3 Đà Lạt nỗ lực xây dựng đô thị văn...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 356 - 4882 THỨ BẢY, NGÀY 23/9/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Đà Lạt nỗ lực xây dựng đô thị văn minh VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN K hái niệm công nghệ xanh xuất hiện tại các quốc gia phát triển trên thế giới trong vài thập kỷ qua, bắt nguồn từ phong trào sinh thái học xã hội ở các nước công nghiệp phương Tây những năm 60-70 thế kỷ XX. Các nhà khoa học chia công nghệ thành hai nhóm: Nhóm có nguy cơ tàn phá môi trường, nhóm ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và được gọi là công nghệ xanh. Công nghệ xanh nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ các nước cũng như khu vực tư nhân và giới khoa học; được cho là một trong những giải pháp hàng đầu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, là lĩnh vực đầy triển vọng trong tương lai. Các quốc gia phát triển công nghệ xanh không chỉ vì mục tiêu môi trường mà còn mong muốn tạo sinh khí mới cho nền kinh tế. Tại Hàn Quốc, Luật khung về tăng trưởng xanh, ít carbon, tại Chương 1, Điều 2, định nghĩa: “Công nghệ xanh là những công nghệ tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm; bao gồm công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ năng lượng sạch, công nghệ tái chế và thân thiện với môi trường…”. Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 1994, Điều 2, Khoản 8 nhấn mạnh: “Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường”. Như vậy, công nghệ xanh là khái niệm được dùng để chỉ việc áp dụng các kiến thức khoa học vào những mục tiêu thực tiễn trong cuộc sống theo những cách thức thân thiện với môi trường, bao gồm những phương pháp và vật liệu được cải tiến không ngừng nhằm tạo ra năng lượng và những sản phẩm sạch, không độc hại. Đây chính là lý do công nghệ xanh còn được gọi là công nghệ môi trường hay công nghệ sạch... Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghệ xanh TRANG 8 Về xứ hoa vàng xem thắng cảnh… 1 TUẦN CON SỐ 6.950 lao động đã được tạo việc làm mới trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 4 XEM TIẾP TRANG 2 Hòa Nam trên đường về đích xã nông thôn mới 3 Thành phố Đà Lạt ngày càng văn minh, thân thiện. Ảnh: Trần Đức Nam Tuy Hòa - Trung tâm Hành chính của tỉnh Phú Yên . Ảnh: Nhật Quân Minh Huệ - dòng xuân chảy mãi 7 Điều dị thường 5 Truyện ngắn: SIEGFRIED LENZ

Transcript of 3 Đà Lạt nỗ lực xây dựng đô thị văn...

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 356 - 4882 THỨ BẢY, NGÀY 23/9/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Đà Lạt nỗ lực xây dựng đô thị văn minh

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Khái niệm công nghệ xanh xuất hiện tại các quốc gia phát triển trên thế giới trong vài thập kỷ qua, bắt nguồn từ phong

trào sinh thái học xã hội ở các nước công nghiệp phương Tây những năm 60-70 thế kỷ XX.

Các nhà khoa học chia công nghệ thành hai nhóm: Nhóm có nguy cơ tàn phá môi trường, nhóm ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và được gọi là công nghệ xanh. Công nghệ xanh nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ các nước cũng như khu vực tư nhân và giới khoa học; được cho là một trong những giải pháp hàng đầu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, là lĩnh vực đầy triển vọng trong tương lai. Các quốc gia phát triển công nghệ xanh không chỉ vì mục tiêu môi trường mà còn mong muốn tạo sinh khí mới cho nền kinh tế. Tại Hàn Quốc, Luật khung về tăng trưởng xanh, ít carbon, tại Chương 1, Điều 2, định nghĩa: “Công nghệ xanh là những công nghệ tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong toàn bộ

quá trình hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm; bao gồm công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ năng lượng sạch, công nghệ tái chế và thân thiện với môi trường…”. Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 1994, Điều 2, Khoản 8 nhấn mạnh: “Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường”. Như vậy, công nghệ xanh là khái niệm được dùng để chỉ việc áp dụng các kiến thức khoa học vào những mục tiêu thực tiễn trong cuộc sống theo những cách thức thân thiện với môi trường, bao gồm những phương pháp và vật liệu được cải tiến không ngừng nhằm tạo ra năng lượng và những sản phẩm sạch, không độc hại. Đây chính là lý do công nghệ xanh còn được gọi là công nghệ môi trường hay công nghệ sạch...

Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghệ xanh

TRANG 8

Về xứ hoa vàng xem thắng cảnh…

1 TUẦN CON SỐ

6.950 lao động đã được tạo việc làm mới trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 4

XEM TIẾP TRANG 2

Hòa Nam trên đường về đích xã nông thôn mới

3

Thành phố Đà Lạt ngày càng văn minh, thân thiện. Ảnh: Trần Đức Nam

Tuy Hòa - Trung tâm Hành chính của tỉnh Phú Yên . Ảnh: Nhật Quân

Minh Huệ - dòng xuân chảy mãi

7

Điều dị thường 5Truyện ngắn:

SIEGFRIED LENZ

2 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Có thể hiểu công nghệ xanh hay công nghệ môi trường, công nghệ sạch là những công nghệ thân thiện với môi trường.

Theo Bộ Tài chính nước ta: Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững, chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã và đang chú trọng nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về công nghệ xanh. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ xanh thay thế công nghệ mà các doanh ngiệp đang sử dụng đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy của người lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí đầu tư đổi mới công nghệ. Để khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, chính phủ các nước đã xây dựng và thực thi nhiều

chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư, chính sách cạnh tranh… đặc biệt là chính sách tài chính. Tại Đức, thuế tái sinh được ban hành vào năm 1999, nhằm hạn chế tiêu thụ dầu và điện, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Sau một thời gian thực hiện, thuế tái sinh đã giúp giảm việc sử dụng nhiên liệu và giảm mức phát thải, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế. Năm 2006, Đức tiếp tục thông qua Luật Thuế năng lượng nhằm hình thành khuôn khổ pháp lý chung cho các sản phẩm năng lượng… Tại Nhật Bản đã áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và hộ gia đình nhằm hạn chế tiêu thụ năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Trung Quốc, nhiều chương trình thúc đẩy hoạt động

nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung vào ngành vận tải carbon thấp được triển khai. Đài Loan dành 2% (khoảng 6,2 tỷ USD) cho hoạt động R&D trong năm 2000

Cũng theo Bộ Tài chính: Để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp và người dân đầu tư phát triển và sử dụng công nghệ xanh ở Việt Nam, Chính phủ cần quan tâm triển khai thực hiện một số chính sách như: Tăng cường chi ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh, bổ sung các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm tăng nguồn thu; Khuyến khích việc sử dụng công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, ít tiêu hao năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng thông qua các ưu đãi về thuế, phí và chi tiêu công; Tăng chi ngân sách cho các hoạt động R&D liên quan đến công nghệ xanh. LAN HỒ

Tăng cường hỗ trợ... TIẾP TRANG 1

Bí thư Thành ủy Đà Lạt trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đồng chí Trịnh Khiết.

Phát triển đô thị Đà Lạt gắn với bảo tồn kiến trúc

Hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017, Sở Xây dựng Lâm Đồng phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc

TPHCM tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Bảo tồn và phát triển thành phố Đà Lạt theo định

hướng quy hoạch” vào ngày 27/12/2017. Thành phần dự gồm 100 đại biểu là nhà

quản lý, chuyên gia, nhà khoa học chuyên ngành đô thị, kiến trúc, giao thông, du lịch nông nghiệp, công nghệ thông tin; các trường đại học chuyên ngành kiến

trúc, xây dựng Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

Có khoảng 10 tham luận được trình bày tại Hội thảo về thực trạng và giải pháp

quản lý kiến trúc, phát triển đô thị Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050; chia sẻ bài học kinh nghiệm bảo tồn kiến trúc

trong nước và quốc tế; cơ hội và thách thức trong xu hướng đô thị hóa; bảo tồn kiến

trúc gắn với phát triển du lịch, đô thị xanh, đô thị thông minh…

VĂN VIỆT

Trao học bổng cho học sinh nghèo Cát Tiên

Hội Luật gia tỉnh Lâm Đồng (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật

tỉnh Lâm Đồng) vừa tổ chức lễ trao học bổng cho 67 học sinh nghèo vượt khó của

huyện vùng sâu, vùng xa Cát Tiên với tổng trị giá 209 triệu đồng.

Theo đó, 67 học sinh được nhận học bổng của Hội Luật gia Lâm Đồng trao tặng

đều là học sinh giỏi con nhà nghèo đến từ các trường tiểu học, THCS và THPT trong toàn huyện; trong đó 63 em được trao học bổng 3 triệu đồng/suất, 4 em đặc biệt khó

khăn được trao học bổng 5 triệu đồng/suất. Học bổng trao cho các em được Hội vận

động Hội Golf Lâm Đồng, Rạp chiếu phim Cinéstar Đà Lạt, các nhà hảo tâm ở TP Hồ

Chí Minh và Đà Lạt đóng góp. Phần thưởng có ý nghĩa này sẽ hỗ trợ các em mua sắm

dụng cụ học tập phục vụ năm học mới, đồng thời cũng là món quà tinh thần động viên khích lệ các em vượt qua khó khăn, vươn

lên học tập tốt, trở thành người có ích.QUỲNH UYỂN

Hướng dẫn vận hành trục kết nối liên thông các phần mềm quản lý

Ngày 20/9, tại huyện Đức Trọng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức khai giảng

lớp tập huấn vận hành trục kết nối liên thông các phần mềm quản lý cho cán bộ làm công tác văn thư các phòng, ban của huyện và 14

xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Trọng. Tại lớp tập huấn, các báo cáo viên hướng dẫn học viên về các thao tác gửi nhận văn

bản liên thông từ cấp xã, huyện đến cấp tỉnh và hướng dẫn sử dụng chữ kí số qua

phần mềm quản lý văn bản eoffice. Trong đó, bao gồm các thao tác như: Cài đặt,

đăng nhập, thoát, đổi mật khẩu và quy trình xử lý văn bản; hướng dẫn sử dụng chức năng xử lý văn bản của phần mềm quản

lý văn bản và cách kiểm tra tài khoản văn thư và gửi văn bản liên thông tại vị trí liên thông; phát hành và tiếp nhận văn bản trên

các phần mềm khác…Được biết, đây là lớp thứ 2 được triển

khai sau lớp tập huấn dành cho cán bộ làm công tác văn thư tại các phòng, ban thuộc

các sở, ngành của tỉnh.N.MINH

Vừa qua, đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đà Lạt đã trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đồng chí Trịnh Khiết - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. Đồng chí Trịnh Khiết sinh năm 1927, từng tham gia cách mạng tháng 8/1945, kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 - 1954. Năm 1961, đồng chí được tăng cường về Khu ủy Khu 6 và góp phần lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng tỉnh Lâm Đồng. Đồng chí từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo của tỉnh. Do tình hình sức khỏe nên đồng chí đã không dự lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 2/9 do Thành ủy Đà Lạt tổ chức vào ngày 1/9/2017 vừa qua. Tại nhà riêng của đồng chí Trịnh Khiết, đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đồng chí Trịnh Khiết

Luân chuyển số lượng cấp phó vượt quá quy địnhThực hiện tinh giản biên chế theo chỉ

đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành văn bản đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm bớt khâu trung gian.

Cụ thể, khuyến khích các cơ quan, đơn

vị nhỏ lẻ sáp nhập, hợp nhất quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động. Trường hợp có số lượng cấp phó vượt quá quy định, còn thời gian giữ chức vụ 12 tháng trở lên phải thực hiện luân chuyển, điều động, biệt phái.

Những cơ quan, đơn vị đã sử dụng hết số biên chế sự nghiệp được giao phải chấm dứt

ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ; tách rõ biên chế công chức, viên chức với hợp đồng lao động.

Từ nay đến năm 2021, mỗi năm, các cơ quan, đơn vị phải giảm từ 1,5 - 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp so với số lượng được giao năm 2015.

VŨ VĂN

Tăng cường tuyên truyền ATGT cho học sinh, sinh viênNhằm góp phần bảo đảm trật tự, an

toàn giao thông, hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, Phòng CSGT Công an tỉnh (PC67) đã chú trọng công tác tuyên truyền với nhiều cách làm hay, trang bị thêm kiến thức giúp cho các em chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ.

Qua đó, trong 9 tháng đầu năm 2017, lực lượng CSGT tỉnh đã tổ chức 26 buổi tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ và các quy định bắt buộc khi tham gia giao thông cho gần 10.000 lượt học sinh sinh viên; cấp, phát hàng trăm trang tài liệu tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ; tổ chức cho học sinh và nhà trường ký cam kết chấp hành pháp luật về TTATGT… Cụ thể,

phối hợp với Sở GDĐT tổ chức và tham gia với vai trò Ban Giám khảo Hội thi “Sinh viên với an toàn giao

thông” trên địa bàn toàn tỉnh với 1.000 người tham gia; phối hợp với CLB Doanh nhân Caravan TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp đồng hành cùng ATGT trường học” tại trường Tân Hội - Đức Trọng với khoảng 300 người tham gia; Tuyên truyền cho Trường THCS Tây Sơn, Đà Lạt 2 buổi với khoảng 1.500 người tham gia; tuyên truyền cho Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, 7 buổi với khoảng 4.500 người tham gia…

Thông qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT cho học sinh, sinh viên trên địa bàn.

HOÀNG YÊN

Lực lượng CSGT hướng dẫn các em đội mũ bảo hiểm đúng cách.

đã thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố trân trọng trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, thăm hỏi, chúc mừng

và chúc nhà cách mạng lão thành được khỏe mạnh và trường thọ.

MINH HIẾU

3 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

ĐAN THANH

Tính từ năm 2011 đến nay, Chương trình xây dựng NTM xã Hòa Nam đã được đầu tư 72,6 tỷ đồng cho

việc xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ đời sống và phát triển sản xuất (trong đó nhân dân đóng góp 13,550 tỷ đồng). Trong xây dựng NTM, người dân có vai trò đặc biệt quan trọng, là người trực tiếp thực hiện và hưởng lợi. Do vậy, thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình triển khai. Đối với các công trình do Nhà nước đầu tư, UBND xã chỉ đạo Ban Nhân dân thôn họp để công khai thiết kế và tổng vốn đầu tư. Đối với công trình nhân dân góp vốn, Ban Nhân dân thôn họp dân xin ý kiến về quy cách, thiết kế; bàn bạc thống nhất xây dựng và hiến đất, cây trồng, đóng tiền đối ứng; thành lập ban giám sát, sau khi hoàn thành công trình họp dân để thông báo công khai tài chính. Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC của xã đã công khai các chương trình, dự án được đầu tư để nhân dân biết, tham gia ý kiến, quyết định và thực hiện, từ đó huy động hiệu quả sức dân tham gia xây dựng NTM. Có nhiều công trình phát huy được nguồn lực nhân dân tham gia, đơn cử như: Chương trình điện thắp sáng đường giao thông với tổng kinh phí 700 triệu đồng, nhân dân đóng góp 100%; tự huy động làm đường xóm, công lao động khoảng 6 tỷ đồng; hiến 5 ha đất và 3.000 cây cà phê, 200 cây ăn trái cho thi công các tuyến đường, trị giá 5,5 tỷ đồng; huy động 400 triệu đồng (đất, tiền xây dựng) làm hội trường Thôn 4…

Trong thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, Hòa Nam đặc biệt chú trọng tiêu chí giao thông và thủy lợi. Toàn xã có hệ thống giao thông 55,46 km, trong đó: đường liên xã, trục xã 11,83 km; đường thôn, liên thôn trên 30 km; đường xóm, ngõ 13,6 km. Trên cơ sở rà soát xác định cụ thể những tuyến đường, đoạn đường cần đầu tư làm mới, nâng cấp sửa chữa, xác định nguồn

vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai... xã tiến hành các hình thức thực hiện. Đến nay, đường liên xã, trục đường xã được thảm nhựa 100%; đường thôn, liên thôn cứng hóa đạt 76,6%; đường ngõ, xóm cứng hóa đạt 76,4%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa dạng sỏi đồi và xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 80,3%... Là địa phương trọng điểm thâm canh cà phê của huyện, công tác đầu tư cho thủy lợi được Hòa Nam quan tâm chỉ đạo, tranh thủ các nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng một số hồ thủy lợi nhỏ. Hiện, xã đã thiết kế xong các công trình: hồ chứa nước thôn 13 diện tích sử dụng 1,2 ha, hồ Thôn 11 trên 567 m2 và sắp thi công hồ chứa nước Thôn 4 rộng 1 ha. Đồng thời, xã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào làm thủy lợi nhỏ (đào ao, hồ nhỏ, giếng khoan), tận dụng các nguồn nước mạch, sông suối tự nhiên để chủ động nước tưới trong mùa khô hạn.

Toàn xã đã có 1.000 giếng khoan và 1.153 ao nhỏ với diện tích 275.512 m2. Hòa Nam có diện tích canh tác nông nghiệp trên 3.930 ha, riêng diện tích cây cà phê trên 2.760 ha được đảm bảo nước chủ động tưới hai đợt đạt khoảng 80% diện tích.

Toàn xã Hòa Nam có gần 5.900 nhân khẩu trong độ tuổi lao động, trong đó số người có việc làm chiếm 90%. Thời gian qua, địa phương định hướng việc đào tạo nghề phải gắn với sản xuất nông nghiệp. Được sự hỗ trợ của tỉnh và huyện, xã thường xuyên mở các lớp dạy nghề như kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê; kỹ thuật sửa chữa, vận hành máy nổ… thu hút phần lớn thanh niên đến tuổi lao động tham gia. Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Nông nghiệp huyện và các nhà máy phân bón đã về xã triển khai các chương trình, hội thảo truyền tải kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc cây trồng cho nhân dân

được 11 buổi với 770 lượt người tham gia, 1 lớp hướng dẫn tái canh cà phê cho 50 lượt hội viên Hội Phụ nữ… Học viên sau khóa bồi dưỡng, học nghề đã thực sự là những công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, những nông dân sản xuất giỏi… Để tăng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, Hòa Nam vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, xóa đói giảm nghèo. Từ đầu năm đến nay, toàn xã thực hiện chuyển đổi giống cây trồng và thay thế vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp được 150/200 ha; trồng 400 cây bơ ghép giống 034, gần 10.000 cây mắc ca. Xã cũng vừa thành lập HTX trái cây sạch Hòa Nam thu hút 36 xã viên. Chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thu nhập của người dân năm 2016 đạt 42 triệu đồng/người. Xác định công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của quá trình xây dựng NTM, UBND xã chỉ đạo quyết liệt việc rà soát các hộ nghèo. Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, MTTQVN xã phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân; gặp gỡ các hộ nghèo để tìm nguyên nhân, tâm tư nguyện vọng và bàn cách làm gì, làm thế nào giảm nghèo, thoát nghèo. Bằng nhiều nguồn vốn giảm nghèo từ các chương trình mục tiêu quốc gia cùng với phương thức và cách làm sáng tạo nên nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 chỉ còn 6,7%.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo điều kiện để Hòa Nam phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn đổi thay khang trang, tuy nhiên để về đích NTM vào dịp cuối năm 2017, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân xã cần tập trung, dốc sức củng cố, nâng cao chất lượng một số tiêu chí đã đạt nhưng chưa bền vững.

Hòa Nam trên đường về đích xã nông thôn mớiXã Hòa Nam (huyện Di Linh) có 2.045 hộ với 10.083 nhân khẩu. Kinh tế của xã dựa trên hai cây trồng chính: cà phê (trên 2.763 ha), chè (55,6 ha) và thu nhập từ nông nghiệp chiếm 87%. Tuy điểm xuất phát thấp và việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa tương xứng với tiềm năng nhưng thời gian qua, với sự chung tay vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của nhân dân nên Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Hòa Nam đã xuất hiện những mô hình, cách làm phù hợp. Đến tháng 6/2017, Hòa Nam đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và phấn đấu trở thành xã NTM vào cuối năm 2017.

Một góc Hòa Nam. Ảnh: Văn Tòa

Đầu tư 90 tỷ đồng cho các vùng, dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

UBND tỉnh vừa có quyết định phân bổ ngân sách đầu tư cho các vùng nông nghiệp

công nghệ cao (CNC) và các dự án ứng dụng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong

giai đoạn trung hạn 2017 - 2020. Theo đó, 6 danh mục đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất rau, chè, cà phê ở 6 huyện, thành phố được phân bổ với tổng kinh phí 90 tỷ đồng. Cụ thể: nâng

cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau ứng dụng CNC ở huyện Đức Trọng 12 tỷ đồng

và trên địa bàn huyện Đơn Dương 11 tỷ đồng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất

chè ứng dụng CNC huyện Bảo Lâm 14 tỷ đồng và thành phố Bảo Lộc 14 tỷ đồng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cà

phê ứng dụng CNC trên địa bàn huyện Lâm Hà 14 tỷ đồng, dự án đường trục chính vào

vùng sản xuất nông nghiệp CNC xã Lát - huyện Lạc Dương 25 tỷ đồng.

UBND tỉnh đã chỉ đạo giao cho Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học - công nghệ và các địa phương có trách

nhiệm triển khai nguồn vốn được phân bổ một cách hiệu quả, đẩy mạnh phát triển

ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước

về nông nghiệp ứng dụng CNC. QUỲNH UYỂN

Cắt giảm bớt các điều kiện kinh doanh

Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết: Hiện, Bộ Công thương đang xem xét

cắt giảm bớt các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới. Theo dự kiến có khoảng 464 - 612 điều kiện kinh doanh sẽ bị cắt giảm, tương đương với khoảng 38,15% - 50,3%

tổng số các điều kiện kinh doanh hiện hành.Tổ công tác về cải cách hành chính Bộ

Công thương đã rà soát 1.216 điều kiện kinh doanh thuộc 27 ngành, nghề và đề

xuất cắt giảm 464 điều kiện, tương đương với 38,15% tổng số các điều kiện kinh

doanh. Trong đó, riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đề xuất cắt giảm 180/350 điều

kiện. Phương án 2, mức cắt giảm lên tới 612 điều kiện kinh doanh, tương đương

với mức cắt giảm 50,3% tổng số 17 ngành nghề. Riêng lĩnh vực kinh doanh thực

phẩm, số điều kiện đề xuất cắt giảm là 331 trên tổng số 350 điều kiện kinh doanh.

Như vậy, sau khi cắt giảm, tổng số điều kiện còn lại của ngành công thương là 752, nếu áp dụng theo phương án 1 và 604 điều kiện, nếu áp dụng phương án 2. Đây được

đánh giá là giảm bớt các quy định ngặt nghèo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

kinh doanh.DIỄM THƯƠNG

Hơn 25 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học

UBND huyện Lâm Hà cho biết, bằng nhiều nguồn vốn, năm 2017 UBND huyện

đã triển khai đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất 32 công trình

trường học, gồm: 10 công trình trường THCS, 17 công trình trường tiểu học, 5

công trình trường mầm non thuộc các xã với tổng kinh phí 25,289 tỷ đồng. Đầu tư

mua sắm trang thiết bị dạy học, thư viện... với tổng kinh phí 15 tỷ đồng. Nhờ việc

đầu tư đồng bộ này, góp phần hoàn thành tiêu chí số 5 (tiêu chí cơ sở vật chất trường

học) trên địa bàn huyện. HOÀNG YÊN

4 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘIVĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

XEM TIẾP TRANG 12

AN NHIÊN

Chung tay xây dựng mô hìnhĐà Lạt là đô thị loại I với

khoảng 224.000 dân, có 19 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn 12 phường và 4 xã, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 97,32%. Thành phố đã triển khai hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đến nay, số gia đình văn hóa đạt 94,96%; số khu dân cư đạt chuẩn văn hóa chiếm 97,59%; có 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 12 phường đều đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; 4 xã đều là “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” và xã nông thôn mới.

Theo đánh giá kết quả triển khai xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2010 - 2016 có nhiều thuận lợi do được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân chung tay góp sức cùng tham gia với mục tiêu tốt đẹp là xây dựng Đà Lạt đô thị văn minh, thân thiện. Ban chỉ đạo xây dựng đô thị văn minh các cấp được thành lập và thường xuyên kiện toàn, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng cơ quan, đơn vị, phường, xã, khu dân cư, hộ gia đình, cá nhân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào của công dân thành phố cùng tham gia xây dựng thành phố văn minh, thân thiện.

Thành phố đã tổ chức 200 đợt triển lãm về nghệ thuật, các chuyên đề về kinh tế - văn hóa - giáo dục thu hút gần 2 triệu lượt người xem. Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thành phố đã đưa các nội dung về xây dựng đô thị văn minh trở thành một trong các nội dung để đánh giá các danh hiệu văn hóa. Thành phố hiện có 15 CLB tuổi trẻ phòng chống tội phạm, 249 CLB gia đình văn hóa góp phần phổ biến tuyên truyền pháp luật cho nhân dân. Phát động phong trào thi đua xây dựng đô thị văn minh đến với toàn dân qua các mô hình, CLB được thành lập hoạt động hiệu quả gồm: 248 CLB, 77 mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc; 108 mô hình phòng chống bạo lực gia đình, 45 mô hình bảo vệ chăm sóc trẻ em, 108 mô hình bảo vệ môi trường, 148 mô hình tự quản về bảo vệ môi trường, 152 mô hình bảo vệ an ninh Tổ quốc, 86 mô hình đảm bảo an toàn giao thông, 40 mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm…

Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong thành phố xây dựng tuyến đường không rác hiệu quả, cơ bản thu gom, xử lý rác đảm bảo môi trường. Thành phố bố trí lắp đặt 556 thùng rác loại 660 lít tại các nơi công cộng, tổ chức thu gom rác 2 lần/ngày đối với khu vực tập trung dân cư

Đà Lạt nỗ lực xây dựng đô thị văn minhNhìn lại 6 năm chặng đường Đà Lạt đã nỗ lực xây dựng đô thị văn minh (giai đoạn 2010 - 2016) với nhiều kết quả đã đạt được, song sự kỳ vọng của người dân và du khách vì tình yêu Đà Lạt còn hơn thế nữa.

và 2 ngày/lần đối với khu vực khác. Lực lượng đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên, người lao động và các hộ gia đình trong thành phố thường xuyên tham gia các “Ngày Chủ nhật xanh”, “Vì một thành phố không rác”, trồng thêm cây xanh, chăm sóc hoa, hàng năm vào dịp 19/5 Ngày Tết trồng cây nhớ Bác có hơn 600 người tham gia các hoạt động này. Với nhiều hoạt động thiết thực hiệu quả lâu dài, nên thành phố Đà Lạt được đánh giá là một trong 10 đô thị sạch của cả nước, đồng thời được vinh dự là Thành phố bền vững môi trường ASEAN.

Các hoạt động đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội lấy tuyên truyền là cốt lõi, đã tổ chức nhiều đợt phát động phong trào phòng chống tội phạm, ma túy tại các khu dân cư, cơ quan, trường học có 230.000 người đại diện hộ gia đình và 110.000 lượt giáo viên, học sinh tham gia, trong đó có 78 tập thể và 187 lượt cá nhân được các cấp khen thưởng trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Hiện 100% khu dân cư đều xây dựng quy ước thôn, tổ dân phố văn hóa, trong đó có nhiều nội dung xây dựng đô thị văn minh. Đồng thời, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng nên số vụ vi phạm qua từng năm liên tục giảm đáng kể, chỉ xảy ra 736 vụ vi phạm trong vòng 5 năm qua.

Tiếp tục thực hiện chương trình văn minh thương mại tại Chợ Đà Lạt với các tiêu chí như: không nói thách giá với khách hàng, niêm yết giá cả công khai, bán hàng đúng giá niêm yết, đảm bảo chất lượng, giao tiếp phục vụ khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện thể hiện phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa, thanh lịch, mến khách”. Quản lý chặt chẽ, chấn chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, tránh phiền hà cho du

khách, đặc biệt là xử lý kịp thời nạn cò du lịch và “chặt chém” du khách. Triển khai chủ trương phát triển du lịch chất lượng cao, chấn chỉnh biểu hiện môi giới, tiếp thị không lành mạnh. Vận động nhà hàng, cơ sở lưu trú, khách sạn, khu du lịch, các loại hình dịch vụ đăng ký xây dựng “Nhãn hiệu Xanh”, đến nay đã thu hút 1.320 đơn vị tham gia đăng ký qua 8 lần thành phố phát động, đã có 117 cơ sở đạt chứng nhận “Nhãn hiệu Xanh”.

Thành phố triển khai chương trình “Điểm mua sắm chất lượng cao” đến các cơ sở chuyên kinh doanh các sản phẩm hàng hóa đặc sản Đà Lạt, kết quả đã công nhận 57 “Điểm mua sắm chất lượng cao”. Đồng thời, phát động chương trình xây dựng “Điểm du lịch nông nghiệp công nghệ cao” qua thẩm định công nhận đã có 25 điểm đạt chuẩn.

Tổ chức các lễ hội thu hút người dân và du khách tham gia vui chơi, giải trí, thưởng lãm lành mạnh, hiện toàn thành phố có 30 lễ hội cấp phường, xã và 10 lễ hội cấp thành phố.

Giữ hồn cốt đô thị di sảnTrong lĩnh vực quản lý kiến

trúc xây dựng theo quy hoạch như: Quy hoạch 704 (Quyết định 704/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND thành phố Đà Lạt kiểm tra, rà soát, điều chỉnh các đồ án trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt Quy hoạch chung 704. Đồng thời, UBND thành phố đã phê duyệt kế hoạch quy hoạch phân khu phục vụ công tác quản lý đô thị trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2017 đối với 33 khu vực đất xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố có tổng diện tích quy hoạch hơn 2.372 ha, với tổng kinh phí ước 33,36 tỷ

Truyện ngắn: SIEGFRIED LENZ

Nhân viên lễ tân vừa chấm nước bọt vào đầu ngón tay trỏ, vừa lật giở xấp phiếu đăng

ký phòng, rồi nhún vai vẻ nuối tiếc.- Chỉ còn một khả năng duy

nhất - Ông ta cho biết - Vào cái giờ khuya khoắt này ngài không thể tìm đâu ra phòng trống một giường. Dĩ nhiên, nếu muốn, ngài có thể đi tìm ở các nhà trọ khác. Nhưng tôi cam đoan rằng nếu có trở lại, chưa chắc chúng tôi có thể đáp ứng được nữa. Chiếc giường ấm cúng trong căn phòng đôi, không hiểu do đâu mà ngài từ chối, hiển nhiên sẽ có vị khách mệt mỏi đến muộn nào đó chiếm mất rồi.

- Thôi được - Svam nói - Tôi sẽ lấy chiếc giường còn trống ấy. Có điều tôi muốn biết sẽ cùng trọ với ai. Không phải do quá thận trọng đâu, hoàn toàn không, bởi tôi chẳng có gì phải giữ kẽ cả. Người đồng phòng của tôi, nhân vật cùng tôi ngủ qua một đêm đã ở đấy hay chưa?

- Vâng, ông ta nhận chỗ từ chập tối và hẳn giờ này đã yên vị.

- Nghĩa là thu xếp ấm chỗ - Svam tái khẳng định, nhận thẻ đăng ký, điền vào rồi đưa cho ông già tiếp tân, trước khi tiến đến khoảng cầu thang ọp ẹp dẫn lên lầu trên.

Đi dọc hành lang tranh tối tranh sáng lặng như tờ, Svam dừng bước cạnh cánh cửa gắn số phòng đóng im ỉm. Người đồng phòng đã ngủ hẳn chưa, hay đang âm thầm cảnh giác đặt mắt dõi theo lỗ khóa trước tiếng động lạ… Mặc kệ, Svam quyết định vặn tay nắm cửa bước vào. Trong phòng tối thui. Svam dùng tay trái dò tìm công tắc điện, còn tay phải đóng nhẹ cửa lại. Chợt có tiếng nói gay gắt phát ra từ khoảng không đối diện:

- Không dám, đề nghị xin đừng đường đột bật đèn. Ngài sẽ là người biết điều, giá như để tôi yên với màn đêm cố hữu.

- Ngài đang chờ sự xuất hiện của tôi à? - Svam thảng thốt hỏi.

Thay vì câu trả lời, kẻ lạ mặt lại

đồng. Triển khai quy hoạch thiết kế đô thị trung tâm Hòa Bình như: Đồ án quy hoạch phân khu 765 ha khu trung tâm thành phố Đà Lạt (tỉ lệ 1/2000); quy hoạch thiết kế đô thị trục di sản thành phố Đà Lạt với diện tích 260 ha dọc các tuyến đường Hùng Vương - Trần Hưng Đạo - Trần Phú - Hoàng Văn Thụ theo dự toán kinh phí 2,38 tỷ đồng; quy hoạch thiết kế đô thị trục cây xanh cảnh quan Bắc - Nam của thành phố triển khai trong 2 năm 2016 - 2017 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Thành phố cũng đã tiến hành quy hoạch nông thôn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tổ chức thiết lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết trung tâm 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Trường, Xuân Thọ; hoàn thành quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới 4 xã và quy hoạch chi tiết trung tâm 3 xã: Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung. Đồng thời, triển khai các quy hoạch chuyên ngành như: quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chi tiết giao thông nông thôn đến năm 2020; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị. Tổ chức thông tin, công khai các quy hoạch đô thị để người dân biết.

Trên lĩnh vực xây dựng mỹ quan đường phố, nếp sống văn minh, thực hiện Chỉ thị 01 hàng năm thành phố tổ chức ra quân chấn chỉnh công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, thống kê giai đoạn từ năm 2010 - 2016 có 6.744 trường hợp vi phạm bị xử lý. Tăng cường kiểm soát tuần tra đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố cho người dân và du khách...

Đà Lạt khuyến khích các đơn vị xây dựng “Nhãn hiệu Xanh”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Bộ phim “Cha cõng con” của đạo diễn Lương Đình Dũng đã được lựa chọn đại diện cho điện ảnh Việt Nam đi dự giải Oscar ở hạng mục Phim nước ngoài.

“Cha cõng con” có số phiếu bầu cao nhất trong ba ứng cử viên, gồm “Sút” của đạo diễn Việt Max và “Đảo của dân ngụ cư” của đạo diễn Hồng Ánh.

Trước đó, bộ phim đã được trình chiếu và tham gia tranh giải tại nhiều liên hoan phim quốc tế và giành được nhiều giải thưởng như giải Phim có cốt truyện hay nhất tại LHP quốc tế Boston (Mỹ) lần 15, giải Phim truyện nước ngoài xuất sắc nhất và giải Quay phim ấn tượng nhất tại LHP quốc tế Arizona (Mỹ) lần 26, giải Quay phim xuất sắc nhất tại LHP quốc tế Milano (Italia) lần thứ 16, giải

Phim “Cha cõng con” dự Oscar

5 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Điều dị thường

khỏi nhà ga cách đó vài căn phố. Mặt đất lay động khiến căn phòng đôi cứ rung lên bần bật.

- Hay ngài muốn đi tự vẫn tại cái chốn nghèo kiết này? - Người đồng phòng lên tiếng sau khi tiếng bánh tàu nghiến trên đường ray đã lặng hẳn.

- Không - Svam thốt ra - Trông tôi giống một kẻ chán đời lắm hay sao?

- Tôi chẳng biết ngài giống ai - Người kia đáp - Trong cái căn phòng tối om thế này.

Svam lấy lại vẻ bình tĩnh:- Có Chúa chứng giám, tôi chưa

bao giờ bi quan hết. Ngài biết không, tôi có đứa con, thưa ngài… (người kia vẫn chưa nêu quý danh). Một cậu nhóc hiếu động, chính vì nó mà mình phải ra đây ở.

- Chắc cháu đang nằm viện?- Chưa tới nông nỗi ấy. Hoàn

toàn khỏe mạnh, tuy hơi ốm nhưng rất khỏe. Tôi muốn giải thích rằng sao lại ở đây, bên cạnh ngài, trong căn phòng này. Như tôi đã nói, chính bởi thằng con. Nó đa cảm quá mức, rất thật thà và vô cùng nhạy cảm với từng hành vi một…

- Nghĩa là con trai ngài cần được điều trị trong nhà thương?

- Không - Svam lớn giọng - Tôi đã nói rồi, nó vẫn bình thường. Có điều rất dễ nhuốm bệnh, một chứng bệnh tinh thần. Tâm hồn nó trong suốt, không vẩn đục giống như đồ thủy

- Xin thành thật chia buồn cùng ngài - Svam nói sau khi cuộn thêm một lớp chăn nữa.

Hơi ấm bắt đầu lan tỏa khắp người, Svam cảm nhận rằng giấc ngủ sắp đến với mình… Người ở giường kế bên đột ngột phá tan sự yên lặng:

- Ngài định bắt chuyến tàu nào sớm mai?

- Chuyến thường lệ từ đây tới thị trấn Kursbachen, chỉ có tuyến ấy mới băng qua làng tôi.

- Và ngài không mảy may nghi ngờ về quyết định của mình; hay nói thẳng ra là ngài không chút hổ thẹn khi đang tâm lừa dối “cậu ấm” duy nhất? Một sự dối trá trơ trẽn.

Svam ớn lạnh:- Ngài đừng tuôn ra những lời

quá nặng nề. Xin lỗi, cớ sao những ý nghĩ thô bạo ấy lại bỗng dưng nảy ra với ngài?

Nói xong câu này Svam thấy nhẹ cả người, bởi đã tìm ra ngôn từ đối đáp thích hợp thanh minh cho dự định nung nấu. Thò tay kéo chăn quá đầu, nằm suy nghĩ mông lung rồi thiếp đi lúc nào không hay.

*Khi mở mắt vào sáng hôm sau,

Svam thấy mình đơn độc còn lại trong phòng. Liếc nhìn đồng hồ treo tường cùng nỗi ân hận bao trùm, vì chỉ còn dăm phút nữa là giờ tàu đi Kursbachen chuyển bánh. Trễ quá rồi! Do vô ý ham ngủ nướng nên để lỡ chuyến tàu “sinh mệnh”.

Tiền đâu mà nán lại nhà trọ thêm một tối nữa. Svam thất thểu lê bước và xuất hiện trước cổng nhà vào quãng xế trưa. Kỳ chưa kìa! Không phải bà xã, mà là cậu con trai hớn hở chạy ra mở cửa. Vẻ mặt ủ dột vốn có biến đâu mất. Chú nhóc vừa thụi nắm đấm bé xíu vào mạn sườn người cha, vừa hét váng cả lên:

- Một hành khách đã trả lời con, vẫy tay với con hồi lâu…

- Thế ông ta có mang nạng không? - Svam giật mình hỏi.

- Dạ có, một cây gậy ngắn cũn. Vị khách buộc khăn tay lên đầu chiếc nạng, thò ra ngoài cửa sổ và cứ huơ mãi, tới tận lúc tàu chạy khuất tầm nhìn mới thôi!

(Theo Tuần Báo Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh số 466)

tinh dễ vỡ. Điều đáng ngại là ở đó.- Sao nó không tự tử quách đi? -

Người kia lạnh lùng hỏi.- Nhưng xin ngài hiểu cho, làm

sao một đứa trẻ vắt mũi chưa sạch có thể cư xử theo lối ấy được? Sao ngài nói năng hàm hồ thế? Vả lại cháu mới chỉ bắt đầu vào lớp 1. Không, con trai tôi bị chấn động tâm lý bởi lẽ hàng ngày, hầu như sáng nào cháu cũng tự mình đến trường không cần đưa rước. Cứ tới chỗ barie chắn ngang đầu làng là cháu phải dừng lại, chờ chuyến tàu sớm chậm rãi đi qua. Một mình đứng đó với bản tính thật thà hiếu động, giơ tay vẫy, cố vẫy hết sức… Hân hoan và chán chường…

- Rồi sao nữa? - Người đồng phòng sốt sắng như thể bù lại sự lỡ lời ban nãy.

- Sau đó - Svam tiếp tục - Đương nhiên là cháu rảo bước đến trường. Nhưng lúc trở về nhà luôn mang nét ủ dột ê chề. Không có hứng làm bài tập, chẳng thiết chơi bời với ai, chỉ câm lặng thui thủi một mình. Trọn mấy tháng liền kể từ bữa khai giảng, ngày nào cũng vậy. Chắc nó sẽ chết vì sầu muộn mất thôi.

- Nhưng điều gì đã khiến cháu trở nên như vậy?

- Ngài có thấy không? - Svam hăm hở kể tiếp - Điều dị thường là ở chỗ này. Cháu rạng rỡ cố sức vẫy

mọi người trên tàu theo bản năng giao tiếp đồng loại. Nhưng chợt buồn bã vì chẳng có ai thèm thổ lộ sự đáp từ. Trái tim non nớt của nó vô tình bị tổn thương. Cả tôi lẫn bà xã đều rất lo. Không ai đáp ứng cử chỉ thân thiện của con mình, cho dù hành khách đâu có nghĩa vụ phải vẫy lại người dưới đường - ngoại trừ thân bằng quyến thuộc trên sân ga. Nhưng không dễ gì lý giải để cháu hiểu một điều quá đỗi bình thường, cái điều dường như chẳng khiến người lớn chúng ta mấy bận tâm… Thật vô cảm hết sức! Có thể còn nực cười nữa, nếu ai đó nghĩ tới một biện pháp hành chính buộc mọi người ngoài đường cần tỏ tình đồng loại với nhau…

- Vậy thưa ngài Svam, có lẽ ngài định làm vơi nỗi đau tinh thần của con trai mình bằng cách trốn nhà qua đêm tại đây hòng kịp bắt chuyến tàu rạng sáng mai, đáp ứng nhu cầu tình cảm của cậu nhóc?

- Vâng - Svam ấp úng thừa nhận - Quả đúng vậy…

- Với tôi - Người giường bên thẽ thọt - Riêng bản thân tôi thì nhu cầu con nít chẳng làm tôi mấy bận tâm. Thậm chí tôi còn oán ghét chúng theo đúng nghĩa đen của từ này. Chính bởi vì trẻ nít mà tôi đành mất vợ. Bà ấy lìa đời ngay sau lần sinh nở đầu tiên.

đề nghị tiếp:- Xin chớ làm gãy cặp nạng của

tôi, cũng như lưu ý đừng vấp vào hành lý vương vãi giữa sàn. Tôi sẽ chỉ cho ngài cách đi đến chỗ của mình - dấn 3 bước dọc tường, sau đó quay sang trái đi tiếp chừng 3 bước nữa là tới thành giường.

Svam âm thầm thực hiện theo mệnh lệnh phát ra từ bóng tối. Ngồi lên giường, cởi quần áo ngoài và chui vào chăn. Lắng nghe nhịp thở khó khăn vẳng tới và vỡ lẽ rằng ai cũng khó ngủ ở chốn lạ…

- Xin tự giới thiệu - Svam do dự mở đầu khi đã quấn chăn kín người - Tên tôi là Svam.

- Thế à? - Người phía giường bên hỏi lại vẻ quan tâm.

- Vâng, đúng.- Chắc ngài đến đây vì một cuộc

họp quan trọng nào đó?- Không. Thế còn ngài?- Cũng không.- Vậy thì do công chuyện?- Không, thật khó có thể nói

chính xác được.- Tôi đến ngụ ở đây bởi một

nguyên nhân khác thường - Svam bắt đầu thổ lộ.

- Thật khó mà tin nổi tự dưng lại đùng đùng bỏ dở công việc đồng áng, lẻn ra thị trấn nằm không… - Người kia nói.

Chuyến tàu đêm từ từ khởi hành

Nhà văn Siegfried Lenz.

Cây bút cự phách người Đức Siegfried Lenz (1926-2014) là một nhà văn đa tài, nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực: tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, sách thiếu nhi, kịch bản sân khấu và phát thanh - truyền hình. Ông đã được trao tặng các phần thưởng văn học cao quý như giải Hòa bình của các nhà xuất bản sách Đức (1988), giải thưởng Goethe (2000) nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào Đức Johann Wolfgang Von Goethe và giải thưởng văn chương International Nonino của Ý (2010). Truyện Điều dị thường của S. Lenz (Ngự Bình dịch) được chọn đưa vào Tuyển tập 100 truyện ngắn Đức hay nhất thế kỷ XX.

Phim “Cha cõng con” dự Oscar Bốn họa sỹ Việt tham gia triển lãm thư pháp & hội họa giao lưu hòa bình thế giới

“Cha cõng con” là một phim Việt tuy không có doanh thu cao nhưng gây được sự chú ý.

Phim truyện dài hay nhất tại LHP châu Á - Thái Bình Dương - Mỹ Latin (Mỹ) lần thứ 17...

Phim kể về một cậu bé sống ở vùng cao tên là Cá với những ước

mơ hồn nhiên của trẻ thơ bị mắc bệnh ung thư. Cha của Cá đã trải qua một hành trình đưa em xuống thành phố với hy vọng cứu em thoát khỏi bệnh hiểm nghèo.

Triển lãm Thư pháp & Hội họa giao lưu hòa bình thế giới năm 2017 diễn ra từ ngày 18 đến 22/9/2017, tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (số 49 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Chương trình do Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Nghệ thuật Quốc tế phối hợp

với Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tổ chức.

Tham gia triển lãm năm 2017 có 90 họa sỹ đến từ 6 nước trong đó có 4 họa sỹ Việt Nam gồm Phạm Thăng Long, Trịnh Tuân, Nguyễn Văn Nghị, Vũ Bạch Liên. Triển lãm trưng bày 90 tác phẩm gồm

sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, tranh thủy mặc, thư pháp, tranh dân gian trên quạt giấy - một vật dụng thân thuộc trong đời sống gắn bó với con người từ xa xưa để khắc họa sâu sắc ý nghĩa của hòa bình thông qua vẻ đẹp của tự nhiên và sự sung túc của cuộc sống.

Biên tập viên truyền hình trình diễn nghệ thuật từ thiệnChương trình diễn ra vào 18h

ngày 22/9 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) với sự góp mặt của 30 biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trình diễn 3 bộ sưu tập thời trang của các thương hiệu Nếp Nếp - Vũ Trần Đức Hải, Đũi Nam Cao - Duy Nguyễn và Silky Viet Nam. Các bộ sưu tập này đều lấy cảm hứng từ nước Italia với La Mã cổ

đại và nghệ thuật thời Phục hưng. Chương trình còn có sự tham

gia của các nghệ sĩ, ca sĩ Khánh Linh, Mai Trang, Đông Hùng, violinist Trịnh Minh Hiền, guitanist Kenjah David, ban nhạc Oplus... với các tác phẩm âm nhạc cổ điển châu Âu và Italia, các tác phẩm đương đại Việt Nam trong không gian kiến trúc Đông Dương. Trong khuôn khổ chương

trình cũng sẽ diễn ra hoạt động đấu giá các vật phẩm, tác phẩm nghệ thuật giá trị. Toàn bộ số tiền thu được sẽ dành để ủng hộ chương trình hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho các trẻ em dưới 16 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

TS tổng hợp (Theo nhandan.com.vn, nld.com.vn

và vietnamtourism.com)

6 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

NGUYỄN THỊ LÊ THẢO

Trong những di sản văn hóa của triều Nguyễn để lại, có một loại cổ vật có giá trị lịch

sử, mỹ thuật và văn hóa độc đáo, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, được gọi là thẻ bài. Đây là tên dùng để gọi một nhóm vật dụng. Từ tên chung là thẻ bài, tùy theo chất liệu làm nên chiếc thẻ mà có sự phân biệt là: kim bài (bài bằng vàng); ngân bài (bài bằng bạc); mộc bài (bài bằng gỗ); thạch bài (bài bằng đá)… hay tùy theo công năng của từng chiếc thẻ mà gọi là: bội bài (bài để đeo), tín bài (bài làm tín vật), lệnh bài (bài giao việc).

Thẻ bài gồm hai loại: Một loại là những huân chương, huy chương để thưởng công trạng hay huy chương

Ghi chép: PHƯƠNG LIÊN

Anh Đặng Minh Huệ năm nay đã ngoài 60 tuổi, người quê Gia Lâm - Hà Nội hiện đã

có 33 năm gắn bó với “quê hương thứ hai” - huyện Lâm Hà. Anh là một trong những điển hình tiêu biểu cho lớp người vào xây dựng quê hương mới trên cao nguyên.

Nhập ngũ trước giải phóng 1975 vài tháng; tháng 10/1978, sau khi hội diễn quân chủng tại Bạch Mai - Hà Nội, anh Đặng Minh Huệ được giữ lại để thành lập Đoàn Tuyên văn Không quân, sau này là Đoàn nghệ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân. Đoàn tham gia hội diễn toàn quân khu vực III tại Đà Nẵng, đoạt giải nhì toàn đoàn. Tập thể và cá nhân anh được về biểu diễn và báo cáo thành tích ngay tại hội trường Ba Đình cùng Đoàn nghệ thuật Quân khu II, Quân khu V. Sau đó, đoàn nhận lệnh của Quân chủng chỉ đạo đi biểu diễn phục vụ các đơn vị, các sân bay, quân chủng, Hải quân Nha Trang, xưởng đóng tàu Ba Son ở Sài Gòn, sân bay dầu khí Vũng Tàu… Đoàn liên tiếp nhận được từ phía khán giả, lãnh đạo địa phương, quý khách sự hưởng ứng và mến mộ… Do hoàn cảnh điều kiện gia đình lúc bấy giờ không cho phép Minh Huệ tiếp bước trên con đường nghệ thuật quân đội, tháng 6/1980 anh vui lòng cầm tờ quyết định phục viên về địa phương. Rời quân ngũ, Minh Huệ đã đưa phong trào văn hóa văn nghệ của địa phương phát triển sôi nổi rầm rộ, suốt 4 năm 4 tháng tại quê nhà. Anh luôn hòa nhập vào các phong trào văn thể mỹ, ở đâu có Minh Huệ là ở đó có lời ca tiếng hát…

Tháng 10/1984, anh cùng gia đình đi theo diện nhà nước vào xây dựng Vùng kinh tế mới Hà Nội tại Đức Trọng - Lâm Đồng. Một vợ ba con nhỏ, đứa lớn nhất mới 6 tuổi, khó khăn chồng chất khó khăn nên anh đi làm thuê làm mướn, thợ mộc, thợ nề, miễn sao bảo đảm cuộc sống cho gia đình qua thời điểm giáp hạt đồng đất chưa có gì thu hái.

Phòng Văn xã Vùng kinh tế mới

Hà Nội biết đến anh và mời tham gia các kỳ hội diễn của tỉnh Lâm Đồng, Quân khu V, kết quả đoạt nhiều giải A, huy chương vàng, huy chương bạc, bằng khen, giấy khen. Minh Huệ được mời làm cộng tác viên của Phòng Văn nghệ Đài PTTH Lâm Đồng. Anh đã có nhiều ca khúc, bài thơ được phát trên sóng phục vụ bạn xem đài và là cộng tác viên của Trung tâm Văn hóa huyện Lâm Hà. Nhắc tới hoạt động của Trung tâm Văn hóa huyện không thể không nhắc tới những ngày khởi đầu bao gian nan vất vả. Những buổi đi lưu động phục vụ, giàn máy móc âm thanh còn nghèo nàn, thậm chí phương tiện đi lại quá thô sơ trong khi đường sá gập ghềnh lầy lội với mùa mưa, bụi đỏ đầu tóc áo quần xe cộ với mùa khô... nhưng không ngăn nổi lòng nhiệt tình, máu văn nghệ sỹ, yêu nghệ thuật của các anh Tấn Hùng, K’Thế, Minh Huệ, Hoàng Xuân Sơn và một số anh chị em khác... - Đó là những kỉ niệm theo họ đi suốt cùng năm tháng...

Hòa mình trong phong trào, những đêm tối trời mưa hay không, trăng tròn hay khuyết Minh Huệ vẫn cùng cây đàn dong duổi khắp nẻo đường thôn, xã vực cho những “ca sỹ địa phương” có triển vọng. Anh yêu nghệ thuật và gắn bó như máu thịt của mình. Tôi còn nhớ 20 năm về trước, chúng tôi tập đi tập lại, hát đứng hát ngồi rồi vẫn

bị Minh Huệ nắn cho kỳ được: “Phải cao, hát cao giọng nữa lên, chưa, chưa được”! Anh cho chúng tôi kinh nghiệm không được uống nước lạnh, chỉ có uống nước trà nóng mới tốt cho giọng. Bấy giờ tôi là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Gia Lâm nên các phong trào văn nghệ đều phải cận kề với Minh Huệ, anh vừa là ca sỹ vừa là nhạc sỹ, một tay đàn ghi ta cừ khôi. Có những đêm chúng tôi lặn lội tới nhà Minh Huệ để tập văn nghệ, cũng có lúc thay đổi địa điểm anh phải đi nhưng Minh Huệ không quản ngại. Công việc gia đình xong thường thì muộn và phần phụ nữ nhiều việc vặt, nhưng anh vẫn chờ chúng tôi tới tập. Vẫn tiếng hát và tiếng đàn ấy đã đưa phong trào văn hóa văn nghệ địa phương nhiều lần đoạt giải, có lần Minh Huệ chợt cười thỏa mái, khen: “Hôm nay lên sân khấu thể hiện tốt thế, cứ như bữa tập thì buồn quá”!

Với quá trình gắn bó với hoạt động văn hóa văn nghệ, ngày 1/1/2004 Minh Huệ được kết nạp vào Hội VHNT Lâm Đồng, sinh hoạt tại Chi hội Âm nhạc, sau này chuyển về sinh hoạt tại Chi hội VHNT huyện Lâm Hà. Rất đặc biệt như món quà gửi tặng người nghệ sỹ đó là những kỷ niệm thật sâu sắc đánh giá bước đường trải nghiệm trong hoạt động nghệ thuật của Minh Huệ sau những thăng trầm. Chương trình kỷ niệm 40 năm

Ngày giải phóng Thủ đô (1954 - 1994) anh được Đài Tiếng nói Việt Nam (cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh), Đài PTTH Lâm Đồng phát sóng một video tiếng hát Minh Huệ. Anh đã được Bộ Văn hóa tặng Kỷ niệm chương năm 2005, Hội VHNT Lâm Đồng tặng 2 giấy khen. Chưa hết, năm 2016, Minh Huệ được Đài PTTH Lâm Đồng giới thiệu chương trình Tác giả - tác phẩm “Minh Huệ - khúc tình ca xứ sở, dòng xuân chảy mãi”. Thời gian qua, nhiều tác phẩm nhạc của anh được Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng, Trung tâm Văn hóa tỉnh dàn dựng và biểu diễn như: Tổ quốc; Gửi nhớ Trường Sa; Tình yêu cho em, cho Đà Lạt.

Đúng là “dòng xuân chảy mãi” - Lúc này ở vào độ tuổi ngoại lục tuần nhưng trong Minh Huệ máu văn nghệ sỹ không ngừng nghỉ, anh vẫn ca hát thật sự đầy truyền cảm, giọng hát tốt và vang có sức thu hút nhiều khán giả. Anh vẫn sáng tác nhạc thường xuyên với nhiều đề tài phong phú, tình yêu quê hương - đất nước - con người...

Hơn “30 năm ấy biết bao nhiêu tình”, với vốn sống, chất nghệ sỹ trong con người nhạc sỹ Minh Huệ tôi cảm nhận rằng xã hội lúc nào cũng cần những người thổi hồn cho cuộc sống thêm tươi đẹp, cho những làn điệu dân ca trữ tình bay bổng, cho những nốt nhạc được bay xa hơn, tô đẹp non sông đất nước.

Minh Huệ - dòng xuân chảy mãiNGUYỄN HÀNG TÌNH

Tây Nguyên là vùng đất giao thương đầu tiên, lâu đời và duy nhất trên miền Thượng

này ở Đông Dương. Nghĩa là khi Tây Nguyên còn là xứ của Pơtao Pui (Hỏa xá) và Pơtao Ia (Vua Thủy xá), trước khi người Pháp có mặt và đặt cơ sở hành chính - vào cuối thế kỷ XIX. Pơtao dù là biểu tượng của xã hội bán khai thần quyền lấy vai trò của Lửa (Pui) và Nước (Ia) làm đầu, cao thiêng nhất, nhưng tạm hiểu họ theo nghĩa thông thường mà các xã hội có nhà nước rõ ràng. Nó là nơi giao thương bởi thời đó là vùng tập trung việc giao lưu, bán buôn nông, lâm thổ sản, muối, cá, đặc biệt là voi duy nhất trên lãnh thổ, với sự tụ hội săn bắt, thuần dưỡng và cộng sinh thuận hòa của người M’Nông, Lào, Xiêm (Thái Lan ngày nay), Ê Đê, J’rai, Cambodia, Chăm… Bởi chính đây là vùng đệm xưa của các quốc gia lân cận trên bán đảo Đông Dương, dù bao trùm lên địa không gian đó vẫn là rừng núi, sông nước.

*Điền dã thực tế và điều nghiên

tư liệu đều cho thấy, thời đó các sắc dân bộ tộc bán khai ở đây thường giao thương bằng voi và thuyền. Mà đoạn hạ lưu của con sông Sêrêpôk này là vùng sông nước rộng, thuận tiện cho đường thủy, thuyền, và hoạt động rất sôi động. Sông Sêrêpôk là con sông lớn chảy từ nóc nhà Đông Dương (Tây Nguyên), nhưng nó đổ nước ra con sông lớn hơn là Mê Kông ở phía bên kia, địa phận nước Lào - nghĩa là chảy ngược về phía Tây.

Chính vì vậy mà cộng đồng ở đây hình thành nên một đặc trưng riêng, không lẫn vào đâu khác ở Đông Dương chứ đừng nói trên lãnh thổ Việt Nam (ngày nay).

BÓNG CHỢ CỔ SƠ QUA BÓNG RỪNG KHỘP

Kể từ năm 1802 đến năm 1945 triều Nguyễn đã trải qua 13 đời vua. Vị vua cuối cùng là Bảo Đại đã thoái vị, kết thúc chế độ quân chủ tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian sau đó Bảo Đại lại quay lại thân Pháp và chọn Đà Lạt làm đất Hoàng triều cương thổ. Vì thế tại Đà Lạt có biệt điện của vua và một số kỷ vật quý báu của vua quan triều Nguyễn. Trong đó, có những hiện vật được xếp vào “văn phòng tứ bảo”, những vật dụng sinh hoạt của triều đình, đặc biệt là “thẻ bài” - cổ vật quý hiếm của cung đình triều Nguyễn.

Thác Voi (Lâm Hà).Ảnh: Internet

T.ĐỒNG

Cao Viết Linh, một người bạn của tôi ở Sài Gòn, kể lại: Trong số những lý do

khiến anh phải vượt hơn 300 cây số từ Sài Sòn đến Đà Lạt mỗi dịp cuối tuần, có lý do để được hít hà cái hương trà quấn quyện dọc con đường Trần Phú nơi phố thị B’Lao. “Mùi ấy vừa cụ thể vừa mơ hồ, rất khó diễn tả... Và vì thế, mỗi lần nhắc đến địa danh Bảo Lộc, bao giờ cái mùi trà đặc trưng cũng xuất hiện đầu tiên trong tôi…”, anh Linh nói.

Tôi không dám chắc là mình hiểu hết những điều mà anh Linh chia sẻ. Tuy vậy, tôi có 5 năm tạm trú ở thành phố Bảo Lộc, nên cũng hiểu

được phần nào cái mùi thơm thanh tao của trà tỏa ra nơi xứ ấy. Mùi trà ở đó có lúc thoang thoảng, khi đậm đặc, lắm bận trộn lẫn khó phân biệt đâu là trà đâu là hương... Tùy theo thời điểm và tùy từng không gian, mùi trà ở xứ ấy sẽ tỏa ra những nồng độ đậm - nhạt khác nhau. Do đó, tôi cho rằng, với mùi thơm đặc trưng - mùi trà - của xứ ấy để gọi tên “Thành phố hương Trà” là một rút tỉa khá thú vị.

Mà đã nói đến Trà B’Lao, thương hiệu độc quyền do Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp năm 2009, nhất là sản phẩm trà ướp hương, 1 trong 4 sản phẩm (bao gồm: trà xanh ướp hương, trà xanh, trà đen và trà oolong) được quyền sử dụng

thương hiệu Trà B’Lao với những danh trà nổi tiếng hàng thế kỷ nay.

Thị phần Trà B’Lao càng ngày càng được mở rộng tại Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Đông... đã kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp trồng và chế biến trà mới trên đất B’Lao. Nhờ đó, cái mùi trà đặc trưng lại được dịp lan tỏa. “Mỗi công đoạn chế biến trà là một trải nghiệm khác nhau về mùi. Mùi trà tươi mới hái đem lại trạng thái sảng khoái. Mùi trà lúc sao khô phảng phất vị ngọt đắng. Mùi trà khi thành phẩm phả ra sự sang trọng thanh khiết”, anh Nguyễn Bảo Trung, một du khách đến từ tỉnh Tây Ninh, phân tích. Còn chị Phạm Thị Ngọc Trâm, một người sinh sống ở TP Bảo

Lộc, nói thêm: “Trà B’Lao có quy trình sản xuất riêng, nên mùi vị trà mang lại cho người thưởng thức cũng rất riêng”.

Theo chị Trâm, quy trình chế biến của Trà B’Lao như sau: chè búp tươi sau khi hái về được ép bớt nước đắng. Tiếp theo, mới đến công đoạn sao khô, ướp hương, rồi đóng gói. Một sự khác biệt nữa so với các loại trà nơi khác là Trà B’Lao khiến người dùng tỉnh táo mà không gây mất ngủ.

Từ chỗ chỉ là ngẫu nhiên, trải qua thời gian, mùi trà dần trở thành chỉ dấu địa lý cho những ai có dịp ghé thăm hoặc nhớ về thành phố Bảo Lộc. Thật không quá lời khi nói mùi trà là phong vị đặc trưng của đất và người B’Lao.

Thành phố hương trà

7 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Thẻ bài - cổ vật cung đình triều Nguyễn tại Bảo tàng Lâm Đồng

danh dự của triều đình ban tặng cho các bậc vương công, đại thần, binh sĩ và cả những người nước ngoài phụng sự cho triều Nguyễn. Loại còn lại là những “vật dụng” đặc biệt để phân biệt địa vị, phẩm hàm của những tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ngoài ra, còn có những chiếc thẻ bài có giá trị như giấy thông hành, dùng để ra vào nơi cung cấm, hay được dùng như giấy ủy nhiệm của quan lại cấp trên giao việc cho thuộc hạ.

Hiện nay trong sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn đang được trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng, có hai thẻ bài của vua Khải Định rất quý giá về chất liệu và độc đáo về nghệ thuật chạm khắc.

Hai thẻ bài được làm bằng đá ngọc màu trắng đục, có hình chữ

nhật. Một đầu thân thẻ có buộc quai đeo được làm bằng kim loại màu vàng. Thẻ được trang trí hai mặt với kỹ thật chế tác “chạm thủng”. Đường viền quanh thân thẻ trang trí hoa văn kỷ hà được khắc chìm bẻ góc nối tiếp nhau, bên trong là đôi rồng - biểu tượng của vua chúa được chạm theo chiều thẳng đứng đối xứng qua một hàng chữ Hán khắc nổi chạm vàng.

Mặt trước thẻ bài chiếc thẻ bài thứ nhất khắc nổi hàng chữ Hán “Khải Định trân bảo”, mặt sau khắc “Đại Nam thiên tử”. Đây là thông điệp khẳng định chủ nhân của thẻ bài này là vua của nước Nam - Khải Định.

Mặt trước thẻ bài chiếc thẻ bài thứ hai khắc nổi hàng chữ Hán “Khải Định trân bảo”, mặt sau khắc “Đông cung hoàng thái tử”.

Đây là chiếc thẻ bài do vua Khải Định ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy - người được ban chiếc thẻ bài này là người sẽ kế nghiệp vua cha sau này chính là hoàng tử Vĩnh Thụy tức Bảo Đại.

Với chất liệu bằng đá ngọc và nội dung khắc trên hai chiếc thẻ bài có thể khẳng định đây là thạch bài, thuộc loại bội bài dùng để phân biệt danh tính, phẩm hàm, địa vị, chức phận của vua quan triều Nguyễn.

Đến Bảo tàng Lâm Đồng chiêm ngưỡng những chiếc thẻ bài nói riêng và sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn nói chung, chúng ta sẽ chiêm nghiệm bao điều thú vị về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật của một thời đại đã qua xứng đáng là những di sản vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam.

VƯƠNG TÙNG CƯƠNG

Hồn núiVới nhạc sỹ Krajan Dick - tác giả ca khúc “Dấu chân”

Xin vợ đi,về chơi phố với tao chiều nay nhớ rừng nhớ mày nhiều lắmtrắng đêm đànrượu vã tàn canh

nhớ mang theobản nhạc “Dấu chân”

chúng mình cùng háthôm hội trường Lạc Dương

bao nhiêu người thíchtao cứ nôn nao đến tận bây giờbài ca điệp trùng lời mưa nắng rừng xưaLang Bian núi đẫm xanh

huyền thoạimây hoang sương gió đại ngànlửa thiêng tụ quầnkhai mở đất Bazan

vẫn biết lòng mày xác xao đau đắngtìm âm thanh núi rừng chìm lặngdõi dấu tiền nhân

khuất lấp xa mờ...thương nhớ cội nguồn

đã bao lần mày khócnước mắt mồ hôi

thấm từng nốt nhạc nghệ sỹ du ca những giá trị tôn thờ

Đà Lạt đêm naytrăng sáng sững sờnhanh về điđừng để phố chờ và tao ngóng đợiđàn rượu sẵn rồichỉ mong mày tớihátuốngsayhồn núi tình rừng.

BÓNG CHỢ CỔ SƠ QUA BÓNG RỪNG KHỘP

Đặc trưng đó thể hiện qua kiến trúc, và đọng lại ở kiến trúc, cho đến ngày nay. Thứ kiến trúc mang cái tình của sơn nguyên, thảo mộc lồng trong cái tâm hồn, văn hóa bên trong của người Lào, người M’Nông, người J’rai, người Ê Đê. Giao thoa đến mức người Ê Đê - cộng đồng bản địa đông nhất ở cao nguyên Đăk Lăk - khi đến đây không còn thấy rõ tinh thần Ê Đê của mình nữa. Nhà vẫn nhà sàn, nhà dài, nhưng chiều cao hình khối, hình thái kiến trúc, mái, cửa chính, cửa phụ, đến chiếc cầu thang lên xuống cũng khác ở các làng, bon, buôn Ê Đê, J’rai, M’nông khác. Ngay các hình tượng, hoa văn điểm xuyến trên kiến trúc cũng thể hiện riêng biệt, kết tụ hồn của cả Lào, M’Nông, Ê Đê. Điều thú vị là bản sắc này hình thành tự nhiên, qua sự chung sống, tương tác của cư dân suốt mấy trăm năm nay chứ không phải từ một chủ trương, định hướng nào cả. Nó là một thứ kiến trúc trao đổi chất, dân gian, truyền thống,

mà ta có thể gọi là “Kiến trúc Bản Đôn” (nay hành chính gọi là Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk). Theo tiếng Lào, “Bản Đôn” nghĩa là Làng Cù Lao, mà như đã nói nơi đây là hạ lưu sông Sêrêpôk nên dòng sông rộng ra, chảy qua vùng rừng đa dạng sinh cảnh và đã tách thành nhiều nhánh nhỏ cùng chảy, hình thành nên nhiều cù lao nổi giữa dòng sông.

Đặc sắc hơn, khi vùng này chính là trung tâm săn bắt và thuần dưỡng voi rừng lớn nhất Đông Nam Á. Rừng ở vùng này là hệ rừng khộp trên đất cát pha - không gian sinh tồn thích hợp nhất của loài voi. Và kiểu rừng này rất mênh mông, trải dài từ đây qua Strung Sreng hoang vu của Lào lẫn khu vực tây bắc Cambodia. Đến mức không chỉ kiến trúc, mà cuộc sống ở đây mọi thứ đều có hơi thở của voi, bóng dáng của voi. Voi thành biểu tượng, vật thiêng của vùng Bản Đôn. Cư dân bản địa coi voi như bạn, thành viên của gia đình, và là một thứ tài

sản. Gia đình nào cũng có người biết săn voi, và cả xứ sở là một trung tâm săn bắt, thuần dưỡng voi. Và cái “chợ” Vvoi lớn nhất Đông Dương từng hình thành ở đây. Cũng trong quá khứ, vua quan các nước lân cận còn qua tận đây mua voi. Chính voi đã là “sứ giả”, cầu nối cho các mối bang giao giữa các xứ rừng núi trải dài từ trung lưu sông Sêrepôk đến Thái Lan, Miến Điện (Myanmar ngày nay). Và người săn voi giỏi như huyền thoại, lừng danh xứ sở là Y Thu Knul từng tặng cho Vua Xiêm một con voi trắng - voi trắng là quí hiếm nhất. Hào danh “Khunjunốp” (tiếng Thái là “Voi săn Voi”) của Y Thu Knul vẫn sừng sững cho đến giờ là do Vua Xiêm phong tặng trong quá khứ mù xa đó. Còn Lào trở thành xứ “Vạn tượng” (Ngàn voi) cũng có sự tiếp sức quan trọng từ vùng săn voi này, nơi cung cấp nguồn voi đáng kể.

Bây giờ, hoạt động săn bắt voi không thể còn được phép, nhưng Buôn Đôn vẫn cứ là nơi còn nhiều voi rừng và voi nhà nhất, dù không dày đặc và sục sôi như xưa.

*Trên cao nguyên Đăk Lăk, nơi

đặt trung tâm hành chính đầu tiên không phải tại Buôn Ma Thuột mà là Bản Đôn (năm 1899). Dĩ nhiên quyết định của Paul Doumer - Toàn quyền Đông Dương - rất hợp lý ở thời điểm đó, bởi chẳng đâu khác Bản Đôn có sự tụ hội con người sẵn và sôi động như thế giữa một thế giới rừng núi nhiệt đới. Vì tính đậm đặc và nội lực hẳn rất thâm hậu của các bon (làng), bản, buôn, plei… ở quanh các cánh rừng, ven con sông Sêrêpôk mà hiện nó vẫn còn đậm hình ảnh xưa, thứ không gian sống của người sơn cước miền rừng khộp nhiệt đới và sông suối ban sơ. Bản, buôn, bon, plei trật tự

theo các con đường làng; nhà cửa chan hòa dưới bóng cây dầu, me, cà chít, căm xe thuộc hệ rừng khộp, và dưới cái nóng chói chang tàn khốc của thời tiết “miền hạ Lào”. Nhà với nhà cách lưa thưa, để kiến trúc được thở, các “tổ người” được độc lập, được thở, nhưng không ngăn cách, vì hiếm thấy bóng hàng rào. Khoảng cách giữa mặt đất và sàn nhà cũng khá rộng cho thoáng mát, và công năng của nó có thể để máy cày, xe công nông, mở quán cà phê, và… treo võng ngủ. Với cư dân tâm trí còn hướng về thiên nhiên để sống, thì từ lời ăn tiếng nói, sinh hoạt, lề lối, ứng xử của họ bao giờ chả bám vào thảo mộc, “tính rừng”, sự đơn giản, an lành và êm ái chứ. Bản sắc đặc quánh “Bản Đôn” đó còn hiển hiện không chỉ qua kiến trúc, mà ngay lề thói, phong tục, văn hóa gốc của sắc tộc M’Nông, Lào, Ê Đê, J’rai của ngày xa xưa kia vẫn cơ bản còn “sống”. Ngay người Lào, khi nhập cư vào đây đã đặt tên, mang họ theo kiểu người Ê Đê, M’Nông hết. Và cấu trúc xã hội cũng nghiêng về phía mẫu hệ, các lễ hội dân gian xưa, việc sử dụng cồng chiêng làm nhạc cụ chính cho đời sống sinh hoạt, và kể cả cái chết - vẫn làm nhà mồ và điêu khắc tượng gỗ tặng người chết để người chết an vui ở cõi khác. Họ hấp thụ qua lại văn hóa của nhau. Và thú vị hơn, kiểu kiến trúc xứ voi Bản Đôn còn ảnh hưởng đến các làng, bon, buôn, plei ở xa, với nhiều làng cố làm nhà ở cho giống người ở Bản Đôn.

Sự nguyên vẹn còn tương đối của nó cho ta sự ý vị, về một kiểu không gian sống mà chúng ta đã từng trải qua (và sau đó miệt mài trong xã hội đô thị, với phân lô, cao tầng, bê tông, tường rào, và chợ búa đồng bằng - không thuộc rừng), hoặc không thể có được.

Voi trong rừng khộp mùa mưa.

Kể từ năm 1802 đến năm 1945 triều Nguyễn đã trải qua 13 đời vua. Vị vua cuối cùng là Bảo Đại đã thoái vị, kết thúc chế độ quân chủ tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian sau đó Bảo Đại lại quay lại thân Pháp và chọn Đà Lạt làm đất Hoàng triều cương thổ. Vì thế tại Đà Lạt có biệt điện của vua và một số kỷ vật quý báu của vua quan triều Nguyễn. Trong đó, có những hiện vật được xếp vào “văn phòng tứ bảo”, những vật dụng sinh hoạt của triều đình, đặc biệt là “thẻ bài” - cổ vật quý hiếm của cung đình triều Nguyễn.

Thẻ bài ngọcmột mặt khắc nổi4 chữ Hánnạm vàng“Đại Nam thiên tử (mặt bên kiakhắc nổi 4 chữ Hán nạm vàng“Khải Địnhtrân bảo”).

8 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

TIỂU VÂN

Tuy Hòa - Trung tâm Hành chính của tỉnh Phú Yên luôn được hỏi là “thành phố giữa đồng lúa

- hay đồng lúa trong thành phố” vì là thành phố duy nhất ở Việt Nam còn có những cánh đồng lúa nằm gọn trong lòng thành phố, với ngọn núi “Chóp Chài” phía xa xa.

Tháp Nhạn (hay Bảo Tháp) nằm trên núi Nhạn trong thành phố Tuy Hòa, có tuổi đời hơn 800 năm, đang thờ bà chúa khai sáng người Chăm và đang lưu giữ những điều huyền bí về kiến trúc và vật liệu xây dựng nên ngọn tháp. Đứng ở Tháp Nhạn có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Tuy Hòa.

Phú Yên là vùng đất được thành lập hơn 400 năm trước. Năm 1597, Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh có công trạng được chúa Nguyễn Hoàng ban quyền đưa dân đến khai canh lập làng mạc ở vùng đất giữa đèo Cù Mông và đèo Cả. Người dân ghi nhớ công ơn, lập đền thờ Lương Văn Chánh và tôn vinh là Thành Hoàng đất Phú Yên.

Mũi Điện được xem là “Điểm cực đông - Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”. Mũi Điện như một tấm lưng rùa khổng lồ ẩn hiện vịnh biển Vũng Rô xanh ngắt. Vịnh Vũng Rô trong chiến tranh là nơi tiếp nhận những chiếc tàu “không số” chở vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trên “lưng rùa” Mũi Điện có ngọn Hải đăng (Hải đăng Đại Lãnh) cổ nhất Đông Nam Á - một trong 45 đèn biển cấp một quốc gia, được người Pháp xây năm 1890, gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 m2, dưới nền nhà

Về xứ hoa vàng xem thắng cảnh...

Phú Yên nổi lên như một hiện tượng du lịch mới sau khi bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được công chiếu vào cuối năm 2015. Nắm bắt rất nhanh cơ hội, chính quyền và ngành du lịch Phú Yên liên tiếp tổ chức các hoạt động kích cầu thu hút du lịch. Cách đây 5 năm, khách lưu trú tại Phú Yên chỉ có hơn 700 ngàn lượt với khoảng 100 ngàn khách du lịch. Nhưng đầu năm 2017, Phú Yên đã đón vị khách thứ 1,1 triệu. Phú Yên đang là điểm đến hấp dẫn với những danh thắng tạo nên dấu ấn khác biệt so với các vùng miền khác.

có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời cung cấp năng lượng để chiếu sáng hải đăng và điện sinh hoạt. Tháp đèn hải đăng cao 26,5 m so với nền tòa nhà và cao 110 m so mặt nước biển, và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý.

Biển chính là lợi thế của Phú Yên để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản, mà nay cũng được khai thác du lịch. Hấp dẫn nhất là những chuyến câu mực trên vịnh Xuân Đài hay vịnh Vũng Rô, tắm biển ở những bãi tắm được vây kín bởi núi đá cao, bãi cát trắng trải rộng, còn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ. Đặc biệt, Bãi Môn là bãi tắm dài rộng nhất, nằm kẹp giữa hai ngọn núi tạo thành hình cánh cung, độ dốc thoai thoải. Bãi Môn có khe suối nước ngọt chảy từ khu rừng nguyên sinh Đèo Cả ngang qua bãi tắm trước khi đổ ra biển, cùng với những viên đá khổng lồ khiến phong

cảnh Bãi Môn vô cùng quyến rũ.Phú Yên đang sở hữu một hiện

tượng kiến tạo địa chất mà chỉ có ở 4 nơi trên cả hành tinh - đó là Ghềnh Đá Đĩa (3 ghềnh đá khác là Giant’s Causeway - Ireland, Los Órganos - Tây Ban Nha và Fingal - Scotland). Do kết cấu địa chất đặc biệt, Ghềnh Đá Địa có muôn vàn các hòn đá tròn, ngũ giác, đa giác... xếp chồng lên nhau như những chồng đĩa lớn. Đây là hiện tượng dung nham nóng chảy phun trào từ miệng núi lửa và chảy dần qua lục địa, khi chạm đến nước biển, dung nham lập tức bị làm lạnh đông cứng lại, kết hợp với hiện tượng di ứng lực, khiến các khối nham thạch bị đông cứng rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên nhưng lại vô cùng hoàn hảo. Ghềnh đá tại Phú Yên thuộc loại đá bazan có màu đen huyền và vàng sáng trải rộng ra biển, nhìn xa như một tổ ong thiên tạo khổng lồ.

Phú Yên còn có một ngôi nhà thờ Công giáo được xếp vào hàng

lâu đời nhất ở Việt Nam là Nhà thờ Mằng Lăng, được xây dựng năm 1892. Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong khuôn viên rộng hơn 5.000 m2, theo kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí. Hai bên nhà thờ có hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá. Tất cả sơn màu xanh xám giản dị, hòa đồng với khung cảnh

ruộng vườn cây lá. Trước sân còn có một khu hầm nhỏ được xây dựng kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anre và là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của linh mục Alexandre de Rhodes - người khai sinh ra chữ quốc ngữ Việt Nam.

Núi Chóp Chài nhìn về thành phố Tuy Hòa.

Ngọn hải đăng Mũi Điện cổ nhất Đông Nam Á. Tháp Nhạn mang đậm nét văn hóa Chăm.

Bãi Môn quyến rũ du khách.

9 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

XUÂN TRUNG

Các yếu tố thủy văn, địa mạo chỉ ra rằng, Lâm Đồng nằm trong khu vực có lượng mưa lớn,

địa hình đồi núi có độ dốc cao chia cắt mạnh dẫn đến mạng lưới sông suối tại đây khá phong phú. Tỉnh Lâm Đồng là đầu nguồn của hệ thống sông Krông Nô và sông Đồng Nai (cung cấp nước cho 11 tỉnh, thành thuộc lưu vực sông)... với hệ thống hồ chứa tương đối nhiều, trong đó các hồ thủy điện, thủy lợi và các hồ phục vụ cấp nước sinh hoạt và cảnh quan du lịch... Các hồ chứa nước giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân.

Theo số liệu tại “Dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2016” của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện toàn tỉnh có khoảng 60 sông, suối với chiều dài trên 10 km; cùng với hệ thống 212 hồ chứa, 5 liên hồ chứa và 22 hồ chứa thủy điện... đã “xếp hạng” Lâm Đồng là tỉnh có mật độ sông, suối, ao hồ tương đối lớn, được phân bổ rộng khắp so với các tỉnh trong khu vực.

Với vai trò quan trọng của các hồ chứa như vậy, mới đây, UBND

Lập hành lang bảo vệ nguồn nước

HỒNG THẮM

Một mình bước chân lên Đà Lạt khi trong đầu hình thành ý định mở

lớp dạy Zumba theo chuẩn quốc tế mà mình đã được đào tạo nhưng thực sự lúc đó không biết bắt đầu như thế nào. Có quá nhiều thứ mình phải đối mặt, nhưng khó khăn nhất là Zumba đối với giới trẻ khi nhiều người còn quá xa lạ” - Vicky Vương bắt đầu câu chuyện của mình như thế. Vicky kể, chị đến với Zumba một cách tình cờ, khi nghe người ta nhắc nhiều về nó. Từ lúc nhận công việc quản lý một khách sạn ở Nha Trang, công việc đúng chuyên ngành mà chị đã được học ở trường, cũng chính là lúc tình yêu với những bước nhảy Zumba được đánh thức. Phải nhiều lần “đấu tranh” với gia đình, người thân và cả chính bản thân, đến khi 25 tuổi, Vicky mới đủ bản lĩnh để tiến thêm một bước đến đam mê học nhảy Zumba. Vicky Vương chia sẻ: “Trước đó, mình đã có niềm đam mê với nhảy Hiphop, cũng từng đoạt giải nhất cuộc thi “Bước nhảy xì tin” của tỉnh Khánh Hòa nhưng phong trào

này ở Nha Trang không phát triển nên mình đành tạm gác nó lại, tìm kiếm niềm đam mê khác phù hợp hơn và khi tiếp xúc với Zumba ban đầu mình đắn đo nhiều lắm, mãi rồi quyết định đi theo niềm đam mê ấy”.

Cách đây hơn 2 năm, khi đi du lịch, chị tình cờ đi ngang qua một lớp học Zumba ở Đà Lạt và nhận ra chúng quá khác so với những gì mình được đào tạo. Đồng thời nhận ra rằng giới trẻ hiện nay còn lười vận động và thụ động với các môn thể thao. Thế là, khát khao mang một chương trình chuẩn Zumba quốc tế đến với giới trẻ Đà Lạt nhen nhóm trong cô gái trẻ. Để bắt đầu thực hiện ước mơ của mình, đầu tiên, Vicky Vương xin vào làm huấn luyện viên ở một lớp Zumba tại Đà Lạt. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, nhận thấy các chương trình đó không phù hợp với hướng đi mà mình lựa chọn nên chị quyết định dừng lại, đi theo con đường riêng của mình. Thời gian đầu chị khá chật vật về vấn đề kinh tế. Khi mở lớp, số lượng học viên chỉ độ chục người, tiền học phí chẳng còn lại là bao sau khi trừ các chi phí thuê

hứng trong từng động tác, bước nhảy. Thế mới hiểu quan niệm của Vicky Vương: “Mình là người truyền cảm hứng từ năng lượng của mình, thế nên hãy để học viên từ từ đón nhận cảm hứng đó đánh thức năng lượng trong bản thân mỗi người”. Chị cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện, có sự giao lưu của các huấn luyện viên Zumba từ thành phố lớn và các nước trong khu vực tới tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng kết nối cộng đồng.

Nhưng bản thân Vicky Vương cũng xác định mình và mọi người không thể nhảy mãi mãi, nên quyết định đi học một lớp huấn luyện viên yoga ở Thái Lan. Hiện tại, chị đang duy trì song song 2 lớp Zumba và Yoga. “Mình xác định thể thao là phải mang lại cho con người niềm vui và sức khỏe. Thế nên mới có một Vicky “hai mặt”, trầm tĩnh với Yoga và sôi động, bùng nổ với Zumba” - chị cười. Hiên tại, lớp học Zumba và Yoga của chị thu hút khá nhiều học viên, không giới hạn độ tuổi, giới tính. Thường xuyên tham gia các hoạt động gây quỹ từ thiện của cộng đồng Zumba ở nhiều nơi, chị Vicky Vương cũng đang ấp ủ một chương trình dành riêng cho các em nhỏ còn khó khăn ở Đà Lạt trong tương lai.

Truyền cảm hứng từ những bước nhảyĐôi chân đưa cô bạn trẻ đến Đà Lạt một cách tình cờ và cũng đôi chân ấy cùng âm nhạc hun đút đam mê xây dựng một cộng đồng Zumba Fitness lớn mạnh ở Đà Lạt. Đó là ước mơ mà cô gái 29 tuổi Nguyễn Thanh Lý (thường gọi là Vicky Vương) đang từng ngày vun đắp.

mặt bằng, trang trí phòng tập. Thế nhưng, không vì thế mà Vicky nản lòng bởi chị xác định, chỉ cần mình làm việc hết mình thì trước sau gì mọi người cũng sẽ biết đến. Con đường mà chị Vicky chọn, tuy chậm nhưng chắc chắn.

Theo quan sát của chị Vicky, so với vài năm trước thì hiện tại ở Đà Lạt, Zumba ngày càng phát triển. Giống như “buôn có bạn, bán có phường”, không chỉ riêng môn này mà tất cả các môn thể

thao trên thế giới đều là một cộng đồng và có những chuẩn mực nhất định. Càng nhiều người dạy, hiểu về Zumba thì mọi người sẽ biết đến nó nhiều hơn, từ đó sẽ càng được mở rộng hơn ra cộng đồng. Có mặt trong lớp học mới thấy đúng như những gì mà chị Vicky Vương chia sẻ, rằng chị đang cố gắng khơi dậy nguồn cảm hứng cho học viên của mình. Không chỉ có các bạn trẻ, phụ nữ trong độ tuổi trung niên cũng hào

Vicky Vương (giữa) cùng bạn bè biểu diễn Zumba tại Nha Trang.

Ngoài khai thác phát điện và phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, một số hồ nước trên địa bàn Lâm Đồng còn cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư. Do đó việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước cho các hồ chứa là điều cần thiết cả trước mắt cũng như lâu dài trong quá trình quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn nước.

tỉnh đã có công văn chỉ đạo sở, ngành chức năng và địa phương “thực hiện xây dựng phương án cắm mốc đối với hồ chứa nước sinh hoạt”. Đây là một trong những yêu cầu cần thiết phải thực

hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước nói chung và các hồ chứa cung cấp nước sinh hoạt nói riêng theo Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ mà theo như Giám đốc Sở Tài nguyên và

Môi Trường Nguyễn Ngọc Phúc “đó là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ các hồ chứa nước, tránh việc xây dựng, đầu tư, sản xuất nông nghiệp tác động đến nguồn nước sinh hoạt”.

Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 hồ chứa bao gồm, hồ Đankia, hồ Tuyền Lâm, hồ Chiến Thắng, hồ Phương Nam và hồ Đạ Tẻh, ngoài nhiệm vụ chính cấp nước sinh hoạt, các hồ này còn làm nhiệm vụ điều tiết thủy lợi, phát điện, kết hợp cảnh quan du lịch và môi trường. Mặt khác, các hồ chứa cấp nước sinh hoạt những năm gần đây đang đứng trước thực trạng chịu tác động bởi hoạt

động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân sống xung quanh khu vực hồ nên phát sinh các chỉ số ngày càng gia tăng theo hướng bị ô nhiễm nhẹ. Qua đó, một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn nguồn nước tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm; đồng thời góp phần quản lý, xử lý các chất thải tại khu vực một cách hiệu quả cũng như những tác động tiêu cực đối với môi trường hồ chứa cần phải tạo ra khoảng cách hành lang an toàn để bảo vệ nguồn nước. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức làm việc với UBND huyện Lạc Dương, TP Đà Lạt và Bảo Lộc cùng các đơn vị trực tiếp quản lý hồ gần đây đã đi đến thống nhất các nội dung liên quan “xây dựng phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước”. Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa đó là Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng, Học viện Lục Quân Đà Lạt và Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đưa ra lộ trình, kế hoạch thực hiện đối với hành lang bảo vệ nguồn nước sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác theo quy định của Chính phủ. Song trước mắt triển khai ngày kế hoạch thực hiện đối với 4 hồ chứa nước nói trên theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Hồ Đankia nhìn từ đỉnh Langbiang.

Điều 12, Điều 13 tại Nghị định 43/2015/NĐ - CP của Chính phủ quy định, đối tượng phải thực hiện xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước là hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên và sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung.

Hồ Đankia được xây dựng qua hai giai đoạn 1945 và 1953 bởi chính quyền Pháp và người Nhật. Năm 1984 nhà máy xử lý nước từ hồ phục vụ cấp nước sinh hoạt được xây dựng với sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch. Các thông số kỹ thuật chủ yếu của hồ như sau: Diện tích mặt hồ: 245 ha; dung tích hữu ích: 20x106 m³.

Tổng diện tích lưu vực là 12.345,9 ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 2.088 ha (chiếm 17% diện tích toàn lưu vực); đất có rừng là 8.654 ha (chiếm 70,1%); đất đồi núi chưa sử dụng 1.276,6 ha (chiếm 10,34%).

* Nhà máy nước Đan Kia 1: Công suất 25.000 m3/ngày đêm.* Nhà máy nước Đan Kia 2: Công suất giai đoạn 2010 là 24.000 m3/

ngày đêm; giai đoạn 2020 là 60.000 m3/ngày đêm.

10 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi

nhánh Lâm Đồng - VietinBank. PHÒNG BẠN ĐỌC

Phóng sự: VIẾT TRỌNG

Chuyện học trò “Lớp linh hoạt” Trong chiếc áo khoác cũ nhưng sạch sẽ,

trên đầu là chiếc nón rộng vành che nắng, đôi giày mòn gót, túi đựng chiếc áo mưa mỏng phòng hờ, cô bé chìa bàn tay nhỏ nhắn với xấp vé số ra mời mọi người. Khi thấy tôi muốn bắt chuyện, cô bé bảo nhỏ: “Chú ơi, con còn đi bán cho kịp, bữa nào chú lên trường nói chuyện nghe, chú nhớ lên sau giờ học”.

Ngôi trường mà Trương Tiểu Muội - cô bé 10 tuổi bán vé số đã theo học chính là các lớp học tại Nhà dòng Don Bosco ở Phường 2, Đà Lạt. Tiền thân đó là lớp “tình thương” dành cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại Đà Lạt, và rồi trên 10 năm nay, Nhà dòng Don Bosco đã biến nơi đây thành một ngôi trường đúng nghĩa với tên mới “Lớp linh hoạt” cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn vì lý do nào đó không thể đến các lớp học bình thường được và duy trì đến nay.

Năm nay lên lớp 5, Tiểu Muội đã có 5 năm học ở đây, nghĩa là học từ lớp 1. Gia đình trước đây ở Đức Trọng, Tiểu Muội theo mẹ cùng em lên Đà Lạt sinh sống, thuê một phòng trọ nhỏ trên đường Nguyễn Văn Trỗi, mẹ ngày ngày đi bán vé số, Tiểu Muội cũng theo mẹ đi bán vé số trong hơn 2 năm nay. Em gái Tiểu Muội lên 7 tuổi, cũng đang học lớp 2 chung “trường” với chị.

“Dạ, buổi sáng con đi học, chiều con đi bán vé số, bán trên đường 3 tháng 2 rồi đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, con còn nhỏ không dám đi xa” - Tiểu Muội, tỏ bày thêm “mỗi ngày bán được chừng khoảng 100 tờ vé số, chủ nhật bán cả ngày có nhiều hơn chút, ngày nào bán không hết về đưa số còn lại cho mẹ đi trả, tiền bán được bao nhiêu đưa hết cho mẹ”.

Gặp trên trường lúc Tiểu Muội đang vui đùa với bạn học cùng lớp trong giờ ra chơi, tôi hầu như không nhận ra cô bé bán vé số trầm ngâm một mình lủi thủi trên đường, chỉ trừ ánh mắt của cô bé hầu như lúc nào cũng có vẻ buồn. Tiểu Muội rụt rè đưa tập vở cho tôi xem, đó là những con chữ nhỏ xinh ngay ngắn có bút phê của cô giáo bên cạnh. “Dạ mới đi học nên bài tập chưa nhiều” - cô bé nói nhỏ.

Cũng như bao học sinh ở đây Tiểu Muội được cấp cho một bộ đồng phục tươi tắn cùng màu với các bạn, có áo khoác, có mũ lưỡi trai, có dép quai hậu và ba lô đựng sách vở, dụng cụ học tập “Bộ đồ này chỉ để dùng đi học thôi, còn đi bán vé số thì có áo quần ở nhà, mẹ bảo thế” - cô bé phân trần.

Cho em con chữ đầu đời Cùng cha mẹ lênh đênh khắp nơi kiếm sống, chui rúc trong những nhà trọ chật hẹp, dù ngày ngày lang thang mưu sinh với tập vé số trên tay thì các em vẫn mong mỗi ngày được đến trường như bao bạn đồng lứa và thêu dệt ước mơ cho một ngày mai tươi sáng hơn.

“Con muốn đi học, thích lên trường, lên đây có bạn rất vui, con thích chơi xích đu, trên trường mới có chứ phòng trọ chật lắm, lại tối”. Mỗi buổi sáng, Tiểu Muội cùng em tự đi bộ đến trường, có bữa mẹ đưa 2 chị em đi, trưa cả 2 cùng đi bộ về. “Mẹ con bảo, mẹ ráng kiếm tiền để về Đức Trọng xây nhà cho 3 mẹ con cùng ở, con tiếp tục theo học, bà ngoại con cũng già rồi tiện chăm sóc hơn. “Con muốn trở thành ca sỹ” - cô bé mong ước.

Có chút trùng hợp trong buổi sáng hôm đó khi tôi gặp một cô bé khác cũng có ước mơ thành ca sỹ, rất thích hát, múa, đó là Nguyễn Thị Như Ý, học sinh lớp 4 của trường. Năm nay 13 tuổi, cô bé người quê Quảng Ngãi cao ráo, mặt luôn nở nụ cười tươi tắn cho biết, đã cùng mẹ vào Đà Lạt đã 4 năm, mẹ hiện đang làm thuê đóng gói Atiso cho một xưởng trà, cả 2 mẹ con cùng thuê một phòng trọ gần chợ Đà Lạt sinh sống. Như Ý học ở trường này đã 2 năm nay. “Con hồi nhỏ theo mẹ đi làm khắp nơi, mỗi nơi ở một ít nên không đi học được”. Tôi hỏi có phải Như Ý là người lớn nhất lớp 4 đang học ở đây không thì cô bé cười tươi: “Dạ, chưa phải lớn nhất đâu, trong lớp có bạn 15 tuổi, có bạn 16 tuổi và có bạn đến 17 tuổi còn học chung trong lớp”.

“Con muốn đi học từ nhỏ nhưng con biết nhà con không có điều kiện, 2 năm nay mới được đi học. Học ở đây rất vui, có nhiều bạn học lắm”. Như Ý mỗi ngày học 1 buổi, chiều về xuống chỗ làm của mẹ để phụ việc với mọi người, mỗi buổi được 50 nghìn đồng. “Con muốn học đến lớp 12 để có được việc làm tốt sau này giúp mẹ đỡ vất

vả. Mẹ con bảo cố học nếu không sẽ khổ như mẹ đó” - giọng cô bé trầm xuống.

Một trường hợp khác mà nhà trường muốn giới thiệu với tôi về tinh thần chịu học chính là Đinh Bom - cái tên ngồ ngộ, người Chư Sê - Gia Lai. 11 tuổi nhưng năm nay Đinh Bom mới vô lớp 1. Điểm khác biệt của Bom với nhiều bạn ở đây chính là đôi mắt: Bom bị khiếm thị.

Dù khiếm thị nhưng Đinh Bom luôn ăn mặc rất tươm tất và gọn gàng, cử chỉ nhanh nhẹn: “Dạ con biết tự mặc đồ, biết nấu cơm, rửa chén bát, quét nhà, giặt đồ…, con muốn đi học từ lâu để biết chữ nhưng ở quê con không có chỗ đi học”. Nhờ giới thiệu, Bom được gia đình đưa sang Đà Lạt gửi ở một cơ sở nhà dòng để đi học ở đây, ngày ngày nhà dòng thuê một bác tài xe ôm đưa đón em đến trường, Bom đang theo chương trình học chữ nổi dành cho người khiếm thị.

“Nhà con đông người, có đến 6 anh chị em, ba mẹ đều làm ruộng, gia đình khó khăn. Con muốn đi học để tự nuôi được bản thân mình, mai mốt ba mẹ nếu không còn thì còn biết đường xoay xở” - Bom nói.

Những tấm lòng Năm học 2017- 2018 này “Lớp linh hoạt”

ở Nhà dòng Don Bosco có tổng cộng 82 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó lớp 4 đông nhất với 24 học sinh, lớp 1 tựu trường có 19 học sinh, 3 lớp 2, 3 và 5 còn lại mỗi lớp có 13 học sinh. So với năm học trước thì số học sinh năm nay của trường không có sự thay đổi nhiều.

“Có thể coi trường là một “phân trường”

của Trường Tiểu học Trưng Vương - Đà Lạt” - anh Lê Thanh Bảo, quản lý lớp học của Nhà dòng cho biết.

Đơn giản vì các lớp học ở đây đang áp dụng chương trình tiểu học của Trường Tiểu học Trưng Vương, cũng có thời gian biểu như một lớp học bình thường trong bậc tiểu học, các bài kiểm tra ở đây cũng từ trường Trưng Vương soạn cho thi chung với cả khối. Ngay cả 5 cô giáo phụ trách 5 lớp học ở đây cũng là các giáo viên nhiều kinh nghiệm của Trường Tiểu học Trưng Vương, khi đến tuổi về hưu được Nhà dòng mời sang đây dạy học cho các em.

Theo cô Nguyễn Cửu Thị Thanh - có 5 năm đứng dạy - cái khó nhất cho học sinh ở đây chính là trình độ giữa các em rất chênh lệch. Học sinh đến lớp từ rất nhiều nơi, nhiều tỉnh thành trong nước theo gia đình lên Đà Lạt tìm việc làm. Mỗi em một cảnh, em mồ côi cha, em mồ côi mẹ, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ, em khiếm thị, em thiểu năng, lại có những em người dân tộc thiểu số…, nhưng điểm chung nhất các em đều xuất thân từ gia đình khó khăn nên cha mẹ nay làm chỗ này, mai chỗ khác, hễ cứ đi đâu là dắt các em đi theo… Vì vậy, theo cô Thanh, sự chăm sóc của gia đình dành cho các em rất ít, nếu không nói là chẳng có gì, hầu như phần lớn sáng đi học chiều đi làm, chẳng có nhiều thời gian cho chuyện học hành nên sự tiếp thu trên lớp cũng rất hạn chế.

“Cứ tùy tình hình của lớp nói chung, của từng em mà lên kế hoạch dạy học cho lớp, cho từng em một. Phải vừa dạy vừa dỗ, vừa khuyên bảo vừa khuyến khích các em đến lớp”.

Điều đáng mừng theo cô Thanh chính là sự nỗ lực của các em, đặc biệt là trong 2 năm gần đây, các em đi học đều hơn, có em ở tận Vạn Thành ngày ngày vẫn đi bộ ra đây học, có em có việc gia đình nghỉ vài ngày rồi lại thấy đến lớp, không như những năm trước nhiều em nghỉ học giữa chừng. Thấy các em muốn học vậy không thầy giáo, cô giáo nào nỡ bỏ đâu.

Để động viên các em đến lớp, Nhà dòng lâu nay đã có nhiều hoạt động cho học sinh theo phương châm “Trường học thân thiện, học sinh vui khỏe, nâng cao chất lượng dạy và học”. Dịp lễ hội như Tết Trung thu, Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán nhà trường đều tổ chức các hoạt động vui chơi, đưa các em đi dã ngoại, tạo sân chơi cho các em trong sân trường. Trong dạy học, bên cạnh chương trình tiểu học hiện hành, nhà trường còn mời giáo viên dạy thêm Anh văn, luyện viết chữ đẹp, tăng cường giáo dục thể chất. Cuối năm học vừa qua, trong tổng số 93 học sinh của trường đã có 17 học sinh giỏi, 24 học sinh khá, số học sinh yếu ngày càng giảm dần...

Trong một lớp học. Ảnh: V. Trọng

Cháu Quốc An rất cần được giúp đỡ

Cháu Quốc An bên mẹ và bà ngoại.

Cháu Nguyễn Quốc An sinh năm 2015, trú tại Tổ dân phố 6b, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Gia đình cháu có 4 khẩu. Bà ngoại (sinh năm 1944) già yếu bệnh tật, cậu ruột (sinh năm 1978) bị câm điếc và mẹ cháu (sinh năm 1976) thần kinh không bình thường, bị kẻ xấu xâm hại sinh ra cháu. Cháu có mặt trên cuộc đời mà không hay biết cha mình là ai!

Gia đình cháu thuộc diện hộ nghèo, cả nhà nhờ vào mấy sào ruộng cho người khác làm để đong gạo sống qua ngày. Gia cảnh hết sức khó khăn, chạy ăn từng bữa nên cháu Quốc An luôn trong tình trạng gầy gò, suy dinh dưỡng nặng.

Có được hộp sữa, áo quần giữ ấm cho bé là một điều ước đối với cả gia đình cháu. Rất mong các nhà hảo tâm gần xa giúp đỡ cháu.

XEM TIẾP TRANG 11

11 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

THÔNG BÁO TUYỂN CHỌN CỘNG TÁC VIÊN TẠI CHI NHÁNH VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG

Nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Vietcombank Lâm Đồng cần tuyển chọn Cộng tác viên (CTV).(Sau khi được tuyển chọn, CTV được ký Hợp đồng Dịch vụ với Vietcombank; CTV được chấm điểm KPIs cho từng vị trí/nhóm công việc, đánh giá mức độ hoàn thành công việc và được Vietcombank trả phí dịch vụ dựa trên kết quả hoàn thành công việc). I. Chỉ tiêu tuyển chọn:1. Cộng tác viên vị trí bán hàng trực tiếp: 7 người2. Cộng tác viên vị trí hỗ trợ tín dụng: 2 người3. Cộng tác viên chăm sóc Đơn vị chấp nhận thẻ: 2 người4. Cộng tác viên hướng dẫn tại điểm bán: 2Ứng viên tham khảo vị trí mong muốn tại từng đơn vị trong bảng thông tin chi tiết và truy cập đường dẫn https://www.vietcombank.com.vn/Careers/News.aspx để tham khảo thông tin, thực hiện đăng ký tài khoản, tạo và nộp hồ sơ trực tuyến trên trang tuyển dụng của Vietcombank.II/ Thời gian, hình thức nhận hồ sơ: - Thời gian: Từ ngày 20/9/2017 - đến 24h00 ngày 24/9/2017. - Hình thức nhận hồ sơ: Trực tuyến.Ứng viên truy cập địa chỉ: https://www.vietcombank.com.vn/Careers/News.aspx (Trang web Vietcombank/mục Tuyển dụng) để xem thông tin chi tiết và lựa chọn vị trí.Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ: http://tuyendung.vietcombank.com.vn/III/ Hồ sơ đính kèm: (thí sinh scan các giấy tờ để đính kèm khi tạo và nộp hồ sơ trực tuyến)Sơ yếu lý lịch tự thuật khai trong giai đoạn 6 tháng gần nhất;Bản sao các văn bằng, chứng chỉ;Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời gian 6 tháng gần nhất;02 ảnh 4x6 (chụp trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).(Ứng viên phải bổ sung đầy đủ hồ sơ bản giấy có công chứng/chứng thực khi VCB yêu cầu hoặc khi có thông báo ứng viên được vào vòng phỏng vấn tuyển chọn).IV/ Lưu ý:Mỗi ứng viên chỉ nộp hồ sơ vào 1 vị trí và 1 Chi nhánh. Trường hợp ứng viên vi phạm quy định này, Vietcombank được quyền loại hồ sơ ứng viên khỏi đợt tuyển chọn;VCB được quyền lựa chọn hồ sơ để mời ứng viên nổi trội tham gia các vòng tuyển chọn CTV;Vietcombank chỉ thông báo lịch thi đối với ứng viên đủ điều kiện dự thi (qua tin nhắn SMS và email)Thời gian thi dự kiến: Dự kiến tháng 10/2017;Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Hồ sơ. Trường hợp VCB phát hiện hồ sơ đăng ký của thí sinh không chính xác, trung thực, kết quả của thí sinh sẽ bị hủy bỏ. (Số điện thoại liên hệ hỗ trợ tại VCB: 0941924344 - 0941924346 - 0941924347).

Trân trọng!

NGỌC NGÀ

Mạch nguồn nuôi dưỡng Chúng tôi tìm đến Khu Du lịch TaLai

LongHouse nằm bên bìa rừng Vườn Quốc gia (VQG) Nam Cát Tiên, thuộc xã Tà Lài vào một ngày mưa rừng ẩm ướt. Trong ngôi nhà dài truyền thống của người Châu Mạ được WWF - Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên dựng lên ở nơi này, cô gái nhỏ nhắn có nụ cười tươi như hoa rừng Ngọc Hương vui vẻ trò chuyện với chúng tôi về chuyện mình, chuyện nhà và cả chuyện rừng.

“Nhà Hương bao đời nay đều sống gắn với rừng. Ba đi rừng còn mẹ dệt vải. Nhiều sợi vải mẹ dệt ngày ấy được nhuộm từ cây rừng ba mang về. Màu vải đẹp lắm”, Ngọc Hương đã bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như thế khi kể về việc gia đình cô từ nhiều năm trước đã sống bằng nghề dệt và buôn bán thổ cẩm ở VQG. Năm 2005, tốt nghiệp lớp 9, Hương ở nhà phụ mẹ để hai em được tiếp tục tới lớp. Ngày ấy, mẹ Ka Rỉn, bà ngoại Ka Bào là những người dệt vải giỏi nổi tiếng trong vùng. Họ là mạch nguồn nuôi dưỡng tình yêu nghề dệt truyền thống cho cô con gái nhỏ. Ngọc Hương nói: “Nghề dệt là một nét riêng của người phụ nữ Châu Mạ. Tất cả những họa tiết hoa văn tinh tế như: con người, con mắt, con trâu, con dê, mặt trời, cây đèn sáp, bàn thờ thần linh… đều liên quan đến cuộc sống và những kinh nghiệm bao đời của người Mạ”. Hương cũng tự tay dệt cho mình một bộ đồ thổ cẩm dành để mặc trong những dịp quan trọng khi mà những người trẻ ở nơi này ít có ai mặn mà với nghề dệt và trang phục truyền thống dân tộc.

Không chỉ dệt, bà ngoại và mẹ còn tưới tắm vào tâm hồn Ngọc Hương những chuyện kể, lời hát, điệu múa… của người Mạ. 87 tuổi nhưng trông bà Ka Bào vẫn khỏe, trí nhớ tốt. Bà nói: “Ngày xưa, có những đêm hội, nhiều phụ nữ Mạ hát thâu đêm với những bài hát của dân tộc mình. Bà biết được rồi học thuộc qua những lần nghe mẹ và những người lớn tuổi trong buôn hát, kể lại. Sau này bà bày lại cho con cái mình”.

“Nếu bà và mẹ cho mình tình yêu với nghề dệt với dân ca thì ba là người thầy, người bạn đầu tiên cho mình hiểu và yêu rừng” - Hương nói. Ba của Ngọc Hương là ông K’Hoài nổi tiếng trong vùng về tài chữa

Hương ven rừng quốc gia Đó là Ka Ngọc Hương, 26 tuổi, cô gái Châu Mạ ở ấp 4, xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, gieo vào tôi ấn tượng khó phai bởi cách sống rất riêng, từng ngày kiên trì gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống văn hóa của người Châu Mạ nằm ven rừng quốc gia Nam Cát Tiên.

bệnh từ cây rừng, nếu ai bị trật chân nhờ ông bó lá rừng mà khỏi. Ngày trước, mỗi khi K’Hoài vào rừng hái thuốc người ta lại thấy ông dắt theo cô con gái đầu lòng. Đến giờ Ngọc Hương đã trưởng thành nhưng vẫn không ít lần theo chân ba. Ông K’Hoài tâm sự: “Tổ tiên mình sống với rừng, với những kiến thức về rừng được ông bà truyền lại, bây giờ mình có trách nhiệm phải dạy cho con cháu. Bởi vậy mỗi lần dắt Hương theo mình thường chỉ cho con công dụng của mỗi cây rừng. Để mai này mình già con gái vẫn biết cách sống với rừng”. Và “Mình tử tế với rừng thì rừng chẳng bao giờ bạc đãi mình hết. Mẹ thiên nhiên muôn đời vẫn thế mà”, ông K’Hoài - thành viên đội cứu hộ động vật thuộc VQG Nam Cát Tiên - cho hay.

Có lẽ chính nhờ những mạch nguồn nuôi dưỡng ấy đã đưa Ngọc Hương đến quyết định chọn hướng đi cho tương lai của mình gắn với bóng dáng rừng, sắc màu của thổ cẩm và âm điệu ngọt ngào như những câu dân ca của người Mạ.

Chọn một lối đi riêngNếu như các bạn lớn lên đều theo chồng

và làm ruộng thì Hương lại chọn con đường làm du lịch. Năm 2010, Hương thi vào ngành dược tại Trường Cao đẳng nghề số 8 và về thành phố Biên Hòa theo học. May mắn tìm được một công việc tốt ở Biên Hòa ngay khi ra trường, nhưng có lẽ phố phường không hợp với người con gái sinh ra từ rừng

về đỉnh núi có thần Nam Lu, về những nơi mà trước đây người Châu Mạ dựng làng, về những dòng họ Vì Jah, Nh-hồr… Trong mắt nhiều du khách, nhất là khách ngoại quốc Hương chứa đựng cả kho tàng lớn linh hồn núi rừng và văn hóa người Châu Mạ”.

Ông K’ Yếu - một người lớn tuổi làm việc ở TaLai LongHouse, đồng thời cũng là người tham gia dựng căn nhà dài truyền thống ở đây từ những ngày đầu, nói: “Khách du lịch khi đến đây muốn tìm hiểu về văn hóa của người Mạ, Hương trong trang phục truyền thống luôn là người hướng dẫn khách, đưa họ đi khắp xóm, giới thiệu về văn hóa của dân tộc mình. Hương cũng là người kết nối các tour chạy bộ, leo núi…trong rừng dành cho khách nước ngoài đến khu vực này”.

Trên quãng đường từ khu du lịch về nhà, Ngọc Hương say sưa kể với chúng tôi về những cây cỏ mà người Mạ thường dùng khi đi rừng là nghệ rừng, cây chống vắt, cây dứa dại, cây dầu… Khi cùng xắn quần lội qua đoạn đường ngập nước do cơn mưa lớn lúc chiều, tôi vô tình thấy trên tay chân của Hương đầy rẫy những dấu vết còn lại của ruồi vàng chích, vắt đeo, gai rừng cứa… những thứ đó sẽ rất “nghiêm trọng” với nhiều cô gái trẻ, nhưng với Hương “không hề hấn gì”.

Khi bạn bè coi việc có được căn nhà xây là mơ ước thì riêng Hương vẫn thủy chung với căn nhà dài. Bởi ký ức tuổi thơ cả gia đình quây quần trong căn nhà dài, những đêm mưa, chị em đuổi nhau dọc căn nhà, bố mẹ ngồi bên bếp lửa mỉm cười, bà ngoại cất mấy câu dân ca đầy hạnh phúc… là những thứ không bao giờ quên và khó tìm lại được. Gia đình Ngọc Hương đã có căn nhà xây, nhưng Hương vẫn xin phép bố mẹ tự làm cho mình một căn nhà truyền thống từ gỗ mà Hương trồng từ nhiều năm, tiền dựng nhà là do Hương dành dụm từ những năm đi làm việc trở thành tài sản mà Ngọc Hương yêu quý nhất, vì đó còn là một phần căn cốt nét đẹp văn hóa của người Mạ giới thiệu đến với du khách.

Ka Ngọc Hương (ở giữa) dẫn đoàn thiếu nhi các nước khám phá rừng Nam Cát Tiên. Ảnh: N.Ngà

và yêu rừng như máu thịt nên Ngọc Hương trở về quê nhà. Hương sử dụng thông thạo tiếng Anh nên làm hướng dẫn viên du lịch ở VQG đến khi dự án xây dựng và phục hồi nhà dài được mở ra ở Tà Lài, Hương đã về làm việc nơi này.

Ấp 4, xã Tà Lài có hơn 100 hộ người Châu Mạ sinh sống. TaLai LongHouse đã hơn hai lần đổi chủ nhưng một số bà con vẫn làm việc ở đây. Đặc biệt, tất cả bà con trong vùng đều được hưởng lợi từ các chính sách và hoạt động của nơi này.

Anh K’Vâng - một người làm du lịch cộng đồng ở Lâm Đồng, nói: “Những người làm du lịch cộng đồng ở các tỉnh khu vực này hầu như ai ai cũng biết Hương. Cô là nữ duy nhất tiên phong đưa khách đi tour soi thú đêm, tour đi bầu Sấu, đi thác Trời… Những câu chuyện gắn liền với mỗi dòng suối, dòng thác, đỉnh núi ở Nam Cát Tiên này Hương nắm trong lòng bàn tay. Đó là câu chuyện

... Và một việc quan trọng mà trường đề cao, do gia cảnh các em rất khác, từ nhỏ đã lăn lóc với cuộc đời, thiếu sự chăm sóc của gia đình nên công tác giáo dục nhân cách cho các em luôn được đặt lên hàng đầu. Hầu hết các em đến nay đã biết chào hỏi, rất ít chửi thề, nói tục; nhà trường luôn nhắc nhở, khích lệ các em tính khiêm tốn, yêu thương, chia sẻ cùng mọi người, biết tỏ lòng biết ơn...

Để duy trì được những lớp học, cùng với thầy cô giáo và Nhà dòng Don Bosco còn có rất nhiều những tấm lòng tìm đến, bởi để duy trì một năm học, như năm học vừa qua trường phải bỏ ra chi phí khoảng 280 triệu đồng. “Vừa dạy vừa lo chuyện kinh phí thì khó mà dạy tốt được” - Linh mục Đinh Văn Triển cho hay. Chính vì vậy, trong nhiều năm nay Nhà dòng đã huy động được rất nhiều “ân nhân” tự nguyện đóng góp, giúp đỡ để duy trì các lớp học, từ các cấp chính quyền sở tại như UBND Phường 2, Đà Lạt, Hội Chữ thập đỏ Đà Lạt, Hội Chữ thập đỏ Phường 2, Phòng Lao động

Thương binh xã hội thành phố… cho đến các Mạnh Thường Quân như dì Trần, chị Thanh, chị Vân Anh, chú Thành… Rất nhiều người cứ đến đầu năm học lại quyên góp mua tặng sách vở, áo quần, dụng cụ học tập cho các em. Riêng dì Trần còn huy động rất nhiều tiểu thương tại chợ Đà Lạt đều đặn trong bao năm đến nấu ăn 2 bữa ăn trong tuần cho tất cả các học sinh trong trường.

Cô giáo Thanh bộc bạch thêm, chỉ cần các em học hết lớp 5 ở đây, có hồ sơ học bạ là các em có thể tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở ở các trường bình thường hoặc có thể đi học nghề. Đó sẽ là cuộc “vượt vũ môn” cho từng em và đã có rất nhiều em làm được. Như anh Lê Thanh Bảo cho biết, đã có em học tới bậc đại học, thỉnh thoảng vẫn về đây thăm trường, nhà trường vẫn động viên học sinh nhìn vào đó như một tấm gương để nỗ lực phấn đấu. “Chỉ cần các em vẫn đến lớp, không bỏ cuộc thì nhà trường và rất nhiều tấm lòng vẫn đồng hành cùng các em” - anh Bảo khẳng định.

Cho em con chữ... TIẾP TRANG 10

12 THỨ BẢY 23 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Đường quê đổi mới - Ảnh: Lê Minh Quát (Bình Thuận)

THỂ THAO

GIA KHÁNH

Khi thể thao góp sức cùng du lịch Theo số liệu của Sở Văn hóa -

Thể thao và Du lịch (VH TT DL) Lâm Đồng, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng trong năm 2016 vừa qua đạt trên 5,4 triệu lượt người, trong đó có gần 300 nghìn lượt khách nước ngoài, tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn ước đạt 9.770 tỷ đồng.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017 lượng du khách đến tỉnh cũng đạt gần 3 triệu lượt người, trong đó du khách nước ngoài trên 200 nghìn lượt người. Dự kiến trong cuối năm nay lượng du khách sẽ đổ về đây đông hơn trong dịp Festival Hoa diễn ra.

Cùng với lượng du khách tăng lên, hệ thống nhà hàng, khách sạn những năm gần đây cũng mọc lên rất nhanh tại Đà Lạt, Bảo Lộc. Tính đến giữa năm 2017, toàn tỉnh có 1.155 cơ sở lưu trú du lịch, trên 17.700 phòng, trong đó có 354 khách sạn từ 1- 5 sao với trên 9.300 phòng.

Toàn tỉnh hiện có 35 khu, điểm du lịch, 3 sân golf 18 lỗ đang hoạt động cùng hơn 60 điểm tham quan miễn phí. Hiện có 56 doanh nghiệp lữ hành hoạt động, trong đó có 36 trong thị trường nội địa, 20 quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành này chủ yếu đưa khách tham quan danh lam thắng cảnh, kiến trúc văn hóa bản địa, du lịch sinh thái, tổ chức các chuyến dã ngoại như cắm trại, leo núi, vượt thác, các hoạt động du lịch mạo hiểm khám phá các vùng đất của người bản địa, đi xe đạp xuyên rừng…

Bên cạnh các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo; du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt

Việc tăng trưởng nhanh của Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt cùng những hoạt động du lịch - thể thao dựa vào thiên nhiên đã đặt ra những yêu cầu bức thiết cho ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng trong công tác bảo vệ gìn giữ môi trường.

gần đây đã phát triển thêm các sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch nông nghiệp (đưa khách đi tham quan các trang trại rau hoa công nghệ cao, giới thiệu các sản phẩm đặc thù của vùng đất Lâm Đồng như trà, cà phê, bò sữa, cây ăn quả…), du lịch văn hóa lịch sử (đi thăm hệ thống di tích kiến trúc Pháp, di tích khảo cổ Cát Tiên, Dinh Bảo Đại, Bảo tàng Lâm Đồng…), du lịch làng nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, làm rượu cần, làng dân tộc thiểu số…), đặc biệt là du lịch gắn với các hoạt động thể thao như thể thao mạo hiểm (chèo thuyền vượt thác, đu dây…), du lịch sinh thái (lội rừng ngắm động thực vật Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, thăm Vườn Quốc gia Cát Tiên, tham quan Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang).

Cùng đó, các hoạt động thể thao với việc đăng cai các giải thể thao quốc gia của tỉnh cũng góp phần không nhỏ đưa du khách đến đây, chẳng hạn như giải xe đạp địa hình quốc tế lần thứ 3 “Dalat Victory Challenge 2017” (Đà Lạt Chiến thắng Thử thách 2017) trong tháng

3/2017 với đông đảo các tay đua nước ngoài tham gia. Hay như giải vô địch cờ vua trẻ toàn quốc 2017 trong tháng 7 tại Đà Lạt đã thu hút hàng nghìn VĐV cùng người nhà đi theo hộ tống các kỳ thủ trong suốt những ngày thi đấu. Chỉ một điều đáng tiếc Đà Lạt với ưu thế khí hậu của mình nhưng đến nay vẫn chưa có một nhà thi đấu tầm cỡ quốc gia để đăng cai các giải đấu thể thao trong năm, đặc biệt là trong mùa hè.

Bảo vệ môi trường trong du lịch - thể thao Lượng khách đến ngày càng tăng

đã tạo sức ép không nhỏ cho Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt trong bảo vệ môi trường. Theo ông Hoàng Ngọc Huy, Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở VHTT DL Lâm Đồng, áp lực về khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lý, ô nhiễm và suy thoái môi trường trong lĩnh vực VH TT DL đã đặt công tác quản

Bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch - thể thao

lý, bảo vệ môi trường trước nhiều khó khăn và thách thức. Yêu cầu đặt ra với ngành là phải bảo vệ gìn giữ môi trường đi đôi với phát triển bền vững.

Chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trường cảnh quan lâu nay đã được ngành VH TT DL Lâm Đồng triển khai rộng rãi đến các đơn vị hoạt động du lịch - thể thao trên địa bàn. Ngành vận động các đơn vị kinh doanh du lịch - dịch vụ, nhất là tại Đà Lạt tham gia Chương trình “Nhãn hiệu Xanh” do UBND thành phố Đà Lạt chủ trì, đến nay đã công nhận trên 400 lượt cơ sở đạt danh hiệu này.

Ngành hàng năm cũng thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch - thể thao như ra quân bảo vệ môi trường; tổ chức các tour du lịch trồng cây lưu dấu; vận động các khu, điểm du lịch trồng rừng, trồng thêm cây và hoa dọc theo các tuyến đường, sườn đồi để tạo cảnh quan; vận động các doanh nghiệp sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời…

Đặc biệt, ngành yêu cầu các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Đến nay, trong tổng số 35 khu, điểm du lịch trên địa bàn đã có khoảng 170 phòng vệ sinh công cộng dành cho khách du lịch, trong đó khoảng 70% đạt chuẩn nhà vệ sinh do Tổng cục Du lịch ban hành.

Tại Đà Lạt, hệ thống nhà vệ sinh công cộng quanh hồ Xuân Hương cũng được đầu tư và đưa vào sử

dụng lâu nay. Thành phố cũng bố trí thùng rác công cộng một số khu vực quanh hồ, đồng thời lắp đặt thêm các nhà vệ sinh di động khi có các hoạt động lễ hội đông người diễn ra.

Trong thể thao, ngành yêu cầu các địa phương khi xây dựng sân bãi cho tập luyện thi đấu thể thao phải thông thoáng, đủ độ sáng; với các hồ bơi trên địa bàn ngành chức năng địa phương cần thường xuyên kiểm tra đảm bảo nguồn nước được xử lý đạt chuẩn vệ sinh. Ngành nghiêm cấm việc sử dụng chất kích thích trong các hoạt động TDTT và yêu cầu các đơn vị khám sức khỏe định kỳ cho VĐV để ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Các đơn vị chủ quản cũng cần thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh sân tập, kiểm tra sửa chữa các phương tiện, dụng cụ tập trước khi tiến hành các hoạt động TDTT; cho trồng thêm cây xanh, xây dựng hệ thống thoát nước, đảm bảo điều kiện về môi trường cho các cơ sở sân bãi TDTT trên địa bàn.

Trong thời gian đến, theo ông Huy, ngành VH TT DL Lâm Đồng sẽ nỗ lực xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường; nâng cao ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong toàn cộng đồng. Ngành phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các chương trình, hoạt động về môi trường, phát động phong trào xanh sạch đẹp môi trường tại các khu di tích, điểm tham quan du lịch; phát hành Quy tắc ứng xử do Bộ VH TT DL ban hành dành cho khách du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó có lồng ghép một số nội dung về bảo vệ môi trường như việc vận động không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường.

Đua xe đạp quốc tế tại Thung lũng Tình Yêu - Đà Lạt Ảnh: V.T

Góc ảnh đẹp

... Từ năm 2011 - 2016, ngành chức năng của thành phố đã xử lý 117.990 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, phạt tiền gần 44 tỷ đồng, thống kê giai đoạn này thành phố xảy ra 629 vụ tai nạn giao thông, 120 người tử vong, bị thương 585 người.

Những điều cần nên làm ngay trước mắt là quy hoạch sắp xếp lại các chợ cóc, chợ tạm, bố trí nơi bán hàng rong; chấn chỉnh quảng cáo lấn chiếm lòng lề đường che khuất tầm nhìn của cảnh quan, kiến trúc gây mất mỹ quan. Tình hình vi phạm giao thông còn nhiều nên cần nâng cao ý thức người tham gia giao thông và đầu tư tu sửa, mở rộng mặt đường, tôn tạo vỉa hè, quy hoạch bố trí nơi đậu đỗ xe hợp lý trên các tuyến đường. Đẩy nhanh tiến độ ngầm hóa để

giải quyết tình hình các đường dây điện, cáp các loại chằng chịt không trung gây mất mỹ quan thành phố. Công khai số điện thoại đường dây nóng tại các tụ điểm kinh doanh buôn bán thực phẩm, dịch vụ du lịch để tiếp nhận thông tin từ du khách kịp thời chấn chỉnh xử lý triệt để nạn cò, chặt chém - nâng giá… Kịp thời tổ chức các hoạt động tình nguyện vì môi trường ngay trong dịp lễ hội để khắc phục tình trạng rác thải dồn ứ không kịp thu dọn gây phản cảm. Thực hiện quy tắc ứng xử trong du lịch, đặc biệt là xây dựng và áp dụng Quy tắc ứng xử của người Đà Lạt góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống của người Đà Lạt, đẩy mạnh các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Đà Lạt... TIẾP TRANG 4