5. Du an Duong Sat Do Thi So 1-Related to Uoc Luong Chi Phi

2
Tình huống nghiên cứu số 5 Dự án đường sắt đô thị số 1 Vì sao trượt giá tới 197%? Từ 1,1 tỉ USD ban đầu, nay dự án đã tăng vốn lên 2,2 tỉ USD (trượt giá 197%). Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài đã ký công văn gửi thủ tướng báo cáo lý do tăng tổng mức đầu tư và xin ý kiến chỉ đạo. Theo ông Tài, dự án tăng mức đầu tư do phải tăng khối lượng xây dựng. Cụ thể, tăng lưu lượng hành khách dự báo thiết kế đến năm 2040, thay vì năm 2020, làm phát sinh xây dựng hệ thống với yêu cầu cao hơn. Trong quá trình nghiên cứu bổ sung thiết kế cơ sở để làm cơ sở mời thầu dự án cũng phải tăng khối lượng thực tế. Tại gói thầu số 1, khối lượng phát sinh từ 14.905 triệu yen Nhật (2006) tăng lên 37.593 triệu yen (2008), bao gồm: tăng chiều dài đào hở tại các ga ngầm, mở rộng các ga ngầm; bổ sung các hạng mục mà trước đây chưa dự trù như: rà phá bom mìn, tạo cảnh quan kiến trúc, thiết bị thay thế, thiết bị dự phòng… Tại gói thầu số 2, nâng mức phát sinh khối lượng và trượt giá từ 25.546 triệu yen, tăng lên 51.085 triệu yen, gồm: tăng khối lượng xây dựng nhà ga Tân Cảng, bố trí dự phòng thêm hai đường ray cho tuyến số 5 nối kết sau này; vốn cho xây dựng trạm điện; tăng chi phí xây dựng depot để xử lý nền đất yếu; xây dựng nhà điều hành chung cho hệ thống tuyến đường sắt đô thị… Tại gói thầu số 3, vốn đã tăng từ 37.854 lên 149.831 triệu yen, do phải tăng khối lượng toa xe từ 48 toa lên 51 toa cho phù hợp với lưu lượng hành khách tính toán lại. Ngoài ra, sự thay đổi các điều kiện tính toán và các chi phí khác tăng theo như: chi phí dự phòng tăng 269%; trượt giá vì thay đổi tỷ lệ tính toán tới 544%; trượt giá do thay đổi tỷ giá VND và yen Nhật là 112%; chi phí gián tiếp từ lãi vay cũng tăng trên 200%. Như vậy, tỷ trọng tăng nhiều nhất do điều chỉnh giá tính toán theo quy định tại nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bao gồm tính trượt giá đến khi công trình hoàn thành, dự kiến từ năm 2009 đến 2013 và tăng dự phòng phí đã lên tới 39 tỉ yen Nhật, chiếm 30% tổng mức đầu tư cũ được duyệt. Các chi phí khác còn lại tăng khoảng 15,5 tỉ yen, chiếm khoảng 12% so với tổng mức đầu tư cũ.

description

duan duong ds

Transcript of 5. Du an Duong Sat Do Thi So 1-Related to Uoc Luong Chi Phi

Page 1: 5. Du an Duong Sat Do Thi So 1-Related to Uoc Luong Chi Phi

Tình huống nghiên cứu số 5

Dự án đường sắt đô thị số 1

Vì sao trượt giá tới 197%?

Từ 1,1 tỉ USD ban đầu, nay dự án đã tăng vốn lên 2,2 tỉ USD (trượt giá 197%). Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài đã ký công văn gửi thủ tướng báo cáo lý do tăng tổng mức đầu tư và xin ý kiến chỉ đạo.

Theo ông Tài, dự án tăng mức đầu tư do phải tăng khối lượng xây dựng. Cụ thể, tăng lưu lượng hành khách dự báo thiết kế đến năm 2040, thay vì năm 2020, làm phát sinh xây dựng hệ thống với yêu cầu cao hơn. Trong quá trình nghiên cứu bổ sung thiết kế cơ sở để làm cơ sở mời thầu dự án cũng phải tăng khối lượng thực tế. Tại gói thầu số 1, khối lượng phát sinh từ 14.905 triệu yen Nhật (2006) tăng lên 37.593 triệu yen (2008), bao gồm: tăng chiều dài đào hở tại các ga ngầm, mở rộng các ga ngầm; bổ sung các hạng mục mà trước đây chưa dự trù như: rà phá bom mìn, tạo cảnh quan kiến trúc, thiết bị thay thế, thiết bị dự phòng… Tại gói thầu số 2, nâng mức phát sinh khối lượng và trượt giá từ 25.546 triệu yen, tăng lên 51.085 triệu yen, gồm: tăng khối lượng xây dựng nhà ga Tân Cảng, bố trí dự phòng thêm hai đường ray cho tuyến số 5 nối kết sau này; vốn cho xây dựng trạm điện; tăng chi phí xây dựng depot để xử lý nền đất yếu; xây dựng nhà điều hành chung cho hệ thống tuyến đường sắt đô thị…

Tại gói thầu số 3, vốn đã tăng từ 37.854 lên 149.831 triệu yen, do phải tăng khối lượng toa xe từ 48 toa lên 51 toa cho phù hợp với lưu lượng hành khách tính toán lại. Ngoài ra, sự thay đổi các điều kiện tính toán và các chi phí khác tăng theo như: chi phí dự phòng tăng 269%; trượt giá vì thay đổi tỷ lệ tính toán tới 544%; trượt giá do thay đổi tỷ giá VND và yen Nhật là 112%; chi phí gián tiếp từ lãi vay cũng tăng trên 200%.

Như vậy, tỷ trọng tăng nhiều nhất do điều chỉnh giá tính toán theo quy định tại nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bao gồm tính trượt giá đến khi công trình hoàn thành, dự kiến từ năm 2009 đến 2013 và tăng dự phòng phí đã lên tới 39 tỉ yen Nhật, chiếm 30% tổng mức đầu tư cũ được duyệt. Các chi phí khác còn lại tăng khoảng 15,5 tỉ yen, chiếm khoảng 12% so với tổng mức đầu tư cũ.

Tính đến tháng 10.2008, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án dự kiến là 249.937 triệu yen, tương đương 38.451,797 ngàn tỉ đồng.

Bên cạnh các lý do đó, dự án cũng phải điều chỉnh tổng mức đầu tư vì bổ sung hệ thống bán, kiểm soát vé sử dụng loại vé từ, thay vì dùng vé giấy và đồng xu; áp dụng các hệ thống thiết bị thông tin tín hiệu mới nhằm nâng cao mức độ an toàn cho đoàn tàu (thiết bị Scada, cung cấp điện nguồn, vận hành an toàn). Ngoài ra, do biến động giá một số nguyên vật liệu trong hai năm qua, và tăng lương tối thiểu theo quy định, khiến cho vốn đầu tư tăng lên.

Vũ Nguyên (www.sgtt.com.vn)