A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

14
1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC HÀM TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIN HỌC 7 A. Phần mở đầu I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Căn cứ về lý luận Microsoft Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft được thiết kế để giúp ghi lại, trình bày các thông tin xử lý dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực quan có trong bảng từ Excel. Bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người dùng. Sức mạnh của Excel còn được các lập trình viên tích hợp vào các công cụ phân tích và tìm kiếm rất nhiều. Đặc biệt có thể kể đến là các công cụ liên quan đến Facebook. Với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của Facebook cũng như là quảng cáo trên Facebook thì việc lọc ra danh sách dựa theo các tiêu chí và xuất ra file Excel được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ dừng lại ở đấy Excel còn được nhiều lập trình viên đánh giá là một công cụ tuyệt vời nhất. Cái mà toàn bộ những tính năng của nó không biết khi nào mới có thể tận dụng hết được. Và với mọi phần mềm khác khi xuất ra bất kỳ file để đánh giá thì Excel chính là lựa chọn hàng đầu bởi hiệu quả mà nó mang lại. 2. Căn cứ vào thực tiễn Bộ môn Tin học lớp 7 cung cấp cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng ban đầu về chương trình bảng tính thông qua phần mềm Microsoft Excel, điểm nổi bật của chương trình bảng tính Excel là cung cấp các hàm, công cụ và tính năng hỗ trợ tính toán trong bảng tính. Cách sử dụng các hàm trong bảng tính được thiết kế sẵn là các phép tính đặc biệt và phức tạp, nên giáo viên cần cho học sinh biết hàm được thiết kế sẵn có cú pháp riêng, đòi hỏi học sinh phải tuân thủ quy tắc sử dụng hàm, phải có kỹ năng thực hành thành thạo, nhưng học sinh trường PTDTBT TH&THCS Hướng Sơn đa số học sinh lại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có điều kiện luyện tập nhiều trên máy và chưa biết vận dụng các hàm để giải bài toán. 3. Tính cấp thiết của đề tài Là một giáo viên, thành quả đạt được trong lao động là chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào để có nhiều học sinh học tốt làm được nhiều bài tập về hàm trong excel. Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và viết đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các hàm để giải bài toán tin học 7”.

Transcript of A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Page 1: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC

HÀM TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIN HỌC 7

A. Phần mở đầu

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Căn cứ về lý luận

Microsoft Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft

Office của hãng phần mềm Microsoft được thiết kế để giúp ghi lại, trình bày các

thông tin xử lý dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống

kê trực quan có trong bảng từ Excel. Bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô

được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán có nhiều

tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người dùng.

Sức mạnh của Excel còn được các lập trình viên tích hợp vào các công cụ

phân tích và tìm kiếm rất nhiều. Đặc biệt có thể kể đến là các công cụ liên quan đến

Facebook. Với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của Facebook cũng như là

quảng cáo trên Facebook thì việc lọc ra danh sách dựa theo các tiêu chí và xuất ra

file Excel được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ dừng lại ở đấy Excel còn

được nhiều lập trình viên đánh giá là một công cụ tuyệt vời nhất. Cái mà toàn bộ

những tính năng của nó không biết khi nào mới có thể tận dụng hết được. Và với

mọi phần mềm khác khi xuất ra bất kỳ file để đánh giá thì Excel chính là lựa chọn

hàng đầu bởi hiệu quả mà nó mang lại.

2. Căn cứ vào thực tiễn

Bộ môn Tin học lớp 7 cung cấp cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng ban

đầu về chương trình bảng tính thông qua phần mềm Microsoft Excel, điểm nổi bật

của chương trình bảng tính Excel là cung cấp các hàm, công cụ và tính năng hỗ trợ

tính toán trong bảng tính.

Cách sử dụng các hàm trong bảng tính được thiết kế sẵn là các phép tính đặc

biệt và phức tạp, nên giáo viên cần cho học sinh biết hàm được thiết kế sẵn có cú

pháp riêng, đòi hỏi học sinh phải tuân thủ quy tắc sử dụng hàm, phải có kỹ năng

thực hành thành thạo, nhưng học sinh trường PTDTBT TH&THCS Hướng Sơn đa

số học sinh lại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có điều kiện luyện tập nhiều

trên máy và chưa biết vận dụng các hàm để giải bài toán.

3. Tính cấp thiết của đề tài

Là một giáo viên, thành quả đạt được trong lao động là chất lượng học tập của

học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào để có

nhiều học sinh học tốt làm được nhiều bài tập về hàm trong excel. Chính điều đó đã

thôi thúc tôi nghiên cứu và viết đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh sử dụng

có hiệu quả các hàm để giải bài toán tin học 7”.

Page 2: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiªn cøu c¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn để đưa ra những phương pháp, những

cách thức sử dụng hàm để giải các bài toán trong chương trình môn Tin học 7 phù

hợp nhất với từng đối tượng học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó

khăn. Trên cơ sở nghiên cứu tính tích cực của học sinh trong giờ học cách sử dụng

các hàm, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Các hàm trong chương trình bảng tính ở “Bài 4: Sử dụng các hàm để tính

toán” trang 32 sách tin học dành cho trung học cơ sở Quyển 2 của nhà xuất bản

giáo dục Việt Nam năm 2017.

IV. ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM

Học sinh lớp 7 trường PTDTBT TH&THCS Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa,

tỉnh Quảng Trị.

V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Qua quá trình học tập, nghiên cứu, hướng dẫn và với thực tiễn trong công tác

giảng dạy. Tôi đưa ra các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Tham khảo tài liệu trên sách, báo, internet,…

VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

1. Phạm vi nghiên cứu

Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán trong chương trình Tin học 7

2. Kế hoạch nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2018.

- Thời gian kết thúc: Đến hết tháng 6 năm 2020.

Page 3: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3

B. Nội dung

I. THỰC TRẠNG HỌC SINH SỬ DỤNG CÁC HÀM TRONG

CHƢƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà

trường đã tạo điều kiện tốt cho giáo viên phát huy năng lực chuyên môn.

- Có sự hợp tác, giúp đỡ, tương tác của các đồng nghiệp và tổ chuyên môn.

- Đa số các em có ý thức học tập và có ý thức bảo vệ phòng máy tốt.

- Chương trình sách giáo khoa sau hai tiết lý thuyết đều có hai tiết thực hành,

đồng thời có các bài thực hành tổng hợp giúp học sinh vận dụng.

2. Khó khăn

- Học sinh áp dụng các hàm SUM, AVERAGE, MIN, MAX vào giải quyết

các bài tập thực tế chưa linh hoạt, đôi khi còn một số ít học sinh không nhớ cú pháp

của các hàm.

- Học sinh trong quá trình thực hành chưa sử dụng tốt địa chỉ của ô tính, khối

ô vào tính toán cũng như thực hiện sao chép các ô chứa công thức.

- Việc học lý thuyết tiếp xúc với các từ tiếng anh chuyên ngành còn hạn chế,

đôi khi máy tính đặt ra câu hỏi tiếng anh học sinh không biết máy tính báo lỗi gì,

hay máy tính yêu cầu thực hiện công việc gì.

- Khi thực hành các em chưa làm chủ được mình còn mang tính bị động, bỡ

ngỡ với những trường hợp máy tính báo lỗi khi nhập sai tên hàm hoặc sai cú pháp.

- Trước khi thực hiện giải pháp , tôi đã thực hiện khảo sát học sinh khối 7 năm

học 2018 - 2019 (vào tuần 11) sau khi học xong bài “Sử dụng các hàm để tính

toán” thông qua bài kiểm tra 15 phút.

Đề bài

Câu 1. Cho bảng tính:

Tổng giá trị sản xuất

Năm Lúa Ngô Sắn Tổng

2016 1880,45 1597,52 1577,53

2017 2009,32 1886,06 1789,94

2018 1924,60 2356,67 2151,85

Yêu cầu:

a. Nhập dữ liệu cho bảng tính.

b. Tính tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm.

c. Tính giá trị sản xuất trung bình trong ba năm.

d. Hãy sử dụng hàm MAX và MIN để xác định tổng lớn nhất và nhỏ nhất.

Page 4: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

4

Sau khi khảo sát thu được kết quả sau:

Lớp T.Số Giỏi Khá T.bình Yếu Trên T.bình

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

7A 38 2 5,3 8 21,1 23 60,5 5 13,2 33 86,8

Cộng 38 2 5,3 8 21,1 23 60,5 5 13,2 33 86,8

Qua khảo sát chúng ta thấy học sinh yếu còn khá cao 5 học sinh yếu chiếm

13,2%. Vậy chúng ta phải có biện pháp để các em vận dụng các hàm vào giải các

bài toán một cách hiệu quả hơn, nâng tỉ lệ học sinh khá, giỏi lên và giảm học sinh

yếu xuống. Muốn được như vậy chúng ta cần có biện pháp tốt hơn để giúp các em

khắc sâu, nhớ kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào các bài toán một cách linh

hoạt hơn.

II. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ

CÁC HÀM TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIN HỌC 7

1. Giúp học sinh nắm vững lý thuyết khi sử dụng hàm

a) Hướng dẫn học sinh nắm vững các thành phần chính trên trang tính

Hình 1: Các thành phần chính trên trang tính

Ô tính: là vùng giao nhau giữa cột và hàng.

Ví dụ: Ô A3 là giao của cột A và hàng thứ 3.

Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau, tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là

một ô, một hàng, một cột hay một phần của hàng hoặc của cột.

Ví dụ: C2:D3

Hộp tên: là ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ của ô đang chọn.

Thanh công thức: Cho biết nội dung ô đang được chọn.

b) Hướng dẫn học sinh nhập các dạng dữ liệu vào ô tính.

Page 5: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

5

Dữ liệu số: là các số 0,1,...,9, dấu (+) chỉ số dương, dấu (–) chỉ số âm và dấu

% chỉ tỉ lệ phần trăm. Thông thường, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng

nghìn, hàng triệu,..., dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân.

VD: 120; -162; 15.55

Dữ liệu kí tự: là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu. VD: Lớp 7A, Điểm thi.

Ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải và dữ liệu kí tự được

căn thẳng lề trái trong ô tính.

2. Giúp học sinh biết sử dụng hàm phù hợp với yêu cầu bài toán.

Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước.

Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ

thể. Biết cách sử dụng các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính

toán được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Khi sử dụng hàm để tính toán là sử dụng địa chỉ trong ô tính. Địa chỉ của các ô

tính cũng có thể đóng vai trò là biến trong các hàm. Khi đó giá trị của các hàm sẽ

được tính với các giá trị cụ thể là nội dung dữ liệu trong các ô tính có địa chỉ tương

ứng.

Ví dụ 1: Tính tổng số điểm của ba môn Toán, Lý, Tin học được cho trong

bảng dưới đây:

Đối với ví dụ trên có nhiều cách giải, nhưng thông thường học sinh sẽ giải

bằng cách sau:

Cánh 1

Page 6: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

6

Đối với cách này việc nhập số vào công thức mất nhiều thời gian và có thể

nhập sai trong quá trình nhập. Từ đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách sử dụng

công thức bằng cách sử dụng địa chỉ trong ô tính.

Cách 2

Đối với cách hai sử dụng địa chỉ để tính toán, người dùng chỉ cần nhập công

thức ban đầu tại ô F2 các ô còn lại chỉ cần sao chép công thức là được kết quả

ngay. Cách này là cách mà học sinh dễ sử dụng công thức để tính toán và ít sai sót.

Ví dụ 2: Tính điểm trung bình cộng của các môn học được cho ở bảng sau:

3. Giúp học sinh nắm vững cách sử dụng hàm khi giải bài toán.

Trước tiên giáo viên giúp học sinh nắm vững cú pháp chung khi sử dụng hàm

SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong chương trình bảng tính excel là:

=tên_hàm(a,b,c,...)

Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy, có thể là các số hay địa

chỉ của các ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.

Khi học sinh nắm vững cú pháp chung thì việc vận dụng giải toán chỉ cần nhớ

tên hàm. Cụ thể:

a) Hàm tính tổng (SUM).

Cú pháp: =SUM(a,b,c,...)

Page 7: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

7

Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy, có thể là các số hay địa

chỉ của các ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.

Ví dụ 3: Tính tổng số điểm của ba môn Toán, Lý, Tin học được cho trong

bảng dưới đây:

Cách 1: Sử dụng hàm SUM theo địa chỉ các ô tính

Cách 2: Sử dụng hàm SUM theo địa chỉ khối

Ví dụ 4: Tính tổng các số điểm của ba môn TOÁN, LÝ, TIN HỌC của 10 học

sinh

Page 8: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

8

Với ví dụ này nếu ta áp dụng công thức để tính tổng các số điểm của ba môn

Toán, Lý, Tin học thì mất nhiều thời gian nhập địa chỉ của từng ô tính. Trong khi

đó ta sử dụng hàm rất nhanh và chính xác.

b) Hàm tính trung bình cộng (AVERAGE).

Cú pháp: =AVERAGE(a,b,c,...)

Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy các số hay địa chỉ của

các ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.

Ví dụ 5: Tính điểm trung bình cộng của các môn học được cho ở bảng sau:

g

Cách 1: Tính theo hàm AVERAGE

Đối với các em học sinh khối 7 thì việc sử dụng hàm để tính trung bình là khó

vì các em không nhớ được hàm AVERAGE.

Ngoài cách cho các em về học thuộc hàm AVERAGE thì giáo viên có thể

hướng dẫn cho học sinh sử dụng công thức hoặc sử dụng hàm SUM để tính trung

bình môn của các em học sinh.

Page 9: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

9

Cách 2: Tính theo hàm SUM

Cách 3: Tính theo công thức

Với kết quả điểm trung bình môn như trên việc xác định học sinh giỏi và yếu

ta có thể sử dụng các hàm sau đây:

c. Hàm xác định giá trị lớn nhất (MAX).

Cú pháp: =MAX(a,b,c,...)

Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy, có thể là các số hay địa

chỉ của các ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.

Ví dụ 6: Tìm điểm trung bình lớn nhất của các em học sinh

Ví dụ 6: Tìm điểm lớn nhất của môn TOÁN, LÝ, TIN HỌC

Page 10: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

10

d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất(MIN).

Cú pháp: =MIN(a,b,c,...)

Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy,có thể là các số hay địa

chỉ của các ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.

Ví dụ 7: Tìm điểm nhỏ nhất của môn TOÁN, LÝ, TIN HỌC

4. Giúp học sinh khắc phục các lỗi thƣờng gặp khi sử dụng hàm.

Giáo viên cần chú ý cho học sinh là mỗi hàm có tên hàm và phần biến số của

hàm, các biến số được liệt kê trong cặp dấu ( ) và cách nhau bởi dấu (,). Tên hàm

không cần phân biệt chữ hoa hay chữ thường, nhưng phải viết đúng tên hàm. Khi

sử dụng hàm các em thường hay quên gõ tên hàm, sau đó cách khoảng ra rồi mới

gõ tiếp các biến số như thế không đúng cú pháp hàm nên máy tính sẽ báo lỗi.

Page 11: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

11

Ví dụ: =SUM (5,3).

Khi các em gõ sai tên hàm thì chương trình excel thông báo lỗi và buộc các

em phải sửa lại cú pháp hàm hoặc tên hàm cho đúng.

Ví dụ: Khi gặp thông báo lỗi NAME Có nghĩa là sai tên hàm và yêu cầu các

em xem lại tên hàm có đúng không?

Để tránh tình trạng báo lỗi trên giáo viên hướng dẫn các em học cách ghi tên

hàm cho chính xác.

III. KẾT QUẢ

Sau khi các em được làm quen với các hàm trên và áp dụng vào việc lập các

công thức trong Excel để giải một số bài toán đơn giản thì các em cảm thấy thích

thú và ham học hơn, số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là, thụ động trong việc tìm ra

kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong lớp, sau này đã có thể tham gia

góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp, qua đó các em tự tin hơn không mặc

cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Học sinh

hiểu sâu hơn nội dung kiến thức mới. Lớp hoạt động sôi nổi, giữa giáo viên và học

sinh có sự hoạt động nhịp nhàng hơn. Thực hiện khảo sát ở khối 7 năm học 2019 -

2020, sau khi học bài “ Sử dụng các hàm để tính toán” thông qua bài kiểm tra 15

phút, đề ra như đã nêu ở phần khó khăn. Qua chấm bài và thống kê tổng hợp kết

quả tương đối khả quan cụ thể như sau:

Lớp T.Số Giỏi Khá T.bình Yếu Trên T.bình

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

7A 23 3 13,0 6 26,1 12 52,2 2 8,7 22 95,7

7B 23 2 8,7 5 21,7 15 65,2 1 4,3 21 91,3

Cộng 46 5 10,9 11 23,9 27 58,7 3 6,5 43 93,5

Như vậy, qua chất lượng bộ môn tin học khi áp dụng tôi nhận thấy sự chênh

lệch giữa các số liệu trước và sau khi thực hiện giải pháp, theo hướng rất tích cực

học sinh yếu đã giảm từ 13,2% (Năm học 2018-2019) xuống còn 6,5%(Năm học

2019-2020), học sinh trên trung bình từ 86,8 (Năm học 2018-2019) tăng lên 93,5%

(Năm học 2019-2020) và học sinh khá giỏi tăng từ 26,3%(Năm học 2018-2019)

lên 34,8%(Năm học 2019-2020).

Page 12: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

12

C. Kết luận và kiến nghị

I. KẾT LUẬN

Từ thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn Tin học. Đầu tiên người

giáo viên phải nghiên cứu sách tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các giáo

viên dạy bộ môn Tin học nhiều năm để tìm cho mình một phương pháp tốt nhất. Từ

đó rèn luyện cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức tin học một cách nhạy bén

nhất. Hy vọng đề tài này được chia sẻ phần nào những khó khăn vất vả của giáo

viên dạy tin học và góp phần nâng cao hiệu quả bài giảng của mình, góp phần thực

hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.

II. KIẾN NGHỊ

Mong các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa đến môn học này, để học sinh

vùng bản có nhiều điều kiện học tốt tin học. Tạo điều kiện giúp đỡ xây cho nhà

trường 01 phòng máy đáp ứng chỗ ngồi cho học sinh theo quy định, đầu tư lắp cho

phòng tin 01 máy chiếu để học sinh dể quan sát theo dõi các thao tác của giáo viên

từ đó học sinh thực hiện theo để nắm bắt kiến thức nhanh hơn. Nhà trường sửa

chữa và thay thế một số thiết bị cũ cho phòng máy được tốt hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm, tích lũy của bản thân trong quá trình dạy

học về Sử dụng các hàm để tính toán trong chương trình bảng tính Excel tin học 7.

Tôi thấy kết quả thu được rất khả quan sau khi áp dụng giải pháp trên vào dạy học.

Tuy nhiên nếu được những đóng góp, hướng dẫn của quý độc giả và đồng nghiệp,

sẽ góp phần hoàn thiện giải pháp này hơn, từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt

hơn và các em có thể vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hiệu quả hơn. Giải

pháp này được xây dựng trên tính chủ quan của bản thân, chắc chắn sẽ còn có

những thiếu sót. Rất mong được sự chia sẻ, đóng góp của quý độc giả và đồng

nghiệp để giải pháp này được hoàn thiên hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

Hướng Sơn, ngày 09 tháng 6 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, không sao chép nội dung của người

khác.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Dƣơng Ngọc Tân

Page 13: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

------

1. Sách tin học dành cho trung học cơ sở Quyển 2 của nhà xuất bản giáo dục

Việt Nam năm 2017.

2. Phương pháp dạy tin học -Ths Tạ Thị Lê Bình.

3. Giáo Trình Thực Hành Excel Dùng Cho Các Phiên Bản 2016-2013-2010 -

Phạm Quang Hiển & Phạm Phương Hoa.

4. Công Thức & Hàm Excel – VN – Guide.

5. 100 Thủ Thuật Microsoft Office Excel 2007 – Lê Minh Toàn.

6. Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư.

7. Công văn số 1591/SGDĐT-VP ngày 15/10/2014 của Sở Giáo dục và Đào

tạo Quảng Trị về việc Hướng dẫn công tác Nghiên cứu khoa học và Sáng kiến

kinh nghiệm.

------

Page 14: A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

14