A64 NguyenTrungAn N11 BTH at Khai Thac Khoang San

64
AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

description

AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN.

Transcript of A64 NguyenTrungAn N11 BTH at Khai Thac Khoang San

AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH

CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

TP.HỒ CHÍ MINH 11/2014

MỤC LỤCI. Một số khái niệm chính về ATVSLĐ và ngành công nghiệp khai thác khoáng sản:......................................3

1.1. Các khái niệm về ATVSLĐ[1]:..............................................................................................................3

1.2. Một số khái niệm về ngành khai thác khoáng sản:..................................................................................8

II. Thực trạng ATVSLĐ của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản:.............................................................9

2.1. Thực trạng chung của ngành khai thác khoáng sản:................................................................................9

2.2. Số liệu báo cáo:....................................................................................................................................10

III. Thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ:....................................................................................................13

3.1. Các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác khoáng sản:....................................................14

3.2. Các Tài liệu huấn luyện, giảng dạy:......................................................................................................15

IV. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong khai thác khoáng sản:.............................................................15

4.1. Các yếu tố nguy hiểm:..........................................................................................................................15

4.2. Các yếu tố có hại:.................................................................................................................................19

V. Nguyên nhân gây tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN trong khai thác khoáng sản:..............................22

5A. CÁC NGUYÊN NHÂN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG[9]........................................................................22

5B. CÁC NGUYÊN NHÂN TỪ CON NGƯỜI:..............................................................................................24

VI. Những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (hiện hữu):..............................................................................................................26

VII. Một số nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản do nhóm tự đề xuất:.............................................................................34

7.1. Các giải pháp về pháp lý:......................................................................................................................34

7.2. Các giải pháp về mặt quản lý:...............................................................................................................35

7.3. Giải pháp về mặt công nghệ:................................................................................................................36

VIII. Sơ cấp cứu cho người gặp nạn ngành công nghiệp khai thác khoáng sản [10]:........................................36

IX. Phương tiện BHLĐ (PPE) sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản [11].........................41

X. Tài liệu tham khảo:.......................................................................................................................................42

2

I. Một số khái niệm chính về ATVSLĐ và ngành công nghiệp khai thác khoáng sản:

I.1. Các khái niệm về ATVSLĐ[1]:

I.1.1. Bảo hộ lao động/an toàn – vệ sinh lao động

Bảo hộ lao động mà nội dung chính là an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) là các hoạt

động trên các mặt: luật pháp, khoa học – công nghệ, tổ chức – hành chính, kinh tế – xã hội

nhằm đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện Điều kiện làm việc (ĐKLV), phòng chống tai nạn lao động

(TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động (NLĐ).

I.1.2. Điều kiện lao động:

Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật

được biểu hiện thông qua các công cụ và là phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình

công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự

tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với NLĐ tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện

nhất định cho con người trong quá trình lao động.

Yếu tố tâm lí và sức khỏe của NLĐ tại nơi sản xuất gắn liền với điều kiện lao động nếu

không được quan tâm đúng mức đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động và BNN.

Tùy theo nội dung nghiên cứu, điều kiện lao động có nhiều cách phân loại khác nhau:

1) Theo tính chất các yếu tố thì điều kiện lao động có các nhóm:

a) Các nhóm yếu tố về vệ sinh môi trường gồm:

- Các nhóm yếu tố về vật lí như: bụi, tiếng ồn, rung động...

- Các nhóm yếu tố về hoá học như: hơi, khí độc, bụi độc...

- Các nhóm yếu tố về sinh học như: virut, vi khuẩn, kí sinh trùng...

b) Các nhóm yếu tố về tâm - sinh lí bao gồm: các yếu tố có liên quan đến các yếu tố

làm căng thẳng tâm lí người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc. Từ đó, ảnh

hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả làm việc.

c) Các nhóm yếu tố về thẩm mỹ:

3

Yếu tố thẩm mĩ cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hưng phấn, sự say

mê cũng như sự yên tâm làm việc cho người lao động. Nó bao gồm các yếu tố như: Điều kiện

cơ sở vật chất: nhà xưởng, kho tàng...có khang trang, rộng rãi hay không; sự bố trí, sắp xếp

máy móc, thiết bị, dụng cụ khoa học và hợp lí, tạo nơi làm việc gọn gàng và ngăn nắp cũng như

tạo không gian làm việc tối ưu;một số yếu tố khác như: hình dáng, kích thước và màu sắc của

các máy móc, thiết bị, vấn đề vệ sinh công nghiệp...

d) Các nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội:

- Sự đầu tư cho dây chuyền công nghệ, nhà xưởng,...

- Tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

- Nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: lực lượng lao động và quản lí, tuổi đời, tuổi

nghề, trình độ khoa học - công nghệ...

2) Theo mức độ liên quan đến lao động:

a) Các yếu tố của lao động

- Máy, thiết bị, công cụ;

- Nhà xưởng;

- Năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu;

- Đối tượng lao động;

- Người lao động.

b) Các yếu tố liên quan đến lao động:

- Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc;

- Các yếu tố kinh tế, xã hội; quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý

người lao động.

3) Theo tác động đến người lao động:

a) Điều kiện lao động thuận lợi: bảo vệ sức khoẻ người lao động, ngăn ngùa tai nạn lao

động và bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp.

4

b) Điều kiện lao động không thuận lợi gây bệnh tật, gây tai nạn cho NLĐ.

I.1.3. Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong

lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc

gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động,

kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ Luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca,

ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị,

kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Tai nạn lao động xảy ra do hậu quả của sự tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm

có hại, làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường

của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập

vào cơ thể một lượng lớn chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức

năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động.

Ngoài ra, những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: tai nạn xảy ra đối với

người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc đến nơi ở vào thời gian và tại

địa điểm hợp lý (trên tuyến đương đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những

nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với

việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.

Theo tình trạng chấn thương, tai nạn lao động được phân ra là tai nạn lao động chết

người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ. Viên phân loại tai nạn lao động nặng, nhẹ là

căn cứ tình trạng thương tích được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số

14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 8/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số "tần suất tai nạn lao động

K" tính trên 1000 lao động.

K= n . 1000N

Trong đó:5

n: Số người bị tai nạn lao động;

N: Tổng số người lao động;

K: Được tính cho đơn vị, địa phương hay cho một ngành hoặc chung cho cả nước, nếu n

và N được tính trong đơn vị, địa phương, ngành hoặc trên phạm vi cả nước.

K: là hệ số tần suất tai nạn lao động chết người, nếu n là số người bị chết do tai nạn lao

động.

Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể đánh giá

được tình hình tai nạn lao động ở một doanh nghiệp, một ngành hoặc một quốc gia, cao hay

thấp, tăng hay giảm. Hiện nay có một số nước trên thế giới đang đề ra chiến dịch "K = 0",

nghĩa là phấn đấu tiến đến không để xảy ra tai nạn lao động.

I.1.4. Bệnh nghề nghiệp:

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghề

nghiệp tác động tới người lao động theo Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở

Việt Nam do Bộ Y tế ban hành sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội và Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hại của nghề

nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị

bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có thể bù lại phần nào sự thiệt

hại của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị bệnh nghề nghiệp đã làm mất đi một phần

sức lao động. Phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng y học có thể làm được.

Các quốc gia đều công bố danh mục các BNN được bảo hiểm và ban hành các chế độ

đền bù hoặc bảo hiểm. Tổ chức lao động quốc tế đã xếp BNN thành 29 nhóm gồm hàng trăm

BNN khác nhau.

Việt Nam bắt đầu từ năm 1976, Nhà nước đã công nhận 8 bệnh nghề nghiệp được bảo

hiểm, năm 1991 bổ sung thêm 8 bệnh, năm 1997 bổ sung thêm 5 bệnh, năm 2006 bổ sung thêm

4 bệnh, năm 2011 bổ sung thêm 03 bệnh, nâng tổng số lên 28 bệnh nghề nghiệp được bảo

hiểm, đó là:

6

- Bệnh bụi phổi do Silic

- Bệnh bụi phổi do Amiăng

- Bệnh bụi phổi bông

- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì

- Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của Benzen

- Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân

- Bệnh nhiễm độc Mănggan và các hợp chất của Mănggan

- Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitroluen)

- Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X

- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

- Bệnh sạm da nghề nghiệp

- Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

- Bệnh lao nghề nghiệp

- Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp

- Bệnh do Leptospira nghề nghiệp

- Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất của Asen nghề nghiệp

- Bệnh nhiễm độc Nicontin nghề nghiệp

- Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp

- Bệnh giảm áp nghề nghiệp

- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp

- Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

- Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp

- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp 7

- Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.

- Bệnh Cadimi nghề nghiệp

- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân;

- Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

I.1.5. Yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại trong sản xuất

Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là yếu tố có trong môi trường lao động có thể gây chấn

thương, bệnh tật nguy hiểm cho người lao động và làm thiệt hại về tài sản, môi trường.

Yếu tố có hại trong sản xuất là yếu tố có trong môi trường lao động tác động xấu đến

sức khỏe người lao động.

I.1.6. Văn hoá an toàn

Theo những kết luận tại hội nghị lao động quốc tế của ILO vào tháng 6 năm 2003, thì

văn hoá an toàn được hiểu là văn hoá mà trong đó quyền được hưởng một môi trường làm việc

an toàn và vệ sinh của người lao động được tất cả các cấp tôn trọng; đó là văn hoá mà trong đó

Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động tích cực tham gia vào việc bảo đảm một

môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, thông qua một hệ thống các quyền, trách nhiệm và

nghĩa vụ được xác định rõ ràng; đó là văn hoá mà nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu

tiên hàng đầu.

Nói một cách khác, với quan điểm coi trọng vai trò của con người trong quá trình lao

động sản xuất, mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức, cá nhân với trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa

vụ của mình, phải chủ động và tích cực bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe người lao động. Ở

nước ta, tuy chưa nhắc nhiều đến thuật ngữ “văn hoá an toàn”, nhưng trong thực tế, hơn nửa thế

kỷ qua, từ trong đường lối, chính sách, văn bản pháp luật cho đến những hoạt động cụ thể đều

đã có những nội dung, những việc làm, cách ứng xử phù hợp với quan niệm văn hoá an toàn.

I.2. Một số khái niệm về ngành khai thác khoáng sản:

Khai thác khoáng sản:

Là hoạt động khai thác các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch

hoặc vĩa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, than, 8

kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối, kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải trồng

trọt hoặc được tạo ra từ phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ khoáng sản.

Khai thác khoáng sản được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài

nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí tự nhiên, thậm chí là nước).

Khai thác khoáng sản là ngành lao động đặc thù, được xếp vào loại lao động nặng nhọc,

độc hại, nguy hiểm. Hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản có kiến tạo phức tạp, người lao động

thường xuyên phải tiếp xúc với nguy cơ gây nên các BNN như bụi than, đá, tiếng ồn, các loại

khí độc như CH4, CO, CO2… Do vậy, khai thác khoáng sản là một trong những ngành có nguy

cơ cao về TNLĐ và BNN. Ước tính, số vụ TNLĐ xảy ra trong lĩnh vực này chiếm khoảng 18-

20% tổng số vụ TNLĐ.

II. Thực trạng ATVSLĐ của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản:

II.1. Thực trạng chung của ngành khai thác khoáng sản:

Ngành khai thác khoáng sản đang góp phần cải tạo từng bước cơ sở hạ tầng của các địa

phương nơi có mỏ khoáng sản, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, hiện

nay vẫn còn nhiều vụ tai nạn xảy ra do bất cẩn trong quá trình khai thác. Nhất là tai nạn do khai

thác hầm lò và khai thác mỏ lộ thiên như sập lò, sạt lở đất đá; bục nước, bùn; cháy nổ khí mỏ,

khí mê tan, bụi than, đổ máy móc thiết bị... Các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng

xấu đến sức khỏe như bụi than, đá, kim loại, tư thế lao động gò bó, thiếu dưỡng khí, ánh sáng,

say nóng... thường xuyên đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người lao động.

Hiện nay trừ các mỏ khai thác than và một số mỏ khai thác đá làm nguyên liệu sản xuất

xi măng được đầu tư quy mô, tổ chức khai thác mỏ tuân thủ đầy đủ các quy định, quy chuẩn kỹ

thuật an toàn từ khâu khai thác, vận chuyển đến chế biến. Còn lại phần lớn các mỏ đá ở các địa

phương, quy mô nhỏ, không quá 100.000m3/năm với thời gian khai thác không quá 5 năm,

nhiều mỏ chỉ có thời hạn khai thác từ 1-2 năm. 

Tại những mỏ này, tình trạng phổ biến là không tiến hành thăm dò khoáng sản, không có

thiết kế mỏ và có thì cũng không được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định. Biện

pháp khai thác tại các mỏ này không đáp ứng các quy định về an toàn trong khai thác. Các mỏ

9

thường không có giám đốc điều hành đảm bảo đủ điều kiện năng lực chuyên môn, như năng

lực quản lý, điều hành mỏ theo quy định hiện hành. 

Một số loại khoáng sản khai thác bằng phương pháp hầm lò gồm vàng sa khoáng, quặng

chì, măng gan, thiếc... chủ yếu thủ công. Đặc biệt, các đơn vị khai thác tư nhân và nạn khai

thác trái phép đều thiếu đầu tư thiết bị, không có kỹ thuật khai thác do đó tai nạn lao động

nghiêm trọng thường xuyên xảy ra. Song do việc quản lý các loại quặng này còn lỏng lẻo, nên

khi xảy ra những vụ tai nạn lao động chết người với số lượng lớn, khi ấy các cơ quan nhà nước

và chính quyền địa phương mới có thông tin[2].

Môi trường lao động ngành mỏ bị ô nhiễm, một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn vệ sinh

cho phép (hồi cứu số liệu ba năm 2009, 2010, 2011):

- Nhiệt độ (14,1%; 12,4%; 6,9%).

- Tốc độ gió (10,6%; 7,2%; 3,1%).

- Độ ẩm (25,1%; 14,5%; 18,8%).

- Bụi (22,5%; 27,7%; 19,9%).

- Tiếng ồn (23,1%; 24,3%; 19,9%).

- Rung (19,0%; 12,8%; 5,9%).

- Và hơi khí độc (1,4%; 1,3%, 1,2%).

Theo nhận định của người lao động  thì có 85,4% người lao động nói rằng công việc của

họ nặng nhọc, 92,9% cho rằng công việc nguy hiểm, 39,2% cho rằng công việc gò bó, 12,8%

cho rằng công việc đơn điệu, 83,4% cho rằng công việc nguy hiểm, có thể gây tai nạn lao động

[3].

II.2. Số liệu báo cáo:

II.2.1. Báo cáo về số vụ tai nạn[4]:

Trong khai thác than, giai đoạn từ năm 1996 - 2005 xảy ra tổng số 114 vụ tai nạn lao

động, làm chết 182 người khi đang khai thác mỏ hầm lò. Như vậy, bình quân trong giai đoạn

này cứ khai thác được 1 triệu tấn than thì có khoảng 3 người thiệt mạng. Giai đoạn 2000 - 2008

có 276 trường hợp bị chết, riêng chết trong hầm lò 219 người.

Năm 2000 2010 2011 2012 2013

10

Số vụ tai nạn 3405 5125 5896 6777 6695

Số người bị nạn

3530 5307 6154 6967 6887

Số người chết 371 601 574 606 562

Số người chết vì khai thác mỏ và xây dựng

- 122 68 50 80

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình tai nạn lao động của Bộ Lao động – Thương

Binh và Xã hội

Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong khai thác khoáng sản:

Trong khai thác đá mỗi năm cũng có hàng chục người chết. Những địa bàn khai thác đá

để xảy ra tai nạn lao động làm nhiều người chết và bị thương đó là Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam

, Phú Yên.

- 13/4/2010, tại mỏ đá thuộc HTX Minh Tâm, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, xảy ra một

vụ tai nạn lao động do nổ mìn, làm 2 người chết, 3 người bị thương

- 13/8/2010 tại lò Phỗng thông gió số 3 vỉa G9 Vũ Môn thuộc công trường khai thác 2,

Công ty cổ phần than Mông Dương, xảy ra tai nạn lao động do sạt lở, sập vùi than làm

03 người chết và 01 người bị thương

- 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên

Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và 6 người bị thương

- 21/5/2012, vụ TNLĐ do sạt lở đá làm chết 03 người tại Công ty Tân Hoàng An, huyện

Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng

- 05/5/2013 Vụ tai nạn do sập đá xảy ra làm 02 người chết tại mỏ đá Lèn Rỏi, thuộc công

ty TNHH Kiều Phương, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An

- 07/6/2013 do sạt lở mỏ đá làm chết 03 người và 01 người bị thương nặng tại mỏ đá xã

Đông Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá thuộc Công ty TNHH một thành viên Sông Mã

Nhận xét về các nguyên nhân gây TNLĐ năm 2013:

Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 59%, cụ thể:

- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 22% tổng số vụ;

11

- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm

18% tổng số vụ;

- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm

10% tổng số vụ;

- Do tổ chức lao động chiếm 6% tổng số vụ; người sử dụng lao động không trang bị

phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3%.

Nguyên nhân người lao động chiếm 26%, cụ thể:

- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 21% tổng số

vụ;

- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 5% tổng số vụ;

- Còn lại 15% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác

II.2.2. Thực trạng bệnh nghề nghiệp:

Nhiều người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đặc biệt là bệnh bụi phổi silic. Kết quả

khám sức khỏe định kỳ cho thấy một số bệnh chiếm tỷ lệ cao như: bệnh mắt, viêm xong, mũi

họng, thanh quản, bệnh da, viêm phế quản, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh cơ xương khớp. Nhiều

vụ tai nạn lao động đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng làm nhiều người chết hoặc bị thương

nặng. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong những năm gần đây than

– khoáng sản là một trong những ngành dẫn đầu về số lao động tử vong trong khi làm việc.

Số người mắc bệnh nghề nghiệp trong khai thác than, khoáng sản cũng chiếm tỷ lệ lớn,

trong đó chủ yếu là bệnh bụi phổi Silic, bụi phổi than, chiếm hơn 70% trên 28 bệnh nghề

nghiệp được bảo hiểm tại Việt Nam.

Năm 2009, tỷ lệ người lao động bị bệnh mắt chiếm tỷ lệ cao nhất 15,5%, sau đó là bệnh

viêm xoang, mũi họng, thanh quản chiếm 13,7%, bệnh da chiếm 10,1%. Năm 2010 bệnh viêm

xoang, mũi họng, thanh quản chiếm tỷ lệ cao nhất 12%, sau đó là bệnh mắt 11,8%, bệnh dạ

dày, tá tràng là 10,5%, bệnh da là 10,1%. Năm 2011, bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh tim

mạch 13,3%, tiếp theo là bệnh da chiếm 11,1%, bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản là

9,6%.

12

Nguyễn Liễu, Phạm Văn Tố đánh giá môi trường lao động và tình hình bệnh phổi - phê

quản của công nhân khai thác than tại Công ty Đông Bắc, Quảng Ninh cho thấy, bệnh chiếm tỷ

lệ cao nhất là bệnh phổi - phế quản 40,8%, bệnh da liễu 34,4%, suy nhược thần kinh 30%, bệnh

dạ dày-tá tràng 28,4%, bệnh tai mũi họng 27,7% [5].

Nguyễn Quý Thái, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nông Thanh Sơn nghiên cứu yếu tố nguy cơ đối

với bệnh nấm da ở công nhân khai thác than tại Thái Nguyên cho thấy, thực hành vệ sinh cá

nhân chưa tốt, điều kiện lao động chưa đạt yêu cầu là yếu tố nguy cơ chính tác động lên tình

trạng bệnh nấm da ở công nhân khai thác than [6].

Thống kê các loại bệnh thường gặp trong ngành khai thác mỏ từ năm 2009 - 2011 như

sau: bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản chiếm tỷ lệ từ 9,6-13,7%; bệnh viêm phế quản từ

7,2 - 9%; bệnh mắt từ 7,2 - 15,5%; bệnh dạ dày, tá tràng từ 8,4 - 10,5%; bệnh da từ 10,1 -

11,1%; bệnh cơ, xương khớp từ 7 - 9,1%.

III. Thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ:

Dựa trên đánh giá tổng thể thì công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người

lao động vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên công tác quản lý tiếp tục phát triển và hoàn

thiện dàn, nhằm cải tạo ATVSLĐ trong ngành khai thác khoáng sản.

Ngày 4/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg

phê duyệt Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến

năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” nhằm phấn đấu đưa ngành công nghiệp khai khoáng trở

thành một ngành có trình độ công nghệ đạt trình độ khu vực vào năm 2015, trình độ thế giới

vào năm 2025; khoa học công nghệ trở thành lực lượng quan trọng trong việc nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm ATLĐ và bảo vệ môi

trường. Thủ tướng cũng giao Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Sở Công thương các địa phương

chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc triển khai

thực hiện Đề án tại Bộ và địa phương mình.

Chỉ thị số 18/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/6/2008 về việc Tăng

cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá đảm bảo an toàn trong khai thác.

13

- Bộ Xây dựng: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc lập và thực hiện quy hoạch, hoạt

động thăm dò, khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi

măng; Hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng các công nghệ khai thác đá tiên tiến.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh rà soát,

chấn chỉnh công tác cấp phép thăm dò, khai thác đá; Chủ trì, phối hợp với các Bộ,

Ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp

luật hiện hành điều chỉnh hoạt động thăm dò, khai thác đá.

- Bộ Công thương: Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, chấn chỉnh

công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ; Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định

về điều kiện cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây

dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi, bổ

sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thăm dò, khai thác đá

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp

tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về tuyển dụng lao động,

hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và đảm bảo an toàn - vệ

sinh lao động trong khai thác đá; Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tăng

cường lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn và năng lực phù hợp, đáp ứng yêu

cầu thanh, kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động trong khai thác mỏ.

III.1. Các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác khoáng sản:

Hiện nay nhà nước đã đưa ra các quy chuẩn về khai thác khoáng sản, và có những

hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp thực hiện, nhằm đảm bảo tính an toàn trong hoạt động khai

thác khoáng sản.

Tiêu chuẩn Việt Nam:

- TCVN 5178:2004.Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên

(Đã thay thế)

Bộ Công Thương

- QCVN 01: 2011/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm

14

- QCVN 04: 2009/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ

thiên

- QCVN 02 : 2008/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp

- QCVN 02:2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ an toàn cho mỏ hầm lò

có khí mêtan (AH1)

Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội

- QCVN 05:2012/ BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động trong

khai thác và chế biến đá

III.2. Các Tài liệu huấn luyện, giảng dạy:

Bộ công thương:

- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện ATVSLĐ thích ứng với trình độ và đặc thù

trong khai thác than hầm lò

- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện ATVSLĐ thích ứng với trình độ và đặc thù

trong khai thác than mỏ lộ thiên

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội- An toàn khai thác đá

- ATVSLĐ trong khai thác khoáng sản – Dự án VIE/05/01/LUX

IV. Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong khai thác khoáng sản:

IV.1. Các yếu tố nguy hiểm:

Người lao động làm việc trong các công trường khai thác luôn bị các nguy cơ gây

TNLĐ và BNN rình rập như: Sạt, lở đất đá; điều kiện thời tiết khắc nghiệt: mưa, bão, nắng

nóng, ngập lụt và môi trường lao động bị ô nhiễm bởi khói, bụi, tiếng ồn, rung, lắc…

Trong lĩnh vực khai thác mỏ vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm. Nhất là tai nạn do khai

thác hầm lò và khai thác mỏ lộ thiên như sập lò, sạt lở đất đá; bục nước, bùn; cháy nổ khí mỏ,

khí mê tan, bụi than, đổ máy móc thiết bị... Các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng

xấu đến sức khỏe như bụi than, đá, kim loại, tư thế lao động gò bó, thiếu dưỡng khí, ánh sáng,

say nóng... thường xuyên đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người lao động.

15

Sản xuất than hầm lò có nhiều rủi ro cao (nhiều yếu tố nguy hiểm như: Cháy nổ khí,

phụt khí, bục nước, sập đổ lò, trượt lở tầng, nổ mìn, điện giật... các yếu tố có hại như: Nóng,

bụi, ồn, rung, hóa chất độc hại, phóng xạ. bức xạ...

IV.1.1. Các bộ phận chuyển động, truyền động:

Các bộ phận này phải chịu tải trọng nặng, bụi mài và chất bẩn, nhiệt độ khắc nghiệt và

nhiều thành phần khác. Các điều kiện này khiến các mỏ khai thác và các nhà máy gần đó rất

khó khăn thậm chí là nguy hiểm trong việc sử dụng và bào trì các thiết bị này. Nguy cơ xảy ra

tai nạn và thương tích đối với người lao động là khá thường xuyên.

Các xe quá khổ, quá tải chuyên chở khoáng sản đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống

giao thông trên địa bàn tỉnh bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt ở những nơi có nhiều mỏ khai

thác

Sử dụng máy nén khí và dây chuyền máy nghiền, sàng đá thì hầu hết chưa bao che bộ

phận truyền động, chuyển động của máy thiết bị gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu thi

công.

IV.1.2. Nguồn nhiệt:

16

Khi khai thác mỏ ở dưới hầm có các khí dễ cháy các nguồn nhiệt như lửa hoặc nhiệt độ

quá cao sẽ dễ dàng gây cháy cho các chất này.

Ngoài ra nhiệt độ cáo quá 30 độ C còn gây ra sự khó chịu đối với người lao động giảm

năng suất làm việc dẫn tới thực hiện công việc không chính xác gây tai nạn cho bản than.

IV.1.3. Nguồn điện:

Ở những khu vực khai thác hầm mỏ thường được xây dựng một cách tạm bợ phục vụ

cho việc khai thác thủ công sẽ không chú trọng vào việc đảm bảo an toàn về điện dễ dẫn đến

chập điện ảnh hưởng tới cả khu vực thi công lẫn người lao động.

IV.1.4. Vật rơi, đổ, sập:

Tình trạng phổ biến hiện nay là không tiến hành thăm dò mỏ khoáng sản nên không có

thiết kế mỏ tốt và có thì cũng không được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định. Các

mỏ thường không có giám đốc điều hành đảm bảo đủ điều kiện năng lực chuyên môn.... Quy

trình khai thác thường mang tính tự phát và làm theo kinh nghiệm. Chính vì vậy dễ xảy ra tai

nạn sập hầm mỏ.

Các mỏ hiện nay khi khai thác vẫn khải thác theo kiểu khoét thành hình hàm ếch không

đúng quy chuẩn. điều này dễ gây ra sập từ trên xuống nguy hiểm tới tính mạng của người lao

động.

Theo quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn lao động, nhà sản xuất phải khai thác theo kiểu

cắt tầng, phân lớp, làm từ trên đỉnh xuống dần đến chân núi. Mỗi tầng khai thác phải bạt rộng

ra, bóc hết lớp đá này mới đến lớp khác. Tuy nhiên nếu làm theo quy trình này thì bảo đảm an

toàn, nhưng suất đầu tư trên một đơn vị sản phẩm hàng hóa cao, sản lượng khai thác không

nhiều, năng suất không cao, lợi nhuận của chủ đầu tư thấp. Do đó, để giảm chi phí, tăng lợi

nhuận, một số chủ đầu tư bất chấp nguy hiểm, chọn cách khai thác từ… dưới chân núi lên tạo

ra kiểu khai thác hàm ếch.

17

IV.1.5. Vật văng bắn:

Các mảnh vật liệu hoặc khoáng sản khải thác được trong quá trình khai thác văng bắn ra

từ máy móc chẳng hạn như đá , sỏi hoặc mảnh kim loại dễ gây ra tổn thương về mắt hoặc tay

chân cho người lao động nếu họ không mang đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động.

- Khai thác đá thủ công.: Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động

của nóng, bụi và ồn, dễ mắc bệnh nghề nghiệp.

IV.1.6. Nổ vật lý, hóa học:

Ở những khu vực dưới hầm mỏ thường hay xuất hiện các khí như khí metan hydro

sulfua hay bụi nổ khi các chất này ngẫu nhiên phản ứng với nhau sẽ dễ gây ra sự cháy nổ dưới

hầm mỏ thiệt hại nghiêm trọng về người và của đối với khu vực khai thác.

Bắn mìn lộ thiên: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và khí

NO2.

IV.1.7. Cháy:

Hầu hết các loại than đều có khả năng tự cháy trong những điều kiện môi trường nhất

định (cháy nội sinh). Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng tự cháy của than là quá trình oxy

hoá của than sinh ra nhiệt, nhiệt độ tích tụ lại qua thời gian dài không có nơi thoát ra sẽ gia tăng

đến nhiệt độ tới hạn và sinh ra hiện tượng tự cháy trong than.

18

Đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm trong khai thác hầm lò. Sản phẩm cháy sẽ sản

sinh ra nhiều loại khí độc gây chết người, đặc biệt là khí CO. Ngoài ra nó còn có thể là nguồn

lửa gây ra cháy nổ khí mê tan và bụi than. Hiện tượng tự cháy của than là vấn đề được quan

tâm rất lớn trong công tác khai thác than hầm lò. Khi sự tự cháy xảy ra có thể phải đóng cửa

mỏ, thiệt hại không nhỏ về kinh tế, xã hội và quan trọng nhất là gây mất an toàn trong khai thác

than.

IV.2. Các yếu tố có hại:

IV.2.1. Điều kiện vi khí hậu xấu:

- Làm việc trong hầm mỏ dễ bị ngạt do thiếu không khí, đặc biệt là ở những hầm mỏ nằm

dưới lòng đất.

- Những khu vực như nhà xưởng khai thác cũng dễ bị ngạt do môi trường làm việc bị ô

nhiễm bụi khai thác nặng.

- Ngoài ra nhiệt độ bên ngoài quá cao ảnh hưởng tới khu vực làm việc vì những nơi này

thường không được xây dựng tốt nhất mà chỉ là tạm bợ.

- Đo khí, đo gió,trực cửa gió, trắc địa. KCS trong hầm lò: Công việc nặng nhọc, nguy

hiểm, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của ồn, nóng, bụi.

IV.2.2. Tiếng ồn, rung:

- Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên: Công việc nặng nhọc chịu tác động của bụi,

ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

19

- Thử nổ: Làm việc ngoài trời, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và NO2.

- Thợ sắt, thợ thoát nước trong hầm lò: Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu

tác động của bụi, ồn và CO2.

- Lái, phụ lái đầu máy xe lửa chở than: Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung

và bụi.

- Vận tải than trong hầm lò.: Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động

của ồn, bụi và nóng.

- Vận hành máy khoan super, khoan sông đơ, khoan đập cáp trên các mỏ lộ thiên.: Công

việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn và rung lớn.

- Lái máy gạt, ủi có công suất từ 180 CV trở lên: Tư thế làm việc gò bó,chịu tác động của

bụi, ồn cao và rung mạnh.

IV.2.3. Bức xạ và phóng xạ:

Một số nguồn bức xạ như mặt trời phát ra các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại; lò thép hồ

quang, nấu đúc thép hoặc hàn cắt kim loại phát ra các bức xạ tử ngoại. Người lao động có thể

bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do

bức xạ tử ngoại) dẫn đến tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.

Trong các mỏ khai thác không chỉ chứa các quặng bình thường mà còn chứa nhiều loại

chất phóng xạ mà chúng ta không biết. chúng có thể gây nhiễm xạ ảnh hưởng tới sức khỏe 20

người lao động. tuy nhiên tùy vào mức độ môi trường bên ngoài mà mức độ ảnh hưởng của

chất phóng xạ là khác nhau.Những chất phóng xạ sẽ gây ra ảnh hưởng lâu dài đối với người lao

động

IV.2.4. Chiếu sáng không hợp lý:

Ở những khu vực khai thác khoáng sản nằm sâu dưới lòng đất thường không có đường

dây thiết bị chiếu sáng đầy đủ. Điều này dễ gây ra các va chạm như vấp, đập tay chân vào

thành của hầm khai thác.

Nền đất trơn trượt ẩm ướt khi không có ánh sáng đầy đủ dễ gây chân thương cho người

lao động.

IV.2.5. Các loại hóa chất độc hại:

- Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ: Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên

tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon...).

- Thủ kho mìn trong hầm lò:  Công việc độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng của ồn, nóng và

bụi.

- Lấy mẫu, hoá nghiệm phân tích than: Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi, CO và các

hoá chất độc khác.

- Bảo quản, bốc xếp vật liệu nổ: Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động

của bụi, khí độc.

IV.2.6. Sinh vật gây hại:

- Ở điều kiện ẩm thấp vi sinh vật có hại dễ phát triển, ngoài ra còn có chuột, gián,v.v. điều

này ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của người lao động dưới hầm mỏ. Ngoài ra còn có

thể gây ra các rủi ro về điện như hở điện do chuột cắn,v.v…

IV.2.7. Yếu tố về cường độ, tư thế lao động

- Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên:Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó,

chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

- Sửa chữa cơ điện trong hầm lò: Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò

bó, chịu tác động của ồn, bụi than.

- Vận hành trạm quạt khí nén, điện, diezel, trạm xạc ắc quy trong hầm lò.: Nơi làm việc

chật hẹp, nguy hiểm, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của ồn, bụi và nóng21

V. Nguyên nhân gây tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN trong khai thác khoáng

sản:

5A. CÁC NGUYÊN NHÂN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG[9]

V.1. Công đoạn kiểm tra, củng cố:

Trước khi làm việc, cán bộ phân xưởng và công nhân làm việc tại lò chuẩn bị phải kiểm

tra hoặc xác nhận về tình trạng thông gió, khí mỏ, nhiệt độ tại khu vực gương lò. Hàm lượng

khí ở luồng gió thải trong gương lò cục bộ không được vượt quá 1%. Tốc độ gió (V) phải đảm

bảo nằm trong tốc độ gió tối thiểu và tốc độ gió tối đa (0.25 m/s <V< 4 m/s). Lưu lượng gió

phải đảm bảo lưu lượng theo yêu cầu các tiêu chí như số người làm đồng thời cao nhất, lượng

thuốc nổ đồng thời lớn nhất, sản lượng than, yếu tố bụi.

Yếu tố rủi ro: Gây cháy nổ, nhiễm độc khí.

Công đoạn này tiềm ẩn nhiều rủi ro như xảy ra cháy nổ khí mêtan, ngạt khí. Vào đầu ca

sản suất, công nhân không chú ý đến việc kiểm tra hàm lượng khí và lưu lượng gió trong khu

vực gương lò dẫn đến tình trạng khí mêtan tích tụ trong gương lò. Khi tác nghiệp, có nhiều

nguyên nhân tạo ra nguồn lửa như khi khoan lỗ mìn, do máy khoan không đảm bảo tính phòng

nổ, gây ra tia lửa điện làm bắt cháy khí mêtan và gây nổ; do va đập các dụng cụ kim loại với

nhau gây ra tia lửa; do công nhân vô ý sử dụng nguồn lửa hở trong lò; do tĩnh điện tích tụ trên

ống thông gió…Nếu xảy ra nổ khí trong công đoạn này, mức độ thiệt hại về người và tài sản sẽ 22

rất cao. Như vậy mức độ nguy hiểm ở mức cao (C) và khả năng xảy ra tai nạn từ công đoạn này

cũng ở mức độ cao (C).  

V.2. Công đoạn khoan lỗ mìn:

Trước khi tiến hành công tác khoan lỗ mìn, tổ trưởng trực tiếp xem xét, kiểm tra toàn bộ

tình trạng trong gương. Xác định các vị trí cần khoan theo đúng hộ chiếu đã được duyệt. Sau đó

công nhân sẽ tiến hành khoan theo đúng thứ tự, vị trí đã được xác định.

Yếu tố rủi ro: gây tai nạn điện giật, vật rơi

Khi thực hiện công tác này, một số mối nguy hiểm có thể xảy ra như bị điện giật; bị búa

khoan rơi vào chân, bị choòng khoan kẹp vào tay, choòng khoan đâm vào người khác, than

hoặc đất đá rơi vào đầu. Nếu các tai nạn này xảy ra, mức độ thiệt hại chỉ ở mức trung bình.

Như vậy, mức độ nguy hiểm ở công đoạn này ở mức trung bình (TB). Do có nhiều mối nguy

hiểm tiềm tàng nên khả năng xảy ra tai nạn sẽ ở mức cao (C).

V.3. Công đoạn nạp nổ mìn:

Trước khi nạp mìn, công nhân phải kiểm tra tình trạng về thông gió, hàm lượng khí. Nếu

nồng độ khí mêtan ở gương lò nhỏ hơn 1% thì mới được nạp mìn. Để thực hiện việc nạp mìn

cần có 2 người, một người nạp mìn và người kia chuẩn bị bua để trao cho người nạp mìn. Các

lỗ mìn được nạp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Trong một lỗ mìn, sau khi nạp thuốc, tiến hành

nạp bua. Bua phải được nạp chặt và có chiều dài lớn hơn 0.5m Trước khi đưa kíp vào trong thỏi

thuốc nổ, thợ mìn phải nối chập 2 đầu kíp với nhau để đảm bảo an toàn. Sau khi nạp mìn, nạp

kíp, thợ mìn phải kiểm tra hàm lượng khí mê tan. Nếu hàm lượng khí mê tan nhở hơn 1% mới

được đấu nối mạng nổ mìn.

Yếu tố rủi ro: gây tai nạn, cháy nổ

Khi thực hiện công tác này, một số mối nguy hiểm có thể xảy ra như thuốc mìn nổ trong

khi nạp gây thương tích cho người nạp mìn và thợ xung quanh; hiện tượng mìn câm. Trong

công đoạn này, nếu xảy ra tai nạn thì mức độ nguy hiểm sẽ cao (C) nhưng khả năng xảy ra thấp

(T).

V.4. Công đoạn dựng khung chống:

23

Sau khi nổ mìn, thông gió, tiến hành kiểm tra và củng cố gương lò trước khi dựng khung

chống. Tải than ở những vị trí cần thiết đảm bảo thuận tiện cho việc dựng khung chống.

Yếu tố rủi ro: gây tai nạn sập hầm

Trong công đoạn này, có thể xảy ra một số rủi ro đó là đổ cột chống, tụt nóc, xà hoặc

chèn rơi vào người. Mức độ nguy hiểm là trung bình (TB) và khả năng xảy ra cũng ở mức

trung bình (TB).

V.5. Công đoạn tải than:

Sau khi dựng khung chống giữ tạm nóc, tiến hành tải than ra máng cào hoặc xúc lên

goòng nếu vận tải bằng tàu điện. Những cục than to cần phải đập nhỏ để phù hợp với máng

cào.

Yếu tố rủi ro: gây tai nạn, vật rơi

Trong công đoạn này, tai nạn có thể xảy ra là than rơi, các cục than to va chạm vào

người làm bị thương, khi tải than vô tình giẫm vào máng cào, chạm vào đoàn goòng. Mức độ

nguy hiểm ở công đoạn này là thấp (T) và khả năng xảy ra cũng thấp (T).

Từ các phân tích mức độ nguy hiểm và khả năng xảy ra tai nạn trong từng công đoạn khi đào lò

chuẩn bị trong than bằng phương pháp khoan, nổ mìn, chống lò bằng vì sắt dạng vòm. 

5B. CÁC NGUYÊN NHÂN TỪ CON NGƯỜI:

5.1. Không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động:

Người lao động mới trước khi làm việc tại những nơi mà môi trường lao động có các

yếu tố độc hại hoặc làm việc với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mà

không được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động họ sẽ không nhận biết được các yếu tố

nguy hiểm khi họ tiếp cận vận hành với máy móc, thiết bị do đó nguy cơ xảy ra tai nạn lao

động và bệnh nghề nghiệp rất cao. Khi thay đổi nơi làm việc, thay đổi máy móc và thiết bị

(công nghệ mới) …… người lao động phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phù hợp

với điều kiện vận hành an toàn thiết bị, máy móc mới.

5.2. Không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động:

24

Mục đích khám sức khỏe định kỳ là để cảnh báo tình trạng sức khỏe của người lao động,

để từ đó họ thực hiện tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình lao động sản xuất hoặc

doanh nghiệp cải thiện môi trường lao động không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Nếu người lao động không được khám sức khỏe định kỳ thì không phát hiện được tình trạng

sức khỏe, từ đó có thể họ phải làm việc trong điều kiện quá sức (hay kiệt sức do có bệnh nghề

nghiệp mà không phát hiện để chữa trị) sẽ gây mỏi mệt, thiếu quan sát, mất bình tĩnh, vận hành

máy móc không chính xác, khả năng xảy ra tai nạn lao động rất cao.

5.3. Ý thức chấp hành qui trình, quy phạm của người lao động kém:

Các trường hợp lao động làm việc ở điều kiện có mối nguy hiểm trong quá trình lao

động sản xuất đều phải có qui trình, quy phạm hướng dẫn khi làm việc để đảm bảo an toàn lao

động, vệ sinh lao động cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động chưa nghiêm túc chấp

hành qui trình, quy phạm trong quá trình lao động sản xuất, từ đó xuất hiện các hiện tượng làm

bừa, làm ẩu, không tuân thủ qui trình, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, không chấp

hành mệnh lệnh, làm việc không có sự phân công…. Từ đó đã đưa đến nhiều tai nạn lao động

cho người lao động.Việc không chấp hành quy trình, quy định, quy phạm thường thấy ở những

lao động trẻ, họ chủ quan, lơ là với các mối nguy hiểm, với những lời cảnh báo an toàn trong

lao động, họ lại thiếu kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Vì vậy tất yếu những mối nguy

hiểm và tai nạn luôn ở bên cạnh họ.

5.4. Thiếu kiểm tra, xử lý từ người làm công tác an toàn lao động:

Để đảm bảo an toàn lao động tại công trường, các cơ sở sản xuất, phải tổ chức bộ phận

làm công tác kỹ thuật an toàn- bảo hộ lao động (KTAT-BHLĐ). Nhiệm vụ của những người

làm công tác KTAT-BHLĐ này nhằm phát hiện các điều kiện lao động xấu nơi làm việc, phát

hiện việc làm bừa, làm ẩu của người lao động, đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao

động, vệ sinh lao động cho người lao động trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên nếu người làm

công tác an toàn vệ sinh lao động không thường xuyên kiểm tra hiện trường lao động sản xuất

để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp làm bừa, làm ẩu của người lao động, không

kiểm tra môi trường lao động nhằm phát hiện điều kiện lao động xấu để đế xuất biện pháp cải

thiện điều kiện làm việc, không xử lý nghiêm các trường hợp người lao động cố tình vi phạm

qui trình qui định, thì tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ phát sinh trong quá trình lao 25

dộng sản xuất. Trên đây là những yếu tố chính mà chúng ta cần phải thực hiện tốt để đảm bảo

điều kiện môi trường lao động tốt, người lao động đủ kiến thức để vận hành máy móc và thiết

bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao và tuyên

truyền đến người lao động về chấp hành tốt về công tác KTAT-BHLĐ, từ đó chúng ta sẽ nói

không với “Mất an toàn” - “Đảm bảo an toàn lao động sản xuất” , ngăn ngừa các mối nguy

hiểm có thể đưa đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động sản xuất đối

với người lao động..

VI. Những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN

trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (hiện hữu):

VI.1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn[7]:

Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao

động, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện

pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng.

Sau đây là một số biện pháp:

VI.1.1.Thiết bị che chắn

Mục đích che chắn:

- Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động;

- Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động.

Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn giản hay phức tạp

và được chế tạo bởi các loại vật liệu khác nhau.

Phân loại thiết bị che chắn:

+ Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng;

+ Che chắn lâu dài hầu như không di chuyển như bao che của các bộ phận chuyển động.

Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn:

+ Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra;

+ Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động;

26

+ Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị;

+ Dễ dàng tháo, lắp, sửa chữa khi cần thiết.

VI.1.2.Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa

-  Thiết bị bảo hiểm nhằm mục đích: Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản

xuất gây ra; ngăn chặn, hạn chế sự cố sản xuất. Sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển

động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá, cường độ dòng điện cao

quá... Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của

máy.

- Đặc điểm của thiết bị bảo hiểm: là quá trình tự động loại trừ nguy cơ sự cố hoặc tai

nạn một khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định.

- Phân loại: phân loại thiết bị bảo hiểm theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết

bị.

+ Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở lại

dưới giới hạn quy định như: van an toàn kiểu tải trọng, rơ le nhiệt...;

+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay như: trục vít rơi trên máy tiện...;

+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như: cầu chì, chốt

cắm...

Thiết bị bảo hiểm có cấu tạo, công dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng phòng

ngừa và quá trình công nghệ: Để bảo vệ thiết bị điện khi cường độ dòng điện vượt quá giới hạn

cho phép có thể dùng cầu chì, rơ le nhiệt, cơ cấu ngắt tự động....để bảo hiểm cho thiết bị chịu

áp lực do áp suất vượt qúa giới hạn cho phép, có thể dùng van bảo hiểm kiểu tải trọng, kiểu lò

so, các loại màng an toàn....

Thiết bị bảo hiểm chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã tính toán chính xác ở khâu thiết kế,

chế tạo đúng thiết kế và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn.

VI.1.3.Tín hiệu, báo hiệu

- Hệ thống tín hiệu, báo hiệu nhằm mục đích:

27

+ Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh không bị tác động xấu của sản xuất: Biển

báo, đèn báo, cờ hiệu, còi báo động...

+ Hướng dẫn thao tác: Bảng điều khiển hệ thống tín hiệu bằng tay điều khiển cần trục,

lùi xe ôtô....

+ Nhận biết qui định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui ước về màu sắc,

hình vẽ: Sơn để đoán nhận các chai khí, biển báo để chỉ đường....

- Báo hiệu, tín hiệu có thể dùng:

+ Ánh sáng, màu sắc: thường dùng ba màu: màu đỏ, vàng, màu xanh.

+ Âm thanh: thường dùng còi, chuông, kẻng...

+ Mầu sơn, hình vẽ, bảng chữ.

+ Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc,

ánh sáng, nhiệt độ, đo bức xạ, v.v...

- Một số yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu:

+ Dễ nhận biết.

+ Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao.

+ Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn

hoá.

VI.1.4.Khoảng cách an toàn

- Khoảng cách an toàn: là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại

phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu

của các yếu tố sản xuất. Như khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần tới người, khoảng

cách an toàn khi nổ mìn...

Khoảng cách an toàn về phóng xạ: với các hạt khác nhau. Đường đi trong không khí của

chúng cũng khác nhau. Tia α đi được 10 - 20cm, tia β đi được 10m.

Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống khác, việc cách ly người lao động ra

khỏi vùng nguy hiểm đã loại trừ được rất nhiều tác hại của phóng xạ với người.

28

VI.1.5.Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa

Cơ cấu điều khiển: có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều

khiển....để điều khiển theo ý muốn người lao động và không nằm gần vùng nguy hiểm, dễ phân

biệt, phù hợp với người lao động....tạo điều kiện thao tác thuận lợi, điều khiển chính xác nên

tránh được tai nạn lao động.

Phanh hãm và các loại khoá liên động:

Phanh hãm nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận

theo ý muốn của người lao động. Có loại phanh cơ, phanh điện, phanh từ.... Tùy theo yêu cầu

cụ thể mà tác động của phanh hãm có thể là tức thời hay từ từ. Ngoài hệ thống phanh hãm

chính thường kèm theo hệ thống phanh hãm dự phòng.

Khoá liên động là loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động

một khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác như: đóng bộ phận bao che

rồi mới được mở máy.... Khoá liên động có thể dưới các hình thức liên động khác nhau: cơ khí,

khí nén, thuỷ lực, điện, tế bào quang điện....

Điều khiển từ xa: Tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm

nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc như điều khiển đóng mở hoặc điều chỉnh các van trong công

nghiệp hoá chất, điều khiển sản xuất từ phòng điều khiển trung tâm ở nhà máy điện, trong tiếp

xúc với phóng xạ....Ngoài các đồng hồ đo để chỉ rõ các thông số kỹ thuật cần thiết cho quá

trình điều khiển sản xuất, trong điều khiển từ xa đã dùng các thiết bị truyền hình.

Để tiến tới quá trình điều khiển từ xa, các quá trình quá độ là cơ khí hóa và tự động hóa.

-        Cơ khí hóa ngoài mục đích tạo ra năng suất lao động cao hơn lao động thủ công, còn

đưa người lao động khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Cơ khí hóa có thể đối

với toàn bộ hoặc từng phần của quá trình công nghệ sản xuất.

-        Tự động hóa là biện pháp hiện đại nhất tạo ra năng suất lao động cao cũng như đảm

bảo an toàn lao động. Với thiết bị tự động, người lao động chỉ cần bấm nút và theo dõi

sự làm việc của quá trình công nghệ trên các loại đồng hồ đo.

Một quá trình tự động hóa về mặt kỹ thuật an toàn phải đảm bảo những yêu cầu sau:

29

-        Các bộ phận truyền động đều phải được bao che thích hợp.

-        Đầy đủ thiết bị bảo hiểm, khoá liên động.

-        Đầy đủ hệ thống tín hiệu, báo hiệu đối với tất cả các trường hợp sự cố.

-        Có thể điều khiển riêng từng máy, từng bộ phận, có thể dừng máy theo yêu cầu.

-        Có các cơ cấu tự động kiểm tra.

-        Không phải sửa chữa, bảo dưỡng khi máy đang chạy.

-        Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn có liên quan như về điện, thiết bị chịu áp

lực, nối đất an toàn các thiết bị điện.

-        Bảo đảm thao tác chính xác, liên tục.

VI.1.6.Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số loại thiết bị, công việc

Đối với một số loại thiết bị, công việc của người lao động mà những biện pháp, dụng cụ

thiết bị an toàn chung không thích hợp, cần thiết phải có thiết bị, dụng cụ an toàn riêng biệt

như: dụng cụ cầm tay trong công nghiệp phóng xạ, công nghiệp hoá chất (cặp bảy các bình có

hình dáng đặc biệt, kính thước nhỏ...) dụng cụ này phải đảm bảo thao tác chính xác, đồng thời

người lao động không bị các tác động xấu.

Việc nối đất an toàn cho các thiết bị điện khi bình thường thì được cách điện nhưng có

khả năng mang điện khi sự cố như vỏ của máy điện, vỏ động cơ, vỏ cáp điện... Việc tự ngắt

điện bảo vệ khi có điện..., các rơ le điện là những thiết bị riêng biệt bảo đảm an toàn cho người

lao động.

Dây đai an toàn cho những người làm việc trên cao; sàn thao tác và thảm cách điện, sào

công tác cho công nhân vận hành điện; phao bơi cho người làm việc trên sông nước ....

Tuy là thiết bị an toàn riêng biệt cho từng loại thiết bị sản xuất hoặc công việc của người

lao động nhưng chúng cũng có những yêu cầu rất khác nhau, đòi hỏi phải tính toán chế tạo

chính xác.

VI.1.7.Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

30

Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm, báo hiệu tín hiệu, khoảng

cách an toàn, cơ cấu điều khiển, phanh hãm, tự động hoá, các thiết bị an toàn riêng biệt... nhằm

ngăn ngừa chống ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây ra cho người lao

động, trong nhiều trường hợp cụ thể cần phải thực hiện một biện pháp phổ biến nữa là trang bị

phương tiện bảo vệ cá nhân cho từng người lao động.

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được chia làm bảy loại theo yêu cầu bảo vệ như:

bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ quan thính giác, bảo vệ tay, bảo vệ chân, bảo vệ

thân và đầu người.

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ nhưng có vai

trò rất quan trọng (đặc biệt là trong điều kiện thiết bị, công nghệ lạc hậu). Thiếu trang bị

phương tiện bảo vệ cá nhân không thể tiến hành sản xuất được và có thể xảy ra nguy hiểm đối

với người lao động. Ở nước ta trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân còn có ý nghĩa quan trọng ở

chỗ: điều kiện thiết bị bảo đảm an toàn đang còn thiếu.

Trang bị bảo vệ mắt gồm hai loại:

+ Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn phải, khỏi bị bỏng...

+ Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các tia năng lượng.

Tuỳ theo điều kiện lao động để lựa chọn thiết bị bảo vệ mắt cho thích hợp, bảo đảm

tránh được tác động xấu của điều kiện lao động đối với mắt, đồng thời không làm giảm thị lực

hoặc gây các bệnh về mắt.

Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp:

Mục đích của loại trang bị này là tránh các loại hơi, khí độc, các loại bụi thâm nhập vào

cơ quan hô hấp. Loại trang bị này thường là các bình thở, bình tự cứu, mặt nạ, khẩu trang... Tuỳ

theo điều kiện lao động mà người ta lựa chọn các trang bị cho thích hợp.

 Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác:

Mục đích cuả loại trang bị này nhằm ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính

giác của người lao động. Loại trang bị này thường gồm:

31

+ Nút bị tai: đặt ngay trong ống lỗ tai, khi chọn loại nút bịt tai thích hợp tiếng ồn sẽ được ngăn

cản khá nhiều.

+ Bao úp tai: che kín cả phần khoanh tai dùng khi tác động của tiếng ồn trên 120 dBA....

Trang bị phương tiện bảo vệ đầu:

Tuỳ theo yêu cầu cần bảo vệ là chống chấn thương cơ học, chống cuốn tóc hoặc các tia

năng lượng.... mà sử dụng các loại mũ khác nhau. Ngoài yêu cầu bảo vệ được đầu khỏi tác

động xấu của điều kiện lao động nói trên, các loại mũ còn phải đạt yêu cầu chung là nhẹ và

thông gió tốt trong khoảng không gian giữa mũ và đầu.

Trang bị phương tiện bảo vệ chân và tay:

+ Bảo vệ chân thường dùng ủng hoặc giày các loại: chống ẩm ướt, chống ăn mòn của hoá chất,

cách điện, chống trơn trượt, chống rung động .....

+ Bảo vệ tay thường dùng bao tay các loại, yêu cầu bảo vệ tay cũng tương tự như đối với bảo

vệ chân.

Quần áo bảo hộ lao động:

Bảo vệ thân người lao động khỏi tác động của nhiệt, tia năng lượng, hoá chất, kim loại

nóng chảy bắn phải và cả trong trường hợp áp suất thấp hoặc cao hơn bình thường.

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của Nhà

nước, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải

tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định

kỳ theo tiêu chuẩn, người lao động phải kiểm tra trước khi sử dụng.

VI.1.8.Phòng cháy, chữa cháy

Ngọn lửa không chỉ hoàn toàn mang lại lợi ích cho con người mà ngược lại nó là kẻ gieo

nhiều tai họa không lường nếu con người không kiểm soát được nó. Đó là nạn cháy. Một khi

nền kinh tế càng phát triển, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất ngày càng

nhiều, thì thiệt hại do mỗi đám cháy gây ra cũng tăng gấp bội.

Phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài

sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.32

Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng. Cháy chỉ xảy ra khi đủ ba yếu tố:

+ Chất cháy;

+ Ôxy;

+ Nguồn nhiệt.

Dẫn đến cháy nổ có nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và nguyên nhân sâu xa. Ở

đây chúng ta nghiên cứu nguyên nhân trực tiếp do con người gây ra để có biện pháp phòng

ngừa thích hợp.

Sau đây là một số nguyên nhân gây cháy phổ biến:

+ Do tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa, tia lửa;

+ Do tác dụng của năng lượng điện;

+ Do ma sát va chạm giữa các vật;

+ Do phản ứng hoá học của hoá chất.

Biện pháp phòng cháy chữa cháy: Để phòng cháy, chữa cháy tốt phải thực hiện nhiều

giải pháp, từ tuyên truyền, giáo dục đến biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính.

Có biện pháp thực hiện ngay từ khi thiết kế công trình như lựa chọn vật liệu xây dựng,

tường ngăn cháy, lối thoát nạn, hệ thống cấp nước chữa cháy, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự

động vv....

Có biện pháp thực hiện trong quá trình sản xuất, thi công như kiểm tra kỹ thuật an toàn

máy móc thiết bị trước khi vận hành, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật.

Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện:

Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục ý thức

phòng cháy, chữa cháy cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho họ cách thức phòng cháy

chữa cháy.

Mỗi cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải có phương án phòng cháy

chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và tổ chức luyện tập thường xuyên để khi có

cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.

33

Biện pháp kỹ thuật:

Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến

hành cơ giới hóa tự động hóa các khâu đó. Dùng thêm các chất phụ trợ, các chất chống cháy nổ

trong môi trường có tạo ra các chất hỗn hợp cháy nổ.

Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ cháy nổ với khu vực sản xuất bình

thường, có nhiều người làm việc.

Hạn chế mọi khả năng phát sinh nguồn nhiệt như thiết kế thêm thiết bị dập tàn lửa cho

các xe nâng hàng, ống khói, ống xả của động cơ xe máy. Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng

chất cháy (nguyên vật liệu, sản phẩm, ...) trong nơi sản xuất.

Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị chống cháy lan trong đường ống dẫn xăng dầu khí đốt,

chống cháy lan từ nhà nọ sang nhà kia.

Xử lý vật liệu bằng sơn chống cháy hoặc ngâm tẩm bằng hoá chất chống cháy.

Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.

Biện pháp hành chính - pháp luật:

Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước (Luật, Pháp lệnh, Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn),

người sử dụng lao động phải nghiên cứu đề ra các nội quy, biện pháp an toàn phòng cháy, chữa

cháy trong đơn vị và hướng dẫn người lao động thực hiện.

VII. Một số nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm

độc, BNN trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản do nhóm tự đề xuất:

VII.1. Các giải pháp về pháp lý:

Nhằm phòng ngừa các vụ tai nạn xảy ra, hoạt động khai thác các loại khoáng sản phải

được khảo sát, thăm dò và thiết kế khai thác đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định và phải được

cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt. Các thiết kế thi công phải áp dụng các biện pháp an

toàn cụ thể, chi tiết cho từng khai trường, khu vực cần thiết. Đồng thời chú trọng đào tạo, bồi

dưỡng cho đội ngũ giám sát an toàn, quản đốc, phó quản đốc, trực ca về kiến thức an toàn, vệ

sinh lao động; đánh giá phân tích rủi ro trong đào, chống lò và các biện pháp an toàn lao động

theo mẫu cụ thể chi tiết...

34

VII.2. Các giải pháp về mặt quản lý:

Nâng cao kiến thức, trình độ, chất lượng công nhân:

Tổ chức huấn luyện về an toàn định kỳ, phòng, chống cháy nổ, quản lý và sử dụng vật

liệu nổ công nghiệp.

Công nhân được đào tạo bài bản và thường xuyên huấn luyện, đào tạo lại về kỹ thuật, kỹ

năng lao động và an toàn để thợ lò có kiến thức trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm

kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Nghiêm túc trong công tác quản lý, kiểm tra:

Kiểm tra môi trường lao động, nếu không hợp lý, chủ đầu tư phải phối hợp và yêu cầu

đơn vị tư vấn điều chỉnh kịp thời.

Các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác mỏ nói chung, đá xây dựng nói riêng cần

quan tâm đầu tư đồng bộ thiết bị để nâng cao năng suất và bảo đảm ATLĐ. Ngoài các thiết bị

chuyên dùng như máy khoan, máy bốc, máy ủi, ôtô vận chuyển, máy nghiền… cần đặc biệt

quan tâm, đầu tư các thiết bị ATLĐ cho công nhân. Trong quá trình khai thác các mỏ phải tuân

thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật như bố trí cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tổ chức quản lý,

giám sát; có hồ sơ thiết kế, quy trình khai thác; có quy định quản lý, sử dụng thuốc nổ; quy

định ATLĐ… làm cơ sở cho người lao động tuân thủ và được thường xuyên kiểm tra, giám sát

và tuân thủ quy định của Luật Khoáng sản.

Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát tuân thủ quy định:

Để góp phần hạn chế thấp nhất tai nạn và vi phạm ATLĐ cần có sự phối hợp thường

xuyên của các cơ quan chức năng và chính quyền trong thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh

nghiệp tuân thủ quy trình, quy phạm khai thác mỏ. Trong đó cần rà soát lại các quy định pháp

luật, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các cấp, các ngành, nhất là những địa phương có

mỏ để tăng vai trò trách nhiệm trong giám sát hoạt động từ xây dựng cơ bản, bạt ngọn, mở vỉa,

xén chân tầng, mở tầng tuyến, khối lượng thuốc nổ sử dụng… theo đúng thiết kế đã phê duyệt.

Đặc biệt quy định sử dụng, quản lý vật liệu nổ công nghiệp. Yêu cầu các mỏ không chỉ tuân thủ

nghiêm ngặt quy định bảo quản thuốc nổ, còn phải chấp hành chặt chẽ quy định sử dụng khối

lượng thuốc nổ mỗi lần đặt mìn, phá đá để đảm bảo an toàn cho người lao động và các khu vực 35

dân cư gần kề. Cần thiết sau quá trình kiểm tra, giám sát, phát hiện những mỏ thiếu thiết bị

chuyên dụng, thiết bị ATLĐ có thể đình chỉ, yêu cầu bổ sung, kiên quyết xử lý nghiêm doanh

nghiệp và cá nhân vi phạm.

VII.3. Giải pháp về mặt công nghệ:

Cải thiện hệ thống, quy trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro:

Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm môi trường an

toàn cho người lao động, phòng ngừa sự cố. Rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy định, hồ sơ

quản lý kỹ thuật an toàn phù hợp với tình hình thực tế.

Đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ phù hợp, tiên tiến trong đào lò, khai thác.

Riêng các đơn vị sản xuất than hầm lò phải kiểm soát bằng được về khí mỏ, áp lực mỏ, nước

mỏ và quản lý chặt chẽ người ra, vào mỏ

Mốt số công ty đã phối hợp các cơ quan tư vấn thiết kế chuyên gia chuyên ngành trong

nước và nước ngoài rà soát các công nghệ đang áp dụng, đưa công nghệ phù hợp điều kiện địa

chất mỏ, phù hợp khả năng quản lý kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức sản xuất và giám sát được

các dự báo sự cố, tiềm ẩn dễ xảy ra tai nạn.

Cải thiện hệ thống thông gió, trạm đo khí, cấp nước cứu hỏa, phòng, chống cháy nổ; hệ

thống cấp khí nén trong lò, chiếu sáng, thông tin liên lạc, thiết bị thăm dò trước gương than.

Đầu tư hệ thống cảnh báo khí mê-tan đặt tại các gương lò khai thác than 24/24 giờ, lắp đặt các

trạm quạt gió chính có hệ thống đảo chiều, rà soát lại các thiết bị thăm dò chống bục khí, bục

nước. Rà soát lại quy định về công tác kiểm tra, nghiệm thu mét khoan phòng, chống bục nước

và khí, cập nhật địa chất thủy văn, lắp đặt thiết bị quan trắc, thiết bị thông gió, đo khí... nối liền

với toàn hệ thống của công ty, giúp cho người quản lý và công nhân lường trước những tiềm

ẩn, nguy cơ mất an toàn để chủ động phòng tránh, triệt tiêu mầm họa gây ra tai nạn

VIII. Sơ cấp cứu cho người gặp nạn ngành công nghiệp khai thác khoáng sản [10]:

VIII.1. Bỏng

Bỏng do nhiều nguyên nhân: cháy nổ bình ga, hỏa hoạn, nước sôi, hơi nước nóng, điện,

hóa chất sinh hoạt, bức xạ...( tất cả hoạt động trong quá trình khai thác khoáng sản gây ra).

36

Khi bị bỏng, cần quan sát thật kỹ và tùy theo nguyên nhân mà xử trí. Nên lưu ý trong

những trường hợp phức tạp, phải bình tĩnh xem xét một cách tổng quát để giúp đỡ nạn nhân tốt

nhất và tránh việc mình trở thành nạn nhân. Đảm bảo hiện trường an toàn cho người cấp cứu và

nạn nhân, đặc biệt khi nguyên nhân bỏng là do hóa chất, phóng xạ, cháy nổ...

Sau đó tiến hành sơ cứu theo thứ tự ưu tiên. Nếu nạn nhân có vấn đề về đường thở, chấn

thương cột sống, chảy máu cần phải tiến hành xử trí trước. Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, cần

nhanh chóng uống bù nước.

Xử trí vết thương nhanh chóng, nhẹ nhàng tránh đau cho nạn nhân. Cách xử trí bỏng còn

tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Ví dụ bỏng do nhiệt là loại hay gặp nhất, chiếm từ 60 đến 75% các loại bỏng, nguyên

nhân do lửa, nước sôi, tiếp xúc vật nóng. Công tác sơ cứu cần tiến hành tuần tự các bước dưới

đây:

Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang

cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng...

Bước 2: Việc sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng chỉ có giá trị trong khoảng 30 phút đầu

sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát. Đây là biện

pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu. Nếu không thể ngâm cơ

thể vào nước mát, có thể dùng cách dội nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến

hành khoảng 15 đến 20 phút. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.

Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.

Lưu ý: Da có xu hướng giữ nhiệt làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn. Do đó nguyên tắc

quan trọng trong xử trí bỏng là làm mát ngay vùng da bị bỏng.

Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng, không làm tổn thương các nốt

phỏng vì có nguy cơ gây nhiễm trùng về sau, không bôi kem hoặc chất nhờn lên chỗ bỏng. Nếu

bỏng mắt, không được dụi mắt. Không cần cố gắng lấy dị vật ra khỏi chỗ bỏng.

VIII.2. Vết thương chảy máu

37

Nguyên nhân thường do tai nạn lao động, các vật sắc nhọn đâm vào da, phần mềm,

xương bị gãy đâm ra ngoài làm rách da, phần mềm, rách, đứt mạch máu, dập nát chân tay...

Khi bị chấn thương này thường thấy những dấu hiệu sau: rách hoặc dập nát da, phần

mềm; máu chảy từ vết thương ra ngoài da... Dấu hiệu toàn thân: vã mồ hôi, lạnh run, da xanh

tái. Vết thương gây chảy máu, nếu mất máu nhiều sẽ dẫn đến choáng/sốc, bất tỉnh, tử vong.

Nếu gặp vết thương đang chảy máu không có dị vật, ta tiến hành sơ cứu như sau:

- Đeo găng tay cao su, bọc nilon hay vật dụng thay thế (để tránh lây bệnh truyền

nhiễm từ bệnh nhân nếu có).

- Dùng gạc, vải sạch, ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu.

- Băng ép trực tiếp tại vết thương.

- Kê cao chân, ủ ấm để phòng choáng.

- Đỡ nạn nhân nằm (để đầu thấp) để làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương.

- Kiểm tra đầu chi sau khi băng.

- Nếu máu vẫn chảy thấm qua băng thì băng chồng lên bằng băng khác.

Đối với vết thương chảy máu có dị vật thì xử lý theo hướng dẫn sau:

- Không rút dị vật.

- Mang găng tay.

- Ép chặt mép vết thương.

- Chèn băng, gạc quanh dị vật và băng cố định (không băng trùm qua dị vật).

- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Với loại vết thương dập nát, đứt chi thì tiến hành sơ cứu như sau:

- Garo cầm máu (quấn thật chặt) cách trên vết thương 3-5 cm.

- Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.

- Cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao.

- Ủ ấm cho nạn nhân.

- Ghi nhận rõ giờ làm garo. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo khoảng vài giây.

- Đưa người bị nạn đến bệnh viện (để nạn nhân ở tư thế nằm, không nên vận chuyển

bằng xe máy).

38

Trong quá trình sơ cứu không nên: làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết thương

dập nát hoặc đứt lìa, chảy nhiều máu; không nên vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay mà

nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chỉ

nên vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường khi hiện trường không an toàn; không được tự ý

rút dị vật trong vết thương ra ngoài.

Trường hợp cụ thể như:

Khi bị rách ổ bụng, ruột bị thòi ra ngoài:

Người cấp cứu cần hết bình tĩnh, đừng cố gắng nhét ruột trở lại bụng. Cần lấy tấm băng,

gạc lớn, mềm, sạch quấn ngang bụng tạm thời cho bệnh nhân để cố định chỗ bị thương. Không

được băng quá chặt sẽ khiến bệnh nhân bị ngạt thở.

Sau đó, đặt bệnh nhân lên cáng, để ở tư thế nằm ngửa rồi chuyển đến bệnh viện (lưu ý,

khi khiêng nạn nhân vẫn cần giữ ở tư thế nằm, nếu đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi có thể khiến

ruột bị thòi thêm ra).

Khi bị vật gì nhọn đâm vào cơ thể

Nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng

bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, bệnh nhân mất máu nhiều, có thể bị tử vong.

Để bệnh nhân ở tư thế dễ chịu nhất và chuyển ngay đến bệnh viện. (Tuỳ từng trường

hợp mà ở tư thế đứng hay ngồi, chính người bệnh sẽ cảm thấy ở tư thế nào họ sẽ thấy dễ chịu

nhất).

VIII.3. Bong gân, trật khớp

Do tai nạn trong lao động bộ phận bị thương có những dấu hiệu như: đau, khó cử động,

sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.

Các bước sơ cứu bong gân như sau:

- Hạn chế cử động chỗ bong gân.

- Băng, ép nhẹ vùng bong gân.

- Chườm đá vùng tổn thương

- Sau khi băng hỏi nạn nhân có tê các đầu chi không để điều chỉnh độ mở của băng phù

39

hợp. Cần quan sát xem các đầu chi có tái nhợt không. Nếu có thì băng lỏng hơn.

- Tập vận động ngay sau khi bớt đau. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử lý.

Đối với tai nạn trật khớp:

- Không cử động khớp bị trật.

- Chườm lạnh vùng tổn thương.

- Cố định khớp tư thế mà khớp đang ở vị trí sai lệch.

- Trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân

người làm trụ.

- Vật cố định nâng đỡ cho tay.

- Đưa nạn nhân đến bệnh viện

Cần lưu ý: Không nên thoa bóp dầu nóng và không nên cố gắng nắn khớp.

VIII.4. Trong trường hợp bị gãy nhiều xương sườn

Bệnh nhân thường rất đau và khó thở. Lúc này, nên đặt bệnh nhân ở tư thế đầu hơi cao -

tư thế này giúp bệnh nhân dễ thở hơn, rồi chuyển ngay đến bệnh viện.

VIII.5. Khi bị gãy xương (thường là bị gãy cẳng chân, tay)

Triệu chứng rõ nhất là đau và có khả năng mất vận động bên bị gãy. Triệu chứng tại chỗ

sưng, tím, thậm chí những chỗ gãy hở còn thòi cả xương.

Lúc này, cần đặt bệnh nhân ở tư thế nằm và không nên có những tác động vào vết gãy,

vì tất cả những can thiệp đó có thể làm cho xương bị di lệch thêm. Tuyệt đối không kéo, nắn

xương cho bệnh nhân.

Tốt nhất, nên nẹp tạm thời chỗ xương gãy lại, dù có thể không biết nẹp đúng quy cách,

nhưng sẽ hạn chế di động của xương và để người bệnh đỡ đau, sau đó đưa ngay bệnh nhân đến

bệnh viện.

VIII.6. Trường hợp bị chấn thương mạnh dẫn đến bị vỡ cơ hoành 

Khiến dạ dày, ruột, gan chui hết lên phần ngực, đè vào phổi, tim, khiến bệnh nhân rất

khó thở. Trong trường hợp này, tư thế tốt nhất là nằm cao, nửa nằm nửa ngồi, để tạo áp lực trên

cao đẩy bớt các cơ quan này xuống, người bệnh sẽ dễ thở hơn.

VIII.7. Trường hợp bị ngạt thở

40

Trong quá trình lao động, khai thác mỏ, người lao động có thể bị ngạt khí độc, thiếu oxi

hô hấp dẫn đến ngất xỉu, ảnh hưởng tính mạng. Thì chúng ta cần phải đưa nạn nhân ra nơi

thoáng khí; nếu lồng ngực nạn nhân không di động nghĩa là nạn nhân đã ngưng thở, ngay lập

tức áp dụng thổi ngạt miệng - miệng, 2 lần liên tục. Cách thổi ngạt miệng - miệng: đặt 2 ngón

tay dưới cằm, nâng ngửa lên, tay kia bịt mũi rồi hít một hơi thật sâu, áp miệng của mình vào

miệng trẻ thổi mạnh, quan sát lồng ngực nạn nếu có di động là được.

Nếu sau khi thổi ngạt miệng - miệng mà nạn nhân vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím

tái và hôn mê, thì nghĩa là tim của trẻ đã ngưng đập, cần thực hiện nhồi tim ngay.

Nguyên tắc nhồi tim như sau dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau và ấn vào phía trên

mỏm ức, tốc độ 100 lần/phút, ấn 30 lần.

     Cần lưu ý, nên tiếp tục luân phiên phối hợp giữa nhồi tim và thổi ngạt miệng - miệng theo tỉ

lệ 30/2 (30 lần nhồi tim, 2 lần thổi ngạt) cho đến khi nạn nhân tự thở lại được hoặc đến được cơ

sở y tế cấp cứu. Cách làm này giúp cung cấp oxy cho não nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng

tổn thương não.

IX. Phương tiện BHLĐ (PPE) sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác khoáng

sản [11]

Khoan đá bằng máy, cầm tay

Hít phải bụi, đá, mãnh đá vào mắt, vào người, vào tay và bụng bị rung chuyển mạnh

Khẩu trang, kính che mắt, gang tay vải bạt, đệm lót bụng để tì khoan.

Đục lỗ mìn Hít phải bụi, đá, mãnh đá vào mắt, tay cầm choàng bị cọ xát mạnh.

Khẩu trang, kính che mắt, gang tay vải bạt, nếu làm trên cao phải có dây an toàn.

Đập đá dấm, đá hộc mãnh đá bắn vào mắt, vào người

Kính che mắt, xà cạp (hoặc nghệt vải bạt khi đập đá hộc)

Đào lò, giếng Đất, đá rơi xuống đầu, nước mưa ở những chỗ dột

Mũ mây che đầu, nếu làm ở lò dốt cần có áo mưa ngắn và ủng cao su

Đào thăm dò địa chất Trượt chân khi leo núi cao; Giày leo núi, bị động chứa 41

rắn rết cắn khi đi rừng; khát nước ở giữa đường xa; gặp mưa giữa đường.

nước, áo mưa đi đường, áo bảo hộ

Mắc đường dây điện Điện giật, ngã từ trên cao xuống, tay bị cọ xát mạnh khi kéo dây.

Dây da an toàn, gang tay vải bạt (khi cắt điện cao thế cần có: găng tay cao su, ủng cao su).

Thí nghiệm hóa chất Bắn vào mắt, vào người Găng tay cao su, áo khoác, khẩu trang.

Làm những việc tiếp xúc với nhiều xăng chì

Nhiễm độc xăng chì Găng tay cao su, quần áo dính liền nhau, mặt nạ, giày vải đế lốp.

X. Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, 2011, Tài liệu Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

[2]. Văn Hào, Báo Tin tức 11/04/2012, An toàn lao động trong khai thác khoáng sản: Vi phạm vẫn phổ biến, Nguồn: http://baotintuc.vn/xa-hoi/an-toan-lao-dong-trong-khai-thac-khoang-san-vi-pham-van-pho-bien-20120411181234181.htm

[3]. Ths. Phạm Xuân Thành, Cục Quản lý môi trường y tế, Công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động trong ngành khai thác mỏ

[4]. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Tổng hợp từ Báo cáo tình hình tai nạn lao động của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội

[5] Nguyễn Liễu, Phạm Vãn Tổ (2004), "Đánh giá môi trường lao động và tình hình bệnh phổi – phế quản của công nhân khai thác than tại công ty Đông Bắc, Quảng Ninh", Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ I, 12 - 14/11/2003, Nhà xuất bản Y bọc 2004, trang 483 - 488.

[6] Nguyễn Quý Thái, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nông Thanh Sơn (2004), "Nghiên cứu yếu tố nguy cơ đối với bệnh nấm da ở công nhân khai thác than tại Thái Nguyên", Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ I, 12 -14/11/2003, Nhà xuất bản Y học 2004, trang 568 - 575.

[7] ThS. Trần Văn Đại, Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

42

[8]. Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội,1996, Về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, đôc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

[9]. Nguyễn Quốc Trung, 2014, Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro tại các mỏ than hầm lò

[10]. Hướng dẫn sơ cấp cứu các tai nạn lao động thường gặp, http://www.trangbilaodong.com/tu-van-do-bao-ho-lao-dong/155-huong-dan-so-cap-cuu-cac-tai-nan-lao-dong-thuong-gap.html

[11]. Bộ Lao Động, 1958, Thông tư về việc trang bị bảo hộ lao động.

43