ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

27
ĐỀ ÁN HỖ TRỢ CẢM HÓA THANH NIÊN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2021 PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Bình Phước là tỉnh miền núi nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam của đất nước, có diện tích tự nhiên 6.871,54 km 2 , là tỉnh biên giới, có hai tuyến Quốc lộ 13 và 14 đi qua; tiếp giáp với các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Dương và có đường biên giới với 03 tỉnh Mundunkirri, Karatie, Tabong Khmum thuộc Vương quốc Campuchia; có 11 huyện thị xã với khoảng 1 triệu người; trong đó, thành phần dân cư đa dạng về dân tộc, tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán. Những năm qua, tình hình dân di cư tự do từ các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước đến cư trú, làm ăn, sinh sống khá lớn, trong đó có cả những đối tượng có tiền án, tiền sự, các đối tượng truy nã lợi dụng lẩn trốn hoặc tiếp tục hoạt động phạm tội. Cùng với các tỉnh khác trong khu vực Miền Đông Nam bộ, Bình Phước đã và đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ, mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài; phát triển mở rộng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng và đô thị hóa nhiều khu vực; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn đối tượng trong tuổi lao động; đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh từng bước được nâng cao. Ngoài ra Bình Phước còn là tỉnh có 3 huyện (Bù Đốp, Bù Gia Mập và Lộc Ninh) giáp với nước bạn Campuchia với 260,4 km đường biên giới, có 03 cửa khẩu quốc gia (Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cầu Trắng) và 01 cửa khẩu quốc tế (Hoa Lư) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân 02 nước qua lại làm ăn buôn bán. Dọc tuyến biên giới, các tỉnh

Transcript of ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

Page 1: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

ĐỀ ÁNHỖ TRỢ CẢM HÓA THANH NIÊN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

GIAI ĐOẠN 2016 – 2021

PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀI. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Bình Phước là tỉnh miền núi nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam của đất nước, có diện tích tự nhiên 6.871,54 km2 , là tỉnh biên giới, có hai tuyến Quốc lộ 13 và 14 đi qua; tiếp giáp với các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Dương và có đường biên giới với 03 tỉnh Mundunkirri, Karatie, Tabong Khmum thuộc Vương quốc Campuchia; có 11 huyện thị xã với khoảng 1 triệu người; trong đó, thành phần dân cư đa dạng về dân tộc, tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán. Những năm qua, tình hình dân di cư tự do từ các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước đến cư trú, làm ăn, sinh sống khá lớn, trong đó có cả những đối tượng có tiền án, tiền sự, các đối tượng truy nã lợi dụng lẩn trốn hoặc tiếp tục hoạt động phạm tội. Cùng với các tỉnh khác trong khu vực Miền Đông Nam bộ, Bình Phước đã và đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ, mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài; phát triển mở rộng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng và đô thị hóa nhiều khu vực; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn đối tượng trong tuổi lao động; đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh từng bước được nâng cao. Ngoài ra Bình Phước còn là tỉnh có 3 huyện (Bù Đốp, Bù Gia Mập và Lộc Ninh) giáp với nước bạn Campuchia với 260,4 km đường biên giới, có 03 cửa khẩu quốc gia (Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cầu Trắng) và 01 cửa khẩu quốc tế (Hoa Lư) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân 02 nước qua lại làm ăn buôn bán. Dọc tuyến biên giới, các tỉnh Campuchia giáp biên xuất hiện nhiều khu vui chơi giải trí, sòng bạc, tụ điểm đá gà… đã thu hút nhiều người Việt Nam sang Campuchia. Mặt khác, do ảnh hưởng của tình hình thế giới và trong nước, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, giá các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh xuống thấp, tình trạng thất nghiệp, đời sống nhân dân gặp khó khăn, tính suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên; tình hình mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và tranh chấp khiếu kiện về đất đai diễn ra rất phức tạp…

Sự phối hợp, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội chưa thực sự chặt chẽ cùng với môi trường xã hội nhiều cám dỗ đã dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên có những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, với tính chất, mức độ, quy mô, xu hướng “trẻ hóa” ngày càng phức tạp, đáng lo ngại.

Những hành vi phạm pháp luật hình sự cụ thể như trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, các hành vi phạm pháp về ma túy có xu hướng tăng lên hàng năm. Đặc biệt, hành vi gây rối trật tự công cộng có biểu hiện tăng nhanh. Bên cạnh đó, các phương thức, thủ đoạn và những đặc điểm về đối tượng phạm pháp là

Page 2: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

người chưa thành niên sẽ có sự biến đổi. Sự biến đổi đó thể hiện ở sự tinh vi hơn, táo bạo hơn, gây ra những hậu quả cho xã hội cũng ngày càng nặng nề hơn.

Một thực tế khác là sau hình phạt, số lượng tái phạm tội của các đối tượng là không nhỏ; việc phân biệt, kỳ thị đối với các đối tượng mãn hạn tù trở về địa phương vẫn là trở ngại đối với các đối tượng này. Vì vậy, làm thế nào để giáo dục được các đối tượng có nguy cơ phạm tội và cảm hóa, giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng đang cải tạo và mãn hạn tù trở về địa phương thực sự trở thành một người lương thiện, không vi phạm pháp luật, sống có ích cho xã hội là điều mà các cơ quan, đoàn thể, ban ngành và lãnh đạo tỉnh quan tâm.

Việc đề ra giải pháp giáo dục, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng là rất cần thiết và quan trọng. Do vậy, vấn đề xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Hỗ trợ cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2016-2021” là vô cùng cần thiết.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN1. Căn cứ chính trị, pháp lý:

- Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg ngày 8/11/2004 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010.

- Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

- Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”; Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT ngày 24 tháng 6 năm 2010 giữa Bộ Công an và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về phối hợp hành động phòng, chống ma tuý trong thanh thiếu niên (giai đoạn 2010 – 2015).

- Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”; Quyết định số 282/QĐ-TTg, ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành kế hoạch thực hiện chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chương trình hành động số 04-CTr/TU, ngày 01/12/2010 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 16/12/2013 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 20/12/2011 về việc trển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh.

- Hàng năm đều ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người; Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 02/5/2013 về việc thực hiện Nghị quyết

2

Page 3: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

số 37/2012/NQ13, ngày 23/11/2011 của Quốc hội khóa XIII và chương trình của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án năm 2013; Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 07/5/2014 về việc thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội và chương trình của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 19/03/2015 về việc chuyển hóa địa bàn phức tạp về TTATXH; Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 25/4/2015 về việc tổng kết 05 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011-2015, …

- Căn cứ Kế hoạch liên tịch 9330/KHPH ngày 1/11/2011 giữa Ủy ban Trung ương Hội LHTN VN và Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII)- Bộ Công an về việc “Phối hợp hoạt động giáo dục phạm nhân, trại viên trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, giai đoạn 2011-2015”; Kế hoạch số 22/KHLT ngày 3/4/2012 giữa 4 đơn vị: Hội LHTN VN tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Trại giam An Phước, Trại giam Tống Lê Chân về việc “Phối hợp hoạt động giáo dục phạm nhân, trại viên trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2012-2015”; Kế hoạch 163/KH-CAT-HLHTN ngày 11/7/2012 của Công an tỉnh Bình Phước và Hội LHTN VN tỉnh Bình Phước về việc phối hợp giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 181/KHPH ngày 5/3/2013 giữa Hội LHTN VN tỉnh Bình Phước, Trại giam Tống Lê Chân và Trại tạm giam Công an tỉnh.

- Thông qua đề án nhằm huy động mọi nguồn lực góp phần giáo dục cảm hóa thanh niên lầm lỡ, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

- Từ nhiều năm qua, các ban, ngành, đoàn thể trong Tỉnh đã xây dựng những mô hình hoạt động hướng vào các đối tượng nghiện ma túy, các đối tượng chấp hành án phạt tù trở về địa phương, các đối tượng thanh thiếu niên có nguy cơ phạm tội... thông qua xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm thanh niên như: Nhóm “Đồng đẳng”, nhóm “Bạn giúp bạn”, các câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”, “Vì tương lai”, “Vì ngày mai tươi sáng”… qua đó đã cảm hóa, giúp đỡ được nhiều thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng.

2. Cơ sở thực tiễn:2.1. Tình hình chung

Trong những năm qua cùng với những thành tựu đạt được của quá trình đổi mới thì mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận nhân dân đặc biệt là thanh thiếu niên tạo ra lối sống thực dụng cơ hội chạy theo những giá trị vật chất bình thường, không ít thanh thiếu niên không được sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội sống không có lý tưởng, hoài bão, thiếu bản lĩnh dẫn đến sa ngã, vi phạm pháp luật. Thời gian gần đây tình hình tội phạm cùng các tệ nạn xã hội hết sức phức tạp một số vụ án do các em ở lứa tuổi vị thành niên gây nên với tính chất nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đã và đang gây nhức nhối

3

Page 4: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

trong toàn xã hội. Theo thống kê năm 2014 toàn tỉnh có hơn 310.848 thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 30 chiếm 33,33% tổng dân số của tỉnh1trong đó có hơn 1.164 thanh niên vi phạm pháp luật.

Là một tỉnh miền núi, biên giới có hơn 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, đa số người dân là dân di cư từ các tỉnh thành trong cả nước về đây lập nghiệp, trình độ văn hóa và nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế. Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng ở tỉnh Bình Phước, tuy điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể nhất là lực lượng công an và đoàn thanh niên, công tác tái hòa nhập cộng đồng ở tỉnh Bình Phước đã được cả xã hội quan tâm, người tái hòa nhập cộng đồng dần được xóa bỏ kỳ thị, họ luôn được giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để ổn định và vươn lên trong cuộc sống. Bình Phước hiện đang quản lý hơn 2.000 người tái hòa nhập cộng đồng. Thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng, ở các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình và kinh nghiệm hay, nhiều tấm gương là người tái hòa nhập cộng đồng vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng và tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, đã được người dân ở các địa phương ghi nhận.2

2.2. Tình hình thanh niên tái hòa nhập cộng đồngDưới đây là số liệu cụ thể tình hình thanh niên vi phạm, tái phạm từ

năm 2005 đến 2015 của các huyện thị và toàn tỉnh: 2.2.1-Tình hình thanh niên vi phạm, tái phạm từ 2005-20143

TT Năm Số TNvi phạm

(01)

Số tái phạm

(02)

Tổng số thanh niên (16-30 tuổi)

(03)

Tỷ lệ tái phạm

(%)(02)/(01)

Tỷ lệ TNvi phạm

(%)(01)/(03)

01 2005 941 23 271.443 2,44 0,3502 2006 1,040 31 276.183 2,98 0,3803 2007 895 21 280.249 2,35 0,3204 2008 1,026 26 285.995 2,53 0,3605 2009 1,088 36 291.651 3,31 0,3706 2010 1,093 32 296.070 2,93 0,3707 2011 1,220 35 300.522 2,87 0,4108 2012 1,098 33 303.748 3,01 0,3609 2013 1,358 46 307.277 3,39 0,4410 2014 1,164 12 310.848 1,03 0,3711 2015 958 16 1,67

1 Dân số Bình Phước có 932.544 người theo số liệu năm 2014 của cục thống kê.2 Nguồn từ webside: conanbinhphuoc.gov.vn3 Nguồn số liệu của Công an tỉnh Bình Phước

4

Page 5: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

2.2.2-Tình hình thanh niên vi phạm của các huyện thị qua từng giai đoạn4

Đơn vị 2005 - 2010 2010 - 2015 2014 2015Chơn Thành 184 179 31 47Bù Gia Mập 9 93 19 38Hớn Quản 147 131 30 28

Bù Đốp 77 144 25 30Bù Đăng 0 156 57 67

Phước Long 0 101 27 28Bình Long 29 115 19 21Lộc Ninh 50 229 45 71Đồng Phú 92 297 54 51Đồng Xoài 09 168 27 49Phú Riềng 0 102 35 25

2.3. Kết quả công tác hỗ trợ cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua

2.3.1. Công tác chỉ đạo, phối hợp với các ngành chức năngThời gian qua công tác quản lý, cảm hóa giáo dục người vi phạm pháp

luật tái hòa nhập cộng đồng được các cấp, các ngành trong toàn tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xác định công tác hỗ trợ cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng là một trong những công tác trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hằng năm. Hằng năm ngay sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo tổ chức, triển khai hoạt động của trung ương Đoàn, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh,… Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã cụ thể hóa bằng những văn bản triển khai, tổ chức thực hiện tới cơ sở. Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chủ động liên hệ và tiến hành ký kết các chương trình, kế hoạch phối hợp với các ngành có liên quan qua việc ký kết nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác hỗ trợ cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở đoàn và đoàn viên thanh niên tham gia phòng ngừa, tạo điều kiện giáo dục, cảm hóa các đối tượng thanh niên lầm lỗi.

Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, công văn triển khai việc rà soát, lập danh sách thanh niên chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đến các huyện thị đoàn và đoàn trực thuộc nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Trên cơ sở công tác chỉ đạo, các huyện thị đoàn và đoàn trực thuộc căn cứ tình hình thực tế tại địa phương xây dựng các chương trình hành động cụ thể. Triển khai đến 100% các chi đoàn, chi hội tổ chức tiếp cận, vận động và giúp đỡ ít nhất 01 đối tượng thanh niên chậm tiến, thanh niên thi hành án phạt tù trở về

4 Nguồn số liệu của Công an tỉnh Bình Phước

5

Page 6: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

địa phương; vận động các đối tượng tham gia công tác Đoàn – Hội tại địa phương nơi cư trú. Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn còn chỉ đạo các cơ sở đoàn tiến hành xây dựng nhiều mô hình, tổ chức các chương trình tuyên truyền giáo dục, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ đội nhóm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh thiếu niên lầm lỡ tham gia để sớm hòa nhập với cộng đồng.

2.3.2. Công tác tuyên truyền Việc đăng tải các nội dung, chính sách của Đảng, nhà nước, tình hình

thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, gương người tốt, việc tốt, mô hình tuyên truyền hiệu quả,… là việc làm thường xuyên và đạt hiệu quả tích cực trên các kênh thông tin như: tinhdoanbinhphuoc.vn, chuyên trang sức trẻ hôm nay, báo Bình Phước, đài phát thanh huyện, thị, đài phát thanh truyền hình tỉnh,…

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn luôn quan tâm chỉ đạo các huyện, thị đoàn và đoàn trực thuộc đẩy mạnh công tác hỗ trợ, cảm hóa, giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của đoàn viên thanh niên các cấp trong công tác tiếp nhận cảm hóa giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Qua đó cán bộ đoàn các cấp đã nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của công tác tiếp cận, cảm hóa, giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Thường xuyên tổ chức các hoạt động phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo mang lại hiệu quả cao; Tổ chức đều đặn định kỳ các buổi tọa đàm, gặp mặt, đối thoại trực tiếp với thanh niên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng tại các trại giam và trại tạm giam; Vận động nhân dân, đoàn viên thanh niên không kì thị, phân biệt đối xử với các thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, vận động thanh niên tái hòa nhập tham gia các tổ chức đoàn hội, câu lạc bộ đội nhóm thanh niên; Thành lập, duy trì và phát triển các câu lạc bộ đội nhóm giúp đỡ thanh niên chậm tiến, tái hòa nhập cộng đồng như : Câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”, “Thắp sáng niềm tin”, “Pháp luật”, “Lá chắn xanh”, “Gia đình trẻ”,… Đã thành lập được 7 CLB “Vì ngày mai tươi sáng” cấp huyện (Bình Long, Chơn Thành, Bù Đăng, Phước Long, Lộc Ninh, Đồng Xoài, Bù Đốp) trong đó nổi bật nhất là CLB “Vì ngày mai tươi sáng” thị xã Bình Long.

2.3.3. Công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồngPhối hợp với trại tạm giam Công an tỉnh, Trại giam An Phước, trại

giam Tống Lê Chân và Bình Dương tổ chức hội trại “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” định kỳ 2 năm một lần nhằm khơi dậy tình yêu, niềm đam mê, ý chí và cách sống tự tin bằng những ươc mơ giản dị của mỗi người; sống hết mình bằng đôi tay, khối óc, bằng nội lực của chính mình, tránh làm những điều phạm pháp; động viên, kêu gọi sự kiên trì, nỗ lực cải tạo cho các phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Tỉnh Đoàn đã phối hợp đứng lớp truyên truyền cho hàng ngàn lượt phạm nhân mỗi năm của các đơn vị về cơ hội và kỹ năng hòa nhập, kỹ năng sống, tác hại của ma túy, mại dâm, HIV/AIDS,…

Trong năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với Công an tỉnh giúp đỡ hỗ trợ 01 máy ấp trứng trị giá 7 triệu đồng cho anh Trương Hồng Đức

6

Page 7: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

sinh năm 1988 ở thị xã Bình Long; 01 máy tính xách tay, 01 máy khò hàn điện tử, 01 bộ dụng cụ đa năng và hỗ trợ mua 01 chiếc xe máy phục vụ đổi ga với tổng trị giá 12 triệu đồng cho anh Đàm Quốc Tuấn sinh năm 1980 ở thị xã Đồng Xoài. Hiện hai anh đã tu chí làm ăn và tích cực tham gia vào hoạt động của tổ chức Đoàn – Hội tại địa phương.

Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các huyện thị đoàn và đoàn trực thuộc thành lập và duy trì mô hình câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”, “Thắp sáng niềm tin”,… Qua quá trình hoạt động đã xuất hiện nhiều mô hình mới có hiệu quả trong công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên như:

- Thị đoàn Bình Long đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an tổ chức tiếp cận, giúp đỡ thanh niên thi hành án phạt tù trở về địa phương, đặc biệt vào các dịp đặc xá của Nhà nước như Quốc khánh 2/9,…Hiện địa bàn thị xã Bình Long có 183 thanh niên từng vi phạm pháp luật thi hành án phạt tù trở về địa phương. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, các thành viên câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng” thường xuyên xuống tận gia đình để tìm hiểu cuộc sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng để có kế hoạch giúp đỡ phù hợp. Câu lạc bộ đã vận động được 43 thanh niên thi hành án phạt tù trở về tham gia vào câu lạc bộ, cảm hóa 21 đối tượng tái hòa nhập cộng đồng chuyên tâm phát triển kinh tế, tham gia hoạt động xã hội. Phối hợp thường xuyên tổ chức tiếp cận, giúp đỡ cây, con giống cho thanh niên phát triển kinh tế : Hỗ trợ 03 con dê trị giá 15 triệu đồng, hỗ trợ 7 triệu đồng tiền mặt cho thanh niên hoàn lương có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán, đề xuất giúp đỡ 01 máy ấp trứng cho thanh niên để chăn nuôi, ổn định kinh tế… Thường xuyên tiếp cận nắm bắt tâm tư, tình cảm của đối tượng để chia sẻ, vận động tránh quay lại con đường lầm lỗi; Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại trên địa bàn thị xã hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng được vay vốn để phát triển kinh tế gia đình: giúp đỡ 02 đối tượng được vay vốn NHCSXH, Ngân hàng An Bình và Ngân hàng BIDV được 2,2 tỷ đồng.5

- Chơn Thành hiện có 57 thanh niên từng vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng. Bằng nhiều hình thức truyên truyền vận động, thời gian qua câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng” huyện phát huy tốt vai trò vận động người lầm lỗi tích cực tham gia tổ chức đoàn, hội và tu chí làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Điển hình là anh Phạm Trung Kiên được câu lạc bộ vận động tham gia hoạt động tình nguyện, làm đường giao thông được anh em, bạn bè tín nhiệm cho vay 30 triệu đồng để nuôi gà thả vườn, đến nay mô hình cho gia đình anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Câu lạc bộ phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện hỗ trợ 02 người vay vốn 60 triệu đồng phát triển kinh tế, vận động 13 người tham gia sinh hoạt đoàn, hội tại các khu phố ấp; Tết Nguyên đán 2016 , vận động tặng quà 10 thanh niên tái hòa nhập cộng đồng với tổng trị giá 10 triệu đồng.

5 Theo số liệu báo cáo công tác hỗ trợ cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng năm của thị xã Bình Long

7

Page 8: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

- Các đơn vị khác đã bước đầu tiếp cận, tìm hướng giúp đỡ và đã đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi.

2.3.4. Thuận lợiĐược sự quan tâm, hỗ trợ và phối hợp tích cực của các ngành chức

năng đặc biệt là lực lượng công an các cấp trong công tác cảm hóa giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

Nhận được sự hưởng ứng tích cực từ gia đình, người thân trong công tác tư tưởng, tiếp cận thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục được triển khai bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân.

2.3.5. Khó khănThanh niên chậm tiến, thanh niên tái hòa nhập cộng đồng là những đối

tượng khó tiếp cận, họ có tâm lý mặc cảm, tự ti rất e ngại gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiếp cận giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng.

Cán bộ Đoàn – Hội làm công tác cảm hóa, giúp đỡ các đối tượng thanh niên tái hòa nhập cộng đồng chưa được tập huấn, hướng dẫn hay còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nên kết quả chưa được cao.

Kinh phí cho hoạt động cảm hóa chủ yếu là do tự túc hoặc nguồn kinh phí của đoàn hỗ trợ. Chưa có nguồn kinh phí cho thanh niên tái hòa nhập vay để phát triển kinh tế.

Việc đào tạo nghề, học nghề còn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra các thanh niên tái hòa nhập cộng đồng khó tiếp cận việc làm mới do chủ doanh nghiệp hay cơ sở còn lo sợ rủi ro và hệ lụy khi các đối tượng này tái phạm tội.

PHẦN THỨ II: NHỮNG NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN1. Mục tiêu:

Mở rộng, tăng cường công tác giúp đỡ, hỗ trợ và cảm hóa thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn toàn Tỉnh; tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tình yêu gia đình, quê hương đất nước, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng phấn đấu rèn luyện trong lao động, học tập. Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn, đào tạo nghề và việc làm cho thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng sau khi được cảm hóa.

Kiềm chế thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Tỉnh; làm giàu cho quê hương, đất nước.

Thông qua Đề án, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở, thu hút nguồn lực xã hội tham gia thực hiện Đề án.

2. Yêu cầu:Đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả của đề án nhằm chăm lo lợi ích và nhu

cầu chính đáng gắn liền với trách nhiệm của thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

8

Page 9: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng ở các địa phương, phối hợp chặt chẽ các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức Đoàn thanh niên, Hội LHTN Việt Nam và lực lượng Công an.

3. Phạm vi của đề án:3.1. Thời gian triển khai: từ năm 2016-2021.3.2. Hình thức: Tập trung thực hiện công tác giáo dục, cảm hóa và hỗ trợ

cho Thanh thiếu niên (dưới 30 tuổi) tái hòa nhập cộng đồng:Đối tượng 1: Các đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến đã vi phạm, bị xử

lý hành chính, thực hiện theo các nhóm hành vi có nguy cơ phạm tội như: vi phạm an ninh trật tự, lạng lách, đua xe trái phép, mắc vào các tệ nạn xã hội (ma túy), bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn …

Đối tượng 2: Các đối tượng thanh niên là học viên, phạm nhân đang trong thời gian học tập cải tạo hoặc đã kết thúc, hoàn thành xong hạn tù, hình phạt, bản án,… trở về địa phương.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP1. Chỉ tiêu cơ bản:

- 100% xã, phường, thị trấn thành lập hoặc củng cố, duy trì hiệu quả hoạt động các mô hình câu lạc bộ, tổ, đội nhóm để giáo dục, cảm hóa và hỗ trợ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

- Trong năm đầu triển khai đề án, mỗi xã, phường, thị trấn giáo dục cảm hóa được ít nhất 01 Thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng (Theo đối tượng 1) và tạo điều kiện, giúp đỡ 01 thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng (Theo đối tượng 2). Tiếp tục duy trì hiệu quả đạt được, mở rộng đối tượng được cảm hóa, giáo dục trong những năm tiếp theo (Căn cứ vào tình hình số lượng Thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng của từng đơn vị sẽ có kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm).

- Phấn đấu 100% Thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng (trong đối tượng của đề án) được tiếp cận và thụ hưởng các nội dung, chương trình của đề án.

- Tổ chức chương trình Thắp sáng niềm tin: tham quan và giao lưu, gặp gỡ, động viên Thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng được tổ chức định kỳ hàng năm ở cấp huyện và định kỳ hai năm ở cấp tỉnh.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp các ngành liên quan giúp đỡ, tư vấn và giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ về vốn để lao động sản xuất, giúp đỡ ổn định cuộc sống cho các thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, thanh niên hoàn lương do các Câu lạc bộ giới thiệu.

- Mỗi xã, phường, thị trấn tập hợp được ít nhất 1 thanh niên tái hòa nhập cộng đồng vào hoạt động trong tổ chức Đoàn, Hội (Tăng dần qua các năm).

2. Nội dung:

9

Page 10: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

2.1. Thiết lập bộ máy tổ chức và đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng

Thiết lập bộ máy làm công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng từ tỉnh đến huyện, xã, phường, khu phố, ấp, sóc.

Đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng tham gia vào các hoạt động, tổ chức đoàn thể.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cộng tác viên, xây dựng lực lượng nòng cốt.

2.2. Chăm lo lợi ích và nhu cầu chính đáng của thanh niên tái hòa nhập cộng đồng

Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở, thu hút nguồn lực xã hội hỗ trợ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Vận động các trung tâm giới thiệu vệc làm, trung tâm dạy nghề, xí nghiệp, chủ doanh nghiệp... hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng tìm kiếm việc làm; huy động thanh niên tình nguyện, lực lượng công an các cấp, tài trợ của các mạnh thường quân… tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, tạo sân chơi lành mạnh cho thanh niên.

Chọn tháng 9 hàng năm làm tháng “Thắp sáng ước mơ hoàn lương Bình Phước”

Chính quyền các cấp đầu tư ngân sách thực hiện các chương trình, đề án, công trình phúc lợi xã hội chăm lo thanh niên tái hòa nhập cộng đồng; xây dựng các chương trình, đề án và phối hợp với công an các cấp triển khai thực hiện trong đó tập trung hỗ trợ nhu cầu học nghề, học tập, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống tránh xa con đường lầm lỗi; Phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến hành vi vi phạm và tái phạm, nguyên tắc xử lý của pháp luật, tình tiết tăng nặng đối với người tái phạm, hậu quả pháp lý nếu tái phạm, hướng dẫn biện pháp học tập, cải sửa để trở thành người tốt và một số quy định trong thời gian giáo dục tại cộng đồng dân cư.

2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtNâng cao nhận thức pháp luật trong đối tượng thanh niên tái hòa nhập

cộng đồng. Xây dựng chương trình thực hiện cụ thể, trong đó tập trung một số nội dung có liên quan, thiết thực đối với thanh niên tái hòa nhập cộng đồng như: pháp luật về phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội, luật lao động; luật hôn nhân và gia đình; luật giao thông đường bộ,...

3. Giải pháp:3.1. Xây dựng tổ chức, bộ máy thực hiện công tác hỗ trợ, cảm hóa

thanh niên tái hòa nhập cộng đồng3.1.1. Xây dựng bộ máy chuyên trách các cấp:

10

Page 11: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

- Cấp tỉnh: Thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án: Ban chỉ đạo thực hiện đề án gồm

Đ/c Bí thư Tỉnh Đoàn - Trưởng Ban chỉ đạo, PBT Tỉnh Đoàn (Chủ tịch Hội LHTNVN) - Phó ban thường trực, mời đại diện Ban giám đốc Công an tỉnh làm phó ban. Các thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Đề án gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan trực tiếp đến triển khai các giải pháp thực hiện như: Liên đoàn Lao động, Sở Tài chính, Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội, Sở Tư pháp Tỉnh, trại giam Tống Lê Chân, trại giam An Phước, trại Tạm giam Công an tỉnh. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án. Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan mà thủ trưởng cơ quan đó là thường trực Ban chỉ đạo khi ký tên thay mặt cho Ban chỉ đạo đề án. Tham mưu, đề xuất trực tiếp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án, nhất là các nội dung kiên quan đến việc chăm lo cho các đối tượng sau khi được cảm hóa và hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.

Thành lập tổ giúp việc gồm các đồng chí: 02 đồng chí ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Tỉnh Đoàn, 01 đồng chí ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn, 01 đồng chí Văn phòng Công an tỉnh, 01 đồng chí Văn phòng Tỉnh Đoàn. Tổ giúp việc hỗ trợ điều hành thực hiện đề án, xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức hoạt động. Định kỳ 06 tháng hoặc 01 năm tổ chức sơ kết để đánh giá rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả hoạt động cho Thường trực cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân cùng cấp; hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện; tổng kết đề án theo từng giai đoạn.

Ban chỉ đạo, tổ giúp việc làm việc theo hình thức kiêm nhiệm và được hưởng chế độ trợ cấp kiêm nhiệm theo quy định.

- Cấp huyện thị và cấp xã phường thị trấn: Huyện thị: Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án cấp huyện, thị do Bí thư huyện,

thị Đoàn làm trưởng ban, phó bí thư huyện, thị Đoàn làm phó ban thường trực, đại diện ban giám đốc Công an làm phó ban và các đơn vị liên quan.

Căn cứ đề án cấp ủy, chính quyền địa phương các đơn vị tăng kinh phí hoạt động cho các huyện, thị Đoàn trong công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng (cấp kinh phí thêm phục vụ cho công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, ngoài kinh phí được khoán theo định mức hàng năm)

Cấp xã, phường, thị trấn: phân công trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ phụ trách, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng thanh niên, Công an và gia đình để thực hiện tốt công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

3.1.2. Xây dựng lực lượng nòng cốt:Là cán bộ Đoàn, Hội, đoàn thể, cán bộ chiến sỹ công an, người đã hoàn

lương, gia đình, người thân, bạn bè, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, đào tạo dạy

11

Page 12: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

nghề...có ảnh hưởng, uy tín và có khả năng gần gũi, tác động hoặc hỗ trợ Thanh thiếu niên hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng lập thân, lập nghiệp.

Lực lượng nòng cốt là thành viên CLB “Vì ngày mai tươi sáng” được hỗ trợ công tác phí, xăng xe, điện thoại, nước uống. Đoàn các cấp hỗ trợ kinh phí hoạt động cho lực lượng nòng cốt này.

BTV Tỉnh Đoàn chỉ đạo các huyện, thị Đoàn quản lý trực tiếp lực lượng nòng cốt là bí thư, phó bí thư, ủy viên Ban Chấp hành các Đoàn cơ sở, chi đoàn, Ban chủ nhiệm các CLB do đơn vị thành lập. Hội LHTN VN tỉnh quản lý chung các CLB “Vì ngày mai tươi sáng”.

* Củng cố, thành lập, xây dựng và duy trì cơ chế hoạt động các CLB Vì ngày mai tươi sáng:

Hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”. CLB là lực lượng nòng cốt hoạt động và giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

Thống kê danh sách, phân loại và có kế hoạch vận động, tiếp nhận thanh niên tái hòa nhập cộng đồng vào sinh hoạt tại CLB “Vì ngày mai tươi sáng”. Các thanh niên tái hòa nhập cộng đồng đã được cảm hóa thành công là lực lượng nòng cốt có tiếng nói trong công tác cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng bằng kinh nghiệm và thực tiễn của bản thân. Việc được tham gia vào câu lạc bộ sẽ giúp cho thanh niên tái hòa nhập đã được cảm hóa sống có trách nhiệm với bản thân và hiệu quả của chương trình cũng sẽ được nâng lên (do cùng lứa tuổi và cũng đã từng trải qua giai đoạn lầm lỡ, thấu hiểu về tâm lý nên khi đi cảm hóa sẽ có tính thuyết phục cao hơn).

Câu lạc bộ hoạt động có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng trong công tác giáo dục, giúp đỡ các thanh niên tái hòa nhập cộng đồng được phân công tiếp nhận. Đồng thời tổ chức sinh hoạt định kỳ nhằm tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động.

3.1.3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ: Ban chỉ đạo đề án sẽ tổ chức Hội nghị triển khai đề án ngay sau khi được

phê duyệt; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn của Tỉnh, huyện dành cho Ban điều hành, lực lượng nòng cốt, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ để trang bị các kỹ năng tiếp cận, vận động, cảm hóa các đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến, tái hòa nhập cộng đồng; cung cấp các tài liệu về kỹ năng vận động thanh niên và các tài liệu liên quan cho Ban chủ nhiệm.

- Đối với lớp tập huấn cấp Tỉnh: Ban Chỉ đạo đề án cấp Huyện, Thị, Thành cử Ban điều hành, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, lực lượng nòng cốt tham gia lớp tập huấn; Ban chỉ đạo sẽ mời các chuyên gia tâm lý tập huấn về các kỹ năng tiếp cận các đối tượng, kỹ năng tư vấn và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện đề án; mời báo cáo viên của Công an Tỉnh thông tin đến học viên tình hình thanh thiếu niên chậm tiến, tái hòa nhâp cộng đồng trên địa bàn Tỉnh, đồng thời chia sẻ với các học viên về kinh nghiệm tiếp xúc với các dạng tội phạm.

12

Page 13: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

- Đối với lớp tập huấn cấp Huyện, Thị: Ban tổ chức đề án cấp huyện tổ chức các lớp tập huấn trang bị kỹ năng cho các thành viên của các câu lạc bộ của địa phương; Ban chỉ đạo cấp Tỉnh sẽ hỗ trợ liên hệ báo cáo viên tập huấn các kỹ năng phù hợp với tình hình của từng địa phương.

- Ban Chỉ đạo sẽ mời và kết nối với một số chuyên gia tâm lý (qua điện thoại, email…) để kịp thời hỗ trợ các thành viên Ban điều hành, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, các Tổ đồng hành trong các tình huống phát sinh (nếu có).

Lớp tập huấn cấp Tỉnh và Huyện được tổ chức hàng năm nhằm thường xuyên trang bị kỹ năng cho các câu lạc bộ.

Bên cạnh đó, hỗ trợ thành lập và đẩy mạnh các hoạt động của câu lạc bộ Huấn luyện viên Tỉnh, câu lạc bộ kỹ năng cấp huyện, xã phối hợp, hỗ trợ các câu lạc bộ trong quá trình hoạt động.

3.2. Đẩy mạnh công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở, thu hút nguồn lực xã hội giáo dục, cảm hóa, hỗ trợ, giúp đỡ cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng

BTV Tỉnh Đoàn chủ động phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng kinh phí cho tổ chức Đoàn các cấp trong công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. BTV Tỉnh Đoàn tham mưu cho Tỉnh ủy có cơ chế chính sách cụ thể đối với công tác hỗ trợ, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Chủ động phối hợp với các trại giam trên địa bàn tỉnh trong công tác giáo dục cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các chương trình, đề án và phối hợp triển khai thực hiện chăm lo, cảm hóa, giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Trong đó tập trung đáp ứng nhu cầu học nghề, việc làm, ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe…, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận cộng đồng của thanh niên tái hòa nhập.

- Công an Tỉnh có kế hoạch phối hợp trong triển khai đề án; lồng ghép các hoạt động của chương trình ngăn ngừa và phòng chống tội phạm vào các hoạt động của đề án; vận động quỹ hỗ trợ giúp đỡ; chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp, duy trì; Trại tạm giam công an tỉnh phối hợp cung cấp danh sách các đối tượng thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

- Sở tư pháp lồng ghép hoạt động của các chương trình, đề án, các hoạt động tư vấn pháp luật do Sở chủ trì vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đối với các đối tượng thanh niên tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp, cử lực lượng có chuyên môn làm báo cáo viên, tuyên truyền viên tham gia các buổi tuyên truyền.

- Hội Cựu Chiến binh tăng cường chỉ đạo, vận động, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của Hội cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức các hoạt động đưa các chương trình văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao về cơ sở, tạo

13

Page 14: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

điều kiện cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tỉnh triển khai Đề án dạy nghề miễn phí, phối hợp với Liên đoàn Lao động và các ngành chức năng giới thiệu cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng (được Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ giới thiệu) về nhu cầu học tập và việc làm.

- Hội Phụ nữ Tỉnh tạo điều kiện dạy nghề miễn phí đối với các đối tượng nữ có hoàn cảnh khó khăn và có các nhu cầu học nghề tại Trung tâm Giới thiệu việc làm của Hội Phụ nữ Tỉnh; hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện về nguồn vốn để cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng sau khi được cảm hóa có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Ban điều hành đề án cấp xã có kế hoạch huy động nguồn lực xã hội trên địa bàn để thực hiện đề án như:

- Vận động các đảng viên, cựu chiến binh, hội viên và người thân của các thanh niên tái hòa nhập cộng đồng cùng tham gia vào chương trình để vận động hiệu quả các đối tượng.

- Đoàn – Hội tạo điều kiện để các thanh niên tái hòa nhập cộng đồng giao lưu với thanh niên tiêu biểu ở địa phương thông qua các hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể dục - thể thao và các hoạt động xã hội thiết thực khác.

- Phối hợp từ nguồn Quỹ tín dụng của địa phương, vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ nguồn vốn vay cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

3.3. Tăng cường công tác truyền thông, biểu dương và tuyên dương3.3.1. Tăng cường công tác truyền thông: Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ cần phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể

liên quan để thực hiện tốt công tác truyền thông: tuyên truyền về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền tích cực qua các kênh thông tin như Báo Bình Phước, chuyên mục Sức trẻ,…vận động thêm các đồng chí lão thành cách mạng, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ và gia đình cùng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn của dân tộc, thông qua các hội thi, hội diễn văn nghệ, các diễn đàn, các chương trình thắp sáng ước mơ, các hoạt động sinh hoạt chi đoàn, chi hội. Đặc biệt tuyên truyền về cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác qua các mẩu chuyện kể về Bác Hồ...

3.3.2. Tăng cường các hình thức biểu dương, tuyên dương:Sau khi đã thực hiện việc giáo dục cảm hóa và giúp đỡ số thanh niên tái

hòa nhập cộng đồng ổn định về cuộc sống, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ sẽ thực

14

Page 15: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

hiện lựa chọn đối tượng tiêu biểu để tham gia nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi về quá trình mình được cảm hóa và trở thành người có ích thông qua các Hội nghị biểu dương, chương trình Thắp sáng niềm tin; các diễn đàn, chương trình giao lưu do Tỉnh tổ chức.

Cấp tỉnh tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” .Sử dụng hình ảnh, video clip trong các chương trình để tiếp tục tuyên

truyền, nhân rộng mô hình.Có hình thức biểu dương các gương thanh niên đã được giáo dục cảm hóa

thành công, tích cực vươn lên trong cuộc sống, chăm lo làm giàu, cống hiến cho xã hội thông qua các kênh thông tin truyền thông.

4. Tiến độ thực hiện: Được chia làm 3 giai đoạn (Phối hợp thực hiện cùng Công an tỉnh)

* Giai đoạn 1: Năm 2016Tháng 02/2016: Khảo sát, xây dựng Đề án.Tháng 03/2016 - 07/2016: BTV Tỉnh Đoàn trình Tỉnh ủy cho ý kiến về

việc thực hiện Đề án.Tháng 08/2016: trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án.Tháng 09/2016: Triển khai thực hiện Đề án. Thành lập Ban chỉ đạo, tổ

giúp việc cho việc triển khai đề án, khảo sát và tiến hành xây dựng hoàn thiện câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”.

* Giai đoạn 2: Từ năm 2017 - 2019Năm 2017, 2018 tập trung triển khai thực hiện Đề án theo các lộ trình, chỉ

tiêu đề ra của Đề án.Tháng 9/2019: Sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm giai đoạn và tiếp tục triển

khai giai đoạn tiếp theo.* Giai đoạn 3: Từ 2019 - 2021Tháng 10/2019 - 12/2021: Tiếp tục nắm bắt, tiếp cận thanh niên tái hòa

nhập cộng đồng giai đoạn 2019- 2021. Duy trì việc xây dựng lực lượng nòng cốt và tập huấn thường xuyên cho cán bộ Đoàn, Hội và Câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”.

Tháng 12/2021: Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án.5. Kinh phí

5.1. Sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước các cấp để thực hiện Đề án trên địa bàn toàn tỉnh. BTV Tỉnh Đoàn lập dự trù kinh phí chi tiết thực hiện đề án theo từng nội dung, giai đoạn, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Trong đó, có sự phân cấp về kinh phí thực hiện đề án.

5.2. Ngoài kinh phí được cấp, cơ quan đơn vị có thể vận động thêm tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí cho việc giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.

15

Page 16: ĐỀ ÁNtinhdoanbinhphuoc.vn/uploads/news/2016_06/de-an-tai-hoa... · Web viewĐỀ ÁN

5.3. BTV Tỉnh Đoàn phối hợp với các ngành liên quan tham mưu đề xuất với BTV Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan hỗ trợ kinh phí định mức cho một số nội dung chính trong công tác xây dựng tổ chức và cán bộ tham gia thực hiện Đề án, cụ thể:

BTV Tỉnh Đoàn tham mưu cho BTV Tỉnh ủy thuận chủ trương hỗ trợ kinh phí để các CLB, đội nhóm thanh niên có thể duy trì được hoạt động , được hỗ trợ 1 phần kinh phí phù hợp để ra mắt và duy trì hoạt động. Đề xuất Tỉnh uỷ đồng ý hỗ trợ cho việc thành lập mỗi câu lạc bộ là 2.000.000 đồng/1 đơn vị được thành lập; mỗi tháng hỗ trợ 500.000 đồng/1 đơn vị/năm để câu lạc bộ duy trì hoạt động.

PHẦN THỨ III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào nội dung phê duyệt tại Quyết định, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai, thực hiện Đề án đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện và tổng kết khi kết thúc Đề án.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và các ban, ngành có liên quan bố trí kinh phí để đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện Đề án.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã nơi triển khai Đề án, có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn (cơ quan thường trực Đề án) hướng dẫn, hỗ trợ bố trí kinh phí để tổ chức Đoàn cấp huyện triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả; chỉ đạo Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án.

4. Các sở, ban, ngành tỉnh: Công an tỉnh, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước và các ngành có liên quan căn cứ chức năng của ngành cùng phối hợp, hỗ trợ Tỉnh Đoàn trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

5. BTV các huyện, thị Đoàn có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện, thị chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện Đề án.

Trong giai đoạn 1, tập trung thực hiện tại các huyện, thị đã có câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng” cấp huyện, thị để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Trên đây là Đề án Hỗ trợ cảm hóa thanh niên tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2016 – 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước./.

16