ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT...

38
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT QUẢNG NAM CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 25 tháng 02 năm 2016 ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Phần thứ nhất SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ I. SỰ CẦN THIẾT Công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản đang là một trong những mối quan tâm chung của toàn xã hội, là vấn đề thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi cơ quan chức năng mới đây phát hiện hàng loạt những vi phạm nghiêm trọng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, đến sức khỏe, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của con người. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành hệ thống chính sách pháp luật cơ bản đầy đủ và hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực thi quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, nên chất lượng sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản từng bước được cải thiện đáng kể. Quảng Nam là tỉnh nông nghiệp có các vùng sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản đang được hình thành và phát triển. Hằng năm, Ngành nông nghiệp đã cung cấp cho thị trường 90.000 tấn sản phẩm thủy sản, 232.000 tấn sản phẩm nhóm ngũ cốc và rau củ quả, 1.130.884 tấn sản phẩm thịt gia súc, gia cầm và có khoảng trên 3.000 cơ sở tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, mất ATTP, hàng giả, hàng nhái, hàng cấm sử dụng vẫn còn xảy ra và đang là nỗi lo, là bức xúc của nhân dân và ảnh hưởng nhiều đến việc tăng sản lượng và giá 1 Dự thảo

Transcript of ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT...

Page 1: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT QUẢNG NAMCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Quảng Nam, ngày 25 tháng 02 năm 2016

ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI

GIAI ĐOẠN 2016 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Phần thứ nhấtSỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT Công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản đang là một trong

những mối quan tâm chung của toàn xã hội, là vấn đề thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi cơ quan chức năng mới đây phát hiện hàng loạt những vi phạm nghiêm trọng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, đến sức khỏe, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của con người.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành hệ thống chính sách pháp luật cơ bản đầy đủ và hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực thi quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, nên chất lượng sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản từng bước được cải thiện đáng kể.

Quảng Nam là tỉnh nông nghiệp có các vùng sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản đang được hình thành và phát triển. Hằng năm, Ngành nông nghiệp đã cung cấp cho thị trường 90.000 tấn sản phẩm thủy sản, 232.000 tấn sản phẩm nhóm ngũ cốc và rau củ quả, 1.130.884 tấn sản phẩm thịt gia súc, gia cầm và có khoảng trên 3.000 cơ sở tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, mất ATTP, hàng giả, hàng nhái, hàng cấm sử dụng vẫn còn xảy ra và đang là nỗi lo, là bức xúc của nhân dân và ảnh hưởng nhiều đến việc tăng sản lượng và giá trị các loại sản phẩm hàng hóa của ngành nông nghiệp tỉnh ta.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế về hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản là: Bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh chưa được kiện toàn và củng cố; các văn bản phân công, phân cấp về ATTP nông lâm thủy sản chưa được rà soát, sửa đổi bổ sung kịp thời để đáp ứng quản lý xuyên suốt từ tỉnh đến địa phương; hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm của ngành chưa được chú trọng nâng cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng, ATTP chưa được đầu tư; năng lực đội ngũ làm công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương chưa được đào tạo nâng cao nghiệp vụ...

Vì vậy, để khắc phục các tồn tại trên là phải nâng cao năng lực quản lý thông qua hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao năng lực tổ chức, nhân lực, cơ sở

1

Dự thảo

Page 2: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

vật chất, cơ chế hoạt động nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và muối là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Quảng Nam xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030” để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và

Nghị hướng dẫn;- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11

năm 2007 và Nghị hướng dẫn;- Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng

06 năm 2006 và Nghị hướng dẫn; - Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 và Nghị

hướng dẫn;- Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ Phê duyệt chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2030;

- Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

- Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

- Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định điều kiện an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Quyết định số 2872/QĐ - UBND ngày 06 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Nam Phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Công văn số 4538/UBND-KTN ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh về việc lập Đề án Nâng cao năng lực Quản lý Chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2016-2010 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/4/2015 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra

2

Page 3: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 3290/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Quảng Nam;

III. PHẠM VI ĐỀ ÁN- Đề án Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm

thủy sản và muối giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 được triển khai thực hiện tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Quảng Nam và các đơn vị có liên quan đến chất lượng và ATTP trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện:+ Giai đoạn 1: từ năm 2016 – 2020;+ Giai đoạn 2: từ năm 2021 - 2030.

IV. NỘI DUNG CHÍNH ĐỀ ÁN- Kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý chất lượng, an toàn

thực phẩm nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cán bộ làm

công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và tập huấn kiến thức cho người sản xuất, kinh doanh.

- Rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh để thực thi Luật An toàn thực phẩm và các Thông tư của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Trong đó, phân cấp rõ giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, đồng thời phân công rõ nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc Sở có liên quan đến công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.

- Xây dựng và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm của ngành ngành nông nghiệp.

- Trang bị các trang thiết bị thiết yếu phòng kiểm nghiệm; dụng cụ test nhanh về chất lượng, an toàn thực phẩm cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các Chi cục chuyên ngành và các phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, thị xã, thành phố.

Phần thứ haiTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC

PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

I. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Phân công, phân cấp về công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản giữa Trung ương và địa phương

1.1. Chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật

TT Công đoạn Phân công, phân cấpTrung ương Địa phương

1. Trồng trọt (kể cả hoạt động sơ chế được thực hiện tại cơ sở trồng trọt)

Cục Trồng trọt:- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp

vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:

- Kiểm tra cơ sở trồng trọt, kể cả hoạt động sơ chế được thực hiện tại

3

Page 4: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Cục Bảo vệ thực vật:- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp

vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

cơ sở trồng trọt (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

2. Sơ chế, chế biến độc lập

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối:

- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Kiểm tra cơ sở có sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận ATTP bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Kiểm tra cơ sở, lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết (trừ cơ sở do cơ quan trung ương thực hiện).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

3 Lưu thông, tiêu thụ (Chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập)

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Tổ chức chương trình giám sát, cảnh báo nguy cơ và truy xuất, xử lý vi phạm.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Kiểm tra chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

- Thực hiện lấy mẫu giám sát, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

4 Xuất khẩu, nhập khẩu

Cục Bảo vệ thực vật:- Kiểm tra, chứng nhận sản

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản

4

Page 5: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.Cục Quản lý Chất lượng

Nông lâm sản và Thủy sản:- Thẩm định hồ sơ và công

nhận nước xuất khẩu; kiểm tra tại nước xuất khẩu theo quy định; cảnh báo các nước có lô hàng vi phạm.

- Tổ chức truy xuất, xử lý vi phạm đối với các lô hàng xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo.

và Thủy sản:- Truy xuất, xử lý vi

phạm theo quy định, theo cảnh báo của cơ quan trung ương.

2. Chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trừ sản phẩm thủy sản)TT Công đoạn Phân công, phân cấp

Trung ương Địa phương1. Chăn nuôi Cục Chăn nuôi:

- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Kiểm tra cơ sở chăn nuôi, lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

2. Giết mổ, sơ chế Cục Thú y:- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp

vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương (kết hợp với kiểm dịch).

- Kiểm tra cơ sở có sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận ATTP bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Kiểm tra cơ sở, lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết (trừ cơ sở do cơ quan trung ương thực hiện).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

3. Chế biến (giò, chả, thịt hộp, hàng khô, hun khói, ướp muối...)

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ

Chi cục Quản Lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Kiểm tra cơ sở, lấy mẫu giám sát để thẩm

5

Page 6: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

của cơ quan cấp địa phương.- Kiểm tra cơ sở có sản phẩm

xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận ATTP bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

tra ATTP khi cần thiết (trừ cơ sở do cơ quan trung ương thực hiện).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

4. Lưu thông, tiêu thụ (Chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập).

Cục Thú y:- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp

vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương (kết hợp với kiểm dịch).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Tổ chức chương trình giám sát, cảnh báo nguy cơ và truy xuất, xử lý vi phạm.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Kiểm tra chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Thực hiện lấy mẫu giám sát, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm.

5 Xuất khẩu, nhập khẩu

Cục Thú y:- Kiểm tra, chứng nhận sản

phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.Cục Quản lý Chất lượng

Nông lâm sản và Thủy sản:- Thẩm định hồ sơ và công

nhận cơ sở của nước xuất khẩu; kiểm tra tại nước xuất khẩu theo quy định; cảnh báo cơ sở, nước xuất khẩu có lô hàng vi phạm.

- Tổ chức truy xuất, xử lý vi phạm đối với các lô hàng xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Truy xuất, xử lý vi phạm theo quy định, theo cảnh báo của cơ quan trung ương

3. Chuỗi thực phẩm thủy sảnTT Công đoạn Phân công, phân cấp

6

Page 7: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

Trung ương Địa phương1. Nuôi trồng Tổng cục Thủy sản:

- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Chi cục Thủy sản:- Kiểm tra cơ sở

nuôi trồng (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

2. Khai thác/ đánh bắt Tổng cục Thủy sản:- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và giám sát, kiểm tra việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của cơ quan địa phương.- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Chi cục Thủy sản:- Kiểm tra tàu cá,

cảng cá (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

3. Thu mua, sơ chế, chế biến (bao gồm cả tàu cá chế biến), kho lạnh độc lập.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.- Kiểm tra cơ sở có sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận ATTP bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Kiểm tra cơ sở, lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết (trừ cơ sở do cơ quan trung ương thực hiện).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

4 Lưu thông, tiêu thụ (Chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập).

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.- Tổ chức chương trình giám sát (bao gồm cả giám sát dư lượng

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Kiểm tra chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên kinh doanh thực phẩm thủy sản.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các

7

Page 8: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

thủy sản nuôi và vệ sinh, an toàn thực phẩm vùng nhuyễn thể hai mảnh vỏ), cảnh báo nguy cơ và thanh tra, truy xuất, xử lý vi phạm.

trường hợp vi phạm theo quy định.

- Thực hiện lấy mẫu giám sát, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm.

5. Xuất khẩu, nhập khẩu

Cục Thú y:- Kiểm tra, chứng nhận sản phẩm nhập khẩu.Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:- Kiểm tra, chứng nhận sản phẩm xuất khẩu.- Thẩm định hồ sơ và công nhận cơ sở của nước xuất khẩu; kiểm tra tại nước xuất khẩu theo quy định; cảnh báo cơ sở, nước xuất khẩu có lô hàng vi phạm.- Tổ chức truy xuất, xử lý vi phạm đối với các lô hàng xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Truy xuất, xử lý vi phạm theo quy định, theo cảnh báo của cơ quan trung ương

4. Muối ănCông đoạn Phân công, phân cấp

Trung ương Địa phươngSản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, tiêu thụ trong nước, xuất nhập khẩu

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối:

- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Kiểm tra cơ sở có sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩn về kiểm tra, chứng nhận ATTP bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

- Kiểm tra, chứng nhận sản phẩm xuất khẩu.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Kiểm tra cơ sở, lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết (trừ cơ sở do cơ quan trung ương thực hiện).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Kiểm tra, chứng nhận sản phẩm nhập khẩu.

5. Sản phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản), cơ sở sản xuất nước đá, sản phẩm khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TT-BYT-BNNPTNT-BCT

Công đoạn Phân công, phân cấp

8

Page 9: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

Trung ương Địa phươngSơ chế, chế biến, kho lạnh

bảo quản nông lâm thủy sản, cơ sở sản xuất vật liệu bao gói gắn liền với cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản, lưu thông, tiêu thụ, xuất nhập khẩu; nước đá dùng cho bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của cơ quan cấp địa phương.

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Kiểm tra cơ sở có sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận ATTP bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết).

- Kiểm tra, chứng nhận sản phẩm xuất khẩu, khẩu khẩu.

- Thẩm định hồ sơ và công nhận cơ sở của nước xuất khẩu; kiểm tra tại nước xuất khẩu theo quy định; cảnh báo cơ sở, nước xuất khẩu có lô hàng vi phạm.

- Tổ chức truy xuất, xử lý vi phạm đối với các lô hàng xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Kiểm tra cơ sở, lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết (trừ cơ sở do cơ quan trung ương thực hiện).

- Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Truy xuất, xử lý vi phạm theo quy định, theo cảnh báo của cơ quan trung ương

    2. Phân công, phân cấp về công tác Quản lý Chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản tại tỉnh Quảng Nam

2.1. Cấp tỉnh Theo Thông tư số 15/2015/TT-BNN ngày 26/03/2015 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của các chi cục và tổ chức sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB Ngày 17/4/2015 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản được Sở giao cho đơn vị đầu mối là Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, phối hợp với các Chi cục: Chăn nuôi và Thú y; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Thủy sản; Thủy lợi, giúp Giám đốc Sở tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu theo quy

9

Page 10: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

định. Trong đó, chất lượng, an toàn thực phẩm vật tư nông nghiệp giao cho các Chi cục chuyên ngành; chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản giao cho Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản

2.2. Cấp huyệnCăn cứ điểm a, khoản 2 và điểm a, khoản 3, điều 7 Nghị định 37/2014/NĐ-

CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; khoản 8, điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/03/2015  của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và PTNT thuộc UBND cấp tỉnh; thì ở  cấp huyện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản được giao cho Phòng NN&PTNT huyện/Phòng Kinh tế thị xã/thành phố. Tuy nhiên, nhiệm vụ công tác Quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản chưa được quan tâm và triển khai thực hiện đúng theo quy định.

2.3. Cấp xãTheo khoản 7 điều 23 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012

về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm thì “Ủy ban nhân dân xã, phường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn”. Tuy nhiên, trên thực tế UBND các xã, phường, thị trấn đều chưa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản theo đúng qui định.

3. Nguồn nhân lực3.1. Cấp Trung ươngTheo báo cáo của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các

đơn vị trực thuộc hiện có 350 cán bộ đã được đào tạo về quản lý chất lượng, ATTP; cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên chỉ có 74 chỉ tiêu công chức nên cũng gặp khó khăn trong bố trí các chức danh quản lý Nhà nước ở Cục và 2 Cơ quan Cục tại Miền Trung và Miền Nam. Còn ở hầu hết các Cục quản lý chuyên ngành khác, nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP được giao lồng ghép cho các bộ phận và cán bộ chuyên môn, một số Cục bắt đầu hình thành bộ phận chuyên trách. Nhìn chung việc lồng ghép nhiệm vụ cũng có mặt thuận lợi do gắn kết được nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP với chỉ đạo sản xuất nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, cũng có hạn chế vì nhiệm vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản chưa được các Cục xác định là nhiệm vụ ưu tiên, chưa hình thành đầu mối chịu trách nhiệm chính với nguồn lực phù hợp.

3.2. Tại tỉnh Quảng NamTheo báo cáo của Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản,

hiện nay Chi cục có 12 người gồm 9 công chức và 03 hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản toàn bộ quá trình từ nuôi trồng, khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản đến trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ có trình độ chuyên môn phù hợp và được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, tuy nhiên lực lượng này còn quá thấp (30%) so với yêu cầu Đề án xác định vị trí việc làm của Chi cục (40 công chức và hợp đồng).

Ở các Chi cục chuyên ngành, cũng giống như ở cấp Trung ương, nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP được giao lồng ghép cho các bộ phận và cán bộ chuyên môn. Nhìn chung, việc lồng ghép nhiệm vụ cũng có mặt thuận lợi do gắn kết được

10

Page 11: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP với chỉ đạo sản xuất. Tuy nhiên, cũng có hạn chế vì nhiệm vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản chưa được các Chi cục xác định là nhiệm vụ ưu tiên, chưa hình thành đầu mối chịu trách nhiệm chính.

Cấp huyện và cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về công tác chất lượng và an toàn thực phẩm.

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CHO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, ATTP 1. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật1.1. Ở Trung ương- 06 Trung tâm vùng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy

sản đã được trang bị các phòng kiểm nghiệm hiện đại, về cơ bản có đủ năng lực phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, được công nhận phù hợp ISO 17025 cấp Quốc gia và Quốc tế.

- Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật đã được đầu tư cơ bản trên toàn hệ thống từ Trung ương đến Cơ quan Vùng. Các phòng thí nghiệm cơ bản có đủ khả năng kiểm nghiệm, khảo nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và một số chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Các Cục Trồng trọt, Chăn nuôi, Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối được đầu tư một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngành, đồng thời sử dụng các phòng thí nghiệm của các Viện, Trường và cơ sở xã hội hóa phục vụ công tác quản lý chất lượng cây con, giống, thức ăn, phân bón, hóa chất, phụ gia trong quá trình triển khai hoạt động.

1.2. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam+ Cấp tỉnhCác Chi Cục Quản lý chuyên ngành đều đã được trang bị tương đối đầy đủ

các phương tiện làm việc (ôtô, máy vi tính, máy photo, máy điện thoại, máy fax...) để triển khai nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu công việc. Trụ sở nhà làm việc nhìn chung là rộng rãi, đầy đủ diện tích để bố trí các hoạt động văn phòng.

Riêng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, do mới được thành lập cho nên trang thiết bị còn thiếu nhiều. Hiện tại đã trang bị hệ thống máy vi tính, máy photo, điện thoại, máy fax và 01 ô tô (đã cũ và gần hết niên hạn sử dụng) để phục vụ công tác hành chính; văn phòng làm việc diện tích (từ 3-5m2/người chưa đủ theo định mức (8-10m2/người) nên cần phải đầu tư mở rộng; các phương tiện, trang thiết bị để kiểm soát chất lượng, ATTP chưa được trang bị.

+ Cấp huyện/xã Ngoài trụ sở làm việc, hầu như chưa được trang bị các thiết bị cần thiết phục

vụ kiểm tra, giám sát chất lượng, ATTP. Chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp cảm quan, chẩn đoán lâm sàng.

2. Đầu tư xây dựng phòng kiểm nghiệm chuyên ngànhHiện tại, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, bước đầu

đã được Sở Nông nghiệp & PTNT bố trí kinh phí không thường xuyên trang bị một số dụng cụ, test nhanh hàn the, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...; chưa được trang bị phòng kiểm nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản, mẫu phải gửi đến các phòng kiểm nghiệm trong và ngoài tỉnh để kiểm tra, gây mất nhiều thời gian, không kịp thời và lượng mẫu không đủ lớn để xây dựng dữ liệu chính xác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý.

11

Page 12: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

Thực trạng công tác kiểm nghiệm hiện nay ngành Y tế khá đầy đủ nhưng ngành Nông nghiệp là rất khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Do vậy việc thành lập mới trung tâm kiểm nghiệm để đi sâu vào lĩnh vực quản lý chất lượng, ATTP là rất cấp thiết.

3. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Quảng Nam là một trong những tỉnh hàng năm quan tâm đầu tư ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm từng bước nâng cao năng suất cây trồng, con vật nuôi nhưng đầu tư cho chất lượng và ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản còn rất khiêm tốn, cụ thể:    - Chưa có qui hoạch tổng thể về chiến lược phát triển cây trồng, con vật nuôi theo hướng an toàn thực phẩm.

- Chưa triển khai chính sách khuyến khích phát triển rau củ quả và thủy sản an toàn theo hướng VietGAP. Diện tích trồng rau, củ quả theo qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP 34 ha/13.605 ha (chiếm 0.25%); diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP 11ha/ 5600 ha (chiếm 0,2%)  là quá nhỏ, không có tính quyết định sản phẩm sạch trên thị trường.

- Chưa triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong giết mổ gia súc, gia cầm. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh hầu hết chưa đủ điều kiện VSTY và ATTP. Chỉ có  10/181 cơ sở giết mổ được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (chiếm 5.52%) và có 04/181cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong giết mổ (chiếm 2.2%).

- Chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sơ chế và chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản. Số cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như GMP; HACCP; ISO 22000 chưa đến 20% trong tổng số các cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm. Việc ghi chép số liệu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chủ yếu dùng để tính hiệu quả kinh tế tức thời hằng ngày nên khó truy xuất nguồn gốc khi có sự cố về an toàn thực phẩm.

- Chưa đầu tư đúng mức cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật: Phương thức truyền thông chưa đến được với người sản xuất và người tiêu dùng. Kinh phí tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai các văn bản bị cắt giảm dần...

- Chưa có mô hình  chuỗi ngành hàng nông sản và thủy sản theo hướng an toàn và bền vững. Để chuỗi giá trị này được hình thành, áp dụng và thực sự phát huy hiệu quả cần có sự định hướng, đầu tư của ngành Nông nghiệp trong thời gian tới

III. MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG, ATTP TRONG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG THỜI GIAN QUA

1. Tình hình hoàn thiện Khung pháp lýTrên cơ sở các văn bản qui phạm Pháp luật của Trung ương, các Sở ban

ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai về lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm như Chỉ thị số 32 /2008/CT-UBND, ngày 18 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường công tác Quản lý nhà nước về hàng hoá vật tư Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Chỉ thị số 31/CT-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND,  ngày 08 tháng 12 năm 2010, về việc Ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về tiêu

12

Page 13: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định 2872/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam ngày 06/09/2012 về việc “Phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”; Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND, ngày 03   tháng  7  năm 2012 của UBND tỉnh về việc  Ban hành Quy định về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và một số văn bản liên quan khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản chậm ban hành như văn bản chỉ đạo triển khai Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012, của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, làm ảnh hưởng đến khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm nông lâm thủy sản theo hướng an toàn thực phẩm

2. Kết quả công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã được các cấp, các ngành liên quan quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Ngày 12/10/2011, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định số 3290/QĐ-UBND thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản Quảng Nam; Năm 2013, Quảng Nam là tỉnh được Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chọn thực hiện “Mô hình kiểm soát ATTP theo chuỗi sản phẩm rau trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ”; Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, Quyết định, kế hoạch về công tác Quản lý Chất lượng VTNN; VSATTP nông, lâm, thuỷ sản; tăng cường, phối hợp với các ngành, các cấp tiến hành xây dựng, triển khai các chương trình hành động trong việc Quản lý Chất lượng nông, lâm, thủy sản. Kết quả bước đầu đã từng bước nâng cao nhận thức của người tham gia sản xuất và kinh doanh, số lượng cơ sở SXKD nông lâm thủy sản và muối đủ điều kiện ATTP tăng dần. Sản phẩm nông lâm thủy sản và muối sản xuất trên địa bàn và nhập từ ngoại tỉnh đang từng bước được kiểm soát về chất lượng, ATTP, cụ thể:

2. 1. Chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạnHiện nay, trên địa bàn tỉnh có 181 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó

có 19 cơ sở giết mổ tập trung, 10/181 cơ sở được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (chiếm 5.52%) và 04/181 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong giết mổ (chiếm 2.2%). Những cơ sở giết mổ tập trung đã có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, các điểm giết mổ nhỏ lẻ hình thành tự phát, nằm rải rác trong khu dân cư, chợ hầu hết chưa đủ điều kiện vệ sinh thú y, ATTP gây khó khăn cho công tác quản lý.

Trong thời gian từ năm 2012 - 2015, Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã tiến hành lấy 122 mẫu thịt lợn tại một số chợ và lò mổ các huyện trên địa bàn tỉnh để gửi phân tích các chỉ tiêu ATTP gồm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (Salbutamol, Clenbuterol) và vi sinh vật nguy hại (Salmonella, Staphylococcus aureus). Kết quả: không có chất cấm trong sản phẩm thịt, có 35/122 mẫu thịt nhiễm vi sinh vật (chiếm 28.7%), trong đó 19 mẫu vượt giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Y tế. Như vậy, chuỗi sản xuất, kinh doanh thịt lợn từ giết mổ - vận chuyển - phân phối chưa đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm nên tỷ lệ mẫu nhiễm vi sinh cao.

13

Page 14: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

Hiện nay, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Quảng Nam đã kiểm tra, xếp loại 22 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 19/22 cơ sở. Các cơ sở còn lại chưa đủ điều kiện để cấp giấy. Chi cục đã yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi để được chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy định.

2.2. Chuỗi sản phẩm thủy sản Tính đến thời điểm tháng 4/2015, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 5.666 ha

diện tích nuôi trồng thủy sản bao gồm vùng nuôi nước lợ và nước ngọt, tổng sản lượng thu hoạch khoảng 2.945 tấn. Trong đó có 11 ha được chứng nhận VietGAP. Để giám sát dư lượng các chất độc hại tai các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Quảng Nam đã thực hiện lấy mẫu thủy sản nuôi thông qua Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại tại các vùng nuôi của Quảng Nam cụ thể: Trong 3 năm 2012 – 2014, Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã lấy 321 mẫu thủy sản nuôi (gồm: tôm thẻ chân trắng, cá tra, nước ương) để phân tích các chỉ tiêu về VSATTP như kim loại nặng, kháng sinh và các chất cấm,..). Kết quả: không phát hiện hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, chỉ phát hiện một số mẫu tại khu vực Núi Thành, Tam Kỳ, Thăng Bình nhiễm kim loại nặng nhưng không vượt giới hạn cho phép.

Chi cục đã kiểm tra, xếp loại 63 cơ sở thu mua, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 48/63 cơ sở (chiếm 76,2%). Qua kiểm tra, hướng dẫn, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đã xây dựng và áp dụng các chương trình Quản lý Chất lượng theo GMP, SSOP trong quá trình sản xuất.

Thời gian qua, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã lấy 135 mẫu tại một số chợ và cơ sở thu mua, chế biến hải sản trên địa bàn tỉnh để phân tích hóa chất cấm, kim loại nặng và vi sinh vật. Kết quả: 11 mẫu thủy sản nhiễm vi sinh vật, 03 mẫu thủy sản nhiễm Chloramphenicol, 03 mẫu thủy sản nhiễm kim loại nặng (Cadimi).

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng sản phẩm thủy sản vẫn đang còn tồn tại nhiều mối nguy về VSATTP, tình trạng sản phẩm thủy sản nhiễm vi sinh vật, kháng sinh cấm, kim loại nặng vẫn còn lưu hành trên thị trường gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.

2.3. Chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vậtTỉnh Quảng Nam hiện nay có khoảng 13.611 ha trồng rau, tập trung tại 11

vùng sản xuất rau, trong đó có 04/11 vùng rau đã áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và 03/11 vùng rau được chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong sản xuất rau. Kết quả cho thấy bước đầu các cơ sở sản xuất rau đã làm quen với những quy định bắt buộc trong sản xuất rau an toàn.

Công tác kiểm soát ATTP sản phẩm rau, quả đã được quan tâm và triển khai thực hiện, cụ thể: Trong 4 năm 2012-2015, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm và Thủy sản đã triển khai các chương trình lấy mẫu, kiểm tra đánh giá chất lượng rau, quả và lấy 218 mẫu sản phẩm rau, quả gửi đi kiểm tra, phân tích: dư lượng kim loại nặng, thuốc BVTV và vi sinh vật gây bệnh. Kết quả phân tích có 7/218 mẫu (chiếm 3.2%) có phát hiện dư lượng các hoạt chất thuốc BVTV, trong đó 3/218 mẫu (chiếm 1.4%) vượt giới hạn cho phép theo quy định tại Quyết định số 46/2007/BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế; 1/218 mẫu (chiếm 0.4%) phát hiện

14

Page 15: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

có dư lượng kim loại nặng (Cd) vượt quá ngưỡng theo quy định. Không phát hiện mẫu rau, quả nhiễm vi sinh vật.

Hiện nay, Chi cục đã kiểm tra, xếp loại cho 40 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm rau, quả trên địa bàn tỉnh, trong đó có 20/40 cơ sở (chiếm 50%) đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm rau, quả đang là yêu cầu cấp bách và bức xúc của cả người sản xuất, người tiêu dùng, nhà quản lý và toàn xã hội. Vì vậy, để đưa ra thị trường những sản phẩm rau, quả, thịt và thủy sản an toàn từng bước đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng thì cần có những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ, khuyến khích cơ sở tích cực áp dụng các quy trình kỹ thuật và chương trình quản lý như VietGAP, GMP, HACCP,.. nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

2.4. Sản phẩm muốiQuảng Nam hiện có 01 vùng sản xuất muối tập trung tại xã Tam Hòa, huyện

Núi Thành với diện tích khoảng 15 ha, sản lượng trung bình hàng năm khoảng 1.200 tấn. Ủy ban nhân dân xã Tam Hòa đang có chủ trương mở rộng vùng sản xuất muối lên 40ha, đồng thời Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Kinh doanh Tổng hợp Tam Hòa đang đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất muối iốt nhằm tận dụng nguồn muối dồi dào tại địa phương. Tuy nhiên, đời sống diêm dân vẫn còn rất khó khăn do giá cả bấp bênh, đầu ra sản phẩm muối không ổn định.

Nhận xét chung: Về số lượng mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản được lấy trong 4 năm (2012-2015) là 575 mẫu. Tính bình quân 8 mẫu/huyện/năm bao gồm rau, củ quả, thịt và thủy sản là quá thấp, chưa đủ số liệu để đánh giá về tình trạng chất lượng, ATTP. Trong khi đó, việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Về Chất lượng, ATTP trong 4 năm có 53/575 mẫu bị nhiễm (chiếm 9,2%) là rất đáng lo ngại.

3. Tình hình về cơ chế tài chính và kinh phí hoạt động3.1. Cơ chế tài chínhCăn cứ vào chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của từng đơn vị, căn cứ

vào tình hình thu chi từ nguồn phí, lệ phí liên quan đến công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trước đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất với Bộ Tài chính cho phép áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (hiện nay áp dụng Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015). Sau một thời gian áp dụng cho thấy, cơ chế này đã tạo điều kiện để các đơn vị chủ động triển khai các tác nghiệp quản lý, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.  Tuy nhiên, Nghị định này chủ yếu được áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT (như Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản). Tại các tỉnh chủ yếu áp dụng cơ chế tài chính tự chủ thông qua quy chế chi tiêu nội bộ đối với đơn vị quản lý nhà nước (Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005) của Chính phủ; cơ chế này chưa tạo động lực để các đơn vị chủ động kinh phí triển khai nhiệm vụ được giao.

Bộ Tài chính đã có Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Tuy vậy, các địa phương việc thu phí và lệ phí, sử dụng còn nhiều bất cập (Bộ Tài chính đang điều chỉnh; sửa đổi) vẫn

15

Page 16: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

chưa hoàn toàn chủ động được nguồn kinh phí để triển khai nhiệm vụ cho kế hoạch dài hạn, nguồn thu không đủ chi, cần thiết phải có cơ chế tài chính riêng, bền vững, tạo điều kiện để các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản cũng như các cơ quan quản lý địa phương chủ động được kinh phí triển khai nhiệm vụ được giao.

3.2. Kinh phí hoạt động Ngoài kinh phí khoán chi hành chính tính theo đầu người, Sở Nông nghiệp

& PTNT quan tâm bổ sung nguồn vốn không tự chủ và chương trình mục tiêu Quốc gia ATTP để mua sắm một số công cụ đơn giản như thùng đựng mẫu, test nhanh một số chỉ tiêu an toàn thực phẩm, lấy mẫu kiểm tra giám sát, thanh tra, kiểm tra... Nguồn kinh phí này từ năm 2012 đến 2016 như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Chương trình sự nghiệp & đặc thù 140 160 140 150 340

Chương trình mục tiêu Quốc gia ATTP 300 450 200 100 0

Tổng cộng 440 610 340 250 340

Quan bảng tổng hợp trên cho thấy: Kinh phí cho hoạt động chất lượng qua các năm cho thấy không tăng nhiều và tỷ lệ nghịch với nhiệm vụ được giao (giao thêm nhiệm vụ chế biến và thương mại nông sản). Tính bình quân trong 05 năm là 340 triệu/năm (trong đó có cả chi phí mua sắm của đơn vị). Dân số Quảng Nam năm 2014 là 1.471.806 người. Như vậy, chi phí bình quân chi cho hoạt động quản lý chất lượng và ATTP nông lâm thủy sản  là 270 đồng/người dân/năm, con số này năm 2015 chỉ có 170 đồng/người/năm.

Với mức đầu tư, phân bổ kinh phí nói trên trong điều kiện hiện nay nhiệm vụ quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng nhiều, nhu cầu sản phẩm “sạch” ngày càng cao là một điều bất cập cần phải giải quyết.

IV.  NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN           1. Khung pháp lý và cơ chế chính sách

- Tỉnh chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ xây dựng, áp dụng và duy trì Qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (Hiện nay chỉ có 0,25% diện tích trồng rau và 0,2% diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP nhưng không có kinh phí duy trì).

- Chính sách hỗ trợ xây dựng, áp dụng và duy trì các hệ thống Quản lý chất lượng tiên tiến như GMP, HACCP, ISO 22000 theo Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND, ngày 03   tháng  7  năm 2012 của UBND tỉnh về việc  Ban hành Quy định về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chưa khuyến khích cơ sở tham gia do kinh phí hỗ trợ chỉ được 20-25% kinh phí do doanh nghiệp đầu tư.

- Chưa có chính sách khuyến khích đầu tư cho sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn (Hiện nay chưa có sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn được công bố).

16

Page 17: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

- Chưa có chính sách đầu tư cho Công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản (Trụ sở làm việc riêng; không có phòng kiểm nghiệm; kinh phí chi hoạt động đặc thù rất thấp (từ 136 đồng đến 231 đồng/người/năm).

2. Công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến văn bản qui phạm pháp luật và kiến thức an toàn thực phẩm

- Phương thức truyền thông chưa đến được với người sản xuất và người tiêu dùng;

- Kinh phí truyền thông ngày càng cắt giảm (kinh phí tập huấn).3. Nguồn lực3.1. Nguồn nhân lựcĐối với cấp tỉnh, hiện nay Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và

Thủy sản có 12 biên chế (01 cán bộ công chức và người lao động của Chi cục phục vụ cho 122.650 người dân). Theo đề xác định vị trí việc làm của Chi cục con số này là 40 biên chế (01 cán bộ phục vụ 36.795 người dân). Do vậy, nguồn nhân lực của Chi cục hiện nay mới đạt 30% so với yêu cầu. Các Chi cục chuyên ngành nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm được lồng ghép trong các phòng chuyên môn nên nhiệm vụ này ít được ưu tiên.

Đối với cấp huyện thành phố, thị xã, nhiệm vụ quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương được qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật như Nghị định số 37/2014/NĐ-CP và Thông tư số 15/2015/TT-BNN&PTNT). Tuy nhiên, ở cấp huyện Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế vẫn chưa có cán bộ chuyên trách mà  thường kiêm nhiệm (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và quản lý chất lượng…) nên công tác Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức.

Đối với cấp xã, phường, thị trấn chưa có cán bộ được đào tạo và giao nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP.

Với cơ cấu tổ chức như trên dẫn đến hoạt động quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm bị phân tán, thiếu tập trung. Ở nhiều cấp chỉ là nhiệm vụ kiêm nhiệm, thiếu tính hệ thống, chưa thực sự gắn kết trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ.

3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kiểm nghiệmChi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản mới được thành lập

tháng 10 năm 2011, do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn rất hạn chế, chưa có trụ sở làm việc độc lập; phòng làm việc chật hẹp (3-5m2 /người) không thuận lợi trong làm việc và tiếp công dân.  Chi cục chưa có phòng kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, nên phải gửi mẫu đi các phòng kiểm nghiệm ở Đà Nẵng vừa tốn kinh phí, vừa tốn thời gian và không kịp thời.

3.3. Cơ chế tài chínhMột số Chi cục quản lý chuyên ngành thuộc Sở NN&PTNT mặc dù đã được

áp dụng chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 (thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ) và thực hiện thu phí theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, An toàn thực phẩm, nhưng nguồn thu không đủ chi.

17

Page 18: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

Kinh phí bổ sung cho hoạt động đặc thù hằng năm quá thấp (230 đồng/người dân/năm) so với yêu cầu (thấp nhất 1000 đồng/người dân/năm)

Chưa bố trí kinh phí để ứng phó kịp thời với sự cố an toàn thực phẩm nên thường bị động

3.4. Ảnh hưởng khách quan của nền sản xuất nhỏ, phân tán tiểu nông- Sản xuất nông, lâm, thủy sản ở quy mô nhỏ còn chiếm tỷ lệ lớn, gây khó

khăn cho việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới, quy trình quy phạm thực hành sản xuất tốt và quản lý ATTP. Cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất an toàn đang được xây dựng, chưa được triển khai rộng khắp trong thực tế.

- Nhận thức về vấn đề ATTP từ các cấp quản lý đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm chưa thực sự đầy đủ và nhất quán. Từ đó dẫn đến trách nhiệm với cộng đồng và đầu tư các nguồn lực xã hội cho vấn đề này còn thấp, không thường xuyên. Chính sách đầu tư chưa đủ mạnh, đồng thời công tác chỉ đạo triển khai ở cấp huyện, cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí nhiều nơi thả nổi. Nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế trong việc sử dụng sản phẩm sạch và an toàn, một bộ phận người sản xuất chưa chú trọng áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất tiên tiến (VietGAP, GMP, HACCP,...).

- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, thu nhập của người nông dân thấp nên chưa yên tâm đầu tư, một bộ phận không gắn bó với đồng ruộng, chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá nông, lâm, thủy sản dẫn đến sản xuất không ổn định; Chênh lệch về thu nhập bình quân giữa người lao động khu vực đô thị với nông thôn ngày càng tăng; Các hình thức tổ chức sản xuất chưa tạo được liên kết, gắn bó chặt chẽ lợi ích giữa nông/ngư dân, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ nhằm tạo nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định và chất lượng; thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro cao, môi trường sản xuất bị ô nhiễm, phát triển nông nghiệp chưa bền vững, ... Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và nâng cao chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Phần thứ baQUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

I. QUAN ĐIỂM1. Đảm bảo chất lượng nông, lâm, thủy sản là yếu tố quyết định phát triển

nông nghiệp bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm thủy sản và muối góp phần tăng giá trị trong sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.

2. Quản lý Chất lượng nông, lâm, thủy sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, trang trại và sự hưởng ứng của người dân.

3. Quản lý Chất lượng nông, lâm, thủy sản phải thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát theo chuỗi sản phẩm nông lâm thủy sản và muối an toàn; phân tích được mối nguy và kiểm soát được mối nguy.

4. Hệ thống cơ quan Quản lý Chất lượng nông, lâm, thủy sản đảm bảo tính chuyên trách, thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã. Đẩy mạnh phân công, phân cấp và nâng cao vai trò quản lý của cấp xã đối với sản xuất nhỏ lẻ, thủ công.

18

Page 19: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

5. Huy động tối đa các nguồn lực, phát huy vai trò của các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể chính trị, các hiệp hội ngành, nghề trong việc tham gia Quản lý Chất lượng nông, lâm, thủy sản.

II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chungNâng cao năng lực hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng, ATTP nông, lâm,

thủy sản và muối từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm nguồn thực phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, ATTP cho thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần xây dựng ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam phát triển ổn định và bền vững.

2. Các mục tiêu cụ thể 2.1. Mục tiêu 1: Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng,

ATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn Chỉ tiêu cụ thể:a) Đến năm 2020 - Cơ cấu tổ chức Kiện toàn tổ chức bộ máy của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản

và Thủy sản (thành lập đủ 4 phòng chuyên môn và bố trí đủ số người theo đề án vị trí việc làm). Mỗi huyện có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách và mỗi xã có 01 cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và muối.

- Cơ sở vật chất + Cấp tỉnh: bố trí đủ 9 phòng làm việc cho Chi cục Quản lý Chất lượng

nông lâm thủy sản và muối đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mua sắm các trang thiết bị dụng cụ kiểm nghiệm các chỉ tiêu cơ bản, dụng cụ kiểm tra nhanh về ATTP nông lâm thủy sản và muối. Bố trí thay thế 01 xe ô tô để phục vụ công tác (xe ô tô đang sử dụng đã cũ và hết niên hạn sử dụng).

+ Cấp huyện: Trang bị các dụng cụ kiểm tra nhanh cho Phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) để chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra.

b) Đến năm 2030 - Cơ cấu tổ chức Cấp tỉnh: thành lập 04 Trạm liên huyện và 01 Trung tâm Kiểm nghiệm chất

lượng trực thuộc Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và các dịch vụ công về tư vấn, kiểm nghiệm chất lượng, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Cơ sở vật chấtXây dựng trụ sở làm việc mới cho Chi cục, Trung tâm Kiểm nghiệm chất

lượng và 04 Trạm Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản liên huyện. Nâng cấp các trang thiết bị kiểm nghiệm theo hướng hiện đại. Trang bị xe mô tô và thiết bị văn phòng cho các Trạm.

2.2. Mục tiêu 2: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức ATTP Nông lâm thủy sản và muối.

a) Đến năm 2020 - 100% cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn được đào tạo về chuyên

môn nghiệp vụ Quản lý Chất lượng, trong đó ít nhất 02 cán bộ được đào tạo sau đại học , 05 cán bộ được tạo về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, 05 cán bộ được đào tạo về công tác kiểm nghiệm.

19

Page 20: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

- 70% cơ sở sản xuất, kinh doanh và ít nhất 50% người tiêu dùng sản phẩm nông lâm thủy sản và muối nắm được các quy định của pháp luật và có kiến thức về chất lượng, ATTP.

b) Đến năm 2030 - Ít nhất 05 cán bộ được đào tạo sau đại học và 10 cán bộ được đào tạo về

công tác kiểm nghiệm Chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và muối.- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh và ít nhất 80% người tiêu dùng sản phẩm

nông lâm thủy sản và muối nắm được các quy định của pháp luật và có kiến thức về Chất lượng, ATTP.

2.3. Mục tiêu 3: Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành về ATTP Nông lâm thủy sản và muối

a) Đến năm 2020 - Hoàn thiện các văn bản chỉ đạo điều hành, phân công, phân cấp về Quản lý

Chất lượng, an toàn thực phẩm; - Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm Nông lâm thủy sản và muối an toàn.b) Đến năm 2030Xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương một số sản phẩm nông lâm

thủy sản và muối đặc thù trên địa bàn tỉnh.2.4. Mục tiêu 4: Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng ATTP Nông

lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnha) Đến năm 2020+ Xây dựng Website, hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001-2008, phần

mềm quản lý dữ liệu, tiếp nhận xử lý các thông tin và cảnh báo về ATTP nông lâm thủy sản và muối cho Chi cục.

+ 70% cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối áp dụng hệ thống Quản lý Chất lượng ATTP tiên tiến (ISO 22000, HACCP, GMP, VietGAP...).

+ 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối được thống kê và kiểm tra đánh giá phân loại, trong đó 90% cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

+ 70% cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản và muối an toàn.

b) Đến năm 2030+100% cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối áp

dụng hệ thống Quản lý Chất lượng ATTP tiên tiến (Iso 22000, HACCAP, GMP, SSOP...).

+100% cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm Nông lâm thủy sản và muối được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

+100% cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất sản phẩm Nông lâm thủy sản và muối an toàn.

2.5. Mục tiêu 5: Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh và xác nhận sản phẩm nông lâm thủy sản và muối an toàn

a) Đến năm 2020- Hoàn thành quy hoạch tổng thể vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn trên địa

bàn tỉnh.

20

Page 21: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

- Xây dựng ít nhất 02 mô hình chuỗi rau, củ quả; 02 mô hình chuỗi thịt và 02 mô hình chuỗi thủy sản an toàn.

- Xác nhận ít nhất 10 sản phẩm nông lâm thủy sản và muối an toàn.b) Đến năm 2030- Hoàn thành quy hoạch tổng thể khu chế biến sản phẩm thủy sản an toàn

trên địa bàn tỉnh.- Các vùng rau chuyên canh có diện tích từ 5 ha trở lên, các trang trại chăn

nuôi, khu giết mổ tập trung, các chợ cá, bến cá đều tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi an toàn dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

- Ít nhất 50% sản phẩm nông lâm thủy sản và muối từ các cơ sở sản xuất được xác nhận sản phẩm an toàn.

III. NHIỆM VỤ1. Giai đoạn 2016-2020 - Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP từ cấp tỉnh đến

cấp xã, phường, thị trấn để đảm bảo đến năm 2020, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đủ điều kiện làm việc và nhân sự theo Đề án vị trí việc làm; cấp huyện phải có cán bộ chuyên trách, cấp xã phường thị trấn phải có cán bộ kiêm nhiệm về chất lượng ATTP Nông lâm thủy sản và muối.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Quản lý Chất lượng từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức chất lượng, ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng sản phẩm nông lâm thủy sản và muối.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành về ATTP Nông lâm thủy sản và muối. Xây dựng cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản và muối an toàn.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, ATTP Nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh:

+ Xây dựng Website, hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001-2008, phần mềm quản lý dữ liệu, tiếp nhận xử lý các thông tin và cảnh báo về ATTP nông lâm thủy sản và muối cho Chi cục.

+ Thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm Nông lâm thủy sản và muối; thực hiện ký cam kết sản xuất sản phẩm Nông lâm thủy sản và muối an toàn đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

+ Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối áp dụng hệ thống Quản lý Chất lượng ATTP tiên tiến (ISO 22000, HACCP, GMP, VietGAP...).

- Thực hiện công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường; thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu; xây dựng mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và muối.

- Tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP Nông lâm thủy sản và muối, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Triển khai các chương trình giám sát ATTP nông lâm thủy sản và muối.2. Giai đoạn 2021 - 2030 - Thành lập các Trạm liên huyện và Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng

trực thuộc Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đáp ứng yêu cầu 21

Page 22: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

thực hiện quản lý nhà nước và các dịch vụ công về chất lượng, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Xây dựng trụ sở làm việc mới cho Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng và các Trạm trực thuộc.

- Nâng cấp các trang thiết bị kiểm nghiệm theo hướng hiện đại. Trang bị xe mô tô và thiết bị văn phòng cho các Trạm.

- Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ Quản lý Chất lượng ở các cấp; cập nhật kiến thức về ATTP cho cơ sở và người tiêu dùng.

- Xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương một số sản phẩm nông lâm thủy sản và muối đặc thù trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối áp dụng hệ thống Quản lý Chất lượng ATTP tiên tiến (ISO 22000, HACCP, GMP, VietGAP...).

- Tiếp tục triển khai các chương trình giám sát ATTP nông lâm thủy sản và muối.

- Xác nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản và muối trên địa bàn theo quy định của pháp luật

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH 1. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP từ cấp

tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn- Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tham mưu Sở

Nông nghiệp &PTNT kiện toàn bộ máy tổ chức và nhân sự của Chi cục; bố trí trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị văn phòng, kiểm nghiệm và xe ô tô phục vụ công tác; trang bị các dụng cụ kiểm tra nhanh cho Chi cục và Phòng Nông nghiệp &PTNT (Kinh tế) cấp huyện.

- UBND cấp huyện giao nhiệm vụ Quản lý Chất lượng, ATTP cho phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) và bổ sung 01 biên chế chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này.

- UBND cấp xã, phường, thị trấn trên cơ sở biên chế được giao bố trí 01 cán bộ kiêm nhiệm về chất lượng, ATTP làm việc tại Ban Nông nghiệp xã.

2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức ATTP Nông lâm thủy sản và muối.

- Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chủ động xây dựng và triển khai phương án đào tạo nguồn nhân lực từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tập huấn kiến thức về chất lượng, ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

3. Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành về ATTP Nông lâm thủy sản và muối

- Triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, phân công, phân cấp về Quản lý Chất lượng, an toàn thực phẩm; xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương một số sản phẩm nông lâm thủy sản và muối đặc thù trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nông lâm thủy sản và muối an toàn.

22

Page 23: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

4. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng ATTP Nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng Website, hệ thống Quản lý Chất lượng TCVN ISO 9001-2008, phần mềm quản lý dữ liệu, tiếp nhận xử lý các thông tin và cảnh báo về ATTP nông lâm thủy sản và muối cho Chi cục.

- Hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối áp dụng hệ thống Quản lý Chất lượng ATTP tiên tiến (ISO 22000, HACCP, GMP, VietGAP...).

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm nông lâm thủy sản và muối.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp &PTNT (Kinh tế) triển khai ký cam kết sản xuất sản phẩm Nông lâm thủy sản và muối an toàn cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ .

5. Cơ chế tài chính- Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn ngân sách nhà nước hàng năm đảm bảo

triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch của Đề án “Nâng cao năng lực Quản lý Chất lượng ATTP nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030” đúng tiến độ.

- Trích một phần kinh phí từ nguồn thu phí Quản lý Chất lượng ATTP nông lâm thủy sản và muối của đơn vị để thực hiện Đề án.

Phần thứ tưTỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. THỜI GIAN THỰC HIỆNĐề án được triển khai thực hiện 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ năm 2016 đến năm 2020+ Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến năm 2030II. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN1. Tổng hợp nhu cầu kinh phí

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt Hạng mục Kinh phí phân bổ cho các giai đoạn2016-2020 2021-2030 Tổng kinh phí

01Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước, ATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã

7.200 18.000 25.200

02Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức về ATTP, nông lâm thủy sản

1.370 1.700 3.070

03 Xây dựng hệ thống kiểm soát chất, ATTP nông lâm thủy sản 4.550 4.900 9.450

04Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh và chứng nhận sản phẩm nông lâm thủy sản

3.780 5.200 8.980

05 Kinh phí quản lý 100 200 300Tổng cộng 17.000 30.000 47.000

2. Phân ky đầu tư

23

Page 24: ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT …snnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2016225/... · Web viewCHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN

2.1. Giai đoạn 1 ( 2016-2020): 17.000 triệu đồng - Năm 2016: 1.000 triệu đồng.- Năm 2017: 6.000 triệu đồng.- Năm 2018: 4.000 triệu đồng.- Năm 2019: 4.000 triệu đồng.- Năm 2020: 2.000 triệu đồng.

2.2. Giai đoạn 2 (2021-2030): 30.000 triệu đồng

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN1. Sở Nông nghiệp &PTNT: - Giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu

tư, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban, Ngành có liên quan triển khai thực hiện Đề án.

- Giao cho Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản làm cơ quan đầu mối, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện và cấp xã, các đơn vị trực thuộc Sở tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai thực hiện các Chương trình, Kế hoạch của Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Cân đối vốn, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển Quản lý Chất lượng,

ATTP nông lâm thủy sản và muối trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm.3. Sở Tài chính Ưu tiên bố trí vốn thực hiện các chương trình, kế hoạch đã được xác định

trong Đề án theo đúng tiến độ.4. Sở Nội vụ Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân

dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng chỉ tiêu biên chế, kiện toàn bộ máy quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối từ cấp tỉnh đến cấp xã.

5. Các Sở, Ban, Ngành liên quan căn cứ các nội dung đã nêu trong đề án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của ngành mình, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã- Giao nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và muối cho

Phòng NN & PTNT (Kinh tế) và trên cơ sở biên chế được giao, bố trí 01 biên chế chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này.

- Phân công, phân cấp công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối từ các phòng, ban chuyên môn cấp huyện đến UBND cấp xã.

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN QUẢNG NAM

24