - 1992, đồng thời tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho chương trình “duy trì nguồn điện diesel tại chỗ...”. (1)

(1) Công ty Điện lực 3 (10/1988). Báo cáo tổng kết công tác QLKT 1983 - 1987.

Page 54: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

54 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

“...Chúng ta cũng nhìn thấy rằng, trong bất cứ trường hợp nào, việc có một nguồn điện lớn tại chỗ cho miền Trung vẫn là một việc hết sức quan trọng. Ngoài việc xây dựng và khai thác có hiệu quả những trạm thủy điện nhỏ công suất từ vài trăm đến vài ngàn kW trong tổng sơ đồ giai đoạn III, cần tích cực kiến nghị Nhà nước đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện Ialy trên hệ thống sông Sêsan 600 - 800MW, công trình này có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế của toàn vùng, vào những năm 1995 - 2000, nó vừa giải quyết được nhu cầu phụ tải của toàn miền và điều tiết với Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn, đồng thời có thể cung cấp một phần điện năng (khoảng 50%) và cho đến những năm 2000, nó sẽ là nguồn điện chính chung cung cấp năng lượng cho toàn miền Trung và là mố cầu nối liền đường dây siêu cao áp Bắc - Nam”.(1)

nội dung kết luận hội nghị về tiếp tục bổ sung nguồn điện mới:

“Giải quyết vấn đề này song song theo 3 hướng:1/ Đề nghị Bộ, Nhà nước tăng cường cho miền Trung các tổ máy phát

diesel mới của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là 02 loại G-72 và SKoDA và có đủ phụ tùng dự trữ thay thế.

2/ Điều động các tổ máy diesel và tuabin khí ở miền Bắc, miền Nam cho miền Trung khi hai miền đã có đủ điện của Hòa Bình và Trị An.

3/ Đầu tư xây dựng các trạm thủy điện nhỏ, kể cả nhận sự viện trợ, đầu tư của nước ngoài”.(2)

năm 1989

- Công ty Điện lực 3 trình Bộ Năng lượng về các công trình dự kiến hợp tác với Liên Xô giai đoạn 1991-1995, gồm: Công trình thủy điện Ialy, Lưới điện cao áp 220kV, Trung tâm điều độ lưới điện miền Trung, Chương trình cải tạo lưới điện các thành phố (chủ yếu Nha Trang và Quy Nhơn), Trang bị xí nghiệp sửa chữa điện lực miền Trung, Trang bị trường dạy nghề.

- Ngày 16/02/1989: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 193/NL/ĐL3-3 thành lập Ban Tổng sơ đồ giai đoạn 3 theo chỉ đạo của Bộ Năng lượng về việc xây dựng Tổng sơ đồ phát triển hệ thống điện giai (1), (2) Công ty Điện lực 3 (10/1988). Báo cáo tổng kết công tác QLKT 1983 - 1987.

Page 55: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

55ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

đoạn 3. Ban có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để hiệu chỉnh về tình hình phụ tải, nhu cầu sử dụng điện và xây dựng lưới điện ở các khu vực; chuẩn bị kế hoạch làm việc với đoàn Liên Xô về Tổng sơ đồ giai đoạn 3. Thành phần gồm: Đồng chí Trần Quốc Anh - Phó Giám đốc, Trưởng Ban và các ủy viên: Đồng chí Nguyễn Kim Hiệu; đồng chí Trần Thị Như Quỳnh; đồng chí Phan Công Bình; đồng chí Trần Thừa Hàng.

- Công ty Điện lực 3 trình Bộ Năng lượng xin thành lập Phòng đại diện Công ty Điện lực 3 tại Hà Nội để thực hiện các nhiệm vụ: Đặt hàng các thiết bị trọn bộ với nước ngoài và quan hệ kinh tế đối ngoại; đặt hàng trong nước; thay mặt Công ty giải quyết một số nhiệm vụ và các quan hệ công tác ở phía Bắc do Công ty ủy nhiệm.

- Tháng 10/1989: Hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành Nhà máy thủy điện Đrây H’linh (12 MW, Đắk Lắk). Công trình thuộc nhóm tự xây dựng đầu tiên, giải quyết yêu cầu cung cấp điện cho Tây Nguyên giai đoạn này.

- Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 03 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; tỉnh Nghĩa Bình được tách ra thành 02 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi; tỉnh Phú Khánh được tách thành 02 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Để thực hiện nhiệm vụ cung ứng điện theo địa giới hành chính mới, các Sở Điện lực Quảng Bình, Sở Điện lực Quảng Trị, Sở Điện lực Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở chia tách từ Sở Điện lực Bình Trị Thiên, Sở Điện lực Quảng Ngãi, Sở Điện lực Bình Định được thành lập trên cơ sở chia tách từ Sở Điện lực Nghĩa Bình; các Sở Điện lực Phú Yên, Sở Điện lực Khánh Hòa được thành lập trên cơ sở chia tách từ Sở Điện lực Phú Khánh, trực thuộc Công ty Điện lực 3.

- Ngày 16/10/1989: Công ty Điện lực 3 có Quyết định 1428/NL/ĐL3-3 giao nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng công trình toàn bộ tuyến đường dây và trạm 110kV Nha Trang - Quy Nhơn cho Sở Điện lực Phú Khánh.

- Ngày 24/11/1989: Công ty Điện lực 3 có Tờ trình 1595/NL/ĐL3-3 trình Bộ Năng lượng đề nghị giao nhiệm vụ và đổi tên Ban quản lý các công trình điện thuộc Công ty Điện lực 3 thành Sở Truyền tải lưới điện phía Bắc trực thuộc Công ty Điện lực 3 để thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện 110kV - 220kV nhận điện từ hệ thống lưới điện phía Bắc cung cấp cho các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

Page 56: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

56 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 26/11/1989: Công ty Điện lực 3 có Tờ trình 1605/NL/ĐL3-3 trình Bộ Năng lượng đề nghị thành lập Ban quản lý các công trình lưới điện phía Nam trực thuộc Công ty Điện lực 3 trên cơ sở Ban quản lý công trình đường dây và trạm 110kV Nha Trang - Quy Nhơn thuộc Sở Điện lực Phú Khánh, để thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng các công trình lưới điện 110kV trên toàn bộ tuyến đường dây từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh Bình Định.

- Ngày 26/11/1989: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định số 1596/NL/ĐL3-3 thành lập Tổ điều độ hệ thống điện 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

năm 1990

- Ngày 01/4/1990: Thành lập Viện điều dưỡng Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực 3 sau khi tách ra từ Viện điều dưỡng Nha Trang thuộc Sở Điện lực Khánh Hòa.

- Ngày 01/5/1990: Chuyển Ban quản lý các công trình điện thành Sở truyền tải điện 1 trực thuộc Công ty Điện lực 3 làm nhiệm vụ quản lý lưới điện từ 110kV trở lên tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (Quyết định 668/NL/ĐL3-3 ngày 25/4/1990).

- Ngày 19/5/1990: Công ty Điện lực 3 có Quyết định 794 và 795/NL/ĐL3-3 thành lập các Đội Truyền tải trực thuộc Sở Truyền tải điện 1, gồm Đội Truyền tải Đồng Hới, Đội Truyền tải Huế, Đội Truyền tải Đà Nẵng có nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện truyền tải trong phạm vi phụ trách, do Giám đốc Sở Truyền tải điện 1 phân công và thành lập các trạm biến áp 110 - 220kV trực thuộc Sở Truyền tải điện 1, gồm Trạm biến áp 220kV Đồng Hới, Trạm biến áp 110kV Đông Hà, Trạm biến áp 110kV Huế, Trạm biến áp 110kV Xuân Hà.

- Ngày 21/5/1990: Công ty Điện lực 3 có Quyết định 797/NL/ĐL3-3 thành lập Sở Truyền tải điện 2 trực thuộc Công ty Điện lực 3, địa điểm đóng tại thành phố Nha Trang, có chức năng nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, hiệu chỉnh, sửa chữa các đường dây và trạm từ 110kV trở lên, từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh Bình Định, thực hiện truyền tải và cung cấp điện năng cho các Sở Điện lực theo kế hoạch Công ty giao.

Page 57: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

57ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 05/6/1990: Công ty Điện lực 3 có Tờ trình 935/NL/ĐL3-3 gửi Bộ Năng lượng, đề nghị cho phép thành lập Trung tâm Thí nghiệm điện thuộc Công ty Điện lực 3.

- Ngày 06/6/1990: Giám đốc Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 947/NL/ĐL3-3 thành lập Phòng Điều độ - Thông tin thuộc Công ty Điện lực 3.

- Ngày 19/6/1990: Thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở công trình đường dây 220kV Vinh - Đồng Hới. Đồng chí Trần Thái Thùy - Giám đốc Sở Truyền tải điện 1 (Công ty Điện lực 3) là Chủ tịch Hội đồng.

- Tháng 7/1990: Đường dây truyền tải điện 110kV Vinh - Đà Nẵng (dài 468 km) và các TBA 110kV Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Xuân Hà (Đà Nẵng) vào vận hành, cung cấp thêm 40MW cho 4 tỉnh Bắc miền Trung.

- Ngày 01/8/1990: Quảng Nam - Đà Nẵng chính thức nhận điện lưới quốc gia qua trạm 110kV Xuân Hà.

- Thành lập Phòng Máy tính trực thuộc Giám đốc Công ty kể từ ngày 01/10/1990.

- Hoàn thành xây dựng Thủy điện Đrây H’linh (12MW - Đắk Lắk), cả 03 tổ máy đi vào vận hành, phát điện.

Tình hình nguồn điện:Tính đến cuối năm 1990, toàn Công ty có 258 tổ máy diesel phát

điện với tổng công suất lắp đặt 178,28 MW, trong đó có 211 tổ còn khả năng phát, công suất huy động cao nhất 115,8 MW; thủy điện gồm 7 tổ có tổng công suất lắp đặt 14,48 MW, khả năng huy động 11,48 MW. Như vậy, tổng công suất huy động cao nhất của diesel và thủy điện 127,28 MW, so với năm 1985 khả năng phát của nguồn tăng 1,82 lần.(1)

Về lưới điện:- Đường dây 220 kV: 70 km vận hành 110kV- Đường dây 110 kV: 407 km (137 km vận hành 66kV)- Đường dây 66 kV: 56 km

(1) Công ty Điện lực 3 (9/1991). Báo cáo tổng kết công tác QLKT 1986 - 1990

Page 58: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

58 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Đường dây 35 kV: 412,65 km- Đường dây 15 kV: 1.112,25 km- Đường dây 6 - 10 kV: 575,76 km- Đường dây 0,2 - 0,4 kV: 989,43 km(1)

Nguồn nhân lực:Cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học là 526 người (10,78%), trung

cấp kỹ thuật 236 người (4,84%), công nhân bậc 5 - 7 có 961 người (19,69%).(2)

năm 1991

- Ngày 15/9/1991: Khởi công xây dựng công trình Thủy điện Vĩnh Sơn (66MW - Bình Định). Công trình hoàn thành tháng 12/1994.

- Ngày 18/8/1991: Hoàn thành xây dựng Thủy điện An Điềm (5,4 MW - Quảng Nam). Để quản lý vận hành nhà máy, ngày 01/6/1991, Công ty Điện lực 3 đã ban hành quyết định thành lập Nhà máy thủy điện An Điềm.

- Sau khi chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum năm 1991, ngày 30/9/1991 Bộ Năng lượng ban hành Quyết định số 486 NL/TCCB-LĐ thành lập Sở Điện lực Kon Tum và Quyết định số 491/NL/TCCB-LĐ thành lập Sở Điện lực Gia Lai trực thuộc Công ty Điện lực 3.

- Thành lập Trung tâm Thí nghiệm điện miền Trung thuộc Công ty Điện lực 3 trên cơ sở tách Đội Thí nghiệm thuộc Xí nghiệp Sửa chữa Cơ điện - Công ty Điện lực 3.

Khi mới được thành lập, Trung tâm Thí nghiệm điện miền Trung chỉ có 6 kỹ sư, 12 CBCNV. Thời gian chuẩn bị tham gia công trình đường dây 500kV chỉ còn 1 năm, Trung tâm đã khẩn trương tuyển chọn 15 kỹ sư trẻ, phần lớn vừa tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tiếp tục tự đào tạo để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Ngay khi vừa thành lập Trung tâm, Công ty Điện lực 3 đã nghĩ đến việc đầu tư thiết bị hiện đại vào loại bậc nhất thế giới, sẵn sàng đảm nhận công tác thí nghiệm hiệu chỉnh đường dây 500kV. Năm 1992, trong điều kiện Mỹ còn cấm vận Việt Nam, Công ty đã trực tiếp chỉ đạo Trung tâm nhập thiết bị do các nước Tây Âu sản xuất. Đầu năm 1993, Trung tâm nhận được 10 loại máy thí nghiệm với tổng giá trị 180 nghìn USD. Trong đó, máy đo vi lượng ẩm dầu cách điện sau này được Bộ điều đi hỗ trợ các TBA 500kV Hòa Bình, Hà Tĩnh, Phú Lâm trong giai đoạn các Trung tâm 1, Trung tâm 2 chờ Bộ đặt nhập thiết bị cho công trình.

(1), (2) Công ty Điện lực 3 (9/1991). Báo cáo tổng kết công tác QLKT 1986 - 1990

Page 59: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

59ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Sau khi Đội Thí nghiệm được tách khỏi Xí nghiệp Sửa chữa Cơ điện để thành lập Trung tâm Thí nghiệm điện, ngày 19/10/1991, Bộ Năng lượng ban hành Quyết định số 531/NL/TCCB-LĐ đổi tên Xí nghiệp Sửa chữa Cơ điện thành Xí nghiệp Cơ điện thuộc Công ty Điện lực 3.

- Ngày 26/11/1991: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 2563/ĐL3-3 thành lập Ban Thi đua - Tuyên truyền.

năm 1992

- Ngày 5/4/1992: Đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam (mạch 1) dài 1.487 km được khởi công xây dựng.

- Công ty Điện lực 3 triển khai xây dựng Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Trung.

- Ngày 23/1/1992: Đóng điện đường dây 110kV đưa điện lưới từ phía Bắc vào đến Quảng Ngãi. Sau khi đoạn đường dây Vinh - Đồng Hới được chuyển từ cấp điện áp 110kV lên vận hành cấp 220kV và hoàn thành đưa vào hoạt động TBA 220kV/110kV với máy biến áp đầu tiên 63.000 kVA, ngày 23/1/1992 công trình đường dây 110kV Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đóng điện vận hành, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu được nhận điện từ nguồn điện phía Bắc.

- Đường dây 110kV Đa Nhim - Nha Trang được đóng điện vận hành, đưa điện từ Thủy điện Đa Nhim cấp cho tỉnh Khánh Hòa.

năm 1993

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn 1991 - 1995, có xét đến năm 2010 (Tổng sơ đồ điện lực giai đoạn III). Theo đó, tại miền Trung, các công trình nguồn điện được phê duyệt triển khai xây dựng giai đoạn 1992 - 2000 là: Thủy điện Vĩnh Sơn (đang xây dựng); Thủy điện Ialy; Thủy điện Sông Hinh; Thủy điện Pleikrông. Về lưới điện 110kV, có 14 trạm biến áp 110kV tổng dung lượng 372 MVA và 06 đường dây 110kV tổng chiều dài 404 km được phê duyệt.

- Ngày 30/6/1993: Bộ Năng lượng ban hành quyết định thành lập lại các Sở Điện lực và các đơn vị hậu cần trực thuộc Công ty Điện lực 3 trên cơ sở các Sở quản lý và phân phối điện và các đơn vị hậu cần trực thuộc Công ty trước đây.

Page 60: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

60 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 20/8/1993: Lưới điện quốc gia từ phía Bắc đã nối liền và cấp điện đến Bình Định với cấp điện áp 35kV, từ trạm E16 110kV Quảng Ngãi qua đường dây 110kV Quảng Ngãi - Vĩnh Sơn - Bình Định dài 220 km, cấp điện tỉnh Bình Định và công trình xây dựng Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn.

- Ngày 11/9/1993: Đóng điện đường dây 35 kV liên sở Gia Lai - Kon Tum dài 30,8 km và TBA 35/15 kV Kon Tum (T2) công suất 2.500 kVA, giải quyết cơ bản về nguồn điện cho tỉnh Kon Tum.

- Ngày 04/11/1993: Khởi công xây dựng công trình Thủy điện Ialy (720 MW - Gia Lai, Kon Tum); 04 tổ máy lần lượt phát điện trong 02 năm 2000 và 2001. (1)

- Năm 1993, Đại hội Đại biểu công nhân viên chức toàn Công ty lần đầu tiên được tổ chức. Tham dự Đại hội có 135 đại biểu, đại diện cho 6.000 CBCNV của 24 đơn vị trong toàn Công ty tham gia.

- Lần đầu tiên tổ chức đấu thầu quốc tế thành công về việc cung cấp thiết bị vật tư xây dựng công trình đường dây 220kV Quy Nhơn - Pleiku và 02 TBA.

- Áp dụng tin học trong quản lý xây dựng cơ bản công trình Thủy điện Ialy: Đề xuất Bộ Năng lượng cho cho phép Công ty Điện lực 3 áp dụng các phần mềm phục vụ quản lý công trình: Phần mềm tính lương; phần mềm máy thi công; phần mềm giá vật liệu; phần mềm tính toán giá định mức; phần mềm quản lý văn bản, báo cáo, biên bản; phần mềm quản lý vật tư, vốn; phần mềm quản lý kế toán, quyết toán công trình.

- Công ty Điện lực 3 triển khai việc quản lý công tơ trên máy tính, chỉ đạo các Sở Điện lực tiến hành thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu công tơ để đưa chương trình quản lý trên máy tính vào sử dụng.

- Giải quyết việc làm cho công nhân Nhà máy điện diesel Đồng Hới.Theo đề nghị của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (TEXTIMEX) và theo thỏa thuận với các nhà cung cấp vật tư thiết bị Nga và Ucraina, Công ty Điện lực 3 có công văn 2862/NL/ĐL3-7 ngày 28/9/1993 đồng ý để TEXTIMEX xúc tiến việc giao hàng dệt may cho Nga và Ucraina để thanh toán chi phí mua vật tư thiết bị cho công trình thủy điện Yaly. Theo công văn số 62/NL/ĐL3-7 ngày 07/01/1994 gửi Bộ Năng lượng, Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp nhẹ, trong năm 1993, TEXTIMEX cùng các đơn vị đầu mối khác là FPT và CoTEC đã thanh toán bằng hàng hóa cho Nga và Ucraina đạt 5.826.438 USD trong tổng số 6.310.000 USD).

Page 61: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

61ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Nhà máy diesel phát điện DG 14.000 Đồng Hới (thuộc Sở Điện lực Quảng Bình) được xây dựng năm 1976, đến 1980 vận hành cả 4 tổ máy với công suất tối đa 14.000 kW, cấp điện cho 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Năm 1990, điện lưới quốc gia đã đến Đà Nẵng và năm 1991, khi 2 tổ máy diesel phát điện 64G-3500kW được chuyển vào bổ sung nguồn cho thành phố Nha Trang thì công ăn việc làm cho 120 cán bộ công nhân viên nhà máy thực sự nan giải.

Đầu năm 1992, nhà máy có nhiệm vụ mới: Dự phòng nóng 2 máy diesel 64G-3500kW sẵn sàng cấp điện tự dùng khi TBA 220/110kV - 2x63 MVA Đồng Hới bị rả lưới và vận hành TBA 110/35kV - 16MVA tại nhà máy với biên chế 60 người.

Để giải quyết việc làm đồng thời giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp khu vực, từ quý III/1992, Sở Điện lực Quảng Bình đã chi 250 triệu đồng từ nguồn vốn tự có của Sở để đầu tư dây chuyền đúc trụ bêtông ly tâm tại nhà máy diesel phát điện DG 14000 Đồng Hới. Sau 9 tháng xây dựng, quý II/1993 dây chuyền chính thức hoạt động 2 ca/ngày với sản lượng mỗi năm 1.000 cột.

năm 1994

- Ngày 10/10/1994: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 562/TTg về việc thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành điện thuộc Bộ Năng lượng, đồng thời giao Bộ Năng lượng chỉ đạo thực hiện các công tác chuẩn bị liên quan để đưa Tổng công ty vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Ngày 17/10/1994, Bộ Năng lượng ban hành Chỉ thị số 24/NL-TCCB-LĐ triển khai thực hiện Quyết định 562/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Năng lượng ban hành các Quyết định số 415, 695 và 696 NL/TCCB-LĐ thành lập các đơn vị mới trực thuộc Công ty Điện lực 3: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn; Trung tâm Máy tính; Trung tâm Điều độ thông tin.

- Trung tâm Thiết kế điện trực thuộc Công ty Điện lực 3 chính thức đi vào hoạt động.

Page 62: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

62 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Công ty Điện lực 3 lập Đề án điện khí hóa giai đoạn 1994 - 2000: Thực hiện chủ trương của Bộ Năng lượng tại khu vực miền Trung chọn tỉnh Quảng Trị thực hiện thí điểm điện khí hóa giai đoạn 1994 - 2000, Công ty Điện lực 3 đã giao cho Sở Điện lực Quảng Trị quản lý A đề án điện khí hóa của tỉnh, quy hoạch điện khí hóa cho tất cả các huyện, thị trong tỉnh, mỗi huyện chọn 01 xã để thực hiện thí điểm điện khí hóa toàn xã, lắp đặt công tơ đến tận hộ gia đình. Cuối năm 1993, Sở Điện lực Quảng Trị đã ký hợp đồng với Viện Năng lượng lập đề án điện khí hóa của tỉnh.

- Đóng điện đường dây 110kV Nha Trang - Tuy Hòa, đưa điện từ Đa Nhim cung cấp cho tỉnh Phú Yên.

- Công ty Điện lực 3 tham gia thí nghiệm hiệu chỉnh, đóng điện đường dây 500 kV Bắc - Nam và 02 TBA 500 kV Đà Nẵng, Pleiku.

Thực hiện thành công công tác thí nghiệm đóng điện từng phần đường dây 500kV. Riêng khu vực Công ty Điện lực 3, công tác thí nghiệm được Trung tâm Thí nghiệm điện PC3 hoàn thành toàn bộ khối lượng. Toàn bộ công tác thí nghiệm đóng thử cấp điện áp 500kV cho thiết bị và đường dây đã được thực hiện với tiến độ như sau:

• 22h30 ngày 20/5/1994: Điện từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình có cấp điện áp 220kV đã được đóng vào cuộn sơ cấp máy biến áp 220/500kV. Cấp điện áp 500kV cho đường dây truyền tải từ thời điểm đó đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.

• 17h15 ngày 21/5/1994: Đóng điện an toàn đoạn đường dây Hòa Bình - Hà Tĩnh dài 350km.

• 22h10 ngày 23/5/1994: Đóng điện không tải đoạn Hà Tĩnh - Đà Nẵng, trị số điện áp phân bố như sau: Hòa Bình 420kV - Hà Tĩnh 454kV - Đà Nẵng 470kV.

• 12h10 ngày 25/5/1994: Đóng điện không tải thành công đoạn Đà Nẵng - Pleiku và trạm Pleiku. 16h25 cùng ngày, lưới điện miền Nam đã đến TBA Phú Lâm - và sau đó 5 giờ đã đóng thử điện áp 500kV không tải an toàn cho đường dây Phú Lâm - Pleiku.

Page 63: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

63ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 27/5/1994: Ấn nút hòa điện đường dây 500kV Bắc - Nam tại TBA 500kV Đà Nẵng.

Sau quá trình chuẩn bị và đóng điện từng phần thành công, đến 18h30 ngày 27/5/1994, điện của 2 miền đã chờ nhau tại tiếp điểm máy cắt 571 TBA 500kV Đà Nẵng. Đúng 19 giờ 6 phút ngày 27/5/1994, từ phòng điều khiển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức ra lệnh hòa hệ thống điện phía Nam với 04 tổ máy phát thủy điện Hòa Bình qua đường dây 500kV. Thao tác hòa điện đã được thực hiện thành công tại TBA 500kV Đà Nẵng - kỹ sư Trần Anh Thái (Sở Truyền tải điện 1) đã đóng máy cắt 571, lần đầu tiên hòa thành công hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Nam, nối liền mạch điện siêu cao áp của đất nước. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của ngành điện Việt Nam. Kể từ thời điểm này, đường dây 500kV chính thức được đưa vào vận hành, hệ thống điện Việt Nam chính thức được hợp nhất và chỉ huy điều độ thống nhất từ một trung tâm điều khiển. Đối với miền Trung, sự kiện này đã mở ra một giai đoạn mới, thay đổi căn bản về tình hình cung ứng điện, cơ bản giải quyết được bài toán nguồn điện, sự mâu thuẫn bấy lâu nay giữa khả năng nguồn và nhu cầu phụ tải ngày càng tăng cao.

- Tháng 7/1994: Nhà máy thủy điện Ry Ninh (3,6 MW - Gia Lai) hoàn thành và đi vào vận hành.

- Lúc 23 giờ 12 phút ngày 18/9/1994, miền Trung nhận được điện qua TBA 500kV Đà Nẵng. Lễ mừng miền Trung nhận điện qua TBA 500kV Đà Nẵng được tổ chức ngày 19/9/1994.

- Tháng 11/1994: Công ty Điện lực 3 thành lập Phòng Phát triển điện nông thôn, miền núi.

- Ngày 12/11/1994: Hoàn thành Trạm biến áp 500kV Pleiku, đóng điện đường dây 500kV Bắc Nam tại Trạm biến áp 500kV Pleiku. Cùng ngày, đường dây 220kV Quy Nhơn - Pleiku và TBA 110kV Pleiku cũng hoàn thành, đóng điện. Các tỉnh Tây Nguyên, Nam miền Trung nhận điện qua trạm 500kV Pleiku.

- Ngày 04/12/1994: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn (66 MW - Bình Định) hoà lưới điện quốc gia, nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn đầu

Page 64: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

64 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

tiên trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu về điện cho vùng lõm và ổn định chất lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. Đây cũng là nhà máy thủy điện có công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam lúc bấy giờ, toàn bộ thiết bị được nhập khẩu từ Nga, phần mềm quản lý vận hành được nhà cung cấp mua từ Mỹ.

- Huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi được đầu tư cấp điện bằng trạm diesel phát điện với công suất lắp đặt 304kW, từ nguồn vốn đầu tư của tỉnh, đáp ứng một phần nhu cầu dùng điện của người dân huyện đảo.

- Bộ Năng lượng có quyết định chuyển Nhà khách Điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 sang hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch từ ngày 01/6/1994, trong đó tỷ lệ phục vụ nội bộ 50%, tỉ lệ kinh doanh 50%.

* Tình hình nguồn, lưới điện và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

ĐVT Tính đến 31/12/1994 Tỷ trọng (%)

nguồn điện: Tổng công suất lắp đặt MW 115,145 100

+ Thủy điện 86,85 75,4+ Diesel 28,295 24,6Lưới điện: ĐZ 110 - 220kV

Km 1.058 100

+ ĐZ 110kV 842 79,6+ ĐZ 220kV 216 20,4+ ĐZ 35kV 668,5+ ĐZ dưới 35kV 2.847Trạm 110-220kV MVA 656 100+ Trạm 110kV 280 42,7+ Trạm 220kV 376 57,3+ Trạm 35kV 158,2+ Trạmdưới 35kV 327,8

Page 65: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

65ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

ĐVT năm 1994 Tỷ trọng (%)Sản lượng điện phát: Tr.kWh 271,3 26,1

+ Thủy điện 113,5 10,9

+ Diesel 157,8 15,2

Điện thương phẩm Tr.kWh 790,1 100

+ Công nghiệp 262 33,2

+ Nông nghiệp 79 10

+ Phi công nghiệp 86,7 11

+ Giao thông vận tải 14 1,8

+ Ánh sáng sinh hoạt 348,4 44Điện dùng truyền tải và phân phối % 23,5

Điện tự dùng % 2,5

Suất tiêu hao dầu g/kWh 270

Page 66: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

66 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương Iv.đẩy nhanh tIến trình đIện khí hóa

mIền trung - tây nguyên(1995 - 2000)

• Thực hiện Dự án Điện khí hóa xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, một trong 3 xã đầu tiên trên toàn quốc được chọn thực hiện thí điểm chương trình điện khí hóa nông thôn.

• Tiếp tục thực hiện các công trình đưa điện về nông thôn tại các địa phương miền Trung - Tây Nguyên. 102/102 số huyện trên đất liền miền Trung có điện lưới quốc gia, nhiều địa phương đã hoàn thành đưa điện về 100% số xã.

• Thực hiện chương trình tiếp nhận lưới điện trung - hạ áp nông thôn.

• Giải quyết lao động “hậu diesel”.

• Xuất khẩu điện sang Lào.

Page 67: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

67ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 1995

- Ngày 27/01/1995: Chính phủ ban hành Nghị định 14/CP về việc thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam và ban hành Điều lệ của Tổng công ty.

- Công ty Điện lực 3 được chuyển trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), một số đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 3 được tách khỏi Công ty, chuyển về trực thuộc EVN.

Ngày 04/3/1995 Bộ trưởng Bộ Năng lượng đã có các quyết định về việc thay đổi tổ chức, có hiệu lực từ ngày 1/4/1995:• Quyết định số 127 NL/TCCB-LĐ về việc chuyển Công ty Điện lực 3

thuộc Bộ Năng lượng về trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam kể từ ngày 1/4/1995.

• Quyết định số 106 NL/TCCB-LĐ: Thành lập Công ty Truyền tải điện 2 trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam kể từ ngày 1/4/1995 (Công ty Truyền tải điện 2 bao gồm: Sở Truyền tải điện 1 thuộc Công ty Điện lực 3 và một số đơn vị khác).

• Quyết định số 108 NL/TCCB-LĐ: Thành lập Công ty Truyền tải điện 3 trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam kể từ ngày 1/4/1995 (Công ty Truyền tải điện 3 bao gồm Sở Truyền tải điện 2 thuộc Công ty Điện lực 3 và một số đơn vị khác).

• Quyết định số 124 NL/TCCB-LĐ: Chuyển Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn thuộc Công ty Điện lực 3 về trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam kể từ ngày 1/4/1995.

- Ngày 04/3/1995: Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã có các quyết định nhân sự quan trọng đối với Công ty Điện lực 3:

+ Quyết định số 17 ĐVN/TCCB-LĐ về việc đồng chí Văn Giai - Giám đốc Công ty Điện lực 3 nghỉ hưu theo chế độ kể từ ngày 01/5/1995.

+ Quyết định số 16 ĐVN/TCCB-LĐ về việc bổ nhiệm đồng chí Tạ Cảnh - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 giữ chức Giám đốc Công ty kể từ ngày 01/5/1995.

- Ngày 28/6/1995: Tổng công ty Điện lực Việt Nam có Quyết định số 441 ĐVN/TCCB-LĐ thành lập Ban Quản lý dự án lưới điện thuộc Công

Page 68: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

68 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

ty Điện lực 3, làm nhiệm vụ quản lý các dự án lưới điện 35kV trở xuống. Ban Quản lý dự án lưới điện chính thức hoạt động từ ngày 01/8/1995.

- Tháng 6/1995: Trạm 110kV Cầu Đỏ được hoàn thành, đi vào hoạt động, Công ty Điện lực 3 giao Sở Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng quản lý vận hành.

- Ngày 31/7/1995: Công ty Điện lực 3 ban hành Quyết định 2666/ĐL3-3 thành lập Phòng Quản lý xây dựng thuộc Công ty.

- Ngày 06/9/1995: Khởi công Dự án Điện khí hóa xã Gio Hải, huyện Gio Linh, Quảng Trị với quy mô: Xây dựng mới 31,4 km đường dây trung và hạ thế, các TBA phụ tải với dung lượng 750 kVA, giá trị quyết toán gần 6 tỷ đồng, đưa điện qua 973 công tơ đến từng hộ gia đình. Gio Hải là xã biển nằm ở phía đông nam huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, liền kề cảng biển Cửa Việt, có truyền thống cách mạng hào hùng, hai lần được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” (năm 1969 và 1995). Gio Hải là một trong 3 xã đầu tiên trên toàn quốc được chọn thực hiện thí điểm chương trình điện khí hóa nông thôn. Dự án được khởi công ngày 06/9/1995, hoàn thành tháng 12/1996.

- Ngày 23/11/1995: Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Sông Hinh (70 MW, Phú Yên). Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đến dự lễ khởi công công trình. Công trình được hoàn thành xây dựng, khánh thành ngày 31/3/2001.

- Ngày 09/12/1995: Khánh thành công trình điện khí hóa nông thôn đầu tiên tại Bình Định sau khi tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại thôn Hội An Tây, Hoài Nhơn. Đây là dự án nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng do ngành điện đầu tư.

- Ngày 12/12/1995: Lễ ngăn sông, chặn dòng Sê San xây dựng Nhà máy thủy điện Ialy.

- Giải quyết lao động dôi dư giai đoạn “hậu diesel”.

Trong các năm 1994 - 1995, với việc tăng cường lưới điện quốc gia, Công ty Điện lực 3 đã giảm phát hơn 10 triệu kWh điện diesel, làm lợi được hơn 10 tỷ đồng (theo giá đầu vào và đầu ra quy định lúc bấy giờ, với mỗi 01 kWh điện phát bằng diesel, ngành điện lỗ gần 1.000 đồng).

Khi phấn đấu giảm phát điện bằng diesel, các Sở Điện lực tại miền Trung - Tây Nguyên phải tìm giải pháp về vấn đề lao động dôi dư thời

Page 69: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

69ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

“hậu diesel”. Chẳng hạn tại Quảng Bình, Nhà máy diesel Đồng Hới đã phải đầu tư lập thêm một phân xưởng đúc cột bê tông ly tâm; ở Bình Định, phải tổ chức nhiều khóa đào tạo lại tay nghề để chuyển gần 200 lao động phục vụ sản xuất điện diesel sang làm công tác khác. Công ty Điện lực 3 đã giao cho Trường Kỹ thuật điện Hội An đào tạo lại công nhân vận hành diesel thành công nhân quản lý đường dây và trạm. Đồng thời, Công ty cũng đã gửi sang Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đào tạo 02 khóa chuyển ngành cho các kỹ sư cơ khí, động lực, bổ sung chuyên môn về hệ thống điện để vừa có thể duy trì các nhà máy điện diesel dự phòng chống thiếu điện vào mùa khô đồng thời có thực hiện các nhiệm vụ khác.

- Ngày 21/10/1995: Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập Bộ Công nghiệp trên cơ sở hợp nhất ba Bộ: Công nghiệp nặng, Năng lượng, Công nghiệp nhẹ.

năm 1996

- Hoàn thành, đóng điện công trình cấp điện xã Gio Hải (Quảng Trị), xã đầu tiên tại miền Trung được chọn thí điểm thực hiện chương trình điện khí hóa quốc gia.

- Ngày 08/3/1996: Thực hiện Quyết định 852/TTg ngày 28/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập một số tổ chức ở địa phương, Thông tư số 01/TT-TCCB ngày 06/02/1996 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc chuyển giao chức năng quản lý Nhà nước về điện cho Sở Công nghiệp, Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành Quyết định số 257/ĐVN/TCCB-LĐ về việc đổi tên các Sở Điện lực trực thuộc các Công ty Điện lực 1, 2, 3. Theo đó, các Sở Điện lực thuộc Công ty Điện lực 1,2,3 được đổi tên thành các Điện lực.

- Ngày 18/4/1996: Đường dây 22kV Thiết Đính - An Lão đã chính thức đóng điện, đưa điện lưới quốc gia đến huyện miền núi An Lão. Đây là huyện cuối cùng trong 11 huyện, thành phố của Bình Định nhận điện lưới.

- Tháng 8/1996, đường dây 110 kV Pleiku - Kon Tum và TBA 110/22 kV-16 MVA được xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành, tạo nguồn cung cấp điện dồi dào ổn định cho tỉnh Kon Tum. Tháng 8/1996, thị xã Kon Tum và các huyện Đắk Hà, Đắk Tô, Ngọc Hồi, Kon Plong, Sa Thầy

Page 70: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

70 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

và một số vùng lân cận đã nhận điện từ lưới điện quốc gia qua TBA 110 kV Kon Tum.

- Ngày 17 và 18/9/1996: Khởi công xây dựng công trình điện khí hóa 02 làng Đồng Khánh (Hải Lăng) và Pa Nho (Hướng Hóa) tỉnh Quảng Trị, do Công ty Điện lực Pháp (EDF) tài trợ. Dự án điện khí hóa 02 làng có quy mô: 6 TBA 22/0,4kV có tổng dung lượng 850kVA, 4.960m đường dây cao thế, 12.179m đường dây hạ thế và 100 công tơ điện với tổng mức đầu tư ban đầu trên 12 tỷ đồng.

- Ngày 2/10/1996: Điện về quê hương anh hùng Núp. Công trình cấp điện làng S’tơ, xã Tơ Tung, huyện Kbang - Gia Lai đã được khánh thành đưa vào sử dụng. Công trình gồm đường dây 20kV dài 14,2km từ xã An Thành (huyện An Khê) đến làng S’tơ, đường dây 0,4kV dài 04km, 01 TBA 20/15/0,4kV - 75kVA và 01 trạm 22/15/0,4kV - 30kVA.

- Ngày 10/12/1996: Khởi công xây dựng công trình đưa điện về huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình. Đây là huyện cuối cùng của tỉnh Quảng Bình nhận điện lưới quốc gia. Công trình gồm 20km đường dây 35kV, 180 vị trí cột bê tông ly tâm cao 10,5m và 12m, máy biến áp 35/20kV - 1.000kVA với tổng vốn dự toán gần 3 tỷ đồng.

Các dự án Công ty Điện lực 3 hợp tác đầu tư với nước ngoàiNgoài các dự án đã mang lại kết quả như hợp tác xây dựng Nhà máy

thủy điện Vĩnh Sơn (66MW), cải tạo lưới điện phân phối thành phố Quy Nhơn giai đoạn 1; đầu tư xưởng cơ khí tại Xí nghiệp Cơ điện... Công ty tiếp tục triển khai thực hiện các dự án:

+ Dự án cải tạo lưới điện phân phối thành phố Huế, Nha Trang: Tổng giá trị dự án 13,7 triệu USD từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

+ Dự án Đài Điều độ miền Trung: Tổng giá trị dự án 9,5 triệu USD, nguồn vốn vay WB.

+ Dự án Trung tâm đào tạo Hội An: Tổng giá trị dự án 3,5 triệu USD, nguồn vốn vay WB.

+ Dự án cải tạo lưới điện TP Đà Nẵng: Tổng giá trị dự án 35 triệu SEK. Vốn do tổ chức SIDA - Thụy Điển tài trợ.

+ Dự án cải tạo lưới điện TP Quy Nhơn giai đoạn 2: Chủ yếu mua thiết bị phân phối và TBA 110kV Quy Nhơn. Tổng giá trị thiết bị là 34 triệu SEK, đào tạo 01 triệu SEK. Vốn do tổ chức SIDA tài trợ.

Page 71: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

71ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

+ Dự án cải tạo lưới điện Bắc Sông Hương - TP Huế: Tổng giá trị giá án 25 triệu FFr, nguồn vốn vay của Chính phủ Pháp.

+ Dự án điện khí hóa 2 làng Pa Nho, Đông Khánh - tỉnh Quảng Trị: Tổng giá trị dự án 3 triệu FFr bằng nguồn vốn tài trợ của Công ty Điện lực Pháp (EDF).

+ Dự án cải tạo lưới điện TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Nhà máy thủy điện Đrây H’Linh với tổng giá trị 13 triệu DM bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW).

năm 1997

- Năm 1997: Trụ sở Công ty Điện lực 3 chuyển về địa chỉ 393 Trưng Nữ Vương, thành phố Đà Nẵng.

- Ngày 02/02/1997: Đóng điện đường dây Ngọc Hồi - Đắk Glei với chiều dài 31,49 km cấp điện huyện Đắk Glei, Kon Tum. Đây là huyện cuối cùng của tỉnh Kon Tum được nhận điện lưới.

- Ngày 12 và 13/1/1997: Ban Quản lý dự án lưới điện Công ty Điện lực 3 tổ chức khởi công xây dựng đường dây điện 35kV Khe Sanh - Lao Bảo (đoạn phía Việt Nam) để cung cấp điện cho 4 huyện: Sêpôn, Mường Phin, Mường Nong và Vinabydy thuộc tỉnh Savanakhet (Lào).

- Ngày 01/4/1997: Điện lực Quảng Nam và Điện lực Đà Nẵng chính thức hoạt động.

Ngày 06/11/1996, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Bộ máy hành chính mới của hai đơn vị bắt đầu hoạt động từ ngày 01/01/1997. Ngày 14/3/1997, Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành Quyết định số 254 và 255 ĐVN/CTCB-LĐ về việc thành lập mới Điện lực Quảng Nam và Điện lực Đà Nẵng trực thuộc Công ty Điện lực 3. Hai Điện lực trên chính thức hoạt động kể từ ngày 1/4/1997.

- Ngày 16/7/1997: Bộ Công nghiệp quyết định nâng cấp và đổi tên Trường Kỹ thuật điện Hội An thành Trường Trung học Điện 3.

Page 72: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

72 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 16/7/1997: Công ty Điện lực 3 có Quyết định số 2517 ĐVN/ĐL3-3 thành lập Ban cổ phần hóa theo Nghị định 28/CP ngày 07/5/1996 của Chính phủ, do đồng chí Trần Đình Thanh - Phó Giám đốc Công ty làm Trưởng ban, các đồng chí Nguyễn Hữu Tâm - Kế toán trưởng, Lê Kim Hùng - Trưởng Phòng Tổ chức & Lao động, Lê Thanh Minh - Chủ tịch Công đoàn Công ty là ủy viên và các cán bộ, chuyên viên giúp việc cho Ban Cổ phần hóa do Trưởng ban chỉ định.

Ngày 07/5/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 28/1997/NĐ-CP về việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu: “1. Huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp; cá nhân, các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp; 2. Tạo điều kiện để những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp có cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả”.

Ngày 22/4/1997, Tổng công ty Điện lực Việt Nam có văn bản số 1439 ĐVN/TCCB-LĐ hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/1997/NĐ-CP của Chính phủ. Ban Cổ phần hóa Công ty Điện lực 3 được thành lập để thực hiện các nội dung được hướng dẫn tại các văn bản này, xây dựng phương án cổ phần hóa Công ty, báo cáo Giám đốc Công ty xem xét trình Tổng công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt.

Thực hiện chủ trương này, Khách sạn Điện lực và Xí nghiệp Vật tư là 02 đơn vị đầu tiên thuộc Công ty Điện lực 3 được cổ phần hóa.

- Năm 1997, Công ty Điện lực 3 chọn mỗi Điện lực 01 xã để thực hiện thí điểm tiếp nhận lưới điện, cải tạo nâng cấp và quản lý bán điện đến hộ tiêu thụ. Lúc bấy giờ, tình trạng quản lý lưới điện nông thôn của các tổ quản lý điện, hợp tác xã yếu kém dẫn đến tổn thất điện năng lớn (30% - 40%), giá bán điện cao, mất an toàn. Việc làm thí điểm này nhằm đánh giá tính khả thi, nhu cầu vốn, nhân lực để thực hiện. Trong khi chưa thể xúc tiến triển khai rộng việc tiếp nhận, quản lý lưới điện nông thôn, Công ty Điện lực 3 lúc bấy giờ đã thực hiện biện pháp hỗ trợ đào tạo miễn phí công nhân điện cho các hợp tác xã. Liên tục trong 3 năm 1996, 1997, 1998, Công ty Điện lực 3 đã mở 35 lớp, đào tạo 1.855 công nhân vận hành, quản lý lưới điện nông thôn cho các địa phương.

Page 73: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

73ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Công ty Điện lực 3 trình Tổng công ty Điện lực Việt Nam về Quy hoạch điện và đề cương dự toán chi phí lập quy hoạch điện vùng dân tộc - miền núi các tỉnh miền Trung giai đoạn 1996 - 2000, gồm các tỉnh: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Khối lượng và tổng mức đầu tư:

+ Đường dây từ 6 - 35 kV: 1.133 km+ Trạm biến áp phụ tải: 313 trạm, tổng dung lượng 19.520 kVA+ Năng lượng khác: 231 kW+ Tổng mức đầu tư: 193.597.500.000 đồng.

năm 1998

- Tháng 8/1998: Bán điện sang nước bạn Lào qua Cửa khẩu Lao Bảo - Densavan.

• Lúc 18h10 ngày 8/8/1998, Công ty Điện lực 3 tổ chức đóng điện nghiệm thu thành công và cho mang tải đường dây 35kV Khe Sanh - Lao Bảo, trạm cắt, trạm biến áp Densavan 35/22kV - 5.000kVA để cung cấp điện cho khu vực Sêpôn thuộc tỉnh Savanakhet - Lào. Đường dây 35kV này dài 17km, đấu nối từ lưới điện hiện có tại Khe Sanh đến trạm cắt 35kV Lao Bảo, nằm giữa 2 đồn biên phòng của hai nước Việt - Lào, với tổng kinh phí xây lắp là 3.577 triệu đồng.

• Lúc 10h30 ngày 28/8/1998, công trình TBA 35/22kV - 2x 5.000kVA và hệ thống lưới điện phân phối Sêpônê - Mường Phin (thuộc tỉnh Savanakhet - Lào) đã chính thức được làm lễ cắt băng khánh thành. Đây là công trình do nước bạn đầu tư để mua điện của Việt Nam qua trạm cắt cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) và tải đi phân phối cho các địa phương tỉnh Savanakhet (Lào).

- Năm 1998, huyện Sơn Tây - huyện miền núi cuối cùng của tỉnh Quảng Ngãi có điện sử dụng từ hệ thống lưới điện quốc gia.

- Theo Quyết định số 82, 83,84/1998/QĐ-BCN ngày 28/12/1998 của Bộ Công nghiệp và các văn bản hướng dẫn số 221ĐVN/TCCB-LĐ ngày 16/1/1999 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các Trung tâm Điều độ miền được bàn giao từ các Công ty Điện lực 1,2 và 3 sang trực thuộc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0).

Page 74: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

74 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 1999

- 102/102 số huyện trên đất liền miền Trung có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 100%. Một số huyện cuối cùng được nhận điện là: Đắk Nông, Đắk R’lấp (Đắk Lắk), Krông Pa (Gia Lai) và Giằng (Quảng Nam).

- Đưa vào vận hành hệ thống ghép pin mặt trời với thủy điện nhỏ xã Trang - Gia Lai: Đây là công trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Năng lượng Việt Nam và tổ chức Năng lượng mới và phát triển công nghệ công nghiệp Nhật Bản (NEDO) nhằm khai thác nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững với tổng giá trị đầu tư là 2 triệu USD, do NEDO tài trợ, được xây dựng và bàn giao cho Điện lực Gia Lai quản lý vận hành. Quy mô công suất của hệ thống pin mặt trời đạt 100 kW ghép với 01 máy phát thủy điện nhỏ PV-MH 25 kW, cấp điện cho hơn 400 hộ sử dụng thuộc 6 làng Gret, Plei Bot, H’Lang, Sơn Trang, Tung, Sơ thuộc xã Trang, huyện Đắk Đoa, Gia Lai.

- Ngày 20/5/1999 tại Đà Nẵng, Công ty Điện lực 3 chính thức bàn giao Trung tâm Điều độ thông tin về trực thuộc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0).

- Ngày 17/6/1999, Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành công văn số 171/EVN/HĐQT-TCCBLĐ thông báo đồng chí Tạ Cảnh - Giám đốc Công ty Điện lực 3 được nghỉ công tác từ ngày 01/7/1999 để chuẩn bị nghỉ hưu theo chế độ.

- Ngày 08/7/1999, Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành Quyết định số 198/EVN/HĐQT-TCCBLĐ bổ nhiệm đồng chí Trần Đình Thanh - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 giữ chức vụ Giám đốc Công ty Điện lực 3 kể từ ngày 10/7/1999.

- Ngày 14/7/1999, Công ty Điện lực 3 tổ chức lễ công bố quyết định và bàn giao nhiệm vụ Giám đốc Công ty Điện lực 3 giữa đồng chí Tạ Cảnh và đồng chí Trần Đình Thanh.

- Ngày 06/10/1999 Hội đồng quản trị EVN ban hành Quyết định số 282/EVN/HĐQT-TCCB.LĐ thành lập Ban quản lý dự án Năng lượng nông thôn khu vực miền Trung thuộc Công ty Điện lực 3. Ngày 0 7/12/1999, Tổng giám đốc EVN đã có Quyết định số 1903/EVN/TCCB.LĐ giao đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 kiêm giữ chức vụ Giám đốc Ban quản lý Dự án Năng lượng nông thôn

Page 75: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

75ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

khu vực miền Trung kể từ ngày 08/12/1999. Ban quản lý dự án Năng lượng nông thôn khu vực miền Trung chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000.

- EVN thành lập Ban chỉ đạo chương trình nâng cao dịch vụ khách hàng sử dụng điện, do đồng chí Tổng giám đốc EVN làm Trưởng Ban, các Trưởng Ban liên quan của EVN và Giám đốc các Công ty Điện lực là ủy viên.

năm 2000

- Khắc phục thành công sự cố máy tính Y2K, đảm bảo công tác quản lý điều hành và điều khiển hệ thống điện an toàn, liên tục.

- Công ty Điện lực 3 tổ chức Hội thảo sắp xếp lại nguồn diesel miền Trung sau năm 2000. Theo thống kê vào thời điểm năm 2000, toàn miền Trung có 28 nhà máy điện diesel gồm 194 tổ máy có tổng công suất lắp đặt 154 MW, công suất khả dụng 99 MW, phân bố rải rác tại 12 Điện lực. Nguồn diesel này đã từng là nguồn điện chủ lực của hầu hết các địa phương miền Trung trong những năm miền Trung chưa nhận được điện lưới quốc gia. Sau khi đường dây 500kV vào vận hành thì các nhà máy điện diesel trên chuyển sang nguồn dự phòng, chạy bù hệ thống và dự phòng khi có sự cố lưới điện quốc gia. Việc vận hành các nhà máy diesel tốn khá nhiều nhiên liệu, hiệu quả kinh tế thấp và đặc biệt là vấn đề môi trường, nên cần nghiên cứu sắp xếp lại cho phù hợp.

- Ngành điện triển khai thực hiện dự án Năng lượng nông thôn I (RE I) dùng vốn vay Ngân hàng Thế giới, trong đó khu vực miền Trung đầu tư 250 xã và cụm xã với vốn đầu tư 750 tỷ đồng. Sau dự án RE I, các xã trắng điện ở miền Trung đã có điện sử dụng.

- Ngày 28/02/2000, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 10/2000/QĐ-BCN thành lập Nhà máy điện Ialy, là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN.

- Ngày 06/4/2000: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 26/2000/QĐ-BCN chuyển Trường Trung học điện 3 trực thuộc Công ty Điện lực 3 về trực thuộc EVN.

- Ngày 28/11/2000: Công ty Điện lực 3, Công ty Tohoku (Nhật Bản) và UBND huyện Đắk Hà (Kon Tum) tổ chức khánh thành trạm phát điện dùng năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Đây là công trình

Page 76: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

76 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

hợp tác thí nghiệm giữ EVN và Tôhôku, cấp điện cho 36 hộ đồng bào tại làng Kongu 2, xã Đắk Bla, huyện Đắk Hà.

- Ngày 19/12/2000: Công ty Điện lực 3 tổ chức kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.

- Ngày 27/12/2000: Điện lực Khánh Hòa đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập hạng Ba.

- Thủy điện Sông Hinh (Phú Yên) phát điện hòa lưới. Nhà máy có tổng vốn đầu tư được phê duyệt 1.980 tỷ đồng, gồm 02 tổ máy có công suất lắp đặt 70 MW.

Page 77: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

77ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương v. hIện đạI lướI đIện - thí đIểm Cổ phần hóa

và xã hộI hóa đầu tư thủy đIện(2001 - 2009)

• Nghiên cứu sản xuất thành công mẫu công tơ điện tử đầu tiên, bước đột phá về hiện đại hóa hệ thống đo đếm.

• Xã hội hóa đầu tư thủy điện - gần 3.500 CBCNV Công ty tham gia mua cổ phần góp vốn đầu tư Thủy điện Đrây H’linh 2.

• Liên doanh với các nhà đầu tư trong và ngoài ngành thành lập các công ty cổ phần để đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ: H’Chan, H’Mun, Ea Krông Rou, Khe Diên, Krông H’Năng, Định Bình, A Lưới.

• Thí điểm cổ phần hóa Điện lực Khánh Hòa.

• Tham gia thị trường dịch vụ viễn thông.

• Triển khai các dự án cấp điện và hiện đại hóa lưới điện nông thôn: Dự án Năng lượng nông thôn I (RE I); Dự án cấp điện các thôn buôn chưa có điện các tỉnh Tây Nguyên; dự án MiniSCADA 4 thành phố: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột.

• Công ty Điện lực 3 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Page 78: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

78 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 2001

- Tháng 7/2001, trong lần về làm việc tại Quảng Bình, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có dịp về thăm đồng bào dân tộc Vân Kiều tại xã Ngân Thủy. Trong chiến tranh chống Mỹ, đây là nơi tập kết, xuất phát của của những đoàn quân cách mạng Việt Nam tiến vào miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh. Thấu hiểu hoàn cảnh, nguyện vọng của đồng bào, Thủ tướng đã hứa tặng cán bộ và nhân dân Ngân Thủy công trình điện để phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Công ty Điện lực 3 đã khẩn trương triển khai thực hiện và hoàn thành công trình chỉ trong 3 tháng tổ chức thi công, nghiệm thu đóng điện trước Tết Nguyên đán 20 ngày.

- Trung tâm Máy tính - Công ty Điện lực 3 nghiên cứu sản xuất thành công mẫu công tơ điện tử đầu tiên, bước đột phá về hiện đại hóa hệ thống đo đếm, giúp nâng cao độ chính xác, tiết kiệm nhân lực, đảm bảo an toàn cho người lao động.

- Ngày 01/11/2001: Giám đốc Công ty Điện lực 3 có Quyết định số 4211 EVN/ĐL3-3 thành lập Tổ quản lý dự án thủy điện do đồng chí Trương Công Giới - Phó Trưởng phòng Quản lý xây dựng Công ty làm Tổ trưởng.

- Trong các ngày 07 - 09/11/2001 tại Canada, Công ty Điện lực 3 đã làm việc với Công ty Intracoatstal. Công ty Intracoatstal đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của Công ty Điện lực 3 trong việc áp dụng công nghệ đo đếm điện từ xa (AMR). Ngày 09/11, Chủ tịch HĐQT Intracoatstal - ông Vid Wadhwani đã trao cho Công ty Điện lực 3 giấy chứng nhận độc quyền sản xuất bộ đo xa (RU) phục vụ cho hệ thống đo đếm điện từ xa tại Việt Nam theo công nghệ của Canada, có thời hạn 10 năm, từ năm 2001 đến năm 2010.

năm 2002

- Ngày 01/01/2002: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã bàn giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ nguồn và lưới điện của huyện đảo Lý Sơn, trạm điện Lý Sơn cho Điện lực Quảng Ngãi.

- Ngày 24/01/2002: Khánh thành công trình điện khí hóa cụm xã Pa Tầng, A Dơi huyện Hướng Hóa, Quảng Trị - quà tặng của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Page 79: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

79ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 27/03/2002: Thỏa thuận hợp tác với Công ty dây và cáp điện Việt Nam để sản xuất dây và cáp điện mang thương hiệu PC3-CADIVI tại Xí nghiệp Cơ điện. Xưởng sản xuất dây và cáp điện được khánh thành ngày 15/10/2003.

- Tháng 6/2002: Liên doanh với Công ty Điện Gia Lai thành lập Công ty TNHH Đầu tư và phát triển điện Gia Lai để thực hiện đầu tư các dự án Thủy điện H’Chan (12 MW - Gia Lai), Thủy điện H’Mun (16MW, Gia Lai).

- Ngày 31/7/2002: Ban Quản lý dự án các công trình thủy điện vừa và nhỏ được thành lập theo Quyết định số 202/QĐ-EVN-HĐQT của EVN. Ban chính thức triển khai hoạt động từ ngày 16/8/2002 theo Quyết định số 3337/EVN-ĐL3-3 của Công ty Điện lực 3.

- Tháng 12/2002: Khởi công công trình Thủy điện H’Chan (12 MW, Gia Lai).

năm 2003

- Hội đồng quản trị EVN có Quyết định 138/QĐ-EVN-HĐQT bổ sung ngành nghề kinh doanh cho PC3 với một số nội dung: Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng, kinh doanh thiết bị viễn thông; sản xuất và lắp ráp công tơ điện tử, xuất nhập khẩu điện năng...

- Ngày 02/01/2003: Liên doanh với Công ty Xây lắp điện 3 thành lập Công ty TNHH Đầu tư và phát triển điện Sông Ba để thực hiện đầu tư các dự án Thủy điện Khe Diên (9 MW - Quảng Nam), Krông H’Năng (64 MW, Phú Yên - Đắk Lắk).

- Ngày 18/03/2003: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện miền Trung được thành lập với sự góp vốn của 3 cổ đông sáng lập: Tổng công ty Sông Đà (45%), Công ty Điện lực 3 (40%) và Công ty Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Bình Minh (15%) để thực hiện đầu tư xây dựng Thủy điện Ea Krong Rou (28MW - Khánh Hòa).

- Ngày 19/7/2003: Khởi công xây dựng công trình Thủy điện Đrây H’linh 2 (16 MW - Đắk Lắk). Công trình hoàn thành năm 2007.

Hưởng ứng chủ trương của Nhà nước, với kinh nghiệp tích lũy được trong quá trình quản lý điều hành các dự án thủy điện trọng điểm của những năm 1990, vào tháng 9/2001, Công ty Điện lực 3 đã mạnh dạn đề xuất với EVN, xin tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đăng ký đầu tư các dự

Page 80: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

80 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

án thủy điện nhỏ trên địa bàn bằng hình thức huy động nguồn vốn góp của CBCNV và liên doanh với một số doanh nghiệp khác. Đề xuất này của PC3 đã nhận được sự chấp thuận và tạo điều kiện thuận lợi từ EVN. Trên cơ sở đó, PC3 đã khẩn trương phối hợp với các đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát, quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn để đăng ký đầu tư. Dự án thủy điện Đrây H’linh 2 là một trong những dự án đầu tiên triển khai theo mô hình này, với gần 3.500 CBCNV tham gia mua cổ phần góp vốn đầu tư. Bên cạnh dự án này, PC3 cũng đã liên danh với nhiều doanh nghiệp thực hiện các thủy điện dự án khác: H’Chan, H’Mun, Ea Krông Rou, Khe Diên, Krông H’Năng, Định Bình, A Lưới...

- Ngày 25/8/2003: Ban QLDA các công trình điện miền Trung và các đơn vị liên quan tiến hành đóng điện đưa công trình đường dây 220kV Đà Nẵng - Dốc Sỏi vào vận hành.

- Ngày 31/8/2003: Ban QLDA thủy điện 3 khởi công xây dựng Thủy điện A Vương.

- Ngày 29/9/2003: Công ty Đầu tư và Phát triển điện Sông Ba tổ chức khởi công xây dựng Thủy điện Khe Diên (9MW, Quảng Nam).

- Ngày 14/10/2003: Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Thủy điện Điện lực 3. Hội đồng quản trị họp phiên đầu tiên, bầu ông Lê Kim Hùng làm Chủ tịch HĐQT, cử ông Nguyễn Thành Huân làm Giám đốc Công ty.

- Ngày 23/11/2003: Khởi công xây dựng Thủy điện PleiKrông (100 MW, Kon Tum).

- Tháng 12/2003: Điện lực Đà Nẵng hoàn thành mục tiêu đưa điện lưới quốc gia đến Tà Lang - Giàn Bí, hai thôn cuối cùng của thành phố Đà Nẵng được sử dụng điện từ điện lưới quốc gia.

- Bán điện sang các huyện SaMuội và huyện TaOy thuộc tỉnh Salavan - Lào qua cửa khẩu LaLay- SaMuội.

- Công ty Tư vấn xây dựng điện 4 trình phương án cấp điện cho huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bằng cáp ngầm. Theo đó, có 02 phương án cấp điện bằng cáp ngầm 22kV hoặc 35kV lấy điện từ trạm 110kV Tịnh Phong để đưa ra đảo. Điểm đầu xuất phát tại xã Bình Châu huyện Bình Sơn và điểm kết thúc là Bãi Cồn thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn.

Page 81: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

81ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 2004

- Xây dựng phương án đổi mới phương thức thu tiền điện: Ứng dụng công nghệ để thực hiện ghi chỉ số từ xa và ghi chỉ số bằng Pocket PC, thực hiện đồng bộ dữ liệu đến server kinh doanh các điện lực và các chi nhánh điện, in giấy thông báo gửi khách hàng, khách hàng có thể thanh toán tại điểm bất kỳ thuận tiện nhất.

- Thí điểm vận hành chương trình phần mềm Quản lý công văn, công việc tại Cơ quan Công ty Điện lực 3.

- Hoàn thành dự án Năng lượng nông thôn I (RE I). Dự án dùng vốn vay Ngân hàng Thế giới, có tổng vốn đầu tư hơn 767 tỷ đồng, đưa điện về 249 xã và cụm xã, cấp điện cho hơn 65 ngàn hộ đồng bào 10 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Quy mô xây dựng 4.918 km đường dây trung - hạ áp, 1.360 TBA tổng dung lượng 53.209 kVA. Đây là dự án được EVN đánh giá cao và Ngân hàng Thế giới xếp vào hạng một trong những dự án thành công tại Việt Nam.

- Thành lập Công ty Điện lực Đắk Nông trực thuộc Công ty Điện lực 3 (Quyết định 48/QĐ-EVN-HĐQT ngày 20/02/2004 của Hội đồng quản trị EVN).

- Ngày 18/4/2004: EVN tổ chức khởi công xây dựng công trình Thủy điện Sông Ba Hạ, công suất 220MW, trên địa bàn huyện Sơn Hòa, Sông Hinh (Phú Yên) và huyện Krông Pa (Gia Lai).

- Xí nghiệp Cơ điện thuộc Công ty Điện lực 3 được EVN đề xuất và Bộ Công nghiệp quyết định giao nhiệm vụ tham gia liên danh cùng với Nhà máy Cơ khí Yên Viên, Công ty Cơ điện Thủ Đức, Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 thực hiện việc thiết kế, chế tạo, cung cấp thiết bị cơ khí - thủy công cho Dự án thủy lợi, thủy điện Quảng Trị (do Xí nghiệp Cơ điện đứng đầu liên danh) và Dự án thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An (do Nhà máy Cơ khí Yên Viên đứng đầu liên danh).

- Ngày 25/7/2004, Công ty Điện lực 3 và đơn vị liên danh là Công ty Xây dựng 47 tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Định Bình.

- Ngày 05/10/2004: Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty CP Thủy điện Định Bình. Đại hội thông qua điều lệ, hợp đồng thành lập công ty, phương hướng mục tiêu phát triển công ty và tỷ lệ góp vốn điều lệ

Page 82: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

82 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

của công ty. Tổng mức vốn điều lệ do các cổ đông sáng lập góp là 40 tỷ đồng, trong đó Công ty Điện lực 3 góp 18 tỷ đồng (45%), Công ty Xây dựng 47 góp 12 tỷ đồng (30%), Công ty TNHH Đại Hoàng Hà 6 tỷ đồng (15%), Công ty CP Đầu tư TMDV Á Châu 4 tỷ đồng (10%). Thực tế trong giai đoạn góp vốn chỉ còn lại 03 cổ đông sáng lập, do Công ty Á Châu không tham gia.

- Ngày 21/10/2004, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ban hành Quyết định số 746QĐ/CTN về việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Công ty Điện lực 3 thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

- Công ty Điện lực 3 báo cáo Tổng công ty Điện lực Việt Nam kế hoạch áp dụng công nghệ sửa chữa nóng lưới điện trung áp, đề nghị sử dụng công nghệ bọc cách điện theo mô hình đang được áp dụng tại Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh do có những ưu điểm phù hợp với hiện trạng lưới điện đa dạng, phức tạp của Công ty.

- Ngày 30/11/2004: Công ty Cổ phần thủy điện miền Trung (CHP) được thành lập trên cơ sở Hợp đồng liên danh giữa 4 đơn vị: EVN, PC2, PC3 và PC Hà Nội để đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện A Lưới, công suất 170MW tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng vốn điều lệ ban đầu của CHP là 500 tỷ đồng.

- Công ty Điện lực 3 được EVN giao nhiệm vụ tham gia thị trường viễn thông công cộng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Vào đầu những năm 2000, Chính phủ có chủ trương cho phép đa dạng hóa hình thức đầu tư, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, hướng đến thành lập một số tập đoàn kinh tế mạnh tại một số Tổng công ty lớn của Nhà nước. Trong nhóm các ngành được định hướng thì lĩnh vực viễn thông được nhiều doanh nghiệp mong muốn tham gia. Bên cạnh 02 nhà cung cấp chiếm thị phần lớn bấy giờ là Vinaphone và Mobilphone thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cùng các nhà cung cấp mới như Viettel, S-Fone, Hanoi Telecom thì Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) cũng nghiên cứu và chính thức tham gia lĩnh vực này.

EVN được nhận định có một số lợi thế quan trọng về hạ tầng. Đối với mạng viễn thông liên tỉnh, EVN có sẵn trục cáp quang đi trên hệ thống dây chống sét của đường dây 500kV Bắc - Nam. Bên cạnh đó, các tuyến cáp quang trên đường dây 220kV, 110kV đã trải rộng và khép kín đến hầu hết

Page 83: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

83ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

trung tâm các tỉnh, thành phố trong cả nước và được kết nối với trục cáp quang đường dây 500kV, cộng với quan hệ khách hàng sử dụng điện hiện có thì việc phát triển thị trường dịch vụ viễn thông công cộng của EVN được đánh giá rất khả quan.

Sản phẩm kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông của EVN cũng rất đa dạng. Ngoài dịch vụ điện thoại liên tỉnh và quốc tế 179, EVN cũng phát triển một số dịch vụ mới như điện thoại cố định không dây WLL công nghệ CDMA, truyền hình cáp - internet và một số dịch vụ gia tăng khác.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, năm 2004, dự án mạng cáp quang nội hạt giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn tất tại thành phố Đà Nẵng, một phần của Nha Trang, các thành phố Huế, Pleiku cũng hoàn thành. Ngày 01/7/2004, Công ty Thông tin viễn thông Điện lực (VP Telecom) đã triển khai thử nghiệm thành công dịch vụ điện thoại cố định không dây WLL, có thể kết nối liên lạc với mạng di động Vinaphone và Mobilphone.

Theo chủ trương của EVN, hoạt động tiếp thị trong công tác kinh doanh viễn thông của EVN sẽ do các Điện lực cấp tỉnh, thành phố thực hiện chủ yếu, bởi đã có sẵn quan hệ khách hàng dùng điện tại các địa phương. Năm 2004, Công ty Điện lực 3 và Công ty Thông tin viễn thông điện lực (VP Telecom) cũng đã ký kết thỏa thuận nguyên tắc và các hợp đồng đại lý cung cấp các dịch vụ viễn thông trên địa bàn PC3 quản lý.

- Ngày 11/12/2004: Công ty Điện lực 3 tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày Truyền thống ngành điện và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Tham dự lễ có đồng chí Trương Mỹ Hoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Dịp này, Công đoàn Công ty Điện lực 3 đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; Xí nghiệp Vật tư vận tải và đồng chí Trần Đình Thanh - Giám đốc PC3 đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; Trung tâm Máy tính PC3, đồng chí Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc PC3, đồng chí Nguyễn Hữu Tâm - Kế toán trưởng PC3 và đồng chí Tôn Thất Lễ - Trưởng Phòng Điều độ Điện lực Đà Nẵng đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Page 84: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

84 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Phó Chủ tịch Nước Trương Mỹ Hoa trao tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Công ty Điện lực 3

- Trong hai tháng 11 và 12/2004, EVN tổ chức khởi công xây dựng 02 dự án thủy điện tại miền Trung - Tây Nguyên là Buôn Tua Srah (96 MW) và Đồng Nai 3 (180 MW) - Đồng Nai 4 (340 MW). Cả hai dự án đều nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và các tỉnh lân cận là Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đã đến dự và phát lệnh khởi công cả hai dự án.

- Ngày 3/12/2004: Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Điện lực và chính thức ban hành có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005. Sự ra đời của Luật Điện lực đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực, nâng cao tính minh bạch, công bằng cho các bên tham gia hoạt động lĩnh vực điện lực, góp phần nâng cao năng lực cung ứng điện năng cho nền kinh tế đất nước.

- Ngày 31/12/2004, Bộ Công nghiệp có các Quyết định số 3539, 3540/QĐ-TCCB chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa Xí nghiệp Cơ điện, Xí nghiệp Vật tư vận tải thuộc PC3 trong năm 2005; giao EVN chỉ đạo PC3 và 02 xí nghiệp nói trên tổ chức thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2005, xây dựng phương án cổ phần hóa trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt và triển khai các bước để chuyển 02 xí nghiệp trên thành công ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước.

Page 85: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

85ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 2005

- Ngày 02/02/2005: PC3 tổ chức khánh thành và bàn giao đưa vào sử dụng công trình Trường Mầm non bán công Măng Non tại phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Đây là công trình Công ty thực hiện hưởng ứng thư mời của Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng về đăng ký xây dựng công trình chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng TP Đà Nẵng. Công trình có giá trị đầu tư 680 triệu đồng, huy động từ sự đóng góp của CBCNV thuộc Đảng bộ PC3 (mỗi CBCNV đóng góp 9 ngày lương thu nhập).

- Ngày 11/3/2005: Khởi công xây dựng công trình Thủy điện Ea Krông Rou (28MW - Khánh Hòa).

- Bán đấu giá cổ phần Điện lực Khánh Hòa, thành lập Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa.

Ngày 17/3/2005, được sự ủy quyền của Công ty Điện lực 3, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức bán đấu giá cổ phần Điện lực Khánh Hòa. Giá trị cổ phần chào bán là 21,2188 tỷ đồng, chiếm 13% vốn điều lệ của doanh nghiệp (163,22 tỷ đồng). Giá khởi điểm là 10.500 đồng/cổ phần. Kết quả, tổng số lượng giao dịch bán ra thành công tại phiên đấu giá là 2.121.878 cổ phần trên tổng số 2.121.880 cổ phần. Giá đấu thành công bình quân 13.108 đồng/cổ phần. Kết thúc đấu giá, ngành điện thu về hơn 27,8 tỷ đồng, lãi hơn 6,5 tỷ đồng. Điện lực Khánh Hòa là đơn vị thứ 2 của ngành điện tham gia bán đấu giá cổ phần năm 2005, sau Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh và là đơn vị đầu tiên thuộc khối doanh nghiệp phân phối điện được thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ.

Ngày 14-15/6/2005, Điện lực Khánh Hòa tổ chức Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHPC), thông qua Điều lệ, Phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát Công ty. Vốn điều lệ của KHPC tại thời điểm thành lập là 163,221 tỷ đồng. Cơ cấu sở hữu: EVN 51%, cổ đông trong doanh nghiệp 36%, cổ đông ngoài doanh nghiệp 13%. Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2005.

- Ngày 10/6/2005: Công ty cổ phần thủy điện Gia Lai tổ chức khởi công xây dựng công trình Thủy điện H’Mun (16,2 MW - Gia Lai). Công trình hoàn thành xây dựng, khánh thành ngày 12/01/2011.

Page 86: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

86 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 19/5/2005: Khởi công xây dựng công trình Thủy điện Krông H’Năng (64MW, Phú Yên).

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống viễn thông điện lực tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Triển khai dịch vụ WLL/CDMA, đầu tư xây dựng mạng cáp quang nội hạt, mở rộng mạng WLL/CDMA 2000 1X giai đoạn 2 để phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ và điện thoại di động, tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá dịch vụ. Về mặt tổ chức, PC3 cử một đồng chí lãnh đạo Công ty phụ trách công tác viễn thông và công nghệ thông tin, thành lập Phòng Viễn thông & Công nghệ thông tin (Quyết định số 1627 EVN/ĐL3-3 ngày 7/4/2005); tại các Điện lực, cử một đồng chí lãnh đạo Điện lực phụ trách công tác viễn thông và công nghệ thông tin, thành lập Phòng Viễn thông & Công nghệ thông tin, thành lập Tổ quản lý vận hành mạng viễn thông nội tỉnh thuộc Phòng Viễn thông & Công nghệ thông tin; tại các Chi nhánh điện thành lập các bộ phận giao dịch khách hàng viễn thông, khi thị trường được mở rộng sẽ mở thêm các đại lý dịch vụ viễn thông công cộng.

- Ngày 06/7/2005: Hội đồng quản trị EVN ban hành Quyết định số 339/QĐ-EVN-HĐQT đổi tên Trung tâm Máy tính (PC3) thành Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin, bổ sung các chức năng nhiệm vụ mới liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng.

- Xử lý nguy cơ khủng hoảng truyền thông về sản phẩm công tơ điện tử do PC3 nghiên cứu sản xuất.

Cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015, trên một số tờ báo in và báo điện tử bất ngờ xuất hiện dồn dập hàng loạt tin bài về hiện tượng được gọi là “công tơ điện tử chạy phi mã” tại khu vực miền Trung, khai thác phản ánh của một số hộ gia đình thắc mắc về chỉ số điện tăng cao từ khi lắp đặt công tơ điện tử. Thông tin xấu về sản phẩm công tơ điện tử lan nhanh ra các báo, xuất hiện liên tục trong nhiều ngày với sự tham gia của nhiều tờ báo, nhiều phóng viên. Và loạt tin bài này lại xuất hiện liền sau vụ việc về công tơ điện điện tử Linkton Vina tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa được báo chí phản ánh trước đó nên đã tạo hiệu ứng rất nguy hiểm, có nguy cơ cao dẫn đến khủng hoảng truyền thông.

Ứng xử với tình huống này, PC3 chủ động làm việc với các cơ quan báo chí và các phóng viên để cung cấp thông tin chính thống về sản

Page 87: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

87ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

phẩm, mời đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát biểu qua các kênh truyền thông và tổ chức một buổi họp báo với hình thức là một buổi giới thiệu sản phẩm (ngày 02/8/2005), mời đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tham dự, để công bố thông tin chi tiết về quá trình nghiên cứu sản xuất sản phẩm và các tài liệu pháp lý liên quan để chứng minh về tính hợp pháp, hợp quy và phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm công tơ điện tử PC3...

Với những nỗ lực này của PC3 và sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí và cá nhân các nhà báo có cái nhìn khách quan về sự việc, loạt tin bài về “công tơ điện tử chạy phi mã” giảm dần và chấm dứt. Báo Nhân Dân số ra ngày 17/8/2005 đã dành trọn vẹn trang 2 cho phóng sự “Chung quanh chiếc công tơ điện tử ở miền Trung” để làm rõ về vấn đề này, sau đó các thông tin không tích cực trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm công tơ điện tử của PC3 hầu như không còn nữa.

- Ngày 15/10/2005 tại thành phố Pleiku - Gia Lai, EVN Telecom và các đơn vị liên quan tổ chức ra mắt dịch vụ cố định không dây (gọi tắt là E-Com).

- Ngày 20 - 21/10/2005: Đóng điện công trình đường dây và TBA đưa điện đến 02 xã cuối cùng của tỉnh Kon Tum - xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh, huyện Đắk Glei.

- Ngày 01/12/2005: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đến thăm và làm việc tại Công ty Điện lực 3.

năm 2006

- Hoàn thành Dự án cấp điện cho 63 thôn, buôn căn cứ cách mạng tỉnh Đắk Lắk, cấp điện cho 6.760 hộ dân.

- Ngày 06/01/2006: Hội đồng quản trị EVN ban hành Quyết định số 15/QĐ-EVN-HĐQT thành lập Xí nghiệp Điện cao thế miền Trung trực thuộc Công ty Điện lực 3.

Page 88: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

88 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 05/3/2006: EVN tổ chức khởi công xây dựng công trình Thủy điện Sông Tranh 2 (190 MW, Quảng Nam).

- Ngày 26/4/2006: Thủ tướng Chính phủ có văn bản 646/TTg-CN phê duyệt Báo cáo đầu tư chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây Nguyên, giao Hội đồng quản trị EVN tiếp thu ý kiến của Bộ Công nghiệp, chỉ đạo lập dự án đầu tư và chịu trách nhiệm quyết định đầu tư theo đúng quy định hiện hành.

- Ngày 16/6/2006: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 140/2006/QĐ-TTg chuyển Điện lực Đà Nẵng trực thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Quyết định số 147 và 148/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, có tính đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước chiếm chi phối.

- Ngày 23/8/2006: Nhà máy thủy điện H’Chan (12MW, Gia Lai) phát điện hòa lưới cả 03 tổ máy. Lễ khánh thành công trình được tổ chức ngày 19/01/2007.

- Ngày 23/10/2006: Công ty Điện lực 3 tổ chức bán đấu giá cổ phần nhà nước tại Công ty CP Khách sạn Điện lực và Công ty CP Điện lực Sông Hàn.

- Ngày 17/12/2006: Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ ra mắt Tập đoàn theo Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với 3 lĩnh vực kinh doanh chính là điện năng, cơ khí và viễn thông; Quyết định 148/2006/QĐ-TTG ngày 22/6/2006 về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ngày 17/12/2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành điện lực Việt Nam.

Page 89: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

89ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 2007

- Ngày 19/01/2007: EVN có Quyết định số 144/QĐ-EVN-TCCB&ĐT bổ nhiệm ông Trần Đình Nhân, Trưởng Ban quản lý dự án Năng lượng nông thôn khu vực miền Trung giữ chức Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 từ ngày 01/02/2007.

- Ngày 01/02/2007 tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, EVN tổ chức Hội nghị khởi động Dự án cấp điện các thôn buôn 5 tỉnh Tây Nguyên.

- Ngày 01/4/2007: EVNCPC chính thức tiếp nhận quản lý vận hành lưới điện 110kV từ các Công ty Truyền tải điện 2 và 3.

- Đưa vào vận hành Thủy điện Đrây H’linh 2 (16MW - Đắk Nông). Đây là thủy điện đầu tiên tại miền Trung - Tây Nguyên được đầu tư theo mô hình cổ phần hóa, bắt đầu quá trình đầu tư xây dựng các thủy điện vừa nhỏ trên địa bàn theo cơ chế này.

- Ngày 25/5/2007: Công ty Điện lực 3 và Công ty Truyền hình cáp Tây Nguyên ký kết hợp đồng thành lập Công ty Cổ phần Truyền hình cáp - internet miền Trung để kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp, internet và tư vấn, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển các dịch vụ này tại khu vực miền Trung, với tổng số vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ đồng.

- Ngày 30/6/2007: Khởi công xây dựng công trình Thủy điện A Lưới (170MW - Thừa Thiên Huế). Dự án do Công ty CP thủy điện miền Trung làm chủ đầu tư.

- Ngày 17/7/2007: Thành lập Công ty CP Truyền hình cáp - Internet miền Trung. Ngày 27/5/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xây dựng mạng truyền hình cáp tại tỉnh Quảng Trị. Ngày 01/9/2009 dịch vụ truyền hình cáp đã chính thức đưa vào kinh doanh tại thành phố Đông Hà.

- Tháng 11/2007: Trang tin điện tử EVNCPC đi vào hoạt động, tên miền đăng ký là www.pc3.vn và www.crpc.vn, từ năm 2010 vận hành với tên miền www.cpc.vn.

- Ngày 31/7/2007: Quốc hội ban hành Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII, hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương.

- Ngày 01/8/2007: Khánh thành Nhà máy thủy điện Ea Krông Rou (28MW - Khánh Hòa).

Page 90: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

90 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 29/8/2007: Khánh thành Nhà máy thủy điện Khe Diên (9MW - Quảng Nam).

- Ngày 10/11/2007: Đại hội thành lập Hội Điện lực miền Trung - Tây Nguyên.

- Ngày 29/11/2007: Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung.

- Ngày 21/12/2007: Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3. Công ty được thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức Ban QLDA các công trình thủy điện vừa và nhỏ trực thuộc Công ty Điện lực 3. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 600 tỷ đồng, được chia thành 60 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/CP. Cổ đông và cơ cấu vốn điều lệ: PC3 51%, Đại Hoàng Hà 6%; An Bình 4%; CAVICO 4%, KHP 2%, Việt Á 2%; các cổ đông thể nhân là CBCNV PC3 28%, CBCNV PC3-INVEST 3%.

- Ngày 24/12/2007: Đại hội cổ đông thành lập Công ty CP Thủy điện A Vương. Công ty được thành lập trên cơ sở Ban chuẩn bị sản xuất các nhà máy thủy điện trên sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc Ban QLDA thủy điện 3. Các cổ đông sáng lập Công ty là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực 3 và Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi.

- Ngày 27/12/2007: Đại hội cổ đông lần đầu của Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ (SBH). Các cổ đông sáng lập Công ty là EVN, PC2, PC3, PC Đồng Nai, Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi; Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực. Vốn điều ban đầu là 1.280 tỷ đồng được chia thành 128 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. PC3 nắm giữ 6,4 triệu cổ phần của SBH.

năm 2008

- Ngày 22/1/2008: Nhà máy thủy điện Định Bình hoàn thành và chính thức đi hoạt động.

- Ngày 18/4/2008: Ký hợp đồng bán điện cho nước bạn Lào qua cửa khẩu Đắk Ốc, Quảng Nam (điểm bán điện thứ 3 từ Việt Nam sang Lào).

- Ngày 02/6/2008: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện Gia

Page 91: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

91ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Lai chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần thủy điện Gia Lai (GHC), với vốn điều lệ đăng ký là 100 tỷ đồng, gồm có 06 cổ đông (02 cổ đông sáng lập là Công ty Điện lực 3, Công ty Điện Gia Lai và 04 cổ đông phổ thông khác) để gia tăng nguồn lực tài chính triển khai đầu tư Dự án thủy điện H’Mun. Ngày 11/7/2008, GHC tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu.

năm 2009

- Ngày 24/02/2009: Công ty Điện lực 3 (đại diện là ông Lê Kim Hùng - Phó Giám đốc) và Tổng công ty Điện lực Lào (EDL - đại diện là ông PhuomLaVanh - Phó Tổng Giám đốc) ký kết Hợp đồng mua bán điện qua cửa khẩu Bờ Y - tỉnh Kon Tum. Đây là điểm bán điện thứ tư từ Việt Nam sang Lào.

- Ngày 9/3/2009: Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng phê duyệt mới mẫu phương tiện đo sản xuất đối với công tơ ký hiệu DT-01P-RF, kiểu tĩnh 1 pha 2 dây, mang dấu hiệu PDM 022-2009 do Trung tâm Viễn thông & CNTT PC3 sản xuất, sản phẩm công tơ điện tử đầu tiên của Việt Nam được phê duyệt, cho phép sử dụng trên lưới điện.

- Ngày 26/4/2009: Lễ chặn dòng sông A Sáp - Công trình thủy điện A Lưới. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tham dự và phát lệnh chặn dòng.

- Ngày 25/7/2009: EVN tổ chức khánh thành công trình thủy lợi - thủy điện Quảng Trị. Dự án được thực hiện trên sông Rào Quán thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, được Chính phủ phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 557/QĐ-TTg ngày 10/7/2002. Nhà máy thủy điện thuộc dự án này có công suất lắp đặt 64MW, gồm 02 tổ máy.

- Ngày 29/9/2009: Bão số 9 đổ bộ vào đất liền gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều địa phương, từ Quảng Bình đến Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên, tâm bão thuộc địa phận giáp ranh 2 tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi, gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 13-14. Do phạm vi ảnh hưởng rộng nên nhiều đường dây 220kV, 110kV và trung thế bị sự cố; các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế mất điện 85%, từ TP. Đà Nẵng đến Bình Định và Kon Tum mất điện hoàn toàn; các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk mất điện 40%. Vùng áp thấp sau bão gây mưa lũ lớn tại khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Bắc miền Trung. Các nhà máy thủy

Page 92: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

92 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

điện PleiKrông, Ialy, Sesan3, Sesan3A, Sesan4 buộc phải xả lũ với lưu lượng rất lớn. Các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi bị ngập lụt và sạt lở nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản. Ngày 01/10/2009, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đến kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục bão số 9. Lãnh đạo EVN, PC3 tham gia buổi làm việc với Thủ tướng, cùng lãnh đạo 6 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do bão.

- Ngày 01/10/2009: UBND thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Khu phức hợp EVN-Land Central Đà Nẵng. Dự án có tên thương mại là Harmony Tower, do Công ty CP Bất động sản Điện lực miền Trung làm chủ đầu tư.

- Ngày 12/10/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1549/QĐ-TTg, chính thức công nhận ngày 21 tháng 12 hàng năm là ”Ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam” và chỉ đạo về một số nội dung liên quan đến việc tổ chức ngày truyền thống ngành điện.

- Ngày 21/10/2009: Ban QLDA Năng lượng nông thôn khu vực miền Trung tổ chức công tác nghiệm thu tại hiện trường (Site Acceptance Test - SAT) dự án MiniSCADA thành phố Huế.

- Tháng 11/2009: Bão số 11 gây lũ đặc biệt lớn trên các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên.

- Ngày 28/11/2009: Công ty CP Đầu tư Điện lực 3 (PC3Invest) tổ chức Lễ động thổ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Đa Krông 1 (12MW, Quảng Trị).

- Ngày 16/12/2009: Khánh thành, đóng điện đường dây 22 kV Quảng Nam - Sê Kông, cấp điện sang Lào qua cửa khẩu Đắk Ốc.

- Hoàn thành dự án MiniSCADA tại các thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn và Buôn Ma Thuột, bước tiến về tự động hóa công tác quản lý, vận hành lưới điện phân phối.

- Chính phủ phê duyệt vốn vay ODA trong khuôn khổ Hiệp định khung ký ngày 5/11/2003 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng BNP Parisbas cho dự án cải tạo nâng cấp thiết bị đồng bộ với dự án MiniSCADA tại 4 thành phố miền Trung và Tây Nguyên: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, với tổng vốn vay ODA là 2,277 triệu USD.

Page 93: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

93ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương vI.tầm vóC mớI, nhIệm vụ mớI -

đưa đIện lướI quỐC gIa về thôn buôn, hảI đảo (2010 - 2015)

• Tổng công ty Điện lực miền Trung được thành lập.

• Các đơn vị thành viên Tổng công ty được thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức và đổi tên các đơn vị thuộc Công ty Điện lực 3 trước đây.

• Triển khai phổ biến Văn hoá EVN và ứng dụng nhãn hiệu mới trong toàn EVNCPC; ban hành Tài liệu Văn hoá EVNCPC.

• Hoàn thành các dự án cấp điện các thôn buôn chưa có điện các tỉnh Tây Nguyên, Dự án MiniSCADA 04 thành phố miền Trung; Dự án SEIER và SEIERAF; khởi động Dự án thành phần lưới điện phân phối nông thôn khu vực miền Trung (KFW); Dự án Phân phối hiệu quả (DEP).

• Đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

• Triển khai thực hiện hoàn thành dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bằng cáp ngầm.

Page 94: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

94 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 2010

- Tổng công ty Điện lực miền Trung được thành lập theo Quyết định số 739/QĐ-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công Thương, trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 3 và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng và Công ty CP Điện lực Khánh Hòa, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

- Khởi động Dự án thành phần lưới điện phân phối nông thôn khu vực miền Trung (KFW). Dự án có tổng đầu tư dự kiến hơn 900 tỷ đồng (30 triệu EUR), trong đó vốn vay của Ngân hàng Tái thiết Đức 780 tỷ đồng, vốn đối ứng hơn 120 tỷ đồng, cấp điện cho gần 282.169 hộ dân thuộc các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Nông, Bình Định, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình và Quảng Ngãi.

- Tháng 10/2010: Hoàn thành hệ thống MiniSCADA tại 04 thành phố Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Buôn Ma Thuột, chính thức đưa vào khai thác sử dụng.

Ông Đỗ Hữu Hào - Thứ trưởng Bộ Công Thương trao Quyết định thành lập Tổng công ty Điện lực miền Trung, tháng 4/2010

Page 95: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

95ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 24/3/2010: Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến 5 năm (2005 - 2009).

- Ngày 3/4/2010 tại Đà Nẵng, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức ra mắt hoạt động theo mô hình tổ chức mới.

- Sau khi Tổng công ty Điện lực miền Trung được thành lập, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc Tổng công ty trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức và đổi tên các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 3 trước đây: Thành lập các Công ty Điện lực trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức các Điện lực; thành lập Công ty Lưới điện cao thế miền Trung trên cơ sở Xí nghiệp Điện cao thế miền Trung; thành lập Công ty Tư vấn xây dựng điện miền Trung trên cơ sở Trung tâm Thiết kế điện; đổi tên Ban quản lý dự án Năng lượng nông thôn khu vực miền Trung thành Ban Quản lý dự án Điện nông thôn miền Trung; đổi tên Ban quản lý dự án lưới điện thành Ban quản lý dự án Lưới điện miền Trung trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung.

- Ngày 21/4/2010: Lễ mừng công Dự án cấp điện các thôn buôn chưa có điện tại các tỉnh Tây Nguyên. Đây là một dự án đặc biệt, mục tiêu cấp điện cho các hộ dân chưa có điện ở trên 1.300 thôn buôn của 5 tỉnh Tây Nguyên, số vốn trên 1.300 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách 85% và vốn của EVN 15%. Tổng công ty Điện lực miền Trung được EVN giao trực tiếp quản lý thực hiện dự án tại 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông với số vốn đầu tư 1.122 tỷ đồng, cấp điện cho 62.646 hộ đồng bào tại 852 thôn buôn. Tham dự lễ mừng công có đồng chí Hoàng Trung Hải - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Ngày 22/4/2010: Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung tổ chức khởi công xây dựng Dự án khu phức hợp Harmony Tower tại lô đất A5 đường Phạm Văn Đồng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

- Ngày 29/4/2010: Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015).

- Ngày 12/5/2010: Công đoàn Công ty Điện lực 3 đổi tên thành Công đoàn EVNCPC theo Quyết định của Công đoàn Điện lực Việt Nam.

Page 96: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

96 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 15/6/2010: Lễ ra mắt Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung và Công đoàn cơ sở trực thuộc.

- Trong tháng 5 và tháng 6/2010: Các đơn vị thành viên EVNCPC tổ chức ra mắt hoạt động theo mô hình tổ chức mới.

- Ngày 17/5 và 22/5/2010: Tổ máy số 1 và tổ máy số 2 Nhà máy thủy điện Ðăk Pône (14MW, Kon Tum) lần lượt vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia.

- Ngày 08/7/2010: Sự cố đường dây 500kV Đà Nẵng - Hà Tĩnh gây mất điện trên diện rộng. Lúc 02h30 rạng ngày 08/7, xảy ra sự cố đường dây 500kV Đà Nẵng - Hà Tĩnh làm mất điện trên diện rộng từ tỉnh Quảng Bình đến Quảng Ngãi và các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông.

- Trung tâm Thí nghiệm điện đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ X (2008-2009).

- Triển khai phổ biến Văn hoá EVN và ứng dụng nhãn hiệu mới trong toàn EVNCPC.

- Ban hành Tài liệu Văn hoá EVNCPC (Quyết định số 3864/QĐ-EVNCPC ngày 11/10/2010).

- Ngày 16/11/2010, Nhà máy thủy điện H’Mun (16,2 MW - Gia Lai) thuộc Công ty Cổ phần Thuỷ điện Gia Lai đấu nối thành công vào lưới điện 110kV, chính thức hoà vào hệ thống điện quốc gia.

- Ngày 24/11/2010, tại văn phòng Tổng công ty Điện lực Campuchia (EDC), Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, EVNCPC và EDC đã ký kết hợp đồng mua bán điện, cấp điện cho các tỉnh Ratanakiri, Mondulkiri - Vương quốc Campuchia qua cửa khẩu Lệ Thanh - Ratanakiri và cửa khẩu Buprăng - Mondulkiri.

năm 2011

- Ngày 12/1/2011: Công ty cổ phần thủy điện Gia Lai tổ chức khánh thành Nhà máy thủy điện H‘Mun.

- Ngày 17/1/2011: Công ty Viễn thông và Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung tổ chức khánh thành Xưởng sản xuất điện tử.

- Hoàn thành dự án Năng lượng nông thôn II (RE II), vốn đầu tư 440 tỷ đồng, cấp điện cho 501.773 hộ tại 236 xã miền Trung.

Page 97: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

97ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 12/3/2011: Công ty cổ phần Sông Ba tổ chức lễ khánh thành Nhà máy thủy điện Krông H’năng. Nhà máy được xây dựng giữa hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk, có 2 tổ máy với công suất 64 MW, vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào tháng ngày 19/5/2005.

- Ngày 10/5/2011: Chính thức cấp điện cho tỉnh Ratanakiri (Campuchia) từ lưới điện quốc gia Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, Gia Lai) theo Hiệp định giữa hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia về hợp tác trong lĩnh vực điện năng.

- Chính phủ chỉ đạo thực hiện thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 01/7/2011.

- Ngày 06/9/2011: Hội đồng thành viên EVN có Quyết định số 539/QĐ-EVN thành lập Công ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Trung do Tổng công ty Điện lực miền Trung làm chủ sỡ hữu trên cơ sở tổ chức lại Công ty Tư vấn Xây dựng điện miền Trung.

- Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung được bình chọn và tôn vinh là một trong 100 tổ chức đảng tiêu biểu trong doanh nghiệp của cả nước. Đây là kết quả Chương trình “Bình chọn và tôn vinh các tổ chức Đảng tiêu biểu trong doanh nghiệp” do Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tạp chí Cộng sản đồng thực hiện.

- Ngày 11/10/2011: Lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ cơ sở Công ty Lưới điện cao thế miền Trung trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung.

- Thành lập Đảng bộ Cơ quan EVNCPC (Quyết định số 05/QĐ-ĐU-EVNCPC ngày 11/10/2011 của Đảng ủy Tổng công ty). Ngày 15/10/2011, Đảng bộ Cơ quan EVNCPC tổ chức ra mắt hoạt động.

năm 2012

- Năm 2012 là năm khởi đầu đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng theo khẩu hiệu: “EVN thắp sáng niềm tin”. EVNCPC và các Công ty Điện lực đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả: Xây dựng đề án nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, xây dựng và nâng cấp phòng giao dịch khách hàng tại trụ sở của Công ty Điện lực và các Điện lực trực thuộc; tổ chức Hội nghị khách hàng để nắm bắt ý

Page 98: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

98 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

kiến phản ảnh của khách hàng; hướng dẫn khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm; triển khai các dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng, hiện đại hóa hệ thống đo đếm, đọc chỉ số công tơ từ xa, cũng như đa dạng hóa các hình thức thu tiền điện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng... Chất lượng dịch vụ khách hàng trong toàn Tổng công ty được khách hàng ghi nhận đã có những chuyển biến rõ nét.

- Ngày 19/01/2012: Đóng điện công trình cấp điện cho tỉnh Mondulkiri, Campuchia qua Cửa khẩu Bu Prăng (Đắk Nông). Đường dây từ lưới điện trục chính 22kV đến Cửa khẩu Bu Prăng dài 98 km và đường dây từ cửa khẩu đấu nối vào hệ thống phụ tải của nước bạn tại tỉnh Mundulkiri dài 45km.

- Ngày 13/4/2012, trong chuyến làm việc tại huyện đảo Lý Sơn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thông báo chủ trương của Chính phủ về việc xây dựng cáp ngầm đưa điện lưới quốc gia ra đảo. Trước đó, ngày 12/4/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn 1032/UBND-CNXD chỉ đạo Sở Công Thương làm việc với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam để dừng dự án nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 6 MW vốn đầu tư 237 tỷ đồng do Tập đoàn này đầu tư tại Lý Sơn, đã khởi công từ tháng 7/2009, đến đầu năm 2012 xong phần nền móng. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nghiên cứu phương án cấp điện khác để đảm bảo phát triển huyện đảo theo hướng chú trọng dịch vụ, du lịch và thuỷ sản - các yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan biển đảo được ưu tiên.Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ngày 06/11/2012 EVN đã có văn bản số 4020/EVN-KH về việc triển khai phương án cấp điện cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm. Tổng công ty Điện lực miền Trung được giao làm chủ đầu tư dự án.

- Ngày 08/4/2012: Đóng điện công trình chống quá tải đường dây 110kV Kon Tum - Pleikrông. Quy mô công trình dài hơn 5 km từ TBA 110kV Kon Tum đến điểm đấu nối Nhà máy thủy điện Pleikrông. Việc thi công thay thế dây dẫn AC240/39 hiện có bằng dây dẫn siêu nhiệt GZTACSR 200 mm2 đã giải quyết căn bản tình trạng quá tải trong vận hành của tuyến đường dây này.

- Ngày 14/6/2012, tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Thuỷ điện miền Trung tổ chức Lễ mừng phát điện Nhà máy thuỷ điện A Lưới. Công trình thuỷ điện A Lưới được xây

Page 99: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

99ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

dựng trên sông A Sáp thuộc địa phận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có tổng công suất 170 MW gồm 2 tổ máy, điện lượng bình quân là 686,5 triệu kWh/năm, tổng mức đầu tư là 3.234 tỷ đồng. Được khởi công ngày 30/6/2007, đến tháng 6/2012 nhà máy hoàn thành, cả 02 tổ máy đã vận hành hòa lưới điện quốc gia. Đây là một trong các dự án thủy điện có sự tham gia góp vốn của nhiều cổ đông là CBCNV EVNCPC.

- EVNCPC có 01 đề tài và 01 cán bộ trẻ giỏi được tuyên dương tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ V - 2012. Đề tài được tuyên dương là: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hợp bộ đa năng cung cấp nguồn, điều khiển và giám sát từ xa vị trí nấc phân áp của các bộ điều áp dưới tải (OLTC) áp dụng cho công tác thí nghiệm các MBA lực cao áp tại hiện trường” của nhóm tác giả Phạm Văn Phương, Bùi Châu Quốc Bảo, Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Văn Bình thuộc Công ty Thí nghiệm điện miền Trung - EVNCPC. Cán bộ trẻ giỏi được tuyên dương là anh Vũ Văn Huấn - Công ty Thí nghiệm điện miền Trung - EVNCPC.

- Hoàn thành dự án Nâng cao hiệu suất hệ thống điện, cổ phần hóa và năng lượng tái tạo (SEIER - SEIERAF), vốn đầu tư 816 tỷ đồng, gồm 22 tiểu dự án lưới điện 110kV và 02 tiểu dự án phục hồi cải tạo Nhà máy thuỷ điện Kon Đào và An Điềm.

- Ngày 08/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1670/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam. Mục tiêu của đề án này là nhằm nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, góp phần trong công tác quản lý nhu cầu điện, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm nhu cầu đầu tư vào phát triển nguồn và lưới điện, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- EVNCPC hoàn thành xây dựng hệ thống giám sát vận hành lưới điện 110kV. Ngày 25/12/2012, công tác thi công, lắp đặt các hạng mục thuộc dự án tại trạm biến áp 110kV Đắk Tô - TBA 110kV cuối cùng trong tổng số 57 TBA 110 kV trên địa bàn được EVNCPC đầu tư xây dựng hệ thống, đã hoàn tất. Thành công bước đầu này được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng, là bước ngoặt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin

Page 100: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

100 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

phục vụ công tác giám sát hệ thống điện, chuẩn bị cho một giai đoạn tiếp theo, EVNCPC sẽ tiếp tục nghiên cứu giải pháp để đưa thông tin thu thập được tại các TBA 110kV về tập trung tại các Trung tâm điều khiển.

- Thực hiện thí điểm xây dựng các TBA bán người trực, không người trực và các trung tâm thao tác đóng cắt, EVNCPC đã chọn TBA 110kV Lăng Cô để cải tạo thành TBA bán người trực. Ngày 27/12/2012 EVNCPC đã tổ chức nghiệm thu, thử nghiệm và đưa vào vận hành toàn bộ hệ thống TBA bán người trực Lăng Cô.

- Ngày 21/11/2012: Khởi công xây dựng trạm biến áp 110 kV Nhơn Hội và nhánh rẽ (khu Kinh tế Nhơn Hội, Bình Định). Đây là tiểu dự án đầu tiên của Dự án Phân phối hiệu quả (Distribution Efficiency Project - DEP) có số vốn đầu tư lớn nhất (490 triệu USD) do WB tài trợ cho ngành điện Việt Nam đến thời điểm 2012 và có thời gian chuẩn bị dự án nhanh nhất (chỉ có 1 năm, trong khi thông thường là 2 năm). Đây cũng là Dự án DEP được khởi công đầu tiên trên toàn quốc.

- EVNCPC lập đề án tổng thể “Cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện” giai đoạn 2011 - 2020, mục tiêu đến năm 2015 có 100% số xã và 98,6% số hộ dân có điện, đến năm 2020 cơ bản các hộ dân nông thôn có điện sử dụng.

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Viettel chính thức tiếp nhận EVN Telecom kể từ ngày 01/01/2012. Theo đó, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và 05 Tổng công ty Điện lực thuộc EVN cũng đã hoàn thành ký biên bản bàn giao tài sản viễn thông cho Viettel trong năm 2012.

năm 2013

- Ngày 22/02/2013: Hội nghị tổng kết Dự án nâng cao hiệu suất hệ thống điện, cổ phần hóa và năng lượng tái tạo vay vốn WB - hợp phần EVNCPC (các tiểu dự án SEIER và SEIERAF). Dự án được EVNCPC thực hiện từ năm 2002, tổng mức đầu tư 816 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay WB. Qui mô các dự án gồm 22 công trình lưới điện 110kV, tổng chiều dài đường dây 185 km; 22 trạm biến áp tổng dung lượng 630MVA và công trình phục hồi cải tạo 2 nhà máy thủy điện nhỏ tổng công suất 6,61MW. Sau 10 năm thực hiện, các dự án đã được hoàn thành toàn bộ vào năm 2012, nâng cao hiệu suất toàn hệ thống điện, góp phần cải thiện chất lượng điện phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Page 101: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

101ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 23/3/2013, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2012. EVNCPC được vinh danh với đề tài “Nghiên cứu giao thức IEC 60870-5-101 và ứng dụng xây dựng phần mềm trích xuất tín hiệu RTU tại các trạm 110kV” thuộc lĩnh vực thông tin, điện tử và viễn thông. Đề tài đạt giải Nhì (không có giải Nhất), thực hiện bởi nhóm tác giả là các kỹ sư trẻ của các Ban chức năng Tổng công ty, Công ty Lưới điện cao thế miền Trung và Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế. Ông Võ Hòa và Trần Khắc Tuấn đồng chủ nhiệm đề tài.

- Ngày 26/3/2013: EVNCPC ban hành Quyết định số 2346/QĐ-EVNCPC giao Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung quản lý dự án Hệ thống Data Center phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Nghiệm thu, vận hành hệ thống điều khiển, giám sát TBA 110kV Hội An, nền tảng công nghệ để xây dựng các TBA bán người trực và không người trực. Hệ thống do cán bộ, kỹ sư EVNCPC tự nghiên cứu phát triển.

- Ngày 19/6/2013: Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung tổ chức khánh thành và khai trương, bàn giao khu căn hộ Harmony Tower. Dự án được xây dựng trên đường Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà - TP Đà Nẵng, tọa lạc trên khuôn viên đất rộng 3.200m2, diện tích xây dựng 777m2. Khu căn hộ có 17 tầng với hơn 11.000 m2 sàn, gồm 124 căn hộ có diện tích từ 50 đến 100m2.

- Ngày 5/8/2013, EVNCPC tổ chức Lễ thượng Cờ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cờ chính thức của Tập đoàn được công bố vào tháng 5/2013, qui định áp dụng trong hoạt động nghi thức của tất cả các đơn vị thành viên EVN.

- EVNCPC triển khai thành công hệ thống đo xa MDMS, lắp đặt đối với các điểm đo đầu nguồn, ranh giới và khách hàng có sản lượng lớn, từ 5.000kWh/tháng trở lên. Ngày 12/09/2013, EVNCPC ra mắt Tổ quản lý số liệu đo đếm từ xa - AMR Center để theo dõi, quản lý hệ thống này.

- Sản phẩm công tơ điện tử do Công ty CNTT Điện lực miền Trung sản xuất được Trung tâm Chứng nhận hợp chuẩn Quacert cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn IEC 62053-21:2003/TCVN 7589 - 21:2007.

Page 102: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

102 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 10/10/2013: Bộ Công Thương có Quyết định số 7609/QĐ-BCT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm”, giao Tổng công ty Điện lực miền Trung làm chủ đầu tư.

- Ngày 11 - 14/10/2013: Đảm bảo cấp điện an toàn và ổn định phục vụ lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Đây là khu vực biệt lập với dân cư, cách xa lưới điện quốc gia, do đó, Công ty Điện lực Quảng Bình đã huy động 01 máy phát 250kVA và 01 giàn đèn pha di động 4kW để cấp điện phục vụ lễ an táng.

- Năm 2013, miền Trung hứng chịu dồn dập 03 cơn bão lớn: số 8, số 10 và số 11, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Hệ thống điện trên địa bàn cũng bị thiệt hại nặng, công tác cung ứng điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng tại nhiều địa phương.

- Chính phủ phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 (Quyết định 2081/QĐ-TTg ngày 11/8/2013).

năm 2014

- Ngày 16/01/2014: Tổng công ty Điện lực miền Trung đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Lễ có sự tham dự của đồng chí Hoàng Trung Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Lễ công bố các Quyết định và bàn giao nhiệm vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNCPC.

Ngày 24/4/2014, tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, EVN chủ trì tổ chức Lễ công bố các Quyết định của EVN và bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNCPC. Tại buổi lễ, EVN công bố các Quyết định số 94/QĐ-EVN ngày 04/3/2014 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc để đồng chí Trần Đình Thanh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNCPC nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 01/5/2014 và Quyết định số 225/QĐ-EVN ngày 18/4/2014 của HĐTV EVN về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Đình Nhân - Phó Tổng giám đốc EVNCPC giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNCPC kể từ ngày 01/5/2014.

Page 103: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

103ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 12/11/2014: Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Đắk Pring (7,5 MW - Quảng Nam).

- Triển khai thí điểm công nghệ số hóa bản đồ lưới điện GIS tại Điện lực Bắc Sông Hương - PC Thừa Thiên Huế và Điện lực Hải Châu - PC Đà Nẵng.

- Hoàn thành dự án nâng cao hiệu quả năng lượng nông thôn vay vốn KFW, vốn đầu tư 1.490 tỷ đồng, thực hiện tại 293 xã trên địa bàn 9 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Triển khai thực hiện hoàn thành dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm. Toàn bộ dự án có tổng mức đầu tư 678,7 tỷ đồng (gồm 652,5 tỷ đồng dự án cáp ngầm và 26,2 tỷ đồng dự án nâng cấp lưới điện trên đảo). Quy mô gồm: xây dựng 8.746 mét đường dây 22kV trên không thuộc địa phận huyện Bình Sơn; 26.219 mét cáp ngầm 22kV xuyên biển. Và trên đảo Lý Sơn, quy mô gồm 7,4km đường dây 22kV; 8,5km đường dây 0,4kV; 15TBA với tổng dung lượng 3.330kVA. Ngay khi dự án cấp điện Lý Sơn bằng cáp ngầm hoàn thành, EVNCPC cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ đo xa RF-Spider trên toàn huyện đảo.

Một số thông tin về quá trình thực hiện dự án:

+ Ngày 28/02/2014: EVNCPC và Liên danh nhà thầu Prysmian - Thái Dương ký kết hợp đồng gói thầu 01/EPC-LS: Thiết kế, cung cấp VTTB và thi công lắp đặt tuyến cáp ngầm 22 kV xuyên biển; đào tạo, chuẩn bị sản xuất dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn. Hợp đồng có giá trị 23.385.445 USD và 76.993.428.600 VNĐ.

+ Ngày 10/7/2014: Hoàn thành sản xuất cáp ngầm.+ Ngày 23/8/2014: EVNCPC tổ chức lễ tiếp nhận cáp ngầm tại Cảng

Dung Quất - Quảng Ngãi.+ Ngày 26/8/2018: Nhà thầu triển khai thi công rải cáp.+ 16h00 ngày 08/9/2014: Lý Sơn đón những mét cáp đầu tiên vào bờ;

lắp đặt và đấu nối hoàn thành đầu cáp ngầm phía Lý Sơn.+ 9h30 ngày 15/9/2014: Đóng điện kỹ thuật thành công.+ Ngày 28/9/2014: Khánh thành dự án, vận hành chính thức tuyến

cáp ngầm. Tham dự lễ khánh thành dự án có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí phát biểu tại buổi lễ:

Page 104: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

104 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

“Dự án cấp điện từ hệ thống điện cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm là một dự án có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Dự án sẽ góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội huyện đảo, nâng cao đời sống nhân dân đồng thời còn có ý nghĩa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các Bộ ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung, chính quyền địa phương và các nhà thầu đã tập trung nguồn lực thực hiện dự án này, hoàn thành vượt tiến độ đề ra. Thủ tướng Chính phủ hy vọng rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, sử dụng hiệu quả nguồn điện từ dự án này để xây dựng phát triển huyện đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc!...”.

- Năm 2014, EVNCPC khẩn trương thực hiện và hoàn thành di dời lưới điện phục vụ mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, được Trung ương Đảng, Chính phủ chỉ đạo tập trung thực hiện. Để phục vụ dự án, EVN chỉ đạo thực hiện khẩn trương việc di dời lưới điện trên toàn tuyến Quốc lộ 1A đoạn từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua các tỉnh Tây Nguyên. Địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên - khu vực lưới điện do EVNCPC quản lý có khối lượng thực hiện lớn nhất, có 5.177 vị trí đã được thực hiện di dời để mở rộng đường.

- Ngày 19/3/2014, Đảng ủy EVNCPC tổ chức Lễ chuyển giao Chi bộ Công ty cổ phần Vật tư vận tải Xây lắp Điện lực miền Trung từ Đảng bộ EVNCPC về trực thuộc Quận ủy Liên Chiểu.

- Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của EVN về thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính, EVNCPC thực hiện thoái vốn tại một số doanh nghiệp góp vốn đầu tư trước đây. Tháng 6/2014, EVNCPC đã đăng ký bán đấu giá cổ phiếu EVNLand Central ra công chúng thông qua Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Trước đó, EVNCPC cũng đã thoái vốn thành công tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Công ty CP Vật tư vận tải xây lắp Điện lực miền Trung, Công ty CP Thủy điện Sê San 4.

- Ngày 23/5/2014, Văn phòng Chính phủ có công văn 3701/VPCP-KTN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện dự án cấp điện lưới quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam bằng cáp ngầm.

Page 105: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

105ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 22/7/2014, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực miền Trung tổ chức Lễ công bố Quyết định chuẩn y Bí thư Đảng ủy Tổng công ty và Quyết định chỉ định bổ sung 02 Ủy viên BCH Đảng bộ Tổng công ty nhiệm kỳ 2011 - 2015. Đồng chí Trần Đình Nhân, Ủy viên BTV Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNCPC được chuẩn y giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy EVNCPC nhiệm kỳ 2011 - 2015 (Quyết định số 10897-QĐ/TU ngày 07/7/2014 của Thành ủy Đà Nẵng).

- Từ ngày 01/8/2014, EVNCPC áp dụng hóa đơn điện tử cho 100% khách hàng sử dụng điện.

- Ngày 06/11 - 08/11/2014 tại Đà Nẵng, EVNCPC đăng cai tổ chức Hội nghị Khoa học công nghệ điện lực toàn quốc năm 2014. Có gần 500 đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia khoa học - công nghệ điện lực công tác trong và ngoài ngành điện tham dự Hội nghị. Tại Hội nghị này, CIGRÉ Việt Nam ra mắt hoạt động. CIGRÉ - Hiệp hội quốc tế các Hệ thống điện lớn - là một tổ chức khoa học kỹ thuật phi lợi nhuận quốc tế được thành lập năm 1921, mục đích hoạt động nhằm trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm và tăng cường tiềm lực nhằm phát triển hệ thống điện trong hiện tại và tương lai. Với việc ra mắt và khôi phục hoạt động CIGRÉ Việt Nam, Việt Nam trở thành thành viên thứ 59 của tổ chức này.

- Ngày 10/12/2014: EVNCPC tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đầu tư thủy điện giai đoạn 2002 - 2014. Hội nghị ghi nhận, trong giai đoạn từ 2002 - 2004, EVNCPC đã đầu tư và liên danh đầu tư xây dựng đưa vào vận hành 09 nhà máy thủy điện với tổng công suất lắp máy hơn 340 MW, sản lượng điện bình quân hằng năm 1,4 tỷ kWh; góp vốn đầu tư 02 nhà máy thủy điện theo chỉ đạo của EVN (thủy điện Sông Ba Hạ và thủy điện A Vương) với tỷ lệ góp vốn 2% - 4%. Tổng số vốn điều lệ EVNCPC đã góp vào các Công ty cổ phần thủy điện đến năm2014 là 860,53 tỷ đồng. Đối với các công ty cổ phần thủy điện có nhà máy đã hoạt động ổn định, cổ tức hằng năm dao động từ 20 - 30%, cá biệt có những năm cổ tức đạt đến 45%, mang lại hiệu quả thiết thực cho cổ đông - mà phần lớn trong đó là CBCNV ngành điện.

- Ngày 31/12/2014: Bộ Công Thương có Quyết định số 12183/QĐ-BCT phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Cấp điện lưới quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam bằng cáp ngầm”.

Page 106: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

106 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Dự án có quy mô gồm 04 hạng mục công trình:1. Hạng mục công trình ngăn xuất tuyến 22kV tại TBA 110kV Hội

An và đường dây 22kV trên đất liền TP. Hội An: Mở rộng ngăn xuất tuyến TBA 110kV Hội An và xây dựng 9,529 km đường dây 22kV.

2. Hạng mục công trình cáp ngầm xuyên biển 22kV: Xây dựng khoảng 15,48 km cáp ngầm 22kV xuyên biển từ điểm Đ1 tại khu dân cư Phước Trạch, phường Cửa Đại đến điểm C1 tại thôn Bãi Chồng, đảo Cù Lao Chàm.

3. Hạng mục công trình lưới điện trên đảo Cù Lao Chàm: Xây dựng 7,68 km đường dây 22kV, 11 km đường dây hạ áp và 06 TBA với tổng dung lượng 900kVA, cấp điện cho các thôn bãi Bắc, bãi Ông, bãi Làng, bãi Chồng, bãi Biềm và bãi Hương.

4. Hạng mục công trình nhà điều hành sản xuất: Xây dựng nhà điều hành sản xuất Đội quản lý vận hành lưới điện trên xã đảo Tân Hiệp với diện tích xây dựng 350m2, diện tích khuôn viên khoảng 500m2. Dự án có tổng mức đầu tư 484,81 tỷ đồng. Theo cơ chế vốn đã được Chính phủ đồng ý, ngân sách Trung ương 85%, còn lại 15% là vốn đối ứng của Tổng công ty Điện lực miền Trung. Tiến độ: Thực hiện và hoàn thành dự án trong năm 2015.

Page 107: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

107ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Chương vII. đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ mớI -

xây dựng lướI đIện thông mInh (2015 - 2018)

• EVNCPC được xếp hạng Tổng công ty đặc biệt.

• EVNCPC đưa Trung tâm Chăm sóc khách hàng vào hoạt động.

• Thành lập Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung.

• Thực hiện Dự án cấp điện lưới quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm.

• Khánh thành Trung tâm dữ liệu Điện lực miền Trung - hạ tầng quan trọng để thực hiện quản lý tập trung các phần mềm ứng dụng, dữ liệu quan trọng phục vụ sản xuất kinh doanh của EVNCPC.

• Ứng dụng thành công các công nghệ mới: Công nghệ vệ sinh sứ trên lưới đang mang điện bằng nước áp lực cao; công nghệ đo xa tự động RF-Mesh, công nghệ sửa chữa Hotline.

• Triển khai dịch vụ tận nơi qua tổng đài 19001909.

• Lần đầu tiên EVNCPC tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Công ty Điện lực.

• Triển khai các dự án ứng dụng năng lượng tái tạo.

• Triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, tái cơ cấu Tổng công ty Điện lực miền Trung giai đoạn 2017-2020.

Page 108: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

108 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

năm 2015

- Ngày 12/2/2015: Đảng ủy Khối doanh nghiệp TP Đà Nẵng và Đảng ủy EVNCPC đã tổ chức Hội nghị chuyển giao - tiếp nhận tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đối với Đảng bộ PC Đà Nẵng căn cứ công văn số 3849 - CV/BTCTU ngày 27/12/2014 của Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng. Theo đó, Đảng bộ PC Đà Nẵng với 320 đảng viên được chuyển về trực thuộc Đảng bộ EVNCPC.

- Ngày 21/3/2015: Hội nghị nhà thầu của Tổng công ty Điện lực miền Trung năm 2015. Có 82 nhà thầu của EVNCPC, trong đó có 42 nhà thầu xây lắp, 22 nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị và 18 nhà thầu tư vấn thiết kế, giám sát đã tham dự Hội nghị.

- Ngày 28/5/2015: Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2014 tại Hà Nội. EVNCPC đăng ký 02 đề tài và đều đạt giải: Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và triển khai ứng dụng hệ thống điều khiển tích hợp trạm biến áp 110kV trên cơ sở nâng cấp hệ thống điều khiển truyền thông” (Nhóm tác giả: Nguyễn Thành, Nguyễn Đình Dõng, Hồ Hy Vinh, Nguyễn Văn Ngà, Đỗ Minh Cường và Nguyễn Ngọc Thiện Tâm) và Đề tài “Nghiên cứu, sản xuất công tơ điện tử 3 pha nhiều giá tích hợp đọc chỉ số từ xa qua sóng vô tuyến DT03M-RF” (Nhóm tác giả: Trần Dũng, Thái Thành Nam, Lương Nguyễn Quang Vũ và Hà Đức Tường Quân).

- Ngày 09/7/2015: EVNCPC chính thức đưa Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung vào hoạt động tại địa chỉ số 393 đường Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Với đầu số của tổng đài 19001909 và các kênh tương tác trực tuyến khác, Trung tâm phục vụ 24/24 giờ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các vấn đề liên quan đến dịch vụ mua bán điện, dịch vụ tư vấn kỹ thuật điện.

- Ngày 09/7/2015: Công bố quyết định thành lập Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung. Tiền thân của Trung tâm này là CPCIT, được ghi nhận là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp quản lý và thu thập dữ liệu đo đếm tự động bằng hệ thống MDMS, RF-Spider, góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống đo đếm điện năng cũng như thực hiện lộ trình xây dựng lưới điện thông minh. Dây chuyền sản xuất điện tử của

Page 109: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

109ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Trung tâm do Nhật sản xuất, vừa hiện đại, vừa đồng bộ, với công suất từ 500.000 đến 1.000.000 công tơ/năm.

- Ngày 15/7/2015: Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 5486/VPCP-KTTH thông báo Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương và ý kiến của các Bộ liên quan về việc xếp hạng Tổng công ty hạng đặc biệt đối với 06 Tổng công ty thuộc EVN, gồm: Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.

- Ngày 10/8/2015: Khánh thành đưa vào hoạt động Trung tâm điều khiển hệ thống điện Khánh Hòa, tạo cơ sở đưa vào vận hành các trạm biến áp 110kV không người trực toàn EVN.

- Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Trung (07/10/1975 - 07/10/2015): Lễ kỷ niệm được tổ chức ngày 03/10/2015 tại Đà Nẵng. Tham dự lễ có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo các Bộ, ngành, EVN; cán bộ lão thành ngành điện và lãnh đạo các địa phương trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên. Trong dịp này, Tổng công ty tổ chức Lễ khai trương Phòng Truyền thống và Chương trình giao lưu gặp gỡ các thế hệ lãnh đạo với chủ đề “40 năm Điện lực miền Trung”.

- Tháng 10/2015: Cơ quan Tổng công ty chuyển sang hoạt động tại trụ sở mới - Nhà điều hành 78A Duy Tân, Đà Nẵng. Cơ sở cũ tại địa chỉ 393 - Trưng Nữ Vương được giao cho một số đơn vị trực thuộc sử dụng làm trụ sở: CPC CC, CPC IT, CPC NPMU và làm địa điểm xây dựng, vận hành Trung tâm dữ liệu EVNCPC.

- Ngày 27/11/2015: EVNCPC và Liên danh Prysmian Powerlink S.r.l - Công ty TNHH Xây dựng điện Thái Dương ký kết hợp đồng gói thầu số 01/EPC-CLC: Thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công lắp đặt tuyến cáp ngầm 22kV xuyên biển và đào tạo, chuẩn bị sản xuất thuộc Dự án cấp điện lưới quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm. Giá trị gói thầu 348,238 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 200 ngày.

- Ngày 29/11/2015 tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Lễ tuyên dương các công trình, sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu và điển hình tiên tiến giai đoạn 2011-2015. EVNCPC được vinh danh 01

Page 110: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

110 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

công trình Dự án “Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi bằng cáp ngầm” và 01 sản phẩm “Nghiên cứu lắp đặt rộng rãi công tơ điện tử”.

- Ngày 21/12/2015: EVNCPC khánh thành Trung tâm dữ liệu Điện lực miền Trung sau hơn 04 tháng triển khai xây dựng. Việc đầu tư Data Center của EVNCPC được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả: Tập trung các phần mềm ứng dụng, dữ liệu quan trọng phục vụ sản xuất kinh doanh đang triển khai phân tán tại các đơn vị như hệ thống định danh người dùng AD, CMIS, QLCV, website các đơn vị... nhằm giảm thiểu công tác quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống, ứng dụng dữ liệu, tiết kiệm chi phí hơn so với khi phải đầu tư thiết bị cũng như bản quyền phần mềm hệ thống, hệ quản trị cơ sở dữ liệu hạn chế theo hướng dàn trải, phân tán đến từng đơn vị như trước đây.

- Tháng 10/2015: EVNCPC áp dụng thành công công nghệ vệ sinh sứ trên lưới đang mang điện bằng nước áp lực cao, giải pháp góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Công ty Điện lực Đà Nẵng là đơn vị được chọn thực hiện đầu tiên trong EVNCPC.

- Hoàn thành dự án nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn (ADB), vốn đầu tư 860 tỷ đồng, cấp điện cho 111.013 hộ ở 264 xã miền Trung.

- Hoàn thành dự án Nâng cấp lưới điện phân phối nông thôn (KfW), vốn đầu tư 1.406 tỷ đồng, cấp điện cho 122.942 hộ ở 393 xã miền Trung.

năm 2016

- Thực hiện hoàn thành dự án Cấp điện lưới Quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam bằng cáp ngầm.

Dự án Cấp điện lưới Quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm có quy mô: 15,48 km cáp ngầm 22kV xuyên biển; 17,214 km đường dây 22kV trên đất liền; 6 trạm biến áp phân phối 22/0,4kV có tổng dung lượng 900 kVA; 11 km đường dây hạ áp 0,4kV và các hạng mục phụ trợ... với tổng mức đầu tư 484,815 tỷ đồng, trong đó 85% là vốn từ ngân sách Trung ương và 15% còn lại là vốn của EVNCPC.

Page 111: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

111ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Tiến độ thực hiện:+ Ngày 27/11/2015: Ký kết hợp đồng với liên danh nhà thầu về thiết

kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây lắp.+ Ngày 09/01/2016: Khởi công thực hiện dự án. + Ngày 06/3/2016: Tiếp nhận cáp tại Cảng Tiên Sa - thành phố Đà Nẵng. + Ngày 09/3/2016: Nhà thầu tiến hành thi công rải cáp, hướng từ đất

liền ra đảo Cù Lao Chàm.+ Ngày 18/3/2016: Xảy ra sự cố trong quá trình thi công, do đứt neo

khiến xà lan lệch tuyến đột ngột làm cáp ngầm bị hư hỏng. EVNCPC yêu cầu nhà thầu dừng việc thi công, thực hiện các giải pháp để khắc phục. Nhà thầu chấp nhận giải pháp sản xuất và cung cấp thay thế toàn bộ tuyến cáp mới cho công trình. EVNCPC chỉ đạo PC Quảng Nam và các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp đảm bảo cấp điện liên tục 24/24h cho đảo Cù Lao Chàm từ ngày 01/5/2016 bằng nguồn diesel trong khi chờ lưới điện quốc gia, giá bán điện cho nhân dân trên đảo tương đương giá bán điện tại đất liền.

+ Nhà thầu sản xuất, vận chuyển cáp đến công trường và tiếp tục tổ chức thi công, hoàn thành việc kéo cáp ngầm lên đảo Cù Lao Chàm vào ngày 30/8/2016; ngày 31/8/2016 EVNCPC hoàn thành thử nghiệm cáp, đảm bảo chất lượng đóng điện và kiểm tra các hạng mục khác để hệ thống sẵn sàng mang điện.

+ Ngày 03/9/2016: EVNCPC tổ chức đóng điện vận hành công trình. Cù Lao Chàm chính thức được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia.

- Ngày 19/1/2016: Khánh thành Nhà máy thủy điện A Roàng (7,2 MW, Thừa Thiên Huế).

- Ngày 25/02/2016: Hội nghị khởi động dự án và Trung tâm điều khiển các TBA 110kV.

- Khánh thành hệ thống RF-Spider tại TP Đông Hà - Quảng Trị, TP Quy Nhơn - Bình Định và TP Huế, 03 thành phố đã đạt tỷ lệ 100% công tơ điện tử được đọc chỉ số tự động bằng công nghệ RF-Spider.

- Triển khai ứng dụng thành công công nghệ sửa chữa nóng lưới điện. Các Công ty Điện lực Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắk Lắk là các đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng công nghệ này trong năm 2016.

Page 112: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

112 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- EVNCPC triển khai dịch vụ tận nơi qua tổng đài 19001909.- Ngày 26/8/2016: EVNCPC tổ chức kỳ thi tuyển chức danh Phó

Giám đốc Công ty Điện lực phụ trách kinh doanh với 09 ứng viên tham gia. Đây là lần đầu tiên EVNCPC tổ chức một kỳ thi tuyển chức danh Phó giám đốc Công ty điện lực. Các ứng viên là những cán bộ có trình độ đại học chính quy, trong diện quy hoạch Phó Giám đốc, Trưởng phòng các Công ty Điện lực và tương đương, có thâm niên trong ngành điện và đạt được các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi theo yêu cầu của EVNCPC. Kết quả, có 04 thí sinh trúng tuyển tại kỳ thi.

năm 2017

- Ngày 07/4/2017 tại Hà Nội, EVN tổ chức ký biên bản bàn giao các Trường Cao đẳng về trực thuộc các tổng công ty điện lực miền. Theo đó, Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung được Tập đoàn Điện lực Việt Nam bàn giao về trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung.

- Ngày 29/6/2017: EVNCPC tổ chức nghiệm thu đóng điện dự án khôi phục đường dây 110kV từ Trạm biến áp (TBA) 500kV Đà Nẵng đến TBA 110kV Liên Trì. Đây là công trình được thực hiện nhằm đảm bảo điện phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

- Thoái vốn tại Công ty CP thủy điện A Vương bằng hình thức bán đấu giá cổ phần thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Số lượng cổ phần bán đấu giá: 5.666.134 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Giá khởi điểm chào bán đấu giá: 17.000 đồng/cổ phần. Kết quả, giá đấu giá thành công bình quân đạt 22.507 đồng/cổ phần.

- Tháng 7/2017: Trạm biến áp 110kV Đắk Hà là trạm mới đầu tiên được đóng điện vận hành không người trực, một bước tiến quan trọng trong lộ trình xây dựng trạm 110kV không người trực và lưới điện thông minh của EVNCPC.

- Ngày 31/7/2017: Hội đồng thành viên EVN ban hành Quyết định số 131/QĐ-EVN phê duyệt Đề án sắp xếp, tái cơ cấu Tổng công ty Điện lực miền Trung giai đoạn 2017 - 2020. Ngày 23/8/2017, EVNCPC ban hành công văn 6822/EVNCPC-TC&NS về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này.

- Ngày 10/8/2017: UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn Điện lực Việt Nam ký kết biên bản thỏa thuận bàn giao tiếp nhận hệ thống

Page 113: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

113ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

điện đảo Cồn Cỏ. EVN giao Công ty Điện lực Quảng Trị trực tiếp quản lý, vận hành lưới điện trên huyện đảo này. Từ 15/8/2017, Công ty Điện lực Quảng Trị triển khai công tác quản lý, vận hành hệ thống điện đảo Cồn Cỏ, cấp điện 24/24 giờ và bán điện trực tiếp đến khách hàng sử dụng điện trên đảo bằng nguồn điện diesel.

- Ngày 15/8/2017, tại Văn phòng Thành ủy Hội An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), Thường trực Thành ủy Hội An tổ chức chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên của Đảng bộ Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung về trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung.

- Ngày 31/8/2017: Hoàn thành dự án năng lượng mặt trời cấp điện xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi. Dự án có tổng mức đầu tư 10,8 tỷ đồng. Hệ thống pin năng lượng mặt trời có tổng công suất 96 kWp, hệ thống lưu trữ tổng dung lượng 9.600 Ah - 48V, có một bộ điều khiển nạp xả pin năng lượng mặt trời và ắc quy, điều khiển đóng mở tự động máy phát diesel.

- Ngày 06-11/11/2017: Đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 - “Không mất điện dù chỉ một giây!”.

Ngày 06 - 11/11/2017 tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam đã tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng với sự có mặt của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến sự phát triển kinh tế chung của khối APEC và kinh tế toàn cầu. Sự kiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, là cơ hội góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế nên được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm.

Góp phần vào thành công của sự kiện này, ngành điện có trách nhiệm đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC. EVN đã thành lập Ban chỉ huy điều hành cung cấp điện cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 với sự chủ trì của ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc EVN, Trưởng Ban chỉ huy; ông Trần Đình Nhân - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNCPC, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ huy. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy là trực tiếp điều hành công tác đảm bảo cung cấp điện cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại TP Đà Nẵng trong thời gian từ 27/10 - 14/11/2017, đặc biệt trong các ngày từ 06-11/11/2017.

Để thực hiện nhiệm vụ này, từ năm 2015, EVNCPC đã bắt tay vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống lưới điện đáp ứng yêu cầu đề ra.

Page 114: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

114 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Ngành điện miền Trung đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng 8 công trình 110kV và 10 công trình trung hạ áp với nguồn điện dự phòng 3 cấp, thường xuyên tổ chức diễn tập xử lý sự cố để kiểm tra, khắc phục các tồn tại, nâng cao khả năng xử lý tình huống. EVNCPC đã thành lập 04 Đội xung kích từ 05 đơn vị thành viên kèm đầy đủ phương tiện, dụng cụ sẵn sàng. Phương án cấp điện tại 12 địa điểm chính diễn ra các sự kiện quan trọng đều được thiết lập 03 cấp dự phòng để sẵn sàng cung cấp điện cho Hội nghị, trong đó chủ yếu sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia.

Với sự tập trung chuẩn bị chu đáo, EVNCPC đã đảm cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 - “không mất điện dù chỉ một giây!”.

- Trong tháng 9 và tháng 11/2017, hai cơn bão số 10 và số 12 gây thiệt hại nặng nề hệ thống điện tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Bình, Quảng Trị (Bão số 10) và Phú Yên, Khánh Hòa (Bão số 12). EVNCPC đã huy động lực lượng từ các đơn vị trong toàn Tổng công ty để hỗ trợ các công ty điện lực khôi phục sự cố sau bão, quân số huy động cả hai đợt trên 2.000 người.

- Ngày 20/11/2017: EVNCPC khánh thành hệ thống năng lượng mặt trời áp mái nối lưới tòa nhà EVNCPC và đưa vào sử dụng xe 02 ô tô điện, trạm sạc nhanh cho xe điện đầu tiên tại Việt Nam. Trạm sạc có thể sạc nhanh chỉ mất 30 phút. Xe chạy tốc độ tối đa 130 km/giờ, quãng đường di chuyển tối đa khi sạc đầy là 160 km.

- Ngày 21/12/2017: EVNCPC khánh thành đưa vào vận hành khai thác Nhà máy thủy điện Đắk Pring (7,5MW - Quảng Nam). Công trình được khởi công vào ngày 12/11/2014 với tổng vốn đầu tư khoảng 280 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và vốn đối ứng của ngành điện.

- Năm 2017, EVNCPC ứng dụng rộng khắp công nghệ đo xa tự động RF-Mesh trên lưới điện 13 tỉnh TP miền Trung - Tây Nguyên.Tính đến thời điểm cuối năm 2017, đã có hơn 1,7 triệu công tơ điện tử tích hợp công nghệ RF-Mesh, đạt tỷ lệ gần 67,8% trên tổng số hơn 2,5 triệu công tơ điện tử toàn EVNCPC. Cùng với việc đo xa, EVNCPC đã triển khai quản lý khách hàng trên bản đồ số google map, hiển thị trực quan vị trí công tơ và thông tin khách hàng, hỗ trợ đắc lực trong việc báo và xử lý sự cố, cập nhật thông tin khách hàng sử dụng điện.

Page 115: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

115ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển hệ thống điện tại 13 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên. Trung tâm điều khiển hệ thống điện được triển khai đầu tiên vào năm 2007, đến cuối năm 2017, EVNCPC đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển hệ thống điện tại tất cả 13/13 tỉnh, thành phố.

- Ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách sắp xếp lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Với việc triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới, CNTT vào công tác quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh của EVNCPC trong thời gian vừa qua đã giảm rõ rệt nhu cầu lao động, đồng thời đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành hệ thống với công nghệ mới và cũng tạo áp lực lên EVNCPC khi phải giải quyết lượng lao động dôi dư. Để giải quyết bài toán về nguồn nhân lực, một mặt EVNCPC đã áp dụng chính sách tuyển dụng tập trung để tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công việc từ Tổng công ty đến các đơn vị; mặt khác EVNCPC đã ban hành các chính sách sắp xếp lao động linh hoạt và phù hợp, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp và người lao động. Đó là các chính sách: Về hưu sớm; lao động làm việc không trọn thời gian; dịch chuyển lao động từ Công ty Lưới điện cao thế sang các Công ty Điện lực; đề nghị EVN cho thành lập Công ty dịch vụ Điện lực thuộc Tổng công ty để giải quyết lao động dôi dư.

năm 2018

- Ngày 10/01/2018: Công ty Điện lực Đà Nẵng thử nghiệm thành công hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối cho xuất tuyến 471/Ngũ Hành Sơn 220 và 472/Ngũ Hành Sơn 220, là đơn vị đầu tiên của EVNCPC ứng dụng thành công công nghệ tự động hóa lưới điện phân phối.

- Ngày 03/2/2018: Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong 30 tập đoàn, tổng công ty nhà nước được chuyển giao cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Page 116: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

116 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

- Ngày 27/02/2018: Bàn giao lưới điện 110kV từ Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng sang Công ty Lưới điện cao thế miền Trung.

- Dừng xuất bản Bản tin Điện lực miền Trung hằng tháng từ tháng 02/2018, chuyển sang xuất bản ấn phẩm hằng năm phục vụ lưu trữ thông tin.

- Ngày 24/3/2018: EVNCPC tổ chức kỳ thi tuyển Phó Giám đốc Công ty Điện lực năm 2018. Có 22 ứng viên đến từ 9 công ty điện lực thành viên tham gia thi tuyển chức danh Phó giám đốc thuộc 3 lĩnh vực: Kỹ thuật (9 ứng viên), Quản lý đầu tư (8 ứng viên)và Kinh doanh (5 ứng viên). Kết quả, có 07 ứng viên trúng tuyển trong đợt này. Đây là nguồn cán bộ để Ban lãnh đạo EVNCPC xem xét bổ sung Phó giám đốc Công ty Điện lực cho các đơn vị có nhu cầu trong thời gian tới.

- Ngày 07 - 18/5/2018, đơn vị tư vấn Actionable Strategies có chuyến công tác khởi động dự án “Xây dựng kế hoạch phát triển và kiến trúc tổng thể CNTT phục vụ lưới điện thông minh của EVNCPC giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025” tại Tổng công ty Điện lực miền Trung.

- Ngày 10/5/2018: Khánh thành Nhà lắp đặt máy phát điện đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị.

- Ngày 29/6/2018 và ngày 03/07/2018, Công ty Điện lực Kon Tum và Công ty Điện lực Đắk Nông đã lần lượt thực hiện thành công công tác thay sứ trên đường dây 22kV đang mang điện. Đây là hai đơn vị cuối cùng trong số 13 Công ty Điện lực thành viên của EVNCPC áp dụng công nghệ sửa chữa điện nóng. Đặc biệt, đây cũng là hai đơn vị đầu tiên do EVNCPC tự đào tạo thực hiện công tác này. Như vậy sau hơn hai năm triển khai, toàn bộ 13/13 Công ty Điện lực thành viên thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung đã có đội sửa chữa điện nóng đi vào hoạt động.

- Ngày 07/8/2018: Hội nghị Quản lý kỹ thuật và Kinh doanh bán điện Việt - Lào được tổ chức tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị.

- Ngày 30/8/2018: Đảng ủy Tổng công ty Điện lực miền Trung tổ chức lễ công bố Quyết định nâng cấp Đảng bộ EVNCPC thành Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng.

- Xây dựng và trình EVN Phương án thành lập Công ty Dịch vụ điện lực.

Page 117: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

117ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Thực hiện chỉ đạo của EVN về việc tách khâu dịch vụ sửa chữa và khâu QLVH lưới điện của EVNNPC, EVNCPC, EVNSPC, Tổng công ty đã xây dựng và trình EVN phương án tổ chức Công ty Dịch vụ điện lực (DVĐL) trên cơ sở tách Xí nghiệp Sửa chữa - Thí nghiệm của Công ty Lưới điện cao thế miền Trung và Xí nghiệp Điện cơ của các Công ty Điện lực.

Ngày 07/9/2018, EVN có văn bản số 4484/EVN-TC&NS về việc hoàn thiện phương án triển khai thành lập Công ty DVĐL và phương án quản lý lưới điện 220/110kV thuộc các Tổng công ty Điện lực, yêu cầu các Tổng công ty xây dựng lại phương án thành lập Công ty DVĐL trên cơ sở sáp nhập các Chi nhánh điện Cao thế tỉnh về Công ty Điện lực tỉnh và chuyển công tác quản lý vận hành lưới điện cao thế cho các Công ty Điện lực thực hiện; chuyển đổi Công ty Lưới điện cao thế miền Trung thành Công ty DVĐL miền Trung. EVNCPC đã xây dựng lại Phương án thành lập Công ty DVĐL miền Trung và phương án quản lý lưới điện 110kV thuộc các TCTĐL theo đúng chỉ đạo của EVN và trình EVN tại văn bản số 7901/EVNCPC-TC&NS ngày 14/9/2018, tiếp tục báo cáo bổ sung, hoàn thiện phương án tại văn bản số 9041/EVNCPC-TC&NS ngày 18/10/2018 và báo cáo phương án quản lý lưới điện 110kV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại văn bản số 10101/EVNCPC-TC&NS ngày 19/11/2018.

Sau khi EVN phê duyệt phương án, ngày 27/11/2018, EVNCPC đã tổ chức họp trực tuyến để phổ biến chủ trương của EVN, giải đáp ý kiến góp ý của đơn vị về công tác chuyển giao lưới điện 110kV từ CGC về CTĐL và chuyển giao XNĐC từ CTĐL về Công ty DVĐL miền Trung. EVNCPC cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác chuyển giao, ban hành quyết định đổi tên Công ty Lưới điện cao thế miền Trung thành Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung, các quyết định thành lập Xí nghiệp dịch vụ tại các tỉnh thành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty DVĐL, Quy chế phối hợp giữa Công ty DVDL với các đơn vị thành viên, thực hiện các thủ tục pháp lý để Công ty DVĐL miền Trung chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2019.

Ngày 14/12/2018, EVNCPC tổ chức lễ bàn giao lưới điện 110kV và Xí nghiệp Điện cơ giữa Công ty Lưới điện Cao thế miền Trung và các Công ty Điện lực thành viên EVNCPC (trừ Công ty CP Điện lực Khánh Hòa).

Page 118: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

118 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Danh hiệu - Thành tích Tập thể và cá nhân

Thời gian được tặng

thưởng

Danh hiệu anh hùng

Lao động thời kỳ đổi mới

• Tập thể: Điện lực Khánh Hòa Năm 2000Công ty Điện lực 3 Năm 2004• Cá nhân: Đ/c Phan Văn Diêm - Đội trưởng đội xây lò công trường xây dựng Nhà máy điện Việt Trì; nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực miền Trung, Giám đốc Điện lực Phú Khánh.

Năm 1962

Đ/c Đỗ Chanh - Giám đốc Nhà máy điện Hàm Rồng - Thanh Hóa; nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực miền Trung, Giám đốc Điện lực Quảng Nam Đà Nẵng

Năm 1966

huân chương Độc lập hạng

nhất

• Tập thể: Tổng công ty Điện lực miền Trung Năm 2013Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2013

huân chương Độc lập hạng

nhì

• Tập thể:Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng Năm 2010

huân chương Độc lập hạng

Ba

• Tập thể: Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung Năm 2013

Công ty Điện lực Quảng Ngãi Năm 2011Công ty Điện lực Phú Yên Năm 2011Công ty Điện lực Bình Định Năm 2012• Cá nhân: Đ/c Âu Công Hộ - Nguyên Phó Giám đốc Điện lực Đắk Lắk. Năm 2003

bảng vàng thành tíCh

Page 119: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

119ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

huân chương Lao động

hạng nhất

• Tập thể: Công ty Điện lực Quảng Bình Năm 2007Công ty Điện lực Quảng Trị Năm 2009Công ty Điện lực Quảng Nam Năm 2010Công ty Thí nghiệm điện miền Trung Năm 2010Công ty Điện lực Đắk Lắk Năm 2015• Cá nhân: Đ/c Trần Đình Thanh - Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 2007

• Tập thể: Điện lực Thừa Thiên Huế Năm 2007Điện lực Đắk Lắk Năm 2010Công ty CNTT Điện lực miền Trung Năm 2012Điện lực Gia Lai Năm 2013

huân chương Lao động hạng nhì

Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng Năm 2013

• Cá nhân: Đ/c Văn Giai - Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 2001Đ/c Lê Văn Bông - Giám đốc Điện lực Phú Yên Năm 2004

Đ/c Nguyễn Mậu Từ - Giám đốc Điện lực Bình Định Năm 2006

Đ/c Thái Văn Thắng - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 2008

Đ/c Lê Thanh Minh - Giám đốc Công ty Điện lực Đà Nẵng Năm 2009

Đ/c Nguyễn Đình Dõng - Giám đốc Công ty Thí nghiệm điện miền Trung Năm 2010

Đ/c Lê Kim Hùng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung Năm 2014

Đ/c Trần Đình Lợi - Trưởng Ban Tổ chức & Nhân sự Tổng công ty Điện lực miền Trung Năm 2016

Page 120: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

120 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

huân chương Lao động hạng Ba

• Tập thểPhân xưởng Rơle - Trung tâm Thí nghiệm điện Năm 1994

Chi nhánh điện Hội An - Điện lực Quảng Nam Đà Nẵng Năm 1994

Điện lực Kon Tum Năm 1995Chi nhánh điện Tam Kỳ – Điện lực Quảng Nam Đà Nẵng Năm 1996

Nhà máy thủy điện Đrây H’linh – Điện lực Đắk Lắk Năm 1996

Phân xưởng Lưới (Điện lực Đà Nẵng) Năm 1997Đoàn thanh niên Điện lực Khánh Hòa Năm 1999Nhà máy thủy điện An Điềm - thuộc Điện lực Quảng Nam Năm 2002

Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Bình Năm 2002Chi nhánh điện Khe Sanh - Điện lực Quảng Trị) Năm 2006

Chi nhánh điện Quảng Ninh - Điện lực Quảng Bình) Năm 2007

Ban QLDA Năng lượng nông thôn khu vực miền Trung Năm 2007

Công đoàn Điện lực Bình Định Năm 2008Chi nhánh điện khu vực 1 - Điện lực Đà Nẵng Năm 2009

Trung tâm Thiết kế điện Năm 2009Phòng Tổ chức Lao động - Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng Năm 2010

Ban Tài chính kế toán EVNCPC Năm 2012Ban Tổ chức & Nhân sự EVNCPC Năm 2012Ban Quan hệ cộng đồng EVNCPC Năm 2012Ban QLDA Lưới điện miền Trung Năm 2012

Page 121: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

121ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

huân chương Lao động hạng Ba

Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Trị Năm 2012Công đoàn Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2012Điện lực Lăk - Công ty Điện lực Đắk Lắk Năm 2012Điện lực Cam Ranh - Khánh Sơn - Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2012

Điện lực Vạn Ninh - Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2012

Ban Kỹ thuật EVNCPC Năm 2013Ban Kinh doanh EVNCPC Năm 2013Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Ngãi Năm 2013Phòng Tài chính Kế toán - Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2013

Phòng Kinh doanh - Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2013

• Cá nhân Đ/c Quách Hào - Giám đốc BQL công trình thủy điện An Điềm, nguyên Trưởng phòng Thi đua Tuyên truyền Công ty Điện lực 3

Năm 1990

Đ/c Tạ Cảnh - Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 1994Đ/c Bùi Văn Sử - Giám đốc Điện lực Quảng Bình Năm 1994

Đ/c Đặng Ngọc Tý - Giám đốc Điện lực Đắk Lắk Năm 1994

Đ/c Trần Quốc Anh - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 1995

Đ/c Trần Thị Như Quỳnh - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 1995

Đ/c Nguyễn Lý Tưởng - Giám đốc Điện lực Quảng Nam Đà Nẵng Năm 1995

Đ/c Cao Thụy - Giám đốc Điện lực Khánh Hòa Năm 1995

Đ/c Huỳnh Trung Hiếu - Giám đốc Điện lực Kon Tum Năm 1995

Page 122: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

122 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

huân chương Lao động hạng Ba

Đ/c Nguyễn Nho Em - Công nhân Điện lực Quảng Nam Đà Nẵng Năm 1996

Đ/c Trần Yên - Nhân viên Điện lực Quảng Nam Đà Nẵng Năm 1996

Đ/c Vũ Ngọc Thẩm - Bí thư Đảng ủy Điện lực Quảng Nam Năm 1998

Đ/c Phạm Bá - Giám đốc Điện lực Bình Định Năm 2000Đ/c Cao Đình Hiệu - Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình Năm 2000

Đ/c Trần Thừa Hàng - Giám đốc Ban QLDA lưới điện Năm 2000

Đ/c Lê Bốn - Công nhân Điện lực Đà Nẵng Năm 2001Đ/c Đinh Văn Dũng - Giám đốc Điện lực Quảng Ngãi Năm 2001

Đ/c Vũ Đức Thìn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 2001

Đ/c Tôn Thất Lễ - Giám đốc CNĐ Thanh Khê -Điện lực Đà Nẵng Năm 2002

Đ/c Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 2003

Đ/c Nguyễn Hữu Tâm - Kế toán trưởng Công ty Điện lực 3 Năm 2003

Đ/c Phan Thanh Thuý - Giám đốc Điện lực Quảng Trị Năm 2004

Đ/c Đỗ Hùng Luân - Giám đốc Ban QLDA lưới điện Năm 2004

Đ/c Lê Kim Hùng - Phó Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 2005

Đ/c Phạm Quốc Khánh - Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực 3 Năm 2006

Đ/c Nguyễn Hồng Phú - Trưởng phòng Thanh tra Công ty Điện lực 3 Năm 2007

Đ/c Phan Công Bình - Trưởng phòng Thi đua Tuyên truyền Công ty Điện lực 3 Năm 2007

Page 123: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

123ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

huân chương Lao động hạng Ba

Đ/c Trần Cao Hớn - Giám đốc Điện lực Gia Lai Năm 2007

Đ/c Bùi Hữu Thanh - Giám đốc Điện lực Thừa Thiên Huế Năm 2008

Đ/c Bùi Quang Hùng - Tổng giám đốc Công ty Điện lực Khánh Hòa Năm 2008

Đ/c Trần Đình Lợi - Trưởng phòng Tổ chức & Nhân sự Công ty Điện lực 3 Năm 2009

Đ/c Hồ Văn Chỉnh - Chánh Văn phòng Công ty Điện lực 3 Năm 2009

Đ/c Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Nam Năm 2010

Đ/c Bùi Châu Quốc Bảo - Quản đốc Phân xưởng cao thế - Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung

Năm 2010

Đ/c Lê Lương Dung - Giám đốc Ban QLDA Điện nông thôn miền Trung Năm 2010

Đ/c Trương Chi Thông - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng Năm 2010

Đ/c Trần Văn Khoa - Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên Năm 2011

Đ/c Nguyễn Trường Khanh - Giám đốc Điện lực Đồng Hới - Công ty Điện lực Quảng Bình

Năm 2011

Đ/c Nguyễn Tư - Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Ngãi Năm 2011

Đ/c Trần Đình Nhân - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung Năm 2012

Đ/c Nguyễn Thành - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung Năm 2012

Đ/c Trần Dũng - Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung Năm 2012

Đ/c Trần Cảnh Phú - Kế toán trưởng Công ty Điện lực Quảng Trị Năm 2012

Page 124: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

124 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Đ/c Hà Thanh Long - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Năm 2012

Đ/c Lâm Quang Soạn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Ngãi Năm 2012

Đ/c Võ Thanh Dũng - Giám đốc Điện lực Ninh Hòa - Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2012

Đ/c Phạm Sỹ Hùng - Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Trị Năm 2013

Đ/c Trần Hữu Hùng - Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung Năm 2013

Đ/c Trần Hữu Bình - Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Trị Năm 2013

Đ/c Phan Vinh - Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Năm 2013

Đ/c Nguyễn Sinh - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Năm 2013

Đ/c Nguyễn Thanh Lâm - Tổng giám đốc Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2013

Đ/c Nguyễn Cao Ký - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Điện lực Khánh Hòa Năm 2013

Đ/c Lê Hoài Nhơn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Đắk Lắk Năm 2013

Đ/c Nguyễn Xuân Dũng - Giám đốc Công ty Lưới điện cao thế miền Trung Năm 2013

Đ/c Bùi Minh Hải - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Trị Năm 2016

Chiến sĩ thi đua

toàn quốchọ và tên

Thời gian được trao

tặngĐ/c Trần Đình Thanh - Giám đốc Công ty Điện lực 3 Năm 2000

Đ/c Cao Thụy - Giám đốc Điện lực Khánh Hòa Năm 2000

Page 125: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

125ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

Đ/c Huỳnh Trung Hiếu - Giám đốc Điện lực Kon Tum Năm 2000

Đ/c Trần Đình Lợi - Trưởng phòng Tổ chức Lao động Công ty Điện lực 3 Năm 2009

Đ/c Hà Thanh Long - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Năm 2009

Ngoài các trường hợp được khen thưởng nêu trên, bảng vàng thành tích này có gần 300 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và hơn 400 danh hiệu CSTĐ Bộ Công Thương; nhiều Cờ thưởng luân lưu và Bằng khen của Bộ Công Thương, EVN, UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ ngành Trung ương; danh hiệu tập thể lao động giỏi, xuất sắc... được khen tặng cho nhiều tập thể thuộc EVNCPC.

Page 126: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

126 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

sỐ lIệu kInh tế - kỸ thuẬt CáC gIaI đoạn

1. Số liệu đường dây qua các giai đoạn (km)

hạng mỤC 1975 1985 1995 2005 2015 2018

Đường dây 110kV 0 0 0 127 3352 3524.5

Đường dây trung áp 551 1502 7071 17587 25931 28174.7

Đường dây hạ áp 507 1501 3574 10084 31500 38150.5

2. Số liệu TBa qua các giai đoạn (trạm)

hạng mỤC 1975 1985 1995 2005 2015 2018

TBA 110kV 0 0 0 6 104 113

TBA trung gian 25 91 265 171 56 51

TBA phụ tải 732 1632 5338 11100 20913 25931

Page 127: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

127ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

3. Điện thương phẩm và khách hàng qua các giai đoạn

hạng mỤC 1975 1985 1995 2005 2015 2018Điện thương phẩm (triệu kWh) 64.5 271 1010 4442 13350 17453

Khách hàng (hộ) 11658 46625 192298 1140576 3635000 4058800

4. Tỷ lệ phủ điện nông thôn (ĐVT: %)

năm Tỷ lệ số huyện Tỷ lệ số xã Tỷ lệ số hộ Năm 1975 10 5 3Năm 1985 37 35 20Năm 1995 73.26 46.97 45.08Năm 2005 97.37 98.16 89.78Năm 2015 100 99.29 98.45Năm 2018 100 100 99.48

Điện thương phẩm (triệu kWh)Khách hàng (hộ)

Page 128: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

128 ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - Biên niên sự kiện

1. Ban liên lạc hưu trí Đ73 - Quảng Trị (2008). Kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn Đ73 Quảng Trị (1973 - 2008), Tài liệu lưu hành nội bộ.

2. Công ty Điện lực Đà Nẵng (2014). Điện lực Đà Nẵng những chặng đường phát triển, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

3. Công ty Điện lực Quảng Trị (2015). Công ty Điện lực Quảng Trị - Những chặng đường hình thành, xây dựng và phát triển, Tài liệu lưu hành nội bộ.

4. Đỗ Bang (1998). Lịch sử thành phố Quy Nhơn, NXB Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế.

5. Mai Hoa (2018). 43 năm ngành điện miền Nam phát triển cùng đất nước, <http://icon.com.vn/vn-s83-141779-631/43-nam-nganh-dien-mien-Nam-phat-trien-cung-dat-nuoc.aspx>, xem 12/2018.

6. Nguyễn Khắc Phục (2003). Những bước đi tỏa sáng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

7. Sở Điện lực Bình Trị Thiên (1989). Truyền thống cách mạng của công nhân ngành điện Bình Trị Thiên (1927 - 1984).

8. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2014). Ngành điện Việt Nam, Biên niên sự kiện - tư liệu, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

9. Tổng công ty Điện lực miền Trung (1993 - 2018), Bản tin Điện lực miền Trung.

10. Tổng công ty Điện lực miền Trung, Trang thông tin điện tử tổng hợp <http://www.cpc.vn> , xem 12/2018.

11. Tư liệu truyền thống của Tổng công ty Điện lực miền Trung.12. Tư liệu công văn của Tổng công ty Điện lực miền Trung.13. Tư liệu công văn của các Trung tâm lưu trữ lịch sử tại miền

Trung.14. Văn Giai (2005). Một số tư liệu về Đoàn công tác Đ73 - Quảng Trị,

Tài liệu lưu hành nội bộ, Tổng công ty Điện lực miền Trung.

tàI lIệu tham khảo

Page 129: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

mỤC LỤC

lời nói đầu 03

Phần I. ĐIện lực mIền Trung - cơ sở hình Thành

Chương i. Các cơ sở điện lực đầu tiên tại miền Trung 07

Chương ii. Đoàn công tác Đ73, bước chuẩn bị quan trọng về bộ máy tổ chức ngành điện miền Trung 12

Phần II. mÔ hình TỔ chỨc cỦA ĐIện lực mIền Trung

QuA cÁc gIAI ĐOẠn

Chương i.Mô hình tổ chức của Điện lực miền Trung qua các giai đoạn 18

Chương ii. Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung 31

Chương iii. Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung 35

Phần III. Xây dựng ĐIện lực mIền Trung

cỦng cố và PhÁT TrIển nguồn, lướI ĐIện

Chương i. Tiếp quản, xây dựng bộ máy (1975 - 1980) 38

Chương ii.

Củng cố các nguồn điện tại chỗ (1981 - 1987) 43

Page 130: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

Chương iii. Thực hiện “3 giải pháp” cấp điện miền Trung (1988 - 1994) 50

Chương iV. Đẩy nhanh tiến trình điện khí hóa nông thôn miền Trung - Tây Nguyên (1995 - 2000) 66

Chương V. Hiện đại lưới điện - Thí điểm cổ phần hóa và xã hội hóa đầu tư thủy điện (2001 - 2009) 77

Chương Vi. Tầm vóc mới, nhiệm vụ mới - Đưa điện lưới quốc gia về thôn buôn, hải đảo (2010 - 2015) 93

Chương Vii. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới - xây dựng lưới điện thông minh (2015 - 2018) 107

bảng Vàng thành tíCh 118

số liệu kinh tế - kỹ thuật CáC giai đoạn 126

tài liệu tham khảo 128

Tổng công ty Điện lực miền Trung rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung liên quan đến những nội dung trong sách và những nội dung chưa được phản ánh để việc biên soạn sẽ được hoàn chỉnh hơn ở những lần xuất bản sau.

Mọi thông tin xin chuyển đến Ban Quan hệ cộng đồng - Tổng công ty Điện lực miền Trung

Địa chỉ: 78A Duy Tân - Phường Hòa Thuận Đông - Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng.Điện thoại: 0236.222.22.33 * Email: [email protected]

Page 131: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là

In 1.300 cuốn khổ 18.5 x 26 cm, tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng - Xí nghiệp in Tổng hợp, đường số 2 KCN Hòa Cầm, Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. Số ĐKXB: 4714-2018/CXBIPH/03-211/ĐaN. Số QĐXB: 665/QĐ-NXBĐaN Nhà xuất bản Đà Nẵng cấp ngày 17 tháng 12 năm 2018. mã isbn: 978-604-84-3579-0In xong và nộp lưu chiểu tháng 12 năm 2018.

ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG - BIÊN NIÊN SỰ KIỆN

Nhà xuất bản Đà NẵngLô 103 - Đường 30 tháng 4 - Thành phố Đà Nẵng

ĐT: 0236 3797874 - 3797823 * Fax: 0236 3797875www.nxbdanang.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:Giám đốc: TRƯƠNG CÔNG BÁOChịu trách nhiệm nội dung:

Tổng biên tập: NGuyễN kim huy

Chỉ đạo thực hiện:Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNCPC

TRẦN ĐÌNH NHÂN

Biên tập: huỲNh kim hÙNG

NGuyễN NhO VĂN khANhhOÀNG NGỌC ThẠCh

NGuyễN ĐÌNh VỸNGuyễN ThỊ PhƯỢNG

Biên soạn và sửa bản in: BAN quAN hệ CộNG ĐồNG EVNCPC

Page 132: ÉAĐẽAÐÉAÉA 3 N · dựng nhà máy. Về quy mô, ban đầu nhà máy chỉ có 02 máy phát điện mang nhãn hiệu National, với tổng công suất lắp đặt là