6. Han Che Nang Luc Dieu Hanh Cua Ban QLDA April-2009

3
Tình huống nghiên cứu số 6 Thứ Hai, 20/02/2006, 06:23 (GMT+7) Gặp gỡ đầu tuần Vấn đề là hạn chế năng lực điều hành! TT - Sau khi Tuổi Trẻ đăng loạt bài “Sốt ruột những công trình... rùa”, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách quản lý đô thị Nguyễn Văn Đua và giám đốc Sở Giao thông công chính Trần Quang Phượng đã có cuộc gặp gỡ với Tuổi Trẻ để trao đổi về các vấn đề xung quanh sự chậm trễ của công trình đang thi công. Ông Nguyễn Văn Đua thừa nhận: “Lãnh đạo TP thừa nhận có công trình chậm. Chậm do chủ quan, do tự đặt ra thời hạn rồi vì nhiều nguyên nhân tác động khiến không thực hiện đúng tiến độ, nhưng cũng có công trình chậm do nhiều khó khăn, vướng mắc khác mà TP phải hết sức nỗ lực, tự mình bứt phá để tháo gỡ”. * Đôi khi chỉ vì quan điểm chưa thống nhất dẫn đến kéo lê thời gian giải tỏa, gây thiệt hại nặng như dự án cầu Thủ Thiêm, chậm một tháng mất 1,5 tỉ đồng? - Ông Nguyễn Văn Đua: Đối với dự án cầu Thủ Thiêm, Bộ Tài nguyên - môi trường và TP đều cùng chung quan điểm lo cho dân. Nhưng giữa người chấp hành tốt (được cấp đất bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu) và người lấn chiếm thêm ngoài phần đất được giao phải được giải quyết khác nhau. Nếu giải quyết như nhau, chẳng khác nào chính quyền khuyến khích người khác đi lấn chiếm, xây dựng trái phép! Các hộ ở chân cầu Thủ Thiêm đều được bố trí tái định cư (tôi khẳng định nhà tái định cư đã có đủ, có sẵn), nhưng người nào ở hợp pháp sẽ được bố trí thuận tiện tại Q.Bình Thạnh, Q.4, những người lấn chiếm sẽ phải chịu khó đi xa hơn như Q.12. Làm vậy mới giữ được kỷ cương và sử dụng ngân sách (cũng là tiền do dân đóng góp) một cách đúng đắn. Người dân không hài lòng khi nhìn thấy những trụ điện nằm chình ình giữa đường do chậm di dời, nhưng việc dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần một “độ trễ” nhất định. “Độ trễ” này là do phải thiết lập một hệ thống hạ tầng kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu mới của đô thị. Đó là phục vụ số lượng dân cư đông hơn với nhu cầu cao hơn và ngầm hóa. Giải phóng mặt bằng thiếu đồng bộ cũng ảnh hưởng đến chất lượng công trình. * Khâu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát được cho là đã “có vấn đề” từ nhiều năm trước, nhưng đến nay một số công trình chậm vẫn có nguyên nhân từ khâu này? Ông Nguyễn Văn Đua (trái) và ông Trần Quang Phượng - Ảnh: Đ.TR.

description

han vhe

Transcript of 6. Han Che Nang Luc Dieu Hanh Cua Ban QLDA April-2009

Page 1: 6. Han Che Nang Luc Dieu Hanh Cua Ban QLDA April-2009

Tình huống nghiên cứu số 6Thứ Hai, 20/02/2006, 06:23 (GMT+7)

Gặp gỡ đầu tuần

Vấn đề là hạn chế năng lực điều hành!

TT -  Sau khi Tuổi Trẻ đăng loạt bài “Sốt ruột những công trình... rùa”, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách quản lý đô thị Nguyễn Văn Đua và giám đốc Sở Giao thông công chính Trần Quang Phượng đã có cuộc gặp gỡ với Tuổi Trẻ để trao đổi về các vấn đề xung quanh sự chậm trễ của công trình đang thi công.

Ông Nguyễn Văn Đua thừa nhận: “Lãnh đạo TP thừa nhận có công trình chậm. Chậm do chủ quan, do tự đặt ra thời hạn rồi vì nhiều nguyên nhân tác động khiến không thực hiện đúng tiến độ, nhưng cũng có công trình chậm do nhiều khó khăn, vướng mắc khác mà TP phải hết sức nỗ lực, tự mình bứt phá để tháo gỡ”.

* Đôi khi chỉ vì quan điểm chưa thống nhất dẫn đến kéo lê thời gian giải tỏa, gây thiệt hại nặng như dự án cầu Thủ Thiêm, chậm một tháng mất 1,5 tỉ đồng?

- Ông Nguyễn Văn Đua: Đối với dự án cầu Thủ Thiêm, Bộ Tài nguyên - môi trường và TP đều cùng chung quan điểm lo cho dân. Nhưng giữa người chấp hành tốt (được cấp đất bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu) và người lấn chiếm thêm ngoài phần đất được giao phải được giải quyết khác nhau. Nếu giải quyết như nhau, chẳng khác nào chính quyền khuyến khích người khác đi lấn chiếm, xây dựng trái phép!

Các hộ ở chân cầu Thủ Thiêm đều được bố trí tái định cư (tôi khẳng định nhà tái định cư đã có đủ, có sẵn), nhưng người nào ở hợp pháp sẽ được bố trí thuận tiện tại Q.Bình Thạnh, Q.4, những người lấn chiếm sẽ phải chịu khó đi xa hơn như Q.12. Làm vậy mới giữ được kỷ cương và sử dụng ngân sách (cũng là tiền do dân đóng góp) một cách đúng đắn.

Người dân không hài lòng khi nhìn thấy những trụ điện nằm chình ình giữa đường do chậm di dời, nhưng việc dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần một “độ trễ” nhất định. “Độ trễ” này là do phải thiết lập một hệ thống hạ tầng kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu mới của đô thị. Đó là phục vụ số lượng dân cư đông hơn với nhu cầu cao hơn và ngầm hóa. Giải phóng mặt bằng thiếu đồng bộ cũng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

* Khâu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát được cho là đã “có vấn đề” từ nhiều năm trước, nhưng đến nay một số công trình chậm vẫn có nguyên nhân từ khâu này?

- - Ông Trần Quang Phượng: Các chính sách về xây dựng hạ tầng thiết kế giống nhau trên cả nước, căn cứ trên hoạt động thực tế ở tất cả các địa phương, không có mô hình riêng cho đô thị đang phát triển mạnh như TP.HCM. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho TP. Ví dụ: khảo sát nội thành TP phức tạp hơn nhiều so với bên ngoài, công việc nhiều hơn nhưng đơn giá khảo sát và qui trình lại giống nhau (như khảo sát ở khu vực nông thôn), nên không khuyến khích được đơn vị tư vấn thiết kế mạnh, giỏi tham gia.

Để đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án cầu Thủ Thiêm, chúng tôi đã kiến nghị và được UBND TP đồng ý cho thuê tư vấn giám sát nước ngoài (là đơn vị Q.C.I của Cuba, từng giám sát công trình đường Hồ Chí Minh), chấp nhận trả chi phí gấp 6-10 lần qui định của Nhà nước. Tôi nghĩ các bộ ngành cần đề xuất để Chính phủ chỉnh sửa phí tư vấn thiết kế và giám sát, đặc biệt trong tư vấn thiết kế phải có chỉ tiêu riêng cho đô thị lớn, để giống như các vùng nông thôn là hết sức vô lý.

Ông Nguyễn Văn Đua (trái) và ông Trần Quang Phượng - Ảnh: Đ.TR.

Page 2: 6. Han Che Nang Luc Dieu Hanh Cua Ban QLDA April-2009

* Không chỉ chậm, nhiều công trình thi công kém chất lượng cũng gây bức xúc trong nhân dân.

- - Ông Trần Quang Phượng: Điều không thể phủ nhận là năng lực điều hành của các ban quản lý dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của TP.

- Ông Nguyễn Văn Đua: Các ban quản lý dự án hiện nay vẫn còn bị hụt so với yêu cầu điều hành dự án trong sự phát triển bền vững về đô thị. Không phải chúng ta không có nhà thầu thi công thật sự có năng lực, vì thực tế có nhiều công ty trong nước làm thầu phụ cho nhà thầu chính nước ngoài.

Nếu điều chỉnh giá cho các tư vấn, tôi tin bằng sự tự trọng, lương tâm nghề nghiệp và trên nền tư vấn thiết kế có chất lượng, nhất định các đơn vị trong nước cũng sẽ làm tốt mà không nhất thiết dự án nào cũng phải đi thuê nước ngoài. Đây là khâu TP đang làm để chuyển đổi, chuyển động. Nhà thầu làm đúng, làm tốt sẽ có thưởng chứ không chỉ phạt nhà thầu làm sai, làm ẩu, đó là giải pháp căn cơ để chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản. Vấn đề là chúng ta đang thiếu năng lực điều hành. Và như vậy, giải pháp là phải tập trung đào tạo cán bộ quản lý dự án.

* Biện pháp giải quyết những dự án khởi công rồi... để đó như thế nào, thưa ông?  

- Ông Nguyễn Văn Đua: Điều chúng ta cần là thực chất chứ không chạy theo thời gian. Ví dụ trước Tết Nguyên đán vừa qua, UBND TP nhận được báo cáo xin ý kiến cho khởi công dự án nút Tân Tạo và nút Chợ Đệm của dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và một số công trình chung cư tái định cư tại quận 4...

Nhưng nếu khởi công xong sẽ để đó vì công nhân nghỉ tết, vậy khởi công làm gì? Do vậy, tôi chỉ đạo cứ để anh em ăn tết thoải mái, qua tết khởi công rồi làm luôn! Lãnh đạo TP không muốn chậm trễ, nhưng cũng không muốn thực hiện hình thức, hoặc chạy theo tiến độ mà không lo cho dân.

* Có công trình đang làm dở dang bỗng bị ngưng lại vì thiếu vốn. TP giải quyết bài toán thiếu vốn như thế nào, thưa ông?

- Ông Nguyễn Văn Đua: Nếu chỉ trông chờ ngân sách thì không thể đầu tư hạ tầng kỹ thuật với số tiền hàng tỉ USD. Sau nhiều dự án có thành công, có thất bại, TP rút ra kết luận là kiên trì với phương thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Nếu áp dụng BOT, chúng ta sẽ thoát khỏi qui trình theo hệ thống nhà nước trong khâu trình, duyệt của các cơ quan chức năng TP chỉ ký hợp đồng với công ty BOT, sau đó công ty BOT dùng hình thức đấu thầu E.P.C bao gồm thiết kế, mua sắm thiết bị, thi công (giám sát phải là đơn vị khác).

Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng nhà thầu bỏ giá rất rẻ để trúng thầu, sau đó xin duyệt bổ sung giá kéo dài thời gian, hoặc trúng thầu xong bán lại do thiếu năng lực. TP cũng sẽ chống tình trạng khép kín trong đấu thầu, thi công, giám sát mà các đơn vị thực hiện đều chung một ngành chủ quản.

N.ẨN thực hiện

ĐOAN TRANG thực hiện

 Copyright (C) 2004 Tuoi Tre Online