1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

46
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH BẾN CẢNG 22 TCN 289 - 02 Có hiệu lực từ ngày 23/4/2002 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/2002/ QĐ - BGTVT, ngày 23 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT ) 1. PHẠM VI ÁP DỤNG Tiểu chuẩn này áp dụng cho công tác thi công và nghiệm thu khi xây dựng mới, cải tạo và mở rộng các công trình bến cảng sông và biển (gọi chung là công trình bến) trong vùng nước kín cũng như không kín: Đồng thời còn được sử dụng khi chế tạo các bộ phận kết cấu của các công trình nêu trên trong công xưởng. Khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn này cho công tác thi công và nghiệm thu những hạng mục công trình thuỷ công dạng: Đê chắn sóng, đê ngăn cát, kè bảo vệ bờ, các công trình thuỷ công trong xưởng đóng tàu, công trình chỉnh trị dòng chảy, luồng tàu và các công trình báo hiệu đường thuỷ... 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ - Đá tự nhiên Các loại đá được khai thác từ nguồn tự nhiên bằng phương pháp nổ mìn hay cơ giới. Việc phân loại được tiến hành trên cơ sở kích thước viên đá hoặc theo tỷ lệ phần trăm của khối lượng lọt qua các loại sàng tiểu chuẩn. - Các khối bê tông thông thường và định hình Là các bộ phận kết cấu của công trình, có thể bao gồm: các tấm bản, tấm tường góc, khối xếp, các khối dị hình... được thi công bằng phương pháp đúc sẵn. Các khối bê tông này được đưa vào vị trí công trình bằng phương pháp cẩu lắp. - Thùng BTCT khối lớn Là các khối hộp BTCT rỗng, thành mỏng, được chế tạo bằng phương pháp đổ bê tông tại chỗ liền khối toàn bộ thùng hoặc chia thành nhiều đợt. Sau khi chế tạo thùng có thể được thả nổi và lai dắt trên mặt nước, được lắp đặt vào vị trí bằng phương pháp cẩu lắp, đánh chìm hoặc kết hợp cả hai. - Cộc ống BTCT đường kính lớn Là loại kết cấu BTCT dạng ống có vỏ mỏng, có hoặc không có ứng suất trước, được đúc bằng phương pháp ly tâm. Cọc có thể được đúc liền khối trên suốt chiều dài hoặc phân thành nhiều đoạn và được nối với nhau bằng các mặt bích thép. Các cọc này được hạ vào trong đất bằng phương pháp rung, rung có lấy đất hoặc rung có kết hợp xói nước.

Transcript of 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Page 1: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

CÔNG TRÌNH BẾN CẢNG

22 TCN 289 - 02

Có hiệu lực từ ngày 23/4/2002

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/2002/ QĐ - BGTVT, ngày 23 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT )

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiểu chuẩn này áp dụng cho công tác thi công và nghiệm thu khi xây dựng mới, cải tạo và mở rộng các công trình bến cảng sông và biển (gọi chung là công trình bến) trong vùng nước kín cũng như không kín: Đồng thời còn được sử dụng khi chế tạo các bộ phận kết cấu của các công trình nêu trên trong công xưởng.

Khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn này cho công tác thi công và nghiệm thu những hạng mục công trình thuỷ công dạng: Đê chắn sóng, đê ngăn cát, kè bảo vệ bờ, các công trình thuỷ công trong xưởng đóng tàu, công trình chỉnh trị dòng chảy, luồng tàu và các công trình báo hiệu đường thuỷ...

2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

- Đá tự nhiên

Các loại đá được khai thác từ nguồn tự nhiên bằng phương pháp nổ mìn hay cơ giới. Việc phân loại được tiến hành trên cơ sở kích thước viên đá hoặc theo tỷ lệ phần trăm của khối lượng lọt qua các loại sàng tiểu chuẩn.

- Các khối bê tông thông thường và định hình

Là các bộ phận kết cấu của công trình, có thể bao gồm: các tấm bản, tấm tường góc, khối xếp, các khối dị hình... được thi công bằng phương pháp đúc sẵn. Các khối bê tông này được đưa vào vị trí công trình bằng phương pháp cẩu lắp.

- Thùng BTCT khối lớn

Là các khối hộp BTCT rỗng, thành mỏng, được chế tạo bằng phương pháp đổ bê tông tại chỗ liền khối toàn bộ thùng hoặc chia thành nhiều đợt. Sau khi chế tạo thùng có thể được thả nổi và lai dắt trên mặt nước, được lắp đặt vào vị trí bằng phương pháp cẩu lắp, đánh chìm hoặc kết hợp cả hai.

- Cộc ống BTCT đường kính lớn

Là loại kết cấu BTCT dạng ống có vỏ mỏng, có hoặc không có ứng suất trước, được đúc bằng phương pháp ly tâm. Cọc có thể được đúc liền khối trên suốt chiều dài hoặc phân thành nhiều đoạn và được nối với nhau bằng các mặt bích thép. Các cọc này được hạ vào trong đất bằng phương pháp rung, rung có lấy đất hoặc rung có kết hợp xói nước.

Page 2: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

- Công trình bến kiểu tường góc BTCT

Là kết cấu BTCT dạng tấm bản đúc sắn lắp ghép hoặc đúc liền khối có gờ, đặt trên nền đá đã được san phẳng, phía sau lấp đầy bằng vật liệu rời, dùng trong xây dựng bến liền bờ dạng trọng lực. Độ ổn định của công trình được đảm bảo bằng trọng lượng bản thân kết cấu hoặc phối hợp với kết cấu neo.

- Công trình bến kiểu cầu tàu

Là công trình bến dạng bệ cọc dài cao có kết cấu bên trên bằng BTCT đúc sẵn, lắp ghép hoặc đổ tại chỗ trên nền cọc. Đài cọc có thể là mềm hay cứng phụ thuộc vào cấu tạo hoặc độ dày của kết cấu bên trên. Nền móng thường sử dụng các loại cọc rất đa dạng bằn thép hoặc BTCT, được hạ vào trong nền đất bằng các phương pháp đóng, rung hoặc rung kết hợp với xói hút, hoặc đổ BT tại chỗ. Tuỳ theo sự bố trí công trình liền bờ hoặc xa bờ có cầu dẫn mà phía dưới gầm bến có thể có hoặc không có mái dốc đá đổ để tăng cường độ ổn định của công trình.

- Công trình bến kiểu tường cừ

Là dạng bến liền bờ mà tuyến mép bến được tạo thành bởi hàng cọc cừ hay cọc ống bằng thép hoặc BTCT, được hạ vào nền đất thành một dãy thẳng liền nhau. Tường cừ có thể tự ổn định nhờ độ sâu cắm vào trong nền; hoặc được giữ ổn định bằng các kết cấu neo thép hoặc BTCT, hệ cọc neo, thậm chí bằng kết cấu kiểu cầu tàu.

- Kết cấu bến kiểu vây ô

Là kết cấu dùng trong công trình thuỷ có cấu tạo bao gồm các khung định vị bằng thép đặt trên mặt nền ở dưới nước để đóng các cọc thép thành từng khung kín, bên trong đổ đẩy đất hoặc các vật liệu rời khác.

- Bến liền bờ có thiết bị neo trượt

Là loại bến liền bờ được xây dựng từ các khối tổ hợp lớn bao gồm tường mặt, khung neo và bản neo. Liên kết giữa khung neo và tường mặt được thực hiện thông qua các khớp trượt theo phương thẳng đứng, làm cho công trình có khả năng tự điều chỉnh độ ổn định, hạn chế sự gia tăng nội lực của các bộ phận kết cấu.

3. CÁC TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN

- TCVN 4253 - 86: Nền các công trình thuỷ công - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 4447 - 87: Công tác đất - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4055 - 85: Tổ chức thi công.

- TCVN 5585 - 91: Công tác lặn - Yêu cầu an toàn.

- TCVN 3255 - 86: An toàn nổ - Yêu cầu chung.

- TCVN 1771 - 87: Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 1772 - 82: Đá sỏi trong xây dựng - Phương pháp thử.

- TCVN 4085 - 85: Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4452 - 87: Kết cấu BT và BTCT lắp ghép - Quy phạm thi công, nghiệm thu.

- TCVN 4453 - 95: Kết cấu BT và BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

Page 3: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

- TCVN 4116 - 85: Kết cấu BT và BTCT công trình thuỷ - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 2682 - 92: Xi măng Poóc lăng.

- TCVN 6067 - 95: Xi măng Poóc lăng bền sun phát.

- TCXD 205: 1998: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCN 1072 - 71: Gốc - Phân nhóm theo tính chất cơ lý.

- TCXD 79 - 80: Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu các công tác về nền móng.

- 20 TCN 69 - 87: Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình bến khối xếp.

- TCXD 206 - 98: Cọc khoan nhồi - Yêu cầu về chất lượng thi công.

- 22 TCN 257 - 2000: Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

- 20 TCN 170 - 89: Kết cấu thép, gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 5524 - 1995: Chất lượng nước - Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn.

- TCVN 5525 - 1995: Chất lượng nước - Yêu cầu chung bảo vệ nước ngầm.

- TCVN 5295 - 1995: Chất lượng nước - Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt và nước ngầm khỏi bị nhiễm bẩn do dầu và các sản phẩm dầu.

- TCVN 5945 - 1995: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.

- TCVN 5937 - 1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

- TCVN 5938 - 1995: Chất lượng không khí, Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- TCVN 5939 - 1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.

- TCVN 5970 - 1995: Lập kế hoạch giám sát chất lượng không khí xung quanh.

- TCVN 5948 - 1995: Âm học. Tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải đường bộ. Mức ồn cho phép tối đa.

- TCVN 5949 - 1995: Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng. Mức ồn cho phép tối đa.

- 22TCN 242 - 98: Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án và thiết kế xây dựng các công trình giao thông.

4. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

4.1. Khi thực hiện công tác xây dựng các công trình bến, ngoài các yêu cầu của tiêu chuẩn này, cần phải tuân theo các yêu cầu tương ứng của các tiêu chuẩn hiện hành đối với công tác thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng.

Việc thi công khô các công trình bến (có đê quai và hút nước) được thực hiện theo yêu cầu của Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253 - 86 "Nền các công trình thuỷ công và TCVN 4447 - 87" Công tác đất - Thi công và nghiệm thu"

4.2. Khi cải tạo, mở rộng cũng như khi xây dựng mới các công trình bến, các công tác thi công cần được thực hiện theo các chỉ dẫn của cơ quan thiết kế, bằng các phương pháp xây dựng

Page 4: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

bảo đảm an toàn cho các công trình đã có ở gần đó, cho giao thông dưới nước cũng như trên mặt đất trong khu vực thi công, sao cho không phải di chuyển hoặc hạn chế tối đa sự gián đoạn thời gian khai thác của các công trình này.

4.3. Tiến độ thi công dự kiến trong thiết kế tổ chức thi công cần được xác định một cách hợp lý nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra cho công trình.

4.4. Tại khu vực có tàu thuyền qua lại, trình tự và biện pháp thi công cần phải bảo đảm an toàn cho việc thông tàu và các phương tiện nổi trong thời kỳ xây dựng. Đồng thời, khu nước thi công phải được giới hạn bằng các phao báo hiệu phù hợp với các quy định hiện hành về báo hiệu hàng hải và đường thuỷ nội địa.

4.5. Nơi neo đậu của các phương tiện thi công nổi cần được bố trí ven bờ, được bảo vệ tự nhiên hay nhân tạo khỏi sóng và dòng chảy. Các phương tiện nổi được sử dụng cần phải thoả mãn các quy định tương ứng của Cục đăng kiểm Việt Nam.

4.6. Trên các tàu và phương tiện nổi dùng cho thi công cần được trang bị phương tiện chuyên dụng để nhận các thông tin báo bão hoặc khẩn cấp khác liên quan đến đảm bảo làm việc an toàn.

4.7. Các công tác có sử dụng các phương tiện nổi trong xây dựng các công trình bến chỉ được phép tiến hành khi các thông số sóng và gió không vượt quá các trị số cho trong bảng 1.

Bảng 1

TT Loại công việc

Sóng Gió

CấpChiều cao sóng (m)

Cấp Tốc độ (m/s)

Dòng chảy (m/s)

1 Đổ đá tạo nền bằng xà lan mở đáy 3 1,25 5 9,9 1,5

2 Đổ các khối và đắp đá bằng các thùng hoặc gầu ngoạm sử dụng cần cẩu nổi

2 0,75 6 12,4 1,2

3 Xếp các khối theo hàng có thứ tự bằng cần cẩu nổi 2 0,75 6 12,4 1,0

4 Xếp các bộ phận lắp ghép lên các phương tiện nổi và bốc dỡ chúng

3 0,75 6 12,4 1,2

5 Công tác cọc thực hiện bằng các cần cẩu nổi và tàu đóng cọc

2 0,75 4 7,4 1,5

6 Lắp ghép các bộ phận đúc sẵn:

Các bộ phận 2 0,75 4 7,4 1,2

Bến cầu tàu 2 0,75 4 7,4 1,0

Bến tường góc 0,7

7 Hạ các cọc ống đường kính lớn 2 0,75 4 7,4 1,2

8 Hạ các thùng khối lớn vào vị trí thiết kế 2 0,75 4 7,4 0,7

9 Đổ bê tông vào các thùng có dùng cần cẩu nổi 2 0,75 5 9,9 1,2

10 Công tác lặn trong vùng sóng xô ở độ sâu, m

Nhỏ hơn 3 2 0,75 - - -

Lớn hơn 3 3 0,75 - - 1,0

11 Thực hiện các công việc trong các mục 2,5,6,9, có sử 4 2,0 6 12,4

Page 5: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

dụng dàn biển tự nâng

4.8. Thi công các công trình bến ở vùng ven bờ hở, về nguyên tắc, phải tính đến việc xây dựng các công trình che chắn (đê chắn sóng, đê) hoặc các bộ phận của chúng nếu trong thiết kế có quy định.

4.9. Khi thi công các công trình bến có sử dụng các phương tiện nổi ở trong các khu nước không được chắn sóng cần bố trí các tàu lai dắt để đảm bảo an toàn. Số lượng, công suất của tàu cần được nêu trong thiết kế tổ chức thi công và phải phù hợp với các yêu cầu về đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực thi công.

4.10. Việc quan trắc biến dạng của các công trình thuỷ công (độ lún, lún lệch, góc xoay, chuyển vị ngang) cần được tiến hành bằng các thiết bị phù hợp trong toàn bộ quá trình xây dựng. Khi tăng hoặc giảm tải trọng, nếu xuất hiện vết nứt và biến dạng kết cấu thì cần phải tiến hành đo đột xuất độ lún. Trong trường hợp xuất hiện biến dạng vượt quá cho phép thì cần phải ngừng thi công, đồng thời báo cho Tư vấn giám sát và cơ quan thiết kế biết để làm rõ nguyên nhân và đề ra các biện pháp cần thiết nhằm loại bỏ các biến dạng của công trình trong tương lai.

Trong trường hợp quá trình thi công bị gián đoạn vì bất cứ lý do nào thì cần phải tiến hành quan trắc biến dạng ngay khi dừng và trước khi tiếp tục lại công việc.

5. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

5.1. Các công tác chuẩn bị trong quá trình thi công công trình bến cần được thực hiện tuân theo các yêu cầu của TCVN 4055 - 85 "Tổ chức thi công" và các yêu cầu sau đây.

5.2. Tại các khu nước dự kiến tập kết các phương tiện nổi thi công, khi khảo sát và phát hiện được các chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải bình thường, cần phải tiến hành dọn sạch. Trong trường hợp không thể dọn sạch được, cần bố trí báo hiệu chướng ngại vật phù hợp với các quy định về báo hiệu hàng hải và đường thuỷ nội địa.

5.3. Để đảm bảo chỉ đạo điều độ và kiểm tra công việc thực hiện, cần tổ chức mạng liên lạc vô tuyến khép kín của tất cả các phương tiện thi công nổi với các trung tâm điều độ trên bờ trong suốt giai đoạn sử dụng các phương tiện này.

5.4. Khi thực hiện các công tác thi công trên các vùng ven bờ không được che chắn sóng, trong giai đoạn chuẩn bị, về nguyên tắc cần phải bố trí các chỗ đỗ an toàn, có che chắn nhân tạo và các thiết bị lai dắt phù hợp để đảm bảo an toàn cho các phương tiện thi công nổi khi có bão hoặc thời tiết xấu.

5.5. Trong giai đoạn chuẩn bị, tại từng hạng mục thi công của công trình bến cần bố trí bến tạm và các phương tiện chuyên chở cán bộ và công nhân viên trong quá trình thi công.

5.6. Đối với các công trình nằm trên các khu vực không có khả năng xây dựng các mốc cơ sở trên bờ thì cần phải xây dựng các mốc đo đạc cơ sở dưới nước bằng cọc hay các khối xây. Cao trình đỉnh các mốc đo đạc cần đặt cao hơn mực nước cao nhất không ít hơn 50cm.

5.7. Độ chính xác của công tác đo đạc cần nằm trong các giới hạn nêu ở bảng 2.

Bảng 2

Page 6: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Loại công trình

Mạng đo đạc (mặt bằng) Sai số tương đôi khi đo dài, m

Vị trí của mỗi đầu trục, mm

phương giây góc

Dưới 200

Từ 200 ÷ 400

Từ 400 ÷ 600

Từ 600 ( 800

Từ 800 ( 1000Bến ( 50 ( 60 1/2000 1/4000 1/6000 1/8000 1/10000

Bảo vệ và gia cố bờ bên ngoài

( 250 (120 1/800 1/1600 1/2400 1/3200 1/4000

5.8. Sai số cho phép (mm) khi xác định cao độ của các mốc đo cao cần nằm trong giới hạn:

Đối với đường cơ sở: ( 2Đối với các mốc bổ sung: ( 4Đối với các mốc bổ trợ: ( 105.9. Để xác định mực nước tại khu vực thi công cần có máy tự đo mực nước với dộ

chính xác được đảm bảo với chiều cao sóng bất kỳ.Tại địa điểm thi công cần đặt các thước đo nước để xác định gần đúng mực nước.

Máy đo mực nước và các thước đo nước cần được gắn với mức nước không của công trình do thiết kế quy định.

Độ chính xác của cao trình "không" của các thước đo nước cần được kiểm tra theo các mốc đặt trên bờ, không ít hơn một lần trong một tháng.

5.10. Đối với các công trình có mặt cắt ngang đối xứng thì cần lấy đường truyền chính theo đường trục dọc của nó. Đối với các công trình ngăn thường có tiết diện ngang không đối xứng cần lấy tuyến mặt công trình nằm phía sóng tác động làm đường truyền chính.

Đối với các công trình trên các gối độc lập và các phần đầu đê của các công trình ngăn, việc đo đạc được gắn vào các điểm giữa và các trục chính của từng gối hay đầu đê.

Đường truyền chính khi xây dựng công trình bến cần lấy trùng với đường tuyến bến.

5.11. Trước khi bắt đầu thi công, cần phóng các tuyến đo đạc chi tiết cho các công tác sau đây:

- Thi công hố móng - trục công trình hay hố móng và các giới hạn đào.

- Thi công nền đá - trục nền và biên của nó.

- Đặt các khối - tuyến mặt phía dưới của lớp khối đầu tiên (tuyến chịu sóng) và tuyến mặt phía trên của lớp cuối cùng.

- Khối đổ bằng khối xếp và thi công lăng thể đá - đường trục, các biên của khối đổ hay lăng thể, tuyến mặt để đặt các khối biên ngoài.

- Thi công tường dưới nước - tuyến mặt phía dưới và phía trên của tường.

- Trụ độc lập của công trình và đầu đê các công trình ngăn - trục trụ và các phía của chu vi tại mức đáy.

- Nền cọc - trục các hàng dọc và ngang của cọc, đài, gối chân đê.

Page 7: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

- Thi công mái dốc bờ - các mép của mái dốc, cơ và tuyến thay đổi độ nghiêng mái dốc.

- Thi công các khối xếp cỡ lớn - tuyến mặt phía trên.

- Kết cấu bên trên của công trình - trục các bộ phận chính.

- Đặt các bích neo - tuyến tim các bích neo và tuyến trục ngang của chúng.

Tất cả các tuyến đo đạc chi tiết kể trên cần phải được gắn với đường truyền chính.

Vị trí của các mốc đo dưới nước cần được xác định theo các tuyến đo đạc dưới nước, được đặt dưới nước.

5.12. Vị trí các tuyến đo đạc và các mốc trên mặt bằng cũng như độ chính xác của các mốc đo cao cần được kiểm tra không ít hơn một lần trong một tháng. Khi thấy nghi ngờ về sự bảo toàn vị trí ban đầu của bất kỳ mốc đo đạc nào, cần phải kiểm tra lại ngay lập tức. Ngoài ra, các mốc đặt trên các khu nước, cần được kiểm tra sau mỗi cơn bão hay mỗi lần tàu cập...

6. CÔNG TÁC KỸ THUẬT DƯỚI NƯỚC

6.1. Cần phải dùng các trạm lặn khi thực hiện các công việc kỹ thuật dưới nước bao gồm như sau:

- Khảo sát các bộ phận công trình dưới nước và đáy khu nước.

- Các công tác đất và đá dưới nước, dọn sạch đáy.

- San nền đá.

- Xếp các khối dị hình và thông thường, các khối lớn và thùng chìm, lắp ráp các bộ phận dưới nước của kết cấu lắp ghép và thi công nền cọc.

- Hàn và cắt thép dưới nước.

- Đổ bê tông dưới nước.

- Tháo dỡ các bộ phận dưới nước của kết cấu hiện có và những việc khác.

Việc tổ chức thực hiện các công tác khảo sát bằng thợ lặn chỉ được tiến hành tuân theo thiết kế thi công của nhà thầu và có sự chấp thuận của tư vấn giám sát.

6.2. Các công tác kỹ thuật dưới nước cần được thực hiện tuân theo: TCVN 5585 - 91 "Công tác lặn. Yêu cầu an toàn"

6.3. Các công tác khảo sát các bộ phận dưới nước của công trình hiện có, cũng như việc kiểm tra công tác xây dựng các công trình dưới nước, về nguyên tắc cần phải sử dụng thợ lặn, nếu điều kiện kỹ thuật cho phép có thể tiến hành chụp ảnh hoặc truyền hình dưới nước.

6.4. Các số liệu khảo sát của thợ lặn nếu như không sử dụng chụp ảnh hoặc truyền hình dưới nước thì cần được kiểm tra bằng cách dùng một thợ lặn khác thực hiện nhiệm vụ tương tự. Nếu như các số liệu thu được khác nhau thì phải dùng một chuyên gia lặn để làm rõ.

Các số liệu khảo sát được đưa vào nhật ký công tác kèm theo các chữ ký của thợ lặn và Chỉ huy công tác lặn.

6.5. Các kết quả khảo sát bằng thợ lặn cần được lập thành biên bản, trong đó cần có các sơ hoạ và sơ đồ thợ lặn vẽ hoặc lập trên cơ sở ghi chép trong nhật ký công việc, chữ ký của những

Page 8: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

thợ lặn đã thực hiện khảo sát, kèm theo ảnh hoặc băng video đã được mô tả trong nhật ký công tác.

6.6. Khi khảo sát đáy khu nước cần sử dụng phương pháp rà quét, khi đó việc khảo sát bằng thợ lặn không chỉ để xác định đặc tính mà còn cả vị trí của chướng ngại vật. Khi không có điều kiện để rà quét thì cho phép chỉ khảo sát đáy bằng thợ lặn.

Tất cả những vật phát hiện ra ở đáy cần được đánh dấu bằng mốc hoặc phao. Các đặc tính của chúng, số hiệu các mốc và các phao cần ghi trong nhật ký khảo sát.

6.7. Khi thực hiện các công tác đất (không có đá) ở dưới nước, trong các trường hợp nếu sử dụng các tàu hút và tàu cuốc, các trạm đào gầu cáp, máy bơm hút, các cần cẩu lắp gầu ngoạm trên phao và các thiết bị cơ giới là không khả thi hoặc không có hiệu quả thì cho phép sử dụng thợ lặn có dùng các súng phun nước, máy bơm hút đất... để thi công.

6.8. Việc đào các loại đất đá rời rạc dưới nước cần được thực hiện bằng các tàu cuốc sâu.

Trường hợp gặp đá liền khối hoặc đá tảng có kích thước lớn thì cần phải phá đá bằng phương pháp nổ và các thiết bị khoan phá đá. Việc phá đá nhờ các búa hơi ép chỉ cho phép khi đã được xem xét kỹ trong thiết kế tổ chức thi công.

6.9. Khi phá tơi đất đá bằng phương pháp nổ dưới nước, việc khoan các lỗ để nạp thuốc nổ cần được tiến hành bằng các trạm khoan chuyên dụng hoặc các trạm khoan được lắp dựng trên các phương tiện nổi. Việc dùng thợ lặn và các thiết bị khoan cầm tay để khoan dưới nước cần được xác định trong thiết kế tổ chức thi công.

6.10. Khi đào các hào và hố móng có độ sâu 0,3 ÷ 1m trong đá liền khối thì việc xới tơi cần được thực hiện bằng nổ mìn ốp bề mặt.

Để phá đá đến độ sâu 1 ÷ 2 m thì cần dùng phương pháp mìn lỗ, khi chiều cao đào lớn hơn 2 m thì cần tiến hành phá đá bằng nổ mìn cột.

6.11. Cho phép nổ mìn dưới nước sử dụng phương pháp nổ bằng điện có hệ thống dây nổ hai đường, đồng thời cho phép sử dụng nước làm dây mát.

6.12. Khi thực hiện công tác nổ dưới nước trong các khu nước của sông, hồ và biển cần phải có giấy phép cho thi công của các cơ quan Bảo vệ môi trường và các Quản lý khai thác giao thông trên sông, hồ và biển trước khi bắt đầu công việc.

6.13. Các công tác khoan nổ cần được thực hiện phù hợp với thiết kế thi công, cần xem xét các phương pháp nổ, trình tự thi công, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ phù hợp với các yêu cầu của: TCVN 3255 - 86 "An toàn nổ - Yêu cầu chung".

6.14. Khi đổ bê tông dưới nước bằng phương pháp rút ống thẳng đứng và vữa dâng, cần sử dụng các thợ lặn cho việc kiểm tra công tác chuẩn bị vị trí đổ bê tông, đặt ván khuôn và ống cũng như thực hiện việc đổ bê tông hoặc đổ đá dăm.

6.15. Khi đổ bê tông dưới nước, trong thiết kế thi công cần đề xuất các biện pháp gia cường ván khuôn nhằm bảo đảm độ bền, vứng chắc dưới tác động của vữa bê tông. Cần kiểm tra trước, bằng thợ lặn, tính sẵn sàng của từng khối trước khi đổ bê tông và khẳng định bằng biên bản về công tác ẩn dấu tương ứng.

6.16. Việc hàn kim loại dưới nước được thực hiện bằng thợ lặn và thiết bị hàn chuyên dụng.

Page 9: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

6.17. Việc cắt kim loại cần được thực hiện bằng phương pháp điện ô xy và do thợ hàn - lặn thực hiện. Cho phép sử dụng cắt bằng que hàn điện như một trường hợp ngoại lệ để cắt thép có bề dày dưới 30mm.

6.18. Khi khảo sát và phát hiện thấy các kết cấu kim loại có kích thước lớn hoặc vũ khí, bom mìn ở dưới nước tại khu vực xây dựng, thì phải tiến hành lập sơ đồ công nghệ phù hợp để tháo dỡ và thanh thải hoặc rà phá đảm bảo an toàn.

6.19. Khi hàn dưới nước trong trường hợp tầm nhìn kém, cần sử dụng các nguồn sáng cho phép thợ lặn nhìn thấy mối hàn khi hàn. Khi cắt thép trong những điều kiện như vậy cần bố trí một nguồn sáng thứ hai chiếu sáng chỗ cắt từ phía đối diện.

7. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG

7.1. Công trình bằng đá tự nhiên

7.1.1. Các đặc tính của vật liệu đá được dùng trong kết cấu cần phù hợp với các yêu cầu của TCVN 1771 - 87 "Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật", TCVN 1772 - 82 "Đá sỏi trong xây dựng - Phương pháp thử" và TCVN 4085 - 85" Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu".

7.1.2. Trước khi đổ đá hoặc đá dăm vào trong nước, cần khảo sát và chuẩn bị kỹ nền dưới nước bằng thợ lặn và tiến hành các dọn dẹp cần thiết. Trong trường hợp sau mỗi cơn bão hoặc khi việc thi công bị gián đoạn kéo dài, thì việc khảo sát và dọn sạch nền phải được lặp lại trước khi bắt đầu lại công việc.

7.1.3. Khi đỉnh khối đổ nằm ở độ sâu bằng hoặc lớn hơn 4 m kể từ mực nước thì cần đổ đá bằng cách dùng xà lan mở đáy. Ví trí cụ thể của mỗi lần đổ của tàu cần được đo đạc chính xác và đánh dấu bằng các phao tạm thời.

Cho phép sử dụng đổ đá bằng xe gạt từ trên phao có trang bị các gờ chắn để xe gạt không bị rơi khỏi phao.

7.1.4. Khi tốc độ dòng chảy lớn hơn 0,5m/s và chiều cao sóng lớn hơn 1,25mm thì việc đổ vật liệu đá dưới nước và nền công trình cần được tiến hành với các trang thiết bị đã tính đến việc ngăn cản hư hao và phân tán của vật liệu đắp dưới nước do tác dụng của dòng chảy và sóng.

7.1.5. Việc kiểm tra công tác đổ đá hoặc đá dăm trong nước cần được thực hiện thường xuyên nhưng không ít hơn một lần trong một ngày đêm, bằng thợ lặn hoặc máy hồi âm và bổ sung không ít hơn 2 lần trong một ca bằng sào đo.

7.1.6. Việc san phẳng bề mặt của khối đá đổ cần được thực hiện ngay sau khi đắp xong theo đúng mặt cắt ngang thiết kế của một đoạn có chiều dài không nhỏ hơn 25m. Trước khi bắt đầu san phẳng cần tiến hành các khảo sát bằng thợ lặn chụp ảnh hoặc truyền hình dưới nước các đoạn đã được đổ xong.

7.1.7. Trị số sai số cho phép cao trình bề mặt khối đắp bằng đá hoặc đá dăm sau khi san phẳng và các phương pháp kiểm tra được xác định tuân theo bảng 3.

Bảng 3

Page 10: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

TT Các thông số kiểm tra và dạng sai sốTrị số sai số

cho phépKhối lượng

kiểm traPhương pháp

kiểm tra

Sai số bề mặt của khối đắp sau khi san phẳng:

1 Nền đá dưới các tường trọng lực ± 30mm 100% bề mặt Cao đạc theo ô 2x2m

2 Cơ và mái dốc của nền được phủ bằng các khối bảo vệ, nền của các bản neo

± 80mm nt nt

3 Khu vực nền dưới các khối ở biên ± 80mm nt nt

4 Cơ của các công trình ngăn không có khối bảo vệ

5 Dài 1m tiếp giáp với tường ± 80mm nt nt

6 Trên diện tích còn lại của cơ ± 200mm nt nt

7 Nền dưới các khối đổ ± 200mm nt Đo bằng khung răng lược có ô 2x2m

8 Cơ và mái dốc của nền khi không có khối bảo vệ ± 200mm nt nt

9 Lăng thể đá giảm tải sau tường bến và tầng lọc đá dăm của

± 200mm nt nt

10 Mái dốc đá gầm bến cầu tàu, mái dốc gia cố bờ được phủ các khối phủ bảo vệ

± 80mm nt Cao đạc theo ô 2x2m

11 Các mái dốc đá gầm bến cầu tàu, mái dốc gia cố bờ khi không có khối bảo vệ

± 200mm 100% bề mặt Đo bằng khung răng lược ô 2x2m

12 Bề mặt tầng lọc và tầng lọc ngược ± 200mm nt nt

Độ lún của các kết cấu đá vừa đổ xong do tác dụng của đầm bằng chấn động

5 - 8% Cao đạc theo ô 2x2m trước và sau khi đầm

chấn động

Giảm độ dốc của các mái dốc các công trình ngăn đã bị lăn:

13 Đối với mái dốc dưới nước phía ngoài 7% nt Đô bằng khung răng lược có ô 2x2m

14 Như trên phía khu nước của cảng 5% nt nt

15 Đối với mái dốc bên trên mực nước phía ngoài 5% nt nt

16 Như trên phía khu nước của cảng 3% nt nt

17 Tăng độ dốc mái dốc các công trình ngăn bằng đá Không cho phép nt nt

Chú ý:

1. Khi thi công san phẳng nền có bề mặt nằm ngang bằng đá lớn, chỉ cho phép dùng đá có trọng lượng 5 ÷ 15kg để bù chèn các chỗ không phẳng cục bộ.

2. Khi thi công san phẳng cơ và mái dốc nền bằng đá lớn mà không có các khối bảo vệ, không cho phép sử dụng các đá nhỏ có trọng lượng dưới 15kg.

Page 11: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

3. Giới hạn san phẳng dưới các tường trọng lực và các bản neo được xác định trong phạm vi dải tựa của kết cấu lên trên nền, tăng 0,5m về mỗi phía tính từ giới hạn tựa của kết cấu theo thiết kế.

7.1.8. Về nguyên tắc, việc san phẳng các bề mặt nằm ngang cần được thực hiện bằng các thiết bị san phẳng cơ giới dưới nước.

Cho phép thực hiện san phẳng các khối lượng nhỏ trên các khu vực độc lập bằng thợ lặn có sử dụng các phương tiện cơ giới nhỏ và đã được xác định trong thiết kế tổ chức thi công.

7.1.9. Khi san phẳng các nền đá bằng thợ lặn, khoảng cách giữa các khu vực san phẳng và các khu vực đang đổ đá không được nhỏ hơn 25m.

7.1.10. Việc san phẳng kết thúc bề mặt các nền của khối đắp đá và đá dăm chỉ được thực hiện sau khi đã chất tải hoặc đầm chặt bằng chấn động.

7.1.11. Việc đầm chặt nền đá bằng chấn động cần tiến hành theo từng lớp có chiều dày từ 2 ÷ 4m.

Trước và sau khi đầm chặt bằng chấn động cần tiến hành đo cao độ bề mặt nền đá theo từng khoảng cách 2m theo các phương dọc và ngang. Trong đó, độ chính xác san phẳng bề mặt của khối đắp trước khi đầm chặt bằng chấn động không được lớn hơn ± 200mm.

Khi sử dụng các thiết bị san phẳng dưới nước cho phép dùng các thiết bị cơ giới vừa đầm chặt khối đắp vừa san phẳng bề mặt của nó.

7.1.12. Kết quả công tác đầm chặt các khối đắp bằng đá dưới nước theo từng phân đoạn của công trình thuỷ công cần được kiểm tra bằng các phương pháp đã nêu trong bảng 3.

7.1.13. Khối đắp bảo vệ trong phạm vi bến dạng bệ cọc và các mái dốc bảo vệ gầm bến bằng đá đổ chỉ được thực hiện sau khi đã liên kết cọc vào dài.

7.1.14. Khối đắp tầng lọc đá dăm và tầng lọc ngược trong nước cần được thực hiện theo các dưỡng đặt cách nhau không quá 20m cũng như tại các vị trí thay đổi chiều cao lớp lọc.

Trước khi đổ tầng lọc ngược lên lăng thể đá cần tiến hành san phẳng mái dốc và cơ của nó với độ chính xác nhỏ hơn ± 200mm.

7.1.15. Công tác lấp đất, đá bên trong các khối lớn, cọc ống đường kính lớn, các kết cấu ô vây cũng như công trình ngăn dạng cọc cần được tiến hành đồng thời trên toàn bộ diện tích của từng kết cấu. Khi xây dựng trên các khu nước không được che chắn sóng, khoảng thời gian thi công kéo dài của một giai đoạn bao gồm việc đưa kết cấu đến vị trí lắp đặt trong phạm vi địa điểm thi công, đặt chúng vào vị trí và đổ đất đá phải được tính toán trước cho phù hợp với điều kiện thời tiết của khu vực nhằm đảm bảo an toàn và đạt độ chính xác theo yêu cầu.

7.2. Công trình bằng các khối bê tông thông thường và định hình

7.2.1. Các bộ phận bê tông và BTCT lắp ghép của các kết cấu công trình thuỷ công biển bao gồm cọc, cọc ống, các khối bê tông thông thường và định hình cần được bảo dưỡng trong thời hạn được xác định theo bảng 4.

Bảng 4

Page 12: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Điều kiện khí tượng thuỷ văn

khi khai thác công trình

Vùng bố trí bộ phận kết cấu trong công trình

Thời hạn bảo dưỡng tối thiểu, ngày đêm

Kết cấu dạng khối

Kết cấu không phải dạng khối

Đông kết tự nhiên Bảo dưỡng hơi nước

Khắc nghiệtMực nước thay đổi và

dưới nước 60/45 45/28 28/15

Bên trên mực nước 45/28 28/15 28/15

Trung bìnhMực nước thay đổi 60/28 45/28 28/15

Trên và dưới mực nước 45/28 28/15 28/15

Nhẹ Tất cả các vùng 28/15 28/15 28/15

Chú ý:

1. Trên gạch chéo thể hiện thời gian bảo dưỡng cho các kết cấu bằng bê tông không sử dụng các phụ gia tạo khí, dưới gạch chéo là có sử dụng.

2. Việc phân loại điều kiện khí tượng, thuỷ văn tại nơi khai thác công trình phải được xác định trong thiết kế kỹ thuật thi công tuân theo các chỉ dẫn của TCVN 4116 - 85 "Kết cấu BT và BTCT công trình thuỷ - Tiêu chuẩn thiết kế" và các phụ chương kèm theo.

7.2.2. Vật liệu để chế tạo bê tông cho các khối bê tông cần thoả mãn các yêu cầu của TCVN 4452 - 97 "Kết cấu BT và BTCT lắp ghép - Quy phạm thi công, nghiệm thu". Không cho phép gián đoạn khi đổ bê tông các khối. Mỗi lần chuẩn bị đổ bê tông các khối, cần lập chứng chỉ trong đó thể hiện loại bê tông, mác, kiểu và ngày chế tạo khối. Tất cả những số liệu đó cần được ghi bằng sơn bền theo thời gian trên bề mặt bên của các khối ngay sau khi tháo ván khuôn. Trong chứng chỉ cần nêu trị số sai số của các thông số của khối chế tạo theo bảng kê cho trong bảng 5.

7.2.3. Các liên kết bằng kim loại được chôn sẵn trong bê tông để neo giữ ván khuôn cần phải được bố trí sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông sau khi tháo dỡ ván khuôn. Các lỗ hổng trên bề mặt bê tông phải được bịt kín bằng vật liệu thích hợp.

Cho phép tháo ván khuôn của các khối theo số liệu của phòng thí nghiêm xây dựng khi cường độ của bê tông đạt không nhỏ hơn 5MPa với các chú ý tránh gây hư hỏng các mép biên của khối và có các phương tiện sẵn sàng để che phủ và làm ẩm bề mặt bê tông.

Cho phép tháo ván khuôn các lỗ khuyết của các vách đứng khi cường độ bê tông đạt 2,5 MPa và tháo ván khuôn các hộp có dây treo chỉ khi cường độ bê tông đạt 100% thiết kế.

7.2.4. Nâng và di chuyển các khối có các lỗ khuyết chỉ được tiến hành khi bê tông đạt trên 70% và đối với các hộp có cáp treo là 100% độ bền thiết kế.

7.2.5. Ngay trước khi xếp các khối cần tiến hành kiểm tra nền dưới nước. Trong trường hợp bị hư hỏng cần khôi phục nền theo đúng thiết kế.

Page 13: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Khối đầu tiên của tường cần đặt ở hàng phía trước (chịu tác động của sóng, gió, dòng chảy...) của đầu công trình hoặc ở khe lún của tường.

Khối đầu tiên của gối hoặc phần đầu công trình được đặt đúng theo giới hạn của chúng, vuông góc với trục dọc của công trình. Việc kiểm tra vị trí của khối đặt đầu tiên cần được thực hiện theo cả 4 góc bằng các thiết bị trắc đạc.

Khi xếp các khối tiếp theo cần dùng các thiết bị trắc đạc kiểm tra độ thẳng hàng đối với các khối theo tuyến phía trước và cao trình mặt phẳng bên trên của từng lớp, theo các mốc đo đạc dưới nước và trên đất liền.

7.2.6. Chỉ được phép xếp các khối trên nền sau khi nền đã được làm chặt bằng chất tải hoặc các phương pháp khác đã được quy định trong thiết kế.

7.2.7. Sai số cho phép và các phương pháp kiểm tra của việc chế tạo, lắp đặt các khối thông thường và định hình, phải được thực hiện tuân thủ theo bảng 5.

7.2.8. Việc xếp các khối bảo vệ trên cơ và mái dốc của nền cần được thực hiện sau khi đã xếp xong hàng khối đầu tiên. Cần bắt đầu xếp các khối lên cơ từ hàng tiếp giáp trực tiếp với công trình.

7.2.9. Cần xếp các khối trên mái dốc của nền bắt đầu từ hàng phía dưới. Vị trí tiếp giáp giữa các khối, cần bảo đảm sự tiếp xúc hoàn toàn một cạnh của khối khi nằm trên mái dốc và các gờ của khối khi nằm trên cơ.

7.2.10. Chỉ tiến hành đổ đá lăng thể giảm tải sau khi đã hoàn thành công việc xây dựng và chất tải một phân đoạn. Cần tiến hành đổ đồng thời với việc kiểm tra tình trạng công trình. Khi phát hiện các sai số vượt quá các chỉ tiêu của bảng 5 cần ngừng việc đổ đá. Phương pháp và thời gian tiếp tục công việc cần được xác định trên cơ sở đồng ý của cơ quan thiết kế và tư vấn giám sát.

7.2.11. Khi lắp ráp các bản - ống BTCT, khe nối giữa chúng cần phải đổ đầy vữa và được miết chặt. Khe nối giữa các khối và các ống - bản cần được làm chặt bằng cách chèn các thanh gỗ áp vào mặt các khối.

Trong thời gian đổ bê tông các khối của kết cấu dưới nước và trong thời kỳ đông cứng của bê tông, cần bảo vệ các bản - ống khỏi va chạm với các phương tiện nổi.

7.2.12. Các bộ phận BTCT dạng tường góc của các kết cấu bên trên cần được đặt trên lớp bê tông còn tươi được san phẳng. Lớp bê tông san phẳng này cần được ngăn ở mặt trước của khe lún nhiệt độ bằng các ván khuôn đứng và không bị nước lọt vào.

Các bộ phận của kết cấu BTCT lắp ghép phía trên cần được chế tạo và lắp dựng tuân theo các yêu cầu của bảng 5.

Bảng 5

Page 14: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

TTCác thông số kiểm tra

và loại sai sốTrị số sai số

cho phépKhối

lượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

(1) (2) (3) (4) (5)

Khi chế tạo các khối

1 So với các kích thước gabari của thiết kế:

Các khối thông thường để xây theo hàng, có trọng lượng dưới 50T

± 10mm Từng khối Bằng thước thép

Như trên, trên 50T ± 15mm nt nt

Các khối để đổ ± 50mm nt nt

Các khối rỗng để xếp kiểu cột có trọng lượng:

Dưới 50T ± 10mm nt nt

Trên 50T ± 20mm nt nt

2 Theo vị trí rãnh và gờ của các khối có trọng lượng

Dưới 50T ± 10mm nt nt

Trên 50T ± 15mm nt nt

3 Mép so với đường thẳng ± 10mm nt nt

4 Độ nhô lên của mặt bên 10mm nt nt

5 Bề dày tường của các khối rỗng ± 15mm nt nt

6 Khoảng cách giữa các trục của các giếng hoặc các rãnh chính để cẩu lắp các khối:

Để xây theo hàng ± 15mm nt nt

Để đổ ± 20mm nt nt

7 Kích thước ngang của các thiết bị để cẩu lắp ± 10mm nt nt

8 Kích thước các khối Tetrapod

Theo đường kính đáy nhỏ hình nón cụt ± 20mm nt nt

Theo độ nghiêng của hình nón cụt 2% nt nt

9 Độ sâu lớn nhất của chỗ rỗ 10mm nt nt

10 Chiều dài lớn nhất của chỗ rỗ 100mm nt nt

11 Diện tích chung cho phép của các chỗ rỗ 2% diện tích bề mặt chung

Từng khối Bằng thước thép

12 Độ lệch trên các sườn của khối (trên 2 sườn):

Theo chiều dài:

Đối với các khối thông thường dùng cho các vùng trên và dưới mực nước

500mm nt nt

Đối với các khối thông thường sử dụng trong vùng mực nước thay đổi và các khối định hình

300mm nt nt

Đối với các khối rống 200mm nt nt

Theo chiều rộng: 50mm nt nt

Page 15: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Bảng 5 (tiếp theo)

(1) (2) (3) (4) (5)

13 Sai lệch về các góc của khối, đo theo các sườn:

Đối với các công trình ngăn và gia cố bờ 100mm nt nt

Đối với công trình bến 150mm nt nt

14 Vết nứt trên các bề mặt biên Hình thành trên các bề mặt có trị số mở rộng không lớn hơn 0,1mm

nt nt

Khi xếp bằng các khối thông thường và định hình

15 Dịch chuyển so với tuyến phía trước của các khối lớp đầu tiên

± 20 ± 20

nt Kiểm tra bằng đo đạc, khảo sát thợ lặn, đo theo từng khối khi lắp đặt và sau khi chất tải.

16 Độ chênh theo mặt bằng giữa các khối kề nhau tại mặt trên của một lớp:

Đối với lớp xây đầu tiên 20/30mm nt nt

Đối với các lớp còn lại 30/30mm nt nt

17 Như trên của các khối nhô lớn nhất về phía biển và quay nhiều nhất về phương ngược lại của một lớp khối trong phạm vi một phân đoạn

Đối với lớp đầu tiên 40/40mm Từng khối Kiểm tra bằng đo đạc, khảo sát thợ lặn, đo từng khối khi lắp đặt và sau khi chất tải

Đối với các lớp còn lại 60/60mm nt nt

18 Bậc, mà thiết kế không dự kiến, hoặc sai số của bậc đã được thiết kế dự kiến, giữa biên của các khối thuộc lớp nằm trên và lớp nằm dưới

30/30mm nt nt

19 Tổng số kích thước của các bậc và các sai số đã nêu trong mục 18 trong phạm vi của một mặt cắt ngang của tường

40/40mm nt nt

20 Độ chênh cao trình lớn nhất giữa bề mặt của các khối trong phạm vi một phân đoạn

Đối với lớp đầu tiên 40/120mm nt nt

Đối với các lớp còn lại 60/150mm nt nt

21 Bề rộng khe nối giữa các khối khi xếp bằng các khối:

Thông thường 30/40mm nt nt

mm

Page 16: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Rỗng 10/20mm nt nt

Bảng 5 (tiếp theo)

(1) (2) (3) (4) (5)

22 Bề rộng khe lún khi xếp bằng các khối thông thường:

Không nhỏ hơn 40/30mm nt nt

Không lớn hơn 150/160mm nt nt

23 Dịch chuyển của các khe nối thẳng đứng trong 1 lớp khi xếp

± 150 / ± 150mm nt nt

24 Từng hoặc giảm độ nghiêng của tường Không cho phép 1%

nt nt

Khi chế tạo các khối tường góc BTCT của kết cấu bên trên

25 Theo chiều dài và theo bề rộng ± 10 / ± 10mm Từng khối Bằng thước thép

26 Theo bề dày ± 5 / ± 10mm Từng khối Bằng thước thép

27 Theo bề dày của lớp bảo vệ ± 5 / ± 5mm nt nt

28 Độ lồi và độ lõm của bản ± 5 / ± 10mm nt nt

29 Rỗ của bê tông:

Chiều sâu lớn nhất Không cho phép nt nt

5mm

Tổng diện tích các chỗ rỗ Không cho phép nt nt

1% diện tích bề mặt

30 Các vết nứt có bề rộng nhỏ hơn 0,2mm/10m2:

Theo độ sâu Không cho phép10mm

nt nt

Theo chiều dài Không cho phép200mm

nt nt

31 Các vết nứt kiểu sợi tóc:

Trên mặt trước của các bản thẳng đứng Chiều dài < 200mm

nt nt

Trên các mặt còn lại của kết cấu tầng trên Chiều dài bất kỳ nt nt

32 Mất vữa xi măng trên bề mặt phía trước Không cho phép nt nt

Khi chế tạo các ống - bản BTCT cho các kết cấu bên trên

33 Các kích thước thiết kế theo các mặt trước và sau ±10mm Từng bản nt

Page 17: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

của bản

34 Như trên theo bề dày từ − 5 ÷ +10mm nt nt

35 Độ lồi hoặc độ lõm ở giữa bản theo mặt trước ± 10mm nt nt

Bảng 5 (tiếp theo)

(1) (2) (3) (4) (5)

36 Độ vênh các góc bản Không lớn hơn 0,005 chiều dài nhỏ nhất trong hai cạnh tạo thành góc đó

nt nt

37 Bề dày lớp bảo vệ bê tông ± 5mm nt nt

38 Chỗ rỗ và các vết nứt lớn hơn 0,2mm Không cho phép nt nt

39 Các vết nứt kiểu sợi tóc:

Trên mặt trước của bản Chiều dài nhỏ hơn 200mm

Từng bản Bằng thước thép

Trên mặt sau của bản Chiều dài bất ỳ nt nt

40 Mất vữa xi măng trên mặt phía trước Không cho phép nt nt

41 Độ lượn so với đường thẳng của mép bản ± 5mm nt nt

Khi cầu lắp các khối tường góc và bản BTCT của kết cấu bên trên

42 Bậc giữa các bộ phận cạnh nhau trên bề mặt phía trước

5mm Từng khối và từng mối nối

Bằng thước thép và đo theo 2 điểm cực đoan và giữa của từng khối

43 Khe hở giữa các bản ± 10mm nt nt

44 Sai số theo mặt bằng ± 10mm nt nt

45 Theo chiều cao ± 10mm nt nt

Khi đổ các khối bê tông

46 Dịch chuyển của các khối ở ngoài biên so với tuyến đổ thiết kế

± 250mm Từng khối Khảo sát bằng thợ lặn

47 Sự tăng của diện tích tiết diện thực tế (mặt cắt ngang)

5% 100% bề mặt

Cao đạc hay đo bằng khung răng lược theo từng 5m dọc theo trục công trình và 3m theo chiều

Page 18: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

ngang mặt cắt

48 Cao trình đỉnh của khối đổ +10mm (không cho phép nhỏ hơn

cao trình thiết kế)

nt nt

Chú ý:

1. Trong các mục 16 đến 18 các số bên trái áp dụng cho bề mặt thẳng đứng của các khối tiếp xúc trực tiếp với biển.

2. Trong mục 20 các sai số được xác định theo. Đối với bến liền bờ theo tuyến song song với thân công trình, đối với trụ và công trình ngăn theo thân song song với trục lớn và theo thân vuông góc với nó.

3. Trong các mục từ 15 đến 24 trị số các sai số cho phép được cho dưới dạng phân số, ở đây trị số bên trên tương ứng với thời điểm xếp khối, còn bên dưới là thời điểm sau khi chất tải.

4. Đối với công tác xếp các khối rỗng theo các mục từ 15 đến 20 lấy trị số sai số cho phép dưới gạch chéo.

5. Trong các mục 25 đến 30 trị số các sai số cho phép cho dưới dạng phân số, các trị số bên trên dùng cho các bản thẳng đứng của các khối, bên dưới dùng cho các bản nằm ngang.

6. Trong các trường hợp khi kết cấu bên trên của các phân đoạn tường bao gồm 2 phần tử lắp ghép được nối với nhau bằng khối bích neo bê tông đổ tại chỗ thì sai số cho phép về chiều dài được tăng đến ± 20mm.

7.2.13. Xếp các khối trong công trình có kết cấu rời rạc cần thực hiện theo trình tự: Theo mặt cắt ngang công trình, cần cầu nổi cần đậu ở phía trong để xếp các khối ở phía ngoài (phía biển). Bằng cách đó, các công việc được thực hiện dưới sự bảo vệ của phần công trình đã hoàn thành. Không cho phép đổ trực tiếp các khối từ các phương tiện vận chuyển. Từng khối càn được đặt vào vị trí đã được xác định trước bằng phao tiêu.

7.3. Công trình bến bằng các thùng BTCT khối lớn

7.3.1. Phương pháp chế tạo các khối lớn được chọn trên cơ sở phân tích kinh tế kỹ thuật đã được trình bày trong thiết kế tổ chức thi công.

7.3.2. Việc tháo ván khuôn các bộ phận của khối lớn và việc cẩu ra khỏi vị trí đúc chỉ được tiến hành sau khi bê tông đạt được 70% cường độ thiết kế.

Các sai số cho phép so với kích thước thiết kế của các bộ phận BTCT lắp ghép để chế tạo các khối lớn không được vượt quá các trị số cho trong bảng 6.

7.3.3. Khi cẩu lắp các khối lớn bằng các bộ phận BTCT lắp ghép của các công trình triền tàu thì các dầm của triền được đặt trên các gối cùng cao độ. Sai số cao độ đỉnh các dầm so với thiết kế không được lớn hơn ± 5mm; mặt bằng công tác của triền không được phép gây lún lệch cho các dầm khi chất tải chúng.

Page 19: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

7.3.4. Các khối lớn bằng BTCT đổ tại chỗ cần được chế tạo tuân theo các yêu cầu của Điều 4.18 trong ván khuôn trượt bằng thép có gắn thiết bị rung động và đẩy dần ván khuôn trượt theo khung cốt thép. Việc chế tạo các khối này trong ván khuôn gỗ dùng một lần chỉ được phép khi có những luận cứ kinh tế kỹ thuật riêng.

7.3.5. Đổ bê tông kết cấu đáy cần được tiến hành đồng thời trên toàn bộ diện tích cho đến khi đạt được chiều dày thiết kế của nó. Trong trường hợp bắt buộc phải gián đoạn, khi vữa bê tông đã mất độ linh động, chỉ cho phép đổ bê tông tiếp khi cường độ bê tông đổ trước đã đạt lớn hơn 1,5 MPa và áp dụng các biện pháp đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa các lớp (đánh xờm bê tông, rửa bằng vòi phun nước mạnh).

Khi đổ bê tông kết cấu đáy cần đặt con kê đỡ theo chu vi của tường khối. Con kê cần có bề rộng lớn hơn bề dày tường 3cm và sâu 15 ÷ 20cm.

7.3.6. Khi quan trắc và đo đạc bên ngoài các khối lớn, các sai số cho phép so với thiết kế không được vượt quá các trị số cho trong bảng 6.

7.3.7. Ván khuôn để đổ bê tông liền khối các mối nối của các khối lớn BTCT lắp ghép cần phải thoả mãn các yêu cầu của TCVN 4453 - 1995 "Kết cấu BT và BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu".

Bê tông để đổ liền khối các khe nối giữa các tấm bản của đáy khối lớn lắp ghép cần được chế tạo bằng đá dăm cỡ hạt 5 ÷ 20mm. Khi đổ bê tông liền khối các mối nối bằng phương pháp phun vữa cần sử dụng xi măng poóc lăng đông cứng nhanh theo TCVN 2682 - 92, xi măng poóc lăng hoặc xi măng poóc lăng bền sun phát theo TCVN 6067: 1995.

7.3.8. Các bộ phận thẳng đứng cần được lắp ghép sau khi đã kết thúc đổ bê tông liền khối các khe giữa các tấm bản đáy và vữa bê tông mối nối đã đạt 30% cường độ thiết kế của nó.

Sai số cho phép của các bộ phận đã được lắp ghép của khối lớn so với vị trí thiết kế trước khi đổ bê tông liền khối không được vượt quá các trị số cho trong bảng 6.

7.3.9. Khi thử khối lớn về tính thấm nước bằng cách đổ nước các khoang của nó cần tiến hành từ hai phía đối diện của khối tiến đến phía giữa của nó theo trình tự ô bàn cờ.

Khối lớn, chịu thử nghiệm nói trên, được coi là không thấm nước nếu như bề mặt quan sát không xuất hiện dòng nước dưới dạng nhỏ giọt hoặc tia nước phun. Trong trường hợp quan sát thấy dòng nước thì vị trí khuyết tận cần được đục tẩy, rửa sạch và trét mastic bằng vữa epoxy hoặc sử dụng bê tông phun và sau đó tiến hành thử lại.

7.3.10. Trước khi thả khối lớn xuống dưới nước cần dùng tời để di chuyển và hạ vào đúng vị trí thiết kế.

7.3.11. Khi thả xuống nước khối lớn được chế tạo trong các nhà máy đóng và sửa chữa tàu trên các ụ khô, nổi hoặc trên các triền thì cần tuân theo nguyên tắc khai thác của các công trình đó. Chỉ được hạ thùng BTCT khối lớn xuống nước, khi cường độ bê tông (trong đó kể cả các bê tông liền khối đổ tại chỗ của các bộ phận) đạt tối thiểu 70% của cường độ của thiết kế.

7.3.12. Di chuyển khối lớn nổi trong nước cần được tiến hành như sau:

Khi cự ly vận chuyển lớn hơn 5km hoặc trong điều kiện khu nước không được che chắn thì cần phải sử dụng tày đẩy phía sau.

Page 20: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Khi cự ly nhỏ hơn 5km hoặc trong điều kiện khu nước được che chắn thì có thể sử dụng tàu lai dắt áp mạn khối lớn.

Khối lớn được lai dắt cần đi kèm với tàu cứu hộ có trang bị các máy bơm để tháo nước kịp thời trong trường hợp tai nạn.

7.3.13. Cho phép vận chuyển khối lớn với các khoảng cách lớn hơn 5km trong vùng nước không được bảo vệ khi quá trình này được tổ chức thực hiện phù hợp với các quy định hiện hành của Cục đăng kiểm Việt Nam và có dự báo về sóng trên đường di chuyển không vượt quá cấp 4.

Để đảm bảo không bị chìm, các khoang của khối lớn cần được đậy bên trên bằng các nắp tạm thời.

Cần có các chỉ dẫn cụ thể cho người chịu trách nhiệm vận chuyển về vị trí các lỗ mở an toàn của khối trong trường hợp gặp bão bất ngờ.

7.3.14. Chỉ cho phép hạ khối lớn lên trên nền sau khi đã kiểm tra vị trí của nó theo các cạnh. Phải kiểm tra và điều chỉnh để khối chìm xuống đồng đều theo các dấu đã được vạch trên các góc.

Khi cho nước vào đầy khối lớn, phải kéo căng các dây cáp của các tời. Trong trường hợp hạ bằng các cửa mở cần tiến hành theo dõi liên tục và phải điều chỉnh ngay lập tức sai lệch giữa các cửa. Khi đánh chìm khối lớn phải áp dụng các biện pháp đảm bảo không phá hoại tường và góc của nó do va chạm với các khối lớn khác đã đặt trước bằng cách treo các đệm mềm ở các góc.

Trong điều kiện biển có dao động thuỷ triều, cần tiến hành đánh chìm khối lớn khi thuỷ triều bắt đầu rút.

7.3.15. Các sai số cho phép và các phương pháp kiểm tra khi đặt khối lớn vào vị trí thiết kế cần tuân thủ theo các yêu cầu của bảng 6.

Trong trường hợp nếu các sai số đặt khối lớn vượt quá so với vị trí thiết kế cho phép thì cần phải bơm nước ra khỏi khối lớn đủ để cho nó nổi lên, kéo khối lớn ra một phía, san nền lại. Sau đó đặt lại khối lớn.

7.3.16. Sau khi đặt khối lớn lên trên nền cần tổ chức kiểm tra độ lún của nó bằng cách đo cao độ định kỳ theo các mốc đặt ở các góc của khối lớn.

Lần đo cao đầu tiên cần được tiến hành ngay sau khi đặt khối lớn lên trên nền, lần thứ hai sau khi chất tải nó.

7.3.17. Việc gia tải khối lớn trong các vùng không được che chắn sóng cần được bắt đầu ngay sau khi kết thúc công tác lắp đặt vào công trình và kết thúc không chậm hơn sau hai ngày đêm.

Phải dự trữ đủ vật liệu để gia tải khối liên tục trong một lần. Phương pháp đổ vật liệu và sơ đồ cơ giới hoá công tác gia tải trong từng trường hợp cụ thể cần được xác định trong thiết kế thi công.

7.3.18. Các khoang cần được chất tải đều nhau, bắt đầu từ khoang giữa. Khi đổ đá vào trong các khoang cần có các biện pháp cần thiết để tránh làm hư hỏng lớp bê tông bảo vệ đáy và tường của các khoang.

Page 21: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

7.3.19. Sau khi kết thúc công tác đổ vật liệu rời trong các khoang khối lớn của công trình ngăn sóng, cần phải đặt lên bề mặt của chúng các bản bê tông đúc sẵn hoặc các tấm thép chế tạo theo kích thước và hình dạng của các khoang để bảo vệ cho vật liệu không bị cuốn trôi ra ngoài.

7.3.20. Khi xây dựng các công trình ngăn sóng, chỉ cho phép lắp đặt từng khối lớn vào trong công trình sau khi đã kết thúc việc đổ đầy các khoang của thùng trước đó với khối lượng đảm bảo độ bền và độ ổn định của nó trong thời tiết bão.

7.3.21. Việc xây dựng các kết cấu bên trên của khối lớn cần được thực hiện tuân theo các yêu cầu nêu trong các Điều 4.27 và 4.28. Công tác đắp lòng bến sau công trình cần được thực hiện tuân theo các chỉ dẫn ở mục 8 của tiêu chuẩn này.

Bảng 6

TT Các thông số kiểm tra và loại sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

(1) (2) (3) (4) (5)

Khi chế tạo các bộ phận BTCT lắp ghép của khối lớn

1 Theo chiều dài: Đối với các bộ phận dài:

Dưới 3,5m ± 10mm Từng bộ phận lắp ghép

Bằng thước thép

Trên 3,5m ± 20mm nt nt

2 Theo bề rộng:

Đối với sườn chống và bản mặt ± 5mm nt nt

Đối với các bộ phận còn lại ± 10mm nt nt

3 Theo bề dày: ± 5mm nt nt

4 Sai khác về kích thước các đường chéo, giao nhau trong mặt phẳng đo khi diện tích mặt phẳng được đo:

Dưới 3m2 10mm nt nt

Trên 3m2 20mm nt nt

5 Độ cong (lồi hoặc lõm) trong phạm vi 1m chiều dài hoặc chiều rộng của một bộ phận lắp ghép:

Đối với bề mặt tiếp giáp với các bộ phận khác

5mm nt nt

Đối với bề mặt tự do 10mm nt nt

6 Khoảng cách giữa các móc cẩu ± 20mm Từng bộ phận lắp ghép

Bằng thước thép

Các bộ phận đã lắp ghép của khối lớn trước khi đổ bê tông liền khối

7 Khe hở giữa các bản đáy kề nhau với tường ± 10mm nt nt

Page 22: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

phía trước, ở giữa và phía sau

8 Sai khác giữa các bề mặt trong và ngoài của các bản đáy kề nhau, các tường phía trước, giữa và phía sau

5mm nt nt

9 Dịch chuyển của các bộ phận đứng trong tiết diện phía dưới so với trục tim đo trên các bản đáy

± 5mm nt nt

10 Độ nghiêng mặt phẳng của các phần tử đứng so với trục đứng trong tiết diện phía trên

± 5mm nt nt

Các khối lớn đã được chế tạo

11 Các kích thước gabari của khối lớn theo chiều dài, rộng và chiều cao

± 20mm Từng khối nt

Bảng 6 (tiếp theo)

(1) (2) (3) (4) (5)

12 Kích thước của khối tổ ong theo mặt bằng ± 40mm nt nt

13 Chỗ rỗ bề mặt sâu dưới 5mm trên 1m2 bề mặt tường:

Ngoài 50cm2 nt nt

Trong 100cm2 nt nt

14 Độ nghiêng của mặt phẳng và các đường giao với trục thẳng đứng:

Trên 1m ± 5mm nt nt

Trên toàn bộ chiều cao khi đổ bê tông trong ván khuôn:

Bản gỗ ± 15mm nt nt

Trượt ± 400mm nt nt

15 Sai lệch về độ sâu dưới 5mm trên các rãnh giao với tường dọc và tường ngang:

Trên mỗi 10m sườn 1 sai lệch nt nt

Chiều dài chung của các sai lệch trên 10m 500mm nt nt

16 Các sai số cục bộ của các mép trên của tường so với mặt phẳng nằm ngang đi qua các điểm mép cao nhất và thấp nhất

± 10mm nt nt

17 Dịch chuyển của các khe và các sườn ± 20mm Từng khối Bằng thước thép

18 Bề dày lớp bảo vệ đáy và tường ± 5mm nt nt

19 Tính chống thấm Không cho phép xuất

hiện trên bề mặt tường và bản đáy

nt Đổ nước vào tất cả các khoang đến độ cao không nhỏ hơn độ chìm của khối trong thời gian kéo và lai dắt

Page 23: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

dưới dạng nhỏ giọt hoặc tia

phun

khối trên xe triền hoặc trên các ụ nổi với độ sâu bằng độ chìm tính toán, không nhỏ hơn 1 giờ.

Khi xếp các khối lớn vào vị trí thiết kế

20 Sai số so với bề mặt phía trước ± 50mm nt Kiểm tra bằng đo đạc trên tất cả 4 góc của khối lớn, khảo sát và đo đạc bằng thợ lặn

21 Bề rộng khe hở giữa các gờ đáy của các khối lớn cạnh nhau

± 50mm nt nt

22 Khe hở giữa đáy của khối lớn và bề mặt nền 50mm nt nt

23 Độ nghiêng 2% chiều cao khối

nt nt

7.4. Công trình bằng cọc ống bê tông cốt thép đường kính lớn

7.4.1. Việc chế tạo các phân đoạn cọc ống được tiến hành bằng phương pháp đổ bê tông trong các ván khuôn quay ly tâm hoặc bằng phương pháp lắp ráp từ các đoạn bản BTCT cong trong các khuôn thép và đổ bê tông liền khối các mối nối đứng. Việc đổ bê tông các phân đoạn của cọc ống cần được tiến hành theo yêu cầu của Điều 4.18.

7.4.2. Bãi chứa các phân đoạn cọc ống cần được bố trí trong phạm vi hoạt động của cần cẩu nổ.

Chỉ cho phép xếp các phân đoạn theo một hàng với khoảng cách giữa các đoạn không nhỏ hơn 1,5m trên diện tích mặt bằng có sai số cho phép về chiều cao ± 5cm.

Việc vận chuyển các phân đoạn đã chế tạo sẵn chỉ cho phép khi bê tông đã đạt 100% cường độ thiết kế và đã được bảo dưỡng đủ thời gian tuân theo các yêu cầu của bảng 4.

7.4.3. Các sai số cho phép về kích thước và chất lượng bề mặt của các phân đoạn cọc ống đúc sẵn không được vượt quá trị số cho trong bảng 7.

7.4.4. Cho phép vận chuyển các phân đoạn cọc ống trên móc cẩu của các cần cẩu nổi trong các khu nước được che chắn sóng với khoảng cách dưới 5km khi bảo đảm bề rộng luồng hàng hải và sóng không vượt quá cấp 3.

Có thể thực hiện vận chuyển các phân đoạn ống, trong khoảng cách dưới 5km từ vùng nước không được che chắn, được đặt ở trên boong của cần cẩu nổi hoặc trên phao nổi có sức nâng và khả năng đi biển phù hợp khi sóng không vượt quá cấp 3.

Trong trường hợp cần hạ thấp chiều cao định khuynh thì không gian bên trong của các phân đoạn ống cần được đặt thêm bằng các khối bê tông định hình.

Page 24: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Cần tiến hành vận chuyển các phân đoạn của cọc ống từ cảng này đến cảng kia trong khoảng cách lớn hơn 5km tuân theo thiết kế thi công đã được phê duyệt và phù hợp với các quy định về an toàn phương tiện nổi của Cục đăng kiểm Việt Nam.

7.4.5. Vị trí lắp đặt cọc ống và công trình cần được đánh dấu trước bằng các sào tiêu hoặc phao tiêu. Phân đoạn dưới của cọc ống khi hạ vào trong nước cần được giữ bằng cần cẩu nổi sao cho cao độ mũi cọc ống nằm cách mặt nền khoảng 0,25m. Sau đó, đưa đoạn cọc này vào đúng vị trí thiết kế rồi mới hạ cọc xuống nền.

7.4.6. Cần đặt từ từ các đoạn trên của cọc ống vào vị trí thiết kế trong phạm vi các giá dẫn đặt trước, không cho phép đụng hoặc va chạm với các đoạn đã đặt trước đó. Để đảm bảo khoảng cách thiết kế giữa các cọc ống đối với các cọc ống đã được đặt trước, cần treo các đệm mềm lên các cọc ống tiếp giáp với cọc chuẩn bị hạ. Không cho phép neo các phương tiện nổi vào các cọc ống đã đặt trước trong suốt thời gian thi công.

7.4.7. Sai số vị trí thực tế của các cọc ống so với thiết kế và các phương pháp kiểm tra cần được thực hiện tuân thủ theo các yêu cầu nêu trong bảng 7.

7.4.8. Không gian bên trong của mỗi phân đoạn cọc ống cần được lấy đầy trên toàn bộ chiều cao ngay sau khi đặt nó vào trong công trình. Trước khi bắt đầu đổ cần đảm bảo khả năng chắn đất của cọc ống, muốn vậy cần tạo lớp lọc theo thiết kế và bịt kín các lỗ lắp ghép.

7.4.9. Phương pháp đổ và làm chặt vật liệu lấp lòng cọc cần thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và các chỉ dẫn sau đây:

Khi lấp đầy các cọc ống bằng đá cần tiến hành theo phương pháp không gây hư hỏng lớp bê tông bảo vệ.

Công tác lấp đầy cọc ống cần được tiến hành trong suốt liên tục ngày đêm cho đến khi hoàn thành công việc.

Không cho phép lắp đặt cọc ống tiếp theo khi chưa kết thúc việc lấp đầy cọc đã đặt trước nằm ở vị trí lân cận.

7.4.10. Khi lấp đầy cọc ống bằng đá, công tác làm chặt bằng chấn động theo từng lớp của khối đắp cần được thực hiện tuân theo các yêu cầu sau:

Loại trừ khả năng gây phá hoại cơ học của các thiết bị đầm chặt đối với lớp bê tông bảo vệ cọc ống:

Bề mặt các lớp đất đắp trước khi đặt đầm chấn động được san phẳng với độ chính xác không lớn hơn ± 8cm trên bề mặt có phạm vi không lớn hơn 0,5m tính từ các biên của đế đầm chấn động;

Đế của đầm chấn động cần được gắn ít nhất 4 săm ôtô bơm căng không khí để tránh va chạm với tường của cọc ống;

Page 25: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Sau khi làm chặt mỗi lớp đất đắp cần khảo sát bằng thợ lặn về hư hỏng của cọc ống;

Trong quá trình đầm chặt bằng chấn động cần tiến hành kiểm tra về độ lún của cọc ống và độ chặt của mỗi lớp đất đắp trong các cọc ống bằng máy cao đạc và cần phải ghi vào nhật ký công tác.

7.4.11. Chỉ cho phép lấp đầy khoảng trống giữa các khối hoặc các bản chắn trong các liên kết mối nối bằng bê tông đổ dưới nước sau khi đã làm chặt từng lớp khối đắp bên trong và sau khi đã nghiệm thu các bộ phận của liên kết mối nối đặt đã đúng vị trí thiết kế.

7.4.12. Để tránh va chạm của cọc ống vào các bộ phận của liên kết mối nối (các bản chắn của mối nối, các khối...), các bu lông neo ngay sau khi lắp ráp cần phải được cắt ở chỗ yếu nhất đã chọn.

Trong quá trình thao tác kiểm tra các bộ phận của liên kết mối nối, cần sử dụng thợ lặn để kiểm tra sự tiếp xúc giữa các bộ phận với cọc ống và đặt các bu lông neo giữa các bộ phận. Sự tiếp xúc của các bản chắn với cọc ống cần được đảm bảo trên toàn bộ chiều cao.

Khi lắp đặt các bản móng, cần kiểm tra vị trí của nó so với tuyến mặt bến và cao trình bề mặt bản bằng cách đo cao độ theo 4 góc.

Bảng 7

TTCác thông số kiểm tra

và loại sai sốTrị số sai số

cho phép (mm)Khối lượng

kiểm traPhương pháp

kiểm tra

Khi chế tạo các phân đoạn bản BTCT cong

1 Theo chiều dài ± 20 Từng bản Bằng thước thép

2 Theo bề rộng ± 10 nt nt

3 Theo bề dày − 10 nt nt

Khi chế tạo các phân đoạn cọc ống đường kính lớn

4 Theo đường kính hình tròn ± 20 Từng phân đoạn cọc ống

nt

5 Theo chiều cao của phân đoạn ± 20 nt nt

6 Theo bề dày mép trên của thành ± 10 nt nt

7 Độ lệch của mặt phẳng phân đoạn so với phương đứng (dịch chuyển ngang) với chiều cao 6m

( 25 nt nt

8 Dịch chuyển của các lỗ lắp ráp theo chiều cao của phân đoạn

( 10 nt nt

9 Các vết nứt trên bề mặt Co ngót với độ mở dưới

0,1

nt nt

Page 26: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Khi lắp đặt các cọc ống đường kính lớn10 Bề mặt phía ngoài so với tuyến bến ( 50 Từng cọc

ốngCao đạc, đo, khảo sát bằng thợ lặn

11 Cao độ đỉnh cọc ống ( 100 nt nt12 Khoảng cách giữa các cọc ống ( 50 nt nt13 Độ lệch theo mặt bằng của đỉnh trên

phân đoạn so với đỉnh dưới trong các mặt phẳng riêng

( 40 nt nt

14 Khoảng hở giữa các phân đoạn trên và dưới

5 nt nt

15 Khoảng hở lớn nhất giữa bản chắn và thành cọc ống

40 nt Khảo sát bằng thợ lặn và đo từng

khoảng 3m theo chiều cao

Khi thi công các trụ đỡ BTCT đổ tại chỗ

16 Kích thước theo mặt bằng ( 30 Từng trụ đỡ

Kiểm tra trắc đạc theo 4 điểm đối diện nhau theo

đường kính17 Cao trình đỉnh trụ Từ 0 đến ( 20 nt nt

Chú ý:Những chỗ bê tông rỗ được phát hiện trong quá trình quan sát có độ sâu dưới 10mm,

tổng diện tích dưới 0,5% diện tích bề mặt của cọc ống cũng như các vết lõm độ dài dưới 100mm, độ sâu dưới 10mm (không lớn hơn chân đế của phân đoạn) cần được làm sạch và đắp vữa, bê tông hoặc bê tông polyme dưới sự kiểm tra của phòng thí nghiệm và các quan sát lặp lại sau đó về tính trạng cọc ống.

7.5. Công trình bến kiểu tường góc

7.5.1. Phương pháp chế tạo các tâm tường góc được xác định và trình bày trong thiết kế tổ chức thi công và phải phù hợp với các yêu cầu của Điều 4.18.

7.5.2. Việc cẩu các tấm tường ra khỏi vị trí đúc chỉ được phép tiến hành sau khi bê tông đã đạt được 70% của cường độ so với thiết kế.

7.5.3. Bãi chứa các tấm tường góc phải được bố trí đảm bảo cho cần cẩu có thể đi lại một cách thuận tiện. Chỉ cho phép xếp các tấm bản 1 tầng. Trong trường hợp khu vực bãi chứa chật hẹp, có thể xếp đến tối đa là 2 tầng, nhưng phải đảm bảo các điểm kê không bị lún và đúng vị trí theo yêu cầu của thiết kế.

Page 27: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

7.5.4. Các sai số về kích thước của các bộ phận BTCT lắp ghép khi chế tạo các tấm tường không được vượt quá trị số cho trong bảng 6, như đối với các công trình bằng khối lớn.

7.5.5. Việc đổ bê tông tấm bản cần phải tiến hành đồng thời trên toàn bộ diện tích của nó, cho đến khi đạt được chiều dầy thiết kế. Trong trường hợp tường góc có bản đứng và tường mặt dạng liền khối, nếu khi bắt buộc phải đổ gián đoạn, thì chỉ cho phép đổ bê tông tiếp khi cường độ bê tông đổ trước phải đạt lớn hơn 1,5MPa và phải đánh sần bề mặt tiếp xúc để đảm bảo liên kết giữa các lớp.

7.5.6. Bê tông dầm mũ hoặc các mối nối liên kết các tấm tường góc được đổ tại chỗ cần phải tuân theo các yêu cầu của TCVN 4453 - 1995: "Kết cấu BT và BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiêm thu".

7.5.7. Các sai số về san phẳng nền đủ để đặt các tấm tường góc cần không được vượt quá các trị số quy định ở bảng 3. Nguyên tắc về san phẳng và đầm nền đá được thực hiện theo các Điều từ 7.1.8 đến 7.1.15.

7.5.8. Sau khi hạ khối tường góc hoặc bản móng lên nền đá, thợ lặn cần tiến hành kiểm tra độ tỳ theo chu vi của bản và bề rộng của khe nối giữa các bộ phận tiếp giáp nhau. Khi có những khe hở giữa bản và bề mặt nền lớn hơn 50mm cần tiến hành nâng và di chuyển tấm bản đó ra ngoài phạm vi của công trình để khắc phục các khuyết tật của nền.

7.5.9. Để cẩu lắp các bản mặt, cần bố trí các liên kết tạm thời trên các bản móng hoặc các bản móng về phía khu nước, để đảm bảo liên kết vững chắc tấm bản mặt vào bản móng.

Kết cấu của liên kết tạm thời cần có những thiết bị (kích vít, pa - lăng xích) để định vị chính xác bản nào vị trí thiết kế.

Các sai số cho phép so với vị trí thiết kế của các bộ phận tường góc có neo ngoài và phương pháp kiểm tra trình bày trong bảng 8.

7.5.10. Các bản neo của bến liền bờ kiểu tường góc có neo ngoài cần được đặt trên nền đã được chuẩn bị trước.

Các bản neo đã đặt cần được liên kết tạm thời để đảm bảo khả năng lắp ráp các thanh neo.

Các sai số cho phép về vị trí của các bản neo đã lắp dựng so với vị trí thiết kế và các phương pháp kiểm tra được cho trong bảng 8.

Bảng 8

TT Các thông số kiểm tra và loại sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

(1) (2) (3) (4) (5)

Khi tổ hợp một khối tường góc không gian

Page 28: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

1 Bề rộng khe nối đổ bê tông liền khối giữa các bản

( 10mm Từng khối Bằng thước thép

2 Dịch chuyển của các bản tường mặt và có sườn chống trên bản móng so với vị trí thiết kế

( 10mm nt nt

3 Sai số về góc so với góc vuông giữa các tấm bản mặt và móng trong tiết diện ngang vuông góc với tuyến bến

30' nt nt

Khi lắp đặt các khối tường góc không gian

4 Vị trí của gờ trước bên trên và gờ trước bên dưới của bản mặt

( 20mm nt Kiểm tra trắc đạc đo đạc không ít hơn 2 điểm cho một khối, khảo sát bằng thợ lặn

5 Mặt phẳng của bản tường mặt:Theo trục vuông góc với tuyến bến 30' nt ntSo với mặt phẳng đứng đi qua tuyến bến 15' nt nt

6 Bề rộng của khe nối giữa các đầu các bản mặt của các khối ở giữa

( 20mm nt nt

7 Cao trình đỉnh các bản mặt ( 20mm Từng khối Kiểm tra trắc đạc, đo đạc không ít hơn 2 điểm cho một khối, khảo sát bằng thợ lặn

8 Sai khác lớn nhất về cao trình đỉnh các bản mặt kề nhau trong phạm vi 1 phân đoạn

30mm nt nt

9 Độ vênh giữa các mặt phẳng các bản mặt ( 5mm nt nt

Page 29: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

10 Khe hở lớn nhất giữa bản móng và mặt nền

30mm nt nt

Khi lắp dựng tường góc có neo ngoài11 Giới hạn phía trước của bản móng so với

tuyến bến( 20mm Từng bộ

phận được lắp ghép

Kiểm tra trắc đạc, đo đạc, khảo sát bằng thợ lặn

12 Bề rộng khe nối giữa các bản móng kề nhau

( 20mm nt nt

13 Trị số khe hở giữa các bản mặt ( 10mm nt nt14 Cao trình đỉnh các bản móng ( 20mm nt nt

Bảng 8 (tiếp theo)

(1) (2) (3) (4) (5)

15 Sai khác về cao trình đỉnh các bản móng trong một phân đoạn giữa:

Các bản móng kề nhau 30mm nt ntCác bản cùng độ cao trên và dưới 40mm nt nt

16 Độ lệch theo mặt bằng giữa các mặt phía trước của các bản móng ở giữa

20mm nt nt

17 Độ lệch giữa các mặt phẳng của các bản mặt kề nhau

5mm nt nt

18 Sai số so với mặt phẳng thẳng đứng đi qua tuyến bến, theo chiều dài của phân đoạn

( 20mm nt nt

19 Như trên giữa các mặt phẳng của các bản mặt kề nhau

( 5mm nt nt

20 Độ lượn của tuyến bến trên mặt bằng theo dầm mũ trong phạm vi 1 phân đoạn

( 20mm nt nt

21 Độ lệch của bản neo so với phương đứng 1% nt nt22 Như trên theo mặt bằng ( 30mm nt nt23 Cao trình đỉnh các bản neo ( 50mm nt nt

7.5.11. Trước khi lắp đặt các thanh neo cần phải sơn chống gỉ.Khi bố trí các thanh neo dưới nước, cho phép cẩu lắp chúng đồng thời với các bản

neo bằng cần cẩu nổi có sử dụng khung cứng chống võng hoặc đồng thời sử dụng cần cẩu

Page 30: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

nổi và cẩu trên bờ. Cho phép đặt bản neo lên mặt bằng có cao trình tương ứng với vị trí của thanh neo, sau đó hạ bản neo đến cao trình thiết kế bằng cách xói nước. Trong các trường hợp khi đầu các thanh neo ngàm vào trong bản neo nằm ở trên mực nước, việc lắp bản và thanh neo cần tiến hành riêng biệt.

7.5.12. Cơ cấu neo có dạng cọc đứng độc lập hoặc tường cừ neo cần được tiến hành tuân theo các yêu cầu của phần: "Công trình kiểu cầu tàu" và "Công trình kiểu tường cừ".

7.6. Công trình bến kiểu cầu tàu

7.6.1. Cọc BTCT tiết diện vuông ứng suất trước và không ứng suất trước cũng như cọc tròn và cọc ống cần được chế tạo, về nguyên tắc, trong các nhà máy chuyên dụng chế tạo các kết cấu BTCT hoặc tại hiện trường cần phải tuân theo các yêu cầu của các TCVN 4452-87 "Kết cấu BT và BTCT lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu".

Cọc gỗ cần được chế tạo bằng vật liệu gỗ thoả mãn yêu cầu của 20 TCN 21 - 86" Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế" và TCN 1072 - 71 "Gỗ - Phân nhóm theo tính chất cơ lý". Trước khi chế tạo, cọc vật liệu gỗ cần được đánh giá bởi một hội đồng bao gồm Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát.

Các bộ phận cọc ống thép ở dạng chế tạo sẵn hoặc được chế tạo bằng các ống tiêu chuẩn trên công trường không được phép có các vết nứt và các vết lõm. Các sai số cho phép đối với các cọc ống thép được quy định tại bảng 9.

7.6.2. Khi thi công nền cọc của bến cầu tàu cần tuân theo các yêu cầu của TCXD 79 - 80 "Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu các công tác về nền móng".

7.6.3. Các cọc trụ ống BTCT gồm các phân đoạn cần được tổ hợp trên mặt bằng lắp ráp ở trên bờ trong phạm vi hoạt động của cần cẩu lắp ráp.

Mỗi mối nối trên toàn bộ chiều dài cọc ống cần được đánh dấu số hiệu và đưa vào biên bản.

Cho phép nối dài cọc ống trong quá trình hạ trong các trường hợp khi chiều dài toàn bộ của cọc ống vượt quá khả năng của cần cẩu lắp ráp về chiều cao nâng và sức nâng.

7.6.4. Mối nối của mỗi phân đoạn cọc ống đường kính dưới 2m cần tiến hành trên bệ nằm ngang, với cọc đường kính 2m và lớn hơn - trên các vị trí thẳng đứng. Độ võng của các cọc ống được nối không được vượt quá 1/600.

Các mối nối hàn trước khi đổ bê tông chúng cần được kiểm tra và lập biên bản về công trình ẩn dấu. Trong biên bản cần có tài liệu về thí nghiệm mẫu hàn, các số liệu về các thông số thực tế của mối nối hàn và thí nghiệm về độ kín nước của nó nếu như thiết kế yêu cầu.

Việc đổ bê tông vùng mối nối hàn cần được tiến hành trên bệ hàn nối.7.6.5. Khi hạ cọc và cọc ống để xây dựng cần tàu và bến nhô cần sử dụng các giá dẫn

nổi chuyên dụng.Khi hạ cụm cọc hoặc cọc ống vào trong nền cho các công trình đèn biển, đèn báo

hiệu cũng như các trụ độc lập của công trình bến cần sử dụng các cọc định vị tạm thời để làm giá dẫn, các cọc này được liên kết với nhau bằng dầm dẫn hướng.

Page 31: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

7.6.6. Các bộ phận cọc BTCT đã thoả mãn các tiêu chuẩn hiện hành về chế tạo, trong quá trình hạ cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của cọc như: sự xuất hiện các hư hỏng do sự thay đổi của công nghệ đóng cọc.

7.6.7. Các phương pháp thuỷ lực đào và lấy đất trong lòng các cọc ống thẳng đứng và nghiêng cần được sử dụng khi hạ cọc vào trong đất loại bất kỳ mà có thể làm tơi được bằng thuỷ lực.

Để tránh sự lắng đọng của đất trong cọc ống khi hút cần phải duy trì mực nước trong cọc cao hơn (không nhỏ hơn 1m) so với cao trình mực nước khu vực thi công.

7.6.8. Phương pháp cơ học để đào đất trong lòng cọc ống khi hạ các cọc ống thẳng đứng đường kính lớn hơn 1m cần được ứng dụng trong các trường hợp khi phương pháp thuỷ lực không thể sử dụng để đào và hút đất.

7.6.9. Khi hạ cọc ống cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ thành cọc không bị xuất hiện các vết nứt dọc do tác động của áp lực thuỷ động trong lòng cọc khi hạ cọc trong nước hoặc trong đất yếu.

Để giám áp lực thuỷ động bên trong cọc ống cần hút nước ra khỏi lòng cọc bằng các bơm sâu hoặc các phương pháp khác. Cho phép sử dụng phương pháp giảm áp lực thuỷ động bằng cách truyền khí nén vào phần dưới của cột nước trong lòng cọc ống, có áp lực 0,6 đến 0,8MPa.

7.6.10. Khi khoan đá trong lòng ở mũi cọc ống để phá các chướng ngại gặp phải trong quá trình hạ cọc, cần phải tạo một lớp ngăn để phòng ngừa sự lắng đọng của đất cát trong lỗ khoan.

Có thể sử dụng lớp ngăn bằng đất sét để làm phẳng đáy lỗ khoan khi độ gồ ghề của chúng nhỏ hơn 20cm. Khi độ gồ ghề của đáy lỗ khoan trong cọc ống vượt quá 20cm thì cần làm nút ngăn bằng cách đổ bê tông trong lòng cọc theo phương pháp rút ống thẳng đứng hoặc vữa dâng. Bề dầy của lớp ngăn này cần không nhỏ hơn 1m và cấp bê tông không thấp dưới B6.

Việc tiến hành khoan chỉ bắt đầu sau khi đổ lớp ngăn 2 ngày đêm, nếu như không sử dụng các phụ gia đặc biệt để tăng nhanh sự đông cứng của bê tông.

7.6.11. Chỉ được phép thi công lăng thể đá mái dốc gầm bến sau khi đã hoàn thành việc hạ cọc, liên kết các cọc thành nhóm và kiểm tra lại mái dốc nạo vét gầm bến theo đúng mặt cắt thiết kế. Sai số không được vượt quá cho phép của 20 TCN 69 - 87 "Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình bến khối xếp".

Các phương pháp san phẳng bề mặt khối đắp cần được thực hiện theo các quy định ở bảng 3. Khi thi công mái dốc gầm bến, trong thiết kế tổ chức thi công cần phải xem xét việc bảo vệ cọc và cọc ống khỏi bị vật liệu mái dốc phá hoại (đổ bằng máng, bằng các container nổi, bằng các khung...).

Đệm đá dưới các khối và các tấm liên kết phía sau bến cần được thi công phù hợp với các Điều từ 7.1.1. đến 7.1.14.

Page 32: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

7.6.12. Các sai số cho phép so với vị trí thiết kế của các bộ phận cọc hạ trong đất đối với công trình bến kiểu cầu tàu nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt trong thiết kế thì không được vượt quá các trị số nêu trong bảng 9.

7.6.13. Chỉ cho phép điều chỉnh cọc có sai số trong mặt bằng lớn hơn trị số nêu trong bảng 9 khi được sự đồng ý của cơ quan thiết kế. Không cho phép điều chỉnh các cọc ống đã hạ trong đất.

7.6.14. Để bảo đảm độ chính xác cần thiết khi hạ các bộ phận cọc trong giới hạn cho phép như đã nêu trong bảng 9, cần sử dụng kết cấu dẫn hướng được lựa chọn tuỳ theo dạng công trình, loại cọc và các điều kiện hạ cọc cụ thể.

Khi hạ cọc trong các điều kiện của khu nước không được che chắn, trong trường hợp cần thiết, cần đề ra các sơ đồ nguyên tắc của kết cấu dẫn hướng trong thiết kế tổ chức thi công.

7.6.15. Khi sử dụng các khung dẫn hướng cần hạ cọc theo trình tự trước tiên là các cọc thẳng đứng và sau đó là các cọc nghiêng.

7.6.16. Thi công cọc khoan BTCT đổ tại chỗ cần tuân theo các quy định của TCXD 206 - 98 "Cọc khoan nhồi: Yêu cầu về chất lượng thi công" và 22 TCN 257 - 2000 "Cọc khoan nhồi: Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu".

7.6.17. Mỗi một cọc hoặc cọc ống BTCT đã được hạ cần tiến hành khảo sát bằng thợ lặn và lập biên bản về các kết quả khảo sát dưới nước. Cần phải lập nhật ký theo dõi riêng cho công tác hạ cọc hoặc cọc ống ngay trên công trường thi công kết cấu bến dạng cầu tàu.

7.6.18. Cần tiến hành cắt các đầu cọc lăng trụ bằng các thiết bị cơ khí chuyên dụng, cắt các đầu cọc ống kiểu cột cần bằng các máy cắt chuyên dụng có lưỡi kim cương.

Khi không có các thiết bị nêu trên thì cho phép cắt bằng các búa hơi ép hoặc bằng thủ công nhưng phải đảm bảo độ chính xác về cao trình cũng như chất lượng đầu cọc như yêu cầu trong bảng 9.

Để đảm bảo cắt đầu cọc đạt yêu cầu về độ chính xác cần thiết thì cần đặt các đai bằng thép bản dày 5 ( 6mm, rộng 100mm.

Bảng 9

TT Các thông số kiểm tra và dạng sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

(1) (2) (3) (4) (5)

Khi chế tạo các cọc ống thép và khung vây bằng cừ thép

1 Độ cong lớn nhất của cọc 1:6000 Từng cọc Bằng thước thép2 Sự không trùng khít về đường tròn của

Page 33: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

đầu các bộ phận nối trong mặt phẳng nối đối với các cọc có đường kính:

Dưới 800mm 2mm nt ntTrên 800mm 3mm nt nt

3 Độ gồ nghề cục bộ trên bề mặt đầu ống

2mm nt nt

Khi hạ các bộ phận của cọc4 Chuyển vị của đầu cọc trong mặt bằng

Cọc vuông và tròn đường kính dưới 800mm

0,5d nhưng không lớn hơn 200mm (d-đường kính hoặc cạnh của tiết diện, mm)

nt Kiểm tra trắc đạc, khảo sát

thợ lặn

Cọc ống thép và cọc trụ thép đường kính trên 800mm khi độ sâu nước

Dưới 10m 250mm nt ntLớn hơn 10 0,025H (H-độ

sâu nước, m)nt nt

5 Tang góc lệch với trục dọc của bộ phận cọc khi hạ:

Thẳng đứng và với độ nghiêng dưới 5:1

0,02 nt nt

Với độ nghiêng lớn hơn 5:1 0,03 nt nt6 Cao trình đầu các bộ phận của cọc:

Cọc ống BTCT được cắt bằng lưỡi cưa kim cương và cọc thép

- 10mm nt nt

Các bộ phận cọc BTCT được cắt bằng búa hơi ép

- 30mm nt nt

Các cọc gỗ - 20mm nt ntBảng 9 (tiếp theo)

(1) (2) (3) (4) (5)

Page 34: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

7 Độ sâu hạ (không đóng thêm) với điều kiện các bộ phận cọc đạt đến độ chốt tính toán khi độ sâu nước ở công trình:

Dưới 10m 250mm Từng cọc Kiểm tra trắc đạc, khảo sát

thợ lặnTrên 10m 500mm nt nt

Khi chế tạo các bộ phận BTCT lắp ghép của kết cấu bên trên

8 Theo chiều dài ( 20mm Từng bộ phận lắp

ghép

Bằng thước thép

9 Theo bề rộng ( 8mm nt nt

10 Theo bề dày (chiều cao) ( 10mm nt nt

11 Theo bề dầy bản và gờ ( 8mm nt nt

12 Theo bề dày lớp bảo vệ Từ - 5 ( + 10mm

nt nt

13 Độ chênh kích thước các đường chéo trong mặt phẳng đo khi diện tích bề mặt được đo:

Dưới 3m2 10mm nt ntDưới 18m2 16mm nt ntTrên 18m2 25mm nt ntSự dịch chuyển của các chi tiết lắp

ghép10mm nt nt

14 Độ lượn lớn nhất cho phép (lồi hoặc lõm) của bề mặt trong phạm vi 2m chiều dài hoặc chiều rộng của bộ phận, đối với các bề mặt:

Tiếp giáp với các phần tử khác 3mm nt ntTự do 5mm nt nt

15 Sai số về kích thước khoảng cách giữa

Page 35: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

các móc câu, khi khoảng cách giữa chúng

Nhỏ hơn 3m ( 20mm nt ntTrên 3m ( 30mm nt nt

Khi lắp dựng các bộ phận BTCT lắp ghép của kết cấu bên trên

16 Mặt phẳng bên trên của các sườn và các dầm biên so với phương nằm ngang trong phạm vi một phân đoạn

Từ - 30 đến ( + 10mm

Từng bộ phận lắp

ghép

Kiểm tra trắc đạc và đo đạc

theo 4 điểm góc của từng bản

Bảng 9 (tiếp theo)

(1) (2) (3) (4) (5)

17 Cao trình bề mặt gối của các dầm mũ ( 10mm Từng bộ phận lắp

ghép

Kiểm tra trắc đạc và đo đạc

theo 4 điểm góc của từng bản

18 Vị trí Panen và bản của kết cấu bên trên:

Theo phương dọc ( 20mm nt ntTheo phương ngang ( 20mm nt ntTheo chiều cao ( 20mm nt nt

19 Trị số lớn nhất của khe hở giữa các bản kề nhau

40mm nt nt

20 Độ lượn của đường tuyến bến theo mặt bằng trong phạm vi một phân đoạn

( 10mm nt nt

21 Sai lệch cao độ bề mặt của các bộ phận lắp ghép kề nhau

20mm nt nt

22 Vị trí của các dầm tiếp giáp phía sau:Theo mặt bằng ( 30mm nt ntTheo chiều cao ( 20mm nt nt

Chú ý:

Page 36: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

1. Số lượng cọc hoặc cọc ống có các sai số lớn nhất cho phép so với vị trí thiết kế không được vượt quá 25% tổng số cọc trong công trình.

2. Đối với cầu tàu có kết cấu bên trên lắp ghép, sai số về mặt bằng khi hạ cọc ống có sử dụng giá dẫn nổi hoặc các giá dẫn chuyên dụng không được vượt quá ( 100mm

7.6.19. Tất cả các cọc BTCT, thép, gỗ và các cọc ống BTCT được hạ tại khu vực chịu tác động của sóng thì sau khi đóng xong cần phải được liên kết lại. Sự cần thiết phải liên kết và phương pháp thực hiện cần phải được quy định trong thiết kế thi công.

Khi liên kết, cấm không làm tăng khối lượng dao động của cọc khi chịu tác động của sóng (đặt hoặc treo các vật nặng lên trên các đầu cọc).

7.6.20. Các bộ phận liên kết tạm thời các cọc cần được thực hiện theo như cách lắp các kết cấu phần trên, không gây cản trở cho việc đóng các cọc tiếp theo.

Sự luân chuyển của các kết cấu liên kết tạm thời cần được xác định trong thiết kế tổ chức thi công.

Công tác đóng cọc không được tiến hành sớm hơn một phân đoạn so với công tác lắp đặt các kết cấu phần trên.

7.6.21. Các công tác thi công kết cấu ở bên trên mực nước (đài cọc) cần bắt đầu sau khi kết thúc công tác gia cố mái dốc gầm bến đối với các bến liền bờ kiểu cầu tầu và sau khi đã hoàn thành việc chống ăn mòn cho cọc và cọc ống trong khu vực mực nước thay đổi.

7.6.22. Các sai số về kích thước và vị trí so với thiết kế sau khi lắp dựng đối với các bộ phận BTCT lắp ghép của kết cấu bên trên, khi trong thiết kế không có các chỉ dẫn riêng, thì không được vượt quá các trị số nêu trong bảng 9.

Cần dùng các thiết bị trắc đạc để kiểm tra vị trí của các bộ phận bên trên so với yêu cầu thiết kế.

7.6.23. Thời gian dưỡng hộ các bộ phận BTCT lắp ghép của kết cấu bên trên cần tuân theo các yêu cầu của bảng 4.

Chỉ cho phép lắp dựng các bộ phận tiếp theo lên phần đã đặt trước của kết cấu bên trên, trong trường hợp nó đã liên kết với các nút trung gian đã đổ bê tông liền khối, khi bê tông đổ tại chỗ đạt 70% của cường độ so với thiết kế.

7.6.24. Việc đổ bê tông tại chỗ của kết cấu bên trên cần được tiến hành theo các yêu cầu của TCVN 4453 - 1995 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

Sau khi dỡ ván khuôn bề mặt trần cần tiến hành quan sát kiểm tra. Trong trường hợp phát hiện rỗ hoặc các vết nứt cần xử lý theo các yêu cầu của cơ quan thiết kế, tư vấn giám sát.

7.7. Công trình kiểu tường cừ

Page 37: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

7.7.1. Cọc, cọc cừ và cọc ống BTCT dùng trong bến tường cừ liền bờ cần tuân theo các TCVN 4452-87 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm thi công và nghiệm thu" và các yêu cầu khác của thiết kế.

Đối với cừ thép cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo độ bền và tuổi thọ của công trình theo yêu cầu của thiết kế.

Cừ thép và cọc ống thép ở dạng chế tạo sẵn hoặc được chế tạo bằng các ống tiêu chuẩn trên công trường không được phép có các vết nứt và các vết lõm. Các sai số cho phép đối với các cọc ống thép cho trong bảng 9.

Trước khi đóng cần kiểm tra từng chiếc cừ về độ thẳng hàng bằng cách kéo thử một đoạn khoá có chiều dài không nhỏ hơn 2m. Đồng thời cần tiến hành xử lý các độ võng không lớn của cừ và các chỗ khoá bị móp.

Các thanh neo cần được kiểm tra theo các yêu cầu tương ứng của thiết kế.Các liên kết hàn của kết cấu thép cần được thực hiện tuân theo các chỉ dẫn của thiết

kế và 20 TCN 170 - 89 "Kết cấu thép, gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật"

7.7.2. Việc đóng cọc, cọc ống BTCT, cừ BTCT, gỗ và bằng thép vào trong đất cần được tiến hành tuân theo các yêu cầu của TCXD 79 - 80 "Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu các công tác về nền móng" cũng như các quy định của Chương này.

7.7.3. Để bảo đảm độ thẳng hàng của tường cừ chỉ cho phép đóng cừ trong khung giá dẫn cố định hoặc giá dẫn nổi.

7.7.4. Để tăng nhanh công tác đóng cừ thép khi có các thiết bị hạ cừ có công suất đủ lớn, có thể tiến hành lắp ráp cừ thành từng mảng lớn và hàn liên kết chúng lại với nhau để hạ vào trong đất.

7.7.5. Khi đóng tường cừ từ những cừ riêng lẻ hoặc từ các mảng, để ngăn ngừa độ nghiêng của chúng khi đóng, cần đặt cừ vào trong giá dẫn và sau đó tiến hành đóng cừ theo cách lần lượt đổi chiều vát của mũi cọc.

7.7.6. Trong thiết kế tổ chức thi công cần phải có phương án liên kết cừ để chống lại tác động của sóng và dòng chảy.

7.7.7. Các sai số cho phép so với vị trí thiết kế của các cọc, cọc ống BTCT; cừ BTCT có tiết diện chữ T và chữ nhật cũng như cừ thép và gỗ khi được hạ bằng phương tiện nổi được quy định trong bảng 10.

7.7.8. Việc cẩu lắp các neo BTCT và các thanh neo thép cần được tiến hành tuân theo các điều 4.75 và 4.76.

7.7.9. Các bản neo chỉ được đặt trên nền đã được chuẩn bị, đồng thời phải tiến hành quan trắc vị trí của chúng so với tường cừ mặt đã hạ trước đảm bảo đúng theo yêu cầu của thiết kế.

Các sai số cho phép so với vị trí thiết kế của các bản neo cho trong bảng 10.Bảng 10

Page 38: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

TT Các thông số kiểm tra và loại sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng

kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Page 39: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

(1) (2) (3) (4) (5)

Khi hạ các bộ phận của cọc

1 Sự di chuyển trục tường trong mặt bằng tại mức cao độ thiết kế của đỉnh cừ:

Cọc cừ gỗ Bề dày cừ 100% chiều dài

tường

Kiểm tra trắc đạc và đo cừ theo 2m một dọc chiều dài

tường

Cọc BTCT hình lăng trụ ( (100 + 5H)mm (H là độ sâu nước

,m)

nt nt

Cọc ống BTCT, cọc cừ BTCT tiết diện chữ T và chữ nhật

( (100 + 5H)mm

nt nt

Cọc cừ thép ( (150 + 5H)mm

nt nt

2 Độ lệch của tường so với phương đứng:

Cọc cừ gỗ 1% nt nt

Cọc BTCT hình lăng trụ 0,5% nt nt

Cọc ống BTCT 1% nt nt

Cọc cừ BTCT tiết diện chữ T và chữ nhật

0,5% nt nt

Cọc cừ thép 0,5% nt ntBảng 10 (tiếp theo)

(1) (2) (3) (4) (5)

3 Cao độ đầu cọc của tường cừ:4 Được cắt ( 10mm Từng bộ

phận cọcCao đạc

5 Được phá ( 20mm nt nt6 Khe hở lớn nhất giữa:

Các góc của 2 cừ tiết diện chữ T cạnh nhau

20mm nt Đo theo các điểm biên theo chiều cao

Page 40: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

khảo sát bằng thợ lặn

Các mép của 2 cừ tiết diện chữ nhật kề nhau

30mm nt nt

Các cọc BTCT hình lăng trụ kề nhau

50mm nt nt

7 Sự trật khoá của các cừ thép Không cho phép

nt nt

8 Cọc không đóng đến cao trình thiết kế 100mm nt ntKhi lắp đặt các bản neo

9 Khoảng cách từ hàng cừ đến tường và bản neo

( 100mm Từng bản neo

Kiểm tra trắc đạc và đo theo từng 2 điểm theo bản neo

10 Dịch chuyển của bản dọc theo hàng cừ ( 100mm nt nt11 Cao trình đỉnh bản neo ( 80mm nt nt12 Độ nghiêng lớn nhất của bản trong mặt

phẳng song song hoặc vuông góc với tường mặt

100:1 nt nt

Góc quay lớn nhất của bản trong mặt bằng, không lớn hơn

2 grad nt nt

Khi lắp đặt thang neo13 Chiều dài tối thiểu nhô ra khỏi ê cu

phần có ren của thanh neo

1,5 đường kính thanh

Từng thanh neo

Bằng thước thép

14 Độ lệch của trục thanh neo so với góc thiết kế đối với phương tường mặt và các bản neo trong mặt phẳng thẳng đứng

( 0,5 grad nt nt

Chú ý:1. Khi đóng cừ thép từ sàn tự nâng sai số lớn nhất cho phép của trục hàng cừ trong

mặt bằng tại cao trình đỉnh cừ không lớn hơn 150mm.2. Khe hở lớn nhất giữa các cọc ống kề nhau cần tuân theo các yêu cầu của thiết kế

công trình.

Page 41: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

7.7.10. Tất cả các thanh neo cần được đặt với độ căng giống nhau. Điều kiện đó cần được thực hiện bằng cách bảo đảm độ căng lắp ráp của các thanh neo vào khoảng 10 - 15KN được kiểm tra bằng cơ lê đo lực.

7.7.11. Chỉ được phép tiến hành căng các thanh neo khi đã có lăng thể đá trước tường neo đủ để đảm bảo sự ổn định của nó.

7.7.12. Khi đổ lăng thể đá và tầng lọc ngược sau tường bến cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự hư hỏng của các lớp phủ chống rỉ thanh neo, cần kiểm tra sự bảo toàn của nó trong quá trình thực hiện các thao tác thi công. Các vị trí hư hỏng cần được sửa chữa ngay.

7.7.13. Khi xây dựng bến kiểu "Tường đứng có màn chắn" vật liệu đắp sau tường mặt để lấp đầy khoảng không gian giữa tường mặt và hàng cọc màn chắn cần được tiến hành được. Độ chênh về chiều cao lấp nói trên không được vượt quá 1m so với mức đắp phía sau.

7.7.14. Để bảo đảm sự không dịch chuyển của kết cấu tường đứng có màn chắn bằng hàng cọc, trước khi đắp lòng bến cần tiến hành đặt các liên kết tạm thời giữa các bộ phận màn chắn và tường mặt, tốt nhất là tại cao trình của thanh neo.

7.8. Các kết cấu kiểu vây ô

7.8.1. Trước khi đặt khối vây ô cần khảo sát vị trí đặt bằng thợ lặn.Việc vận chuyển các khối vây ô từ chỗ lắp dựng trên bờ đến nơi hạ cần được tiến

hành theo các yêu cầu của điều 7.4.5.7.8.2. Việc đặt từng khối cần tiến hành kiểm tra các mốc đo đạc theo các trục. Sai

lệch so với các trục thiết kế cũng như sai số so với bề rộng thiết kế của các khe hở giữa các khối kề nhau không được vượt quá các trị số được quy định trong bảng 11.

Bảng 11

TT Các thông số kiểm tra và loại sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

1 Cao độ bề mặt nền đất ( 200mm 100% diện tích đất khối vây ô theo dải và tăng lên 1m về mỗi phía

Đo theo ô 2 x 2m

2 Sai số vị trí của các khối vây ô theo mặt bằng trước khi đóng cừ:

So với trục thiết kế ( 50mm Từng khối vây ô Kiểm tra trắc đạc và đo theo 4 điểm đầu

Page 42: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

của các đường kính tại cao trình đỉnh khối và cao trình đáy.

Khoảng hở giữa các khối liền nhau

( 50mm nt nt

3 Sự thay đổi của các đặt trưng đất đắp

Giảm của góc ma sát trong 2 grad Một mẫu trên 1m chiều cao đất đắp nhưng không nhỏ hơn so với 500m3

Kiểm tra trong phòng thí nghiệm

Giảm của độ chặt tương đối 10% nt nt

Chú ý: Các sai số về đặc trưng đất đắp không cho phép lớn hơn 10% tổng số mẫu thử. 7.9. Bến liền bờ có thiết bị neo trượt7.8.3. Chỉ thực hiện việc đóng các khối cừ sau khi đã hoàn thành việc lắp dựng.Hạ khối cừ vây ô hợp lý nhất là tiến hành đồng thời theo toàn bộ chu vi của nó với sự

bố trí đủ số lượng của búa rung hoặc búa chấn động có trang bị các đầu thuỷ lực.7.8.4. Khi xây dựng các khối vây ô kiểu phân đoạn có các bản sườn trực tuyến, cho

phép hạ cừ của khối tiếp theo sau khi đã đóng kín và hạ toàn bộ cừ của khối tổ ong trước đó.

7.8.5. Sau khi đã hạ khối vây ô vào khối đất đắp cần kiểm tra bằng thợ lặn theo chu vi của khối.

Nếu việc hạ cừ gặp khó khăn cần sử dụng thợ lặn moi lộ cừ ra để khảo sát tình trạng của nó. Trong trường hợp kết quả khảo sát là tốt (không có hư hỏng và cắt đứt của cừ) cho phép lắp dựng và hạ khối cừ vây ô tiếp. Khi kết quả không tốt cần thay đổi phương pháp hạ cừ có sự chấp thuận của cơ quan thiết kế và tư vấn giám sát.

7.8.6. Sau khi hoàn thành việc hạ cừ và khảo sát khối vây ô, lập biên bản cho phép lấp đất khối.

Lấp khối vây ô kiểu sườn chống cho phép làm theo từng lớp với yêu cầu đảm bảo tạo thành một mặt cắt hình bậc theo từng chu kỳ đắp, phù hợp các yêu cầu của thiết kế về độ chênh cho phép của cao trình bề mặt đất đắp cao nhất so với các khối tiếp giáp.

Page 43: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Việc lấp các khối có kết cấu hình trụ cần tiến hành riêng, lấp từng khối một lúc ngay đến cao trình thiết kế (trên các khu vực không được che chắn sóng việc lấp đầy chúng cần bắt đầy ngay sau khi khảo sát bằng thợ lặn và kết thúc không chậm hơn sau 2 ngày đêm).

Việc đổ đất đá lòng bến liền bờ bằng các kết cấu kiểu vây ô, chỉ được tiến hành sau khi đã lấp đất đầy các khối vây ô.

7.8.7. Phương pháp lấp đất các khối vây ô (bằng đất đắp lấy từ bờ hay phun hút dưới nước) cần được chỉ ra trong thiết kế tổ chức thi công.

7.8.8. Để giảm áp lực thuỷ tĩnh khi lấp đất bằng thuỷ lực, trong thiết kế thi công cần bố trí đề xuất các kết cấu, các buồng và vị trí đặt lỗ thoát nước để xả nước trong.

7.9. Bến liền bờ có thiết bị neo trượt

7.9.1. Bền liền bờ có thiết bị neo trược cần được xây dựng bằng các khối không gian tổ hợp, lớn, bao gồm bộ phận tường mặt, khung neo và bản neo.

7.9.2. Trước khi tổ hợp các phần tử của kết cấu cần kiểm tra sự tuân thủ thiết kế.Cần tiến hành tổ hợp các khối không gian cỡ lớn trên sàn sà lan hay trên bờ trong tầm

hoạt động của cần cẩu nổi và tại vị trí thiết kế. Khu vực lắp ráp trên bờ thì cần có lớp mặt đủ cứng.

7.9.3. Cần tiến hành lắp các khối không gian tổ hợp lớn bằng cần cẩu nổi có dùng các khung cẩu bằng thép đủ cứng để đảm bảo các khối không biến dạng hình học trong mặt bằng khi lắp đặt.

7.9.4. Các sai số cho phép về mặt bằng đối với các bộ phận đã lắp đặt của kết cấu và phương pháp kiểm tra cho trong bảng 12.

7.9.5. Cần dùng các thiết bị trắc đạc để kiểm tra việc lắp đặt các khối không gian tổ hợp lớn vào vị trí thiết kế.

7.9.6. Về nguyên tắc dầm mũ BTCT cần được thực hiện trong ván khuôn thép.Bảng 12

TT Các thông số kiểm tra và loại sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng

kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Khi lắp đặt các khối tổ hợp lớn1 Đỉnh các bộ phận bề mặt so với đường tuyến

bến( 20mm Từng khối Kiểm tra trắc

đạc2 Mặt phẳng các bộ phận bề mặt 30 phút nt nt3 Khung neo so với đường vuông góc với

tuyến bến30 phút nt nt

4 Góc giữa các khung neo và bản neo so với góc vuông

1 grad nt nt

5 Bộ phận bề mặt theo phương bất kỳ so với phương thẳng đứng

15 phút nt nt

Page 44: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Khi thi công dầm mũ BTCT đổ tại chỗ6 Cao trình đỉnh ( 10mm 100%

chiều dài dầm mũ

Kiểm tra trắc đạc và đo theo 2 m một theo chiều dài

8. THI CÔNG KHỐI VẬT LIỆU LẤP LÒNG BẾN LIỀN BỜ

8.1. Loại vật liệu lấp lòng bến (bao gồm: đất, đá, cát) cần được quy định trong thiết kế kỹ thuật.

8.2. Trước khi đổ đất lòng bến cần tiến hành kiểm tra sự sẵn sàng của công trình và sự phù hợp với thiết kế của các bộ phận bến đã được thi công, trong đó có liên kết neo và các thiết bị đảm bảo khả năng giữ đất của tường bến. Trong lòng công trình không được phép có rác hoặc các phế liệu khác.

8.3. Chất lượng của vật liệu đắp trong lòng bến sau tường, trình tự đắp và phương pháp làm chặt cần tuân theo các yêu cầu của thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công.

Nếu sau bến có khu vực đất sét yếu, thì trong thiết kế thi công cần phải xem xét các biện pháp riêng để ngăn ngừa sự dịch chuyển của chúng về phía tường bến trong quá trình đắp.

8.4. Khi đổ vật liệu lấp lòng bến bằng máy móc trên bờ cho các bến liền bờ có thiết bị neo, đầu tiên cần thực hiện và đầm chặt khối phản áp phía trước các bản neo.

Trong các kết cấu không có thiết bị neo cần quy định việc đắp theo giai đoạn bằng các công nghệ làm chặt đất khác nhau cho các vùng trên và dưới mực nước.

8.5. Khi trong thiết kế kỹ thuật đã xem xét việc đầm chặt vật liệu lòng bến tại vùng dưới nước, thì trong thiết kế thi công cần đề xuất công nghệ riêng phù hợp để đầm chặt sâu đảm bảo độ chặt yêu cầu của vật liệu đắp và không gây biến dạng kết cấu bến.

8.6. Đắp vật liệu phần dưới nước của khu vực sau tường bến bằng xe ủi hoặc ô tô tự đổ, cần được tiến hành tuân theo các yêu cầu của TCVN 4447-87 "Công tác đất - Thi công và nghiệm thu". Bề dày của lớp đắp và phương pháp đầm chặt phải được xác định trong thiết kế thi công.

Trong suốt giai đoạn đắp đất lòng bến cần tiến hành quan trắc tình trạng tường bến. Trong trường hợp phát hiện độ lún hoặc sự thay đổi vị trí tường trên mặt bằng cần phải tạm ngừng công tác đắp và xác định rõ các ngyên nhân biến dạng công trình, đồng thời phải đề xuất các biện pháp để khắc phục có sự phối hợp của cơ quan thiết kế.

8.7. Khi đắp lòng bến và tạo bãi cho bến liền bờ có các thiết bị neo, cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp kịp thời ngăn ngừa không cho các thiết bị neo và lớp phủ chống gỉ các thanh neo bị hư hỏng. Cho phép xe lu và máy móc làm đất di chuyển trên các thanh neo đã được phủ một lớp đất không nhỏ hơn 0,8m (lớp đất phủ không phải là đá hộc hay đá tảng lớn).

8.8. Khi lấp lòng bến bằng phun hút cát, không cho phép tiến hành đồng thời trên một khu vực vừa phun đất trong lòng bến, vừa đào đất phía trước bến bằng tàu cuốc.

Page 45: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Trong giai đoạn lấp lòng bến bằng phun hút cần thực hiện kiểm tra cột nước áp lực trong khối phản áp bằng piezometer. Cứ 25m tuyến bến cần phải đặt ít nhất là 2 cái (mỗi cái cho mỗi vùng trên và dưới mực nước của khối phản áp).

8.9. Sau khi kết thúc công tác phun đất cần đặt các giếng thoát nước sâu 1,5m tính từ bề mặt bãi cảng và các ống dẫn để tiêu nước.

8.10. Trong quá trình thi công đắp phản áp, cần thực hiện kiểm tra chất lượng các công việc từng bước phù hợp với yêu cầu thiết kế về các đặt trưng địa kỹ thuật của đất, công nghệ san đổ và độ chặt của đất đắp.

Các sai số cho phép về thành phàn cỡ hạt và độ chặt của đất đắp cho trong bảng 13.Trong vùng ngập nước lấp các mẫu đất cát bằng dao vòng, đất sỏi bằng khuôn

lập phương. Vị trí lấy mẫu cần phân bố đều trên toàn bộ diện tích đất đắp từng 1m theo chiều cao.

8.11. Lấp đất lòng bến bằng phun hút cần được tiến hành theo thiết kế thi công có xét đến sự tác động của các tải trọng phụ thêm đo nước thấm lên công trình. Chiều cao phun đất cho phép trong vùng ngập nước, cột áp lớn nhất của nước ngầm lên bến liền bờ và chế độ phun đất phải được xác định trong thiết kế tổ chức thi công.

Bảng 13

TT Các thông số kiểm tra và loại sai số

Trị số sai số cho phép

Khối lượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

1 Cao độ bề mặt của khu vực đã được đầm chặt

( 50mm 100% bề mặt Cao đạc theo ô 5 x 5m

2 Sự thay đổi các đặt trưng của đất đắp:

Hàm lượng hữu cơ và các thành phần hoà tan

5% 1 mẫu cho 500m3 đất đắp, cứ 1m theo chiều cao đắp

Kiểm tra trong phòng thí nghiệm

Sự giảm góc ma sát trong 2 grad nt ntSự giảm độ chặt tương đối 10% nt nt

Chú ý:

1. Các sai số đặc trưng đất đắp chỉ cho phép nhỏ hơn 10% số lượng mẫu thử.

2. Độ chặt và góc ma sát trong của đất nằm dưới mực nước cho phép kiểm tra bằng xuyên tĩnh và xuyên động.

9. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH BẾN

Page 46: 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

9.1. Khi tiến hành các công tác xây lắp cần thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường tự nhiên nêu trong các tiêu chuẩn TCVN về môi trường và tiêu chuẩn 22 TCN 242-98 "Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án và thiết kế xây dựng các công trình giao thông".

9.2. Trong quá trình thi công cần thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự ô nhiễm tới nguồn nước và môi trường ở vùng ven bờ do các phương tiện xây dựng, rác, nước thải và các chất độc hại gây ra.

Tại khu vực đang được xây dựng cần bố trí bể thu gom nước có chứa dầu, nước thải sinh hoạt và rác rưởi từ các phương tiện thi công nổi và các phương tiện vận tải sử dụng trong thi công, và sau đó đưa chúng ra khỏi khu vực xây dựng.

Mặt bằng xây dựng cần phải có hệ thống thoát và dẫn nước thải do sản xuất và sinh hoạt đến trạm xử lý tạm thời.

Các trạm dịch vụ kỹ thuật của các máy móc phương tiện thi công trên bờ chỉ cho phép đặt ở các vị trí riêng biệt.

Các kết cấu và vật liệu xây dựng sử dụng cho công trình cần được kiểm tra theo các tiêu chuẩn hiện hành nhằm phát hiện, loại bỏ các loại cấu kiện, vật liệu có chứa các thành phần độc hại, nguy hiểm cho sức khoẻ con người và môi trường động, thực vật.

9.3. Việc xới tơi đất dưới nước và các công tác kỹ thuật dưới nước khác chỉ cho phép dùng phương pháp nổ khi trong thiết kế tổ chức thi công có luận cứ kinh tế kỹ thuật về không có khả năng thực hiện công tác đó bằng các phương pháp khác.

9.4. Khi tiến hành công tác phun hút, không cho phép gây ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu và thành phần đã được quy định của nước tại khu vực lấy nước của các hồ chứa và nguồn nước cho các mục đích sử dụng khác.

9.5. Khi xây dựng tổng mặt bằng cần bố trí các vùng đệm giữa các khu vực thi công và khu đất đã xây dựng một cách phù hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường.