4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

14
2014 Nhịp cầu Dược lâm sàng Hướng dn vphương pháp cung cp thông tin thuc bi dược sĩ Tài liệu được biên soạn nhằm hỗ trợ dược sĩ áp dụng phương pháp có tính hệ thống để trả lời các câu hỏi về thông tin thuốc trong thực hành lâm sàng

Transcript of 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Page 1: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

2014

Nhịp cầu Dược lâm sàng

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp

thông tin thuốc bởi dược sĩ Tài liệu được biên soạn nhằm hỗ trợ dược sĩ áp dụng phương pháp có tính hệ thống để trả lời các câu hỏi về thông tin thuốc trong thực hành lâm sàng

Page 2: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 1

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi dược sĩ

DS.Ths. Võ Thị Hà, Giảng viên DLS, Đại học Y Dược Huế

Contenu Giới thiệu ................................................................................................................................................. 2

Các hoạt động thông tin thuốc ................................................................................................................ 2

Phương pháp có tính hệ thống để trả lời câu hỏi về thông tin thuốc ..................................................... 2

Bước 1: Xác định thông tin về người đặt câu hỏi ................................................................................ 2

Bước 2: Xác định câu hỏi thực sự ........................................................................................................ 3

Bước 3: Phân loại câu hỏi thực sự ....................................................................................................... 5

Bước 4: Phát triển chiến lược tìm kiếm và tiến hành tìm kiếm .......................................................... 5

Bước 5: Đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin ................................................................................ 7

Bước 6: Soạn và cung cấp câu trả lời .................................................................................................. 7

Bước 7: Lưu trữ ................................................................................................................................... 7

Bước 8: Theo dõi ................................................................................................................................. 8

Trách nhiệm của dược sĩ ......................................................................................................................... 8

Phụ lục 1: Mẫu thư gửi cán bộ y tế về thông tin thuốc ........................................................................... 9

Phụ lục 2: Mẫu lưu trữ thông tin thuốc................................................................................................. 10

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................. 13

Page 3: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 2

Giới thiệu

Cung cấp thông tin thuốc là một trách nhiệm cơ bản của tất cả các dược sĩ. Với khối lượng

thông tin thuốc ngày càng phong phú, đa dạng cũng như vai trò của dược sĩ trong việc tư vấn

dùng thuốc an toàn, hiệu quả, kinh tế ngày càng được nhấn mạnh, thì việc dược sĩ có kĩ năng

cung cấp thông tin thuốc chính xác là cực kì quan trọng.

Các hoạt động thông tin thuốc Có nhiều hoạt động thông tin thuốc khác nhau được thực hiện bởi DS phụ thuộc vào từng cơ

sở y tế. Bao gồm:

- Trả lời câu hỏi về thông tin thuốc của bệnh nhân, cán bộ y tế

- Biên soạn các tài liệu giáo dục về các chủ đề liên quan thuốc như sử dụng thuốc hợp lý, cập

nhật hướng dẫn điều trị, thông tin cảnh giác dược

- Cung cấp thông tin đánh giá về hiệu quả, an toàn, chi phí thuốc để xây dựng danh sách thuốc

phục vụ đấu thầu thuốc

- Tham gia biên soạn các hướng dẫn điều trị, các phác đồ điều trị, các protocol dùng thuốc,

các tiêu chuẩn đánh giá thuốc

- Tham gia vào việc đánh giá và phòng các phản ứng có hại của thuốc, hoạt động cảnh giác

dược

Phương pháp có tính hệ thống để trả lời câu hỏi về thông tin thuốc Khi một dược sĩ (DS) nhận được câu hỏi của nhân viên y tế hay bệnh nhân. DS có những lựa

chọn sau:

- Trả lời ngay lập tức từ trí nhớ của mình

- Gọi lại để trả lời sau

- Trả lời câu hỏi để cung cấp một thông tin đúng, hoàn chỉnh về vấn đề đó.

Trong trường hợp thứ 3, DS cần áp dụng "phương pháp có tính hệ thống để trả lời câu hỏi về

thông tin thuốc" (tên tiếng Anh là "Sytematic Approach for Responding to Drug Information

Request"). Phương pháp này được đề xuất lần đầu tiên bởi Watanabe và cộng sự năm 1975.

Phương pháp được thay đổi ít nhiều theo thời gian. Phương pháp này gồm 8 bước:

Bước 1: Xác định thông tin về người đặt câu hỏi

- Nhận "câu hỏi ban đầu"

- Thông tin về người đặt câu hỏi như nghề nghiệp (vd, bác sĩ, dược sĩ, y tá, bệnh nhân) để

biết được kiến thức, kinh nghiệm của họ, và điều chỉnh ngôn ngữ, nội dung câu trả lời cho

phù hợp với từng đối tượng.

Ví dụ: Nếu một bệnh nhân và bác sĩ hỏi về thuốc mới Prandin® tác dụng như thế nào (đặc điểm được

dược lý), thì mức độ chuyên sâu cũng như ngôn ngữ trả lời với hai đối tượng là khác nhau. Ví dụ, DS

không nên thông tin với bệnh nhân rằng thuốc mới này là thuốc đầu tiên thuộc nhóm meglitinide

được công nhận và là thuốc làm hạ glucose huyết bằng cách giải phóng insulin để điều trị đái tháo

Page 4: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 3

đường type 2. Câu trả lời này không thích hợp vì bệnh nhân không quen với các thuật ngữ chuyên môn

này. Tương tự, DS cũng không nên thông tin với bác sĩ là thuốc mới này hoạt động bằng cách cải thiện

con đường mà cơ thể chuyển hóa đường, giúp hạ đường trong máu".

- Cách thức gửi câu trả lời:

+ Phương tiện: địa chỉ, email, số điện thoại, fax.

+ Khối lượng thông tin: Thông tin cần cung cấp trong bao nhiêu trang giấy.

+ Sự khẩn cấp của câu trả lời: cần trả lời ngay, sau vài giờ hay sau vài ngày, vài tuần.

Bước 2: Xác định câu hỏi thực sự

Các câu hỏi có thể chia làm 2 loại:

Câu hỏi đính tính: mục đích nhằm tìm hiểu ý nghĩa của một hiện tượng. Chúng hỏi về

kinh nghiệm của một cá nhân hay quần thể về một tình huống nào đó.

Câu hỏi định lượng: mục đích nhằm tìm hiểu mối liên hệ nguyên nhân-hệ quả bằng cách

so sánh hai hay nhiều cá nhân/quần thể liên quan về kết quả liên quan đến một can

thiệp/phơi nhiễm nào đó.

Các mô hình đặt câu hỏi

Các mô hình đặt câu hỏi sau sẽ giúp xác định các từ khóa quan trọng của câu hỏi.

Câu hỏi định tính: Mô hình PS

Trong đó:

P - Patient/population: bệnh nhân/quần thể

S - Situation: hiện tượng, tình huống

Mô hình PS: "Kinh nghiệm của P trong tình huống S như thế nào ?" Ví dụ: "Sử dụng thuốc amoxicillin để phòng nhiễm khuẩn nội tim mạc cho bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật răng miệng có thể tiềm ẩn những nguy cơ gì cho bệnh nhân ?"

B. Câu hỏi định lượng: Mô hình PICO(T)

Câu hỏi định lượng có thể có nhiều loại khác nhau, nhưng tất cả có thể trình bày dưới mô hình

PICO(T). Trong đó:

P - Patient/population: bệnh nhân/quần thể

I - Intervention: can thiệp hay phơi nhiễm

C-Comparator: tình huống đối chứng, tình huống so sánh

O-Outcome: kết quả

T-Time: quảng thời gian theo dõi, đánh giá

Page 5: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 4

PICO(T) Bệnh nguyên Chẩn đoán Liệu pháp

điều trị

Phòng bệnh Tiên lượng

P-Population

(bệnh

nhân/quần thể)

Đặc điểm của bệnh nhân/quần thể (như giới, tuổi, dân tộc) với tình trạng

bệnh. Ví dụ: bệnh nhân nam châu Á 56 tuổi bị đái tháo đường typ 2

I - Intervention

(can thiệp hay

phơi nhiễm)

Phơi nhiễm

một yếu tố

nguy cơ nào

đó

Công cụ hay

thủ thuật

chẩn đoán

nào đó

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp nào đó

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp nào đó

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp nào đó

C-Comparator

(Đối chứng)

Vắng mặt

một yếu tố

nguy cơ nào

đó

Công cụ hay

thủ thuật

chẩn đoán

thay thế

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp thay

thế

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp thay

thế

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp thay

thế

O-Outcome

(Kết quả)

Tiến triển

của bệnh

Hiệu quả

của chẩn

đoán

Hiệu quả

quản lý bệnh

Hiệu quả

phòng bệnh

Giảm tái

phát hoặc

không xuất

hiện bệnh

mới

T-Time

(Thời gian)

Quảng thời gian cần để can thiệp phát huy hiệu quả HOẶC thời gian theo

dõi bệnh nhân. Ví dụ: 6 tháng theo dõi trẻ sau sinh.

Bệnh nguyên:

"Liệu P phơi nhiễm với I sau một thời gian T có nguy cơ cao hơn bị O khi so sánh với C ?"

Ví dụ: "Liệu một phụ nữ hút thuốc lá sau thời gian 10 năm hoặc hơn có nguy cơ cao hơn bị ung thư vú khi so sánh với phụ nữ không hút thuốc lá ?"

Chẩn đoán:

"Liệu P thực hiện I thì hiệu quả hơn C sau một thời gian T để O ?"

Ví dụ: "Liệu việc trao đổi với bố mẹ và trẻ 5-10 tuổi bởi bác sĩ là hiệu quả hơn so với chỉ trao đổi với bố mẹ sau một quá trình thăm khám 4 tuần trong việc chẩn đoán trầm cảm ?"

Liệu pháp điều trị:

"Với P, liệu I có dẫn đến O khi so sánh với C sau một quảng thời gian T ?"

Ví dụ: "Với bệnh nhân bị loãng xương, liệu dùng dụng cụ cố định hông có dẫn đến giảm chấn thương do ngã khi so sánh với liệu pháp dùng thuốc điều trị loãng xương chuẩn ?

Phòng bệnh:

"Với P, liệu I có dẫn đến O khi so sánh với C sau một thời gian T ?"

Ví dụ: "Ở khoa cấp cứu, liệu việc xây dựng một bồn rửa tay vô khuẩn ở hành lang có làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện so với không xây dựng bồn rửa tay vô khuẩn sau thời gian 1 năm thử nghiệm ?"

Page 6: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 5

Tiên lượng

"Liệu thực hiện I với P có dẫn đến O sau thời gian T khi so sánh với C ?"

Ví dụ: "Liệu việc gửi tin nhắn nhắc nhở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 điều trị tại nhà dùng thuốc có dẫn đến bệnh nhân ít quên dùng thuốc hơn sau thời gian 6 tháng điều trị đầu tiên khi so sánh với việc không gửi tin nhắn nhắc nhở ?"

Dược sĩ cần xác định:

- Câu hỏi liên quan đến một bệnh nhân cụ thể hay câu hỏi chung chung. Nếu liên quan

đến một bệnh nhân cụ thể thì chẩn đoán bệnh, các thuốc điều trị và thông tin y khoa liên quan

đến bệnh nhân

- Diễn đạt lại "câu hỏi ban đầu" thành "câu hỏi thực sự" để phục vụ cho việc tìm kiếm

câu trả lời được hiệu quả. Bởi vì đôi khi câu hỏi được diễn đạt không chính xác hoặc người

đặt câu hỏi có thể không biết làm sao đặt câu hỏi cho phù hợp.

Ví dụ: DS được hỏi "Liều của amoxicillin (Amoxil®) là bao nhiêu ?". Đây là câu hỏi định tính nên áp dụng mô hình PS, ở đây Liều của amoxicillin là S -Situation. Câu hỏi này có thể được trả lời lập tức (và có thể không chính xác) rằng liều thông thường là 500mg mỗi 8h. Câu hỏi này cũng có thể được trả lời chính xác hơn nếu thu thập thông tin chung liên quan đến P-Patient/Population (bệnh nhân/quần thể). Cần xác định là liệu câu hỏi liên quan đến một bệnh nhân cụ thể hay là câu hỏi chung chung để điều trị một bệnh nào đó. Nếu câu hỏi liên quan đến một bệnh nhân cụ thể, thì những thông tin quan trọng sau phải được bổ sung như tuổi, cân nặng, tiền sử dị ứng, loại nhiễm khuẩn, các bệnh mắc kèm, các thuốc dùng kèm, dạng bào chế ưu tiên (nhũ dịch đường uống, viên nang, viên có thể nhai được), chức năng thận. Liều amoxcillin có thể là 500mg cho mỗi 8h đối với nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc 2g như một liều đơn một giờ trước các thủ thuật về tăng để phòng nhiễm khuẩn nội tim mạc. Liều amoxicillin còn thay đổi tùy theo chức năng thận và tương tác thuốc. Sau khi hỏi thêm về thông tin chung, DS có thể xác định được câu hỏi thực sự là "Liều của amoxicillin (Amoxil®) trước một thủ thuật về răng để phòng nhiễm khuẩn nội tim mạch ở bệnh nhân nam 18 tuổi là bao nhiêu".

Bước 3: Phân loại câu hỏi thực sự

Phân loại câu hỏi là bước quan trọng vì giúp phát triển chiến thuật tìm kiếm thông tin hiệu

quả hơn và xác định nguồn thông tin nào cần dùng.Ví dụ về phân loại các câu hỏi thành các

chủ đề : Tác dụng có hại của thuốc, cảnh giác dược/Chống chỉ định/Liều-Cách dùng/Điều

chỉnh liều khi suy thận/Tương kị, ổn định/Tương tác thuốc/Sự có sẵn của thuốc/Bào chế/Xác

định chế phẩm thuốc bằng cảm quan/Dược động học/An toàn cho phụ nữ có thai/Độc

tính/Thực hành dược/Dược điều trị.

Ví dụ: Nếu câu hỏi về liều của amoxicillin thì có thể phân loại là "Liều". Và các sách tra cứu sau có thể hữu ích "Dược thư quốc gia Việt Nam", "American Hospital Formulary Service", "Facts and Comparisons". Nếu liên quan đến tương tác thuốc giữa warfarin (Coumadin®) và aspirin thì câu hỏi nên phân loại là "Tương tác thuốc" và nên tìm ở cuốn sách chuyên về tương tác thuốc như "Drug Interaction Facts" và "Hansten and Horn's Drug Interactions Analysis and Management".

Bước 4: Phát triển chiến lược tìm kiếm và tiến hành tìm kiếm

Chọn nguồn tài liệu tra cứu: DS nên chọn và ưu tiên các nguồn thông tin dựa trên khả năng

tìm được thông tin mong muốn cao nhất. Có thể lập một danh sách các nguồn tài liệu tham

Page 7: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 6

khảo theo các phân loại này để dễ định hướng tìm nguồn thông tin. Nhịp cầu dược lâm sàng

có một danh sách các tài liệu tham khảo (https://docs.google.com/document/d/1w86XN-

c1nskRCBRRS9w8_f1txnQ3EPlkAdclydfElwU/edit). Tuy nhiên, mỗi DS tùy theo tính chất

công việc hiện tại nên tự lập một danh sách các tài liệu tham khảo cho mỗi cá nhân.

Phân loại Nguồn tài liệu tham khảo

Tác dụng có hại của thuốc Sách: Meyler's Side Effects of Drugs:

Online: Trung tâm DI và ADR Việt Nam:

http://canhgiacduoc.org.vn/

Chống chỉ định Dược thư quốc gia Việt Nam

Liều Dược thư quốc gia Việt Nam

Tương kị, ổn định Sách pdf: Micromedex

Online: http://www.stabilis.org/index.php?codeLangue=EN-

en

Tương tác thuốc Sách giấy: Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định. GS.TS. Lê

Ngọc Trọng, TS. Đỗ Kháng Chiến

Online: http://www.drugs.com/drug_interactions.html

...

Chọn thủ thuật tìm kiếm

Ví dụ: với bệnh nhân bị loãng xương, liệu dùng dụng cụ cố định hông có dẫn đến giảm chấn

thương do ngã khi so sánh với liệu pháp dùng thuốc điều trị loãng xương chuẩn ?

Xác định các từ khóa quan

trọng theo mô hình PICO(T).

P: bệnh nhân loãng xương

I: dụng cụ cố định hông

C: thuốc

O: chấn thương do ngã

Tìm từ đồng nghĩa, gần

nghĩa, trái nghĩa

P: nhuyễn xương, yếu xương, loạn dưỡng xương

I: dụng cụ chấn thương chỉnh hình, dụng cụ cố định xương,

Tìm từ tiếng Anh, Pháp

(dùng các từ điển chuyên

ngành Việt-Anh, Việt Pháp,

từ điển online, Google

translator)

P: loãng xương : osteoporosis

I: dụng cụ cố định hông: hip protector

dụng cụ chấn thương chỉnh hình:

O: fractures

Sử dụng các thuật toán tìm

kiếm như AND (tìm các từ

đồng thời), OR (tìm ít nhất

một trong các từ khóa), "...."

(tìm chính xác toàn bộ từ

trong ngoặc kép)

"osteoporosis hip protector"

"osteoporosis AND hip protector"

"osteoporosis AND hip protector AND guideline"

" osteoporosis drug hip protector fractures"

Các trang tìm kiếm Google scholar: http://scholar.google.fr/schhp?hl=fr

Google

Pubmed: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed

Thường phải áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau, thay đổi từ khóa, thay đổi cách phối hợp,

thây đổi ngôn ngữ tìm kiếm, thay đổi cơ sở dữ liệu tìm kiếm, thay đổi thủ thuật tìm kiếm tiếp

Page 8: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 7

theo sau khi tìm được một vài từ khóa chính xác hơn từ những tài liệu ban đầu tìm kiếm

được....Cùng với kinh nghiệm và thời gian, DS sẽ dần hình thành kĩ năng tìm kiếm hiệu quả

hơn.

Tiến hành tìm kiếm có tính hệ thống

- Làm quen với 3 cấp độ nguồn thông tin. Việc tìm kiếm nên đi từ cấp độ 3 (như sách tham

khảo) bởi vì thông tin thường cô động, hệ thống, dễ sử dụng; sau đó tiến đến cấp độ 2 (như

các cơ sở dữ liệu PubMed, International Pharmaceutical Abstracts) để có được nhiều nguồn

thông tin tổng hợp và cuối cùng dùng cấp độ 1 (như các nghiên cứu đơn lẻ, các nhận định,

đánh giá gửi nhà xuất bản (letters to the editor)).

- Nên tra cứu ở những nguồn thông tin khác nhau, ở cả 3 cấp độ để tận dụng được ưu điểm

của từng cấp độ.

Ví dụ: Để tra liều của amoxicillin để dùng trước khi phẫu thuật răng miệng nhằm phòng viêm nội tim mạc. Nguồn tài liệu ưu tiên nhất là sách tra cứu chuyên ngành như American Hospital Formulary Service [AHFS] or Facts and Comparisons) được tra cứu đầu tiên. Tuy nhiên, sau khi tham khảo hai nguồn này, có sự khác nhau về khuyến cáo liều. Một nguồn thì khuyến cáo dùng liều amoxicillin 2g đường uống một giờ trước thủ thuật răng và nguồn khác khuyên dùng liều 3g một giờ trước thủ thuật và 1.5g 6h sau liều đầu tiên. Bởi vì sự khác nhau này, sách chuyên khảo về Nội khoa và bệnh nhiễm khuẩn được tra cứu; những sách này cũng ủng hộ việc dùng liều amoxicillin 3g một giờ trước thủ thuật và 1.5g 6h sau liều đầu tiên. Để bảo đảm là thông tin cập nhật nhất, tiến hành tra cứu thông tin cấp độ 2 (như PubMed, Iowa Drug Information Service [IDIS], and International Pharmaceutical Abstracts [IPA]) và một bài báo cập nhật về hướng dẫn điều trị về dự phòng nhiễm khuẩn nội tim mạc được tìm thấy. Khuyến cáo mới này khuyến cáo dung amoxicillin 2g đường uống một giờ trước thủ thuật răng và liều thứ 2 không được yêu cầu dùng. Câu hỏi về tương tác thuốc, thì nguồn thông tin đầu tiên nên tìm trong cuốn sách chuyên về tương tác thuốc như Hansten and Horn's Drug Interactions Analysis and Management, Drug Interaction Facts and Comparisons. Nếu sách chuyên về tương tác thuốc không có, thì các sách tra cứu thông tin thuốc đầy đủ như Drug Facts and Comparisons, American Hospital Formulary Service, Micromedex nên được chọn thay vì các sách dạng bỏ túi thường chỉ đề cập hạn chế thông tin.

Bước 5: Đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin

- DS cần đối chiếu nhiều nguồn thông tin khác nhau để bảo đảm sự thống nhất giữa các

nguồn.

- DS cần áp dụng kĩ năng đánh giá thông tin, các kiến thức về xác suất thống kê như đánh giá

thiết kế nghiên cứu, xử lý thống kê, hạn chế, khả năng áp dụng, độ chệch (bias).

Bước 6: Soạn và cung cấp câu trả lời

- Cung cấp câu trả lời bằng miệng hoặc bằng văn bản hoặc cả hai.

- Soạn câu trả lời phù hợp với kiến thức nền của từng đối tượng đặt câu hỏi. (Mẫu về thư trả

lời cho nhân viên y tế xem ở Phụ lục 1).

Bước 7: Lưu trữ

- Lý do nên lưu trữ bao gồm:

+ Là bằng chứng thể hiện vai trò, giá trị của DS đối với cơ sở y tế

Page 9: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 8

+ Là thông tin tra cứu nếu có câu hỏi tương tự trong tương lai

+ Bằng chứng lưu trữ trong trường hợp có vấn đề về pháp lý

- Nội dung lưu trữ bao gồm: câu hỏi cuối cùng, các tài liệu tham khảo, câu trả lời, và theo dõi.

Tham khảo mẫu lưu trữ ở Phụ lục 2.

- Phương pháp lưu trữ:

+ Bằng văn bản giấy

+ Lưu trong máy tính tạo cơ sở dữ liệu số

Bước 8: Theo dõi

- Mục đích theo dõi:

+ xác minh về tính hợp lý, tính đúng, và tính đầy đủ của câu trả lời đã cung cấp, sự thỏa mãn

của người đặt câu hỏi.

+ xem xét lại câu hỏi vì do có thêm thông tin mới hoặc có sự thay đổi về tình huống/ tình

hình, những thay đổi này làm thay đổi câu trả lời

- Phương pháp theo dõi: bằng email, điện thoại, hay văn bản giấy

Ví dụ: Bác sĩ hỏi về mối liên hệ giữa nồng độ homocysteine tăng và bệnh mạch vành. BS còn hỏi thêm thông tin liên quan đến kê folic acid để làm giảm homocysteine. Sau khi tiến hành tra phương pháp có tính hệ thống sửa đổi, bằng chứng cho thấy có tồn tại mối liên hệ giữa bệnh mạch vành và nồng độ homocystein. Và những thông tin về thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ủng hộ việc dùng folic acid để giảm nồng độ homocysteine. Vài tuần sau, DS tiếp tục tìm kiếm thông tin và có thêm nhiều bằng chứng ủng hộ hiệu quả của folic acid làm giảm homocysteine. DS nên theo dõi thông tin cập nhật này và bổ sung thông tin cho bác sĩ để khẳng định thêm câu trả lời ban đầu.

Trách nhiệm của dược sĩ

- Bên cạnh chỉ trả lời trực tiếp câu hỏi, DS nên cung cấp các giải pháp đối với vấn đề điều trị

liên quan.

- Khi lưu trữ thông tin, cần chú ý bảo mật thông tin cá nhân cho bệnh nhân, bác sĩ (nếu được

yêu cầu).

Page 10: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 9

Phụ lục 1: Mẫu thư gửi cán bộ y tế về thông tin thuốc

Ngày 1 tháng 4 năm 1992

Kính gửi: BS. Nguyễn Văn X. - Khoa Hô hấp

KHOA DƯỢC

DS.CKII. Nguyễn Văn A Trưởng khoa dược

[email protected]

Đơn vị Dược lâm sàng [email protected]

DS. Nguyễn Văn B Phụ trách dược lâm sàng

[email protected]

DS. Nguyễn Văn C Phụ trách dược chính

[email protected]

DS. Nguyễn Văn D Phụ trách phân phát thuốc

[email protected]

Thư kí Điện thoại: XXX-XXX-XX

Chào các đồng nghiệp!

Cảm ơn các bạn đã gửi thông tin về trường hợp bệnh nhân nam P., sinh ngày

15/4.1951, nhập viện để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính.

Các đồng nghiệp đã đặt câu hỏi về độc tính trên tim của việc dùng 1330mg

fluorouracile trong Protocol điều trị 5FU 800mg/m2 + CDDP 30mg/m2 ở bệnh

nhân. Bệnh nhân P. có triệu chứng đau thắt ngực và điện tim đồ bất thường sau

khi dùng thuốc 3 ngày.

Tiến hành tổng hợp thông tin trong y khoa, cho thấy:

Những ca đầu tiên bị độc tính trên tim khi dùng fluorouracile đã được báo cáo

từ năm 1975. Tỷ lệ bị biến chứng trên tim là thấp (1.6 đến 2%).

Các triệu chứng của độc tính trên tim do fluorouracile là:

- đau thắt ngực khi nghĩ ngơi, giảm khi dùng dẫn chất nitrat

- bất thường trên điện tim đồ: lêch lên trên đoạn ST và sóng T đảo nghịch

Triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn vào ngày thứ 2-3 của điều trị, kéo dài

ngẫu hứng 1 đến 2 giờ. Trong những nghiên cứu này, thuốc được dùng với liều

15mg/kg/ngày. Trong những năm gần đây, số ca miêu tả về ADR này tăng lên

có thể liên quan đến việc dùng tăng liều, tuy nhiên điều này chưa có nghiên

cứu tiến hành để khẳng định. Cơ chế có thể là co thắt mạch vành, thay đổi tế

bào cơ tim đã được chứng minh trên động vật.

Khuyến cáo mạnh là KHÔNG NÊN DÙNG LẠI fluorouracile ở bệnh nhân có

tiền sử gặp vấn đề về tim khi dùng hóa trị liệu. Một tổng hợp các nghiên cứu

khác nhau cho thấy dùng lại thuốc trên 14 bệnh nhân, thì 12 bệnh nhân bị tái

phát (đau ngực co thắt, thay đổi điện tim), trong đó 1 bệnh nhân đã tử vong.

Tóm lại, những độc tính trên tim mạch trên bệnh nhân P. rất có khả năng là do

dùng fluorouracile. Việc dùng lại 5FU có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Cân nhắc tiến hành hội chẩn để chọn một thuốc khác thay thế ?

Vì thông tin về ADR nghiêm trọng này còn thiếu trong dữ liệu cảnh giác dược

Việt Nam, nên việc báo cáo ADR này cho trung tâm DI và ADR quốc gia là rất

cần thiết và hữu ích. Đơn vị dược lâm sàng đề nghị sẽ chịu trách nhiệm viết

báo cáo, sau đó gửi cho các đồng nghiệp bổ sung, hoàn chỉnh ?

Page 11: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 10

Thông tin về trường hợp này đã được lưu trữ với kí hiệu hồ sơ là CGD1. Nếu

quý đồng nghiệp cần thông tin bổ sung, chúng tôi rất sẵn lòng.

Xin cảm ơn!

DS. Nguyễn Văn B TLTK: Martindale, 29th.

Escudier B et al. Carrdiotoxicité du 5 FU. La Presse Médicale. 1986, 15, 36, 1819-21.

Samoun M. et al. Carrdiotoxicité du 5FU: deux obervations. La Presse Médicale. 1991,20, 10,

458-460.

Monk MR et al. Muocardial ischemia with fluorouracil and fluoxuridine ttherapy. Clinical

pharmacy. 1987,6,659-661.

Phụ lục 2: Mẫu lưu trữ thông tin thuốc Bệnh viện X Đơn vị dược lâm sàng

Page 12: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 11

Khoa Dược Điện thoại:

Email:

Thông tin thuốc

Ngày 10/04/1992

Số CGD1

Người đặt câu hỏi Bác sĩ Nguyễn Văn X, Khoa hô hấp

Gửi câu trả lời cho Bác sĩ Nguyễn Văn X, Khoa hô hấp

Bác sĩ Nguyễn Văn K, Khoa tim mạch

Câu hỏi Độc tính trên tim của fluorouracile

Thông tin chung Xuất hiện một triệu chứng trên tim mạch nghiêm trọng ở bệnh nhân

nam P. sau khi dùng 1330mg fluorouracile (Protocol 5FU 800mg/m2 +

CĐP 30mg/m2)

Trả lời Những ca đầu tiên bị độc tính trên tim khi dùng fluorouracile đã được

báo cáo năm 1975. Tỷ lệ bị biến chứng trên tim là thấp (1.6 đến 2%).

Các triệu chứng của độc tính trên tim do fluorouracile là:

- đau thắt ngực khi nghĩ ngơi, giảm khi dùng dẫn chất nitrat

- bất thường trên điện tim đồ: lêch lên trên đoạn ST và sóng T đảo

nghịch

Triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn vào ngày thứ 2-3 của điều trị,

kéo dài ngẫu hứng 1 đến 2 giờ. Trong những nghiên cứu này, thuốc

được dùng với liều 15mg/kg/ngày. Trong những năm gần đây, số ca

miêu tả về ADR này tăng lên có thể liên quan đến việc dùng tăng liêu,

tuy nhiên điều này chưa được nghiên cứu để khẳng định.

Cơ chế có thể là co thắt mạch vành, thay đổi tế bào cơ tim đã được

chứng minh trên động vật.

Khuyến cáo mạnh là không nên dùng lại fluorouracile ở bệnh nhân có

tiền sử gặp vấn đề về tim khi dùng hóa trị liệu. Một tổng hợp các

nghiên cứu khác nhau cho thấy dùng lại thuốc trên 14 bệnh nhân, thì

12 bệnh nhân bị tái phát (đau ngực co thắt, thay đổi điện tim), trong đó

1 bệnh nhân đã tử vong.

Cần báo cáo ADR này cho trung tâm DI và ADR quốc gia.

Tài liệu tham khảo Martindale, 29th.

Page 13: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 12

Escudier B et al. Carrdiotoxicité du 5 FU. La Presse Médicale. 1986,

15, 36, 1819-21.

Samoun M. et al. Carrdiotoxicité du 5FU: deux obervations. La Presse

Médicale. 1991,20, 10, 458-460.

Monk MR et al. Muocardial ischemia with fluorouracil and

fluoxuridine ttherapy. Clinical pharmacy. 1987,6,659-661.

Từ khóa fluorouracile/ tác dụng có hại/tim/ECG/nhịp tim/cảnh giác dược

Người trả lời DS. Nguyễn Văn B

Page 14: 4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls

Nhịp cầu Dược lâm sàng 2014

Hướng dẫn về phương pháp cung cấp thông tin thuốc bởi Dược sĩ Page 13

Tài liệu tham khảo

1. American Society of Health-System Pharmacists (2014). ASHP Guidelines on the.

Pharmacist's Role in Providing Drug Information. Link:

http://www.ashp.org/DocLibrary/BestPractices/SpecificGdlMedInfo.aspx

2. Wright SG, LeCroy RL, Kendrach MG (1998). A review of the three types of biomedical

literature and the systematic approach to answer a drug information request. J Pharm Pract

1998;11(3):148-162.

2. Drug Info Center - McWhorter School of Pharmacy (2014). Samford University.

Systematic Approach for Answering a Drug Information Request. Link:

http://pharmacy.samford.edu/msop_dic.aspx?id=2147483898

3. HSL Health Sciences Library (2014). Resources for Evidence-Based Practice. Link:

http://hsl.mcmaster.libguides.com/content.php?pid=622107&sid=5143747