ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web...

38
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT Ban hành lần: 01:01 Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013 Trang/tổng số trang: 1/38 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN ĐỀ 3 QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Số tiết học: 15 1. Thông tin chung về môn học - Tên chuyên đề: Quản lý sự thay đổi - Mã môn học: Không - Số tín chỉ: Không - Môn học: Bắt buộc: bắt buộc Lựa chọn: - Các môn học tiên quyết: Không - Các môn học kế tiếp: Các chuyên đề QLGD trường THCS - Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):không - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: Nghe giảng lý thuyết: Làm bài tập trên lớp: Thảo luận: Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...):không Hoạt động theo nhóm: Tự học: 1

Transcript of ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web...

Page 1: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 1/27

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀCHUYÊN ĐỀ 3

QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔISố tiết học: 15

1. Thông tin chung về môn học - Tên chuyên đề: Quản lý sự thay đổi- Mã môn học: Không

- Số tín chỉ: Không

- Môn học:

Bắt buộc: bắt buộc

Lựa chọn:

- Các môn học tiên quyết: Không

- Các môn học kế tiếp: Các chuyên đề QLGD trường THCS

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):không

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Nghe giảng lý thuyết:

Làm bài tập trên lớp:

Thảo luận:

Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...):không

Hoạt động theo nhóm:

Tự học:

Địa chỉ Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn QLGD. Phòng 410. Nhà H.

2.Thông tin về giảng viênHọ và tên: Lê Văn Đà

Chức danh, học hàm, học vị: thạc sĩ chuyên ngành QLGD

Thời gian, địa điểm làm việc: Ngày 21, sáng 22/03/2013. Tầng 3. TT Thư viện

Địa chỉ liên hệ: tiểu khu 03, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La

Điện thoại, email: 022 (3) 874.468; 097.4647.204; [email protected]

1

Page 2: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 2/27

Các hướng nghiên cứu chính:

Thông tin về trợ giảng (nếu có; họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):không

3. Mục tiêu của chuyên đề3.1 Mục tiêu chungSau khi học xong chuyên đề người học sẽ:3.1.1 Kiến thứcSau khi học xong chuyên đề người học sẽ:- Nhận biết và lý giải được tính cần thiết của sự thay đổi- Biết tiếp cận xu thế thay đổi để vận dụng vào công tác lãnh đạo và quản lý cơ sở giáo dục tiểu học phù hợp với điều kiện cụ thể.3.1.2 Kỹ năngPhát triển kỹ năng nhận biết, phát hiện vấn đề, xác định và lựa chọn công việc và cách làm để lãnh đạo và quản lý sự thay đổi cơ sở giáo dục tiểu học.3.1.3 Thái độCó thái độ niềm tin tích cực và quyết tâm thay đổi để phát triển cơ sở giáo dục tiểu học phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. 3.2. Mục tiêu nhận thức chi tiết

Phân cấp thành 3 cấp bậc

Bậc 1: Mục tiêu gắn với nội dung cốt lõi (Phải biết)

Bậc 2: Mục tiêu gắn với nội dung liên quan gần (Nên biết)

Bậc 3: Mục tiêu gắn với nội dung liên quan xa (Có thể biết)Bảng tổng hợp mục tiêu:

Mục tiêucủa nội dung

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Các mục tiêu khác

Nội dung 1 Hiểu, trình bày, phân tích được tính cần thiết của

sự thay đổi

Vận dụng vào QL nhà

trường

Biết kinh nghiệm vận dụng ở các cơ sở GD khác hiện

nay

-Phát triển kỹ năng hợp tác

- Phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo khám phá tìm tòi

2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 3/27

- Phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá

- Rèn kỹ năng thuyết trình trước công chúng

- Lập kế hoạch triển khai DH

Nội dung 2

Hiểu quy trình 8 bước của Kotter khi thực hiện sự

thay đổi

Phân tích, trình bày được quy

trình 8 bước của Kotter

khi thực hiện sự thay đổi

Biết sự vận dụng quy trình thực

hiện sự thay đổi ở các cơ sở GD khác

-Phát triển kỹ năng hợp tác

- Phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo khám phá tìm tòi

- Phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá

- Rèn kỹ năng thuyết trình trước công chúng

- Lập kế hoạch triển khai DH

Nội dung 3

Trình bày, phân tích, vận dụng

được sự thay đổi vào thực tiễn

của nhà trường PT hiện nay

Lựa chọn, vận dụng ự

thay đổi phù hợp với nhà

trường

Kinh nghiệm QL sự thay

đổi trong GD ở các cơ sở

khác.

-Phát triển kỹ năng hợp tác

- Phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo khám phá tìm tòi

- Phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá

- Rèn kỹ năng thuyết trình trước công chúng

- Lập kế hoạch triển khai DH

4. Tóm tắt nội dung chuyên đề

3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 4/27

Chuyên đề tập trung cung cấp những nội dung cốt lõi: khái niệm về thay đổi, nguyên nhân của thay đổi, sự cần thiết phải thay đổi, nhận biết, phản kháng; hoạch định sự thay đổi trong giáo dục; tổ chức thực hiện; củng cố và kiểm tra đánh giá sự thay đổi.5. Nội dung chi tiết chuyên đề1. Một số vấn đề về sự thay đổi1.1 Thay đổi là gì?1.1.1 Thay đổi (Change)

Trong các giáo trình và tài liệu về sự thay đổi khi trình bày về sự thay đổi, ngoài các trích dẫn của các tác giả kinh điển, các tác giả thường dẫn ra một số quan điểm của tác giả nước ngoài, trong nước...Có thể dẫn ra dưới đây một số định nghĩa về thay đổi, sự thay đổi:

1. Thay cái này bằng cái khác; 2. Đổi khác đi; trở nên khác trước [2, 918]2. Sự thay đổi chỉ trạng thái mới, được sinh ra trong quá trình vận động và phát triển của

sự vật. Nó là hiện tượng khách quan không theo ý muốn của con người. Ý niệm thay đổi là nhận thức của con người về hiện tượng khách quan này. [4, 207]

3. Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. [3, 38]

Các nghiên cứu về sự thay đổi có thể khái quát theo những khuynh hướng sau:- Thay đổi là sự thay đổi trạng thái cũ sang trạng thái mới trong quá trình vận động bên trong và bên ngoài của tự nhiên, xã hội.- Thay đổi là quy luật khách quan của sự vật hiện tượng, nằm ngoài ý muốn của con người.

Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song có thể khái quát nội dung cơ bản của sự thay đổi được đề cập đến trong các khái niệm trên là: 1/ Thay đổi là thuộc tính bất biến nội tại của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan; 2/Thay đổi là sự tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; 3/Con người có khả năng thích nghi với sự thay đổi và tạo ra sự thay đổi. 4/ Trong xã hội con người là trung tâm của sự thay đổi. Do sự thay đổi đa dạng, vì vậy có thể dẫn ra một số ví dụ:Chẳng hạn: thay đổi về: chính trị, đường lối chủ trương, chính sách; thay đổi về khoa học công nghệ...

4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 5/27

b) Các cấp độ về thay đổi1.1.2 Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu.+ Số lượng: Con số biểu thị sự có nhiều hay có ít [2, 866]. Sự thay đổi số lượng nhiều hay ít của mỗi sự vật hiện tượng phụ thuộc vào mỗi sự vật hiện tượng đó ở một thời gian, thời điểm cụ thể do sự tương tác bên trong và bên ngoài của chúng. + Chất lượng: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc [2, 144]. Ở đây cần chú ý đến quy luật biện chứng giữa lượng và chất. + Cơ cấu: Cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể [2, 214]- Các mức độ khác nhau của thay đổi+ Cải tiến: Sửa đổi cho phần nào tiến bộ hơn [2, 105]. Thay đổi (tăng lên hay giảm đi) ở một bộ phận, một yếu tố, hay một phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng để cho phù hợp hơn, không phải sự thay đổi về bản chất.+ Đổi mới: Biến đổi thành khác với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. [2, 337]. Chính là sự thay đổi về bản chất của sự vật hiện tượng.+ Cải cách: Sửa đổi những bộ phận cũ, cho thành hợp lý đáp ứng nhu cầu khách quan. [2, 104]. Chính là sự thay đổi về bản chất của sự vật hiện tượng nhưng toàn diện hơn, sâu sắc hơn đổi mới.+ Cách mạng: Cuộc biến đổi xã hội - chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ chế xã hội đã lỗi thời lập nên một chế độ xã hội mới [2, 103]. Sự thay đổi tận gốc. - Bị động trước sự thay đổi- Không có sự định liệu chuẩn bị trước về mọi mặt; bị cuốn theo sự thay đổi.- Không lường trước được hậu quả- Không xác định được sự cần thiết hay không cần thiết của thay đổi- Trì trệ, “nước chảy, bèo trôi’’, thiếu sự tỉnh táo, năng động- Chủ động tạo ra sự thay đổi- Có sự định liệu chuẩn bị trước về mọi mặt; không bị cuốn theo sự thay đổi.- Lường trước được kết quả- Xác định được sự cần thiết hay không cần thiết của thay đổi- Có bản lĩnh, sự tỉnh táo, năng động, sáng tạo- Có tầm nhìn bao quát: Quá khứ - Hiện tại - Hướng tới tương lai

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 6/27

1.2 Sự cần thiết phải lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường tiểu học1.2.1 Yêu cầu thay đổi- Nguồn tài nguyên thiên nhiên- Đất đai- Khí hậu- Môi trườngØ Sự tác động của các yếu tố xã hội- Sự phát triển vượt bậc, nhanh chóng của kinh tế - xã hội- Sự phát triển như vũ bão của KHKT, công nghệ (CN thông tin, CN sinh học, CN nano)- Nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế- Nền kinh tế tri thức, xã hội học tập- Hoạt động giáo dục đào tạo (người dạy, người học, các cấp quản lý giáo dục, địa phương...- Phổ cập giáo dục, nhu cầu học tập ngày càng tăng- Truyền thống văn hóa

1.1.2 Mong muốn thay đổi- Học có hiệu quả và phù hợp hơn với cá nhân và cộng đồng.- Nguyện vọng của gia đình và cộng đồng đối với việc học, đối với nhà trường;- Nhu cầu học đa dạng và phong phú hơn;- Học như là một niềm vui và hướng tới các mục tiêu theo bốn trụ cột của việc học thế kỷ XXI (UNESCO):

- Học để biết (learn to know)- Học để làm ( learn to do)- Học để chung sống: học cách sống với người khác; (learn to live toghther),

6

v Tại sao lại phải thay đổi:Xã hội chúng ta đang sống không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri thức,

nền kinh tế toàn cầu, dòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động “tư duy”. Đối với học, điều này có nghĩa là bối cảnh của việc dạy học đã thay đổi, có sự quan tâm lớn và yêu cầu cao của cộng đồng, các nhà trường phải tạo ra cho được những học sinh có thể thể hiện được sự hiểu biết - tri thức và kỹ năng, nghĩa là đòi hỏi có một sự thay đổi quan trọng trong tư duy và trong thực tiễn hoạt động điều hành nhà trường. Như vậy, bối cảnh trách nhiệm lớn đòi hỏi phải có sự tổ chức lại hoạt động của trường tiểu học, thể hiện ở sự thay đổi trong cơ cấu điều hành, ở những thay đổi trong việc dạy và học, ở việc xác định rõ những chuẩn về nội dung và kết quả giáo dục...

Page 7: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 7/27

- Học để khẳng định bản thân, để tồn tại (learn to be);1.2.3 Đón nhận sự thay đổi ü Nhận biết và tìm được những người muốn thay đổi;ü Hãy cởi mở với họ và trở thành đồng minh với họ;- Nhận thấy tác dụng của thay đổi

+ Nhận rõ sự thay đổi có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực+ Cơ hội thay đổi cũng đồng thời với thách thức khi thay đổi;+ Các điều kiện cần và đủ cho sự thay đổi có thể chưa rõ ràng;+ Những người đồng ý thay đổi có thể còn quá ít;+ Thay đổi có thể mang lại lợi ích chung cũng có cả bất lợi;

- Thay đổi là một quá trình tự nhiên+ Con người luôn sống với sự thay đổi: từ trẻ sơ sinh, trưởng thành, lúc già+ Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người cũng thay đổi theo thời gian;+ Giáo dục và trường học của Việt Nam cũng thay đổi qua các thời kỳ;

Thay đổi là tất yếu. Muốn hay không muốn thì trường học vẫn thay đổi. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ động và tích cực! Cần thay đổi - phải thay đổi - nên thay đổi - có thể thay đổi.1.2.4 Phản kháng sự thay đổi- Có thể có nhiều người không đồng tình với sự thay đổi với nhiều lý do khác nhau;- Người phản kháng hay tìm các lý do khách quan và chủ quan để trì hoãn sự thay đổi;- Sự phản kháng sẽ giảm đi khi sự thay đổi có tác dụng tích cực nào đó;- Cần thuyết phục, lôi kéo và chứng minh cho sự thay đổi;1.2.5 Nguyên nhân của sựu thay đổi trường học

- Trường học có mối quan hệ biện chứng với nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như:

7

� Lịch sử phát triển giáo dục về cả thực tiễn và lý luận đã cho thấy có mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển giáo dục với sự phát triển nhân cách, phát triển kinh tế - xã hội và khoa học-công nghệ, về điều kiện hoàn cảnh thực hiện giáo dục.� Từ mối quan hệ biện chứng đó có thể tìm thấy các vấn đề lý luận và thực tiễn của sự thay đổi giáo dục và quản lý giáo dục.

Page 8: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 8/27

Các nguyên nhân xã hội, kinh tế, khoa học - công nghệ; Các nguyên từ phía người học; Các nguyên từ phía người dạy; Các nguyên từ các cấp quản lý giáo dục, trường học; Các nguyên các cấp quản lý Nhà nước và địa phương;- Cần đáp ứng nhu cầu người học luôn biến đổi.- Cần phải thích ứng và tạo ra các điều kiện, hoàn cảnh mới;- Nhiều vấn đề mới đang đặt ra cho nhà trường phải giải quyết

1.3.3 Phân loại sự thay đổi1.4.3.1 Phân loại dựa vào nguyên nhân

Thay đổi theo yêu cầu từ bên ngoài: chủ trương, chính sách, quan điểm, chức năng, nhiệm vụ... Thay đổi do nhu cầu bên trong: nâng cao chất lượng, hiệu quả, thay đổi cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ...

1.4.3.2 Phân loại dựa theo mức độ thay đổi

Nhiều hay ít Lớn hay nhỏ Thay đổi từ từ Thay đổi cấp thời

8

« Toàn cầu hóa

“... Những khía cạnh về công nghệ, chính trị, kinh tế, và văn hóa liên kết các cá nhân, Chính phủ, và

các công ty ở các quốc gia với nhau” ( Rosa Gomez Dierks).

« Những đặc điểm của toàn cầu hóa và tác động:

Ø Cộng đồng toàn cầu, công dân thế giới, nhập cư, truyền thống;

Ø Toàn cầu hóa về kinh tế, thương mại, tự do;

Ø Các công ty đa quốc gia vì lợi ích;

Ø Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản;

Nói tóm lại toàn cầu hóa đã tạo ra một sự chuyển dịch qui mô lớn về vốn, công nghệ, ảnh

hưởng lớn về văn hóa, đặt ra những thách thức lớn đối với lực lượng lao động, đối với khả năng

thích ứng để tồn tại và phát triển.

Page 9: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 9/27

v Phản kháng sự thay đổi- Những biểu hiện chung

Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thay đổi, trong đó có sự chống đối, phản kháng sự thay đổi thường xuất hiện. Có thể có nhiều người không đồng tình với sự thay đổi với nhiều lý do khác nhau. Người chống đối thường hay tìm các lý do khách quan và chủ quan để trì hoãn sự thay đổi. Sự phản kháng giảm đi khi sự thay đổi có tác dụng tích cực nào đó. Cần có sự thuyết phục, khuyến khích, và chúng minh cho sự thay đổi. Phản kháng sự thay đổi thường đi theo lộ trình:+ Giai đoạn chống đối+ Giai đoạn từ chối/chấp nhận/bảo vệ+ Giai đoạn loại bỏ những cái cũ+ Giai đoạn thích nghi với thay đổi+ Giai đoạn thay thế hoàn toàn cái cũ* Năm bước phản kháng luôn song hành với sự thay đổi+ Từ chối+ Giận dữ+ Kì kèo+ Chán nản+ Chấp nhận- Một số phương tiện để giải quyết những trở ngại trong quá trình thay đổi- Thông tin có hiệu quả, khuyến khích thông tin hai chiều, thông tin phải rõ ràng nhất quán- Xây dựng điển hình- Tiếp xúc để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân viên- Xây dựng lại lòng tự trọng của nhân viên- Khuyến khích nhân viên tham gia và huấn luyện- Sử dụng tư vấn bên ngoài- Giải quyết khác nhau về văn hóa1.4 Mục tiêu chung của sự thay đổi

9

« Xu thế phát triển của xã hội ngày nay đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nhà trường; đó là:- Xu thế hội nhập giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng và thân thiện;- Ước muốn về chung sống hòa bình, dân chủ, bình đẳng, công bằng và khả năng gìn giữ hòa bình

đang được củng cố;- Các vấn đề có tính toàn cầu: xung đột về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo; dân số và sự di cư tìm kiếm

việc làm, suy giảm môi trường và sinh thái, phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, nạn thất nghiệp... đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết;

- Cộng đồng toàn cầu, công dân thế giới, nhập cư, truyền thống;- Toàn cầu hóa về kinh tế - thương mại tự do;- Các công ty đa quốc gia vị lợi ích;- Tệ nạn xã hội và bạo hành đang có xu hướng gia tăng trong nhà trường;

« Tất cả các vấn đề trên cần được đặt ra, xem xét và giải quyết bắt đầu từ giáo dục, bằng giáo dục;

Page 10: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 10/27

Nghiên cứu ở các nước về cải cách trường phổ thông đã chỉ ra rằng sự thay đổi nhằm tạo ra những trường học có chất lượng với một số đặc điểm:

Lấy hoạt động của học sinh làm chính yếu: nhà trường nỗ lực phục vụ tất cả học sinh, tạo ra những cơ cấu hỗ trợ để giúp học sinh, lôi cuốn học sinh vào công tác của trường, tôn trọng và đề cao sự khác biệt về văn hóa, dân tộc của học sinh xem hạnh phúc của học sinh là ưu tiên hàng đầu.

Đưa ra một chương trình học phong phú và bổ ích: sự phát triển của học sinh và sự đảm bảo một chương trình học phong phú và đa dạng là những mục tiêu đầu tiên. Những trường học có hiệu quả chú tâm vào những mục tiêu nhận thức bậc cao cũng như những mục tiêu nhận thức bậc thấp, bảo đảm một môi trường học tập phong phú và bổ ích thông qua những quan điểm khác nhau và có các hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình và nội dung giáo dục tích cực; dẫn dắt sự phát triển của học sinh một cách phù hợp và đảm bảo có cơ chế thông tin phản hồi kết quả giáo dục.

Thức đẩy việc học tập của học sinh: giáo viên tuyên truyền những kỳ vọng đến học sinh, đảm bảo cho các buổi dạy có trọng tâm và có tổ chức, làm cho việc dạy học phù hợp nhu cầu học sinh, phát hiện, điều chỉnh những hiểu biết sai lệch và sử dụng chiến lược dạy học đa dạng;

Có bầu không khí nhà trường tích cực; một nét đặc trưng rõ ràng về tổ chức được đặc trưng bởi sứ mệnh, giá trị, mục đích và chuẩn kết quả giáo dục; nhà trường có ý thức về thứ hạng của mình, mục đích và đường hướng được nuôi dưỡng bởi sự kiên định của giáo viên, một bầu không khí khuyến khích trong đó học sinh được biểu dương, khen thưởng; một môi trường lấy công việc làm trung tâm, một tinh thần kỳ vọng và lạc quan cao đối với việc học của học sinh. Chúng ta tạo ra một môi trường học tập cởi mở, thân thiện và thú vị mang đậm dấu ấn văn hóa.

Nuôi dưỡng cổ vũ những mối tương tác mang tính đồng nghiệp; giáo viên tham gia vào những quyết định ảnh hưởng đến công việc của họ, được kiểm soát và có quyền tự trị hợp lý để thực hiện công việc, chia sẻ ý thức về mục đích và cộng đồng, nhận được sự công nhận do những đóng góp cho nhà trường và được đối xử tôn trọng và phẩm giá bởi những người khác tại nơi làm việc. Giáo viên làm việc cùng nhau như những đồng nghiệp để thực hiện việc giảng dạy, xây dựng kế hoạch và hoàn thiện hoạt động dạy học.

Quan tâm phát triển đội ngũ một cách quy mô: hệ thống đánh giá giáo viên được sử dụng để giúp giáo viên không ngừng hoàn thiện những kỹ năng. Việc bồi dưỡng tại chức thực hành

10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 11/27

ngay trong công việc là hoàn toàn thích hợp để đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của các thành viên trong tập thể giáo viên. Mọi thành viên trong hà trường được dành cho những cơ hội để phát triển chuyên môn phong phú nhằm phát triển xa hơn.

Ủng hộ, cổ vũ cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: tập thể GV không chấp nhận dậm chân tại chỗ hoặc dừng lại ở kết quả tầm thường. Họ biến những vấn đề của mình thành những thách thức, thiết kế những giải pháp và thực hiện chúng. Họ bắt tay vào việc thực hiện những nhiệm vụ với sự tận tụy, sáng tạo, kiên trì và mang tính chuyên nghiệp.

Cuốn hút phụ huynh và cộng đồng tham gia: nhà trường có mối quan hệ mang tính tương tác với cộng đồng, xây dựng những phương pháp đa dạng đối với việc tuyên truyền và việc làm với phụ huynh, cộng đồng; nắm chắc rằng phụ huynh được lôi kéo vào tất cả các khía cạnh của việc học tập của con em họ; dạy cho học sinh hiểu rằng chúng ta có một phần trách nhiệm phải thể hiện trong xã hội và rằng những đóng góp của chúng ta là cần thiết và được đánh giá cao.

1.7 Bảy bước thay đổi

11

Thông tin

Ø Hiệu trưởng là người lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học

Vai trò lãnh đạo và quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng

Lãnh đạo sự thay đổi: Những năng lực cần có của người hiệu trưởng để lãnh đạo sự thay đổi,

Thực tiễn công tác của người hiệu trưởng trường tiểu học hiện nay.

Ø Thay đổi trong hoàn cảnh Việt Nam

Đã từ lâu có xu hướng ngày càng tăng việc hành chính hóa các cơ quan, tổ chức của Nhà nước ở

Việt Nam và trường học không phải là ngoại lệ. Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo sáng tạo và năng

động, biết nhìn nhận tình huống xã hội xung quanh trường để đưa ra những quyết định chính xác thúc

đẩy việc đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu thực tế.

Ø Thay đổi môi trường học tập

Jane Mercer, nhà nghiên cứu xã hội học cổ điển cho rằng: môi trường trường học điển hình

thường làm cho chúng ta đánh giá thấp khả năng của học sinh. Môi trường học tập cổ điển thường được

quan niệm như một băng chuyền nạp tri thức và kỹ năng vào cho học sinh: từ mẫu giáo - phổ thông 12

năm - đại học. Và nhà trường phổ thông hoàn thành trách nhiệm khi cho ra lò các thế hệ học sinh trung

học với những hiểu biết và tri thức được ấn định sẵn.

Page 12: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 12/27

- Huy động năng lực và xác định vấn đề;- Xây dựng tầm nhìn chung;- Xây dựng quyền lãnh đạo;- Hướng vào kết quả;- Thay đổi từng phần;- Thể chế hóa chính sách, quy trình;- Kiểm soát và điều chỉnh;

2. Hoạch định sự thay đổi ở trường tiểu học2.1 Dự báo sự thay đổi

- Dự báo có nhiệm vụ: tìm ra hướng hoạt động và phát triển của nhà trường trên cơ sở nắm vững: đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, Ngành và địa phương; hiểu biết thị trường, nhu cầu giáo dục - đào tạo, sự cạnh tranh, đặc biệt là sự phân tích kỹ các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường về giáo dục - đào tạo, dịch vụ, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn... (nguồn lực).

- Các phương pháp dự báo phát triển nhà trường: + Nghiên cứu đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, Ngành và địa

phương; + Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, Ngành và địa phương; + Tiến hành các hoạt động Marketing nhằm tìm hiểu thị trường nhu cầu và sự cạnh tranh+ Phân tích điểm mạnh và yếu của trường+ Sử dụng các phương pháp dự báo, các phần mềm dự báo: dự báo (số lượng, chất lượng,

cơ cấu) học sinh; dự báo giáo viên; dự báo cơ sở vật chất, tài chính và các dự báo khác. 2.2 Xác định các mục tiêu thay đổi2.2.1 Các mục tiêu

Trạng thái của trường học là khả năng kết hợp giữa đầu vào và đầu ra xét ở một thời điểm nhất định (điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các nguồn lực, thành tích và hạn chế...). Ở thời điểm hiện tại gọi là thực trạng; trạng thái tương lai phản ánh mục tiêu của hệ thống (trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau một thời gian nhất định). Có thể mô hình hóa theo sơ đồ tổng quát:

12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 13/27

Quỹ đạo thay đổi của cơ sở giáo dục là chuỗi các trạng thái nối nhà trường từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối.

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và hoạt động của nhà trường sẽ có hệ thống mục tiêu sau: Phát triển số lượng học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Tổ chức thực hiện và phát triển các chương trình giáo dục. Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên đủ, đồng bộ từng bước nâng cao trình độ

chuyên môn, kỹ thuật và cải thiện đời sống Phát triển nguồn lực tài chính và xây dựng, sử dụng, bảo quản trường sở, thiết bị, phương

tiện. Xây dựng và không ngừng hoàn thiện các tổ chức chính quyền, Đảng và các tổ chức đoàn

thể quần chúng để xây dựng trường vững mạnh. Phát triển các mối quan hệ của nhà trường với xã hội để làm tốt công tác giáo dục và phát

triển giáo dục2.2.2. Những yêu cầu của mục tiêu

Tùy theo sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và điều kiện riêng của mỗi trường mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.

Mục tiêu phải xác đáng Mục tiêu được trình bày dưới dạng định lượng hoặc định tính Xác định mục tiêu ưu tiên trong hệ thống mục tiêu để tập trung nguồn lực Nên xác định mục tiêu kỳ vọng để phấn đấu đạt hiệu quả và chất lượng cao

13

TRẠNG THÁI

BAN ĐẦU

THỰC TRẠNG

(trạng thái hiện tại)

TRẠNG THÁI

TƯƠNG LAI

Page 14: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 14/27

Mục tiêu ở từng cấp hợp thành mục tiêu phân cấp Hệ thống mục tiêu ở từng cấp hợp thành mạng lưới mục tiêu

2.2.3 Những căn cứ để xác định mục tiêu Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, Ngành và địa phương; Kế hoạch phát triển triển kinh tế - xã hội, giáo dục của địa phương; Nhu cầu giáo dục và học tập Điểm mạnh và yếu của trường về giáo dục, dịch vụ, nguồn lực, tiềm lực...

2.2.4 Các phương pháp xác định mục tiêu:- Phương pháp tiếp cận ngoại suy- Phương pháp tiếp cận tối ưu- Phương pháp tiếp cận thích ứng- Phương pháp tiếp cận chuyên gia- Phương pháp nhóm họp theo điều khiển học2.2.5 Hệ thống chuẩn kiểm tra tính xác đáng của mục tiêu- Các mục tiêu có phản ánh được sứ mạng - tầm nhìn - giá trị - mục tiêu không?- Có quá nhiều mục tiêu không? Có thể hợp nhất các mục tiêu?- Các mục tiêu có được trình bày rõ về: số lượng, chất lượng? Thời gian nào hoàn thành? Các nguồn lực có cân đối với mục tiêu? Mục tiêu có vượt qua thẩm quyền của trường không? Có xác định mục tiêu ưu tiên không? Mục tiêu kỳ vọng có hợp lý không? Đã thông báo đầy đủ các mục tiêu đến những người thực hiện chưa? Hầu hết các trường học thường có tầm nhìn sứ mạng không rõ ràng, xác định và chọn lựa giá trị mơ hồ hoặc không có kỳ vọng gì.2.2.6 Những thái độ khác nhau trong việc xác định mục tiêu Thái độ duy ý chí: cảm tính, mong muốn quá lớn, vượt xa khả năng thực hiệnThái độ cơ hội: không có mục tiêu, việc đến tay thì làm, bị động, lạc đườngThái độ dúng đắn: xác định mục tiêu một cách khoa học, chủ động và có định hướng, không dễ bị cuốn hút theo mục tiêu dẫn đến nôn nóng, thúc ép người dưới quyền làm việc quá sức, vừa chăm lo việc làm vừa chăm lo đời sống vật chất tinh thần, cân đối thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tự học...2.3 Xác định nhu cầu thay đổi

14

Page 15: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 15/27

- Đáp ứng nhu cầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh một cách thiện chí và hợp lý; hãy tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của mọi người (đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh) nghiêm túc, thấu hiểu và chia sẻ.- Đo lường sự không hài lòng và tận dụng sự không hài lòng- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xác định nhu cầu- Xem xét kỹ đầu ra và các yếu tố đ/bảo chất lượng đầu ra là nhu cầu trung tâm của nhà trường.- Chọn lựa những thay đổi cần thiết- Nhận biết và đánh giá sự phức tạp- Xây dựng kế hoạch, chương trình thay đổi2.4 Xây dựng kế hoạch thay đổiØ Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), thời gian, không gian ...cần cho việc hoàn thành các mục tiêuØ Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định, tìm ra ph/án chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất.Ø Đảm bảo tính cân đối hài hòa (giữa yêu cầu và khả năng)Ø Lường trước những hạn chế, khó khănØ Những nguyên nhân dẫn đến thất bại

Thiếu đầu tư vào lập kế hoạch nên sơ sài, không xác định chọn mục tiêu, không xác đáng

Dự báo không đầy đủ, không chính xác dẫn đến định hướng sai, hoặc chọn mục tiêu không xác đáng

Quá tin vào kinh nghiệm Sức ỳ của tư duy, khả năng thích ứng thấp, ít năng động sáng tạo Giao quyền thiếu trách nhiệm Thiếu biện pháp kiểm tra, kiểm soát, và thiếu thông tin Thiếu hệ thống, kế hoạch đồng bộ, thống nhất giữa các cấp quản lý

3. Quy trình thực hiện sự thay đổi ở trường tiểu học3.1 Quy trình 8 bước của Kotter

Có rất nhiều lý thuyết làm thế nào để “làm” thay đổi. Trong số các nhà nghiên cứu tên tuổi về lãnh đạo và quản lý thay đổi, John Kotter, giáo sư tại trường kinh doanh Harvanrd , được

15

Page 16: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 16/27

biết đến như một chuyên gia hàng đầu thế giới. John Kotter đã giới thiệu quá trình thay đổi gồm 8 bước trong Cuốn “Thay đổi hàng đầu” của ông xuất bản 1995.Bước 1. Tạo tình huống khẩn cấp (Ceate Urgency)

Để thay đổi xảy ra phải tạo ra môi trường mà ta muốn có sự thay đổi, làm cho mọi người nhận thức được rằng thay đổi là yêu cầu cấp bách, điều này tạo ra động lực ban đầu để có được những thứ di chuyển.Những gì bạn nên làm:

- Xác định các mối đe dọa tiềm năng, phát triển kịch bản hiển thị những gì có thể xảy ra trong tương lai.;

- Kiểm tra các cơ hội đó (hoặc có thể) được khai thác;- Bắt đầu các cuộc thảo luận trung thực và đưa ra lý do năng động và có sức thuyết phục để

mọi người nói chuyện và suy nghĩ;- Yêu cầu hỗ trợ từ phía các thầy cô, học sinh, phụ huynh, các bên liên quan và những

người bên ngoài ngành giáo dục để tăng cường đối số của bạn. John Kotter cho rằng để thay đổi thành công, cần có đến 75% sự quan tâm của hệ thống quản lý dành cho sự thay đổi đó. Nói một cách khác, bạn phải thực sự dành tâm huyết để thực hiện bước một, nhiều thời gian và năng lực trước khi chuyển sang các giai đoạn tiếp theo. Đừng hoảng sợ và nhảy quá nhanh vì bạn không muốn có nguy cơ “chữa lợn lành thành lợn què” nếu bạn hành động mà không chuẩn bị thích hợp.Bước 2: Hình thành một liên minh mạnh mẽ

Thuyết phục mọi người thay đổi là cần thiết, có sự ủng hộ mạnh mẽ từ người chủ chốt trong trường. Nếu hiểu quản lý (QL) sự thay đổi thông thường như các QL khác là không đủ, bạn phải dẫn dắt nó. Không nhất thiết phải theo hệ thống phân cấp truyền thống (không nhất thiết chỉ bao gồm những cán bộ chủ chốt). Để lãnh đạo sự thay đổi bạn phải tập hợp một liên minh, hoặc một nhóm người có ảnh hưởng, có quyền lực đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các chức danh, công việc, ảnh hưởng xã hội, tuổi tác, uy tín chuyên môn, tầm quan trọng chính trị, v,v...

Sau khi hình thành liên minh bạn hoạt động nó như một đội, tiếp tục tạo ra sự khẩn cấp và động lực xung quanh sự cần thiết phải thay đổi..

Những gì bạn nên làm:

16

Page 17: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 17/27

- Xác định các nhà lãnh đạo thực sự trong tổ chức của bạn;- Yêu cầu một cam kết tình cảm từ những người chủ chốt;- Cẩn trọng xây dựng một “nhóm làm việc” thực sự trong liên minh thay đổi;- Rà soát để phát hiện khâu yếu nhất, đảm bảo rằng bạn có một kết hợp tốt của những

người từ các phòng ban, tổ khác nhau và mức độ khác nhau trong trường của bạn.Bước 3: Tạo ra một tầm nhìn để thay đổi

Có nhiều ý tưởng về sự thay đổi cùng với các giải pháp cho sự thay đổi. Hãy liên kết các khái niệm này với một tầm nhìn tổng thể mà mọi người có thể nắm bắt và ghi nhớ một cách dễ dàng.

Một tầm nhìn dễ dàng giúp mọi người hiểu lý do tại sao bạn đang yêu cầu một cái gì đó.Những gì bạn nên làm:

- Xác định những giá trị trung tâm để thay đổi;- Xây dựng một bản tóm tắt ngắn (một hoặc hai câu) để mô tả những gì bạn “nhìn thấy” ở

tương lai của tổ chức của bạn;- Vạch ra chiến lược để thực hiện tầm nhìn đó,- Đảm bảo rằng liên minh th/đổi của bạn có thể mô tả tầm nhìn trong năm phút hoặc ít hơn.- Thực hành “bài phát biểu tầm nhìn của bạn” thường xuyên.

Bước 4: Giao tiếp tầm nhìn Những gì bạn làm với tầm nhìn của mình sau khi bạn tạo ra nó sẽ quyết định sự thành

công. Thông điệp của bạn có lẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với những giao tiếp hằng ngày ở nơi công tác vì vậy bạn cần giao tiếp thường xuyên và mạnh mẽ và thể hiện thông điệp tầm nhìn đó trong tất cả mọi nơi, mọi lúc, mọi việc mà bạn làm.

Đừng chỉ tổ chức các cuộc họp đặc biệt để truyền đạt tầm nhìn của bạn. Thay vào đó hãy nói chuyện về nó mỗi khi bạn có cơ hội. Sử dụng các tầm nhìn hàng ngày để dưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Khi bạn làm cho nó luôn mới mẻ trong tâm trí mọi người, một cách tự nhiên, họ sẽ nhớ nó và sẽ có phản hồi lại với tầm nhìn đó.

Bạn cũng cần “nói đi đôi với làm”. Những gì bạn làm là quan trọng và đáng tin cậy hơn nhiều so với những gì bạn nói. Hãy thể hiện bằng hành động những gì bạn muốn những người khác làm.Những gì bạn nên làm:

17

Page 18: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 18/27

- Nói chuyện thường xuyên về tầm nhìn mới của bạn;- Giải quyết các mối quan tâm và lo âu của mọi người một cách cởi mở và trung thực;- Áp dụng tầm nhìn của bạn trong tất cả các khía cạnh của các hoạt động từ đào tạo đến

đánh giá chất lượng công việc. Hãy lấy tầm nhìn làm thước đo cho tất cả mọi thứ.- Lãnh đạo bằng cách làm tấm gương sáng;

Bước 5: Tháo bỏ những trở ngại Nếu bạn làm theo các bước này và đạt được điểm này trong quá trình thay đổi , bạn sẽ nói

về tầm nhìn và lôi kéo được sự quan tâm của tất cả các cấp của trường bạn. Huy vọng rằng cán bộ, nhân viên của bạn muốn được bận rộn và đạt được những lợi ích từ những thay đổi mà bạn thúc đẩy.

Nhưng liệu có ai chống đối lại sự thay đổi? Và có gì đang xảy ra theo chiều hướng này không?;

Bạn hãy triển khai những hoạt động để tạo sự thay đổi và liên tục kiểm tra xem có gì cản trở những hoạt động này không. Tháo bỏ những trở ngại có thể có thể giúp bạn trao quyền cho những người mà bạn cần để thực hiện tầm nhìn của bạn, và nó có thể giúp những thay đổi bạn mong muốn thực hiện được diễn ra;Những gì bạn nên làm:

- Xác định hoặc thuê, hoặc thay đổi các nhà lãnh đạo có vai trò chính trong việc thực hiện những thay đổi mà bạn mong muốn;

- Xem xét cơ cấu tổ chức của bạn, mô tả công việc, chất lượng công việc và hệ thống khen thưởng, xử phạt để đảm bảo chúng phù hợp với tầm nhìn của bạn;

- Nhận biết và khen thưởng cho những người tạo ra sự thay đổi và giúp họ nhìn thấy những gì cần thiết;

- Hãy hành động nhanh chóng loại bỏ các rào cản (có thể là con người hay các thứ khác).Bước 6: Tạo ra những thắng lợi ngắn hạn

Không có gì tạo ra động lực mạnh hơn sự thành công. Hãy cho mọi người được hưởng hương vị của chiến thắng sớm trong quá trình thay đổi. Trong một khoảng thời gian ngắn (có thể một tháng hay một năm tùy thuộc vào loại thay đổi), bạn cần đạt được kết quả nào đó để mọi người có thể cảm nhận. Nếu không có điều này, những người chống đối hoặc hoài nghi sẽ trở

18

Page 19: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 19/27

thành các nhà phê bình và gây tư tưởng tiêu cực có thể tạo ra ảnh hưởng xấu hoặc cản trở quá trình thực hiện thay đổi của bạn.

Tạo các mục tiêu ngắn hạn - đừng dừng lại ở mục tiêu dài hạn. Bạn muốn mỗi mục tiêu nhỏ hơn để có thể đạt được và với ít nguy cơ thất bại.Những gì bạn nên làm:

- Tìm các dự án, công việc mà bạn có thể thực hiện mà không cần sự giúp đỡ từ bất cứ người nào chỉ trích mạnh mẽ sự thay đổi;

- Đừng chọn những mục tiêu đầu mà bạn cần nhiều tiền của để thực hiện. Bạn muốn để có thể giải trình cho hoạt động đầu tư của từng dự án, từng công việc;

- Triệt để phân tích những ưu và nhược điểm của các mục tiêu bạn đề ra. Nếu bạn không sớm thành công với mục tiêu nào đó, nó có thể làm tổn thương t/bộ sáng kiến thay đổi của bạn.

- Khen thưởng những người giúp đỡ bạn đạt được các mục tiêu.Bước 7: Liên tục củng cố sự thay đổi.

Kotter lập luận rằng nhiều kế hoạch thực hiện sự thay đổi thất bại vì lý do tuyên bố thắng lợi quá sớm. Thay đổi là cái gì đó căn bản và sâu sắc. Những chiến thắng ban đầu chỉ là khởi đầu của những gì cần thực hiện để đạt được sự thay đổi của bạn.

Ra mắt một sản phẩm mới sử dụng một hệ thống mới là rất tốt. Nhưng chỉ khi bạn có thể cho ra mắt 10 sản phẩm, thì mới có nghĩa là hệ thống mới đó được vận hành. Để đạt 10 thành công đó bạn cần liên tục cải tiến . Mỗi thành công giúp củng cố những gì bạn đã đạt được và xác định những gì bạn cần cải thiện.

Những gì bạn nên làm:- Sau mỗi thắng lợi, hãy phân tích những gì được và chưa được;- Đặt ra các mục tiêu để tiếp tục củng cố những gì bạn đạt được.- Giữ cho những ý tưởng thay đổi của bạn luôn tươi mới bằng cách lôi cuốn thêm những

người thực hiện sự thay đổi và những nhà lãnh đạo mới cho liên minh thay đổi của bạn.Bước 8: Cố định thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp

Để thực hiện sự bền vững trong thay đổi thì thay đổi đó trở thành một phần cốt

19

Page 20: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 20/27

lõi của tổ chức, cơ quan hay trường học của bạn. Văn hóa trường học của bạn thường xác định những gì thực hiện, do đó các giá trị đằng sau tầm nhìn của bạn phải hiển thị trong mọi việc làm ở trường của bạn.

Hãy nỗ lực liên tục để đảm bảo rằng sự thay đổi được nhìn thấy trong mọi khía cạnh của tổ chức. Điều này làm cho những thay đổi có một vị trí vững chắc trong nền văn hóa trường bạn. Một điều quan trọng nữa là các nhà lãnh đạo nhà trường phải tiếp tục hỗ trợ sự thay đổi. Họ bao gồm: cán bộ, giáo viên. Nếu bạn mất đi sự hỗ trợ của những người này, có thể bạn sẽ quay trở lại điểm xuất phát ban đầu. Những gì bạn nên làm:

- Nói về những tiến bộ của tổ chức mỗi khi bạn có cơ hội. Kể những câu chuyện thành công của quá trình thay đổi và những câu chuyên khác bạn nghe được.

- Giới thiệu những lý tưởng và các giá trị thay đổi khi tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

- Công khai nhìn nhận đóng góp của những thành viên chủ chốt của những liên minh ban đầu của bạn, và phần còn lại của các nhân viên kế tiếp;

- Tạo kế hoạch thay thế các lãnh đạo chủ chốt của sự thay đổi khi họ chuyển việc. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng những gì họ đã làm được không bị mất đi hoặc lãng quên.

Tóm lại, mô hình Kotter, cần lưu ý một số điểm chính sau:Bạn phải làm việc chăm chỉ để có thể thay đổi một tổ chức. Khi bạn có kế hoạch cẩn thận

và xây dựng được nền móng thích hợp, những thay đổi có thể được thực hiện dễ dàng hơn nhiều và cơ hội thành công sẽ cao hơn. Nếu bạn thiếu kiên nhẫn, và quá mong mỏi vào kết quả sớm, kế hoạch thực hiện sự thay đổi của bạn có khả năng thất bại.

Tạo ra một cảm giác khẩn cấp, tuyển dụng các nhà lãnh đạo thay đổi mạnh mẽ, xây dựng tầm nhìn và giao tiếp hiệu quả, loại bỏ những trở ngại, tạo ra chiến thắng nhanh chóng, củng cố vững chắc những gì bạn đã đạt được. Nếu bạn làm những điều này có thể giúp làm thay đổi phần nào văn hóa tổ chức cơ sở của bạn. Đó là khi bạn có thể công bố về một chiến thắng thật sự. Sau đó nên tạo cơ hội để chia sẻ cùng đồng nghiệp cũ và mới tận hưởng sự thay đổi mà bạn đã hình dung ra trước đó cùng với sự vinh danh và ghi công sức của những người trong liên minh lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thành công đó.3.2 Mô hình tiến trình thay đổi của Lewin

20

Page 21: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 21/27

Một mô phỏng của tiến trình thay đổi

3.3 Các chiến thuật của nhà lãnh đạo và quản lý khi thực hiện sự thay đổi3.3.1 Chiến thuật quản lý bản thân

Bối rối

- Chấp nhận là có ít thông tin

- Chuẩn bị chấp nhận mạo hiểm

- Chuẩn bị tinh thần thay đổi

- Nói chuyện với người khác

Hoang mang

- Chấp nhận đau khổ

- Không nghĩ đến mất mát

- Điểm lại khả năng của mình.

- Xác định những lựa chọn có thể

Lẩn tránh

- “Anh sợ cái gì?”

- “Nỗi sợ đó có thực không”

- Nếu có xác định các lựa chọn”

- Nói chuyện với người khác

Tức giận

- Tìm người nghe mình

- Cố cho cơn giận qua đi

- Xác định nguyên nhân

- Thừa nhận sự thể hiện đó là bình thường

3.3.2 Chiến thuật quản lý người khác

Bối rối

- Lắng nghe họ nói

Hoang mang

- Thừa nhận đóng góp của họ

21

Rã đôngUnfeeze

Thay đổi

Change

Làm đông

Rereeze

Bắt đầu:� Chúng ta muốn thay đổi cái gì�Làm sao có thể vượt qua các cản trở�Làm sao có được sự ủng hộ từ CBNV?

Thực hiện:�Thay đổi bằng cách nào?�Cần phải làm gì?�Phương pháp và cách tiếp cận

Củng cố và giữ vững kết quả đạt được:�Khen thưởng/kỷ luật�Hỗ trợ, động viên�Giám sát và thẩm định

Page 22: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 22/27

- Cung cấp thông tin

- Giải thích căn kẽ

- Cho biết kế hoạch thay đổi

- Thừa nhận sự mất mát của họ

- Lắng nghe và tìm hiểu họ

- Giúp họ nhìn vào tương lai

Lẩn tránh

- Tìm cách gần gũi và nói chuyện

- Tìm hiểu vấn đề và sự thật

- Tránh sử dụng từ “anh”

- Tìm cách giúp họ giải quyết vấn đề

Tức giận

- Chuẩn bị tiếp nhận cơn tức giận

- Cố kìm nén tình cảm của mình

- Cho họ đủ thời gian cho qua

- Xác định rõ vấn đề của họ

4. Các thành tố đảm bảo thành công sự thay đổi4.1 Vai trò khác biệt của người lãnh đạo và quản lý trong quản lý sự thay đổi

So sánh chung về Lãnh đạo và Quản lý sự thay đổi

4.2 Mô hình của Luis and Miles và Barbara Leroy về các thành tố cần có để đảm bảo sự thay đổi thành công4.2.1 Mô hình của Luis and Miles

Để đảm bảo có được sự thay đổi và sự phát triển thành công, theo Luis and Miles cần có sáu thành phần căn bản sau:

1) Phải có tầm nhìn và sứ mạng rõ ràng được xây dựng, đóng góp bởi cả tập thể.2) Phải có sự cam kết mạnh mẽ bởi các cộng đồng bên trong và bên ngoài tổ chức;3) Phải có môi trường khuyến khích nâng cao chất lượng;4) Phát triển chuyên môn, kỹ thuật một cách bền vững để nâng cao ch/lượng kết quả đầu ra;5) Có mối quan hệ bền vững, tốt với các bên liên quan, cộng đồng;6) Có kế hoạch hệ thống và quy trình thực hiện đáp ứng nhu cầu thay đổi của tổ chức;

4.2.2 Mô hình của Barbara Leroy

22

Lãnh đạo là làm việc đúng(Doing right thing)

Quản lý là làm đúng việc(Doing thing right)

Page 23: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 23/27

4.3 Tầm quan trọng của học tập và khuyến khích động viên trong củng cố kết quả và tạo ra nhiều sự thay đổi.4.3.1 Học tập không ngừng để thay đổi không ngừng.3.2 Khuyến khích động viên để thay đổi không ngừng - Thay đổi thành công khi có sự tham gia, thông tin và lòng nhiệt tình.- Mọi thay đổi đều phải được hoạch định đúng quy trình và kỹ thuật.- Để thích ứng với sự thay đổi, con người cần phải thay đổi về thái độ, kỹ năng và kiến thức.- “Rã đông” là bước chuẩn bị tinh thần cho mọi người để thay đổi.- “Tái định hình” sau khi thay dổi đã được tiến hành.- Phải sẵn sàng thay đổi kế hoạch thực hiện thay đổi.- Những kết quả tích cực của sự thay đổi cần được đánh giá và kh/thưởng đúng mức và kịp thời.- Kết thúc một thay đổi là báo hiệu khởi đầu cho một sự thay đổi mới.

v CÂU HỎI THẢO LUẬN, BÀI TẬP VÀ TỰ HỌC1. Câu hỏi thảo luậna) Hiểu như thế nào về sự thay đổi?b) Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài nhà trường của bạn ảnh hưởng như thế nào về sự thay đổi?c) Theo anh/chị mức độ thay đổi ở trường anh/chị là: (f1) Cần thay đổi; (f2) Phải thay đổi; (f3) Nên thay đổi? Giải thích rõ tại sao?d) Anh /chị đã làm gì để thay đổi? Và đón nhận các sáng kiến thay đổi từ mọi nguồn như thế nào?e) Bạn đã khuyến khích và thuyết phục cấp trên và cấp dưới của mình để thay đổi như thế nào?g) Những thành công của anh/chị trong lãnh đạo sự thay đổi trong trường của bạn là gì?2. Bài tậpa) Anh/chị xác định sứ mạng - tầm nhìn - mục tiêu của trường mình từ nay đến 2020?b) Xây dựng kế hoạch thay đổi về chính sách chất lượng hướng tới khách hàng của trường anh/chị?3. Tự họca) Anh/ chịu hãy hoạch định sự thay đổi ở đơn vị của mình trong 3 năm, 5 năm và 10 năm tới. b) Làm thế nào để biết sự hoạch định của anh/chị đúng hướng?

23

Page 24: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 24/27

6. Học liệu 6.1 Tài liệu bắt buộc: Tài liệu về chuyên đề: Quản lý sự thay đổi do Bộ môn QLGD trường CĐ Sơn La biên soạn theo chương trình khung (QĐ. 382 ngày 20/1/2012) của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;6.2 Tài liệu tham khảo[1]. Ban Khoa giáo trung ương. Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ kỳ đổi mới. NXB. Chính Trị quốc gia (2002)[2]. Nhiều tác giả. Cải cách giáo dục cho thế kỷ XXI. NXB. Giáo dục (2009)[3]. R. Heller (2006). Quản lý sự thay đổi. NXB. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.[4]. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục. NXB.GD, Hà Nội[5]. Nhóm tác giả, Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp. NXB. Tổng hợp. TP Hồ Chí Minh[6]. Tài liệu Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore.[7]. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002). Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI. NXB. Chính trị quốc gia.[8]. Viện ngôn ngữ. Từ điển tiếng Việt.NXB, Đà Nẵng 2000.7. Hình thức tổ chức dạy học7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

TổngLên lớp Thực hành,

thí nghiệm, thực tập,

rèn nghề,...

Tự học, tự

nghiên cứu

Lý thuyết Bài tậpThảo luận

Nội dung 1 03 02 05 tiết

Nội dung 2 03 02 05

Nội dung 3 05 05

Cộng 08 07 15 tiết

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thểNội dung 1 ,Nội dung 2, Nội dung 3

24

Page 25: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 25/27

Hình thức tổ chứcdạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SVchuẩn bị

Ghi chú

Thuyết trình tích cực, thảo luận nhóm, HĐ độc lập

Ngày dạy sáng 20/03/2013

Tầng 03. TT thư viện

Những nội dung cơ bản về QL sự thay đổi

-Đọc tài liệu BDCBQL.382

Từ trang 96 – 106

-Giấy A0, bút dạ

Thuyết trình tích cực, thảo luận nhóm, HĐ độc lập

Ngày dạy. Chiều 20/03/2013

Tầng 03. TT thư viện

QL sự thay đổi của HT trong giai đoạn hiện nay

107 - 126

-Đọc tài liệu BDCBQL.382

Từ trang 96 – 106

-Giấy A0, bút dạ

Thảo luận nhóm, HĐ độc lập

Ngày dạy sáng 21/03/2013

Tầng 03. TT thư viện

Vận dụng vào thực tiễn GD Sơn La

Sự trải nghiệm trong công tác QL trường học

Bài tập Đổi mới HĐ ngoài giờ LL cho HS. THCS có mang lại hứng thú cho HS?

Thảo luận Thảo luận theo nhóm nhỏ từng nội dung.

Thực hành, thí nghiệm, thực tập, rèn nghề…

Thay đổi của bản thân về một vấn đề từ đó đề xuất các biện pháp QL

Tự học, tự nghiên cứu

25

Page 26: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 26/27

Lưu ý: Bảng này được thiết kế cho từng nội dung ứng với 1 tuần học, cho đến hết môn học (15 tuần).

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viênYêu cầu và cách thức đánh giá, sự hiện diện trên lớp, mức độ tích cực tham gia các

hoạt động trên lớp, các qui định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bài KT, tiểu luận…

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn họcPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì:

Bao gồm các phần sau (trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, Trưởng bộ môn thông qua):

- Hoạt động theo nhóm;

- Kiểm tra - đánh giá giữa kì;

- Kiểm tra - đánh giá cuối kì; Các kiểm tra khác.

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

Đánh giá theo từng học phần ( mỗi học phần bao gồm nhiều chuyên đề)

9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại nếu có)

Phê duyệtNgày 16 tháng 03 năm 2013

Trưởng bộ môn(Ký, ghi họ tên)

Lò Mai Thoan

Ngày 15 tháng 03 năm 2013Giảng viên

(Ký, ghi họ tên)

Lê Văn Đà

26

Page 27: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀcdsonla.edu.vn/bmqlgd/attachments/article/117/CD3.doc · Web viewPhân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LAĐƠN VỊ: BỘ MÔN QLGD

Mã hoá: HS/7.5.1B/P.ĐT

Ban hành lần: 01:01

Hiệu lực từ ngày: 01/01/2013

Trang/tổng số trang: 27/27

27