+ Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

47
1 Chuyên đề: XỬ PHẠT VI PHẠM VỀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN Biên soạn: Trần Võ Hạnh Năm 2009, Quốc hội ban hành Luật Tần số Vô tuyến điện. Sự ra đời của Luật Tần số vô tuyến điện cho thấy chủ trương của Nhà nước quản lý về lĩnh vực tần số có sự thay đổi rất lớn về chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đáp ứng thực tế phát triển của lĩnh vực này. So với Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002, Luật Tần số Vô tuyến điện quy định nhiều nội dung mới như: Quy định về đấu giá, tuyển chọn quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số trong trường hợp việc cấp phép được thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số; sử dụng chung tần số; cho thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện; thu hồi tần số vô tuyến điện; phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết bị vô tuyến điện và thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trên cơ sở các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hoá, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phân tách rõ các nghiệp vụ vô tuyến điện… Bên cạnh đó, trong thời gian qua, công nghiệp chế tạo, sản xuất thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng tần số vô tuyến điện đã đạt được những bước phát triển vượt bậc. Số lượng thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện được sản xuất gia tăng nhanh chóng, sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nhiều dịch vụ sử

Transcript of + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

Page 1: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

1

Chuyên đề:

XỬ PHẠT VI PHẠM VỀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Biên soạn: Trần Võ Hạnh

Năm 2009, Quốc hội ban hành Luật Tần số Vô tuyến điện. Sự ra đời của Luật Tần số vô tuyến điện cho thấy chủ trương của Nhà nước quản lý về lĩnh vực tần số có sự thay đổi rất lớn về chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đáp ứng thực tế phát triển của lĩnh vực này. So với Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002, Luật Tần số Vô tuyến điện quy định nhiều nội dung mới như: Quy định về đấu giá, tuyển chọn quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số trong trường hợp việc cấp phép được thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số; sử dụng chung tần số; cho thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện; thu hồi tần số vô tuyến điện; phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết bị vô tuyến điện và thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trên cơ sở các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hoá, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phân tách rõ các nghiệp vụ vô tuyến điện…

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, công nghiệp chế tạo, sản xuất thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng tần số vô tuyến điện đã đạt được những bước phát triển vượt bậc. Số lượng thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện được sản xuất gia tăng nhanh chóng, sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nhiều dịch vụ sử dụng thiết bị và tần số vô tuyến điện được cung cấp ra xã hội, đặc biệt là dịch vụ thông tin di động, vệ tinh, phát thanh, truyền hình, dẫn đường, cứu nạn… đã khiến nhu cầu sử dụng tần số tăng cao. Theo số lượng thống kê, so với năm 1994, số lượng giấy phép được cấp đã tăng gấp 11 lần. Từ đó nảy sinh nhiều vụ vi phạm phát sinh trong thời gian qua.

Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tần số và công tác thanh tra, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, góp phần đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên tần số vô tuyến điện, giảm thiểu những vi phạm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực này. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện được xây dựng, ban hành.

Page 2: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

2

PHẦN 1

KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TẦN SỐ VTĐ

1. Căn cứ pháp lý quy định hành vi vi phạm trong nghị định

Ngày 23/11/2009, Quốc hội đã ban hành Luật Tần số Vô tuyến điện số 42/2009/QH12 thay thế các quy định về tần số vô tuyến điện của Pháp lệnh bưu chính, viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10. Đây không phải chỉ là sự thay đổi về hình thức văn bản pháp luật, hiệu lực thi hành mà là sự thay đổi rất lớn về chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đáp ứng thực tế phát triển của xã hội, khoa học, công nghệ ở lĩnh vực tần số vô tuyến điện.

So với Pháp lệnh bưu chính, viễn thông số năm 2002, Luật Tần số Vô tuyến điện năm 2009 quy định thêm nhiều nội dung không được quy định trong Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về tần số VTĐ như: Quy định về đấu giá, tuyển chọn quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số trong trường hợp việc cấp phép được thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số; sử dụng chung tần số; cho thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện; thu hồi tần số vô tuyến điện; phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết bị vô tuyến điện và thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trên cơ sở các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hoá, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phân tách rõ các nghiệp vụ vô tuyến điện…

Nhằm đưa Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện. Thông tư quy định rất rõ về thủ tục cấp, gia hạn giấy phép, ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện, cho thuê cho mượn thiết bị vô tuyến điện, sử dụng chung tần số vô tuyến điện. Điều này tạo sự thuận lợi rất lớn cho việc đăng ký sử dụng tần số, thay đổi nội dung giấy phép, sử dụng tần số.

Bên cạnh đó, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định để phù hợp với thực tiễn xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt, cụ thể: Tăng thẩm quyền xử phạt cho Thanh tra chuyên ngành (gồm Thanh tra viên, Chánh thanh tra cấp Sở, Chánh thanh tra cấp Bộ) thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung,

Page 3: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

3

biện pháp khắc phục hậu quả. Trong quá trình dự thảo Nghị định, Bộ Tư pháp cho ý kiến thẩm định là tăng mức xử phạt trong lĩnh vực tần số VTĐ lên tối đa 100 triệu/hành vi để phù hợp với tình hình thực tế xử lý vi phạm hành chính, nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục, răn đe đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, quy định mức phạt như vậy nhằm phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được Bộ Tư pháp dự thảo để Chính phủ trình Quốc hội.

Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ban hành ngày 15/11/2010 có hiệu lực từ 01/7/2011 quy định cơ quan thanh tra nhà nước chuyên ngành bao gồm: Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh/huyện, Thanh tra Sở và Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Đây là điểm mới so với quy định tại Luật Thanh tra năm 2004, đồng thời, thẩm quyền xử phạt của 02 lực lượng mới bao gồm Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Nghị định quy định thêm thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ giống như thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ và Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở giống như thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở. Đồng thời quy định thẩm quyền của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giống như thanh tra viên.

2. Cấu trúc nghị định và các hành vi vi phạm được quy định trong nghị định

Nghị định được xây dựng bao gồm 32 Điều, 4 chương với 81 hành vi vi phạm (tăng 46 hành vi so với Nghị định số 142/2004/NĐ-CP phần quy định xử phạt vi phạm hành chính về tần số vô tuyến điện). Cụ thể như sau:

Chương I: Quy định chung, gồm bốn điều. Ngoài các điều khoản quy định chung như phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc xử phạt còn quy định về thời hiệu xử phạt, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tần số vô tuyến điện.

Về thời hiệu xử phạt: Tương tự như các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính khác, các điều trên của Nghị định tập trung vào việc làm rõ các vấn đề về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định, nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt và các hình thức xử phạt. Nội dung các điều này đều được dựa trên quy định Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và được cụ thể hóa nhằm hỗ trợ trong quá trình tra cứu văn bản không phải đối chiếu nhiều.

Page 4: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

4

Về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tần số vô tuyến điện và các biện pháp khắc phục hậu quả: ngoài các quy định theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với hình thức xử phạt, Nghị định bổ sung thêm hình thức “Truy thu phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép”. Biện pháp này nhằm tăng cường công tác quản lý và tiết kiệm tài nguyên tần số đồng thời hỗ trợ cho thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được quy định tại Chương III.

Chương II: Hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực tần số vô tuyến điện, hình thức và mức xử phạt, gồm 18 điều (từ Điều 5 đến Điều 22) và được chia làm 5 mục:

* Mục 1. Hành vi vi phạm các quy định về giấy phép và sử dụng tần số vô tuyến điện (từ Điều 5 đến Điều 14)

Hành vi vi phạm các quy định về giấy phép, bao gồm: Hành vi không khai báo, không làm thủ tục xin cấp lại giấy phép tối đa sau 15 ngày kể từ khi thay đổi tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép hoặc giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị hư hỏng. Giấy phép được quy định trong điều này bao gồm tất cả các loại giấy phép như:

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư;

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá;

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá.

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài truyền thanh không dây;

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị vô tuyến điện dùng cho mục đích giới thiệu công nghệ tại triển lãm, hội chợ.

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ;

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động.

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với tuyến truyền dẫn vi ba;

Page 5: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

5

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình;

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài tàu;

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vệ tinh trái đất;

- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định, đài bờ, thiết bị riêng lẻ và các trường hợp khác.

- Giấy phép sử dụng băng tần;

- Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.

Hành vi vi phạm các quy định về sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện, bao gồm các hành vi:

- Đặt ăng-ten thiết bị phát sóng vô tuyến điện sai vị trí hoặc đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện sai địa điểm quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Sử dụng sai quy định trong giấy phép về: Hô hiệu hoặc nhận dạng, giờ hoạt động, quy cách ăng-ten, phương thức phát, hệ tiêu chuẩn, mục đích sử dụng, đối tượng liên lạc;

- Phát vượt quá công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện hoặc không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng sai nghiệp vụ quy định trong giấy phép;

- Sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện không có giấy phép;

- Sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện đã có quyết định tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện không có giấy phép;

- Sử dụng tần số không đúng với tần số được quy định trong giấy phép;

- Sử dụng đài vệ tinh trái đất không đúng quy định trong giấy phép;

- Sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh, thiết bị vô tuyến điện thông tin vệ tinh không đúng với các quy định trong giấy phép;

Page 6: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

6

- Không tuân thủ các quy định về thông tin liên lạc khi tầu bay, tầu biển của Việt Nam hoặc nước ngoài ra, vào, trú đậu tại các sân bay, cảng biển của Việt Nam;

- Sử dụng tần số nằm ngoài giới hạn băng tần được cấp theo giấy phép;

- Có mức phát xạ cực đại ngoài băng tần vượt quá mức cho phép trong Giấy phép sử dụng băng tần;

- Có mức phát xạ cực đại ngoài phạm vi phủ sóng vượt quá mức cho phép trong Giấy phép sử dụng băng tần;

- Sử dụng sai mục đích hoặc sai quy định các tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh;

- Sử dụng tần số, quỹ đạo vệ tinh không có giấy phép.

Hành vi vi phạm các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, bao gồm các hành vi sau:

- Chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện nhưng không có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Khai báo không trung thực về hồ sơ chuyển nhượng để nhận quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Hành vi vi phạm các quy định về thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện, bao gồm các hành vi:

- Không điền đầy đủ vào hợp đồng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện;

- Không sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện khi thay đổi nội dung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;

- Không lập hồ sơ cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;

- Không lưu giữ bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân thuê, mượn; hoặc bản sao có chứng thực theo quy định Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức thuê, mượn hoặc bản sao có chứng thực theo quy định Chứng chỉ vô tuyến điện viên của bên thuê, bên  mượn hoặc Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;

Page 7: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

7

- Không gửi hồ sơ cho thuê, cho mượn cho Cục Tần số vô tuyến điện hoặc có gửi hồ sơ cho thuê, cho mượn nhưng đã bàn giao thiết bị vô tuyến điện trong vòng 5 ngày sau khi gửi;

- Khai báo không trung thực để thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện;

- Cho đối tượng không được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Tần số vô tuyến điện thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện.

- Không chấm dứt Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện khi các bên thuê, mượn không còn nhu cầu thuê, mượn hoặc cá nhân, tổ chức cho thuê, cho mượn, thuê, mượn vi phạm pháp luật và bị áp dụng các hình thức thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động;

- Không huỷ bỏ hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu huỷ bỏ của cơ quan có thẩm quyền;

- Huỷ bỏ Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện nhưng không thông báo bằng văn bản cho Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực;

Hành vi vi phạm quy định về sử dụng chung tần số vô tuyến điện. Bao gồm các hành vi sau:

- Đàm thoại ngoài mục đích phục vụ cho công việc, không đúng đối tượng, không đúng mục đích sử dụng trong giấy phép;

- Thiết lập cuộc gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang bận trừ khi liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người;

- Sử dụng hô hiệu, tín hiệu nhận dạng không đúng hoặc không sử dụng hô hiệu, tín hiệu nhận dạng theo quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;

- Thời gian liên lạc liên tục vượt quá 5 phút;

- Không phát hô hiệu tại đầu hoặc cuối mỗi cuộc gọi;

- Chuyển sang tần số dự phòng trong trường hợp tần số ấn định chính không bị nhiễu hoặc không có cá nhân, tổ chức khác sử dụng;

- Cố ý thu hoặc sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số vô tuyến điện;

- Không sử dụng đúng mã hoá do Cục Tần số vô tuyến điện cấp khi sử dụng tín hiệu mã hoá.

Page 8: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

8

Hành vi vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng thiết bị tần số vô tuyến điện không cần giấy phép, bao gồm:

- Sử dụng thiết bị thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện không cần giấy phép nhưng không tuân thủ điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép;

- Sản xuất hoặc nhập khẩu hoặc lưu thông thiết bị thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện không cần giấy phép nhưng không công bố, bảo đảm thiết bị phù hợp với điều kiện kỹ thuật và khai thác;

- Sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện không cần giấy phép nhưng không phù hợp với tham số, tiêu chuẩn đã được công bố;

Hành vi vi phạm các quy định về phí, lệ phí được dẫn chiếu xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí (hiện nay là Nghị định số 106/2003/NĐ-CP).

Hành vi vi phạm các quy định về chứng chỉ vô tuyến điện viên, bao gồm:

- Khai thác thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ yêu cầu phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên nhưng không có chứng chỉ vô tuyến điện viên phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Khai báo, cung cấp thông tin không trung thực để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên;

- Sử dụng người không có chứng chỉ vô tuyến điện viên hoặc sử dụng người có chứng chỉ vô tuyến điện viên không phù hợp để khai thác thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ yêu cầu phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên;

- Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ vô tuyến điện viên để khai thác thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ yêu cầu phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên;

Hành vi vi phạm các quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm các hành vi:

- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không quy định trong giấy phép để gọi cấp cứu nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tối đa sau 15 ngày sau khi kết thúc sự kiện cấp cứu;

Page 9: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

9

- Phát báo động cấp cứu, khẩn cấp trong khi phương tiện, con người vẫn đang trong tình trạng an toàn mà không có biện pháp cải chính ngay sau đó.

Hành vi vi phạm các quy định về quy hoạch tần số vô tuyến điện, bao gồm các hành vi:

- Sản xuất hoặc nhập khẩu để sử dụng hoặc lưu thông trên thị trường thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện của Việt Nam.

* Mục 2. Hành vi vi phạm các quy định về chất lượng phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ

Hành vi vi phạm các quy định về chất lượng phát xạ vô tuyến điện, bao gồm các hành vi:

- Bán thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy nhưng không có chứng nhận hợp quy hoặc không có công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy;

- Sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường nhưng không thực hiện, chứng nhận hợp quy; công bố hợp quy; sử dụng dấu hợp quy;

- Sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy nhưng có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận.

Hành vi vi phạm các quy định về an toàn bức xạ vô tuyến điện, bao gồm các hành vi:

- Bán thiết bị thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có khả năng gây mất an toàn bức xạ vô tuyến điện phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy nhưng không có chứng nhận hợp quy hoặc không có công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy;

- Không tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện khi sử dụng đài vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện.

Page 10: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

10

- Sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có khả năng gây mất an toàn bức xạ vô tuyến điện trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng nhưng không thực hiện chứng nhận hợp quy; công bố hợp quy; sử dụng dấu hợp quy;

- Đưa đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện vào sử dụng nhưng không thực hiện kiểm định.

Hành vi vi phạm các quy định về quản lý tương thích điện từ, bao gồm các hành vi:

- Bán thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn do không tương thích điện từ quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 15 Luật Tần số vô tuyến điện nhưng không có chứng nhận hợp quy hoặc không có công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy;

- Không tuân thủ quy định về quản lý tương thích điện từ khi sử dụng thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện;

- Sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn do không tương thích điện từ quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 15 Luật Tần số vô tuyến điện trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường nhưng không thực hiện chứng nhận hợp quy;công bố hợp quy; sử dụng dấu hợp quy.

- Sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn do không tương thích điện từ quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 15 Luật Tần số vô tuyến điện nhưng có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận.

* Mục 3. Hành vi vi phạm các quy định về xử lý nhiễu có hại

Hành vi vi phạm các quy định về gây nhiễu có hại, bao gồm các hành vi:

- Không thực hiện đúng các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện và thiết bị có bức xạ vô tuyến điện gây nhiễu có hại;

Page 11: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

11

- Sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc kênh tần số phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây nhiễu có hại;

- Không phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện để phát hiện nguồn nhiễu hoặc xử lý nhiễu;

- Sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện cố ý gây can nhiễu có hại làm cản trở đến hoạt động thông tin của các mạng và hệ thống thông tin vô tuyến điện khác;

- Sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện gây nhiễu có hại nhưng không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để khắc phục nhiễu;

- Không áp dụng biện pháp theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xử lý nhiễu có hại;

- Sử dụng thiết bị gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến dẫn đường, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh khi đã có yêu cầu ngừng sử dụng thiết bị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hoặc cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.

* Mục 4. Hành vi vi phạm các quy định về đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh

Hành vi vi phạm các quy định về đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, bao gồm các hành vi:

- Không làm thủ tục theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh trong các trường hợp sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến điện của quốc gia khác; sử dụng tần số vô tuyến điện cho hệ thống thông tin vô tuyến điện quốc tế; sử dụng tần số vô tuyến điện đã được tổ chức quốc tế phân bổ cho các quốc gia khác;

Page 12: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

12

- Sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc một trong các trường hợp phải thực hiện việc phối hợp theo thoả thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Kê khai thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh hoặc hồ sơ đăng ký tần số vô tuyến điện.

Hành vi vi phạm các quy định về phối hợp quốc tế, gồm các hành vi:

- Không tham gia phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh hoặc tần số vô tuyến điện với cơ quan quản lý tần số vô tuyến điện của các quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Phối hợp với tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh nước ngoài khi chưa được phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.

* Mục 5: Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hành vi vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, gồm các hành vi:

- Chậm báo cáo đến 15 ngày so với quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Báo cáo không đầy đủ theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Báo cáo chậm trên 15 ngày so với quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Báo cáo không trung thực theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hành vi vành vi cản trở, chống đối nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, bao gồm các hành vi:

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu, giấy tờ, chứng từ có liên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra;

- Không khai báo hoặc khai báo không đúng về nội dung liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra;

- Che dấu hồ sơ, tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm;

Page 13: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

13

- Cản trở trái phép việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền đang thi hành công vụ;

- Phát ngôn, hành động lăng mạ, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Tẩu tán hồ sơ, tài liệu, thiết bị liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra hoặc tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm đang bị tạm giữ;

- Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ;

- Lập hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu, số liệu để báo cáo theo yêu cầu.

- Trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định thanh tra.

Chương III. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (từ điều 23 đến điều 29) quy định về thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền. Cụ thể như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện. Quy định thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực tần số VTĐ, phí, lệ phí trong lĩnh vực tần số VTĐ, bao gồm:

- Thanh tra viên chuyên ngành thông tin và truyền thông, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện;

- Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện;

- Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khác, thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp, thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường….

Trong trường hợp nhiều người có thẩm quyền xử phạt, Nghị định quy định phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, quy định như sau:

- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện;

Page 14: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

14

- Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể;

- Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc: Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt. Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt, quy định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, việc lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định.

Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tần số vô tuyến điện

Chương IV: Điều khoản thi hành, gồm hai điều (từ Điều 30 đến Điều 31) quy định hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành Nghị định.

Điều này quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

PHẦN 2

NHỮNG NỘI DUNG MỚI SO VỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 142/2004/NĐ-CP

1. Nội dung xử phạt vi phạm về đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

Khoản 3 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện quy định phương thức cấp giấy phép thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được áp dụng đối với băng tần, kênh tần số có giá trị thương mại cao, có nhu

Page 15: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

15

cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ xác định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện.

Tổ chức tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng băng tần, kênh tần số là tổ chức có đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông. Quy định nói trên cho thấy sẽ xuất hiện trường hợp kê khai thông tin không trung thực để được tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc để được cấp giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.

Đây là hành vi vi phạm và trong Nghị định đã đưa quy định này vào khoản 7 Điều 5 với mức phạt từ 30 đến 50 triệu đồng.

2. Nội dung xử phạt vi phạm về chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

Điều 24 Luật Tần số vô tuyến điện quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:

Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần, kênh tần số thông qua đấu giá được phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho tổ chức khác. Tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đang còn hiệu lực. Tổ chức nhận quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải đáp ứng quy định về đối tượng tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và điều kiện cấp giấy phép. Được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Căn cứ quy định quản lý, Nghị định đã quy định một số hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 7 như sau:

- Chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện nhưng không có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Khai báo không trung thực về hồ sơ chuyển nhượng để nhận quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Mức xử phạt đối với 02 hành vi vi phạm này là từ 30 đến 50 triệu đồng.

3. Nội dung xử phạt về cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện

Cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện là nội dung quản lý chưa được đề cập trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, từ thực tế

Page 16: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

16

cho thấy nhu cầu cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện là có thực và nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư thiết bị vô tuyến điện. Vì vậy, Điều 25 Luật Tần số vô tuyến điện đã quy định về vấn đề này. Cụ thể:

“1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu phương tiện giao thông có trang bị thiết bị vô tuyến điện, chủ sở hữu đài vô tuyến điện nghiệp dư có thể thoả thuận bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép để khai thác và phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện.

2. Bên thuê, bên mượn thiết bị vô tuyến điện phải đáp ứng quy định về đối tượng được cấp giấy phép tại khoản 1 Điều 19 của Luật này. Bên cho thuê, cho mượn và bên thuê, bên mượn thiết bị vô tuyến điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện.”

Các Điều 32, 33, 34, 35 Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thêm về thủ tục cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện như sau:

“Điều 32. Quy định về cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện

1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tàu biển, tàu bay, tàu sông, phương tiện nghề cá, đài vô tuyến điện nghiệp dư và chủ sở hữu các phương tiện giao thông khác có trang bị thiết bị vô tuyến điện (trừ đài vệ tinh trái đất) có thể cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép của mình để khai thác.

2. Bên cho thuê, cho mượn và bên thuê, bên mượn thiết bị vô tuyến điện phải tuân thủ quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện của bên thuê, bên mượn, bên cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện xử lý theo quy định.

3. Bên cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện có trách nhiệm:

a) Bảo đảm bên thuê, bên mượn thiết bị vô tuyến điện không thuộc danh sách bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được thông báo công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Thông tư này.

Page 17: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

17

b) Kiểm tra, lưu giữ trong quá trình cho thuê, cho mượn và sau khi chấm dứt việc cho thuê, cho mượn 1 năm các hồ sơ, tài liệu sau:

- Bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân thuê, mượn; hoặc

- Bản sao có chứng thực theo quy định Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức thuê, mượn;

- Bản sao có chứng thực theo quy định Chứng chỉ vô tuyến điện viên của bên thuê, bên mượn;

- Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện.

Điều 33. Điều kiện để được thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện

1. Đối tượng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện là tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; người nước ngoài sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư.

2. Người trực tiếp khai thác thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng hải, di động hàng không, vô tuyến điện nghiệp dư của bên thuê, bên mượn phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên.

3. Đối tượng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện không thuộc danh sách bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được thông báo công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Thông tư này.

Điều 34. Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện

1. Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan phải bao gồm các thông tin sau:

a) Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của bên thuê, bên mượn;

b) Số của Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;

c) Tần số sử dụng, thời gian liên lạc;

d) Thời hạn cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;

đ) Ngày bàn giao thiết bị vô tuyến điện.

2. Trường hợp có thay đổi về nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện hoặc thay đổi thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì phải sửa đổi, bổ sung nội dung Hợp đồng cho phù hợp.

Page 18: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

18

3. Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện được sửa đổi, bổ sung hoặc bị huỷ bỏ, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực sở tại về việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Hợp đồng.

Điều 35. Thủ tục cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện

1. Tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện lập hồ sơ cho thuê, cho mượn. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản thông báo về việc cho thuê, cho mượn;

b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn.

2. Trước khi bàn giao thiết bị vô tuyến điện cho bên thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện ít nhất 5 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện phải gửi Hồ sơ cho thuê, cho mượn đến Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực sở tại.

3. Thủ tục thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện nghiệp dư để liên lạc tại những địa điểm khác với quy định trong giấy phép và việc di chuyển đài vô tuyến điện nghiệp dư đến địa phương khác để khai thác thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 21 Quyết định số 18/2008/QĐ-BTTTT ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành “Quy định về hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư”.”

Trên cơ sở các quy định này, Nghị định đã quy định một số hành vi vi phạm trong việc cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện tại Điều 8 như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không điền đầy đủ vào hợp đồng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện một trong các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (hoặc phương thức liên lạc khác) của bên thuê, bên mượn thiết bị;

b) Số của giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;

c) Tần số sử dụng;

d) Thời gian liên lạc;

đ) Thời hạn cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;

e) Ngày bàn giao thiết bị vô tuyến điện.

Page 19: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

19

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện khi thay đổi nội dung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;

b) Không lưu giữ bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân thuê, mượn; hoặc bản sao có chứng thực theo quy định Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức thuê, mượn hoặc bản sao có chứng thực theo quy định Chứng chỉ vô tuyến điện viên của bên thuê, bên  mượn hoặc Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;

c) Không gửi hồ sơ cho thuê, cho mượn cho Cục Tần số vô tuyến điện hoặc có gửi hồ sơ cho thuê, cho mượn nhưng đã bàn giao thiết bị vô tuyến điện trong vòng 5 ngày sau khi gửi.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai báo không trung thực để thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện;

b) Cho đối tượng không được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Tần số vô tuyến điện thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chấm dứt Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện khi các bên thuê, mượn không còn nhu cầu thuê, mượn hoặc cá nhân, tổ chức cho thuê, cho mượn, thuê, mượn vi phạm pháp luật và bị áp dụng các hình thức thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động;

b) Không huỷ bỏ hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu huỷ bỏ của cơ quan có thẩm quyền;

c) Huỷ bỏ Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện nhưng không thông báo bằng văn bản cho Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực.

4. Nội dung xử phạt vi phạm về sử dụng chung tần số vô tuyến điện

Page 20: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

20

Nhằm tiết kiệm và khai thác phổ tần số vô tuyến điện, một số quốc gia trên thế giới đã đưa vấn đề sử dụng chung tần số vô tuyến điện và bắt buộc thực hiện. Ở Việt Nam, lần đầu tiên vấn đề sử dụng chung tần số vô tuyến điện được đề cập, mặc dù còn là vấn đề rất mới nhưng để triển khai trong thực tiễn, nội dung này đã được pháp điển hoá thành Điều 26 Luật Tần số vô tuyến điện. Hiểu đơn giản, đó là việc hai hoặc nhiều người khác nhau cùng chia sẻ với nhau 01 tần số. Tuy nhiên, làm thế nào để ít nhất hai người có thể cùng sử dụng một tần số mà không có các vướng mắc phát sinh như: Cả 2 cùng tranh chấp việc sử dụng dẫn đến việc gây can nhiễu cho nhau, không ai có thể sử dụng được. Vi vậy, Luật quy định khá cụ thể vấn đề này như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp hoặc di chuyển trên phạm vi rộng phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện với tổ chức, cá nhân khác và chấp nhận ảnh hưởng do việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để sử dụng chung tần số vô tuyến điện phải sử dụng đúng tần số vô tuyến điện quy định của giấy phép và được khuyến khích sử dụng mã hoá hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.

3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện.”

Các Điều 36 đến Điều 38 Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thêm về việc sử dụng chung tần số như sau:

“Điều 36. Trường hợp phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện

Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện thuộc các trường hợp sau đây phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện với tổ chức cá nhân khác theo đúng quy định của Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện:

1. Mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động có công suất phát từ 5w trở xuống (không áp dụng với mạng thông tin vô tuyến điện mà việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có liên quan đến an toàn tính mạng con người; mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ);

2. Đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá;

Page 21: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

21

3. Đài bờ (không cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ công ích trên biển).

Điều 37. Quy định về khai thác trên tần số sử dụng chung

1. Tuân thủ nguyên tắc đàm thoại chỉ phục vụ công việc, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng trong giấy phép.

2. Chỉ thiết lập cuộc gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang trong tình trạng rỗi, không có người sử dụng trừ khi liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người.

3. Phải sử dụng hô hiệu được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.

4. Phải bảo đảm thời gian liên lạc ngắn gọn nhất, không vượt quá 5 phút đối với mỗi cuộc đàm thoại.

Điều 38. Quy trình khai thác trên các tần số sử dụng chung

1. Trước khi phát, phải lắng nghe trên tần số dự định phát để đảm bảo tần số này đang rỗi.

2. Phát hô hiệu tại đầu và cuối mỗi cuộc gọi.

3. Được phép chuyển sang tần số dự phòng (quy định trong giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện) trong trường hợp tần số ấn định chính bị nhiễu hoặc đang có tổ chức, cá nhân khác sử dụng.

Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng chung tần số

1. Sử dụng mã hóa hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin theo mã do Cục Tần số vô tuyến điện cấp (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã hóa).

2. Thông báo cho Cục Tần số vô tuyến điện khi phát hiện việc khai thác trên tần số sử dụng chung không đúng quy định.

3. Không được cố ý thu và sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số vô tuyến điện.”

Để đảm bảo việc chấp hành quy định trong việc sử dụng chung tần số được thực hiện một cách hiệu quả, tránh tình trạng gây can nhiễu giữa các chủ thể sử dụng chung tần số hoặc sử dụng thông tin khai thác được trên tần số dùng chung, Điều 9 Nghị định đã quy định một số hành vi vi phạm khi các chủ thể tham gia sử dụng chung vi phạm các quy tắc dùng chung như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng chung tần số vô tuyến điện

Page 22: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

22

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đàm thoại ngoài mục đích phục vụ cho công việc, không đúng đối tượng, không đúng mục đích sử dụng trong giấy phép;

b) Thiết lập cuộc gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang bận trừ khi liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người;

c) Sử dụng hô hiệu, tín hiệu nhận dạng không đúng hoặc không sử dụng hô hiệu, tín hiệu nhận dạng theo quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;

d) Thời gian liên lạc liên tục vượt quá 5 phút;

đ) Không phát hô hiệu tại đầu hoặc cuối mỗi cuộc gọi.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển sang tần số dự phòng trong trường hợp tần số ấn định chính không bị nhiễu hoặc không có cá nhân, tổ chức khác sử dụng;

b) Cố ý thu hoặc sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số vô tuyến điện.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không sử dụng đúng mã hoá do Cục Tần số vô tuyến điện cấp khi sử dụng tín hiệu mã hoá.”

5. Nội dung xử phạt vi phạm về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp

Nội dung này cũng chưa được trong Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, là một nội dung mới trong Luật Tần số năm 2010, theo đó, trong trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản, tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tạm thời tần số và thiết bị vô tuyến điện chưa được cấp giấy phép để phục vụ cho việc gọi cấp cứu và phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gửi thông tin, tín hiệu cấp cứu được phát sóng để thu hút sự chú ý ở cả tần số vô tuyến điện không dành riêng cho gọi cứu nạn. Đồng thời, Luật quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu phải lắng nghe trên tần số vô tuyến điện phát gọi cấp cứu, trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn.

Page 23: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

23

Trên cơ sở quy định quản lý về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp, Nghị định quy định một số hành vi vi phạm như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không quy định trong giấy phép để gọi cấp cứu nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tối đa sau 15 ngày sau khi kết thúc sự kiện cấp cứu;

b) Phát báo động cấp cứu, khẩn cấp trong khi phương tiện, con người vẫn đang trong tình trạng an toàn mà không có biện pháp cải chính ngay sau đó.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật hoặc của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”

6. Biện pháp khắc phục hậu quả

So với Nghị định 142/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện, Nghị định quy định chi tiết hơn các biện pháp khắc phục hậu quả về lĩnh vực tần số vô tuyến điện, bao gồm các biện pháp sau:

- Truy thu phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép;

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

- Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật hoặc của cơ quan có thẩm quyền;

- Buộc chấm dứt cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;

- Buộc thu hồi, buộc tái chế, buộc tái xuất, buộc đình chỉ sử dụng, buộc thay đổi mục đích sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị điện, thiết bị điện tử;

- Buộc bồi thường thiệt hại, buộc khôi phục tình trạng ban đầu;

- Buộc đình chỉ việc phối hợp với tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh nước ngoài;

Page 24: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

24

- Buộc thu hồi hồ sơ, tài liệu, thiết bị, tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán.

7. Khung xử phạt

Khung xử phạt của Nghị định quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực tần số quy định các khung xử phạt như sau:

- Khung tiền phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

- Khung tiền phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

Khung xử phạt được phân như vậy nhằm đảm bảo đảm bảo giáo dục, răn đe đối với các hành vi vi phạm quy định quản lý tần số mới được quy định trong Luật Tần số vô tuyến điện. Cụ thể như:

- Phân chia mức xử phạt áp dụng đối với các thiết bị vô tuyến điện có công suất phát từ 0 đến 150 wats, từ 150 wats đến 500 wats, từ 500 wats đến 1kwats, từ 1 kwats đến 5 kwats, từ 5 kwats đến 10 kwats không có giấy phép;

- Các hành vi phát vượt quá công suất quy định trong giấy phép, phát ngoài băng tần được cấp, lắp đặt thiết bị, ăng-ten không đúng vị trí trong giấy phép;

- Khai báo gian dối để được cấp giấy phép, thi tuyển tần số vô tuyến điện, cho mượn thiết bị, sử dụng chung tần số vô tuyến điện;

- Các hành vi về đảm bảo an toàn, an ninh trong sử dụng tần số vô tuyến điện;

- Các hành vi vi phạm về gây can nhiễu có hại, không đảm bảo tương thích điện từ trường;

Page 25: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

25

- Các hành vi liên quan đến chất lượng thiết bị vô tuyến điện;

- Các hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực tần số.

PHẦN 3

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện

So với Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện, thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện quy định tại Nghị định không có thay đổi về cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Bao gồm các lực lượng sau:

- Thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông;

- Thanh tra chuyên ngành khác;

- Uỷ ban Nhân dân các cấp;

- Công an nhân dân;

- Bộ đội Biên phòng;

- Cảnh sát biển;

- Hải quan;

- Cơ quan Thuế;

- Cơ quan Quản lý thị trường

Tuy nhiên, có một số thay đổi lớn để phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và định hướng thay đổi của Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bao gồm các điểm sau:

a) Về thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành tần số, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tần số, bao gồm những người sau đây:

- Thanh tra viên chuyên ngành thông tin và truyền thông;

- Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện;

Page 26: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

26

- Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông;

- Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện;

- Chánh Thanh tra Bộ.

Như vậy, có sự thay đổi về chủ thể được thực hiện xử phạt so với trước đây là: Chánh Thanh tra Cục Tần số VTĐ không còn thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thẩm quyền xử phạt. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra sở, Thanh tra viên ở Bộ và ở Sở không có sự thay đổi.

Sở dĩ có sự thay thay đổi này là do Luật Thanh tra ban hành năm 2010 không quy định cơ cấu cơ quan thanh tra ở các Cục, Tổng cục. Tuy nhiên quy định chức năng thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

b) Về mức xử phạt:

- Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500 ngàn đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định và thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 Điều 46 sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

- Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thẩm quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

- Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Page 27: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

27

theo quy định; thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 Điều 46 sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

2. Mức xử phạt trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện

Mức phạt trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi năm 2007, năm 2008 tối đa là 70 triệu đồng/hành vi. Tuy nhiên, Nghị định đã xây dựng theo ý kiến góp ý, thẩm định của Bộ Tư pháp nâng mức xử phạt lên 100 triệu đồng/hành vi. Điều này có thể xem là chưa phù hợp với pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, điều này phù hợp với dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được xây dựng trình Quốc hội ban hành.

3. Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm và trên số lượng thiết bị thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm

Nghị định tần số quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính theo 02 hướng:

- Xử phạt đối với hành vi vi phạm không xem xét số lượng thiết bị vô tuyến điện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

- Xử phạt đối với hành vi vi phạm có xem xét số lượng thiết bị vô tuyến điện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

Ví dụ: Hành vi “Sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150 W không có giấy phép” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6, khung xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Mức xử phạt trung bình là 1.500.000 đồng.

Trường hợp có 01 thiết bị vi phạm, số tiền phạt là: 1.500.000 đồng;

Trường hợp có 02 thiết bị được sử dụng vi phạm: Số tiền phạt là 3 triệu đồng;

Trường hợp có 10 thiết bị được sử dụng để vi phạm: Số tiền phạt là 15.000.000 đồng.

Đối với các hành vi quy định tại các điều khác Điều 6 và khoản 1 Điều 18, mức xử phạt không được nhân theo số lượng thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

4. Xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện

Page 28: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

28

So với Nghị định 142/2004/NĐ-CP, Nghị định quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm về phí, lệ phí trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện. Mặc dù ở Nghị định 106/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm về phí, lệ dẫn chiếu thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí sang Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong đó, bao gồm lực lượng thanh tra chuyên ngành nói chung và lực lượng thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông nói riêng. Tuy nhiên chưa thật sự rõ về thẩm quyền, điều đó làm cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp, không nộp phí tần số được thực hiện rất ít mặc dù số lượng các cơ quan, doanh nghiệp chậm nộp phí sử dụng tần số là khá lớn. Điều này làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trong thời gian qua.

Khoản 4 Điều 23 Nghị định quy định “Thanh tra viên chuyên ngành thông tin và truyền thông, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện, Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tần số, lệ phí và phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật”. Đây là cơ sở pháp lý rõ ràng để thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm chậm nộp, không nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện.

Đối với các hành vi vi phạm về phí, lệ phí trong lĩnh vực tần số VTĐ, việc xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 106/2003/NĐ-CP, mức tiền phạt tối đa tối đa đối với hành vi vi phạm là 60 triệu đồng.

Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm về phí lệ phí trong lĩnh vực tần số, thẩm quyền xử phạt cụ thể như sau:

- Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500 ngàn đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định và thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 Điều 46 sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

- Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thẩm quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tước

Page 29: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

29

quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

- Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền tối đa đối với hành vi, mức xử phạt quy định tại Nghị định 106/2003/NĐ-CP, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định; thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 Điều 46 sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

PHẦN 4

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Văn phòng đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam sử dụng tần số phục vụ cho hoạt động nội bộ của ADB. ADB đã xin phép và được Cục Tần số cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện. Tuy nhiên, khi kiểm tra thì phát hiện ADB sử dụng 2 tần số khác với tần số được cấp trong giấy phép.

Xử lý ntn?

Tình huống 2:

Từ 1/1/2011, Khách sạn A sử dụng 10 tần số phục vụ cho hoạt động hoạt động SXKD mà không có giấy phép.

Ngày 1/6/2011, KS A đã ngừng sử dụng 3 tần số.

Ngày 1/8/2011, KS A ngừng sử dụng tiếp 4 tần số nữa và được cấp phép sử dụng 3 tần số còn lại.

Xử lý ntn?

Tình huống 3:

Ông A liên kết với 1 đối tượng ở Trung Quốc để thiết lập 1 tuyến viba bất hợp pháp từ Móng Cái (Quảng Ninh) bắn qua bên kia biên giới

Page 30: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

30

Trung Quốc phục vụ cho truyền dẫn chuyển lưu lượng thoại từ Trung Quốc đi/đến Việt Nam để kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế.

Xử lý ntn?

Tình huống 4:

Điểm a khoản 6 Điều 6 NĐ 51 quy định:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sau đây:

Sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 5 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 10 kW không có giấy phép.

Đài PTTH tỉnh X sử dụng 2 máy phát truyền hình (công suất 6 kW/1 máy) mà không có giấy phép. Do đó, bị xử phạt theo điểm a khoản 6 Điều 6 NĐ 51 với tổng mức phạt là 50 triệu đồng (2 máy x 25 triệu). Chánh thanh tra Sở TTTT có thẩm quyền không? Vì sao?

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nào?

Tình huống 5:

Điểm b khoản 4 Điều 18 NĐ 51 quy định:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây nhiễu có hại đối với:

Mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc kênh tần số phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện quốc gia, quốc tế;

Cty ABC sử dụng thiết bị phát sóng VTĐ không đúng giấy phép gây nhiễu có hại đối với Đài PTTH tỉnh. Nếu áp dụng mức xử phạt 30 triệu, Chánh thanh tra Sở TTTT xử phạt được không?

Tình huống 6:

Điểm d khoản 6 và khoản 7 NĐ 51 quy định:

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sau đây:

Page 31: + Xử phạt vi phạm về tần số vô tuyến điện

31

d) Sử dụng tần số không đúng với tần số được quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị có công suất lớn hơn 5 kW.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng đài vệ tinh trái đất không đúng quy định trong giấy phép.

Đài PTTH tỉnh Y vi phạm và bị phạt theo 2 điểm d khoản 6 và khoản 7 NĐ 51. Nếu khoản 7 chỉ xử phạt mức 30 triệu -> Chánh thanh tra Sở TTTT phạt???

Tình huống 7:

Trạm BTS (đặt tại Tp Vĩnh Long) của DN XYZ vi phạm 3 lỗi sau:

Không có Giấy chứng nhận kiểm định

Không có giấy phép xây dựng nhà trạm

Không có giấy phép sử dụng thiết bị viba

Xử lý ntn?