223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai,...

10
131 Hoa K223,2 27,2 Nht 69,2 8,4 Trung Quc 53 6,5 ….Canada(9è) 22,4 2,7 Thế gii 822,2 100% Internet Sngười sdng (triu) %thế gii Hoa k185 20 Trung Quc 100 10,7 Nht 78 8,4 …Canada(12è) 20 2,2 Thế gii 935 100 (Source : World Almanac 2006, p. 380, 377 ) Sn lượng ca Trung Quc năm 2002 (so vi sn lượng ca thế gii) Máy kéo 85% Đồng h75% Đồ chơi 70% Pénécil line 60 % Máy nh 55% Vi tính 50% Máy điu hòa không khí 30% TV 29 % Máy git 24% Tlnh 16% Bàn ghế 16% Thép 15 % (Source : La Chine nouvelle. Paris : Petite encyclopédie Larousse, 2006, p. 8) Mi bn tâm ln ca Trung Quc là du ha và chiến tranh lnh hay nóng vi Hoa Kslà vn đề ny. Tuy stiêu thdu ca người Trung Quc chbng 1/12 dân M, nhưng vì sdtrca Trung Quc quá ít, mà dân li đông và nhu cu knghhóa nhiu, Trung quc phi nhp cng mt phn ba sdu tiêu th. Mi ngày, Trung Quc tiêu th6,7 triu barils, chiếm 8% slượng du thô trên thế gii ( mc tiêu thhng nhì sau Hoa Kvi 20,5 triu barils mi ngày). Để bo vđường tiếp liu du tcác nước cung cp du cho Trung Quc (25% tChâu Phi v60% tVùng Vnh), Trung Quc đã quan hvi các quc gia lân bang (Pakistan, BanglaDesh, Min Đin, Mã Lai, Cambodge) để thiết lp mt hthng căn csâu chui (collier de perles). Ngoài ra, Trung Quc đã thiết lp mt hthng dn khí đốt dài 50 000km tTrung Á và Nga đến các thành phknghmin duyên hi. Thiếu du ha, người dân và gii công nghsdng than đá để cung cp năng lượng (sn xut 1,3 ttn mi năm, hng nht thế gii). Than và du ha là hai nguyên liu cc kô nhim. Trung Quc mi năm thi ra trong không khí 1 ttn ơxyde de carbone, chiếm 14% skhí ô nhim, đứng hàng thhai thế gii trong hàng các quc gia to ô nhim, dĩ nhiên sau Hoa K(1,6 t).Tình trng ny là mt him ha không nhng cho Trung Quc (trong s20 thành phô nhim nht thế gii, 16 Trung Quc) mà cho cnhân loi. Tiếc thay, Trung Quc không tham dvào tha ước Kyoto nên thế gii đành bt lc. Nhng vn đề ln ca Trung Quc hng bước tiến kinh tế nhy vt và nhng công trình phát trin htng cơ sđại qui mô ca Trung quc thc ra không phn nh sc mnh toàn din ca Trung Quc. Orville Schell, khoa trưởng đại hc Californie Berkley, chuyên viên vcác vn đề Trung Quc đã cho rng nước Tàu tim n nhng khó khăn nan gii và nhng khó khăn ny càng ngày càng chng cht.Tuy là nhng khó khăn ni ti, nhưng nhng bế tc hay trì trtrong gii pháp sto nên nhng khng hong ni b, và vì lTrung Quc có nhiu liên hkinh tế địa chính trvi hoàn cu, thế gii sbliên ly theo nhng khng hong ca nướcTàu. Mc dù vi nhng kết qungoi thương ngon mc, cơ chế chính tr, tchc kinh tế và xã hi ca Trung Quc, theo tp chí « Foreign Policy » thì năm 2005, Trung Quc vn còn là mt quc gia đang phát trin, được xếp hng 54 trên thế gii da vào các tiêu chun như hi nhp vi nn kinh tế thế gii, hp tác vi các tchc quc tế, tiếp cn vi các phương tin truyn thông hin đại. Bng xếp hng ca Chương trình phát trin Liên Hip Quc (Programme des Nations unies pour le développement humain (PNUD) còn thi hơn. Đem nhc thân ngăn cn – bánh xe xích bo quyn Mong tdo nhân loi- dân chhóa địa cu (Thiên An Mn 6/1989) Trung quc căn bn vn là mt nước Cng Sn Tht là hoang tưởng hay ngây ngô, trước mt sthành ququi mô ca chánh sách mca để quên đi cái bn cht Cng Sn ca Trung Quc. Sđảng viên Cng Sn, ngay trong thi mca vn gia tăng hng năm . - Năm 1921 : 57 (trong ln Đại hi thành lp đảng CS Trung hoa) - Năm 1945 : 1,2 triu - Năm 1956 : 10 triu N

Transcript of 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai,...

Page 1: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

131

Hoa Kỳ 223,2 27,2 Nhựt 69,2 8,4 Trung Quốc 53 6,5 ….Canada(9è) 22,4 2,7 Thế giới 822,2 100% Internet Số người sử dụng

(triệu) %thế giới

Hoa kỳ 185 20 Trung Quốc 100 10,7 Nhựt 78 8,4 …Canada(12è) 20 2,2 Thế giới 935 100 (Source : World Almanac 2006, p. 380, 377 ) Sản lượng của Trung Quốc năm 2002 (so với sản lượng của thế giới) Máy kéo

85% Đồng hồ

75% Đồ chơi 70% Pénécilline

60%

Máy ảnh

55% Vi tính

50% Máy điều hòa không khí

30% TV 29%

Máy giặt

24% Tủ lạnh

16% Bàn ghế 16% Thép 15%

(Source : La Chine nouvelle. Paris : Petite encyclopédie Larousse, 2006, p. 8)

Mối bận tâm lớn của Trung Quốc là dầu hỏa và chiến tranh lạnh hay nóng với Hoa Kỳ sẽ là vấn đề nầy. Tuy số tiêu thụ dầu của người Trung Quốc chỉ bằng 1/12 dân Mỹ, nhưng vì số dự trử của Trung Quốc quá ít, mà dân lại đông và nhu cầu kỹ nghệ hóa nhiều, Trung quốc phải nhập cảng một phần ba số dầu tiêu thụ. Mỗi ngày, Trung Quốc tiêu thụ 6,7 triệu barils, chiếm 8% số lượng dầu thô trên thế giới ( mức tiêu thụ hạng nhì sau Hoa Kỳ với 20,5 triệu barils mỗi ngày). Để bảo vệ đường tiếp liệu dầu từ các nước cung cấp dầu cho Trung Quốc (25% từ Châu Phi vả 60% từ Vùng Vịnh), Trung Quốc đã quan hệ với các quốc gia lân bang (Pakistan, BanglaDesh, Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de perles). Ngoài ra, Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống dẩn khí đốt dài 50 000km từ Trung Á và Nga đến các thành phố kỹ nghệ ở miền duyên hải.

Thiếu dầu hỏa, người dân và giới công nghệ sử dụng than đá để cung cấp năng lượng (sản xuất 1,3 tỉ tấn mỗi năm, hạng nhứt thế giới). Than và dầu hỏa là hai nguyên liệu cực kỳ ô nhiểm. Trung Quốc mổi năm thải ra trong không khí 1 tỉ tấn ơxyde de carbone, chiếm 14% số khí ô nhiểm, đứng hàng thứ hai thế giới trong hàng các quốc gia tạo ô nhiểm, dĩ nhiên sau Hoa Kỳ (1,6 tỉ).Tình trạng nầy là một hiểm họa không những cho Trung Quốc (trong số 20 thành phố ô nhiểm nhứt thế giới, 16 ở Trung Quốc) mà cho cả nhân loại.

Tiếc thay, Trung Quốc không tham dự vào thỏa ước Kyoto nên thế giới đành bất lực. Những vấn đề lớn của Trung Quốc

hững bước tiến kinh tế nhảy vọt và những công trình phát triển hạ tầng cơ sở đại qui mô của Trung quốc thực ra không phản ảnh sức

mạnh toàn diện của Trung Quốc. Orville Schell, khoa trưởng đại học Californie

ở Berkley, chuyên viên về các vấn đề Trung Quốc đã cho rằng nước Tàu tiềm ẩn những khó khăn nan giải và những khó khăn nầy càng ngày càng chồng chất.Tuy là những khó khăn nội tại, nhưng những bế tắc hay trì trệ trong giải pháp sẽ tạo nên những khủng hoảng nội bộ, và vì lẽ Trung Quốc có nhiều liên hệ kinh tế và địa chính trị với hoàn cầu, thế giới sẽ bị liên lụy theo những khủng hoảng của nướcTàu.

Mặc dù với những kết quả ngoại thương ngoạn mục, cơ chế chính trị, tổ chức kinh tế và xã hội của Trung Quốc, theo tạp chí « Foreign Policy » thì năm 2005, Trung Quốc vẫn còn là một quốc gia đang phát triển, được xếp hạng 54 trên thế giới dựa vào các tiêu chuẩn như hội nhập với nền kinh tế thế giới, hợp tác với các tổ chức quốc tế, tiếp cận với các phương tiện truyền thông hiện đại. Bảng xếp hạng của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (Programme des Nations unies pour le développement humain (PNUD) còn tệ hại hơn.

Đem nhục thân ngăn cản – bánh xe xích bạo quyền

Mong tự do nhân loại- dân chủ hóa địa cầu (Thiên An Mộn 6/1989)

Trung quốc căn bản vẫn là một nước Cộng Sản Thật là hoang tưởng hay ngây ngô, trước một

số thành quả qui mô của chánh sách mở cửa để quên đi cái bản chất Cộng Sản của Trung Quốc.

Số đảng viên Cộng Sản, ngay trong thời mở cửa vẫn gia tăng hằng năm.

- Năm 1921 : 57 (trong lần Đại hội thành lập đảng CS Trung hoa) - Năm 1945 : 1,2 triệu - Năm 1956 : 10 triệu

N

Page 2: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

132

- Năm 1978 : 35 triệu (lúc Đặng Tiểu Bình bắt đầu chánh sách mở cửa) - Năm 1998 : 58 triệu - Năm 2005 : 70 triệu Giới lãnh đạo trung ương đảng, tuy đa số thế

hệ thứ tư là thành phần trí thức (Mao, thế hệ thứ nhứt, Đặng Tiểu Bình, thứ hai, Giang Trạch Dân =Jiang Zemin, thứ ba): chủ tịch Hồ cẩm Đào (Hu Jintao) là kỷ sư thủy học, thủ tướng Ôn gia Bảo (Wen JiaBao) là kỹ sư địa chất, phó thủ tướng Wu Bangguo là kỹ sư điện, nhưng cấp lãnh đạo, cán bộ chánh quyền địa phương vẫn là những thành phần ít học, bảo thủ, trung kiên với cung cách Mao, do đó nạn cường hào ác bá, phép vua thua lệ làng là một trở ngại lớn trong mọi cuộc cải tổ.

Tham nhũng là một tệ nạn quốc gia « làm thất thoát công quỹ từ 1,5% đến 5% sản lượng quốc gia », theo một báo cáo của OCDE năm 2005. Trong vòng 10 năm, chánh quyền đã điều tra 500 000 vụ tham nhũng, và chỉ năm 2003, tham nhũng liên can đến 1500 xí nghiệp ngoại quốc, 8000 viên chức chánh phủ bị kết án, nhưng 6500 bỏ trốn ra ngoại quốc hay biệt tích và hàng tỉ mỹ kim thoát ra ngoại quốc dưới hình thức biển thủ hay rửa bạc (blanchiment d’argent). Tham nhũng bành trướng ở mọi cấp, mọi lãnh vực, được bao che, và chỉ có 6,6% đảng viên phạm pháp bị trừng trị.(La Chine nouvelle, p.82)

Đó là hình thức tham nhũng đại qui mô, quốc tế. Một hình thức tham nhũng kiểu khủng bố, chèn ép do các sứ quân ở địa phương là hình thức phổ quát, làm trì trệ hay tan nát các doanh nghiệp, doanh thương ở khắp địa phương. Trung Quốc mãi mãi là quốc gia chậm tiến về kinh tế và dân chủ nếu tệ nạn nầy không được giải quyết. Chỉ cần đan kể vài trường hợp điển hình.

Tủ lạnh hiệu Kelon

Pan Ning và Wang Gusdan là hai nhà kinh doanh ở huyện San Đầu (Shantou) được chánh quyền địa phương giúp đỡ để thành lập một công ty làm tủ lạnh có tên là Kelon. Vì lẽ người Trung Hoa thường đặt tủ lạnh ở phòng khách để tạo ấn tượng sang giàu,

Kelon tạo ra những hình dạng tân kỳ nên chỉ trong vòng 6 năm, từ một công ty nhỏ đứng hàng thứ 42 trở nên công ty lớn nhứt của Trung Quốc giao thương với Hong Kong và Đài Loan. Nhưng đến cuối thập niên 1990, chính quyền tỉnh Quảng Đông cưởng bách Kelon phải mua một công ty quốc doanh sản xuất máy điều hòa không khí đang hồi suy sụp với một giá cắt cổ. Pan và Wang từ chối nên các quan chức Quảng Đông ép các cổ phần viên sa thải Pan và Wang và thay thế bằng một công chức đảng viên. Sau đó không lâu, Kelon khánh tận.

Một thí dụ khác để chứng minh sự can thiệp độc đoán của tập quyền nhà nước làm suy yếu công ty và đưa đến sự di chuyển công ty ra nước ngoài để tránh áp lực. Haier là công ty làm đồ điện gia dụng hàng đầu của Trung Quốc, đối thủ của công ty Maytag . Khi Zang Ruimin, một doanh gia nổi tiếng của Trung Quốc nắm quyền điều khiển công ty thì Haier đang ở trong một tình trạng bệ rạt đến nỗi công nhân tiểu tiện ngay trên sàn nhà máy. Zhang đã đưa công ty lên hàng quốc tế, áp dụng những phương thức quản trị xí nghiệp của Tây phương như tưởng thưởng các quản trị viên bằng cổ phần để tăng hiệu năng. Chánh quyền tỉnh Thanh Đảo tước quyền làm chủ của Zang, cấm đoán việc tưởng thưởng, khiến công ty phải dời qua Hong Kong như công ty Legend (nay là Lenovo). Nếu không có sự thu hồi Hong Kong, Trung Quốc đã mất hai công ty có tầm vóc quốc tế.

Tình trạng phân cách, tranh chấp giữa xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư nhân, giữa xí nghiệp thành phố, huyện, tổng, làng, giữa xí nghiệp hỗn hợp chính phủ và ngoại quốc, giữa chánh phủ và Trung kiều ( hiểu nghĩa như Việt kiều), xí nghiệp “ma” (đóng cửa, mở cửa liên hồi với các nhản hiệu khác nhau) cộng thêm những tham nhũng và khủng bố kinh tế của các quan chức lãnh đạo đảng là mặt trái của sự phát triển kinh tế hỗn độn mà một phần ba cơ sở kinh tế Trung Quốc còn phải gánh chịu. Cơn sóng ngầm đang vận chuyển, tsunami sẽ đến không biết lúc nào. !!! Ngân hàng quốc doanh

Dù cho có 1000 tỉ mỹ kim ngoại tệ , Trung Quốc vẫn không được xem là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa theo phương thức Âu-Mỹ, bởi lẽ chánh phủ hoàn toàn kiểm soát hệ thống ngân hàng và toàn bộ tiết kiệm của người dân. Mặc dù Trung Quốc đã mở cửa đón nhận đầu tư của tư bản ngoại quốc, nhưng vết tích của nền kinh tế quốc doanh vẫn còn tồn tại và chánh phủ kiểm soát 64% cổ phần các xí nghiệp trên thị trường chứng khoán. Quản trị ngân hàng theo kiểu kho bạc giữ tiền, số người mắc nợ gia tăng, ngân hàng quốc doanh từ địa phương đến trung ương thường không đủ

Page 3: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

133

tiền để cho vay hay vỡ nợ vì người vay không tiền để trả.

Các ngân hàng quốc doanh lại là trung tâm của tham nhũng bởi lẽ các doanh thương phải tùy thuộc vào ơn mưa móc của các người quản trị ngân hàng, dĩ nhiên là bè phái đảng viên. Đó cũng là mầm mống của những thanh toán chính trị từ địa phương đến trung ương.

Dưới danh nghĩa cho vay chính trị (prêts politiques), tại Trung Hoa có một loại ngân hàng chính trị (3 đại ngân hàng thành lập năm 1995) để tài trợ các công ty và các dự án mang màu sắc chính trị. Dĩ nhiên, đó là một loại ăn cướp công quỹ hay tham nhũng được hợp thức hóa và kết quả là năm 2003, tỉ lệ người giựt các ngân hàng quốc gia là 21%, nhưng theo các nhà tài chánh Tây phương tỉ lệ nầy phải lên đến 40-50% .

( La Chine à l’aube du 21è siècle, p. 48). Những vụ tố cáo, cầm tù những cấp lãnh đạo

cao cấp phe ta hay phe địch với những số tiền khổng lồ (năm 2005 Lại Xương Tinh ở Hạ Môn với 6 tỉ mỹ kim, tháng 9/2006, Trần Lương Vu, 400 triệu) là chuyện thường tình trong chính trường, chiến trường nội bộ của Tàu đỏ (Việt đỏ cũng đang cạnh tranh với đàn anh trong lãnh vực nầy).

Trước tình trạng nghiêm trọng nầy, Trung Quốc phải cải thiện hệ thống ngân hàng để giữ niềm tin cho giới kinh doanh ngoại quốc. Năm 2004, nhà nước phải bỏ vô 85 tỷ mỹ kim cho 3 (trong 4) ngân hàng quốc gia và giao cho một cơ quan điều hợp tên là CBRC (China Banking Regularity Commission) mới thành lập năm 2003 để giám sát. Và dưới áp lực của giới đầu tư, Đại Hội đảng lần thứ 16 năm 2002 đã phải chấp nhận cho ngân hàng ngoại quốc được thành lập trên lãnh thổ Trung Quốc và tự do ngân hàng sẽ toàn diện năm 2007. Tương lai ngân hàng và tiền tệ Trung Quốc sẽ đi về đâu, những tờ trình của Ngân Hàng Thế giới sẽ cho biết rõ. Bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng

Bất bình đẳng kinh tế giữa thành thị và thôn quê, giữa người giàu và người nghèo càng thêm trầm trọng. 800 triệu dân ở thôn quê vẫn còn sống cuộc đời cơ cực, mà cuộc đổi mới kinh tế chẳng những không đem lại cho họ chút gì cải thiện mà còn bần cùng hóa họ hơn.

Năm 2003, lợi tức trung bình của một người dân ở nông thôn (2622 yuans =350MK) chỉ bằng một phần ba lợi tức của dân thành phố (8500 yuans = 1000 MK) và chưa tới một phần mười của những thành phố kỹ nghệ ở duyên hải Hoa Nam (4000 - 5000MK). Sự bất mãn của dân quê vì nạn tham nhũng, bị mất đất canh tác vì bị trưng dụng để thiết lập nhà máy, xây cao ốc, nguồn nước uống bị ô

nhiểm vì hóa chất kỹ nghệ đã khiến năm qua có 3,5 triệu nông dân biểu tình, nổi loạn mà chánh quyền phải dùng võ khí để đàn áp.

Từ khi có chánh sách cởi mở kinh tế năm 1979, vì nhu cầu kỹ nghệ hóa, xây dựng thêm hạ tầng cơ sở, phát triển đô thị, Trung quốc mất mỗi năm một triệu mẫu đất canh tác. Mặt khác, đất đai bị cằn cỗi vì cực canh, soi mòn và việc gia tăng phân bón hóa học càng làm suy hóa thêm đất đại, phá hủy mạch nước ngầm. Hiện tượng sa mạc hóa ở Hoa Bắc và Nội Mông , đe dọa cả Bắc kinh làm mất thêm đất đai canh tác.

Trong vòng ba mươi năm cuối của thiên kỷ, diện tích đất bị sa mạc hóa tăng từ 1000 km2 đến 2500km2.

Trong những điều kiện như vậy, nông thôn chỉ cần 100 triệu nông dân thay vì 500 triệu như hiện có. Nếu kể 100 triệu nông dân đã di cư lên thành phố để kiếm việc làm, đa số sống vất vưởng bên cạnh các cao ốc hay làm những nghề nặng nhọc với đồng lương chết đói, nông thôn Trung Quốc hiện có 300 triệu nông dân dư thừa. Dân số Trung Quốc gia tăng, nhu cầu ngũ cốc và thịt gia súc cũng gia tăng ( trung bình mỗi người Trung hoa tiêu thụ mỗi năm 73kg thịt, gia tăng 73% so với năm 1993) và vì gia súc cũng cần nuôi bằng ngũ cốc, từ năm 2000 đến 2005, số ngũ cốc sản xuất của Trung Quốc ít hơn số tiêu thụ. Đây là một niềm lo ngại lớn cho thế giới, vì chỉ cần một hai năm thiên tai (hạn hán, lụt lội), giá ngủ cốc trên thế giới sẽ tăng vọt và hiểm họa đói hay thiếu ăn của nhiều nước là điều không tránh khỏi.(L’état du planète 2006, p.28)

Hệ thống ngân hàng Trung Cộng

Tại các thành phố, tình trạng cũng không khả quan hơn. Các xí nghiệp quốc doanh vì thua lỗ phải lần lượt đóng cửa, sa thải nhân công, gia tăng thêm đội ngũ thất nghiệp trong số 100 triệu nông dân di cư lên ở thành phố. Chỉ trong năm 2003, chánh phủ đóng cửa 305 000 xí nghiệp, đưa đến 27 triệu người thất nghiệp. Trong số xí nghiệp còn lại, Bộ trưởng Lao Động tuyên bố là có độ 20% nhân viên không cần thiết mà phải trả lương,Trong khi đó, mỗi năm Trung Quốc thiếu từ 12

Page 4: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

134

đến 15 triệu nhân công thiện nghệ để đáp ứng với nhu cầu kỹ nghệ. (La Chine à l’aube du 21è siècle, p.44)

Hỗn loạn xã hội là điều tất nhiên vì người bất mãn, biểu tình, nổi loạn thuộc mọi giới, mọi nơi. Mỗi năm Trung Quốc gia tăng hơn 10 triệu người. Nói hơn, vì không có một con số xác đáng bởi lẽ những tài liệu của Trung Quốc và Tây phương không đống nhứt con số. Thống kê Tàu cũng như các nước Cộng Sản chỉ có tính cách ước lệ. Nước Tàu có thể có dân số từ 1,4 đến 1,5 tỉ,nhiều nhà nhân chũng phỏng định.Tuy luật lệ cho phép vợ chồng chỉ có 1 con và ngoại lệ 2 con khi cả hai vợ chồng đều là con một, nhưng tại thôn quê, chánh quyền làm ngơ chuyện nầy và dân khá giả ở thành phố không sợ những biện pháp trừng phạt ( không được có bằng lái xe, phạt 15 000 yuans).

Chánh sách dân số của Trung Quốc tiềm ẩn những hậu quả xã hội. Vì trai thừa, gái thiếu (100 gái, 107 trai) nhiều người phải sống độc thân (theo các nhà nhân chủng Trung Quốc, đến năm 2020, Trung Quốc có 40 triệu trai không kiếm được vợ).Tỉ lệ người già gia tăng, hiện nay có độ 97 triệu (7,5% dân số) và đến năm 2020 sẽ tăng lên 11,7% là một trở ngại lớn cho kinh tế (dân số họat động giảm) và hệ thống an sinh.

Chế độ hưu bổng Trung Quốc Tuổi về hưu:phụ nữ :50 tuổi; đàn ông : 55t;

công chức:60t. Chế độ hưu bổng chánh thức đưọc thành lập

năm 1997, do chánh phủ, sở làm, cá nhân đóng góp, nhưng thực tế chỉ có 116 triệu người được hưởng qui chế hưu bổng., đa số là công chức.Tại các tỉnh phía Tây và phía Bắc, cha mẹ từ 60 tuổi trở lên được chánh phủ phát mỗi năm 600 yuans (75MK) (La Chine nouvelle, p. 54-55) Quyền làm người Trung Quốc

Vài con số và sự kiện tóm tắt tình trạng quyền làm người, làm dân trên lãnh thỗ Trung Quốc - Báo chí : 2000 nhựt báo, 9000 tạp chí, 1000 đài phát thanh, 3000 đài truyền hình đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Tuyên Truyền trực thuộc Uỷ Ban Trung ương đảng. Sự kiểm duyệt mọi phương tiện truyền thông là tuyệt đối. Đạo quân « cảnh sát Internet » gồm 30 000 nhân viên thiết lập bức Vạn Lý trường thành lửa (Grande muraille de feu) kiểm soát 103 triệu người sử dụng internet trong 700 thành phố. Websites của đoàn thể, tư nhân bị xóa không cần thông báo, Google không được phép giới thiệu những bài viết, tin tức bất lợi cho chánh phủ ( World Report 2006, p.246)

- Những quyền sống căn bản của con người về y tế, giáo dục, nhà ở, hoàn toàn do chính phủ quy định. Chánh phủ ép các sinh viên, học sinh học ngành kỹ thuật. Phụ nữ bị đối xử bất công trong gia đình và xã hội (hơn 50% người thất nghiệp là phụ nữ vì xí nghiệp không mướn phụ nữ để tránh trả phụ cấp hộ sản). Theo Tổ chức y tế thế giới (OMS), mỗi ngày có hơn 600 phụ nữ tự tử. (La Chine nouvelle, p. 67)

- Nước uống bị ô nhiểm trầm trọng do kỹ nghệ hóa mà người dân phải gánh chịu :1 triệu tấn thuốc nhuộm ngấm xuống nước sông hồ hay mạch nước ngầm. Cuộc điều tra của OMS năm 2004 tại 412 địa điểm trên 7 con sông chính yếu cho thấy có đến 58% là nước ô nhiểm không dùng được.

- Những quyền tự do tôn giáo, tư tưởng bị cấm đoán. Lợi dụng vụ 11 tháng 9 ở Mỹ, Trung Quốc đóng cửa các đền hồi giáo, bắt giam các lãnh tụ Hồi giáo ở Tân Cương.

- Tây Tạng (Tibet) bị biến thành một tỉnh tên là Xizang, hàng ngàn tu sĩ và tín đồ bị giam, 130 000 ngưòi phải sống lưu vong ở Ân độ, 70 triệu tín đồ Thiếu Lâm Tự (Falungong) bị đặt ngoài vòng pháp luật.

- An ninh có quyền bắt giam người tình nghi không qua tòa án, luật sư, không cần thông báo gia đình. Có độ hai triệu người bị gởi đi trại cưỡng bách lao động (laogai).

Đường xe lửa nối Trung Quốc với Tây Tạng để tăng nhanh

tốc độ phá hoại nền văn hóa truyền thống của Tây Tạng Trung Quốc luôn bị đưa lên giàn hỏa mỗi lần

nói tới chuyện nhân quyền. Trong một cuộc phỏng vấn của một ký giả Mỹ, thủ tướng Ôn gia Bảo đã trả lời đại ý chúng tôi cai trị nước Tàu theo luật pháp của một quốc gia có văn hóa lâu đời và 1,3 tỉ dân. Người Mỹ các anh chỉ có dân chủ giả hiệu. Luật Patriot Act kiểm duyệt báo chí và luật chống lại sự tham dự của quần chúng còn tệ hại hơn luật pháp của chúng tôi (chú thích của tác giả : luật SLAPP = Strategic Lawsuit Against Public Participation cho phép truy tố những đoàn thể áp lực khi những đoàn thể nầy bị nghi là làm

Page 5: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

135

thiệt hại quyền lợi của một đoàn thể, hiệp hội khác, thường là giới tài phiệt).

Ai lại chẳng hiểu nước Tàu là một nước độc tài đảng trị, và lời giải thích trên chỉ là một lối so sánh trái lê với trái táo. Nhưng nghĩ cho cùng, lời nói của Ôn gia Bảo cũng cần để ta suy gẫm. Kết luận

Jeffrey Garden, cựu Tổng trưởng ngoại thương dưới thời Clinton, hiện nay là khoa trưởng Phân khoa Quản Trị Kinh Doanh của Đại học Yale, một trong những đại học nổi tiếng nhứt của Hoa Kỳ đã nghĩ đến sự thành hình trong tương lai một G2, liên hiệp hai đại cường quốc Mỹ-Tàu để thay thế G8 (thành lập năm 1975 gồm 7 nước kỹ nghệ là Mỹ, Nhựt, Đức, Pháp, Anh, Ý và Canada, năm 1997 thêm nước thứ 8 là Nga).

Tư tưởng táo bạo nhưng không phải vô căn cứ. Fred Hu, Giám Đốc Viện nghiên cứu Goldman Sach Asia đã tính là trong 4 năm đầu của niên kỷ, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cống hiến cho thế giới hai phần ba tăng trưởng kinh tế. Nhưng hiện nay, tương quan lực lượng giữa hai nước bây giờ giống như con chồn và con chó sói. Phải chờ đến năm 2030, trong những điều kiện phát triển như hiện nay, sản lượng quốc gia (PIB) của Trung Quốc mới vượt qua Hoa Kỳ. Chồn đang nhảy múa bên sói, chỉ đường cho chó sói ăn no, nhưng luôn xem chừng đừng để cho sói tức bụng mà phẫn nộ tấn công chồn.

Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cuộc cách mạng

kinh tế thì rõ ràng hơn. Một ngọn núi không thể có hai con cọp, Hãy che dấu những ý định và sức mạnh (tao guang yang hui) là hai câu nói của họ Đặng mà những người kế nghiệp tuyệt đối tuân theo. Hai con cọp đang rình rập nhau, tìm thế yếu của đối phương để chờ dịp tấn công. Cọp Mỹ thỉnh thoảng vẫy đưôi khiêu khích, nhưng Cọp Tàu bình tĩnh tìm mồi. Các nhà chiến lược cho rằng Trung Quốc đang nhẫn nhục để nỗ lực sản xuất, lợi dụng tối đa thời cơ để xuất khẩu tối đa, củng cố thế lực nội bộ để ra mắt thế giới trong Thế Vận Hội 2008. Một nước Tàu cường tráng,

hiện đại sẽ bắt đầu cuộc thư hùng với thế giới và đặc biệt với Mỹ trên tất cả các mặt trận kể từ ngày khai mạc thế vận hội nầy

Chúng tôi có dịp sẽ bàn về cuộc tranh chấp trong quá khứ và trong viễn tượng của hai con cọp nầy. Tài liệu tham khảo chính yếu - Institut Worldwatch. L’état de la planète 2006 : gros plan sur la Chine et l’Inde.-- Genève : Worldwatch, 2006. - Jean-François Susbielle. Chine-USA,la guerre programmée.-- Paris : First Editions, 2006. - La Chine nouvelle, petite encyclopédie Larousse. Paris : Larousse, 2006. - James Z. Lee. La population chinoise, mythes et réalités.-- Montréal : Presses de l’Université de Montréal, 2006. - Atlas encyclopédique mondial 2006 - Human Rights Watch. World Report 2006 - Stéphanie Bessière. La Chine à l’aube du XXIè siècle.--Paris : L’Harmattan, 2005. - Erik Izraelewicz. Quand la Chine change le monde. -- Paris : Grasset, 2005 - Charles Fishman. The Wal-Mart effect. – New York: Penguin Press, 2006. - The World Almanac and Book of Facts 2006.

Lâm Văn Bé Montréal, tháng 10, 2006

Vạn lý trường thành hay ngôi mộ tập thể lớn nhất thế giới

Page 6: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

136

NGÖÔØI NHAÏC SÓ, Buoàn Vaøo Hoàn Khoâng Teân

TRUÙC PHÖÔNG _____________________________________________________________________________Văn Tường

Người nhạc sĩ tài hoa nầy tên thật là Nguyễn

Thiện Lộc sinh năm 1932, tại xả Mỹ Hòa quận Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh. Ông đến Gia Định lập nghiệp một mình với nghề dạy đàn Lục Huyền Cầm. Lập một ban nhạc “bỏ túi” lưu diễn tại các vùng Biên Hòa, Long Khánh, Vũng Tàu. Ca khúc đầu tay viết năm 1958 là bản “Chiều Cuối Tuần”...Anh ơi tôi lên đường phố cũ tìm em chiều hẹn hò ...Trúc Phương chuyên dùng thể điệu Bolero trong những sáng tác của ông. Theo Phương Tâm trong bài “ Với Anh Mưa Nửa Đêm” thì cho rằng: Thể điệu Bolero của Nam Mỹ thì vui tươi trẻ trung, Bolero của Pháp thì sinh động, sang trọng, qua tài năng âm nhạc và thiên hướng sáng tác , Trúc Phương đã sáng tạo và khơi dậy một dòng chảy Bolero Việt Nam chậm rãi, trữ tình và đầy ắp nỗi niềm tâm sự. Đối với nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trong một bài viết tưởng nhớ Trúc Phương, nhạc sĩ đã phân tích và nói rằng phong cách Bolero Trúc Phương ảnh hưởng từ Bolẻo Nam Mỹ nhưng gần gũi với Bolero Pháp hơn. Nhạc Trúc Phương mà được người ca sĩ mệnh danh là “tiếng hát liêu trai” Thanh Thúy trình diễn thì hầu như ý tình của bài hát như xoáy vào lòng người nghe. Ngồi trên xe đò ở bến Hiệp Thành Trà Vinh đi Sài Gòn mà nghe rên rĩ “ Em ơi , tôi lên đường phố cũ tìm em chiều hẹn hò...” hay “ Em ơi đừng quên mỗi lần, chiều qua cuối tuần , có tôi đợi mong em khi phố cũ vừa lên đèn”...tâm hồn ai mà không lâng lâng bay bổng! Nhạc Trúc Phương đi vào lòng người phải chăng một phần cũng bởi tại ở lời ca. Từ ngữ chắc được nhạc sĩ trau chuốt lựa lọc sao cho phù hợp với sự êm ái mềm mại của suối tình. Lời nhạc y như là bài thơ tất cả đều ăn vần hợp điệu “ Một chiều nào trên bến cô liêu, xóm ven sông tiêu điều, buồn hắt hiu mây chiều, tình của người thôn nữ, vừa trao người viễn xứ”. Trong Bông Hồng Tạ Ơn, văn nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã hàm ý rằng Trúc Phương đã hợp nhất lời ca và giai điệu, để

tạo ra cái cõi nhạc riêng của ông, không lẫn với ai, mà cái cõi riêng nầy đã thành công lớn. Người Sài Gòn thập niên 1960 ai mà không nghe biết Nữa Đêm Ngoài Phố, ai cũng dường như có cùng một nỗi : “ buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời...”Nguyễn Đình Toàn đã tạ ơn , vinh danh Trúc Phương và cho rằng cái quyến rũ của nhạc Trúc Phương dường như được soi rọi bằng ánh đèn dầu hay ánh trăng trong đêm tối, nên toát ra vẻ u uẩn buồn thương.. Nhạc Trúc Phương được đa số thưởng ngoạn ưa thích có lẽ vì phản ảnh trung thực thời đại , môi trường mà nhạc sĩ và hàng hàng lớp lớp con dân Viêt Nam đang

nghiệt ngã gánh chịu : Những ưu tư về cuộc chiến, thân phận thanh niên “ tôi ở miền xa, trời quen đất lạ, nhiều đông lắm hạ, nối tiếp đi qua, thiếu bóng đàn bà, người không dám tới, bèn viết cho tôi, nhạc tình sao lắm lời...” rồi tình yêu trong lửa đạn nên chăng “đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn...” Năm 1979, Trúc Phương làm một chuyến vượt biên, nhưng không thoát. Sau đó năm 1980 , Trúc Phương đã trở về Trà Vinh sinh sống vui thú cùng bè bạn tiếp tục sáng tác , cảm hứng mới tạo chất nhạc có phần phong phú thêm khi nhận chân cuộc đời còn có nụ cười, do đó lời nhạc vui vui lên đôi chút nhưng cũng không đánh mất tính cách trữ

tình cố hữu tiềm tàng trong xương cốt của nhạc sĩ “ dòng sông con nghiêng nghiêng bóng nhớ, nắng mai non, nắng đổ tàu dừa, sáo diều lưng lưng gió, giấc ngũ bờ tre trưa...trên vùng đất ngày xưa máu chảy, em về vui góp những đổi thay, quê em áo lụa hài hòa...”(Bản nhạc sáng tác tại Trà Cú : Về chín dòng sông hò hẹn) Nói về Trúc Phương, trong Vietnamese Author của Lê Bảo Hoàng ( tức nhà thơ Luân Hoán tức Thiếu Úy Châu SĐ2, TĐ4 TĐ1) sưu tập thì cho rằng nhạc sĩ mất năm 1996. Phương Tâm, vào mùa Xuân năm Nhâm Ngo 2002, đã thuật : “ Đêm ấy, 20-

Page 7: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

137

9-1995, Trà Vinh day dứt mưa. Chúng tôi ngồi lại bên nhau, dưới ngọn nến nhỏ, và hát ...Mưa lên phố nhỏ, có một người vừa ra đi đêm nay, để bao luyến thương lại lòng tôi.” Theo lời của Nhạc sỉ Phố Thu, một người bạn thân đã từng sinh hoạt chung trong thời gian sau nầy tại Vĩnh Long và Tiểu Cần với Trúc Phương đã cho biết TP vĩnh viễn ra đi vào ngày 8 tháng 10 năm 1995 Riêng tôi, người nhạc sĩ Trà Vinh nầy có ngày tháng năm sinh như bao người khác nhưng ngày mất thì không có vì tên tuổi của ông là bất tử, ông mãi mãi sống với mọi người và muôn đời trong nền nghệ thuật âm nhạc Việt Nam và nhân loại.

GS Văn Tường ____________________________________________________________

Tưởng nhớ thầy Truy Phong

Döông Taán Huaán Thầy Dương Tấn Huấn tức nhà thơ Truy Phong,tác giả bài thơ Một thế kỷ mấy vần thơ .Bài nầy đăng lần đầu trong tờ Tiến Thủ năm 1956 và đăng lại trên tờ Mã Thượng năm 1957.Học trò và mọi người quen gọi thầy là thầy Truy Phong ,quen dần cho đến nổi ít ai nhớ tên thât của thầy.Hồi đó thầy dạy việt văn ở trường trung học Thánh Gioan, hình như sau nầy có lúc thầy dạy hợp đồng cho Trần Trung tiên?.Thầy luôn luôn mặc bộ đồ trắng, dáng người trung bình, điềm đạm, tiếng nói nhỏ nhẹ và luôn có nụ cười thân áí, hiền từ .Tôi không phải là học trò của thầy trong mấy năm học trung học ở Trà vinh, nhưng tôi biết thầy nhiều qua thơ cùa thầy. Sau nầy, khoãng năm 1969 anh Phan công Minh bút hiệu là Doãn nhân, phu quân của chị Mai thi thu Cúc cùng một nhóm bạn bè gốc Trà Vinh và thân hữu thành lập nhóm Chim Việt Văn Đoàn ở Sài Gòn, anh Minh là trưởng nhóm .Trụ sở là nhà của anh chị Minh,Cúc.Nhóm được nhà văn Sơn Nam và Nhà thơ Kiên Giang Hà huy Hà làm cố vấn.Chim viêt liên lạc thường xuyên với thầy Truy Phong và đã xuất bản cho thầy 4 cuốn; Một thế kỷ Mấy vần thơ, Trời xanh trước mặt, Thái bình trở lại, Mặt trời lên. Trong thời gian nầy tôi có dịp liên lạc với thầy nhiều hơn. Tôi gọi thầy là anh năm cũng từ dạo đó.

* * * Khoảng năm 70 tôi có viết một tập truyện ngắn “Kẽ đào huyệt”, tôi có gởi bản thảo nhờ anh đọc và cho ý kiến.Tuy nhiên tập truyện bị Bộ thông tin thời đó cấm không cho xuất bản. Khoảng gần năm 75, anh bị bịnh và phải vào nhà thương mổ hai lần,,sức khoẻ anh yếu luôn từ dạo ấy. Sau năm 75 anh phải rời căn nhà thân yêu ở Thanh

Lệ về cu lao Qưới Thiện lánh mình.Trong thời gian tranh tối tranh sáng sau ngày 30 tháng 4, một số bạn trẻ ,trong đó có học trò cũ cùa anh ,vì muốn lập công với “C.M”nên định đấu tố anh?!...may nhờ một bạn trẻ biết tin nầy và mách cho anh biết. Anh chị và gia đình lui về cù lao Qưới Thiện sống cho đến ngày cuối đời ở đấy..

Hồng Băng,Thầy Truy Phong, Tâm Hoài & Huỳnh Bên

Năm 2003,trong chuyến về lại Việt Nam, tôi và một số bạn bè có đến thăm anh. Lúc nầy anh mắc chứng bịnh run rẩy tay chân , đi đứng phải có người dìu. Chị năm là ngừơi vợ tấm mẳn ( anh thường gọi chị như vậy) duy nhất săn sóc anh. Khi tôi và anh em đến chị đang đút bột cho anh trên chiếc võng mắc ở chái nhà ngang.Anh ra dấu cho chị mời mọi người ra nhà trước .Một lúc sau chị dìu anh ra với bộ đồ tươm tất hơn.Trong dip nầy tôi có hứa với anh là sẽ lo phần tài chánh để in cho anh toàn tập thơ Truy Phong.Tôi biết ước mong của anh là có tập thơ như vậy.Anh ôm tôi và khóc khi tôi gợi ý như vậy …

* * * Khi trở lại Mỹ , tôi lo chạy kiếm việc làm, (lúc về Việt Nam là lúc tôi đang thất nghiệp} Tuy nhiên sau biến cố 11 tháng 9 -2002 nền kinh tế Mỹ đi xưống thảm haị. Tôi bó gối ỏ nhà …không tìm ra việc. Đó là lý do tôi gởi tiền về cho anh có hơi trể. It lâu sau ,tôi được anh bạn từ trong nước báo tin anh năm đã ra đi. Anh mất ngày 8 tháng 5 năm 2005.Tôi ngẩn ngơ buồn…, Cho tới nay tôi không được tin về tập thơ của anh ……?! Tôi không dám hỏi gia đình về việc nầy vì sợ hiểu lầm…..Tôi vẫn thấy ái nái và ân hận vì đã gởì tiền hơi trể….! ? Anh năm kính mến ,xin anh tha thứ cho em ,vì em đã hứa với anh mà em không lo được cho ra đời tập thơ như sự mong ước của anh…!!!!!!

Huỳnh Tâm Hoài

Page 8: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

138

ÑÖÔØNG CAO TOÁC XUYEÂN BANG MYÕ Voõ Vaên Dieäu söu taàm

Nếu bạn có dịp lái xe đi từ Boston (Massachusettes) đến Seattle, xuyên qua Chicago, bạn dùng đường 90, và bạn phải xuyên qua nhiều Tiểu Bang với đoạn đường dài 3016 miles., hay bạn lái xe từ San Diego (California), thành phố giáp ranh với Mexico đến giáp giới Canada, bạn dùng đường số 5 , bạn phải xuyên qua ba Tiểu Bang, với đoạn đường dài 1400 miles Những đường từ miền Đông nước Mỹ ven bờ biển Đại Tây Dương xuyên qua nhiều Tiểu bang dẫn đến các Tiểu bang nằm ven bờ biển Thái Bình Dương ở Miền Tây hay những đường từ biên giới Mexico xuyên qua nhiều Tiểu bang dẫn đến biên giới Canada gọi là INTERSTATE HIGHWAY tạm dịch là ĐƯỜNG CAO TỐC XUYÊN BANG ( ĐCTXB)

Đường cao tốc xuyên bang ở Mỹ là một công trình lớn nhứt trong lịch sử xây dưng và cũng lớn nhưt, tối tân nhứt,ù và dài nhứt thế giới hiện nay.Vậy ai là người xây dựng những công trình nay, bắt đầu từ bao giờ và hoàn tất vào năm nào? Vào tháng 7 năm 1919, một đại úy bộ binh trẻ tên là Dwigh David Eisenhower cùng với 294 thành viên nhà binh khác bắt đầu đi từ Washington DC bằng một đoàn quân xa chạy xuyên bang để đến San Francisco (thuộc bang California), vì đường sá lúc bấy giờ còn đơn sơ chật hẹp và kém mọi điều kiện, đoàn xe của Eisenhower phải mất 62 ngày mới tới Công Viên Union ( Union Square) ở San Francisco, tính trung bình mỗi giờ đi đươc 5 miles.

Khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, tư lệnh chiến trường Âu Châu đại tướng Dwight David Eisenhower thanh sát những thiệt hại do chiến tranh gây ra tại Đức, điều làm ông ta ngạc nhiên là những đường cao tốc ( autobarn , tiếng Đức) rắn chắc chẳng hề hấn gì, trong khi đó chỉ một quả bom cũng đã làm hư hại đoạn đường hỏa xa. Những autobarn rộng và tối tân vào thời điểm nầy của Đức sau một trận bom

vẩn còn sử dụng được bởi vì bom khó mà phá hủy hoàn toàn một vùng xi măng trộn đá (concrete) rộng lớn.

Vào thập niên 50, nước Mỹ lo sợ Liên Sô tấn công bằng bom nguyên tữ, một số người Mỹ đã xây hầm trú bom tại nhà. Với kinh nghiệm mà Tổng Thống Eisenhower thanh sát từ Đức trong mấy năm trước, nghĩ rằng, một hệ thống đường cao tốc xuyên bang có thể giúp cho các thường dân di tản từ thành thị đông đúc đến các vùng thôn quê và cũng để giúp di chuyển các quân cụ xuyên bang trong cả nước kịp thời trong trường hơp cần thiết.

Trong vòng một năm, sau khi Eisenhower trở thành Tổng Thống năm 1953, ông bắt đầu cho thiết kế xây dựng hệ thống đường cao tốc xuyên bang và phải mất 2 năm kế hoạch nầy mới được Quốc Hội duyệt y.

Chánh phủ Liên Bang chịu 90% tổn phí và Tiểu Bang trợ giúp 10%. Tiêu chuẩn củøa Đường Cao Tóc Xuyên Bang được quy định như sau : Mỗi Lane phải đúng 12 feet rộng, Lề Đường (Shoulder) phảùi 10 feet rộng , Cầu Vuợt phải cao 14 feet và đường phải đúng tiêu chuẩn cho xe chạy với tốc độ 70 miles một giờ. Các đường cao tốc xuyên bang có chiều dài cộng chung là bốn mươi hai ngàn miles ( 42,000 miles) và mười sáu ngàn ( 16,000) giao điểm (interchanges) với các đường US highway, state highway và county highway.

Sau năm tháng từ ngày Federal Aid Highway Act được ký (6/29/1956), một đoạn đường đầu tiên 8 miles được mở khánh thành ngày 14/11/1956 tại Topeka, thuộc Tiểu bang Kansas, Công trình xây dựng ĐCTXB dài 42,000 miles va ødự trù hoàn tất năm 1972, nhưng thực tế, kéo đến 27 năm . Đoạn sau cùng là Đường 105 ( một nhánh của đường số 5) hoàn thành năm 1993.

Page 9: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

139

Đường Cao Tốc Xuyên Bang mang tên với hai con số ( two digits) và có chiều TÂY -ĐÔNG mang số chẳn (thí dụ như I-10, I-40. ...I- 90) trong khi đường có chiều NAM-BẮC mang số lẻ ( thí dụ : số I- 5, I- 15 , I- 35..., I-95 ). Con số thấp nhứt khởi đầu từ hướng NAM và hướng TÂY.

Khi tên đường cao tốc xuyên bang với ba con

số (three digits) biểu hiện cho đường vòng đai ( beltway hay là loop) và spur. Nếu con số tiếp đầu là số chẳn thì gọi là beltway hay loop, đường nầy đi vòng quanh các thành phố .Thí dụ I- 405 là beltway của đường cái I-5, I-495 chạy vòng quanh thủ đô Washington DC là beltway của đường cái I- 95 ) . Nếu con số tiếp đầu là số lẻ thì gọi là spur, đường nầy đi xuyên qua các thành phố. Thí dụ như I-105 là spur của đường cái I-5, I- 110 là spur của đường cái I-10)

Vào năm 1957 màu đỏ, màu trắng và xanh dương (blue) là biểu trưng cho bảng đường đến cuối thập niên 50, với con số bầu của những người lái xe với 58 % chọn màu chữ trắng trên nền xanh lá cây (green) cho bảng vẽ chỉ dẩn trên đường cao tốc xuyên bang.

Bốn mươi tám Tiểu Bang đều có đường cao tốc xuyên qua, chỉ trừ Alaska. Hawaii cũng có Đường cao tốc nhưng không xuyên bang. Trên đảo Oahu có đường interstate như H1, H2, H3 ratá tiện ích cho quân sự .

Đường cao tốc xuyên bang là một sáng tạo giúp ích cho việc phòng thủ nước Mỹ và còn thực hữu dụng về vận chuyển thương mãi và thật tiện lợi cho những ai đi du lịch bằng xe. Nhờ vào bốn mươi hai ngàn dậm của các đường cao tốc các thành phố dường như tiến lại gần nhau hơn. Ngày xưa Eisenhower mất 62 ngày đi từ Washington DC đến San Francisco thì ngày nay với tốc độ trung bình 60 miles một giờ, người ta chỉ cần 48 giờ lái xe thì chạy hết đoạn đường dài 2843 miles ( từ Washington DC đến San Francisco).

Võ văn Diệu sưu tầm

Tìm laïi ngaøy xöa

Tôi về tìm lại ngày xưa Loanh quanh ướt áo như vừa đổ mưa Lắt lay ngọn gió xô bờ Người trăm năm hỡi bây giờ nơi đâu Lau già xao xác rầu rầu Tóc sầu riêng chín, mái đầu bạc phơ Kể từ hoa tím bơ vơ Dòng trong bến đục lặng lờ trôi qua Có khi bất chợt nhớ nhà Trông mây bàng bạc lệ nhòa bóng mây

Tôi về tìm lại ngày xưa Dòng sông lặng đứng chiều mưa âm thầm Tang tình đàn lỗi tri âm Em ơi áo tím xa xăm trời nào Chương Đài một giấc chiêm bao Tàn đêm nguyệt lạnh canh thâu ngậm ngùi Đàn kiều, dạ khúc chia đôi Từ nay tiếng hát rã rời nghêu ngao Giã từ bến cũ bờ lau Lạc loài hoa tím về đâu ... hỡi người!

Trần Thế Phong

Page 10: 223,2 27,2 Tiếc thay, Trung Qu ốc không tham d ự vào thỏa ... Miền Điện, Mã Lai, Cambodge) để thiết lập một hệ thống căn cứ sâu chuổi (collier de

140

Moät Voøng Ñi Thaêm

Ñoàng Höông Ly NiểngThăm bà Nguyễn Thị Hiển

Sau buổi họp tại văn phòng hội để chuẩn bị cho cuộc họp mặt hè 2006 của Hội Ái Hữu Trà Vinh.

Chúng tôi đi từ lúc 5 giờ chiều mà đến 6 giờ mới tìm ra con đường Ađlan với số 13172 nhà của Bác Hiển, tại khu Gadẻn Grove, tuy không xa nhưng vì không rành đường nên phải đi lòng vòng mãi, đến khi định sắp bỏ cuộc thì thấy được con

đường nhỏ đúng tên trước mặt nên liền ghé ngay. Vào đến nhà chỉ có người anh thứ Năm tên là

Khoa tiếp chuyện, cũng vì thời gian lâu rồi không gặp anh nầy nên có phần nhìn không ra anh. Tuy nhiên sau đó tôi nhớ lại rỏ về anh thứ Năm nầy. Sau khi chào hỏi, tôi liền thấp hướng lể bàn thờ bác trai là cụ Nguyễn Bá Thọ vừa quá vãng mới đầu tháng Tư rồi và Hội Ái Hữu Trà Vinh có đăng báo phân ưu trễ với cụ bà Nguyễn Thị Hiển và gia đình. Tôi vẫn nhìn thấy những tờ phân ưu trên các báo được người nhà cắt lại còn để bên bàn thờ cụ ông rất kỷ luỡng.

Sau đó, tôi được anh Khoa chỉ dẫn xem các phòng trong nhà và cho biết là cụ bà vừa bị té và bị chấn động mạnh ở xương hong và cánh tay nên mới đi vào bệnh viện tới hai tuần lễ vừa mới được về mấy ngày nay, nên bà còn mệt và còn phải nằm nghĩ và mới ngũ, vì thế tôi không được dịp gặp và tiếp chuyện với cụ ba.` Chúng tôi được biết vì cụ bà ở nhà một mình buồn nên tìm cách bận rộn với việc trồng mấy ngọn rau thơm mà lỡ trượt chân nên té trên thành bồn bông trước nhà. Trước khi về tôi có để giấy mời và tờ chương trình buổi họp mặt Hè 2006 của Hội Ái Hữu Trà Vinh để cụ và các anh chị đến tham dự cho vui. Khi về đến nhà, tôi có gọi thăm cụ, chính cụ bà nghe điện thoại và rất tỉnh táo, cụ cho biết là sẽ đi họp mặt hè. Nhưng hơn tháng sau tôi có gọi thăm lại cụ, vì không thấy cụ đến họp mặt hè. Cụ nghe điện thoại nhưng không nhận ra tôi là ai và còn nói là: “Cụ ông còn ngũ hoài không thức dậy nới chuyện với tôi, để biết tôi là ai”. Tôi cảm thấy buồn buồn và thương cho hoàn cảnh của cụ, cụ bà là một trong những người rất có tinh thần lo lắng và nhiệt tâm ủng hộ cho Hội Ái Hữu Trà Vinh nhiều năm qua... Nỗi Đau Vô Tận

Chuyến đi thăm thứ hai là gia đình đồng hương Trà Vinh khác, chúng tôi viếng thăm gia đình

anh chị Lâm Hữu Tài ở địa chỉ số 500 East Hellman Avenue Monteray Park, Ca.91755 vào thời gian cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2006. Khi đến nơi, chúng tôi mới biết được một hoàn cảnh rất khó khăn và những điều bất hạnh dồn dập đến với gia đình anh chị, làm chúng tôi bối rối ngậm ngùi xót xa không biết làm sao diễn tả cho đúng với cái thực tế mà anh chị Lâm Hữu Tài phải gánh chịu suốt hai mươi mốt (21) năm qua từ khi cháu mới sanh được 10 tháng, khi còn ở Việt Nam và cũng như những khó khăn cho anh chị trong những bước đầu khi mới đến định cư tại Hoa Kỳ.

Trước khi đến đây, chúng tôi được anh hội trưởng cho biết, anh Lâm hữu Tài cũng là cựu học sinh của anh ở trường Trần Trung Tiên, và chúng tôi cũng được biết Tài là người con thứ ba trong gia đình bốn người con của ông bà Lâm Uông cựu nhân viên Cảnh Sát Quốc Gia Trà Vinh về hưu, và Tài cũng là em trai của chị Lâm Thị Tươi, chị là bạn học với chúng tôi từ năm 1956 đến 1960 tại trường Thánh Gioan. Nhà của anh Tài ngay phía sau khán đài chánh sân vận đông thị xã Trà Vinh. Vì thế chúng tôi tình nguyện đến thăm để muốn biết thêm tin của bạn học ngày xưa.

Gia ñình ñoàng höông Laâm Höõu Taøi khi môùi ñeán Myõ

Lâm Hữu Tài 56 tuổi, vợ là Nguyễn Thị Thu Thuỷ 54 tuổi, con trai là Lâm Phước Nguyên, địa chỉ sau cùng ở Việt Nam là ấp Ba Se B, xã Lương Hoà quận Châu Thành Tỉnh Trà Vinh.

Anh Tài cho biết sau khi rời ghế nhà trường năm 1969 thì phải lên đường nhập ngũ khoá 2/70 trường Bộ Binh Thủ Đức, sau đó được về phục vụ đơn vị là Tiểu Đoàn 58/BĐQ đồn trú tại Long Bình xã