Thúy kiều báo ân báo oán

Post on 04-Jul-2015

141 views 5 download

description

Bài giảng

Transcript of Thúy kiều báo ân báo oán

Thúy Kiều báo ân báo oán

Trích “Truyện Kiều”

1. Đọc - tìm hiểu chung

a) Đọc – tìm hiểu từ khó

Đọc với giọng thay đổi linh hoạt, có tính chất đốithoại, tranh biện, phân bua, dồn ép

Học thuộc đoạn từ Rằng: “Tôi chút phận đànbà” đến Còn nhờ lượng bể thương bài nàochăng.

Từ khó: chú thích vào bên cạnh các chữ đượcgạch chân trong phần 1. Văn bản.

b) Vị trí đoạn tríchCuối phần hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi chịu bao đọa đày, tủinhục, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúpnàng đền ơn trả oán. Đây là trích đoạn tả cảnh Thúy Kiều báo ânbáo oán.

Câu hỏi: Phân tích hoàn cảnh trên.

- Sự đổi ngôi?

- Ý nghĩa nhân vật Từ Hải?

- Tại sao Từ Hải không phải là người cầm cán cân công lý ở đây?

- Nhận xét về cảnh báo ân, báo oán.

Phân tích hoàn cảnh:• Từ Hải không chỉ cứu Kiều ra

khỏi lầu xanh mà còn đưa nàngtừ thân phận con ong cái kiếnbước lên địa vị một quan tòacầm cán cân công lý, “ơn đềnoán trả”.

• Từ Hải là tia hy vọng xuất hiệnđúng vào lúc Kiều tuyệt vọngnhất: “Biết thân chạy chẳng khỏitrời – Cũng liều mặt phấn chorồi ngày xanh”

• Màn báo ân báo oán là nơi ướcmơ công lý được thực thi, làmột trong những cảnh tươi sángnhất, ấn tượng nhất trong tácphẩm.

c) Bố cục

• Báo ân: từ đầu đến “nghĩa sâu cho vừa”

• Báo oán: từ “Thoắt trông” đến hết

d) Ngôn ngữ đối thoại

• Có sự tham gia của hai nhân vật trở lên

• Thể hiện tính cách, tâm lý, tài ứng đối củanhân vật.

2. Phân tích văn bảna) Cảnh báo ân

Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Du sắp xếp cảnh báo ânnằm trước báo oán?

- Sự xuất hiện của Thúc Sinh

• Thúc Sinh là chồng cũ của Thúy Kiều, là ân nhânvà cũng là một trong những nguyên do đẩy Kiềuvào bi kịch

• Thái độ của Thúc Sinh lúc bước vào phiên tòa báoân báo oán: run sợ

• Lý do: Thúc Sinh nghĩ rằng mình có lỗi

Thừa cơ, sinh mới lẻn ra,Xăm xăm đến mé vườn hoa với nàng.

Sụt sùi giở nỗi đoạn tràng,Giọt châu tầm tã đẫm tràng áo xanh:

Đã cam chịu bạc với tình,Chúa xuân để tội một mình cho hoa!

Thấp cơ thua trí đàn bà,Trông vào đau ruột nói ra ngại lời.

Vì ta cho lụy đến người,Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh!

- Tấm lòng, thái độ của Thúy Kiều:• Xưng hô: Chàng, người cũ• Dùng từ: Cố nhân (người cũ) => có màu sắc tình tứ, lưu luyến• Điển cố, từ Hán Việt: Sâm Thương, tòng => sắc thái trang

trọngLý doKiều trọng chữ “tình”, nên trong giây phút gặp lại TS, nàng bàytỏ sự cảm động. Với nàng, mọi đau khổ kia không làm phaiđược cái tình cái nghĩa của con người.Tuy nhiên, ngôn ngữ của Kiều, ẩn sau lớp phủ Hán Việt hoa mĩkia, có một chút gượng gạo.

Đánh giá về hành động báo ân của Thúy Kiều:• Có xứng đáng không?Hoàn toàn xứng đáng, khiến người đọc nhẹ nhõm• Đánh giá của em về tấm lòng nhân vật Thúy

Kiều: Trọng tình nghĩa, vị tha• Bên cạnh những món quà đáng giá mà Thúy Kiều

trao tặng, phiên tòa còn là một màn gặp gỡ cảmđộng, là sự trả nghĩa, trả món nợ lòng.

Thúc Sinh trong suốt buổi báo oán?Câm lặng, không giải thích, không cảm tạ => tínhcách nhút nhát, nhu nhược

b) Cảnh báo oánCâu hỏi: Vì sao Thúy Kiều lại đề cập đến Hoạn Thư ngaytrong cảnh báo ân? Đoạn ấy gồm những nội dung chínhnào?- Lời Kiều ngầm nhắc nhở với Thúc Sinh• Khẳng định tính cách nhân vật: “quỷ quái tinh ma”• Dự báo cảnh báo oán: “kẻ cắp bà già gặp nhau”: cả hai

đều sắc sảo• Nhận xét: Nói với Thúc Sinh mà thực chất là nói với

Hoạn Thư, răn đe, dọa dẫm kẻ tội nhân.• Nghệ thuật: thành ngữ dân gian:• Kẻ cắp gặp bà già: đối thủ ngang sức ngang tài, cùng

khôn ngoan, sắc sảo• Kiến bò miệng chén: bị bức bách, không còn đường

thoát=> Kiều đay nghiến, trào dâng lòng uất ức

So sánh ngôn ngữThúy Kiều nói với Thúc

Sinh và Hoạn Thư. Nêu lý do của sự khác

biệt.

- Lời kể tội của Kiều• Thái độ: “thoắt trông”, “chào thưa”:Giả vờ đon đả, cung kính, thân tình => mỉa mai• Xưng hô: “tiểu thư”Nhắc lại ngày xưa• Nêu rõ tình thế của đối phương“cũng có bây giờ đến đây”• Lên án, đe dọa: “Đàn bà dễ có…… oan trái nhiều”+ Cảnh cáo hành động ghen tuông bạo ngược chưatừng có, liều lĩnh xúc phạm người khác+ Đe dọa về một kết cục oan trái, bi thảm

Mỉa maiĐe dọa

Sắc sảo, đầy căm hận Phù hợp với Hoạn Thư: Bề ngoài thơn thớt nói

cười, Bề trong nham hiểm giết người không dao.

- Hoạn Thư tự bào chữa

Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,

Nghĩ cho khi gác viết kinh,Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu,Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai .

Trót lòng gây việc chông gai,Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?

- Hoạn Thư tự bào chữa

Thứ nhất, Hoạn Thư dựa vào tâm lý phụnữ để khơi gợi sự đồng cảm ở Thúy Kiều

Thứ hai, Hoạn Thư kể công để khiếnThúy Kiều thấy day dứt và thương tình

Thứ ba, Hoạn Thư bộc lộ lòng kính yêuđối với Thúy Kiều

Cuối cùng, Hoạn Thư nhận tất cả lỗi vềphần mình và khẩn cầu được giảm nhẹhình phạt

TÌNH

=> Nhận xét: Hoạn Thư là người khôn ngoan, khéoléo, hiểu biết, “nói lời ràng buộc thì tay cũng già”

Nhận định của Thúy Kiều:

• Khen Hoạn Thư: “khôn ngoan”, “nói năng phảilời”.

• Băn khoăn: “tha” hay xử phạt đến cùng. Nếu thathì Hoạn Thư quả là may mắn, còn nếu “cứ phépgia hình” sau khi Hoạn Thư đã giãi bày bao nhiêunông nỗi thì Kiều lại thành con người lạnh lùng vànhỏ nhen.

• Quyết định cuối cùng: “tha ngay”. Lý do: “tri quá”: Hoạn Thư đã biết lỗi.

TỔNG KẾTNỘI DUNG- Tính cách sắc sảo và tấm lòng nhân hậu của ThúyKiều- Nét độc đáo của nhân vật Hoạn Thư

Quan hệ tay ba

Thúc Sinh - Hoạn Thư - Thúy KiềuNGHỆ THUẬT- Nghệ thuật đối thoại- Ngôn ngữ vừa bác học vừa bình dân

CHỒNG CHUNG

SÂM THƯƠNG

KIẾN BÒ MIỆNG CHÉN

KẺ CẮP GẶP BÀ GIÀ

ĐÀN BÀ

Hồn lạc phách xiêu