1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP...

152
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ng©n hµng nhµ níc viÖt nam häc viÖn ng©n hµng – khoa ng©n hµng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt Giáo viên hướng dẫn : T.S ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THỊ VÂN ANH

Transcript of 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP...

Page 1: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ng©n hµng nhµ níc viÖt nam

häc viÖn ng©n hµng – khoa ng©n hµng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội

chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Giáo viên hướng dẫn : T.S ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH

Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THỊ VÂN ANH

SĐT : 0975406495

Lớp : NHB - K11

Khoa : Ngân hàng

Hµ Néi - 2012

Page 2: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : Trường Học Viện Ngân Hàng

Khoa Ngân hàng

Tên em là: Trương Thị Vân Anh

Lớp : NHB – K11

Em xin cam đoan bài khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng em.

Các số liệu trình bày trong phạm vi bài khóa luận là trung thực và có nguồn gốc

rõ ràng. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình của mình.

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trương Thị Vân Anh

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB- K11

Page 3: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này, em xin gửi lời cảm

ơn chân thành tới cô TS.Đỗ Thị Hồng Hạnh đã tận tình giúp đỡ em.

Xin trân trọng cảm ơn toàn thể các anh chị tại MB – Hoàng Quốc Việt đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập vừa qua, cung cấp

những kinh nghiệm, kiến thức thực tế quý báu cũng như những tư liệu cần thiết

cho em trong quá trình thực tập tại đơn vị.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Học viện

Ngân hàng đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm học vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB- K11

Page 4: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ

RRTD TRONG CHO VAY DNNVV TẠI NHTM......................................3

1.1 Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.................................................3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm DNNVV.....................................................3

1.1.2 Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV..............................................5

1.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV.............................................9

1.2.1 Khái niệm........................................................................................9

1.2.2 Phân loại RRTD.............................................................................10

1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng của một khách hàng vay.........................10

1.2.4 Các tiêu chí để đánh giá rủi ro tín dụng........................................11

1.2.5 Nguyên nhân gây ra RRTD trong cho vay DNNVV....................13

1.2.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV.....................16

1.3 Phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV tại NHTM18

1.3.1 Khái niệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.........................18

1.3.2 Nội dung phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng...........................19

1.3.3 Các nhân tố tác động tới phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

trong cho vay DNNVV...........................................................................21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD

TRONG CHO VAY DNNVV TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH

HOÀNG QUỐC VIỆT................................................................................27

2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Quân Đội Chi

nhánh Hoàng Quốc Việt..........................................................................27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát trển của NHTMCP Quân Đội chi

nhánh Hoàng Quốc Việt.........................................................................27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh........................................................29

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại MB - Hoàng Quốc Việt.........31

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB- K11

Page 5: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

2.2 Thực trạng phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV

tại NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt..........................36

2.2.1 Tình hình về hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP

Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt..................................................36

2.2.2 Thực trạng phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV

tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt.................45

2.3 Đánh giá về thực trạng phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho

vay DNNVV tại MB – Hoàng Quốc Việt................................................56

2.3.1 Những kết quả đạt được.................................................................56

2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục.........................................................57

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại.....................................................59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RRTD

TRONG CHO VAY DNVVN TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH

HOÀNG QUỐC VIỆT................................................................................64

3.1 Định hướng phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV

tại NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt..........................64

3.1.1 Định hướng phát triển chung của MB – Hoàng Quốc Việt............64

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNNVV.........................65

3.1.3 Định hướng phòng ngừa và hạn chế RRTD đối với DNNVV.......66

3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV

tại NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt..........................68

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa RRTD trong cho vay DNNVV68

3.2.2 Nhóm giải pháp hạn chế RRTD. 733.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ

................................................................................................................75

3.3 Một số kiến nghị.................................................................................78

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ...............................................................78

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước..............................................80

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân Đội..................................81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................82

KẾT LUẬN..................................................................................................83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................84

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB- K11

Page 6: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ

BCTC Báo cáo tài chính

CBTD Cán bộ tín dụng

CBTĐ Cán bộ thẩm định

DN Doanh nghiệp

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

MB Ngân hàng TMCP Quân Đội

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

HTQHKH Hỗ trợ quan hệ khách hàng

QHKH Quan hệ khách hàng

TCTD Tổ chức tín dụng

TĐTD Thẩm định tín dụng

RRTD Rủi ro tín dụng

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB- K11

Page 7: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam.............4

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009 - 2011......................32

Bảng 2.2 Dư nợ giai đoạn 2009 - 2011..................................................33

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011.............................35

Bảng 2.4 Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh năm 2009-201137

Bảng 2.5 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với DNNVV.................38

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn.......................................................40

Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế............................................41

Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay.......................43

Bảng 2.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV năm 2009-2011.....44

Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ quá hạn,nợ xấu trong hoạt động cho vay DNNVV...53

Bảng 2.11 Tổng dư nợ theo các nhóm nợ trong cho vay DNVVN..........54

Bảng 2.12 Dự phòng RRTD trong cho vay DNNVV..............................55

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hoàng Quốc Việt.............................29

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay theo mức phán quyết tại chi nhánh.................47

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Doanh số cho vay DNNVV..........................................................38

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo kì hạn.............................................................40

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế..................................................42

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay............................43

Biều đồ 2.5 Nợ xấu trong cho vay DNNVV....................................................54

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB- K11

Page 8: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động của các DNNVV phần lớn

đang gặp khó khăn, số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đang không

ngừng tăng. Năm 2012 cũng hứa hẹn một năm khó khăn cho nền kinh tế. Trước

tình hình đó NHNN đang có các chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp,

đặt biệt các DNNVV. Điển hình là việc giảm lãi xuất thời gian vừa qua. Khi mà

doanh nghiệp hoạt động được một phần nhờ vốn vay, trong đó vay ngân hàng

chiếm tỷ trọng không nhỏ. Vì vậy làm thế nào để ngân hàng vừa đảm bảo lợi

nhuận vừa hạn chế rủi ro trong tình hình hiện nay là một điều không dễ.

Mặt khác, bản thân các ngân hàng thương mại trong nước cũng như nước

ngoài đang có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau nên càng gây ra nhiều khó khăn,

buộc hệ thống ngân hàng phải nới lỏng các yêu cầu khi cho vay cũng như cắt

giảm lãi xuất gây nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó sự

cạnh tranh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng gián tiếp

ảnh hưởng đến ngân hàng. Các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể sử

dụng vốn vay ngân hàng không đúng mục đích hoặc đầu tư không hiệu quả, lợi

nhuận không đủ bù đắp chi phí…dẫn đến không trả được nợ ngân hàng khi đến

hạn, tất cả những điều đó gián tiếp gây ra rủi ro tín dụng. Vì vậy việc hạn chế rủi

ro tín dụng là thực sự có ý nghĩa và luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối

với ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Trong thời gian thực tập tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc

Việt, em nhận thấy cũng như đại bộ phận các ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động

tín dụng là chủ yếu và đặc biệt từ cho vay DNNVV. Khi mở rộng hoạt động cho

vay, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi. Từ những luận điểm trên em thực

hiện đề tài “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay

DNNVV tại NHTMCP Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt” không chỉ có ý

nghĩa lý luận mà còn có tính cấp thiết về thực tiễn.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

1

Page 9: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

2. Mục đích nghiên cứu.

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín

dụng trong cho vay DNNVV.

Phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong

cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

Đề xuất giải pháp và kiến nghị phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong

cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho

vay DNNVV tại ngân hàng thương mại.

Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng

Quốc Việt từ năm 2009 đến 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Duy vật biện chứng, suy luận logic, duy vật lịch sử. Sử dụng số liệu thực tế

để luận chứng thông qua các phương pháp: so sánh, thống kê, đồ thị.

5. Kết cấu của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận kết cấu khóa luận gồm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân

hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho

vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng DNVVN tại

Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

2

Page 10: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD

TRONG CHO VAY DNNVV TẠI NHTM

1.1 Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm DNNVV

1.1.1.1 Khái niệm DNNVV

Muốn hiểu DNVVN là gì trước hết ta cần tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp.

Theo luật Doanh nghiệp năm 2005: Doanh nghiệp là một TCKT có tên riêng, có

tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định

của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về DNNVV, nhưng nhìn chung

DNNVV là những DN có số vốn, lao động hay doanh thu ở một mức giới hạn

nào đó.

Cho đến nay, vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung quốc tế để phân loại

DNNVV. Theo tiêu chuẩn của ngân hàng thế giới World Bank, các doanh

nghiệp được chia theo quy mô như sau:

Doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro enterprise): Có đến 10 lao động, tổng giá

trị tài sản trị giá không quá 100.000 USD và doanh thu hàng năm không quá

100.000 USD.

Doanh nghiệp nhỏ (Small enterprise): Có không quá 50 lao động, tổng

giá trị tài sản không quá 15 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 3

triệu USD.

Doanh nghiệp vừa (Medium enterprise): Có không quá 300 lao động,

tổng tài sản trị giá không quá 15 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không

quá 15 triệu USD.

Việc quy định thế nào là doanh nghiệp lớn, thế nào là DNNVV là tùy thuộc

vào điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia và nó thay đổi theo từng giai đoạn

và thời kì phát triển kinh tế.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

3

Page 11: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Ở Việt Nam, hiện nay, theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của

Chính phủ ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp DNNVV phát triển, định

nghĩa DNNVV: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo

quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô

tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định

trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân

năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam

Chỉ tiêu

DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa

Số lao độngTổng số

vốn

Số lao

động

Tổng số

vốn

Số lao

động

1. Nông lâm

nghiệp và

thủy sản

10 người trở

xuống

20 tỷ đống

trở xuống

Trên 10

người đến

200 người

Từ trên

20 tỷ đến

100 tỷ

đồng

Từ trên 200

người đến

300 người

2.Công

nghiệp và xây

dựng

10 người trở

xuống

20 tỷ đống

trở xuống

Trên 10

người đến

200 người

Từ trên 20

tỷ đến 100

tỷ đồng

Từ trên 200

người đến

300 người

3.Thương

mại và dịch

vụ

10 người trở

xuống

10 tỷ đống

trở xuống

Trên 10

người đến

50 người

Từ trên 20

tỷ đến 50

tỷ đồng

Từ trên 50

người đến

100 người

(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP)[10]

1.1.1.2 Đặc điểm của DNNVV

Một là, DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệu quả:

Số vốn đăng ký ban đầu của DNNVV không quá 10 tỷ đồng và chu kỳ SXKD

của doanh nghiệp ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng

để đầu tư vào công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại tạo điều kiện cho doanh nghiệp

kinh doanh hiệu quả.

Hai là, DNNVV tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần

kinh tế: các DNVVN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: thương

mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp...và hoạt động dưới

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

4

Page 12: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

mọi hình thức như: DNNN, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty

trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh

tế cá thể.

Ba là, DNNVV có tính năng động cao: trước những thay đổi của thị trường,

các DNNVV có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng

nhanh vì vốn đầu tư ít, quy mô nhỏ và thu hồi vốn nhanh. Mặt khác do DNNVV

tồn tại ở mọi thành phần kinh tế nên chỉ cần không thích ứng được với nhu cầu

của thị trường, với loại hình kinh tế - xã hội này thì nó sẽ chuyển hướng sang

loại hình khác cho phù hợp với thị trường.

Bốn là, năng lực kinh doanh còn hạn chế: Do quy mô vốn nhỏ nên các

DNNVV không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc,

mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc

hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường

kém. DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị

trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác

marketing còn kém hiệu quả. Điều đó làm cho các mặt hàng của Doanh nghiệp

vừa và nhỏ khó tiêu thụ trên thị trường.

Năm là, năng lực quản lý còn thấp: Đây là loại hình kinh tế còn non trẻ nên

trình độ, kỹ năng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của người lao động

còn hạn chế. Số lượng DNNVV có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ

chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh

nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh

doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế-xã hội và kỹ năng quản trị kinh

doanh.

1.1.2 Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

1.1.2.1 Khái niệm

Theo K.Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ

người sở hữu này sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về

với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

5

Page 13: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Như vậy tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi

vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình

thức tiền tệ hoặc hàng hóa.

Trên cơ sở khái niệm về tín dụng, ta có khái niệm về tín dụng Ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các chủ thể trong

nền kinh tế như doanh nghiệp, nhà nước, cá nhân, hộ gia đình. Trong đó Ngân

hàng đóng vai trò là một trung gian tài chính thực hiện huy động vốn nhàn rỗi

trong dân cư để cho vay lại với nền kinh tế.

DNNVV cũng là một loại hình DN do đó mang đầy đủ các đặc điểm của

DN nói chung. Vì vậy xét về tính tổng quát, hoạt động tín dụng của NH đối với

DNNVV cũng tương tự như đối với DN.

1.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Nhìn chung hoạt động tín dụng của NH đối với DNNVV cũng mang đặc

điểm chung giống như đối với DN, ví dụ như về quy trình tín dụng, cách thức, và

phương thức cho vay…Bên cạnh đó cũng mang các nét riêng biệt riêng như sau:

Về quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ

Các DNNVV ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Song vấn

đề nó lên hiện nay đó là giải quyết vấn đề vốn cho DNNVV. Trên thực tế các

NHTM đang cạnh tranh mạnh mẽ để mở rộng cho vay đối với loại hình

DNNVV, đặc biệt là nhu cầu vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các

DNNVV đang là đối tượng khách hàng tiềm năng của các NHTM. Doanh số dư

nợ và doanh số cho vay DNNVV của ngành Ngân hàng liên tục tăng qua các

năm. Nhiều NHTM tập trung cho vay DNNVV lên tới 70% dư nợ.

Về chi phí tẩm định

Chi phí thẩm định của một khoản nợ đối với DNNVV thường được coi là

cao vì khoản nợ có giá trị thấp nhưng vẫn phải tiến hành đầy đủ các bước của

quy trình tín dụng. Thời gian để CBTD thẩm định một DNNVV thường ít hơn

DN lớn vì số lượng giao dịch ít. Chính vì thế, trong NH một CBTD có thể quản

lý nhiều khoản vay, giao dịch của nhiều DNNVV.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

6

Page 14: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Về rủi ro tín dụng

Hoạt động kinh doanh của NH là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặt biệt là

trong hoạt động tín dụng. Các khoản vay của DNNVV thường là các khoản vay

nhỏ, thời gian ngắn hạn và đi kèm với tài sản bảo đảm, nên khi gặp rủi ro với

DNNVV, NH sẽ phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Do đó, rủi ro xảy ra

trong cho vay DNNVV thường nhỏ, chỉ ảnh hưởng đến thu nhập NH mà không

mang tính hệ thống.

Về khả năng sinh lời

NH có thể thu được nguồn lợi lớn từ việc cho vay đối với DNNVV. Đây

chính là thị trường tốt để các NH hoạt động. Nếu tính trên tổng các khoản vay

DNNVV, ngoài nguồn lãi, các NH còn thu thêm được nhiều khoản chi phí khác

đi kèm nhờ cung cấp các dịch vụ: Bảo lãnh, thanh toán, chuyển tiền, L/C...

1.1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV

Tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển

của các DNNVV

Nguồn vốn có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồn tại của DN trước nhà

nước và pháp luật. Với hoạt động đi vay đối tượng kinh tế thừa vốn nhàn rỗi để

sau đó lại cho vay những đối tượng kinh tế khác thiếu vốn kinh doanh, NH đã

tạo cơ hội cho các chủ DN muốn thành lập công ty hoặc mở rộng sản xuất kinh

doanh với lượng vốn vay hợp lý. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để

DN tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNNVV do hạn chế về vốn

nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì với lượng vốn hạn hẹp tự

huy động thì việc sử dụng sẽ làm tăng giá vốn, sản phẩm khó được thị trường

chấp nhận. Để đạt hiệu quả nhất định thì DN cũng cần phải có một cơ cấu vốn

tối ưu, kết hợp linh hoạt nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi

nhuận tại mức giá bình quân rẻ nhất.

Tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh của các DNNVV

NH thực hiện thiết lập quan hệ tín dụng với các DNNVV, cho các DN này

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

7

Page 15: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của họ. Khi sử dụng vốn tín dụng

của NH, các DN phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả cả gốc và

lãi đúng hạn, tôn trọng các điều khoản của hợp đồng tín dụng cho dù tình hình

hoạt động kinh doanh của DN là tốt hay không. Do đó, các nhà quản trị của DN

cần tính toán thật kỹ lưỡng, luôn phải đề ra được phương án kinh doanh khả thi

nếu muốn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của NH bởi trong quá trình cho vay

doanh nghiệp, các NHTM sẽ thực hiện kiểm soát hoạt động cho vay cả trước,

trong và sau khi giải ngân vốn, đòi hỏi các DN luôn phải đặt mục tiêu sử dụng

vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Mặt khác, NH có thể chủ động tham mưu

cho DN là khách hàng những lĩnh vực mà chuyên gia của NH đã nghiên cứu kỹ

lưỡng do mối quan hệ rộng rãi của bản thân NH đối với các thành phần kinh tế

đa dạng trong xã hội, từ đó giúp DN chủ động trước những thời cơ, thách thức

do thị trường mang đến để tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh.

Tín dụng Ngân hàng góp phần tích cực cho hoạt động sản xuất, tiêu

thụ diễn ra liên tục, thông suốt

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN

muốn được diễn ra liên tục và thường xuyên cần đòi hỏi các DN luôn cần phải

cải tiến kỹ thuật, nhanh chóng thay đổi mẫu mã mặt hàng kinh doanh, thường

xuyên đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để không chỉ tồn tại, đứng vững mà

còn phát triển trong cạnh tranh. Tuy nhiên trên thực tế, không một DN nào có thể

đảm bảo toàn bộ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của

NH nhờ đó đã tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy

móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh; góp phần thúc đẩy tạo điều kiện

cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh liên tục.

Mặt khác, tín dụng Ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ vào quá trình tiêu

thụ sản phẩm cho các DN thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, cho vay

hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực lưu

thông mua bán hàng hóa. Như vậy, tín dụng Ngân hàng đã góp phần không nhỏ

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

8

Page 16: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

vào quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho các DNNVV, một tiền đề giúp

gia tăng sức mạnh nội tại của các DN này trên trường cạnh trạnh nội địa cũng

như quốc tế.

Tín dụng Ngân hàng góp phần gia tăng nguồn vốn, nâng cao khả

năng cạnh tranh của các DNNVV

Xu hướng hiện nay của loại hình DNNVV là tăng cường liên doanh, liên

kết, tập trung vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, trang bị kỹ năng hiện đại để tăng

sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có được một lượng vốn hóa đủ lớn để đầu tư cho sự

phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất

nhiều năm cố gắng các doanh nghiệp này mới hy vọng đạt được, và có thể trong

trường hợp xấu, cho tới lúc lượng vốn đã tăng lên đủ thì cơ hội kinh doanh lại

không còn nữa. Như vậy, để có đủ lượng vốn cần thiết và thật kịp thời, các

DNNVV buộc phải tìm đến với tín dụng Ngân hàng như một kênh cung vốn hợp

lý nhất. Khi yêu cầu về vốn của DN được đáp ứng, sức mạnh tài chính của DN

đã gia tăng đáng kể thì mục đích chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh sẽ

không còn là bài toán khó giải của các DNNVV nữa.

1.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV

1.2.1 Khái niệm

Mọi hoạt động kinh doanh đều có thể gặp rủi ro, rủi ro và kinh doanh là hai

mặt đối lập nhau trong một thể thống nhất của quá trình kinh doanh, chúng luôn

tồn tại và mâu thuẫn với nhau. Muốn quá trình kinh doanh tồn tại và phát triển

kinh doanh phải khống chế được rủi ro.

RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH, biểu

hiện thực tế qua việc khác hàng không trả được nợ (rủi ro mất khả năng chi trả)

hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH (rủi ro sai hẹn).

Căn cứ vào khoản 1 điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử

dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD (Ban hành

theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005), RRTD được định

nghĩa như sau: “RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

9

Page 17: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng do khách hàng

không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam

kết”.

Như vậy, có thể nói rằng, RRTD xuất hiện trong mối quan hệ kinh tế trong

đó NH là chủ nợ và khách hàng đi vay thực hiện không đúng cam kết trả nợ đã

được thảo thuận trong hợp đồng tín dụng.

1.2.2 Phân loại RRTD

Rủi ro giao dịch

Là loại RRTD có nguyên nhân từ hạn chế trong quá trình giao dịch và xét

duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm các bộ phân

chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo, rủi ro nghiệp vụ.

Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh từ việc ngân hàng lựa chọn những

phương án vay vốn không có hiệu quả để ra quyết định cấp tín dụng.

Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo (tài sản đảm bảo, chủ

thể đảm bảo, hình thức đảm bảo…)

Rủi ro nghiệp vụ: liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động

cho vay của NH.

Rủi ro danh mục

Là loại RRTD phát sinh từ hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của

ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm hai bộ phận chính: rủi ro nội tại và rủi ro

tập trung

Rủi ro nội tại: xuất phát từ đặc điểm hoạt động và đặc điểm sử dụng vốn

của khách hàng vay vốn.

Rủi ro tập trung: Xuất phát từ việc NH tập trung vốn vay quá nhiều đối với

ngành, lĩnh vực kinh tế, một khu kinh tế hay một loại hình cho vay có mức độ rủi

ro cao

1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng của một khách hàng vay

Như đã phân tích ở trên rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có của

NH, NH không thể biết chính xác nó xảy ra hay không xảy ra và ảnh hưởng của

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

10

Page 18: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

nó đến NH thế nào nhưng NH có thể dự báo trước, đo lường trước RRTD với

mỗi khoản vay hoặc đối với một danh mục cho vay để đưa ra quyết định có nên

cho vay hay không và thực hiện các biện pháp giám sát phù hợp sau khi cho vay.

Đo lường rủi ro của một khách hàng vay giúp cho NH đánh giá chất lượng

của khách hàng đó như thế nào trước khi ra quyết định cho vay hay không cho

vay, các NH thường sử dụng mô hình điểm số để đo lường rủi ro.

Mô hình điểm số tín dụng được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tài chính quan

trọng được phản ánh từ số liệu thống kê trong lịch sử. Các mô hình điểm tín

dụng thường sử dụng các số liệu phản ánh đặc điểm của người vay để tính toán

sác xuất RRTD hoặc để phân loại khách hàng trên cơ sở mức độ rủi ro đã được

xác định. Bằng việc lựa chọn và kết hợp các đặc điểm tài chính và kinh doanh

của người vay, các TCTD có thể xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến

RRTD, so sánh mức quan trọng của các nhân tố, cải thiện việc đánh giá RRTD,

có căn cứ chính xác hơn trọng việc sàng lọc, lựa chọn các đơn xin vay và tính

toán chính xác hơn mức dự trữ cần thiết cho các RRTD dự tính.

Để sử dụng mô hình này, các tổ chức tín dụng phải xác định các chỉ tiêu

phản ánh các đặc điểm tài chính và kinh doanh có liên quan đến RRTD cho từng

đối tượng vay cụ thể:

Đối với cho vay tiêu dùng, có thể lựa chọn các chỉ tiêu: thu nhập, tài

sản, lứa tuổi, nghề nghiệp và địa điểm

Đối với cho vay các doanh nghiệp, có thể lựa chọn các chỉ tiêu: tỷ lệ

Nợ/Vốn tự có, tỷ lệ Lợi nhuận/Tổng tài sản, Lợi nhuận/Vốn tự có, Doanh

thu/Tổng tài sản.

Sau khi các dữ liệu đã được xác định, kỹ thuật thống kê sẽ được sử dụng để

tính toán xác suất rủi ro tín dụng hoặc để phân loại RRTD.

1.2.4 Các tiêu chí để đánh giá rủi ro tín dụng

Các mô hình điểm số, mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn trên đây nhằm

đo lường rủi ro tín dụng của từng khoản cho vay, hoặc của một danh mục cho

vay của ngân hàng, nhưng các mô hình đó chỉ là dự đoán khả năng rủi ro trước

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

11

Page 19: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

khi ra quyết định cho vay, chính vì vậy trên thực tế có thể có những sai lệch. Vì

vậy NH còn sử dụng một số chỉ số để đánh giá việc hạn chế rủi ro tín dụng dựa

trên các số liệu lịch sử. Từ đó đưa ra được kết quả của công tác hạn chế RRTD

qua từng thời kì đã đạt được kết quả như thế nào .

Tình hình nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ

quá hạn =

Dư nợ quá hạnx 100%

Tổng dư nợ cho vay

Trong đó, nợ quá hạn được định nghĩa là khoản nợ mà một phần hoặc toàn

bộ nợ gốc và (hoặc) lãi quá hạn. Một cách tiếp cận khác, NQH là những khoản

tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép hoặc không đủ điều kiện để

gia hạn nợ.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =Dư nợ xấu

x 100%Tổng dư nợ cho vay

Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như

sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm

4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).

Cụ thể nợ nhóm 3 trở xuống gồm các khoản NQH trả lãi và (hoặc) gốc trên

90 ngày, đồng thời tại điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các NHTM

căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hoạc toán các khoản vay đó vào

các nhóm nợ thích hợp.

Như vậy nợ xấu theo quyết định 493 được xác định theo 2 yếu tố: i) đã quá hạn

trên 90 ngày và ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây coi là định nghĩa của VAS.

Cho đến nay, hầu hết NHTM Việt Nam chỉ mới hoạch toán nợ quá hạn trên

90 ngày. Việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng gặp nhiều khó khăn.

Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro

tín dụng =

Tổng dư nợ cho vayx 100%

Tổng tài sản có

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

12

Page 20: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Hệ số RRTD cho biết tỷ trọng của khoản mục tín dụng trên tài sản có, tổng

dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời

RRTD sẽ cao.

Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chi thành 3 nhóm như sau:

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu (chiếm tỷ trọng

thấp trên tổng dư nợ cho vay): là khoản vay có rủi ro lớn nhưng có thể mang lại

thu nhập cao cho ngân hàng.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt (chiếm tỷ trọng

thấp): là khoản cho vay rủi ro thấp và có thể mang lại thu nhập không cao cho NH.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình (chiếm tỷ

trọng chủ yếu): Là khoản cho vay có mức độ rủi ro chấp nhận được và có thể

mang lại thu nhập ở mức trung bình.

1.2.5 Nguyên nhân gây ra RRTD trong cho vay DNNVV

1.2.5.1 Các nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ chính trị pháp luật

Hoạt động của NH luôn chịu ảnh hưởng của môi trường chính trị và hệ

thống pháp luật cụ thể. Mỗi khi môi trường chính trị có biến động hoặc pháp luật

thay đổi thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH.

Nếu như trong nước diễn ra sự mất ổn định về chính trị thì ngay lập tức tình

hình kinh tế của đất nước sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, kinh doanh bị ngừng

trệ, thu nhập giảm do đó khả năng trả nợ của NH giảm làm cho RRTD có nguy

cơ gia tăng. Chính sách hay pháp luật thay đổi thường xuyên, không nhất quán,

mâu thuẫn, không rõ ràng cũng làm gia tăng RRTD. Chẳng hạn nhà nước có

chính sách tăng thuế thu nhập DN sẽ làm cho khả năng trả nợ của khách hàng

giảm, RRTD tăng lên

Như vậy tác động xấu từ sự bất ổn định của môi trường chính trị và hệ

thống pháp luật kể trên ảnh hưởng đến hoạt động của DN, khách hàng của NH

và qua đó gián tiếp tăng thêm nguy cơ RRTD cho NH.

Nguyên nhân từ phía môi trường kinh tế không ổn định

Các DN là đối tượng khách hàng lớn đối với NH. Không có một DN nào có

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

13

Page 21: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

thể hoạt động tách biệt khỏi nền kinh tế. Nhất là đối với các DNNVV với số

lượng lớn, linh hoạt trong các hoạt động, có mặt trong hầu hết tất cả các ngành

nghề các lĩnh vực và có tầm quan trọng trong nền kinh tế, các vấn đề của nền

kinh tế như tính chu kỳ của nền kinh tế, vấn đề lạm phát thất nghiệp tác động

trực tiếp đến hoạt động của các DN, đó có thể là nguyên nhân sâu xa của rủi ro

đọng vốn và rủi ro mất vốn

Môi trường văn hóa xã hội thay đổi, xu thế tiêu thụ của thị trường cũng

thay đổi. DNNVV hoạt động trong hầu hết các ngành nghề các lĩnh vực, đáp ứng

đầy đủ nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Tuy nhiên nó cũng chịu tác động rất lớn bởi

yếu tố văn hóa xã hội. Một khi văn hóa xã hội thay đổi làm thay đổi xu thế tiêu

thụ, giảm sức tiêu thụ một mặt hàng nào đó thì các DN hoạt động trong lĩnh vực

sản xuất lưu thông mặt hàng đó chắc chắn sẽ gặp khó khăn do không bán được

hàng, hàng tồn kho tăng, giảm thu nhập và sẽ lâm vào tình trạng không có đủ

khả năng trả nợ cho NH, rủi ro cho NH tăng nhanh.

Môi trường công nghệ trong nước và thực trạng ứng dụng công nghệ của

từng DN cũng tác động trực tiếp đến hoạt động, khả năng tiêu thụ, doanh thu lợi

nhuận. DN nào có công nghệ tiên tiến ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, sản

phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt tính cạnh tranh trên thị trường cao được

người tiêu dùng ưa chuộng sẽ làm tăng doanh thu, tăng khả năng trả nợ cho NH.

Đối với các DNNVV hiện nay, thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ

vào sản xuất là rất hạn chế do tiềm lực tài chính có hạn do đó làm giảm sức cạnh

tranh của hàng hóa trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của

DNNVV làm tăng rủi ro cho NH.

1.2.5.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khả năng quản lý kinh doanh yếu kém

Khả năng quản lý yếu kém thể hiện ở những chiến lược sai lầm, thiếu tầm

nhìn, thiếu tập trung và thiếu kiểm soát. Do hạn chế kinh nghiệm, năng lực

chuyên môn, nên các DNNVV rất khó khăn đối phó với những biến động lớn

của thị trường, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH. Ngoài ra, quản trị nhân

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

14

Page 22: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

sự yếu kém, quản trị yếu tố đầu vào, đầu ra không hiệu quả, công tác Marketing

không được chú trọng...cũng là những biểu hiện sự yếu kém trong quản lý mà

NH cần phải xem xét để tránh rủi ro.

Tình hình tài chính DN yếu kém, thiếu minh bạch

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé là đặc điểm chung của hầu hết các

DNNVV. Ngoài ra, các DNNVV chưa chấp hành nghiêm chỉnh và trung thực

những chuẩn mực kế toán. Do vậy, sổ sách kế toán mà DNNVV cung cấp cho

ngân hàng không phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình tài chính của DN. Điều

này gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng khi phân tích khách hàng và đánh giá

khả năng trả nợ của khác hàng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các NHTM luôn

xem nặng phần tài sản đảm bảo khi quyết định cho vay với DNNVV.

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay

Khi nước ta gia nhập WTO, với chính sách phát triển kinh tế, các DNNVV

được thành lập một cách đễ dàng. Khi cấp phép thành lập DN, các cơ quan chức

năng hầu như không kiểm tra đến việc các DN đó có vốn đúng như đăng ký hay

không, không kiểm tra xem các DN đó hoạt động như thế nào. Chính vì vậy đây

là một khẽ hở để một số kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của NH. Họ cứ thành lập

DN rồi đi vay tiền NH nhưng thực chất lại không sử dụng vốn đúng mục đích,

đây là một lo ngại của NH. Ngoài ra cũng có trường hợp những DN làm ăn tốt

nhưng lại không có thiện chí trả nợ cho NH. Điều này trực tiếp gây ra rủi ro

đọng vốn hoặc mất vốn.

1.2.5.3 Các nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng không hợp lý và khảng năng phân tích tín

dụng yếu

Thể hiện ở chỗ NH quá đề cao mục tiêu lợi nhuận mà không để ý đến mục

tiêu an toàn, lành mạnh. NH quá quan tâm đến doanh số đến lợi nhuận mà đơn

giản hóa việc phân tích đánh giá khách hàng, hoặc do NH chủ trương đơn giản

hóa việc phân tích khách hàng để thu hút nhiều khách hàng đến với NH, nhưng

trong số khách hàng đó có những khách hàng không đủ khả năng thanh toán điều

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

15

Page 23: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

này làm tăng rủi ro tín dụng cho NH. Hay chính sách tín dụng của NH có thay

đổi liên tục nhưng KH vẫn chưa cập nhập kịp thời những thay đổi đó

Thiếu sự giám sát và quản lý khi cho vay

Các NH thường tập trung nhiều vào việc thẩm định trước khi cho vay mà nới

lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi NH cho vay thì

khoản vay cần quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ

là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của CBTD nói riêng và của NH nói

chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này.

Điều này do một phần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của CBTD,

một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của NH quá lạc hậu,

không cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin mà NH yêu cầu.

Cán bộ thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ

CBTD thiếu năng lực, nhiều khi chưa bắt kịp được cơ chế thị trường luôn

biến động dẫn đến hạn chế trong cho vay. Hoặc do trình độ còn hạn chế, thiếu

kinh nghiệm trong việc thẩm định, đánh giá tín dụng nên cho vay những khách

hàng có chất lượng kém. Trong một số trường hợp, là do động cơ trục lợi cá

nhân, CBTD không có thái độ thận trọng đối với vấn đề rủi ro, hoặc do thiếu

thông tin trong quá trình đưa ra quyết định cho vay. Đây là nguyên nhân chính

dẫn đến sai sót trong quá trình cấp tín dụng, dẫn đến rủi ro.

Sự hợp tác lỏng lẻo giữa các NHTM

Kinh doanh NH là một nghề đặc biệt: đi vay để cho vay và rủi ro trong kinh

doanh NH mang tính chất dây chuyền. Do vậy các NH cần phải hợp tác chặt chẽ

với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nãy sinh do yêu cầu quản lý rủi ro đối

với cùng một khách hàng khi khách hàng đó vay tiền tại nhiều NH. Nếu thiếu sự

trao đổi thông tin dẫn đến nhiều NH cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt

quá giới hạn cho phép thì rủi ro sẽ chia đều cho tất cả NH.

1.2.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV

1.2.6.1 Đối với NH

Khi RRTD xảy ra, NH bị đọng vốn hoặc mất vốn. Điều này làm giảm lợi

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

16

Page 24: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

nhuận kinh doanh tức là lợi nhuận của NH giảm tức là thu nhập giảm. Thu nhập

giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó khăn, NH mất cơ hội tìm kiếm

quan hệ với các khách hàng có chất lượng tốt, ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng

vốn của NH. Các khoản cho vay có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi của

khách hàng vẫn phải trả lãi, ngoài ra làm giảm khả năng hoàn trả các khoản tiền

gửi của khách hàng đến hạn. Điều này làm giảm uy tín của NH. Nếu mức độ xảy

ra quá nghiêm trọng, nguồn vốn của NH không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị

thiếu, lòng tin của khách hàng suy giảm thì tất yếu sẽ dẫn tới phá sản NH.

1.2.6.2 Đối với DNNVV

Tín dụng Ngân hàng là công cụ tích tụ tập trung vốn hỗ trợ cho các

DNNVV tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu. Một khi có

RRTD xảy ra, NH bị đọng vốn hoặc mất vốn do đó ảnh hưởng đến kế hoạch sử

dụng vốn của NH. NH mất cơ hội tìm kiếm thiết lập quan hệ tín dụng với các

khách hàng mới có chất lượng tín dụng tốt. Do đó các DN đó không có được

nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài một cách kịp thời gây chậm chế khó khăn trong

việc mở rộng sản xuất theo chiều rộng và theo chiều sâu, kìm hãm sự phát triển

của các doanh nghiệp có tiềm năng. Các DNNVV không có vốn cho mua sắm

máy móc thiết bị đổi mới công nghệ dẫn tới chất lượng sản phẩm không được cải

thiện, cộng với không có vốn cho mở rộng các kênh phân phối làm cho sức cạnh

tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường giảm, sức cạnh tranh của

DN vì thế cũng đi xuống.

Trong nền kinh tế, các DN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau liên hệ mật

thiết với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hoạt động của nhau. Một DN

dù không có mối quan hệ tín dụng với NH nhưng khách hàng của NH là DN

khác có quan hệ với DN này, khi DN chịu tác động do RRTD thì các DN khác

cũng chịu ảnh hưởng. Chính vì vậy mà RRTD tác động tới tất cả các DN trong

nền kinh tế.

1.2.6.3 Đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của NH liên quan đến

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

17

Page 25: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới

các TCTD khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của NH phản ánh kết quả kinh

doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức

sản xuất kinh doanh của các DN. Hoạt động kinh doanh của NH không thể có

kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác

hoạt động kinh doanh của NH sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều

rủi ro.

NHTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó được coi là mạnh máu

của nền kinh tế. RRTD gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng

như đã phân tích ở trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành nghề trong

nền kinh tế, làm suy yếu nền kinh tế.

DNNVV có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là các nước đang

phát triển như nước ra khi các DNNVV chiếm tới trên 95% các doanh nghiệp

trong nền kinh tế, hoạt động trong hầu hết các ngành nghề các lĩnh vực. Ơ nước

ta theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư thì mỗi năm các DNNVV ở Việt

Nam tạo ra khoảng 25-27% trong GDP của cả nước, 31% tổng giá trị sản lượng

công nghiệp. Khi RRTD ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của các DNNVV,

thu nhập của DN giảm, thu nhập của người lao động cũng giảm làm giảm sức

tiêu thụ của xã hội. Mặt khác, phản ứng dây chuyền giữa các DN trong nền kinh

tế là rất nguy hiểm dễ dẫn đến tình trạng suy thoái nền kinh tế.

1.3 Phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV tại NHTM

1.3.1 Khái niệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có

hoạt đông cho vay của ngân hàng. Trong nổ lực nhằm thu được lợi nhuận, các

ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, nghĩa là không thể không cho vay, mà chỉ có

thể tìm cách làm cho hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế mức tối đa những

tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro hợp lý.

Phòng ngừa là việc phòng không cho điều bất lợi xảy ra hay phòng ngừa

RRTD là không cho RRTD xảy ra khi cho vay.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

18

Page 26: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Hạn chế là việc giữ lại hay ngăn lại để không vượt quá một giới hạn nào đó.

Hạn chế RRTD là dùng các biện pháp ngăn ảnh hưởng của RRTD tác động xấu

đến hoạt động NH.

Việc phòng ngừa và hạn chế RRTD của NHTM là một việc rất quan trọng

bởi vì khi RRTD xãy ra không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế

mà còn ảnh hưởng to lớn về mặt xã hội.

1.3.2 Nội dung phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng

a) Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng NH đáp ứng

được các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành một chính

sách tín dụng cung cấp cho CBTD và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để

ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng Ngân hàng.

Nếu một chính sách tín dụng không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc

phải được tăng cường quản lý bởi lãnh đạo NH.

b) Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách

hàng về sử dụng vốn vay, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay NH.

Mục đích chính của việc phân tích tín dụng là xác định khả năng trả nợ và ý

muốn của khách hàng trong việc hoàn trả tiền vay, tìm kiếm những tình huống

có thể dẫn đến rủi ro cho NH khi cho vay và tiên lượng khả năng kiểm soát của

NH về các rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế

RRTD.

Phân tích tín dụng là khâu quan trọng trong quy trình tín dụng, là lá chắn để

phòng ngừa và hạn chế RRTD có thể xãy ra đối với NH. Dựa trên những thông

tin về khách hàng được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy (như hồ sơ vay vốn

theo quy định, phóng vấn trực tiếp khách hàng, điều tra cơ sở hoạt động sản xuất

kinh doanh, thông tin từ nội bộ NH…), NH sẽ tiến hành thẩm định khách hàng

theo hai nội dung phân tích tài chính và phân tích phi tài chính:

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

19

Page 27: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Phân tích phi tài chính: tư cách người vay, năng lực người vay, thu nhập

của người đi vay, bảo đảm tiền vay, các điều kiện, kiểm soát.

Phân tích tài chính: thường dựa vào các nhóm chỉ tiêu như chỉ tiêu thanh

khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn bẩy, nhóm chỉ tiêu nhả năng sinh lời.

c) Xây dựng hệ thống theo dõi cảnh báo sớm RRTD

Cho dù hầu hết các NH đã xây dựng một cơ chế đảm bảo an toàn tín dụng

nhưng các điều kiện cấp tín dụng có thể thay đổi theo thời gian, do đó có thể có

điều không thể tránh khỏi là một khoản tín dụng có thể gặp rủi ro. Vì vậy NH

cần xây dựng một hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những RRTD để đưa ra biện

pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thể bùng phát.

Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi

trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên

nhân từng thời kì và dự báo những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.

Để nhận dạng rủi ro nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê các dạng rủi ro

đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên

cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm đến các

hồ sơ có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, những biểu hiện,

nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro.

1.3.2.2 Các biện pháp hạn chế RRTD

Trích lập dự phòng rủi ro

NH phải lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro

chấp nhận và danh mục các khoản vay rủi ro, NH lập dự phòng. Các khoản dự

phòng được trích lập với các khoản nợ từ nhóm nợ cần chú ý đến nhóm nợ có

khả năng mất vốn theo tỷ lện tăng dần theo điều 6, 7 quyết định 493 – NHNN.

Chứng khoán hóa các khoản vay

Chứng khoán hóa các khoản vay là một phương pháp hạn chế rủi ro đơn

giản của NH. Chứng khoán hóa đòi hỏi NH phải dành riêng một số các khoản

cho vay và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên các khoản vay

đó. Khi người đi vay hoàn trả vốn và lãi vay cho NH, NH sẽ chuyển khoản thanh

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

20

Page 28: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

toán này cho người sở hữu chừng khoán nói trên. Về bản chất, các khoản cho

vay của NH đã chuyển thành chứng khoán tự do mua bán. Về phần mình, NH sẽ

nhận lại vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này để tạo ra những

tài sản mới. Việc đầu tư thông qua hoạt động chứng khoán hóa giúp NH đa dạng

hóa, giảm rủi ro, giảm các chi phí liên quan đến việc giám sát các khoản vay.

Bán các khoản vay

Các NH thường bán các khoản vay để giảm thiểu rủi ro. Thông thường bán

nợ vẫn giữ quyền phục vụ đối với các khoản cho vay được bán. Với quyền này

thì ngân hàng có thể thu nhập từ lệ phí quản lý các khoản vay từ việc thu nợ, NH

cũng đồng thời giám sát hoạt động của người đi vay tôn trọng điều kiện của hợp

đồng vay vốn. Việc bán các khoản cho vay cũng làm tăng tốc độ tăng tài sản của

NH, điều này giúp cho nhà quản lý duy trì tốt sự cần bằng giữa tăng nguồn vốn

và RRTD.

1.3.3 Các nhân tố tác động tới phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

trong cho vay DNNVV

Để việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao thì NH phải

thực hiện các biện pháp, tuy nhiên các biện pháp này cũng chịu nhiều sự tác

động bởi các yếu tố chủ quan cũng như khách quan.

1.3.3.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng

NH luôn đưa ra các công cụ để hạn chế RRTD: bao gồm chính sách tín dụng,

quy trình tín dụng, cách thức quản lý tiền cho vay của ngân hàng, chất lượng của

đội ngũ cán bộ tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng, đa dạng hóa hoạt động.

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi

phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn

để tài trợ cho các doanh nghiệp.

Mục đích của chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín

dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt RRTD.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

21

Page 29: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín

dung (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của ngân hàng

và phù hợp thông lệ quốc tế. Chính sách tín dụng xác định:

Các đối tượng có thể cho vay vốn

Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng

Những ràng buộc về tài chính

Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp

Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng.

Phương thức quản lý danh mục cho vay

Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là các bước mà CBTD cần làm khi quản lý một hợp

đồng tín dụng, nó bao gồm tất cả các quá trình từ lập hồ sơ cho vay, giải ngân,

đến lúc thu nợ cả vốn lẫn lãi. Một quy trình tín dụng đặt ra phải đảm bảo chặt

chẽ, chính xác, khoa học để giúp cho công việc của nhân viên tín dụng được

thuận tiện hơn nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Cách thức quản lý tiền cho vay của NH

Các khoản cho vay được quản lý tốt là cách thức hiệu quả nhất để hạn chế

RRTD. Các nguyên tắc quản lý tiền cho vay phải đảm bảo các yếu tố sau:

Sàng lọc giám sát: Sàng lọc khách hàng, lựa chọn NH ít rủi ro nhất và giám

sát việc sử dụng và trả nợ của khách hàng.

Quan hệ khách hàng lâu dài: Nhằm nắm bắt được các thông tin đầy đủ về

khách hàng cùng với việc giảm chi phí thu thập thông tin và chi phí giảm sát

cho NH.

Vật thế chấp và số dư bù: Vất thế chấp với khoản vay là một trong những

công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tổn thất NH phải gánh

chịu nếu trường hợp rủi ro xãy ra. Là một dạng đặc biệt của vật thế chấp, số dư

bù giúp NH giám sát người vay từ đó hạn chế rủi ro xãy ra.

Hạn chế tín dụng: Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức làm phát

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

22

Page 30: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

sinh RRTD. Để đối phó với vấn đề này, NH có thể thực hiện việc phòng ngừa và

hạn chế tín dụng theo hai cách: NH từ chối bất kì yêu cầu cho vay nào của khách

hàng hoặc NH sẵn sàng cho vay nhưng hạn chế ở dưới mục mà người vay mong

muốn.

Vốn ngân hàng và tính tương hợp ý muốn: Nguyên tắc này mang ý nghĩa

giảm bớt rủi ro cho những người gửi tiền tại NH. NH muốn tiền gửi vào NH để

biến chúng thành các khoản cho vay đem lại lợi nhuận thì đồng thời cũng phải

thỏa mãn lòng tin của người gửi tiền. Tính tương hợp ý muốn của NH và người

gửi tiền được thực hiện theo các cách: NH phải đảm bảo vốn tự có đủ lớn, hoạt

động của NH đủ đa dạng hóa, chính phủ phải đảm bảo can thiệp để làm tăng tính

tương hợp ý muốn.

Như vậy nguyên tắc quản lý tiền cho vay không chỉ có ý nghĩa khi khoản

vay đã được quyết định mà nó bao trùm toàn bộ quá trình từ khi xem xét để cho

vay tới khi các khoản vay được hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Do các nguyên tắc cho vay được thực hiện không ngoài mục đích hạn chế

RRTD nên việc NH tuân thủ và thực hiện các nguyên tắc này là các nhân tố

chính tác động tới hạn chế RRTD của NH. Nếu các nguyên tắc này được thực

hiện một cách đầy đủ, khách quan và khoa học sẽ giúp cho NH quản lý các

khoản vay một cách hiệu quả hơn, từ đó giúp giảm thiểu khả năng xãy ra RRTD.

Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, từng NH lại đưa ra các mô hình công cụ,

phương pháp khác nhau sao cho phù hợp nhất với từng NH từng đối tượng mà

khách hàng hướng tới. Cụ thể ở đây là DNNVV.

Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng

Bên cạnh việc đưa ra các công cụ chính sách quản lý tín dụng hợp lý thì

vấn đề về những con người trực tiếp thực hiện nó cũng rất quan trọng. Do vậy

chất lượng của nhân viên tín dụng là vấn đề quan trọng.

Chất lượng đội ngũ nhân viên phải đảm bảo hai yếu tố chuyên môn và đạo

đức. CBTD có chuyên môn giỏi giúp NH đưa ra chính sách tín dụng phù hợp,

quy trình tín dụng chặt chẽ, các công cụ thích hợp và thực hiện chúng một cách

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

23

Page 31: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hiệu quả từ đó sẽ giúp NH hạn chế RRTD. Đạo đức nghề nghiệp với ngành nghề

nào cũng rất quan trọng nhưng riêng đối với NH thì đặc biệt quan trọng bởi nhân

viên NH sống trong môi trường mà ở đó hành vi hàm lợi cá nhân dễ dàng xãy ra

hơn và khó phát hiện hơn. Nhân viên NH không đáp ứng đủ các điều kiện cần

thiết về mặt đạo đức nghề nghiệp thì dù NH có các chính sách tín dụng phù hợp

đến mấy thì việc hạn chế RRTD cũng không hiệu quả.

Hệ thống thông tin ngân hàng

Thông tin NH đầy đủ, chính xác và kịp thời là cơ sở để đề ra một quyết

định đùng đắn. Hoạt động NH đa dạng và phức tạp nên đều này rất quan trọng.

Trong hoạt động tín dụng, thông tin được sử dụng ở mọi thời điểm: khi xem xét

cho vay CBTD căn cứ vào thông tin người vay, phương án vay vốn…để đưa ra

quyết định cho vay. Khi khoản vay được giải ngân CBTD phải giám sát người

vay bằng các thông tin như tình hình sử dụng vốn có hợp lý không, tình hình

hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng…Như vậy thông tin có

vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một khoản vay có hiệu quả hay

không, hay nói cách khác thông tin có tính chất quyết định trong việc phòng

ngừa và hạn chế RRTD. Thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng có từ các

nguồn: hệ thống thông tin nội bộ của NH tác động tới hạn chế RRTD của NH đó

thông qua thông tin có đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín

dụng đúng đắn đồng thời giám sát món vay hiệu quả, có khả năng phát hiện sớm

các dấu hiệu có thể xảy ra RRTD. Việc NH có sẵn sàng bỏ chi phí để có được

thông tin bên ngoài hay không cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hạn

chế RRTD bởi các thông tin bên ngoài dù chính thức hay không chính thức cũng

hỗ trợ, bổ sung cho các nguồn thông tin từ nội bộ của NH trong việc ra quyết

định tín dụng cũng như sớm phát hiện dấu hiệu rủi ro.

Tính đa dạng trong hoạt động ngân hàng

Đa dạng hóa là một nguyên tắc trong hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro tín

dụng nói riêng. Tính đa dạng hóa của NH thể hiện trên các khía cạnh: NH không

chỉ có hoạt động cơ bản như huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế mà còn

có tác dụng như nghiệp vụ quản lý ngân quỹ, tư vấn quản lý quỹ đầu tư, bảo

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

24

Page 32: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hiểm…Trong hoạt động tín dụng mà cụ thể là hoạt động cho vay sự đa dạng hóa

thể hiện ở các hình thức cho vay phong phú, các ngành nghề cho vay đa dạng,

với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Sự đa dạng còn thể hiện ở các công

cụ NH đưa ra để phòng ngừa và hạn chế RRTD.

1.3.3.2 Nhân tố thuộc về khách hàng

NH thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phục vụ khách hàng, các khoản tín

dụng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì vậy

muốn hạn chế RRTD, thì NH không thể làm một mình mà còn phải nhờ sự hợp

tác từ phía khách hàng. Các yếu tố phụ thuộc về bản than người đi vay như trình

đội, năng lực quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của phương án kinh doanh

nguồn trả nợ đầu tiên cho NH, từ đó ảnh hưởng tới việc trả nợ cho NH. Trong

trường hợp phương án kinh doanh không hiệu quả thì năng lực tài chính của

người vay lại là yếu tố mang tính chất quyết định trong việc trả nợ khách hàng.

Bên cạnh đó, khách hàng có phẩm chất đạo đực tốt, vị trí xã hội quan trọng đảm

bảo dù không chắc chắn rằng khách hàng không cố tình lừa đảo NH hay chây ỳ

trong việc trả nợ. Như vậy, yếu tố thuộc về bản thân khách hàng như trình độ

quản lý, năng lực tài chính, tư cách phẩm chất đạo đức có ảnh hưởng lớn tới việc

hạn chế RRTD trong NH.

1.3.3.3 Nhân tố về môi trường

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, NH hoạt động chịu nhiều nhân tố

thuộc về môi trường kinh tế xã hội, chính trị pháp luật nói chung. Hoạt động tín

dụng của NH lại đặc biệt liên quan đến rất nhiều ngành nghề trong nền kinh tế, ở

đây chúng ta nói đến nhiều loại hình DN. Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế

RRTD chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan. Đầu tiên là sự ổn định về

tầm vĩ mô nói chung, nó bao gồm sự ổn định về chính trị, pháp luật và xã hội.

Một khi có môi trường ổn định thì không chỉ NH nói riêng mà các DN nói chung

có thể yên tâm kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả, người lại, tình hình chính

tri bất ổn, thì NH cố gắng cũng khó có thể hạn chế được RRTD.

Ngành NH chịu sự tác động trực tiếp của môi trường kinh tế. Không chỉ sự

ổn định của môi trường kinh tế mà sự phát triển kinh tế cũng đồng thời ảnh

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

25

Page 33: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hưởng rất lớn tới phòng ngừa và hạn chế RRTD của NH. Sự phát triển đa dạng

các ngành kinh tế giúp NH phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng, sự ra

đời của nhiều ngành như trung tâm thông tin, các công ty xếp hạng DN giúp NH

nắm bắt được nhiều thông tin hơn về khách hàng. Từ đó có nhiều đánh giá khách

hàng chính xác hơn nhằm nâng cao việc phòng ngừa và hạn chế RRTD. Sự phát

triển kinh tế cũng tạo điều kiện cho các công cụ nhằm đo lường, lượng hóa hay

các công cụ phái sinh nhằm hạn chế rủi ro ra đời và phát triển, giúp NH hạn chế

rủi ro nói chung và RRTD nói riêng.

Bên cạnh môi trường kinh tế, môi trường pháp luật cũng là một yếu tố rất

quan trong ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. Môi trường pháp

luật không chỉ cần phải ổn định mà riêng đối với ngành ngân hàng, ngành nhạy

cảm trong nền kinh tế, hệ thống pháp luật phải đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ. Không

chỉ khách hàng của ngân hàng được giám sát bằng pháp luật mà bản thân ngân

hàng cũng được điều chỉnh theo pháp luật.

Tóm lại phòng ngừa và hạn chế RRTD của NH chịu sự tác động từ nhiều

phía, không chỉ bản thân NH mà còn từ phía khách hàng và môi trường hoạt

động của khách hàng đặc biệt môi trường kinh tế và pháp luật. Tuy nhiên để hạn

chế RRTD được hiệu quả, bản thân NH phải đóng vai trò trung tâm, đưa ra các

biện pháp hợp lý để đảm bảo hoạt động vừa hiệu quả vừa an toàn, các yếu tố

thuộc về khách hàng hay môi trường chỉ đóng vai trò hổ trợ cho NH trong phòng

ngừa và hạn chế rủi ro nói chung và RRTD nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế

RRTD trong cho vay DNNVV. Bao gồm: tín dụng Ngân hàng đối với DNNVV,

RRTD trong cho vay DNNVV, phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay

DNNVV. Đi đến khẳng định: Hoạt động tín dụng của các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều

rủi ro, RRTD trong cho vay DNNVV là một loại rủi ro phổ biến, gây hậu quả nặng nề,

tác động đến không những đến NH, DN mà cả nền kinh tế. Vì vậy, công tác phòng

ngừa và hạn chế RRTD được xác định là công tác quan trọng hàng đầu trong hoạt

động quản trị điều hành của các NHTM và được các NHTM đặc biệt quan tâm.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

26

Page 34: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD TRONG

CHO VAY DNNVV TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH

HOÀNG QUỐC VIỆT

2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Quân Đội Chi

nhánh Hoàng Quốc Việt

2.1.1 Quá trình hình thành và phát trển của NHTMCP Quân Đội chi

nhánh Hoàng Quốc Việt

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) được thành lập theo quyết định số

00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của UBND Thành phố Hà Nội và hoạt động

theo giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của NHNN Việt Nam với thời

gian hoạt động là 50 năm. Qua 19 năm phát triển, MB khẳng định được tên tuổi

và vị trí của mình trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. MB có các cổ đông

chính là các tổ chức thuộc các lĩnh vực công nghiệp, tài chính ngân hàng, dịch

vụ và gần 8.000 cổ đông cá nhân khác. Hiện nay vốn điều lện của MB là 10.000

tỷ đồng. MB đã và đang trở thành một tập đoàn Tài chính – Ngân hàng lớn mạnh

tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm 31/08/2011 MB có 163 chi nhánh và các điểm giao dịch

với khoảng 4000 cán bộ công nhân viên. MB có 5 công ty con và 3 công ty liên

kết tính đến thời điểm hiện tại. Thêm vào đó, MB cũng chú trọng mở rộng quan

hệ hợp tác quốc tế với gần 700 ngân hàng đại lý trên 75 quốc gia.

Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt (MB - Hoàng

Quốc Việt) được thành lập 20/11/2002, Chi nhánh Hoàng Quốc Việt thành lập

ngày 20/11/2002, ban đầu là phòng giao dịch (PGD) trực thuộc chi nhánh Điện

Biên Phủ. Trong suốt 5 năm hoạt động là chi nhánh cấp 2, PGD Hoàng Quốc

Việt luôn cố gắng mở rộng mối quan hệ với khách hàng và tạo được một lượng

khách hàng lớn trên địa bàn. Với sự phát triển lớn mạnh, PGD Hoàng Quốc Việt

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

27

Page 35: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

chuyển thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc hội sở, theo giấy chứng nhận đăng kí

kinh doanh số 0113016536 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày

03/4/2007. Chi nhánh có trụ sở tại 126 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.

Tính đến năm 2011, MB - Hoàng Quốc Việt có 3 phòng giao dịch là Từ Liêm,

Nam Thăng Long và Trần Quý Kiên với tổng số 80 cán bộ nhân viên.

Địa bàn hoạt động hiện tại của MB - Hoàng Quốc Việt là khu vực có nhiều

cơ quan, nhà máy, văn phòng đại diện nước ngoài và dân cư phát triển. Trên trục

đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, trong tương lai gần sẽ kéo thẳng xuyên dọc Hà

Tây thẳng với con đường vào Khu công nghiệp Nam Thăng Long. Men dọc

tuyến đường “tương lai” này, tại đầu Hà Nội hiện đã, đang triển khai khu đô thị

Thành phố Giao lưu, xa hơn một chút về phía Hà Tây là dự án nhà vườn sinh

thái The Phoenix Garden và hàng loạt dự án nhà ở, sinh thái, khu đô thị khác.

Với xu hướng này, MB - Hoàng Quốc Việt đang có những cơ hội rất rốt để phát

triển lên một tầm cao mới.

MB - Hoàng Quốc Việt cũng như toàn hệ thống MB, hoạt động với sứ

mệnh dành mọi nổ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vu,

tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, cá nhân những giải

pháp tài chính – ngân hàng không ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ

mãn. Trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng đa dạng hóa các sản

phẩm, dịch vụ với công nghệ hiện đại và ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ

của mình. Đồng thời Chi nhánh luôn theo sát thị trường để tìm ra những cơ hội

kinh doanh cũng như chú ý tăng cường lực lượng cán bộ công nhân viên nhằm

mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Hiện tại, khách hàng của MB - Hoàng Quốc Việt phần lớn là các doanh

nghiệp truyền thống trong ngành xây lắp, và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và

vừa. Các khách hàng còn lại của Chi nhánh có hoạt động kinh doanh trên nhiều

lĩnh vực.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

28

Page 36: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hoàng Quốc Việt

(Nguồn: Phòng hành chính MB – Hoàng Quốc Việt)[4]

Về cơ cấu tổ chức thì bao gồm các phòng ban: Phòng giám đốc, phòng phó

giám đốc, Phòng quan hệ khách hàng, Phòng hành chính tổng hợp. Mỗi phòng

ban có nhiệm vụ riêng và đều nhằm mục đích chung là đưa Chi nhánh nói riêng

và NHTMCP Quân đội nói chung ngày một phát triển.

Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh thực hiện việc quản lý

và quyết định những vấn đề về cán bộ, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Chi

nhánh.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

Phòng kế toán và dịch

vụ khách hàng

Quầy quỹ

chính

Giám đốc

Phó Giám đốc

PGD Từ Liêm, Phạm Văn Đồng, Trần Quý

Kiên

Phòng quan hệ khách

hàng

Phòng hành chính tổng

hợp

Khách hàng

cá nhân

Khách hàng doanh nghiệp

Hỗ trợ QHKH

Quầy chăm sóc

khách hàng

Quầy khách

hàng cá nhân

Quầy tiết

kiệm

Quầy thanh toán

29

Page 37: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Phó giám đốc: Hỗ trợ hoạt động của giám đốc, thực hiện quản lý một số

hoạt động dưới sự phân công của giám đốc.

Phòng quan hệ khách hàng: Giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, cá

nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan

đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng theo hướng dẫn quy chế cho vay

của NHTMCP Quân đội.

Hỗ trợ quan hệ khách hàng: Lập hợp đồng tín dụng, hoàn tất hồ sơ thế chấp

tài sản đảm bảo, cầm cố, thực hiện giải ngân, các thủ tục lưu kho quỹ và giải

chấp tài sản đảm bảo. Theo dõi khoản vay, thu gốc và lãi, lập báo cáo, kiểm tra

tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng

Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng: Là phòng thực hiện nghiệp vụ trực

tiếp giao dịch với khách hàng, các công việc liên quan quản lý tài chính. Thực

hiện công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, giao dịch với khách hàng theo

đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch tán các nghiệp vụ có liên quan.

+ Quầy quỹ chính: Là nơi thu chi tiền mặt cho các quầy cá nhân, quầy tiết

kiệm, quầy thanh toán.

+ Quầy cá nhân: Phục vụ những khách hàng cá nhân mở tài khoản tại Chi

nhánh và thông qua tài khoản đó để thanh toán cho hoạt động đầu tư, tiêu dùng,

làm thẻ tín dụng…

+ Quầy tiết kiệm: Phục vụ khách hàng đến gửi tiết kiệm, có các loại kỳ hạn,

các loại tiền khác nhau với lãi suất phù hợp với lãi suất thị trường.

+ Quầy thanh toán: Thanh toán các khoản tiền nhận chuyển từ nước ngoài

hoặc chuyển tiền đi nước ngoài, thanh tóan ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…

Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện quản lý trang thiết bị máy móc…

tham mưu cho giám đốc tổng hợp xây dựng kế hoạch kinh doanh. Đào tạo cán

bộ tại Chi nhánh, thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ cho hoạt động

kinh doanh, thực hiện cụng tác bảo vệ anh ninh toàn Chi nhánh.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

30

Page 38: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại MB - Hoàng Quốc Việt

Tại Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ chính như: Huy động vốn thông qua

hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi

thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư trong nước và nước ngoài bằng đồng

Việt Nam hoặc ngoại tệ; phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ

phiếu, các hình thức huy động vốn khác; cấp tín dụng gồm có tín dụng ngắn hạn,

trung và dài hạn, trong đó chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Ngoài ra có các hoạt

động khác như cung ứng dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng gồm: Bảo lãnh thanh

toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp

đồng…; kinh doanh ngoại tệ; cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước và nước

ngoài.

Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng diễn ra trong bối cảnh nền

kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng kinh tế kéo theo là sự sụp đổ

của hệ thống ngân hàng lớn trên thế giới, kinh tế trong nước phát triển chưa ổn

định và chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài. Để thực hiện tốt các

chương trình hành động của NHTMCP Quân đội đề ra, MB - Hoàng Quốc Việt

đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào các kết quả chung của

toàn hệ thống. Các kết quả kinh doanh chủ yếu qua 3 năm 2009, 2010, 2011

được thể hiện trên các mặt sau:

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM. Vì

vậy một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của MB - Hoàng

Quốc Việt là đẩy mạnh công tác huy động vốn. Với những thế mạnh của mình

như uy tín, mạng lưới rộng, thái độ phục vụ nhiệt tình nhanh gọn, chính xác, thủ

tục thuận lợi, hình thức huy động vốn phong phú, chi nhánh ngày càng thu hút

được nhiều khách hàng đến giao dịch, kết quả là nguồn vốn của chi nhánh luôn

tăng trưởng ổn định.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

31

Page 39: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiềnTỷ

trọng(%)

Số tiềnTỷ

trọng(%)

Tăng trưởng

(%)Số tiền

Tỷ trọng(%)

Tăng trưởng

(%)Tổng vốn huy

động969.780 100 1.202.621 100 24,01 1.559.200 100 29,65

Theo khách hàng

Tiền gửi dân cư

662.941 68,36 870.216 72,36 31,27 1.185.303 76,02 36,21

Tiền gửi TCKT

237.790 24,52 260.937 21,70 9,73 296.715 19,03 13,71

Tiền gửi khác 69.049 7,12 71.468 5,94 3,50 77.182 4,95 8,00Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn đến 12 tháng

764.836 78,87 968.831 80,56 26,67 1.335.142 85,63 37,81

Trên 12 tháng 204.944 21,13 233.790 19,44 14,08 224.058 14,37 -4,16

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB – Hoàng Quốc Việt)[4]

Bảng 2.1 cho thấy quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng không

ngừng được tăng lên. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động là 969.780 triệu

đồng. Đến năm 2010, kinh tế trong nước duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và

cải thiện dần qua các quý. Ngày công nghiệp phục hồi một cách ấn tượng, ngành

nông nghiệp, dịch vụ cũng dần phục hồi. Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng

mạnh. Thêm vào đó, NHNN điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ

để tăng lượng cung tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông. Dựa trên những điều

kiện đó, MB – Hoàng Quốc Việt đã đẩy mạnh hoạt động Marketing, PR, có

những chính sách phù hợp với những biến động nền kinh tế, do đó tổng nguồn

vốn huy động năm 2010 tăng 24,01% đạt mức 1.202.621 triệu đồng. Năm 2011,

tình hình trên thụ trường tiền tệ nói riêng và thị trường tài chính có những biến

động lớn hơn và đem đến nhiều rủi ro hơn cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt đe

dọa đến khả năng thanh khoản của các NHTM. Trong bối cảnh lạm phát ngày

càng tăng cao và chính phủ áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

32

Page 40: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

phát đưa mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu, thậm chí hi sinh cả việc tăng

trưởng. Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng vững mạnh của MB – Hoàng Quốc

Việt, tổng huy động đạt con số khá cao 1.559.200 triệu đồng, tăng trưởng

29,65%. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng thì tiền gửi dân cư

chiếm tỷ trọng lớn (trên 65%), tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh cả về

số lượng và tỷ trọng. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn thì các khoản tiền gửi

không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, trung bình chiếm 70 %

trong tổng vốn huy động. Đặc biệt, do sự biến động của nền kinh tế, lạm phát

tăng cao, các khoản tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng năm 2011 giảm 4,16 % so

với năm 2010.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Cùng với huy động vốn thì hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu

quả mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tồn tại và phát triển.

Nguồn vốn huy động về phải được sử dụng hiệu quả, không bị ứ đọng hay gặp

rủi ro mất vốn. Vì vậy, các hoạt động sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng

luôn được ngân hàng coi trọng và phát triển với mục tiêu an toàn, hiệu quả.

Bảng 2.2. Dư nợ giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiềnTỷ

trọng(%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Tăng trưởng

(%)Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tăng trưởng

(%)Dư nợ

cho vay570.112 100 717.122 100 25,79 890.880 100 24,23

Theo khách hàng

Cá nhân 138.879 24,36 149.520 20,85 7,66 169.445 19,02 13,33Tổ chức kinh tế

431.233 75,64 567.520 79,15 31,60 721.435 80,98 27,12

Theo kỳ hạn

Ngắn hạn

441.267 77,40 535.547 74,68 21,37 729.274 81,86 36,17

Trungvà dài hạn

128.845 22,60 181.575 25,32 40,93 161.606 18,14 -11,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB-Hoàng Quốc Việt)[4]

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

33

Page 41: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Dư nợ cho vay của ngân hàng tăng khá cao so với các năm. Năm 2009 dư

nợ cho vay đạt 570.112 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 717.122 triệu đồng, năm

2011 đạt 890.880 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng tín dụng từng năm lần lượt là

25,79%, 24,23%. Cho vay tổ chức kinh tế chiểm tỷ trọng lớn từ 75% đến 80%,

tỷ lệ này cao trong cơ cấu cho vay. Cho vay các tổ chức kinh tế đem lại nguồn

lợi nhuận lớn và lượng khách hàng bền vững. Tuy nhiên việc tập trung cho vay

tổ chức kinh tế hay cho vay doanh nghiệp sẽ gia tăng rủi ro nếu công tác thẩm

định tín dụng không tốt hoặc có biến động kinh tế xảy ra. Năm 2010 tốc độ tăng

dư nợ cho vay là 25,79%, tốc độ tăng khá cao là do năm 2010 chính phủ cho

phép ngân hàng thực hiện các khoản vay theo lãi suất thỏa thuận. Năm 2011 tốc

độ tăng dư nợ cho vay đạt 24.23% thấp hơn so với năm 2010 nhưng vẫn đạt mức

cao so với trung bình chung của toàn ngành ngân hàng.

Trong cơ cấu dư nợ, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2009 là

77.40%, năm 2010 là 74.68%, năm 2011 là 81.86%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn

tăng qua các năm và đến năm 2011 đạt lớn nhất. Điều này là do ảnh hưởng của

suy thóa kinh tế và do lãi suất biến động lớn trong những năm qua.

2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh khác

MB – Hoàng Quốc Việt không chỉ tập trung vào hoạt động huy động vốn,

cho vay mà còn liên tục phát triển các hoạt động khác của một NH hiện đại: kinh

doanh vàng ngoại tệ, hoạt động thanh tóan, hoạt động bảo lãnh, dịch vụ thẻ

thanh toán… Liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần khẳng

định hệ thống ngân hàng cả trong và ngoài nước

Nghiệp vụ bảo lãnh

Bảo lãnh là sản phẩm ngân hàng được cung cấp thương xuyên cho các

doanh nghiệp tại MB – Hoàng Quốc Việt. Hoạt động bảo lãnh của đơn vị gồm:

Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hiểm, bảo lãnh

thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán… Đến cuối năm 2011 chi nhánh đó phát

hành 546 món bảo lãnh trong nước với tổng số tiền là 168 tỷ đồng, tăng 94 món

so với năm trước, về giá trị tăng 49 tỷ đồng, 16 món bảo lãnh nước ngoài với số

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

34

Page 42: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

tiền 435.655 USD.

Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ

Vàng và ngoại tệ là một trong những kênh đầu tư của chi nhánh. Trong 3

năm qua kênh đầu tư này đó những kết quả khả quan, lợi nhuận liên tục tăng

trong 3 năm qua. Lợi nhuận năm 2009 đạt 1,2 tỷ đồng, năm 2010 lợi nhuận đạt

1,4 tỷ đồng và năm 2011 lợi nhuận tăng lên 1,65 tỷ đồng. Trong ba năm qua diễn

biến vàng, ngoại tệ biến đổi không ngừng và khó dự báo.

Hoạt động thanh toán

Dịch vụ thanh toán quốc tế: Năm 2011 doanh số thanh toán hàng xuất khẩu

đạt 3,67 triệu USD, thanh toán hàng nhập khẩu đạt 6,12 triệu USD.

Dịch vụ chuyển tiền, thu chi nội bộ: Tổng thu phí dịch của chi nhánh năm

2011 đạt 1.657 tỷ đồng. Thanh toán không dùng tiền mặt đạt 34.678 tỷ đồng,

thanh toán dựng tiền mặt đạt 965 tỷ đồng.

2.1.2.4 Kết quả kinh doanh

Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn suy thoái, nền kinh tế trong

nước biến động phức tạp, mức độ cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay

gắt, khốc liệt. Với sự chỉ đạo sâu sắc, quyết liệt của ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực

hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh đó hoàn thành chỉ tiêu kế

hoạch năm, hoạt động kinh doanh duy trì ổn định và phát triển. Điều này được

thể hiện qua bảng kết quả kinh doanh sau:

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2009

Năm 2010 Năm 2011

Số tiềnChênh lệch

Số tiềnChênh lệch

Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 143.458 185.089 41.631 29,02 232.177 46.088 25,44

Chi phí 120.916 154.845 33.929 28,06 195.275 40.430 26,11

Lợi nhuận trước thuế 22.542 30.244 7.702 34,17 36.902 6.658 22,01

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB-Hoàng Quốc Việt)[4]

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

35

Page 43: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, bước sang năm 2009 và năm 2010

nền kinh tế đó có bước chuyển mình tốt, nền kinh tế khởi sắc, hoạt động kinh

doanh của chi nhánh có những thuận lợi hơn. Điều này thể hiện ở kết quả kinh

doanh của chi nhánh năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt 30.244 tỷ đồng tăng

34,17%. Sang năm 2011 do sự biến động lãi suất chi nhánh đã không giữ được

mức tăng trưởng cao như trước cụ thể lợi nhuận trước thuế đạt 36.902 tỷ đồng

tăng 22,01%.

Mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí: Năm 2010 chi nhánh đã làm tốt công

tác quản lý chi phí thể hiện ở tốc độ tăng chi phí là 28,06% thấp hơn so với tốc

độ tăng thu nhập là 29,02%, điều này làm cho lợi nhuận chi nhánh năm 2010

tăng mạnh đạt 34,17%. Tuy nhiên sang năm 2011 do sự biến động mạnh của lãi

suất, và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn giữa các ngân hàng, công tác quản

lý chi phí đó không được tốt như năm 2010. Điều này thể hiện ở mức tăng chi

phí 26,11% và cao hơn so với mức tăng thu nhập 25,44% làm cho tốc độ tăng

của lợi nhuận giảm còn 22,01%.

2.2 Thực trạng phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV

tại NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1 Tình hình về hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP

Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1.1 Số doanh nghiệp vay vốn tại MB – Hoàng Quốc Việt

Từ khi thành lập năm 2002 chi nhánh đã xác định khách hàng mục tiêu là

các DNNVV, ngân hàng luôn luôn có những định hướng rõ ràng để phát triển

nhóm khách hàng này. Chi nhánh đã đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay DNNVV

phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Ta có bảng số liệu số lượng DNNVV

có quan hệ kinh doanh với chi nhánh:

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

36

Page 44: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Bảng 2.4. Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh năm 2009-

2011

Đơn vị: Số doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số

lượng

Tỷ

trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ

trọng

(%)

Tăng

trưởng

(%)

Số

lượng

Tỷ

trọng

(%)

Tăng

trưởng

(%)

Tổng DN 285 100 313 100 9,82 302 100 -3,51

DN lớn 75 26,32 80 25,56 6,67 72 23,84 -10

DNNVV 210 73,68 233 74,44 10,95 230 76,16 -1,29

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB –Hoàng Quốc Việt)[4]

Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh được giữ tương

đối ổn định. Đây là nỗ lực lớn của toàn thể nhân viên chi nhánh trong việc tìm

kiếm và quan hệ với khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2011 do có biến động

lãi suất mạnh dẫn đến số lượng doanh nghiệp đến vay vốn của chi nhánh giảm

nhẹ. Đây là ảnh hưởng của tình hình lãi suất đến tất cả các ngân hàng. Trong cơ

cấu khách hàng doanh nghiệp vay vốn ở chi nhánh có thể nhận thấy số lượng

DNNVV chiếm tỉ lệ lớn khoảng 75%. Điều này khẳng định vai trò của DNNVV

trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Trong những năm tới chi nhánh vẫn tiếp

tục có định hướng cho vay DNNVV rõ ràng, đưa bộ phận khách hàng DNNVV

vẫn là bộ phận khách hàng chiến lược.

2.2.1.2 Dư nợ tín dụng đối với DNNVV

Sau năm 2008 khủng hoảng kinh tế, bước sang 2009, 2010, 2011 nền kinh

tế đó có những tín hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp cũng kế hoạch mở rộng sản

xuất kinh doanh. Chi nhánh đó mở rộng cho vay các doanh nghiệp nói chung và

DNNVV.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

37

Page 45: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Bảng 2.5. Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với DNNVV

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm2010

Năm2011

Số tiền Số tiềnTăng

trưởng(%)

Số tiềnTăng

trưởng(%)

Doanh số cho vay DNNVV

894.387 1.174.509 31,32 1.421.860 21,06

Doanh số thu nợ DNNVV

800.512 1.073.166 34,06 1.358.413 26,58

Dư nợ cho vay DNNVV

316.858 418.201 31,98 481.648 15,17

Dư nợ cho vay DNNVV/Tổng dư nợ

55,58 58,32 54,06

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB – Hoàng Quốc Việt)[4]

Biểu đồ 2.1 Doanh số cho vay DNNVV Đơn vị: triệu đồng

Nhìn chung ta thấy hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh có chiều

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

38

Page 46: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hướng phát triển tốt. Thể hiện ở doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho

vay tăng dần qua các năm. Doanh số cho vay năm 2010 là 1.174 tỷ đồng tăng

31,32% so với năm 2009, năm 2011 doanh số cho vay đạt 1.422 tỷ đồng tăng

21,06%. Dư nợ cho vay DNNVV năm 2010 đạt 418 tỷ đồng tăng 31,98%, năm

2011 dư nợ cho vay đạt 482 tỷ đồng tăng 15,17%.

Năm 2010 chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, lãi suất cơ bản dao động khoảng

8% đến 9%, lãi suất cho vay tăng lên dao động khoảng 14.5% đến 18%, điều này

làm cho việc cho vay của ngân hàng gặp khó khăn hơn, các DNNVV cũng khó

tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên theo thông tư số 07/2010/TT-

NHNN ngày 26/02/2010 và thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/04/2010,

ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng được cho vay với lãi suất thỏa

thuận. Vận dụng quy định cộng với nỗ lực tìm kiếm và quan hệ khách hàng của

nhân viên chi nhánh MB - Hoàng Quốc Việt đã làm cho hoạt động cho vay của

chi nhánh tăng trưởng khá cao, các chỉ tiêu dư nợ cho vay, doanh số cho vay

tăng với tỉ lệ khá cao.

Năm 2011,nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 thực hiện chính sách

tiền tệ thắt chặt, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính

sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ

tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng

15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh,

nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa;

giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh

vực bất động sản, chứng khoán. Dưới tác động của nghị quyết 11 của chính phủ,

mặt bằng lãi suất huy động lên đến 14% đến 20% điều này làm cho mặt bằng lãi

suất cho vay lên đến hơn 20%. Với mức lãi suất cho vay quá cao như vậy đó làm

cho số lượng DNNVV đến vay vốn giảm, tuy nhiên doanh số cho vay và dư nợ

cho vay vẫn có mức tăng trưởng khá. Điều này có được là nhờ một phần nỗ lực

tìm kiếm khách hàng và quan hệ khách hàng của nhân viên chi nhánh.

Xét chỉ tiêu dư nợ cho vay DNNVV/ tổng dư nợ, dư nợ cho vay DNNVV

luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (trên 50%) đó thể hiện được tầm quan

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

39

Page 47: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

trọng của nhóm khách hàng này đối với ngân hàng. Trong thời gian tới ngân

hàng cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm khách hàng này tiếp

cận nguồn vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần chú ý tới công tác

thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Như vậy ngân hàng cần tiếp tục đưa

ra và thực hiện tốt hơn các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.1.3 Cơ cấu dư nợ trong cho vay đối với DNNVV

a) Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiềnTỷ

trọng(%)Số tiền

Tỷ trọng(%)

Số tiềnTỷ

trọng(%)

Dư nợ ngắn hạn 252.123 79,57 322.976 77,23 399.767 83,00

Dư nợ trung-dài hạn 64.735 20,43 95.225 22,77 81.881 17,00

Dư nợ DNNVV 316.858 100 418.201 100 481.648 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB - Hoàng Quốc Việt)[4]

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo kì hạn Đơn vị: Triệu đồng

Trong cơ cấu dư nợ của MB - Hoàng Quốc Việt nói chung và cơ cấu dư nợ

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

40

Page 48: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

đối với nhóm khách hàng DNNVV nói riêng, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ

trọng lớn. Điều này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ ngắn hạn qua các năm 2009-2011

lần lượt là 79,57%; 77,23%; 83%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn rất nhỏ.

DNNVV vay vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh lưu động, trong

khi vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài. Vay ngắn hạn quay vòng

vốn nhanh, cập nhập lãi suất nhanh hơn nhiều so với điều chỉnh. NH ngại cho

vay trung dài hạn vì phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của

mình.

b) Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Cùng với việc đa dạng hóa cho vay DN thuộc các thành phần sở hữu khác

nhau, MB - Hoàng Quốc Việt còn thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế.

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Ngành

nghề

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiềnTỷ

trọng(%)Số tiền

Tỷ

trọng(%)Số tiền

Tỷ

trọng(%)

Nông

nghiệp38.308 12,09 45.542 10,89 65.598 14,45

Công

nghiệp210.932 66,57 271.329 64,88 315.964 64,77

Thương

mại,

dịch vụ

67.618 21,34 101.330 24,23 100.086 20,78

Dư nợ

DNNVV316.858 100 418.201 100 481.648 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB – Hoàng Quốc Việt)[4]

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

41

Page 49: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Dư nợ cho vay DNNVV của ngân hàng tăng trưởng cả ở ba ngành kinh tế:

nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Trong đó ngành công nghiệp

chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 65%, tiếp đến ngành thương mại với tỷ trọng

khoảng 20%, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Sở dĩ ngành công

nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất là do địa bàn huyện Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa

thuộc loại cao nhất thủ đô, rất nhiều công ty xây dựng, chế biến, sản xuất,

thương mại đến vay vốn tại NH. Trong năm 2011 thực hiện nghị quyết 11 của

chính phủ, NH đã ưu tiên cho vay các ngành nông nghiệp, sản xuất, hạn chế cho

vay các ngành phi sản xuất. Điều này thể hiện tỉ trọng cho vay ngành nông

nghiệp tăng từ 10,89% năm 2010 lên đến 14,45% năm 2011, tỉ trọng cho vay

ngành thương mại dịch vụ giãm từ 24,23% năm 2010 xuống còn 20,78% năm

2011.

c) Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay

Trong thực tế, ngoài các doanh nghiệp lớn, hộ sản xuất nông nghiệp vay từ

10 triệu trở xuống và các khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm với NH

thì các doanh nghiệp còn lại đều phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay. Đặc

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

42

Page 50: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

biệt cho vay các DNNVV có rủi ro nhiều hơn so với cho vay DN lớn, nên phần

lớn các DNNVV vay vốn tại NH đều phải có tài sản đảm bảo.

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Dư nợ DNNVV có tài

sản đảm bảo289,418 91.34 395,910 94.67 473,219 98.25

Dư nợ DNNVV không

có tài sản đảm bảo27,440 8.66 22,291 5.33 8,429 1.75

Dư nợ DNNVV 316,858 100 418,201 100 481,648 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB – Hoàng Quốc Việt)[4]

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay

Đơn vị: Triệu đồng

Tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro bị mất vốn do khách hàng không thể

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

43

Page 51: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

trả được nợ. Đặc biệt qua cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, ngân hàng càng

đẩy mạnh hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, tránh cho ngân hàng rơi vào

khủng hoảng có thể phá sản do mất vốn từ các khoản vay không có tài sản đảm

bảo. Chỉ một số DNNVV do kinh doanh hiệu quả, ổn định, có tín nhiệm cao với

ngân hàng nên được NH xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc có tài

sản đảm bảo một phần. Qua các năm dư nơ các DNNVV có tài sản đảm bảo lần

lượt là 289.418 tỷ đồng, 395.910 tỷ đồng, 473.219 tỷ đồng chiếm 91,34%;

94,67%; 98,25% trên tổng dư nợ cho vay DNNVV.

2.2.1.4 Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNNVV

Mục tiêu của tất cả các NH cũng như các doanh nghiệp đều là gia tăng lợi

nhuận và đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định. NH muốn nâng cao hiệu quả

cho vay DN nói chung và DNNVV nói riêng cũng không nằm ngoài mục đích

gia tăng lợi nhuận.

Bảng 2.9. Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiềnTăng trưởng (%)

Số tiềnTăng

trưởng (%)

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV

55.353 80.069 44,65 105.254 31.46

Thu nhập từ hoạt động cho vay 111.690 141.316 26,53 176.454 24.86

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV/ Thu nhập từ hoạt

động cho vay(%)49,56 56,66 59,65

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV/ Dư nợ cho vay

DNNVV (%)17,47 19,15 21,85

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB-Hoàng Quốc Việt)[4]

Qua bảng số liệu 2.9 trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

44

Page 52: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

của MB – Hoàng Quốc Việt đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 thu nhập

từ hoạt động cho vay DNNVV đạt 80.069 triệu đồng tăng 44,64%, năm 2011 thu

nhập từ hoạt động cho vay DNNVV đạt 105.254 triệu đồng với tốc độ tăng là

31,46%

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV trong thu nhập từ hoạt

động cho vay tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 tỷ trọng thu nhập hoạt

động cho vay DNNVV chiếm 56,66% trong thu nhập từ hoạt động cho vay tăng

7,1% so với năm 2009, năm 2011 tỷ trọng nay tăng lên tới 59,65%. Điều này

chứng tỏ vai trò càng ngày càng quan trọng của cho vay DNNVV.

Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV: Thu nhập cho

vay DNNVV/ Dư nợ cho vay DNNVV biến động tăng dần qua 3 năm. Năm

2009 tỉ lệ này là 17,47% chứng tỏ khả năng sinh lời của đồng vốn còn thấp, đến

năm 2010 tỉ lệ này tăng lên 19,15%, năm 2011 tỉ lệ này được nâng lên 21,85%.

Có sự gia tăng tỉ lệ này là do mặt bằng lãi suất cho vay năm 2010 đã tăng so với

năm 2009, đặc biệt năm 2011 mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh.

2.2.2 Thực trạng phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV

tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.2.1 Công tác phòng ngừa RRTD

a) Chính sách tín dụng

Chi nhánh tuân thủ nghiêm túc và linh hoạt chính sách tín dụng do Ngân

hàng TMCP Quân Đội đưa ra. Chính sách tín dụng ở MB được thiết lập nhằm

các mục đích:

Đinh hướng hoạt động cấp tín dụng theo mục tiêu chiến lược của MB

trong từng thời kì.

Để hoạt động cấp tín dụng của MB được thực hiện trong khuôn khổ pháp

luật.

Xác định những rủi ro tín dụng mà MB chấp nhận hoặc không chấp nhận

Xác định giới hạn mà hoạt động cấp tín dụng phải tuân thủ

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

45

Page 53: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Công khai các quy định cấp tín dụng của MB cho khách hàng biết nhằm

tiết kiệm thời gian và hạn chế các tiêu cực trong quá trình cấp tín dụng.

Chính sách cấp tín dụng được áp dụng theo nguyên tắc:

CSTD chỉ nêu ra những nguyên tắc và chuẩn mực căn bản trong hoạt

động cấp tín dụng, do vậy nó sẽ được hỗ trợ bằng những sản phẩm, quy trình chi

tiết để các đơn vị trức thuộc MB có thể áp dụng Chính sách tín dụng vào thực tế

công việc hàng ngày.

Chính sách tín dụng là cơ sở để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách

hàng, do vậy những người làm công tác cấp tín dụng và liên quan đến hoạt động

cấp tín dụng phải biết và hiểu rõ chính sách tín dụng của MB.

b) Quy trình tín dụng trong cho vay DNNVV tại chi nhánh

Quy trình cho vay DNNVV cũng tuân thủ theo quy trình tín dụng chung

của ngân hàng Quân đội.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

46

Page 54: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay theo mức phán quyết tại chi nhánh

QHKH TĐTD HTQHKH GĐ/PGĐ chi nhánh

1.T

hẩm

địn

hvà

xét

d

uyệ

t cấ

p t

ín d

ụn

g2.

Hoà

n t

hiệ

n h

ồ sơ

, ký

hợ

p đ

ồng

3.G

iải n

gân

/ph

át h

ành

th

ư b

ảo lã

nh

/TT

QT

4.Q

uản

lý k

hoả

n v

ay,

thu

hồi

tín

dụ

ng

5.X

ử lý

nợ

qu

á h

ạn

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

Họp bàn phương án xử lýKhi có nợ quá hạn, đề nghị thực hiện nghĩa vụ BL, QHKH, Thẩm định tín dụng khoản vay, HTQHKH họp bàn phương án xử lýThẩm định tín dụng lập Báo cáo trình Cấp có thẩm quyền (thông thường nợ nhóm 2 do Chi nhánh giải quyết, nợ nhóm 3-5 do Khối QTRR chủ trì)QHKH, Thẩm định tín dụng, Ban giám đốc làm việc với khách hàng (Thẩm định tín dụng chủ trì quá trình xử lý nợ)Nợ xấu được chuyển sang AMC theo quy định của quản lý nợ xấu của MB hoặc do Khối QTRR đề xuất xét duyệt từng trường hợp.

Tiếp nhận hồ sơ KH (1.1)

Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệtHọp 3 bên để thống nhất các điều kiện, điều khoản của hợp đồng theo phê duyệt (nếu cần)

QHKH thông báo cho KH nội dung phê duyệtQHKH bổ sung hồ sơ theo yêu cầu phê duyệt (nếu có)HTQHKH soạn HĐ, văn bản trình cán bộ kiểm soát (2.1)

Giới thiệu KH với HTQHKH để phối hợp (2.2)

Ký HĐ với KH

Thực hiện nhận và quản lý TSBĐ (2.2)

Ký HĐ, văn bản (2.2)

Ký hồ sơ

Nhận & lập hồ sơ giải ngânHoặc soạn, phát hành thư BLThực hiện nghiệp vụ TTQT (3.1)

Giải ngân/Phát hành thư BL

Nhập thông tin vào hệ thống

Lưu hồ sơ (3.2)

Tiếp nhận thông tin, tình hình giải ngân/phát hành thư BL/LC

Phối hợp với HTQHKH kiểm tra sau giải ngân, tình hình KH

Chăm sóc KH

Bán chéo sản phẩm

Phối hợp HTQHKH nhắc nợ khi đến hạn, giải quyết các vấn đề phát sinh

Quản lý tài khoản

Theo dõi các điều kiện phê duyệt, quản lý sau cấp tín dụng

Nhắc nợ gốc, lãi đến hạn, đối chiếu thu nợ gốc lãi

Giải quyết các vấn đề phát sinh

Đánh giá lại TSBĐ theo yêu cầu

Thanh lý HĐBL/TSBĐ

Báo cáo đánh giá KH (1.2)

Thẩm định tín dụng (1.3)

Thẩm định TSBĐ (1.4) Xét duyệt

(1.5)

47

Page 55: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Quy trình cho vay này đã đưa ra được các thủ tục cần thiết để có thể áp

dụng cho bất kỳ khoản vay nào. Quy trình vừa phát huy tính chuyên môn hóa

của từng bộ phận vừa đảm bảo một sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ. Từ đó

giúp cho việc thực hiện công việc của các bộ phận, phòng ban được dễ dàng và

nhanh chóng và giúp nâng cao công tác quản trị rủi ro cũng như chất lượng dịch

vụ của chi nhánh. (Diễn giải quy trình ở phần phụ lục)

c) Phân tích và thẩm định tín dụng

Phân tích và thẩm định tín dụng là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quy

trình tín dụng. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc

phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Phân tích tín dụng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để quyết

định cho vay, theo đó NH chỉ cho vay khi đánh giá khách hàng có khả năng trả

được nợ. Phương pháp phân tích và thẩm định tín dụng thường sử dụng khi khách

hàng có đề nghị vay vốn lần đầu hoặc những khách hàng vay vốn không thường

xuyên và vay theo từng phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư.

Hiện tại, tại MB – Hoàng Quốc Việt có phòng ban chuyên làm nhiệm vụ

thẩm định và phân tích tín dụng của hội sở (trực thuộc hội sở chính). Công tác

phân tích tín dụng bao gồm: phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp và phân

tích sự khả thi của dự án/ phương án sản xuất kinh doanh.

Phân tích ngành

Phân tích ngành có ý nghĩa rất quan trọng, giúp NH đánh giá tình hình và

triển vọng tương lai của DN trong mối quan hệ với trình hình thị trường hiện tại.

Kết quả phân tích ngành sẽ giúp cho ngân hàng có quyết định cấp tín dụng đúng

đắn, lựa chọn những ngành tiềm năng, tăng trưởng mạnh và loại bỏ những ngành

tiềm ẩn rủi ro cao. Việc phân tích ngành thường được MB – Hoàng Quốc Việt

tiến hành hàng quý hoặc hàng năm, và được lưu giữ để sử dụng cho việc phân

tích các khoản tín dụng trong kì.

Để phân tích ngành, cán bộ NH thu thập, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn

khách nhau rồi tiến hành phân tích theo các nội dung sau:

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

48

Page 56: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Xu hướng phát triển của ngành

Các vấn đề liên quan đến cải tiến kỉ thuật

Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước

Những thay đổi về điều kiện lao động

Chính sách của chính phủ: ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.

Vị thế hiện tại của công ty trong ngành

Phương án sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của DN: đánh giá

tác động đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của DN.

Phân tích khách hàng

Dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ: hồ sơ vay vốn, từ hện thống lưu

trữ thông tin của ngân hàng, từ các cuộc điều tra, tiếp xúc khách hàng…CBTD

thu thập thông tin cùng với CBTĐ tiến hành phân tích khách hàng theo những

nội dung sau:

Phân tích thông tin phi tài chính

+ Tìm hiểu chung về khách hàng

+Điều tra tư cách và năng lực pháp lý

+Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiêp

+ Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo

Phân tích đánh giá khả năng tài chính

+Kiểm tra tính chính xác của các báo tài chính

+ Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình quan hệ với NH gồm quan hệ với MB - Hoàng Quốc

Việt và với NH khác.

CBTD xem xét tình hình quan hệ với NH trong quá khứ và hiện tại theo

những khía cạnh sau:

+Quan hệ tín dụng: Doanh số cho vay, doanh số dư nợ, doanh số bảo lãnh,

mức độ tín nhiệm…

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

49

Page 57: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

+Quan hệ tiền gửi: Số dư tiền gửi bình quân, tỷ trọng doanh số tiền gửi so

với doanh thu.

+Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

+ Phân tích khách hàng sẽ giúp cho NH đánh giá được khả năng trả nợ và

thiện chí trả nợ của khách hàng. Từ đó có quyết định cấp tín dụng đúng đắn,

giảm thiểu rủi ro.

Phân tích phương án sản xuất kinh doanh

Phân tích phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư giúp NH đánh giá

được hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, từ đó ra quyết định cấp tín dụng và tính

toán các yếu tố của một khoản vay sao cho phù hợp như: lãi suất vay, thời hạn

vay, kì hạn trả nợ…

Đối với trường hợp vay vốn lưu động, NH sẽ đánh giá phương án sản xuất

kinh doanh theo những nội dung sau:

+Đánh giá sơ bộ nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh: mục

tiêu, quy mô sản xuất, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án, các thưc tiến hành

phương án…

+ Phân tích tính khả thi của dự án

+Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên liệu/ sản phẩm và các yếu tố đầu

vào của phương án.

+Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của

phương án.

+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

+Chính sách bán hàng

+ Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của phương án: bản lưu

chuyển tiền tệ của phương án, tỷ lệ sinh lời, kể hoạch vay trả, nguồn trả nợ…

Đối với trường hợp vay vốn đầu tư dự án trung dài hạn, NH sẽ thẩm định

tín dụng với 3 nội dung: thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư, thẩm định chi phí

sử dụng vốn của DN, thẩm định cách xác định và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

50

Page 58: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR và thời gian hoàn vốn PP.

d) Xây dựng hệ thống dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng

Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy mà sự thất bại đó

có một vài dấu hiệu báo động. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu rõ

ràng. MB – Hoàng Quốc Việt thường xem xét các dấu hiệu cơ bản sau, để nhận

biết RRTD. Ngoài ra tùy vào kinh nghiệm của CBTD, CBTĐ để có những nhận

định, quyết định an toàn nhất.

Liên quan đến quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng

Trì hoản việc để ngân hàng kiểm tra

Gửi các báo cáo theo yêu cầu của NH không đúng hẹn

Không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thường xuyên yêu cầu NH cho gia hạn nợ, yêu cầu các khoản vay vượt

quá giới hạn cho phép

Có sự giảm sút bất thường số dư tiền gửi tại NH

Chậm thanh toán các khoản nợ gốc và lãi

Chấp nhận lãi suất cao, chi phí lớn để vay vốn, mức độ vay thường

xuyên gia tăng.

Nhóm dấu hiệu liên quan đến tình hình tài chính

Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu

Các hệ số thanh toán đi theo chiều hướng xấu

Tăng doanh số bán nhưng giảm lãi

Hoạt động thua lỗ, các chỉ tiêu sinh lời giảm

Giá cổ phiếu giảm

Hệ số đòn bẩy tài chính tăng

Khả năng tiền mặt giảm

Thường xuyên không đạt mức kế hoạch sản xuất và bán hàng, chất lượng

sản phẩm dịch vụ giảm sút, mất uy tín trên thị trường, bạn hàng, người tài trợ…

Thay đổi bất thường trong khấu hao, kế hoạch trả lương, giá trị hàng tồn

kho

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

51

Page 59: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Nhóm dấu hiệu liên quan đến tình hình quản lý

Hệ thống quản trị bất đồng về mục đích, điều hành độc đoán hoặc quá

phân tán

Thay đổi thường xuyên cơ cấu quản trị, thuyên chuyển nhân viên diễn ra

thường xuyên

Tranh chấp trong quản lý

Có nhiều chi phí quản lý bất hợp lý

2.2.2.2 Hạn chế rủi ro tín dụng

Hiện tại, MB – Hoàng Quốc Việt sử dụng biện pháp hạn chế RRTD chủ

yếu là trích lập dự phòng RRTD. Các biện pháp khác như chứng khoán hóa các

khoản vay, bán các khoản vay hầu như không dùng đến.

Như chúng ta đã biết bất kỳ một NHTM nào dù có giỏi đến đâu, cũng

không thể hoàn toàn triệt tiêu nợ quá hạn. Do đó trong chiến lược quản lý RRTD

của mình, các NHTM đã chuyển dần từ phòng thủ bị động sang phòng thủ tích

cực chủ động với nhiều biện pháp khác nhau. Một trong số các biện pháp có hiệu

quả là trích lập dự phòng RRTD. Do đó việc trích lập dự phòng RRTD luôn

được NH quan tâm. Căn cứ vào quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hội đồng quản trị

NHNN Việt Nam ban hành quyết định 138/QĐ-HĐQT về phân loại nợ, trích lập

và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHNT Việt Nam, ngày

25/04/2007 NHNN Việt Nam ra quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc bổ

sung sửa đổi một số điều của Quy định 493/2005/QĐ-NHNN thì hội đồng quản

trị cũng ra quyết định về việc trích lập DPRRTD cho phù hợp với quy định của

NHNN.

Trên cơ sở đó, tình hình trích lập DPRRTD của chi nhánh đối với DNVVN

qua các năm như sau:

Dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng chung với

tỷ lệ 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 tới nhóm 4.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

52

Page 60: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Dự phòng cụ thể:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%,

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%,

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%,

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

2.2.2.3 RRTD trong cho vay DNNVV tại MB – Hoàng Quốc Việt

Qua phân tích số liệu về tình hình tín dụng tại MB – Hoàng Quốc Việt có

thể thấy, tín dụng tăng trưởng tương đối tốt qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tín

dụng và cơ cấu tín dụng ngày càng hợp lý hơn. Tuy nhiên để đánh giá tình hình

tăng trưởng tín dụng có thực sự tốt, chất lượng tín dụng có thực sự cao thì cần

phải xem xét đến mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH.

Việc phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại NH chủ yêu dựa trên chỉ tiêu nợ

quá hạn. Ta có các số liệu sau:

Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ quá hạn,nợ xấu trong hoạt động cho vay DNNVV

Chỉ tiêuNăm 2009

Năm 2010 Năm 2011% Chênh lệch % Chênh lệch

Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5/ Tổng dư nợ của chi

nhánh4,63 5,45 0,82 6,01 0,56

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của chi nhánh

1,19 1,34 0,15 1,60 0,26

Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 của các DNNVV/ Tổng

dư nợ DNNVV4,01 4,96 0,95 6,34 1,38

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ DNNVV

1,34 1,30 -0,04 1,57 0,27

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB – Hoàng Quốc Việt)[6]

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay DNNVV tăng dần qua các

năm, cụ thể năm 2010 tỉ lệ nợ quá hạn là 4,96% tăng 0,95% so với năm 2009, tỉ lệ

nợ xấu năm 2010 là 1,30% giảm 0,04% so với năm 2009. Năm 2011 tỉ lệ nợ quá

hạn và nợ xấu tăng mạnh cụ thể tỉ lệ nợ quá hạn năm 2010 đạt cao nhất 6,34% tăng

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

53

Page 61: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

1,38% so với năm 2010, tỉ lệ nợ xấu 1,57% tăng 0,27% so với năm 2010.

Năm 2011 tình hình lãi suất biến động mạnh, lãi suất cho vay phổ biến trên

20% khiến cho các DN, đặc biệt DNNVV gặp vô vàn khó khăn trong việc trả nợ

cho NH, điều này làm cho tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng mạnh trong năm 2011.

Số liệu cụ thể về các nhóm nợ như sau:

Bảng 2.11. Tổng dư nợ theo các nhóm nợ trong cho vay DNVVN.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Tổng dư nợ 316.858 100 418.201 100 481.648 100

Nợ nhóm 1 304.125 95,98 397.467 95,04 451.112 93,66

Nợ nhóm 2 8.460 2,67 14.487 3,46 22.974 4,77

Nợ nhóm 3 3.153 1 4.722 1,13 5.202 1,08

Nợ nhóm 4 987 0,32 1.392 0,33 1.502 0,31

Nợ nhóm 5 106 0,03 142 0,04 858 0,18

Tổng nợ xấu 4.246 1,34 6.256 1,3 7.562 1,57

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của MB – Hoàng QuốcViệt)[6]

Biều đồ 2.5 Nợ xấu trong cho vay DNNVV

Đơn vị: Triệu đồng

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

54

Page 62: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được NH đánh giá có

khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc là lãi đúng hạn.

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ được NH đánh giá là có

khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suy giảm khả

năng trả nợ.

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được NH đánh giá

là không có khả năng thu hồi hết nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản vay này

được NH đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ được NH đánh giá là khả

năng tổn thất cao.

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ được NH

đánh giá là không có khả nang thu hồi, mất vốn.

Nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ (trên 90%), tuy

nhiên từ năm 2009 đến 2010 tỷ trọng này giảm dần, giảm từ 95,98% xuống còn

93,66% năm 2011. Theo đó tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng lên.

Đây là một dấu hiệu không tốt trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại

chi nhánh. Đặc biệt nhóm nợ có khả năng mất vốn cần được chú ý, vì phải trích

lập dự phòng rủi ro 100%, trong trường hợp không thể thu hồi được cũng sẽ ảnh

hưởng không nhỏ đến kết quả tài chính của chi nhánh.

Chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo quy định của NHNN:

Bảng 2.12. Dự phòng RRTD trong cho vay DNNVV

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Nợ xấu 4.246 6.256 7.562

2. Dự phòng rủi ro 3.953 5.596 7.354

3. Khả năng trang trải nợ xấu 0,93 0,89 0,97

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB-Hoàng Quốc Việt)[6]

Nhìn chung quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh qua các năm đều nhỏ

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

55

Page 63: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hơn 1 nhưng vẫn ở mức cao. Chi nhánh có khả năng trang trải nợ xấu trong

trường hợp xấu xảy ra. Năm 2010 đến 2011 khả năng trang trải nợ xấu của chi

nhánh được cải thiện đáng kể. Ở đây, chi nhánh cần chú ý đến việc phân loại các

nhóm nợ một cách chính xác, từ đó xác định mức dự phòng hợp lý.

2.3 Đánh giá về thực trạng phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho

vay DNNVV tại MB – Hoàng Quốc Việt

2.3.1 Những kết quả đạt được

Nhận được tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế thị trường,

những năm qua MB – Hoàng Qốc Việt đã chú ý đến việc mở rộng và hỗ trợ cho

vay DNNVV. Bên cạnh đó chi nhánh cũng tích cực đẩy mạnh công tác phòng

ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay DNNVV để đảm bảo hoạt động kinh doanh

an toàn, hiệu quả trong bố cảnh nền kinh kinh tế có nhiều biến động không thuận

lợi. Những thành tựu mà chi nhánh đạt được trong cho vay DNNVV như sau:

Doanh số cho vay DNNVV tăng liên tục trong 3 năm 2009, 2010, 2011,

số lượng các DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh giữ ở mức cao và ngày

càng đa dạng về ngành nghề. Việc mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV

vừa giúp chi nhánh mở rộng được thị phần, vừa phát triển được các dịch vụ NH

hiện đại, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

Cơ cấu dư nợ tín dụng trong cho vay DNNVV được dịch chuyển theo

hướng an toàn hơn: tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung dài hạn; tập

trung đầu tư và ngành nông nghiệp, công nghiệp giảm tỷ trọng cho vay ở ngành

thương mại dịch vụ.

Hoạt động tín dụng đối với DNNVV có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của

chi nhánh luôn thấp hơn mặt bằng chung của NHTMCP Quân Đội và toàn ngành

ngân hàng.

Để đạt được những kết quả trên nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh đã

có những giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD đối

với DNNVV như sau:

Thứ nhất, đã tổ chức một quy trình tín dụng rõ ràng: mỗi phòng ban bộ

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

56

Page 64: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

phận có chức năng riêng phần nào đã tạo ra sự chuyên nghiệp trong quy trình tín

dụng. Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: Quan hệ khách

hàng, Thẩm định tín dụng, Hỗ trợ quan hệ khách hàng. Các bộ phận có trách

nhiệm hợp tác, cung cấp thông tin, hỗ trợ nhau để có một bộ hồ sơ tín dụng hoàn

hảo nhất.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ theo

quy định của NHNN. Nhờ đó, chi nhánh kiểm soát chặt chẽ được chất lượng tín

dụng cụ thể đến từng khách hàng, từng khoản vay nhằm hạn chế đến mức thấp

nhất RRTD.

Thứ ba, công tác phân tích thẩm định tín dụng được chuyên trách: chuyên

trách cho cán bộ thẩm định, có liên hệ chặt chẽ với chuyên viên quan hệ khách

hàng và cán bộ hỗ trợ quan hệ khách hàng.

Thứ tư, chi nhánh đã áp dụng chính sách tín dụng riêng dành cho DNNVV

với các sản phẩm tín dụng tương đối đa dạng. Chi nhánh luôn có chủ trương

đồng hành cùng doanh nghiệp, chia sẽ cơ hội, hợp tác thành công. Đối với các

DNNVV là khách hàng truyền thống, nếu có dư nợ còn đang trong thời kì phải

trả lãi cao, chi nhánh đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất trước hạn. Đối với các

DNNVV có nhu cầu vay vốn chưa đủ điều kiện vay vốn thì NH tư vấn cho

DNNVV trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản lý dòng tiền, xây

dựng phương án sản xuất khả thi…Chính sách tín dụng linh hoạt đã giúp MB –

Hoàng Quốc Việt thu hút thêm nhiều khách hàng DNNVV cũng như giữ chân

các DNNVV cũ và tăng trưởng quy mô tín dụng đối với DNNVV.

Thứ năm, phân cấp thẩm quyền phán quyết cho từng hạn mức tín dụng cụ

thể. Điều này góp phần làm tăng tính an toàn, hiệu quả cho mỗi quyết định tín

dụng góp phần hạn chế rủi ro cho chi nhánh.

2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh đó công tác hạn chế RRTD trong cho vay DNVVN tại MB –

Hoàng Quốc Việt còn tồn tại những vấn đề sau .

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

57

Page 65: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Thứ nhất, doanh số cho vay DNNVV tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa

tương xứng: doanh số cho vay DNNVV năm 2011 là 1.421 tỷ đồng tăng trưởng

21,06% so với 2010, dư nợ cho vay DNNVV đạt 481 tỷ đồng tăng trưởng

15,17%. Con số này chưa tương xứng với quy mô, năng lực và uy tín của chi

nhánh.

Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng từ 2010 đến 2011.

Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 1,3%, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 1,57%,

điều này cho thấy công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD ở chi nhánh còn nhiều

bất cập trong điều kiện kinh tế diễn biến phức tạp như những năm vừa qua.

Thứ ba, chính sách lãi suất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa linh hoạt .

Hiện tại, lãi suất các khoản vay đối với DNNVV tại Chi nhánh mới chỉ dựa trên

lãi suất cho vay tối thiểu do Hội sở chỉ đạo chung tại từng thời điểm cụ thể, chứ

Chi nhánh chưa xây dựng được mức lãi suất, phần bù rủi ro cho từng đối tượng,

từng nhóm khách hàng cụ thể. Việc xác định lãi suất cho vay phụ thuộc vào kết

quả thẩm định rủi ro của CBTD và sự thỏa thuận lãi suất giữa CBTD với khách

hàng. Chính sách lãi suất chưa linh hoạt có thể làm NH giảm thu nhập nếu lãi

suất ở mức quá thấp hoặc không thu hút được khách hàng nếu lãi suất ở mức quá

cao.

Thứ tư, chi nhánh chưa xây dựng phương pháp nhận diện và phân loại

RRTD không thống nhất: việc nhận diện và phân loại chủ yếu dựa trên kinh

nghiệm của CBTĐ và CBTD. Bên cạnh đó, công tác dự báo rủi ro chưa kịp thời,

dẫn đến các công văn chỉ đạo hạn chế tín dụng khi đã phát sinh nợ xấu hoặc khi

tỷ trọng cho vay quá lớn, vượt quá mức giới hạn cho phép, gây lúng túng trong

việc quản lý RRTD, trong đó có phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Thứ năm, nguồn thông tin để phân tích và thẩm định tín dụng còn hạn chế.

Thiếu nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy dẫn đến sự hạn chế trong công tác

thẩm định, giám sát tín dụng và đánh giá RRTD của chi nhánh.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

58

Page 66: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, vì vậy hệ thống

pháp luật chung cho toàn bộ nền kinh tế chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và thiếu

những đạo luật quan trọng. Quản lý nhà nước đối với DNNVV còn lỏng lẻo.

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng giữa NHTM với DN nói

chung và DNNVV nói riêng còn bất cập đã gây bó buộc hoạt động của các

DNNVV, vừa tạo khe hở để các DNNVV lợi dụng. Đặc biệt là môi trường pháp

lý tài sản thế chấp. Thực tế, 90% giá trị các bất động sản được dùng làm tài sản

thế chấp; các động sản như thiết bị, phương tiện vận tải... chiếm tỷ trọng nhỏ vì

NHTM không có kho bảo quản, không đủ trình độ đánh giá chính xác giá trị tài

sản của nó. Cho nên thực trạng này hiện đang phát sinh một số vướng mắc, khi

ngân hàng nhận thế chấp, cầm cố là giữ tài sản hoặc bản chính giấy tờ sở hữu tài

sản, nhưng các DNNVV không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quản

lý các tài sản cố định như các thành phần kinh tế khác. Về quy định phát mại tài

sản thế chấp, luật dân sự và luật doanh nghiệp đều mới có quy định chung về cơ

quan có thẩm quyền tổ chức đấu giá tài sản mà chưa có quy định cụ thể về xử lý

tài sản khi bên vay thiếu khả năng trả nợ.

Hai là, môi trường kinh tế thiếu ổn định

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Trong những năm gần đây môi trường kinh tế có nhiều biến động.

Trong 3 năm từ 2009 đến 2011 nền kinh tế với nhiều biến động của lạm

phát, lãi suất theo hướng không thuận lợi. Đồng thời việc Việt Nam chính thức

trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 làm cho số các

DNNVV tăng mạnh. Các DN đang kinh doanh mở rộng sản xuất, nâng cao khả

năng cạnh tranh bằng việc tăng cường đầu tư máy móc khoa học kỹ thuật hiện

đại, đây là điều kiện cho chi nhánh mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

59

Page 67: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

mới. Tuy nhiên với những doanh nghiệp mới thành lập, có DN hoạt động có hiệu

quả, nhưng có những DN hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ do đó làm giảm khả

năng trả nợ cho NH, tăng tình trạng nợ quá hạn. Trong giai đoạn 2010 – 2011 số

DN phá sản không ngừng tăng.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một là, ban lãnh đạo chi nhánh chưa thật sự xây dựng được các tiêu chuẩn

chặt chẽ và đúng mức về chất lượng tín dụng: chưa đặt ra một cơ chế xử lý linh

hoạt và mềm dẻo, tích cực cạnh tranh với các NH thương mại cổ phần khác trên

cùng địa bàn. Ngoài ra, trong các kế hoạch kinh doanh hàng năm, ban lãnh đạo

chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc đề ra các chỉ tiêu kế hoạch, chứ chưa xây dựng

được một danh mục đầu tư cụ thể, phân bổ theo từng đối tượng, từng lĩnh vực,

phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và năng lực của chi nhánh.

Hai là, NH thiếu thông tin tín dụng về các DNNVV. Để đi đến quyết định

cho vay là cả một quá trình lựa chọn, thu thập xử lý thông tin về khách hàng.

Thực tế, việc thu thập, khai thác và sử dụng thông tin từ các nguồn tại chi nhánh

còn hạn chế. MB – Hoàng Quốc Việt chủ yếu sử dụng nguồn thông tin do thu

thập được từ khách hàng như: hồ sơ vay vốn, BCTC, phỏng vấn khách hàng. Đối

với thông tin từ bên ngoài thì chủ yếu là thông tin từ CIC. Ngoài ra, việc thu thập

thôn tin về DNNVV thông qua các kênh khác như: từ nhà cung cấp của DN, từ

khách hàng của DN, từ cơ quan thuế, từ thông tin đại chúng và từ các NH khác

còn rất hạn chế. Do đó, vẫn chưa có sự xác minh các thông tin bằng việc so sánh,

đối chiếu các nguồn thông tin khác nhau. Chất lượng thông tin thu thập được

chưa thực sự đáng tin cậy. Nguồn thông tin từ CIC còn sơ sài, chỉ mang tính thời

điểm chưa hoàn toàn cập nhập về DNNVV. Trong khi nguồn thông tin của chính

NH về DNNVV thì lại không thật sự đầy đủ và tin cậy. Hiện tượng các BCTC

phán ánh không trung thực, thực hiện chế độ hoạch toán kế toán không đúng quy

định, một DN lại có nhiều báo cáo khác nhau về tình hình hoạt động cho các bên

liên quan sử dụng thông tin (cơ quan thuế, NH, hải quan). Chất lượng thông tin

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

60

Page 68: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

không chính xác đã gây khó khăn cho CBTD trong việc đánh giá đúng khả năng

trả nợ của khách hàng và tiềm ẩn RRTD.

Ba là, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao. CBTD là người chịu

trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết, vì vậy chất lượng CBTD ảnh hưởng

rất lớn đến chất lượng khoản vay. Tuy hầu hết CBTD đều có trình độ đại học,

nhưng ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần am hiểu các

lĩnh vực khác. Mặt khác, hầu hết CBTD còn rất trẻ, do vậy thiếu thực tiễn kinh

nghiệm và hiểu biết về khách hàng, về các ngành nghề kinh doanh của doanh

nghiệp vay tiền, trong khi đó, môi trường kinh doanh ngày càng biến động phức

tạp, đòi hỏi CBTD có khả năng phân tích tổng hợp rất rộng, dẫn đến hạn chế

trong việc thẩm định khách hàng, làm giảm chất lượng thẩm định tín dụng. Điều

này ảnh hưởng phần nào đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, tăng rủi ro tín

dụng cho ngân hàng.

Bốn là, chưa thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng

Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, bước phân tích tín dụng tiềm

ẩn rủi ro rất lớn. Những tài liệu của khách hàng cung cấp như giấy tờ pháp lý,

phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hợp đồng thế chấp, các báo

cáo tài chính của công ty mang tính chất đối phó và không minh bạch.CBTD nếu

như không nhạy bén và kiểm tra cụ thể kỹ lưỡng dẫn đến gây tổn thất cho NH.

Một vấn đề tồn tại ở đây là việc phân tích tính dụng được giao cho một hoặc một

số nhóm người thực hiện toàn bộ nội dung phân tích. Cách này giúp cho quá

trình phân tích được đảm bảo tính liên tục có hệ thống, tiết kiệm được chi phí và

thời gian. Tuy nhiên lại mang tính chủ quan cao do phụ thuộc vào trình độ bản

lĩnh người phân tích. Bên cạnh đó các khâu khác của quy trình tín dụng vẫn chưa

được thực hiện nghiêm túc. Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các

phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong vấn đề hình sự hóa các

quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên

quan.

Năm là, sự phân công CBTD còn thiếu hợp lý. Hiện nay, tại chi nhánh, mỗi

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

61

Page 69: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

CBTD được phân công một lượng khách hàng cụ thể, thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau, phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của từng CBTD. Tuy nhiên để

đảm bảo chất lượng thẩm định, giám sát tín dụng, thì CBTD cần phải thực sự am

hiểu sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm hoạt động của từng loại hình

DN. Việc một CBTD phụ trách nhiều đôi tượng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực

khác nhau có thể dẫn đến sự hạn chế trong kết quả thẩm định tín dụng.

Sáu là, công nghệ thông tin NH và trình độ cán bộ còn hạn chế nên phương

pháp đo lường RRTD mới chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh đơn thuần. Chi

nhánh chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất, để áp dụng các phương

pháp định lượng hiện đại như: mô hình toán học, các mô hình kinh tế lượng

nhằm đánh giá, đo lường rủi ro của các khoản vay và của toàn danh mục đầu tư.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một là, hạn chế trong lập dự án của DNNVV, khả năng quản lý và sử dụng

khoản vay của DN còn thấp. Các DNNVV hầu hết trình độ cán bộ quản lý còn

thấp, kinh nghiệm còn hạn chế. Do đó nhiều dự án lập ra tưởng khả thi nhưng

không lường hết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện nên thất bại

dẫn đến thua lỗ, không trả được nợ.

Hai là, DN thiếu thông tin kinh tế, tài chính trong nước để phục vụ cho

SXKD. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Chính vì DN thiếu những thông tin

về thị trường, về đối tác, về tình hình cạnh tranh nên mới đầu tư vào những lĩnh

vực mà nhu cầu gần như bão hòa hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên

khả năng tiêu thụ kém, không thu hồi đủ vốn để trả nợ ngân hàng.

Ba là, nhiều DNNVV đã sử dụng vốn sai mục đích, không phù hợp với

những điều kiện trong hợp đồng tín dụng đã ký hay không trả nợ đúng hạn cho

chi nhánh gây nên khoản nợ quá hạn. Trong thực tế không ít các DNNVV sử

dụng vốn vay vào các mục đích trục lợi cá nhân hoặc đầu tư vào những ngành

nghề bất hợp pháp. Những khoản vay đó nếu không được kiểm tra giám sát

thường xuyên và có những biện pháp kịp thời của CBTD. Nhiều DNNVV có

hiện tượng dây dưa, chần trừ trong việc trả nợ cho chi nhánh, gây nên ảnh hưởng

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

62

Page 70: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

không tốt với chi nhánh, làm tăng rủi ro tín dụng.Các DNVVN Việt Nam có uy

tín không cao trên thị trường, chủ yếu là làm ăn nhỏ lẻ khó tạo lòng tin với cán

bộ NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng phòng

ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNVNN tại MB – Hoàng Quốc Việt. Qua

đó đưa ra đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc

phục rút ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế

RRTD trong cho vay DNNVV tại Chi nhánh. Đây chính là những cơ sở để đưa

ra những giải pháp, kiến nghị để xóa bỏ những vấn đề tồn tại trong công tác

phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV trong chương 3 nhằm

phát triển tín dụng DNNVV theo hướng lành mạnh an toàn và hiệu quả.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

63

Page 71: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RRTD TRONG

CHO VAY DNVVN TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH

HOÀNG QUỐC VIỆT

3.1 Định hướng phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV

tại NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

3.1.1 Định hướng phát triển chung của MB – Hoàng Quốc Việt

Theo định hướng phát triển chung của toàn ngân hàng Quân đội trong giai

đoạn chiến lược 2011 – 2015 và hướng tới mục tiêu trở thành một trong những

chi nhánh hàng đầu trong hệ thống, trên cơ sở phát huy những thế mạnh sẵn có

và khắc phục những khó khăn, hạn chế, chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã đề ra các

định hướng trong thời gian sắp tới như sau:

Công tác huy động vốn

Hoàn thiện và mở rộng các hình thức huy động bao gồm cả tiền gửi sử

dụng thẻ, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ v.v... kết hợp với

mở rộng đối tượng gửi tiền bên cạnh những đối tượng truyền thống là các doanh

nghiệp và các cá nhân có thu nhập cao trong địa bàn. Mục tiêu của chi nhánh là

đạt tăng trưởng vốn huy động năm sau đạt trên 130% năm trước.

Gia tăng các nguồn vốn trung và dài hạn. Thông qua một số biện pháp

như: “Chứng khoán hoá” các khoản tiền gửi trung, dài hạn để người sở hữu có

thể linh hoạt chuyển đổi khi cần thiết. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp NH

có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn. Với hình thức này, NH có

thể phát hành thẻ tiết kiệm vô danh với thời hạn gửi tiền. NH không phát hành

đồng loạt mà thực hiện giống như các khoản tiền gửi tiết kiệm bình thường khác.

Bên cạnh đó, có thể tăng cường huy động vốn qua việc phát hành các giấy tờ có

giá như kỳ phiếu, trái phiếu. Chi phí huy động qua hình thức này tuy lớn hơn chi

phí huy động qua nguồn tiền gửi nhưng lại nhỏ hơn chi phí của nguốn tiền vay.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

64

Page 72: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Nó giúp ngân hàng chủ động cơ cấu lại nguồn vốn, tăng cường nguồn vốn trung

dài hạn, nguồn có kỳ hạn dài.

Hoạt động tín dụng

Phát huy hơn nữa các hoạt động tín dụng khác bên cạnh cho vay truyền

thống như bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu…để nâng cao thu nhập, phân tán

rủi ro cho chi nhánh.

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, các khoản vay và công tác đánh

giá khách hàng, quản lý tín dụng. Thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và

sau khi cho vay theo đúng quy định qua đó phát hiện những rủi ro phát sinh để

kịp thời đề xuất các giải pháp xử lý.

Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý tín dụng, phấn đấu giữ tỷ lệ nợ

xấu dưới 2%. Tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ.

Nâng cao uy tín của chi nhánh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng môi trường làm việc

thân thiện, chuyên nghiệp. Nhân viên NH thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, thái

độ lịch sự, hướng dẫn nhiệt tình, vui vẻ, thể hiện phong cách giao tiếp hiện đại

theo nét văn hóa riêng có của MB.

Thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi trường hợp

không được phép thất chi, hoãn chi với khách hàng vì lý do thiếu tiền. Bên cạnh

đó phải thực hiện khâu thanh toán nhanh chóng, chính xác thông qua áp dụng

công nghệ hiện đại trong giao dịch: như máy đếm tiền, máy rút tiền tự động, máy

soi tiền… tham gia các kênh thanh toán trong và ngoài địa bàn để đảm bảo tính

chính xác, tiết kiệm thời gian, thuận tiện cho khách hàng.

Tiếp tục cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, xây dựng phòng

giao dịch, phòng làm việc khang trang, hiện đại với đầy đủ các phần mềm tiện

ích phục vụ tốt nhất hoạt động của chi nhánh.

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNNVV

Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương phát triển DNNVV của Đảng và

Nhà nước, cũng như định hướng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

65

Page 73: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

MB – Hoàng Quốc Việt cũng có những chủ trương đẩy mạnh tín dụng đến các

DNNVV trong thời gian tới với những nội dung sau:

Xác định đối tượng DNNVV là khách hàng chủ đạo

DN phải có tài sản đảm bảo món vay

DN có tình hình tài chính lành mạnh, ưu tiên DN có đầu tư công nghệ

quản lý, chủ DN có trình độ học vấn, chuyên môn cao

Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng

DNNVV trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm

Xây dựng danh mục tín dụng phù hợp cho từng thời kỳ

Đa dạng hóa được ngành nghề, khách hàng vay và phương thức cho vay

Chuẩn hóa về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục cho vay, cung cấp

dịch vụ cho khách hàng DNNVV đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, đầy đủ các yếu

tố pháp lý

Xây dựng gói sản phẩm phù hợp: đặc thù hoạt động của DNNVV là

tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh và sự chênh lệch về trình độ quản lý.

Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều, càng tốt đối với

nhóm khách hàng này là phải xây dựng được gói sản phẩm phù hợp, đa dạng:

cho vay, thấu chi, bảo lãnh, bao thanh toán, góp vôn.

Xây dựng chính sách ưu đãi với DNNVV: lãi suất, chi phí dịch vụ,

quyền mua bán ngoại tệ, điều kiện vay vốn, thế chấp … theo hướng khách hàng

xếp loại A, quan hệ vay vốn thường xuyên, trả nợ tốt; khách hàng kinh doanh

xuất ngập khẩu sẽ được ưu tiên mua ngoại tệ; khách hàng mở quan hệ lần đầu sẽ

được ưu đã giảm phí dịch vụ

Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp với từng

phân khúc thị trường gắn với ứng dụng tin học, đám bảo tính công khai, minh

bạch, thúc đẩy DN phát triển. Hệ thống chấm điểm DNNVV cần linh hoạt, đơn

giản.

3.1.3 Định hướng phòng ngừa và hạn chế RRTD đối với DNNVV

Thực hiện mục tiêu phương châm kinh doanh “ tăng trưởng bền vững -

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

66

Page 74: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

chất lượng - hiệu quả - an toàn” trên nguyên tắc đảm bảo công tác tín dụng an

toàn và hiệu quả, chủ động gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chất lượng tín

dụng; tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ, cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại kinh

doanh XNK, nâng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, đảm bảo giải ngân đúng

tiến độ các dự án đồng tài trợ đã ký với các chi nhánh thành viên; chấp hành

nghiêm chỉnh các quy định của MB về giao dịch giới hạn tín dụng và các quy

định trong trong quy trình dịch vụ

Thực hiện phân loại nợ xấu, phân loại khách hàng, ngành nghề tín dụng,

định hạng xếp loại khách hàng –DN để lựa chọn cho khách hàng, cơ cấu và cấu

trúc lại khách hàng; kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng yếu

kém, làm ăn không hiệu quả, chây ỳ trả nợ, hoạt động thiếu minh bạch…

Chủ động tiếp cận các DN ngoài quốc doanh có đủ điều kiện vay vốn để

góp phần tăng dần tỷ trọng vay ngoài quốc doanh trong toàn chi nhánh. Trên cơ

sở đó tăng tỷ trọng bảo lãnh cho các DN ngoài quốc doanh bên cạnh hoạt động

cấp bảo lãnh cho các DN thi công xây lắp đã được thực hiện rất hiệu quả tại chi

nhánh

Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy chế ủy quyền phán

quyết và các giới hạn, cơ cấu tín dụng đã đề ra. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc,

tiêu chuẩn điều kiện tín dụng cho vay.

Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và

sau khi cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hán chế rủi ro tới mức thấp

nhất. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các

khoản NQH, các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro.

Chủ động tiếp cận với ngành, các tổng công ty, chính quyền địa phương

cấp quận huyện và thành phố để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa

phương cấp quận huyện và thành phố để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

của địa phương.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, các khoản vay.

Tăng cường giám sát hoạt động đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng đặc

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

67

Page 75: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

biệt đối với hoạt động tín dụng.

Tập trung đánh giá và phân tích khách hàng hoạt động tại chi nhánh, kể

cả các khách hàng không hoạt động tiền gửi để có chính sách thu hút khách hàng

về hoạt động khép kín tại chi nhánh.

3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV tại

NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của MB – Hoàng Quốc Việt vẫn được

coi là thấp so với nhiều NHTM khác trên địa bàn và so với tỷ lệ nợ xấu chung

của hệ thống MB nhưng công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD của ngân hàng

còn một số điểm cần khắc phục. Một số giải pháp để tăng cường công tác phòng

ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa RRTD trong cho vay DNNVV

3.2.1.1 Xây dựng một chính sánh tín dụng hợp lý trong cho vay DNNVV

Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

Lãi suất vay vốn được coi là một công cụ cạnh tranh giữa các NH. Để thu

hút khách hàng, và nâng cao hiệu quả tín dụng, MB – Hoàng Quốc Việt cần áp

dụng một chính sách lãi suất linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng, từng lĩnh

vực kinh doanh, từng thời kì cụ thể. Mức lãi suất hợp lý, hình thành trên cơ sở

thỏa thuận với doanh nghiệp, hài lòng với lợi ích giữa khách hàng và DN, vừa

đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo khả

năng trả nợ đúng hạn, giảm thiểu RRTD cho NH.

Những giải pháp cụ thể như sau:

Những DN có quan hệ lâu năm, có uy tín thì có thể được hưởng một mức

lãi suất ưu đãi thấp hơn. Điều này một mặt cũng có mối quan hệ lâu dài với

khách hàng, mặt khác khuyến khích cho các khách hàng tích cực làm ăn hiệu

quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho NH.

Đối với DN vay vốn đầu tiên, chi nhánh có thể giảm lãi suất và có nhiều ưu

đã khác về thời hạn vay hoặc tổng hạn mức tín dụng để ưu đã khách hàng.

Để mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn, chi nhánh cần có chính sách lãi

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

68

Page 76: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

suất theo hướng lấy tăng dư nợ để bù đắp cho lãi suất thấp.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của DN mà có

những ưu đãi về lãi suất, vừa thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà

nước, vừa kích thích DN trong ngành nghề đó phát triển.

Đối với những khoản vay, những khách hàng được đánh giá có mức độ rủi

ro cao, chi nhánh nên đưa ra mức lãi suất cao để phòng ngừa rủi ro, bù đắp chi

phí giám sát tín dụng.

Thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp

Sản phẩm tín dụng phải phù hợp cho từng khách hàng, ngoài sản phẩm tín

dụng, ngân hàng nên cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho doanh nghiệp, từ

việc tư vấn tài chính, cấp tín dụng, cung cấp các sản phẩm thanh toán cho khách

hàng (thanh toán với bạn hàng, đối tác của khách hàng...) qua đó có thể nắm bắt

tương đối kịp thời và chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó có

những biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Cho vay bán lẻ trên cơ sở tận

dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt

của Chính Phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay

CBCNV, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô…) trên cơ sở có

lựa chọn và theo lộ trình. Trong phát triển các sản phẩm bán lẻ, cần có sự cân

nhắc giữa lợi ích và khả năng quản lý để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý

hiệu quả các khoản vay này, cần xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm

đồng bộ (trả lương qua tài khoản, cho vay…) đảm bảo tính chủ động và giảm

thiểu thời gian quản lý thu hồi nợ của Ngân hàng.

Đa dạng hóa về khách hàng vay vốn

Việc tập trung vào các khách hàng truyền thống như: DNNVV thuộc các

lĩnh vực xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải, công nghệ chế biến thực phẩm…

có thể tiềm ẩn rủi ro lớn nếu thị trường các lĩnh vực này biến động. Vì vậy chi

nhánh nên tích cực tìm kiếm thêm khách hàng thuộc các lĩnh vực sản xuất có

tiềm năng khác, cung cấp tín dụng cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau để

phân tán rủi ro.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

69

Page 77: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Ngoài ra, việc thiết lập quan hệ tín dụng với các DNNVV mới thành lập

cần có một chế độ tín dụng rõ ràng hơn. Vì các doanh nghiệp này chưa có

BCTC, chưa có doanh thu, lợi nhuận để CBTD đánh giá, việc quyết định cho

vay có thể chỉ căn cứ vào tính khả thi của phương án kinh doanh và tài sản đảm

bảo.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định tín dụng

RRTD bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng

và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Công tác thẩm

định đóng vai trò quan trọng trong chất lượng tín dụng và đảm bảo hạn chế tín

dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.

Muốn công tác thẩm định có hiệu quả thì:

Trước hết, từ đội ngũ chuyên viên QHKH người làm nhiệm vụ tiếp xúc

khách hàng và thu thập thông tin. Vì vậy, để được nguồn thông tín chính xác,

kịp thời nên phân đội ngũ cán bộ tín dụng thành các nhóm khác nhau phụ trách

cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, từ đó tạo

điều kiện cho các cán bộ tín dụng có thể có kiến thức sâu hơn về ngành nghề mà

mình đang tiến hành cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó là

việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên QHKH, tăng cường năng

lực thu thập thông tin của chuyên viên QHKH. Chuyên viên QHKH phải tăng

cường khai thác, xử lý thông tin từ nhiều nguồn. Bên cạnh nguồn thông tin từ hồ

sơ khách hàng gửi đến, từ phỏng vấn khách hàng, thông tin từ CIC, Chuyên viên

QHKH cũng cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin như: phỏng vấn

đông đảo các thành viên trong DN (chủ DN, nhân viên trong DN); lấy thông tin

từ các đối tượng liên quan đến DN (khách hàng của DN, các nhà cung cấp

nguyên vật liệu…). Không chỉ vậy, chuyên viên QHKH cần có những chuyến

thăm cơ sở sản xuất của DN để có những xác minh thực tế về máy móc thiết bị,

nhà xưởng, hàng tồn kho, tình hình kinh doanh, mối quan hệ giữa chủ và nhân

viên…Ngoài ra chuyên viên QHKH cũng nên tiếp cận nguồn thông tin từ báo

chí, Internet, tập san chuyên ngành,…để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm kiến

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

70

Page 78: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

thức trong lĩnh vực phát sinh tín dụng. Chuyên viên QHKH có trách nhiệm kiểm

tra và xác thực thông tin trước khi chuyển đến TĐTD; thường xuyên theo dõi

quá trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ, liên hệ, thông tin cho KH tình hình xử lý

hồ sơ và thời gian dự kiến xử lý xong hồ sơ.

Về chuyên viên TĐTD, người tiến hành thẩm định tín dụng khách hàng.

Đội ngũ này cần được tuyển chọn, đào tạo chuyên sâu từ những CVQHKH có

kinh nghiệm làm công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định phải thực hiện xem xét

kĩ đối tượng khác hàng về nhiều mặt: năng lực pháp luật của doanh nghiệp, năng

lực tài chính, khả năng lập các phương án trả nợ, uy tín doanh nghiệp trong

những lần vay vốn trước, những khó khăn hiện tại, triển vọng ngành, triển vọng

phát triển của doanh nghiệp…Cán bộ thẩm định phải có liên hệ chặt chẽ với

CVQHKH để giải đáp một số vấn đề vướng mắc về doanh nghiệp vay vốn. Có

thể yêu cầu QHKH bổ sung thêm thông tin hoặc gặp trực tiếp khách hàng.

HTQHKH chịu trách nhiệm thẩm định TSBĐ theo quy định của MB.

TSBĐ phải được xem xét kĩ lưỡng, đánh giá đúng giá trị…TĐTD, HTQHKH,

QHKH phối hợp linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình cấp tín

dụng cho DN.

3.2.1.3 Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm dấu hiệu rủi ro tín dụng

Việc xây dựng hệ thống dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD có ý nghĩa cực kì

quan trọng, giúp cho chi nhánh kịp thời phát hiện những RRTD và có những

biện pháp phòng chống hợp lý, giảm thiểu tổn thất tín dụng.

Để nhận biết và ước lượng được tác động của những dấu hiệu này, đòi hỏi

QHKH, CBTĐ, HTQHKH phải có trình độ, nhạy bén và QHKH phải theo dõi

sát tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Các dấu hiệu RRTD cần lưu ý:

Đề nghị gia hạn điều chỉnh kì hạn nợ nhiều lần với lý do không chính

đáng

Đề nghị tăng thêm hạn mức hoặc vay thêm với lý do không chính đáng

hoặc bất chấp lãi suất cao.

Thanh toán lãi, nợ gốc không đúng thời hạn.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

71

Page 79: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Ngành hàng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chính sách vĩ mô kinh

tế có tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tài sản đảm bảo sụt giảm giá trị, không đủ tiêu chuẩn.

Trì hoãn việc cung cấp BCTC.

Khách hàng chờ đợi các khoản thu nhập bất thường chứ không phải từ

hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu lãnh đạo có nhiều thay đổi hoặc phát sinh mâu thuẩn.

Gặp khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới…

Chi nhánh cũng cần thực hiện công tác dự báo diễn biến nền kinh tế, của

từng ngành, từng lĩnh vực tác động đến NH, khách hàng vay vốn. Từ đó, đưa ra

định hướng, chính sách cụ thể cho từng ngành, có hạn mức cụ thể để chủ động

phòng ngừa RRTD.

3.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng

Để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NH, cần phải thường xuyên xem

xét các khoản vay, kiểm tra lại điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh

của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, sự thay đổi hạn mức tín

dụng của khách hàng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng.

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê

duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu chi phí trong

nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ

chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp

đặc biệt do đặc thù khinh doanh : thu mua nông sản, trả lương công nhân, chỉ áp

dụng phương pháp chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của

khách hàng.

Đối với công tác kiểm tra nội bộ: Cần có sự làm rõ trách nhiệm của bộ

phận kiểm tra kiểm toán nội bộ trong ngân hàng đối với các cán bộ vay vốn.

Ngoài ra để nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát nội bộ. Trong quá trình kiểm

tra, giám sát, cán bội kiểm tra giám sát tín dụng độc lập cần quan tâm hơn nữa

đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH như sự đánh

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

72

Page 80: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; việc cấp tín

dụng dựa trên những cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách

hàng; tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt qua khả năng và năng lực kiểm

soát cũng như nguồn vốn của NH; soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp

đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không định rõ lịch hoàn trả đối với từng

khoản vay, cố ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có

tiềm ẩn rủi ro; hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không

đầy đủ các quy định hiện hành về quy trình tín dụng, phê duyệt tín dụng.

Đối với công tác giám sát việc sử dụng vốn vay: NH cần phải tổ chức theo

dõi chặt chẽ tiến độ hoành thành từng hạn mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật

tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ do khách hàng cung cấp. Theo dõi

chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối

với từng loại vay (vay đển xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, yêu cầu đòi

tiền, bộ chứng từ hàng xuất, và thời gian thanh toán, khoản vay xây dựng cơ bản

thì cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ..). Nếu

phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích cán bộ giám sát có thể kiến

nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải

luôn quan tâm đến việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo như

khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh

doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, dấu hiệu

vi phạm pháp luật…dựa trên hệ thống tín hiệu cảnh bảo sớm về RRTD để nắm

bắt khả năng xử lý chủ động kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

Như vậy, kiểm tra giám sát tín dụng được thực hiện trước, trong và sau để

xác định xem khách hàng có khả năng trả nợ hay không, có thực hiện đúng hợp

đồng tín dụng hay không, là cơ sở để đánh giá chất lượng khoản vay, trích lập dự

phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

3.2.2 Nhóm giải pháp hạn chế RRTD.

3.2.2.1 Trích lập quỹ dự phòng RRTD có hiệu quả

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là

khó tránh khỏi, trong nhiều trường hợp khách hàng không thể trả nợ cho ngân

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

73

Page 81: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hàng khiến cho NH có khả năng lâm vào tình trạng mất vốn kinh doanh. Để khắc

phục tình trạng đó việc NH trích lập quỹ dự phòng RRTD là rất cần thiết đảm

bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NH, có nguồn bù đắp lại những rủi ro

trong hoạt động kinh doanh mà NH gánh chịu. Chi nhánh phải xác định rõ việc

trích lập quỹ dự phòng như thế nào là hợp lý bởi vì nếu lập quỹ dự phòng rủi ro

quá mức sẽ gây lảng phí không cần thiết, nhưng nếu lập quỹ dự phòng quá thấp

sẽ không đủ bù đắp RR khi xảy ra. Chi nhánh nên chú trọng từ việc chuyển

nhóm nợ, đến việc trích lập dự phòng theo đúng quy định của NHNN. Linh hoạt

và chính xác trong vấn đề trích lập dự phòng một cách hợp lý. Thực hiện nghiêm

chỉnh quy định trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, phân loại nợ tránh tình trạng vì

kết quả kinh doanh mà không tuân thủ chính xác. Chủ động phân loại nợ theo

tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối

với các trường hợp vi phạm HĐTD có nguy cơ gây ra rủi ro và chuyển nhóm nợ,

thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp khi tổn thất xảy ra.

3.2.2.2 Sử dụng công cụ bảo hiểm

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi

những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công

cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi

ro xảy ra là cực kì quan trọng.

NH có thể yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và

bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa…Như vậy

những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra sẽ được cơ quan bảo hiểm than toán,

giảm thiểu đáng kể thiệt hại cho NH. Việc liên kết với các công ty bảo hiểm

mang lại cho NH nhiều lợi ích

Thứ nhất, việc chuyển một phần rủi ro cho nhà bảo hiểm đảm bảo độ tin

cậy của người vay cao hơn, tạo điều kiện giảm thiểu RRTD cho NH và nâng cao

chất lượng tài sản có của NH. NH có thể tập trung thời gian và nguồn lực vào

việc trực tiếp cung cấp dịch vụ NH, tạo khả năng hoạt động theo một cơ chế linh

hoạt hơn trong việc xác định cân đối lợi ích giữa rủi ro và thu nhập

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

74

Page 82: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Thứ hai, các chuyên gia của công ty bảo hiểm có nhiều điều kiện hơn trong

việc chuyên môn hóa đánh giá khách quan rủi ro và xây dựng chiến lượng rủi ro.

Nhờ vậy tính bền vững, độ tin cậy của NH được tăng cường và có tác động tích

cực đến nâng cao uy tín, thương hiệu của NH.

NH có thể sử dụng các loại hình bảo hiểm sau phòng ngừa RRTD: bảo

hiểm tài sản (trong đó có bảo hiểm tài sản đảm bảo), bảo hiểm các chu kỳ sản

xuất, bảo hiểm trách nhiệm các loại (trong đó có trách nhiệm với người thứ ba

khi không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng), bảo hiểm hàng hóa khi vận

chuyển. NH có thể yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm để đề phòng bất trắc hoặc

tự NH mua bảo hiểm cho các sản phẩm tín dụng của mình.

3.2.2.3 Thực hiện thỏa thuận với các công ty mua bán nợ.

NH có thể ký các hợp đồng với các công ty mua bán nợ, theo đó NH có thể

bán các khoản nợ tồn đọng bao gồm các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3, 4, 5

theo quyết định 493 của NHNN. Do chưa có bộ phận chuyên xử lý nợ quá hạn và

nợ khó đòi, nên việc xử lý nợ qua hạn của NH còn nhiều khó khăn, việc bán các

khoản nợ giúp cho NH thu được tiền về từ đó thực hiện quay vòng vốn theo kế

hoạch, tránh được các chi phí phát sinh do xử lý nợ quá hạn. Việc bán các khoản nợ

quá hạn này còn là một trong những biện pháp làm đẹp báo cáo tài chính.

3.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ

3.2.3.1 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cũng như tư cách đạo đức của CBTD từ CVQHKH,

HTTD đến TĐTD.

Việc này được thực hiện từ khâu tuyển dụng CBTD. Trong tuyển dụng phải

thực hiện khách quan vô tư, tuyển dụng những CBTD thực sự có trình độ.

Mở rộng các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng ngành nghề,

về pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh nhằm giúp công tác tín dụng

đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả cao hơn, cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

75

Page 83: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

để đáp ứng yêu cầu khi NH hội nhập thế giới.

Ngoài việc quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ nhân viên, NH phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ

ràng hơn đối với nhân viên của mình. Một là, về năng lực công tác yêu cầu mỗi

cán bộ NH đặc biệt là cán bộ có liên quan đến công tác cho vay không những

phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy

định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là

khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng. Hai là,

về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn

tự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở

cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong thực hiện các quy chế cho vay,

quy định về bảo đảm tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng

RRTD để sử lý rủi ro trong hoạt động của NH và các văn bản có liên quan khác.

Có như vậy, không những giữ vững được phẩm chất đạo đức mà ý thức trách

nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư

tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý

Đối với những nhân viên lâu năm cũng như mới tuyển dụng , lãnh đạo chi

nhánh cần phải định hướng rõ cho họ tầm quan trọng của việc thường xuyên

nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và kiến thức xã

hội khác, gắn với lí luận thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng

tạo, hiệu quả khi tiến hành cho vay đối với DNNVV, đảm bảo sự đồng đều trong

chất lương của cán bộ tín dụng trong toàn chi nhánh.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, chi nhánh cần đào tạo thêm cho cán bộ tín

dụng sử dụng thành thạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, phân tích, đàm

phán, thương thuyết với khách hàng thông qua việc tổ chức thường xuyên các

khóa đào tạo kỹ năng mềm ngắn hạn co những cá nhân, tổ chức có chuyên môn

sâu sắc, uy tín trên lĩnh vực kỹ năng đó giảng dạy trực tiếp.

Kiện toàn công tác sử dụng, phân phối cán bộ công nhân viên : tùy theo

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

76

Page 84: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

chức năng nhiệm vụ yêu cầu của từng vị trí ,phòng ban công tác được phân công

trong hoạt động tín dụng mà người cán bộ tín dụng có những tiêu chuẩn riêng

phù hợp. Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ

những tiêu cực do mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho

các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc

được nhanh chóng

3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ

hoạt động tín dụng.

Sự không cân xứng về thông tin giữa NH và khách hàng chính là nguyên nhân

dẫn đến RRTD. Vì vậy, MB – Hoàng Quốc Việt cần phải nâng cao hiệu quả công

tác thu thập thông tin để phục vụ công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, thẩm địnhvà

phân tích năng lực trả nợ của khách hàng DN, MB – Hoàng Quốc Việt cần thực

hiện các biện pháp sau:

Một là, CBTD phải tăng cường khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn.

Từ hồ sơ khách hàng, từ CIC, phỏng vấn chủ DN, người có quan hệ kinh doanh

với DN, nhân viên trong DN. CBTD cần có những chuyến thực tế khách hàng,

cũng như tiếp cận thông tin từ báo chí, internet, tập san chuyên ngành,…

Hai là, CBTD phải khai thác triệt để nguồn thông tin do CIC cung cấp.

Ba là, MB – Hoàng Quốc Việt cần cung cấp và khai thác tốt các thông tin

tín dụng trong hệ thống MB.

Bốn là, MB – Hoàng Quốc Việt nên xây dựng mối liên kết với các hiệp hội

DNNVV: các hiệp hội làng nghề, hiệp hội DN trẻ, để có thể nắm bắt về tình hình

sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ, đồng thời truyền tải thông tin hoạt

động của các NH tới các DNNVV, tạo ra mối quan hệ qua lại thường xuyên giữ

NH và DNNVV,

Năm là, MB – Hoàng Quốc Việt cần tập hợp các BCTC về các DN đang có

quan hệ tín dụng: thực hiện lưu trữ theo ngành, theo lĩnh vực kinh doanh và gửi

lên hội sở chính để tập hợp thông tin thành kho dữ liệu chung cho cả hệ thống.

Đồng thời, cập nhập thông tin thay đổi vào hệ thống dữ liệu trong quá trình thực

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

77

Page 85: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hiện giám sát, theo dõi tín dụng.

3.3.3.3 Tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng

Công nghệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các NH hiện nay.

Công nghệ hiện đại sẽ giúp cán bộ NH xử lý nghiệp vụ một cách nhanh chóng,

đồng thời nó cũng hộ trợ công tác quản lý được hiệu quả hơn. Do đó, MB-HQV

cần phải tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại hóa NH, với những giải pháp sau:

Nâng cao cơ sở hạn tầng về công nghệ, trang bị đầy đủ hệ thống máy

tính, nâng cao chất lượng đường truyền nhằm giúp cán bộ, nhân viên NH xử lý

nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác.

Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, chú trọng tới yếu tố đồng bộ và

kịp thời trong đầu tư công nghệ. Có kế hoạch đầu tư công nghệ thông tin để tạo

điều kiện thuận lợi triển khai các dịch vụ NH.

Nâng cao việc nghiên cứu, ứng dụng các chương trình phần mềm tiên

tiến nhằm hỗ trợ công tác quản lý cơ sở dữ liệu, phân tích, đo lường và quản lý

RRTD.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân

hàng thông qua các dịch vụ nhưu Internet Banking, Home Banking, vấn tin tài

khoản trực tuyến…Tuy nhiên phải luôn chú trọng đến khâu bảo mật, bảo vệ tài

sản của KH cũng như nguồn vốn của NH.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần thiết lập môi trường kinh tế ổn định, phát huy

được vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước.

Các chính sách kinh tế vĩ mô cần được ban hành một cách đồng bộ và cùng

hướng đến mục tiêu chiến lược đã được hoạch định. Thúc đẩy thị trường tài

chính, và thị trường tiền tệ trước hết là thị trường liê NH nhằm xác định khuôn

khổ hoạt động của các NH, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro,

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm

giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

78

Page 86: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Thứ hai, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý.

Hoàn thiên các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến

hoạt động cấp tín dụng của NH như quy định về giao dịch bảo đảm đăng kí giao

dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành

kinh doanh,...Chính phủ cần điều phối sự kết hợp giữa các bộ ngành có liên

quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẽ quan điểm về phòng ngừa và hạn

chê RRTD, cùng nhau phối hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong

quá trình cấp tín dụng của NH.

Thứ ba, Chính phủ cần quy định các chuẩn mực về chế độ kế toán đối với

các DNNVV

Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài

chính, chế độ hóa dơn chứng từ để giúp các DN tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính

chính xác cho BCTC DN. Vừa tạo nguồn thu ngân sách, giúp tăng cường quản lý

số liệu thống kê DN. Đồng thời, tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động

DNNVV của NH.

Thêm vào đó, Chính phủ càn có những quy định cụ thể liên quan đến công

bố thông tin tài chính DN có xác minh kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về

những điều kiện được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm

của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời

những báo cáo kiếm toán sơ sài hoặc thiếu trung thực.

Thứ tư, Chính phủ cần ban hành những chính sách để tạo điều kiện cho

các DNNVV hoạt động hiệu quả, cũng như tích cực giám sát kiểm tra việc thực

thi chính sách.

Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các

DN thuộc mọi thành phần kinh tế.

Cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động cả Hiệp hội DNNVV Việt

Nam cũng như hiệp hội DNNVV ở các tỉnh, thành phố.

Chính phủ cần thành lập Quỹ phát triển DNNVV...

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

79

Page 87: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

Cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại và lành mạnh hóa tài chính: các

ngân hàng quốc doanh và cổ phần nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng vững

mạnh, tăng cường tính minh bạch , hiệu quả cạnh tranh và đảm nhận tốt vai trò

trung gian trong việc huy động và phân bổ vốn. Tránh tình trạng cạnh tranh

không lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho

vay các khoản vay để trả nợ cho ngân hàng khác (đảo nợ), hạ thấp các tiêu

chuẩn, điều kiện vay vốn khiến cho nguy cơ RRTD tăng cao. Do đó NHNN cần

có sự kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của NHTM đảm bảo sự phát

triển bền vững và an toàn.

Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như Hoán đổi

tín dụng (credit swap)...Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát

triển cao giúp các NHTM phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro, san sẻ rủi ro và tạo

tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng

Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện phù hợp với thông lệ

quốc tế

NHNN cần chú trọng trong việc rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới

các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM theo hướng thông

thoáng, linh hoạt, đơn giản như thật hiệu quả những thủ tục, điều kiện, quy trình

cho vay tín dụng DNVVN, đưa ra cơ chế cho vay DNVVN khác với các loại

hình DN khác, giảm thiểu thời gian thẩm định tín dụng hợp lý.

Kết quả kiểm toán theo chuẩn mực Việt Nam và chuẩn mực quốc tế có sự

khác biệt về một số chỉ tiêu như số liệu dự phòng rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ

sở hữu...NHNN cần phối hợp với bộ tài chính sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế độ

kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, ban hành chuẩn mực

kiểm toán độc lập với các TCTD.

Tăng cường hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Phát huy vai trò tích cực của trung tâm thông tin tín dụng trong công tác

đánh giá chất lượng tín dụng là việc thiết thực mà NHNN có thể hỗ trợ cho

NHTM trong việc hạn chế RRTD. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

80

Page 88: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Các thông tin về doanh

nghiệp tại trung tâm thông tin tín dụng hầu như là do chính các ngân hàng cung

cấp, do đó các thông tin về các doanh nghiệp còn đơn điệu thiếu cập nhập. Việc

kết nối thông tin với trang web CIC của chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục

trặc, chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu thông tin. Để có thể phát huy được vai

trò thông tin tín dụng ngân hàng, đề nghị CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về

doanh nghiệp và thường xuyên cảnh báo đối với những khách hàng có vấn đề để

ngân hàng biết. Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể

nghiên cứu trung tâm này chuyển đổi thành hình thức một công ty cổ phần có sự

góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng

tín nhiệm độc lập ở Việt nam để hỗ trợ hoạt động cho các NHTM dựa trên sự

tiếp thu và học tập của mô hình này trên thế giới.

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân Đội

Thứ nhất, hỗ trợ chi nhánh trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ

Kế hoạch tuyển dụng cán bộ tín dụng không hợp lý dã dẫn đến tình trạng

khó khăn trước yêu cầu mở rộng mạng lưới để nâng cao năng lực cạnh tranh của

chi nhánh. Trong thời gian tới MB – Hoàng Quốc Việt có kế hoạch phát triển

mạng lưới và mở rộng hoạt động. Vì thế Hội sở chính cần xem xét và có các

chính sách trong công tác tuyển dụng nhân sự để chi nhánh hoạt động hiệu quả

hơn. Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực

phân tích , đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có cạm bẫy nên cần có

bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai, thiết kế thủ tục hồ sơ gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo đầy đủ, có tình

pháp lý .Giảm thiểu quy trình và thời gian thẩm định dự án, phương án đầu tư để

tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn hệ

thống. Phân tích thực trạng tín dụng, định kì rà soát phân loại tín dụng để kịp

thời có biện pháp xử lý, hạn chế nợ xấu. Thực hiện quản lý danh mục nợ xấu để

có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế nợ xấu mới phát sinh tại từng chi nhánh

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

81

Page 89: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

trong hệ thống.

Thứ tư, chú trọng hơn nữa đến trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho chi

nhánh. Đặc biệt về công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công việc, phục

vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có RRTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn

chế rủi ro của MB – Hoàng Quốc Việt đã phân tích ở chương 2, chương 3 của

khoá luận đưa ra giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín

dụng trong cho vay DNNVV cho MB – Hoàng Quốc Việt. Bên cạnh đó cũng

đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và với

MB nhằm hoàn thiện môi trường tại MB – Hoàng Quốc Việt cũng như hệ thống

MB nói riêng và các NHTM nói chung thành công hơn trong công tác phòng

ngừa và hạn chế RRTD.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

82

Page 90: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

KẾT LUẬN

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, số DNNVV phá sản ngày càng

tăng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng khi cho vay DNNVV, RRTD trong cho

vay DNNVV là vấn đề không thể tránh khỏi và cần được quan tâm đúng mức.

Với tinh thần mong góp vốn kiến thức nhỏ bé của mình vào việc phòng ngừa và

hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng

Quốc Việt, em thực hiện đề tài khóa luận: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế

rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi

nhánh Hoàng Quốc Việt”.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tiễn ghi nhận

được trong quá trình thực tập. Cùng sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các anh chị

tại MB – Hoàng Quốc Việt và TS. Đỗ Thị Hồng Hạnh. Với 85 trang của khóa

luận này em đề cập đến những nội dung chính sau:

1. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế RRTD trong

cho vay DNNVV.

2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng phòng ngừa và

hạn chế RRTD trong cho vay DNVNN tại MB – Hoàng Quốc Việt. Qua đó đưa

ra đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục, rút

ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD

trong cho vay DNNVV tại Chi nhánh.

3. Đưa ra giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

trong cho vay DNNVV cho MB – Hoàng Quốc Việt. Bên cạnh đó cũng đưa ra

các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và với MB

nhằm hoàn thiện môi trường tại MB – Hoàng Quốc Việt cũng như hệ thống MB

nói riêng và các NHTM nói chung hiệu quả hơn trong công tác phòng ngừa và

hạn chế RRTD trong cho vay DNNVV.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót

nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

83

Page 91: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[2] Tô Kim Ngọc (2005), Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[3] Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

[4] MB – Hoàng Quốc Việt (2009 – 2011) Báo cáo tổng kết hoạt động kinh

doanh.

[5] MB (2009 – 2011) Báo cáo thường niên.

[6] MB – Hoàng Quốc Việt (2009 – 2011) Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng.

[7] MB Số 3533/QĐ-MB-HS Ban hành quy trình tín dụng.

[8] Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng

[9] Các website:

1. vanban.chinhphu.vn

2. sbv.gov.vn

3. mbbank.com.vn

4. vneconomy.vn

5. cafef.vn

6. vinasme.com.vn

7. saga.vn

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

84

Page 92: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

PHỤ LỤC

Diễn giải sơ đồ 2.2

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng

(1.1) Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

- Chuyên viên QHKH thu thập hồ sơ vay vốn/bảo lãnh/TTQT và thông

tin của KH theo yêu cầu và hướng dẫn của MB.

(1.2) Lập báo cáo đề xuất tín dụng

- Chuyên viên QHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng cho KH (theo mẫu

báo cáo đề xuất tín dụng của MB), báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm soát

(Trưởng/Phó phòng/Giám đốc phòng giao dịch) và chuyển sang thẩm định tín

dụng theo quy định của MB.

Lưu ý: Chuyên viên QHKH có trách nhiệm kiểm tra và xác thực thông

tin trước khi chuyển đến TĐTD; thường xuyên theo dõi quá trình thẩm định, phê

duyệt hồ sơ, liên hệ, thông tin cho KH tình hình xử lý hồ sơ và thời gian dự kiến

giải quyết xong hồ sơ.

(1.3) Lập báo cáo thẩm định tín dụng

- Chuyên viên TĐTD tiến hành thẩm định tín dụng KH (theo mẫu báo

cáo thẩm định tín dụng – được quy định chi tiết tới từng nhóm khách hàng, sản

phẩm)

- Trường hợp gặp những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ ràng do: thiếu

thông tin, phương án kinh doanh cần cơ cấu…TĐTD trao đổi/yêu cầu QHKH để

bổ sung thông tin/gặp KH…

(1.4) Thẩm định TSBĐ

- HTQHKH chịu trách nhiệm thẩm định TSBĐ theo quy định của MB

Lưu ý: TĐTD, HTQHKH, QHKH phối hợp linh hoạt để mang lại hiệu

quả cao nhất trong quá trình cấp tín dụng cho KH phù hợp các quy định của

pháp luật và quy định của MB trong từng thời kỳ.

(1.5) Xét duyệt

- TĐTD gửi báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định tín dụng và hồ

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

85

Page 93: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

sơ tới cấp có thẩm quyền tại chi nhánh để phê duyệt

Lưu ý: Chỉ cấp có thẩm quyền phê duyệt mới có quyền từ chối cấp tín

dụng.

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng cấp tín dụng và các văn kiện

cấp tín dụng có liên quan

(2.1) Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt

- TĐTD nhận lại phê duyệt từ cấp có thẩm quyền (kèm theo hồ sơ) và

chuyển đến HTQHKH, QHKH để thực hiện các bước tiếp theo

- QHKH, TĐTD, HTQHKH họp để thống nhất của các điều kiện, điều

khoản của các văn kiện tín dụng theo phê duyệt (nếu cần)

- QHKH thông báo cho KH các nội dung liên quan khoản vay, bổ sung,

hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt (nếu có)

Lưu ý: Trường hợp KH không đồng ý với các điều kiện vay

vốn/BL/TTQT mà MB đưa ra, QHKH cân nhắc và xin ý kiến của cấp có thẩm

quyền để xem xét lại các điều kiện đưa ra nhằm nâng cao lợi ích trong mối quan

hệ với KH. Trong trường hợp này, quy trình được thực hiện bắt đầu lại từ bước

(1.1).

(2.2) Ký các văn kiện tín dụng

- HTQHKH soạn thảo các văn kiện tín dụng theo quy định của MB phù

hợp với các nội dung đã được phê duyệt

- QHKH giới thiệu KH với HTQHKH để phối hợp ký các văn kiện tín

dụng và hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, quy định của MB

- Sau khi KH hoàn tất thủ tục ký các văn kiện tín dụng có liên quan,

HTQHKH trình ký cấp có thẩm quyền

- HTQHKH hoàn thiện các thủ tục liên quan đến TSBĐ theo quy định

của pháp luật, quy định của MB.

Lưu ý:

- HTQHKH soạn thảo các văn kiện tín dụng theo mẫu của MB. Trường

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

86

Page 94: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

hợp chưa có mẫu, chi nhánh đề xuất về cơ quan quản lý khối kinh doanh tại hội

sở để phối hợp thực hiện việc soạn thảo các văn kiện tín dụng theo quy định của

MB

- Trường hợp KH không đồng ý với một số điều khoản tại các văn kiện

tín dụng mà không làm thay đổi các điều kiện vay vốn/BL/TTQT mà MB đưa ra

tại phê duyệt, chuyên viên QHKH và chuyên viên HTQHKH trao đổi, thống nhất

và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ký hợp đồng xem xét, chỉ đạo.

Giai đoạn 3: Giải ngân, phát hành thư BL/TTQT

(3.1) Nhận và lập hồ sơ

- Đối với hồ sơ giải ngân

+ Khi KH có nhu cầu giải ngân, chuyên viên HTQHKH sẽ tiếp nhận hồ

sơ, kiểm tra điều kiện giải ngân (nếu QHKH nhận hồ sơ từ KH sẽ thực hiện

chuyển lại cho HTQHKH)

+ Trường hợp điều kiện giải ngân được đáp ứng, chuyên viên HTQHKH

chuyển toàn bộ hồ sơ giải ngân (khế ước nhận nợ,chứng từ giải ngân,…) cho phụ

trách phòng/bộ phận ký kiểm soát, trình lãnh đạo phê duyệt việc giải ngân

+ Cấp có thẩm quyền tại chi nhánh là giám đốc chi nhánh hoặc người

được ủy quyền ký duyệt giải ngân.

Lưu ý: Trường hợp điều kiện giải ngân không được đáp ứng, HTQHKH

trao đổi với QHKH để bổ sung, cung cấp thông tin. Trường hợp cần có thay đổi

trong nội dung đã phê duyệt, quy trình được thực hiện lại từ bước (1.1).

- Đối với hồ sơ phát hành thư BL

Sau khi hoàn thiện tất cả các thủ tục theo phương án BL đã được phê duyệt,

chuyên viên HTQHKH soạn thảo thư BL, trình thư BL đã được lãnh đạo

phòng/bộ phận kiểm soát nội dung trình cấp có thẩm quyền ký kết.

- Đối với hồ sơ TTQT

Chuyên viên HTQHKH hoàn thiện hồ sơ chuyển đến bộ phận/phòng/trung

tâm TTQT theo quy định nghiệp vụ tín dụng chứng từ nhập khẩu của MB.

(3.2) Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

87

Page 95: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

- Hồ sơ giải ngân: Chuyên viên HTQHKH sau khi trình duyệt hồ sơ giải

ngân tiến hàng lấy số khế ước, nhập dữ liệu khoản vay vào hệ thống, thực hiện

giải ngân theo quy định của MB

- Hồ sơ BL: Chuyên viên HTQHKH thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống

theo quy định của MB

- Chuyên viên HTQHKH/hoặc thông qua chuyên viên QHKH trả hồ sơ,

chứng từ cho KH

- Chuyên viên HTQHKH lưu hồ sơ theo quy định và thông tin về khoản

vay cho chuyên viên QHKH.

Lưu ý:

+ Trong mọi trường hợp, chuyên viên HTQHKH trao đổi thông tin liên

quan đến quá trình cấp tín dụng cho chuyên viên QHKH

+ Đối với hồ sơ BL: Do đặc điểm của quá trình thực hiện nghiệp vụ BL

diễn ra nhanh chóng nên các bước của quá trình tác nghiệp trên đây có thể thực

hiện đồng thời nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục cho KH.

Giai đoạn 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi tín dụng

- Chuyên viên HTQHKH thường xuyên theo dõi, quản lý tài khoản/giao

dịch của KH, thông tin cho QHKH các diễn biến của tài khoản

- Chuyên viên QHKH thực hiện kiểm tra sau giải ngân: sử dụng vốn vay,

tình hình khoản vay/BL, tình hình KH… Việc kiểm tra sử dụng vốn vay, TSBĐ

được thể hiện trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn (có xác nhận của KH, báo cáo

lãnh đạo phòng)

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro trong quá trình kiểm tra,

chuyên viên QHKH chủ động báo cáo, đề xuất các biện pháp xử lý và trình lãnh

đạo phòng, lãnh đạo chi nhánh xem xét, chỉ đạo.

- Chuyên viên HTQHKH theo dõi các điều kiện, điều khoản của hợp

đồng.Thông báo cho KH, chuyên viên QHKH về việc thực hiện các điều kiện

của hợp đồng như: đánh giá lại TSBĐ, nợ gốc lãi đến hạn, hết hạn bảo lãnh,…

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

88

Page 96: 1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Khóa luận tốt nghiệpHọc viện Ngân hàng

- Chuyên viên HTQHKH (QHKH phối hợp) giải quyết các vấn đề phát

sinh: gia hạn hiệu lực, sửa đổi/bổ sung, hủy bỏ các văn kiện tín dụng, giải tỏa

bảo lãnh, tất toán khoản vay trước hạn/đến hạn…

Giai đoạn 5: Xử lý tín dụng xấu

- Khi phát sinh nợ quá hạn nhóm 2/đề nghị thực hiện nghĩa vụ BL/thanh

toán LC…, QHKH, TĐTD, HTQHKH họp bàn phương án xử lý

- TĐTD lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết

- QHKH, TĐTD, ban giám đốc chi nhánh làm việc với KH để xử lý

(TĐTD chủ trì quá trình xử lý nợ)

- Đối với tín dụng nhóm 3 – 5, khối QTRR chủ trì quá trình xử lý nợ. Nợ

xấu được xử lý bằng việc chuyển sang công ty xử lý nợ và quản lý tài sản của

MB (AMC) hoặc bằng hình thức khác đề xuất của khối QTRR phù hợp với quy

định của MB về quản lý tín dụng xấu

- Chuyên viên QHKH vẫn có trách nhiệm quản lý, theo dõi thông tin KH

trong quá trình xử lý tín dụng xấu.

Trương Thị Vân AnhLớp: NHB - K11

89