11.chân khoeo. bs tin.phu yen

29
ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETI Người thực hiện: BS. Võ Hùng Tín Cộng sự: CN. Trần Văn Nho Bệnh viện đa khoa huyện Tuy An, Phú Yên Điện thoại: BS. Tín: 0986698248; CN. Nho: 0935553094 Email: [email protected]

Transcript of 11.chân khoeo. bs tin.phu yen

ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETI

Người thực hiện: BS. Võ Hùng Tín Cộng sự: CN. Trần Văn NhoBệnh viện đa khoa huyện Tuy An, Phú YênĐiện thoại: BS. Tín: 0986698248; CN. Nho: 0935553094 Email: [email protected]

ĐẶT VẤN ĐỀBàn chân khoèo bẩm sinh là một

phức hợp các biến dạng ở vùng cổ chân và bàn chân theo không gian ba chiều gồm: Biến dạng thuổng và vẹo vào trong của nửa sau bàn chân, biến dạng khép ngửa của nửa trước bàn chân và biến dạng lõm gan chân.

2

ĐẶT VẤN ĐỀ tt

Với tần suất mắc phải khoảng 1/1000

số trẻ được sinh ra. Về phương diện giải

phẫu bệnh lí và phương pháp điều trị của

dị tật bẩm sinh bàn chân khoèo bẩm sinh

cho đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa

thống nhất.

ĐẶT VẤN ĐỀ tt

Tại Việt Nam điều trị bảo tồn bàn

chân khoèo tùy mỗi nơi mà cách điều trị

cũng khác nhau. Nhưng rất nhiều trường

hợp bị bỏ quên hoặc điều trị không đúng

cách, khi lớn lên thì phải phẫu thuật hoặc

để lại nhiều di chứng sau này cho trẻ.4

ĐẶT VẤN ĐỀ ttTại bệnh viện Tuy An có một số trẻ

sinh ra bị dị tật bẩm sinh bàn chân khoèo, điều trị phải đi xa (vào TP.HCM) rất bất tiện và tốn kém hoặc không được điều trị hay điều trị không đến nơi đến chốn sẽ để lại nhiều hậu quả cho trẻ khi lớn lên.

5

ĐẶT VẤN ĐỀ ttChúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh bằng phương pháp Ponseti nhằm mục đích:- Đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị Ponseti tại bệnh viện Tuy An.- Khảo tìm hiểu kỹ các biến chứng thường gặp và cách khắc phục.

6

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các trẻ bị dị tật bẩm sinh

bàn chân khoèo dưới 6 tháng tuổi ở Huyện Tuy An. Từ 01/08/2012 đến nay.

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu:- Tiến cứu.- Xử lý số liệu bằng phương pháp xác suất thống kê.

7

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tt

2.2. Phương pháp Ponseti: 2.2.1. Nắn chỉnh bằng tay bàn chân

Trước khi bó bột, nắn chỉnh bằng tay khoảng 2-3 phút cho mỗi bàn chân, nắn nhẹ nhàng, các biến dạng được nắn chỉnh: biến dạng vòm chỉnh trước, kế đến là chỉnh áp và sau cùng là chỉnh biến dạng nhón gót.

8

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tt

2.2.2. Bó bột: Giữ bàn chân ở tư thế nắn chỉnh.Quấn bột chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu bó dưới gối, chờ đến khi bột cứng thì tiếp tục.- Giai đoạn 2: bó bột tiếp lên đùi.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tt

2.2.3. Thay bột mỗi lần sau 7 đến 10 ngàyTrung bình có 6 lần bó. Lần 1 - 2 chỉnh vòm. Lần 3-4 chỉnh áp và vẹo trong. Lần 5-6 chỉnh nhón gót.

10

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tt

2.2.4. Theo dõi bột: Hướng dẫn cặn kẽ cách xác định các biến chứng của bột và thông tin ngay cho bác sỹ để có hướng xử trí kịp thời như: các đầu ngón chân có tím không? có sưng không? có cử động được không? có bị tuột bột che lấp đầu ngón không? cấn bột làm lở da ở vùng bẹn?.

Các lần bó bột cho 1 bệnh nhân chân khoèo

12

KẾT QUẢ

3.1. Kết quả số liệu3.1.1. Giới: • Bé trai 6/8 (75%), bé gái 2/8 (25%)• Nhận xét: phần lớn các trường hợp là

trai 75%

75 %

25 % Bé Trai

Bé Gái

13

KẾT QUẢtt

3.1.2 Bên bị• Nhận xét: phần lớn các trường hợp là 2

bên 6/8 (75%), một bên 2/8 (25%) một bên phải một bên trái.

75 %

25 %Hai Bên

Một Bên

14

KẾT QUẢ tt3. Liên quan tuổi mẹ• Nhận xét: trong số 7/8 trường hợp trẻ

bị là mẹ sinh con lần đầu có tuổi đời còn thấp dưới 25 tuổi, trong đó có 1 trường hợp mẹ mới 15 tuổi đạt 87,75%.

87.75 %

12.25 % Tuổi mẹ nhỏ hơn 25

Tuổi mẹ lớn hơn 25

15

KẾT QUẢ tt

3.1.4 Số lần bó bột• Nhận xét: đa số các trường hợp bó bột 6

lần 4/8 (50%), lớn hơn 8 lần 1/8 (12,25%).

1

4

21

012345

4 Lần 6 Lần 8 Lần > 8 Lần

4 Lần

6 Lần

8 Lần

> 8 Lần

16

KẾT QUẢ tt

3.1.5 Kết quả bó bột• Nhận xét: tỉ lệ thành công theo phương

pháp Ponseti tại bệnh viện Tuy An là 87,75%.

87.75 %

12.25 % Thành Công

Thất bại

17

KẾT QUẢ tt

3.1.6 Biến chứng bó bột- Viêm da: 2/8 trường hợp bị viêm da. - Tuột bột: 8/54 lần bó bột bị tuột bột.- Chèn ép bột: chưa phát hiện trường hợp nào.

• Nhận xét: tuột bột là biến chứng hay gặp nhất 14,82%.

18

BÀN LUẬN4.1. Kết quả nắn chỉnh

Theo Ponseti trẻ bắt đầu được nắn chỉnh từ trước 9 tháng thì phần lớn các biến dạng được nắn chỉnh hoàn toàn và điều trị từ 9-28 tháng vẫn còn hiệu quả. Theo Nguyễn Thị Phương Tần (88,1%) [3], đây cũng là kết quả tương xứng với tác giả.

19

BÀN LUẬN tt

Nhưng vì chúng tôi mới triển khai, kinh nghiệm chưa nhiều nên tiêu chí chọn mẫu là các trường hợp trẻ <6 tháng đạt hiệu quả 7/8 trường hợp (87,75%) tương đối phù hợp.

4.2 Bên bịPhần lớn bị cả 2 chân 75% còn 2

trường hợp bị một chân là 1 trái và 1 phải.

BÀN LUẬN tt4.3 Tuổi mẹ

Tuổi mẹ càng nhỏ tỷ lệ con bị dị tật bẩm sinh bàn chân khoèo càng cao trong số 7/8 trường hợp trẻ bị là mẹ sinh con lần đầu có tuổi đời còn thấp dưới 25 tuổi, trong đó có 1 trường hợp mẹ mới 15 tuổi đạt 87,75%. Chưa phù hợp với tác giả Đặng Thị Kim Hương (67,25%) [luận văn thạc sỹ chuyên ngành phục hồi chức năng năm 2001].

21

BÀN LUẬN tt4.4. Số lần bó bột

Phần lớn bó bột 6 lần 4/8 (50%).

Đây là một thuận lợi lớn cho quá trình

điều trị vì nhiều bệnh nhân ở xa trung

tâm rất khó khăn cho tái khám để điều

trị.22

BÀN LUẬN tt4.5. Kết quả nắn chỉnh bằng tay và bó bột

Kết quả đạt 87,75% là một kết quả đáng khích lệ so với kết quả Nguyễn Thị Phương Tần 88,1% [3,5] phần lớn các trường hợp bó bột với 6 lần 50% và thay bột hàng tuần thời gian điều trị không dài rất thuận lợi cho bệnh nhân ở nông thôn.

23

BÀN LUẬN tt4.6. Các biến chứng xảy ra trong quá

trình bó bột: Biến chứng hay gặp nhất là tuột bột

8/54 số lần bó bột chiếm tỷ lệ (14,82%), viêm da xảy ra 2/8 trường hợp chiếm tỷ lệ (25%).

KẾT LUẬN

Với kết quả giai đoạn đầu điều trị 8

chân khoèo bẩm sinh ở bệnh viện Tuy

An theo phương pháp Ponseti chúng

tôi nhận thấy:

25

1. Phương pháp Ponseti là một phương

pháp hiệu quả trong nắn chỉnh ban đầu

các biến dạng chân khoèo ở bệnh nhi

nhỏ hơn 6 tháng tuổi, thời gian điều trị

ngắn, với trung bình 6 lần bó thay bột.

26

KẾT LUẬN tt

2. Biến chứng ghi nhận được là do kỹ

thuật nắn chỉnh bàn tay không đúng

thường gặp là tuột bột 8/54 trường hợp.

Đây là biến chứng có khả năng khắc

phục.

HÌNH ẢNH

28

Cảm ơn sự theo dõi của quý đồng nghiệp!