ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG · Web viewĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Học phần: CÔNG TÁC ĐỘI...

77
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Học phần: CÔNG TC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH ( Cho cc lp không chuyên Công tc đi ) Chương I: Mt s vn đ cơ bn v Công tc Đi TNTP H Ch Minh Nhập môn công tc Đi TNTP H Ch Minh 1. Công tc Đi TNTP H Ch Minh là lĩnh vực thuc khoa học gio dục: + Đội TNTP.HCM là một lực lượng giáo dục, cùng với nhà trường thực hiện các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng thiếu nhi thành những con người mới phát triển toàn diện: Mục tiêu : con ngoan , trò giỏi, bạn tốt , công dân tốt Nội dung GD: 5 điều Bác Hồ dạy. + Để củng cố và phát triển tổ chức Đội phải: - Tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn để giáo dục thiếu nhi. - Hoạt động phải phù hợp với qui luật chung của quá trình GD cộng sản. - Do chức năng, nhiệm vụ và tính chất của tổ chức Đội nên hoạt động Đội có đặc thù riêng, không giống hoạt động giáo dục của nhà trường. + Đối tượng nhận thức của LL&PP công tác đội là bản thân tổ chức Đội TNTP.HCM và những hoạt động của nó ( hoạt động của thiếu nhi và hoạt động của đội ngũ cán bộ phụ trách ) + LL&PP công tác đội là khoa học nghiên cứu về tổ chức và hoạt động đội ( Những nguyên tắc, phương pháp, nội dung, hình thức giáo dục thông qua tổ chức Đội TNTP.HCM. 1

Transcript of ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG · Web viewĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Học phần: CÔNG TÁC ĐỘI...

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGHọc phần: CÔNG TAC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

( Cho cac lơp không chuyên Công tac đôi )

Chương I: Môt sô vân đê cơ ban vê Công tac Đôi TNTP Hô Chi Minh

Nhập môn công tac Đôi TNTP Hô Chi Minh1. Công tac Đôi TNTP Hô Chi Minh là lĩnh vực thuôc khoa học giao dục:

+ Đội TNTP.HCM là một lực lượng giáo dục, cùng với nhà trường thực hiện các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng thiếu nhi thành những con người mới phát triển toàn diện: Mục tiêu : con ngoan , trò giỏi, bạn tốt , công dân tốt Nội dung GD: 5 điều Bác Hồ dạy.

+ Để củng cố và phát triển tổ chức Đội phải: - Tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn để giáo dục thiếu nhi. - Hoạt động phải phù hợp với qui luật chung của quá trình GD cộng sản. - Do chức năng, nhiệm vụ và tính chất của tổ chức Đội nên hoạt động Đội có đặc thù riêng, không giống hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Đối tượng nhận thức của LL&PP công tác đội là bản thân tổ chức Đội TNTP.HCM và những hoạt động của nó ( hoạt động của thiếu nhi và hoạt động của đội ngũ cán bộ phụ trách )

+ LL&PP công tác đội là khoa học nghiên cứu về tổ chức và hoạt động đội ( Những nguyên tắc, phương pháp, nội dung, hình thức giáo dục thông qua tổ chức Đội TNTP.HCM.

+ Những vấn đề cần cho LL&PP công tác Đội hiện nay: thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và phải dực vào những thành tựu của các khoa học khác, của các nước và tổ chức thiếu nhi tiến bộ trên thế giới.2. Công tac Đôi TNTP.HCM mang tinh khoa học và nghệ thuật: + Tính khoa học thể hiện: - Là một lĩnh vực thuộc khoa học GD, công tác đội phải tuân thủ những nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp GD… của lý luận GDH và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.Tuy nhiên việc vận dụng phải phù hợp với mục tiêu,nguyên tắc của một tổ chức chính trị quần chúng của trẻ em.

- CTĐ có mối liên hệ với nhiều môn khoa học tự nhiên, xã hội và những khoa học mới phát triển : tin học , tật học, môi trường…

- Phải sử dụng nhiều trang thiết bị, phương tiện, CSVC… phục vụ yêu cầu tổ chức hoạt động GD cho thiếu nhi.

1

- Người phụ trách: phải có hiểu biết chuyên ngành công tác đội,có kiến thức tổng hợp và phải biết tổ chức, huy động các LLGD cùng tham gia CTĐ. + Tính nghệ thuật thể hiện:

- Hoạt động đội rất đa dạng và phong phú, do các em tự quản, chủ động, tự giác thực hiện có sự phụ trách của Đoàn TNCS và người lớn.Hoạt động của phụ trách chỉ là định hướng,hướng dẫn để các em chủ động , sáng tạo, tự quản.Sự phối hợp hoạt động giữa phụ trách và thiếu nhi để các em tự quản là một vấn đề nghệ thuật.

- Hoạt động đội luôn mang tính lãng mạn,màu sắc vui chơi, hấp dẫn thu hút các em, đòi hỏi phải luôn đổi mới hình thức và phát triển nội dung GD.

- Hoạt động đội mang tính xã hội, cần sự phối hợp của nhiều nhiều LLXH , phải có nghệ thuật vận động, lôi cuốn các LLGD xã hội cùng tham gia.3. Môn học công tac Đôi TNTP trong chương trình đào tạo giao viên tiểu học & THCS:

- Trang bị về nhận thức, hiểu đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Đội,những nguyên tắc, phương pháp, nội dung, hình thức công tác đội.

- Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành nghi thức Đội và các hoạt động mang tính nghiệp vụ của Đội.

-Trang bị lý luận và phương pháp công tác của TPT, năng lực tổ chức hoạt động,phối hợp hoạt động để đẩy mạnh hoạt động Đội, củng cố phát triển tổ chức Đội.

- Trang bị lý luận và thực hành phương pháp dạy học bộ môn, phương pháp tổ chức hướng dẫn các hoạt động Đội.

- Giúp giáo sinh hoàn thành nhiệm vụ CTĐ sau khi ra trường.4. Môt sô khai niệm cơ ban: + Công tac Đôi TNTP:

Là khái niệm chỉ quá trình hai mặt của hoạt động đội bao gồm hoạt động của thiếu niên, nhi đồng do tổ chức Đội TNTP tổ chức và thực hiện và hoạt động của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức Đội TNTP và bản thân các em thông qua tổ chức Đội. + Phong trào thiếu nhi:

Là khái niệm chỉ những hoạt động có qui mô lớn với đông đảo thiếu nhi tham gia, dưới sự chỉ đạo của Đội TNTP.HCM,nhằm góp phần vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN.

Phong trào thiếu nhi Việt Nam là một bộ phận hợp thành phong trào trẻ em và thanh niên dân chủ thế giới.

2

+ Tự quan của Đôi:Là khái niệm thuộc phạm trù nguyên tắc hoạt động Đội, chỉ sự tự

nguyện tự giác, chủ động tham gia các hoạt động của đội viên và tập thể Đội, có sự phụ trách của Đoàn TNCS và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn, chỉ rõ tính chất chính trị quần chúng của tổ chức Đội.

Có thể hiểu tự quản qua các khía cạnh chủ yếu:- Mọi hoạt động đội đều do thiếu nhi đề xuất, bàn bạc và tổ chức thực

hiện thông qua hệ thống tổ chức cơ sở của Đội.- Sự phụ trách của Đoàn TNCS và sự hướng dẫn về mặt sư phạm của

người lớn phải qua tổ chức Đội hoặc đại diện cho Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn các em.

- Tổ chức Đội là tổ chức chính trị quần chúng của các em, thu hút ngày càng đông đảo thiếu nhi gia nhập tổ chức Đội.

Thực hiện nguyên tắc tự quản cần tránh các khuynh hướng phó mặc, để các em tự tổ chức hoạt động , không có sự hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ hoặc khuynh hướng can thiệp quá sâu vào hoạt động của các em, hoặc áp đặt mệnh lệnh hành chính.

Bài 1: Sự quan tâm của Đang CSVN, Bac Hô và Nhà nươc ta vơi thiếu nhi Việt Nam và tổ chức Đôi TNTP.HCM

1. Trẻ em là tương lai của đât nươc, là nguôn hạnh phúc của mỗi gia đình.

+ “Tre già măng mọc “ thể hiện niềm hy vọng vào thế hệ trẻ, trẻ em là tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình,là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Xã hội càng văn minh thì sự nhận thức về vai trò , vị trí của trẻ em- thế hệ trẻ ngày càng đầy đủ.

+ Dưới chế độ có giai cấp bóc lột : không quan tâm chăm sóc , giáo dục toàn bộ trẻ em mà chỉ tập trung vào con em của giai cấp thống trị.

+ Ở nước ta, trước cách mạng tháng 8 năm 1945: chính sách ngu dân của thực dân phong kiến đã kìm hãm sự phát triển thể lực, trí tuệ của thế hệ trẻ Việt Nam. Sau cách mạng tháng tám: Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là:xây dựng “một nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu” , “ chăm lo dạy dỗ con em nhân dân thành người cán bộ tốt của nhà nước “, “ Vì lợi ích 10 năm - trồng cây, vì lợi ích 100 năm- trồng người “2. Đang CSVN và Bac Hô vơi thiếu nhi Việt Nam và tổ chức Đôi TNTP:

+ 1926-1929: Bác Hồ viết thư đề nghị cho 8 thiếu nhi ưu tú đầu tiên của Việt Nam được sang học ở Liên Xô.

+ 3/2/1930: Thành lập Đảng CSVN.

3

+ 10/1930: Hội nghị trung ương Đảng họp, vấn đề thanh niên được Đảng đưa vào nghị quyết.

+ 1930 – 1941: Nhiều nhóm thiếu nhi (Đồng tử quân, Hồng nhi Đội, Thiếu niên cách mạng ) được thành lập bên cạnh các chi bộ TNCS, do chi bộ TNCS lãnh đạo.

+ Thực hiện nghị quyết Hội nghi BCH.TW Đảng lần thứ VIII ( 5/1941),tổ chức thiếu niên tiền phong Đội (cho trẻ em từ 9-12 tuổi) và Nhi đồng cứu vong Hội (cho trẻ em từ 9-12 tuổi) được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà,huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

+ Đảng tin tưởng và trao cho Đoàn TN nhiệm vụ phụ trách Đội ( NQ Hội nghị BCH.TW Đảng tháng 10/1930, NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV)3. Sự quan tâm bao vệ, chăm sóc và giao dục thiếu nhi của Đang,Nhà nươc và nhân dân ta:

+ Bác Hồ: - Thường xuyên gửi thư cho các cháu thiếu nhi trong các dịp Quốc

tế thiếu nhi, tết trung thu,ngày khai trường, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ… - Thư Bác Hồ gửi cho các cháu học sinh trong cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa : “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em “

- Bác Hồ còn đề ra 5 điều dạy đối với thiếu niên nhi đồng. - Trong di chúc, bác Hồ căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho

đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”+ Đảng và Nhà nước ta xác định:” Trẻ em có quyền được chăm sóc,

được nuôi dưỡng, Nhà nước và xã hội phải hợp sức chăm lo cho quyền lợi của trẻ, tạo những điều kiện tốt nhất để chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng chu đáo. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương tới địa phương được thành lập góp phần chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

+ Hàng năm,Nhà nước đầu tư ngân sách khá lớn cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.4.Đang công san Việt Nam giao trach nhiệm cho Đoàn TNCS Hô Chi Minh phụ trach Đôi TNTP Hô Chi Minh.4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Đang giao cho Đòan phụ trach Đôi + Mối quan hệ giữa ba tổ chức Đảng – Đòan – Đội: - Đoàn TNCS.HCM là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng

4

- Đội TNTP.HCM là đội hậu bị của Đòan. Không có 1 lực lượng nào khác, ngòai Đòan TNCS. HCM có đủ điều kiện và khả năng để đảm nhận nhiệm vụ phụ trách Đội TNTP.HCM. + Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” là cơ sở lý luận của việc Đòan TNCS.HCM được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách Đội. Vì vậy, Điều lệ Đòan khẳng định: “ Đòan TNCS.HCM phụ trách Đội TNTP.HCM, hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn đấu trở thành công dân tốt của đất nước, người đòan viên TNCS.HCM “ + Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam: Đòan TNCS, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tòan diện của Đảng CSVN, hòan tòan có thể thực hiện được và thực hiện tốt nhiệm vụ phụ trách Đội. + Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đòan và coi trọng công tác phụ trách Đội của Đòan TNCS.HCM là một yêu cầu tất yếu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước ta hiện nay.4.2 Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đòan TNCS Hô Chi Minh đôi vơi Đôi TNTP Hô Chi Minh + Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đòan đối với Đội nhằm mục đích:” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau “ , vì vậy Đòan phải: - Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước - Xác định phương hướng của Đội trong từng thời kỳ phù hợp với chủ trương của Đòan và phục vụ đắn lực cho nhiệm vụ chính trị của địa phương, xã hội. - Kiểm tra, đánh giá, kịp thời phát hiện và uốn nắn sự chệch hướng XHCN trong các họat động. - Xác lập mô hình, hệ thống tổ chức Đội, các chủ trương công tác và giài pháp lớn, phân công cán bộ Đòan trực tiếp phụ trách Đội. + Đòan cấn chú ý những yếu tô anh hưởng đến công tac chỉ đạo của Đòan: - Chủ trương nghị quyết đúng đắn. - Năng lực phẩm chất của cán bộ phụ trách Đội. - Tính năng động, sáng tạo của đội ngũ TPT,PTCĐ, phụ trách nhi đồng, BCH liên đội, chi đội. - Họat động thường xuyên, định kỳ của Hội đồng Đội các cấp. - Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí, chính sách + Nôi dung công tac chỉ đạo của Đòan tập trung ở 4 vấn đề: - Công tác giáo dục của Đội - Các họat động Đội - Xây dựng tổ chức Đội - Chăm sóc giáo dục TNNĐ

5

+ Môt sô phương phap tiêu biểu trong công tác chỉ đạo của Đòan đối với Đội: - Phương pháp chỉ đạo điểm: tạo dựng các mô hình, thực nghiệm trong phạm vi hẹp để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. - Phương pháp chỉ đạo cụm: chỉ đạo theo vùng lãnh thổ, theo vùng có những điều kiện, đặc điểm giống nhau về hòan cảnh địa lý,kinh tế-xã hội. - Phương pháp chỉ đạo bằng kế họach: thực hiện các công việc được dự kiến trước về lực lượng thực hiện, điều kiện CSVC, kinh phí, địa điểm, thời gian… - Phương pháp chỉ đạo bằng văn bản. - Phương pháp chỉ đạo bằng sự liên kết với các ngành ( thông qua liên tịch )4.3 Những nhiệm vụ chủ yếu của Đòan vơi Đôi TNTP Hô Chi Minh + Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp CTĐ và phong trào thiếu nhi trong phạm vi phụ trách; đẩy mạnh việc xã hội hóa sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hướng dẫn, dìu dắt, tạo điều kiện cho Đội họat động, nâng cao vị thế xã hội của tổ chức Đội. + Vê nôi dung và hình thức họat đông của Đôi: - Phát hiện và nhân rộng các phong trào họat động cách mạng của thiếu nhi, giữ vững định hướng XHCN cho nội dung của các họat động. - Phát triển các họat động trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. - Đa dạng hóa các lọai hình họat động cả trong và ngòai nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý ngày càng tăng của trẻ em. + Vê tổ chức Đôi: - Nâng cao chất lượng họat động Đội trong các lọai hình trường lớp.Đồng thời xây dựng các liên đội, chi đội trên địa bàn dân cư. - Khai thác thế mạnh của họat động Đội và sự chăm sóc trực tiếp của cộng đồng xã hội ở cơ sở đối với trẻ em. + Vê công tac can bô: - Quyết định cụ thể về nhân sự của Hội đồng Đội cấp mình - Tổ chức bộ máy điều hành, phân công cán bộ, đòan viên phụ trách Đội - Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho đội ngũ phụ trách Đội, BCH Đội. + Phôi kết hợp cac LLGD khac: - Chủ động phối kết hợp với các lực lượng xã hội để tạo cơ chế,chính sách và đầu tư thỏa đáng cho công tác Đội, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động của Hội đồng Đội.

6

- Đại diện cho Đòan, Đội tham gia trong UB bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cấp mình. + Vê kiểm tra, đanh gia: - Định kỳ kiểm tra, đánh giá họat động của Hội đồng Đội. - Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, các cơ quan chức năng của Đòan đối với công tác xây dựng Đội, bồi duỡng và phát triển đội viên lớn lên Đòan. + Hướng dẫn tổ chức Đòan, Đội phát triển các họat động lao động, tiết kiệm, xây dựng các lọai qũy vừa chủ động tạo nguồn kinh phí cho họat động Đội, vừa mang tính tích cực trong họat động GD.

Bai 2: MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1. Mục đich của tổ chức Đôi TNTP Hô Chi Minh: Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh ( do hội nghị lần thứ 3 BCH.TƯ Đòan TNCS Hồ Chí Minh khóa 8 thông qua ngày 25/7/2003 ) có ghi: “ Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, họat động , vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “. Khẩu hiệu của Đội: “ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng ! “ Có thể hiểu mục tiêu cụ thể của tổ chức Đội TNTP.HCM là:Đội tổ chức giáo dục thiếu niên , nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan , trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đòan viên TNCS Hồ Chí Minh. Với mục đích đó:

+ Đội góp phần hình thành phẩm chất đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN, phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục và gia đình.

+ Đội yêu cầu mỗi đội viên phấn đấu trở thành đội viên tốt,cháu ngoan Bác Hồ,đòan viên TNCS Hồ Chí Minh

+ Khẩu hiệu Đội bao gồm 2 vế thống nhất với nhau, vừa gắn nhiệm vụ cách mạng của đất nước,vừa gắn với lý tưởng cao đẹp của Bác Hồ, đòi hỏi mỗi đội viên phải ghi nhớ và thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

+ Mục đích của Đội thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường, đòi hỏi Đội phải kết hợp chặt với nhà trường trong quá trình họat động của mình.2. Tinh chât của tổ chức Đôi TNTP Hô Chi Minh:

7

a/ Tính quần chúng của Đội thể hiện:+ Đội là tổ chức của các em,các em làm chủ, tự quản mọi họat động

dưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội.+ Đội thu hút tất các thiếu niên trong độ tuổi tham gia tổ chức+ Cần tránh các khuynh hướng: thu hẹp tổ chức Đội; buông lỏng khâu

giáo dục, kết nạp ồ ạt các em vào Đội; không tôn trọng quyền làm chủ tự quản của tổ chức Đội, mệnh lệnh, hoặc bao biện làm thay các em b/ Tính chính trị của Đội ( cách mạng ) thể hiện:

+.Đội do Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đòan TNCS Hồ Chí Minh phụ trách.Đội cùng với nhà trường XHCN giáo dục thế hệ trẻ theo đường lối quan điểm giáo dục của Đảng.

+ Đội là tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu nhi Việt Nam góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng giáo dục ở trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.Mặt khác , Đội đoàn kết, hợp tác với các tổ chức và phong trào thiếu nhi trong khu vực và trên thế giới vì quyền trẻ em, vì hoà bình hạnh phúc của các dân tộc.

Tóm lại, Đội TNTP.HCM là một tổ chức chính trị-xã hội của thiếu nhi Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.

c/ Tính giáo dục của Đội thể hiện:+ Đội là một tổ chức quần chúng của thiếu nhi Việt Nam, có mục đích

giáo dục chứ không phải là một tổ chức từ thiện, hướng đạo, vui chơi đơn thuần

+ Đội là lực lượng giáo dục ở trong và ngòai nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đòan.Mọi hoạt động của Đội đều được đặt dưới sự phụ trách của Đoàn TNCS.HCM và sự hướng dẫn về mặt sư phạm của thầy, cô giáo, các anh chị phụ trách ( đại diện cho Đoàn TNCS.HCM )

+ Đội giáo dục đội viên theo 5 điều Bác Hồ dạy,chương trình rèn luyện đội viên, điều lệ, nghi thức Đội, bằng các họat động đa dạng, phong phú của Đội, họat động của Đội không chỉ là vui chơi đơn thuần. Đội viên có nhiệm vụ thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Đội, mục tiêu của Đảng, 5 điều Bác Hồ dạy trở thành con ngoan , trò giỏi, đội viên tốt, đòan viên TNCS Hồ Chí Minh.

Tính quần chúng, tính chính trị và tính giáo dục của Đội là thống nhất và hỗ trợ cho nhau, chi phối toàn bộ nguyên tắc, nội dung,hình thức và phương pháp hoạt động của Đội TNTP.HCM.3. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đôi TNTP Hô Chi Minh trong giai đọan cach mạng hiện nay ở nươc ta: a/ Chức năng của Đội:

8

Đội có 2 chức năng cơ bản là giáo dục và tổ chức thiếu niên nhi đồng Việt Nam học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

+ Chức năng giáo dục: - Đội là một lực lượng giáo dục quan trọng của xã hội, cùng với nhà

trường và các lực lượng giáo dục khác giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồ dạy.

- Đội giáo dục đội viên theo nguyên tắc, phương pháp riêng của mình và bằng các hình thức giáo dục đa dạng, phong phú, hấp dẫn.

- Nội dung giáo dục của Đội có tính hệ thống và toàn diện.+ Chức năng tổ chức: - Đội tập hợp, thu hút tất cả thiếu niên ,nhi đồng tham gia hoạt động

Đội. - Đội tổ chức việc thực hiện điều lệ, nghi thức cho tất cả đội

viên,đấu tranh bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của thiếu nhi, uy tín của tổ chức Đội.

- Đội tổ chức thiếu nhi cả nước cùng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội. b/ Nhiệm vụ của Đội :

+ Các tập thể Đội và đội viên phải phấn đấu rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đòan viên TNCS Hồ Chí Minh.

+ Các tập thể Đội có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, họat động, vui chơi…

+ Các tập thể Đội và đội viên phải thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em đã nêu trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Để thực hiện 3 nhiệm vụ trên cần:

+ Mỗi đội viên và tập thể đội phải nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ, nghi thức Đội, chương trình rèn luyện đội viên, mọi nghị quyết của Đội và của Đoàn.

+ Đội phải đòan kết, tập hợp, thu hút thiếu nhi tham gia các họat động đội.

+ Đội phải tổ chức nhiều họat động phong phú, tạo mọi điều kiện để phát huy khả năng, sáng kiến của thiếu nhi trong họat động.

+ Xây dựng tổ chúc Đội vững mạnh: xây dựng chi đội, liên đội đòan kết, tự quản; lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ chỉ huy đội; thường xuyên bồi dưỡng về Đòan cho đội viên; làm tốt công tác giáo dục nhi đồng.

+ Đội củng cố và mở rộng đòan kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.4. Mục đich, nhiệm vụ của Đôi TNTP Hô Chi Minh thể hiện qua cac biểu trưng nghi thức của Đôi :

+ Tên gọi “ thiếu niên tiền phong “

9

+ Khẩu hiệu Đội+ Lời hứa đội viên+ Cờ Đội+ Huy hiệu măng non+ Khăn quàng đỏ+ Chào của đội viên+ Đội ca

-------------------------

Bai 3: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1. Khai quat chung : + Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức thống nhất trong cả nước.Hệ thống tổ chức của Đội bao gồm các cấp: liên đội và chi đội.Trên Liên đội là Hội đồng Đội các cấp từ phường,xã đến trung ương.

+ Hội đồng Đội TNTP Hồ Chí Minh các cấp do BCH Đoàn cùng cấp lập ra để thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phụ trách Đội, là đại diện cho tổ chức Đội ở cấp đó và giúp Đòan phụ trách Đội.

+ Tổ chức cơ sở Đội được xây dựng trong các trường học và trên địa bàn dân cư. Trong mỗi trường tiểu học, THCS thường tổ chức 1 liên đội, mỗi lớp là một chi đội.

+ Việc thành lập liên đội, chi đội do Hội đồng đội cùng cấp ra quyết định.Nếu chưa có Hội đồng Đội thì do BCH Đoàn cùng cấp ra quyết định.2. Hệ thông tổ chức của Đôi TNTP Hô Chi Minh : a/ Liên đội:

+ Trong các trường học hoặc ở địa bàn dân cư có từ 3 chi đội trở lên thì được thành lập liên đội.

+ Liên đội mỗi năm tiến hành đại hội 1 lần+ Ở mỗi liên đội có 1 Tổng phụ trách làm nhiệm vụ thay mặt Đoàn

phụ trách Đội.+ Nhiệm vụ của Liên đội ( giáo trình )

b/ Chi đội:+ Là đơn vị cơ sở của tổ chức Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt động

Đội, trực tiếp điều hành kế hoạch công tác Đội, trực tiếp quản lý, giáo dục đội viên.

+ Trong trường phổ thông chi đội gắn liền với lớp học. Có từ 3 đội viên trở lên thì được thành lập một chi đội.Mỗi chi đội có phụ trách chi đội.

+ Chi đội mỗi năm tiến hành đại hội 1 lần.

10

+ Các nhiệm vụ chủ yếu của chi đội ( giáo trình ) c/ Phân đội:

+ Là đơn vị nhỏ nhất của Đội. Trong trường phổ thông, phân đội thường được tổ chức tương ứng với tổ học tập

+ Chi đội có từ 9 đội viên trở lên có thể chia thành các phân đội.+ Các nhiệm vụ chính của phân đội ( giáo trình )

3. Nhi đông và sao nhi đông ở trường tiểu học4. Cac liên đôi, chi đôi tạm thời:

+ Tại các trường Đội, nhà thiếu nhi và các họat động tập thể của Đội… được thành lập các chi đội, liên đội tạm thời để tổ chức các họat động theo điều lệ và nghi thức của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

+ Liên đội , chi đội tạm thời không làm nhiệm vụ kết nạp đội viên mới va không tiến hành giới thiệu đội viên lớn lên Đòan.5. Hôi đông Đôi: * Chức năng của Hôi đông Đôi:

+ Tham mưu về chủ trương, nội dung, biện pháp về công tác đội và phong traò thiếu nhi.

+ Tổ chức thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ của Đòan về công tác Đội, công tác thiếu nhi trong hệ thống Đòan, Đội

+ Thay mặt tổ chức Đòan, Đội để quan hệ phối hợp với các lực lượng xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. * Cơ câu tổ chức Hôi đông Đôi: + HĐĐ Đội ở cấp nào do BCH Đoàn cấp đó thành lập và lãnh đạo.

+ Nhiệm kỳ của HĐĐ theo nhiệm kỳ của BCH Đoàn cùng cấp.+ HĐĐ Đội tổ chức theo hướng tinh gọn, thiết thực, hiệu quả, gồm: - Một số cán bộ chủ chốt của Đoàn do BCH, Ban thường vụ Đoàn

cử ra để lãnh đạo HĐĐ . - Một số Chủ tịch HĐĐ cấp dưới - Đại diện lãnh đạo các ban chức năng, các cơ quan nghiệp vụ của

Đoàn cùng cấp. - Đại diện lãnh đạo ngành giáo dục. - Một số cán bộ chuyên trách - Đại diện các trung tâm giáo dục ngoài nhà trường - Đại diện lãnh đạo trường sư phạm, trường phổ thông, một số tổng

phụ trách Đội và một số chuyên gia giáo dục. * Nhiệm vụ của HĐĐ:

+ Giúp Đoàn phụ trách Đội,phát triển phong trào thiếu nhi.+ Nghiên cứu, đề xuất với BCH,BTV Đoàn những chủ trương, nhiệm

vụ, biện pháp công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong từng thời kỳ.

11

+ Xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương của BCH, BTV Đoàn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi,hướng dẫn nghiệp vụ cho HĐĐ cấp dưới, hướng dẫn nội dung và phương pháp hoạt động cho các trung tâm giáo dục ngoài nhà trường.

+ Tổng kết, phổ biến,áp dụng kinh nghiệm tiên tiến, báo cáo tình hình phong trào thiếu nhi, hoạt động của HĐĐ với BCH Đoàn cùng cấp và HĐĐ cấp trên.

+ Phối hợp với các ban chức năng, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàn trong việc xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi.

+ Đại diện cho Đội TNTP, là thành viên của UB bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở các cấp.Liên kết, phối hợp các ngành chăm lo cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

---------------------------

Bai 4: NGUYÊN TẮC HỌAT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1. Khai niệm chung vê nguyên tắc họat đông Đôi:+ Là những qui tắc, qui định cần phải bảo đảm khi tiến hành các họat

động Đội.+ Cơ sở xây dựng nguyên tắc họat động đội:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Lý luận giáo dục học.

- Kinh nghiệm họat động thực tiễn của Đội TNTP Hồ Chí Minh+ Nguyên tắc họat động đội là căn cứ để xác định nội dung, hình thức công tác đội, nó chi phối phương pháp công tác đội.

2. Những nguyên tắc họat đông của Đôi TNTP Hô Chi Minh: 2.1 Nguyên tắc đam bao định hương chinh trị – xã hôi:

+ Ý nghĩa: - Đảm bảo tính giai cấp trong giáo dục. - Đảm bảo thực hiện nghiêm túc điều lệ Đội.+ Nội dung nguyên tắc: - Họat động đội từng bước hình thành cho đội viên thế giới quan

klhoa học,giúp đội viên định hướng mục đích cuộc sống đúng đắn, lành mạnh.

12

- Họat động đội từng bước hình thành và củng cố niềm tin của đội viên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

- Họat động đội góp phần giáo dục truyền thống cho đội viên. - Họat động đội tạo điều kiện cho đội viên tham gia công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc 2.2 Nguyên tắc đam bao tinh tự nguyện gia nhập Đôi và tich cực tham gia vào cac họat đông Đôi của đôi viên và thiếu niên:

+ Ý nghĩa: - Đảm bảo quyền làm chủ của thiếu nhi, đảm bảo cho tổ chức Đội

thực sự là tổ chức quần chúng của trẻ em. - Xuất phát từ ý nghĩa của tính tự nguyện, tự giác đối với hiệu quả

họat động của con người.+ Yêu cầu: - Tổ chức nghiên cứu và thực hiện điều lệ Đội, đảm bảo quyền dân

chủ tự quản. - Họat động đội phải do chính đội viên bàn bạc xây dựng kế họach

và tổ chức thực hiện. - Họat động đội phải đa dạng, phong phú để thu hút đội viên, thiếu

nhi tham gia theo sở thích, - Họat động đội phải phù hợp với thực tiễn, lôi cuốn đội viên, thiếu

nhi tham gia phù hợp hòan cảnh, điều kiện cụ thể. - Trong họat động đội phải chú ý xây dựng tinh thần tập thể, đòan

kết giúp đỡ lẫn nhau. - Họat động đội phải được diễn ra trong trường, trong giờ học, ở địa

bàn daân cư và ngòai giờ lên lớp. - Họat động đội phải thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia của đội

viên. 2.3 Nguyên tắc đam bao tinh tự quan và phat huy năng lực sang tạo của đôi viên, trên cơ sở có sự phụ trach trực tiếp của Đòan và sự hương dẫn sư phạm của người lơn:

+ Ý nghĩa: - Nguyên tắc đề cập đến 2 mặt:

* Đảm bảo tính tự quản, phát huy năng lực sáng tạo của đội viên

* Đảm bảo có sự phụ trách của Đòan, sự hướng dẫn sư phạm của người lớn.

Hai mặt này không lọai trừ nhau mà thống nhất và hỗ trợ cho nhau+ Yêu cầu: - Nắm vững nguyên tắc tự nguyện, tự giác.

13

- Quan tâm bồi dưỡng BCH Đội, giúp các em chủ động tự quản điều hành công việc và phát huy cao nhất sự sáng tạo của các em, tránh áp đặt hoặc làm thay.

- Tin tưởng vào khả năng tập thể và cá nhân đội viên, chỉ hướng dẫn khi thật cần thiết.

- Động viên kịp- thời những cố gắng, sáng tạo của các em. Đánh giá đúng mức thành tích của tập thể và cá nhân đội viên

- Tập trung hướng dẫn các em khâu lập kế họach họat động 2.4 Nguyên tắc đam bao phù hợp vơi đặc điểm lưa tuổi và đặc điểm ca nhân đôi viên:

+ Ý nghĩa : - Là nguyên tắc chung của các họat động giáo dục. Đội chia thành 3

lứa tuổi để xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp họat động đội cho phù hợp từng lứa tuổi.

- Để đảm bảo sự tự quản, tự nguyện của mỗi đội viên. Đặc điểm cá nhân bao gồm: giới tính, cá tính, hòan cảnh , môi

trường…+ Yêu cầu : - Phụ trách phải có tri thức tâm lý học, giáo dục học và phương pháp

sư phạm khéo léo để lựa chọn họat động phù hợp. - Phụ trách cần nghiên cứu chương trình rèn luyện đội viên, chương

trình họat động đội hàng năm, họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp … để vận dụng cho phù hợp. 2.5 Nguyên tắc đam bao tinh lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong cac họat đông đôi:

+ Ý nghĩa: - Xuất phát từ đặc điểm tâm lý, đặc điểm họat động của lứa tuổi

thiếu nhi và tính chất của tổ chức Đội. (tuổi thiếu nhi luôn hướng những gì cao đẹp, tính lãng mạn thể hiện trong cách đặt tên, xác định hình thức cho các hoạt động )

- Vui chơi là họat động không thể thiếu của thiếu nhi. Phương châm giáo dục thiếu nhi : “ học mà vui, chơi mà học “

+ Yêu cầu : - Cần tìm tòi, sáng tạo nội dung, hình thức họat động hấp dẫn thiếu

nhi - Cần chú ý tính giáo dục trong các họat động vui chơi của thiếu nhi

2.6 Nguyên tắc đam bao tinh hệ thông, liên tục trong cac họat đông đôi:

+ Ý nghĩa :

14

- Giáo dục là một quá trình liên tục, có hệ thống, có kế họach, diễn ra trong các giai đọan từ thấp đến cao,đơn giản đến phức tạp, chưa hòan thiện đến hòan thiện.

- Nội dung và hình thức họat động đội là một thể thống nhất, gắn bó với nhau.

- Tính hệ thống, liên tục thể hiện :* Mục tiêu nhiệm vụ hằng năm* Kế họach từ trung ương tới địa phương* Nội dung, hình thức họat động theo lứa tuổi* Sự thống nhất giữa nhà trường và Đội

+ Yêu cầu: - Xây dựng kế họach công tác đội phải có tính tòan diện - Thống nhất kế họach liên đội và các chi đội, kế họach năm học với

các kế họach khác trong năm - Gắn chặt họat động đội với nhà trường, Đòan cơ sở ….

----------------------

Bai 5: PHƯƠNG PHAP CÔNG TAC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1/ Khai niệm vê phương phap công tac Đôi- Định nghĩa: Phương pháp công tác Đội TNTP là lề lối, cách thức,

biện pháp tổ chức hoạt động Đội nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho đội viên.

- Phương pháp công tác Đội thống nhất với phương pháp dạy học và giáo dục-tự giáo dục ở trường phổ thông, nhưng có nét đặc thù: đề cao vai trò tự quản, tự giáo dục của đội viên; thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự định hướng giáo dục, hướng dẫn của phụ trách và hoạt động tự quản,tự giáo dục của đội viên.

- Phương pháp công tác đội bao gồm hệ thống 6 phương pháp chính có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau và được phối hợp sử dụng trong mỗi hoạt động Đội.2/ Cac phương phap công tac Đôi: 2.1 Họat đông tập thể, mang tinh xã hôi , hữu ich

+ Ý nghĩa: - Tạo điều kiện tốt trong việc giáo dục và rèn luyện của đội viên. - Hoạt động tập thể giúp đội viên tự khẳng định mình, gắn bó với

tập thể và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Trong hoạt động, đội viên được tiếp xúc, nhập cuộc vào đời sống

hàng ngày, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

15

+ Yêu cầu sư phạm: - Giúp học sinh hiệu rõ mục đích,ý nghĩa , yêu cầu của các hoạt

động tập thể và xã hội. - Trong mỗi hoạt động phải lập kế hoạch và tự các em đề xuất bàn

bạc,tìm ra biện pháp thực hiện. - Phải dự kiến những tình huống, khó khăn và biện pháp giải quyết (

dự kiến các phương án khác nhau ) - Phân công phù hợp năng lực đội viên và tập thể. - Biết sử dụng các biện pháp thi đua để động viên, khuyến khích

đội viên tích cực hoạt động. - Khi hoàn thành, phải sơ, tổng kết kịp thời, đánh giá công bằng và

khách quan kết quả hoạt động của các em. 2.2 Trò chơi và vui chơi

+ Ý nghĩa: - Trò chơi có tầm quan trọng và cần thiết trong đời sống thiếu nhi. - Là phương pháp thiếu nhi có hiệu quả.+ Yêu cầu sư phạm: - Nội dung, hình thức trò chơi phải phù hợp đặc điểm người chơi

( về lứa tuổi, giới tính, thể chất…) - Hình thức trò chơi luôn đổi mới tạo sự hấp dẫn cho các em, nội

dung và mức độ yêu cầu của trò chơi cần được nâng cao dần. - Lựa chọn trò chơi ( nội dung và hình thức ) phải phù hợp với yêu

cầu giáo dục và phải chuẩn bị chu đáo ( dụng cụ, luật chơi…) - Phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự an toàn và sự thành công

của trò chơi ( nhất là các trò chơi vận động, dã ngoại, trò chơi lớn… ) - Người phụ trách cần có sổ tay trò chơi để tích lũy và sáng tạo trò

chơi cho các em. - Cần có các điểm vui chơi và có sự giám sát của người lớn.

2.3 Phưong phap thuyết phục trong công tac Đôi+ Thuyết phục bằng lời: - Được sử dụng rộng rãi trong các cuộc họp,sinh hoạt Đội, hội thảo,

phát thanh, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với đội viên … ) - Chủ yếu là phân tích giảng giải , chứng minh để giúp các em hiểu,

tin,làm theo điều tốt, bỏ điều xấu. - Các yêu cầu: * Cần tạo không khí chân thành, cởi mở, hấp dẫn. * Lời nói: rõ ràng, sinh động, ngắn gọn, có sức thuyết phục. * Động viên đa số đội viên tham gia tích cực và lắng nghe ý kiến

của các em.+ Thuyết phục bằng gương tốt điển hình:

16

- Có tác động mạnh mẽ đến quá trình tự giáo dục của các em - Có thể sử dụng các tấm gương của: Bác Hồ; truyền thống dân tộc,

địa phương, nhà trường, liên đội; Gương danh nhân, anh hùng; gương người tốt, việc tốt… 2.4 Giao nhiệm vụ cho đôi viên và tập thể Đôi

+ Ý nghĩa : - Có tác dụng lôi cuốn tất cả đội viên vào công tác Đội. - Kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội viên trong

công việc. - Giáo dục lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật,

tính tự quản.+ Yêu cầu sư phạm: - Đảm bảo tính vừa sức và khả năng hoàn thành nhiệm vụ ( phải

nắm vững khả năng, trình độ … của các em ) - Giúp đội viên và tập thể hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao, tiếp

nhận nhiệm vụ với tinh thần phấn khởi, trách nhiệm cao. - Phân công hợp lý để không ảnh hưởng đến các hoạt động khác

của các em. - Phải giám sát, kiểm tra , đôn đốc , kịp thời phát hiện những khó

khăn và hỗ trợ các em giải quyết. - Khi đánh giá phải công bằng, khách quan và kịp thời.

2.5 Thi đua trong công tac Đôi+ Ý nghĩa: - Đề cao, kích thích sự phấn đấu vươn lên giành kết quả cao trong

hoạt động. - Nếu thực hiện tốt, thi đua tạo nên sức mạnh tổng hợp.+ Yêu cầu sư phạm: - Cần giải thích cho đội viên nắm vững mục đích, nội dung, tiêu

chuẩn thi đua. - Hình thức thi đua phải phong phú, sinh động, nghiêm túc, tránh

qua loa đại khái, hình thức chủ nghĩa. - Giáo dục tư tưởng thường xuyên, tránh những tư tưởng ích kỷ, hẹp

hòi, ganh đua cay cú; giáo dục cho các em tinh thần cầu thị, đoàn kết, tự hào lành mạnh.

- Đánh giá tổng kết phải công bằng, dân chủ, công khai. 2.6 Khen thưởng và khiển trach

+ Ý nghĩa: - Khen thưởng: động viên sự tiến bộ. - Khiển trách: khéo léo nhắc nhở, giáo dục để các em nhanh chóng

tiến bộ ( khác với kỷ luật mang tính hành chính )

17

+ Hình thức khen thưởng+ Hình thức khiển trách..+ Yêu cầu sư phạm: - Khách quan, công bằng, chính xác. - Phát huy vai trò tự quản của các em trong việc xem xét khen

thưởng hoặc khiển trách. - Cần phối hợp với các lực lượng giáo dục có liên quan.

---------------------------

Bai 6: VẤN ĐỀ TỰ QUẢN CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH1/ Khai niệm vê tự quan của tổ chức Đôi TNTP Hô Chi Minh

+ Tự quản là nguyên tắc được nêu trong điều lệ Đội, chi phối mọi hoạt động của Đội.

+ Nội dung bao gồm hai vế: sự phụ trách của Đoàn và sự tự quản của Đội ( cơ bản nhất )

- Sự phụ trách của Đoàn thể hiện: * Xác định phương hướng, nhiệm vụ của Đội trong từng thời kỳ

và có kế hoạch chỉ đạo thực hiện * Cử cán bộ phụ trách Đội. * Củng cố, kiện toàn hệ thống Hội đồng Đội các cấp * Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ, nghi thức Đội. * Phối hợp các lực lượng giáo dục chăm lo cho hoạt động đội và

phong trào thiếu nhi. * Tạo nguồn kinh phí,hỗ trợ các phương tiện phục vụ cho các hoạt

động Đội. - Sự tự quản của Đội thể hiện: * Mọi việc của Đội đều do các em dân chủ bàn bạc và quyết định. * Khi quyết định thì số ít phải theo số nhiều. * Trong chỉ đạo thực hiện: cấp dưới phục tùng cấp trên,đội viên

phục tùng chỉ huy. * Trong tổ chức thực hiện các hoạt động Đội: đề cao vai trò chủ

động, sáng tạo của các em.2/ Tự quan của Đôi thể hiện qua cac họat đông 2.1 Họp Đôi:

+ Phân loại: - Sinh hoạt thường kỳ của Đội ( chi đội, phân đội) - Đại hội Đội ( chi đội, liên đội ) - Họp các ban chuyên môn của Đội - Họp chỉ huy đội.

18

- Họp bất thường của Đội.+ Cần lưu ý khi tổ chức họp Đội: - Phải thực hiện nghiêm túc điều lệ, nghi thức Đội( thủ tục, nghi lễ,

tác phong… ) - Ban chỉ huy Đội và phụ trách phải chuẩn bị trước về nội dung,

chương trình - Bình đẳng dân chủ trong cuộc họp - Nhất thiết phải xen kẽ vui chơi, hoạt động giải trí trong các cuộc

họp Đội. 2.2 Chỉ huy Đôi là bô may tự quan của Đôi

+ Tiêu chuẩn lực chọn và bồi dưỡng chỉ huy đội: - Nắm vững điều lệ, thành thạo nghi thức Đội. - Gương mẫu về mọi mặt. - Có khả năng tổ chức và hoạt động, khả năng lôi cuốn bạn bè vào

hoạt động Đội. - Nhiệt tình trong công tác Đội.+ Sự phân công trong ban chỉ huy Đội: - Nguyên tắc phân công: * Bao quát các mặt công tác * Phù hợp với khả năng của cá nhân * Mọi người đều có việc. * Chuyên sâu kết hợp với trách nhiệm chung * Cố định kết hợp với đột xuất * Có thể thực hiện chế độ luân phiên. - Phân công trong ban chỉ huy liên đội: 1 liên đội trưởng, 2-3 liên

đội phó, các ủy viên. - Phân công trong ban chỉ huy chi đội: 1 chi đội trưởng, 1-2 chi đội

phó, các ủy viên.+ Nhiệm vụ của Ban chỉ huy chi đội: - Đại diện và tôn trọng lợi ích, quyền làm chủ của đội viên về mọi

mặt. - Tổ chức, lãnh đạo toàn bộ đời sống chính trị của Đội. - Lập các kế hoạch hoạt động đội trong năm học. - Tổ chức các hoạt động và sinh hoạt Đội theo kế hoạch. - Báo cáo định kỳ lên cấp trên.

---------------------------

Bai 7 : NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌAT ĐỘNG ĐỘI

19

1/ Khai niệm vê nôi dung và hình thức họat đông Đôi1.1Khai niệm nôi dung họat đông Đôi

+ Là tổng hợp tất cả những mặt,những yếu tố, những quá trình tạo nên hoạt động Đội. Đó là mặt bên trong của hoạt động đội nhằm thực hiện mục đích của Đội và mục tiêu của nhà trường phổ thông. Nội dung hoạt động đội được thể hiện thông qua các nội dung cụ thể sau:

- Giáo dục chính trị,tư tưởng, đạo đức và lối sống. - Giáo dục ý thức trách nhiệm, thái độ trong học tập văn hóa, khoa

học và công nghệ. - Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp - Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường - Giáo thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật - Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc+ Các nội dung hoạt động Đội mang tính toàn diện, đa dạng và phong

phú,có mối quan hệ với nhau, đan xen và bổ trợ cho nhau, cùng tác động đến đội viên và tập thể Đội trong quá trình tham gia hoạt động Đội.

1.2Khai niệm hình thức họat đông Đôi + Là phương thức biểu hiện, là hệ thống các mối liên hệ giữa các yếu

tố của hoạt động Đội.Hình thức hoạt động Đội là sự thể hiện của nội dung hoạt động Đội và được qui định bởi tính chất của tổ chức Đội và những nguyên tắc hoạt động Đội.

+ Hình thức hoạt động Đội được biểu hiện cụ thể ở qui mô, số lượng , sắc thái hoạt động; ở cơ cấu bên trong của hoạt động, sự gắn kết, sắp xếp các yếu tố của hoạt động nhằm diễn đạt nội dung của hoạt động.2/ Môi quan hệ giữa nôi dung và hình thức họat đông Đôi

+ Nội dung và hình thức hoạt động Đội phù hợp và thống nhất với nhau một cách biện chứng một cách chặt chẽ :

- Không có một nội dung hoạt động nào lại không tồn tại trong những hình thức nhất định.

- Một hình thức hoạt động Đội nào đó sẽ chứa đựng trong nó những nội dung nhất định. Cùng một nội dung hoạt động Đội có thể có nhiều hình thức biểu hiện và ngược lại,cùng một hình thức hoạt động Đội có thể biểu hiện những nội dung khác nhau.Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú của các hoạt động Đội.

- Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với hình thức hoạt động Đội..Tuy nhiên, hình thức hoạt động thường đa dạng phong phú và có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại đối với nội dung .

20

Để hoạt động Đội đạt hiệu quả cao,người tổ chức phải thường xuyên phát hiện những điểm bất hợp, những sự không ăn khớp giữa nội dung và hình thức hoạt động để kịp thời điều chỉnh hoạt động theo mục tiêu đã đề ra.

+ Nội dung và hình thức hoạt động Đội luôn luôn được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của tổ chức Đội và sự biến đổi của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

+ Nội dung và hình thức hoạt động Đội là kết quả của sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình trưởng thành và phát triển của tổ chức Đội TNTP.HCM và phong trào thiếu nhi Việt Nam; sự phát triển của hệ thống mục tiêu,nội dung, phương pháp của nền giáo dục quốc dân; kế thừa các thành qủa của nền khoa học hiện đại về con người, về tâm sinh lý lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.3/ Nôi dung và hình thức họat đông Đôi 3.1 Giao dục chinh trị tư tưởng, đạo đức và lôi sông 3.2 Giao dục ý thức trach nhiệm trong học tập văn hóa, khoa học và công nghệ 3.3 Nôi dung và hình thức họat đông Đôi trong việc giao dục lao đông, kỹ thuật tổng hợp và hương nghiệp 3.4 Nôi dung và hình thức họat đông Đôi trong việc giao dục thể chât, vệ sinh và bao vệ môi trường 3.5 Nôi dung và hình thức họat đông Đôi trong việc giao dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật 3.6 Nôi dung và hình thức họat đông Đôi trong việc giao dục tinh thần đòan kết, hữu nghị giữa cac dân tôc

----------------------------

Bai 8: Công tac phụ trach nhi đông của Đôi TNTP Hô Chi Minh

1/ Phụ trach nhi đông là nhiệm vụ của Đôi TNTP Hô Chi MinhChương III Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được hội nghị lần thứ 3

Ban chấp hành trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ( khóa VIII ) thông qua ngày 25/7/2003 quy định:

+ Nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi là lớp hậu bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh.+ Đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác

Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành dội viên TNTP.HCM

21

+ Liên đội và chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viên hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt, vui chơi theo chương trình dự bị rèn luyện đội viên.

1.1Cơ sở lý luận +Tuổi thiếu niên, nhi đồng là quá trình hình thành và phát triển liên

tục của tâm sinh lý và nhân cách.Giữa thiếu niên và nhi đồng mặc dù có những điểm khác nhau trong nhân các nhưng lại có nhiều điểm tương đồng, có thể hỗ trợ nhau phát triển.

+ Giao cho Đội TNTP HCM phụ trách nhi đồng là hợp lý vì:- Các em được tiếp thu một nền giáo dục XHCN, với cùng mục

đích,mục tiêu và phương pháp giáo dục. Về nội dung GD có sự kế thừa và phát triển, liên hệ chặt chẽ.

- Trong nhà trường có hai lực lượng giáo dục chủ yếu đó là nhà trường và tổ chức Đội TNTP.HCM.

- Chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường đảm bảo tính hệ thống, liên tục từ tiểu học đến THCS. Chương trình rèn luyện đội viên cũng bảo đảm tính liên tục , hệ thống từ chương trình dự bị đến các chương trình hạng ba, hạng nhì, hạng nhất. 1.2 Cơ sở thực tiễn:

+ Qua thực tiễn hoạt động của Đoàn, Đội ở nước ta, việc thống nhất tổ chức, coi nhi đồng là lực lượng dự bị của Đội TNTP là hoàn toàn hợp lý bởi nhi đồng còn nhỏ tuổi, chưa có ý thức đầy đủ về một tổ chức, chưa thể tự quản tổ chức các hoạt động của mình như Đội TNTP được.

+ Thực tiễn công tác Đội trong thời gian qua chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về việc duy trì và chỉ đạo sự phụ trách của Đội đối với nhi đồng.

+ Sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đoàn đối với thiếu nhi trong một thể thống nhất. Chương trình rèn luyện đội viên chương trình dự bị rèn luyện đội viên. Điều đó có nghĩa công tác chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá công tác Đội bao hàm cả công tác nhi đồng.2/ Nhiệm vụ chủ yếu của Đôi TNTP Hô Chi Minh đôi vơi nhi đông 2.1 Tổ chức nhi đông trong trường học và trên địa bàn dân cư

Sao nhi đồng được tổ chức trong trường học và trên địa bàn dân cư và đều do Đội TNTPHCM trực tiếp phụ trách. 2.2 Xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình họat đông nhi đông

+ Chương trình hoạt động nhi đồng là chương trình dự bị rèn luyện đội viên TNTP được quy định thống nhất trong cả nước.Dựa vào chương trình này , các cơ sở Đội tổ chức xây dựng và lập kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị.

22

+ Chương trình dự bị rèn luyện đội viên có các nội dung chính: - Kính yêu Bác Hồ - Con ngoan - Chăm học - Vệ sinh sạch sẽ - Yêu sao nhi đồng và Đội TNTP - Ra đường cần biết - Noi gương người tốt, làm việc tốt, là bạn tốt

2.3 Chọn cử và bôi dưỡng phụ trach sao nhi đông,phụ trach lơp nhi đông

Các liên đội, chi đội TNTP phải cử đủ phụ trách sao nhi đồng,bàn bạc với nhà trường chọn cử GV các lớp 1,2,3 làm phụ trách lớp nhi đồng.

- Đội có trách nhiệm thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao để các em hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- GVCN lớp 1,2,3 đồng thời là phụ trách nhi đồng của lớp mình., họ cần được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp công tác nhi đồng đặc biệt là phương pháp hướng dẫn các phụ trách sao tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt,. 2.4 Kiểm tra đanh gia họat đông nhi đông

+ Tổ chức Đội có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động nhi đồng theo chương trình đã xây dựng.

+ Công tác kiểm tra đánh giá cần được tiến hành thường xuyên đối với cá nhân, sao nhi đồng, lớp nhi đồng. 2.5 Bôi dưỡng nhi đông vươn lên Đôi và kết nạp nhi đông vào Đôi TNTP Hô Chi Minh

+ Là nhiệm vụ quan trọng , thể hiện kết quả của quá trình dìu dắt giúp đỡ nhi đồng của mỗi đội viên và tập thể Đội.

+ Bồi dưỡng nhi đồng: - Từng bước tập cho các em làm quen với sinh hoạt tập thể, hoạt

động Đội. - Nội dung bồi dưỡng nên lồng ghép trong việc thực hiện chương

trình dư bị rèn luyện đội viên. - Từng bước giúp các em hiểu,nắm vững điều lệ Đội. - Có thể cho nhi đồng tham gia chung với đội viên TNTP trong một

số buổi sinh hoạt Đội.+ Lễ kết nạp đội viên, công nhận chi đội phải thực hiện đúng theo

điều lệ, nghi thức Đội.3/ Những quy định chung vê tổ chức nhi đông 3.1 Sao nhi đông:

23

Là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn các em làm quen với sinh hoạt tập thể, rèn luyện trở thành con ngoan-trò giỏi-bạn tốt-cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. 3.2 Cach tổ chức sao :

+ Từ 5 đến 10 em có thể hợp thành 1 sao ( trong sao không quá 15 em )

+ Mỗi sao cử ra 1 trưởng sao để tập điều khiển công việc của sao ( không có cấp phó ).Trưởng sao có thể được bầu hoặc chỉ định theo hình thức luân phiên nhằm giúp nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể và dần dần hình thành năng lực tự quản.

+ Sao nhi đồng lấy tên theo đức tính ( sao chăm chỉ, sao siêng năng, sao đoàn kết…) hoặc có thể chọn tên một con vật gắn với một đức tính để rèn luyện ( Ong chăm chỉ, voi thật thà,kiến cần cù…)

+ Một tuần đến hai tuần, sao nhi đồng sinh hoạt một lần trong trường hoặc trên địa bàn dân cư.

+ Các sao nhi đồng trong một lớp gọi là lớp nhi đồng. Lớp nhi đồng sinh hoạt một tháng một lần hoặc sinh hoạt sau buổi sinh hoạt các sao. 3.3 Phụ trach:

+ Mỗi sao có một đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh phụ trách gọi là phụ trách sao. Phụ trách sao có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt và giúp nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.

+ Mỗi lớp nhi đồng có 1 chi đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là giáo viên chủ nhiệm hoặc đoàn viên do Đoàn cử ra. 3.4 Bài hat chinh thức và lời hứa của nhi đông:

+ Bài hát chính thức của nhi đồng là bài Nhanh bước nhanh nhi đồng của Phong Nhã.

+ Lời hứa của nhi đồng là:“Vâng lời Bác Hồ dạyEm xin hứa sẵn sàngLà con ngoan trò giỏiCháu Bác Hồ kính yêu “

3.5 Cac biểu trưng của sao:+ Nếu tên sao là đức tính thì biểu trưng là hình ngôi sao 5 cánh

( đường kính 40cm X 40cm ) ở giữa ngôi sao có tên của sao.+ Nếu tên của sao là một con vật gắn với một đức tính thì biểu trưng

của sao là hình cách điệu con vật mà sao mang tên gắn với đức tính của sao ( đường kính 40cm X 40cm ) 3.6 Chương trình sinh hoạt sao:

24

Sao nhi đồng sinh hoạt theo chương trình do Hội đồng Đội trung ương quy định mang tên CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN TNTP. 3.7 Kết nạp Đôi:

Khi 9 tuổi và đủ điều kiện theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhi đồng sẽ được đội viên phụ trách sao giới thiệu và kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh.4/ Hương dẫn thực hiện lễ công nhận sao nhi đông,chọn đặt tên sao, bầu trưởng sao: 4.1 Lễ công nhận sao nhi đông:

Lễ công nhận sao nhi đồng được tiến hành đối với các em nhi đồng.Buổi lễ cần được chuẩn bị chu đáo, tiến hành vui tươi và gây ấn tượng tốt ở các em.Ngày công nhận cần được tiến hành sau vài tuần nhập học. Lễ công nhận sao nhi đồng do chi đội đỡ đầu tiến hành.

a/ Công việc chuẩn bị: a1) Chọn đặt tên sao:

Việc chọn đặt tên sao có thể được tiến hành trước ngày lễ công nhận sao nhi đồng.Quá trình chọn đặt tên sao diễn ra như sau:

* Tập họp toàn lớp nhi đồng ( có thể tổ chức theo lớp hoặc từng sao ) báo cáo sĩ số.

* Hát bài hát truyền thống và đọc lời hứa. * Phụ trách sao nêu lý do chọn tên sao, gợi ý một số đức tính tốt. * PTS phân tích ý nghĩa của các đức tính tốt,hướng dẫn nhi đồng

thảo luận, lựa chọn, biểu quyết chọn tên sao ( bằng cách giơ tay ) * Chọn đặt tên sao xong,PTS tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt tập thể

( múa, hát, trò chơi, kể chuyện … a2) Chuẩn bị cho lễ công nhận sao nhi đông: Chi đội đỡ đầu giúp nhi đồng chuẩn bị những công việc sau:

* Tập nghi thức Đội ( xếp hàng, động tác nghiêm nghỉ… ) * Tập một số bài hát nhi đồng như: Nhanh bước nhanh nhi

đồng, Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Sao vui của em… * Học thuộc lời hứa của nhi đồng. * Tập một số điệu múa, truyện kể, trò chơi … * Chuẩn bị phòng sinh hoạt ( phòng truyền thống hoặc phòng

học ) trang trí theo nghi thức Đội,có thể tổ chức ngoài trời nhưng đảm bảo việc trang trí cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, hoa, khăn bàn…

* Lập danh sách các sao, cử đội viên làm phụ trách sao * Chuẩn bị phù hiệu, biểu trưng của sao.

* Mời đại biểu tham dự lễ ( GVCN, TPT, các chi đội bạn…)

25

* Hướng dẫn các em nhi đồng về trang phục trong ngày lễ ( gọn gàng, sạch đẹp )

b) Diễn biến buổi lễ: ( BCH chi đôi đỡ đầu điêu hành buổi lễ ) * On định tổ chức :Tập họp,điểm số, báo cáo, kiểm tra trang phục,

vệ sinh, hướng dẫn các em vào chỗ ngồi ổn định tổ chức. * Chào cờ,tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. * Giới thiệu và ra mắt các sao nhi đồng, phụ trách sao :Chi đội

trưởng đọc danh sách nhi đồng từng sao, hết danh sách 1 sao giới thiệu tên đội viên được cử làm phụ trách sao. Mời đại biểu lên gắn phù hiệu, trao biểu trưng cho sao, cho các em về chỗ, tiếp tục đọc danh sách các sao khác…

* Hát bài hát truyền thống ( mọi người đứng dậy và cùng hát ),đọc đồng thanh lời hứa của nhi đồng

* Phụ trách lớp nhi đồng phát biểu động viên, căn dặn các em. * Kết thúc lễ: Chi đội trưởng tuyên bố kết thúc lễ,các phụ trách sao

tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt tập thể. 4.2 Bầu trưởng sao nhi đông:

Sau khi đã chọn đặt tên và được công nhận sao nhi đồng , PTS hướng dẫn các em nhi đồng bầu trưởng sao:

* Tập hợp, điểm số, báo cáo * PTS nêu lý do phải bầu trưởng sao,hướng dẫn các em phát biểu,

thảo luận về tiêu chuẩn đối với trưởng sao và nhắc nhở các em đều phấn đấu rèn luyện theo những tiêu chuẩn đó.

* PTS hướng dẫn để nhi đồng tự giới thiệu người làm trưởng sao ( PTS có thể gợi ý ) và biểu quyết.

* Trưởng sao điều khiển sinh hoạt vui chơi.5.Tổ chức họat đông nhi đông: 5.1 Khai quat vê họat đông nhi đông

+ Nhi đồng là lớp dự bị của Đội TNTP, vì vậy nội dung, hình thức hoạt động nhi đồng cũng là nội dung, hình thức hoạt động Đội nhưng ở mức độ và yêu cầu đơm giản hơn.Nguyên tắc và phương pháp hoạt động Đội cũng được vận dụng cho công tác nhi đồng.

+ Nội dung hoạt động giáo dục nhi đồng là 5 điều Bác Hồ dạy nhằm mục tiêu GD các em trở thành con ngoan, trò giỏi,bạn tốt và trở thành đội viên TNTP.

+ Hình thức hoạt động giáo dục nhi đồng phải thường xuyên đổi mới cho sinh động, phù hợp với tuổi nhi đồng. Nói chung cần mang màu sắc vui chơi, cần tránh những hình thức nặng về lý thuyết,đòi hỏi chuẩn bị công phu, tốn thời gian,tiền của… 5.2 Nôi dung và hình thức tổ chức họat đông giao dục nhi đông + Nôi dung giao dục:

26

- Giáo dục đạo đức tác phong - Giáo dục ý thức , nề nếp,thái độ học tập. - Giáo dục lao động và ý thức tiết kiệm - Giáo dục sức khỏe vệ sinh - Giáo dục thẩm mỹ

+ Hình thức tổ chức họat đông giao dục:- Tổ chức họat động theo chủ điểm- Họat động vui chơi tập thể: múa hát, kể chuyện, trò chơi, thi đố…- Tổ chức các cuộc thi- Tổ chức tham quan du lịch- Tổ chức các họat động xem phim, ca nhạc, kịch, xiếc…

5.3 Tổ chức sinh hoạt sao nhi đông:Sinh hoạt sao nhi đồng là hoạt động giáo dục thường xuyên, định kỳ

theo phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học “. Vì vậy, chương trình sinh hoạt phải được chuẩn bị, sắp xếp hợp lý về nội dung, diễn biến, thời gian; tránh kéo dài, ôm đồm nhiều nội dung.

a/ Công tac chuẩn bị: a1) Chủ điểm sinh hoạt:

- Chọn tên, lý do chọn chủ điểm- Hệ thống câu hỏi gợi ý để nêu bật được ý nghĩa và yêu cầu rèn

luyện cho nhi đồng a2) Lựa chọn loại hình vui chơi và chuẩn bị vật dụng :

- Chuyện kể, thơ, bài hát, điệu múa, trò chơi… phù hợp với chủ điểm.

- Những vật dụng cần thiết khi sinh hoạt kỹ năng,khéo tay, kỹ thuật, trò chơi…

a3) Thời gian:Từ 1 đến 2 tuần, sao nhi đồng sinh hoạt 1 lần vào giờ sinh hoạt

tập thể, giờ sinh hoạt chủ nhiệm hoặc vào thời gian khác sao cho thuận tiện, không làm ảnh hưởng đến việc học của PTS và các em nhi đồng. PTS cần bàn bâc thống nhất trước với GVCN về thời gian sinh hoạt của sao.

a4) Địa điểm:Nên sinh hoạt ngoài trời, nơi thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.

b/ Diễn biến buổi sinh hoạt sao:Chương trình sinh hoạt sao nhi đồng thường diễn ra không quá

40 phút ( thông thường từ 15 đến 20 phút ), theo các trình tự: b1) On định:

- Tập hợp sao ( theo hàng dọc, hàng ngang hoặc hình tròn )- Điểm danh, trưởng sao báo cáo số nhi đồng có mặt, lý do

vắng mặt

27

( nếu có )- PTS cho các em hát bài hát truyền thống, đọc lời hứa của nhi

đồng.Sau đó hát 1-2 bài hát tập thể. b2) Bao cao:

- Từng em nhi đồng tự kể về việc làm tốt hoặc chưa tốt theo yêu cầu của chủ điểm sinh hoạt sao lần trước ( về học tập,kỷ luật, trật tự, lễ phép, vệ sinh,giúp đỡ cha mẹ…

- Tập thể sao hoan hô các bạn làm tốt- PTS động viên các em làm chưa tốt, khen thưởng các em xuất

sắc và ghi vào sổ theo dõi việc tốt của sao. b3) Sinh hoạt vui chơi:

Tùy theo điều kiện cụ thể, PTS có thể tổ chức cho nhi đồng tham gia một số hoạt động như:trò chơi, tập hát, tập múa, kịch, đọc thơ, kể chuyện, rèn luyện kỹ năng, tập nghi thức hoặc các loại hình khác ( xếp hình, cắt dán thủ công …)

b4) Sinh hoạt chủ điểm:- PTS giới thiệu tên chủ điểm, lý do chọn chủ điểm- PTS nêu nội dung chủ điểm và yêu cầu rèn luyện bằng cách

dặt câu hỏi cho nhi đồng trả lời, sau đó PTS đúc kết nội dung và yêu cầu rèn luyện chính là gì.

b5) Kết thúc:- PTS nhận xét buổi sinh hoạt: tinh thần, thái độ các em tham

gia sinh hoạt ra sao?Khen thưởng, động viên các em nhi đồng làm tốt.- Dặn dò chuẩn bị cho lần sinh hoạt sau.- Hát tập thể và kết thúc.

5.4 Sinh hoạt lơp nhi đông:+ Sinh hoạt lớp nhi đồng là hình thức sinh hoạt, vui chơi chung của

các sao trong 1 lớp, do BCH chi đội TNTP phụ trách lớp nhi đồng điều khiển.

+ Hoạt động lớp nhi đồng cần tổ chức gọn nhẹ, tạo cho các em sự thoải mái, hòa đồng trong tập thể.

+ Mỗi buổi sinh hoạt, BCH chi đội phải cử người ghi biên bản theo dõi các cuộc sinh hoạt lớp nhi đồng đầy đủ. GV phụ trách lớp nhi đồng cần ghi ý kiến nhận xét vào biên bản.

a) Công tac chuẩn bị: Để buổi sinh hoạt mang lại hiệu quả cao, trước khi tổ chức sinh

hoạt, BCH chi đội cần chuẩn bị những nội dung sau:- Xem lại toàn bộ biên bản sinh hoạt của các sao trong tháng,

tổng hợp thành tích của các sao và các cá nhân xuất sắc.

28

- Hội ý với PTS về nội dung chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng, bình chọn các sao, các cá nhân được biểu dương, khen thưởng trong tháng; thống nhất các tiết mục văn hóa, văn nghệ… trong sinh hoạt.

- Phân công người phụ trách từng nội dung cụ thể trong chương trình sinh hoạt: ghi biên bản, điều khiển chương trình,nhận xét hoạt động của các sao, phổ biến nội dung sinh hoạt tháng, phụ trách hoạt động vui chơi văn nghệ…

b) Chương trình sinh hoạt: b1) Ổn định tổ chức :

- BCH chi đội cử đại diện tập họp nhi đồng theo từng sao.PTS sao tập họp sao của mình, chỉnh đốn đội ngũ, điểm số và báo cáo cho đại diện BCH chi đội theo nghi thức Đội.

- Người điều khiển chương trình chỉnh đốn toàn đội ngũ, cho tất cả đứng nghiêm hát bài hát truyền thống,hô lời hứa của nhi đồng.

b2) Nôi dung sinh hoạt: + Nhận xét và phổ biến nội dung sinh họat tháng

- Chi đội trưởng ( hoặc chi đội phó ) lên nhận xét họat động của các sao trong tháng.Biểu dương các sao và cá nhân có thành tích nổi bật.

- Phổ biến ngắn gọn,cụ thể các công việc phải thực hiện trong tháng tới. Nêu yêu cầu chỉ tiêu cần đạt được.

+ Sinh họat vui chơi: sinh họat văn hóa, văn nghệ,TDTT, trò chơi thi đố…

b3) Kết thúc:- Nhắc lại những nội dung chính cần ghi nhớ, yêu cầu, chỉ tiêu

cần đạt được trong tháng.- Nhận xét buổi sinh họat ( tinh thần, thái độ tham gia của các

sao)- Hát tập thể.Chú ý:- Họat động cần bám sát chương trình dự bị rèn luyện đội viên,

bảo đảm ôn luyện, khắc sâu những nội dung đã được học trước khi hướng dẫn các họat động mới.

- Nội dung và hình thức phải vừa sức nhi đồng, gắn với họat động học tập văn hóa và các yêu cầu giáo dục của Đòan,Đội, địa phương. Phối hợp nhiều hình thức họat động: họat động tổng hợp, họat động theo chuyên đề, họat động cá nhân, họat động theo nhóm hoặc sao nhi đồng, họat động chung cả lớp nhi đồng…

- Có thể tổ chức ở ngòai trời hay trong phòng tùy theo họat động cụ thể.

- Hoạt động cần gọn nhẹ, không cần sự chuẩn bị công phu, tốn kém, rườm rà. Cần tạo cho các sự thoải mái dễ hòa đồng. 5.5 Sinh họat nhi đông theo chủ điểm:

29

Là họat động được vận dụng từ hình thức sinh họat chủ đề của Đội TNTP Hồ Chí Minh, có thể diễn ra theo qui mô lớp học,khối lớp hoặc tập thể các lớp nhi đồng 1,2,3 của tòan trường.

a) Chủ điểm: “ con ngoan được bô mẹ yêu “ + Yêu cầu giao dục:Giáo dục nhi đồng bước đầu nhận thức được

thế nào là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, mong muốn rèn luyện theo tiêu chuẩn đó để được cha mẹ, ông bà… qúi mến.

+ Công việc chuẩn bị:- Phổ biến cho toàn thể nhi đồng về mục đích,yêu cầu, nội dung

buổi sinh hoạt,hướng dẫn tìm hiểu các tiêu chuẩn “con ngoan “.- Hướng dẫn nhi đồng ôn tập, học các bài hát, điệu múa, câu

chuyện theo chủ điểm “con ngoan”- Chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho buổi sinh hoạt, trang

trí phòng sinh hoạt… + Diễn biến:

- Tập họp, điểm số, báo cáo, ổn định tổ chức.- Hát bài hát truyền thống, đọc lời hứa của nhi đồng.- Người điều khiển ( chỉ huy chi đội hoặc đội viên ) dẫn các em

vào chủ điểm một cách tự nhiên. Cho các em hát, kể chuyện liên quan đến chủ điểm.Tổ chức thi hay thảo luận những phẩm chất chủ yếu của “con ngoan”

- Nhắc lại các phẩm chất của người “con ngoan” trong các bài hát, câu chuyện vừa thực hiện.

- Biểu dương những em đạt tiêu chuẩn trong thời gian qua.-Khẳng định các tiêu chuẩn chính, phát động thi đua giành danh

hiệu “con ngoan”.- Tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi theo chủ

điểm.- Nhận xét, dặn dò.

b) Chủ điểm: “ Hôi vui học tập “ + Yêu cầu giao dục:Giúp nhi đồng ôn tập, vận dụng các kiến thức

đã học một cách nhẹ nhàng thoải mái, tạo cho các em sự hứng thú,say mê học tập.

+ Công việc chuẩn bị:- Chuẩn bị những câu hỏi thi ( kiến thức trong chương trình

học, chương trình dự bị RLĐV, các hiểu biết thông thường trong cuộc sống…) cùng đáp án thật ngắn gọn. Phổ biến để nhi đồng chuẩn bị: thể lệ thi, nội dung thi…

- Chuẩn bị hộp đựng câu hỏi hoặc cây “hoa dân chủ”

30

- Chuẩn bị những dụng cụ cần cho việc tổ chức các cuộc thi kỹ năng ( vẽ, cắt dán tranh, nặn tượng…)

- Chuẩn bị phần thưởng- On tập, tập các bài hát, điệu múa, chuyện kể…liên quan đến

chủ điểm.- Chuẩn bị, trang trí nơi tổ chức sinh hoạt.

+ Diễn biến:- Tập họp, điểm số, báo cáo, ổn định tổ chức.- Hát bài hát truyền thống, đọc lời hứa của nhi đồng.- Khai mạc hội thi, giới thiệu đại biểu,giới thiệu các đội tham

gia thi.- Tổ chức thi “hái hoa dân chủ” hoặc một hình thức khác phù

hợp.Công bố điểm của các đội ngay sau khi thi xong.- Sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện, trò chơi…-Tổ chức cuộc thi “ khéo tay hay làm “. Ban giám khảo chấm

điểm,nhận xét, công bố điểm cho từng sản phẩm.- Hội ý ban giám khảo để đánh giá chung cuộc. Nhi đồng sinh

hoạt vui chơi.- Ban giám khảo nhận xét chung,công bố kết quả, tổ chức trao

thưởng cho tập thể, cá nhân theo thể lệ cuộc thi.- Kết thúc: chi đội trưởng nhận xét, dặn dò những điều cần lưu

ý.c) Chủ điểm: “ vệ sinh, sạch sẽ “ + Yêu cầu giao dục:Giúp các em hiểu sức khỏe của con người là

vốn qúi nhất, biết cách giữ gìn vệ sinh , rèn luyện thân thể, phòng chống một số bệnh thông thường.

+ Công việc chuẩn bị:- Những câu hỏi về vệ sinh, sức khỏe, cách phòng bệnh, một số

cây thuốc nam thông dụng…, phương tiện tổ chức thi tìm hiểu, phần thưởng…

- Các dụng cụ TDTT cần thiết để tổ chức các cuộc thi.- Các dụng cụ khám chữa bệnh ( mô hình ), một số tranh ảnh

tuyên truyền về sức khỏe, vệ sinh…- Chuẩn bị kịch bản tuyên truyền đơn giản, phân công các vai

( bác sĩ, bệnh nhân, người bán thuốc …)- Chuẩn bị địa điểm sinh hoạt.

+ Diễn biến:- Tập họp, điểm số, báo cáo, ổn định tổ chức.- Hát bài hát truyền thống, đọc lời hứa của nhi đồng.

31

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu,phổ biến chương trình sinh hoạt.

- Tổ chức thi “ hái hoa dân chủ” hoặc 1 hình thức khác phù hợp.Công bố điểm của phần thi.

- Tổ chức trò chơi “ xem tranh nói bệnh”, “ bác sĩ- bệnh nhân” ( trò chơi đóng vai.

- Tổ chức thi TDTT đơn giản ( đồng đội, cá nhân )- Ban giám khảo nhận xét chung, công bố điểm, tổ chức trao

giải thưởng. - Sinh hoạt vui chơi. Nhận xét, dặn dò.

d) Chủ điểm: “ Nhơ ơn Bac Hô “ + Yêu cầu giao dục:Giáo dục nhi đồng hiểu biết về cuộc đời, sự

nghiệp của Bác Hồ, tình cảm của Bác đối với TNNĐ, ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

+ Công việc chuẩn bị: PTS giúp nhi đồng chuẩn bị các nội dung sinh hoạt: -Đọc và hướng dẫn các em ghi nhớ tiểu sử Bác Hồ ( sơ lược );

hiểu và nhớ nội dung 5 điều Bác Hồ dạy; tập một số điệu múa, bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ; sưu tầm một số tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi.

- Chuẩn bị một số câu hỏi để tổ chức thi tìm hiểu tiểu sử Bác Hồ.

+ Diễn biến:- Tập họp, điểm số, báo cáo, ổn định tổ chức.- Hát bài hát truyền thống, đọc lời hứa của nhi đồng.- Người điều khiển chương trình nêu một số nét khái quát về

Bác Hồ với thiếu nhi.Tất cả cùng hát bài “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh “

- Đọc sơ lược tiểu sử Bác Hồ ( PTS hoặc 1 em nhi đồng )- Tổ chức thi tìm hiểu về Bác Hồ bằng hình thức hỏi đáp. Có

thể chỉ định từng em giơ tay trả lời hoặc yêu cầu đại diện từng sao trả lời câu hỏi. Thưởng cho các em nhi đồng hoặc sao tham gia trả lời tốt các câu hỏi.

- Tổ chức thi hát, đọc thơ, kể chuyện về Bác Hồ ( tùy theo trình độ, khả năng của nhi đồng )

- Tổ chức trò chơi về 5 điều Bác Hồ dạy. Thưởng cho các cá nhân và tập thể sao chơi tốt.

- Tổ chức cho nhi đồng ca múa ca ngợi công ơn Bác Hồ.- Kết thúc sinh hoạt. Nhận xét, dặn dò.

32

5.6 Hôi thi nhi đông:Hội thi của nhi đồng là hoạt động giáo dục nhằm kiểm tra kết quả, khả

năng hoạt động Đội của cá nhân, tập thể. Quy mô hội thi của nhi đồng thường được tổ chức ở cấp trường học ( từng khối lớp hoặc các khối lớp ), có thể tổ chức với quy mô lớn hơn ở cấp huyện, tỉnh.

a) Hôi thi “ Vẻ đẹp tuổi hoa “ hay “ vẻ đẹp nhi đông “ + Mục đich:nhằm giáo dục toàn diện, kiểm tra kết quả giáo dục, rèn

luyện của nhi đồng theo chương trình dự bị rèn luyện đội viên và chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp.

+ Công việc chuẩn bị:- Xác định thời gian,địa điểm,nội dung chính của hội thi (lập kế

hoạch )- Tuyên truyền, phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung, thể thức

thi.- Thiết kế chương trình hội thi.Phân công cá nhân, tập thể phụ

trách từng nội dung hoạt động., người dẫn chương trình, kịch bản dẫn chương trình hội thi.

- Thành lập ban giám khảo hội thi đảm bảo đánh giá công bằng, khách quan kết quả hội thi.

- Chuẩn bị địa điểm hội thi:hội trường, sân khấu, bàn ghế, trang trí,phương tiện âm thanh, ánh sáng.

- Chuẩn bị thống các câu hỏi và đáp án phục vụ nội dung thi, các biểu trưng, tặng phẩm, phần thưởng cho từng nội dung thi.

- Chuẩn bị các điều kiện vật chất khác phục vụ cho hội thi. + Diễn biến hôi thi:

- On định tổ chức, chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.- Văn nghệ chào mừng- Giới thiệu các thí sinh dự thi.- Giới thiệu ban giám khảo, chương trình, thể lệ hội thi.- Tiến hành hội thi theo 2 vòng : * Vòng 1: Thi trang phục đi học – nghi thức Đội – Ứng xử. * Vòng 2: Thi trang phục tự chọn và năng khiếu- Hội ý ban giám khảo : tổng hợp điểm hai vòng thi, xét trao các

giải thưởng theo thể lệ cuộc thi.- Phát biểu đánh giá chung về kết quả hội thi ( Trưởng ban tổ

chức, Tổng phụ trách hoặc đại diện ban giám khảo )- Công bố kết quả, trao thưởng- Kết thúc hội thi.

b) Hôi thi “ Họa mi vàng “

33

+ Mục đich: nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ; phát hiện,bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, văn nghệ, thẩm mỹ nghệ thuật cho nhi đồng.

Hội thi có thể được tổ chức ở cấp trường hoặc cao hơn.Nội dung thi bao gồm nhiều thể loại khác nhau: hát, múa, kể

chuyện, ngâm thơ,kịch, trình diễn nhạc cụ, kịch câm, xiếc, ảo thuật… + Công việc chuẩn bị: cơ bản như trong hội thi “ Vẻ đẹp tuổi hoa

“.Trong thể lệ hội thi nên quy định rõ thể loại,số lượng tiết mục dự thi, thời lượng, số người dự thi cho mỗi đơn vị.Cần bố trí thời gian để các đơn vị tổng dượt, làm quen sân khấu hội thi.Xếp thứ tự các tiết mục hội thi đảm bảo tính hợp lý và hấp dẫn, công bố chương trình hội thi để các đơn vị chuẩn bị.

+ Diễn biến hôi thi:- On định tổ chức, chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.- Văn nghệ chào mừng- Giới thiệu ban giám khảo, chương trình, thể lệ hội thi.- Tiến hành hội theo chương trình đã công bố.- Sau khi các tiết mục đã trình diễn xong, hội ý ban giám khảo,

cộng điểm và xét trao các giải thưởng theo thể lệ hội thi.- Tổng kết, đánh giá kết quả hội thi- Công bố kết quả, trao giải thưởng và tặng phẩm cho các cá

nhân, đơn vị dự thi.- Kết thúc hội thi.

6. Phụ trach sao nhi đông 6.1 Vai trò của phụ trach sao nhi đông

Phụ trách sao có vai trò hết sức quan trọng:- Có nhiệm vụ tổ chúc, hướng dẫn các hoạt động cho nhi đồng.- Chất lượng công tác của PTS có ảnh hưởng quyết định đến

chất lượng, hiệu quả hoạt động sao nhi đồng.- PTS sao là người đại diện của chi đội TNTP, cùng với các lực

lượng cộng tác viên trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm trước Đội TNTP về hoạt động của 1 sao nhi đồng.

Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng hoạt động của sao nhi đồng, Đội TNTP cần phải chuẩn bị một lực lượng phụ trách sao giỏi và phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ cho đội ngụ PTS. 6.2 Chọn cử phụ trach sao nhi đông

+ Tiêu chuẩn phụ trach sao nhi đông:- Đạo đức tốt, học lực từ khá trở lên.- Nhiệt tình với công tác nhi đồng.- Thành thạo về nghi thức Đội.- Có năng lực tổ chức hoạt động cho nhi đồng.

34

- Có khả năng: hát, múa, hướng dẫn trò chơi, kể chuyện… để vận dụng vào hoạt động nhi đồng.

Trong quá trình hoạt động, Đội cần thường xuyên bồi dưởng PTS sao để các em đạt được những tiêu chuẩn nêu trên.

+ Chọn cử PTS:- Việc chọn cử PTS do BCH chi đội TNTP đỡ đầu lớp nhi đồng

thực hiện., phân công đội viên phụ trách từng sao nhi đồng cụ thể, lập danh sách báo cáo cho phụ trách chi đội và Tổng phụ trách là người ra quyết định cử PTS.

- Lực lượng cộng tác viện cũng do BCH chi đội TNTP chọn cử báo cáo danh sách với phụ trách chi đội.

Có hai phương án chọn cử PTS nhi đồng:- Chọn cử PTS nhi đồng từ các đội viên TNTP trường tiểu học

cùng trường với nhi đồng. Phương án này thuận tiện cho việc quản lý, điều hành, nhưng lại gặp khó khăn do các em PTS sao này tuổi vẫn còn nhỏ, kinh nghiệm và kỹ năng công tác đội còn ít nên tổ chức hoạt động cho nhi đồng sẽ có những hạn chế nhất định.

- Chọn cử PTS từ những đội viên TNTP ở trường THCS. Phương án này có thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động nhi đồng do các em PTS lớn tuổi hơn có kỹ năng và kinh nghiệm công tác đội. Tuy nhiên lại có hạn chế trong việc quản ly, điều hành chung do các em không học cùng một trường.Nếu áp dụng phương án này cần có sự kết nghĩa và phối hợp chặt chẽ giữa 2 liên đội TNTP của 2 trường. 6.3 Bôi dưỡng phụ trach sao nhi đông

PTS sao nhi đồng là trẻ em,vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh – đội viện TNTP, vừa phải tổ chức hoạt động cho nhi đồng.Để giúp các PTS sao hoàn thành nhiệm vu, Đội và nhà trường cần phải bồi dưỡng cho các em về mọi mặt: văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ hoạt động Đội.

+ Nôi dung bôi dưỡng :- Kiến thức văn hóa và phương pháp học tập, phương pháp tự

học để các em luôn duy trì được sức học từ loại khá trở lên.- Chuyên môn nghiệp vụ công tác Đội,các hoạt động mang tính

nghiệp vụ của Đội: nghi thức, hát, múa, trò chơi…, kỹ năng và phương pháp tổ chức hoạt cho nhi đồng.

- Những hiểu biết về tâm lý lứa tuổi nhi đồng và phương pháp giao tiếp, cùng hoạt động với nhi đồng…

+ Hình thức bôi dưỡng:- Bồi dưỡng tập trung qua các lớp tập huấn.- Bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình công tác

35

- Bồi dưỡng thông qua tham quan thực tế, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đội, hoạt động nhi đồng ở những đơn vị liên đội mạnh, chi đội mạnh…

+ Phương châm bôi dưỡng:- Thường xuyên, liên tục; kết hợp giữa bồi dưỡng cập nhật với

bồi dưỡng nâng cao.- Kết hợp bồi dưỡng PTS và bồi dưỡng lực lựng cộng tác viên.- Có kế hoạch hợp lý, thiết thực,bảo đảm vừa củng cố và phát

triển tổ chức Đội vừa thúc đẩy phong trào học tập và rèn luyện trong nhà trường.

---------------------- Bài 9 : PHỤ TRACH ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINHA/Những vân đê chung:1. Tầm quan trọng của công tac can bô phụ trach Đôi

Công tác cán bộ phụ trách Đội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng :+ Do đặc điểm của lứa tuổi thiếu nhi, các em cần có sự hướng

dẫn,giúp đỡ của người lớn trong việc tổ chức, điều hành công việc của Đội.+ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, có cán bộ tốt mới có phong

trào tốt.+ Thiếu niên nhi đồng có những đặc điểm tâm lý lứa tuổi riêng biệt,

đòi hỏi người phụ trách cần phải có những hiểu biết,phẩm chất, năng lực sư phạm đặc thù, kỹ năng và nghiệp vụ công tác thiếu nhi, công tác Đội.

+ Trong điều kiện mới về kinh tế - xã hội của đất nước, công tác cán bộ phụ trách Đội cần được nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện , đồng bộ hơn trong các khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, chế độ đãi ngộ…

+ Trong toàn bộ các khâu công tác của tổ chức Đội, công tác cán bộ phụ trách là mắt xích quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của hoạt động, sự thành bại của công tác Đội và phong trào thiếu nhi.2. Can bô phụ trach thiếu nhi:

+ Khai niệm: Cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi là những người được Đảng, Nhà nước và Đoàn TNCS.HCM cử ra thay mặt Đảng, Nhà nước và Đoàn làm nòng cốt trong việc tổ chức,hướng dẫn, phụ trách tổ chức và hoạt động Đội TNTP.HCM; các phong trào của thiếu nhi Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng CSVN, trực tiếp là mục tiêu giáo dục của Đội TNTP.HCM.

+ Cán bộ phụ trách thiếu nhi gồm có:

36

- Cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi các cấp ( thuộc hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Đoàn )

- Cán bộ trong Hội đồng Đội các cấp.- Cán bộ phụ trách Đội ở cơ sở gồm: Tổng phụ trách Đội, phụ

trách chi đội ( trong nhà trường ),phụ trách đội ở địa bàn dân cư.+ Phụ trách Đội không nhất thiết phải còn ở trong độ tuổi đoàn viên.

3. Can bô phụ trach Đôi trong trường phổ thông:+ Phụ trách Đội trong nhà trường bao gồm: Tổng phụ trách, phụ trách

chi đội+ Đặc trưng của cán bộ phụ trách Đội trong trường phổ thông: Vừa là

đại diện của Đoàn phụ trách công tác thiếu nhi,vừa là một giáo viên của nhà trường. - Là người đại diện của Đoàn phụ trách công tác thiếu nhi, người phụ trách phải có năng lực tổ chức và quản lý công tác Đội;biết vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủ trương của Đoàn vào công tác Đội; Biết tổ chức chỉ đạo, phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục thiếu nhi;Có phẩm chất của một nhà giáo dục; Nắm vững kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội, các nguyên tắc hoạt động đội;Có lòng yêu trẻ, thích công việc và hoạt động với trẻ, say mê công tác phụ trách đội. - Là giao viên:Phụ trách đội phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy vững vàng;có hiểu biết sâu sắc khoa học tâm lý, giáo dục;Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng thông qua thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ.4. Phẩm chât và năng lực cơ ban của phụ trach Đôi TNTP.HCM: 4.1 Phẩm chât:

a/ Phẩm chât tư tưởng – chinh trị: + Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con

đường đi lên CNXH. + Thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, chủ trương và kế hoạch của Đoàn. + Kiên quyết đấu tranh chống lại các âm mưu chống phá cách mạng

của các thế lực thù địch.b/ Phẩm chât đạo đức cach mạng: + Tinh thần trách nhiệm công tác gắn liền với hiệu quả hoạt động

đội + Nói đi đôi với làm,thiết thực phục vụ thiếu nhi và tổ chức Đội. + Tận tâm, tận lực phục vụ thiếu nhi, tổ chức Đội. + Trung thực, dám đấu tranh cho lẽ phải.

37

+ Luôn nghiêm khắc với bản thân, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

+ Có lối sống lành mạnh, mô phạm, gương mẫu. + Biết hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích của Tổ quốc, tổ chức Đội

và tập thể lên trên.c/ Phẩm chât tri tuệ: + Có óc quan sát, tri giác, trí nhớ tốt. + Có trí tưởng tượng, óc tư duy, năng lực ngôn ngữ, sự chú ý. + Linh hoạt, thông minh, nhạy bén.

d/ Phẩm chât ý chi: + Có chí hướng, có mục đích. + Quyết đoán, đấu tranh với bản thân. + Có tinh thần vượt khó khăn ( ý chí, quyết tâm cao ) để hoàn thành

nhiệm vụ được giao. 4.2 Năng lực:

a/ Yêu cầu chung: + Trình độ kiến thức và năng lực: toàn diện, rộng, sâu. + Giỏi chuyên môn, nắm vững những kiến thức liên quan đến

nghiệp vụ tổ chức, chỉ đạo công tác Đội. + Khả năng nắm bắt và xử lý thông tin. + Nắm bắt quy luật kinh tế-xã hội để vận dụng có hiệu quả trong

công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động Đội. + Đạt trình độ chuẩn về lý luận và nghiệp vụ công tác Đội

TNTP.HCM.b/ Năng lực cơ ban: + Năng lực định hướng chính trị:

- Nhạy bén với tình hình chính trị - xã hội của đất nướcvà địa phương.

- Biết vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, kế hoạch của Đoàn vào thực tiễn phong trào Đội ở địa phương, trường.

- Kịp thời phát hiện và nhân rộng những phong trào điển hình cho thiếu nhi.

- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động xâu ảnh hưởng đến công tác giáo dục thiếu nhi.

+ Năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn:- Năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động.- Biết biến chủ trương, kế hoạch công tác Đội thành hiện thực,

thành phong trào hành động của thiếu nhi. + Năng lực tập hợp lực lượng chăm sóc giáo dục thiếu nhi, lôi cuốn

quần chúng thiếu nhi vào các hoạt động đội:

38

- Biết tập hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi.

- Biết lối cuốn tất cả thiếu nhi vào hoạt động đội, thông qua hoạt động để giáo dục thiếu nhi.

+ Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ công tác Đội:- Hiểu biết sâu sắc về tổ chức Đội TNTP.HCM và lý luận

phương pháp công tác Đội.- Có năng lực chuyên môn ở các lĩnh vực KH tự nhiên, xã hội

và nhân văn, tin học, tật học, môi trường…- Biết sử dụng nhiều trang thiết bị trong học tập và hoạt động

Đội, các phương tiện nghe nhìn, biết khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ cho công tác giáo dục thiếu nhi.B/ TỔNG PHỤ TRACH ĐỘI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG1. Vị tri, vai trò của tổng phụ trach: 1.1 Vị tri, vai trò:

+ Phụ trách tổ chức, hướng dẫn một liên đội TNTP.HCM+ Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng công tác đội trong

nhà trường, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường phổ thông.

a/ GV-TPT Đội là một nhà giáo dục:+ Là người tổ chức giáo dục các em thông qua các hoạt động đội.+ Thể hiện trình độ đào tạo về KHGD, kỹ năng nghiệp vụ công tác

thiếu nhi.+ Có phẩm chất phù hợp công tác thiếu nhi, có khả năng giao tiếp,

cùng hoạt động với thiếu nhi.+ Biết làm việc với trẻ em, khả năng cảm hóa, thu phục các em bằng

tấm gương của bản thân. b/ GV-TPT Đội là một nhà quản lý:+ Có khả năng tổ chức các em tham gia vào các hoạt động đội.+ Có khả năng tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ Đội có đủ năng lực

và phẩm chất làm công tác thiếu nhi.+ Có khả năng thiết kế, sáng tạo các mô hình hoạt động Đội và tổ

chức chỉ đạo thực hiện các mô hình đó. c/ GV-TPT Đội là một cán bộ chính trị- xã hội:+ Có lập trường chính trị vững vàng.+ Có trình độ lý luận chính trị, có ý thức, thái độ và niềm tin chính trị.+ Luôn thể hiện nghĩ đúng, nói đúng và làm có hiệu quả. d/ GV-TPT Đội là lực lương kế cận, bổ sung cho đội ngũ CBQL nhà

trường 1.2 Tiêu chuẩn chức danh “ GV – TPT Đôi “:

39

+ Phải có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng chính trị rõ ràng.

+ Có lòng nhân ái, yêu mến trẻ, thích hoạt động và giao tiếp với trẻ.+ Có năng lực sư phạm vững vàng.+ Có khả năng tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội.+ Có nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội tốt.+ Có khả năng giảng dạy từ loại khá trở lên ( Về chuyên môn khoa

học cơ bản được đào tạo ) 1.3 Vê danh hiệu phụ trach đôi giỏi:

Chương trình rèn luyện phụ trách Đội TNTP:+ Đạt tiêu chuẩn giỏi cấp huyện ( hạng ba )+ Đạt tiêu chuẩn giỏi cấp tỉnh, thành phố ( hạng nhì )+ Đạt danh hiệu giỏi toàn quốc ( hạng nhất )

2. Cac môi quan hệ của tổng phụ trach Đôi trong trường phổ thông: 2.1 Quan hệ vơi ban giam hiệu:thể hiện qua hai chức năng cơ bản là tham mưu và phối hợp

+ Chức năng tham mưu: - Tham mưu cho ban giám hiệu về công tác đội, các hình thức phối

hợp công tác đội và chương trình hoạt động GDNGLL - Xây dựng kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của kế

hoạch giáo dục của nhà trường. - Tham mưu lựa chọn, bố trí GVCN – PTCĐ - Đề xuất, yêu cầu nhà trường hỗ trợ kinh phí, CSVC cho công tác

đội. - Tham mưu về việc khen thưởng cho giáo viên có thành tích trong

công tác đội.+ Chức năng phối hợp: Chủ động phối hợp với ban giám hiệu trong việc tổ chức, chỉ đạo

các hoạt động của Liên đội, HĐGDNGLL. 2.2 Quan hệ vơi tổ chức Đang và công đoàn nhà trường:

+ Với chi bộ Đảng: tham mưu về công tác đội trong nhà trường đưa nội dung công tác đội thành một bộ phận nghị quyết của chi bộ,tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong việc chỉ đạo và phối hợp.

+ Với BCH Công đoàn:chủ động phối hợp để vận động, thuyết phục đoàn viên công đoàn tham gia tích cực vào công tác đội. 2.3 Quan hệ vơi hôi đông sư phạm:

+ Là thành viên hội động SP, có trách nhiệm hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác cao.

+ Cùng HĐSP xây dựng các hình thức phối hợp, tổ chức các hoạt động GD thiếu nhi.

40

+ Xây dựng trách nhiệm của mỗi thành viên HĐSP trong công tác đội.+ Hàng tháng dự họp vào báo cáo kết quả hoạt động và công tác phối

hợp trong công tác đội. 2.4 Quan hệ vơi tổ chức Đoàn TNCS.HCM:

+ Là cán bộ Đoàn, đại diện cho Đoàn phụ trách Đội.+ Tham mưu cho Đoàn trường về chủ trương công tác Đội.+ Cùng BCH Đoàn trường lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cho

đoàn viên làm công tác Đội.+ Báo cáo định kỳ về công tác Đội.+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ với tổ chức Đoàn ở địa phương

để làm công tác giáo dục thiếu nhi.+ Thường xuyên quan tâm đến việc chung của Đoàn trường và địa

phương.+ Phối hợp tổ chức hoạt động hè cho HS ở địa phương.

2.5 Quan hệ vơi Liên đôi TNTP.HCM:+ Là người đứng đầu về công tác đội trong nhà trường cho nên mối

quan hệ mang tính lãnh đạo.+ Xây dựng mối quan hệ mang tính hợp tác, cộng đồng trách nhiệm

với BCH.LĐ và các chi đội.+ Hiểu rõ năng lực, phẩm chất, sở trường và hạn chế của từng thành

viên BCH.LĐ.+ Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội và tạo dựng uy

tín cho BCH.LĐ.+ Phát huy vai trò tự quản của BCH.LĐ, chi đội.

2.6 Quan hệ vơi phụ trach chi đôi ( PTCĐ ):+ Quan hệ vừa mang tính lãnh đạo, vừa mang tính phối hợp.+ Chăm lo xây dựng đội ngũ PTCĐ đoàn kết, hỗ trợ nhau trong việc

chung.+ Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, phương

pháp công tác đội cho PTCĐ+ Phối hợp với PTCĐ trong việc tổ chức hoạt động cho các em.

2.7 Quan hệ vơi cac LLGD trong và ngoài nhà trường:Tổ chức, tập hợp, phối kết hợp các LLGD để làm tốt công tác đội.

3. Chức năng, nhiệm vụ của tổng phụ trach đôi: 3.1 Chức năng của GV-TPT Đôi: có 2 chức năng cơ bản là tổ chức quản lý và chức năng giáo dục

a/ Chức năng tổ chức quản lý: + TPT chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành công tác đội một

cách toàn diện. + Là chức năng quan trọng, thể hiện:

41

- Tổ chức quản lý toàn diện bộ máy phụ trách đội và chỉ huy đội.- Tổ chức, điều hành các hoạt động đội.- Tham mưu về công tác đội cho chi bộ, BGH, tổ chức Đoàn

b/ Chức năng giáo dục: Là chức năng chủ đạo, thể hiện: + GD đội viên thông qua tổ chức hoạt động đội

+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác đội cho PT đội, chỉ huy đội

+ Tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt.+ Vận động, phối hợp các LLGD trong công tác GD thiếu nhi.

3.2 Nhiệm vụ của GV – TPT Đôi:a/ Nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đôi: + Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội,chi đội mạnh,xây dựng và

kiện toàn BCH Đội các cấp, các nhóm nòng cốt. + Là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa to lớn, quyết

định chất lượng, hiệu quả công tác của GV – TPT Đội. + Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Đội đủ năng lực, nhiệt tình, say mê công tác.

- Xây dựng bầu không khí đoàn kết, hợp tác trong liên đội. + Các biện pháp cần tiến hành:

- Tham mưu cho BGH và chi ủy nhà trường về công tác đội- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác thiếu

nhi cho PTCĐ, phụ trách nhi đồng.- Hướng dẫn đội viên lựa chọn và bầu BCH Đội.- Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ chỉ huy

Đội.b/ Nhiệm vụ tổ chỉ đạo hoạt đông toàn diện của Đôi trên cơ sở phat huy vai trò tự quan của Đôi: Là nhiệm vụ trọng tâm của người GV – TPT ĐộiGồm 2 nội dung cơ bản: * Thiết kế nôi dung, chương trình và lập kế hoạch thực hiện

thực hiện hoạt đông GD của Đôi: + Yêu cầu cơ ban:

- Tính cụ thể, khoa học- Đánh giá được- Khả năng thành công cao ( có tính khả thi )- Có giới hạn về thời gian ( cụ thể, chi tiết về thời gian thực

hiện : Bắt đầu, kết thúc ) + Căn cứ để xây dựng nôi dung, chương trình hoạt đông:

42

- Nhiệm vụ chính trị của trường, chủ trương công tác của Đoàn.- Kế hoạch tổng thể của nhà trường.- Khả năng thực tế của trường, liên đội, nhu cầu và nguyện

vọng của đội viên.- Đặc điểm, yêu cầu của địa phương- Điều kiện về kinh phí, CSVC

+ Cac bươc tiến hành:- Điều tra cơ bản ( thu thập thông tin, phân tích, xử lý, tổng hợp

…)- Xây dựng dự thảo- Lấy ý kiến ( các chi đội, hội đồng sư phạm…)- Hoàn thiện kế hoạch

* Tổ chức, chỉ đạo cac hoạt đông cụ thể của toàn liên đôi:Cần tập trung:

+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để đội viên hiểu biết sâu sắc chương trình, kế hoạch công tác của liên đội.

+ Tạo sự quan tâm ủng hộ hợp tác của HĐSP, PTCĐ + Tổ chức tốt công tác thi đua, chỉ đạo điểm + Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác của các

đơn vị.c/ Nhiệm vụ tham mưu phôi hợp vơi tổ chức Đang, chinh quyên

nhà trường, cac ban ngành đoàn thể và cac lực lượng giao dục khac trong và ngoài nhà trường để làm tôt công tac bao vệ, chăm sóc và giao dục thiếu niên nhi đông:

* Đôi vơi BGH, HĐSP nhà trường: + Tham mưu đưa kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của

nhà trường + Báo cáo định kỳ cho BGH để tham mưu và thỉnh thị ý kiến + Dự họp thường xuyên các cuộc họp liên tịch, HĐSP để đưa nội

dung công tác đội vào các cuộc họp này. * Phôi hợp cac lực lượng giao dục trong và ngoài nhà trường: + Phải xây dựng được kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo

dục + Phối hợp với các LLGD của địa phương để xây dựng nội dung,

chương trình hoạt động GD phù hợp. + Sự phối hợp phải tòan diện, liên tục ( trong xây dựng kế hoạch,

tổ chức chỉ đạo thực hiện KH ) + Ký kết văn bản liên tịch với các ngành, các lực lượng để thực

hiện có hiệu quả.

43

C/ PHỤ TRACH CHI ĐỘI TRONG TRƯỜNG HỌC 1. Vị tri, vai trò của phụ trach chi đôi: + PTCĐ là người phụ trách trực tiếp, toàn diện các mặt hoạt động của một chi đội TNTP.HCM.

+ Là công sự đắc lực của GV – TPT Đội trong tất cả các hoạt động của liên đội nói chung và chi đội nói riêng.

+ Trong hoạt động Đội,PTCĐ là người anh ( chị ), người bạn lớn tuổi gần gũi, tin cậy của các em, có khả năng hiểu biết sâu sắc tâm tư nguyện vọng, điểm mạnh, hạn chế của các em, là cầu nối quan trọng giữa đội viên trong chi đội với TPT Đội.

Vai trò, vị trí của PTCĐ thể hiện qua các điểm:+ Chi đội là đơn vị cơ sở của Đội,trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt

động của Đội. Vì vậy PTCĐ đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động của chi đội và thực hiện thành công chương trình rèn luyện đội viên.

+ PTCĐ thường là GVCN: - Đó là cách sắp xếp hợp lý, đảm bảo tính sư phạm, thể hiện tính

thống nhất trong hình thức và phương pháp giáp dục. - Là điều kiện quan trọng để PTCĐ có thể gần gũi và hiểu sâu sắc

các em. - Tuy nhiên cần nắm vững và phân biệt đặc thù của 2 nhiệm vụ này,

từ đó năng động, uyển chuyển trong việc vận dụng phương pháp công tác vào từng nhiệm vụ cho phù hợp.

+ PTCĐ là nhà giáo dục: - Phải nắm vững những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ, phương pháp

công tác đội, những kỹ năng sư phạm, lao động sư phạm. - Vận dụng những hiểu biết và kỹ năng trên đây để giúp đỡ các em

trong hoạt động. + PTCĐ là nhân vật trung tâm, là cầu nối giữa Đoàn với Đội, thầy cô

với học sinh; nhà trường – gia đình – xã hội.Để thực hiện vai trò này, PTCĐ phải luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu của các em ( theo điều lệ Đội )2. Cac môi quan hệ của PTCĐ trong trường phổ thông: 2.1 Quan hệ vơi TPT Đôi:

+ Là mối quan hệ vừa mang tính chất chịu sự chỉ đạo ( cấp dưới đối với cấp trên ), vừa thể hiện sự tương tác trong cùng một loại hình cán bộ phụ trách Đội.

- Thường xuyên duy trì mối quan hệ chặt chẽ với TPT để báo cáo công tác; nắm vững, cập nhật những vấn đề mới về công tác đội; đề xuất để có sự giúp đỡ của TPT.

44

- Phải tạo mối liên hệ hợp tác với TPT trong công việc và xây dựng tập thể PTCĐ đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. 2.2 Quan hệ vơi BCH chi đôi và đôi viên:

Là người chỉ huy trực tiếp, toàn diện đối với chi đội: Phải xây dựng chi đội trở thành chi đội mạnh; xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa phụ trách chi đội với BCH và đội viên, giữa BCH với đội viên và giữa đội viên với đội viên. 2.3 Quan hệ vơi hôi đông sư phạm nhà trường:

Là mối quan hệ mang tính phối hợp nhằm thực hiện tốt kế hoạch công tác đội và công tác của nhà trường. Trong đó mối quan hệ giữa PTCĐ và GVCN là rất quan trọng.

+ Nếu GVCN không phải là PTCĐ : Cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau; thường xuyên quan tâm giúp đỡ, bảo vệ uy tín nhau; PTCĐ cần dự SH lớp , họp PHHS còn GVCN tranh thủ thời gian dự SH đội và tham gia giúp đỡ các em trong hoạt động Đội.

+ Nếu GVCN đồng thời là PTCĐ: Cần có sự tinh tế, nhạy cảm trong chuyển đổi vai trò trong những hoạt động cụ thể ( hoạt động đội, hoạt động của lớp ). Mặt khác, cần nỗ lực cao, không hành chính hóa công tác đội, quan tâm xây dựng lớp thành một tập thể mạnh mà chi đội là nòng cốt. 2.4 Quan hệ vơi PHHS:

Đây là mối quan hệ mang tính phối hợp, hợp tác trong công tác giáo dục toàn diệncho HS.3. Nhiệm vụ của phụ trach chi đôi: 3.1 Hương dẫn chi đôi tổ chức giao dục thiếu nhi theo 5 điêu Bac Hô dạy và theo điêu lệ Đôi: + Nắm vững tình hình của chi đội, của lớp về mọi mặt.

+ Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức chi đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của các em để trở thành chi đội mạnh

+ Cụ thể hóa 5 điều Bác Hồ dạy thành nội dung thiết thực giáo dục các em. 3.2 Hương dẫn chi đôi xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch công tac Đôi:

+ Hướng dẫn các em tự xây dựng kế hoạch công tác và chương trình hành động của chi đội.

+ Động viên, khuyến khích các em trong việc tìm tòi những hình thức, phương pháp hoạt động phù hợp để hoàn thành tốt kế hoạch và chương trình công tác của chi đội.

+ Hướng dẫn chi đội phát động và tổ chức các phong trào thi đua thực hiện kế hoạch công tác đội.

45

3.3 Phôi hợp vơi cac lực lượng GD trong và ngoài nhà trường trong công tac bao vệ, chăm sóc và giao dục thiếu niên nhi đông:

+ Chủ động thiết lập các mối quan hệ mang tính hợp tác với các GV khác trong HĐSP để sử dụng khả năng của họ trong công tác GD thiếu nhi.

+ Đưa nội dung công tác đội vào chương trình họp PHHS, phản ánh tình hình chi đội và tranh thủ sự giúp đỡ của PHHS cả về vật chất và tinh thần.

+ Tạo mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng khác ( phụ nữ, cựu chiến binh…) 3.4 Đại diện cho cac em để đê xuât và đâu tranh cho những yêu cầu, nguyện vọn, quyên lợi chinh đang của cac em: 3.5 Không ngừng tự học, tự bôi dưỡng nâng cao trình đô chuyên môn, trau giôi những kỹ năng, nghiệp vụ và phương phap công tac đôi:

+ Chuyên môn giảng dạy: Học hỏi, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học . Đây là điều kiện quan trọng để làm tốt công tác và giữ vững uy tín trước học sinh.

+ Kỹ năng, nghiệp vụ công tác đội: - Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

đội. - Tham gia đầy đủ và có chất lượng các đợt bồi dưỡng thường xuyên

của ngành. - Tăng cường tự học, tự nghiên cứu về lý luận và phương pháp công

tác đội. - Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. - Tăng cường học tập, rèn luyện các kỹ năng công tác thiếu nhi, tổ

chức HĐGDNGLL - Cần nắm vững Nghi thức Đội, điều lệ Đội, sinh hoạt chi đội, Đại

hội đội,kết nạp đội viên,công tác khen thưởng và trách phạt trong Đội.4. Nôi dung và kế hoạch công tac của phụ trach chi đôi: 4.1 Những nôi dung công tac chinh của PTCĐ:

a/ Nắm vững chủ trương và trọng tâm công tac Đôi trong từng thời kỳ:

+ Nội dung cần nắm vững: Những vấn đề cơ bản trong CTĐ,những vấn đề mang tính thời sự, những chủ trương lớn và trọng tâm CTĐ trong từng thời kỳ.

+ Tìm hiểu thông qua: Tổng phụ trách, quan hệ với Hội đồng đội các cấp, qua báo, tạp chí của Đoàn & Đội.

+ Vấn đề quan trọng là: cụ thể hóa các nội dung, chủ trương đó thành những công tác cụ thể của chi đội.

b/ Nắm vững tình hình, đặc điểm của chi đôi:

46

+ Là một yêu cầu không thể thiếu,cơ sở quan trọng để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của chi đội và của bản thân.

+ Phương pháp: Điều tra cơ bản qua sổ sách hàng năm; quan sát, phỏng vấn, đối thoại, trò chuyện trực tiếp; thu thập thông tin qua tổ chức các hoạt động;Qua đánh giá, nhận xét của gia đình.

c/ Hương dẫn lựa chọn và bôi dưỡng BCH chi đôi: + PTCĐ cần hướng dẫn các em: - Xác định đúng tiêu chuẩn của một người chỉ huy đội ( tránh cầu

toàn, phiến diện, cứng nhắc…) - Định hướng từng bước cho các em xác định đúng các đối tượng

theo dự kiến - Hướng dẫn các em được đề cử trình bày dự kiến chương trình

hành động của mình. + Bồi dưỡng BCH CĐ: * Nội dung bồi dưỡng:

- Một số kỹ năng cơ bản: ghi chép văn bản, quản lý sổ sách…- Tổ chức họp BCH, điều khiển sinh hoạt chi đội, tổ chức hoạt

động đội, thực hiện nghi thức Đội, các thủ tục nghi lễ của Đội… * Hình thức bồi dưỡng : Định kỳ theo kế hoạch của liên đội, BD

thường xuyên, BD theo chuyên đề…d/ Hương dẫn BCH CĐ tổ chức sinh hoạt chi đôi: + Cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định sinh hoạt chi đội và hướng

dẫn các em thực hiện một cách nề nếp. + Trong buổi sinh hoạt chi đội: Giữa vai trò người hướng dẫn, chỉ

đạo, định hướng ( tránh hành chính hoá, làm thay, can thiệp sâu); Tạo không khí phấn khởi, dân chủ, nhẹ nhàng thoải mái, khuyến khích sự chủ động sáng tạo của BCH; PTCĐ nên là người phát biểu cuối cùng ( chốt lại vấn đề quan trọng,uốn nắn những lệch lạc ); Duy trì tốt sinh hoạt của phân đội.

+ Đối với BCH CĐ: Hướng dẫn BCH chuẩn bị nội dung, hình thức, biện pháp công tác để đưa ra bàn bạc ở chi đội;Phân công cụ thể cho từng thành viên BCH theo dõi, nắm vững tình hình của các phân đội, các mặt hoạt động chính của chi đội để báo cáo cho tập thể BCH; PTCĐ dự họp BCH, giữ vai trò cố vấn, hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ.

+ Đại hội chi đội: Cần đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian để tổ chức hướng đẫn, chỉ đạo các em thực hiện thành công;Hướng dẫn các em làm tốt khâu chuẩn bị, viết báo cáo, thảo luận, chuẩn bị nhân sự bầu vào BCH CĐ;Tiến trình đại hội phải được xây dựng, bố trí hợp lý, chặt chẽ, khoa học;PTCĐ giữ vai trò cố vấn, hướng dẫn, toàn bộ công việc để các em tự điều hành ( quan trọng nhất là khâu chuẩn bị )

47

e/ Tiến hành cac mặt hoạt đông của chi đôi ở trong và ngoài nhà trường:

+ PTCĐ cần phải thường xuyên quan tâm, định hướng cho các em tổ chức các hoạt động.

+ Một số gợi ý về hình thức hoạt động của chi đội: Mô hình CLB ( môn học, sở thích…); phát động các phong trào vừa sức, phù hợp với khả năng của các em và điều kiện của nhà trường;Phát triển và sáng tạo các hình thức học tập thông qua các hoạt động, các trò chơi…

f/ Bôi dưỡng, GD vê Đoàn cho đôi viên: + Cần xác định hợp lý nội dung, hình thức và phương pháp giáo

dục, giúp các em tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái. + Phối hợp với các LLGD khác để tiến hành bồi dưỡng cho các em + Biện pháp giáo dục : Qua các câu chuyện về lịch sử truyền thống

của Đoàn,triển lãm về Đoàn,tấm gương tiêu biểu của đoàn viên,tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, GD thông qua việc làm hàng ngày và chính tấm gương của PTCĐ

g/ Tổ chức thi đua và đông viên, khen thưởng: + Yêu cầu trong thi đua: - Phải xác định nội dung,các chỉ tiêu, hình thức thi đua. - Đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức thi đua, phù hợp

với nhu cầu, nguyện vọng của các em. + Cần lưu ý : PTCĐ gợi ý, định hướng nội dung;phát huy tính tự

quản của các em trong quá trình tổ chức thi đua;Đảm bảo tính công bằng, công khai, dân chủ;Phải đạt sự hợp tác cao trong chi đội;Cần quan tâm GD tư tưởng thi đua lành mạnh, cầu tiến, đoàn kết, tránh ăn thua, cay cú… 4.2 Kế hoạch công tac của PTCĐ: Bao gồm

+ Kế hoạch chung: là kế hoạch tổng thể trong cả năm học của chi đội. KH bao gồm các mặt công tác chính và chương trình hành động cụ thể của chi đội. KH này phải có sự phê duyệt của TPT Đội.

+ Kế hoạch hoạt động cụ thể: bao gồm KH học kỳ, chương trình kế hoạch tháng – tuần,chương trình kế hoạch theo chủ đề-chủ điểm,chương trình kế hoạch cho những công tác trọng tâm hoặc đột xuất

+ Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: - Về chuyên môn: KH học tập, rèn luyện, cập nhật kiến thức để

nâng cao trình độ chuyên môn;Tham gia đủ và có chất lượng các đợt bồi dưỡng thường xuyên;Bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề ( Đổi mới phương pháp )

- Về nghiệp vụ CTĐ: Tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ CTĐ do TPT hoặc Đoàn cấp trên tổ chức; Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.

48

D/ Phụ trach nhi đông trong trường tiểu học

1/ Khai quat chung: + GV tiểu học: vừa dạy học các môn văn hóa,vừa tổ chức các hoạt động giáo dục, làm chủ nhiệm lớp. GVCN các lớp 1,2,3 phụ trách nhi đồng, các GVCN lớp 4,5 phụ trách chi đội. + Phụ trách nhi đồng ( các lớp 1,2,3 ) phải thực hiện 2 nhiệm vụ của 2 tổ chức giáo dục: nhiệm vụ của người GV do hiệu trưởng quản lý, nhiệm vụ của người phụ trách lớp nhi đồng do Đoàn TNCS quản lý . + Là người phụ trách nhi đồng đòi hỏi cần có những yêu cầu: có phẩm chất, năng lực của người cán bộ phụ trách nói chung; có kỹ năng nghiệp vụ công tác phụ trách nhi đồng để giáo dục các em nhi đồng theo chương trình dự bị rèn luyện ĐV. + Là người GV: phải thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo quy định của ngành GD-ĐT2. Nhiệm vụ của PTNĐ trong trường tiểu học: 2.1 Nắm vững điêu lệ, nghi thức Đôi để vận dụng vào công tac nhi đông:

Do đặc điểm lứa tuổi nhi đồng cho nên việc vận dụng cần phải đảm bảo quy định chung của tổ chức Đội, phải phù hợp với đối tượng nhi đồng để các em từng bước nắm được điều lệ, nghi thức để tập làm theo ( làm quen với sinh hoạt Đội ) 2.2 Tổ chức giao dục nhi đông theo chương trình dự bị rèn luyện đôi viên:

+ Nội dung ( mục tiêu ) GD nhi đồng: 5 điều Bác Hồ dạy+ Mục đích: giúp nhi đồng tập làm quen để sau này thực hiện nhiệm

vụ của người đội viên.Vì vậy nhiệm vụ của người phụ trách nhi đồng là: Nắm vững mục

tiêu, nội dung GD của Đội, nắm được chương trình rèn luyện đội viên và tổ chức cho nhi đồng làm theo chương trình dự bị rèn luyện đội viên.

+ Những điểm cần lưu ý: - Nội dung chương trình dự bị rèn luyện ĐV ( các chủ điểm GD ) là

kính yêu Bác Hồ,con ngoan chăm học,vệ sinh sạch sẽ, yêu sao nhi đồng và Đội TNTP… cần được tổ chức phù hợp hoàn cảnh thực tiễn, không máy móc áp đặt, có thể lồng ghép các chủ điểm GD trong 1 hoạt động.

- Việc thực hiện chương trình dự bị rèn luyện đội viên ở các khối lớp khác nhau có yêu cầu khác nhau về mức độ phức tạp và tiêu chuẩn cần đạt. Các hình thức GD sinh động, phù hợp đặc điểm của tập thể và cá nhân nhi đồng.

49

- Khéo léo kết hợp giữa hoạt động của lớp với hoạt động nhi đồng, vừa phải giữ đúng vai trò của GV, vừa đảm bảo vai trò của người phụ trách: tác động đến quá trình GD nhi đồng thông qua phụ trách sao nhi đồng, không làm thay phụ trách sao. 2.3 Hương dẫn phụ trach sao nhi đông tổ chức cho nhi đông hoạt đông:

+ Dựa vào tiêu chuẩn phụ trách sao nhi đồng để xác định nội dung bồi dưỡng: Đạo đức tốt, học lực khá trở lên;Có hiểu biết về tâm lý, đặc điểm hoạt động của lứa tuổi nhi đồng; Nắm vững điều lệ và nghi thức Đội;Nhiệt tình, có khả năng tổ chức hoạt động nhi đồng;Có các năng khiếu hát, múa, trò chơi, kể chuyện…

+ Xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp đặc điểm từng phụ trách sao, kết hợp để các phụ trách sao tự bồi dưỡng và hướng dẫn cho nhau.

Nội dung chung: Bồi dưỡng về PP học tập; BD nhận thức, tư tưởng;BD hiểu biết tâm lý,PP tổ chức hoạt động cho nhi đồng;BD về điều lệ, nghi thức Đội và các kỹ năng thực hành ( hát, múa, trò chơi, kể chuyện…)

+ Yêu cầu chung khi BD cho PTS: - Phải hướng dẫn để PTS và NĐ tự quản trong các hoạt động

( PTNĐ giữ vai trò chỉ dẫn, cố vấn, làm mẫu ) - Khi BD cần phải : Tỉ mỉ, chu đáo, chú ý uốn nắn từng lời nói, động

tác của các em;Chỉ cách để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm; Tạo cho các em lòng tin vào khả năng của mình; Chú ý hình thành phương pháp của người chỉ huy Đội; Chú ý rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự quản. 2.4 Phôi hợp vơi cac LLGD trong công tac bao vệ, chăm sóc và giao dục nhi đông:

+ Với BGH và HĐSP:Thường xuyên báo cáo tình hình ( thuận lợi, khó khăn ) để đề nghị sự giúp đỡ.

+ Với GV-PTNĐ cùng khối:Quan hệ hợp tác, cùng chăm lo công việc và học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Với GV-TPT Đội: GV-PTNĐ chịu sự quản lý, chỉ đạo của TPT.

- TPT: có trách nhiệm duyệt kế hoạch của PTNĐ, hướng dẫn và bồi dưỡng PTNĐ,tạo điều kiện thuận lợi để PTNĐ hoạt động ( CSVC,thiết bị, kinh phí, cơ chế phối hợp…)

- PTNĐ: Tuân thủ sự chỉ đạo & hướng dẫn của TPT, thường xuyên báo cáo đề xuất các ý kiến,chịu trách nhiệm về công tác nhi đồng ở lớp mình.

+ Với GV – PTCĐ ở các lớp 4,5: quan hệ đồng nghiệp & phối hợp, PTNĐ tranh trủ sự giúp đỡ của GV – PTCĐ

50

+ Với PHHS: giữ mối liên hệ thường xuyên để giáo dục và tạo điều kiện cho nhi đồng lớp mình hoạt động.

------------------------------

51