43 - Triet Hoc Trong KHTN

39
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGƯỜI BIÊN SOẠN: PGS, TS. VŨ VĂN VIÊN

description

de cuong mon triet hoc trong khtn

Transcript of 43 - Triet Hoc Trong KHTN

Page 1: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TRIẾT HỌC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGƯỜI BIÊN SOẠN: PGS, TS. VŨ VĂN VIÊN

Hà Nội, tháng 6 năm 2007

Page 2: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Khoa Triết học Bộ môn Chủ nghĩa duy vật biện chứng

1. Thông tin về giảng viên

1.1. Họ và tên: Vũ Văn Viên

Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên cao cấp

Thời gian làm việc: 7.30 – 11.00 thứ 3, 5, thứ 6 hàng tuần

Địa điểm làm việc: Viện triết học, Viện KHXH

Địa chỉ liên hệ:

+ Địa chỉ cơ quan: 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

+ Địa chỉ nhà riêng: P107 nhà C2, Khu Tập thể Tân Mai

+ Điện thoại CQ: 5 140 529

+ Điện thoại NR: 8 641879

+ Điện thoại di động: 0913 572 615

Các hướng nghiên cứu chính:

- Lôgíc học

- Lịch sử triết học phương Tây

- Triết học trong Khoa học tự nhiên

- Triết học mácxít

1.2. Họ và tên: Nguyễn Cảnh Hồ Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Giảng viên

2

Page 3: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

1.3. Họ và tên: Nguyễn Hiền Lương

Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Giảng viên

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Triết học trong khoa học tự nhiên- Mã môn học:- Số tín chỉ: 2

- Môn học: bắt buộc

- Các môn học tiên quyết: CNDVBC và CNDVLS,

Các môn khoa học tự nhiên cơ bản

- Các môn học kế tiếp: Các môn của các chuyên ban chuyên ngành triết học

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 20 tiết

+ Làm bài tập/thảo luận trên lớp: 4 tiết

+ Tự học xác định: 6 tiết

- Địa chỉ Khoa Triết học và Bộ môn CNDVBC: Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi,

Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu môn học

Môn học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành triết học những kiến thức cơ bản về

những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên, những hiểu biết về mối quan hệ giữa Triết

học và Khoa học tự nhiên. Môn học cũng góp phần giúp sinh viên tìm hiểu những thành

tựu cơ bản của Khoa học tự nhiên hiện đại, bức tranh khoa học chung về thế giới, từ đó

thấy được sự cần thiết của sự liên minh giữa Triết học và Khoa học tự nhiên. Môn học

cũng góp phần nâng cao năng lực tư duy khoa học cho sinh viên triết học.

- Về kiến thức: sinh viên cần nắm được:

+ Mối liên hệ hữu cơ giữa triết học duy vật, đặc biệt là Chủ nghĩa duy vật biện

chứng và Khoa học tự nhiên.

3

Page 4: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

+ Những nội dung cơ bản về một số vấn đề triết học của khoa học tự nhiên nói

chung cũng như những nội dung cơ bản về một số vấn đề triết học của các khoa học cụ thể.

+ Vị trí, vai trò của Triết học duy vật biện chứng đối với sự phát triển của Khoa

học tự nhiên hiện đại, cũng như vai trò của Khoa học tự nhiên đối với Triết học, trong đó

có Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

- Về kỹ năng:

+ Biết cách vận dụng tri thức đã học để lý giải một số vấn đề liên quan đến sự phát

triển của Khoa học tự nhiên.

+ Có năng lực vận dụng các tri thức đã học để làm phong phú thêm các phạm trù,

quy luật, nguyên tắc của triết học bằng các tài liệu cụ thể của Khoa học tự nhiên.

- Về thái độ người học:

+ Cần thấy rõ mối quan hệ hữu cơ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên.

+ Có thái độ khách quan về vị trí của môn học này

+ Thấy được sự cần thiết của môn học trong việc nâng cao năng lực tư duy, cũng

như trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành triết học.

- Mục tiêu cụ thể của từng bài học

Mục tiêu

Nội dung

Mục tiêu bậc1 Mục tiêu bậc 2 Mục tiêu bậc 3

Nội dung 1

- Đề cương môn

học và kế hoạch

học tập

- Các cơ sở của

mối quan hệ

giữa TH và

KHTN.

I.A.1. Nắm được ý đồ

phân chia môn học

thành hai phần, mười

tiết.

I.A.2. Nắm được cơ

sở khách quan của

mối quan hệ giữa TH

và KHTN.

I.B.1. Hiểu được kế

hoạch học tập theo đề

cương.

I.B.2. Hiểu được

những nội dung về

các cơ sở khách quan

của mối quan hệ giữa

TH và KHTN.

I.C.1. Sưu tầm được

các tài liệu cơ bản,

cần thiết.

I.C.2.Vận dụng được

các cơ sở khách quan

khi xem xét một vấn

đề cụ thể của khoa

4

Page 5: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

học.

Nội dung 2

- Bản chất của

những vấn đề

triết học trong

khoa học tự

nhiên

II.A.1. Nắm được thế

nào là những vấn đề

triết học trong khoa

học tự nhiên.

II.A.2. Nắm được ý

nghĩa của việc giải

quyết các vấn đề TH

trong KHTN.

II.B.1. Hiểu được

những nội dung cơ

bản về bản chất của

các vấn đề TH trong

KHTN, các nhóm vấn

đề TH trong KHTN.

II.C.1. Phân tích được

các nhóm vấn đề cơ

bản, ý nghĩa của

chúng đối với nhận

thức khoa học.

Nội dung 3

Những biểu hiện

cụ thể về mối

quan hệ giữa TH

và KHTN

III. A.1. Nắm được

những biểu hiện cơ

bản, cụ thể về mối

quan hệ giữa TH và

KHTN.

III.A.2. Thấy được

tác động hai chiều

của các mối quan hệ

ấy đối với sự phát

triển của TH và

KHTN.

III.B.1. Hiểu được

nội dung cơ bản của

các biểu hiện cụ thể

về mối quan hệ.

III.B.2. Thấy được

ảnh hưởng của các

trào lưu triết học khác

nhau đối với sự phát

triển của KHTN.

III.C.1. Phân tích

được những biểu hiện

ấy trong một số vấn

đề cụ thể trong sự

phát triển của khoa

học.

Nội dung 4

Vấn đề đối

tượng của toán

học

IV.A.1. Nắm được

các quan điểm khác

nhau về bản chất của

tri thức toán học

IV.A.2. Nắm được

đối tượng hiên thực,

IV.B.1. Hiểu được

quan hệ giữa đối

tượng hiện thực và

đối tượng trực tiếp

của toán học.

IV.C.1. Phân tích

được quá trình, đặc

điểm của sự trừu

tượng toán học

IV.C.2. Vai trò của

5

Page 6: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

đối tượng trực tiếp

của các lý thuyết toán

học.

IV.B.2. Thấy được

tính sáng tạo của

nhận thức toán học.

trừu tượng trong sự

phát triển toán học

Nội dung 5

Vấn đề phương

pháp của toán

học

V.A.1. Nắm được

bản chất của phương

pháp lập luận và

chứng minh toán học

nói riêng, phương

pháp toán học nói

chung.

V.B.1. Hiểu được nội

dung cơ bản của

phương pháp toán

học.

V.B.2. Hiểu đuợc vai

trò của phương pháp

tư duy lôgíc đối với

toán học.

V.C.1. Vận dụng

phương pháp của

toán học để chứng

minh một số định lý

cụ thể.

Nội dung 6

Vô hạn toán học

và con đường

phát triển của

toán học

VI.A.1. Nắm được sự

hình thành của vô hạn

toán học.

VI.A.2. Nắm dược

nội dung các cuộc

khủng hoảng trong

toán học.

VI.B.1. Hiểu được

nội dung của các khái

niệm vô hạn được

dùng trong toán học.

VI.B.2. Hiểu được

bản chất của các cuộc

khủng hoảng trong

toán học.

VI.C.1. Phân tích

được sự thống nhất

giữa vô hạn thực tại

và vô hạn tiềm năng.

VI.C.2. Phân tích

được con đường phát

triển biện chứng của

toán học.

Nội dung 7

Vật lý học và

Triết học

VII.A.1. Nắm được

sự phân kỳ của Vật lý

học.

VII.A.2. Nắm được

các đặc điểm của thế

giới vĩ mô và thế giới

vi mô.

VII.B.1. Hiểu được

cuộc khủng hoảng

trong VLH cuối thế

kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX.

VII.B.2. Hiểu được

cấu tạo vật chất trong

thế giới vĩ mô và thế

VII.C.1. Phân tích,

vận dụng, so sánh sự

khác nhau về khối

lượng, năng lượng

trong thế giới vĩ mô

và thế giới vi mô.

6

Page 7: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

giới vi mô.

Nội dung 8

Các lý thuyết cơ

bản của Vật lý

học hiện đại.

VIII.A.1. Nắm được

các lý thuyết tương

đối rộng và lý thuyết

tương đối hẹp.

VIII.A.2. Nắm được

các lý thuyết cơ học

lượng tử và lý thuyết

trường lượng tử.

VIII.B.1. Hiểu được

bản chất cả lý thuyết

tương đối hẹp và lý

thuyết tương đối

rộng.

VIII.B.2. Hiểu được

bản chất của lý thuyết

cơ học lượng tử và lý

thuyết trường lượng

tử.

VIII.C.1. Phân tích

một số vấn đề triết

học liên quan đến các

lý thuyết trên.

Nội dung 9

Sinh học và Triết

học

IX.A.1. Nắm được

những đặc điểm của

bức tranh sinh học về

thế giới.

IX.A.2. Nắm được

các tư tưởng, lý

thuyết tiến hoá về sự

hình hành sự sống.

IX.B.1. Hiểu được sự

thống nhất vật chất

của thế giới qua bức

tranh sinh học.

IX.B.2. Phân biệt

được các quan điểm

khác nhau về sự tiến

hoá.

IX.C.1. Phân tích

được các vấn đề về sự

tiến hoá giống, loài

trên lập trường

DVBC.

Nội dung 10

Vấn đề mối quan

hệ giữa con

người, xã hội và

tự nhiên.

X.A.1. Nắm được

một số thành tựu hiện

đại nghiên cứu về con

người.

X.A.2. Nắm được

quan hệ phụ thuộc và

quy định lẫn nhau

giữa con người, xã

hội và tự nhiên.

X.B.1. Hiểu được các

tác động của các

thành tựu hiện đại

nghiên cứu về con

người.

X.B.2. Hiểu được

thực trạng vấn đề môi

trường sinh thái hiện

X.C.1. Phân tích

được các vấn đề sinh

thái đang đặt ra.

X.C.2. Thấy được vai

trò tích cực, tự giác

của con người trong

việc cải thiện môi

trường sinh thái.

7

Page 8: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

nay.

Chú thích: - Bậc 1: Nhớ (A)

- Bậc 2: Hiểu, vận dụng (B)

- Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đáng giá (C)

- Số La mã (I, II, III, …): Nội dung

- Số Ả rập (1, 2, 3, …): Thứ tự mục tiêu

4. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất về triết học trong KHTN. Để thực hiện

mục đích trên, môn học được chia làm hai phần lớn. Phần thứ nhất đề cập đến một số vấn

đề triết học trong KHTN nói chung. Ở đây môn học đã làm rõ thế nào là những vấn đề triết

học trong KHTN, phân tích các cơ sở khách quan của mối quan hệ giữa TH và KHTN, các

nhóm vấn đề triết học trong KHTN. Từ đó, môn học cũng làm rõ vai trò của TH đối với

KHTN và ngược lại, đồng thời làm rõ sự cần thiết của sự liên minh giữa TH và KHTN.

Phần thứ hai đi sâu vào những vấn đề triết học của các khoa học cụ thể như: Toán

học, Vật lý học, Sinh vật học. Ở đây, trước hết, môn học phân tích một số vấn đề triết học

trong toán học liên quan đến đối tượng, phương pháp và con đường phát triển của toán

học. Phần tiếp theo làm rõ một số vấn đề triết học liên quan đến đối tượng của VLH, đến

cấu tạo của thế giới vĩ mô và thế giới vi mô, đến các lý thuyết của VLH hiện đại. Phần

cuối, môn học phân tích một số vấn đề triết học của sinh học liên quan đến đối tượng của

sinh học, lý thuyết tiến hoá và những thành tựu mới nhất của sinh học hiện đại. Môn học

cũng đề cập đến các vấn đề quan hệ giữa con người – xã hội – tự nhiên, về môi trường sinh

thái.

5. Nội dung chi tiết môn học

Phần 1. Một số vấn đề triết học của Khoa học tự nhiên nói chung

8

Page 9: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

Bài 1: Các cơ sở của mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên

1.1.Phân loại các khoa học

1.1.1. Các cách phân loại khoa học tiểu biểu trong lịch sử

1.1.2. Về sự phân loại chi tiết hệ thống tri thức khoa học

1.2. Các cơ sở của việc xem xét mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên

1.2.1. Xét về nguồn gốc, bản chất xã hội của các khoa học

1.2.2. Xét về đối tương, phương pháp của các khoa học

1.2.3. Xét về mục đích, chức năng của các khoa học

Bài 2: Bản chất của những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên

2.1. Thế nào là những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên

2.1.1. Là những vấn đề do sự phát triển của một hay một số ngành đặt ra mà bản

thân

các khoa học ấy không tự giải quyết được

2.1.2. Việc giải quyết chúng góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc giải quyết vấn

đề cơ bản của triết học

2.1.3. Việc giải quyết chúng góp phần làm giàu hệ thống phạm trù của khoa học

2.2. Các nhóm vấn đề Triết học trong khoa học tự nhiên

2.2.1. Các nhóm vấn đề chung

2.2.2. Các nhóm vấn đề trong các khoa học cụ thể

Bài 3. Những biểu hiện cụ thể về mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự

nhiên

3.1. Vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của triết học

3.1.1. Khoa học tự nhiên và sự phát triển của triết học trước Mác

3.1.2. Khoa học tự nhiên với sự ra đời và phát triển của triết học Mác

3.2. Vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên

9

Page 10: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

3.2.1. Chủ nghĩa duy vật và Phép biện chứng vốn là cơ sở thế giới quan và phương

pháp luận của Khoa học tự nhiên

3.2.2. Chủ nghĩa duy tâm và Phương pháp tư duy siêu hình cản trở sự phát triển của

Khoa học tự nhiên hiện đại

3.2.3. Về sự cần thiết của mối liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên

Phần 2. Một số vấn đề triết học của các khoa học cụ thể

Bài 4. Vấn đề đối tượng của toán học

4.1.Về đối tượng của toán học

4.1.1. Các quan điểm triết học khác nhau về đối tượng của toán học

4.1.2. Đối tượng hiện thực của toán học

+ Quan hệ số lượng và các hình thức không gian

+ Lịch sử phát triển của toán học

4.1.3. Đối tượng trực tiếp của toán học

+ Các trừu tượng toán học

+ Đặc điểm của sự trừu tượng toán học

4.2. Các cách tiếp cận khác nhau về đối tượng trong toán học hiện đại

4.2.1. Cách tiếp cận cấu trúc: xây dựng các định lý toán học

4.2.2. Cách tiếp cận thuật toán: xây dựng các đối tượng của các lý thuết toán học

4.2.3. Sự thống nhất giữa cách tiếp cận cấu trúc và cách tiếp cận thuật toán

Bài 5. Vấn đề phương pháp của toán học

5.1. Khái niệm chung về phương pháp của toán học

5.1.1. Phương pháp lập luận và chứng minh toán học

5.1.2. Vai trò của các hệ thống lôgíc học hình thức khác nhau trong toán học

5.2. Phương pháp tiên đề trong việc xây dựng các lý thuyết toán học

5. 2.1. Các loại hình phương pháp tiên đề

10

Page 11: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

+ Hệ tiên đề nội dung

+ Hệ tiên đề bán hình thức

+ Hệ tiên đề hình thức

5.2.2. Tiên đề hóa toán học và các khoa học

5.2.3. Cách tiếp cận tiên đề và cách tiếp cận hình thức trong toán học

5.2.4. Một số vấn đề nhận thức luận liên quan đến phương pháp toán học

Bài 6: Vô hạn toán học và con đường phát triển của toán học

6.1. Khái niệm chung về vô hạn toán học

6.1.1. Vô hạn toán học là kết quả sự trừu tượng hoá của vô hạn hiện thực

6.1.2. Vô hạn thực tại

6.1.3. Vô hạn tiềm năng

6.1.4. Sự thống nhất giữa vô hạn thực tại và vô hạn tiềm năng trong toán học

6.2. Con đường phát triển biện chứng của toán học

6.2.1. Cuộc khủng hoảng lần thứ nhất – thế kỷ thứ V trước công nguyên

6.2.2. Cuộc khủng hoảng lần thứ hai – thế kỷ XVII – XVIII

6.2.3. Cuộc khủng hoảng lần thứ ba – giữa thế kỷ XIX

6.3. Vấn đề lập luận (đặt cơ sở) toán học

6.3.1. Vai trò của lập luận toán học

6.3.2. Các khuynh hướng khác nhau trong lập luận toán học

Bài 7: Vật lý học và Triết học

7.1.Sơ lược quá trình phát triển của vật lý học

7.1.1. Các thời kỳ phát triển của vật lý học liên quan đến đối tượng của nó

7.1.2. Đặc điểm của thế giới vĩ mô và thế giới vi mô

7.1.3. Cuộc khủng hoảng của Vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

7.1.4. Cấu tạo của vật chất trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô

11

Page 12: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

7.2. Các khái niệm cơ bản của Vật lý học

7.2.1. Khối lượng, năng lượng trong Vật lý học cổ điển

7.2.2. Khối lượng, năng lượng trong Vật lý học phi cổ điển

7.2.3. Hạt và Trường trong Vật lý học hiện đại

Bài 8: Các lý thuyết cơ bản của Vật lý học hiện đại

8.1.Thuyết tương đối

8.1.1. Thuyết tương đối hẹp

8.1.2. Thuyết tương đối rộng

8.2. Lý thuyết cơ học lượng tử

8.2.1. Các quan niệm cơ bản của cơ học lượng tử

8.2.2. Các mối quan hệ đặc trưng của cơ học lượng tử

8.2.3. Các vấn đề triết học của cơ học lượng tử

8.3. Lý thuyết trường lượng tử

8.3.1. Sự ra đời của lý thuyết trường lượng tử

8.3.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết trường lượng tử

8.3.3. Các vấn đề triết học của lý thuyết trường lượng tử

Bài 9: Sinh học và Triết học

9.1. Bức tranh chung về thế giới

9.1.1. Bức tranh vật lý về thế giới

9.1.2. Bức tranh sinh học về thế giới

9.1.3. Vấn đề sự sống

9.1.4. Các vấn đề triết học đặt ra

9.2.Tư tưởng tiến hoá và lý thuyết tiến hóa

9.2.1. Tư tưởng tiến hoá thế kỷ XVII - XVIII

9.2.2. Lý thuyết tiến hoá của Đacuyn

12

Page 13: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

9.2.3. Lý thuyết tiến hoá hiện đại

Bài 10. Vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên

10.1. Sinh học hiện đại và các vấn đề về con người

10.1.1. Vấn đề nhân bản con người

10.1.2. Vấn đề cấy, ghép các phủ tạng

10.1.3. Vấn đề lập và giải mã bản đồ gen người

10.1.4. Những vấn đề đặt ra do các thành tựu nói trên

10.2. Cơ sở triết học của mối quan hệ

10.2.1. Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối quan hệ con người –

hội – tự nhiên

10.2.2. Về quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người

trong qúa trình lịch sử - tự nhiên

10.2.3. Con người là chủ thể tích cực điều khiển tự giác quan hệ con người – xã hội

– tự nhiên

10.3. Vấn đề môi trường sinh thái

10.3.1. Hiện trạng của môi trường sinh thái

10.3.2. Những vấn đề cấp bách đang đặt ra

6. Học liệu

6.1. Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Cảnh Hồ. Một số vấn đề triết học của vật lý học. Nxb, KHXH, HN, 2000.

2. Nguyễn Văn Nghĩa, Lê Hữu Tầng, Nguyễn Trọng Chuẩn. C.Mác, Ph. Ăngghen,

V.I.Lênin. Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. Nxb KHXH, HN, 1973.

13

Page 14: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

3. Viện triết học. Triết học và các khoa học cụ thể. T1, Triết học và các khoa học tự nhiên

(tài liệu dịch). Nxb KHXH, HN, 1972

4. Vũ Văn Viên. Khủng hoảng, nghịch lý và một số bài học về nhận thức. Tạp chí triết

học, No 3, 1990. (21 - 27)

5. Vũ Văn Viên. Quan điểm duy vật biện chứng về đối tượng của toán học. Tạp chí triết

học, No 3, 2002. (57 - 62)

6. Nguyễn Cảnh Hồ. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vật lý học hiện đại. TCTH, No8,

2002. (53 - 57).

7. Phạm Thị Ngọc Trầm. Về cách tiếp cận TH – XH đối với hiện trạng môi trường sinh

thái ở Việt Nam. Tạp chí triết học, No 6, 2004. (23 - 28)

8. Vũ Văn Viên. Lôgíc hình thức và phương pháp toán học. Tạp chí triết học, No 9, 2002.

(56 - 61)

6.2. Tài liệu tham khảo

9. Nguyễn Duy Thông. Vai trò phương pháp luận triết họcMác – Lênin đối với sự phát triển khoa học tự nhiên. Nxb KHXH, HN, 1977.

10. V.N. Mơtốtxi. Một số vấn đề triết học về cơ sở của toán học. Nxb Giáo dục, HN,1972.

11. I.A. Rúpnicốp. Lịch sử toán học tập 1 và tập 2. Nxb Giáo dục, HN, 1996.

12. Tập thể tác giả. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển của xã hội. Nxb KHXH, HN, 2000.

13. Nguyễn Trọng Chuẩn. Sinh học và thế giới quan. Tạp chí triết học, No 1, 1992. (5 - 9)

14. Lê Văn Đoán. Cơ sở khách quan cho sự hình thành những khái niệm toán học đầu tiên.

TCTH No6, 2000. (49 - 53)

15. Nguyễn Trọng Chuẩn, Một số vấn đề phương pháp trong sinh học hện đại. Tạp chí triết

học, No 4, 1987. (60 - 65)

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Số giờ tín chỉ cho các hình thức dạy – học

Hình thức tổ chức dạy học môn học

14

Page 15: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

Nội dungTổng

sốThuyết trình Thực hành,

thí nghiệm, thực tập

Tự học, tự nghiên cứuLý

thuyếtBài tập Thảo luận

Nội dung 1 2 1 3

Nội dung 2 2 1 3

Nội dung 3 2 1 3

Nội dung 4 2 1 3

Nội dung 5 2 1 3

Nội dung 6 2 1 3

Nội dung 7 2 1 3

Nội dung 8 2 1 3

Nội dung 9 2 1 3

Nội dung 10 2 1 3

Tổng số 20 4 6 30

7.2. Lịch trình cụ thể cho từng nội dung

Tuần 1 (Nội dung 1: Các cơ sở của mối quan hệ giữa TH và KHTN)

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi chú

15

Page 16: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

27/09/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Giới thiệu đề cương

và tài liệu môn học.

2. Phân loại các khoa

học.

3. Các cở khách quan

của mối quan hệ giữa

triết học và KHTN.

1. Nắm chắc đề

cương, kế hoach học

tập.

2. Chuẩn bị học liệu.

3. Đọc tài liệu 2 (5 –

36); (47 - 65)

4. Nêu vấn đề mình

quan tâm.

Tư vấn Tư vấn môn học Chuẩn bị câu hỏi

Tuần 2 (Nội dung 2: Bản chất của những vấn đề triết học trong KHTN)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh

viên chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

4/10/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Thế nào là những vấn đề

triết học trong KHTN?

2. Các nhóm vấn đề triết học

trong KHTN nói chung.

3. Các nhóm vấn đề triết học

trong các khoa học cụ thể.

Đọc TL 2 (67 -

83), TL 3 (5 -

12) và TL 6 –

phần có liên

quan.

Tư vấn môn

học

Tuần 3 (Nội dung : Tự học, tự nghiên cứu các nội dung đã lên lớp tuần 1 và tuần 2)

Hình thức tổ Thời gian, Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi

16

Page 17: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

chức dạy học địa điểm viên chuẩn bị chú

Tự học, tự

nghiên cứu

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

11/10/2007

13.00-14.50

Thư viện

1.Phân loại khoa học và các

dự đoán khoa học.

2.Bản chất, nguyên nhân cuộc

khủng hoảng trong Vật lý học

Viết thu hoạch

về các vấn đề

nêu trên

Tư vấn môn

học

Tuần 4 (Nội dung 3: Những biểu hiện cụ thể về mối quan hệ giữa triết học và KHTN)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh

viên chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

18/10/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Vai trò của KHTN đối với

sự phát triển của triết học.

2. Vai trò thế giới quan,

phương pháp luận của triết

học đối với KHTN.

3. Về sự cần thiết của mối liện

minh giữa triết học và KHTN.

Đọc TL 2 (186

- 197), TL 3

(13 - 24), TL 6

– phần có liên

quan.

Tư vấn môn

học

Tuần 5 (Nội dung 4: Vấn đề đối tượng của toán học)

Hình thức tổ Thời gian, Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi

17

Page 18: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

chức dạy học địa điểm viên chuẩn

bị

chú

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

25/10/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Tìm hiểu các quan niệm khác

nhau về đối tượng của triết học.

2. Đối tượng hiện thực và đối

tượng tiếp của các lý thuyết

toán học.

3. Đặc điểm, ý nghĩa của trừu

tượng toán học.

Đọc TL 5 (57

- 62), TL 10

(11 - 30); TL

14 (49 - 53),

TL 3 – phần

có liên quan.

Tư vấn môn

học

Tuần 6 (Nội dung : Thảo luận các nội dung học tuần 4 và tuần 5)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh

viên chuẩn

bị

Ghi

chú

Thảo luận/

Xêmina

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

01/11/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1.Về sự phân kỳ trong sự phát

triển của toán học

2. Các cách tiếp cận khác nhau

trong toán học liên quan đến đối

tượng của nó

Viết tóm tắt

các câu hỏi

và ý kiến trao

đổi.

Nêu nhận xét

của mình

Tư vấn môn

học

Tuần 7 (Nội dung 5: Vấn đề phương pháp của toán học)

18

Page 19: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh

viên chuẩn

bị

Ghi

chú

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

8/11/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Khái niệm chung về phương

pháp của toán học.

2. Vai trò của lôgíc hình thức

đối với toán học.

3. Phương pháp tiên đề trong

toán học.

Đọc TL 3 (26

- 45), TL 8

(56 - 61), TL

10 (11 - 30).

Tư vấn môn

học

Tuần 8 (Nội dung 6: Vô hạn toán học và con đường phát triển của toán

học)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh

viên chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

15/11/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Vấn đề vô hạn toán học

2. Về con đường phát triển biện

chứng của toán học.

3. Vấv đề lập luận (đặt cơ sở)

cho toán học.

Đọc TL 4 (21

- 27), TL 10

(21 - 46), TL

3 – phần có

liên quan.

Tư vấn môn

học

Tuần 9 (Nội dung: Thảo luận các nội dung đã học tuần 7 và tuần 8)

19

Page 20: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh

viên chuẩn bị

Ghi

chú

Thảo luận/

Xêmina

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

22/11/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1.Phương pháp toán học và

nhận thức khoa học

2.Các đòi hỏi lôgíc đối với hệ

tiên đề

Viết thu

hoạch

Tư vấn môn

học

Tuần 10 (Nội dung 7: Vật lý học và Triết học)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Sinh viên

chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

27/11/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Các thời kỳ phát triển của vật lý

học.

2. Đặc điểm của thế giới vĩ mô và

thế giới vi mô.

3. Khối lượng, năng lượng trong thế

giới vĩ mô và thế giới vi mô.

Đọc TL 1

(53 - 70),

TL 2 (123

- 186), TL

6 (53 -

58).

Tư vấn môn

học

Tuần 11: (Nội dung 8: Các lý thuyết cơ bản của Vất lý học hiện đại)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Sinh viên

chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết Thứ 5, 1. Về lý thuyết tương đối hẹp và đọc TL 1 (70

20

Page 21: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

2 giờ tín chỉ 6/12/2007

13.00-13.50

GĐ C. 305

lý thuyết tương đối rộng.

2. Lý thuyết cơ học lượng tử và

lý thuyết trường lượng tử.

- 103), TL 2

(123 - 186),

TL 6 (53 -

58).

Tư vấn môn

học

Tuần 12 (Nội dung 9: Sinh học và Triết học)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh

viên chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

13/11/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Bức tranh sinh học về thế

giới

2. Tư tưởng tiến hoá và các lý

thuyết tiến hoá.

Đọc TL 2 (186

- 214), TL 7

(23 - 29), TL

13 (5 -9), TL 3

– phần có liên

quan.

Tư vấn môn

học

Tuần 13 (Nội dung 10: Vấn đề quan hệ con người – xã hội – tự nhiên)Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Sinh viên

chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết

2 giờ tín chỉ

Thứ 5,

20/12/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1. Vấn đề con người

2. Cơ sở của mối quan hệ con

người – xã hội – tự nhiên.

3. Về môi trường sinh thái.

Đọc TL 2

(123 -

186), TL 7

(23 - 29),

TL 15 (11

21

Page 22: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

- 16),TL 3

– phần có

liên quan.

Tư vấn môn

học

Tuần 14 + 15 (Nội dung :Tự nghiên cứu các nội dung lên lớp trong các tuần 10, 11, 12, 13)Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian,

địa điểm

Nội dung chính Sinh viên

chuẩn bị

Ghi

chú

Tự học, tự

nghiên cứu

4 giờ tín chỉ

Thứ 5,

27/12/2007

13.00-14.50

GĐ C. 305

1.Ý nghĩa của các lý thuyết vật lý

học hiện đại

2. Về các quan điểm tiến hoá khác

nhau

3. Các kết quả nghiên cứu hiện đại

về con người

4. Ôn tập

Viết thu

hoách về

các vấn đề

trên

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

8.1. Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên trong quá trình học môn học

- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và các yêu cầu đã ghi trong đề cương môn học.

- Đi học đầy đủ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ).

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương.

- Nộp các bài tập đúng hạn, có thể cho phép làm lại để cải thiện điểm.

- Nếu thiếu một điểm thành phần, thì không được dự thi (không có điểm hết môn).

8.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học

* Mục đích và trọng số kiểm tra

Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

tính điểm

22

Page 23: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

Đánh giá thường

xuyên

Các vấn đề lý luận,

hiểu đúng về mặt

văn bản.

Đánh giá khả năng ghi nhớ,

phân tích và đưa ra nhận

định độc lập.

20%

Bài tập cá nhân (các

bài tóm tắt những tài

liệu đã đọc, các bài

viết cá nhân)

Chủ yếu về lý luận Đánh giá ý thức học tập

thường và kỹ năng làm việc

độc lập.

Bài tập nhóm/báo cáo

nhóm

Kết hợp giữa lý luận

và thực tiễn.

Đánh giá kỹ năng hợp tác

trong công việc, tinh thần

trách nhiệm chung với nhóm.

Bài tập lớn (tiểu

luận)

Kết hợp giữa lý luận

và thực tiễn.

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu

độc lập và kỹ năng trình bày.

Bài kiểm tra giữa kỳ Chủ yếu về mặt lý

luận.

Đánh giá khả năng nhớ và

hiểu vấn đề.

20%

Thi hết môn Kết hợp giữa lý luận

và thực tiễn.

Đánh giá kiến thức, năng lực

tư duy, khả năng phân tích

một vấn đề cụ thể của khoa

học.

60%

* Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

- Bài tập viết cá nhân/tuần

Loại bài tập này thường dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, việc tự đọc, tự nghiên cứu,

khả năng tóm tắt, hiểu đúng và khái quát tư liệu đã được giao đọc về một vấn đề không

lớn, nhưng trọng vẹn. Các tiêu chí đánh giá các loại bài này có thể bao gồm:

+ Về nội dung:

23

Page 24: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

1) Xác định vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, hợp lý.

2) Thể hiện kỹ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.

3) Thể hiện năng lực khai thác văn bản và có bằng chứng về việc sử dụng các tài

liệu do giảng viên hướng dẫn.

+ Về hình thức:

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, không quá dài so với quy định của giảng viên

(ví dụ không dài quá 5 trang A4). Ngoài ra, tùy loại vấn đề mà giảng viên có thể có các

tiêu chí đánh giá riêng.

- Loại bài tập nhóm/tháng:

Loại bài tập này được đánh giá qua các báo cáo mà nhóm thực hiện theo mẫu sau:

Trường/Khoa

Bộ môn Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm

Đề tài nghiên cứu

1) Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công

STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân công Ghi chú

1 Nguyễn Văn B …………………………….. Nhóm trưởng

2 ………. ……………………………. ……………

2) Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể kèm theo biên bản)

3) Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.

- Loại bài tập lớn học kỳ/tiểu luận:

+ Về nội dung:

1) Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu hợp lý và lôgíc.

24

Page 25: 43 - Triet Hoc Trong KHTN

2) Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy triết học, kỹ năng phân tích, tổng hợp,

đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các phương pháp được hướng dẫn.

+ Về hình thức:

Bố cục hợp lý, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày đẹp đúng qui cách.

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí:

Điểm Tiêu chí

9-10 - Đạt cả 4 tiêu chí

7-8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: Có sử dụng tài liệu, song chưa đầy đủ, chưa sâu sắc,

chưa có bình luận

- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ

5-6 - Đạt tiêu chí 1.

- Tiêu chí 2: Chưa thể hiện rõ tư duy phê phán, các kỹ năng phân

tích, tồng hợp, đánh giá còn kém.

- Tiêu chí 3; 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ.

Dưới 5 - Không đạt cả 4 tiêu chí

Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Giảng viên

(Khoa/Trường)

PGS, TS. Vũ Văn Viên

25