1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ...

26
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HẠ LÃI SUẤT LÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TỪ 2012 ĐẾN NAY ThS. Nguyễnn Thị Lan Anh Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Tóm tắt Từ 2005, lãi suất ngân hàng tăng liên tục đến 2011; thị trường đón nhận nhiều sóng gió không ngừng biến động và những xáo trộn từ những thỏa thuận ngầm, những giao dịch ủy thác. Từ 2012, Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt lãi suất, ban hành chính sách giảm lãi suất huy động xuống mức 7.5% với mục tiêu vực dậy nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại đồng loạt hạ lãi suất xuống mức thấp và như vậy sẽ dễ dàng dính bẫy thanh khoản, rồi lại lao vào cuộc đua lãi suất mới để bù đắp thanh khoản. Như vậy, đây là vấn đề cần được cân nhắc cẩn trọng, là bước đi cho việc lãi suất trở về đúng với lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện tại trong nền kinh tế nước ta. Từ khóa: lãi suất, thị trường tài chính, 1. Cơ sở lý thuyết 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của lãi suất Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh

Transcript of 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ...

Page 1: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HẠ LÃI SUẤT LÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TỪ 2012 ĐẾN NAY

ThS. Nguyễnn Thị Lan AnhKhoa Kinh tế

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Tóm tắt

Từ 2005, lãi suất ngân hàng tăng liên tục đến 2011; thị trường đón nhận nhiều sóng gió không ngừng biến động và những xáo trộn từ những thỏa thuận ngầm, những giao dịch ủy thác. Từ 2012, Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt lãi suất, ban hành chính sách giảm lãi suất huy động xuống mức 7.5% với mục tiêu vực dậy nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại đồng loạt hạ lãi suất xuống mức thấp và như vậy sẽ dễ dàng dính bẫy thanh khoản, rồi lại lao vào cuộc đua lãi suất mới để bù đắp thanh khoản. Như vậy, đây là vấn đề cần được cân nhắc cẩn trọng, là bước đi cho việc lãi suất trở về đúng với lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện tại trong nền kinh tế nước ta.Từ khóa: lãi suất, thị trường tài chính,

1. Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của lãi suấtTrong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số được theo dõi

một cách chặt chẽ nhất bởi nó quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay vốn để mở rộng sản xuất hay cho vay tiền để hưởng lãi suất, hoặc đầu tư vào đâu thì có lợi nhất. Thông qua những quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh hưởng đến mức độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất nước.

Tóm lại, lãi suất là tỷ lệ % giữa khoản tiền người đi vay phải trả thêm cho người cho vay trên tổng số tiền vay đầu một thời hạn nhất định để được sử dụng tiền vay đó.

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể chia lãi suất ra làm nhiều loại. Tuy nhiên có một số loại lãi suất cơ bản sau:

- Lãi suất cơ bản: là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước đưa ra để các ngân hàng thương mại căn cứ vào đó để hình thành lãi suất kinh doanh của mình.

- Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.

Page 2: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

- Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi NHTW cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa thanh toán của các ngân hàng này.

- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng.

- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm xem xét, mà chưa loại trừ yếu tố lạm phát.

- Lãi suất thực: là số lãi mà người vay phải trả tính theo hàng hoá và dịch vụ thực tế (đã được loại trừ yếu tố lạm phát).1.2 Vai trò của lãi suấta. Lãi suất với quá trình huy động vốn.

Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc: lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và người đi vay. Cụ thể:+ Tỷ lệ lạm phát< lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi nhuận bình quân.+ Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay).b. Lãi suất với quá trình đầu tư

Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đầu tư và ngược lại. Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng và xuống giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư, sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư.c. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm:

Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việc tiêu dùng hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng.d. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu+Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình XNK: khi lãi suất thực tế tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Tỷ giá hối đoái cao hơn làm hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn lên và hàng hoá nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến giảm xuất khẩu ròng. + Vai trò của lãi suất nước ngoài với xuất khẩu ròng: Khi lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm giảm tỷ giá hối đoái. Hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác.e. Lãi suất với lạm phát.

Page 3: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có trong lưu thông, khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy lãi suất cũng góp phần vào việc khắc phục lạm phát.f. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực.

Tất cả các nguồn lực đều có tính khan hiếm. Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả. Lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. g. Lãi suất vai trò của nó đối với Ngân hàng thương mại (NHTM)+ Trước hết, yêu cầu mức giá sản phẩm của ngân hàng (lãi suất) phải đảm bảo được sự duy trì và phát triển của hoạt động ngân hàng, nghĩa là lãi suất phải đảm bảo bù đắp được mọi chi phí hợp lý và có lãi. + Thứ hai, lãi suất còn là một trong các cầu nối giữa sản phẩm của ngân hàng với khách hàng, mà chủ yếu là các nhà sản xuất. Vì vậy lãi suất thực của ngân hàng không nên vượt quá lãi suất mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển một đất nước.+ Thứ ba: lãi suất tín dụng của NHTM phụ thuộc vào lãi suất của NHTW nhiều khi NHTM không tự định đoạt được giá mua, giá bán của mình.+ Cuối cùng ta nói đến mối quan hệ giữa lãi suất và lợi tức chứng khoán. Nếu lãi suất ngân hàng trả cho người gửi tiết kiệm cao, người gửi tiết kiệm sẽ thích gửi tiết kiệm sẽ thích gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao và rủi ro thấp hơn là mua chứng khoán với lãi suất thấp, rủi ro lại cao.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suấta. Của cải – tăng trưởng

Khi của cải tăng lên trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh tế (các biến số khác không đổi) lãi suất sẽ tăng lên và ngược lại.b. Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư

Càng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi mà một doanh nghiệp dự tính có thể làm thì doanh nghiệp sẽ càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư vay nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư này. Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh có rất nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi, do đó lượng cầu tiền cho vay ở mỗi giá trị lãi suất tăng lên.c. Lạm phát dự tính

Một sự thay đổi về lạm phát dự tính sẽ tác động đến cung cầu tư bản cho vay. Cụ thể, tăng lạm phát dự tính sẽ làm tăng lãi suất do giảm lượng cung ứng và tăng cầu về tư bản.

Page 4: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

d. Hoạt động thu, chi của Nhà nướcNgân sách Nhà nước vừa là nguồn cung tiền gửi vừa là nguồn cầu tiền vay đối

với ngân hàng. Do đó, sự thay đổi giữa thu, chi ngân sách Nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân sách bội chi hay thu không kịp tiến độ sẽ dẫn đến lãi suất tăng. Để bù đắp, chính phủ sẽ vay dân bằng cách phát hành trái phiếu. Như vậy lượng tiền trong dân chúng sẽ bị thu hẹp làm tăng lãi suất.e. Tỷ giá hối đoái

Khi mức giá của đồng tiền một nước so với các nước khác giảm xuống thì một ước đoán hợp lý là lãi suất trong nước sẽ tăng lên và ngược lại.f. Lượng tiền cung ứng

Một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng gây ra 4 tác động đối với lãi suất: tác dụng tính lỏng, tác dụng tính thu nhập, tác dụng mức giá, tác dụng lạm phát dự tính.+ Tác dụng tính lỏng cho biết một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm nhẹ lãi suất.+ Tác dụng thu nhập chỉ ra rằng do tăng lượng tiền cung ứng sẽ có ảnh tốt đến nền kinh tế, sẽ làm tăng thu nhập khi đó lãi suất sẽ tăng lên. + Tác dụng mức giá cho biết một sự tăng lượng tiền cung ứng sẽ làm mức giá chung tăng lên và kết qủa lãi suất cân bằng tăng.+ Tác dụng lạm phát dự tính: sự tăng lên lượng tiền cung ứng sẽ dẫn đến một mức lạm phát cao hơn trong tương lai. Kết quả là lãi suất tăng lên.

2. Phương pháp nghiên cứu và mẫu dữ liệu2.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các dữ liệu thống kế, và các phương pháp so sánh, phân tích, khái quát hoá… nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đề tài cũng tham chiếu các quan điểm về lãi suất của các nhà kinh tế học hiện đại trong và ngoài nước cùng với các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn để phân tích, lý giải các chỉ số để phát hiện những tác động tích cực và tiêu cực của việc hạ lãi suất lên thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả tình hình kinh tế.2.2 Cơ sở dữ li uê

Các dữ liệu phục vụ nghiên cứu được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm dữ liệu từ các cổng thông tin điệu tử của Chính phủ và Bộ kế hoạch và đầu tư; báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2012 đến nay; dữ liệu của các sàn giao dịch và công ty đầu tư chứng khoán; số liệu thống kê do Tổng cục Thống kê điều tra và phát hành; các báo cáo định kỳ

Page 5: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

hàng quý và hàng năm của các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan làm công tác dự báo; các tạp chí kinh tế, website, báo điện tử về thông tin kinh tế chính trị, xã hội liên quan.

Chi tiết về cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thể hiện trong phần Tài liệu tham khảo của báo cáo này.

3. Kết quả nghiên cứu3.1 Diễn biến nền kinh tế Việt Nam từ 2012 đến naya. Tình hình kinh tế xã hội

Với mức độ tăng trưởng GDP năm 2014 thì đây là mức được đánh giá tốt nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Bảng 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2012, 2013 và 2014

     Tốc độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2014 (Điểm phần trăm) 

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số 5,25 5,42 5,98 5,98Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,68 2,64 3,49 0,61

Công nghiệp và xây dựng 5,75 5,43 7,14 2,75

Dịch vụ 5,90 6,57 5,96 2,62Nguồn: cổng thông tin điện tử nước CHXHCNVN

b. Cơ chế điều hành lãi suất qua các thời kỳBiểu đồ 1: Lãi suất trung bình 12 tháng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt NamTừ 2012 đến 2014, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành linh hoạt trần lãi

suất đã giúp giảm mặt bằng lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay; trần lãi suất huy động đã được dỡ bỏ từng phần nhưng mặt bằng lãi suất vẫn ổn định, kỷ luật thị trường được thiết lập.

Như vậy, lãi suất huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng đã giảm khá sâu trong năm 2014. Việc NHNN kêu gọi NHTM điều chỉnh lãi suất cho và trung và dài hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên về mức không quá 10%/năm đã nhận được sự ủng hộ giúp mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường giảm. Hiện nay mức chênh lệch giữa trần lãi suất của VNĐ và USD được cho là đủ hấp dẫn để người gửi tiếp tục duy trì gửi tiền VNĐ. Điều này đã tiếp thêm nguồn lực cho nên kinh tế, thúc đầy khu vực tài chính tăng trưởng và tạo

Page 6: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh chiều hướng kinh tế vĩ mô ổn định hơn.3.2 Tương quan giữa lạm phát và lãi suất

Tỷ lệ lạm phát ở nước ta thời gian vừa qua được đánh giá là khống chế hiệu quả. Từ 2004 đến 2011 lạm phát nước ta có xu hướng gia tăng, cao điểm lên mức 2 con số, do đó chống lạm phát là nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Đến thời điểm 2012 đến 2014, lạm phát xuống còn một con số và đặc biệt 2014 đạt mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Đây là một sự kiện ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế và là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2014. Cụ thể: CPI năm 2012 là 6.81%, năm 2013 là 6.04% và năm 2014 là 4.09%.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt NamNhờ lạm phát thấp, mặt bằng lãi suất được kéo dần xuống mức thấp, doanh nghiệp

và cá nhân dễ thở hơn khi đi vay, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời doanh thu bán lẻ cũng tăng trưởng tốt hơn, nhờ đó thúc đầy tăng trưởng toàn nền kinh tế.

3.3 Tác động của lãi suất lên hoạt động tín dụngBiểu đồ 3: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt NamViệc điều hành lãi suất đã định hướng dẫn dắt thị trường phù hợp với diễn biến

kinh tế vĩ mô và tiền tệ. Tín dụng năm 2012 thấp ở mức kỷ lục 8.91%, đây là lần đầu tiên từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở mức một chữ số.

Đến hết năm 2013, tăng trưởng tín dụng tăng 12.51%, đặc biệt trong quý 4/2013 tín dụng tăng trưởng 4%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống.

Hết quý 3/2014, tín dụng toàn hệ thống của các TCTD với nền kinh tế tăng 7.26% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Theo số liệu đến 24/10/2014 thì tổng phương tiện thanh toán tăng 11.85%, huy động vốn tăng 11.88% so với cuối năm 2013; trong đó huy động vốn VNĐ tăng 13.17% chủ yếu ở khu vực dân cư trong điều

Page 7: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

kiện lãi suất VNĐ giảm cho thấy tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đang là kênh lựa chọn của người dân.

3.4 Tác động của lãi suất lên thị trường ngoại hối:Từ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô,

đặc biệt là diễn biến lạm phát, đồng thời hài hoà trong mối quan hệ tỷ giá đã phát huy được tác dụng trong việc hỗ trợ sự ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá. Trong vòng 3 năm, thị trường ngoại hối về cơ bản là ổn định do được sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô như cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, các dòng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ổn định bên cạnh chính sách duy trì tỷ giá ổn định. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh tỷ giá không tạo rủi ro lớn lên lạm phát. Bởi hiện nay cầu nội địa còn yếu, tăng giá đầu vào của các doanh nghiệp nhưng khó tăng giá đầu ra. Thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát thị trường điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và ổn định tỷ giá, trường hợp cần thiết, NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá trong biên độ đề ra. Trong điều hành, NHNN sẽ điều tiết vốn khả dụng của hệ thống một cách hợp lý để hỗ trợ ổn định tỷ giá; ổn định các mức lãi suất điều hành như hiện nay.3.5 Tác động của lãi suất lên thị trường chứng khoán:

Biểu đồ 4: Chỉ số VN-Index giai đoạn 2005-2015

Nguồn: VietstockMối tương quan giữa xu hướng lãi suất và chứng khoán đã được kiểm chứng khá

rõ trên TTCK Việt Nam trong các năm qua. Lãi suất giảm tạo ra tiền rẻ và chứng khoán thường được hưởng lợi nhờ tính thanh khoản cao hơn so với các thị trường đầu tư khác. Với việc hạ lãi suất, người dân sẽ cân nhắc hơn trong việc chi tiêu và gửi tiết kiệm, họ có thể rút tiền ra đầu tư, kinh doanh hoặc tiêu dùng. Bối cảnh hiện tại, khi mà thị trường bất động sản và các kênh đầu tư vàng, USD đều kém hấp dẫn thì điều này càng dễ xảy ra hơn.

Biểu đồ 5: Tương quan lãi suất (huy động, cho vay) và VN-Index

Page 8: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

Nguồn: StockPlusTrong quá khứ, quá trình tăng/ giảm của VN-Index thường chậm hơn so với quá

trình giảm/tăng của lãi suất. Nhưng độ dốc của các đường lãi suất và VN-Index thì khá giống nhau, tức là mức độ tăng/giảm của VN-Index tương đồng với mức độ giảm/tăng của lãi suất.

Như vậy, từ những nhận định về thị trường và số liệu từ biểu đồ ta có thể nhận thấy có những đợt giảm VN-Index mặc dù xu thế chung là tăng. Yếu tố gây sụt giảm là ảnh hưởng tiêu cực của tình hình kinh tế thị trường của Việt Nam trong bối cảnh thị trường thế giới cũng có những yếu tố biến động gây tác động lên thị trường nội địa. Dự báo năm 2015 TTCK có thể tăng lên mức 680 điểm dựa trên quan điểm giá CP chịu ảnh hưởng lớn từ lợi suất trái phiếu Chính phủ, lãi suất huy động và cho vay tại các ngân hàng. Các nguồn thu nhập cố định là những khoản đầu tư thay thế cho cổ phiế. Vì vậy, nếu lãi suất giảm, dòng tiền sẽ chảy vào TTCK.

Thực tế cho thấy lãi suất giảm và VN-Index đã tăng khoảng 50% trong xu hướng kéo dài từ cuối năm 2012 đến nay. Điều này có thể chỉ kết thúc khi mà các cổ phiếu không còn được coi là tài sản giá rẻ trên thị trường. Thông tin lãi suất giảm lại một lần nữa khẳng định chứng khoán vẫn là một kênh thu hút dòng tiền đầu tư. Về dài hạn, có thể thấy, khi lãi suất bắt đầu giảm nhanh cũng là lúc TTCK bắt đầu vào vùng đáy. Do độ trễ của chính sách, nên tác động tích cực của nó cần thời gian để chứng minh. Vì vậy, căn cứ vào tín hiệu lãi suất có thể nhận định rằng, VN-Index đang trong xu thế điều chỉnh giảm để xác lập mức đáy, sau đó có khả năng tăng trưởng. Như vậy, NĐT có thể kỳ vọng

Page 9: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

TTCK VN sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nếu các mức lãi suất trên được điều chỉnh giảm.4 Kết luận và kiến nghị4.1 Kết quả nghiên cứu và thảo luận:

Chính sách lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ, vì vậy, mục tiêu theo đuổi của chính sách lãi suất phải nằm trong mục tiêu của chính sách tiền tệ. Quá trình hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ luôn phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam đã từng bước đi lên và khắc phục tình trạng suy thoái, đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực kinh tế. Cùng với đà thắng lợi của đất nước và thực hiện nhiệm vụ mục tiêu đổi mới, các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Trong từng thời kỳ nhất định, việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc về ngân hàng nhà nước. Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng được đề cập trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế từ tiết kiệm, đầu tư, kiểm soát lạm phát. Do tầm quan trọng và cách thức tác động vào lãi suất của nhà nước hình thành nên nhiều quan điểm, xu hướng khác nhau về điều hành lãi suất. Để tiếp tục cải cách chính sách lãi suất hướng tới mục tiêu lãi suất dựa trên cơ sở thị trường, bài nghiên cứu đã phân tích thực trạng điều hành lãi suất trong thời gian qua ở Việt Nam. Việc phân tích đúc rút ra được những tác động của lãi suất lên nền kinh tế đặc biệt là thị trường tài chính.

Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ khăng khít với nhau: lãi suất là giá của tiền tệ nên lãi suất phải dương mới không làm đồng tiền mất giá. Muốn có lãi suất thực dương thì lại suất danh nghĩa phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Nếu lãi suất thực dương quá cao sẽ dẫn đến thiểu phát và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là mối quan hệ nhân quả, các này phát triển thì cái khác suy yếu và ngược lại. Bên cạnh những mặt tích cực của lạm phát thấp như năm 2014 thì nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Việc giảm lạm phát như hiện nay là không bền vững, nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi trì trệ nhưng vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Đơn cử như thu ngân sách nhà nước sẽ khó khăn, Chính phủ sẽ tiếp tục thiếu tiền do đầu tư, trả nợ và thực hiện các nhiệm vụ cải cách và phát triển kinh tế xã hội. Giá cả thấp sẽ không khuyến khích đầu tư, thất nghiệp sẽ tăng lên, tăng trưởng khó đạt mức cao. Lạm phát thấp nếu kéo dài cộng thêm với thâm hụt ngân sách liên tiếp sẽ rất đễ dẫn tới hiện tượng suy thoái kinh tế hoặc lạm phát cao sẽ quay trở lại, phá vỡ sự ổn định của các cân đối vĩ mô và kinh tế sẽ bị rối loạn.

Page 10: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

Trong bối cảnh hiện nay, muốn giảm lãi suất VND thì lạm phát phải giảm hơn nữa. Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng rất khó khăn, làm được đồng nào phải trích lập dự phòng rủi ro theo thông thường, vừa phải trích lập 20% khoản nợ xấu đã bán cho VAMC; trong khi tín dụng lại tăng trưởng chậm. Để giải quyết vấn đề lạm phát, NHNN tiếp tục điều điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất và tỷ giá ở mức phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; tập trung triển khai các giải pháp tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, cung ứng vốn cho nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động của các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống. Đây là chủ trương của NHNN trong thời gian tới và sẽ chỉ đạo tỷ giá giữ ổn định ở mức biến động tối đa 2% cho cả năm 2015.

Có thể nói chính sách lãi suất thời gian qua là hướng đi đúng. Việc xác định mức lãi suất trong từng thời kỳ cho thấy NHNN đã giải bài toán có nhiều biến số khá thành công. Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong điều hành các chính sách vĩ mô mà chúng ta đã đạt được những mục tiêu quan trọng của nó. Tuy nhiên thời gian vừa qua tăng trưởng tín dụng chưa cao, nguyên nhân là do tổng cầu của nền kinh tế yếu. Nhiều doanh nghiệp cho rằng khi chưa thấy được đầu ra thì vay vốn chỉ cộng thêm chi phí. Những nghiên cứu của các chuyên gia tài chính thế giới như: Clair và Tucker, Bernanke và Lawn, Frisedman, chuyên gia của IMF cho rằng trong thời kỳ kinh tế suy giảm thì hầu như cầu tín dụng không nhạy cảm với lãi suất. Bên cạnh đó ở góc độ quản trị rủi ro tín dụng họ còn khuyên rằng các NHTM chỉ nên tăng trưởng tín dụng tương đương mức tăng GDP. Tất nhiên ở Việt Nam do thị trường tài chính chưa phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng (93% tổng tài sản tài chính nằm trong hệ thống ngân hàng), người ta gọi mô hình này là Bank based economy, vì vậy mức tăng trưởng tín dụng có thể bằng 2 đến 2,5 lần mức tăng trưởng GDP. Đó cũng chính là mục tiêu định hướng của NHNN cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%. Bởi theo Thống đốc, nhu cầu tín dụng có thể tốt lên nhưng nếu để tín dụng lành mạnh thì mức tăng trưởng đặt trong khoảng 15% là phù hợp và giúp đạt được các mục tiêu vĩ mô. Nếu mức tăng tín dụng quá cao có thể gây hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Điều này chúng ta thấy rất rõ tăng trưởng tín dụng nóng trong thời gian trước đã đẩy lạm phát lên cao, hậu quả của một giai đoạn"bong bóng" bất động sản và hệ quả nợ xấu bây giờ đang cần phải xử lý. 

Với những nhận định về sự lạc quan của tăng trưởng tín dụng nên việc duy trì lãi suất ổn định như thời gian vừa qua là rất khó khăn do chỉ tiêu tăng trưởng đề ra ở mức

Page 11: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

cao hơn năm 2014 (6-6.2%) do đó nhu cầu về vốn là rất lớn và sẽ tạo áp lực khiến lãi suất tăng. Bên cạnh đó, lạm phát năm 2015 có khả năng tăng bởi nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi rõ nét. Như vậy lãi suất cho vay phải căn cứ vào tín hiệu lạm phát. Với mức lạm phát dự báo của năm 2015 là 4,5 - 5%, trần lãi suất huy động ở mức 5,5% là hợp lý. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể giảm sâu thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Dù vậy, các ngân hàng vẫn có thể cắt giảm các chi phí hành chính để giảm thêm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên để được điều này, sự cân đối các nguồn vốn đầu vào và sự đồng thuận giữa các ngân hàng là điều rất cần thiết để tránh tình trạng phá rào lãi, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn, khả năng giảm thêm lãi suất là rất khó.

Đối với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng như trên , để đạt được thì nợ xấu là một vấn đề cũng cần được ưu tiên xử lý. Ở nước ta nợ xấu đã dồn tích lại từ nhiều năm trước và bộc lộ ra vào cuối năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lên đến 17%. Giải pháp để chữa trị căn bệnh nợ xấu phải là tổng thể của nền kinh tế. Với quan điểm không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, trong điều kiện nguồn lực tài chính của quốc gia hạn hẹp, thời gian qua NHNN đã chỉ đạo quyết liệt các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát chặt chẽ việc trích lập các quỹ và chia cổ tức, những giải pháp đó đều hướng tới mục tiêu giảm nhanh nợ xấu, cụ thể thời gian qua nợ xấu đã xu hướng giảm tích cực. Chính phủ cần thay đổi khung pháp lý trao quyền mạnh mẽ hơn cho VAMC là một trong những giải pháp hướng tới việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng một cách bài bản,chuyên nghiệp và từng bước hình thành thị trường mua bán nợ là cách xử lý nợ xấu tốt nhất theo cơ chế thị trường.

Về thị trường ngoại hối, lãi suất suất huy động bằng VND trong năm 2012 đã giảm mạnh tuy nhiên vẫn duy trì được mức chênh lệch lợi tức của việc nắm giữ VND và USD ở mức hợp lý, người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng, NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. NHNN cũng đồng thời phát hành tín phiếu để trung hòa lượng tiền cung ứng qua kênh mua ngoại tệ nên mặc dù dự trữ ngoại hối tăng rất mạnh, một lượng lớn nội tệ cung ứng ra thị trường nhưng không gây áp lực lên lạm phát và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác điều hành lãi suất và tỷ giá. Năm 2013 NHNN đã đưa ra cam kết biến động tỷ giá trong khoảng 2 – 3% trong năm 2013, kết hợp với triển khai đồng bộ các giải pháp thông tin, truyền thông, điều hành linh hoạt tỷ giá và hoạt động mua bán của NHNN phù hợp với diễn biến lãi suất để duy trì sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Đặc biệt là suốt năm 2014 đã tuân thủ đúng theo yêu cầu của Chỉ thị số 01/2014 là điều hành lãi suất và tỷ giá ở mức phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị VND, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay

Page 12: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

bằng ngoại tệ phù hợp với chủ trương hạn chế đô la hóa, góp phần ốn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Một mặt, NHNN vẫn duy trì sử dụng trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng như một công cụ của chính sách lãi suất, mặt khác, NHNN rất thận trọng phát tín hiệu về lãi suất tiền gửi theo biến động của lạm phát để đảm bảo nguyên tắc lãi suất thực dương, qua đó không gây biến động lớn đến qui mô tiền gửi cũng như tính thanh khoản của hệ thống TCTD. Tại những thời điểm thị trường ngoại tệ có biến động, NHNN đã chủ động sử dụng linh hoạt các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, tín phiếu để điều tiết lãi suất đồng Việt Nam ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng nhằm ổn định tỷ giá.

Lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Các yếu tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động quan hệ cung cầu vốn vay, còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định. Sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các yếu tố thường lại đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau ở một thời điểm cụ thể, tình hình cụ thể, sẽ có yếu tố nổi bật làm thay đổi lãi suất và tỷ giá và cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá. Chính mối quan hệ biện chứng này làm cho việc điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá trở nên phức tạp và khó khăn. Chúng là những công cụ tích cực trong phát triển kinh tế, đồng thời là những công cụ kìm hãm sự phát triển ấy, tuỳ thuộc vào việc sử dụng chúng.

Cần phải hiểu rõ là NHNN đang điều hành lãi suất theo hai phương pháp: thứ nhất là phương pháp gián tiếp, thông qua việc điều lãi suât tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, NHNN sẽ hướng tới tác động lên mặt bằng lãi suất của thị trường tùy theo từng thời kỳ kinh tế nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ thị trường. Thứ hai là phương pháp trực tiếp, cụ thể là quy định trần lãi suất tiền gửi VND và USD, trần lãi suất cho vay bằng VND vào 5 lĩnh vực ưu tiên. Việc sử dụng phương pháp thứ hai này là để hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực kinh tế mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Còn về trần lãi suất tiền gửi VND và USD là để khuyến khích công chúng nắm giữ VND phục vụ chiến lược chống đô la hóa. Việc duy trì khoảng cách đáng kể giữa lãi suất VND cao hơn lãi suất USD khoảng từ 4-5% cũng là để hướng tới mục tiêu này, bảo đảm ổn định về tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Đối với việc duy trì tỷ giá và mức lãi suất ngoại tệ giảm 0.75%/năm đối với tiền gửi cá nhân thì người gửi USD sẽ chịu thiệt hơn so với giữ VND. Vì vậy khả năng tiền chảy ra khỏi ngân hàng không cao, đủ hấp dẫn người gửi tiếp tục duy trì gửi tiền NVD. Tín dụng tuy có tăng trưởng nhưng thấp khi nền kinh tế chưa thực sự hồi phục, nếu chi phí tài chính vay quá lớn thì doanh nghiệp chưa mạnh dạn đi vay. Nếu mức lãi suất tiếp tục giảm thì tín dụng mới thoát ra được. Rất khó để đưa ra con số lãi suất cụ thể vì còn

Page 13: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

tuỳ thuộc vào tình hình cân đối chung, diễn biến huy động vốn và cho vay cũng như nhu cầu vốn của nền kinh tế. Lãi suất cho vay sẽ ở mức hợp lý hơn nếu bám theo chỉ số lạm phát. Với mức lạm phát thấp như hiện nay thì NHNN có thể hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn từ đó tạo tiền đề cho các NHTM giảm lãi suất cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên điều chỉnh lãi suất không chỉ gắn với lạm phát mặc dù đây là biến số rất quan trọng, nó còn phụ thuộc vào tương quan lãi suất của VND với USD mà USD lại phụ thuộc theo biến động và lãi suất USD trên thế giới. Ngoài ra, lãi suất còn phụ thuộc vào các biến số khác như mức độ biến động trên thị trường tài chính. Ví dụ như lợi tức của việc giữ tiền VND so với các tài sản tài chính khác như thế nào. Việc hạ lãi suất hiện nay cũng được các NHTM chủ động hạ dưới mức quy định. Vì vậy rất cần sự can thiệp của các công cụ chính sách tiền tệ để có thể giảm được mặt bằng lãi suất huy động. Việc nâng cao hơn nữa vai trò của thị trường vốn thông qua phát hành các cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp giảm áp lực về nguồn vốn trung và dài hạn, khi đó lãi suất cũng sẽ hợp lý hơn.

 Nhìn lại TTCK trong 3 năm vừa qua có những thăng trầm và có những dấu ấn ấn tượng. 5 tháng đầu năm 2012 TTCK đi lên từ vùng đáy khi triển vọng vĩ mô thôi xấu hơn. Giai đoạn cuối năm thị trường lao dốc vì những yếu tố vĩ mô không tiến triển. Lãi suất mặc dù giảm nhưng tăng trưởng tín dụng diễn ra chậm, nợ xấu ngân hàng ngày một tăng. Thị trường bất động sản đóng băng, CPI giảm tốc. Thị trường còn đón nhận cơn địa chấn mang tên bầu Kiên. Năm 2013 VN-Index là một trong 10 chỉ số có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Sự gia tăng của các chỉ số đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất khả quan xét về các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những khoảng điều chỉnh giảm. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì ở mức cao. Để thúc đẩy thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, thu hút nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan quản lý cần phối hợp với các thành viên thị trường triển khai đồng bộ các giải pháp sau: nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường chứng khoán, kích cầu và khơi thông dòng vốn trên cơ sở, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và hiện đại hóa cấu trúc thị trường.

Lãi suất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi, mạng internet dễ dàng được người tiêu dùng biết đến và thật sự thì nó có một tác động rộng lớn khác nhau đối với cả nền kinh tế. Lãi suất giảm, chứng khoán lên, đây là nguyên lý cơ bản trong lý thuyết về chứng khoán. Khi lãi suất giảm, nó tác động đến hành vi tiêu dùng của cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, từ đó cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp, kênh tiết kiệm kém hấp dẫn

Page 14: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

hơn và cuối cùng làm cho TTCK trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên phải luôn nhớ rằng, mỗi sự kiện và kết quả luôn có liên hệ với nhau. Lãi suất không phải là yếu tố có tính quyết định đối với giá chứng khoán và có rất nhiều cách thức khác nhau để xem xét sự thay đổi của giá chứng khoán và khuynh hướng thị trường - một sự gia tăng trong lãi suất chiết khấu chỉ là một trong những cách đó. Do vậy, không ai có thể tự tin nói rằng một công bố gia tăng lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương có thể tạo nên ảnh hưởng xấu đến toàn bộ giá chứng khoán.

Và đối với thị trường CK Việt Nam cũng như bất kỳ đâu – đó là tâm lý kỳ vọng nữa. NĐT kì vọng ở sự đi lên của TTCK sau khi lãi suất liên tục giảm, chủ yếu ở ba khía cạnh. Thứ nhất, giảm lãi suất giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh do vậy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ tốt lên, qua đó giá cổ phiếu sẽ tăng. Thứ hai, giảm lãi suất giúp kinh tế tăng trưởng tốt hơn, qua đó TTCK với tư cách là hàn thử biểu của nền kinh tế sẽ tăng tương ứng với kỳ vọng từ việc giảm lãi suất này. Thứ ba, giảm lãi suất giúp kênh đầu tư chứng khóan trở nên hấp dẫn hơn trong mối tương quan giữa lợi nhuận – rủi ro. Vấn đề ở chỗ dòng tiền tiết kiệm trong dân khi không còn gửi vào ngân hàng nữa thì sẽ đổ về đâu hiện tại vẫn là một câu hỏi rất khó trả lời. Tiền này có thể đổ vào chứng khoán, bất động sản, hoặc cũng có thể chảy thẳng vào các doanh nghiệp cần vốn với lãi suất “thỏa thuận” mà không qua trung gian là các ngân hàng, hoặc cũng có thể sẽ tăng cường nắm giữ ngoại tệ (đầu cơ). Chính vì vậy, thời gian gần đây thông tin giảm lãi suất đơn thuần chỉ còn tác dụng hỗ trợ mà không đóng vai trò mạnh trong việc thúc đẩy thị trường đi lên. NĐT hiện tại có cái nhìn tổng quan hơn, họ quan tâm toàn diện vấn đề với nhiều biến kinh tế, trong đó bao gồm: lãi suất, lạm phát và tăng trưởng tín dụng và có lẽ yếu tố căn bản vẫn là chất lượng của nền kinh tế có được nâng lên hay không, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không? Đó mới là điều quyết định sự đi lên bền vững của thị trường.

Từ những số liệu ở chương trước cho thấy chính sách tiền tệ hay cụ thể hơn là chính sách lãi suất đang là cơ sở vững chắc cho sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tính ổn định tương đối của thị trường biểu hiện ở tính thanh khoản hệ thống dồi dào, lãi suất liên ngân hàng và giao dịch tín dụng của các TCTD với khách hàng. Nó được thể hiện rõ nét qua việc lãi suất giảm nhanh, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, thị trường vàng được kiểm soát tốt, thị trường chứng khoán tăng điểm, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được triển khai quyết liệt, thanh khoản được cải thiện. Nền kinh tế Việt Nam có tính đặc thù riêng nên những vấn đề còn tồn tại không thể tháo gỡ ngay được, nhất là tình hình quốc tế và khu vực không hoàn toàn thuận lợi. Các yếu tố vĩ mô vẫn bấp bênh do chưa giải quyết được gốc rễ mà mới chỉ mang tính tình thế. Giả thiết rằng, để khắc phục tình trạng trên, tới đây, Ngân hàng Nhà nước điều hành giảm lãi suất

Page 15: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

VND với nhiều mục đích: giảm áp lực chi phí vốn cho doanh nghiệp, tránh kéo dài tình trạng doanh nghiệp đổ xô vay ngoại tệ như từng diễn ra nhưng còn lợi ích của các ngân hàng thì sao? Việc giảm lãi suất VND thực ra là đang đánh vào “nồi cơm” của chính các cổ đông ngân hàng và thực tế là Ngân hàng Nhà nước không dễ tìm thấy tiếng nói đồng thuận trong vấn đề này. Đó là chưa kể, nếu giảm lãi suất thì chưa chắc dòng tiền gửi VND không bị ảnh hưởng, bởi khi mà lợi ích kinh tế từ tiết kiệm bị bào mòn thì người nắm giữ tiền đồng sẽ mang tiền săn tìm lợi ích ở mua bán ngoại tệ, vàng. 

Với những phân tích và nhận định nêu trên, trong thời gian tới – giai đoạn hậu suy giảm kinh tế, Chính phủ cần tiến hành khẩn trương đổi mới mô hình kinh tế và tái cơ cấu kinh tế cùng những thể chế phù hợp. Việc điều hành lãi suất, lạm phát và giá cả cần đặt trong mối tương quan với các chính sách kinh tế một cách linh hoạt và đồng bộ, điều hành các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông, giúp nền kinh tế đi lên. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ ở trong và ngoài nước, cũng như các rủi ro có thể xảy ra và các biện pahp1 xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính.4.2 Hướng phát triển của đề tài:

Qua các kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài, những tác động của việc hạ lãi suất đến thị trường tài chính Việt Nam đã được bước đầu xác định, do đó cần có thêm các bước khảo sát sâu hơn vào cụ thể từng lĩnh vực đã thảo luận để làm rõ mối quan hệ giữa lãi suất và các biến vĩ mô liên quan theo đúng thực trạng và bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Tác giả đề xuất 3 hướng phát triển tiếp theo của đề tài.

Thứ nhất, lập kế hoạch khảo sát và thực hiện khảo sát về sự tác động của lãi suất lên biến lạm phát, biến tỷ giá, biến tăng trưởng tín dụng và các chỉ số chứng khoán.

Thứ hai, nghiên cứu sâu hơn về sự tương tác qua lại của các biến nêu trên dưới sự tác động của lãi suất.

Thứ ba, nghiên cứu, khái quát hoá quy luật tương tác của lãi suất trong các hình thái kinh tế khác nhau tại Việt Nam và khu vực.

TAI LIÊU THAM KHAO

Báo cáo khoa hoc[1] ThS. Đinh Tuấn Minh, TS. Tô Trung Thành, TS. Edmund Malesky, TS. Nguyễn Đức Thành (2010), ‘Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp’, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bài Nghiên cứu NC-20

Page 16: 1. Cơ sở lý thuyếtfe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/paper.… · Web viewTừ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến

[2] PGS.TS. Đào Hùng, TS. Nguyễn Thạc Hoát, TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, ThS. Nguyễn Thế Vinh và ThS. Nguyễn Việt Anh, ‘Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012), Gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo’, Nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách Phát triển[3] Ansgar Belke (2013), ‘Impact of a Low Interest Rate Environment – Global Liquidity Spillovers and the Search-for-yeild’, Directorate General For Internal Policies, Policy Department A: Economic and Scientific Policy, European Parliament.Dư liệu trực tuyếnCổng thông tin điện tử chính phủ Việt Nam:http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchuNgân hàng nhà nước Việt Nam: https://sbv.gov.vn Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn Cục thống kê TP.HCM: http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/ Uỷ ban chứng khoán nhà nước: http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_trangchuKênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam: http://cafef.vn

Báo điện tưNhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới: www.vneconomy.vnThời báo kinh tế Sài Gòn: www.thesaigontimes.vnTạp chí kinh tế và dự báo: www.kinhtevadubao.vnChứng khoán Việt Nam: www.vietstock.vn