33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

17
www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE 1 www.bizSPACE.vn – Kênh mua sách ONLINE dành cho nhng người yêu thích sách Qun trKinh doanh bizSUM 04 33 CHIN LƯỢC CA CHIN TRANH TINH HOA QUN TR2 bizSUM 04: 33 chiếnlượcca chiến tranh nm trong bTINH HOA QUN TRBn quyn tiếng Vit © 2009 Công ty Sách Alpha Không phn nào trong xutbn phm này được phép sao chép hay phát hành dướibtkhình thc hoc phương tin nào mà không có scho phép trướcbng vănbnca Công ty Sách Alpha. Thiếtkế bìa: TrnVăn Phượng Theo dõi bn tho: TrnMHòa Liên hvdch vbn quyn sách & văn hóa phm: Email: [email protected] Liên hhp tác vbn tho hoc nhn các bndch: Email: [email protected]

description

Strategy

Transcript of 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

Page 1: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

1

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

b i zSUM 04

33 CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN TRANH

                   

TINH HOA QUẢN TRỊ

2

               

bizSUM 04: 33 chiến lược của chiến tranh 

nằm trong bộ  

TINH HOA QUẢN TRỊ Bản quyền tiếng Việt © 2009 Công ty Sách Alpha 

 Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép  hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào  

mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Sách Alpha.  

Thiết kế bìa: Trần Văn Phượng Theo dõi bản thảo: Trần Mỹ Hòa 

  Liên hệ về dịch vụ bản quyền sách & văn hóa phẩm:  

Email: [email protected] Liên hệ hợp tác về bản thảo hoặc nhận các bản dịch:  

Email: [email protected] 

Page 2: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

3

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

33 chiến lược của cạnh tranh Alpha Books biên soạn 

          

  

  

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XàHỘI 

TINH HOA QUẢN TRỊ

4

(Trang nay được để trắng một cách có chủ ý)

Page 3: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

5

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

  

bizSUM:

Một giải pháp tiết kiệm thời gian trong thế giới bùng nổ thông tin ngày nay

 

rong  thế  giới  kinh  doanh  hiện  đại,  tất  cả chúng  ta, đặc biệt những ai đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, quản lý đều phải đối mặt với 

những thách thức lớn trong điều hành công việc − tôi vẫn  thường  gọi  đó  là  thế  tiến  thoái  lưỡng  nan. Chúng ta muốn và buộc phải học hỏi, cập nhật khối lượng thông tin khổng lồ đang ngày càng tăng để bắt kịp với trào lưu, xu thế của thời đại, nắm bắt những phương pháp mới, chiến lược mới để đưa vào doanh nghiệp... Nhưng chúng ta lại quá bận rộn với những công  việc  thường  ngày,  hàng  núi  giấy  tờ,  tài  liệu, email,  thư  từ  cần xử  lý,  liên miên những  cuộc gặp, báo cáo, dự họp hội nghị… 

Một  trong  những  hoạt  động  cập  nhật  tri  thức, chiến lược, phương pháp mới là đọc các cuốn sách về quản trị. Nhưng việc đó cũng không hề đơn giản. Hầu hết những nhà quản lý, giám đốc tôi gặp gỡ đều than thở  không  đủ  thời  gian  để  đọc  sách. Mỗi  năm,  với hàng nghìn  cuốn  sách quản  trị kinh doanh xuất bản 

T

TINH HOA QUẢN TRỊ

6

trên thế giới và hàng trăm cuốn xuất bản tại Việt Nam, không mấy ai có đủ thời gian đọc chúng. Trong khi đó, để đọc và lĩnh hội một cuốn sách, trung bình phải mất 1  ‐  2  tháng,  nghĩa  là một  năm  chúng  ta  không  đọc được quá  10  cuốn  sách. Nhưng  liệu  có  cách nào  rút ngắn  khoảng  thời  gian  trung  bình  này  xuống  còn  1 tuần, 1 ngày, thậm chí là 1 giờ không? 

Đáp  ứng mong muốn  sử  dụng  tối  ưu  quỹ  thời gian  eo  hẹp  đó,  Alpha  Books  cho  ra mắt  bộ  sách “Tinh hoa Quản trị” bao gồm các bài tóm tắt những cuốn sách kinh doanh hay nhất trên thế giới về nhiều chủ đề: lãnh đạo, quản lý, bán hàng, chiến lược, nhân sự…  nhằm  giúp  độc  giả  tiếp  cận  được  đa  dạng những  khía  cạnh  trong  quản  trị  được  biên  soạn  từ nhiều nguồn thông tin. 

Đây là lần đầu tiên dạng sách tóm tắt về chủ đề quản  trị  kinh  doanh  này  được  xuất  bản  tại  Việt Nam, vì vậy  chúng  tôi  rất mong nhận  được  các ý kiến đóng góp, góp ý của các độc giả để sách ngày càng hoàn thiện. 

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả! 

Hà Nội, tháng 8/2009 

Nguyễn Cảnh Bình 

CÔNG TY SÁCH ALPHA 

Page 4: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

7

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

 

 

K i n h t ế & X ã h ộ i

33 CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN TRANH

 

  Tác giả: Robert Greene 

Nhà xuất bản: Viking Penguin Group 

Năm xuất bản: 2006 

ISBN: 0‐670‐03457‐6 

Số trang: 972 trang 

  

LỜI MỞ ĐẦU

Mọi người thường cho rằng những người yêu hòa bình  sẽ  thành  công  hơn  trong  cuộc  sống  và  rất  ít người  trong chúng  ta biết chính  suy nghĩ đó đã  trở thành rào cản khiến chúng ta không nhận thức được những thách thức, khó khăn bất ngờ trong cuộc sống thường nhật của mình. 

TINH HOA QUẢN TRỊ

8

CHIẾN TRANH HƯỚNG NỘI

Tư duy là cội nguồn thúc đẩy mọi hoạt động. Một lối tư duy quá  cảm  tính và bị những  đau khổ  của quá khứ chi phối  thì không  thể hiểu  thấu đáo được mọi thứ và sẽ tạo ra những chiến lược không phù hợp. 

1 – “Tuyên chiến” với kẻ thù: Chiến lược phân cực 

Chiến  đấu  là một phần không  thể  thiếu  trong  cuộc sống. Kẻ thù có ở khắp mọi nơi, đôi khi ta có thể thấy rõ nhưng thường thì rất khó phát hiện. Việc của bạn là phải nhận diện những kẻ thù này để từ đó vạch ra chiến lược chiến đấu. 

Một  lần nữa, hãy bắt  đầu mọi  thứ với khả năng của mình. Hãy trong trạng thái đề phòng và sẵn sàng chiến đấu nếu không bạn sẽ dễ bị đối  thủ  lấn át và thất bại. 

Sẽ có rất nhiều đối thủ cố gắng lôi kéo bạn về phía “an toàn” hơn nghĩa là đứng về phía họ . Nếu không ngăn cản điều này bạn sẽ đánh mất cái tôi của mình. 

Hình ảnh thỏi nam châm  là ví dụ điển hình nhất giúp bạn hiểu rõ hơn vềchiến lược phân cực. Hai cực cùng dấu sẽ đẩy nhau, nghĩa là tạo nên sự di chuyển. Hãy xác định đối thủ của mình  là cực cùng dấu với mình. Nếu  không  có  họ  ta  sẽ mất  đi  động  lực  để “tiến lên” trong cuộc sống. 

Page 5: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

9

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

2 – Đừng chiến đấu cuộc chiến vừa qua 

Một  số  người  có  thói  quen  chìm  đắm  trong  những thành công của quá khứ. Họ nghĩ rằng bất cứ sự thay đổi nào cũng có thể lấy đi vận may của họ. Hãnh diện với những  thành công  trong quá khứ không có gì  là sai  trái,  nhưng  sẽ  thất  sai  lầm  khi  cho  rằng  những chiến lược trong quá khứ luôn là tuyệt vời nhất.  

 Lối tư duy quẩn quanh với quá khứ sẽ khiến bạn nhận  thức  sai  về  thực  tại.  Quá  khứ  có  thể  dạy  ta những bài học bổ  ích nhưng  ta không nên coi nó  là nền  tảng duy nhất  cho  suy nghĩ và hành  động  của mình. Hãy  tiến  lên phía  trước bằng nỗ  lực và năng lực hiện tại của bản thân.  

 Lưu  luyến những  thành công cũng như hận  thù trong quá khứ sẽ làm cho chúng ta thiếu tỉnh táo. Để giữ  cho  tinh  thần  luôn  lạc  quan,  hướng  về  phía trước, bạn có thể làm theo những cách sau: 

1. Kiểm  tra  lại  toàn bộ các nguyên  tắc và niềm tin  quan  trọng  trong  cuộc  đời  mình:  Thoát khỏi những nguyên  tắc cố chấp của bản  thân và suy nghĩ tích cực hơn. 

2. Quên  đi  cuộc  chiến  gần  đây  nhất:  Dù  bạn chiến  thắng hay  thất bại  trong  cuộc  chiến  đó thì hãy quên nó đi. 

3. Luôn  luôn  tư  duy:  Tìm  hiểu  những  gì đang diễn ra và tìm cách hòa hợp với nó. 

TINH HOA QUẢN TRỊ

10

4. Tiếp  thu  tinh  thần  thời  đại:  Thích  ứng  với những đòi hỏi của hiện tại. Vạch ra chiến lược dựa  trên  tình  hình  công  việc  thực  tại  chứ không phải lý thuyết của quá khứ. 

5. Thay  đổi  tiến  trình:  Trong một  số  công  việc bạn  hoàn  toàn  có  thể  đoán  trước  được  tiến trình của nó. Vậy  thì  tại sao không  thêm vào nó sự đổi mới sáng tạo. 

3 – Giữa những sự kiện rối loạn, đừng đánh  mất sự minh mẫn: Chiến dịch “Đối trọng” (Cân Bằng) 

Trong  chiến  tranh,  bạn  không  cần  phải  quá  cẩn trọng. Sự  cẩn  trọng  thái quá  chính  là biểu hiện  của nỗi sợ hãi. Đừng sợ mắc sai lầm hay nguy hiểm. Nỗi sợ hãi chỉ cản trở bạn tiến lên. 

Hãy  luôn nhớ rằng sự hiện diện của  lý trí  là một tấm lá chắn vững chắc và cần thiết, nó giúp bạn thoát khỏi  trạng  thái xung đột  trong công việc, cuộc sống để  lấy  lại cân bằng, bình ổn. Nó bồi đắp  lòng tin và tạo cho bạn  sức mạnh  để giải quyết  ổn  thỏa những khó  khăn  và  là  động  lực  giúp  bạn  đứng  dậy  sau những sai lầm. 

Tuy vậy, sự hiện diện của lý trí không hề dễ dàng và sự chuẩn bị chính là chìa khóa cho việc này. Điều đó có nghĩa là bạn phải đi sâu vào cuộc chiến để thấy trước viễn cảnh có thể xảy ra và mường tượng ra quá trình  của  hành  động  một  cách  logic.  Trong  cuộc 

Page 6: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

11

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

chiến  thực  thụ, dù có hỗn  loạn đi nữa  thì bạn cũng không được đánh mất tự tin vì bạn đã biết phải làm gì rồi. Không được để tâm lý bi quan gây ảnh hưởng đến  bạn. Hãy  cố  gắng  truyền  cho mọi  người  xung quanh ý chí và sự điềm tĩnh của bạn.  

Đây  là một số cách có thể giúp bạn nâng cao sức mạnh lý trí của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào: 

1. Hãy  đặt mình vào  trong  cuộc chiến.  đương  đầu với nỗi sợ hãi: Bạn càng trải nghiệm bao nhiêu bạn càng có kinh nghiệm thực tế bấy nhiêu. 

2. Hãy tự tin. Trang bị cho mình những kỹ năng cần  thiết, như  thế bạn sẽ không bị phụ  thuộc vào người khác. 

3. Hãy mỉm cười với những trò ngu xuẩn Bạn vẫn hay gặp phải những  điều ngốc nghếch  trong cuộc  sống. Vì  thế  bạn  không  cần  phải  quan tâm đến chúng. Đừng quá dính líu đến những chuyện đó. 

4. Xóa  bỏ  cảm  giác  sợ  hãi  bằng  việc  tập  trung  vào những việc đơn giản. Hãy hình dung ra những thứ đơn giản và quen  thuộc đối với mình để quên đi những lo lắng, phiền muộn. 

5. Không  coi nhẹ bản  thân. Hãy  hình  dung  ra  kẻ thù trong thế yếu hơn bạn 

6. Đặt mọi  thứ  trong  tầm  tay. Hãy  làm  theo  trực 

TINH HOA QUẢN TRỊ

12

giác  của  bạn  và  đưa  ra  những  quyết  định nhanh chóng dựa vào những trực giác đó 

4 – Ý thức về sự khẩn cấp và tuyệt vọng: Chiến lược Cái chết cận kề 

Bên  cạnh  việc  thiết  lập  và  củng  cố  các mối  liên  hệ trong các  tình huống ở hiện tại, hãy coi hiện tại như một món quà giá  trị mà cuộc sống ban  tặng. Bạn có thể tạo ra nó hay phá vỡ nó.  

Cái  chết−điều  không  ai  tránh  được−  là  nhân  tố khiến  bạn  quý  trọng  từng  giây  phút  ta  có.  Đây  là hiện tượng tâm lý cái chết cận kề , trong đó không có lựa chọn nào được đưa ra dưới một tình huống nhất định. Cách duy nhất để thoát khỏi nói là hành động mà  không  cần  nhiều  đến  sự  khó  khăn,  nếu  không bạn  sẽ  gặp  thất  bại.  Điều    này  luôn  tạo  ra  áp  lực nhưng những ảnh hưởng của nó lại cựckỳ hữu ích. 

Dưới đây  là năm hành động dễ đặt bạn và  trạng thái tâm lý cái chết cận kề: 

1. Đặt  cược mọi  thứ vào một  cú ném.  Bạn  không được phép bạn thất bại vì nếu vậy bạn sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. 

2. Hành  động  trước  khi  sẵn  sàng.  Thúc  đẩy  bản thân tiến về phía trước và tận dụng những áp lực mà bạn đã gặp phải một lần khi bạn ở đó. 

Page 7: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

13

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

3. Bước  vào môi  trường mới.  Hãy  bước  ra  khỏi vùng an toàn và đối đầu với thử thách. 

4. Trở thành “Kẻ chống lại cả thế giới” Luôn nghĩ rằng  bạn  đang  trong  hoàn  cảnh  nguy  hiểm. Đoạt lấy cơ hội chiến thắng của kẻ thù. 

5. Luôn  luôn  phấn  đấu  và  không  tự  thỏa mãn  với bản  thân. Kéo  bản  thân  ra  khỏi  tính  tự mãn, liên tục thách thức và đặt bản thân vào trạng thái cái chết cận kề. 

CHIẾN TRANH CÓ TỔ CHỨC

Chiến  lược  tiếp  theo yêu cầu phải hiểu một đội với cái  nhìn  tổng  thể  và  chi  tiết.  Với  nhận  thức  tinh thông bạn không chỉ mở đường cho những thay đổi mà  còn  tìm  ra  được  những  chiến  lược  tốt  hơn  để giúp toàn đội đạt được mục tiêu. 

5 – Tránh cái bẫy của sự đồng tâm nhất trí: Chiến lược Ra lệnh và Kiểm soát 

Một  tổ  chức  được  cấu  thành  từ  nhiều  người  với những phong cách, dự định, và mục tiêu khác nhau nên  là một  lãnh  đạo  điều  quan  trọng  nhất  là  bạn phải biết được những điểm mạnh và điểm yếu của nhân  viên.  Điều  này  sẽ  chỉ  cho  bạn  cách  tiếp  cận phù hợp và  cách  đưa  ra mệnh  lênh nhằm  lôi cuốn họ vào công việc. 

TINH HOA QUẢN TRỊ

14

Hãy  tìm hiểu những gì  đang xảy  ra và xác  định xem liệu bạn có đi đúng hướng hay không. Bạn hãy chủ động làm điều này để tránh bị rơi vào tình trạng “đồng  tâm nhất  trí  của nhiều người” hay bị bối  rối khi gặp khó khăn trong những quyết định mang tính tập thể. 

Hơn nữa, bạn phải chấp nhận một thực tế là điều đó rất tốn thời gian và việc chỉ đạo, hướng dẫn tất cả mọi  người  trong  cùng một  thời  gian  vượt  quá  khả năng của con người. Vì vậy, cần phải sáng suốt tuyển dụng những người có cùng tầm nhìn với bạn và sẵn sàng  thay bạn  làm việc vì  tầm nhìn đó. Điều này sẽ giúp bạn  tiết kiệm  thời gian vì bạn không phải  đối diện với những người gây khó khăn. 

6 – Phân tán lực lượng: Chiến lược Kiểm soát sự hỗn loạn 

Trong  chiến  tranh mọi  thứ  đều  diễn  ra  rất  nhanh chóng. Bạn không được phép lãng phí thời gian. Bạn bắt buộc phải đưa ra quyết định và hành động trước khi kẻ thù của bạn làm điều đó. Cùng với thời gian, càng nhiều  thông  tin bị  tiết  lộ  sẽ càng  làm cho việc quyết định các vấn đề trở nên phức tạp hơn. 

Lãnh đạo một đội quân  lớn sẽ khó có  thể đáp ứng được  các  yêu  cầu  về  tốc  độ  và  sự  thích  nghi.  Lập  ra những đội quân nhỏ hơn và được giao những nhiệm vụ cụ thể, chi tiết và rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 

Page 8: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

15

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

Điều này có thể gây nguy hiểm đến vai trò của bạn vì bạn đại diện cho sự kiểm soát của mình. Tuy nhiên, nó mang tính chiến lược bởi nó cho bạn sự linh hoạt. Đội sẽ bị chia nhỏ nhưng vẫn tập trung vào cùng một thời điểm. Điều này giúp từng thành viên có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra  và cho phép họ phản ứng lại tác động xung quanh. 

7 – Chuyển cuộc chiến tranh của bạn thành một cuộc thập tự chinh: Chiến lược tinh thần 

Xu hướng chung của con người là bảo vệ lợi ích bản thân để tồn tại. Do đó, dù trong cùng một tổ chức thì mỗi  thành  viên  đều  có  những  ý  định  và mục  đích riêng. Chính vì vậy,   với vai  trò  là một người  lãnh đạo, bạn  cần phải  có  trách nhiệm  tác  động  đến  các thành viên để họ gạt vấn đề cá nhân sang một bên và cùng nhau chiến đấu chống lại kẻ thù chung. Để cho họ  thấm nhuần  điều  đó  cách  tốt nhất  là  cùng nhau làm việc và cùng nhau tận hưởng niềm vinh quang. 

Những  bước  sau  đây  sẽ  giúp  bạn  tập  trung  và biến  một  nhóm  năng  động  thành  một  hệ  thống không thể tách rời: 

1. Đoàn kết các chiến sĩ  lại vì một mục đích. Chính mục đích này sẽ khiến những cố gắng trở nên có ý nghĩa hơn. 

2. Luôn  khơi dậy niềm  tin bất diệt  trong họ.  Đừng xem  những  nhu  cầu  của họ  là  tất  nhiên  nếu không sự ích kỷ trong họ sẽ trỗi dậy. 

TINH HOA QUẢN TRỊ

16

3. Đi  trước  dẫn  đường. Hãy  cùng  đồng  đội  trải nghiệm để giúp họ có  thêm những động  lực. Hãy  thể  hiện  ở  hành  động  chứ  không  chỉ dừng lại ở lời nói. 

4. Hãy  tập  trung  vào Ch’i  của  họ.  Ch’i  là  nguồn năng  lượng  tồn  tại  trong mỗi  thực  thể  sống. Rất  ít nhân  tố  có  thể  làm  giảm  ch’i hay  tinh thần  ai  đó.Luôn  luôn  truyền  nhiệt  huyết  và thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên. 

5. Chú ý đến những cảm xúc của họ:  trong vấn  đề này bạn nên  cẩn  trọng,  đừng phán  đoán hay suy xét ngay trong lĩnh vực tình cảm. Hãy tìm ra tính cách tốt nhất và đúng lúc nhất. 

6. Vừa nghiêm khắc vừa nhân hậu: Phải có  thưởng phạt phân minh, công bằng. Sửa chữa những sai  lầm  nhưng  cũng  không  quên  khen  ngợi những hành động tốt 

7. Tạo  nên  thần  thoại  của  nhóm.  Tạo  nên  truyền thống  của  những  chiến  thắng  vi  điều  đó  sẽ làm cho mọi người hiểu rõ giá trị sự hiện diện của mình. 

8. Không thương tiếc với những người hay càu nhàu: Nếu không họ  sẽ gây  ảnh hưởng  đến những người có động lực và kỷ luật. 

Page 9: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

17

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỰ

Khi  sử  dụng  chiến  lược  này,  bạn  chỉ  tấn  công  khi cảm thấy cần thiết. Bạn cũng có thể lợi dụng rối của kẻ  thù khi họ  là  chủ mưu  của những  đòn  tấn  công vào điểm mạnh. 

8 – Chọn  lựa  trận  chiến một  cách  cẩn  thận: Chiến lược Kinh tế hoàn hảo 

Con người có cả những điểm mạnh và điểm yếu. Bạn có  những  hạn  chế  ở một  số  điểm.  Thực  tế  là  bạn không thể giải quyết được tất cả mọi thứ. Vì thế điều quan  trọng  là bạn phải biết cân bằng giữa cái  được và cái mất trong bất kỳ tình huống nào trước khi lao vào nó. 

Nhiều  khi, mong muốn  đạt  được  điều  gì  đó  sẽ đẩy bạn vào trạng thái hấp tấp và không nhận ra cái giá phải trả sau đó. Bạn bị lu mờ bởi những thứ mình đạt  được.  Bạn  phải  nhìn  nhận một  vấn  đề  xa  hơn, sâu sắc hơn và nhìn đúng vào  thực  tại dưới góc độ toàn diện – bao gồm cả mặt trái của nó. 

9 – Xoay chuyển cục diện: Chiến lược phản công 

Các  chiến  binh  thường  cân  nhắc  hai  lựa  chọn:  tấn công hoặc phòng thủ. Tấn công sẽ ngay lập tức tạo ra kẻ  thù  và  có  thể  dẫn  đến  những  quyết  định  thiếu thận trọng gây mất kiểm soát. Nhưng phòng thủ lại dẫn đến sự bị động và né tránh kẻ thù. 

TINH HOA QUẢN TRỊ

18

Có một lựa chọn thứ ba mà ít khi được nhắc đến, đó  là  sự  cân  bằng  giữa  các  chiến  lược  tấn  công  và phòng  thủ.  Khi  kẻ  thù  nhận  ra  điểm  yếu  của  đối phương, họ  sẽ bớt cảnh giác. Đây  là  thời gian  thích hợp nhất cho chiến lược tấn công. Kéo kẻ thù ra khỏi vòng  phòng  vệ.  Hành  động  bất  ngờ,  và  nhanh chóng. 

Một  cuộc  phản  công  như  thế  cũng  rất  tiết  kiệm thời  gian. Thời  cơ  sẽ  tự  tìm  đến  với  bạn,  Điều    tốt nhất bạn nên  làm  là phản ứng bất ngờ, sử dụng  tối thiểu thời gian và nguồn lực. 

10. Tạo ra một vẻ ngoài có tính chất đe dọa: Chiến lược cản trở 

Đừng cho phép bản thân run sợ trước sự đe dọa. Bạn càng nghiêng về hướng đó, kẻ thù càng dễ thấy điểm yếu của bạn. Chiến  lược cản trở đơn giản  là  làm đảo ngược  ấn  tượng này  của kẻ  thù. Dưới  đây  là những phương pháp cản trở lật ngược tình thế khi bị đe dọa:  

1. Khiến đối thủ ngạc nhiên. Mạo hiểm  trước mặt kẻ thù để nêu bật điểm mạnh của bạn thay vì những điểm yếu 

2. Lật ngược sự đe dọa.  tìm điểm yếu nhất của kẻ thù và tấn công vào đó 

3. Trở nên khó đoán trước và phi lý trí. đừng để kẻ thù nhận  ra hành  động  của bạn. Hãy  cho họ 

Page 10: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

19

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

thấy rằng   nhiều khi bạn cũng phi  lý  trí. Một cuộc chạm chán là cực kỳ mạo hiểm. 

4. Đánh  vào  bệnh  hoang  tưởng  cố  hữu  của  con người.  trực  tiếp  cho  kẻ  thù  biết  những  thế mạnh của bạn. Thông  tin đưa  ra càng mơ hồ kẻ thù càng trở nên hoang tưởng 

5. Tạo  tiếng  tăm  hung  dữ.  Cho  kẻ  thù  thấy  bạn đáng sợ nhường nào 

11‐ Đổi thời gian lấy thời gian: Chiến lược rút binh 

Rút lui không phải dấu hiệu của điểm yếu. Mà nó là cách  tận dụng và  tối  đa hóa những nguồn  lực hiện có. Thoát ra khỏi khái niệm cố hữu rằng tiến lên luôn là  cách  tốt nhất dù  trong  trường hợp này  là không thế. Rút lui tạo điều kiện cho ta đánh giá lại tình hình và chiến  lược, nó  tiết kiệm  thời gian và sức  lực cho những tình huống cần đến hành động thật sự. 

CHIẾN TRANH CÔNG KÍCH

Có  những  thứ  đơn  giản  mà  bạn  không  thể  đoán chính xác được. Sự khác biệt giữa những gì ta mong muốn  và  thực  tế  được  gọi  là  “sự  xích mích”. Bằng cách  thực hiện những chiến  lược tấn công, bạn khởi xướng cuộc  chiến bằng cách  tấn công  trước. Từ đó, bạn  sẽ  có  cơ  sở  khống  chế  và  tạo  ra  thế  trận  theo những gì bạn muốn.  Sau đó bạn tạo ra sự xích mích với kẻ thù 

TINH HOA QUẢN TRỊ

20

12‐ Thua trong những trận đánh nhưng chiến thắng cuộc chiến tranh: Chiến lược nhìn xa trông rộng 

Dựa  vào  việc  bạn  thực  sự muốn  tới  đâu  và muốn định mệnh của mình thế nào. Sẽ rất hữu ích nếu bạn biết được khả năng của mình sẽ đưa mình đến đâu. Sau đó, hãy nghĩ về phía trước nhưng phải đảm bảo là bạn đang tiến lên. Nhìn vào định mệnh cuối cùng của mình như một  chiến dịch hoàn hảo  chứ không chỉ những trận đánh riêng lẻ. Đây được gọi là chiến lược nhìn xa, trông rộng. Kết quả cuối cùng sẽ quan trọng hơn nhiều  so với những giai  đoạn nhỏ. Dưới đây là 4 nguyên tắc của chiến dịch này: 

1. Tập trung vào mục tiêu lớn, định mệnh của bạn. Bắt đầu với một mục tiêu cụ thể, rõ rang, tập chung vào mục tiêu đó và dẫn dắt nó đi đôi với thực tại. 

2. Mở  rộng  tư  duy. Mở  rộng  tầm  nhìn  về  thế giới.  đừng  hạn  chế  bản  thân  với  những  gì đơn giản bạn mong muốn. Càng  có óc  thực tế  càng  tốt  nhưng  phải  chắc  chắn  rằng  bạn lấy suy nghĩ đó từ thực tế. 

3. Xem xét căn nguyên. Nhìn  lên những gì đã rõ ràng. Quan sát kẻ thù để phân tích tại sao họ lại hành động như vậy. 

4. Đi gián tiếp đến mục tiêu. Lập ra một kế hoạch và đừng phản ứng lại từng động thái của kẻ 

Page 11: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

21

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

thù. Tập trung vào kế hoạch dài hạn và  làm theo cách của mình. 

13 ‐ Nhận biết kẻ thù: Chiến lược tư duy 

Nhạy bén trong mọi tình huống cũng như tương tác với con người. Bề ngoài không phải lúc nào cũng thể hiện  suy  nghĩ  và  tâm  can  của một  người.    Tự  yêu mình  là xu hướng   của một người khi họ cảm nhận người  khác  dựa  trên  giá  trị  và mục  tiêu  của mình. Bạn luôn thấy chính mình ở người khác, chính vì thế bạn sẽ có cái nhìn méo mó về sự thật. Kết quả là bạn không tạo ra được những chiến lược hợp lý. 

Hãy nhớ rằng suy nghĩ đối nghịch chính  là kẻ  thù thực sự của bạn. Nắm bắt được chính xác điểm yếu của kẻ thù sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến đến thành công. 

14 – Áp đảo sự kháng cự với tốc độ và sự đột ngột: Chiến lược Chiến tranh chớp nhoáng 

Chiến  lược này không đề cập đến vận tốc vì nó yêu cầu một kế hoạch chi tiết và cẩn thận. Bạn phải soạn ra kế hoạch mà khiến  đối  thủ khinh  suất không  đề phòng. Bạn phải thiết lập trật tự và chiến lược để thu được những  lợi  ích  tối đa của  tốc  độ và  sự bất ngờ của hành  động. Chuẩn bị  thật  tốt và phân  tích  cẩn thận đặc điểm của đối thủ. Tìm ra điểm yếu của họ. Dụ họ  nới  lỏng phòng  vệ và bộc  lộ  điểm  yếu. Tấn công khi đối phương khinh suất nhất. 

TINH HOA QUẢN TRỊ

22

Thời  gian  trôi  đi,  tốc  độ  của  cuộc  sống hiện  đại cũng tăng lên mang theo nó nhiều thông tin, sự ảnh hưởng  và  đảo  lộn.  Người  ta  thấy  cuộc  sống  toàn những hận  thù và  sự  tàn nhẫn. Vì  thế,  cũng  rất  tự nhiên khi con người rút khỏi hiện tại. Họ cũng muốn sống chậm để tránh phạm sai lầm.  

Chiến  tranh  chớp  nhoáng  dường  như  là  chiến lược  thích  hợp  nhất  cho  những  thời  điểm  thế  này. Bạn  lợi dụng  lúc  đối phương  đang  chậm  lại và  tấn công bất ngờ. Khi ấy, họ sẽ không còn cẩn trọng nữa và bắt buộc phải phản ứng ngay lập tức. Họ trở nên lúng  túng và bạn  lại  tiếp  tục với đòn  tấn công khác khiến họ hoảng  loạn. Điều này sẽ dẫn đến một  loạt các sai lầm của kẻ thù và khiến họ trượt dốc. 

15 – Kiểm soát động lực 

Trong một  số  trường hợp bạn  sẽ gặp những người muốn  kiểm  soát  bạn.  Bạn  dễ  dàng  đảo  ngược  tình thế này và lấy lại sự kiểm soát bằng bốn nguyên tắc dưới đây: 

1. Giữ họ ở vị trí thấ.: Hành động trước kẻ thù 

2. Thay đổi chiến trường. Bạn có thể khiến kẻ thù bối  rối bằng  cách  tạo  ra những nhân  tố  cần thiết nhưng  lạ  lẫm với họ. Cuối cùng, họ sẽ đánh vào điểm  thuận  lợi của bạn mà không hề hay biết. 

Page 12: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

23

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

3. Khiến kẻ thù mắc sai lầm.  Kẻ thù của bạn cũng có kế hoạch. Thúc đẩy họ phản ứng và khiến họ liên tục mắc sai lầm. 

4. Giả vờ ở thế bị động: Để họ tin rằng họ đang có quyền kiểm soát. Theo cách này có thể khiến kẻ thù thiếu cảnh giác. 

16 – Tấn  công vào nơi dễ  tổn  thương  của  đối  thủ: Chiến lược Trung tâm của trọng lực 

Trọng  lực trái đất có vai trò nâng đỡ trái đất và giữ nó  ở  đúng  vị  trí. Trong  chiến  tranh,  sức mạnh  của đối thủ quan trọng với họ như trọng lực đối với trái đất nằm, sức mạnh đó nằm ở một vài nhân  tố nhất định. Đưa  tầm mắt  ra khỏi những gì  đã  rõ  ràng và nhận  ra  đâu  là những nhân  tố giống như  trọng  lực trái đất và biến nó thành mục tiêu của bạn. Tấn công vào nó chắc chắn sẽ đánh gục được đối thủ. 

17 – Đánh bại kẻ  thù  từng phần: Chiến  lược Chia và Chinh phục 

Thay vì nhìn đối thủ một cách tổng thể, cố gắng tìm ra những phần nhỏ và cách đánh bại những phần đó. Cái tổng thể luôn luôn hiện hữu rất khó chinh phục. Tuy nhiên, nếu tách nó ra từng phần, bạn có thể vượt qua dễ dàng hơn. 

Bên cạnh các bộ phận riêng  lẻ đó, bạn cũng phải xem xét mắt xích kết nối chúng. Ví dụ trong việc áp 

TINH HOA QUẢN TRỊ

24

dụng  những  thay  đổi,  bạn  chỉ  có  thể  khiến  chúng  thích nghi với sự thay đổi nếu bạn hiểu được điều gì khiến chúng kháng cự. Mọi  sự kết nối với quá khứ thường là nguyên nhân. Sự kết nối này với quá khứ mang tính cảm xúc tự nhiên. Trong  trường hợp này cảm  xúc  đi kèm  được  coi như một  cái mấu và bạn cần tấn công phá vỡ nó. 

18  –  Chuyển  hướng  tấn  công  vào  hông  kẻ  thù: Chiến lược Đổi hướng 

Con người có xu hướng ngụy  trang  điểm yếu bằng cách  bộc  lộ những  điểm  trái ngược. Cách hiệu  quả nhất  để dành  chiến  thắng  trong  tình  thế này  là  tấn công gián tiếp. Đặt mục tiêu vào những điểm mạnh của đỗi phương chỉ tốn thời gian và công sức. Bạn có thể phải đi một con đường dài hơn nhưng hiệu quả hơn. Hãy tìm hiểu xem những điểm nào mà đối thủ không ngờ sẽ bị  tấn công nhất. Cuối cùng, vì rối  trí họ  sẽ  vô  tình  để  lộ  những  điểm  yếu  và  bạn  sẽ  dễ dàng tấn công hơn. 

19 – Vây bọc quân thù 

Khi  đối  phương  cảm  thấy  không  có  khoảng  trống nào giữa những chiến lược của bạn mà anh ta có thể lợi dụng  anh  ta bắt  đầu yếu dần và mất kiểm  soát tình hình. 

Bất kỳ hình  thức  thao  túng  lý  trí nào, dù  là  tích cực  hay  tiêu  cực  thì  cũng  gây  ảnh  hưởng  đến mọi 

Page 13: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

25

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

hành  động  đáp  trả. Nhớ  rằng  tư duy  chính  là một bánh lái vĩ đại. 

Dựa  trên hai  thực  tế này, sự bao vây không nhất thiết phải chính xác về bề ngoài. Bạn có thể tiếp cận qua con đường  tâm  lý bằng cách  tạo  ra cảm giác bị bắt mà không có lối thoát. Lôi cuốn tình cảm của đối phương và bạn sẽ thấy mọi thứ tự động đến chỗ mà bạn mong muốn 

20 – Làm cho kẻ thù suy yếu: Chiến lược: Quả chín chờ hái 

Như  đã  đề  cập  ở  trên,  khi  bạn  bước  qua  những chặng đường của cuộc sống, sẽ có những tình huống đòi hỏi một cuộc đối đầu giống như chiến tranh. Đối đầu với hết cuộc chiến này tới cuộc chiến khác khiến bạn  rất  mệt  mỏi. Một  nhà  hoạch  định  chiến  lược khôn  ngoan  sẽ  nghĩ  đến  cách  làm  cho  đối  phương yếu đi trước khi bước vào cuộc chiến thực sự. 

Dưới đây  là bốn nguyên  tắc giúp bạn có  thể  làm đối phương yếu đi: 

1. Vạch  định  một  kế  hoạch  với  nhiều  nhánh. Phân  tích  tình hình  tổng  thể. Trang bị cho mình  nhiều  lựa  chọn  hay  gọi  là  “những nhánh”. Điều này đem đến cho bạn sự linh hoạt cần  thiết để đối mặt với bất kể  thứ gì có thể xảy ra. 

TINH HOA QUẢN TRỊ

26

2. Tạo  khoảng  trống  để  hành  động.  Hãy  để  cho mình  có nhiều  lựa  chọn,  chuẩn  bị  cả về  thể chất lẫn tinh thần. 

3. Đẩy  đối  phương  vào  tình  thế  tiến  thoái  lưỡng nan, điềunày không khó thực hiện: Đối phương có thể giải quyết mọi vấn đề khó khăn nhưng họ  sẽ  lung  túng  trước  tình  thế  tiến  thoái lưỡng  nan  . Hãy  đưa  cho  họ  cơ  hội  nhưng phải đảm bảo rằng nó vẫn có lợi cho bạn v à dù họ có được chọn bất kỳ cơ hội  nào đi nữa, họ vẫn thất bại. 

4. Tạo ra hỗn loạn cực độ. Đối phương sẽ theo dõi từng  hành  động  của  bạn  giống  như  bạn làmvới  họ.  Đừng  ngăn  cản mà  thay  vào  đó hãy gửi cho họ những thông điệp vô nghĩa và mơ  hồ.  Điều  đó  sẽ  khiến  đối  phương  ngày càng bối rối hoảng loạn. 

21 – Đàm phán trong khi tiến tới : Chiến lược Đàm phán chiến tranh 

Khi  không  thể  giải  quyết  mâu  thuẫn  trên  chiến trường,  họ  sẽ  quay  lại    bàn  đàm  phán. Những  thế mạnh mà bạn chuẩn bị cho trận chiến cần được duy trì  trong  suốt  quá  trình  đàm  phán  vì  mưu  đồ  về quyền lực và kiểm soát luôn luôn tồn tại. 

Hơn nữa, bạn  cũng  cần nghiên  cứu  đối phương giống  như  bạn  đã  phân  tích  họ  trước  khi  vào  trận 

Page 14: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

27

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

chiến. Biết rõ về những điểm yếu và mục tiêu của họ sẽ mạng lại nhiều lơi thế hơn cho bạn. Thêm vào đó, bạn phải đảm bảo luôn duy trì sự khó đoán trước và mơ hồ  trước  đối phương càng nhiều  càng  tốt. Điều này  sẽ  tạo  cho bạn một vị  trí  tốt vì bạn dồn họvào chân tường và dành được ưu thế. 

22 – Biết cách kết thúc : Chiến lược Lối thoát 

Luôn  đặt  đích  lên  cao nhất  trước khi bước vào một cuộc chiến ngay ở những phút đầu tiên. Đánh giá và xem lại liệu mình đã đạt được điều đó hay chưa. Mục tiêu  của bạn  tuyệt  đối không phải  tạo  ra những  đối thủ mãi mãi đi theo sau bạn.   Chiến thắng trong một trận  chiến  không phải  là mục  tiêu  quan  trọng nhất, mà cách bạn chiến thắng và cuộc chiến đó mang đến cho bạn những gì mới là điều ý nghĩa nhất.  

Trong hoàn cảnh đó, bạn phải biết khi nào nên tiếp tục và khi nào nên rút lui. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn không thể đạt được mục tiêu trong lúc đó thì hãy rút lui. Nếu không bạn  sẽ nhận  ra những  tác  động  tiêu cực của nó khi không có biện pháp khắc phục. 

Hãy nhớ rằng, không cần thiết phải tạo ra một cái kết đau thương và chết chóc, nó có thể là một cái kết mở, tạo ra một cơ hội mới. Vì vậy, hãy kết thúc một cuộc chiến với những dấu hiệu  tích cực, hãy coi đó như một người thầy sẽ hướng dẫn bạn trong những bước đi tiếp theo. 

TINH HOA QUẢN TRỊ

28

THỰC HIỆN CHIẾN TRANH

Một chiến binh phải thích ứng với những thay đổi trong  từng  giai  đoạn  bằng  cách  luôn  nghĩ  tới  cách thức mới  trong chiến  đấu. Bám  lấy  truyền  thống  sẽ không  đạt  được  hiệu  quả  cao  vì  nhu  cầu  thay  đổi theo thời gian. Những chiến  lược dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn vài cách thức độc đáo. 

23 – Dệt một mạng không  đường  lối giữa  sự  thật: Chiến lược Phi nhận thức 

Chiến lược và hành động của bạn trước đối thủ càng mơ hồ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Điều này khiến đối  phương  khó  khăn  trong  việc  thăm  dò  sự  thật. Hãy  để họ xoay vần với những  suy  đoán của  riêng họ còn bạn  thì hành động. Nhớ rằng, nhiều khi bạn  không  có  nhận  thức  rõ  ràng  đối  với  những  người vạch ra chiến lược này.  

24 – Chọn tuyến đường ít kỳ vọng nhất: Chiến lược Bất bình thường  

Đối  phương  có  thể  lường  trước  được  những  hành động của bạn nhờ vào những đặc điểm riêng biệt của các hành  động và phản  ứng. Chủ  động  làm những điều mơ hồ, khó hiểu để khiến họ trở nên bối rối và không thể đoán ra mục tiêu, ý định của bạn. Bạn hãy làm những gì thường làm cho đến khi họ đã nhận ra bạn làm việc theo thói quen thì thay đổi và làm việc 

Page 15: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

29

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

theo  cách khác  thường. Đối phương  sẽ  thấy bối  rối và hoảng loạn. 

25 – Chiếm  lĩnh vùng đất cao đạo đức: Chiến  lược Đạo đức 

Tìm hiểu giá  trị và nỗ  lực  trong  các  chiến dịch  của đối phương. Tự xây dựng cho bạn những giá  trị  tốt đẹp và ngày ngày chăm bẵm, bảo vệ các giá  trị  đó. Thăm dò  ý  định  của  đối phương và  khiến họ  xuất hiện giống như họ đang làm điều gì sai trái. Làm rõ một vài điểm mà có thể gây giảm sút danh tiếng của họ. Dùng tội lỗi để làm họ tan vỡ ảo tưởng. 

26 – Không cho kẻ  thù nhìn  thấy mục  tiêu  : Chiến lược bỏ rơi 

Con người  luôn hành  động vì mục  đích nhất  định. Trong  cuộc  chiến,  mục  tiêu  cuối  cùng  của  đối phương  là  có  được bạn bằng  cách dụ bạn  tấn  công một số điểm rồi đưa bạn vào tròng. Hãy làm mọi thứ thể để biến cố gắng của họ thành vô ích. Hãy để họ ra về với bàn tay trắng. Tạo ra những tác động tâm lý tới họ trong tình trạng này sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược của họ. Họ sẽ làm mọi thứ để đạt được mục đích dù làm trong tuyệt vọng. 

27 –  Làm ra vẻ như hoạt động cho lợi ích của người khác trong lúc tăng cường cho các lợi ích của mình: Chiến lược Liên minh 

TINH HOA QUẢN TRỊ

30

Bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc liên minh khi giải  quyết một  số  công  việc.  Tuy  nhiên,  điều  này không đơn giản chỉ là hợp tác với bất kỳ ai sẵn sàng. Tình  cảm  không  được  coi  trọng  trong  trường  hợp này. Hơn nữa, tăng số lượng không có nghĩa là chất lượng cũng sẽ tăng. Phải có sự cân bằng hợp lý giữa chất lượng và số lượng. 

Bạn  nên  nhớ  bạn  đang  liên minh  để  hoàn  thành công việc tạm thời. Nói cách khác, họ có thể làm được những thứ mà bạn không thể làm và họ có nguồn lực mà bạn không có. Tuy nhiên nó cũng có hai chiều như những mối  quan  hệ  khác,,  ban  cũng  phải  cung  cấp cho họ những thứ họ cần để duy trì sự ủng hộ. 

28 – Trao cho địch thủ đủ dây thừng để họ tự treo cổ 

Không phải tất cả kẻ thù đều đến từ bên ngoài. Nhiều khi bạn cũng tìm thấy họ ở bên trong hay những nơi ít ngờ  tới. Bạn  có  thể  làm việc với một người  có  cùng mục tiêu với bạn nhưng bạn không nên quá tin tưởng vào họ. Có những người tỏ ra có cùng chí hướng với bạn nhưng thực chất họ chỉ làm vì lợi ích cá nhân. Đối vơi đối  tượng này, bạn phải đánh bại họ bằng chiến lược thông minh tinh tế khiến họ thấy kém cỏi và hoài nghi về khả năng của mình. 

29 – Cắn từng miếng nhỏ 

Chinh phục  thứ gì  đó không phải  lúc nào  cũng  tiến thẳng như khi  tiến đến gần bức  tranh. Một số người 

Page 16: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

31

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

không đánh giá cao thành công của bạn mà thay vào đó mong bạn  thất bại. Những người như  thế không thể khiến bạn khuất phục. Bạn phải luôn duy trì tham vọng của mình nhưng hãy tiến hành theo cách khác. 

Đi  từng  bước  nhỏ  là  cách  thích  hợp  nhất.  Tuy nhiên, chiến  lược này yêu cầu bạn phải chuyên  tâm vào mục tiêu của mình ngay từ những bước đầu. Xác định  rõ  ràng mục  tiêu  sẽ  giúp  bạn  tiến  nhanh  đến chiến thắng. 

Chiến  lược  rất  khó  nhận  ra  chính  vì  vậy  rất  ít người để ý. Nhờ  lợi thế đó, bạn có thể di chuyển tự do và tiến hành kế hoạch. Đến khi họ để ý thì đã quá muộn vì bạn đã chinh phục xong.  

30 – Thâm vào tâm trí kẻ thù: Chiến lược giao tiếp 

Truyền tải ý tưởng của bạn hiệu quả có thể làm thay đổi  hành  động  của  người  khác.  Lúc  đầu  họ  không quan tâm đến bạn nhưng khi tác động đến tình cảm của họ  thì họ  sẽ “cởi mở” hơn. Ngay khi bạn  thâm nhập được nội tâm của họ thì mọi thứ sẽ diễn ra như bạn mong muốn. 

 31  – Hủy diệt  từ bên  trong: Chiến  lược Mặt  trận bên trong 

Cách tốt nhất để thực sự hiểu rõ kẻ thù là hãy đứng về phía họ và và ủng hộ họ. Bạn sẽ có được những thông  tin mà  người  “ngoài”  không  biết  được. Hãy 

TINH HOA QUẢN TRỊ

32

dùng  những  thông  tin  này  để  “đánh”  và  “hạ”  đối thủ một cách tinh tế. 

 32  –  Thống  trị  trong  khi  tỏ  vẻ  phục  tùng: Chiến lược công kích theo cách bị động 

Sự  thể  hiện  của mâu  thuẫn  thường  được  hiểu như một sự công kích. Đó là lý do tại sao một số người lo lắng khi áp dụng điều gì đó không bình thường vì họ sợ sẽ bị chống đối và khinh ghét. Vì thế, để loại bỏ tư tưởng này trước khi nó xuất hiện, bạn hãy vờ coi như mình  phục  tùng  đối  thủ.  Theo  cách  này,  bạn  sẽ không bị phản đối, và đối thủ tấn công. Đến khi đó, bạn sẽ từ từ gây ảnh hưởng lên họ. 

33 – Gieo tình trạng phập phồng và sợ hãi thông qua các hành động khủng bố: Chiến lược phản ứng chuỗi 

Cảm  xúc  của  những  người  xung  quanh  rất  dễ  gây ảnh hưởng  đến bạn. Nỗi  sợ  có  thể khiến phản  ứng mang  tính cảm xúc   bộc  lộ một cách  tự nhiên. Cảm giác  sợ  hãi  cao  độ  sẽ  khiến  con  người  dễ  bị  tổn thương  và  không  có  ý  thức  kháng  cự.  Năng  lực mang tính chiến lược cũng trở nên bất động. Bạn có thể lợi dụng điểm này nếu bạn muốn dễ dàng chinh phục đối phương.  

 

  

Page 17: 33 Chien Luoc Cua Chien Tranh 21062012

www.bizspace.vn - Không gian Sách Quản trị Kinh doanh bizSPACE

33

ww

w.b

izS

PA

CE.

vn –

Kên

h m

ua s

ách

ON

LIN

E d

ành

cho

nhữn

g ngườ

i yêu

thíc

h sá

ch Q

uản

trị K

inh

doan

h

  

TINH HOA QUẢN TRỊ (IV) 

  

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG ‐ XàHỘI Ngõ Hòa Bình 4 ‐ Minh Khai ‐ Hai Bà Trưng ‐ Hà Nội Điện thoại: (84‐4) 624 6921 ‐ Fax: (84‐4) 624 6915 

 Chịu trách nhiệm xuất bản: HÀ TẤT THẮNG 

Biên tập: ĐINH THANH HÒA Trình bày: NGUYỄN THỊ TRÀ MY Thiết kế bìa: TRẦN VĂN PHƯỢNG 

 In 3.000 bản, khổ 12 x 19 cm tại Công ty TNHH In TM&DV Nguyễn Lâm.  

Số đăng ký kế hoạch xuất bản 686‐2009/CXB/04‐244/LĐXH Quyết định xuất bản số 376/QĐ‐NXBLĐXH, cấp ngày 05‐08‐2009. 

 In xong và nộp lưu chiểu quý III‐2009  

 

 

 

 

TINH HOA QUẢN TRỊ

34