A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố...

19
MC LC A. THTRƯỜNG TIN T.................................................................. 2 I. Thtrường tin t- tín dng .................................................... 2 II. Thtrường ngoi hi và vàng .................................................. 7 B. THTRƯỜNG VN ....................................................................... 12 I. Thtrường chng khoán........................................................ 12 II. Thtrường BĐS ...................................................................... 17

Transcript of A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố...

Page 1: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ .................................................................. 2

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng .................................................... 2

II. Thị trường ngoại hối và vàng .................................................. 7

B. THỊ TRƯỜNG VỐN ....................................................................... 12

I. Thị trường chứng khoán ........................................................ 12

II. Thị trường BĐS ...................................................................... 17

Page 2: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

2

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng

Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới

Ngân hàng thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 từ 3,2% (dự báo

từ tháng 1/2014) xuống 2,8% do mùa đông khắc nghiệt tại Mỹ cùng với xung đột tại Ukraina trong Báo

cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu.

WB cũng hạ dự báo tăng trưởng Mỹ từ 2,8% xuống 2,1%. Còn quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì hạ dự

báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2014 từ 2,8% (dự báo từ tháng 4) xuống 2%, giữ nguyên dự báo tăng

trưởng năm 2015 ở mức 3% và cho rằng FED sẽ tiếp tục giữ mức lãi suất thấp kỉ lục lâu hơn so với dự

đoán của giới đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng là do kinh tế Mỹ có sự suy

giảm trong quý I năm nay trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, thị trường bất động sản suy yếu và sức

mua giảm.

FED đã quyết định tiếp tục cắt giảm chương trình mua trái phiếu thêm 10 tỷ USD mỗi tháng

xuống còn 35 tỷ USD và nhận định về đà hồi phục của nền kinh tế Mỹ cũng như tốc độ tăng trưởng vừa

phải của nước này. Mức lãi suất thấp kỉ lục cũng được FED công bố sẽ duy trì trong một thời gian dài

nữa. Thông báo hỗ trợ mức lãi suất thấp này của FED đã đem lại nhiều phản ứng tích cực trên thị trường

chứng khoán Mỹ.

Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và

lên tới 130 tỷ USD, như vậy ngân sách nền kinh tế lớn nhất thế giới lại bị bội chi sau khi đạt mức thặng dư

106,9 tỷ USD trong tháng 4 nhờ doanh thu tăng mạnh từ thuế. Tính trong 8 tháng đầu năm tài khóa 2014

(kết thúc vào ngày 30/9 tới), tổng mức thâm hụt ngân sách của Mỹ là 436,4 tỷ USD và mức bội chi ngân

sách của cả năm tài khóa được dự đoán là 492 tỷ USD. So sánh với con số 138,7 tỷ USD của cùng kì năm

trước thì mức thâm hụt ngân sách của tháng 5 năm nay giảm 6,27% cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục được cải

thiện, thị trường lao động diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn làm tăng thu nhập và doanh thu từ thuế.

Tại châu Âu, GDP quý I chỉ tăng 0,2% so với quý trước và chỉ đạt một nửa so với kì vọng của

các chuyên gia kinh tế. Mặt bằng kinh tế trong khu vực có sự chênh lệch tương đối lớn và đưa NHTW

châu Âu (ECB) đối mặt với sức ép phải tăng cường các biện pháp kích thích đối với nền kinh tế. Trong

tháng, ECB đã quyết định hạ lãi suất tiền gửi từ 0% xuống -0,1%, hạ lãi suất cơ bản từ 0,25% xuống

0,15% đồng thời thông báo sẽ tiếp tục thực hiện những biện pháp mạnh hơn nữa để kích thích tăng

trưởng. Đây là lần đầu tiên trên thế giới có một NHTW lớn áp dụng chính sách lãi suất âm.

Tỷ lệ lạm phát tháng 6/2014 của khu vực chỉ đạt 0,5%, bằng tháng trước và là mức thấp nhất

trong hơn 4 năm qua. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp lạm phát nằm trong vùng nguy hiểm (dưới 1%) và

cách xa mức lạm phát mục tiêu 2% và các nhà hoạch định chính sách châu Âu luôn phải đối mặt với

nguy cơ giảm phát. Việc hạ lãi suất xuống dưới 0 của ECB nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay ngân hàng,

các ngân hàng sẽ phải trả phí để gửi tiền tại NHTW thay vì được nhận lãi suất. ECB cũng cam kết về các

khoản vay dài hạn để khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn.

Page 3: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

3

Trên thị trường liên ngân hàng London, lãi suất đồng USD của tất cả các kì hạn tăng nhẹ trong

khi lãi suất đồng EUR của tất cả các kì hạn đều giảm mạnh (xem biểu đồ 1, 2). So sánh lãi suất ngày

cuối tháng (30/6) với ngày đầu tháng (2/6), kì hạn 12 tháng có mức tăng nhiều nhất 0,01060%, các kì

hạn còn lại tăng từ 0,00210 – 0,00490%. Lãi suất đồng EUR giảm mạnh sau quyết định của ECB, các kì

hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần, 2 tuần có mức giảm mạnh hơn so với các kì hạn dài từ 3 tháng trở lên. So

sánh lãi suất cuối tháng với đầu tháng, lãi suất các kì hạn giảm từ 0,07857% - 0,21572%.

Biểu đồ 1: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London tháng 6/2014

USD

EUR

Nguồn: homefinance.nl

Biểu đồ 2: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London 6 tháng đầu

năm 2014

USD

EUR

Nguồn: homefinance.nl

Đầu tháng 6, Nhật công bố số liệu GDP quý I năm nay tăng 6,7% và tăng 1,6% so với quý trước,

đây là mức GDP quý tăng cao nhất trong hơn 2 năm trở lại đây. GDP quý II được dự đoán sẽ tăng

khoảng 4,3% và 2,2% trong quý III năm nay. Đồng JPY tăng giá 3% so với đồng USD từ đầu năm đến

nay vẫn là mối lo ngại đối với việc đạt được lạm phát mục tiêu 2%. NHTW Nhật (BoJ) cho biết sẽ tiếp

tục duy trì gói kích thích kinh tế kỷ lục nhằm kích thích lạm phát. Theo đó, BoJ sẽ tiếp tục mở rộng cơ

sở tiền tệ thêm 60 – 70 nghìn tỷ JPY mỗi năm.

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

2/6 12/6 22/6

KH 1 tháng KH 3 thángKH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

2/6 12/6 22/6

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

0.70000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

Page 4: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

4

WB đã nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm dần trong thời gian tới, từ 7,7% năm

2013 xuống 7,6% trong năm nay và 7,5% trong năm sau trước bối cảnh chính phủ nước này đang tìm

cách biện pháp để tái cân bằng lại nền kinh tế.

Các số liệu được công bố trong tháng về hoạt động sản xuất của các nhà máy tăng trưởng mạnh nhờ

số lượng đơn đặt hàng mới tăng hay chỉ số PMI đạt 50,8 điểm trong tháng 5 (tăng 0,4 điểm so với tháng

trước),… cho thấy dấu hiệu về sự hồi phục của kinh tế Trung Quốc. Chính sách nới lỏng tiền tệ thông qua cắt

giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ

tiếp tục được thực hiện. Tuy nhiên, cả WB và IMF cùng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tập trung kiểm soát

những rủi ro bắt nguồn từ việc gia tăng nợ một cách nhanh chóng trong bối cảnh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của

nước này còn phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Các khoản nợ, đặc biệt nợ tích lũy từ sau cuộc khủng hoảng toàn

cầu năm 2008 có thể làm gián đoạn đà tăng trưởng kinh tế vốn đã chậm của Trung Quốc đồng thời mang lại

nhiều rủi ro tài chính. Nợ của các chính quyền địa phương ngày càng tăng cùng hoạt động tín dụng trên thị

trường chợ đen đem lại nhiều lo ngại về nguy cơ vỡ nợ và gây bất ổn đối với cả hệ thống tài chính. Tổng dư

nợ của Trung Quốc so với GDP đã tăng từ 124% năm 2007 lên trên 200% trong năm 2013, vì vậy chính phủ

nước này đã thực thi nhiều biện pháp để giảm tăng trưởng tín dụng nhưng đồng thời vẫn cho phép đà tăng

này ở mức tương đối để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Sau những căng thẳng giữa các cơ quan hoạch định chính sách về kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng

mà không làm tăng nợ, chính phủ Trung Quốc đã quyết định thực hiện gói kích thích mang quy mô nhỏ,

gồm giảm các loại phí doanh nghiệp phải trả, thắt chặt kiểm soát hệ thống tín dụng ngầm để giảm chi phí

đi vay cho doanh nghiệp đồng thời thông qua giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (0,5 điểm phần trăm) cho một

số ngân hàng nhằm tăng cường tín dụng cho khu vực nông thôn và các công ty quy mô nhỏ.

Trong khi kinh tế Mỹ có sự cải thiện, châu Âu đang đứng trước nguy cơ giảm phát thì ở khu vực

châu Á cũng chứng kiến sự hồi phục của kinh tế Nhật và Trung Quốc dù vẫn còn những bất ổn trong hệ

thống tài chính và nguy cơ vỡ nợ. Tình trạng phục hồi kinh tế diễn ra không đồng đều tại các nền kinh tế

lớn trên thế giới cho thấy kinh tế thế giới vẫn đang đi lên dù không mạnh. Các NHTW lớn hiện theo đuổi

chính sách lãi suất thấp để tăng trưởng tín dụng và kích cầu đồng thời đặt ra mục tiêu tung ra các gói

kích thích đúng liều, không quá nhiều và cũng không quá ít.

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước

Trong tháng, đa số các ngân hàng TMCP vẫn duy trì lãi suất huy động kỳ hạn từ 01 – 06 tháng ở

mức 6%/năm, đây cũng là mức trần NHNN đã qui định. Tuy nhiên, một số ngân hàng lớn như

Vietcombank hay VietinBank,… đã hạ lãi suất huy động ở một số kỳ hạn ngắn với mức giảm từ 0,1 –

0,3%/năm. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng đang sụt giảm đáng kể,

giảm lãi suất kéo theo giảm chi phí vốn sẽ giúp các ngân hàng đối phó với việc không đạt được lợi

nhuận mục tiêu. Dù vậy, động thái này không có ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng lãi suất nói chung vì

vẫn có nhiều ngân hàng tiếp tục tăng cường huy động vốn ngắn hạn (dưới 06 tháng) với nhiều hình thức

“lách luật” trần lãi suất như thưởng lãi suất, tặng quà, tặng tiền mặt trực tiếp,… khi khách hàng đến gửi

tiền. Mặc dù thanh khoản không còn là vấn đề đáng ngại đối với nhiều ngân hàng những họ vẫn phải duy

Page 5: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

5

trì lãi suất cao để giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín

dụng thường tăng vào nửa cuối năm.

Gửi tiết kiệm vẫn là một kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn vì độ an toàn cao hơn hẳn các

kênh khác như chứng khoán, bất động sản, vàng hay ngoại tệ. Tuy nhiên, khi lãi suất huy động được điều

chỉnh giảm xuống mức thấp trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang dần hồi phục thì hệ thống ngân

hàng sẽ khó thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi. Vì vậy, các ngân hàng nếu có giảm lãi suất huy động thì

cũng rất dè dặt, đặc biệt sau khi NHNN điều chỉnh 1% tỷ giá vào ngày 18/6 vừa qua, một số ngân hàng đã

tăng mạnh các chương trình khuyến mãi và lãi suất đối với các kỳ hạn từ 1 năm trở lên.

Động thái giảm lãi suất huy động của một số ngân hàng kéo theo kì vọng về việc giảm thêm lãi

suất cho vay và mang lại những ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên,

dư địa giảm lãi suất cho vay lại không nhiều với lí do được các ngân hàng đưa ra là vì mặt bằng lãi suất

cho vay hiện đã khá thấp, tỷ lệ lãi biên (cho vay – huy động) của các ngân hàng đều thu hẹp. Theo

NHNN, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực ưu tiên đang ở mức 7 - 8%/năm, lãi suất cho vay các

lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức khoảng 9 - 10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5 -

12%/năm đối với trung và dài hạn. Đặc biệt, với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh,

minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có thể vay với mức lãi suất 6 - 7%/năm. Đối

với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hay khách hàng cá nhân, lãi suất cho vay thường cao hơn các mức trên

2 – 3%/năm. Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn vay với những mức lãi suất trên không phải đơn giản

mặc dù thanh khoản của các ngân hàng vẫn được đánh giá là dồi dào.

Trong bối cảnh tín dụng doanh nghiệp tăng trưởng chậm, đầu tư vào trái phiếu lãi suất lại không cao,

các ngân hàng tăng cường đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, mua ô tô, sửa chữa nhà,… với các mức lãi suất ưu

đãi hấp dẫn nhưng trên thực tế, mặt bằng lãi suất trong lĩnh vực này chưa thực sự ổn định, khách hàng chỉ

được ưu đãi trong giai đoạn đầu sau đó lãi suất tăng cao; khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện hay

không có tài sản thế chấp để vay vốn,… là các rào cản khiến tín dụng cá nhân chưa tăng trưởng mạnh thời

gian qua.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của tất cả các kì hạn đều có xu hướng giảm (xem biểu đồ

3).

Biểu đồ 3: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tháng 6/2014

(Nguồn: sbv.gov.vn)

-

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

4.00

2/6 7/6 12/6 17/6 22/6 27/6

KH qua đêm KH 1 tuần KH 2 tuần KH 1 tháng

Page 6: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

6

Nếu trong tháng trước, lãi suất liên ngân hàng của các kì hạn có những phiên tăng mạnh, đạt

những mức cao nhất tính từ thời điểm cuối tháng 1 đến nay, thì sang tháng này lãi suất của các kì hạn

đều giảm. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm cùng động thái hút ròng liên tục của NHNN trên thị

trường mở cho thấy thanh khoản của hệ thống được củng cố. Ở tuần cuối cùng của tháng, lãi suất giao

dịch bình quân trên thị trường có xu hướng tăng ở đa số các kì hạn đối với giao dịch bằng VND và giảm

đối với các giao dịch bằng USD.

Thống kê giao dịch trong tháng (từ ngày 02 – 27/6) tổng doanh số giao dịch bằng VND trên thị

trường liên ngân hàng đạt 434.159 tỷ đồng, tương đương với doanh số giao dịch bình quân 1 ngày đạt

21.708 tỷ đồng. Giao dịch chủ yếu tập trung ở các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và 2 tuần; kì hạn 6

tháng chỉ có 1 phiên giao dịch còn kì hạn 9 tháng không có giao dịch. Cụ thể, doanh số giao dịch của kì

hạn qua đêm đạt tỷ trọng lớn nhất 179.225 tỷ đồng (chiếm 41,28%), tiếp theo là kì hạn 1 tuần với doanh

số đạt 135.589 tỷ đồng (chiếm 31,23%) và kì hạn 2 tuần với doanh số 57.510 tỷ đồng (chiếm 13,25%).

Tỷ lệ doanh số giao dịch các kì hạn từ 1 tháng trở xuống đạt 401.299 tỷ đồng (chiếm 92,43%).

Trên thị trường mở, NHNN đã hút ròng trong tháng 6 (xem biểu đồ 4).

Biểu đồ 4: Diễn biến thị trường mở tháng 6/2014

(Nguồn: tổng hợp)

NHNN tiếp tục hút ròng trên thị trường mở trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm

cho thấy vấn đề thanh khoản không còn đáng lo đối với các ngân hàng. Điều này càng được củng cố khi

trong hai tuần cuối tháng, NHNN không bơm thêm vốn mới qua nghiệp vụ thị trường mở, lượng tiền hút

về cũng chính là lượng tiền đáo hạn. Như vậy, tính chung trong tháng 6, NHNN đã hút ròng 998 tỷ đồng

qua kênh OMO, giảm mạnh so với mức hút ròng 3.304 tỷ đồng trong tháng 5.

Bên cạnh hoạt động hút ròng qua nghiệp vụ mua kì hạn thì NHNN cũng hút ròng thêm 9.950 tỷ

đồng thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu. Tổng khối lượng tín phiếu phát hành trong tháng là 79.353 tỷ

đồng và khối lượng đáo hạn là 69.403 tỷ đồng. NHNN đã phát hành tín phiếu với các kì hạn 28 ngày, 56

ngày và 91 ngày trong đó tín phiếu kì hạn 91 ngày có khối lượng giao dịch lớn nhất.

Trần lãi suất huy động do NHNN qui định vẫn được giữ nguyên trong tháng 6 và trên cơ sở dự

báo CPI cả năm 2014 ở mức trên dưới 5% thì mức trần này nhiều khả năng được tiếp tục duy trì. Với

những chuyển biến tốt của kinh tế vĩ mô thời gian qua như tồn kho giảm, xuất khẩu tăng trưởng tốt, thị

-907

421

-512

0

-1000

-800

-600

-400

-200

0

200

400

600

2/6 - 6/6 9/6 - 13/6 16/6 - 20/6 23/6 - 27/6

Khối lượng bơm/ hút ròng (tỷ đồng)

Page 7: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

7

trường bất động sản ấm lên,… và tính mùa vụ của những tháng cuối năm, các ngân hàng đều đánh giá

cao về khả năng tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm nay, từ đó triển khai thêm các gói tín

dụng đặc thù cho từng lĩnh vực để kích thích tín dụng tăng trưởng, từ đó có thể thấy mục tiêu tăng

trưởng tín dụng cho cả năm từ 12 – 14% mà NHNN đã đặt ra từ đầu năm có nhiều khả năng đạt được.

II. Thị trường ngoại hối và vàng

1. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối quốc tế

Chỉ số USD Index trong tháng 6/2014 biến động trong biên độ giao động lớn với xu hướng tăng

trong tuần đầu tháng, sau đó giảm mạnh đến cuối tháng. Chỉ số đạt mức cao nhất tại 80,81 ngày 10/6 và

thấp nhất tại 79,78 ngày 30/6. Trong nhóm các đồng tiền mạnh, USD giảm 0,12% so với EUR, giảm

0,5% so với CHF, giảm 1,63% so với GBP, giảm 0,43% so với JPY và giảm 1,25% so với AUD.

Biểu đồ 5 : Diễn biến chỉ số Dollar tháng 6/2014

Nguồn: www.marketwatch.com

Tháng 6, USD giảm giá so với phần lớn các đồng tiền mạnh, với biên độ dao động hẹp khiến giới

đầu tư bắt đầu tìm kiếm các tài sản có lợi nhuận cao hơn. Đầu tháng, trường Mỹ nhận được những thông

tin tích cực khiến cho đồng tiền này tăng so với hầu hết các các đồng tiền khác như tỷ lệ thất nghiệp thấp

hơn dự báo ở mức 6.3% và thay đổi bảng lương phi nông nghiệp tháng 5, doanh số bán nhà mới của Mỹ

tăng 18.6% trong tháng 5. Tuy nhiên, GDP của Mỹ có sự sụt giảm mạnh đã tác động mạnh đến đồng

USD, khiến đồng tiền này mất giá trong giai đoạn cuối tháng. Theo số liệu mới nhất công bố vào ngày

25/6, GDP quý I của Mỹ giảm 2,9%, lớn hơn nhiều so với mức giảm ước tính 1% trong tháng 5 và ước

tính tăng 0,1% trong tháng 4. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của lĩnh vực sản xuất tại Mỹ giảm

nhẹ xuống 55,3 điểm trong tháng 6 so với 55,4 điểm của tháng 5. Trong tháng 6, Cục Dự trữ Liên bang

Mỹ (FED) quyết định tiếp tục cắt giảm thêm 10 tỷ USD mua tài sản hàng tháng từ 45 tỷ USD giảm còn

35 tỷ USD mỗi tháng. Trong đó, 20 tỷ USD là trái phiếu kho bạc và 15 tỷ USD là chứng khoán thế chấp.

Đồng thời, FED hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong cả năm 2014 xuống 2,1-2,3%.

Trong tháng, giá EUR giảm sau khi ECB đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực

EU phát triển, đồng thời ngăn chặn tình trạng giảm phát trong khu vực với quyết định cắt giảm mạnh lãi

Page 8: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

8

suất trong thời điểm vừa qua khi mức lạm phát trong khu vực hiện chỉ còn 0.5%, sau khi giảm từ 0.7%

của tháng trước. Ngày 5/6, ECB quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản tháng 6 chỉ còn 0.15% (từ mức

0.25% của tháng trước đó), đã tác động khiến đồng EUR giảm mạnh so với USD. Để ngăn chặn nguy cơ

giảm phát và thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp, ECB đã hạ lãi suất chủ chốt xuống

mức thấp kỷ lục và lần đầu tiên giảm lãi suất tiền gửi - lãi suất trả cho các ngân hàng thương mại gửi

tiền tại ngân hàng trung ương này, từ 0% xuống -0,1%. ECB cũng đã quyết định ngừng việc bơm tiền

mua trái phiếu nhà nước của các nước có vấn đề về nợ trong khuôn khổ SMP mà ECB thực hiện vào lúc

cao điểm của cuộc khủng hoảng nợ. Chỉ số PMI phức hợp trong tháng 6 tại khu vực đồng EUR, gồm

lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, giảm xuống 52,8 điểm, thấp hơn so với mức 53,5 điểm của tháng 5. Lĩnh

vực sản xuất và dịch vụ của khu vực giảm mạnh do kinh tế Pháp tiếp tục suy yếu, cho thấy tốc độ phục

hồi kinh tế của khu vực còn chậm.

Tháng 6, đồng JPY có xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh các số liệu kinh tế khả quan của nước

này được công bố đang củng cố quan điểm kinh tế Nhật Bản đang trong giai đoạn phục hồi. Chỉ số PMI

lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản tăng lên 51,5 điểm trong tháng 6 so với mức 49,9 điểm của tháng 5, cho

thấy nhu cầu nội địa đang nhanh chóng phục hồi từ sau đợt tăng thuế hồi đầu tháng 4 của nước này.

Giá trị đồng CNY tăng 0,47% so với đồng USD trong tháng 6. Chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ

của Trung Quốc tăng bật lên 53,1 điểm trong tháng 6 so với 50,7 điểm của tháng 5. Sự tăng trưởng mạnh

mẽ của lĩnh vực dịch vụ cùng với sự phục hồi của hoạt động sản xuất là những tín hiệu cho thấy nền

kinh tế Trung Quốc đã có những cải thiện đáng kể. Trung Quốc đang tăng cường áp dụng các chính sách

hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với một số ngân hàng, tăng tốc độ giải

ngân tài chính, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường sắt và nhà ở xã hội. Tuy nhiên, quá trình phục hồi của

kinh tế Trung Quốc vẫn còn hạn chế bởi tình trạng suy yếu của thị trường bất động sản, xuất khẩu và

mức nợ chính quyền địa phương cao.

Thị trường ngoại hối trong nước

Trong tháng 6, tỷ giá VND/USD biến động liên tục trong biên độ giao động hẹp trong nửa đầu

tháng sau đó tăng mạnh vào giai đoạn cuối tháng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều

chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD từ mức 21.036 VND/USD lên

21.246 VND/USD (mức điều chỉnh 1%) trong tháng 6. Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá, Sở giao dịch

NHNN đã tăng tỷ giá mua bán USD lên 21.100 - 21.400 đồng/USD. Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng

hiện nay, các NHTM được phép niêm yết mua bán ngoại tệ trong biên độ +/- 1%, thấp nhất là 21.034

đồng/USD và cao nhất là 21.458 đồng/USD. Chỉ số giá USD tháng 6/2014 tăng 0,57% so so với cùng kỳ

năm 2013.

Page 9: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

9

Biểu đồ 6: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng 6/2014

Nguồn: Vietcombank.com

Hai tuần đầu tháng 6, giá USD có xu hướng tăng do tâm lý bất ổn của người dân trước sự kiện

Biển Đông và kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá của NHNN. Tình hình căng thẳng ở biển Đông làm cho dòng

vốn từ Trung Quốc vào Việt Nam sụt giảm và việc xuất khẩu một số mặt hàng gặp khó khăn. Bên cạnh

đó, với việc giảm mạnh lãi suất tiền VND thời gian qua dẫn tới xu hướng gia tăng nắm giữ USD. Đặc

biệt, sau khi thống đốc NHNN đưa ra thông điệp có thể thay đổi tỷ giá không quá 2% trong điều kiện

cần thiết để hỗ trợ cho xuất khẩu đã tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư cũng như các ngân hàng khi mà

không lâu trước đó, thống đốc NHNN đã tuyên bố tỷ giá sẽ ổn định và không biến động quá 1% trong

năm nay. Điều này khiến cho tâm lý kỳ vọng việc phá giá USD/VND trong thời gian ngắn tới càng gia

tăng và khiến cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động mua vào USD.

Giai đoạn cuối tháng, tỷ giá VND/USD đặc biệt tăng mạnh sau khi NHNN và Sở giao dịch

NHNN điều chỉnh tỷ giá giao dịch. Lý do NHNN điều chỉnh tỷ giá là nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất

khẩu, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát trong nước đang được kiểm soát tốt. Ngay

sau khi NHNN áp dụng tỷ giá mới, các ngân hàng đều nâng tỷ giá lên sát mức giá trần 21.458

VND/USD, tỷ giá trên thị trường tự do cũng biến động mạnh. Tỷ giá tăng còn tác động đến thị trường

vàng và thị trường chứng khoán trong nước, đẩy giá vàng tăng mạnh trong khi thị trường chứng khoán

giảm điểm liên tục.

2. Thị trường vàng

Thị trường vàng thế giới trong tháng 6/2014 diễn biến với xu hướng chung là tăng giá, đặc biệt

tăng mạnh vào giai đoạn cuối tháng. Trong tháng, giá vàng (giao ngay tại thị trường NewYork) lên cao

nhất tại mức 1.329,1 USD/oz vào ngày 30/6 và thấp nhất là 1.243,5 USD/oz ngày 2/6. Tính chung cả

tháng, giá vàng thế giới đã tăng 6,69%.

21,100

21,150

21,200

21,250

21,300

21,350

21,400

2/6 5/6 8/6 11/6 14/6 17/6 20/6 23/6 26/6 29/6

Page 10: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

10

Biểu đồ 7: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 6/2014

Nguồn: kitco.com

Đầu tháng, thị trường vàng thế giới có chiều hướng tăng giảm liên tục do thị trường chứng khoán

toàn cầu tăng mạnh và nhu cầu vàng vật chất tại Châu Á giảm. Đồng thời, USD tăng giá trước các đồng

tiền chủ chốt trên thị trường khi thông tin kinh tế khả quan của Mỹ được công bố cũng ảnh hưởng đến

giá vàng.

Tuy nhiên, giai đoạn nửa sau tháng 6, giá vàng tăng mạnh do hoạt động mua vào đóng trạng thái

của nhà đầu tư và thông tin ECB cắt giảm lãi suất trước đó để kích thích kinh tế khu vực cũng như các

quyết định của FED trong cuộc họp hồi giữa tháng 6 đã ảnh hưởng đến đà tăng mạnh của giá vàng giai

đoạn này. Bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông cũng như căng thẳng tại một số nước châu Âu đã thúc

đẩy nhu cầu nắm giữ vàng như một loại tài sản đảm bảo an toàn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng

tăng giá của vàng.

Tháng 6, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cho phép sàn giao dịch vàng được tham gia vào

hệ thống ngân hàng của khu thương mại tự do Thượng Hải. Đồng thời, Trung Quốc sẽ mở sàn giao dịch

vàng quốc tế tại khu thương mại tự do Thượng Hải trong quý IV/2014. Các nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn có

thể mở tài khoản tại 4 ngân hàng được cấp phép để giao dịch vàng trong khu vực. Sàn giao dịch mới sẽ

thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và giúp Trung Quốc nâng cao ảnh hưởng trên thị trường vàng toàn

cầu.

Trong nước

Giá vàng trong nước tháng 6/2014 biến động liên tục với xu hướng chung là tăng giá. Giá vàng trong

tháng lên cao nhất tại mức 37,1 – 37,3 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra) ngày 20/6 và thấp nhất tại

35,87 – 35,97 triệu đồng/lượng ngày 5/6. Tính chung cả tháng, chỉ số giá vàng giảm 9,79% so với cùng kỳ

năm trước. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới hiện khoảng 3 triệu đồng/lượng.

Page 11: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

11

Biểu đồ 8: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 6/2014

Nguồn: sjc.com.vn

Giai đoạn đầu tháng, giá vàng trong nước giao dịch ổn định với xu hướng giảm nhẹ sau đợt tăng

mạng vào cuối tháng trước. Có thể thấy, tác động tâm lý từ sự kiện biển Đông đã bớt ảnh hưởng đến thị

trường vàng trong nước, đồng thời giá vàng tăng mạnh trong tháng 5 cũng thúc đẩy hoạt động bán vàng

chốt lời khiến giá vàng giảm.

Giai đoạn nửa cuối tháng 6, giá vàng trong nước tăng mạnh do NHNN quyết định điều chỉnh tỷ

giá tăng lên 1%, chính thức từ ngày 19/6/2014. Bên cạnh đó, giá vàng trên thị trường thế giới tăng cũng

tác động đến giá vàng trong nước, tuy nhiên, giá vàng trong nước có lúc giảm chậm hơn nhưng có lúc lại

tăng nhanh hơn giá vàng quốc tế. Cuối tháng, giá vàng trong nước gần như đi ngang khi giá vàng thế

giới không có nhiều biến động, nhờ đó thu hẹp mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế còn

khoảng 3 triệu đồng/lượng.

Page 12: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

12

B. THỊ TRƯỜNG VỐN

I. Thị trường chứng khoán

1. Thị trường chứng khoán thế giới

Biểu đồ 9: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬), Nasdaq tổng hợp (▬) và

S&P500 (▬) trong tháng 6/2014

Nguồn: Yahoofinance

Thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 6 tiếp tục xu hướng tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh

tế nước này vẫn trên đà phục hồi với những dấu hiệu rõ nét. Các chỉ số chứng khoán chính đều có mức

tăng đáng kể. Chỉ số Dow Jones công nghiệp tăng 0,5% lên mức 16.826,6 điểm. Chỉ số S&P500 cũng

tăng 1,83% lên mức 1.960,23 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq tăng mạnh 4,04%, chốt phiên cuối

tháng ở mức 4.408,18 điểm.

Đầu tháng 6, chứng khoán Mỹ được hỗ trợ bởi khá nhiều thông tin vĩ mô tích cực. Các số liệu

thống kê về kinh tế Mỹ trong tháng 5 đều phát đi tín hiệu về sự phục hồi khá bền vững:

- Hoạt động sản xuất ở Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng dù không thực sự mạnh mẽ. Chỉ số sản xuất

của Mỹ trong tháng 5 giảm xuống 53,2 điểm trong tháng 5, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng và

thấp hơn so với mức 54,9 điểm của tháng 4. Tuy vậy chỉ số này vẫn nằm trên ngưỡng 50 điểm - là ranh

giới giữa phát triển và suy yếu.

- Ngành công nghiệp dịch vụ Mỹ cũng tăng trưởng vượt dự báo. Tháng 5, các lĩnh vực dịch vụ đã

tăng trưởng ở tốc độ nhanh nhất trong 9 tháng nhờ số đơn đặt hàng tăng mạnh. Số liệu tích cực này phản

ánh sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ.

- Trong tháng 5, doanh số bán lẻ và giá hàng hóa nhập khẩu của Mỹ đều tăng, cho thấy triển

vọng tăng trưởng tích cực của kinh tế Mỹ trong quý II. Trong 3 tháng tính đến tháng 5, doanh số bán lẻ

tại Mỹ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ bán hàng trong tháng 4 và 5 đều cho thấy, nền kinh

tế đã tăng trưởng ở mức trung bình trong mùa xuân sau khi suy yếu do thời tiết mùa đông khắc nghiệt.

Doanh số bán lẻ chiếm khoảng 1/3 chi tiêu tiêu dùng - động lực chính của hoạt động kinh tế Mỹ. Trong

khi đó, giá hàng hóa nhập khẩu tại Mỹ cũng tăng lên, xoa dịu lo ngại về nguy cơ giảm phát. Giá hàng

hóa nhập khẩu đã tăng lên 0,1% trong tháng 5 so với tháng trước đó nhờ giá nhiên liệu tăng cao. Đây là

lần đầu tiên giá hàng hóa nhập khẩu tại Mỹ tăng kể từ tháng 7/2013.

Page 13: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

13

- Sản lượng công nghiệp tăng 0,6% trong tháng 5 sau khi giảm 0,1% trong tháng 4. Con số này

cao hơn so với mức tăng dự báo 0,5% của các chuyên gia kinh tế.

Cuối tháng 6, dữ liệu vĩ mô được công bố tiếp tục củng cố niềm tin của giới đầu tư vào kinh tế

Mỹ. Trong tháng 6, lĩnh vực sản xuất của Mỹ bất ngờ tăng trưởng mạnh hơn so với dự kiến. Chỉ số Nhà

quản trị mua hàng (PMI) sơ bộ của Mỹ tăng lên 57,5 điểm, cao hơn so với dự báo 56,5 điểm của các

chuyên gia kinh tế và mức 56,4 điểm của tháng trước. Đây cũng là mức điểm cao nhất kể từ tháng

10/2010. Số liệu này đã phần nào khẳng định rằng, kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi mạnh mẽ trong quý

II sau khi suy giảm ở quý trước đó do thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, doanh số bán nhà cũ của nước này

đã tăng 4,9% trong tháng 5 lên 4,89 triệu căn nhà, theo số liệu đã điều chỉnh theo mùa, ghi nhận 2 tháng

tăng liên tiếp. Chi tiêu dùng cũng tăng nhẹ trong tháng 5 và tình trạng thất nghiệp giảm xuống. Tháng 5,

chi tiêu dùng tăng 0,2% sau khi đi ngang trong tháng 4. Trong khi đó, thu nhập cá nhân tăng 0,4% trong

tháng 5, cao hơn so với mức tăng 0,3% của tháng trước đó.

Biểu đồ 10: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), DAX (▬),

và CAC 40 (▬) trong tháng 6/2014

Nguồn: Yahoofinance

Tại châu Âu, diễn biến của các thị trường chứng khoán lớn của khu vực tỏ ra trái ngược với thị

trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh giảm 1,75% trong tháng. Chỉ số DAX

của Đức cũng giảm 1,18%. Trong khi đó, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm tới 2,06% trong tháng 6.

Trong giai đoạn đầu tháng, chứng khoán châu Âu có được mức tăng khá nhờ thông tin Ngân hàng

Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất. Động thái cắt giảm hàng loạt lãi suất điều hành chủ chốt của ECB

trong nỗ lực hỗ trợ sự phục hồi mong manh và giải quyết tình trạng lạm phát thấp sẽ tạo nguồn cung vốn giá

rẻ cho thị trường chứng khoán. Biện pháp nới lỏng tiền tệ này sẽ kích thích kinh tế eurozone phát triển và qua

đó thị trường chứng khoán cũng được hưởng lợi.

Trong khoảng hơn nửa sau của tháng, chứng khoán châu Âu bước vào xu hướng sụt giảm với

hàng loạt thông tin tiêu cực. Tháng 5, hoạt động cho vay hộ gia đình và doanh nghiệp tại eurozone giảm

mạnh, nhấn mạnh tình trạng tăng trưởng yếu ớt của kinh tế khu vực. Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng

(PMI) trong tháng 5 của khu vực đồng euro giảm xuống 52,2 điểm so với 53,4 điểm trong tháng 4 và

thấp hơn so với số liệu sơ bộ là 52,5 điểm. Tháng 6, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của khu vực cũng giảm

Page 14: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

14

mạnh do kinh tế Pháp tiếp tục suy yếu, cho thấy sự phục hồi yếu ớt của khu vực. Nguyên nhân chính

khiến hoạt động kinh tế của khu vực đồng euro là sự suy yếu của kinh tế Pháp. Theo đó, lĩnh vực tư

nhân của Pháp giảm 2 tháng liên tiếp, đánh tín hiệu về sự suy giảm của nền kinh tế trong quý II. Chỉ số

PMI phức hợp của Pháp giảm xuống 48 điểm so với mức 49,3 điểm của tháng 5 và tiếp tục ở dưới

ngưỡng 50 điểm.

Biểu đồ 11: Biến động các chỉ số Nikkei 225 (▬),Shanghai Composite (▬), Hang Seng (▬), và

Kospi Composite (▬) trong tháng 6/2014

Nguồn: Yahoofinance

Tại châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực đều diễn biến theo

chiều hướng xấu đi hoặc giằng co đi ngang trong bối cảnh nền kinh tế của các nước chưa có nhiều biến

chuyển mới. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,51% lên mức 15.162,1 điểm. Trong khi đó, chỉ số Hang

Seng của Hồng Kông giảm 0,41% xuống mức 23.190,72 điểm. Chứng khoán Trung Quốc và Hàn Quốc biến

động lình xình với xu hướng đi ngang trong cả tháng.

Tại Nhật Bản, lĩnh vực sản xuất được cải thiện khi mà chỉ số PMI tháng 5 của ngành sản xuất

tăng lên 49,9 điểm so với 49,4 điểm tháng trước đó. Thông tin này được giới đầu tư đón nhận một cách

khá tích cực. Trong khi đó, tại Trung Quốc, diễn biến khá phức tạp với những thông tin trái chiều được

đưa ra. Chỉ số PMI của Trung Quốc tháng 5 tăng lên 50,8 điểm từ 50,4 của tháng 4, cao hơn mức dự

đoán 50,6 của thị trường. Chỉ số PMI sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 6 đạt 50,8 điểm, cao hơn đáng

kể so với mức 49,4 điểm của tháng 5 và cũng vượt ngưỡng 50 cho thấy lần đầu tiên trong 6 tháng qua,

khu vực sản xuất của Trung Quốc đã được mở rộng trở lại. Đây cũng là một trong những con số đầu tiên

xoa dịu đi những lo ngại về tình trạng giảm tốc của Trung Quốc. Bên cạnh đó, số liệu về FDI của nước

này tỏ ra khá tiêu cực khi mà tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực phi tài chính giảm

6,7% xuống 8,6 tỷ USD trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.

2. TTCK trong nước

Thị trường chứng khoán niêm yết:

Page 15: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

15

Biểu đồ 12: Diễn biến hai chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index trong tháng 6/2014

Nguồn số liệu: HOSE, HNX

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 6 diễn biến theo chiều hướng tích cực. Cùng với

sự hồi phục về chỉ số, tính thanh khoản của thị trường cũng được cải thiện đáng kể. Trong tháng 6, chỉ

số VN-Index tăng 3,83% lên mức 578,13 điểm. Chỉ số HNX-Index cũng có mức tăng 4,17% lên mức

77,93 điểm.

Thị trường tăng điểm khá mạnh trong hai tuần giao dịch đầu tháng, sau đó điều chỉnh giảm trong

tuần thứ 3 và hồi phục trong tuần thứ 4.

Trong khoảng nửa đầu tháng 6, thị trường tăng điểm khi một số thông tin tích cực được công bố

như:

- HSBC công bố chỉ số PMI tháng 5 ở mức 52,5 điểm, trên ngưỡng 50 tháng thứ 9 liên tiếp cho

thấy khu vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục được mở rộng.

- Nhiều ngân hàng giảm nhẹ lãi suất huy động kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng) xuống sát mức

5%/năm đồng nghĩa với việc hiệu ứng dòng vốn rẻ tiếp tục được duy trì. Điều này đã, đang và sẽ tác

động tích cực đối với thị trường chứng khoán.

- World Bank (WB) vẫn duy trì dự báo tăng trưởng 5,5% của Việt Nam trong năm 2014 và tăng

lên 5,6% và 5,8% trong hai năm tiếp theo. WB cho rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi bởi nhu cầu của

thế giới đang phục hồi. Như vậy có thể thấy được thế giới đang có cái nhìn khả quan về triển vọng của

nền kinh tế Việt Nam bất chấp bối cảnh căng thẳng Biển Đông có thể gây ra những rủi ro kinh tế. Điều

này là một trong những cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm và tìm đến Việt Nam như một môi

trường đầu tư hấp dẫn.

- Thông tin từ quốc tế: ECB quyết định hạ lãi suất cơ bản từ 0,25% xuống 0,15% - mức thấp kỷ

lục mới, cho thấy dòng vốn rẻ từ châu Âu tiếp tục là cơ hội cho kinh tế Việt Nam nói chung và thị

trường chứng khoán Việt Nam nói riêng khi mà các nhà đầu tư ngoại vẫn coi thị trường Việt Nam là

điểm đến hấp dẫn.

0

20

40

60

80

100

120

140

535540545550555560565570575580585

3/6 10/6 17/6 24/6

KLGD ( triệu đơn vị) VN-Index (điểm)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

71

72

73

74

75

76

77

78

79

3/6 10/6 17/6 24/6

KLGD (triệu đơn vị) HNX-Index (điểm)

Page 16: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

16

- Tâm lý các nhà đầu tư đã có những chuyển biến tích cực. Thêm vào đó, những thông tin phi

chính thức về kết quả kinh doanh bán niên của các doanh nghiệp niêm yết được lan truyền cũng tạo nên

sự hào hứng và sôi động cho các cổ phiếu.

Trong tuần thứ 3, thị trường điều chỉnh giảm với 5 phiên đi xuống liên tiếp của sàn Hồ Chí Minh,

trong khi đó sàn Hà Nội cũng giảm điểm 4 phiên. Trong tuần, thị trường đón nhận một số thông tin

không mấy tích cực như: thông tin từ VAMC cho thấy việc giải quyết nợ xấu chưa có nhiều chuyển biến

tích cực. Ngoài ra, thông tin NHNN chính thức điều chỉnh tăng tỷ giá 1% từ ngày 19/6 cũng tác động

tiêu cực đến tâm lý thị trường.

Trong tuần thứ 4, thị trường hồi phục đáng kể. Động lực tăng điểm đến từ cả ba nhóm cổ phiếu

blue-chips, penny và midcaps khiến cho thị trường tăng điểm khá bền vững. Trong tuần, thị trường cũng

đón nhận nhiều thông tin trái chiều như:

- GDP 6 tháng tăng 5,18% cao hơn con số 4,9% của 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ số sản xuất công

nghiệp tăng 5,8% trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng cho thấy sự cải thiện so với mức 5,3% của cùng kỳ

năm trước. Tính riêng tháng 6, kim ngạch xuất khẩu chiếm 12,1 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu

ước đạt 12,3 tỷ USD. Như vậy, cả nước nhập siêu khoảng 200 triệu USD trong tháng 6 và vẫn xuất siêu

1,3 tỷ USD nếu tính chung 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng, thể hiện cầu tiêu dùng, chỉ ghi nhận mức tăng tương đối thấp 10,7% (yoy) (nếu loại

trừ yếu tố giá tăng 5,7%), thấp hơn con số 11,9% của cùng kỳ năm 2013. Con số này kết hợp với mức

tăng CPI thấp chỉ 4,98% (yoy) cho thấy sức cầu trong nước khá yếu, người dân vẫn đang có xu hướng

tiết kiệm chi tiêu.

- Nhiều ngân hàng lớn tiếp tục giảm nhẹ lãi suất huy động. Lãi suất kỳ hạn dài 12 tháng đều phổ

biến ở mức 7%. Việc lãi suất huy động có chiều hướng giảm vẫn là một thông tin tích cực cho thị trường

chứng khoán khi mà hiệu ứng “dòng vốn rẻ” sẽ tiếp tục được duy trì.

Như vậy, từ những con số thống kê cho thấy nền kinh tế vẫn duy trì được sự ổn định và đà phục

hồi khá. Tuy nhiên, trong dài hạn, kinh tế Việt Nam còn tiềm tàng nhiều rủi ro như: Tổng cầu phục hồi

yếu; Sự phát triển của lĩnh vực sản xuất chưa đồng đều khi mà động lực tăng trưởng vẫn chủ yếu đến từ

khối doanh nghiệp FDI chứ chưa phải là các doanh nghiệp nội địa; Căng thẳng trên biển Đông chưa

được giải quyết triệt để và có thể tác động xấu đến kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Việc thực hiện

mục tiêu tăng trưởng trong năm nay sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn.

Thị trường UPCoM và OTC:

Trong tháng 6 vừa qua, thị trường UPCoM diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Chỉ số UPCoM-

Index đóng cửa phiên cuối tháng ở mức 47,18 điểm; giảm 5,54%% so với cuối tháng trước. KLGD bình

quân mỗi phiên trong tháng đạt 1,76 triệu cổ phiếu. GTGD bình quân ở mức 12,64 tỷ đồng.

Page 17: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

17

Biểu đồ 13: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 6/2014

Nguồn: HNX

Thị trường sơ cấp:

Đối với hoạt động huy động vốn thông qua đấu giá cổ phần, trong tháng 6, tổng lượng vốn huy

động được từ hai sàn đạt mức 280,1 tỷ đồng. Con số này chỉ xấp xỉ bằng một nửa so với lượng vốn huy

động được trong tháng trước, như vậy hoạt động huy động vốn có xu hướng giảm mạnh.

Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 6 diễn ra 14 phiên đấu giá trái phiếu chính phủ cho các kỳ

hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm. Tổng lượng tiền huy động được là 20 nghìn tỷ đồng. Lượng

vốn huy động được trong tháng 6 tăng 28,6 % so với tháng trước. Lãi suất trúng thầu ít biến động so với

tháng trước.

II. Thị trường BĐS

Tin nổi bật

Từ ngày 10/6/2014, Thông tư số 48/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc gia hạn nộp tiền sử

dụng đất, tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Tài chính ban hành chính thức có hiệu lực.

Thông tư quy định rõ về dự án bất động sản chưa nộp tiền sử dụng đất và việc gia hạn nộp tiền sử dụng

đất.

Từ 16/6/2014, Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT giữa Bộ Xây

dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thủ tục

thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71 có hiệu lực thi hành.

Ngày 18/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Xây dựng (sửa đổi). Điểm mới nhất của Luật lần

này là thay đổi phương thức quản lý các nguồn vốn, trong đó tập trung quản lý vốn của Nhà nước.

Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo về thị trường bất động sản và kết quả giải ngân gói tín dụng

30.000 tỷ đồng. Theo đó, lượng tồn kho bất động sản đã giảm mạnh, Hà Nội giảm 36% so với quý

1/2013, Tp HCM giảm 45%. Về tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ, tính đến hết tháng 5/2014, tổng số vốn

cam kết cho vay là 3.954,4 tỷ đồng, tăng 225% so với thời điểm cuối năm 2013, trong đó tổng số vốn

cam kết cho vay mới là 1.760 tỷ.

0

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

44

45

46

47

48

49

50

51

2/6 9/6 16/6 23/6 30/6

KLGD (đơn vị) UPCoM - Index (điểm)

Page 18: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

18

Cũng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2014 ước tính có khoảng 4.000 giao

dịch BĐS thành công, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2013. Tổng giá trị tồn kho bất động sản trên cả

nước trong 5 tháng đầu năm 2014 đã giảm 45.029 tỷ đồng trên 35% so với đầu 2013. Trong đó, Hà Nội

giảm 36% so với quý 1/2013 và Tp HCM giảm 45%.

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), lĩnh vực xây dựng

đứng thứ 2 về vốn FDI với 58 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 465,4

triệu USD, chiếm 6,8%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 16 dự án đăng ký mới, tổng

vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 692,3 triệu USD, chiếm 10,1%.

Tin thị trường

Dù tâm lý người mua ít nhiều vẫn còn chịu ảnh hưởng từ những căng thẳng trên biển Đông

nhưng sang tháng 6, thanh khoản tại các dự án căn hộ đã có dấu hiệu tăng trở lại. Những dự án có vị trí

đẹp, giá tốt, chủ đầu tư uy tín vẫn có lượng giao dịch đáng kể, cả ở phân khúc căn hộ lẫn đất nền.

Phân khúc văn phòng cho thuê tại Hà Nội vẫn tiếp tục xu hướng giảm giá, với giá chào thuê

trung bình khoảng 21,8 USD/ m²/tháng. Văn phòng hạng A giảm 3,2% so với quý trước, trong khi hạng

B giảm nhẹ 0,4%, tỷ lệ lấp đầy tại cả hạng A và hạng B đều giảm so với quý trước. Trong thời gian tới,

các dự án thuộc phân khúc văn phòng cho thuê sẽ tiếp tục chịu sức ép giảm giá do nguồn cung hiện tại

và nguồn cung tương lai tương đối lớn. Giá chào thuê trung bình dự báo sẽ tiếp tục giảm trong khi tỷ lệ

trống sẽ tiếp tục tăng khi có nguồn cung mới gia nhập thị trường.

Phân khúc thị trường căn hộ chung cư vẫn có lượng khách hàng ổn định. Tại Hà Nội, giao dịch

khá ở các chung cư tầm trung có giá từ 21-22 triệu/m2. Thậm chí, một số dự án có tình trạng chênh lệch

về giá ở những sàn giao dịch BĐS khác nhau. Một số dự án có giá cả hợp lý, tiến độ tốt như CT1 Trung

Văn, Time City, dự án Bắc Hà Tower, dự án căn hộ Mỹ Sơn, chung cư VoV Mễ Trì, chung cư C14, The

Pride (An Hưng, Hà Đông) vẫn có lượng giao dịch khá. Tại tp. Hồ Chí Minh tình hình giao dịch cũng

khả quan hơn, các giao dịch thành công chủ yếu loại căn hộ dưới 15 triệu/m2. Lượng giao dịch tốt hơn

tháng 5 và nhìn chung vẫn theo đà tiến triển tốt. Một số dự án thu hút sự quan tâm như: dự án đất nền

Tên Lửa Residence (Bình Tân); Khu dân cư Đai Phuc River View tại Khu dân cư Đô thị mới Bình Hòa ,

Phường 13, quận Bình Thạnh; Dự án Khu dân cư Đại Phúc Green Villas (Bình Chánh) nằm trên đường

Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Các dự án nằm ở khu vực quận 9, Thủ Đức cũng có

lượng giao dịch khá do hai con đường vành đai Trong và cao tôc Dâu Giây Long Thành sẽ hoàn thành

trong tương lai gần.

Thị trường BĐS tháng 6 không có biến động lớn trong bối cảnh diễn biến trên biển Đông tác

động đến nhu cầu nắm giữ những tài sản an toàn thay vì đầu tư của người dân.Tuy nhiên đây chỉ là yếu

tố trong ngắn hạn, dự báo trong 6 tháng cuối năm thị trường BĐS sẽ diễn biến khả quan hơn, với lượng

giao dịch tăng hơn, nhưng giá sẽ không biến động lớn.

Page 19: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Trong tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách lại tăng mạnh trong tháng 5/2014 và lên tới 130

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 6/2014

19

Ghi chú

Xin vui lòng tham khảo thêm các “Báo cáo thị trường chứng khoán” định kỳ hàng quý và các

“Báo cáo chuyên đề” của phòng Phân tích dự báo thị trường để có thêm thông tin và phân tích đầy đủ.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04-35430667; Fax: 04-35535869

Email: [email protected]

Nhóm nghiên cứu

Ông. Phạm Quang Huy (TP)

Ths. Tô Thị Thiên Nga

Cn. Phạm Thanh Phương

Cn. Lê Thị Trang