2 Tăng trách nhiệm và hiệu quả chất vấn · nhận dùng nước bẩn. Nước sạch...

1
Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2019 2 B a phần tư diện tích trái đất được bao phủ bởi nước. Tuy nhiên, lượng nước ngọt trên trái đất chỉ chiếm một lượng nhỏ (khoảng 1%). Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, thiếu nước thì sự sống sẽ diễn ra rất khó khăn. Chúng ta đang được tận hưởng rất nhiều nước và đó là nước sạch nhưng cũng có không ít người đang phải sống trong cảnh thiếu nước và họ phải chấp nhận dùng nước bẩn. Nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, nếu tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý như hiện nay còn tiếp diễn thì một ngày không xa sẽ cạn kiệt nguồn nước. Khi đó con người sẽ đứng trước thảm họa không có nước sạch để duy trì sự sống. Ngày Nước thế giới năm 2019 với chủ đề: “Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm thể hiện cam kết trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, mọi người đều phải được hưởng lợi: “Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, nước là quyền của bạn”. Theo dự đoán, đến năm 2025 có khoảng 2/3 dân số trên toàn cầu sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước. Thực tế hiện nay vẫn còn hàng tỷ người chưa được tiếp cận với nguồn nước sử dụng an toàn trong đó có các hộ gia đình, trường học, nơi làm việc, trang trại và nhà máy đang vật lộn để tồn tại và phát triển. Việc thiếu nước sạch sẽ có tác động bất lợi đến các nhóm cộng đồng nghèo dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người bản địa, T heo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện tại đã có trên 5.000ha lúa xuân trên địa bàn tỉnh bị nhiễm bệnh đạo ôn. Bên cạnh đó, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ sẽ nở rộ, gia tăng mật độ xung quanh cuối tháng 3, đầu tháng 4. Bệnh đạo ôn trên lúa vụ xuân năm nay vẫn tập trung vào những bộ giống mẫn cảm như Q5, TBR225, TBR1, X23, nếp, Bắc thơm 7 với tổng diện tích canh tác những giống lúa này ở các địa phương khá lớn. Trong tổng số trên 5.000ha nhiễm bệnh có khoảng 100ha ở mức độ nặng, nguy cơ tiềm ẩn bùng phát diện rộng nếu công tác phòng, trừ thiếu chủ động. Vụ xuân năm nay, gia đình bà Mai Thị Ngân, thôn Hạc Ngang, xã Thụy Dương (Thái Thụy) gieo cấy 8 sào lúa. Dù chỉ mới phát hiện 2 sào nhiễm bệnh đạo ôn nhưng bà Ngân đã tiến hành phun thuốc phòng cho toàn bộ diện tích lúa của gia đình. Bà Ngân cho biết: Kiểm tra thì thấy lá lúa đã xuất hiện các vết hình thoi màu nâu nhạt, dù mật độ ít và mới ở mảnh ruộng 2 sào nhưng tôi phải phun sớm, “phòng còn hơn trị”. Tôi cũng thực hiện theo khuyến cáo của HTX, điều tiết nước không để ruộng bị khô, không bón đạm đơn, phun phân bón qua lá; đồng thời, tổ chức vệ sinh loại bỏ cỏ lồng vực, cỏ bờ, hạn chế bệnh phát sinh. Thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao những ngày qua cũng là điều kiện thuận lợi cho rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, rầy lưng trắng sẽ nở rộ xung quanh ngày 25/3 đến đầu tháng 4, đây là nguồn rầy có nguy cơ truyền bệnh lùn sọc đen cho toàn bộ diện tích lúa xuân, đặc biệt là diện tích lúa gieo thẳng. Sâu cuốn lá nhỏ gia tăng mật độ, có nguy cơ gây hại cục bộ từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 ở một số địa phương. Theo nhận định, thời gian tới nền nhiệt độ có tăng, tuy nhiên ẩm độ không khí vẫn ở mức cao, là thời điểm trùng với giai đoạn cây lúa mẫn cảm nhất với bệnh đạo ôn và bệnh lùn sọc đen, nguy cơ bệnh có thể lan rộng và bùng phát nặng trong thời gian tới, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu không được quan tâm, chỉ đạo kịp thời. Để bảo vệ lúa xuân, phấn đấu giành năng suất cao và chủ động mở rộng diện tích cây vụ hè, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các huyện, thành phố triển khai ngay các biện pháp chăm sóc và phòng, trừ bệnh đạo ôn, rầy lưng trắng đến các xã, thị trấn, các HTXNN. Phân công cán bộ tập trung xuống cơ sở, chỉ đạo nông dân chăm sóc và phòng, trừ bệnh đạo ôn, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật từ ngày 20/3 đến đầu tháng 4, cập nhật, theo dõi tiến độ và kết quả công tác phòng, trừ, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo. Ruộng nào có vết bệnh đạo ôn, có rầy lưng trắng xuất hiện với mật độ khoảng 800 con/m 2 phải triển khai phun thuốc đặc hiệu phòng, trừ, không để bệnh phát sinh nặng mới phun. Đợt phòng, trừ bệnh đạo ôn, rầy lưng trắng đợt này có ý nghĩa quyết định đến năng suất, sản lượng lúa xuân, ngành Nông nghiệp đề nghị các địa phương quan tâm tập trung chỉ đạo để đạt kết quả tốt. Thanh tra Sở tiếp tục chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra diện rộng về vật tư nông nghiệp, kiên quyết xử lý vi phạm, không để hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành; các xã, thị trấn, các HTXNN quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. NGÂN HUYỀN thiểu số, người khuyết tật và nhiều người khác... Đôi khi họ còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong khi họ cố gắng tiếp cận đến nguồn nước đảm bảo an toàn. Mặc nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng lại bị khai thác, sử dụng một cách thiếu bền vững. Tài nguyên nước đang bị suy giảm cả về chất và lượng. Việc áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như quản lý chưa thực sự có hiệu quả trong khi chưa khai thác được các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo thay thế. Tại nhiều nơi, tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán... đang ở mức báo động. Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro. Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các quốc gia có tài nguyên nước loại trung bình trên thế giới nhưng ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Trước thực trạng đó, việc sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên nước và năng lượng ở nước ta được đặt ra như một cảnh báo cho mục tiêu phát triển bền vững. Thái Bình là tỉnh có nguồn nước tương đối lớn với ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, trữ lượng nguồn tài nguyên nước mặt của Thái Bình cũng khá dồi dào. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn nước có giá trị vô cùng quan trọng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, ổn định thời gian qua đã giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nhưng cùng với đó thì nhu cầu sử dụng năng lượng cũng tăng lên nhanh chóng. Do đó, nguồn tài nguyên năng lượng đang ngày càng cạn kiệt. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố thường xuyên phát động chiến dịch ra quân vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước. Đồng thời, tổ chức treo băng rôn, pa nô, áp phích ở các nơi công cộng, đường phố chính, trụ sở cơ quan, nơi đông người qua lại nhằm nhắc nhở người dân cùng hành động, hưởng ứng ngày Nước thế giới với các nội dung: nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng có cơ hội sử dụng nước sạch; sử dụng hợp lý tài nguyên nước để phát triển bền vững; giữ sạch nguồn nước vì sức khỏe của cộng đồng... Bên cạnh đó, tổ chức hội thảo, tọa đàm về chủ đề tài nguyên nước; tổ chức các lớp giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước với cuộc sống; tuyên truyền lối sống xanh, tiết kiệm tài nguyên nước; phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tăng thời lượng phát sóng về chủ đề nước và cuộc sống, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ngày Nước thế giới năm nay hướng đến tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận nước sạch của các nhóm hội. Theo đó, tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng, điều này là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thế giới. Ngày Nước thế giới cũng hướng đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng nước bằng cách giải quyết những lý do tại sao rất nhiều người “bị bỏ lại phía sau” - không có nước sạch. MINH NGUYỆT Sâu bệnh hại diễn biến phức tạp Cán bộ HTX DVNN Lê Lợi (xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương) kiểm tra sự sinh trưởng của lúa. Đ ại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (tổ Thái Thụy) chất vấn đồng chí Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện chủ trương của tỉnh về tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, một số địa phương đã triển khai xuống cơ sở, được nhân dân rất đồng tình ủng hộ nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để các địa phương thực hiện. Với chức năng là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, đề nghị đồng chí cho biết chủ trương và biện pháp cụ thể trong thời gian tới để thực hiện như thế nào? Trả lời chất vấn, đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Cơ chế tích tụ đất đai được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nông nghiệp đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Tập trung tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn cũng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều văn bản và nhiều cuộc tọa đàm về vấn đề này. Ngày 31/8/2017, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Thái Bình và tỉnh Hà Nam thực hiện thí điểm cơ chế tích tụ đất đai phục vụ thu hút đầu tư vào nông nghiệp tập trung. Về việc này, UBND tỉnh đã xây dựng đề án “Thí điểm tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, thẩm định trình Chính phủ; sau khi có ý kiến chính thức của cơ quan có thẩm quyền về đề án của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện. Như vậy, đến nay các cơ quan trung ương vẫn chưa có ý kiến, quyết định về đề án “Thí điểm tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Cuối năm 2018, Chủ tịch Quốc hội về thăm và làm việc tại Thái Bình đã giao Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội và phối hợp với Văn phòng Quốc hội xây dựng chương trình để Quốc hội thảo luận quyết định cho phép thực hiện thí điểm đối với đề án nói trên. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ về thăm và làm việc tại Thái Bình. Tại buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, lãnh đạo tỉnh đã kiến nghị về vấn đề này, hầu hết các bộ trưởng đều đồng tình ủng hộ việc Thái Bình thực hiện đề án thí điểm tập trung, tích tụ đất đai và cho rằng đây là xu thế tất yếu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đề nghị sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thông tin: Đề án đang trong quá trình lấy ý kiến các bộ, ngành và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất làm căn cứ để Thái Bình triển khai thực hiện. Do vậy, việc giải quyết ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh và của cử tri đến nay chưa được thực hiện bởi cấp có thẩm quyền chưa quyết định về đề án thí điểm tập trung, tích tụ đất đai của Thái Bình. Theo đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thời gian qua, Thái Bình vẫn đẩy mạnh tập trung tích tụ đất đai. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã thực hiện tập trung, tích tụ được trên 15.312ha, chiếm 18% đất trồng cây hàng năm; xây dựng được 185 cánh đồng mẫu. 210 HTX đã thực hiện việc liên kết giữa các hộ thành viên với 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sản xuất, tiêu thụ nông sản. Diện tích đất nông nghiệp tích tụ, tập trung theo hình thức thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 5.348ha; diện tích có hợp đồng bao tiêu sản phẩm chiếm trên 60% diện tích ruộng đất được tích tụ, tập trung. Như vậy, mặc dù đề án thí điểm tập trung, tích tụ đất đai của tỉnh chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng hiện nay giữa bên có nhu cầu thuê và bên có nhu cầu cho thuê đất phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa vẫn diễn ra theo quy định của pháp luật. Hiệu quả của những mô hình tích tụ đất đai sẽ là tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi hơn khi đề án “Thí điểm tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình” được phê duyệt và triển khai thực hiện. Tăng trách nhiệm và hiệu quả chất vấn KỲ 2: SỚM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM TẬP TRUNG, TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI NGUYỄN HÌNH - THU HIỀN (còn nữa) Nông dân xã Quỳnh Bảo (Quỳnh Phụ) tích tụ ruộng đất trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao. Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau Ngày Nước thế giới năm 2019 hướng tới việc bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch của người dân. Ngày Nước thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hàng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trên toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt. Ảnh khai thác từ internet Hiện nay, lúa xuân trong toàn tỉnh đang ở giai đoạn đẻ nhánh, đây là giai đoạn mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Ngoài ra, theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, rầy lứa 1 đã bắt đầu nở rộ trên đồng ruộng, hiện tại mật độ nơi cao 200 - 300 con/m 2 , cá biệt 700 - 1.000 con/m 2 , mật độ rầy tiếp tục gia tăng đến cuối tháng 3, đầu tháng 4. Đây là lứa rầy có nguy cơ truyền vi rút bệnh lùn sọc đen. Để hạn chế môi giới truyền bệnh và nguồn rầy cho lứa sau, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân trừ rầy khi có mật độ từ 800 con/m 2 trở lên, thời điểm phòng, trừ hiệu quả nhất từ ngày 20 - 28/3 bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Penalty 40WP, Midan 10WP, Oshin 20WP, Sutin 5EC, Chess 50WG, Palano 600WP... Bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện thấy các nhóm lúa có biểu hiện thấp lùn, lá xanh đậm, rễ ngắn, cứng, đâm ngang thì nhổ bỏ, tiêu hủy ngay và cấy dặm lại bằng những cây lúa khỏe. LƯU NGẦN Phun thuốc phòng, trừ rầy hiệu quả nhất từ ngày 20 - 28/3 Đến nay, toàn huyện Hưng Hà đã có 24 xã, thị trấn có lợn ốm, chết phải tiêu hủy. Trong đó, tính đến ngày 19/3, một số địa phương có số lượng lợn phải tiêu hủy nhiều là Tây Đô (hơn 730 con), Chi Lăng (hơn 540 con), Hồng Lĩnh (hơn 650 con... Toàn huyện có 13 xã (đã có lợn ốm, chết phải tiêu hủy) tiếp tục phát hiện thêm lợn ốm, chết phải tiêu hủy. Tổng số lợn đã tiêu hủy trên địa bàn huyện hơn 4.000 con với tổng trọng lượng hơn 283.000kg. MAI THƯ Chiều ngày 21/3, huyện Vũ Thư tổ chức hội nghị bổ khuyết nhiệm vụ cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, huyện Vũ Thư thành lập ban chỉ đạo và 6 tổ công tác, lập 2 chốt kiểm dịch tại cầu Tịnh Xuyên và bến phà Sa Cao. Các xã có ổ dịch và vùng dịch uy hiếp đã lập 52 chốt kiểm soát dịch. Toàn huyện đã phun 2.464 lít hóa chất, rắc 81,5 tấn vôi bột để xử lý ổ dịch và vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, phòng ngừa bệnh dịch. Các ngành, các địa phương thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống bệnh dịch. Mặc dù đã tích cực vào cuộc phòng, chống nhưng đến ngày 20/3 huyện có 5 xã xuất hiện bệnh dịch gồm: Vũ Tiến, Hồng Lý, Tam Quang, Song Lãng, Minh Quang với 137 con lợn của 10 hộ buộc phải tiêu hủy, tổng trọng lượng trên 8,7 tấn lợn hơi. Hạn chế trong công tác phòng, chống bệnh dịch này thời gian qua là một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, hộ chăn nuôi còn tư tưởng chủ quan, chưa tập trung cao để triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dịch. Khi có bệnh dịch xảy ra, một số xã chưa chủ động khi thực hiện công tác tiêu hủy lợn bệnh, khoanh vùng dập dịch. Thời gian tới, tình hình bệnh dịch vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan ra diện rộng cao. Huyện Vũ Thư tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dịch. Nâng cao hiệu quả các biện pháp chuyên môn về công tác tiêu hủy lợn bệnh, nghi bệnh dịch tả lợn châu Phi; tiêu độc, khử trùng, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn và các sản phẩm từ lợn... Huyện yêu cầu các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực bám sát cơ sở, đôn đốc, kiểm tra, thực hiện công tác phòng chống bệnh dịch. Huyện đề xuất tỉnh tiếp tục hỗ trợ hóa chất vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, công bố cơ chế hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi. VŨ THƯ Bổ khuyết nhiệm vụ cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi HƯNG HÀ 24 xã, thị trấn có lợn ốm, chết phải tiêu hủy QUỲNH LƯU

Transcript of 2 Tăng trách nhiệm và hiệu quả chất vấn · nhận dùng nước bẩn. Nước sạch...

Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 20192

Ba phần tư diện tích trái đất được bao phủ bởi nước. Tuy

nhiên, lượng nước ngọt trên trái đất chỉ chiếm một lượng nhỏ (khoảng 1%). Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống

hàng ngày, thiếu nước thì sự sống sẽ diễn ra rất khó khăn. Chúng ta đang được tận hưởng rất nhiều nước và đó là nước sạch nhưng cũng có không ít người đang phải sống trong cảnh thiếu nước và họ phải chấp

nhận dùng nước bẩn. Nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, nếu tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý như hiện nay còn tiếp diễn thì một ngày không xa sẽ cạn kiệt nguồn nước. Khi đó con người sẽ đứng trước thảm họa không có nước sạch để duy trì sự sống. Ngày Nước thế giới năm 2019 với chủ đề: “Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm thể hiện cam kết trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, mọi người đều phải được hưởng lợi: “Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, nước là quyền của bạn”. Theo dự đoán, đến năm 2025 có khoảng 2/3 dân số trên toàn cầu sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước. Thực tế hiện nay vẫn còn hàng tỷ người chưa được tiếp cận với nguồn nước sử dụng an toàn trong đó có các hộ gia đình, trường học, nơi làm việc, trang trại và nhà máy đang vật lộn để tồn tại và phát triển. Việc thiếu nước sạch sẽ có tác động bất lợi đến các nhóm cộng đồng nghèo dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người bản địa,

Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện

tại đã có trên 5.000ha lúa xuân trên địa bàn tỉnh bị nhiễm bệnh đạo ôn. Bên cạnh đó, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ sẽ nở rộ, gia tăng mật độ xung quanh cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Bệnh đạo ôn trên lúa vụ xuân năm nay vẫn tập trung vào những bộ giống mẫn cảm như Q5, TBR225, TBR1, X23, nếp, Bắc thơm 7 với tổng diện tích canh tác những giống lúa này ở các địa phương khá lớn. Trong tổng số trên 5.000ha nhiễm bệnh có khoảng 100ha ở mức độ nặng, nguy cơ tiềm ẩn bùng phát diện rộng nếu

công tác phòng, trừ thiếu chủ động.

Vụ xuân năm nay, gia đình bà Mai Thị Ngân, thôn Hạc Ngang, xã Thụy Dương (Thái Thụy) gieo cấy 8 sào lúa. Dù chỉ mới phát hiện 2 sào nhiễm bệnh đạo ôn nhưng bà Ngân đã tiến hành phun thuốc phòng cho toàn bộ diện tích lúa của gia đình. Bà Ngân cho biết: Kiểm tra thì thấy lá lúa đã xuất hiện các vết hình thoi màu nâu nhạt, dù mật độ ít và mới ở mảnh ruộng 2 sào nhưng tôi phải phun sớm, “phòng còn hơn trị”. Tôi cũng thực hiện theo khuyến cáo của HTX, điều tiết nước không để ruộng bị khô, không bón đạm đơn,

phun phân bón qua lá; đồng thời, tổ chức vệ sinh loại bỏ cỏ lồng vực, cỏ bờ, hạn chế bệnh phát sinh.

Thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao những ngày qua cũng là điều kiện thuận lợi cho rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, rầy lưng trắng sẽ nở rộ xung quanh ngày 25/3 đến đầu tháng 4, đây là nguồn rầy có nguy cơ truyền bệnh lùn sọc đen cho toàn bộ diện tích lúa xuân, đặc biệt là diện tích lúa gieo thẳng. Sâu cuốn lá nhỏ gia tăng mật độ, có nguy cơ gây hại cục bộ từ cuối tháng 3, đầu tháng 4

ở một số địa phương. Theo nhận định, thời gian tới nền nhiệt độ có tăng, tuy nhiên ẩm độ không khí vẫn ở mức cao, là thời điểm trùng với giai đoạn cây lúa mẫn cảm nhất với bệnh đạo ôn và bệnh lùn sọc đen, nguy cơ bệnh có thể lan rộng và bùng phát nặng trong thời gian tới, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu không được quan tâm, chỉ đạo kịp thời.

Để bảo vệ lúa xuân, phấn đấu giành năng suất cao và chủ động mở rộng diện tích cây vụ hè, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các huyện, thành phố triển khai ngay các biện pháp chăm sóc và phòng, trừ bệnh đạo ôn, rầy lưng trắng đến các xã, thị trấn, các HTXNN. Phân công cán bộ tập trung

xuống cơ sở, chỉ đạo nông dân chăm sóc và phòng, trừ bệnh đạo ôn, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật từ ngày 20/3 đến đầu tháng 4, cập nhật, theo dõi tiến độ và kết quả công tác phòng, trừ, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo. Ruộng nào có vết bệnh đạo ôn, có rầy lưng trắng xuất hiện với mật độ khoảng 800 con/m2 phải triển khai phun thuốc đặc hiệu phòng, trừ, không để bệnh phát sinh nặng mới phun.

Đợt phòng, trừ bệnh đạo ôn, rầy lưng trắng đợt này có ý nghĩa quyết định đến năng suất, sản lượng lúa xuân, ngành Nông nghiệp đề nghị các địa phương quan tâm tập

trung chỉ đạo để đạt kết quả tốt. Thanh tra Sở tiếp tục chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành đẩy mạnh công

tác thanh tra, kiểm tra diện rộng về vật tư nông nghiệp, kiên quyết xử lý vi phạm, không để hàng giả, hàng kém chất lượng

lưu hành; các xã, thị trấn, các HTXNN quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

NGÂN HUYỀN

thiểu số, người khuyết tật và nhiều người khác... Đôi khi họ còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong khi họ cố gắng tiếp cận đến nguồn nước đảm bảo an toàn.

Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng lại bị khai thác, sử dụng một cách thiếu bền vững. Tài nguyên nước đang bị suy giảm cả về chất và lượng. Việc áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như quản lý chưa thực sự có hiệu quả trong khi chưa khai thác được các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo thay thế. Tại nhiều nơi, tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán... đang ở mức báo động. Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro. Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các quốc gia có tài nguyên nước loại trung bình trên thế giới nhưng ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Trước thực trạng đó, việc sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên nước và

năng lượng ở nước ta được đặt ra như một cảnh báo cho mục tiêu phát triển bền vững.

Thái Bình là tỉnh có nguồn nước tương đối lớn với ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, trữ lượng nguồn tài nguyên nước mặt của Thái Bình cũng khá dồi dào. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn nước có giá trị vô cùng quan trọng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, ổn định thời gian qua đã giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nhưng cùng với đó thì nhu cầu sử dụng năng lượng cũng tăng lên nhanh chóng. Do đó, nguồn tài nguyên năng lượng đang ngày càng cạn kiệt. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố thường xuyên phát động chiến dịch ra quân vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước. Đồng

thời, tổ chức treo băng rôn, pa nô, áp phích ở các nơi công cộng, đường phố chính, trụ sở cơ quan, nơi đông người qua lại nhằm nhắc nhở người dân cùng hành động, hưởng ứng ngày Nước thế giới với các nội dung: nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng có cơ hội sử dụng nước sạch; sử dụng hợp lý tài nguyên nước để phát triển bền vững; giữ sạch nguồn nước vì sức khỏe của cộng đồng... Bên cạnh đó, tổ chức hội thảo, tọa đàm về chủ đề tài nguyên nước; tổ chức các lớp giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước với cuộc sống; tuyên truyền lối sống xanh, tiết kiệm tài nguyên nước; phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tăng thời lượng phát sóng về chủ đề nước và cuộc sống, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Ngày Nước thế giới năm nay hướng đến tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận nước sạch của các nhóm xã hội. Theo đó, tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng, điều này là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thế giới. Ngày Nước thế giới cũng hướng đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng nước bằng cách giải quyết những lý do tại sao rất nhiều người “bị bỏ lại phía sau” - không có nước sạch.

MINH NGUYỆT

Sâu bệnh hại diễn biến phức tạp

Cán bộ HTX DVNN Lê Lợi (xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương) kiểm tra sự sinh trưởng của lúa.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (tổ Thái Thụy) chất vấn

đồng chí Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện chủ trương của tỉnh về tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, một số địa phương đã triển khai xuống cơ sở, được nhân dân rất đồng tình ủng hộ nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để các địa phương thực hiện. Với chức năng là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, đề nghị đồng chí cho biết chủ trương và biện pháp cụ thể trong thời gian tới để thực hiện như thế nào?

Trả lời chất vấn, đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Cơ chế tích tụ đất đai được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nông nghiệp đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Tập trung tích tụ đất nông

nghiệp để sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn cũng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều văn bản và nhiều cuộc tọa đàm về vấn đề này. Ngày 31/8/2017, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Thái Bình và tỉnh Hà Nam thực hiện thí điểm cơ chế tích tụ đất đai phục vụ thu hút đầu tư vào nông nghiệp tập trung. Về việc này, UBND tỉnh đã

xây dựng đề án “Thí điểm tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, thẩm định trình Chính phủ; sau khi có ý kiến chính thức của cơ quan có thẩm quyền về đề án của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện.

Như vậy, đến nay các cơ quan trung ương vẫn chưa có ý kiến, quyết định về đề án “Thí điểm tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Cuối năm 2018, Chủ tịch Quốc hội về thăm và làm việc tại Thái Bình đã giao Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội và phối hợp với Văn phòng

Quốc hội xây dựng chương trình để Quốc hội thảo luận quyết định cho phép thực hiện thí điểm đối với đề án nói trên. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ về thăm và làm việc tại Thái Bình. Tại buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, lãnh đạo tỉnh đã kiến nghị về vấn đề này, hầu hết các bộ trưởng đều đồng tình ủng hộ việc Thái Bình thực hiện đề án thí điểm tập trung, tích tụ đất đai và cho rằng đây là xu thế tất yếu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đề nghị sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thông tin: Đề án đang trong quá trình lấy ý kiến các bộ, ngành và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất làm căn cứ để Thái Bình triển khai thực hiện. Do vậy, việc giải quyết ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh và của cử tri đến nay chưa được thực hiện bởi cấp có thẩm quyền chưa quyết định về đề án thí điểm tập trung, tích tụ đất đai của Thái Bình.

Theo đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Để đẩy mạnh phát triển sản

xuất nông nghiệp hàng hóa, thời gian qua, Thái Bình vẫn đẩy mạnh tập trung tích tụ đất đai. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã thực hiện tập trung, tích tụ được trên 15.312ha, chiếm 18% đất trồng cây hàng năm; xây dựng được 185 cánh đồng mẫu. 210 HTX đã thực hiện việc liên kết giữa các hộ thành viên với 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sản xuất, tiêu thụ nông sản. Diện tích đất nông nghiệp tích tụ, tập trung theo hình thức thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 5.348ha; diện tích có hợp đồng bao tiêu sản phẩm chiếm trên 60% diện tích ruộng đất được tích tụ, tập trung.

Như vậy, mặc dù đề án thí điểm tập trung, tích tụ đất đai của tỉnh chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng hiện nay giữa bên có nhu cầu thuê và bên có nhu cầu cho thuê đất phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa vẫn diễn ra theo quy định của pháp luật. Hiệu quả của những mô hình tích tụ đất đai sẽ là tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi hơn khi đề án “Thí điểm tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình” được phê duyệt và triển khai thực hiện.

Tăng trách nhiệm và hiệu quả chất vấnKỲ 2: SỚM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM TẬP TRUNG, TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI

NGUYỄN HÌNH - THU HIỀN(còn nữa)

Nông dân xã Quỳnh Bảo (Quỳnh Phụ) tích tụ ruộng đất trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao.

Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau

Ngày Nước thế giới năm 2019 hướng tới việc bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch của người dân.

Ngày Nước thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hàng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trên toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt.

Ảnh khai thác từ internet

Hiện nay, lúa xuân trong toàn tỉnh đang ở giai đoạn đẻ nhánh, đây là giai đoạn mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Ngoài ra, theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, rầy lứa 1 đã bắt đầu nở rộ trên đồng ruộng, hiện tại mật độ nơi cao 200 - 300 con/m2, cá biệt 700 - 1.000 con/m2, mật độ rầy tiếp tục gia tăng đến cuối tháng 3, đầu tháng 4. Đây là lứa rầy có nguy cơ truyền vi rút bệnh lùn sọc đen.

Để hạn chế môi giới truyền bệnh và nguồn rầy cho lứa sau, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân trừ rầy khi có mật độ từ 800 con/m2 trở lên, thời điểm phòng, trừ hiệu quả nhất từ ngày 20 - 28/3 bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Penalty 40WP, Midan 10WP, Oshin 20WP, Sutin 5EC, Chess 50WG, Palano 600WP... Bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện thấy các nhóm lúa có biểu hiện thấp lùn, lá xanh đậm, rễ ngắn, cứng, đâm ngang thì nhổ bỏ, tiêu hủy ngay và cấy dặm lại bằng những cây lúa khỏe.

LƯU NGẦN

Phun thuốc phòng, trừ rầy hiệu quả nhất từ ngày 20 - 28/3

Đến nay, toàn huyện Hưng Hà đã có 24 xã, thị trấn có lợn ốm, chết phải tiêu hủy. Trong đó, tính đến ngày 19/3, một số địa phương có số lượng lợn phải tiêu hủy nhiều là Tây Đô (hơn 730 con), Chi Lăng (hơn 540 con), Hồng Lĩnh (hơn 650 con... Toàn huyện có 13 xã (đã có lợn ốm, chết phải tiêu hủy) tiếp tục phát hiện thêm lợn ốm, chết phải tiêu hủy. Tổng số lợn đã tiêu hủy trên địa bàn huyện hơn 4.000 con với tổng trọng lượng hơn 283.000kg.

MAI THƯ

Chiều ngày 21/3, huyện Vũ Thư tổ chức hội nghị bổ khuyết nhiệm vụ cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, huyện Vũ Thư thành lập ban chỉ đạo và 6 tổ công tác, lập 2 chốt kiểm dịch tại cầu Tịnh Xuyên và bến phà Sa Cao. Các xã có ổ dịch và vùng dịch uy hiếp đã lập 52 chốt kiểm soát dịch. Toàn huyện đã phun 2.464 lít hóa chất, rắc 81,5 tấn vôi bột để xử lý ổ dịch và vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, phòng ngừa bệnh dịch. Các ngành, các địa phương thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống bệnh dịch. Mặc dù đã tích cực vào cuộc phòng, chống nhưng đến ngày 20/3 huyện có 5 xã xuất hiện bệnh dịch gồm: Vũ Tiến, Hồng Lý, Tam Quang, Song Lãng, Minh Quang với 137 con lợn của 10 hộ buộc phải tiêu hủy, tổng trọng lượng trên 8,7 tấn lợn hơi.

Hạn chế trong công tác phòng, chống bệnh dịch này thời gian qua là một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, hộ chăn nuôi còn tư tưởng chủ quan, chưa tập trung cao để triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dịch. Khi có bệnh dịch xảy ra, một số xã chưa chủ động khi thực hiện công tác tiêu hủy lợn bệnh, khoanh vùng dập dịch. Thời gian tới, tình hình bệnh dịch vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan ra diện rộng cao. Huyện Vũ Thư tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dịch. Nâng cao hiệu quả các biện pháp chuyên môn về công tác tiêu hủy lợn bệnh, nghi bệnh dịch tả lợn châu Phi; tiêu độc, khử trùng, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn và các sản phẩm từ lợn... Huyện yêu cầu các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực bám sát cơ sở, đôn đốc, kiểm tra, thực hiện công tác phòng chống bệnh dịch. Huyện đề xuất tỉnh tiếp tục hỗ trợ hóa chất vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, công bố cơ chế hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi.

VŨ THƯ Bổ khuyết nhiệm vụ cấp bách phòng,chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

HƯNG HÀ24 xã, thị trấn có lợn ốm, chếtphải tiêu hủy

QUỲNH LƯU