11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

16
Lý thuyết qun trcđin Nhóm 11 - 1 - I. BI CNH LCH SVào thế k16, khi các hot động thương mi bt đầu phát trin khá mnh mkhu vc Địa Trung Hi thì nhng ý kiến và kthut qun tráp dng vào lĩnh vc kinh doanh được quan tâm nghiên cu. Sang thế k18 có nhiu phát minh mi trong lĩnh vc công nghip, nht là vic phát minh động cơ hơi nước. Vi cuc cách mng công nghip Châu Âu, nn sn xut được mrng vphm vi và quy mô hot động. Để đạt hiu qutrong sn xut kinh doanh, các vn đề qun trcàng cn phi được chú trng nhiu hơn. Gia thế k18, vai trò ca qun trđược đặt thành vn đề để tp trung nghiên cu. Tuy nhiên, các tư tưởng qun trchưa được sp xếp thành hthng. Có thnói rng chtkhi con người biết quan tâm đến hiu qutrong hot động tp thnht là trong các cơ ssn xut kinh doanh thì qun trhc mi phát trin có hthng. Tcui thế k19 sang đầu thế k20, knghngày càng phát trin, thtrường tiêu thli chgói ghém trong nhng min hoc quc gia có nn knghcao. Sthiếu cân bng trong định lut cung cu, và scách bit vtài chánh gia giai cp giàu - nghèo đã gây nên nhng cuc khng hong trm trng, làm thay đổi hn bmt tài chánh ca thế gii, mà hu qutrm trng nht là cuc Đại Khng Hong Kinh Tế ti Hoa Kvào năm 1929, sau đó là cthế gii năm 1930. Sau biến cnày, các kinh tế gia nói chung và gii qun trgia nói riêng, đã nlc tìm kiếm nhng phương pháp lãnh đạo và qun trđem li hiu năng cao mà không làm mt đi scân bng cn thiết vkinh tế. Nhng nlc đáng quí y đã bi đắp và xây dng các phương pháp qun trthành khoa Qun TrHc ngày nay. Trước đó, nhng nlc nguyên thy được nhm đến là phương pháp gia tăng năng sut ca mt cá nhân khi làm vic, và gia tăng năng sut vi mc chi phí thp nht ca mt tchc, nơi công nhân làm vic. Phương pháp gia tăng năng sut mc chi phí thp nht này được coi là phương pháp qun trcđin. Nói là cđin, nhưng ngày nay dù đã mt thế ktrôi qua, phương pháp này vn còn được sdng trong bt ctchc xã hi nào, dù là công quyn hay tư nhân, thương mi hay dch v, vli hay bt vli, vv… Phương pháp qun trcđin nhn mnh đến sphân tích bn cht ca công vic phi làm. Sau đó dùng nguyên tc lý lun để thiết lp kế hoch (plan), tchc (organize), và kim soát (control) công vic. Qua tiến trình thc nghim nhiu năm, phương pháp qun trđã phát trin và được ci biến dn và được xem như mt khoa qun trhc (scientific management). Vì qun trmang tính khoa hc nên nhng người làm công tác qun tr, để đạt hiu năng, phi thu thp dkin, phân tích dkin và nghiên cu nhng thành quca công vic. Chính nhng dkin và thành qunày là nhng viên gch lót đường cho sthành công và hiu năng ca nhng công vic kế tiếp. Trong khi phương pháp qun trcđin tiếp tc phát trin, nhng nguyên lý vphương pháp này cũng được hình thành. Trước thi kĐại Khng Hong có các lý thuyết gia Frederick W. Taylor, Frank and Lilian Gilbreth, Henry L. Gantt, và Harrington Emerson. Sau thi KĐại Khng Hong là các lý thuyết gia Henri Fayol, James D. Mooney, Alan C. Reiley, vv… Sphi hp ca phương pháp qun trthc nghim và giáo khoa này đã hình thành mt khuôn mu mi vqun trcông vic và tchc, được xem là nếp suy nghĩ ca thi đại lúc y vcung cách qun tr. Phương pháp qun trcđin chú trng đặc bit đến “vic” hơn là “người”. Lý thuyết chyếu nhn mnh đến qun trkhoa hc và qun trhành chính.

Transcript of 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Page 1: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 1 -

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Vào thế kỷ 16, khi các hoạt động thương mại bắt đầu phát triển khá mạnh mẽ ở khu vực Địa Trung Hải thì những ý kiến và kỹ thuật quản trị áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh được quan tâm nghiên cứu.

Sang thế kỷ 18 có nhiều phát minh mới trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là việc phát minh động cơ hơi nước. Với cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, nền sản xuất được mở rộng về phạm vi và quy mô hoạt động. Để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, các vấn đề quản trị càng cần phải được chú trọng nhiều hơn. Giữa thế kỷ 18, vai trò của quản trị được đặt thành vấn đề để tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, các tư tưởng quản trị chưa được sắp xếp thành hệ thống. Có thể nói rằng chỉ từ khi con người biết quan tâm đến hiệu quả trong hoạt động tập thể nhất là trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thì quản trị học mới phát triển có hệ thống.

Từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, kỹ nghệ ngày càng phát triển, thị trường tiêu thụ lại chỉ gói ghém trong những miền hoặc quốc gia có nền kỹ nghệ cao. Sự thiếu cân bằng trong định luật cung cầu, và sự cách biệt về tài chánh giữa giai cấp giàu - nghèo đã gây nên những cuộc khủng hoảng trầm trọng, làm thay đổi hẳn bộ mặt tài chánh của thế giới, mà hậu quả trầm trọng nhất là cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế tại Hoa Kỳ vào năm 1929, sau đó là cả thế giới năm 1930. Sau biến cố này, các kinh tế gia nói chung và giới quản trị gia nói riêng, đã nỗ lực tìm kiếm những phương pháp lãnh đạo và quản trị đem lại hiệu năng cao mà không làm mất đi sự cân bằng cần thiết về kinh tế. Những nỗ lực đáng quí ấy đã bồi đắp và xây dựng các phương pháp quản trị thành khoa Quản Trị Học ngày nay.

Trước đó, những nỗ lực nguyên thủy được nhắm đến là phương pháp gia tăng năng suất của một cá nhân khi làm việc, và gia tăng năng suất với mức chi phí thấp nhất của một tổ chức, nơi công nhân làm việc. Phương pháp gia tăng năng suất ở mức chi phí thấp nhất này được coi là phương pháp quản trị cổ điển. Nói là cổ điển, nhưng ngày nay dù đã một thế kỷ trôi qua, phương pháp này vẫn còn được sử dụng trong bất cứ tổ chức xã hội nào, dù là công quyền hay tư nhân, thương mại hay dịch vụ, vụ lợi hay bất vụ lợi, vv…

Phương pháp quản trị cổ điển nhấn mạnh đến sự phân tích bản chất của công việc phải làm. Sau đó dùng nguyên tắc lý luận để thiết lập kế hoạch (plan), tổ chức (organize), và kiểm soát (control) công việc. Qua tiến trình thực nghiệm nhiều năm, phương pháp quản trị đã phát triển và được cải biến dần và được xem như một khoa quản trị học (scientific management). Vì quản trị mang tính khoa học nên những người làm công tác quản trị, để đạt hiệu năng, phải thu thập dữ kiện, phân tích dữ kiện và nghiên cứu những thành quả của công việc. Chính những dữ kiện và thành quả này là những viên gạch lót đường cho sự thành công và hiệu năng của những công việc kế tiếp. Trong khi phương pháp quản trị cổ điển tiếp tục phát triển, những nguyên lý về phương pháp này cũng được hình thành. Trước thời kỳ Đại Khủng Hoảng có các lý thuyết gia Frederick W. Taylor, Frank and Lilian Gilbreth, Henry L. Gantt, và Harrington Emerson. Sau thời Kỳ Đại Khủng Hoảng là các lý thuyết gia Henri Fayol, James D. Mooney, Alan C. Reiley, vv… Sự phối hợp của phương pháp quản trị thực nghiệm và giáo khoa này đã hình thành một khuôn mẫu mới về quản trị công việc và tổ chức, được xem là nếp suy nghĩ của thời đại lúc ấy về cung cách quản trị. Phương pháp quản trị cổ điển chú trọng đặc biệt đến “việc” hơn là “người”. Lý thuyết chủ yếu nhấn mạnh đến quản trị khoa học và quản trị hành chính.

Page 2: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 2 -

Tóm lại, các tư tưởng quản trị ra đời gắn liền với những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Có thể tóm gọn ở 4 mốc quan trọng sau:

- Trước công nguyên: tư tưởng quản trị sơ khai, gắn liền với tôn giáo và triết học. - Thế kỷ 14: sự phát triển của thương mại thúc đẩy sự phát triển của quản trị. - Thế kỷ 18: cuộc cách mạng công nghiệp là tiền đề xuất hiện lý thuyết quản trị. - Thế kỷ 19: sự xuất hiện của nhà quản trị chuyên nghiệp đánh dấu sự ra đời của

các lý thuyết quản trị.

II. CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ 1. Khái niệm:

- Học thuyết hay còn gọi là lý thuyết là những khái quát lý luận về một lĩnh vực nào đó, thông qua nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế, từ đó vận dụng vào các hoạt động thực tiễn trong mỗi lĩnh vực.

- Học thuyết về lãnh đạo, quản trị kinh doanh là những khái quát lý luận về lãnh đạo, quản trị các hoạt động kinh doanh.

- Các học thuyết về lãnh đạo, quản trị là cơ sở, là nền tảng dẫn đường cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học, có hệ thống.

- Từ những năm 1800 khi nền công nghiệp và các hoạt động sản xuất phát triển mạnh, thực tiễn đã tổng kết và rút ra thành những lý thuyết với nhiều trường phái hay các nhóm lý thuyết khác nhau. 2. Các lý thuyết quản trị:

Có thể chia lý thuyết quản trị thành các nhóm thuộc trường phái: + Trường phái quản trị cổ điển; + Trường phái tâm lý xã hội; + Trường phái định lượng; + Trường phái hội nhập trong quản trị; + Trường phái quản trị hiện đại.

Trong phạm vi của đề tài, đối tượng nghiên cứu là các lý thuyết quản trị thuộc trường phái cổ điển.

III. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ CỔ ĐIỂN Các lý thuyết cổ điển về quản trị là thuật ngữ được dùng để chỉ những ý kiến về tổ chức và quản trị được đưa ra ở Châu Âu và Hoa Kỳ vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong các lý thuyết cổ điển có rất nhiều tác giả, có thể đưa ra hai lý thuyết chính:

- Lý thuyết quản trị khoa học. - Lý thuyết quản trị hành chính.

Dưới đây là một số tác giả điển hình của 2 trường phái này. - Trường phái quản trị khoa học: Charles Babbage (1792-1871); Frank Bunker (1868 - 1924) và Liliant M. Gibreth (1878 -1972); Henry Grantt và người có công

Page 3: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 3 -

lớn nhất và được coi như người đại diện xứng đáng là Frederich Winslow Taylor (1856 - 1915). - Trường phái quản trị hành chính: Henry Fayol (1841-1925) và Max Weber (1864-1920). 1. Trường phái quản trị khoa học Quản trị khoa học là tiến hành hoạt động dựa trên những dữ kiện có được do quan sát, thí nghiệm, suy luận có hệ thống. Trường phái này quan tâm đến năng suất lao động thông qua việc hợp lý hoá các bước công việc. Những nhà nghiên cứu có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của trường phái này là: 1.1. Frederich Winslow Taylor – người Mỹ (1856 - 1915): Frederich Taylor (1856 - 1916): Taylor xuất thân là một công nhân cơ khí kinh qua các chức vụ đốc công, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư. Với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông đã phân tích quá trình vận động (thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý (với các động tác không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đạt được năng suất cao. Đó là sự hợp lý hóa lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một cách khoa học.

Với các công trình nghiên cứu “Quản trị ở nhà máy” (1903), “Những nguyên tắc trong quản trị theo khoa học” (Principles of scientific management) năm 1911, ông đã hình thành thuyết Quản trị theo khoa học, trong đó ông chủ trương: “Mục tiêu chính của quản trị là bảo đảm sự thịnh vượng cho chủ và sự sung túc cho công nhân”, và điều này đã mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản trị ở Mỹ. Thuyết này sau đó được Henry Ford ứng dụng qua việc lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24km trong Nhà máy ôtô con đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷ lục thế giới thời đó).

Ngoài ra, Taylor còn viết nhiều tác phẩm có giá trị khác. Ông được coi là “người cha của lý luận quản trị theo khoa học”. Nội dung quản trị theo khoa học dựa trên 4 nguyên tắc sau: - Xây dựng cơ sở khoa học cho các công việc với những định mức và các phương pháp phải tuân theo. - Chọn công nhân một cách khoa học, chú trọng kỹ năng và sự phù hợp với công việc, huấn luyện một cách tốt nhất để hoàn thành công việc. - Khen thưởng để bảo đảm tinh thần hợp tác, trang bị nơi làm việc một cách đầy đủ và hiệu quả. - Phân nhiệm giữa quản trị và sản xuất, tạo ra tính chuyên nghiệp của nhà quản trị. Và để thực hiện những nguyên tắc của mình, Taylor đã tiến hành: - Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công việc. - Phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ phận nhỏ để cải tiến và tối ưu hóa.

- Xây dựng hệ thống khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện trả công theo lao động.

Page 4: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 4 -

* Ưu điểm và khuyết điểm của thuyết quản trị khoa học của Taylor: - Ưu điểm: Với các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp;

kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Qua các nguyên tắc kể trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên môn hóa (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản trị); và cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất). Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản trị doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản trị một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy.

- Khuyết điểm: Lý thuyết của Taylor nghiêng về "kỹ thuật hóa, máy móc hóa" con người, sức

lao động bị khai thác kiệt quệ làm cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về quản trị. Taylor đã quá nhấn mạnh đến vai trò của quyền lực, điều khiển và kiểm soát và thưởng phạt mà đã phần nào xem nhẹ yếu tố con người với tư cách là những chủ thể và là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Mặt khác, Taylor quá nhấn mạnh và quan tâm đến hiệu năng quản trị ở cấp xưởng hoặc phân xưởng, tức quản trị các tác nghiệp, cho nên đã chú ý quá nhiều đến tiết kiệm thời gian và tính hợp lý của những động tác thao tác, làm giảm đi khía cạnh tổng quát của quản trị.

* Những đóng góp của lý thuyết Taylor vào quản trị khoa học: - Phương pháp tiếp cận khoa học để thúc đẩy tiến bộ và quản trị doanh

nghiệp. - Tầm quan trọng của điều chỉnh hiệu suất. - Bắt đầu có những nghiên cứu cẩn thận về phân công lao động và vai trò

trong hoạt động tác nghiệp. - Tầm quan trọng của các tiêu chí lựa chọn. Từ tinh thần cốt lõi ban đầu, đã thu hút nhiều nhà quản trị có tài năng tham gia

“Hiệp hội Taylor” để hoàn thiện, phát triển thuyết quản trị theo khoa học. Qua đó, đã hạn chế tính cơ giới của tư tưởng “con người kinh tế”, đặt nhân tố con người lên trên nhân tố trang bị kỹ thuật, nhân bản hóa quan hệ quản trị, dân chủ hóa sản xuất, phát huy động lực vật chất và tinh thần với tính công bằng cao hơn và đề cao quan hệ hợp tác hòa hợp giữa người quản trị với công nhân. Đóng góp đáng kể vào quá trình đó có công lao của Henry L. Gantt (1861 - 1919) về hệ thống tiền thưởng; của Ông bà Gilbreth về việc loại bỏ các động tác thừa và về cơ hội thăng tiến của người công nhân, v.v… 1.2. Frank Bunker (1868 - 1924) và Liliant M. Gibreth (1878 -1972):

Frank Bunker & Lillian Gilbreth là những người tiên phong trong việc nghiên cứu thời gian - động tác và phát triển lý thuyết quản trị khác hẳn Taylor.

Frank Bunker là một nhà thầu xây dựng và

Page 5: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 5 -

là một nhà quản lý, ông là thành viên của ASME, Hiệp hội Taylor (tiền thân của SAM), và là giảng viên tại Đại học Purdue. Liliant M.Gibreth là một nhà tâm lý học, cũng là thành viên của ASME và là giảng viên tại Đại học Purdue.

Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công nhân trong quá trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân.

Frank Bunker là người mở đường cho việc đơn giản hóa công việc bằng sự phân chia công việc thành 17 loại thao tác khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu thao tác của người thợ xây, ông đề nghị họ thay đổi cấu trúc công việc và đã giảm các thao tác xây gạch từ 18 xuống 5. Do đó năng suất xây từ 120 viên gạch/ giờ tăng lên 300 viên gạch / giờ và làm giảm sự mỏi mệt của công nhân, bởi vậy năng suất chung của toán công nhân đã tăng 20%. Frank đã đề xuất được ý tưởng về việc tìm một phương pháp tốt nhất để thực hiện mọi công việc.

Sau khi Frank chết, bà Lilian đã tiếp tục công việc của chồng và tập trung hơn vào khía cạnh con người. Bà đưa ra ý tưởng về việc công nhân cần được làm việc trong những điều kiện đảm bảo an toàn, có số ngày làm việc tiêu chuẩn, được nghỉ giải lao giữa giờ và được nghỉ trưa vào giờ quy định. 1.3. Charler Babbage (1792 -1871):

Là một giáo sư toán học người Anh, Babbage dành nhiều thời gian nghiên cứu cách thức để các nhà máy hoạt động hiệu quả hơn.

Ông tin rằng việc áp dụng các nguyên tắc khoa học vào quá trình làm việc có thể vừa nâng cao hiệu suất lao động, vừa hạ thấp chi phí.Ông ủng hộ cho nguyên tắc phân chia lao động:

- Mỗi hoạt động trong nhà máy cần được phân tích sao cho các kỹ năng khác nhau trong một hoạt động cần được tách biệt.

- Mỗi công nhân sẽ được đào tạo về một kỹ năng đặc thù và chỉ chịu trách nhiệm về phần việc đó.

Theo cách thức này, thời gian đào tạo có thể giảm xuống, việc lặp lại các thao tác giúp cho công nhân nâng cao được kỹ năng. 1.4. Henry L. Gantt (1861 – 1919):

Henry L.Gantt là cộng sự với Taylor ở nhà máy Midvale. Nhìn chung, ông có cùng quan điểm với Taylor. Tuy nhiên, ông chú ý đến người thực hiện công việc hơn là bản thân công việc. Henry L. Gantt cũng là thành viên ASME (American Society of Mechanical Engineers -ASME), trong các nghiên cứu của mình ông quan tâm đến việc lựa chọn công nhân và quá trình huấn luyện họ.

Với hệ thống trả lương có thưởng, kể cả người quản trị, Gantt tập trung vào tinh thần dân chủ trong công nghiệp và đã luôn cố gắng để làm cho quản trị theo khoa học mang tính nhân đạo hơn. Ông chia sẻ, cả người làm thuê và người đi thuê

Page 6: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 6 -

đều phải chia sẻ những lợi ích chung.Gantt nhận thấy tầm quan trọng của tiền thưởng đối với việc tăng năng suất lao động, và do đó áp dụng hệ thống tiền thưởng cho cả chủ lẫn thợ:

- Khuyến khích công nhân sau một ngày làm việc nếu họ làm việc tốt. - Khuyến khích cho đốc công, quản đốc dựa vào kết quả làm việc của công

nhân dưới sự giám sát trực tiếp của họ nhằm động viên họ trong công việc quản trị. Ngoài ra, đóng góp quan trọng nhất của ông cho khoa học quản trị là sơ đồ

hình Gantt (CPM -Critical Path Method). Đây là sơ đồ mô tả dòng công việc, cần để hoàn thành một nhiệm vụ, vạch ra những giai đoạn của công việc theo kế hoạch, ghi cả thời gian hoạch định và thời gian thực sự. Ngày nay, biểu đồ Gantt cùng với thống kê phụ giúp cho việc dự báo chính xác hơn.

Bên cạnh đó, các loại biểu đồ khác cũng được phát triển ngoài sự mong đợi ban đầu trong điều độ sản xuất là kỹ thuật duyệt và đánh giá chương trình (Program Evaluation and Review Technique -PERT) và phương pháp ánh xạ đường găng (Critical Path Mapping-CPM). * Sơ đồ thanh ngang (Sơ đồ GANTT):

Sơ đồ Gantt là một trong những công cụ cổ điển nhất mà vẫn được sử dụng phổ biến trong quản lý tiến độ thực hiện dự án. Sơ đồ này được xây dựng vào năm 1915 bởi Henry L. Gantt, một trong những nhà tiên phong về lĩnh vực quản lý khoa học.

Trong sơ đồ Gantt, các công tác được biểu diễn trên trục tung bằng thanh ngang, thời gian tương ứng được thể hiện trên trục hoành.

Ví dụ: Một nhà máy thép đang cố gắng tránh chi phí cho việc lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí. Tuy nhiên để bảo vệ môi trường địa phương, các cơ quan có chức năng đã buộc nhà máy phải lắp hệ thống lọc không khí trong vòng 16 tuần. Nhà máy đã bị cảnh báo sẽ buộc phải đóng cửa nếu thiết bị này không được lắp đặt trong thời hạn cho phép. Do đó để đảm bảo hoạt động của nhà máy, ông giám đốc muốn hệ thống này phải được lắp đặt đúng thời hạn. Những công việc của dự án lắp đặt thiết bị lọc không khí này được trình bày trong bảng 1 sau đây.

TT Công tác Mô tả Công tác trước Thời gian (tuần) 1 A Xây dựng bộ phân bên trong - 2 2 B Sửa chữa mái và sàn - 3 3 C Xây ống gom khói A 2 4 D Đổ bê tông và xây khung B 4 5 E Xây cửa lò chịu nhiệt C 4 6 F Lắp đặt hệ thống kiểm soát C 3 7 G Lắp đặt thiết bị lọc khí D, E 5 8 H Kiểm tra và thử nghiệm F, G 2

Page 7: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 7 -

Thời gian (tuần) TT Công tác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 151 A - Xây dựng bộ phân bên trong 2 B - Sửa chữa mái và sàn 3 C - Xây ống gom khói 4 D - Đổ bê tông và xây khung 5 E - Xây cửa lò chịu nhiệt 6 F - Lắp đặt hệ thống kiểm soát 7 G - Lắp đặt thiết bị lọc khí 8 H - Kiểm tra và thử nghiệm

Công tác găng Công tác không găng

Bảng 1: Sơ đồ thanh ngang theo phương thức triển khai sớm

Thời gian (tuần) TT Công tác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 151 A - Xây dựng bộ phân bên trong 2 B - Sửa chữa mái và sàn 3 C - Xây ống gom khói 4 D - Đổ bê tông và xây khung 5 E - Xây cửa lò chịu nhiệt 6 F - Lắp đặt hệ thống kiểm soát 7 G - Lắp đặt thiết bị lọc khí 8 H - Kiểm tra và thử nghiệm

Công tác găng Công tác không găng

Bảng 2: Sơ đồ thanh ngang theo phương thức triển khai chậm

Trên bảng 1 ta nhận thấy rằng các công tác A-C-E-G-H nằm trên đường găng (đường găng là đường dài nhất, bất cứ sự chậm trễ của các công tác trên đường găng đều dẫn đến sự chậm trễ của dự án). Các công tác B-D-F không nằm trên đường găng và chúng có thể dịch chuyển trong giới hạn cho phép mà không ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành dự án. Do đó, ta có thể sắp xếp các công tác này theo phương thức triển khai sớm hoặc triển khai chậm.

- Phương thức triển khai sớm cho phép các công tác có thể bắt đầu sớm như có thể miễn là không ảnh hưởng tới các công tác trước đó (bảng 1).

- Với phương thức triển khai chậm, các công tác có thể bắt đầu trễ hơn mà không ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành dự án (bảng 2). Độ lệch giữa thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một công tác trong hai sơ đồ (nét chấm gạch) được gọi là thời gian dự trữ.

Page 8: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 8 -

Ngoài ra sơ đồ thanh ngang còn có thể được biểu diễn dưới dạng liên kết giữa

các các công (bảng 3) hay dưới dạng để kiểm soát tiến độ (bảng 4).

Thời gian (tuần) TT Công tác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 151 Xây dựng bộ phân bên trong 2 Sửa chữa mái và sàn 3 Xây ống gom khói 4 Đổ bê tông và xây khung 5 Xây cửa lò chịu nhiệt 6 Lắp đặt hệ thống kiểm soát 7 Lắp đặt thiết bị lọc khí 8 Kiểm tra và thử nghiệm

Bảng 3: Sơ đồ thanh ngang liên kết

Bảng 4: Sơ đồ thanh ngang dùng cho kiểm soát

* Ưu nhược điểm của sơ đồ thanh ngang: - Ưu điểm: + Dễ xây dựng và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực

hiện của các công tác. + Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc - Nhược điểm:

% hoàn thành Thời gian (tuần)TT Công tác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

1 Xây dựng bộ phân bên trong

2 Sửa chữa mái và sàn

3 Xây ống gom khói

4 Đổ bê tông và xây khung

5 Xây cửa lò chịu nhiệt

6 Lắp đặt hệ thống kiểm soát

7 Lắp đặt thiết bị lọc khí

8 Kiểm tra và thử nghiệm

Khối lượng công việc hoàn thành Thời gian đánh giá

Page 9: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 9 -

+ Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công tác, không ghi rõ quy trình công nghệ. Trong dự án có nhiều công tác thì điều này thể hiện rất rõ nét.

+ Chỉ phù hợp áp dụng cho những dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp. 1.5. Nhận xét chung về trường phái quản trị khoa học

Thuyết quản trị theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ở cấp cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng rất cơ bản cho lý thuyết quản trị nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu (có hiệu quả cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản trị.Và từ đó có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa quá trình lao động, đồng thời cũng là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động. Các thuyết quản trị và trường phái quản trị khác vừa kế thừa thành tựu đó, vừa nâng cao những nhân tố mới để đưa khoa học quản trị từng bước phát triển hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, các tác giả đã phát triển một phương pháp lãnh đạo, quản trị mang tính khoa học hóa một cách thuần túy như "máy móc hóa con người", gắn chặt con người vào một dây chuyền công nghệ để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động. 2. Trường phái quản trị hành chính Lý thuyết quản trị hành chính là tên được các tác giả March và Simon đặt cho một nhóm các ý kiến được nhiều tác giả ở Mỹ, Pháp, Anh, Đức. Trong lúc các lý thuyết quản trị một cách khoa học tập trung vào việc nâng cao năng suất lao động ở phân xưởng và theo khảo hướng vi mô, thì lý thuyết quản trị hành chính tập trung sự chú ý vào việc nêu lên những nguyên tắc quản trị lớn áp dụng cho những cấp bậc tổ chức cao hơn.

Trường phái quản trị hành chính (tổng quát) phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả tổ chức, tiêu biểu cho trường phái này là các tác giả Henry Fayol (Pháp), Max Weber (Đức) và cùng nhiều tác giả khác. 2.1. Henry Fayol – người Pháp (1841-1925):

Henry Fayol là người đặt nền móng cho lý thuyết quản trị cổ điển – người cha của lý thuyết quản trị hiện đại trong xã hội công nghiệp.Với tư tưởng chủ yếu là :

- Nhìn vấn đề quản trị ở cả tổng thể tổ chức quản trị xí nghiệp/

- Xem xét hoạt động quản trị từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản trị.

Fayol cho rằng: thành công của nhà quản trị không chỉ nhờ vào những phẩm chất của nhà quản trị mà nhờ vào các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng. Ví dụ, đối với các nhà quản trị cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì có khả năng chuyên môn. Vì vậy, tư tưởng quản trị của Fayol phù hợp với hệ thống kinh doanh hiện đại và từ đó có thể vận dụng cho việc quản trị các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác.

Page 10: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 10 -

Với thuyết của Fayol, ta sẽ thấy rõ nét những khái niệm quản trị, các chức năng cơ bản của quản trị, cơ cấu tổ chức quản trị và nguyên tắc vận hành của bộ máy tổ chức.

Thứ nhất, Fayol phân chia toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp thành 6 nhóm công việc chính :

1. Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến). 2. Thương mại (mua bán, trao đổi). 3. Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn). 4. An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên). 5. Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán giá thành, thống kê). 6. Quản lý – điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra). Từ đó, Fayol cho rằng nội hàm quản trị gồm lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển,

phối hợp, kiểm tra. Như vậy, các chức năng quản trị chỉ tác động đến con người, là sự quản trị của tổ chức xã hội đối với con người. Thực chất, thuyết của Fayol là lý thuyết về tổ chức xã hội. Fayol phân biệt rõ lãnh đạo và quản lý trong đó :

+ Quản lý là công cụ đảm bảo lãnh đạo nhằm đạt được mục đích của tổ chức và hoạt động chủ yếu là phát huy cao tác dụng của quản lý, thông qua hoạt động quản lý để thúc đẩy hoạt động của tổ chức.

+ Quản lý không phải là đặc quyền và trách nhiệm riêng của cá nhân người đứng đầu mà được phân chia cho các thành viên khác trong tổ chức quản lý.

Từ đó, Fayol đưa ra trật tự thứ bậc trong hệ thống được thể hiện sự phân phối quyền lực và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng:

+ Cấp cao là Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. + Các người tham mưu và chỉ huy thực hiện từng phần công việc. + Cấp thấp là người chỉ huy tác nghiệp từng khâu. Thứ hai, về chức năng quản trị, Fayol đưa ra 4 chức năng như sau: + Chức năng hoạch định: chỉ ra tính tương đối của công cụ kế hoạch, không

thể dự đoán chính xác và đầy đủ mọi biến động mà cần xử lý linh hoạt sáng tạo, đây là chức năng cơ bản hàng đầu.

+ Chức năng tổ chức: bao gồm tổ chức sản xuất (các công đoạn, các khâu trong hoạt động) và tổ chức bộ máy quản lý (cơ cấu, cơ chế, các quan hệ chức năng nhân sự).

+ Chức năng điều khiển: tác động lên hành vi và động cơ của cấp dưới để họ phục tùng và thực hiện các quyết định quản lý: vừa có tính kỷ luật cao vừa phát huy tính chủ động sáng tạo.

+ Chức năng phối hợp: kết nối, liên hợp điều hòa tất cả các hoạt động và các lực lượng, đảm bảo các hoạt động diễn ra hài hòa, gắn bó trong một thể thống nhất, tạo ra tổng hợp lực và sự cân đối.

+ Chức năng kiểm tra: nắm chắc tình hình hoạt động để kịp thời phát hiện để điều chỉnh sửa đổi đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, quy rõ trách nhiệm.

Thứ ba, Fayol đưa ra 14 nguyên tắc quản trị :

Page 11: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 11 -

1- Phân chia công việc: sự phân chia công việc, đảm bảo sự chuyên môn hóa là rất cần thiết. Nó đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng và có chất lượng cao.

2- Thẩm quyền và trách nhiệm: có quan hệ mật thiết với nhau. Quyền hạn phải gắn liền với trách nhiệm. Giao trách nhiệm mà không giao quyền thì công việc không hoàn thành được. Có quyền quyết định mà không chịu trách nhiệm về quyết định đã đưa ra thì sẽ dẫn tới thói vô trách nhiệm và hậu quả xấu.

3- Kỷ luật: là sự tôn trọng những thỏa thuận đạt đến sự tuân lệnh, tính chuyên cần. Fayol tuyên bố rằng kỷ luật đòi hỏi có những người lãnh đạo tốt ở mọi cấp, chất lượng và hiệu quả cao trong kinh doanh.

4- Thống nhất chỉ huy: Nguyên tắc này có nghĩa là nhân viên chỉ được nhận mệnh lệnh từ một thượng cấp mà thôi.

5- Thống nhất điều khiển: theo nguyên tắc này thì một nhóm hoạt động có cùng một mục tiêu phải có người đứng đầu và phải có kế hoạch thống nhất. Nguyên tắc này có liên quan đến đoàn nhóm hơn là đối với cá nhân, nhân viên như ở nguyên tắc trên.

6- Lợi ích cá nhân phụ thuộc lợi ích chung: nguyên tắc này tự nó đã giải thích rõ. Tuy nhiên, theo H. Fayol khi có sự khác biệt không thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung thì cấp quản trị phải hòa giải hợp lý.

7- Thù lao: cách trả công phải công bằng, hợp lý và mang lại sự thỏa mãn tối đa có thể cho chủ và thợ.

8- Tập trung và phân tán: nguyên tắc này của H. Fayol nói lên mức độ quan hệ và thẩm quyền giữa tập trung và phân tán. Chuẩn mực của mối quan hệ này phải dẫn đến 'năng suất toàn bộ cao nhất.

9- Hệ thống quyền hành (tuyến xích lãnh đạo): trong quản trị phải có “xích lãnh đạo” từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Phải đảm bảo nguyên tắc, không được đi trật khỏi đường dây. Sự vận dụng phải linh hoạt, không cứng nhắc.

10- Trật tự hay sắp xếp người và vật vào đúng chỗ cần thiết: H.Fayol cho rằng vật nào, người nào cũng có chỗ riêng của nó. Phải đặt cho đúng vật nào, người nào vào chỗ nấy. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc sắp xếp, sử dụng người và dụng cụ, máy móc.

11- Công bằng: sự công bằng trong cách đối xử với cấp dưới và nhân viên cũng như lòng tử tế đối với họ là sự cần thiết tạo nên lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên đối với xí nghiệp.

12- Ổn định nhiệm vụ: sự ổn định nhiệm vụ là nguyên tắc cần thiết trong quản trị. Nó đảm bảo cho sự hoạt động với mục tiêu rõ ràng và có điều kiện để chuẩn bị chu đáo. Sự thay đổi luôn luôn không cần thiết và thiếu căn cứ tạo nên những nguy hiểm do thiếu ổn định kèm theo những lãng phí và phí tổn to lớn.

13- Sáng kiến: sáng kiến được quan niệm là sự nghĩ ra và thực hiện công việc một cách sáng tạo. Fayol khuyên các nhà quản trị nên 'hy sinh lòng tự kiêu cá nhân' để cho phép cấp dưới thực hiện sáng kiến của họ. Điều này rất có lợi cho công việc.

14- Tinh thần đoàn kết: nguyên tắc này nói rằng đoàn kết luôn tạo ra sức mạnh. Sự thống nhất, sự đoàn kết nhất trí trong cộng đồng mang lại những hiệu quả to lớn.

Page 12: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 12 -

Trong đó, nguyên tắc thứ 4 và 9 được coi là hai nguyên tác quyết định, phản ánh thực chất của thuyết quản lý của Fayol.

* Ưu điểm và khuyết điểm của thuyết quản trị hành chính của Fayol: - Ưu điểm:

Tóm lại, trong khi thuyết quản lý theo khoa học của F.W.Taylor được truyền bá rộng rãi từ Mỹ sang Châu Âu với ảnh hưởng lớn suốt đầu thế kỷ XX thì ở Pháp Henry Fayol đã tiếp cận vấn đề quản lý ở tầm xa hơn và xem xét dưới góc độ hành chính.

Thuyết của Fayol có ưu điểm là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Thuyết Fayol tạo nhiều vấn đề quan trọng của quản lý như chức năng, nguyên tắc, phương pháp, vừa chú trọng việc hợp lý hóa lao động vừa quan tâm đến hiệu lực quản lý, điều hành.

- Khuyết điểm: Tuy nhiên, thuyết Fayol chưa chú trọng đẩy đủ các mặt tâm lý và môi trường

lao động đồng thời chưa đề cập đến mới quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp. Nhưng có điều không thể chối cãi là nhiều luận điểm cơ bản của thuyết Fayol vẫn mang giá trị lâu dài được các thuyết sau bổ sung và nâng cao tính xã hội, yếu tố con người và quan hệ bên ngoài. 2.2. Max Weber – người Đức (1864-1920):

Quản trị kiểu thư lại là một hệ thống dựa trên những nguyên tắc, hệ thống thứ bậc, sự phân công lao động rõ ràng, những thủ tục chắc chắn. Người sáng lập ra trường phái quản trị này là nhà xã hội học người Đức – Max Weber (1864-1920), nhưng những công trình nghiên cứu của ông chỉ được phổ biến rộng rãi sau khi chúng được dịch thành tiếng Anh vào năm 1947.

Ông đã phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy, là phương thức hợp lý tổ chức một công ty phức tạp. Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa: là hệ thổng chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự.

Cơ sở tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và hợp lý. Ông đưa ra 4 nguyên tắc đó là:

- Mọi hoạt động của tổ chức đều căn cứ vào văn bản quy định trước. - Chỉ có những người có chức vụ mới được quyền quyết định. - Chỉ có những người có năng lực mới được giao chức vụ. - Mọi quyết định trong tổ chức phải mang tính khách quan.

* 7 đặc điểm của quy trình điều hành một tổ chức theo thuyết quản trị kiểu thư lại: 1. Những nguyên tắc: Là những hướng dẫn chính thức cho cách ứng xử của tất cả (những công nhân) trong khi họ thực hiện công việc. Trên phương diện tích cực, nguyên tắc có thể giúp thiết lập kỷ cương cần thiết cho phép tổ chức đạt được mục tiêu của nó.

Page 13: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 13 -

Sự tuân thủ (tôn trọng) triệt để các nguyên tác bảo đảm tính đồng bộ của các thủ tục, quy trình hoạt động và duy trì sự ổn định của tổ chức bất kể tham vọng cá nhân của cả nhà quản trị lẫn công nhân. 2. Tính khách quan Sự trung thành với các nguyên tắc của tổ chức sẽ mang lại tính khách quan, nghĩa là tất cả thành viên sẽ được đánh giá theo những nguyên tắc giống nhau như các chỉ tiêu như doanh số bán ra hay tỷ lệ hoàn vốn đầu tư. Mặc dù vấn đề này cũng có mặt trái của nó, song Weber cho rằng đặc điểm này đem lại sự công bằng bởi nớ không cho phép bất cứ người cấp trên nào để những thiên kiến cá nhân ảnh hưởng đến việc đánh giá cấp dưới. 3. Phân công lao động Là quá trình phân chia các nhiệm vụ thành những công việc đơn giản, cụ thể hợn cho phép tổ chức có thể sử dụng, huấn luyện công việc và giao cho nhân viên thực hiện một cách hiệu quả hơn. Cả nhà quản trị lẫn nhân viên cũng phải được giao việc và thực thi nhiệm vụ dựa trên sự chuyên môn hóa và năng lực cá nhân. Những nhân viên không có kỹ năng có thể được giao những nhiệm vụ đơn giản, dễ học, dễ thực hiện. Do được phân chia nhỏ nên hầu hết mọi công việc đều có thể học một cách nhanh chóng và chỉ cần những người lao động không có kỹ năng, vì vậy việc huấn luyện nhân viên không được coi trong. 4. Hệ thống thứ bậc (cấu trúc thứ bậc) Hầu hết mọi tổ chức đều có cấu trúc thứ bậc hình kim tự tháp. Hệ thống thứ bậc này sắp xếp công việc theo mức độ của quyền lực và quyền hạn (quyền ra quyết định) của mỗi cấp, chúng tăng theo mỗi cấp cao hơn cho đến cấp cao nhất. Mỗi vị trí cấp dưới chịu sự điều khiển và kiểm soát của cấp cao hơn. Theo Weber, việc xác định rõ ràng hệ thống thứ bậc sẽ cho phép kiểm soát hành vi của các thành viên do xác định rõ ràng vị trí của họ đối với các thành viên khác trong tổ chức. 5. Cấu trúc quyền hạn Mỗi hệ thống đều dựa trên những nguyên tắc, tính khách quan, sự phân công lao động, một cấu trúc thứ bậc bị cột chặt bởi một cấu trúc quyền hạn. Cơ cấu này xác định ai là người có quyền đưa ra các quyết định có tầm quan trọng khác nhau ở các cấp khác nhau trong một tổ chức. Weber cho rằng có 3 loại (cấu trúc) quyền hạn: kiểu dựa vào truyền thống, kiểu dựa vào uy tín và kiểu dựa vào pháp luật. - Kiểu quyền hạn truyền thống: dựa trên truyền thống hoặc phong tục. Quyền hạn thiêng liêng của các vị vua, các tù trưởng thuộc loại (cơ cấu) quyền lực này. - Kiểu quyền hạn dựa trên uy tín: là quyền hạn được sinh ra bởi những phẩm chất đặc biệt, được những người khác thừa nhận. - Quyền hạn do luật pháp hay nguyên tắc mang lại được áp dụng cho tất cả các thành viên của tổ chức.

Page 14: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 14 -

6. Sự cam kết làm việc lâu dài Việc tuyển dụng lao động trong hệ thống quản trị kiểu thư lại được coi là một sự cam kết làm việc lâu dài cả phía nhân viên cũng như về phía tổ chức (công ty). 7. Tính hợp lý Nhà quản trị hiệu quả là người có khả năng sử dụng hữu hiệu nhất các nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Các nhà quản trị trong hệ thống quản trị thư lại này điều hành tổ chức luôn tuân theo tính logic và tính hiệu quả khi đề ra các quyết định. Theo Weber, khi tất cả mọi hoạt động đều nhằm đạt mục tiêu thì tổ chức sẽ sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên và nhân lực của nó. Hơn nữa, tính hợp lý cho phép phân chia những mục tiêu chung thành những mục tiêu cụ thể của mỗi bộ phận trong tổ chức. Do đó, nếu tất cả các bộ phận đều hoàn thành mục tiêu riêng thì mục tiêu chung của tổ chức sẽ được thực hiện. Tóm lại, những đặc tính của chủ nghĩa quan liêu của Weber là: - Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và được hợp pháp hoá như nhiệm vụ chính thức. - Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới một chức vụ khác cao hơn. - Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện và kinh nghiệm. - Các hành vi hành chính và các quyết định phải thành văn bản. - Quản trị phải tách rời sở hữu. - Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng và được áp dụng thống nhất cho mọi người. * Những ưu điểm và hạn chế thuyết quản trị của Weber:

- Những lợi ích mong đợi: Có 2 lợi ích là tính hiệu quả và tính ổn định của tổ chức do khi những nhiệm

vụ cần thiết hàng ngày được thực hiện tốt thì mục tiêu của tổ chức sẽ được thực hiện vì công việc của nhân viên trở nên đơn giản hơn bởi họ thực hiện những công việc đã biến thành những nguyên tắc đơn giản.

- Những hạn chế: + Nguyên tắc cứng ngắc và quan liêu: do muốn bảo vệ quyền lợi riêng nên

tầng lớp quan liêu trong các tổ chức thường bám chặt vào những nguyên tắc và thủ tục dù chúng đã tỏ ra không còn đem lại hiệu quả cho tổ chức. Bởi vậy, dẫn đến sự lãng phí thời gian và tiền bạc.

+ Tìm cách mở rộng và bảo vệ quyền lực: Cơ cấu tổ chức kiểu thư lại có thể không khuyến khích các nhà quản trị quan tâm đến hiệu quả chung mà lại tập trung mọi nỗ lực vào việc mở rộng và bảo vệ quyền lực vì quyền lợi riêng.

Page 15: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 15 -

+ Tốc độ ra quyết định chậm: vì đặt các nguyên tắc và thủ tục cứng ngắc lên trên tính hiệu quả cho nên tronng nhiều trường hợp làm trì hoãn quá trình ra quyết định.

+ Khó tương thích với sự thay đổi công nghệ: các nguyên tắc của lý thuyết quản trị thư lại không phù hợp với công nghệ cao cấp và sự thay đổi liên tục tính chất nhiệm vụ của tổ chức cũng như các quy trình mới thường được đưa vào tổ chức.

Tuy nhiên, có những tổ chức với những điều kiện sau cũng vẫn được áp dụng rộng rãi lý thuyết này: - Có khối lượng thông tin chuyên ngành lớn và đã tìm được biện pháp xử lý hữu hiệu. - Nhu cầu của khách hàng có độ thay đổi chậm. - Công nghệ ổn định và có tốc độ thay đổi chậm. - Quy mô hoạt động tổ chức lớn, đủ điều kiện cho phép tiêu chuẩn hóa dịch vụ hay sản phẩm. 2.3. Chester Barnard (1886-1961):

Ông viết tác phẩm “The functions of the Executive” (Các chức năng của nhà quản trị) và nó đã trở thành tác phẩm kinh điển về Quản trị học cho đến ngày nay. Theo Barnard, tổ chức là một hệ thống hợp tác của nhiều người với 3 yếu tố cơ bản: sự sẵn sàng hợp tác, có mục tiêu chung, có sự thông đạt. Nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì tổ chức này sẽ tan vỡ. Cũng như Weber, Barnard nhấn mạnh đến yếu tố quyền hành trong tổ chức, ông cho rằng nguồn gốc của quyền hành không xuất phát từ người ra mệnh lệnh mà xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới. Sự chấp nhận đó chỉ có thể có với 4 điều kiện: - Cấp dưới hiểu rõ sự ra lệnh. - Nội dung mệnh lệnh phù hợp với mục tiêu của tổ chức. - Nội dung ra lệnh phù hợp với lợi ích của cá nhân họ. - Họ có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó. Barnard cho rằng hoạt động quản lý là phải đem lại hiệu quả và kết quả. Tuy nhiên, theo cách diễn giải của ông thì từ “effective” được hiểu là sự thỏa mãn tâm lý và tinh thần của mọi người trong tổ chức. Ông cũng đã đúng khi nhận định rằng bản chất đạo đức của con người được thể hiện cao nhất ở trách nhiệm quản trị. 2.4. Nhận xét chung về trường phái quản trị hành chính

Tóm lại, trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính chủ trương rằng năng suất lao động sẽ đạt cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý, đóng góp trong lý luận cũng như trong thực hành lãnh đạo, quản trị: những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị, các hình thức tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền....

Ưu điểm: cho rằng năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý

Page 16: 11.Ly Thuyet Quan Tri Hoc Co Dien

Lý thuyết quản trị cổ điển Nhóm 11

- 16 -

Nhược điểm: các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định, ít thay đổi quan điểm quản lý cứng rắn, ít chú ý điến con người nên dễ dẫn tới việc xa rời thực tế.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC LÝ THUYẾT THUỘC TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN

Quản trị kiểu thư lại Quản trị khoa học Quản trị kiểu hành chính * Đặc điểm: - Hệ thống nguyên tắc chính thức. - Đảm bảo tính khách quan. - Phân công lao động hợp lý. - Hệ thống cấp bậc. - Cơ cấu quyền lực chi tiết. - Sự cam kết làm việc lâu dài. - Tính hợp lý.

* Đặc điểm: - Huấn luyện hàng ngày và tuân theo nguyên tắc. - Luôn có một phương pháp tốt nhất để hoàn thành công việc. - Động viên bằng vật chất.

* Đặc điểm: - Định rõ các chức năng quản trị. - Phân công lao động. - Hệ thống cấp bậc. - Quyền lực. - Công bằng.

* Trọng tâm: - Toàn bộ tổ chức.

* Trọng tâm: - Công nhân

* Trọng tâm: - Nhà quản trị.

* Thuận lợi: - Ổn định, hiệu quả.

* Thuận lợi: - Năng suất, hiệu quả.

* Thuận lợi: - Cơ cấu rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc.

* Hạn chế: - Nguyên tắc cứng ngắc. - Tốc độ ra quyết định chậm

* Hạn chế: - Không quan tâm đến nhu cầu XH của con người.

* Hạn chế: - Không đề cập đến môi trường. - Không chú trọng đến tính hợp lý trong hành động của nhà quản trị.