1. THƯ MỜI - undp.org TOR Forms SGP CPS OP6... · 1. THƯ MỜI . Ngày 17 tháng 8 năm 2015 ....

33
1. THƯ MỜI Ngày 17 tháng 8 năm 2015 Chương trình tài trợ nhỏ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF SGP) tại Việt Nam kêu gọi các tổ chức nộp Đề xuất dự án nhằm chuẩn bị chiến lược chương trình quốc gia GEF SGP giai đoạn 6 (OP6) 2015-2018. Các văn bản bao gồm: 1 Thư mời 2 Kêu gọi nộp đề xuất dự án / Điều khoản tham chiếu 3 Biểu mẫu Đề xuất dự án bao gồm 3 phần A – Phương pháp và Kế hoạch hoạt động B – Ngân sách, và C – Văn bản bổ sung đi kèm như tư cách pháp nhân và năng lực của tổ chức 4. Biểu mẫu Chiến lược chương trình quốc gia giai đoạn 6 2015-2018 Tất cả các phụ lục trong mục 3 cùng với văn bản kèm theo nên được gửi tới địa chỉ sau: Chương trình GEF SGP Việt Nam Tòa nhà Liên Hợp Quốc, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Tiêu đề: Chiến lược chương trình quốc gia GEF SGP giai đoạn 6, 2015-2018 Thời hạn: Đề xuất dự án nên được gửi tới GEF SGP Việt Nam trước 17h ngày 25/8/2015 (giờ Việt Nam) Trong trường hợp cần làm rõ hơn thông tin, xin liên hệ địa chỉ email [email protected] Tiêu đề <Vấn đề liên quan SGP CPS OP6[Tên tổ chức/viện] không muộn hơn 3 giờ chiều 25/8/2015 (giờ VN) Xin cám ơn các tổ chức quan tâm và nộp đề xuất. GEF SGP Việt Nam

Transcript of 1. THƯ MỜI - undp.org TOR Forms SGP CPS OP6... · 1. THƯ MỜI . Ngày 17 tháng 8 năm 2015 ....

1. THƯ MỜI

Ngày 17 tháng 8 năm 2015

Chương trình tài trợ nhỏ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF SGP) tại Việt Nam kêu gọi các tổ chức

nộp Đề xuất dự án nhằm chuẩn bị chiến lược chương trình quốc gia GEF SGP giai đoạn 6

(OP6) 2015-2018.

Các văn bản bao gồm:

1 Thư mời

2 Kêu gọi nộp đề xuất dự án / Điều khoản tham chiếu

3 Biểu mẫu Đề xuất dự án bao gồm 3 phần

A – Phương pháp và Kế hoạch hoạt động

B – Ngân sách, và

C – Văn bản bổ sung đi kèm như tư cách pháp nhân và năng lực của tổ chức

4. Biểu mẫu Chiến lược chương trình quốc gia giai đoạn 6 2015-2018

Tất cả các phụ lục trong mục 3 cùng với văn bản kèm theo nên được gửi tới địa chỉ sau:

Chương trình GEF SGP Việt Nam Tòa nhà Liên Hợp Quốc, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tiêu đề: Chiến lược chương trình quốc gia GEF SGP giai đoạn 6, 2015-2018

Thời hạn: Đề xuất dự án nên được gửi tới GEF SGP Việt Nam trước 17h ngày 25/8/2015 (giờ Việt Nam)

Trong trường hợp cần làm rõ hơn thông tin, xin liên hệ địa chỉ email [email protected] Tiêu đề <Vấn đề liên quan SGP CPS OP6[Tên tổ chức/viện] không muộn hơn 3 giờ chiều 25/8/2015 (giờ VN) Xin cám ơn các tổ chức quan tâm và nộp đề xuất. GEF SGP Việt Nam

CHUẨN BỊ NỘP ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG Chi phí Tổ chức nộp đề xuất sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp hồ sơ không loại trừ đề xuất đó có được lựa chọn hay không. Ngôn ngữ Đề xuất dự án và các tài liệu liên quan được viết bằng tiếng Việt. Các đề xuất dự án được nộp bởi 2 hoặc nhiều hơn tổ chức đề xuất sẽ không được chấp thuận trong các trường hợp sau đây a. Các đề xuất có ít nhất một giám đốc hoặc người đại diện chung b. Bất cứ một trong các tổ chức đề xuất nào nhận được trợ cấp/hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ tổ

chức khác c. Các đề xuất dự án có đại diện nộp đề xuất giống nhau d. Các tổ chức nộp đề xuất có mối quan hệ với nhau, trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba, theo đó

có khả năng tiếp cận thông tin hoặc ảnh hưởng tới đề xuất của người/tổ chức nộp đề xuất kia e. Các tổ chức nộp đề xuất là nhà thầu phụ của tổ chức đề xuất kia, hoặc là nhà thầu phụ cho một

đề xuất dự án nộp dưới tên của tổ chức đề xuất chính f. Một chuyên gia được đề xuất trong nhóm nộp đề xuất dự án tham gia vào hơn một đề xuất cho

quá trình kêu gọi đề xuất này. Điều kiện này không áp dụng đối với các nhà thầu phụ tham gia trong hơn một đề xuất

Thông tin liên quan đến kiểm tra, đánh giá và so sánh các Đề xuất dự án, khuyến nghị về hợp đồng sẽ không được thông báo rộng rãi tới các tổ chức nộp đề xuất hoặc cá nhân mà không liên quan đến quy trình này, thậm chí cả sau khi công bố hợp đồng Bất cứ nỗ lực nào của tổ chức đề xuất nhằm gây ảnh hưởng tới việc kiểm tra đánh giá và so sánh các đề xuất dự án của GEF SGP hoặc ban chỉ đạo quốc gia (BCĐQG) đồng nghĩa với việc đề xuất dự án không được lựa chọn. LƯU Ý: KHÔNG THÀNH VIÊN BCĐQG NÀO THAM GIA VÀO VIỆC VIẾT ĐỀ XUẤT DỰ ÁN HOẶC NHẬN KINH PHÍ CỦA GEF SGP; CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ CỦA HỌ CŨNG KHÔNG NHẬN ĐƯỢC KINH PHÍ CỦA GEF SGP.

QUYẾT ĐỊNH CỦA BCĐQG về lựa chọn đề xuất dự án là QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG

2. KÊU GỌI ĐỀ XUẤT DỰ ÁN (CFP)/ ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)

Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ môi trường toàn cầu giai đoạn 6 [2015-2018] Quy trình xây dựng chiến lược chương trình quốc gia

I.Thông tin tổng quát: Chương trình tài trợ nhỏ (chương trình SGP) của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) cung cấp các khoản tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) để giúp họ có khả năng giải quyết các thách thức về môi trường toàn cầu1 đồng thời đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững ở địa phương. Chương trình SGP là một chương trình gắn kết của GEF do Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) thực hiện và văn phòng UNOPS điều hành. Chương trình SGP tại Việt Nam đã bắt đầu tài trợ các dự án vào năm 1999. Kể từ đó, chương trình này đã thành công trong việc tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho hơn 125 dự án. Giai đoạn 6 sẽ được thực hiện từ 2015 đến 2018, Chương trình SGP có mục tiêu như sau:” hỗ trợ

tạo ra các lợi ích môi trường và bảo vệ môi trường toàn cầu thông qua các giải pháp của cộng

đồng và địa phương góp phần bổ sung và tăng giá trị cho hành động ở cấp quốc gia và toàn cầu”. Bảng dưới trình bày các hợp phần chủ yếu hoặc “các sáng kiến có tính chiến lược” đa lĩnh vực và để hướng dẫn việc tìm kiếm tài trợ trong giai đoạn 6.

Các sáng kiến chiến lược giai đoạn 6, chương trình SGP

1. Bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển dựa vào cộng đồng 2. Sinh thái nông nghiệp đổi mới, khí hậu thông minh 3. Đồng lợi ích trong sử dụng năng lượng ít cac-bon 4. Liên kết quản lý hóa chất địa phương - toàn cầu 5. Diễn đàn đối thoại chính sách và quy hoạch giữa các tổ chức xã hội dân sự và chính

phủ 6. Thúc đẩy hòa nhập xã hôi:

i. Lồng ghép giới ii. Thu hút giới trẻ tham gia iii. Các học bổng cho các dân tộc bản địa

7. Quảng bá toàn cầu chương trình tri thức dựa vào tập quán của công dân i. Thư viện số hóa những đổi mới ở cộng đồng ii. Trao đổi Nam-Nam về các sáng kiến cộng đồng

Một thành tố then chốt của Chương trình SGP giai đoạn 6 sẽ là xây dựng các cách tiếp cận cảnh quan đất liền và trên biển tập trung tốt hơn vào việc tìm kiếm tài trợ và thúc đẩy việc xây dựng chương trình có tính chiến lược và nhóm lại các dự án tài trợ nhỏ với mục đích tạo ra được ảnh hưởng lớn hơn và dẫn đến có được các hiệp lực và các cơ hội mở rộng quy mô. Chương trình SGP sẽ tập trung vào hỗ trợ và điều phối các hành động cụ thể ở cấp cơ sở bằng việc cung cấp tài chính ở quy mô nhỏ cho các dự án do cộng đồng địa phương làm chủ ở các cảnh quan ưu tiên đã được 1 Các lĩnh vực trọng tâm của GEF bao gồm: đa dạng sinh học, thay đổi khí hậu, quản lý đất bền vững, các vùng nước quốc tế.

xác định, nhằm có được những ảnh hưởng ở quy mô cảnh quan ở các nước đang phát triển. Chương trình SGP cũng sẽ đánh giá, phân tích và hệ thống hóa các kết quả của các hành động trên thực địa nhằm chắt lọc và phổ biến các bài học có thể sử dụng được cho việc nhân rộng ở nước đó cũng như cho các khu vực khác trên thế giới. Một thành tố quan trọng nữa trong tiếp cận của Chương trình SGP giai đoạn 6 là sẽ tăng cường vai trò của chương trình như một bên tìm kiếm tài trợ bằng việc quy hoạch có tính chiến lược đối với việc cung cấp các dịch vụ cần thiết để tạo ra ảnh hưởng lớn hơn của tập hợp các dự án, việc này có thể được tiến hành thông qua việc sử dụng có chọn lọc các khoản tài trợ xây dựng năng lực, cũng như sử dụng các dịch vụ, các mạng lưới và các mối cộng tác hỗ trợ không bằng tiền tài trợ. Đợt kêu gọi xây dựng các đề xuất này là nhằm kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự đưa ra các đề xuất để giúp Chương trình SGP tiến hành qúa trình chuẩn bị xây dựng một chiến lược cho giai đoạn 6. Công việc này sẽ bao gồm các cuộc tham vấn nhiều bên liên quan, phát triển (những) đánh giá đường cơ sở đối với (các) cảnh quan đất liền/ (các) cảnh quan biển đã được xác định ưu tiên, cũng như xây dựng chi tiết Chiến lược chương trình quốc gia (Chiến lược CPS) cho giai đoạn OP6 có điều phối chặt chẽ với Điều phối viên quốc gia và Ban Chỉ đạo quốc gia Chương trình SGP Việt Nam (BCĐQG) . Các bước chủ yếu trong quá trình chuẩn bị này và những kết quả kỳ vọng có thể đạt được, được mô tả chi tiết dưới đây. II. Các bước chính trong quy trình xây dựng Chiến lược chương trình quốc gia giai đoạn 6 Bước 1. Tham vấn và xác định phạm vi Chiến lược chương trình quốc gia giai đoạn 6 Để khởi xướng xây dựng Chiến lược chương trình quốc gia (CPS), giai đoạn 6 của Chương trình SGP, cần tiến hành đánh giá và xác định phạm vi, trong đó sẽ thống kê các kết quả và những thành tựu đã đạt được từ trước đến nay của chương trình quốc gia SGP và xác định các hướng ưu tiên cho việc xây dựng chương trình trong giai đoạn 6 sao cho phù hợp với tài liệu dự án Chương trình SGP trong giai đoạn 6, các ưu tiên quốc gia của nước mình, các phương hướng xây dựng chương trình của GEF 6, và tiềm năng hiệp lực với UNDP và các cơ quan đối tác khác. Quy trình tham vấn và xác định phạm vi về Chiến lược chương trình quốc gia sẽ được mở rộng ra ngoài khuôn khổ của BCĐQG để thu hút cả các bên tham gia có liên quan từ chính phủ, xã hội dân sự, văn phòng UNDP quốc gia, các cơ quan ngành và các đối tác khác. Mục đích của quy trình này là xác định được vai trò phù hợp của Chương trình SGP để xây dựng chương trình trong giai đoạn 6 nhằm tập trung được tạo ra được ảnh hưởng có tính chiến lược dự kiến theo các phương hướng và sáng kiến của giai đoạn 6. Quy trình này sẽ gồm các thành tố tổng quát sau đây:

a) Truyền thông, quảng bá và xây dựng năng lực ở giai đoạn 6 và các sáng kiến có tính

chiến lược của giai đoạn này. Các hoạt động truyền thông này phục vụ cho việc giải thích nhu cầu tập trung Chương trình SGP vào các khu vực cảnh quan đất liền/cảnh quan biển để đạt được ảnh hưởng có tính chiến lược lớn hơn thông qua việc nhóm lại các dự án và việc đạt được các hiệp lực.

b) Tham vấn nhiều bên có liên quan. Quy trình tham vấn này sẽ gồm có BCĐ quốc gia và các đối tác liên quan khác từ các cơ quan của chính phủ, xã hội dân sự, UNDP, các cơ quan

đối tác, v.v. nhằm đạt được sự đồng thuận cao về cách tiếp cận chương trình quốc gia trong giai đoạn 6.

c) Lựa chọn các khu vực cảnh quan đất liền/cảnh quan biển có trọng tâm, có cân nhắc đến vai trò, các cơ hội, các thách thức và tiềm năng hiệp lực, v.v… của chương trình SGP.

d) Tìm kiếm tài trợ cho bên ngoài các khu vực (các) cảnh quan đất liền /cảnh quan biển. Trong giai đoạn 6, có tới 30% các nguồn lực tài trợ có thể sẽ được phân bổ cho bên ngoài các khu vực cảnh quan đất liền/cảnh quan biển, miễn là các quỹ tài trợ này được sử dụng đúng mục đích chiến lược. Các tiêu chí xét ưu tiên các dự án và loại hình dự án có thể được xác định trong Quy trình hoạt động đánh giá và xác định phạm vi tổng quát. Ví dụ, chương trình quốc gia có thể ưu tiên tài trợ cho (các) khu vực ngoài các cảnh quan đất liền/cảnh quan biển mà theo đó: - Các dự án có tác dụng khuyến khích đổi mới có liên quan đến các sáng kiến và các

phương hướng có tính chiến lược của Chương trình SGP, giai đoạn 6. - Các dự án đem lại các cơ hội mới về các mối cộng tác và nhân rộng. - Giúp biến các bài học về cảnh quan trở thành chính sách hoặc khuyến khích sử dụng. - Các diễn đàn đối thoại giữa các tổ chức xã hội dân sự và chính phủ khuyến khích xã hội

dân sự cùng tham gia với chính phủ trong bối cảnh các hiệp định đa phương về môi trường.

Các kết quả chủ yếu được tạo ra ở giai đoạn này sẽ bao gồm: (a) một báo cáo ngắn tài liệu hóa quy trình tham vấn và xác định phạm vi cùng với những đồng thuận chủ yếu về cách tiếp cận của Chiến lược chương trình quốc gia (CPS) được ghi chép và (b) dự thảo đề cương chiến lược CPS đã được xây dựng tới mức độ khả dĩ với cách tiếp cận về cảnh quan đất liền/cảnh quan biển và tiếp tục được xây dựng chi tiết ở Bước 2. Bước 2. Đánh giá cơ sở cảnh quan đất liền/cảnh quan biển được chọn Quy trình đánh giá cơ sở cảnh quan đất liền/cảnh quan biển sẽ theo chỉ dẫn của Hoạt động tham vấn và xác định phạm vi Chiến lược chương trình quốc gia đã có được sự đồng thuận về các ưu tiên và đã lập kế hoạch để tạo ra các kết quả của giai đoạn 62.Chiến lược cảnh quan đất liền/cảnh quan biển được xây dựng sẽ mô tả cách tiếp cận cảnh quan để hỗ trợ các hoạt động môi trường toàn cầu phù hợp với các sáng kiến có tính chiến lược được lựa chọn trong Chiến lược Chương trình quốc gia thuộc Chương trình SGP nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững ở cấp cộng đồng. Mục tiêu của việc đánh giá cơ sở là hỗ trợ Điều phối viên quốc gia và BCĐQG chương trình SGP: a) chi tiết hóa cơ sở (mức nền) cảnh quan đất liền/cảnh quan biển, b) xây dựng chiến lược cảnh quan đất liền/cảnh biển mà chiến lược này sẽ hướng dẫn việc tìm kiếm tài trợ bằng loại hình các dự án được đề xuất, và tập hợp các chỉ số cho các sáng kiến có tính chiến lược của chương

2 Trong các trường hợp ở giai đoạn 6 của Chiến lược chương trình quốc gia tập trung vào các khu vực có các dự án đã và đang hoạt động, thì thông tin sẽ được lấy từ các tài liệu hiện có và các báo cáo đánh giá đường cơ sở tương tự, phù hợp với tài liệu về giai đoạn 6 của Chiến lược Chương trình quốc gia tới mức không cần có sự tham gia của các cộng đồng và các bên liên quan tại địa phương vào các quy trình tham vấn được lặp lại. Nếu cần thì có thể dựa vào các kết quả tham vấn trước đó, rà soát lại và cập nhật các kết quả đó trong khuôn khổ quy trình đánh gia đường cơ sở đã tiên lượng cho giai đoạn 6 của Chiến lược CPS

trình SGP đã được xác định. Việc đánh giá đường cơ sở sẽ cung cấp thông tin về hiện trạng các cảnh quan đất liền/cảnh quan biển, thông qua các cuộc tham vấn với các cộng đồng địa phương và các bên liên quan và có thể dùng để làm cơ sở cho việc đề ra các mục tiêu và các kết quả mong muốn. Việc đánh giá cơ sở cảnh quan đất liền/cảnh quan biển sẽ nghiên cứu các thách thức chủ yếu, các vấn đề môi trường toàn cầu, đồng thời xác định các cơ hội cho các hành động của cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự. Quy trình đánh giá cơ sở sẽ bao gồm các cuộc tham vấn cộng đồng và đảm bảo có sự tham gia của một loạt các bên liên quan trong cảnh quan, kể cả chính quyền địa phương, xã hội dân sự, các tổ chức cộng đồng và các đối tác liên quan. Việc đánh giá cơ sở sẽ bao gồm các thành tố chủ yếu sau:

a) Phân tích cơ sở. Xác định bối cảnh và các thông tin cơ bản về cảnh quan đất liền/cảnh quan biển, kể cả các mối đe dọa đối với môi trường toàn cầu, tình hình phát triển bền vững và những hành động và kế hoạch chủ yếu đang được thực hiện, đồng thời xác định các bên tham gia liên quan trong và ngoài cảnh quan cần được tham gia và có vai trò của họ. Cần xác định ranh giới của cảnh quan đất liền/cảnh quan biển đi đôi với việc phân tích các hoạt động cơ sở mà Chương trình SGP quốc gia có thể dùng làm cơ sở, cũng như các bất cập mà chương trình SGP quốc gia có thể can thiệp giải quyết.

b) Xây dựng chi tiết các sáng kiến có tính chiến lược cho giai đoạn 6 của Chương trình

SGP trong bối cảnh cảnh quan đất liền/cảnh quan biển. Dựa vào các kết quả của quy trình tham vấn và xác định phạm vi trong Chiến lược chương trình quốc gia (CPS), quốc gia sẽ xác định được các ưu tiên chiến lược có lựa chọn phục vụ cho việc tìm kiếm tài trợ. Trong đánh giá cơ sở, việc thực hiện các sáng kiến chiến lược ưu tiên cho giai đoạn OP6 mà các nước chọn sẽ xây dựng chi tiết trong bối cảnh cảnh quan đất liền/cảnh quan biển cùng với (a) các loại hình dự án được xây dựng, (b) khung các chỉ số, các mục tiêu và các kết quả được xây dựng.

c) Các phương thức thực hiện sẽ được đề xuất, chẳng hạn như các khả năng kết nối và liên kết các dự án trong cảnh quan để học tập và trao đổi, nhằm thúc đẩy sự gắn kết với chính quyền địa phương, xác định ảnh hưởng của chính sách và mở rộng các cơ hội, tăng cường giám sát & đánh giá có sự tham gia để tạo thuận lợi cho việc tham gia của cộng đồng, cũng như tạo thuận tiện cho việc quản lý tri thức và nắm bắt và phổ biến các kết quả.

Sản phẩm đầu ra quan trọng của quy trình đánh giá cơ sở cảnh quan đất liền/cảnh quan biển một báo cáo, trong đó sẽ trình bày phần phân tích ở, soạn thảo chi tiết chiến lược của Chương trình SGP trong cảnh quan đó và các phương thức thực hiện. Báo cáo này sẽ trình bày quy trình tham vấn tiếp theo và các kết quả của các cuộc tham vấn cộng đồng đã tiến hành. Báo cáo cũng sẽ được trình bày cho BCĐQG và Điều phối viên quốc gia và có thể được soạn thảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bước 3. Hoàn tất Chiến lược Chương trình quốc gia Dựa vào các bước nêu trên và một khi quy trình đánh giá cơ sở cho (các) khu vực cảnh quan đất liền/cảnh quan biển trọng tâm được hoàn tất và nhất trí, thì Chiến lược Chương trình quốc gia

thuộc giai đoạn 6 của Chương trình SGP sẽ được xây dựng hoàn toàn chi tiết và hoàn tất. Dự thảo Chiến lược Chương trình quốc gia hoàn chỉnh (dài không quá 25 trang) sẽ được xây dựng để thẩm định và lấy ý kiến của Điều phối viên quốc gia và BCĐQG. Dự thảo cũng sẽ được chia sẻ để CPMT thẩm định và thông qua. Bất kỳ ý kiến nhận xét cuối cùng nào của BCĐQG và CPMT đều sẽ được cân nhắc và đề cập trong dự thảo cuối cùng của Chiến lược Chương trình quốc gia và sau đó, sẽ được chia sẻ rộng rãi và tải lên mạng để thông tin cho công chúng.

III. Phạm vi công việc:

Các trách nhiệm chính của bên nhận tài trợ sẽ bao gồm việc thực hiện tất cả (hoặc một số) yêu cầu của các bước chủ yếu 1,2 và 3 được nêu ở phần II trên, dựa vào các nhu cầu và thỏa thuậncụ thể với chương trình quốc gia SGP Việt Nam. Bên nhận tài trợ được kỳ vọng sẽ tạo ra được những sản phẩm chính đã lường trước ở các bước khác nhau một cách chuyên nghiệp và kịp thời. Việc hoàn tất kịp thời tất cả các sản phẩm chủ yếu sẽ có ý nghĩa quyết định đối với dự án đó bởi vì việc hoàn tất đó sẽ xây dựng Chiến lược chương trình quốc gia, cần thiết để tiếp tục tìm kiếm tài trợ trong (các) khu vực cảnh quan đất liền/cảnh quan biển có trọng tâm. Theo dự tính, nếu tiến hành từ bước 1 đến bước 3 thì toàn bộ dự án sẽ được hoàn tất trong khoảng thời gian 3 tháng. Bên nhận tài trợ sẽ thiết kế các hoạt động chuẩn bị và giúp chuẩn bị sẵn sàng cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho các cuộc tham vấn qua các bước chủ yếu nêu trên, kể cả việc chuẩn bị các thông tin và các tư liệu cơ bản cần thiết. Bên nhận tài trợ sẽ thu thập và tài liệu hóa các điểm thảo luận và nhất trí chính từ các cuộc tham vấn các bên liên quan ở cấp quốc gia và cấp cảnh quan đất liền/cảnh quan biển. Bên nhận tài trợ sẽ hợp tác chặt chẽ với Điều phối viên quốc gia và các thành viên BCĐQG trong việc hoàn tất từ bước 1 đến bước 3.

III.Tổ chức có thể nộp các đề xuất:

Dự án có thể được tiến hành bởi một tổ chức NGO thích hợp, có kinh nghiệm ở cấp quốc gia hoặc cấp vùng, hoặc do một viện, trường nếu đó là một dự án xây dựng năng lực trên thực địa, được cung cấp tài trợ. Đề xuất sẽ phải trình bày rõ kinh nghiệm của đơn vị xin tài trợ và các tổ chức đối tác của mình về các vấn đề sẽ được giải quyết.

IV. Yêu cầu về năng lực

Thể hiện được khả năng tư duy và phân tích chiến lược Chứng tỏ có kinh nghiệm làm việc với các sáng kiến do cộng đồng làm chủ, cũng như kinh

nghiệm trong các quy trình có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Chuyên môn về các vấn đề liên quan đến môi trường toàn cầu và phát triển bền vững Chuyên môn về quản lý cảnh quan đất liền/cảnh quan biển Chứng tỏ có năng lực tạo ra các nghiên cứu định tính chất lượng cao và khả năng tiếp thu,

phân tích và tổng hợp được khối lượng lớn các thông tin phức hợp trong thời gian hạn hẹp Kỹ năng giỏi thuyết trình và hướng dẫn thảo luận

Kỹ năng viết hoàn hảo các tài liệu về chính sách và về thông tin cho nhiều loại đối tượng, bao gồm cả xã hội dân sự và các nhà lập chính sách

Các kỹ năng viết, thuyết trình, thông tin liên lạc và hướng dẫn thảo luận hoàn hảo

V. Ngân sách: Số tiền tài trợ tối đa cho toàn bộ dự án sẽ giới hạn là 25.000 USD, và yêu cầu

các bên xin tài trợ phải cung cấp dự toán ngân sách chi tiết

VI. Thời gian thực hiện: Toàn bộ quy trình bao gồm 3 bước chính được dự kiến hoàn thành

trong khung thời gian là 3 tháng, trong đó Bước 1 được hoàn thành trong 1 tháng hoặc ngắn

hơn. Đề nghị cung cấp thời gian biểu chi tiết như một phần của bản đề xuất.

Địa chỉ liên hệ của chương trình GEF SGP: Bà Nguyễn Thị Thu Huyền Điều phối viên quốc gia Email: [email protected] Tòa nhà Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Thời hạn nhận đề xuất: 17h Việt Nam ngày 25/8/2015

Chương trình GEF SGP Vietnam

Tòa nhà Liên Hợp Quốc, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Tiêu đề: Chiến lược chương trình quốc gia GEF SGP giai đoạn 6, 2015-2018

3. Biểu mẫu Đề xuất dự án A – Phương pháp và Kế hoạch hoạt động B – Ngân sách C – Văn bản đi kèm như hồ sơ pháp lý và năng lực của tổ chức

TRANG BÌA ĐỀ XUẤT DỰ ÁN Số dự án: ........................ Tên dự án: ........................ Tổ chức đề xuất Tên tổ chức: _____________________________________________________________ Địa chỉ thư tín: ___________________________________________________________ Địa chỉ văn phòng: _______________________________________________________ Điện thoại: ______________________________________________________________ Fax: ____________________________ E-Mail: ______________________________ Người đại diện: __________________________________________________________

( Tên và Chức danh)

Liên hệ dự án: ___________________________________________________________ ( Tên và Chức danh)

Dự án Phân loại của GEF SGP Chuyên đề/ Lĩnh vực trọng tâm(

Chỉ chọn một mục) Danh mục dự án ( Chỉ chọn một mục)

Bảo tồn đa dạng sinh học Dự án trình diễn Biến đổi khí hậu Dự án tăng cường năng lực Suy thoái đất và Quản lý

rừng bền vững Nghiên cứu Ứng dụng/ Phân tích Chính sách

Các vùng nước quốc tế Thông tin/ Mạng lưới/ Đối thoại chính sách Các chất ô nhiễm hưu cơ khó

phân hủy (POPs)

Đa lĩnh vực* *Đề xuất tập trung vào nhiều hơn 1 lĩnh vực

Ngày thực hiện dự kiến: ___________________________________________________ Thời hạn dự kiến: _________________________________________________________ Kinh phí Kinh phí đề xuất GEF SGP tài trợ: [VNĐ]_________(US$)___________ Kinh phí từ các nguồn khác: [VNĐ]_ (US$)___________) Tổng chi phí dự án: [VNĐ] ___________________ (US$)________________) Tỷ giá: _________________________________

A – Phương pháp và Kế hoạch hoạt động

1. Năng lực của Tổ chức đề xuất – Phần này nên cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến cấu trúc về mặt quản lý của tổ chức, các khả năng/nguồn lực của tổ chức, kinh nghiệm, danh sách các dự án (hoàn thanh và tiếp diễn, dự án trong nước và quốc tế) liên quan đến yêu cầu của Kêu gọi đề xuất

2. Phương pháp đề xuất, kế hoạch triển khai –Phần này nên diễn giải trả lời của tổ chức đề xuất so với điều khoản tham chiếu bằng việc nhận ra các hợp phần cụ thể đề xuất, các yêu cầu nên được nhấn mạnh như thế nào, cần chi tiết cụ thể; làm rõ khối lượng công việc và đề xuất phương pháp hợp lý cho từng kế hoạch, phương pháp đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương và môi trường hoạt động của dự án. Phương pháp cần thể hiện trong kế hoạch triển khai – trong khoảng thời hạn hợp đồng là 3 tháng tối thiểu, tối đa là 4 tháng dựa trên sản phẩm đầu ra cùng với 1 tháng báo cáo

Số dự án Tên dự án

Tên tổ chức nhận tài trợ:

Mục tiêu chung của dự án:

Lĩnh vực trọng tâm của GEF:

Giai đoạn thực hiện dự án của GEF:

Ngày bắt đầu và kết thúc:

Mục tiêu cụ thể số 1:

Liệt kê các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu. Chỉ ra người chịu trách nhiệm cho mỗi hoạt động và các chỉ số để đánh giá kết quả của các hoạt động nêu trên.

Thời gian thực hiện hoạt động

Hoạt động

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

3. Cấu trúc Quản lý và nhân sự –Phần này nên bao gồm sơ yếu lý lịch của các cá nhân tham gia vào công việc xây dựng phương pháp đề xuất, cụ thể nên nhấn mạnh rõ vai trò và trách nhiệm thông qua phương pháp đề xuất. Lý lịch nên thể hiện năng lực và trình độ phù hợp với Điều khoản tham chiếu. Những yêu cầu chi tiết thể hiện trong phần V bản “Kêu gọi đề xuất dự án”

B – Ngân sách

TT Mục chi Định mức Số lượng Thành tiền

C – Hồ sơ pháp lý và năng lực tổ chức 1. Bản sao giấy đăng ký thành lập tổ chức 2. Bản sao quy chế tổ chức

CHIẾN LƯỢC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA SGP – OP6

-------------------------------------------------------------------------------------------------------- [Nội dung trình bày bằng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 11, và cữ chữ 10 ở các bảng biểu,

trừ các chỗ có chỉ dẫn khác] NƯỚC [chữ viết hoa, tô đậm] Các nguồn lực cho giai đoạn tác nghiệp 6 (giai đoạn OP6) (ước tính bằng US$)3

a. Các nguồn tài trợ chính: b. Số dư còn lại của nguồn tài trợ giai đoạn OP5: c. Các nguồn tài trợ STAR: d. Các nguồn tài trợ khác sẽ huy động:

Thông tin tổng quát: Là một chương trình liên kết của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình tài trợ nhỏ (Chương trình SGP) khớp nối các chiến lược theo từng giai đoạn tác nghiệp của mình với các chiến lược theo từng giai đoạn tác nghiệp của GEF, cũng như tạo ra một loạt các dự án trình diễn để tiếp tục mở rộng quy mô, nhân rộng và lồng ghép. Hành động ở cấp địa phương do xã hội dân sự, các dân tộc bản địa và các cộng đồng địa phương tiến hành, được coi là hợp phần sống còn của Chiến lược 20/20 của GEF (tức là tập hợp các liên minh có nhiều bên tham gia để tạo ra các lợi ích môi trường toàn cầu và góp phần vào Kế hoạch có tính chiến lược của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và mục tiêu phát triển bền vững).4 Ở cấp toàn cầu, mục tiêu của Chương trình SGP giai đoạn OP6 là “hỗ trợ có hiệu quả việc tạo ra những lợi ích môi trường toàn cầu và bảo vệ an toàn môi trường toàn cầu bằng các giải pháp của cộng đồng và địa phương để bổ trợ và bổ sung giá trị cho hành động ở cấp quốc gia và toàn cầu.” 1. Chương trình tài trợ nhỏ (SGP) – Sơ lược thông tin tổng quát (1 trang) 1.1. Theo bối cảnh nêu trên, xin mô tả ngắn gọn: (a) Những kết quả quan trọng nhất ở cấp quốc gia và những công việc hoàn thành do 3 Mức các nguồn lực của chương trình SGP giai đoạn OP6 là tổng ước toán của: (i) khoản phân bổ tài trợ chính của GEF6 (được nhoms quanr lys CPMT đánh giá hàng năm dựa trên hiệu quả thực hiện, các mối cộng tác chiến lược và đồng tài trợ, mức độ cam kết được thể hiện của Ban Chỉ đạo quốc gia (BCĐ), cũng như việc tạo ra UNOPS); (ii) các nguồn lực của STAR được thông qua; cũng như (iii) các nguồn chia sẻ và đồng tài trợ khác của bên thứ ba (các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu). Xin lưu ý là, các nước vẫn còn số dư của giai đoạn OP5 chưa được quyết toán, dự kiến sẽ sử dụng các số dự đó theo cách tiếp cận chiến lược của giai đoạn tác nghiệp OP6 để có tính gắn kết về xây dựng chương trình SGP và các kết quả dự kiến. 4 Khái niệm sơ bộ về chương trình SGP giai đoạn OP6 đã được đưa vào các phương hướng chiến lược để bổ sung kinh phí cho toàn bộ giai đoạn 6 của GEF và sau đó được phê duyệt bằng văn kiện của Hội đồng GEF có tiêu đề “Chương trình tài trợ nhỏ của GEF: Tổ chức thực hiện giai đoạn tác nghiệp 6 của GEF” (GEF/C.46/13) vào tháng 5 năm 2014.

chương trình quốc gia thực hiện từ các giai đoạn trước đây cho đến giai đoạn tác nghiệp OP5: (b) Bất kỳ mối liên kết nào của những việc hoàn thành đó giúp đạt được các lợi ích môi trường toàn cầu. Xin thảo luận các kết quả tổng hợp ở từng lĩnh vực trọng tâm,các phần thưởng quốc tế, việc mở rộng quy mô, nhân rộng và lồng ghép các dự án trình diễn đã đạt được và những bài học được chương trình quốc gia SGP đúc kết: 1.2 Xin trình bày phần phân tích toàn bộ tình hình đối với chương trình quốc gia SGP giai đoạn OP6, bao gồm: các mối cộng tác chủ yếu, cũng như nguồn đồng tài trợ hiện có (kể cả của chính phủ, các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn lực khác): 1.3. Xin nêu rõ cách thức sử dụng các kinh nghiệm và nguồn lực của các dự án trước đây (như các mối cộng tác chủ yếu và các nguồn đồng tài trợ được nêu ở mục 1.2 trên, các mạng lưới hỗ trợ, các dự án mẫu có thể đến thăm) để có thể làm cơ sở phục vụ việc thực hiện có hiệu quả các sáng kiến của chương trình SGP, giai đoạn OP6: 2. Vai trò của chương trình quốc gia SGP (3 trang) 2.1. Phù hợp với các chính sách quốc gia. Xin liệt kê thời gian phê chuẩn các công ước Rio liên quan của nước mình và các khung quy hoạch quốc gia có liên quan:

Bảng 1: Danh mục các công ước liên quan và các kế hoạch hoặc chương trình quốc gia/khu vực

Các công ước Rio + các khung quy hoạch quốc gia Thời gian phê chuẩn /hoàn thành

Công ước LHQ về Đa dạng sinh học (ĐDSH) Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH (NBSAP) thực hiện Công ước ĐDSH

Nghị định thư Nagoya về hưởng dụng và chia sẻ lợi ích (ABS)

Công ước khung LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) Thông báo quốc gia (lần thứ 1, 2, 3) cho công ước UNFCCC

Các Hành động giảm thiểu thích hợp quốc gia theo công ước UNFCCC (NAMA)

Kế hoạch hành động quốc gia về thích ứng theo công ước UNFCCC (NAPA)

Công ước LHQ về chống hoang mạc hóa (UNCCD) Các chương trình hành động quốc gia (NAP) về công ước UNCCD

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ tồn lưu (POPs)

Kế hoạch thực hiện quốc gia về Công ước Stockholm (NIP)

Văn kiện chiến lược giảm nghèo (PRSP)

Tự đánh giá năng lực quốc gia về GEF (NCSA) Hoạt động xây dựng hồ sơ các dự án quốc giavề GEF-6 (NPFE)

Các chương trình hành động có tính chiến lược (SAPs) đối với các thủy vực chia sẻ quốc tế 5

Công ước Minamata về Thủy ngân (liệt kê) các công ước, kế hoạch, chương trình khác nếu có liên quan

2.2. Xét về những ưu tiên môi trường quốc gia như trình bày ở Bảng 1 trên, những cơ hội nào (đồng thời liên hệ vấn đề này với những đánh giá các việc hoàn thành nêu ở mục 1 trên) thúc đẩy được sự tham gia thực sự của các cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự tiếp tục phát triển hoặc cập nhật, cũng như quốc gia thực hiện? những ưu tiên nào cần được chuẩn bị ngay và xây dựng năng lực về (Hội nghị các bên về khí hậu (COP 21) sẽ diễn ra vào tháng 12 năm 2015, các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) sẽ được thông qua vào tháng 9 năm 2015 và sau đó, các nước sẽ xây dựng các kế hoạch thực hiện quốc gia, v.v….) để khai thác triệt để các cơ hội tham gia của các cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự? 2.3. Là một phần các phương hướng có tính chiến lược của giai đoạn OP6 ở cấp quốc gia, xin mô tả dưới đây (có tóm lược ngắn gọn ở Bảng 2) các sáng kiến có tính chiến lược được lựa chọn cho giai đoạn OP6 của nước bạn có tiềm năng bổ sung và hiệp lực với:

Các dự án và chương trình do chính phủ tài trợ (tóm lược hoặc gạch đầu dòng ở cột 3 Bảng 2 dưới đây):

Các dự án và chương trình của UNDP CO/Hệ thống LHQ thực hiện CPD, UNDAF, Kế

hoạch chiến lược, v.v….(tóm lược hoặc gạch đầu dòng ở cột 4 Bảng 2 dưới đây):

Các dự án do GEF tài trợ ở các nước, tức là hoạt động xây dựng hồ sơ dự án quốc gia (NPFEs), các kế hoạch FSP, MSP và các dự án thí điểm cách tiếp cận lồng ghép (IAP) có liên quan đang thực hiện và đã đưa vào kế hoạch (tóm lược hoặc gạch đầu dòng ở cột 3 Bảng 2 dưới đây):

Các dự án và chương trình của các nhà tài trợ khác (tóm lược hoặc gạch đầu dòng ở cột 3 Bảng 2 dưới đây):

Các dự án và chương trình do các NGO khác tài trợ/chỉ đạo (tóm lược hoặc gạch đầu dòng ở cột 3 Bảng 2 dưới đây);

Bảng 2. Đóng góp của chương trình SGP cho các ưu tiên quốc gia / các kết quả liên kết GEF-6

5 Xin xác định các dự án khu vực về vùng nước quốc tế (IW) hiện có và các kế hoạch hành động chiến lược (SAP) khu vực được các nước có chung các thủy vực quốc tế thông qua cho phù hợp với các biện pháp can thiệp của chương trình SGP địa phương. Xin kiểm tra trên trang web để tìm một số kế hoạch SAP: http://iwlearn.net/publications/SAP

1

Các sáng kiến có tính chiến lược

của chương trình SGP OP6

2 Các kết quả liên kết của

GEF-6 theo lĩnh vực trọng tâm

3 Mô tả ngắn gọn vai trò của chương trình quốc

gia về SGP6 liên quan đến các ưu tiên quốc gia/các

cơ quan khác 7

4 Mô tả ngắn gọn sự bổ

sung giữa chương trình quốc gia SGP và xây

dựng chương trình chiến lược UNDP CO

Bảo tồn cảnh quan biển/cảnh quan đất liền dựa vào cộng đồng

Duy trì tính ĐDSH có ý

nghĩa quan trọng toàn

cầu và các hàng hóa và

dịch vụ của hệ sinh thái

cung cấp cho xã hội

Sinh thais nông nghiệp đổi mới và thông minh về khí hậu; Bảo tồn cảnh quan biển/cảnh quan đất liền dựa vào cộng đồng

Quản lý tài nguyên đất

bền vững trong các hệ

thống sản xuất (nông

nghiệp, đất chăn thả gia

súc và các cảnh quan

rừng)

Bảo tồn cảnh quan biển/cảnh quan đất liền dựa vào cộng đồng

Khuyến khích quản lý

chung các hệ thống nước

xuyên biên giới và thực

hiện đầy đủ các cải cách

về chính sách, pháp lý và

thể chế, cũng như đầu tư

góp phần sử dụng bền

vững và duy trì các dịch

vụ của các hệ sinh thái

Các đồng lợi ích trong sử dụng năng lượng

Hỗ trợ những chuyển dịch

mang tính đổi mới hướng

tới quá trình phát triển ít

phát thải và có sức chống

chịu

Các liên kết giữa địa phương và toàn cầu về hóa chất

Tăng cường loại bỏ dần,

tiêu hủy và cắt giảm xả

thải các chất ô nhiễm hữu

cơ tồn lưu (POP), chất

gây cạn kiệt tầng ozone

(ODS), thủy ngân và các

hóa chất khác được toàn

cầu quan tâm.

6 “Niche” để chỉ vai trò hoặc đóng góp của chương trình quốc gia là phù hợp nhất để thực hiện và là phương tiện để các bên liên quan khác đồng thuận 7 Chỉ mô tả những sáng kiến chiến lược giai đoạn OP6 nào sẽ được đưa vào chương trình quốc gia SGP.

Các diễn đàn đối thoại giữa các tổ chức xã hội dân sự và chính phủ

Tăng cường năng lực của

xã hội dân sự để góp

phần thực hiện các hiệp

định môi trường đa

phương và các khung

chính sách, quy hoạch và

pháp lý quốc gia và vùng

Hòa nhập xã hội (giới, thanh niên và các dân tộc bản địa)

Chính sách lồng ghép

giới và Kế hoạch bình

đẳng giới của GEF và

các nguyên tắc của

GEFvề việc tham gia của

các dân tộc bản địa

Đóng góp cho các diễn đàn quản lý tri thức toàn cầu

Đóng góp cho các nỗ lực

quản lý tri thức toàn cầu

của GEF

3. Các chiến lược trong giai đoạn tác nghiệp (OP6) 3.1. Các chiến lược đan xen tìm kiếm tài trợ giai đoạn OP6 (1 trang) Từ các tham vấn cấp quốc gia, các đánh giá ở Mục 1 và rà soát các kết quả thực hiện được mô tả ở Bảng 2, hãy xác định các dự án có ý nghĩa đan xen quan trọng trong giai đoạn OP6 mà có thể hỗ trợ được ở cấp quốc gia nằm ngoài các lĩnh vực trọng tâm có chọn lọc về cảnh quan biển/cảnh quan đất liền. Những ví dụ có thể bao gồm các sáng kiến quan trọng để bố trí cho chương trình quốc gia có tính chiến lược và chuẩn bi sẵn sàng có các bên liên quan để sau này thực hiện các sáng kiến của giai đoạn OP6 liên quan đến phát triển năng lực; quản lý tri thức; chính sách và quy hoạch; các diễn đàn đối thoại giữa các tổ chức xã hội dân sự-chính phủ; cũng như các nhóm, hội của các dân tộc bản địa.8 Lưu ý: Mục 3.1 hoàn tất Bước 1 của quy trình xây dựng Chiến lược chương trình quốc gia

(chiến lược CPS). Báo cáo ở Bước 1 tổng kết các kết quả của các mục 1 đến 3.1, tối đa 3 trang

là thích hợp và cần xây dựng Bảng 2 kèm theo. Xin lấy ý kiến đồng thuận của Ban Chỉ đạo

(BCĐ) quốc gia về báo cáo này. Để có ý kiến đồng thuận nhanh, các điều phối viên quốc gia có

thể thông qua các cuộc họp chính thức hoặc các cuộc tham vấn các thành viên của BCĐ quốc

gia, nếu khó tổ chức cuộc họp.

Sau dó trình báo cáo bước 1 có sự đồng thuận của BCĐ quốc gia cho Nhóm quản lý chương

trình quốc gia (CPMT). Báo cáo bao gồm danh mục các dự án sơ bộ không phải là cảnh quan

biển/cảnh quan đất liền có thể hỗ trợ trước với số tiền viện trợ được ước tính có thể phân bổ

8 Trong các dự án đan xen giai đoạn OP6 nằm ngoài cảnh quan đất liền/cảnh quan biển cụ thể, được phép sử dụng tới 30% các khoản phân bổ tài trợ của chương trình SGP giai đoạn OP6 (nguồn lực chính và STAR) một khi các tiêu chí ưu tiên và lựa chọn các dự án đó đã được đồng thuận như mô tả trong “Bản kêu gọi các đề xuất dự án cho qúa trình xây dựng Chiến lược chương trình quốc gia, giai đoạn OP6”..

cho các dự án đó. Xin gợi ý là chỉ có thể phân bổ ở mức 30% các khoản tài trợ cho các dự án

nằm ngoài lĩnh vực cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đã chọn được sử dụng vào thời điểm

này vì vào những năm cuối giai đoạn OP6 sẽ còn có nhu cầu đối với những loại hình dự án đó)

---------------------------------------------------------------------------- 3.2 Các chiến lược tìm kiếm tài trợ giai đoạn OP6 dựa trên cảnh quan biển/cảnh quan đất

liền9 (2 trang)

Hãy mô tả quy trình lựa chọn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển 10 mà việc tìm kiếm tài trợ giai đoạn OP6 sẽ chủ yếu tập trung vào các cảnh quan này, đặc biệt chú ý đến các biện pháp được tiến hành để bảo đảm tính khách quan, minh bạch, cũng như sự tham gia đầy đủ nhất của các bên liên quan. (Lưu ý:Đối với các chương trình quốc gia nào không bắt buộc áp dụng cách tiếp cận cảnh quan

đất liền/cảnh quan biển (tức là các nhà nước đang phát triển đảo nhỏ -SIDS) thì coi cả nước như

một cảnh quan đất liền/cảnh quan biển và thực hiện các nghĩa vụ tương tự dưới đây)

Về cảnh quan đất liền/cảnh quan biển được lựa chọn, hãy mô tả quy trình được thông qua để tiến hành đánh giá đường cơ sở, trong đó có sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan (trong cảnh quan đất liền/cảnh quan biển đó nhưng còn có cả những bên liên quan bên ngoài lại có ảnh hưởng đến cảnh quan biển/cảnh quan đất liền) dẫn đến việc hình thành thiết kế chiến lược CPS có trọng tâm là cảnh quan biển/cảnh quan đất liền (phần này chỉ cần mô tả tóm tắt; phần mô tả chi tiết sẽ đưa vào Phụ lục 1). Đồng thời hãy cung cấp bản đồ khu vực cũng như ảnh các địa điểm dự án có tiềm năng cho các sáng kiến đã lựa chọn cũng như các bên liên quan có thể sẽ được tham gia. Các ảnh máy bay hoặc ảnh vệ tinh của cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đã chọn không chỉ cung cấp hình ảnh tham khảo mà còn phải cung cấp các thông tin cơ bản có giá trị.

Mô tả ngắn gọn các sáng kiến chiến lược nào trong giai đoạn OP6 sẽ được ưu tiên hỗ trợ về cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đã chọn.

Xin giải thích chiến lược cụ thể trong 04 năm tới (như: các loại hình dự án, các bên liên quan sẽ được ưu tiên, thời gian biểu, v.v…) để tìm kiếm tài trợ về cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đó đối với từng sáng kiến chiến lược được chọn trong giai đoạn OP6.

9 Xin tham khảo một số tài liệu hướng dẫn về lựa chọn và đánh giá cảnh quan đất liền/cảnh quan biển. 10 Các nước có thể tập trung vào cảnh quan đất liền/cảnh quan biển hiện có mà chương trình quốc gia đã quan tâm đến và lựa chọn trọng tâm mới về cảnh quan đất liền/cảnh quan biển thông qua tham vấn các bên liên quan, sau đó tiến hành đánh giá đường cơ sở. (được mô tả trong Bản kêu gọi các đề xuất dự án cho qúa trình xây dựng Chiến lược chương trình quốc gia OP6, cũng như trong mục lục đề xuất các vấn đề để đánh giá đường cơ sở). Xin lưu ý là trong một số nhà nước đang phát triển đảo nhỏ và các nước nhỏ thì việc nhận dạng riêng cảnh quan đất liền có thể là không thực tế, do vậy, chiến lược chương trình quốc gia có thể bao trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia hoặc có thể đề xuất trọng tâm chủ đề cụ thể, xác đáng với nước mình.

Làm thế nào để tăng cường sự hiệp lực giữa các sáng kiến khác nhau để có được sức ảnh hưởng lớn hơn từ các cách tiếp cận đa trọng tâm ở cấp cảnh quan biển và cảnh quan đất liền?

Làm thế nào để huy động được các nguồn tài trợ và các nguồn lực bổ sung để hỗ trợ các dự án và toàn bộ công việc của cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đã chọn?

Nếu các nguồn lực được rành riêng cho các dự án ngoài cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đó (lên tới 30%) hãy mô tả cách thức sử dụng toàn bộ hoặc một phần các nguồn lực đó một cách chiến lược và hỗ trợ cho các dự án đó và toàn bộ công việc của cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đã chọn

3.3. Các chiến lược của bên tìm kiếm tài trợ (2 trang)11 3.3.1. Diễn đàn đối thoại giữa các tổ chức xã hội dân sự và chính phủ

Xin mô tả các kế hoạch tổ chức và duy trì các diễn đàn đối thoại giữa các tổ chức xã hội dân sự và chính phủ trong chương trình quốc gia của nước bạn. Các cuộc đối thoại sẽ giúp nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, tạo ra “cầu nối” gắn kết các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách cấp cơ sở với cấp quốc gia, tạo điều kiện tận dụng các cách làm tốt và tăng cường truyền thông (tức là các ví dụ khả dĩ theo chủ đề có thể bao gồm những chuẩn bị chung giữa tổ chức xã hội dân sự với chính phủ về các công ước môi trường, COPs, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, các liên minh địa phương –toàn cầu về hóa chất; các mạng lưới các nhà lãnh đạo nông dân và các tổ chức các nhà sản xuất nông nghiệp-sinh thái; các nhóm ICCA quốc gia, các giải pháp trao đổi phát triển Nam-Nam v.v…). 3.2.2. Ảnh hưởng chính sách

Ngoài sáng kiến diễn đàn đối thoại giữa các tổ chức xã hội dân sự và chính phủ, hãy mô tả cách thức mà chương trình quốc gia SGP sẽ sử dụng các kinh nghiệm và các bài học đúc kết được từ chương trình SGP để cung cấp thông tin và gây ảnh hưởng đến chính sách như một phần vai trò của ‘những bên tìm kiếm tài trợ’ trong giai đoạn OP6 ở cấp địa phương, vùng và quốc gia (tức là xác định các quy trình chính sách chủ yếu như thông tin cập nhật về NBSAP, NAMA, NAPA, v.v… mà chương trình SFP có thể được tham gia và các mạng lưới liên quan có thể tận dụng làm các đối tác).

3.2.3. Thúc đẩy hòa nhập xã hội (bắt buộc)

Hãy mô tả các kế hoạch và chiến lược của chương trình quốc gia SGP về: (i) khuyến khích trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới (đặc biệt đối với cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đã chọn trong giai đoạn OP6); (ii) trao quyền cho các dân tộc bản địa (đặc biệt là thông qua việc công nhận các dân tộc bản địa một cách thích hợp và các lãnh thổ và khu vực bảo tồn dựa vào cộng đồng (ICCA), kể cả thông qua các nhóm, hội IP và các phương tiện khác để khuyến khích những người ủng hộ các tổ chức xã hội dân sự );12 và (iii) thu hút thanh thiếu niên tham gia xây dựng chương trình lĩnh vực quốc

11 Các chiến lược của bên tìm kiếm tài trợ giai đoạn OP6 và các hoạt động liên quan có thể nằm ngoài cảnh quan biển/cảnh quan đất liền đã chọn , hoặc khuyến khích xây dựng mối cộng tác, thiết lập mạng lưới và xây dựng chính sách trong các lĩnh vực mục tiêu. 12 Thông qua Hội nghị các Bên Công ước ĐDSH (COP10) và các mục tiêu Aichi đến 2020, năm 2010 các nhà nước thành viên đã đồng ý sẽ mở rộng độ bao phủ của các khu bảo tồn từ 12% lên 17% vào năm 2020 (kể cả bằng “các biện

gia. 13 3.2.4. Kế hoạch quản lý tri thức

Xin mô tả các kế hoạch của chương trình quốc gia SGP về việc thu thập, chia sẻ và phổ biến các bài học học được và các cách làm hay đã xác định được qua hồ sơ các dự án quốc gia trong chương trình SGP với xã hội dân sự , chính phủ và các bên liên quan khác ( tức là quá trình tạo ra tri thức; loại sản phẩm tri thức; hội chợ tri thức; các trao đổi trực tiếp trên máy tính; sử dụng các điểm trình diễn) sao cho tạo ra ảnh hưởng lớn hơn và cổ vũ việc nhân rộng và mở rộng quy mô các đổi mới của cộng đồng. Xin nêu cụ thể phần đóng góp cần có từ mỗi chương trình quốc gia SGP đối với thư viện số hóa và trao đổi Nam-Nam trên toàn cầu trong giai đoạn OP6. 3.2.5. Chiến lược truyền thông

Xin mô tả chiến lược của bạn để truyền thông và thu hút các bên liên quan chủ chốt và các tổ chức xã hội dân sự ở nước bạn trong cảnh quan đã chọn để cùng thúc đẩy sự tham gia, xây dựng các mối quan hệ, cũng như vun đắp các mối cộng tác; cũng như khớp nối sự đóng góp của chương trình SGP cho các ưu tiên quốc gia, cho việc xây dựng chương trình GEF và các chiến lược của UNDP như đã mô tả ở Mục 2 của Chiến lược CPS. 4. Khung các kết quả dự kiến 4.1. Xin điền vào bảng dưới đây (Bảng 3) trong đó trình bày ở cột 1 các hợp phần dự án toàn cầu giai đoạn OP6 và các mục tiêu toàn cầu (về số các nước) như mô tả trong văn bản xác nhận GEF CEO. Đối với các chương trình quốc gia SGP của nước bạn, hãy điền vào cột 2 , 3 và 4 các mục tiêu, các hoạt động và các chỉ số chiến lược CPS quốc gia đối với từng sáng kiến chiến lược lồng ghép liên quan (đa lĩnh vực trọng tâm) trong giai đoạn OP6 đã chọn để chú tâm đến (các nước có thể lựa

chọn làm toàn bộ hoặc chỉ làm một số sáng kiến ưu tiên). Các chỉ số và mục tiêu được xác định trong chiến lược CPS cần bao gồm một số chỉ số đóng góp vào các các chỉ số SGP OP614 cấp đầu tư toàn cầu như được xác định trong Khung các kết quả của Văn bản xác nhận CEO giai đoạn OP6, trong khi đó các chỉ số khác lại rất cụ thể đối với bối cảnh quốc gia hoặc cảnh quan đất liền/cảnh quan biển (có thể xác định thông qua quá trình đánh giá cơ sở một cách chi tiết).15 pháp bảo tồn dựa vào lĩnh vực hiệu qủa khác” như ICCA). Cả Khung chiến lược về ĐDSH và các hệ sinh thái của UNDP, 2012-2020, cũng như Khung chiến lược GEF-6, đều tiếp tục công nhận vai trò trung tâm của ICCA trong việc đạt được các mục tiêu Aichi và các ưu tiên phát triển bền vững quốc gia. Trong bối cảnh đó, năm 2014 Chính phủ Liên bang Đức đã đồng tài trợ bổ sung 16.3 triệu USD để hỗ trợ ‘Sáng kiến hỗ trợ ICCA toàn cầu’ cấp qua chương trình SGP ít nhất là ở 20 nước (cũng sẽ được đưa vào chiến lược CPS giai đoạn OP6 hiện nay). 13 Trường hợp SIDS-CBA do Chính phủ Australia tài trợ, có bổ sung một mục tiêu về các nhu cầu của những người bị tàn tật như một bộ phận đặc biệt dễ bị tổn thương trước thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH). Do có liên quan đến Công ước LHQ về các quyền của những nười bị tàn tật (UNCRPD), cho nên tất cả các cơ quan LHQ đều được khuyến khích xây dựng các dự án và các cách tiếp cận để xem xét đến những nhu cầu của đối tượng này. 14 Để có thêm thông tin, xin tham khảo văn bản xác nhận CEO SGP giai đoạn OP6, Phụ lục A “Khung các kết quả dự án”. 15 Các chỉ số và mục tiêu cụ thể có liên quan đến tìm kiếm tài trợ trong các khu vực cảnh quan đất liền/cảnh quan biển

Đối với cột 5, điền vào bất kỳ phương tiện kiểm chứng bổ sung nào có thể áp dụng được và có tính thực tiễn đối với nước bạn và cảnh quan đất liền/cảnh quan biển đã chọn.

trọng tâm đã chọn, cần được xác định bằng quy trình đánh giá đường cơ sở, và quy trình này sẽ nhận dạng các hệ thống loại hình dự án cộng đồng về cảnh quan đất liền hoặc cảnh quan biển xác đáng với các ưu tiên quốc gia và các kết quả có tính chiến lược của chương trình SGP đã chọn cho giai đoạn OP6.

22

Bảng 3. Tính nhất quán với các hợp phần chương trình SGP toàn cầu giai đoạn OP6

1

Các hợp phần dự án giai đoạn OP6

2 Các mục tiêu CPS

3 Các hoạt

động

4 Chỉ số

5 Phương tiện kiểm

chứng

Hợp phần 1 chương trình SGP OP6: Bảo tồn cảnh quan đất

liền/cảnh quan biển dựa vào

cộng đồng: 1.1 Các chương trình quốc gia SGP sẽ tăng cường bảo tồn và sử dụng bền vững, cũng như quản lý các hệ sinh thái trên đất liền, ven biển/biển có ý nghĩa quan trọng thông qua việc thực hiện các cách tiếp cận cảnh quan đất liền/cảnh quan biển dựa vào cộng đồng ở khoảng 50 nước.

Đề cương các khu vực cảnh

quan đất liền và cảnh quan biển

trọng tâm ở cấp quốc gia

Số lượng và loại hình 16

các

cảnh quan đất liền/cảnh quan

biển: 1 đến 3khu vực mục tiêu

xấp xỉ 70% các nguồn lực tìm

tài trợ giai đoạn OP6.

Danh mục các chương trình IW

SAP hỗ trợ quản lý lưu vực

sông/hồ và quản lý ven biển và

đại dương (ví dụ về các lĩnh vực

quản lý sinh cảnh, các ngư

trường và ô nhiễm từ đất liền )

Số dự án

khoảng …và

loại hình

dự án17

Mục tiêu bao

nhiêu hec-ta

Các chỉ số đánh

giá đường cơ sở

cảnh quan đất

liền/cảnh quan

biển (TBD)

Xem Phụ lục 1 &

2

Lập báo cáo từng dự án bởi các nhóm SGP quốc gia Các biến số đối chứng đánh giá đường cơ sở (sử dụng các mô hình khái niệm và các số liệu đối tác khi thích hợp) Báo cáo giám sát hàng năm Kiểm điểm, đánh giá Chiến lược chương trình quốc gia (các

16 Loại hình ở đây nghĩa là kiểu cảnh quan đất liền (núi, đồng bằng thấp, thung lũng, ven sông, v.v…) và cảnh quan biển (đất ngập nước/rừng ngập mặn, các lưu vực sông, các vịnh, cỏ biển đến san hô, v.v…). Cũng có thể là sự kết hợp giữa cảnh quan đất liền với cảnh quan biển (tức là từ lưu vực đầu nguồn đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, cỏ biển và san hô) mà thực sự được ưu tiên vì nó có tính liên tục của các hệ sinh thái và các quần xã liên quan. Đối với các sáng kiến khác, loại hình có nghĩa là cách làm/công nghệ được sử dụng như các bếp hiệu suất và sạch dùng năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ, gió, khí sinh học, v.v…tạo ra đồng lợi ích và nông nghiệp hữu cơ. Lâm nghiệp-đồng cỏ, nông lâm kết hợp, v.v…phục vụ nông nghiệp sinh thái đổi mới thông minh với khí hậu. 17 Số lượng các dự án ước tính cho giai đoạn OP6 cần được phân biệt rõ ràng giữa việc sử dụng tiền tài trợ chính của giai đoạn OP6 (có thể xin theo các linh vực trọng tâm của GEF) và các nguồn lực không phải là nguồn lực GEF STAR chính (là các nguồn lực cần phải gắn trực tiếp với các lĩnh vực trọng tâm có liên quan của GEF). Theo quyết định của Ban Chỉ đạo GEF (tháng 3/ 2010), thì có tới 20% nguồn lực không phải nguồn lực chính của GEF huy động được, được phép sử dụng cho các lĩnh vực trọng tâm thứ cấp.

23

đóng góp của BCĐ quốc gia)

Hợp phần 2 chương trình SGP OP6: Sinh thái nông nghiệp sinh thái

đổi mới thông minh với khí

hậu:

2.1 Các biện pháp lồng ghép cách làm nông nghiệp sinh thái để cắt giảm phát thải CO2 và tăng cường sức chống chịu trước BĐKH đã được đưa vào thử nghiệm ở các vùng đệm khu bảo tồn và các hành lang rừng và được phổ biến rộng rãi, ít nhất ở nước ưu tiên

Đề cương đề xuất cách làm

nông nghiệp sinh thái ,sức

chống chịu với khí hậu, kể cả

việc lồng ghép với các cảnh

quan sản xuất trên đất liền và

dưới biển

Số dự án

khoảng Mục tiêu bao

nhiêu hec-ta

Các chỉ số đánh

giá đường cơ sở

cảnh quan đất

liền/cảnh quan

biển (TBD)

Xem Phụ lục 1 và

2

Lập báo cáo từng dự án bởi các nhóm SGP quốc gia Các chỉ số về sức chống chịu của xã hội-sinh thái đối với các cảnh quan sản xuất trên đất liền (SEPLs) Báo cáo giám sát hàng năm Đánh giá Chiến lược chương trình quốc gia (các đóng góp củaBCĐ quốc gia)

24

Hợp phần 3 chương trình SGP OP6: Các đồng lợi ích từ sử dụng

năng lượng ít các-bon: 3.1 Các giải pháp sử dụng năng lượng cộng đồng ít các-bon đã được triển khai thành công ở 50 nước với việc lồng ghép các cách tiếp cận đó phù hợp với các khung rộng lớn hơn như SE4ALL, được khởi xướng ít nhất ở 12 nước

Ít nhất trình diễn được và tài

liệu hóa được một loại hình đổi

mới các giải pháp thích ứng tại

địa phương

Ít nhất có (điền số lượng mục

tiêu thích hợp quốc gia) các hộ

gia đình có được các đồng lợi

ích từ sử dụng năng lượng, như

ước tính sơ bộ sức chống chịu,

các hiệu quả của hệ sinh thái,

thu nhập, sức khỏe và các lợi

ích khác 18

Số dự án

khoảng Số các loại hình

các giải pháp sử

dụng năng lượng

thích ứng với địa

phương và đính

hướng cộng

đồngđược trình

diễn thành công

để mở rộng quy

mô và nhân rộng

Số hộ gia đình

được sử dụng

năng lượng bằng

các giải pháp

cộng đồng thích

ứng với địa

phương có các

đồng lợi ích được

đánh giá và lượng

giá19

Báo cáo giám sát hàng năm, các báo cáo quốc gia

Báo cáo giám sát hàng năm, CSDL toàn cầu, các báo cáo quốc gia, các nghiên cứu đặc biệt quốc gia20 Đánh giá Chiến lược chương trình quốc gia (các đóng góp của BCĐ quốc gia)

Hợp phần 4 chương trình SGP OP6: Các mối liên kết quản lý hóa

chất địa phương - toàn cầu:

4.1 Các công cụ và cách tiếp

Đề cương các công cụ và cách

tiếp cận đổi mới để:

Quản lý thuốc trừ vật

hại

Quản lý chất thải rắn

(nhựa, chất thải điện

tử,chất thải y tế, v.v…),

Số dự án

khoảng Mục tiêu # số

người thụ hưởng

(giới, thanh niên,

các dân tộc bản

địa, người tàn tật

và thiệt thòi)

Lập báo cáo từng dự án bởi các nhóm SGP quốc gia Mối cộng tác chiến lược với các đối tác các nước IPEN

18 Chỉ áp dụng đối với các nước đi đầu trong sáng kiến chiến lược này 19 Chỉ áp dụng đối với các nước đi đầu trong sáng kiến chiến lược này 20 Chỉ áp dụng đối với các nước đi đầu trong sáng kiến chiến lược này

25

cận đổi mới dựa vào cộng đồng được trình diễn, triển khai và chuyển giao với sự hỗ trợ của các mối liên kết hiện có hoặc mới được tổ chức ít nhất ở 20 nước để quản lý một cách hợp lý các hóa chất và chất thải có hại

Quản lý các kim loại

nặng, và

Các mối liên kết quản lý

hóa chất địa phương-

toàn cầu

Báo cáo giám sát hàng năm Đánh giá Chiến lược chương trình quốc gia

Hợp phần 5 chương trình SGP OP6: Các diễn đàn đối thoái chính

sách và quy hoạch giữa các tổ

chức xã hội dân sự - chính phủ

(các bên tìm kiếm tài trợ+): 5.1 Chương trình SGP hỗ trợ việc hình thành “các diễn đàn đối thoại chính sách và quy hoạch giữa các tổ chức xã hội dân sự và chính phủ”, thúc đẩy các mối cộng tác hiện có và tiềm năng ít nhất ở 50 nước

Đề cương mục tiêu của Chiến

lược chương trình quốc gia về

“các diễn đàn đối thoái chính

sách và quy hoạch giữa các tổ

chức xã hội dân sự - chính phủ

” như một phần vai trò của các

bên tìm kiếm tài trợ cho giai

đoạn OP6 kéo dài

Ưu tiến giai

đoạn OP6

cấp toàn

cầu

Ưu tiên đan

xen đối với

Chiến lược

chương

trình quốc

gia cấp

quốc gia

Mục tiêu : số

lượng “diễn đàn

đối thoái chính

sách và quy

hoạch giữa các tổ

chức xã hội dân

sự - chính phủ *

được khởi xướng

* Chiến lược

chương trình

quốc gia (CPS)

xác định cụ thể

trọng tâm chủ đề

và/hoặc địa lý đối

với các diễn đàn

Các mạng lưới tổ

chức xã hội dân

sự được tăng

cường ở 1 trong

25 nước đi đầu

Lập báo cáo từng dự án bởi các nhóm SGP quốc gia CSDL toàn cầu về chương trình SGP Báo cáo giám sát hàng năm Đánh giá Chiến lược chương trình quốc gia

26

Hợp phần 5 chương trình SGP OP6:: Thúc đẩy hòa nhập xã hội (các

bên tìm kiếm tài trợ+):

6.1 Các cân nhắc lồng ghép giới được tất cả các chương trình quốc gia SGP áp dụng; đào tạo giới được nhân viên, người hưởng lợi chương trình SGP, các thành viên BCĐ quốc gia, các đối tác sử dụng 6.2 Chương trìnhn học bổng IP ít nhất tăng 12 học bổng về xây dựng năng lực IP; thực hiện các dự án của các IP được hỗ trợ ở các nước liên quan 6.3 Việc tham gia của thanh niên và người tàn tật được hỗ trợ nhiều hơn trong các dự án SGP và các hướng dẫn, cũng như các cách làm tốt nhất được chia sẻ rộng rãi với các nước

Đề cương về cách tiếp cận hòa

nhập xã hội của Chiến lược

chương trình quốc gia, bao gồm

cả các giả định về nội dung hỗ

trợ của quốc gia đối với số

người dễ bị tổn thương và bần

cùng

Ưu tiến giai

đoạn OP6

cấp toàn

cầu

Ưu tiên đan

xen đối với

Chiến lược

chương

trình quốc

gia cấp

quốc gia

Mục tiêu # số

người thụ hưởng

(giới, thanh niên,

các dân tộc bản

địa, người tàn tật

và thiệt thòi)

Mục tiêu # số

người bản địa

(các cá nhân)

Lập báo cáo từng dự án bởi các nhóm SGP quốc gia CSDL toàn cầu về chương trình SGP Báo cáo giám sát hàng năm Đánh giá Chiến lược chương trình quốc gia

Hợp phần 7 chương trình SGP OP6: Chương trình tri thức dựa vào

việc quảng bá toàn cầu cách

làm hay của công dân (các bên

Các mối liên kết giữa các ưu

tiên của Chiến lược CPS và các

ưu tiên toàn cầu về thư viện

điện tử và diễn đàn trao đổi

các đổi mới giữa các nước

Nam-Nam ( SSC)

Ưu tiến giai

đoạn OP6

cấp toàn

cầu

Số liệu nhập

Mục tiêu # số các

đổi mơi quốc gia

được chia sẻ và

phổ biến ở cấp

toàn cầu*

CSDL toàn cầu về chương trình SGP Báo cáo giám sát hàng năm

27

tìm kiếm tài trợ+):

7.1 Thư viện số hóa về các đối mới của cộng đồng được thành lập và tạo cơ hội truy cập thông tin cho các cộng đồng ít nhất ở 50 nước 7.2 Diễn đàn Nam-Nam để trao đổi các đổi mới của cộng đồng khuyến khích trao đổi về các vấn đề môi trường toàn cầu ít nhất ở 20 nước

(tức là các ví dụ về các công

nghệ đã được thử nghiệm, lợi

ích so sánh và kinh nghiệm của

chương trình quốc gia SGP)

vào CSDL

toàn cầu

của các

nhóm SGP

quóc gia

(Điều phối

viên quốc

gia-và trợ lý

chương

trình )

* Có thể rút ra

các ví dụ từ giai

đoạn OP6 cũng

như các giai đoạn

tác nghiệp trước

của chương trình

SGP (kể cả

chương trình

nâng cấp quốc

gia)

Đánh giá Chiến lược chương trình quốc gia

28

5. Kế hoạch Giám sát & Đánh giá (1 trang)

5.1. Kế hoạch giám sát & đánh giá ở cấp chương trình quốc gia21 sẽ dựa trên các chỉ số và các mục tiêu đề ra ở Bảng 3 của chiến lược CPS. Các chỉ số ở cấp quốc gia cần được theo dõi kiểm tra và báo cáo trong các Báo cáo quốc gia hàng năm khi tiến hành đánh giá tiến độ đạt được các kết quả của chiến lược CPS và nếu cần thiết, có thể xác định các biện pháp quản lý thích ứng thích hợp. Kế hoạch giám sát & đánh giá còn cần mô tả cách thức theo dõi, kiểm tra tiến độ và báo cáo các kết quả của các đối tác thụ hưởng tài trợ ở cấp dự án. Cần phải lập kế hoạch các hoạt động giám sát & đánh giá phù hợp với quy mô và phạm vi của một dự án cụ thể, có hướng dẫn và phát triển năng lực cho những người thụ hưởng tài trợ ở những nơi cần có để hỗ trợ việc giám sát & đánh giá có sự tham gia và quản lý thích ứng. Dưới đây xin mô tả một kế hoạch giám sát & đánh giá cấp quốc gia để giám sát việc thực hiện chiến lược CPS, đặc biệt là về các mục tiêu và các chỉ số đề ra ở Bảng 3 trong (các) cảnh quan biển/cảnh quan đất liền mà bạn đã chọn. 22 5.2 Xin nêu rõ làm thế nào để tăng cường giám sát & đánh giá cũng như thúc đẩy quản lý thích ứng của từng đối tác thụ hưởng chương trình SGP (tức là các NGO quốc gia, các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), hoặc các tổ chức trung gian). Cần cung cấp các chi tiết về tần suất các chuyến giám sát và các kế hoạch đánh giá dự án/tập hợp các dự án. Cần tìm thêm các mối cộng tác khả dĩ với các bên tìm kiếm tài trợ khác, các quỹ và các viện, trường để giúp tăng cường việc giám sát & đánh giá có sự tham gia và quản lý thích ứng. 5.3 Xin mô tả cách thức mà các bên liên quan địa phương, các thành viên cộng đồng và/hoặc các dân tộc bản địa sẽ tham gia vào việc đặt ra các mục tiêu và các sản phẩm của dự án; cách thức họ sẽ tham gia vào việc giám sát theo kiểu phương pháp nào và định kỳ ra sao; cũng như tiến độ dự án được tài liệu hóa và báo cáo thế nào. 5.3 Xin mô tả chiến lược về cách thức tổng hợp thế nào các kết quả của các dự án riêng lẻ thuộc chương trình SGP ở cấp tập hợp các dự án thuộc chương trình quốc gia. Bảng dưới trình bày các công cụ và các mẫu giám sát & đánh giá chủ yếu cấp chương trình quốc gia.

21 Để có thêm thông tin xin tham khảo Kế hoạch giám sát & đánh giá trong Văn bản xác nhận CEO của chương trình SGP giai đoạn OP6 (Mục C). 22 Ở các dự án có liên quan, hãy mô tả việc sử dụng bất kỳ khung chương trình SGP cụ thể nào để giám sát&đánh giá, như COMDEKS, COMPACT, CBA, và CBR+ (các dự án đã thí điểm các khung này hoặc có kế hoạch nhân rộng các cách tiếp cận này).

29

Table 4: Kế hoạch giám sát & đánh giá ở cấp chương trình quốc gia

Hoạt động giám sát&đánh giá

Mục đích Các bên có trách nhiệm

Nguồn ngân sách

Thời gian

Xây dựng Chiến lược chương trình quốc gia

Khung nhận dạng các dự án cộng đồng

Điều phối viên quốc gia, BCĐ quốc gia, các bên liên quan trong nước, người thụ hưởng

Chi trả từ nguồn tài trợ cho việc xây dựng dự án

Bắt đầu giai đoạn tác nghiệp

Đánh giá chiến lược chương trình quốc gia hàng năm

Học hỏi; quản lý thích ứng

Điều phối viên quốc gia, BCĐ quốc gia, nhóm quản lý chương trình quốc gia (CPMT)

Chi trả từ các kinh phí hoạt động chương trình quốc gia

Các đợt đánh giá sẽ được tiến hành hàng năm23 để bảo đảm cho chiến lược CPS đi đúng hướng, đạt được các kết quả và mục tiêu và đưa ra các quyết định về bất kỳ sửa đổi nào hoặc các nhu cầu quản lý thích ứng

Các cuộc họp của BCĐ quốc gia về đánh giá các kết quả dự án và phân tích hiện có

Đánh giá tính hiệu quả của các dự án, các tập hợp dự án, các cách tiếp cận; học hỏi; quản lý thích ứng

Điều phối viên quốc gia, BCĐ quốc gia, UNDP

Chi trả từ các kinh phí hoạt động chương trình quốc gia

Tối thiểu mỗi năm họp 2 lần, một cuộc họp dành cho việc giám sát & đánh giá và quản lý thích ứng vào cuối năm tài trợ

Báo cáo quốc gia hàng năm 24

Tạo thuận lợi cho BCĐ quóc gia lập

Điều phối viên quốc gia trình

Chi trả từ các kinh phí

Mỗi năm 1 lần vào tháng 6

23 Chiến lược chương trình quốc gia (CPS) là một văn bản sống và cần được đánh giá và cập nhật theo định kỳ như một phần của công việc đánh giá chiến lược hàng năm nếu BCĐ quốc gia thấy cần thiết. 24 Chương trình quốc gia cần được kiểm điểm, đánh giá có tham vấn với các thành viên của BCĐ quốc gia, các điểm đầu mối quốc gia về các công ước Rio, cũng như các yêu cầu lập báo cáo liên quan. Báo cáo quốc gia hàng năm cần được trình bày tại cuộc họp riêng của BCĐ quốc gia vào tháng 6 hàng năm để đánh giá tiến độ và các kết quả và đưa

30

Hoạt động giám sát&đánh giá

Mục đích Các bên có trách nhiệm

Nguồn ngân sách

Thời gian

báo cáo hiệu quả bày với BCĐ quốc gia

hoạt động chương trình quốc gia

Khảo sát Báo cáo Giám sát hàng năm 25 (dựa trên báo cáo)

Tạo thuận lợi cho nhóm quản lý CPMT và GEF lập báo cáo có hiệu quả; trình bày các kết quả với các nhà tài trợ

Điều phối viên quốc gia gửi cho nhóm quản lý CPMT

Chi trả từ các kinh phí hoạt động chương trình quốc gia

Mỗi năm 1 lần vào tháng 7

Đánh giá tập hợp các dự án quốc gia có tính chiến lược

Học hỏi; quản lý thích ứng đối với việc xây dựng chương trình quốc gia có tính chiến lược

BCĐ quốc gia Chi trả từ các kinh phí hoạt động chương trình quốc gia

Mỗi giai đoạn tác nghiệp một lần

6. Kế hoạch huy động nguồn lực (1 trang) 6.1. Hãy mô tả kế hoạch huy động nguồn lực cho giai đoạn OP6 để tăng cường tính bền vững của việc timg kiếm tài trợ và vai trò của các bên tìm kiếm tài trợ cho chương trình quốc gia SGP có liên quan tới:

(i) Các cách thức tăng cường hoặc gia tăng việc đồng tài trợ bằng tiền hoặc bằng hiện vật ở:

Cấp dự án Cấp cảnh quan đất liền/cảnh quan biển Cấp quốc gia

(ii) Đa dạng hóa nguồn tài trợ để đạt được ảnh hưởng lớn hơn (tức là sau 2015 sẽ không

có nguồn lực của GEF để giúp giải quyết các Mục tiêu Phát triển bền vững);

ra các quyết định về các biện pháp thích ứng chủ yếu và các mục tiêu của năm tiếp theo. 25 Khảo sát báo cáo giám sát hành năm chủ yếu để rút ra các thông tin được quốc gia trình bày trong Báo cáo quốc gia hàng năm có bổ sung một số vấn đề. Việc khảo sát sẽ tạo thuận lợi cho nhóm quản lý CPMT tổng hợp các đóng góp của quốc gia cho việc lập báo cáo toàn cầu.

31

(iii) Một cách tiếp cận để bù đắp lại kinh phí nhằm đồng tài trợ một phần chi phí không bằng tiền (tài trợ) của chương trình quốc gia SGP (tức là UNDP TRAC, các cơ quan chủ trì quốc gia, các đóng góp của chính phủ, các nhà tài trợ song phương); và

(iv) Các cơ hội cho chương trình SGP sử dụng làm cơ chế cung cấp.

(v) Trong vai trò “Bên tìm kiếm tài trợ +”, có thể tận dụng nhóm SGP bao gồm BCĐ quốc gia và các nhóm TAG để giúp các cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự xây dựng các đề xuất để tiếp cận các nhà tài trợ và các thiết chế tài trợ khác. Tuy các

nguồn tài trợ có thể không trực tiếp đến chương trình SGP, nhưng có thể coi hoạt

động này là một phần của hoạt động huy động nguồn lực bởi vì hiện đang gia tăng

dòng nguồn lựccho các bên liên quan của chương trình SGP thông qua sự hỗ trợ của

chương trình.

o Làm thế nào để có thể thực hiện có hiệu quả vai trò này?

o Những đề xuất nào là khả dĩ để có thể xây dựng và có thể tiếp cận các nhà tài trợ và các thiết chế tài trợ (có lẽ là Quỹ Khí hậu xanh)?

o Tiềm năng tài trợ của khu vực tư nhân thế nào (tức là hỗ trợ các doanh nghiệp

thành công bền vững để mở rộng quy mô)? 7. Kế hoạch quản lý rủi ro (1 trang) 7.1 Hãy xác định bất kỳ rủi ro chính nào mà bạn tiên lượng trong việc thực hiện Chiến lược chương trình quốc gia (CPS) trong giai đoạn OP6 có liên quan đến các lĩnh vực sau: (i) các rủi ro xã hội và môi trường (như đã được phản ánh trong các biện pháp bảo vệ an toàn xã hội và môi trường của UNDP); 26 (ii) các rủi ro về khí hậu; (iii) những rủi ro khác có thể có. Đối với bất kỳ rủi ro nào xác định được, xin hãy điền vào bảng dưới đây, kèm theo ước tính về mức độ và xác suất của rủi ro, cũng như các biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan.

Bảng 5: Mô tả các rủi ro xác định được trong giai đoạn OP6

Mô tả rủi ro xác định được

Mức độ rủi ro (thấp, trung bình, cao)

Xác suất rủi ro (thấp, trung bình,

cao)

Biện pháp giảm thiểu rủi ro được

lường trước

26 http://www.undp.org/content/dam/undp/library/corporate/Social-and-Environmental-Policies-and-Procedures/UNDPs-Social-and-Environmental-Standards-ENGLISH.pdf

32

7.2 Hãy nêu cách thức theo dõi những rủi ro đó thế nào. Xin kiến nghị là tiến hành theo dõi những rủi ro này trong quá trình thực hiện Chiến lược CPS trong giai đoạn OP6 và đánh giá trong kỳ đánh giá hàng năm Chiến lược CPS. Vào thời điểm đó có thể điều chỉnh được mức độ rủi ro hoặc xác suất rủi ro. Cũng có thể loại bỏ được những rủi ro đã xác định được và thêm vào các rủi ro mới nếu cần thiết với các biện pháp giảm thiểu thích hợp được xác định. 8. Xác nhận của Ban Chỉ đạo quốc gia Lưu ý: Chữ ký ở đây để xác nhận BCĐ quốc gia đã đánh giá Chiến lược chương trình quốc

gia (CPS) hoàn chỉnh và thống nhất dùng làm bản hướng dẫn việc thực hiện giai đoạn OP6

của Chương trình quốc gia SGP.

Các thành viên BCĐ tham gia xây dựng, đánh giá và xác nhận Chiến lược CPS giai đoạn OP6 Chữ ký

(Thêm hàng nếu cần thiết)

33

Phụ lục 1: Đánh giá cơ sở cảnh quan đất liền/cảnh quan biển giai đoạn OP6 Đánh giá cơ sở cảnh quan đất liền/cảnh quan biển có sự tham gia giai đoạn OP6 (xin kèm theo báo cáo) Phụ lục 2: Các phụ lục về chiến lược đối tác là các nhà tài trợ giai đoạn OP6 Xin kèm theo Phụ lục chi tiết về mối cộng tác cụ thể với các đối tác nhà tài trợ của Chiến lược CPS theo yêu cầu (tức là SIDS CBA do Chính phủ Australia tài trợ; REDD+ dựa vào cộng đồng (CBR+) với UN-REDD; Sáng kiến Satoyama-COMDEKS do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, Chương trình quản trị NGO của Liên minh Châu Âu và Sáng kiến hỗ trợ ICCA toàn cầu của BMUB Đức).