§Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này...

226
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Transcript of §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này...

Page 1: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Page 2: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

MỞ ĐẦU

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được bắt đầu xây dựng từ năm 2003. Sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung, đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 20/2005/QĐ-UBND ngày 03/8/2005; mục tiêu phát triển công nghiệp chủ yếu đến năm 2010 như sau: Duy trì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005 là 22,01%/năm; giai đoạn 2006 – 2010 là 21,19%/năm; Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong GDP (giá hiện hành) đạt 50,44% năm 2005; 58,44% năm 2010. Trong đó riêng công nghiệp đạt 47,39% năm 2005 và 56,59% năm 2010; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2001-2005 là 22,15%; giai đoạn 2006-2010 là 21,12%. Trong đó riêng công nghiệp giai đoạn 2001-2005 là 22,78%; giai đoạn 2006-2010 là 21%; Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh tế tỉnh năm 2005 là 74,75% và năm 2010 là 80,25%; Đến năm 2010 có 4.500 – 5.000 ha đất phát triển công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao. Đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có những yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào trước năm 2020.

Dưới sự chỉ đạo sâu sát của tỉnh uỷ, với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân các huyện, thị, thành phố, các sở, ban, ngành... kinh tế Vĩnh Phúc luôn tăng trưởng với tốc độ cao, tính đến hết năm 2008 hầu hết các chỉ tiêu đều vựơt mục tiêu tại các phân kỳ. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân là 26,13%/năm (tăng gần 1,19 lần so với mục tiêu); giai đoạn 2006 – 2008 (đã tách Mê Linh) là 32,37%/năm (tăng gần 1,53 lần so với mục tiêu giai đoạn 2006-2010). Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong GDP (giá thực tế) năm 2005 đạt 52,69% (tăng gần 1,045 lần so với mục tiêu) và năm 2008 đạt 58,34% (sấp sỉ so với mục tiêu 58,44% năm 2010). Trong đó riêng công nghiệp đạt 49,32% năm 2005 (tăng gần 1,041 lần so với mục tiêu) và 56,04% năm 2008 (sấp sỉ mục tiêu 56,59% năm 2010). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2001-2005 là 23,55%/năm (tăng hơn 1,063 lần so với mục tiêu ); giai đoạn 2006-2008 là 31,4%/năm (tăng gần 1,49 lần so với mục tiêu giai đoạn 2006-2010). Theo đề án bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 1581/TTg-KTN ngày 03/9/2009, đất quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể đạt hơn 6.000 ha.

2

Page 3: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Trong bối cảnh, tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước biến động nhiều, đầu tư tăng trưởng mạnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng, địa giới tỉnh mới điều chỉnh lại ... việc xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp là hết sức cần thiết và cấp bách để hoạch định chủ trương phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2030; đưa ra các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (QHPTCN) là triển khai thực hiện giải pháp đầu tiên trong nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV; QHPTCN là cơ sở hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển công nghiệp phù hợp cho từng thời kỳ trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tránh thực hiện chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; QHPTCN là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý đầu tư, giám sát việc tổ chức thực hiện phát triển công nghiệp từng bước đưa Vĩnh Phúc có đủ yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Bản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 20/2005/QĐ-UBND ngày 03/8/2005. Sở Công Thương Vĩnh Phúc phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp - Bộ Công Thương bổ sung, cập nhật những thông tin mới, nghiên cứu, biên soạn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng trong điều kiện mới điều chỉnh địa giới hành chính, việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển của các ngành và địa phương chưa sâu, số liệu thống kê chưa tách được huyện Sông Lô (mới đi vào hoạt động từ tháng 4/2009)... do đó chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tổ biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để có thể bổ sung, hoàn thiện hơn nữa bản Quy hoạch, góp phần nhỏ bé trong sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nội dung của quy hoạch gồm 5 phần :

Phần I : Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay.

Phần II : Đánh giá tiềm năng, nguồn lực và các yếu tố tác động đên sự phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Phần III : Phân tích và dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong 10-15 năm tới

Phần IV : Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; Xác định tầm nhìn đến 2035

Phần V : Các giải pháp phát triển công nghiệp

3

Page 4: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

PHẦN IĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP

TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI KỲ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY.

I. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

I.1. Số lượng cơ sở công nghiệp - TTCN :

Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 14.673 cơ sở, trong đó có 14.356 cơ sở SX trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm gần 98% số cơ sở trên địa bàn; Nhiều nhất là nhóm ngành CNCB NLS thực phẩm 10.642 cơ sở, tiếp đến nhóm ngành cơ khí, chế tạo, sắt thép có 1.367 cơ sở, nhóm ngành dệt may, da giầy và nhóm ngành SXVLXD có trên 1150 cơ sở, nhóm ngành SX điện, điện tử ít nhất có 3 cơ sở). Ngành công nghiệp khai thác có 315 cơ sở và ngành CN SX phân phối điện nước có 2 cơ sở.

Số cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Đơn vị tính: Cơ sở)

Ngành công nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009

1. Công nghiệp khai thác 81 61 330 341 315

2. Công nghiệp chế biến 12.393 12.930 14.157 14.398 14.356

2.1. Nông lâm sản, thực phẩm 9.014 9.388 10.462 10.692 10.642

2.2. Dệt may - Da giầy 1.125 1.098 1.133 1.170 1.159

2.3. Cơ khí, chế tạo, sắt thép 1.076 1.301 1.325 1.351 1.367

2.4. SX VLXD, khoáng phi KL 1.100 1.031 1.081 1.048 1.151

2.5. Hoá chất 10 17 30 35 35

2.6. Điện, điện tử 1 1 2 3 3

2.7. SX công nghiệp khác 67 93 100 99 99

3. SX và phân phối điện, nước 2 2 2 2 2

Tổng số 12.476 12.993 14.489 14.741 14.673 Nguồn xử lý số liệu: NGTK tỉnh Vĩnh Phúc 2009

Năm 2009, theo thành phần kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc có 5 cơ sở SXCN thành phần kinh tế Nhà nước (Trung ương quản lý 2 và Địa phương quản lý 3), 7 cơ sở thành phần kinh tế tập thể, 193 cơ sở kinh tế tư nhân, 14.402 cơ sở kinh tế cá thể và 66 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài..

4

Page 5: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Trong giai đoạn 2005-2008, số cơ sở SXCN trong tỉnh tăng mạnh ở thành phần kinh tế cá thể (tăng 2.181 cơ sở), thành phần kinh tế tư nhân tăng 71 cơ sở thành phần kinh tế tập thể tăng do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16 cơ sở và có xu hướng tăng nhanh khi các dự án đi vào hoạt động.

Dưới đây là bảng tổng hợp số cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế (Đơn vị tính: Cơ sở)

Phân theo thành phần kinh tế   2005 2006 2007 2008 2009

1. Khu vực kinh tế trong nưíc 12.452

12.964

14.451

14.741

14.673

- Nhà nưíc 11 9 9 5 5+ Trung ư¬ng qu¶n lý 7 6 6 2 2+ Địa phư¬ng qu¶n lý 4 3 3 3 3

- Tập thể 5 5 5 7 7- Tư nh©n 120 136 164 191 193- Cá thể 12.316 12.814 14.273 14.497 14.402

2. Khu vực KT có vốn đầu tư nưíc ngoµi 25 29 38 41 66

Tổng số 12.477 12.993 14.489 14.741 14.673Nguồn : NGTK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Số cơ sở sản xuất công nghiệp có đến 31/12/2008 phân theo huyện/thị xã/thành phố và thành phần kinh tế (Không tính cơ sở AN, QP, Điện lực và chi nhánh DN) tập trung nhiều nhất ở địa bàn huyện Lập Thạch với 4.735 cơ sở (chiếm tỷ lệ 32,2% cơ sở SXCN tỉnh) và thấp nhất ở huyện Tam Đảo có 459 cơ sở (chiếm tỷ lệ 3,1%). Số cơ sở SX có vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều nhất ở TP Vĩnh Yên với 26 cơ sở ( chiếm gần 70% số cơ sở SX có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh), tiếp đến là ở huyện Bình Xuyên có 9 cơ sở, TX Phúc Yên có 3 cơ sở và huyện Vĩnh Tường có 1 cơ sở.

Tổng hợp số cơ sở SXCN phân theo địa bàn huyện thị trong tỉnh tính đến 31/12/2009

(Đơn vị tính: Cơ sở)

  Tổng số Tỷ lệ

Nhà nước Ngoài Nhà nước Có vốn đầu tư nưíc

ngoµiTrung ương

Địa phư¬n

gTậpthể

Tưnhân

Cáthể

1. T.phố Vĩnh Yên 1.067 7,3% - 1 2 43 987 34

2. Thị xã Phúc Yên 666 4,5% 1 2 1 30 628 4

5

Page 6: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

3. Huyện Lập Thạch 2.881 19,6% - - 1 18 2.862 -

4. Huyện Tam Dư¬ng 1.104 7,5% - - 1 18 1.083 2

5. Huyện Tam Đảo 561 3,8% - - - 6 555 -

6. Huyện Bình Xuyên 1.586 10,8% 1 - - 28 1.532 25

7. Huyện Yên Lạc 2.591 17,7% - - - 24 2.567 -

8. Huyện Vĩnh Tưêng 2.662 18,1% - - 2 26 2.633 1

9. Huyện Sông Lô 1.555 10,6% - - - - 1.555 -

Tổng số 14.673 100% 2 3 7 193 14.402 66

Tỷ trọng/tổng số cơ sở - - - 1,3% 98,2% 0,4%Nguồn xử lý số liệu: NGTK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

I.2. Lực lượng lao động công nghiệp - TTCNTừ khi tái lập tỉnh năm 1997, lực lượng lao động công nghiệp tăng nhanh

chóng. Năm 2001 kể cả huyện Mê Linh mới có 37.980 người, đến 2005 có 64.402 tăng 1,7 lần. Sau khi tách huyện Mê Linh về Hà Nội năm 2008, tính đến 31/12/2008, số lao động công nghiệp có trên địa bàn là 68.395 người, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó riêng giai đoạn 2006-2007 tăng hơn 16%. Theo thành phần kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 36,2% số lao động, khu vực cá thể chiếm 40,6%, tư nhân chiếm 19,6% còn lại khu vực nhà nước và tập thể chiếm có 3,6%.

Các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động công nghiệp nhất theo thứ tự là công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm (32,83%); Dệt may da giày (22,75%); Cơ khí chế tạo (20,20%); Vật liệu XD – khoáng phi kim loại (18,42%)...

6

Page 7: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Số lao động công nghiệp phân theo ngành công nghiệp được tổng hợp trong bảng sau (Không tính cơ sở AN, QP, Điện lực và chi nhánh DN)

(Đơn vị tính: Người)

Ngành công nghiệp  2005 2006 2007 2008 2009

1. Công nghiệp khai thác 875 788 1.046 947 921

2. Công nghiệp chế biến 52.713 54.105 62.882 67.205 68.623

2.1. Nông lâm sản, th,phẩm 18.791 18.262 20.856 20.297 20.623

2.2. Dệt may - Da giầy 11.675 12.020 14.821 17.311 17.319

2.3. Cơ khí, chế tạo, sắt thép 8.170 10.047 12.877 14.642 15.250

2.4. SXVLXD, khoáng PKL 12.199 10.980 11.809 12.111 12.599

2.5. SX các s.phẩm hoá chất 860 1.495 1.014 1.437 1.393

2.6. Điện, điện tử 183 136 221 183 185

2.7. SX các sphẩm CN khác 835 1.165 1.284 1.224 1.254

3. SX p.phối điện, nước 163 217 234 243 270

Tổng số 53.751 55.110 64.162 68.395 69.814 Nguồn xử lý số liệu: NGTK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Cơ cấu lao động tỉnh Vĩnh Phúc theo phân ngành công nghiệp năm 2008 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây

Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực ngành công nghiệp (số lượng, chất lượng), công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ

Cùng với tốc độ gia tăng dân số, mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Vĩnh Phúc là tỉnh có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 95%; số học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều tăng và hàng

7

Page 8: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

năm tỉnh đều có học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; là tỉnh xếp thứ 16 trong 61 tỉnh thành phố về tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng.

Về chất lượng lao động, Qua khảo sát năm 2007, cán bộ có trình độ trên Đại học có khoảng 500 người (gấp 3,56 lần so với năm 1997); cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng khoảng 20.740 người (gấp 1,41 lần so với năm 1997); công nhân lành nghề từ bậc 3 trở lên cũng tăng 3,5 lần so với năm 1997, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động. Lực lượng lao động có trình độ đang  ngày càng phát triển. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, trong khu vực kinh tế trung ương và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2007, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất từ những năm trước phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu lại tổ chức, cắt giảm bớt lao động. Số lao động bị cắt giảm trong năm 2008 là 1.792 người, trong đó công ty CN TS-Ari cho toàn bộ 349 công nhân nghỉ việc; công ty Shinwon Việt Nam cắt giảm 300 lao động; công ty Cơ khí chính xác VN1 cho 280 lao động nghỉ việc; công ty Daewoo bus Việt Nam giảm 250 lao động... Một số doanh nghiệp đã giảm giờ làm, cho công nhân nghỉ luân phiên hoặc không bố trí làm thêm giờ. Theo số liệu thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, số lượng lao động tuyển dụng mới năm 2008 đạt thấp, tập trung chủ yếu ở các dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đã giải quyết việc làm cho 6.550 lao động (5.026 lao động FDI và 1.524 lao động DDI). Tính đến hết năm 2009 các cơ sở SXCN đã thu hút 69.814 lao động, tăng 2,07% so với năm 2008; trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 25.962 lao động chiếm 37,2% và khu vực kinh tế trong nước sử dụng 43.852 lao động chiếm 62,8%.

I.3. Kết quả hoạt động của công nghiệp

I.3.1. Đánh giá quá trình tăng trưởng công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2007. Đánh giá một số phân ngành chủ yếu thông qua tốc độ tăng trưởng ngành và sản phẩm.

Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo và còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm trên 52%, công nghiệp chỉ khoảng 12%; thu ngân sách đạt 100 tỷ đồng; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Với chủ trương phát triển công nghiệp làm nền tảng, thu hút đầu tư nước ngoài là động lực trong phát triển kinh tế, giai đoạn 1997-2000, cơ cấu kinh tế

8

Page 9: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Năm 2000, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng (39,18%), nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 29,3% và dịch vụ chiếm 31,52%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1998-2000 đạt 18,12%; Năm 2005, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 52,69 %, nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 19,45 % và dịch vụ chiếm 27,86 %. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 15,02%; Năm 2007 công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 61,06%, nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 14,25% và dịch vụ chiếm 24,69%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006 đạt 19,76%, năm 2007 đạt 21,86%. Tính chung giai đoạn 2001-2007 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 17,81%.

Nếu tách Mê Linh theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004-2008 là 19,71%. Năm 2008 tăng 17,77%; trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 20,02%, dịch vụ tăng 18,99%, nông nghiệp, thuỷ sản tăng 6,89%. Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 58,34 %, nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 17,71 % và dịch vụ chiếm 23,95 %.

Công nghiệp và xây dựng: là lĩnh vực hết sức quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh nhất và là thế mạnh của tỉnh Vĩnh Phúc từ sau tái lập đến nay. Kết quả sản xuất công nghiệp-xây dựng đã làm cho kinh tế-xã hội của tỉnh liên tục tăng trưởng cao, tạo ra nguồn thu ngân sách lớn, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu của tỉnh.

Trong hơn 10 năm, tỉnh đã thu hút được trên 600 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký gần 4 tỷ USD; thu ngân sách đạt trên 9.000 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển, quốc phòng được củng cố tăng cường, an ninh

9

Page 10: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, xây dựng ngày càng trong sách, vững mạnh. Hệ thống hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp, diện mạo từ đô thị đến nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. 

Đánh giá một số phân ngành chủ yếu thông qua tốc độ tăng trưởng ngành và sản phẩm.

Trong sản xuất công nghiệp, tỉnh coi trọng phát triển các ngành nghề có lợi thế về tài nguyên ở địa phương, thu hút được nhiều lao động, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, thu hồi vốn nhanh. Giai đoạn qua, các dự án tập trung vào một số ngành được coi là mũi nhọn như: ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải, chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành may mặc, da giầy...

Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 74,47% giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh; trong đó ngành cơ khí chế tạo chiếm tới 82,49% ; ngành sản xuất vật liệu xây dựng khoáng phi kim loại đứng thứ hai với 7,25 %; tiếp theo là sản xuất nông lâm sản, thực phẩm chiếm 4,64%; dệt may da giày chiếm 3,39%, còn các ngành khác đều đóng góp không đáng kể dưới 1% giá trị sản xuất công nghiệp. Như vậy có thể thấy, sự tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn qua phần lớn do ngành cơ khí chế tạo mang lại. Tuy nhiên đứng về kim ngạch xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho tỉnh thì công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (đạt 194,203 triệu USD) hơn cả công nghiệp nặng và khoáng sản (102,504 triệu USD).

Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp được tổng hợp dưới đây: (Đơn vị tính: Triệu Đồng)

Giá trị SXCN phân theo ngành CN 2005 2006 2007 2008 2009

1. Công nghiệp khai thác 52.664 54.037 83.032 132.238 95.757

2. Công nghiệp chế biến 21.251.670 28.012.520 39.710.252 52.720.037 57.123.209

2.1. Nông lâm sản, thực phẩm 951.736 1.256.770 1.849.358 2.429.557 2.702.816

2.2. Dệt may - Da giầy 1.148.915 1.591.706 1.350.675 1.756.441 1.800.323

2.3. Cơ khí, chế tạo, sắt thép 16.781.373 22.403.540 32.816.216 42.880.192 47.357.668

2.4. SX VLXD, khoáng PKL 1.925.879 2.235.259 2.888.350 4.061.305 3.865.568

2.5. Hoá chất 276.191 310.805 313.640 638.994 519.218

2.6. Điện, điện tử 31.758 37.686 141.797 111.391 119.546

2.7. SX công nghiệp khác 135.818 176.754 350.216 842.157 758.070

3. SX và phân phối điện, nưíc 14.791 26.662 31.944 48.412 33.266

10

Page 11: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Tổng số 21.319.125 28.093.219 39.825.228 52.900.687 57.252.232Nguồn xử lý số liệu: NGTK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Về tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 đến 2007 (khi chưa tách Mê Linh), ngành công nghiệp đạt 29,15%; trong đó ngành cơ khí chế tạo đạt 27,99%; ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng phi kim loại đạt 25,92%; với xuất phát ban đầu thấp ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm đạt 36,22%; ngành dệt may da giầy đạt 60,22%...

Theo Niên giám Vĩnh Phúc năm 2009, giai đoạn 2005 đến 2008 đã tách Mê Linh, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp đạt 30,82%; trong đó ngành cơ khí chế tạo đạt 34,89%; ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng phi kim loại đạt 16,82%; ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm đạt 8,02%; ngành dệt may da giầy đạt 15,20%...

Về tốc độ tăng trưởng ngành và các phân ngành giai đoạn 2001 đến 2007 có thể thấy rõ qua biểu đồ dưới đây

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (đã tách Mê Linh) giai đoạn 2005-2009

11

Page 12: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

I.3.2. Đánh giá cơ cấu công nghiệp, cơ cấu ngành công nghiệp trong tổng thể nền kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.

Trong tổng thể nền kinh tế, công nghiệp và xây dựng liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2007 đóng góp vai trò chính trong phát triển kinh tế. Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến sản xuất công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng mới giảm đi chút ít. Giai đoạn 2004-2008, tốc độ tăng bình quân của công nghiệp và xây dựng đạt 26,07%, Dịch vụ đạt 18,81%, trong khi Nông lâm thuỷ sản chỉ đạt 4,01%; kết quả, cơ cấu của công nghiệp và xây dựng tăng từ 48,48% năm 2004 lên 57,50% năm 2008.

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004-2009 theo giá thực tế

Tổng số Cơ cấu (%)

Năm(Triệu đồng)

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

2004 6.883.954 23,29 48,48 28,23

2005 8.871.917 19,45 52,69 27,86

2006 12.014.590 16,74 56,41 26,85

2007 15.832.879 14,37 59,93 25,7

2008 22.544.577 18,02 57,50 24,48

Sơ bộ 2009 24.647.369 15,13 56,80 28,07Nguồn : NGTK tỉnh Vĩnh Phúc 2009

12

Page 13: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Cơ cấu công nghiệp và xây dựng trong giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh theo giá thực tế giai đoạn 2004-2009 được thể hiện trong bảng sau :

Tổng số Cơ cấu (%)

Năm (triệu đồng) Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2004 22.360.846 11,05 77,22 11,73

2005 28.784.707 9,29 78,82 11,89

2006 37.709.393 8,39 79,72 11,89

2007 51.265.830 7,08 81,84 11,08

2008 70.261.990 9,52 79,40 11,08

Sơ bộ 2009 77.762.430 8,10 79,32 12,58Nguồn : NGTK tỉnh Vĩnh Phúc 2009

Cơ cấu nội bộ ngành theo giá thực tế năm 2008 như sau:

Cho đến nay sản xuất của các ngành nghề công nghiệp vẫn đang chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2007 tăng 2,7 lần lần so với năm 2001, tiếp tục duy trì là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 3 miền Bắc và thứ 7 trên cả nước. Vĩnh Phúc được xem là một điểm sáng về phát triển công nghiệp ở các tỉnh khu vực phía Bắc, là một Bình Dương thứ hai toàn quốc về thu hút đầu tư. Chính Phủ đã quyết định đưa tỉnh Vĩnh Phúc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - là một bộ phận lãnh thổ hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.

13

Page 14: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Các chính sách thu hút và khuyến khích dầu tư trên địa bàn tỉnh đã phát huy được tiềm năng vốn có của mọi thành phần kinh tế. Nhìn chung, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp Vĩnh phúc biến động không nhiều, ngoại trừ chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước làm giảm dần vai trò của kinh tế nhà nước nhưng cũng làm tăng tương ứng khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Cơ cấu GTSXCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2009 :

(Đơn vị tính: %)

CƠ CẤU THEO THÀNH PHẦN KT 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số – (triệu đồng) 21.319.125 28.093.219 39.825.228 52.900.687 57.252.232

1. Kinh tế Nhà nưíc 2,51 2,75 2,01 0,99 1,39Trung ư¬ng 1,49 1,71 1,31 0,48 0,93Địa phư¬ng 1,02 1,04 0,70 0,51 0,46

2. Kinh tế ngoài Nhà nưíc 13,91 11,71 11,51 15,68 13,84Tập thể 0,06 0,06 0,06 0,08 0,09

Tư nh©n 11,20 9,26 9,33 12,78 10,42Cá thể 2,65 2,39 2,12 2,82 3,33

3. Khu vực có vốn đầu tư nưíc ngoµi 83,58 85,54 86,48 83,34 84,77

Nguồn : NGTK tỉnh Vĩnh Phúc 2009

Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở khu vực đông nam tỉnh giáp Hà Nội và dọc theo quốc lộ 2 từ Phúc Yên qua Bình Xuyên đến Vĩnh Yên. Thị xã Phúc Yên với các dự án lớn có vốn đầu tư nước ngoài của Toyota, Honda ... đóng góp hơn 80% giá trị sản xuất công nghiệp, tiếp đó là Thành phố Vĩnh Yên với 8,47%; huyện Bình Xuyên với 8,24%; huyện Vĩnh Tường 1,23% còn các huyện khác đều ở dưới mức 1% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Đơn vị tính : Triệu Đồng)

Địa bàn hành chính 2005 2006 2007 2008 2009

1. Thành phố Vĩnh Yên 1.506.470 2.092.109 2.021.484 2.779.472 3.284.677

2. Thị xã Phúc Yên 11.090.542 14.555.718 21.655.555 25.470.432 26.494.282

14

Page 15: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

3. Huyện Lập Thạch Huyện Sông Lô

48.414 57.045 69.889 54.76835.604

54.76732.064

4. Huyện Tam Dương 117.214 146.135 191.323 251.179 265.353

5. Huyện Tam Đảo 12.304 14.320 17.086 23.179 21.319

6. Huyện Bình Xuyên 1.532.227 1.510.888 2.180.024 3.136.078 3.153.937

7. Huyện Yên Lạc 127.222 148.195 199.905 260.927 238.253

8 Huyện Vĩnh Tường 89.195 140.959 319.850 502.845 573.345

Tổng số (Triệu đồng) 14.523.588 18.665.369 26.655.116 32.514.484 34.117.997Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Ghi chú: huyện Sông Lô tách từ Lập Thạch, quyết định thành lập từ 28/12/2008

I.3.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành, của sản phẩm công nghiệp.

Sản phẩm chủ yếu là sản phẩm có ý nghĩa quyết định lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo quan điểm đó, sản phẩm công nghiệp công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh là cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, các sản phẩm cơ khí hỗ trợ công nghiệp ô tô xe máy, linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm…. Hầu hết các nhà sản xuất nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều đạt hiệu quả cao, tạo được uy tín trên thị trường như: Công ty Honda Việt Nam, Công ty Toyota Việt Nam, Công ty thép Việt Đức, Công ty phanh Nissin, Công ty Vina-Korea, Công ty TNHH Hoa Cương, Tập đoàn gạch ốp lát Vĩnh Phúc Prime Group, Công ty TNHH Chính xác Việt Nam 1, Công ty TNHH băng ráp Yuli-Việt Nam, Công ty Takanichi, Công ty Cao su Inoue, Công ty cổ phần thương mại Sông Hồng Thủ đô, Công ty Agripack, Công ty Japfa Comfeed, Công ty ống thép Việt Đức, Công ty Cổ phần gạch men Thăng Long... Một số dự án làm ăn đạt hiệu quả cao đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh. Các dự án còn lại đang tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện, để nhanh chóng đi vào sản xuất.

Một số sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2009:

Ngành Cơ khí chế tạo

Sản phẩm khu vực kinh tế có vốn Đtnn

ĐVT 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009

1. Xe ô tô TOYOTA Cái 13.168 15.576 23.465 32.095 31.500

2. Xe máy HONDA " 698.364 946.215 1.241.600 1.388.953 1.418.151

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Ngành Vật liệu xây dựng

15

Page 16: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Sản phẩm khu vực kinh tế trong nước  

ĐVT 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009

1. Đá các loại 1000 m3 122 189 318 502 5002. Cát, sỏi 1000 m3 1.002 1.125 1.355 1.335 1.3103. Gạch xây 1000 viên 538.732 737.772 723.907 732.612 699.746

4. Ngói 1000 viên 100.903 98.793 110.486 131.888 153.314

5. Vôi Tấn 1.400 650 620 635 351Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Trong bối cảnh chịu nhiều tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, nhờ các chính sách kinh tế vĩ mô và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh năm 2009 vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng so với năm 2008 như : xe máy các loại đạt 1.418.151 chiếc, tăng 2,1%; gạch ốp lát đạt khoảng 58,3 triệu m2, tăng 4,4%; ống thép các loại đạt 61 ngàn tấn, tăng 52,5%; thức ăn chăn nuôi đạt 147,75 ngàn tấn tăng 17,7% ...

Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành và của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có thể khái quát cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp chủ lực của Vĩnh Phúc với giá trị sản xuất theo giá thực tế năm 2008 đạt 42.880 tỷ đồng (chiếm 81,06% giá trị sản xuất công nghiệp); thu hút 14.642 lao động (chiếm 21,4% số lao động công nghiệp toàn tỉnh); đứng thứ hai là ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng phi kim loại với các giá trị tương ứng là 4.061 tỷ đồng (chiếm 7,68% giá trị sản xuất công nghiệp); thu hút 12.111 lao động (chiếm 17,71% số lao động công nghiệp toàn tỉnh), cụ thể:

Ngành Cơ khí chế tạo

Tăng trưởng công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn qua có đóng góp lớn của hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Toyota VN và Hon da VN. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA): tháng 12/2008 Toyota VN trở lại vị trí độc tôn quen thuộc với sản lượng 2.605 chiếc, bỏ xa vị trí thứ hai của Trường Hải (1.448 chiếc) và thứ 3 của Vinamotor (1.335 chiếc). Tất cả những thành viên còn lại có sản lượng bán tháng 12 dưới 1.000 chiếc, trong đó GM Daewoo đạt 917 chiếc, Ford tròn 600 chiếc, Vinaxuki 526 chiếc... Đặc biệt, Honda lại gây bất ngờ với sự bứt phá ngoạn mục: sản lượng bán gấp hơn 5 lần so với tháng trước, đạt 568 chiếc. Luỹ kế cả năm 2008, VAMA có sản lượng bán lập kỷ lục 110.186 chiếc, tăng tới 37% so với 2007 (80.392 chiếc). Trong đó : Toyota với trên 24.000 chiếc, Vinamotor trên 20.000 chiếc, Trường Hải hơn 16.000 chiếc, GM Daewoo hơn 11.000 chiếc, Ford hơn 6.000 chiếc, Honda gần 6.000 chiếc...

16

Page 17: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Cơ sở của sự thành công trên là nhờ sản xuất xe máy. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này.

Một tên tuổi nữa là công ty TNHH Piaggio Việt Nam đã chính thức khai trương nhà máy tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ngày 24/6/2009. Nhà máy Piaggio Việt Nam là bước tiến quan trọng trong hoạt động sản xuất toàn cầu của hãng. Được khởi công từ tháng 10/2007, với số vốn đầu tư lên đến hơn 30 triệu USD. Dự kiến, khi đi vào hoạt động hết công suất, Piaggio Việt Nam có khả năng sản xuất 100.000 chiếc Vespa/năm. Piaggio Việt Nam sẽ xuất khẩu xe máy sang những thị trường lớn mà đặc biệt phải kể tới đó chính là thị trường Mỹ. Điều này cũng là một trong những lời khẳng định về chất lượng của những sản phẩm xe máy được sản xuất bởi Piaggio Việt Nam. 

Một số sản phẩm chính trong năm 2008 như: Ô tô đạt 32,986 nghìn chiếc tăng 28,1% so năm 2007; Xe máy 1,49 triệu chiếc tăng 16,7% so năm 2007; phanh xe các loại 8,1 triệu chiếc tăng 22,7% so với năm 2007,…

Ngành Vật liệu xây dựng

Thời gian gần đây, sản phẩm của Tập đoàn Prime Group có trụ sở chính tại khu công nghiệp Bình Xuyên, đang vượt lên chiếm lĩnh thị trường, có mặt trên khắp Việt Nam và hiện diện tại nhiều nơi trên thế giới. Sản phẩm của Tập đoàn có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Prime Group đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra các nước thuộc Châu Phi, Đông Bắc Á.

Sản lượng gạch ốp lát của Prime Group liên tục tăng qua các năm: Năm 2006 là 33,5 triệu m2; năm 2008 đạt tới gần 47 triệu m2, năm 2009 đạt khoảng 58,3 triệu m2. Tương ứng, doanh thu của Prime Group năm 2004 mới đạt 928 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là là 67, 3 tỷ đồng thì đến năm 2008 doanh thu đã lên tới gần 6.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 245 tỷ đồng. Hiện tại Tập đoàn đã xây dựng được hệ thống phân phối phủ đều trên cả nước với hơn 10.000 nhà phân phối cấp 1 và cấp 2.

Ngoài ra, tận dụng các ưu thế sẵn có của tỉnh về lao động, về nguyên liệu cho chế biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm... một số sản phẩm khác của công nghiệp Vĩnh Phúc cũng đang ngày càng tiêu thụ rộng rãi trên thị trường :

Các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm

Khu vực kinh tế trong nước ĐVT 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ

2009

17

Page 18: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

1. Gạo, ngô xay xát 1000 tấn 320 327 621 324 385

2. Bánh kẹo Tấn 238 1.021 145 153 145

3. Đường, mật Tấn 80 - - - -

4. Rượu 1000 lít 3.983 4.642 4.422 3.962 3.950Khu vực kinh tế có vốn

FDI ĐVT 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009

5. Thức ăn chăn nuôi tổng hợp Tấn 85.845 69.131 102.263 125.563 147.750Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Các sản phẩm dệt may da giày

Khu vực kinh tế trong nước  

ĐVT 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009

1. Giày thể thao 1000 đôi 2.774 3.130 3.272 3.600 3.650

2. Quần áo may sẵn 1000 cái 1.375 1.377 1.818 1.928 -

Khu vực kinh tế có vốn FDI ĐVT 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ

2009

3. Quần áo các loại 1000 cái 13.983 20.360 32.069 38.480 35.956Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

I.3.4. Thực trạng của các phân ngành công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; chế biến thực phẩm; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hoá chất, dược phẩm; công nghiệp dệt may, da giày; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp điện nước; các ngành tiểu thủ công nghiệp, các ngành công nghiệp khác...

I.3.4.1. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm

Trước năm 1986, sản phẩm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm phát triển khá, một thời là niềm tự hào của công nghiệp địa phương. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được công nghiệp chế biến như mía, chuối, dưa chuột, đỗ lạc, cây có dầu, khoai, sắn... Hàng năm đã cung cấp hàng nghìn tấn sản phẩm chế biến phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu như hoa quả hộp, thịt đông lạnh, dầu lạc, bánh phồng tôm, chuối sấy, tinh bột sắn, nước chấm, tương, rượu, bánh kẹo, thức ăn gia súc... Các sản phẩm này phát triển mạnh ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, một số đơn vị đã không chuyển biến kịp với môi trường mới, thị trường tiêu thụ thu hẹp dần. Bên cạnh đó, Nhà nước lại

18

Page 19: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ... nên một số đơn vị đã bị giải thể hoặc ngừng sản xuất, số còn lại phải thu hẹp sản xuất.

Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm không phát triển đã kéo theo sự giảm sút và mất dần các vùng nguyên liệu như mía ở Vĩnh Tường, Yên Lạc; dưa chuột, chuối dứa ở Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.

Với xuất phát điểm thấp, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm tăng trưởng khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2007 là 36,22%. Tuy nhiên, giai đoạn 2005-2008 (đã tách Mê Linh), tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ còn 12,45%.

Vĩnh Phúc hiện có 12 doanh nghiệp chế biến tham gia xuất khẩu các sản phẩm chè. Riêng chợ đầu mối Thổ Tang cũng có hàng trăm hộ tham gia xuất khẩu chè. Mỗi năm các hộ này tham gia trung chuyển tiêu thụ từ 5.000 đến 6.000 tấn chè và hàng chục ngàn tấn nông sản khác ra thị trường nước ngoài, nhiều nhất là sang Trung Quốc, Lào. Sản phẩm chè được các doanh nghiệp thu mua từ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ... đem về sơ chế tìm đầu mối tiêu thụ.

Chỉ tính từ đầu năm đến hết tháng 8 năm 2009, Vĩnh Phúc đã xuất khẩu được trên 4.775 tấn chè, đạt giá trị trên 6,89 triệu USD, tăng 95,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chè của tỉnh năm nay được mở rộng sang Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, I-rắc, Ấn Độ, Ba Lan... Tuy nhiên, việc xuất khẩu chè ở Vĩnh Phúc vẫn còn hạn chế do lượng xuất uỷ thác còn nhiều, chất lượng chè chưa cao, vùng nguyên liêu chưa ổn định. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè mở rộng thị trường tiêu thụ, Vĩnh Phúc đã có cuộc tọa đàm hợp tác và phát triển giữa ngành chè Vĩnh Phúc với Hiệp hội chè-cà phê Liên bang Nga nhằm tái thiết lập xuất khẩu chè sang thị trường Nga và các nước Đông Âu. Tỉnh thành lập Chi hội chè Vĩnh Phúc và trở thành Chi hội chè thứ 10 của cả nước được đăng ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chè ra thị trường nước ngoài. Tỉnh cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh chè.

Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc xuất khẩu khoảng 19.808 tấn chè, đồng thời mở rộng chế biến chè, xây dựng thương hiệu, tăng cường đầu tư các lĩnh vực chế biến chè đảm bảo xây dựng vùng chế xuất hàng hoá có chất lượng chinh phục thị trường thế giới.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu sản phẩm chè của Việt Nam phải kể tới như: Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc, Afganistan. Chỉ tính riêng bốn tháng đầu năm, lượng nhập khẩu chè của Pakistan đã tăng hơn 3.000 tấn, Nga tăng

19

Page 20: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

khoảng 1.700 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 300 tấn, Hà Lan tăng gần 500 tấn....Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “CheViet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực như Mỹ, EU và Nga. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè.

Một số cơ sở chế biến chè như: Công ty TNHH Thế giới mới ở Tam Dương, Công ty TNHH Đại Lợi, Công ty TNHH Tự Lực, Doanh nghiệp tư nhân Hải Cường ở Vĩnh Tường và các công ty chế biến thực phẩm như Công ty TNHH Thành Đạt, Hồng Hà (Vĩnh Tường), doanh nghiệp tư nhân Hồng Thanh ở Bình Xuyên, Công ty TNHH ươm tơ ở Vĩnh Tường…đã tạo được uy tín trên thị trường và đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có sự tác động mạnh, hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển.

I.3.4.2. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế về nguồn nguyên liệu, thuận tiện vận chuyển cả đường bộ, đường sông và đường sắt trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mấy năm trở lại đây đã có tốc độ tăng trưởng khá, giai đoạn 2005-2008 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,82%; phát triển mạnh cả về quy mô sản xuất, số lượng và chất lượng sản phẩm. Thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực này là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và một số các doanh nghiệp nhà nước; không có doanh nghiệp nào có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có Tập đoàn gạch Vĩnh Phúc gồm 21 công ty thành viên, thường xuyên sử dụng từ 4.500 đến 5.200 lao động với sản phẩm chủ lực là gạch ceramic, sản lượng năm 2008 đạt gần 47 triệu m2; năm 2009 đạt khoảng 58,3 triệu m2.

I.3.4.3. Ngành công nghiệp dệt may, da giầy

Đây là ngành đã thu hút được một lượng lớn lao động tại các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Năm 1998 sau khi tái lập tỉnh, số cơ sở sản xuất công nghiệp mới chỉ có 10 về dệt, 924 về may, 11 về da giày; thu hút 3.298 lao động. Đến năm 2008 đã có 71 cơ sở dệt, 1.050 cơ sở may và 26 cơ sở về da giày thu hút 17.311 lao động (chiếm 25,3% lực lượng lao động công nghiệp toàn tỉnh). Một số cơ sở sản xuất thu hút nhiều lao động như Công ty giầy Phúc Yên,

20

Page 21: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Công ty giầy Vĩnh Yên, Công ty cổ phần may Hương Canh, Công ty TNHH Toàn Cầu Xanh, công ty Vina Korea, Shinwon, dệt len Hiểu Huy...

Với xuất phát điểm thấp, sản xuất dệt may da giày đã có những bước phát triển lớn. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2007 khi chưa tách Mê Linh đạt trên 60%. Giai đoạn 2005-2008, tốc độ tăng trưởng tuy chậm lại cũng đạt 15,20%.

I.3.4.4. Ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ôtô xe máy

Đây là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, số lượng ôtô xe máy xuất xưởng đã tăng lên rất nhanh. Số lượng ôtô năm 1998 mới có gần 2.000 chiếc, năm 2008 đã vượt 30.000 chiếc, tăng hơn 15 lần; số lượng xe máy từ hơn 80 ngàn chiếc năm 1998 đến năm 2008 đã gần 1,4 triệu chiếc, tăng gần 17,5 lần. Đồng thời với phát triển công nghiệp lắp ráp ôtô xe máy, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số nhà máy cơ khí sản xuất các loại phụ tùng chi tiết có chất lượng cao phục vụ cho lắp ráp ôtô xe máy, góp phần đưa tỷ lệ nội địa hoá ôtô trên 9%, xe máy trên 70%. Ngoài ra còn hình thành nhiều xưởng cơ khí nhỏ sản xuất sản phẩm cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, phương tiện giao thông thuỷ... thu hút 14.642 lao động (chiếm 21,4% lực lượng lao động công nghiệp toàn tỉnh). Ngoài các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ô tô xe máy như Honda VN, Toyota VN, Daewoo Bus, Piaggio VN... một số doanh nghiệp tiêu biểu khác như Công ty chính xác Việt Nam 1 (sản xuất phụ tùng ôtô xe máy, máy móc nông nghiệp), Công ty TNHH thiết bị nước Puricom Việt Nam - Đài Loan (sản xuất lắp đặt các thiết bị nước), Công ty TNHH Degen Đài Loan (sản xuất các loại linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy... Có thể nói các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài là động lực phát triển ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

I.3.4.5. Công nghiệp khai thác mỏ

Công nghiệp khai thác mỏ của Vĩnh Phúc chủ yếu khai thác cao lanh, fenspat, đất sét để phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác cát đá, sỏi phục vụ xây dựng nhà cửa và xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh.

Nhận xét chung

Ngoài ngành cơ khí chế tạo tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn, tăng trưởng của các ngành chế biến khác được thể hiện qua biểu đồ sau:

21

Page 22: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp (Không tính cơ sở AN, QP, Điện lực và chi nhánh DN) Đơn vị:

Triệu đồng

Ngành công nghiệp  2005 2006 2007 2008 2009

1. Công nghiệp khai thác 32.150 19.937 32.556 47.546 36.738

2. Công nghiệp chế biến 14.484.163 18.637.232 26.612.936 32.454.985 34.070.465

2.1. Nông lâm sản, thực phẩm

749.336 775.947 936.240 968.528 1.012.445

2.2. Dệt may - Da giầy 690.424 1.099.586 681.461 1.055.593 1.091.601

2.3. Cơ khí, chế tạo, sắt thép 11.215.934 14.914.265 22.501.156 27.525.252 29.144.416 2.4. SXVLXD, khoáng phi KL

1.494.021 1.476.556 2.115.173 2.381.913 2.334.275

2.5. Hoá chất 207.160 240.941 155.737 213.871 193.069

2.6. Điện, điện tử 34.668 26.802 50.190 43.302 52.198

2.7. SX công nghiệp khác 92.620 103.135 172.979 266.526 242.461

3. SX và phân phối điện, nước

7.275 8.200 9.387 11.953 10.794

Tổng số 14.523.588 18.665.369 26.654.879 32.514.484 34.117.997

Nguồn xử lý số liệu : Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể thấy phần đóng góp đáng kể của các ngành cơ khí chế tạo chiếm tỷ trọng hơn 81% ; sau đó là ngành sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại, gạch, gốm sứ chiếm tỷ trọng gần 8 %

Các doanh nghiệp nhà nước tập trung trên các lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công và tài nguyên là những lợi thế cạnh tranh của loại hình này. Còn khu

22

Page 23: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

vực có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, dệt may, thực phẩm … là những ngành đòi hỏi công nghệ, thiết bị, thương hiệu và thị trường.

Khu vực ngoài nhà nước tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất truyền thống trên địa bàn tỉnh như các sản phẩm khoáng phi kim loại, đồ gỗ, thực phẩm, cơ khí, khai thác...

I.3.5. Đánh giá thực trạng hoạt động của các khu, cụm, điểm công nghiệp

Với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi nhiều mặt, các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của phát triển sản xuất công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngay sau tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng vận dụng các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã chủ trương phát triển công nghiệp tập trung theo ven trục quốc lộ số 2  đến Vĩnh Yên và các huyện, thị.

Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh đã có 09 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2.284 ha, trong đó:

+ 05 KCN đã có Quyết định thành lập và đang hoạt động: Kim Hoa (50 ha), Khai Quang (262 ha), Bình Xuyên (271 ha), KCN Bá Thiện (327 ha), Bình Xuyên II (485 ha).

+ 04 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư: KCN Chấn Hưng (131,31 ha), KCN Bá Thiện II (308 ha), Sơn Lôi (300 ha) và Hội Hợp (150 ha).

Theo đề án Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh, định hướng đến năm 2020, Vĩnh Phúc sẽ phát triển thêm 11 KCN với diện tích là 3.754 ha, nâng tổng số diện tích đất quy hoạch dự kiến phát triển KCN đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc lên 6.038 ha.

3.5.1. Về công tác xây dựng hạ tầng các KCN Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008 của Ban quản lý các

khu cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, công tác bồi thường, GPMB đã được UBND tỉnh chỉ đạo tích cực, trong năm 2008, trong các Khu công nghiêp trên địa bàn tỉnh đã bồi thường, GPMB được 182,79 ha, di chuyển được 1.997/2060 ngôi mộ ra nghĩa trang mới, đạt 48,3% so với năm 2007, kết quả bồi thường, GPMB trong năm 2008 cụ thể tại một số KCN như sau:

(1) KCN Bình Xuyên: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 79,4% tổng diện tích đất công nghiệp đã được bồi thường, GPMB và có thể cho thuê.

Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đạt 228,2 tỷ đồng/573,54 tỷ đồng, đạt 39,79%.

23

Page 24: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Các tuyến đường giao thông nội bộ KCN chưa thể đấu nối khép kín và thông tuyến do gặp khó khăn về bồi thường GPMB. Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải KCN theo quy hoạch vướng bồi thường GPMB, đã điều chỉnh vị trí nhưng diện tích điều chỉnh cũng vướng các hộ dân tái lấn chiếm, chưa bảo vệ thi công được nên chưa thể xây dựng trạm xử lý.

Năm 2008, KCN Bình Xuyên đã bồi thường, GPMB được 15,4 ha thuộc các xã Đạo Đức và xã Sơn Lôi. Hiện KCN này vẫn còn 75 ha (thuộc xã Sơn Lôi) chưa thể quy chủ, kê khai đền bù, mặc dù Hội đồng đền bù huyện đã triển khai từ năm 2006 nhưng một số hộ dân không chịu kê khai và ký tờ khai với lý do yêu cầu trả đất dịch vụ và hỗ trợ thêm 03 triệu đồng/sào như KCN Bá Thiện, Bình Xuyên II. Khu trung tâm điều hành KCN với diện tích 3 ha cũng chưa giải phóng mặt bằng, do hiện nay vẫn chưa có phương án bồi thường và đất tái định cư cho các hộ dân này.

Một số khu chức năng KCN theo QHCT được duyệt đã thay đổi so với thoả thuận của Bộ Xây dựng cần phải phê duyệt điều chỉnh, tuy nhiên chủ đầu tư chưa lập lại quy hoạch điều chỉnh để trình duyệt.

(2) KCN Khai Quang: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 74,1%.Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 156,04 tỷ

đồng/286 tỷ đồng, đạt 54,56%.Hiện nay, theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, chủ đầu tư hạ tầng KCN

đang tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Khai Quang, tuy nhiên chủ đầu tư chưa thể triển khai tiếp vì hướng tuyến đường 36 m phía Đông - Nam KCN chưa được Sở Xây dựng xác định.

Trạm xử lý nước thải giai đoạn I (công suất 1.800 m3/ngày đêm) đã XD xong nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục thu hồi và giao đất các trạm trung chuyển, thu gom nước thải khu vực phía bắc KCN (lô 27 ha, khu VPIC, lô Gò Meo) để bơm nước thải về trạm xử lý.

KCN Khai Quang còn 51,5 ha chưa bồi thường GPMB xong, trong đó có 19 ha thuộc xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên. Tồn tại về bồi thường, GPMB ở KCN này chủ yếu là do chưa có quỹ đất tái định cư, đặc biệt là diện tích 20 ha với 24 hộ dân khu Gò Rùa và khu vực các trang trại thuộc phường Khai Quang đã kê khai đền bù từ năm 2006 nhưng phương án đền bù vẫn chưa được duyệt do chưa có qũy đất tái định cư và việc áp giá đền bù chưa chính xác.

(3) KCN Kim Hoa: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 100% diện tích đất công nghiệp Giai đoạn I. Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 60,99 tỷ đồng/95,01 tỷ đồng, đạt 64,19%.

KCN có diện tích nằm chung giữa huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên, sau khi huyện Mê Linh nhập về Hà Nội, thủ tục thu hồi và giao đất để triển khai xây dựng hạ tầng chưa đáp ứng được tiến độ, năm 2008 đã bồi thường, GPMB được

24

Page 25: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

30 ha diện tích đất mở rộng KCN. Nhà máy xử lý nước thải được quy hoạch nằm ở giai đoạn II chưa xây dựng được do chưa hoàn chỉnh thủ tục về đất đai cũng như công tác bồi thường GPMB giai đoạn II (55,518 ha).

(4) KCN Bá Thiện: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 56,9%Chủ đầu tư hạ tầng KCN là Công ty TNHH Compal Việt Nam. Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 3,82 triệu

USD/78,5 triệu USD, đạt 4,87%, chủ yếu đầu tư cho việc san lấp mặt bằng và làm nền đường.

(5) KCN Bình Xuyên II: Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 65,8% tổng diện tích đất công nghiệp đã được bồi thường, GPMB và có thể cho thuê.

Chủ đầu tư hạ tầng KCN là Tập đoàn KHKT Hồng Hải – Đài Loan.Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 2 triệu

USD/100 triệu USD, đạt 2%, chủ yếu dùng vào việc san lấp mặt bằng KCN.KCN Bình Xuyên II (diện tích đã giao cho Tập đoàn Hồng Hải): năm

2008 đã bồi thường, GPMB được 86ha/128ha thuộc các xã Bá Hiến, xã Tam Hợp và di chuyển được 1441/1479 ngôi mộ ra nghĩa trang mới. Hiện KCN này còn 48 ha thuộc xã Tam Hợp.

(6) CCN Hợp Thịnh: năm 2008 đã bồi thường, GPMB được 33,39 ha/128 ha, gồm 33,0 ha thuộc xã Yên Bình (huyện Vĩnh Tường) và 0,39 ha thuộc xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc). Hiện nay, còn 93 ha với 727 hộ dân thuộc xã Hợp Thịnh chưa nhận tiền bồi thường – GPMB.

(7) KCN Chấn Hưng: Công tác giải phóng mặt bằng KCN gặp nhiều khó khăn, vướng mắc tập trung vào việc giải quyết đất dịch vụ cho nhân dân, mặc dù đã có chủ trương của Thường trực Tỉnh uỷ về bảo vệ thi công san nền KCN, UBND tỉnh đã 2 lần tỉnh chỉ đạo lập phương án và bảo vệ thi công san nền nhưng chưa triển khai được. Hiện KCN này còn 3,1/131,31 ha của 31 lượt hộ dân chưa nhận tiền bồi thường - GPMB.

(8) KCN Bá Hiến: Năm 2008 bồi thường, GPMB được 28 ha, trong đó có 11 ha thuộc đất nghĩa trang của 5 thôn thuộc xã Bá Hiến và 17 ha khu nhà ở công nhân của KCN; tổ chức di dời được 556/581 ngôi mộ nằm trong KCN ra nghĩa trang mới. Khu tái định cư đã có hạ tầng giao thông, đường điện, đường cấp, thoát nước. Đã xây dựng được 172 nhà tạm cư để cho các hộ dân đạt tiêu chuẩn tái định cư của thôn Trại Cúp và thôn Bắc Kế di chuyển đến. Hiện KCN này còn 1,3 ha với 80/172 hộ dân thôn Trại Cúp, Bắc kế -xã Bá Hiến chưa nhận tiền bồi thường, GPMB.

Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp đã và đang triển khai được tổng hợp trong bảng sau:TT Tên Khu công nghiệp Diện

tích Tổng vốn đầu tư

XD CSHT Vốn thực

hiện Tỷ lệ Tỷ lệ

lấp đầy

25

Page 26: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

KCN

  (ha) (tỷ Đ+triệuUSD) (tỷ đồng) (%) (%)

 KCN đã có QĐ thành lập 1.395

954,64+5,82      

1 Kim Hoa 50 95,10 60,9

9 64,20 100,0

2 Khai Quang 262 286,00 156,0

4 54,56 74,1

3 Bình Xuyên 271 573,54 228,2

0 39,79 79,4

4 Bá Thiện 327 + 3,82   4,87 56,9

5 Bình Xuyên II 485 + 2,00   2,00 65,8

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp các làng nghề có điều kiện phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, giải quyết những tồn tại, bất cập về môi trường; Tỉnh đã đầu tư hơn 219 tỷ đồng xây dựng 8 cụm TTCN làng nghề với diện tích 81,5 ha, thu hút được trên 100 cơ sở sản xuất và hàng trăm hộ gia đình đầu tư. trong đó có 5 cụm đã được đầu tư hạ tầng là:

1) Cụm làng nghề rèn Lý Nhân (huyện Vĩnh Tường) có diện tích quy hoạch là 10,6ha, vốn đầu tư 13,44 tỷ đồng đã đưa được 28 hộ sản xuất của làng nghề vào cụm;

2) Cụm làng nghề rắn Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường) với diện tích 20,6ha và vốn đầu tư là 17,65 tỷ đồng, phục vụ cho 75 hộ nuôi rắn tiêu biểu ở địa phương, giải quyết việc làm cho 300 lao động tại xã;

3) Cụm TTCN thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc) có diện tích 6,3ha vốn đầu tư 14,6 tỷ đồng;

4) Cụm làng nghề Tề Lỗ (huyện Yên Lạc) tái chế sắt vụn được xây dựng trên diện tích 1ha, tổng vốn đầu tư trên 47 tỷ đồng, bước đầu đã đưa được 523 hộ vào cụm, giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu dân cư;

5) Cụm làng nghề mộc Thanh Lãng (Bình Xuyên), với diện tích quy hoạch 17,7ha, đầu tư xây dựng 34 tỷ đồng, hiện cũng chuẩn bị đưa các hộ sản xuất ra nơi làm việc mới.

Còn 3 cụm làng nghề mộc An Tường (Vĩnh Tường), gốm Hương Canh (Bình Xuyên), chế biến khoáng sản Xuân Hoà (Lập Thạch) với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, trên diện tích gần 40ha, đang đẩy mạnh giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng. Khôi phục và phát triển làng nghề là một trong những nội dung quan

26

Page 27: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

trọng của hoạt động khuyến công Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2012. Đến năm 2009, cả tỉnh đã có 19 làng nghề đạt chuẩn.

I.3.6. Đánh giá các nhân tố chủ quan, khách quan, trong nước và ngoài nước tác động đến phát triển công nghiệp thời gian qua.

Nhân tố chủ quan : - Là tỉnh có truyền thống cách mạng;- Nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất; - Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã huy động được sức mạnh tổng

hợp của nhiều thành phần kinh tế;- Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh từng bước khắc

phục khó khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh, kịp thời nhạy bén nắm bắt thời cơ, vận dụng đúng đắn các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương để phát triển kinh tế-xã hội.

- Các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của phát triển sản xuất công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn

Nhân tố khách quan :- Vĩnh Phúc là tỉnh có cả đồng bằng, trung du và đồi núi, có hệ thống sông

ngòi chảy qua thuận lợi cho phát triển kinh tế trong đó có ngành công nghiệp.- Vị trí địa lý ngay cửa ngõ phía bắc Thủ đô Hà Nội với nhiều điều kiện tự

nhiên, xã hội thuận lợi cho vận chuyển và phân phối sản phẩm.- Việt Nam trỏ thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn thu hút làn sóng đầu tư

nước ngoài, trong đó Vĩnh Phúc với điều kiện, vị trí địa lý thuận lợi và phương châm “Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Vĩnh Phúc đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghịêp

- Khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới suy giảm kéo theo sản lượng công nghiệp giảm mạnh, tình trạng mất việc làm tăng nhanh.

Sau 10 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu, vượt lên mọi khó khăn, trở ngại giành được những thành tựu to lớn thể hiện tốc độ phát triển kinh tế liên tục ở mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra: giai đoạn 1997-2000 tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 17,8%, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15,3%, giai đoạn 2005-2008 tăng tăng bình quân 19,72.%. Cơ cấu kinh tế từ một tỉnh thuần nông đã chuyển sang hướng công nghiệp- dịch vụ-nông nghiệp. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện, nâng cao đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm 1997

27

Page 28: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

đạt gần 140 USD, năm 2004 đạt gần 540 USD/người, năm 2008 đạt khoảng 1.300 USD, năm 2009 ước đạt 1.419 USD, tăng hơn 6% so với năm 2008.

Năm 2008 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, phức tạp, khó lường. Giá nhiều loại nguyên liệu, vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu và hàng hoá khác trên thị trường tăng mạnh, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới suy giảm... Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, những tháng đầu năm 2009, một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như ô tô, xe máy, sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy giảm sản lượng như: xe máy giảm 3%, ô tô loại 4 đến 14 chỗ giảm 31,7%, loại 15 đến 30 chỗ giảm 57,7%, Công ty xe Buýt Deawoo Việt Nam phải ngừng hoạt động do không tiêu thụ được sản phẩm…6 tháng đầu năm 2009, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng -4,26% so với cùng kỳ năm 2007. Trên địa bàn tỉnh có 16 dự án xin giãn tiến độ đầu tư, trong đó có 10 dự án vệ tinh của Công ty Compal và Tập đoàn Hồng Hải…

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ban Quản lý các khu công nghiệp cùng với các đơn vị liên quan chủ động, tích cực giải quyết những vướng mắc tồn tại của doanh nghiệp. Đến hết năm 2009, trong tổng số gần 460 dự án còn hiệu lực, có khoảng 36% dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; 30% dự án đang triển khai xây dựng và san nền; 13% dự án đang bồi thường, giải phóng mặt bằng; 17% dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư và hơn 4% dự án xin giãn tiến độ đầu tư.

I.3.7. Đánh giá về thành tựu, đóng góp của ngành công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng ra toàn cầu, kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc không tránh khỏi những ảnh hưởng khó khăn chung của cả nước, song được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các đơn vị, địa phương trong tỉnh và các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nên kinh tế-xã hội Vĩnh Phúc năm 2008 từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế- xã hội của tỉnh được giữ vững, ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt 17,77%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ chiếm 82,29% trong cơ cấu kinh tế, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 25,8%, thu ngân sách trên 9.200 tỷ đồng, tăng 57,2%, đạt cao nhất từ trước đến nay.

Nhờ tích cực tìm kiếm đơn hàng, thiết lập thị trường tiêu thụ ổn định, hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, bao bì đạt khá, sản lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm dệt may của Công ty Vinnakorea tăng 50,09%, Shinwon tăng 5,0%. Hai công ty Minda và Shinwon

28

Page 29: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

đang làm thủ tục để tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và có kế hoạch tuyển thêm 1000 lao động. Nhiều công ty triển khai đầu tư xây dựng nhanh, sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh như Công ty Piaggio Việt Nam sau hơn 1 năm xây dựng nhà xưởng đã đi vào sản xuất.

Năm 2009, cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất công nghiệp, nhiều doanh nghiệp thiếu việc làm phải giãn thợ; tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm các dự án mới đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm cho 1.110 lao động.

Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Vĩnh Phúc vẫn tăng trưởng hơn 8,3% so với năm 2008, tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 94 ước đạt 34.118 tỷ đồng tăng khoảng 5% so với năm 2008, trong đó : khu vực kinh tế nhà nước tăng 20%, vượt 7,5% so với kế hoạch; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 9,1% vượt 3,4% so với kế hoạch; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 4% đạt 98,4% kế hoạch.

I.3.8. Đánh giá thực trạng của phát triển công nghiệp tác động đến môi trường và phát triển bền vững.

Do có nhiều khó khăn khác nhau trong quá trình xây dựng, phát triển, công tác quản lý và xử lý nước thải tại các khu công nghiệp nước ta nói chung chưa được tốt. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 134 KCN, KCX trên cả nước thì chỉ có 33 khu có trạm xử lý nước thải tập trung. Trong số đó, có 30% không đáp ứng đủ công suất, một số khác chất lượng xử lý chưa đảm bảo.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng vậy, theo Ban quản lý các khu CN tỉnh Vĩnh Phúc, việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong KCN đã đi vào hoạt động triển khai chậm, hầu hết chưa được xây dựng, chỉ có KCN Khai Quang đã xây dựng xong Trạm xử lý nước thải giai đoạn I (công suất 1.800 m3/ngày đêm). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:

Việc đăng ký đảm bảo môi trường của các doanh nghiệp được thực hiện cho đủ thủ tục để được cấp giấy phép đầu tư chứ chưa thực hiện đúng theo cam kết;

Khi tiến hành đầu tư xây dựng KCN và các nhà máy trong KCN, chủ đầu tư chưa nhận thức đúng mức và trong điều kiện khó khăn về vốn nên chưa chú trọng đầu tư cho công tác quản lý và xử lý nước thải, khi xảy ra ô nhiễm thì không có khả năng ngăn chặn kịp thời trong khi phải tiếp tục sản xuất để tránh thiệt hại lớn về kinh tế;

29

Page 30: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Việc thu hút dự án đầu tư vào KCN bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, nhiều dự án đầu tư được thu hút, hay thậm chí đã triển khai hoạt động nhưng không phù hợp với ngành nghề và các nội dung có liên quan theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.

Cơ sở hạ tầng KCN chưa được đầu tư đồng bộ, kịp thời, chưa đầy đủ theo yêu cầu quy định về bảo vệ môi trường.

Tác động tới tài nguyên nước

Qua hơn 10 năm tái lập và phát triển, từ một tỉnh thuần nông đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những trung tâm phát triển kinh tế của cả nước. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều khu công nghiệp tập trung đã và đang được triển khai xây dựng, thu hút ngày càng đông các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sự phát triển các khu công nghiệp (KCN) tập trung đã kéo theo sự gia tăng dân cư ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên... Do đó, môi trường nói chung và môi trường nước mặt nói riêng trên địa bàn tỉnh hiện đang phải chịu áp lực từ hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Để khắc phục tình trạng trên, hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh, đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển; tiến tới xây dựng, hệ thống hoá số liệu các chỉ tiêu môi trường nhằm phục vụ công tác kiểm soát, dự báo thiên tai và sự cố môi trường. Tỉnh đã xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2001–2010; từ đó làm cơ sở để quy hoạch mạng lưới quan trắc, định hướng phát triển bảo vệ môi trường, xây dựng các chương trình, dự án bảo vệ môi trường hàng năm.

Qua kết quả quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm và kết quả 4 đợt quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt năm 2007 cho thấy, nước mặt tại các khu vực sông Phan, sông Cà Lồ, sông Bến Tre, sông Phó Đáy và các khu vực hồ, đầm đều đã có dấu hiệu ô nhiễm.

Tại khu vực sông Phan, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lấy và phân tích mẫu nước mặt tại cầu Vàng (Tam Dương), cầu Vũ Di (Vĩnh Tường), cầu Tề Lỗ và cầu Vật Cách (Yên Lạc), cầu Thượng Lập (Vĩnh Tường). Kết quả phân tích các mẫu nước mặt sông Phan cho thấy, nguồn nước sông bị ô nhiễm thể hiện tại một số chỉ tiêu như BOD5 (nhu cầu Ô xy sinh hoá), COD (nhu cầu Ô xy hoá học), Sắt, Amôniac, chất rắn lơ lửng, Mangan, Chì, Coliform... vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước mặt tại cầu Vàng có hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A từ 14,3 đến 16,7 lần, loại B từ

30

Page 31: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

2,28 đến 2,68 lần; hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 9,6 đến 10 lần loại A, từ 2,76 đến 2,86 lần loại B; Amôniac vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10,8 đến 31,6 lần loại A, từ 0,54 đến 1,58 lần loại B... Nước mặt tại cầu Vũ Di có các chỉ tiêu phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 như hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 12,15 đến 12,65 lần loại A, từ 1,94 đến 2,02 lần loại B; COD vượt từ 9,0 đến 9,3 lần loại A, từ 2,5 đến 2,6 loại B... (TCVN 5942-1995 quy định tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, trong đó loại A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định; loại B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác; nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có quy định riêng). Ngoài ra tại các khu vực khác của sông Phan cũng bị ô nhiễm.

Đối với nước mặt sông Cà Lồ, qua kết quả phân tích mẫu lấy tại một số điểm như cầu Lò Cang, cầu Hương Canh (Bình Xuyên), cầu Khả Do, cầu Xuân Phương (Phúc Yên) cho thấy: nước mặt tại các điểm lấy mẫu đều bị ô nhiễm thể hiện ở các chỉ tiêu BOD5, COD, Fe, chất rắn lơ lửng… Tuy nhiên, các chỉ số thấp hơn so với nước sông Phan. Qua các các đợt phân tích, kết quả cho thấy hàm lượng BOD5 dao động từ 31,35 mg/l (kết quả phân tích đợt 1 cầu Xuân Phương) đến 48,7 mg/l (kết quả phân tích đợt 4 cầu Lò Cang) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,83 đến 12,17 lần loại A, từ 1,2 đến 1,9 lần loại B; COD dao động từ 48,6 mg/l (tại kết quả phân tích đợt 2 cầu Hương Canh) đến 82,5 mg/l (kết quả phân tích đợt 4 cầu Lò Cang) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4,86 đến 8,25 lần loại A, từ 1,37 đến 2,3 lần loại B (theo TCVN 5942-1995).

Tại sông Bến Tre, chỉ tiêu BOD5 dao động từ 60,75 mg/l đến 79,4 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,43 đến 3,17 lần loại B), COD dao động từ 97,04 mg/l đến 105,8 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,77 đến 3,02 lần loại B)... (theo TCVN 5942-1995, loại B).

Mặc dù cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm nhưng nước mặt tại sông Phó Đáy có các chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép thấp hơn so với các khu vực nước mặt tại các sông khác: hàm lượng BOD5 dao động từ 26,7 mg/l đến 42,9 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,06 đến 1,71 lần loại B), COD từ 37,6 mg/l đến 58,5 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,07 đến 1,67 lần loại B), Amôniac vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,002 đến 1,94 lần loại B... (theo TCVN 5942-1995, loại B).

Sông Hồng chảy qua địa phận Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 45 km. Chất lượng nước sông Hồng cũng bị ô nhiễm; đặc biệt là hàm lượng Amôniac tương đối cao so với các sông khác: dao động từ 2,56 mg/l đến 3,57 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 51,2 đến 71,4 lần loại A, từ 2,56 đến 3,57 loại B - theo TCVN 5942-1995).

31

Page 32: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Đối với chất lượng nước mặt tại một số khu vực hồ, đầm (đầm Vạc, đầm Rưng, đầm Rượu, đầm Sổ, đầm Và, hồ Vân Trục, hồ Xạ Hương, hồ Thanh Lanh, hồ Đại Lải) cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm, nhưng chất lượng nước mặt ở đầm Rượu, đầm Vạc, đầm Và, đầm Sổ bị ô nhiễm tương đối cao.

Nước tại đầm Rượu có hàm lượng BOD5 dao động từ 88,82 mg/l đến 128,9 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3,55 đến 5,15 lần loại B), COD dao động từ 136,84 mg/l đến 181,5 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3,9 đến 5,18 lần loại B), chất rắn lơ lửng dao động từ 111 mg/l đến 129 mg/l (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,38 đến 1,61 lần loại B); ngoài ra một số chỉ tiêu khác cũng bị ô nhiễm như Chì, Amôniac, Coliform, Sắt (theo TCVN 5942-1995, loại B).

Nước mặt đầm Vạc có hàm lượng BOD5 dao động từ 32,56 mg/l đến 72,8 mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 đến 2,9 lần loại B; COD dao động từ 65,88 mg/l đến 114,8 mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,88 đến 3,28 lần loại B; Sắt vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,09 đến 1,64 lần loại B... (theo TCVN 5942-1995, loại B).

Từ các kết quả trên có thể kết luận: chất lượng nước mặt tại các sông, hồ, đầm đang bị ô nhiễm; nguyên nhân do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế, tình trạng nước thải trong sinh hoạt, sản xuất và chăn nuôi tại các khu đô thị, làng nghề, khu vực nông thôn không được xử lý đã xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận như sông, hồ, đầm, ao, kênh, mương... Nhiều nơi rãnh thoát nước không có nắp đậy, không được khơi thông, nạo vét thường xuyên gây tình trạng nước thải bị ứ đọng, mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường nước mặt cũng như khu vực.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ô nhiễm còn từ hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 khu công nghiệp (5 khu công nghiệp đã có quyết định thành lập và 4 khu công nghiệp được phép thành lập) cùng một số các cụm công nghiệp khác. Tại hầu hết các khu, cụm công nghiệp này đều chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải; hiện chỉ có khu công nghiệp Khai Quang được đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung. Do đó, nước thải tại các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp không được xử lý, hoặc chỉ được xử lý sơ bộ rồi xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực và các vùng lân cận.

Tác động tới tài nguyên không khí

Theo tài liệu trong Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc số 4(8) - 9/2007, số liệu thống kê, mức độ ô nhiễm về bụi tại hầu hết các điểm quan trắc

32

Page 33: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

ở Vĩnh Phúc đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 đến 5 lần; các chỉ tiêu CO, SO2, NO2 cũng vượt TCCP .

Tác động tới tài nguyên đất

Hiện nay biện pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu do các công ty môi trường trên địa bàn tỉnh thu gom chôn lấp. Tại các địa phương mới chỉ có phương hướng thu gom rác thải tập trung chôn lấp tại chỗ. Tại các khu công nghiệp tập trung, các dự án đều phải tự xử lý do các dự án xử lý chất thải rắn vẫn còn trên giấy nên chưa có nhà máy xử lý tái chế rác thải nào trên địa bàn tỉnh.

Theo tính toán của các chuyên gia về môi trường, đến năm 2010, lượng chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng từ 24% đến 30%, tương đương 45 triệu tấn rác/năm.Chất thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn, tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp nguy hại vào khoảng 130.000 tấn/năm. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

I.4. Tình hình đầu tư cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Đánh giá tình hình đầu tư cho công nghiệp, tổng mức đầu tư qua các thời kỳ, các năm, theo phân ngành, toàn ngành, theo thành phần kinh tế. Hiệu quả của đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn. Đánh giá tình hình đầu tư một số ngành chủ yếu.

Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh “top ten” của cả nước nhờ tạo nên được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những cố gắng nỗ lực trong thu hút đầu tư nhiều năm qua, Vĩnh Phúc đã tạo lên được bước đột phá quan trọng khi trong một thời gian ngắn thu hút được nhiều thương hiệu mạnh trên thế giới đến đầu tư và hiện đang hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt trong năm 2008, năm có thể nói là vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhưng tại Vĩnh Phúc việc thu hút đầu tư vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan. Cụ thể, trong năm 2008, Ban QLCKCNVP đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 112 dự án và làm thủ tục tăng vốn đầu tư cho 15 lượt dự án, trong đó đối với đầu tư trong nước (DDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 86 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 5.516,08 tỷ đồng và 8 dự án đầu

33

Page 34: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

tư mở rộng với số vốn đăng ký tăng thêm là 415,79 tỷ đồng; về đầu tư nước ngoài (FDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 526,2 triệu USD và có 7 lượt dự án tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động SXKD với tổng số vốn tăng là 14,8 triệu USD.

Tính chung cả vốn đầu tư của dự án tăng vốn và cấp mới trong năm 2008, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI là 541 triệu USD, đạt 67,62% về vốn đầu tư so với kế hoạch năm; của các dự án DDI là 3.713,7 tỷ đồng đạt 148,3% về vốn đầu tư so với kế hoạch năm. Như vậy, tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 357 dự án thực hiện thủ tục đầu tư qua Ban còn hiệu lực, gồm 100 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1.986,4 triệu USD và 257 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 15.437,32 tỷ đồng. Trong đó:

- Đầu tư trong KCN, CCN: có 171 dự án (87 dự án DDI và 84 dự án FDI), chiếm 47,9% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 1.512,65 triệu USD (chiếm 76,15% tổng vốn đầu tư của dự án FDI) và 3.246,84 tỷ đồng (chiếm 21,03% tổng VĐT của các dự án DDI).

- Đầu tư ngoài KCN, CCN: có 186 dự án (170 dự án DDI và 16 dự án FDI), chiếm 52,1% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 473,806 triệu USD (chiếm 23,85% tổng vốn đầu tư của dự án FDI) và 15.437,33 tỷ đồng (chiếm 78,97% tổng vốn đầu tư của các dự án DDI).

Về cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực:

- Lĩnh vực công nghiệp: có 246 dự án, gồm 90 dự án FDI với số vốn đầu tư 1.765,7 triệu USD, chiếm 88,89% tổng vốn đầu tư FDI và 156 dự án DDI với số vốn đầu tư 9.532,0 tỷ đồng, chiếm 62,75% tổng vốn đầu tư DDI.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: có 75 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 178,84 triệu USD, chiếm 9,0% tổng vốn đầu tư FDI và 70 dự án DDI với số vốn đầu tư 1.161,5 tỷ đồng, chiếm 7,52% tổng vốn đầu tư DDI.

- Lĩnh vực nông nghiệp: có 11 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 41,92 triệu USD, chiếm 2,11% tổng vốn đầu tư FDI và 6 dự án DDI với số vốn đầu tư 71,7 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng vốn đầu tư DDI.

- Lĩnh vực du lịch, đô thị: có 16 dự án DDI với số vốn đầu tư 3.962,6 tỷ đồng, chiếm 25,67% tổng vốn đầu tư DDI.

- Lĩnh vực giáo dục - đào tạo: có 9 dự án DDI với số vốn đầu tư 709,5 tỷ đồng, chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư DDI.

 Dự án FDI phân theo vùng lãnh thổ đến hết năm 2008 đã có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu từ các nước

34

Page 35: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc … đứng đầu là Đài Loan có 40 dự án, vốn đầu tư 1.157,6 triệu USD, chiếm 58,3% tổng vốn đầu tư, tiếp đến là Nhật Bản có 14 dự án, vốn đầu tư 522,2 triệu USD, chiếm 26,5%, Hàn Quốc có 28 dự án, vốn đầu tư 165,9 triệu USD, chiếm 8,4%, còn lại là các nước Trung Quốc, Mỹ, Italia, Đức, Malaysia, Singapore…

Năm 2008 có thêm 20 dự án đi vào hoạt động SXKD ( 9 dự án DDI và 11 dự án FDI). Luỹ kế đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 144 dự án hoạt động SXKD (82 dự án DDI và 62 dự án FDI), chiếm 40,34% tổng số dự án đầu tư. Các dự án mới đi vào hoạt động trong năm 2008 tập trung chủ yếu tại các địa bàn KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang, CCN Hợp Thịnh,…

 Năm 2008 vốn thực hiện đối với dự án DDI đạt 1.384,57 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết năm 2008 là 5.802,42 tỷ đồng, đạt 37,59% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án còn hiệu lực; vốn thực hiện đối với dự án FDI đạt 149,9 triệu USD, tăng 103% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế đến hết năm 2008, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 623,6 triệu USD, đạt tỷ lệ 31,4% tổng vốn đầu tư.

Nhìn chung, các dự án hoạt động SXKD trong các KCN đều hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là các dự án FDI đạt kết quả khá, các chỉ tiêu kinh tế về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, xuất khẩu, nộp Ngân sách của các dự án đều tăng cao hơn so với năm 2007 và vượt kế hoạch đề ra. Các dự án đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã tạo nên diện mạo mới cho ngành công nghiệp của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của điạ phương.

Các dự án đầu tư vào tỉnh tính đến hết năm 2008 như sau:

35

Page 36: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Bước sang năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình đầu tư gặp nhiều khó khăn, một số dự án FDI tạm dừng mở rộng đầu tư, hoạt động cầm chừng, thậm chí có dự án rút vốn. Với sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và của tỉnh trong việc thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư, chống suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững, vì vậy nhiều doanh nghiệp tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện nhà xưởng và cam kết đi vào hoạt động đúng tiến độ.

Nhìn chung, các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động vẫn duy trì được sản xuất, tích cực tìm kiếm đơn hàng, thiết lập thị trường tiêu thụ ổn định, hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, bao bì đạt khá đa có thị trường xuất khẩu ổn định nên sản lượng tăng so với cùng kỳ, như: sản phẩm dệt may của Công ty Vinakorea, tăng 50,09%, Shinwon tăng 5,0%, Daewoo Apparel tăng 3,0%; Các Công ty Shinwon, Công ty Minda đang xây dựng thêm nhà xưởng, Công ty Shinwon đang làm thủ tục tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và có kế hoạch tuyển thêm khoảng 1.000 lao động; nhiều công ty triển khai đầu tư xây dựng nhanh, sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh như công ty Piaggio Việt Nam sau hơn 1 năm xây dựng nhà xưởng, đã chính thức khánh thành nhà máy và đi vào sản xuất ngày 24/6/2009, Công ty Micro Shine Vinh hoàn thành việc xây dựng tháng 3/2009 và đi vào sản xuất các sản phẩm đèn nến xuất khẩu 100%.

Dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, 6 tháng đầu năm 2009, Ban quản lý các khu CN tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 35 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 1.947,04 tỷ đồng và 79,26 triệu USD, trong đó:

- Đầu tư trong nước (DDI): có 30 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 1.817,88 tỷ đồng, bằng 81,08% về số dự án và 94,15% về vốn đầu tư so với cùng kỳ; 03 dự án mở rộng sản xuất, với số vốn đăng ký tăng thêm là 129,15 tỷ đông, nâng tổng vốn đầu tư thu hút trong 6 tháng đầu năm 2009 lên 1 .947,04 tỷ đồng, đạt 77,88% kế hoạch năm.

- Đầu tư nước ngoài (FDI): cấp Giấy chúng nhận đầu tư cho 5 dự án với tổng vốn đầu tư là 73,56 triệu USD, làm thủ tục tăng vốn cho 02 dự án mở rộng sản xuất với số vốn đăng ký tăng thêm là 5,7 triệu USD, nâng tổng vốn.đầu tư thu hút trong 6 tháng đầu năm 2009 lên 79,26 triệu USD, giảm 61,5% vê số dự án và giảm 46,2% về vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 16% kế hoạch năm.

Tính đến hết tháng 6/2009, trên địa bàn tỉnh có 387 dự án thực hiện thủ tục đầu tư qua Ban còn hiệu lực, gồm 105 dự án FDI với tổng vốn đầu tự là

36

Page 37: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

2.065,73 triệu USD và 282 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 17.258,60 tỷ đồng.Trong đó:

- Đầu tư trong KCN, CCN: có 173 dự án chiếm 44,70% tổng số dự án, gồm có 87 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1.876,35 triệu USD, chiếm 90,83% tổng VĐT của các dự án FDI và 86 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 3.218,55 tỷ đồng, chiếm 18,65% tổng VĐT của các dự án DDI.

Đầu tư ngoài KCN, CCN: có 214 dự án, chiếm 55,30% tổng số dự án, gồm có 18 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 189,38 triệu USD, chiếm 9,17% tổng VĐT của dự án FDI và 196 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 14.040,05 tỷ đồng, chiếm 81,35% tổng VĐT của các dự án DDI.

Cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực

Đầu tư nước ngoài (FDI): Cả.5 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và hạ tầng Khu công nghiệp, với tng số vốn đầu tư là 73,6 triệu USD chiếm 100% tổng vốn đầu tư.

Đầu tư trong nước (DDI): có 5 dự. án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp với tổng vốn đăng ký là 170,/9 tỷ đồng chiếm 16,67% về số dự án và 9,36% tổng VĐT; Lĩnh vực thương mại dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại có 21 dự án với tông vốn đăng ký là 357,5 tỷ đồng chiếm 70% về số dự án và chiếm 19,670/0 tổng VĐT; Lĩnh vực giáo dục đào tạo có 4 dự án với tổng vốn đăng ký là 1290,2 tỷ đồng chiếm 13,33% về số dự án và 70,97% tổng VĐT.

Cơ cấu đầu tư vào tỉnh tính đến hết tháng 6/2009 như sau:+ Lĩnh vực công nghiệp: có 250 dự án, gồm 94 dự án FDI với số vốn đầu

tư 1.780,5 triệu USD, chiếm 86,19% tổng vốn đầu tư FDI và 156 dự án DDI với số vốn đầu tư 9.672,5 tỷ đồng, chiếm 56,94% tổng vốn đầu tư DDI.

+ Lĩnh vực thương mại. dịch vụ: có 97 dự án, gồm 6 dự án FDI với số vốn đầu tư 243,36 triệu USD, chiếm 11,78% tổng vốn đầu tư FDI và 91 dự án DDI với số vốn đầu tư 1 .552,1 tỷ đồng, chiếm 8,99% tổng vốn đầu tư DDI.

+ Lĩnh vực nông nghiệp: có 11 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đâu tư 41,92 triệu USD, chiếm 2,03% tổng vốn đầu tư FDI và 6 dự án DDI với số vốn đầu tư 70,97 tỷ đồng, chiếm 0,42% tổng vốn đầu tư DDI.

Kết quả thu hút đầu tư năm 2009 có 8 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 120 triệu USD, giảm 77,19% so với năm 2008; 85 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 6.640 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2008. Tính đến hết năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 445 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó có 107 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2,106 tỷ USD (vốn thực hiện ước đạt 36%) và có 338 dự án DDI

37

Page 38: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

với tổng vốn đầu tư đạt 21.977 tỷ đồng, (vốn thực hiện ước đạt 41%), tạo việc làm cho khoảng 40.000 lao động. Trong tổng số 107 dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2009 có:

- 69 dự án đã đi vào hoạt động SXKD, chiếm 64,5% dự án;- 14 dự án đang triển khai xây dựng và san nền, chiếm 13,1% dự án;- 02 dự án đang bồi thường, GPMB, chiếm 1,9% dự án;- 21 dự án đang hoàn thiện thủ tục sau cấp phép đầu tư và các dự án xin dãn

tiến độ đầu tư, chiếm 19,6% dự án;- 01 dự án chủ đầu tư chậm triển khai xây dựng (công ty TNHH Thánh

Xương tại KCN Bình Xuyên), chiếm 0,9% dự án.

Sản phẩm công nghiệp do các doanh nghiệp FDI tạo ra được sản xuất với số lượng lớn, có chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường như ôtô, xe máy, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, hàng may mặc... Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của khu vực FDI năm 2009 ước đạt 48.535 tỷ đồng, chiếm 84,77% tổng GTSXCN toàn tỉnh; nộp ngân sách hơn 7.036 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; thu hút 25.962 lao động chiếm 37,2% lao động công nghiệp toàn tỉnh.

Cùng với phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tập trung, công nghiệp nông thôn và đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp làng nghề đã được quan tâm đầu tư phát triển, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tỉnh đã tiến hành quy hoạch và thực hiện một số đề án phát triển công nghiệp ở nông thôn, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công và làng nghề truyền thống, góp phần làm tăng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân. Giai đoạn 2006-2010 tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 5 làng nghề (thị trấn Thanh Lãng, thị trấn Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và thị trấn Lập Thạch), hỗ trợ đào tạo nghề cho 4.200 lao động thuộc các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ: mây tre đan, mộc mỹ nghệ, điêu khắc đá và khảm trai… với tổng kinh phí hỗ trợ trên 17 tỷ đồng. Một số làng nghề truyền thống đã và đang dần được khôi phục và phát triển như: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh; những làng nghề mới cũng đã và đang dần được hình thành như nghề mộc Lũng Hạ - Minh Tân (thị trấn Yên Lạc); nghề ươm tơ, xe tơ, dệt lụa, nghề mây tre đan xuất khẩu ở Nguyệt Đức, Trung Kiên (Yên Lạc); An Tường (Vĩnh Tường); Bắc Bình, Liễn Sơn (Lập Thạch); Đồng Tâm, Thanh Trù, Hội Hợp (thị xã Vĩnh Yên); Minh Quang, Sơn Lôi (Bình Xuyên)…. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu, thu nhập của một số làng nghề đã được nâng lên, đời sống người lao động đã được cải thiện.

38

Page 39: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

I.5. Đánh giá trình độ công nghệ ngành công nghiệp

Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật của máy móc, thiết bị, trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm.

Để giúp địa phương có được một cơ sở dữ liệu điều tra về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp điển hình trong tỉnh, trên cơ sở đó cung cấp một số thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH, đồng thời giúp các doanh nghiệp địa phương thấy được hiện trạng công nghệ của mình để có kế hoạch đổi mới công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai thí điểm công tác đánh giá trình độ công nghệ ở một số địa phương như Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long....từ năm 2004. Tuy nhiên, nhiều khái niệm, tiêu chí, chuẩn so sánh, thang điểm và phương pháp đánh giá trình độ công nghệ ở các địa phương có những điểm khác nhau nên việc so sánh kết quả đánh giá giữa các địa phương với nhau rất khó khăn, do đó mục tiêu xây dựng bản đồ hiện trạng công nghệ của các địa phương trong cả nước khó thực hiện.

Tháng 9 năm 2007, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn tạm dừng việc đánh giá trình độ công nghệ tại các địa phương.

Tháng 10 năm 2007, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia và đại diện các địa phương về đánh giá trình độ công nghệ sản xuất sau khi 3 đề án thí điểm điều tra, đánh giá thực trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh và Đà Nẵng được nghiệm thu. Các đại biểu đều đề nghị:

- Cần có một sự thống nhất về các khái niệm cơ bản, phương pháp đánh giá, tiêu chí, chuẩn so sánh và thang điểm để việc đánh giá trình độ công nghệ được tiến hành trên cùng một mặt bằng. Từ đó, việc so sánh các kết quả đánh giá giữa các doanh nghiệp cùng ngành hay giữa các ngành của các địa phương khác nhau mới có ý nghĩa và tạo điều kiện cho việc áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

- Nên tập trung đánh giá trình độ công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động tạo ra sản phẩm dịch vụ cụ thể, đối tượng đánh giá là các doanh nghiệp, các Tổng công ty, các tập đoàn do chính họ xác định yêu cầu và tổ chức thực hiện; không nên đánh giá trình độ công nghệ ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vì hầu hết không hội đủ yếu tố ngành..

39

Page 40: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Do đó trong dự án quy hoạch này chỉ đưa ra một số thông tin dưới đây để minh hoạ

Ngày 17/9/2009, Hội đồng Khoa học & Công nghệ tỉnh phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tổng kết hoạt động khoa học & công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc 5 năm giai đoạn 2004 – 2009. Tại hội nghị, một số ý kiến cho rằng đội ngũ cán bộ KH&CN còn ít, thiếu cán bộ giỏi và chuyên gia đầu ngành, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chú ý đúng mức và chưa sử dụng thành quả KH&CN vào sản xuất, kinh doanh; trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong nước còn thấp… 

Theo đánh giá của quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, trong thời điểm khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn đang xoay sở để tăng doanh thu, tạo việc làm cho người lao động; việc nghiên cứu đổi mới công nghệ nhìn chung hầu hết doanh nghiệp trong nước còn tỏ ra rất yếu kém. Tại những nước có nền khoa học phát triển, tính cạnh tranh lớn, các doanh nghiệp buộc phải đầu tư cho nghiên cứu khoa học để tồn tại. Những tập đoàn kinh tế lớn đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu và phát triển, trong đó có những bộ phận tương đương viện nghiên cứu riêng, tập trung một đội ngũ nhà khoa học nghiên cứu đổi mới công nghệ.

Tập đoàn Prime Group có 21 đơn vị thành viên trực tiếp đầu tư chi phối vốn và một số đơn vị liên kết, là Tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam với sản phẩm tiêu biểu nhất là gạch ốp lát trong xây dựng. Các sản phẩm gạch men và ốp lát của Prime được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến của Italia và Đức. Hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo những sản phẩm ra đời có chất lượng đồng nhất và ổn định; tính linh hoạt tối đa, phục vụ mọi nhu cầu và thẩm mỹ của người sử dụng. Tập đoàn coi đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến và sức sáng tạo của đội ngũ lao động có tay nghề cao là tiền đề cho sự phát triển. Ngày 31/1/2010, Tập đoàn Prime phối hợp với Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBICA) tổ chức lễ động thổ xây dựng Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ tại KCN Bình Xuyên trên diện tích 4.000m2 với mức đầu tư 70 tỷ đồng. Viện ra đời sẽ góp phần thúc đẩy sự hợp tác, phát triển trong hoạt động nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm, xử lý và tinh chế một số nguyên liệu có nguồn gốc từ khoáng sản trong nước, đồng thời chế tạo, cải tiến thiết bị công nghệ sản xuất gốm sứ.

I.6. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt giai đoạn 2006-2010

40

Page 41: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Đánh giá kết quả và so sánh với mục tiêu quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.

   Chỉ tiêu Chỉ tiêu Thực hiện  Thực hiện

Danh mục 2001-2005

2006-2010

2001-2005

2006-2008

Tốc độ tăng trưởng GDP CN-XD

21,14% 20,47%23,55% 26,05%

Trong đó Công nghiệp tăng 22,01% 21,19%   27,05%Tốc độ tăng trưởng GTSXCN-XD

22,15% 21,12%  31,40%

Trong đó Công nghiệp tăng 22,78% 21,00% 26,13% 31,98%Nguồn xử lý số liệu : Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Dịch chuyển cơ cấu theo hướng công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Danh mục  Chỉ tiêu Chỉ tiêu Thực hiện  Thực hiện

Cơ cấu GDP- giá thực tế 2005 2010 2005 2008

Công nghiệp -xây dựng 50,44% 58,44% 52,69% 57,50%

Công nghiệp 47,39% 56,59% 49,32% 54,93%

Nguồn xử lý số liệu : Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 20/2005/QĐ-UBND ngày 03/8/2005, mục tiêu phát triển chủ yếu như sau :

- Duy trì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005 là 22,01%/năm; giai đoạn 2006 – 2010 là 21,19%/năm; Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong GDP (giá hiện hành) đạt 50,44% năm 2005; 58,44% năm 2010. Trong đó riêng công nghiệp đạt 47,39% năm 2005 và 56,59% năm 2010.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2001-2005 là 22,15%; giai đoạn 2006-2010 là 21,12%. Trong đó riêng công nghiệp giai đoạn 2001-2005 là 22,78%; giai đoạn 2006-2010 là 21%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh tế tỉnh năm 2005 là 74,75% và năm 2010 là 80,25%.

- Đến năm 2010 cần có 4.500 – 5.000 ha đất phát triển công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao.

41

Page 42: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Đưa Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh có những yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào trước năm 2020.

Với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân các huyện, thị, thành phố, các sở, ban, ngành... kinh tế Vĩnh Phúc luôn tăng trưởng với tốc độ cao và đạt được những kết quả đáng khích lệ:

- Giai đoạn 2001-2005 (chưa tách Mê Linh) tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân là 26,13%/năm (tăng gần 1,19 lần so với mục tiêu); giai đoạn 2006 – 2008 (đã tách Mê Linh) là 27,05%/năm (tăng gần 1,28 lần so với mục tiêu giai đoạn 2006-2010). Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong GDP (giá thực tế) đạt 52,69% năm 2005 (tăng gần 1,045 lần so với mục tiêu) và 57,50% năm 2008 (gần đạt mục tiêu 58,44% năm 2010) . Trong đó riêng công nghiệp đạt 49,32% năm 2005 (tăng gần 1,041 lần so với mục tiêu) và 54,93% năm 2008 (gần đạt mục tiêu 56,59% năm 2010) .

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2001-2005 là 23,55%/năm (tăng hơn 1,063 lần so với mục tiêu ); giai đoạn 2006-2008 là 31,4%/năm (tăng gần 1,49 lần so với mục tiêu giai đoạn 2006-2010). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh tế tỉnh năm 2005 là 74,47% (sấp sỉ mục tiêu, thấp hơn 0,28 điểm %) và 75,86% năm 2008 (mục tiêu năm 2010 là 80,25% ).

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có: 05 khu công nghiệp có quyết định thành lập, đã triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích 1.395 ha (tỷ lệ lấp đầy khoảng 69,1)%; 04 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với diện tích 889 ha và 11 khu đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 với diện tích 3.754 ha. Như vậy đến giai đoạn 2015-2020 có thể đạt 6.038 ha đất quy hoạch khu công nghiệp.

- Toàn Đảng, toàn dân Vĩnh Phúc phấn đấu có đủ yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển công

nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ tính từ năm 2006 đến tháng 9/2010, Vĩnh Phúc đã thu hút được 70 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký gần 1,56 tỷ USD của 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những Tập đoàn lớn trên thế giới như: Toyota, Honda, Daewoo, Piaggio, Compal, Hồng Hải... Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua đã tạo điều kiện hình thành nên các trung tâm công nghiệp lớn về sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng và đang từng bước hình thành trung tâm sản phẩm điện tử viễn thông, công nghệ

42

Page 43: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

cao.... Từ kết quả về thu hút đầu tư trên, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thể hiện trên các mặt sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp do các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tạo ra chiếm 64,57% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2008 là 33,3%.

- Kim ngạch xuất khẩu: do các dự án FDI tạo ra hàng năm chiếm trên 85% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

- Thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tồng thu ngân sách toàn tỉnh hàng năm.

- Giải quyết việc làm cho gần 2,6 vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy. Trong đó lao động là người của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 60%, riêng 3 năm gần đây mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 01 vạn lao động, chưa kể các lao động trực tiếp thi công trên các công trường xây dựng và lao động gián tiếp khác.

Kết quả đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 1997-2007 tăng 17,5%, năm 2008 tăng 17,34%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác, từng bước thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác như dịch vụ và nông nghiệp.

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, trong đó có Vĩnh Phúc. Nghị quyết số 30 của Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh một số chính sách về chống suy giảm kinh tế trong nước. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Vĩnh Phúc đã xây dựng chương trình hành động và chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp về kích cầu đầu tư, tiêu dùng, hạn chế tình trạng suy giảm kinh tế. Kết quả hết tháng 9/2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 33.630 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu  tăng 3,9% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu của kinh tế tư nhân tăng tới 88%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: sản phẩm chè các loại, hàng dệt may, giầy dép, xe máy, linh kiện phụ tùng ô tô, đệm ghế ô tô, linh kiện điện tử và các loại mặt hàng cơ khí. Đáng chú ý là chỉ có sản phẩm chè và hàng dệt may là tăng, các mặt hàng còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm 2008; Khu vực kinh tế tư nhân do được ưu tiên về miễn, giảm, hoãn nộp thuế và hỗ trợ lãi suất vay vốn nên sản xuất tăng trưởng khá, đạt 2.118,4 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2008. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có thêm một số doanh nghiệp đi vào sản xuất, một số doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động trở lại, song mức tăng vẫn hạn chế. Khu vực kinh tế Nhà nước không bị cắt giảm nhiều lao động, sản xuất bắt đầu tăng trưởng nhưng quy mô còn nhỏ và tốc độ chậm.

43

Page 44: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Giá trị sản xuất 9 tháng của khu vực này đạt 364,9 tỷ đồng, tăng 2,38% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 của Vĩnh Phúc ước đạt 8,34%, trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,12%, khu vực dịch vụ tăng 17,05%, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 84,7% trong tổng cơ cấu kinh tế. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2009 ước đạt 24,6 triệu đồng/người (tương đương 1.419 USD/người), tăng 10,8% so với năm 2008. Thu ngân sách ước đạt trên 10.172,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2008.

Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam công bố, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành xuất sắc; Vĩnh Phúc dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng về chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Cùng với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, những chính sách ưu đãi đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư của tỉnh đã góp phần đưa số dự án đầu tư 9 tháng đầu năm 2010 lên 128 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.302,53 tỷ đồng và 119,5 triệu USD, trong đó đầu tư trong nước có 120 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 4.655,32 tỷ đồng, tăng 90,48% về số dự án và 69,59% về vốn đầu tư so với cùng kỳ; 07 dự án mở rộng sản xuất, với số vốn đăng ký tăng thêm là 647,21 tỷ đồng; Đầu tư nước ngoài (FDI) có 8 dự án với tổng vốn đầu tư là 23 triệu USD, 06 dự án mở rộng sản xuất, với số vốn đăng ký tăng thêm là 96,5 triệu USD, tăng 34,8% về vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 59,75% kế hoạch năm.

Tính đến hết tháng 9/2010, trên địa bàn tỉnh có 577 dự án còn hiệu lực, gồm 114 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.179,68 triệu USD và 463 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 29.460,09 tỷ đồng. Trong đó: 214 dự án đã hoạt động sản xuất kinh doanh (131 dự án DDI và 83 dự án FDI), chiếm 37,1% tổng số dự án; 154 dự án đang triển khai xây dựng và san nền (146 dự án DDI và 8 dự án FDI), chiếm 26,7%; 75 dự án đang bồi thường, giải phóng mặt bằng (72 dự án DDI và 3 dự án FDI), chiếm 13,0%; 111 dự án mới cấp Chứng nhận đầu tư (108 dự án DDI và 3 dự án FDI), chiếm 19,2%; 23 dự án xin giãn tiến độ, chưa triển khai (6 dự án DDI và 17 dự án FDI trong đó có 9 dự án vệ tinh của tập đoàn Compal Việt Nam), chiếm 4,0%. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký tương đương 855,6 triệu USD; Vốn thực hiện của các dự án DDI

44

Page 45: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

đạt 34,85% tổng vốn đầu tư đăng ký tương đương 1.623,03 tỷ đồng. Các dự án mới đi vào hoạt động đã thu hút thêm 2.307 lao động trực tiếp gồm 1.819 lao động trong các doanh nghiệp FDI và 488 lao động trong các doanh nghiệp DDI. Số lao động làm việc cho các dự án tính đến hết tháng 9/2010 là 46.774 người (FDI có 33.010 người và DDI có 13.764 người) chiếm 67,4% tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Các dự án đã sản xuất kinh doanh có giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2010 (theo giá so sánh) ước đạt 28.368,5 tỷ đồng (FDI là 26.652,2 tỷ đồng, DDI là 1.716,2 tỷ đồng) chiếm 93,2% tổng GTSXCN toàn tỉnh; Kim ngạch xuất khẩu đạt 353,9 triệu USD (các dự án FDI là 330,9 triệu USD các dự án DDI là 23,05 triệu USD) chiếm 96,65% tổng KNXK toàn tỉnh; Nộp ngân sách trên địa bàn hơn 9.372,9 tỷ đồng (DDI là 375,6 tỷ đồng, FDI là 8.997,3 tỷ đồng) chiếm 88,3% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Một số dự án gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế phải xin giãn tiến độ đã tiếp tục triển khai, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng và đi vào sản xuất kinh doanh như Công ty GHS, công ty Greennet... một số dự án khác đang khẩn trương hoàn thành nhà máy để đi vào hoạt động cuối năm 2010. Dự án của tập đoàn Compal đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Bá Thiện và dự án sản xuất máy tính xách tay đã thực hiện được 80% khối lượng xây dựng cơ bản và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong Quý I/2011. Công nghiệp Vĩnh Phúc đã vượt lên những khó khăn chung, góp phần ổn định kinh tế – xã hội, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. 

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, NGUỒN LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐÊN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

I.1. Vị trí địa lý kinh tế.

Vĩnh Phúc là là một trong bảy tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm sát Thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, là cửa ngõ nối liền Thủ đô với các tỉnh miền núi phía Bắc; hệ thống giao thông thuận lợi có cả đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, (gần sân bay quốc tế Nội Bài), nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ, nối Vĩnh Phúc với hai cảng biển lớn ở Quảng Ninh và Hải Phòng…Với các chính sách thu hút đầu tư, hạ tầng cơ sở cơ bản, nguồn lao động cần cù, chịu khó, năng động trong tư duy sáng tạo, có kinh nghiệm và uy tín trong sản xuất công nghiệp....lại nằm cạnh Hà Nội, thuận tiện trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đã tạo

45

Page 46: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư như con người, nguồn vốn, nguyên vật liệu, khoa học công nghệ... đưa công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh trong giai đoạn vừa qua.

Về đường bộ Vĩnh Phúc có 105,3 km quốc lộ chạy qua gồm 39 Km QL 2 nối Hà Nội với Lào Cai; 45,75 Km QL 2C Vĩnh Thịnh đi Tuyên Quang; 25 Km QL 2B Vĩnh Yên đi Tam Đảo... Ngoài ra có 18 tuyến tỉnh lộ phân bố khắp các huyện trong tỉnh, tổng chiều dài là 298,5km, trong đó có 5 tuyến với chiều dài 93,5 Km nối thông ngoại tỉnh rất thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng cầu Vĩnh Thịnh, cầu Trung Sơn và chuẩn bị làm cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường sang Sơn Tây... Hiện tại đang thi công đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40Km; giai đoạn I bề rộng đường 25,5m với 4 làn xe...

Về đường thuỷ: chủ yếu là 2 tuyến Sông Hồng và Sông Lô nằm bao quanh tỉnh về phía Nam và phía Tây. Ngoài ra, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và hệ thống sông, suối nhỏ đan xen trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, song về mùa mưa cũng có giá trị về giao thông giữa các vùng.

Về đường sắt: có 35 km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 huyện, thành, thị trong tỉnh với 5 ga hành khách và hàng hoá.

Vĩnh Phúc còn gần cụm cảng hàng không - Sân bay Quốc tế Nội Bài.

Cùng với giao thông thuận tiện, Vĩnh Phúc còn có hạ tầng kỹ thuật khá phát triển:

Về điện lực: hiện nay, 100% số xã, phường trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia với tổng dung lượng diện toàn tỉnh lên 468KVA, đáp ứng yêu cầu về điện trong quá trình phát triển của tỉnh trong những năm tới.

Về cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh Yên công suất sau khi mở rộng sẽ đạt 116.000m3/ngày-đêm; nhà máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành sẽ có công xuất 106.000m3/ngày-đêm. Trữ lượng nước ngầm ở các địa phương trong tỉnh đủ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

Hệ thống thông tin liên lạc đã được hoàn thiện, với 28 bưu cục, 107 điểm bưu điện VHX, 43 đại lý bưu điện và điểm giao dịch chuyển phát; 430 trạm thu phát sóng thông tin di động, với tổng số 877.300 thuê bao điện thoại, mật độ điện thoại đạt bình quân 73 máy/100 dân.

46

Page 47: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Những tiềm năng về hạ tầng cơ sở trên đã tạo ra một lợi thế quan trọng cho sự phát triển và thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc.

I.2. Đánh giá nguồn tài nguyên đất

Ngoài vị trí thuận lợi tỉnh Vĩnh Phúc còn có địa hình đất đai tiềm năng bền vững cho sự phát triển. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.231,76km2 bao gồm đủ cả 3 vùng sinh thái là vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng:

Vùng núi gồm huyện Lập Thạch, Sông Lô và Tam Đảo với tổng diện tích là 559,29 km2 dân số của ba huyện là 286.963 người, mật độ trung bình 483 người/km2.

Vùng trung du: gồm các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên với tổng diện tích là 423.79 km2, dân số là 379.568 người, mật độ dân số là 4065 người/km2.

Vùng đồng bằng: gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, với tổng diện tích là 248.67 km2, dân số 348.305 người, mật độ dân số 2801 người/km2.

Vĩnh Phúc còn một lượng đất lớn chưa được khai thác, sử dụng khoảng 16.000ha (chiếm 11% tổng diện tích) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và đô thị. Ở vùng đồng bằng đất đai phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh ở mỗi vùng, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng chủ trương mang tính chiến lược cho từng vùng.

Đối với vùng trung du và miền núi do quỹ đất lớn nên một mặt phát triển mạnh, công nghiệp, du lịch ở vùng này, mặt khác sẽ phát triển nông nghiệp đa canh, phát triển trang trại, kinh tế hộ gia đình, gắn với chương trình trồng rừng; phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển cây công nghiệp.

Đối với vùng trung du nơi chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng gồm Vĩnh Yên, Phúc Yên, Trung tâm huyện Bình Xuyên. Đây là vùng trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, gần thủ đô Hà Nội được coi là vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm. Hướng phát triển trong thời gian tới là công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, thể thao, giải trí, trung tâm đào tạo... mặt khác, vùng này còn phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho đô thị.

Vùng đồng bằng chủ yếu tập trung phát triển mạnh cây lương thực tập trung, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển các làng nghề thủ công và các cụm công nghiệp quy mô phù hợp.

Có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có nhiều loại. Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn địa, vùng trung du, vùng đồi đất thấp và đồng bằng. 

47

Page 48: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

     Vùng đồi gò trung du Vĩnh Phúc kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên là vùng đất mở rộng từ chân núi Tam Đảo ra tới gần quốc lộ 2. Đây là vùng phù sa cổ đ-ược nâng lên, có tầng dày đất sét pha cát có lẫn một ít sỏi và cuội rất thích hợp để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây lương thực phụ. 

     Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận thung lũng sông Hồng, sông Lô. Đây là vùng đất phù sa mới, được bồi tụ trong thời toàn tân, chứa nhiều khoáng chất và vi lượng nên rất phì nhiêu, mầu mỡ, sẵn nước cộng với khí hậu ôn hoà, rất thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nền công nghiệp trồng lúa nước. Nhờ vậy, mà đất ở Vĩnh Phúc, kể cả vùng gò đồi lẫn đồng bằng châu thổ đã sớm được khai phá trồng trọt từ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc. 

Với quan điểm công tác quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải mang tính tổng thể, đồng bộ, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN; khai thác phát triển KCN ở các vùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho phát triển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững các KCN, UBDN tỉnh đã trình Chính phủ phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020. Theo văn bản 1581/TTg-KTN ngày 03/9/2009, của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài 9 KCN đã có, dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến 2020 sẽ có thêm 11 KCN với diện tích 3.754 ha. Như vậy đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 20 KCN với diện tích 6.038 ha.

I.3. Đánh giá nguồn tài nguyên nước cho phát triển công nghiệp

Theo sở Tài nguyên môi trường, Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở đỉnh tam giác vùng đồng bằng Bắc Bộ châu thổ sông Hồng, có nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào, nhưng có giới hạn. Tài nguyên nước của tỉnh gồm nước mặt, nước dưới đất và nước mưa.

Tài nguyên nước mặt: Vĩnh Phúc có mạng sông suối, hồ đầm, ao khá đa dạng và phong phú. Sông Hồng chảy qua điạ bàn tỉnh có chiều dài 45 km, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 5.090 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 200-300 m3/s; sông Lô chảy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 32 km, lưu lượng dòng chảy bình quân lớn nhất 1.460 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 145 m3/s; sông Phó Đáy phần lớn nằm trên địa bàn tỉnh, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 970 m3/s, lưu lượng bình quân dòng chảy nhỏ nhất 2,9 m3/s; hệ thống sông Phan và sông Cà Lồ nằm trên địa bàn tỉnh với chiều dài là 82 km, lưu lượng bình quân dòng chảy lớn nhất 220 m3/s, lưu lượng

48

Page 49: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

bình quân dòng chảy nhỏ nhất 0,64 m3/s. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 184 hồ chứa nước, tổng dung tích 79,12 triệu m3; các đầm pha hồ, ao tự nhiên, tổng dung tích khoảng 26,4 triệu m3; và trữ lượng nước các sông, suối, khe lạch nhỏ khoảng 5,5 triệu m3. Nhiều hồ lớn như hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương (Tam Đảo), hồ Vân Trục, hồ Liên Sơn (Lập Thạch), hồ Đầm Vạc (Vĩnh Yên) có tác dụng điều tiết nước.

Tài nguyên nước dưới đất: Tài nguyên nước dưới đất ở Vĩnh Phúc tương đối dồi dào nhưng phân bố không đều và có giới hạn. Năm 1996, qua tổng hợp, tính toán từ các tài liệu điều tra tìm kiếm thăm dò, các nhà địa chất thuỷ văn đã đánh giá được trữ lượng tự nhiên (trữ lượng động và trữ lượng tĩnh) ở các huyện đồng bằng trên địa bàn tỉnh khoảng gần 85,8 triệu m3, trữ lượng động tự nhiên ở các huyện miền núi khoảng 238.282 m3/ngày đêm, và trữ lượng động tự nhiên ở các huyện đồng bằng khoảng 276.910 m3/ngày đêm. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của toàn tỉnh khoảng 2,12 triệu m3/ngày đêm và có sự phân bố nguồn nước ngầm không đồng đều theo khu vực. Đây là nguồn tài nguyên quý cần phải được quản lý chặt chẽ, nhằm khai thác sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, chống suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

Tài nguyên nước mưa: Với lượng mưa trung bình 1.600 mm/năm, hàng năm tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 21.936 ngàn m3 nước mưa; mưa phân bố không đồng đều, ở các xã trung du miền núi phía bắc của tỉnh có lượng mưa nhiều hơn ở các xã đồng bằng. Đây cũng là một lượng nước lớn, là nguồn lực để phát triển nông, công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, do mưa phân bố không đồng đều theo khu vực và theo mùa nên thường gây ra úng lụt cục bộ và trên diện rộng, gây ra không ít tác hại đến năng suất cây trồng, vật nuôi và nhiều ngành kinh tế khác.

I.4. Đánh giá khả năng nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ, khoáng sản, vật liệu xây dựng

Để phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng thể hiện dưói đây:

I.4.1. Nguồn nguyên liệu nông nghiệp

Bảng tổng hợp diện tích và sản lượng các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2006-2009

STT

Loại cây trồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

D.tích (nghìn

S.lượng (nghìn

D.tích (nghìn

S.l-ượng

D.tích (nghìn

S.lượng (nghìn

D.tích (nghìn

S.lượng (nghìn

49

Page 50: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

ha) tấn) ha) (nghìn tấn) ha) tấn) ha) tấn)

1 Lúa 58,50 275,80 58,90 269,60 57,90 302,60 60,50 323,60

2 Ngô 15,10 56,10 13,40 46,70 18,50 73,50 7,90 26,40

3 Khoai lang 4,10 33,90 3,50 27,60 3,20 27,60 1,80 10,50

4 Sắn 2,30 22,50 2,40 24,70 2,30 23,70 2,00 23,60

5 Rau xanh 5,70 91,17 5,69 95,15 6,00 103,49 4,13 69,67

6 Mía 41,3ha 2,62 70ha 3,65 90,2ha 4,77 80,7ha 4,28

7 Lạc 2,62 4,15 3,91 6,36 4,61 8,23 3,73 6,76

8 Đậu tương 6,59 9,75 4,04 5,87 6,23 10,52 2,74 4,22

9 Cây ăn quả 8,49   7,98   7,81   7,75  

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Sản lượng một số cây ăn quả lớn năm 2009 là: chuối 30.793 tấn; vải 16.822 tấn; nhãn 6941 tấn; xoài 3.554 tấn; dứa 3.168 tấn; cam 960 tấn...

Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh trong giai đoạn qua, trở thành ngành sản xuất thứ hai sau trồng lúa, thoả mãn nhu cầu thực phẩm của địa phương và dành một phần làm hàng hoá.

Đàn gia súc và sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2005-2009

TT

Danh mục  Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

A Gia súc, gia cầm            

1 Đàn trâu Nghìn con 29,54 26,63 25,66 25,11 26,01

2 Đàn bò Nghìn con 133,58 158,32 149,25 142,94 139,99

3 Đàn lợn Nghìn con 443,74 468,53 463,32 490,98 533,92

4 Đàn dê Nghìn con 3,62 3,08 2,97 2,14 1,87

5 Đàn gia cầm Nghìn con 4.844,4 5.374,4 6.698,1 7.049,9 7.033,6

B Sphẩm chăn nuôi

           

1 Thịt trâu hơi Tấn 692,3 864,9 973,9 1.170,9 1.346,5

2 Thịt bò hơi Tấn 2.045,3 2.574 3.930 3.830,5 4.324,6

3 Thịt lợn hơi Tấn 41.942,3

47.979 49.155,1 52.965,8 59.381,2

50

Page 51: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

4 Thịt gia cầm Tấn 13.292,3

16.963 14.523,7 18.020,8 -

5 Trứng Nghìn quả 68.210,5

85.745 138.789,9

165.373,2

-

6 Sữa tươi Nghìn lít 1,27 0,6 1,09 2,02 -

7 Mật ong Nghìn lít 0,05 0,05 0,05 66,2 -

8 Kén tằm Tấn 876,9 146,8 431,3 376,1 -

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

I.4.2. Nguồn nguyên liệu lâm nghiệp

Theo niên giám thống kê năm 2008, Vĩnh Phúc có 32.875,96 ha rừng, trong đó: diện tích rừng đặc dụng là 15.437,23 ha; rừng phòng hộ là 6.617,21 ha và rừng sản xuất là 10.821,51 ha, có hai cơ sở quản lý và sản xuất lâm nghiệp là Lâm trường Lập Thạch và Lâm trường Tam Đảo.

Diện tích, sản lượng khai thác giai đoạn 2005- 2009 như sau:

 Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009

Diện tích rừng trồng tập trung -Ha 673,9 846,1 662,1 934,0 349,9

Diện tích trồng cây phân tán - Ha 100,9 97,8 66,7 79,9 82,2

Diện tích rừng được chăm sóc - Ha 2.345,7 2.003,6 1.876,1 1.658,9 1.223,8

Sản lượng gỗ khai thác - M3 26.071,1 27.298,4 24.093,0 27.523,2 26.913,1

Sản lượng củi khai thác - Ste. 48.331,7 47.230,7 48.856,4 50.349,1 52.708,4

Tre luồng khai thác (Nghìn cây) 1.048,5 952,3 958,3 962,5 1.025

Lá cọ (Nghìn tàu) 626,4 732,0 707,6 700,5 558,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Rừng của tỉnh Vĩnh Phúc không lớn, trong đó có một phần rừng quốc gia là nơi bảo tồn gen của nhiều loài thảo dược và động thực vật quý hiếm chỉ có thể khai thác du lịch, do đó sản lượng khai thác từ rừng không nhiều nhưng cũng góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh.

I.4.3. Nguồn nguyên liệu thuỷ sản

Tuy không có biển nhưng Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn: (Đơn vị tính : ha)

Diện tích nuôi trồng thủy sản   2005 2006 2007 2008 2009

Nuôi cá 5.242,6 5.409,5 5.545,4 6.362,9 6.905,3

51

Page 52: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Nuôi tôm - 2,0 2,0 3,8 -

Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác - - - 8,6 7,4

Ươm, nuôi giống thủy sản 107,2 111,8 144,4 149,6 123,2

Tổng số (ha) 5.349,8 5.523,3 5.691,8 6.524,9 7.035,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Tuy nhiên vẫn chưa phát huy được nhiều vì chưa tìm được đầu ra ổn định

Năm Sản lượng thủy sản (Tấn)

Chia ra

Khai thác(Tấn) Nuôi trồng(Tấn)

2004 8.471,5 1254,8 7.216,7

2005 9.295,2 1.207,0 8.088,2

2006 10.035,6 1.232,0 8.803,6

2007 11.383,5 1.391,4 9.992,1

2008 13.267,5 1.449,4 11.818,1

2009 14.111,2 1.705,0 12.406,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

I.4.4. Tài nguyên khoáng sản

Với cấu tạo địa chất phức tạp, lòng đất Vĩnh Phúc đã hình thành nên nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong lòng đất Vĩnh Phúc, tuy chưa được điều tra một cách có hệ thống và chưa có một mỏ nào được thăm dò chi tiết, song những tìm hiểu bước đầu của những nhà địa chất cho thấy, so với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du, trữ lượng khoáng sản Vĩnh Phúc khá phong phú, bao gồm: nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm kim loại, nhóm phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. 

Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Gồm than antraxit, than nâu và than bùn.

- Than antraxit: ở Đạo Trù (Tam Đảo), xác định chiều dài vỉa 20m, chiều dầy vỉa 0,5- 0,8m, trữ lượng khoảng ngàn tấn, có nhiệt lượng 7000 - 8000Kcalo.

- Than nâu: Địa tầng chứa than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông Lô). Vỉa than Bạch Lưu dày 0,8m dài 10m chưa được thăm dò đánh giá. Vỉa than Đồng Thịnh dày 0,4 - 0,5m nằm thoải dưới chiều sâu 5 - 7m, phủ trên là sét kết và bột kết, có trữ lượng khoảng vài ngàn tấn. Than nâu có nhiệt lượng 6.000-8.000 Kcalo.

52

Page 53: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Than bùn: Vĩnh Phúc có nhiều điểm than bùn trong đó đáng kể là 2 vùng: Văn Quán (Lập Thạch), Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương). Than bùn Văn Quán có trữ lượng ước hàng trăm ngàn m3 có thể sử sụng làm chất đốt và phân bón. Than bùn Hoàng Lâu phổ biến trên hàng chục hecta ở vùng đầm lầy và đầm chiêm trũng. Chiều dày lớp than 1 - 2m, có chỗ 3m, dưới lớp phủ 0,5 - 1m, trữ lượng ước khoảng 500.000m3. Địa tầng chứa than là cát sét và bột của trầm tích đệ tứ hệ tầng Hà Nội, Than Humit chưa phân huỷ hết cây cối.

  Nhóm khoáng sản kim loại:

- Ba rít chủ yếu gặp dưới dạng tảng lăn, có nguồn gốc nhiệt dịch, đi với chì, kẽm gồm 3 dải mạch ở Đạo Trù (Tam Đảo).

+ Dải mạch Vĩnh Ninh: Dài 10m dầy 0,2 - 0,3m, chủ yếu là galen, xphaler - it kèm barit và thạch anh.

+ Dải mạch Suối Son: Dài 40m rộng 0,5 - 1m. Phát triển không liên tục. Quặng là galen, đi kèm limolit và barit, đá vây quanh là serinit và acgilit.

+ Dải mạch xóm Tân Lập: Có nhiều nhánh dài 30 - 50m, dày 0,5 - 1m.

- Đồng: Mới phát hiện được các điểm khoáng nghèo quặng là chancopyrit (CuFeS2) được đi kèm với Pirit, pirotin. Có thể kể các điểm khoáng hoá ở Suối Son, Đồng Giếng (Đạo Trù), Đồng Bùa (Tam Quan), Hợp Châu, Bàn Long, Minh Quang (Tam Đảo).

- Vàng: Dọc theo đứt gãy Tây Nam Tam Đảo có nhiều mạch thạch anh được xác định cùng tuổi với khoáng hoá vàng và những vành phân tán vàng sa khoáng ở Đạo Trù, Minh Quang, Thanh Lanh, Thanh Lộc.

- Thiếc: Thiếc có trong sa khoáng ở xóm Giếng (Đạo Trù), suối Đền Cả (Đại Đình). Các nhà địa chất dự báo ở vùng núi Tam Đảo còn có một loại thiếc thớ gỗ, giàu nhưng chưa phát hiện được.

- Sắt: Có 2 dải đáng kể là:

 + Dải sắt Bàn Giản (Lập Thạch): Khoáng vật chứa sắt là mahetit Dải có chiều dài 200m rộng 50m, phần trên là mũ sắt và đá ong, nhân dân khai thác làm gạch táng ong. Mahetit ở đây thuộc loại sắt từ dùng để sản xuất từ tính.

  + Dải sắt Khai Quang (Vĩnh Yên): Bắt đầu từ xã Đạo Tú, Thanh Vân (Tam Dương) qua Định Trung về Khai Quang (Vĩnh Yên), có chiều dài hàng chục km, rộng hàng chục mét, có chỗ hàng trăm mét. Sắt ở Khai Quang cũng mới điều tra, phát hiện, có quặng chủ yếu là hematit, manhetit, phần trên mặt đã biến đổi thành limonit và gotit, hàm lượng đạt 40 - 50%. Ngoài hai điểm trên, còn có một số điểm sắt như ở Đồng Bùa (Tam Đảo). Đây là khu vực cần

53

Page 54: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

được nghiên cứu chi tiết để có thể phát hiện các vùng có khoáng sản quan trọng nói trên.

  Nhóm khoáng sản phi kim loại.

  Chủ yếu là cao lanh, có nguồn gốc phong hoá từ các đá alumoxilicat như granit, plagio granit có các mạch đá aplit, sionit phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch.

 Mỏ cao lanh Định Trung (Vĩnh Yên), diện tích 5,5 km2. Có 2 loại cao lanh:

- Cao lanh do đá granit phong hoá, trữ lượng trên 6 triệu tấn. Cao lanh phong hoá còn có ở Thanh Vân, Hướng Đạo, Hoàng Hoa (Tam Dương), Yên Dương (Tam Đảo) nhưng chưa được đánh giá.

- Cao lanh do đá mạch kiềm Pecmalit, Sienit được phong hoá triệt để từ các đá thuần Fenspat, phân bố ở mỏ Định Trung, xóm Mới Thanh Vân và rải rác ở thôn Lai Sơn (phường Đồng Tâm – thành phố Vĩnh Yên), xã Kim Long (Tam Dương).

  Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng.

- Sét gạch ngói: Phân bố rộng rãi ở vùng đồng bằng và vùng đồi. - Sét đồng bằng: Có nguồn gốc trầm tích sông biển, đầm hồ. Tầng sét dày từ 1-10m, trên diện tích hàng trăm km2 với trữ lượng hàng tỷ mét khối. Chỉ tính 3 mỏ được thăm dò là Đầm Vạc, Quất Lưu (Vĩnh Yên), Bá Hiến (Bình Xuyên) đã có trữ lượng hàng chục triệu mét khối.

- Sét vùng đồi: Có nguồn gốc phong hoá không triệt để từ các đá alumosili nên độ mịn không cao, độ xốp không lớn và kém dẻo. Loại sét này có độ dày từ 1 - 5m có màu nâu vàng, dùng sản xuất gạch nhưng gạch thường xốp và giòn, tốn nhiều nhiên liệu đốt. Gạch sản xuất từ sét vùng đồi chỉ chiếm 1-3%.

- Sét màu xám đen, xám nâu Xuân Hoà được phong hoá từ đá phiến sét có tuổi Devon. Khi nung đến 900-1000oC, nước thoát ra làm cho đất sét phồng lên, tạo ra những lỗ xốp được gọi là sét Kêranzit dùng sản xuất bê tông nhẹ để xây dựng các công trình trên nền đất yếu, để chống nóng, chống ồn do tính cách nhiệt, cách âm của nó. Mỏ sét Xuân Hoà có trữ lượng hàng triệu mét khối.

- Cát sỏi lòng sông và bậc thềm: Cát sỏi lòng sông Lô, sông Phó Đáy thuộc loại cát sỏi thạch anh, silic, có độ cứng cao, độ lựa chọn tốt, sắc cạnh, có độ bám dính và liên kết vôi vữa, xi măng.

+ Cát sỏi sông Lô có trữ lượng tới 30 triệu m3 hàng năm được bổ sung từ thượng nguồn về hàng triệu m3.

54

Page 55: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

 + Cát sỏi bậc thềm, bậc 2- 3 ở vùng Cao Phong, Xuân Lôi, Văn Quán, Triệu Đề (Lập Thạch), các xã Hoàng Đan, Kim Xá thuộc sông Phó Đáy có trữ lượng hàng chục triệu m3.

- Đá xây dựng: Bao gồm đá khối, đá tảng, đá dăm với một khối lượng khổng lồ hàng tỷ m3 được phân bố ở dãy núi Tam Đảo.

- Đá núi Tam Đảo: là đá riolit, poofia và các loại đá tuf được khai thác làm đá hộc, đá khối, đá dăm để rải đường và làm bê tông. Hiện nay trong tỉnh có 4 mỏ đang khai thác là mỏ Tân Trung (Lập Thạch), mỏ Đá Cóc (Minh Quang), mỏ Trung Mầu (Bình Xuyên) và mỏ Xuân Hoà (Phúc Yên) hàng năm cung cấp hàng trăm ngàn m3 đá xây dựng các loại. Tiềm năng này ở vùng núi Tam Đảo còn rất lớn.

- Đá tạc, đá kè đê: Vùng Bạch Lưu, Hải Lựu (Sông Lô) có loại đá cát kết, hạt vừa và nhỏ, bột kết dạng macnơ, cấu tạo khối, xếp lớn dàn. ở Hải Lựu đã hình thành một làng nghề truyền thống đẽo đá, tạc đá thành những sản phẩm gia dụng như cối giã, máng lợn hoặc sản phẩm mỹ thuật như các loại tượng đá, bia đá dùng cho lăng mộ, với hàng triệu sản phẩm /năm. Loại đá hộc, đá khối nhỏ không dùng để tạc đều làm đá kè đê, kè đường mỗi năm cung cấp hàng trăm ngàn m3.

Một số mỏ và điểm quặng khoáng sảnổtên địa bàn tỉnh có thể khai thác làm vật liệu xây dựng được liệt kê dưới đây:

- Sét gạch ngói có 10 mỏ, tổng trữ lượng 51,8 triệu m3, có thể sản xuất 200 triệu viên gạch trong 150 năm. Đặc điểm của sét gạch ngói Vĩnh Phúc là thân quặng nằm nông ngay dưới lớp đất trồng, nên việc khai thác rất thuận lợi. Một số mỏ có trữ lượng lớn và chất lượng cao như Xuân Hoà, Quất Lưu, Đầm Vạc…

- Cao lanh có 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó có mỏ Định Trung đang được khai thác. Đây là mỏ cao lanh có chất lượng tốt, điều kiện khai thác lộ thiên rất thuận lợi, dùng trong công nghiệp gốm sứ xây dựng.

- Pegmatit (Fenspat) có 5 mỏ nhỏ, chưa đánh giá được trữ lượng cụ thể.

- Puzolan có 6 mỏ, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn, phân bố ở vùng gò đồi thấp thuộc thị xã Vĩnh Yên, Hương Canh, Mậu Thông… Puzolan có thể sử dụng làm phụ gia hoạt tính cho xi măng.

- Cát cuội sỏi xây dựng có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3, được phân bố ở ven các suối, kéo dài vài trăm mét đến 3.000 m, chiều dầy từ 1m đến 2,5m.

55

Page 56: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Cát vàng nằm xen kẽ các điểm cuội sỏi, có trữ lượng thấp. Các điểm cát cuội sỏi, cát vàng hiện đang được khai thác cho xây dựng và có chất lượng tốt.

- Đá xây dựng và đá ốp lát có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m3. Đá xây dựng và đá ốp lát gồm 2 loại: granit và riolit. Đá granit có một điểm ở Núi Sáng, đã được tìm kiếm sơ bộ, chưa đánh giá trữ lượng và khả năng sử dụng. Đá riolit có 2 mỏ ở Tam Đảo (Xạ Hương) và núi Thằn Lằn. Điểm Tam Đảo thuộc dải núi Tam Đảo nằm trong vườn cấm quốc gia nên không thể khai thác được. Điểm núi Thằn Lằn có trữ lượng khoảng 300 triệu m3, điểm này đang được khai thác.

- Đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3. Mỏ Đồng Dao phân bố trên diện tích 1 triệu m2, chiều dầy 1,5m - 3,9m. Các điểm mỏ khác ở vùng Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và Mê Linh kém triển vọng.

II. TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC

Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2, gồm 9 đơn vị hành chính là: Thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Bình Xuyên, Sông Lô. Toàn tỉnh có 137 xã, phường, thị trấn.

II.1. Nguồn nhân lực

II.1.1- Dân số trung bình

Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng về con người và lao động. Theo điều tra dân số 01/4/2009, dân số tỉnh Vĩnh Phúc có 1.000.838 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 635.748 người (chiếm 63,5% dân số) .

Dân số và mật độ dân số phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh năm 2009 như sau:

Địa bàn Sốxã

Số phường, thị trấn

Diện tích(Km2)

Dân số trung bình

(Người)

Mật độ dân số

(Ng/km2)

1. Thành phố Vĩnh Yên 2 7 50,81 94.833 1.867

2. Thị xã Phúc Yên 4 6 120,13 92.898 773

3. Huyện Lập Thạch 18 2 173,10 119.167 688

4. Huyện Tam Dương 12 1 107,18 95.002 8865. Huyện Tam Đảo 8 1 235,88 69.376 294

6. Huyện Bình Xuyên 10 3 145,67 108.063 742

7. Huyện Yên Lạc 16 1 106,77 145.421 1.362

8. Huyện Vĩnh Tường 26 3 141,90 189.512 1.336

56

Page 57: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

9. Huyện Sông Lô 16 1 150,32 88.725 590

Tổng số - Total 112 25 1.231,76 1.003.047 814

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Ghi chú: Huyện Sông Lô quyết định tách ra từ Lập Thạch từ 28/12/2008.

Nguồn lao động và phân phối nguồn lao động năm 2009

II.1.2- Tỷ lệ tăng dân sốTỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số 2008-2009 (%)

Năm  Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng tự nhiên 2008 19,00 4,08 14,92

Sơ bộ 2009 18,49 4,36 14,13

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

II.1.3- Cơ cấu dân số thành thị và nông thônTheo điều tra dân số 01/4/2009, cơ cấu dân số như sau;

Đơn vị tính : người

Địa bàn  Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

1. Thành phố Vĩnh Yên 94.674 46.872 47.802 79.785 14.889

2. Thị xã Phúc Yên 92.693 45.682 47.011 54.070 38.623

3. Huyện Lập Thạch 118.905 59.331 59.574 11.908 106.997

4. Huyện Tam Dương 94.793 46.764 48.029 9.368 85.4255. Huyện Tam Đảo 69.223 34.797 34.426 716 68.507

6. Huyện Bình Xuyên 107.825 53.466 54.359 33.243 74.582

57

Page 58: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

7. Huyện Yên Lạc 145.101 71.705 73.396 13.344 131.757

8. Huyện Vĩnh Tường 189.095 93.215 95.880 18.942 170.1539. Huyện Sông Lô 88.529 43.759 44.770 3.013 85.516

Tổng số - Total 1.000.838 495.591 505.247 224.389 776.449

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

II.1.4- Dân số trong độ tuổi lao động và trình độ nguồn nhân lực

Tiềm năng lợi thế về con người và lao động của Vĩnh Phúc được thể hiện trước hết là nguồn lao động dồi dào, hàng năm số người đến tuổi lao động được bổ sung vào nguồn là hơn 20.000 người/năm. Như vậy, vấn đề chỉ còn là đào tạo và sử dụng nguồn lao động ấy như thế nào.

Một lợi thế khác là lao động của Vĩnh Phúc chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, cần cù, chịu khó, tiếp cận nhanh kỹ thuật mới, sáng tạo trong lao động, hầu hết đều mong muốn được lao động để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội.

Song, thực tiễn phân bổ lao động ở Vĩnh Phúc cho thấy, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao: 454.830 người (chiếm 62,5% số lao động trong độ tuổi); số lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - xây dựng – dịch vụ là 190.320 người (chiếm 26% số lao động trong độ tuổi). Một số lao động nông nghiệp dôi ra do ruộng đất tập trung cho công nghiệp. Trong những năm qua để tận dụng và phát huy tiềm năng lao động của địa phương và giảm sức ép về việ làm, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đào tạo nghề và sử dụng lao động và cấp đất dịch vụ đã mang  lại hiệu quả tích cực.

Cân đối lao động xã hội 7/2009

Cân đối lao động xã hội có đến 01/7/2009  Nghìn người

A. Nguồn lao động 690,68B. Phân phối nguồn lao động 1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 595,59

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 341,57

- Công nghiệp, xây dựng 128,87

- Dịch vụ 125,15

2. Số ngưêi trong ®é tuæi cã kh¶ n¨ng lao ®éng 73,62

58

Page 59: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

®ang ®i häc - Học phổ thông 39,11

- Học chuyên môn nghiệp vụ 34,51

3. Số ngưêi trong ®é tuæi cã kh¶ n¨ng lao ®éng lµm néi trî 6,334. Số ngưêi trong ®é tuæi cã kh¶ n¨ng lao ®éng

®ang kh«ng cã viÖc lµm 15,14Ghi chú : - Lao động trong độ tuổi: Nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

I.2. Đánh giá nguồn năng lượng, nước cho phát triển công nghiệpLưới điện tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm các cấp điện áp 110, 35, 22,

10 và 6 kV. Lưới 6kV tồn tại ở thị xã Vĩnh Yên . Lưới 35, 10 kV tồn tại xen kẽ ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Lưới 22kV hiện chỉ có ở khu công nghiệp Khai Quang, và phụ cận.

+ Lưới điện cao thế 220kV: Trạm 220kV Vĩnh Yên được cấp điện từ đường dây 220kV Việt Trì- Sóc Sơn.

+ Lưới cao thế 110kV: Lưới điện 110kV của tỉnh được cấp điện từ trạm 220kV Vĩnh Yên và có sự liên hệ với lưới điện 110kV của Hà Nội và Phú Thọ

+ Lưới trung thế 35kV: Phần lớn đã được nối mạch vòng giữa các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh ngoài ra còn có sự liên hệ với các trạm 110kV phụ cận như Việt Trì, Đông Anh.

Đường dây 35kV hiện có ở tất cả các huyện thị trong tỉnh, tính đến 31/12/2005 toàn tỉnh có 365km đường dây 35kv chiếm 31% khối lượng đường dây trung thế. Nhiệm vụ chính của lưới 35kV là cấp điện cho các trạm trung gian trong tỉnh đồng thời cũng là lưới phân phối cấp điện trực tiếp cho các trạm 35/0,4kV. Trạm 110 kV Vĩnh Yên có 7 lộ ra:

Lộ 371: Đi Tam Dương, Lập Thạch dài 29,6km, loại dây AC-95 và AC-70. Hiện tại đường dây này chủ yếu cấp điện cho 2 huyện Tam Dương và Lập Thạch trong đó có các trạm trung gian Đạo Tú, Lập Thạch và một số phụ tải 35/0,4kV. Đây là đường dây 35kV dài nhất và không có liên hệ mạch vòng ở cuối đường dây. Lộ 373: Đi Yên Lạc, Vĩnh Tường dài 16km, loại dây AC-70. Hiện tại đường dây này cấp điện chủ yếu cho huyện Yên Lạc và phía Nam huyện Vĩnh Tường, trong đó có trung gian Tam Hồng, trung gian Ngũ Kiên và một số phụ tải 35/0,4kV. Cuối đường dây có liên hệ với lộ 372 .

59

Page 60: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Lộ 374: Đi Phúc Yên dài 12,8km,loại dây AC-95. Hiện tại đường dây này chủ yếu cấp điện cho khu công nghiệp Bình Xuyên và là đường dây 35kV liên hệ giữa 2 trạm 110kV Vĩnh Yên và Phúc Yên Pmax 6,4MW, tổn thất điện áp 2,8%.

Lộ 375: Đi HONDA dài 13,9km, loại dây AC-120, hiện làm nhiệm vụ dự phòng cấp điện cho công ty HONDA.

Lộ 376: Đi Tam Đảo dài 17,1km, loại dây AC-95, hiện làm nhiệm vụ chủ yếu cấp điện cho trung gian Tam Đảo, một số phụ tải 35/0,4kV và có liên hệ với lộ 377 trạm 110 Vĩnh Yên và lộ 372 trạm 110kV Phúc Yên. Công suất tải Pmax 5,5MW, tổn thất điện áp 4%.

Lộ 377: Đi Z192 dài 15,5km , loại dây AC-95, làm nhiệm vụ cấp điện cho nhà máy Z192 và một số đơn vị của Quốc phòng, có liên hệ với lộ 376 trạm 110kV Vĩnh Yên. Công suất tải Pmax 3 MW tổn thất điện áp 2,5%.

Phía 35kV của trạm 110 kV Phúc Yên có 5 lộ ra:

Lộ 371: Đi Phúc Yên dài 5,7 km, loại dây AC-70 làm nhiệm vụ cấp điện cho máy biến áp T2 của trung gian Phúc Yên liên hệ với lộ 374 trạm 110kV Vĩnh Yên hỗ trợ cấp điện cho khu Bình Xuyên. Pmax trên đường dây là 8,4MW, tổn thất điện áp 3,1%.

Lộ 372: Đi Phúc Yên dài 9,7 km, loại dây AC-95, làm nhiệm vụ cấp điện cho máy biến áp T1 của trung gian Phúc Yên, trạm trung gian Xuân Hoà và một số trạm 35/0,4kV, có liên hệ với lộ 376 trạm 110 KV Vĩnh Yên. Công suất tải Pmax 13,3MW, tổn thất điện áp 4,2%

Lộ 373: Đi Thường Lệ dài 9,3km, loại dây AC-70, làm nhiệm vụ cấp điện cho trung gian Thường Lệ và các phụ tải 35/0,4kV, có liên hệ với đường dây 35kV từ trạm 110kV Đông Anh của thành phố Hà Nội. Công suất tải Pmax 9,7MW, tổn thất điện áp 4,9%.

Lộ 374: Cấp điện cho công ty Honda Việt Nam dài 2km, dây dẫn AC-95. Công suất tải Pmax 7MW, tổn thất điện áp 1,2%.

Lộ 375: Cấp điện cho công ty Toyota Việt Nam dài 1,2km, dây dẫn AC-120. Công suất tải Pmax 5MW, tổn thất điện áp 0,8%.

Đường dây 22kV hiện mới chỉ có ở khu công nghiệp Khai Quang và phụ cận. Tổng chiều dài đường dây 22kV là 85km chiếm 3,9% đường dây trung thế: từ trạm 110kV Vĩnh Yên cấp điện 22kV cho khu công nghiệp Khai Quang bằng đường dây mạch kép (lộ 471 và 472) dài 2,75 km dây dẫn 2xAC-185 tổng công suất tải của cả 2 lộ Pmax 13MW tổn thất điện áp 1,5%.

60

Page 61: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Đường dây 10kV

Đường dây 10kV hiện có khối lượng lớn nhất trong các loại đường dây trung thế của tỉnh Vĩnh Phúc với tổng chiều dài 714 km chiếm 61,5% tổng khối lượng đường dây trung thế. Đường dây 10kV có sau các trạm trung gian 35/10kV của tỉnh gồm: trung gian Phúc Yên, Xuân Hoà, Thường Lệ, Vĩnh Sơn, Ngũ Kiên, Tam Hồng, Tam Đảo, Đạo Tú, Lập Thạch và Hương Canh. Một số lộ có kết cấu hình tia còn lại đa số các lộ 10kV đều có liên hệ giữa các trạm trung gian. Hiện tại một số lộ 10kV đã bị quá tải như lộ 973 trung gian Phúc Yên, lộ 972 trung gian Tam Đảo,..Một số lộ có đường trục quá dài nên tổn thất điện áp ở cuối đường dây lớn ảnh hưởng đến chất lượng điện áp điển hình là lộ 973 trung gian Đạo Tú có tổn thất điện áp cuối đường dây lên đến 15,6%.

Đường dây 6kV chỉ có ở thị xã Vĩnh Yên và phụ cận, đây là lưới điện trung thế sau trạm trung gian Vĩnh Yên với tổng chiều dài 37km chiếm 3,2% đường dây trung thế.

Toàn tỉnh có 11 trạm biến áp trung gian với 20 máy, phân bố ở đều khắp các huyện, thị trong tỉnh với tổng dung lượng 84.200 kVA. Trong đó chỉ có trung gian Vĩnh Yên có cấp điện áp 35/6kV cấp điện cho thị xã Vĩnh Yên, còn lại là 335/10kV.

Các trạm biến áp phân phối của tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 1024 trạm với 1110 máy với tổng công suất đạt 462.675 KVA. Công suất trung bình 455,4 kVA/trạm. Một số trạm chuyên dùng của khách hàng, nhất là trong các khu công nghiệp có công suất lớn, nhưng chưa vận hành hết công suất do chưa đầu tư đủ các giai đoạn, chưa đi vào sản xuất chính thức, hoặc chưa vận hành hết công suất thiết kế.

Điện lực Vĩnh Phúc trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành điện, đồng thời không ngừng cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện và chất lượng điện cả ở thành thị, nông thôn và miền núi, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, các dự án sản xuất ngành điện đã phối hợp triển khai xây dựng đảm bảo kịp thời. Nên mặc dù tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng của nhân dân ngày một tăng, nhưng điện lực Vĩnh Phúc vẫn cố gắng đảm bảo duy trì cung cấp đủ cho sản xuất của các doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của nhân dân. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho ngành điện, nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh những năm tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

61

Page 62: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Tình hình cấp nước sạch

Về cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh Yên công suất sau khi mở rộng sẽ đạt 116.000m3/ngày-đêm. Nhà máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành sẽ có công xuất 106.000m3/ngày-đêm.

Hiện nay, nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan tay và nguồn nước mặt; mức cấp nước sạch vẫn còn thấp so với nhu cầu. Trữ lượng nước ngầm, nước mặt ở các địa bàn trong tỉnh đủ để cung cấp cho sinh hoạt và phát triển sản xuất.

II.3. Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (thị trường trong tỉnh, trong vùng, trong nước, ngoài nước)

Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua đã tạo điều kiện cho tỉnh Vĩnh Phúc hình thành nên các Trung tâm công nghiệp lớn như: công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy (với 4 nhà máy Honda, Toyota, Daewoo, Piaggio và nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm linh kiện phụ tùng); trung tâm vật liệu xây dựng lớn so với toàn quốc (tập đoàn gạch Vĩnh Phúc -Prime Goup với 21 thành viên),… và hiện nay đang từng bước hình thành Trung tâm sản phẩm điện tử viễn thông, công nghệ cao do các nhà đầu tư lớn đến từ Đài Loan như Compal, Hồng Hải (Foxconn) .. đầu tư.

Từ kết quả về thu hút đầu tư trên, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thể hiện trên các mặt sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp do các dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước hàng năm tạo ra chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tốc độ tăng bình quân các ngành công nghiệp, xây dựng trong các năm từ 1997-2007 là 33,1%.

- Kim ngạch xuất khẩu: do các dự án FDI tạo ra hàng năm chiếm trên 85% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

- Thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tồng thu ngân sách toàn tỉnh hàng năm.

- Giải quyết việc làm cho gần 6 vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy. Trong đó lao động là người của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 60%, riêng 3 năm gần đây mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 01 vạn lao động, chưa kể các lao động trực tiếp thi công trên các công trường xây dựng và lao động gián tiếp khác.

62

Page 63: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Kết quả đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 1997-2007 tăng 17,5%, giai đoạn 2006-2008 tăng 20,4%. Cơ cấu kinh tế năm 2007: công nghiệp xây dựng chiếm 61,06%, dịch vụ 24,69%, nông nghiệp là 14,25%, đồng thời góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác, từng bước thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác như dịch vụ và nông nghiệp.

Các sản phẩm truyền thống như: gạch, ngói, vật liệu xây dựng, gạch ốp lát, sản phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử... của các doanh nghiệp FDI như: Công ty Ô tô Toyota, Công ty Honda, Công ty Nissin, Công ty VPIC1… và các doanh nghiệp DDI như tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, Công ty ống thép Việt Đức, Công ty Cổ phần gạch men Thăng Long... luôn tăng trưởng ổn định trong thời gian qua chứng tỏ chúng đã chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó các mặt hàng xuất khẩu cũng có kim ngạch tăng dần, thể hiện trong bảng dưới đây:

Giá trị hàng hoá xuất khẩu phân theo nhóm hàng (Đơn vị tính : Triệu USD)

Giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng 2005 2006 2007 2008 2009

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 63,1 71,3 90,0 102,6 124,0

Hàng CN nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 99,3 135,6 171,3 235,7 236,0

Hàng nông sản 6,0 7,7 9,8 16,0 16,5

Hàng lâm sản 1,0 1,7 2,5 3,4 1,0

Tổng giá trị xuất khẩu 169,4 216,3 273,6 375,6 377,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

II.4. Khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp

Trong những năm qua, do có quan điểm phát triển công nghiệp đúng đắn và sự tập trung chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ngành, Vĩnh Phúc đã có tốc độ tăng trưởng cao, từ một tỉnh thuần nông có điểm xuất phát thấp đã vươn lên thành điểm sáng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Ngành công nghiệp là nhân tố chính trong việc đạt được các thành tựu kể trên, đặc biệt ở tỉnh Vĩnh Phúc là khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng rất cao. Kim ngạch xuất khẩu do các dự án FDI tạo ra hàng năm chiếm trên 85% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Tốc độ phát triển GTSXCN theo thành phần kinh tế (Đơn vị tính : %; năm trước =100%)

Phân theo thành phần kinh tế   2006 2007 2008 2009

63

Page 64: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

1. Kinh tế Nhà nưíc 116,

15 97,677,5

8120,

64

Trung ư¬ng qu¶n lý 126,5

8103,0

2 66,41135,0

7

Địa phư¬ng qu¶n lý105,2

2 90,77 93,55105,9

9

2. Kinh tế ngoài Nhà nưíc 99,8

1151,

06141,

82109,

12Kinh tế tập thể 235,79 73,63 156,01 267,12

Kinh tế tư nh©n 94,77156,1

6145,6

7106,7

6

Kinh tế cá thể 118,54136,6

1 126,92 116,02

3. Khu vực có vốn đầu tư nưíc ngoµi134,

81 143,47120,

45104,

00Tổng GTSXCN theo giá so sánh 128,51 142,81 121,98 104,93

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 khu vực kinh tế nhà nước chiếm 0,99%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 15,68% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 83,34%.

Đầu năm 2009, BQL các KCN Vĩnh Phúc đã nhận được Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án thiết kế và sản xuất điện thoại di động của Tập đoàn FoxConn - Hồng Hải đầu tư vào KCN Bình Xuyên 2 với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất - kinh doanh của mình, Tập đoàn FoxConn -Hồng Hải cam kết sẽ tăng cường vốn FDI vào Vĩnh Phúc thông qua đầu tư các nhà máy vệ tinh.

Hiện nay, một số dự án đang triển khai xây dựng như dự án sản xuất thép hình của công ty TNHH Sun Steel (16 triệu USD), sản xuất máy tính, linh kiện máy tính của Công ty Fuyong (18 triệu USD), sản xuất điện thoại di động của công ty TNHH CNKTC Foxconn Việt Nam (200 triệu USD), sản xuất linh kiện điện tử của công ty TNHH Suyin Việt Nam,….

Kết quả đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 1997-2007 tăng 17,5%, năm 2008 tăng 17,43%. Cơ cấu kinh tế năm 2008: công nghiệp xây dựng chiếm 57,50%, dịch vụ 24,48%, nông lâm nghiệp thuỷ sản 18,02%, đồng thời góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề

64

Page 65: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

xã hội khác, từng bước thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác như dịch vụ và nông nghiệp.

Thứ hai, về quy hoạch và phát triển các KCN: cách đây hơn 10 năm, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ xây dựng KCN Kim Hoa, nhưng do gặp nhiều khó khăn, KCN này đã chậm hình thành và phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 9 KCN được Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích gần 2.300ha. Trong đó có 5 KCN đã đi vào hoạt động và có tỷ lệ lấp đầy cao như KCN Khai Quang 74,1%, KCN Bình Xuyên 54%, KCN Kim Hoa (giai đoạn 1) 100%, còn lại 4 KCN đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hiện nay có 6 doanh nghiệp là nhà đầu tư trong nước và 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký xây dựng hạ tầng các khu CN.

Với quan điểm công tác quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải mang tính tổng thể, đồng bộ, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN; khai thác phát triển KCN ở các vùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho phát triển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững các KCN, UBDN tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt. và đã được chấp thuận bổ sung 11 khu CN vào quy hoạch các khu công nghiệp toàn quốc, với diện tích hơn 3.500 ha. Như vậy đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ quy hoạch 20 KCN với diện tích trên 6.000ha.

Thứ ba, Về công tác quản lý các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh: Ban Quản lý các KCN coi đây là một chức năng quan trọng, nhằm triển khai thực hiện dự án, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu sản xuất kinh doanh. Ban Quản lý các KCN đã rất quan tâm đến việc giải quyết các thủ tục đầu tư, bảo đảm giải quyết nhanh gọn, hiệu quả, kịp thời các vướng mắc và tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp triển khai dự án; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện tiến độ đầu tư, phối hợp với các ngành, các cấp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chính nhờ vậy mà tỷ lệ các dự án đầu tư đi vào hoạt động ngày càng cao.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thực hiện phát triển công nghiệp-xây dựng, ngay từ năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương tiến hành quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài và trong nước, ban hành các chủ trương, chính sách ưu đãi và những giải pháp

65

Page 66: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Miễn giảm tiền thuê đất ban đầu có thời hạn, hỗ trợ đào tạo nghề và giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đáng chú ý Vĩnh Phúc đã đưa ra phương châm “Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Vĩnh Phúc”, mặt khác tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm tối đa phiền hà, tiêu cực trong quá trình cấp phép đầu tư, tạo cho doanh nghiệp giảm thời gian đi lại và chi phí đáng kể…. Nhờ có những chính sách và giải pháp tích cực của tỉnh, đến nay tình hình phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghịêp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng khởi sắc, các ngành nghề sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

 Cùng với đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, Vĩnh Phúc cũng đặc biệt coi trọng đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống. Tỉnh đã tiến hành quy hoạch tổng thể các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị; quy hoạch chi tiết một số cụm làng nghề, xây dựng đề án nhằm  khôi phục và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn. Đến năm 2009, Vĩnh Phúc đã khôi phục và phát triển 19 làng nghề. Tiêu biểu cho làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp ở Vĩnh Phúc là: Mộc ở Bích Chu, Thanh Lãng, thị trấn Yên Lạc; Rèn ở Lý Nhân; Đá ở Hải Lựu; Gốm ở Hương Canh, Rắn ở Vĩnh Sơn, Đan lát ở Triệu Đề…. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được thị trường ưa chuộng. Do đó, giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của làng xã, thu hút khoảng trên dưới 50% số lao động và số hộ tham gia.

* Về thu hút đầu tư, lĩnh vực đầu tư và các ngành nghề sản xuất.

Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch xây dựng ở những vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh ban hành những chủ trương và chính sách thông thoáng khuyến khích thu hút đầu tư, nguồn lao động trẻ dồi dào, có tay nghề và giá thuê nhân công thấp, cơ sở hạ tầng đáp ứng, an ninh quốc phòng đảm bảo. Do đó từ năm 1997 đến nay, Vĩnh Phúc luôn trở thành địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đến nay đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào địa bàn tỉnh, trong đó chủ yếu là các nước thuộc vùng Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và hiện đang thu hút dự án của các nước Mỹ, Đức….

Nhiều dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc đã nhanh chóng xây dựng và hoạt động. Hầu hết các dự án sản xuất đạt hiệu quả cao, tạo được uy tín lớn trên thị trường trong nước và nước ngoài như: Công ty Honda Việt Nam, Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Công ty thép Việt Đức, Công ty phanh Nissin, Công ty Vina-

66

Page 67: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Korea, Công ty TNHH Hoa Cương, Tập đoàn Prime Group-Tập đoàn gạch ốp lát Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Chính xác Việt Nam 1, Công ty TNHH băng ráp Yuli-Việt Nam, Công ty Takanichi, Công ty Cao su Inoue, Công ty cổ phần thương mại Sông Hồng Thủ đô, Công ty Agripack, Công ty Japfa Comfeed, vv… một số dự án làm ăn đạt hiệu quả cao đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh. Các dự án còn lại đang tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện, để nhanh chóng đi vào sản xuất. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh là cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, các sản phẩm hỗ trợ, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm….

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, lần thứ XIII, lần thứ XIV và các nghị quyết chuyên đề, toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt lên mọi khó khăn, trở ngại giành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng. Từ 1997 đến 2007, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,5%/năm, sơ bộ năm 2008 đạt 17,8%; Thu hút được trên 600 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký gần 4 tỷ USD; thu ngân sách đạt 9.220 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế phát triển đồng đều cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao dân trí và sức khoẻ nhân dân, từng bước tạo ra nguồn nhân lực con người Vĩnh Phúc ngày càng có trình độ, tay nghề cao và thể chất tốt.

- Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2008 (đã tách Mê Linh) là 32.514.484 triệu đồng, tăng hơn 5,3 lần so với năm 2001 (6.126.150 triệu đồng). Sự phát triển nhanh này có sự đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (chiếm khoảng 40% GDP trên địa bàn tỉnh) với vai trò chủ yếu là Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam. Hai công ty này có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.

- Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, quy mô còn nhỏ bé, non yếu về năng lực quản lý và khó khăn về tài chính, theo chủ trương cổ phần hoá, vai trò của thành phần kinh tế này đã đang và sẽ còn tiếp tục suy giảm.

- Đóng góp của công nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, năm 2008 chiếm gần 16% GTSXCN trên địa bàn nhưng đang có xu hướng ngày một tăng.

III.1- Những thuận lợi cho phát triển công nghiệp

- Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã hết sức chăm lo phát triển công nghiệp và coi đây là bước đi cơ bản lâu dài để làm giàu cho Vĩnh Phúc. Quán triệt Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, thời gian qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đầu tư đúng hướng các khu vực

67

Page 68: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

kinh tế, phù hợp với các chương trình của Chính phủ, khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

- Với vị trí gần thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, hệ thống giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực đầu vào về vốn, về nhân lực, về kỹ thuật, công nghệ về vật tư nguyên phụ liệu... cho đầu tư phát triển và thông qua đầu mối của thị trường tiêu thụ là Hà Nội đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

- Con người Vĩnh Phúc cần cù, chịu khó; năng động trong tư duy sáng tạo; có kinh nghiệm và uy tín trong sản xuất kinh doanh, cùng với nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

- Tỉnh đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý của mình, có những chính sách ưu tiên, ưu đãi và cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp của tỉnh.

- Lãnh đạo tỉnh quan tâm tới công tác vận động, thu hút đầu tư vào địa bàn, tập trung chỉ đạo giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, các cấp, các ngành phối hợp tích cực trong công tác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy các tiềm năng sẵn có, các thế mạnh, các lợi thế so sánh nên công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh hấp dẫn, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 xếp thứ 3 trong cả nước, tăng 4 bậc so với năm 2007, khẳng định sự tin tưởng, đánh giá cao của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, chất lượng dịch vụ công và hiệu quả điều hành của lãnh đạo tỉnh đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Năm 2009, Vĩnh Phúc dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng về chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và cơ sở hạ tầng so với các tỉnh khác trong vùng. Vĩnh Phúc đã triển khai thành công nhiều sáng kiến nhằm cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như thực hiện kịp thời và linh hoạt các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

III.2- Những hạn chế, thách thức

- Diện tích của tỉnh không lớn, địa hình phức tạp, dân cư đông, đất có khả năng sử dụng để phát triển công nghiệp có hạn; tài nguyên khoáng sản ít, khó khai

68

Page 69: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

thác công nghiệp là những hạn chế khách quan thách thức khả năng phát triển công nghiệp;

- Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối biểu hiện năm 2008, ngành cơ khí chế tạo chiếm 82,49% ; ngành sản xuất vật liệu xây dựng 7,25 %; sản xuất nông lâm sản, thực phẩm 4,64%; dệt may da giày 3,39% giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN); các ngành còn lại đều đóng góp không đáng kể dưới 1% GTSXCN; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 83,34%GTSXCN; khu vực ngoài nhà nước chiếm 15,68% còn kinh tế nhà nước chỉ chiếm 0,99%GTSXCN; Phúc Yên đóng góp hơn 80%; Vĩnh Yên 8,5%; Bình Xuyên 8,2%; Vĩnh Tường 1,2% GTSXCN; các huyện khác đều đóng góp dưới 1% GTSXCN....

- Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh so với yêu cầu phát triển còn thấp và bất cập cho phát triển công nghiệp. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động mặc dù được các cấp các ngành chú trọng, quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của công nghiệp.

- Hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp điện, cấp nước chưa hỗ trợ kịp thời cho phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

- Về thu hút đầu tư nước ngoài chưa đạt kế hoạch đề ra do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu , một số dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, hạ tầng khu công nghiệp (KCN) của các tập đoàn lớn đến Vĩnh Phúc từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cũng bị chững lại, như dự án của các tập đoàn Winstron, Catcher, Chimei, Wija Baru, KBB, Ju Teng,…

- Tuy đã có quyết định thành lập nhiều khu cụm công nghiệp, một số dự án gặp khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính ở khâu thoả thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục thuê, giao đất, công tác cấp đất dịch vụ và xây dựng các khu tái định cư, tiến độ triển khai chậm. Vấn đề giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đủ điều kiện tại các địa phương có đất bị thu hồi còn đạt tỷ lệ rất thấp, thực hiện cam kết tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp không hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ về chuyển đổi nghề, thưởng trong đền bù, giải phóng mặt bằng chưa được thay đổi phù hợp với với biến động giá cả thị trường. Cơ chế, chính sách cấp đất dịch vụ, trả đất bằng tiền cho nhân dân vẫn chưa ban hành; các phương án tổ chức đào tạo nghề, các chương trình việc làm tại chỗ cho các đối tượng lao động ở khu vực mất đất và các chính sách xã hội khác như xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi ở nông thôn nơi có đất thu hồi chưa được quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục nhân dân của các cấp chính quyền ở một số địa phương có đất bị thu hồi còn hạn chế, việc giáo dục

69

Page 70: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

ý thức trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên ở một số Chi bộ Đảng chưa tốt, một số Đảng viên không nhận tiền bồi thường GPMB, thậm chí còn tuyên truyền ngược trong nhân dân, gây ảnh hưởng không tốt.

- Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, chất lượng hạ tầng trong các khu công nghiệp chưa cao cả về đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý rác, nước thải, mỹ quan khu công nghiệp. Mới chỉ có khu CN Khai Quang đã xây dựng xong Trạm xử lý nước thải giai đoạn I (công suất 1.800 m3/ngày đêm); việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các KCN khác đã đi vào hoạt động còn chậm hoặc chưa triển khai . KCN Bá Thiện chưa đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho các dự án đầu tư vào khu. Các chủ đầu tư hạ tầng chậm hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, như hồ sơ điều chỉnh QHCT 1/2000 của KCN Bình Xuyên, hồ sơ điều chỉnh QHCT 1/2000 của KCN Khai Quang chưa được lập do chưa được các ngành xác định rõ ranh giới phạm vi của KCN…

- Một số dự án triển khai xây dựng còn chậm, kéo dài thời gian xây dựng, không thực hiện đúng tiến độ đăng ký tại Giấy chứng nhận đầu tư như: các dự án đầu tư của công ty Cowin Fastener, Công ty Toyotaki, Công ty GHS, công ty Minh Phúc, công ty Vinh Phát, công ty DHP, Nhà máy bơm nước Đại Việt... Trong năm 2008 UBND tỉnh đã phải thu hồi đất của một số dự án chậm triển khai như: công ty Đồng Khánh, công ty Thanh Hoà, công ty Malt bia... để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa dứt điểm, trong đó Công ty Malt bia, công ty Thanh Hoà đề nghị giãn tiến độ để tiếp tục triển khai dự án nhưng thực tế vẫn không triển khai được.

- Về quản lý dự án sau đầu tư, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng gặp khó khăn về tài chính, phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất, cắt giảm lao động hoặc cho lao động nghỉ luân phiên, việc thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động chưa được đảm bảo, đã dẫn tới tranh chấp trong quan hệ lao động, gia tăng xu hướng công nhân ngừng làm việc tập thể để đòi quyền lợi đã bị người sử dụng lao động vi phạm.

PHẦN IIIPHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ

TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC TRONG 10-15 NĂM TỚI

70

Page 71: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

I. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ QUANI.1. Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

I.1.1. Đường lối phát triển kinh tế xã hội và các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đã xác định đường lối phát triển kinh tế xã hội của nước ta là: tuy còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta có nhiều cơ hội để tiến lên; toàn dân tộc ta phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn với mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Các nhiệm vụ chủ yếu

(1) Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp.

(2) Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta.

(3) Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.

71

Page 72: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

(4) Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức.

(5) Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.

(6) Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

(7) Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

(8) Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế chủ yếu

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD.

- Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

- Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%.

- Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP.

- Mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân.

Định hướng phát triển vùng

Tiếp tục thực hiện các định hướng phát triển vùng của Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 và các nghị quyết của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển các vùng. Bằng chính sách thích hợp tạo điều kiện cho tất cả các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý mỗi vùng và liên vùng; đồng thời, tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại

72

Page 73: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

hiệu quả cao, phát triển nhanh và ổn định, có sức cạnh tranh; khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính.

Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao, trung tâm tài chính, ngân hàng, viễn thông, đào tạo và y tế chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vận tải và giao thương quốc tế. Phát huy thế mạnh của mỗi vùng trọng điểm để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước và trợ giúp các vùng khó khăn, có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế với quy mô lớn và trình độ cao.

Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung đầu tư trước hết là kết cấu hạ tầng để khai thác tốt hơn các lợi thế về đất, nước, lao động làm gia tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp và nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp, thuỷ sản với công nghệ tiên tiến, tỉ suất hàng hoá cao, góp phần chủ yếu bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; đồng thời, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tác, sản xuất hàng tiêu dùng và phát triển mạnh dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, tạo nhiều việc làm mới. Tập trung xây dựng và phát huy vai trò của thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn đặc biệt của phía Bắc và cả nước.

I.1.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển công nghiệp cả nước đến 2010

- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông - lâm - thuỷ sản, may mặc, da giầy, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng... Phát triển mạnh các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa. Đổi mới, nâng cấp công nghệ, sử dụng phù hợp các công nghệ thu hút nhiều lao động.

- Phát triển có chọn lọc, phù hợp với điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả một số cơ sở thuộc ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như dầu khí, luyện kim (thép, alumin, nhôm, kim loại quý hiếm...), hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển nhanh. Phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết.

- Hoàn chỉnh và nâng cấp các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có.

Mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; có lực lượng sản xuất phát triển trung bình trong khu vực, có

73

Page 74: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phân phối tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, đất nước từng bước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

I.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 bằng khoảng 1,3 lần và giai đoạn 2011-2020 bằng khoảng 1,25 lần mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP cuả cả nước từ 22,1% năm 2005 lên khoảng 23-24% vào năm 2010 và khoảng 28-29% vào năm 2020.

- Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447 Đô la Mỹ năm 2005 lên 1.200 Đôla Mỹ năm 2010 và 9200 Đôla Mỹ năm 2020.

- Tăng mức đóng góp của Vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 23% năm 2005 lên 26% năm 2010 và 29% năm 2020.

- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm, đi đầu trong tiến trình hiện đại hoá, có tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%. Đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 55% vào năm 2010.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020 và giảm tỷ lệ lao động không có việc làm đến năm 2010 xuống khoảng 6,5% và tiếp tục kiểm soát ở mức an toàn cho phép là 4%. Đến năm 2010 đảm bảo tỷ lệ 100% dân số thành thị được dùng nước máy, khoảng 90-95% dân số nông thôn sử dụng nước sạch; 100% số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; nhân dân đi lại dẽ dàng và được chăm sóc sức khoẻ tốt, được đi học và có học vấn cao hơn.

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010 và xuống dưới 0,8% vào năm 2020. Kiểm soát tăng dân số trung bình (bao gồm cả tác động di dân cơ học) ở mức không vượt quá 1,5%. Bảo đảm kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng; bảo đảm bền vững môi trường cả ở đô thị và nông thôn trong vùng.

Định hướng phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16,5%/năm suốt cả thời kỳ 1995-2010.

- Phát triển các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như: công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá và các sản phẩm nghiên cứu khoa học

74

Page 75: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

thành ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất các thiết bị tự động hoá, rôbốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao; phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo. Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ mà Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả trong hội nhập; các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ôtô, xe máy, sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện (nhất là động cơ điện có công suất lớn)...

- Cơ cấu sản phẩm chủ lực là các sản phẩm có giá trị lớn chứa hàm lượng chất xám cao như kỹ thuật phần mềm, phần cứng, kỹ thuật điện, điện tử, sản xuất thiết bị máy móc, đóng và sửa chữa tầu thuỷ, sản xuất thép (các sản phẩm thép hợp kim, thép tấm, thép lá, thép hình cỡ lớn, thép có cường độ cao dùng trong cấu kiện bê tông dự ứng lực, thép chế tạo), than, xi măng, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến nông, lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm, dệt, da may… Đồng thời phát huy thế mạnh của Vùng phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm, phát triển sản phẩm mới đi ngay vào công nghệ hiện đại, đi đôi với bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển bền vững: các làng nghề truyền thống và làng có nghề theo hướng phát triển sản phẩm cho xuất khẩu.

- Chuyển dịch dần công nghiệp lên dọc tuyến hành lang đường 18 và hành lang đường 21 tại những khu vực gò đồi, đất xấu để giảm sử dụng đất tốt dành cho sản xuất nông nghiệp và tránh sự tập trung công nghiệp quá mức vào đô thị, khu dân cư ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên cũng cần tính đến phát triển công nghiệp sạch ở các tỉnh trong vùng đảm bảo cơ cấu kinh tế phát triển có hiệu quả.

Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Theo quy hoạch này, vùng sẽ tập trung phát triển 10 ngành công nghiệp là: Cơ khí, luyện kim, điện tử-tin học, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thuỷ sản-thực phẩm, hoá chất, dệt may-da giày, khai thác, điện lực và tiểu thủ công nghiệp. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2015 khoảng 415.968 tỷ đồng, trong đó gần 227.000 tỷ đồng đầu tư cho các ngành công nghiệp, khoảng 30.000 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và gần 160.000 tỷ đồng đầu tư cho điện, nước. Dự kiến tỷ lệ huy động từ các nguồn vốn trong nước khoảng 63-67%, vốn ngoài nước khoảng 33-37%./.

75

Page 76: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

I.1.4. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, Tầm nhìn 2020 Dựa trên quan điểm phát triển nhanh, bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, Quy hoạch tập trung vào các ngành: dệt may, da giày, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo. Quyết định nêu rõ phát triển công nghiệp hỗ trợ phải dựa trên cơ sở chọn lọc, tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Một số giải pháp để thực hiện Quy hoạch này như khuyến khích các nghiên cứu gắn với nhu cầu phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu, chi tiết, linh phụ kiện, phụ tùng; từng bước hoàn thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ cho các doanh nghiệp; thu hút sự hỗ trợ của Chính phủ các nước phát triển và các doanh nghiệp FDI tham gia vào sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

I.1.5. Luật Công nghệ cao sau khi được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ ngày 1/7/2009. Theo đó, có khá nhiều điều khoản hỗ trợ mạnh cho việc phát triển công nghệ cao cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Các ưu đãi cao nhất về đất đai, thuế và cơ chế tài chính đặc thù đều được dành cho việc phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Điểm đặc biệt của Luật Công nghệ cao là cá nhân cũng có thể đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu công nghệ cao nếu được Chính phủ phê duyệt. Đây là quy định chưa từng có. Các quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghệ cao cũng được khuyến khích từ ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác. Luật công nghệ cao và dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành đề cập 4 lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên gồm vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học đã bao trùm khá đầy đủ. Sau này sẽ có danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Luật cũng quy định, nếu có một số lĩnh vực mới, Chính phủ được giao thẩm quyền quy định bổ sung theo sự phát triển khoa học công nghệ.

I.1.6. Chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng GDP năm 2010 đạt 6,5-7%. Theo chỉ thị, dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 phải thể hiện quan điểm tiếp tục thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội .

I.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ vùng

76

Page 77: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước.Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng.

Theo hướng đó, cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đến năm 2010, bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm này, có 13 tỉnh/thành phố phố được xếp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm.

Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ngày14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng; sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định "Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ". Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sau khi bổ sung là 15.277 km2, bằng 4,64% diện tích và dân số (tính đến năm 2002) là 13,035 triệu người, bằng 16,35% so với cả nước.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2006/ QĐ-TTg ngày 4/4/2006 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. Theo đó Vùng 2 gồm 15 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ là Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc. Định hướng phát triển công nghiệp vùng 2 tập trung vào các ngành cơ khí, nhiệt điện, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giầy để xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản với mục tiêu đưa tỷ trọng công nghiệp trong GDP của vùng 2 đạt 40-41% vào năm 2010, tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản chiếm 45,8%-46,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

77

Page 78: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Một trong những quan điểm của Quy hoạch này là việc nhanh chóng phát triển giao thông vận tải xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh...Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển. Dự kiến đến năm 2020 cả nước có 2,8 đến 3 triệu ô tô, trong đó xe con chiếm khoảng 50%, xe khách 17% và xe tải 33%; hạn chế mức tăng số xe máy bằng các biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước, xe máy chỉ sử dụng chủ yếu ở các khu vực nông thôn, khu vực không có vận tải khách công cộng.

II. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN, BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH, TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

II.1. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của khu vực, thế giới ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của tỉnh

Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy thể hiện qua các phát minh, các lý thuyết, định lý, định luật, nguyên tắc... Khoa học có hai đặc điểm cơ bản : hệ thống các tri thức đó chỉ phản ánh các sự kiện tự nhiên tồn tại khách quan và không áp dụng trực tiếp vào sản xuất. Còn công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật. Đó là việc cải tiến hay chế tạo máy móc thiết bị, sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện tạo ra các nguyên nhiên vật liệu mới, tạo ra các kỹ năng mới trong sản xuất... Trong tiến trình của lịch sử, khoa học và công nghệ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có những mặt công nghệ đi trước sau đó có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của công nghệ gợi ý cho nghiên cứu khoa học, bước sang thế kỷ 20 khoa học lại chuyển sang vị trí chủ đạo dẫn dắt công nghệ và ngược lại sự đổi mới công nghệ lại tạo cơ sở cho khoa học phát triển

Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tiềm lực KH&CN là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đất nước. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ đều nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải tiến chất lượng sản phẩm, mang lại nhiều tính năng sử dụng mới,

78

Page 79: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghiệp.

Sự tăng trưởng của những năm đổi mới chủ yếu là do tự “cởi trói” mình. Đến nay, tăng trưởng nhờ tháo gỡ cơ chế đã qua, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất đã phát triển gần như tối đa, hầu như không còn rào cản nào khi Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập quốc tế ASEM, APEC…Do vậy, nếu không phát triển khoa học và công nghệ, chắc chắn sự tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn chế, thậm chí chậm lại.

Đảng ta đã xác định mục tiêu đến 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nếu không có những quyết sách lớn về KH&CN sẽ khó thực hiện được bởi giá trị gia tăng của khoa học và công nghệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhịp độ phát triển.

II.2. Phân tích, đánh giá và dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh

II.2.1. Các sản phẩm cơ khí chế tạo

Ngành sản xuất ôtô thế giới là một trong những nơi đầu tiên bị tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bởi nhu cầu mua ôtô sụt mạnh. Do đó ngành này được các nhà kinh tế theo dõi sát sao và coi là chỉ số cho thấy tín hiệu phục hồi của kinh tế thế giới. Chương trình hỗ trợ mua ôtô mới được Quốc hội Mỹ thông qua từ tháng 6 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/7 đã được các thương nhân và nhà sản xuất ôtô đánh giá cao và ước tính sẽ giúp tăng số ôtô bán ra lên hơn 11 triệu chiếc/năm, tăng 1 triệu chiếc so với năm 2008. Tuy nhiên, bức tranh cho ngành sản xuất ôtô chưa thực sự bừng sáng khi mà một số hãng lớn như Daimler, PSA Peugeot Citroen hay Honda, mới tuần trước đã thông báo kết quả kinh doanh trì trệ do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Hy vọng cho ngành ôtô toàn cầu tập trung vào sự phục hồi của các thị trường phương Tây và sự tăng trưởng của các thị trường đang nổi chủ chốt như Ấn Độ hay Trung Quốc, trong khi các thị trường một thời bùng nổ ở Đông Âu vẫn còn đang vật lộn với suy thoái kinh tế.

Ngài Akitô Tachibana Tổng Giám đốc Công ty ô tô Toyota Việt Nam đánh giá về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam: thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp và phân tán, chủ yếu tiêu thụ sản phẩm tại các nước: Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh số bán hàng của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam 6 tháng đầu năm sụt giảm 30% so cùng kỳ năm 2008.

79

Page 80: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Thị trường phát triển không ổn định, chịu sự tác động mạnh của việc thay đổi các chính sách thuế. Chỉ sau khi Chính phủ có gói kích cầu (giảm 50% thuế giá trị gia tăng và lệ phí trước bạ) thị trường ôtô mới sôi động trở lại. Các hãng xe ôtô trong nước đã tăng tối đa công suất nhà máy, nhưng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong tháng 8/2009, Toyota Việt Nam đã tăng tối đa sản lượng xe lên 115 chiếc/ngày, trong khi hồi tháng 4, mỗi ngày chỉ xuất xưởng 80 chiếc. Khi còn 4 tháng nữa mới hết năm, song đại lý Toyota Láng Hạ đã ngừng ký hợp đồng đặt xe năm 2009 cho tất cả các mẫu xe. Công ty Toyota Việt Nam cho biết, hợp đồng đặt cọc đợi giao xe trong năm 2009 đã lên tới 8.000 chiếc. Cơn sốt này cũng đang diễn ra tương tự ở Honda Việt Nam, Ford Việt Nam hay GM Daewoo Việt Nam.

Hãng chế tạo ô tô lớn thứ hai Nhật Bản Honda thì xác định các cơ sở của hãng này ở Thái Lan sẽ là trung tâm chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô cho các nước khác trong khu vực, đồng thời tái khẳng định cam kết của hãng đưa Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất của Honda trong khu vực. Nhóm chế tạo tại Thái Lan được giao nhiệm vụ hỗ trợ các chi nhánh của Honda tại Đài Loan, Malaixia, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Pakixtan và Philíppin.Việc Honda mở rộng cơ sở sản xuất tại Thái Lan đã khẳng định tầm quan trọng của nước này với tư cách là thị trường chiến lược của Honda, đồng thời phản ánh nhu cầu nội địa và xuất khẩu ô tô của Honda ngày càng tăng. Sản lượng hàng năm của nhà máy mới của Honda là 120.000 xe, nâng tổng công suất của hãng này tại Thái Lan lên 240.000 xe/năm. Các kiểu xe được sản xuất tại hai nhà máy ở đây là Jazz, City, Civic, CR-V và Accord. Tổng số nhân viên tại hai nhà máy vào khoảng hơn 6.400 người. Như vậy, khả năng đầu tư mở rộng của Honda VN sẽ bị hạn chế.

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt dự kiến đến năm 2020 cả nước có 2,8 đến 3 triệu ô tô, trong đó xe con chiếm khoảng 50%, xe khách 17% và xe tải 33%; đây cũng là thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất chế tạo ô tô trong nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

II.2.2. Các sản phẩm vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg về việc Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020. Theo đó Tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như: xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng

80

Page 81: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

và vật liệu trang trí hoàn thiện, đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

Quy mô đầu tư, công nghệ khai thác đá vôi và các nguyên liệu khác để sản xuất xi măng phải thực hiện theo các nội dung trong “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020”.

Về gạch ốp lát và sứ vệ sinh: Định hướng về quy mô đầu tư, công nghệ khai thác, chế biến đất sét cao lanh và fenspat cho sản xuất gốm sứ xây dựng và bảo vệ môi trường phải thực hiện theo các nội dung trong “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020”.

Về kính xây dựng: đầu tư công nghệ chế biến làm giàu cát phù hợp với các loại cát ở từng khu vực, để sản xuất ở chất lượng tốt, bảo đảm yêu cầu của sản xuất kính. Không xuất khẩu cát trắng chưa qua chế biến...

Về vật liệu xây: khuyến khích đầu tư phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế tối đa việc sản xuất vật liệu xây dựng từ đất nông nghiệp. Đối với vật liệu xây không nung, sẽ phát triển từ các nguyên liệu như xi măng, đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện... theo hướng công nghệ hiện đại, quy mô lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây sản xuất từ đất sét nung.

Về vật liệu lợp: phát triển sản xuất ngói nung truyền thống 22 viên/m2 ở các địa phương có nguồn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường.

Về đá xây dựng: tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ sản xuất khai thác đá xây dựng ở tất cả các cơ sở sản xuất hiện có, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đang trong cơn “bĩ cực”: nhu cầu về VLXD trên thị trường trong nước thời gian qua giảm xuống mức thấp khiến sản xuất, kinh doanh của nhiều đơn vị ngành công nghiệp VLXD nội địa bị đình đốn: nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng, thậm chí có nhà máy đã phải ngừng hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ngoài sự tác động của lạm phát, suy thoái kinh tế, còn phải kể đến tình trạng VLXD nhập khẩu tràn lan bằng nhiều đường nhập khẩu, bao gồm cả chính ngạch, tiểu ngạch, đường thiết bị toàn bộ tổng thầu lẫn gian lận thương mại như khai giảm đơn giá tính thuế (bằng 50-70% giá thật), khai sai quy cách, chủng loại, chất lượng sản phẩm (sản phẩm granite thô khai làm nguyên liệu) để giảm thuế suất nhập, quay vòng hoá đơn...

81

Page 82: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Thực hiện kích cầu xuất khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng, cơ quan chức năng quản lý xuất nhập khẩu Trung Quốc thông báo từ 20/7/2009, mặt hàng gạch men ốp, lát đặc chủng được giảm thuế xuất khẩu xuống 0% và tạm thời thực thi đến hết năm 2009. Nhờ chính sách này, các doanh nghiệp Trung Quốc đã mở rộng tiếp thị và chào hàng để xuất khẩu các loại gạch men ốp, lát đặc chủng với mức giá giảm trung bình 7% so với cuối quý II/09. Do giá chào bán của phía đối tác Trung Quốc giảm, dự báo các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tăng mạnh lượng nhập khẩu mặt hàng này từ đầu tháng 8/2009.

Kim ngạch nhập khẩu VLXD tăng đột biến, trong khi giá nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào của các cơ sở sản xuất trong nước lại rất cao, không ổn định, làm cho giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh thấp. (giá dầu FO cao hơn các nước trong khu vực 20-30%, có thời điểm 50% (tháng 12/2008, giá dầu FO tại Việt Nam là 468 USD/T, tại Singapore là 237 USD/T). Ngành sản xuất VLXD Việt Nam bị tác động lớn từ những yếu tố trên khiến nhiều nhà máy hoạt động cầm chừng, thậm chí có nhà máy đã phải ngừng hoạt động. Vì vậy cần các giải pháp đồng bộ để kích cầu, chống suy giảm sản xuất VLXD. Trong đó khuyến khích sử dụng xi măng để làm đường giao thông, không phải nhập nhựa đường, góp phần giảm nhập siêu.

II.2.3. Các sản phẩm nông, lâm sản, thực phẩm

Ngành chè là một trong những ngành thu hút nhiều lao động so với các ngành khác. Hiện cả nước có 35 tỉnh trồng chè, chiếm tổng diện tích hơn 131.500 ha và bình quân năng suất đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệu cho khoảng 700 cơ sở sản xuất chè khô. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu sản phẩm chè của Việt Nam phải kể tới như: Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc, Afganistan. Chỉ tính riêng bốn tháng đầu năm 2009, lượng nhập khẩu chè của Pakistan đã tăng hơn 3.000 tấn, Nga tăng khoảng 1.700 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 300 tấn, Hà Lan tăng gần 500 tấn....

Sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “CheViet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực như Mỹ, EU và Nga, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Giá chè trong nước và giá chè xuất khẩu đang giữ ở mức tăng ổn định, trong đó giá chè nội địa tăng 1,6%, giá chè xuất khẩu tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà phát triển này Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng, năm 2009, ngành chè Việt Nam sẽ xuất khẩu 117 ngàn tấn, với kim ngạch phấn đấu đạt khoảng 167 triệu USD (tăng 13,6% so với năm 2008) và diện tích trồng

82

Page 83: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

chè của Việt Nam đạt 131,5 nghìn ha, tăng 1.900 ha so với diện tích năm 2007. Đây cũng là một trong những mặt hàng của ngành Nông nghiệp mà chỉ tiêu tăng trưởng được đưa ra cao hơn năm trước.

Để đạt được kế hoạch trên, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng cho rằng, ngành chè cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, địa phương cũng như Hiệp hội nhằm đưa ra hướng đột phá nâng cao chất lượng chè Việt Nam và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững những thị trường truyền thống, ngành chè cần đẩy mạnh xuất khẩu thêm qua các thị trường mới như: Đức, Hà Lan, Ba Lan, Ả Rập Xê út... cũng như sớm khôi phục lại thị trường Irắc. Ngành chè cần tăng cường đổi mới dây chuyền và công nghệ chế biến bảo đảm chất lượng, tìm hiểu khẩu vị, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè cao cấp có sức cạnh tranh cao như: các loại chè ướp hương hoa quả, các loại nước chè đóng hộp, các loại chè thuốc và các loại chè thảo mộc khác.

Vĩnh Phúc hiện có 12 doanh nghiệp chế biến tham gia xuất khẩu các sản phẩm chè. Riêng chợ đầu mối Thổ Tang cũng có hàng trăm hộ tham gia xuất khẩu chè. Mỗi năm các hộ này tham gia trung chuyển tiêu thụ từ 5.000 đến 6.000 tấn chè và hàng chục ngàn tấn nông sản khác ra thị trường nước ngoài, nhiều nhất là sang Trung Quốc, Lào. Sản phẩm chè được các doanh nghiệp thu mua từ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ... đem về sơ chế tìm đầu mối tiêu thụ. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2009, Vĩnh Phúc đã xuất khẩu được trên 4.775 tấn chè, đạt giá trị trên 6,89 triệu USD, tăng 95,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chè của tỉnh được mở rộng sang Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, I-rắc, Ấn Độ, Ba Lan... Tuy nhiên, việc xuất khẩu chè ở Vĩnh Phúc vẫn còn hạn chế do lượng xuất uỷ thác còn nhiều, chất lượng chè chưa cao, vùng nguyên liệu chưa ổn định.

Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè mở rộng thị trường tiêu thụ, Vĩnh Phúc đã có cuộc tọa đàm hợp tác và phát triển giữa ngành chè Vĩnh Phúc với Hiệp hội chè-cà phê Liên bang Nga nhằm tái thiết lập xuất khẩu chè sang thị trường Nga và các nước Đông Âu. Tỉnh thành lập Chi hội chè Vĩnh Phúc và trở thành Chi hội chè thứ 10 của cả nước được đăng ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chè ra thị trường nước ngoài. Tỉnh cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh chè.

Năm 2010, toàn tỉnh ước đạt 17.500 tấn chè các loại với KNXK hơn 25,5 triệu USD. Hiện tỉnh đang khuyến khích tăng cường đầu tư các lĩnh vực chế biến chè

83

Page 84: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

đảm bảo xây dựng vùng chế xuất hàng hoá có chất lượng chinh phục thị trường thế giới.

Bộ Công thương dự báo, trong thời gian tới giá chè sẽ không có nhiều biến động, nhiều khả năng sẽ giảm nhẹ vào cuối năm. Theo tính toán, hiện giá chè Việt Nam chỉ bằng 65-70% giá chè xuất khẩu của nhiều nước (bình quân chỉ đạt 1,2 USD/kg, trong khi giá thế giới là từ 1,5-2,2 USD/kg) do đó chè VN vẫn có khả năng cạnh tranh.

Một trong những mặt hàng chế biến nông lâm sản có khả năng cạnh tranh khác là đồ gỗ xuất khẩu. Mặc dù thời gian qua tăng trưởng nhanh, nhưng đến nay, thị phần đồ nội thất của Việt Nam trên thị trường thế giới mới chỉ đạt tỷ lệ 1%. Đây là một tỷ lệ rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của ngành. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm năm 2009 đạt 2,66 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2007 là do khủng hoảng kinh tế tác động tới sức mua của các thị trường xuất khẩu. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng của các thị trường  từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là một cơ hội đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Do đó,  về dài hạn, tiềm năng phát triển của ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là rất lớn.

Về chế biến nông sản thực phẩm, hiện nay số đầu lợn của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, VN có đủ điều kiện và ưu thế trong việc sản xuất và xuất khẩu thịt sạch, đặc biệt là thịt gà và nếu thực hiện được sẽ kích thích chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc phát triển.

II.2.4 Các sản phẩm dệt may da giầy

Việt Nam đang phát triển ở bước khởi đầu bằng những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến nông. lâm, thuỷ sản, thực phẩm.... Theo báo cáo của Tổ chức Hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI, Hà Lan), tiêu thụ các mặt hàng dệt gia dụng ở EU năm 2007 là 5,078 tỷ EUR.Từ sau năm 2007, mức tiêu thụ mặt hàng này ở EU tăng trung bình 2%/năm, dự báo vào năm 2010 sẽ đạt mức tăng 4,6%. Sản xuất các mặt hàng dệt gia dụng ở EU đang giảm dần, mỗi năm khoảng 7,5% trong giai đoạn 2003-2007, đạt 2,883 tỷ EUR vào năm 2007.Các nhà sản xuất EU tập trung vào các sản phẩm giá trị cao với mẫu mã thiết kế đẹp. Như vậy, phân đoạn thị trường dành cho các sản phẩm bậc trung trở xuống đang dành nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài. Hoạt động sản xuất các mặt hàng này ở EU đang chuyển dần sang các nước đang phát triển để giảm giá thành. Thực tế những năm qua, nhập khẩu hàng dệt gia dụng của EU từ các nước đang phát

84

Page 85: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

triển tăng khá nhanh, trung bình 10%/năm. Các nước đang phát triển có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU đối với hàng dệt gia dụng và chiếm 60% tỷ trọng trong tổng kim ngạch  nhập khẩu của toàn thị trường. Hiện nay, những nước đang phát triển dẫn đầu về cung cấp hàng dệt gia dụng cho thị trường EU bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù không nằm trong các quốc gia dẫn đầu nhập khẩu mặt hàng này sang EU, nhưng xuất khẩu hàng dệt gia dụng của Việt Nam vào EU thời gian qua cũng đã tăng trưởng trên 20%/năm. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt gia dụng của Việt nam sẽ ngày càng có nhiều cơ hội xuất khẩu mặt hàng này vào EU hơn, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy, khi giá cả các sản phẩm Trung Quốc đang tăng cao và nhiều vấn đề bất cập về chất lượng, người tiêu dùng EU bắt đầu chuyển hướng nhập khẩu nhiều hơn từ các nước đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam.

Theo HSBC, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam bắt đầu từ cuối năm 2008 và kéo dài đến hết quý 1/2009. Sau đó nền kinh tế đã lấy được đà để đạt được mức tăng trưởng cao hơn, tăng 4,4% trong quý 2/2009 (GDP quý 1/2009 tăng 3,1%). Hai nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam phục hồi trở lại, đó là sự tăng trưởng của ngành xây dựng hạ tầng và tiêu dùng. Chính sách kích cầu đã tác động mạnh đến ngành xây dựng và giao thông. Ở nhiều nơi, hệ thống đường bộ phát triển rất nhanh, đẩy ngành xây dựng tăng trưởng tới 10% trong nửa đầu năm 2009. Trong khi đó, tiêu dùng vẫn giữ được tốc độ tăng khá cao, trên 20% trong hai quý đầu năm nay, mặc dù có giảm so với tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước, nhưng vẫn là con số khá ấn tượng.

II.3. Dự báo khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp

Năm 2008 mặc dù có nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng 6,2% và mục tiêu cho năm 2009 mà Chính phủ đặt ra là 6,5%. Tuy nhiên tình hình suy thoái kinh tế tại các quốc gia, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản đã làm cho kim ngach xuất khẩu thâm hụt khoảng 1,5 tỷ USD, thêm vào đó, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng sụt giảm. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội khoá XII ngày 20/10/2009, GDP 9 tháng đầu năm 2009 tăng 4,56% dự báo cả năm tăng khoảng 5,2%.

Mặc dù thâm hụt ngân sách lớn trong năm 2009 sẽ tác động không tốt đến tình hình kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường đầy hứa hẹn

85

Page 86: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

với các nhà đầu tư nước ngoài. Ðầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh vì các nhà đầu tư nước ngoài được khích lệ bởi cam kết của Việt Nam không ngừng cải cách và mở cửa nền kinh tế. Trong 2 báo cáo của Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Cơ quan thương mại và đầu tư Vương quốc Anh công bố hôm 16/9/2009, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) đã sụt mạnh, cùng lúc giảm nhẹ tại Malaysia và Thái Lan. Tại khu vực Đông Nam Á, riêng Indonesia và Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng FDI, dù cũng đang đối mặt với khủng hoảng toàn cầu.

Khảo sát do cơ quan Thương mại và Đầu tư Anh tiến hành nói GDP của Việt Nam cứ 10 năm lại tăng gấp đôi kể từ năm 1986 và kể từ đó tới nay thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp 10 lần. Việt Nam cũng là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 86 triệu dân và 65% dân số ở độ tuổi dưới 35.Việt Nam hấp dẫn nhất trong hai năm liên tục trong số 15 nước đang trỗi dậy nếu không tính tới nhóm BRIC (Brazil, Russia, India, China).

Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua đã tạo điều kiện cho tỉnh Vĩnh Phúc hình thành nên các Trung tâm công nghiệp lớn như: công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy với 4 nhà máy lớn Honda, Toyota, Daewoo, Piaggio và nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm linh kiện phụ tùng . Với sự phát triển của Tập đoàn gạch Prime Group, Vĩnh Phúc cũng đã trở thành trung tâm vật liệu xây dựng lớn so với toàn quốc,… và hiện nay đang từng bước hình thành Trung tâm sản phẩm điện tử viễn thông, công nghệ cao do các nhà đầu tư lớn đến từ Đài Loan như Compal, Hồng Hải (Foxconn), .. đầu tư.

Bộ Công Thương đang tổ chức đợt triển lãm hàng xuất khẩu tại Matxcơva nhằm giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm sang thị trường Nga và các nước lân cận. Khoảng 80 doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày tham gia đợt xúc tiến thương mại lớn nhất này của Việt Nam tại Nga trong những năm gần đây.

II.4. Những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày 31/3/2009, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Việt Nam tăng trưởng 4,5%. Cũng trước đó hơn một tuần, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra con số 4,75% cho kinh tế Việt Nam năm 2009. Ngày 7/4/2009 Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định: Việt Nam đã vượt qua hai cú sốc kinh tế và dự báo tăng trưởng GDP năm 2009 ở mức 5,5%.

86

Page 87: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Theo ông Robert Prior Wandesforde -Chuyên gia cao cấp khu vực Châu Á của Ngân hàng Hong Kong - Thượng Hải (HSBC) đưa ra hôm 16/9/2009 tại TP HCM, kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà hồi phục sau khi chạm đáy nhờ vào những dấu hiệu tích cực của thế giới và những yếu tố kinh tế nội tại đang được cải thiện; dự báo tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2009 sẽ ở mức 4,6% và cao hơn trong năm 2010 (khoảng 6,8%).

Theo phân tích của HSBC, xuất khẩu của châu Á sau khi tụt giảm nghiêm trọng xuống gần âm 20% trong năm 2008 và đầu năm nay, đã có những bước phục hồi rõ rệt theo hình chữ V. Chỉ số nền kinh tế Âu, Mỹ có dấu hiệu ấm lại và GDP khu vực này sau khi giảm xuống dưới 0 trong hai năm qua sẽ đạt được mức 2% vào đầu năm 2010. Khu vực châu Á tạo ra mức cầu lớn cộng với chính sách kích cầu của các chính phủ đang kích thích sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên lạm phát tại khu vực này sau khi giảm mạnh xuống 3% sẽ có xu hướng tăng lên vào quý 4 năm nay và năm tới. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói kích cầu và đầu tư gần 8 tỷ USD (chiếm 8,6% GDP) và gói lãi suất ưu đãi 4% trị giá 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Các động thái này đã phần nào tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp trong nước, đồng thời tạo thêm nhu cầu tiêu dùng. Một trong những vấn đề mà Chính phủ phải quan tâm trong năm tới là sự trở lại của chu kỳ lạm phát. Giá năng lượng, lương thực tăng sẽ gây sức ép với lạm phát, vì hai nhóm hàng này chiếm tỷ trọng một nửa trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng.

Khi nền kinh tế phục hồi thì FDI sẽ nhanh chóng được bơm vào, theo đó dòng vốn FII (đầu tư nước ngoài gián tiếp) cũng sẽ tiếp bước. Lãi suất tiền đồng tăng kích thích các nhà xuất khẩu bán USD lấy VND. Doanh nghiệp xuất khẩu đang vay VND để tận dụng gói trợ giúp 4% của Chính phủ, nhưng sang năm tới sẽ dần dịch chuyển sang vay USD vì gói trợ giúp đã hết hạn, tất nhiên dịch chuyển này sẽ không rầm rộ.

Nếu FDI đổ mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ là thời điểm để các nhà đầu tư gián tiếp đầu tư vào trái phiếu Việt Nam. Số tiền đổ vào trái phiếu có thể lớn, vượt qua phần đổ vào cổ phiếu trong một thời điểm nhất định. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn xem Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên trong ngắn hạn thì nhà đầu tư gián tiếp kỳ vọng vào những thị trường có tính thanh khoản cao hơn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.

Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2009 và 2010, HSBC cho rằng, năm nay kinh tế Việt Nam vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 4,7% và tốc độ tăng GDP sẽ có sức bật mạnh mẽ hơn khi có thể đạt khoảng 6,8% trong năm 2010. Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng chấp nhận được trong năm 2009, chi

87

Page 88: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

tiêu Chính phủ sẽ tăng từ 5,8% trong năm ngoái lên 6,5% trong năm nay và ước tính khoảng 6% trong năm 2010. Một phần nguồn tài chính tài trợ cho mức chi tiêu cao của năm nay được đánh đổi bằng giảm tiết kiệm quốc dân. Tỷ lệ 31-32% GDP của nguồn tiền này trong hai năm gần đây sẽ giảm còn 25,1% GDP trong năm 2009 và sẽ tăng trở lại mức 30% trong năm 2010. Tiêu dùng khu vực tư nhân sẽ tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng, từ 7,3% năm 2008 xuống còn 3,4% trong năm nay và tăng lên mức 6,2% trong năm 2010.Trong khi đó, đầu tư có thể sẽ giảm mạnh, từ mức 23% của năm 2007; 13,2% trong năm 2008 xuống 3,2% trong năm nay và đạt 6,7% vào năm 2010. Ở các chỉ số quan trọng khác, dự báo năm 2009 và 2010, cung tiền M2 sẽ tăng lần lượt là 25% và 30% so với năm trước đó; lạm phát là 7,5% và 10,1%; thất nghiệp 5,4% và 5,3% (năm 2008 là 4,7%). HSBC dự báo lãi suất cơ bản có thể sẽ tăng từ 7% trong năm 2009 lên 9% trong năm tiếp theo.

Cán cân vãng lai âm 7% GDP trong năm 2009 và âm 6,9% năm 2010 nhưng có thể được bù đắp bằng giải ngân vốn FDI khoảng 8,5% và 9,1% GDP trong hai năm tương ứng. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách vẫn phải chịu áp lực khi có thể chiếm tới 8% và 7% GDP trong hai năm này. Nhìn về dài hạn, HSBC cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và bền vững, do mức đầu tư tiến gần tới 40% GDP, năng suất được cải thiện, cùng với lực lượng dân số trẻ đang đạt đến độ tuổi vàng (25-35 tuổi), đang di cư mạnh mẽ về các đô thị - nơi có trình độ sản xuất cao hơn, sẽ hỗ trợ GDP tiếp tục đà tăng trưởng cao trong nhiều năm tới.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo cập nhật ngày 22/9/2009 triển vọng phát triển châu Á 2009 với dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2009 đạt mức 4,7% và dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 6,5% năm 2010 với giả định Chính phủ sẽ không thông qua các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung cho năm 2010 và Ngân hàng Nhà nước sẽ theo đuổi các chính sách tiền tệ thắt chặt hợp lý.

Tại buổi họp báo diễn ra vào ngày 31/12/2009 tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê cho biết, bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhờ sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Đảng, Chính phủ; sự nỗ lực chủ động khắc phục khó khăn của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... nền kinh tế nước ta nhanh chóng thoát khỏi đà suy giảm, tổng sản phẩm trong nước năm 2009 tăng 5,32% trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.

88

Page 89: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Với mục tiêu tổng quát của của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 là: Tập trung mọi nỗ lực để lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong các năm tiếp theo; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; hợp tác và hội nhập kinh tế quốc có hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; phấn đấu ở mức cao nhất hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010). Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2010 là: tăng trưởng GDP khoảng 6,5 so với năm 2009; giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,8-3,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,7-7,3%; khu vực dịch vụ tăng 7,8-8,3%.

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương năm 2010 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 7/4/2010 cho rằng, song song với sự phục hồi khả quan, khi so sánh giá cả ở Việt Nam của từng tháng sẽ thấy lạm phát bắt đầu tăng trở lại, các chuyên gia WB đưa ra nhận định lạc quan Việt Nam sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%.

III. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng hoá công nghiệp và tỷ trọng xuất khẩu. Đầu tư xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, khả năng thu hút đầu tư trong các lĩnh vực và vai trò ngành công nghiệp

Ngày 14 tháng 4 năm 2006, tại kỳ họp thứ VI, khóa XIV, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐND về “Kế họach phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010” trong đó xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế – xã hội tỉnh như sau:

89

Page 90: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

“Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; khai thác có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển. Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là mũi nhọn. Đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho nhân dân. Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; thựchiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Phấn đấu có đủ yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”.

.Một số tiêu chí cơ bản của Vĩnh Phúc hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp – dịch vụ vào những năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 dự kiến như sau:

Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế :

- Tăng trưởng GDP trung bình hằng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 14%/năm- 15%/năm trong đó:

+ Giai đoạn 2011-2020 : 15%/năm-16%/năm+ Giai đoạn 2016-2020 : 14%/năm-14,5%/năm

- GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2010 đạt 1.600-1.700 USD; năm 2015 đạt khoảng 3.500-4.000 USD và năm 2020 đạt 6.500-7.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015 là : + Công nghiệp- xây dựng 62-63%; + Dịch vụ 30-31%; + Nông lâm ngư nghiệp 6,5-7%;

Đến năm 2020 là: + Công nghiệp- xây dựng 62-63%; + Dịch vụ 30-31%; + Nông lâm ngư nghiệp 6,5-7%;

90

Page 91: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 3,5 tỷ USD; đến năm 2020 đạt 13,5 tỷ USD; Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 trên 30%/năm;

- Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 là 140-145 ngàn tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 đạt 280-300 ngàn tỷ đồng.

- Phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững; trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia; 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.

Chỉ tiêu cụ thể :

-Tốc độ tăng trưởng GDP : (%/năm)

Chỉ tiêu 2008 2009-2010 2011-2015 2016-2020

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,43

% 8,5-8,8%15,0-

16,0%14,0-

14,5%

Tốc độ tăng trưởng NLN nghiệp 7,96% 2,8-3,2% 1,8-2,2% 3,3-3,7%

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ17,94

%11,5-

12,5%15,5-

16,5%17,5-

18,5%

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp19,49

% 8,0-8,5%16,7-

18,3%13,0-

14,0%

Tốc độ tăng trưởng xây dựng23,07

%11,2-

11,6%14,5-

15,5% 9,5-10,5%

Giá trị GDP : Chỉ tiêu 2008 2010 2015 2020

GDP giá CĐ1994 (Tỷ đồng) 9.694 11.484 23.580 45.912Trong đó: NLN nghiệp 1.343 1.412 1.559 1.852 Thương mại-dịch vụ 2.582 3.271 6.870 15.716 Công nghiệp 5.510 6.448 14.441 27.201 Xây dựng 259 353 709 1.142BQ GDP/người -giá HH (triệu Đ/người) 22,685 28,836 74,089 145,502BQ GDP/người -giá HH (USD/người) 1.365 1.696 4.005 7.009

Chuyển dịch tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP (%):Chỉ tiêu 2008 2010 2015 2020

Cơ cấu kinh tế % (giá HH) 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

91

Page 92: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Trong đó: NLN nghiệp 18,0% 13,5% 6,7% 3,4% Thương mại-Dịch vụ 24,5% 27,5% 30,6% 37,2% Công nghiệp + Xây dựng 57,5% 59,0% 62,7% 59,4% + Công nghiệp 54,9% 56,6% 59,9% 57,1% + Xây dựng 2,6% 2,5% 2,8% 2,3%

PHẦN IV

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC, CÁC THỜI CƠ VÀ THUẬN LỢI, CÁC THÁCH THỨC VÀ KHÓ KHĂN

Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm gần đây phát triển nhanh, phát huy tốt các tiềm năng sẵn có của tỉnh, đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế, thị trường, tiềm năng nguồn nhân lực... Vĩnh Phúc là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 3 miền Bắc và thứ 7 trên cả nước.

Nguồn : Niên giám thống kê 2008

92

Page 93: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Năm 2008 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 3 trong cả nước, tăng 4 bậc so với năm 2007, khẳng định sự tin tưởng, đánh giá cao của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, chất lượng dịch vụ công và hiệu quả điều hành của lãnh đạo tỉnh đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Vĩnh Phúc là một tỉnh có công nghiệp phát triển khá nhanh, đưa tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2004-2008 đạt 19,71%; bình quân GDP đầu người năm 2008 đạt 22,685 triệu Đồng tương đương hơn 1.300 USD. Như vậy xét về GDP/người Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước.

Nguồn : Niên giám thống kê năm 20008

Hiện trên địa bàn tỉnh đang hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp có vị trí hàng đầu trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước với sự xuất hiện của những nhà đầu tư lớn có thương hiệu trên thế giới như: công nghiệp cơ khí (lắp ráp ô tô, xe máy), công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử...

Tỷ trọng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2008 của Vĩnh Phúc so với cả nước

Sản phẩm Đơn vị Vĩnh Phúc Cả nước Tỷ lệ/cả nước

1. Xe ô tô Cái 31.939 110.186 28,99%

2. Xe máy " 1.388.953 2.880.200 48,22%

3. Gạch xây 1000 viên 739.552 18.190.000 4,07%

3. Gạch xây 1000 viên 739.552 18.190.000 4,07%

4. Gạch ceramic tr.m2 47 178,30 26,36%

93

Page 94: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

5. Giày thể thao 1000 đôi 3.616 293.200 1,23%

6. Quần áo may sẵn 1000 cái 29.772 2.323.300 1,28%

Nguồn : Niên giám thống kê 2008

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế: tỉnh trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội...

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, những tháng đầu năm 2009, một số mặt hàng chủ lực của tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề, sản lượng giảm như: xe máy giảm 3%, ô tô loại 4 đến 14 chỗ giảm 31,7%, loại 15 đến 30 chỗ giảm 57,7%... Công ty xe Buýt Deawoo Việt Nam phải ngừng hoạt động do không tiêu thụ được sản phẩm…Song, nhờ chính sách khích thích kinh tế của Chính phủ cùng những nỗ lực của tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc dần phục hồi trở lại. Đến hết tháng 8, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 33.630 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu  tăng 3,9% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu của kinh tế tư nhân tăng tới 88%.

Trong lĩnh vực thu hút đầu tư, tính đến hết tháng 8/2009, Vĩnh Phúc đứng thứ 5 cả nước; tỉnh đã có thêm 75 dự án đầu tư mới, trong đó 65 dự án DDI với tổng vốn trên 2. 947 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ; 10 dự án FDI với tổng 300 triệu USD. Ngoài ra còn có trên 20 lượt dự án đầu tư nước ngoài xin tăng vốn với tổng số vốn tăng gần 100 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn lên trên 427 dự án với tổng số vốn khoảng 2.287 triệu USD, 17,2 ngàn tỷ đồng, tạo việc làm cho 35.000 lao động trong và ngoài tỉnh. Kinh tế Vĩnh Phúc đã vượt lên những khó khăn chung. Công nghiệp Vĩnh Phúc đã thật sự trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế – xã hội khác phát triển.

Thời cơ thuận lợi

- Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và từng bước hội nhập kinh tế thế giới, hội nhập kinh tế khu vực đang mở ra thị trường lớn cho các nhà đầu tư, sản xuất hợp tác phát triển.

- Trung Quốc thực hiện chiến lược đại chấn hưng vùng Miền Tây, trong đó có khu vực tỉnh Vân Nam giáp Việt Nam, là tiền đề cho Vĩnh Phúc mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài.

94

Page 95: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Sự ổn định về chính trị và môi trường chính sách chung, môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng đang ngày càng được cải thiện.

- Các lợi thế về vị trí địa lý trong khu vực Đông nam á, cùng nguồn lao động và thị trường trong nước đầy tiềm năng thu hút các nhà đầu tư . Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến Vĩnh Phúc với các dự án đầu tư lớn về hạ tầng và sản xuất.

- Hệ thống giao thông trên địa bàn kết nối với cả nước và các nước trong khu vực đã và đang được nâng cấp, mở rộng, tuyến hành lang xuyên á Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đường vành đai IV vành đai V… của Thủ đô Hà Nội (đi qua địa bàn Vĩnh Phúc) tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế;

- Với địa hình trung du bán sơn địa, Vĩnh Phúc có tiềm năng về đất đai cho phát triển các khu công nghiệp quy mô lớn là lợi thế khi các khu vực tập trung công nghiệp cao như Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương… đang có những hạn chế về đất đai cho phát triển công nghiệp.

- Quyết tâm của nhân dân toàn tỉnh trong phát triển công nghiệp, cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh đang ngày càng hoàn thiện đã và đang tạo được sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư.

95

Page 96: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Thách thức, khó khăn

- Thị trường nội tỉnh có quy mô nhỏ so với yêu cầu phát triển công nghiệp, do đó hướng ra thị trường bên ngoài là một tất yếu khách quan nhưng đang bị tác động lớn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.

- Tài nguyên khoảng sản, nguồn nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc không nhiều và có quy mô nhỏ lẻ, không thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ.

- Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên nước có thể đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, song sự phát triển công nghiệp nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ô nhiễm nguồn nước, làm giảm khả năng cung cấp nước trong tương lai, đòi hỏi phải có sự quản lý, kiểm tra thường xuyên.

- Mặc dù, quy mô dân số ở mức trung bình, và chất lượng dân số được đánh giá là tương đối tốt nhưng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển công nghiệp tập trung có quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng bình quân cao còn hạn chế, cần chú trọng đào tạo nhân lực cho phát triển.

- Vĩnh Phúc có rừng quốc gia Tam Đảo, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch và dịch vụ, cần phải có định hướng quy hoạch để tránh mâu thuẫn với phát triển công nghiệp trong một không gian không lớn giới hạn bởi địa giới tỉnh.

- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng gắn với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ với tương lai Vĩnh Phúc trở thành một đô thị với quy mô tương đổi lớn, hiện đại văn minh, đòi hỏi phải được quy hoạch từ đầu với tầm nhìn dài hạn, đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn tỉnh.

II. LUẬN CHỨNG VỀ MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

II.1. Các quan điểm và phương hướng phát triển ngành công nghiệp

Quan điểm phát triển

- Ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cần phải được phát triển nhanh, mạnh theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương VII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp lớn. Phát triển ngành công nghiệp phải đảm bảo trở thành nền tảng kinh tế của tỉnh, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh, đảm bảo đóng góp chính cho nguồn thu ngân sách của tỉnh, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

96

Page 97: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch phát triển đô thị, giao thông, du lịch, nông nghiệp.

- Phát triển công nghiệp phải toàn diện, vừa phát triển công nghiệp chủ lực, quy mô lớn, vừa coi trọng công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn xác định hướng phát triển và lựa chọn dự án đầu tư. Phát triển công nghiệp chủ lực trên cơ sở xác định cơ cấu các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp và thành phần kinh tế công nghiệp hợp lý.

- Phát triển ngành công nghiệp đi đôi với phát triển ngành nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, kỹ năng của người lao động, đáp ứng yêu của các doanh nghiệp, là cơ sở để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh. Thu hút và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học về công nghiệp, cán bộ có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, tay nghề giỏi...

- Phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, gắn với kinh tế vùng miền, gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm ngay từ nguồn để phát triển bền vững.

- Phát triển ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phải khơi dậy và huy động được mọi nguồn lực nội sinh và tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực ngoại sinh, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng vào phát triển công nghiệp. Chuyển đổi dần cơ cấu công nghiệp theo các hướng : đa dạng hoá sản phẩm, hình thành các ngành nghề mới, sản phẩm mới; Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững chung của tỉnh và các tỉnh lân cận đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm phía bắc ...

- Công nghiệp phụ trợ được xác định là khâu đột phá để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH; tạo hàng hoá thay thế nhập khẩu. tạo chủ động cho sản xuất hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu.

97

Page 98: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Bộ Công thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020. Phát triển công nghiệp phụ trợ phải gắn với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở chọn lọc tiềm năng. lợi thế so sánh của Việt Nam với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền phân công lao động sản xuất quốc tế. Nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ định hướng theo các ngành ưu tiên phát triển là: cơ khí, chế tạo, ô tô, điện tử tin học, dệt may, da giày, ...Định hướng thu hút các dự án hình thành các khu, cụm công nghiệp phụ trợ cho cơ khí- chế tạo, điện- điện tử tại Vĩnh Phúc. từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng của sản phẩm.

Phương hướng phát triển - Thực hiện đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công

nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, dịch chuyển lao động sang khu vực có năng suất lao động cao hơn.

- Tập trung phát triển các ngành có thế mạnh ở địa phương như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thuỷ sản thực phẩm, dệt may da giày.....

- Định hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn như ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử, ngành sản xuất vật liệu mới...

- Đối với các doanh nghiệp đã có, cần tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để giảm tiêu hao, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức canh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Đối với các doanh nghiệp phát triển mới ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đi tắt, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để định hướng phát triển, lựa chọn phương án đầu tư và thiết bị, công nghệ.

- Để có thể phát triển công nghiệp trong bối cảnh thị trường chưa phục hồi cần phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm và tạo cơ sở thu hút các nhà đầu tư.

- Phát triển công nghiệp phải hiệu quả, trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Kết hợp chặt chẽ các loại quy mô, loại hình sản xuất. Ưu tiên phát triển các khu công nghiệp và bố trí các dự án công nghiệp vào các khu công nghiệp, hạn chế tối đa phát triển các dự án công nghiệp ngoài các khu công nghiệp.

98

Page 99: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Phát triển phải đi đôi với đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lao động trên địa bàn, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển.

- Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Vĩnh Phúc thời gian qua, cần tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài; tham gia vào mạng lưới công nghiệp ASEAN (AICO) và thế giới; tham gia tích cực vào hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

- Ưu tiên các dự án thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn; các dự án phục vụ xuất khẩu.

- Khuyến khích ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

II.2. Luận chứng mục tiêu phát triển :Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từng giai đoạnMục tiêu chungMục tiêu chung của nền kinh tế là đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một

nước công nghiệp. Mục tiêu của Vĩnh Phúc là phấn đấu có những yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV.

Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn

II.2.1. Giai đoạn 2009- 2010

Giai đoạn này công nghiệp chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, do đó nhằm phục hồi kinh tế, kế hoạch tới 2010 :- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 8,5%/năm-8,8%/năm- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt bình quân 8,0%/năm-8,5%/năm- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp xây dựng chiếm 59,0%; dịch vụ thương mại

chiếm 27,5% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 13,5%.- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.600-1.700 USD.

II.2.2. Giai đoạn 2011- 2015

Để tạo các yếu tố cơ bản cho một tỉnh công nghiệp vào 2015, xây dựng Vĩnh Yên trở thành thành phố vào năm 2020:

99

Page 100: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 15,0-16,0%/năm, trong đó công nghiệp tăng bình quân 16,7-18,3%/năm.

- Đến năm 2015, kinh tế có cơ cấu công nghiệp xây dựng chiếm 62,7%; dịch vụ thương mại chiếm 30,6 % và nông lâm ngư nghiệp chiếm 6,7%.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt mức GDP bình quân đầu người 3.500-4.000 USD tăng hơn 2 lần so với năm 2010.

II.2.3. Giai đoạn 2016 - 2020

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn này đạt 14,0-14,5%/năm, trong đó tăng trưởng công nghiệp đạt bình quân 13-14%/năm.

- Đến năm 2020, kinh tế tỉnh sẽ có cơ cấu: công nghiệp xây dựng chiếm 59,4%; dịch vụ thương mại chiếm 37,2% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 3,4%.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt mức GDP bình quân đầu người 6.500-7.000 USD, gấp hơn 4 lần so với năm 2010. II.2.4. Định hướng đến 2030

- Phát triển công nghiệp bền vững làm động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân .

- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đi vào công nghệ cao, tiến tiến, hiện đại; chuyên môn hoá, tự động hoá nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Thu hút các dự án công nghiệp có vốn đầu tư lớn, hiệu quả cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

- Phấn đấu trong nền kinh tế của tỉnh, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 96,5% trở lên; trong đó, dịch vụ - thương mại chiếm tỷ lệ ngày càng cao.

- Phấn đấu đến năm 2030, GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 13.000-15.000 USD;

III. LUẬN CHỨNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP (theo các phương án khác nhau)

III.1. Luận chứng phương án phát triển

Phương án phát triển phải phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đời sống kinh tế quốc tế; cần phát huy lợi thế so sánh của tiềm năng quốc gia, của tỉnh trong phân

100

Page 101: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

công lao động và hợp tác quốc tế; cần có sự lãnh đạo hiệu quả và có tầm nhìn dài hạn về xu hướng phát triển của kinh tế thế giới để xác định lợi thế so sánh cần tập trung.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, cần tận dụng các lợi thế so sánh tĩnh, trước mắt là khai thác hết tiềm năng hiện có của đất nước để đảm bảo và duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đánh giá các lợi thế so sánh động nhằm xác định các ngành mũi nhọn cần phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới. Với quan điểm này, cơ cấu công nghiệp Việt Nam hiện nay là hợp lý nhưng các biện pháp chuẩn bị hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn vẫn còn rất chậm chạp. Dựa trên quan điểm cạnh tranh này, cần có chính sách đẩy mạnh sản xuất theo chiều rộng các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và sử dụng tài nguyên tại chỗ để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Các ngành công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ cao hay có hàm lượng công nghệ cao trong giá thành sản phẩm cần được tập trung đầu tư theo chiều sâu để nâng cao sức cạnh tranh tương lai.

Với vị trí nằm ở cửa ngõ của thủ đô, gần sân bay, trên địa bàn có các đơn vị binh khí kỹ thuật, công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển nhanh thời gian qua; cần khuyến khích phục vụ nhu cầu quốc phòng là thị trường lớn và ổn định của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo.

Căn cứ vào mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ kế hoạch., phương hướng phát triển phải bao gồm hai mục tiêu cơ bản là nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp và duy trì tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển nhanh hơn. .

Các phương án phát triển:

Phương án 1: Phương án tăng trưởng chậm

Phương án này được giả định trong trường hợp nền kinh tế thế giới hồi phục chậm, ảnh hưởng cả về nguồn vốn đầu tư FDI, lẫn thị trường xuất nhập khẩu tác động đến triển khai thực hiện dự án; tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm.

Các chỉ tiêu cơ bản dự kiến như sau:

Chỉ tiêu 2008 20102011-2015

2016-2020

GDP giá CĐ1994 (Tỷ đồng) 9.694 11.454 23.030 44.305

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,43% 8,5% 15,0% 14,0%

101

Page 102: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

(%/năm)

Tốc độ tăng trưởng CN (%/năm) 19,49% 8,0% 16,7% 13,0%

BQ GDP/người -giá HH (tr.đ/ng) 22,685 28.761 72.401 140.596

BQ GDP/người -giá HH (USD/ng) 1.365 1.692 3.914 6.943

Tổng vốn đầu tư cho CN (Tỷ đồng)   4.682 63.838 101.239

Quy ra Triệu USD 275 3.451 4.877

Cơ cấu kinh tế % (giá HH) 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

Trong đó: NLN nghiệp 18,0% 13,5% 6,9% 3,5%

Thương mại-Dịch vụ 24,5% 27,6% 31,3% 38,5%

Công nghiệp + Xây dựng 57,5% 58,9% 61,8% 58,0%

+ Công nghiệp 54,9% 56,4% 59,0% 55,6%

+ Xây dựng 2,6% 2,5% 2,9% 2,4%

Phương án 2 : Phương án lựa chọn

Theo phương án này, công nghiệp Vĩnh Phúc phát triển ở mức tích cực, khả năng huy động vốn từ các nguồn khả thi, triển khai đúng tiến độ, khả năng khai thác vận hành cao hơn. Các chỉ tiêu cơ bản dự kiến như sau:

Chỉ tiêu 2008 2009-2010 2011-20152016-2020

GDP giá CĐ1994 (Tỷ đồng) 9.694 11.484 23.580 45.912

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%/năm) 17,43% 8,7% 15,5% 14,3%

Tốc độ tăng trưởng CN (%/năm) 19,49% 8,3% 17,50% 13,5%

BQ GDP/người -giá HH (tr.đ/ng) 22,685 28.836 74.089 145..502

BQ GDP/người -giá HH (USD/ng) 1.365 1.696 4.005 7.009

Tổng vốn đầu tư cho CN (Tỷ đồng)   4.834 68.276 110.380

Quy ra Triệu USD 284 3.691 5.317

Cơ cấu kinh tế % (giá HH) 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

Trong đó: NLN nghiệp 18,0% 13,5% 6,7% 3,4%

Thương mại-Dịch vụ 24,5% 27,5% 30,6% 37,2%

Công nghiệp + Xây dựng 57,5% 59,0% 62,7% 59,4%

+ Công nghiệp 54,9% 56,6% 59,9% 57,1%

102

Page 103: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

+ Xây dựng 2,6% 2,5% 2,8% 2,3%

Phương án 3 : Phương án tăng trưởng nhanh

Phương án này được giả định trong trường hợp thu hút được các dự án lớn đầu tư nước ngoài, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư; khả năng khai thác vận hành cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Các chỉ tiêu cơ bản dự kiến như sau:

Chỉ tiêu 20082009-2010

2011-2015

2016-2020

GDP giá CĐ1994 (Tỷ đồng) 9.694 11.513 24.147 47.482

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%/năm) 17,43% 8,8% 16,0% 14,5%

Tốc độ tăng trưởng CN (%/năm) 19,49% 8,5% 18,3% 13,9%

BQ GDP/người -giá HH (tr.đ/ng) 22,685 28.912 75.832 150.299

BQ GDP/người -giá HH (USD/ng) 1.365 1.701 4.099 7.240

Tổng vốn đầu tư cho CN (Tỷ đồng)   4.987 72.868 119.056

Quy ra Triệu USD 293 3.939 5.735

Cơ cấu kinh tế % (giá HH) 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

Trong đó: NLN nghiệp 18,0% 13,5% 6,6% 3,3%

Thương mại-Dịch vụ 24,5% 27,4% 29,9% 36,0%

Công nghiệp + Xây dựng 57,5% 59,1% 63,6% 60,7%

+ Công nghiệp 54,9% 56,7% 60,8% 58,5%

+ Xây dựng 2,6% 2,5% 2,7% 2,2%

Phương án 2 được lựa chọn vì mặc dù kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn chứa nhiều yếu tố bất ổn khó lường. Quy hoạch công nghiệp cần phải được lồng ghép với quy hoạch các ngành khác cụ thể như :- Việc bố trí các khu công nghiệp đòi hỏi phải thuận lợi về giao thông vận tải

nguyên vật liệu và lưu thông hàng hoá do đó cần xem xét điểm đấu nối giữa đường vào khu công nghiệp có phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải không. Phải tuân thủ hành lang an toàn đường bộ theo những quy định hiện hành. Đặc biệt lưu ý tới các điểm đấu nối với đường cao tốc xuyên Á, với trục đường Hà Nội – Lào Cai- Côn Minh...

103

Page 104: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Quy hoạch công nghiệp cần lồng ghép với quy hoạch các khu dân cư, đô thị, dịch vụ hạ tầng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, nhà ở, trường học, bệnh viện, các dịch vụ và các tiện ích xã hội khác cho cán bộ công nhân viên và gia đình của lao động phục vụ trong khu công nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.

- Quy hoạch các khu công nghiệp với định hướng khai thác sử dụng nguồn nguyên liệu trên địa bàn cần lồng ghép với quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung có xem xét đến các yếu tố liên ngành.

Quy hoạch công nghiệp cần được quy hoạch đồng thời với quy hoạch hạ tầng dịch vụ, hạ tầng kinh tế xã hội trong một tổng thể công nghiệp – đô thị -dịch vụ.

- Xác định các lĩnh vực, sản phẩm có ý nghĩa then chốt và trọng tâm đầu tư.

Những luận cứ chung:

- Là những ngành có vị trí quan trọng, có vị trí chi phối đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân, sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt thiết yếu với quốc kế dân sinh. Sự phát triển của các ngành này sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương;

- Là những ngành đang và trong tương lai dài vẫn sẽ có khả năng và điều kiện phát triển và chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của toàn bộ nền kinh tế. Quy mô phát triển của ngành cũng khẳng định tính tất yếu của ngành là phù hợp với nhu cầu khách quan đang có xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế;

- Là những ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, tăng trưởng nhanh, tạo vị thế vững chắc và khả năng cạnh tranh cao, đóng góp tích cực vào mối liên kết vùng và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;

- Là những ngành đi vào mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ, đi vào các hướng công nghệ tương lai phù hợp với xu thế thời đại và địa phương có điều kiện phát triển;

- Là những ngành hướng vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu;

- Đối với Vĩnh Phúc, ngoài việc căn cứ theo các luận cứ nêu trên, các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển còn phải là những ngành khai thác được tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Trên cơ sở phát triển công nghiệp trên địa bàn giai đoạn qua, các ngành chủ lực của Công nghiệp Vĩnh Phúc như sau :

* Cơ khí, chế tạo (chiếm tỷ trọng gần 81,1% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2008): đây là ngành phát triển nhanh nhất trong mấy năm qua,

104

Page 105: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

cùng với các địa phương lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên....bước đầu hình thành trung tâm cơ khí chế tạo ở phía bắc tạo cơ sở cho việc phát triển sau này. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 tầm nhìn 2020 tập trung vào các ngành: dệt may, da giày, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo…trong đó, ngành ô tô, xe máy được xác định phải trở thành ngành công nghiệp tiên phong trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Hiện Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam với nhiều đề xuất có mức ưu tiên cao cho sự phát triển của ngành này. Do đó trong giai đoạn 2011-2020, ngành cơ khí chế tạo sẽ còn giữ vai trò chủ đạo trong công nghiệp Vĩnh Phúc .

* Ngành vật liệu xây dựng : đây là ngành công nghiệp có truyền thống của Vĩnh Phúc dựa trên nguồn nguyên liệu và tay nghề sẵn có của lực lượng lao động, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 sau cơ khí chế tạo (chiếm 7,68% GTSXCN trên địa bàn năm 2008). Theo quy hoạch phát triển thành phố Vĩnh Yên trở thành đô thị loại I vào năm 2020, ngành chế biến vật liệu xây dựng sẽ có nhiều cơ hội để tăng trưởng nhanh.

* Ngành điện, điện tử đây là nhóm ngành còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn qua nhưng với các dự án đầu tư của tập đoàn Compal, Hồng Hải (Foxconn)... đang tạo tiền đề cho phát triển và đóng góp giá trị sản xuất đáng kể trong giai đoạn tới. Cùng với bước phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, tốc độ đô thị hoá cao và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đây sẽ là nhóm ngành tăng trưởng nhanh và có tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2020-2030.

* Ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm hiện nay ngoài chế biến chè và một số nông phẩm khác, trên địa bàn tỉnh có đàn lợn, đàn gia cầm lớn có thể cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, qua đó thúc đẩy phát triển chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thức ăn gia súc, phân vi sinh... tuy chỉ chiếm gần 4,6% GTSXCN năm 2008 nhưng là ngành thu hút nhiều lao động công nghiệp nhất hiện nay (gần 29,7% tổng số lao động công nghiệp năm 2008), giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người...

* Ngành dệt may da giày là ngành thu hút nhiều lao động thứ hai trên địa bàn (hơn 25,3% lao động công nghiệp năm 2008) trong đó đại đa số là nữ (70-80%), tuy đóng góp kinh tế không cao, giải quyết việc làm là chính, song có thể kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp nặng, đảm bảo sự phát triển hài hoà kinh tế xã hội.

* Các ngành khác đều có tỷ trọng nhỏ dưới 1% giá trị sản xuất công nghiệp và chưa có khả năng gây đột biến về cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2011-2020.

Căn cứ vào các luận cứ nêu trên, các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển của Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2015 như sau:

105

Page 106: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

1. Công nghiệp cơ khí chế tạo;2. Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng;3. Công nghiệp điện tử, tin học;4. Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống;5. Công nghiệp dệt may, da giầy;6. Công nghiệp hoá chất và dược phẩm;7. Công nghiệp khác.

Bước sang giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2030, Vĩnh Phúc đã có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp và đang phấn đấu trở thành thành phố Vĩnh Yên vào năm 2020, các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển của Vĩnh Phúc giai đoạn này dự báo như sau: công nghiệp điện tử, tin học sẽ là ngành ưu tiên hàng đầu, tiếp theo đến các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm, dệt may, da giày...

III.2. Cơ cấu nội bộ ngành và luận chứng phát triển các phân ngành công nghiệp

III.2.1. Công nghiệp cơ khí chế tạo:

Tại hội nghị Xúc tiến các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức tại Vĩnh Phúc, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho rằng phát triển công nghiệp hỗ trợ phải trở thành một hoạt động thường xuyên theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá cao.

Việt Nam đang cố gắng tìm mọi biện pháp giảm nhập siêu, trong khi thị trường ô tô đang phát triển thì hầu hết các doanh nghiệp chỉ lắp ráp ôtô dưới dạng CKD (Completely Knock Down - xe được lắp ráp với 100% linh kiện nhập khẩu) với trình độ công nghệ gần như nhau, dẫn đến tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị gia tăng đạt được chủ yếu ở các khâu: sườn, hàn, lắp ráp... còn lại gần 90% linh kiện, phụ tùng khác được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật... Đối với dòng xe bus và xe tải có tỷ lệ nội địa hoá cao hơn, cụ thể cụm chi tiết động cơ, hộp số và hệ thống truyền tải có tỷ lệ sản xuất trong nước chiếm khoảng 30%; cụm điện, điện tử tỷ lệ nội địa khoảng 70%. Đặc biệt, khung xe và thùng bệ xe tải đạt tỷ lệ 100% trong nước. Đối với dòng xe con, xe du lịch từ 4-9 chỗ, chủ yếu do khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) chế tạo.

Thực tế đã hình thành một số cơ sở chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện, vật tư cung ứng cho các nhà sản xuất lắp ráp ôtô như gương, kính, ghế, radio, dây điện, săm, lốp, ắcquy, xốp chống nóng... Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, công nghệ gia công tại một số doanh nghiệp cơ khí còn

106

Page 107: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

nhiều hạn chế với công suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định nhất là các khâu tạo phôi, sản xuất khuôn mẫu.... Bên cạnh đó, các mối liên kết giữa các nhà sản xuất chủ yếu theo ngành dọc hoặc theo chủ quản lý và do mối quen biết cùng bỏ vốn đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Điều này đã hạn chế trong việc khai thác thế mạnh của mỗi doanh nghiệp cũng như hạn chế trong việc đầu tư phát triển chuyên sâu giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

Công nghiệp cơ khí chế tạo Vĩnh Phúc trong những năm qua có bước phát triển rất nhanh. Đồng thời với phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành một số nhà máy cơ khí sản xuất các loại phụ tùng chi tiết có chất lượng cao phục vụ cho lắp ráp ô tô, xe máy, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá ô tô, xe máy. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều xưởng cơ khí nhỏ, sản xuất các loại sản phẩm cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và sản xuất các sản phẩm công cụ cầm tay.

Một số doanh nghiệp cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh như Công ty cơ khí chính xác Việt Nam I (sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy, thiết bị máy móc nông nghiệp). Công ty TNHH Degen Đài Loan (sản xuất các loại linh kiện phụ tùng cho ôtô, xe máy) Công ty TNHH Meisei Việt Nam (sản xuất khuôn đúc nhựa và sản phẩm nhựa) Công ty thép Việt Đức (sản xuất ống thép) Công ty Xuân Hoà (sản xuất cơ khí tiêu dùng) Công ty Toyota Việt Nam (lắp ráp ôtô). Công ty Honda Việt Nam (sản xuất, lắp ráp xe máy). Công ty cơ điện nông nghiệp 6, ở Hoàng Lâu, Tam Dương (sửa chữa máy kéo và máy nông nghiệp)....

Giai đoạn 1997-2004, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo Vĩnh Phúc phát triển rất nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp (giá 1994) ngành năm 2004 đạt 8.660.720 triệu đồng, chiếm 71,03% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giai đoạn 2005-2008 ngành vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân cao đạt 34,67%; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt hơn 37.386 tỷ đồng. Mặc dù lực lượng lao động trong ngành chỉ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động công nghiệp trong tỉnh nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chiếm 84,67% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2009, Công ty Piaggio Việt Nam chính thức đi vào sản xuất góp thêm giá trị sản xuất của ngành trên địa bàn.

Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá hiện hành – tỷ đồng)

Ngành cơ khí chế tạo 2005 2006 2007 2008 2009

GTSX theo giá hiện hành

16.781 22.404 32.816 42.880 47.358

Tỷ trọng/GTSXCN 78,72% 79,75% 82,40% 81,06% 82,72%

107

Page 108: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Số lao động công nghiệp trong ngành (người)

Số lao động có đên 31/12 2005 2006 2007 2008 2009

Ngành Cơ khí, chế tạo 8.170 10.047 12.877 14.642 15.250

Tỷ trọng so với LĐCN 15,20% 18,23% 20,07% 21,41% 21,84%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

So với quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến 2010 định hướng đến 2020, tính đến hết năm 2008 ngành cơ khí chế tạo đã vượt cả mục tiêu năm 2010 cả về giá trị sản xuất công nghiệp, về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng trong tổng giá trị SX công nghiệp trên địa bàn.

Ngành công nghiệp cơ khí Vĩnh Phúc hứa hẹn tiếp tục phát triển mạnh, vì:

- Tốc độ đô thị hoá cùng các tuyến đường giao thông trong địa phận tỉnh đang được triển khai hoàn thiện sẽ kích thích tăng trưởng phương tiện vận tải và cơ khí phục vụ xây dựng, dân sinh...

- Sản phẩm ngành chủ yếu là xe máy, ôtô …đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và đã xuất khẩu ra một số nước. Ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ tạo điều kiện nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Tỉnh cùng một số địa phương khác như Hà Nội, Thái Nguyên ...đang hình thành một trung tâm sản xuất cơ khí chế tạo tại phía bắc.

- Tỉnh có quỹ đất, có hạ tầng cơ sở, có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của ngành, đang khuyến khích các nhà đầu tư thông qua các thủ tục hành chính đơn giản, sẵn sàng chung tay tháo gỡ các khó khăn của nhà đầu tư...

Định hướng phát triển công nghiệp cơ khí

- Đổi mới công nghệ và thiết bị, nâng cao trình độ nhằm tăng năng lực sửa chữa, chế tạo thiết bị nhỏ chuyên dùng phục vụ các ngành kinh tế. Thực hiện lắp ráp sản phẩm, chế tạo các chi tiết máy, tiến tới chế tạo sản phẩm hoàn chỉnh.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất ôtô (các loại ôtô du lịch, xe buýt, xe tải nhẹ), xe máy và phụ tùng, linh kiện.

- Ngành công nghiệp cơ khí sẽ tập trung phát triển tại các khu công nghiệp thuộc thị xã Phúc Yên, Bình Xuyên và TP Vĩnh Yên.

108

Page 109: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Công nghiệp cơ khí Vĩnh Phúc hướng vào sản xuất các sản phẩm sau:

+ Ôtô và phụ tùng thay thế (ôtô 4 chỗ, mini buýt, ôtô tải nhẹ, ôtô buýt 30 - 60 chỗ).

+ Xe máy và phụ tùng, linh kiện.

+ Sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp bao gồm các loại động cơ diesel, các bộ gá vào máy kéo nhỏ, bình bơm thuốc trừ sâu, các thiết bị phục vụ sau thu hoạch (như máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, bóc vỏ lạc, thái khoai, thái sắn, máy sấy khô), công cụ cầm tay. Sản xuất máy móc thiết bị cho công nghiệp chế biến.

+ Sản xuất máy công cụ bao gồm máy cắt gọt kim loại, máy rèn dập, máy công cụ chuyên dùng.

+ Sản xuất các thiết bị điện, máy biến áp, các loại khí cụ điện, các loại dây và cáp điện.

+ Sản xuất các loại đồ dùng gia dụng và linh kiện (như quạt điện, xe đạp, bếp ga, tủ lạnh, máy điều hoà không khí, máy giặt, nồi cơm điện, bình nước nóng, máy hút bụi, đồ dùng nhà bếp... ).

+ Sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác đồng hồ điện/nước, đồng hồ, thiết bị dụng cụ y tế.

+ Sản xuất các thiết bị phục vụ ngành xây dựng.

+ Sản xuất các kết cấu kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn gồm giàn không gian, cấu kiện thép cho xây dựng, tấm lợp kim loại, bồn chứa, giàn giáo, cốp pha bằng kim loại.

+ Sản xuất các thiết bị đặc thù cho các làng nghề thủ công, thiết bị sản xuất mỹ nghệ xuất khẩu.

Mục tiêu phát triển của ngành cơ khí chế tạo

Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá hiện hành – tỷ đồng)

Ngành CN 2010 2015 2020

Cơ khí, chế tạo 59.02

3 121.319 175.266

Cơ cấu trong GTSXCN 79,70% 62,44% 61,23%

Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo giai đoạn 2011-2015 là 10,0%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 4,5%/năm và bình quân giai đoạn 2011-2020 là 7,2%/năm .

109

Page 110: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Tốc độ tăng trưởng GTSXCN ngành cơ khí chế tạo giai đoạn 2005-2008 và dự báo đến 2020

Nguồn : Niên giám thống kê và dự báo của nhóm nghiên cứu

Định hướng phát triển:

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt dự kiến đến năm 2020 cả nước có 2,8 đến 3 triệu ô tô, trong đó xe con chiếm khoảng 50%, xe khách 17% và xe tải 33%; các doanh nghiệp sản xuất ô tô trên địa bàn tỉnh cần nắm bắt cơ hội để đáp ứng nhu cầu thị trường trong giai đoạn này;

Do giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí chế tạo của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành chế tạo ô tô, xe máy đem lại với hệ thống giao thông đường bộ và hạ tầng cơ sở các đô thị đang được đầu tư sẽ thúc đẩy phát triển ngành cơ khí chế tạo

Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành còn tăng nhờ phát triển công nghiệp phụ trợ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ôtô thì đến năm 2010 sẽ hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước là 65%, xe con là 15% và đến năm 2020 cho xe khách là 75%, xe tải là 85% và xe con là 30%.

Quy hoạch phát triển:

- Các dự án mới về sản xuất, chế tạo cơ khí phục vụ nông nghiệp và giao thông vận tải trên địa bàn.

110

Page 111: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Xây dựng các cơ sở cơ khí nhỏ, phát triển các cơ sở sửa chữa, chế tạo các công cụ cầm tay, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, xã.

- Các dự án công nghiệp hỗ trợ nội thất xe ôtô, phụ tùng ôtô xe máy và các trang thiết bị khác, cơ khí và kết cấu thép xây dựng phục vụ xây dựng thành phố Vĩnh Yên và các đô thị vệ tinh.

- Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô tập trung phát triển sản xuất theo cụm công nghệ gồm cabin, khung. vỏ, hệ thống treo, động cơ, hộp số, các đăng, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng. Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu. Thu hút đầu tư liên doanh sản xuất động cơ tiến tới hình thành khu công nghiệp phụ trợ cho việc sản xuất động cơ và ô tô, xe máy tại Phúc Yên và Bình Xuyên ;

- Ngành công nghiệp phụ trợ cơ khí chế tạo cần tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo hiện có để nâng cao năng lực đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn để chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản xuất 3 nhóm sản phẩm cơ khí chính là thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy móc xây dựng, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào các quá trình sản xuất công nghệ cao, vào những khâu cơ bản mà Việt Nam còn yếu kém.

III.2.2. Công nghiệp điện tử, tin học

Với vị trí nằm kề cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, gần các trục và đầu mối giao thông chính của miền Bắc, thuận tiện trong giao thông và lưu thông hàng hoá, công nghiệp phát triển nhanh mấy năm gần đây, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện, điện tử. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử sau: Công ty liên doanh Nagakawa Nhật Bản (lắp ráp sản phẩm điện tử); Công ty sản xuất CD và VCD chất lượng cao; Công ty liên doanh thẻ thông minh MK. Tập đoàn Hồng Hải sản xuất điện thoại di động, Tập đoàn Compal sản xuất máy tính...

Giai đoạn 2005-2008, công nghiệp điện tử ở Vĩnh Phúc còn nhỏ bé, chưa xứng với tiềm năng, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 chỉ chiếm chưa đến 0,20% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tới các dự án của tập đoàn Hồng Hải và Compal phải dãn tiến độ đầu tư nên khi các dự án này đi vào hoạt động trong giai đoạn tới sẽ nâng giá trị sản xuất và tốc độ phát triển ngành này lên đáng kể.

111

Page 112: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá hiện hành – tỷ đồng)

Ngành điện điện tử 2005 2006 2007 2008 2009

Giá trị SXCN giá h.hành 32 38 142 111 120

Tỷ trọng/GTSXCN 0,15% 0,13% 0,36% 0,21% 0,21%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Định hướng phát triển:

Ngành công nghiệp điện tử tin học là ngành có xu hướng phát triển mạnh Để đón đầu và hội nhập với xu hướng phát triển chung của công nghiệp điện tử tin học trong nước và khu vực, ngành điện tử tin học Vĩnh Phúc được định hướng như sau:

- Phát triển sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử như các loại sản phẩm điện tử gia dụng (điện thoại, máy điều hoà không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, lò vi sóng), các sản phẩm điện tử văn phòng (máy photocopy, máy fax,…) điện, điện tử phục vụ công nghiệp;

- Phát triển công nghệ tin học, chủ yếu tập trung vào sản xuất lắp ráp các thiết bị tin học (như máy vi tính, máy in, linh kiện máy tính), sản xuất phần mềm; các ứng dụng của công nghệ tin học điện tử trong sản xuất và trong sinh hoạt;

- Hình thành Khu công nghệ cao tập trung, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ cao (điện tử, tin học, phần mềm) của vùng.

Mục tiêu phát triển:

Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá hiện hành – tỷ đồng)

Ngành CN 2010 2015 2020

Ngành điện, điện tử 1.86

2 51.498 79.892

Cơ cấu trong GTSXCN 2,51% 26,51% 27,91%

Khi các dự án của Tập đoàn Compal, Hồng Hải đi vào hoạt động, GTSXCN của ngành này sẽ có bước phát triển lớn. Căn cứ các dự án trên, dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử tin học giai đoạn 2011-2015 là

112

Page 113: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

85%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 6%/năm và bình quân giai đoạn 2011-2020 là 40%/năm.

Tốc độ tăng trưởng GTSXCN ngành điện, điện tử giai đoạn 2005-2008 và dự báo đến 2020

Nguồn : Niên giám thống kê và dự báo của nhóm nghiên cứu

.

Quy hoạch phát triển:

- Đầu tư các nhà máy sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử (gia dụng, công nghiệp và văn phòng).

- Xây dựng dự án “Viettronics Park” tại Mê Linh, bao gồm hai phần chính: Nhà máy sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao, dự án nhà máy điện tử công nghiệp và một số cơ sở sản xuất vệ tinh. Xây dựng khu công nghệ cao bao gồm Trung tâm thiết kế IC, Trung tâm đào tạo và phát triển phần mềm nguồn mở…

- Ngoài các khu công nghiệp do Foxconn và Compal đầu tư, xây dựng thêm một số khu công nghiệp điện tử, tin học và công nghệ cao gần các thành phố, thị xã, thị trấn để đảm bảo cung ứng các yếu tố hạ tầng, nguồn nhân lực cho phát triển.

- Xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ cao Vĩnh Yên. Trung tâm này có chức năng nghiên cứu công nghệ cao, nghiên cứu công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm ứng dụng, phục vụ thị trường tin học tại địa phương, nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông tốc độ cao phục vụ cho phát triển công nghệ thông tin ở Vĩnh Phúc.

- Ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin học nhằm mục tiêu đến năm 2010 đạt tỷ trọng sử dụng nguyên vật liệu nội địa trong giá thành sản phẩm đạt khoảng

113

Page 114: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

22 – 25%. Sau năm 2010 sẽ phát triển sản xuất linh kiện lắp ráp đồng bộ. linh kiện dạng nguyên vật liệu và các loại linh. phụ kiện khác (đĩa CD. CD-Rom. DVD. pin mặt trời.…). Xây dựng một số nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử y tế kỹ thuật cao. thiết bị cảnh báo, giám sát điện tử; các thiết bị tự động hoá trong sản xuất và sinh hoạt...

III.2.3. Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ hai sau ngành cơ khí chế tạo. Giai đoạn 2005-2008, ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 20,54% .Một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bản như : Công ty cổ phần Hợp Thịnh Viglacera. Công ty cổ phần gốm xây dựng Xuân Hoà, thị trấn Xuân Hoà, Phúc Yên. Công ty gạch men Thăng Long, xã Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên. Công ty cổ phần gốm xây dựng Đoàn Kết, xã Đồng Văn, Yên Lạc. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bồ Sao, xã Bồ Sao, Vĩnh Tường. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tam Đảo, xã Quất Lưu, Bình Xuyên. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Vĩnh Phúc, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo. Công ty cổ phần chế biến khoáng sản và vật liệu chịu lửa Vĩnh Phúc (xã Định Trung, thị xã Vĩnh Yên)....

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dụng giai đoạn 2005-2009 (giá hiện hành - tỷ đồng ):

Ngành vật liệu xây dựng 2005 2006 2007 2008 2009

GTSXCN giá hiện hành 1.926 2.235 2.888 4.061 3.866

Tỷ trọng/GTSXCN 9,03% 7,96% 7,25% 7,68% 6,75%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Định hướng phát triển:

- Tập trung đầu tư và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phương là các loại gạch ceramic, gạch ốp lát;

- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (như gạch ngói, cát sỏi), các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn;

114

Page 115: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Sản xuất gạch, ngói theo công nghệ lò tuy nen, tiến tới xoá bỏ các lò gạch thủ công nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Đầu tư, phát triển sản xuất gạch không nung, gạch bê tông nhẹ để bảo vệ tài nguyên đất, môi trường...;

- Phát triển sản xuất các sản phẩm mới (cửa nhôm, cửa nhựa, ván ép,...).

Mục tiêu phát triển:Trên cơ sở phân tích cân đối năng lực sản xuất, nhu cầu tiêu thụ của thị

trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức tăng dân số, dự kiến mục tiêu phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng như sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành - tỷ đồng ):

Ngành CN 2010 2015 2020

Ngành SX vật liệu xây dựng 5.48

6 10.288 15.222

Cơ cấu trong GTSXCN 7,41% 5,30% 5,32%

Tốc độ tăng trưởng GTSXCN ngành SX vật liệu xây dựng giai đoạn 2005-2008 và dự báo đến 2020

Nguồn : Niên giám thống kê và dự báo của nhóm nghiên cứu

Dự báo : Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng giai đoạn 2011-2015 là 8,0%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 3,0%/năm; bình quân giai đoạn 2011-2020 là 5,47%/năm.

Quy hoạch phát triển:

Đá xây dựng

115

Page 116: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Phát triển khai thác đá theo định hướng sau:

- Đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có. bổ sung thiết bị. đổi mới công nghệ để nâng cao sản lượng và chất lượng.

- Đẩy mạnh khai thác các mỏ đá có cường độ cao để phục vụ cho sản xuất bêtông mác cao. Mỏ đá xóm Cốc (Minh Quang) thuộc Công ty xây dựng Vĩnh Phúc có thể nâng công suất lên 120.000 m3/năm. Mỏ Đầu Vai (Minh Quang) thuộc Công ty TNHH Bảo Quân. Mỏ đá Tân Trung (Lập Thạch) và Trung Mầu (Bình Xuyên) nâng công suất lên 300.000 m3/năm.

Cát xây dựng

Khai thác cát sỏi dọc Sông Lô đầu tư thêm trang thiết bị để nâng công suất thêm 2 triệu m3/năm. Các cơ sở khai thác cát sỏi khác khoảng 200.000 - 300.000 m3/năm. Cơ sở khai thác cát Liên Sơn - Lập Thạch khai thác cát vàng trên sông Phó Đáy công suất 100.000 m3/năm.

Vật liệu xây (gạch xây)

Phát triển sản xuất gạch xây đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh khác theo hướng sau: Sử dụng công nghệ lò tuy nen. chấm dứt sản xuất gạch ngói bằng lò thủ công. đảm bảo môi trường; Các cơ sở sản xuất hiện có đầu tư chiều sâu. đổi mới công nghệ sản xuất. đảm bảo sản lượng. chất lượng; Chuyển đổi dần việc dùng nguyên liệu đất ruộng sang đất đồi và các dạng nguyên liệu khác. Ổn định và mở rộng sản xuất các doanh nghiệp sản xuất gạch nung tuy nen hiện có. Xây dựng xí nghiệp gạch không nung 25 triệu viên/năm. gạch bê tông nhẹ 200.000 m3/năm; Xây dựng tại các huyện cơ sở sản xuất gạch tuy nen công suất 7 triệu viên/năm.

Vật liệu lợp (ngói lợp)

Sản xuất ngói theo công nghệ lò tuy nen để tránh ô nhiễm môi trường.

Sản xuất tấm lợp từ kim loại. tấm lợp nhựa thông minh. ngoài tấm lợp sóng còn có sản phẩm dạng ngói phù hợp cho các công trình văn hoá. biệt thự… Đa dạng hoá các sản phẩm từ vật liệu composit.

Gạch ốp lát

Duy trì và mở rộng phát triển sản xuất gạch ốp lát hiện có phục vụ tốc độ đô thị hoá TP Vĩnh Yên và các đô thị vệ tinh.

Vật liệu chịu lửa

Cần tiếp tục đầu tư mở rộng mỏ cao lanh Định Trung. nâng cao sản lượng. chế biến cao lanh. sản xuất samốt và gạch chịu lửa.

116

Page 117: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Bê tông

Đầu tư chiều sâu cơ sở sản xuất bê tông tươi của Công ty xây dựng số 2 thuộc Công ty Vinaconex để vừa sản xuất bêtông tươi vừa sản xuất ra các sản phẩm như cột điện. ống cống. gạch bê tông nhẹ v.v...

Ván nhân tạo

Xây dựng cơ sở sản xuất gỗ ép để làm vách ngăn. trần nhà và đồ dùng gia đình: tủ. bàn ghế v.v... .

Cửa nhựa

Xây dựng một cơ sở sản xuất cửa nhựa (cửa sổ. cửa ra vào v.v...)

III.2.4. Công nghiệp dệt may, da giầy

Dự báo, Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là những nhân tố quan trọng. Tổng kim ngạch hàng dệt may nhập vào Mỹ ước đạt 50 tỷ USD/năm, so với mức khoảng 80 tỷ USD/năm của EU. Mỹ đang cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dệt may sản xuất từ Châu Á, trong khi cũng dành một số ưu đãi về thuế cho những mặt hàng nhập từ Mêhicô và các nước Nam Mỹ. Với việc ngành dệt may Mỹ và EU đang thu hẹp dần, cần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường để cùng chia sẻ thị trường với các nguồn lực sẵn có.

Dệt may da giày là ngành sản xuất thu hút nhiều lao động phổ thông tại địa phương và là ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Do khủng hoảng kinh tế thế giới, bảo hộ của các chính phủ, sức mua của thị trường xuất khẩu chính hàng dệt may-da giày Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật đều giảm sút khiến xuất khẩu dệt may có những thăng trầm trong giá trị sản xuất và xuất khẩu. Tuy vậy giai đoạn 2005-2007 ngành dệt may da giày vẫn có tốc độ tăng trưởng bình quân 19,46%. Dệt may da giày là ngành thu hút hơn 20% lao động công nghiệp và đóng góp gần 4% giá trị sản xuất công nghiệp.9 tháng đầu năm 2009. chỉ có hàng dệt may và chè là tăng trưởng chứng tỏ thị trường đang phục hồi.

Giá trị sản xuất ngành dệt may da giày theo giá hiện hành (tỷ đồng)

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009

Dệt may - Da giầy 1.149 1.592 1.351 1.756 1.800

Tỷ trọng/GTSXCN 5,39% 5,67% 3,39% 3,32% 3,14%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

117

Page 118: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Lao động ngành dệt may da giầy giai đoạn 2005-2008 (người)

Lao động ngành 2005 2006 2007 2008 2009

Dệt may - Da giầy 11.675 12.020 14.821 17.311 17.319

Tỷ trọng so với LĐCN 21,72% 21,81% 23,10% 25,31% 24,48%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Một số cơ sở dệt may da giày trên địa bàn như: Công ty cổ phần may Hương Canh; Công ty may Toàn Cầu Xanh (TNHH trong nước); Công ty may VINA KOREA (FDI); Công ty may SHINWON (FDI); Công ty Daewoo Apparel Việt Nam; Công ty TNHH dệt len Lantian (FDI); Công ty giày Vĩnh Yên. Công ty giày Phúc Yên...

Mục tiêu phát triển của ngành dệt may da giày Vĩnh Phúc :(tỷ đồng)

Các ngành CN 2010 2015 2020

Ngành dệt may, da giầy 1.97

6 2.467 3.006

Cơ cấu trong GTSXCN 2,67% 1,27% 1,05%

Tốc độ tăng trưởng GTSXCN ngành dệt may da giày giai đoạn 2005-2008 và dự báo đến 2020

Nguồn : Niên giám thống kê và dự báo của nhóm nghiên cứu

Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 3,5%/năm giai đoạn 2016-2020 là 3,0%/năm, bình quân giai đoạn 2011-2020 là 3,25%/năm.

Quy hoạch phát triển:

- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cơ sở may mặc da giày hiện có đạt tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp quản lý. sản xuất quốc tế, tăng cường năng lực xuất khẩu.

118

Page 119: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Đầu tư chiều sâu các cơ sở ươm tơ hiện có, thay thế các thiết bị ươm tơ cơ khí bằng các thiết bị ươm tơ tự động để đạt tiêu chuẩn tơ cấp A; Đầu tư các cơ sở dệt lụa, đũi, tơ nhân tạo...

- Đầu tư nâng cao năng lực của các cơ sở may mặc, da giày tại các khu quy hoạch công nghiệp đô thị. hướng tới xuất khẩu để thu hút lao động nữ. đảm bảo phát triển hài hoà và không gây tác động tới môi trường.

- Xây dựng các cơ sở dệt may, da giày mới ở địa bàn các huyện Vĩnh Tường. Tam Dương. Lập Thạch. Yên Lạc để thu hút lao động địa phương, phát huy tiềm năng lao động sẵn có của các địa phương.

- Khuyến khhích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm mục tiêu đến năm 2015 đạt khoảng 39% và đến năm 2020 là khoảng 40% nhu cầu vải dệt thoi. Năm 2010. tự sản xuất trong nước từ 10 - 70% tuỳ loại phụ tùng cơ khí dệt may và 40 - 100% vào năm 2020. Năm 2015 đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp. Đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020;

- Ngành công nghiệp phụ trợ da giầy phối hợp với ngành dệt may, đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu;

III.2.5. Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành - tỷ đồng ):

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009

Nông lâm sản, thực phẩm

952 1.257 1.849 2.430 2.703

Tỷ trọng/GTSXCN 4,46% 4,47% 4,64% 4,59% 4,72%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm thu hút gần 30% lao động công nghiệp. Đóng góp hơn 4,5% giá trị SXCN trên địa bàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2008 đạt 11,03%, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Định hướng phát triển:

119

Page 120: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Xây dựng các vùng chuyên canh trồng trọt và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến; ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, tiến tới đầu tư các cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại;

- Quy hoạch vùng nguyên liệu chè phục vụ cho chế biến chè xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng ổn định tiến tới xây dựng thương hiệu.

- Nghiên cứu khôi phục mặt hàng dứa xuất khẩu Đông Âu trước đây của Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch.

- Chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ nhu cầu nuôi trồng tại địa phương;

- Phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới (ván nhân tạo), các mặt hàng song, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, hướng vào xuất khẩu.

Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu phát triển của ngành chế biến nông lâm sản. thực phẩm (tỷ đồng)Ngành CN 2010 2015 2020

CN chế biến NLS, TP 3.61

2 5.632 8.342

Cơ cấu trong GTSXCN 4,88% 2,90% 2,91%

Tốc độ tăng trưởng GTSXCN ngành chế biến NLS,TP giai đoạn 2005-2008 và dự báo đến 2020

Nguồn : Niên giám thống kê và dự báo của nhóm nghiên cứu

Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm giai đoạn 2011-2015 là 4,08%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 4,01%/năm; bình quân giai đoạn 2011-2020 là 4,05%/năm.

120

Page 121: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Quy hoạch phát triển:

- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản thực phẩm gắn với các vùng chuyên canh Áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến như lựa chọn đất phù hợp, giống tốt có khả năng kháng bệnh cao, phù hợp với yêu cầu chế biến công nghiệp.

- Duy trì sản xuất các cơ sở sản xuất thực phẩm hiện có đạt công suất thiết kế. Đầu tư chiều sâu và tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu khôi phục mặt hàng dứa xuất khẩu Đông Âu trước đây của Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch.; Xây dựng cơ sở chế biến hoa quả xuất khẩu có thể khắc phục được tính mùa vụ thu hoạch…

- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp đồ uống và nước giải khát bổ dưỡng từ nguồn nguyên liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân và tăng thêm nguồn thu ngân sách.

- Quy hoạch các vùng cung cấp nguyên liệu chè gắn liền với đầu tư cải tiến công nghệ chế biến chè để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đầu tư chiều sâu các cơ sở chế biến hiện có để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng.

- Xây dựng các cơ sở bảo quản và chế biến lương thực, nông sản thực phẩm.

- Khuyến khích các cụm công nghiệp làng, xã gắn liền với vùng nguyên liệu chế biến sắn, khoai lang ra sản phẩm tinh bột để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác (như sản xuất đường gluco, nha, mì chính, công nghiệp dệt, bánh kẹo) và phục vụ xuất khẩu.

- Đầu tư công nghệ bảo quản, sơ chế rau hoa quả tươi để hạn chế tổn thất, kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng. Xây dựng cơ sở, bảo quản lạnh, các xưởng chế biến vùng lân cận phục vụ công tác quy hoạch phát triển thành phố Vĩnh Yên và các đô thị vệ tinh.

- Khuyến khích giúp đỡ đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị tiên tiến cho ươm tơ dệt lụa để duy trì và phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm ở Yên Lạc, Vĩnh Tường.

- Khuyến khích xây dựng một xí nghiệp chế biến sữa ở huyện Vĩnh Tường, nơi có đàn bò sữa tập trung.

- Xây dựng xí nghiệp chế biến thịt gia súc, gia cầm có công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm chủ yếu là thịt đông lạnh, thịt lợn sữa đông lạnh, sản phẩm thịt đóng hộp.

121

Page 122: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản. bước đầu phục vụ hệ thống chợ. các bếp ăn tập thể khu công nghiệp trong tỉnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và trong nước, tiến tới tìm kiếm thị trường xuất khẩu;

- Xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gắn liền với vùng chăn nuôi tập trung giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập.Khuyến khích mọi thành phần đầu tư phát triển thức ăn chăn nuôi phục vụ đàn gia súc gia cầm, thuỷ sản trong tỉnh và khu vực. Đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có, nâng cao sản lượng và chất lượng.

- Củng cố các cơ sở chế biến gỗ. Phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ ván nhân tạo. Xây dựng các cơ sở chế biến sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp xuất khẩu. Xây dựng cơ sở chế biến ván sàn, trần nhà ốp tường xuất khẩu trên cơ sở gỗ rừng trồng. Phát triển các mặt hàng song, mây tre đan phục vụ tiêu dùng, ứng dụng công nghệ tuần hoàn, tái sử dụng để giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường.

III.2.6. Công nghiệp hoá chất, dược phẩm

Công nghiệp hoá chất và dược phẩm trên địa bàn trong thời gian qua có tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp mặc dầu nhu cầu về các sản phẩm hoá chất tiêu dùng, hoá chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cây ăn quả, cây công nghiệp khác ngày càng cao.

Mặt khác ngành công nghiệp dược phẩm là một ngành công nghệ cao, đòi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn cho người sử dụng ,vốn đầu tư lớn. Hiện ngành này đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại và các nhà phân phối lớn trên thế giới. Theo các nhà dược học, Vĩnh Phúc có vườn quốc gia Tam Đảo là nơi lưu giữ gen của nhiều loại động thực vật hiếm quý; có vùng núi, rừng có thể ươm trồng nhiều loại cây dược liệu và nuôi khai thác nhiều động vật làm thuốc (như rắn ở Vĩnh Sơn), do đó Vĩnh Phúc có thể phát triển công nghiệp dược phẩm khai thác những lợi thế tự nhiên kết hợp với các thành tựu y dược của thế giới.

Một số cơ sở công nghiệp hoá chất tiêu dùng và dược phẩm ở Vĩnh Phúc như Công ty pin cao su Xuân Hoà (sản xuất pin và các sản phẩm cao su kỹ thuật), Công ty dược và vật tư y tế Vĩnh Phúc, Cơ sở sản xuất actêmycine từ cây Thanh hao hoa vàng để sản xuất thuốc chống sốt rét...

Giá trị sản xuất công nghiệp hoá chất, dược phẩm trên địa bàn giai đoạn 2005-2009 được tổng hợp dưới đây: (tỷ đồng)

122

Page 123: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Hoá chất, dược phẩm 2005 2006 2007 2008 2009

GTSXCN-giá hiện hành 276 311 314 639 519

Tỷ trọng/GTSXCN 1,30% 1,11% 0,79% 1,21% 0,91%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Mục tiêu của công nghiệp hoá chất tiêu dùng và dược phẩm (tỷ đồng)Ngành CN 2010 2015 2020

Hóa chất, dược phẩm 748 957 1.167

Cơ cấu trong GTSXCN 1,01% 0,49% 0,41%

Dự báo: Tốc độ tăng trưởng ngành hoá chất tiêu dùng và dược phẩm giai đoạn 2011-2015 là 3,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 2,0%/năm, bình quân giai đoạn 2011-2020 là 2,5%/năm.

Quy hoạch phát triển

- Duy trì sản xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng các cơ sở hiện có, hướng tới xuất khẩu.

- Hướng phát triển ngành công nghiệp dược ở Vĩnh Phúc là phát triển các loại cây thuốc Nam, thuốc Bắc, phát triển vùng nguyên liệu thảo dược cho sản xuất thuốc chữa bệnh thông thường, kết hợp với công nghệ sơ chế chiết suất sau thu hoạch.

- Đầu tư nâng cấp Xí nghiệp dược và vật tư y tế Vĩnh Phúc để sản xuất các loại thuốc chất lượng cao.

- Sẵn sàng tiếp nhận đầu tư xây dựng các nhà máy dược phẩm ở Vĩnh Phúc sản xuất các loại thuốc chữa bệnh thông thường và biệt dược.

- Xây dựng Xí nghiệp phân bón vi sinh có công suất 30.000 tấn/năm ở Tam Dương sử dụng than bùn địa phương.

- Thu hút các dự án sản xuất hoá chất tiêu dùng như nhà máy sản xuất săm lốp ôtô máy kéo, sản xuất hoá mỹ phẩm, đồ nhựa, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp… vào đầu tư trên địa bàn.

III.2.7. Công nghiệp khai khoáng

Công nghiệp khai thác mỏ của Vĩnh Phúc chủ yếu khai thác cao lanh, fenspat, đất sét để phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi phục vụ xây dựng nhà cửa và xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh. Giai đoạn

123

Page 124: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

2005-2008, ngành vẫn duy trì ở mức thấp (chiếm 0,14% giá trị SXCN) và khó có xu hướng phát triển vì Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo tài nguyên khoáng sản.

III.2.8. Công nghiệp khác

Các ngành công nghiệp khác trên địa bàn chủ yếu là in ấn xuất bản. sản xuất thiết bị văn phòng và các sản phẩm tái chế, chiếm chưa đến 1% giá trị SXCN trên địa bàn tỉnh:

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2005-2009 : (tỷ đồng)

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009

SX công nghiệp khác 136 177 351 842 758

Tỷ trọng/GTSXCN 0,64% 0,63% 0,88% 1,59% 1,32%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Mục tiêu các ngành công nghiệp khác (tỷ đồng)Ngành CN 2010 2015 2020

Ngành CN khác 1.138 1.765 2.738

Cơ cấu trong GTSXCN 1,54% 0,91% 0,96%

Dự báo: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 3,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 3,0%/năm, bình quân giai đoạn 2011-2020 là 3,0%/năm.

III.2.9. Công nhiệp sản xuất và phân phối điện. nước

Giai đoạn qua ngành chỉ đóng góp chưa đến 0.1% GTSXCN trên địa bàn tỉnh. GTSXCN trên địa bàn giai đoạn 2005-2009 : (tỷ đồng)

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009

SX và ph.phối điện. nước 15 27 32 48 33

Tỷ trọng/GTSXCN 0,07% 0,09% 0.08% 0.09% 0.06%

Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn tới cùng với việc phát triển công nghiệp và đô thị ngành phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ điện nước cho sản xuất và sinh hoạt, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 20,1%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 14,7%/năm.

124

Page 125: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Mục tiêu sản xuất và phân phối điện nước (tỷ đồng)Ngành CN 2010 2015 2020

Ngành điện ga và nước 64 176 405

Ngành điện ga và nớc 0,09% 0,09% 0,14%

Tốc độ tăng trưởng GTSXCN giai đoạn 2005-2008 và dự báo đến 2020 của một số phân ngành

Nguồn : Niên giám thống kê và dự báo của nhóm nghiên cứu

III.2.10. Tiểu thủ công nghiệp

Xét trên đóng góp cho kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc của tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là không lớn, tuy nhiên việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn. tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là hướng đi quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn sang khu vực có năng suất cao hơn góp phần cải thiện đời sống người dân và đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

Phương hướng chung phát triển công nghiệp nông thôn:

- Phát triển công nghiệp sơ chế và chế biến nông sản, tạo thành các cơ sở vệ tinh cho các nhà máy chế biến, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Sản xuất các đồ dùng, dụng cụ sản xuất, các sản phẩm từ mây tre đan, các sản phẩm từ gỗ và sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu; phát triển các dịch vụ sửa chữa cơ khí. điện. điện tử.

- Hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục có khả năng phát triển như đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, gốm Hương Canh, thêu ren Tân Phong. mây tre đan Triệu Đề...

125

Page 126: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Phát triển các làng nghề truyền thống và hình thành các làng nghề mới.Danh mục các cụm công nghiệp – TTCN – làng nghề dự kiến quy hoạch

TT

Tên Cụm CN-TTCN –Làng nghề

Diện tích (ha)

2010- 2015 2016- 2020

Diện tích Vốn Diện tích Vốn

      (ha) (tỷ đồng) (ha) (tỷ đồng)

1 Vĩnh Yên          

1.1 CCN Lai Sơn 60,00 30,00 60,22 30,00 56,08

1.2 CCN Tích Sơn 20,00 10,00 20,07 10,00 18,69

1.3 CCN-TTCNĐồng Tâm 20,00 10,00 20,07 10,00 18,69

2 TX Phúc Yên   - - - -

2.1 CCN Xuân Hoà 110,00 50,00 100,37 60,00 112,16

2.2 CCN Nam Viêm 50,00 30,00 60,22 20,00 37,39

3 Bình Xuyên   - - - -

3.1 CCN Quang Hà 70,00 40,00 80,29 30,00 56,08

3.2 CCN Hương Canh 100,00 60,00 120,44 40,00 74,77

3.3 CCN-LN gốm Hương Canh 3,00 1,80 3,61 1,20 2,24

3.4 CCN-LN mộc Thanh Lãng 17,70 10,00 20,07 7,70 14,39

3.5 CCN-TTCN Bá Hiên 8,00 4,80 9,64 3,20 5,98

3.6 CCN-TTCN Đạo Đức 6,00 3,60 7,23 2,40 4,49

4 Tam Dương   - - - -

4.1 CCN Đạo Tú 30,00 18,00 36,13 12,00 22,43

4.2 CCN Hợp Thịnh 164,00 80,00 160,59 84,00 157,02

4.3 CCN Hoàng Đan 50,00 30,00 60,22 20,00 37,39

4. CCN-TTCN Thanh Vân 20,00 12,00 24,09 8,00 14,95

126

Page 127: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

4 Đạo Tú

4.5 CCN-TTCN Hợp Hoà 20,00 12,00 24,09 8,00 14,95

5 Lập Thạch   - - - -

5.1

CCN-TTCN Đồng Mua Xuân Hoà 9,00 5,40 10,84 3,60 6,73

5.2 CCN-TTCN Triệu Đề 1,00 1,00 2,01 - -

5.3

CCN-TTCN Thái Hoà-Bắc Bình 9,00 5,00 10,04 4,00 7,48

6 Sông Lô   - - - -

  CCN-LN đá Hải Lựu 2,00 2,00 4,01 - -

7 Tam Đảo   - - - -

  CCN Tam Quan 5,00 3,00 6,02 2,00 3,74

8 Yên Lạc   - - - -

8.1 CCN Trung Nguyên 60,00 30,00 60,22 30,00 56,08

8.2 CCN-TTCN TT Yên Lạc 2,50 1,50 3,01 1,00 1,87

8.3 CCN=TTCN Đồng Văn 35,00 20,00 40,15 15,00 28,04

8.4 CCN-TTCN Tề Lỗ 25,20 15,00 30,11 10,20 19,07

8.5 CCN-TTCN Minh Phương 8,30 5,00 10,04 3,30 6,17

8.6 CCN-TTCN Yên Phương 4,00 2,00 4,82 2,00 2,99

8.7 CCN-LN Yên Đồng 3,70 2,00 4,01 1,70 3,18

8.8

CCN-LN Tảo Phú - Tam Hồng 5,00 3,00 6,02 2,00 3,74

9 Vĩnh Tường   - - - -

9.1 CCN-LN TT Vĩnh Tường 2,50 1,50 3,01 1,00 1,87

9.2 CCN-LN Lý Nhân 20,00 10,00 20,07 10,00 18,69

9.3 CCN-LN Tân Tiến 8,00 4,80 9,64 3,20 5,98

9.4 CCN-LN Vĩnh Sơn 2,00 1,20 2,41 0,80 1,50

127

Page 128: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

9,5 CCN-LN mộc An Tường 9,00 5,40 10,84 3,60 6,73

  Cộng   520,00 1.044,62 439,90 821,55

Hiện nay công tác quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đang triển khai ở hầu hết các huyện, thị, thành trong tỉnh, một số địa bàn đã phê duyệt quy hoạch và chuyển sang quy hoạch chi tiết, tuy nhiên cần được rà soát lại trong một chuyên đề riêng để đảm bảo tính khả thi trong quy hoạch.

Tổng hợp mục tiêu, cơ cấu và giá trị SXCN theo từng phân kỳ

Mục tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định- tỷ đồng)

TT Các ngành CN 2008 2010 2015 2020

  Toàn ngành 32.514 37.180 70.844 88.977

I CN khai thác 48 52 60 68

II Công nghiệp chế biến 32.455 37.114 70.749 88.840

1 CN chế biến NLTS 969 1.175 1.436 1.748

2 Dệt may, da giầy 1.056 1.153 1.369 1.587

3 Cơ khí, chế tạo 27.525 30.927 49.809 62.071

4 SX VLXD 2.382 2.702 3.970 4.602

5 Hóa chất, dược phẩm 214 229 266 293

6 Điện, điện tử 43 625 13.550 18.133

7 Ngành khác 267 302 350 406

III SX và p.phối điện, nước 12 15 34 68

Tốc độ tăng giá trị SX công nghiệp (%)

TT Các ngành CNTốc độ tăng trưởng giai đoạn

2009-2010

2011-2015 2016-2020 2011-2020

  Toàn ngành 6,93% 13,76% 4,66% 9,12%

I CN khai thác 4,23% 3,13% 2,48% 2,80%

II Công nghiệp chế biến 6,94% 13,77% 4,66% 9,12%

1 CN chế biến NLTS 6,67% 4,08% 4,01% 4,05%

128

Page 129: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

2 Dệt may, da giầy 4,50% 3,50% 3,00% 3,25%

3 Cơ khí, chế tạo 6,00% 10,00% 4,50% 7,21%

4 SX VLXD 6,50% 8,00% 3,00% 5,47%

5 Hóa chất, dược phẩm 3,50% 3,00% 2,00% 2,50%

6 Điện, điện tử 280,00% 85,00% 6,00% 40,04%

7 Ngành khác 6,50% 3,00% 3,00% 3,00%

III SX và p.phối điện, nước 10,24% 18,78% 14,67% 16,71%

Mục tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành-tỷ đồng)

TT GTSXCN ngành 2008 2010 2015 2020

  Toàn ngành 52.901 74.058 194.284 286.254

I CN khai thác 13

2 148 181 216

II Công nghiệp chế biến 52.720 73.845 193.927 285.634

1 CN chế biến NLTS 2.430 3.612 5.632 8.342

2 Dệt may, da giầy 1.756 1.976 2.467 3.006

3 Cơ khí, chế tạo 42.880 59.023 121.319 175.266

4 SX VLXD 4.061 5.486 10.288 15.222

5 Hóa chất, dược phẩm 639 748 957 1.167

6 Điện, điện tử 111 1.862 51.498 79.892

7 Ngành khác 842 1.138 1.765 2.738

III SX và p.phối điện, nước 48 64 176 405

Mục tiêu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (%)

TT Các ngành CN 2008 2010 2015 2020

  Toàn ngành 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

I CN khai thác 0,25% 0,20% 0,09% 0,08%

II Công nghiệp chế biến 99,66% 99,71% 99,82% 99,78%

1 CN chế biến NLTS 4,59% 4,88% 2,90% 2,91%

129

Page 130: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

2 Dệt may, da giầy 3,32% 2,67% 1,27% 1,05%

3 Cơ khí, chế tạo 81,06% 79,70% 62,44% 61,23%

4 SX VLXD 7,68% 7,41% 5,30% 5,32%

5 Hóa chất, dược phẩm 1,21% 1,01% 0,49% 0,41%

6 Điện, điện tử 0,21% 2,51% 26,51% 27,91%

7 Ngành khác 1,59% 1,54% 0,91% 0,96%

III SX và p.phối điện, nước 0,09% 0,09% 0,09% 0,14%

IV. QUY HOẠCH PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP THEO KHÔNG GIAN LÃNH THỔIV.1. Luận chứng hình thành và phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp; trục, dải hành lang công nghiệp

IV.1.1- Những yêu cầu đối với các khu, cụm công nghiệp.

Việc hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp có lợi điểm:- Tiết kiệm chi phí xây dựng và phát huy tối đa cơ sở hạ tầng, mật độ đầu tư trên

một diện tích cao.- Tránh được tình trạng hình thành các nhà máy riêng lẻ, khó đảm bảo cung cấp

các tiện ích sản xuất, khó kiểm soát môi trường.- Sử dụng đất không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chủ yếu sử dụng đất

đồi.- Tạo điều kiện quản lý tập trung của tỉnh, của nhà nước.- Tạo môi trường cho cán bộ và công nhân tiếp cận được với kỹ thuật tiên tiến hiện

đại.

Việc quy hoạch phân bố công nghiệp trên địa bàn vô cùng quan trọng. Ngoài các nhà máy, xí nghiệp đã có hoặc phải bố trí tại các vị trí nhất định do các yêu cầu kinh tế kỹ thuật, việc đầu tư các dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp nên đưa vào các khu cụm công nghiệp tập trung. Các khu cụm công nghiệp này sẽ góp phần phát triển công nghiệp đúng quy hoạch, đúng mục tiêu, tập trung xử lý các phát thải có thể gây ô nhiễm môi trường.

Để phát triển bền vững, địa điểm của các khu cụm công nghiệp cần:- Bố trí tách ra khỏi khu dân cư không gây tác động môi trường tới khu dân cư - Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm phải tuân thủ quy định về cự ly đến khu

dân cư.

130

Page 131: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Có đường giao thông thuận lợi (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ), gần đường cung cấp điện, nước, khu nguyên liệu tập trung, nguồn cung ứng lao động....

- Phải có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn - lỏng - khí, bảo vệ môi trường. - Các khu cụm công nghiệp phải gần kề các hành lang giao thông lớn để thuận

tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu và lưu thông hàng hoá.- Quy hoạch các khu cụm công nghiệp đồng thời với quy hoạch diện tích cây

xanh cách ly, làm giảm tiếng ồn, bụi, cải thiện cảnh quan môi trường, các khu đô thị, dân cư để đảm bảo có đủ các tiện ích (thông tin liên lạc, ngân hàng, vui chơi, giải trí và nhà ở cho công nhân…) cũng như các vấn đề về an sinh xã hội.

IV.1.2- Nhu cầu đất, hạ tầng để phát triển công nghiệpQuy hoạch khu cụm công nghiệp, thông thường diện tích chiếm đất như sau:Diện tích đất xây dựng nhà máy 60 - 70%Diện tích đất giao thông 10 - 15%Diện tích công trình phục vụ điện nước, xử lý môi trường 10%Diện tích đất cây xanh 10 - 15%Cây xanh cách ly giữa khu cụm công nghiệp và khu dân cư:

Xí nghiệp độc hại cấp I > 1000 mXí nghiệp độc hại cấp II > 500 mXí nghiệp độc hại cấp III > 300 m Xí nghiệp độc hại cấp IV > 200 mXí nghiệp độc hại cấp V > 100 m

Nguồn: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng 1997Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - NXB xây dựng 1997

Trên cơ sở các khu cụm CN đã triển khai, các điều kiện quy hoạch khu cụm công nghiệp thông thường:

- Chính sách cho thuê đất: cho thuê dài hạn (49 năm).- Có chính sách ưu đãi đầu tư.- Nhu cầu nước 30-50m3/ha/ngày đêm (tuỳ theo ngành CN).- Nhu cầu điện đặt 250-350kVA/ha (tuỳ theo ngành CN).- Nhu cầu lao động: 50- 70 người/ha (đất xây dựng)

Cụm CN làng nghề TTCN: 100-200 người/ha- Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: 2,0-2,5 tỷ Đ/ha khu công nghiệp

1,5-2,0 tỷ Đ/ha cụm công nghiệp

IV.1.3- Phát triển công nghiệp tại các đô thị, vùng phụ cận và khu vực nông thôn

Quan điểm bố trí phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc theo lãnh thổ:

131

Page 132: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Phát triển công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông và các cơ sở hạ tầng khác.

- Các khu cụm công nghiệp được bố trí dọc theo các hành lang giao thông lớn, các trục giao thông phát triển kinh tế của tỉnh như: Quốc lộ 2A, 2C, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường trục chính vào Khu công nghiệp Bình Xuyên kéo dài về phía xã Sơn Lôi (Bình Xuyên), trục đường Đại Lải - Đạo Tú....

- Tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp ở Bình Xuyên và ở phía bắc tỉnh như Tam Dương, Lập Thạch... Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Phúc Yên hình thành trung tâm công nghiệp phía bắc.

- Các cơ sở chế biến nông lâm sản, lương thực, thực phẩm, rau quả cần bố trí trong vùng có nguyên liệu hoặc gần vùng nguyên liệu, thuận lợi giao thông vận tải.

- Các cơ sở dệt may da giày không gây ô nhiễm môi trường có thể đặt ở các vùng dân cư tập trung như thị xã, thị trấn để giải quyết việc làm chủ yếu cho lao động nữ.

- Các cơ sở có phát thải gây ảnh hưởng tới môi trường phải bố trí vào các khu, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề - TTCN đã được quy hoạch trong bản Quy hoạch này.

IV.1.3.1. Thành phố Vĩnh Yên

Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của tỉnh Vĩnh Phúc, có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất, có đội ngũ lao động kỹ thuật, có lực lượng lao động dồi dào.

Sau khi tái lập tỉnh từ năm 1997 đến nay, Vĩnh Yên đã phát triển rất mạnh, tốc độ tăng trưởng cao ở tất cả các ngành trong đó có ngành công nghiệp.. Hiện nay, toàn thành phố có 1260 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 53 cơ sở so với cùng kỳ năm 2008, thu hút 19.190 lao động . Thành phố đã quy hoạch các khu, cụm công nghiệp thu hút 47 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó khu công nghiệp Khai Quang có 42 doanh nghiệp với diện tích 275 ha. 6 tháng đầu năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.300 tỷ đồng. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển khá sôi động, giá trị ước đạt trên 680 tỷ đồng. Sản xuất nông - lâm nghiệp thuỷ sản bị thu hẹp về diện tích canh tác, chịu tác động của thời tiết, song nhờ chủ trương tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh tăng năng suất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

132

Page 133: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

xuất nuôi trồng, chủ động phòng chống dịch bệnhtổng giá trị sản xuất của ngành nông lâm thuỷ sản ước đạt gần 43 tỷ đồng. 

Định hướng phát triển công nghiệp thành phố Vĩnh Yên đến năm 2015:

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp, đảm bảo sự bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập; tập trung phát triển những ngành chủ lực, có lợi thế như các ngành cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc chế biến nông sản thực phẩm. Bên cạnh đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, thúc đẩy công nghiệp nông thôn, duy trì mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 5 năm đạt gần 27%.

- Ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành hướng về xuất khẩu. Chú trọng các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhằm tác động mạnh đến công nghiệp hoá nông thôn.

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử tin học, dệt may da giầy, chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ cao Vĩnh Yên.- Xây dựng trung tâm đào tạo nghề trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu lao

động có trình độ kỹ thuật trong tỉnh và cả vùng.- Mở rộng mỏ cao lanh Định Trung, tinh chế cao lanh, nâng cao công suất

cao lanh tinh chế lên 1.000 tấn/năm.- Thực hiện xây dựng cơ sở sản xuất gạch không nung cao cấp 20 - 30 triệu

viên/năm.- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các ngành

công nghiệp như: cơ khí, lắp ráp, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống. 

+ Hoàn chỉnh khu công nghiệp Khai Quang phía Đông thị xã Vĩnh Yên với tổng diện tích quy hoạch 262 ha.

+ Xây dựng khu công nghiệp Hội Hợp với diện tích 150 ha+ Cụm công nghiệp Lai Sơn nằm phía Tây thị xã Vĩnh Yên với tổng diện

tích quy hoạch 60 ha.+ Xây dựng Cụm công nghiệp - TTCN Tích Sơn (20 ha).+ Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề - TTCN Đồng Tâm (20 ha).

IV.1.3.2. Thị xã Phúc Yên

133

Page 134: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Thị xã Phúc Yên có diện tích tự nhiên: 120,13km2; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 6 phường và 4 xã, nằm giáp Thủ đô Hà Nội rất thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu hút đầu tư.

Thị xã Phúc Yên gần thủ đô Hà Nội, có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá; có hệ thống giao thông thuận tiện, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn thị xã có trên 50 cơ quan, Doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của TW, của tỉnh, của Hà Nội, là điều kiện thuận lợi để Phúc Yên khai thác các thế mạnh, phát triển kinh tế xã hội.

Phúc Yên hiện đang là trung tâm công nghiệp của tỉnh, GTSXCN trên địa bàn Phúc Yên hiện chiếm hơn 80% GTSXCN toàn tỉnh. Tương lai trong sự gắn kết với Bình Xuyên, Vĩnh Yên sẽ trở thành vùng động lực phát triển của tỉnh.

Định hướng phát triển công nghiệp thị xã Phúc Yên đến năm 2010:

Thị xã Phúc Yên đang tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế–xã hội; quy hoạch chung đô thị thị xã đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; trong quy hoạch phát triển đô thị kết hợp với phát triển công nghiệp, ưu tiên cho công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến có sử dụng nhiều lao động. 

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ôtô, xe máy, lắp ráp sản phẩm điện tử gia dụng và văn phòng, thiết bị viễn thông, sản xuất phụ tùng thay thế, dệt may da giày, hoá chất tiêu dùng, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp:+ Khu công nghiệp Phúc Yên (150 ha)+ Khu công nghiệp Kim Hoa đã được Chính Phủ phê duyệt năm 1998 với

diện tích trên 260 ha: Trong đó quy hoạch diện tích đất phường Phúc Thắng thuộc thị xã Phúc Yên  là: 50ha.

+ Cụm công nghiệp Xuân Hoà (110 ha)+ Cụm công nghiệp Nam Viêm (50 ha)

IV.1.3.3. Huyện Bình Xuyên

Huyện Bình Xuyên nằm ở phía nam tỉnh Vĩnh Phúc giáp với thành phố Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương, thị xã Phúc Yên. Toàn huyện có 10 xã, 3 thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên là 145,67 km2; với 108.944 nhân khẩu; mật độ dân số trung bình 748 người/ km2.

134

Page 135: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Huyện có vị trí rất thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư phát triển, có các làng nghề truyền thống như làng nghề gốm Hương Canh, Mộc Thanh Lãng đã nổi tiếng từ xưa đến nay với các sản phẩm đạt độ tinh xảo rất cao

Khu công nghiệp Bình Xuyên được thành lập theo văn bản số 805/CP-CN ngày 18 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ do tổng Công ty đầu tư xây dựng và phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích 271 ha, tổng kinh phí đầu tư ban đầu khoảng 352 tỷ đồng, trên địa phận của các xã: Sơn Lôi, thị trấn Hương Canh, Đạo Đức cách thủ đô Hà Nội khoảng 30 km về phía bắc trên tuyến Quốc lộ 2 đi Vĩnh Yên. Hiện có một số doanh nghiệp như Nhà máy thép Việt - Đức, công ty TNHH Tiền Phong, nhà máy sản xuất men, công ty giống Việt - Nhật, Công ty cổ phần công nghệ mới, Nhà máy thép SIMCO, Công ty TNHH Cửu Long.... đang hoạt động. Cụm công nghiệp Hương Canh được hình thành từ năm 1999. Cụm có một số doanh nghiệp đang hoạt động như Công ty TNHH Vĩnh Phúc sản xuất gạch ốp lát (công nghệ hiện đại của nước ngoài, vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, diện tích sử dụng là 53.000m2), công ty JAPFACOMFEED (100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất thức ăn gia súc), Công ty TNHH Bao Bì và cát tông Bình Xuyên, Công ty TNHH ARIPACK, Công ty TNHH TASCO và Công ty TNHH Hoa Cương.... Giá trị sản xuất hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng thu hút gần 3.000 lao động trong và ngoài huyện.

6 tháng đầu năm 2009, tuy chịu tác động mạnh của suy giảm kinh tế thế giới song được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách thuế, tài chính... của Chính phủ và của tỉnh, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên tiếp tục phát triển. Các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn an tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, nhờ vậy, kết quả thu được từ ngành sản xuất công nghiệp đạt khá. Trên địa bàn đã thành lập mới 17 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp của Bình Xuyên lên 293 doanh nghiệp, trong đó, có 148 doanh nghiệp đã và đang đi vào hoạt động, góp phần tăng thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện 6 tháng đầu năm đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Định hướng phát triển công nghiệp huyện Bình Xuyên đến năm 2010:

- Tập trung đầu tư, phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng Bình Xuyên trở thành trung tâm công nghiệp của Tỉnh, tạo sự lan toả phát triển tới các huyện thị khác.

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử tin học, chế biến nông sản thực phẩm, các ngành nghề tiểu thủ công, phát triển và mở rộng các làng nghề truyền thống.

135

Page 136: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Xây dựng mới khu sinh dưỡng công nghiệp (nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệ) cho các xí nghiệp công nghiệp.

- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp:+ Hoàn thiện khu công nghiệp Bình Xuyên hiện nay (271 ha)+ Khu công nghiệp Nam Bình Xuyên (304 ha).+ Cụm công nghiệp Quang Hà (70 ha)+ Cụm công nghiệp Hương Canh (40 ha)+ Các cụm công nghiệp làng nghề – TTCN:

Cụm công nghiệp làng nghề gốm Hương Canh (3 ha). Cụm công nghiệp làng nghề mộc Thanh Lãng (17,7 ha) Cụm công nghiệp - TTCN Bá Hiến (8 ha) Cụm công nghiệp - TTCN Đạo Đức (6 ha)

Định hướng phát triển công nghiệp Bình Xuyên đến 2020: Trước mắt tập trung quy hoạch cụm công nghiệp Hương Canh và Đạo

Đức, nối khu công nghiệp Bình Xuyên với cụm công nghiêp Hương Canh, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho các xã lân cận; hình thành các khu đô thị mới; khu trung cư và phát triển hệ thống giao thông thuận tiện, nối các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế với các địa phương trong địa bàn huyện. Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản quy hoạch xong và đưa các doanh nghiệp vào sản xuất tại 5 điểm Hương Canh, Bá Hiến, Thanh Lãng, Tân Phong, Quang Hà với quy mô nơi nhỏ từ 10 – 15 ha; nơi lớn từ 30 –50 ha;

Mở rộng cụm công nghiệp Hương Canh từ 80 ha – 100 ha, Phát triển các cụm công nghiệp làng nghề mới, trên một số xã có lợi thế

theo hướng công nghiệp đa ngành, đa nghề gắn quy hoạch sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với nhà ở cho công nhân tạo việc làm cho lao động ở địa phương.

IV.1.3.4. Huyện Tam Dương

         Tam Dương là huyện liền kề với thành phố Vĩnh Yên trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Lập Thạch; Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và huyện Vĩnh Tường. Tính đến 31/12/2008 huyện Tam Dương có tổng diện tích tự nhiên 107,18km2. gồm 12 xã và 1 thị trấn; trong đó có 3 xã miền núi (Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng

136

Page 137: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Đạo); 6 xã và 1 thị trấn thuộc vùng trung du (thị trấn  Hợp Hoà, An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân) và 3 xã Đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội, Hoàng Lâu); Dân số 96.736 người, mật độ dân số trung bình 902 người / km2.

Tam Dương có điều kiện thuận lợi là vùng chuyển tiếp giữa vùng Đồng bằng, Trung du và Miền núi, là cầu nối để phát triển kinh tế thị trường giữa Sơn Dương(Tuyên Quang) - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên với Thủ đô Hà Nội; Trung du và Đồng bằng.

Công nghiệp huyện Tam Dương sẽ phát triển mạnh khi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cầu Trung Sơn, cầu Vĩnh Thịnh (từ Sơn Tây sang Vĩnh Phúc) được xây dựng.

Định hướng phát triển công nghiệp huyện Tam Dương đến 2020:- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, vật liệu dây dựng, chế biến nông

lâm sản thực phẩm...- Khôi phục và mở rộng các ngành nghề TTCN đã có. Xây dựng các làng

nghề mới, du nhập thêm các ngành nghề tiểu thủ công mới từ địa phương khác vào huyện.

- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp:+ Khu công nghiệp Tam Dương I (700 ha); Tam Dương II (750 ha)+ Cụm công nghiệp Đạo Tú (30 ha)+ Cụm công nghiệp Hợp Thịnh (hiện có 30,83 ha QH 164 ha)+ Cụm công nghiệp Hoàng Đan (50 ha)+ Các cụm công nghiệp làng nghề – TTCN: Cụm công nghiệp - TTCN Thanh Vân - Đạo Tú (20 ha) Cụm công nghiệp - TTCN Hợp Hoà (20 ha)

IV.1.3.5. Huyện Lập Thạch

Theo Nghị định số 09/NĐ-CP , ngày 23 tháng 12 năm 2008 Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Huyện Lập Thạch còn lại 17.310,22 ha diện tích tự nhiên và 123.664 nhân khẩu.. Mật độ dân số 714 người / km2. Địa giới hành chính huyện Lập Thạch: Đông giáp huyện Tam Dương và Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc; Tây giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Nam giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; Bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

137

Page 138: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Huyện có 18 xã và 02 thị trấn, bao gồm: thị trấn Lập Thạch, thị trấn Hoa Sơn, các xã: Sơn Đông, Triệu Đề, Đình Chu, Xuân Lôi, Văn Quán, Tiên Lữ, Đồng Ích, Bàn Giản, Tử Du, Liên Hòa, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa, Vân Trục, Liễn Sơn, Thái Hòa, Bắc Bình, Hợp Lý, Quang Sơn.

Nền kinh tế huyện Lập Thạch đang từng bước phá thế độc canh, song tỷ trọng thu nhập chủ yếu vẫn từ kinh tế nông nghiệp. Các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, mía,... vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần được thu hẹp để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, hồng, xoài, ...Bên cạnh đó, các vùng chiêm trũng ven sông đang phát triển phong trào cải tạo đồng chiêm trũng nuôi thả cá vụ, những năm gần đây luôn duy trì ở mức 1.200 ha. Ngoài  gia súc gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số con nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê, ong mật, ...

Lập Thạch là huyện miền núi có 7 dân tộc anh em: Kinh, Dao, Cao lan, Sán dìu, Tày, Nùng, Hoa, hiện có nhiều khó khăn, không thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Việc xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì sẽ tạo điều kiện để công nghiệp Lập Thạch phát triển.

Định hướng phát triển công nghiệp Lập Thạch đến năm 2010:

Phát triển đa dạng sản phẩm hàng hóa và quy mô sản xuất, quy mô hộ gia đình và nhóm hộ gia đình gắn với nông nghiệp nông thôn. Khôi phục và đầu tư chiều sâu các ngành nghề truyền thống, ưu tiên phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, sơ chế, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, sửa chữa cơ khí, điện, điện tử.- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản thực phẩm...

- Khôi phục và mở rộng các ngành nghề TTCN, làng nghề đã có. Xây dựng các làng nghề mới, du nhập thêm các ngành nghề tiểu thủ công mới từ địa phương khác vào huyện.

- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp:+ Khu công nghiệp Lập Thạch I - Cao Phong (150 ha)+ Khu công nghiệp Lập Thạch II - Đình Chu (250 ha)+ Cụm công nghiệp – làng nghề thị trấn Xuân Hòa

Diện tích quy hoạch: 9 ha, khu Đồng Mua (Km 0 + 600).Hướng sản xuất: sản xuất mộc dân dụng, chế biến khoáng sản Thu hút từ 300 - 400 lao động .

+ Cụm công nghiệp - làng nghề tiểu thủ công nghiệp đan lát Triệu Đề

138

Page 139: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Dự kiến diện tích quy hoạch: 1 ha, cạnh UBND xã Triệu ĐềHướng sản xuất: Đan lát các sản phẩm gia dụng và sản phẩm tre xuất khẩu. Thu hút từ 1.800 - 2.000 lao động .

+ Cụm CN - làng nghề tiểu thủ công nghiệp Thái Hòa - Bắc Bình. Dự kiến diện tích quy hoạch: 9 ha.: khu cầu Liễn Sơn- Đồng Bông; khu Vạt Dầm Hướng sản xuất: Ươm và xe tơ tằm, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất gạch Tuy nel. Thu hút từ 1.200 - 1.500 lao động .

IV.1.3.6. Huyện Sông LôThực hiện Nghị định số 09/NĐ- CP ngày 23/12/2008 của Chính Phủ về

việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2009.

Huyện Sông Lô có 15.031,77 ha diện tích tự nhiên; 93.984 nhân khẩu; mật độ dân số 625 (người/km2); gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc (các xã Bạch Lưu, Hải Lựu, Đôn Nhân, Quang Yên, Lãng Công, Nhân Đạo, Phương Khoan, Dòng Quế, Nhạo Sơn, Tân Lập, Như Thuỵ, Yên Thạch, Tứ Yên, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong và thị trấn Tam Sơn).

Địa giới hành chính huyện Sông Lô: phía Đông giáp huyện Lập Thạch; phía Tây giáp huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ; phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Là một huyện miền núi có các dân tộc Kinh, Dao, Cao lan, Sán dìu, Tày, Nùng, Hoa sinh sống, do mới được thành lập còn rất nhiều khó khăn về mọi mặt như: đường giao thông đi lại chưa thuận lợi, xa trung tâm tỉnh lỵ, có nhiều xã miền núi khó khăn, cơ sở hạ tầng từ huyện đến xã còn nhiều bất cập. Huyện Sông Lô có thế mạnh về phát triển kinh tế Nông lâm kết hợp, có giao thông đường thuỷ trải dài ven sông Lô thuận lợi cho việc khai thác nguyên liệu xây dựng và vận chuyển hàng hoá, giao lưu thông thương giữa các vùng miền .

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc địa phận huyện Sông Lô là 3.944,37 ha trong đó diện tích rừng phòng hộ là 1.259,52 ha; DT từng sản xuất là 2.684,85 ha. trong đó đang triển khai, cấp giống mô hình trồng mới và thâm canh cây bạch đàn tại xã Quang Yên.

Hiện đang triển khai thi công các tuyến đường: Đồng Thịnh- Can Phong; Xuân Lôi- Đồng Thịnh- Yên Thạch. . .Đường phân chậm lũ xã Đức Bác....với giá trị ước đạt là 2,5 tỷ đồng. Đường giao thông liên xã Nhạo Sơn đi Đồng Quế với tổng mức đầu tư được duyệt là 2,6 tỷ đồng. Đền bù GPMB các dự án: đường Đôn Nhân, Nhân Đạo; đường Phương Khoan- Đồng Quế. Công trình cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn (REN) ở các xã: Như Thuỵ, Yên Thạch, Đồng Thịnh, Đức Bác, Đồng Quế, Phương Khoan...

139

Page 140: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Định hướng phát triển công nghiệpPhát triển công nghiệp khai thác đá, cát sỏi dọc theo sông Lô, chuyển đổi

và tập trung các lò gạch thủ công trên địa bàn về các cụm điểm để quản lý về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Khuyến khích các cơ sở cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải.

Công nghiệp trên địa bàn sẽ chỉ phát triển khi có đường cao tốc nối Hà Nội Việt Trì và cầu Đức Bác vượt sông Lô. - Xây dựng khu công nghiệp Sông Lô I (diện tích 200 ha) và Sông Lô II

(diện tích 180 ha) thu hút các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, dệt may da giày...

- Xây dựng Cụm công nghiệp - làng nghề tiểu thủ công nghiệp đá Hải Lưu , địa điểm: khu Đồng Sặt; quy mô 2 ha, Hướng sản xuất: 1.000 - 2.000 m3 đá mỹ nghệ xuất khẩu, 800 - 1.000 m3 đá xây dựng, thu hút từ 400 - 500 lao động.

IV.1.3.7. Huyện Tam Đảo

Tam Đảo là huyện miền núi mới được thành lập năm 2004 gồm có 9 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo. Huyện Tam Đảo nằm ở phía đông bắc tỉnh Vĩnh Phúc trên quốc lộ 2B, cách trung tâm tỉnh lỵ 10 km, địa bàn của huyện trải dài theo dãy núi Tam Đảo. phía đông giáp với huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp với huyện Lập Thạch và huyện Tam Dương, phía nam giáp với huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên, phía bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 235,88km2; trong đó đất nông nghiệp chiếm có 18,32%. Đất lâm nghiệp chiếm 53,39%. Đất chuyên dùng chiếm 6,52%. Đất ở chiếm 1,72%. Đất chưa sử dụng là 20,03%. Dân số (năm 2008) là 69.315 người. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 38,27% tập trung chủ yếu là người dân tộc Sán Dìu.

Đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nghèo, chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại ít và bạc màu, điều kiện tưới tiêu còn gặp khó khăn. trình độ dân trí của đại bộ phận nhân dân còn thấp, đây là một hạn chế đối với việc tiếp thu khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu giống vật nuôi cây trồng và phương thức tập quán sản xuất. Chính vì vậy huyện xác định tập trung khai thác các lợi thế vị trí địa lý của huyện để phát triển mạnh kinh tế du lịch dịch vụ tại thị trấn Tam Đảo, khu du

140

Page 141: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

lịch tâm linh, khu danh thắng Tây Thiên, khu du lịch sinh thái hồ Làng Hà, hồ Xạ Hương, sân Gofl, rừng quốc gia Tam Đảo ... hình thành và phát triển các Tour du lịch từ Hà Nội đến Vĩnh Phúc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Công nghiệp của huyện theo định hướng chủ yếu là phát triển các ngành nghề công nghiệp phục vụ tiêu dùng, tiểu thủ công phục vụ du lịch, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm và xây dựng Cụm công nghiệp - TTCN Tam Quan (5 ha) với hướng sản xuất, chế biến lâm sản mây tre đan, khai thác và chế biến khoáng sản caolin, fenspat... dự kiến thu hút khoảng 500-600 lao động.

+ Phát triển mạnh và ổn định công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Khai thác tốt các tiềm năng về phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng phục vụ du lịch và tham gia xuất khẩu.

 + Phát triển công nghiệp chế biến nông sản để thu hút nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm qua chế biến và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường.

IV.1.3.8. Huyện Yên Lạc

Yên Lạc là huyện đồng bằng nằm phía nam tỉnh Vĩnh Phúc; bắc giáp TP Vĩnh Yên, đông bắc giáp huyện Bình Xuyên, tây giáp huyện Vĩnh Tường, tây bắc giáp huyện Tam Dương, đông nam và nam giáp huyện Mê Linh và Phúc Thọ thuộc Hà Nội. Yên Lạc gồm thị trấn Yên Lạc và 16 xã, diện tích 106.77 1 km2, dân số 149.387 người, mật độ dân số 1.399 người/km2.

Đến nay 17/17 xã, thị trấn  của huyện Yên Lạc đã xây dựng quy hoạch, khu, cụm công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2006-2010 với tổng diện tích  trên 537 ha. 8/17 xã thị trấn đã triển khai  quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp làng nghề, trong đó  có 2 xã, thị trấn  đã được phê duyệt và triển khai  xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Tề Lỗ và thị trấn Yên Lạc. Phối hợp với Trung tâm khuyến công  huyện mở các lớp đào tạo mộc mỹ nghệ tại làng Lũng Hạ, xã Yên Phương; mây tre đan tại Liên Châu, lớp học nghề  kỹ thuật  và sản xuất chiếu trúc tại Công ty TNHH&TM sông Hồng. Các nghề mới đã hình thành tại huyện như sản xuất vỏ chăn kiểu Hàn Quốc, sản xuất đệm, giường, ghế, màn tuyn tại xã Yên Đồng, sản xuất chiếu trúc tại Đồng Văn...

Trên địa bàn huyện Yên Lạc năm 2008 đã có 95 cơ sở  sản xuất CN – TTCN; bao gồm 4 làng nghề mộc truyền thống là: Lũng Hạ,  Yên Phương, Vĩnh Đoài, thị trấn Yên Lạc; làng nghề chế biến tơ nhựa Tảo Phú xã Tam Hồng; làng chế

141

Page 142: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

biến  bông vải sợi  thôn Gia xã, Yên Đồng... Giá trị sản xuất CN - TTCN năm 2008 ước thực hiện 244 tỷ đồng, tăng hơn hai lần so với năm 2004. Trong đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đạt 52,8 tỷ đồng, ngành tái chế phôi thép, thép thành phẩm đạt trên 97,0 tỷ đồng; ngành tái chế nhựa, sản phẩm nhựa đạt 31 tỷ đồng; ngành chế biến gỗ sản xuất đồ mộc gần 70 tỷ đồng. CN-TTCN ở Yên Lạc hiện đang tạo việc làm cho trên 10.000 lao động,  chiếm 13% tổng  lao động trên địa bàn. Với mục tiêu đến năm 2010, tỷ trọng CN-TTCN đạt từ 25% trở lên, huyện Yên Lạc đã đề ra nhiều giải pháp; trong đó chú trọng đến công tác quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề ở các xã còn lại trong năm 2009 như: Đồng Văn, Trung Nguyên, Đồng Cương, Bình Định, Tam Hồng, Yên Đồng và khu trại cá Minh Tân theo kế hoạch sử dụng đất của các địa phương để phát triển các ngành nghề cán thép, tái chế nhựa, đan lát và chế biến nông sản, thực phẩm; khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống và du nhập một số ngành nghề mới để xây dựng nhiều làng nghề.

Trong thời gian tới, huyện tập trung lấy công nghiệp là nền tảng, phát triển mạnh công nghiệp – làng nghề để chuyển phần lớn lực lượng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tăng thu nhập cho nhân dân. Huyện Yên Lạc sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi hơn khi cầu Vĩnh Thịnh nối thị xã Sơn Tây với Vĩnh Phúc được xây dựng.

Định hướng phát triển công nghiệp huyện Yên Lạc đến năm 2020:- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông

sản thực phẩm...- Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công như ươm tơ, dệt lụa, mộc, đan lát

hàng mỹ nghệ cao cấp... và các làng nghề truyền thống.- Xây dựng các cụm công nghiệp – TTCN + Cụm công nghiệp-TTCN Đồng Văn (35 ha) đã QH đang điều chỉnh+ Cụm công nghiệp-làng nghề Yên Đồng (3,7 ha)+ Cụm công nghiệp Trung Nguyên (126 ha) đã có QĐ của tỉnh+ Các cụm công nghiệp làng nghề :

* Cụm Công nghiệp – làng nghề thị trấn Yên Lạc Diện tích quy hoạch: 6,3 ha (Đã có Quyết định của UBND tỉnh)Hướng sản xuất: Mộc dân dụng, ván sàn, nuôi tằm, kéo tơ, chế biến nông sản thực phẩm, đan lát. Thu hút từ 1.000 - 1.200 lao động

* Cụm công nghiệp - làng nghề Yên Đồng 3,7 ha đã được phê duyệt. Hướng sản xuất: Cán kéo thép, tái chế phế thải kim loại, tái chế thủy tinh, sản xuất khác. Thu hút 600 - 700 lao động.

142

Page 143: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

* Cụm công nghiệp - làng nghề tiểu thủ công nghiệp Tề Lỗ (đang thực hiện). QH 23,6 ha; gồm 4,5 ha thôn Dã Bàng; 3 ha. thôn Phú Thọ Hướng sản xuất: Tái chế phế thải kim loại, tái chế nhựa, sản xuất giống gia cầm. Thu hút từ 800 - 900 lao động .

* Cụm Công nghiệp - làng nghề Đại Tự Diện tích quy hoạch: 5 ha. thôn Đại Tự.Hướng sản xuất: Chế biến tơ tằm.Thu hút từ 1.200 - 1.500 lao động.

* Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Nguyệt Đức Diện tích quy hoạch: 2,5 ha.thôn Đinh Xá.Hướng sản xuất: Chế biến tơ tằm.Thu hút từ 500 - 600 lao động .

* Cụm Công nghiệp - làng nghề đan lát Trung Kiên Diện tích quy hoạch: 1,5 ha., thôn Lưỡng Quán.Hướng sản xuất: Đan lát mây tre đan. Thu hút từ 600 - 700 lao động

* Cụm Công nghiệp - làng nghề Tảo Phú - Tam Hồng Diện tích quy hoạch: 5 ha. thôn Tảo Phú.Hướng sản xuất: Mây tre đan xuất khẩu. Thu hút từ 700 - 800 lao động

IV.1.3.9. Huyện Vĩnh Tường

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây bắc giáp huyện Lập Thạch, phía đông bắc giáp huyện Tam Dương, phía đông giáp huyện Yên Lạc, phía nam giáp thành phố Hà Nội, phía tây nam giáp tỉnh Phú Thọ . Tổng diện tích của Vĩnh Tường là 141,90 km2; toàn huyện có 198.918 nhân khẩu; diện tích bình quân theo đầu người đạt 1.402 người/km2 .

Vĩnh Tường có địa hình tương đối bằng phẳng và hướng dốc dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc và tây bắc có đồi thấp  thuộc các xã: Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, Việt Xuân và Kim Xá; phía tây và tây nam có nhiều ao, hồ, đầm. Nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển thâm canh cây trồng và chăn nuôi đa dạng với việc tạo ra các mô hình trang trại khác nhau. Đất nông nghiệp, chủ yếu là đất canh tác cây hàng năm, trong đó đất trồng cây lương thực (lúa, ngô) chiếm 87% diện tích đất gieo trồng. Huyện có 507 ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu thuộc các xã phía tây và tây nam của huyện. Tuy đã được khai thác nuôi trồng thủy sản song hiệu quả chưa cao.

Năm 2008, - Tổng giá trị SX (theo giá hiện hành) ước đạt 2.803.779 triệu đồng, bằng 127,6% so với năm 2007. Trong đó Nông nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng: 40,1%, ( trồng trọt: 57,07%, chăn nuôi: 42,93%). Công nghiệp – Xây

143

Page 144: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

dựng chiếm tỷ trọng: 24,6%; Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng: 35,3%. Giá trị sản xuất/ha canh tác: 81 triệu đồng, tăng 23,9 triệu đồng so với năm 2007.

Kinh tế huyện Vĩnh Tường trong những năm qua phát triển với tốc độ khá và ổn định. Công nghiệp phát triển mạnh và sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa khi cầu Vĩnh Thịnh được xây dựng.

Định hướng phát triển công nghiệp huyện Vĩnh Tường đến năm 2010:- Tập trung đầu tư, phát triển công nghiệp đưa Vĩnh Tường trở thành cực

phát triển công nghiệp tại khu vực Tây – Tây Nam của Tỉnh, tạo sự phát triển cân đối theo vùng lãnh thổ.

- Ưu tiên phát triển công nghệ cao; Phát triển công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, tin học, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, các ngành nghề tiểu thủ công....

- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp:+ Khu công nghiệp Chấn Hưng (131 ha)+ Khu công nghiệp Vĩnh Tường (200 ha)+ Khu công nghiệp Vĩnh Thịnh (270 Ha)+ Các cụm công nghiệp làng nghề – TTCN:

* Cụm CN-TTCN trung tâm thị trấn Vĩnh Tường Diện tích quy hoạch: 2,5 ha tại thôn Nhật Tân - Thị trấn Vĩnh Tường.Hướng sản xuất: Ươm tơ, xe tơ xuất khẩu, may mặc xuất khẩu và các ngành sản xuất khác. Thu hút từ 1.000 - 1.200 lao động.

* Cụm công nghiệp - làng nghề tiểu thủ công nghiệp Lý Nhân Diện tích quy hoạch: 8 ha tại thôn Bàn Mạch Hướng sản xuất: Sản xuất mộc gia dụng, công cụ dụng cụ cầm tay.Thu hút từ 800 - 1.000 lao động.

* Cụm công nghiệp – làng nghề Vĩnh Sơn 20,6 ha hướng sản xuất nuôi rắn, chế biến các sản phẩm từ rắn và phục vụ nghề nuôi rắn.

* Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Tân Tiến Diện tích quy hoạch: 8 ha gần ngã ba Vĩnh Tường..Hướng sản xuất: Chế biến nông sản thực phẩm, đón thu hút đầu tư các doanh nghiệp nhỏ về sản xuất và dịch vụ.Thu hút từ 800 - 1.000 lao động .

* Cụm công nghiệp - làng nghề tiểu thủ công nghiệp mộc An Tường: Diện tích quy hoạch: 9 ha; dọc đường ra ga Hướng Lại, cách QL2 100m..Hướng sản xuất: Đón thu hút đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mộc

144

Page 145: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế phế thải kim loại...Thu hút từ 1.000 - 1.500 lao động .

IV.2. Quy hoạch các khu công nghiệp, các cụm, điểm công nghiệp

IV.2.1. Quan điểm phát triển các khu công nghiệp

- Phát triển các khu công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của cả nước.

- Phát triển các khu công nghiệp phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã hội và môi trường; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.

- Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai. Sử dụng hiệu quả đất công nghiệp trong khu công nghiệp theo hướng thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn, hàm lượng công nghệ cao, sử dụng không gian hiệu quả… Đảm bảo tổ chức sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp theo mô hình hiện đại, tăng tỷ lệ diện tích cho phát triển hạ tầng và cây xanh trong các khu công nghiệp. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) theo hướng ưu tiên phát triển các khu công nghiệp trên vùng gò đồi thuộc các huyện Tam Dương, Bình Xuyên và Lập Thạch, Sông Lô.

- Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn kết hợp hình thành một số cụm công nghiệp có quy mô hợp lý (nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sử dụng các nguồn lực tại địa phương, khai thác thị trường nội tỉnh.

- Phân bố các khu công nghiệp hợp lý tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát triển của các khu công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ, phân bố dân cư.

- Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển khu công nghiệp để an sinh xã hội, tạo sự phát triển hài hòa, đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành và lĩnh vực.

Mục tiêu :

145

Page 146: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Hình thành hệ thống các khu công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp (đặc biệt là các khu công nghiệp) trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh.

Mục tiêu cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào 06 khu công nghiệp hiện đã thành lập;

- Thành lập các khu công nghiệp đã có trong danh mục quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại Quyết định 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 và các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương;

- Phát triển thêm một số khu công nghiệp mới đã được chấp thuận bổ sung vào danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến 2020 theo văn bản 1581/TTg-KTN ngày 03/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, nâng tổng quy mô diện tích các khu công nghiệp quy hoạch trên địa bàn lên hơn 6.000 ha vào năm 2015.

- Thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp theo hướng lựa chọn các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, ít phế thải, thân thiện môi trường; hình thành các cụm khu công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo… có quy mô lớn có ý nghĩa toàn vùng và cả nước.

- Nghiên cứu chuẩn bị về dự trữ đất đai, phát triển hạ tầng để phát triển thêm các khu công nghiệp (ngoài các khu công nghiệp đã xác định) khi có điều kiện, dự kiến quy mô diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ổn định vào khoảng 9.000-9.500ha.

IV.2.2. Về bố trí không gian

- Để đạt được mục tiêu phát triển các khu công nghiệp hướng tới thực hiện được các mục tiêu phát triển Vĩnh Phúc thành thành phố công nghiệp dịch vụ vào những năm 2020, trên cơ sở phân tích những điều kiện hiện tại về đất đai và các tài nguyên khác cũng như các điều kiện hiện tại và dự kiến phát triển tương lai hạ tầng và phát triển đô thị, dự kiến bố trí không gian hệ thống khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Trục công nghiệp dọc theo hành lang các tuyến Quốc lộ số 2:

146

Page 147: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Đây là trục công nghiệp phát triển sớm do thuận lợi về nguồn nhân lực và các dịch vụ hạ tầng xã hội khác. Tuy nhiên, đây là tuyến trục trung tâm qua Thị Xã Phúc Yên, Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên, nên hạn chế về quy mô đất đai, dễ gây quá tải về hạ tầng kỹ thuật.

- Dọc trục này hiện có các khu công nghiệp Kim Hoa, Bình Xuyên, Khai Quang đang hoạt động và Sơn Lôi, Hội Hợp, Chấn Hưng đang chuẩn bị đầu tư.

- Định hướng thu hút các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường như cơ khÝ chế tạo, công nghiệp ô tô, xe máy, vật liệu mới...

147

Page 148: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Trục công nghiệp Bắc – Nam dọc theo hành lang đường 310B:

Đây là tuyến hành lang thuận lợi về điều kiện đất đai cho phát triển các khu công nghiệp. Khu vực này có hạ tầng phát triển và đã và đang được đầu tư theo quy hoạch, đảm bảo sự kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn (gần Thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, gần các đô thị trung tâm tỉnh…).

Dọc trục này hiện có các khu công nghiệp Bình Xuyên, Bá Thiện và đang triển khai các KCN đã có chủ trương là Bình Xuyên II, Bá Thiện II. Trục công nghiệp này hội đủ điều kiện phát triển sớm đầu giai đoạn 2010-2015. Do vị trí gần với Hà Nội và các đô thị lớn, định hướng thu hút những ngành công nghiệp kỹ nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào, suất đầu tư lớn như công nghiệp phần mềm, điện tử, cơ điện tử, SX vật liệu nền cho công nghệ vi mạch ...

Trục công nghiệp theo hướng Bắc – Nam dọc theo Quốc lộ 2C:

Đây là tuyến hành lang Bắc – Nam phía Tây thành phố Vĩnh Yên kết nối Tuyên Quang, Vĩnh Phúc với Sơn Tây, giao cắt với trục quốc lộ số 2 và tuyến đường xuyên Á. Hiện nay đang chuẩn bị xây dựng KCN Hội Hợp đã có chủ trương tại khu vực giao cắt với QL2, dự kiến giai đoạn 2011-2020 xây dựng thêm các khu công nghiệp đã được chấp thuận tại văn bản 1581/TTg-KTN ngày 03/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ như KCN Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, KCN Tam Dương II, KCN Thái Hoà-Liễn Sơn-Liên Hoà nhằm tạo hạt nhân cho các khu vực còn chậm phát triển trên địa bàn tỉnh và khai thác các nguồn lực của các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Hà Tây cũ (Sơn Tây), đảm bảo sự phát triển cân đối trên địa bàn tỉnh. Các khu CN trên được triển khai phù hợp với kế hoạch xây dựng cầu Vĩnh Thịnh, cải tạo nâng cấp quốc lộ 2C, xây dựng đường cao tốc xuyên Á... của quy hoạch giao thông vận tải.

Định hướng thu hút các ngành công nghiệp như cơ khí chế tạo, điện, điện tử, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, chế biến, bảo quản nông lâm thuỷ sản chất lượng cao trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu trong tỉnh và các tỉnh khác thuộc vùng núi phía Bắc và Tây - Bắc và vùng phía Tây - Nam tỉnh.

Trục công nghiệp gắn với đường cao tốc xuyên Á:

Đây là trục công nghiệp có nhiều điều kiện phát triển trong tương lai xa, gắn với chương trình hợp tác hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh – Lào Cai -Hà Nội – Hải Phòng. Việc bố trí phát triển công nghiệp ở đây nhiều thuận lợi, có tính khả thi cao trong triển vọng dài hạn.

148

Page 149: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Hiện trên trục này đã có chủ trương thành lập các khu CN Sơn Lôi, Bình Xuyên II, dự kiến cùng với tiến độ xây dựng đường cao tốc xuyên Á, giai đoạn 2011-2020 sẽ triển khai các khu CN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận ưu tiên xây dựng đến 2015 là KCN Phúc Yên, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô I và Sông Lô II.

Định hướng thu hút các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện, điện tử, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, chế biến, bảo quản thực phẩm, nông lâm thuỷ sản trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu trong tỉnh và các tỉnh khác thuộc vùng núi phía Bắc và Tây - Bắc tỉnh.

IV.2.3. Quy hoạch các cụm điểm công nghiệp

Trong những năm qua, các khu công nghiệp (KCN) tập trung là nhân tố chính đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP với tốc độ khá nhanh. Các KCN cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp đã góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, thu hút lao động nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong tỉnh.

Tuy nhiên, các KCN tập trung cũng làm phát sinh các vấn đề xã hội nổi cộm như xu hướng nông dân di cư ra thành thị, làm thuê tại KCN gây quá tải cho hạ tầng cơ sở. Một bộ phận không nhỏ mất đất sản xuất có trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nông nghiệp ở lại làng quê tiếp tục làm ruộng thiếu việc làm, thu nhập thấp. Các KCN, hệ thống giao thông phát triển cùng tốc độ đô thị hoá cao làm cho đất nông nghiệp bị giảm dần, mật độ dân số ngày càng cao, thiếu đất cho sản xuất khó cơ giới hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường từ các KCN, khu dân cư tập trung ngày càng tăng...

Để thu hồi đất mở rộng các KCN, mặc dù đã có chính sách đền bù tương đối thỏa đáng theo giá thị trường nhưng đại bộ phận nông dân không biết cách sử dụng nguồn vốn đó để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Để giải quyết các tồn tại trên với chủ trương phát triển kinh tế“ly nông không ly hương” giải pháp trước hết là công tác quy hoạch các cụm điểm công nghiệp-TTCN- làng nghề cùng kết cấu hạ tầng nông thôn, điện, giao thông, thủy lợi...

Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề ở nông thôn chủ yếu là tự phát theo quy mô hộ gia đình nên manh mún, xen lẫn trong khu dân cư gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của người dân các làng nghề. Việc tập trung các doanh nghiệp,

149

Page 150: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp vào các Cụm công nghiệp – TTCN – làng nghề nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh tách ra khỏi nơi dân cư sinh sống sẽ giúp công tác quản lý phát triển sản xuất thuận lợi, đào tạo nghề và ứng dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và xử lý phát thải không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Ngoài các khu công nghiệp tập trung, Vĩnh Phúc đã quy hoạch chi tiết 03 cụm công nghiệp (Lai Sơn, Hương Canh, Hợp Thịnh) với tổng diện tích khoảng 200 ha; đã triển khai thực hiện 05 Cụm TTCN – làng nghề (Lý Nhân, Vĩnh Sơn, Tề Lỗ, TT Yên Lạc, Thanh Lãng) với tổng diện tích 89 ha, vốn đầu tư khoảng 127 tỷ Đồng. Còn 3 cụm làng nghề mộc An Tường (Vĩnh Tường), gốm Hương Canh (Bình Xuyên), chế biến khoáng sản Xuân Hoà (Lập Thạch) trên diện tích gần 40ha, đang đẩy mạnh giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng.

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2015 sẽ hình thành 11 cụm công nghiệp và 24 cụm TTCN làng nghề trên địa bàn để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất TTCN vào sản xuất tập trung góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.

V. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

V.1. Phân kỳ đầu tư và bước đi thực hiện quy hoạch

Giai đoạn 2009-2010: Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên công nghiệp suy giảm từ quý IV năm 2008 cho đến tháng 8/2009 mới có các dấu hiệu hồi phục, do đó giai đoạn này thực hiện kế hoạch chống suy giảm nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn 2011-2015: Thực hiện mục tiêu tạo các yếu tố cơ bản cho một tỉnh công nghiệp vào 2015, xây dựng Vĩnh Yên trở thành thành phố vào năm 2020, giai đoạn này cần thu hút các dự án công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, hiệu quả, thân thiện với môi trường tạo tiền đề cho phát triển. Khuyến khích các dự án công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Giai đoạn 2015-2020: Vĩnh Phúc đã có đủ yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, cần duy trì tốc độ tăng trưởng để xây dựng Vĩnh Yên trở thành thành phố vào năm 2020. Giai đoạn này cần thu hút các dự án công nghệ mới, tiên tiến, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường để phát triển bền vững.

150

Page 151: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

V.2. Xây dựng các chương trình và danh mục các công trình ưu tiên đầu tư; nhu cầu vốn thực hiện các chương trình, dự án

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp vào 2020 hướng tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm cuối thập kỷ 20 đầu thập kỷ 30 của Thế kỷ 21 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại và đồng bộ gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị Thành phố Hà Nội và toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm đến năm 2020 như sau :

- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp đã được thành lập; - Kêu gọi đầu tư phát triển các khu công nghiệp mới đã có chủ trương;- Rà soát và phối hợp cùng chủ đầu tư tháo gỡ các khó khăn đảm bảo tiến độ

triển khai các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, chú trọng các dự án ngành điện, điện tử của Compal, Foxconn....

- Kêu gọi và xúc tiến đầu tư các dự án sản xuất chế tạo ô tô, xe máy, sản xuất các linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu hỗ trợ công nghiệp ô tô xe máy; chú trọng các dự án xe sử dụng nhiên liệu, năng lượng thân thiện với môi trường.

- Kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm cả công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm,... kết hợp quy hoạch lồng ghép khu công viên đào tạo với khu du lịch sinh thái tại vùng lân cận Hồ Đại Lải với phát triển công nghệ phần mềm công nghệ cao.

- Kêu gọi và xúc tiến đầu tư sản xuất gạch tuynel, gạch không nung, gạch bê tông nhẹ, vật liệu xây dựng phục vụ quá trình đô thị hoá Vĩnh Phúc.

- Kêu gọi và xúc tiến đầu tư các dự án phát triển công nghiệp có công nghệ hiện đại, suất đầu tư lớn, công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến nguyên liệu tại chỗ (các nguồn nguyên liệu tự nhiên và từ nông, lâm nghiệp) trong các khu công nghiệp đã hình thành.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển theo các phân kỳ

Danh mục Đơn vị Đến 20102011-2015 2016-2020

Nhu cầu vốn đầu tưtỷ.đồn

g 16.288 144.208 308.775 Quy ra USD tr.USD 958 9.136 19.561

Trong đó : NLN nghiệp tỷ.đồng 1.938 1.581 2.890

151

Page 152: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

TM và DVụ tỷ.đồng 8.238 66.796 186.514

CN+XD tỷ.đồng 6.112 75.832 119.371

+ Công nghiệp tỷ.đồng 4.886 68.276 110.380

+ Xây dựng tỷ.đồng 1.226 7.556 8.992

Cơ cấu đầu tư        

NLN nghiệp % 11,90% 1,10% 0,94%

TM và DVụ % 50,58% 46,32% 60,40%

CN+XD tỷ.đồng 37,52% 52,59% 38,66%

+ Công nghiệp % 30,00% 47,35% 35,75%

+ Xây dựng % 7,52% 5,24% 2,91%

Dự kiến cơ cấu huy động vốn từ các nguồn như sau:

Nguồn vốn dự kiến Đơn vị2008-2010

2011-2015 2016-2020

Vốn do NN đầu tư trên địa bàn

tỷ.đồng 5.945 42.950 79.387

Tỷ lệ so với vốn ĐT % 36,5% 29,8% 25,7%

Bao gồm : VĐT ngân sáchtỷ.đồn

g 3.51

5 25.830 34.87

1

Vốn TDDTPTNNtỷ.đồn

g 15

0 1.150 1.55

3

Vốn ĐT vào các DN

tỷ.đồng

2.280 15.970

42.964

Đầu tư từ các doanh nghiệptỷ.đồn

g 4.886 50.473 123.510

 Tỷ lệ so với vốn ĐT % 30,0% 35,0% 40,0%

Tích luỹ từ dân cư tỷ.đồn

g 2.660 33.456 46316

 Tỷ lệ so với vốn ĐT % 16,0% 23,0% 15,0%

Vốn vay và hợp tác bên ngoàitỷ.đồn

g 2.851 17.329 59.562

Tỷ lệ so với vốn ĐT % 17,5% 12,2% 19,3%

Trong đó tổng mức đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 2011-2015 phấn đấu đạt 68.276 tỷ đồng; chiếm 47,35% trong tổng vốn đầu tư; giai đoạn 2016-2020

152

Page 153: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

phấn đấu đạt 110.380 tỷ đồng, chiếm 35,75% tổng vốn đầu tư của tỉnh. Định hướng huy động vốn cho phát triển công nghiệp: sử dụng vốn ODA để phát triển hạ tầng bên ngoài các khu cụm công nghiệp; vốn của các dự án FDI, DDI, vốn dân doanh để phát triển hạ tầng bên trong các khu cụm công nghiệp và cho sản xuất theo từng dự án cụ thể.

Một số nhu cầu khác cho phát triển

Theo đề án bổ sung một số khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc vào danh mục phát triển các khu công nghiệp cả nước theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở các khu công nghiệp ước tính trên cơ sở đầu tư vào khu công nghiệp thời gian qua như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2010 2015 2020

Diện tích các khu CNha 65

0 2.28

4 6.03

8 7.98

1

Nhu cầu lao động trực tiếp

ngàn người 46

160 42

3 55

9

Vốn đ.tư hạ tầng khu CNtỷ Đ 95

7 3.46

5 9.96

7 14.78

4

Nhu cầu cấp điện MVA 18

2 64

0 1.69

1 2.23

5

Nhu cầu cấp nước m3/

ngày.đêm 20475 71.94

6 190.19

7 251.40

2

Quy hoạch hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển công nghiệpMạng lưới cấp điện

Đường dây và trạm biến áp hiện có:

Đường dây 220kV và các đường dây 110kV vận hành tốt, ổn định và vừa tải.

Các trạm biến áp 110 KV: trạm Lập Thạch 25 MVA; trạm Vĩnh Yên trong năm 2008 nâng công suất lên 2x63MVA; trạm Phúc Yên 2x40MVA. Các trạm 110kV và hầu hết các trạm trung gian hiện đang vận hành ở chế độ đầy tải.

Các công trình đang triển khai xây dựng:

- Đường dây và trạm 110 kV Thiện Kế công suất 2x63MVA (đã cơ bản xây dựng xong đường dây).

- Đường dây và trạm biến áp 110 KV Vĩnh Tường 2x25 MVA (đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật. chuẩn bị khởi công).

153

Page 154: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Đường dây và trạm 110 kV Quang Minh 2x 63MVA (đang hoàn thiện thiết kế kỹ thuật). Ngoài ra đang có kế hoạch nâng công suất trạm 110kV Phúc Yên hiện có từ 2x40MVA lên 40+63MVA.

Từ nay đến 2010 và 2020, mục tiêu phát triển điện trong thời gian tới là đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp mở rộng (đặc biệt là các khu công nghiệp) và nâng cao chất lượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; phấn đấu có nguồn điện dự phòng 10 - 20%.

Giai đoạn đến 2010: Ngoài các trạm biến áp và đường dây hiện có cũng như các công trình đang triển khai, dự kiến xây dựng thêm các trạm đã có trong quy hoạch: - Trạm Compal I: 110/22kV – 63MVA;- Trạm Compal II: 110/22kV – 40MVA;- Trạm Bá Thiện: 110/22kV – 63MVA;- Trạm Yên Lạc: 110/35kV – 63MVA;- Trạm Tam Dương: 110/35kV – 63MVA;- 02 trạm 220kV: trạm 220/110/22kV Vĩnh Yên (125+250MVA); trạm

220/110/22kV Bá Thiện 250MVA.

Giai đoạn đến năm 2015:

Nâng công suất 09 trạm 110kV: Trạm Phúc Yên 110/35/22kV – 2x63MVA; Trạm Thiện Kế 110/22kV – 2x 63MVA; Trạm Compal I 110/22kV – 2x63MVA; Trạm Compal II 110/22kV – 2x63MVA; Trạm Yên Lạc 110/110/35/22kV – 2x40MVA; Trạm Tam Dương 110/35/22kV – 2x63MVA; Trạm Vĩnh Tường 110/35/22kV – 2x63MVA.

Xây dựng mới 08 trạm 110 kV: Trạm Vĩnh Yên II 110/22kV – 63MVA; Trạm KCN Yên Bình 110/22kV – 63 MVA; Trạm Compal III 110/22kV – 50MVA; Trạm Sơn Lôi 110/22kV – 63 MVA; Trạm Tam Đảo 110/22kV – 40 MVA; Trạm KCN Vĩnh Tường 110/22kV – 63 MVA.

Nâng cấp các trạm 220kV: Trạm Vĩnh Yên (125+250)MVA lên 2x250MVA; Trạm Bá Thiện 250MVA lên 2x250MVA; xây dựng mới trạm Vĩnh Tường 250MVA.

Với tổng công suất trạm 220kV (nguồn cung) khoảng 1.250MVA và 462,7 MVA hiện có đủ đảm bảo công suất cấp điện cho các giai đoạn phát triển tới.

Cấp nước

154

Page 155: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Hệ thống cấp nước đã và đang được đầu tư đảm bảo công suất đủ đáp ứng tốt cho nhu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhu cầu phát triển các khu công nghiệp nói riêng.

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của nhân dân, trong giai đoạn tới tiếp tục xây dựng, mở rộng các nhà máy cấp nước hiện hữu; đồng thời xây dựng mới một số công trình cấp nước để đến 2010 đảm bảo công suất cấp nước đạt 100.000-300.000m3/ngày-đêm; đến 2020 lên 1.000.000m3/ngày-đêm.

Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào, đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên, hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp chưa được đầu tư hoàn chỉnh.

Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp. Hiện tỉnh có Nhà máy nước Vĩnh Yên. công suất cấp nước 16.000 m3/ngày-đêm với 17 giếng khoan và 1 nhà máy xử lý nước; Nhà máy nước Phúc Yên có công suất 12.000 m3/ngày-đêm với 5 giếng khoan, trong đó cấp cho sản xuất công nghiệp 3.174 m3 /ngày-đêm. Ngoài các nhà máy nước trên, tỉnh cũng có các dự án nhỏ cấp nước sạch ở thị trấn Tam Đảo (công suất 5.000m3 /ngày-đêm), Yên Lạc, Lập Thạch và xã Thổ Tang (Vĩnh Tường) với công suất 3.000m3 /ngày-đêm.

Tỉnh đang triển khai và kêu gọi đầu tư một số dự án cấp nước lớn lấy nước từ Sông Lô: Dự án JIBIC, công suất dự kiến 100.000m3/ngày-đêm, tổng vốn 120 triệu USD; dự án đang kêu gọi Hà Lan đầu tư 500.000m3/ngày-đêm, xây dựng một nhà máy nước ở khu vực cầu Liễn Sơn công suất đến năm 2010 khoảng 20.000m3/ngày đêm và nâng dần công suất nhà máy này để đảm bảo đến năm 2015 đạt tổng công suất 80.000m3/ngày-đêm.

PHẦN V

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

I. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN

I.1. Giải pháp về vốn và nguồn vốn để thực hiện mục tiêu quy hoạch công nghiệp; xác định nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng từ ngân sách, từ vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn ODA, FDI cho từng thời kỳ

Trong khi tích lũy nội tỉnh còn hạn hẹp, chủ trương tranh thủ, huy động các nguồn vốn là giải pháp quan trọng. Trong các nguồn vốn, vốn ưu đãi đầu tư, vốn

155

Page 156: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Các hình thức huy động vốn khác, như: giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp; liên doanh, liên kết thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước; huy động từ quỹ đất; vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài... là những hướng quan trọng để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu để thực hiện mục tiêu quy hoạch là nguồn vốn huy động từ các nguồn đầu tư trong và ngoài nước với mọi thành phần kinh tế. Vốn của Nhà nước cần tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các mục tiêu lớn của tỉnh, ưu tiên cho việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ. Vốn tích lũy của các doanh nghiệp và vốn vay nên tập trung cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, một phần dùng xây dựng hạ tầng cơ sở. Vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ưu tiên cho các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Huy động vốn đầu tư nước ngoài

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một cách thức quan trọng để phát triển ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp của tỉnh nói riêng trong bối cảnh nguồn vốn của chúng ta còn eo hẹp. Vốn đầu tư nước ngoài có thể huy động nguồn vốn viện trợ phát triểm chính thức ODA, nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc qua đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước ngoài.

Về vốn ODA cần tiếp tục tranh thủ nguồn tài trợ của các Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gắn chặt việc sử dụng vốn vay với trách nhiệm trả nợ. Tuy nhiên do đặc thù của nguồn vốn ODA với lãi suất vay thấp, thời hạn trả nợ kéo dài, thường kèm theo các điều kiện của nước cho vay và thủ tục vay vốn phức tạp... nên cần cân nhắc về lĩnh vực đầu tư và hiệu quả của dự án. Mặt khác cần chuẩn bị đủ vốn đối ứng, theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Đây là nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ cung cấp vốn mà cả công nghệ, thị trường, kỹ năng quản lý, bán hàng... để đảm bảo lợi nhuận thu được từ đầu tư. Do đó, nguồn vốn này có thể đẩy nhanh năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Đặc biệt đối với các lĩnh vực công nghệ cao, sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị cao phục vụ xuất khẩu…

156

Page 157: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Bên cạnh nguồn đầu tư từ các nhà sản xuất, các công ty nước ngoài, cần chú trọng cả nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), từ người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, đầu tư về nước (đây cũng là một nguồn vốn đang tăng trưởng trong thời gian qua).

Về vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài: Cần thu hút cả nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài thông qua việc mua chứng khoán, mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước, kể cả các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá; xây dựng các doanh nghiệp liên doanh, các công ty cổ phần có vốn ĐTNN và cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được phát hành trái phiếu để huy động vốn trong khuôn khổ các quy định về chính sách và pháp luật được nhà nước ban hành.

Để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, cần xây dựng chiến lược vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở chuẩn bị tốt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của các địa phương kèm theo các hướng dẫn cụ thể về thủ tục đầu tư, địa điểm, hạ tầng cơ sở, khả năng cung ứng các tiện ích công cộng đầu vào, mặt bằng giá cả tại địa bàn, các ưu đãi, các chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn... để vận động, thuyết phục các nhà đầu tư . Bên cạnh đó cũng cần có sự minh bạch, ổn định, nhất quán trong chính sách, phù hợp với các thoả thuận, cam kết quốc tế và đội ngũ cán bộ thực thi chuyên trách, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư tạo niềm tin cho nhà đầu tư .

Huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước

Đầu tư trong nước vào ngành công nghiệp của tỉnh tuy tăng nhanh trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn hạn chế về quy mô và trình độ công nghệ, một mặt do khả năng vốn không lớn, một mặt do các thủ tục, chính sách còn bất cập nên các nhà đầu tư trong nước gặp nhiều khó khăn phức tạp khi tiếp cận với vốn vay Ngân hàng; nhiều cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn phải huy động vốn phi chính thức, lãi suất cao, nhiều rủi ro để hoat động. Cần sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ quỹ phi lợi nhuận của các tổ chức quốc tế, quỹ đóng góp của các hiệp hội giúp các cơ sở đầu tư phát triển.

Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong đơn vị, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán; Tiến hành cổ phần hoá toàn bộ hoặc một phần các doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động vốn trong dân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp, đàu tư gián tiếp.

157

Page 158: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

I.2. Giải pháp về thị trường và tính cạnh tranh cho các các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh

Hiện nay, nước ta phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường thì việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất cần phải đi đôi với việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hoá, điều này rất quan trọng và cần thiết. Để thực hiện chiến lược thị trường cho các sản phẩm công nghiệp của tỉnh, trong thời gian tới tỉnh cần chú ý các giải pháp sau:

- Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh, đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường nước ngoài để tăng thị phần xuất khẩu các sản phẩm sản xuất tại Vĩnh Phúc . Đối với các sản phẩm đã có thị trường thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trường mới, đối với sản phẩm chưa có thị trường cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức như quảng cáo, tham gia hội chợ, giới thiệu trên trang Web.....

- Có chính sách hỗ trợ thị trường nông thôn, thị trường này còn chưa được khai thác nhiều do sức mua còn hạn chế.

- Nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

- Để làm tốt công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường tỉnh cần thành lập trung tâm hỗ trợ và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, thay vì để các doanh nghiệp của tỉnh phải tự tìm kiếm bạn hàng.

- Tăng cường việc tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh.

- Hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá bao gồm: chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hoá), siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, liên kết ngang theo hình thức hiệp hội hoặc câu lạc bộ. Đồng thời đổi mới tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã thương mại – dịch vụ theo hướng hình thành HTX cổ phần để thực hiện các dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ thông qua phương thức đại lý mua bán và hợp đồng hai chiều giữa một bên là nông dân và một bên là doanh nghiệp, nâng cao vai trò trung gian của lực lượng thương lái trong mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp.

158

Page 159: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được ưu tiên vay vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng nguyên liệu, phối hợp các hoạt động khuyến nông, chuyển giao giống và kỹ thuật mới .

I.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp

Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cần xác định là yếu tố quyết định để nâng cao vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư cho tỉnh. Phải có một đội ngũ cán bộ, công nhân đủ về số lượng và chất lượng bảo đảm cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế. Cơ cấu đội ngũ này phải đồng bộ, bao gồm cả cán bộ khoa học- kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật…

Đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về số lượng học viên, coi trọng chất lượng, hiệu quả để cung cấp lao động với cơ cấu hợp lý cho từng giai đoạn phát triển công nghiệp; xã hội hoá công tác đào tạo nghề; có chính sách thu hút sử dụng người tài phục vụ cho các thời kỳ phát triển công nghiệp. Trước mắt, ưu tiên đào tạo nhân lực cho các ngành then chốt, các ngành sản xuất chủ lực, các ngành có xu hướng tăng trưởng nhanh trong từng thời kỳ. Song song với việc đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ cần phải chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản và các làng nghề truyền thống ....

Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động.

Từ nay đến năm 2020 phải phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng theo hai luồng sau để tạo tiền đề cho các năm sau:

- Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện

159

Page 160: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Theo hướng này sẽ củng cố và nâng cao các trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh.

- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hướng này có các hình thức đào tạo như: Đào tạo nghề dịch vụ; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo các nghề truyền thống ở các làng nghề.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần được qua đào tạo tại trường quản lý hành chính nhà nước thường xuyên, định kỳ được bổ túc đầy đủ về luật pháp và nắm bắt các thông tin về khoa học công nghệ, về thị trường trong nước và quốc tế nhất là các mặt hàng đang và sẽ được sản xuất trển địa bàn tỉnh. Áp dụng chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển.

Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp và khuyến khích những người có năng lực cần được cử đi đào tạo tại các nước phát triển.

Đến năm 2010 chú trọng xây dựng trường đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu đào tạo của tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, từng bước đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Ưu tiên đầu tư các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hiện có và hình thành các trung tâm mới đào tạo các nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, tăng tỷ lệ đã qua đào tạo đạt 66% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.

Có chính sách khuyến khích thoả đáng để phát huy khả năng cao nhất. khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, nghiệp vụ giỏi ở địa phương và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài, nhất là đối với những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển ở địa phương mà lực lượng tại chỗ còn quá mỏng.

Đối với lao động trẻ hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, tỉnh nên có chính sách gửi đi đào tạo các trường trong nước, sau đó trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách đầu tư thêm cho các sinh viên người Vĩnh Phúc đang theo học các trường đại học ở Hà Nội. Nên có hợp đồng cụ thể với các em có ý định trở về Vĩnh Phúc làm việc, cung cấp tài chính và sẵn sàng tiếp nhận. Ngoài ra đối với người Vĩnh Phúc đang công tác ở các nơi muốn về quê hương làm việc tỉnh sẵn sàng tiếp nhận, tạo mọi điều kiện để cán bộ yên tâm làm việc.

I.4. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Như trên đã trình bày, khoa học công nghệ giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế

160

Page 161: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

xã hội của tỉnh thì phải tập trung giải quyết tốt vấn đề công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học về công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, sử dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ robot... để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng lớn. Khuyến khích các cơ sở công nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu thay thế, không ngừng cải tiến sản phẩm thân thiện với môi trường để tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao từ nay đến năm 2010 phải tập trung giải quyết tốt vấn đề trang bị cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh những máy móc và công nghệ mới. Hướng chính là hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Đối với các dự án đầu tư nước ngoài cần đánh giá, xem xét công nghệ sản xuất được sử dụng, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất máy móc, trang thiết bị, nhất là máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho chế biến nông lâm sản thực phẩm.

I.5. Giải pháp về nâng cao năng lực tổ chức quản lý ngành công nghiệp

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, bình đẳng. Tách mục tiêu phi thương mại ra khỏi các hoạt động kinh doanh; Xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

- Mở rộng tối đa quyền tự chủ, xác định rõ quyền về tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh theo những gì mà pháp luật không cấm.Thành lập công ty tài chính và công ty mua bán nợ doanh nghiệp.

- Chuyển đổi cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ cơ chế kiểm soát quá trình ra quyết định của doanh nghiệp sang kiểm tra giám sát hướng vào việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ lợi tức trên doanh số, lợi tức trên tổng vốn đầu tư, lợi tức trên đất đai, số lượng lao động sử dụng, thu nhập và phúc lợi của người lao động.... Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn, làm tốt công tác tham mưu theo chức năng với tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong việc quản lý về

161

Page 162: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

công nghiệp tại địa phương, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và phát triển thị trường nhằm phát huy hơn nữa năng lực quản lý Nhà nước.

- Công khai thông tin về chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh. Tổ chức tốt các thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin thị trường, thông tin về khoa học công nghệ, các chính sách khuyến khích đầu tư, các yếu tố đầu vào tại các khu cụm công nghiệp trong từng thời kỳ...;

- Kết hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh về thủ tục đầu tư cấp phép cho các dự án đầu tư trên địa bàn, để định hướng phát triển công nghiệp tập trung theo khu cụm công nghiệp đã được lập quy hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng đất công nghiệp và đảm bảo được yếu tố môi trường phát triển của tỉnh, kịp thời giải đáp các kiến nghị, thắc mắc của các nhà đầu tư;

- Củng cố và phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống; Hỗ trợ tốt các điều kiện về thực hiện cơ sở hạ tầng cho các dự án công nghiệp;

I.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Tiến hành sớm việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp hiện có, các cơ sở sản xuất bao gồm: đánh giá lượng ô nhiễm do phát thải công nghiệp, khí thải của xe cộ…

- Đánh giá tác động đến môi trường của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng, nhất là đối với những nhà máy đã được cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, xử lý bảo vệ môi trường của các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghiệp, định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại. Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quan trắc, thanh tra và quản lý môi trường.

+ Đối với khu công nghiệp:

- Quy hoạch thoát nước thải cho khu công nghiệp phải tính đến nơi thải nước cụ thể. Cần áp dụng 02 hệ thống xử lý nước thải theo tình hình thực tế hiện nay: Hệ thống xử lý nước tại chỗ cho nhà máy và Hệ thống xử lý nước của khu công nghiệp. Xác định công nghệ cụ thể để xử lý nước cho từng loại hệ thống.

- Kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cư và đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc trước khi thải vào môi trường không khí; áp dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào

162

Page 163: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

hệ thống sông ngòi; thu gom chất thải rắn và xử lý đúng quy phạm đảm bảo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường.

- Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thường xuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải, nước thải từ các nguồn thải và các điểm quan trắc, các khu vực dân cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép cần có kế hoạch đình chỉ hoặc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát thải các chất gây ảnh hưởng xấu tới môi trường bắt buộc phải có báo cáo đánh giá định kỳ những tác động tới môi trường và các biện pháp xử lý khắc phục.

+ Đối với các cụm công nghiệp tập trung:

- Trước khi triển khai xây dựng các cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất cần lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đưa ra các phương án khống chế ô nhiễm môi trường và phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Không đưa vào khai thác, vận hành các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các dự án đầu tư khi chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Những cơ sở sản xuất trong khu, cụm công nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ được xây dựng, vận hành, khai thác khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Không xây dựng mới các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư; Kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra xa khu dân cư.

- Chỉ hoàn tất các thủ tục pháp lý về đất cho các cơ sở sản xuất khi đã có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền.

- Vị trí các cơ sở sản xuất tập trung phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu hành chính- dịch vụ, thương mại.

- Trong cụm công nghiệp, những cơ sở gây ô nhiễm nặng phải được bố trí sau hướng gió so với các cơ sở ít ô nhiễm. Các cơ sở sản xuất có lưu lượng nước thải lớn phải được bố trí ở gần trạm xử lý nước.

- Cần xác lập độ rộng của vùng cách ly công nghiệp theo khoảng cách bảo vệ về vệ sinh mà tiêu chuẩn nhà nước cho phép.

163

Page 164: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

I.7. Giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ưu tiên và tạo điều kiệnthuận lợi cho các ngành công nghiệp chủ lực đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tăng cường mối liên kết chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Chuyên môn hoá, hợp tác hoá trở thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư phụ tùng cho các doanh nghiệp, tập đoàn có thị trường, thương hiệu và đẳng cấp thế giới là giải pháp phát triển bền vững.

Để có thể cạnh tranh về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, quy mô và thời hạn giao hàng ... các cơ sở sản xuất cần phải có được sản lượng đủ lớn để tổ chức sản xuất cung ứng cho thị trường. Nhằm khắc phục các hạn chế về quy mô, tiến độ, giảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm... giải pháp tối ưu nhất cần tăng cường hợp tác trong sản xuất giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với nhau, liên kết chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư thông qua các hội thảo, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước; tìm kiếm đối tác liên kết sản xuất; giới thiệu năng lực công nghệ, thiết bị, sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp FDI.

I.8. Giải pháp phát triển làng nghề

Phát triển làng nghề với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, chuyển dịch nguồn lực từ nông nghiệp năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn để phát triển bền vững;

Trước tiên, cần gắn quy hoạch phát triển các làng nghề với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của vùng, huyện, tỉnh và ngành.

Tỉnh cần quy hoạch phát triển và có chính sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các ngành nghề cần ưu tiên. Hiện nay, các cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn làng nghề chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Đó vừa là nơi ở vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng hẹp, môi trường bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất – kinh doanh không đảm bảo. Hộ kinh tế gia đình có ưu điểm tận dụng các loại lao động vào sản xuất công nghiệp huy động được vốn nhàn rỗi trong dân, tạo động lực phát triển nhưng lại có nhiều hạn chế về đổi mới công nghệ, vốn, mở rộng sản xuất, tiếp cận thị trường.

164

Page 165: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Hướng tiến tới trong quá trình phát triển làng nghề là phải tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư để đảm bảo kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhà xưởng cho sản xuất – kinh doanh và bảo vệ môi trường nông thôn. Tiếp đến, cần phát triển thị trường cho các làng nghề. Phát triển các thị trường đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ nguyên vật liệu…) và thị trường sản phẩm cho các làng nghề. Hiện nay, chúng ta đang bỏ ngỏ thị trường các làng nghề. Cần phát triển các thành phần kinh tế hoạt động trên thị trường, trong đó nêu cao vai trò của doanh nghiệp mà nhà nước chiếm ưu thế vốn trong cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng (công nghệ, thông tin…) và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.

Thông qua các hình thức như gia công đặt hàng và hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp ở thành thị với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn để tạo thị trường lớn và ổn định các làng nghề.

Cùng với phát triển thị trường cho các làng nghề thì việc tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của làng nghề cần được chú trọng bằng việc khai thác các thị trường ngách, phát triển quan hệ gia công cho các doanh nghiệp lớn ở thành thị, tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các làng nghề;

Tỉnh, huyện và các ngành liên quan cần có cơ chế đảm bảo và hỗ trợ vốn cho đổi mới công nghệ ở các làng nghề. Coi trọng công tác tư vấn, đào tạo và áp dụng mô hình chuyển giao công nghệ cho các làng nghề. Có chính sách khuyến khích nghiên cứu sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị cho các làng nghề, chính sách cho vay ưu đãi bao gồm vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ cho sản xuất kinh doanh. Phát triển các trung tâm đảm nhận nhiệm vụ thiết kế mẫu mã, đào tạo cho các làng nghề;

Để các làng nghề đi vào sản xuất hàng hoá, cần phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn nông thôn của tỉnh.. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ này được hình thành theo 2 cách: từ các hộ kinh tế gia đình tích tụ và tập trung thành các doanh nghiệp nhỏ (đây là cách chủ yếu) hoặc lập mới một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

II. NHỮNG CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

II.1. Chính sách phát triển thị trường

- Xây dựng tổ chức Hải quan tạo điều kiện thông quan cho nguyên vật liệu, hàng hóa công nghiệp đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

- Đẩy mạnh các kênh cung cấp thông tin về tình hình biến động của cung cầu và giá cả trên thị trường (cả trong và ngoài nước) đối với các sản phẩm chủ

165

Page 166: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

yếu của tỉnh, xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện thành lập và khuyến khích các hiệp hội kinh doanh trong cùng ngành hàng; tăng cường vai trò trong việc phổ biến thông tin thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho điều phối thị trường của các hiệp hội này.

- Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn; Khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội; Kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.

II.2. Chính sách khuyến khích đầu tư

Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính cùng bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các nhà đầu tư, Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư qua từng giai đoạn, phù hợp với Luật đất đai, Luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thu hút các nhà đầu tư.

Thực thi hệ thống hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào theo quy hoạch đảm bảo thúc đẩy phát triển công nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư.

Đồng hành và phối hợp cùng nhà đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án.

II.3. Chính sách huy động vốn

- Nâng mức tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước lên trên 50%.

- Ưu tiên cho các địa phương vay vốn phát triển vùng nguyên liệu tập trung, vốn đào tạo nghề và truyền nghề. Phân bổ quỹ phát triển công nghiệp hợp lý và hiệu quả.

- Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng: Để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: nới rộng điều kiện thế chấp (có thể thế chấp bằng doanh nghiệp), áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp.

- Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện và nước, giao thông.

II.4. Chính sách khoa học công nghệ

-Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công

166

Page 167: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định .

- Hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới (từ 1-2% GDP).

- Ban hành chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao... đến tỉnh làm việc được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở, đất ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương.

II.5. Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước: ngoài khả năng chuyên môn ra phải được đào tạo qua trường quản lý hành chính quốc gia, phải được bổ túc đầy đủ về các kiến thức của luật pháp.

- Đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại các nước phát triển.

- Triệt để áp dụng chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển. Tiến dần tới chính sách thuê giám đốc thông qua hợp đồng, có quy định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, xoá bỏ tình trạng bổ nhiệm lâu nay vẫn sử dụng.

- Tạo các điều kiện thường xuyên cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giao lưu trao đổi học hỏi với nước ngoài để cập nhật được các thông tin thị trường, thông tin khoa học công nghệ và thông tin của các đối tác cạnh tranh.

- Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp phải được chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chuyên môn cũng như tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Những nguồn lực lao động này chính là lực hấp dẫn quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

II.6. Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu

Xây dựng các vùng chuyên canh, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao, tập trung và có số lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía, ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu.

167

Page 168: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo cho Nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả.

Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất .

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, lưới điện cho các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh và các huyện, thị; hình thành khôi phục các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN

Các biện pháp triển khai kết quả quy hoạch

Để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp, cần triển khai thực hiện các công việc sau:

- Tiến hành lập quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Lập kế hoạch đưa vào triển khai xây dựng các cơ sở công nghiệp, tổ chức thực hiện chương trình hành động cụ thể về phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn thực hiện trong giai đoạn đến 2015, 2020.

- Công bố rộng rãi chủ trương chính sách và các chế độ chính sách xây dựng công nghiệp cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn. Tiến hành tuyên truyền vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, Sở Công nghiệp phối hợp để thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư; UBND tỉnh chủ động gặp trực tiếp một số công ty đa quốc gia về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo; Thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh để tiếp xúc với các nhà đầu tư trong nước các công ty lớn trong nước để kêu gọi đầu tư; thực hiện hoàn thiện trang Web, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư để kêu gọi đầu tư trong nước và ngoài nước.

- Nhằm tạo ra một lực lượng lao động đảm bảo về số lượng và chất lượng, Sở Lao động Thương binh xã hội chủ trì phối hợp với sở Giáo dục và đào tạo và sở Công nghiệp xây dựng, thực hiện đề án phát triển và đào tạo lao động công nghiệp theo hướng ưu tiên cho sản xuất công nghiệp tại tỉnh và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong đào tạo và xuất khẩu lao động công nghiệp;

168

Page 169: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

- Giao sở Công thương chủ trì phối hợp với các ban ngành khác như: sở Kế hoạch Đầu tư, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ… thực hiện công tác tổ chức, giám sát và điều tiết sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hoá các bước đi, giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch. Định kỳ thời sự hoá lại quy hoạch phát triển. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh có những chỉ đạo đúng đắn thúc đẩy sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và đảm bảo yếu tố môi trường.

- Định kỳ theo năm, sở Công thương kết hợp với các ban ngành khác thực hiện điều tra đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn, hiệu quả sử dụng đất công nghiệp trong các khu cụm công nghiệp đã được phê duyệt, tác động của sản xuất công nghiệp đến môi trường, xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh theo từng thời kỳ, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn. Từ đó có những đề xuất về áp dụng chính sách của nhà nước nhằm giúp các doanh nghiệp công nghiệp phát triển theo hướng cải tiến trình độ sản xuất, tăng hàm lượng khoa học công nghệ, tiết kiệm sử dụng năng lượng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, cải thiện môi trường sinh thái. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.

PHỤ LỤC

1. Dự kiến một số dự án đầu tư trọng điểm đến năm 2020

2. Bản đồ hiện trạng

169

Page 170: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Hiện trạng phân bố các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3. Bản đồ quy hoạch

Quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Quy hoạch cơ sở hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Phụ lục 1. Dự kiến một số dự án đầu tư trọng điểm đến năm 2020

1 Dự án hoàn chỉnh các công trình hạ tầng các KCN đã có 2009 - 2010

2 Dự án xây dựng hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào các KCN dự kiến thành lập mới 2011 - 2020

3 Các dự án sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện, điện tử 2011 - 2020

4Các dự án sản xuất và lắp ráp các sản phẩm, thiết bị tin học, sản xuất phần mềm, các loại linh kiện điện tử, viễn thông….

2011 - 2020

5Các dự án sản xuất, chế tạo các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm

2011 - 2020

6 Các dự án phát triển, sản xuất sản phẩm mộc dân dụng sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ 2011 - 2020

7Các dự án sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ, các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn

2011 - 2020

8 Dự án sản xuất gạch, ngói theo công nghệ lò tuy nen, gạch không nung, gạch bê tông nhẹ.. 2011 - 2020

Một số dự án đầu tư giai đoạn 2009 – 2015 theo các phân ngành

TT Ngành công nghiệp

Các dự án FDI

(tỷ Đồng)Các dự án DDI

(tỷ Đồng)Vốn đầu tư (tỷ Đồng)

1 Ngành cơ khí chế tạo 1.656 224,180 1.879,930

170

Page 171: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

2 Ngành SXVLXD 56 798,640 854,140

3 Điện, điện tử 15.538 436,550 15.974,700

4 Ch.biến nông lâm sản, thực phẩm 28 623,736 651,486

5 Dệt may-Da giày 370 131,303 501,303

6 Hoá chất, dược liệu 111 77,300 188,300

7 Ngành công nghiệp khác 361 23,460 384,210

  Cộng 18.119 2.315,169 20.434,069

171

Page 172: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Danh mục các dự án FDI đăng ký đầu tư

TT Lĩnh vực

Tổng vốn đầu tư

(USD) Địa điểm Công suất/năm

I  Chế biến NLsản thực phẩm 1.500.000

1 Sản xuất và kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu 1.500.000 KCN Khai Quang

II  Dệt may-Da giày 20.000.000

1 Thêu trên các sản phẩm may 2.000.000 KCN Khai Quang Tel: 0211 843751; Fax: 0211 843 752 11 triệu sp

2 Cung cấp dịch vụ giặt là cho các DN may mặc 500.000 KCN Khai Quang Tel: 0211 844020; Fax: 0211 844

019 30 triệu sp

3 Sản xuất và KD các loại vải bạt Tarpaulin và các SP dệt nhựa 4.500.000 KCN Khai Quang 7.9 triệu m2

4 SX may thêu đan mũ giày. áo… 1.500.000 DT: 0211723815. Fax: 0211 3723814 7 tỷ sp/năm

5SX Sợi. KD vải sợi. chỉ vải. SX đồ ngoại. nội thất. SX chế biến nnông lâm sản; KD hàng gia dụng. VLXD

1.500.000

6SX và gia công các SP quần. áo. mũ bảo hộ lđộng. sx và gia công quần áo xuất khẩu

10.000.000 KCN Khai Quang; đt: 0437875833; 1.5 triệu sp

Page 173: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

III  Cơ khí. chế tạo 89.500.000

1 SX các linh kiện. cho máy tính. màn hình tinh thể lỏng…. 30.000.000 KCN Bình Xuyên 350.000 sp

2 SX và gia công thép ống các loại. gia công thép cuộn 16.000.000 KCN Bình Xuyên; 24.000MT/năm

3 SX các loại ốc vít phục vụ cho ngành cn ô tô. xe máy. XD. đồ gỗ…. 5.000.000 KCN Khai Quang. ĐT: 0650 756 988; Fax:

0650757189; C.

4 Sản xuất linh kiện. phụ tùng xe mô tô. ô tô. xe cơ giới. 2.500.000 KCN Khai Quang; 2.4 triệu sp

5 Sản xuất linh kiện. phụ tùng xe mô tô. ôtô. xe cơ giới 12.000.000 KCN Khai Quang 8 triệu sp

6 SX gia công thép ống. thép thanh. kéo lạnh thành hình chính xác cao 11.000.000 KCN Khai Quang

Tel: 0211 721 961; Fax: 0211 721 960

ống thép kéo lạnh: 6000 t/năm; Thanh

thép: 500t/năm

7

SX và lắp ráp lk. phụ tùng ô tô. xe máy. gương chiếu hậu. còi; SX các sp cao su và plastic; SX phụ tùng và bp phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe

5.000.000 KCN Khai Quang; 8.9 triệu sp

8 SX linh kiện phụ tùng ô tô. xe máy. điện tử… 5.000.000 KCN Khai Quang 2.5 triệu sp

9

SX phục chế các loại khuôn thép. cải tạo lò nung. chế tạo. lắp ráp trạm khí hoá than. tư vấn và chuyển giao công nghệ kỹ thuật. thiết kế. xây dựng công trình

3.000.000

173

Page 174: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

IV  Vật liệu xây dựng 3.000.000

1 Thi công các ctrinh dân dụng. CN. cơ sở HT KCN. cho thuê tbi phục vụ XD. SX bê tông. các sp xi măng

3.000.000 KCN Bá Thiện 10 công trình

V  Hoá 6.000.000

1 SX vỏ đồ điện tử 6.000.000 KCN Bá Thiện 48 triệu bộ

VI  Điện. điện tử 839.900.000

1 SX linh kiện điện tử. sp điện tử và sp điện tử dân dụng các loại 4.000.000 KCN Bình Xuyên;

- LK điện tử: 20 nghìn sp/năm; sp

điện tử các loại: 30 nghìn sp/năm

2 SX máy tính. linh kiện máy tính 18.000.000 KCN Bình Xuyên

ĐT: 98.4 triệu sp; LK điện thoại 19.1 triệu sp; lk điện tử:

19.1 triệu sp

3 SX điện thoại di động 200.000.000 KCN Bình Xuyên 2.3 triệu sp/năm

4

SX máy tính sách tay. màn hình tinh thể lỏng. ti vi tinh thể lỏng và thiết bị ngoại vi liên quan và bảo hành các sản phảm do công ty sản xuất

500.000.000 KCN Bá Thiện

5 SX pin cho CNC dùng trong các thiết bị điệnj tử CNC 14.000.000 KCN Bá Thiện;

6SX và gia công quạt gió và tổ hợp khuôn toả nhiệt dùng cho máy vi tính. máy tính xách tay

10.000.000 KCN Bá Thiện;Quạt gió: 2.5 tấn; Tổ hợp khuôn tảo

nhiệt: 2.5 tấn

174

Page 175: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

7 SX lk điện tử loại hình mới. 10.000.000 KCN B¸ ThiÖn; 7 triệu bộ

8SX gia công ổ trục cho máy vi tính. máy tính xách tay và điện thoại di động

24.000.000 KCN Bá Thiện; 30.8 triệu tấn

9 SX và lắp ráp các sp điện tử dân dụng và các mặt hàng điện tử khác 6.000.000 KCN B¸ ThiÖn; 150 ngàn sp

10 SX linh kiện kết nối điện tử; SX module Camera 17.300.000 KCN Bá Thiện; 144 triệu sp

11Sản xuất chất bán dẫn; các linh kiện điện tử và các thiết bị công nghệ thông tin

10.000.000 KCN Khai Quang; 300 ngàn chiếc

12SX kinh doanh linh kiện điện tử CNC: cảm biến hình ảnh. di ốt phát quang. màn hình tinh thể lỏng. đèn nền

18.600.000 KCN Khai Quang; đt: 02113728802; fax: 02113728800. 196.6 triệu sp

13 SX và lắp ráp các lk. thiết bị trong lĩnh vực điện. cơ khí. điện tử 8.000.000 KCN Khai Quang A. 4000 sp

VII  Ngành CN khác 19.500.000

5SX đĩa mềm. tem bản quyền và bao bì phần mềm máy tính. in sách hướng dẫn sử dụng

1.500.000 KCN B¸ ThiÖn;  

6 Dự án sản xuất: đĩa CD. DVD; các sản phẩm in phục vụ cho ngành Công nghiệp. thương mại; linh kiện điện tử.

18.000.000 KCN B¸ ThiÖn; 100 ngàn đĩa CD; 360 ngàn đĩa DVD; 50 ngàn bộ lk đtử; 1.25 triệu

175

Page 176: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

sp in

Danh mục các dự án DDI đăng ký đầu tư

TT Tên dự án đầu tưVốn đầu tư

(tỷ đồng) Địa điểmCông suất

/năm

1,1 Ngành cơ khí chế tạo 224,18

1 NM SX Linh kiện và phụ tùng ôtô vĩnh phúc 129,18 Phúc Thắng - Phúc Yên 75,500 sản phẩm/năm

2 NM SX nhôm và phụ tùng xe máy Minh Ngọc 35,00 KCN Khai Quang ADC12: 250 tấn; ADC 3: 350 tấn; KS 1: 280 tấn;

3 NM gia công cơ khí, khuôn mẫu chính xác và SX SP nhựa CN 60,00 Bảo Tháp, Kim Hoa SP cơ khí: 1,000 tấn; SP

nhựa: 900 tấn/năm,

1,2 Ngành VLXD 798,64

1 NMSX bê tông tươi và kết cấu bê tông dự ứng lực 112,84 Trung Mỹ, Bình Xuyên

2 NM SX cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm 68,26 Đồi Xoan, Quất Lưu

3 NM Gạch Tuynel CS 120 triệu viên/năm 118,52 Tân Phong, Bình Xuyên 120 triệu viên/năm

4 NM SX Gạch Tuynel 30,10 Đồng Tĩnh, Tam Dương 30 triệu viên/năm

5 NM SX Gạch Tuynel 99,70 Hoàng Lâu 80 triệu viên QTC/năm

6 NM SX Gạch Tuynel 11,62 Hoàng Lâu 15 triệu viên/năm

7 NM Gạch nung kiểu đứng hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng 9,13 Cao Đại, Vĩnh Tường 12 triệu viên/năm

8 NM Gạch Tuynel CS 80 triệu viên/năm 50,67 Phù Ninh, Liên Hoà 80 triệu viên/năm

176

Page 177: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

9 NM gạch Tuynel công suất 60 triệu viên năm 65,46 Triệu Đề, Lập Thạch 60 triệu viên/năm

10CS SXKD VLXD và kinh doanh xăng dầu

5,00 Trung Mỹ, Bình Xuyên

KD xăng dầu 2,5 triệu lít/năm; VLXD 5,000

SP/năm

11 ĐTXD xưởng cơ khí Nam Trung 28,12 Liên Bảo, Vĩnh Yên

12 TT giới thiệu SP và xây dựng nhà xởng SX VLXD 8,69 Thanh Vân, Tam Dương Nhiều SP chi tiết

13 Xưởng sản xuất phôi thép 6,68 4,000tấn/năm

14 NM chế tạo thép 168,86 CCN Đồng Văn, Yên Lạc 100,000 tấn/năm

15 Cở sở SXKD đúc cán sắt thép 15,00 CCN Đồng Văn, Yên Lạc 500 tấn/năm

1,3 Điện, điện tử 436,55

1 NM SX dây và cáp điện 25,94 700 tấn/năm

2 NM lắp ráp máy vi tính và linh kiện điện tử 27,55 Bảo Tháp, Kim Hoa

3 NM SX điều hoà không khí trung tâm và các SP điện gia dụng 409,00 Phúc Thắng - Phúc Yên Nhiều chi tiết điện tử

1,4 Chế biến nông lâm sản, thực phẩm 623,74

1 NM SX đồ TC mỹ nghệ và đồ gỗ nội ngoại thất 36,40

2 N/m sản xuất đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu 51,32 93,000 SP/năm

3 NM SX hàng thủ công mỹ nghệ XK 27,81 Bảo Tháp, Kim Hoa

4 ĐTXD cơ sở chế biến lâm sản xuất khẩu 38,26 Mỹ Lộc, Thanh Lâm

5 NM đóng gói, nguyên liệu thuốc lá 29,60 Phúc Thắng - Phúc Yên 3,000 tấn thuốc lá lá/năm

6 NM chế biến chè 63,00 CCN Hợp Thịnh

7 NM thu mua chế biến nông sản xuất khẩu 15,00 Cụm KT-XH Tân Tiến, 8,000 tấn nông sản/năm

177

Page 178: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Vĩnh Tường

8 NM SX đồ nội thất gia đình và văn phòng 150,42 Cụm KT-XH Tân Tiến,

Vĩnh Tường

9 NM SX bột giấy thơng phẩm 191,92 Cao Đại, Vĩnh Tường 150,000 tấn/năm

10 Nhà máy chè xuất khẩu 15,00 Cụm KT-XH Tân Tiến,

Vĩnh Tường 2,570 tấn SP/năm

11 Dây truyền sấy-chế biến SP nông nghiệp 5,00 CCN Hợp Thịnh 1,500 tấn/năm

1,5 Dệt may-Da giày 131,30

1 NM SX hàng may mặc XK 8,00 3 triệu SP/năm

2 Nhà máy may công nghiệp 40,00 Lai Sơn

3 NM Giặt mài công nghiệp 23,20 Bảo Tháp, Kim Hoa 2,9 triệu bộ SP/năm

4 Nhà máy SX giầy da, SP từ da xuất khẩu 60,10 Bảo Tháp, Kim Hoa

1,6 Hoá chất, dược liệu 77,30

1 NM SX các phụ gia nhựa PVC 6,30 Khai Quang, Vĩnh Yên 5,000 tấn/năm

2 Xưởng SX thuốc đông dợc, tân dược và nhà điều hành sản xuất 21,00 CCN Hợp Thịnh

3 NM SX bao bì cao cấp 50,00 CCN Hợp Thịnh 4,000 tấn/năm

1,7 Các ngành CN Khác 23,46

1 Khu xưởng in bao bì 4,67 Nam Viêm, Phúc Yên

2 NM SX giấy văn phòng phẩm, in công nghiệp và gia công giấy 10,79 Cụm KT-XH Đại Đồng Nhiều SP chi tiết

3 NMSX và gia công thuỷ tinh pha lê xuất khẩu 8,00 Trung Nguyên, Yên Lạc,

178

Page 179: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

Dự kiến quy hoạch các khu CN đến 2015, định hướng đến 2020

TT Tên Khu công nghiệp

Diện tích

2010- 2015 2016- 2020 Nhu cầu Nhu cầu Nhu cầu

Lĩnh vực kêu gọi đầu tưDiện tích Vốn Diện tích Vốn cấp điện cấp nước l.động

A   (ha) (ha) (tỷ đồng) (ha) (tỷ đồng) (KVA) (m3/ngđ) (người)  

 Đã QĐ thành lập và đã triển khai 1.395,00 1.395,00 2.246,88 - - 444.570 63.510 88.914  

1 Kim Hoa 50,00 50,00 34,02     10.500 1.500 2.100 sản xuất,lắp ráp ô tô, xe máy

2 Khai Quang 262,00 262,00 129,96     55.020 7.860 11.004 sx linh kiện điện,điện tử,cơ khí, khuôn mẫu cho SPKL, phi KL

3 Bình Xuyên 271,00 271,00 345,31     94.850 13.550 18.970 sx phụ tùng ô tô xe máy,cơ khí chế tạo, thbị điện VLXD mới

4 Bá Thiện 327,00 327,00 1.447,69     114.450 16.350 22.890 CN điện tử, tin học, máy tính, phần mềm, đào tạo nhân lực CNTT

5 Bình Xuyên II 485,00 485,00 289,90     169.750 24.250 33.950 SX linh kiện điện tử, thbị VP, đthoại di động, phần mềm. Đào tạo

 Đã được phê duyệt chủ trương 889,00 889,00 2.411,46 - - 311.150 44.450 62.230  

6 Bá Thiện II 308,00 308,00 835,47   - 107.800 15.400 21.560 sx máy thbị VP, máy ảnh, máy in, máy quay phim,thbị TT, phần mềm…

7 Chấn Hưng 131,00 131,00 355,35   - 45.850 6.550 9.170 SX cơ khí, chế tạo động cơ, thbị nâng hạ, kết cấu thép, khuôn mẫu

8 Hội Hợp 150,00 150,00 406,88   - 52.500 7.500 10.500 Linh kiện điện tử, bản mạch máy tính, thbị viễn thông

179

Page 180: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

9 Sơn Lôi 300,00 300,00 813,77   - 105.000 15.000 21.000

Thbị vận chuyển, container, cơ khí chế tạo, khuôn mẫu, máy công cụ, thbị điện, thbị nâng hạ cỡ lớn

 Đã chấp thuận b.s vào QHcác KCN 3.754,00 1.564,00 4.242,44 2.190,00 7.402,95 1.313.900 187.700 262.780  

10 Tam Dương 700,00 700,00 1.898,79 - - 245.000 35.000 49.000 Co khí chính xác, cơ khí chế tạo, máy NN, vận thang, khuôn mẫu, thbị điện

11 Nam Bình Xuyên 304,00 304,00 824,62 - - 106.400 15.200 21.280 Phụ tùng ô tô xe máy, cơ khí chế tạo,, khuôn mẫu, thbị điện, VLXD mới

12 Phúc Yên 150,00 150,00 406,88 - - 52.500 7.500 10.500 Phụ tùng ô tô xe máy, cơ khí chxác, Thbị phục vụ hàng không, y tế, điện lạnh

13 Lập Thạch I 150,00 75,00 203,44 75,00 253,53 52.500 7.500 10.500 SX hàng tiêu dùng, CBNLTS, thực phẩm, cơ khí chế tạo, cấu kiện XD, Thbị y tế, dược

14 Sông Lô I 200,00 100,00 271,26 100,00 338,03 70.000 10.000 14.000

SX VLXD, cơ khí chế tạo, thbị điện, máy móc thbị XD, tbị y tế, sx hàng tiêu dùng, may mặc

15 Sông Lô II 180,00 - - 180,00 608,46 63.000 9.000 12.600 Cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, thbị y tế, thbị điện

16 Lập Thạch II 250,00 - - 250,00 845,09 87.500 12.500 17.500

SXVLXD, cơ khí chế tạo, phụ tùng ôtô xe máy, điện tử, điện lạnh dệt may, da giày, dược phẩm

17 Tam Dương II 750,00 - - 750,00 2.535,26 262.500 37.500 52.500

Cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, khuôn mẫu, máy NN, phụ tùng, điiện, điện tử, điện lạnh

18 Vĩnh Tường 200,00 100,00 271,26 100,00 338,03 70.000 10.000 14.000 SX phụ tùng ô tô xe máy, CBNLS, thực phẩm, SX hàng tiêu dùng may mặc, da giày

19Thái Hoà, Liễn Sơn, Liên Hoà 600,00 - - 600,00 2.028,20 210.000 30.000 42.000

SXVLXD, CBNLS, thực phẩm, hàng tiêu dùng, may mặc da giày

20 Vĩnh Thịnh 270,00 135,00 366,20 135,00 456,35 94.500 13.500 18.900 SX SP CN cao, VLXD, cơ khí chế tạo máy móc thbị đường thuỷ, đóng tàu pha sông

180

Page 181: §Ò c¬ng dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - … · Web viewBản Quy hoạch này kế thừa bản quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại

  Cộng 6.038,00 3.848,00 8.900,79 2.190,00 7.402,95 2.069.620 295.660 413.924  

181