ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH …

20
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI SỞ Y TẾ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH MẠNG LƯỚI CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN 115 TỈNH QUẢNG NGÃI Quảng Ngãi, tháng 8 năm 2020

Transcript of ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH …

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

SỞ Y TẾ

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH

MẠNG LƯỚI CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN 115

TỈNH QUẢNG NGÃI

Quảng Ngãi, tháng 8 năm 2020

MỤC LỤC

PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ....................... 1 I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ................................................................... 1 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ................................................................ 2

PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN ............. 2 I. TRONG NƯỚC ........................................................................................................ 2 II. TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................................................................... 3

1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, nhân sự, trang thiết bị của Tổ Cấp cứu 115 thuộc

Bệnh viện đa khoa tỉnh ............................................................................................. 3 2. Thực trạng mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện của Bệnh viện Sản-Nhi, Bệnh

viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm, Bệnh viện đa khoa/Trung tâm y tế huyện,

thị xã, thành phố (gọi tắt là Tổ Cấp cứu 115 của Bệnh viện/ Trung tâm y tế huyện,

thị xã, thành phố) ...................................................................................................... 4 3. Thực trạng mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện của các Bệnh viện tư nhân trên

địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................................... 4 4. Thực trạng quy trình cấp cứu ngoài bệnh viện trên địa bàn tỉnh ......................... 5

PHẦN III. GIẢI PHÁP VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ .......................................... 8 1. Mô hình tổng thể của Hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu ngoài

bệnh viện 115 (gọi tắt Hệ thống điều hành thông minh 115) ...................................... 8 2. Quy trình hoạt động tổng thể của Hệ thống điều hành thông minh 115 .................. 9 3. Thiết kế hệ thống tại Trung tâm điều hành cấp cứu 115 (TTĐH 115) .................... 9 4. Hệ thống tại Trạm cấp cứu vệ tinh (TCC vệ tinh) ................................................. 10 5. Hệ thống trên xe cấp cứu ....................................................................................... 10 6. Phần mềm cho người dân ...................................................................................... 11

PHẦN IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN ..................... 12 I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU ......................................................................................... 12

1. Mục tiêu của Đề án ............................................................................................ 12 2. Yêu cầu của Đề án .............................................................................................. 12

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN ............................................................... 12 1. Đối tượng ........................................................................................................... 12 2. Phạm vi ............................................................................................................... 13

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN ................................................................................... 13 1. Hệ thống điều hành thông minh cấp cứu 115 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh ......... 13 2. Hệ thống tại trạm cấp cứu vệ tinh (dành cho trạm và kíp cấp cứu) ................... 13 3. Hệ thống trên từng xe cấp cứu ........................................................................... 14 4. Phần mềm ứng dụng cho người dân ................................................................... 14

IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ..................................................... 14 V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ..................................................................................... 15

PHẦN V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN ........................................................................... 15 PHẦN VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ......................................................................... 16

1. Sở Y tế ................................................................................................................... 16 2. Sở Thông tin và Truyền thông ............................................................................... 17 3. Sở Tài chính ........................................................................................................... 17

CÁC TỪ VIẾT TẮT

S

TT Từ viết tắt Diễn giải

1. 1 UBND Ủy ban nhân dân

2. 2 SYT Sở Y tế

3. 3 BV Bệnh viện

4. 4 TTĐH 115 Trung tâm điều hành cấp cứu 115

5. 5 TCC vệ tinh Trạm cấp cứu vệ tinh

6. 6 TTYT Trung tâm y tế

7. 7 CSDL Cơ sở dữ liệu

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong mọi bối cảnh và thời kỳ, nhu cầu cấp cứu của người dân luôn là vấn

đề quan tâm đầu tiên và mục tiêu quan trọng của Chính phủ và địa phương đặt ra

để bảo đảm sức khỏe tính mạng của người dân trong những trường hợp nguy cấp

và qua đó cũng là thước đo đánh giá sự hài lòng của người dân.

Việc xây dựng một hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu ngoài

bệnh viện, ứng dụng công nghệ thông tin và phương thức quản lý hiệu quả là cơ

sở hình thành bản đồ số với đầy đủ thông tin của Bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm

cấp cứu vệ tinh, xe cấp cứu và kíp cấp cứu giúp cho việc quản lý, giám sát, điều

phối trở nên trực quan, dễ dàng giúp chọn Bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm cấp

cứu vệ tinh phù hợp với tình trạng người bệnh để xe cấp cứu và kíp cấp cứu chuyển

người bệnh đến đúng nơi cần chuyển; đáp ứng nhu cầu điều hành mạng lưới cấp

cứu ngoài bệnh viện góp phần giải quyết, phục vụ nhu cầu cấp cứu khẩn cấp người

dân.

Đối với nhân viên y tế, nhu cầu tối ưu hóa thao tác bằng việc số hóa tất cả

các hoạt động từ giai đoạn tiếp nhận, xử trí đến giai đoạn chuyển người bệnh đến

các Bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm cấp cứu vệ tinh là cần thiết để đáp ứng thời

gian tiếp nhận và tương tác với người bị nạn nhanh nhất có thể.

Đối với việc nhập viện thì hồ sơ bệnh án điện tử ngoài bệnh viện, trong đó

có đầy đủ những vấn đề chuyên môn (ghi nhận triệu chứng, chỉ định, thuốc, chỉ

số sinh tồn), chi phí là nhu cầu cần thiết để có thể tiếp nhận người bệnh và các thủ

tục giấy tờ với xe cấp cứu, kíp cấp cứu nhanh nhất.

Đối với cơ quan quản lý, số liệu báo cáo thống kê về tình hình cấp cứu sẽ

phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động; là cơ sở cho việc đề xuất các chi

phí hỗ trợ vận hành cấp cứu 115 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, kết nối hoạt động

cấp cứu ngoài bệnh viện với các hoạt động cấp cứu chuyên khoa tại các bệnh viện

như quy trình báo động đỏ trong chấn thương, trong cấp cứu sản khoa,…, quy

trình cấp cứu đột quỵ, quy trình cấp cứu tim mạch. Cùng với các chuyên gia của

các Hội chuyên khoa, các bệnh viện đầu ngành, Sở Y tế sẽ xây dựng các quy trình

phối hợp giữa hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện với hoạt động can thiệp chuyên

sâu trong cấp cứu người bệnh, hoạt động này chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả can

thiệp điều trị và giảm tử vong.

Với tình hình cụ thể ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng việc

quản lý xe cấp cứu và kíp cấp cứu trên địa bàn là một trong những nhu cầu thiết

yếu đầu tiên trong việc vận hành mạng lưới cấp cứu 115.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện đã phát triển

mạnh về số lượng, bao gồm 05 Bệnh viện và 10 Trung tâm y tế phủ khắp 13

huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, vẫn không đáp ứng hết nhu cầu người dân,

2

cùng với việc tiếp nhận thông tin, tư vấn, điều phối lực lượng cấp cứu ngoài bệnh

viện rất thô sơ, chủ yếu bằng ghi chép thủ công và trao đổi qua điện thoại bàn cố

định làm cho kéo dài thời gian cấp cứu, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người

bệnh. Hiện nay, trong định hướng phát triển đô thị 4.0, việc xây dựng cơ sở dữ

liệu dùng chung nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và khả năng phân tích,

dự báo không thể thiếu hạ tầng dữ liệu y tế, nhất là dữ liệu về cấp cứu như tai nạn

giao thông, chấn thương, đột quỵ v.v…Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Xây dựng

hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện 115 tỉnh

Quảng Ngãi” là rất cần thiết để mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện 115 vận hành

với hiệu quả cao hơn và cũng đáp ứng nhu cầu phát triển chung của tỉnh.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về việc

ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng

công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Thông tư 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ Thông tin và

Truyền thông về quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công

nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;

Căn cứ Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi

thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung

ương Đảng Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức

khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND

tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế

hoạch số 271-KH/TU ngày 27/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ

trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng

Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc;

Căn cứ Quyết định số 870/QĐ-SYT ngày 17/6/2020 của Sở Y tế Quảng

Ngãi về việc ban hành Quy chế thực hiện cấp cứu ngoài bệnh viện trên địa bàn

tỉnh Quảng Ngãi.

Phần II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN

I. TRONG NƯỚC

Năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT về Quy

chế cấp cứu, hồi sức và chống độc. Bộ Y tế cũng đã ban hành các quy định về tiêu

chuẩn của xe cứu thương và tiêu chuẩn thuốc, trang thiết bị trên xe cứu thương

nhằm bảo đảm điều kiện hoạt động cho kíp cấp cứu ngoài bệnh viện và xe cứu

thương…

3

Hiện nay, mô hình mạng lưới cấp cứu trước viện tại Việt Nam bao gồm:

các Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh, thành phố (công lập và tư nhân); Tổ Cấp cứu 115

thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh; Tổ Cấp cứu 115 các Bệnh viện và Trung tâm y tế

quận, huyện, thị xã.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến cuối năm 2019:

+ Cả nước hiện chỉ có 11 tỉnh, thành phố thành lập được Trung tâm cấp cứu

115; 18 tỉnh, thành phố có Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh; 07 tỉnh,

thành phố có Trung tâm cấp cứu 115 tư nhân và vẫn còn 27 tỉnh, chưa có Trung

tâm cấp cứu 115.

+ Hiện nay, nhu cầu khám cấp cứu trước viện, nhất là khám cấp cứu do tai

nạn giao thông ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay một số yếu tố quan trọng khác

của hệ thống cấp cứu trước viện như: nhân lực chỉ có 62,6% bác sĩ có chứng chỉ

hồi sức cấp cứu; hệ thống kết nối thông tin, quy trình chuyên môn, gói dịch vụ kỹ

thuật cấp cứu và chất lượng cấp cứu ban đầu vẫn chưa được hoàn thiện, cần được

rà soát và bổ sung những quy định, tiêu chuẩn cụ thể.

+ Cả nước còn nhiều tỉnh, thành phố, nhiều khu vực, địa bàn còn “trắng”

về dịch vụ cấp cứu trước viện; không tuyển dụng được cán bộ nhất là bác sĩ thực

hiện cấp cứu trước viện; thiếu cơ chế phối hợp giữa Trung tâm cấp cứu 115 và

Bệnh viện; công tác quản lý, điều phối mạng lưới cấp cứu vệ tinh chưa linh hoạt;

thiếu cơ chế tài chính cho Trung tâm và Bệnh viện thu phí vận chuyển cấp cứu…

II. TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Hiện nay, Quảng Ngãi là 01 trong 18 tỉnh, thành phố trong cả nước có Tổ

Cấp cứu 115 của tỉnh thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh; là đơn vị trực tiếp tổ chức

điều hành mạng lưới cấp cứu 115 của các tuyến: Tổ cấp cứu 115 của Bệnh viện

Sản-Nhi, Bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm, Bệnh viện đa khoa/Trung

tâm y tế huyện, thị xã, thành phố phủ khắp 13 huyện, thành phố, thị xã trên toàn

địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu của Tổ Cấp cứu

115 Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi; hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện trên

địa bàn tỉnh được tổ chức thực hiện theo Quy chế thực hiện cấp cứu ngoài bệnh

viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (tại Quyết định số 870/QĐ-SYT ngày

17/6/2020 của Sở Y tế Quảng Ngãi).

1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, nhân sự, trang thiết bị của Tổ Cấp cứu

115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh

a) Cơ cấu tổ chức:

Tổ Cấp cứu 115 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi thuộc khoa Khám

bệnh và Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

b) Nhân sự:

Nhân lực gồm 04 bác sĩ, 08 điều dưỡng, 03 người điều khiển phương tiện

vận chuyển cấp cứu.

4

Mỗi kíp cấp cứu gồm 01 bác sĩ, 01 – 02 điều dưỡng, 01 người điều khiển

phương tiện vận chuyển cấp cứu. Tuy nhiên, kíp cấp cứu vẫn song song thực hiện

công tác cấp cứu tại bệnh viện.

c) Trang thiết bị:

- Tổng đài nhận cuộc gọi điều phối cấp cứu 115: 01 điện thoại để bàn đặt

tại khoa cấp cứu do điều dưỡng hành chính của khoa cấp cứu phụ trách.

- Xe cấp cứu: 04 xe cấp cứu, vừa thực hiện nhiệm cấp cứu ngoài bệnh viện

theo huy động từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa thực hiện công tác của

bệnh viện như chuyển bệnh, mời hội chẩn.

- Dụng cụ theo xe cấp cứu: có trang thiết bị, thuốc, phương tiện thông tin

liên lạc, sổ sách chuyên môn.

2. Thực trạng mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện của Bệnh viện Sản-

Nhi, Bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm, Bệnh viện đa khoa/Trung

tâm y tế huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Tổ Cấp cứu 115 của Bệnh

viện/Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố)

a) Cơ cấu tổ chức:

Tổ Cấp cứu 115 của Bệnh viện/Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố

thuộc Khoa cấp cứu của Bệnh viện/Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố.

b) Nhân sự:

Mỗi kíp cấp cứu gồm 01 bác sĩ, 01 – 02 điều dưỡng, 01 người điều khiển

phương tiện vận chuyển cấp cứu. Tuy nhiên, kíp cấp cứu vẫn song song thực hiện

công tác cấp cứu tại Bệnh viện/Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố.

c). Trang thiết bị:

- Tổng đài nhận cuộc gọi điều phối cấp cứu 115: Số điện thoại được đặt tại

Khoa cấp cứu, khi có điện thoại yêu cầu cấp cứu thì thông báo cho Tổ trưởng tổ

cấp cứu để triển khai kíp cấp cứu. Số điện thoại cấp cứu không dùng chung trong

hệ thống 115 của Bệnh viện đa khoa tỉnh mà có số điện thoại riêng.

- Xe cấp cứu: mỗi Tổ cấp cứu 115 bố trí xe cấp cứu, vừa thực hiện nhiệm

vụ cấp cứu ngoài bệnh viện theo huy động từ Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa

khoa tỉnh vừa thực hiện công tác của đơn vị chủ quản như chuyển bệnh, mời hội

chẩn. Hiện nay, số lượng xe cấp cứu phục vụ cho công tác cấp cứu 115 tại Bệnh

viện/Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố là 21 xe cấp cứu.

- Dụng cụ theo xe cấp cứu: có trang thiết bị, thuốc, phương tiện thông tin

liên lạc, sổ sách chuyên môn.

Phụ lục I. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và hoạt động mạng lưới cấp cứu

ngoài bệnh viện trên địa bàn tỉnh

3. Thực trạng mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện của các Bệnh viện tư

nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

5

Ngoài các cơ sở công lập, hiện có 02 cơ sở vận chuyển cấp cứu bệnh nhân

ngoài công lập được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh: Bệnh viện đa khoa tư nhân

Phúc Hưng, Nhân Tâm nhưng nhân lực ít, chủ yếu thực hiện hoạt động đưa đón

vận chuyển bệnh nhân đi khám bệnh, chưa tiếp cận được với người có nhu cầu

cấp cứu khẩn cấp.

Chưa tham gia vào hệ thống cấp cứu chung trong toàn tỉnh qua tổng đài 115

của Bệnh viện đa khoa tỉnh.

4. Thực trạng quy trình cấp cứu ngoài bệnh viện trên địa bàn tỉnh

a) Tóm tắt quy trình xử lý tình huống cấp cứu ngoài bệnh viện

Bước

thực

hiện

Phụ trách Diễn giải

Bước 1

Trực tổng đài của Tổ

Cấp cứu 115 thuộc

Bệnh viện đa khoa

tỉnh

Khi có cuộc gọi từ người dân báo trường hợp cần

cấp cứu:

+ Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh

sẽ tiếp nhận cuộc gọi

+ Tìm hiểu sơ bộ về tình hình bệnh nhân

+ Nhận định tình huống và phân loại cấp cứu

+ Xác định vị trí (địa chỉ)

+ Kiểm tra tình trạng sẵn sàng của xe và kíp cấp

cứu gần nhất.

Bước 2

Trực tổng đài của Tổ

Cấp cứu 115 thuộc

Bệnh viện đa khoa

tỉnh

Trực tổng đài của Tổ

Cấp cứu 115 của

Bệnh viện/Trung tâm

y tế huyện, thị xã,

thành phố (gọi tắt là

Tổ cấp cứu 115 thuộc

Bệnh viện/Trung tâm

y tế

- Cập nhật phiếu công tác gồm các thông tin liên

quan (thông tin hành chính, địa chỉ và tình trạng

bệnh nhân).

- Một số trường hợp nhẹ, không đủ nguồn lực đáp

ứng, hướng dẫn người dân sử dụng phương tiện

khác như taxi đi khám bệnh, ...

- Giữ liên lạc và tư vấn cho người dân và kíp cấp

cứu.

Bước 3 Kíp cấp cứu

Kíp cấp cứu nhận phiếu công tác (hoặc thông tin

cuộc gọi từ Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa

khoa tỉnh/Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện/Trung

tâm y tế):

- Điều động xe, kíp cấp cứu đến hiện trường

- Tiếp nhận bệnh nhân, sơ cứu tại chỗ và chuyển

đén bệnh viện theo đúng chuyên khoa, theo y

lệnh hoặc ý kiến người nhà bệnh nhân (tuỳ tình

huống). Bàn giao chuyển viện.

6

- Trong trường hợp khi ê kíp cấp cứu đến, bệnh

nhân không còn nhu cầu cấp cứu nữa (hoặc

những thông tin giả,...) thì báo về Tổ Cấp cứu 115

thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh/ Tổ cấp cứu 115

thuộc bệnh viện/ trung tâm y tế, báo cáo huỷ.

Bước 4 Kíp cấp cứu và hành

chính

Kíp cấp cứu về Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện

đa khoa tỉnh/ Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh

viện/Trung tâm y tế, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục

hành chính và bàn giao nhiệm vụ. Kết thúc quy

trình.

b) Một số khó khăn trong thực hiện quy trình:

Bước 1:

- Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận cuộc gọi qua tổng

đài 115, tiếp nhận dữ liệu người bệnh, người bị nạn hoặc người dân (gọi tắt người

bệnh) chưa được nhanh chóng do dữ liệu phải ghi tay, chưa được số hoá tự động

và đôi khi phải lặp lại nhiều lần (thông tin cấp cứu chưa thể xác thực là thông tin

có chính xác hay không).

- Không hiển thị vị trí của người bệnh so với Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh

viện/Trung tâm y tế gần nhất.

- Chưa có công cụ hỗ trợ lọc bệnh, đánh giá mức độ nguy hiểm và thứ tự

ưu tiên, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thông tin một chiều từ người dân. Điều

này đôi khi gây lãng phí nguồn lực cho những trường hợp không cấp cứu và ảnh

hưởng đến bệnh nhân thật sự nguy hiểm.

- Trong khi tiếp nhận 01 cuộc gọi, các cuộc gọi đến khác không thể tiếp

nhận được. Hiện tại, đầu số 115 được chuyển thẳng về Khoa khám bệnh và cấp

cứu của Bệnh viện đa khoa tỉnh, xuất hiện tình trạng quá tải khi đáp ứng cả hai

yêu cầu cấp cứu nội viện và cấp cứu ngoài bệnh viện.

Bước 2:

- Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh chuyển dữ liệu cho kíp cấp

cứu (tại Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện/Trung tâm y tế) chưa được nhanh chóng

do công tác tiếp nhận, chuyển dữ liệu phải thực hiện thủ công (gọi điện thoại,...).

- Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh không biết được trạm nào

đang trong tình trạng không sẵn sàng: do thiếu xe (đang đi công tác, đang chuyển

cấp cứu,...) hay thiếu kíp cấp cứu (kíp cấp cứu đang điều trị cấp cứu tại đơn vị,...).

- Chưa có sự kết nối hiệu quả giữa Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa

khoa tỉnh và Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện/Trung tâm y tế, giữa Tổ Cấp cứu

115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh/ Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện/Trung tâm y

tế và kíp cấp cứu; không biết được tình trạng xử lý của Tổ cấp cứu 115 thuộc

Bệnh viện/Trung tâm y tế sau khi tiếp nhận cuộc gọi.

7

- Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh sau khi tiếp nhận cuộc gọi

chưa có hệ thống duy trì kết nối với người bệnh để tư vấn xử trí tại chỗ trong khi

chờ xe cấp cứu đến, không đảm bảo an toàn cho người bệnh. Chưa có công cụ hỗ

trợ tư vấn cho người bệnh trong khi chờ kíp cấp cứu đến.

- Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh sau khi điều động xe/kíp

cấp cứu đến hiện trường không theo dõi được tình trạng của xe và hoạt động của

kíp cấp cứu trên xe, điều này không đáp ứng được sự nhanh chóng, an toàn (những

trường hợp kẹt xe, xe gặp trục trặc, sự cố khi di chuyển không đến kịp người bệnh,

không có sự hỗ trợ của Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh/ Tổ cấp cứu

115 thuộc Bệnh viện/Trung tâm y tế cho kíp cấp cứu).

Bước 3:

- Người bệnh sau khi gọi số 115 không biết tiền trình xử lý đến đâu, phải

làm gì trong khi chờ cấp cứu; nhiều trường hợp do sốt ruột nên đi tự túc.

- Kíp cấp cứu sau khi sơ, cấp cứu người bệnh tại hiện trường, người bệnh

cần được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất phù hợp với tình trạng bệnh.

- Kíp cấp cứu vừa thực hiện các thao tác chuyên môn, vừa thực hiện các

phần việc hành chính như hồ sơ bệnh án,... Tất cả hiện làm thủ công bằng giấy

viết có thể làm chậm và sai sót.

- Trong khi thực hiện nhiệm vụ, kíp cấp cứu cần được bảo vệ trong những

trường hợp đặc biệt (nếu trường hợp cơ quan điều tra chưa đến kịp).

Bước 4:

- Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh, điều hành mọi hoạt động

chuyên môn của cấp cứu ngoài bệnh viện. Tất cả dữ liệu về hoạt động chuyên

môn cần được số hoá, hình thành cơ sở dữ liệu để có cơ sở tổ chức quản lý, điều

hành công tác cấp cứu ngoài bệnh viện thống nhất trên địa bàn tỉnh; thực hiện

chức năng tham mưu cho Sở Y tế xây dựng và phát triển hệ thống cấp cứu ngoài

bệnh viện đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Chưa quản lý được chính xác một số chỉ số quan trọng là tiêu chí chất

lượng trong cấp cứu ngoài bệnh viện như: thời gian từ lúc nhận cuộc gọi cho đến

lúc tiếp cận hiện trường, thời gian xuất xe,... Chưa có công cụ thống kê báo cáo

hoạt động cấp cứu 115 trên địa bàn tỉnh, bao gồm các loại cấp cứu, nguyên nhân,

tỉ lệ cứu sống…để giúp nghành y tế và chính quyền có cơ sở đưa ra các chính sách

về sức khỏe, hướng dẫn an toàn cho người dân…

Bên cạnh đó, còn một số khó khăn:

- Ngoài các cơ sở công lập, hiện có 02 cơ sở vận chuyển cấp cứu bệnh nhân

ngoài công lập được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh nhưng nhân lực ít, chủ yếu

thực hiện hoạt động đưa đón vận chuyển bệnh nhân đi khám bệnh, chưa tiếp cận

được với người có nhu cầu cấp cứu khẩn cấp.

- Các Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện/Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh hiện

nay không được tham gia vào đầu số 115 mà có số điện thoại cấp cứu riêng; không

8

hình thành nên mạng lưới, không kịp thời tham gia vào dịch vụ cấp cứu để phân

bổ tải trên toàn tỉnh, giúp giảm áp lực ở Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa

tỉnh.

- Do Khoa cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh đảm nhận cùng lúc hai nhiệm

vụ, vừa tiếp nhận người bệnh cấp cứu trên toàn tỉnh, vừa tiếp nhận thông tin cấp

cứu 115 để đưa ra hướng xử trí, vận chuyển người bệnh cấp cứu hoặc hướng dẫn

liên hệ đến Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện/Trung tâm y tế trên địa bàn liên quan.

- Tình trạng quấy rối, báo giả đầu số 115, liên tục xuất hiện, chọc ghẹo nhân

viên; tư vấn hướng dẫn bệnh tật, đòi gặp Lãnh đạo…gây khó khăn cho hoạt động

của Tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh/Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh

viện/Trung tâm y tế.

- Vấn đề thất thu từ hoạt động cấp cứu chưa được ghi nhận, Bệnh viện đa

khoa tỉnh, Bệnh viện/Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố phải tự hạch toán

vào nguồn kinh phí của đơn vị. Hoạt động cấp cứu 115 không được cấp riêng kinh

phí, không có cơ chế thu phí nên phải sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị gây

nhiều khó khăn cho đơn vị.

Phần III

GIẢI PHÁP VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ

1. Mô hình tổng thể của Hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp

cứu ngoài bệnh viện 115 (gọi tắt Hệ thống điều hành thông minh 115)

Tổng thể Hệ thống điều hành thông minh 115, như sau:

Hệ thống điều hành thông minh 115, gồm:

- Mô hình tại Trạm cấp cứu trung tâm (Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa

khoa tỉnh), gọi là Trung tâm điều hành cấp cứu 115 (gọi tắt TTĐH 115).

9

- Mô hình tại Trạm cấp cứu vệ tinh (Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện/Trung

tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, gồm: mô hình quản lý, giám sát hoạt động chung

của Trạm cấp cứu vệ tinh, xe cấp cứu, kíp cấp cứu,...(gọi tắt TCC vệ tinh).

- Phần mềm ứng dụng phục vụ người dân gọi cấp cứu.

2. Quy trình hoạt động tổng thể của Hệ thống điều hành thông minh

115

Hệ thống điều hành thông minh 115, bao gồm các quy trình như sau:

- Quy trình tiếp nhận thông tin và điều động xe cấp cứu đến hiện trường.

- Quy trình điều động việc tiếp nhận bệnh nhân tại TCC vệ tinh.

- Quy trình thiết lập hồ sơ bệnh án.

- Quy trình gửi yêu cầu cấp cứu từ TCC vệ tinh về TTĐH 115.

- Thiết lập báo cáo tự động và truy xuất báo cáo theo nhu cầu.

Phụ lục II. Chi tiết mô tả cho từng quy trình hoạt động của Hệ thống điều

hành thông minh 115

3. Thiết kế hệ thống tại Trung tâm điều hành cấp cứu 115 (TTĐH 115)

* Mô hình thiết kế hệ thống

Sơ đồ tổng quan Hệ thống điều hành thông minh 115

Hệ thống điều hành thông minh 115 tại TTĐH 115, gồm có:

- Thiết bị thu nhận, xử lý thông tin qua Internet từ các thiết bị như: các thiết

bị trên xe cấp cứu; thiết bị tại Trạm cấp cứu vệ tinh. Dữ liệu nhận về gồm tín hiệu

hình ảnh, định vị, thông tin từ cán bộ cấp cứu hiện trường, trạm cấp cứu,…

- Hệ thống hiển thị, điều khiển: Màn hình lớn hiển thị thông tin giám sát

tích hợp bản đồ số, hiển thị hình ảnh từ camera hành trình trên xe cấp cứu, hình

ảnh camera từ buồng cấp cứu trên xe cứu thương.

10

- Thiết bị mạng, máy chủ tại TTĐH 115: Thiết bị mạng và máy chủ đảm

bảo chạy các ứng dụng như hệ thống giám sát, hệ thống phần mềm giám sát điều

hành tích hợp bản đồ số, quản lý các camera quan sát từ xa gắn trên xe cứu

thương.hệ thống cơ sở dữ liệu và điều hành hoạt động của trung tâm. Máy tính

trạm và màn hình để cán bộ trực thao tác, điều khiển. Hệ thống mạng LAN và

thiết bị bảo mật.

- Phần mềm điều hành cấp cứu 115: Được thiết kế phù hợp với đặc thù và

quy trình cho cấp cứu 115 trên địa bàn tỉnh. Tự động tiếp nhận thông tin từ tất cả

các đối tượng trong hệ thống, phân tích, đề xuất, hiển thị, trao đổi thông tin, lưu

trữ và tổng hợp báo cáo.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cấp cứu: gồm cơ sở dữ liệu địa chỉ, trạm

cấp cứu vệ tinh, xe cấp cứu, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, hình ảnh từ camera.

4. Hệ thống tại Trạm cấp cứu vệ tinh (TCC vệ tinh)

* Mô hình thiết kế hệ thống

Hệ thống giám sát điều hành

tại TTCC 115Trạm cấp cứu vệ tinh

Mô hình hệ thống tại từng Trạm cấp cứu vệ tinh (TCC vệ tinh)

- Hệ thống báo động cấp cứu tự động tại TCC vệ tinh bao gồm 01 bộ máy

tính được liên tục kết nối với hệ thống TTĐH 115 qua mạng Internet.

- Khi TTĐH 115 nhấn nút điều động trên phần mềm thì thông tin điều động

sẽ lập tức được gửi đến màn hình TCC vệ tinh thông qua mạng Internet với đầy

đủ thông tin về bệnh nhân, vị trí, địa chỉ trên bản đồ số. Đồng thời, báo ra loa máy

tính báo động cho nhân viên trực trạm.

- Phần mềm trên máy tính cho phép nhân viên trực Trạm vệ tinh dễ dàng

thao tác và cập nhật thông tin trực tuyến với hệ thống điều hành tại TTĐH 115:

+ Quản lý cập nhật tình trạng sẵn sàng xe cấp cứu, kíp trực cấp cứu của

trạm, đồng bộ lên TTĐH 115.

+ Xác nhận nhận ca, tự động gửi tin nhắn điều động đến tablet thông tin di

động cho kíp trực.

+ Từ chối kèm theo lý do.

+ Theo dõi giám sát xe cấp cứu của trạm trên bản đồ số.

+ Tổng hợp báo cáo số liệu của trạm.

5. Hệ thống trên xe cấp cứu

* Mô hình thiết kế hệ thống

Trung tâm điều hành cấp

cứu 115 (TTĐH 115)

11

Hệ thống giám sát điều hành

tại TTCC 115

Mô hình hệ thống GPS trên từng xe cấp cứu

Hệ thống trên xe cấp cứu, gồm có:

- Thiết bị định vị GPS: Hệ thống quản lý giám sát vị trí xe cấp cứu, ứng

dụng công nghệ GPS/GPRS thu thập và truyền những thông tin của phương tiện

về TTĐH 115/TCC vệ tinh.

- Thiết bị thông tin di dộng Tablet: Thiết bị thông tin di động trên xe cấp

cứu là dòng sản phẩm màn hình chuyên dụng cho xe có độ bền cao, chống sốc,

rung, cho ảnh màu và ảnh rõ nét, chạm đa điểm. Sử dụng Pin và sạc từ nguồn điện

là bình Accquy của xe, có dòng điện tiêu thụ thấp. Phần mềm trên thiết bị được

tích hợp với bản đồ số và kết nối với hệ thống tại TTĐH/TCC vệ tinh để trao đổi

thông tin qua mạng 3G.

- Phần mềm trên xe cấp cứu (được tích hợp, cài đặt trên Thiết bị thông tin

di dộng Tablet) : Phần mềm giám sát điều hành tích hợp dịch vụ bản đồ số. Trên

bản đồ số có các thông tin hổ trợ cho công tác điều hành cấp cứu như: định vị địa

chỉ cấp cứu, các địa điểm quan trọng như: mạng lưới đường xá, TCC vệ tinh, bệnh

viện, cơ sở y tế, trạm phòng cháy chữa bệnh… trên địa bàn tỉnh.

6. Phần mềm cho người dân

Phần mềm di động trên nền tảng android và IOS, cho phép tất cả mọi người

dễ dàng tải về từ App Store của IOS hoặc CH Play của Android; phần mềm giúp

người dân gọi cấp cứu 115 một cách nhanh chóng, dễ dàng, dễ tiếp cận, hỗ trợ

theo dõi vị trí xe cấp cứu và các tính năng phục vụ công tác cấp cứu có liên quan.

Phụ lục III. Chi tiết hạng mục đầu tư và các tính năng đáp ứng của Hệ

thống điều hành thông minh 115

Trung tâm điều hành cấp

cứu 115 (TTĐH 115)

12

Phần IV

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu tổng quát

Thành lập hệ thống điều hành thông minh, điều phối mạng lưới cấp cứu,

tiếp nhận yêu cầu cấp cứu từ đầu số 115 tại tỉnh Quảng Ngãi, ứng dụng công nghệ

thông tin và phương thức quản lý hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu điều hành mạng

lưới cấp cứu ngoài bệnh viện phục vụ người dân, góp phần kiện toàn công tác cấp

cứu 115 tại tỉnh Quảng Ngãi.

b) Mục tiêu cụ thể

- Quản lý toàn bộ xe cấp cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Giám sát, phân phối, tối ưu thời gian điều động xe cấp cứu đến hiện trường

nhanh nhất;

- Hình thành bản đồ số nhằm giúp chọn bệnh viện phù hợp với tình trạng

người bệnh để xe cấp cứu chuyển người bệnh đến;

- Hồ sơ bệnh án điện tử ngoài bệnh viện, trong đó có đầy đủ những vấn đề

chuyên môn (ghi nhận triệu chứng, chỉ định, thuốc,…), chi phí,…

- Thống kê, báo cáo số liệu cấp cứu của các Bệnh viện/Trung tâm y tế

huyện, thị xã, thành phố tham gia vào hệ thống cấp cứu 115;

- Số hóa hoạt động của người tiếp nhận thông tin;

- Quản lý giám sát tại TTĐH 115 trên màn hình điện tử.

2. Yêu cầu của Đề án

- Xây dựng hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh

viện 115, kết nối các bệnh viện trên địa bàn tỉnh thành mạng lưới thống nhất;

- Phân công đội ngũ trực tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp 115 chuyên nghiệp

24/24, sử dụng công nghệ đảm bảo tiếp nhận cuộc gọi 99.999%;

- Có cơ chế cung cấp báo cáo thống kê thông tin các số điện thoại quấy rối

cho các cơ quan chức năng xử lý;

- Tăng cường quản lý cơ sở qua hệ thống điều hành, xây dựng chính sách y

tế, các chiến lược đối phó dịch bệnh diện rộng dựa trên các báo cáo thống kê, đánh

giá trên dữ liệu cấp cứu, các thông tin số ca cấp cứu, địa bàn, thời gian, số ca dịch

vụ cấp cứu bị thất thu cho từng bệnh viện…

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng

Đối tượng trực tiếp tham gia vào Hệ thống điều hành thông minh 115 trên

địa bàn tỉnh Quảng Ngãi: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, Bệnh viện Sản-

13

Nhi, Bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm, các Bệnh viện đa khoa/Trung

tâm y tế huyện, thị xã, thành phố.

2. Phạm vi

Triển khai tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

- Triển khai Hệ thống điều hành thông minh 115 tại Trung tâm điều hành

115 (Đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh)

- Triển khai Hệ thống điều hành thông minh 115 tại các Trạm cấp cứu vệ

tinh.

- Triển khai Hệ thống điều hành thông minh 115 trên từng xe cấp cứu.

- Xây dựng Phần mềm tra cứu cho người dân.

1. Hệ thống điều hành thông minh 115 tại Trung tâm điều hành 115

(Bệnh viện đa khoa tỉnh)

Mục tiêu:

Triển khai hệ thống điều hành thông minh 115 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh

nhằm điều hành chung, quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động cấp cứu ngoài bệnh

viện trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp, xây dựng hệ thống thông tin về mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh

viện trên địa bàn tỉnh; góp phần xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng

bệnh thông minh của ngành Y tế Quảng Ngãi.

Nội dung triển khai:

- Bố trí nhân lực thực hiện quản lý điều hành, tiếp nhận, điều động thông

tin cấp cứu tại Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện đa khoa tỉnh.

- Trang bị trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành:

hệ thống tổng đài số tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu; hệ thống màn hình ghép tấm lớn

để hiển thị bản đồ số, hình ảnh; bản đồ số với các lớp dữ liệu: mạng lưới giao

thông thành phố, thông tin vị trí bệnh nhân, vị trí xe cấp cứu, trạm cấp cứu vệ tinh,

cơ sở y tế, bệnh viện…; hệ thống máy chủ, máy trạm, mạng, lưu trữ, bảo mật.

- Xây dựng phần mềm quản lý, giám sát, điều phối cấp cứu; hệ thống cơ sở

dữ liệu phục vụ cấp cứu.

2. Hệ thống điều hành thông minh 115 tại Trạm cấp cứu vệ tinh (dành

cho Trạm và kíp cấp cứu)

Mục tiêu:

Triển khai hệ thống điều hành thông minh 115 tại các Trạm cấp cứu vệ tinh,

là thành viên tham gia, chịu sự quản lý, điều hành của hệ thống điều hành thông

minh cấp cứu 115. Giúp cho Trạm cấp cứu vệ tinh cũng như Bệnh viện, Trung

tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố quản lý được toàn bộ hoạt động cấp cứu ngoài

bệnh viện của đơn vị.

14

Nội dung triển khai:

- Thành lập Tổ trực tiếp nhận, điều hành thông tin cấp cứu tại Trạm cấp cứu

vệ tinh.

- Trang bị trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành:

máy tính và màn hình có kết nối mạng với TTĐH 115; loa báo động cảnh báo tự

động khi có lệnh điều động xe cấp cứu từ TTĐH 115..

- Tổ chức triển khai, tham gia vào phần mềm quản lý, giám sát, điều phối

cấp cứu của Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện đa khoa tỉnh; tham gia xây dựng

hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cấp cứu.

3. Hệ thống điều hành thông minh 115 trên từng xe cấp cứu

Mục tiêu:

Triển khai hệ thống điều hành thông minh 115 trên từng xe cấp cứu nhằm

quản lý, điều hành thông tin, lịch trình di chuyển và tình trạng xe cấp cứu khi tham

gia thực hiện cấp cứu ngoài bệnh viện.

Nội dung triển khai:

- Trang bị trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành:

hệ thống camera chuyên dụng trên xe cấp cứu; hệ thống định vị GPS gắn trên xe;

thiết bị điện thoại di động chuyên dụng trang bị cho kíp cấp cứu;

- Xây dựng phần mềm nghiệp vụ tích hợp bản đồ số và định vị trên điện

thoại di động chuyên dụng.

4. Xây dựng Phần mềm ứng dụng cho người dân

Mục tiêu:

Cung cấp bộ công cụ hỗ trợ người dân dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận dịch

vụ cấp cứu ngoài bệnh viện trên địa bàn tỉnh; cho phép người dân đánh giá, nhận

xét mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng

dịch vụ khám, chữa bệnh và ngày càng tạo niềm tin của người dân đối với dịch

vụ y tế tỉnh nhà.

Nội dung triển khai:

Xây dựng phần mềm ứng dụng gọi xe cho người dân; cho phép người dân

sử dụng thiết bị di động (smart phone) gửi yêu cầu cấp cứu thay vì gọi điện thoại.

Phần mềm sẽ có khả năng theo dõi trực tuyến vị trí xe cấp cứu di chuyển đến vị

trí người gọi trên bản đồ số.

IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng mức đầu tư thực hiện đề án:

- Dự toán kinh phí thuê Hệ thống điều hành cấp cứu 115 (Phần mềm quản

lý và hạ tầng phần cứng): 21,745,299,400 VNĐ

- Dự toán kinh phí thuê dịch vụ đường truyền: 1,398,078,000 VNĐ

15

- Dự toán kinh phí thuê hạ tầng và nhân công cho Trung tâm điều hành cấp

cứu (TTĐH 115): 8,292,240,000 VNĐ

Chi tiết dự toán tại Phụ lục IV kèm theo

2. Nguồn kinh phí

Nguồn ngân sách chi sự nghiệp của tỉnh.

V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện: năm 2020-2021

- Giai đoạn 1: từ ngày 1/10/2020 đến ngày 31/12/2020: Chuẩn bị hệ thống

+ Từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/11/2020: Tiến hành lựa chọn đơn vị nhà

cung cấp phần cứng và phần mềm.

+ Từ ngày 30/11/2020 đến ngày 31/12/2020: Tổ chức triển khai lắp đặt

trang thiết bị phần cứng.

- Giai đoạn 2: từ ngày 01/01/2021 đến ngày 29/4/2021: Cài đặt hệ thống,

đào tạo và vận hành thử nghiệm.

+ Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/01/2021: Cài đặt hệ thống cho tại Trung

tâm điều hành cấp cứu 115, Trạm cấp cứu vệ tinh và xe cấp cứu tham gia vào hệ

thống.

+ Từ ngày 01/02/2021 đến ngày 30/4/2021: Tổ chức đào tạo, tập huấn cho

đội ngũ tiếp nhận cấp cứu 115 tại Trung tâm điều hành cấp cứu 115, Trạm cấp

cứu vệ tinh và xe cấp cứu tham gia vào hệ thống. Cập nhật các dữ liệu y tế có sẵn

đang được quản lý tại các cơ sở y tế.

Vận hành thử nghiệm hệ thống cho toàn bộ các nhân sự trực và đơn vị tham

gia, đồng thời tiến hành ghi nhận đóng góp ý kiến nhằm mục tiêu hoàn thiện hệ

thống.

- Giai đoạn 3: Vận hành chính thực hệ thống điều hành thông minh mạng

lưới cấp cứu ngoài bệnh viện 115, kể từ ngày 03/05/2020: Đảm bảo thực hiện

chuyển hướng cuộc gọi cấp cứu 115 về TTĐH 115; duy trì công tác theo dõi đảm

bảo hệ thống vận hành ổn định; tiếp tục hỗ trợ tập huấn để các đơn vị sử dụng

thành thạo hệ thống; thường xuyên cập nhật, đối soát thông tin báo cáo về Sở Y

tế theo định kỳ yêu cầu; duy trì công tác ghi nhận, cập nhập và hoàn thiện tính

năng của hệ thống.

Phần V

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

Hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện 115

tỉnh Quảng Ngãi được xây dựng sẽ tạo nên hệ thống thông tin và mạng lưới thống

nhất đối với hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện trên toàn tỉnh; cung cấp công cụ

kết nối, hỗ trợ tương tác đa kênh với người dân để tiếp nhận thông tin cấp cứu qua

16

mạng xã hội, các ứng dụng thông minh trên điện thoại; nâng cao chất lượng phục

vụ người dân, đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí.

Kết quả đạt được của Đề án giúp cho cơ quan quản lý y tế ra quyết định

chính sách kịp thời dựa trên khả năng phân tích dữ liệu, quản lý, theo dõi hiệu quả

hoạt động của ngành; có các chỉ đạo kịp thời về công tác bảo vệ, chăm sóc và

nâng cao sức khỏe người dân. Góp phần xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe

và phòng bệnh thông minh; hướng đến một nền y tế thông minh, hiện đại, chất

lượng, công bằng, hiệu quả và nâng cao uy tín, sự tin tưởng của người dân đối với

ngành y tế Quảng Ngãi.

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực

hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; theo dõi, đôn đốc các cơ quan,

đơn vị triển khai thực hiện Đề án này; tham mưu UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh

Đề án khi cần thiết.

- Trên cơ sở Đề án đã được phê duyệt, hàng năm phối hợp với Sở Tài chính

dự toán kinh phí tổ chức triển khai hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp

cứu ngoài bệnh viện 115 tỉnh Quảng Ngãi.

- Chủ trì, phối hợp lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm và tổ chức đào tạo,

tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên

môn để triển khai hiệu quả hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu

ngoài bệnh viện 115.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả

gửi UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ

biến về ý nghĩa và lợi ích của ứng dụng cấp cứu 115 đến với người dân.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trực tiếp tham gia vào hệ thống cấp cứu

115:

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các nội dung dự án được

phê duyệt theo đúng quy định hiện hành, đạt mục tiêu đề ra.

+ Chủ động bố trí nhân lực để tiếp nhận chuyển giao mô hình quản lý, kiến

thức, kỹ thuật của hệ thống.

+ Đảm bảo duy trì và triển khai đạt hiệu quả hệ thống triển khai tại đơn vị.

+ Chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo chủ trương xã hội

hóa y tế để triển khai thực hiện dự án.

17

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế quy định các trường thông tin, dữ liệu phần mềm hệ

thống điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện 115 cần kết xuất,

chia sẻ với các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh để phục vụ công tác quản

lý nhà nước và chỉ đạo điều hành của các cấp.

- Chủ trì, phối hợp đánh giá mức độ an toàn thông tin hệ thống, dữ liệu

trong quá trình vận hành triển khai phần mềm.

- Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng hệ thống

điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện 115 đến người dân tỉnh

Quảng Ngãi; phối hợp Sở Y tế, Sở Tài chính, Đài Phát thanh và Truyền hình

Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi truyền thông hệ thống điều hành thông minh mạng

lưới cấp cứu ngoài bệnh viện 115.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ưu tiên bố trí kinh phí

đảm bảo cho các nội dung nhiệm vụ, các hoạt động ứng dụng CNTT đề ra trong

Đề án.

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Xuân Mến