3 LỄ HỘI GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2019 “BẢN SẮC VIỆT NAM”:...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 434 - 5272 THỨ BẢY, NGÀY 23/3/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Đan Kia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, có diện tích khoảng 4.000 ha; trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 2 XEM TIẾP TRANG 2 Hỗ trợ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Bảo đảm quyền lợi cho các bên 3 T rong năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng được triển khai thực hiện khá hiệu quả; chú trọng phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng quy định, có tác dụng răn đe, hạn chế các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đó là: Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung, chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng chưa sát với tình hình thực tế; việc quán triệt, tuyên truyền, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa thường xuyên, chưa có chiều sâu. Cán bộ, đảng viên và người dân còn ngại đấu tranh chống tham nhũng… Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tập trung quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản, các quy định của Đảng và Nhà nước, nhất là Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng… Đặc biệt, người đứng đầu phải nêu gương về đạo đức, liêm chính và chịu trách nhiệm về kết quả phòng, chống tham nhũng tại tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị mình. Căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng phù hợp, hiệu quả; chủ động tự kiểm tra, tự giám sát để kịp thời ngăn chặn các hành vi tham nhũng;... Thủ lĩnh Đoàn tài năng 9 Theo cánh hoa Pơ lang Truyện ngắn: LÃ VINH 5 Khám phá đảo “thần tiên” Lý Sơn Hang Câu là cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn các nhiếp ảnh gia phong cảnh nhất khi đến Lý Sơn. LỄ HỘI GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2019 “BẢN SẮC VIỆT NAM”: Sẽ có nhiều hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để phô diễn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Transcript of 3 LỄ HỘI GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2019 “BẢN SẮC VIỆT NAM”:...

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 434 - 5272 THỨ BẢY, NGÀY 23/3/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Đan Kia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, có diện tích khoảng 4.000 ha; trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 2

XEM TIẾP TRANG 2

Hỗ trợ doanh nghiệp trong các khu công nghiệpBảo đảm quyền lợi cho các bên

3

Trong năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và đạt được

nhiều kết quả quan trọng. Nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng được triển khai thực hiện khá hiệu quả; chú trọng phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng quy định, có tác dụng răn đe, hạn chế các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đó là: Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung, chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng chưa sát với tình hình thực tế; việc quán triệt, tuyên truyền, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa thường xuyên, chưa có chiều sâu. Cán bộ, đảng viên và người dân còn ngại đấu tranh chống tham nhũng…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng,

chống tham nhũng trong năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tập trung quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản, các quy định của Đảng và Nhà nước, nhất là Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng… Đặc biệt, người đứng đầu phải nêu gương về đạo đức, liêm chính và chịu trách nhiệm về kết quả phòng, chống tham nhũng tại tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị mình. Căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng phù hợp, hiệu quả; chủ động tự kiểm tra, tự giám sát để kịp thời ngăn chặn các hành vi tham nhũng;...

Thủ lĩnh Đoàn tài năng9

Theo cánh hoa Pơ lang Truyện ngắn: LÃ VINH

5

Khám phá đảo “thần tiên” Lý Sơn

Hang Câu là cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn các nhiếp ảnh gia phong cảnh nhất khi đến Lý Sơn.

LỄ HỘI GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2019 “BẢN SẮC VIỆT NAM”:

Sẽ có nhiều hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống

Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để phô diễn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

2 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Với chủ đề “Bản sắc Việt Nam”, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Lâm Đồng tổ chức tại Đền thờ Âu Lạc - Khu Du lịch (KDL) thác Prenn sẽ diễn ra trong 2 ngày 13 - 14/4 (tức ngày mồng 9 và mồng 10 tháng 3 âm lịch). Đây là sự kiện tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng với đời sống tâm linh, qua đó nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đây cũng là dịp giới thiệu những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc qua các nghi thức cúng tế, đám rước, sinh hoạt cộng đồng, văn nghệ và trò chơi dân gian, ẩm thực, từ đó các thế hệ tiếp nối trân trọng gìn giữ bản sắc.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động như: hội thi trang trí mâm lễ vật cúng Vua Hùng (sáng 13/4 tại đền Thượng), Lễ cáo yết (14g30 chiều ngày 13/4), đám rước lễ vật dâng cúng Quốc Tổ (7g30 ngày 14/4 từ đền Trung lên đền Thượng), biểu diễn nghệ thuật dân gian các làn điệu dân ca Đờn ca tài tử Nam Bộ và Quan họ Bắc Ninh, thi

LỄ HỘI GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2019 “BẢN SẮC VIỆT NAM”:

Sẽ có nhiều hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống

đấu trò chơi dân gian, phiên chợ ẩm thực truyền thống (ngày 14/4)...

Với quy mô và ý nghĩa của lễ hội, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng phối hợp cùng KDL thác Prenn đang tiến hành công tác chuẩn bị để Lễ Giỗ Tổ được diễn ra chu đáo, trang nghiêm, thành kính; đồng thời tạo

điều kiện để các sở, ban, ngành, các huyện, thành, trường học, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng du khách về đây dâng hương Quốc Tổ. Cùng nhau dành một ngày để tri ân tiền nhân, hướng về cội nguồn dân tộc là đạo lý từ ngàn đời của người Việt.

QUỲNH UYỂN

Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để phô diễn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Gần 600 nông hộ tiêu thụ khoai tây theo địa chỉÔng Nguyễn Phúc Trai, Giám đốc Công

ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam cho biết, hiện doanh nghiệp đang liên kết với gần 600 gia đình tại các địa phương của Lâm Đồng để trồng khoai tây.

Theo đó, từ năm 2008, chương trình trồng khoai tây liên kết giữa PepsiCo Việt Nam với người dân ở Lâm Đồng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhà nông. Những năm qua, Công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam đã không ngừng mở rộng liên kết với nhà nông, kể từ khi ra mắt với 60 nông hộ, đến nay tổng số hộ liên kết, hợp tác sản xuất với doanh nghiệp lên 580 nông hộ với diện tích canh tác khoảng 600 ha.

Tham gia chương trình liên kết người dân được hỗ trợ về nguồn giống, vật tư và được hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt quá trình trồng. Nhờ áp dụng quy chuẩn sản xuất khép kín, đồng bộ nên năng suất tại các vườn khoai tây liên kết luôn tăng theo từng năm, bình quân tăng từ 8,3 tấn/ha năm 2008 lên 25 tấn/ha năm 2018.

Ông Phạm Văn Trị (thôn Suối Thông C, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết: “Khi tham gia liên kết, chúng tôi phải đảm

bảo được các tiêu chuẩn sản xuất do phía đối tác đưa ra để thu về các sản phẩm đạt chuẩn về hàm lượng chất khô (tinh bột), chất xanh, kích thước, độ đường, hình thức bên ngoài… nhờ áp dụng nghiêm ngặt cam kết sản xuất, đến nay năng suất vườn khoai tây của gia đình tôi đạt gần 30 tấn/ha năm 2018. Diện tích liên kết từ 0,5 ha thử nghiệm đã tăng lên 6 ha”.

Theo ông Nguyễn Phúc Trai cho biết

thêm, hiện nay, toàn bộ 600 ha trồng khoai tây liên kết được hỗ trợ hệ thống tưới nhỏ giọt, giúp tiết kiệm 3.700 m3/ha/vụ. Tham gia chương trình liên kết trồng khoai tây bền vững, ngoài hỗ trợ cây giống, vật tư, người nông dân sẽ được bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá từ 8.000 - 9.000 đồng/kg và được chia sẻ rủi ro khi mùa vụ gặp thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. VĂN BÁU

Mỗi xã đạt bình quân 18,6 tiêu chí nông thôn mới

Trong 9 tháng tới, huyện Bảo Lâm tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp đồng bộ để đạt mục tiêu mỗi xã 18,6 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cụ

thể, có thêm xã nông thôn mới Lộc Lâm, tăng lên thành 11/13 xã nông

thôn mới trong huyện Bảo Lâm. Trong đó, xã Lộc An hoàn thành tiêu

chí xã nông thôn mới nâng cao. Trong các nhóm giải pháp trọng tâm

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện Bảo Lâm chú trọng thu hút các

nguồn vốn đầu tư phát triển, hướng tới công nhận vùng nông nghiệp công

nghệ cao sản xuất chè và cà phê vào năm 2020. Trước mắt, đến cuối năm

2019, huyện Bảo Lâm xây dựng thành công các chuỗi liên kết giá trị các sản

phẩm chủ lực cà phê, bơ, sầu riêng, chè, dâu tằm, sầu riêng…, đảm bảo mỗi xã có ít nhất 1 hợp tác xã hoạt

động liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người đạt ít nhất 40 triệu đồng/người vào

năm 2020. VŨ VĂN

Bàn giao 4 căn nhà tình thương cho hộ nghèo

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Đam Rông tổ chức bàn giao 4 căn nhà tình thương, mỗi căn nhà

trị giá 40 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn

huyện Đam Rông. Số tiền này do Công ty TNHH AKLC Việt Nam,

Quỹ Năng Đoạn Kim Cương tài trợ với tổng trị giá 160 triệu đồng.

Việc xây dựng và bàn giao nhà tình thương góp phần tạo điều kiện cho các gia đình khó khăn có nơi ở ổn

định yên tâm lao động sản xuất.VĂN TÂM

Thu hoạch khoai tây.

... khi phát hiện tham nhũng thì phải xử lý nghiêm minh theo quy định, nghiêm cấm việc bao che, xử lý qua loa, hình thức. Sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu buông lỏng quản lý, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các giải pháp phòng, chống tham nhũng; không chủ động phát hiện, xử lý để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình hoặc bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng.

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao đạo đức công vụ, tích cực rèn luyện, giữ gìn phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận

thông tin và giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên. Thường xuyên rà soát mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính.

Cần xác định việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp. Vì vậy, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách.

Tiếp tục chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, tập trung vào các lĩnh vực có

nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí như quản lý, sử dụng ngân sách, đất đai, nhà ở, tài nguyên rừng, khoáng sản, thuế, quản lý thị trường… Các trường hợp cố tình né tránh, chậm trễ, kéo dài, bao che, dung túng trong xử lý tham nhũng phải kiểm tra làm rõ trách nhiệm và xứ lý nghiêm.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, báo chí và Nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, động viên Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về các hành vi tham nhũng.

LAN HỒ

Tăng cường lãnh đạo... TIẾP TRANG 1

Vận chuyển hơn 5,2 m3 gỗ trái phép, nộp phạt gần 120 triệu đồng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa ký quyết định xử

phạt vi phạm hành chính buộc nộp phạt gần 120 triệu đồng đối với ông

Trần Long Hoàng (sinh năm 1987, trú tại thôn Đà Thắng, xã Đà Loan, huyện

Đức Trọng) về hành vi vận chuyển trái phép gần 3,3 m3 gỗ xẻ (tương

đương hơn 5,2 m3) gỗ tròn. Tổng số gỗ vi phạm này bao gồm

22 hộp, thuộc chủng loại gỗ tạp, vàng tâm nhóm IV. Trong tổng số gần 120 triệu đồng tiền nộp phạt đối với ông Trần Long Hoàng vừa nêu gồm: 25

triệu đồng xử phạt hành chính về hành vi vận chuyển lâm sản trái phép;

gần 95 triệu đồng hình phạt bổ sung tương đương với giá trị phương tiện

vi phạm. Ngoài ra, còn tịch thu, sung công quỹ nhà nước hơn 5,2 m3 gỗ tròn

tang vật vi phạm. Được biết, trước đó, vào ngày

19/2/2019, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng đã lập biên bản vi phạm hành

chính về trường hợp vận chuyển lâm sản trái phép nói trên.

VĂN VIỆT

THỨ BẢY 23 - 3 - 2019CUỐI TUẦN 3KINH TẾ - XÃ HỘI

DIỆP QUỲNH

Cần cải thiện môi trường và an ninh Tính tới thời điểm hiện tại, Lâm Đồng có

70 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký đầu tư còn hiệu lực, trong đó 38 DN đang hoạt động trong hai KCN là Phú Hội (Đức Trọng) và Lộc Sơn (thành phố Bảo Lộc). Hai KCN đều nằm trên các địa bàn đông dân cư và nhiều nhà đầu tư rất lo lắng về vấn đề an ninh.

Đại diện Công ty TNHH Hương Bản, doanh nghiệp chế biến cà phê tại KCN Lộc Sơn chia sẻ, công ty đang rất lo lắng về tình hình an ninh vì đã bị kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản. Tài sản mất mát là số nhỏ, quan trọng hơn công ty lo lắng, không yên tâm đầu tư sản xuất. Vì vậy, Công ty Hương Bản đề nghị thành phố Bảo Lộc cần có biện pháp ngăn chặn triệt để, tránh để xảy ra việc mất an ninh tại KCN. Tương tự Công ty Hương Bản, Công ty Cổ phần Yoshimoto Mushroom Việt Nam cũng bị kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản, thiết bị của nhà máy. Vụ trộm tại Công ty Cổ phần Yoshimoto Mushroom được Công an phường Lộc Sơn, Bảo Lộc khám phá ra thủ phạm, đã thu hồi và làm thủ tục trả lại tài sản

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Bảo đảm quyền lợi cho các bênTrong cuộc gặp mặt đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Lâm Đồng, nhiều vấn đề nảy sinh đã được nêu ra. Điều dễ nhận thấy đó là Lâm Đồng đang hỗ trợ doanh nghiệp một cách tích cực, giải quyết nhanh các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư vào các KCN.

Sản xuất tại KCN Phú Hội.

Đại diện công ty quản lý chuỗi cà phê Hightlands Coffe cho biết, công ty đang xúc tiến kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến cà phê bột tại KCN của tỉnh Lâm Đồng. Với một vùng nguyên liệu dồi dào và chất lượng cao cà phê Arabica và Robusta, công ty hy vọng vào việc cho ra đời sản phẩm cà phê bột đạt chuẩn tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Được biết, thương hiệu Hightlands Coffe là một chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê thành lập năm 1999 và hiện đang phát triển rất tốt.

cho công ty. Tương tự như KCN Lộc Sơn, Công ty CP

Đầu tư và sản xuất nông sản Trình Nhi, KCN Phú Hội cũng cho biết, tình trạng thiếu an ninh sát địa bàn công ty xảy ra liên tục. Do công ty chủ yếu là người lao động nữ, thường tăng ca về khuya nên an ninh với chị em là vấn đề khiến công ty hết sức lo lắng, trông đợi lực lượng chức năng xử lý, giữ an toàn trật tự trong và ngoài KCN để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất.

Vấn đề môi trường cũng là nỗi lo của nhiều nhà đầu tư trong KCN. Bãi rác thôn Pré, xã Phú Hội vẫn chưa được di dời khiến các doanh nghiệp chịu cảnh mùi hôi và ô nhiễm. KCN Phú Hội cũng chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung khiến hoạt động xả thải cũng đáng lo ngại.

Ngay trong các nhà đầu tư, việc không tuân thủ Luật bảo vệ môi trường cũng khiến các doanh nghiệp khác chịu ảnh hưởng nặng nề. Công ty TNHH thép Lotus Đà Lạt đặt tại KCN Phú Hội bị ảnh hưởng trầm trọng bởi hoạt động sản xuất không đúng quy trình của Công ty CP phân bón Oneway Bio-organic. Mùi hôi bay sang Công ty thép Lotus khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động của công ty khiến Công ty thép Lotus nhiều lần phải báo cáo lên cơ quan quản lý.

Giải quyết nhanh chóng Ngay trong buổi gặp mặt, những vấn đề

nhà đầu tư nêu ra đã được trả lời và giải quyết khá nhanh chóng. Đây là điểm cộng cho các cơ quan quản lý của Lâm Đồng.

Với mùi hôi từ Công ty CP phân bón Oneway Bio-organic, đại diện Công ty Phát triển hạ tầng KCN Phú Hội cho biết, công ty đã đình chỉ hoạt động của Công ty phân bón Oneway Bio-organic để xử lý. Công ty phân bón Oneway Bio-organic sẽ có thời hạn để thay đổi quy trình làm việc, đảm bảo không để phát tán mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và việc này sẽ được giám sát chặt chẽ. Ông Trần Xuân Vượng, Trưởng BQL các KCN tỉnh khẳng định, nếu Công ty phân bón Oneway Bio-organic còn để xảy ra tình trạng ô nhiễm, tỉnh sẽ rút giấy phép hoạt động để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư khác.

Về vấn đề an ninh, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với KCN, lắp đặt và duy trì điện sáng, bố trí lực lượng tuần tra để giữ an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho các nhà đầu tư. Với các băn khoăn, câu hỏi của nhà đầu tư về nước sạch, về thuế, các câu trả lời khá rõ ràng và có thời hạn cụ thể. Những câu trả lời cặn kẽ, tích cực của các cơ quản quản lý đã giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức hoạt động. Tuy còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng có thể nói, cách làm việc cầu thị, nhanh chóng, hỗ trợ cho nhà đầu tư đã thúc đẩy hoạt động trong các KCN của Lâm Đồng, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển chung của kinh tế địa phương.

Khen thưởng 92 tập thể, cá nhân trong công tác phối hợp vận động Nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuếVừa qua, Cục Thuế, Uỷ ban MTTQVN,

Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác phối hợp vận động Nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ và lãnh đạo các ban ngành, huyện thành trong tỉnh.

Năm 2018, tổng thu ngân sách nhà nước là 7.224,7 tỷ đồng, đạt 107% dự toán địa phương và bằng 112% so năm 2017. Trong đó, tổng thu thuế, phí là 4.447,4 tỷ đồng, đạt 100% dự toán địa phương và bằng 113% so năm 2017; tổng thu theo địa bàn có 12/12 địa phương thu đạt và vượt dự toán năm 2018, 11/12 địa phương thu tăng so năm 2017… Có được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của ngành thuế còn có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với UBMTTQVN và các tổ chức chính trị, xã hội.

Trong đó, ngành Thuế Lâm Đồng đã phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN, Hội LHPN

và Hội CCB các cấp bám sát mục tiêu, nhiệm vụ thu ngân sách của cấp ủy, chính quyền và chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách năm 2018, chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế; các nội dung phối hợp triển khai ngày càng chặt chẽ, đạt hiệu quả. Qua đó, đã góp phần động viên cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên; các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, hộ gia đình và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện nghĩa vụ thuế, gắn với tham gia công tác

quản lý thuế, thu thuế, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ thu Ngân sách năm 2018.

Vai trò, hoạt động của MTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên, Ban công tác Mặt trận, nhất là cấp cơ sở và khu dân cư ngày càng thiết thực, hiệu quả trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế, trở thành lực lượng nòng cốt giúp cơ quan thuế trong công tác vận động và quản lý thuế tại cơ sở, đảm bảo tiến độ thu theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, công tác dân vận chính quyền cơ sở ở một số nơi chưa được quan tâm, chú trọng, chưa thật sự gắn kết giữa chính quyền, ngành Thuế với UBMTTQVN và các tổ chức thành viên, nhất là ở khu dân cư. Một số địa phương triển khai thực hiện kế hoạch và các giải pháp phối hợp vận động, thuyết phục Nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế còn chậm; bố trí thời gian, thời điểm vận động chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp thu thuế ở một số địa bàn còn thiếu đồng bộ, chưa chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động Nhân dân. Một bộ phận người nộp thuế và Nhân dân chưa tự giác, nên vẫn còn tình trạng nợ đọng, dây dưa, chiếm dụng tiền thuế...

Tại Hội nghị sơ kết, 6 tập thể và 6 cá nhân trong ngành Thuế Lâm Đồng được UBMTTQVN tỉnh tặng Bằng khen; 41 tập thể và 39 cá nhân thuộc các sở, ban, ngành, địa phương được Cục Thuế tặng Giấy khen.

PHẠM LÊ

Lãnh đạo Cục Thuế tặng giấy khen cho các cá nhân.

Chậm trong thu đất nhà và giải ngân vốn xây dựng cơ bản

Ngày 20/3/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên chủ trì phiên họp trực

tuyến về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách quý I năm 2019; nhiệm vụ và giải pháp

thực hiện dự toán thu, chi quý II/2019.Theo báo cáo, tổng thu ngân sách địa

phương (NSĐP) trên địa bàn toàn tỉnh ước thực hiện quý I năm 2019 là 3.318 tỷ đồng,

đạt 26,47% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 89,01% so với cùng kỳ. Tổng thu NSĐP

thấp hơn so với cùng kỳ là do các khoản thu không có trong dự toán đầu năm (tạm thu,

thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang...) phát sinh còn ít. Nếu loại trừ các khoản thu này thì tổng thu ngân sách địa phương đạt

24,91% so với dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 137,49% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện quý I/2019 là

2.249 tỷ đồng, đạt 17,77% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 67,73% so với cùng kỳ.

Một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong thuế, phí, như thu từ DNNN Trung ương,

thuế thu nhập cá nhân đều đạt tỷ lệ bình quân chung. Tổng thu NSNN trên địa bàn tăng

11% so với cùng kỳ, nhưng chưa đạt so với bình quân (giảm 1%). Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của 2 khoản thu từ đất nhà

và thu khác ngân sách. Thu từ đất nhà hụt 1% so với tiến độ bình quân chủ yếu là do ảnh hưởng của tiền thuê đất đạt rất thấp (15%);

thu khác ngân sách chưa đạt tiến độ bình quân chung, chủ yếu là chưa phát sinh khoản

thu hồi qua thanh tra, kiểm toán.Công tác quản lý chi ngân sách địa

phương đã cơ bản thực hiện đảm bảo được các khoản chi theo dự toán được giao. Các

đơn vị, các ngành, các cấp đã quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao, thực hiện

chi tiết kiệm, đảm bảo định mức, chế độ nhà nước qui định.

Thu quý I chưa đạt tiến độ bình quân chung (hụt 1%) chủ yếu do ảnh hưởng của

thu tiền thuê đất và thu khác ngân sách phần tỉnh quản lý. Hai khoản thu này chủ yếu được

điều tiết cho ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, chi ngân sách chưa đạt tiến độ bình quân chung của quý nhưng tình hình cân đối ngân sách

được đảm bảo.Lãnh đạo nhiều địa phương khẳng định

tình hình thu chi ngân sách thuận lợi; tuy có khó khăn trong thu nhà đất và chồng chéo

trong triển khai phối hợp; giải ngân xây dựng cơ bản chưa kịp tiến độ; ủy nhiệm thu thuế qua Bưu điện chưa có chuyển biến, nhưng

sẽ bảo đảm tiến độ. Lãnh đạo các sở, ngành cũng giải đáp thắc mắc và đề xuất các giải

pháp cho địa phương.LÊ HOA

4 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Truyện ngắn: LÃ VINH

Biết tôi có chuyến công tác vào Tây Nguyên dài ngày, bà chị dâu ở trên quê vội đi xuống

nhà nói xa xả như giao nhiệm vụ: Chú đi chuyến này phải cố tìm bằng được anh Phình cho chị. Người đâu mà cứ đi biệt tăm biệt tích, bỏ mặc nhà cửa mười mấy năm nay, có còn coi vợ con là gì nữa không biết?

Anh Phình là con ông bác của tôi đi bộ đội từ năm 1968 khi tôi mới 10 tuổi, lại ở khác làng khác xã, tôi lớn lên đi học rồi ra công tác xa nhà. Anh em tôi chỉ mới được gặp và nói chuyện với nhau một đôi lần vào năm 1980 khi anh về chịu tang mẹ, mà tôi gọi bằng bà bá. Nghe nói lần ấy anh chị cãi nhau về chuyện con cái. Bà chị thì bảo thằng Phán chính là con của anh Phình nhưng bà con hàng xóm lại nói là không phải. Anh Phình buồn bã bỏ nhà đi vào Tây Nguyên nơi chiến trường xưa anh từng chiến đấu.

Vào đến Buôn Mê Thuột, tôi tìm ngay đến Hơ Blem - người con gái Ê đê đang công tác ở Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Tôi với Hơ Blem từng có những kỷ niệm đẹp suốt 5 năm học ở trường cấp 2-3 Nà Giàng. Những năm sơ tán, Trường dân tộc Miền Nam chuyển từ Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình lên đóng ngay cạnh làng tôi. Tôi hơn Blem một tuổi cùng vào học lớp 5. Cô Khương chủ nhiệm phân công tôi ngồi cạnh Blem, cô bảo để giúp Blem học thêm tiếng Tày, Nùng.

Người con gái Tây Nguyên có nước da rám nắng, đôi mắt sáng long lanh, cặp chân thon dài, luôn đoạt giải nhất truờng, nhất lớp trong các cuộc thi nhảy cao, nhảy xa, chạy cự ly ngắn, cự ly dài… Lên rừng lấy củi, hái măng nhanh như con sóc. Lần đầu tiên đi rừng, tôi với Blem cứ cãi nhau về tên gọi con dao - cái rựa. Chúng đều giống nhau có cái mũi cong cong, đỡ cho lưỡi dao khỏi chạm vào đá mỗi khi phát nương làm rẫy. Con dao quắm quê tôi

Vòng chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2019 sẽ diễn ra từ ngày 23/3-14/4 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

15 thí sinh lọt vào vòng chung kết (ở cả ba dòng nhạc:

dân gian, thính phòng, nhạc nhẹ) sẽ trải qua bốn đêm thi.

“Sau mỗi đêm thi, ở mỗi dòng nhạc sẽ có một thí sinh phải dừng bước. Đây là một trong những điểm mới của Sao Mai 2019 so với những mùa giải trước. Điều này sẽ đẩy mức độ cạnh tranh, kịch tính lên cao hơn, để các thí sinh nỗ lực, bứt phá hơn. Đêm

DIỆU HIỀN

Đi trong mùa hoa cà phê rộ nở, ngắm từ xa, những triền đồi trông như được phủ

tuyết trắng xóa, lúc này vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng được nhân lên kiều diễm, tráng lệ. Không phải là màu trắng của thác nước tuôn trào, màu của dòng suối mát hiền hòa tuôn chảy, màu trắng của hoa cà phê như ngưng đọng, êm đềm một vùng đồi. Nơi hoa cà phê ngự trị không có màu sắc nào có thể lấn át được không gian núi đồi nở hoa trắng xóa, loài hoa cao nguyên độc đáo được trồng từ bàn tay của những người nông dân thuần phác làm nên thức uống kỳ diệu cho những tín đồ cà phê.

Ở một buôn làng của người K’Ho lâu đời, thuộc vùng xa thứ nhì của huyện Di Linh, những ngôi nhà được phủ một màu trắng êm đềm của hoa cà phê. Mở cửa là thấy hoa, hoa ngay trên mái nhà mộc mạc, hương hoa len vào nhà như rủ rê những đứa trẻ chân đất ra vườn nhặt hoa chơi, thứ đồ chơi đẹp đẽ trong đời của trẻ em vùng sâu. Còn với người già như ông Ka Bin, 53 tuổi, ở thôn Nao Sẻ - xã Gia Bắc, đang ngồi trước cửa nhà ngắm hoa cà phê, thấy khách lạ tới vườn tự nhiên hóa thành thân quen nhờ vườn hoa cà phê như nhịp cầu nối sự thân thiện. Ông Ka Bin cười nói với chúng tôi qua kinh nghiệm theo dõi những mùa hoa cà phê: “Khi đến mùa hoa cà phê nở tôi đi ra vườn nhiều lần hơn để xem hoa nở, mùi thơm rất ngọt. Tôi đã 25 năm trồng cà phê rồi, hiện nhà có 1 mẫu. Hoa cà phê nở tùy theo mỗi năm, nếu mưa sớm thì cà phê nở hoa 2 đợt, còn mưa không nhiều thì nở 2-3 đợt và nở khoảng 1 tuần thì hoa rụng, kết trái. Mùa này tưới nước hoa nở rộ. Nếu tự tưới nước thì cà phê không ra hoa hàng loạt, cây có đủ nước thì nở hoa nhiều và cây thiếu nước thì hoa nở ít nhưng trời có mưa thì cà phê ra hoa hàng loạt. Cứ vào tháng ba, cà phê ra hoa, do năm nay mưa sớm nên chắc hoa chỉ nở 1 đợt thôi”.

Cơn mưa vàng đầu năm 2019 người trồng cà phê vùng Nam Tây Nguyên phấn khởi bởi ông trời tưới tắm cho vườn rẫy cà phê nở hàng loạt. Loài hoa cà phê nở vào mùa khô, là mùa tưới nước cật lực của người trồng để cây ra hoa, nhờ gặp cơn mưa vàng hoa cà phê nở và lòng người cũng nở hoa.

Ông Ka Bin đưa chúng tôi ra vườn cà phê và chỉ vào một cành hoa giải thích: “Hoa cà phê nở đều là mình thấy nó đẹp, bà con cũng phấn khởi. Ngược lại, năm nào hoa nở ít thì mình buồn, nhìn hoa

Đi giữa mùa hoa cà phêMùa đẹp nhất của Tây Nguyên, mùa hứa hẹn cho sự ấm no của nhiều nhà, là mùa này, khắp triền đồi của vùng đất đỏ bazan màu mỡ hoa cà phê nở trắng điểm tô cho sắc màu mới của núi rừng vốn dĩ xanh tươi.

quên. Mỗi khi hoa cà phê nở, rất nhiều ong bướm đến, ong hút mật do vị ngọt của hoa, qua mùa hoa mình phát hiện nhiều tổ ong lấy mật dùng cho gia đình”.

Một loài hoa không chỉ kết trái mà còn dâng mật ngọt cho đời, hoa cà phê không lạ gì với người Tây Nguyên nhưng mỗi khi hoa nở, những bông hoa trắng như tuyết vẫn có sức lay động cung bậc mới trong xúc cảm của con người ở vùng đất bazan. Vui, buồn từ mùa hoa. Ông Ka Nêm, 53 tuổi, cũng ở thôn Nao Sẻ cho biết: “Tôi mới trồng cà phê được 7 năm. Lúc đầu không biết cà phê thế nào, chỉ biết cây cà phê xóa đói giảm nghèo. Chăm sóc nó là 1 năm tưới 1-2 lần, mùa này là mùa khô phải tưới 2-3 lần thì cây mới ra hoa. Lúc nở hương hoa rủ ong về, nhiều nhà nuôi ong thì đặt thùng ong trong vườn để ong hút mật trong suốt mùa hoa nở, còn gia đình tôi không nuôi ong. Cây cà phê ra hoa vào mùa khô

nên ta phải chủ động tưới nước thì nó mới ra hoa kết trái. Riêng năm nay, đợt mưa vừa rồi gọi là cơn mưa vàng trái mùa giảm được phần dầu nước công cán rất nhiều. Nhìn hoa nở tôi rất thích bởi màu trắng và bởi mùi thơm không nồng nặc mà đã làm cho cả rẫy cà phê thơm, hoa nở thơm lừng đến khi kết trái đem rang xay lại cho ra mùi thơm đặc trưng độc đáo của cà phê. Loài cây mỗi năm trổ hoa 1-2 lần thôi, không nhiều lần như những cây hoa khác”.

Bên vườn cà phê nở hoa, câu chuyện về hương sắc cà phê không dừng lại khi ông Ka Nêm bày tỏ nỗi lo thầm kín: “Tôi chỉ sợ sương muối, hoa cà phê đang nở gặp sương muối là tôi đau lòng lắm”. Ở những buôn làng lâu đời của người đồng bào K’Ho xã Gia Bắc mùa này sương mù dày đặc, hoa cà phê vẫn sáng bừng dưới lớp sương mờ ảo. Ai bảo người Tây Nguyên không nâng niu, trân quý hoa cà phê?!

nở biết là được mùa hay không. Năm nay, thì vườn này chỉ được mùa 50/50 vì bông mới nở là gặp mưa dầm, nếu hoa cà phê nở được ba ngày thì quá ngon, còn mà buổi sáng hoa nở chiều có mưa thì hoa hư hết, đó là cơn mưa buồn”.

Ngắm từng chùm hoa cà phê chi chít, ông Ka Bin giải thích cho chúng tôi biết mấy cây cà phê này hoa nở đã 3 ngày rồi và ông chỉ tay vào cái hoa hư do mới nở gặp mưa dầm hoa bị ngả màu đen: “Cành hoa này nở không đẹp, có chỗ hư, chỗ không hư, phải nở đều mới đẹp. Vườn cà phê có hoa nở đều là thích lắm vì sẽ được đậu trái đều mà không đậu trái thì buồn. Nhìn vào sắc hoa cà phê là biết được mùa hay không, như cây hoa này đâu có được mùa, chỉ là 50-60% thôi, do hoa hư hết rồi. Nếu không hư, hoa nở đều, trái nở đều thành chùm là vui”.

Em của ông Ka Bin là chị Ka Nhễ cũng trồng 2 sào cà phê quanh nhà. Chị nói: “Hôm qua hoa nở nhiều hơn, hôm nay đã khô héo rồi. Chị vào nhà lấy chai mật ong được đựng trong vỏ chai nước ngọt cho chúng tôi xem và bảo đây là mật ong lấy từ vườn cà phê. Thường khi hoa cà phê nở đầu mùa tỏa mùi hương nồng nàn pha lẫn vị ngọt ngào quyến rũ, khiến những chú ong rừng bay về mải mê hút mật, sớm thì 2-3 tuần là có mật, loại mật ong nguyên chất. Chị Ka Nhễ khoe: “Đây là mật ong năm ngoái lấy ở vườn cà phê quanh nhà mình. Năm nay hoa mới nở nên chưa thấy ong làm tổ, cứ chờ đến khi nó kết trái thì mới có mật, khoảng 1 tháng sau có mật”.

Với chàng trai núi rừng Ka Nôm, 21 tuổi, là con của chị Ka Nhễ thì cà phê gắn bó với tuổi thơ của anh, mỗi năm hoa cà phê nở, mở cửa nhà là thấy hoa cà phê trắng muốt ngát hương. Ka Nôm chia sẻ: “Khi hoa cà phê mới nở thì mới có mùi thơm, nó làm cho con ong đến hút mật. Mình như nghe mùi thơm của hoa đậm đà, hít vào rất thích nên khi mình đi xa làng là mình vẫn nhớ mùi hương quen thuộc này, sâu lắng, khó

Ông Ka Bin - thôn Nao Sẻ, xã Gia Bắc, huyện Di Linh cảm nhận về hương sắc của hoa cà phê vườn nhà. Ảnh: D.Hiền

Nghịch hoa cà phê - trò chơi hồn nhiên của trẻ vùng sâu. Ảnh: D.Hiền

5 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

rực cả một góc trời, gặp cơn gió nhẹ, những chùm hoa rơi xuống vi vu nhuộm đỏ cả lòng suối. Nhìn suối hoa bồng bềnh trôi theo dòng nước, tự nhiên Blem buột miệng nói: Sau này anh sẽ đi đâu? Câu hỏi làm tôi bất ngờ, bởi lần đầu tiên Blem thay đổi cách xưng hô gọi tôi bằng anh, tôi quay sang nhìn Blem rất nhanh, nhưng cũng kịp nhận ra đôi má người con gái ửng lên sắc hồng bẽn lẽn; một cử chỉ mà cũng là lần đầu tiên tôi thấy ở Blem. Tôi vội vàng trả lời theo lối sáo mòn pha chút bốc đồng thời ấy: Mình sẽ đi bộ đội chiến đấu giải phóng miền Nam! Có thật không? Lúc ấy em cũng sẽ về và đưa anh đi thăm buôn làng Ê đê, xem những cánh rừng đầy hoa Pơ lang. Anh có biết không đó chính là hoa gạo đang nở đỏ ngay trưóc mặt ta đấy… Rất nhanh và cũng rất tự nhiên Blem cúi xuống nhặt

làng, tiếng trẻ gọi nhau í ới ùa ra quanh gốc cây gạo nhặt hoa xâu thành từng chùm, xúng xính khoác lên cổ lên vai tạo thành những vòng tua rua rực rỡ.

Mùa xuân năm ấy thời gian trôi nhanh, nhiều sự kiện diễn ra dồn dập. Tháng 3 Tây Nguyên rồi Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,… tháng 5 Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn giải phóng. Bố mẹ Blem được lệnh trở về miền Nam. Blem ở lại vì đang dang dở kỳ thi tốt nghiệp lớp 10 nên chúng tôi càng có dịp gần gũi nhau hơn. Sau đó tôi vào Đại học Tổng hợp Hà Nội, Blem đi Sư phạm Thái Nguyên. Tốt nghiệp ra trường khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc vừa mới kết thúc, nhà cửa tan hoang, mẹ tôi thân già một mình dựng tạm túp lều ở ngay chân núi, ngày đêm khắc khoải mong chờ… Tôi phải về quê, mấy năm trời đằng đẵng vật lộn với

Theo cánh hoa Pơ lang bao công việc bộn bề hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định cuộc sống, gian khổ hy sinh có lúc quên đi cả chính mình.

Blem học ở Thái Nguyên một năm sau thì chuyển vào Tây Nguyên, ra trường về dạy học ở buôn làng nơi vùng quê xa lắc cuối huyện Krông Ana. Gần 10 năm sau người ta mới phát hiện BLem biết hai thứ tiếng dân tộc Ê đê và tiếng Tày. Cô có ngoại hình sắc nét và chất giọng truyền cảm nên mời về thành phố làm biên tập, kiêm phát thanh viên Đài Phát thanh - Truyền hình. Đến 35 tuổi mới lấy chồng là thương binh, bộ đội chuyển ngành, hơn Blem gần chục tuổi. Dẫu có một chút muộn mằn nhưng vợ chồng cũng đã kịp sinh được đứa con trai khỏe mạnh. Mái ấm gia đình được vun đắp dựng xây trong con hẻm nhỏ, bên phố Cù Chính Lan.

Gặp nhau sau nhiều năm dài xa cách, câu chuyện của chúng tôi tưởng chừng như không muốn dứt. Nhưng lại một lần nữa cũng rất tự nhiên và chủ động Blem ngước mắt nhìn tôi trìu mến, vẫn đôi mắt sáng long lanh thân thiện ngày nào: Anh nhớ không, người ta vẫn nói đời người có ai tắm được hai lần trên một dòng sông? Con người ta có long đong lận đận âu cũng là do duyên số. Thôi tạm gác chuyện mình đi, bây giờ ta bàn về chuyện của anh Phình. Em thấy khó đấy. Trước hết em sẽ giúp anh đăng tải thông tin trên Đài Phát thanh - Truyền hình. Nhưng nếu anh đã có ý trốn tránh thì cũng không hy vọng lắm đâu. Tôi hiểu câu nói lấp lửng của Blem có ý trách tôi một cách tế nhị nhẹ nhàng... Nhưng Blem nói tiếp: Còn một cách nữa là có thể lần theo các mối quan hệ thân quen. Anh còn nhớ chị Hơ Blang không? Chị cùng với anh Su Ra đóng phim Rừng Xà Nu dựng cảnh ở ngay làng anh đấy...

XEM TIẾP TRANG 11

một bông hoa gạo xòe ra trước mặt tôi và khe khẽ hát: Lòng nhớ anh em chờ như đã bên bờ suối/ Đừng như cánh lá rừng theo dòng nước trôi xuôi. Giọng hát của Blem trong trẻo hồn nhiên… Một thoáng bối rối, nhưng bản ngã của chàng trai tuổi 18 giúp tôi hiểu rằng tình cảm của hai chúng tôi đã nảy nở những điều mới lạ.

Blem đang tuổi dậy thì, những đường cong mềm mại đã nổi lằn trên cơ thể săn chắc; thời gian gần đây ngày nào không gặp nhau chúng tôi cảm thấy bồn chồn thiếu vắng. Còn mấy bạn cùng lớp thì gán ghép: Hai chúng mày thật là đẹp đôi. Ôi! Trên đời này từ tình bạn thiếu niên, đến tình yêu đôi lứa liệu có ranh giới nào ngăn cách? Trái tim tôi đập mạnh, bàn tay hơi run run vụng về kéo tay Blem đứng dậy, bốn mắt nhìn nhau sâu thẳm đắm đuối… Nhưng bỗng có tiếng mõ trâu lốc cốc về

Minh họa: Phan Nhân

to bản thân ngắn mà dày; còn cái rựa của Blem thân mảnh cán dài. Nói cho cùng thì nó cũng là con dao. Nhưng Blem khăng khăng cho rằng dao là dao, rựa là rựa không thể lẫn lộn. Có lúc chúng tôi đổi cho nhau dùng thử, nhưng cảm thấy lóng ngóng, không dễ gì thuần thục.

Tôi thông thuộc thổ địa, nên thường dẫn Blem đi vào những cánh rừng có nhiều cây mạy Tải sán, mạy Byoóc khao là thứ cây mọc ở khe đá thành từng khóm, thân cây trắng đục, thớ mịn, mềm dễ chẻ, vác nhẹ, lại mau khô làm củi đun rất cháy; nhà tôi vẫn thường chẻ nhỏ làm mồi nhóm bếp. Nó còn là loại cây có khả năng sinh trưởng đến kỳ lạ; năm nay vừa chặt, sang năm đã lại chồi lên những mầm mới to cỡ ngón chân cái, cao hơn đầu người. Chỉ cần hai ba khóm là lượm đủ gánh củi, thời gian còn lại tha hồ hái ổi, hái sung, bồ quân, mác kham... Mác kham là thứ quả xanh to bằng đầu ngón tay út có vị hơi chua chua chát chát, tóp tép nhai xong uống ngụm nước mát lại thấy vị ngọt ngọt lâng lâng.

Năm học cuối cấp 3 cũng như mọi lần trên đường từ rừng về hai đứa tôi lại ngồi nghỉ bên gốc cây gạo nơi đầu nguồn con suối. Dòng nước trong vắt mát rượi từ trong chân núi tuôn ra rì rầm, len lỏi qua những chỏm đá xanh rì. Người làng tôi đi đâu cũng mang theo nỗi nhớ và niềm tự hào về suối nước Nà Giàng quanh năm nước chảy tưới tắm cho cánh đồng quê xanh thắm bốn mùa. Dòng suối cho cây gạo cổ thụ cành lá xum xuê vươn cao lừng lững. Gốc cây choãi ra 5 cạnh vững chãi, 4-5 người ôm không xuể, bộ rễ to cuồn cuộn trồi trên mặt đất tạo nên những gờ, những mô tự nhiên thành chỗ ngồi cho biết bao chàng trai cô gái, lớp già lớp trẻ nghỉ chân hóng mát tâm tình…

Đang tiết tháng 3 hoa gạo đỏ

CHUNG KẾT SAO MAI 2019: Kịch tính hơn với phần loại trực tiếp

trội nhất” bà Trần Hồng Hà - Phó Trưởng Ban Văn nghệ (Đài Truyền hình Việt Nam), Phó

Trưởng Ban tổ chức Sao Mai 2019 cho biết.

Ở mỗi dòng nhạc, Ban tổ chức sẽ trao một giải nhất và một giải nhì. Một trong ba thí sinh giành giải nhất Sao Mai 2019 sẽ được lựa chọn để tham dự ABU TV Song Contest do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức trong năm 2019.

Mỗi đêm thi của vòng chung kết Sao Mai 2019 sẽ có chủ đề, thông điệp riêng để các thí sinh trải nghiệm, khám phá và phát huy những thế mạnh của bản thân.

Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai là một cuộc thi tuyển chọn các giọng hát trẻ tài năng được Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức 2 năm một lần.

chung kết xếp hạng trao giải là cuộc trình diễn của sáu thí sinh duy trì phong độ và có sự vượt

Đêm gala “Sao Mai trở về đất mỏ” với sự tham gia của Nghệ sỹ Nhân dân Quang Thọ cùng nhiều giọng ca “đình đám” khác là sự kiện mở màn vòng chung kết

Sao Mai 2019. Ảnh: BTC

UBND thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2019 (Da Nang International Fireworks Festival - DIFF 2019).

Theo đó, với chủ đề “Những dòng sông kể chuyện”, DIFF 2019 sẽ diễn ra trong vòng hơn một tháng, bắt đầu từ 1/6/2019 đến hết 6/7/2019, gồm 5 đêm thi với 5 chủ đề nhỏ gồm: Cội nguồn, Mầm sống, Tình yêu, Sắc màu và Ra khơi.

Đêm khai mạc DIFF 2019 sẽ diễn ra tối 1/6/2019 với phần thi đấu mở màn của hai đội Việt Nam và Nga. Tiếp theo sẽ là các đêm thi của các đội Brazil - Bỉ (08/6/2019), Phần Lan - Ý (15/6/2019), Anh - Trung Quốc (22/6/2019). Hai đội thi xuất

sắc nhất trong số 8 đội pháo hoa tham dự DIFF 2019 sẽ tranh tài trong đêm chung kết diễn ra tối 6/7/2019.

DIFF 2019 sẽ được “làm mới” bằng sự đầu tư công phu, chắt lọc và sáng tạo. Chủ đề “Những dòng sông kể chuyện” sẽ được thể hiện xuyên suốt qua các chương trình nghệ thuật, sân khấu cho đến các màn trình diễn pháo hoa, từ cách thức tạo hình nghệ thuật, dàn dựng, kỹ thuật cho đến kịch bản trình diễn.

Trong Lễ hội sẽ có các chương trình nghệ thuật. Tiếp tục khuấy động phố phường Đà Nẵng, Lễ hội đường phố sẽ diễn ra vào 7 tối chủ nhật từ 26/5 đến 7/7 trên tuyến đường Bạch Đằng.

TS tổng hợp (theo TTXVN)

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2019 có chủ đề “Những dòng sông kể chuyện”

6 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGUYỄN THANH ĐẠM

Vào Đà Lạt du xuân đầu Kỷ Hợi, Tạ Việt Anh tặng tôi tập “Những mảy vàng lấp lánh”

(NXB Văn học, 12-2018, 272 trang, khổ 13,5x20,5 cm) gồm 12 truyện ngắn, 29 tản văn. Có thói quen khi nhận sách đồng nghiệp tôi thường đọc ngay. Nhà báo làm thơ, viết truyện là chuyện thường song say sưa xem xong “Những mảy vàng lấp lánh”, tôi chợt nhận ra ở Tạ Việt Anh hữu duyên đối với tản văn vốn là thể loại văn xuôi hàm súc, trữ tình và kén người viết. “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc” (trong sách có người con gái sắc diện ngọc ngà” là vậy, tôi hình dung thấp thoáng trong từng tản văn như ẩn hiện một gương mặt thiếu nữ khả ái, nhân hậu có đôi mắt hạt na đen nhánh, lấp lánh sự thông minh và càng khiến cho nụ cười mỹ nữ thêm tươi tắn và rạng rỡ.

Nhắc đến Tạ Việt Anh, dường như đồng nghiệp báo chí cả nước đều biết. Anh sinh 1954 tại Hà Nội. Năm 1972 tham gia chiến đấu, phục vụ tại chiến trường Quảng Trị. Sau tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1982 làm báo tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi quyền Tổng Biên tập Báo Hà Nội mới, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2014. Tạ Việt Anh gieo ấn tượng trong lòng bạn bè bởi tâm tính cởi mở, dễ gần và chu đáo. Văn là người, vì thế đọc tản văn của anh đề cập tới những vấn đề sâu xa, dài rộng của Hà Nội, từ: Chén chè bình dân trên hè phố, Cây sấu Hà Nội, Quà sáng không chỉ phở, Thú chơi đào muộn... đến tết xưa, tết nay, Cũng là văn hóa người Hà Nội, Hà Nội và hoa, Ngõ nhỏ lối xưa hồn thu thảo, độc giả cảm nhận ở Tạ Việt Anh một giọng điệu thủ thỉ, nhẹ nhàng, mạch văn trữ tình, tinh tế, ý vị. Chưa hết, không như một số cây viết khi yêu thì khen thốc lên trời xanh, không thích thì chì chiết cho bõ ghét hoặc thường sa vào sự lý giải nửa vời căn nguyên hiện tượng, sự việc mình đề cập - Là người nhiều năm cầm bút và kinh qua các cương vị quản lý báo chí nên ở Tạ Việt Anh luôn luôn có sự tỉnh táo; nhìn xa, nghĩ rộng, tầm văn hóa cao; khen chê đúng mực; suy lý, giàu ý nghĩa xã hội... Tựu trung đề tài tản văn của anh luôn hướng về văn hóa, cái đẹp trong cuộc sống tuy nhiên không khỏi nỗi niềm day dứt giàu trách nhiệm. Đó chính là nỗi lòng như tác giả bộc bạch: “Ngót bốn mươi năm làm nghề không nhớ hết những gì mình đã viết ra. Chỉ nhớ rằng, rất nhiều điều, chỉ viết ra bởi trách nhiệm. Và cũng vì cái gọi là trách nhiệm mà nhiều khi không thể viết ra những điều trăn trở trong lòng. Những điều muốn viết, có thể viết, may mắn thay đã như cái neo giữ mình lại với nghề. Trong đó có những cảm nhận, tình yêu với Hà Nội...”.

Tâm sự của người viết thể hiện rõ nét ở sự trân quý những vẻ đẹp của cốt cách văn hiến ngàn năm Thăng Long. Trong “Sen tàn cúc lại nở hoa”, bàn về sen song cũng nhân thể tinh tế luận về lòng người: “... Có họa sĩ đã lấy cái sắc xanh trong của trời, của nước mà đặc tả những thân, những lá sen đang khô xác, sẫm đen in trên gương nước tĩnh lặng của trời thu. Bức họa ấy khiến ta nghĩ tới sự hy sinh thầm lặng rất sẵn và cũng rất khó thấy trong cuộc sống này. Mấy ai trong tiết se lạnh cuối thu, nhấp ngụm chè sen thơm ngát mà nghĩ tới những thân sen, lá sen đang dần khô xác. Thế mà vào độ ấy, đầm sen Hồ Tây vẫn cứ tỏa hương, một cách nồng nã, kín đáo sau cả một mùa hạ dâng hiến đến hết mình...”. Trong văn Tạ Việt Anh, đời thường và thế sự hòa quyện vào nhau, tác động qua lại để tôn lên vấn đề tác giả muốn gửi gắm vào con chữ. Nói về loài hoa giản dị nhưng lại bàn về nét đẹp của Gốm Chi được người Hà Nội ưa chuộng một thời bao cấp: “Gốm Chi khá kén người chơi... Gốm Chi xem ra chỉ hợp với những loài hoa mộc mạc, giản dị... Một chiếc lọ gốm với dáng thanh thoát, gợi hình ảnh một thiếu nữ với cái eo thon và khuôn ngực căng tràn, chỉ cần dăm bảy bông đồng tiền đỏ thắm, mấy chiếc lá xanh mềm mại, thêm nhành violet tím đậm là đã có lọ hoa đẹp trên bàn khách gia đình, đa số là đơn sơ hồi ấy... Dù với loài hoa nào người Hà Nội cũng nhìn thấy vẻ đẹp của nó, để mà yêu, mà nhớ”. Hoa xứng đáng để tụng ca rồi song từ hoa, tác giả nâng lên thành vấn đề lớn lao của thời cuộc: “Đã có lúc, người Hà Nội tưởng như quên bẵng mất những loài hoa giản dị, gắn bó một thời như đồng tiền, thúy cúc, violet, thược dược... Nhưng thật là may, như một quy luật muôn đời, sau khi choáng ngợp trước những điều mới mẻ, hào nhoáng, giàu có..., bình tâm lại ta lại nhận ra những vẻ đẹp đơn sơ, giản dị một thời, hay đúng hơn là có đủ sự chiêm nghiệm, bản lĩnh mà nhận ra vẻ đẹp ấy, như người ta đã đi khắp chân trời góc biển lại chợt nhận ra và nuối tiếc vẻ bình dị của làng quê với cây đa, bến nước, sân đình, lại nhớ đến nao

lòng nồi cơm gạo mới cùng niêu cá kho ủ trấu... Những đồng tiền, thược dược, thúy cúc... vẫn còn để thỏa mãn lòng người yêu hoa Hà Nội, hòa sắc cùng những loài hoa mới làm mùa xuân Hà Nội càng thêm đẹp, thêm tươi... Ấm lòng hơn, cùng với sự trở lại của những loài hoa một thời mai một, sự chia sẻ, quây quần một thời của người Hà Nội dường như cũng đã trở lại”. Hoài cổ nhưng không bo bo bảo thủ, níu kéo cái cũ, mặt khác tâm niệm muốn phát triển phải có sự đổi thay nhưng vấn đề đặt lên bàn nghị sự chính là tư duy đổi mới như thế nào”? - Trong “Hà Nội và hoa”, Tạ Việt Anh day dứt: “Làng hoa Ngọc Hà chỉ còn trong tâm tưởng của những người yêu Hà Nội. Đó là một thực tế đáng tiếc của một thời kỳ mà những giá trị văn hóa không mấy được quan tâm, gìn giữ. Nếu người viết bài này không nhầm thì có lẽ thời điểm mà những làng hoa Ngọc Hà, Dinh đào Nhật Tân... biến mất cũng trong giai đoạn người ta quyết định bóc đường tàu điện Hà Nội, phá bỏ Tòa Thị chính cũ, Nhà Bưu điện để thay thế bằng những khối bê tông lừng lững bây giờ... Giá như chúng ta bình tĩnh hơn, chắc giờ chí ít cũng còn một góc làng hoa Ngọc Hà được bảo tồn để du khách có chỗ mà bỏ tiền hòng thưởng lãm một làng nghề cổ Hà Nội, hấp dẫn và lý thú không kém so với làng rau Trà Quế - Hội An, thậm chí có phần thơ mộng hơn. Cũng như vậy, giá như chỉ một đoạn đường xe điện quãng từ chợ Đồng Xuân, qua Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào đến Bờ Hồ, qua tháp Hòa Phong được giữ lại thì bây giờ người Hà Nội đến Vienna, Milan... không phải ngắm những chuyến tàu điện của họ leng keng phố cổ mà nuối tiếc. Mà ai có thể nói đó là những dịch vụ không thu hút du khách, cũng có nghĩa là không hái ra tiền”.

Bên cạnh những tản văn như “Nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya” viết công phu về mặt tư liệu; “Bia hơi Hà Nội bây giờ” ăm ắp tình người, tình đời, Tạ Việt Anh dành phần lớn các bài viết cho câu hỏi trong thời kinh tế thị trường, hội nhập làm sao giữ gìn cốt cách thanh lịch của người Tràng An đã hội tụ từ ngàn năm. Trong “Những mảy vàng lấp

lánh”, tác giả suy tư: “Đã có một thời, người Hà Nội coi việc con trẻ khoanh tay chào người lớn là “phong kiến”, là hình thức. Giờ thì chúng ta đang phải cố gắng để tìm lại điều đó trong từng gia đình và cả xã hội. Bởi hơn ai hết, sau bao năm xem nhẹ, chúng ta dần hiểu ra rằng những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy lại là từng hạt cát bồi đắp cho một nền tảng mà trên đó luân thường đạo lý, trật tự kỷ cương xã hội được xây dựng củng cố. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ xưa đã dạy: “Tề gia, trị quốc...”, thật khó tin những người không dạy bảo được con cháu mình sống trung thực, hiếu đễ lại có thể quản lý được một cơ quan, đơn vị, rộng hơn là một cộng đồng sống có trật tự, kỷ cương, có tình người”. Từ thực trạng sự tiếp biến văn hóa đan xen cũ - mới, tốt xấu như hiện tại, là người có điều kiện đi lại trong nước cũng như nước ngoài, tác giả suy tư: “... những điều to tát như xây dựng những thiết chế văn hóa thì nhà nước, cộng đồng có thể lo, còn những điều nho nhỏ như nét ăn, nết ở của mỗi con người, mỗi gia đình, không ai có thể làm thay và nó chỉ thực hiện một cách có hiệu quả khi chính những người trong cuộc coi đó là cứu cánh cho cuộc sống của mình như trong những gia đình, cộng đồng người Hà Nội mà tôi đã chứng kiến”. Và tác giả rung nhẹ một tiếng chuông: “Liệu có phải là quá lo xa và cả nghĩ khi cho rằng đến một lúc nào đó, muốn phục dựng những nề nếp trong gia đình Hà Nội xưa, mà là những nề nếp vô cùng đáng trân trọng, người Hà Nội tương lai phải tìm đến những gia đình, những cộng đồng người Thăng Long - Hà Nội xa xứ, gom lại những mảy vàng lấp lánh ở nơi xa, như tôi đã từng thấy, từng khâm phục và xúc động đến nghẹn ngào”.

“Những mảy vàng lấp lánh” của Tạ Việt Anh đã được thử lửa, được khẳng định qua ngàn năm và hiện đang đối mặt với những thách thức nhưng anh vẫn kiên nhẫn tin tưởng chất “vàng” của người Hà Nội sẽ được giữ gìn, phát huy, tỏa sáng vì nó không chỉ đơn thuần là nét đẹp người Thủ đô mà còn là phong cách, bản lĩnh người Việt Nam. Trong “Nhớ những ngày tháng Chạp”, anh thể

hiện: “Tháng 11 năm 1972, tôi bị thương ở chiến trường Quảng Trị bởi 2 quả “dính cánh” của trận bom B52 rải xuống hậu cứ của tiểu đoàn công binh cầu phà chúng tôi bên dòng sông Cam Lộ. Sau khi điều trị ổn định..., đầu tháng 12 tôi được chuyển ra Bắc theo đường dây 559 để tiếp tục điều trị và an dưỡng”. Tác giả hồi tưởng: “Đoàn ra đến Hà Nội cũng là lúc không lực Hoa Kỳ đã tập trung đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang... Dù đã quá quen với những trận B52 rải thảm nơi chiến trường, nhưng chúng tôi vẫn không thể tưởng tượng người Mỹ lại có thể phạm tội ác man rợ, hèn hạ đem bom rải thảm xuống những đường phố, những khu tập thể, xuống những người dân vô tội, cả những người bệnh đang nằm điều trị”... Trong hoàn cảnh ấy, tác giả cảm nhận: “trong suốt những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, trong bom rơi đạn nổ, giữa cái sống, cái chết, người Hà Nội vẫn giữ thái độ bình tĩnh”, nhường nhịn giúp đỡ nhau... “Không những thế, còn xuất hiện biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, biết bao nghĩa cử cứu người, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ nhà cửa thậm chí nhường nhau chỗ cuối cùng trong hầm trú ẩn... Phải chăng tất cả những điều đó đã góp phần cùng những Sam 2, những Mig 21, những pháo phòng không tầm cao, tầm thấp, những súng máy, súng trường... đánh bại không lực Hoa Kỳ trong 12 ngày đêm năm ấy... Và có lẽ, nếu lúc ấy có ai bảo sẽ có lúc chúng ta, một dân tộc khi đó được cả thế giới ngưỡng mộ, coi là lương tri của thời đại, lại nghiêng mình, trầm trồ thán phục, thậm chí coi như một điều gì xa vời, khó vươn tới... trước cách ứng xử đầy nhân văn của người Nhật Bản trong cuộc thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011, chắc chắn chúng ta đáp lại họ bằng nụ cười ngạo nghễ...”. Suy ngẫm rồi, Tạ Việt Anh gửi gắm: “Những ngày này, nhớ lại những kỷ niệm trong tháng Chạp năm ấy, với chúng ta, ngoài ý nghĩa nhớ lại một chiến công hào hùng, còn có giá trị củng cố cho niềm tin chắc chắn về một tương lai tốt đẹp hơn của dân tộc, đất nước chúng ta, một đất nước đã và đang có vị trí đáng tự hào trong con mắt bạn bè thế giới”.

Đọc xong phần tản văn thôi, tôi thầm nghĩ Tạ Việt Anh đã là một trong những “mảy vàng lấp lánh” trân quý của Hà Nội. Trước những vấn đề anh viết về Hà Nội, thấy có nét tương đồng với thực trạng đang đặt ra với Đà Lạt trong quá trình quy hoạch, xây dựng thành phố thông minh và phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn của Đông Nam Á, nhất là làm gì để gìn giữ, phát huy phong cách người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch và mến khách” trong giai đoạn hội nhập hiện nay! “Những mảy vàng lấp lánh” - một cuốn sách được viết với tinh thần trách nhiệm cao, rất đáng đọc.

Tạ Việt Anh - Một mảy vàng lấp lánh

Nhà báo Tạ Việt Anh (bìa trái) cùng đồng đội trước lúc vào Quảng Trị - tháng 3/1972.Bìa tác phẩm “Những mảy vàng lấp lánh”.

7 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

Ngày Quốc tế Hạnh phúc, hay còn gọi là “Ngày Hạnh phúc”, bắt nguồn từ Vương quốc Phật giáo Bhutan Himalaya. Đây là ngày để cả thế giới quan tâm đến vấn đề cốt lõi trong cuộc sống, đó là làm sao để tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.

KIỀU NINH

Nguồn gốc và ý nghĩaNgày Quốc tế Hạnh phúcNgày Quốc tế Hạnh phúc

(20/3) được chính thức công bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc (tháng 6/2012) theo đề xuất của Vương quốc Bhutan, một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Á, nằm sâu trong lục địa phía Đông dãy Himalaya. Từ năm 1970, bên cạnh các chỉ số về kinh tế thường được dùng để đánh giá về sự giàu có vật chất, nhà vua của Vương quốc Bhutan đã đưa ra một cách thức mới đánh giá sự thịnh vượng của xã hội, đó là thông qua chỉ số hạnh phúc quốc gia. Chỉ số này được tính toán dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Bhutan là quốc gia có chỉ

số hạnh phúc cao đã ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng, nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Mặt khác, Liên Hợp quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau; biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ, cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực... Bởi vậy, ngày 20/3 hằng năm được gọi là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát

triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Việt Nam hưởng ứngNgày Quốc tế Hạnh phúcHưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh

phúc 20/3 do Liên Hợp quốc phát động, ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hàng năm”. Từ năm 2014, Việt Nam chính thức tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Điều đó mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao

nhận thức toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam; kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3).

Tại tỉnh Lâm Đồng, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm” và các văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên

quan và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh cụ thể hóa bằng việc đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, đơn vị để thực hiện một cách có hiệu quả.

Trong những năm qua, Ngày Quốc tế Hạnh phúc đã được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, gắn việc tuyên truyền các nội dung của Ngày Quốc tế Hạnh phúc với triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/5/2005 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mang lại hiệu quả thiết thực như: Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng mỗi năm thực hiện từ 20 đến 30 phóng sự tuyên truyền; Báo Lâm Đồng, Tạp chí Người làm báo hàng năm thực hiện từ 3 đến 5 chuyên trang, chuyên mục; từ năm 2014 - 2018,...

XEM TIẾP TRANG 11

NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC (20/3)

Tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại

Huế mưa là tên ca khúc đoạt Giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2018 của nhạc sĩ Quách Ngọc Hiếu, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

TRỊNH CHU

Trước khi gặp tác giả ca khúc nói trên, trong đầu tôi cứ mãi vẩn vơ ý nghĩ rằng, ở

cái xứ nóng nung người như Đạ Tẻh - nơi nhạc sĩ Quách Ngọc Hiếu sinh sống và công tác - lấy đâu ra chất mưa mộng mị để viết về đất Thần Kinh cơ chứ? Nói như thế không có nghĩa, nhất thiết phải có ngoại cảnh dẫn dụ, rủ rê yêu thương thì mới viết được về Huế, một nơi nổi tiếng mộng mơ, thâm trầm. Tất nhiên, tôi vẫn biết, với người nghệ sĩ, sự xao động trong tâm thức mới là yếu tố quyết định. Tôi đem thắc mắc đó hỏi nhạc sĩ Quách Ngọc Hiếu, anh cho biết: “Thông qua facebook của một người bạn, tôi bắt gặp bài thơ Anh có về với Huế quê em không? của tác giả Ngân Hà. Vì yêu thích những câu thơ, tôi chủ động làm quen với tác giả Ngân Hà, rồi gọi điện thoại ngỏ ý muốn phổ nhạc bài thơ và cô ấy đã đồng ý”.

Được khơi gợi cảm hứng từ

những câu thơ “Anh có về với Huế quê em không?/ Đất Thần Kinh lắm mưa nhiều nắng cháy/ Tây Trường Sơn gió lùa về tan chảy/ Răng thiên tai cứ trút xuống quá chừng!”, nhạc sĩ Quách Ngọc Hiếu cho ra đời những câu hát tha thiết: “Anh có về với Huế quê em không/ Đất Thần Kinh ứ ư hừ lắm mưa nhiều nắng cháy/ Tây Trường Sơn gió lùa về tan chảy/ Răng thiên tai cứ trút xuống quá chừng”. “Ở bài hát này, tôi viết theo hình thức 2 đoạn đơn A - B, sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian Huế để lột tả nét duyên riêng của cố đô, qua tâm sự của một cô gái Huế với một chàng trai ở phương xa”, nhạc sĩ Quách Ngọc Hiếu chia sẻ.

“Mấy bữa rồi mưa chi lạ chẳng ngưng/ Cứ triền miên ứ ư hừ tuôn liền ngày liền tháng/ Đợi anh về

cho nắng hồng bừng sáng/ Dẫu Huế buồn vẫn dịu lắm nét thơ”, giai điệu nhẹ nhàng, êm ái của ca khúc rất phù hợp với tâm trạng mong ngóng người thương của cô gái Huế. Tất cả như dồn nén lại để rồi bừng lên câu hỏi khắc khoải: “Anh có về hay phiêu bạt nơi mô?/ Có biết chăng Huế đằm mình trong lũ/ Bao lâu rồi rứa vẫn còn chưa cạn/ Để Tràng Tiền lặng ngắm mắt Huế mưa”. “Anh có về hay phiêu bạt nơi mô”, câu hát được điệp lại hai lần tha thiết, vang vọng. Một lời hỏi chưa có lời đáp trả. Vì thế, nỗi mong ngóng của cô gái càng thêm da diết: “Để mình em với khoảng trời thương nhớ/ Ngoài trời mưa sao mưa hoài mưa mãi/ Chờ nắng lên cho Huế lại mộng mơ ớ ơ ờ”.

“Sáng tác ca khúc xong, tôi gọi điện thoại cho Ngân Hà và hát luôn ca khúc đó cho tác giả bài thơ nghe. Ngân Hà bảo rất vui, vì ca từ, giai điệu của bài hát rất hợp với lời thơ của cô ấy, nhất là nó lại đặc chất Huế. Ngân Hà còn cho biết, trước tôi, cũng đã có 2 nhạc sĩ, một người ở Đà Nẵng và một người ở Phú Yên, phổ nhạc bài thơ Anh có về với Huế quê em không?”, nhạc sĩ Quách Ngọc Hiếu tâm sự.

Những câu hát trong ca khúc Huế mưa, ca khúc này ban đầu có tên Anh có về với Huế quê em không? của nhạc sĩ Quách Ngọc

Hiếu không chỉ chạm vào tâm tình của những người đang sống ở Huế cảm nhận rõ ràng về mưa Huế, mà còn chạm được rất sâu vào tâm hồn cả những người nơi xa

cái chất Huế. Tôi biết có không ít người đã “mượn” ca khúc này để bày tỏ tình yêu của mình với Huế, mặc dù họ chưa một lần đặt chân đến Huế.

Gặp nhạc sĩ của Huế mưa======================& # 24

Töï söï - Tình caûm£«««« «««««««« ««««ˆAnh

ˆˆ ˆcoù

__««««« .veà vôùi

__««««j

HUEÁ MÖA

__«««««jHueá

««««queâ em

£«««« «««« ««««ˆ ˆ ˆ ««««khoâng.

««««j ‰Ñaát

Nhaïc: Ngoïc HieáuThô: Ngaân Haø«««« ««« ««««ˆ ˆ

Thaàn

«««« .Kinh öù

«««« ««««ö

ˆll ll ll ll ll ll=======================& # «««« .

höø laém

«««« «««« ««««jmöa

««««cuøng naéng

«««« «««« ««««j «««« .chaùy.

««««j‰Taây

«««« «««« «««««ˆ __Tröôøng

«««« .Sôn gioù

ˆ £«««« «««« ««««ˆ ˆ _««««jluøa_««««veà tan_ £«««« «««« ««««ˆ _ll ll ll ll ll ll

=======================& # __«««« .chaûy.

««««j ««««j‰Raêng

«««« ««««ˆ ˆthieân

«««« .tai cöù

««««j ««««jtruùt

««««xuoáng

««« ««««ˆquaù

««««chöøng.

««««j ‰Maáy

ˆ £«««« «««« «««« ««««ˆböõa

ˆ ˆll ll ll ll ll ll=======================& # __««««« .

roài möa

__««««j __««««jchi

__«««««laï chaúng

__««««j ««««ngöng

««««j ‰Cöù

««« ««« ««««ˆ ˆ ˆtrieàn

«««« .mieân öù

««« ««««ˆö

ˆ «««« .höø tuoân

««««jll ll ll ll ll ll=======================& # _««««j

lieàn

_««««ngaøy

__««««jlieàn

«««« .thaùng

««««j ««««j ‰Ñôïi

£««««« «««« «««« ««««__ ˆ

anh

ˆ ˆ _«««« .veà cho

««««j £«««« «««« ««««ˆ ˆ ˆnaéng

_««««hoàng

__««««jböøng

«««« .saùng

«««« ««««ll ll ll ll ll ll=======================& # ««««j ‰

Daãu

£««««« «««« ««« ««««__ ˆ

Hueá

ˆ ˆ «««« .buoàn vaãn

«««« «««« __««««jdòu

««««laém

ˆ £«««« ««« ««««neùt

ˆ ˆ ««««thô.

««««j‰Anh

œ £»»»» »»»» »»»» »»»»œcoù

œœ «««« .veà hay

œ»»»»Jll ll ll ll ““ { ll=======================& # œ»»»»J

phieâu««««

baït nôi

«««« «««ˆ ˆ ««««moâ?

««««j ‰ »»»» »»»» »»»»œCoù

œbieát

œ œ»»»» .chaêng Hueá

œ»»»» »»»»œ ««««jñaèm

««««mình

«««« ««««trong

ˆ ««««j »»»»luõ.

ll ll ll ll ll ll=======================& # œ»»»»J ‰

Bao

ˆ £««« «««« ««« ««««ˆlaâu

ˆ ˆ «««« .roài röùa

««««j ˆ £«««« «««« ««««ˆ ˆvaãn

««««coøn

«««« ««««chöa

ˆ __««««caïn.

__««««j ‰Ñeå«««« ««««« ««««__

Traøng

__ˆ «««« .Tieàn laëng

__««««jll ll ll ll ll ll========================& # «««« ««««

ngaém

««««maét

ˆ £««««« «««« «««««Hueá

ˆ ˆ ««««möa.

««««j ‰Anh£»»»» »»»» »»»» »»»»œ

coù

œ œ œ «««« .veà hay

««««j ««««jphieâu

«««« ««««ˆ .baït

ˆ »»»» »»»»œnôi

œ »»»»moâ?

ll ll ll ll ll ll=======================& # œ»»»»J ‰

Ñeå«««« ««««

mình

œ»»»» .em vôùi

«««« ««««ˆ ˆ ««««jkhoaûng

««««trôøi

«««« ««««ˆthöông

ˆ »»»»nhôù.

œ»»»»J ‰Ngoaøi«««« ««««

trôøi

«««« .möa, sao

««««jll ll ll ll ll ll=======================& # «««« ««««ˆ ˆ

möa

««««hoaøi

«««« ««««ˆmöa

ˆ __««««maõi.

__««««j ‰Chôø

__£

««««« «««« «««« ««««naéng

ˆ ˆ «««« .leân cho

««««j «««« ««««Hueá

__««««laïi

«««« ««««moäng

«««« .mô ôù

««« ««««ˆô

ˆll ll ll ll ll ll=======================& # ««««

ôø

«««« ««««j ‰ »»»» »»»» »»»»œAnh

œcoù

œ ««««ôø.

«««« Óll1. ll ””{ ll2. ll ””

Nhạc sĩ Quách Ngọc Hiếu,Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa -

Thông tin và Thể thao huyện Đạ Tẻh.

Ảnh minh họa biểu tượng logo Ngày Quốc tế Hạnh phúc của Liên hiệp quốc.

8 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Khám phá đảo“thần tiên” Lý SơnPhóng sự ảnh: LÊ HOA - NGUYÊN THI

Lý Sơn được ví như mảnh đất “thần tiên” giữa biển cả bao la bởi chứa đựng trong lòng mình vô vàn những điều kỳ diệu.

Từ Đà Lạt, chúng tôi ra bến xe liên tỉnh bắt chuyến xe buýt tốc hành chạy lúc 5 giờ chiều và đến thành phố Quảng Ngãi vào lúc 2h30 phút sáng hôm sau. Hai chị em tìm một khách sạn nhỏ để nghỉ ngơi lấy lại sức chuẩn bị cho chuyến vượt biển ra đảo vào buổi trưa. 10 giờ 30 sáng, sau khi đã ăn sáng và uống cà phê, chúng tôi đón xe buýt ra Cảng Sa Kỳ để lên tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn.

Huyện đảo Lý Sơn cách đất liền khoảng 15 hải lý. Diện tích của huyện vào khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến hơn 20.460 người. Lý Sơn gồm 2 đảo: đảo Lớn (còn gọi là Cù lao Ré), đảo Bé (Cù lao Bờ Bãi) ở phía bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông

của đảo Lớn. Huyện đảo có 3 xã, là An Vĩnh (huyện lỵ của Lý Sơn), An Hải và An Bình (đảo Bé). Dân cư sống trên đảo chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt hải sản. Tỏi Lý Sơn là nông sản nổi tiếng của Lý Sơn mà hầu hết người Việt Nam đều biết đến.

Tuy diện tích của Lý Sơn khá nhỏ nhưng nơi đây có đến gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa, miếu mạo, những ngôi mộ gió của các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo.

Đặc biệt, ở Lý Sơn có khoảng 10 loại hình di sản địa chất, địa mạo độc đáo trong đó ấn tượng hơn cả phải nhắc đến 10 miệng núi lửa kỳ vĩ và lạ mắt nằm rải rác trên đảo, trong đó có sáu miệng ở đảo Lớn, một miệng ở đảo Bé và ba miệng nằm ngầm ở dưới biển.

Lý Sơn hiện đang được phát triển theo hướng bảo tồn và phát huy di sản thiên nhiên, khai thác tiềm năng du lịch gắn với bảo tồn hệ thống sinh thái biển.

Đôi bạn trẻ chụp ảnh cưới ở Cổng Tò Vò. Cổng Tò Vò được hình thành từ nham thạch núi lửa, là trầm tích của hàng triệu năm núi lửa hoạt động.

Đảo Lớn Lý Sơn nhìn từ đỉnh Thới Lới.

Một góc đảo Bé được hình thành từ trầm tích của núi lửa với hình dáng của lớp đá nham thạch vô cùng độc đáo.

Hang Câu là cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn các nhiếp ảnh gia phong cảnh nhất khi đến Lý Sơn.

Ngư dân đảo Lớn chuẩn bị lưới để ra khơi.

Tháng 3 là mùa thu hoạch tỏi ở Lý Sơn nên khắp đảo chỗ nào cũng thấyngười dân phơi tỏi.

Cuộc sống ở Lý Sơn khá bình yên dù du lịch đang ngày càng phát triển.

9 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Năm 2019, Đức Trọng đặt chỉ tiêu có trên 85% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Để đạt được mục tiêu này, nhiều giải pháp thiết thực đã được các xã, thị trấn và các ban, ngành chức năng của huyện đưa ra.

NHẬT MINH

Theo UBND huyện Đức Trọng, năm 2018, tổng số đối tượng tham gia BHYT

trên địa bàn huyện Đức Trọng là 142.387/184.884, trong đó, tỉnh thu hộ là 2.190 người, chiếm tỷ lệ bao phủ là 77,01% so với dân số. Theo nhận định, tỷ lệ bao phủ này chưa đạt được như mong muốn và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước tiên, là do huyện Đức Trọng là địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một lượng không nhỏ mà lại nằm cách xa trung tâm huyện, từ đó việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ và quyền lợi tham gia BHYT ít nhiều còn bị còn hạn chế.

Mặt khác, đại đa số đối tượng tham gia chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu đúng ý nghĩa của chính

sách BHYT, từ đó dẫn tới việc tham gia của các đối tượng còn mang tính thăm dò, dè chừng, nghe ngóng, chưa thật sự mặn mà khi tham gia. Thêm một nguyên nhân nữa đó là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Đức Trọng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng ít lao động, thường thuê mướn lao công công nhật, thời vụ, hoặc người lao động trong gia đình không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động nhưng không đóng nên người lao động không được hưởng chế độ BHXH, BHYT. Ngoài ra, do nhận thức của chủ sử dụng lao

động về chính sách BHYT chưa đầy đủ, thiếu trách nhiệm thực thi pháp luật nên một số doanh nghiệp tư nhân còn xảy ra tình trạng không đóng, bỏ trốn hoặc đóng không đầy đủ BHYT cho người lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, một số hộ nghèo sau khi thoát nghèo (không thuộc đối tượng cận nghèo) và một số hộ gia đình cận nghèo thoát cận nghèo không tiếp tục tham gia BHYT vì điều kiện kinh tế vẫn chưa ổn định, khó có khả năng bỏ một số tiền lớn để mua thẻ BHYT theo hộ gia đình...

Tại cuộc họp của UBND huyện Đức Trọng vừa được tổ chức mới

đây để tìm các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT, nhiều cách làm hay, hiệu quả của các địa phương đã được nêu ra. Trong đó, điển hình là xã Hiệp Thạnh, nếu như cuối năm 2017, tỷ lệ bao phủ BHYT của xã chỉ đạt 67%, thì cuối năm 2018, con số này đã được nâng lên là 80,70%. Để đạt được kết quả trên, theo ông Phan Quang Thạnh - Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh, thời gian qua, Đảng ủy xã đã có sự chỉ đạo quyết liệt đến chi bộ các thôn và chi bộ các trường học trên địa bàn. Cụ thể, đảng viên tại các thôn tìm cách vận động gia đình và các hộ lân cận tham gia BHYT; đối với trường học thì rà soát số lượng học sinh trên địa bàn và vận động các em tham gia BHYT đầy đủ. Mặt khác, xã cũng tăng cường tuyên truyền, vận động để bà con nhân dân trên địa bàn hiểu rõ hơn về quyền lợi khi tham gia BHYT; đồng thời, xã còn phát động thi đua giữa các thôn trong việc phát triển đối tượng tham gia BHYT; trưởng các đoàn thể phải rà soát trong hội viên của mình tình hình tham gia BHYT, để tìm cách vận động mọi người tham gia... Trong thời gian tới, Hiệp Thạnh sẽ tiếp tục duy trì và từng bước nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT.

Theo bà Phạm Thị Thanh Thúy - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, nhằm đạt được tỷ lệ tham gia BHYT đạt hơn 85% dân số trong năm 2019, cùng với việc tiếp tục phát huy những cách làm hay, hiệu quả tại từng địa phương, huyện Đức Trọng cũng đưa ra một số giải pháp thiết thực, cụ thể. Đó là cần tăng tỷ lệ hộ gia đình nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình (người chưa có thẻ BHYT) từ 3,43% lên 5% so với dân số đối với những người chưa có thẻ BHYT để các đại lý tuyên truyền, vận động họ tham gia vì ngân sách Nhà nước và địa phương đã hỗ trợ 70% kinh phí mua thẻ. Cùng đó, các địa phương cần vận động các doanh nghiệp trên địa bàn mua thẻ BHYT cho các hộ khó khăn vì các hộ nghèo và cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT. Mặt khác, UBND các xã, thị trấn thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT cho các thôn, khu phố; giao chỉ tiêu cụ thể cho cán bộ, đảng viên, công chức thuộc quyền quản lý. Đồng thời, đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia vào chỉ tiêu thi đua và chỉ tiêu bắt buộc trong việc thực hiện đánh giá, phân loại đơn vị và cá nhân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn...

Đức Trọng tìm giải pháp “phủ sóng” bảo hiểm y tế

Mua thẻ BHYT là bảo vệ chính mình, gia đình và sẻ chia cùng cộng đồng. Ảnh: N.M

KHÁNH PHÚC

Gần 4 năm gắn bó với công tác Đoàn, anh Trần Thanh Cảnh đã từng bước xây dựng

Đoàn Công ty Nhôm Lâm Đồng không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những lá cờ đầu trực thuộc Tỉnh Đoàn Lâm Đồng.

Theo anh Cảnh, Công ty Nhôm là đơn vị đặc thù khi nhiệm vụ chính của ĐVTN là làm tốt nhiệm vụ phát triển sản xuất. Lực lượng ĐVTN của Công ty chiếm áp đảo với hơn 75% tổng số cán bộ, công nhân viên, người lao động và chiếm 80% trong tổng số đảng viên ở Công ty. Đây là nguồn nội lực vô cùng to lớn cho chiến lược phát triển bền vững của Công ty Nhôm Lâm Đồng trong thời kỳ hội nhập. Với trí tuệ, nhiệt huyết của tổi trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn Công ty đang tối ưu hóa, duy trì sản xuất vận hành Nhà máy Alumin vượt công suất thiết kế lên 750 ngàn tấn alumin/năm. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt mà tập thể Công ty nói chung và lực lượng ĐVTN nói riêng phải luôn nỗ lực, phấn đấu để thực hiện với mục tiêu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra.

Anh Trần Thanh Cảnh chia sẻ: “Là cán bộ Đoàn cần vững về chuyên môn, tiên phong trong mọi hoạt động. Đặc biệt, mình phải là tấm gương để mọi người noi theo”. Do vậy, với vai trò là “thủ lĩnh” của Đoàn Công ty, anh xác định thanh niên là lực lượng xung kích đảm nhận những phần việc

khó của đơn vị, gắn công tác Đoàn và phong trào thanh niên với hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, người “thủ lĩnh” Đoàn phải phát động các phong trào thi đua, tạo điều kiện cho ĐVTN cống hiến, xây dựng Công ty phát triển và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi ĐVTN.

Sau hơn 5 năm vận hành thương mại, Công ty Nhôm đã hoạt động có hiệu quả. Năm 2018, lợi nhuận mang lại từ sản xuất, kinh doanh của Công ty Nhôm Lâm Đồng đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Để đạt được kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của người lao động, nhất là những người trẻ thuộc Đoàn Thanh niên Công ty. Một trong những giá trị cốt lõi của Công ty Nhôm Lâm Đồng là “Không ngừng sáng tạo, cải tiến, hoàn thiện”. Theo đó, “Vườn ươm sáng tạo” tại Đoàn Thanh niên Công ty Nhôm là nơi tiếp nhận những đề xuất, ý tưởng cải tiến dây chuyền công nghệ; hợp lý hóa sản xuất và hỗ trợ ĐVTN trong quá trình thực hiện các đề tài, sáng kiến.

“Thông qua “Vườn ươm sáng tạo”, 2 sáng kiến khoa học của ĐVTN Công ty Nhôm đã đoạt giải ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng và Hội thi Vifotec toàn Quốc lần thứ 14 năm 2017 đã làm lợi ước tính 4,2 tỷ đồng/năm cho

chơi, giải trí của ĐVTN.Đối với phong trào “Tình

nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, Đoàn Công ty Nhôm Lâm Đồng hiện đang nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn huyện Bảo Lâm. Cùng với đó, vào các dịp lễ, tết Đoàn Công ty đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà và trao học bổng giúp các gia đình chính sách, người nghèo và học sinh nghèo vượt khó tại nhiều địa phương trong tỉnh, với tổng kinh phí khoảng 150 triệu đồng/năm.

Với những đóng góp của mình cho phong trào Đoàn góp phần vào sự phát triển chung của Công ty, anh Cảnh được công nhận “Chiến sĩ thi đua” Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và của Bộ Công Thương. Trong 4 năm qua từ 2016 - 2018, anh đều vinh dự được Tỉnh Đoàn Lâm Đồng và Trung ương Đoàn tuyên dương khen thưởng. Đặc biệt, hiện anh Cảnh là 1 trong 72 gương cán bộ Ðoàn xuất sắc toàn quốc đoạt Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2019.

Ông Vũ Minh Thành, Tổng Giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng, nhận xét: “Từ lúc đảm nhận vị trí Bí thư Đoàn, anh Cảnh đã xây dựng được một tổ chức Đoàn vững mạnh trên tất cả mọi mặt. Đặc biệt, Đoàn Công ty luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ một cách liên tục, đều đặn. Những phần thưởng cao quý từ địa phương đến Trung ương và Giải thưởng Lý Tự Trọng chính là sự công nhận rõ nhất về cống hiến của Cảnh với công tác Đoàn”.

Thủ lĩnh Đoàn tài năngNăng động, nhiệt tình, sáng tạo trong mọi hoạt động phong trào Đoàn và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao là nhận xét của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) cũng như Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng (Công ty Nhôm) khi nói về anh Trần Thanh Cảnh - Bí thư Ðoàn Thanh niên của Công ty.

Công ty. Chỉ tính riêng năm 2018, có 73 lượt ĐVTN có sáng kiến khoa học; trong đó có 61 sáng kiến được công nhận mang lại giá trị lợi nhuận gần 1,2 tỷ đồng cho Công ty. Trong 2 năm 2017 và 2018, Đoàn Công ty có 2 ĐVTN đã đại diện cho tuổi trẻ tỉnh Lâm Đồng được vinh dự nhận danh hiệu “Người thợ trẻ giỏi toàn quốc” và danh hiệu “Sáng tạo trẻ” do Trung ương Đoàn trao tặng. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ chủ chốt, nhân viên giỏi, thợ giỏi là ĐVTN chiếm trên 95% của toàn Công ty. Vì thế, là một thủ lĩnh Đoàn tôi rất vinh dự và tự hào về điều này”.

Với lực lượng ĐVTN hơn 1.000

người, Đoàn Công ty luôn xung kích đi đầu trong việc đảm nhận các công trình, phần việc của thanh niên. Trong số các công trình thanh niên là những công trình trong lĩnh vực môi trường như trồng, chăm sóc cây xanh; cải tạo khuôn viên vườn hoa tại nơi lao động, sản xuất mang lại nhiều giá trị thiết thực. Đến nay, đã có trên 15.000 cây keo do ĐVTN trồng, chăm sóc; 12 vườn hoa khuôn viên được ĐVTN chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, thể thao tại Đoàn Thanh niên Công ty cũng không ngừng phát triển lớn mạnh đáp ứng tốt nhu cầu vui

Anh Trần Thanh Cảnh trong một hoạt động tình nguyện phối hợp cùng Báo Lâm Đồng.

10 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Phan Hoàng Điệp và những “chiến binh” Brăh Yang

N.NGÀ - H.YÊN

Chuyện của Phan Hoàng ĐiệpPhan Hoàng Điệp được biết đến

hiện nay như chủ phòng GYM hiện đại Hoàng Triều, ông chủ của 5 ha cà phê và là người dẫn dắt câu lạc bộ điền kinh xã Gia Hiệp.

Sinh năm 1981, Phan Hoàng Điệp bén duyên với bộ môn chạy khi còn là học sinh Trường THCS Gia Hiệp. Năm 1998, anh được tuyển vào đội chạy việt dã tại Hội khỏe Phù Đổng. Sau này lên học ở cấp 3 Trường THPT Phan Bội Châu anh vẫn là gương mặt được nhà trường “chọn mặt gửi vàng” ở bộ môn này. “Ngày đó mình tự tập. Cứ đi học về, làm xong việc trong vườn cà phê phụ mẹ cũng là lúc trời chập choạng tối mình tranh thủ tập chạy. Nhờ kiên trì nên mình đã đoạt giải cao. Thích thể thao nên cũng đã từng nuôi ước mơ thi vào Trường Đại học Thể dục Thể thao. Nhưng đúng năm thi đại học (năm 2000) bố mất nên mình đành gác ước mơ lại để ở nhà phụ mẹ làm cà phê nuôi hai em trai ăn học”, anh Hoàng tâm sự.

Nhưng vì thích bộ môn chạy bộ nên mặc dù nghỉ học ở nhà làm nông song Phan Hoàng Điệp vẫn duy trì việc chạy mỗi ngày, vừa để rèn luyện sức khỏe vừa tham gia các giải phong trào của huyện, của tỉnh. Anh Điệp từng là vận động viên của tỉnh Lâm Đồng tham gia các giải chạy quốc gia. Vậy nhưng mỗi lần về nhà anh vẫn chạy chân trần trên đường nhựa trước nhà.

“ Một đôi giày ba ta loại rẻ nhất cũng mấy chục ngàn chỉ chạy được vài lần sẽ rách. Ngày đó tiền đâu mà mua giày nên mình cứ chạy chân không. Chạy vậy mãi rồi cũng quen”, anh Điệp nói. Nhiều bạn trẻ thích thú khi thấy anh tập luyện và xin được tập cùng. Nhìn thấy sự háo hức ấy, anh Điệp tổ chức để các bạn trẻ gần nhà cùng tập. Con số cứ tăng dần, năm 2003, Phan Hoàng Điệp thành lập Câu lạc bộ điền kinh Gia Hiệp.

Từ các video hướng dẫn trên mạng, trên tivi, anh Điệp đã tự mày mò học, thử nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật giúp các em tập luyện. Để rồi nắng cũng như mưa, dọc đèo Phú Hiệp, hay con đường mòn dẫn vào các rẫy cà phê Phan Hoàng Điệp và các em nhỏ lấy làm địa điểm nâng cao kỹ năng. Và rồi

Ở huyện Di Linh, hàng năm, đều tổ chức giải chạy, leo núi Brăh Yang. Và đội điền kinh xã Gia Hiệp vẫn luôn giành vị trí cao nhất. Người ta vẫn gọi những cô bé, cậu bé có đôi chân chạy “nhanh như gió” ấy là những chiến binh Brăh Yang. Và Phan Hoàng Điệp là người suốt 15 năm hướng dẫn, đào tạo cho những chiến binh ấy mà không nhận một đồng thù lao.

Câu Lạc bộ Điền kinh Gia Hiệp giành 3 danh hiệu vô địch tại giải Siêu Marathon Quốc tế Đà Lạt - 2019

Câu Lạc bộ (CLB) Điền kinh xã Gia Hiệp - Di Linh đã giành 3 trong tổng số 8 danh hiệu vô địch tại giải Siêu Marathon Quốc tế Dalat Ultra Trail 2019 vừa diễn ra tại thành phố Đà Lạt trong ngày 16/3 vừa qua.

Với gần 4.500 VĐV tham dự, trong đó có trên 400 VĐV nước ngoài đến từ 45 quốc gia, đây là một giải đấu mang tính cạnh tranh

rất cao với đường chạy xuyên rừng vượt đồi cực kỳ thử thách.

Giải có 4 cự ly 10 km, 21 km, 42 km, 70 km cho tất cả VĐV tham gia, mỗi cự ly như vậy có 2 giải dành cho nam và dành cho nữ.

Với chỉ 4 VĐV tham dự, CLB Điền kinh Gia Hiệp - Di Linh năm nay đã giành được 2 danh hiệu vô địch gồm vô địch cự ly 10 km nam của huấn luyện viên

Địa điểm yêu thích của đội là được tập luyện trong rừng.

Các thành viên của đội khởi động trước khi chạy.

từ những chiến thắng mang về từ các cuộc thi người ta vẫn nhắc tới Phan Hoàng Điệp và các em trong câu lạc bộ như “Những chiến binh Brăh Yang”.

Những chiến binh Brăh YangPhan Hoàng Điệp từng được

Sở VHTT tỉnh Lâm Đồng đề nghị làm trợ lý huấn luyện viên chuyên tìm và đào tạo đội trẻ ở bộ môn điền kinh. Và từ anh nhiều cái tên nổi bật như Đoàn Ngọc Hoàng giành huy chương giải trẻ, giải Báo Tiền Phong, Huỳnh Thị Trà My giành huy chương quốc gia từ lớp 7 đến lớp 12 và Nguyễn Trung Hiếu được gọi lên tập trung đội tuyển điền kinh quốc gia. ..đã dần xuất hiện và khẳng định thương hiệu.

Không chỉ dừng lại ở đó, thông qua mối quan hệ từ các cuộc thi, Phan Hoàng Điệp đã tham gia các khóa đào tạo huấn luyện viên điền kinh. Và anh đã đào tạo, hướng dẫn, giúp đỡ để các em nhỏ trong đội điền kinh Gia Hiệp khẳng định thương hiệu trong các giải đấu cấp tỉnh và quốc gia. Hơn 15 năm hoạt động, các thành viên trong đội đã đoạt hơn 300 huy chương, giải thưởng ở nhiều cấp từ địa phương đến quốc gia. Riêng từ năm 2005 đến 2012, đội đều có thành viên tham gia và đóng góp huy chương ở giải quốc gia cho tỉnh Lâm Đồng. Trong căn nhà của anh Điệp hiện giờ không còn đủ chỗ để treo các giải thưởng của cá nhân anh và của câu lạc bộ.

Đội hiện có trên 30 thành viên độ tuổi từ 11 đến 25. Các thành

viên của đội chủ yếu là học sinh. Bởi vậy việc luyện tập của các em diễn ra vào chiều tối và sáng sớm. Cung đường luyện tập của các em chủ yếu là trên đường nhựa và trong đường vào rẫy cà phê. Dù tập luyện ở địa hình và thời tiết khắc nghiệt đến mức nào, tất cả các thành viên của đội đều không mang giày.

“Đa số các em đều không phải gia đình dư dả nên khó đầu tư được những đôi giày chuyên dụng. Vì mỗi đôi giày tập chạy có giá cả triệu đồng, quá sức với các em. Còn những loại giày rẻ tiền khác, với sức tập của các em thì chỉ

khoảng năm ba ngày hư rồi nên uổng lắm”, anh Điệp phân trần lý do các thành viên của đội phải tập chạy bằng chân trần. Nhưng khó khăn đó lại trở thành thương hiệu của đội.

Giải thưởng mang về từ các cuộc thi đã giúp cho những thành viên “chuyên nghiệp” của câu lạc bộ chủ động sắm giày cho các cuộc thi tiếp. Bởi thế khi thi đấu các giải các em vẫn mang giày. “Những đôi chân không khi được xỏ vào giày như thêm sức mạnh để bứt phá. Và trong những trường hợp địa hình hay thời tiết xấu, các em chỉ cần bỏ giày ra và vẫn

chạy bình thường như leo núi Brăh Yang vậy”, anh Điệp khẳng định.

Suốt 15 năm qua, anh Phan Hoàng Điệp duy trì đội chạy liên tục mà không nhận tiền từ nguồn nào. Bởi với anh việc này chủ yếu xuất phát từ chính đam mê của anh và cũng để mấy đứa nhỏ không bị cuốn vào game, vào những trò lêu lổng. Và thực sự nơi đây đã “quyến rũ” rất nhiều em nhỏ, cho các em sức khỏe, sự tự tin, năng động, khám phá chính mình và chinh phục những giải đấu lớn. Đây cũng thực sự thành nơi trao gửi niềm tin cho nhiều bậc phụ huynh ở Gia Hiệp.

kiêm VĐV Phan Hoàng Điệp; vô địch nữ cự ly 10 km của VĐV Đào Thị Linh Nhi và vô địch cự ly 42 km nam của VĐV Đoàn Ngọc Hoàng.

VĐV duy nhất còn lại trong đội dự thi là Phạm Ngọc Quốc Việt cũng giành giải ba cự ly 21 km nam.

Tại giải này, năm 2018 CLB Điền kinh Gia Hiệp - Di Linh cũng từng đoạt 3 trong 8 danh hiệu vô địch, gồm vô địch 21 km cả nam lẫn nữ và vô địch cự ly 10 km nữ.

CLB Điền kinh Gia Hiệp - Di Linh là một CLB phong trào tại xã Gia Hiệp, Di Linh, tập hợp những người thích bộ môn này đến tập luyện hằng ngày.

VIẾT TRỌNG

Các VĐV Điền kinh Gia Hiệp - Di Linh tại giải Siêu Marathon Dalat Ultra Trail 2019 tại Đà Lạt.

11 THỨ BẢY 23 - 3 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Theo cánh hoa... TIẾP TRANG 5

... - Ờ nhớ chứ! Hồi ấy bọn mình còn đi xem dựng nhà Rông trên đồi Pò Lót và đốt đuốc cho cảnh quay ban đêm từ đèo Phya Đeng xuống, chị Blang đánh đàn Tơ rưng.

- Vâng chị Blang hồi đấy là hoa khôi. Chị lấy chồng ngoài Bắc, hiện đang sống ở Krông Ana, ta thử đến đấy hỏi thăm xem sao?

… Hết con đường trải nhựa lại đến đường đất đỏ, vượt qua những đồi cà phê lúp xúp chạy dài bên chân dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ, chúng tôi đến buôn Đur Kmau - cái tên nghe lạ lẫm khó đọc… Tôi choáng ngợp khi đứng trước ngôi làng có 5, 6 ngôi nhà sàn Ê Đê sâu thăm thẳm 8-9 gian dài phải đến hơn hai chục mét, xung quanh có gần chục cây gạo cao vút xum xuê, làm cho không gian thêm vẻ trầm mặc huyền bí. Blem bảo cây Pơ lang đấy, người Tây Nguyên thường lấy cây Pơ lang làm cọc cắm cây nêu ngày tết, sau tết cây mọc mầm chồi lên nên buôn làng nào cũng có vài cây Pơ lang.

Theo sử thi Pơ lang là loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Chuyện kể rằng ngày xưa có đôi trai gái yêu nhau tha thiết, gần đến ngày cưới trời bỗng đổ mưa to cuốn trôi cả nhà cửa, lễ cưới xuống dòng sông Sêrêpốk. Chàng trai khóc ròng rã, dân làng thương tình dựng cho cây nêu cao vút để chàng leo lên hỏi ông trời. Trước khi đi chàng trai buộc vào cổ tay cô gái dải vải đỏ 5 tua thay cho lời thề hẹn ước... Lên trời chàng trai hỏi Ngọc Hoàng sao gây mưa nắng thất thường làm khổ hạ giới. Ngọc Hoàng hỏi Thần Sấm, Thần Sấm tâu: Trần gian rộng mênh mông thần coi không xuể, xin giữ chàng trai này ở lại để trông chừng mưa nắng. Ý trời đã định chàng không thể đổi thay. Ngọc Hoàng còn cho nâng trời lên cao hơn nữa, để người hạ giới không thể lên làm phiền.

Không thấy chàng về, cô gái ngày nào cũng trèo lên cây nêu than khóc… Ngọc Hoàng nghe chuyện thương tình bèn ban cho cô gái một điều ước. Nàng thưa xin biến cây nêu thành loài hoa đỏ có rễ sâu, thân thẳng, cành

cao. Nói xong cô gái gieo mình từ trên cao xuống đất, cây nêu bỗng hóa thành cây Pơ lang. Hoa Pơ lang chính là biểu tượng của sơn nữ Tây Nguyên yêu kiều thủy chung… Theo dòng cảm xúc tôi bỗng buột miệng hát: Như cánh hoa Pơ lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên/ Tây Nguyên ơi cây rừng bao nhiêu thứ…

Đến dưới sân một ngôi nhà sàn nằm bên một gốc cây gạo cao to, Blem cất tiếng gọi: Ơ chị Blang có khách nè. Một lúc sau cánh cửa chính phía đầu hồi mở ra, người phụ nữ có thân hình thon lẳn thanh thoát với chiếc váy lửng chớm đến đầu gối bước ra ngoài hiên. Ui cha Blem! Sao mấy năm rồi mới về, chị nhớ nhiều lắm đó lên nhà đi.

Tôi theo Blem nhẹ nhàng bước lên bậc cầu thang. Căn nhà lát sàn gỗ rộng thênh thang, bốn vách thưng bằng gỗ kín mít, xung quanh trổ những ô cửa sổ hình hoa năm cánh.

Nghe có khách đến người đàn ông ngồi trên chiếc xe lăn tự mình gẩy bánh đi ra, hai chân buông thõng mềm oặt, khuôn mặt khắc khổ suy tư... nhưng vầng trán dô và cặp lông mày rậm xếch thì vẫn y nguyên ngày nào. Tôi sững sờ và thảng thốt kêu: “Anh Phình, em là Trang đây”! Người đàn ông giơ ngón tay trỏ lên trán như để lục tìm ký ức: “Trang à… Trang ở Nà Giàng à”. “Vâng Trang Nà Giàng, con chú Thời Thiết đây”. “Ôi ngọn gió nào đưa chú đến đây!”... Tôi lao vào ôm chầm lấy anh, hai người đàn ông vỗ vai vỗ lưng nhau bồm bộp, tôi muốn òa lên khóc. Hai người phụ nữ hết nhìn nhau lại nhìn chúng tôi ngơ ngác… Phảỉ chăng hơi ấm của dòng máu mủ ruột rà đã cho tôi được gặp anh suôn sẻ đến thế!

Qua giây phút bất ngờ Blem mới có dịp lên tiếng: - Anh Trang cùng học với em từ hồi ở Nà Giàng, mấy hôm vào đây công tác nhân tiện ghé thăm anh chị luôn!

Chị Blang nhìn tôi thân thiện: - Từ lâu chị đã nghe anh nhắc đến tên em, bây giờ mới được gặp. Bao lần anh chị muốn ra Bắc thăm anh em họ hàng, nhưng lần nào cũng không thành bởi sức khỏe

của anh thất thường, trí nhớ lúc tỉnh lúc không, mấy năm nay thì đôi chân liệt hẳn... Anh chị cuới nhau qua 20 mùa rẫy. Con trai lớn đã đi bộ đội đóng quân bên Lâm Đồng. Đứa thứ hai là con gái không may bị thiểu năng trí tuệ do ảnh hưởng từ bố bị nhiễm chất độc màu Da cam, cháu được nhà nước đưa vào trường nuôi dưỡng trẻ khuyết tật của tỉnh. Cuộc sống vật lộn với bao đau thương mất mát, càng làm cho anh chị thêm nặng lòng với nhau, có lẽ cũng là do duyên tiền định.

Nói đến đây chị lặng lẽ quay đi gạt dòng nước mắt, đứng dậy vào buồng trong lấy ra quyển sổ nhỏ bằng bàn tay, gáy bìa nhàu nát. Cầm quyển sổ trên tay, anh Phình bảo đây là cuốn sổ chị tặng anh nhân ngày nhập ngũ rồi anh giở trang đầu tiên cho tôi xem dòng chữ ngắn gọn:

Có thương nhau xin nhớ lời Blang 3/6/1968 Những trang tiếp theo chủ yếu

ghi chép ngày tháng, địa danh hành quân và những chuyện riêng tư, nét mực đã nhòe ra loang lổ. Lật đến trang ghi ngày 10/3/1975 với vài ký hiệu viết tắt: BMT B72 c2/198 kho Mai Hắc Đế. Anh Phình dừng lại nói với giọng trầm buồn: - Đây là ngày quân ta mở màn đánh vào Buôn Mê Thuột, Đại đội hỏa lực B72 Trung đoàn đặc công 198 có nhiệm vụ đột phá khu kho Mai Hắc Đế, mở cửa hướng Tây Bắc đánh chiếm căn cứ Sư đoàn 23 ngụy. Càng vào sâu địch càng phản kích quyết liệt, cả đại đội bị thuơng và hy sinh quá nửa, anh bị đạn pháo hất xuống hào tăng…

Mặt trời đã gần lên đến đỉnh cây gạo tỏa bóng mát xum xuê nghe rõ trên cành cao rúc rích tiếng chim gọi bầy. Hai người phụ nữ đi ra ngoài vườn nhặt rau chuẩn bị nấu cơm, tôi mới dám hỏi anh về chuyện vợ con ở quê theo đúng những lời bà chị đã nói lại. Anh bảo đấy là chuyện rắc rối phức tạp hơn cả chiến tranh. Đúng là gia đình có làm đám cưới, dù anh không đồng ý vẫn phải làm lành, phó mặc cho số phận trong vòng có 10 ngày phép. Rồi anh lại giở

quyển sổ nhật ký chỉ rõ các mốc thời gian: - Đây chú xem, ngày 20/9/1968 anh đi Nam; 26/12 vào đến Tây Nguyên… Ở nhà tháng 9 năm sau bà ấy mới sinh con thì sao có thể nói là con anh được, chuyện nầy đã làm cả nhà anh rất đau buồn. Năm 80 anh ở trại điều dưỡng về chịu tang mẹ và giải quyết việc gia đình, bà ấy khăng khăng không chịu…

Nói đến đây thì hai người phụ nữ trở về với rổ rau và bó củi trên tay. Chị Blang lượm thêm củi chất vào bếp, bếp đang đượm than hồng nên ngọn lửa bén rất nhanh reo lên phần phật. Bỗng tôi có cảm giác hình như Blem đã nói cho chị Blang biết câu chuyện về chuyến thăm của tôi. Nhưng có lẽ với bản lĩnh của một người phụ nữ từng trải chị rất bình tĩnh, chủ động và cuộc hội ngộ tự nhiên càng trở nên thân tình ấm áp. Chị tôi bắt đầu câu chuyện...

Anh chị cũng học với nhau ở Nà Giàng, giữa năm anh đi bộ đội thì cuối năm chị đi học Trường Y. Ra trường được phân công theo một trạm phẫu thuật tiền phương vào miền Nam, cùng ở chiến trường Tây Nguyên nhưng cũng chỉ gặp nhau qua thư từ… Ngày 12/3/1975 (tức là 2 ngày sau trận đánh mở màn), trạm phẫu thuật chật ních thương binh. Khi đưa anh Phình vào chị không thể nhận ra, vì từ đầu đến ngực quấn băng trắng toát trong trạng thái mê man bất tỉnh, người ta bảo anh mới được bới lên từ dưới đất. Ba ngày sau anh mới mở mắt và được tháo băng, nhận ra anh chị đã khóc…

Những năm sau giải phóng Trạm phẫu thuật chuyển thành Trung tâm điều dưõng thương binh, anh bị chấn thương sọ não nặng được giữ lại ở trại. Mấy năm đầu cứ ngơ ngơ ngác ngác không biết gì, đến năm 79 mới dần bình phục. Năm 1980, anh ra Bắc, một tháng sau trở về cứ thẫn thờ như người mất hồn, hóa ra là vì chuyện gia đình... Cấp trên cho phép chị đưa về phòng riêng chăm sóc, một năm sau thì làm lễ cuới, đám cưới đơn giản được tổ chức ngay trong trại. Năm 90 chị được nghỉ chế độ mới lại đưa nhau về quê đây. Ngôi nhà

này cũng do anh em ở trại và bà con trong buôn giúp làm... Lặng đi một lúc chị mới nói tiếp: - Em về ngoài ấy cho anh chị hỏi thăm và xin lỗi bà con cô bác, anh em họ hàng. Đi qua chiến tranh có muôn vàn đau thương mất mát, gây ra bao cảnh chia ly, nhưng cũng làm cho nhiều nguời biết cảm thông chia sẻ và gần gũi nhau hơn…

Cả bốn chúng tôi đều cúi đầu tỳ hai tay gục lên đầu gối im lặng chỉ có tiếng ngọn lửa reo phần phật vô tư… Bất giác tôi ngẩng lên nhìn Blem, như một luồng điện vô hình cô cũng ngước lên nhìn tôi rất nhanh, rồi cúi xuống nhúc nhắc những thanh củi đang lụi dần gẩy nhẹ vào bếp. Trong ánh lửa đôi má Blem ửng hồng… Hình ảnh đêm cuối thu lại hiện về với cây cầu nhỏ bắc ngang con suối Nà Giàng. Cây cầu được gắn biển mang tên Công trình kết nghĩa Bắc - Nam do Trường Dân tộc Miền Nam dựng làm kỷ niệm trước khi về Nam. Trên cây cầu ấy chúng tôi đã trao cho nhau những nụ hôn nồng nàn cháy bỏng với bao lời ước hẹn…

Chiều về Blem đưa tôi ra bên dòng sông Sêrêpốk, bên kia doi cát giữa dòng sông có cả một rừng cây Pơ lang. Lại đúng tháng ba, ở ngoài Bắc quê tôi lúc này hoa gạo vẫn đang nở đỏ. Còn ở đây hoa đỏ đã rụng hết, nhưng diệu kỳ thay thứ hoa tượng trưng cho tình yêu ấy như luôn muốn nở hết mình. Hoa đỏ rụng đi vẫn còn kết lại những bông gòn trắng phau trên cành lá biếc. Một cơn gió nhẹ khiến những chùm bông gòn bay lất phất như phủ một màn sương giăng trên dòng sông lấp loáng nắng chiều.

Blem lại khe khẽ hát: Anh ơi em sẽ là Pơ lang hoa đẹp nhất, thứ hoa buôn làng quý… Tây Nguyên này bao nhiêu cô gái đều là hoa Pơ lang?

Tôi lặng nhìn theo doi cát giữa dòng sông, nơi mấy đứa trẻ thơ ríu rít tranh nhau nhặt bông gòn, quê tôi gọi là bông gạo. Bông gạo trắng muốt mịn màng, các cô gái vẫn hay lấy về nhồi làm gối bông tặng người yêu.

Trại sáng tác Đà Lạt tháng 3/2019

Tôn vinh niềm hạnh phúc... TIẾP TRANG 7

... ngành văn hóa thực hiện trên 12.000 m2 băng rôn, hơn 10.000 phướn các loại; tổ chức 75 buổi tuyên truyền cổ động xe loa lưu động, trên 150 buổi văn nghệ phục vụ khoảng 200 nghìn lượt khán giả; in trên 16.936 cuốn tài liệu tuyên truyền, 47.315 tờ gấp, nhân bản 1.740 đĩa tuyên truyền; mở 7 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình cho trên 900 lượt cán bộ làm công tác gia đình cấp cơ sở; các ngành, địa phương đã tổ chức 55 buổi mít tinh, 2.681 hội nghị, hội thảo và 6 hội thi, liên hoan...

Có thể nói, các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức của các giai cấp trong xã hội về giá trị của “hạnh phúc gia đình”, về vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác gia đình;

về quyền nghĩa vụ của gia đình; về kỹ năng sống, cách tổ chức cuộc sống gia đình và xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, tăng cường hiệu quả công tác giáo dục về gia đình, từ đó mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Để Ngày Quốc tế Hạnh phúc thực sự đi vào đời sống, mọi cán bộ, đảng viên và Nhân dân hãy chung sức, đồng lòng tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo; đặc biệt quan tâm tới khu vực đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tới các đối tượng chính sách... Kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp gia đình Việt Nam, sẻ chia và giúp đỡ để mọi gia đình, mọi người thực sự hạnh phúc trong cuộc sống hôm nay...

Trình UNESCO hồ sơ “Nghệ thuật Xòe Thái” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ “Nghệ thuật Xòe Thái” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để gửi hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2019.

Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa

truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam trong các lễ hội cộng đồng, tang ma, các cuộc liên hoan văn nghệ, kết bạn, giao lưu… được trao truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn qua hàng trăm năm với nhiều hình thái khác nhau.

Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Sản phẩm gốm không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm được giữ gìn và bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm.

Theo TTXVN

THỨ BẢY 23 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Góc ảnh đẹp

Tuổi hoa. Ảnh: Nguyễn Văn Thương

VIỆT THUẬN - GIA KHÁNH

Từ đam mê đến cải thiện sức khỏeLà người đưa thể dục dưỡng

sinh (TDDS) về với xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, bà Đàm Thị Loan (66 tuổi), người Thôn 2, xã Lộc Phú, Bảo Lâm nhớ lại “Tôi bắt đầu thấy hứng thú sau khi coi một chương trình về bộ môn này phát trên tivi, thế là tò mò, tìm kiếm trên mạng và bắt đầu học theo”.

Năm 2013, Bà Loan thành lập Câu lạc bộ TDDS xã Lộc Phú, ban đầu chỉ có 9 thành viên. Tuy nhiên, đến nay nhờ sự vận động tích cực từ các hội viên, con số ấy đã lên tới 30 người, chia thành 2 nhóm luyện tập thường xuyên hằng ngày.

Thế là, đều đặn cứ 6-7 giờ tối, dưới màn đêm, trên sân vận động của xã, đôi lúc là sân nhà của các hội viên, lại vang lên tiếng nhạc êm dịu cùng tiếng nói cười rộn rã của những người lớn tuổi. Với họ, ngoài niềm vui cùng con cháu lúc tuổi già, sân chơi này là dịp được gặp gỡ, nói chuyện, bầu bạn cùng nhau.

Nhưng không chỉ có niềm đam mê, một lý do khác đưa nhiều người đến với dưỡng sinh, đó là khả năng chữa bệnh của nó. “Tôi bị bệnh thoái hóa xương khớp từ cách đây gần chục năm, vậy mà, khi tập dưỡng sinh khoảng 2 tháng, mọi triệu chứng bỗng đỡ đi hẳn, xương khớp trơn tru”, bà Loan chia sẻ.

Không chỉ có giới nữ luyện tập, dưỡng sinh đã thu hút cả giới nam, không ít thành viên nam gia nhập CLB. “Thể dục dưỡng sinh là bộ môn dành cho tất cả mọi người, không kể nam hay nữ”. ông Trần Văn Tiến (58 tuổi), người Thôn 1 - xã Lộc Phú tươi cười.

Cũng giống bà Loan, ông Tiến cũng bị đau xương khớp trước đó khá lâu, nhưng khi tham gia tập dưỡng sinh, ông thấy bệnh tật giảm hẳn, người khỏe ra, thoải mái hơn nhiều. Cũng thật thú vị khi người động viên ông Tiến tham gia lại chính là

Chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây, phong trào thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi ở Bảo Lâm đã phát triển nhanh chóng. Đây không chỉ là nơi để rèn luyện sức khỏe, mà còn là “chốn” bầu bạn cho mọi người.

Thể dục dưỡng sinh người cao tuổi phát triển nhanh ở Bảo Lâm

Đội tuyển TDDS huyện Bảo Lâm với nòng cốt là các thành viên của CLB Dưỡng sinh Lộc Phú đang biểu diễn tại Liên hoan TDDS truyền thống mở rộng Nhà Văn hóa Lao động Lâm Đồng lần thứ 2 - 2019.

vợ ông, cũng là một thành viên trong CLB thể dục dưỡng sinh của xã. Sáng nào cũng vậy, hai vợ chồng ông Tiến lại ra sân nhà dành ra 20 phút để tập luyện, tối lại cùng nhau lên nhà văn hóa thôn tập chung cùng anh chị em trong hội. Có lẽ nhờ vậy, dù ở cái tuổi ngũ tuần nhưng ông bà vẫn mang những nét nhanh nhẹn, trẻ trung của lớp trẻ.

Một thành viên tích cực khác của CLB TDDS người cao tuổi Lộc Phú chính là bà Nguyễn Thị Quýt, 65 tuổi, người Thôn 4. Nhà bà Quýt canh tác gần 5ha cà phê, trồng xen tiêu, công việc nhà nông bận rộn là thế, nhưng bà vẫn dành ra thời gian để đi tập luyện cùng các thành viên trong CLB. Cứ 3 giờ chiều mỗi ngày bà lại đi chơi bóng chuyền hơi, 7 giờ tối lại tiếp tục lên đường đi tập dưỡng sinh.

Với bà Quýt, không chỉ là niềm vui, là sức khỏe mà dưỡng sinh còn là một nơi để chia sẻ, gắn bó mọi người trong CLB với nhau. “Từ khi thành lập đến nay, bao nhiêu năm rồi, thế nhưng, chị em chưa từng có xích mích với nhau một lời” - bà Quýt vui vẻ.

Sự hỗ trợ tích cựcNhận thấy những ưu điểm

của TDDS, đồng thời với mong muốn tạo ra sân chơi cho người cao tuổi, ngành chức năng huyện Bảo Lâm đã có những bước hỗ trợ tích cực để phong trào nơi đây ngày càng phát triển.

Đến nay dưỡng sinh đã lan ra rất nhiều xã trong huyện Bảo Lâm như Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thắng, Lộc Nam, Lộc Ngãi và tất nhiên trong đó có CLB TDDS

xã Lộc Phú. Những năm gần đây, huyện

Bảo Lâm đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện tổ chức các giải TDDS cho người cao tuổi hằng năm, thông qua đó, tuyển chọn những thành viên xuất sắc của các CLB trong huyện để thành lập đội tuyển đại diện cho Bảo Lâm tham dự các giải tỉnh. Nòng cốt cho đội tuyển này chính là CLB TDDS xã Lộc

Phú và bà Đàm Thị Loan - Chủ nhiệm CLB cũng chính là đội trưởng của đội tuyển huyện.

Dù mới tham gia biểu diễn giải tỉnh gần đây nhưng đội tuyển TDDS Bảo Lâm đã giành không ít thành tích. Như tại Liên hoan TDDS Người cao tuổi do tỉnh tổ chức gần đây tại Bảo Lộc, đội tuyển TDDS Bảo Lâm đã giành Huy chương vàng. Tại Liên hoan TDDS truyền thống mở rộng

do Nhà Văn hóa Lao động Lâm Đồng tổ chức trong đầu tháng 3 vừa qua, CLB Dưỡng sinh Bảo Lâm cũng biểu diễn rất ấn tượng.

Cũng nói đến tinh thần rất cao của các thành viên trong đội tuyển TDDS Bảo Lâm một chút. Đến với sân chơi của nhiều giải tỉnh này, như ông Đỗ Công Uy, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Lộc Phú cho biết hầu như tất cả các thành viên khi đi thi đều tự bỏ tiền túi ra trang trải, từ chỗ ăn chỗ ở, trang phục, sinh hoạt, huyện chỉ hỗ trợ xe cộ đi lại. “Được như thế cũng tốt rồi, mọi người trong đội đều vui vẻ, hăng hái, nhiệt tình, ai ai trong đội cũng vui vẻ tham gia, cũng muốn được đi thi” - ông Uy nói.

Gần đây, để giúp đỡ lẫn nhau, các CLB TDDS của huyện Bảo Lâm còn vận động xây dựng quỹ, cho hội viên khó khăn vay lãi suất thấp (chỉ 1%), tiền lãi suất hằng tháng dùng để trang trải một phần hoạt động của CLB.

Có thể thấy, thể thao không chỉ dành cho người trẻ, những thành viên cao tuổi của các CLB TDDS tại huyện Bảo Lâm đã cho thấy “đam mê thể thao không giới hạn ở tuổi tác”. Với những người cao tuổi này, niềm vui, sức khỏe dường như lại bắt đầu từ thể thao.